THUYẾT MINH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRANG TRẠI
SẦU RIÊNG CHẤT LƯỢNG CAO
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
Địa điểm:
tỉnh Kon Tum
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
----------- -----------
DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRANG TRẠI
SẦU RIÊNG CHẤT LƯỢNG CAO
Địa điểm:Khoảnh 2 Tiểu khu 747, xã Ia Tơi, huyện Ia H’drai, tỉnh Kon Tum
ĐƠN VỊ TƯ VẤN CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
0918755356- 0903034381 Tổng giám đốc
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... 2
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 6
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 6
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 6
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 7
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ........................................................................10
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................11
5.1. Mục tiêu chung.......................................................................................11
5.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................11
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................13
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN................................................................................................................13
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án..................................................13
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án..........................................19
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................23
2.1. Thị trường rau quả Việt Nam...................................................................23
2.2. Nâng cao vị thế nông sản Việt Nam.........................................................26
2.3. Nhu cầu thị trường sầu riêng....................................................................27
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................30
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................30
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................32
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................35
4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................35
4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................35
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.35
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
3
5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................35
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............35
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................37
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............37
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......37
2.1. Kỹ thuật trồng cây sầu riêng....................................................................37
2.2. Áp dụng VietGAP trong trồng trọt...........................................................43
2.3. Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản........47
2.4. Dây chuyền cấp đông IQF công nghệ Nitrogen ........................................51
2.5. Công nghệ đóng gói, dãn nhãn các sản phẩm bằng mã vạch......................54
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................56
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................56
1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................56
1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................56
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................56
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH...................56
2.1. Các phương án xây dựng công trình.........................................................56
2.2. Các phương án kiến trúc..........................................................................57
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................58
3.1. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................58
3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................59
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................60
I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................60
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............60
III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................61
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
4
IV. HẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI
MÔI TRƯỜNG.............................................................................................61
4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình....................................................61
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................63
V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ...........................................................................65
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG............................................66
6.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................66
6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................67
VII. KẾT LUẬN ...........................................................................................69
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .............................................................................70
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................70
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.......................72
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................72
2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................72
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................72
2.4. Phương ánvay. ........................................................................................73
2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................73
KẾT LUẬN ..................................................................................................76
I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................76
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................76
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................77
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án.................................77
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................78
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................79
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................80
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
5
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................81
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn...................................82
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ...........................83
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................84
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).........................85
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
6
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
Mã số doanh nghiệp:
Địa chỉ trụ sở:
Thông tin về người đại diện theo pháp luậtcủa doanhnghiệp/tổ chức đăng ký
đầu tư, gồm:
Họ tên: Chức danh:Tổng giám đốc
Sinh ngày:
Quốc tịch: Việt Nam
Chứng minh nhân dân số:
Ngày cấp:
Nơi cấp: Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Địa chỉ thường trú:
MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao.”
Địa điểm thực hiện dự án tỉnh Kon Tum.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 290.700,0 m2
(29,07 ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: 43.387.287.000 đồng.
(Bốn mươi ba tỷ, ba trăm tám mươi bảy triệu, hai trăm tám mươi bảy nghìn
đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (15%) : 6.508.093.000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (85%) : 36.879.194.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
7
Trồng và sơ chế sầu riêng 290,0 tấn/năm
II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Về phát triển nông nghiệp
Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nước
Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa.
Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách
mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng. Tuy
nhiên, đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó
trồng trọt đóng vai trò quan trọng thiết yếu. Đặc biệt những năm gần đây thời
tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp bấp bênh.
Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩm không cung
cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực
của đất nước. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được các cấp lãnh đạo và
cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp cận các công nghệ,
kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt từng bước nâng cao năng xuất. Đồng thời với
nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong các ngành sản xuất nông
nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát triển và từng bước đi vào
hiện đại.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh được xây dựng tự
phát, không đăng ký, nhân giống và sản xuất không theo hệ thống, không được
kiểm tra, kiểm soát. Các khâu trong sản xuất còn thiếu tính liên kết, chưa gắn
sản xuất với chế biến với thị trường. Thường xuyên mất cân đối giữa cung –
cầu; giá cả phụ thuộc vào thương lái; hiệu quả trồng trọt chưa cao. Trang trại hộ
gia đình còn nhiều nên việc áp dụng công nghệ cao, tiên tiến còn gặp khó khăn.
