SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ
TỪ 1 ĐẾN 5 TUỔI
BSCKII. NGUYỄN THỊ KIM THOA
MỤC TIÊU:
- Nắm được các đặc điểm giải phẫu sinh lý các cơ quan
- Nêu được đặc điểm phát triển thể chất
- Trình bày được đặc điểm phát triển tâm thần, vận động
- Nêu được cách đánh giá phát triển thể chất.
- Các vấn đề sức khỏe thường gặp
I. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ
1. DA TRẺ EM
Đặc điểm cấu tạo: Da trẻ mềm mại, mỏng và xốp, sờ mịn, có nhiều mao mạch, sợi cơ
và sợi đàn hồi phát triển yếu. Do đó da dễ bị xây xát, tổn thương và nhiễm trùng. Lớp mỡ
dưới da phát triển mạnh, với bề dày khoảng 10 – 12mm lúc 1 tuổi. Hô hấp ở ngoài da rất
mạnh so với người lớn nên da có tác dụng bài tiết mồ hôi. Hệ thần kinh điều hòa nhiệt độ
gồm vùng dưới đồi, các trung tâm cao, dây thần kinh giao cảm và trục phản xạ. Các dây thần
kinh phân bố cho nhiều vị trí trừ tuyến bã.
Đặc điểm sinh lý: Diện tích da trẻ em tương đối lớn so với trọng lượng cơ thể và tính
theo công thức:
Diện tích da (m2
) = 4P + 7 (P: trọng lượng cơ thể)
P + 90
Diện tích da người lớn là 1,73m2
. Do đó sự thải nước theo đường da ở trẻ nhỏ lớn hơn
người lớn.
2. HỆ CƠ
Đặc điểm cấu tạo: Thành phần hóa học cơ trẻ em nhiều nước, ít chất đạm, mỡ, nhiều
muối vô cơ hơn. Do nhiều nước nên dễ bị mất nước nặng và sụt cân nhanh.
Đặc điểm về phát triển: Cơ trẻ em phát triển không đồng đều, các cơ lớn như cơ đùi,
cơ vai, cơ cánh tay phát triển trước. Các cơ nhỏ như lòng bàn tay, ngón tay phát triển sau. Do
đó trẻ dưới 5 tuổi chưa làm được những động tác tỉ mỉ cần sử dụng ngón tay.
3. HỆ XƯƠNG
Đặc điểm cấu tạo: Xương trẻ nhỏ chứa nhiều nước, ít muối khoáng. Trẻ 4 tuổi có
45,29% là nước và 21,59% muối. Khi lớn lên thì số lượng nước sẽ giảm xuống và lượng
muối khoáng tăng lên. Do đặc điểm này mà xương dễ gãy hơn nhiều. Màng ngoài xương dày
và phát triển mạnh do đó dễ bị gãy theo kiểu cành tươi.
Các động mạch tận và tĩnh mạch hình sin tạo nên giường mao mạch cho hành xương
có tốc độ chảy chậm dễ có nguy cơ thuyên tắc và lắng đọng trong giai đoạn du khuẩn huyết
gây viêm xương tủy theo đường máu. Những phiến đầu xương hình thành không hoàn chỉnh
nên không ngăn được lây nhiễm ở nhiễm trùng khớp lân cận.
Đặc điểm về phát triển: Xương trẻ em phát triển kém, hầu hết là sụn. Điểm cốt hóa
thường ở giữa các đầu xương và xuất hiện theo từng lứa tuổi. Dựa vào các điểm cốt hóa để
xác định tuổi xương của trẻ và đánh giá sự phát triển của cơ thể. Trẻ 3 tuổi xuất hiện điểm cốt
hóa ở xương tháp, từ 4 – 6 tuổi xương bán nguyệt và xương thang.
Đặc điểm riêng của một số xương:
3.1.Xương sọ: Hộp sọ của trẻ tương đối to so với kích thươc cơ thể, phần đầu dài hơn phần
mặt, phát triển nhanh trong những năm đầu. Thóp trước (1,8 x 2cm – 3 x 2,8cm) tiếp tục
đóng kín có thể đến 18 tháng. Bệnh còi xương làm thóp chậm đóng kín và trong bệnh đầu
nhỏ thóp kín sớm hơn.
3.2. Xương cột sống: từ 1 năm tuổi trẻ biết đi cốt sống vùng lưng cong về phía trước.
3.3. Xương chi: không cong, khi bị còi xương, viêm khớp tứ chi có thể bị cong.
3.4. Răng: Thời kỳ từ 1 đến 5 tuổi ở trẻ em còn được gọi là thời kỳ răng sữa. Trẻ 1 tuổi mọc 8
răng. Trẻ 2 tuổi mọc đủ 20 răng sữa và kết thúc thời kỳ mọc răng sữa. Có thể ước tính số răng
sữa theo công thức sau:
Số răng = số tháng tuổi – 4
Từ 5 tuổi trẻ mọc răng hàm. Trẻ bị còi xương răng mọc chậm. Răng sữa nếu bị sâu sẽ
không rụng được và làm răng vĩnh viễn mọc nhấp nhô không đều.
4. HỆ HÔ HẤP
Đặc điểm giải phẫu
Mũi: Hô hấp bằng đường mũi hạn chế vì mũi và khoang hầu nhỏ và ngắn, lỗ mũi và
ống mũi hẹp. Niêm mạc mũi mỏng và có nhiều mạch máu. Hấp thu thuốc qua niêm mạc mũi
rất mạnh đặc biệt thuốc co mạch nên dễ gây ngộ độc toàn thân. Chức năng hàng rào bảo vệ
của niêm mạc mũi kém nên trẻ nhỏ dễ bị viêm mũi. Các xoang phát triển chưa đầy đủ nên ít
bị viêm xoang.
Miệng hầu: Trẻ nhỏ tổ chức lympho ở niêm mạc họng chưa phát triển nên dễ bị
nhiễm trùng.
Thanh khí phế quản:
- Khe thanh âm ngắn, thanh đới dài nên trẻ có giọng cao
- Phế quản phải rộng hơn bên trái nên dị vật dễ rơi vào bên phải
Thanh khí phế quản trẻ em có đường kính nhỏ, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòm sụn
mềm, dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu vì vậy khi viêm nhiễm dễ bị chít hẹp gây
khó thở.
Phổi: Tổ chức phổi có chứa nhiều mạch máu ít tổ chức đàn hồi khi viêm nhiễm dễ bị
sung huyết xẹp phổi, khí phế thũng.
Màng phổi: Mỏng, dễ bị giãn ra khi bị tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi
Lồng ngực: trẻ nhỏ hình trụ, xương sườn nằm ngang, cơ liên sườn kém phát triển, cơ
hoành nằm cao nên trẻ thở chủ yếu bằng cơ hoành.
Đặc điểm sinh lý:
Tần số hô hấp: Nhịp thở giảm dần theo lứa tuổi, còn 30 – 25 lần/phút (2 – 4 tuổi)
Thể tích khí lưu thông tăng lên:
- 1 tuổi: 70ml
- 4 tuổi: 120ml
Kiểu thở:
- Trẻ nhũ nhi: thở bụng chủ yếu
- 2 tuổi: thở hỗn hợp ngực bụng.
Quá trình trao đổi khí: mạnh hơn người lớn
5. HỆ TUẦN HOÀN
Hình thể và kích thước, vị trí tim
Trong những năm đầu, tim phát triển mạnh về số lượng. Chiều rộng của tim tương
ứng 7 – 8% chiều cao cơ thể. Trên phim X quang tim phổi ở tư thế đứng, tỉ lệ tim /ngực bình
thường dưới 0,55 ở trẻ dưới 2 tuổi và dưới 0,5 ở trẻ trên 2 tuổi. Trẻ biết đi, 1-2 tuổi, tim có vị
trí chéo nghiêng (Do cơ hoành nằm cao nên tim trẻ trong những tháng đầu nằm ngang). Gần
4 tuổi, lồng ngực phát triển, phổi và cơ hoành hạ thấp xuống tim có vị trí như người lớn.
Diện tim: mỏm tim ở khoảng liên sườn 5 ngoài đường vú trái 1cm
Diện đục tuyệt đối: bờ trên liên sườn 3, đường kính ngang 4 cm.
Diện đục tương đối: bờ phải đường cạnh ức phải, đường kính ngang 8 – 12cm.
Mạch máu: càng lớn hệ tĩnh mạch càng phát triển nhanh hơn động mạch, lòng tĩnh
mạch rộng hơn, động mạch phổi lớn hơn động mạch chủ. Hệ thống mao mạch phát triển
phong phú và rộng.
Các chỉ số huyết động: Tiếng tim: trẻ 12 – 18 tháng nghe ở vùng đáy tim 2 tiếng T 1
và T2 nghe bằng nhau, trên 18 tháng tiếng T2 nghe rõ hơn T1. T2 tách đôi sinh lý có thể nghe
thấy ở trẻ bình thường. Mạch trẻ em nhanh hơn người lớn, càng nhỏ mạch càng nhanh. Mạch
của trẻ rất dễ thay đổi khi khóc, sốt, sợ hãi.
Nhịp tim bình thường khi nghỉ (theo hằng số sinh học người Việt nam )
Tuổi Giới hạn dưới Trung bình Giới hạn trên
1 tuổi 94 123 155
2 tuổi 79 110 154
3 tuổi 86 113 150
4 tuổi 76 102 133
5 tuổi 84 101 154
Tần số mạch ở trẻ em giảm dần theo tuổi: trẻ 1 tuổi: 120 lần/phút, 5 tuổi 100 lần/phút
Huyết áp động mạch: càng nhỏ huyết áp càng thấp do lòng mạch tương đối rộng,
trương lực thành mạch thấp hơn.
Huyết áp tối đa của trẻ trên 1 tuổi có thể tính theo công thức
HA max= 80 + 2n (n: số năm tuổi)
HA min = HAmax + 10-15mmHg
2
Khối lượng máu tuần hoàn: lớn hơn người lớn. Khối lượng tuần hoàn tính theo kg
trọng lượng cơ thể. Trẻ 1 tuổi khoảng 75 – 101ml/kg. Trẻ lớn khoảng 50 – 90ml/kg
6. HỆ MÁU
6.1. Sự tạo máu:
Ở trẻ nhỏ, tủy xương là cơ quan tạo máu chủ yếu. Tất cả tủy xương đều sản sinh các
tế bào máu, tủy đỏ (tổ chức sinh máu) ở đầy các khoang tủy xương. Khi 4 tuổi tủy đỏ các
xương dài dần dần bị nhiễm mỡ biến thành tủy vàng. Ở trẻ lớn và người lớn hoạt động tạo
máu tập trung ở xương cột sống, các xương dẹt như xương sườn, xương chậu, xương ức,
xương sọ, xương bả vai, xương đòn và 1 phần đầu xương dài. Sự tạo máu ở trẻ tuy mạnh
nhưng không ổn định, vì vậy khi bị bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến sự tạo máu, trẻ dễ bị
thiếu máu nhưng có khả năng hồi phục. Hệ thống bạch huyết cũng dễ phản ứng với các
