SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 82
LUẬN VĂN:
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huy động, sử dụng vốn đầu tư nói chung và xây dựng cơ bản nói riêng nhằm góp
phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế luôn là một vấn đề quan trọng và cần
được giải quyết chặt chẽ mới mang lại hiệu quả cao nhất.
Bất cứ một ngành, một lĩnh vực nào để đi vào hoạt động đều phải thực hiện đầu tư
cơ sở vật chất, tài sản cố định, vì vậy đầu tư xây dựng cơ bản luôn là vấn đề đặc biệt được
quan tâm. Trong những năm qua, đầu tư xây dựng cơ bản đã góp phần không nhỏ đối với
tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của nước ta. Rất nhiều công trình về các lĩnh vực như:
năng lượng, công nghiệp khai thác, chế biến, cơ sở hạ tầng, nông, lâm nghiệp được đầu tư
xây dựng làm tiền đề cho việc chấn hưng và phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn nhiều
tồn tại, hạn chế, đặc biệt là hiệu quả của đầu tư xây dựng cơ bản còn thấp; thất thoát và lãng
phí trong đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều và diễn ra ở tất cả các khâu như: Chủ trương
đầu tư; lập dự án, thiết kế; thi công xây dựng; quản lý khai thác... Đây là một trong những
vấn đề bức xúc của toàn xã hội, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của bộ máy chính
trị và toàn thể nhân dân cần phải đồng bộ thực hiện. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng lần thứ 9 (khoá IX) đã nhận định:
Chất lượng của các chiến lược và quy hoạch xây dựng còn thấp, lại chậm
được bổ sung, điều chỉnh kịp thời. Còn thiếu sự phối hợp đồng bộ, hài hoà giữa
chiến lược, quy hoạch phát triển ngành với quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng
và địa phương. Còn để kéo dài tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, chưa tính toán
kỹ hiệu quả, nhất là trong đầu tư bằng vốn ngân sách và tín dụng ưu đãi của Nhà
nước... [12, tr.34].
Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 12 năm 2005 của Chính phủ cũng đã xác
định rõ nhiệm vụ trọng tâm của năm 2006 là chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, đặc
biệt là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản... Đại hội Đại biểu Đảng lần thứ X đã tiếp tục
khẳng định: "Nhiều nguồn lực và tiềm năng trong nước chưa được huy động và khai thác
tốt. Đầu tư của Nhà nước còn dàn trải, bị thất thoát nhiều. Một số công trình lớn, quan trọng
của quốc gia không hoàn thành theo kế hoạch. Lãng phí trong chi tiêu ngân sách Nhà nước
và tiêu dùng xã hội còn nghiêm trọng" [13, tr.62].
Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, quá trình thực hiện đầu tư xây dựng
cơ bản tại tỉnh Phú Thọ đã có những kết quả thành công nhất định, nhờ đó mà tốc độ tăng
trưởng kinh tế của tỉnh đã đạt được khá cao so với mức bình quân chung của cả nước
trong nhiều năm. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,5%, dự kiến năm 2006 đạt
11,5%. Tuy vậy, hiệu quả của đầu tư xây dựng cơ bản chưa đạt được mục tiêu đề ra; tồn
tại, hạn chế còn xảy ra ở tất cả các khâu. Thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản chưa
được khắc phục triệt để.
Là cán bộ đang công tác tại tỉnh Phú Thọ, với những kiến thức đã được học và kinh
nghiệm qua công tác thực tế, tôi lựa chọn đề tài: " Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ " làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có nhiều tác giả và nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đầu tư và
đầu tư xây dựng cơ bản cũng như những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử
dụng vốn nói chung và vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng, đề xuất các giải pháp chống
thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó có một số công trình khoa học
tiêu biểu như:
- Nguyễn Văn Lai, "Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục
vụ phát triển kinh tế Việt Nam", Luận án PTS Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, 1996.
- Trần Hồ Lan, "Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam", Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2003.
- Nguyễn Đẩu, "Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng -
Thực trạng và giải pháp", Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, 1999, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh.
- Thế Đạt - Minh Anh, Đầu tư và hiệu quả, Nxb Lao động, 1993.
- Nguyễn Ngọc Mai, "Phân tích và quản lý các dự án đầu tư", Nxb Khoa học kỹ
thuật, Hà Nội, 1995.
- Nguyễn Hồng Minh, "Phân tích hiệu quả đầu tư", Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,
1993.
- Trương Quốc Cường, Một số vấn đề về xác định hiệu quả kinh tế của đầu tư, Tạp
chí Ngân hàng, số 22 tháng 11/1998.
- GS.TS Trần Văn Chử, "Thất thoát trong đầu tư phát triển: nguyên nhân và giải
pháp khắc phục", Tạp chí Lý luận chính trị, số 6/2005.
- Phan Tất Thứ, "Hoàn thiện phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công
cộng tại Việt Nam", Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, năm
2005.
- Trịnh Đình Dũng, "Những giải pháp chủ yếu khắc phục thất thoát trong đầu tư xây
dựng cơ bản", Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm
2000.
- Lưu Sỹ Quý, "Một số nguyên nhân nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách Nhà nước", Tạp chí Tài chính, số 4/năm 2006.
- TS. Trần Đình Khải, "Một số vấn đề về đổi mới quản lý đầu tư xây dựng và đấu thầu ở
nước ta hiện nay", Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 12/năm 2005.
- TS. Lê Hùng Sơn, "Biện pháp góp phần chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây
dựng", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, số 3/năm 2006.
Nhìn chung các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến tình hình quản lý, phát
huy việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, tại tỉnh Phú Thọ, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên
cứu về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Luận văn khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng
cơ bản, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ:
- Khái quát cơ sở lý luận và quy định quản lý hiện hành về vốn đầu tư xây dựng cơ
bản.
- Phân tích, đánh giá thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
của tỉnh Phú Thọ hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ đến năm 2010.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh
Phú Thọ.
* Phạm vi nghiên cứu:
Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ từ năm
1997 cho đến nay (từ khi chia tách tỉnh Vĩnh Phú cũ). Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được
hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên trong nội dung luận văn này chủ yếu tập
trung nghiên cứu hiệu quả của đầu tư từ nguồn vốn NSNN.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát
triển kinh tế.
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm: Điều tra khảo sát, so sánh phân
tích, tổng hợp; kế thừa các công trình khoa học đã có về lý thuyết về kinh tế và thực tiễn;
lượng hoá một số chỉ tiêu đánh giá.
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Hệ thống hoá các lý thuyết về đầu tư nói chung, đầu tư xây dựng cơ bản nói
riêng và vai trò của nó đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Trình bày và phân tích một số chỉ tiêu đánh giá cụ thể về hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ trên cơ sở điều kiện đặc thù riêng của địa phương.
7. ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức và các cá nhân trong quá trình thu
hút các nguồn vốn và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương, 7 tiết.
Chương 1
Cơ sở lý luận
về hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1.1. Khái niệm và vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.1. Khái niệm về vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư theo nghĩa rộng là quá trình bỏ vốn bao gồm cả tiền, tài sản, để đạt được mục
tiêu nhất định nào đó, trong đó có mục tiêu kinh tế.
Trong hoạt động kinh tế, đầu tư có thể biểu hiện cụ thể hơn và mang bản chất kinh
tế, đó là hoạt động đầu tư nhằm mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là một tiêu chuẩn cơ bản và
chủ yếu của hoạt động đầu tư. ở đây hoàn toàn không có khái niệm đầu tư không nhằm mục
tiêu lợi nhuận.
Vốn đầu tư phát triển là những chi phí bỏ ra làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu
động, tài sản trí tuệ, nguồn nhân lực, nâng cao mức sống dân cư và là mặt bằng dân trí, bảo
vệ môi trường sinh thái trong một thời gian nhất định.
Trong các khoản mục vốn đầu tư phát triển thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản là bộ
phận quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn nhất. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là những chi phí bằng
tiền dùng cho việc xây dựng mới, mở rộng, xây lại và khôi phục tài sản cố định trong nền
kinh tế.
Dựa trên quan điểm của quá trình tái sản xuất mở rộng, khái niệm đầu tư có thể hiểu
là quá trình chuyển hoá vốn thành các yếu tố cần thiết cho việc tạo ra năng lực sản xuất và
các yếu tố cơ bản, tiên quyết cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh. Đầu tư là hoạt
động mang tính thường xuyên, của tất cả các quốc gia và là nền tảng của sự phát triển.
Hoạt động đầu tư phải nhằm tạo ra năng lực sản xuất cao hơn, có thể được thực hiện
thông qua nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước, trong đó đặc biệt phải lưu ý là nguồn vốn
tích luỹ trong nước của quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, nhiều quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển đang
đứng trước những thiếu hụt về vốn cho đầu tư phát triển, do chưa có tích luỹ hoặc mức độ
tích luỹ thấp. Nước ta đang ở thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, nhu cầu vốn rất lớn, nhất là
vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nhưng vốn trong nước
còn hạn hẹp nên phải huy động và đa dạng hóa các nguồn vốn, đặt biệt là bổ sung nguồn
vốn từ bên ngoài cho nhu cầu đầu tư phát triển.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về đầu tư xây dựng cơ bản. Theo Trường Đại học
Kiến trúc: "Đầu tư cơ bản là hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản cố định đưa vào hoạt
động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm thu được lợi ích dưới hình thức khác nhau.
Hoạt động đầu tư cơ bản thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng mới các tài sản cố định
được gọi là đầu tư xây dựng cơ bản" [34, tr.10].
Đầu tư cơ bản là hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản cố định đưa vào hoạt động
trong các lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm thu được lợi ích dưới các hình thức khác nhau. Hoạt
động đầu tư xây dựng thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng các tài sản cố định được gọi
là đầu tư xây dựng cơ bản.
Xây dựng cơ bản chỉ là một khâu trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, là các
hoạt động cụ thể để tạo ra tài sản cố định như: Khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt... [9,
tr.4].
Đầu tư xây dựng cơ bản là hình thức đầu tư chủ yếu và phổ biến nhất. Người có vốn
đầu tư xây dựng cơ bản gắn liền với hoạt động kinh tế của quá trình đầu tư nhằm góp phần
và nâng cao năng lực sản xuất hiện có, tạo ra năng lực sản xuất mới cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm sinh lợi.
Đầu tư xây dựng cơ bản, đó là việc bỏ vốn vào việc xây dựng, mua sắm tài sản cố
định trong lĩnh vực sản xuất (nhà xưởng, thiết bị, máy móc) và trong lĩnh ực không sản xuất
vật chất (nhà ở, bệnh viện, trường học...) và trong lĩnh vực thuộc cơ sở hạ tầng (cầu đường,
bến cảng, sân bay). Đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm cả việc xây dựng các xí nghiệp, công
trình sẵn có (không kể các chi phí sửa chữa, kể cả sửa chữa lớn tài sản cố định). Đầu tư xây
dựng cơ bản là yếu tố quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất mở rộng, phát triển khoa
học - kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống, vật chất tinh thần và văn hoá của
nhân dân.
Đầu tư vào các hoạt động kinh tế luôn phải tuân thủ tính hiệu quả theo những mục
tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Chính vì vậy, các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này phải
vạch ra được các mục tiêu cụ thể trong khoảng thời gian, không gian trên cơ sở phân tích,
tính toán một cách khoa học, chặt chẽ nhằm đảm bảo hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả
ngày càng cao. Bởi vì đầu tư xây dựng cơ bản là một quá trình lâu dài, đòi hỏi nhiều vốn,
thời gian và phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan và chủ quan khác nhau, do vậy việc
tuân thủ theo đúng qui trình, trình tự là yếu tố bắt buộc. Thông thường trình tự đầu tư bao
gồm ba giai đoạn cơ bản: Chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng, nghiệm thu
công trình và đưa vào sử dụng, khai thác. Vì vậy, việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản đầy
đủ và nghiêm túc các trình tự xây dựng cơ bản có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu
quả đầu tư xây dựng cơ bản của việc thực hiện đầu tư.
1.1.2. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với phát triển kinh tế - xã hội
Đầu tư xây dựng cơ bản có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế của tất cả các nước
trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nước ta đang
trong thời kỳ CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, công tác đầu tư xây
dựng cơ bản có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đã đề ra, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các
tài nguyên khoáng sản, lao động, đất đai, vốn và các nguồn lực khác trong xã hội, đồng thời
phải bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái để tăng cường cơ sở vật chất cho sự phát triển
bền vững.
Hoạt động đầu tư đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành cơ cấu kinh tế
hợp lý, phù hợp từng thời kỳ phát triển, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế chung, tăng
nhanh tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân và phát triển kinh tế - xã hội.
Đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những nhân tố cơ bản tạo nên lực lượng sản
xuất ngày càng có trình độ cao hơn. Tất cả các ngành kinh tế chỉ có thể tăng trưởng nhanh,
nếu có đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới kỹ thuật và công nghệ để nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhờ có đầu tư xây dựng cơ bản mà ngày càng có nhiều các công trình văn hoá, giáo
dục, y tế, nhà ở để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Chỉ tính trong 5 năm (từ 2001 - 2005), tổng số vốn đầu tư được huy động và đưa vào
nền kinh tế, tính theo giá năm 2000, đạt khoảng 976 nghìn tỷ đồng, gấp 1,76 lần so với năm
năm 1996-2000. Vốn đầu tư nhà nước chiếm 54,1% trong tổng cơ cấu vốn đầu tư, vốn đầu tư
của khu vực tư nhân chiếm 26,6%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 16,6% và vốn khác là
2,7% [5, tr.35].
Nhờ có các nguồn vốn đó (đặc biệt là nguồn vốn trong nước), mà quy mô đầu tư cho
các ngành, lĩnh vực, các vùng, đặc biệt các vùng khó khăn đều được tăng. Nhiều công trình
kết cấu hạ tầng đã được hoàn thành và đang triển khai như: nâng cấp đường quốc lộ 1, quốc
lộ 2, quốc lộ18, quốc lộ 10, cầu Phả Lại, cầu Mỹ Thuận, hoàn thành việc nâng cấp và đưa
vào sử dụng nhà ga T1 sân bay quốc tế Nội Bài, xây dựng nhà ga hành khách quốc tế sân
bay Tân Sơn Nhất, mở rộng và xây dựng mới các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân, Dung
Quất... đang xây dựng các cầu lớn Thanh Trì, Cần Thơ, cầu Rạch Miễu. Năng lực sản xuất
các ngành kinh tế được tăng lên đáng kể, công suất điện tăng 4.863 MW, sản lượng khai thác
than sạch tăng 15,4 triệu tấn, trong lĩnh vực thủy lợi năng lực tưới tăng thêm 975 nghìn ha,
đường giao thông nông thôn tăng 650.004 km. Nhờ có đầu tư mà tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam 1990-2005 tăng hơn 3 lần. Tốc độ tăng GDP bình quân 7,5%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đã
giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 24% năm 2004 (theo tiêu chí của Liên hiệp quốc) [5, tr.32,
35, 37]. Những con số đó để thấy vai trò của đầu tư to lớn như thế nào đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội ở nước ta trong thời gian qua.
Vai trò của đầu tư thông qua chính sách đầu tư đúng đắn có ý nghĩa quan trọng, không
ngừng góp phần mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả
mà còn khuyến khích đầu tư phát triển từ các thành phần kinh tế, từ đó làm cho nền kinh tế phát
triển có hiệu quả cao hơn.
Với một nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, vai trò của đầu tư càng có ý
nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, làm tăng sức cạnh tranh
trên thị trường nhờ đó làm cho đầu tư ngày càng có hiệu quả hơn. Đối với nước ta hiện nay,
chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò quản lý điều
hành của Nhà nước về đầu tư phải phù hợp với quy luật khách quan của cơ chế thị trường.
Nhà nước thể hiện vai trò quản lý của mình bằng việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư phù hợp với
từng giai đoạn phát triển và mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra, để
mục tiêu xây dựng đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Trong xu thế của hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực và cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật thì sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản cũng có vai trò lớn về mặt kiến trúc, khoa
học, văn hoá dân tộc, nghệ thuật, an ninh và quốc phòng.
1.2. Những nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng cơ bản
Sản phẩm xây dựng cơ bản mang tính đặc biệt và tổng hợp. Theo Đại từ điển kinh tế
thị trường: "Xây dựng cơ bản là chỉ việc tái sản xuất tài sản cố định, bao gồm mở rộng tái sản
xuất đơn giản sắp xếp lại hoàn toàn" [10, tr.260]. Đó là những công trình xây dựng như nhà
máy, các công trình công cộng, nhà ở, trụ sở, cầu, cống, cảng, sân bay... Các sản phẩm này
được sản xuất không theo một dây chuyền nhất định và hàng loạt, mà từng công trình đều
có những kiểu riêng, nét riêng. Ngay trong một công trình cụ thể, tính chất kết cấu, kiểu
dáng của từng khu vực cũng khác nhau. Do vậy, các sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản
thường không có tính chất liên tục trong quá trình sản xuất.
Sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản phải trải qua một thời gian dài mới có thể đưa
vào sản xuất hoặc sử dụng. Bên cạnh đó, địa điểm xây dựng các công trình đồng thời cũng
là nơi tiêu thụ các nguyên nhiên liệu, các vật liệu, bán thành phẩm, vì vậy nó thường hay bị
thay đổi phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên hoặc giá cả của các loại đầu vào đó. Đó
chưa kể đến nguyên nhân chủ quan của các chủ đầu tư là hay thay đổi thiết kế. Ví dụ
mưa bão, tắc đường không vận chuyển vật liệu vào công trình, công nhân chờ việc, dẫn
đến chi phí tăng. Sản phẩm xây dựng cơ bản gắn chặt với đất đai nơi sản xuất và sử dụng.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thường lớn, thời gian sử dụng cũng như thời gian từ
khởi công cho đến khi hoàn thành thường rất dài. Do vậy, khi tiến hành xây dựng một công
trình, đặc biệt là các công trình liên quan nhiều đến kinh tế - xã hội, môi trường cần phải hết
sức cẩn thận, có luận chứng khoa học, có tính đến dài hạn, từ khi lập dự án tiền khả thi, khả
thi, chọn địa điểm xây dựng, thiết kế công trình, tổ chức thi công, lựa chọn đội ngũ cán bộ,
công nhân, tránh tình trạng sửa chữa, bổ sung thiết kế, phá đi, làm lại, di chuyển dự án, gây
thiệt hại, lãng phí làm chậm tiến độ sử dụng các công trình, đó là độ trễ trong đầu tư.
Sản phẩm xây dựng cơ bản không chỉ thuần tuý mang tính kinh tế - kỹ thuật, mà còn
có ý nghĩa nhân văn, kiến trúc, mang màu sắc văn hoá, dân tộc nơi công trình đó được xây
dựng. Do vậy, khi thiết kế, hoàn thành các sản phẩm này phải phản ánh trình độ phát triển
khoa học - kỹ thuật, trình độ kinh tế và trình độ văn hoá kỹ thuật phù hợp với từng giai đoạn
phát triển của một đất nước.
Xây dựng cơ bản là quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản mang tính không ổn
định do thiết kế thay đổi, địa điểm xây dựng công trình luôn thay đổi (xây dựng ở nhiều vị
trí khác nhau ngay tại cùng một công trình). Sản phẩm xây dựng thường đứng im trong quá
trình sản xuất, còn con người, máy móc, thiết bị lại luôn di chuyển, nguyên vật liệu nhiều,
khối lượng lớn, nhu cầu vận chuyển nhiều dẫn đến chi phí cao, đặc biệt một số sản phẩm
siêu trường, siêu trọng nên càng làm tăng khó khăn và chi phí. Chu kỳ sản xuất và chi phí
xây dựng cơ bản cao. Nhiều công trình xây dựng cơ bản lớn thường có nhiều đơn vị tham
gia, do vậy việc phối hợp chặt chẽ để đảm bảo tiến độ, chất lượng, thời gian luôn là một vấn
đề không đơn giản. Do vậy, các nhà thầu phải hiểu và nắm chắc tổng dự toán, dự toán các
hạng mục công trình và thường xuyên trong quá trình thi công.
Trong xây dựng cơ bản, vấn đề không tính hết và đầy đủ, trong đó phải kể đến các
nhà máy sản xuất, là ảnh hưởng của công trình đó đến môi trường, sản xuất và cư trú của
dân cư. Khi xây dựng nhà máy, đã không tính đến ảnh hưởng của môi trường như nhà máy
hoá chất, nhà máy sản xuất mỳ chính... Hoặc không tính đến độ vĩnh cửu của các công trình
xây dựng, hoặc mỹ thuật, nên khi hoàn thành thì nhiều công trình còn gây cảm giác khó
chịu, gây mất mỹ quan, thuần phong mỹ tục của đất nước, dân tộc.
1.2.2. Các nhân tố cơ bản tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng
cơ bản
1.2.2.1. Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế của đất nước, ngành và địa
phương
Việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, ngành, địa phương
phải dựa trên những điều kiện, lợi thế, tiềm năng và khả năng của đất nước, địa phương và
từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Trong giai đoạn hiện nay, chiến lược đó lại phải phù hợp với
thực tiễn của đất nước, vừa phải phù hợp với xu thế phát triển của cả thế giới và khu vực.
Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh:
Định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ
chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường. Đổi mới căn
bản công tác quy hoạch, kế hoạch phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy tối đa mọi lợi thế
so sánh của quốc gia, vùng và địa phương, thu hút mọi nguồn lực tham gia phát
triển kinh tế - xã hội [13, tr.78].
Nếu xác định tốt chiến lược, thực hiện có quy hoạch chiến lược đó thì đảm bảo sự
phát triển bền vững của quốc gia. Do vậy, việc xây dựng đồng bộ dài hạn chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội là một yêu cầu bức thiết, tất yếu khách quan của quá trình phát triển đất
nước theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay, trong xu thế biến đổi rất nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, sự lớn
mạnh và tăng cường của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, nhiều quốc gia đã đưa ra
những chiến lược phát triển dài hạn theo những định hướng lớn, trong chiến lược dài hạn
đó, có những chiến lược "mềm", linh hoạt được thay đổi theo sự thay đổi của tình hình thế
giới và hoàn cảnh của đất nước. ở Việt Nam, đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 10 năm 2001-2010, kế hoạch 5 năm 2001-2005, 2005-2010 và có định hướng phát triển
đất nước đến năm 2020, hàng năm có những thay đổi nếu thấy cần thiết để phù hợp với tình
hình của đất nước và thế giới.
Để quản lý, thực hiện chiến lược phát triển đất nước, thì cần phải có nhiều công cụ
và chính sách, trong đó có công cụ quy hoạch. Quy hoạch là cụ thể hoá mục tiêu, giải pháp
và nhiệm vụ để thực hiện chiến lược đó. Do vậy, nếu quy hoạch sai thì sẽ dẫn đến những sai
lầm mà đất nước phải gánh chịu, đặc biệt phải hạn chế tối đa những quy hoạch sai mà nhiều
năm không khắc phục được hoặc khắc phục lại quá tốn kém.
Nếu quy hoạch tốt, thì sẽ bố trí hợp lý, bền vững về các công trình, hiệu quả phù hợp
với điều kiện của đất nước, vùng, địa phương và ngành. Ngược lại, nếu qui hoạch không tốt,
thiếu sự thực hiện đồng bộ giữa qui hoạch ngành, qui hoạch phát triển địa phương, qui
hoạch tổng thể cộng thêm sự phát triển cục bộ, thực hiện chồng chéo sẽ dẫn đến sự lãng phí
rất lớn, không đem lại được hiệu quả của vốn đầu tư. Thực tế những năm qua, việc quyết
định đầu tư cơ sở hạ tầng của cả xã hội là rất cần thiết và đã đem lại hiệu quả. Tuy nhiên,
cũng không ít những trường hợp do chỉ suy tính đến phát triển của địa phương mà chưa tính
đến qui hoạch chung nên hiệu quả chưa đạt được như mục tiêu đã đề ra. Vấn đề này, nhiều
chuyên gia nước ngoài sau khi nghiên cứu đã không khỏi có những ngạc nhiên khi thấy rằng
ở Việt Nam có gần 80% người dân, với mức thu nhập dưới 500 USD/người/năm; tổng kim
ngạch xuất khẩu dưới 30,0 tỷ USD/năm nhưng lại có tới 110 cảng biển, 61 cảng hàng không
và sân bay, đáng chú ý trong đó có nhiều cảng biển, sân bay được qui hoạch xây dựng quá
gần nhau nên vô hình chung đã tự hạn chế sự phát triển của nhau và lãng phí nguồn lực của
đất nước. Ví dụ, Cảng Hòn La (Quảng Bình) chỉ cách cảng Vũng áng 25km, cảng Chân
Mây (Thừa Thiên Huế) cách cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) 30km, cảng Dung Quất cách cảng Kỳ
Hà 10km, khoảng cách giữa sân bay Quảng Bình và sân bay Phú Bài (Thừa Thiên Huế) rất
nhỏ, thời gian đi bằng đường bộ chỉ khoảng 2 đến 3 giờ [29, tr.39]. Qua đây cho thấy, việc
thực hiện có cơ sở khoa học, thực tiễn để đầu tư có ưu tiên, có trọng điểm các công trình
xây dựng cơ bản, lượng vốn đầu tư, bố trí cụ thể, thích hợp từng dự án, từng công trình,
tránh việc đầu tư dàn trải mới nghĩ đến được thu được hiệu quả nguồn lực đầu tư.
1.2.2.2. Nhóm nhân tố về các yếu tố của nguồn lực
Khi nói đến các yếu tố của nguồn lực, người ta thường hay nói đến quy mô, số
lượng, đặc biệt là chất lượng của các yếu tố đầu vào. Nếu ta gọi các biến số đầu vào là Xi,
hàm số đầu ra là Y, thì mối quan hệ giữa đầu ra (GDP) với đầu vào như sau:
Y = f (Xi)
Trong đó: Xi là các yếu tố đầu vào cụ thể như sau:
K : Vốn
L : Lao động
R : Tài nguyên thiên nhiên
T : Khoa học và công nghệ [27, tr.28].
Các yếu tố này có quan hệ tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển. Song, tuỳ theo từng quốc
gia cụ thể thì quy mô, cơ cấu và tỷ trọng của các yếu tố đầu vào là khác nhau. Ví dụ, các
quốc gia phát triển, vốn nhiều, giá vốn thấp thì họ sử dụng nhiều vốn; quốc gia nào nhiều tài
nguyên thiên nhiên thì họ sẽ sử dụng lợi thế của mình là tài nguyên thiên nhiên, quốc gia
nào có quy mô dân số lớn, lao động nhiều, thì có lợi thế là quy mô lao động và nhân công
giá rẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng cơ bản là sử dụng các biến số này như thế nào cho có
hiệu quả mới là quyết định.
Ngày nay, trong xu thế của sự lớn mạnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ,
thì nguồn lực con người đặc biệt là nguồn lao động có chất lượng luôn là yếu tố quyết định.
Bởi vì, con người lao động quyết định từ khâu ý tưởng ban đầu đến khâu cuối cùng là phải
có sản phẩm cho xã hội, do vậy, họ phải có năng lực, sức khoẻ, phẩm chất. Nói cách khác,
người lao động đồng thời là nguồn lực và chính người lao động mới có khả năng và đủ điều
kiện để sử dụng các nguồn lực khác. Tuy vậy, nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có
nước ta cần rất nhiều vốn để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì yếu tố
vốn cũng đóng vai trò rất quan trọng. Trong tình hình hiện nay, cũng cần phải nhắc lại lần
nữa, các nguồn lực là quan trọng, không thể thiếu, nhưng quan trọng hơn là phải sử dụng
chúng như thế nào cho có hiệu quả và hợp lý mới có tính quyết định.
1.2.2.3. Tác động của cơ chế và chính sách đến hiệu quả đầu tư
Chính sách và cơ chế đầu tư là nhân tố chủ quan, nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả đầu tư. Nếu có cơ chế và chính sách đúng thì sẽ huy động và khai thác tốt các điều
kiện khả năng, lợi thế so sánh của các quốc gia, các doanh nghiệp và dân cư.
Chính sách đầu tư với những ưu đãi thì tạo điều kiện không chỉ các nhà đầu tư nước
ngoài mà cả các nhà đầu tư trong nước đến đầu tư, bên cạnh thu hút được nhiều vốn, mà còn
thu hút cả kinh nghiệm quản lý, công nghệ và tạo điều kiện để mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm.
Chính sách đầu tư bao gồm một hệ thống đồng bộ các công cụ, cơ chế khuyến khích
đầu tư như: chính sách thuế, lãi suất, tín dụng, lao động, tiền lương, đất đai, chính sách
khuyến khích đầu tư theo vùng, ngành. Đối với những vùng, miền ưu tiên thì cần phải có
những chính sách cụ thể, nhất quán, mang tính ổn định và lâu dài.
Bằng việc nhận dạng nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa việc định giá kinh tế và
giá tài chính, nhà phân tích có thể nói được liệu sự khác biệt đó là do thị trường hay chính
sách gây ra. Nếu là do chính sách gây ra, thì phải xem xét chi phí và lợi ích của sự thay đổi
chính sách làm cho những đánh giá kinh tế và tài chính xích lại gần nhau hơn. Do vậy, cần
phải cân nhắc kỹ khi đầu tư xây dựng một dự án, như địa điểm, qui mô vào thời gian nào, đã
đúng lúc chưa, hay liệu có tốt hơn không nếu thuyết phục các cơ quan chức năng thay đổi
chính sách [15, tr.20].
1.2.2.4. Quy chế, quy định và quy trình quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ
bản
Đây là một nhân tố hết sức cơ bản, nếu không nói là có tính quyết định đối với hiệu
quả của đầu tư xây dựng cơ bản. Do vậy, Nhà nước cần phải xây dựng và ban hành quy chế
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, trước hết là Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu,
đặc biệt là các quy chế, quy định quản lý đầu tư và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước cho cả
ba quá trình từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư đưa vào khai thác sử
dụng (vì sự lãng phí, thất thoát, tham nhũng chủ yếu xảy ra từ khâu đầu tư bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước).
Rất nhiều ví dụ qua các vụ án cho thấy, thường thất thoát lãng phí, tham nhũng là
đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.Vụ xây dựng khu vui chơi giải trí Thủy Cung
Thăng Long, vụ án Lã Thị Kim Oanh tại Công ty tiếp thị và thương mại tổng hợp thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các vụ án tại Tổng Công ty dầu khí Việt Nam, vụ lừa
đảo đầu tư xây dựng của Nguyễn Đức Chi của Công ty Liên doanh Rusalka - Nha Trang và
gần đây nhất là vụ án liên quan đến công trình giao thông sử dụng vốn ODa tại PMU 18 (Bộ
Giao thông vận tải), 77% công trình xây dựng miền núi bị móc ruột, thanh tra 103 công
trình xây dựng cơ bản ở miền núi trên địa bàn tỉnh và 6 dự án cho thấy tổng số tiền bị chiếm
đoạt, thất thoát, lãng phí lên tới 9,66 tỷ đồng. Tình trạng "rút ruột" các công trình phô biến
đến mức trong số 86 công trình thuộc Chương trình 135 và Trung tâm cụm xã thì có 82
công trình sai phạm với số tiền gần 35 tỷ đồng; 17 công trình thủy lợi thì 2 không phát huy
hiệu quả, 5 mới đưa vào sử dụng đã hư hỏng, 11 hạng mục thi công thiếu hụt khối lượng; 6
dự án giao thông thì 5 dự án "ăn" đứt 5,9 tỷ đồng. Tính ra 77% công trình xây dựng miền
núi sai phạm là một tỷ lệ khá lớn [29, tr.32]. Những quy định quy chế này phải bao gồm:
- Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật trong đầu tư, nhất là các định mức thiết kế, thi công,
hiệu quả cho phù hợp với sự thay đổi của tình hình thực tế.
- Nâng cao công tác thẩm định các dự án, từ giai đoạn tiền khả thi vì đây là khâu
quyết định của mức đầu tư xây dựng cơ bản.
- Xây dựng cơ chế đấu thầu, chọn thầu, tuyển thầu, chỉ định thầu, khoán gọn, hạn
chế thấp nhất những khâu tiêu cực trong đấu thầu.
- Quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư xây dựng cơ bản.
- Quản lý các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Ban hành các thủ tục hành chính trong đầu tư, nhưng phải tuân thủ quy định của
pháp luật, không gây phiền hà, nhũng nhiễu. Thực hiện tốt khâu hậu kiểm của đầu tư.
- Quản lý chặt trẽ việc phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư và thẩm định các
quyết toán của các dự án đã hoàn thành.
1.1.3. Các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Các nguồn vốn huy động cho đầu tư nói chung, xây dựng cơ bản nói riêng rất đa
dạng. ở nước ta, những nguồn vốn có thể huy động được là: phong phú và quy mô, tỷ trọng
cũng rất khác nhau.
- Vốn ngân sách nhà nước:
Nguồn vốn này dùng để đầu tư cho các dự án xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh... Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước không tính
toán ngay được trực tiếp hiệu quả kinh tế, ít có khả năng thu hồi vốn chậm hoặc thu hồi vốn
thấp, được quản lý theo phân cấp về chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển. Ngoài ra,
vốn ngân sách nhà nước còn dùng đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, góp
vốn cổ phần, liên doanh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thuộc lĩnh vực
cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trong 5 năm qua (2001-2005), đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các ngành nông
lâm ngư nghiệp chiếm 22,2%, giao thông vận tải, bưu điện 27%, giáo dục đào tạo 8,9%, y tế
- xã hội 6,9%, văn hóa, thể thao 4,3%, khoa học công nghệ 3,1% [5, tr.35].
- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước:
"Vốn khấu hao cơ bản, vốn tích luỹ từ lợi nhuận để lại sau thuế, vốn doanh nghiệp tự
huy động":
Nguồn vốn này dùng để đầu tư cho phát triển sản xuất - kinh doanh nâng cao chất
lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm cho các doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt
nước ta là nước theo định hướng XHCN, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, do vậy
cũng cần có một số doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước phải sử dụng theo
đúng các chế độ quản lý vốn đầu tư do Chính phủ quy định. Trong 5 năm 2001-2005, vốn
đầu tư của doanh nghiệp nhà nước là 178,2 tỷ đồng chiếm 18,3% cơ cấu vốn đầu tư xã hội
[3, tr.36].
- Vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước:
Vốn tín dụng này để đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các doanh
nghiệp sản xuất nhằm giải quyết việc làm, các dự án đầu tư quan trọng của Nhà nước trong
từng thời kỳ. Hiện nay, nguồn vốn này dành cho các dự án khuyến khích đầu tư sản xuất và
xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế, trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn,
thuỷ sản, sản xuất muối và phát triển công nghiệp chế biến, một số ngành công nghiệp chủ
lực như: Điện, than, xi măng, xây dựng cảng biển, sân bay...
- Vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA):
Đây là nguồn vốn hết sức quan trọng, vì nguồn vốn vay lớn, lãi suất không cao, có
một số ưu đãi, do vậy thường đầu tư vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, xóa đói giảm nghèo,
phát triển nông nghiệp, nông thôn, văn hóa, giáo dục, đô thị là những lĩnh vực khả năng thu
hồi vốn chậm, ít có khả năng sinh lời... Nguồn vốn này được quản lý thống nhất của Luật
ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước và theo
hướng dẫn quản lý vốn nước ngoài của Chính phủ và các bộ, Ngân hàng nhà nước. Mặc dù
tình hình kinh tế của thế giới còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ chính sách đối ngoại tốt,
mà các nhà tài trợ nước ngoài vẫn tiếp tục ủng hộ Việt Nam. Từ năm 2001 đến 2005, tổng
giá trị các hiệp định đã ký kết đạt khoảng 14,7 tỷ USD, trong đó vốn viện trợ không hoàn lại
chiếm khoảng 15-20%. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, tỷ lệ giải ngân mới đạt khoảng
7,8 tỷ USD, đạt 87% so với kế hoạch. Nhiều công trình đầu tư từ nguồn vốn ODA đã góp
phần tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống người dân và tăng cường công bằng xã hội [3,
tr.32].
- Vốn tín dụng thương mại:
Nguồn vốn này, các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước dùng để đầu
tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, đổi mới kỹ thuật và công nghệ các dự án sản xuất kinh
doanh, dịch vụ có hiệu quả kinh tế, có khả năng thu hồi vốn và tất nhiên các doanh nghiệp
này có đủ điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành. Nhà nước có thể hỗ trợ về mặt pháp
lý nếu cần thiết thấy vốn tín dụng thương mại được áp dụng theo cơ chế tự vay, tự trả và
thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư và điều kiện vay trả vốn theo quy định của Việt Nam và
thông lệ quốc tế.
Các doanh nghiệp nhà nước được phép góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp của
nước ngoài bằng quyền sử dụng đất, hoặc tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển, nhà xưởng thiết
bị và các công trình khác thuộc vốn Nhà nước, nhưng phải được cấp có thẩm quyền cho
phép có trách nhiệm hoàn trả vốn cho Nhà nước theo đúng quy định pháp luật.
- Vốn của các tổ chức, cá nhân:
Nguồn vốn này dùng để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của
từng cấp có thẩm quyền đối với từng loại công trình.
Vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc tự nguyện.
Các nguồn vốn huy động và sử dụng phải được công khai, có kiểm tra, kiểm soát và
đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Là vốn của các tư nhân nước ngoài trực tiếp đầu tư vào hoạt động kinh doanh tại
nước ta dưới các hình thức kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Đầu tư (có hiệu
lực từ 1-7-2006). Đây là một nguồn vốn hết sức quan trọng trong việc mở rộng sản xuất, đổi
mới công nghệ, mở rộng thị trường. Chúng ta đã có những bước tiến bộ trong việc cải thiện
môi trường đầu tư, mặc dù trên thế giới còn gặp nhiều khó khăn nhưng luồng luân chuyển
vốn bị hạn chế và phân tán bởi sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Do vậy, trong 5 năm từ
2001 đến 2005, ở nước ta tổng số vốn FDI đăng ký đạt 18,1 tỷ USD, vượt 21% mục tiêu đề
ra (mục tiêu là 15 tỷ USD). Tổng số vốn thực hiện đạt 13,6 tỷ USD [5, tr.33].
Bảng 1.1: Huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển của nước ta thời kỳ 2001 -2005
[3, tr.183]
STT Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004
Ước
thực
hiện
2005
Tổng số ngh.tỷ.đ 170,5 199,1 231,6 275 320
% GDP % 35,4 37,2 37,8 38,4 38,2
1 Vốn đầu tư thuộc
NSNN
ngh.tỷ.đ 45,6 49,6 55,5 69,1 74,0
So với tổng số % 26,5 24,9 24,0 25,1 23,1
2 Vốn tín dụng đầu tư ngh.tỷ.đ 28,7 31,9 29 30 30
So với tổng số % 16,8 16,0 12,5 10,9 9,4
3 Vốn đầu tư của tư
DNNN
ngh.tỷ.đ 27,7 31 31,6 39,7 50,0
So với tổng số % 16,2 16,5 13,6 14,4 15,6
4 Vốn đầu tư của tư
nhân và dân cư
ngh.tỷ.đ 38,5 52,1 68,7 82 105,0
So với tổng số % 22,6 26,2 29,7 29,8 32,8
5 Vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài
ngh.tỷ.đ 30 34,5 37,8 44,2 47,0
So với tổng số % 17,6 17,3 16,3 16,1 14,7
6 Vốn huy động khác ngh.tỷ.đ - - 9 10,0 14,0
So với tổng số % - - 3,9 3,6 4,4
1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1.3.1. Một số khái niệm
1.3.1.1. Hiệu quả
Có nhiều cách nhìn và tiếp cận khác nhau về hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Theo Đại từ điển kinh tế thị trường thì hiệu quả và tỷ suất hiệu
quả được hiểu như sau: "Hiệu quả là thù lao mà nhà đầu tư thu được sau một thời gian nhất
định, như lợi thức, lãi cổ phần, lợi nhuận. Tỷ suất hiệu quả là tỷ lệ giữa mức hiệu quả và
mức đầu tư, tức mỗi đồng hiệu quả thì thu được của đầu tư" [10].
"Hệ số hiệu quả đầu tư: là tên gọi của hệ số hiệu quả đầu tư. Là tỷ lệ giá trị của mức
tăng thu nhập quốc dân trong một thời kỳ nhất định và đầu tư tài sản cố định toàn xã hội dẫn
đến sự tăng trưởng năm" [10, tr.619-620].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì:
Hiệu quả kinh tế của đầu tư cơ bản là chỉ tiêu hiệu quả quốc dân do vốn
đầu tư cơ bản mang lại, biểu hiện ở lượng tăng thu nhập quốc dân (hay tăng sản
lượng, hoặc lượng tăng giá trị tài sản cố định (hay tăng công suất thiết bị) so với
lượng vốn đầu tư cơ bản đã được thực hiện là chỉ tiêu tổng quát phải phản ánh
hiệu quả của nền kinh tế, xét trên quy mô của nền kinh tế quốc dân một ngành
hay một xí nghiệp; nhìn chung nó là tỷ lệ giữa giá trị tăng thêm so với lượng đầu
tư cơ bản [33, tr.290T1].
Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu
hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện
nhất định.
Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một nội dung rất quan trọng,
nhưng rất phức tạp khó khăn, tuy vậy nó là rất cần thiết và kết quả tổng hợp của quá trình
công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Khi xem xét một lợi ích kinh tế - xã hội do dự án đem lại
đều phải xác định vị trí của dự án trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân.
Theo GS,TS Nguyễn Văn Chọn, hiệu quả của dự án đầu tư là toàn bộ mục tiêu đề ra
của dự án, được đặc trưng bằng các chỉ tiêu định tính (thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được) và
bằng các chỉ tiêu định lượng (thể hiện giữa chi phí đã bỏ ra của dự án và các kết quả đạt được
theo mục tiêu của dự án) [7, tr.25].
Với quan niệm đó là đúng đắn, tuy nhiên trong đầu tư xây dựng cơ bản, các chỉ tiêu
hiệu quả thường mang tính tổng hợp, nhiều dự án có tính xã hội rất cao, nên cần phải đánh
giá một cách tổng quát hơn. Do vậy, chúng tôi chỉ dừng ở cách phân loại thành hai nhóm chỉ
tiêu: chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp và các chỉ tiêu cụ thể lượng hoá khác.
1.3.1.2. Hiệu quả tổng hợp
Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp là hiệu quả chung nhất phản ánh kết quả thực hiện mọi
mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ với chi phí để có
được những kết quả đó.
Theo tác giả Dương Văn Long [19, tr.9-11], nếu chúng ta lấy ký hiệu K là kết quả
nhận được theo hướng mục tiêu đo bằng các đơn vị khác nhau: tiền, công trình, quy mô, số
lượng. C là chi phí bỏ ra được đo bằng các đơn vị khác nhau. H là hiệu quả chung, thì sẽ có
công thức đơn giản về hiệu quả tổng hợp chung nhất:
H = K - C (1) Hiệu quả tuyệt đối
H = K/C (2) Hiệu quả tương đối
Như vậy, được hiểu một cách chung nhất là kết quả (H) mà chủ thể nhận được theo
hướng mục tiêu trong hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí (C) bỏ ra bao nhiêu thì càng
có lợi bấy nhiêu. Sau đó xem xét mức độ đóng góp cụ thể của từng công trình đầu tư xây
dựng cơ bản vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước thông qua các chỉ
tiêu định hướng như mức đóng góp cho ngân sách, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, công suất
của các nhà máy, mức tiết kiệm ngoại tệ cho nền kinh tế, số lao động có việc làm khi công
trình được thực hiện hoặc sau khi hoàn thành.
Tóm lại, hiệu quả tổng hợp là sự so sánh giữa kết quả đầu tư mang lại và chi phí của
đầu tư. Có nhiều cách để phân loại, đánh giá hiệu quả đầu tư. Có thể có hiệu quả trực tiếp
hay hiệu quả gián tiếp. Hiệu quả trực tiếp là lợi ích mang lại (sinh và lợi nhuận cao) sau một
thời gian bỏ vốn ra đầu tư và thu hồi lại. Hiệu quả gián tiếp là lợi ích mang lại chung cho
nền kinh tế, một địa phương. Ví dụ hiệu quả sau khi xây dựng một con đường, một cây cầu,
một công trình thủy lợi, một nhà máy khi đi vào sản xuất...
1.3.1.3. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng và năng lực
quản lý các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao với
chi phí thấp nhất.
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả sản xuất, nói rộng ra là của hoạt động
kinh tế, kinh doanh, phản ánh tương quan giữ kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật
tư, tài chính, là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất -
kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa, với chi phí tối thiểu. Tuỳ theo mục đích
đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao
động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với vốn, thời
gian thu hồi vốn. Chỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng số vốn
bỏ ra [33, tr.290]. Tuy nhiên, cần lưu ý “Hiệu quả kinh tế thường được nghiên cứu ở góc độ vĩ
mô và phải chú ý rằng không phải bao giờ hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh doanh là vận động
cùng chiều” [18, tr.13].
Hiệu quả kinh tế còn được gọi là hiệu quả sản xuất kinh doanh hay kết quả kinh tế
xét trong phạm vi cụ thể. Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích
kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi
ích kinh tế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của những nhà đầu tư
và các doanh nghiệp.
Với cách tính hiệu quả tương đối (H = K/C) là cách đánh giá phản ánh hiệu quả của
việc sử dụng một số vốn đã bỏ ra để thu được kết quả cao hơn, tức là xuất hiện giá trị gia
tăng (điều kiện để đảm bảo cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì H phải lớn hơn 1.
(H>1). H càng lớn thì chứng tỏ quá trình kinh doanh càng đạt hiệu quả.
Các nhà sản xuất luôn quan tâm đến kết quả lợi nhuận thu được của dự án đầu tư xây
dựng cơ bản.
Hiệu quả kinh tế ở tầm vĩ mô đó là lợi ích kinh tế - xã hội do dự án mang lại gắn liền
với việc tăng trưởng GDP với tốc độ cao; hiệu quả phải gắn với tính bền vững, với tiến bộ
và công nghệ bằng xã hội, với bảo đảm an ninh quốc phòng..v.v.
Trong xây dựng cơ bản, đặc biệt trong điều kiện ở nước ta hiện nay, khi mà các
nguồn vốn huy động còn khan hiếm, trong lúc phải thực hiện CNH, HĐH cần phải đầu tư ở
các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thì việc tính toán hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản là một vấn
đề hết sức quan trọng. Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước không thể không nói tới đầu tư xây
dựng cơ bản. Đầu tư xây dựng cơ bản sẽ góp phần quyết định sự thắng lợi của công cuộc
đổi mới đất nước, tiến trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
1.3.1.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội
Hiệu quả kinh tế - xã hội còn được gọi là hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả tổng
hợp được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
Để đánh giá tổng quát hiệu quả kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ
người ta đã dùng một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp trong đó tốc độ tăng GDP,
GDP tính theo đầu người, tuổi thọ bình quân, trình độ văn hoá, y tế, thể thao, giải quyết công ăn
việc làm, nâng cao phúc lợi xã hội.
Chủ thể được hưởng hiệu quả kinh tế - xã hội là toàn bộ xã hội mà lực lượng chủ yếu
là nhân dân, vì vậy những hiệu quả (lợi ích) và chi phí được xem xét trong hiệu quả kinh tế -
xã hội xuất phát từ quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Nội dung cơ bản của hiệu quả kinh tế - xã hội là hiệu quả kinh tế xét theo quan điểm
toàn bộ của nền kinh tế và thường được giải quyết ở cấp vĩ mô.
1.3.1.5. Quan hệ giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế - xã hội
Trong đầu tư xây dựng cơ bản, hiệu quả kinh tế trước hết là lợi nhuận luôn là mối
quan tâm của doanh nghiệp hoặc của những nhà đầu tư. Hiệu quả kinh tế - xã hội là mối
quan tâm của toàn xã hội mà đại diện là Nhà nước. Hiệu quả sản xuất kinh doanh (hiệu quả
kinh tế) được xem xét theo quan điểm của doanh nghiệp, lợi nhuận là mục tiêu và động lực
trước hết của doanh nghiệp, họ bỏ vốn ra và thu được lợi nhuận là bao nhiêu? còn hiệu quả
kinh tế - xã hội được xem xét theo quan điểm của toàn xã hội. Hiệu quả sản xuất kinh doanh
xét theo quan điểm bộ phận của một nhóm người, nhà đầu tư, hay của một doanh nghiệp, lợi
nhuận là chủ yếu, còn hiệu quả kinh tế - xã hội xét theo quan điểm toàn thể, đồng bộ và có
tính dài hạn.
Quan hệ giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế - xã hội là quan hệ
giữa lợi ích bộ phận và lợi ích tổng thể, giữa lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội. Đó là mối
quan hệ vừa có tính thống nhất vừa có tính mâu thuẫn.
Do vậy, để đảm bảo hài hòa lợi ích (hiệuquả) thì phải có sự liên kết, phối hợp chặt
chẽ, không phải vì lợi ích cục bộ trước mắt mà hại đến lợi ích lâu dài của đất nước, quốc
gia, xã hội. Tuy nhiên, nếu không vì lợi ích kinh tế (lợi nhuận) thì sẽ triệt tiêu động lực phát
triển.
1.3.2. Các nguyên tắc xác định và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xây dựng cơ bản
1.3.2.1. Các nguyên tắc xác định hiệu quả xây dựng cơ bản
* Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả:
Theo nguyên tắc này, tiêu chuẩn hiệu quả được định ra trên cơ sở mục tiêu. Mục tiêu
khác nhau, thì tiêu chuẩn hiệu quả khác nhau. Nếu xây dựng một nhà máy thì phải tính đến
công suất sử dụng nguyên nhiên liệu, số lao động được việc làm, thu nhập, lợi nhuận là bao
nhiêu? Còn nếu làm một con đường thì ai người được thụ hưởng, nó góp phần phát triển
kinh tế - xã hội, bình đẳng thế nào? thu phí bao nhiêu và khi nào thì hoàn vốn. Rõ ràng mục
tiêu xây dựng của một nhà máy sẽ khác nhiều so với việc xây dựng một con đường, một
trường học hoặc một công trình thủy lợi..v.v. Nếu thay đổi mục tiêu thì tiêu chuẩn hiệu quả
cũng phải thay đổi. Tiêu chuẩn hiệu quả phải được xem như là thước đo cơ bản để thực hiện
các mục tiêu.
Phân tích hiệu quả của một dự án đầu tư xây dựng cơ bản nào đó luôn luôn dựa trên
phân tích mục tiêu. Phương án có hiệu quả cao nhất khi nó có đóng góp nhiều nhất và việc thực
hiện các mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất.
* Nguyên tắc về sự thống nhất lợi ích:
Một phương án được xem là có hiệu quả khi nó kết hợp hài hoà các loại lợi ích.
Những lợi ích đó bao gồm lợi ích của chủ doanh nghiệp (đầu tư) và lợi ích của xã hội, lợi ích
trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội,
lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường...
Về lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của xã hội được xem xét trong phân tích hiệu
quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội. Theo nguyên tắc "lợi ích", hiệu quả sản
xuất kinh doanh không thể thay thế cho hiệu quả kinh tế - xã hội và ngược lại trong việc
quyết định cho ra đời một phương án kinh doanh của doanh nghiệp hoặc một nhà đầu tư.
Về lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài cũng không thể hy sinh lợi ích lâu dài để lấy
lợi ích trước mắt. Nhưng cũng không thể vì lợi ích trước mắt mà hy sinh lợi ích lâu dài. Do
vậy, phải kết hợp đúng đắn giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Trong quan hệ giữa lợi
ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích lâu dài là cơ bản nhất.
Nên kết hợp lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, cũng như lợi ích vật chất và lợi ích tinh
thần. Đừng vì lợi ích này mà bỏ lợi ích khác. Việc phân tích hiệu quả kinh tế các phương án
cần đặt trong mối quan hệ với phân tích các lợi ích khác mà phương án mang lại. Bất kỳ
một đầu tư nào mà hy sinh lợi ích đều giảm hiệu quả chung của phương án đó. Trong đại bộ
phận các trường hợp, lợi ích xã hội đóng vai trò quyết định, lợi ích kinh tế là hết sức quan
trọng, cần thiết.
* Đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và lượng hoá tối đa các chỉ tiêu:
Để đánh giá hiệu quả các phương án đầu tư xây dựng cơ bản cần phải dựa trên một
hệ thống các chỉ tiêu có thể lượng hoá được và không lượng hoá được, tức là phải kết hợp
phân tích định lượng hiệu quả với phân tích định tính. Không thể thay thế phân tích định
lượng bằng phân tích định tính. Tuy nhiên, định lượng chưa đủ bảo đảm tính chính xác,
chưa cho phép phản ánh được mọi lợi ích cũng như mọi chi phí mà chủ thể quan tâm, nhưng
không vì vậy mà bỏ qua, hoặc nhấn mạnh chung chung định tính.
Nhưng nếu phân tích chính xác, có định lượng, thì từ những căn cứ tính toán đó, hiệu
quả phải được xác định chính xác, tránh chủ quan tuỳ tiện, duy ý chí, chung chung.
* Nguyên tắc về tính đơn giản và tính thực tế:
Theo nguyên tắc này, những phương pháp tính toán hiệu quả và hiệu quả kinh tế
phải được dựa trên cơ sở các số liệu thông tin thực tế, đơn giản và dễ hiểu. Tránh tình trạng
sử dụng những phương pháp quá phức tạp khi chưa có đầy đủ các thông tin cần thiết hoặc
những thông tin không đảm bảo độ chính xác làm giảm tính thuyết phục hoặc không hiệu
quả trong đầu tư xây dựng cơ bản.
* Một số chỉ tiêu đánh giá chủ yếu:
Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế đầu tư xây dựng cơ bản của một dự
án, tuy nhiên có thể biểu hiện ở một số chỉ tiêu cơ bản sau đây:
- Phản ánh chi phí:
Tổng số vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư (xây lắp, thiết bị, kiến thiết cơ bản khác).
- Phản ánh kết quả:
Kết quả xây dựng đo đếm được: m2
xây dựng, năng lực phục vụ, công suất máy móc
thiết bị.
- Kết quả sử dụng:
Doanh thu năm, lợi nhuận năm, sản phẩm năm...
- Số lao động thu nhận được sau khi công trình hoàn thành.
Có thể tính theo công thức sau:
Tổng số chỗ làm việc mới:
Zc = t
k
g
k
g
L
t
ZZZZ L 
Trong đó:
Zc : Tổng số chỗ làm việc được tạo ra cho lao động lành nghề và không lành nghề.
t
LZ : Chỗ làm việc cho lao động lành nghề được tạo ra cho dự án.
g
LZ : Chỗ làm việc cho lao động lành nghề được tạo ra trong các dự án liên quan.
g
kZ : Chỗ làm việc cho lao động không lành nghề được tạo ra trong các dự án có liên
quan.
- Số chỗ làm việc được tạo ra trên một đơn vị vốn đầu tư (gồm cả lao động lành nghề
và lao động không lành nghề).
I
Z
X CT
C 
Trong đó:
T
CX : Số chỗ làm việc trên một đơn vị vốn đầu tư.
I : Tổng vốn đầu tư.
- Số chỗ làm việc cho lao động không lành nghề (hoặc lành nghề) trên đơn vị vốn
đầu tư.
I
Z
Z
I
KK
E  hoặc
I
X
Z
I
LL
E  [15, tr.30-31].
- Phản ánh hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản:
Hệ số sử dụng vốn đầu tư:
HS
=
Giá trị tài sản cố định mới đưa vào sử dụng
Tổng số vốn đầu tư
Hệ số sử dụng công suất:
H Công suất thực tế
cs = Công suất thiết kế (hoặc công suất xây
dựng)
Lợi nhuận vốn:
L
n =
Lợi nhuận trước thuế
Doanh thu hàng năm
- Chỉ tiêu thời hạn đầu tư - chỉ tiêu thời hạn đầu tư còn được coi là một trong những
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản. Chỉ tiêu này được biểu hiện bằng công
thức sau:
T
t
E