Chưa có cơ chế, chính sách riêng cho việc xây dựng và phát triển các chuỗi liên
kết trồng trọt - tiêu thụ sản phẩm do đó đã gây ra trở ngại lớn đến các hoạt động
cần kinh phí để triển khai xây dựng chuỗi liên kết. Vì vậy việc thành lập một hệ
thống nông nghiệp tập trung hiện nay là một nhu cầu thiết yếu, đảm bảo cho
việc quản lý, kiểm soát cũng như phát triển môi trường trồng trọt chuyên nghiệp.
Chuyển đổi cây trồng kinh tế thấp sang cây sầu riêng
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
8
Sầu riêng là một trong những trái cây có giá trị kinh tế cao, đây là trái cây
được nhiều người ưa thích. Để nâng cao giá trị trái sầu riêng phục vụ thị trường
xuất khẩu cũng như các cửa hàng, siêu thị trong nước, ngành Nông nghiệp tỉnh
đã và đang thực hiện giải pháp phát triển diện tích trồng sầu riêng, đạt các tiêu
chuẩn đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Mục tiêu chung của việc phát triển cây sầu riêng là liên kết đầu vào, đầu
ra cho sản phẩm sau thu hoạch, đặc biệt hướng đến nâng cao thu nhập cho nhà
vườn, nâng dần diện tích về đa dạng chủng loại trái cây đặc sản của tỉnh, phục
vụ thị trường.
So với cùng kỳ năm trước, năm nay nhiều nhà vườn trồng sầu riêng trên
địa bàn rất phấn khởi, bởi sầu riêng được giá. Bắt đầu từ đầu vụ, sầu riêng được
thương lái đến tận vườn thu mua với giá 53.000 - 80.000 đồng/kg, tùy kích cỡ
trái và giá sầu riêng vẫn giữ ở mức ổn định trong suốt mùa vụ cho đến hiện tại.
Một trong những lý do giá sầu riêng vẫn luôn giữ ở mức cao: thị trường,
nhu cầu cung cầu, chất lượng trái ngon, ổn định nhờ sản xuất theo đúng quy
trình VietGAP. Thấy được tiềm năng lớn, thông qua việc sản xuất sầu riêng,
nhiều nhà vườn đã chuyển đổi vườn cam già cỗi sang trồng sầu riêng, bước đầu
đã đem lại nguồn thu đáng kể tại hộ.
Sầu riêng được trồng ở Việt Nam có diện tích khoảng 30.000 ha (năm
2018), tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Tiền Giang, Đắk
Lắk với hai giống sầu riêng chính gồm sầu riêng Ri 6 và sầu riêng Monthong
Thái Lan. Tốc độ tăng trưởng cao, phát triển 20 - 30%/năm. So với các loại cây
khác thì sầu riêng có lợi thế phát triển tốt. Do đó, để cây sầu riêng phát triển tốt,
đơn vị sẽ tiếp tục hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn cho nhà vườn trồng sầu
riêng theo hướng VietGAP và sản xuất theo hướng hữu cơ, đây là vấn đề tiên
quyết trong sản xuất sầu riêng của tỉnh.
Ngành nông nghiệp khuyến cáo nhà vườn sử dụng những loại phân bón
theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo chất lượng trái khi xuất khẩu sang các thị
trường. Để sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà vườn bền chặt, đôi bên cùng bắt
tay thực hiện tốt quy trình sản xuất, đáp ứng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó,
thời gian qua về hoạt động chuyên ngành, ngành Nông nghiệp tỉnh nhận được sự
hỗ trợ từ các đơn vị liên quan, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
9
thôn trong công tác đào tạo, tập huấn, trao giấy chứng nhận an toàn cho vùng
trồng sầu riêng.
Sầu riêng: Mỏ vàng mới của Đông Nam Á
Nhu cầu về sầu riêng tại Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia khác tiếp
tục tăng vọt đang là cơ hội xuất khẩu lớn cho các nước Đông Nam Á.
Sầu riêng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, chủ yếu được trồng ở Thái Lan,
Malaysia, Indonesia, Philippines và cả Việt Nam. "Vua trái cây" có vỏ ngoài
cứng, bao phủ bởi gai, có hình dạng và kích thước khác nhau tùy thuộc từng
loại. Khi chín, phần thịt giống như sữa trứng, ngọt và mịn như kem.
