SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 5
“Trẻ em là búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ biết học hành là ngoan!”
Đó là câu nói “cửa miệng” của ông bà ta. Trẻ con như những thiên thần bé nhỏ, được nâng niu,
chiều chuộng và lo lắng hết mực từ miếng ăn giấc ngủ.
Ngày nay, nhịp sống vội vã dường như vô tình làm cho một số phụ huynh cũng mệt mỏi với
công việc và gia đình. Do đó sự cân bằng về thời gian dành cho gia đình và công việc là điều vô
cùng quan trọng đặc biệt là đối với những gia đình có những thiên thần bắt đầu “bi bô bi
ba”…những âm thanh đầu đời. Ở giai đoạn này, không ít phụ huynh bắt đầu lo lắng đến mất ăn
mất ngủ với những câu hỏi, những suy tư đến nặng lòng: tại sao con mình lại chậm biết nói hơn
những đứa trẻ khác ? hay có nên đưa bé đi kiểm tra về sinh lý hay phát triển tâm lý hay không ?
Con mình đang gặp phải trở ngại gì về ngôn ngữ ?... để đồng hành cùng quý phụ huynh về những
băn khoăn trong việc chăm lo về sức khỏe của “các thiên thần bé nhỏ” chúng tôi xin đề cập đến
HÀNH TRÌNH NGÔN NGỮ CỦA TRẺ Ở NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI ! Hy vọng với những
thông tin này sẽ giúp ít quý phụ huynh !
Có thể nhận ra rằng sự phát triển ngôn ngữ nói ở trẻ em là một quá trình kỳ diệu và đầy bí ẩn
trong đời sống con người. Đó không chỉ là cánh cửa để trẻ có thể phát triển mà đó còn là chìa
khóa để trẻ bước vào đời, giao tiếp xã hội và tiếp cận với thành công. Sự định hình ngôn ngữ từ
lúc trẻ bập bẹ những âm thanh đáng yêu thuộc về thế giới của riêng trẻ, cho đến lúc niềm vui vở
òa khi trẻ bập bẹ những chữ, từ đầu tiên. Và rồi đến khi trẻ nói được những câu trôi chảy, lưu
loát đã diễn ra một cách hết sức tự nhiên, ngay từ lúc trẻ chưa đến trường, quá trình này khác xa
với quá trình học một ngoại ngữ ở người lớn chúng ta.
Âm thanh mà mọi đứa trẻ tạo nên ngay từ lúc mới sinh ra là tiếng khóc, và tiếng khóc ấy còn là
một kiểu ngôn ngữ thể hiện những ước muốn và nhu cầu của trẻ trong những tình huống hàng
ngày như: khóc khi khát sữa, hay thời tiết nóng bức làm trẻ khó chịu, đau bụng…và đó là lúc
người ba mẹ phải loay hoay với cái tã lót ướt. Đến khoảng hơn một tháng tuổi, ngoài tiếng khóc,
trẻ bắt đầu phát ra những âm thanh khác như những tiếng “gù-gù” (những âm thanh chứa đựng
chủ yếu nguyên âm “u”), hoặc những âm thanh giống như tiếng nấc. Từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ
phát ra nhiều âm thanh hơn, những tiếng ê-a, bập bẹ, tiếng phì phèo nước bọt ở miệng và cả
những tiếng líu lo khi trẻ vui sướng, thoải mái hay khi “hóng chuyện” với người lớn (bắt đầu
“học nhiều chuyện” rồi đấy nhé ^^).
Theo nhà nghiên cứu Mowrer (1960) từ tháng thứ 6 trở đi, tiếng bập bẹ của trẻ em chứa đựng
những âm thanh có trong hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.Việc hình thành lời nói là một quá
trình chọn lọc, loại bỏ những âm không có nghĩa và giữ lại những âm có nghĩa trong tiếng mẹ đẻ
của trẻ. Trong suốt một năm đầu tiên đa số trẻ em chưa nói được những từ có nghĩa. Người ta gọi
đây là giai đoạn giao tiếp không dùng lời nói (nonverbal communication).
Về khả năng nhận thức và phân biệt âm thanh đối với trẻ 6 tháng tuổi đơn giản chỉ là nghe và
phân biệt những ngữ điệu trầm bổng của lời nói và cười với “nụ cười xã hội” khi âm thanh đó
