SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
SUY TIM
Đối tượng: Y6
Mục tiêu:
1. Kể tên các nguyên nhân gây suy tim.
2. Nêu được đặc điểm giỉa phẫu bệnh và sinh lý bệnh của suy tim.
2. Chẩn đoán được suy tim và đánh giá mức độ nặng.
3. Trình bày được nguyên tắc điều trị suy tim cách sử dụng được một số thuốc trong suy tim.
4. Nêu được hướng sử trí trong suy tim cấp.
1. Định nghĩa:
Suy tim là một hội chứng lâm sàng do cơ tim không có khả năng đáp ứng được cung lượng máu
để duy trì chuyển hoá theo nhu cầu hoạt động của cơ thể.
Theo Tổ chức Tim mạch châu Âu (1995) tiêu chuẩn xác định suy tim khi có triệu chứng cơ năng
suy tim (khi nghỉ hay khi gắng sức) và bằng chứng khách quan của rối loạn chức năng cơ tim (khi nghỉ) và
đáp ứng với điều trị suy tim ( trong trường hợp có nghi ngờ chẩn đoán)
2. Nguyên nhân của suy tim
2.1. Dị tật tim bẩm sinh:
Thông liên thất, còn ống động mạch,
Thông sàn nhĩ - thất, chuyển gốc động mạch, thân chung động mạch,..
Hẹp van, eo động mạch chủ
Tĩnh mạch phổi đổ về bất thường.
2.2. Các bệnh cơ tim (mắc phải hoặc bẩm sinh)
Bệnh cơ tim do chuyển hoá: bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim hạn chế,...
Viêm cơ tim do nhiễm trùng: thương hàn, virus,...
2.3. Bệnh tim mắc phải
2.3.1. Bệnh van tim do thấp
Bệnh van 2 lá: hở van 2 lá, hẹp van 2 lá, hở hẹp van 2 lá.
Bệnh van động mạch chủ: hở van ĐM chủ.
2.3.2. Viêm màng ngoài tim co thắt, tràn dịch màng ngoài tim.
2.3.3. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
2.4. Rối loạn dẫn truyền:
Cơn nhịp nhanh tất, trên thất.
Rung nhĩ
Bloc nhĩ thất cấp 3: đặc biệt khi nhịp tim < 50 lần/ phút.
2.5. Do các bệnh khác:
Các bệnh thận gây tăng huyết áp.
Bệnh nội tiết: cường giáp, tăng huyết áp do u tuỷ thượng thận, tiểu đường.
Thiếu máu.
Thiếu dinh dưỡng: thiếu vitamin B1, thiếu Carnitine, Selenium,...
U trung thất chèn ép.
3. Giải phẫu và Sinh lý bệnh
Trong suy tim, lúc đầu tâm thất giãn, sau đó thành cơ thất dày lan toả. Điều này làm tăng nhu cầu
sử dụng oxy cơ tim, do đó góp phần rối loạn thêm chức năng cơ tim. Khi cơ tim phì đại, kết hợp giãn
buồng thất sẽ làm xuất hiện ngựa phi giữa tâm trương. Đồng thời giãn buồng tim sẽ gây nên hở van 2 lá và
3 lá do giãn vòng van.
Tâm nhĩ lúc đầu cũng giãn, sau đó phì đại do tăng áp lực buồng nhĩ hay cản trở dòng máu từ nhĩ
xuống thất. Lúc này trên lâm sàng xuất hiện ngựa phi tiền tâm thu.
Tĩnh mạch phổi: mạch máu giãn căng, tăng lượng dịch gian bào --> tăng áp lực mao mạch phổi,
kết hợp nhu cầu oxy của cơ thể tăng gây xuất hiện khó thở , trẻ phải gắng sức, ran ở phổi. Cuối cùng, dịch
ứ đọng khoảng gian bào nhiều, áp lực mao mạch phổi tăng quá cao --> phù phổi.
Tĩnh mạch hệ thống: áp lực nhĩ phải tăng, tăng thể tích máu ứ đọng ở tĩnh mạch hệ thống --> gan
to, tăng áp lực tĩnh mạch cổ. Vì mạch máu trẻ em đàn hồi tốt nên một số trường hợp thấy gan to mà không
tăng áp lực tĩnh mạch.
Chức năng huyết động của tim thể hiện bằng chỉ số tim: lưu lượng tim tính bằng lít/phút/m2
. Chức
năng này phụ thuộc:
- Tiền gánh: phụ thuộc khối lượng máu trở về thất, thể hiện bằng áp lực và thể tích máu cuối tâm
trương.
- Hậu gánh: phụ thuộc vào sức cản khi tâm thất thu, đặc biệt sức cản ngoại vi.
- Sức co bóp của cơ tim.
- Tần số tim.
Suy tim làm giảm khả năng nhận máu về tim và / hoặc giảm khả năng tống máu khỏi buồng tim.
Phần lớn các trường hợp suy tim đều có biểu hiện suy cả chức năng tâm thu và tâm trương. Khi có suy tim
cơ thể bù trừ bằng cách:
- Tăng hoạt hệ thần kinh giao cảm: tăng tiết catecholamine do đó nhịp tim tăng, sức co bóp của cơ
tim tăng.
- Kích hoạt hệ thống Renin - Angiotensin - Aldosterone ở thận --> co động mạch thận (tăng hậu
gánh), giữ muối và nước (tăng tiền gánh và hậu gánh).
- Kích thích bài tiết Arginine Vasopressin (ADH) --> giữ nước và co mạch mạnh.
- Tăng nồng độ yếu tố lợi niệu từ nhĩ (Atrial Natriuretic Peptides) trong máu --> tăng bài tiết Natri.
4. Triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của suy tim phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân, nguyên nhân gây suy tim và suy
tim cấp hay từ từ và suy tim trái, phải hay suy tim toàn bộ. ở trẻ em suy tim trái có thể đơn thuần hay suy
tim toàn bộ, ít gặp suy tim phải đơn thuần. Nếu suy tim trái đơn thuần sẽ không có biểu hiện ứ máu mạch
hệ thống.
