SlideShare a Scribd company logo
1 of 58
Trang 1 / 58
LỜI MỞ ĐẦU
Từ lâu, cho thuê tài chính đã xuất hiện ở Việt Nam nhưng hầu như mức độ
phổ biến và sử dụng dịch vụ tại các doanh nghiệp chưa nhiều. Ở các quốc gia
khác trên thế giới, cho thuê tài chính là một trong những nguồn cung cấp vốn
chủ yếu cho các máy móc thiết bị tại doanh nghiệp, được xem là một yếu tố thúc
đẩy công nghiệp phát triển. Paul Getty - tỷ phú dầu mỏ Mỹ đã từng nói “Cái gì
sẽ tăng giá thì hãy mua, cái gì sẽ mất giá thì hãy đi thuê”. Do đó, cho thuê tài
chính sẽ là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư,
nhanh chóng thay đổi, cập nhật công nghệ mới, đặc biệt là với tốc độ phát triển
của khoa học công nghệ ngày nay, giá cả các máy móc thiết bị có xu hướng tốt
và rẻ hơn.
1. Tên đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CTTC của Công ty
TNHH một thành viên cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu nói riêng và thị
trường cho thuê tài chính Việt Nam nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu của Báo Cáo.
- Hệ thống và làm rõ hơn một số vấn đề cơ bản về cho thuê tài chính.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính của Công ty
TNHH một thành viên cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu
- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho
Công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu nói riêng
và thị trường cho thuê tài chính Việt Nam nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tài chính và những vấn đề liên
quan đến cho thuê tài chính.
- Phạm vi nghiên cứu: Lấy thực tế tại Công ty TNHH một thành viên cho
thuê tài chính Ngân hàng Á Châu năm 2009, 2010 và 2011 làm cơ sở minh
chứng.
Trang 2 / 58
PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG
HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cho thuê tài chính.
Hình thức cho thuê tài chính đã có lịch sử khá lâu dài và diễn ra trong hầu
hết mọi lãnh vực hoạt động kinh doanh.
Từ khi xuất hiện hình thức cho thuê tài chính thì loại hình tài trợ này đã có
những bước phát triển về cả quy mô và phạm vi địa lý. Ngày nay nó đã trở thành
hình thức tài trợ vốn kinh doanh khá phổ biến từ Châu Mỹ qua Châu Âu, Châu Á
cho đến tận miền cực nam Châu Phi.
Tuy nhiên, các giao dịch thuê tài sản thời cổ thuộc hình thức thuê mua kiểu
truyền thống. Phương thức giao dịch của hình thức này cũng tương tự như
phương thức thuê vận hành ngày nay và trong suốt lịch sử hàng ngàn năm tồn tại
của nó, đã không có sự thay đổi lớn về tính chất giao dịch.
Hoạt động cho thuê tài sản đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn minh
nhân loại, đã xuất hiện từ 2000 năm trước công nguyên với việc cho thuê các
công cụ sản xuất nông nghiệp, súc vật kéo, quyền sử dụng nước, ruộng đất nhà
cửa.
Đầu thế kỷ XIX do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nền kinh tế hàng
hoá, số lượng và chủng loại tài sản cho thuê đã có sự gia tăng đáng kể.
Đến đầu thập kỷ 50 của thế kỷ này, giao dịch thuê mua đã có những bước
nhảy vọt. Nguyên nhân của sự phát triển này là do hoạt động thuê mua đã có
những thay đổi về tính chất của giao dịch. Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và
dài hạn, nghiệp vụ tín dụng thuê mua hay còn gọi là thuê tài chính được sáng tạo
ra trước tiên ở Mỹ vào năm 1952. Sau đó nghiệp vụ tín dụng thuê mua phát triển
sang Châu Âu và phát triển mạnh mẽ tại đó từ những năm của thập kỷ 60. Tín
dụng thuê mua cũng phát triển mạnh mẽ ở châu Á và nhiều khu vực khác từ đầu
thập kỷ 70. Ngành công nghiệp thuê mua có giá trị trao đổi chiếm khoảng 350 tỷ
USD vào năm 1994. Chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ tổng số vốn thiết bị cho thuê năm
Trang 3 / 58
1987 ước tính lên đến 107,8 tỷ USD và có tốc độ giá tăng 7% mỗi năm. Hiện
nay ở Mỹ, ngành thuê mua thiết bị chiếm khoảng 25-30% tổng số tiền tài trợ cho
các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm. Ở Anh theo một công bố mới đây của
Hiệp Hội tín dụng thuê mua thiết bị, thuê vận hành chiếm khoảng 20% vốn tài
trợ cho các hoạt động thuê mua ở Anh và năm 1993, tổng giá trị ngành công
nghiệp thuê mua đạt 49 Tỷ Bảng.
Nguyên nhân chính thúc đẩy các hoạt động cho thuê tài chính phát triển
nhanh là do nó thể hiện hình thức tài trợ có tính chất an toàn cao tiện lợi, và hiệu
quả cho các bên giao dịch.
1.2. Những vấn đề cơ bản của Hoạt động cho thuê tài chính.
1.2.1. Khái niệm.
Theo Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 02/05/2001 của chính phủ thì khái niệm
cho thuê tài chính được hiểu như sau:
Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng và dài hạn, thông qua việc
cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên
cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê. Bên cho thuê cam kết
mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu
cầu của bên mua và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử
dụng tài sản thuê và thanh toán thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên
thoả thuận.
1.2.2. Đặc điểm của cho thuê tài chính.
- CTTC là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn giữa bên cho thuê tài
sản và bên đi thuê tài sản.
- Trong thời hạn cho thuê, các bên không được đơn phương hủy bỏ hợp
đồng.
- Trong thời gian cho thuê, tài sản thuộc quyền sở hữu tài sản của công ty
cho thuê. Khi kết thúc thời hạn cho thuê, bên đi thuê có thể mua lại hoặc tiếp tục
thuê.
Trang 4 / 58
- CTTC là hoạt động tín dụng mà bên đi thuê không cần bỏ toàn bộ số tiền
cùng một lúc để thuê và cũng không cần tài sản thế chấp, không làm ảnh hưởng
đến hạn mức tín dụng của doanh nghiệp ở ngân hàng.
- Đối tượng CTTC chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty
chưa có đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng.
- Thuê tài chính giúp các doanh nghiệp bắt kịp với công nghệ, tiếp cận
nhiều với các công nghệ tiên tiến, với thủ tục đơn giản, yêu cầu tín dụng thấp mà
không cần bảo lãnh, thế chấp, không cần tài sản đảm bảo có trước.
- Thuê tài chính là hoạt động không cần thủ tục giấy tờ phiền hà. Việc đi
thuê tài chính dễ dàng hơn so với việc đi vay ngân hàng.
- Công ty CTTC được thành lập dưới các hình thức sau: Công ty CTTC
Nhà nước, Công ty CTTC cổ phần, Công ty CTTC liên doanh, Công ty CTTC
100% vốn nước ngoài và Công ty CTTC trực thuộc tổ chức tín dụng.
1.2.3. Những đối tượng có liên quan trong quá trình giao dịch của
nghiệp vụ Cho Thuê Tài Chính.
Lãnh vực hoạt động cho thuê tài chính, thường có nhiều chủ thể tam gia,
thể hiện những mối quan hệ bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế với nhau.
a) Bên cho thuê
Là nhà tài trợ vốn cho bên thuê, là chủ thể sẽ thanh toán toàn bộ giá trị tài
sản theo thỏa thuận giữa bên thuê với nhà cung cấp và là chủ sở hữu tài sản về
mặt pháp lý. Trong trường hợp cho thuê tài sản của mình, bên cho thuê cũng
đồng thời là nhà cung cấp thiết bị.
b) Bên thuê
Là khách hàng thuê mua tài sản của người cho thuê hay là người nhận sự tài
trợ vốn của công ty cho thuê. Bên thuê có quyền sử dụng, hưởng dụng những lợi
ích do tài sản đem lại và có trách nhiệm trả phí thuê theo thỏa thuận.
c) Nhà chế tạo hay nhà cung ứng
Trang 5 / 58
Là nhà cung cấp tài sản, thiết bị hay phương tiện vận tải theo thỏa thuận với
người thuê và theo các điều khoản hợp đồng mua bán ký với người cho thuê.
d) Người cho vay
Là một định chế tài chính, một tổ chức tín dụng cho bên thuê vay vốn để
hoạt động.
e) Các cơ quan quản lý nhà nước
Như ngân hàng nhà nước, cơ quan công chứng tòa án, cục thuế có trách
nhiệm giám sát và kiểm soát việc tuận thủ các quy định của pháp luật, đồng thời
công nhận tính hợp pháp của giao dịch thuê mua, quyền sở hữu pháp lý đối với
tài sản và xét sử, giải quyết các tranh chấp.
f) Hệ thống các văn bản pháp luật
Là các văn bản luật, hoặc dưới luật, các văn bane quy phạm pháp luật “ chi
phối” các hoạt động cho thuê tài chính, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền
lợi của tất cả các bên có liện quan đến hoạt động thuê mua. Những văn bản này
tạo nên hành lang pháp lý để hoạt động cho thuê tài chính đạt hiệu quả kinh tế
cao.
g) Đối tượng giao dịch trong hoạt động thuê mua
Tất cả các loại tài sản, thiết bị, phương tiện vận tải thường được sử dụng
trong hoạt động cho thuê tài chính, rất đa dạng và phong phú nhưng các đối
tượng này thường chia thành 2 loại chính: động sản và bất động sản.
Tóm lại, tùy theo mỗi phương thức thuê tài chính mà các chủ thể liên quan
có sự liên đới tham gia với những mức độ nhất định hoặc không tham gia vào
những hình thức thuê mua nào đó.
Sơ đồ1.1: Mối liên hệ giữa các bên có liên quan trong một giao dịch
thuê mua tài sản điển hình
Trang 6 / 58
Người cho thuê
Hợp đồng mua
máy móc, thiết bị
Hợp đồng thuê máy
móc thiết bị
Thế chấp Khoản
tiền vay
Quyền sở hữu
thiết bị
Trả phần tiền thuê máy
móc, thiết bị còn lại
Trả tiền theo giá mua
máy móc thiết bị
Quyền sử dụng
thiết bị
Người cho vay
Tiền thuê được trả cho
khoản tiền người cho
thuê vay
Bảo trì phụ tùng thay thế
Trả tiền bảo trì và phụ
Chuyển giao thiết bịNhà chế tạo
hay nhà cung cấp
Người thuê
Môi trường kinh tế, pháp luật
Môi trường Luật pháp, Kinh tế
Trang 7 / 58
1.3. Các phương thức cho thuê tài chính:
1.3.1. Cho thuê tài chính có sự tham gia của hai bên (hợp đồng cho
thuê trực tiếp).
Theo phương thức này, trước khi nghiệp vụ cho thuê xuất hiện, tài sản
được dùng để tài trợ đã thuộc quyền sở hữu của người cho thuê bằng cách mua
tài sản hoặc tự xây dựng.
Phương thức tài trợ này thường do các công ty kinh doanh bất động sản và
công ty sản xuất máy móc, thiết bị thực hiện, như các nhà đầu tư xây dựng cao
ốc văn phòng, các chung cư, sau đó ký các hợp đồng cho thuê với khách hàng.
Các tổ chức tài chính rất ít áp dụng phương thức tài trợ này.
Hình thức tài trợ này có những đặc điểm căn bản sau:
- Hàng hoá thường là những loại tài sản có giá trị không quá lớn và thuộc các
loại máy móc thiết bị.
- Chỉ có 2 bên tham gia trực tiếp vào giao dịch: Người cho thuê và người thuê.
- Vốn tài trợ hoàn toàn do người cho thuê đảm nhiệm.
- Người cho thuê có thể mua lại thiết bị khi chúng bị lạc hậu.
Phương thức tài trợ này có sự tham gia của 2 bên được thực hiện như sau:
Sơ đồ 1.2: Cho thuê tài chính có sự tham gia của hai bên
Giao tài sản ( 2b )
Ký hợp đồng thuê ( 1 )
Thanh toán tiền thuê ( 3 )
BÊN CHO THUÊ BÊN THUÊ
Chuyển giao quyền sử dụng (2a )
Trang 8 / 58
(1) Người cho thuê và người đi thuê ký hợp đồng thuê.
(2a) Người cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho người đi thuê.
(2b) Người cho thuê giao tài sản cho người đi thuê.
(3) Theo định kỳ người đi thuê thanh toán tiền thuê cho người cho thuê.
Ngoài những đặc điểm chung của phương thức cho thuê, loại hợp đồng này
còn có những đặc điểm chính như sau:
Người cho thuê Người thuê
1. Sử dụng các loại máy móc, thiết bị
của chính họ để cho thuê
1. Thuê máy móc, thiết bị từ người
có tài sản đó
2. Đảm nhiệm toàn bộ vốn tài trợ 2. Ký kết với nhà cung cấp 1 phụ
kiện hợp đồng về cung cấp
3. Cung cấp các loại phụ tùng và dịch
vụ bảo tín cùng với thiết bị theo một
hợp đồng phô.
3. Trả tiền thuê theo định kỳ và trả
tiền phụ tùng và dịch vô
4. Nhận các khoảng tiền thuê những
khoản tiền dịch vụ thu hợp đồng phô
4. Bán lại thiết bị khu chúng bị lạc
hậu và nhận thuê thiết bị mới
5. Nhận lại tài sản đã lỗi thời và cung
cấp thiết bị thay thế.
1.3.2. Cho thuê tài chính có sự tham gia của ba bên:
Theo hình thức này, người thuê sẽ thoả thuận với nhà cung ứng về các điều
khoản mua tài sản mình có nhu cầu và sau đó người cho thuê sẽ tiến hành mua
tài sản để cho người cho thuê thuê. Rõ ràng, theo phương thức này, người cho
thuê chỉ thực hiện việc mua tài sản theo yêu cầu của người đi thuê và đã được
hai bên thoả thuận theo hợp đồng thuê. Quy trình tài trợ có sự tham gia của ba
bên, bao gồm: Người cho thuê, người đi thuê và người cung cấp.
Trang 9 / 58
Sơ đồ 1.3: Tài trợ cho thuê tài chính có sự tham gia của ba bên.
1a: Người cho thuê và người đi thuê ký hợp đồng thuê tài sản.
1b: Người cho thuê và người cung cấp ký hợp đồng mua tài sản.
1c: Người cung cấp và người đi thuê ký hợp đồng bảo hành bảo dưỡng (có
thể người cho thuê ký với người cung cấp về việc bảo hành và bảo dưỡng cho
người đi thuê).
2a: Người cung cấp lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho người cho thuê.
2b: Người cung cấp chuyển giao tài sản cho người đi thuê.
2c: Người cho thuê thanh toán tiền mua tài sản.
2d: Người cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho người đi thuê.
3: Phương thức cho thuê theo định kỳ người đi thuê thanh toán tiền thuê
cho người cho thuê.
Phương thức tài trợ có sự tham gia của ba bên còn được gọi là phương thức
thuê mua thuần (net lease) và là phương thức cho thuê tài chính được áp dụng
phổ biến nhất, vì có các ưu điểm sau:
2b
1c
32c1a
1b
2a2c
BÊN CHO THUÊ
NHÀ CUNG CẤP BÊN THUÊ
Trang 10 / 58
- Người cho thuê không phải mua tài sản trước và như vậy sẽ làm cho vòng
quay của vốn nhanh hơn vì không phải dự trữ hàng tồn kho.
- Việc chuyển giao tài sản được thực hiện trực tiếp giữa người cung cấp và
người đi thuê và giữa họ cũng chịu trách nhiệm trực tiếp về tình trạng hoạt động
của tài sản, cũng như thực hiện việc bảo hành và bảo dưỡng tài sản. Như vậy
người cho thuê có thể trút bỏ gánh nặng về tình trạng hoạt động của tài sản.
- Người cho thuê không trực tiếp nhận tài sản rồi sau đó chuyển giao cho
người đi thuê và như vậy sẽ hạn chế được rủi ro liên quan đến việc từ chối nhận
hàng của người đi thuê, vì do có sự nhầm lẫn về mặt kỹ thuật.
Xuất phát từ các ưu điểm trên đây mà các ngân hàng và các tổ chức tài
chính đã áp dụng chủ yếu phương thức này để tài trợ cho các doanh nghiệp, đặc
biệt đối với cho thuê thiết bị. Trên thế giới 80% hợp đồng cho thuê tài chính áp
dụng theo phương thức này.
1.3.3. Tái cho thuê (lease back).
Tái cho thuê hay còn gọi là bán và thuê lại (Sale and lease back) là một
dạng đặc biệt của phương thức cho thuê có sự tham gia của hai bên. Trong hoạt
động kinh doanh có nhiều doanh nghiệp thiếu vốn lưu động để khai thác tài sản
cố định hiện có, nhưng lại không đủ uy tín để vay vốn lưu động ở các ngân hàng.
Trong trường hợp đó họ buộc phải bán lại một phần tài sản cố định cho ngân
hàng hoặc công ty tài chính, sau đó thuê lại tài sản đó để sử dụng và như vậy sẽ
có thêm nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động.
Phương thức tái cho thuê áp dụng trong hai trường hợp trên đây là sự
chuyển hoá từ cho vay ngắn hạn sang tài trợ trung và dài hạn. Vì cho thuê tài
chính là kỹ thuật cấp tín dụng ít rủi ro, do đó ngân hàng có thể sử dụng tài trợ
trung và dài hạn để thay thế cho vay ngắn hạn khi mà không còn cách nào khác
để giúp cho xí nghiệp có thể giải quyết được khó khăn về tài chính. Nếu không
giải quyết bằng cách này doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng phá sản và trong
trường hợp đó ngân hàng có thể bị thiệt hại lớn hơn.
Trang 11 / 58
Sơ đồ 1.4: Hình thức tái cho thuê.
1a, Người cho thuê (ngân hàng hoặc công ty tài chính) ký hợp đồng mua tài
sản của doanh nghiệp).
1b, Người cho thuê và người đi thuê ký hợp đồng thuê.
2a, Doanh nghiệp lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho ngân hàng.
2b, Ngân hàng lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho doanh nghiệp
được phép sử dụng tài sản.
2c, Ngân hàng trả tiền mua tài sản cho doanh nghiệp là biện pháp giải quyết
nợ quá hạn thì khoản thanh toán này được thu hồi khoản nợ quá hạn.
3, Theo định kỳ doanh nghiệp thanh toán tiền thuê cho ngân hàng.
1.3.4. Hợp đồng cho thuê thực hiện liên kết (Syndicate Leases).
Hợp đồng cho thuê liên kết là loại hợp đồng gồm nhiều bên tài trợ cho một
người thuê. Sự liên kết này có thể xảy ra theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc
tuỳ theo tính chất của loại tài sản hay khả năng tài chính của các nhà tài trợ.
Trong trường hợp tài sản có giá trị lớn, nhiều định chế tài chính hay các nhà chế
tạo cùng nhau hợp tác để tài trợ cho người thuê tạo thành sự liên kết theo chiều
ngang. Còn đối với trường hợp các định chế tài chính hay các nhà chế tạo lớn
giao tài sản của họ cho chi nhánh của họ thực hiện giao dịch tài trợ cho khách
hàng thì hình thành sự liên kết theo chiều dọc. Các bước và đặc điểm trong giao
dịch với người thuê của loại hợp đồng này không có khác biệt lớn so với phương
thức cho thuê điển hình.
2a
2b
1a
1b
3
BÊN CHO THUÊ BÊN THUÊ
Trang 12 / 58
1.3.5. Hợp đồng cho thuê bắc cầu:
Đây là hình thức đặc biệt của phương thức cho thuê tài chính, chỉ mới được
phổ biến trong thời gian gần đây, xuất phát từ thực tế là các công ty Leasing có
những hạn chế về nguồn vốn không đủ khả năng tự tài trợ cho khách hàng. Theo
thể thức cho thuê này, người cho thuê đi vay để mua tài sản cho thuê từ một hay
nhiều người cho vay nào đó.
Hình thức cho thuê này thường được sử dụng trong những giao dịch cho
thuê đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn, chẳng hạn cho thuê một máy bay thương
mại hay một tàu chở hàng hoặc 1 tổ hợp chuyên ngành lớn v.v..
Trong hình thức cho thuê này, vốn vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng số tiền tài trợ, người cho thuê vẫn đóng vai trò chủ sở hữu tài sản cho thuê
và thông thường người cho thuê phải thế chấp chính tài sản mà họ đã cho thuê
cho người cho vay. Hình thức thế chấp tài sản cho thuê này sẽ làm giảm nhẹ rủi
ro cho người cho vay.
1.3.6. Cho thuê giáp lưng (Under lease):
Cho thuê giáp lưng là phương thức mà trong đó, thông qua sự đồng ý của
người cho thuê, người đi thuê thứ nhất cho người đi thuê thứ hai thuê lại tài sản
đó. Trên thực tế thực chất người đi thuê thứ nhất chỉ là người trung gian giữa
người cho thuê và người đi thuê thứ hai, nhưng về mặt pháp lý thì người đi thuê
thứ nhất phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng với người cho thuê.
Với phương thức cho thuê này, mặc dù doanh nghiệp không đủ điều kiện để trực
tiếp thuê mua với người cho thuê, vẫn có thể thuê được tài sản để sử dụng cho
sản xuất kinh doanh.
1a
1b
3a
23b
BÊN CHO THUÊ
BÊN THUÊ 1
BÊN THUÊ 2
Trang 13 / 58
Sơ đồ 1.5: Hình thức cho thuê giáp lưng.
1a, Người cho thuê và người đi thuê thứ 1 ký hợp đồng thuê mua.
1b, Người đi thuê thứ 1 và người đi thuê thứ 2 ký hợp đồng thuê mua.
2, Người cho thuê chuyển giao tài sản cho người đi thuê thứ 2.
3a, Người đi thuê thứ 2 trả tiền thuê cho người thuê thứ 1
3b, Người đi thuê thứ 1 trả tiền thuê cho người thuê.
Tiền thuê mà người đi thuê thứ hai phải trả thường cao hơn tiền thuê mà
người đi thuê thứ nhất trả cho người cho thuê. Phần chênh lệch giữa hai khoản
tiền thuê đó người đi thuê thứ 1 được hưởng, coi như là hoa hồng trách nhiệm.
Ngoài ra, thê giáp lưng cũng áp dụng trong trường hợp người đi thuê thứ 1 đã
thuê tài sản và sử dụng tài sản đó, nhưng sau đó không có nhu cầu sử dụng thì tài
sản đó, nhưng sau đó không có nhu cầu sử dụng thì có thể cho người khác thuê
lại với sự đồng ý của người cho thuê.
1.4. Lợi ích của Hoạt Động Cho Thuê Tài Chính.
a) Đối với nền kinh tế quốc dân
- Cho thuê tài chính có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, đặc
biệt trong nền kinh tế Việt Nam, khi yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi
hỏi gia tăng mạnh vốn đầu tư.
- Cho thuê tài chính góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế
Vốn đầu tư của quốc gia được tích luỹ từ 2 nguồn: Tích luỹ nội bộ và vốn
huy động từ nước ngoài. Huy động có hiệu quả vốn đầu tư đòi hỏi rất nhiều kênh
huy động khác nhau phối hợp đồng thời; bao gồm hệ thống tín dụng; ngân sách
nhà nước và thị trường chứng khoán. Không thể phủ nhận vai trò tối quan trọng
của hệ thống tín dụng trong việc huy động vốn nhàn rỗi và giải ngân vốn đầu tư
nước ngoài. Là loại hình tín dụng trung dài hạn có nhiều ưu điểm, thể hiện ở sự
giảm thiểu rủi ro và phạm vi tài trợ rộng rãi, cho thuê tài chính góp phần không
nhỏ vào việc huy động vốn đầu tư trong nước và tìm nguồn tài trợ từ nước ngoài.
Với việc quy định của IMF không tính khoản nợ từ tài sản cho thuê tài chính
Trang 14 / 58
quốc tế vào khoản nợ nước ngoài của 1 quốc gia, hoạt động này càng có khả
năng trở thành một kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài hấp dẫn.
- Cho thuê tài chính góp phần phát triển hệ thống tài chính
Một hệ thống tài chính hoàn thiện phải tồn tại các kênh dẫn vốn hoạt động
hiệu quả. Xét riêng về số lượng, cho thuê tài chính đã đóng góp vào thị trường
tài chính một kênh dẫn vốn trung dài hạn quan trọng. Hơn nữa, trong điều kiện
các quốc gia đang phát triển, khi thị trường chứng khoán còn ở dạng sơ khai, sự
thiếu hút nghiêm trọng nguồn cung cấp vốn trung dài hạn là không thể phủ nhận,
vì thế, cho thuê tài chính càng có vai trò lớn đối với những nền kinh tế này. Về
mặt chất, cho thuê tài chính là một kênh dẫn vốn hấp dẫn, nguyên nhân là ở
phạm vi tài trợ rộng lớn, cung ứng đến mọi khu vực, thành phần kinh tế rất có lợi
đối với khách hàng, đồng thời giảm bớt rủi ro của người cho thuê, áp dụng hình
thức cho thuê tài chính trong nền kinh tế và đặc biệt là việc hình thành các công
ty cho thuê tài chính chuyên doanh, tách khỏi hoạt động của các ngân hàng
thương mại càng tạo điều kiện phát triển hệ thống tài chính quốc gia. Cụ thể, các
công ty cho thuê tài chính chuyên doanh sẽ cung cấp dịch vụ hữu hiện hơn hẳn
những đơn vị trực thuộc, tạo sức cạnh tranh đáng kể trong thị trường tài chính,
thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực tiền tệ ngân hàng.
- Cho thuê tài chính góp phần nâng cao năng lực công nghệ đất nước
Đối với các quốc gia đang phát triển, việc lạc hậu về công nghệ luôn luôn là
vấn đề gây đau đầu các nhà quản lý; cho thuê tài chính quốc tế sẽ tạo ra cơ hội
lớn cho việc nâng cao năng lực công nghệ quốc gia ngay cả trong điều kiện kinh
tế quốc gia đó gặp khó khăn. Cho thuê tài chính cho phép các doanh nghiệp tăng
năng lực kinh doanh bằng việc thay đổi, nâng cấp dây chuyền sản xuất, cải tiến
kĩ thuật, mở rộng quy mô sản xuất. Điều này đem lại cho quốc gia đó khả năng
bắt kịp với trình độ công nghệ thế giới.
b) Về phía người thuê:
- Người thuê có thể được tài trợ toàn bộ giá trị tài sản cố định phục vụ cho
kinh doanh
Do việc tài trợ cho thuê được bảo đảm bằng chính tài sản thuê và người cho
thuê có thể chiếm hữu lại tài sản đó khi người thuê vi phạm hợp đồng nên
Trang 15 / 58
thường người thuê không cần đảm bảo khả năng thanh toán bằng việc đặt cọc
một khoản tiền. Tuy nhiên trong trường hợp mức độ rủi ro cao, khách hàng cũng
bị yêu cầu đặt cọc rủi ro lớn như vậy cũng không thể đáp ứng tiêu chuẩn tín
dụng của các ngân hàng. Hơn nữa, luật tín dụng không cho phép các ngân hàng
tài trợ toàn bộ trong khi các công ty cho thuê tài chính tài trợ 100% nhu cầu tài
sản doanh nghiệp.
- Người thuê không bị ràng buộc về hạn mức tín dụng vay ngân hàng
Hầu hết các quốc gia đều không hạn chế các doanh nghiệp vay ngân hàng
khi họ đã thuê tài chính, điều này mở rộng cơ hội huy động vốn vào hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Không đòi hỏi uy tín lớn
Để đáp ứng yêu cầu tại các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp phải trình
báo cáo tài chính thể hiện 3 năm kinh doanh liên tục có lãi và không có nợ quá
hạn. Các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc thoả mãn các yêu cầu
này nhưng sẽ dễ dàng hơn trong trường hợp họ thuê tài chính. Hơn nữa, các
doanh nghiệp nhỏ không thể có mối quan hệ gần gũi sẵn có với các ngân hàng và
các ngân hàng không thể đáp ứng một khoản vay dài hạn đối với những khách
hàng chưa có một khoản vay dài hạn nào trong hồ sơ tín dụng. Riêng đối với
những công ty cho thuê tài chính, những khách hàng mới cũng có thể nhận được
những khoản tài trợ ngắn hạn.
- Cơ chế thanh toán tiền thuê linh hoạt
Không như các ngân hàng thương mại bị yêu cầu thanh khoản đòi hỏi sự
quản lý chặt chẽ đối với việc thanh toán tiền vay, cho thuê tài chính có thể đưa ra
một cơ cấu trả nợ linh hoạt đáp ứng những dòng tiền đặc thù của người thuê. Ví
dụ cho thuê trả tăng dần, giảm dần, niên kim cố định. Việc thanh toán diễn ra
theo mùa hoặc ngắt quãng; Thời hạn thanh toán cũng linh hoạt, có thể định kỳ
theo quý hoặc theo tháng.
- Không cần tài sản thế chấp
Đây là ưu điểm nổi bật của cho thuê tài chính - sử dụng ngay tài sản thuê
làm vật thế chấp. Nguyên tắc tài sản thế chấp trong tín dụng ngân hàng để tránh
sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Tài sản thuê trong cho thuê tài chính
Trang 16 / 58
không đủ tính lỏng để người thuê có thể sử dụng sai mục đích. Mặt khác, tài sản
luôn thuộc quyền sở hữu của người cho thuê nên rủi ro mất vốn không lớn.
- Người thuê có thể tiếp cận với công nghệ hiện đại
Các công ty cho thuê tài chính chuyên môn hoá trong lĩnh vực của họ nên
thường am hiểu kĩ về thị trường tài sản và thường được phép xuất nhập khẩu
trực tiếp. Nhờ đó người thuê có thể tiếp cận với nhà sản xuất và những sản phẩm
tiên tiến, hiện đại; tạo ra khả năng đổi mới công nghệ nhanh chóng với chi phí
thấp - đây là điều đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay
- cùng với những dịch vụ đào tạo, hướng dẫn, bảo trì… kèm theo của nhà cung
cấp. Mặt khác, mối quan hệ kinh doanh cùng với những kinh nghiệm về thị
trường tài sản của công ty cho thuê tài chính cho phép người thuê có thể bán tài
sản cũ, tài sản không sử dụng để đổi mới công nghệ.
c) Về phía người cho thuê
- Cho thuê tài chính có mức độ rủi ro thấp hơn cho vay
Trong suốt thời hạn thuê, người cho thuê vẫn nắm quyền sở hữu tài sản
thuê nên họ có thể nhanh chóng chiếm hữu lại tài sản nếu người thuê không tuân
thủ hợp đồng. Như vậy, có thể coi tất cả các hợp đồng cho thuê tài chính đều có
tài sản thế chấp. Mặt khác, khi cơ chế xử lý tài sản đảm bảo tiền vay của nước ta
còn chưa đồng bộ, hoạt động cho vay càng trở nên rủi ro hơn so với cho thuê tài
chính. Tuy nhiên, việc tịch thu tài sản không phải là biện pháp đảm bảo rủi ro mà
các công ty cho thuê tài chính mong muốn, hầu hết các công ty đều trông chờ
vào phẩm chất của người thuê. Khả năng giảm thiểu rủi ro đòi hỏi 2 yếu tố, về
pháp luật - là những văn bản quy phạm về quyền sở hữu - và về thị trường - yêu
cầu về sự tồn tại một thị trường thiết bị, máy móc cũ - để tài sản cho thuê có thể
dễ dàng được xử lý trong điều kiện rủi ro xảy ra.
- Tránh được rủi ro đạo đức và sự lựa chọn đối nghịch
Trong các quan hệ tín dụng, rủi ro đạo đức và sự lựa chọn đối nghịch rất dễ
xảy ra; người vay có thể sử dụng sai mục đích cam kết trong hợp đồng các khoản
tiền vay, vì thế tạo rủi ro lớn hơn đối với khoản vay đó, mặt khác chính những
người nay lại có nỗ lực lớn trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ, điều này dẫn đến
nguy cơ mất khả năng thanh toán các khoản vay. Đây là điều nguy hiểm đối với
Trang 17 / 58
các tổ chức tín dụng. Hoạt động cho thuê tài chính tài trợ người thuê bằng tài sản
đồng thời không chuyển quyền sở hữu nên giảm được những rủi ro trên.
- Phát triển mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy bán hàng