Thái Lan và Malaysia là những nhà sản xuất và xuất khẩu sầu riêng hàng
đầu thế giới, với sản lượng hàng năm lần lượt đạt 600.000 và 300.000 tấn. Trong
khi đó, về mặt tiếp nhận, Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore là nơi nhập
khẩu chủ yếu.
Dù mùi hương lạ mang đến những phản ứng trái ngược nhưng sầu riêng
đang được tiêu thụ ngày càng nhiều, ở cả châu Á và toàn cầu. Tại Trung Quốc,
nhu cầu về sầu riêng ngày càng tăng và Thái Lan là quốc gia nguồn cung cấp
chính. Hàng năm, 90% - 95% sầu riêng được nhập khẩu vào Trung Quốc đến từ
Thái Lan. Năm ngoái, Malaysia chỉ xuất khẩu 5,8%, tương đương 17.000 tấn
sầu riêng sang quốc gia 1,4 tỷ dân này.
Nhu cầu về sầu riêng tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác vẫn đang
tăng vọt, là cơ hội xuất khẩu tiềm năng cho các nước Đông Nam Á, trong đó có
Việt Nam. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng tiêu chuẩn của các nước đối tác và nâng
cao giá trị trái sầu riêng nói riêng cũng như các loại nông sản khác nói chung
vẫn là bài toán mà các nhà quản lý và người nông dân ta vẫn chưa có biện pháp
giải quyết tối ưu.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Đầu tư
xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao.”tại Khoảnh 2 Tiểu khu 747, xã
Ia Tơi, huyện Ia H’drai, tỉnh Kon Tumnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh
của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ
thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhnông nghiệpcủa tỉnh Kon Tum.
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
10
III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc
hội;
Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hộinước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021quy định về đánh
giá sơ bộ tác động môi trường;
Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây
dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch
xây dựng;
Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây
dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại
Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của
Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
11
Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn
đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
năm 2020.
IV. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
4.1. Mục tiêu chung
Phát triển dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao.”
theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm nông sản chất lượng, có
năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành
nông nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu
trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả
kinh tế địa phương cũng như của cả nước.
Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của
khu vực tỉnh Kon Tum.
Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của
địa phương, của tỉnh Kon Tum.
Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá
môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
4.2. Mục tiêu cụ thể
Phát triển một mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sầu riêng bền vững
cung cấp sản phẩm chất lượng cho thị trường trong nước và quốc tế, có giá trị
kinh tế cao mang lại hiệu quả cho chủ đầu đầu tư.
Hình thành chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm sạch
có thương hiệu và đầu ra ổn định, bền vững tạo niềm tin cho người tiêu dùng và
thị trường xuất khẩu.
Xây dựng nhà máy sơ chế đóng gói và dán mã vạch sản phẩm xuất khẩu.
Xây dựng vùng nguyên liệu trồng chuối và sầu riêng ổn định, đảm bảo
đầy đủ các tiêu chuẩn VSATTP và các tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu và thị
trường nội địa, đồng thời là hạt nhân mở rộng sản xuất trong toàn huyện theo
quy hoạch đã được tỉnh phê duyệt.
Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
12
Trồng và sơ chế sầu riêng 290,0 tấn/năm
Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu
chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.
Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Kon
Tumnói chung.
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
13
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
Vị trí địa lý
Địa giới tỉnh Kon Tum nằm trong vùng từ 107020'15" đến 108032'30" kinh
độ Đông và từ 13055'12" đến 15027'15" vĩ độ Bắc.
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
14
Phía Bắc Kon Tum giáp địa phận tỉnh Quảng Nam với chiều dài ranh giới
142 km.
Phía Nam giáp với tỉnh Gia Lai chiều dài ranh giới 203 km.
Phía Đông giáp với tỉnh Quảng Ngãi với chiều dài ranh giới dài 74 km.
Phía Tây giáp với nước CHDCND Lào (142,4 km) và Vương quốc
Campuchia (138,3 km).
Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2, chiếm 3,1% diện tích toàn
quốc
Địa hình
Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần
từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng:
đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau. Trong đó:
- Địa hình đồi, núi: chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, bao gồm những
đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên. Các núi ở Kon Tum do cấu tạo bởi đá biến
chất cổ nên có dạng khối như khối Ngọc Linh (có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m)
- nơi bắt nguồn của nhiều con sông chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng như sông Thu
Bồn và sông Vu Gia; chảy về Quảng Ngãi như sông Trà Khúc. Địa hình núi cao
liền dải phân bố chủ yếu ở phía bắc - tây bắc chạy sang phía đông tỉnh Kon
Tum. Ngoài ra, Kon Tum còn có một số ngọn núi như: ngọn Bon San (1.939 m);
ngọn Ngọc Kring (2.066 m). Mặt địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo thành các
thung lũng hẹp, khe, suối. Địa hình đồi tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy có
dạng nghiêng về phía tây và thấp dần về phía tây nam, xen giữa vùng đồi là dãy
núi Chưmomray.
- Địa hình thung lũng: nằm dọc theo sông Pô Kô đi về phía nam của tỉnh,
có dạng lòng máng thấp dần về phía nam, theo thung lũng có những đồi lượn
sóng như Đăk Uy, Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mặt bằng phẳng như vùng thành
phố Kon Tum. Thung lũng Sa Thầy được hình thành giữa các dãy núi kéo dài về
phía đông chạy dọc biên giới Việt Nam - Campuchia.
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
15
- Địa hình cao nguyên: tỉnh Kon Tum có cao nguyên Kon Plông nằm giữa
dãy An Khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100 - 1.300 m, đây là cao nguyên
nhỏ, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Khí hậu
Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt độ trung
bình trong năm dao động trong khoảng 22 - 230C, biên độ nhiệt độ dao động
trong ngày 8 - 90C.
Kon Tum có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Hàng năm, lượng mưa trung bình
khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234
mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8. Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng
đông bắc; mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng Tây Nam.
Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87%. Độ ẩm
không khí tháng cao nhất là tháng 8 - 9 (khoảng 90%), tháng thấp nhất là tháng
3 (khoảng 66%).
Khoáng sản
Kon Tum nằm trên khối nâng Kon Tum, vì vậy rất đa dạng về cấu trúc địa
chất và khoáng sản. Trên địa bàn có 21 phân vị địa tầng và 19 phức hệ mắc ma
đã được các nhà địa chất nghiên cứu xác lập, hàng loạt các loại hình khoáng sản
như: sắt, crôm, vàng, nguyên liệu chịu lửa, đá quý, bán quý, kim loại phóng xạ,
đất hiếm, nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng... đã được phát hiện.
Nhiều vùng có triển vọng khoáng sản đang được điều tra thành lập bản đồ địa
chất tỷ lệ 1/50.000, cùng với những công trình nghiên cứu chuyên đề khác... sẽ
là cơ sở quan trọng trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Qua khảo sát của các cơ quan chuyên môn, hiện nay, Kon Tum đang
chú trọng đến một số loại khoáng sản sau:
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
16
1) Nhóm khoáng sản phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: nhóm này rất đa
dạng, bao gồm: sét (gạch ngói), cát xây dựng, cuội sỏi, đá hoa, đá vôi, đá granít,
puzơlan....
2) Nhóm khoáng sản vật liệu cách âm, cách nhiệt và xử lý môi trường, bao
gồm diatomit, bentonit, chủ yếu tập trung ở thành phố Kon Tum.
3) Nhóm khoáng sản vật liệu chịu lửa: gồm có silimanit, dolomit, quazit tập
trung chủ yếu ở các huyện Đăk Glei, Đăk Hà, Ngọc Hồi.
4) Nhóm khoáng sản cháy: gồm có than bùn, tập trung chủ yếu ở
thành phố Kon Tum, huyện Đăk Hà, huyện Đăk Tô.
5) Nhóm khoáng sản kim loại đen, kim loại màu, kim loại hiếm: gồm có
măngan ở Đăk Hà; thiếc, molipden, vonfram, uran, thori, tập trung chủ yếu ở
Đăk Tô, Đăk Glei, Ngọc Hồi, Konplong; bauxit tập trung chủ yếu ở Kon Plông.
6) Nhóm khoáng sản đá quý: gồm có rubi, saphia, opalcalcedon tập trung ở
Đăk Tô, KonPlong.
Tài nguyên đất của tỉnh Kon Tum
Tài nguyên đất của tỉnh Kon Tum được chia thành 5 nhóm với 17 loại đất
chính:
1) Nhóm đất phù sa: gồm ba loại đất chính là đất phù sa được bồi, đất phù
sa loang lổ, đất phù sa ngoài suối.
