SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chínhi
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuấtpháttừ tính hình thực tế
của đơn vị thực tập
Tác giả luận văn tốt nghiệp
LÊ VĂN THÁI
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chínhii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................ i
MỤC LỤC ..................................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAY QUỐC TẾ VÀ THỦ TỤC VAY
QUỐC TẾ...................................................................................................... 3
1.1.NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VAY,NỢ QUỐC TẾ.......................... 3
1.1.1.Khái niệm.............................................................................................. 3
1.1.1.1.Vay quốc tế......................................................................................... 3
1.1.1.2.Nợ quốc tế .......................................................................................... 4
1.1.2.Phân loại vay, nợ quốc tế........................................................................ 5
1.1.2.1.Phân loại theo chủ thể đi vay ............................................................... 5
1.1.2.2.Phân loại theo thời hạn nợ ................................................................... 7
1.1.2.3.Phân loại theo loại hình vay ................................................................. 8
1.1.2.4.Phân loại theo chủ thể cho vay............................................................. 9
1.1.3.Mục đích của vay quốc tế....................................................................... 9
1.1.3.1.Vay để bù đắp thâm hụt ngân sách của Chính phủ............................... 10
1.1.3.2.Vay và nợ quốc tế để tiêu dùng .......................................................... 10
1.1.3.3.Vay và nợ quốc tế để tăng cường đầu tư phát triển.............................. 10
1.1.3.4.Vay và nợ quốc tế để bù đắp cán cân thanh toán ................................. 10
1.2.THỦ TỤC VAY QUỐC TẾ .................................................................... 11
1.2.1.Khái niệm............................................................................................ 11
1.2.2.Điều kiện, thủ tục vay........................................................................... 11
1.2.2.1.Điều kiện, thủ tục vay đối với chủ thể đi vay thuộc khu vực công........ 12
1.2.2.2.Điều kiện, thủ tục vay đối với chủ thể đi vay thuộc khu vưc tư nhân.... 13
1.2.3.Hồ sơ đăng kí vay vốn.......................................................................... 15
1.2.3.1.Đơn đề nghị vay vốn ......................................................................... 15
1.2.3.3. Dự án đầu tư .................................................................................... 20
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chínhiii
1.2.3.4.Hồ sơ chứng minh điều kiện pháp lý của bên vay vốn (nộp bản gốc hoặc
sao công chứng) ........................................................................................... 20
1.2.3.5.Hồ sơ chứng minh điều kiện pháp lý của dự án................................... 20
1.2.3.6.Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư........................... 20
1.2.3.7.Hồ sơ chứng minh hiệu quả và khả năng thu hồi vốn của dự án........... 20
1.2.3.8.Hồ sơ đảm bảo tiền vay. .................................................................... 20
1.2.3.9.Tài liệu khác nếu cần......................................................................... 20
1.3.VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA CÁC KHOẢN VAY VÀ NỢ QUỐC TẾ ....... 20
1.3.1.Ý nghĩa tích cực................................................................................... 21
1.3.2: Tác động tiêu cực................................................................................ 23
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỦ TỤC VAY VỐN QUỐC TẾ TỪ QUỸ AIF
.................................................................................................................... 25
2.1.MỘT VÀI NÉT VỀ QUỸ AIF ................................................................ 25
2.1.1.Một vài nét về ASEAN và Ngân hàng phát triển Châu Á ....................... 25
2.1.1.1.Một số vấn đề cơ bản của ASEAN ..................................................... 25
2.1.1.2.Một vài nét về Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) ........................... 29
2.1.2.Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN (ASEAN Infrastructure Fund - AIF)............ 32
2.1.2.1.Tổng quan về Quỹ AIF ...................................................................... 32
2.1.2.2.Lịch sử hình thành............................................................................. 32
2.1.2.3.Cơ cấu quản trị.................................................................................. 33
2.1.2.4.Góp vốn và quyền biểu quyết............................................................. 34
2.1.2.5.Việt Nam và AIF............................................................................... 35
2.2.THỰC TRẠNG QUY TRÌNH, THỦ TỤC VAY VỐN TỪ QUỸ AIF....... 36
2.2.1.Điều kiện vay....................................................................................... 36
2.2.2.Thực trạng quy trình, thủ tục vay vốn từ Quỹ AIF ................................. 38
2.2.2.1.Quy trình thủ tục trong nước.............................................................. 38
2.3.ĐÁNH GIÁ VỀ THỦ TỤC VAY VỐN TỪ QUỸ AIF ............................. 52
2.3.1.Ưu điểm .............................................................................................. 52
2.3.1.1.Thứ nhất là khả năng đáp nhu cầu đầu tư............................................ 52
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chínhiv
2.3.1.2.Thứ hai về lãi suất đi vay................................................................... 53
2.3.1.3.Thứ ba là điều kiện vay ..................................................................... 53
2.3.1.4.Thứ tư là vấn đề thuế......................................................................... 54
2.3.2.Hạn chế còn tồn tại............................................................................... 54
2.3.2.1.Thứ nhất là về quy trình thẩm định vay .............................................. 54
2.3.2.2.Thứ hai là về cơ chế cho vay cũng như thủ tục vay ............................. 55
2.3.2.3.Thứ ba là về nguồn vốn đáp ứng ........................................................ 55
2.3.2.4.Thứ tư là về chi phí và thời gian......................................................... 55
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
VAY TỪ QUỸ AIF CHO CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
TRONG CÁC NĂM TIẾP THEO................................................................. 57
3.2.ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HOÀN THIỆN THỦ TỤC VAY
VỐN QUỸ AIF............................................................................................ 59
3.2.1.Hoàn thiện cơ chế xét duyệt, thẩm định dự án ....................................... 59
3.2.2.Cần có sự liên kết giữa các nghiệp vụ ................................................... 60
3.2.3.Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ................................................ 60
3.2.4.Xây dựng, hoàn thiện các văn bản, điều luật hướng dẫn cụ thể ............... 61
3.2.5.Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ .................................................. 61
3.2.6. Hoàn thiện quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ tại Việt Nam............. 62
Cần xây dựng lộ trình quản lý nợ nước ngoài chủ động , phải có kế hoạch và
định hướng rõ ràng, cụ thể, phù hợp với bối cảnh hiện tại của đất nước cũng như
phù hợp với thông lệ quốc tế......................................................................... 62
KẾT LUẬN ................................................................................................. 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 67
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chínhv
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Bảng 1.1.Lịch biểu trả nợ.............................................................................. 17
Bảng 2.1.Bảng góp vốn và quyền biểu quyết của các cổ đông......................... 35
Bảng 2.2.Danh mục các dự án vay từ Quỹ AIF giai đoạn 2014-2015 .............. 36
Bảng 2.3.Bảng thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh ................................ 43
Bảng 2.4.Bảng thẩm định các chỉ tiêu tài chính của đơn vị ............................. 44
Hình 2.1.Quá trình lựa chọn dự án................................................................. 49
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chínhvi
DANH MỤC VIẾT TẮT
AIF : Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN ( ASEAN
INFRASTRUCTUREFUND)
ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á ( ASEAN DEVELOPING
BANK)
AFMM : Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN ( ASEAN Finance
Ministers Meeting)
AMM : Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 15
ASA : Hiệp hội Đông Nam Á
ASC : Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing
Committee)
ASEANDMCs : Các Quốc gia thành viên đang phát triển của khu vực
ASEAN
BIS : Ngân hàng thanh toán quốc tế (Bank for International
Settlements)
COC : Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông (Codeof
Conduct)
COBP : Kế hoạch hoạt động kinh doanh quốc gia (Country
Operations Business Plan)
CLMV : Nhóm nước gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và
Myanmar
CPS : Quan hệ đối tác chiến lược (Country Partnership and
Strategy)
DOC : Quy tắc Hướng dẫn thực thi Tuyên bố về Ứng xử của các
bên ở Biển Đông (Declaration on Conductof the Parties
in the South China Sea)
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chínhvii
DMC : Quốc gia thành viên đang phát triển (Developing
Member Country )
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
EU : Liên minh châu Âu ( European Union)
HSBC : Tập đoàn HSBC (The Hong Kong and Shanghai Banking
Corporation)
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế ( International Foneytary Fund)
JIM1 : Hội nghị Không chính thức Gia-các-ta về Cam-pu-chia
lần thứ nhất
MAPHILINDO : Một tổ chức gồm Malaysia, Philippines và Indonesia
NHTW : Ngân Hàng Trung Ương
NSNN : Ngân sách Nhà Nước
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức ( Official Development
Assistance)
OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ( Organization for
Economic Co-Operation and Development)
OPEC : Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa ( Organization of
Petroleum Exporting Countries)
PPP : Khu vực hợp tác công-tư
SEAFET : Hiệp ước Hữu nghị và Kinh tế Đông Nam Á
SEANWFZ : Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt
nhân
TAC : Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á
VAP : Chương trình hành động Viên-chăn
WB : Ngân hàng Thế giới ( World Bank)
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong thời đại hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và
trở thành một xu thế phổ biến trên thế giới. Mỗi quốc gia muốn phát triển được
không thể nằm ngoài xu thế đó. Trong đó, một số nội dung của Tài chính quốc
tế hiện nay đang khá nổi bật và nhận được nhiều sự quan tâm đó là về “các tổ
chức Tài chính quốc tế và quan hệ với Việt Nam”, cũng như “vay, nợ quốc tế”.
Các vấn đề này có liên quan trực tiếp đến lợi ích của đất nước ta khi tham gia
hội nhập kinh tế thế giới.
Theo xu hướng hội nhập, phát triển kinh tế thì việc nâng cao chất lượng cơ
sở hạ tầng là một vấn đề cần phải được chú trọng và quan tâm của chính phủ các
nước. Vấn đề cấp thiết được đặt ra lúc này đó chính là tìm kiếm nguồn vốn cho
nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Với mục đích đề xuất cơ chế thu hút
nguồn vốn của khu vực để tài trợ hiệu quả cho phát triển cơ sở hạ tầng của
ASEAN, với sự trợ giúp của ADB, Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN đã được thành
lập. Tuy nhiên, việc vay vốn từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN cũng như cơ chế của
nó vẫn còn là một vẫn đề hết sức mới mẻ ở nước ta.
Trong quá trình thực tập và tìm hiểu tại Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tài chính,
dưới sự hướng dẫn tận tình của các anh,chị, em đã nhận thấy tầm quan trọng của
vấn đề tìm hiểu cơ chế vay vốn từ quỹ AIF. Đồng thời nhận được sự giúp đỡ của
giảng viên hướng dẫn Ths Trần Thị Phương Mai, em đã chọn đề tài khóa luận:
“Hoàn thiện thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN (ASEAN
Infrastructure fund)”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá tình hình tham
gia, thực hiện, tiến trình hợp tác tài chính ASEAN cũng như cơ chế tài trợ phát
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
2
triển cơ sở hạ tầng trong ASEAN nói chung và tiến trình triển khai,các nội dung
của quỹ AIF nói riêng. Từ đó, tìm hiểu về thực trạng quy trình,thủ tục đăng kí
dự án vay vốn đầu từ từ quỹ AIF để từ đó có thể đưa ra đánh giá cũng như các
giải pháp, kiến nghị để có thể hoàn thiện hơn thủ tục vay vốn quốc tế của Quỹ
AIF cũng như nâng cao lợi ích của Việt Nam khi tham gia triển khai quỹ AIF.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được thực hiện dựa trên quy trình thủ tục vay quốc tế
cũng như các nội dung cơ bản của quỹ AIF từ năm 2006 đến đầu 2015. Cùng
với các các văn bản, thông tư của Bộ Tài chính có liên quan đến vấn đề này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là duy vật biện chứng kết hợp thống kê
phân tích với cách tiếp cận các số liệu thông tin thực tế thu thập được tại đơn vị
thực tập, từ đó đánh giá nhận xét và đưa ra kiến nghị đối với vấn đề hoàn thiện
thủ tục vay vốn quốc tế từ quỹ AIF.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận luận, luận văn của em gồm 3 chương chính:
Chương 1: Lý luận chung về vay quốc tế và thủ tục vay quốc tế.
Chương 2: Thực trạng thủ tục vay vốn quốc tế từ quỹ AIF.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện thủ tục vay vốn từ quỹ AIF.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
3
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAY QUỐC TẾ VÀ THỦ TỤC VAY QUỐC TẾ
1.1.NHỮNG NỘIDUNG CƠ BẢN VỀ VAY,NỢ QUỐC TẾ
1.1.1.Kháiniệm
1.1.1.1.Vayquốctế
Trên phương diện quốc gia, việc các luồng vốn quốc tế trong đó chủ yếu là
các khoản vốn vay chảy vào một quốc gia có thể giúp thúc đẩy phát triển kinh tế
bởi vì nó cho phép quốc gia đó đồng thời đầu tư và tiêu dùng nhiều hơn mức sản
xuất hiện hành của quốc gia. Quốc gia cung cấp vốn cũng có lợi bởi vì nó có khả
năng thu được lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận phổ biến trong nước. Theo cách
nhìn của Bahram nowzad, “các khoản vay quốc tế có thể giúp tăng cường tính
hiệu quả của quá trình phân bổ các nguồn vốn trên phạm vi toàn cầu và đóng
một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Quá trình chu chuyển các luồng
vốn quốc tế cho phép nguồn vốn tiết kiệm được đầu tư vào các dự án mang lại
lợi nhuận cao. Đối với các quốc gia không có khả năng huy động đủ nguồn tiết
kiệm trong nước để đầu tư, các luồng vốn nước ngoài sẽ cung cấp tài trợ cho các
dự án đầu tư mà không thể được tài trợ từ nguồn trong nước”.
Theo giáo trình Quản trị vay và nợ quốc tế, Học viện Tài chính, 2011:
“Vay quốc tế là các khoản vay ngắn hạn, trung hoặc dài hạn (có hoặc không
phải trả lãi) do Chính phủ hoặc các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (kể cả
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), các thể nhân của một quốc gia vay của
các tổ chức tài chính quốc tế, của các Chính phủ, các ngân hàng nước ngoài
hoặc các tổ chức và cá nhân nước ngoài”.
Theo nghị định 219/2013/NĐ-CP vay quốc tế hay vay nước ngoài được
định nghĩa như sau: “Vay nước ngoài là việc Bên đi vay nhận khoản tín dụng từ
Người không cư trú thông qua việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận vay nước
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
4
ngoài dưới hình thức hợp đồng vay, hợp đồng mua bán hàng trả chậm, hợp đồng
ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ của
Bên đi vay”.
Thông thường, việc vay được bên cho vay nước ngoài và các chủ thể của
quốc gia đi vay (bên đi vay) thỏa thuận trên cơ sở Hiệp định vay (hoặc hợp đồng
vay), trong đó quy định số lượng vốn vay, thời gian vay, thời gian ân hạn, lãi
suất vay, lãi suất phạt trong trường hợp bên đi vay không trả được hoặc không
trả đúng hạn và các điều khoản khác liên quan đến việc vay và trả nợ. Như vậy,
đứng về phía bên đi vay, các khoản vay phải chịu sự điều chỉnh của luật pháp
của chính quốc gia đó và sự điều chỉnh của các cam kết mang tính quốc tế, đó là
các Hiệp định vay hoặc hợp đồng vay.
Vậy có thể hiểu: Vay quốc tế của một quốc gia là việc các chủ thể thuộc
khu vực công, khu vực tư nhân và các thể nhân tham gia hoạt động sản xuất,
kinh doanh trong nền kinh tế của một quốc gia tiến hành vay nợ trên trường
quốc tế của các chủ thể là người không cư trú của quốc gia đó.
Hoặc: Vay quốc tế của một quốc gia là việc các chủ thể cư trú của quốc gia
tiến hành vay trên trường quốc tế của các chủ thể là người không cư trú của
quốc gia đó.
Theo giáo trình Quản trị vay và nợ quốc tế, Học viện Tài chính, 2011:
“Người cư trú bao gồm Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức
tư nhân phi lợi nhuận, các doanh nghiệp và các cá nhân là đối tượng được xác
định theo mối quan hệ của họ đối với lãnh thổ của nền kinh tế đó”. Tất cả các
đối tượng khác đều là người không cư trú.
1.1.1.2.Nợquốctế
Theo ý nghĩa thực tế, nợ quốc tế (nợ nước ngoài) được hiểu là tổng số nợ
mà một quốc gia có trách nhiệm và ràng buộc phải trả cho các chủ thể ở các
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
5
quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp tư nhân và các cá
nhân nước ngoài.
Năm 1988, nhóm công tác quốc tế về thống kê nợ quốc tế - được hình
thành vào năm 1984 trên cơ sở hợp tác của 4 tổ chức tài chính quốc tế là Quỹ
tiền tệ quốc tế IMF, Ngân hàng thể giới WB, Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS,
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD đã công bố một định nghĩa về nợ
quốc tế như sau: “Nợ quốc tế của một quốc gia tại một thời điểm nhất định là
tổng số nợ theo hợp đồng đã giải ngân mà người cư trú của một quốc gia có
trách nhiệm phải trả cho người không cư trú, bao gồm việc hoàn trả nợ gốc kèm
hoặc không kèm với lãi, hoặc trả nợ lãi kèm, hoặc không kèm nợ gốc”.
Đối với Việt Nam, Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ban hành ngày
29/06/2009 định nghĩa về nợ nước ngoài như sau: “Nợ nước ngoài của một quốc
gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo
lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay,
tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam”.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản: Nợ quốc tế của một quốc gia tại
một thời điểm nhất định là tổng số vốn vay theo hợp đồng đã giải ngân mà
người cư trú của một quốc gia có trách nhiệm phải hoàn trả cho người không cư
trú bao gồm cả nợ gốc và lãi.
1.1.2.Phânloạivay, nợ quốc tế
Việc phân loại nợ nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác
theo dõi, đánh giá và quản lý nợ nước ngoài. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới
sử dụng các tiêu chí phân loại nợ nước ngoài như sau:
1.1.2.1.Phân loạitheo chủ thể đi vay
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
6
Theo tiêu chí phân loại này, nợ nước ngoài bao gồm: nợ công, nợ tư nhân
được công quyền bảo lãnh và nợ tư nhân.
 Nợ công là các nghĩa vụ nợ của khu vực công. Khu vực công bao gồm
các thể chế sau: Chính phủ và các bộ, ban ngành; cơ quan chính trị cấp dưới,
như tỉnh, huyện và thành phố; ngân hàng trung ương (NHTW); các thể chế tự
quản (như các doanh nghiệp tài chính và phi tài chính, các ngân hàng thương
mại và ngân hàng phát triển, các ngành dịch vụ xã hội như đường sắt, doanh
nghiệp nhà nước (DNNN)…), trong đó: Ngân sách của thể chế đó phải được
Chính phủ phê duyệt; hoặc sở hữu nhà nước chiếm trên 50% cổ phiếu có quyền
biếu quyết hoặc trên một nửa số thành viên của Hội đồng quản trị là các đại diện
của Chính phủ, hoặc trong trường hợp phá sản, nhà nước sẽ phải chịu trách
nhiệm về khoản nợ của thể chế đó.
 Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh được
xác định là các công nợ nước ngoài của khu vực tư nhân mà dịch vụ trả nợ được
bảo lãnh theo hợp đồng bởi một đối tượng thuộc khu vực công cư trú tại cùng
một nền kinh tế với bên nợ đó.
Ở Việt Nam, các khoản nợ này được phân biệt cụ thể như sau:
 Nợ Chính phủ là các khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước,
nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ
hoặc các khoản vay khác do Bộ tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành
theo quy định của pháp luật. Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân
hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ
trong từng thời kỳ.
 Nợ Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài
chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
7
 Nợ tư nhân bao gồm nợ nước ngoài của khu vực tư nhân không được
khu vự công của cùng nền kinh tế đó bão lãnh theo hợp đồng. Về bản chất, nợ tư
nhân là các khoản nợ do khu vực tư nhân tự vay, tự trả.
Tuy nhiên, một số khoản nợ vay nước ngoài thuộc khu vực tư nhân được
một tổ chức thuộc khu vực công trong nền kinh tế bảo lãnh một phần theo hợp
đồng. Đối với những khoản nợ này, giá trị thanh toán được bảo lãnh sẽ được xếp
vào loại nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh, và
những khoản thanh toán không được bảo lãnh được xếp vào loại nợ nước ngoài
của khu vự tư nhân không được bảo lãnh.
1.1.2.2.Phân loạitheo thời hạn nợ
Theo tiêu chí phân loại này, nợ nước ngoài được chia thành nợ dài hạn và
nợ ngắn hạn.
 Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời gian đáo hạn gốc (theo hợp đồng
hoặc đã gia hạn) kéo dài trên một năm tính từ ngày ký kết vay nợ cho đến ngày
đáo hạn khoản thanh toán cuối cùng. Đây là các khoản nợ rất được quan tâm do
khả năng tác động lớn đến nền tài chính quốc gia. Chính vì vậy, các tổ chức tài
chính quốc tế thường xuyên theo dõi và phân tích nợ dài hạn của quốc gia một
cách có hệ thống. Cơ sở dữ liệu về nợ nước ngoài của thế giới thường xuyên
được cập nhật và phân tích, tuy nhiên, nhưng thông tin này chỉ được công bố với
những nhóm đối tượng có liên quan mà không được công khai rộng rãi.
 Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản nợ có thời gian đáo hạn từ 1 năm trở
xuống. Thông thường, nợ ngắn hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ
nước ngoài của một quốc gia. Do thời gian đáo hạn ngắn, khối lượng thường
không đáng kể, nợ ngắn hạn thường không thuộc đối tượng quản lý một cách
chặt chẽ như nợ dài hạn. Tuy nhiên, nợ ngắn hạn là những khoản nợ có ảnh
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
8
hưởng trực tiếp đến tình hình thanh khoản của quốc gia và có khả năng gây ra
khủng hoảng kinh tế.
1.1.2.3.Phân loạitheo loại hình vay
Theo tiêu chí này nợ nước ngoài được chia thành hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) và vay thương mại.
 Vay hỗ trợ phát triển chính thức
Theo Tổ chức hợp tác quốc tế và phát triển (OECD), vay hỗ trợ chính thức
bao gồm các chuyển khoản song phương (giữa các Chính phủ) hoặc đa phương
(từ các tổ chức quốc tế cho các Chính phủ), trong đó ít nhất 25% tổng giá trị
chuyển khoản là cho không.
ODA có thể bao gồm: các khoản cho không (bao gồm cả hỗ trợ kỹ thuật);
các khoản cho vay ưu đãi; các đóng góp bằng hiện vật; tín dụng của nước cung
cấp hàng hóa và tiền bồi thường. ODA không bao gồm viện trợ quân sự giữa các
Chính phủ và chuyển khoản của các tổ chức phi chính phủ. ODA thường là giữa
Chính phủ với Chính phủ và giữa Chính phủ với các tổ chức đa phương. Vốn
ODA được cung cấp dưới 2 hình thức:
Viện trợ không hoàn lại: thông thường có quy mô nhỏ khoảng 15-20% tổng
nguồn vốn ODA và chỉ giới hạn trong các lĩnh vực nhân đạo, y tế, văn hóa, giáo
dục, cải cách và nâng cao năng lực quản lý hành chính nhà nước.
Vốn vay: có quy mô lớn, chiếm khoảng 83-85% tổng nguồn vốn ODA,
nhưng được vay với lãi suất thấp (lãi suất ưu đãi) và thời hạn hoàn trả dài.
 Vay thương mại: Khác với vay hỗ trợ phát triển chính thức, vay
thương mại không có ưu đãi về lãi suất và thời gian ân hạn. Lãi suất vay thương
mại là lãi suất thị trường tài chính quốc tế và thường thay đổi theo lãi suất thị
trường. Do vậy, vay thương mại thường có chi phí khá cao và chứa đựng nhiều
rủi ro. Chủ thể vay thương mại thường là các doanh nghiệp.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
9
Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn nợ nước ngoài là nợ phát sinh từ việc vay
vốn ODA. Nợ thương mại chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ nước ngoài
của Việt Nam và được tiến hành chủ yếu theo các phân loại nợ nước ngoài theo
loại hình vay.
1.1.2.4.Phân loạitheo chủ thể cho vay
Theo tiêu chí phân loại này, nợ nước ngoài được phân loại thành nợ đa
phương và nợ song phương.
 Nợ đa phương là các khoản nợ mà chủ nợ thường là các cơ quan của
Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), các ngân hàng
phát triển khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên Chính phủ.
 Nợ song phương là các khoản nợ mà chủ nợ là Chính phủ một nước
hoặc một tổ chức quốc tế nhân danh một Chính phủ duy nhất.
1.1.3.Mụcđích của vay quốc tế
Mỗi chủ thể của một quốc gia sẽ đi vay quốc tế nếu khả năng tự tài trợ hoặc
khả năng vay trong nước không đủ hoặc vượt quá số tiết kiệm của dân chúng,
vượt quá khả năng của chủ thể. Vay quốc tế là quá trình tạo ra nghĩa vụ trả nợ
thông qua việc ký kết và thực hiện hiệp định, hợp đồng, thỏa thuận vay quốc tế
hoặc phát hành công cụ nợ quốc tế. Nợ quốc tế là tổng số vốn vay theo thỏa
thuận vay quốc tế đã giải ngân. Việc ký kết các thỏa thuận vay quốc tế có ý
nghĩa rất quan trọng, vì nó xác định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của bên đi
vay và bên cho vay quốc tế. Nhưng việc xác định tổng số nợ quốc tế mới có ý
nghĩa quyết định, vì đây là số tiền chủ nợ quốc tế chính thức chuyển cho con nợ,
là số tiền con nợ có thể sử dụng vào các mục đíchđã đề ra, là số tiền con nợ phải
quản lý, sử dụng và phải hoàn trả cho các chủ nợ theo các thỏa thuận vay. Vay
và nợ quốc tế phát sinh do nhưng nhu cầu chủ yếu sau đây:
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
10
1.1.3.1.Vayđểbù đắp thâm hụt ngân sách của Chính phủ
Việc dùng vay nợ quốc tế để bù đắp thâm hụt ngân sách Chính phủ là rất
phổ biến ở các nước đang phát triển trước đây. Ngân sách Chính phủ hàng năm
không thể đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu là căn bệnh nghiêm trọng và phổ biến
của hầu hết các nước đang phát triển. Việc tìm nguồn tài chính để bù đắp thâm
hụt ngân sách bằng cách dùng các khoản vay nợ quốc tế là một nhu cầu cấp thiết
để ổn định và phát triển nền kinh tế.
1.1.3.2.Vayvà nợquốc tế để tiêu dùng
Từ nguồn thu nhập của mình, các chủ thể của quốc gia sử dụng cho các
mục đích mà trước hết là đảm bảo tiêu dùng trong nước. Nhưng do nguồn thu
nhập không đủ chi tiêu cho các nhu cầu của các chủ thể trong nước, các chủ thể
của quốc gia đó phải vay từ bên ngoài để bù đắp cho tiêu dùng trong nước.
1.1.3.3.Vayvà nợquốc tế để tăng cường đầu tư phát triển
Các nước đang phát triển là những nước có nhu cầu vốn rất lớn để đầu tư
phát triển kinh tế; trong khi đó phần tích lũy và huy động trong nước rất hạn chế.
Đây thường là các nước xuất khẩu nguyên liệu thô, tài nguyên, khoáng sản và
hàng hóa nông nghiệp, giá trị gia tăng thấp. Do đó, để nâng cao kim ngạch
thương mại quốc tế, nâng cao hiệu quả trong giao thương quốc tế, các nước đang
phát triển phải đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu để công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nền sản xuất, nguồn vốn sử dụng chủ yếu là vay quốc tế.
1.1.3.4.Vayvà nợquốc tế để bù đắp cán cân thanh toán
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, sự thâm hụt cán cân mậu dịch thường xảy
ra: Các nước đang phát triển phần lớn là nước nhập siêu nên phải vay mượn để
cải thiện cán cân thanh toán. Robert J.Gordon trong cuốn “Kinh tế học vĩ mô”
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
11
đã viết: “Thâm hụt ngoại thương hàm ý tích tụ số nợ nước ngoài trên tư cách là
tiền đi vay của người nước ngoài để chịu được số nhập khẩu cao hơn số xuất
khẩu”. Trên thực tế, một phần lớn của việc bù đắp thâm hụt cán cân thanh toán
quốc tế nhằm đảm bảo tiêu dùng và tăng cường đầu tư phát triển trong nội bộ
quốc gia bằng các hàng hóa, may móc thiết bị nhập khẩu.
1.2.THỦTỤC VAY QUỐC TẾ
1.2.1.Kháiniệm
Thủ tục là phương thức, cách thức giải quyết công việc theo một trình tự
nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với
nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn.
Cho vay, còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn
tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài
chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi
suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là
chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Do đó, Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa
hai bên - Một bên là người cho vay, và một bên là người đi vay. Quan hệ giữa
hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải
trả,...
Vậy có thể hiểu một cách đơn giản: Thủ tục vay quốc tế là những thủ tục
phát sinh giữa bên đi vay và bên cho vay trong quá trình vay vốn quốc tế.
1.2.2.Điềukiện, thủ tục vay
Chủ thể đi vay vốn trên thị trường quốc tế rất đa dạng, thường được chia
thành hai khu vực là khu vực công và khu vực tư. Thủ tục và điều kiện vay của 2
khu vực này có những sự khác biệt nhất định.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
12
1.2.2.1.Điềukiện, thủ tục vay đối với chủ thể đi vaythuộc khu vực công
Khu vực công bao gồm các thể chế sau: Chính phủ và các bộ, ban ngành;
cơ quan chính trị cấp dưới, như tỉnh, huyện và thành phố; ngân hàng trung ương
(NHTW); các thể chế tự quản (như các doanh nghiệp tài chính và phi tài chính,
các ngân hàng thương mại và ngân hàng phát triển, các ngành dịch vụ xã hội
như đường sắt, doanh nghiệp nhà nước (DNNN)…).
Tuy nhiên, đối với khách hàng là những chủ thể thuộc khu vực công, những
đối tượng này thường là Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức nhà nước.
Những chủ thể thuộc khu vực này có thể vay bằng nhiều hình thức như qua phát
hành trái phiếu quốc tế ra nước ngoài hay vay của các tổ chức tài chính quốc
tế…
Thủ tục nghiệp vụ tương tự như khu vực tư nhân vay. Điểm khác biệt cơ
bản là các điều kiện về thế chấp, cầm cố tài sản không khắt khe, chủ yếu dựa
vào tín chấp của Chính phủ nước đi vay. Do Chính phủ thường đứng ra cam kết
bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước vay nợ của các tổ chức tài chính nước
ngoài.
Đã có nhiều trường hợp các khoản nợ vay trực tiếp và các khoản nợ do bảo
lãnh của Chính phủ các nước không trả được, dẫn đến khủng hoảng ngân hàng
trên thế giới. Tiểu biểu là cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài ở Mỹ Latinh năm
1982. Chính vì vậy, hiện nay các khoản vay thương mại trực tiếp của Chính phủ
thường cần đến sự bảo lãnh của các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực. Chính
phủ các nước chủ yếu chỉ còn các nghiệp vụ bảo lãnh của Chính phủ cho các
doanh nghiệp, nhưng các tổ chức tài chính cũng rất thận trọng với nghiệp vụ
này.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
13
1.2.2.2.Điềukiện, thủ tục vayđối với chủ thể đi vaythuộc khu vưc tư nhân
Một cách khái quát nhất, khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế nằm
ngoài quốc doanh, bao gồm các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước
ngoài trong đó tư nhân nhiếm hơn 50 vốn đầu tư.
Đối với khách hàng là những chủ thể thuộc khu vực tư, các khoản vay của
các chủ thể khu vực tư nhân phải có bảo lãnh của các chủ thể của khu vực công
như Chính phủ, cơ quan được Chính phủ chỉ định (Bộ Tài chính, Ngân hàng
Trung ương, các ngân hàng thương mại Nhà nước…). Việc vay nợ và quản lý
nợ vay thường được áp dụng các cơ chế và nguyên tắc quản lý vay, trả nợ như
đối với nợ quốc tế khu vực công.
Các khoản vay quốc tế có sự bảo lãnh của các chủ thể khu vực tư nhân hay
sự bảo lãnh của các chủ thể là Người không cư trú thì vẫn được coi là vay quốc
tế của khu vực tư nhân.
Thủ tục vay của khu vực này có thể hiểu một cách đơn giản như sau:
Khách hàng sẽ phải lập dự án tiền khả thi và gửi đề nghị vay vốn tới người cho
vay. Người cho vay sẽ nghiên cứu, nếu chấp thuận hai bên sẽ ký kết hợp đồng
với các điều khoản cần thiết.
Điều kiện vay nợ quốc tế khu vực tư nhân:
 Điều kiện vay nợ ngắn hạn: Do các cơ quan có thẩm quyền của nước sở
tại quyết định, thường bao gồm các yếu tố sau:
 Khoản vay phải đúng mục đích đáp ứng nhu cầu vốn lưu động (hoặc bổ
sung nguồn vốn tín dụng ngắn hạn với các tổ chức tài chính, tín dụng) cho phát
triển kinh doanh (hoặc bổ sung nguồn vốn tín dụng với các tổ chức tài chính, tín
dụng) theo đúng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp được quy định trong Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy phép đầu từ; hoặc Giấy phép hoạt
động do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia cấp.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
14
 Đối tượng được vay nợ ngắn hạn phải phù hợp với quy định của luật
pháp.
 Thời hạn vay ngắn hạn phải dưới 12 tháng và các chi phí vay (gồm lãi
suất, phí và các chi phí khác) phải trong phạm vi quy định của cơ quan có thẩm
quyền.
 Tổng mức vay (số dư nợ ngắn hạn) phải trong phạm vi giới hạn vay
được quy định.
 Chấp hành các quy định về quản lý ngoại tệ, về thế chấp hay ký quỹ đối
với các khoản vay ngắn hạn theo quy định của luật pháp.
 Các nội dung và các thỏa thuận trong Hợp đồng vay vốn quốc tế ngắn
hạn phải phù hợp với các quy định của luật pháp nước sở tại.
 Điều kiện vay trung, dài hạn:
 Đối tượng vay phải có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh
được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật (thường là Hội
đồng quản trị).
 Khoản vay phải đúng mục đích đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh theo đúng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp được quy
định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy phép đầu tư; hoặc
Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia cấp.
 Đối tượng vay nợ trung, dài hạn phải phù hợp với quy định của pháp
luật.
 Thời hạn vay trung, dài hạn phải trên 1 năm và các chi phí vay (gồm lãi
suất, phí và các chi phí khác) phải trong phạm vi quy định của cơ quan quản lý
có thẩm quyền.
 Các thỏa thuận trong Hợp đồng vay vốn quốc tế trung, dài hạn phải phù
hợp với các quy định của luật pháp nước sở tại như việc mở tài khoản ngoại tệ ở
nước ngoài để phục vụ giao dịch của khoản vay, các quy định về sử dụng ngoại
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
15
tệ, về cầm cố, thế chấp tài sản, quy định về vay vốn quốc tế để góp vốn thành
lập doanh nghiệp, quy định về việc chuyển nợ thành cổ phần...
 Tổng mức vay (số dư nợ trung, dài hạn) phải trong phạm vi giới hạn vay
được quy định và không vượt quá tổng vốn đầu tư theo Giấy phép đầu tư.
 Đối tượng vay vốn quốc tế trung và dài hạn thường phải đăng ký việc
vay và trả nợ nước ngoài với cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước sở tại sau
một thời hạn nhất định khi đã ký Hợp đồng vay vốn, trước khi giải ngân vốn
vay.
1.2.3.Hồ sơ đăng kí vay vốn
Nội dung của một hồ sơ đăng ký vay vốn thường gồm các nội dung chính
sau:
1.2.3.1.Đơnđềnghị vayvốn
Đơn đề nghị vay vốn thường được viết theo mẫu tùy theo bên nhận hồ sơ
đăng kí vay vốn. Một đơn đề nghị vay vốn thường bao gồm các nội dung sau:
1.Thông tin bên đề nghị vay vốn:
Thường bao gồm các nội dung như: tên chủ đầu tư, địa chỉ, điện thoại, fax,
email, quyết định thành lập doanh nghiệp, quyết định đăng ký kinh doanh,
ngành, nghề kinh doanh dịch vụ chính, số tài khoản ngân hàng, mã số thuế, họ
tên chủ đầu tư dự án…
2.Tóm tắt về dự án đề nghị được vay vốn
a. Nội dung dự án
- Tên dự án
- Lý do thực hiện dự án:
- Mục tiêu của dự án:
- Địa điểm đầu tư:
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
16
- Tiến độ thực hiện dự án:
- Hình thức đầu tư:
- Quy mô dự án:
- Mô tả công nghệ ứng dụng:
- Hiệu quả dự án:
- Quyết định phê duyệt số: Ngày ,tháng , năm
- Do cơ quan phê duyệt:
b. Vốn đầu tư
- Tổng mức đầu tư được phê duyệt:
- Cơ cấu và nguồn vốn đầu tư:
3.Phương án sử dụng vốn vay
Phương án sử dụng vốn vay của người đi vay được trình bày theo thứ tự
các hạng mục công việc thực hiện trong dự án.
Trong đó cần nêu rõ từng hạng mục công việc thực hiện trong dự án, vốn
vay, vốn đối ứng của từng hạng mục, thời gian bắt đầu cũng như kết thúc của
từng hạng mục công việc.
(Cần ghi rõ tên hạng mục, khối lượng xây dựng, thiết bị cho từng hạng mục
công việc thực hiện trong dự án theo dự toán được duyệt)
4.Phương án trả nợ: cần trình bày rõ các nội dung sau
a. Các nguồn thu nhập của đơn vị?
b. Nguồn vốn trả nợ, cơ sở hình thành nguồn trả nợ?
c. Lịch biểu trả nợ (xây dựng phù hợp với thời gian vay)
Lịch biểu trả nợ được xây dựng gồm những nội dung sau:
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
17
Bảng 1.1.Lịch biểu trả nợ
Đơn vị tính
Thứ tự Thời gian Số tiền trả
nợ
Gốc Lãi
1
…
Cộng
Nguồn: Giáo trình Quản trị vay và nợ Quốc tế - HVTC
- Thời gian ân hạn? Lý do?
- Kỳ hạn trả nợ gốc ?
- Kỳ hạn trả lãi?
5.Đảm bảo tiền vay
a. Phương thức đảm bảo tiền vay: Thế chấp hay bảo lãnh?
b. Mô tả tài sản thế chấp (của chủ đầu tư bao gồm cả tài sản hình thành từ
vốn vay hoặc bảo lãnh bằng thế chấp tài sản).
Khi mô tả tài sản thế chấp, cần nêu rõ tên tài sản và một số yếu tố như:
 Mô tả chung: Cần nêu rõ tên, tính năng, tác dụng, cấu tạo cũng như xuất
xứ của tài sản thế chấp; hiện trạng tài sản ra sao, nơi hiện diện và tình hình sử
dụng, khấu hao của tài sản thế chấp…
 Tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp: Về quyền sở hữu, quyền quản lý
và sử dụng tài sản thế chấp thuộc về ai? Tài sản thế chấp có được phép giao dịch
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
18
hay không? Tài sản thế chấp chưa thế chấp nơi nào khác, không bị kê biên và
tranh chấp? Tài sản có phải mua bảo hiểm theo quy định pháp luật hay không?
 Giá trị tài sản: Về giá gốc, giá hiện tại, cơ sở định giá hiện tại…
Cần chú ý một số lưu ý sau:
 Liệt kê và gửi kèm Hồ sơ vay vốn bản copy các tài liệu liên quan đến tài
sản thế chấp đơn vị hiện có (Hợp đồng mua bán, thanh lý hợp đồng, hóa đơn,
giấy đăng ký, tài liệu kỹ thuật.v.v)
 Trường hợp được bên thứ ba bảo lãnh vay vốn yêu cầu có xác nhận của
Bên bảo lãnh
6.Cam kết
Cam kết của bên đi vay về việc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cũng như các
vấn đề phát sinh.
1.2.3.2.Thông tin về chủ đầu tư
1. Thông tin về chủ đầu tư (đơn vị lựa chọn thông tin phù hợp với đơn vị
mình để kê khai trong nội dung này)
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Họ và tên: Năm sinh:
Chức vụ:
Trình độ chuyên môn: Năm tốt nghiệp:
Thời gian công tác và trình độ quản lý:
- Kế toán trưởng/Phụ trách kế toán
Họ và tên: Năm sinh:
Trình độ chuyên môn: Năm tốt nghiệp:
Thời gian công tác và kinh nghiệm quản lý:
- Cơ cấu tổ chức của đơn vị
Các phòng ban hiện có:
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
19
Tổng số lao động: Trong đó lao động nữ: chiếm:
Lao động trực tiếp:
Lao động gián tiếp:
- Các dự án đầu tư đã thực hiện trong vòng 5 năm liên tục trước khi đầu tư
dự án vay vốn.
Cần nêu rõ tên các dự án, giá trị của từng dự án, thời điểm bắt đầu và kết
thúc của từng dự án.
2. Quan hệ tín dụng đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng đến
thời điểm hiện tại:
 Tên các tổ chức tín dụng có quan hệ:
 Dư nợ ngắn hạn
Trong nước: Trong đó nợ quá hạn:
Ngoài nước: Trong đó nợ quá hạn:
 Dư nợ trung và dài hạn
Trong nước: Trong đó nợ quá hạn:
Ngoài nước: Trong đó nợ quá hạn:
 Dư nợ khác:
 Dư nợ cho vay đang được khoanh:
 Dư nợ các khoản nợ chờ xử lý:
3. Đánh giá tính ổn định (dự kiến thay đổi pháp nhân, nhân sự, kế hoạch
sản xuất kinh doanh trong thời gian thực hiện dự án)
4. Cam kết của chủ dự án:
Thường là cam kết về vấn đề trả nợ vay (bao gồm cả lãi và vốn gốc), cùng
với đó là cam kết, điều khoản về vi phạm hợp đồng vay.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
20
1.2.3.3. Dự án đầu tư
Thường bao gồm những thông tin như tên dự án; lý do thực hiện dự án;
mục tiêu của dự án; địa điểm đầu tư; hình thức đầu tư; nội dung, tiến độ thực
hiện dự án; quy mô dự án; mô tả công nghệ ứng dụng hoặc chuyển giao; hiệu
quả dự án; tổng mức đầu tư; cơ cấu và nguồn vốn đầu tư dự án.
