SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 11
Downloaden Sie, um offline zu lesen
VIÊM GAN SIÊU VI CẤP
ThS.BS Nguyễn Quang Trung
1.MỞ ĐẦU
Viêm gan siêu vi là một bệnh cảnh nhiễm siêu vi toàn thân. Có nhiều loại siêu
vi gây viêm gan, chia làm 2 nhóm siêu vi:
- siêu vi viêm gan nguyên phát: do tác nhân có ái tính trực tiếp với tế bào
gan như HAV, HBV (HDV), HCV và HEV.
- tác nhân thứ phát (bệnh toàn thân): Cytomegalovirus (CMV), Epstain
Barr virus (EBV), Dengue...
Viêm gan siêu vi nguyên phát có thể không biểu hiện triệu chứng; có triệu
chứng viêm gan cấp; nặng gây tử vong (viêm gan tối cấp).
- Viêm gan cấp: triệu chứng trước vàng da bao gồm mệt mỏi, buồn ói, chán
ăn, triệu chứng giống cúm. Gan to và đau vùng gan. Có thể tiến triển đến
bệnh cảnh vàng da.
- Viêm gan tối cấp: triệu chứng khởi đầu giống viêm gan cấp nhưng tiến
triển nhanh: vàng da, phù não, báng bụng, bệnh cảnh não gan, chảy máu.
Nguy cơ xuất hiện những biểu hiện này tùy thuộc vào yếu tố siêu vi và cơ thể
ký chủ.
2.CÁC TÁC NHÂN VIÊM GAN SIÊU VI CẤP
VIÊM GAN SIÊU VI A (HAV: hepatitis A virus)
Siêu vi được phát hiện vào năm 1973. HAV chứa sợi RNA, không có vỏ bọc,
có 1 típ huyết thanh duy nhất được biết gây bệnh, không có phản ứng kháng nguyên
chéo với HBV, HCV, HDV và HEV.
HAV có thể sống trong môi trường axít (pH xuống đến 3), nhiệt độ cao 60 độ
trong 60 phút.
DỊCH TỄ
Bệnh lây truyền qua đường phân miệng, nước và thức ăn bị nhiễm mầm bệnh.
Một số hiếm trường hợp lây truyền qua đường máu: truyền máu, tiêm chích.
Siêu vi hiện diện trong tất cả dịch cơ thể của người nhiễm và có thể lây qua tiếp xúc.
Có 3 mô hình dịch tễ nhiễm HAV
1.Nước có tình trạng vệ sinh kém: hầu hết trẻ em nhiễm bệnh, ít xảy ra đợt dịch bùng
phát.
2.Nước đã phát triển, tần suất nhiễm HAV thấp (vd 10% trẻ, 37% người lớn ở Mĩ có
anti HAV (+)).> 50% nhiễm bệnh là do người bệnh du lịch đến vùng dịch tễ.
3.Nhiễm HAV ở những nhóm người biệt lập, có thể gây thành dịch vì những người
này không có miễn dịch do chưa có tiếp xúc từ trước. Ở những cộng đồng này, trẻ em
còn nhạy cảm với bệnh cho đến khi tiếp xúc với siêu vi.
LÂM SÀNG
HAV là bệnh viêm gan tự giới hạn và không bao giờ diễn tiến mạn tính. Có 5
kiểu biểu hiện lâm sàng khác nhau:
1. Không có triệu chứng.
2. Có vàng da, tự giới hạn.
3. Vàng da tắc mật kéo dài hơn 10 tuần.
4. Tái phát có 2 hay nhiều đợt cấp xảy ra trong 2- 3 tháng (10% bệnh nhân).
5. Suy gan cấp- viêm gan tối cấp.
Ủ bệnh: không triệu chứng, 2-4 tuần, phát hiện được siêu vi trong máu và
phân.
Khởi bệnh: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau hạ sườn phải.
Cuối cùng vàng da và tiểu sậm màu.
Triệu chứng kéo dài vài ngày đến 2 tuần.
Hồi phục hoàn toàn lâm sàng 60% trong 2 tháng đến 100% trong 6 tháng.
Nhìn chung, bệnh có tiên lượng tốt.
Độ nặng của bệnh tăng theo tuổi, < 2 tháng không có triệu chứng và vàng da
xảy ra 20%, sau 5 tuổi 80% có triệu chứng.
Vàng da tắc mật có thể làm nặng thêm viêm gan A cấp ở những phụ nữ sử
dụng estrogen (ngay cả thuốc ngừa thai liều thấp). Phụ nữ sau tuổi trung niên có nguy
cơ bệnh nặng hơn, kể cả bệnh nhân có yếu tố thúc đẩy suy gan cấp.
Khoảng 1/3 bệnh nhân nhiễm bệnh sau 60 tuổi phải nhập viện.
Tỷ lệ suy gan cấp nhìn chung 1%. Ở vùng dịch, trẻ nhỏ có nguy cơ cao bị suy
gan cấp, mặc dù biểu hiện nhiễm trùng của trẻ thường không rõ ràng. Biến chứng
hiếm gặp hơn là thiếu máu bất sản.
CHẨN ĐOÁN
Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan siêu vi A cấp là IgM antiHAV, phát hiện
dương tính ở thời điểm có triệu chứng, có thể phát hiện ở nồng độ thấp 1 năm sau
nhiễm trùng.
IgG anti HAV xuất hiện ở thời điểm có triệu chứng, tồn tại suốt đời. Anti
HAV (IgG) là kháng thể bảo vệ chống tái nhiễm.
HAV RNA hiện chưa thực hiện rộng rãi và không cần thiết để chẩn đoán.
ĐIỀU TRỊ- PHÒNG NGỪA
Điều trị triệu chứng.
Phòng ngừa: bệnh lây qua đường phân miệng, thực hành vệ sinh chung, nấu
chín thức ăn, rửa tay, tránh nguồn nước bị nhiễm bẩn.
Vắc xin có nhiều loại: Vắc xin sống, vắc xin bất hoạt (hiệu quả cao, sử dụng
hiệu quả). Vắc xin đơn giá HAV (HAVRIX, VAQTA), vắc xin kết hợp (TWINRIX
kết hợp HAV và HBV).
Liều lượng vắc xin
Người lớn liều đầu 1ml, chích nhắc lại 6-12 tháng sau.
Trẻ em liều đầu 0,5 ml, chích nhắc lại 6- 12 tháng sau.
Chống chỉ định
Vắc xin chống chỉ định cho trẻ < 12 tháng tuổi vì không hiệu quả cho đối
tượng này.
Đối tượng cần chích ngừa HAV
Người có bệnh gan mạn.
Người tiếp xúc với trẻ được nhận làm con nuôi từ những quốc gia là vùng dịch
HAV.
Người làm việc tại các nhà mở, trại tâm thần.
Người du lịch đến các quốc gia là vùng dịch tễ.
Bất kì người nào muốn có miễn dịch.
Dự phòng sau tiếp xúc
Những người tiếp xúc với HAV nhưng chưa có miễn dịch (đặc biệt là những
người trên 60 tuổi). Đối với người khỏe mạnh, việc sử dụng globulin miễn dịch hay
vắc xin có hiệu quả như nhau. Trẻ nhỏ < 12 tháng, người suy giảm miễn dịch, thì sử
dụng globulin 0,02 ml/kg. Việc sử dụng globulin miễn dịch đa dòng thụ động có thể
giảm tỷ lệ mắc bệnh 90%. Miễn dịch thụ động này có thể kéo dài 6 tháng.
VIÊM GAN SIÊU VI B
Siêu vi viêm gan B chứa DNA thuộc nhóm Hepadnaviridae, siêu vi nhân lên
thông qua RNA. Siêu vi có 8 genotype A-H. Siêu vi nhân lên trong gan, nhưng siêu vi
có thể tìm thấy trong tất cả các dịch cơ thể của người bị nhiễm.
DỊCH TỄ
Dịch tễ siêu vi viêm gan B thay đổi tùy theo khu vực, chia làm 3 khu vực:
Vùng lưu hành cao ≥8% (Trung Quốc, Châu Phi, Đông Nam Á), nguy cơ
nhiễm 60-80%. Ở những vùng này, lây truyền theo hàng dọc (mẹ sang con) là đường
lây truyền chính dẫn đến bệnh mạn tính.
Vùng lưu hành trung bình: 2-8% (Trung Đông, nhật, một phần Đông và Nam
Âu, Liên Xô, lục địa Ấn Độ, Bắc Phi), nguy cơ nhiễm 20-60%.
Vùng lưu hành thấp <2% (Bắc Mĩ, Tây Âu, một phần Nam Mĩ), lây truyền cho
quan hệ tình dục và tiêm chích là dạng lây truyền chính ở vùng này.
Mặc dù HBV có thể tìm thấy ở hầu hết dịch cơ thể, bệnh chỉ lây truyền qua
đường máu và quan hệ tình dục. HBV lây nhiễm cao hơn HCV 10 lần và 100 lần hơn
so với HIV. Tại Mỹ, từ 1990 tỷ lệ nhiễm HBV cấp giảm do chương trình tiêm chủng
thường qui ở trẻ nhỏ.
Nhiễm HBV trước 1 tuổi thường không có triệu chứng và dễ chuyển sang mạn
tính. Nhiễm HBV ở tuổi trưởng thành, thường có bệnh cảnh lâm sàng viêm gan cấp