4.1.Triệu chứng chung
Suy tim nói chung gây nên 2 nhóm triệu chứng chính: cung lượng tim thấp và ứ huyết.
Triệu chứng của cung lượng tim thấp:
- Mệt mỏi, chậm chạp, ăn uống kém. Nếu suy tim kéo dài trẻ chậm lớn, còi cọc. Trẻ cảm thấy yếu
không hoạt động được.
- Biểu hiện của giảm tưới máu ngoại vi: tay chân lạnh, ẩm, có thể tím.
- Số lượng nước tiểu giảm do giảm lượng máu đến thận.
- Nếu suy tim nặng: chậm chạp, lẫn lộn do giảm tưới máu não.
- Cuối cùng có thể sốc.
Triệu chứng ứ huyết:
- ứ huyết phổi: thở nhanh, thở rít, phổi có ran.
khó thở ít hay nhiều mức độ tuỳ thuộc mức độ suy tim.
ho, khạc ra máu.
Có thể biểu hiện cơn hen tim hoặc phù phổi cấp nếu suy tim cấp hoặc suy tim nặng đột
ngột trên bệnh nhân đang suy tim.
- ứ huyết mạch hệ thống (đại tuần hoàn): phù nơi thấp.
gan to, ấn tức, tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan - tĩnh
mạch cổ (+).
tràn dịch màng phổi, màng tim.
Các triệu chứng khác:
- Nhịp tim nhanh, ngựa phi. Khi suy tim nặng, kéo dài nhịp có thể chậm, loạn nhịp.
- Mạch yếu, độ nẩy không đều, mạch nghịch thường.
- Tim to, diện tim đập rộng.
- Huyết áp tâm thu giảm, huyết áp tâm trương tăng nhẹ --> suy tim nặng huyết áp kẹt.
4.2. Triệu chứng suy tim cấp
Xảy ra đột ngột. Thường sau các nguyên nhân: thiếu Vitamine B1, cơn nhịp nhanh trên thất ở trẻ
bú mẹ, viêm cơ tim do nhiễm khuẩn, cao huyết áp do các bệnh về thận, nội tiết,...
- Toàn trạng nặng nề: mệt, da tái, lờ đờ hoặc vật vã, chi lạnh và ẩm..
- Suy hô hấp: khó thở nhanh, thở rên, rút lõm lồng ngực ở trẻ nhỏ, tím,...
- Tim: tim to, nhịp nhanh, ngựa phi, tiếng tim mờ,...
- Gan to, ấn tức, tĩnh mạch cổ nổi rõ.
- Đái ít hoặc vô niệu. Phù rõ hoặc kín đáo
4.3. Triệu chứng suy tim ở trẻ nhỏ và sơ sinh
Biểu hiện lâm sàng của tim ở trẻ nhỏ và sơ sinh khác với trẻ lớn. Trẻ thường kích thích quấy khóc
hoặc lờ đờ. Trẻ không chịu bú, thở nhanh, ra nhiều mồ hôi. Trẻ nhỏ thường bị phù mặt nhiều hơn là phù
chân. Trẻ hay có kèm nhiễm trùng phổi, không lên cân hoặc lên cân quá chậm.
4.4. Phân độ suy tim
4.5.1. Phân độ suy tim dựa vào các triệu chứng thực thể:
Độ 1: có bệnh tim, không khó thở hoặc khó thở khi gắng sức nhiều.
gan không to
số lượng nước tiểu bình thường.
Độ 2: khó thở khi gắng sức vừa, hết khi nghỉ.
gan mấp mé bờ sườn hoặc to < 2cm dưới bờ sườn, ấn tức.
số lượng nước tiểu chưa bị ảnh hưởng nhiều.
Độ 3: khó thở khi hoạt động, nghỉ có giảm.
gan to dưới bờ sườn 2 đến 4 cm.
số lượng nước tiểu giảm.
đáp ứng với điều trị suy tim.
Độ 4: Khó thở liên tục.
gan to, chắc, ít thay đổi sau khi điều trị.
tiểu ít.
4.5.2. Đánh giá suy tim theo chỉ số suy tim NYU (NYU PHFI)
Điểm Dấu hiệu và triệu chứng
+ 2 Chức năng thất bất thường trên siêu âm hoặc ngựa phi
+ 2 Phù, tràn dịch màng phổi, cổ chướng do suy tim
+ 2 Chậm lớn hoặc suy kiệt
+ 1 Tim to trên Xquang hoặc trên lâm sàng
+ 1 Giảm hoạt động thể lực hoặc thời gian bú kéo dài
+ 2 Giảm tưới máu trên lâm sàng
+ 1 Phù phổi trên Xquang hoặc khi khám lâm sàng
+ 2 Nhịp nhanh xoang khi nghỉ ngơi
+ 2 Rút lõm lồng ngực
+ 1 Gan to < 4 cm dưới bờ sườn
+ 2 Gan > 4 cm dưới bờ sườn
+ 1 Thở nhanh hoặc khó thở mức độ trung bình nhẹ
+ 2 Thở nhanh hoặc khó thở mức độ trung bình nặng
Thuốc
+ 1 Digoxin
+ 1 Lợi tiểu liều nhẹ hoặc trung bình
+ 2 Lợ tiểu liều cao hoặc hai loại lợi tiểu
+ 1 Giãn mạch ức chế men chuyển hoặc ức chế receptor Angiotensin
hoặcloại khác
+ 1 Chẹn õ giao cảm
+ 2 Phải sử dụng thuốc chống đông (không có van nhân tạo)
+ 2 Thuốc chống loạn nhịp hoặc máy phá rung
Sinh lí
+ 2 Một thất
4.5.3. Phân độ suy tim theo NYHA (ít giá trị)
Độ 1: có bệnh tim nhưng không bị hạn chế trong vận động. Hoạt động thể lực thông thường không
gây mệt, hồi hộp, khó thở.
Độ 2: có giới hạn vận động nhẹ. Hoạt động thể lực thông thường có triệu chứng mệt, khó thở
nhưng hoàn toàn hết khi bệnh nhân được nghỉ ngơi.
Độ 3: vận động thể lực nhẹ cũng gây nên mệt, khó thở. Khi nghỉ ngơi bệnh nhân khoẻ.
Độ 4: Triệu chứng cơ năng của tim xảy ra ngay cả khi nghỉ. Vận động dù nhẹ các triệu chứng này
gia tăng.
5. Xét nghiệm
5.1. Xquang
- Bóng tim to, tỷ lệ tim / ngực >50% với trẻ trên 2 tuổi và > 55% đối với trẻ dưới 2 tuổi. Khi
chiếu: tim đập yếu.
- Thay đổi hình dáng các cung tim tuỳ thuộc vào bệnh tim.
- Phổi ứ huyết.
5.2. Điện tâm đồ
Điện tâm đồ không có giá trị chẩn đoán suy tim nhưng giúp chẩn đoán nguyên nhân, cơ chế suy