Do sự chủ động tham gia vào các giao dịch mua bán giữa bên thuê và nhà
cung cấp, công ty cho thuê tài chính phát triển rộng hơn quan hệ của mình và vì
thế có điều kiện phát triển hoạt động của mình. Là định chế tài chính, các công
ty này thúc đẩy việc giao dịch hàng hoá thông qua việc giới thiệu, quảng bá…
dẫn người mua đến với người bán. Là người bán, hình thức thuê tài chính được
xem như một dạng khuyến mãi sản phẩm.
1.5. Kinh nghiệm phát triển hoạt động cho thuê tài chính ở một số nước.
1.5.1. Trung Quốc
Hoạt động CTTC ở Trung Quốc được triển khai từ đầu thập niên 80 nhờ có
chính sách mở cửa, cải cách đầu tư mà sau 10 năm ngành CTTC ở Trung Quốc
phát triển nhanh chóng về số lượng cũng như loại hình công ty CTTC rất đa
dạng. Trong 60 công ty CTTC thì có 25 liên doanh với nước ngoài. Các công ty
tài chính đầu tư, công ty tài chính tư vấn vẫn được phép thực hiện hoạt động
CTTC như là một nghiệp vụ phụ bên cạnh hoạt động kinh doanh chính. Doanh
thu từ hoạt động CTTC tăng đáng kể qua các năm. cụ thể chỉ sau khi thành lập 1
năm thì doanh số CTTC là 13,2 triệu USD (năm 1981) thì đến năm năm 1987
con số này gần 1 tỷ USD. Như vậy chỉ sau 6 năm đưa vào vận hành hoạt động
CTTC doanh số CTTC đã đạt 3 tỷ USD.
Trong nghiệp vụ CTTC, các công ty CTTC ở Trung Quốc thực hiện tài trợ
toàn bộ giá trị của tài sản thuê trong đó bên thuê được quyền chọn những tài sản
cho thuê cho đến hết thời hạn hợp đồng và được trích khấu hao tài sản thuê.
Điều đặc biệt là hoạt động CTTC chịu sự chi phối bởi kế hoạch và chính
sách của Nhà nước. Ngay cả nguồn vốn đưa ra và lịch thanh toán nợ đều dựa
trên kế hoạch nhà nước. Và để tránh việc đầu tư vào những máy móc thiết bị lạc
hậu, lỗi thời và không phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, Chính
phủ quy định thiết bị cho thuê phải được đưa vào danh mục quản lý của Nhà
nước hoặc kế hoạch của địa phương và là đối tượng phải được sự chấp thuận của
Trang 18 / 58
Nhà nước hoặc các cơ quan quản lý. Đồng thời Chính phủ quy định tất cả các
công ty CTTC phải tìm một nhà cung cấp thích hợp, nắm được giá cả cung ứng
thiết bị cũng như chất lượng, công nghệ và các đặc tính kỹ thuật khác của các
máy móc thiết bị đó. Thậm chí, công ty CTTC còn phối hợp với bên cung ứng để
huấn luyện cho bên thuê cách sử dụng và vận hành tài sản.
Ngoài ra, Chính phủ thực hiện cải tổ, sắp xếp lại toàn diện nền kinh tế,
khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài chính dưới hình thức các công
ty CTTC liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài nhằm tận dụng nguồn vốn, kỹ
thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
Mặt khác, bằng việc tạo dựng được môi trường pháp lý thuận lợi và ban
hành chính sách khuyến khích sự phát triển của loại hình dịch vụ này thích hợp
như: Các công ty CTTC được miễn thuế thu nhập DN trong hai năm đầu và sau
năm thứ ba nếu có lợi nhuận mới phải nộp thuế, quy định thuế suất thuế lợi tức
ưu đãi đối với dịch vụ CTTC và một loạt các văn bản khác đã làm cho thị trường
CTTC phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng.
Để thúc đẩy hoạt động CTTC, ở Trung Quốc đã nhanh chóng hình thành
hiệp hội CTTC với mục đích bảo vệ lợi ích của hoạt động CTTC, đồng thời tăng
cường quan hệ hợp tác của các thành viên trong hiệp hội. Thông qua hiệp hội,
các thành viên sẽ nhận được sự hỗ trợ, hợp tác phát triển, học hỏi lẫn nhau và
đưa ra những vướng mắc chung kêu gọi chính phủ quan tâm giải quyết.
1.5.2. Hàn Quốc
Hoạt động CTTC được áp dụng ở Hàn Quốc vào những năm 1970 và được
coi là một trong những quốc gia đầu tiên tại châu Á áp dụng hoạt động này để tài
trợ vốn cho nền kinh tế. Ở Hàn Quốc những năm 1970, tình hình kinh tế ở trạng
thái nhu cầu đầu tư thiết bị vượt quá tiền vốn đòi hỏi cần bổ sung loại hình tài trợ
mới và hoạt động CTTC được đưa vào áp dụng dưới sự giám sát của Bộ Tài
chính, ngay sau khi đưa vào áp dụng CTTC đã trở thành công cụ để thúc đẩy đầu
tư trong nước cho tăng trưởng kinh tế. Năm 1995, có 25 công ty CTTC hoạt
động với quy mô thị trường là 18 tỷ USD, chiếm 30% so với toàn bộ thiết bị
trong nước và đứng thứ 4 thế giới về doanh số CTTC.
Trang 19 / 58
Điều chỉnh hoạt động CTTC tại Hàn Quốc bởi “Luật khuyến khích ngành
cho thuê” được ban hành vào năm 1973 và được sửa đổi liên tục do thị trường
CTTC được mở rộng và đến năm 1993 được đổi tên thành “Luật kinh doanh cho
thuê”. Điều này thể hiện tính tự do hoá của thị trường tài chính Hàn Quốc và đến
1998 cùng với sự cơ cấu lại thị trường tài chính Luật kinh doanh cho thuê được
thay thế bằng “Luật kinh doanh tài trợ tín dụng đặc biệt”.
Hỗ trợ một cách đáng kể cho các DNNVV đầu tư vào thiết bị với số tiền là
4,9 tỷ USD chiếm 52,7% tổng doanh số CTTC trong năm 1993. Theo Luật
khuyến khích cho thuê thì bên cho thuê được hướng dẫn duy trì mức tối thiểu
50% tổng cho thuê dành cho DNNVV.
Cũng trong Luật khuyến khích cho thuê hướng dẫn các công ty CTTC phải
duy trì mức tối thiểu 40% tổng cho thuê dành cho ngành sản xuất trong nước.
Cũng trong năm 1993, tổng số cho thuê máy móc thiết bị, ngành sản xuất máy
móc trong nước chiếm 59,1% với số tiền 5,4 tỷ USD. Điều này đã nói CTTC đã
đóng góp vào sự phát triển của ngành sản xuất máy móc trong nước.
Tiêu chuẩn xử lý kế toán trong CTTC được Chính phủ ban hành vào ngày
01/01/1985 và được sửa đổi vào tháng 3/1993, trường hợp giá trị hiện tại của phí
cho thuê áp dụng là trên 90% giá chính thức thì có khả năng khấu hao thiết bị
trong thời gian thuê. Một trong những nhân tố giúp hoạt động CTTC tại Hàn
Quốc thoát ra khó khăn quản lý bằng việc tăng cường tiêu chuẩn kế toán. Ngày
18/03/2005, Uỷ ban tiêu chuẩn kế toán- Viện nghiên cứu kế toán Hàn Quốc công
bố và thông qua bản tiêu chuẩn kế toán doanh nghiệp và tiêu chuẩn này cũng áp
dụng đối với bản hợp đồng cho thuê. Như vậy, có thể khẳng định hoạt động
CTTC ở Hàn Quốc phát triển nhanh là do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, có sự tham gia của Chính phủ trong việc có định hướng về cơ cấu
tài sản cho thuê, áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ, hạn chế tín dụng ngân hàng
đối với các tập đoàn kinh tế lớn nên những quy định thông thoáng của CTTC
giúp ngành này trở nên hấp dẫn.
Thứ hai, thực hiện khuyến khích đầu tư và ưu đã thuế. Chính phủ chủ động
hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển bằng những chính sách thuế, hạch toán
khấu hao tài sản và quy định nhiều quyền có lợi cho bên cho thuê.
Trang 20 / 58
Thứ ba, có hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động CTTC và được cụ thể
hoá thành luật. Đồng thời quy định rõ ràng việc xử lý kế toán nghiệp vụ kế toán
CTTC.
Thứ tư, khuyến khích phát triển các DNNVV cùng với nền kinh tế phát
triển như vũ bão kéo theo nhu cầu lớn về vốn cho việc đầu tư, đổi mới máy móc
thiết bị, công nghệ sản xuất.
Thứ năm, khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư của người nước
ngoài.
1.5.3. Malaysia
Ở Malaysia, hoạt động CTTC cũng được thành lập năm 1974 và phát triển
nhanh chóng vào cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Tuy
nhiên, đến năm 1985-1986, với những kinh nghiệm còn yếu và sự sửa đổi các
biện pháp hành chính của Chính phủ nhằm xóa bỏ những lổ hỗng về thuế và thắt
chặt việc sử dụng thuật ngữ “Cho thuê” đã ảnh hưởng đến hoạt động CTTC. Và
đến năm 1989-1990, nền kinh tế của Malaysia phục hồi, phần lớn các khu vực
kinh tế được mở rộng, đặc biệt là khu vực công nghiệp, điều đó lại thúc đẩy hoạt
động CTTC phát triển. Ở Malaysia, công ty CTTC chủ yếu thực hiện các dịch vụ
cho thuê thiết bị và tiến hành cả hai hình thức CTTC và cho thuê vận hành. Cho
thuê vận hành có chiều hướng tăng lên: Năm 1989, CTTC chiếm 86%, cho thuê
vận hành chiếm 14% trong tổng số hợp đồng cho thuê thì đến năm 1990, tỉ lệ
này tương ứng là 79,3% và 20,7%. Như vậy, hoạt động CTTC ở Malaysia phát
triển là do có sự quan tâm của Chính phủ trong việc khuyến khích phát triển hoạt
động này thông qua các chính sách thuế và các quy định liên quan đến hoạt động
CTTC. Ngoài ra, các công ty CTTC đã đẩy mạnh các hoạt động của mình thông
qua việc đa dạng hoá các sản phẩm và loại hình cho thuê.
1.5.4. Nhật Bản.
Vào cuối những năm 80 hầu hết các Công ty cho thuê tài chính ở Nhật Bản
đều tập trung kinh doanh bất động sản, họ cho rằng giá trị về đất đai, công xưởng
sẽ không bao giờ giảm. Tuy nhiên đến năm 1990, Chính phủ Nhật đã ra một loạt
các chính sách hạn chế sự bùng nổ của thị trường bất động sản. Kết quả là một
Trang 21 / 58
loạt các Công ty cho thuê tài chính Nhật Bản bị phá sản. Đây là một bài học lớn
cho các công ty cho thuê tài chính khác: phải biết chọn lùa danh mục cho thuê
một cách thận trọng. Nền kinh tế phát triển thì hoạt động CTTC cũng phát triển
và ngược lại, do đó khi gặp thời kỳ kinh tế khủng hoảng thì nên chú ý nhiều hơn
đến vấn đề rủi ro trong hoạt động để có thể thu hồi được tài sản, tránh gây những
thua lỗ không đáng.
1.6. Rủi ro trong Hoạt Động Cho Thuê Tài Chính.
1.6.1. Rủi ro tín dụng và tác hại của nó đến hoạt động cho thuê tài
chính
a) Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay vốn hay tổ chức phát hành
chứng khoán không thanh toán được tiền lãi hoặc vốn gốc hoặc cả hai. Tương tự,
rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính là khả năng xảy ra tổn thất (
trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất phát từ việc bên thuê không thực hiện nghĩa vụ trả
nợ đúng như cam kết trong hợp đồng cho thuê tài chính hoặc mất khả năng thanh
toán.
b) Tác hại của rủi ro tín dụng
- Làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận, ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn.
- Làm tăng rủi ro thanh khoản.
- Làm giảm uy tín.
- Làm tăng rủi ro mất vốn.
c) Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê
tài chính.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng:
 Đối với khách hàng cá nhân:
 Khách hàng bị suy giảm năng lực hành vi dân sự.
 Khách hàng bị suy giảm năng lực tài chính.
 Do khách hàng kính doanh nhỏ lẻ.
 Do hoàn cảnh gia đình không thuận lợi.
 Đối với khách hàng doanh nghiệp:
Trang 22 / 58
 Do năng lực tài chính của doanh nghiệp yếu kém.
 Do giá trị của tài sản thuê suy giảm quá nhanh.
 Do biến động của thị trường đầu vào và đầu ra.
- Nguyên nhân từ phía Công ty cho thuê tài chính.
 Do Công ty CTTC định kỳ hạn nợ chưa chính xác.
 Do Công ty CTTC cho thuê vượt quá khả năng quản lý của khách hàng.
Do Công ty CTTC thu thập thông tin không đầy đủ và chính xác về khách hàng
thuê, dự án thuê và tình hình thị trường.
 Do Công ty CTTC thiếu kiểm tra, giám sát trước, trong và sau giải ngân.
Do có những hạn chế trong quy trình nghiệp vụ của Công ty CTTC.
 Do sự hạn chế về năng lực và đạo đức của cán bộ.
- Các rủi ro từ môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý.
1.6.2. Rủi ro lãi suất
Nguồn vốn hoạt động của các Công ty CTTC thường được huy động từ các
nguồn sau:
- Được nhận tiền gởi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân.
- Được phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gởi và giấy tờ có giá khác có kỳ
hạn trên một năm để huy động vốn của tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài
nước…
- Được vay vốn của các tổ chức tài chính, , tín dụng trong và ngoài nước.
Rủi ro lãi suất chính là sự tổn thất về lãi của người cho vay, do lãi suất đi
vay tăng hoặc lãi suất cho vay giảm hoặc lãi suất cho vay và đi vay đều tăng
hoặc đều giảm, nhưng mức đố tăng giảm khác nhau làm ảnh hưởng đến thu nhập
ròng của người cho vay.
Trong cho thuê tài chính, rủi ro lãi suất thường xảy ra trong các trường hợp
sau:
- Đi vay và tài trợ vốn với lãi suất cố định nhưng khác nhau về thời hạn.
Thường là đi vay với thời gian ngắn, còn cho thuê tài chính với thời gian dài.
Trong trường hợp này với lãi suất thị trường tăng sẽ xuất hiện rủi ro lãi suất.
- Đi vay và cho thuê tài chính với lãi suất thả nổi nhưng khác nhau về thời
hạn hoặc định kỳ tính lãi.
Trang 23 / 58
- Tài trợ thuê tài chính với lĩa suất cố định nhưng đi vay với lãi suất thả nổi
hoặc ngược lại.
1.6.3. Rủi ro tỷ giá hối đoái
Loại rủi ro này được thể hiện trong mối quan hệ: vay ngoại tệ khách hàng
và nước ngoài để tài trợ các doanh nghiệp trong nước. Trong trường hợp nếu tỷ
giá đồng nội tệ so với ngoại tệ tăng (do đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ)
sẽ tất nhiên xuất hiện rủi ro về tỷ giá.
1.6.4. Rủi ro liên quan đến tài sản
Trong hoạt động cho thuê tài chính, các rủi ro liên quan đến tài sản thường
là:
- Sự mất mát và hư hỏng tài sản: Mặc dù hợp đồng thuê tài chính có điều
khoản quy định: Bên đi thuê có trách nhiệm bảo quản và chịu trách nhiệm về
những rủi ro liên quan đến mất mát và hư hỏng tài sản. Khi rủi ro này xảy ra sẽ
ảnh hưởng đến sản xuất và tất yếu làm giảm khả năng thanh toán của người đi
thuê.
- Tài sản thuê không có khả năng luân chuyển khi người đi thuê trả lại: Sau
khi kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính, bên đi thuê có thể trả lại tài sản và
người cho thuê có thể bán hoặc cho thuê tiếp. Tuy nhiên, nếu thị trường không
chấp nhận tài sản này hoặc chấp nhận với mức giá thấp hơn mức tối thiểu cần
phải thu hồi thì bên cho thuê phải gánh chịu rủi ro.
Trang 24 / 58
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Á
CHÂU.
2.1. Lịch sử hình thành của ACB Leasing.
Công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (
dưới đây được gọi là Công ty) là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng trực thuộc
Ngân hàng Á Châu, do Ngân hàng Á Châu làm chủ sở hữu và chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn
điều lệ của Công ty.
Tên đầy đủ tiếng việt: Công ty TNHH một thành viên cho thuê tài
chính Ngân hàng Á Châu.
Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á
Châu.
Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Asia Commercial Bank Leasing Company
Limited.
Tên viết tắt bằng tiếng Anh: ACBL.Co.,Ltd.
Trụ sở chính: 131 Châu Văn Liêm, Phường 14, Quận 5, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Công ty có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Địa bàn hoạt động của Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu
là địa bàn hoạt động của Ngân hàng Á Châu được quy định trong điều lệ Ngân
hàng Á Châu.
Công ty có tài khoản riêng mở tại Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng
trong nước, ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và
Ngân hàng Á Châu.
Thời gian hoạt động: Thời gian hoạt động của công ty là 50 năm và phải
phù hợp với thời gian hoạt động của Ngân hàng Á Châu. Công ty có thể kéo dài
hoặc giải thể trước thời hạn hoạt động theo quyết định của Hội đồng quản trị
Trang 25 / 58
Ngân hàng Á Châu sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản,
mỗi lần gia hạn không quá 50 năm.
Địa bàn hoạt động chủ yếu : TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương…
Vốn hoạt động của công ty gồm các nguồn sau: Vốn điều lệ, Vốn huy
động, Vốn vay, Các quỹ theo quy định của pháp luật, Lợi nhuận chưa chia, Các
loại vốn khác.
Vốn điều lệ, hình thức góp vốn, tăng giảm vốn điều lệ:
Vốn điều lệ của Công ty là: 200.000.000.000 ( Hai trăm tỷ Đồng Việt
Nam)
Toàn bộ vốn điều lệ của Công ty là do Ngân hàng Á Châu cấp.
Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm do Hội đồng quản trị Ngân hàng Á
Châu quyết định tùy theo tình hình hoạt động của Công ty và chỉ thực hiện sau
khi Ngân hàng Nhà nước chấp nhận và đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
2.2. Cơ cấu tổ chức và các đơn vị trực thuộc
Cơ cấu tổ chức:
Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc;
Ban kiểm soát;
Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc;
Kế toán trưởng;
Cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc do Tổng giám đốc tham mưu trình
Hội đồng quản trị Công ty quyết định phù hợp với nhu cầu thực tế và quy định
của pháp luật.
Hội đồng quản trị Công ty gồm 3 thành viên, bao gồm Chủ tịch, Phó chủ
tịch và Ủy viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị công ty gồm 2 thành viên
chuyên trách và 1 thành viên kiêm nhiệm.
Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Công ty; giám
sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát
nội bộ của Công ty. Số lượng thành viên Ban Kiểm Soát gồm 3 thành viên, bao
gồm 2 thành viên chuyên trách và một thành viên kiêm nhiệm.
Trang 26 / 58
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
2.3. Nội dung hoạt động:
a) Huy động vốn từ các nguồn sau:
Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của tổ chức, cá nhân;
Vay vốn ngắn, trung và dài hạn của các tổ chức tín dụng trong và
ngoài nước;
Phát hành các loại giấy tờ có giá như kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ
tiền gửi trái phiếu và các loại giấy tờ khác có thời hạn trên 1 năm để huy động
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
BAN TỔNG
GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRỢ LÝ
BAN TÍN DỤNG KINH DOANH HỖ TRỢVẬN HÀNH
Phòng
kinh
doanh 1
Phòng
kinh
doanh 2
Bộ phận
phân tích
tín dụng
Bộ phận
quan hệ
đối tác
Phòng
dịch vụ
khách
hàng
Bộ phận
pháp
chế và
tuân
thủ
Bộ phận
thẩm
định tài
sản
Phòng
kế toán
– hành
chánh
Các chi nhánh/Phòng giao dịch/Văn phòng đại diện
Trang 27 / 58
vốn của tổ chức và cá nhân trong nước theo quy định của thống đốc Ngân
hàng Nhà nước về phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động
vốn;
Tiếp nhận các nguồn vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước.
b) Thực hiện các nghiệp vụ sau đây theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước:
Cho thuê tài chính;
Mua và cho thuê theo hình thức cho thuê tài chính;
Tư vấn cho khách hàng về những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ
cho thuê tài chính;
Thực hiện các dịch vụ ủy thác cho thuê tài chính ( nhận ủy thác
bằng máy móc, thiết bị hoặc các nguồn vốn để nhập máy móc, thiết bị cho
thuê tài chính đối với khách hàng) và các dịch vụ ủy thác khác liên quan đến
hoạt động cho thuê tài chính;
Thực hiện các dịch vụ quản lý tài sản liên quan đến hoạt động cho
thuê tài chính;
Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh liên quan đến hoạt động cho thuê
tài chính theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước;
Cho thuê vận hành
Bán các khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính cho các tổ
chức cá nhân.
c) Thực hiện hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật.
d) Thực hiện các nghiệp vụ khác khi được Ngân hàng cho phép.
2.4. Thực trang thị trường cho thuê tài chính tại Việt Nam.
Loại hình cho thuê tài chính (CTTC) góp phần giảm gánh nặng cho hệ
thống ngân hàng trong việc cung ứng vốn đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên,
thị phần về huy động và dư nợ cho thuê của các công ty CTTC vẫn còn khá
khiêm tốn.
Trang 28 / 58
2.4.1. Chủ thể tham gia
Hiện nay mới chỉ có 12 công ty CTTC trong đó 8 công ty thuộc hiệp hội
CTTC Việt Nam với tổng số vốn điều lệ là 2.500 tỉ đồng và 4 công ty 100% vốn
nước ngoài, theo Ông Đàm Đức Long – Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê Tài
chính Việt Nam
Các chủ thể có nhu cầu thuê tài chính trên thị trường cho thuê tài chính là
các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh,... và cá nhân hoạt động
trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, thực tế thì khách hàng
đi thuê chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải và xây
dựng.
2.4.2. Hàng hóa trên thị trường cho thuê tài chính
Thực trạng hàng hoá CTTC tại Việt Nam: Hiện nay, tài sản cho thuê tài
chính chủ yếu tập trung vào phương tiện vận tải, máy móc thiết bị đáp ứng được
tỷ lệ 37% so với nhu cầu của nền kinh tế. Tiếp đến là máy móc thiết bị và dây
chuyền công nghệ cũng chỉ đáp ứng được 34% so với nhu cầu của nền kinh tế.
Máy móc, thiết bị của một ngành khác được tài trợ bằng phương thức thuê tài
chính như thiết bị ngành in, máy móc công trình sử dụng cho hoạt động xây
dựng cơ bản cũng chiếm một tỷ trọng thấp so với nhu cầu của nền kinh tế.
Đánh giá thực trạng hàng hoá CTTC tại Việt Nam: Chiến lược khách hàng
tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt ưu tiên cho các doanh
nghiệp làm hàng xuất khẩu, thị trường đầu ra ổn định, có khả năng quản lý và
tiềm năng phát triển tốt. Việc đầu tư dưới hình thức CTTC ngày càng được mở
rộng ở tất cả các lĩnh vực như giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp nhẹ,
công nghiệp chế biến, bệnh viện, nông nghiệp,…Tài sản cho thuê chủ yếu tập
trung vào phương tiện vận tải, máy móc thiết bị… có chất lượng và mức độ công
nghệ có trình độ trung bình, dây chuyền công nghệ cao và máy móc thiết bị hiện
đại tiên tiến còn chiếm một tỷ trọng thấp trong hoạt động cho thuê của các công
ty CTTC. Các công ty CTTC chưa áp dụng tài sản cho thuê là bất động sản.
Trang 29 / 58
2.4.3. Phương thức cho thuê tài chính
Tuy có nhiều phương thức giao dịch cho thuê tài chính nhưng trên thị
trường cho thuê tài chính Việt Nam hiện nay phổ biến có 3 phương thức:
- Phương thức giao dịch CTTC 3 bên.
- Phương thức giao dịch CTTC 2 bên.
- Phương thức giao dịch mua và cho thuê lại (bán và tái thuê).
2.4.4. Giá cả cho thuê tài chính
Giá cả CTTC hiện nay thường cao hơn so với các loại hình tín dụng khác,
chưa hấp dẫn được các khách hàng thuê. Lãi suất CTTC cao hơn so với lãi suất
cho vay trung dài hạn từ 20% đến 25% và cao hơn 10% nếu tài sản được mua
sắm trực tiếp từ nhà sản xuất.
Mặc dù cho thuê tài chính là loại hình cấp tín dụng trung và dài hạn khá
phổ biến trên thế giới và có nhiều lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên, sau 15 năm có
mặt, thị trường cho thuê tài chính Việt Nam chỉ có 14 công ty được thành lập
dưới các hình thức sở hữu khác nhau.
Vốn điều lệ trung bình của một doanh nghiệp cho thuê tài chính là 150 tỉ
đồng - rất nhỏ so với vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại (thường là trên
1.000 tỉ đồng). Và hiện có nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả.
2.4.5. Mức nợ xấu
Theo Báo cáo Định dạng hệ thống tổ chức tín dụng vừa được Ủy ban Giám
sát tài chính quốc gia công bố cho thấy số liệu rất đáng quan ngại về tình hình
hoạt động của các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam.
Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu (nợ dưới chuẩn, nghi ngờ hoặc hiện hữu khả năng mất
vốn) của các đơn vị này tính đến giữa năm 2011 lên tới 45,38% tổng dư nợ.
Trong khi đó, tỷ lệ bình quân toàn ngành ngân hàng chỉ là 3,11%, Mức nợ xấu
này cao gấp 15 lần tỷ lệ nợ xấu trung bình của hệ thống các tổ chức tín dụng.
(đều tính theo chuẩn kế toán của Việt Nam).
Trang 30 / 58
Tổng tài sản của các công ty này đạt 19.242 tỷ đồng tại cùng thời điểm
nhưng vốn chủ sở hữu đã âm 2.174 tỷ đồng. Trong khi đó, hệ số an toàn vốn
(CAR - vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro) tại các tổ chức này đang ở mức -
10,92%, kém xa so với mức trung bình của toàn hệ thống là 11,67% cũng như
mức tối thiểu 9% theo quy định hiện hành.
Theo phân tích của các chuyên gia, tỷ lệ nợ xấu của các doanh nghiệp này
tuy ở mức rất cao nhưng chưa trực tiếp ảnh hưởng tới an toàn toàn hệ thống bởi
với tài sản đạt trên 19.200 tỷ đồng, các công ty cho thuê tài chính hiện chỉ chiếm
hơn 4% tổng tài sản của các tổ chức tín dụng.
2.5. Đánh giá thị trường CTTC tại Việt Nam
2.5.1. Những thành tựu
BBảng 2.1:
Trang 31 / 58
Thứ nhất, góp phần hoàn thiện thị trường tài chính (TTTC). Sự ra đời của
hoạt động CTTC đã trở thành kênh dẫn vốn mới bên cạnh các kênh tuyền thống
từ các ngân hàng thương mại (NHTM), qua đó góp phần giảm sức ép gánh nặng
cho hệ thống NHTM trong việc cung ứng vốn đối với các doanh nghiệp và nền
kinh tế đặc biệt là vốn trung và dài hạn.
Chính sự có mặt của 12 công ty CTTC đang góp phần vào việc hoàn thiện
các thể chế tài chính và các dịch vụ tài chính theo đúng kỳ vọng của đến án
chiến lược tài chính của VN đến năm 2020 được phê duyệt ngày 18 tháng 4 năm
2012.
Biểu đồ 1: Tổng dư nợ CTTC ở Việt Nam
Bảng 2.2
Trang 32 / 58
Sự phát triển của hoạt động CTTC không chỉ thể hiện qua số lượng công ty
CTTC hình thành và phát triển mà còn thể hiện qua hoạt động của nó, cụ thể là
hoạt động CTTC. Điều này được minh chứng qua việc dư nợ CTTC tăng nhanh
qua các năm. Nếu năm 2008 dư nợ CTTC là 9.082 triệu đồng thì đến năm 2011
là 11.994 triệu đồng, tăng 32,06%.
Thứ hai, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đầu tư vào công nghệ,
máy móc thiết bị. Hoạt động CTTC được áp dụng chủ yếu là cho thuê máy móc
thiết bị và các động sản khác. Với đặc tính vốn có của hoạt động này là không
cần tài sản thế chấp, các DNNVV, các doanh nghiệp mới thành lập vẫn dễ dàng
tiếp cận được nguồn vốn này, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn đổi
mới công nghệ. Dư nợ cho thuê được thể hiện dưới nhiều loại tài sản. Tuy nhiên,
tài sản cho thuê chủ yếu vẫn tập trung ở các phương tiện vận chuyển. Năm 2011,
dư nợ cho thuê vẫn tập trung vào tàu thuyền, ô tô và chiếm tới 51,8%, còn các tài
sản dây chuyền sản xuất, thiết bị y tế còn rất thấp.
Thứ ba, các công ty CTTC đã xác lập được thị phần và chiến lược kinh
doanh. Sau thời gian đi vào hoạt động, các công ty CTTC đã bắt đầu khẳng định
vị thế của mình trong hệ thống tài chính, đã góp phần tạo thêm một kênh huy
động vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là cho các DNNVV. Hiện nay, sự có mặt của
12 công ty CTTC gồm 7 công ty trực thuộc NHTM, 4 công ty 100% vốn nước
ngoài và 1 công ty thuộc tập đoàn công nghiệp. Theo đánh giá thì trong thời gian
tới các công ty CTTC sẽ phát triển nhanh về quy mô, mạng lưới và chất lượng
dịch vụ.
2.5.2. Những hạn chế
Thứ nhất, dư nợ cho thuê còn thấp so với tổng mức dư nợ tín dụng. Nếu
như các nước đang phát triển, tỷ trọng hoạt động CTTC so với thị trường tín
dụng vào khoảng 15 đến 20% thì ở VN tỷ trọng này năm 2008 là 2,2%, năm
2009 1,8%, năm 2009 là 1,7% và năm 2011 là 1,6%. Điều đáng lo ngại là tỷ
trọng dư nợ CTTC co xu hướng giảm dần trong những năm gần đây, trong khi
đó, đối tượng khách hàng phù hợp để sử dụng dịch vụ CTTC là các DNNVV là
chủ yếu, chiếm trên 90% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động ở VN.
Trang 33 / 58
Thứ hai, nợ xấu có xu hướng tăng cao, điều đáng quan tâm là ngay cả
những công ty có thời gian hoạt động lâu năm, có kinh nghiệm trong hoạt động
này, song nợ xấu vẫn không hề giảm. Theo nguồn tin không chính thức thì nợ
xấu năm 2008 là 4,3% và con số này tăng rất cao trong những năm gần đây.
Thứ ba, mạng lưới hoạt động còn hạn hẹp, phân bổ không đều giữa các địa
phương. Nếu như mạng lưới hoạt động của các NHTM trải đều ở các tỉnh, thành
phố thì mạng lưới hoạt động của các công ty CTTC chỉ bó hẹp tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ tư, sản phẩm cung cấp cho thị trường chưa đa dạng, chủ yếu sử dụng
sản phẩm truyền thống là cho thuê 3 bên. Trong 12 công ty CTTC hiện nay, chỉ
có công ty CTTC II Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN là
cung cấp cho thị trường sản phẩm tương đối đa dạng. Ngoài sản phẩm truyền