nguyên nhân gây bệnh. Khi bị bệnh về máu hoặc ở cơ quan tạo máu, gan lách hạch thường to
lên.
6.2. Đặc điểm máu ngoại biên:
Từ 1 tuổi trở lên:
- Số lượng hồng cầu (giảm trước đó do lớn nhanh nhưng sự tạo máu không đáp ứng
đủ) ổn định dần. Sau 2 tuổi số lượng hồng cầu khoảng 4x1012
/l.
- Tương tự thành phần huyết sắc tố (Hb) ở trẻ trên 1 tuổi ổn định như người lớn.
- Số lượng bạch cầu ổn định, trung bình 6 – 8 x 109
/l, bạch cầu trung tính tăng dần lúc
1-2 tuổi, lúc 5 tuổi khoảng 45%, bạch cầu lympho giảm khoảng 45%.
Tiểu cầu ít thay đổi, như của người lớn 150 – 300 x 109
/L
7. HỆ TIÊU HÓA
Miệng trẻ có niêm mạc mềm mại, nhiều mạch máu nhưng khô nên dễ bị tổn thương
và hay bị nấm.
Thực quản có thành mỏng hơn, niêm mạc nhiều mạch máu. Chiều dài bằng 1/5 chiều
dài cơ thể.
Dạ dày của trẻ nằm ngang. Khi lớn dần thì dạ dày đứng dọc như người lớn. Dung tích
lúc 1 tuổi là 250ml. Bài tiết acid, pepsin cũng thấp hơn.
Ruột trẻ em dài hơn so với chiều dài cơ thể, niêm mạc ruột có nhiều nếp nhăn, nhiều
mạch máu do đó dễ hấp thụ song dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Mạc treo ruột dài nên dễ bị xoắn
ruột, manh tràng ngắn, di động nên vị trí ruột thừa không cố định.
Trực tràng có tổ chức mô lỏng lẻo nên dễ bị sa khi bị ho gà, lỵ.
8. HỆ TIẾT NIỆU
Đặc điểm giải phẫu: Thận trẻ em dễ di động vì tổ chức mỡ xung quanh thận chưa
phát triển. Thận trái thường lớn hơn và nằm cao hơn thận phải tương đương 4 đốt sống thắt
lưng đầu tiên.
Kích thước và trọng lượng thận tăng theo lứa tuổi: 1 tuổi: 36 – 37g; 5 tuổi: 55 – 56g
Chiều dài thận (cm): 6,97 + 0,22 x tuổi (năm)
Tỷ lệ giữa phần vỏ/phần tủy = 1:2
Niệu quản: tương đối dài nên dễ bị gấp, xoắn.
Bàng quang nằm cao hơn nên dễ sờ thấy cầu bàng quang hơn.
Dung tích bàng quang lớn theo tuổi: 1 tuổi: 60 – 100ml, 6 tuổi: 100 – 250ml.
Niệu đạo: hơi dài do bàng quang nằm cao hơn, con gái 2 – 4cm, trai 6 – 15cm. Niệu
đạo trẻ gái thẳng và ngắn hơn nên dễ bị nhiễm trùng tiểu ngược dòng hơn.
Chức năng thận: đến 2 tuổi độ thanh thải PAH (para-aminohippurat) (chức năng lọc)
đạt đến trị số như trẻ lớn và người lớn. Khả năng cô đặc nước tiểu trẻ nhỏ còn kém. Khả năng
cô đặc tối đa đạt 400-450 mosm/l trong khi ở trẻ lớn là 800 – 1200mosm/l.
Đặc điểm sinh lý nước tiểu
Số lần đi tiểu của trẻ em giảm dần theo lứa tuổi do tăng dần dung tích bàng quang.
Tuổi Số lượng nước tiểu (ml)/24 giờ Số lần đi tiểu /24 giờ
1-3 tuổi 500 - 600 10 - 14
3-5 tuổi 600 - 700 8 – 10
Số lượng nước tiểu trung bình ở trẻ trên 1 tuổi có thể tính theo công thức:
Số ml nước tiểu/24 giờ = 600 + 100 (n-1)
n là số tuổi tính theo năm
100 là số lượng nước tiểu được tăng lên mỗi năm
Thành phần nước tiểu: Độ toan gần giống người lớn (4,5 – 8). Tỷ trọng nước tiểu của
trẻ nhỏ rất thấp
Bài tiết kali nhiều hơn trẻ lớn, bài tiết natri thì ngược lại, ít hơn trẻ lớn
9. HỆ THẦN KINH
Đặc điểm giải phẫu:
Não bộ: Lúc 1 tuổi, trọng lượng não tăng gấp 2,5 lần so với lúc sinh (mới sinh não
nặng khoảng 370 – 390 gam). Vòng đầu khoảng 45 – 47cm. Các dây thần kinh tiếp tục được
myelin hóa tới 4 tuổi thì hoàn chỉnh.
Não có 14 tỉ tế bào như người lớn, vỏ não cũng chia 6 lớp. Nhưng khác người lớn, sự
phân biệt chất trắng và chất xám cũng như lớp vỏ và dưới vỏ ở não bộ chưa rõ rệt.
Ở 2 tuổi thành phần hóa học não bộ giống người lớn. Nhu cầu sử dụng oxy của não
lớn và lưu lượng máu não liên quan tới huyết áp toàn thân và cơ chế tự điều chỉnh.
Hệ thống mạch máu não phong phú, thành mạch mỏng dễ vỡ.
Chức năng tiểu não hoàn thiện dần, điều hòa tự động đối với vận động, trương lực cơ,
thăng bằng và phối hợp động tác.
Tủy sống: như người lớn lúc 4 tuổi, hình chữ S có 2 uốn cong: uốn cong cổ lõm ra sau
và uốn cong lưng lõm ra trước.
Trọng lượng tủy (2 – 6 gam) tăng gấp 3 lần lúc 5 tuổi .
Lượng dịch não tủy khoảng 35ml ở trẻ 1 tuổi
Đặc điểm sinh lý:
Nhu cầu tiêu thụ oxy của não trẻ lớn hơn người lớn do não phát triển nhanh về số
lượng và khối lượng.
Não trẻ em có khả năng tái tạo nơi khu vực thần kinh bị tổn thương. Hơn nữa có
phương thức phát triển luân phiên. Một bên bán cầu não có đủ khả năng phát triển chức năng
thần kinh cao cấp và được phân loại hóa để ức chế bên đối diện.
Sự chậm myelin hóa sẽ làm trẻ chậm phát triển, chậm đi, chậm nói, chậm hiểu.
Do các tế bào thần kinh chưa biệt hóa nên vỏ não có xu hướng lan tỏa, gây co giật và
dễ gây phản ứng não màng não khi sốt cao.
Do đặc điểm hệ mạch máu não phong phú, dễ vỡ nên trẻ nhỏ dễ bị xuất huyết não
màng não.
Não dễ bị tổn thương khi bị nhiễm độc.
Não nhiều nước, ít tổ chức đệm nâng đỡ nên chấn thương nhỏ có thể gây liệt nửa
người, liệt chi.
II. ĐÁNH GIÁ SỰ TĂNG TRƯỞNG THỂ CHẤT
Đặc điểm của thời kỳ này là tốc độ lớn của trẻ hết nhanh, chậm dần. Trẻ mất dạng
mập tròn, người trở nên thon gầy. Đánh giá tăng trưởng thể chất qua các chỉ số:
1. Cân nặng: Tốc độ tăng cân ở trẻ 1 – 5 tuổi bình thường là:
2 tuổi nặng gấp 4 lúc sinh
Sau 2 tuổi tăng 2 kg/năm.
Công thức ước tính cân nặng theo tuổi: (từ 1 – 6 tuổi): CN (kg) = Tuổi (năm) +2 + 8
Bảng chuẩn cân nặng theo tuổi: Nữ/nam (kg)
Tuổi (năm) -3SD -2SD TB 2SD 3SD
1 6,3/6,9 7,0/7,7 8,9/9,6 11,5/12,0 13,1/13,3
2 8,1/8,6 9,0/9,7 11,5/12,2 14,8/15,3 17,0/17,1
3 9,6/10,0 10,8/11,3 13,9/14,3 18,1/18,3 20,9/20,7
4 10,9/11,2 12,3/12,7 16,1/16,3 21,5/21,2 25,2/24,2
5 12,1/12,4 13,7/14,1 18,2/18,3 24,9/24,2 29,5/27,9
Suy dinh dưỡng: khi cân nặng/tuổi ≤-2SD.
Béo phì khi cân nặng /tuổi ≥ +2SD.
2. Chiều cao: Tốc độ phát triển chiều cao:
Năm thứ 2 tăng 12cm, năm thứ 3 tăng 9cm, năm thứ 4 tăng 7cm. Trẻ 4 tuổi cao 1 mét,
gấp đôi lúc sinh. (Sau đó mỗi năm tăng 5cm).
Công thức ước tính chiều cao theo tuổi: (2 – 12 tuổi): CC (cm) = tuổi (năm) + 6 + 77
Mốc ước lượng chiều cao theo tuổi:
Tuổi Chiều cao Tuổi Chiều cao
1 tuổi 75 cm 3 tuổi 95 cm
2 tuổi 85 cm 4 tuổi 100 cm
Mốc phát triển chiều cao và cân nặng theo tuổi (dùng ước lượng)
1 tuổi 2 tuổi 4 tuổi
Cân nặng (kg) 10 12 16
Chiều cao (cm) 75 85 100
Bảng chuẩn chiều cao theo tuổi (cm): Nữ/Nam
Tuổi (năm) -3SD -2SD TB 2SD 3SD
1 66,3/68,6 68,9/71.0 74,0/75,7 79,2/80,5 81,7/82,9
2 76,0/78,0 79,3/81,0 85,7/87,1 92,2/93,2 95,4/96,3
3 83,6/85 87,4/88,7 95,1/96,1 102/7/103,2 106,5/107,2
4 89,8/90,7 94,1/94,9 102,7/103,3 111,3/111,7 115,7/115,9
5 95,2/96,1 99,9/100,7 109,4/110,0 118,9/119,2 123,7/123,9
Chậm tăng trưởng: khi chiều cao/tuổi < -2SD, lùn khi chiều cao /tuổi < -3SD. Có 3
nhóm nguyên nhân: do nội tiết hay không do nội tiết và không rõ nguyên nhân.
Tăng trưởng quá mức: ít gặp hơn. Khi chiều cao theo tuổi > +3SD, còn gọi là người
khổng lồ.
3. Chiều cao thân: tương đối dài so với chiều cao đứng.
Tỷ lệ chiều dài chi dưới /chiều cao đứng tăng dần theo tuổi thông qua đánh giá chỉ số
Skelie = (cao đứng – cao ngồi) x 100
1 tuổi: 59,5%
2 tuổi: 63%
3 tuổi: 70%
4 tuổi: 74,5%
5 tuổi: 76,6%
Như vậy tỉ lệ các phần cơ thể trong quá trình tăng trưởng thay đổi theo khuynh hướng
đầu nhỏ lại, thân ngắn hơn và chi dài ra.
4. Chỉ số khối cơ thể BMI:
BMI = cân nặng (kg)/cao đứng2
(m)
Đánh giá suy dinh dưỡng và béo phì
Trẻ có BMI trên 85% bách phân vị BMI bị thừa cân béo phì. Trẻ có BMI trên 97%
bách phân vị BMI bị thừa cân béo phì nặng (WHO 2007)
Thừa cân béo phì (85% bách phân vị BMI) Béo phì nặng (97% bách phân vị BMI)
Tuổi (năm) Nam Nữ Nam Nữ
2 17.4 17.2 18.7 18.5
3 17.0 16.9 18.2 18.2
4 16.7 16.8 18.0 18.3
5 16.7 17.0 18.1 18.6
5. Vòng đầu: đánh giá khối lượng của não
Não phát triển gần như hoàn chỉnh trong giai đoạn này. Lúc 1 tuổi não coi như hoàn