 x 100
Trong đó:
E: Là hiệu quả đầu tư.
t: Thời hạn đầu tư được rút ngắn so với thời gian dự kiến.
T: Thời hạn thu hồi vốn đầu tư.
Ví dụ: Một dự án đầu tư thực hiện trong 36 tháng, nhưng nhà đầu tư đã áp dụng
nhiều biện pháp và rút ngắn được 06 tháng và nếu dự án có thời hạn thu hồi vốn là 10 năm
(120 tháng) thì hiệu quả đầu tư do rút ngắn thời gian là: E = (6/120) x 100 = 5%). Nghĩa là
thời gian rút ngắn được 5% so với dự kiến [27].
Thường khi tính toán về hiệu quả thời gian, người ta thường hay nói đến khái niệm “
độ trễ đầu tư” tức là công trình không hoàn thành đúng tiến độ, kéo dài, chậm thanh toán
khối lượng hoàn thành. Tình trạng này đang diễn ra phổ biến đối với việc đầu tư bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay, việc thực hiện vẫn phân tán, dàn trải, không cân
đối đủ nguồn vốn cho dự án dẫn đến nợ đọng vốn xây dựng cơ bản, công trình chậm đưa
vào sử dụng, giảm hiệu quả sử dụng khai thác. Theo số liệu thống kê năm 2005, hiện có
khoảng 960 dự án nhóm B và C thực hiện quá thời hạn qui định, trong đó 230 dự án đã quá
thời gian thực hiện 4 năm và 730 dự án nhóm C đã quá thời hạn thực hiện 2 năm. Đáng lưu
ý có một số ngành, địa phương bố trí vốn dành cho nhóm C chỉ khoảng 1 tỷ đồng [20].
- Thời gian thu hồi vốn của dự án:
Tt = Tổng vốn đầu tư
Lợi nhuận trước thuế
Điểm hoà vốn: là giá trị chỉ tiêu đặc trưng cho việc khai thác dự án, với giá trị đó thì
chi phí bằng thu nhập. Cần nghiên cứu hai chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu doanh thu hoà vốn:
Dhv =
Chi phí cố định
1-
Chi phí biến đổi
Tổng doanh thu
[26, tr.19]
Chi phí biến đổi bao gồm tất cả các chi phí có liên quan. Chi phí biến đổi tỷ lệ thuận
với mức sản xuất. Chi phí biến đổi tăng thì tổng sản lượng tăng.
Chi phí cố định: không thay đổi (như lãi ngân hàng, theo lãi suất năm, quý...).
Đây là những chỉ tiêu để tính toán lượng hoá và đánh giá hiệu quả vốn đầu tư xây
dựng cơ bản, tuy vậy cũng phải xem xét đến những tác động không lượng hoá hoặc lượng
hoá khó, ít, khác của dự án như:
- Những ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng:
Sự gia tăng năng lực phục vụ của kết cấu hạ tầng sẵn có, bổ sung năng lực phục vụ
mới của kết cấu hạ tầng mới. Như khi xây dựng xong một cây cầu thì dung lượng xe và
lượng hàng hoá lưu thông sẽ tăng lên.
- Tác động đến môi trường:
Có tác động tích cực, tác động tiêu cực. Nếu có tác động tiêu cực phải có giải pháp
khắc phục. Ví dụ, khi xây dựng một nhà máy thuỷ điện, một bến phà, một nhà máy hoá
chất, một bệnh viện...
Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động,
trình độ quản lý của các nhà quản lý, nâng cao năng suất lao động và thu nhập của người lao
động. Khi một nhà máy có công nghệ hiện đại được đưa vào sử dụng, lao động có trình độ
tăng cao, lao động giản đơn giảm và những tác động về xã hội, chính trị và kinh tế khác:
Tận dụng khai thác tài nguyên, chuyển giao công nghệ mới, tác động đến các ngành khác và
các vùng kinh tế, mở rộng thị trường mới, kinh tế địa phương yếu kém được phát triển lên,
xây dựng kinh tế vùng sâu, vùng xa...
1.3.2.2. Một số mô hình đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
* Mô hình Harrod - Domar:
Mô hình tăng trưởng kinh tế đơn giản nhất và rất nổi tiếng được sử dụng khá phổ
biến trên thế giới để phân tích sự phát triển kinh tế. Mô hình này được hai nhà kinh tế học:
ông Roy Harrod người Anh và ông Evsey Domar ởngười Mỹ nêu ra từ những năm 1940 của
thế kỷ XX - đã chỉ ra mối quan hệ số gia tăng tư bản - đầu ra (ICOR) và tỷ lệ đầu tư như
sau:
k
s
g 
Trong đó:
g: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (GDP)
s: Tỷ lệ đầu tư của nền kinh tế (GDP, GNI) (Hai ông này ngầm đã giả định toàn bộ
số tiền tiết kiệm chỉ dành cho đầu tư).
k: Hệ số gia tăng tư bản - đầu ra (ICOR) (Icremetal Capital Output Ratio).
Hệ số ICOR chỉ ra rằng: Để làm ra 1 đồng sản lượng đầu ra thì cần bao nhiêu đồng
đầu vào.
Như vậy, theo quan niệm của mô hình Harrod - Domar ở phương trình trên thi: tốc
độ tăng trưởng của nền kinh tế tỷ lệ thuận với tỷ lệ tích luỹ của nền kinh tế và tỷ lệ nghịch
với hệ số ICOR. Điều đó có nghĩa là để duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và lâu dài của
nền kinh tế cần phải giữ vững và gia tăng tỷ lệ đầu tư và khống chế ở mức chấp nhận được
đối với hệ số gia tăng vốn. Ví dụ, đối với nước ta, để giữ được tốc độ tăng trưởng trong năm
năm tới (2006 - 2010) của nền kinh tế là 8% với hệ số ICOR là 4 thì tỷ lệ đầu tư phải đạt ở
mức 32% trong GDP (hoặc GNI). Hệ số ICOR thường gắn chặt với hiệu quả đầu tư, nếu
hiệu quả đầu tư thấp, hay nói cách khác là sử dụng các nguồn vốn đã được huy động không
có hiệu quả, sẽ làm cho ICOR tăng theo chiều hướng tiêu cực và làm cho tốc độ tăng trưởng
kinh tế không cao, không bền vững dẫn đến gánh nặng nợ nần không những cho ngày hôm
nay mà cho cả thế hệ tương lai. Tuy nhiên, như trên đã nói trong công thức này, Hai ông đã
giả định rằng nền kinh tế chỉ phụ thuộc vào một yếu tố cố định là đầu tư, trên thực tế tốc độ
tăng trưởng nền kinh tế, đặc biệt là chất lượng tăng trưởng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố. Tuy vậy, công thức này cũng phần nào phản ánh được hiệu quả của vốn đầu tư bằng định
lượng.
Mô hình Harrod - Domar được ứng dụng trong việc lập kế hoạch phát triển không
chỉ cho nền kinh tế mà có thể cho tất cả các ngành, các lĩnh vực (tính theo hệ số ICOR).
Với hệ số ICOR ước lượng được và với mục tiêu tăng trưởng cho trước thì từ mô hình sẽ
tính được tỷ lệ tiết kiệm cần thiết cho tăng trưởng. Tuy nhiên mô hình đơn giản này bỏ
qua yếu tố lao động và tiến bộ công nghệ nên không phản ánh đầy đủ và chính xác của
sự phát triển. Đòi hỏi phải xét đến các mô hình tăng trưởng kinh tế với hàm sản xuất
nhiều biến hơn.
* Hàm sản xuất Cobb - Douglas:
Hàm sản xuất Cobb - Douglas được dùng khá phổ biến để đo lường nguồn gốc sự
đóng góp (hiệu quả) của vốn, lao động và tiến bộ công nghệ vào tăng trưởng. Vào cuối
những năm 1920, nhà toán học Charlé Cobb và nhà kinh tế học Paul Douglas đã biểu diễn
hàm này dưới dạng:

 LAKY
Với: Y là kết quả sản xuất, K và L là vốn và lao động; A là tham số về hiệu quả sản
xuất (còn gọi là năng suất nhân tố tổng hợp TFP - Total Factor productivity); các tham số 
và  đo lường tỷ lệ đóng góp của vốn K và lao động L vào kết quả sản xuất Y và thoả mãn
điều kiện 0<<1, 0<<1
Thông thường người ta biến đổi hàm Cobb - Douglas [theo thời gian (t)] về dạng đơn
giản hơn để dễ tính toán. Do vậy phương trình trên sẽ có dạng:
g = a + k + l
Với: g: tốc độ tăng GDP (GNI); a: nhịp tăng năng suất nhân tố tổng hợp (còn gọi là
TFP/TFP); k: tốc độ tăng của vốn K; l: tốc độ tăng của lao động L.
Với phương trình trên thì: Tham số  là độ co giãn của sản lượng theo vốn (tỷ lệ đóng
góp của vốn vào kết quả sản xuất). Tham số  là độ co giãn của sản lượng theo lao động (tỷ lệ
đóng góp của lao động vào kết quả sản xuất Y).
Phương trình trên phản ánh đầy đủ sự đóng góp của ba nhân tố vốn, lao động và tiến
bộ công nghệ và tăng trưởng kinh tế.
Sự đóng góp của vốn K và lao động L xảy ra theo 3 trường hợp sau:
- Nếu  +  = l là trường hợp sản xuất có lợi suất không đổi khi mở rộng quy mô;
tức khi gia tăng đầu vào một tỷ lệ thì sản lượng sẽ tăng lên theo tỷ lệ đó.
- Nếu  +  > 1 là trường hợp lợi suất tăng khi mở rộng quy mô sản xuất; khi gia
tăng một tỷ lệ đầu vào thì sản lượng tăng lên theo tỷ lệ cao hơn, nghĩa là nền kinh tế có hiệu
quả hơn.
- Nếu  +  < l là trường hợp lợi suất giảm khi mở rộng quy mô sản xuất; khi gia
tăng một tỷ lệ đầu vào thì sản lượng cũng có thể tăng lên nhưng với tỷ lệ nhỏ hơn, tức là nền
kinh tế kém hiệu quả hơn.
Sự đóng góp của tiến bộ công nghệ A (năng suất các nhân tố tổng hợp TFP): theo
hướng gia tăng năng suất của TFP (TFP/ TFP) chính là làm cho nền kinh tế hoạt động có
hiệu quả hơn và dẫn đến sự gia tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Sự gia tăng năng suất của tổng nhân tố TFP/TFP có thể giải thích bằng nhiều
nguyên nhân. Trước tiên, do đổi mới công nghệ, do các kiến thức mới giúp thay đổi phương
pháp sản xuất. Ngoài ra, các nguyên nhân khác như giáo dục, đào tạo, quản lý nhà nước,...
cũng ảnh hưởng lên TFP/TFP. Kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố dẫn đến thay đổi chất
lượng công nhân, chất lượng vốn và khả năng quản lý các hoạt động sản xuất và dẫn đến gia
tăng TFP (TFP/TFP).
Tương tự như hệ số ICOR, người ta cũng sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas để
tính TFP/TFP cho từng ngành nhằm đánh giá sự tiến bộ và mức đóng góp của ngành đó
vào sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.
Qua phương trình trên cho thấy với tỷ lệ tăng trưởng xác định thì sự gia tăng năng
suất nhân tố tổng hợp càng lớn dẫn đến sự gia tăng của vốn (hoặc lao động) nhỏ hơn. Điều
đó cũng nghĩa là hệ số ICOR càng nhỏ.
Đây chính là sự phản ảnh hiệu quả của đầu tư qua hai hệ số ICOR và TFP/TFP.
Tức là khi TFP/TFP càng cao thì ICOR càng nhỏ và như vậy sẽ cần một lượng vốn đầu tư
nhỏ hơn mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động và phát triển của nền kinh tế [35, tr.27-28].
* Mô hình tăng trưởng kinh tế của R.Solow:
RobertSolowlàGiáosưcủaKhoakinhtế,HọcviệncôngnghệMassachusetts, từng được giải
thưởng Noben kinh tế năm 1987 cho những đóng góp xuất sắc trong lý thuyết tăng trưởng
và những nghiên cứu thực nghiệm về quá trình tăng trưởng. Như đã phân tích ở trên, mô
hình tăng trưởng kinh tế Harrod - Domar đã đưa ra điều kiện để một nền kinh tế tăng trưởng
liên tục với tốc độ không đổi, với tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ phụ thuộc vào một nhân tố
duy nhất đó là vốn. Do vậy, ông đã đưa ra một mô hình khác là:
Q = F (K, L, t)
Trong đó: Q là sản lượng đầu ra; L là lượng đầu vào (số lượng lao động cùng trên
một đơn vị thời gian); K là lượng với vật chất đầu vào (số giờ máy trên một đơn vị thời
gian); t là biểu thời gian [16].
Sự xuất hiện của biểu số t trong hàng sản xuất cho phép đánh giá sự thay đổi kỹ
thuật. ở đây vì những điều kiện và lý do khác nhau chúng tôi không có đủ khả năng để phân
tích và đánh giá mô hình tăng trưởng R.Solow, nhưng mô hình này đã có những kết luận
sau: tăng trưởng nền kinh tế không chỉ phụ thuộc vào vốn, công nhân mà còn phụ thuộc vào
nhiều nhân tố khác nữa, đặc biệt là các nhân tố tổng hợp (TFP), đó là sự gia tăng của vốn,
lực lượng lao động và tiến bộ công nghệ tác động qua lại với nhau như thế nào và có ảnh
hưởng tới sản lượng đầu ra (tốc độ và quy mô của GDP). Đây là điểm mấu chốt hay có thể
nhận định rằng, các yếu tố đầu vào là quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là sử dụng
chúng thế nào cho hiệu quả. Mô hình R.Solow đã được áp dụng và đánh giá tăng trưởng
kinh tế ở Hoa Kỳ vào những năm 40 của thế kỷ XX. Hiện nay mô hình này đã được đánh
giá và lượng hóa để xem xét các nhân tố đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế như thế
nào?
Kết luận chương 1
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, không chỉ là vấn đề quan tâm của
từng doanh nghiệp, ngành, địa phương mà cả của các nhà nghiên cứu và của Đảng, Nhà
nước Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Trước khi nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Phú
Thọ, phải xem xét các khái niệm, đặc điểm, vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản và
những nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Sau khi trình bày một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ
bản, nội dung của chương 1 cũng đưa ra các nguyên tắc chủ yếu xác định và các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả. Cũng trong chương này, tác giả đã trình bày 3 mô hình đánh giá tác động
củavốn đầu tư tới tăng trưởng kinh tế. Đó là mô hình Harrod - Domar, hàm sản xuất Cobb -
Douglas và mô hình tăng trưởng kinh tế R.Solow. Nhiều quốc gia đã áp dụng những mô
hình trên để thấy rõ mối quan hệ hữu cơ giữa tăng trưởng kinh tế và tổng mức đầu tư. Đây
là những mô hình được sử dụng trong việc tính toán định lượng hiệu quả của đầu tư, trong
đó có đầu tư xây dựng cơ bản.
Chương 2
thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
xây dựng cơ bản ở tỉnh phú thọ
từ năm 1997 đến nay
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ có ảnh hưởng đến thu hút
và sử dụng vốn xây dựng cơ bản
2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.1.1. Điều kiện địa lý
Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng trung du phía Bắc nước ta, tiếp giáp giữa vùng
Đông Bắc, Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng. Phú Thọ là tỉnh cầu nối giữa các tỉnh
đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Tây Đông Bắc. Phía Bắc, Phú Thọ giáp
tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh
Phúc và Hà Tây, phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
Tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên là 3540km2
, trong đó diện tích đất nông nghiệp
chiếm 27,6%, đất lâm nghiệp chiếm 41%. Tỉnh có 12 đơn vị hành chính, gồm: 01 thành phố
Việt Trì, 01 thị xã Phú Thọ và 10 huyện; 274 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 phường, 11
thị trấn và 250 xã. Phú Thọ có 9 huyện miền núi, 214 xã miền núi, trong đó (có 50 xã đặc
biệt khó khăn được thụ hưởng chương trình 135 của Chính phủ). Năm 2005 dân số của tỉnh
có 1.307.400 người, bằng 1,71% dân số cả nước; mật độ dân số trung bình 373người/km2
.
Phú Thọ có trên 20 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 85,7%, dân tộc Mường chiếm
12,9%, các dân tộc khác (Dao, Sán chay, Tày, H'mông, Thổ, Nùng, Thái,...) chiếm 1,4%
[24, tr.29, 38].
Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế và xã hội chủ yếu của tỉnh Phú Thọ
(năm 1997-2005) [14, tr.39]
T
T
Chỉ tiêu ĐVT 1997 2000 2003 2004 2005
1
Dân số trung bình 1000
người
1237,
5
1275,
0
1302,
7
1314,
5
1325
2 Tốc độ tăng DS tự nhiên % 1,69 1,2 1,007 1,002 0,98
3
Tổng sản phẩm trong tỉnh
(Giá 1994) GDP
Tỷ
đồng
2237 2794 3680 4037 4405
4 Tốc độ tăng GDP % 9,6 9,73 9,73
5
Tổng sản phẩm trong tỉnh
(Giá hiện hành)
Tỷ
đồng
2837 3823 5812 5837 6565
6
GDP bình quân đầu người
(giá hiện hành)
1000
đồng
2293 2998 3978 4400 4955
7
Cơ cấu GDP (giá hiện
hành)
- NLNN % 33,1 29,8 29,8 28,2 26
- CN - XD % 33,2 36,5 36,9 38,1 40,0
- TM - DV % 33,7 33,78 33,33 33,7 34,0
8
GTSX theo giá 1994 Tỷ
đồng
ước
đạt
- GTSX công nghiệp - thủ
công nghiệp
Tỷ
đồng
2195,
9
3232 4569 5152 6435
- GTSX NLNN Tỷ
đồng
1218 1506 2027 2124 2201
- Giá trị SX TM - DV Tỷ
đồng
1081 1334 1807 2020 2363
9 Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ 268,1 361,1 410 644 737
đồng
1
0
Chi ngân sách địa phương Tỷ
đồng
341,7 623 1234 1201 1450
1
1
Xuất khẩu trên địa bàn Triệu
USD
37,4 78,5 80,2 96,5 125
1
2
Tổng vốn đầu tư phát triển Tỷ
đồng
688 1124 3586 3679 4500
Phú Thọ là tỉnh có vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây Đông Bắc.
Đây là một lợi thế cần được phát huy một cách triệt để để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh.
Với vị trí cửa ngõ phía Tây nối với thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là cầu nối giao lưu kinh
tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi như
Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, cả về đường bộ, đường sắt và đường sông. Đặc
biệt, sau khi các tuyến đường Quốc lộ 2, quốc lộ 32A, 32B, 32C, đường sắt Hà Nội - Lào
Cai - Côn Minh và đường sắt Xuyên á được đầu tư, nâng cấp đưa vào sử dụng thì đây là một
điều kiện thuận lợi không chỉ cho riêng tỉnh Phú Thọ mà cả tỉnh miền núi khác nữa. Chính
nhờ vị trí địa lý này, mà tỉnh Phú Thọ có thể thu hút các nguồn vốn, khoa học, kỹ thuật
nguyên vật liệu, nông, lâm, khoáng sản từ các tỉnh lân cận trên để mở rộng sản xuất và xuất
khẩu. Tất cả các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông từ các tỉnh phía Tây
Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác.
Thủ đô Hà Nội và một số địa phương khác đã, đang và sẽ là thị trường lớn về tiêu
thụ nông - lâm sản, giấy, một số sản phẩm hoá chất do các cơ sở công nghiệp và nông
nghiệp trên địa bàn Phú Thọ sản xuất ra. Trong tương lai các thành phố và nhiều tỉnh của
nước ta sẽ phát triển với tốc độ nhanh. Nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất có kỹ thuật
cao, các khu du lịch, các trung tâm thương mại sẽ phát triển ở Hà Nội và các vùng phụ cận.
Từ Sơn Tây qua Hoà Lạc về tới Miếu Môn và Phủ Lý sẽ trở thành hành lang kinh tế - đô thị
công nghiệp. Đây là những lợi thế tiềm năng mà tỉnh Phú Thọ có thể khai thác tốt để mở
rộng thị trường. Dự báo Hà Nội và các vùng phụ cận sẽ có số dân khoảng 6 triệu người vào
năm 2010 và từ 8-9 triệu người vào năm 2020 và sẽ hình thành nhiều khu chế xuất, khu
công nghiệp tập trung có công nghệ cao, các khu du lịch, các trung tâm thương mại lớn, trở
thành một hành lang kinh tế lớn và sẽ có tác động đến sự phát triển của tỉnh Phú Thọ [37,
tr.32].
Tại tỉnh Phú Thọ, các khu công nghiệp như Việt Trì, cụm công nghiệp Lâm Thao -
Bãi Bằng, và các cơ sở sản xuất công nghiệp được hình thành và phát triển từ nhiều năm
nay đã thành truyền thống của ngành công nghiệp cả nước và của tỉnh từ cộng thêm các khu
công nghiệp mới như Thuỵ Vân, cụm công nghiệp Bạch Hạc cùng với nguồn nguyên liệu,
lực lượng lao động tại chỗ là những thuận lợi để Phú Thọ phát triển nhanh và mạnh các
ngành công nghiệp. Quỹ đất, nguồn nước dồi dào, có nhiều tiềm năng phát triển nông, lâm
nghiệp, nhất là trồng cây nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và nuôi
trồng thuỷ sản cũng là những lợi thế hiện thực của tỉnh.
Bên cạnh những lợi thế với phát triển kinh tế, Phú Thọ là một địa phương có nhiều di
tích gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam như: khu di tích lịch sử Đền
Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ, và tỉnh cũng có nhiều danh lam thắng cảnh có tiềm năng phát triển
du lịch như Đầm Ao Châu ở huyện Hạ Hoà, vườn Quốc gia Xuân Sơn ở huyện Thanh Sơn,
nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, công viên Văn Lang, khu du lịch Núi Trang... Điều đó
khẳng định Phú Thọ có cả bề dày lịch sử và nhiều khả năng cho phát triển.
Tuy vậy, Phú Thọ là tỉnh miền núi có địa hình bị chia cắt, gây cản trở phần nào cho
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào vùng dân tộc
ít người.
Về địa hình có thể chia làm hai tiểu vùng chủ yếu:
- Tiểu vùng núi cao phía Tây, phía Nam tỉnh: chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn,
Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê (huyện Sông Thao cũ). Đây là vùng khó khăn trong việc
đi lại, giao lưu với các nơi khác. Tuy nhiên ở đây còn nhiều tiềm năng phát triển, nhất là về
lâm nghiệp, khai thác khoáng sản.
- Tiểu vùng đối gò bát úp chia cắt nhiều xen kẽ đồng ruộng, và dải đồng bằng ven
các triền sông Hồng, sông Lô, sông Đà và hình thành đồng bằng tương đối tập trung ở
các huyện Phù Ninh và Lâm Thao. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây
nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả, phát triển các loại cây
lương thực, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.
Về khí hậu, thời tiết:
Phú Thọ là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm
khoảng 230
C; lượng mưa trung bình năm khoảng 1600-1800mm. Độ ẩm trung bình năm
khoảng 85-87%. Khí hậu và thời tiết của Phú Thọ phù hợp cho các loại cây trồng và vật
nuôi tương đối phong phú.
Về sông ngòi:
Phú Thọ có ba con sông lớn chảy qua, đó là sông Hồng, sông Đà và sông Lô, bên
cạnh đó, còn có những sông, suối nhỏ. Đây là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sinh
hoạt và cho sản xuất, nhưng đồng thời cũng gây không ít khó khăn, đặc biệt là vào mùa lũ
lụt làm ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân.
2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất:
Phú Thọ có tổng diện tích đất tự nhiên 354.000 ha, trong đó đất nông nghiệp là
97.704 ha, chiếm 27,6%; đất lâm nghiệp là 145,14 ha, chiếm 41%; đất chuyên dùng là
21.594 ha, chiếm 6,1%; đất ở là 8.142 ha, chiếm 2,3%; đất chưa sử dụng là 81.420 ha,
chiếm 23%; trong đó đất đồi núi chưa sử dụng là 51.764 ha, chiếm 14,6% tổng diện tích đất.
Kết quả điều tra thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho thấy: đất perality đỏ vàng
phát triển trên phiến thạch sét, diện tích lên tới 116.266 ha, phân bố chủ yếu ở các huyện
Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Đoan Hùng. Đây loại đất đồi núi, thường có độ cao trên
100m, độ dốc lớn, tầng dày đất khá, thành phần cơ giới nặng, mùn khá; loại đất này thường
sử dụng trồng rừng, một số nơi có độ dốc dưới 250
sử dụng trồng cây công nghiệp.
* Tài nguyên rừng và tiềm năng du lịch:
Diện tích rừng của tỉnh Phú Thọ có 145.140 ha. Rừng tự nhiên có 69.546,9 ha, chủ
yếu là rừng nghèo và rừng trung bình, rừng giầu chỉ có ở vườn Quốc gia Xuân Sơn. Rừng
trồng có diện tích là 74.704,63 ha, chủ yếu là trồng bạch đàn, mỡ, keo và bồ đề; Năm 2005
độ che phủ của rừng là 45%. Với diện tích rừng trồng và cây nguyên liệu giấy có hầu hết ở
các huyện, thị sẽ là nguồn nguyên liệu quan trọng cho phát triển ngành công nghiệp giấy.
Với khu di tích lịch sử Đền Hùng - Trung tâm văn hoá tâm linh, cội nguồn của cả
nước; cùng với Di tích Đền Mẫu Âu Cơ tại huyện Hạ Hoà, là những di tích gắn liền với lịch
sử và truyền thống về cội nguồn của đất nước. Bên cạnh đó vườn quốc gia Xuân Sơn ở
huyện Thanh Sơn, Đầm Ao Châu ở huyện Hạ Hoà, nước khoáng nóng ở huyện Thanh Thuỷ,
công viên Văn Lang ở thành phố Việt Trì, khu du lịch Núi Trang... sẽ là tiềm năng rất lớn đề
Phú Thọ có điều kiện và lợi thế để kết hợp với các tỉnh lân cận mở các tuyến du lịch hấp dẫn
khách trong nước và nước ngoài.
* Tài nguyên khoáng sản:
Tuy không thuộc loại là tỉnh giầu tài nguyên khoáng sản, nhưng Phú Thọ có một số
loại tài nguyên khoáng sản rất có ý nghĩa, có trữ lượng khá lớn. Như Cao Lanh có tổng trữ
lượng 30 triệu tấn đá vôi, 1.000 triệu tấn, Penspát 5 triệu tấn như đá vôi, cao lanh, penspát,
pyrít, nước khoáng để sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng.
Nguyên liệu dùng cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng: Trữ lượng đá vôi ở
Phú Thọ là 1 tỷ m3
- là mức trữ lượng khá lớn, đây là nguồn nguyên liệu chính dùng cho sản
xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Trong tương lai, khi các cụm đô thị được xây dựng thì
nhu cầu về xi măng, đá xây dựng và các loại vật liệu xây dựng là rất lớn;
Cao lanh ở Phú Thọ với trữ lượng là 30 triệu tấn có thể khai thác công nghiệp hàng
năm khoảng 30 - 40 nghìn tấn, chất lượng tốt có thể dùng làm nguyên liệu cho sản xuất các
sản phẩm sứ, đồ gốm là những mặt hàng đang và sẽ có thị trường tiêu thụ cả ở trong và
ngoài nước.
Với trữ lượng 48 triệu lít và theo đánh giá của Bộ Công nghiệp thì Phú Thọ (vùng nước
khoáng nóng ở huyện Thanh Thuỷ) là một trong 4 nơi của cả nước có nguồn nước khoáng có
chất lượng tốt nhất. Đây chính là một lợi thế quan trọng cần được phát huy để phát triển ngành
công nghiệp và dịch vụ du lịch.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Cơ sở hạ tầng
* Giao thông:
Phú Thọ là một trong ít tỉnh ở khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ có hệ thống giao
thông tương đối hợp lý và đồng bộ giữa 3 phương thức vận tải quan trọng là: đường bộ -
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Was ist angesagt? (20)

Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bảnGiải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
Luận văn: Nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựngLuận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
 
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông GiangQuản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
Quản lý vốn đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách tại huyện Đông Giang
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
 
Luận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAYLuận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAY
 
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị Hải Phòng
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị Hải PhòngĐề tài: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị Hải Phòng
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị Hải Phòng
 
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAYĐề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh KhêLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
 
Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tài chính của công ty Vật tư y tế
Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tài chính của công ty Vật tư y tếYếu tố ảnh hưởng đến quản trị tài chính của công ty Vật tư y tế
Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tài chính của công ty Vật tư y tế
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
 
Đề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOT
Đề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOTĐề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOT
Đề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chínhLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính
 

Ähnlich wie Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...
Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...
Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...sividocz
 
Luận Văn Quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Bình Định..doc
Luận Văn Quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Bình Định..docLuận Văn Quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Bình Định..doc
Luận Văn Quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Bình Định..docsividocz
 
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý Khu ...
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý Khu ...Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý Khu ...
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý Khu ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưCleverCFO Education
 
Quản Lý Chi Ngân Sách Địa Phương Cho Xây Dựng Kết Cấu Hạ Tầng Tỉnh Bình Định.doc
Quản Lý Chi Ngân Sách Địa Phương Cho Xây Dựng Kết Cấu Hạ Tầng Tỉnh Bình Định.docQuản Lý Chi Ngân Sách Địa Phương Cho Xây Dựng Kết Cấu Hạ Tầng Tỉnh Bình Định.doc
Quản Lý Chi Ngân Sách Địa Phương Cho Xây Dựng Kết Cấu Hạ Tầng Tỉnh Bình Định.docDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt NamlHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt NamLuanvan84
 
Hoạt động kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Hải Dương – thực trạng và giải pháp
Hoạt động kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Hải Dương – thực trạng và giải phápHoạt động kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Hải Dương – thực trạng và giải pháp
Hoạt động kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Hải Dương – thực trạng và giải phápluanvantrust
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ngân Sác...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ngân Sác...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ngân Sác...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ngân Sác...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Ähnlich wie Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản (20)

Cơ sở khoa học về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở khoa học về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.docxCơ sở khoa học về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở khoa học về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.docx
 
Đề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sách
Đề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sáchĐề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sách
Đề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sách
 
Hoàn thiện cơ chế quản lý chi vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư xây ...
Hoàn thiện cơ chế quản lý chi vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư xây ...Hoàn thiện cơ chế quản lý chi vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư xây ...
Hoàn thiện cơ chế quản lý chi vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư xây ...
 
Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...
Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...
Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...
 
Luận Văn Quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Bình Định..doc
Luận Văn Quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Bình Định..docLuận Văn Quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Bình Định..doc
Luận Văn Quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Bình Định..doc
 
Giao trinh qtda
Giao trinh qtdaGiao trinh qtda
Giao trinh qtda
 
Luận văn: Xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh Phú Yên
Luận văn: Xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh Phú YênLuận văn: Xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh Phú Yên
Luận văn: Xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách tỉnh Phú Yên
 
Đề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thươngĐề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
Đề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương
 
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý Khu ...
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý Khu ...Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý Khu ...
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý Khu ...
 
Giải pháp phát triển hoạt động của quỹ đầu tư phát triển Thành Ph...
Giải pháp phát triển hoạt động của quỹ đầu tư phát triển Thành Ph...Giải pháp phát triển hoạt động của quỹ đầu tư phát triển Thành Ph...
Giải pháp phát triển hoạt động của quỹ đầu tư phát triển Thành Ph...
 
Qtdadt
QtdadtQtdadt
Qtdadt
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLuận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng ChănLuận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
 
Luận văn: Chi vốn đầu tư cho dự án xây dựng vốn Nhà nước, HAY
Luận văn: Chi vốn đầu tư cho dự án xây dựng vốn Nhà nước, HAYLuận văn: Chi vốn đầu tư cho dự án xây dựng vốn Nhà nước, HAY
Luận văn: Chi vốn đầu tư cho dự án xây dựng vốn Nhà nước, HAY
 
Quản Lý Chi Ngân Sách Địa Phương Cho Xây Dựng Kết Cấu Hạ Tầng Tỉnh Bình Định.doc
Quản Lý Chi Ngân Sách Địa Phương Cho Xây Dựng Kết Cấu Hạ Tầng Tỉnh Bình Định.docQuản Lý Chi Ngân Sách Địa Phương Cho Xây Dựng Kết Cấu Hạ Tầng Tỉnh Bình Định.doc
Quản Lý Chi Ngân Sách Địa Phương Cho Xây Dựng Kết Cấu Hạ Tầng Tỉnh Bình Định.doc
 
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt NamlHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
 
Hoạt động kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Hải Dương – thực trạng và giải pháp
Hoạt động kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Hải Dương – thực trạng và giải phápHoạt động kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Hải Dương – thực trạng và giải pháp
Hoạt động kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Hải Dương – thực trạng và giải pháp
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ngân Sác...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ngân Sác...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ngân Sác...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ngân Sác...
 
DA133.doc
DA133.docDA133.doc
DA133.doc
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Mehr von Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Kürzlich hochgeladen