thống, công ty đã triển khai và áp dụng các sản phẩm như bán các khoản phải
thu, cho thuê hợp vốn, cho thuê vận hành.
Thứ năm, trong công tác tác nghiệp, việc xử lý nghiệp vụ vẫn còn mang
dáng dấp của sản phẩm cho vay trung và dài hạn của NHTM, công tác xử lý kế
toán trong cho thuê tài chính còn nhiều lúng túng (đặc biệt khi thu hồi tài sản,
Biểu đồ 2: Thể hiện nợ xấu so với tổng dự nợ qua các năm
nămnăm
Trang 34 / 58
thực hiện mua và cho thuê lại tài sản, cho thuê vận hành…). Do đó ảnh hưởng
đến thủ tục xét duyệt cho vay, quy trình tài trợ còn phức tạp, chậm chạp, gây khó
khăn cho khách hàng khi thanh toán nợ điều này đã làm giảm đi tính ưu việt, lợi
thế cạnh tranh của sản phẩm CTTC vốn là đơn giản về mặt thủ tục.
Thứ sáu, nguồn vốn hoạt động chủ yếu từ vốn điều lệ của công ty và vay từ
NHTM mẹ, các hình thức huy động vốn khác như phát hành trái phiếu, mua
hàng trả chậm từ nhà sản xuất, hợp tác đồng tài trợ hầu như không có.
Thứ bảy, việc bán tài sản thu hồi còn chậm ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt
động của Công ty. Tài sản thu hồi không thể cho thuê tiếp, hoặc bán lại với giá
thấp hơn dư nợ hoặc không bán được. Thời gian thực hiện thu hồi, bán đấu giá
tài sản kéo dài, mà tài sản thì xuống cấp rất nhanh nên tiềm ẩn rủi ro cao, dễ mất
vốn. Thu hồi, khởi kiện gặp khó khăn hơn nếu Bên thuê thiếu thiện chí hợp tác.
Tài sản là động sản nên việc tháo ráp, vận chuyển đối với dây chuyển sản xuất là
rất khó khăn.
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, vẫn còn một số bất cập, vướng mắc trong cơ chế chính sách
khuôn khổ pháp luật như vấn đề về thuế trong trường hợp bán và thuê lại, hoặc
khi thu hồi tài sản CTTC chưa được thực hiện như phát mãi tài sản thế chấp khi
vay từ NHTM, khấu trừ thuế GTGT khi khách hàng thanh toán tiền thuê, về việc
thu hồi tài sản, về giới hạn cho thuê.
Thứ hai, phần lớn các công ty CTTC ở VN trực thuộc các NHTM, do đó,
hoạt động CTTC như là một mảng hoạt động của NHTM, chiến lược kinh doanh
của công ty CTTC phụ thuộc vào chiến lược của NHTM mình trực thuộc. Nguồn
vốn hoạt động của các công ty CTTC chủ yếu dựa trên cơ sở vốn điều lệ và vốn
điều chuyển từ NHTM trực thuộc. Mặc dù, các công ty có chức năng huy động
vốn nhưng so với sản phẩm huy động vốn của NHTM thì sản phẩm huy động
vốn của các công ty CTTC quá đơn điệu. Cụ thể theo Quyết định số 1160/QĐ-
NHNN, công ty CTTC không được huy động vốn ngắn hạn và khách hàng
không được rút vốn trước hạn nếu thời gian chưa gửi vốn chưa đủ 12 tháng và
việc dùng khoản tiền gửi tại công ty CTTC để cầm cố vay vốn tại các NHTM là
không hề đơn giản. Mặt khác, khách hàng cá nhân chưa có thói quen gửi vốn vào
Trang 35 / 58
các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Khách hàng gửi vốn tại các công ty CTTC
chủ yếu là một số bạn hàng có hợp tác trong kinh doanh như đơn vị bảo hiểm,
nhà cung cấp. Tuy nhiên, nguồn vốn này không đáng kể so với nhu cầu vốn kinh
doanh. Do đó, việc huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi của nền kinh tế đối với
khối các công ty CTTC là rất thấp.
Thứ ba, do trình độ nhân viên của công ty CTTC chủ yếu được điều động
từ NHTM sang nên hạn chế về mặt kỹ thuật. Đối với hoạt động CTTC có đặc
trưng là gắn với tài sản nên tính chuyên nghiệp trong kinh doanh của các công ty
CTTC được thành lập dưới hình thức này không cao. Ở các nước các công ty
CTTC được hình thành từ các nhà sản xuất công nghiệp, các tập đoàn công
nghiệp - tài chính, CTTC mang tính chuyên dùng, gắn với một loại hay một số
loại tài sản cho thuê. Chẳng hạn như như công ty CTTC thuộc tập đoàn công
nghiệp tài chính Hyundai chuyên cho thuê ô tô; công ty CTTC thuộc tập đoàn
công nghiệp tài chính Doosan chuyên cho thuê thiết bị thi công xây dựng công
trình.
Thứ tư, chi phí sử dụng vốn của các công ty CTTC cao vay của các NHTM.
Bởi lẽ để có vốn kinh doanh các công ty CTTC phải huy động từ các NHTM và
các chủ thể khác để có lợi nhuận đòi hỏi công ty CTTC phải xây dựng lãi suất
cho thuê cao hơn lãi suất đầu vào của công ty CTTC. Mặt khác, bên thuê còn
phải nộp một khoản tiền ký quỹ cũng như phải chiụ các khoản chi phí vận hành
chạy thử vào mua bảo hiểm cho tài sản thuê. Chính điều đó làm cho lãi suất đi
thuê cao hơn lãi suất vay từ các NHTM. Đây là một trong điểm yếu của các công
ty CTTC so với các TCTD cung cấp vốn.
Thứ năm, công tác thẩm định dự án còn hạn chế. Mặc dù công tác thẩm
định dự án đã được quan tâm nhưng kết quả chưa đạt được như mong đợi, chất
lượng thẩm định dự án cho thuê còn bất cập như thông tin số liệu làm căn cứ tính
toán thẩm định các dự án cho thuê (nhất là dự án mới) chưa đầy đủ và chưa cập
nhật kịp thời dẫn đến khó đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội và tính khả thi của
dự án cho thuê, chưa đánh giá hiệu quả dự án trong mối liên hệ với dự án đầu tư
tổng thể hoặc các dự án vay vốn khác của khách hàng, chưa xây dựng được hệ
thống chỉ tiêu “chuẩn” cho từng loại dự án cho thuê theo từng lĩnh vực đầu tư
Trang 36 / 58
giúp cho việc so sánh, đánh giá khi tiến hành thẩm định. Qua khảo sát cho thấy
việc tuân thủ quy trình CTTC của một số công ty chưa được đảm bảo. Cụ thể
nhiều tài sản thuê chưa được mua bảo hiểm hoặc chỉ mua bảo hiểm một năm một
lần chứ không mua toàn bộ thời hạn thuê thêm vào đó là sự quản lý theo dõi
không sát sao, đến khi hết hạn bảo hiểm không mua kịp thời đến khi rủi ro xảy ra
không có nguồn để bù đắp. Ngoài ra, các công ty CTTC thiếu chuyên môn trong
quá trình kiểm tra, theo dõi và hỗ trợ bên thuê tài chính trong quá trình khai thác
tài sản nên rủi ro là điều khó tránh khỏi.
Thứ sáu, đối tượng khách hàng là DNNVV nên ý thức chấp hành luật pháp
vẫn chưa nghiêm, sổ sách không minh bạch. Khách hàng thường có ba số liệu về
hoạt động SXKD phục vụ cho ba mục đích khác nhau. Để NHTM dễ dàng cấp
tín dụng, số liệu “đẹp hơn” thực tế, nhưng để giảm bớt nghĩa vụ thực hiện NSNN
số liệu thường thấp hơn thực tế và phải nộp ngân sách nhà Số liệu về hoạt động
sổ sách để vay vốn ngân hàng thường “đẹp” hơn để NHTM dễ dàng cấp tín
dụng, sổ sách đúng đã phản ánh trung thực hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Thứ bảy, sự hiểu biết của công chúng đối với hoạt động cho thuê tài chính
còn hạn chế, chưa có chiến lược tuyên truyền quảng bá rộng rãi. Công tác tiếp
thị, quảng cáo tại các công ty dường như bỏ ngỏ, tự phát manh mún, chưa đưa ra
một định hướng chiến lược phát triển dài hạn và hướng tiếp cận với các dự án
lớn, hiệu quả.
Thứ tám, doanh nghiệp hiểu biết về kênh cấp vốn qua dịch vụ cho thuê tài
chính còn hạn chế; hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ này đến doanh nghiệp
còn yếu. Theo một cuộc khảo sát ngẫu nhiên mới đây đối với 1.000 doanh
nghiệp thuộc các thành phần khác nhau thì hơn 70% số doanh nghiệp được hỏi
trả lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu, sử dụng dịch vụ cho thuê tài
chính; gần 20% hoàn toàn không biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp
hiểu cho thuê tài chính như hoạt động mua trả góp, nhiều doanh nghiệp chưa
hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ cho thuê tài chính, chưa thấy rõ được
hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ cho thuê tài chính mang lại...
Trang 37 / 58
2.6. Tình hình hoạt động của Công ty CTTC Ngân hàng Á châu (ACBL).
2.6.1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện tổng dư nợ và lợi nhuận sau thuế của
Công ty trong 3 năm 2009 - 2011
Bảng 2.3: Tóm tắt các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
trong 3 năm 2009 - 2011
Đơn vị tính: 1,000 đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Tổng tài sản 199,680,582 177,290,985 474,485,255 921,268,067
2 % tăng, giảm so với năm gốc -12.63% 167.63% 94.16%
3 Doanh thu thuần 14,035,490 14,808,647 33,083,374 67,960,480
4 % tăng, giảm so với năm gốc 6% 123% 105%
5 Lợi nhuận từ HĐKD -2,385 100,136 273,354 112,015
6 % tăng, giảm so với năm gốc 4299% 172.98% -59.02%
7 Lợi nhuận khác 42 0 7 0
8 Lợi nhuận trước thuế 9,694,292 9,832,298 23,833,152 49,280,550
9 Lợi nhuận sau thuế 6,979,890 8,392,316 17,874,039 36,959,512
10 % tăng, giảm so với năm gốc 20.24% 112.98% 106.78%
Năm 2009, mặc dù có nhiều diễn biến không thuận lợi đối với hoạt động
cho thuê tài chính, nhất là khi các doanh nghiệp thuê mua tài chính không được
172,716,176
423,256,431
822,601,832
8,392,316
17,874,039 36,959,512
0
100,000,000
200,000,000
300,000,000
400,000,000
500,000,000
600,000,000
700,000,000
800,000,000
900,000,000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng dư nợ
Lợi nhuận
sau thuế
Trang 38 / 58
thụ hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất từ gói kích thích kinh tế của Chính phủ,
ACBL vẫn duy trì ổn định hoạt động, tổng dư nợ thuê tài chính đến 31/12/2009
là 172 tỷ đồng, và lợi nhuận trước thuế đạt 9,8 tỷ đồng.
Năm 2010, ACBL có nhiều đổi mới và biến chuyển tích cực. ACBL đã
không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp sản phẩm dịch vụ mới nhằm
đáp ứng nhiều hơn và tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ cho thuê tài
chính bằng ngoại tệ được triển khai. Bộ máy bán hàng được tập trung phát triển
và đào tạo. Năng suất và hiệu quả công việc được chú trọng hơn. Số lượng nhân
sự tại ACBL đã tăng hơn gấp đôi, trong đó 60% nhân viên trực tiếp kinh
doanh.Thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh, đa dạng hóa ngành nghề tài trợ và
tài sản cho thuê tài chính, ACBL đã đạt được kết quả hoạt động như sau:
- Kết quả kinh doanh: Trong năm 2010, lợi nhuận trước thuế của
ACBL là 23,8 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với lợi nhuận trước thuế năm 2009
và vượt 64% so với kế hoạch lợi nhuận năm 2010 (14,5 tỷ đồng).
- Quy mô hoạt động: Đến 31/12/2010, tổng tài sản của ACBL đạt khoảng
474 tỷ đồng, tăng mạnh 297 tỷ đồng so với đầu năm do tăng vốn điều lệ 100 tỷ
đồng và tiền gửi của các TCTD tăng hơn 156 tỷ đồng. So với đầu năm, số
lượng khách hàng của ACBL tăng 26 khách hàng so với năm 2009, đạt 68
khách hàng với 34 khách hàng mới phát triển trong năm. Ngoài ra, tỷ
lệ nợ quá hạn vẫn duy trì ở mức 0%. ACBL đã ứng cử và trở thành Ủy viên
của Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam trong nhiệm kỳ II (2010- 2014).
- Dư nợ cho thuê tài chính đạt 423,3 tỷ đồng, tăng trưởng 2,5 lần so với
năm 2009.
- Tỷ lệ nợ quá hạn vẫn là 0%.
Trọng tâm hoạt động năm 2011 của ACBL vẫn là đẩy mạnh tiếp thị bán
hàng, tập trung cạnh tranh bằng chính chất lượng dịch vụ và khả năng tư vấn
chuyên nghiệp. ACBL dự kiến mở rộng mạng lưới hoạt động tại miền Bắc, gia
tăng phạm vi phục vụ khách hàng trên cả nước.
Năm 2011, sau 4 năm hoạt động, ACBL đã ổn định bộ máy tổ chức, đạt sự
tăng trưởng hiệu quả trong kinh doanh và đảm bảo chất lượng hoạt động. Năm
Trang 39 / 58
qua cũng ghi nhận sự tăng trưởng quy mô hoạt động của ACBL, đưa dịch vụ cho
thuê tài chính đến rộng rãi hơn đến khách hàng trên toàn quốc thông qua việc
thành lập chi nhánh tại Tp. Hà Nội.
Kế ăm tài chính 2011, ACBL đạt lợi nhuận là 50,86 tỷ đồng, tăng
gấp 2,13 lần so với năm 2010. Tổng tài sản đạt 922,8 tỷ đồng, tăng gấp 1,95 lần
so với năm 2010 và tăng gấp 5,2 lần so với năm 2009. Tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở
mức 0%.
2.6.2. Tình hình cho thuê theo ngành nghề kinh doanh
Bảng 2.4: Tỷ trọng của các ngành nghề kinh doanh trên tổng dư nợ
STT Ngành nghề kinh doanh Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Sản xuất và gia công chế biến 78.91% 74.19% 54.74%
2
Kho bãi, giao thông vận tải và
thông tin liên lạc
3.03% 1.42% 6.60%
3 Xây dựng 3.52% 8.57% 4.26%
4 Thương mại 9.02% 7.15% 24.07%
5 Dịch vụ cá nhân và công cộng 3.27% 3.15% 5.30%
6 Khoa học kĩ thuật 1.06% 0.31% 2.83%
7 Các ngành nghề khác 1.13% 5.23% 2.20%
0
50,000,000
100,000,000
150,000,000
200,000,000
250,000,000
300,000,000
350,000,000
400,000,000
450,000,000
500,000,000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
BIỂU ĐỒ 4: DOANH SỐ CHO THUÊ THEO NGÀNH
NGHỀ KINH DOANH Sản xuất và gia
công chế biến
Kho bãi, giao
thông vận tải và
thông tin liên lạc
Xây dựng
Thương mại
Dịch vụ cá nhân và
công cộng
Khoa học kĩ thuật
Các ngành nghề
khác
Trang 40 / 58
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho thuê có xu hướng tăng trội nhiều
hơn giảm qua các năm cụ thể ở các ngành như sau:
+ Sản xuất và gia công chế biến: doanh số cho thuê của ngành sản xuất và
gia công chế biến có xu hướng tăng mạnh dần qua các năm: năm 2009 chỉ thu
được 136.294 triệu đồng chiếm 78,91% trên tổng dư nợ. Nhưng đến năm 2010
tăng 177,714 triệu đồng tương ứng với 130,39% so với năm 2009. Năm 2011
tiếp tục tăng 136,301 triệu đồng ứng với tăng 43,41%, nhưng chiếm với tỉ trọng
thấp hơn là 54,71% trên tổng dư nợ.
+ Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc: năm 2009 cho thuê
được 5.240 triệu đồng, nhưng năm 2010 chỉ thu được 5.997 triệu đồng tăng 756
triệu đồng ứng với 14,45%. Năm 2011 có nhiều hợp đồng cho thuê lên tới
54.286 triệu đồng tăng 48.289 triệu đồng gấp 8 lần so với năm 2010.
+ Ngành xây dựng: năm 2009 cho thuê được là 6.071 triệu đồng chiếm
3,37% tổng dư nợ. Năm 2010 tăng 30.182 triệu đồng gấp 5 lần so với năm
2009, nhưng đến năm 2011 lại giảm 1.179 triệu đồng ứng với giảm 3,25% so
với năm 2010.
+ Ngành thương mại: Cũng đang có xu hướng tăng chậm và chiếm tỉ
trong cao trong tổng dư nợ, năm 2011 là năm có doanh thu cao nhất là
197.972 triệu đồng chiếm 24,07% tổng dư nợ tăng 167,7 triệu đồng tăng gấp 5
lần so với năm 2010, và năm 2010 cũng tăng 14.672 triệu đồng tăng 94,14% so
với năm 2009.
+ Dịch vụ cá nhân và công cộng: năm 2009 cho thuê được là 5.642 triệu
đồng chiếm 3,5% tổng dư nợ. Năm 2010 tăng 7.681 triệu đồng ứng với
136,14% so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 lại tăng khá 30.271 triệu đồng
so với năm 2010, chiếm 5,3% trên tổng dư nợ.
+ Khoa học kĩ thuật: năm 2011 là cao nhất với 23.261 triệu đồng chiếm
2,83% trên tổng dư nợ
+ Khác: năm 2010 tăng khá 20.158 triệu đồng gấp 10 lần so với năm
2009, nhưng đến năm 2011 giảm 4.016 triệu đồng ứng với giamr18,16% so với
năm 2010.
Trang 41 / 58
2.6.3. Tình hình cho thuê theo thành phần kinh tế (TPKT)
Thành
phần
kinh tế
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
CHÊNH LỆCH
Giữa 2010 & 2009
CHÊNH LỆCH
Giữa 2011 & 2010
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Doanh
nghiệp
nhà nước 15,862,666 85,447,241 79,327,156 69,584,575 438.67 -6,120,085 -7.16
Công ty
cổ phần,
Công ty
TNHH
và doanh
nghiệp
tư nhân
154,893,33
0
336,276,89
3
740,488,58
6
181,383,56
3
117.10
404,211,69
3
120.2
0
Cá nhân 1,960,180 1,532,297 1,230,917 -427,883 -21.83 -301,380 -19.67
Khác 0 0 1,555,173 0 1,555,173
Tổng
172,716,17
6
432,256,43
1
822,601,83
2
259,540,25
5 150.27
390,345,40
1 90.30
Đơn vị tính: 1,000 đồng
Bảng 2.5: Phân tích đầu tư thuần CTTC theo thành phần kinh doanh
trong 3 năm 2009 – 2011
0
10000000
20000000
30000000
40000000
50000000
60000000
70000000
80000000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Biểu đồ 5: Cho thuê tài chính theo thành phần kinh tế
Doanh nghiệp nhà
nước
Công ty cổ
phần, Công ty TNHH
và doanh nghiệp tư
nhân
Cá nhân
Khác
Trang 42 / 58
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho thuê của Công ty tập trung chủ yếu
vào các đối tượng sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh
nghiệp tư nhân và ít chú trọng vào các loại hình như: doanh nghiệp nhà nước
và cá nhân. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế nước ta hiện
nay, khi nhà nước đang khuyến khích phát triển các doanh nghiệp và và nhỏ.
Bên cạnh đó loại hình hợp tác xã ở nước ta đang trong giai đoạn hình thành và
hiện còn nhỏ bé trong khi đó loại hình doanh nghiệp nhà nước thì lại chưa hoàn
thiện trong tiến trình cổ phần hoá và chưa được hiệu quả trong sản xuất kinh
doanh. Cụ thể tình hình cho thuê các loại hình này như sau:
- Doanh nghiệp nhà nước: qua bảng số liệu thì ta thấy doanh số cho
thuê của loại hình doanh nghiệp này có xu hướng giảm, năm 2010 tăng mạnh
85.447 triệu đồng tăng 69.584 triệu đồng ứng 438,7 %, nhưng năm 2011 giảm
6.120 triệu đồng ứng với 7,16% so với năm 2010. Nguyên nhân là vì đây là
loại hình doanh nghiệp được thành lập chủ yêu bằng nguồn vốn nhà nước, hầu
hết đều được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, các doanh nghiệp này chủ yếu là
chỉ muốn bổ sung thêm những phương tiện còn thiếu phụ vụ cho hoạt động sản
xuất.
- Công ty cổ phần, Công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân: năm 2009
đạt 154.893 triệu đồng. Đến năm 2010 tăng lên 336.276 triệu đồng tăng
181.383 triệu đồng so với năm 2009 ứng với 117%, năm 2011 tăng tiếp tuc
tăng mạnh 404.211 triệu đồng tương ứng 120,2% so với năm 2010. Ta thấy tuy
doanh số ngày càng có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng doanh số cho thuê của Công ty.
- Cá nhân: đây là một trong những loại hình doanh nghiệp có tỷ lệ rủi ro
cao, nhưng lại là khách hàng cũng không kém phần quan trọng của Công ty.
Công ty luôn có chiến lược cho thuê có chừng mực đối với loại này. Năm 2009
đạt 1.960 triệu đồng, năm 2010 giảm 427,8 triệu đồng tương ứng 21,83% so
với năm 2009, và năm 2011 tiếp tục giảm 301,4 triệu đồng tương ứng 19,67%
so với năm 2010.
Trang 43 / 58
2.6.4. Tình hình nguồn vốn hoạt động
Bảng 2.6: Nguồn vốn hoạt động
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Vốn huy động 61,333,387 247,380,153 658,133,464
Vốn tự có 100,000,000 200,000,000 200,000,000
Nguồn vốn khác 15,957,598 27,105,102 63,134,603
Tổng nguồn vốn 177,290,985 474,485,255 921,268,067
Đơn vị tính: 1,000 đồng
Bảng phần trăm các chỉ tiêu trong nguồn vốn hoạt động
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Vốn huy động 34.59% 52.14% 71.44%
Vốn tự có 56.40% 42.15% 21.71%
Nguồn vốn khác 9.00% 5.71% 6.85%
Vốn
huy
động
35%
Vốn tự
có
56%
Nguồn
vốn
khác
9%
Năm 2009
Vốn huy
động
52%
Vốn tự
có
42%
Nguồn
vốn khác
6%
Năm 2010
Vốn huy
động
71%
Vốn tự có
22%
Nguồn vốn
khác
7%
Năm 2011
Biểu đồ 6: Nguồn vốn hoạt động qua các năm
Trang 44 / 58
Nguồn vốn hoạt động là một yếu tố quan trọng đối với các công ty CTTC.
Với số vốn tự có ban đầu khá ít (100 tỷ VNĐ), sau khoảng 2 năm hoạt động,
hầu hết các công ty CTTC hiện nay đều đã sử dụng hết số vốn tự có này và
phải bắt đầu các phương án để tìm nguồn vốn cho hoạt động của mình. Nguồn
vốn cơ bản nhất là huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Theo quy định
của pháp luật, công ty CTTC được phép huy động tiết kiệm kỳ hạn trên 13
tháng và phát hành các chứng từ có giá. Tuy nhiên, việc phát hành các chứng từ
có giá tại ACBL cũng như các công ty CTTC khác là chưa thực hiện. Vì vậy,
nguồn cung cơ bản nhất vẫn là từ huy động tiết kiệm trung – dài hạn. Tuy
nhiên, tính tại thời điểm 30/12/2009, số liệu huy động của ACBL đạt 61,3 tỷ
VNĐ - chỉ chiếm 35% nguồn vốn hoạt động. Điều này có nghĩa là mức huy
động tiết kiệm tại ACBL còn quá ít so với nhu cầu về vốn.
Một nguồn vốn khác mà các công ty CTTC đang có là nguồn vốn từ các
khoản ký quỹ của khách hàng. Như đã trình bày, hầu hết các công ty CTTC đều
yêu cầu các khách hàng của mình có một khoản ký quỹ, thông thường là từ 5-
10% trên giá trị tài sản thuê, để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng CTTC.
Và khoản ký quỹ này các công ty CTTC chỉ hoàn trả khi hợp đồng CTTC kết
thúc, sau khi khách hàng đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan. Đây là
một khoản chiếm dụng vốn của công ty CTTC nhằm mục đích cải thiện tỷ suất
lợi nhuận thực tế. Và ở ACBL, số vốn chiếm dụng này đang là 15,95 tỷ chiếm
9% nguồn vốn hoạt động.
Nhưng đến năm 2010, ACBL đã tăng vốn tự có lên 200 tỉ chiếm 42% trên
tổng nguồn vốn huy động, và nguồn vốn cung cơ bản cũng vẫn là nguồn vốn
trung và dài hạn. Tại thời điểm 30/12/2010 số tiền huy động được là 247,38 tỉ
đồng chiếm tỉ trọng khá cao là 52% cho thấy ACBL đã có nhiều giải pháp nâng
cao hoạt động huy động vốn, không còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn tự có.
Và một vài nguồn huy động khác tăng 27,1 tỉ nhưng tỉ trọng đã giảm so với
năm 2009 chỉ còn 6% trên tổng nguồn vốn hoạt động.
ACBL ngày càng đưa ra được nhiều giải pháp tốt giúp tăng lượng tiền huy
động được, năm 2011 vốn huy động được là 657,13 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 71%
đã tăng lên đáng kể so với năm 2010.Và một vài nguồn vốn khác từ lãi dự chi,
Trang 45 / 58
các khoản phải trả và công nợ khác cũng tăng 63,13 tỉ đồng chiếm 7% trên tổng
nguồn vốn hoạt động.
Như vậy, những giải pháp hữu hiệu mà ACBL đã thực hiện thực sự có tác
dụng giúp cho việc cho thuê trở nên linh động hơn.
2.7. Đánh giá hoạt động CTTC tại ACBLeasing.
2.7.1. Những dấu hiệu tích cực
2.7.1.1. Dư nợ cho thuê của công ty tăng trưởng khả quan
Dư nợ của ACBLeasing sau 4 năm hoạt động (tính đến cuối năm 2011) đã
đạt 921,27 tỉ đồng, tổng dư nợ ngày càng tăng cao so với năm 2009. Mức dư nợ
như trên đối với một công ty CTTC trên thì trường Việt Nam là một thành quả.
Như vậy, thị trường CTTC đã phần nào phát triển hơn và khác hàng đã dần
quen với khái niệm CTTC nhưng điều đó chưa phải là tất cả. Một số công ty
CTTC, kể cả các công ty mới ra đời sau cũng rất chật vật để tăng trưởng dư nợ
trong thời điểm hiện nay. ACBL đã rất năng động, tích cực trong việc tận dụng
những lợi thế do Ngân hàng mẹ mang lại (danh tiếng, khách hàng, mạng
lưới…) cùng với việc tự tìm ra những bước đi riêng như dịch vụ CTTC xe ô tô
cho khách hàng cá nhân là một ví dụ.
2.7.1.2. Chưa phát sinh dư nợ quá hạn
Với quy định về phân loại nợ và trích lập rủi ro theo Quyết định số
493/2005/QĐ- NHNN, các công ty CTTC cũng đang thực hiện một chế độ
phân loại nợ khá “gay gắt” và rất gần với thông lệ quốc tế. Điều này đem lại
một cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về chất lượng dư nợ tín dụng của một
tổ chức tín dụng.
Thực hiện theo quy định này, ACBL đang sở hữu một chỉ tiêu rất đẹp,
100% dư nợ đang thực hiện đều ở nhóm 1 – nhóm dư nợ đủ tiêu chuẩn. Điều
này có thể là do ACBL là công ty mới thành lập do đó dư nợ trong thời gian
đầu thường rất ít phát sinh vấn đề. Tuy nhiên, cũng phải đề cập đến công tác
quản lý nợ của ACBL đang được thực hiện khá chặt chẽ. Các NVKD đều có
trách nhiệm lập và gửi thông báo nợ đến hạn trước 5 ngày và sau đó là nhắc nợ
qua điện thoại. Hết ngày đến hạn, nếu khách hàng chưa thanh toán gốc lãi,
Trang 46 / 58
NVKD phải tìm hiểu ngay nguyên nhân và báo cáo lãnh đạo để có hướng giải
quyết. Sau 3 ngày nếu khoản nợ vẫn chưa được thanh toán thì Bộ phận Thẩm
định và Lãnh đạo Phòng Kinh doanh phải trực tiếp giải quyết. Chính điều này
đã buộc các khách hàng của Công ty phải có trách nhiệm trả nợ đúng thời hạn.
Một giải pháp cũng đang được Công ty thực hiện để đảm bảo tỷ lệ nợ quá
hạn bằng 0 là thu gốc + lãi kỳ đến hạn bằng số tiền ký quỹ của khách hàng
(thông thường số tiền ký quỹ vào khoảng 5%/tổng giá trị tài sản thuê). Điều
này giúp cho khoản nợ của khách hàng không bị chuyển nhóm nợ. Và khi
khách hàng thanh toán, số tiền thanh toán sẽ được hoàn trả lại vào tài khoản ký
quỹ của khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế việc xử lý như vậy chưa phù hợp.
Khoản ký quỹ là một khoản đảm bảo thực hiện hợp đồng chứ không phải là
một khoản thanh toán và chỉ được xử lý khi nào có phát sinh tranh chấp hoặc
xử lý hợp đồng thuê. Hơn nữa, nếu khách hàng biết việc này thì tình trạng nợ
quá hạn sẽ trở nên rất thường xuyên. Vì vậy, đây không nên được xem như một
giải pháp để giảm bớt số liệu nợ quá hạn.
2.7.1.3. Tài sản cho thuê có mức rủi ro thấp
Như đã trình bày, với tỷ trọng tài sản thuê phần lớn là phương tiện vận
chuyển, ACBL đang có một cơ cấu tài sản thuê với mức độ rủi ro thấp. Thêm
vào đó, với tỷ lệ tham gia hiện tại của khách hàng thuê tài chính trung bình từ
25 – 30% và thời hạn thuê từ 03 – 04 năm, ACBL sẽ mau chóng thu hồi đủ giá
trị đầu tư cũng như hạn chế được rủi ro tín dụng.
2.7.1.4. Lãi suất cho thuê cao đem lại khoản lợi nhuận hoạt động cao
Đây là yếu tố rất tích cực nhất góp phần mang lại lợi nhuận cao cho
ACBL kể từ khi đi vào hoạt động. Với lãi suất cho thuê đạt trung bình 1.18%/
tháng, cộng với khoản chiếm dụng vốn vào khoảng 5%/giá trị tài sản cho thuê,
ACBL đã đạt được một mức lãi suất cho vay khá cao so với các NHTM cũng
như các công ty CTTC khác trên thị trường. Công ty tiếp cận khách hàng với
phương châm “thời gian là yếu tố cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ”, do đó,
mặc dù lãi suất khá cao so với mặt bằng chung nhưng hầu hết các khách hàng
đều thỏa mãn với đội ngũ nhân viên nhiệt tình và năng động. Vì vậy, ACBL
Trang 47 / 58
vẫn duy trì mức lãi suất cho vay như trên và vẫn tăng trưởng dư nợ qua các
tháng.
2.7.1.5. Cơ chế hoạt động linh hoạt
Là công ty con của một ngân hàng TMCP năng động có cổ phần của các
tổ chức nước ngoài, ACBL có cơ sở để hình thành một cơ chế hoạt động linh
hoạt. Bên cạnh hàng loạt các quy định rất chặt chẽ để tạo hành lang cho các
NVKD tuân thủ trong họat động là những khu vực mở rất linh hoạt. Với các
khu vực mở này, NVKD có quyền đưa ra các đề xuất nằm ngoài khung khổ đã
quy định nếu hợp lý để trình lên lãnh đạo xem xét và quyết định. Các quy định
do ACBL đã ban hành là rất linh động để sửa đổi để phù hợp với thực tiễn họat
động. Chính vì vậy, ACBL có điều kiện tốt hơn để vừa phù hợp với thị trường,
thỏa mãn khách hàng lại vừa đạt được mục tiêu hoạt động của mình.
2.7.1.6. Chủ động mở rộng thị phần sớm
Mặc dù trụ sở hoạt động đóng tại Tp. Hồ Chí Minh và đã mở thêm chi
nhánh mới tại Hà nội vào năm 2012. Vì vậy, ACBL đang có cả những khách
hàng ở miền Bắc, miền Trung, miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là khách hàng ở các
tỉnh lân cận Tp. Hồ Chí Minh như Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu.
Không dừng lại ở đó, để chủ động khai thác sớm thị phần ở các tỉnh,
ACBL đang thực hiện kế hoạch mở các tổ cho thuê theo khu vực đặt tại các
trung tâm là Tp. Hải Phòng (khu vực phía Bắc), Tp. Đà Nẵng (khu vực miền
Trung), Tp. Cần Thơ (khu vực miền Tây Nam Bộ) và Tp. Biên Hòa để khai
thác khách hàng ở các khu công nghiệp và khu chế xuất rất năng động của Bình
Dương và Đồng Nai.
Với việc mở các Tổ cho thuê, ngoài mục tiêu thu hút khách hàng và giành
thị phần sớm, ACBL còn có điều kiện để thực hiện các nghiên cứu sâu về thị
trường từng khu vực để phục vụ công tác mở chi nhánh mới.
2.7.1.7. Cơ chế quản lý chi phí hiệu quả
Thừa hưởng cơ chế được xây dựng từ ngân hàng mẹ, ACBL có được
những cách thức quản lý các khoản chi phí hoạt động như: chi phí lương, chi
Báo cáo thực tập phạm thị huyền trang new
Báo cáo thực tập phạm thị huyền trang new
Báo cáo thực tập phạm thị huyền trang new
Báo cáo thực tập phạm thị huyền trang new
Báo cáo thực tập phạm thị huyền trang new
Báo cáo thực tập phạm thị huyền trang new
Báo cáo thực tập phạm thị huyền trang new
Báo cáo thực tập phạm thị huyền trang new
Báo cáo thực tập phạm thị huyền trang new
Báo cáo thực tập phạm thị huyền trang new
Báo cáo thực tập phạm thị huyền trang new