2) Nhóm đất xám: gồm hai loại đất chính là đất xám trên mácma axít và đất
xám trên phù sa cổ.
3) Nhóm đất vàng: gồm 6 loại chính là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ
vàng trên mácma axít, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất nâu đỏ trên đá
bazan phong hoá, đất vàng nhạt trên đá cát và đất nâu tím trên đá bazan.
4) Nhóm đất mùn vàng trên núi: gồm 5 loại đất chính là đất mùn vàng nhạt
có nơi Potzon hoá, đất mùn vàng nhạt trên đá sét và biến chất, đất mùn nâu đỏ
trên mácma bazơ và trung tính, đất mùn vàng đỏ trên mácma axít.
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
17
5) Nhóm đất thung lũng: chỉ có một loại đất chính là đất thung lũng có sản
phẩm dốc tụ.
Tài nguyên nước
1) Nguồn nước mặt: chủ yếu là sông, suối bắt nguồn từ phía bắc và đông
bắc của tỉnh Kon Tum, thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết, bao
gồm:
- Sông Sê San: do 2 nhánh chính là Pô Kô và Đăkbla hợp thành. Nhánh Pô
Kô dài 121 km, bắt nguồn từ phía nam của khối núi Ngọc Linh, chảy theo hướng
bắc - nam. Nhánh này được cung cấp từ suối ĐăkPsy dài 73 km, bắt nguồn phía
nam núi Ngọc Linh từ các xã Ngọc Lây, Măng Ri, huyện Đăk Tô. Nhánh
Đăkbla dài 144 km bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Krinh.
- Các sông, suối khác: phía đông bắc tỉnh là đầu nguồn của sông Trà Khúc
đổ về Quảng Ngãi và phía bắc của tỉnh là đầu nguồn của 2 con sông Thu Bồn và
Vu Gia chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng. Ngoài ra còn có sông Sa Thầy bắt nguồn
từ đỉnh núi Ngọc Rinh Rua, chảy theo hướng bắc - nam, gần như song song với
biên giới Campuchia, đổ vào dòng Sê San.
Nhìn chung, chất lượng nước, thế năng... của nguồn nước mặt thuận lợi cho
việc xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi.
2) Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và
trữ lượng công nghiệp cấp C2: 100 nghìn m3/ngày, đặc biệt ở độ sâu 60 - 300 m
có trữ lượng tương đối lớn. Ngoài ra, huyện Đăk Tô, Konplong còn có 9 điểm
có nước khoáng nóng, có khả năng khai thác, sử dụng làm nước giải khát và
chữa bệnh.
Rừng và tài nguyên rừng
1) Rừng:
Kon Tum có các kiểu rừng chính sau:
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
18
- Rừng kín nhiệt đới hỗn hợp cây và lá rộng: đây là kiểu rừng điển hình của
rừng tỉnh Kon Tum, phân bố chủ yếu trên độ cao 500 m, có ở hầu hết huyện, thị
trong tỉnh.
- Rừng lá ẩm nhiệt đới: có hầu hết trong tỉnh và thường phân bố ở ven
sông.
- Rừng kín á nhiệt đới: phân bố ở vùng núi cao.
- Rừng thưa khô cây họ dầu (rừng khộp): phân bố chủ yếu ở huyện Ngọc
Hồi, huyện Đăk Glei (dọc theo biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia).
2) Tài nguyên rừng:
- Thực vật: theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon Tum có khoảng hơn
300 loài, thuộc hơn 180 chi và 75 họ thực vật có hoa. Cây hạt trần có 12 loài, 5
chi, 4 họ; cây hạt kín có 305 loài, 175 chi, 71 họ; cây một lá mầm có 20 loài, 19
chi, 6 họ; cây 2 lá có mầm 285 loài, 156 chi, 65 họ. Trong đó, các họ nhiều nhất
là họ đậu, họ dầu, họ long não, họ thầu dầu, họ trinh nữ, họ đào lộn hột, họ xoan
và họ trám. Nhìn chung, thảm thực vật ở Kon Tum đa dạng, thể hiện nhiều loại
rừng khác nhau trong nền cảnh chung của đới rừng nhiệt đới gió mùa, có 3 đai
cao, thấp khác nhau: 600 m trở xuống, 600 - 1.600 m và trên 1.600 m. Hiện nay,
nổi trội nhất vẫn là rừng rậm, trong rừng rậm có quần hợp chủ đạo là thông hai
lá, dẻ, re, pơmu, đỗ quyên, chua,... ở độ cao 1.500 - 1.800 m chủ yếu là thông ba
lá, chua, dẻ, re, kháo, chẹc,... Nhắc đến nguồn lợi rừng ở Kon Tum phải kể đến
vùng núi Ngọc Linh với những cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, đẳng
sâm, hà thủ ô và quế. Trong những năm gần đây, diện tích rừng của Kon Tum bị
thu hẹp do chiến tranh, khai thác gỗ lậu và các sản phẩm khác của rừng. Nhưng
nhìn chung, Kon Tum vẫn là tỉnh có nhiều rừng gỗ quý và có giá trị kinh tế cao.