chỉnh nhưng các hoạt động chưa cân bằng. Năng lực của não còn phụ thuộc nhiều vào cách
kích thích và sử dụng qua giáo dục.
Khi trẻ 1 tuổi vòng đầu = 47cm
Năm thứ 2 tăng 2-3cm
Đến 6 tuổi đạt 54 – 55cm (bằng người lớn).
Các đường nối của sọ còn hở lúc sinh đóng dần, lúc 1 tuổi còn 1mm, 3 tuổi còn
1/10mm, rồi sau đó đóng hoàn toàn. Thóp trước đóng kín lúc 12- 18 tháng.
Bệnh lý thường gặp là số đo vòng đầu tăng nhanh hơn chỉ số vòng đầu theo tuổi kèm
theo thóp rộng gặp trong não úng thủy. Số đo vòng đầu nhỏ hơn chỉ số vòng đầu theo tuổi
trong tật đầu nhỏ, di chứng não, tật sọ liền sớm.
6.Vòng cánh tay: trẻ 1- 5 tuổi thường bắp thịt cánh tay ít thay đổi và có số đo vòng cánh tay
là 14 - 16cm. Nếu dưới 12 cm trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.
7. Phát triển các chi:
Chân tay dài ra theo thời gian, phản ánh qua tỉ lệ phần trên (đo từ xương mu trở
lên)/phần dưới cơ thể (lấy chiều cao chung trừ phần trên).
Tuổi Tỉ lệ
1 tuổi 1,5
2 tuổi 1,4
4 tuổi 1,2
Tỉ lệ đầu/thân giảm dần theo tuổi: Trẻ 2 tuổi: 1/4; Trẻ 6 tuổi: 1/5
Bất thường gặp trong lùn tuyến yên, loạn sụn.
8. Đếm số răng:
Đây là tuổi răng sữa có thể ước lượng tuổi và tình trạng dinh dưỡng. Các bệnh suy
dinh dưỡng, còi xương làm răng mọc chậm
Trẻ 1 tuổi có 8 răng sữa (4 trên, 4 dưới)
12 – 18 tháng: 4 răng tiền hàm
18 – 24 tháng: 4 răng nanh
24 – 30 tháng: 4 răng hàm lớn (răng cấm)
Tổng cộng: 20 răng sữa.
9. Tuổi xương:
X quang xương cho phép đếm các điểm cốt hóa và ươc lượng được tuổi của trẻ. Ứng
dụng trong chẩn đoán bệnh nhược giáp bẩm sinh, phát hiện sớm nhiều bệnh lý quan trọng.
Ứng dụng các chỉ số trên để theo dõi tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng trẻ em tại các
thời điểm nhằm đánh giá các rối loạn tăng trưởng thể chất. Ở trẻ dưới 5 tuổi thì yếu tố dinh
dưỡng tác động mạnh hơn.
III. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VÀ VẬN ĐỘNG
Để tiện việc nuôi dưỡng và giáo dục người ta chia thời kỳ này ra làm 2 lứa tuổi:
Lứa tuổi nhà trẻ: từ 1 – 3 tuổi
Lứa tuổi mẫu giáo: 3 – 5tuổi, hay còn gọi là tiền học đường
Thời kỳ 1 – 3 tuổi: Đặc điểm của thời kỳ này trẻ tự điều khiển được một số động tác,
trở nên khéo léo hơn và mất hết phản ứng lan tỏa sau 4 tuổi. Trẻ rất tò mò, ham tìm hiểu môi
trường, thích cuộc sống tập thể, thích bạn bè.
Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ yếu của trẻ, trẻ học được chức năng của đồ vật
xung quanh, nhờ đó mà tâm lý của trẻ phát triển mạnh và cũng học được những quy tắc hành
vi trong xã hội. Từ đó nảy sinh nhu cầu dung ngôn ngữ giao tiếp với người lớn. Đến tuổi mẫu
giáo thì trò chơi là hoạt động chủ yếu của trẻ hình thành trí tưởng tượng, nhân cách và tư duy
cho trẻ.
Thời kỳ 3 – 5 tuổi: Trẻ tiếp tục phát triển và hoàn thiện những kỹ năng đã hình thành
ở giai đoạn trước. Bắt đầu biết tưởng tượng, vô tư khám phá những thế giới mới mẻ nhưng lại
chưa ý thức những hậu quả, dễ bị va vấp. Đây cũng là giai đoạn chuẩn bị cho trẻ vui thích với
việc đến trường.
Đánh giá biến đổi về phát triển vận động tâm thần theo tuổi một cách gián tiếp qua 4
khía cạnh:
• Các động tác vận động; Vận động thô sơ: ngẩng đầu, lẫy, ngồi, đi, nhảy.
• Sự khéo léo phối hợp các động tác: Vận động tinh tế - thích ứng: khả năng nhìn, sử
dụng bàn tay, ngón tay và khả năng vẽ của trẻ.
• Sự phát triển về lời nói: nghe, nói, thực hành mệnh lệnh
• Quan hệ của trẻ với người và môi trường xung quanh: khả năng tiếp cận của trẻ với
mọi người xung quanh và cách tự chăm sóc bản thân.
1. Trẻ 15 tháng
Tình hình vận động: đi vững. nhưng khi chạy còn vấp ngã. Bò được lên cầu thang,
trèo lên ghế.
Sự khéo léo phối hợp các động tác: Biết chồng 3 khối vuông gỗ thành tháp
Sự phát triển lời nói: nói được 2 âm: bà ơi, má đâu..
Quan hệ với mọi người: thích chơi tập thể, thích bạn bè, nhưng cũng bắt đầu biết ganh
tỵ, tranh giành đồ chơi, rất tò mò và thích khám phá mọi vật trong nhà.
2. Trẻ 18 tháng:
Tình hình vận động: đi nhanh, chạy vững, lên được cầu thang nếu dắt 1 tay.
Sự khéo léo phối hợp các động tác: chồng được nhiều khối vuông gỗ thành tháp. Biết
lật ngửa cái ly để lấy được viên bi bên trong. Chỉ được mắt, mũi, tai của mình. Tự cầm chén
cơm ăn, tự xúc cơm bằng muỗng.
Sự phát triển lời nói: Nói được câu ngắn
Quan hệ với mọi người: Nhận biết súc vật qua hình vẽ. Bắt đầu quen dần với các qui
định xã hội như ban ngày biết kêu đi tiêu tiểu.
3. Trẻ 21 tháng:
Tình hình vận động: Đi lên cầu thang với tay vịn vào thành.
Sự khéo léo phối hợp các động tác: Xếp ô vuông hàng dài
Sự phát triển lời nói: Nói được câu dài, có thể kể chuyện với sự hỗ trợ
Quan hệ với mọi người: Biết phụ người lớn mặc quần áo, rửa tay.
4. Trẻ 24 tháng
Tình hình vận động: Xuống cầu thang có dắt 1 tay
Sự khéo léo phối hợp các động tác: Nói nhiều, hát được, đặt nhiều câu hỏi
Sự phát triển lời nói: Vẽ hình tròn, đường thẳng. Phân biệt màu sắc, lớn nhỏ.
Quan hệ với mọi người: Gia tăng tính độc lập: tự mặc quần áo, đánh răng, rửa tay.
5. Trẻ 2- 3 tuổi:
Tình hình vận động: Lên, xuống cầu thang một mình, nhảy được trên 1 chân, đá bóng
Sự khéo léo phối hợp các động tác: tay chân bớt vụng về, các động tác khéo léo hơn.
Sự phát triển lời nói: phát triển đáng kể. bắt đầu đặt nhiều câu hỏi.
Quan hệ với mọi người: Bắt đầu có thể sống tập thể.
6. Trẻ 3 -5 tuổi:
Tình hình vận động: Thích đi chơi một mình.
Sự khéo léo phối hợp các động tác: Biết vẽ hình người, bắt đầu tập đàn.
Sự phát triển lời nói: tập kể chuyện, tập đếm.
Quan hệ với mọi người: có thể sống tập thể, đi thăm hàng xóm. Biết giữ vệ sinh ban
đêm.
IV. CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
1. Vấn đề dinh dưỡng:
Dinh dưỡng không đủ: do giảm ngon miệng và tốc độ lớn chậm hơn.
Nuôi dưỡng
• 1-2 tuổi: bú mẹ + thay bột bằng cháo đặc cháo đặc 4 chén (có đủ 1-2muỗng
thịt, rau dầu) có thể ăn rau xào, luộc hoặc nấu canh thái nhỏ.
• 2-3 tuổi: 4 chén cơm chia 4 bữa + trái cây
Từ 2 – 3 tuổi, trẻ chạy nhanh thích chơi, ít chú ý đến ăn, vì vậy tổ chức 4 bữa ăn.
Tránh ăn vặt bánh kẹo giữa các bữa ăn.
Thói quen ăn uống thay đổi: ăn lâu, chậm (tự ăn, dùng muỗng), thích ăn vặt, ăn quá
mức.
2. Thói quen vệ sinh chưa tập được: rối loạn tiêu tiểu.
3. Rối loạn giấc ngủ
4. Vấn đề phát triển thể chất: Thừa cân béo phì, suy dinh dưỡng, thiếu máu thiếu sắt.
5. Vấn đề về răng: Răng mọc chậm. Răng sữa dễ bị hư, sâu răng.
6. Dễ mắc bệnh truyền nhiễm: do bắt đầu tiếp xúc rộng rãi với môi trường.
Sởi, ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan siêu vi, nếu không được tiêm chủng đầy đủ từ
trước.
Bệnh hay lây như sốt xuất huyết, tay chân miệng.
Nhiễm siêu vi hô hấp, tiêu chảy, ghẻ.
Nhiễm siêu vi, sốt phát ban.
Sốt cao co giật, viêm mũi họng, viêm tai giữa, lồng ruột cấp.
7. Bệnh dị ứng: Hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, các bệnh nhiễm trùng giảm nhưng lại bị
các bệnh dị ứng như: hen suyễn, hội chứng thận hư, viêm cầu thận, nổi mề đay.
8. Tai nạn: Do hiếu động và tò mò nên trẻ dễ bị tai nạn như ngộ độc. dị vật đường thở, chấn
thương sọ não.
9. Vấn đề phát triển tâm vận động:
Chậm phát triển vận động.
Trẻ hung hăng hoặc nhút nhát.
Vấn đề ngôn ngữ: chậm nói, nói lắp.
Vấn đề cảm xúc, quan hệ xã hội: không giao tiếp.
Rối loạn tâm lý: bắt đầu đi học trẻ có cảm giác bị bỏ rơi, ganh tỵ hoặc lo sợ. nên cha
mẹ cần trấn an, giải thích đi học. Trẻ tưởng tượng phong phú, bắt chước tinh vi hơn do vậy có
thể nói dối, đặt chuyện về mình, sợ bóng tối, sợ quái vật.
Bệnh tâm lý: tự kỷ, tăng động kém chú ý