nhưng chỉ 1-5% chuyển sang mạn, tỷ lệ này cao hơn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Thời gian ủ bệnh từ 1-4 tháng. Ở người lớn, sau thời gian ủ bệnh, bệnh nhân
có biểu hiện bệnh lý huyết thanh, như chán ăn, đau khớp, buồn nôn và đau hạ sườn
phải. Tuy nhiên, chỉ có 30% bệnh nhân người lớn nhiễm HBV có triệu chứng vàng da.
Xét nghiệm ALT (alanine aminotransferase), AST (aspartate aminotransferase) tăng
có thể lên đến 1000-2000 UI/L. Ở những người có thải trừ siêu vi, men gan sẽ trở về
bình thường trong thời gian từ 1-4 tháng. Biểu hiện đau khớp toàn thân chỉ kéo dài vài
tuần.
Viêm gan tối cấp xảy ra 0,5-1% bệnh nhân viêm gan B cấp, do tình trạng phá
hủy một số lượng lớn tế bào gan bị nhiễm qua trung gian miễn dịch, ở thời điểm này
có thể không có sự tăng sinh của HBV, và chuyển đổi huyết thanh antiHBs rất nhanh.
Cơ chế gây viêm gan tối cấp chưa được hiểu hết. Một trong nguyên nhân gây bùng
phát là nhiễm chồng thêm HDV. Tình trạng bùng phát có thể gặp ở người nhiễm HBV
mạn chuyển đổi huyết thanh HBeAg.
Trong giai đoạn hồi phục ở những bệnh nhân viêm gan siêu vi B cấp không có
viêm gan tối cấp, sự bình thường hóa men gan xảy ra trước, kế đến là mất HBsAg và
cuối cùng xuất hiện antiHBs.
Tình trạng không thải trừ hoàn toàn siêu vi ra khỏi tế bào gan và tái hoạt siêu
vi có thể xảy ra ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, dùng thuốc ức chế miễn dịch
(rituximab).
CHẨN ĐOÁN
Sau nhiễm vài ngày xuất hiện HBVDNA và sau vài tuần (4 tuần) có kháng
nguyên HBsAg và sau đó xuất hiện antiHBc IgM và HBeAg. Ở những bệnh nhân hồi
phục sau viêm gan cấp, sẽ mất HBsAg, và sau đó xuất antiHBs. Giai đoạn mất
HBsAg đến lúc xuất hiện antiHBs có thể kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng gọi là
giai đoạn cửa sổ. Trong suốt giai đoạn này xét nghiệm chẩn đoán viêm gan siêu vi B
cấp là IgM antiHBc.
ĐIỀU TRỊ
Điều trị chủ yếu là nâng đỡ.
Điều trị kháng siêu vi không có sự đồng thuận rõ ràng.
Phòng ngừa
Ở những người chưa có miễn dịch, sau tiếp xúc bằng cách tiêm vaccin và
HBIg.
Vắc xin tái tổ hợp được sử dụng phòng bệnh viêm gan B mạn và giảm tần suất
ung thư tế bào gan.
Con của thai phụ nhiễm HBV mạn: HBIg và vaccin ở vị trí khác nhau trong
vòng 12 giờ sau sinh. Liều kế tiếp của vaccin vào 1 và 6 tháng tuổi, hiệu quả bảo vệ >
90%. Trẻ không đáp ứng có thể bị nhiễm trong giai đoạn bào thai.
Những người không tạo miễn dịch sau chủng ngừa, có thể lặp lại phác đồ. Ở
những người đã có miễn dịch, không cần thiết chích nhắc.
Theo dõi
Sau khi xuất viện bệnh nhân nên được theo dõi mỗi 2- 4 tuần, và nếu cần thiết
mỗi tháng trong vòng 3 tháng kế tiếp. Theo dõi đến tháng 6 nhằm phát hiện bệnh nhân
nhiễm HBV mạn.
Một số điều lưu ý đặc biệt như xuất hiện vàng da trở lại, kích thước của gan và
lách. Xét nghiệm kiểm tra bao gồm bilirunin huyết thanh, nồng độ transaminase, và
các dấu ấn siêu vi.
Không được uống rượu trong vòng 6 tháng, nếu được 1 năm.
Tập luyện nên điều chỉnh vừa sức. Những bệnh nhân còn bất thường về xét
nghiệm nếu tập luyện nặng dẫn đến tái phát.
Không có giới hạn nào về chế độ ăn.
VIÊM GAN SIÊU VI C
Siêu vi viêm gan C chứa chuỗi đơn RNA thuộc gia đình Flaviviridae. Siêu vi
có tỷ lệ đột biến cao. Có 6 genotype (tương tự 50-70% cấu trúc gen), có hơn 50
subtype (70-80%).
Một người thường nhiễm 1 genotype và không thay đổi trừ khi tái nhiễm.
DỊCH TỄ
Tần suất nhiễm HCV là 3%. Tại nước ta, tỷ lệ này 2-4%.
HCV lây truyền chủ yếu qua da: kim chích, truyền máu, dụng cụ y khoa lây
nhiễm, ít gặp hơn lây truyền qua quan hệ tình dục và lây truyền mẹ con. Nguy cơ lây
nhiễm cao ở những người tiêm chích ma túy.
Trẻ sinh ra từ những thai phụ nhiễm HCV, không nên xét nghiệm antiHCV
trước 18 tháng, vì còn kháng thể của mẹ. Những trẻ này có thể thực hiện HCV RNA
để chẩn đoán.
Viêm gan siêu vi C cấp khó chẩn đoán. Tần suất viêm gan siêu vi C cấp giảm
xuống sau những chương trình an toàn truyền máu, kim tiêm dùng một lần.
Sau khi thải trừ siêu vi, không có miễn dịch bảo vệ, tái nhiễm có thể xảy ra ở
những đối tượng nguy cơ cao.
LÂM SÀNG
Viêm gan siêu vi C cấp có triệu chứng ở 15% trường hợp. Triệu chứng lâm
sàng nhẹ bao gồm buồn ói, mệt mỏi, chán ăn, đau hạ sườn phải.
Ở những bệnh nhân có triệu chứng, vàng da xảy ra ít hơn 25%. Hiếm khi xảy
ra suy gan tối cấp.
Ở những người lớn có triệu chứng, bệnh kéo dài từ 2-12 tuần. Bệnh diễn tiến
tùy theo biểu hiện ban đầu:
-Viêm gan có triệu chứng (10-15%): 50-70% nhiễm mạn; 25-50% tự khỏi.
-Nhiễm không triệu chứng (85-90%) 85-90% nhiễm mạn; 10-15% tự khỏi.
Yếu tố liên quan đến việc tự thải trừ siêu vi:
-Siêu vi: genotype 3, tải lượng siêu vi thấp (10log6), siêu vi giảm trong 4 tuần
đầu.
-Người bệnh: đáp ứng miễn dịch Th-1 mạnh, có vàng da, nữ, tuổi nhiễm bệnh
(người lớn thải trừ tự nhiện 20%, trẻ nhỏ cao hơn).
-Nhiễm HCV mạn có những biểu hiện ngoài gan như tăng cryoglobulin máu,
viêm mạch máu, viêm cầu thận, không thấy trong viêm gan HCV cấp.
CHẨN ĐOÁN
Thứ tự xuất hiện sau nhiễm trùng cấp:
HCVRNA: vài ngày đến 8 tuần sau nhiễm.
Men gan tăng 6-12 tuần sau nhiễm.
antiHCV xuất hiện muộn hơn.
Không có xét nghiệm chẩn đoán xác định viêm gan siêu vi C cấp.
Yếu tố chẩn đoán viêm gan siêu vi C cấp:
-Thời gian nhiễm bệnh.
-Men gan tăng cao, loại trừ những nguyên nhân viêm gan cấp khác, antiHCV
dương.
-Chuyển đổi huyết thanh antiHCV từ âm sang dương <6 tháng.
ĐIỀU TRỊ
Điều trị kháng siêu vi xem xét từ tuần 12 sau nhiễm cấp ở những bệnh nhân có
triệu chứng vì: chờ thải trừ tự nhiên; và điều trị sớm tăng khả năng đạt SVR
(sustained viral response: không phát hiện HCVRNA 24 tuần sau khi kết thúc điều
trị).
Điều trị interferon hay Peg-interferon đơn thuần hay phối hợp với ribavirin 12-
24 tuần. SVR đạt được 70-100%.
VIÊM GAN SIÊU VI D
Siêu vi gây viêm gan D thuộc gia đình Deltaviridae, siêu vi không hoàn chỉnh
cần có sự tồn tại của siêu vi viêm gan B. Có 3 genotype của siêu vi D (I,II,III), thường
gặp nhất là genotype I.
DỊCH TỄ
Tần suất mắc bệnh cao nhất ở Nam Mỹ, Địa Trung Hải, Tây Á.
Có 2 tình huống nhiễm HDV:
-Đồng nhiễm với HBV cùng lúc thường gặp ở người tiêm chích ma túy.
-Nhiễm HDV ở những bệnh nhân nhiễm HBV mạn, gây bùng phát viêm gan.
LÂM SÀNG
Nhiễm HDV chồng lên nhiễm HBV mạn có thể gây ra bệnh cảnh cấp mất bù.
Nhiễm HDV thường làm cho bệnh diễn tiến nặng hơn.
CHẨN ĐOÁN
-IgMantiHDV và HDVRNA, HBsAg chẩn đoán nhiễm HDV cấp.