1.2.3.4.Hồ sơ chứng minh điều kiện pháp lý của bên vay vốn (nộp bản gốc
hoặc sao công chứng)
Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp FDI) và
các văn bản pháp lý của Nhà nước về thành lập tổ chức; Điều lệ tổ chức và hoạt
động của công ty; Biên bản góp vốn; Quyết định bổ nhiệm, bản sao chứng minh
thư, mẫu chữ ký của người đại diện (theo pháp luật) và kế toán trưởng; Giấy ủy
quyền vay vốn; Các văn bản khác (nếu có)…
1.2.3.5.Hồ sơ chứng minh điều kiện pháp lý của dự án
Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền. Các văn bản,
giấy phép của các cơ quan chức năng đối với việc thực hiện dự án (giấy phép
thuê đất, thuê mặt bằng để thực hiện dự án, giấy phép đảm bảo vệ sinh môi
trường, an toàn thực phẩm, giấy phép đối với một số ngành nghề có điều kiện
...).
1.2.3.6.Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư
Bao gồm Báo cáo tài chính có kiểm toán của chủ đầu tư dự án trong 2 năm
gần đây.
1.2.3.7.Hồ sơ chứng minh hiệu quả và khả năng thu hồi vốn của dự án
Phương án sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư (tương ứng với thời gian
vay), phương án trả nợ vay.
1.2.3.8.Hồ sơ đảm bảo tiền vay.
1.2.3.9.Tài liệu khác nếu cần.
1.3.VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA CÁC KHOẢN VAY VÀ NỢ QUỐC TẾ
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
21
Vay nợ quốc tế là xu thế tất yếu của các quốc gia có tiềm năng nhưng
không đủ nguồn lực để khai thác các tiềm năng đó. Tuy nhiên, để những khoản
nợ nước ngoài có thể phát huy tối đa hiệu quả không phải là điều đơn giản. Mục
tiêu bổ sung vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội chỉ đạt được nếu mỗi đồng
vốn vay từ nước ngoài được sử dụng có hiệu quả, quản lý chặt chẽ. Ngược lại,
nếu những khoản vay nợ này bị sử dụng bừa bãi, lãng phí và kém hiệu quả do
công tác quản lý bị buông lỏng thì sẽ gây nên gánh nặng nợ nần và gây ra nguy
cơ khủng hoảng kinh tế trong tương lai.
Dựa vào những thông tin khái quát trên, có thể đưa ra những nhận định về
tác động của nợ nước ngoài tới nền kinh tế - xã hội theo hai khía cạnh: tác động
tích cực và tác động tiêu cực.
1.3.1.Ý nghĩa tích cực
Thứ nhất, nợnước ngoàiđáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, đảm bảo an sinh xã
hội
Nhu cầu về vốn đầu tư là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với các nước
đang phát triển, bởi phần tích lũy và huy động trong nước rất hạn chế. Mặt khác,
đây thường là các nước xuất khẩu nguyên liệu thô, khoáng sản và hàng hóa nông
nghiệp, nên để nâng cao giá trị gia tăng đòi hỏi phải được đầu tư cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu. Hơn nữa, đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, an ninh
quốc phòng,… đòi hỏi lượng nguồn lực lớn (nhân lực, tài lực, vật lực) trong dài
hạn và cần có sự tham gia của khu vực công. Giải pháp thường được lựa chọn
đó là vay nợ nước ngoài. Chính phủ có thể sử dụng nợ nước ngoài như là một
công cụ để tài trợ vốn cho các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, đầu tư
khuyến khích phát triển sản xuất, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của
các thành phần kinh tế; đồng thời thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội lớn
của Nhà nước.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
22
Thứ hai, nợ nước ngoài góp phần huy động vốn cho bù đắp bội chi ngân
sách nhà nước (NSNN)
Thu NSNN hằng năm không đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu đã trở thành
căn bệnh phổ biến của hầu hết các nước đang phát triển. Việc bù đắp bội chi
NSNN là một vấn đề lớn và cực kỳ khó khăn, bởi lẽ phải giải quyết mối quan hệ
giữa duy trì phát triển bền vững với nguồn lực có hạn, đòi hỏi Chính phủ các
nước phải thực sự sáng suốt và linh hoạt. Có nhiều giải pháp được đưa ra như
tăng thuế, giảm chi tiêu công, in tiền, vay nợ trong nước và nước ngoài. Mỗi giải
pháp đều mang tới những tác động tích cực, song cũng có hạn chế riêng. Việc
tăng thuế, giảm chi tiêu cần khoảng thời gian dài cũng như phải thực hiện đồng
bộ nhiều chính sách; in tiền khiến lạm phát tăng cao; trong khi vay nợ trong
nước với số lượng vốn lớn rất khó khăn vì thu nhập và tích lũy của dân cư
thấp… Do đó, vay nợ nước ngoài là giải pháp thường được lựa chọn, bởi dù cho
vẫn tồn tại những mặt trái, nhưng qua đó có thể huy động được lượng vốn lớn
trong thời gian ngắn, bù đắp kịp thời sự thiếu hụt của NSNN, trong khi các
nguồn khác chưa kịp đáp ứng, đảm bảo cho việc thực hiện các quyết sách của
Chính phủ.
Thứ ba, nợ nước ngoàigóp phần tích cực thúc đẩyquá trình hội nhập kinh
tế quốc tế
Chính phủ các nước thường kết hợp giữa vay nợ trong nước và vay nợ
nước ngoài. Trong đó vay nợ nước ngoài sẽ giúp các quốc gia có thể tiếp cận với
nguồn vốn từ bên ngoài mà không làm giảm đầu tư tư nhân hay tiêu dùng trong
nước. Mặt khác, việc vay nợ trên trường quốc tế đòi hỏi quốc gia đó phải có
tiềm lực nội tại nhất định, hệ số tín nhiệm cao, có môi trường kinh doanh và hệ
thống luật pháp ổn định. Do đó, nhu cầu tiếp cận nguồn vốn nước ngoài sẽ tạo
động lực cho mỗi quốc gia trong việc nỗ lực cải cách thể chế, môi trường kinh
doanh, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng,… Đồng thời mối quan hệ và sự phụ
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
23
thuộc giữa các quốc gia có thể tạo điều kiện cho các nước tiếp cận với tri thức
hiện đại, với công nghệ và các kỹ năng quản lý tiên tiến. Điều này mở ra cơ hội
nhiều hơn để hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
1.3.2: Tác động tiêu cực
Thứ nhất, nợ nước ngoài làm sụt giảm tăng trưởng kinh tế, gây ra sự mất
ổn định trong nền kinh tế - xã hội
Nhìn chung, việc trang trải ngân sách bằng các khoản vay sẽ gây ra những
tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Các khoản vay nước ngoài thường có thời hạn
vay tương đối dài và có thể có các ưu đãi. Nếu sử dụng các khoản vay này
không hiệu quả sẽ không tạo ra tăng trưởng kinh tế, không tạo ra thu nhập ròng
để trả nợ, tạo ra gánh nặng nợ nần lên các thế hệ tương lai. Mặt khác, xét về lâu
dài, vay nước ngoài sẽ gây ra sự bất ổn về tỷ giá, từ đó khiến cho hoạt động đầu
tư bị sụt giảm, điều này làm suy giảm kinh tế cùng với sự gia tăng của lãi suất
trong nước.
Bên cạnh những tác động về mặt kinh tế, một quốc gia có khoản nợ nước
ngoài lớn có thể phải đối mặt với những hệ quả khác như: Làm thay đổi quy
trình quản lý Nhà nước do phải thay đổi chính sách tài chính quốc gia để trang
trải các khoản nợ; hệ số tín nhiệm quốc gia bị hạ bậc; nguy cơ suy giảm chủ
quyền, giảm sự độc lập về chính trị... Các quốc gia phải còn chịu sức ép lớn từ
phía chủ nợ, phải thắt chặt chi tiêu, tăng thuế, giảm trợ cấp xã hội trong nước, và
xa hơn nữa là những yêu cầu về cải cách thể chế, thay đổi bộ máy quản lý, thay
đổi các định hướng kinh tế... Ngoài ra, việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản
vay nợ nước ngoài cũng sẽ làm giảm vị thế của quốc gia trong các mối quan hệ
song phương, đa phương với các đối tác là các nước chủ nợ.
Thứ hai, nợ nước ngoài tác động đến tỷ giá và thâm hụt cán cân thương
mại
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
24
Vay nước ngoài gây ra nhiều tác động nguy hại tới nền kinh tế. Trong ngắn
hạn, một dòng ngoại tệ lớn chảy vào trong nước sẽ làm giảm sức ép cân đối
ngoại tệ, có thể gây tăng giá đồng nội tệ. Khi nội tệ tăng giá so với ngoại tệ, nhà
nhập khẩu sẽ có lợi, còn nhà xuất khẩu sẽ gặp bất lợi, từ đó khuyến khích nhập
khẩu và có thể làm giảm xuất khẩu ròng. Điều này làm trầm trọng thêm tình
trạng nhập siêu và đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới thâm hụt thương
mại tăng mạnh. Mặt khác, trong trung và dài hạn, Chính phủ sẽ phải cân đối
nguồn ngoại tệ để trả nợ gốc và lãi. Việc này sẽ đẩy nhu cầu về ngoại tệ tăng
cao, làm giảm giá đồng nội tệ, tăng chi phí nhập khẩu máy móc thiết bị và
nguyên liệu (thường chiếm tỷ trọng lớn ở các nước đang phát triển), tăng chi phí
đầu vào của nền kinh tế. Chưa hết, tỷ giá hối đoái tăng cao sẽ làm tăng chi phí
thanh toán nợ, càng làm tăng nguy cơ vỡ nợ nếu như quy mô nợ vượt quá sức
chịu đựng của NSNN. Đặc biệt, khi thâm hụt NSNN và thâm hụt cán cân thương
mại cùng xảy ra sẽ dẫn đến hiện tượng “thâm hụt kép” gây tác động tiêu cực đến
sự phát triển của nền kinh tế. Hiện tượng này đã xảy ra tại một số nước châu Á
vào những năm 90 của thế kỷ 20.
Thứ ba, có thể dẫn tới vỡ nợ Chính phủ và kéo theo nhiều hệ lụy khác
Khi quy mô và mức độ tăng nợ nước ngoài của một quốc gia không giữ
được trạng thái bền vững, không có khả năng trả được nợ, Chính phủ quốc gia
đó sẽ tuyên bố vỡ nợ. Do các khoản nợ nước ngoài phải trả bằng ngoại tệ, nên
quyết định tuyên bố vỡ nợ này sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy. Quốc gia đó sẽ bị
ngăn cấm không được tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế mà đặc biệt là
thương mại quốc tế; đồng thời bị tịch thu tài sản của Chính phủ ở nước ngoài và
gần như bị cắt toàn bộ các khoản tài trợ quốc tế, kể cả vay nợ, viện trợ hay đầu
tư nước ngoài. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, việc
tuyên bố vỡ nợ Chính phủ là một việc mà mọi quốc gia cần phòng tránh thường
xuyên vì những hậu quả nặng nề của nó.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
25
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỦ TỤC VAY VỐN QUỐC TẾ TỪ QUỸ AIF
2.1.MỘT VÀI NÉT VỀ QUỸ AIF
2.1.1.Mộtvàinét về ASEAN và Ngânhàng phát triển Châu Á
2.1.1.1.Mộtsố vấn đề cơ bản của ASEAN
A,Hoàn cảnh lịch sử
Từ sau năm 1945, nhiều quốc gia đã ra đời dưới những hình thức khác
nhau ở Đông Nam Á. Năm 1945, Indonesia, Việt Nam và Lào tuyên bố độc lập.
Năm 1946, Mỹ trao trả độc lập cho Philippines.
Năm 1947, Anh trao trả độc lập cho Miến Điện (nay là Myanmar). Năm
1965, Singapore tách khỏi Liên bang Malaysia, tuyên bố thành nước cộng hòa
độc lập. Ngày 31/12/1983, Anh trao trả độc lập cho Bruney. Thái Lan không là
thuộc địa trực tiếp của một đế quốc nào nên sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II
vẫn là quốc gia độc lập.
Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á đã có dự định thành
lập một tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác phát triển trên các lĩnh vực
kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa; đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các
nước lớn đang tìm cách biến Đông Nam Á thành “sân sau” của họ.
Trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á, nhiều tổ
chức khu vực đã xuất hiện và một số hiệp ước giữa các nước trong khu vực được
ký kết.
Tháng 1/1959, Hiệp ước Hữu nghị và Kinh tế Đông Nam Á (SEAFET),
gồm Malaysia và Philippines ra đời.
Ngày 31/7/1961, Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) - gồm Thái Lan,
Philippines và Malaysia - được thành lập.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
26
Tháng 8/1963, một tổ chức gồm Malaysia, Philippines và Indonesia, gọi tắt
là MAPHILINDO, được thành lập. Tuy nhiên, những tổ chức và Hiệp ước trên
đây đều không tồn tại được lâu do những bất đồng giữa các nước về vấn đề lãnh
thổ và chủ quyền.
ASA, MAPHILINDO không thành công, nhưng nhu cầu về một tổ chức
hợp tác khu vực rộng lớn hơn ở Đông Nam Á ngày càng lớn.
Từ kinh nghiệm của EEC, các nước Đông Nam Á đều thấy rằng việc hình
thành các tổ chức khu vực sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thông qua
tăng cường hợp tác kinh tế, buôn bán và phân công lao động.
Sau nhiều cuộc thảo luận, ngày 8/8/1967, Bộ trưởng Ngoại giao các nước
Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Phó Thủ tướng Malaysia ký tại
Bangkok bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN).
Từ 5 nước thành viên ban đầu, đến nay ASEAN đã có 10 quốc gia thành
viên, gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Bruney (năm
1984), Việt Nam (năm1995), Lào (năm 1997), Myanmar (năm 1997) và
Campuchia (năm1999).
ASEAN có diện tích 4,5 triệu km2, dân số khoảng 575 triệu người và tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 2.487 tỷ USD (ước tính năm 2009).
Thực tiễn đã chứng minh rằng, một Đông Nam Á thống nhất đã thúc đẩy
cho hợp tác và vị thế ASEAN ngày càng lớn mạnh, là tiền đề quan trọng để
ASEAN trở thành một cộng đồng.
B.Việt Nam và ASEAN
1. Quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN
Với sự kết thúc của Chiến tranh lạnh và việc ký kết Hiệp định Paris về
Campuchia, quan hệ của Việt Nam với các nước ASEAN đã chuyển sang một
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
27
thời kỳ mới, thời kỳ hợp tác vì lợi ích phát triển, phấn đấu vì hòa bình, ổn định
của khu vực, vì sự phồn vinh của mỗi dân tộc.
Tháng 2/1989, tại Hội nghị Không chính thức Gia-các-ta về Campuchia lần
thứ nhất (JIM1), ta và Lào đã tuyên bố sẵn sàng tham gia Hiệp ước Thân thiện
và Hợp tác của ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). Trong các cuộc tiếp xúc cấp cao
này, các nhà Lãnh đạo ASEAN đều bày tỏ sự ủng hộ đối với việc ta tham gia
Hiệp ước Bali. Ngày 28/1/1992, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ tư tại
Singapore đã chính thức tuyên bố quyết định ủng hộ này. Tiếp đó, tại Hội nghị
Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 15 (AMM 25, Manila, Philippines), Việt Nam
(cùng với Lào) đã ký văn kiện tham gia Hiệp ước Bali, mở đầu cho thời kỳ quan
hệ chính thức với tổ chức ASEAN. Cũng tại Hội nghị này, ASEAN đã mời Việt
Nam và Lào trở thành quan sát viên của Hiệp hội.
Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 27 diễn ra tại Băng-cốc, Thái
Lan (tháng 7/1994), các nước ASEAN đã nhất trí tuyên bố sẵn sàng chấp nhận
Việt Nam là thành viên của ASEAN.
Ngày 28/7/1995, một Lễ kết nạp trọng thể đã diễn ra tại Cung Hội nghị
quốc tế Bru-nây, một ngày trước khi AMM 28 chính thức khai mạc. Việt Nam
chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN).
2. Việt Nam - thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của ASEAN
Ngay sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam đã
tích cực, chủ động và có nhiều đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp
tác của ASEAN.
Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng
hợp tác và các quyết sách lớn của ASEAN, như xây dựng Tầm nhìn 2020,
Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển, Tuyên bố Bali–II về xây
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
28
dựng Cộng đồng ASEAN, Chương trình hành động Viên-chăn (VAP) và các Kế
hoạch hành động về từng trụ cột của Cộng đồng ASEAN.
Việt Nam đã góp phần giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và hạn chế
sức ép và tác động từ bên ngoài. Việt Nam cũng góp phần tích cực cùng các
nước ASEAN thúc đẩy và phát huy tác dụng của các cơ chế bảo đảm an ninh
khu vực như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước
Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về
Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) để tiến tới Bộ Quy tắc Ứng xử
của các bên ở Biển Đông (COC), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).
Chỉ 3 năm sau khi trở thành thành viên, Việt Nam đã tổ chức thành công
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 (Hà Nội, 1998), đảm nhiệm vai trò Chủ tịch
Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) giai đoạn 2000-2001.
Trong năm Chủ tịch ASEAN 2010, chúng ta đã không ngừng mở rộng tăng
cường và làm sâu sắc hơn quan hệ của ASEAN với các đối tác. Đáng chú ý là tại
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17, và cấp cao Đông Á lần thứ 5 các nhà lãnh
đạo ASEAN và các nước đối tác đã quyết định chính thức mời Nga và Mỹ tham
gia cấp cao Đông Á từ năm 2011.
Ta cũng tích cực đóng góp vào xây dựng chủ trương chung của Hiệp hội
về tăng cường phối hợp lập trường tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nâng cao
vai trò của ASEAN trong xử lý các thách thức toàn cầu đang nổi lên, cùng các
nước ASEAN ra “Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các
Quốc gia Toàn cầu.” Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cùng các nước ASEAN tiếp
tục thúc đẩy thực hiện Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) và xây
dựng “Khuôn khổ ASEAN về Phát triển Kinh tế Đồng đều”, hướng tới xây dựng
khu vực Đông Nam Á ngày càng gắn kết về hạ tầng, thể chế, con người và phát
triển bền vững.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
29
Trên tư cách nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc, trong năm
2011, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc,
xây dựng và thông qua Quy tắc Hướng dẫn thực thi Tuyên bố về Ứng xử của các
bên ở Biển Đông (DOC). Đây là một bước tiến có ý nghĩa đối với tiến trình giải
quyết các tranh chấp trên biển Đông, tạo cơ sở cho việc thực hiện đầy đủ và
nghiêm túc các cam kết nêu trong DOC, hợp tác xây dựng lòng tin giữa các bên
tranh chấp, hướng tới xây dựng bộ Quy tắc Ứng xử (COC) có tính ràng buộc
pháp lý ở biển Đông. Việt Nam đã cùng các nước ASEAN nâng cấp quan hệ với
nhiều đối tác, đặc biệt là các đối tác lớn. Hiện nay, trong giai đoạn 7/2012 –
7/2015 Việt nam đang đảm nhiệm vai trò Điều phối viên quan hệ ASEAN với
EU. Chúng ta đang nỗ lực hết sức để quan hệ hợp tác ASEAN-EU phát triển lên
một mức độ mới, cao và chiến lược hơn, vì lợi ích của cả hai bên.
2.1.1.2.Mộtvài nétvề Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
A.Tổng quan, mục tiêu hoạt động
Ngân hàng Phát triển châu Á (tiếng Anh: The Asian Development Bank;
viết tắt: ADB) là một thể chế tài chính đa phương cung cấp các khoảng tín dụng
và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp các nước châu Á xóa đói giảm nghèo, phát triển
kinh tế-xã hội. ADB được thành lập vào năm 1966, có trụ sở chính tại Manila.
Đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, các nước châu Á đều thuộc hàng ngũ những
nước nông nghiệp, trình độ phát triển thấp, thu nhập dân cư thấp nhất thế giới.
Các nước đều có nguyện vọng tập hợp nhau lại, hỗ trợ nhau cùng phát triển kinh
tế, nâng cao đời sống dân cư, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Trong trào
lưu thành lập các ngân hàng khu vực, trên cơ sở đề xuất từ 1963 của ủy ban kinh
tế - xã hội châu Á -Thái Bình Dương của Liên hợp quốc, Hội nghị của 22 nước
Châu Á - Thái Bình Dương họp tại Manila, Philippines năm 1965 đã ký kết Điều
lệ thành lập Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank – ADB).