More Related Content

What's hot

BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾBÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾHọc Huỳnh Bá
 
Đề Án Tốt Nghiệp Hoạt Động Cho Thuê Tài Chính Của Công Ty Cho Thuê Tài Chính ...
Đề Án Tốt Nghiệp Hoạt Động Cho Thuê Tài Chính Của Công Ty Cho Thuê Tài Chính ...Đề Án Tốt Nghiệp Hoạt Động Cho Thuê Tài Chính Của Công Ty Cho Thuê Tài Chính ...
Đề Án Tốt Nghiệp Hoạt Động Cho Thuê Tài Chính Của Công Ty Cho Thuê Tài Chính ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệNguyễn Minh
 
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdfGiáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdfMan_Ebook
 
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Phòng ngừa rủi ro tỷ giáPhòng ngừa rủi ro tỷ giá
Phòng ngừa rủi ro tỷ giáBinh Minh
 
Phuong thuc thanh toan quoc te
Phuong thuc thanh toan quoc tePhuong thuc thanh toan quoc te
Phuong thuc thanh toan quoc tepepjlun
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfMan_Ebook
 
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNGHỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNGLớp kế toán trưởng
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...Nam Hương
 
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNGĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNGnataliej4
 
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnVai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnKaly Nguyen
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾBÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
 
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Đề Án Tốt Nghiệp Hoạt Động Cho Thuê Tài Chính Của Công Ty Cho Thuê Tài Chính ...
Đề Án Tốt Nghiệp Hoạt Động Cho Thuê Tài Chính Của Công Ty Cho Thuê Tài Chính ...Đề Án Tốt Nghiệp Hoạt Động Cho Thuê Tài Chính Của Công Ty Cho Thuê Tài Chính ...
Đề Án Tốt Nghiệp Hoạt Động Cho Thuê Tài Chính Của Công Ty Cho Thuê Tài Chính ...
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệ
 
Luận văn: Phát triển thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Phát triển thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam, HAYLuận văn: Phát triển thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Phát triển thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam, HAY
 
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdfGiáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
 
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long!
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long!Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long!
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long!
 
Đề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng Phát triển nhà
Đề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng Phát triển nhàĐề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng Phát triển nhà
Đề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng Phát triển nhà
 
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Phòng ngừa rủi ro tỷ giáPhòng ngừa rủi ro tỷ giá
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá
 
Phuong thuc thanh toan quoc te
Phuong thuc thanh toan quoc tePhuong thuc thanh toan quoc te
Phuong thuc thanh toan quoc te
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
 
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNGHỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
 
Chuyên đề ngân hàng Kiên Long, Báo cáo thực tập tại Kienlongbank!
Chuyên đề ngân hàng Kiên Long, Báo cáo thực tập tại Kienlongbank!Chuyên đề ngân hàng Kiên Long, Báo cáo thực tập tại Kienlongbank!
Chuyên đề ngân hàng Kiên Long, Báo cáo thực tập tại Kienlongbank!
 
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNGĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
 
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnVai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
 
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểmBồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty c...
 