tim.
5.3. Siêu âm tim
- Rối loạn chức năng tâm thu của tim: giảm phân suất tống máu, co ngắn sợi cơ, giảm chỉ số tim,...
- Rối loạn chức năng tâm trương:
- áp lực động mạch phổi tăng.
- Xác định bệnh tim, tìm nguyên nhân gây suy tim.
5.4. Khí máu:
Thay đổi trong trường hợp suy tim nặng: độ bão hoà oxy máu động mạch giảm, toan chuyển hoá.
6. Điều trị
Suy tim là tình trạng bệnh lý nặng, đòi hỏi điều trị cấp cứu.
Nguyên tắc điều trị: điều trị triệu chứng suy tim
điều trị nguyên nhân.
loại bỏ các yếu tố làm nặng suy tim.
6.1. Điều trị suy tim
6.1.1. Cải thiện chức năng co bóp của tim
- Digitalis: tăng sức co bóp của tim thông qua ức chế men Na-K ATPase ở tế bào. Digitalis có
hiệu quả khi suy tim loạn nhịp nhĩ (rung nhĩ, cuồng nhĩ) hoặc suy chức năng tâm thu có kèm giãn buồng tim
trái.
Liều Digoxin: Cách 1: Tấn công: trẻ <2 tuổi : 0,06- 0,08 mg/ kg/ 24 giờ
trẻ >2 tuổi : 0,04- 0,06 mg/ kg/ 24 giờ
lần 1 : 1/2 liều, lần 2 và lần 3: mỗi lần 1/4liều. Các liều cách nhau 8 giờ.
Liều tiêm bằng 2/3 liều uống.
Duy trì: bằng 1/5 -1/ 4 liều tấn công. Liều duy trì đầu tiên dùng sau liều tấn công
12 giờ.
Cách 2: Liều cố định: trẻ <2 tuổi : 0,015- 0,02 mg/ kg/ 24 giờ
trẻ >2 tuổi : 0,01- 0,015 mg/ kg/ 24 giờ
- Các thuốc tăng co bóp khác:
Thuốc có hoạt tính giống giao cảm: thường dùng khi suy tim nặng, có hiệu quả trong điều trị suy
tim cấp hơn là suy tim mãn. Hoạt tính do kích thích thụ thể  cơ tim.
Dopamin.
Dobutamin.
Levodopa.
ức chế men Phosphodiesterase: tăng co bóp tim và giãn mạch nhờ tăng nồng độ men AMP vòng
nội bào.
Thuốc: Amrinone (hiệu quả huyết động tương tự Dobutamine), Milrrinone, Enoximone.
- Đặt máy tạo nhịp trong trường hợp có rối loạn dẫn truyền.
6.1.2. Giảm hậu gánh và tiền gánh:
6.1.2.1. Thuốc giãn mạch.
Khi suy tim cơ thể bù trừ lại hiện tượng giảm cung lượng tim bằng cách co động mạch (tăng hậu
gánh) và co tĩnh mạch (tăng tiền gánh). Hiện tượng này cùng với sức co bóp của tim giảm lại càng làm
giảm cung lượng tim. Do đó cần sử dụng thuốc giãn mạch trong điều trị suy tim.
Nitroglycerin: giãn tĩnh mạch nhiều hơn giãn động mạch.
Sodium Nitroprusside.: giãn động mạch nhiều hơn.
ức chế men chuyển: giãn động mạch tương đương tĩnh mạch. Là thuốc hàng đầu trong điều trị
suy tim. Các thuốc này làm giảm áp lực đổ đầy thất và sức cản ngoại vi do đó làm gia tăng cung lượng tim
mà không làm thay đổi huyết áp hoặc tần số tim. lưu ý tác dụng phụ làm giảm bạch cầu, tăng Kali máu.
Captopril: 0,5 - 5 mg/kg/ngày chia 3 4 lần hoặc Enalapril: 2 lần/ ngày.
Hydralazine: giãn động mạch.
6.1.2.2. Lợi tiểu:
- Lasix :thuốc lợi tiểu vòng, tác động lên quai Henlé. Tác dụng lợi tiểu mạnh. Gây hạ Kali. Liều 1-
2 mg/ kg. Uống hoăch tiêm tĩnh mạch.
- Thiazides (hypothiazide): lợi tiểu vừa, tác động lên ống lượn xa. Gây hạ Kali, tăng Calci.
- Spironolactone: lợi tiểu nhẹ, tác động lên ống lượn xa và ống góp. Giữ Kali. Hay dùng phối hợp
với nhóm khác trong điều trị suy tim lâu dài làm giảm tác dụng hạ Kali.
Liều 2-3 mg/kg/ ngày chia 2 - 3 lần.
6.1.2.3. Chế độ ăn ít muối, hạn chế nước trong trường hợp suy tim nặng.
6.1.3.Điều trị hỗ trợ khác
Đảm bảo thông khí: nằm đầu cao, thở oxy khi khó thở nặng. Nếu cần thiết hô hấp hỗ trợ.
Nghỉ ngơi yên tĩnh.
Chế độ ăn đủ dinh dưỡng, loãng, giàu Kali.
Tránh bị lạnh, lo lắng, sợ hãi làm tăng nhu cầu sử dụng oxy.
Chống nhiễm khuẩn bồi phụ.
6.2. Điều trị nguyên nhân
- Điều trị ngoại khoa các bệnh tim bẩm sinh, các bệnh van tim do thấp,...
- Điều trị nội khoa: Vitamine B1, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, cường giáp, thiếu máu,..
6.3. Loại trừ các yếu tố làm nặng suy tim:
- Nhiễm trùng.
- Thuốc: ức chế , kháng viêm không steroid ứcchế calci, một số thuốc chống ung thư,..
6.4. Điều trị suy tim cấp
- Tìm và điều trị nguyên nhân gây suy tim cấp có vai trò rất quan trọng trong điều trị suy tim cấp:
bổ xung Vitamine B1, thuốc chống cường giáp,...
- Oxy, hô hấp hỗ trợ.
- Thuốc:
Thuốc tăng cường co bóp cơ tim: xử dụng các amine vận mạch hoặc Digoxin tiêm tĩnh mạch liều
tấn công và sau đó duy trì.
Thuốc giãn mạch tác dụng nhanh: Nitroprussid Natri, Hydralazine)
Thuốc lợi niệu mạnh: Lasix.
An thần nếu cần thiết.
- Chăm sóc:
Đảm bảo dinh dưỡng cần thiết, nếu trẻ không ăn được: ăn sonde.
Chống rối loạn điện giải.