- Động vật: rất phong phú, đa dạng, trong có nhiều loài hiếm, bao gồm
chim có 165 loài, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các loài chim; thú có 88 loài, 26 họ,
10 bộ, chiếm 88% loài thú ở Tây Nguyên. Đáng chú ý nhất là động vật ăn cỏ
như: voi, bò rừng, bò tót, trâu rừng, nai, hoẵng... Trong đó, voi có nhiều ở vùng
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
19
tây nam Kon Tum (huyện Sa Thầy). Bò rừng có: bò tót (hay con min) tên khoa
học Bosgaurus thường xuất hiện ở các khu rừng thuộc huyện Sa Thầy và Đăk
Tô; bò Đen Teng tên khoa học Bosjavanicus. Trong những năm gần đây, ở Sa
Thầy, Đăk Tô, Kon Plông đã xuất hiện hổ, đây là dấu hiệu đáng mừng về sự tồn
tại của loài thú quý này. Ngoài ra, rừng Kon Tum còn có gấu chó, gấu ngựa, chó
sói.
Bên cạnh các loài thú, Kon Tum còn có nhiều loại chim quý cần được bảo
vệ như công, trĩ sao, gà lôi lông tía và gà lôi vằn. Trong điều kiện rừng bị xâm
hại, việc săn bắt trái phép ngày một gia tăng, môi sinh luôn biến động đã ảnh
hưởng đến sự sinh tồn của các loài động vật, đặc biệt là các loài động vật quý
hiếm. Tỉnh Kon Tum đã quy hoạch xây dựng các khu rừng nguyên sinh và đưa
vào xếp hạng quốc gia để có kế hoạch khai thác, nghiên cứu và bảo vệ, đồng
thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ động,
thực vật nói riêng, môi trường sinh thái nói chung.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án
Tăng trưởng kinh tế
- Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.393 tỷ đồng, đạt 49,9% dự toán
Trung ương và đạt 34,8% dự toán địa phương giao.
- Tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 1.905 tỷ đồng, đạt 22,2% dự toán
giao và bằng 89,6% so cùng kỳ năm trước.
- Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh ước đạt 4.870 tỷ đồng, tăng
30,14%.
- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 40,99%.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh
ước đạt 8.493,84 tỷ đồng, tăng 39,79%.
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I tăng 2,04% so với cùng kỳ năm trước.
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
20
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2022 diễn ra trong điều kiện
thời tiết tương đối thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật
nuôi. Công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được triển khai
thường xuyên; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và đảm bảo
an toàn thuỷ lợi cho sản xuất trong mùa mưa lũ gắn với phòng chống dịch bệnh.
Ngành Nông nghiệp đã có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả nên năng
suất các loại cây trồng đạt khá, chăn nuôi gia cầm phát triển tốt.
Về trồng trọt: Đến thời điểm ngày 15/3/2022 tổng DTGT cây hàng năm
vụ đông xuân 2021-2022 tỉnh Kon Tum là: 9.418 ha, tăng 2,87% (+263 ha) so
với cùng kỳ vụ đông xuân năm trước. Toàn tỉnh gieo cấy được 7.178 ha, tăng
0,77% (+55 ha) so với cùng kỳ năm trước; diện tích gieo trồng cây ngô đạt 666
ha, giảm 3,76%; Rau các loại đạt 1.094 ha, tăng 1,58% (+17 ha); Đậu các loại
đạt 91 ha, tăng 15,19% (+12 ha) so với cùng kỳ. Đến nay cây trồng vụ đông
xuân sinh trưởng và phát triển tốt, sâu bệnh không đáng kể, mật độ các bệnh
sinh lý tỷ lệ thấp, mức độ gây hại nhẹ không ảnh hưởng đến cây trồng.
