SlideShare a Scribd company logo
1 of 231
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ HUY NGỌC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỪ THỰC TIỄN
VÙNG TÂY NAM BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI - năm 2020
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ HUY NGỌC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỪ THỰC TIỄN
VÙNG TÂY NAM BỘ
Ngành: Chính sách công
Mã số: 9340402
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Bùi Nhật Quang
HÀ NỘI - năm 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin và số liệu trích dẫn trong luận án đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày……tháng…….năm 2020
Tác giả luận án
Hà Huy Ngọc
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ của nhiều cơ quan và cá nhân trong cũng như ngoài cơ sở đào tạo. Nhân
dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
- Ban Giám đốc Học viện và Phòng Quản lý đào tạo, Học viện Khoa học xã hội.
- Lãnh đạo và thầy cô giáo Khoa Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội.
- Các cán bộ của Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT; Tổng cục Thủy lợi,
Tổng cục PCTT; các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Hội đồng tư vấn của UBQG
về BĐKH; cán bộ đang công tác ở sở TN&MT của một số địa phương vùng TNB.
- Ban chủ nhiệm 2 đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Cơ chế, chính sách liên kết
kinh tế nội vùng và liên vùng đối với vùng Tây Nam Bộ theo hướng phát triển bền
vững”, mã số TNB.ĐT/14-19/X1; “Các giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững
vùng Tây Nam Bộ trong bối cảnh mới”, mã số KHCN-TNB.ĐT/14-19/X19. Đã hỗ
trợ, tạo điều kiện cho NCS tham gia khảo sát, điều tra thực tế tại các địa phương
vùng TNB và tham khảo một số kết quả nghiên cứu.
- Lãnh đạo Viện Địa lí Nhân văn, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Đặc biệt, tôi bày tỏ lòng kính trọng tới giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS.
Bùi Nhật Quang, thầy đã luôn động viên, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận án.
Do tiếp cận BĐKH dưới góc độ khoa học chính sách công có phạm vi nghiên
cứu rộng và có nhiều vấn đề mới nẩy sinh, đồng thời có nhiều ý kiến chưa đồng
thuận, vì vậy luận án không thể trách khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất
mong nhận được sự lượng thứ và những ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giáo và
độc giả.
Hà Nội, ngày……tháng……năm 2020
Nghiên cứu sinh
Hà Huy Ngọc
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG NƯỚC NGOÀI....................................................vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH...............................................................................................................x
DANH MỤC HỘP...............................................................................................................xii
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài về thực hiện chính sách
ứng phó với biến đổi khí hậu ...............................................................................................12
1.2. Các nghiên cứu đã công bố trong nước liên quan đến luận án .....................................21
1.3. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề
thuộc đề tài luận án chưa được các công trình công bố nghiên cứu giải quyết ...................35
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.1. Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu .....................................................................37
2.2. Thực hiện chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu.....................................................51
2.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về thực hiện chính sách
ứng phó biến đổi khí hậu .....................................................................................................64
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................................75
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ở VÙNG TÂY NAM BỘ
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu
ở vùng Tây Nam Bộ.............................................................................................................77
iv
3.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến vùng Tây Nam Bộ .............................................91
3.3. Các bước thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu ở vùng Tây Nam Bộ..............100
3.4. Đánh giá việc thực hiện chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu
ở vùng Tây Nam Bộ...........................................................................................................129
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................................................143
CHƯƠNG 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG TÂY NAM BỘ
4.1. Bối cảnh mới và các vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện chính sách
ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng Tây Nam Bộ ...........................................................145
4.2. Một số quan điểm nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách
ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng Tây Nam Bộ ...........................................................150
4.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách
ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng Tây Nam Bộ ...........................................................151
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ....................................................................................................165
KẾT LUẬN........................................................................................................................167
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................171
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................195
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Danh mục chữ viết tắt Tiếng việt
AN-QP An ninh - Quốc phòng
BC&TT Báo chí và Tuyên truyền
BCĐ Ban Chỉ đạo
BĐCM Bán đảo Cà Mau
BĐKH Biến đổi khí hậu
BTB Bắc Trung Bộ
BVMT Bảo vệ môi trường
CSHT Cơ sở hạ tầng
CTMTQG Chương trình Mục tiêu Quốc gia
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
DHNTB Duyên hải Nam Trung Bộ
DHPĐ Duyên hải phía Đông
ĐNB Đông Nam Bộ
DNXH Doanh nghiệp xã hội
ĐTM Đồng Tháp Mười
GTVT Giao thông vận tải
HĐND Hội đồng nhân dân
HLKHXH Hàn lâm Khoa học xã hội
HTX Hợp tác xã
KH&CN Khoa học và Công nghệ
KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư
KHCN&MT Khoa học công nghệ và Môi trường
KHKTTV Khoa học Khí tượng thuỷ văn
KHKTTV&BĐKH Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
KNK Khí nhà kính
KT-XH Kinh tế - xã hội
LĐTB&XH Lao động thương binh và Xã hội
vi
NBD Nước biển dâng
NCS Nghiên cứu sinh
NLTK&HQ Tiết kiệm năng lượng và hiệu quả
NLTT Năng lượng tái tạo
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
PTBV Phát triển bền vững
QHTL Quy hoạch thủy lợi
QLNN Quản lý Nhà nước
TGLX Tứ giác Long Xuyên
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
TNB Tây Nam Bộ
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
UBND Ủy ban nhân dân
vii
Danh mục chữ viết tắt tiếng nước ngoài
Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt
ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á
AFD Agence Française de
Développement
Cơ quan Phát triển Pháp
Aus AID Australian Agency for
International Development
Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc
BCRF Bangladesh Climate
Resilience
Quỹ Phục hồi khí hậu Bangladesh
BUR1 The First Biennial Update
Report
Báo cáo cập nhật hai năm một lần
lần thứ nhất
CBA Community-based Adaptation Thích ứng dựa vào cộng đồng
CCCEP Climate Change and Coastal
Ecosystems in Mekong Delta
Vietnam Program
Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái
ven biển vùng đồng bằng sông Cửu
Long
CDM Clean Development
Mechanism
Cơ chế phát triển sạch
CIEM Central Institute for Economic
Management
Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế
Trung ương
COP Conference of Parties Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi
khí hậu
CTF Climate Trust Fund Quỹ Ủy nhiệm khí hậu
EbA Ecosystem-based Adaptation Thích ứng dựa vào hệ sinh thái
ETS Emission Trading Scheme Cơ chế buôn bán phát thải
EU European Union Liên minh châu Âu
FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GIZ Gesellschaft für Internationale
Zusammenarbeit
Tổ chức Phát triển quốc tế Đức
GRDP Gross Regional Domestic
Product
Tổng sản phẩm trên địa bàn
GreenID Green Innovation and
Development Centre
Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh
viii
ICMP Integrate Coastal Management
Programme
Chương trình Quản lý tổng hợp
vùng ven biển
IFAD International Fund For
Agricultural Development
Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế
IMHEN Insitute of Meteorology -
Hydrology and Environment
Viện Khoa học Khí tượng - Thuỷ
văn và Môi trường
IPCC Intergovernmental Panel on
Climate Change
Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến đổi
khí hậu
JICA Japan International
Cooperation Agency
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản
KACCC Korea Adaption Center for
Climate Change
Trung tâm Thích ứng với biến đổi
khí hậu của Hàn Quốc
NAS National climate Adaptation
Strategy
Chiến lược Quốc gia về thích ứng
với biến đổi khí hậu
NDC Nationally Determined
Contribution
Đối tác Đóng góp quốc gia tự quyết
định
NGO Non-governmental
Organization
Tổ chức phi Chính phủ
ODA Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
SP-RCC Support Program to Respond
to Climate Change
Chương trình Hỗ trợ ứng phó với
biến đổi khí hậu
SRD The Centre for Sustainable
Rural Development
Trung tâm Phát triển nông thôn bền
vững
TARA Transformative Adaptation
Research Alliance
Nghiên cứu khung thích ứng biến
đổi
UNDP United Nations Development
Programme
Chương trình Phát triển Liên hợp
quốc
UNFCCC United Nations Framework
Convention on Climate
Change
Công ước Khung về Biến đổi Khí
hậu của Liên hợp quốc
WB World Bank Ngân hàng Thế giới
WWF World Wide Fund For Nature Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Số lượng mẫu phiếu điều tra theo tỉnh .....................................................................8
Bảng 2.1. Mức độ nghiêm trọng của BĐKH, thiên tai theo vùng ở Việt Nam ...................50
Bảng 3.1. Số lượng văn bản có liên quan đến BĐKH được ban hành trong giai đoạn 2008-
2017 .....................................................................................................................................78
Bảng 3.2. Phân loại văn bản chính chính sách ứng phó với BĐKH....................................79
Bảng 3.3. Số lượng văn bản có liên quan đến BĐKH được ban hành ở vùng TNB trong
giai đoạn 2008-2018 ............................................................................................................82
Bảng 3.4. Phân loại văn bản chính sách đặc thù ứng phó với BĐKH ở vùng TNB............82
Bảng 3.5. Các văn bản được ban hành nhằm thực hiện chính sách BĐKH ở vùng TNB giai
đoạn 2008-2018 .................................................................................................................106
Bảng 3.6. Phân loại văn bản thực hiện chính chính ứng phó với BĐKH ở vùng TNB.....107
Bảng 3.7. Bộ máy tổ chức thực hiện chính sách BĐKH ở các địa phương.......................113
Bảng 3.8. Các dự án thuộc CTMTQG ứng phó với BĐKH ở vùng TNB trong giai đoạn
2011 - 2017........................................................................................................................115
Bảng 3.9. Các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH vùng TNB giai đoạn
2011-2017..........................................................................................................................116
Bảng 3.10. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách ứng phó BĐKH ở vùng TNB ............133
Bảng 4.1. Kết quả phân tích SWOT trong thực hiện chính sách BĐKH ở vùng TNB......151
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Khung lý thuyết về vùng sinh thái - xã hội..........Error! Bookmark not defined.
Hình 3.1. Năng lực cán bộ thực hiện chính sách BĐKH.....................................................86
Hình 3.2. Sự tham gia của các bên trong thực hiện chính sách BĐKH...............................87
Hình 3.3. Các tiểu vùng sinh thái - xã hội vùng Tây Nam Bộ.............................................93
Hình 3.4. Diễn biến mặn tại trạm điển hình trên sông Cửa Tiểu,
sông Cửa Đại giai đoạn sau năm 2012 so với trước đây .....................................................96
Hình 3.5. Diễn biến mặn tại trạm điển hình trên sông Cổ Chiên,
sông Hậu giai đoạn sau sau năm 2012 so với trước đây......................................................96
Hình 3.6. Tổng thiệt hại do sạt lở bờ sông, bờ biển TNB giai đoạn 2010-2018..................99
Hình 3.7. Ước tính thiệt hại do thiên tai và BĐKH ở vùng Tây Nam Bộ
giai đoạn 2010-2018 ............................................................................................................99
Hình 3.8. Đánh giá về ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH đến một số ngành/lĩnh vực..........100
Hình 3.9. Đánh giá về ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH đến các tiểu vùng ........................100
Hình 3.10. Số lượng hoạt động tuyên truyền BĐKH theo loại hình
giai đoạn 2011-2017 ..........................................................................................................109
Hình 3.11. Các nội dung tuyên truyền, tập huấn về ứng phó với BĐKH..........................109
Hình 3.12. Đánh giá về các nội dung tuyên truyền ứng phó BĐKH
đã được tập huấn tại các tiểu vùng.....................................................................................110
Hình 3.13. Các hình thức tuyên truyền về BĐKH.............................................................110
Hình 3.14. Đánh giá về các hình thức tuyên truyền ứng phó BĐKH đã được tập huấn ...111
Hình 3.15. Đánh giá chung về mức độ hiệu quả của chương trình tuyên truyền,
tập huấn kiến thức về BĐKH.............................................................................................111
Hình 3.16. Đánh giá về mức độ hiệu quả ứng phó BĐKH đã được tập huấn ...................111
Hình 3.17. Số lượng và giá trị các dự án ứng phó với BĐKH
ở tiểu vùng Duyên hải phía Đông......................................................................................117
Hình 3.18. Số lượng và giá trị các dự án ứng phó với BĐKH
ở tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên.......................................................................................117
Hình 3.19. Số lượng và giá trị các dự án ứng phó với BĐKH
ở tiểu vùng Đồng Tháp Mười ............................................................................................117
xi
Hình 3.20. Số lượng và giá trị các dự án ứng phó với BĐKH
ở tiểu vùng Bán đảo Cà Mau .............................................................................................117
Hình 3.21. Đánh giá sự phân công nhiệm vụ giữa chính quyền các cấp...........................126
Hình 3.22. Đánh giá sự phối hợp giữa chính quyền các cấp ở các tiểu vùng vùng TNB..126
Hình 3.24. Đánh giá về nội dung chính sách ứng phó với BĐKH ở các tiểu vùng...........129
Hình 3.25. Đánh giá việc thực hiện chính sách ứng phó BĐKH.......................................130
Hình 3.26. Đánh giá việc thực hiện chính sách ứng phó BĐKH ở các tiểu vùng .............131
Hình 3.27. Tương quan giữa BĐKH và tác động tới tình hình KT-XH............................131
Hình 3.28. Chỉ số Năng lực ứng phó BĐKH và các thành phần ở các tiểu vùng..............132
Hình 3.29. Tương quan giữa năng lực và hiệu quả ứng phó BĐKH .................................132
xii
DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1: Tình hình sạt lở ở vùng TNB giai đoạn 2010-2018..............................................98
Hộp 3.2: Thỏa thuận hợp tác về quản lý nước ở vùng tứ giác Long Xuyên
giữa An Giang và Kiên Giang, Kiên Giang và tỉnh Campot (Campuchia) .......................108
Hộp 3.3: Tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP................................................112
Hộp 3.4: Trùng lặp mục tiêu và thiếu đồng bộ của chính sách BĐKH .............................137
Hộp 3.5: Hoạt động phối hợp của BCĐ 158......................................................................139
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài luận án
Nhiều nghiên cứu và báo cáo phát triển toàn cầu đã đưa ra thông điệp BĐKH
là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. BĐKH
tác động nghiêm trọng đến KT-XH và an ninh môi trường thế giới. Việt Nam được
xếp vào nhóm 10 quốc gia đã, đang và sẽ chịu tác động nặng nề nhất bởi BĐKH
[253]. BĐKH đang tác động xấu đến tất cả các ngành, lĩnh vực và vùng miền ở Việt
Nam, trong đó điển hình là lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt
thuỷ, hải sản và các vùng đồng bằng, ven biển. Những vùng ĐBSH, ĐBSCL, BTB
và DHTNB được dự báo sẽ chịu những rủi ro cao nhất do BĐKH gây ra [91, tr.29,
39]. Trong thời gian qua, BĐKH đã ảnh hưởng rất lớn đến KT-XH-MT và sinh kế
người dân trong vùng ĐBSCL (hay còn gọi là vùng TNB). Theo kịch bản BĐKH và
NBD nếu mực NBD 100cm, sẽ có khoảng 38,9% diện tích có nguy cơ bị ngập.
Trong đó, các tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất là Hậu Giang (80,62%), Kiên Giang
(76,86%) và Cà Mau (57,69%) [24]. Nếu như kịch bản NBD cao nhất xảy ra, mà
không có các hoạt động ứng phó thì toàn bộ diện tích vùng TNB sẽ hoàn toàn bị
ngập thời gian dài trong năm và thiệt hại tài sản ước tính lên tới 17 tỷ USD [176].
Để ứng phó với những tác động bất lợi của BĐKH, Chính phủ đã xây dựng
và cải cách một loạt thể chế, chính sách từ Trung ương đến địa phương. Đầu tiên,
để thực hiện nghĩa vụ của một quốc gia thành viên tham gia UNFCCC, Việt Nam
đã hoàn thành xây dựng và đệ trình đến Ban Thư ký UNFCCC Thông báo quốc
gia lần thứ nhất vào tháng 12/2003, Thông báo quốc gia lần thứ hai vào tháng
12/2010 và Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất vào năm 2014, lần thứ
2 năm 2018. Sau khi Thỏa thuận Paris được thông qua tại Hội nghị các bên liên
quan lần thứ 21 (COP21) tháng 12/2014, Việt Nam đã ký Thỏa thuận Paris cùng
hơn 170 quốc gia khác vào ngày 22/4/2016 tại trụ sở của Liên hiệp quốc ở New
York, Hoa Kỳ. Để thực hiện thỏa thuận này, Việt Nam đã ban hành Quyết định số
2053/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2016 Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Thỏa
thuận Paris về BĐKH. Bên cạnh đó, hệ thống khung pháp luật, chính sách ứng
phó với BĐKH của Việt Nam đã được hình thành một cách nhất quán ở các cấp
độ từ cao tới thấp. Cụ thể, tại Hội nghị Trung ương 7 khóa XI Ban chấp hành
Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 về chủ
động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
2
Ngoài ra, trong số các luật được Quốc hội thông qua, vấn đề ứng phó với BĐKH
cũng được đề cập (như: Luật Bảo vệ môi trường, 2014; Luật Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả, 2010; Luật Đa dạng sinh học; Luật Tài nguyên nước, 2012;
Luật Phòng tránh thiên tai, 2013; Luật Khí tượng thủy văn, 2016…). Ngoài ra,
Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành một số văn bản liên quan đến BĐKH như:
Chỉ thị 35/2005/CT-TTg về việc Tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc
Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH cùng Kế hoạch tổ chức thực hiện
Nghị định thư giai đoạn 2007-2010; Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH,
2008; Chiến lược quốc gia về BĐKH, 2011; Kế hoạch hành động quốc gia về
BĐKH giai đoạn 2012-2020; Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia, 2012... và
một số quyết định khác thuộc các lĩnh vực liên quan… [91, tr.29-39].
Riêng đối với vùng TNB ngoài việc thực hiện những chính sách của Trung
ương, trong thời gian qua Chính phủ, bộ/ngành đã xây dựng, ban hành nhiều chính
sách đặc thù gắn với ứng phó với BĐKH cho vùng như ban hành các quy hoạch
vùng, quy hoạch ngành có tính đến yếu tố ứng phó với BĐKH: quy hoạch tổng thể
phát triển KT-XH vùng ĐBSCL đến năm 2020; quy hoạch nông nghiệp, nông thôn;
quy hoạch thủy lợi, quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 trong điều kiện BĐKH. Đặc biệt, Chính phủ ban hành Nghị quyết
120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về Phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long
thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết nhằm mục đích kiến tạo một tầm nhìn
phát triển dài hạn, bền vững vùng TNB, dựa trên nguyên tắc tôn trọng các giá trị
sinh thái tự nhiên, con người của vùng. Đồng thời, ưu tiên phân bổ vốn đầu tư cho
các chương trình, nhiệm vụ, dự án cấp bách về ứng phó với BĐKH ở các địa
phương vùng TNB. Nhờ quá trình triển khai thực hiện các chính sách ứng phó với
BĐKH ở các địa phương và đã góp phần mang lại hiệu quả trong việc thích ứng và
giảm nhẹ ảnh hưởng của BĐKH ở vùng TNB. Tuy nhiên, bên cạnh một số thành
tựu đã đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH
ở vùng TNB, đang gặp một số khó khăn, bất cập như sau: (i) các chính sách BĐKH
chủ yếu do cấp Trung ương hoạch định, ban hành nên trong thực tiễn thực thi ở
vùng TNB đã xuất hiện nhiều điểm chưa phù hợp; (ii) quy trình thực hiện chính
sách BĐKH còn gặp nhiều hạn chế (ban hành văn bản thực hiện chính sách; tuyên
truyền chính sách; phối hợp thực hiện chính sách; năng lực thực hiện chính sách của
các chủ thể ở địa phương); (iii) các nhiệm vụ, dự án để thực hiện chính sách được
3
thiết kế chưa dựa trên các đặc trưng sinh thái - xã hội của vùng ở TNB và thiếu sự
gắn kết lâu dài với các chương trình, quy hoạch, kế hoạch ưu tiên của Chính phủ,
bộ/ngành. Bên cạnh đó, trong bối cảnh phát triển mới, vùng TNB cũng đang đứng
trước những cơ hội và đối diện với nhiều thách thức từ sự phát triển thiếu bền vững
ở nội tại, các thách thức đến từ bên ngoài.
Mặt khác, từ tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, cũng
cho thấy đã có rất nhiều nghiên cứu công bố về ứng phó với BĐKH ở vùng TNB.
Tuy nhiên, các vấn đề về thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH vẫn còn nhiều
khoảng trống về: lý thuyết, phương pháp, nội dung…để luận án nghiên cứu.
Do vậy, để có cơ sở khoa học nhằm đề xuất những giải pháp để hoàn thiện
việc thực hiện các chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB, nghiên cứu sinh lựa
chọn nghiên cứu thực hiện luận án: “Thực hiện chính sách ứng phó với biến đổi
khí hậu từ thực tiễn vùng Tây Nam Bộ”.
2. Mục đích và nhiệm vụ, giả thuyết nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Luận án có mục tiêu tổng quát là nghiên cứu được luận cứ khoa học cho việc
đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách ứng phó với
BĐKH ở vùng TNB.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ cơ bản
sau đây:
- Phân tích làm rõ được một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về thực
hiện chính sách ứng phó với BĐKH.
- Đánh giá được thực trạng thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB.
- Trên cơ sở đó, đề xuất được các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện
việc thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB.
2.3. Giả thuyết nghiên cứu
Từ việc khái quát thực tiễn và đánh giá sơ lược một số công trình nghiên cứu
liên quan, một số câu hỏi nghiên cứu được đặt ra:
1) Cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu cho nghiên cứu thực hiện chính
sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB là gì?
2) Kết quả của việc thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB hiện
nay như thế nào?
3) Những yếu tố ảnh hưởng và các bất cập nảy sinh trong thực hiện chính sách
ứng phó với BĐKH ở vùng TNB hiện nay là gì?
4
4) Để hoàn thiện việc thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB
trong giai đoạn tới cần những giải pháp gì?
Xuất phát từ những câu hỏi nghiên cứu đã nêu, việc nghiên cứu thực hiện đề
tài luận án là có ý nghĩa. Kết quả của luận án không chỉ góp phần hoàn thiện thực
hiện chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB. Mà còn là cơ sở, là kinh nghiệm
cho nghiên cứu chính sách ứng phó BĐKH ở các vùng khác trong cả nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH
ở vùng TNB.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu của luận án: luận án tập trung nghiên cứu
việc thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH (chính sách thích ứng và chính sách
giảm nhẹ) với các khâu: ban hành văn bản thực hiện chính sách; thông tin, tuyên
truyền chính sách; phối hợp giữa các chủ thể để thực hiện; triển khai thực thi chính
sách; kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách).
- Phạm vi về không gian: luận án sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề thực hiện
chính sách ứng phó với BĐKH ở 13 tỉnh/thành phố vùng TNB. Trong đó tập trung
nghiên cứu sâu, điều tra, khảo sát ở 8 tỉnh/thành phố: Bến Tre, Tiền Giang, Long
An, Đồng Tháp, Tp Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, Sóc Trăng.
- Phạm vi thời gian: luận án sẽ nghiên cứu việc thực hiện chính ứng phó với
BĐKH hậu từ năm 2008 trở lại đây (Chính phủ ban hành Chương trình mục tiêu quốc
gia về BĐKH năm 2008). Các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực
hiện chính sách BĐKH ở vùng TNB được đề xuất cho giai đoạn 2020-2030.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
- Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu chính sách để nghiên cứu vấn
đề thực hiện chính sách BĐKH. Với phương pháp tiếp cận này, nó chỉ ra 2 định
hướng chủ đạo khi nghiên cứu về chính sách, đó là:
+ Khi đánh giá thực hiện chính sách cần phải đặt trong điều kiện tham chiếu
với cả chu kỳ chính sách, từ khâu hoạch định đến tổ chức triển khai chính sách. Nếu
chỉ bó hẹp đánh giá một khâu nào đó trong chu kỳ sẽ không thấy hết được những
mặt mạnh, những bất cập và nguyên nhân của những bất cập trong chính sách.
5
Trong đó: i) đối với khâu hoạch định chính sách, khi đánh giá cần phải tổng hợp
được các văn bản chính sách ứng phó BĐKH đã ban hành, từ đó xác định được mục
tiêu, đối tượng và nội dung chính sách; phân tích, ghi nhận những mặt được và bất