-Nếu nhiễm cấp đồng thời với HBV: xuất hiện thêm IgMantiHBc
Khi nhiễm HDV trên người nhiễm HBV mạn, làm giảm nồng độ của HBV
nhưng không gây mất HBsAg. Ở những bệnh nhân nhiễm HBV mạn, tăng men gan
cao, HBVDNA âm tính, có thể tìm HDV.
-Nhiễm mạn HDV: HBsAg, antiHDV, HDVRNA.
ĐIỀU TRỊ
Nhiễm cấp điều trị triệu chứng.
Nhiễm HDV mạn > 1 năm, điều trị interferon α (1-10 năm), hiệu quả ít, tác
dụng phụ nhiều.
Thuốc kháng siêu vi uống không hiệu quả.
VIÊM GAN SIÊU VI E
Năm 1955, tại Ấn Độ, siêu vi gây trận dịch đầu tiên, đến 1983 được xác định
và đặt tên siêu vi viêm gan E. Siêu vi chứa RNA, có ít nhất 4 genotype, thường gặp
nhất ở Châu Á là genotype 1.
DỊCH TỄ
HEV lây truyền qua đường phân miệng, chủ yếu là do nguồn nước bị nhiễm
bệnh, hiếm khi lây truyền từ người sang người. HEV có khi lây truyền qua đường
máu. Bệnh thường xảy ra ở người lớn hơn trẻ em.
Bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con.
LÂM SÀNG
Viêm gan siêu vi E cấp tự giới hạn.
Thời gian ủ bệnh 15-60 ngày.
Triệu chứng ban đầu: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau hạ sườn phải. Người
bệnh có thể có tiêu chảy, đau khớp, nổi mề đay.
Vàng da có thể kéo dài.
Men gan tăng cao > 10 lần, trở về bình thường trong vòng 1-6 tuần.
Tỷ lệ tử vong 0,5-3%, bệnh xảy ra ở thai phụ với tỷ lệ tử vong lên 15-25%.
CHẨN ĐOÁN
Siêu vi xuất hiện trong phân người bệnh 1 tuần trước khi khởi phát bệnh.
HEV RNA có trong máu 2 tuần sau khi khởi phát.
IgMantiHEV xuất hiện ở thời điểm tăng men gan ALT, kéo dài 4-5 tháng. Xét
nghiệm thực hiện trong vòng 40 ngày khởi bệnh dương tính 100%, trễ hơn 6-12 tháng
60%.
ĐIỀU TRỊ
Bệnh tự giới hạn, điều trị nâng đỡ.
Chưa có vaccin phòng bệnh. Phòng bệnh bằng cách sống vệ sinh, cung cấp
đầy đủ nước sạch.
Nhiễm mạn ở đối tượng: HIV, lupus, hóa trị liệu ung thư, ghép tạng. Nhiễm
mạn diễn tiến xơ gan sau 2-3 năm.
3.SUY GAN CẤP (VIÊM GAN TỐI CẤP)
Thể bệnh hiếm gặp này thường ảnh hưởng đến bệnh nhân trong vòng 10 ngày.
Bệnh có thể diễn tiến rất nhanh đến nỗi không có vàng da và nhầm lẫn với rối loạn
tâm thần hay viêm não màng não. Một số bệnh nhân sau giai đoạn cấp có biểu hiện
vàng da đậm. Những dấu hiệu có thể bỏ sót là nôn ói lặp đi lặp lại, hơi thở mùi gan,
lẫn lộn hay ngủ gà. Dấu hiệu rung vẫy có thể xuất hiện thoáng qua, nhưng thường có
tăng trương lực. Hôn mê xảy ra nhanh chóng không ngờ và đầy đủ của bệnh cảnh suy
gan cấp. Tăng nhiệt độ, vàng da sậm và gan teo. Có thể bị xuất huyết nhiều nơi.
Tăng bạch cầu có thể có, ngược với tình trạng giảm bạch cầu thường gặp trong
viêm gan siêu vi. Thay đổi sinh hóa của suy gan cấp. Mức độ gia tăng của men gan và
bilirubin là yếu tố tiên lượng nặng. Nồng độ men gan có thể thấp ở những bệnh nhân
có tình trạng lâm sàng xấu hơn. Rối loạn đông máu bị ảnh hưởng nhiều và
prothrombin là yếu tố tiên lượng tốt nhất.
Viêm gan tối cấp liên quan đến siêu vi A, E, B. HCV thường không liên quan
đến viêm gan tối cấp.
Có những khác biệt về lâm sàng trong giai đoạn tối cấp của 3 loại viêm gan
siêu vi chủ yếu. Sốt thường gặp nhất ở viêm gan siêu vi A. Thời gian diễn tiến của
bệnh trước khi xuất hiện bệnh cảnh não gan dài hơn ở viêm gan không A, không B,
không C. Thời gian prothrombin thay đổi nhiều nhất trong viêm gan siêu vi B.
4.CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Trong giai đoạn trước vàng da, viêm gan có thể bị nhầm lẫn với những bệnh
nhiễm trùng cấp tính khác. Gan to đau và tăng men gan, dấu ấn siêu vi là những dấu
hiệu giúp ích nhất cho chẩn đoán.
Trong giai đoạn vàng da, cần phải chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý vàng
da tắc mật sau gan. Chẩn đoán viêm gan do thuốc, do rượu dựa vào tiền căn dùng
thuốc hay rượu bia của người bệnh.
Sinh thiết gan có giá trị trong những trường hợp có vấn đề. Những cố gắng
chẩn đoán bằng phẫu thuật rất nguy hiểm.
Phân biệt với bệnh sốt rét, Weil’s, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng đường mật
ở bệnh nhân có sốt.
Trong giai đoạn sau vàng da, cần thiết chẩn đoán phân biệt các bệnh lý viêm
gan mạn.
5.ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN SIÊU VI CẤP
Điều trị ít có hiệu quả trong viêm gan siêu vi cấp.
Tại thời điểm bắt đầu, điều này không thể tiên đoán trước và tốt nhất điều trị
cho tất cả các bệnh nhân vì có thể có tử vong dù tỷ lệ thấp và yêu cầu nghỉ ngơi tại
giường. Theo kinh điển nên thực hiện việc này cho đến khi bệnh nhân hết vàng da.
Theo dõi bệnh nhân cho đến khi họ cảm thấy khỏe, không cần quan tâm đến
mức độ vàng da. Người bệnh nên nghỉ ngơi sau mỗi bữa ăn. Nếu triệu chứng xuất
hiện trở lại thì ngay lập tức nghỉ ngơi tại giường. Những bệnh nhân được điều trị theo
phương cách này không có gia tăng tần suất xuất hiện biến chứng sau đó.
Hồi phục khi bệnh nhân không còn triệu chứng, gan không còn đau nữa, và
nồng độ bilirubin dưới 1.5 mg/ dL (25 mmol/l).
Một chế độ ăn ít béo nhiều chất bột đường là phổ biến bởi vì nó khiến những
bệnh nhân chán ăn có cảm giác dễ chịu nhất. Ngoại trừ điều này ra, chế độ ăn ít béo
không có hiệu quả nào rõ ràng.
Khi người bệnh thèm ăn trở lại, chế độ ăn nhiều chất đạm có thể giúp họ
nhanh chóng hồi phục. Chế độ ăn thông thường của bệnh nhân viêm gan là những
thức ăn dễ tiêu hóa như những bệnh nhân khác. Không cần thiết phải bổ sung vitamin,
các amino axít và những chất tan trong chất béo.
Corticoide không thúc đẩy tốc độ hồi phục hay hỗ trợ miễn dịch trong viêm
gan siêu vi. Viêm gan có khuynh hướng tự hồi phục và không có bất kì hiệu quả nào
trong việc sử dụng thuốc, ngoại trừ trong một số trường hợp viêm gan A tắc mật. Khi
đó thuốc phải được dùng liên tục trong giai đoạn hồi phục vì nếu ngưng sớm bệnh dễ
tái phát.
Những bệnh nhân có biểu hiện của suy gan cấp với triệu chứng của bệnh cảnh
não gan cần phải theo dõi chặt chẽ hơn.
6.KẾT LUẬN
VGSVC biểu hiện 3 thể lâm sàng chính: không triệu chứng, triệu chứng viêm
gan cấp, viêm gan tối cấp.
5 loại siêu vi gây viêm gan nguyên phát: trong đó HBV chứa DNA, còn lại là
RNA. HDV là siêu vi không hoàn chỉnh.
Huyết thanh chẩn đoán dùng để phân biệt viêm gan siêu vi cấp và mạn.
Điều trị chủ yếu là nâng đỡ mặc dù 1 số siêu vi có điều trị đặc hiệu.
Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh viêm gan A, B.
Phòng ngừa phổ quát là sử dụng nước sạch, dụng cụ y tế dùng một lần, an toàn
tình dục.