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
 

Viewers also liked

Distinguishing Cognitive Tasks Using Statistical Analysis Techniques
Distinguishing Cognitive Tasks Using Statistical Analysis TechniquesDistinguishing Cognitive Tasks Using Statistical Analysis Techniques
Distinguishing Cognitive Tasks Using Statistical Analysis TechniquesIOSR Journals
 
Web Mining Research Issues and Future Directions – A Survey
Web Mining Research Issues and Future Directions – A SurveyWeb Mining Research Issues and Future Directions – A Survey
Web Mining Research Issues and Future Directions – A SurveyIOSR Journals
 
причастие как часть речи урок 1
причастие как часть речи  урок 1причастие как часть речи  урок 1
причастие как часть речи урок 1Natalya Dyrda
 
Innovation and Industrialization in the Energy Sector: The Way Forward
Innovation and Industrialization in the Energy Sector: The Way ForwardInnovation and Industrialization in the Energy Sector: The Way Forward
Innovation and Industrialization in the Energy Sector: The Way ForwardIOSR Journals
 
Documentation presentation
Documentation presentationDocumentation presentation
Documentation presentationVASS Yukon
 
7 Ways to Grow Flowers
7 Ways to Grow Flowers7 Ways to Grow Flowers
7 Ways to Grow Flowersbelieve52
 
Characterization of Arsenic contaminated Rice (Oryza Sativa L.) through RAPD ...
Characterization of Arsenic contaminated Rice (Oryza Sativa L.) through RAPD ...Characterization of Arsenic contaminated Rice (Oryza Sativa L.) through RAPD ...
Characterization of Arsenic contaminated Rice (Oryza Sativa L.) through RAPD ...IOSR Journals
 
Medical Image Segmentation Based on Level Set Method
Medical Image Segmentation Based on Level Set MethodMedical Image Segmentation Based on Level Set Method
Medical Image Segmentation Based on Level Set MethodIOSR Journals
 
Universal Artificial Intelligence for Intelligent Agents: An Approach to Supe...
Universal Artificial Intelligence for Intelligent Agents: An Approach to Supe...Universal Artificial Intelligence for Intelligent Agents: An Approach to Supe...
Universal Artificial Intelligence for Intelligent Agents: An Approach to Supe...IOSR Journals
 
Secure Authentication for Mobile Banking Using Facial Recognition
Secure Authentication for Mobile Banking Using Facial RecognitionSecure Authentication for Mobile Banking Using Facial Recognition
Secure Authentication for Mobile Banking Using Facial RecognitionIOSR Journals
 
Linux-Based Data Acquisition and Processing On Palmtop Computer
Linux-Based Data Acquisition and Processing On Palmtop ComputerLinux-Based Data Acquisition and Processing On Palmtop Computer
Linux-Based Data Acquisition and Processing On Palmtop ComputerIOSR Journals
 
Implementation of Matching Tree Technique for Online Record Linkage
Implementation of Matching Tree Technique for Online Record LinkageImplementation of Matching Tree Technique for Online Record Linkage
Implementation of Matching Tree Technique for Online Record LinkageIOSR Journals
 
Security in a Virtualised Computing
Security in a Virtualised ComputingSecurity in a Virtualised Computing
Security in a Virtualised ComputingIOSR Journals
 

Viewers also liked (20)

Distinguishing Cognitive Tasks Using Statistical Analysis Techniques
Distinguishing Cognitive Tasks Using Statistical Analysis TechniquesDistinguishing Cognitive Tasks Using Statistical Analysis Techniques
Distinguishing Cognitive Tasks Using Statistical Analysis Techniques
 
Matematika
MatematikaMatematika
Matematika
 
C0541529
C0541529C0541529
C0541529
 
Web Mining Research Issues and Future Directions – A Survey
Web Mining Research Issues and Future Directions – A SurveyWeb Mining Research Issues and Future Directions – A Survey
Web Mining Research Issues and Future Directions – A Survey
 
причастие как часть речи урок 1
причастие как часть речи  урок 1причастие как часть речи  урок 1
причастие как часть речи урок 1
 
H0144757
H0144757H0144757
H0144757
 
Innovation and Industrialization in the Energy Sector: The Way Forward
Innovation and Industrialization in the Energy Sector: The Way ForwardInnovation and Industrialization in the Energy Sector: The Way Forward
Innovation and Industrialization in the Energy Sector: The Way Forward
 
Documentation presentation
Documentation presentationDocumentation presentation
Documentation presentation
 
E0162736
E0162736E0162736
E0162736
 
7 Ways to Grow Flowers
7 Ways to Grow Flowers7 Ways to Grow Flowers
7 Ways to Grow Flowers
 
Characterization of Arsenic contaminated Rice (Oryza Sativa L.) through RAPD ...
Characterization of Arsenic contaminated Rice (Oryza Sativa L.) through RAPD ...Characterization of Arsenic contaminated Rice (Oryza Sativa L.) through RAPD ...
Characterization of Arsenic contaminated Rice (Oryza Sativa L.) through RAPD ...
 
Medical Image Segmentation Based on Level Set Method
Medical Image Segmentation Based on Level Set MethodMedical Image Segmentation Based on Level Set Method
Medical Image Segmentation Based on Level Set Method
 
Universal Artificial Intelligence for Intelligent Agents: An Approach to Supe...
Universal Artificial Intelligence for Intelligent Agents: An Approach to Supe...Universal Artificial Intelligence for Intelligent Agents: An Approach to Supe...
Universal Artificial Intelligence for Intelligent Agents: An Approach to Supe...
 
Secure Authentication for Mobile Banking Using Facial Recognition
Secure Authentication for Mobile Banking Using Facial RecognitionSecure Authentication for Mobile Banking Using Facial Recognition
Secure Authentication for Mobile Banking Using Facial Recognition
 
Linux-Based Data Acquisition and Processing On Palmtop Computer
Linux-Based Data Acquisition and Processing On Palmtop ComputerLinux-Based Data Acquisition and Processing On Palmtop Computer
Linux-Based Data Acquisition and Processing On Palmtop Computer
 
F0562023
F0562023F0562023
F0562023
 
Implementation of Matching Tree Technique for Online Record Linkage
Implementation of Matching Tree Technique for Online Record LinkageImplementation of Matching Tree Technique for Online Record Linkage
Implementation of Matching Tree Technique for Online Record Linkage
 
Security in a Virtualised Computing
Security in a Virtualised ComputingSecurity in a Virtualised Computing
Security in a Virtualised Computing
 
B0620510
B0620510B0620510
B0620510
 
Recast power point
Recast power pointRecast power point
Recast power point
 

Similar to Báo cáo thực tập phạm thị huyền trang new

cho thuê tài chính
cho thuê tài chính cho thuê tài chính
cho thuê tài chính Cao Dung
 
tieu luan de an mon hoc 64+ (4).doc
 tieu luan de an mon hoc 64+ (4).doc tieu luan de an mon hoc 64+ (4).doc
tieu luan de an mon hoc 64+ (4).docLuanvan84
 
Luật cho thuê tài chính
Luật cho thuê tài chínhLuật cho thuê tài chính
Luật cho thuê tài chínhNgựa Con Bg
 
Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiNghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiDigiword Ha Noi
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn Luật Kinh tế Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động...
Luận văn Luật Kinh tế Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động...Luận văn Luật Kinh tế Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động...
Luận văn Luật Kinh tế Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động...Huong Thu
 
Lai suat trong hop dong vay tien
Lai suat trong hop dong vay tienLai suat trong hop dong vay tien
Lai suat trong hop dong vay tienHung Nguyen
 
Pháp luật về thế chấp Quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàn...
Pháp luật về thế chấp Quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàn...Pháp luật về thế chấp Quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàn...
Pháp luật về thế chấp Quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàn...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
kỹ năng bán bất động sản năm 2016
kỹ năng bán bất động sản năm 2016kỹ năng bán bất động sản năm 2016
kỹ năng bán bất động sản năm 2016Tiên Siro
 

Similar to Báo cáo thực tập phạm thị huyền trang new (20)

Cơ Sở Lý Luận Những Vấn Đề Pháp Lý Về Hợp Đồng Thuê Mua Ở Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Những Vấn Đề Pháp Lý Về Hợp Đồng Thuê Mua Ở Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Những Vấn Đề Pháp Lý Về Hợp Đồng Thuê Mua Ở Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Những Vấn Đề Pháp Lý Về Hợp Đồng Thuê Mua Ở Việt Nam.
 
Cơ Sở Lý Luận Những Vấn Đề Pháp Lý Về Hợp Đồng Thuê Mua Ở Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Những Vấn Đề Pháp Lý Về Hợp Đồng Thuê Mua Ở Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Những Vấn Đề Pháp Lý Về Hợp Đồng Thuê Mua Ở Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Những Vấn Đề Pháp Lý Về Hợp Đồng Thuê Mua Ở Việt Nam.
 
tai chinh tien te.pptx
tai chinh tien te.pptxtai chinh tien te.pptx
tai chinh tien te.pptx
 
cho thuê tài chính
cho thuê tài chính cho thuê tài chính
cho thuê tài chính
 
tieu luan de an mon hoc 64+ (4).doc
 tieu luan de an mon hoc 64+ (4).doc tieu luan de an mon hoc 64+ (4).doc
tieu luan de an mon hoc 64+ (4).doc
 
Cauho
CauhoCauho
Cauho
 
Luật cho thuê tài chính
Luật cho thuê tài chínhLuật cho thuê tài chính
Luật cho thuê tài chính
 
Đề Án Hoạt Động Cho Thuê Tài Chính Của Công Ty
Đề Án Hoạt Động Cho Thuê Tài Chính Của Công TyĐề Án Hoạt Động Cho Thuê Tài Chính Của Công Ty
Đề Án Hoạt Động Cho Thuê Tài Chính Của Công Ty
 
Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
 
Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Cho Đối Tượng Khách Hàng Cá Nhân Tại...
Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Cho Đối Tượng Khách Hàng Cá Nhân Tại...Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Cho Đối Tượng Khách Hàng Cá Nhân Tại...
Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Bất Động Sản Cho Đối Tượng Khách Hàng Cá Nhân Tại...
 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiNghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Thuê Mua Nhà Ở Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam Từ Th...
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Thuê Mua Nhà Ở Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam Từ Th...Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Thuê Mua Nhà Ở Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam Từ Th...
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Thuê Mua Nhà Ở Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam Từ Th...
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Thuê Mua Nhà Ở Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam Từ Th...
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Thuê Mua Nhà Ở Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam Từ Th...Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Thuê Mua Nhà Ở Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam Từ Th...
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Thuê Mua Nhà Ở Xã Hội Theo Pháp Luật Việt Nam Từ Th...
 
Luận Văn Những Vấn Đề Pháp Lý Về Hợp Đồng Thuê Mua Ở Việt Nam
Luận Văn Những Vấn Đề Pháp Lý Về Hợp Đồng Thuê Mua Ở Việt NamLuận Văn Những Vấn Đề Pháp Lý Về Hợp Đồng Thuê Mua Ở Việt Nam
Luận Văn Những Vấn Đề Pháp Lý Về Hợp Đồng Thuê Mua Ở Việt Nam
 
Luận văn Luật Kinh tế Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động...
Luận văn Luật Kinh tế Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động...Luận văn Luật Kinh tế Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động...
Luận văn Luật Kinh tế Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động...
 
Lai suat trong hop dong vay tien
Lai suat trong hop dong vay tienLai suat trong hop dong vay tien
Lai suat trong hop dong vay tien
 
Cơ sở lý luận của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất.docx
Cơ sở lý luận của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất.docxCơ sở lý luận của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất.docx
Cơ sở lý luận của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất.docx
 
Pháp luật về thế chấp Quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàn...
Pháp luật về thế chấp Quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàn...Pháp luật về thế chấp Quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàn...
Pháp luật về thế chấp Quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của ngân hàn...
 
kỹ năng bán bất động sản năm 2016
kỹ năng bán bất động sản năm 2016kỹ năng bán bất động sản năm 2016
kỹ năng bán bất động sản năm 2016
 