More Related Content

What's hot

KHÁM TIM
KHÁM TIMKHÁM TIM
KHÁM TIMSoM
 
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶPCÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶPSoM
 
Bệnh án Nhi Hen phế quản.docx
Bệnh án Nhi Hen phế quản.docxBệnh án Nhi Hen phế quản.docx
Bệnh án Nhi Hen phế quản.docxSoM
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰCTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰCSoM
 
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯ
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯCÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯ
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯSoM
 
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANHỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANSoM
 
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌHỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌSoM
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙTIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙSoM
 
SUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤPSUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤPSoM
 
TIẾP CẬN TIM BẨM SINH
TIẾP CẬN TIM BẨM SINHTIẾP CẬN TIM BẨM SINH
TIẾP CẬN TIM BẨM SINHSoM
 
PHÂN TÍCH DỊCH MÀNG PHỔI
PHÂN TÍCH DỊCH MÀNG PHỔIPHÂN TÍCH DỊCH MÀNG PHỔI
PHÂN TÍCH DỊCH MÀNG PHỔISoM
 
CÁC BƯỚC ĐỌC ECG
CÁC BƯỚC ĐỌC ECGCÁC BƯỚC ĐỌC ECG
CÁC BƯỚC ĐỌC ECGSoM
 
ECG DÀY THẤT, DÀY NHĨ VÀ THIẾU MÁU CƠ TIM
ECG DÀY THẤT, DÀY NHĨ VÀ THIẾU MÁU CƠ TIMECG DÀY THẤT, DÀY NHĨ VÀ THIẾU MÁU CƠ TIM
ECG DÀY THẤT, DÀY NHĨ VÀ THIẾU MÁU CƠ TIMSoM
 
Tiếp cận triệu chứng ho
Tiếp cận triệu chứng hoTiếp cận triệu chứng ho
Tiếp cận triệu chứng hoSauDaiHocYHGD
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGTIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGSoM
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU.docx
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU.docxTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU.docx
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU.docxSoM
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIMCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIMSoM
 
ĐAU ĐẦU
ĐAU ĐẦUĐAU ĐẦU
ĐAU ĐẦUSoM
 
Tiếp cận lơ mơ và hôn mê
Tiếp cận lơ mơ và hôn mêTiếp cận lơ mơ và hôn mê
Tiếp cận lơ mơ và hôn mêSoM
 

What's hot (20)

KHÁM TIM
KHÁM TIMKHÁM TIM
KHÁM TIM
 
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶPCÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP THƯỜNG GẶP
 
Bệnh án Nhi Hen phế quản.docx
Bệnh án Nhi Hen phế quản.docxBệnh án Nhi Hen phế quản.docx
Bệnh án Nhi Hen phế quản.docx
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰCTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
 
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯ
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯCÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯ
CÁCH TIẾP CẬN PHÙ, HỘI CHỨNG THẬN HƯ
 
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANHỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
 
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌHỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙTIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
 
SUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤPSUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤP
 
TIẾP CẬN TIM BẨM SINH
TIẾP CẬN TIM BẨM SINHTIẾP CẬN TIM BẨM SINH
TIẾP CẬN TIM BẨM SINH
 
PHÂN TÍCH DỊCH MÀNG PHỔI
PHÂN TÍCH DỊCH MÀNG PHỔIPHÂN TÍCH DỊCH MÀNG PHỔI
PHÂN TÍCH DỊCH MÀNG PHỔI
 
CÁC BƯỚC ĐỌC ECG
CÁC BƯỚC ĐỌC ECGCÁC BƯỚC ĐỌC ECG
CÁC BƯỚC ĐỌC ECG
 
ECG DÀY THẤT, DÀY NHĨ VÀ THIẾU MÁU CƠ TIM
ECG DÀY THẤT, DÀY NHĨ VÀ THIẾU MÁU CƠ TIMECG DÀY THẤT, DÀY NHĨ VÀ THIẾU MÁU CƠ TIM
ECG DÀY THẤT, DÀY NHĨ VÀ THIẾU MÁU CƠ TIM
 
Tiếp cận triệu chứng ho
Tiếp cận triệu chứng hoTiếp cận triệu chứng ho
Tiếp cận triệu chứng ho
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGTIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
 
Hoi chung suy tim 2012
Hoi chung suy tim  2012Hoi chung suy tim  2012
Hoi chung suy tim 2012
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU.docx
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU.docxTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU.docx
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU.docx
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIMCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
 
ĐAU ĐẦU
ĐAU ĐẦUĐAU ĐẦU
ĐAU ĐẦU
 
Tiếp cận lơ mơ và hôn mê
Tiếp cận lơ mơ và hôn mêTiếp cận lơ mơ và hôn mê
Tiếp cận lơ mơ và hôn mê
 

Similar to BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaHongBiThi1
 
Phân tích CLS rung nhĩ
Phân tích CLS rung nhĩPhân tích CLS rung nhĩ
Phân tích CLS rung nhĩHA VO THI
 