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGTIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGSoM
 
HỘI CHỨNG VÀNG DA
HỘI CHỨNG VÀNG DAHỘI CHỨNG VÀNG DA
HỘI CHỨNG VÀNG DASoM
 
LAO HẠCH
LAO HẠCHLAO HẠCH
LAO HẠCHSoM
 
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊVIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊSoM
 
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOHỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOSoM
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙTIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙSoM
 
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬTHỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬTSoM
 
BỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOABỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOASoM
 
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔICHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔISoM
 
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)SoM
 
Cập nhật điều trị viêm gan B
Cập nhật điều trị viêm gan BCập nhật điều trị viêm gan B
Cập nhật điều trị viêm gan BSauDaiHocYHGD
 
KHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGKHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGSoM
 
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TOKHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TOSoM
 
Khuyến cáo Tokyo 2018 - Chẩn đoán và xử trí viêm đường mật cấp
Khuyến cáo Tokyo 2018 - Chẩn đoán và xử trí viêm đường mật cấpKhuyến cáo Tokyo 2018 - Chẩn đoán và xử trí viêm đường mật cấp
Khuyến cáo Tokyo 2018 - Chẩn đoán và xử trí viêm đường mật cấpCuong Nguyen
 
HỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬA
HỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬAHỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬA
HỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬASoM
 
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)Bão Tố
 
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯHỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯSoM
 
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANHỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANSoM
 
BỆNH ÁN 2
BỆNH ÁN 2BỆNH ÁN 2
BỆNH ÁN 2SoM
 

Was ist angesagt? (20)

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGTIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
 
HỘI CHỨNG VÀNG DA
HỘI CHỨNG VÀNG DAHỘI CHỨNG VÀNG DA
HỘI CHỨNG VÀNG DA
 
LAO HẠCH
LAO HẠCHLAO HẠCH
LAO HẠCH
 
Hoi chung suy tim 2012
Hoi chung suy tim  2012Hoi chung suy tim  2012
Hoi chung suy tim 2012
 
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊVIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
VIÊM TUY CẤP _ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
 
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOHỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙTIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
 
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬTHỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
 
BỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOABỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOA
 
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔICHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
 
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)
HỘI CHỨNG NHIỄM ĐỘC GIÁP ( CƯỜNG GIÁP)
 
Cập nhật điều trị viêm gan B
Cập nhật điều trị viêm gan BCập nhật điều trị viêm gan B
Cập nhật điều trị viêm gan B
 
KHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGKHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNG
 
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TOKHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO
KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN GAN TO
 
Khuyến cáo Tokyo 2018 - Chẩn đoán và xử trí viêm đường mật cấp
Khuyến cáo Tokyo 2018 - Chẩn đoán và xử trí viêm đường mật cấpKhuyến cáo Tokyo 2018 - Chẩn đoán và xử trí viêm đường mật cấp
Khuyến cáo Tokyo 2018 - Chẩn đoán và xử trí viêm đường mật cấp
 
HỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬA
HỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬAHỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬA
HỘI CHỨNG TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬA
 
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
Bệnh án khoa Lao: Lao phổi AFB (-)
 
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯHỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
 
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANHỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
 
BỆNH ÁN 2
BỆNH ÁN 2BỆNH ÁN 2
BỆNH ÁN 2
 

Ähnlich wie VIÊM GAN SIÊU VI CẤP

Bệnh viêm gan siêu vi cấp - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh viêm gan siêu vi cấp - 2019 - Đại học Y dược TPHCMBệnh viêm gan siêu vi cấp - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh viêm gan siêu vi cấp - 2019 - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
Những điều cần biết về viêm gan virut B
Những điều cần biết về viêm gan virut BNhững điều cần biết về viêm gan virut B
Những điều cần biết về viêm gan virut Bhung le
 
THAI KỲ VÀ NHIỄM SIÊU VI (HIV, VIÊM GAN SIÊU VI, RUBELLA, CYTOMEGALOVIRUS)
THAI KỲ VÀ NHIỄM SIÊU VI (HIV, VIÊM GAN SIÊU VI, RUBELLA, CYTOMEGALOVIRUS)THAI KỲ VÀ NHIỄM SIÊU VI (HIV, VIÊM GAN SIÊU VI, RUBELLA, CYTOMEGALOVIRUS)
THAI KỲ VÀ NHIỄM SIÊU VI (HIV, VIÊM GAN SIÊU VI, RUBELLA, CYTOMEGALOVIRUS)SoM
 
Viem gan a canets
Viem gan a   canetsViem gan a   canets
Viem gan a canetscanets com
 
Bị viêm gan b mãn tính sống được bao lâu
Bị viêm gan b mãn tính sống được bao lâuBị viêm gan b mãn tính sống được bao lâu
Bị viêm gan b mãn tính sống được bao lâuSơn Nhật
 
Tư vấn điều trị bệnh viêm gan siêu vi C
Tư vấn điều trị bệnh viêm gan siêu vi CTư vấn điều trị bệnh viêm gan siêu vi C
Tư vấn điều trị bệnh viêm gan siêu vi CThanh Liem Vo
 
Life tai lieu tt srh 05.5.2014
Life tai lieu tt srh 05.5.2014Life tai lieu tt srh 05.5.2014
Life tai lieu tt srh 05.5.2014Kim Loan Vo
 