More Related Content

What's hot

GIẢI PHẪU HỌC MẮT
GIẢI PHẪU HỌC MẮTGIẢI PHẪU HỌC MẮT
GIẢI PHẪU HỌC MẮT
SoM
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
SoM
 
KỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNHKỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNH
SoM
 
Giai phau sinh ly mat
Giai phau sinh ly matGiai phau sinh ly mat
Giai phau sinh ly mat
Thanh Liem Vo
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
SoM
 
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦNBƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
SoM
 
PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ
PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒPHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ
PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ
SoM
 

What's hot (20)

Bệnh án Nhi Viêm phổi.docx
Bệnh án Nhi Viêm phổi.docxBệnh án Nhi Viêm phổi.docx
Bệnh án Nhi Viêm phổi.docx
 
KHÁM TIM
KHÁM TIMKHÁM TIM
KHÁM TIM
 
GIẢI PHẪU HỌC MẮT
GIẢI PHẪU HỌC MẮTGIẢI PHẪU HỌC MẮT
GIẢI PHẪU HỌC MẮT
 
Bệnh án Nhi Hen phế quản.docx
Bệnh án Nhi Hen phế quản.docxBệnh án Nhi Hen phế quản.docx
Bệnh án Nhi Hen phế quản.docx
 
GIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIMGIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIM
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
 
KỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNHKỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNH
 
KHÁM HÔ HẤP
KHÁM HÔ HẤPKHÁM HÔ HẤP
KHÁM HÔ HẤP
 
Giai phau sinh ly mat
Giai phau sinh ly matGiai phau sinh ly mat
Giai phau sinh ly mat
 
Bệnh án ngoại khoa
Bệnh án ngoại khoa Bệnh án ngoại khoa
Bệnh án ngoại khoa
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
 
Viêm phổi trẻ em
Viêm phổi trẻ em Viêm phổi trẻ em
Viêm phổi trẻ em
 
SINH LÝ THÍNH GIÁC
SINH LÝ THÍNH GIÁCSINH LÝ THÍNH GIÁC
SINH LÝ THÍNH GIÁC
 
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦNBƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
 
TỨ CHỨNG FALLOT
TỨ CHỨNG FALLOTTỨ CHỨNG FALLOT
TỨ CHỨNG FALLOT
 
GIẢI PHẪU MŨI
GIẢI PHẪU MŨIGIẢI PHẪU MŨI
GIẢI PHẪU MŨI
 
LAO HẠCH
LAO HẠCHLAO HẠCH
LAO HẠCH
 
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌCBài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
 
PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ
PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒPHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ
PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ
 
Sinh lý tuyến giáp
Sinh lý tuyến giápSinh lý tuyến giáp
Sinh lý tuyến giáp
 

Similar to ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ 1-5 TUỔI

b2 Đ D GIẢI PHẪU SL TRẺ.pdf
b2 Đ D GIẢI PHẪU SL TRẺ.pdfb2 Đ D GIẢI PHẪU SL TRẺ.pdf
b2 Đ D GIẢI PHẪU SL TRẺ.pdf
ChinNg10
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
HongBiThi1
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
HongBiThi1
 
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
SoM
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
SoM
 
4 tinh-chat-thai-nhi-va-phan-phu-du-thang
4 tinh-chat-thai-nhi-va-phan-phu-du-thang4 tinh-chat-thai-nhi-va-phan-phu-du-thang
4 tinh-chat-thai-nhi-va-phan-phu-du-thang
Duy Quang
 
