ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khoa Vật Lý
Nhóm HOT
1. Trần Thị Thu Thủy
2. Nguyễn Thị Huyền
3. Cao Nữ Thùy Linh
4. Lê Vũ Kiều Oanh
5. Đinh Công Bảo Điền
Mô tả dự án
- Chào mừng kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, Đoàn
trường THPT Nguyễn Thượng Hiền TP.HCM tổ
chức một buổi cắm trại tại Rừng quốc gia Nam Cát
Tiên, Đồng Nai.
- Để đảm bảo buổi cắm trại diễn ra thành công,
trường mời các hướng dẫn viên du lịch của công ty
Saigontourist đến trao đổi với học sinh về các kỹ
năng dã ngoại cần thiết.
.
Tóm tắt bài dạy
Tuần 1:
_ Giáo viên giới thiệu tổng quát về dự án và nêu rõ yêu cầu,
mục đích của dự án.
_ Sau khi học sinh làm bài trắc nghiệm phân chia nhóm, giáo
viên chia lớp thành 2 nhóm và triển khai những công việc cụ
thể mà các em cần làm trước dự án.
_ Yêu cầu mỗi nhóm lập kế hoạch cho dự án của mình theo
gợi ý.
_ Giáo viên đưa ra bộ câu hỏi định hướng, phát cho học sinh
bảng kiểm mục trong suốt quá trình diễn ra dự án.
_ Cung cấp tài liệu hỗ trợ cho các nhóm
Tuần 2:
_ Từ kết quả của bảng đánh giá nhu cầu học sinh, giáo viên
nắm được tình hình kiến thức của học sinh, rút ra nhận xét.
_ Các nhóm thu thập và xử lí thông tin, từng bước thực hiện
và hoàn thiện dự án của mình.
_ Mỗi nhóm phải báo cáo tiến độ làm việc và tình trạng hoạt
động của nhóm mình với giáo viên và các nhóm khác, lắng
nghe góp ý từ giáo viên và các bạn.
_ Giáo viên tiếp nhận ý kiến của học sinh về những khó khăn
các em gặp phải để tìm cách hướng dẫn.
_ Giáo viên theo dõi từng bước thực hiện, trợ giúp các nhóm
khi cần thiết.
_ Các nhóm tiến hành chỉnh sửa và hoàn thành dự án.
Tuần 3:
_ Các nhóm trình bày sản phẩm.
_ Giáo viên và các nhóm còn lại sẽ nhận xét và đặt câu hỏi cho nhóm.
_ Giáo viên đánh giá sản phẩm học sinh dựa vào bảng “đánh giá mẫu
sản phẩm học sinh”
_ Cho các nhóm làm bảng đánh giá khả năng tự định hướng và thái độ
học tập trong suốt thời gian tiến hành dự án, sau đó thu lại.
_ Giáo viên cho điểm từng nhóm một cách công bằng và khách quan.
Dựa trên bảng đánh giá của nhóm, giáo viên cho điểm đánh giá từng học
sinh.
_ Giáo viên tóm tắt lại kiến thức của bài học và giải đáp những thắc mắc
của học sinh( nếu có).
_ Giáo viên cho nhận xét và tổng kết bài dạy
Những mong đợi sẽ đạt được qua bài dạy
Mỗi học sinh sau khi lĩnh hội được kiến
thức sẽ biết cách giải quyết những tình
huống khó khăn trong buổi dã ngoại.
HS có được những kĩ năng thế kỉ XXI:
_ Kĩ năng tư duy độc lập và giải quyết vấn đề.
_ Kĩ năng công nghệ
_ Kĩ năng hợp tác - làm việc nhóm
_ Phát triển khả năng sáng tạo
Câu hỏi khái quát
_ Năng lượng đến từ đâu?
_ Nếu không có lửa, cuộc sống của chúng
ta sẽ như thế nào?
_ Độ tụ cho biết đặc trưng gì của thấu kính?
_ Sự tạo ảnh của một vật bởi các chùm tia
sáng đi qua các thấu kính khác nhau sẽ như
thế nào?
_ Người ta có thể tạo ra lửa với một thấu kính,
hãy trình bày cách tạo ra lửa bằng cách sử
dụng một thấu kính.
_ Thấu kính là gì? Kể tên các loại thấu kính.
_ Nêu tính chất quang học của quang tâm, tiêu
điểm ảnh, tiêu điểm vật.
_ Tiêu cự, độ tụ của thấu kính là gì? Đơn vị của
tiêu cự và độ tụ?
-Muốn biết HS có hứng thú nhiều với đề tài này với mức độ
như thế nào?
-Mức độ quan tâm tới các vấn đề được đưa ra là nhiều hay
ít.
-Những thông tin đánh giá sẽ giúp GV có thể mở rộng hay
thu hẹp vấn đề cần thảo luận, lên kế hoạch cho bài dạy
như thế nào cho phù hợp.
-Ngược lại đối với HS sẽ giúp ích trong việc cần làm gì, cái
nào cần chuẩn bị để sẵn sàng thực hiện dự án.
-Mong muốn có một thông tin phản hồi chuẩn xác, tích cực
và thiết thực từ phía các HS.