Cn12tc_5
Cn12tc_5Cn12tc_5
Cn12tc_5Dnp Ng
 
Benh viem gan canets
Benh viem gan   canetsBenh viem gan   canets
Benh viem gan canetscanets com
 
TẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤ
TẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤTẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤ
TẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤSoM
 
Chẩn đoán - điều trị lậu cầu
Chẩn đoán - điều trị lậu cầuChẩn đoán - điều trị lậu cầu
Chẩn đoán - điều trị lậu cầuSauDaiHocYHGD
 
Chủng Ngừa cho Học Sinh Lớp 6 tại B.C.
Chủng Ngừa cho Học Sinh Lớp 6 tại B.C.Chủng Ngừa cho Học Sinh Lớp 6 tại B.C.
Chủng Ngừa cho Học Sinh Lớp 6 tại B.C.Yhoccongdong.com
 
QUẢN LÝ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC VA CÁC BIẾN CHỨNG
QUẢN LÝ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC VA CÁC BIẾN CHỨNGQUẢN LÝ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC VA CÁC BIẾN CHỨNG
QUẢN LÝ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC VA CÁC BIẾN CHỨNGSoM
 
Phac do Ulcerative Colitis.docx
Phac do Ulcerative Colitis.docxPhac do Ulcerative Colitis.docx
Phac do Ulcerative Colitis.docxTai Huynh
 
Bo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-b
Bo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-bBo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-b
Bo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-bbanbientap
 
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUT B
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUT BHƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUT B
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUT BSoM
 
Bệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCMBệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 

Ähnlich wie VIÊM GAN SIÊU VI CẤP (20)

Bệnh viêm gan siêu vi cấp - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh viêm gan siêu vi cấp - 2019 - Đại học Y dược TPHCMBệnh viêm gan siêu vi cấp - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh viêm gan siêu vi cấp - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 
Những điều cần biết về viêm gan virut B
Những điều cần biết về viêm gan virut BNhững điều cần biết về viêm gan virut B
Những điều cần biết về viêm gan virut B
 
THAI KỲ VÀ NHIỄM SIÊU VI (HIV, VIÊM GAN SIÊU VI, RUBELLA, CYTOMEGALOVIRUS)
THAI KỲ VÀ NHIỄM SIÊU VI (HIV, VIÊM GAN SIÊU VI, RUBELLA, CYTOMEGALOVIRUS)THAI KỲ VÀ NHIỄM SIÊU VI (HIV, VIÊM GAN SIÊU VI, RUBELLA, CYTOMEGALOVIRUS)
THAI KỲ VÀ NHIỄM SIÊU VI (HIV, VIÊM GAN SIÊU VI, RUBELLA, CYTOMEGALOVIRUS)
 
Viem gan a canets
Viem gan a   canetsViem gan a   canets
Viem gan a canets
 
Bị viêm gan b mãn tính sống được bao lâu
Bị viêm gan b mãn tính sống được bao lâuBị viêm gan b mãn tính sống được bao lâu
Bị viêm gan b mãn tính sống được bao lâu
 
Tư vấn điều trị bệnh viêm gan siêu vi C
Tư vấn điều trị bệnh viêm gan siêu vi CTư vấn điều trị bệnh viêm gan siêu vi C
Tư vấn điều trị bệnh viêm gan siêu vi C
 
Life tai lieu tt srh 05.5.2014
Life tai lieu tt srh 05.5.2014Life tai lieu tt srh 05.5.2014
Life tai lieu tt srh 05.5.2014
 
Cn12tc_5
Cn12tc_5Cn12tc_5
Cn12tc_5
 
Benh viem gan canets
Benh viem gan   canetsBenh viem gan   canets
Benh viem gan canets
 
Bệnh học Viêm gan B (Viêm gan siêu vi B)
Bệnh học  Viêm gan B (Viêm gan siêu vi B)Bệnh học  Viêm gan B (Viêm gan siêu vi B)
Bệnh học Viêm gan B (Viêm gan siêu vi B)
 
TẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤ
TẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤTẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤ
TẦM SOÁT NHIỄM TRÙNG Ở THAI PHỤ
 
Chungngua luan (nx power-lite)
Chungngua luan (nx power-lite)Chungngua luan (nx power-lite)
Chungngua luan (nx power-lite)
 
Chẩn đoán - điều trị lậu cầu
Chẩn đoán - điều trị lậu cầuChẩn đoán - điều trị lậu cầu
Chẩn đoán - điều trị lậu cầu
 
Chủng Ngừa cho Học Sinh Lớp 6 tại B.C.
Chủng Ngừa cho Học Sinh Lớp 6 tại B.C.Chủng Ngừa cho Học Sinh Lớp 6 tại B.C.
Chủng Ngừa cho Học Sinh Lớp 6 tại B.C.
 
QUẢN LÝ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC VA CÁC BIẾN CHỨNG
QUẢN LÝ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC VA CÁC BIẾN CHỨNGQUẢN LÝ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC VA CÁC BIẾN CHỨNG
QUẢN LÝ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC VA CÁC BIẾN CHỨNG
 
1. Viem gan VR 2022.pdf
1. Viem gan VR 2022.pdf1. Viem gan VR 2022.pdf
1. Viem gan VR 2022.pdf
 
Phac do Ulcerative Colitis.docx
Phac do Ulcerative Colitis.docxPhac do Ulcerative Colitis.docx
Phac do Ulcerative Colitis.docx
 
Bo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-b
Bo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-bBo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-b
Bo y-te-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-gan-b
 
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUT B
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUT BHƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUT B
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUT B
 
Bệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCMBệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 

Mehr von SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

Mehr von SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Kürzlich hochgeladen

SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx27NguynTnQuc11A1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfHongBiThi1
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptxngocsangchaunguyen
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHongBiThi1
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHongBiThi1
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbPhNguyn914909
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxHongBiThi1
 

Kürzlich hochgeladen (19)

SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
 

VIÊM GAN SIÊU VI CẤP

  • 1. VIÊM GAN SIÊU VI CẤP ThS.BS Nguyễn Quang Trung 1.MỞ ĐẦU Viêm gan siêu vi là một bệnh cảnh nhiễm siêu vi toàn thân. Có nhiều loại siêu vi gây viêm gan, chia làm 2 nhóm siêu vi: - siêu vi viêm gan nguyên phát: do tác nhân có ái tính trực tiếp với tế bào gan như HAV, HBV (HDV), HCV và HEV. - tác nhân thứ phát (bệnh toàn thân): Cytomegalovirus (CMV), Epstain Barr virus (EBV), Dengue... Viêm gan siêu vi nguyên phát có thể không biểu hiện triệu chứng; có triệu chứng viêm gan cấp; nặng gây tử vong (viêm gan tối cấp). - Viêm gan cấp: triệu chứng trước vàng da bao gồm mệt mỏi, buồn ói, chán ăn, triệu chứng giống cúm. Gan to và đau vùng gan. Có thể tiến triển đến bệnh cảnh vàng da. - Viêm gan tối cấp: triệu chứng khởi đầu giống viêm gan cấp nhưng tiến triển nhanh: vàng da, phù não, báng bụng, bệnh cảnh não gan, chảy máu. Nguy cơ xuất hiện những biểu hiện này tùy thuộc vào yếu tố siêu vi và cơ thể ký chủ. 2.CÁC TÁC NHÂN VIÊM GAN SIÊU VI CẤP VIÊM GAN SIÊU VI A (HAV: hepatitis A virus) Siêu vi được phát hiện vào năm 1973. HAV chứa sợi RNA, không có vỏ bọc, có 1 típ huyết thanh duy nhất được biết gây bệnh, không có phản ứng kháng nguyên chéo với HBV, HCV, HDV và HEV. HAV có thể sống trong môi trường axít (pH xuống đến 3), nhiệt độ cao 60 độ trong 60 phút. DỊCH TỄ Bệnh lây truyền qua đường phân miệng, nước và thức ăn bị nhiễm mầm bệnh. Một số hiếm trường hợp lây truyền qua đường máu: truyền máu, tiêm chích. Siêu vi hiện diện trong tất cả dịch cơ thể của người nhiễm và có thể lây qua tiếp xúc. Có 3 mô hình dịch tễ nhiễm HAV 1.Nước có tình trạng vệ sinh kém: hầu hết trẻ em nhiễm bệnh, ít xảy ra đợt dịch bùng phát.
  • 2. 2.Nước đã phát triển, tần suất nhiễm HAV thấp (vd 10% trẻ, 37% người lớn ở Mĩ có anti HAV (+)).> 50% nhiễm bệnh là do người bệnh du lịch đến vùng dịch tễ. 3.Nhiễm HAV ở những nhóm người biệt lập, có thể gây thành dịch vì những người này không có miễn dịch do chưa có tiếp xúc từ trước. Ở những cộng đồng này, trẻ em còn nhạy cảm với bệnh cho đến khi tiếp xúc với siêu vi. LÂM SÀNG HAV là bệnh viêm gan tự giới hạn và không bao giờ diễn tiến mạn tính. Có 5 kiểu biểu hiện lâm sàng khác nhau: 1. Không có triệu chứng. 2. Có vàng da, tự giới hạn. 3. Vàng da tắc mật kéo dài hơn 10 tuần. 4. Tái phát có 2 hay nhiều đợt cấp xảy ra trong 2- 3 tháng (10% bệnh nhân). 5. Suy gan cấp- viêm gan tối cấp. Ủ bệnh: không triệu chứng, 2-4 tuần, phát hiện được siêu vi trong máu và phân. Khởi bệnh: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau hạ sườn phải. Cuối cùng vàng da và tiểu sậm màu. Triệu chứng kéo dài vài ngày đến 2 tuần. Hồi phục hoàn toàn lâm sàng 60% trong 2 tháng đến 100% trong 6 tháng. Nhìn chung, bệnh có tiên lượng tốt. Độ nặng của bệnh tăng theo tuổi, < 2 tháng không có triệu chứng và vàng da xảy ra 20%, sau 5 tuổi 80% có triệu chứng. Vàng da tắc mật có thể làm nặng thêm viêm gan A cấp ở những phụ nữ sử dụng estrogen (ngay cả thuốc ngừa thai liều thấp). Phụ nữ sau tuổi trung niên có nguy cơ bệnh nặng hơn, kể cả bệnh nhân có yếu tố thúc đẩy suy gan cấp. Khoảng 1/3 bệnh nhân nhiễm bệnh sau 60 tuổi phải nhập viện. Tỷ lệ suy gan cấp nhìn chung 1%. Ở vùng dịch, trẻ nhỏ có nguy cơ cao bị suy gan cấp, mặc dù biểu hiện nhiễm trùng của trẻ thường không rõ ràng. Biến chứng hiếm gặp hơn là thiếu máu bất sản. CHẨN ĐOÁN Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan siêu vi A cấp là IgM antiHAV, phát hiện dương tính ở thời điểm có triệu chứng, có thể phát hiện ở nồng độ thấp 1 năm sau nhiễm trùng.
  • 3. IgG anti HAV xuất hiện ở thời điểm có triệu chứng, tồn tại suốt đời. Anti HAV (IgG) là kháng thể bảo vệ chống tái nhiễm. HAV RNA hiện chưa thực hiện rộng rãi và không cần thiết để chẩn đoán. ĐIỀU TRỊ- PHÒNG NGỪA Điều trị triệu chứng. Phòng ngừa: bệnh lây qua đường phân miệng, thực hành vệ sinh chung, nấu chín thức ăn, rửa tay, tránh nguồn nước bị nhiễm bẩn. Vắc xin có nhiều loại: Vắc xin sống, vắc xin bất hoạt (hiệu quả cao, sử dụng hiệu quả). Vắc xin đơn giá HAV (HAVRIX, VAQTA), vắc xin kết hợp (TWINRIX kết hợp HAV và HBV). Liều lượng vắc xin Người lớn liều đầu 1ml, chích nhắc lại 6-12 tháng sau. Trẻ em liều đầu 0,5 ml, chích nhắc lại 6- 12 tháng sau. Chống chỉ định Vắc xin chống chỉ định cho trẻ < 12 tháng tuổi vì không hiệu quả cho đối tượng này. Đối tượng cần chích ngừa HAV Người có bệnh gan mạn. Người tiếp xúc với trẻ được nhận làm con nuôi từ những quốc gia là vùng dịch HAV. Người làm việc tại các nhà mở, trại tâm thần. Người du lịch đến các quốc gia là vùng dịch tễ. Bất kì người nào muốn có miễn dịch. Dự phòng sau tiếp xúc Những người tiếp xúc với HAV nhưng chưa có miễn dịch (đặc biệt là những người trên 60 tuổi). Đối với người khỏe mạnh, việc sử dụng globulin miễn dịch hay vắc xin có hiệu quả như nhau. Trẻ nhỏ < 12 tháng, người suy giảm miễn dịch, thì sử dụng globulin 0,02 ml/kg. Việc sử dụng globulin miễn dịch đa dòng thụ động có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh 90%. Miễn dịch thụ động này có thể kéo dài 6 tháng. VIÊM GAN SIÊU VI B Siêu vi viêm gan B chứa DNA thuộc nhóm Hepadnaviridae, siêu vi nhân lên thông qua RNA. Siêu vi có 8 genotype A-H. Siêu vi nhân lên trong gan, nhưng siêu vi có thể tìm thấy trong tất cả các dịch cơ thể của người bị nhiễm.
  • 4. DỊCH TỄ Dịch tễ siêu vi viêm gan B thay đổi tùy theo khu vực, chia làm 3 khu vực: Vùng lưu hành cao ≥8% (Trung Quốc, Châu Phi, Đông Nam Á), nguy cơ nhiễm 60-80%. Ở những vùng này, lây truyền theo hàng dọc (mẹ sang con) là đường lây truyền chính dẫn đến bệnh mạn tính. Vùng lưu hành trung bình: 2-8% (Trung Đông, nhật, một phần Đông và Nam Âu, Liên Xô, lục địa Ấn Độ, Bắc Phi), nguy cơ nhiễm 20-60%. Vùng lưu hành thấp <2% (Bắc Mĩ, Tây Âu, một phần Nam Mĩ), lây truyền cho quan hệ tình dục và tiêm chích là dạng lây truyền chính ở vùng này. Mặc dù HBV có thể tìm thấy ở hầu hết dịch cơ thể, bệnh chỉ lây truyền qua đường máu và quan hệ tình dục. HBV lây nhiễm cao hơn HCV 10 lần và 100 lần hơn so với HIV. Tại Mỹ, từ 1990 tỷ lệ nhiễm HBV cấp giảm do chương trình tiêm chủng thường qui ở trẻ nhỏ. Nhiễm HBV trước 1 tuổi thường không có triệu chứng và dễ chuyển sang mạn tính. Nhiễm HBV ở tuổi trưởng thành, thường có bệnh cảnh lâm sàng viêm gan cấp nhưng chỉ 1-5% chuyển sang mạn, tỷ lệ này cao