BÀI 3. THAI NHI ĐỦ THÁNG.pptx
BÀI 3. THAI NHI ĐỦ THÁNG.pptxBÀI 3. THAI NHI ĐỦ THÁNG.pptx
BÀI 3. THAI NHI ĐỦ THÁNG.pptx
PhngBim
 
ĐẶC ĐIỂM, PHÁT TRIỄN, GIẢI PHẪU, SINH LÝ HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM, PHÁT TRIỄN, GIẢI PHẪU, SINH LÝ HỆ HÔ HẤP TRẺ EMĐẶC ĐIỂM, PHÁT TRIỄN, GIẢI PHẪU, SINH LÝ HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM, PHÁT TRIỄN, GIẢI PHẪU, SINH LÝ HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
SoM
 
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMUGiải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
TBFTTH
 
THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAI
THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAITHAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAI
THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAI
SoM
 

Similar to ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ 1-5 TUỔI (20)

b2 Đ D GIẢI PHẪU SL TRẺ.pdf
b2 Đ D GIẢI PHẪU SL TRẺ.pdfb2 Đ D GIẢI PHẪU SL TRẺ.pdf
b2 Đ D GIẢI PHẪU SL TRẺ.pdf
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
 
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
 
tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023
tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023
tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023
 
đặc điểm bộ máy hô hấp trẻ em
đặc điểm bộ máy hô hấp trẻ emđặc điểm bộ máy hô hấp trẻ em
đặc điểm bộ máy hô hấp trẻ em
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
 
4 tinh-chat-thai-nhi-va-phan-phu-du-thang
4 tinh-chat-thai-nhi-va-phan-phu-du-thang4 tinh-chat-thai-nhi-va-phan-phu-du-thang
4 tinh-chat-thai-nhi-va-phan-phu-du-thang
 
BÀI 3. THAI NHI ĐỦ THÁNG.pptx
BÀI 3. THAI NHI ĐỦ THÁNG.pptxBÀI 3. THAI NHI ĐỦ THÁNG.pptx
BÀI 3. THAI NHI ĐỦ THÁNG.pptx
 
BỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOABỆNH ÁN NHI KHOA
BỆNH ÁN NHI KHOA
 
ĐẶC ĐIỂM, PHÁT TRIỄN, GIẢI PHẪU, SINH LÝ HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM, PHÁT TRIỄN, GIẢI PHẪU, SINH LÝ HỆ HÔ HẤP TRẺ EMĐẶC ĐIỂM, PHÁT TRIỄN, GIẢI PHẪU, SINH LÝ HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM, PHÁT TRIỄN, GIẢI PHẪU, SINH LÝ HỆ HÔ HẤP TRẺ EM
 
Siêu âm khảo sát thai tcn ii iii
Siêu âm khảo sát thai tcn ii iiiSiêu âm khảo sát thai tcn ii iii
Siêu âm khảo sát thai tcn ii iii
 
Me va be
Me va beMe va be
Me va be
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf
Đặc điểm da cơ xương.pdfĐặc điểm da cơ xương.pdf
Đặc điểm da cơ xương.pdf
 
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMUGiải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
 
2.đmcổ
2.đmcổ2.đmcổ
2.đmcổ
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật xoắ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật xoắ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật xoắ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật xoắ...
 
THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAI
THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAITHAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAI
THAY ĐỔI VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ NGƯỜI MẸ TRONG LÚC MANG THAI
 
Y4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thai
Y4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thaiY4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thai
Y4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thai
 
thay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thai
thay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thaithay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thai
thay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thai
 

More from SoM

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
HongBiThi1
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
HongBiThi1
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
HongBiThi1
 
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩCÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
HongBiThi1
 
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
HongBiThi1
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
HongBiThi1
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nhaSGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
HongBiThi1
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
uchihohohoho1
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
HongBiThi1
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
 
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩCÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
 
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdfGIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
 
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
 
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nhaSGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdfSGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
SGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdf
SGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdfSGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdf
SGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdf
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 

ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ 1-5 TUỔI

  • 1. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ TỪ 1 ĐẾN 5 TUỔI BSCKII. NGUYỄN THỊ KIM THOA MỤC TIÊU: - Nắm được các đặc điểm giải phẫu sinh lý các cơ quan - Nêu được đặc điểm phát triển thể chất - Trình bày được đặc điểm phát triển tâm thần, vận động - Nêu được cách đánh giá phát triển thể chất. - Các vấn đề sức khỏe thường gặp I. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ 1. DA TRẺ EM Đặc điểm cấu tạo: Da trẻ mềm mại, mỏng và xốp, sờ mịn, có nhiều mao mạch, sợi cơ và sợi đàn hồi phát triển yếu. Do đó da dễ bị xây xát, tổn thương và nhiễm trùng. Lớp mỡ dưới da phát triển mạnh, với bề dày khoảng 10 – 12mm lúc 1 tuổi. Hô hấp ở ngoài da rất mạnh so với người lớn nên da có tác dụng bài tiết mồ hôi. Hệ thần kinh điều hòa nhiệt độ gồm vùng dưới đồi, các trung tâm cao, dây thần kinh giao cảm và trục phản xạ. Các dây thần kinh phân bố cho nhiều vị trí trừ tuyến bã. Đặc điểm sinh lý: Diện tích da trẻ em tương đối lớn so với trọng lượng cơ thể và tính theo công thức: Diện tích da (m2 ) = 4P + 7 (P: trọng lượng cơ thể) P + 90 Diện tích da người lớn là 1,73m2 . Do đó sự thải nước theo đường da ở trẻ nhỏ lớn hơn người lớn. 2. HỆ CƠ Đặc điểm cấu tạo: Thành phần hóa học cơ trẻ em nhiều nước, ít chất đạm, mỡ, nhiều muối vô cơ hơn. Do nhiều nước nên dễ bị mất nước nặng và sụt cân nhanh. Đặc điểm về phát triển: Cơ trẻ em phát triển không đồng đều, các cơ lớn như cơ đùi, cơ vai, cơ cánh tay phát triển trước. Các cơ nhỏ như lòng bàn tay, ngón tay phát triển sau. Do đó trẻ dưới 5 tuổi chưa làm được những động tác tỉ mỉ cần sử dụng ngón tay. 3. HỆ XƯƠNG Đặc điểm cấu tạo: Xương trẻ nhỏ chứa nhiều nước, ít muối khoáng. Trẻ 4 tuổi có 45,29% là nước và 21,59% muối. Khi lớn lên thì số lượng nước sẽ giảm xuống và lượng muối khoáng tăng lên. Do đặc điểm này mà xương dễ gãy hơn nhiều. Màng ngoài xương dày và phát triển mạnh do đó dễ bị gãy theo kiểu cành tươi. Các động mạch tận và tĩnh mạch hình sin tạo nên giường mao mạch cho hành xương có tốc độ chảy chậm dễ có nguy cơ thuyên tắc và lắng đọng trong giai đoạn du khuẩn huyết
  • 2. gây viêm xương tủy theo đường máu. Những phiến đầu xương hình thành không hoàn chỉnh nên không ngăn được lây nhiễm ở nhiễm trùng khớp lân cận. Đặc điểm về phát triển: Xương trẻ em phát triển kém, hầu hết là sụn. Điểm cốt hóa thường ở giữa các đầu xương và xuất hiện theo từng lứa tuổi. Dựa vào các điểm cốt hóa để xác định tuổi xương của trẻ và đánh giá sự phát triển của cơ thể. Trẻ 3 tuổi xuất hiện điểm cốt hóa ở xương tháp, từ 4 – 6 tuổi xương bán nguyệt và xương thang. Đặc điểm riêng của một số xương: 3.1.Xương sọ: Hộp sọ của trẻ tương đối to so với kích thươc cơ thể, phần đầu dài hơn phần mặt, phát triển nhanh trong những năm đầu. Thóp trước (1,8 x 2cm – 3 x 2,8cm) tiếp tục đóng kín có thể đến 18 tháng. Bệnh còi xương làm thóp chậm đóng kín và trong bệnh đầu nhỏ thóp kín sớm hơn. 3.2. Xương cột sống: từ 1 năm tuổi trẻ biết đi cốt sống vùng lưng cong về phía trước. 3.3. Xương chi: không cong, khi bị còi xương, viêm khớp tứ chi có thể bị cong. 3.4. Răng: Thời kỳ từ 1 đến 5 tuổi ở trẻ em còn được gọi là thời kỳ răng sữa. Trẻ 1 tuổi mọc 8 răng. Trẻ 2 tuổi mọc đủ 20 răng sữa và kết thúc thời kỳ mọc răng sữa. Có thể ước tính số răng sữa theo công thức sau: Số răng = số tháng tuổi – 4 Từ 5 tuổi trẻ mọc răng hàm. Trẻ bị còi xương răng mọc chậm. Răng sữa nếu bị sâu sẽ không rụng được và làm răng vĩnh viễn mọc nhấp nhô không đều. 4. HỆ HÔ HẤP Đặc điểm giải phẫu Mũi: Hô hấp bằng đường mũi hạn chế vì mũi và khoang hầu nhỏ và ngắn, lỗ mũi và ống mũi hẹp. Niêm mạc mũi mỏng và có nhiều mạch máu. Hấp thu thuốc qua niêm mạc mũi rất mạnh đặc biệt thuốc co mạch nên dễ gây ngộ độc toàn thân. Chức năng hàng rào bảo vệ của niêm mạc mũi kém nên trẻ nhỏ dễ bị viêm mũi. Các xoang phát triển chưa đầy đủ nên ít bị viêm xoang. Miệng hầu: Trẻ nhỏ tổ chức lympho ở niêm mạc họng chưa phát triển nên dễ bị nhiễm trùng. Thanh khí phế quản: - Khe thanh âm ngắn, thanh đới dài nên trẻ có giọng cao - Phế quản phải rộng hơn bên trái nên dị vật dễ rơi vào bên phải Thanh khí phế quản trẻ em có đường kính nhỏ, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòm sụn mềm, dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu vì vậy khi viêm nhiễm dễ bị chít hẹp gây khó thở. Phổi: Tổ chức phổi có chứa nhiều mạch máu ít tổ chức đàn hồi khi viêm nhiễm dễ bị sung huyết xẹp phổi, khí phế thũng. Màng phổi: Mỏng, dễ bị giãn ra khi bị tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi Lồng ngực: trẻ nhỏ hình trụ, xương sườn nằm ngang, cơ liên sườn kém phát triển, cơ hoành nằm cao nên trẻ thở chủ yếu bằng cơ hoành.
  • 3. Đặc điểm sinh lý: Tần số hô hấp: Nhịp thở giảm dần theo lứa tuổi, còn 30 – 25 lần/phút (2 – 4 tuổi) Thể tích khí lưu thông tăng lên: - 1 tuổi: 70ml - 4 tuổi: 120ml Kiểu thở: - Trẻ nhũ nhi: thở bụng chủ yếu - 2 tuổi: thở hỗn hợp ngực bụng. Quá trình trao đổi khí: mạnh hơn người lớn 5. HỆ TUẦN HOÀN Hình thể và kích thước, vị trí tim Trong những năm đầu, tim phát triển mạnh về số lượng. Chiều rộng của tim tương ứng 7 – 8% chiều cao cơ thể. Trên phim X quang tim phổi ở tư thế đứng, tỉ lệ tim /ngực bình thường dưới 0,55 ở trẻ dưới 2 tuổi và dưới 0,5 ở trẻ trên 2 tuổi. Trẻ biết đi, 1-2 tuổi, tim có vị trí chéo nghiêng (Do cơ hoành nằm cao nên tim trẻ trong những tháng đầu nằm ngang). Gần 4 tuổi, lồng ngực phát triển, phổi và cơ hoành hạ thấp xuống tim có vị trí như người lớn. Diện tim: mỏm tim ở khoảng liên sườn 5 ngoài đường vú trái 1cm Diện đục tuyệt đối: bờ trên liên sườn 3, đường kính ngang 4 cm. Diện đục tương đối: bờ phải đường cạnh ức phải, đường kính ngang 8 – 12cm. Mạch máu: càng lớn hệ tĩnh mạch càng phát triển nhanh hơn động mạch, lòng tĩnh mạch rộng hơn, động mạch phổi lớn hơn động mạch chủ. Hệ thống mao mạch phát triển phong phú và rộng. Các chỉ số huyết động: Tiếng tim: trẻ 12 – 18 tháng nghe ở vùng đáy tim 2 tiếng T 1 và T2 nghe bằng nhau, trên 18 tháng tiếng T2 nghe rõ hơn T1. T2 tách đôi sinh lý có thể nghe thấy ở trẻ bình thường. Mạch trẻ em nhanh hơn người lớn, càng nhỏ mạch càng nhanh. Mạch của trẻ rất dễ thay đổi khi khóc, sốt, sợ hãi. Nhịp tim bình thường khi nghỉ (theo hằng số sinh học người Việt nam ) Tuổi Giới hạn dưới Trung bình Giới hạn trên 1 tuổi 94 123 155 2 tuổi 79 110 154 3 tuổi 86 113 150 4 tuổi 76 102 133 5 tuổi 84 101 154 Tần số mạch ở trẻ em giảm dần theo tuổi: trẻ 1 tuổi: 120 lần/phút, 5 tuổi 100 lần/phút Huyết áp động mạch: càng nhỏ huyết áp càng thấp do lòng mạch tương đối rộng, trương lực thành mạch thấp hơn. Huyết áp tối đa của trẻ trên 1 tuổi có thể tính theo công thức HA max= 80 + 2n (n: số năm tuổi)