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
30
Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 19/13/1966, với 43 thành viên
sang lập, có Hội sở tại Manila và vốn điều lệ 956 triệu USD. Đến năm 2008,
ADB có 67 nước thành viên, trong đó có 48 thành viên trong khu vục châu Á và
châu Đại Dương và 19 thành viên ngoài khu vực là Anh, Mỹ, Đức, pháp, Italia,
Canada, Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Áo,
Thổ Nhĩ Kỳ, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ, phần Lan…
Mục tiêu hoạt động:
 Hỗ trợ cho việc chuẩn bị và phối hợp các chương trình phát triển quốc
gia của các nước trong khu vực.
 Viện trợ kỹ thuật cho việc xây dựng và thực hiện các dự án phát triển cụ
thể của các nước trong khu vực.
 Cho vay dài hạn cho các dự án phát triển của các quốc gia trong khu vực.
 Thúc đẩy đầu tư chính phủ và đầu tư tư nhân.
 Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác trong phát triển kinh tế các nước
trong khu vực.
 Cung cấp các dịch vụ nghiên cứu và quản trị cho các nước trong khu
vực.
B.Cơ cấu tổ chức
Về cơ cấu tổ chức, cơ quan ra quyết định cao nhất của ADB là Ban Thống
đốc do mỗi quốc gia thành viên đóng góp một đại diện. Đến lượt ban Thống đốc
lại tự bầu ra trong số họ 12 thành viên của Ban Giám đốc và các cấp phó của họ.
8 trong số 12 thành viên này là đại diện của các quốc gia trong khu vực(các quốc
gia châu Á - Thái Bình Dương) và số còn lại là từ các quốc gia ngoài khu vực.
Ban Thống đốc còn bầu ra chủ tịch Ngân hàng, là người đứng đầu Ban
Giám đốc và điều hành ADB. Mỗi chủ tịch giữ cương vị của mình trong một
nhiệm kì kéo dài 5 năm và có thể được tái đắc cử. Theo truyền thống và vì Nhật
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
31
Bản là một trong những cổ đông lớn nhất của ADB, cho nên chủ tịch của ADB
đã thường là người Nhật.
Trụ sở của ngân hàng ADB đặt tại 6 ADB Avenue, thành phố
Mandaluyong, Metro Manila, Philippine, và có văn phòng đại diện trên khắp thế
giới. Hiện ADB có khoảng 2400 nhân viên, đến từ 53 trên tổng số 67 quốc gia
thành viên (theo web ADB.org tính đến 2/2007), và gần một nửa số nhân viên
của họ là người Philippine.
C.Quan hệ của ADB và Việt Nam
 Thứ nhất là Cổ phần và đại diện
Số cổ phần của Việt Nam tại ADB là 12.076 cổ phần, chiếm 0.341% tương
đương với 25.308 quyền bỏ phiếu, chiếm 0.571%, thuộc nhóm các nước được
vay chủ yếu từ nguồn vốn ưu đãi (ADF) và vay một phần từ nguồn vốn vay
thông thường (OCR). Tháng 4/2009, Việt Nam đã bỏ phiếu thuận cho đợt tăng
vốn lần V của ADB. Mức tăng cổ phần tương ứng của các thành viên được phân
bổ là 200%, nhằm hỗ trợ ADB củng cố nguồn lực để tiếp tục duy trì vai trò đối
tác phát triển hàng đầu trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tăng cường
khả năng đáp ứng đối với nhu cầu đầu tư các quốc gia thành viên vay cũng như
đáp ứng được nhu cầu của các quốc gia vay mới. Việt Nam thuộc nhóm 7 nước,
gồm: Hàn Quốc, Papua New Guinea, Srilanka, Đài Loan, Uzbekistan, Vanuatu
và Việt Nam, do ông Kyung-Hoh Kim, Giám đốc điều hành phụ trách từ tháng
9/2007.
 Thứ hai là về lịch sử quan hệ Việt Nam - ADB
Việt Nam chính thức gia nhập ADB vào năm 1966. Sau một thời gian gián
đoạn, từ tháng 10/1993, quan hệ tín dụng Việt Nam – ADB đã chính thức được
nối lại. Trong thời gian qua, quan hệ Việt Nam - ADB ngày càng được duy trì,
củng cố và phát triển, đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
32
2.1.2.Quỹcơ sở hạ tầng ASEAN (ASEAN Infrastructure Fund - AIF)
2.1.2.1.Tổngquan vềQuỹAIF
ASEAN là một trong những khu vực năng động nhất và phát triển nhanh
nhất thế giới. Vào năm 2015, nó sẽ khởi động một thị trường chung bao gồm
hơn 600 triệu người: “Cộng đồng Kinh tế ASEAN”. Để giúp đảm bảo tăng
trưởng kinh tế liên tục, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo, khu vực đòi hỏi 60
tỷ USD đầu tư hàng năm cho đường bộ, đường sắt, điện, nước, và cơ sở hạ tầng
quan trọng khác.
Các quốc gia ASEAN có hơn 700 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối, nhưng
các quỹ này đang được phần lớn vốn đầu tư bên ngoài khu vực. Quỹ cơ sở hạ
tầng ASEAN (AIF) là một sáng kiến ASEAN sáng tạo để huy động các nguồn
lực của khu vực cho các nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của nó.
Quỹ AIF hỗ trợ Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, trong đó kêu gọi
một khu vực ASEAN kết nối tốt hơn mà làm cho mọi người, hàng hóa, dịch vụ
và vốn gần nhau hơn.
Quỹ AIF là một quỹ chuyên dụng được thiết lập bởi các nước thành viên
ADB và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm giải quyết nhu
cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của khu vực ASEAN. AIF tài trợ các dự án thúc đẩy
phát triển cơ sở hạ tầng trong phạm vi lãnh thổ của các nước đang phát triển
thành viên ASEAN bằng cách huy động tiết kiệm của khu vực, bao gồm cả dự
trữ ngoại hối. Tất cả các dự án AIF tài trợ cũng được đồng tài trợ bởi quỹ ADB.
2.1.2.2.Lịchsử hình thành
Tại AFMM tháng 4/2006, các Bộ trưởng Tài chính ASEAN đã quyết định
thành lập Nhóm Đặc trách về tài trợ cơ sở hạ tầng do Malaysia chủ trì với mục
đích đề xuất một cơ chế thu hút các nguồn vốn của khu vực để tài trợ hiệu quả
cho phát triển cơ sở hạ tầng của ASEAN, xuất phát từ thực tế là tỷ lệ tiết kiệm
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
33
trong khu vực cao trong khi nhu cầu đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng cũng rất
lớn.
Triển khai các quyết định thông qua của các Bộ trưởng nêu trên, với sự trợ
giúp của ADB, Malaysia – nước chủ trì nhóm Đặc trách đã đưa ra đề xuất về
thành lập một “Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN”. Dự thảo đề xuất đã được báo cáo
lên Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 14 tại Nha Trang, Việt Nam
và các Bộ trưởng đã đồng ý về nguyên tắc thành lập Quỹ với sự góp vốn cổ
phần từ chính phủ các nước. Tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN 15, các
Bộ trưởng Tài chính đã thống nhất về nguyên tắc thành lập Quỹ cơ sở hạ tầng
ASEAN. Vào ngày 25/9/2011 tại Washington D.C, thỏa thuận góp vốn thành lập
Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN đã được ký kết và có hiệu lực từ ngày ký.
Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN đã chính thức được thành lập vào ngày
24/4/2012 như là một công ty trách nhiệm hữu hạn tại Malaysia theo luật
Labuan Companies Act 1990.
Tài khoản ngân hàng AIF đã được mở vào ngày 30/7/2012 tại HSBC. Đến
15/11/2012, AIF đã nhận được gần như toàn bộ số tiền góp vốn giai đoạn 1.
Chính phủ Malaysia đã miễn phí đăng ký vốn và các loại phí làm hồ sơ thủ tục
cho AIF. Ngày 14/9/2012, NHTW Malaysia cũng đã ban hành văn bản miễn
kiểm soát ngoại tệ cho Quỹ và ngày 22/11/2012, Bộ Tài chính đã áp dụng miễn
thuế tem.
2.1.2.3.Cơcấu quản trị
Cơ cấu quản trị của AIF sẽ bao gồm hai cấp.
 Thứ nhất là Hội nghị cổ đông. Bao gồm đại diện của các cổ đông góp
vốn và sẽ đưa ra quyết định đối với những vấn đề then chốt liên quan đến Quỹ,
bao gồm:
 Sự gia nhập của cổ đông mới
 Thay đội tỷ lệ cổ phần góp vốn vào AIF
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
34
 Quyết định địa điểm thành lập Quỹ
 Giải thể Quỹ
Các cổ đông cố gắng quyết định các vấn đề then chốt bằng đồng thuận.
Nếu không đạt được đồng thuận trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày đầu tiên
đưa ra thảo luận một vấn đề then chốt cụ thể, thì các vấn đề then chốtđó sẽ được
quyết định bởi những cổ đông giữ ít nhất 67% quyền biểu quyết trong AIF và
đạt được sự ủng hộ của ít nhất 67% số cổ đông…
 Thứ hai là ban giám đốc. Ban giám đốc là người đưa ra quyết định cuối
cùng đối với các quyết định mang tính điều hành Quỹ, xem xét và phê duyệt tiêu
chí lựa chọn dự án sử dụng nguồn vay từ Quỹ. Mỗi bên góp vốn sẽ có một đại
diện tại Ban giám đốc. Các vấn đề sẽ được quyết định khi đạt hơn 50% số phiếu
và sự ủng hộ của hơn 50% cổ đông.
2.1.2.4.Gópvốn và quyền biểu quyết
Mỗi cổ đông đã nhất trí góp vốn cổ phần như trong bảng sau và sau khi gop
vốn, sẽ nhận được quyền biểu quyết tương ứng với tên cổ đông như trong bảng
dưới đây. Trách nhiệm của mỗi cổ đông đối với AIF sẽ được giới hạn bởi số vốn
góp cổ phần thể hiện trong bảng sau:
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
35
Bảng 2.1.Bảng góp vốn và quyền biểu quyết của các cổ đông
Cổ phần (triệu USD) Quyền biểu quyết
ASEAN 320.2 68.10%
Brunei 10.0 2.13%
Campuchia 0.1 0.02%
Indonesia 120.0 25.52%
CHDCND Lào 0.1 0.02%
Malaysia 150.0 31.90%
Philippines 15.0 3.19%
Singapore 15.0 3.19%
Việt Nam 10.0 2.13%
ADB 150.0 31.90%
Tổng 470.2 100%
Nguồn: Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Tàichính
“Ghi chú: Ngoài số trên, Thái lan đã đề xuất đóng góp cổ phần 15 triệu
USD”
Việc đóng góp cổ phần sẽ được thực hiện theo ba giai đoạn đóng góp đồng
đều, giai đoạn đầu tiên được thực hiện vào tháng 6/2012 và hai giai đoạn còn lại
được thực hiện trong các năm sau, cùng thời điểm với đợt góp vốn đầu tiên.
2.1.2.5.Việt Nam và AIF
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Quỹ AIF được thể hiện trên 2 mặt danh
mục dự án vay vốn và tình hình đóng góp cổ phần như sau:
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
36
 Danh mục vốn vay:
Danh mục vay vốn Quỹ AIF năm 2013 – 2015: hiện nay trong danh mục
này Việt Nam có 2 dự án. Dự án lưới điện truyền tải của Hà Nội và Tp.HCM đã
vay AIF 100 triệu USD và đang trong tiến độ giải ngân.
Bảng 2.2.Danh mục các dự án vay từ Quỹ AIF giai đoạn 2014-2015
Tên dự án Lĩnh vực Số tiền
(Triệu USD)
Dự án phát triển
lưới truyền tải
của Hà Nội và
Tp.HCM
Năng lượng 100 Dự kiến đàm
phán tháng
6/2014 và ký kết
vay vốn năm
2014
Chương trình đầu
tư lưới điện
truyền tải
(Tranch 3)
Năng lượng 100 Dự kiến vay vốn
năm 2015
Nguồn: Vụ Hợp tác Quốc Tế - Bộ Tàichính
 Tình hình đóng cổ phần Quỹ AIF: Việt Nam cam kết đóng góp 10
triệu USD vào AIF. Đến nay Việt Nam đã đóng đủ.
2.2.THỰC TRẠNG QUY TRÌNH, THỦ TỤC VAY VỐN TỪ QUỸ AIF
2.2.1.Điều kiện vay
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
37
Để đáp ứng các yêu cầu về vốn của các nước ASEAN và tài trợ cho phát
triển cơ sở hạ tầng của khu vực này, Quỹ AIF nhằm mục đích cung cấp vốn với
kỳ hạn dài từ 15-20 năm để vay tiền của mình với chi phí cạnh tranh. Quỹ không
có kế hoạch tài trợ cho các khoản vay tại thời điểm cam kết vì những chi phí
tiềm năng mang tính thanh khoản nhưng thay vào đó sẽ tài trợ cho chúng gần
với thời điểm giải ngân, mà thường diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Như
vậy, tại bất kỳ thời điểm nào, AIF sẽ có nghĩa vụ tài chính chưa đáng kể cho
khách hàng vay phải được đáp ứng khi có yêu cầu để hoàn thành dự án. Các dự
án đăng ký vay vốn thường chịu một số điều kiện như về đối tượng vay, lĩnh vực
vay, lãi suất…
 Thứ nhất là về đối tượng vay
Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN là một quỹ chuyên dụng được thiết lập bởi các
nước thành viên ADB và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm
giải quyết nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của khu vực ASEAN. Quỹ sẽ nhận tài
trợ các dự án thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng trong phạm vi lãnh thổ của các
nước thành viên ASEAN.
Các chủ thể đi vay sẽ phải lập dự án tiền khả thi và gửi đề nghị vay vốn tới
người cho vay. Quỹ sẽ nghiên cứu phương án đầu tư, nếu chấp thuận tài trợ, cho
vay hai bên sẽ ký kết hợp đồng với các điều khoản cần thiết.
 Thứ hai là về lĩnh vực đầu tư của các dự án
Các dự án đầu tư tất cả các lĩnh vực thuộc về cơ sở hạ tầng như giao thông
vận tải, năng lượng, thủy lợi...đều có thể ứng cử.
Ban đầu, chỉ có các dự án thuộc loại sau được ứng cử:
 Các dự án thuộc khu vực công (bao gồm cả cho vay mới và vay bổ
sung).
 Các chương trình vay cho phát triển cơ sở hạ tầng .
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
38
 Và phần công của các dự án hợp tác giữa khu vực công-tư (Public-
Private Partnership – PPP) (thông qua các khoản vay có chủ quyền).
Nhưng sau khi Quỹ AIF phát triển một hồ sơ theo dõi, điều này khiến cho
các dự án thuộc khu vực không chủ quyền bao gồm cả các hoạt động thuộc khu
vực tư nhân đều có thể nhận được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị của Quỹ
AIF.
 Thứ ba là về lãi suất cho vay
Tại cuộc họp của Ban giám đốc Quỹ AIF tháng 11/2013, Ban giám đốc
quyết định dừng việc huy động vốn đặc biệt (hybrid capital) và giảm lãi suất cho
vay hàng năm của AIF. Lãi suất cho vay hàng năm của AIF sẽ giảm từ Libor
+2% xuống Libor +1.5%, đồng thời phí cam kết cho năm tài khóa 2014 sẽ được
miễn phí (phí cam kết là 0.15% trên số chưa rút). Việc miễn phí cam kết sẽ giảm
bớt chi phí vay các dự án.
 Thứ tư là về vấn đề bảo trợ xã hội
Vào năm 2009, ADB đã phê duyệt, tuyên bố một chính sách bảo trợ xã hội.
Chính sách này được ban hành nhằm tránh các tác động, ảnh hưởng xấu của các
dự án tới môi trường và cộng đồng. Hoặc nếu né tránh là điều không thể thì phải
cố gắng giảm thiểu một cách tối đa các tác động, ảnh hưởng đó. Đi kèm với đó
là chính sách bồi thường hợp lý cho các tác động gây ra.
Chính sách này kết hợp chặt chẽ các nguyên tắc quốc tế được ban bố và
triển khai nó một cách hiệu quả nhất. Việc ứng dụng nó sẽ trấn an các nhà đầu tư
quốc tế, các nhà tài trợ và các tổ chức xã hội. Tăng cường tính bền vững về môi
trường và xã hội cho các dự án cơ sở hạ tầng.
Tất cả các dự án của Quỹ AIF sẽ phải áp dụng Chính sách này (Chính sách
này được sửa đổi theo thời gian).
2.2.2.Thực trạng quy trình, thủ tục vay vốn từ Quỹ AIF
2.2.2.1.Quy trình thủ tục trong nước
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
39
A,Quy trình đăng ký
Quy trình đăng ký dự án đầu tư vay vốn từ Quỹ AIF của Bộ Tài chính được
miêu tả một cách ngắn gọn như sau:
 Bước 1, khi có thông báo mời nộp hồ sơ của Bộ Tài chính, các cá nhân,
tổ chức đăng ký danh mục dự án vay vốn sẽ nộp hồ sơ dự án của mình lên đơn
vị chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuộc Bộ Tài chính trong thời gian
nhận hồ sơ. Trong hồ sơ cần có đầy đủ các giấy tờ cũng như các nội dung về dự
án đầu tư như sau:
 Đơn đề nghị vay vốn: Trong đơn đề nghị vay vốn cần nêu đầy đủ các
thông tin về bên đề nghị vay vốn (như tên chủ đầu tư, địa chỉ, fax...), tóm tắt về
dự án đề nghị được vay vốn (tên dự án, mục tiêu, địa điểm…), phương án sử
dụng vốn vay...
 Dự án đầu tư: Bao gồm: Tên dự án, mục tiêu của dự án, địa điểm đầu tư,
thời gian thực hiện, hình thức đầu tư, nội dung, tiến độ thực hiện dự án, quy mô
dự án, hiệu quả dự án, tổng mức đầu tư, cơ cấu và nguồn vốn đầu tư dự án, tên
nhà tài trợ, cơ quan chủ quản…
 Đề cương dự án: Gồm các thông tin cơ bản về dự án như: Tên dự án, tên
các nhà tài trợ, cơ quan chủ quản, chủ dự án (tên, địa chỉ, số điện thoại số
fax…), thời gian dự kiến thực hiện dự án, bối cảnh và sự cần thiết của dự án (sự
cần thiết, vị trí,vai trò của dự án, khái quát về cơ cấu nguồn vốn sử dụng…),cơ
sở đề xuất tài trợ, mục tiêu của dự án, các tiểu dự án, đối tượng thụ hưởng trực
tiếp của dự án, các kết quả tạo ra, phương án,cơ chế tài chính, phân tích, lựa
chọn sơ bộ về phương án xây dựng và công nghệ, tính bền vững của chương
trình, dự án…)
 Hồ sơ chứng minh điều kiện pháp lý của bên vay vốn (nộp bản gốc hoặc
sao công chứng): Giấy đăng ký kinh doanh, và các văn bản pháp lý của Nhà
nước về thành lập tổ chức, điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, biên bản
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
40
góp vốn, quyết định bổ nhiệm, bản sao chứng minh thư, mẫu chữ ký của người
đại diện (theo pháp luật) và kế toán trưởng, giấy ủy quyền vay vốn, các văn bản
khác (nếu có)…
 Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư: Báo cáo tài chính
có kiểm toán trong 2 năm gần đây, bảng dự kiến các chỉ tiêu tài chính dài hạn
trong thời gian vay…
 Hồ sơ chứng minh hiệu quả và khả năng thu hồi vốn của dự án: Phương
án đầu tư của Chủ đầu tư (tương ứng với thời gian vay), phương án trả nợ vay…
 Tài liệu khác nếu được yêu cầu thêm.
 Bước 2: Sau khi tập hợp được các dự án đăng ký xét duyệt vay vốn của
Quỹ AIF, đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của Bộ Tài chính sẽ trình hồ
sơ các dự án lên đơn vị chịu trách nhiêm thẩm định các dự án. Thường thì Bộ sẽ
phối hợp với các tổ chức có trình độ chuyên môn trong vấn đề này (việc thẩm
định tài chính của dự án thường do Cơ quan cho vay lại là Ngân hàng Công
thương Việt Nam chịu trách nhiệm thẩm định. Các văn kiện của dự án sẽ do Bộ
Công Thương phê duyệt, các đơn vị khác hỗ trợ như Bộ kế hoạch và đầu tư,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…). Các đơn vị này sẽ tiến hành thẩm tra, phê
duyệt các công văn, giấy tờ, hồ sơ các dự án đăng ký…
 Bước 3: Tiến hành thẩm định, phê duyệt các dự án và các tiểu dự án đi
kèm. Các đơn vị chịu trách nhiệm phê thẩm sẽ tiến hành phân tích các yếu tố
như tính chân thật của các hồ sơ, khả năng sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả
nợ vay, lợi ích đem lại từ các dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước…
 Bước 4: Cuối cùng là đưa ra quyết định: sau khi phân tích các dự án như
trên, các đơn vị chịu trách nhiệm phê duyệt sẽ đưa ra đánh giá, nhận xét về các
dự án sau đó trình các văn bản thẩm định cũng như các góp ý của mình về Cục
quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Bộ Tài chính, Cục quản lý nợ và Tài chính đối
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04
41
ngoại cùng với Vụ hợp tác Quốc tế sẽ tiến hành phân tích tính khả thi của các
dự án và lựa chọn các dự án thích hợp để trình đề nghị vay vốn lên Quỹ AIF.