hơn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Thời gian ủ bệnh từ 1-4 tháng. Ở người lớn, sau thời gian ủ bệnh, bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý huyết thanh, như chán ăn, đau khớp, buồn nôn và đau hạ sườn phải. Tuy nhiên, chỉ có 30% bệnh nhân người lớn nhiễm HBV có triệu chứng vàng da. Xét nghiệm ALT (alanine aminotransferase), AST (aspartate aminotransferase) tăng có thể lên đến 1000-2000 UI/L. Ở những người có thải trừ siêu vi, men gan sẽ trở về bình thường trong thời gian từ 1-4 tháng. Biểu hiện đau khớp toàn thân chỉ kéo dài vài tuần. Viêm gan tối cấp xảy ra 0,5-1% bệnh nhân viêm gan B cấp, do tình trạng phá hủy một số lượng lớn tế bào gan bị nhiễm qua trung gian miễn dịch, ở thời điểm này có thể không có sự tăng sinh của HBV, và chuyển đổi huyết thanh antiHBs rất nhanh. Cơ chế gây viêm gan tối cấp chưa được hiểu hết. Một trong nguyên nhân gây bùng phát là nhiễm chồng thêm HDV. Tình trạng bùng phát có thể gặp ở người nhiễm HBV mạn chuyển đổi huyết thanh HBeAg. Trong giai đoạn hồi phục ở những bệnh nhân viêm gan siêu vi B cấp không có viêm gan tối cấp, sự bình thường hóa men gan xảy ra trước, kế đến là mất HBsAg và cuối cùng xuất hiện antiHBs.
  • 5. Tình trạng không thải trừ hoàn toàn siêu vi ra khỏi tế bào gan và tái hoạt siêu vi có thể xảy ra ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, dùng thuốc ức chế miễn dịch (rituximab). CHẨN ĐOÁN Sau nhiễm vài ngày xuất hiện HBVDNA và sau vài tuần (4 tuần) có kháng nguyên HBsAg và sau đó xuất hiện antiHBc IgM và HBeAg. Ở những bệnh nhân hồi phục sau viêm gan cấp, sẽ mất HBsAg, và sau đó xuất antiHBs. Giai đoạn mất HBsAg đến lúc xuất hiện antiHBs có thể kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng gọi là giai đoạn cửa sổ. Trong suốt giai đoạn này xét nghiệm chẩn đoán viêm gan siêu vi B cấp là IgM antiHBc. ĐIỀU TRỊ Điều trị chủ yếu là nâng đỡ. Điều trị kháng siêu vi không có sự đồng thuận rõ ràng. Phòng ngừa Ở những người chưa có miễn dịch, sau tiếp xúc bằng cách tiêm vaccin và HBIg. Vắc xin tái tổ hợp được sử dụng phòng bệnh viêm gan B mạn và giảm tần suất ung thư tế bào gan. Con của thai phụ nhiễm HBV mạn: HBIg và vaccin ở vị trí khác nhau trong vòng 12 giờ sau sinh. Liều kế tiếp của vaccin vào 1 và 6 tháng tuổi, hiệu quả bảo vệ > 90%. Trẻ không đáp ứng có thể bị nhiễm trong giai đoạn bào thai. Những người không tạo miễn dịch sau chủng ngừa, có thể lặp lại phác đồ. Ở những người đã có miễn dịch, không cần thiết chích nhắc. Theo dõi Sau khi xuất viện bệnh nhân nên được theo dõi mỗi 2- 4 tuần, và nếu cần thiết mỗi tháng trong vòng 3 tháng kế tiếp. Theo dõi đến tháng 6 nhằm phát hiện bệnh nhân nhiễm HBV mạn. Một số điều lưu ý đặc biệt như xuất hiện vàng da trở lại, kích thước của gan và lách. Xét nghiệm kiểm tra bao gồm bilirunin huyết thanh, nồng độ transaminase, và các dấu ấn siêu vi. Không được uống rượu trong vòng 6 tháng, nếu được 1 năm. Tập luyện nên điều chỉnh vừa sức. Những bệnh nhân còn bất thường về xét nghiệm nếu tập luyện nặng dẫn đến tái phát. Không có giới hạn nào về chế độ ăn.
  • 6. VIÊM GAN SIÊU VI C Siêu vi viêm gan C chứa chuỗi đơn RNA thuộc gia đình Flaviviridae. Siêu vi có tỷ lệ đột biến cao. Có 6 genotype (tương tự 50-70% cấu trúc gen), có hơn 50 subtype (70-80%). Một người thường nhiễm 1 genotype và không thay đổi trừ khi tái nhiễm. DỊCH TỄ Tần suất nhiễm HCV là 3%. Tại nước ta, tỷ lệ này 2-4%. HCV lây truyền chủ yếu qua da: kim chích, truyền máu, dụng cụ y khoa lây nhiễm, ít gặp hơn lây truyền qua quan hệ tình dục và lây truyền mẹ con. Nguy cơ lây nhiễm cao ở những người tiêm chích ma túy. Trẻ sinh ra từ những thai phụ nhiễm HCV, không nên xét nghiệm antiHCV trước 18 tháng, vì còn kháng thể của mẹ. Những trẻ này có thể thực hiện HCV RNA để chẩn đoán. Viêm gan siêu vi C cấp khó chẩn đoán. Tần suất viêm gan siêu vi C cấp giảm xuống sau những chương trình an toàn truyền máu, kim tiêm dùng một lần. Sau khi thải trừ siêu vi, không có miễn dịch bảo vệ, tái nhiễm có thể xảy ra ở những đối tượng nguy cơ cao. LÂM SÀNG Viêm gan siêu vi C cấp có triệu chứng ở 15% trường hợp. Triệu chứng lâm sàng nhẹ bao gồm buồn ói, mệt mỏi, chán ăn, đau hạ sườn phải. Ở những bệnh nhân có triệu chứng, vàng da xảy ra ít hơn 25%. Hiếm khi xảy ra suy gan tối cấp. Ở những người lớn có triệu chứng, bệnh kéo dài từ 2-12 tuần. Bệnh diễn tiến tùy theo biểu hiện ban đầu: -Viêm gan có triệu chứng (10-15%): 50-70% nhiễm mạn; 25-50% tự khỏi. -Nhiễm không triệu chứng (85-90%) 85-90% nhiễm mạn; 10-15% tự khỏi. Yếu tố liên quan đến việc tự thải trừ siêu vi: -Siêu vi: genotype 3, tải lượng siêu vi thấp (10log6), siêu vi giảm trong 4 tuần đầu. -Người bệnh: đáp ứng miễn dịch Th-1 mạnh, có vàng da, nữ, tuổi nhiễm bệnh (người lớn thải trừ tự nhiện 20%, trẻ nhỏ cao hơn). -Nhiễm HCV mạn có những biểu hiện ngoài gan như tăng cryoglobulin máu, viêm mạch máu, viêm cầu thận, không thấy trong viêm gan HCV cấp.
  • 7. CHẨN ĐOÁN Thứ tự xuất hiện sau nhiễm trùng cấp: HCVRNA: vài ngày đến 8 tuần sau nhiễm. Men gan tăng 6-12 tuần sau nhiễm. antiHCV xuất hiện muộn hơn. Không có xét nghiệm chẩn đoán xác định viêm gan siêu vi C cấp. Yếu tố chẩn đoán viêm gan siêu vi C cấp: -Thời gian nhiễm bệnh. -Men gan tăng cao, loại trừ những nguyên nhân viêm gan cấp khác, antiHCV dương. -Chuyển đổi huyết thanh antiHCV từ âm sang dương <6 tháng. ĐIỀU TRỊ Điều trị kháng siêu vi xem xét từ tuần 12 sau nhiễm cấp ở những bệnh nhân có triệu chứng vì: chờ thải trừ tự nhiên; và điều trị sớm tăng khả năng đạt SVR (sustained viral response: không phát hiện HCVRNA 24 tuần sau khi kết thúc điều trị). Điều trị interferon hay Peg-interferon đơn thuần hay phối hợp với ribavirin 12- 24 tuần. SVR đạt được 70-100%. VIÊM GAN SIÊU VI D Siêu vi gây viêm gan D thuộc gia đình Deltaviridae, siêu vi không hoàn chỉnh cần có sự tồn tại của siêu vi viêm gan B. Có 3 genotype của siêu vi D (I,II,III), thường gặp nhất là genotype I. DỊCH TỄ Tần suất mắc bệnh cao nhất ở Nam Mỹ, Địa Trung Hải, Tây Á. Có 2 tình huống nhiễm HDV: -Đồng nhiễm với HBV cùng lúc thường gặp ở người tiêm chích ma túy. -Nhiễm HDV ở những bệnh nhân nhiễm HBV mạn, gây bùng phát viêm gan. LÂM SÀNG Nhiễm HDV chồng lên nhiễm HBV mạn có thể gây ra bệnh cảnh cấp mất bù. Nhiễm HDV thường làm cho bệnh diễn tiến nặng hơn. CHẨN ĐOÁN -IgMantiHDV và HDVRNA, HBsAg chẩn đoán nhiễm HDV cấp. -Nếu nhiễm cấp đồng thời với HBV: xuất hiện thêm IgMantiHBc