quen thuộc hoặc tạo nên sự thích thú. Theo công trình nghiên cứu của Wertheimer (1961) nhận
thấy trẻ sơ sinh có thể xoay đầu hướng về phía nguồn phát ra âm thanh. Trẻ 2-3 tuần tuổi có thể
phân biệt giữa âm thanh của một giọng nói với những âm thanh không phải lời nói. Khoảng 2-3
tháng tuổi, trẻ có thể phản ứng khác nhau với các giọng nói khác nhau: một giọng nói giận dữ có
thể khiến cho trẻ khóc, trong khi một giọng nói vui vẻ sẽ làm cho trẻ mỉm cười và cất tiếng ê-a.
Đến 4-5 tháng tuổi, trẻ bắt đầu thấy thích thú khi chơi một mình với những âm thanh do tự mình
phát ra (như tiếng phì phèo nước bọt…đáng yêu chưa ^^ ).Tuy nhiên quá trình này có thể gặp trở
ngại khi cơ quan thính giác (tai của trẻ) gặp những vấn đề trước việc tiếp nhận âm thanh !
Giai đoạn 8-14 tháng tuổi, quá trình lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ sẽ góp phần sự kỳ diệu trong hành
trình ngôn ngữ của trẻ, khi mà trẻ bắt đầu hiểu được một số từ đơn đầu tiên. Ba – Mẹ sẽ càng tự
hào và mỉm cười hạnh phúc, một lần nữa niềm vui như vỡ òa bỏ quên đi những mệt mỏi khi trẻ
chỉ tay về hướng ba hoặc mẹ của mình khi được hỏi “Mẹ con đâu”, “Ba của bé đâu rồi”…việc
tiếp nhận và lĩnh hội ngôn ngữ ở giai đoạn này còn được thể hiện qua việc trẻ hiểu và thực hiện
một số yêu cầu hoặc chỉ bảo đơn giản như chào tạm biệt, mi gió cô nào hay khoanh tay “ạ” cám
ơn đi con,…
Vốn từ mà trẻ tiếp nhận qua quá trình nghe và hiểu từ 12 tháng tuổi là khoảng 5-10 từ cho đến
khoảng 300 từ khi trẻ 24 tháng tuổi và trẻ 3 tuổi sẽ lĩnh hội được một vốn từ vựng hơn 1000 từ,
trong đó trẻ có thể sử dụng khoảng 800-900 từ để tạo thành câu khi nói chuyện. Trẻ hiểu được
hầu hết những lời của người lớn nói với trẻ, phát âm chuẩn xác hơn và có thể đặt những câu đúng
ngữ pháp với số lượng từ 3 từ trở lên, còn hơn thế nữa đó là sự gia tăng với một tốc độ nhanh
giúp trẻ mở rộng thêm vốn từ vựng và tiếp thu cả những qui tắc ngữ pháp ngày càng phức tạp
hơn trong lời nói của người lớn…Một quá trình bí ẩn, với những con số đáng ngạc nhiên và đầy
kỳ diệu ! Với khả năng lĩnh hội ngôn ngữ bẩm sinh này, đó là chìa khóa, là nền tảng cho một quá
trình nắm bắt, giải mã ngôn ngữ của những người xung quanh. Song song với điều này là một sự
cũng cố tuyệt vời quá trình hiểu nghĩa của lời nói khi trẻ được trải nghiệm trong những hoàn
cảnh giao tiếp cùng với những đáp ứng – phản hồi từ người khác.
Hầu hết trẻ bắt đầu nói từ khoảng sau 14 tháng tuổi. Có thể thấy rằng việc chuyển tiếp trong giai
đoạn này, tùy vào mỗi cá nhân trẻ mà “phép màu kỳ diệu” này có thể diễn ra một cách từ từ hay
đột ngột. Ở một số trẻ, có thể đây là một khoảng thời gian yên lặng trong vài ngày hoặc vài tuần
mà trẻ dừng tất cả những tiếng bập bẹ, rồi sau đóhữ trẻ bắt đầu nói ra những từ có ý nghĩa thật
sự ! một tiến trình tuyệt vời từ những tiếng bập bè, dường như những âm thanh này giống nhau ở
mọi ngôn ngữ từ những tiếng “a” (thường là nguyên âm đầu tiên) cho đến phụ âm môi “b,p” rồi
cho đến “m”, “ch”. Đến một ngày đẹp trời, hạnh phúc như hòa cùng với những âm thanh hơn cả
tuyệt vời mà các bậc “phụ mẫu” rất đổi vui mừng và sung sướng khi thiên thần nhỏ của mình bập
bẹ “ba”, “pa – pa”, “ba-ba”, một nụ cười rạng ngời trên môi của người mẹ như xua tan nổi nhọc
nhằn của tiến trình “vượt cạn” với âm thanh từ thiên thần nhỏ “ma” , “ma – ma”. Đó có thể được