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 

Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản

  • 1. LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ
  • 2. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Huy động, sử dụng vốn đầu tư nói chung và xây dựng cơ bản nói riêng nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế luôn là một vấn đề quan trọng và cần được giải quyết chặt chẽ mới mang lại hiệu quả cao nhất. Bất cứ một ngành, một lĩnh vực nào để đi vào hoạt động đều phải thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, tài sản cố định, vì vậy đầu tư xây dựng cơ bản luôn là vấn đề đặc biệt được quan tâm. Trong những năm qua, đầu tư xây dựng cơ bản đã góp phần không nhỏ đối với tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của nước ta. Rất nhiều công trình về các lĩnh vực như: năng lượng, công nghiệp khai thác, chế biến, cơ sở hạ tầng, nông, lâm nghiệp được đầu tư xây dựng làm tiền đề cho việc chấn hưng và phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, đặc biệt là hiệu quả của đầu tư xây dựng cơ bản còn thấp; thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều và diễn ra ở tất cả các khâu như: Chủ trương đầu tư; lập dự án, thiết kế; thi công xây dựng; quản lý khai thác... Đây là một trong những vấn đề bức xúc của toàn xã hội, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của bộ máy chính trị và toàn thể nhân dân cần phải đồng bộ thực hiện. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 (khoá IX) đã nhận định: Chất lượng của các chiến lược và quy hoạch xây dựng còn thấp, lại chậm được bổ sung, điều chỉnh kịp thời. Còn thiếu sự phối hợp đồng bộ, hài hoà giữa chiến lược, quy hoạch phát triển ngành với quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng và địa phương. Còn để kéo dài tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, chưa tính toán kỹ hiệu quả, nhất là trong đầu tư bằng vốn ngân sách và tín dụng ưu đãi của Nhà nước... [12, tr.34]. Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 12 năm 2005 của Chính phủ cũng đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của năm 2006 là chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, đặc
  • 3. biệt là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản... Đại hội Đại biểu Đảng lần thứ X đã tiếp tục khẳng định: "Nhiều nguồn lực và tiềm năng trong nước chưa được huy động và khai thác tốt. Đầu tư của Nhà nước còn dàn trải, bị thất thoát nhiều. Một số công trình lớn, quan trọng của quốc gia không hoàn thành theo kế hoạch. Lãng phí trong chi tiêu ngân sách Nhà nước và tiêu dùng xã hội còn nghiêm trọng" [13, tr.62]. Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Phú Thọ đã có những kết quả thành công nhất định, nhờ đó mà tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã đạt được khá cao so với mức bình quân chung của cả nước trong nhiều năm. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,5%, dự kiến năm 2006 đạt 11,5%. Tuy vậy, hiệu quả của đầu tư xây dựng cơ bản chưa đạt được mục tiêu đề ra; tồn tại, hạn chế còn xảy ra ở tất cả các khâu. Thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản chưa được khắc phục triệt để. Là cán bộ đang công tác tại tỉnh Phú Thọ, với những kiến thức đã được học và kinh nghiệm qua công tác thực tế, tôi lựa chọn đề tài: " Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ " làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay đã có nhiều tác giả và nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản cũng như những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn nói chung và vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng, đề xuất các giải pháp chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó có một số công trình khoa học tiêu biểu như: - Nguyễn Văn Lai, "Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam", Luận án PTS Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1996. - Trần Hồ Lan, "Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam", Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2003. - Nguyễn Đẩu, "Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp", Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, 1999, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
  • 4. - Thế Đạt - Minh Anh, Đầu tư và hiệu quả, Nxb Lao động, 1993. - Nguyễn Ngọc Mai, "Phân tích và quản lý các dự án đầu tư", Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1995. - Nguyễn Hồng Minh, "Phân tích hiệu quả đầu tư", Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1993. - Trương Quốc Cường, Một số vấn đề về xác định hiệu quả kinh tế của đầu tư, Tạp chí Ngân hàng, số 22 tháng 11/1998. - GS.TS Trần Văn Chử, "Thất thoát trong đầu tư phát triển: nguyên nhân và giải pháp khắc phục", Tạp chí Lý luận chính trị, số 6/2005. - Phan Tất Thứ, "Hoàn thiện phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công cộng tại Việt Nam", Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, năm 2005. - Trịnh Đình Dũng, "Những giải pháp chủ yếu khắc phục thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản", Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000. - Lưu Sỹ Quý, "Một số nguyên nhân nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước", Tạp chí Tài chính, số 4/năm 2006. - TS. Trần Đình Khải, "Một số vấn đề về đổi mới quản lý đầu tư xây dựng và đấu thầu ở nước ta hiện nay", Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 12/năm 2005. - TS. Lê Hùng Sơn, "Biện pháp góp phần chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, số 3/năm 2006. Nhìn chung các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến tình hình quản lý, phát huy việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tại tỉnh Phú Thọ, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích:
  • 5. Luận văn khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. * Nhiệm vụ: - Khái quát cơ sở lý luận và quy định quản lý hiện hành về vốn đầu tư xây dựng cơ bản. - Phân tích, đánh giá thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ đến năm 2010. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ. * Phạm vi nghiên cứu: Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ từ năm 1997 cho đến nay (từ khi chia tách tỉnh Vĩnh Phú cũ). Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên trong nội dung luận văn này chủ yếu tập trung nghiên cứu hiệu quả của đầu tư từ nguồn vốn NSNN. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm: Điều tra khảo sát, so sánh phân tích, tổng hợp; kế thừa các công trình khoa học đã có về lý thuyết về kinh tế và thực tiễn; lượng hoá một số chỉ tiêu đánh giá. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
  • 6. - Hệ thống hoá các lý thuyết về đầu tư nói chung, đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng và vai trò của nó đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Trình bày và phân tích một số chỉ tiêu đánh giá cụ thể về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ trên cơ sở điều kiện đặc thù riêng của địa phương. 7. ý nghĩa thực tiễn của luận văn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức và các cá nhân trong quá trình thu hút các nguồn vốn và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
  • 7. Chương 1 Cơ sở lý luận về hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.1. Khái niệm và vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.1.1. Khái niệm về vốn đầu tư xây dựng cơ bản Đầu tư theo nghĩa rộng là quá trình bỏ vốn bao gồm cả tiền, tài sản, để đạt được mục tiêu nhất định nào đó, trong đó có mục tiêu kinh tế. Trong hoạt động kinh tế, đầu tư có thể biểu hiện cụ thể hơn và mang bản chất kinh tế, đó là hoạt động đầu tư nhằm mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là một tiêu chuẩn cơ bản và chủ yếu của hoạt động đầu tư. ở đây hoàn toàn không có khái niệm đầu tư không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Vốn đầu tư phát triển là những chi phí bỏ ra làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động, tài sản trí tuệ, nguồn nhân lực, nâng cao mức sống dân cư và là mặt bằng dân trí, bảo vệ môi trường sinh thái trong một thời gian nhất định. Trong các khoản mục vốn đầu tư phát triển thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản là bộ phận quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn nhất. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là những chi phí bằng tiền dùng cho việc xây dựng mới, mở rộng, xây lại và khôi phục tài sản cố định trong nền kinh tế. Dựa trên quan điểm của quá trình tái sản xuất mở rộng, khái niệm đầu tư có thể hiểu là quá trình chuyển hoá vốn thành các yếu tố cần thiết cho việc tạo ra năng lực sản xuất và các yếu tố cơ bản, tiên quyết cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh. Đầu tư là hoạt động mang tính thường xuyên, của tất cả các quốc gia và là nền tảng của sự phát triển. Hoạt động đầu tư phải nhằm tạo ra năng lực sản xuất cao hơn, có thể được thực hiện thông qua nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước, trong đó đặc biệt phải lưu ý là nguồn vốn tích luỹ trong nước của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, nhiều quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển đang đứng trước những thiếu hụt về vốn cho đầu tư phát triển, do chưa có tích luỹ hoặc mức độ tích luỹ thấp. Nước ta đang ở thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, nhu cầu vốn rất lớn, nhất là
  • 8. vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nhưng vốn trong nước còn hạn hẹp nên phải huy động và đa dạng hóa các nguồn vốn, đặt biệt là bổ sung nguồn vốn từ bên ngoài cho nhu cầu đầu tư phát triển. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về đầu tư xây dựng cơ bản. Theo Trường Đại học Kiến trúc: "Đầu tư cơ bản là hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản cố định đưa vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm thu được lợi ích dưới hình thức khác nhau. Hoạt động đầu tư cơ bản thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng mới các tài sản cố định được gọi là đầu tư xây dựng cơ bản" [34, tr.10]. Đầu tư cơ bản là hoạt động đầu tư để tạo ra các tài sản cố định đưa vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm thu được lợi ích dưới các hình thức khác nhau. Hoạt động đầu tư xây dựng thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng các tài sản cố định được gọi là đầu tư xây dựng cơ bản. Xây dựng cơ bản chỉ là một khâu trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, là các hoạt động cụ thể để tạo ra tài sản cố định như: Khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt... [9, tr.4]. Đầu tư xây dựng cơ bản là hình thức đầu tư chủ yếu và phổ biến nhất. Người có vốn đầu tư xây dựng cơ bản gắn liền với hoạt động kinh tế của quá trình đầu tư nhằm góp phần và nâng cao năng lực sản xuất hiện có, tạo ra năng lực sản xuất mới cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm sinh lợi. Đầu tư xây dựng cơ bản, đó là việc bỏ vốn vào việc xây dựng, mua sắm tài sản cố định trong lĩnh vực sản xuất (nhà xưởng, thiết bị, máy móc) và trong lĩnh ực không sản xuất vật chất (nhà ở, bệnh viện, trường học...) và trong lĩnh vực thuộc cơ sở hạ tầng (cầu đường, bến cảng, sân bay). Đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm cả việc xây dựng các xí nghiệp, công trình sẵn có (không kể các chi phí sửa chữa, kể cả sửa chữa lớn tài sản cố định). Đầu tư xây dựng cơ bản là yếu tố quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất mở rộng, phát triển khoa học - kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống, vật chất tinh thần và văn hoá của nhân dân. Đầu tư vào các hoạt động kinh tế luôn phải tuân thủ tính hiệu quả theo những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Chính vì vậy, các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này phải
  • 9. vạch ra được các mục tiêu cụ thể trong khoảng thời gian, không gian trên cơ sở phân tích, tính toán một cách khoa học, chặt chẽ nhằm đảm bảo hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả ngày càng cao. Bởi vì đầu tư xây dựng cơ bản là một quá trình lâu dài, đòi hỏi nhiều vốn, thời gian và phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan và chủ quan khác nhau, do vậy việc tuân thủ theo đúng qui trình, trình tự là yếu tố bắt buộc. Thông thường trình tự đầu tư bao gồm ba giai đoạn cơ bản: Chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng, nghiệm thu công trình và đưa vào sử dụng, khai thác. Vì vậy, việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản đầy đủ và nghiêm túc các trình tự xây dựng cơ bản có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản của việc thực hiện đầu tư. 1.1.2. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với phát triển kinh tế - xã hội Đầu tư xây dựng cơ bản có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nước ta đang trong thời kỳ CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, công tác đầu tư xây dựng cơ bản có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đã đề ra, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các tài nguyên khoáng sản, lao động, đất đai, vốn và các nguồn lực khác trong xã hội, đồng thời phải bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái để tăng cường cơ sở vật chất cho sự phát triển bền vững. Hoạt động đầu tư đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp từng thời kỳ phát triển, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế chung, tăng nhanh tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân và phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những nhân tố cơ bản tạo nên lực lượng sản xuất ngày càng có trình độ cao hơn. Tất cả các ngành kinh tế chỉ có thể tăng trưởng nhanh, nếu có đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới kỹ thuật và công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhờ có đầu tư xây dựng cơ bản mà ngày càng có nhiều các công trình văn hoá, giáo dục, y tế, nhà ở để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chỉ tính trong 5 năm (từ 2001 - 2005), tổng số vốn đầu tư được huy động và đưa vào nền kinh tế, tính theo giá năm 2000, đạt khoảng 976 nghìn tỷ đồng, gấp 1,76 lần so với năm
  • 10. năm 1996-2000. Vốn đầu tư nhà nước chiếm 54,1% trong tổng cơ cấu vốn đầu tư, vốn đầu tư của khu vực tư nhân chiếm 26,6%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 16,6% và vốn khác là 2,7% [5, tr.35]. Nhờ có các nguồn vốn đó (đặc biệt là nguồn vốn trong nước), mà quy mô đầu tư cho các ngành, lĩnh vực, các vùng, đặc biệt các vùng khó khăn đều được tăng. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng đã được hoàn thành và đang triển khai như: nâng cấp đường quốc lộ 1, quốc lộ 2, quốc lộ18, quốc lộ 10, cầu Phả Lại, cầu Mỹ Thuận, hoàn thành việc nâng cấp và đưa vào sử dụng nhà ga T1 sân bay quốc tế Nội Bài, xây dựng nhà ga hành khách quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, mở rộng và xây dựng mới các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân, Dung Quất... đang xây dựng các cầu lớn Thanh Trì, Cần Thơ, cầu Rạch Miễu. Năng lực sản xuất các ngành kinh tế được tăng lên đáng kể, công suất điện tăng 4.863 MW, sản lượng khai thác than sạch tăng 15,4 triệu tấn, trong lĩnh vực thủy lợi năng lực tưới tăng thêm 975 nghìn ha, đường giao thông nông thôn tăng 650.004 km. Nhờ có đầu tư mà tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 1990-2005 tăng hơn 3 lần. Tốc độ tăng GDP bình quân 7,5%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 24% năm 2004 (theo tiêu chí của Liên hiệp quốc) [5, tr.32, 35, 37]. Những con số đó để thấy vai trò của đầu tư to lớn như thế nào đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong thời gian qua. Vai trò của đầu tư thông qua chính sách đầu tư đúng đắn có ý nghĩa quan trọng, không ngừng góp phần mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả mà còn khuyến khích đầu tư phát triển từ các thành phần kinh tế, từ đó làm cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả cao hơn. Với một nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, vai trò của đầu tư càng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường nhờ đó làm cho đầu tư ngày càng có hiệu quả hơn. Đối với nước ta hiện nay, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò quản lý điều hành của Nhà nước về đầu tư phải phù hợp với quy luật khách quan của cơ chế thị trường. Nhà nước thể hiện vai trò quản lý của mình bằng việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư phù hợp với từng giai đoạn phát triển và mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra, để mục tiêu xây dựng đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
  • 11. Trong xu thế của hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thì sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản cũng có vai trò lớn về mặt kiến trúc, khoa học, văn hoá dân tộc, nghệ thuật, an ninh và quốc phòng. 1.2. Những nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng cơ bản Sản phẩm xây dựng cơ bản mang tính đặc biệt và tổng hợp. Theo Đại từ điển kinh tế thị trường: "Xây dựng cơ bản là chỉ việc tái sản xuất tài sản cố định, bao gồm mở rộng tái sản xuất đơn giản sắp xếp lại hoàn toàn" [10, tr.260]. Đó là những công trình xây dựng như nhà máy, các công trình công cộng, nhà ở, trụ sở, cầu, cống, cảng, sân bay... Các sản phẩm này được sản xuất không theo một dây chuyền nhất định và hàng loạt, mà từng công trình đều có những kiểu riêng, nét riêng. Ngay trong một công trình cụ thể, tính chất kết cấu, kiểu dáng của từng khu vực cũng khác nhau. Do vậy, các sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản thường không có tính chất liên tục trong quá trình sản xuất. Sản phẩm của đầu tư xây dựng cơ bản phải trải qua một thời gian dài mới có thể đưa vào sản xuất hoặc sử dụng. Bên cạnh đó, địa điểm xây dựng các công trình đồng thời cũng là nơi tiêu thụ các nguyên nhiên liệu, các vật liệu, bán thành phẩm, vì vậy nó thường hay bị thay đổi phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên hoặc giá cả của các loại đầu vào đó. Đó chưa kể đến nguyên nhân chủ quan của các chủ đầu tư là hay thay đổi thiết kế. Ví dụ mưa bão, tắc đường không vận chuyển vật liệu vào công trình, công nhân chờ việc, dẫn đến chi phí tăng. Sản phẩm xây dựng cơ bản gắn chặt với đất đai nơi sản xuất và sử dụng. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thường lớn, thời gian sử dụng cũng như thời gian từ khởi công cho đến khi hoàn thành thường rất dài. Do vậy, khi tiến hành xây dựng một công trình, đặc biệt là các công trình liên quan nhiều đến kinh tế - xã hội, môi trường cần phải hết sức cẩn thận, có luận chứng khoa học, có tính đến dài hạn, từ khi lập dự án tiền khả thi, khả thi, chọn địa điểm xây dựng, thiết kế công trình, tổ chức thi công, lựa chọn đội ngũ cán bộ, công nhân, tránh tình trạng sửa chữa, bổ sung thiết kế, phá đi, làm lại, di chuyển dự án, gây thiệt hại, lãng phí làm chậm tiến độ sử dụng các công trình, đó là độ trễ trong đầu tư. Sản phẩm xây dựng cơ bản không chỉ thuần tuý mang tính kinh tế - kỹ thuật, mà còn có ý nghĩa nhân văn, kiến trúc, mang màu sắc văn hoá, dân tộc nơi công trình đó được xây
  • 12. dựng. Do vậy, khi thiết kế, hoàn thành các sản phẩm này phải phản ánh trình độ phát triển khoa học - kỹ thuật, trình độ kinh tế và trình độ văn hoá kỹ thuật phù hợp với từng giai đoạn phát triển của một đất nước. Xây dựng cơ bản là quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản mang tính không ổn định do thiết kế thay đổi, địa điểm xây dựng công trình luôn thay đổi (xây dựng ở nhiều vị trí khác nhau ngay tại cùng một công trình). Sản phẩm xây dựng thường đứng im trong quá trình sản xuất, còn con người, máy móc, thiết bị lại luôn di chuyển, nguyên vật liệu nhiều, khối lượng lớn, nhu cầu vận chuyển nhiều dẫn đến chi phí cao, đặc biệt một số sản phẩm siêu trường, siêu trọng nên càng làm tăng khó khăn và chi phí. Chu kỳ sản xuất và chi phí xây dựng cơ bản cao. Nhiều công trình xây dựng cơ bản lớn thường có nhiều đơn vị tham gia, do vậy việc phối hợp chặt chẽ để đảm bảo tiến độ, chất lượng, thời gian luôn là một vấn đề không đơn giản. Do vậy, các nhà thầu phải hiểu và nắm chắc tổng dự toán, dự toán các hạng mục công trình và thường xuyên trong quá trình thi công. Trong xây dựng cơ bản, vấn đề không tính hết và đầy đủ, trong đó phải kể đến các nhà máy sản xuất, là ảnh hưởng của công trình đó đến môi trường, sản xuất và cư trú của dân cư. Khi xây dựng nhà máy, đã không tính đến ảnh hưởng của môi trường như nhà máy hoá chất, nhà máy sản xuất mỳ chính... Hoặc không tính đến độ vĩnh cửu của các công trình xây dựng, hoặc mỹ thuật, nên khi hoàn thành thì nhiều công trình còn gây cảm giác khó chịu, gây mất mỹ quan, thuần phong mỹ tục của đất nước, dân tộc. 1.2.2. Các nhân tố cơ bản tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.2.2.1. Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế của đất nước, ngành và địa phương Việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, ngành, địa phương phải dựa trên những điều kiện, lợi thế, tiềm năng và khả năng của đất nước, địa phương và từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Trong giai đoạn hiện nay, chiến lược đó lại phải phù hợp với thực tiễn của đất nước, vừa phải phù hợp với xu thế phát triển của cả thế giới và khu vực. Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh:
  • 13. Định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường. Đổi mới căn bản công tác quy hoạch, kế hoạch phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy tối đa mọi lợi thế so sánh của quốc gia, vùng và địa phương, thu hút mọi nguồn lực tham gia phát triển kinh tế - xã hội [13, tr.78]. Nếu xác định tốt chiến lược, thực hiện có quy hoạch chiến lược đó thì đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia. Do vậy, việc xây dựng đồng bộ dài hạn chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là một yêu cầu bức thiết, tất yếu khách quan của quá trình phát triển đất nước theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, trong xu thế biến đổi rất nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, sự lớn mạnh và tăng cường của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, nhiều quốc gia đã đưa ra những chiến lược phát triển dài hạn theo những định hướng lớn, trong chiến lược dài hạn đó, có những chiến lược "mềm", linh hoạt được thay đổi theo sự thay đổi của tình hình thế giới và hoàn cảnh của đất nước. ở Việt Nam, đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010, kế hoạch 5 năm 2001-2005, 2005-2010 và có định hướng phát triển đất nước đến năm 2020, hàng năm có những thay đổi nếu thấy cần thiết để phù hợp với tình hình của đất nước và thế giới. Để quản lý, thực hiện chiến lược phát triển đất nước, thì cần phải có nhiều công cụ và chính sách, trong đó có công cụ quy hoạch. Quy hoạch là cụ thể hoá mục tiêu, giải pháp và nhiệm vụ để thực hiện chiến lược đó. Do vậy, nếu quy hoạch sai thì sẽ dẫn đến những sai lầm mà đất nước phải gánh chịu, đặc biệt phải hạn chế tối đa những quy hoạch sai mà nhiều năm không khắc phục được hoặc khắc phục lại quá tốn kém. Nếu quy hoạch tốt, thì sẽ bố trí hợp lý, bền vững về các công trình, hiệu quả phù hợp với điều kiện của đất nước, vùng, địa phương và ngành. Ngược lại, nếu qui hoạch không tốt, thiếu sự thực hiện đồng bộ giữa qui hoạch ngành, qui hoạch phát triển địa phương, qui hoạch tổng thể cộng thêm sự phát triển cục bộ, thực hiện chồng chéo sẽ dẫn đến sự lãng phí rất lớn, không đem lại được hiệu quả của vốn đầu tư. Thực tế những năm qua, việc quyết định đầu tư cơ sở hạ tầng của cả xã hội là rất cần thiết và đã đem lại hiệu quả. Tuy nhiên,
  • 14. cũng không ít những trường hợp do chỉ suy tính đến phát triển của địa phương mà chưa tính đến qui hoạch chung nên hiệu quả chưa đạt được như mục tiêu đã đề ra. Vấn đề này, nhiều chuyên gia nước ngoài sau khi nghiên cứu đã không khỏi có những ngạc nhiên khi thấy rằng ở Việt Nam có gần 80% người dân, với mức thu nhập dưới 500 USD/người/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 30,0 tỷ USD/năm nhưng lại có tới 110 cảng biển, 61 cảng hàng không và sân bay, đáng chú ý trong đó có nhiều cảng biển, sân bay được qui hoạch xây dựng quá gần nhau nên vô hình chung đã tự hạn chế sự phát triển của nhau và lãng phí nguồn lực của đất nước. Ví dụ, Cảng Hòn La (Quảng Bình) chỉ cách cảng Vũng áng 25km, cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) cách cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) 30km, cảng Dung Quất cách cảng Kỳ Hà 10km, khoảng cách giữa sân bay Quảng Bình và sân bay Phú Bài (Thừa Thiên Huế) rất nhỏ, thời gian đi bằng đường bộ chỉ khoảng 2 đến 3 giờ [29, tr.39]. Qua đây cho thấy, việc thực hiện có cơ sở khoa học, thực tiễn để đầu tư có ưu tiên, có trọng điểm các công trình xây dựng cơ bản, lượng vốn đầu tư, bố trí cụ thể, thích hợp từng dự án, từng công trình, tránh việc đầu tư dàn trải mới nghĩ đến được thu được hiệu quả nguồn lực đầu tư. 1.2.2.2. Nhóm nhân tố về các yếu tố của nguồn lực Khi nói đến các yếu tố của nguồn lực, người ta thường hay nói đến quy mô, số lượng, đặc biệt là chất lượng của các yếu tố đầu vào. Nếu ta gọi các biến số đầu vào là Xi, hàm số đầu ra là Y, thì mối quan hệ giữa đầu ra (GDP) với đầu vào như sau: Y = f (Xi) Trong đó: Xi là các yếu tố đầu vào cụ thể như sau: K : Vốn L : Lao động R : Tài nguyên thiên nhiên T : Khoa học và công nghệ [27, tr.28]. Các yếu tố này có quan hệ tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển. Song, tuỳ theo từng quốc gia cụ thể thì quy mô, cơ cấu và tỷ trọng của các yếu tố đầu vào là khác nhau. Ví dụ, các quốc gia phát triển, vốn nhiều, giá vốn thấp thì họ sử dụng nhiều vốn; quốc gia nào nhiều tài nguyên thiên nhiên thì họ sẽ sử dụng lợi thế của mình là tài nguyên thiên nhiên, quốc gia nào có quy mô dân số lớn, lao động nhiều, thì có lợi thế là quy mô lao động và nhân công