cập trong từng nội dung. ii) Đối với khâu triển khai thực hiện chính sách, cần đánh
giá cách thức tổ chức triển khai chính sách, kết quả triển khai và những tác động
của chính sách đến đối tượng thụ hưởng chính sách từ đó đánh giá được những mặt
được, bất cấp và nguyên nhân của những bất cập.
+ Những mặt được và bất cập trong quá trình thực hiện chính sách có thể bắt
nguồn ở cả khâu hoạch định chính sách, giải quyết đơn lẻ sẽ không hiệu quả. Vì thế,
cần phải có sự đánh giá tổng hợp để có được cái nhìn tổng thể về những mặt được
và những bất cấp nảy sinh, cũng như nguyên nhân của những bất cấp để làm cơ sở
đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách cho chu kỳ mới.
- Luận án còn sử dụng cách tiếp cận liên vùng: TNB là một vùng lãnh thổ rộng
lớn gồm 13 tỉnh, có đường biên giới với Campuchia và tiếp giáp với ĐNB. Việc
nghiên cứu tổng thể về vùng TNB hướng tới PTBV vừa phải chú ý đến tính tổng thể
của toàn vùng hoặc phân vùng, cũng như lưu ý tới việc làm sáng tỏ những đặc điểm
riêng của mỗi tiểu vùng, trên cơ sở đó đề xuất các định hướng giải pháp, mô hình
PTBV phù hợp với từng tiểu vùng. Mặt khác, trong cách tiếp cận liên vùng, cần đặc
biệt chú ý đến các loại tương tác trong từng tiểu vùng và giữa các tiểu vùng, đồng
thời vừa chú ý đến tính khu biệt, tính chồng lắp của các tiểu vùng. Bên cạnh đó,
việc nghiên cứu vùng TNB cũng cần phải đặt trong mối liên hệ với ĐNB và vùng
Tây Nguyên, cũng như Campuchia - nước có chung đường biên giới với Việt Nam.
- Luận án sử dụng cách tiếp cận vùng dựa trên hệ thống hệ sinh thái - xã hội.
Phân vùng chức năng sinh thái-xã hội là công việc quan trọng góp phần PTBV
vùng. Mục đích của việc phân chia tiểu vùng chức năng sinh thái - xã hội trong
nghiên cứu này là xác định vùng tương đồng quan trọng về sinh thái, KT-XH, nhận
diện những biểu hiện và tác động của BĐKH.
- Ngoài ra luận án còn sử dụng cách tiếp cận kết hợp từ trên xuống - dưới
lên: thường gọi là phương pháp tiếp cận “top - down, bottom - up”, hay gọi là tương
tác cộng đồng - cơ quan chức năng.
+ Cách tiếp cận từ dưới lên: tập trung vào cấp độ địa phương, cộng đồng,
tình huống cụ thể và những ảnh hưởng ngắn hạn; thường được đánh giá định tính và
có sự tham gia của cộng đồng. Đánh giá tính dễ bị tổn thương cần đầy đủ thông tin
6
về KT-XH, phản ánh mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thương cũng như những lựa
chọn địa phương, các mục tiêu và khả năng thích ứng với BĐKH.
+ Tiếp cận từ trên xuống: là phân tích các quan điểm, chủ trương và chính
sách BĐKH xuất phát từ chính quyền trung ương, cơ quan QLNN ở địa phương
được vận dụng một cách hợp lý và hiệu quả, sát với thực tế như thế nào.
- Do lĩnh vực nghiên cứu chính sách BĐKH mang tính hệ thống, liên ngành,
liên lĩnh vực, nên luận án sẽ sử dụng cách tiếp cận tích hợp của nhiều ngành khoa
học khác nhau như kinh tế học, xã hội học, văn hóa học, dân tộc học, luật học,
chính sách công, khoa học môi trường, khí hậu học, địa lý học, khu vực học…Việc
sử dụng phương pháp tiếp cận tích hợp hệ thống và kiến thức liên ngành nhằm nhận
diện, phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống chính sách BĐKH, cũng như đề xuất
quan điểm và giải pháp bổ sung và hoàn thiện chính sách ứng phó với BĐKH ở
vùng TNB.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin thứ cấp
Luận án sẽ tổng hợp và phân tích các nguồn tài liệu trong và ngoài nước:
- Tập trung phân tích các quan điểm về chính sách và thực hiện chính sách
ứng phó với BĐKH.
- Thu thập thông tin và phân tích kinh nghiệm thực hiện chính sách BĐKH
của một số quốc gia, lãnh thổ có điều kiện tương đồng với Việt Nam và rút ra bài
học cho vùng TNB.
- Thu thập các văn bản chính sách về BĐKH từ các cơ quan ban hành cơ chế
chính sách liên quan đến ứng phó với BĐKH: Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài
chính, Bộ KH&ĐT.
- Thu thập thông tin, tài liệu thống kê, báo cáo của các sở, ban, ngành tại các
tỉnh về luận án tiến hành khảo sát.
- Đồng thời, nghiên cứu sẽ thừa kế các kết quả nghiên cứu trước đây đã đề cập
trong tổng quan nghiên cứu đề tài...
4.2.2. Phương pháp nghiên cứu đánh giá chính sách
Nghiên cứu chính sách là một quá trình mang tính hệ thống thường gồm các
hoạt động sau: (i) Phân tích và đánh giá các điểm bất hợp lý, hiệu quả và tính khả
thi của các chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đề ra; (ii) Đánh giá và phân tích
ảnh hưởng của chính sách; (iii) Đưa ra các khuyến nghị và đề xuất các lựa chọn
nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
7
Đề tài sẽ rà soát các chính sách liên quan đến ứng phó với BĐKH ở trung
ương và địa phương, từ đó xác định những bất cập, thiếu hụt của chính sách. Đề tài
sẽ đánh giá những ảnh hưởng và bất cập, thiếu hụt của chính sách theo chu kỳ thực
hiện: trước - trong và sau thực hiện chính sách [211].
4.2.3. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin sơ cấp
4.2.3.1. Khảo sát thực tế
Chính sách ứng phó với BĐKH được thực hiện ở 13 tỉnh/thành phố vùng
TNB. Do đặc thù về sinh thái - tự nhiên và KT-XH ở mỗi địa phương, mỗi tiểu
vùng ST-XH khác nhau, dẫn đến việc thực hiện chính sách cũng có những điều
khác nhau. Do hạn chế về các nguồn lực thực hiện, nên luận án lựa chọn 8 địa
phương để tiến hành khảo sát: Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Tp Cần
Thơ, An Giang, Cà Mau, và Sóc Trăng. Tại mỗi địa phương khảo sát, các thông tin
thu thập chung bao gồm: tình hình KT-XH, các văn bản ban hành của địa phương
nhằm thực hiện chính sách về BĐKH của địa phương.
4.2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Luận án sẽ lựa chọn một số chuyên gia sâu về BĐKH (cán bộ hoặch định
chính sách, nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn chính sách BĐKH; một số nhà quản lý ở
địa phương tiến hành khảo sát, để trao đổi và phỏng vấn về: (i) thực hiện chính sách
ứng phó với BĐKH hiện nay; (ii) các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện
chính sách BĐKH; (iii) các bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách;
và (iv) các đề xuất kiến nghị nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách BĐKH.
4.2.3.3. Phương pháp điều tra theo bảng hỏi
- Cách chọn mẫu khảo sát
+ Để đảm bảo tính đại diện cho các địa phương mẫu khảo sát trải rộng trên
phạm vi 8/13 tỉnh/thành phố: Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Tp Cần
Thơ, An Giang, Cà Mau, Sóc Trăng.
+ Do một trong những mục tiêu chính của khảo sát là tập trung vào vấn đề phân
tích thực hiện chính sách ứng phó BĐKH nên người trả lời phỏng vấn được lựa chọn
là các cán bộ công chức của các sở/ngành của 8 địa phương vùng TNB. Luận án sử
dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích ở 7 sở/ngành (Sở TN&MT, KH&ĐT,
NN&PTNT, GTVT, Xây dựng, Công thương, LĐ&TBXH1
) và ngẫu nhiên người trả
lời phiếu từ danh sách cán bộ, công chức của 7 sở thuộc 8 tỉnh vùng TNB.
1
Sở TN&MT là cơ quan chủ trì và thực trực của BCĐ 158 cấp tỉnh/thành, 6 sở còn lại có vai trò chính trong
Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH tại các tỉnh/thành vùng TNB.
8
+ Quy mô mẫu được lựa chọn là 305 phiếu. Một quy mô mẫu hợp lý vừa đảm
bảo mức độ ý nghĩa thống kê của số liệu vừa phù hợp với phạm vi, quy mô và của
luận án.
Bảng 1. Số lượng mẫu phiếu điều tra theo tỉnh
Sở
Cà
Mau
Tp Cần
Thơ
Long
An
Bến
Tre
Tiền
Giang
Đồng
Tháp
Sóc
Trăng
An
Giang
Sở TN&MT 7 8 5 5 5 7 7 7
Sở KH&ĐT 7 5 4 5 6 3 6 8
Sở NN&PTNT 7 6 10 8 5 5 5 9
Sở GTVT 5 5 5 5 4 5 3 5
Sở Xây dựng 5 6 5 5 6 9 5 5
Sở Công thương 5 5 5 3 5 1 5 2
Sở LĐ-TBXH 5 6 5 4 5 5 6 5
Tổng 305
- Nội dung điều tra mẫu
Để có thể thu được một bức tranh toàn diện nhất về thực trạng thực hiện chính
sách ứng phó với BĐKH của vùng TNB, nội dung của khảo sát sẽ bao hàm từ các
biểu hiện của BĐKH cho tới các giải pháp ứng phó, và các vấn đề về thực hiện
chính sách. Nội dung chính của khảo sát được chia thành các vấn đề được liệt kê cụ
thể dưới đây: Đánh giá về biểu hiện và ảnh hưởng của BĐKH đến phát triển KT-
XH. Đánh giá về thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện các chính sách
ứng phó BĐKH. Đánh giá về các hoạt động tuyên truyền chính sách ứng phó
BĐKH. Đánh giá về phân công, phối hợp giữa các chủ thể có liên quan trong việc
thực hiện chính sách ứng phó BĐKH. Đánh giá việc thực hiện chính sách ứng phó
BĐKH. Các kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ứng phó BĐKH.
4.2.4. Phương pháp phân tích SWOT
Đây là phương pháp đánh giá tổng hợp các yếu tố định lượng và định tính có
ảnh hưởng đến thực hiện chính sách BĐKH ở vùng TNB, trên cơ sở phân tích tổng
hợp cả 4 mặt: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của vùng để xem xét tiềm
nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách BĐKH ở vùng trong giai đoạn tới
dựa trên cơ sở phân tích lợi thế so sánh vùng.
4.2.5. Phương pháp xây dựng bộ chỉ số đánh giá
Để phân tích sâu hơn các vấn đề về BĐKH, luận án xây dựng một số chỉ số
tổng hợp, để đánh giá như: chỉ số đánh giá biểu hiện; chỉ số năng lực ứng phó
BĐKH; chỉ số hiệu quả ứng phó BĐKH. (xem phụ lục 3)
9
4.2.6. Kỹ thuật sử dụng
- Ngoài các phương pháp phân tích định tính, đề tài sẽ sử dụng một số kỹ thuật
toán và kinh tế lượng để phân tích số liệu.
- Phần mềm chính được sử dụng cho các thống kê là STATA.
4.2.7. Khung phân tích của luận án
Từ mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, cách tiếp cận và phương pháp
nghiên cứu, luận án xây dựng khung phân tích như sau:
Nguồn: Tổng hợp của luận án, 2020
Khung khổ lý luận về thực hiện
chính sách BĐKH
Thực hiện chính sách BĐKH
Cácnhântốảnhhưởng
đếnthựchiệnchính
sáchBĐKH
Chỉ tiêu
kỳ vọng
của thực
hiện
chính
sách
Ban hành
văn bản
thực hiện
chính sách
Truyền
thông
chính sách
BĐKH
Phối hợp
tổ chức
thực hiện
chính sách
Tổ chức
triển khai
thực thi
chính sách
Kiểm tra,
giám sát
thực hiện
chích sách
Chỉ tiêu
thực tế
đạt được
Đánh giá và kết quả của việc thực hiện chính
sách BĐKH
Bất cập, hạn chế trong thực hiện chính sách
BĐKH
Bối cảnh
phát triển
mới
Quan điểm và giải pháp
- Quan điểm
- Nhóm giải pháp chung
- Nhóm giải pháp hoàn thiện thực hiện chính
sách thích ứng BĐKH
- Nhóm giải pháp hoàn thiện thực hiện chính
sách giảm nhẹ ảnh hưởng BĐKH
Sosánh,đánhgiá
10
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Những đóng góp mới của luận án về học thuật và lý luận
Việc thực hiện luận án sẽ có những đóng góp mới sau đây về lý luận và học thuật:
- Hệ thống hóa được các quan điểm về chính sách công và đưa ra được khái niệm
về chính sách ứng phó với BĐKH và thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH.
- Phân tích, làm rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách
BĐKH (nhân tố bản thân chính sách, nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan), 4 tiêu
chí đánh giá chính sách và quy trình thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH, bao
gồm 5 bước thực hiện.
- Xây dựng được phương pháp đánh giá quá trình thực hiện chính sách ứng
phó BĐKH, để từ đó chỉ ra rằng, hoàn thiện thực hiện chính sách ứng phó với
BĐKH không chỉ nhằm để giải quyết những bất cập trước mắt mà còn định hướng
cho việc thực hiện chính sách theo hướng chủ động thích ứng với BĐKH phù hợp
với đặc điểm của từng vùng, miền, địa phương trong điều kiện bối cảnh mới.
5.2. Những đóng góp mới của luận án về thực tiễn
Bên cạnh các đóng góp mới về phương diện lý luận và học thuật, luận án còn
có những đóng góp mới về thực tiễn, như sau:
- Việc nghiên cứu của luận án đã góp phần làm rõ vấn đền thực hiện chính
sách đối với một lĩnh vực cụ thể là BĐKH: từ xây dựng kế hoạch triển khai chính
sách; tuyên truyền quá trình triển khai chính sách; tổ chức thực hiện chính sách;
phân công, phối hợp giữa các chủ thể trong việc thực hiện chính sách ứng phó với
BĐKH; kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách.
- Luận án đã góp phần cụ thể hóa việc thực hiện chính sách ứng phó với
BĐKH cho một vùng, địa phương cụ thể - ở đây là vùng TNB.
- Đồng thời luận án đã hình thành nguồn thông tin mới về thực trạng chính
sách ứng phó với BĐKH và kết quả triển khai thực hiện chính sách ứng phó với
BĐKH vùng TNB để các cơ quan QLNN về BĐKH ở Trung ương, địa phương và
các nhà nghiên cứu, giảng dạy có thêm nguồn thông tin hữu ích để tham khảo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án đã hệ thống hoá, làm rõ hơn về mặt lý thuyết về chính sách công, các
biểu hiện của chính sách, thực hiện chính sách; vai trò của thực hiện chính sách trong
quy chu trình chính sách; phân tích các chủ thể của thực hiện chính sách.
- Luận án đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống khung lý luận về thực hiện
chính sách thích ứng với BĐKH, bao gồm các khái niệm, nội hàm, các nội dung
quy trìn thực hiện chính sách.
11
- Luận án xây dựng và hoàn thiện hệ thống khung lý luận về các yếu tố tác
động đến thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH.
- Trên cơ sở phân tích, hệ thống hoá thực tiễn kinh nghiệm thực hiện chính
sách ứng phó với BĐKH ở một số quốc gia, luận án cũng hé mở nhiều hàm ý cho
việc hoàn thiện chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Dựa trên những phân tích, đánh giá thực trạng và tác động của việc thực hiện
chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB, luận án có những đóng góp thực tiễn
như sau:
- Việc luận án nghiên cứu một cách hệ thống về thực hiện chính sách ứng phó
với BĐKH, lại nghiên cứu ở một khu vực cụ thể là vùng TNB sẽ góp phần làm rõ
các vấn đề mang tính thực tiễn về chính sách BĐKH. Trong bối cảnh vùng đang hội
nhập quốc tế, xu hướng liên kết vùng và ảnh hưởng của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư.
- Luận án làm rõ được các yếu tố mang tính đặc thù ảnh hưởng đến thực hiện
chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB.
- Luận án góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của các cơ quan quản lý Nhà
nước về BĐKH ở cấp Trung ương và các địa phương vùng TNB hiện nay, và vai trò
của việc thực hiện chính sách trong ứng phó với BĐKH.
- Cuối cùng luận án đưa ra cơ sở khoa học để các nhà hoạch định chính sách
về BĐKH tham khảo cho quá trình hoàn thiện chính sách BĐKH ở Việt Nam nói
chung và vùng TNB nói riêng.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án sẽ bao gồm các chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về thực hiện chính sách ứng phó với
biến đổi khí hậu
Chương 2: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu
Chương 3: Thực trạng thực hiện chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu ở
vùng Tây Nam Bộ
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách ứng
phó với biến đổi khí hậu ở vùng Tây Nam Bộ.
12
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG
PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài về thực hiện chính
sách ứng phó với biến đổi khí hậu
Chính sách và thực hiện chính sách về BĐKH đã được các nhà khoa học, và
các tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, sau đây là một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu:
Các nghiên cứu về tác động của BĐKH ở vùng Tây Nam Bộ
Báo cáo của ADB (1994) đưa ra nhận định vùng ĐBSCL của Việt Nam nằm
trong nhóm có nguy cơ tổn thương cao do tác động của hiện tượng BĐKH và NBD
[188]. Tiếp đến báo cáo của UNFCCC (2003) đã đưa ra những bằng chứng cho thấy
trong suốt 30 năm vừa qua, mực nước quan trắc dọc theo bờ biển Việt Nam có dấu
hiệu gia tăng, ước tính đến năm 2050 mực nước biển sẽ gia tăng thêm 33cm và đến
năm 2100 sẽ tăng thêm 1m. Với nguy cơ này, vùng ĐBSCL của Việt Nam sẽ chịu
tổn thất mỗi năm chừng 17 tỉ USD (chiếm 80% tổng sản phẩm nội địa GDP).
Nghiên cứu của Reiner và các cộng sự (2004) dựa trên mô hình toán thuỷ lực đã
đưa ra phỏng đoán các diễn biến ngập lũ ở TNB trong thời đoạn tháng 8 đến tháng 11
với kịch bản mực NBD 20 cm và 50 cm. Kết quả cho thấy đường đồng mức ngập lũ
sẽ mở rộng tương ứng với mức nước dâng 20 cm và 50 cm sẽ là 25 km và 50 km về
phía hạ lưu. Ở giai đoạn đầu của lũ (tháng 8), mực nước trung bình vùng Đồng bằng
sẽ gia tăng thêm 14,1cm (khi NBD 20cm) và 32,2 cm (khi NBD 50 cm). Đến kỳ đỉnh
lũ (tháng 10), mức gia tăng mức ngập tương ứng này sẽ là 11,9 cm và 27,4 cm. Và
nếu như Chính phủ và chính quyền các địa phương vùng TNB không có những chính
sách nhằm ứng phó thì BĐKH sẽ ảnh hưởng rất lớn đến KT-XH, sinh kế cộng đồng
dân cư [262, tr.89-107]. Báo cáo của Nicholls và Lowe (2006) đã tính toán khi mực
nước biển dâng cao 40 cm, số nạn nhân của lũ trên thế giới hiện nay là 13 triệu người
sẽ tăng lên 94 triệu người. Khoảng 20% trong số họ sống ở vùng Đông Nam Á, trong
đó vùng bị ảnh hưởng nặng nhất là vùng TNB và tiếp đến là vùng ĐBSH [238,
tr.1073, 1095].
Cũng theo kết quả phỏng đoán các BĐKH ở TNB từ các mô hình toán của
Peng và cộng sự (2004) cho thấy, trong khoảng thập niên 2030-2040, nhiệt độ trung
bình cũng như nhiệt độ lớn nhất và nhỏ nhất trong vùng TNB đều gia tăng, phổ biến
tăng khoảng 2C. Khi nhiệt độ thấp không khí tăng lên 1C, năng suất lúa sẽ giảm
đi khoảng 10% [244, tr.9971, 9975].
13
Nổi bật là các nghiên cứu của IPCC (2007, 2012, 2013) bên cạnh dự báo và
cập nhật các kịch bản về BĐKH và NBD trên toàn cầu, và các vùng ở Việt
Nam,Nghiên cứu cũng đã tập trung phân tích những tác động, tác động tiềm tàng
của BĐKH, NBD đến kinh tế, xã hội, môi trường, đặc biệt là sinh kế người dân.
Chuỗi các báo cáo của IPCC đã đưa ra khuyến cáo ba vùng châu thổ được xếp trong
nhóm cực kỳ nguy cơ do sự BĐKH là vùng hạ lưu sông Mê Kông (Việt Nam), sông
Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai Cập) [227].
Dựa trên những kết quả dự báo của IPCC, nghiên cứu của Dasgupta và các
cộng sự (2007) cũng cho thấy những kết quả tương tự [253, tr.4136]. Việt Nam nằm
trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng cao nhất do BĐKH, và hai đồng bằng,
ĐBSH và ĐBSCL bị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Khi NBD cao 1m, ước chừng
5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện
tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng. Rủi ro kép ở vùng TNB
(bao gồm cả hạn hán và lũ lụt) sẽ làm gia tăng với các trận mưa có cường độ cao và
các ngày hạn kéo dài [219, tr.45-59]. Dựa vào kết quả ghi lại ở trạm đo thuỷ triều ở
Việt Nam cho thấy trung bình mỗi năm mực nước biển ở Việt Nam đã tăng trong
khoảng 1,75-2,56mm/năm.
Báo cáo phát triển con người của UNDP (2008) đã chỉ ra rằng BĐKH là thách
thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XXI và những tác động của BĐKH đang
gây tổn thương trong một thế giới bất bình đẳng, như: các tổn thương về sản xuất
nông nghiệp và an ninh lương thực; tổn thương nguồn nước; tổn thương hệ sinh
thái; gia tăng nghèo đói và di cư, gây tổn thương sức khoẻ. Đồng thời, trên cơ sở
đó, báo cáo đưa ra những biện pháp về thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH
như: xác định các tiêu chí giảm nhẹ, đánh giá các bon, vai trò quản trị của Chính
phủ và tầm quan trọng của hợp tác quốc tế [168].
Nghiên cứu của Susmita Dasgupta (2007) cũng cho chúng ta thấy tác động của
BĐKH và NBD. Các kết quả nghiên cứu cho thấy 0,31% (194.309 km2
) vùng lãnh
thổ của 84 nước đang phát triển bị ảnh hưởng khi mực NBD cao 1m. Việt Nam
đứng đầu danh sách 10 nước bị ảnh hưởng về dân số, khu vực đô thị và đất ngập
nước (khoảng 10%) [253, tr.4136].
Tiếp đó UNDP (2011) một lần nữa tổ chức này đã khẳng định các hoạt động
của con người với nhịp độ và quy mô chưa từng thấy, đã và đang biến đổi môi
trường tự nhiên và góp phần làm BĐKH. Báo cáo cũng đã chỉ rõ các nhóm đối
tượng dễ bị tổn thương dưới tác động của BĐKH, gồm: cư dân miền núi, cộng đồng
14
ở châu thổ, người dân đảo, các dân tộc bản địa, người nghèo thành thị. BĐKH sẽ
ảnh hưởng đến nhóm đối tượng này gây tổn thương kinh tế, sức khoẻ, sinh kế bị đe
doạ và đặc biệt là tạo nên luồng di cư [169]. Hay nghiên cứu của Bingxin Yu,
Tingju Zhu, Clemens Breisinger, Nguyen Manh Hai (2013) đã đánh giá ảnh hưởng
của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và các ứng phó chính sách của
ngành nông nghiệp để giảm thiểu tác động bất lợi của thiên tai và BĐKH [268].
Nghiên cứu của Lê Anh Tuấn và Suppakorn Chinvanno (2011), đã cho thấy
các tác động và tác động tiềm tảng của BĐKH đến tài nguyên đất, tài nguyên nước,
đe doạ an ninh lương thực ở vùng TNB [261, tr.205-217]. Đồng thời, các tác giả
cũng đề xuất những biện pháp ứng phó hiệu quả ở khu vực này đó là: tập trung ứng
phó dựa vào cộng đồng và hệ sinh thái, tập trung vào các giải pháp phi công trình.
Và tổ chức IMHEN và UNDP (2015) đã xuất bản ấn phẩm đánh giá, phân tích một
cách đầy đủ các biểu hiện, tác động của thời tiết cực đoan đến môi trường tự nhiện,
KT-XH và PTBV đến các vùng ở Việt Nam. Sự biến đổi các hiện tượng thời tiết
cực đoan trong tương lai do BĐKH và quản lý rủi ro thiên tai ở Việt Nam [176].
Trước diễn biến và ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng của BĐKH đến vùng
TNB, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tổ chức quốc tế về vấn đề này,
dưới các cách tiếp cận khác nhau: an ninh nguồn nước, ANLT, sụt lún... Trong
nhiều năm qua, nguồn nước sông Mê Kông vừa mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh
tế nông nghiệp và thuỷ sản vùng TNB nhưng cũng là yếu tố hạn chế cho vấn đề dân
sinh trong khu vực. Nhờ nguồn nước dồi dào, khối lượng phù sa lớn và điều kiện
khí hậu tương đối thuận lợi, trong hàng thập niên vừa qua, vùng đồng bằng này là
nơi sản xuất sản lượng lương thực và thực phẩm lớn nhất nước. Mỗi năm sông Mê
Kông chuyển về vùng đồng bằng này từ 450-475 tỷ m3
nước và tải khoảng 160 triệu
tấn phù sa (Thorne et al., 2011). Mặt khác, nếu đem chia khối lượng nước và phù sa
trung bình của sông Mê Kông cho 18 triệu người dân sống ở đây thì mỗi năm, mỗi
người dân có thể nhận từ 25.000-30.000m3
nước (gấp 5-6 lần lượng nước nội địa
trung bình cho mỗi đầu người Việt Nam, vào khoảng là 4.500m3
) và gần 8,5 tấn phù
sa. Sông Mê Kông cũng mang lại một nguồn lợi cá tự nhiên rất lớn cho người dân
Việt Nam, có thể cung cấp khoảng 35kg cá tự nhiên/năm cho mỗi người trong vùng
[223]. Hay nghiên cứu của Simon Benedikter (2014) phân tích về vai trò của nước
và sự thay đổi trong cách thức quản lý nguồn nước ở vùng TNB từ năm 1975 trở lại
đây [195, tr.547-587].
Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả do nhà địa chất P. S. J. Minderhoud
đứng đầu, đến từ trường Đại học Utrech Hà Lan (2019) đã sử dụng phương pháp
15
mô hình số và mô hình 3D trên toàn ĐBSCL đã tính toán lún đất dựa trên phương
pháp InSAR và đánh giá tương quan sụt lún đất với khai thác nước dưới đất.
ĐBSCL hiện có độ cao trung bình cực thấp, cao hơn mực nước biển khoảng 0,8m.
Mức cảnh báo này thấp hơn nhiều so với giả định trước đó khoảng 2,6m. Nguyên
nhân của hiện tượng trên là do khai thác nước ngầm quá mức, kết hợp với sự gia
tăng mực nước biển do BĐKH, đã làm cho nền đất bị sụt lún, giảm trầm tích trên bề
mặt, gây gia tăng tính dễ bị tổn thương do lũ lụt và nước biển dâng do bão và cuối
cùng ĐBSCL có thể phải đối diện với nguy cơ bị ngập lụt toàn bộ [233].
Các công trình nghiên cứu về chính sách và thực hiện chính sách ứng phó
với BĐKH
Các vấn đề nghiên cứu về chính sách ứng phó với BĐKH đã được các nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, tập trung vào các lĩnh vực giảm khí thải
KNK, chính sách tài chính, chính sách năng lượng, xây dựng chiến lược giảm nhẹ
rủi ro khí hậu. Sau đây là các công trình tiêu biểu:
Trong nghiên cứu của (Ian Burton, Elizabeth Malone, Saleemul Huq, 2004) đã
đưa ra khung chính sách thích ứng được xây dựng trên 4 nguyên tắc chính, làm nền
tảng để có thể phát triển các hành động tích hợp thích ứng với BĐKH: (i) sự thích
ứng với BĐKH ngắn hạn và các hiện tượng cực đoan đóng vai trò là điểm xuất phát
để giảm tính dễ bị tổn thương đối với sự thay đổi khí hậu lâu dài; (ii) sự thích nghi
xảy ra ở các cấp khác nhau trong xã hội, bao gồm cả cấp địa phương; (iii) chính
sách thích ứng và các biện pháp cần được đánh giá trong một bối cảnh phát triển; và
(iv) chiến lược thích ứng và quá trình thực hiện của các bên liên quan cũng quan
trọng không kém [198].
Nghiên cứu của (Godefroy Grosijean, 2014) đã tập trungphân tích các cuộc
tranh luận nên hay không nên cải cách Hệ thống thương mại phát thải giữa các quốc
gia ở EU [218]. Để làm rõ hơn nhận định trên nghiên cứu của (Jos Delbeke và Peter
vis, 2016) đã giải thích các chính sách về khí hậu của EU, phương pháp tiếp cận,
đánh giá cũng như cách lựa chọn các công cụ, mức độ hiệu quả của chính sách để
thích ứng với những thách thức phía trước [205]. Các tác giả cuốn sách chia sẻ
không có một chính sách duy nhất nào có thể giảm phát thải KNK, mà phải kết hợp
các chính sách lại với nhau một cách chặt chẽ - đây là một thách thức lớn đặt ra cho
EU trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đề cập đến những nỗ lực của
EU để giảm phát thải KNK và đưa ra những chính sách đầy tham vọng khi muốn
tách rời phát thải và tăng trưởng kinh tế. BĐKH không phải là vấn đề của riêng EU,
mà là của tất cả các quốc gia, các khu vực. Chính vì vậy, cần sự chung tay góp sức
16
của tất cả các nước; hiệu quả và chi phí của các chính sách sẽ là chìa khóa để xác
định tốc độ tiến bộ của mỗi nước.
Trong kỳ đàm phán thứ 4 về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu giai đoạn
2016-2017, Ủy ban Chiến lược Kinh doanh, công nghiệp và năng lượng của Hạ
viện Anh đã đưa ra báo cáo [265]. Báo cáo đã đề cập đến những bất lợi và khó khăn
về chính sách năng lượng và BĐKH, đặc biệt là Hệ thống Thương mại Phát thải của
EU (ETS) khi Anh rời khỏi liên minh. Ông Greg Clark Clark - Bộ trưởng Ngoại
giao cũng đã thừa nhận Anh có lợi khi hợp tác với các đối tác của EU, và khuyến
nghị Chính phủ nên tìm cách tránh gây gián đoạn cho ngành năng lượng và chương
trình nghị sự về BĐKH trong nước. Chính phủ nên duy trì tư cách thành viên của
EU ETS cho đến ít nhất là năm 2020. Cuối cùng nghiên cứu đưa ra những lo ngại
trong tương lai các tiêu chuẩn của Anh sẽ khác xa với các nước châu Âu… Báo cáo
cũng đề cập đến nhiều chính sách quan trọng liên quan đến chính sách năng lượng
và BĐKH là chiến lược dài hạn và không phụ thuộc vào các cuộc đàm phán Brexit.
Đề cập đến chính sách quốc gia nghiên cứu của MESTI (2013) đã nhấn mạnh
chính sách ứng phó với BĐKH của Chính phủ Ghana trong bối cảnh ưu tiên PTBV,
hướng tới những cơ hội và lợi ích của một nền kinh tế xanh để đối phó với những
thách thức của BĐKH. Chính sách của Ghana được chia làm 3 giai đoạn: (i) trình