  • 4. HA min = HAmax + 10-15mmHg 2 Khối lượng máu tuần hoàn: lớn hơn người lớn. Khối lượng tuần hoàn tính theo kg trọng lượng cơ thể. Trẻ 1 tuổi khoảng 75 – 101ml/kg. Trẻ lớn khoảng 50 – 90ml/kg 6. HỆ MÁU 6.1. Sự tạo máu: Ở trẻ nhỏ, tủy xương là cơ quan tạo máu chủ yếu. Tất cả tủy xương đều sản sinh các tế bào máu, tủy đỏ (tổ chức sinh máu) ở đầy các khoang tủy xương. Khi 4 tuổi tủy đỏ các xương dài dần dần bị nhiễm mỡ biến thành tủy vàng. Ở trẻ lớn và người lớn hoạt động tạo máu tập trung ở xương cột sống, các xương dẹt như xương sườn, xương chậu, xương ức, xương sọ, xương bả vai, xương đòn và 1 phần đầu xương dài. Sự tạo máu ở trẻ tuy mạnh nhưng không ổn định, vì vậy khi bị bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến sự tạo máu, trẻ dễ bị thiếu máu nhưng có khả năng hồi phục. Hệ thống bạch huyết cũng dễ phản ứng với các nguyên nhân gây bệnh. Khi bị bệnh về máu hoặc ở cơ quan tạo máu, gan lách hạch thường to lên. 6.2. Đặc điểm máu ngoại biên: Từ 1 tuổi trở lên: - Số lượng hồng cầu (giảm trước đó do lớn nhanh nhưng sự tạo máu không đáp ứng đủ) ổn định dần. Sau 2 tuổi số lượng hồng cầu khoảng 4x1012 /l. - Tương tự thành phần huyết sắc tố (Hb) ở trẻ trên 1 tuổi ổn định như người lớn. - Số lượng bạch cầu ổn định, trung bình 6 – 8 x 109 /l, bạch cầu trung tính tăng dần lúc 1-2 tuổi, lúc 5 tuổi khoảng 45%, bạch cầu lympho giảm khoảng 45%. Tiểu cầu ít thay đổi, như của người lớn 150 – 300 x 109 /L 7. HỆ TIÊU HÓA Miệng trẻ có niêm mạc mềm mại, nhiều mạch máu nhưng khô nên dễ bị tổn thương và hay bị nấm. Thực quản có thành mỏng hơn, niêm mạc nhiều mạch máu. Chiều dài bằng 1/5 chiều dài cơ thể. Dạ dày của trẻ nằm ngang. Khi lớn dần thì dạ dày đứng dọc như người lớn. Dung tích lúc 1 tuổi là 250ml. Bài tiết acid, pepsin cũng thấp hơn. Ruột trẻ em dài hơn so với chiều dài cơ thể, niêm mạc ruột có nhiều nếp nhăn, nhiều mạch máu do đó dễ hấp thụ song dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Mạc treo ruột dài nên dễ bị xoắn ruột, manh tràng ngắn, di động nên vị trí ruột thừa không cố định. Trực tràng có tổ chức mô lỏng lẻo nên dễ bị sa khi bị ho gà, lỵ. 8. HỆ TIẾT NIỆU Đặc điểm giải phẫu: Thận trẻ em dễ di động vì tổ chức mỡ xung quanh thận chưa phát triển. Thận trái thường lớn hơn và nằm cao hơn thận phải tương đương 4 đốt sống thắt lưng đầu tiên. Kích thước và trọng lượng thận tăng theo lứa tuổi: 1 tuổi: 36 – 37g; 5 tuổi: 55 – 56g
  • 5. Chiều dài thận (cm): 6,97 + 0,22 x tuổi (năm) Tỷ lệ giữa phần vỏ/phần tủy = 1:2 Niệu quản: tương đối dài nên dễ bị gấp, xoắn. Bàng quang nằm cao hơn nên dễ sờ thấy cầu bàng quang hơn. Dung tích bàng quang lớn theo tuổi: 1 tuổi: 60 – 100ml, 6 tuổi: 100 – 250ml. Niệu đạo: hơi dài do bàng quang nằm cao hơn, con gái 2 – 4cm, trai 6 – 15cm. Niệu đạo trẻ gái thẳng và ngắn hơn nên dễ bị nhiễm trùng tiểu ngược dòng hơn. Chức năng thận: đến 2 tuổi độ thanh thải PAH (para-aminohippurat) (chức năng lọc) đạt đến trị số như trẻ lớn và người lớn. Khả năng cô đặc nước tiểu trẻ nhỏ còn kém. Khả năng cô đặc tối đa đạt 400-450 mosm/l trong khi ở trẻ lớn là 800 – 1200mosm/l. Đặc điểm sinh lý nước tiểu Số lần đi tiểu của trẻ em giảm dần theo lứa tuổi do tăng dần dung tích bàng quang. Tuổi Số lượng nước tiểu (ml)/24 giờ Số lần đi tiểu /24 giờ 1-3 tuổi 500 - 600 10 - 14 3-5 tuổi 600 - 700 8 – 10 Số lượng nước tiểu trung bình ở trẻ trên 1 tuổi có thể tính theo công thức: Số ml nước tiểu/24 giờ = 600 + 100 (n-1) n là số tuổi tính theo năm 100 là số lượng nước tiểu được tăng lên mỗi năm Thành phần nước tiểu: Độ toan gần giống người lớn (4,5 – 8). Tỷ trọng nước tiểu của trẻ nhỏ rất thấp Bài tiết kali nhiều hơn trẻ lớn, bài tiết natri thì ngược lại, ít hơn trẻ lớn 9. HỆ THẦN KINH Đặc điểm giải phẫu: Não bộ: Lúc 1 tuổi, trọng lượng não tăng gấp 2,5 lần so với lúc sinh (mới sinh não nặng khoảng 370 – 390 gam). Vòng đầu khoảng 45 – 47cm. Các dây thần kinh tiếp tục được myelin hóa tới 4 tuổi thì hoàn chỉnh. Não có 14 tỉ tế bào như người lớn, vỏ não cũng chia 6 lớp. Nhưng khác người lớn, sự phân biệt chất trắng và chất xám cũng như lớp vỏ và dưới vỏ ở não bộ chưa rõ rệt. Ở 2 tuổi thành phần hóa học não bộ giống người lớn. Nhu cầu sử dụng oxy của não lớn và lưu lượng máu não liên quan tới huyết áp toàn thân và cơ chế tự điều chỉnh. Hệ thống mạch máu não phong phú, thành mạch mỏng dễ vỡ. Chức năng tiểu não hoàn thiện dần, điều hòa tự động đối với vận động, trương lực cơ, thăng bằng và phối hợp động tác. Tủy sống: như người lớn lúc 4 tuổi, hình chữ S có 2 uốn cong: uốn cong cổ lõm ra sau và uốn cong lưng lõm ra trước. Trọng lượng tủy (2 – 6 gam) tăng gấp 3 lần lúc 5 tuổi . Lượng dịch não tủy khoảng 35ml ở trẻ 1 tuổi
  • 6. Đặc điểm sinh lý: Nhu cầu tiêu thụ oxy của não trẻ lớn hơn người lớn do não phát triển nhanh về số lượng và khối lượng. Não trẻ em có khả năng tái tạo nơi khu vực thần kinh bị tổn thương. Hơn nữa có phương thức phát triển luân phiên. Một bên bán cầu não có đủ khả năng phát triển chức năng thần kinh cao cấp và được phân loại hóa để ức chế bên đối diện. Sự chậm myelin hóa sẽ làm trẻ chậm phát triển, chậm đi, chậm nói, chậm hiểu. Do các tế bào thần kinh chưa biệt hóa nên vỏ não có xu hướng lan tỏa, gây co giật và dễ gây phản ứng não màng não khi sốt cao. Do đặc điểm hệ mạch máu não phong phú, dễ vỡ nên trẻ nhỏ dễ bị xuất huyết não màng não. Não dễ bị tổn thương khi bị nhiễm độc. Não nhiều nước, ít tổ chức đệm nâng đỡ nên chấn thương nhỏ có thể gây liệt nửa người, liệt chi. II. ĐÁNH GIÁ SỰ TĂNG TRƯỞNG THỂ CHẤT Đặc điểm của thời kỳ này là tốc độ lớn của trẻ hết nhanh, chậm dần. Trẻ mất dạng mập tròn, người trở nên thon gầy. Đánh giá tăng trưởng thể chất qua các chỉ số: 1. Cân nặng: Tốc độ tăng cân ở trẻ 1 – 5 tuổi bình thường là: 2 tuổi nặng gấp 4 lúc sinh Sau 2 tuổi tăng 2 kg/năm. Công thức ước tính cân nặng theo tuổi: (từ 1 – 6 tuổi): CN (kg) = Tuổi (năm) +2 + 8 Bảng chuẩn cân nặng theo tuổi: Nữ/nam (kg) Tuổi (năm) -3SD -2SD TB 2SD 3SD 1 6,3/6,9 7,0/7,7 8,9/9,6 11,5/12,0 13,1/13,3 2 8,1/8,6 9,0/9,7 11,5/12,2 14,8/15,3 17,0/17,1 3 9,6/10,0 10,8/11,3 13,9/14,3 18,1/18,3 20,9/20,7 4 10,9/11,2 12,3/12,7 16,1/16,3 21,5/21,2 25,2/24,2 5 12,1/12,4 13,7/14,1 18,2/18,3 24,9/24,2 29,5/27,9 Suy dinh dưỡng: khi cân nặng/tuổi ≤-2SD. Béo phì khi cân nặng /tuổi ≥ +2SD. 2. Chiều cao: Tốc độ phát triển chiều cao: Năm thứ 2 tăng 12cm, năm thứ 3 tăng 9cm, năm thứ 4 tăng 7cm. Trẻ 4 tuổi cao 1 mét, gấp đôi lúc sinh. (Sau đó mỗi năm tăng 5cm). Công thức ước tính chiều cao theo tuổi: (2 – 12 tuổi): CC (cm) = tuổi (năm) + 6 + 77 Mốc ước lượng chiều cao theo tuổi: Tuổi Chiều cao Tuổi Chiều cao 1 tuổi 75 cm 3 tuổi 95 cm 2 tuổi 85 cm 4 tuổi 100 cm
  • 7. Mốc phát triển chiều cao và cân nặng theo tuổi (dùng ước lượng) 1 tuổi 2 tuổi 4 tuổi Cân nặng (kg) 10 12 16 Chiều cao (cm) 75 85 100 Bảng chuẩn chiều cao theo tuổi (cm): Nữ/Nam Tuổi (năm) -3SD -2SD TB 2SD 3SD 1 66,3/68,6 68,9/71.0 74,0/75,7 79,2/80,5 81,7/82,9 2 76,0/78,0 79,3/81,0 85,7/87,1 92,2/93,2 95,4/96,3 3 83,6/85 87,4/88,7 95,1/96,1 102/7/103,2 106,5/107,2 4 89,8/90,7 94,1/94,9 102,7/103,3 111,3/111,7 115,7/115,9 5 95,2/96,1 99,9/100,7 109,4/110,0 118,9/119,2 123,7/123,9 Chậm tăng trưởng: khi chiều cao/tuổi < -2SD, lùn khi chiều cao /tuổi < -3SD. Có 3 nhóm nguyên nhân: do nội tiết hay không do nội tiết và không rõ nguyên nhân. Tăng trưởng quá mức: ít gặp hơn. Khi chiều cao theo tuổi > +3SD, còn gọi là người khổng lồ. 3. Chiều cao thân: tương đối dài so với chiều cao đứng. Tỷ lệ chiều dài chi dưới /chiều cao đứng tăng dần theo tuổi thông qua đánh giá chỉ số Skelie = (cao đứng – cao ngồi) x 100 1 tuổi: 59,5% 2 tuổi: 63% 3 tuổi: 70% 4 tuổi: 74,5% 5 tuổi: 76,6% Như vậy tỉ lệ các phần cơ thể trong quá trình tăng trưởng thay đổi theo khuynh hướng đầu nhỏ lại, thân ngắn hơn và chi dài ra. 4. Chỉ số khối cơ thể BMI: BMI = cân nặng (kg)/cao đứng2 (m) Đánh giá suy dinh dưỡng và béo phì Trẻ có BMI trên 85% bách phân vị BMI bị thừa cân béo phì. Trẻ có BMI trên 97% bách phân vị BMI bị thừa cân béo phì nặng (WHO 2007) Thừa cân béo phì (85% bách phân vị BMI) Béo phì nặng (97% bách phân vị BMI) Tuổi (năm) Nam Nữ Nam Nữ 2 17.4 17.2 18.7 18.5 3 17.0 16.9 18.2 18.2 4 16.7 16.8 18.0 18.3 5 16.7 17.0 18.1 18.6