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum, cây trồng trọng điểm là cây cao su và cây cà
phê. Hiện tại cây cà phê trong giai đoạn nở hoa, cho quả. Sản lượng cao su ước
đến 31/3/2022 đạt 5.174 tấn.
Về chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục được phát
triển ổn định. Các cơ quan chuyên môn quan tâm, khẩn trương thực hiện tốt
phương án phòng chống dịch bệnh ở động vật; tăng cường công tác khử trùng,
tiêu độc, đảm bảo môi trường vệ sinh an toàn; tăng cường công tác kiểm dịch,
kiểm soát hoạt động giết mổ, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Ước tính đến thời điểm ngày 31/03, tổng đàn trâu 24.995 con, tăng 2,52% (+615
con); tổng đàn bò 84.020 con, tăng 3,21% (+2.615 con); tổng đàn lợn 147.280
con, tăng 3,43% (+4.890 con); tổng đàn gia cầm 1.738.200 con, tăng 4,71%
(+78.140 con) so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình dịch bệnh trong quý I/2022: Dịch bệnh Dịch tả lợn Châu phi đã
xảy ra rải rác tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh. Tính đến ngày
16/3/2022, trên địa bàn tỉnh đã phát sinh và tiêu hủy 152 con lợn mắc bệnh dịch
tả lợn Châu phi tại 07 ổ dịch trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, Sa Thầy, Kon Plông
và Đăk Tô. Đến nay, về cơ bản dịch đã kiểm soát và khống chế kịp thời. Các
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
21
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác như bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm,
bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò,... không phát sinh.
Về lâm nghiệp: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang là mùa khô, công tác
phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh được các ngành chức năng tăng
cường chỉ đạo công tác bảo vệ rừng trong thời gian mùa khô; phân công trực
PCCCR theo quy định; thông báo cấp dự báo cháy rừng định kỳ 10 ngày/lần đến
Tổ công tác liên ngành các huyện, thành phố và đơn vị chủ rừng trên địa bàn
tỉnh. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân địa
phương về phòng cháy chữa cháy rừng được tăng cường.
Tính đến ngày 15/3/2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 12 vụ phá rừng trái
pháp luật với diện tích thiệt hại là 2,9 ha, giảm 4 vụ (-31,03 ha) so với cùng kỳ
năm trước. Các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, xử lý theo quy định
pháp luật. Hiện nay đang là thời điểm mùa khô ở Tây Nguyên nên công tác
trồng rừng tập trung trên địa bàn tỉnh chưa tiến hành.
Về thuỷ sản: Ước tính quý I/2022, diện tích nuôi trồng thủy sản là 775,8
ha, tăng 9,11% (+64,8 ha); Sản lượng thủy sản ước tính đạt 1.296 tấn, tăng
7,56% (+91 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng khai thác thủy sản nước
ngọt là 443 tấn, tăng 6,49% (+27 tấn), sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt
là 853 tấn, tăng 8,13% (+64 tấn) so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung sản lượng thủy sản trong kỳ tăng do diện tích nuôi trồng thủy
sản tăng so với năm trước, cùng với khai thác đánh bắt của các hộ trên các hồ
thủy lợi, thủy điện, sông suối tăng.
2. Sản xuất công nghiệp
Tính chung quý I năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 40,99% so
cùng kỳ năm trước. Trong đó tăng chủ yếu ở ngành sản xuất và phân phối điện
tăng (+85,58%); ngành công nghiệp khai khoáng tăng 20,52%; ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo giảm 8,24%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý
và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,64%.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số sản xuất giảm chủ yếu ở
ngành sản xuất chế biến thực phẩm và ngành sản xuất hóa chất (sản phẩm cồn
sinh học); Từ đầu năm đến nay các nhà máy sản xuất tinh bột sắn, sản xuất cồn
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
22
đang gặp khó khăn trong khâu thu mua nguyên liệu nên sản lượng sản phẩm sản
xuất giảm.
Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp giảm 3,82%
so với cùng kỳ năm trước, trong đó lao động đang làm việc trong doanh nghiệp
khu vực Nhà nước tăng 12,33%; khu vực ngoài Nhà nước giảm 10,8%. Chia
theo ngành kinh tế, trong quý I năm 2022, lao động đang làm việc trong ngành
khai khoáng giảm 39,7%.