bày chính sách BĐKH quốc gia, phân tích tình hình hiện tại và đưa ra mục tiêu và
tầm nhìn rõ ràng; (ii) giai đoạn hai trình bày chi tiết hơn các sáng kiến và chương
trình được xác định trong Chính sách biến đổi khí hậu quốc gia dưới hình thức
Chương trình hành động để thực hiện; và (iii) giai đoạn ba sẽ trình bày chi tiết các
chương trình và hành động về BĐKH được xác định trong giai đoạn hai, có thể
được lồng ghép và gắn với thời hạn và ngân sách theo kế hoạch hoạt động hàng
năm của các đơn vị thực hiện. Ba mục tiêu của chính sách là thích ứng có hiệu quả,
xã hội phát triển và giảm nhẹ. Để giải quyết các vấn đề thích ứng, bốn lĩnh vực
thích ứng đã được Ghana xác định, đó là (i) vấn đề năng lượng và cơ sở hạ tầng, (ii)
quản lý tài nguyên thiên nhiên, (iii) nông nghiệp và an ninh lương thực, và (iv)
phòng ngừa thảm hoạ và phản ứng với thảm họa [257].
Bên cạnh đó, các nghiên cứu của các tác giả Jung, Huicheul & Sungwoo Jeon
& Dong Kun Lee (2012), Kim Jong-Jin (2013), Norton Rose Fulbright (2011), và
Niederhafner, Stefan (2014) tựu chung lại, cho thấy nhận thức rõ về mối đe dọa của
BĐKH cũng như trách nhiệm của mình đối với vấn đề này [224], [229], [240],
[252]. Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai thực hiện các chính sách theo cách tiếp
cận từ trên xuống (top-down) đối với ứng phó với BĐKH. Bộ máy điều hành công
17
tác ứng phó với BĐKH được thành lập, bao gồm các cơ quan: Ủy ban Chính phủ
ứng phó với biến đổi khí hậu được thành lập vào tháng 4/1998; Trung tâm Thích
ứng với Biến đổi Khí hậu của Hàn Quốc (KACCC) được thành lập vào tháng
7/1999; Ủy ban đặc biệt về biến đổi khí hậu trực thuộc Quốc hội được thành lập vào
tháng 3/2001; Lực lượng đặc nhiệm của các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng
lượng được thành lập vào tháng 11/2004 để tìm cách giảm phát thải KNK. Để tạo
cơ sở pháp lý cho các cơ quan điều hành hoạt động, tháng 4/2010, Hàn Quốc ban
hành Luật khung về các bon thấp và tăng trưởng xanh. Luật này quy định chế độ bắt
buộc báo cáo về lượng khí thải, đồng thời đưa ra một khung khổ cho quy trình pháp
lý cần thiết để đạt được cam kết theo Thỏa thuận Cophenhagen. Luật khung này
được xếp vị trí cao hơn các luật khác liên quan đến các bon thấp và là đạo luật toàn
diện đề cập đến tất cả các vấn đề có liên quan đến năng lượng, BĐKH và PTBV.
Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu các biện pháp ứng phó với BĐKH vào
năm 1999. Kế hoạch Ứng phó toàn diện đã được điều chỉnh 3 lần trong thập niên
2000 và đến này đã có kế hoạch thứ năm.
Hay các nghiên cứu của Okazumi, Toshio (2008), và Notomo, Takuya
(2013), những báo cáo trên đã tập trung phân tích vào thực hiện chính sách ứng phó
với BĐKH của Nhật Bản, trong đó, Chính phủ Nhật đã chú trọng vào xây dựng một
xã hội các bon thấp, giảm phát thải trong lĩnh vực giao thông, xây dựng toà nhà
xanh, năng lượng tái tạo, năng lượng xanh [259], [254].
Công trình của Diana Carney (2003) đã tập trung tóm tắt các quan điểm tranh
luận dựa trên nhiều cách tiếp cận về sinh kế bền vững và hàm ý cách tối đa hóa
đóng góp của nó trong việc giảm nghèo. Khi đánh giá về giá trị của sinh kế bền
vững, tác giả cho rằng việc sử dụng mô hình sinh kế bền vững có thể mở ra nhiều
cơ hội cho người nghèo để bàn luận về các vấn đề cơ sở của sự nghèo nàn [199].
Hay các nghiên cứu thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH của Hà Lan, là
quốc gia có phần rất lớn diện tích lãnh thổ thấp hơn mực nước biển, nên rất dễ chịu
ảnh hưởng tiêu cực với các hiệu ứng do BĐKH gây ra. Để PTBV, người Hà Lan
luôn phải tìm cách đương đầu với các thách thức ngày càng hiện hữu của BĐKH và
NBD. Thống kê cho thấy tổn thất tài chính của Hà Lan do lũ lụt, hạn hán và đuối
nhiệt trong giai đoạn đến năm 2050 sẽ vào khoảng 71 tỷ euro [206]. Để giảm thiểu
tác động của BĐKH, chính sách của chính phủ Hà Lan tập trung vào giải quyết các
vấn đề sau đây: thích ứng với BĐKH (bằng cách thực hiện các biện pháp ngăn ngừa
lũ lụt và bảo vệ nguồn cung cấp nước ngọt, sản xuất nông nghiệp, môi trường và
sức khoẻ…); giảm phát thải KNK (bằng cách chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch
18
sang các nguồn năng lượng bền vững, như: năng lượng mặt trời và năng lượng gió,
chăn nuôi gia súc...) [255]. Tháng 12/2016, Chính phủ Hà Lan cho ra mắt Chiến
lược Quốc gia về thích ứng với BĐKH (NAS). Chiến lược dựa trên nghiên cứu mới
nhất trong nhiều lĩnh vực và so sánh các kịch bản khác nhau này giới thiệu nhiều
sáng kiến mới giúp thúc đẩy những kế hoạch đang thực hiện. Chiến lược cho thấy,
BĐKH mang lại những thách thức nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội, cần khai thác
chúng ở mức độ cao nhất có thể [235]. Bên cạnh đó, chính phủ Hà Lan cũng đánh
giá BĐKH cũng có thể tạo ra những cơ hội mới, có thể nhiều quốc gia có nhiều nhu
cầu về chuyên môn của Hà Lan trong quản lý nước, an toàn lũ, hệ thống phân phối
nước, NLTT và nông nghiệp sáng tạo. Ảnh hưởng của BĐKH ở khu vực phía Nam
và phía Đông có thể tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho nông nghiệp Hà Lan [235].
Ngoài một chiến lược ứng phó BĐKH chi tiết nêu trên, Hà Lan còn có một chiến
lược PTBV dành riêng cho khu vực đồng bằng có tên gọi Chương trình phát triển
Đồng bằng (Delta Programme). Chương trình này tập trung vào xử lý các vấn đề (i)
an toàn nước, (ii) nước ngọt và (iii) sử dụng không gian nước [46]. Có thể thấy
những kinh nghiệm của Hà Lan trong thực hiện chính sách ứng phó với tác động
BĐKH đặc biệt rất hữu ích cho kinh nghiệm ứng phó với BĐKH ở vùng TNB.
Canada là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về duy trì PTBV đồng
thời đối phó hiệu quả với BĐKH. Nhiều khu vực Canada đã và đang phải đối phó
với tình trạng xâm nhập mặn, NBD và lũ lụt nghiêm trọng, khá tương đồng với khu
vực vùng ĐBSCL của Việt Nam. Lấy ví dụ, thành phố Vancouver kể từ năm 2005
trở lại đây, đã liên tục gặp tình trạng NBD cao dẫn đến lũ lụt, với tần suất nhiều
bằng cả 40 năm trở về trước [251]. Đặc trưng về thực hiện PTBV và ứng phó với
BĐKH ở Canada được thể hiện trong các báo cáo hàng năm với một bộ chỉ tiêu
PTBV và thích ứng với BĐKH, dựa vào các chỉ tiêu sau: (i) Sự thay đổi về khí hậu,
được đánh giá dựa vào lượng KNK (lượng KNK chủ yếu do các hoạt động của con
người tạo ra như carbon dioxide, nitrous oxide, và khí methane) trong bầu khí
quyển của Trái Đất; (ii) Chất lượng không khí, được đánh giá dựa vào tỷ lệ phần
trăm các chất gây ô nhiễm trong bầu khí quyển so với mức tối đa cho phép; (iii)
Chất lượng nước, được đánh giá dựa vào tỷ lệ phần trăm dân số ở đô thị liên quan
đến các nhà máy xử lý nước thải công cộng; (iv) Sự đa dạng sinh học, vốn tự nhiên
được đánh giá dựa vào sự thay đổi về tình trạng các loài đang gặp nguy hiểm.
Đề cập đến vai trò của chính quyền địa phương, vùng trong thực hiện chính
sách BĐKH, các nghiên cứu của Bjorkum, I. (2005), Fei Teng & Alun Gu (2007),
19
và Chmutia, K., Zhu, J., Riffat, S. (2012) đã cho thấy, ở Trung Quốc chính quyền
địa phương trở thành một chủ thể không thể thiếu trong quá trình thực hiện chính
sách này. Trong đó, Trung Quốc đã hình thành được bộ máy quản lý và thực thi
chính sách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Chính quyền có vai trò quan
trong đối với việc xử lý xung đột trong quá trình thực hiện chính sách BĐKH ở
Trung Quốc. Bên cạnh đó để các chính sách đi vào thực tiễn một cách nhanh chóng
và phát huy hiệu lực, chính quyền sử dụng nhiều biện pháp khuyến khích, khen
thưởng xử phạt đối với cán bộ thực thi chính sách. Chính quyền Trung ương phân
cấp, tăng nhiều quyền hơn cho chính quyền địa phương trong việc xử lý những
công ty thuộc sở hữu của nhà nước Trung ương đang hoạt động ở địa phương có
phát thải KNK vượt quy định. Đồng thời, đẩy mạnh sự tham gia của khu vực tư
nhân và tạo điều kiện cho tổ chức xã hội dân sự tham gia tích cực vào việc tương
tác với chính quyền các cấp trong suốt quá trình chính sách ứng phó BĐKH [196],
[256], [201, tr.138, 151].
BĐKH thường mang tính phức tạp, đa chiều, qui mô lớn là thách thức lớn đối
với xã hội, đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà khoa học cần có những tiếp cận mới,
mang tính tổng thể, liên ngành để đánh giá, quản lý khung thích ứng phù hợp. Tiếp
cận hệ tri thức, giá trị được xem là hướng nghiên cứu mang tính hệ thống, tổng hợp
để giải quyết vấn đề thách thức sẽ hạn chế được rủi ro, phát huy được nguồn lực
lãnh thổ, nhất là đảm bảo tính bền vững trong tiến trình phát triển của xã hội. Trong
đó, việc xây dựng các hình thức quản trị thích ứng phù hợp với các hệ thống xã hội
(giá trị, qui tắc, tri thức) có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của các cá
nhân, tổ chức [214, tr.60, 69], [202, tr.87, 96], [193]. Theo đó, một hệ thống sinh
thái xã hội được quan niệm là một thực thể địa vật lý kết hợp với các tác nhân và tổ
chức xã hội, có tính chất phức tạp, thích ứng và các mối quan hệ tương hỗ. Sự
chuyển đổi của hệ sinh thái xã hội có thể bắt đầu từ những thay đổi của nhân tố sinh
thái do tác động của BĐKH hoặc tác nhân khác, sau đó là thay đổi hệ sinh thái dẫn
đến các thích nghi các tác nhân xã hội, gồm thay đổi sử dụng các dịch vụ hệ sinh
thái, sinh kế và quản trị tài nguyên [202, tr.87, 96].
Bên cạnh đó, Matthew J. Colloff et al. (2017) còn nhấn mạnh tác động của
BĐKH đối với bảo tồn đa dạng sinh học tập trung nhiều vào hệ sinh thái, loài và
duy trì tính toàn vẹn sinh thái, ít tập trung vào bối cảnh thể chế, các mối quan hệ với
xã hội, con người. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua đã có những thay đổi trong tiếp cận
giải quyết tác động, đó là tập trung nhiều hơn vào khả năng thích ứng với biến đổi
của các hệ sinh thái xã hội trên cơ sở tiếp cận khung thích ứng biến đổi TARA (the
20
Transformative Adaptation Research Alliance). Cách tiếp cận này cung cấp cách
thức và cấu trúc để dự báo, xây dựng tiến trình thích ứng, nhất là giải quyết tính
không chắc chắn trong việc ra quyết định thích ứng theo quan điểm tổng hợp, hệ
thống về các giá trị, qui tắc, tri thức; hay nói cách khác, các tác nhân của xã hội
tham gia vào thực hiện khung thích ứng với những thay đổi mang tính toàn cầu. Có
3 nhân tố hình thành khung tiếp cận, đó là: hệ thống giá trị, qui tắc và tri thức; lộ
trình thích ứng và các dịch vụ thích ứng [202, tr.87, 96].
Đối với vùng ven biển, tác động của BĐKH đang trở thành thách thức cho các
cộng đồng sống dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để ứng phó với những biến
đổi này, các lãnh thổ đã đề xuất các giải pháp mang tính vĩ mô, ở tầm quốc gia,
vùng, phần lớn các lãnh thổ trực tiếp bị ảnh hưởng ít được tham vấn nên việc thực
thi chính sách thường kém hiệu quả. Vì vậy, để giải quyết khó khăn này cần thúc
đẩy sự tham gia của địa phương trong xây dựng khả năng phục hồi và khả năng
thích ứng với các tác động trước mắt và lâu dài của BĐKH. Điển hình tại vùng eo
biển Madagascar, cách tiếp cận dựa vào cộng đồng trong can thiệp hỗ trợ khả năng
phục hồi và thích ứng sinh thái xã hội, dựa trên kết quả nghiên cứu tổng thể hệ
thống con người và hệ sinh thái trong lãnh thổ có cộng đồng dễ bị tổn thương bởi
các tác động của BĐKH, qua đó đã đề xuất khung thích ứng hợp lý. Các giải pháp
này đảm bảo tính khả thi bởi phù hợp với tình hình thực tế, chi phí thấp, khả năng
thích ứng nhanh và khả năng chấp nhận của xã hội, do đó làm giảm tính dễ bị ảnh
hưởng của BĐKH ở các cộng đồng phụ thuộc vào tài nguyên [263, tr.87, 97].
Đặc biệt, các nghiên cứu về thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái và dựa
vào cộng đồng là những hướng tiếp cận được nhiều học giả và tổ chức nghiên cứu
trong những năm gần đây, và được xem là phương pháp tiếp cận thích ứng nhằm
đảm bảo: (i) Cộng đồng là trung tâm của kế hoạch phát triển; (ii) Khung chính sách
thích ứng mang tính tổng thể phù hợp với bối cảnh thể chế, quản trị; (iii) Khuyến
khích phát triển và nhân rộng các giải pháp hiệu quả, nhất là nhóm đối tượng dễ bị
tổn thương [255].
Thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA) được định nghĩa là làm giảm tính dễ bị
tổn thương trước BĐKH của con người thông qua việc sử dụng và bảo tồn bền vững
các hệ sinh thái, đặc biệt sử dụng năng lực của hệ sinh thái để cung cấp dịch vụ.
Đây được xem là cơ sở hạ tầng xanh và có thể bổ sung hoặc thay thế cho các biện
pháp cơ sở hạ tầng cứng. Khung thích ứng được đề xuất thông qua phân tích mối
quan hệ tương hỗ, phụ thuộc lẫn nhau giữa các hệ sinh thái, dịch vụ hệ sinh thái và
cộng đồng phụ thuộc theo nguyên tắc: thúc đẩy khả năng thích ứng của hệ sinh thái
21
dựa vào điều chỉnh các chương trình, hành động quản lý và cộng đồng; duy trì các
dịch vụ hệ sinh thái, được xem là chìa khóa đo lường tính hiệu quả được cung cấp
[203], [234, tr.67-71], [207]. Một trong những thế mạnh của EbA là khả năng tối đa
hóa sự phối hợp giữa nhiều mục tiêu môi trường, kinh tế, xã hội; liên quan đến lợi
ích xã hội, các dự án EbA hợp lý có tiềm năng mang lại lợi ích cho cộng đồng địa
phương; là công cụ giúp các nhà hoạch định chính sách và quản lý giải quyết mối
nguy cơ từ BĐKH ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh kế người dân [236], [234].
Thích ứng dựa vào cộng đồng (CbA) được phát triển bởi Action Research
trong công trình nghiên cứu về hành động thích ứng cộng đồng ở Bangladesh, với
mục tiêu chuyển đổi khả năng phục hồi trên cơ sở tập trung vào tăng cường 3 lĩnh
vực: tri thức, năng lực và thực tiễn cho các cá nhân, tổ chức; đồng thời, lồng ghép
và xây dựng các giải pháp thích ứng trong khung phát triển, dịch vụ của địa
phương. Cộng đồng được trao quyền, tham vấn trong qui trình lập kế hoạch, chính
sách phát triển theo hướng hỗ trợ từ dưới lên. Từ cách tiếp cận này có thể cung cấp
một khung thích ứng mang tính linh hoạt, hiệu quả, tiết kiệm chi phí thông qua phân
tích, áp dụng các tri thức, kinh nghiệm của cộng đồng [203], [247], [192], [243,
tr.385, 393]. Các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của hệ sinh thái trong thích ứng với
BĐKH, xây dựng các bước nhằm hướng dẫn lồng ghép hệ sinh thái trong các kế
hoạch, chương trình thích ứng với BĐKH ở cấp quốc gia, vùng và địa phương.
1.2. Các nghiên cứu đã công bố trong nước liên quan đến luận án
Ở Việt Nam cho đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu được công
bố về BĐKH ở vùng TNB, dưới nhiều hình thức thực hiện khác nhau: Chương trình
nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước, Chương trình khoa học cấp Bộ,
Chương trình khoa học cấp Tỉnh, các nghiên cứu của trường Đại học, đặc biệt là
Trường Đại học Cần Thơ, các chương trình hợp tác quốc tế… Các nghiên cứu nói
trên được thực hiện theo các chiều cạnh như sau:
Các nghiên cứu về tác động của BĐKH và các hoạt động thích ứng với
BĐKH ở vùng TNB
Báo cáo của Viện QHTL miền Nam (2013) cho thấy Chính phủ Việt Nam đã
xây dựng và triển khai các quy hoạch trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông
thôn nhằm thích ứng với BĐKH. Công tác thích ứng với BĐKH được đưa ra thảo
luận cho từng lĩnh vực, trong đó có ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng khung quy hoạch hành động bao gồm lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn, và yêu cầu các cơ quan chức năng của ngành này
triển khai quy hoạch phát triển để ứng phó hoặc thích ứng với BĐKH. Nghiên cứu
22
trên cũng đã tập trung làm rõ các vấn đề: dự báo và đánh giá các tác động của
BĐKH giai đoạn trung và dài hạn 2020-2050; lập quy hoạch tổng thể thích ứng với
BĐKH và đề xuất các dự án ưu tiên. Và thông qua các hoạt động của dự án, khả
năng lập quy hoạch và thực hiện dự án về thích ứng BĐKH cho lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn [180].
Bên cạnh đó các nghiên cứu của Lê Anh Tuấn, Hoàng Thị Thuỷ (2014), Viện
Quản lý và Phát triển châu Á (2016) cũng đã cho thấy ĐBSCL được xác định là một
trong những vùng nhạy cảm và dễ phơi lộ với hiện tượng BĐKH và NBD [138]. Với
giả thiết rằng sinh kế của người dân địa phương đang bị ảnh hưởng mạnh do các thay
đổi bất thường của các điều kiện khí hậu tự nhiên. Nhiều khảo sát dựa vào phỏng vấn
bán cấu trúc và thảo luận ở cộng đồng về tác động của thiên tai và BĐKH lên sinh kế
được thực hiện trên ba vùng sinh thái thủy văn khác nhau đã được thực hiện ở vùng
đồng bằng. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng những thông tin thu nhận được là hiện thực
và liên quan đến các mong ước cuộc sống của cư dân địa phương. Người dân sống
vùng nông thôn ven biển gặp khó khăn hơn người dân sống ở vùng lũ. Người nghèo,
trẻ em, người già, người khuyết tập, phụ nữ đơn thân và người dân tộc thiểu số thuộc
nhóm người dễ bị tổn thương. Các nghiên cứu trên đã đề xuất những mô hình sinh kế
bền vững thích ứng với khí hậu như mô hình: tôm - lúa, mô hình lúa - cá… Trái với
quan điểm của các nghiên cứu trên, Tổ chức (IOM, 2015) đã đưa ra các tiếp cận thích
ứng với BĐKH ở vùng này thông qua di cư. Do đó, Chính phủ, các địa phương tiếp
nhận dân di cư phải tạo các điều về cơ sở hạ tầng để tái định cư, cũng như các dịch vụ
xã hội cơ bản khác cho các lao động này [179].
Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Đức Toàn (2015), Nguyễn Đình Tuấn
(2015) đã đánh giá tác động của BĐKH tới khu vực ĐBSCL; xây dựng bộ tiêu chí
để xây dựng làng sinh thái thích ứng với BĐKH sử dụng năng lượng sạch phục vụ
cho nhu cầu sinh hoạt trong điều kiện BĐKH và NBD. Đồng thời, đánh giá tác
động BĐKH đến tài nguyên nước và đất vùng nghiên cứu ứng với các kịch bản đã
xác định, phục vụ xây dựng khung hỗ trợ ra quyết định; nghiên cứu và thiết kế kiến
trúc hệ thống chính sách hỗ trợ ra quyết định phục vụ công tác quản lý và khai thác
tài nguyên nước và tài nguyên đất phù hợp với đồng bằng này [119], [139]. Và các
nghiên cứu khác của tác giả Trần Hồng Thái (2011, 2015) đã làm sáng tỏ hơn các
nhận định của 2 tác giả nói trên. Báo cáo cho thấy, các tác động và tác động tiềm
tàng của BĐKH ở vùng ĐBSCL: nước cho sinh hoạt, nước cho trồng trọt, nuôi
trường thuỷ sản và nước cho các hoạt động công nghiệp, và nếu không có những
23
giải pháp đồng bộ và kịp thời thì sẽ dẫn đến mất an ninh nguồn nước ở khu vực này
[100], [101]. Lê Ngọc Cầu (2017) đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả
các mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với BĐKH cho vùng ĐBSCL, và đãáp
dụng thử nghiệm bộ tiêu chí này cho huyện điển hình ở vùng ĐBSCL [30].
Bắt đầu từ năm 2015 vùng TNB phải đối mặt với những thách thức mới do
thiên tai, BĐKH gây ra. Do đó, vùng càng nhận được sự quan tâm nghiên cứu của
các tổ chức và học giả, các nghiên cứu trong thời kỳ này chủ yếu xoay quanh các
vấn đề hạn hán và sạt lở sông, biển. Điển hình là báo cáo của Bộ NN&PTNT
(2016), nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từ năm 2015 đến tháng 4/2016, các tỉnh vùng
TNB đã hứng chịu các đợt hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong lịch sử.
Hạn hán, xâm nhập mặn đã làm cho khoảng 160.000ha lúa của vùng TNB bị thiệt
hại, trong đó có hơn 50% diện tích bị mất trắng, làm cho khoảng 400.000 hộ thiếu
nước sinh hoạt [16]. Tiếp đến, khu vực TNB liên tục phải hứng chịu những đợt sạt
lở bờ sông, bờ biển với tần suất và quy mô lớn chưa từng có trong hơn 300 năm qua
[17], [107]. Theo số liệu thống kê, hiện khu vực TNB có 564 điểm sạt lở với tổng
chiều dài trên 834km. Trong đó, sạt lở bờ sông 512 điểm với tổng chiều dài khoảng
566km (chủ yếu diễn ra dọc theo sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm
Cỏ Tây và các nhánh chính của hệ thống kênh, rạch); sạt lở bờ biển 52 điểm với
tổng chiều dài 268km [19]. Hay Báo cáo của Bộ TN&MT (2019) [29] cho thấy
BĐKH đã làm cho các hiện tượng thiên tai ở vùng TNB ngày càng diễn biến dị
thường và phức tạp, điển hình là lũ lụt. Theo công bố của nghiên cứu, từ năm 2000
đến nay có 4 năm xảy ra lũ lớn, 6 năm lũ vừa và 7 năm lũ nhỏ (lũ nhỏ không mang
lại nguồn lợi và nguy cơ xảy ra xâm nhập mặn sâu vào mùa khô kế tiếp). Lũ có xu
hướng đến muộn hơn so với trước đây, từ năm 2010 trở về trước, đỉnh lũ chính vụ
hầu hết xuất hiện vào cuối tháng 9, đầu tháng 10; từ năm 2010 trở lại đây, các trận
lũ hầu hết xuất hiện vào giữa tháng 10.
Hay nghiên cứu IMHEN (2018) đã cho thấy, hạn hán, lũ lụt, các hiện tượng
khí hậu thời tiết cực đoan gia tăng, lượng mưa, phân bố mưa thay đổi làm tăng nguy
cơ thiếu lương thực, xung đột tài nguyên, gia tăng ô nhiễm môi trường, tạo ra bất ổn
xã hội do di dân, mất đất canh tác do xói lở, xâm nhập mặn là các thách thức được
tạo ra từ tính chất làm gia tăng mức độ tác động của nhiều vấn đề hiện hữu khác của
BĐKH [68]. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị ảnh hưởng
nghiêm trọng của BĐKH, đặc biệt là khu vực ĐBSCL. Hiện nay, hầu hết các cửa
sông ở ĐBSCL bị xâm nhập mặn từ 50-70km. Đặc biệt, trên sông Vàm Cỏ, xâm
nhập mặn vào sâu hơn 90km. Hàng loạt hậu quả nặng nề đã và đang ảnh hưởng trực
24
tiếp tới người dân. Diễn biến sạt lở bờ sông, bờ biển có xu thế ngày càng gia tăng.
Tốc độ xói mòn đã vượt tốc độ bồi tích làm diện tích ĐBSCL giảm khoảng
300ha/năm, chưa kể đến diện tích bị ngập do NBD. Nghiên cứu cũng chia sẻ các nỗ
lực của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi mô hình PTBV tại ĐBSCL; các mô
hình tốt trong ứng phó với BĐKH; cách tiếp cận hài hòa và đồng lợi ích giữa các
phương án thích ứng và giảm nhẹ BĐKH, nhằm thực hiện các mục tiêu PTBV tại
các địa phương…
Nghiên cứu của Phạm Thanh Long (2018) đã xây dựng được bản tin dự báo,
cảnh báo khí tượng thủy văn ứng dụng phục vụ các ngành/lĩnh vực trọng điểm ở
vùng ĐBSCL như: quản lý tài nguyên nước; sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; giao
thông vận tải; xây dựng; y tế; thể thao và du lịch. Nghiên cứu cũng xây dựng được
hệ thống cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn ứng dụng bằng
công nghệ WebGIS cho vùng ĐBSCL [73].
Các nghiên cứu về chính sách và thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH
ở Việt Nam
BĐKH là vấn đề mang tính toàn cầu, do vậy các hành động ứng phó với
BĐKH của Việt Nam, hiện nay đều được thực hiện thống nhất cùng cộng đồng
quốc tế theo khuôn khổ Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH (UNFCCC). Ngay
sau khi Việt Nam chính thức phê chuẩn Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về
BĐKH năm 1994 và đến năm 2002 tiếp tục phê chuẩn Nghị định thư Kyoto về
BĐKH thì vấn đề chính sách ứng phó với BĐKH đã bắt đầu được các học giả và tổ
chức quan tâm nghiên cứu. Theo quan sát của nghiên cứu sinh thì các nghiên cứu
thường tập trung vào các vấn đề: hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế phối hợp;
tích hợp, lồng ghép chính sách BĐKH vào quy hoạch kế hoạch phát triển KT-XH;
chính sách liên kết vùng; chính sách tài chính; chính sách hỗ trợ mô hình sinh kế
thích ứng; chính sách đàm phán và hội nhập quốc tế về BĐKH... Sau đây là các
nghiên cứu tiêu biểu:
Bước đầu những nghiên cứu về thể chế để thực hiện giảm nhẹ phát thải KNK
(NAMA) ở Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện. Một số nghiên cứu tập trung
vào hoạt động như: tăng cường năng lực, hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng các kịch bản
cơ sở, kịch bản giảm phát thải, hình thành hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm tra
(MRV)... đang được tiến hành. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đề xuất NAMA trong
các lĩnh vực năng lượng (phát triển điện gió, điện mặt trời, khí sinh học, hình thành
Quỹ phát triển năng lượng tái tạo), công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp
và quản lý chất thải ở Việt Nam đã được xây dựng nhưng chưa tiếp cận được các
nguồn hỗ trợ tài chính quốc tế [42], [52].
25
Nghiên cứu của Phạm Thị Trầm và Nguyễn Song Tùng (2010) đã nhận diện
các tác động của thiên tai trên các vùng lãnh thổ ở Việt Nam, trên cơ sở đó, rà soát
các cơ chế chính sách hỗ trợ cho các cộng đồng bị ảnh hưởng và đề xuất các chính
sách cơ bản nhằm nâng cao năng lực thích ứng và chủ động ứng phó với thiên tai và
BĐKH cho các vùng, lãnh thổ ở Việt Nam [126]. Một nghiên cứu khác của Phạm
Thị Trầm và Nguyễn Thị Bích Hà (2013), các tác giả đã chỉ ra rõ, để ứng phó hiệu
quả với BĐKH thì cần nâng cao nhận thức, khả năng thích ứng và chủ động ứng
phó với thiên tai và BĐKH của các chủ thể: người dân, các cấp chính quyền từ
trung ương, địa phương, các doanh nghiệp,…[125].
Báo cáo của Mai Thanh Sơn, Phùng Đình Tùng, Lê Đức Thịnh (2011). Nghiên
cứu đã tập trung đánh giá một số biểu hiện của biến đổi thời tiết và thiên tai ở khu
vực miền núi phía Bắc, và những ảnh hưởng của thiên tai đến các hoạt động sản
xuất, đến đồng bào dân tộc thiểu số, vàcác nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Mặt khác,
nghiên cứu cũng phân tích các sáng kiến của cộng đồng, các tri thức bản địa để ứng
phó với thiên tai. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đi sâu vào đánh giá các chính sách
hỗ trợ cho dân tộc thiểu số và phát hiện những “lỗ hổng” của các chính sách. Từ đó,
đưa ra một số khuyến nghị cho việc sửa đổi các chính sách phù hợp hơn cho các
nhóm đối tượng [97].
Nghiên cứu của Trần Thục, Huỳnh Thị Lan Hương và Đào Mai Trang (2012)
lần đầu tiên đã làm rõ khái niệm về tích hợp BĐKH (định nghĩa tích hợp, sự cần
thiết phải tích hợp BĐKH, thực trạng tích hợp BĐKH ở Việt Nam, những lợi ích và
rào cản trong tích hợp vấn đề BĐKH trong lập quy hoạch kế hoạch phát triển); một
số vấn đề cơ bản khi tiến hành tích hợp BĐKH vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển KT-XH (các nguyên tắc khi tiến hành tích hợp; các hoạt động hỗ trợ tích
hợp như: tăng cường năng lực thể chế và nguồn lực, tăng cường sự hợp tác giữa các
bộ/ngành, xác định cơ quan tích hợp, chia sẽ thông tin, mối quan hệ cam kết); các
bước tích hợp vấn đề BĐKH; Góp phần thiết kế quy trình tích hợp vấn đề BĐKH
trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH [116].
Trên cơ sở đó, Báo cáo của Bộ KH&ĐT (2015) đã tập trung vào tình hình tài
chính cho ứng phó với BĐKH của Việt Nam và đề xuất những sáng kiến trong ngắn
hạn và dài hạn để tiếp tục lồng ghép vấn đề BĐKH vào các chính sách, quy trình
lập kế hoạch và dự toán ngân sách của Việt Nam, và để xác định các khoản đầu tư
và hoạt động ưu tiên nhằm tăng cường ứng phó với BĐKH của đất nước. Đặc biệt,
các sáng kiến tập trung vào những hành động trước mắt để xác định các ưu tiên
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệpthuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệple hue
 