SUY TIM Ứ HUYẾT
SUY TIM Ứ HUYẾTSUY TIM Ứ HUYẾT
SUY TIM Ứ HUYẾTSoM
 
TIẾP CẬN SUY TIM TRẺ EM
TIẾP CẬN SUY TIM TRẺ EMTIẾP CẬN SUY TIM TRẺ EM
TIẾP CẬN SUY TIM TRẺ EMSoM
 
SUY TIM Ở PHỤ NỮ CÓ THAI
SUY TIM Ở PHỤ NỮ CÓ THAISUY TIM Ở PHỤ NỮ CÓ THAI
SUY TIM Ở PHỤ NỮ CÓ THAISoM
 
CHẦN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
CHẦN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIMCHẦN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
CHẦN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIMdrhotuan
 
Chan doan va dieu tri suy tim man
Chan doan va dieu tri suy tim manChan doan va dieu tri suy tim man
Chan doan va dieu tri suy tim manThanh Liem Vo
 
Chẩn đoán và điều trị Suy tim mạn
Chẩn đoán và điều trị Suy tim mạn Chẩn đoán và điều trị Suy tim mạn
Chẩn đoán và điều trị Suy tim mạn Ngân Lượng
 
Tang huyet ap
Tang huyet apTang huyet ap
Tang huyet apthao thu
 
Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ tim
Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ timChăm sóc người bệnh nhồi máu cơ tim
Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ timThuy Linh
 
HVQY | Sinh lý bệnh | Tuần hoàn
HVQY | Sinh lý bệnh | Tuần hoànHVQY | Sinh lý bệnh | Tuần hoàn
HVQY | Sinh lý bệnh | Tuần hoànHồng Hạnh
 
Cập nhật chẩn đoán và điều trị Suy tim cấp 2023
Cập nhật chẩn đoán và điều trị Suy tim cấp 2023Cập nhật chẩn đoán và điều trị Suy tim cấp 2023
Cập nhật chẩn đoán và điều trị Suy tim cấp 2023Update Y học
 
Rối loạn nhịp chậm
Rối loạn nhịp chậmRối loạn nhịp chậm
Rối loạn nhịp chậmalone160162
 
CHOÁNG TIM
CHOÁNG TIMCHOÁNG TIM
CHOÁNG TIMSoM
 
Phac do khoa noi
Phac do khoa noiPhac do khoa noi
Phac do khoa noidocnghia
 

Similar to BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ (20)

Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
 
3 suy-tim-ts-vân
3 suy-tim-ts-vân3 suy-tim-ts-vân
3 suy-tim-ts-vân
 
Suy tim
Suy timSuy tim
Suy tim
 
Phân tích CLS rung nhĩ
Phân tích CLS rung nhĩPhân tích CLS rung nhĩ
Phân tích CLS rung nhĩ
 
SUY TIM Ứ HUYẾT
SUY TIM Ứ HUYẾTSUY TIM Ứ HUYẾT
SUY TIM Ứ HUYẾT
 
TIẾP CẬN SUY TIM TRẺ EM
TIẾP CẬN SUY TIM TRẺ EMTIẾP CẬN SUY TIM TRẺ EM
TIẾP CẬN SUY TIM TRẺ EM
 
SUY TIM.pptx
SUY TIM.pptxSUY TIM.pptx
SUY TIM.pptx
 
SUY TIM Ở PHỤ NỮ CÓ THAI
SUY TIM Ở PHỤ NỮ CÓ THAISUY TIM Ở PHỤ NỮ CÓ THAI
SUY TIM Ở PHỤ NỮ CÓ THAI
 
CHẦN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
CHẦN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIMCHẦN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
CHẦN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
 
Chan doan va dieu tri suy tim man
Chan doan va dieu tri suy tim manChan doan va dieu tri suy tim man
Chan doan va dieu tri suy tim man
 
Chẩn đoán và điều trị Suy tim mạn
Chẩn đoán và điều trị Suy tim mạn Chẩn đoán và điều trị Suy tim mạn
Chẩn đoán và điều trị Suy tim mạn
 
Tang huyet ap
Tang huyet apTang huyet ap
Tang huyet ap
 
Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ tim
Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ timChăm sóc người bệnh nhồi máu cơ tim
Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ tim
 
HVQY | Sinh lý bệnh | Tuần hoàn
HVQY | Sinh lý bệnh | Tuần hoànHVQY | Sinh lý bệnh | Tuần hoàn
HVQY | Sinh lý bệnh | Tuần hoàn
 
SUY TIM CẤP
SUY TIM CẤPSUY TIM CẤP
SUY TIM CẤP
 
Slb tuan hoan
Slb tuan hoanSlb tuan hoan
Slb tuan hoan
 
Cập nhật chẩn đoán và điều trị Suy tim cấp 2023
Cập nhật chẩn đoán và điều trị Suy tim cấp 2023Cập nhật chẩn đoán và điều trị Suy tim cấp 2023
Cập nhật chẩn đoán và điều trị Suy tim cấp 2023
 
Rối loạn nhịp chậm
Rối loạn nhịp chậmRối loạn nhịp chậm
Rối loạn nhịp chậm
 
CHOÁNG TIM
CHOÁNG TIMCHOÁNG TIM
CHOÁNG TIM
 
Phac do khoa noi
Phac do khoa noiPhac do khoa noi
Phac do khoa noi
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdfThyMai360365
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docHongBiThi1
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấyHongBiThi1
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Phngon26
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩHongBiThi1
 
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luônSGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luônHongBiThi1
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdfNTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdfHongBiThi1
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxuchihohohoho1
 
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất haySGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtHongBiThi1
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayHongBiThi1
 
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdfGIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf2151010465
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
 
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luônSGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdfNTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất haySGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
 
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdfGIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 

BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

  • 1. SUY TIM Đối tượng: Y6 Mục tiêu: 1. Kể tên các nguyên nhân gây suy tim. 2. Nêu được đặc điểm giỉa phẫu bệnh và sinh lý bệnh của suy tim. 2. Chẩn đoán được suy tim và đánh giá mức độ nặng. 3. Trình bày được nguyên tắc điều trị suy tim cách sử dụng được một số thuốc trong suy tim. 4. Nêu được hướng sử trí trong suy tim cấp. 1. Định nghĩa: Suy tim là một hội chứng lâm sàng do cơ tim không có khả năng đáp ứng được cung lượng máu để duy trì chuyển hoá theo nhu cầu hoạt động của cơ thể. Theo Tổ chức Tim mạch châu Âu (1995) tiêu chuẩn xác định suy tim khi có triệu chứng cơ năng suy tim (khi nghỉ hay khi gắng sức) và bằng chứng khách quan của rối loạn chức năng cơ tim (khi nghỉ) và đáp ứng với điều trị suy tim ( trong trường hợp có nghi ngờ chẩn đoán) 2. Nguyên nhân của suy tim 2.1. Dị tật tim bẩm sinh: Thông liên thất, còn ống động mạch, Thông sàn nhĩ - thất, chuyển gốc động mạch, thân chung động mạch,.. Hẹp van, eo động mạch chủ Tĩnh mạch phổi đổ về bất thường. 2.2. Các bệnh cơ tim (mắc phải hoặc bẩm sinh) Bệnh cơ tim do chuyển hoá: bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim hạn chế,... Viêm cơ tim do nhiễm trùng: thương hàn, virus,... 2.3. Bệnh tim mắc phải 2.3.1. Bệnh van tim do thấp Bệnh van 2 lá: hở van 2 lá, hẹp van 2 lá, hở hẹp van 2 lá. Bệnh van động mạch chủ: hở van ĐM chủ. 2.3.2. Viêm màng ngoài tim co thắt, tràn dịch màng ngoài tim. 2.3.3. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. 2.4. Rối loạn dẫn truyền: Cơn nhịp nhanh tất, trên thất. Rung nhĩ Bloc nhĩ thất cấp 3: đặc biệt khi nhịp tim < 50 lần/ phút.
  • 2. 2.5. Do các bệnh khác: Các bệnh thận gây tăng huyết áp. Bệnh nội tiết: cường giáp, tăng huyết áp do u tuỷ thượng thận, tiểu đường. Thiếu máu. Thiếu dinh dưỡng: thiếu vitamin B1, thiếu Carnitine, Selenium,... U trung thất chèn ép. 3. Giải phẫu và Sinh lý bệnh Trong suy tim, lúc đầu tâm thất giãn, sau đó thành cơ thất dày lan toả. Điều này làm tăng nhu cầu sử dụng oxy cơ tim, do đó góp phần rối loạn thêm chức năng cơ tim. Khi cơ tim phì đại, kết hợp giãn buồng thất sẽ làm xuất hiện ngựa phi giữa tâm trương. Đồng thời giãn buồng tim sẽ gây nên hở van 2 lá và 3 lá do giãn vòng van. Tâm nhĩ lúc đầu cũng giãn, sau đó phì đại do tăng áp lực buồng nhĩ hay cản trở dòng máu từ nhĩ xuống thất. Lúc này trên lâm sàng xuất hiện ngựa phi tiền tâm thu. Tĩnh mạch phổi: mạch máu giãn căng, tăng lượng dịch gian bào --> tăng áp lực mao mạch phổi, kết hợp nhu cầu oxy của cơ thể tăng gây xuất hiện khó thở , trẻ phải gắng sức, ran ở phổi. Cuối cùng, dịch ứ đọng khoảng gian bào nhiều, áp lực mao mạch phổi tăng quá cao --> phù phổi. Tĩnh mạch hệ thống: áp lực nhĩ phải tăng, tăng thể tích máu ứ đọng ở tĩnh mạch hệ thống --> gan to, tăng áp lực tĩnh mạch cổ. Vì mạch máu trẻ em đàn hồi tốt nên một số trường hợp thấy gan to mà không tăng áp lực tĩnh mạch. Chức năng huyết động của tim thể hiện bằng chỉ số tim: lưu lượng tim tính bằng lít/phút/m2 . Chức năng này phụ thuộc: - Tiền gánh: phụ thuộc khối lượng máu trở về thất, thể hiện bằng áp lực và thể tích máu cuối tâm trương. - Hậu gánh: phụ thuộc vào sức cản khi tâm thất thu, đặc biệt sức cản ngoại vi. - Sức co bóp của cơ tim. - Tần số tim. Suy tim làm giảm khả năng nhận máu về tim và / hoặc giảm khả năng tống máu khỏi buồng tim. Phần lớn các trường hợp suy tim đều có biểu hiện suy cả chức năng tâm thu và tâm trương. Khi có suy tim cơ thể bù trừ bằng cách: - Tăng hoạt hệ thần kinh giao cảm: tăng tiết catecholamine do đó nhịp tim tăng, sức co bóp của cơ tim tăng. - Kích hoạt hệ thống Renin - Angiotensin - Aldosterone ở thận --> co động mạch thận (tăng hậu gánh), giữ muối và nước (tăng tiền gánh và hậu gánh). - Kích thích bài tiết Arginine Vasopressin (ADH) --> giữ nước và co mạch mạnh. - Tăng nồng độ yếu tố lợi niệu từ nhĩ (Atrial Natriuretic Peptides) trong máu --> tăng bài tiết Natri. 4. Triệu chứng lâm sàng Biểu hiện lâm sàng của suy tim phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân, nguyên nhân gây suy tim và suy tim cấp hay từ từ và suy tim trái, phải hay suy tim toàn bộ. ở trẻ em suy tim trái có thể đơn thuần hay suy