B.Quy trình thẩm định
Sau khi nhận được bộ hồ sơ đăng ký vay cũng như các văn kiện của Chủ
đầu tư dự án, đơn vị có trách nhiệm của Bộ Tài chính sẽ thực hiện thẩm định,
kiểm tra tính chân thực của các giấy tờ, khả năng sử dụng vốn vay, khả năng
hoàn trả nợ vay, lợi ích các dự án đem lại…
 Kiểm tra tính chân thực của hồ sơ pháp lý của bên vay
Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ, văn bản trong
danh mục hồ sơ pháp lý.
Kiểm tra hồ sơ vay vốn, đơn đề nghị vay vốn…
 Kiểm tra mục đích vay vốn
Kiểm tra mục đích vay vốn đầu tư dự án có phù hợp với điều kiện cho vay
của Quỹ AIF.
Thẩm định tính khả thi và các yếu tố khác của dự án đăng ký.
 Thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư, hồ sơ dự án và các tiểu dự
án liên quan
Sau khi nhận được các văn kiện về dự án đầu tư, hồ sơ chứng minh năng
lực tài chính của chủ đầu tư cũng như bản tóm tắt và đề cương chi tiết của dự án
và các tiểu dự án liên quan, Bộ sẽ tiến hành phối hợp với các đơn vị chuyên môn
về tư vấn và thẩm định các văn kiện này tiến hành thẩm định (thường là Ngân
hàng Công thương Việt Nam).
 Thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư
Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, chủ đầu tư nhằm xác định sức
mạnh về tài chính, khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng
thanh toán và hoàn trả nợ của khách hàng, chủ đầu tư.
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ  - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại HọcDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại HọcDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Dân Sự, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Chia Tài Sản Hôn Nhân, Dễ Làm Điểm...
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại HọcDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Công Chứng, Từ Các Trường Đại Học
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Thực Phẩm, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Giao Thông, Từ Sinh Viên K...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Giao Thông, Từ Sinh Viên K...Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Giao Thông, Từ Sinh Viên K...
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật An Toàn Giao Thông, Từ Sinh Viên K...
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Khoa Học Máy Tính Chọn Lọc
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Khoa Học Máy Tính Chọn LọcDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Khoa Học Máy Tính Chọn Lọc
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Khoa Học Máy Tính Chọn Lọc
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Đề tài: Thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chínhi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuấtpháttừ tính hình thực tế của đơn vị thực tập Tác giả luận văn tốt nghiệp LÊ VĂN THÁI
  • 2. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chínhii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................ i MỤC LỤC ..................................................................................................... ii DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................... vi LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAY QUỐC TẾ VÀ THỦ TỤC VAY QUỐC TẾ...................................................................................................... 3 1.1.NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VAY,NỢ QUỐC TẾ.......................... 3 1.1.1.Khái niệm.............................................................................................. 3 1.1.1.1.Vay quốc tế......................................................................................... 3 1.1.1.2.Nợ quốc tế .......................................................................................... 4 1.1.2.Phân loại vay, nợ quốc tế........................................................................ 5 1.1.2.1.Phân loại theo chủ thể đi vay ............................................................... 5 1.1.2.2.Phân loại theo thời hạn nợ ................................................................... 7 1.1.2.3.Phân loại theo loại hình vay ................................................................. 8 1.1.2.4.Phân loại theo chủ thể cho vay............................................................. 9 1.1.3.Mục đích của vay quốc tế....................................................................... 9 1.1.3.1.Vay để bù đắp thâm hụt ngân sách của Chính phủ............................... 10 1.1.3.2.Vay và nợ quốc tế để tiêu dùng .......................................................... 10 1.1.3.3.Vay và nợ quốc tế để tăng cường đầu tư phát triển.............................. 10 1.1.3.4.Vay và nợ quốc tế để bù đắp cán cân thanh toán ................................. 10 1.2.THỦ TỤC VAY QUỐC TẾ .................................................................... 11 1.2.1.Khái niệm............................................................................................ 11 1.2.2.Điều kiện, thủ tục vay........................................................................... 11 1.2.2.1.Điều kiện, thủ tục vay đối với chủ thể đi vay thuộc khu vực công........ 12 1.2.2.2.Điều kiện, thủ tục vay đối với chủ thể đi vay thuộc khu vưc tư nhân.... 13 1.2.3.Hồ sơ đăng kí vay vốn.......................................................................... 15 1.2.3.1.Đơn đề nghị vay vốn ......................................................................... 15 1.2.3.3. Dự án đầu tư .................................................................................... 20
  • 3. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chínhiii 1.2.3.4.Hồ sơ chứng minh điều kiện pháp lý của bên vay vốn (nộp bản gốc hoặc sao công chứng) ........................................................................................... 20 1.2.3.5.Hồ sơ chứng minh điều kiện pháp lý của dự án................................... 20 1.2.3.6.Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư........................... 20 1.2.3.7.Hồ sơ chứng minh hiệu quả và khả năng thu hồi vốn của dự án........... 20 1.2.3.8.Hồ sơ đảm bảo tiền vay. .................................................................... 20 1.2.3.9.Tài liệu khác nếu cần......................................................................... 20 1.3.VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA CÁC KHOẢN VAY VÀ NỢ QUỐC TẾ ....... 20 1.3.1.Ý nghĩa tích cực................................................................................... 21 1.3.2: Tác động tiêu cực................................................................................ 23 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỦ TỤC VAY VỐN QUỐC TẾ TỪ QUỸ AIF .................................................................................................................... 25 2.1.MỘT VÀI NÉT VỀ QUỸ AIF ................................................................ 25 2.1.1.Một vài nét về ASEAN và Ngân hàng phát triển Châu Á ....................... 25 2.1.1.1.Một số vấn đề cơ bản của ASEAN ..................................................... 25 2.1.1.2.Một vài nét về Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) ........................... 29 2.1.2.Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN (ASEAN Infrastructure Fund - AIF)............ 32 2.1.2.1.Tổng quan về Quỹ AIF ...................................................................... 32 2.1.2.2.Lịch sử hình thành............................................................................. 32 2.1.2.3.Cơ cấu quản trị.................................................................................. 33 2.1.2.4.Góp vốn và quyền biểu quyết............................................................. 34 2.1.2.5.Việt Nam và AIF............................................................................... 35 2.2.THỰC TRẠNG QUY TRÌNH, THỦ TỤC VAY VỐN TỪ QUỸ AIF....... 36 2.2.1.Điều kiện vay....................................................................................... 36 2.2.2.Thực trạng quy trình, thủ tục vay vốn từ Quỹ AIF ................................. 38 2.2.2.1.Quy trình thủ tục trong nước.............................................................. 38 2.3.ĐÁNH GIÁ VỀ THỦ TỤC VAY VỐN TỪ QUỸ AIF ............................. 52 2.3.1.Ưu điểm .............................................................................................. 52 2.3.1.1.Thứ nhất là khả năng đáp nhu cầu đầu tư............................................ 52
  • 4. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chínhiv 2.3.1.2.Thứ hai về lãi suất đi vay................................................................... 53 2.3.1.3.Thứ ba là điều kiện vay ..................................................................... 53 2.3.1.4.Thứ tư là vấn đề thuế......................................................................... 54 2.3.2.Hạn chế còn tồn tại............................................................................... 54 2.3.2.1.Thứ nhất là về quy trình thẩm định vay .............................................. 54 2.3.2.2.Thứ hai là về cơ chế cho vay cũng như thủ tục vay ............................. 55 2.3.2.3.Thứ ba là về nguồn vốn đáp ứng ........................................................ 55 2.3.2.4.Thứ tư là về chi phí và thời gian......................................................... 55 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN VAY TỪ QUỸ AIF CHO CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG CÁC NĂM TIẾP THEO................................................................. 57 3.2.ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HOÀN THIỆN THỦ TỤC VAY VỐN QUỸ AIF............................................................................................ 59 3.2.1.Hoàn thiện cơ chế xét duyệt, thẩm định dự án ....................................... 59 3.2.2.Cần có sự liên kết giữa các nghiệp vụ ................................................... 60 3.2.3.Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ................................................ 60 3.2.4.Xây dựng, hoàn thiện các văn bản, điều luật hướng dẫn cụ thể ............... 61 3.2.5.Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ .................................................. 61 3.2.6. Hoàn thiện quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ tại Việt Nam............. 62 Cần xây dựng lộ trình quản lý nợ nước ngoài chủ động , phải có kế hoạch và định hướng rõ ràng, cụ thể, phù hợp với bối cảnh hiện tại của đất nước cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế......................................................................... 62 KẾT LUẬN ................................................................................................. 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 67
  • 5. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chínhv DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Bảng 1.1.Lịch biểu trả nợ.............................................................................. 17 Bảng 2.1.Bảng góp vốn và quyền biểu quyết của các cổ đông......................... 35 Bảng 2.2.Danh mục các dự án vay từ Quỹ AIF giai đoạn 2014-2015 .............. 36 Bảng 2.3.Bảng thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh ................................ 43 Bảng 2.4.Bảng thẩm định các chỉ tiêu tài chính của đơn vị ............................. 44 Hình 2.1.Quá trình lựa chọn dự án................................................................. 49
  • 6. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chínhvi DANH MỤC VIẾT TẮT AIF : Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN ( ASEAN INFRASTRUCTUREFUND) ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á ( ASEAN DEVELOPING BANK) AFMM : Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN ( ASEAN Finance Ministers Meeting) AMM : Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 15 ASA : Hiệp hội Đông Nam Á ASC : Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee) ASEANDMCs : Các Quốc gia thành viên đang phát triển của khu vực ASEAN BIS : Ngân hàng thanh toán quốc tế (Bank for International Settlements) COC : Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông (Codeof Conduct) COBP : Kế hoạch hoạt động kinh doanh quốc gia (Country Operations Business Plan) CLMV : Nhóm nước gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar CPS : Quan hệ đối tác chiến lược (Country Partnership and Strategy) DOC : Quy tắc Hướng dẫn thực thi Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (Declaration on Conductof the Parties in the South China Sea)
  • 7. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chínhvii DMC : Quốc gia thành viên đang phát triển (Developing Member Country ) DNNN : Doanh nghiệp nhà nước EU : Liên minh châu Âu ( European Union) HSBC : Tập đoàn HSBC (The Hong Kong and Shanghai Banking Corporation) IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế ( International Foneytary Fund) JIM1 : Hội nghị Không chính thức Gia-các-ta về Cam-pu-chia lần thứ nhất MAPHILINDO : Một tổ chức gồm Malaysia, Philippines và Indonesia NHTW : Ngân Hàng Trung Ương NSNN : Ngân sách Nhà Nước ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức ( Official Development Assistance) OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ( Organization for Economic Co-Operation and Development) OPEC : Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa ( Organization of Petroleum Exporting Countries) PPP : Khu vực hợp tác công-tư SEAFET : Hiệp ước Hữu nghị và Kinh tế Đông Nam Á SEANWFZ : Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân TAC : Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á VAP : Chương trình hành động Viên-chăn WB : Ngân hàng Thế giới ( World Bank)
  • 8. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong thời đại hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và trở thành một xu thế phổ biến trên thế giới. Mỗi quốc gia muốn phát triển được không thể nằm ngoài xu thế đó. Trong đó, một số nội dung của Tài chính quốc tế hiện nay đang khá nổi bật và nhận được nhiều sự quan tâm đó là về “các tổ chức Tài chính quốc tế và quan hệ với Việt Nam”, cũng như “vay, nợ quốc tế”. Các vấn đề này có liên quan trực tiếp đến lợi ích của đất nước ta khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới. Theo xu hướng hội nhập, phát triển kinh tế thì việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng là một vấn đề cần phải được chú trọng và quan tâm của chính phủ các nước. Vấn đề cấp thiết được đặt ra lúc này đó chính là tìm kiếm nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Với mục đích đề xuất cơ chế thu hút nguồn vốn của khu vực để tài trợ hiệu quả cho phát triển cơ sở hạ tầng của ASEAN, với sự trợ giúp của ADB, Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN đã được thành lập. Tuy nhiên, việc vay vốn từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN cũng như cơ chế của nó vẫn còn là một vẫn đề hết sức mới mẻ ở nước ta. Trong quá trình thực tập và tìm hiểu tại Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tài chính, dưới sự hướng dẫn tận tình của các anh,chị, em đã nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề tìm hiểu cơ chế vay vốn từ quỹ AIF. Đồng thời nhận được sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn Ths Trần Thị Phương Mai, em đã chọn đề tài khóa luận: “Hoàn thiện thủ tục vay vốn quốc tế từ Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN (ASEAN Infrastructure fund)”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá tình hình tham gia, thực hiện, tiến trình hợp tác tài chính ASEAN cũng như cơ chế tài trợ phát
  • 9. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 2 triển cơ sở hạ tầng trong ASEAN nói chung và tiến trình triển khai,các nội dung của quỹ AIF nói riêng. Từ đó, tìm hiểu về thực trạng quy trình,thủ tục đăng kí dự án vay vốn đầu từ từ quỹ AIF để từ đó có thể đưa ra đánh giá cũng như các giải pháp, kiến nghị để có thể hoàn thiện hơn thủ tục vay vốn quốc tế của Quỹ AIF cũng như nâng cao lợi ích của Việt Nam khi tham gia triển khai quỹ AIF. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu được thực hiện dựa trên quy trình thủ tục vay quốc tế cũng như các nội dung cơ bản của quỹ AIF từ năm 2006 đến đầu 2015. Cùng với các các văn bản, thông tư của Bộ Tài chính có liên quan đến vấn đề này. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là duy vật biện chứng kết hợp thống kê phân tích với cách tiếp cận các số liệu thông tin thực tế thu thập được tại đơn vị thực tập, từ đó đánh giá nhận xét và đưa ra kiến nghị đối với vấn đề hoàn thiện thủ tục vay vốn quốc tế từ quỹ AIF. 5. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận luận, luận văn của em gồm 3 chương chính: Chương 1: Lý luận chung về vay quốc tế và thủ tục vay quốc tế. Chương 2: Thực trạng thủ tục vay vốn quốc tế từ quỹ AIF. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện thủ tục vay vốn từ quỹ AIF.
  • 10. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 3 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAY QUỐC TẾ VÀ THỦ TỤC VAY QUỐC TẾ 1.1.NHỮNG NỘIDUNG CƠ BẢN VỀ VAY,NỢ QUỐC TẾ 1.1.1.Kháiniệm 1.1.1.1.Vayquốctế Trên phương diện quốc gia, việc các luồng vốn quốc tế trong đó chủ yếu là các khoản vốn vay chảy vào một quốc gia có thể giúp thúc đẩy phát triển kinh tế bởi vì nó cho phép quốc gia đó đồng thời đầu tư và tiêu dùng nhiều hơn mức sản xuất hiện hành của quốc gia. Quốc gia cung cấp vốn cũng có lợi bởi vì nó có khả năng thu được lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận phổ biến trong nước. Theo cách nhìn của Bahram nowzad, “các khoản vay quốc tế có thể giúp tăng cường tính hiệu quả của quá trình phân bổ các nguồn vốn trên phạm vi toàn cầu và đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Quá trình chu chuyển các luồng vốn quốc tế cho phép nguồn vốn tiết kiệm được đầu tư vào các dự án mang lại lợi nhuận cao. Đối với các quốc gia không có khả năng huy động đủ nguồn tiết kiệm trong nước để đầu tư, các luồng vốn nước ngoài sẽ cung cấp tài trợ cho các dự án đầu tư mà không thể được tài trợ từ nguồn trong nước”. Theo giáo trình Quản trị vay và nợ quốc tế, Học viện Tài chính, 2011: “Vay quốc tế là các khoản vay ngắn hạn, trung hoặc dài hạn (có hoặc không phải trả lãi) do Chính phủ hoặc các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), các thể nhân của một quốc gia vay của các tổ chức tài chính quốc tế, của các Chính phủ, các ngân hàng nước ngoài hoặc các tổ chức và cá nhân nước ngoài”. Theo nghị định 219/2013/NĐ-CP vay quốc tế hay vay nước ngoài được định nghĩa như sau: “Vay nước ngoài là việc Bên đi vay nhận khoản tín dụng từ Người không cư trú thông qua việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận vay nước
  • 11. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 4 ngoài dưới hình thức hợp đồng vay, hợp đồng mua bán hàng trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ của Bên đi vay”. Thông thường, việc vay được bên cho vay nước ngoài và các chủ thể của quốc gia đi vay (bên đi vay) thỏa thuận trên cơ sở Hiệp định vay (hoặc hợp đồng vay), trong đó quy định số lượng vốn vay, thời gian vay, thời gian ân hạn, lãi suất vay, lãi suất phạt trong trường hợp bên đi vay không trả được hoặc không trả đúng hạn và các điều khoản khác liên quan đến việc vay và trả nợ. Như vậy, đứng về phía bên đi vay, các khoản vay phải chịu sự điều chỉnh của luật pháp của chính quốc gia đó và sự điều chỉnh của các cam kết mang tính quốc tế, đó là các Hiệp định vay hoặc hợp đồng vay. Vậy có thể hiểu: Vay quốc tế của một quốc gia là việc các chủ thể thuộc khu vực công, khu vực tư nhân và các thể nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế của một quốc gia tiến hành vay nợ trên trường quốc tế của các chủ thể là người không cư trú của quốc gia đó. Hoặc: Vay quốc tế của một quốc gia là việc các chủ thể cư trú của quốc gia tiến hành vay trên trường quốc tế của các chủ thể là người không cư trú của quốc gia đó. Theo giáo trình Quản trị vay và nợ quốc tế, Học viện Tài chính, 2011: “Người cư trú bao gồm Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức tư nhân phi lợi nhuận, các doanh nghiệp và các cá nhân là đối tượng được xác định theo mối quan hệ của họ đối với lãnh thổ của nền kinh tế đó”. Tất cả các đối tượng khác đều là người không cư trú. 1.1.1.2.Nợquốctế Theo ý nghĩa thực tế, nợ quốc tế (nợ nước ngoài) được hiểu là tổng số nợ mà một quốc gia có trách nhiệm và ràng buộc phải trả cho các chủ thể ở các
  • 12. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 5 quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp tư nhân và các cá nhân nước ngoài. Năm 1988, nhóm công tác quốc tế về thống kê nợ quốc tế - được hình thành vào năm 1984 trên cơ sở hợp tác của 4 tổ chức tài chính quốc tế là Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Ngân hàng thể giới WB, Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD đã công bố một định nghĩa về nợ quốc tế như sau: “Nợ quốc tế của một quốc gia tại một thời điểm nhất định là tổng số nợ theo hợp đồng đã giải ngân mà người cư trú của một quốc gia có trách nhiệm phải trả cho người không cư trú, bao gồm việc hoàn trả nợ gốc kèm hoặc không kèm với lãi, hoặc trả nợ lãi kèm, hoặc không kèm nợ gốc”. Đối với Việt Nam, Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ban hành ngày 29/06/2009 định nghĩa về nợ nước ngoài như sau: “Nợ nước ngoài của một quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản: Nợ quốc tế của một quốc gia tại một thời điểm nhất định là tổng số vốn vay theo hợp đồng đã giải ngân mà người cư trú của một quốc gia có trách nhiệm phải hoàn trả cho người không cư trú bao gồm cả nợ gốc và lãi. 1.1.2.Phânloạivay, nợ quốc tế Việc phân loại nợ nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác theo dõi, đánh giá và quản lý nợ nước ngoài. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới sử dụng các tiêu chí phân loại nợ nước ngoài như sau: 1.1.2.1.Phân loạitheo chủ thể đi vay
  • 13. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 6 Theo tiêu chí phân loại này, nợ nước ngoài bao gồm: nợ công, nợ tư nhân được công quyền bảo lãnh và nợ tư nhân.  Nợ công là các nghĩa vụ nợ của khu vực công. Khu vực công bao gồm các thể chế sau: Chính phủ và các bộ, ban ngành; cơ quan chính trị cấp dưới, như tỉnh, huyện và thành phố; ngân hàng trung ương (NHTW); các thể chế tự quản (như các doanh nghiệp tài chính và phi tài chính, các ngân hàng thương mại và ngân hàng phát triển, các ngành dịch vụ xã hội như đường sắt, doanh nghiệp nhà nước (DNNN)…), trong đó: Ngân sách của thể chế đó phải được Chính phủ phê duyệt; hoặc sở hữu nhà nước chiếm trên 50% cổ phiếu có quyền biếu quyết hoặc trên một nửa số thành viên của Hội đồng quản trị là các đại diện của Chính phủ, hoặc trong trường hợp phá sản, nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm về khoản nợ của thể chế đó.  Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh được xác định là các công nợ nước ngoài của khu vực tư nhân mà dịch vụ trả nợ được bảo lãnh theo hợp đồng bởi một đối tượng thuộc khu vực công cư trú tại cùng một nền kinh tế với bên nợ đó. Ở Việt Nam, các khoản nợ này được phân biệt cụ thể như sau:  Nợ Chính phủ là các khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.  Nợ Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
  • 14. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 7  Nợ tư nhân bao gồm nợ nước ngoài của khu vực tư nhân không được khu vự công của cùng nền kinh tế đó bão lãnh theo hợp đồng. Về bản chất, nợ tư nhân là các khoản nợ do khu vực tư nhân tự vay, tự trả. Tuy nhiên, một số khoản nợ vay nước ngoài thuộc khu vực tư nhân được một tổ chức thuộc khu vực công trong nền kinh tế bảo lãnh một phần theo hợp đồng. Đối với những khoản nợ này, giá trị thanh toán được bảo lãnh sẽ được xếp vào loại nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh, và những khoản thanh toán không được bảo lãnh được xếp vào loại nợ nước ngoài của khu vự tư nhân không được bảo lãnh. 1.1.2.2.Phân loạitheo thời hạn nợ Theo tiêu chí phân loại này, nợ nước ngoài được chia thành nợ dài hạn và nợ ngắn hạn.  Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời gian đáo hạn gốc (theo hợp đồng hoặc đã gia hạn) kéo dài trên một năm tính từ ngày ký kết vay nợ cho đến ngày đáo hạn khoản thanh toán cuối cùng. Đây là các khoản nợ rất được quan tâm do khả năng tác động lớn đến nền tài chính quốc gia. Chính vì vậy, các tổ chức tài chính quốc tế thường xuyên theo dõi và phân tích nợ dài hạn của quốc gia một cách có hệ thống. Cơ sở dữ liệu về nợ nước ngoài của thế giới thường xuyên được cập nhật và phân tích, tuy nhiên, nhưng thông tin này chỉ được công bố với những nhóm đối tượng có liên quan mà không được công khai rộng rãi.  Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản nợ có thời gian đáo hạn từ 1 năm trở xuống. Thông thường, nợ ngắn hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ nước ngoài của một quốc gia. Do thời gian đáo hạn ngắn, khối lượng thường không đáng kể, nợ ngắn hạn thường không thuộc đối tượng quản lý một cách chặt chẽ như nợ dài hạn. Tuy nhiên, nợ ngắn hạn là những khoản nợ có ảnh
  • 15. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 8 hưởng trực tiếp đến tình hình thanh khoản của quốc gia và có khả năng gây ra khủng hoảng kinh tế. 1.1.2.3.Phân loạitheo loại hình vay Theo tiêu chí này nợ nước ngoài được chia thành hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay thương mại.  Vay hỗ trợ phát triển chính thức Theo Tổ chức hợp tác quốc tế và phát triển (OECD), vay hỗ trợ chính thức bao gồm các chuyển khoản song phương (giữa các Chính phủ) hoặc đa phương (từ các tổ chức quốc tế cho các Chính phủ), trong đó ít nhất 25% tổng giá trị chuyển khoản là cho không. ODA có thể bao gồm: các khoản cho không (bao gồm cả hỗ trợ kỹ thuật); các khoản cho vay ưu đãi; các đóng góp bằng hiện vật; tín dụng của nước cung cấp hàng hóa và tiền bồi thường. ODA không bao gồm viện trợ quân sự giữa các Chính phủ và chuyển khoản của các tổ chức phi chính phủ. ODA thường là giữa Chính phủ với Chính phủ và giữa Chính phủ với các tổ chức đa phương. Vốn ODA được cung cấp dưới 2 hình thức: Viện trợ không hoàn lại: thông thường có quy mô nhỏ khoảng 15-20% tổng nguồn vốn ODA và chỉ giới hạn trong các lĩnh vực nhân đạo, y tế, văn hóa, giáo dục, cải cách và nâng cao năng lực quản lý hành chính nhà nước. Vốn vay: có quy mô lớn, chiếm khoảng 83-85% tổng nguồn vốn ODA, nhưng được vay với lãi suất thấp (lãi suất ưu đãi) và thời hạn hoàn trả dài.  Vay thương mại: Khác với vay hỗ trợ phát triển chính thức, vay thương mại không có ưu đãi về lãi suất và thời gian ân hạn. Lãi suất vay thương mại là lãi suất thị trường tài chính quốc tế và thường thay đổi theo lãi suất thị trường. Do vậy, vay thương mại thường có chi phí khá cao và chứa đựng nhiều rủi ro. Chủ thể vay thương mại thường là các doanh nghiệp.