2014. pgs phạm văn hiền. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đbscl
2014. pgs phạm văn hiền. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đbscl2014. pgs phạm văn hiền. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đbscl
2014. pgs phạm văn hiền. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đbsclFOODCROPS
 
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà NộiLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà NộiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nướcTiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nướcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệpthuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
 
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên QuangĐề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú YênLuận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh HóaĐề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
 
2014. pgs phạm văn hiền. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đbscl
2014. pgs phạm văn hiền. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đbscl2014. pgs phạm văn hiền. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đbscl
2014. pgs phạm văn hiền. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đbscl
 
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
 
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
Luận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạmLuận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
Luận văn: Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà NộiLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
 
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nướcTiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
 
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng NinhLuận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc v...
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
 
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểmPhương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
Phương pháp mô hình trong dạy học chương Động lực học chất điểm
 

Similar to Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Kich ban bien doi khi hau va nuoc bien dang cho Viet Nam 2016
Kich ban bien doi khi hau va nuoc bien dang cho Viet Nam 2016Kich ban bien doi khi hau va nuoc bien dang cho Viet Nam 2016
Kich ban bien doi khi hau va nuoc bien dang cho Viet Nam 2016HD.TDMU
 
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...nataliej4
 
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vnDmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vntienquangdn
 
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giới và BĐKH tại VN. Offical version.pdf
Giới và BĐKH tại VN. Offical version.pdfGiới và BĐKH tại VN. Offical version.pdf
Giới và BĐKH tại VN. Offical version.pdfTruongPhan43
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019PinkHandmade
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...nataliej4
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...nataliej4
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Phát triển bền vững khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định.doc
Luận Văn Phát triển bền vững khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định.docLuận Văn Phát triển bền vững khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định.doc
Luận Văn Phát triển bền vững khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định.docsividocz
 
Bào Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Công Tác Bảo Vệ Môi Trườ...
Bào Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Công Tác Bảo Vệ Môi Trườ...Bào Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Công Tác Bảo Vệ Môi Trườ...
Bào Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Công Tác Bảo Vệ Môi Trườ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar to Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Kich ban bien doi khi hau va nuoc bien dang cho Viet Nam 2016
Kich ban bien doi khi hau va nuoc bien dang cho Viet Nam 2016Kich ban bien doi khi hau va nuoc bien dang cho Viet Nam 2016
Kich ban bien doi khi hau va nuoc bien dang cho Viet Nam 2016
 
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...
 