  • 15. giá rẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng cơ bản là sử dụng các biến số này như thế nào cho có hiệu quả mới là quyết định. Ngày nay, trong xu thế của sự lớn mạnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, thì nguồn lực con người đặc biệt là nguồn lao động có chất lượng luôn là yếu tố quyết định. Bởi vì, con người lao động quyết định từ khâu ý tưởng ban đầu đến khâu cuối cùng là phải có sản phẩm cho xã hội, do vậy, họ phải có năng lực, sức khoẻ, phẩm chất. Nói cách khác, người lao động đồng thời là nguồn lực và chính người lao động mới có khả năng và đủ điều kiện để sử dụng các nguồn lực khác. Tuy vậy, nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có nước ta cần rất nhiều vốn để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì yếu tố vốn cũng đóng vai trò rất quan trọng. Trong tình hình hiện nay, cũng cần phải nhắc lại lần nữa, các nguồn lực là quan trọng, không thể thiếu, nhưng quan trọng hơn là phải sử dụng chúng như thế nào cho có hiệu quả và hợp lý mới có tính quyết định. 1.2.2.3. Tác động của cơ chế và chính sách đến hiệu quả đầu tư Chính sách và cơ chế đầu tư là nhân tố chủ quan, nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư. Nếu có cơ chế và chính sách đúng thì sẽ huy động và khai thác tốt các điều kiện khả năng, lợi thế so sánh của các quốc gia, các doanh nghiệp và dân cư. Chính sách đầu tư với những ưu đãi thì tạo điều kiện không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mà cả các nhà đầu tư trong nước đến đầu tư, bên cạnh thu hút được nhiều vốn, mà còn thu hút cả kinh nghiệm quản lý, công nghệ và tạo điều kiện để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chính sách đầu tư bao gồm một hệ thống đồng bộ các công cụ, cơ chế khuyến khích đầu tư như: chính sách thuế, lãi suất, tín dụng, lao động, tiền lương, đất đai, chính sách khuyến khích đầu tư theo vùng, ngành. Đối với những vùng, miền ưu tiên thì cần phải có những chính sách cụ thể, nhất quán, mang tính ổn định và lâu dài. Bằng việc nhận dạng nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa việc định giá kinh tế và giá tài chính, nhà phân tích có thể nói được liệu sự khác biệt đó là do thị trường hay chính sách gây ra. Nếu là do chính sách gây ra, thì phải xem xét chi phí và lợi ích của sự thay đổi chính sách làm cho những đánh giá kinh tế và tài chính xích lại gần nhau hơn. Do vậy, cần phải cân nhắc kỹ khi đầu tư xây dựng một dự án, như địa điểm, qui mô vào thời gian nào, đã
  • 16. đúng lúc chưa, hay liệu có tốt hơn không nếu thuyết phục các cơ quan chức năng thay đổi chính sách [15, tr.20]. 1.2.2.4. Quy chế, quy định và quy trình quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Đây là một nhân tố hết sức cơ bản, nếu không nói là có tính quyết định đối với hiệu quả của đầu tư xây dựng cơ bản. Do vậy, Nhà nước cần phải xây dựng và ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, trước hết là Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, đặc biệt là các quy chế, quy định quản lý đầu tư và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước cho cả ba quá trình từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư đưa vào khai thác sử dụng (vì sự lãng phí, thất thoát, tham nhũng chủ yếu xảy ra từ khâu đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước). Rất nhiều ví dụ qua các vụ án cho thấy, thường thất thoát lãng phí, tham nhũng là đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.Vụ xây dựng khu vui chơi giải trí Thủy Cung Thăng Long, vụ án Lã Thị Kim Oanh tại Công ty tiếp thị và thương mại tổng hợp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các vụ án tại Tổng Công ty dầu khí Việt Nam, vụ lừa đảo đầu tư xây dựng của Nguyễn Đức Chi của Công ty Liên doanh Rusalka - Nha Trang và gần đây nhất là vụ án liên quan đến công trình giao thông sử dụng vốn ODa tại PMU 18 (Bộ Giao thông vận tải), 77% công trình xây dựng miền núi bị móc ruột, thanh tra 103 công trình xây dựng cơ bản ở miền núi trên địa bàn tỉnh và 6 dự án cho thấy tổng số tiền bị chiếm đoạt, thất thoát, lãng phí lên tới 9,66 tỷ đồng. Tình trạng "rút ruột" các công trình phô biến đến mức trong số 86 công trình thuộc Chương trình 135 và Trung tâm cụm xã thì có 82 công trình sai phạm với số tiền gần 35 tỷ đồng; 17 công trình thủy lợi thì 2 không phát huy hiệu quả, 5 mới đưa vào sử dụng đã hư hỏng, 11 hạng mục thi công thiếu hụt khối lượng; 6 dự án giao thông thì 5 dự án "ăn" đứt 5,9 tỷ đồng. Tính ra 77% công trình xây dựng miền núi sai phạm là một tỷ lệ khá lớn [29, tr.32]. Những quy định quy chế này phải bao gồm: - Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật trong đầu tư, nhất là các định mức thiết kế, thi công, hiệu quả cho phù hợp với sự thay đổi của tình hình thực tế. - Nâng cao công tác thẩm định các dự án, từ giai đoạn tiền khả thi vì đây là khâu quyết định của mức đầu tư xây dựng cơ bản.
  • 17. - Xây dựng cơ chế đấu thầu, chọn thầu, tuyển thầu, chỉ định thầu, khoán gọn, hạn chế thấp nhất những khâu tiêu cực trong đấu thầu. - Quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư xây dựng cơ bản. - Quản lý các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. - Ban hành các thủ tục hành chính trong đầu tư, nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật, không gây phiền hà, nhũng nhiễu. Thực hiện tốt khâu hậu kiểm của đầu tư. - Quản lý chặt trẽ việc phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư và thẩm định các quyết toán của các dự án đã hoàn thành. 1.1.3. Các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản Các nguồn vốn huy động cho đầu tư nói chung, xây dựng cơ bản nói riêng rất đa dạng. ở nước ta, những nguồn vốn có thể huy động được là: phong phú và quy mô, tỷ trọng cũng rất khác nhau. - Vốn ngân sách nhà nước: Nguồn vốn này dùng để đầu tư cho các dự án xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh... Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước không tính toán ngay được trực tiếp hiệu quả kinh tế, ít có khả năng thu hồi vốn chậm hoặc thu hồi vốn thấp, được quản lý theo phân cấp về chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển. Ngoài ra, vốn ngân sách nhà nước còn dùng đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Trong 5 năm qua (2001-2005), đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm 22,2%, giao thông vận tải, bưu điện 27%, giáo dục đào tạo 8,9%, y tế - xã hội 6,9%, văn hóa, thể thao 4,3%, khoa học công nghệ 3,1% [5, tr.35]. - Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước: "Vốn khấu hao cơ bản, vốn tích luỹ từ lợi nhuận để lại sau thuế, vốn doanh nghiệp tự huy động": Nguồn vốn này dùng để đầu tư cho phát triển sản xuất - kinh doanh nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm cho các doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt nước ta là nước theo định hướng XHCN, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, do vậy
  • 18. cũng cần có một số doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước phải sử dụng theo đúng các chế độ quản lý vốn đầu tư do Chính phủ quy định. Trong 5 năm 2001-2005, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước là 178,2 tỷ đồng chiếm 18,3% cơ cấu vốn đầu tư xã hội [3, tr.36]. - Vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước: Vốn tín dụng này để đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất nhằm giải quyết việc làm, các dự án đầu tư quan trọng của Nhà nước trong từng thời kỳ. Hiện nay, nguồn vốn này dành cho các dự án khuyến khích đầu tư sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế, trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn, thuỷ sản, sản xuất muối và phát triển công nghiệp chế biến, một số ngành công nghiệp chủ lực như: Điện, than, xi măng, xây dựng cảng biển, sân bay... - Vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Đây là nguồn vốn hết sức quan trọng, vì nguồn vốn vay lớn, lãi suất không cao, có một số ưu đãi, do vậy thường đầu tư vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn, văn hóa, giáo dục, đô thị là những lĩnh vực khả năng thu hồi vốn chậm, ít có khả năng sinh lời... Nguồn vốn này được quản lý thống nhất của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước và theo hướng dẫn quản lý vốn nước ngoài của Chính phủ và các bộ, Ngân hàng nhà nước. Mặc dù tình hình kinh tế của thế giới còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ chính sách đối ngoại tốt, mà các nhà tài trợ nước ngoài vẫn tiếp tục ủng hộ Việt Nam. Từ năm 2001 đến 2005, tổng giá trị các hiệp định đã ký kết đạt khoảng 14,7 tỷ USD, trong đó vốn viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 15-20%. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, tỷ lệ giải ngân mới đạt khoảng 7,8 tỷ USD, đạt 87% so với kế hoạch. Nhiều công trình đầu tư từ nguồn vốn ODA đã góp phần tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống người dân và tăng cường công bằng xã hội [3, tr.32]. - Vốn tín dụng thương mại: Nguồn vốn này, các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước dùng để đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, đổi mới kỹ thuật và công nghệ các dự án sản xuất kinh
  • 19. doanh, dịch vụ có hiệu quả kinh tế, có khả năng thu hồi vốn và tất nhiên các doanh nghiệp này có đủ điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành. Nhà nước có thể hỗ trợ về mặt pháp lý nếu cần thiết thấy vốn tín dụng thương mại được áp dụng theo cơ chế tự vay, tự trả và thực hiện đầy đủ các thủ tục đầu tư và điều kiện vay trả vốn theo quy định của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Các doanh nghiệp nhà nước được phép góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp của nước ngoài bằng quyền sử dụng đất, hoặc tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển, nhà xưởng thiết bị và các công trình khác thuộc vốn Nhà nước, nhưng phải được cấp có thẩm quyền cho phép có trách nhiệm hoàn trả vốn cho Nhà nước theo đúng quy định pháp luật. - Vốn của các tổ chức, cá nhân: Nguồn vốn này dùng để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của từng cấp có thẩm quyền đối với từng loại công trình. Vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc tự nguyện. Các nguồn vốn huy động và sử dụng phải được công khai, có kiểm tra, kiểm soát và đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật. - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Là vốn của các tư nhân nước ngoài trực tiếp đầu tư vào hoạt động kinh doanh tại nước ta dưới các hình thức kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Đầu tư (có hiệu lực từ 1-7-2006). Đây là một nguồn vốn hết sức quan trọng trong việc mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường. Chúng ta đã có những bước tiến bộ trong việc cải thiện môi trường đầu tư, mặc dù trên thế giới còn gặp nhiều khó khăn nhưng luồng luân chuyển vốn bị hạn chế và phân tán bởi sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Do vậy, trong 5 năm từ 2001 đến 2005, ở nước ta tổng số vốn FDI đăng ký đạt 18,1 tỷ USD, vượt 21% mục tiêu đề ra (mục tiêu là 15 tỷ USD). Tổng số vốn thực hiện đạt 13,6 tỷ USD [5, tr.33]. Bảng 1.1: Huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển của nước ta thời kỳ 2001 -2005 [3, tr.183]
  • 20. STT Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 Ước thực hiện 2005 Tổng số ngh.tỷ.đ 170,5 199,1 231,6 275 320 % GDP % 35,4 37,2 37,8 38,4 38,2 1 Vốn đầu tư thuộc NSNN ngh.tỷ.đ 45,6 49,6 55,5 69,1 74,0 So với tổng số % 26,5 24,9 24,0 25,1 23,1 2 Vốn tín dụng đầu tư ngh.tỷ.đ 28,7 31,9 29 30 30 So với tổng số % 16,8 16,0 12,5 10,9 9,4 3 Vốn đầu tư của tư DNNN ngh.tỷ.đ 27,7 31 31,6 39,7 50,0 So với tổng số % 16,2 16,5 13,6 14,4 15,6 4 Vốn đầu tư của tư nhân và dân cư ngh.tỷ.đ 38,5 52,1 68,7 82 105,0 So với tổng số % 22,6 26,2 29,7 29,8 32,8 5 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngh.tỷ.đ 30 34,5 37,8 44,2 47,0 So với tổng số % 17,6 17,3 16,3 16,1 14,7 6 Vốn huy động khác ngh.tỷ.đ - - 9 10,0 14,0 So với tổng số % - - 3,9 3,6 4,4 1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.3.1. Một số khái niệm 1.3.1.1. Hiệu quả Có nhiều cách nhìn và tiếp cận khác nhau về hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Theo Đại từ điển kinh tế thị trường thì hiệu quả và tỷ suất hiệu quả được hiểu như sau: "Hiệu quả là thù lao mà nhà đầu tư thu được sau một thời gian nhất
  • 21. định, như lợi thức, lãi cổ phần, lợi nhuận. Tỷ suất hiệu quả là tỷ lệ giữa mức hiệu quả và mức đầu tư, tức mỗi đồng hiệu quả thì thu được của đầu tư" [10]. "Hệ số hiệu quả đầu tư: là tên gọi của hệ số hiệu quả đầu tư. Là tỷ lệ giá trị của mức tăng thu nhập quốc dân trong một thời kỳ nhất định và đầu tư tài sản cố định toàn xã hội dẫn đến sự tăng trưởng năm" [10, tr.619-620]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì: Hiệu quả kinh tế của đầu tư cơ bản là chỉ tiêu hiệu quả quốc dân do vốn đầu tư cơ bản mang lại, biểu hiện ở lượng tăng thu nhập quốc dân (hay tăng sản lượng, hoặc lượng tăng giá trị tài sản cố định (hay tăng công suất thiết bị) so với lượng vốn đầu tư cơ bản đã được thực hiện là chỉ tiêu tổng quát phải phản ánh hiệu quả của nền kinh tế, xét trên quy mô của nền kinh tế quốc dân một ngành hay một xí nghiệp; nhìn chung nó là tỷ lệ giữa giá trị tăng thêm so với lượng đầu tư cơ bản [33, tr.290T1]. Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một nội dung rất quan trọng, nhưng rất phức tạp khó khăn, tuy vậy nó là rất cần thiết và kết quả tổng hợp của quá trình công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Khi xem xét một lợi ích kinh tế - xã hội do dự án đem lại đều phải xác định vị trí của dự án trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân. Theo GS,TS Nguyễn Văn Chọn, hiệu quả của dự án đầu tư là toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án, được đặc trưng bằng các chỉ tiêu định tính (thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được) và bằng các chỉ tiêu định lượng (thể hiện giữa chi phí đã bỏ ra của dự án và các kết quả đạt được theo mục tiêu của dự án) [7, tr.25]. Với quan niệm đó là đúng đắn, tuy nhiên trong đầu tư xây dựng cơ bản, các chỉ tiêu hiệu quả thường mang tính tổng hợp, nhiều dự án có tính xã hội rất cao, nên cần phải đánh giá một cách tổng quát hơn. Do vậy, chúng tôi chỉ dừng ở cách phân loại thành hai nhóm chỉ tiêu: chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp và các chỉ tiêu cụ thể lượng hoá khác. 1.3.1.2. Hiệu quả tổng hợp
  • 22. Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp là hiệu quả chung nhất phản ánh kết quả thực hiện mọi mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ với chi phí để có được những kết quả đó. Theo tác giả Dương Văn Long [19, tr.9-11], nếu chúng ta lấy ký hiệu K là kết quả nhận được theo hướng mục tiêu đo bằng các đơn vị khác nhau: tiền, công trình, quy mô, số lượng. C là chi phí bỏ ra được đo bằng các đơn vị khác nhau. H là hiệu quả chung, thì sẽ có công thức đơn giản về hiệu quả tổng hợp chung nhất: H = K - C (1) Hiệu quả tuyệt đối H = K/C (2) Hiệu quả tương đối Như vậy, được hiểu một cách chung nhất là kết quả (H) mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu trong hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí (C) bỏ ra bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu. Sau đó xem xét mức độ đóng góp cụ thể của từng công trình đầu tư xây dựng cơ bản vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước thông qua các chỉ tiêu định hướng như mức đóng góp cho ngân sách, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, công suất của các nhà máy, mức tiết kiệm ngoại tệ cho nền kinh tế, số lao động có việc làm khi công trình được thực hiện hoặc sau khi hoàn thành. Tóm lại, hiệu quả tổng hợp là sự so sánh giữa kết quả đầu tư mang lại và chi phí của đầu tư. Có nhiều cách để phân loại, đánh giá hiệu quả đầu tư. Có thể có hiệu quả trực tiếp hay hiệu quả gián tiếp. Hiệu quả trực tiếp là lợi ích mang lại (sinh và lợi nhuận cao) sau một thời gian bỏ vốn ra đầu tư và thu hồi lại. Hiệu quả gián tiếp là lợi ích mang lại chung cho nền kinh tế, một địa phương. Ví dụ hiệu quả sau khi xây dựng một con đường, một cây cầu, một công trình thủy lợi, một nhà máy khi đi vào sản xuất... 1.3.1.3. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng và năng lực quản lý các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả sản xuất, nói rộng ra là của hoạt động kinh tế, kinh doanh, phản ánh tương quan giữ kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính, là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất -
  • 23. kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa, với chi phí tối thiểu. Tuỳ theo mục đích đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với vốn, thời gian thu hồi vốn. Chỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng số vốn bỏ ra [33, tr.290]. Tuy nhiên, cần lưu ý “Hiệu quả kinh tế thường được nghiên cứu ở góc độ vĩ mô và phải chú ý rằng không phải bao giờ hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh doanh là vận động cùng chiều” [18, tr.13]. Hiệu quả kinh tế còn được gọi là hiệu quả sản xuất kinh doanh hay kết quả kinh tế xét trong phạm vi cụ thể. Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của những nhà đầu tư và các doanh nghiệp. Với cách tính hiệu quả tương đối (H = K/C) là cách đánh giá phản ánh hiệu quả của việc sử dụng một số vốn đã bỏ ra để thu được kết quả cao hơn, tức là xuất hiện giá trị gia tăng (điều kiện để đảm bảo cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì H phải lớn hơn 1. (H>1). H càng lớn thì chứng tỏ quá trình kinh doanh càng đạt hiệu quả. Các nhà sản xuất luôn quan tâm đến kết quả lợi nhuận thu được của dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Hiệu quả kinh tế ở tầm vĩ mô đó là lợi ích kinh tế - xã hội do dự án mang lại gắn liền với việc tăng trưởng GDP với tốc độ cao; hiệu quả phải gắn với tính bền vững, với tiến bộ và công nghệ bằng xã hội, với bảo đảm an ninh quốc phòng..v.v. Trong xây dựng cơ bản, đặc biệt trong điều kiện ở nước ta hiện nay, khi mà các nguồn vốn huy động còn khan hiếm, trong lúc phải thực hiện CNH, HĐH cần phải đầu tư ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thì việc tính toán hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản là một vấn đề hết sức quan trọng. Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước không thể không nói tới đầu tư xây dựng cơ bản. Đầu tư xây dựng cơ bản sẽ góp phần quyết định sự thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, tiến trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. 1.3.1.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội
  • 24. Hiệu quả kinh tế - xã hội còn được gọi là hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả tổng hợp được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Để đánh giá tổng quát hiệu quả kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ người ta đã dùng một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp trong đó tốc độ tăng GDP, GDP tính theo đầu người, tuổi thọ bình quân, trình độ văn hoá, y tế, thể thao, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao phúc lợi xã hội. Chủ thể được hưởng hiệu quả kinh tế - xã hội là toàn bộ xã hội mà lực lượng chủ yếu là nhân dân, vì vậy những hiệu quả (lợi ích) và chi phí được xem xét trong hiệu quả kinh tế - xã hội xuất phát từ quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nội dung cơ bản của hiệu quả kinh tế - xã hội là hiệu quả kinh tế xét theo quan điểm toàn bộ của nền kinh tế và thường được giải quyết ở cấp vĩ mô. 1.3.1.5. Quan hệ giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế - xã hội Trong đầu tư xây dựng cơ bản, hiệu quả kinh tế trước hết là lợi nhuận luôn là mối quan tâm của doanh nghiệp hoặc của những nhà đầu tư. Hiệu quả kinh tế - xã hội là mối quan tâm của toàn xã hội mà đại diện là Nhà nước. Hiệu quả sản xuất kinh doanh (hiệu quả kinh tế) được xem xét theo quan điểm của doanh nghiệp, lợi nhuận là mục tiêu và động lực trước hết của doanh nghiệp, họ bỏ vốn ra và thu được lợi nhuận là bao nhiêu? còn hiệu quả kinh tế - xã hội được xem xét theo quan điểm của toàn xã hội. Hiệu quả sản xuất kinh doanh xét theo quan điểm bộ phận của một nhóm người, nhà đầu tư, hay của một doanh nghiệp, lợi nhuận là chủ yếu, còn hiệu quả kinh tế - xã hội xét theo quan điểm toàn thể, đồng bộ và có tính dài hạn. Quan hệ giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế - xã hội là quan hệ giữa lợi ích bộ phận và lợi ích tổng thể, giữa lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội. Đó là mối quan hệ vừa có tính thống nhất vừa có tính mâu thuẫn. Do vậy, để đảm bảo hài hòa lợi ích (hiệuquả) thì phải có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ, không phải vì lợi ích cục bộ trước mắt mà hại đến lợi ích lâu dài của đất nước, quốc gia, xã hội. Tuy nhiên, nếu không vì lợi ích kinh tế (lợi nhuận) thì sẽ triệt tiêu động lực phát triển. 1.3.2. Các nguyên tắc xác định và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xây dựng cơ bản
  • 25. 1.3.2.1. Các nguyên tắc xác định hiệu quả xây dựng cơ bản * Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả: Theo nguyên tắc này, tiêu chuẩn hiệu quả được định ra trên cơ sở mục tiêu. Mục tiêu khác nhau, thì tiêu chuẩn hiệu quả khác nhau. Nếu xây dựng một nhà máy thì phải tính đến công suất sử dụng nguyên nhiên liệu, số lao động được việc làm, thu nhập, lợi nhuận là bao nhiêu? Còn nếu làm một con đường thì ai người được thụ hưởng, nó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bình đẳng thế nào? thu phí bao nhiêu và khi nào thì hoàn vốn. Rõ ràng mục tiêu xây dựng của một nhà máy sẽ khác nhiều so với việc xây dựng một con đường, một trường học hoặc một công trình thủy lợi..v.v. Nếu thay đổi mục tiêu thì tiêu chuẩn hiệu quả cũng phải thay đổi. Tiêu chuẩn hiệu quả phải được xem như là thước đo cơ bản để thực hiện các mục tiêu. Phân tích hiệu quả của một dự án đầu tư xây dựng cơ bản nào đó luôn luôn dựa trên phân tích mục tiêu. Phương án có hiệu quả cao nhất khi nó có đóng góp nhiều nhất và việc thực hiện các mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất. * Nguyên tắc về sự thống nhất lợi ích: Một phương án được xem là có hiệu quả khi nó kết hợp hài hoà các loại lợi ích. Những lợi ích đó bao gồm lợi ích của chủ doanh nghiệp (đầu tư) và lợi ích của xã hội, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường... Về lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của xã hội được xem xét trong phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội. Theo nguyên tắc "lợi ích", hiệu quả sản xuất kinh doanh không thể thay thế cho hiệu quả kinh tế - xã hội và ngược lại trong việc quyết định cho ra đời một phương án kinh doanh của doanh nghiệp hoặc một nhà đầu tư. Về lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài cũng không thể hy sinh lợi ích lâu dài để lấy lợi ích trước mắt. Nhưng cũng không thể vì lợi ích trước mắt mà hy sinh lợi ích lâu dài. Do vậy, phải kết hợp đúng đắn giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Trong quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích lâu dài là cơ bản nhất. Nên kết hợp lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, cũng như lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Đừng vì lợi ích này mà bỏ lợi ích khác. Việc phân tích hiệu quả kinh tế các phương án
  • 26. cần đặt trong mối quan hệ với phân tích các lợi ích khác mà phương án mang lại. Bất kỳ một đầu tư nào mà hy sinh lợi ích đều giảm hiệu quả chung của phương án đó. Trong đại bộ phận các trường hợp, lợi ích xã hội đóng vai trò quyết định, lợi ích kinh tế là hết sức quan trọng, cần thiết. * Đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và lượng hoá tối đa các chỉ tiêu: Để đánh giá hiệu quả các phương án đầu tư xây dựng cơ bản cần phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu có thể lượng hoá được và không lượng hoá được, tức là phải kết hợp phân tích định lượng hiệu quả với phân tích định tính. Không thể thay thế phân tích định lượng bằng phân tích định tính. Tuy nhiên, định lượng chưa đủ bảo đảm tính chính xác, chưa cho phép phản ánh được mọi lợi ích cũng như mọi chi phí mà chủ thể quan tâm, nhưng không vì vậy mà bỏ qua, hoặc nhấn mạnh chung chung định tính. Nhưng nếu phân tích chính xác, có định lượng, thì từ những căn cứ tính toán đó, hiệu quả phải được xác định chính xác, tránh chủ quan tuỳ tiện, duy ý chí, chung chung. * Nguyên tắc về tính đơn giản và tính thực tế: Theo nguyên tắc này, những phương pháp tính toán hiệu quả và hiệu quả kinh tế phải được dựa trên cơ sở các số liệu thông tin thực tế, đơn giản và dễ hiểu. Tránh tình trạng sử dụng những phương pháp quá phức tạp khi chưa có đầy đủ các thông tin cần thiết hoặc những thông tin không đảm bảo độ chính xác làm giảm tính thuyết phục hoặc không hiệu quả trong đầu tư xây dựng cơ bản. * Một số chỉ tiêu đánh giá chủ yếu: Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế đầu tư xây dựng cơ bản của một dự án, tuy nhiên có thể biểu hiện ở một số chỉ tiêu cơ bản sau đây: - Phản ánh chi phí: Tổng số vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư (xây lắp, thiết bị, kiến thiết cơ bản khác). - Phản ánh kết quả: Kết quả xây dựng đo đếm được: m2 xây dựng, năng lực phục vụ, công suất máy móc thiết bị. - Kết quả sử dụng: Doanh thu năm, lợi nhuận năm, sản phẩm năm...