  • 16. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 9 Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn nợ nước ngoài là nợ phát sinh từ việc vay vốn ODA. Nợ thương mại chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ nước ngoài của Việt Nam và được tiến hành chủ yếu theo các phân loại nợ nước ngoài theo loại hình vay. 1.1.2.4.Phân loạitheo chủ thể cho vay Theo tiêu chí phân loại này, nợ nước ngoài được phân loại thành nợ đa phương và nợ song phương.  Nợ đa phương là các khoản nợ mà chủ nợ thường là các cơ quan của Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), các ngân hàng phát triển khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên Chính phủ.  Nợ song phương là các khoản nợ mà chủ nợ là Chính phủ một nước hoặc một tổ chức quốc tế nhân danh một Chính phủ duy nhất. 1.1.3.Mụcđích của vay quốc tế Mỗi chủ thể của một quốc gia sẽ đi vay quốc tế nếu khả năng tự tài trợ hoặc khả năng vay trong nước không đủ hoặc vượt quá số tiết kiệm của dân chúng, vượt quá khả năng của chủ thể. Vay quốc tế là quá trình tạo ra nghĩa vụ trả nợ thông qua việc ký kết và thực hiện hiệp định, hợp đồng, thỏa thuận vay quốc tế hoặc phát hành công cụ nợ quốc tế. Nợ quốc tế là tổng số vốn vay theo thỏa thuận vay quốc tế đã giải ngân. Việc ký kết các thỏa thuận vay quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó xác định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của bên đi vay và bên cho vay quốc tế. Nhưng việc xác định tổng số nợ quốc tế mới có ý nghĩa quyết định, vì đây là số tiền chủ nợ quốc tế chính thức chuyển cho con nợ, là số tiền con nợ có thể sử dụng vào các mục đíchđã đề ra, là số tiền con nợ phải quản lý, sử dụng và phải hoàn trả cho các chủ nợ theo các thỏa thuận vay. Vay và nợ quốc tế phát sinh do nhưng nhu cầu chủ yếu sau đây:
  • 17. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 10 1.1.3.1.Vayđểbù đắp thâm hụt ngân sách của Chính phủ Việc dùng vay nợ quốc tế để bù đắp thâm hụt ngân sách Chính phủ là rất phổ biến ở các nước đang phát triển trước đây. Ngân sách Chính phủ hàng năm không thể đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu là căn bệnh nghiêm trọng và phổ biến của hầu hết các nước đang phát triển. Việc tìm nguồn tài chính để bù đắp thâm hụt ngân sách bằng cách dùng các khoản vay nợ quốc tế là một nhu cầu cấp thiết để ổn định và phát triển nền kinh tế. 1.1.3.2.Vayvà nợquốc tế để tiêu dùng Từ nguồn thu nhập của mình, các chủ thể của quốc gia sử dụng cho các mục đích mà trước hết là đảm bảo tiêu dùng trong nước. Nhưng do nguồn thu nhập không đủ chi tiêu cho các nhu cầu của các chủ thể trong nước, các chủ thể của quốc gia đó phải vay từ bên ngoài để bù đắp cho tiêu dùng trong nước. 1.1.3.3.Vayvà nợquốc tế để tăng cường đầu tư phát triển Các nước đang phát triển là những nước có nhu cầu vốn rất lớn để đầu tư phát triển kinh tế; trong khi đó phần tích lũy và huy động trong nước rất hạn chế. Đây thường là các nước xuất khẩu nguyên liệu thô, tài nguyên, khoáng sản và hàng hóa nông nghiệp, giá trị gia tăng thấp. Do đó, để nâng cao kim ngạch thương mại quốc tế, nâng cao hiệu quả trong giao thương quốc tế, các nước đang phát triển phải đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền sản xuất, nguồn vốn sử dụng chủ yếu là vay quốc tế. 1.1.3.4.Vayvà nợquốc tế để bù đắp cán cân thanh toán Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, sự thâm hụt cán cân mậu dịch thường xảy ra: Các nước đang phát triển phần lớn là nước nhập siêu nên phải vay mượn để cải thiện cán cân thanh toán. Robert J.Gordon trong cuốn “Kinh tế học vĩ mô”
  • 18. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 11 đã viết: “Thâm hụt ngoại thương hàm ý tích tụ số nợ nước ngoài trên tư cách là tiền đi vay của người nước ngoài để chịu được số nhập khẩu cao hơn số xuất khẩu”. Trên thực tế, một phần lớn của việc bù đắp thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế nhằm đảm bảo tiêu dùng và tăng cường đầu tư phát triển trong nội bộ quốc gia bằng các hàng hóa, may móc thiết bị nhập khẩu. 1.2.THỦTỤC VAY QUỐC TẾ 1.2.1.Kháiniệm Thủ tục là phương thức, cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn. Cho vay, còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Do đó, Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một bên là người cho vay, và một bên là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả,... Vậy có thể hiểu một cách đơn giản: Thủ tục vay quốc tế là những thủ tục phát sinh giữa bên đi vay và bên cho vay trong quá trình vay vốn quốc tế. 1.2.2.Điềukiện, thủ tục vay Chủ thể đi vay vốn trên thị trường quốc tế rất đa dạng, thường được chia thành hai khu vực là khu vực công và khu vực tư. Thủ tục và điều kiện vay của 2 khu vực này có những sự khác biệt nhất định.
  • 19. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 12 1.2.2.1.Điềukiện, thủ tục vay đối với chủ thể đi vaythuộc khu vực công Khu vực công bao gồm các thể chế sau: Chính phủ và các bộ, ban ngành; cơ quan chính trị cấp dưới, như tỉnh, huyện và thành phố; ngân hàng trung ương (NHTW); các thể chế tự quản (như các doanh nghiệp tài chính và phi tài chính, các ngân hàng thương mại và ngân hàng phát triển, các ngành dịch vụ xã hội như đường sắt, doanh nghiệp nhà nước (DNNN)…). Tuy nhiên, đối với khách hàng là những chủ thể thuộc khu vực công, những đối tượng này thường là Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức nhà nước. Những chủ thể thuộc khu vực này có thể vay bằng nhiều hình thức như qua phát hành trái phiếu quốc tế ra nước ngoài hay vay của các tổ chức tài chính quốc tế… Thủ tục nghiệp vụ tương tự như khu vực tư nhân vay. Điểm khác biệt cơ bản là các điều kiện về thế chấp, cầm cố tài sản không khắt khe, chủ yếu dựa vào tín chấp của Chính phủ nước đi vay. Do Chính phủ thường đứng ra cam kết bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước vay nợ của các tổ chức tài chính nước ngoài. Đã có nhiều trường hợp các khoản nợ vay trực tiếp và các khoản nợ do bảo lãnh của Chính phủ các nước không trả được, dẫn đến khủng hoảng ngân hàng trên thế giới. Tiểu biểu là cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài ở Mỹ Latinh năm 1982. Chính vì vậy, hiện nay các khoản vay thương mại trực tiếp của Chính phủ thường cần đến sự bảo lãnh của các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực. Chính phủ các nước chủ yếu chỉ còn các nghiệp vụ bảo lãnh của Chính phủ cho các doanh nghiệp, nhưng các tổ chức tài chính cũng rất thận trọng với nghiệp vụ này.
  • 20. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 13 1.2.2.2.Điềukiện, thủ tục vayđối với chủ thể đi vaythuộc khu vưc tư nhân Một cách khái quát nhất, khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế nằm ngoài quốc doanh, bao gồm các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài trong đó tư nhân nhiếm hơn 50 vốn đầu tư. Đối với khách hàng là những chủ thể thuộc khu vực tư, các khoản vay của các chủ thể khu vực tư nhân phải có bảo lãnh của các chủ thể của khu vực công như Chính phủ, cơ quan được Chính phủ chỉ định (Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương, các ngân hàng thương mại Nhà nước…). Việc vay nợ và quản lý nợ vay thường được áp dụng các cơ chế và nguyên tắc quản lý vay, trả nợ như đối với nợ quốc tế khu vực công. Các khoản vay quốc tế có sự bảo lãnh của các chủ thể khu vực tư nhân hay sự bảo lãnh của các chủ thể là Người không cư trú thì vẫn được coi là vay quốc tế của khu vực tư nhân. Thủ tục vay của khu vực này có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Khách hàng sẽ phải lập dự án tiền khả thi và gửi đề nghị vay vốn tới người cho vay. Người cho vay sẽ nghiên cứu, nếu chấp thuận hai bên sẽ ký kết hợp đồng với các điều khoản cần thiết. Điều kiện vay nợ quốc tế khu vực tư nhân:  Điều kiện vay nợ ngắn hạn: Do các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại quyết định, thường bao gồm các yếu tố sau:  Khoản vay phải đúng mục đích đáp ứng nhu cầu vốn lưu động (hoặc bổ sung nguồn vốn tín dụng ngắn hạn với các tổ chức tài chính, tín dụng) cho phát triển kinh doanh (hoặc bổ sung nguồn vốn tín dụng với các tổ chức tài chính, tín dụng) theo đúng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy phép đầu từ; hoặc Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia cấp.
  • 21. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 14  Đối tượng được vay nợ ngắn hạn phải phù hợp với quy định của luật pháp.  Thời hạn vay ngắn hạn phải dưới 12 tháng và các chi phí vay (gồm lãi suất, phí và các chi phí khác) phải trong phạm vi quy định của cơ quan có thẩm quyền.  Tổng mức vay (số dư nợ ngắn hạn) phải trong phạm vi giới hạn vay được quy định.  Chấp hành các quy định về quản lý ngoại tệ, về thế chấp hay ký quỹ đối với các khoản vay ngắn hạn theo quy định của luật pháp.  Các nội dung và các thỏa thuận trong Hợp đồng vay vốn quốc tế ngắn hạn phải phù hợp với các quy định của luật pháp nước sở tại.  Điều kiện vay trung, dài hạn:  Đối tượng vay phải có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật (thường là Hội đồng quản trị).  Khoản vay phải đúng mục đích đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh theo đúng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy phép đầu tư; hoặc Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia cấp.  Đối tượng vay nợ trung, dài hạn phải phù hợp với quy định của pháp luật.  Thời hạn vay trung, dài hạn phải trên 1 năm và các chi phí vay (gồm lãi suất, phí và các chi phí khác) phải trong phạm vi quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền.  Các thỏa thuận trong Hợp đồng vay vốn quốc tế trung, dài hạn phải phù hợp với các quy định của luật pháp nước sở tại như việc mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để phục vụ giao dịch của khoản vay, các quy định về sử dụng ngoại
  • 22. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 15 tệ, về cầm cố, thế chấp tài sản, quy định về vay vốn quốc tế để góp vốn thành lập doanh nghiệp, quy định về việc chuyển nợ thành cổ phần...  Tổng mức vay (số dư nợ trung, dài hạn) phải trong phạm vi giới hạn vay được quy định và không vượt quá tổng vốn đầu tư theo Giấy phép đầu tư.  Đối tượng vay vốn quốc tế trung và dài hạn thường phải đăng ký việc vay và trả nợ nước ngoài với cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước sở tại sau một thời hạn nhất định khi đã ký Hợp đồng vay vốn, trước khi giải ngân vốn vay. 1.2.3.Hồ sơ đăng kí vay vốn Nội dung của một hồ sơ đăng ký vay vốn thường gồm các nội dung chính sau: 1.2.3.1.Đơnđềnghị vayvốn Đơn đề nghị vay vốn thường được viết theo mẫu tùy theo bên nhận hồ sơ đăng kí vay vốn. Một đơn đề nghị vay vốn thường bao gồm các nội dung sau: 1.Thông tin bên đề nghị vay vốn: Thường bao gồm các nội dung như: tên chủ đầu tư, địa chỉ, điện thoại, fax, email, quyết định thành lập doanh nghiệp, quyết định đăng ký kinh doanh, ngành, nghề kinh doanh dịch vụ chính, số tài khoản ngân hàng, mã số thuế, họ tên chủ đầu tư dự án… 2.Tóm tắt về dự án đề nghị được vay vốn a. Nội dung dự án - Tên dự án - Lý do thực hiện dự án: - Mục tiêu của dự án: - Địa điểm đầu tư:
  • 23. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 16 - Tiến độ thực hiện dự án: - Hình thức đầu tư: - Quy mô dự án: - Mô tả công nghệ ứng dụng: - Hiệu quả dự án: - Quyết định phê duyệt số: Ngày ,tháng , năm - Do cơ quan phê duyệt: b. Vốn đầu tư - Tổng mức đầu tư được phê duyệt: - Cơ cấu và nguồn vốn đầu tư: 3.Phương án sử dụng vốn vay Phương án sử dụng vốn vay của người đi vay được trình bày theo thứ tự các hạng mục công việc thực hiện trong dự án. Trong đó cần nêu rõ từng hạng mục công việc thực hiện trong dự án, vốn vay, vốn đối ứng của từng hạng mục, thời gian bắt đầu cũng như kết thúc của từng hạng mục công việc. (Cần ghi rõ tên hạng mục, khối lượng xây dựng, thiết bị cho từng hạng mục công việc thực hiện trong dự án theo dự toán được duyệt) 4.Phương án trả nợ: cần trình bày rõ các nội dung sau a. Các nguồn thu nhập của đơn vị? b. Nguồn vốn trả nợ, cơ sở hình thành nguồn trả nợ? c. Lịch biểu trả nợ (xây dựng phù hợp với thời gian vay) Lịch biểu trả nợ được xây dựng gồm những nội dung sau:
  • 24. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 17 Bảng 1.1.Lịch biểu trả nợ Đơn vị tính Thứ tự Thời gian Số tiền trả nợ Gốc Lãi 1 … Cộng Nguồn: Giáo trình Quản trị vay và nợ Quốc tế - HVTC - Thời gian ân hạn? Lý do? - Kỳ hạn trả nợ gốc ? - Kỳ hạn trả lãi? 5.Đảm bảo tiền vay a. Phương thức đảm bảo tiền vay: Thế chấp hay bảo lãnh? b. Mô tả tài sản thế chấp (của chủ đầu tư bao gồm cả tài sản hình thành từ vốn vay hoặc bảo lãnh bằng thế chấp tài sản). Khi mô tả tài sản thế chấp, cần nêu rõ tên tài sản và một số yếu tố như:  Mô tả chung: Cần nêu rõ tên, tính năng, tác dụng, cấu tạo cũng như xuất xứ của tài sản thế chấp; hiện trạng tài sản ra sao, nơi hiện diện và tình hình sử dụng, khấu hao của tài sản thế chấp…  Tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp: Về quyền sở hữu, quyền quản lý và sử dụng tài sản thế chấp thuộc về ai? Tài sản thế chấp có được phép giao dịch
  • 25. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 18 hay không? Tài sản thế chấp chưa thế chấp nơi nào khác, không bị kê biên và tranh chấp? Tài sản có phải mua bảo hiểm theo quy định pháp luật hay không?  Giá trị tài sản: Về giá gốc, giá hiện tại, cơ sở định giá hiện tại… Cần chú ý một số lưu ý sau:  Liệt kê và gửi kèm Hồ sơ vay vốn bản copy các tài liệu liên quan đến tài sản thế chấp đơn vị hiện có (Hợp đồng mua bán, thanh lý hợp đồng, hóa đơn, giấy đăng ký, tài liệu kỹ thuật.v.v)  Trường hợp được bên thứ ba bảo lãnh vay vốn yêu cầu có xác nhận của Bên bảo lãnh 6.Cam kết Cam kết của bên đi vay về việc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cũng như các vấn đề phát sinh. 1.2.3.2.Thông tin về chủ đầu tư 1. Thông tin về chủ đầu tư (đơn vị lựa chọn thông tin phù hợp với đơn vị mình để kê khai trong nội dung này) - Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Họ và tên: Năm sinh: Chức vụ: Trình độ chuyên môn: Năm tốt nghiệp: Thời gian công tác và trình độ quản lý: - Kế toán trưởng/Phụ trách kế toán Họ và tên: Năm sinh: Trình độ chuyên môn: Năm tốt nghiệp: Thời gian công tác và kinh nghiệm quản lý: - Cơ cấu tổ chức của đơn vị Các phòng ban hiện có:
  • 26. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 19 Tổng số lao động: Trong đó lao động nữ: chiếm: Lao động trực tiếp: Lao động gián tiếp: - Các dự án đầu tư đã thực hiện trong vòng 5 năm liên tục trước khi đầu tư dự án vay vốn. Cần nêu rõ tên các dự án, giá trị của từng dự án, thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng dự án. 2. Quan hệ tín dụng đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng đến thời điểm hiện tại:  Tên các tổ chức tín dụng có quan hệ:  Dư nợ ngắn hạn Trong nước: Trong đó nợ quá hạn: Ngoài nước: Trong đó nợ quá hạn:  Dư nợ trung và dài hạn Trong nước: Trong đó nợ quá hạn: Ngoài nước: Trong đó nợ quá hạn:  Dư nợ khác:  Dư nợ cho vay đang được khoanh:  Dư nợ các khoản nợ chờ xử lý: 3. Đánh giá tính ổn định (dự kiến thay đổi pháp nhân, nhân sự, kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian thực hiện dự án) 4. Cam kết của chủ dự án: Thường là cam kết về vấn đề trả nợ vay (bao gồm cả lãi và vốn gốc), cùng với đó là cam kết, điều khoản về vi phạm hợp đồng vay.