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vnDmc voi quy hoach phat trien rung vn
Dmc voi quy hoach phat trien rung vn
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
 
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ ThủyLuận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
 
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
 
Giới và BĐKH tại VN. Offical version.pdf
Giới và BĐKH tại VN. Offical version.pdfGiới và BĐKH tại VN. Offical version.pdf
Giới và BĐKH tại VN. Offical version.pdf
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
 
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đLuận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
 
Đề tài xây dựng khu nhà ở cho người có thu nhập thấp, ĐIỂM 8
Đề tài  xây dựng khu nhà ở cho người có thu nhập thấp, ĐIỂM 8Đề tài  xây dựng khu nhà ở cho người có thu nhập thấp, ĐIỂM 8
Đề tài xây dựng khu nhà ở cho người có thu nhập thấp, ĐIỂM 8
 
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đChính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM...
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐB Sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐB Sông Hồng, HAYLuận án: Phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐB Sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐB Sông Hồng, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...
Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Tại Phường Ngọ...
 
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...
Thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố H...
 
Luận văn: Sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển
Luận văn: Sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biểnLuận văn: Sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển
Luận văn: Sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển
 
Luận Văn Phát triển bền vững khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định.doc
Luận Văn Phát triển bền vững khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định.docLuận Văn Phát triển bền vững khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định.doc
Luận Văn Phát triển bền vững khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định.doc
 