xem là một thông điệp gửi đến cha mẹ như một lời cảm ơn, một cố gắng để gọi tên những con
người kỳ diệu đã tạo nên một điều diệu kỳ là “sự ra đời của thiên thần bé nhỏ”.
Trong một vài tháng đầu, trẻ chỉ nói được từng từ đơn lẻ (câu có một từ). Nhưng đến khoảng 18-
20 tháng tuổi, một số trẻ bắt đầu ghép hai từ lại với nhau để tạo thành những câu có cấu trúc ngữ
pháp đơn giản nhất : câu có hai từ. Ở một số trẻ bình thường, khả năng nói được những câu hai
từ có thể xuất hiện muộn hơn 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngôn ngữ
vẫn bình thường là trẻ tiếp tục hiểu được và làm theo những chỉ dẫn và yêu cầu ngày càng phức
tạp hơn của người lớn.
Giai đoạn 24-36 tháng tuổi, là một giai đoạn mang tính chất cầu nối – bước chuyển quan trọng
với việc sử dụng một cách sáng tạo trong lời nói của trẻ. Không còn là những lúc khóc vật vã để
thể hiện thu hút sự chú ý của người lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ, mà bên cạnh đó là việc
dùng lời nói ở mức độ nhiều hơn để thể hiện những cảm nghĩ, ý muốn (còn tùy thuộc vào tính
cách của mỗi trẻ) với một câu ngắn khá hoàn chỉnh. Một trong những đặc trưng của một trẻ phát
triển tốt vào cuối giai đoạn này là khuynh hướng duy trì cuộc trò chuyện với người lớn như là
những người bạn cùng lứa tuổi. Những cha mẹ tốt sẽ tự nhiên đáp ứng lại kiểu ngôn ngữ trẻ con
ấy và tiếp tục cuộc trò chuyện thật bình đẳng với trẻ. Qua đó, trẻ sẽ được tăng cường thêm những
kinh nghiệm và tăng thêm vốn về ngôn ngữ. Khả năng suy nghĩ, trí thông minh, tính tò mò và kỹ
năng giao tiếp xã hội cũng phát triển song song và hỗ trợ cho khả năng sử dụng ngôn ngữ.
Vì vậy mà các chuyên gia giáo dục khuyên cha mẹ nên bắt đầu nói chuyện với con mình ngay từ
những ngày đầu tiên sau khi sinh chứ không đợi cho đến khi trẻ biết nói. Cùng với dòng sữa mẹ
giúp con hình thành và thể chất, giọng nói vỗ về yêu thương, tiếng hát và lời ru của mẹ như
những chất xúc tác đã giúp hình thành nơi trẻ một khả năng duy nhất chỉ loài người mới có: Khả
năng dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Ở giai đoạn sơ sinh việc tìm hiểu những ý muốn và đáp ứng
thỏa đáng những yêu cầu của trẻ là giúp trẻ hình thành cảm giác về “cho và nhận thông-tin”
trong sự giao tiếp. (Khi ta nói chuyện với trẻ về những gì trẻ đang quan tâm hoặc những điều
đang xảy ra trước mắt sẽ giúp trẻ tạo lập mối quan hệ giữa những âm thanh của lời nói và ý
nghĩa của chúng. Và khi trẻ bắt đầu hiểu được lời nói, ta hãy đặt ra những yêu cầu và chỉ dẫn đơn
giản để trẻ làm theo. Nếu như việc nói chuyện với trẻ trong hai năm đầu chủ yếu là để giúp trẻ
lĩnh hội ngôn ngữ, thì việc nói chuyện với trẻ trong năm thứ ba sẽ giúp trẻ có cơ hội thực hành
khả năng vận dụng ngôn ngữ. Những lời nói đầu tiên của trẻ cần được trân trọng và cha mẹ cần
tạo mọi điều kiện để khuyến khích trẻ nói !
Đến năm 3 tuổi, trẻ đã đi được một chặng đường khá dài. Lúc này, trẻ năng động hơn, hiếu kỳ
hơn và cần có những mối quan hệ xã hội rộng hơn: quan hệ giao tiếp với những trẻ đồng trang
lứa. Một giai đoạn mới với vô vàn cơ hội để học thêm ngôn ngữ đang chờ đợi trẻ: giai đoạn giáo
dục mẫu giáo !
CHUYÊN VIÊN TÂM LÝ KHOẢN TRUNG TÍN
THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ
Bài viết có sự tham khảo từ tài liệu của BS. Nguyễn Minh Tiến (Trị liệu tâm lý hệ thống).
Hành trình ngôn ngữ của trẻ ở những năm đầu đời