  • 27. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 20 1.2.3.3. Dự án đầu tư Thường bao gồm những thông tin như tên dự án; lý do thực hiện dự án; mục tiêu của dự án; địa điểm đầu tư; hình thức đầu tư; nội dung, tiến độ thực hiện dự án; quy mô dự án; mô tả công nghệ ứng dụng hoặc chuyển giao; hiệu quả dự án; tổng mức đầu tư; cơ cấu và nguồn vốn đầu tư dự án. 1.2.3.4.Hồ sơ chứng minh điều kiện pháp lý của bên vay vốn (nộp bản gốc hoặc sao công chứng) Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp FDI) và các văn bản pháp lý của Nhà nước về thành lập tổ chức; Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty; Biên bản góp vốn; Quyết định bổ nhiệm, bản sao chứng minh thư, mẫu chữ ký của người đại diện (theo pháp luật) và kế toán trưởng; Giấy ủy quyền vay vốn; Các văn bản khác (nếu có)… 1.2.3.5.Hồ sơ chứng minh điều kiện pháp lý của dự án Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền. Các văn bản, giấy phép của các cơ quan chức năng đối với việc thực hiện dự án (giấy phép thuê đất, thuê mặt bằng để thực hiện dự án, giấy phép đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, giấy phép đối với một số ngành nghề có điều kiện ...). 1.2.3.6.Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư Bao gồm Báo cáo tài chính có kiểm toán của chủ đầu tư dự án trong 2 năm gần đây. 1.2.3.7.Hồ sơ chứng minh hiệu quả và khả năng thu hồi vốn của dự án Phương án sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư (tương ứng với thời gian vay), phương án trả nợ vay. 1.2.3.8.Hồ sơ đảm bảo tiền vay. 1.2.3.9.Tài liệu khác nếu cần. 1.3.VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA CÁC KHOẢN VAY VÀ NỢ QUỐC TẾ
  • 28. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 21 Vay nợ quốc tế là xu thế tất yếu của các quốc gia có tiềm năng nhưng không đủ nguồn lực để khai thác các tiềm năng đó. Tuy nhiên, để những khoản nợ nước ngoài có thể phát huy tối đa hiệu quả không phải là điều đơn giản. Mục tiêu bổ sung vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội chỉ đạt được nếu mỗi đồng vốn vay từ nước ngoài được sử dụng có hiệu quả, quản lý chặt chẽ. Ngược lại, nếu những khoản vay nợ này bị sử dụng bừa bãi, lãng phí và kém hiệu quả do công tác quản lý bị buông lỏng thì sẽ gây nên gánh nặng nợ nần và gây ra nguy cơ khủng hoảng kinh tế trong tương lai. Dựa vào những thông tin khái quát trên, có thể đưa ra những nhận định về tác động của nợ nước ngoài tới nền kinh tế - xã hội theo hai khía cạnh: tác động tích cực và tác động tiêu cực. 1.3.1.Ý nghĩa tích cực Thứ nhất, nợnước ngoàiđáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội Nhu cầu về vốn đầu tư là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, bởi phần tích lũy và huy động trong nước rất hạn chế. Mặt khác, đây thường là các nước xuất khẩu nguyên liệu thô, khoáng sản và hàng hóa nông nghiệp, nên để nâng cao giá trị gia tăng đòi hỏi phải được đầu tư cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Hơn nữa, đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, an ninh quốc phòng,… đòi hỏi lượng nguồn lực lớn (nhân lực, tài lực, vật lực) trong dài hạn và cần có sự tham gia của khu vực công. Giải pháp thường được lựa chọn đó là vay nợ nước ngoài. Chính phủ có thể sử dụng nợ nước ngoài như là một công cụ để tài trợ vốn cho các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, đầu tư khuyến khích phát triển sản xuất, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế; đồng thời thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội lớn của Nhà nước.
  • 29. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 22 Thứ hai, nợ nước ngoài góp phần huy động vốn cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) Thu NSNN hằng năm không đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu đã trở thành căn bệnh phổ biến của hầu hết các nước đang phát triển. Việc bù đắp bội chi NSNN là một vấn đề lớn và cực kỳ khó khăn, bởi lẽ phải giải quyết mối quan hệ giữa duy trì phát triển bền vững với nguồn lực có hạn, đòi hỏi Chính phủ các nước phải thực sự sáng suốt và linh hoạt. Có nhiều giải pháp được đưa ra như tăng thuế, giảm chi tiêu công, in tiền, vay nợ trong nước và nước ngoài. Mỗi giải pháp đều mang tới những tác động tích cực, song cũng có hạn chế riêng. Việc tăng thuế, giảm chi tiêu cần khoảng thời gian dài cũng như phải thực hiện đồng bộ nhiều chính sách; in tiền khiến lạm phát tăng cao; trong khi vay nợ trong nước với số lượng vốn lớn rất khó khăn vì thu nhập và tích lũy của dân cư thấp… Do đó, vay nợ nước ngoài là giải pháp thường được lựa chọn, bởi dù cho vẫn tồn tại những mặt trái, nhưng qua đó có thể huy động được lượng vốn lớn trong thời gian ngắn, bù đắp kịp thời sự thiếu hụt của NSNN, trong khi các nguồn khác chưa kịp đáp ứng, đảm bảo cho việc thực hiện các quyết sách của Chính phủ. Thứ ba, nợ nước ngoàigóp phần tích cực thúc đẩyquá trình hội nhập kinh tế quốc tế Chính phủ các nước thường kết hợp giữa vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài. Trong đó vay nợ nước ngoài sẽ giúp các quốc gia có thể tiếp cận với nguồn vốn từ bên ngoài mà không làm giảm đầu tư tư nhân hay tiêu dùng trong nước. Mặt khác, việc vay nợ trên trường quốc tế đòi hỏi quốc gia đó phải có tiềm lực nội tại nhất định, hệ số tín nhiệm cao, có môi trường kinh doanh và hệ thống luật pháp ổn định. Do đó, nhu cầu tiếp cận nguồn vốn nước ngoài sẽ tạo động lực cho mỗi quốc gia trong việc nỗ lực cải cách thể chế, môi trường kinh doanh, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng,… Đồng thời mối quan hệ và sự phụ
  • 30. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 23 thuộc giữa các quốc gia có thể tạo điều kiện cho các nước tiếp cận với tri thức hiện đại, với công nghệ và các kỹ năng quản lý tiên tiến. Điều này mở ra cơ hội nhiều hơn để hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. 1.3.2: Tác động tiêu cực Thứ nhất, nợ nước ngoài làm sụt giảm tăng trưởng kinh tế, gây ra sự mất ổn định trong nền kinh tế - xã hội Nhìn chung, việc trang trải ngân sách bằng các khoản vay sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Các khoản vay nước ngoài thường có thời hạn vay tương đối dài và có thể có các ưu đãi. Nếu sử dụng các khoản vay này không hiệu quả sẽ không tạo ra tăng trưởng kinh tế, không tạo ra thu nhập ròng để trả nợ, tạo ra gánh nặng nợ nần lên các thế hệ tương lai. Mặt khác, xét về lâu dài, vay nước ngoài sẽ gây ra sự bất ổn về tỷ giá, từ đó khiến cho hoạt động đầu tư bị sụt giảm, điều này làm suy giảm kinh tế cùng với sự gia tăng của lãi suất trong nước. Bên cạnh những tác động về mặt kinh tế, một quốc gia có khoản nợ nước ngoài lớn có thể phải đối mặt với những hệ quả khác như: Làm thay đổi quy trình quản lý Nhà nước do phải thay đổi chính sách tài chính quốc gia để trang trải các khoản nợ; hệ số tín nhiệm quốc gia bị hạ bậc; nguy cơ suy giảm chủ quyền, giảm sự độc lập về chính trị... Các quốc gia phải còn chịu sức ép lớn từ phía chủ nợ, phải thắt chặt chi tiêu, tăng thuế, giảm trợ cấp xã hội trong nước, và xa hơn nữa là những yêu cầu về cải cách thể chế, thay đổi bộ máy quản lý, thay đổi các định hướng kinh tế... Ngoài ra, việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nợ nước ngoài cũng sẽ làm giảm vị thế của quốc gia trong các mối quan hệ song phương, đa phương với các đối tác là các nước chủ nợ. Thứ hai, nợ nước ngoài tác động đến tỷ giá và thâm hụt cán cân thương mại
  • 31. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 24 Vay nước ngoài gây ra nhiều tác động nguy hại tới nền kinh tế. Trong ngắn hạn, một dòng ngoại tệ lớn chảy vào trong nước sẽ làm giảm sức ép cân đối ngoại tệ, có thể gây tăng giá đồng nội tệ. Khi nội tệ tăng giá so với ngoại tệ, nhà nhập khẩu sẽ có lợi, còn nhà xuất khẩu sẽ gặp bất lợi, từ đó khuyến khích nhập khẩu và có thể làm giảm xuất khẩu ròng. Điều này làm trầm trọng thêm tình trạng nhập siêu và đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới thâm hụt thương mại tăng mạnh. Mặt khác, trong trung và dài hạn, Chính phủ sẽ phải cân đối nguồn ngoại tệ để trả nợ gốc và lãi. Việc này sẽ đẩy nhu cầu về ngoại tệ tăng cao, làm giảm giá đồng nội tệ, tăng chi phí nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu (thường chiếm tỷ trọng lớn ở các nước đang phát triển), tăng chi phí đầu vào của nền kinh tế. Chưa hết, tỷ giá hối đoái tăng cao sẽ làm tăng chi phí thanh toán nợ, càng làm tăng nguy cơ vỡ nợ nếu như quy mô nợ vượt quá sức chịu đựng của NSNN. Đặc biệt, khi thâm hụt NSNN và thâm hụt cán cân thương mại cùng xảy ra sẽ dẫn đến hiện tượng “thâm hụt kép” gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế. Hiện tượng này đã xảy ra tại một số nước châu Á vào những năm 90 của thế kỷ 20. Thứ ba, có thể dẫn tới vỡ nợ Chính phủ và kéo theo nhiều hệ lụy khác Khi quy mô và mức độ tăng nợ nước ngoài của một quốc gia không giữ được trạng thái bền vững, không có khả năng trả được nợ, Chính phủ quốc gia đó sẽ tuyên bố vỡ nợ. Do các khoản nợ nước ngoài phải trả bằng ngoại tệ, nên quyết định tuyên bố vỡ nợ này sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy. Quốc gia đó sẽ bị ngăn cấm không được tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế mà đặc biệt là thương mại quốc tế; đồng thời bị tịch thu tài sản của Chính phủ ở nước ngoài và gần như bị cắt toàn bộ các khoản tài trợ quốc tế, kể cả vay nợ, viện trợ hay đầu tư nước ngoài. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, việc tuyên bố vỡ nợ Chính phủ là một việc mà mọi quốc gia cần phòng tránh thường xuyên vì những hậu quả nặng nề của nó.
  • 32. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỦ TỤC VAY VỐN QUỐC TẾ TỪ QUỸ AIF 2.1.MỘT VÀI NÉT VỀ QUỸ AIF 2.1.1.Mộtvàinét về ASEAN và Ngânhàng phát triển Châu Á 2.1.1.1.Mộtsố vấn đề cơ bản của ASEAN A,Hoàn cảnh lịch sử Từ sau năm 1945, nhiều quốc gia đã ra đời dưới những hình thức khác nhau ở Đông Nam Á. Năm 1945, Indonesia, Việt Nam và Lào tuyên bố độc lập. Năm 1946, Mỹ trao trả độc lập cho Philippines. Năm 1947, Anh trao trả độc lập cho Miến Điện (nay là Myanmar). Năm 1965, Singapore tách khỏi Liên bang Malaysia, tuyên bố thành nước cộng hòa độc lập. Ngày 31/12/1983, Anh trao trả độc lập cho Bruney. Thái Lan không là thuộc địa trực tiếp của một đế quốc nào nên sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II vẫn là quốc gia độc lập. Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á đã có dự định thành lập một tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa; đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đang tìm cách biến Đông Nam Á thành “sân sau” của họ. Trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á, nhiều tổ chức khu vực đã xuất hiện và một số hiệp ước giữa các nước trong khu vực được ký kết. Tháng 1/1959, Hiệp ước Hữu nghị và Kinh tế Đông Nam Á (SEAFET), gồm Malaysia và Philippines ra đời. Ngày 31/7/1961, Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) - gồm Thái Lan, Philippines và Malaysia - được thành lập.
  • 33. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 26 Tháng 8/1963, một tổ chức gồm Malaysia, Philippines và Indonesia, gọi tắt là MAPHILINDO, được thành lập. Tuy nhiên, những tổ chức và Hiệp ước trên đây đều không tồn tại được lâu do những bất đồng giữa các nước về vấn đề lãnh thổ và chủ quyền. ASA, MAPHILINDO không thành công, nhưng nhu cầu về một tổ chức hợp tác khu vực rộng lớn hơn ở Đông Nam Á ngày càng lớn. Từ kinh nghiệm của EEC, các nước Đông Nam Á đều thấy rằng việc hình thành các tổ chức khu vực sẽ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thông qua tăng cường hợp tác kinh tế, buôn bán và phân công lao động. Sau nhiều cuộc thảo luận, ngày 8/8/1967, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Phó Thủ tướng Malaysia ký tại Bangkok bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Từ 5 nước thành viên ban đầu, đến nay ASEAN đã có 10 quốc gia thành viên, gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Bruney (năm 1984), Việt Nam (năm1995), Lào (năm 1997), Myanmar (năm 1997) và Campuchia (năm1999). ASEAN có diện tích 4,5 triệu km2, dân số khoảng 575 triệu người và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 2.487 tỷ USD (ước tính năm 2009). Thực tiễn đã chứng minh rằng, một Đông Nam Á thống nhất đã thúc đẩy cho hợp tác và vị thế ASEAN ngày càng lớn mạnh, là tiền đề quan trọng để ASEAN trở thành một cộng đồng. B.Việt Nam và ASEAN 1. Quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN Với sự kết thúc của Chiến tranh lạnh và việc ký kết Hiệp định Paris về Campuchia, quan hệ của Việt Nam với các nước ASEAN đã chuyển sang một
  • 34. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 27 thời kỳ mới, thời kỳ hợp tác vì lợi ích phát triển, phấn đấu vì hòa bình, ổn định của khu vực, vì sự phồn vinh của mỗi dân tộc. Tháng 2/1989, tại Hội nghị Không chính thức Gia-các-ta về Campuchia lần thứ nhất (JIM1), ta và Lào đã tuyên bố sẵn sàng tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác của ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). Trong các cuộc tiếp xúc cấp cao này, các nhà Lãnh đạo ASEAN đều bày tỏ sự ủng hộ đối với việc ta tham gia Hiệp ước Bali. Ngày 28/1/1992, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ tư tại Singapore đã chính thức tuyên bố quyết định ủng hộ này. Tiếp đó, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 15 (AMM 25, Manila, Philippines), Việt Nam (cùng với Lào) đã ký văn kiện tham gia Hiệp ước Bali, mở đầu cho thời kỳ quan hệ chính thức với tổ chức ASEAN. Cũng tại Hội nghị này, ASEAN đã mời Việt Nam và Lào trở thành quan sát viên của Hiệp hội. Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 27 diễn ra tại Băng-cốc, Thái Lan (tháng 7/1994), các nước ASEAN đã nhất trí tuyên bố sẵn sàng chấp nhận Việt Nam là thành viên của ASEAN. Ngày 28/7/1995, một Lễ kết nạp trọng thể đã diễn ra tại Cung Hội nghị quốc tế Bru-nây, một ngày trước khi AMM 28 chính thức khai mạc. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 2. Việt Nam - thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của ASEAN Ngay sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam đã tích cực, chủ động và có nhiều đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN. Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng hợp tác và các quyết sách lớn của ASEAN, như xây dựng Tầm nhìn 2020, Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển, Tuyên bố Bali–II về xây
  • 35. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 28 dựng Cộng đồng ASEAN, Chương trình hành động Viên-chăn (VAP) và các Kế hoạch hành động về từng trụ cột của Cộng đồng ASEAN. Việt Nam đã góp phần giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và hạn chế sức ép và tác động từ bên ngoài. Việt Nam cũng góp phần tích cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy và phát huy tác dụng của các cơ chế bảo đảm an ninh khu vực như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) để tiến tới Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Chỉ 3 năm sau khi trở thành thành viên, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 (Hà Nội, 1998), đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) giai đoạn 2000-2001. Trong năm Chủ tịch ASEAN 2010, chúng ta đã không ngừng mở rộng tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ của ASEAN với các đối tác. Đáng chú ý là tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17, và cấp cao Đông Á lần thứ 5 các nhà lãnh đạo ASEAN và các nước đối tác đã quyết định chính thức mời Nga và Mỹ tham gia cấp cao Đông Á từ năm 2011. Ta cũng tích cực đóng góp vào xây dựng chủ trương chung của Hiệp hội về tăng cường phối hợp lập trường tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nâng cao vai trò của ASEAN trong xử lý các thách thức toàn cầu đang nổi lên, cùng các nước ASEAN ra “Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia Toàn cầu.” Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cùng các nước ASEAN tiếp tục thúc đẩy thực hiện Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) và xây dựng “Khuôn khổ ASEAN về Phát triển Kinh tế Đồng đều”, hướng tới xây dựng khu vực Đông Nam Á ngày càng gắn kết về hạ tầng, thể chế, con người và phát triển bền vững.
  • 36. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 29 Trên tư cách nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc, trong năm 2011, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc, xây dựng và thông qua Quy tắc Hướng dẫn thực thi Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Đây là một bước tiến có ý nghĩa đối với tiến trình giải quyết các tranh chấp trên biển Đông, tạo cơ sở cho việc thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các cam kết nêu trong DOC, hợp tác xây dựng lòng tin giữa các bên tranh chấp, hướng tới xây dựng bộ Quy tắc Ứng xử (COC) có tính ràng buộc pháp lý ở biển Đông. Việt Nam đã cùng các nước ASEAN nâng cấp quan hệ với nhiều đối tác, đặc biệt là các đối tác lớn. Hiện nay, trong giai đoạn 7/2012 – 7/2015 Việt nam đang đảm nhiệm vai trò Điều phối viên quan hệ ASEAN với EU. Chúng ta đang nỗ lực hết sức để quan hệ hợp tác ASEAN-EU phát triển lên một mức độ mới, cao và chiến lược hơn, vì lợi ích của cả hai bên. 2.1.1.2.Mộtvài nétvề Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) A.Tổng quan, mục tiêu hoạt động Ngân hàng Phát triển châu Á (tiếng Anh: The Asian Development Bank; viết tắt: ADB) là một thể chế tài chính đa phương cung cấp các khoảng tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp các nước châu Á xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội. ADB được thành lập vào năm 1966, có trụ sở chính tại Manila. Đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, các nước châu Á đều thuộc hàng ngũ những nước nông nghiệp, trình độ phát triển thấp, thu nhập dân cư thấp nhất thế giới. Các nước đều có nguyện vọng tập hợp nhau lại, hỗ trợ nhau cùng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống dân cư, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Trong trào lưu thành lập các ngân hàng khu vực, trên cơ sở đề xuất từ 1963 của ủy ban kinh tế - xã hội châu Á -Thái Bình Dương của Liên hợp quốc, Hội nghị của 22 nước Châu Á - Thái Bình Dương họp tại Manila, Philippines năm 1965 đã ký kết Điều lệ thành lập Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank – ADB).