Bào Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Công Tác Bảo Vệ Môi Trườ...
Bào Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Công Tác Bảo Vệ Môi Trườ...Bào Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Công Tác Bảo Vệ Môi Trườ...
Bào Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Về Công Tác Bảo Vệ Môi Trườ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Luận án: Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam Bộ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ HUY NGỌC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỪ THỰC TIỄN VÙNG TÂY NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - năm 2020
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ HUY NGỌC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỪ THỰC TIỄN VÙNG TÂY NAM BỘ Ngành: Chính sách công Mã số: 9340402 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Bùi Nhật Quang HÀ NỘI - năm 2020
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan các thông tin và số liệu trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày……tháng…….năm 2020 Tác giả luận án Hà Huy Ngọc
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cơ quan và cá nhân trong cũng như ngoài cơ sở đào tạo. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: - Ban Giám đốc Học viện và Phòng Quản lý đào tạo, Học viện Khoa học xã hội. - Lãnh đạo và thầy cô giáo Khoa Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội. - Các cán bộ của Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT; Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục PCTT; các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Hội đồng tư vấn của UBQG về BĐKH; cán bộ đang công tác ở sở TN&MT của một số địa phương vùng TNB. - Ban chủ nhiệm 2 đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Cơ chế, chính sách liên kết kinh tế nội vùng và liên vùng đối với vùng Tây Nam Bộ theo hướng phát triển bền vững”, mã số TNB.ĐT/14-19/X1; “Các giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ trong bối cảnh mới”, mã số KHCN-TNB.ĐT/14-19/X19. Đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho NCS tham gia khảo sát, điều tra thực tế tại các địa phương vùng TNB và tham khảo một số kết quả nghiên cứu. - Lãnh đạo Viện Địa lí Nhân văn, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Đặc biệt, tôi bày tỏ lòng kính trọng tới giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS. Bùi Nhật Quang, thầy đã luôn động viên, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận án. Do tiếp cận BĐKH dưới góc độ khoa học chính sách công có phạm vi nghiên cứu rộng và có nhiều vấn đề mới nẩy sinh, đồng thời có nhiều ý kiến chưa đồng thuận, vì vậy luận án không thể trách khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự lượng thứ và những ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giáo và độc giả. Hà Nội, ngày……tháng……năm 2020 Nghiên cứu sinh Hà Huy Ngọc
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................................v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG NƯỚC NGOÀI....................................................vii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH...............................................................................................................x DANH MỤC HỘP...............................................................................................................xii MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1. Các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài về thực hiện chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu ...............................................................................................12 1.2. Các nghiên cứu đã công bố trong nước liên quan đến luận án .....................................21 1.3. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề thuộc đề tài luận án chưa được các công trình công bố nghiên cứu giải quyết ...................35 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.1. Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu .....................................................................37 2.2. Thực hiện chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu.....................................................51 2.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu .....................................................................................................64 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................................75 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG TÂY NAM BỘ 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu ở vùng Tây Nam Bộ.............................................................................................................77
  • 6. iv 3.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến vùng Tây Nam Bộ .............................................91 3.3. Các bước thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu ở vùng Tây Nam Bộ..............100 3.4. Đánh giá việc thực hiện chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng Tây Nam Bộ...........................................................................................................129 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................................................143 CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG TÂY NAM BỘ 4.1. Bối cảnh mới và các vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng Tây Nam Bộ ...........................................................145 4.2. Một số quan điểm nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng Tây Nam Bộ ...........................................................150 4.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng Tây Nam Bộ ...........................................................151 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ....................................................................................................165 KẾT LUẬN........................................................................................................................167 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................171 PHỤ LỤC ..........................................................................................................................195
  • 7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Danh mục chữ viết tắt Tiếng việt AN-QP An ninh - Quốc phòng BC&TT Báo chí và Tuyên truyền BCĐ Ban Chỉ đạo BĐCM Bán đảo Cà Mau BĐKH Biến đổi khí hậu BTB Bắc Trung Bộ BVMT Bảo vệ môi trường CSHT Cơ sở hạ tầng CTMTQG Chương trình Mục tiêu Quốc gia ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng DHNTB Duyên hải Nam Trung Bộ DHPĐ Duyên hải phía Đông ĐNB Đông Nam Bộ DNXH Doanh nghiệp xã hội ĐTM Đồng Tháp Mười GTVT Giao thông vận tải HĐND Hội đồng nhân dân HLKHXH Hàn lâm Khoa học xã hội HTX Hợp tác xã KH&CN Khoa học và Công nghệ KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư KHCN&MT Khoa học công nghệ và Môi trường KHKTTV Khoa học Khí tượng thuỷ văn KHKTTV&BĐKH Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu KNK Khí nhà kính KT-XH Kinh tế - xã hội LĐTB&XH Lao động thương binh và Xã hội
  • 8. vi NBD Nước biển dâng NCS Nghiên cứu sinh NLTK&HQ Tiết kiệm năng lượng và hiệu quả NLTT Năng lượng tái tạo NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PTBV Phát triển bền vững QHTL Quy hoạch thủy lợi QLNN Quản lý Nhà nước TGLX Tứ giác Long Xuyên TN&MT Tài nguyên và Môi trường TNB Tây Nam Bộ TNTN Tài nguyên thiên nhiên UBND Ủy ban nhân dân
  • 9. vii Danh mục chữ viết tắt tiếng nước ngoài Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á AFD Agence Française de Développement Cơ quan Phát triển Pháp Aus AID Australian Agency for International Development Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc BCRF Bangladesh Climate Resilience Quỹ Phục hồi khí hậu Bangladesh BUR1 The First Biennial Update Report Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất CBA Community-based Adaptation Thích ứng dựa vào cộng đồng CCCEP Climate Change and Coastal Ecosystems in Mekong Delta Vietnam Program Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long CDM Clean Development Mechanism Cơ chế phát triển sạch CIEM Central Institute for Economic Management Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương COP Conference of Parties Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu CTF Climate Trust Fund Quỹ Ủy nhiệm khí hậu EbA Ecosystem-based Adaptation Thích ứng dựa vào hệ sinh thái ETS Emission Trading Scheme Cơ chế buôn bán phát thải EU European Union Liên minh châu Âu FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GIZ Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit Tổ chức Phát triển quốc tế Đức GRDP Gross Regional Domestic Product Tổng sản phẩm trên địa bàn GreenID Green Innovation and Development Centre Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh
  • 10. viii ICMP Integrate Coastal Management Programme Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển IFAD International Fund For Agricultural Development Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế IMHEN Insitute of Meteorology - Hydrology and Environment Viện Khoa học Khí tượng - Thuỷ văn và Môi trường IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu JICA Japan International Cooperation Agency Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản KACCC Korea Adaption Center for Climate Change Trung tâm Thích ứng với biến đổi khí hậu của Hàn Quốc NAS National climate Adaptation Strategy Chiến lược Quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu NDC Nationally Determined Contribution Đối tác Đóng góp quốc gia tự quyết định NGO Non-governmental Organization Tổ chức phi Chính phủ ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức SP-RCC Support Program to Respond to Climate Change Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu SRD The Centre for Sustainable Rural Development Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững TARA Transformative Adaptation Research Alliance Nghiên cứu khung thích ứng biến đổi UNDP United Nations Development Programme Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNFCCC United Nations Framework Convention on Climate Change Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc WB World Bank Ngân hàng Thế giới WWF World Wide Fund For Nature Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên
  • 11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Số lượng mẫu phiếu điều tra theo tỉnh .....................................................................8 Bảng 2.1. Mức độ nghiêm trọng của BĐKH, thiên tai theo vùng ở Việt Nam ...................50 Bảng 3.1. Số lượng văn bản có liên quan đến BĐKH được ban hành trong giai đoạn 2008- 2017 .....................................................................................................................................78 Bảng 3.2. Phân loại văn bản chính chính sách ứng phó với BĐKH....................................79 Bảng 3.3. Số lượng văn bản có liên quan đến BĐKH được ban hành ở vùng TNB trong giai đoạn 2008-2018 ............................................................................................................82 Bảng 3.4. Phân loại văn bản chính sách đặc thù ứng phó với BĐKH ở vùng TNB............82 Bảng 3.5. Các văn bản được ban hành nhằm thực hiện chính sách BĐKH ở vùng TNB giai đoạn 2008-2018 .................................................................................................................106 Bảng 3.6. Phân loại văn bản thực hiện chính chính ứng phó với BĐKH ở vùng TNB.....107 Bảng 3.7. Bộ máy tổ chức thực hiện chính sách BĐKH ở các địa phương.......................113 Bảng 3.8. Các dự án thuộc CTMTQG ứng phó với BĐKH ở vùng TNB trong giai đoạn 2011 - 2017........................................................................................................................115 Bảng 3.9. Các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH vùng TNB giai đoạn 2011-2017..........................................................................................................................116 Bảng 3.10. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách ứng phó BĐKH ở vùng TNB ............133 Bảng 4.1. Kết quả phân tích SWOT trong thực hiện chính sách BĐKH ở vùng TNB......151
  • 12. x DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Khung lý thuyết về vùng sinh thái - xã hội..........Error! Bookmark not defined. Hình 3.1. Năng lực cán bộ thực hiện chính sách BĐKH.....................................................86 Hình 3.2. Sự tham gia của các bên trong thực hiện chính sách BĐKH...............................87 Hình 3.3. Các tiểu vùng sinh thái - xã hội vùng Tây Nam Bộ.............................................93 Hình 3.4. Diễn biến mặn tại trạm điển hình trên sông Cửa Tiểu, sông Cửa Đại giai đoạn sau năm 2012 so với trước đây .....................................................96 Hình 3.5. Diễn biến mặn tại trạm điển hình trên sông Cổ Chiên, sông Hậu giai đoạn sau sau năm 2012 so với trước đây......................................................96 Hình 3.6. Tổng thiệt hại do sạt lở bờ sông, bờ biển TNB giai đoạn 2010-2018..................99 Hình 3.7. Ước tính thiệt hại do thiên tai và BĐKH ở vùng Tây Nam Bộ giai đoạn 2010-2018 ............................................................................................................99 Hình 3.8. Đánh giá về ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH đến một số ngành/lĩnh vực..........100 Hình 3.9. Đánh giá về ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH đến các tiểu vùng ........................100 Hình 3.10. Số lượng hoạt động tuyên truyền BĐKH theo loại hình giai đoạn 2011-2017 ..........................................................................................................109 Hình 3.11. Các nội dung tuyên truyền, tập huấn về ứng phó với BĐKH..........................109 Hình 3.12. Đánh giá về các nội dung tuyên truyền ứng phó BĐKH đã được tập huấn tại các tiểu vùng.....................................................................................110 Hình 3.13. Các hình thức tuyên truyền về BĐKH.............................................................110 Hình 3.14. Đánh giá về các hình thức tuyên truyền ứng phó BĐKH đã được tập huấn ...111 Hình 3.15. Đánh giá chung về mức độ hiệu quả của chương trình tuyên truyền, tập huấn kiến thức về BĐKH.............................................................................................111 Hình 3.16. Đánh giá về mức độ hiệu quả ứng phó BĐKH đã được tập huấn ...................111 Hình 3.17. Số lượng và giá trị các dự án ứng phó với BĐKH ở tiểu vùng Duyên hải phía Đông......................................................................................117 Hình 3.18. Số lượng và giá trị các dự án ứng phó với BĐKH ở tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên.......................................................................................117 Hình 3.19. Số lượng và giá trị các dự án ứng phó với BĐKH ở tiểu vùng Đồng Tháp Mười ............................................................................................117
  • 13. xi Hình 3.20. Số lượng và giá trị các dự án ứng phó với BĐKH ở tiểu vùng Bán đảo Cà Mau .............................................................................................117 Hình 3.21. Đánh giá sự phân công nhiệm vụ giữa chính quyền các cấp...........................126 Hình 3.22. Đánh giá sự phối hợp giữa chính quyền các cấp ở các tiểu vùng vùng TNB..126 Hình 3.24. Đánh giá về nội dung chính sách ứng phó với BĐKH ở các tiểu vùng...........129 Hình 3.25. Đánh giá việc thực hiện chính sách ứng phó BĐKH.......................................130 Hình 3.26. Đánh giá việc thực hiện chính sách ứng phó BĐKH ở các tiểu vùng .............131 Hình 3.27. Tương quan giữa BĐKH và tác động tới tình hình KT-XH............................131 Hình 3.28. Chỉ số Năng lực ứng phó BĐKH và các thành phần ở các tiểu vùng..............132 Hình 3.29. Tương quan giữa năng lực và hiệu quả ứng phó BĐKH .................................132
  • 14. xii DANH MỤC HỘP Hộp 3.1: Tình hình sạt lở ở vùng TNB giai đoạn 2010-2018..............................................98 Hộp 3.2: Thỏa thuận hợp tác về quản lý nước ở vùng tứ giác Long Xuyên giữa An Giang và Kiên Giang, Kiên Giang và tỉnh Campot (Campuchia) .......................108 Hộp 3.3: Tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP................................................112 Hộp 3.4: Trùng lặp mục tiêu và thiếu đồng bộ của chính sách BĐKH .............................137 Hộp 3.5: Hoạt động phối hợp của BCĐ 158......................................................................139
  • 15. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài luận án Nhiều nghiên cứu và báo cáo phát triển toàn cầu đã đưa ra thông điệp BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. BĐKH tác động nghiêm trọng đến KT-XH và an ninh môi trường thế giới. Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia đã, đang và sẽ chịu tác động nặng nề nhất bởi BĐKH [253]. BĐKH đang tác động xấu đến tất cả các ngành, lĩnh vực và vùng miền ở Việt Nam, trong đó điển hình là lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản và các vùng đồng bằng, ven biển. Những vùng ĐBSH, ĐBSCL, BTB và DHTNB được dự báo sẽ chịu những rủi ro cao nhất do BĐKH gây ra [91, tr.29, 39]. Trong thời gian qua, BĐKH đã ảnh hưởng rất lớn đến KT-XH-MT và sinh kế người dân trong vùng ĐBSCL (hay còn gọi là vùng TNB). Theo kịch bản BĐKH và NBD nếu mực NBD 100cm, sẽ có khoảng 38,9% diện tích có nguy cơ bị ngập. Trong đó, các tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất là Hậu Giang (80,62%), Kiên Giang (76,86%) và Cà Mau (57,69%) [24]. Nếu như kịch bản NBD cao nhất xảy ra, mà không có các hoạt động ứng phó thì toàn bộ diện tích vùng TNB sẽ hoàn toàn bị ngập thời gian dài trong năm và thiệt hại tài sản ước tính lên tới 17 tỷ USD [176]. Để ứng phó với những tác động bất lợi của BĐKH, Chính phủ đã xây dựng và cải cách một loạt thể chế, chính sách từ Trung ương đến địa phương. Đầu tiên, để thực hiện nghĩa vụ của một quốc gia thành viên tham gia UNFCCC, Việt Nam đã hoàn thành xây dựng và đệ trình đến Ban Thư ký UNFCCC Thông báo quốc gia lần thứ nhất vào tháng 12/2003, Thông báo quốc gia lần thứ hai vào tháng 12/2010 và Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất vào năm 2014, lần thứ 2 năm 2018. Sau khi Thỏa thuận Paris được thông qua tại Hội nghị các bên liên quan lần thứ 21 (COP21) tháng 12/2014, Việt Nam đã ký Thỏa thuận Paris cùng hơn 170 quốc gia khác vào ngày 22/4/2016 tại trụ sở của Liên hiệp quốc ở New York, Hoa Kỳ. Để thực hiện thỏa thuận này, Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2016 Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH. Bên cạnh đó, hệ thống khung pháp luật, chính sách ứng phó với BĐKH của Việt Nam đã được hình thành một cách nhất quán ở các cấp độ từ cao tới thấp. Cụ thể, tại Hội nghị Trung ương 7 khóa XI Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
  • 16. 2 Ngoài ra, trong số các luật được Quốc hội thông qua, vấn đề ứng phó với BĐKH cũng được đề cập (như: Luật Bảo vệ môi trường, 2014; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, 2010; Luật Đa dạng sinh học; Luật Tài nguyên nước, 2012; Luật Phòng tránh thiên tai, 2013; Luật Khí tượng thủy văn, 2016…). Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành một số văn bản liên quan đến BĐKH như: Chỉ thị 35/2005/CT-TTg về việc Tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH cùng Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư giai đoạn 2007-2010; Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH, 2008; Chiến lược quốc gia về BĐKH, 2011; Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012-2020; Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia, 2012... và một số quyết định khác thuộc các lĩnh vực liên quan… [91, tr.29-39]. Riêng đối với vùng TNB ngoài việc thực hiện những chính sách của Trung ương, trong thời gian qua Chính phủ, bộ/ngành đã xây dựng, ban hành nhiều chính sách đặc thù gắn với ứng phó với BĐKH cho vùng như ban hành các quy hoạch vùng, quy hoạch ngành có tính đến yếu tố ứng phó với BĐKH: quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng ĐBSCL đến năm 2020; quy hoạch nông nghiệp, nông thôn; quy hoạch thủy lợi, quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong điều kiện BĐKH. Đặc biệt, Chính phủ ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về Phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết nhằm mục đích kiến tạo một tầm nhìn phát triển dài hạn, bền vững vùng TNB, dựa trên nguyên tắc tôn trọng các giá trị sinh thái tự nhiên, con người của vùng. Đồng thời, ưu tiên phân bổ vốn đầu tư cho các chương trình, nhiệm vụ, dự án cấp bách về ứng phó với BĐKH ở các địa phương vùng TNB. Nhờ quá trình triển khai thực hiện các chính sách ứng phó với BĐKH ở các địa phương và đã góp phần mang lại hiệu quả trong việc thích ứng và giảm nhẹ ảnh hưởng của BĐKH ở vùng TNB. Tuy nhiên, bên cạnh một số thành tựu đã đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB, đang gặp một số khó khăn, bất cập như sau: (i) các chính sách BĐKH chủ yếu do cấp Trung ương hoạch định, ban hành nên trong thực tiễn thực thi ở vùng TNB đã xuất hiện nhiều điểm chưa phù hợp; (ii) quy trình thực hiện chính sách BĐKH còn gặp nhiều hạn chế (ban hành văn bản thực hiện chính sách; tuyên truyền chính sách; phối hợp thực hiện chính sách; năng lực thực hiện chính sách của các chủ thể ở địa phương); (iii) các nhiệm vụ, dự án để thực hiện chính sách được
  • 17. 3 thiết kế chưa dựa trên các đặc trưng sinh thái - xã hội của vùng ở TNB và thiếu sự gắn kết lâu dài với các chương trình, quy hoạch, kế hoạch ưu tiên của Chính phủ, bộ/ngành. Bên cạnh đó, trong bối cảnh phát triển mới, vùng TNB cũng đang đứng trước những cơ hội và đối diện với nhiều thách thức từ sự phát triển thiếu bền vững ở nội tại, các thách thức đến từ bên ngoài. Mặt khác, từ tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, cũng cho thấy đã có rất nhiều nghiên cứu công bố về ứng phó với BĐKH ở vùng TNB. Tuy nhiên, các vấn đề về thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH vẫn còn nhiều khoảng trống về: lý thuyết, phương pháp, nội dung…để luận án nghiên cứu. Do vậy, để có cơ sở khoa học nhằm đề xuất những giải pháp để hoàn thiện việc thực hiện các chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB, nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu thực hiện luận án: “Thực hiện chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu từ thực tiễn vùng Tây Nam Bộ”. 2. Mục đích và nhiệm vụ, giả thuyết nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Luận án có mục tiêu tổng quát là nghiên cứu được luận cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Phân tích làm rõ được một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH. - Đánh giá được thực trạng thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB. - Trên cơ sở đó, đề xuất được các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB. 2.3. Giả thuyết nghiên cứu Từ việc khái quát thực tiễn và đánh giá sơ lược một số công trình nghiên cứu liên quan, một số câu hỏi nghiên cứu được đặt ra: 1) Cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu cho nghiên cứu thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB là gì? 2) Kết quả của việc thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB hiện nay như thế nào? 3) Những yếu tố ảnh hưởng và các bất cập nảy sinh trong thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB hiện nay là gì?
  • 18. 4 4) Để hoàn thiện việc thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB trong giai đoạn tới cần những giải pháp gì? Xuất phát từ những câu hỏi nghiên cứu đã nêu, việc nghiên cứu thực hiện đề tài luận án là có ý nghĩa. Kết quả của luận án không chỉ góp phần hoàn thiện thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB. Mà còn là cơ sở, là kinh nghiệm cho nghiên cứu chính sách ứng phó BĐKH ở các vùng khác trong cả nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung nghiên cứu của luận án: luận án tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH (chính sách thích ứng và chính sách giảm nhẹ) với các khâu: ban hành văn bản thực hiện chính sách; thông tin, tuyên truyền chính sách; phối hợp giữa các chủ thể để thực hiện; triển khai thực thi chính sách; kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách). - Phạm vi về không gian: luận án sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH ở 13 tỉnh/thành phố vùng TNB. Trong đó tập trung nghiên cứu sâu, điều tra, khảo sát ở 8 tỉnh/thành phố: Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Tp Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, Sóc Trăng. - Phạm vi thời gian: luận án sẽ nghiên cứu việc thực hiện chính ứng phó với BĐKH hậu từ năm 2008 trở lại đây (Chính phủ ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH năm 2008). Các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BĐKH ở vùng TNB được đề xuất cho giai đoạn 2020-2030. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận - Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu chính sách để nghiên cứu vấn đề thực hiện chính sách BĐKH. Với phương pháp tiếp cận này, nó chỉ ra 2 định hướng chủ đạo khi nghiên cứu về chính sách, đó là: + Khi đánh giá thực hiện chính sách cần phải đặt trong điều kiện tham chiếu với cả chu kỳ chính sách, từ khâu hoạch định đến tổ chức triển khai chính sách. Nếu chỉ bó hẹp đánh giá một khâu nào đó trong chu kỳ sẽ không thấy hết được những mặt mạnh, những bất cập và nguyên nhân của những bất cập trong chính sách.