Weitere ähnliche Inhalte

Empfohlen

2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by HubspotMarius Sescu
 
Everything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPTEverything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPTExpeed Software
 
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsProduct Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsPixeldarts
 
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthHow Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthThinkNow
 
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfmarketingartwork
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024Neil Kimberley
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)contently
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024Albert Qian
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsKurio // The Social Media Age(ncy)
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Search Engine Journal
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summarySpeakerHub
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Tessa Mero
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentLily Ray
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best PracticesVit Horky
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementMindGenius
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...RachelPearson36
 

Empfohlen (20)

2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot
 
Everything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPTEverything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPT
 
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsProduct Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
 
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthHow Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
 
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
 
Skeleton Culture Code
Skeleton Culture CodeSkeleton Culture Code
Skeleton Culture Code
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 

Hành trình ngôn ngữ của trẻ ở những năm đầu đời

  • 1. “Trẻ em là búp trên cành Biết ăn, biết ngủ biết học hành là ngoan!” Đó là câu nói “cửa miệng” của ông bà ta. Trẻ con như những thiên thần bé nhỏ, được nâng niu, chiều chuộng và lo lắng hết mực từ miếng ăn giấc ngủ. Ngày nay, nhịp sống vội vã dường như vô tình làm cho một số phụ huynh cũng mệt mỏi với công việc và gia đình. Do đó sự cân bằng về thời gian dành cho gia đình và công việc là điều vô cùng quan trọng đặc biệt là đối với những gia đình có những thiên thần bắt đầu “bi bô bi ba”…những âm thanh đầu đời. Ở giai đoạn này, không ít phụ huynh bắt đầu lo lắng đến mất ăn mất ngủ với những câu hỏi, những suy tư đến nặng lòng: tại sao con mình lại chậm biết nói hơn những đứa trẻ khác ? hay có nên đưa bé đi kiểm tra về sinh lý hay phát triển tâm lý hay không ? Con mình đang gặp phải trở ngại gì về ngôn ngữ ?... để đồng hành cùng quý phụ huynh về những băn khoăn trong việc chăm lo về sức khỏe của “các thiên thần bé nhỏ” chúng tôi xin đề cập đến HÀNH TRÌNH NGÔN NGỮ CỦA TRẺ Ở NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI ! Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ít quý phụ huynh ! Có thể nhận ra rằng sự phát triển ngôn ngữ nói ở trẻ em là một quá trình kỳ diệu và đầy bí ẩn trong đời sống con người. Đó không chỉ là cánh cửa để trẻ có thể phát triển mà đó còn là chìa khóa để trẻ bước vào đời, giao tiếp xã hội và tiếp cận với thành công. Sự định hình ngôn ngữ từ lúc trẻ bập bẹ những âm thanh đáng yêu thuộc về thế giới của riêng trẻ, cho đến lúc niềm vui vở òa khi trẻ bập bẹ những chữ, từ đầu tiên. Và rồi đến khi trẻ nói được những câu trôi chảy, lưu loát đã diễn ra một cách hết sức tự nhiên, ngay từ lúc trẻ chưa đến trường, quá trình này khác xa với quá trình học một ngoại ngữ ở người lớn chúng ta. Âm thanh mà mọi đứa trẻ tạo nên ngay từ lúc mới sinh ra là tiếng khóc, và tiếng khóc ấy còn là một kiểu ngôn ngữ thể hiện những ước muốn và nhu cầu của trẻ trong những tình huống hàng ngày như: khóc khi khát sữa, hay thời tiết nóng bức làm trẻ khó chịu, đau bụng…và đó là lúc người ba mẹ phải loay hoay với cái tã lót ướt. Đến khoảng hơn một tháng tuổi, ngoài tiếng khóc, trẻ bắt đầu phát ra những âm thanh khác như những tiếng “gù-gù” (những âm thanh chứa đựng chủ yếu nguyên âm “u”), hoặc những âm thanh giống như tiếng nấc. Từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ phát ra nhiều âm thanh hơn, những tiếng ê-a, bập bẹ, tiếng phì phèo nước bọt ở miệng và cả
  • 2. những tiếng líu lo khi trẻ vui sướng, thoải mái hay khi “hóng chuyện” với người lớn (bắt đầu “học nhiều chuyện” rồi đấy nhé ^^). Theo nhà nghiên cứu Mowrer (1960) từ tháng thứ 6 trở đi, tiếng bập bẹ của trẻ em chứa đựng những âm thanh có trong hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.Việc hình thành lời nói là một quá trình chọn lọc, loại bỏ những âm không có nghĩa và giữ lại những âm có nghĩa trong tiếng mẹ đẻ của trẻ. Trong suốt một năm đầu tiên đa số trẻ em chưa nói được những từ có nghĩa. Người ta gọi đây là giai đoạn giao tiếp không dùng lời nói (nonverbal communication). Về khả năng nhận thức và phân biệt âm thanh đối với trẻ 6 tháng tuổi đơn giản chỉ là nghe và phân biệt những ngữ điệu trầm bổng của lời nói và cười với “nụ cười xã hội” khi âm thanh đó quen thuộc hoặc tạo nên sự thích thú. Theo công trình nghiên cứu của Wertheimer (1961) nhận thấy trẻ sơ sinh có thể xoay đầu hướng về phía nguồn phát ra âm thanh. Trẻ 2-3 tuần tuổi có thể phân biệt giữa âm thanh của một giọng nói với những âm thanh không phải lời nói. Khoảng 2-3 tháng tuổi, trẻ có thể phản ứng khác nhau với các giọng nói khác nhau: một giọng nói giận dữ có thể khiến cho trẻ khóc, trong khi một giọng nói vui vẻ sẽ làm cho trẻ mỉm cười và cất tiếng ê-a. Đến 4-5 tháng tuổi, trẻ bắt đầu thấy thích thú khi chơi một mình với những âm thanh do tự mình phát ra (như tiếng phì phèo nước bọt…đáng yêu chưa ^^ ).Tuy nhiên quá trình này có thể gặp trở ngại