  • 8. Khi nhiễm HDV trên người nhiễm HBV mạn, làm giảm nồng độ của HBV nhưng không gây mất HBsAg. Ở những bệnh nhân nhiễm HBV mạn, tăng men gan cao, HBVDNA âm tính, có thể tìm HDV. -Nhiễm mạn HDV: HBsAg, antiHDV, HDVRNA. ĐIỀU TRỊ Nhiễm cấp điều trị triệu chứng. Nhiễm HDV mạn > 1 năm, điều trị interferon α (1-10 năm), hiệu quả ít, tác dụng phụ nhiều. Thuốc kháng siêu vi uống không hiệu quả. VIÊM GAN SIÊU VI E Năm 1955, tại Ấn Độ, siêu vi gây trận dịch đầu tiên, đến 1983 được xác định và đặt tên siêu vi viêm gan E. Siêu vi chứa RNA, có ít nhất 4 genotype, thường gặp nhất ở Châu Á là genotype 1. DỊCH TỄ HEV lây truyền qua đường phân miệng, chủ yếu là do nguồn nước bị nhiễm bệnh, hiếm khi lây truyền từ người sang người. HEV có khi lây truyền qua đường máu. Bệnh thường xảy ra ở người lớn hơn trẻ em. Bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con. LÂM SÀNG Viêm gan siêu vi E cấp tự giới hạn. Thời gian ủ bệnh 15-60 ngày. Triệu chứng ban đầu: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau hạ sườn phải. Người bệnh có thể có tiêu chảy, đau khớp, nổi mề đay. Vàng da có thể kéo dài. Men gan tăng cao > 10 lần, trở về bình thường trong vòng 1-6 tuần. Tỷ lệ tử vong 0,5-3%, bệnh xảy ra ở thai phụ với tỷ lệ tử vong lên 15-25%. CHẨN ĐOÁN Siêu vi xuất hiện trong phân người bệnh 1 tuần trước khi khởi phát bệnh. HEV RNA có trong máu 2 tuần sau khi khởi phát. IgMantiHEV xuất hiện ở thời điểm tăng men gan ALT, kéo dài 4-5 tháng. Xét nghiệm thực hiện trong vòng 40 ngày khởi bệnh dương tính 100%, trễ hơn 6-12 tháng 60%. ĐIỀU TRỊ Bệnh tự giới hạn, điều trị nâng đỡ.
  • 9. Chưa có vaccin phòng bệnh. Phòng bệnh bằng cách sống vệ sinh, cung cấp đầy đủ nước sạch. Nhiễm mạn ở đối tượng: HIV, lupus, hóa trị liệu ung thư, ghép tạng. Nhiễm mạn diễn tiến xơ gan sau 2-3 năm. 3.SUY GAN CẤP (VIÊM GAN TỐI CẤP) Thể bệnh hiếm gặp này thường ảnh hưởng đến bệnh nhân trong vòng 10 ngày. Bệnh có thể diễn tiến rất nhanh đến nỗi không có vàng da và nhầm lẫn với rối loạn tâm thần hay viêm não màng não. Một số bệnh nhân sau giai đoạn cấp có biểu hiện vàng da đậm. Những dấu hiệu có thể bỏ sót là nôn ói lặp đi lặp lại, hơi thở mùi gan, lẫn lộn hay ngủ gà. Dấu hiệu rung vẫy có thể xuất hiện thoáng qua, nhưng thường có tăng trương lực. Hôn mê xảy ra nhanh chóng không ngờ và đầy đủ của bệnh cảnh suy gan cấp. Tăng nhiệt độ, vàng da sậm và gan teo. Có thể bị xuất huyết nhiều nơi. Tăng bạch cầu có thể có, ngược với tình trạng giảm bạch cầu thường gặp trong viêm gan siêu vi. Thay đổi sinh hóa của suy gan cấp. Mức độ gia tăng của men gan và bilirubin là yếu tố tiên lượng nặng. Nồng độ men gan có thể thấp ở những bệnh nhân có tình trạng lâm sàng xấu hơn. Rối loạn đông máu bị ảnh hưởng nhiều và prothrombin là yếu tố tiên lượng tốt nhất. Viêm gan tối cấp liên quan đến siêu vi A, E, B. HCV thường không liên quan đến viêm gan tối cấp. Có những khác biệt về lâm sàng trong giai đoạn tối cấp của 3 loại viêm gan siêu vi chủ yếu. Sốt thường gặp nhất ở viêm gan siêu vi A. Thời gian diễn tiến của bệnh trước khi xuất hiện bệnh cảnh não gan dài hơn ở viêm gan không A, không B, không C. Thời gian prothrombin thay đổi nhiều nhất trong viêm gan siêu vi B. 4.CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT Trong giai đoạn trước vàng da, viêm gan có thể bị nhầm lẫn với những bệnh nhiễm trùng cấp tính khác. Gan to đau và tăng men gan, dấu ấn siêu vi là những dấu hiệu giúp ích nhất cho chẩn đoán. Trong giai đoạn vàng da, cần phải chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý vàng da tắc mật sau gan. Chẩn đoán viêm gan do thuốc, do rượu dựa vào tiền căn dùng thuốc hay rượu bia của người bệnh. Sinh thiết gan có giá trị trong những trường hợp có vấn đề. Những cố gắng chẩn đoán bằng phẫu thuật rất nguy hiểm. Phân biệt với bệnh sốt rét, Weil’s, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng đường mật ở bệnh nhân có sốt.
  • 10. Trong giai đoạn sau vàng da, cần thiết chẩn đoán phân biệt các bệnh lý viêm gan mạn. 5.ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN SIÊU VI CẤP Điều trị ít có hiệu quả trong viêm gan siêu vi cấp. Tại thời điểm bắt đầu, điều này không thể tiên đoán trước và tốt nhất điều trị cho tất cả các bệnh nhân vì có thể có tử vong dù tỷ lệ thấp và yêu cầu nghỉ ngơi tại giường. Theo kinh điển nên thực hiện việc này cho đến khi bệnh nhân hết vàng da. Theo dõi bệnh nhân cho đến khi họ cảm thấy khỏe, không cần quan tâm đến mức độ vàng da. Người bệnh nên nghỉ ngơi sau mỗi bữa ăn. Nếu triệu chứng xuất hiện trở lại thì ngay lập tức nghỉ ngơi tại giường. Những bệnh nhân được điều trị theo phương cách này không có gia tăng tần suất xuất hiện biến chứng sau đó. Hồi phục khi bệnh nhân không còn triệu chứng, gan không còn đau nữa, và nồng độ bilirubin dưới 1.5 mg/ dL (25 mmol/l). Một chế độ ăn ít béo nhiều chất bột đường là phổ biến bởi vì nó khiến những bệnh nhân chán ăn có cảm giác dễ chịu nhất. Ngoại trừ điều này ra, chế độ ăn ít béo không có hiệu quả nào rõ ràng. Khi người bệnh thèm ăn trở lại, chế độ ăn nhiều chất đạm có thể giúp họ nhanh chóng hồi phục. Chế độ ăn thông thường của bệnh nhân viêm gan là những thức ăn dễ tiêu hóa như những bệnh nhân khác. Không cần thiết phải bổ sung vitamin, các amino axít và những chất tan trong chất béo. Corticoide không thúc đẩy tốc độ hồi phục hay hỗ trợ miễn dịch trong viêm gan siêu vi. Viêm gan có khuynh hướng tự hồi phục và không có bất kì hiệu quả nào trong việc sử dụng thuốc, ngoại trừ trong một số trường hợp viêm gan A tắc mật. Khi đó thuốc phải được dùng liên tục trong giai đoạn hồi phục vì nếu ngưng sớm bệnh dễ tái phát. Những bệnh nhân có biểu hiện của suy gan cấp với triệu chứng của bệnh cảnh não gan cần phải theo dõi chặt chẽ hơn. 6.KẾT LUẬN VGSVC biểu hiện 3 thể lâm sàng chính: không triệu chứng, triệu chứng viêm gan cấp, viêm gan tối cấp. 5 loại siêu vi gây viêm gan nguyên phát: trong đó HBV chứa DNA, còn lại là RNA. HDV là siêu vi không hoàn chỉnh. Huyết thanh chẩn đoán dùng để phân biệt viêm gan siêu vi cấp và mạn. Điều trị chủ yếu là nâng đỡ mặc dù 1 số siêu vi có điều trị đặc hiệu.
  • 11. Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh viêm gan A, B. Phòng ngừa phổ quát là sử dụng nước sạch, dụng cụ y tế dùng một lần, an toàn tình dục.