  • 3. tim toàn bộ, ít gặp suy tim phải đơn thuần. Nếu suy tim trái đơn thuần sẽ không có biểu hiện ứ máu mạch hệ thống. 4.1.Triệu chứng chung Suy tim nói chung gây nên 2 nhóm triệu chứng chính: cung lượng tim thấp và ứ huyết. Triệu chứng của cung lượng tim thấp: - Mệt mỏi, chậm chạp, ăn uống kém. Nếu suy tim kéo dài trẻ chậm lớn, còi cọc. Trẻ cảm thấy yếu không hoạt động được. - Biểu hiện của giảm tưới máu ngoại vi: tay chân lạnh, ẩm, có thể tím. - Số lượng nước tiểu giảm do giảm lượng máu đến thận. - Nếu suy tim nặng: chậm chạp, lẫn lộn do giảm tưới máu não. - Cuối cùng có thể sốc. Triệu chứng ứ huyết: - ứ huyết phổi: thở nhanh, thở rít, phổi có ran. khó thở ít hay nhiều mức độ tuỳ thuộc mức độ suy tim. ho, khạc ra máu. Có thể biểu hiện cơn hen tim hoặc phù phổi cấp nếu suy tim cấp hoặc suy tim nặng đột ngột trên bệnh nhân đang suy tim. - ứ huyết mạch hệ thống (đại tuần hoàn): phù nơi thấp. gan to, ấn tức, tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan - tĩnh mạch cổ (+). tràn dịch màng phổi, màng tim. Các triệu chứng khác: - Nhịp tim nhanh, ngựa phi. Khi suy tim nặng, kéo dài nhịp có thể chậm, loạn nhịp. - Mạch yếu, độ nẩy không đều, mạch nghịch thường. - Tim to, diện tim đập rộng. - Huyết áp tâm thu giảm, huyết áp tâm trương tăng nhẹ --> suy tim nặng huyết áp kẹt. 4.2. Triệu chứng suy tim cấp Xảy ra đột ngột. Thường sau các nguyên nhân: thiếu Vitamine B1, cơn nhịp nhanh trên thất ở trẻ bú mẹ, viêm cơ tim do nhiễm khuẩn, cao huyết áp do các bệnh về thận, nội tiết,... - Toàn trạng nặng nề: mệt, da tái, lờ đờ hoặc vật vã, chi lạnh và ẩm.. - Suy hô hấp: khó thở nhanh, thở rên, rút lõm lồng ngực ở trẻ nhỏ, tím,... - Tim: tim to, nhịp nhanh, ngựa phi, tiếng tim mờ,... - Gan to, ấn tức, tĩnh mạch cổ nổi rõ. - Đái ít hoặc vô niệu. Phù rõ hoặc kín đáo
  • 4. 4.3. Triệu chứng suy tim ở trẻ nhỏ và sơ sinh Biểu hiện lâm sàng của tim ở trẻ nhỏ và sơ sinh khác với trẻ lớn. Trẻ thường kích thích quấy khóc hoặc lờ đờ. Trẻ không chịu bú, thở nhanh, ra nhiều mồ hôi. Trẻ nhỏ thường bị phù mặt nhiều hơn là phù chân. Trẻ hay có kèm nhiễm trùng phổi, không lên cân hoặc lên cân quá chậm. 4.4. Phân độ suy tim 4.5.1. Phân độ suy tim dựa vào các triệu chứng thực thể: Độ 1: có bệnh tim, không khó thở hoặc khó thở khi gắng sức nhiều. gan không to số lượng nước tiểu bình thường. Độ 2: khó thở khi gắng sức vừa, hết khi nghỉ. gan mấp mé bờ sườn hoặc to < 2cm dưới bờ sườn, ấn tức. số lượng nước tiểu chưa bị ảnh hưởng nhiều. Độ 3: khó thở khi hoạt động, nghỉ có giảm. gan to dưới bờ sườn 2 đến 4 cm. số lượng nước tiểu giảm. đáp ứng với điều trị suy tim. Độ 4: Khó thở liên tục. gan to, chắc, ít thay đổi sau khi điều trị. tiểu ít. 4.5.2. Đánh giá suy tim theo chỉ số suy tim NYU (NYU PHFI) Điểm Dấu hiệu và triệu chứng + 2 Chức năng thất bất thường trên siêu âm hoặc ngựa phi + 2 Phù, tràn dịch màng phổi, cổ chướng do suy tim + 2 Chậm lớn hoặc suy kiệt + 1 Tim to trên Xquang hoặc trên lâm sàng + 1 Giảm hoạt động thể lực hoặc thời gian bú kéo dài + 2 Giảm tưới máu trên lâm sàng + 1 Phù phổi trên Xquang hoặc khi khám lâm sàng + 2 Nhịp nhanh xoang khi nghỉ ngơi + 2 Rút lõm lồng ngực + 1 Gan to < 4 cm dưới bờ sườn + 2 Gan > 4 cm dưới bờ sườn
  • 5. + 1 Thở nhanh hoặc khó thở mức độ trung bình nhẹ + 2 Thở nhanh hoặc khó thở mức độ trung bình nặng Thuốc + 1 Digoxin + 1 Lợi tiểu liều nhẹ hoặc trung bình + 2 Lợ tiểu liều cao hoặc hai loại lợi tiểu + 1 Giãn mạch ức chế men chuyển hoặc ức chế receptor Angiotensin hoặcloại khác + 1 Chẹn õ giao cảm + 2 Phải sử dụng thuốc chống đông (không có van nhân tạo) + 2 Thuốc chống loạn nhịp hoặc máy phá rung Sinh lí + 2 Một thất 4.5.3. Phân độ suy tim theo NYHA (ít giá trị) Độ 1: có bệnh tim nhưng không bị hạn chế trong vận động. Hoạt động thể lực thông thường không gây mệt, hồi hộp, khó thở. Độ 2: có giới hạn vận động nhẹ. Hoạt động thể lực thông thường có triệu chứng mệt, khó thở nhưng hoàn toàn hết khi bệnh nhân được nghỉ ngơi. Độ 3: vận động thể lực nhẹ cũng gây nên mệt, khó thở. Khi nghỉ ngơi bệnh nhân khoẻ. Độ 4: Triệu chứng cơ năng của tim xảy ra ngay cả khi nghỉ. Vận động dù nhẹ các triệu chứng này gia tăng. 5. Xét nghiệm 5.1. Xquang - Bóng tim to, tỷ lệ tim / ngực >50% với trẻ trên 2 tuổi và > 55% đối với trẻ dưới 2 tuổi. Khi chiếu: tim đập yếu. - Thay đổi hình dáng các cung tim tuỳ thuộc vào bệnh tim. - Phổi ứ huyết. 5.2. Điện tâm đồ Điện tâm đồ không có giá trị chẩn đoán suy tim nhưng giúp chẩn đoán nguyên nhân, cơ chế suy tim. 5.3. Siêu âm tim - Rối loạn chức năng tâm thu của tim: giảm phân suất tống máu, co ngắn sợi cơ, giảm chỉ số tim,... - Rối loạn chức năng tâm trương: - áp lực động mạch phổi tăng.