Báo cáo thực tập phạm thị huyền trang new

  • 1. Trang 1 / 58 LỜI MỞ ĐẦU Từ lâu, cho thuê tài chính đã xuất hiện ở Việt Nam nhưng hầu như mức độ phổ biến và sử dụng dịch vụ tại các doanh nghiệp chưa nhiều. Ở các quốc gia khác trên thế giới, cho thuê tài chính là một trong những nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho các máy móc thiết bị tại doanh nghiệp, được xem là một yếu tố thúc đẩy công nghiệp phát triển. Paul Getty - tỷ phú dầu mỏ Mỹ đã từng nói “Cái gì sẽ tăng giá thì hãy mua, cái gì sẽ mất giá thì hãy đi thuê”. Do đó, cho thuê tài chính sẽ là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, nhanh chóng thay đổi, cập nhật công nghệ mới, đặc biệt là với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ ngày nay, giá cả các máy móc thiết bị có xu hướng tốt và rẻ hơn. 1. Tên đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CTTC của Công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu nói riêng và thị trường cho thuê tài chính Việt Nam nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu của Báo Cáo. - Hệ thống và làm rõ hơn một số vấn đề cơ bản về cho thuê tài chính. - Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính của Công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu - Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho Công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu nói riêng và thị trường cho thuê tài chính Việt Nam nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tài chính và những vấn đề liên quan đến cho thuê tài chính. - Phạm vi nghiên cứu: Lấy thực tế tại Công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu năm 2009, 2010 và 2011 làm cơ sở minh chứng.
  • 2. Trang 2 / 58 PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cho thuê tài chính. Hình thức cho thuê tài chính đã có lịch sử khá lâu dài và diễn ra trong hầu hết mọi lãnh vực hoạt động kinh doanh. Từ khi xuất hiện hình thức cho thuê tài chính thì loại hình tài trợ này đã có những bước phát triển về cả quy mô và phạm vi địa lý. Ngày nay nó đã trở thành hình thức tài trợ vốn kinh doanh khá phổ biến từ Châu Mỹ qua Châu Âu, Châu Á cho đến tận miền cực nam Châu Phi. Tuy nhiên, các giao dịch thuê tài sản thời cổ thuộc hình thức thuê mua kiểu truyền thống. Phương thức giao dịch của hình thức này cũng tương tự như phương thức thuê vận hành ngày nay và trong suốt lịch sử hàng ngàn năm tồn tại của nó, đã không có sự thay đổi lớn về tính chất giao dịch. Hoạt động cho thuê tài sản đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn minh nhân loại, đã xuất hiện từ 2000 năm trước công nguyên với việc cho thuê các công cụ sản xuất nông nghiệp, súc vật kéo, quyền sử dụng nước, ruộng đất nhà cửa. Đầu thế kỷ XIX do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nền kinh tế hàng hoá, số lượng và chủng loại tài sản cho thuê đã có sự gia tăng đáng kể. Đến đầu thập kỷ 50 của thế kỷ này, giao dịch thuê mua đã có những bước nhảy vọt. Nguyên nhân của sự phát triển này là do hoạt động thuê mua đã có những thay đổi về tính chất của giao dịch. Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn, nghiệp vụ tín dụng thuê mua hay còn gọi là thuê tài chính được sáng tạo ra trước tiên ở Mỹ vào năm 1952. Sau đó nghiệp vụ tín dụng thuê mua phát triển sang Châu Âu và phát triển mạnh mẽ tại đó từ những năm của thập kỷ 60. Tín dụng thuê mua cũng phát triển mạnh mẽ ở châu Á và nhiều khu vực khác từ đầu thập kỷ 70. Ngành công nghiệp thuê mua có giá trị trao đổi chiếm khoảng 350 tỷ USD vào năm 1994. Chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ tổng số vốn thiết bị cho thuê năm
  • 3. Trang 3 / 58 1987 ước tính lên đến 107,8 tỷ USD và có tốc độ giá tăng 7% mỗi năm. Hiện nay ở Mỹ, ngành thuê mua thiết bị chiếm khoảng 25-30% tổng số tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm. Ở Anh theo một công bố mới đây của Hiệp Hội tín dụng thuê mua thiết bị, thuê vận hành chiếm khoảng 20% vốn tài trợ cho các hoạt động thuê mua ở Anh và năm 1993, tổng giá trị ngành công nghiệp thuê mua đạt 49 Tỷ Bảng. Nguyên nhân chính thúc đẩy các hoạt động cho thuê tài chính phát triển nhanh là do nó thể hiện hình thức tài trợ có tính chất an toàn cao tiện lợi, và hiệu quả cho các bên giao dịch. 1.2. Những vấn đề cơ bản của Hoạt động cho thuê tài chính. 1.2.1. Khái niệm. Theo Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 02/05/2001 của chính phủ thì khái niệm cho thuê tài chính được hiểu như sau: Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng và dài hạn, thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên mua và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận. 1.2.2. Đặc điểm của cho thuê tài chính. - CTTC là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn giữa bên cho thuê tài sản và bên đi thuê tài sản. - Trong thời hạn cho thuê, các bên không được đơn phương hủy bỏ hợp đồng. - Trong thời gian cho thuê, tài sản thuộc quyền sở hữu tài sản của công ty cho thuê. Khi kết thúc thời hạn cho thuê, bên đi thuê có thể mua lại hoặc tiếp tục thuê.
  • 4. Trang 4 / 58 - CTTC là hoạt động tín dụng mà bên đi thuê không cần bỏ toàn bộ số tiền cùng một lúc để thuê và cũng không cần tài sản thế chấp, không làm ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng của doanh nghiệp ở ngân hàng. - Đối tượng CTTC chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty chưa có đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng. - Thuê tài chính giúp các doanh nghiệp bắt kịp với công nghệ, tiếp cận nhiều với các công nghệ tiên tiến, với thủ tục đơn giản, yêu cầu tín dụng thấp mà không cần bảo lãnh, thế chấp, không cần tài sản đảm bảo có trước. - Thuê tài chính là hoạt động không cần thủ tục giấy tờ phiền hà. Việc đi thuê tài chính dễ dàng hơn so với việc đi vay ngân hàng. - Công ty CTTC được thành lập dưới các hình thức sau: Công ty CTTC Nhà nước, Công ty CTTC cổ phần, Công ty CTTC liên doanh, Công ty CTTC 100% vốn nước ngoài và Công ty CTTC trực thuộc tổ chức tín dụng. 1.2.3. Những đối tượng có liên quan trong quá trình giao dịch của nghiệp vụ Cho Thuê Tài Chính. Lãnh vực hoạt động cho thuê tài chính, thường có nhiều chủ thể tam gia, thể hiện những mối quan hệ bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế với nhau. a) Bên cho thuê Là nhà tài trợ vốn cho bên thuê, là chủ thể sẽ thanh toán toàn bộ giá trị tài sản theo thỏa thuận giữa bên thuê với nhà cung cấp và là chủ sở hữu tài sản về mặt pháp lý. Trong trường hợp cho thuê tài sản của mình, bên cho thuê cũng đồng thời là nhà cung cấp thiết bị. b) Bên thuê Là khách hàng thuê mua tài sản của người cho thuê hay là người nhận sự tài trợ vốn của công ty cho thuê. Bên thuê có quyền sử dụng, hưởng dụng những lợi ích do tài sản đem lại và có trách nhiệm trả phí thuê theo thỏa thuận. c) Nhà chế tạo hay nhà cung ứng
  • 5. Trang 5 / 58 Là nhà cung cấp tài sản, thiết bị hay phương tiện vận tải theo thỏa thuận với người thuê và theo các điều khoản hợp đồng mua bán ký với người cho thuê. d) Người cho vay Là một định chế tài chính, một tổ chức tín dụng cho bên thuê vay vốn để hoạt động. e) Các cơ quan quản lý nhà nước Như ngân hàng nhà nước, cơ quan công chứng tòa án, cục thuế có trách nhiệm giám sát và kiểm soát việc tuận thủ các quy định của pháp luật, đồng thời công nhận tính hợp pháp của giao dịch thuê mua, quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản và xét sử, giải quyết các tranh chấp. f) Hệ thống các văn bản pháp luật Là các văn bản luật, hoặc dưới luật, các văn bane quy phạm pháp luật “ chi phối” các hoạt động cho thuê tài chính, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của tất cả các bên có liện quan đến hoạt động thuê mua. Những văn bản này tạo nên hành lang pháp lý để hoạt động cho thuê tài chính đạt hiệu quả kinh tế cao. g) Đối tượng giao dịch trong hoạt động thuê mua Tất cả các loại tài sản, thiết bị, phương tiện vận tải thường được sử dụng trong hoạt động cho thuê tài chính, rất đa dạng và phong phú nhưng các đối tượng này thường chia thành 2 loại chính: động sản và bất động sản. Tóm lại, tùy theo mỗi phương thức thuê tài chính mà các chủ thể liên quan có sự liên đới tham gia với những mức độ nhất định hoặc không tham gia vào những hình thức thuê mua nào đó. Sơ đồ1.1: Mối liên hệ giữa các bên có liên quan trong một giao dịch thuê mua tài sản điển hình
  • 6. Trang 6 / 58 Người cho thuê Hợp đồng mua máy móc, thiết bị Hợp đồng thuê máy móc thiết bị Thế chấp Khoản tiền vay Quyền sở hữu thiết bị Trả phần tiền thuê máy móc, thiết bị còn lại Trả tiền theo giá mua máy móc thiết bị Quyền sử dụng thiết bị Người cho vay Tiền thuê được trả cho khoản tiền người cho thuê vay Bảo trì phụ tùng thay thế Trả tiền bảo trì và phụ Chuyển giao thiết bịNhà chế tạo hay nhà cung cấp Người thuê Môi trường kinh tế, pháp luật Môi trường Luật pháp, Kinh tế
  • 7. Trang 7 / 58 1.3. Các phương thức cho thuê tài chính: 1.3.1. Cho thuê tài chính có sự tham gia của hai bên (hợp đồng cho thuê trực tiếp). Theo phương thức này, trước khi nghiệp vụ cho thuê xuất hiện, tài sản được dùng để tài trợ đã thuộc quyền sở hữu của người cho thuê bằng cách mua tài sản hoặc tự xây dựng. Phương thức tài trợ này thường do các công ty kinh doanh bất động sản và công ty sản xuất máy móc, thiết bị thực hiện, như các nhà đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng, các chung cư, sau đó ký các hợp đồng cho thuê với khách hàng. Các tổ chức tài chính rất ít áp dụng phương thức tài trợ này. Hình thức tài trợ này có những đặc điểm căn bản sau: - Hàng hoá thường là những loại tài sản có giá trị không quá lớn và thuộc các loại máy móc thiết bị. - Chỉ có 2 bên tham gia trực tiếp vào giao dịch: Người cho thuê và người thuê. - Vốn tài trợ hoàn toàn do người cho thuê đảm nhiệm. - Người cho thuê có thể mua lại thiết bị khi chúng bị lạc hậu. Phương thức tài trợ này có sự tham gia của 2 bên được thực hiện như sau: Sơ đồ 1.2: Cho thuê tài chính có sự tham gia của hai bên Giao tài sản ( 2b ) Ký hợp đồng thuê ( 1 ) Thanh toán tiền thuê ( 3 ) BÊN CHO THUÊ BÊN THUÊ Chuyển giao quyền sử dụng (2a )
  • 8. Trang 8 / 58 (1) Người cho thuê và người đi thuê ký hợp đồng thuê. (2a) Người cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho người đi thuê. (2b) Người cho thuê giao tài sản cho người đi thuê. (3) Theo định kỳ người đi thuê thanh toán tiền thuê cho người cho thuê. Ngoài những đặc điểm chung của phương thức cho thuê, loại hợp đồng này còn có những đặc điểm chính như sau: Người cho thuê Người thuê 1. Sử dụng các loại máy móc, thiết bị của chính họ để cho thuê 1. Thuê máy móc, thiết bị từ người có tài sản đó 2. Đảm nhiệm toàn bộ vốn tài trợ 2. Ký kết với nhà cung cấp 1 phụ kiện hợp đồng về cung cấp 3. Cung cấp các loại phụ tùng và dịch vụ bảo tín cùng với thiết bị theo một hợp đồng phô. 3. Trả tiền thuê theo định kỳ và trả tiền phụ tùng và dịch vô 4. Nhận các khoảng tiền thuê những khoản tiền dịch vụ thu hợp đồng phô 4. Bán lại thiết bị khu chúng bị lạc hậu và nhận thuê thiết bị mới 5. Nhận lại tài sản đã lỗi thời và cung cấp thiết bị thay thế. 1.3.2. Cho thuê tài chính có sự tham gia của ba bên: Theo hình thức này, người thuê sẽ thoả thuận với nhà cung ứng về các điều khoản mua tài sản mình có nhu cầu và sau đó người cho thuê sẽ tiến hành mua tài sản để cho người cho thuê thuê. Rõ ràng, theo phương thức này, người cho thuê chỉ thực hiện việc mua tài sản theo yêu cầu của người đi thuê và đã được hai bên thoả thuận theo hợp đồng thuê. Quy trình tài trợ có sự tham gia của ba bên, bao gồm: Người cho thuê, người đi thuê và người cung cấp.
  • 9. Trang 9 / 58 Sơ đồ 1.3: Tài trợ cho thuê tài chính có sự tham gia của ba bên. 1a: Người cho thuê và người đi thuê ký hợp đồng thuê tài sản. 1b: Người cho thuê và người cung cấp ký hợp đồng mua tài sản. 1c: Người cung cấp và người đi thuê ký hợp đồng bảo hành bảo dưỡng (có thể người cho thuê ký với người cung cấp về việc bảo hành và bảo dưỡng cho người đi thuê). 2a: Người cung cấp lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho người cho thuê. 2b: Người cung cấp chuyển giao tài sản cho người đi thuê. 2c: Người cho thuê thanh toán tiền mua tài sản. 2d: Người cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho người đi thuê. 3: Phương thức cho thuê theo định kỳ người đi thuê thanh toán tiền thuê cho người cho thuê. Phương thức tài trợ có sự tham gia của ba bên còn được gọi là phương thức thuê mua thuần (net lease) và là phương thức cho thuê tài chính được áp dụng phổ biến nhất, vì có các ưu điểm sau: 2b 1c 32c1a 1b 2a2c BÊN CHO THUÊ NHÀ CUNG CẤP BÊN THUÊ
  • 10. Trang 10 / 58 - Người cho thuê không phải mua tài sản trước và như vậy sẽ làm cho vòng quay của vốn nhanh hơn vì không phải dự trữ hàng tồn kho. - Việc chuyển giao tài sản được thực hiện trực tiếp giữa người cung cấp và người đi thuê và giữa họ cũng chịu trách nhiệm trực tiếp về tình trạng hoạt động của tài sản, cũng như thực hiện việc bảo hành và bảo dưỡng tài sản. Như vậy người cho thuê có thể trút bỏ gánh nặng về tình trạng hoạt động của tài sản. - Người cho thuê không trực tiếp nhận tài sản rồi sau đó chuyển giao cho người đi thuê và như vậy sẽ hạn chế được rủi ro liên quan đến việc từ chối nhận hàng của người đi thuê, vì do có sự nhầm lẫn về mặt kỹ thuật. Xuất phát từ các ưu điểm trên đây mà các ngân hàng và các tổ chức tài chính đã áp dụng chủ yếu phương thức này để tài trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt đối với cho thuê thiết bị. Trên thế giới 80% hợp đồng cho thuê tài chính áp dụng theo phương thức này. 1.3.3. Tái cho thuê (lease back). Tái cho thuê hay còn gọi là bán và thuê lại (Sale and lease back) là một dạng đặc biệt của phương thức cho thuê có sự tham gia của hai bên. Trong hoạt động kinh doanh có nhiều doanh nghiệp thiếu vốn lưu động để khai thác tài sản cố định hiện có, nhưng lại không đủ uy tín để vay vốn lưu động ở các ngân hàng. Trong trường hợp đó họ buộc phải bán lại một phần tài sản cố định cho ngân hàng hoặc công ty tài chính, sau đó thuê lại tài sản đó để sử dụng và như vậy sẽ có thêm nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động. Phương thức tái cho thuê áp dụng trong hai trường hợp trên đây là sự chuyển hoá từ cho vay ngắn hạn sang tài trợ trung và dài hạn. Vì cho thuê tài chính là kỹ thuật cấp tín dụng ít rủi ro, do đó ngân hàng có thể sử dụng tài trợ trung và dài hạn để thay thế cho vay ngắn hạn khi mà không còn cách nào khác để giúp cho xí nghiệp có thể giải quyết được khó khăn về tài chính. Nếu không giải quyết bằng cách này doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng phá sản và trong trường hợp đó ngân hàng có thể bị thiệt hại lớn hơn.
  • 11. Trang 11 / 58 Sơ đồ 1.4: Hình thức tái cho thuê. 1a, Người cho thuê (ngân hàng hoặc công ty tài chính) ký hợp đồng mua tài sản của doanh nghiệp). 1b, Người cho thuê và người đi thuê ký hợp đồng thuê. 2a, Doanh nghiệp lập thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho ngân hàng. 2b, Ngân hàng lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng cho doanh nghiệp được phép sử dụng tài sản. 2c, Ngân hàng trả tiền mua tài sản cho doanh nghiệp là biện pháp giải quyết nợ quá hạn thì khoản thanh toán này được thu hồi khoản nợ quá hạn. 3, Theo định kỳ doanh nghiệp thanh toán tiền thuê cho ngân hàng. 1.3.4. Hợp đồng cho thuê thực hiện liên kết (Syndicate Leases). Hợp đồng cho thuê liên kết là loại hợp đồng gồm nhiều bên tài trợ cho một người thuê. Sự liên kết này có thể xảy ra theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc tuỳ theo tính chất của loại tài sản hay khả năng tài chính của các nhà tài trợ. Trong trường hợp tài sản có giá trị lớn, nhiều định chế tài chính hay các nhà chế tạo cùng nhau hợp tác để tài trợ cho người thuê tạo thành sự liên kết theo chiều ngang. Còn đối với trường hợp các định chế tài chính hay các nhà chế tạo lớn giao tài sản của họ cho chi nhánh của họ thực hiện giao dịch tài trợ cho khách hàng thì hình thành sự liên kết theo chiều dọc. Các bước và đặc điểm trong giao dịch với người thuê của loại hợp đồng này không có khác biệt lớn so với phương thức cho thuê điển hình. 2a 2b 1a 1b 3 BÊN CHO THUÊ BÊN THUÊ
  • 12. Trang 12 / 58 1.3.5. Hợp đồng cho thuê bắc cầu: Đây là hình thức đặc biệt của phương thức cho thuê tài chính, chỉ mới được phổ biến trong thời gian gần đây, xuất phát từ thực tế là các công ty Leasing có những hạn chế về nguồn vốn không đủ khả năng tự tài trợ cho khách hàng. Theo thể thức cho thuê này, người cho thuê đi vay để mua tài sản cho thuê từ một hay nhiều người cho vay nào đó. Hình thức cho thuê này thường được sử dụng trong những giao dịch cho thuê đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn, chẳng hạn cho thuê một máy bay thương mại hay một tàu chở hàng hoặc 1 tổ hợp chuyên ngành lớn v.v.. Trong hình thức cho thuê này, vốn vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tiền tài trợ, người cho thuê vẫn đóng vai trò chủ sở hữu tài sản cho thuê và thông thường người cho thuê phải thế chấp chính tài sản mà họ đã cho thuê cho người cho vay. Hình thức thế chấp tài sản cho thuê này sẽ làm giảm nhẹ rủi ro cho người cho vay. 1.3.6. Cho thuê giáp lưng (Under lease): Cho thuê giáp lưng là phương thức mà trong đó, thông qua sự đồng ý của người cho thuê, người đi thuê thứ nhất cho người đi thuê thứ hai thuê lại tài sản đó. Trên thực tế thực chất người đi thuê thứ nhất chỉ là người trung gian giữa người cho thuê và người đi thuê thứ hai, nhưng về mặt pháp lý thì người đi thuê thứ nhất phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng với người cho thuê. Với phương thức cho thuê này, mặc dù doanh nghiệp không đủ điều kiện để trực tiếp thuê mua với người cho thuê, vẫn có thể thuê được tài sản để sử dụng cho sản xuất kinh doanh. 1a 1b 3a 23b BÊN CHO THUÊ BÊN THUÊ 1 BÊN THUÊ 2
  • 13. Trang 13 / 58 Sơ đồ 1.5: Hình thức cho thuê giáp lưng. 1a, Người cho thuê và người đi thuê thứ 1 ký hợp đồng thuê mua. 1b, Người đi thuê thứ 1 và người đi thuê thứ 2 ký hợp đồng thuê mua. 2, Người cho thuê chuyển giao tài sản cho người đi thuê thứ 2. 3a, Người đi thuê thứ 2 trả tiền thuê cho người thuê thứ 1 3b, Người đi thuê thứ 1 trả tiền thuê cho người thuê. Tiền thuê mà người đi thuê thứ hai phải trả thường cao hơn tiền thuê mà người đi thuê thứ nhất trả cho người cho thuê. Phần chênh lệch giữa hai khoản tiền thuê đó người đi thuê thứ 1 được hưởng, coi như là hoa hồng trách nhiệm. Ngoài ra, thê giáp lưng cũng áp dụng trong trường hợp người đi thuê thứ 1 đã thuê tài sản và sử dụng tài sản đó, nhưng sau đó không có nhu cầu sử dụng thì tài sản đó, nhưng sau đó không có nhu cầu sử dụng thì có thể cho người khác thuê lại với sự đồng ý của người cho thuê. 1.4. Lợi ích của Hoạt Động Cho Thuê Tài Chính. a) Đối với nền kinh tế quốc dân - Cho thuê tài chính có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong nền kinh tế Việt Nam, khi yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi gia tăng mạnh vốn đầu tư. - Cho thuê tài chính góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế Vốn đầu tư của quốc gia được tích luỹ từ 2 nguồn: Tích luỹ nội bộ và vốn huy động từ nước ngoài. Huy động có hiệu quả vốn đầu tư đòi hỏi rất nhiều kênh huy động khác nhau phối hợp đồng thời; bao gồm hệ thống tín dụng; ngân sách nhà nước và thị trường chứng khoán. Không thể phủ nhận vai trò tối quan trọng của hệ thống tín dụng trong việc huy động vốn nhàn rỗi và giải ngân vốn đầu tư nước ngoài. Là loại hình tín dụng trung dài hạn có nhiều ưu điểm, thể hiện ở sự giảm thiểu rủi ro và phạm vi tài trợ rộng rãi, cho thuê tài chính góp phần không nhỏ vào việc huy động vốn đầu tư trong nước và tìm nguồn tài trợ từ nước ngoài. Với việc quy định của IMF không tính khoản nợ từ tài sản cho thuê tài chính
  • 14. Trang 14 / 58 quốc tế vào khoản nợ nước ngoài của 1 quốc gia, hoạt động này càng có khả năng trở thành một kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài hấp dẫn. - Cho thuê tài chính góp phần phát triển hệ thống tài chính Một hệ thống tài chính hoàn thiện phải tồn tại các kênh dẫn vốn hoạt động hiệu quả. Xét riêng về số lượng, cho thuê tài chính đã đóng góp vào thị trường tài chính một kênh dẫn vốn trung dài hạn quan trọng. Hơn nữa, trong điều kiện các quốc gia đang phát triển, khi thị trường chứng khoán còn ở dạng sơ khai, sự thiếu hút nghiêm trọng nguồn cung cấp vốn trung dài hạn là không thể phủ nhận, vì thế, cho thuê tài chính càng có vai trò lớn đối với những nền kinh tế này. Về mặt chất, cho thuê tài chính là một kênh dẫn vốn hấp dẫn, nguyên nhân là ở phạm vi tài trợ rộng lớn, cung ứng đến mọi khu vực, thành phần kinh tế rất có lợi đối với khách hàng, đồng thời giảm bớt rủi ro của người cho thuê, áp dụng hình thức cho thuê tài chính trong nền kinh tế và đặc biệt là việc hình thành các công ty cho thuê tài chính chuyên doanh, tách khỏi hoạt động của các ngân hàng thương mại càng tạo điều kiện phát triển hệ thống tài chính quốc gia. Cụ thể, các công ty cho thuê tài chính chuyên doanh sẽ cung cấp dịch vụ hữu hiện hơn hẳn những đơn vị trực thuộc, tạo sức cạnh tranh đáng kể trong thị trường tài chính, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. - Cho thuê tài chính góp phần nâng cao năng lực công nghệ đất nước Đối với các quốc gia đang phát triển, việc lạc hậu về công nghệ luôn luôn là vấn đề gây đau đầu các nhà quản lý; cho thuê tài chính quốc tế sẽ tạo ra cơ hội lớn cho việc nâng cao năng lực công nghệ quốc gia ngay cả trong điều kiện kinh tế quốc gia đó gặp khó khăn. Cho thuê tài chính cho phép các doanh nghiệp tăng năng lực kinh doanh bằng việc thay đổi, nâng cấp dây chuyền sản xuất, cải tiến kĩ thuật, mở rộng quy mô sản xuất. Điều này đem lại cho quốc gia đó khả năng bắt kịp với trình độ công nghệ thế giới. b) Về phía người thuê: - Người thuê có thể được tài trợ toàn bộ giá trị tài sản cố định phục vụ cho kinh doanh Do việc tài trợ cho thuê được bảo đảm bằng chính tài sản thuê và người cho thuê có thể chiếm hữu lại tài sản đó khi người thuê vi phạm hợp đồng nên
  • 15. Trang 15 / 58 thường người thuê không cần đảm bảo khả năng thanh toán bằng việc đặt cọc một khoản tiền. Tuy nhiên trong trường hợp mức độ rủi ro cao, khách hàng cũng bị yêu cầu đặt cọc rủi ro lớn như vậy cũng không thể đáp ứng tiêu chuẩn tín dụng của các ngân hàng. Hơn nữa, luật tín dụng không cho phép các ngân hàng tài trợ toàn bộ trong khi các công ty cho thuê tài chính tài trợ 100% nhu cầu tài sản doanh nghiệp. - Người thuê không bị ràng buộc về hạn mức tín dụng vay ngân hàng Hầu hết các quốc gia đều không hạn chế các doanh nghiệp vay ngân hàng khi họ đã thuê tài chính, điều này mở rộng cơ hội huy động vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Không đòi hỏi uy tín lớn Để đáp ứng yêu cầu tại các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp phải trình báo cáo tài chính thể hiện 3 năm kinh doanh liên tục có lãi và không có nợ quá hạn. Các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc thoả mãn các yêu cầu này nhưng sẽ dễ dàng hơn trong trường hợp họ thuê tài chính. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhỏ không thể có mối quan hệ gần gũi sẵn có với các ngân hàng và các ngân hàng không thể đáp ứng một khoản vay dài hạn đối với những khách hàng chưa có một khoản vay dài hạn nào trong hồ sơ tín dụng. Riêng đối với những công ty cho thuê tài chính, những khách hàng mới cũng có thể nhận được những khoản tài trợ ngắn hạn. - Cơ chế thanh toán tiền thuê linh hoạt Không như các ngân hàng thương mại bị yêu cầu thanh khoản đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ đối với việc thanh toán tiền vay, cho thuê tài chính có thể đưa ra một cơ cấu trả nợ linh hoạt đáp ứng những dòng tiền đặc thù của người thuê. Ví dụ cho thuê trả tăng dần, giảm dần, niên kim cố định. Việc thanh toán diễn ra theo mùa hoặc ngắt quãng; Thời hạn thanh toán cũng linh hoạt, có thể định kỳ theo quý hoặc theo tháng. - Không cần tài sản thế chấp Đây là ưu điểm nổi bật của cho thuê tài chính - sử dụng ngay tài sản thuê làm vật thế chấp. Nguyên tắc tài sản thế chấp trong tín dụng ngân hàng để tránh sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Tài sản thuê trong cho thuê tài chính
  • 16. Trang 16 / 58 không đủ tính lỏng để người thuê có thể sử dụng sai mục đích. Mặt khác, tài sản luôn thuộc quyền sở hữu của người cho thuê nên rủi ro mất vốn không lớn. - Người thuê có thể tiếp cận với công nghệ hiện đại Các công ty cho thuê tài chính chuyên môn hoá trong lĩnh vực của họ nên thường am hiểu kĩ về thị trường tài sản và thường được phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Nhờ đó người thuê có thể tiếp cận với nhà sản xuất và những sản phẩm tiên tiến, hiện đại; tạo ra khả năng đổi mới công nghệ nhanh chóng với chi phí thấp - đây là điều đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay - cùng với những dịch vụ đào tạo, hướng dẫn, bảo trì… kèm theo của nhà cung cấp. Mặt khác, mối quan hệ kinh doanh cùng với những kinh nghiệm về thị trường tài sản của công ty cho thuê tài chính cho phép người thuê có thể bán tài sản cũ, tài sản không sử dụng để đổi mới công nghệ. c) Về phía người cho thuê - Cho thuê tài chính có mức độ rủi ro thấp hơn cho vay Trong suốt thời hạn thuê, người cho thuê vẫn nắm quyền sở hữu tài sản thuê nên họ có thể nhanh chóng chiếm hữu lại tài sản nếu người thuê không tuân thủ hợp đồng. Như vậy, có thể coi tất cả các hợp đồng cho thuê tài chính đều có tài sản thế chấp. Mặt khác, khi cơ chế xử lý tài sản đảm bảo tiền vay của nước ta còn chưa đồng bộ, hoạt động cho vay càng trở nên rủi ro hơn so với cho thuê tài chính. Tuy nhiên, việc tịch thu tài sản không phải là biện pháp đảm bảo rủi ro mà các công ty cho thuê tài chính mong muốn, hầu hết các công ty đều trông chờ vào phẩm chất của người thuê. Khả năng giảm thiểu rủi ro đòi hỏi 2 yếu tố, về pháp luật - là những văn bản quy phạm về quyền sở hữu - và về thị trường - yêu cầu về sự tồn tại một thị trường thiết bị, máy móc cũ - để tài sản cho thuê có thể dễ dàng được xử lý trong điều kiện rủi ro xảy ra. - Tránh được rủi ro đạo đức và sự lựa chọn đối nghịch Trong các quan hệ tín dụng, rủi ro đạo đức và sự lựa chọn đối nghịch rất dễ xảy ra; người vay có thể sử dụng sai mục đích cam kết trong hợp đồng các khoản tiền vay, vì thế tạo rủi ro lớn hơn đối với khoản vay đó, mặt khác chính những người nay lại có nỗ lực lớn trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ, điều này dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán các khoản vay. Đây là điều nguy hiểm đối với