  • 19. 5 Trong đó: i) đối với khâu hoạch định chính sách, khi đánh giá cần phải tổng hợp được các văn bản chính sách ứng phó BĐKH đã ban hành, từ đó xác định được mục tiêu, đối tượng và nội dung chính sách; phân tích, ghi nhận những mặt được và bất cập trong từng nội dung. ii) Đối với khâu triển khai thực hiện chính sách, cần đánh giá cách thức tổ chức triển khai chính sách, kết quả triển khai và những tác động của chính sách đến đối tượng thụ hưởng chính sách từ đó đánh giá được những mặt được, bất cấp và nguyên nhân của những bất cập. + Những mặt được và bất cập trong quá trình thực hiện chính sách có thể bắt nguồn ở cả khâu hoạch định chính sách, giải quyết đơn lẻ sẽ không hiệu quả. Vì thế, cần phải có sự đánh giá tổng hợp để có được cái nhìn tổng thể về những mặt được và những bất cấp nảy sinh, cũng như nguyên nhân của những bất cấp để làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách cho chu kỳ mới. - Luận án còn sử dụng cách tiếp cận liên vùng: TNB là một vùng lãnh thổ rộng lớn gồm 13 tỉnh, có đường biên giới với Campuchia và tiếp giáp với ĐNB. Việc nghiên cứu tổng thể về vùng TNB hướng tới PTBV vừa phải chú ý đến tính tổng thể của toàn vùng hoặc phân vùng, cũng như lưu ý tới việc làm sáng tỏ những đặc điểm riêng của mỗi tiểu vùng, trên cơ sở đó đề xuất các định hướng giải pháp, mô hình PTBV phù hợp với từng tiểu vùng. Mặt khác, trong cách tiếp cận liên vùng, cần đặc biệt chú ý đến các loại tương tác trong từng tiểu vùng và giữa các tiểu vùng, đồng thời vừa chú ý đến tính khu biệt, tính chồng lắp của các tiểu vùng. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu vùng TNB cũng cần phải đặt trong mối liên hệ với ĐNB và vùng Tây Nguyên, cũng như Campuchia - nước có chung đường biên giới với Việt Nam. - Luận án sử dụng cách tiếp cận vùng dựa trên hệ thống hệ sinh thái - xã hội. Phân vùng chức năng sinh thái-xã hội là công việc quan trọng góp phần PTBV vùng. Mục đích của việc phân chia tiểu vùng chức năng sinh thái - xã hội trong nghiên cứu này là xác định vùng tương đồng quan trọng về sinh thái, KT-XH, nhận diện những biểu hiện và tác động của BĐKH. - Ngoài ra luận án còn sử dụng cách tiếp cận kết hợp từ trên xuống - dưới lên: thường gọi là phương pháp tiếp cận “top - down, bottom - up”, hay gọi là tương tác cộng đồng - cơ quan chức năng. + Cách tiếp cận từ dưới lên: tập trung vào cấp độ địa phương, cộng đồng, tình huống cụ thể và những ảnh hưởng ngắn hạn; thường được đánh giá định tính và có sự tham gia của cộng đồng. Đánh giá tính dễ bị tổn thương cần đầy đủ thông tin
  • 20. 6 về KT-XH, phản ánh mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thương cũng như những lựa chọn địa phương, các mục tiêu và khả năng thích ứng với BĐKH. + Tiếp cận từ trên xuống: là phân tích các quan điểm, chủ trương và chính sách BĐKH xuất phát từ chính quyền trung ương, cơ quan QLNN ở địa phương được vận dụng một cách hợp lý và hiệu quả, sát với thực tế như thế nào. - Do lĩnh vực nghiên cứu chính sách BĐKH mang tính hệ thống, liên ngành, liên lĩnh vực, nên luận án sẽ sử dụng cách tiếp cận tích hợp của nhiều ngành khoa học khác nhau như kinh tế học, xã hội học, văn hóa học, dân tộc học, luật học, chính sách công, khoa học môi trường, khí hậu học, địa lý học, khu vực học…Việc sử dụng phương pháp tiếp cận tích hợp hệ thống và kiến thức liên ngành nhằm nhận diện, phân tích, đánh giá hiện trạng hệ thống chính sách BĐKH, cũng như đề xuất quan điểm và giải pháp bổ sung và hoàn thiện chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin thứ cấp Luận án sẽ tổng hợp và phân tích các nguồn tài liệu trong và ngoài nước: - Tập trung phân tích các quan điểm về chính sách và thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH. - Thu thập thông tin và phân tích kinh nghiệm thực hiện chính sách BĐKH của một số quốc gia, lãnh thổ có điều kiện tương đồng với Việt Nam và rút ra bài học cho vùng TNB. - Thu thập các văn bản chính sách về BĐKH từ các cơ quan ban hành cơ chế chính sách liên quan đến ứng phó với BĐKH: Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT. - Thu thập thông tin, tài liệu thống kê, báo cáo của các sở, ban, ngành tại các tỉnh về luận án tiến hành khảo sát. - Đồng thời, nghiên cứu sẽ thừa kế các kết quả nghiên cứu trước đây đã đề cập trong tổng quan nghiên cứu đề tài... 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu đánh giá chính sách Nghiên cứu chính sách là một quá trình mang tính hệ thống thường gồm các hoạt động sau: (i) Phân tích và đánh giá các điểm bất hợp lý, hiệu quả và tính khả thi của các chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đề ra; (ii) Đánh giá và phân tích ảnh hưởng của chính sách; (iii) Đưa ra các khuyến nghị và đề xuất các lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
  • 21. 7 Đề tài sẽ rà soát các chính sách liên quan đến ứng phó với BĐKH ở trung ương và địa phương, từ đó xác định những bất cập, thiếu hụt của chính sách. Đề tài sẽ đánh giá những ảnh hưởng và bất cập, thiếu hụt của chính sách theo chu kỳ thực hiện: trước - trong và sau thực hiện chính sách [211]. 4.2.3. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin sơ cấp 4.2.3.1. Khảo sát thực tế Chính sách ứng phó với BĐKH được thực hiện ở 13 tỉnh/thành phố vùng TNB. Do đặc thù về sinh thái - tự nhiên và KT-XH ở mỗi địa phương, mỗi tiểu vùng ST-XH khác nhau, dẫn đến việc thực hiện chính sách cũng có những điều khác nhau. Do hạn chế về các nguồn lực thực hiện, nên luận án lựa chọn 8 địa phương để tiến hành khảo sát: Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Tp Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, và Sóc Trăng. Tại mỗi địa phương khảo sát, các thông tin thu thập chung bao gồm: tình hình KT-XH, các văn bản ban hành của địa phương nhằm thực hiện chính sách về BĐKH của địa phương. 4.2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Luận án sẽ lựa chọn một số chuyên gia sâu về BĐKH (cán bộ hoặch định chính sách, nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn chính sách BĐKH; một số nhà quản lý ở địa phương tiến hành khảo sát, để trao đổi và phỏng vấn về: (i) thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH hiện nay; (ii) các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện chính sách BĐKH; (iii) các bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách; và (iv) các đề xuất kiến nghị nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách BĐKH. 4.2.3.3. Phương pháp điều tra theo bảng hỏi - Cách chọn mẫu khảo sát + Để đảm bảo tính đại diện cho các địa phương mẫu khảo sát trải rộng trên phạm vi 8/13 tỉnh/thành phố: Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Tp Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, Sóc Trăng. + Do một trong những mục tiêu chính của khảo sát là tập trung vào vấn đề phân tích thực hiện chính sách ứng phó BĐKH nên người trả lời phỏng vấn được lựa chọn là các cán bộ công chức của các sở/ngành của 8 địa phương vùng TNB. Luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích ở 7 sở/ngành (Sở TN&MT, KH&ĐT, NN&PTNT, GTVT, Xây dựng, Công thương, LĐ&TBXH1 ) và ngẫu nhiên người trả lời phiếu từ danh sách cán bộ, công chức của 7 sở thuộc 8 tỉnh vùng TNB. 1 Sở TN&MT là cơ quan chủ trì và thực trực của BCĐ 158 cấp tỉnh/thành, 6 sở còn lại có vai trò chính trong Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH tại các tỉnh/thành vùng TNB.
  • 22. 8 + Quy mô mẫu được lựa chọn là 305 phiếu. Một quy mô mẫu hợp lý vừa đảm bảo mức độ ý nghĩa thống kê của số liệu vừa phù hợp với phạm vi, quy mô và của luận án. Bảng 1. Số lượng mẫu phiếu điều tra theo tỉnh Sở Cà Mau Tp Cần Thơ Long An Bến Tre Tiền Giang Đồng Tháp Sóc Trăng An Giang Sở TN&MT 7 8 5 5 5 7 7 7 Sở KH&ĐT 7 5 4 5 6 3 6 8 Sở NN&PTNT 7 6 10 8 5 5 5 9 Sở GTVT 5 5 5 5 4 5 3 5 Sở Xây dựng 5 6 5 5 6 9 5 5 Sở Công thương 5 5 5 3 5 1 5 2 Sở LĐ-TBXH 5 6 5 4 5 5 6 5 Tổng 305 - Nội dung điều tra mẫu Để có thể thu được một bức tranh toàn diện nhất về thực trạng thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH của vùng TNB, nội dung của khảo sát sẽ bao hàm từ các biểu hiện của BĐKH cho tới các giải pháp ứng phó, và các vấn đề về thực hiện chính sách. Nội dung chính của khảo sát được chia thành các vấn đề được liệt kê cụ thể dưới đây: Đánh giá về biểu hiện và ảnh hưởng của BĐKH đến phát triển KT- XH. Đánh giá về thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện các chính sách ứng phó BĐKH. Đánh giá về các hoạt động tuyên truyền chính sách ứng phó BĐKH. Đánh giá về phân công, phối hợp giữa các chủ thể có liên quan trong việc thực hiện chính sách ứng phó BĐKH. Đánh giá việc thực hiện chính sách ứng phó BĐKH. Các kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ứng phó BĐKH. 4.2.4. Phương pháp phân tích SWOT Đây là phương pháp đánh giá tổng hợp các yếu tố định lượng và định tính có ảnh hưởng đến thực hiện chính sách BĐKH ở vùng TNB, trên cơ sở phân tích tổng hợp cả 4 mặt: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của vùng để xem xét tiềm nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách BĐKH ở vùng trong giai đoạn tới dựa trên cơ sở phân tích lợi thế so sánh vùng. 4.2.5. Phương pháp xây dựng bộ chỉ số đánh giá Để phân tích sâu hơn các vấn đề về BĐKH, luận án xây dựng một số chỉ số tổng hợp, để đánh giá như: chỉ số đánh giá biểu hiện; chỉ số năng lực ứng phó BĐKH; chỉ số hiệu quả ứng phó BĐKH. (xem phụ lục 3)
  • 23. 9 4.2.6. Kỹ thuật sử dụng - Ngoài các phương pháp phân tích định tính, đề tài sẽ sử dụng một số kỹ thuật toán và kinh tế lượng để phân tích số liệu. - Phần mềm chính được sử dụng cho các thống kê là STATA. 4.2.7. Khung phân tích của luận án Từ mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, luận án xây dựng khung phân tích như sau: Nguồn: Tổng hợp của luận án, 2020 Khung khổ lý luận về thực hiện chính sách BĐKH Thực hiện chính sách BĐKH Cácnhântốảnhhưởng đếnthựchiệnchính sáchBĐKH Chỉ tiêu kỳ vọng của thực hiện chính sách Ban hành văn bản thực hiện chính sách Truyền thông chính sách BĐKH Phối hợp tổ chức thực hiện chính sách Tổ chức triển khai thực thi chính sách Kiểm tra, giám sát thực hiện chích sách Chỉ tiêu thực tế đạt được Đánh giá và kết quả của việc thực hiện chính sách BĐKH Bất cập, hạn chế trong thực hiện chính sách BĐKH Bối cảnh phát triển mới Quan điểm và giải pháp - Quan điểm - Nhóm giải pháp chung - Nhóm giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách thích ứng BĐKH - Nhóm giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách giảm nhẹ ảnh hưởng BĐKH Sosánh,đánhgiá
  • 24. 10 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Những đóng góp mới của luận án về học thuật và lý luận Việc thực hiện luận án sẽ có những đóng góp mới sau đây về lý luận và học thuật: - Hệ thống hóa được các quan điểm về chính sách công và đưa ra được khái niệm về chính sách ứng phó với BĐKH và thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH. - Phân tích, làm rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách BĐKH (nhân tố bản thân chính sách, nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan), 4 tiêu chí đánh giá chính sách và quy trình thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH, bao gồm 5 bước thực hiện. - Xây dựng được phương pháp đánh giá quá trình thực hiện chính sách ứng phó BĐKH, để từ đó chỉ ra rằng, hoàn thiện thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH không chỉ nhằm để giải quyết những bất cập trước mắt mà còn định hướng cho việc thực hiện chính sách theo hướng chủ động thích ứng với BĐKH phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền, địa phương trong điều kiện bối cảnh mới. 5.2. Những đóng góp mới của luận án về thực tiễn Bên cạnh các đóng góp mới về phương diện lý luận và học thuật, luận án còn có những đóng góp mới về thực tiễn, như sau: - Việc nghiên cứu của luận án đã góp phần làm rõ vấn đền thực hiện chính sách đối với một lĩnh vực cụ thể là BĐKH: từ xây dựng kế hoạch triển khai chính sách; tuyên truyền quá trình triển khai chính sách; tổ chức thực hiện chính sách; phân công, phối hợp giữa các chủ thể trong việc thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH; kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách. - Luận án đã góp phần cụ thể hóa việc thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH cho một vùng, địa phương cụ thể - ở đây là vùng TNB. - Đồng thời luận án đã hình thành nguồn thông tin mới về thực trạng chính sách ứng phó với BĐKH và kết quả triển khai thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH vùng TNB để các cơ quan QLNN về BĐKH ở Trung ương, địa phương và các nhà nghiên cứu, giảng dạy có thêm nguồn thông tin hữu ích để tham khảo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Luận án đã hệ thống hoá, làm rõ hơn về mặt lý thuyết về chính sách công, các biểu hiện của chính sách, thực hiện chính sách; vai trò của thực hiện chính sách trong quy chu trình chính sách; phân tích các chủ thể của thực hiện chính sách. - Luận án đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống khung lý luận về thực hiện chính sách thích ứng với BĐKH, bao gồm các khái niệm, nội hàm, các nội dung quy trìn thực hiện chính sách.
  • 25. 11 - Luận án xây dựng và hoàn thiện hệ thống khung lý luận về các yếu tố tác động đến thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH. - Trên cơ sở phân tích, hệ thống hoá thực tiễn kinh nghiệm thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH ở một số quốc gia, luận án cũng hé mở nhiều hàm ý cho việc hoàn thiện chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Dựa trên những phân tích, đánh giá thực trạng và tác động của việc thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB, luận án có những đóng góp thực tiễn như sau: - Việc luận án nghiên cứu một cách hệ thống về thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH, lại nghiên cứu ở một khu vực cụ thể là vùng TNB sẽ góp phần làm rõ các vấn đề mang tính thực tiễn về chính sách BĐKH. Trong bối cảnh vùng đang hội nhập quốc tế, xu hướng liên kết vùng và ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. - Luận án làm rõ được các yếu tố mang tính đặc thù ảnh hưởng đến thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH ở vùng TNB. - Luận án góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của các cơ quan quản lý Nhà nước về BĐKH ở cấp Trung ương và các địa phương vùng TNB hiện nay, và vai trò của việc thực hiện chính sách trong ứng phó với BĐKH. - Cuối cùng luận án đưa ra cơ sở khoa học để các nhà hoạch định chính sách về BĐKH tham khảo cho quá trình hoàn thiện chính sách BĐKH ở Việt Nam nói chung và vùng TNB nói riêng. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án sẽ bao gồm các chương cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về thực hiện chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu Chương 2: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu Chương 3: Thực trạng thực hiện chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng Tây Nam Bộ Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng Tây Nam Bộ.
  • 26. 12 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1. Các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài về thực hiện chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu Chính sách và thực hiện chính sách về BĐKH đã được các nhà khoa học, và các tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, sau đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: Các nghiên cứu về tác động của BĐKH ở vùng Tây Nam Bộ Báo cáo của ADB (1994) đưa ra nhận định vùng ĐBSCL của Việt Nam nằm trong nhóm có nguy cơ tổn thương cao do tác động của hiện tượng BĐKH và NBD [188]. Tiếp đến báo cáo của UNFCCC (2003) đã đưa ra những bằng chứng cho thấy trong suốt 30 năm vừa qua, mực nước quan trắc dọc theo bờ biển Việt Nam có dấu hiệu gia tăng, ước tính đến năm 2050 mực nước biển sẽ gia tăng thêm 33cm và đến năm 2100 sẽ tăng thêm 1m. Với nguy cơ này, vùng ĐBSCL của Việt Nam sẽ chịu tổn thất mỗi năm chừng 17 tỉ USD (chiếm 80% tổng sản phẩm nội địa GDP). Nghiên cứu của Reiner và các cộng sự (2004) dựa trên mô hình toán thuỷ lực đã đưa ra phỏng đoán các diễn biến ngập lũ ở TNB trong thời đoạn tháng 8 đến tháng 11 với kịch bản mực NBD 20 cm và 50 cm. Kết quả cho thấy đường đồng mức ngập lũ sẽ mở rộng tương ứng với mức nước dâng 20 cm và 50 cm sẽ là 25 km và 50 km về phía hạ lưu. Ở giai đoạn đầu của lũ (tháng 8), mực nước trung bình vùng Đồng bằng sẽ gia tăng thêm 14,1cm (khi NBD 20cm) và 32,2 cm (khi NBD 50 cm). Đến kỳ đỉnh lũ (tháng 10), mức gia tăng mức ngập tương ứng này sẽ là 11,9 cm và 27,4 cm. Và nếu như Chính phủ và chính quyền các địa phương vùng TNB không có những chính sách nhằm ứng phó thì BĐKH sẽ ảnh hưởng rất lớn đến KT-XH, sinh kế cộng đồng dân cư [262, tr.89-107]. Báo cáo của Nicholls và Lowe (2006) đã tính toán khi mực nước biển dâng cao 40 cm, số nạn nhân của lũ trên thế giới hiện nay là 13 triệu người sẽ tăng lên 94 triệu người. Khoảng 20% trong số họ sống ở vùng Đông Nam Á, trong đó vùng bị ảnh hưởng nặng nhất là vùng TNB và tiếp đến là vùng ĐBSH [238, tr.1073, 1095]. Cũng theo kết quả phỏng đoán các BĐKH ở TNB từ các mô hình toán của Peng và cộng sự (2004) cho thấy, trong khoảng thập niên 2030-2040, nhiệt độ trung bình cũng như nhiệt độ lớn nhất và nhỏ nhất trong vùng TNB đều gia tăng, phổ biến tăng khoảng 2C. Khi nhiệt độ thấp không khí tăng lên 1C, năng suất lúa sẽ giảm đi khoảng 10% [244, tr.9971, 9975].
  • 27. 13 Nổi bật là các nghiên cứu của IPCC (2007, 2012, 2013) bên cạnh dự báo và cập nhật các kịch bản về BĐKH và NBD trên toàn cầu, và các vùng ở Việt Nam,Nghiên cứu cũng đã tập trung phân tích những tác động, tác động tiềm tàng của BĐKH, NBD đến kinh tế, xã hội, môi trường, đặc biệt là sinh kế người dân. Chuỗi các báo cáo của IPCC đã đưa ra khuyến cáo ba vùng châu thổ được xếp trong nhóm cực kỳ nguy cơ do sự BĐKH là vùng hạ lưu sông Mê Kông (Việt Nam), sông Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai Cập) [227]. Dựa trên những kết quả dự báo của IPCC, nghiên cứu của Dasgupta và các cộng sự (2007) cũng cho thấy những kết quả tương tự [253, tr.4136]. Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng cao nhất do BĐKH, và hai đồng bằng, ĐBSH và ĐBSCL bị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Khi NBD cao 1m, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng. Rủi ro kép ở vùng TNB (bao gồm cả hạn hán và lũ lụt) sẽ làm gia tăng với các trận mưa có cường độ cao và các ngày hạn kéo dài [219, tr.45-59]. Dựa vào kết quả ghi lại ở trạm đo thuỷ triều ở Việt Nam cho thấy trung bình mỗi năm mực nước biển ở Việt Nam đã tăng trong khoảng 1,75-2,56mm/năm. Báo cáo phát triển con người của UNDP (2008) đã chỉ ra rằng BĐKH là thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XXI và những tác động của BĐKH đang gây tổn thương trong một thế giới bất bình đẳng, như: các tổn thương về sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực; tổn thương nguồn nước; tổn thương hệ sinh thái; gia tăng nghèo đói và di cư, gây tổn thương sức khoẻ. Đồng thời, trên cơ sở đó, báo cáo đưa ra những biện pháp về thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH như: xác định các tiêu chí giảm nhẹ, đánh giá các bon, vai trò quản trị của Chính phủ và tầm quan trọng của hợp tác quốc tế [168]. Nghiên cứu của Susmita Dasgupta (2007) cũng cho chúng ta thấy tác động của BĐKH và NBD. Các kết quả nghiên cứu cho thấy 0,31% (194.309 km2 ) vùng lãnh thổ của 84 nước đang phát triển bị ảnh hưởng khi mực NBD cao 1m. Việt Nam đứng đầu danh sách 10 nước bị ảnh hưởng về dân số, khu vực đô thị và đất ngập nước (khoảng 10%) [253, tr.4136]. Tiếp đó UNDP (2011) một lần nữa tổ chức này đã khẳng định các hoạt động của con người với nhịp độ và quy mô chưa từng thấy, đã và đang biến đổi môi trường tự nhiên và góp phần làm BĐKH. Báo cáo cũng đã chỉ rõ các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương dưới tác động của BĐKH, gồm: cư dân miền núi, cộng đồng
  • 28. 14 ở châu thổ, người dân đảo, các dân tộc bản địa, người nghèo thành thị. BĐKH sẽ ảnh hưởng đến nhóm đối tượng này gây tổn thương kinh tế, sức khoẻ, sinh kế bị đe doạ và đặc biệt là tạo nên luồng di cư [169]. Hay nghiên cứu của Bingxin Yu, Tingju Zhu, Clemens Breisinger, Nguyen Manh Hai (2013) đã đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và các ứng phó chính sách của ngành nông nghiệp để giảm thiểu tác động bất lợi của thiên tai và BĐKH [268]. Nghiên cứu của Lê Anh Tuấn và Suppakorn Chinvanno (2011), đã cho thấy các tác động và tác động tiềm tảng của BĐKH đến tài nguyên đất, tài nguyên nước, đe doạ an ninh lương thực ở vùng TNB [261, tr.205-217]. Đồng thời, các tác giả cũng đề xuất những biện pháp ứng phó hiệu quả ở khu vực này đó là: tập trung ứng phó dựa vào cộng đồng và hệ sinh thái, tập trung vào các giải pháp phi công trình. Và tổ chức IMHEN và UNDP (2015) đã xuất bản ấn phẩm đánh giá, phân tích một cách đầy đủ các biểu hiện, tác động của thời tiết cực đoan đến môi trường tự nhiện, KT-XH và PTBV đến các vùng ở Việt Nam. Sự biến đổi các hiện tượng thời tiết cực đoan trong tương lai do BĐKH và quản lý rủi ro thiên tai ở Việt Nam [176]. Trước diễn biến và ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng của BĐKH đến vùng TNB, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tổ chức quốc tế về vấn đề này, dưới các cách tiếp cận khác nhau: an ninh nguồn nước, ANLT, sụt lún... Trong nhiều năm qua, nguồn nước sông Mê Kông vừa mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế nông nghiệp và thuỷ sản vùng TNB nhưng cũng là yếu tố hạn chế cho vấn đề dân sinh trong khu vực. Nhờ nguồn nước dồi dào, khối lượng phù sa lớn và điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi, trong hàng thập niên vừa qua, vùng đồng bằng này là nơi sản xuất sản lượng lương thực và thực phẩm lớn nhất nước. Mỗi năm sông Mê Kông chuyển về vùng đồng bằng này từ 450-475 tỷ m3 nước và tải khoảng 160 triệu tấn phù sa (Thorne et al., 2011). Mặt khác, nếu đem chia khối lượng nước và phù sa trung bình của sông Mê Kông cho 18 triệu người dân sống ở đây thì mỗi năm, mỗi người dân có thể nhận từ 25.000-30.000m3 nước (gấp 5-6 lần lượng nước nội địa trung bình cho mỗi đầu người Việt Nam, vào khoảng là 4.500m3 ) và gần 8,5 tấn phù sa. Sông Mê Kông cũng mang lại một nguồn lợi cá tự nhiên rất lớn cho người dân Việt Nam, có thể cung cấp khoảng 35kg cá tự nhiên/năm cho mỗi người trong vùng [223]. Hay nghiên cứu của Simon Benedikter (2014) phân tích về vai trò của nước và sự thay đổi trong cách thức quản lý nguồn nước ở vùng TNB từ năm 1975 trở lại đây [195, tr.547-587]. Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả do nhà địa chất P. S. J. Minderhoud đứng đầu, đến từ trường Đại học Utrech Hà Lan (2019) đã sử dụng phương pháp
  • 29. 15 mô hình số và mô hình 3D trên toàn ĐBSCL đã tính toán lún đất dựa trên phương pháp InSAR và đánh giá tương quan sụt lún đất với khai thác nước dưới đất. ĐBSCL hiện có độ cao trung bình cực thấp, cao hơn mực nước biển khoảng 0,8m. Mức cảnh báo này thấp hơn nhiều so với giả định trước đó khoảng 2,6m. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do khai thác nước ngầm quá mức, kết hợp với sự gia tăng mực nước biển do BĐKH, đã làm cho nền đất bị sụt lún, giảm trầm tích trên bề mặt, gây gia tăng tính dễ bị tổn thương do lũ lụt và nước biển dâng do bão và cuối cùng ĐBSCL có thể phải đối diện với nguy cơ bị ngập lụt toàn bộ [233]. Các công trình nghiên cứu về chính sách và thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH Các vấn đề nghiên cứu về chính sách ứng phó với BĐKH đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, tập trung vào các lĩnh vực giảm khí thải KNK, chính sách tài chính, chính sách năng lượng, xây dựng chiến lược giảm nhẹ rủi ro khí hậu. Sau đây là các công trình tiêu biểu: Trong nghiên cứu của (Ian Burton, Elizabeth Malone, Saleemul Huq, 2004) đã đưa ra khung chính sách thích ứng được xây dựng trên 4 nguyên tắc chính, làm nền tảng để có thể phát triển các hành động tích hợp thích ứng với BĐKH: (i) sự thích ứng với BĐKH ngắn hạn và các hiện tượng cực đoan đóng vai trò là điểm xuất phát để giảm tính dễ bị tổn thương đối với sự thay đổi khí hậu lâu dài; (ii) sự thích nghi xảy ra ở các cấp khác nhau trong xã hội, bao gồm cả cấp địa phương; (iii) chính sách thích ứng và các biện pháp cần được đánh giá trong một bối cảnh phát triển; và (iv) chiến lược thích ứng và quá trình thực hiện của các bên liên quan cũng quan trọng không kém [198]. Nghiên cứu của (Godefroy Grosijean, 2014) đã tập trungphân tích các cuộc tranh luận nên hay không nên cải cách Hệ thống thương mại phát thải giữa các quốc gia ở EU [218]. Để làm rõ hơn nhận định trên nghiên cứu của (Jos Delbeke và Peter vis, 2016) đã giải thích các chính sách về khí hậu của EU, phương pháp tiếp cận, đánh giá cũng như cách lựa chọn các công cụ, mức độ hiệu quả của chính sách để thích ứng với những thách thức phía trước [205]. Các tác giả cuốn sách chia sẻ không có một chính sách duy nhất nào có thể giảm phát thải KNK, mà phải kết hợp các chính sách lại với nhau một cách chặt chẽ - đây là một thách thức lớn đặt ra cho EU trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đề cập đến những nỗ lực của EU để giảm phát thải KNK và đưa ra những chính sách đầy tham vọng khi muốn tách rời phát thải và tăng trưởng kinh tế. BĐKH không phải là vấn đề của riêng EU, mà là của tất cả các quốc gia, các khu vực. Chính vì vậy, cần sự chung tay góp sức
  • 30. 16 của tất cả các nước; hiệu quả và chi phí của các chính sách sẽ là chìa khóa để xác định tốc độ tiến bộ của mỗi nước. Trong kỳ đàm phán thứ 4 về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu giai đoạn 2016-2017, Ủy ban Chiến lược Kinh doanh, công nghiệp và năng lượng của Hạ viện Anh đã đưa ra báo cáo [265]. Báo cáo đã đề cập đến những bất lợi và khó khăn về chính sách năng lượng và BĐKH, đặc biệt là Hệ thống Thương mại Phát thải của EU (ETS) khi Anh rời khỏi liên minh. Ông Greg Clark Clark - Bộ trưởng Ngoại giao cũng đã thừa nhận Anh có lợi khi hợp tác với các đối tác của EU, và khuyến nghị Chính phủ nên tìm cách tránh gây gián đoạn cho ngành năng lượng và chương trình nghị sự về BĐKH trong nước. Chính phủ nên duy trì tư cách thành viên của EU ETS cho đến ít nhất là năm 2020. Cuối cùng nghiên cứu đưa ra những lo ngại trong tương lai các tiêu chuẩn của Anh sẽ khác xa với các nước châu Âu… Báo cáo cũng đề cập đến nhiều chính sách quan trọng liên quan đến chính sách năng lượng và BĐKH là chiến lược dài hạn và không phụ thuộc vào các cuộc đàm phán Brexit. Đề cập đến chính sách quốc gia nghiên cứu của MESTI (2013) đã nhấn mạnh chính sách ứng phó với BĐKH của Chính phủ Ghana trong bối cảnh ưu tiên PTBV, hướng tới những cơ hội và lợi ích của một nền kinh tế xanh để đối phó với những thách thức của BĐKH. Chính sách của Ghana được chia làm 3 giai đoạn: (i) trình bày chính sách BĐKH quốc gia, phân tích tình hình hiện tại và đưa ra mục tiêu và tầm nhìn rõ ràng; (ii) giai đoạn hai trình bày chi tiết hơn các sáng kiến và chương trình được xác định trong Chính sách biến đổi khí hậu quốc gia dưới hình thức Chương trình hành động để thực hiện; và (iii) giai đoạn ba sẽ trình bày chi tiết các chương trình và hành động về BĐKH được xác định trong giai đoạn hai, có thể được lồng ghép và gắn với thời hạn và ngân sách theo kế hoạch hoạt động hàng năm của các đơn vị thực hiện. Ba mục tiêu của chính sách là thích ứng có hiệu quả, xã hội phát triển và giảm nhẹ. Để giải quyết các vấn đề thích ứng, bốn lĩnh vực thích ứng đã được Ghana xác định, đó là (i) vấn đề năng lượng và cơ sở hạ tầng, (ii) quản lý tài nguyên thiên nhiên, (iii) nông nghiệp và an ninh lương thực, và (iv) phòng ngừa thảm hoạ và phản ứng với thảm họa [257]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu của các tác giả Jung, Huicheul & Sungwoo Jeon & Dong Kun Lee (2012), Kim Jong-Jin (2013), Norton Rose Fulbright (2011), và Niederhafner, Stefan (2014) tựu chung lại, cho thấy nhận thức rõ về mối đe dọa của BĐKH cũng như trách nhiệm của mình đối với vấn đề này [224], [229], [240], [252]. Chính phủ Hàn Quốc đã triển khai thực hiện các chính sách theo cách tiếp cận từ trên xuống (top-down) đối với ứng phó với BĐKH. Bộ máy điều hành công