  • 27. - Số lao động thu nhận được sau khi công trình hoàn thành. Có thể tính theo công thức sau: Tổng số chỗ làm việc mới: Zc = t k g k g L t ZZZZ L  Trong đó: Zc : Tổng số chỗ làm việc được tạo ra cho lao động lành nghề và không lành nghề. t LZ : Chỗ làm việc cho lao động lành nghề được tạo ra cho dự án. g LZ : Chỗ làm việc cho lao động lành nghề được tạo ra trong các dự án liên quan. g kZ : Chỗ làm việc cho lao động không lành nghề được tạo ra trong các dự án có liên quan. - Số chỗ làm việc được tạo ra trên một đơn vị vốn đầu tư (gồm cả lao động lành nghề và lao động không lành nghề). I Z X CT C  Trong đó: T CX : Số chỗ làm việc trên một đơn vị vốn đầu tư. I : Tổng vốn đầu tư. - Số chỗ làm việc cho lao động không lành nghề (hoặc lành nghề) trên đơn vị vốn đầu tư. I Z Z I KK E  hoặc I X Z I LL E  [15, tr.30-31]. - Phản ánh hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản: Hệ số sử dụng vốn đầu tư: HS = Giá trị tài sản cố định mới đưa vào sử dụng Tổng số vốn đầu tư Hệ số sử dụng công suất: H Công suất thực tế
  • 28. cs = Công suất thiết kế (hoặc công suất xây dựng) Lợi nhuận vốn: L n = Lợi nhuận trước thuế Doanh thu hàng năm - Chỉ tiêu thời hạn đầu tư - chỉ tiêu thời hạn đầu tư còn được coi là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản. Chỉ tiêu này được biểu hiện bằng công thức sau: T t E   x 100 Trong đó: E: Là hiệu quả đầu tư. t: Thời hạn đầu tư được rút ngắn so với thời gian dự kiến. T: Thời hạn thu hồi vốn đầu tư. Ví dụ: Một dự án đầu tư thực hiện trong 36 tháng, nhưng nhà đầu tư đã áp dụng nhiều biện pháp và rút ngắn được 06 tháng và nếu dự án có thời hạn thu hồi vốn là 10 năm (120 tháng) thì hiệu quả đầu tư do rút ngắn thời gian là: E = (6/120) x 100 = 5%). Nghĩa là thời gian rút ngắn được 5% so với dự kiến [27]. Thường khi tính toán về hiệu quả thời gian, người ta thường hay nói đến khái niệm “ độ trễ đầu tư” tức là công trình không hoàn thành đúng tiến độ, kéo dài, chậm thanh toán khối lượng hoàn thành. Tình trạng này đang diễn ra phổ biến đối với việc đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay, việc thực hiện vẫn phân tán, dàn trải, không cân đối đủ nguồn vốn cho dự án dẫn đến nợ đọng vốn xây dựng cơ bản, công trình chậm đưa vào sử dụng, giảm hiệu quả sử dụng khai thác. Theo số liệu thống kê năm 2005, hiện có khoảng 960 dự án nhóm B và C thực hiện quá thời hạn qui định, trong đó 230 dự án đã quá thời gian thực hiện 4 năm và 730 dự án nhóm C đã quá thời hạn thực hiện 2 năm. Đáng lưu ý có một số ngành, địa phương bố trí vốn dành cho nhóm C chỉ khoảng 1 tỷ đồng [20]. - Thời gian thu hồi vốn của dự án: Tt = Tổng vốn đầu tư
  • 29. Lợi nhuận trước thuế Điểm hoà vốn: là giá trị chỉ tiêu đặc trưng cho việc khai thác dự án, với giá trị đó thì chi phí bằng thu nhập. Cần nghiên cứu hai chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu doanh thu hoà vốn: Dhv = Chi phí cố định 1- Chi phí biến đổi Tổng doanh thu [26, tr.19] Chi phí biến đổi bao gồm tất cả các chi phí có liên quan. Chi phí biến đổi tỷ lệ thuận với mức sản xuất. Chi phí biến đổi tăng thì tổng sản lượng tăng. Chi phí cố định: không thay đổi (như lãi ngân hàng, theo lãi suất năm, quý...). Đây là những chỉ tiêu để tính toán lượng hoá và đánh giá hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tuy vậy cũng phải xem xét đến những tác động không lượng hoá hoặc lượng hoá khó, ít, khác của dự án như: - Những ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng: Sự gia tăng năng lực phục vụ của kết cấu hạ tầng sẵn có, bổ sung năng lực phục vụ mới của kết cấu hạ tầng mới. Như khi xây dựng xong một cây cầu thì dung lượng xe và lượng hàng hoá lưu thông sẽ tăng lên. - Tác động đến môi trường: Có tác động tích cực, tác động tiêu cực. Nếu có tác động tiêu cực phải có giải pháp khắc phục. Ví dụ, khi xây dựng một nhà máy thuỷ điện, một bến phà, một nhà máy hoá chất, một bệnh viện... Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động, trình độ quản lý của các nhà quản lý, nâng cao năng suất lao động và thu nhập của người lao động. Khi một nhà máy có công nghệ hiện đại được đưa vào sử dụng, lao động có trình độ tăng cao, lao động giản đơn giảm và những tác động về xã hội, chính trị và kinh tế khác: Tận dụng khai thác tài nguyên, chuyển giao công nghệ mới, tác động đến các ngành khác và các vùng kinh tế, mở rộng thị trường mới, kinh tế địa phương yếu kém được phát triển lên, xây dựng kinh tế vùng sâu, vùng xa...
  • 30. 1.3.2.2. Một số mô hình đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư * Mô hình Harrod - Domar: Mô hình tăng trưởng kinh tế đơn giản nhất và rất nổi tiếng được sử dụng khá phổ biến trên thế giới để phân tích sự phát triển kinh tế. Mô hình này được hai nhà kinh tế học: ông Roy Harrod người Anh và ông Evsey Domar ởngười Mỹ nêu ra từ những năm 1940 của thế kỷ XX - đã chỉ ra mối quan hệ số gia tăng tư bản - đầu ra (ICOR) và tỷ lệ đầu tư như sau: k s g  Trong đó: g: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (GDP) s: Tỷ lệ đầu tư của nền kinh tế (GDP, GNI) (Hai ông này ngầm đã giả định toàn bộ số tiền tiết kiệm chỉ dành cho đầu tư). k: Hệ số gia tăng tư bản - đầu ra (ICOR) (Icremetal Capital Output Ratio). Hệ số ICOR chỉ ra rằng: Để làm ra 1 đồng sản lượng đầu ra thì cần bao nhiêu đồng đầu vào. Như vậy, theo quan niệm của mô hình Harrod - Domar ở phương trình trên thi: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tỷ lệ thuận với tỷ lệ tích luỹ của nền kinh tế và tỷ lệ nghịch với hệ số ICOR. Điều đó có nghĩa là để duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và lâu dài của nền kinh tế cần phải giữ vững và gia tăng tỷ lệ đầu tư và khống chế ở mức chấp nhận được đối với hệ số gia tăng vốn. Ví dụ, đối với nước ta, để giữ được tốc độ tăng trưởng trong năm năm tới (2006 - 2010) của nền kinh tế là 8% với hệ số ICOR là 4 thì tỷ lệ đầu tư phải đạt ở mức 32% trong GDP (hoặc GNI). Hệ số ICOR thường gắn chặt với hiệu quả đầu tư, nếu hiệu quả đầu tư thấp, hay nói cách khác là sử dụng các nguồn vốn đã được huy động không có hiệu quả, sẽ làm cho ICOR tăng theo chiều hướng tiêu cực và làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế không cao, không bền vững dẫn đến gánh nặng nợ nần không những cho ngày hôm nay mà cho cả thế hệ tương lai. Tuy nhiên, như trên đã nói trong công thức này, Hai ông đã giả định rằng nền kinh tế chỉ phụ thuộc vào một yếu tố cố định là đầu tư, trên thực tế tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, đặc biệt là chất lượng tăng trưởng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu
  • 31. tố. Tuy vậy, công thức này cũng phần nào phản ánh được hiệu quả của vốn đầu tư bằng định lượng. Mô hình Harrod - Domar được ứng dụng trong việc lập kế hoạch phát triển không chỉ cho nền kinh tế mà có thể cho tất cả các ngành, các lĩnh vực (tính theo hệ số ICOR). Với hệ số ICOR ước lượng được và với mục tiêu tăng trưởng cho trước thì từ mô hình sẽ tính được tỷ lệ tiết kiệm cần thiết cho tăng trưởng. Tuy nhiên mô hình đơn giản này bỏ qua yếu tố lao động và tiến bộ công nghệ nên không phản ánh đầy đủ và chính xác của sự phát triển. Đòi hỏi phải xét đến các mô hình tăng trưởng kinh tế với hàm sản xuất nhiều biến hơn. * Hàm sản xuất Cobb - Douglas: Hàm sản xuất Cobb - Douglas được dùng khá phổ biến để đo lường nguồn gốc sự đóng góp (hiệu quả) của vốn, lao động và tiến bộ công nghệ vào tăng trưởng. Vào cuối những năm 1920, nhà toán học Charlé Cobb và nhà kinh tế học Paul Douglas đã biểu diễn hàm này dưới dạng:   LAKY Với: Y là kết quả sản xuất, K và L là vốn và lao động; A là tham số về hiệu quả sản xuất (còn gọi là năng suất nhân tố tổng hợp TFP - Total Factor productivity); các tham số  và  đo lường tỷ lệ đóng góp của vốn K và lao động L vào kết quả sản xuất Y và thoả mãn điều kiện 0<<1, 0<<1 Thông thường người ta biến đổi hàm Cobb - Douglas [theo thời gian (t)] về dạng đơn giản hơn để dễ tính toán. Do vậy phương trình trên sẽ có dạng: g = a + k + l Với: g: tốc độ tăng GDP (GNI); a: nhịp tăng năng suất nhân tố tổng hợp (còn gọi là TFP/TFP); k: tốc độ tăng của vốn K; l: tốc độ tăng của lao động L. Với phương trình trên thì: Tham số  là độ co giãn của sản lượng theo vốn (tỷ lệ đóng góp của vốn vào kết quả sản xuất). Tham số  là độ co giãn của sản lượng theo lao động (tỷ lệ đóng góp của lao động vào kết quả sản xuất Y). Phương trình trên phản ánh đầy đủ sự đóng góp của ba nhân tố vốn, lao động và tiến bộ công nghệ và tăng trưởng kinh tế.
  • 32. Sự đóng góp của vốn K và lao động L xảy ra theo 3 trường hợp sau: - Nếu  +  = l là trường hợp sản xuất có lợi suất không đổi khi mở rộng quy mô; tức khi gia tăng đầu vào một tỷ lệ thì sản lượng sẽ tăng lên theo tỷ lệ đó. - Nếu  +  > 1 là trường hợp lợi suất tăng khi mở rộng quy mô sản xuất; khi gia tăng một tỷ lệ đầu vào thì sản lượng tăng lên theo tỷ lệ cao hơn, nghĩa là nền kinh tế có hiệu quả hơn. - Nếu  +  < l là trường hợp lợi suất giảm khi mở rộng quy mô sản xuất; khi gia tăng một tỷ lệ đầu vào thì sản lượng cũng có thể tăng lên nhưng với tỷ lệ nhỏ hơn, tức là nền kinh tế kém hiệu quả hơn. Sự đóng góp của tiến bộ công nghệ A (năng suất các nhân tố tổng hợp TFP): theo hướng gia tăng năng suất của TFP (TFP/ TFP) chính là làm cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn và dẫn đến sự gia tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Sự gia tăng năng suất của tổng nhân tố TFP/TFP có thể giải thích bằng nhiều nguyên nhân. Trước tiên, do đổi mới công nghệ, do các kiến thức mới giúp thay đổi phương pháp sản xuất. Ngoài ra, các nguyên nhân khác như giáo dục, đào tạo, quản lý nhà nước,... cũng ảnh hưởng lên TFP/TFP. Kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố dẫn đến thay đổi chất lượng công nhân, chất lượng vốn và khả năng quản lý các hoạt động sản xuất và dẫn đến gia tăng TFP (TFP/TFP). Tương tự như hệ số ICOR, người ta cũng sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas để tính TFP/TFP cho từng ngành nhằm đánh giá sự tiến bộ và mức đóng góp của ngành đó vào sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Qua phương trình trên cho thấy với tỷ lệ tăng trưởng xác định thì sự gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp càng lớn dẫn đến sự gia tăng của vốn (hoặc lao động) nhỏ hơn. Điều đó cũng nghĩa là hệ số ICOR càng nhỏ. Đây chính là sự phản ảnh hiệu quả của đầu tư qua hai hệ số ICOR và TFP/TFP. Tức là khi TFP/TFP càng cao thì ICOR càng nhỏ và như vậy sẽ cần một lượng vốn đầu tư nhỏ hơn mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động và phát triển của nền kinh tế [35, tr.27-28]. * Mô hình tăng trưởng kinh tế của R.Solow:
  • 33. RobertSolowlàGiáosưcủaKhoakinhtế,HọcviệncôngnghệMassachusetts, từng được giải thưởng Noben kinh tế năm 1987 cho những đóng góp xuất sắc trong lý thuyết tăng trưởng và những nghiên cứu thực nghiệm về quá trình tăng trưởng. Như đã phân tích ở trên, mô hình tăng trưởng kinh tế Harrod - Domar đã đưa ra điều kiện để một nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ không đổi, với tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ phụ thuộc vào một nhân tố duy nhất đó là vốn. Do vậy, ông đã đưa ra một mô hình khác là: Q = F (K, L, t) Trong đó: Q là sản lượng đầu ra; L là lượng đầu vào (số lượng lao động cùng trên một đơn vị thời gian); K là lượng với vật chất đầu vào (số giờ máy trên một đơn vị thời gian); t là biểu thời gian [16]. Sự xuất hiện của biểu số t trong hàng sản xuất cho phép đánh giá sự thay đổi kỹ thuật. ở đây vì những điều kiện và lý do khác nhau chúng tôi không có đủ khả năng để phân tích và đánh giá mô hình tăng trưởng R.Solow, nhưng mô hình này đã có những kết luận sau: tăng trưởng nền kinh tế không chỉ phụ thuộc vào vốn, công nhân mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nữa, đặc biệt là các nhân tố tổng hợp (TFP), đó là sự gia tăng của vốn, lực lượng lao động và tiến bộ công nghệ tác động qua lại với nhau như thế nào và có ảnh hưởng tới sản lượng đầu ra (tốc độ và quy mô của GDP). Đây là điểm mấu chốt hay có thể nhận định rằng, các yếu tố đầu vào là quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là sử dụng chúng thế nào cho hiệu quả. Mô hình R.Solow đã được áp dụng và đánh giá tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ vào những năm 40 của thế kỷ XX. Hiện nay mô hình này đã được đánh giá và lượng hóa để xem xét các nhân tố đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế như thế nào? Kết luận chương 1 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, không chỉ là vấn đề quan tâm của từng doanh nghiệp, ngành, địa phương mà cả của các nhà nghiên cứu và của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  • 34. Trước khi nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Phú Thọ, phải xem xét các khái niệm, đặc điểm, vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản và những nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Sau khi trình bày một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nội dung của chương 1 cũng đưa ra các nguyên tắc chủ yếu xác định và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. Cũng trong chương này, tác giả đã trình bày 3 mô hình đánh giá tác động củavốn đầu tư tới tăng trưởng kinh tế. Đó là mô hình Harrod - Domar, hàm sản xuất Cobb - Douglas và mô hình tăng trưởng kinh tế R.Solow. Nhiều quốc gia đã áp dụng những mô hình trên để thấy rõ mối quan hệ hữu cơ giữa tăng trưởng kinh tế và tổng mức đầu tư. Đây là những mô hình được sử dụng trong việc tính toán định lượng hiệu quả của đầu tư, trong đó có đầu tư xây dựng cơ bản.
  • 35. Chương 2 thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh phú thọ từ năm 1997 đến nay 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ có ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng vốn xây dựng cơ bản 2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.1.1.1. Điều kiện địa lý Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng trung du phía Bắc nước ta, tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc, Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng. Phú Thọ là tỉnh cầu nối giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Tây Đông Bắc. Phía Bắc, Phú Thọ giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Tây, phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên là 3540km2 , trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 27,6%, đất lâm nghiệp chiếm 41%. Tỉnh có 12 đơn vị hành chính, gồm: 01 thành phố Việt Trì, 01 thị xã Phú Thọ và 10 huyện; 274 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 phường, 11 thị trấn và 250 xã. Phú Thọ có 9 huyện miền núi, 214 xã miền núi, trong đó (có 50 xã đặc biệt khó khăn được thụ hưởng chương trình 135 của Chính phủ). Năm 2005 dân số của tỉnh có 1.307.400 người, bằng 1,71% dân số cả nước; mật độ dân số trung bình 373người/km2 . Phú Thọ có trên 20 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 85,7%, dân tộc Mường chiếm 12,9%, các dân tộc khác (Dao, Sán chay, Tày, H'mông, Thổ, Nùng, Thái,...) chiếm 1,4% [24, tr.29, 38].
  • 36. Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế và xã hội chủ yếu của tỉnh Phú Thọ (năm 1997-2005) [14, tr.39] T T Chỉ tiêu ĐVT 1997 2000 2003 2004 2005 1 Dân số trung bình 1000 người 1237, 5 1275, 0 1302, 7 1314, 5 1325 2 Tốc độ tăng DS tự nhiên % 1,69 1,2 1,007 1,002 0,98 3 Tổng sản phẩm trong tỉnh (Giá 1994) GDP Tỷ đồng 2237 2794 3680 4037 4405 4 Tốc độ tăng GDP % 9,6 9,73 9,73 5 Tổng sản phẩm trong tỉnh (Giá hiện hành) Tỷ đồng 2837 3823 5812 5837 6565 6 GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) 1000 đồng 2293 2998 3978 4400 4955 7 Cơ cấu GDP (giá hiện hành) - NLNN % 33,1 29,8 29,8 28,2 26 - CN - XD % 33,2 36,5 36,9 38,1 40,0 - TM - DV % 33,7 33,78 33,33 33,7 34,0 8 GTSX theo giá 1994 Tỷ đồng ước đạt - GTSX công nghiệp - thủ công nghiệp Tỷ đồng 2195, 9 3232 4569 5152 6435 - GTSX NLNN Tỷ đồng 1218 1506 2027 2124 2201 - Giá trị SX TM - DV Tỷ đồng 1081 1334 1807 2020 2363 9 Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ 268,1 361,1 410 644 737
  • 37. đồng 1 0 Chi ngân sách địa phương Tỷ đồng 341,7 623 1234 1201 1450 1 1 Xuất khẩu trên địa bàn Triệu USD 37,4 78,5 80,2 96,5 125 1 2 Tổng vốn đầu tư phát triển Tỷ đồng 688 1124 3586 3679 4500 Phú Thọ là tỉnh có vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây Đông Bắc. Đây là một lợi thế cần được phát huy một cách triệt để để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với vị trí cửa ngõ phía Tây nối với thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi như Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, cả về đường bộ, đường sắt và đường sông. Đặc biệt, sau khi các tuyến đường Quốc lộ 2, quốc lộ 32A, 32B, 32C, đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh và đường sắt Xuyên á được đầu tư, nâng cấp đưa vào sử dụng thì đây là một điều kiện thuận lợi không chỉ cho riêng tỉnh Phú Thọ mà cả tỉnh miền núi khác nữa. Chính nhờ vị trí địa lý này, mà tỉnh Phú Thọ có thể thu hút các nguồn vốn, khoa học, kỹ thuật nguyên vật liệu, nông, lâm, khoáng sản từ các tỉnh lân cận trên để mở rộng sản xuất và xuất khẩu. Tất cả các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông từ các tỉnh phía Tây Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Thủ đô Hà Nội và một số địa phương khác đã, đang và sẽ là thị trường lớn về tiêu thụ nông - lâm sản, giấy, một số sản phẩm hoá chất do các cơ sở công nghiệp và nông nghiệp trên địa bàn Phú Thọ sản xuất ra. Trong tương lai các thành phố và nhiều tỉnh của nước ta sẽ phát triển với tốc độ nhanh. Nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất có kỹ thuật cao, các khu du lịch, các trung tâm thương mại sẽ phát triển ở Hà Nội và các vùng phụ cận. Từ Sơn Tây qua Hoà Lạc về tới Miếu Môn và Phủ Lý sẽ trở thành hành lang kinh tế - đô thị công nghiệp. Đây là những lợi thế tiềm năng mà tỉnh Phú Thọ có thể khai thác tốt để mở rộng thị trường. Dự báo Hà Nội và các vùng phụ cận sẽ có số dân khoảng 6 triệu người vào năm 2010 và từ 8-9 triệu người vào năm 2020 và sẽ hình thành nhiều khu chế xuất, khu
  • 38. công nghiệp tập trung có công nghệ cao, các khu du lịch, các trung tâm thương mại lớn, trở thành một hành lang kinh tế lớn và sẽ có tác động đến sự phát triển của tỉnh Phú Thọ [37, tr.32]. Tại tỉnh Phú Thọ, các khu công nghiệp như Việt Trì, cụm công nghiệp Lâm Thao - Bãi Bằng, và các cơ sở sản xuất công nghiệp được hình thành và phát triển từ nhiều năm nay đã thành truyền thống của ngành công nghiệp cả nước và của tỉnh từ cộng thêm các khu công nghiệp mới như Thuỵ Vân, cụm công nghiệp Bạch Hạc cùng với nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ là những thuận lợi để Phú Thọ phát triển nhanh và mạnh các ngành công nghiệp. Quỹ đất, nguồn nước dồi dào, có nhiều tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp, nhất là trồng cây nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản cũng là những lợi thế hiện thực của tỉnh. Bên cạnh những lợi thế với phát triển kinh tế, Phú Thọ là một địa phương có nhiều di tích gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam như: khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ, và tỉnh cũng có nhiều danh lam thắng cảnh có tiềm năng phát triển du lịch như Đầm Ao Châu ở huyện Hạ Hoà, vườn Quốc gia Xuân Sơn ở huyện Thanh Sơn, nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, công viên Văn Lang, khu du lịch Núi Trang... Điều đó khẳng định Phú Thọ có cả bề dày lịch sử và nhiều khả năng cho phát triển. Tuy vậy, Phú Thọ là tỉnh miền núi có địa hình bị chia cắt, gây cản trở phần nào cho phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào vùng dân tộc ít người. Về địa hình có thể chia làm hai tiểu vùng chủ yếu: - Tiểu vùng núi cao phía Tây, phía Nam tỉnh: chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê (huyện Sông Thao cũ). Đây là vùng khó khăn trong việc đi lại, giao lưu với các nơi khác. Tuy nhiên ở đây còn nhiều tiềm năng phát triển, nhất là về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản. - Tiểu vùng đối gò bát úp chia cắt nhiều xen kẽ đồng ruộng, và dải đồng bằng ven các triền sông Hồng, sông Lô, sông Đà và hình thành đồng bằng tương đối tập trung ở các huyện Phù Ninh và Lâm Thao. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây
  • 39. nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả, phát triển các loại cây lương thực, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Về khí hậu, thời tiết: Phú Thọ là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230 C; lượng mưa trung bình năm khoảng 1600-1800mm. Độ ẩm trung bình năm khoảng 85-87%. Khí hậu và thời tiết của Phú Thọ phù hợp cho các loại cây trồng và vật nuôi tương đối phong phú. Về sông ngòi: Phú Thọ có ba con sông lớn chảy qua, đó là sông Hồng, sông Đà và sông Lô, bên cạnh đó, còn có những sông, suối nhỏ. Đây là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sinh hoạt và cho sản xuất, nhưng đồng thời cũng gây không ít khó khăn, đặc biệt là vào mùa lũ lụt làm ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân. 2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất: Phú Thọ có tổng diện tích đất tự nhiên 354.000 ha, trong đó đất nông nghiệp là 97.704 ha, chiếm 27,6%; đất lâm nghiệp là 145,14 ha, chiếm 41%; đất chuyên dùng là 21.594 ha, chiếm 6,1%; đất ở là 8.142 ha, chiếm 2,3%; đất chưa sử dụng là 81.420 ha, chiếm 23%; trong đó đất đồi núi chưa sử dụng là 51.764 ha, chiếm 14,6% tổng diện tích đất. Kết quả điều tra thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho thấy: đất perality đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích lên tới 116.266 ha, phân bố chủ yếu ở các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Đoan Hùng. Đây loại đất đồi núi, thường có độ cao trên 100m, độ dốc lớn, tầng dày đất khá, thành phần cơ giới nặng, mùn khá; loại đất này thường sử dụng trồng rừng, một số nơi có độ dốc dưới 250 sử dụng trồng cây công nghiệp. * Tài nguyên rừng và tiềm năng du lịch: Diện tích rừng của tỉnh Phú Thọ có 145.140 ha. Rừng tự nhiên có 69.546,9 ha, chủ yếu là rừng nghèo và rừng trung bình, rừng giầu chỉ có ở vườn Quốc gia Xuân Sơn. Rừng trồng có diện tích là 74.704,63 ha, chủ yếu là trồng bạch đàn, mỡ, keo và bồ đề; Năm 2005 độ che phủ của rừng là 45%. Với diện tích rừng trồng và cây nguyên liệu giấy có hầu hết ở các huyện, thị sẽ là nguồn nguyên liệu quan trọng cho phát triển ngành công nghiệp giấy.
  • 40. Với khu di tích lịch sử Đền Hùng - Trung tâm văn hoá tâm linh, cội nguồn của cả nước; cùng với Di tích Đền Mẫu Âu Cơ tại huyện Hạ Hoà, là những di tích gắn liền với lịch sử và truyền thống về cội nguồn của đất nước. Bên cạnh đó vườn quốc gia Xuân Sơn ở huyện Thanh Sơn, Đầm Ao Châu ở huyện Hạ Hoà, nước khoáng nóng ở huyện Thanh Thuỷ, công viên Văn Lang ở thành phố Việt Trì, khu du lịch Núi Trang... sẽ là tiềm năng rất lớn đề Phú Thọ có điều kiện và lợi thế để kết hợp với các tỉnh lân cận mở các tuyến du lịch hấp dẫn khách trong nước và nước ngoài. * Tài nguyên khoáng sản: Tuy không thuộc loại là tỉnh giầu tài nguyên khoáng sản, nhưng Phú Thọ có một số loại tài nguyên khoáng sản rất có ý nghĩa, có trữ lượng khá lớn. Như Cao Lanh có tổng trữ lượng 30 triệu tấn đá vôi, 1.000 triệu tấn, Penspát 5 triệu tấn như đá vôi, cao lanh, penspát, pyrít, nước khoáng để sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng. Nguyên liệu dùng cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng: Trữ lượng đá vôi ở Phú Thọ là 1 tỷ m3 - là mức trữ lượng khá lớn, đây là nguồn nguyên liệu chính dùng cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Trong tương lai, khi các cụm đô thị được xây dựng thì nhu cầu về xi măng, đá xây dựng và các loại vật liệu xây dựng là rất lớn; Cao lanh ở Phú Thọ với trữ lượng là 30 triệu tấn có thể khai thác công nghiệp hàng năm khoảng 30 - 40 nghìn tấn, chất lượng tốt có thể dùng làm nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm sứ, đồ gốm là những mặt hàng đang và sẽ có thị trường tiêu thụ cả ở trong và ngoài nước. Với trữ lượng 48 triệu lít và theo đánh giá của Bộ Công nghiệp thì Phú Thọ (vùng nước khoáng nóng ở huyện Thanh Thuỷ) là một trong 4 nơi của cả nước có nguồn nước khoáng có chất lượng tốt nhất. Đây chính là một lợi thế quan trọng cần được phát huy để phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ du lịch. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Cơ sở hạ tầng * Giao thông: Phú Thọ là một trong ít tỉnh ở khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ có hệ thống giao thông tương đối hợp lý và đồng bộ giữa 3 phương thức vận tải quan trọng là: đường bộ -