  • 8. 5. Vòng đầu: đánh giá khối lượng của não Não phát triển gần như hoàn chỉnh trong giai đoạn này. Lúc 1 tuổi não coi như hoàn chỉnh nhưng các hoạt động chưa cân bằng. Năng lực của não còn phụ thuộc nhiều vào cách kích thích và sử dụng qua giáo dục. Khi trẻ 1 tuổi vòng đầu = 47cm Năm thứ 2 tăng 2-3cm Đến 6 tuổi đạt 54 – 55cm (bằng người lớn). Các đường nối của sọ còn hở lúc sinh đóng dần, lúc 1 tuổi còn 1mm, 3 tuổi còn 1/10mm, rồi sau đó đóng hoàn toàn. Thóp trước đóng kín lúc 12- 18 tháng. Bệnh lý thường gặp là số đo vòng đầu tăng nhanh hơn chỉ số vòng đầu theo tuổi kèm theo thóp rộng gặp trong não úng thủy. Số đo vòng đầu nhỏ hơn chỉ số vòng đầu theo tuổi trong tật đầu nhỏ, di chứng não, tật sọ liền sớm. 6.Vòng cánh tay: trẻ 1- 5 tuổi thường bắp thịt cánh tay ít thay đổi và có số đo vòng cánh tay là 14 - 16cm. Nếu dưới 12 cm trẻ bị suy dinh dưỡng nặng. 7. Phát triển các chi: Chân tay dài ra theo thời gian, phản ánh qua tỉ lệ phần trên (đo từ xương mu trở lên)/phần dưới cơ thể (lấy chiều cao chung trừ phần trên). Tuổi Tỉ lệ 1 tuổi 1,5 2 tuổi 1,4 4 tuổi 1,2 Tỉ lệ đầu/thân giảm dần theo tuổi: Trẻ 2 tuổi: 1/4; Trẻ 6 tuổi: 1/5 Bất thường gặp trong lùn tuyến yên, loạn sụn. 8. Đếm số răng: Đây là tuổi răng sữa có thể ước lượng tuổi và tình trạng dinh dưỡng. Các bệnh suy dinh dưỡng, còi xương làm răng mọc chậm Trẻ 1 tuổi có 8 răng sữa (4 trên, 4 dưới) 12 – 18 tháng: 4 răng tiền hàm 18 – 24 tháng: 4 răng nanh 24 – 30 tháng: 4 răng hàm lớn (răng cấm) Tổng cộng: 20 răng sữa. 9. Tuổi xương: X quang xương cho phép đếm các điểm cốt hóa và ươc lượng được tuổi của trẻ. Ứng dụng trong chẩn đoán bệnh nhược giáp bẩm sinh, phát hiện sớm nhiều bệnh lý quan trọng. Ứng dụng các chỉ số trên để theo dõi tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng trẻ em tại các thời điểm nhằm đánh giá các rối loạn tăng trưởng thể chất. Ở trẻ dưới 5 tuổi thì yếu tố dinh dưỡng tác động mạnh hơn. III. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VÀ VẬN ĐỘNG
  • 9. Để tiện việc nuôi dưỡng và giáo dục người ta chia thời kỳ này ra làm 2 lứa tuổi: Lứa tuổi nhà trẻ: từ 1 – 3 tuổi Lứa tuổi mẫu giáo: 3 – 5tuổi, hay còn gọi là tiền học đường Thời kỳ 1 – 3 tuổi: Đặc điểm của thời kỳ này trẻ tự điều khiển được một số động tác, trở nên khéo léo hơn và mất hết phản ứng lan tỏa sau 4 tuổi. Trẻ rất tò mò, ham tìm hiểu môi trường, thích cuộc sống tập thể, thích bạn bè. Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ yếu của trẻ, trẻ học được chức năng của đồ vật xung quanh, nhờ đó mà tâm lý của trẻ phát triển mạnh và cũng học được những quy tắc hành vi trong xã hội. Từ đó nảy sinh nhu cầu dung ngôn ngữ giao tiếp với người lớn. Đến tuổi mẫu giáo thì trò chơi là hoạt động chủ yếu của trẻ hình thành trí tưởng tượng, nhân cách và tư duy cho trẻ. Thời kỳ 3 – 5 tuổi: Trẻ tiếp tục phát triển và hoàn thiện những kỹ năng đã hình thành ở giai đoạn trước. Bắt đầu biết tưởng tượng, vô tư khám phá những thế giới mới mẻ nhưng lại chưa ý thức những hậu quả, dễ bị va vấp. Đây cũng là giai đoạn chuẩn bị cho trẻ vui thích với việc đến trường. Đánh giá biến đổi về phát triển vận động tâm thần theo tuổi một cách gián tiếp qua 4 khía cạnh: • Các động tác vận động; Vận động thô sơ: ngẩng đầu, lẫy, ngồi, đi, nhảy. • Sự khéo léo phối hợp các động tác: Vận động tinh tế - thích ứng: khả năng nhìn, sử dụng bàn tay, ngón tay và khả năng vẽ của trẻ. • Sự phát triển về lời nói: nghe, nói, thực hành mệnh lệnh • Quan hệ của trẻ với người và môi trường xung quanh: khả năng tiếp cận của trẻ với mọi người xung quanh và cách tự chăm sóc bản thân. 1. Trẻ 15 tháng Tình hình vận động: đi vững. nhưng khi chạy còn vấp ngã. Bò được lên cầu thang, trèo lên ghế. Sự khéo léo phối hợp các động tác: Biết chồng 3 khối vuông gỗ thành tháp Sự phát triển lời nói: nói được 2 âm: bà ơi, má đâu.. Quan hệ với mọi người: thích chơi tập thể, thích bạn bè, nhưng cũng bắt đầu biết ganh tỵ, tranh giành đồ chơi, rất tò mò và thích khám phá mọi vật trong nhà. 2. Trẻ 18 tháng: Tình hình vận động: đi nhanh, chạy vững, lên được cầu thang nếu dắt 1 tay. Sự khéo léo phối hợp các động tác: chồng được nhiều khối vuông gỗ thành tháp. Biết lật ngửa cái ly để lấy được viên bi bên trong. Chỉ được mắt, mũi, tai của mình. Tự cầm chén cơm ăn, tự xúc cơm bằng muỗng. Sự phát triển lời nói: Nói được câu ngắn Quan hệ với mọi người: Nhận biết súc vật qua hình vẽ. Bắt đầu quen dần với các qui định xã hội như ban ngày biết kêu đi tiêu tiểu.
  • 10. 3. Trẻ 21 tháng: Tình hình vận động: Đi lên cầu thang với tay vịn vào thành. Sự khéo léo phối hợp các động tác: Xếp ô vuông hàng dài Sự phát triển lời nói: Nói được câu dài, có thể kể chuyện với sự hỗ trợ Quan hệ với mọi người: Biết phụ người lớn mặc quần áo, rửa tay. 4. Trẻ 24 tháng Tình hình vận động: Xuống cầu thang có dắt 1 tay Sự khéo léo phối hợp các động tác: Nói nhiều, hát được, đặt nhiều câu hỏi Sự phát triển lời nói: Vẽ hình tròn, đường thẳng. Phân biệt màu sắc, lớn nhỏ. Quan hệ với mọi người: Gia tăng tính độc lập: tự mặc quần áo, đánh răng, rửa tay. 5. Trẻ 2- 3 tuổi: Tình hình vận động: Lên, xuống cầu thang một mình, nhảy được trên 1 chân, đá bóng Sự khéo léo phối hợp các động tác: tay chân bớt vụng về, các động tác khéo léo hơn. Sự phát triển lời nói: phát triển đáng kể. bắt đầu đặt nhiều câu hỏi. Quan hệ với mọi người: Bắt đầu có thể sống tập thể. 6. Trẻ 3 -5 tuổi: Tình hình vận động: Thích đi chơi một mình. Sự khéo léo phối hợp các động tác: Biết vẽ hình người, bắt đầu tập đàn. Sự phát triển lời nói: tập kể chuyện, tập đếm. Quan hệ với mọi người: có thể sống tập thể, đi thăm hàng xóm. Biết giữ vệ sinh ban đêm. IV. CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP 1. Vấn đề dinh dưỡng: Dinh dưỡng không đủ: do giảm ngon miệng và tốc độ lớn chậm hơn. Nuôi dưỡng • 1-2 tuổi: bú mẹ + thay bột bằng cháo đặc cháo đặc 4 chén (có đủ 1-2muỗng thịt, rau dầu) có thể ăn rau xào, luộc hoặc nấu canh thái nhỏ. • 2-3 tuổi: 4 chén cơm chia 4 bữa + trái cây Từ 2 – 3 tuổi, trẻ chạy nhanh thích chơi, ít chú ý đến ăn, vì vậy tổ chức 4 bữa ăn. Tránh ăn vặt bánh kẹo giữa các bữa ăn. Thói quen ăn uống thay đổi: ăn lâu, chậm (tự ăn, dùng muỗng), thích ăn vặt, ăn quá mức. 2. Thói quen vệ sinh chưa tập được: rối loạn tiêu tiểu. 3. Rối loạn giấc ngủ 4. Vấn đề phát triển thể chất: Thừa cân béo phì, suy dinh dưỡng, thiếu máu thiếu sắt. 5. Vấn đề về răng: Răng mọc chậm. Răng sữa dễ bị hư, sâu răng. 6. Dễ mắc bệnh truyền nhiễm: do bắt đầu tiếp xúc rộng rãi với môi trường.
  • 11. Sởi, ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan siêu vi, nếu không được tiêm chủng đầy đủ từ trước. Bệnh hay lây như sốt xuất huyết, tay chân miệng. Nhiễm siêu vi hô hấp, tiêu chảy, ghẻ. Nhiễm siêu vi, sốt phát ban. Sốt cao co giật, viêm mũi họng, viêm tai giữa, lồng ruột cấp. 7. Bệnh dị ứng: Hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, các bệnh nhiễm trùng giảm nhưng lại bị các bệnh dị ứng như: hen suyễn, hội chứng thận hư, viêm cầu thận, nổi mề đay. 8. Tai nạn: Do hiếu động và tò mò nên trẻ dễ bị tai nạn như ngộ độc. dị vật đường thở, chấn thương sọ não. 9. Vấn đề phát triển tâm vận động: Chậm phát triển vận động. Trẻ hung hăng hoặc nhút nhát. Vấn đề ngôn ngữ: chậm nói, nói lắp. Vấn đề cảm xúc, quan hệ xã hội: không giao tiếp. Rối loạn tâm lý: bắt đầu đi học trẻ có cảm giác bị bỏ rơi, ganh tỵ hoặc lo sợ. nên cha mẹ cần trấn an, giải thích đi học. Trẻ tưởng tượng phong phú, bắt chước tinh vi hơn do vậy có thể nói dối, đặt chuyện về mình, sợ bóng tối, sợ quái vật. Bệnh tâm lý: tự kỷ, tăng động kém chú ý