  • 31. 17 tác ứng phó với BĐKH được thành lập, bao gồm các cơ quan: Ủy ban Chính phủ ứng phó với biến đổi khí hậu được thành lập vào tháng 4/1998; Trung tâm Thích ứng với Biến đổi Khí hậu của Hàn Quốc (KACCC) được thành lập vào tháng 7/1999; Ủy ban đặc biệt về biến đổi khí hậu trực thuộc Quốc hội được thành lập vào tháng 3/2001; Lực lượng đặc nhiệm của các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng được thành lập vào tháng 11/2004 để tìm cách giảm phát thải KNK. Để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan điều hành hoạt động, tháng 4/2010, Hàn Quốc ban hành Luật khung về các bon thấp và tăng trưởng xanh. Luật này quy định chế độ bắt buộc báo cáo về lượng khí thải, đồng thời đưa ra một khung khổ cho quy trình pháp lý cần thiết để đạt được cam kết theo Thỏa thuận Cophenhagen. Luật khung này được xếp vị trí cao hơn các luật khác liên quan đến các bon thấp và là đạo luật toàn diện đề cập đến tất cả các vấn đề có liên quan đến năng lượng, BĐKH và PTBV. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu các biện pháp ứng phó với BĐKH vào năm 1999. Kế hoạch Ứng phó toàn diện đã được điều chỉnh 3 lần trong thập niên 2000 và đến này đã có kế hoạch thứ năm. Hay các nghiên cứu của Okazumi, Toshio (2008), và Notomo, Takuya (2013), những báo cáo trên đã tập trung phân tích vào thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH của Nhật Bản, trong đó, Chính phủ Nhật đã chú trọng vào xây dựng một xã hội các bon thấp, giảm phát thải trong lĩnh vực giao thông, xây dựng toà nhà xanh, năng lượng tái tạo, năng lượng xanh [259], [254]. Công trình của Diana Carney (2003) đã tập trung tóm tắt các quan điểm tranh luận dựa trên nhiều cách tiếp cận về sinh kế bền vững và hàm ý cách tối đa hóa đóng góp của nó trong việc giảm nghèo. Khi đánh giá về giá trị của sinh kế bền vững, tác giả cho rằng việc sử dụng mô hình sinh kế bền vững có thể mở ra nhiều cơ hội cho người nghèo để bàn luận về các vấn đề cơ sở của sự nghèo nàn [199]. Hay các nghiên cứu thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH của Hà Lan, là quốc gia có phần rất lớn diện tích lãnh thổ thấp hơn mực nước biển, nên rất dễ chịu ảnh hưởng tiêu cực với các hiệu ứng do BĐKH gây ra. Để PTBV, người Hà Lan luôn phải tìm cách đương đầu với các thách thức ngày càng hiện hữu của BĐKH và NBD. Thống kê cho thấy tổn thất tài chính của Hà Lan do lũ lụt, hạn hán và đuối nhiệt trong giai đoạn đến năm 2050 sẽ vào khoảng 71 tỷ euro [206]. Để giảm thiểu tác động của BĐKH, chính sách của chính phủ Hà Lan tập trung vào giải quyết các vấn đề sau đây: thích ứng với BĐKH (bằng cách thực hiện các biện pháp ngăn ngừa lũ lụt và bảo vệ nguồn cung cấp nước ngọt, sản xuất nông nghiệp, môi trường và sức khoẻ…); giảm phát thải KNK (bằng cách chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch
  • 32. 18 sang các nguồn năng lượng bền vững, như: năng lượng mặt trời và năng lượng gió, chăn nuôi gia súc...) [255]. Tháng 12/2016, Chính phủ Hà Lan cho ra mắt Chiến lược Quốc gia về thích ứng với BĐKH (NAS). Chiến lược dựa trên nghiên cứu mới nhất trong nhiều lĩnh vực và so sánh các kịch bản khác nhau này giới thiệu nhiều sáng kiến mới giúp thúc đẩy những kế hoạch đang thực hiện. Chiến lược cho thấy, BĐKH mang lại những thách thức nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội, cần khai thác chúng ở mức độ cao nhất có thể [235]. Bên cạnh đó, chính phủ Hà Lan cũng đánh giá BĐKH cũng có thể tạo ra những cơ hội mới, có thể nhiều quốc gia có nhiều nhu cầu về chuyên môn của Hà Lan trong quản lý nước, an toàn lũ, hệ thống phân phối nước, NLTT và nông nghiệp sáng tạo. Ảnh hưởng của BĐKH ở khu vực phía Nam và phía Đông có thể tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho nông nghiệp Hà Lan [235]. Ngoài một chiến lược ứng phó BĐKH chi tiết nêu trên, Hà Lan còn có một chiến lược PTBV dành riêng cho khu vực đồng bằng có tên gọi Chương trình phát triển Đồng bằng (Delta Programme). Chương trình này tập trung vào xử lý các vấn đề (i) an toàn nước, (ii) nước ngọt và (iii) sử dụng không gian nước [46]. Có thể thấy những kinh nghiệm của Hà Lan trong thực hiện chính sách ứng phó với tác động BĐKH đặc biệt rất hữu ích cho kinh nghiệm ứng phó với BĐKH ở vùng TNB. Canada là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về duy trì PTBV đồng thời đối phó hiệu quả với BĐKH. Nhiều khu vực Canada đã và đang phải đối phó với tình trạng xâm nhập mặn, NBD và lũ lụt nghiêm trọng, khá tương đồng với khu vực vùng ĐBSCL của Việt Nam. Lấy ví dụ, thành phố Vancouver kể từ năm 2005 trở lại đây, đã liên tục gặp tình trạng NBD cao dẫn đến lũ lụt, với tần suất nhiều bằng cả 40 năm trở về trước [251]. Đặc trưng về thực hiện PTBV và ứng phó với BĐKH ở Canada được thể hiện trong các báo cáo hàng năm với một bộ chỉ tiêu PTBV và thích ứng với BĐKH, dựa vào các chỉ tiêu sau: (i) Sự thay đổi về khí hậu, được đánh giá dựa vào lượng KNK (lượng KNK chủ yếu do các hoạt động của con người tạo ra như carbon dioxide, nitrous oxide, và khí methane) trong bầu khí quyển của Trái Đất; (ii) Chất lượng không khí, được đánh giá dựa vào tỷ lệ phần trăm các chất gây ô nhiễm trong bầu khí quyển so với mức tối đa cho phép; (iii) Chất lượng nước, được đánh giá dựa vào tỷ lệ phần trăm dân số ở đô thị liên quan đến các nhà máy xử lý nước thải công cộng; (iv) Sự đa dạng sinh học, vốn tự nhiên được đánh giá dựa vào sự thay đổi về tình trạng các loài đang gặp nguy hiểm. Đề cập đến vai trò của chính quyền địa phương, vùng trong thực hiện chính sách BĐKH, các nghiên cứu của Bjorkum, I. (2005), Fei Teng & Alun Gu (2007),
  • 33. 19 và Chmutia, K., Zhu, J., Riffat, S. (2012) đã cho thấy, ở Trung Quốc chính quyền địa phương trở thành một chủ thể không thể thiếu trong quá trình thực hiện chính sách này. Trong đó, Trung Quốc đã hình thành được bộ máy quản lý và thực thi chính sách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Chính quyền có vai trò quan trong đối với việc xử lý xung đột trong quá trình thực hiện chính sách BĐKH ở Trung Quốc. Bên cạnh đó để các chính sách đi vào thực tiễn một cách nhanh chóng và phát huy hiệu lực, chính quyền sử dụng nhiều biện pháp khuyến khích, khen thưởng xử phạt đối với cán bộ thực thi chính sách. Chính quyền Trung ương phân cấp, tăng nhiều quyền hơn cho chính quyền địa phương trong việc xử lý những công ty thuộc sở hữu của nhà nước Trung ương đang hoạt động ở địa phương có phát thải KNK vượt quy định. Đồng thời, đẩy mạnh sự tham gia của khu vực tư nhân và tạo điều kiện cho tổ chức xã hội dân sự tham gia tích cực vào việc tương tác với chính quyền các cấp trong suốt quá trình chính sách ứng phó BĐKH [196], [256], [201, tr.138, 151]. BĐKH thường mang tính phức tạp, đa chiều, qui mô lớn là thách thức lớn đối với xã hội, đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà khoa học cần có những tiếp cận mới, mang tính tổng thể, liên ngành để đánh giá, quản lý khung thích ứng phù hợp. Tiếp cận hệ tri thức, giá trị được xem là hướng nghiên cứu mang tính hệ thống, tổng hợp để giải quyết vấn đề thách thức sẽ hạn chế được rủi ro, phát huy được nguồn lực lãnh thổ, nhất là đảm bảo tính bền vững trong tiến trình phát triển của xã hội. Trong đó, việc xây dựng các hình thức quản trị thích ứng phù hợp với các hệ thống xã hội (giá trị, qui tắc, tri thức) có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của các cá nhân, tổ chức [214, tr.60, 69], [202, tr.87, 96], [193]. Theo đó, một hệ thống sinh thái xã hội được quan niệm là một thực thể địa vật lý kết hợp với các tác nhân và tổ chức xã hội, có tính chất phức tạp, thích ứng và các mối quan hệ tương hỗ. Sự chuyển đổi của hệ sinh thái xã hội có thể bắt đầu từ những thay đổi của nhân tố sinh thái do tác động của BĐKH hoặc tác nhân khác, sau đó là thay đổi hệ sinh thái dẫn đến các thích nghi các tác nhân xã hội, gồm thay đổi sử dụng các dịch vụ hệ sinh thái, sinh kế và quản trị tài nguyên [202, tr.87, 96]. Bên cạnh đó, Matthew J. Colloff et al. (2017) còn nhấn mạnh tác động của BĐKH đối với bảo tồn đa dạng sinh học tập trung nhiều vào hệ sinh thái, loài và duy trì tính toàn vẹn sinh thái, ít tập trung vào bối cảnh thể chế, các mối quan hệ với xã hội, con người. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua đã có những thay đổi trong tiếp cận giải quyết tác động, đó là tập trung nhiều hơn vào khả năng thích ứng với biến đổi của các hệ sinh thái xã hội trên cơ sở tiếp cận khung thích ứng biến đổi TARA (the
  • 34. 20 Transformative Adaptation Research Alliance). Cách tiếp cận này cung cấp cách thức và cấu trúc để dự báo, xây dựng tiến trình thích ứng, nhất là giải quyết tính không chắc chắn trong việc ra quyết định thích ứng theo quan điểm tổng hợp, hệ thống về các giá trị, qui tắc, tri thức; hay nói cách khác, các tác nhân của xã hội tham gia vào thực hiện khung thích ứng với những thay đổi mang tính toàn cầu. Có 3 nhân tố hình thành khung tiếp cận, đó là: hệ thống giá trị, qui tắc và tri thức; lộ trình thích ứng và các dịch vụ thích ứng [202, tr.87, 96]. Đối với vùng ven biển, tác động của BĐKH đang trở thành thách thức cho các cộng đồng sống dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để ứng phó với những biến đổi này, các lãnh thổ đã đề xuất các giải pháp mang tính vĩ mô, ở tầm quốc gia, vùng, phần lớn các lãnh thổ trực tiếp bị ảnh hưởng ít được tham vấn nên việc thực thi chính sách thường kém hiệu quả. Vì vậy, để giải quyết khó khăn này cần thúc đẩy sự tham gia của địa phương trong xây dựng khả năng phục hồi và khả năng thích ứng với các tác động trước mắt và lâu dài của BĐKH. Điển hình tại vùng eo biển Madagascar, cách tiếp cận dựa vào cộng đồng trong can thiệp hỗ trợ khả năng phục hồi và thích ứng sinh thái xã hội, dựa trên kết quả nghiên cứu tổng thể hệ thống con người và hệ sinh thái trong lãnh thổ có cộng đồng dễ bị tổn thương bởi các tác động của BĐKH, qua đó đã đề xuất khung thích ứng hợp lý. Các giải pháp này đảm bảo tính khả thi bởi phù hợp với tình hình thực tế, chi phí thấp, khả năng thích ứng nhanh và khả năng chấp nhận của xã hội, do đó làm giảm tính dễ bị ảnh hưởng của BĐKH ở các cộng đồng phụ thuộc vào tài nguyên [263, tr.87, 97]. Đặc biệt, các nghiên cứu về thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái và dựa vào cộng đồng là những hướng tiếp cận được nhiều học giả và tổ chức nghiên cứu trong những năm gần đây, và được xem là phương pháp tiếp cận thích ứng nhằm đảm bảo: (i) Cộng đồng là trung tâm của kế hoạch phát triển; (ii) Khung chính sách thích ứng mang tính tổng thể phù hợp với bối cảnh thể chế, quản trị; (iii) Khuyến khích phát triển và nhân rộng các giải pháp hiệu quả, nhất là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương [255]. Thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA) được định nghĩa là làm giảm tính dễ bị tổn thương trước BĐKH của con người thông qua việc sử dụng và bảo tồn bền vững các hệ sinh thái, đặc biệt sử dụng năng lực của hệ sinh thái để cung cấp dịch vụ. Đây được xem là cơ sở hạ tầng xanh và có thể bổ sung hoặc thay thế cho các biện pháp cơ sở hạ tầng cứng. Khung thích ứng được đề xuất thông qua phân tích mối quan hệ tương hỗ, phụ thuộc lẫn nhau giữa các hệ sinh thái, dịch vụ hệ sinh thái và cộng đồng phụ thuộc theo nguyên tắc: thúc đẩy khả năng thích ứng của hệ sinh thái
  • 35. 21 dựa vào điều chỉnh các chương trình, hành động quản lý và cộng đồng; duy trì các dịch vụ hệ sinh thái, được xem là chìa khóa đo lường tính hiệu quả được cung cấp [203], [234, tr.67-71], [207]. Một trong những thế mạnh của EbA là khả năng tối đa hóa sự phối hợp giữa nhiều mục tiêu môi trường, kinh tế, xã hội; liên quan đến lợi ích xã hội, các dự án EbA hợp lý có tiềm năng mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương; là công cụ giúp các nhà hoạch định chính sách và quản lý giải quyết mối nguy cơ từ BĐKH ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh kế người dân [236], [234]. Thích ứng dựa vào cộng đồng (CbA) được phát triển bởi Action Research trong công trình nghiên cứu về hành động thích ứng cộng đồng ở Bangladesh, với mục tiêu chuyển đổi khả năng phục hồi trên cơ sở tập trung vào tăng cường 3 lĩnh vực: tri thức, năng lực và thực tiễn cho các cá nhân, tổ chức; đồng thời, lồng ghép và xây dựng các giải pháp thích ứng trong khung phát triển, dịch vụ của địa phương. Cộng đồng được trao quyền, tham vấn trong qui trình lập kế hoạch, chính sách phát triển theo hướng hỗ trợ từ dưới lên. Từ cách tiếp cận này có thể cung cấp một khung thích ứng mang tính linh hoạt, hiệu quả, tiết kiệm chi phí thông qua phân tích, áp dụng các tri thức, kinh nghiệm của cộng đồng [203], [247], [192], [243, tr.385, 393]. Các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của hệ sinh thái trong thích ứng với BĐKH, xây dựng các bước nhằm hướng dẫn lồng ghép hệ sinh thái trong các kế hoạch, chương trình thích ứng với BĐKH ở cấp quốc gia, vùng và địa phương. 1.2. Các nghiên cứu đã công bố trong nước liên quan đến luận án Ở Việt Nam cho đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu được công bố về BĐKH ở vùng TNB, dưới nhiều hình thức thực hiện khác nhau: Chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước, Chương trình khoa học cấp Bộ, Chương trình khoa học cấp Tỉnh, các nghiên cứu của trường Đại học, đặc biệt là Trường Đại học Cần Thơ, các chương trình hợp tác quốc tế… Các nghiên cứu nói trên được thực hiện theo các chiều cạnh như sau: Các nghiên cứu về tác động của BĐKH và các hoạt động thích ứng với BĐKH ở vùng TNB Báo cáo của Viện QHTL miền Nam (2013) cho thấy Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và triển khai các quy hoạch trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn nhằm thích ứng với BĐKH. Công tác thích ứng với BĐKH được đưa ra thảo luận cho từng lĩnh vực, trong đó có ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng khung quy hoạch hành động bao gồm lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, và yêu cầu các cơ quan chức năng của ngành này triển khai quy hoạch phát triển để ứng phó hoặc thích ứng với BĐKH. Nghiên cứu
  • 36. 22 trên cũng đã tập trung làm rõ các vấn đề: dự báo và đánh giá các tác động của BĐKH giai đoạn trung và dài hạn 2020-2050; lập quy hoạch tổng thể thích ứng với BĐKH và đề xuất các dự án ưu tiên. Và thông qua các hoạt động của dự án, khả năng lập quy hoạch và thực hiện dự án về thích ứng BĐKH cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn [180]. Bên cạnh đó các nghiên cứu của Lê Anh Tuấn, Hoàng Thị Thuỷ (2014), Viện Quản lý và Phát triển châu Á (2016) cũng đã cho thấy ĐBSCL được xác định là một trong những vùng nhạy cảm và dễ phơi lộ với hiện tượng BĐKH và NBD [138]. Với giả thiết rằng sinh kế của người dân địa phương đang bị ảnh hưởng mạnh do các thay đổi bất thường của các điều kiện khí hậu tự nhiên. Nhiều khảo sát dựa vào phỏng vấn bán cấu trúc và thảo luận ở cộng đồng về tác động của thiên tai và BĐKH lên sinh kế được thực hiện trên ba vùng sinh thái thủy văn khác nhau đã được thực hiện ở vùng đồng bằng. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng những thông tin thu nhận được là hiện thực và liên quan đến các mong ước cuộc sống của cư dân địa phương. Người dân sống vùng nông thôn ven biển gặp khó khăn hơn người dân sống ở vùng lũ. Người nghèo, trẻ em, người già, người khuyết tập, phụ nữ đơn thân và người dân tộc thiểu số thuộc nhóm người dễ bị tổn thương. Các nghiên cứu trên đã đề xuất những mô hình sinh kế bền vững thích ứng với khí hậu như mô hình: tôm - lúa, mô hình lúa - cá… Trái với quan điểm của các nghiên cứu trên, Tổ chức (IOM, 2015) đã đưa ra các tiếp cận thích ứng với BĐKH ở vùng này thông qua di cư. Do đó, Chính phủ, các địa phương tiếp nhận dân di cư phải tạo các điều về cơ sở hạ tầng để tái định cư, cũng như các dịch vụ xã hội cơ bản khác cho các lao động này [179]. Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Đức Toàn (2015), Nguyễn Đình Tuấn (2015) đã đánh giá tác động của BĐKH tới khu vực ĐBSCL; xây dựng bộ tiêu chí để xây dựng làng sinh thái thích ứng với BĐKH sử dụng năng lượng sạch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong điều kiện BĐKH và NBD. Đồng thời, đánh giá tác động BĐKH đến tài nguyên nước và đất vùng nghiên cứu ứng với các kịch bản đã xác định, phục vụ xây dựng khung hỗ trợ ra quyết định; nghiên cứu và thiết kế kiến trúc hệ thống chính sách hỗ trợ ra quyết định phục vụ công tác quản lý và khai thác tài nguyên nước và tài nguyên đất phù hợp với đồng bằng này [119], [139]. Và các nghiên cứu khác của tác giả Trần Hồng Thái (2011, 2015) đã làm sáng tỏ hơn các nhận định của 2 tác giả nói trên. Báo cáo cho thấy, các tác động và tác động tiềm tàng của BĐKH ở vùng ĐBSCL: nước cho sinh hoạt, nước cho trồng trọt, nuôi trường thuỷ sản và nước cho các hoạt động công nghiệp, và nếu không có những
  • 37. 23 giải pháp đồng bộ và kịp thời thì sẽ dẫn đến mất an ninh nguồn nước ở khu vực này [100], [101]. Lê Ngọc Cầu (2017) đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả các mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với BĐKH cho vùng ĐBSCL, và đãáp dụng thử nghiệm bộ tiêu chí này cho huyện điển hình ở vùng ĐBSCL [30]. Bắt đầu từ năm 2015 vùng TNB phải đối mặt với những thách thức mới do thiên tai, BĐKH gây ra. Do đó, vùng càng nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các tổ chức và học giả, các nghiên cứu trong thời kỳ này chủ yếu xoay quanh các vấn đề hạn hán và sạt lở sông, biển. Điển hình là báo cáo của Bộ NN&PTNT (2016), nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từ năm 2015 đến tháng 4/2016, các tỉnh vùng TNB đã hứng chịu các đợt hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Hạn hán, xâm nhập mặn đã làm cho khoảng 160.000ha lúa của vùng TNB bị thiệt hại, trong đó có hơn 50% diện tích bị mất trắng, làm cho khoảng 400.000 hộ thiếu nước sinh hoạt [16]. Tiếp đến, khu vực TNB liên tục phải hứng chịu những đợt sạt lở bờ sông, bờ biển với tần suất và quy mô lớn chưa từng có trong hơn 300 năm qua [17], [107]. Theo số liệu thống kê, hiện khu vực TNB có 564 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 834km. Trong đó, sạt lở bờ sông 512 điểm với tổng chiều dài khoảng 566km (chủ yếu diễn ra dọc theo sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và các nhánh chính của hệ thống kênh, rạch); sạt lở bờ biển 52 điểm với tổng chiều dài 268km [19]. Hay Báo cáo của Bộ TN&MT (2019) [29] cho thấy BĐKH đã làm cho các hiện tượng thiên tai ở vùng TNB ngày càng diễn biến dị thường và phức tạp, điển hình là lũ lụt. Theo công bố của nghiên cứu, từ năm 2000 đến nay có 4 năm xảy ra lũ lớn, 6 năm lũ vừa và 7 năm lũ nhỏ (lũ nhỏ không mang lại nguồn lợi và nguy cơ xảy ra xâm nhập mặn sâu vào mùa khô kế tiếp). Lũ có xu hướng đến muộn hơn so với trước đây, từ năm 2010 trở về trước, đỉnh lũ chính vụ hầu hết xuất hiện vào cuối tháng 9, đầu tháng 10; từ năm 2010 trở lại đây, các trận lũ hầu hết xuất hiện vào giữa tháng 10. Hay nghiên cứu IMHEN (2018) đã cho thấy, hạn hán, lũ lụt, các hiện tượng khí hậu thời tiết cực đoan gia tăng, lượng mưa, phân bố mưa thay đổi làm tăng nguy cơ thiếu lương thực, xung đột tài nguyên, gia tăng ô nhiễm môi trường, tạo ra bất ổn xã hội do di dân, mất đất canh tác do xói lở, xâm nhập mặn là các thách thức được tạo ra từ tính chất làm gia tăng mức độ tác động của nhiều vấn đề hiện hữu khác của BĐKH [68]. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH, đặc biệt là khu vực ĐBSCL. Hiện nay, hầu hết các cửa sông ở ĐBSCL bị xâm nhập mặn từ 50-70km. Đặc biệt, trên sông Vàm Cỏ, xâm nhập mặn vào sâu hơn 90km. Hàng loạt hậu quả nặng nề đã và đang ảnh hưởng trực
  • 38. 24 tiếp tới người dân. Diễn biến sạt lở bờ sông, bờ biển có xu thế ngày càng gia tăng. Tốc độ xói mòn đã vượt tốc độ bồi tích làm diện tích ĐBSCL giảm khoảng 300ha/năm, chưa kể đến diện tích bị ngập do NBD. Nghiên cứu cũng chia sẻ các nỗ lực của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi mô hình PTBV tại ĐBSCL; các mô hình tốt trong ứng phó với BĐKH; cách tiếp cận hài hòa và đồng lợi ích giữa các phương án thích ứng và giảm nhẹ BĐKH, nhằm thực hiện các mục tiêu PTBV tại các địa phương… Nghiên cứu của Phạm Thanh Long (2018) đã xây dựng được bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn ứng dụng phục vụ các ngành/lĩnh vực trọng điểm ở vùng ĐBSCL như: quản lý tài nguyên nước; sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; giao thông vận tải; xây dựng; y tế; thể thao và du lịch. Nghiên cứu cũng xây dựng được hệ thống cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn ứng dụng bằng công nghệ WebGIS cho vùng ĐBSCL [73]. Các nghiên cứu về chính sách và thực hiện chính sách ứng phó với BĐKH ở Việt Nam BĐKH là vấn đề mang tính toàn cầu, do vậy các hành động ứng phó với BĐKH của Việt Nam, hiện nay đều được thực hiện thống nhất cùng cộng đồng quốc tế theo khuôn khổ Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH (UNFCCC). Ngay sau khi Việt Nam chính thức phê chuẩn Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH năm 1994 và đến năm 2002 tiếp tục phê chuẩn Nghị định thư Kyoto về BĐKH thì vấn đề chính sách ứng phó với BĐKH đã bắt đầu được các học giả và tổ chức quan tâm nghiên cứu. Theo quan sát của nghiên cứu sinh thì các nghiên cứu thường tập trung vào các vấn đề: hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế phối hợp; tích hợp, lồng ghép chính sách BĐKH vào quy hoạch kế hoạch phát triển KT-XH; chính sách liên kết vùng; chính sách tài chính; chính sách hỗ trợ mô hình sinh kế thích ứng; chính sách đàm phán và hội nhập quốc tế về BĐKH... Sau đây là các nghiên cứu tiêu biểu: Bước đầu những nghiên cứu về thể chế để thực hiện giảm nhẹ phát thải KNK (NAMA) ở Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện. Một số nghiên cứu tập trung vào hoạt động như: tăng cường năng lực, hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng các kịch bản cơ sở, kịch bản giảm phát thải, hình thành hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm tra (MRV)... đang được tiến hành. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đề xuất NAMA trong các lĩnh vực năng lượng (phát triển điện gió, điện mặt trời, khí sinh học, hình thành Quỹ phát triển năng lượng tái tạo), công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp và quản lý chất thải ở Việt Nam đã được xây dựng nhưng chưa tiếp cận được các nguồn hỗ trợ tài chính quốc tế [42], [52].
  • 39. 25 Nghiên cứu của Phạm Thị Trầm và Nguyễn Song Tùng (2010) đã nhận diện các tác động của thiên tai trên các vùng lãnh thổ ở Việt Nam, trên cơ sở đó, rà soát các cơ chế chính sách hỗ trợ cho các cộng đồng bị ảnh hưởng và đề xuất các chính sách cơ bản nhằm nâng cao năng lực thích ứng và chủ động ứng phó với thiên tai và BĐKH cho các vùng, lãnh thổ ở Việt Nam [126]. Một nghiên cứu khác của Phạm Thị Trầm và Nguyễn Thị Bích Hà (2013), các tác giả đã chỉ ra rõ, để ứng phó hiệu quả với BĐKH thì cần nâng cao nhận thức, khả năng thích ứng và chủ động ứng phó với thiên tai và BĐKH của các chủ thể: người dân, các cấp chính quyền từ trung ương, địa phương, các doanh nghiệp,…[125]. Báo cáo của Mai Thanh Sơn, Phùng Đình Tùng, Lê Đức Thịnh (2011). Nghiên cứu đã tập trung đánh giá một số biểu hiện của biến đổi thời tiết và thiên tai ở khu vực miền núi phía Bắc, và những ảnh hưởng của thiên tai đến các hoạt động sản xuất, đến đồng bào dân tộc thiểu số, vàcác nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Mặt khác, nghiên cứu cũng phân tích các sáng kiến của cộng đồng, các tri thức bản địa để ứng phó với thiên tai. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đi sâu vào đánh giá các chính sách hỗ trợ cho dân tộc thiểu số và phát hiện những “lỗ hổng” của các chính sách. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị cho việc sửa đổi các chính sách phù hợp hơn cho các nhóm đối tượng [97]. Nghiên cứu của Trần Thục, Huỳnh Thị Lan Hương và Đào Mai Trang (2012) lần đầu tiên đã làm rõ khái niệm về tích hợp BĐKH (định nghĩa tích hợp, sự cần thiết phải tích hợp BĐKH, thực trạng tích hợp BĐKH ở Việt Nam, những lợi ích và rào cản trong tích hợp vấn đề BĐKH trong lập quy hoạch kế hoạch phát triển); một số vấn đề cơ bản khi tiến hành tích hợp BĐKH vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH (các nguyên tắc khi tiến hành tích hợp; các hoạt động hỗ trợ tích hợp như: tăng cường năng lực thể chế và nguồn lực, tăng cường sự hợp tác giữa các bộ/ngành, xác định cơ quan tích hợp, chia sẽ thông tin, mối quan hệ cam kết); các bước tích hợp vấn đề BĐKH; Góp phần thiết kế quy trình tích hợp vấn đề BĐKH trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH [116]. Trên cơ sở đó, Báo cáo của Bộ KH&ĐT (2015) đã tập trung vào tình hình tài chính cho ứng phó với BĐKH của Việt Nam và đề xuất những sáng kiến trong ngắn hạn và dài hạn để tiếp tục lồng ghép vấn đề BĐKH vào các chính sách, quy trình lập kế hoạch và dự toán ngân sách của Việt Nam, và để xác định các khoản đầu tư và hoạt động ưu tiên nhằm tăng cường ứng phó với BĐKH của đất nước. Đặc biệt, các sáng kiến tập trung vào những hành động trước mắt để xác định các ưu tiên