khi cơ quan thính giác (tai của trẻ) gặp những vấn đề trước việc tiếp nhận âm thanh ! Giai đoạn 8-14 tháng tuổi, quá trình lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ sẽ góp phần sự kỳ diệu trong hành trình ngôn ngữ của trẻ, khi mà trẻ bắt đầu hiểu được một số từ đơn đầu tiên. Ba – Mẹ sẽ càng tự hào và mỉm cười hạnh phúc, một lần nữa niềm vui như vỡ òa bỏ quên đi những mệt mỏi khi trẻ chỉ tay về hướng ba hoặc mẹ của mình khi được hỏi “Mẹ con đâu”, “Ba của bé đâu rồi”…việc tiếp nhận và lĩnh hội ngôn ngữ ở giai đoạn này còn được thể hiện qua việc trẻ hiểu và thực hiện một số yêu cầu hoặc chỉ bảo đơn giản như chào tạm biệt, mi gió cô nào hay khoanh tay “ạ” cám ơn đi con,… Vốn từ mà trẻ tiếp nhận qua quá trình nghe và hiểu từ 12 tháng tuổi là khoảng 5-10 từ cho đến khoảng 300 từ khi trẻ 24 tháng tuổi và trẻ 3 tuổi sẽ lĩnh hội được một vốn từ vựng hơn 1000 từ, trong đó trẻ có thể sử dụng khoảng 800-900 từ để tạo thành câu khi nói chuyện. Trẻ hiểu được hầu hết những lời của người lớn nói với trẻ, phát âm chuẩn xác hơn và có thể đặt những câu đúng ngữ pháp với số lượng từ 3 từ trở lên, còn hơn thế nữa đó là sự gia tăng với một tốc độ nhanh
  • 3. giúp trẻ mở rộng thêm vốn từ vựng và tiếp thu cả những qui tắc ngữ pháp ngày càng phức tạp hơn trong lời nói của người lớn…Một quá trình bí ẩn, với những con số đáng ngạc nhiên và đầy kỳ diệu ! Với khả năng lĩnh hội ngôn ngữ bẩm sinh này, đó là chìa khóa, là nền tảng cho một quá trình nắm bắt, giải mã ngôn ngữ của những người xung quanh. Song song với điều này là một sự cũng cố tuyệt vời quá trình hiểu nghĩa của lời nói khi trẻ được trải nghiệm trong những hoàn cảnh giao tiếp cùng với những đáp ứng – phản hồi từ người khác. Hầu hết trẻ bắt đầu nói từ khoảng sau 14 tháng tuổi. Có thể thấy rằng việc chuyển tiếp trong giai đoạn này, tùy vào mỗi cá nhân trẻ mà “phép màu kỳ diệu” này có thể diễn ra một cách từ từ hay đột ngột. Ở một số trẻ, có thể đây là một khoảng thời gian yên lặng trong vài ngày hoặc vài tuần mà trẻ dừng tất cả những tiếng bập bẹ, rồi sau đóhữ trẻ bắt đầu nói ra những từ có ý nghĩa thật sự ! một tiến trình tuyệt vời từ những tiếng bập bè, dường như những âm thanh này giống nhau ở mọi ngôn ngữ từ những tiếng “a” (thường là nguyên âm đầu tiên) cho đến phụ âm môi “b,p” rồi cho đến “m”, “ch”. Đến một ngày đẹp trời, hạnh phúc như hòa cùng với những âm thanh hơn cả tuyệt vời mà các bậc “phụ mẫu” rất đổi vui mừng và sung sướng khi thiên thần nhỏ của mình bập bẹ “ba”, “pa – pa”, “ba-ba”, một nụ cười rạng ngời trên môi của người mẹ như xua tan nổi nhọc nhằn của tiến trình “vượt cạn” với âm thanh từ thiên thần nhỏ “ma” , “ma – ma”. Đó có thể được xem là một thông điệp gửi đến cha mẹ như một lời cảm ơn, một cố gắng để gọi tên những con người kỳ diệu đã tạo nên một điều diệu kỳ là “sự ra đời của thiên thần bé nhỏ”. Trong một vài tháng đầu, trẻ chỉ nói được từng từ đơn lẻ (câu có một từ). Nhưng đến khoảng 18- 20 tháng tuổi, một số trẻ bắt đầu ghép hai từ lại với nhau