  • 37. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 30 Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 19/13/1966, với 43 thành viên sang lập, có Hội sở tại Manila và vốn điều lệ 956 triệu USD. Đến năm 2008, ADB có 67 nước thành viên, trong đó có 48 thành viên trong khu vục châu Á và châu Đại Dương và 19 thành viên ngoài khu vực là Anh, Mỹ, Đức, pháp, Italia, Canada, Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ, phần Lan… Mục tiêu hoạt động:  Hỗ trợ cho việc chuẩn bị và phối hợp các chương trình phát triển quốc gia của các nước trong khu vực.  Viện trợ kỹ thuật cho việc xây dựng và thực hiện các dự án phát triển cụ thể của các nước trong khu vực.  Cho vay dài hạn cho các dự án phát triển của các quốc gia trong khu vực.  Thúc đẩy đầu tư chính phủ và đầu tư tư nhân.  Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác trong phát triển kinh tế các nước trong khu vực.  Cung cấp các dịch vụ nghiên cứu và quản trị cho các nước trong khu vực. B.Cơ cấu tổ chức Về cơ cấu tổ chức, cơ quan ra quyết định cao nhất của ADB là Ban Thống đốc do mỗi quốc gia thành viên đóng góp một đại diện. Đến lượt ban Thống đốc lại tự bầu ra trong số họ 12 thành viên của Ban Giám đốc và các cấp phó của họ. 8 trong số 12 thành viên này là đại diện của các quốc gia trong khu vực(các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương) và số còn lại là từ các quốc gia ngoài khu vực. Ban Thống đốc còn bầu ra chủ tịch Ngân hàng, là người đứng đầu Ban Giám đốc và điều hành ADB. Mỗi chủ tịch giữ cương vị của mình trong một nhiệm kì kéo dài 5 năm và có thể được tái đắc cử. Theo truyền thống và vì Nhật
  • 38. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 31 Bản là một trong những cổ đông lớn nhất của ADB, cho nên chủ tịch của ADB đã thường là người Nhật. Trụ sở của ngân hàng ADB đặt tại 6 ADB Avenue, thành phố Mandaluyong, Metro Manila, Philippine, và có văn phòng đại diện trên khắp thế giới. Hiện ADB có khoảng 2400 nhân viên, đến từ 53 trên tổng số 67 quốc gia thành viên (theo web ADB.org tính đến 2/2007), và gần một nửa số nhân viên của họ là người Philippine. C.Quan hệ của ADB và Việt Nam  Thứ nhất là Cổ phần và đại diện Số cổ phần của Việt Nam tại ADB là 12.076 cổ phần, chiếm 0.341% tương đương với 25.308 quyền bỏ phiếu, chiếm 0.571%, thuộc nhóm các nước được vay chủ yếu từ nguồn vốn ưu đãi (ADF) và vay một phần từ nguồn vốn vay thông thường (OCR). Tháng 4/2009, Việt Nam đã bỏ phiếu thuận cho đợt tăng vốn lần V của ADB. Mức tăng cổ phần tương ứng của các thành viên được phân bổ là 200%, nhằm hỗ trợ ADB củng cố nguồn lực để tiếp tục duy trì vai trò đối tác phát triển hàng đầu trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tăng cường khả năng đáp ứng đối với nhu cầu đầu tư các quốc gia thành viên vay cũng như đáp ứng được nhu cầu của các quốc gia vay mới. Việt Nam thuộc nhóm 7 nước, gồm: Hàn Quốc, Papua New Guinea, Srilanka, Đài Loan, Uzbekistan, Vanuatu và Việt Nam, do ông Kyung-Hoh Kim, Giám đốc điều hành phụ trách từ tháng 9/2007.  Thứ hai là về lịch sử quan hệ Việt Nam - ADB Việt Nam chính thức gia nhập ADB vào năm 1966. Sau một thời gian gián đoạn, từ tháng 10/1993, quan hệ tín dụng Việt Nam – ADB đã chính thức được nối lại. Trong thời gian qua, quan hệ Việt Nam - ADB ngày càng được duy trì, củng cố và phát triển, đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
  • 39. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 32 2.1.2.Quỹcơ sở hạ tầng ASEAN (ASEAN Infrastructure Fund - AIF) 2.1.2.1.Tổngquan vềQuỹAIF ASEAN là một trong những khu vực năng động nhất và phát triển nhanh nhất thế giới. Vào năm 2015, nó sẽ khởi động một thị trường chung bao gồm hơn 600 triệu người: “Cộng đồng Kinh tế ASEAN”. Để giúp đảm bảo tăng trưởng kinh tế liên tục, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo, khu vực đòi hỏi 60 tỷ USD đầu tư hàng năm cho đường bộ, đường sắt, điện, nước, và cơ sở hạ tầng quan trọng khác. Các quốc gia ASEAN có hơn 700 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối, nhưng các quỹ này đang được phần lớn vốn đầu tư bên ngoài khu vực. Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN (AIF) là một sáng kiến ASEAN sáng tạo để huy động các nguồn lực của khu vực cho các nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của nó. Quỹ AIF hỗ trợ Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, trong đó kêu gọi một khu vực ASEAN kết nối tốt hơn mà làm cho mọi người, hàng hóa, dịch vụ và vốn gần nhau hơn. Quỹ AIF là một quỹ chuyên dụng được thiết lập bởi các nước thành viên ADB và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm giải quyết nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của khu vực ASEAN. AIF tài trợ các dự án thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng trong phạm vi lãnh thổ của các nước đang phát triển thành viên ASEAN bằng cách huy động tiết kiệm của khu vực, bao gồm cả dự trữ ngoại hối. Tất cả các dự án AIF tài trợ cũng được đồng tài trợ bởi quỹ ADB. 2.1.2.2.Lịchsử hình thành Tại AFMM tháng 4/2006, các Bộ trưởng Tài chính ASEAN đã quyết định thành lập Nhóm Đặc trách về tài trợ cơ sở hạ tầng do Malaysia chủ trì với mục đích đề xuất một cơ chế thu hút các nguồn vốn của khu vực để tài trợ hiệu quả cho phát triển cơ sở hạ tầng của ASEAN, xuất phát từ thực tế là tỷ lệ tiết kiệm
  • 40. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 33 trong khu vực cao trong khi nhu cầu đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng cũng rất lớn. Triển khai các quyết định thông qua của các Bộ trưởng nêu trên, với sự trợ giúp của ADB, Malaysia – nước chủ trì nhóm Đặc trách đã đưa ra đề xuất về thành lập một “Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN”. Dự thảo đề xuất đã được báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 14 tại Nha Trang, Việt Nam và các Bộ trưởng đã đồng ý về nguyên tắc thành lập Quỹ với sự góp vốn cổ phần từ chính phủ các nước. Tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN 15, các Bộ trưởng Tài chính đã thống nhất về nguyên tắc thành lập Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN. Vào ngày 25/9/2011 tại Washington D.C, thỏa thuận góp vốn thành lập Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN đã được ký kết và có hiệu lực từ ngày ký. Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN đã chính thức được thành lập vào ngày 24/4/2012 như là một công ty trách nhiệm hữu hạn tại Malaysia theo luật Labuan Companies Act 1990. Tài khoản ngân hàng AIF đã được mở vào ngày 30/7/2012 tại HSBC. Đến 15/11/2012, AIF đã nhận được gần như toàn bộ số tiền góp vốn giai đoạn 1. Chính phủ Malaysia đã miễn phí đăng ký vốn và các loại phí làm hồ sơ thủ tục cho AIF. Ngày 14/9/2012, NHTW Malaysia cũng đã ban hành văn bản miễn kiểm soát ngoại tệ cho Quỹ và ngày 22/11/2012, Bộ Tài chính đã áp dụng miễn thuế tem. 2.1.2.3.Cơcấu quản trị Cơ cấu quản trị của AIF sẽ bao gồm hai cấp.  Thứ nhất là Hội nghị cổ đông. Bao gồm đại diện của các cổ đông góp vốn và sẽ đưa ra quyết định đối với những vấn đề then chốt liên quan đến Quỹ, bao gồm:  Sự gia nhập của cổ đông mới  Thay đội tỷ lệ cổ phần góp vốn vào AIF
  • 41. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 34  Quyết định địa điểm thành lập Quỹ  Giải thể Quỹ Các cổ đông cố gắng quyết định các vấn đề then chốt bằng đồng thuận. Nếu không đạt được đồng thuận trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày đầu tiên đưa ra thảo luận một vấn đề then chốt cụ thể, thì các vấn đề then chốtđó sẽ được quyết định bởi những cổ đông giữ ít nhất 67% quyền biểu quyết trong AIF và đạt được sự ủng hộ của ít nhất 67% số cổ đông…  Thứ hai là ban giám đốc. Ban giám đốc là người đưa ra quyết định cuối cùng đối với các quyết định mang tính điều hành Quỹ, xem xét và phê duyệt tiêu chí lựa chọn dự án sử dụng nguồn vay từ Quỹ. Mỗi bên góp vốn sẽ có một đại diện tại Ban giám đốc. Các vấn đề sẽ được quyết định khi đạt hơn 50% số phiếu và sự ủng hộ của hơn 50% cổ đông. 2.1.2.4.Gópvốn và quyền biểu quyết Mỗi cổ đông đã nhất trí góp vốn cổ phần như trong bảng sau và sau khi gop vốn, sẽ nhận được quyền biểu quyết tương ứng với tên cổ đông như trong bảng dưới đây. Trách nhiệm của mỗi cổ đông đối với AIF sẽ được giới hạn bởi số vốn góp cổ phần thể hiện trong bảng sau:
  • 42. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 35 Bảng 2.1.Bảng góp vốn và quyền biểu quyết của các cổ đông Cổ phần (triệu USD) Quyền biểu quyết ASEAN 320.2 68.10% Brunei 10.0 2.13% Campuchia 0.1 0.02% Indonesia 120.0 25.52% CHDCND Lào 0.1 0.02% Malaysia 150.0 31.90% Philippines 15.0 3.19% Singapore 15.0 3.19% Việt Nam 10.0 2.13% ADB 150.0 31.90% Tổng 470.2 100% Nguồn: Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Tàichính “Ghi chú: Ngoài số trên, Thái lan đã đề xuất đóng góp cổ phần 15 triệu USD” Việc đóng góp cổ phần sẽ được thực hiện theo ba giai đoạn đóng góp đồng đều, giai đoạn đầu tiên được thực hiện vào tháng 6/2012 và hai giai đoạn còn lại được thực hiện trong các năm sau, cùng thời điểm với đợt góp vốn đầu tiên. 2.1.2.5.Việt Nam và AIF Mối quan hệ giữa Việt Nam và Quỹ AIF được thể hiện trên 2 mặt danh mục dự án vay vốn và tình hình đóng góp cổ phần như sau:
  • 43. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 36  Danh mục vốn vay: Danh mục vay vốn Quỹ AIF năm 2013 – 2015: hiện nay trong danh mục này Việt Nam có 2 dự án. Dự án lưới điện truyền tải của Hà Nội và Tp.HCM đã vay AIF 100 triệu USD và đang trong tiến độ giải ngân. Bảng 2.2.Danh mục các dự án vay từ Quỹ AIF giai đoạn 2014-2015 Tên dự án Lĩnh vực Số tiền (Triệu USD) Dự án phát triển lưới truyền tải của Hà Nội và Tp.HCM Năng lượng 100 Dự kiến đàm phán tháng 6/2014 và ký kết vay vốn năm 2014 Chương trình đầu tư lưới điện truyền tải (Tranch 3) Năng lượng 100 Dự kiến vay vốn năm 2015 Nguồn: Vụ Hợp tác Quốc Tế - Bộ Tàichính  Tình hình đóng cổ phần Quỹ AIF: Việt Nam cam kết đóng góp 10 triệu USD vào AIF. Đến nay Việt Nam đã đóng đủ. 2.2.THỰC TRẠNG QUY TRÌNH, THỦ TỤC VAY VỐN TỪ QUỸ AIF 2.2.1.Điều kiện vay
  • 44. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 37 Để đáp ứng các yêu cầu về vốn của các nước ASEAN và tài trợ cho phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực này, Quỹ AIF nhằm mục đích cung cấp vốn với kỳ hạn dài từ 15-20 năm để vay tiền của mình với chi phí cạnh tranh. Quỹ không có kế hoạch tài trợ cho các khoản vay tại thời điểm cam kết vì những chi phí tiềm năng mang tính thanh khoản nhưng thay vào đó sẽ tài trợ cho chúng gần với thời điểm giải ngân, mà thường diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Như vậy, tại bất kỳ thời điểm nào, AIF sẽ có nghĩa vụ tài chính chưa đáng kể cho khách hàng vay phải được đáp ứng khi có yêu cầu để hoàn thành dự án. Các dự án đăng ký vay vốn thường chịu một số điều kiện như về đối tượng vay, lĩnh vực vay, lãi suất…  Thứ nhất là về đối tượng vay Quỹ cơ sở hạ tầng ASEAN là một quỹ chuyên dụng được thiết lập bởi các nước thành viên ADB và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm giải quyết nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của khu vực ASEAN. Quỹ sẽ nhận tài trợ các dự án thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng trong phạm vi lãnh thổ của các nước thành viên ASEAN. Các chủ thể đi vay sẽ phải lập dự án tiền khả thi và gửi đề nghị vay vốn tới người cho vay. Quỹ sẽ nghiên cứu phương án đầu tư, nếu chấp thuận tài trợ, cho vay hai bên sẽ ký kết hợp đồng với các điều khoản cần thiết.  Thứ hai là về lĩnh vực đầu tư của các dự án Các dự án đầu tư tất cả các lĩnh vực thuộc về cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, năng lượng, thủy lợi...đều có thể ứng cử. Ban đầu, chỉ có các dự án thuộc loại sau được ứng cử:  Các dự án thuộc khu vực công (bao gồm cả cho vay mới và vay bổ sung).  Các chương trình vay cho phát triển cơ sở hạ tầng .
  • 45. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 38  Và phần công của các dự án hợp tác giữa khu vực công-tư (Public- Private Partnership – PPP) (thông qua các khoản vay có chủ quyền). Nhưng sau khi Quỹ AIF phát triển một hồ sơ theo dõi, điều này khiến cho các dự án thuộc khu vực không chủ quyền bao gồm cả các hoạt động thuộc khu vực tư nhân đều có thể nhận được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị của Quỹ AIF.  Thứ ba là về lãi suất cho vay Tại cuộc họp của Ban giám đốc Quỹ AIF tháng 11/2013, Ban giám đốc quyết định dừng việc huy động vốn đặc biệt (hybrid capital) và giảm lãi suất cho vay hàng năm của AIF. Lãi suất cho vay hàng năm của AIF sẽ giảm từ Libor +2% xuống Libor +1.5%, đồng thời phí cam kết cho năm tài khóa 2014 sẽ được miễn phí (phí cam kết là 0.15% trên số chưa rút). Việc miễn phí cam kết sẽ giảm bớt chi phí vay các dự án.  Thứ tư là về vấn đề bảo trợ xã hội Vào năm 2009, ADB đã phê duyệt, tuyên bố một chính sách bảo trợ xã hội. Chính sách này được ban hành nhằm tránh các tác động, ảnh hưởng xấu của các dự án tới môi trường và cộng đồng. Hoặc nếu né tránh là điều không thể thì phải cố gắng giảm thiểu một cách tối đa các tác động, ảnh hưởng đó. Đi kèm với đó là chính sách bồi thường hợp lý cho các tác động gây ra. Chính sách này kết hợp chặt chẽ các nguyên tắc quốc tế được ban bố và triển khai nó một cách hiệu quả nhất. Việc ứng dụng nó sẽ trấn an các nhà đầu tư quốc tế, các nhà tài trợ và các tổ chức xã hội. Tăng cường tính bền vững về môi trường và xã hội cho các dự án cơ sở hạ tầng. Tất cả các dự án của Quỹ AIF sẽ phải áp dụng Chính sách này (Chính sách này được sửa đổi theo thời gian). 2.2.2.Thực trạng quy trình, thủ tục vay vốn từ Quỹ AIF 2.2.2.1.Quy trình thủ tục trong nước
  • 46. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 39 A,Quy trình đăng ký Quy trình đăng ký dự án đầu tư vay vốn từ Quỹ AIF của Bộ Tài chính được miêu tả một cách ngắn gọn như sau:  Bước 1, khi có thông báo mời nộp hồ sơ của Bộ Tài chính, các cá nhân, tổ chức đăng ký danh mục dự án vay vốn sẽ nộp hồ sơ dự án của mình lên đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuộc Bộ Tài chính trong thời gian nhận hồ sơ. Trong hồ sơ cần có đầy đủ các giấy tờ cũng như các nội dung về dự án đầu tư như sau:  Đơn đề nghị vay vốn: Trong đơn đề nghị vay vốn cần nêu đầy đủ các thông tin về bên đề nghị vay vốn (như tên chủ đầu tư, địa chỉ, fax...), tóm tắt về dự án đề nghị được vay vốn (tên dự án, mục tiêu, địa điểm…), phương án sử dụng vốn vay...  Dự án đầu tư: Bao gồm: Tên dự án, mục tiêu của dự án, địa điểm đầu tư, thời gian thực hiện, hình thức đầu tư, nội dung, tiến độ thực hiện dự án, quy mô dự án, hiệu quả dự án, tổng mức đầu tư, cơ cấu và nguồn vốn đầu tư dự án, tên nhà tài trợ, cơ quan chủ quản…  Đề cương dự án: Gồm các thông tin cơ bản về dự án như: Tên dự án, tên các nhà tài trợ, cơ quan chủ quản, chủ dự án (tên, địa chỉ, số điện thoại số fax…), thời gian dự kiến thực hiện dự án, bối cảnh và sự cần thiết của dự án (sự cần thiết, vị trí,vai trò của dự án, khái quát về cơ cấu nguồn vốn sử dụng…),cơ sở đề xuất tài trợ, mục tiêu của dự án, các tiểu dự án, đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án, các kết quả tạo ra, phương án,cơ chế tài chính, phân tích, lựa chọn sơ bộ về phương án xây dựng và công nghệ, tính bền vững của chương trình, dự án…)  Hồ sơ chứng minh điều kiện pháp lý của bên vay vốn (nộp bản gốc hoặc sao công chứng): Giấy đăng ký kinh doanh, và các văn bản pháp lý của Nhà nước về thành lập tổ chức, điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, biên bản
  • 47. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 40 góp vốn, quyết định bổ nhiệm, bản sao chứng minh thư, mẫu chữ ký của người đại diện (theo pháp luật) và kế toán trưởng, giấy ủy quyền vay vốn, các văn bản khác (nếu có)…  Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư: Báo cáo tài chính có kiểm toán trong 2 năm gần đây, bảng dự kiến các chỉ tiêu tài chính dài hạn trong thời gian vay…  Hồ sơ chứng minh hiệu quả và khả năng thu hồi vốn của dự án: Phương án đầu tư của Chủ đầu tư (tương ứng với thời gian vay), phương án trả nợ vay…  Tài liệu khác nếu được yêu cầu thêm.  Bước 2: Sau khi tập hợp được các dự án đăng ký xét duyệt vay vốn của Quỹ AIF, đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của Bộ Tài chính sẽ trình hồ sơ các dự án lên đơn vị chịu trách nhiêm thẩm định các dự án. Thường thì Bộ sẽ phối hợp với các tổ chức có trình độ chuyên môn trong vấn đề này (việc thẩm định tài chính của dự án thường do Cơ quan cho vay lại là Ngân hàng Công thương Việt Nam chịu trách nhiệm thẩm định. Các văn kiện của dự án sẽ do Bộ Công Thương phê duyệt, các đơn vị khác hỗ trợ như Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…). Các đơn vị này sẽ tiến hành thẩm tra, phê duyệt các công văn, giấy tờ, hồ sơ các dự án đăng ký…  Bước 3: Tiến hành thẩm định, phê duyệt các dự án và các tiểu dự án đi kèm. Các đơn vị chịu trách nhiệm phê thẩm sẽ tiến hành phân tích các yếu tố như tính chân thật của các hồ sơ, khả năng sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả nợ vay, lợi ích đem lại từ các dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…  Bước 4: Cuối cùng là đưa ra quyết định: sau khi phân tích các dự án như trên, các đơn vị chịu trách nhiệm phê duyệt sẽ đưa ra đánh giá, nhận xét về các dự án sau đó trình các văn bản thẩm định cũng như các góp ý của mình về Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Bộ Tài chính, Cục quản lý nợ và Tài chính đối
  • 48. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Lê Văn Thái Lớp: CQ49/08.04 41 ngoại cùng với Vụ hợp tác Quốc tế sẽ tiến hành phân tích tính khả thi của các dự án và lựa chọn các dự án thích hợp để trình đề nghị vay vốn lên Quỹ AIF. B.Quy trình thẩm định Sau khi nhận được bộ hồ sơ đăng ký vay cũng như các văn kiện của Chủ đầu tư dự án, đơn vị có trách nhiệm của Bộ Tài chính sẽ thực hiện thẩm định, kiểm tra tính chân thực của các giấy tờ, khả năng sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả nợ vay, lợi ích các dự án đem lại…  Kiểm tra tính chân thực của hồ sơ pháp lý của bên vay Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ, văn bản trong danh mục hồ sơ pháp lý. Kiểm tra hồ sơ vay vốn, đơn đề nghị vay vốn…  Kiểm tra mục đích vay vốn Kiểm tra mục đích vay vốn đầu tư dự án có phù hợp với điều kiện cho vay của Quỹ AIF. Thẩm định tính khả thi và các yếu tố khác của dự án đăng ký.  Thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư, hồ sơ dự án và các tiểu dự án liên quan Sau khi nhận được các văn kiện về dự án đầu tư, hồ sơ chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư cũng như bản tóm tắt và đề cương chi tiết của dự án và các tiểu dự án liên quan, Bộ sẽ tiến hành phối hợp với các đơn vị chuyên môn về tư vấn và thẩm định các văn kiện này tiến hành thẩm định (thường là Ngân hàng Công thương Việt Nam).  Thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng, chủ đầu tư nhằm xác định sức mạnh về tài chính, khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của khách hàng, chủ đầu tư.