  • 17. Trang 17 / 58 các tổ chức tín dụng. Hoạt động cho thuê tài chính tài trợ người thuê bằng tài sản đồng thời không chuyển quyền sở hữu nên giảm được những rủi ro trên. - Phát triển mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy bán hàng Do sự chủ động tham gia vào các giao dịch mua bán giữa bên thuê và nhà cung cấp, công ty cho thuê tài chính phát triển rộng hơn quan hệ của mình và vì thế có điều kiện phát triển hoạt động của mình. Là định chế tài chính, các công ty này thúc đẩy việc giao dịch hàng hoá thông qua việc giới thiệu, quảng bá… dẫn người mua đến với người bán. Là người bán, hình thức thuê tài chính được xem như một dạng khuyến mãi sản phẩm. 1.5. Kinh nghiệm phát triển hoạt động cho thuê tài chính ở một số nước. 1.5.1. Trung Quốc Hoạt động CTTC ở Trung Quốc được triển khai từ đầu thập niên 80 nhờ có chính sách mở cửa, cải cách đầu tư mà sau 10 năm ngành CTTC ở Trung Quốc phát triển nhanh chóng về số lượng cũng như loại hình công ty CTTC rất đa dạng. Trong 60 công ty CTTC thì có 25 liên doanh với nước ngoài. Các công ty tài chính đầu tư, công ty tài chính tư vấn vẫn được phép thực hiện hoạt động CTTC như là một nghiệp vụ phụ bên cạnh hoạt động kinh doanh chính. Doanh thu từ hoạt động CTTC tăng đáng kể qua các năm. cụ thể chỉ sau khi thành lập 1 năm thì doanh số CTTC là 13,2 triệu USD (năm 1981) thì đến năm năm 1987 con số này gần 1 tỷ USD. Như vậy chỉ sau 6 năm đưa vào vận hành hoạt động CTTC doanh số CTTC đã đạt 3 tỷ USD. Trong nghiệp vụ CTTC, các công ty CTTC ở Trung Quốc thực hiện tài trợ toàn bộ giá trị của tài sản thuê trong đó bên thuê được quyền chọn những tài sản cho thuê cho đến hết thời hạn hợp đồng và được trích khấu hao tài sản thuê. Điều đặc biệt là hoạt động CTTC chịu sự chi phối bởi kế hoạch và chính sách của Nhà nước. Ngay cả nguồn vốn đưa ra và lịch thanh toán nợ đều dựa trên kế hoạch nhà nước. Và để tránh việc đầu tư vào những máy móc thiết bị lạc hậu, lỗi thời và không phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, Chính phủ quy định thiết bị cho thuê phải được đưa vào danh mục quản lý của Nhà nước hoặc kế hoạch của địa phương và là đối tượng phải được sự chấp thuận của
  • 18. Trang 18 / 58 Nhà nước hoặc các cơ quan quản lý. Đồng thời Chính phủ quy định tất cả các công ty CTTC phải tìm một nhà cung cấp thích hợp, nắm được giá cả cung ứng thiết bị cũng như chất lượng, công nghệ và các đặc tính kỹ thuật khác của các máy móc thiết bị đó. Thậm chí, công ty CTTC còn phối hợp với bên cung ứng để huấn luyện cho bên thuê cách sử dụng và vận hành tài sản. Ngoài ra, Chính phủ thực hiện cải tổ, sắp xếp lại toàn diện nền kinh tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài chính dưới hình thức các công ty CTTC liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài nhằm tận dụng nguồn vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Mặt khác, bằng việc tạo dựng được môi trường pháp lý thuận lợi và ban hành chính sách khuyến khích sự phát triển của loại hình dịch vụ này thích hợp như: Các công ty CTTC được miễn thuế thu nhập DN trong hai năm đầu và sau năm thứ ba nếu có lợi nhuận mới phải nộp thuế, quy định thuế suất thuế lợi tức ưu đãi đối với dịch vụ CTTC và một loạt các văn bản khác đã làm cho thị trường CTTC phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng. Để thúc đẩy hoạt động CTTC, ở Trung Quốc đã nhanh chóng hình thành hiệp hội CTTC với mục đích bảo vệ lợi ích của hoạt động CTTC, đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác của các thành viên trong hiệp hội. Thông qua hiệp hội, các thành viên sẽ nhận được sự hỗ trợ, hợp tác phát triển, học hỏi lẫn nhau và đưa ra những vướng mắc chung kêu gọi chính phủ quan tâm giải quyết. 1.5.2. Hàn Quốc Hoạt động CTTC được áp dụng ở Hàn Quốc vào những năm 1970 và được coi là một trong những quốc gia đầu tiên tại châu Á áp dụng hoạt động này để tài trợ vốn cho nền kinh tế. Ở Hàn Quốc những năm 1970, tình hình kinh tế ở trạng thái nhu cầu đầu tư thiết bị vượt quá tiền vốn đòi hỏi cần bổ sung loại hình tài trợ mới và hoạt động CTTC được đưa vào áp dụng dưới sự giám sát của Bộ Tài chính, ngay sau khi đưa vào áp dụng CTTC đã trở thành công cụ để thúc đẩy đầu tư trong nước cho tăng trưởng kinh tế. Năm 1995, có 25 công ty CTTC hoạt động với quy mô thị trường là 18 tỷ USD, chiếm 30% so với toàn bộ thiết bị trong nước và đứng thứ 4 thế giới về doanh số CTTC.
  • 19. Trang 19 / 58 Điều chỉnh hoạt động CTTC tại Hàn Quốc bởi “Luật khuyến khích ngành cho thuê” được ban hành vào năm 1973 và được sửa đổi liên tục do thị trường CTTC được mở rộng và đến năm 1993 được đổi tên thành “Luật kinh doanh cho thuê”. Điều này thể hiện tính tự do hoá của thị trường tài chính Hàn Quốc và đến 1998 cùng với sự cơ cấu lại thị trường tài chính Luật kinh doanh cho thuê được thay thế bằng “Luật kinh doanh tài trợ tín dụng đặc biệt”. Hỗ trợ một cách đáng kể cho các DNNVV đầu tư vào thiết bị với số tiền là 4,9 tỷ USD chiếm 52,7% tổng doanh số CTTC trong năm 1993. Theo Luật khuyến khích cho thuê thì bên cho thuê được hướng dẫn duy trì mức tối thiểu 50% tổng cho thuê dành cho DNNVV. Cũng trong Luật khuyến khích cho thuê hướng dẫn các công ty CTTC phải duy trì mức tối thiểu 40% tổng cho thuê dành cho ngành sản xuất trong nước. Cũng trong năm 1993, tổng số cho thuê máy móc thiết bị, ngành sản xuất máy móc trong nước chiếm 59,1% với số tiền 5,4 tỷ USD. Điều này đã nói CTTC đã đóng góp vào sự phát triển của ngành sản xuất máy móc trong nước. Tiêu chuẩn xử lý kế toán trong CTTC được Chính phủ ban hành vào ngày 01/01/1985 và được sửa đổi vào tháng 3/1993, trường hợp giá trị hiện tại của phí cho thuê áp dụng là trên 90% giá chính thức thì có khả năng khấu hao thiết bị trong thời gian thuê. Một trong những nhân tố giúp hoạt động CTTC tại Hàn Quốc thoát ra khó khăn quản lý bằng việc tăng cường tiêu chuẩn kế toán. Ngày 18/03/2005, Uỷ ban tiêu chuẩn kế toán- Viện nghiên cứu kế toán Hàn Quốc công bố và thông qua bản tiêu chuẩn kế toán doanh nghiệp và tiêu chuẩn này cũng áp dụng đối với bản hợp đồng cho thuê. Như vậy, có thể khẳng định hoạt động CTTC ở Hàn Quốc phát triển nhanh là do những nguyên nhân sau: Thứ nhất, có sự tham gia của Chính phủ trong việc có định hướng về cơ cấu tài sản cho thuê, áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ, hạn chế tín dụng ngân hàng đối với các tập đoàn kinh tế lớn nên những quy định thông thoáng của CTTC giúp ngành này trở nên hấp dẫn. Thứ hai, thực hiện khuyến khích đầu tư và ưu đã thuế. Chính phủ chủ động hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển bằng những chính sách thuế, hạch toán khấu hao tài sản và quy định nhiều quyền có lợi cho bên cho thuê.
  • 20. Trang 20 / 58 Thứ ba, có hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động CTTC và được cụ thể hoá thành luật. Đồng thời quy định rõ ràng việc xử lý kế toán nghiệp vụ kế toán CTTC. Thứ tư, khuyến khích phát triển các DNNVV cùng với nền kinh tế phát triển như vũ bão kéo theo nhu cầu lớn về vốn cho việc đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất. Thứ năm, khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư của người nước ngoài. 1.5.3. Malaysia Ở Malaysia, hoạt động CTTC cũng được thành lập năm 1974 và phát triển nhanh chóng vào cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, đến năm 1985-1986, với những kinh nghiệm còn yếu và sự sửa đổi các biện pháp hành chính của Chính phủ nhằm xóa bỏ những lổ hỗng về thuế và thắt chặt việc sử dụng thuật ngữ “Cho thuê” đã ảnh hưởng đến hoạt động CTTC. Và đến năm 1989-1990, nền kinh tế của Malaysia phục hồi, phần lớn các khu vực kinh tế được mở rộng, đặc biệt là khu vực công nghiệp, điều đó lại thúc đẩy hoạt động CTTC phát triển. Ở Malaysia, công ty CTTC chủ yếu thực hiện các dịch vụ cho thuê thiết bị và tiến hành cả hai hình thức CTTC và cho thuê vận hành. Cho thuê vận hành có chiều hướng tăng lên: Năm 1989, CTTC chiếm 86%, cho thuê vận hành chiếm 14% trong tổng số hợp đồng cho thuê thì đến năm 1990, tỉ lệ này tương ứng là 79,3% và 20,7%. Như vậy, hoạt động CTTC ở Malaysia phát triển là do có sự quan tâm của Chính phủ trong việc khuyến khích phát triển hoạt động này thông qua các chính sách thuế và các quy định liên quan đến hoạt động CTTC. Ngoài ra, các công ty CTTC đã đẩy mạnh các hoạt động của mình thông qua việc đa dạng hoá các sản phẩm và loại hình cho thuê. 1.5.4. Nhật Bản. Vào cuối những năm 80 hầu hết các Công ty cho thuê tài chính ở Nhật Bản đều tập trung kinh doanh bất động sản, họ cho rằng giá trị về đất đai, công xưởng sẽ không bao giờ giảm. Tuy nhiên đến năm 1990, Chính phủ Nhật đã ra một loạt các chính sách hạn chế sự bùng nổ của thị trường bất động sản. Kết quả là một
  • 21. Trang 21 / 58 loạt các Công ty cho thuê tài chính Nhật Bản bị phá sản. Đây là một bài học lớn cho các công ty cho thuê tài chính khác: phải biết chọn lùa danh mục cho thuê một cách thận trọng. Nền kinh tế phát triển thì hoạt động CTTC cũng phát triển và ngược lại, do đó khi gặp thời kỳ kinh tế khủng hoảng thì nên chú ý nhiều hơn đến vấn đề rủi ro trong hoạt động để có thể thu hồi được tài sản, tránh gây những thua lỗ không đáng. 1.6. Rủi ro trong Hoạt Động Cho Thuê Tài Chính. 1.6.1. Rủi ro tín dụng và tác hại của nó đến hoạt động cho thuê tài chính a) Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay vốn hay tổ chức phát hành chứng khoán không thanh toán được tiền lãi hoặc vốn gốc hoặc cả hai. Tương tự, rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính là khả năng xảy ra tổn thất ( trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất phát từ việc bên thuê không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng như cam kết trong hợp đồng cho thuê tài chính hoặc mất khả năng thanh toán. b) Tác hại của rủi ro tín dụng - Làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận, ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn. - Làm tăng rủi ro thanh khoản. - Làm giảm uy tín. - Làm tăng rủi ro mất vốn. c) Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính. - Nguyên nhân từ phía khách hàng:  Đối với khách hàng cá nhân:  Khách hàng bị suy giảm năng lực hành vi dân sự.  Khách hàng bị suy giảm năng lực tài chính.  Do khách hàng kính doanh nhỏ lẻ.  Do hoàn cảnh gia đình không thuận lợi.  Đối với khách hàng doanh nghiệp:
  • 22. Trang 22 / 58  Do năng lực tài chính của doanh nghiệp yếu kém.  Do giá trị của tài sản thuê suy giảm quá nhanh.  Do biến động của thị trường đầu vào và đầu ra. - Nguyên nhân từ phía Công ty cho thuê tài chính.  Do Công ty CTTC định kỳ hạn nợ chưa chính xác.  Do Công ty CTTC cho thuê vượt quá khả năng quản lý của khách hàng. Do Công ty CTTC thu thập thông tin không đầy đủ và chính xác về khách hàng thuê, dự án thuê và tình hình thị trường.  Do Công ty CTTC thiếu kiểm tra, giám sát trước, trong và sau giải ngân. Do có những hạn chế trong quy trình nghiệp vụ của Công ty CTTC.  Do sự hạn chế về năng lực và đạo đức của cán bộ. - Các rủi ro từ môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý. 1.6.2. Rủi ro lãi suất Nguồn vốn hoạt động của các Công ty CTTC thường được huy động từ các nguồn sau: - Được nhận tiền gởi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân. - Được phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gởi và giấy tờ có giá khác có kỳ hạn trên một năm để huy động vốn của tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước… - Được vay vốn của các tổ chức tài chính, , tín dụng trong và ngoài nước. Rủi ro lãi suất chính là sự tổn thất về lãi của người cho vay, do lãi suất đi vay tăng hoặc lãi suất cho vay giảm hoặc lãi suất cho vay và đi vay đều tăng hoặc đều giảm, nhưng mức đố tăng giảm khác nhau làm ảnh hưởng đến thu nhập ròng của người cho vay. Trong cho thuê tài chính, rủi ro lãi suất thường xảy ra trong các trường hợp sau: - Đi vay và tài trợ vốn với lãi suất cố định nhưng khác nhau về thời hạn. Thường là đi vay với thời gian ngắn, còn cho thuê tài chính với thời gian dài. Trong trường hợp này với lãi suất thị trường tăng sẽ xuất hiện rủi ro lãi suất. - Đi vay và cho thuê tài chính với lãi suất thả nổi nhưng khác nhau về thời hạn hoặc định kỳ tính lãi.
  • 23. Trang 23 / 58 - Tài trợ thuê tài chính với lĩa suất cố định nhưng đi vay với lãi suất thả nổi hoặc ngược lại. 1.6.3. Rủi ro tỷ giá hối đoái Loại rủi ro này được thể hiện trong mối quan hệ: vay ngoại tệ khách hàng và nước ngoài để tài trợ các doanh nghiệp trong nước. Trong trường hợp nếu tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ tăng (do đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ) sẽ tất nhiên xuất hiện rủi ro về tỷ giá. 1.6.4. Rủi ro liên quan đến tài sản Trong hoạt động cho thuê tài chính, các rủi ro liên quan đến tài sản thường là: - Sự mất mát và hư hỏng tài sản: Mặc dù hợp đồng thuê tài chính có điều khoản quy định: Bên đi thuê có trách nhiệm bảo quản và chịu trách nhiệm về những rủi ro liên quan đến mất mát và hư hỏng tài sản. Khi rủi ro này xảy ra sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và tất yếu làm giảm khả năng thanh toán của người đi thuê. - Tài sản thuê không có khả năng luân chuyển khi người đi thuê trả lại: Sau khi kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính, bên đi thuê có thể trả lại tài sản và người cho thuê có thể bán hoặc cho thuê tiếp. Tuy nhiên, nếu thị trường không chấp nhận tài sản này hoặc chấp nhận với mức giá thấp hơn mức tối thiểu cần phải thu hồi thì bên cho thuê phải gánh chịu rủi ro.
  • 24. Trang 24 / 58 PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Á CHÂU. 2.1. Lịch sử hình thành của ACB Leasing. Công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu ( dưới đây được gọi là Công ty) là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Á Châu, do Ngân hàng Á Châu làm chủ sở hữu và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty. Tên đầy đủ tiếng việt: Công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu. Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu. Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Asia Commercial Bank Leasing Company Limited. Tên viết tắt bằng tiếng Anh: ACBL.Co.,Ltd. Trụ sở chính: 131 Châu Văn Liêm, Phường 14, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Địa bàn hoạt động của Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu là địa bàn hoạt động của Ngân hàng Á Châu được quy định trong điều lệ Ngân hàng Á Châu. Công ty có tài khoản riêng mở tại Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng trong nước, ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Á Châu. Thời gian hoạt động: Thời gian hoạt động của công ty là 50 năm và phải phù hợp với thời gian hoạt động của Ngân hàng Á Châu. Công ty có thể kéo dài hoặc giải thể trước thời hạn hoạt động theo quyết định của Hội đồng quản trị
  • 25. Trang 25 / 58 Ngân hàng Á Châu sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, mỗi lần gia hạn không quá 50 năm. Địa bàn hoạt động chủ yếu : TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương… Vốn hoạt động của công ty gồm các nguồn sau: Vốn điều lệ, Vốn huy động, Vốn vay, Các quỹ theo quy định của pháp luật, Lợi nhuận chưa chia, Các loại vốn khác. Vốn điều lệ, hình thức góp vốn, tăng giảm vốn điều lệ: Vốn điều lệ của Công ty là: 200.000.000.000 ( Hai trăm tỷ Đồng Việt Nam) Toàn bộ vốn điều lệ của Công ty là do Ngân hàng Á Châu cấp. Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm do Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu quyết định tùy theo tình hình hoạt động của Công ty và chỉ thực hiện sau khi Ngân hàng Nhà nước chấp nhận và đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. 2.2. Cơ cấu tổ chức và các đơn vị trực thuộc Cơ cấu tổ chức: Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc; Ban kiểm soát; Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc; Kế toán trưởng; Cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc do Tổng giám đốc tham mưu trình Hội đồng quản trị Công ty quyết định phù hợp với nhu cầu thực tế và quy định của pháp luật. Hội đồng quản trị Công ty gồm 3 thành viên, bao gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và Ủy viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị công ty gồm 2 thành viên chuyên trách và 1 thành viên kiêm nhiệm. Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Công ty; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Công ty. Số lượng thành viên Ban Kiểm Soát gồm 3 thành viên, bao gồm 2 thành viên chuyên trách và một thành viên kiêm nhiệm.
  • 26. Trang 26 / 58 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức 2.3. Nội dung hoạt động: a) Huy động vốn từ các nguồn sau: Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của tổ chức, cá nhân; Vay vốn ngắn, trung và dài hạn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; Phát hành các loại giấy tờ có giá như kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi trái phiếu và các loại giấy tờ khác có thời hạn trên 1 năm để huy động HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRỢ LÝ BAN TÍN DỤNG KINH DOANH HỖ TRỢVẬN HÀNH Phòng kinh doanh 1 Phòng kinh doanh 2 Bộ phận phân tích tín dụng Bộ phận quan hệ đối tác Phòng dịch vụ khách hàng Bộ phận pháp chế và tuân thủ Bộ phận thẩm định tài sản Phòng kế toán – hành chánh Các chi nhánh/Phòng giao dịch/Văn phòng đại diện
  • 27. Trang 27 / 58 vốn của tổ chức và cá nhân trong nước theo quy định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn; Tiếp nhận các nguồn vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. b) Thực hiện các nghiệp vụ sau đây theo quy định của Ngân hàng Nhà nước: Cho thuê tài chính; Mua và cho thuê theo hình thức cho thuê tài chính; Tư vấn cho khách hàng về những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính; Thực hiện các dịch vụ ủy thác cho thuê tài chính ( nhận ủy thác bằng máy móc, thiết bị hoặc các nguồn vốn để nhập máy móc, thiết bị cho thuê tài chính đối với khách hàng) và các dịch vụ ủy thác khác liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính; Thực hiện các dịch vụ quản lý tài sản liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính; Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước; Cho thuê vận hành Bán các khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính cho các tổ chức cá nhân. c) Thực hiện hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật. d) Thực hiện các nghiệp vụ khác khi được Ngân hàng cho phép. 2.4. Thực trang thị trường cho thuê tài chính tại Việt Nam. Loại hình cho thuê tài chính (CTTC) góp phần giảm gánh nặng cho hệ thống ngân hàng trong việc cung ứng vốn đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị phần về huy động và dư nợ cho thuê của các công ty CTTC vẫn còn khá khiêm tốn.
  • 28. Trang 28 / 58 2.4.1. Chủ thể tham gia Hiện nay mới chỉ có 12 công ty CTTC trong đó 8 công ty thuộc hiệp hội CTTC Việt Nam với tổng số vốn điều lệ là 2.500 tỉ đồng và 4 công ty 100% vốn nước ngoài, theo Ông Đàm Đức Long – Tổng thư ký Hiệp hội Cho thuê Tài chính Việt Nam Các chủ thể có nhu cầu thuê tài chính trên thị trường cho thuê tài chính là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh,... và cá nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, thực tế thì khách hàng đi thuê chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải và xây dựng. 2.4.2. Hàng hóa trên thị trường cho thuê tài chính Thực trạng hàng hoá CTTC tại Việt Nam: Hiện nay, tài sản cho thuê tài chính chủ yếu tập trung vào phương tiện vận tải, máy móc thiết bị đáp ứng được tỷ lệ 37% so với nhu cầu của nền kinh tế. Tiếp đến là máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ cũng chỉ đáp ứng được 34% so với nhu cầu của nền kinh tế. Máy móc, thiết bị của một ngành khác được tài trợ bằng phương thức thuê tài chính như thiết bị ngành in, máy móc công trình sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản cũng chiếm một tỷ trọng thấp so với nhu cầu của nền kinh tế. Đánh giá thực trạng hàng hoá CTTC tại Việt Nam: Chiến lược khách hàng tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt ưu tiên cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, thị trường đầu ra ổn định, có khả năng quản lý và tiềm năng phát triển tốt. Việc đầu tư dưới hình thức CTTC ngày càng được mở rộng ở tất cả các lĩnh vực như giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, bệnh viện, nông nghiệp,…Tài sản cho thuê chủ yếu tập trung vào phương tiện vận tải, máy móc thiết bị… có chất lượng và mức độ công nghệ có trình độ trung bình, dây chuyền công nghệ cao và máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến còn chiếm một tỷ trọng thấp trong hoạt động cho thuê của các công ty CTTC. Các công ty CTTC chưa áp dụng tài sản cho thuê là bất động sản.
  • 29. Trang 29 / 58 2.4.3. Phương thức cho thuê tài chính Tuy có nhiều phương thức giao dịch cho thuê tài chính nhưng trên thị trường cho thuê tài chính Việt Nam hiện nay phổ biến có 3 phương thức: - Phương thức giao dịch CTTC 3 bên. - Phương thức giao dịch CTTC 2 bên. - Phương thức giao dịch mua và cho thuê lại (bán và tái thuê). 2.4.4. Giá cả cho thuê tài chính Giá cả CTTC hiện nay thường cao hơn so với các loại hình tín dụng khác, chưa hấp dẫn được các khách hàng thuê. Lãi suất CTTC cao hơn so với lãi suất cho vay trung dài hạn từ 20% đến 25% và cao hơn 10% nếu tài sản được mua sắm trực tiếp từ nhà sản xuất. Mặc dù cho thuê tài chính là loại hình cấp tín dụng trung và dài hạn khá phổ biến trên thế giới và có nhiều lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên, sau 15 năm có mặt, thị trường cho thuê tài chính Việt Nam chỉ có 14 công ty được thành lập dưới các hình thức sở hữu khác nhau. Vốn điều lệ trung bình của một doanh nghiệp cho thuê tài chính là 150 tỉ đồng - rất nhỏ so với vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại (thường là trên 1.000 tỉ đồng). Và hiện có nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. 2.4.5. Mức nợ xấu Theo Báo cáo Định dạng hệ thống tổ chức tín dụng vừa được Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia công bố cho thấy số liệu rất đáng quan ngại về tình hình hoạt động của các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu (nợ dưới chuẩn, nghi ngờ hoặc hiện hữu khả năng mất vốn) của các đơn vị này tính đến giữa năm 2011 lên tới 45,38% tổng dư nợ. Trong khi đó, tỷ lệ bình quân toàn ngành ngân hàng chỉ là 3,11%, Mức nợ xấu này cao gấp 15 lần tỷ lệ nợ xấu trung bình của hệ thống các tổ chức tín dụng. (đều tính theo chuẩn kế toán của Việt Nam).
  • 30. Trang 30 / 58 Tổng tài sản của các công ty này đạt 19.242 tỷ đồng tại cùng thời điểm nhưng vốn chủ sở hữu đã âm 2.174 tỷ đồng. Trong khi đó, hệ số an toàn vốn (CAR - vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro) tại các tổ chức này đang ở mức - 10,92%, kém xa so với mức trung bình của toàn hệ thống là 11,67% cũng như mức tối thiểu 9% theo quy định hiện hành. Theo phân tích của các chuyên gia, tỷ lệ nợ xấu của các doanh nghiệp này tuy ở mức rất cao nhưng chưa trực tiếp ảnh hưởng tới an toàn toàn hệ thống bởi với tài sản đạt trên 19.200 tỷ đồng, các công ty cho thuê tài chính hiện chỉ chiếm hơn 4% tổng tài sản của các tổ chức tín dụng. 2.5. Đánh giá thị trường CTTC tại Việt Nam 2.5.1. Những thành tựu BBảng 2.1:
  • 31. Trang 31 / 58 Thứ nhất, góp phần hoàn thiện thị trường tài chính (TTTC). Sự ra đời của hoạt động CTTC đã trở thành kênh dẫn vốn mới bên cạnh các kênh tuyền thống từ các ngân hàng thương mại (NHTM), qua đó góp phần giảm sức ép gánh nặng cho hệ thống NHTM trong việc cung ứng vốn đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Chính sự có mặt của 12 công ty CTTC đang góp phần vào việc hoàn thiện các thể chế tài chính và các dịch vụ tài chính theo đúng kỳ vọng của đến án chiến lược tài chính của VN đến năm 2020 được phê duyệt ngày 18 tháng 4 năm 2012. Biểu đồ 1: Tổng dư nợ CTTC ở Việt Nam Bảng 2.2
  • 32. Trang 32 / 58 Sự phát triển của hoạt động CTTC không chỉ thể hiện qua số lượng công ty CTTC hình thành và phát triển mà còn thể hiện qua hoạt động của nó, cụ thể là hoạt động CTTC. Điều này được minh chứng qua việc dư nợ CTTC tăng nhanh qua các năm. Nếu năm 2008 dư nợ CTTC là 9.082 triệu đồng thì đến năm 2011 là 11.994 triệu đồng, tăng 32,06%. Thứ hai, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đầu tư vào công nghệ, máy móc thiết bị. Hoạt động CTTC được áp dụng chủ yếu là cho thuê máy móc thiết bị và các động sản khác. Với đặc tính vốn có của hoạt động này là không cần tài sản thế chấp, các DNNVV, các doanh nghiệp mới thành lập vẫn dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn này, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới công nghệ. Dư nợ cho thuê được thể hiện dưới nhiều loại tài sản. Tuy nhiên, tài sản cho thuê chủ yếu vẫn tập trung ở các phương tiện vận chuyển. Năm 2011, dư nợ cho thuê vẫn tập trung vào tàu thuyền, ô tô và chiếm tới 51,8%, còn các tài sản dây chuyền sản xuất, thiết bị y tế còn rất thấp. Thứ ba, các công ty CTTC đã xác lập được thị phần và chiến lược kinh doanh. Sau thời gian đi vào hoạt động, các công ty CTTC đã bắt đầu khẳng định vị thế của mình trong hệ thống tài chính, đã góp phần tạo thêm một kênh huy động vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là cho các DNNVV. Hiện nay, sự có mặt của 12 công ty CTTC gồm 7 công ty trực thuộc NHTM, 4 công ty 100% vốn nước ngoài và 1 công ty thuộc tập đoàn công nghiệp. Theo đánh giá thì trong thời gian tới các công ty CTTC sẽ phát triển nhanh về quy mô, mạng lưới và chất lượng dịch vụ. 2.5.2. Những hạn chế Thứ nhất, dư nợ cho thuê còn thấp so với tổng mức dư nợ tín dụng. Nếu như các nước đang phát triển, tỷ trọng hoạt động CTTC so với thị trường tín dụng vào khoảng 15 đến 20% thì ở VN tỷ trọng này năm 2008 là 2,2%, năm 2009 1,8%, năm 2009 là 1,7% và năm 2011 là 1,6%. Điều đáng lo ngại là tỷ trọng dư nợ CTTC co xu hướng giảm dần trong những năm gần đây, trong khi đó, đối tượng khách hàng phù hợp để sử dụng dịch vụ CTTC là các DNNVV là chủ yếu, chiếm trên 90% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động ở VN.
  • 33. Trang 33 / 58 Thứ hai, nợ xấu có xu hướng tăng cao, điều đáng quan tâm là ngay cả những công ty có thời gian hoạt động lâu năm, có kinh nghiệm trong hoạt động này, song nợ xấu vẫn không hề giảm. Theo nguồn tin không chính thức thì nợ xấu năm 2008 là 4,3% và con số này tăng rất cao trong những năm gần đây. Thứ ba, mạng lưới hoạt động còn hạn hẹp, phân bổ không đều giữa các địa phương. Nếu như mạng lưới hoạt động của các NHTM trải đều ở các tỉnh, thành phố thì mạng lưới hoạt động của các công ty CTTC chỉ bó hẹp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thứ tư, sản phẩm cung cấp cho thị trường chưa đa dạng, chủ yếu sử dụng sản phẩm truyền thống là cho thuê 3 bên. Trong 12 công ty CTTC hiện nay, chỉ có công ty CTTC II Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN là cung cấp cho thị trường sản phẩm tương đối đa dạng. Ngoài sản phẩm truyền thống, công ty đã triển khai và áp dụng các sản phẩm như bán các khoản phải thu, cho thuê hợp vốn, cho thuê vận hành. Thứ năm, trong công tác tác nghiệp, việc xử lý nghiệp vụ vẫn còn mang dáng dấp của sản phẩm cho vay trung và dài hạn của NHTM, công tác xử lý kế toán trong cho thuê tài chính còn nhiều lúng túng (đặc biệt khi thu hồi tài sản, Biểu đồ 2: Thể hiện nợ xấu so với tổng dự nợ qua các năm nămnăm