  • 6. - Xác định bệnh tim, tìm nguyên nhân gây suy tim. 5.4. Khí máu: Thay đổi trong trường hợp suy tim nặng: độ bão hoà oxy máu động mạch giảm, toan chuyển hoá. 6. Điều trị Suy tim là tình trạng bệnh lý nặng, đòi hỏi điều trị cấp cứu. Nguyên tắc điều trị: điều trị triệu chứng suy tim điều trị nguyên nhân. loại bỏ các yếu tố làm nặng suy tim. 6.1. Điều trị suy tim 6.1.1. Cải thiện chức năng co bóp của tim - Digitalis: tăng sức co bóp của tim thông qua ức chế men Na-K ATPase ở tế bào. Digitalis có hiệu quả khi suy tim loạn nhịp nhĩ (rung nhĩ, cuồng nhĩ) hoặc suy chức năng tâm thu có kèm giãn buồng tim trái. Liều Digoxin: Cách 1: Tấn công: trẻ <2 tuổi : 0,06- 0,08 mg/ kg/ 24 giờ trẻ >2 tuổi : 0,04- 0,06 mg/ kg/ 24 giờ lần 1 : 1/2 liều, lần 2 và lần 3: mỗi lần 1/4liều. Các liều cách nhau 8 giờ. Liều tiêm bằng 2/3 liều uống. Duy trì: bằng 1/5 -1/ 4 liều tấn công. Liều duy trì đầu tiên dùng sau liều tấn công 12 giờ. Cách 2: Liều cố định: trẻ <2 tuổi : 0,015- 0,02 mg/ kg/ 24 giờ trẻ >2 tuổi : 0,01- 0,015 mg/ kg/ 24 giờ - Các thuốc tăng co bóp khác: Thuốc có hoạt tính giống giao cảm: thường dùng khi suy tim nặng, có hiệu quả trong điều trị suy tim cấp hơn là suy tim mãn. Hoạt tính do kích thích thụ thể  cơ tim. Dopamin. Dobutamin. Levodopa. ức chế men Phosphodiesterase: tăng co bóp tim và giãn mạch nhờ tăng nồng độ men AMP vòng nội bào. Thuốc: Amrinone (hiệu quả huyết động tương tự Dobutamine), Milrrinone, Enoximone. - Đặt máy tạo nhịp trong trường hợp có rối loạn dẫn truyền. 6.1.2. Giảm hậu gánh và tiền gánh: 6.1.2.1. Thuốc giãn mạch.
  • 7. Khi suy tim cơ thể bù trừ lại hiện tượng giảm cung lượng tim bằng cách co động mạch (tăng hậu gánh) và co tĩnh mạch (tăng tiền gánh). Hiện tượng này cùng với sức co bóp của tim giảm lại càng làm giảm cung lượng tim. Do đó cần sử dụng thuốc giãn mạch trong điều trị suy tim. Nitroglycerin: giãn tĩnh mạch nhiều hơn giãn động mạch. Sodium Nitroprusside.: giãn động mạch nhiều hơn. ức chế men chuyển: giãn động mạch tương đương tĩnh mạch. Là thuốc hàng đầu trong điều trị suy tim. Các thuốc này làm giảm áp lực đổ đầy thất và sức cản ngoại vi do đó làm gia tăng cung lượng tim mà không làm thay đổi huyết áp hoặc tần số tim. lưu ý tác dụng phụ làm giảm bạch cầu, tăng Kali máu. Captopril: 0,5 - 5 mg/kg/ngày chia 3 4 lần hoặc Enalapril: 2 lần/ ngày. Hydralazine: giãn động mạch. 6.1.2.2. Lợi tiểu: - Lasix :thuốc lợi tiểu vòng, tác động lên quai Henlé. Tác dụng lợi tiểu mạnh. Gây hạ Kali. Liều 1- 2 mg/ kg. Uống hoăch tiêm tĩnh mạch. - Thiazides (hypothiazide): lợi tiểu vừa, tác động lên ống lượn xa. Gây hạ Kali, tăng Calci. - Spironolactone: lợi tiểu nhẹ, tác động lên ống lượn xa và ống góp. Giữ Kali. Hay dùng phối hợp với nhóm khác trong điều trị suy tim lâu dài làm giảm tác dụng hạ Kali. Liều 2-3 mg/kg/ ngày chia 2 - 3 lần. 6.1.2.3. Chế độ ăn ít muối, hạn chế nước trong trường hợp suy tim nặng. 6.1.3.Điều trị hỗ trợ khác Đảm bảo thông khí: nằm đầu cao, thở oxy khi khó thở nặng. Nếu cần thiết hô hấp hỗ trợ. Nghỉ ngơi yên tĩnh. Chế độ ăn đủ dinh dưỡng, loãng, giàu Kali. Tránh bị lạnh, lo lắng, sợ hãi làm tăng nhu cầu sử dụng oxy. Chống nhiễm khuẩn bồi phụ. 6.2. Điều trị nguyên nhân - Điều trị ngoại khoa các bệnh tim bẩm sinh, các bệnh van tim do thấp,... - Điều trị nội khoa: Vitamine B1, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, cường giáp, thiếu máu,.. 6.3. Loại trừ các yếu tố làm nặng suy tim: - Nhiễm trùng. - Thuốc: ức chế , kháng viêm không steroid ứcchế calci, một số thuốc chống ung thư,.. 6.4. Điều trị suy tim cấp - Tìm và điều trị nguyên nhân gây suy tim cấp có vai trò rất quan trọng trong điều trị suy tim cấp: bổ xung Vitamine B1, thuốc chống cường giáp,... - Oxy, hô hấp hỗ trợ.
  • 8. - Thuốc: Thuốc tăng cường co bóp cơ tim: xử dụng các amine vận mạch hoặc Digoxin tiêm tĩnh mạch liều tấn công và sau đó duy trì. Thuốc giãn mạch tác dụng nhanh: Nitroprussid Natri, Hydralazine) Thuốc lợi niệu mạnh: Lasix. An thần nếu cần thiết. - Chăm sóc: Đảm bảo dinh dưỡng cần thiết, nếu trẻ không ăn được: ăn sonde. Chống rối loạn điện giải.