để tạo thành những câu có cấu trúc ngữ pháp đơn giản nhất : câu có hai từ. Ở một số trẻ bình thường, khả năng nói được những câu hai từ có thể xuất hiện muộn hơn 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngôn ngữ vẫn bình thường là trẻ tiếp tục hiểu được và làm theo những chỉ dẫn và yêu cầu ngày càng phức tạp hơn của người lớn. Giai đoạn 24-36 tháng tuổi, là một giai đoạn mang tính chất cầu nối – bước chuyển quan trọng với việc sử dụng một cách sáng tạo trong lời nói của trẻ. Không còn là những lúc khóc vật vã để thể hiện thu hút sự chú ý của người lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ, mà bên cạnh đó là việc dùng lời nói ở mức độ nhiều hơn để thể hiện những cảm nghĩ, ý muốn (còn tùy thuộc vào tính cách của mỗi trẻ) với một câu ngắn khá hoàn chỉnh. Một trong những đặc trưng của một trẻ phát
  • 4. triển tốt vào cuối giai đoạn này là khuynh hướng duy trì cuộc trò chuyện với người lớn như là những người bạn cùng lứa tuổi. Những cha mẹ tốt sẽ tự nhiên đáp ứng lại kiểu ngôn ngữ trẻ con ấy và tiếp tục cuộc trò chuyện thật bình đẳng với trẻ. Qua đó, trẻ sẽ được tăng cường thêm những kinh nghiệm và tăng thêm vốn về ngôn ngữ. Khả năng suy nghĩ, trí thông minh, tính tò mò và kỹ năng giao tiếp xã hội cũng phát triển song song và hỗ trợ cho khả năng sử dụng ngôn ngữ. Vì vậy mà các chuyên gia giáo dục khuyên cha mẹ nên bắt đầu nói chuyện với con mình ngay từ những ngày đầu tiên sau khi sinh chứ không đợi cho đến khi trẻ biết nói. Cùng với dòng sữa mẹ giúp con hình thành và thể chất, giọng nói vỗ về yêu thương, tiếng hát và lời ru của mẹ như những chất xúc tác đã giúp hình thành nơi trẻ một khả năng duy nhất chỉ loài người mới có: Khả năng dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Ở giai đoạn sơ sinh việc tìm hiểu những ý muốn và đáp ứng thỏa đáng những yêu cầu của trẻ là giúp trẻ hình thành cảm giác về “cho và nhận thông-tin” trong sự giao tiếp. (Khi ta nói chuyện với trẻ về những gì trẻ đang quan tâm hoặc những điều đang xảy ra trước mắt sẽ giúp trẻ tạo lập mối quan hệ giữa những âm thanh của lời nói và ý nghĩa của chúng. Và khi trẻ bắt đầu hiểu được lời nói, ta hãy đặt ra những yêu cầu và chỉ dẫn đơn giản để trẻ làm theo. Nếu như việc nói chuyện với trẻ trong hai năm đầu chủ yếu là để giúp trẻ lĩnh hội ngôn ngữ, thì việc nói chuyện với trẻ trong năm thứ ba sẽ giúp trẻ có cơ hội thực hành khả năng vận dụng ngôn ngữ. Những lời nói đầu tiên của trẻ cần được trân trọng và cha mẹ cần tạo mọi điều kiện để khuyến khích trẻ nói ! Đến năm 3 tuổi, trẻ đã đi được một chặng đường khá dài. Lúc này, trẻ năng động hơn, hiếu kỳ hơn và cần có những mối quan hệ xã hội rộng hơn: quan hệ giao tiếp với những trẻ đồng trang lứa. Một giai đoạn mới với vô vàn cơ hội để học thêm ngôn ngữ đang chờ đợi trẻ: giai đoạn giáo dục mẫu giáo ! CHUYÊN VIÊN TÂM LÝ KHOẢN TRUNG TÍN THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ Bài viết có sự tham khảo từ tài liệu của BS. Nguyễn Minh Tiến (Trị liệu tâm lý hệ thống).