  • 34. Trang 34 / 58 thực hiện mua và cho thuê lại tài sản, cho thuê vận hành…). Do đó ảnh hưởng đến thủ tục xét duyệt cho vay, quy trình tài trợ còn phức tạp, chậm chạp, gây khó khăn cho khách hàng khi thanh toán nợ điều này đã làm giảm đi tính ưu việt, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm CTTC vốn là đơn giản về mặt thủ tục. Thứ sáu, nguồn vốn hoạt động chủ yếu từ vốn điều lệ của công ty và vay từ NHTM mẹ, các hình thức huy động vốn khác như phát hành trái phiếu, mua hàng trả chậm từ nhà sản xuất, hợp tác đồng tài trợ hầu như không có. Thứ bảy, việc bán tài sản thu hồi còn chậm ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt động của Công ty. Tài sản thu hồi không thể cho thuê tiếp, hoặc bán lại với giá thấp hơn dư nợ hoặc không bán được. Thời gian thực hiện thu hồi, bán đấu giá tài sản kéo dài, mà tài sản thì xuống cấp rất nhanh nên tiềm ẩn rủi ro cao, dễ mất vốn. Thu hồi, khởi kiện gặp khó khăn hơn nếu Bên thuê thiếu thiện chí hợp tác. Tài sản là động sản nên việc tháo ráp, vận chuyển đối với dây chuyển sản xuất là rất khó khăn. 2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế Thứ nhất, vẫn còn một số bất cập, vướng mắc trong cơ chế chính sách khuôn khổ pháp luật như vấn đề về thuế trong trường hợp bán và thuê lại, hoặc khi thu hồi tài sản CTTC chưa được thực hiện như phát mãi tài sản thế chấp khi vay từ NHTM, khấu trừ thuế GTGT khi khách hàng thanh toán tiền thuê, về việc thu hồi tài sản, về giới hạn cho thuê. Thứ hai, phần lớn các công ty CTTC ở VN trực thuộc các NHTM, do đó, hoạt động CTTC như là một mảng hoạt động của NHTM, chiến lược kinh doanh của công ty CTTC phụ thuộc vào chiến lược của NHTM mình trực thuộc. Nguồn vốn hoạt động của các công ty CTTC chủ yếu dựa trên cơ sở vốn điều lệ và vốn điều chuyển từ NHTM trực thuộc. Mặc dù, các công ty có chức năng huy động vốn nhưng so với sản phẩm huy động vốn của NHTM thì sản phẩm huy động vốn của các công ty CTTC quá đơn điệu. Cụ thể theo Quyết định số 1160/QĐ- NHNN, công ty CTTC không được huy động vốn ngắn hạn và khách hàng không được rút vốn trước hạn nếu thời gian chưa gửi vốn chưa đủ 12 tháng và việc dùng khoản tiền gửi tại công ty CTTC để cầm cố vay vốn tại các NHTM là không hề đơn giản. Mặt khác, khách hàng cá nhân chưa có thói quen gửi vốn vào
  • 35. Trang 35 / 58 các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Khách hàng gửi vốn tại các công ty CTTC chủ yếu là một số bạn hàng có hợp tác trong kinh doanh như đơn vị bảo hiểm, nhà cung cấp. Tuy nhiên, nguồn vốn này không đáng kể so với nhu cầu vốn kinh doanh. Do đó, việc huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi của nền kinh tế đối với khối các công ty CTTC là rất thấp. Thứ ba, do trình độ nhân viên của công ty CTTC chủ yếu được điều động từ NHTM sang nên hạn chế về mặt kỹ thuật. Đối với hoạt động CTTC có đặc trưng là gắn với tài sản nên tính chuyên nghiệp trong kinh doanh của các công ty CTTC được thành lập dưới hình thức này không cao. Ở các nước các công ty CTTC được hình thành từ các nhà sản xuất công nghiệp, các tập đoàn công nghiệp - tài chính, CTTC mang tính chuyên dùng, gắn với một loại hay một số loại tài sản cho thuê. Chẳng hạn như như công ty CTTC thuộc tập đoàn công nghiệp tài chính Hyundai chuyên cho thuê ô tô; công ty CTTC thuộc tập đoàn công nghiệp tài chính Doosan chuyên cho thuê thiết bị thi công xây dựng công trình. Thứ tư, chi phí sử dụng vốn của các công ty CTTC cao vay của các NHTM. Bởi lẽ để có vốn kinh doanh các công ty CTTC phải huy động từ các NHTM và các chủ thể khác để có lợi nhuận đòi hỏi công ty CTTC phải xây dựng lãi suất cho thuê cao hơn lãi suất đầu vào của công ty CTTC. Mặt khác, bên thuê còn phải nộp một khoản tiền ký quỹ cũng như phải chiụ các khoản chi phí vận hành chạy thử vào mua bảo hiểm cho tài sản thuê. Chính điều đó làm cho lãi suất đi thuê cao hơn lãi suất vay từ các NHTM. Đây là một trong điểm yếu của các công ty CTTC so với các TCTD cung cấp vốn. Thứ năm, công tác thẩm định dự án còn hạn chế. Mặc dù công tác thẩm định dự án đã được quan tâm nhưng kết quả chưa đạt được như mong đợi, chất lượng thẩm định dự án cho thuê còn bất cập như thông tin số liệu làm căn cứ tính toán thẩm định các dự án cho thuê (nhất là dự án mới) chưa đầy đủ và chưa cập nhật kịp thời dẫn đến khó đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội và tính khả thi của dự án cho thuê, chưa đánh giá hiệu quả dự án trong mối liên hệ với dự án đầu tư tổng thể hoặc các dự án vay vốn khác của khách hàng, chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu “chuẩn” cho từng loại dự án cho thuê theo từng lĩnh vực đầu tư
  • 36. Trang 36 / 58 giúp cho việc so sánh, đánh giá khi tiến hành thẩm định. Qua khảo sát cho thấy việc tuân thủ quy trình CTTC của một số công ty chưa được đảm bảo. Cụ thể nhiều tài sản thuê chưa được mua bảo hiểm hoặc chỉ mua bảo hiểm một năm một lần chứ không mua toàn bộ thời hạn thuê thêm vào đó là sự quản lý theo dõi không sát sao, đến khi hết hạn bảo hiểm không mua kịp thời đến khi rủi ro xảy ra không có nguồn để bù đắp. Ngoài ra, các công ty CTTC thiếu chuyên môn trong quá trình kiểm tra, theo dõi và hỗ trợ bên thuê tài chính trong quá trình khai thác tài sản nên rủi ro là điều khó tránh khỏi. Thứ sáu, đối tượng khách hàng là DNNVV nên ý thức chấp hành luật pháp vẫn chưa nghiêm, sổ sách không minh bạch. Khách hàng thường có ba số liệu về hoạt động SXKD phục vụ cho ba mục đích khác nhau. Để NHTM dễ dàng cấp tín dụng, số liệu “đẹp hơn” thực tế, nhưng để giảm bớt nghĩa vụ thực hiện NSNN số liệu thường thấp hơn thực tế và phải nộp ngân sách nhà Số liệu về hoạt động sổ sách để vay vốn ngân hàng thường “đẹp” hơn để NHTM dễ dàng cấp tín dụng, sổ sách đúng đã phản ánh trung thực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ bảy, sự hiểu biết của công chúng đối với hoạt động cho thuê tài chính còn hạn chế, chưa có chiến lược tuyên truyền quảng bá rộng rãi. Công tác tiếp thị, quảng cáo tại các công ty dường như bỏ ngỏ, tự phát manh mún, chưa đưa ra một định hướng chiến lược phát triển dài hạn và hướng tiếp cận với các dự án lớn, hiệu quả. Thứ tám, doanh nghiệp hiểu biết về kênh cấp vốn qua dịch vụ cho thuê tài chính còn hạn chế; hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ này đến doanh nghiệp còn yếu. Theo một cuộc khảo sát ngẫu nhiên mới đây đối với 1.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau thì hơn 70% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu, sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính; gần 20% hoàn toàn không biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu cho thuê tài chính như hoạt động mua trả góp, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ cho thuê tài chính, chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ cho thuê tài chính mang lại...
  • 37. Trang 37 / 58 2.6. Tình hình hoạt động của Công ty CTTC Ngân hàng Á châu (ACBL). 2.6.1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện tổng dư nợ và lợi nhuận sau thuế của Công ty trong 3 năm 2009 - 2011 Bảng 2.3: Tóm tắt các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2009 - 2011 Đơn vị tính: 1,000 đồng STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Tổng tài sản 199,680,582 177,290,985 474,485,255 921,268,067 2 % tăng, giảm so với năm gốc -12.63% 167.63% 94.16% 3 Doanh thu thuần 14,035,490 14,808,647 33,083,374 67,960,480 4 % tăng, giảm so với năm gốc 6% 123% 105% 5 Lợi nhuận từ HĐKD -2,385 100,136 273,354 112,015 6 % tăng, giảm so với năm gốc 4299% 172.98% -59.02% 7 Lợi nhuận khác 42 0 7 0 8 Lợi nhuận trước thuế 9,694,292 9,832,298 23,833,152 49,280,550 9 Lợi nhuận sau thuế 6,979,890 8,392,316 17,874,039 36,959,512 10 % tăng, giảm so với năm gốc 20.24% 112.98% 106.78% Năm 2009, mặc dù có nhiều diễn biến không thuận lợi đối với hoạt động cho thuê tài chính, nhất là khi các doanh nghiệp thuê mua tài chính không được 172,716,176 423,256,431 822,601,832 8,392,316 17,874,039 36,959,512 0 100,000,000 200,000,000 300,000,000 400,000,000 500,000,000 600,000,000 700,000,000 800,000,000 900,000,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng dư nợ Lợi nhuận sau thuế
  • 38. Trang 38 / 58 thụ hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất từ gói kích thích kinh tế của Chính phủ, ACBL vẫn duy trì ổn định hoạt động, tổng dư nợ thuê tài chính đến 31/12/2009 là 172 tỷ đồng, và lợi nhuận trước thuế đạt 9,8 tỷ đồng. Năm 2010, ACBL có nhiều đổi mới và biến chuyển tích cực. ACBL đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhiều hơn và tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ cho thuê tài chính bằng ngoại tệ được triển khai. Bộ máy bán hàng được tập trung phát triển và đào tạo. Năng suất và hiệu quả công việc được chú trọng hơn. Số lượng nhân sự tại ACBL đã tăng hơn gấp đôi, trong đó 60% nhân viên trực tiếp kinh doanh.Thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh, đa dạng hóa ngành nghề tài trợ và tài sản cho thuê tài chính, ACBL đã đạt được kết quả hoạt động như sau: - Kết quả kinh doanh: Trong năm 2010, lợi nhuận trước thuế của ACBL là 23,8 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với lợi nhuận trước thuế năm 2009 và vượt 64% so với kế hoạch lợi nhuận năm 2010 (14,5 tỷ đồng). - Quy mô hoạt động: Đến 31/12/2010, tổng tài sản của ACBL đạt khoảng 474 tỷ đồng, tăng mạnh 297 tỷ đồng so với đầu năm do tăng vốn điều lệ 100 tỷ đồng và tiền gửi của các TCTD tăng hơn 156 tỷ đồng. So với đầu năm, số lượng khách hàng của ACBL tăng 26 khách hàng so với năm 2009, đạt 68 khách hàng với 34 khách hàng mới phát triển trong năm. Ngoài ra, tỷ lệ nợ quá hạn vẫn duy trì ở mức 0%. ACBL đã ứng cử và trở thành Ủy viên của Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam trong nhiệm kỳ II (2010- 2014). - Dư nợ cho thuê tài chính đạt 423,3 tỷ đồng, tăng trưởng 2,5 lần so với năm 2009. - Tỷ lệ nợ quá hạn vẫn là 0%. Trọng tâm hoạt động năm 2011 của ACBL vẫn là đẩy mạnh tiếp thị bán hàng, tập trung cạnh tranh bằng chính chất lượng dịch vụ và khả năng tư vấn chuyên nghiệp. ACBL dự kiến mở rộng mạng lưới hoạt động tại miền Bắc, gia tăng phạm vi phục vụ khách hàng trên cả nước. Năm 2011, sau 4 năm hoạt động, ACBL đã ổn định bộ máy tổ chức, đạt sự tăng trưởng hiệu quả trong kinh doanh và đảm bảo chất lượng hoạt động. Năm
  • 39. Trang 39 / 58 qua cũng ghi nhận sự tăng trưởng quy mô hoạt động của ACBL, đưa dịch vụ cho thuê tài chính đến rộng rãi hơn đến khách hàng trên toàn quốc thông qua việc thành lập chi nhánh tại Tp. Hà Nội. Kế ăm tài chính 2011, ACBL đạt lợi nhuận là 50,86 tỷ đồng, tăng gấp 2,13 lần so với năm 2010. Tổng tài sản đạt 922,8 tỷ đồng, tăng gấp 1,95 lần so với năm 2010 và tăng gấp 5,2 lần so với năm 2009. Tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức 0%. 2.6.2. Tình hình cho thuê theo ngành nghề kinh doanh Bảng 2.4: Tỷ trọng của các ngành nghề kinh doanh trên tổng dư nợ STT Ngành nghề kinh doanh Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Sản xuất và gia công chế biến 78.91% 74.19% 54.74% 2 Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc 3.03% 1.42% 6.60% 3 Xây dựng 3.52% 8.57% 4.26% 4 Thương mại 9.02% 7.15% 24.07% 5 Dịch vụ cá nhân và công cộng 3.27% 3.15% 5.30% 6 Khoa học kĩ thuật 1.06% 0.31% 2.83% 7 Các ngành nghề khác 1.13% 5.23% 2.20% 0 50,000,000 100,000,000 150,000,000 200,000,000 250,000,000 300,000,000 350,000,000 400,000,000 450,000,000 500,000,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 BIỂU ĐỒ 4: DOANH SỐ CHO THUÊ THEO NGÀNH NGHỀ KINH DOANH Sản xuất và gia công chế biến Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc Xây dựng Thương mại Dịch vụ cá nhân và công cộng Khoa học kĩ thuật Các ngành nghề khác
  • 40. Trang 40 / 58 Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho thuê có xu hướng tăng trội nhiều hơn giảm qua các năm cụ thể ở các ngành như sau: + Sản xuất và gia công chế biến: doanh số cho thuê của ngành sản xuất và gia công chế biến có xu hướng tăng mạnh dần qua các năm: năm 2009 chỉ thu được 136.294 triệu đồng chiếm 78,91% trên tổng dư nợ. Nhưng đến năm 2010 tăng 177,714 triệu đồng tương ứng với 130,39% so với năm 2009. Năm 2011 tiếp tục tăng 136,301 triệu đồng ứng với tăng 43,41%, nhưng chiếm với tỉ trọng thấp hơn là 54,71% trên tổng dư nợ. + Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc: năm 2009 cho thuê được 5.240 triệu đồng, nhưng năm 2010 chỉ thu được 5.997 triệu đồng tăng 756 triệu đồng ứng với 14,45%. Năm 2011 có nhiều hợp đồng cho thuê lên tới 54.286 triệu đồng tăng 48.289 triệu đồng gấp 8 lần so với năm 2010. + Ngành xây dựng: năm 2009 cho thuê được là 6.071 triệu đồng chiếm 3,37% tổng dư nợ. Năm 2010 tăng 30.182 triệu đồng gấp 5 lần so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 lại giảm 1.179 triệu đồng ứng với giảm 3,25% so với năm 2010. + Ngành thương mại: Cũng đang có xu hướng tăng chậm và chiếm tỉ trong cao trong tổng dư nợ, năm 2011 là năm có doanh thu cao nhất là 197.972 triệu đồng chiếm 24,07% tổng dư nợ tăng 167,7 triệu đồng tăng gấp 5 lần so với năm 2010, và năm 2010 cũng tăng 14.672 triệu đồng tăng 94,14% so với năm 2009. + Dịch vụ cá nhân và công cộng: năm 2009 cho thuê được là 5.642 triệu đồng chiếm 3,5% tổng dư nợ. Năm 2010 tăng 7.681 triệu đồng ứng với 136,14% so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 lại tăng khá 30.271 triệu đồng so với năm 2010, chiếm 5,3% trên tổng dư nợ. + Khoa học kĩ thuật: năm 2011 là cao nhất với 23.261 triệu đồng chiếm 2,83% trên tổng dư nợ + Khác: năm 2010 tăng khá 20.158 triệu đồng gấp 10 lần so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 giảm 4.016 triệu đồng ứng với giamr18,16% so với năm 2010.
  • 41. Trang 41 / 58 2.6.3. Tình hình cho thuê theo thành phần kinh tế (TPKT) Thành phần kinh tế Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 CHÊNH LỆCH Giữa 2010 & 2009 CHÊNH LỆCH Giữa 2011 & 2010 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh nghiệp nhà nước 15,862,666 85,447,241 79,327,156 69,584,575 438.67 -6,120,085 -7.16 Công ty cổ phần, Công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân 154,893,33 0 336,276,89 3 740,488,58 6 181,383,56 3 117.10 404,211,69 3 120.2 0 Cá nhân 1,960,180 1,532,297 1,230,917 -427,883 -21.83 -301,380 -19.67 Khác 0 0 1,555,173 0 1,555,173 Tổng 172,716,17 6 432,256,43 1 822,601,83 2 259,540,25 5 150.27 390,345,40 1 90.30 Đơn vị tính: 1,000 đồng Bảng 2.5: Phân tích đầu tư thuần CTTC theo thành phần kinh doanh trong 3 năm 2009 – 2011 0 10000000 20000000 30000000 40000000 50000000 60000000 70000000 80000000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Biểu đồ 5: Cho thuê tài chính theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp nhà nước Công ty cổ phần, Công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân Cá nhân Khác
  • 42. Trang 42 / 58 Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho thuê của Công ty tập trung chủ yếu vào các đối tượng sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và ít chú trọng vào các loại hình như: doanh nghiệp nhà nước và cá nhân. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế nước ta hiện nay, khi nhà nước đang khuyến khích phát triển các doanh nghiệp và và nhỏ. Bên cạnh đó loại hình hợp tác xã ở nước ta đang trong giai đoạn hình thành và hiện còn nhỏ bé trong khi đó loại hình doanh nghiệp nhà nước thì lại chưa hoàn thiện trong tiến trình cổ phần hoá và chưa được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Cụ thể tình hình cho thuê các loại hình này như sau: - Doanh nghiệp nhà nước: qua bảng số liệu thì ta thấy doanh số cho thuê của loại hình doanh nghiệp này có xu hướng giảm, năm 2010 tăng mạnh 85.447 triệu đồng tăng 69.584 triệu đồng ứng 438,7 %, nhưng năm 2011 giảm 6.120 triệu đồng ứng với 7,16% so với năm 2010. Nguyên nhân là vì đây là loại hình doanh nghiệp được thành lập chủ yêu bằng nguồn vốn nhà nước, hầu hết đều được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, các doanh nghiệp này chủ yếu là chỉ muốn bổ sung thêm những phương tiện còn thiếu phụ vụ cho hoạt động sản xuất. - Công ty cổ phần, Công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân: năm 2009 đạt 154.893 triệu đồng. Đến năm 2010 tăng lên 336.276 triệu đồng tăng 181.383 triệu đồng so với năm 2009 ứng với 117%, năm 2011 tăng tiếp tuc tăng mạnh 404.211 triệu đồng tương ứng 120,2% so với năm 2010. Ta thấy tuy doanh số ngày càng có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho thuê của Công ty. - Cá nhân: đây là một trong những loại hình doanh nghiệp có tỷ lệ rủi ro cao, nhưng lại là khách hàng cũng không kém phần quan trọng của Công ty. Công ty luôn có chiến lược cho thuê có chừng mực đối với loại này. Năm 2009 đạt 1.960 triệu đồng, năm 2010 giảm 427,8 triệu đồng tương ứng 21,83% so với năm 2009, và năm 2011 tiếp tục giảm 301,4 triệu đồng tương ứng 19,67% so với năm 2010.
  • 43. Trang 43 / 58 2.6.4. Tình hình nguồn vốn hoạt động Bảng 2.6: Nguồn vốn hoạt động Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Vốn huy động 61,333,387 247,380,153 658,133,464 Vốn tự có 100,000,000 200,000,000 200,000,000 Nguồn vốn khác 15,957,598 27,105,102 63,134,603 Tổng nguồn vốn 177,290,985 474,485,255 921,268,067 Đơn vị tính: 1,000 đồng Bảng phần trăm các chỉ tiêu trong nguồn vốn hoạt động Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Vốn huy động 34.59% 52.14% 71.44% Vốn tự có 56.40% 42.15% 21.71% Nguồn vốn khác 9.00% 5.71% 6.85% Vốn huy động 35% Vốn tự có 56% Nguồn vốn khác 9% Năm 2009 Vốn huy động 52% Vốn tự có 42% Nguồn vốn khác 6% Năm 2010 Vốn huy động 71% Vốn tự có 22% Nguồn vốn khác 7% Năm 2011 Biểu đồ 6: Nguồn vốn hoạt động qua các năm
  • 44. Trang 44 / 58 Nguồn vốn hoạt động là một yếu tố quan trọng đối với các công ty CTTC. Với số vốn tự có ban đầu khá ít (100 tỷ VNĐ), sau khoảng 2 năm hoạt động, hầu hết các công ty CTTC hiện nay đều đã sử dụng hết số vốn tự có này và phải bắt đầu các phương án để tìm nguồn vốn cho hoạt động của mình. Nguồn vốn cơ bản nhất là huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Theo quy định của pháp luật, công ty CTTC được phép huy động tiết kiệm kỳ hạn trên 13 tháng và phát hành các chứng từ có giá. Tuy nhiên, việc phát hành các chứng từ có giá tại ACBL cũng như các công ty CTTC khác là chưa thực hiện. Vì vậy, nguồn cung cơ bản nhất vẫn là từ huy động tiết kiệm trung – dài hạn. Tuy nhiên, tính tại thời điểm 30/12/2009, số liệu huy động của ACBL đạt 61,3 tỷ VNĐ - chỉ chiếm 35% nguồn vốn hoạt động. Điều này có nghĩa là mức huy động tiết kiệm tại ACBL còn quá ít so với nhu cầu về vốn. Một nguồn vốn khác mà các công ty CTTC đang có là nguồn vốn từ các khoản ký quỹ của khách hàng. Như đã trình bày, hầu hết các công ty CTTC đều yêu cầu các khách hàng của mình có một khoản ký quỹ, thông thường là từ 5- 10% trên giá trị tài sản thuê, để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng CTTC. Và khoản ký quỹ này các công ty CTTC chỉ hoàn trả khi hợp đồng CTTC kết thúc, sau khi khách hàng đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan. Đây là một khoản chiếm dụng vốn của công ty CTTC nhằm mục đích cải thiện tỷ suất lợi nhuận thực tế. Và ở ACBL, số vốn chiếm dụng này đang là 15,95 tỷ chiếm 9% nguồn vốn hoạt động. Nhưng đến năm 2010, ACBL đã tăng vốn tự có lên 200 tỉ chiếm 42% trên tổng nguồn vốn huy động, và nguồn vốn cung cơ bản cũng vẫn là nguồn vốn trung và dài hạn. Tại thời điểm 30/12/2010 số tiền huy động được là 247,38 tỉ đồng chiếm tỉ trọng khá cao là 52% cho thấy ACBL đã có nhiều giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn, không còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn tự có. Và một vài nguồn huy động khác tăng 27,1 tỉ nhưng tỉ trọng đã giảm so với năm 2009 chỉ còn 6% trên tổng nguồn vốn hoạt động. ACBL ngày càng đưa ra được nhiều giải pháp tốt giúp tăng lượng tiền huy động được, năm 2011 vốn huy động được là 657,13 tỉ đồng chiếm tỉ trọng 71% đã tăng lên đáng kể so với năm 2010.Và một vài nguồn vốn khác từ lãi dự chi,
  • 45. Trang 45 / 58 các khoản phải trả và công nợ khác cũng tăng 63,13 tỉ đồng chiếm 7% trên tổng nguồn vốn hoạt động. Như vậy, những giải pháp hữu hiệu mà ACBL đã thực hiện thực sự có tác dụng giúp cho việc cho thuê trở nên linh động hơn. 2.7. Đánh giá hoạt động CTTC tại ACBLeasing. 2.7.1. Những dấu hiệu tích cực 2.7.1.1. Dư nợ cho thuê của công ty tăng trưởng khả quan Dư nợ của ACBLeasing sau 4 năm hoạt động (tính đến cuối năm 2011) đã đạt 921,27 tỉ đồng, tổng dư nợ ngày càng tăng cao so với năm 2009. Mức dư nợ như trên đối với một công ty CTTC trên thì trường Việt Nam là một thành quả. Như vậy, thị trường CTTC đã phần nào phát triển hơn và khác hàng đã dần quen với khái niệm CTTC nhưng điều đó chưa phải là tất cả. Một số công ty CTTC, kể cả các công ty mới ra đời sau cũng rất chật vật để tăng trưởng dư nợ trong thời điểm hiện nay. ACBL đã rất năng động, tích cực trong việc tận dụng những lợi thế do Ngân hàng mẹ mang lại (danh tiếng, khách hàng, mạng lưới…) cùng với việc tự tìm ra những bước đi riêng như dịch vụ CTTC xe ô tô cho khách hàng cá nhân là một ví dụ. 2.7.1.2. Chưa phát sinh dư nợ quá hạn Với quy định về phân loại nợ và trích lập rủi ro theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN, các công ty CTTC cũng đang thực hiện một chế độ phân loại nợ khá “gay gắt” và rất gần với thông lệ quốc tế. Điều này đem lại một cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về chất lượng dư nợ tín dụng của một tổ chức tín dụng. Thực hiện theo quy định này, ACBL đang sở hữu một chỉ tiêu rất đẹp, 100% dư nợ đang thực hiện đều ở nhóm 1 – nhóm dư nợ đủ tiêu chuẩn. Điều này có thể là do ACBL là công ty mới thành lập do đó dư nợ trong thời gian đầu thường rất ít phát sinh vấn đề. Tuy nhiên, cũng phải đề cập đến công tác quản lý nợ của ACBL đang được thực hiện khá chặt chẽ. Các NVKD đều có trách nhiệm lập và gửi thông báo nợ đến hạn trước 5 ngày và sau đó là nhắc nợ qua điện thoại. Hết ngày đến hạn, nếu khách hàng chưa thanh toán gốc lãi,
  • 46. Trang 46 / 58 NVKD phải tìm hiểu ngay nguyên nhân và báo cáo lãnh đạo để có hướng giải quyết. Sau 3 ngày nếu khoản nợ vẫn chưa được thanh toán thì Bộ phận Thẩm định và Lãnh đạo Phòng Kinh doanh phải trực tiếp giải quyết. Chính điều này đã buộc các khách hàng của Công ty phải có trách nhiệm trả nợ đúng thời hạn. Một giải pháp cũng đang được Công ty thực hiện để đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn bằng 0 là thu gốc + lãi kỳ đến hạn bằng số tiền ký quỹ của khách hàng (thông thường số tiền ký quỹ vào khoảng 5%/tổng giá trị tài sản thuê). Điều này giúp cho khoản nợ của khách hàng không bị chuyển nhóm nợ. Và khi khách hàng thanh toán, số tiền thanh toán sẽ được hoàn trả lại vào tài khoản ký quỹ của khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế việc xử lý như vậy chưa phù hợp. Khoản ký quỹ là một khoản đảm bảo thực hiện hợp đồng chứ không phải là một khoản thanh toán và chỉ được xử lý khi nào có phát sinh tranh chấp hoặc xử lý hợp đồng thuê. Hơn nữa, nếu khách hàng biết việc này thì tình trạng nợ quá hạn sẽ trở nên rất thường xuyên. Vì vậy, đây không nên được xem như một giải pháp để giảm bớt số liệu nợ quá hạn. 2.7.1.3. Tài sản cho thuê có mức rủi ro thấp Như đã trình bày, với tỷ trọng tài sản thuê phần lớn là phương tiện vận chuyển, ACBL đang có một cơ cấu tài sản thuê với mức độ rủi ro thấp. Thêm vào đó, với tỷ lệ tham gia hiện tại của khách hàng thuê tài chính trung bình từ 25 – 30% và thời hạn thuê từ 03 – 04 năm, ACBL sẽ mau chóng thu hồi đủ giá trị đầu tư cũng như hạn chế được rủi ro tín dụng. 2.7.1.4. Lãi suất cho thuê cao đem lại khoản lợi nhuận hoạt động cao Đây là yếu tố rất tích cực nhất góp phần mang lại lợi nhuận cao cho ACBL kể từ khi đi vào hoạt động. Với lãi suất cho thuê đạt trung bình 1.18%/ tháng, cộng với khoản chiếm dụng vốn vào khoảng 5%/giá trị tài sản cho thuê, ACBL đã đạt được một mức lãi suất cho vay khá cao so với các NHTM cũng như các công ty CTTC khác trên thị trường. Công ty tiếp cận khách hàng với phương châm “thời gian là yếu tố cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ”, do đó, mặc dù lãi suất khá cao so với mặt bằng chung nhưng hầu hết các khách hàng đều thỏa mãn với đội ngũ nhân viên nhiệt tình và năng động. Vì vậy, ACBL
  • 47. Trang 47 / 58 vẫn duy trì mức lãi suất cho vay như trên và vẫn tăng trưởng dư nợ qua các tháng. 2.7.1.5. Cơ chế hoạt động linh hoạt Là công ty con của một ngân hàng TMCP năng động có cổ phần của các tổ chức nước ngoài, ACBL có cơ sở để hình thành một cơ chế hoạt động linh hoạt. Bên cạnh hàng loạt các quy định rất chặt chẽ để tạo hành lang cho các NVKD tuân thủ trong họat động là những khu vực mở rất linh hoạt. Với các khu vực mở này, NVKD có quyền đưa ra các đề xuất nằm ngoài khung khổ đã quy định nếu hợp lý để trình lên lãnh đạo xem xét và quyết định. Các quy định do ACBL đã ban hành là rất linh động để sửa đổi để phù hợp với thực tiễn họat động. Chính vì vậy, ACBL có điều kiện tốt hơn để vừa phù hợp với thị trường, thỏa mãn khách hàng lại vừa đạt được mục tiêu hoạt động của mình. 2.7.1.6. Chủ động mở rộng thị phần sớm Mặc dù trụ sở hoạt động đóng tại Tp. Hồ Chí Minh và đã mở thêm chi nhánh mới tại Hà nội vào năm 2012. Vì vậy, ACBL đang có cả những khách hàng ở miền Bắc, miền Trung, miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là khách hàng ở các tỉnh lân cận Tp. Hồ Chí Minh như Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu. Không dừng lại ở đó, để chủ động khai thác sớm thị phần ở các tỉnh, ACBL đang thực hiện kế hoạch mở các tổ cho thuê theo khu vực đặt tại các trung tâm là Tp. Hải Phòng (khu vực phía Bắc), Tp. Đà Nẵng (khu vực miền Trung), Tp. Cần Thơ (khu vực miền Tây Nam Bộ) và Tp. Biên Hòa để khai thác khách hàng ở các khu công nghiệp và khu chế xuất rất năng động của Bình Dương và Đồng Nai. Với việc mở các Tổ cho thuê, ngoài mục tiêu thu hút khách hàng và giành thị phần sớm, ACBL còn có điều kiện để thực hiện các nghiên cứu sâu về thị trường từng khu vực để phục vụ công tác mở chi nhánh mới. 2.7.1.7. Cơ chế quản lý chi phí hiệu quả Thừa hưởng cơ chế được xây dựng từ ngân hàng mẹ, ACBL có được những cách thức quản lý các khoản chi phí hoạt động như: chi phí lương, chi