3. Thương mại, dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong quý I trên
địa bàn tỉnh ước tính đạt 8.493,84 tỷ đồng, tăng 39,79% so với cùng kỳ năm
trước. Quý I/2022 là quý có tháng Tết Nguyên đán Nhâm Dần, Lễ hội nên nhu
cầu tiêu dùng và mua sắm của người dân tăng cao, đồng thời các doanh nghiệp
đã sẵn sàng thích ứng an toàn với dịch Covid-19, linh hoạt trong hoạt động để
sản xuất kinh doanh.
4. Hoạt động vận tải
Tính chung quý I năm 2022 hoạt động vận tải tăng so với cùng kỳ năm
trước, với mức tăng 13,28% về lượng hàng hóa vận chuyển và giảm 23,72% về
lượng hành khách vận chuyển. Doanh thu vận tải, kho bãi ước tính tháng 3 năm
2022 đạt 173.764 triệu đồng, tăng 2,23% so với tháng trước và tăng 2,52% so
cùng kỳ năm trước.
Hoạt động vận chuyển hành khách giảm so với cùng kỳ năm trước một
mặt là do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên nhu cầu đi lại của người dân giảm, mặt
khác do người dân sử dụng phương tiện cá nhân để đi lại nhiều hơn.
Hoạt động vận chuyển hàng hóa tăng so với cùng kỳ năm trước là do
tháng 3 nhiều hơn tháng trước 3 ngày, là tháng mùa khô ở Tây Nguyên và cũng
là tháng 2 âm lịch nên hoạt động xây dựng nhà ở hộ dân cư đầu năm tăng mạnh
do đó hoạt động vận chuyển hàng hóa phục vụ ngành xây dựng tăng, bên cạnh
đó hoạt động vận chuyển hàng hóa đường dài và vận chuyển hàng hóa phục vụ
ngành nông nghiệp tăng mạnh.
Dân số, đời sống dân cư
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
23
- Dân số: Ước tính dân số trung bình năm 2020 là 532.573 người, tăng
2,41% so với năm 2019, trong đó nam 281.858 người, thành thị 189.515 người.
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
2.1. Thị trường rau quả Việt Nam
Xuất khẩu rau quả năm 2022: Sẽ có nhiều khó khăn, thách thức
Bất chấp dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, trong năm 2021, xuất
khẩu hàng rau quả của Việt Nam đạt 3,52 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ
năm 2020.
Tuy nhiên, năm 2022 được dự báo sẽ có nhiều thách thức đối với nhóm
hàng rau quả xuất khẩu, đòi hỏi cơ quan quản lý Nhà nước, DN cần linh hoạt
thực hiện các giải pháp duy trì mục tiêu tăng trưởng.
Tăng trưởng mạnh, đa dạng thị trường
Thông tin Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2021, xuất khẩu
hàng rau quả của Việt Nam ước đạt 3,52 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm
2020. Kết quả đạt được là do tình hình xuất khẩu tiếp tục xu hướng phục hồi từ
tháng 10/2021, đặc biệt là tình hình sản xuất hàng rau quả trong những tháng
cuối năm đã trở lại bình thường, trị giá xuất khẩu hàng rau quả được cải thiện.
Theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần
Thanh Hải, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang có thuận lợi khi DN tiếp tục
khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA), cùng với nhu cầu thị
trường đang tăng vào dịp mua sắm cuối năm. Dự kiến, hàng rau quả xuất khẩu
trong tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 sẽ khả quan hơn.
Không chỉ tăng mạnh về kim ngạch, xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn
ghi nhận sự đa dạng về thị trường. Hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu tới hầu
hết các thị trường chính đều tăng trong quý IV/2021như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Đáng chú ý, hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu
sang Trung Quốc đạt gần 2 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020, song
tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường này lại giảm so
với cùng kỳ năm 2020.
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
24
Lý giải về việc này, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường
nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản thông tin, do Việt Nam và Trung
Quốc chưa ký Hiệp định thư xuất khẩu nông sản, nên hiện nay 100% hàng rau
quả từ Việt Nam sang Trung Quốc đều phải chờ cơ quan hải quan phía Trung
Quốc kiểm tra. Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu hàng rau quả
của Việt Nam sang Trung Quốc. “Do phải kiểm tra toàn bộ nên hàng được thông
quan chậm hơn, tiêu thụ ít hơn nguồn cung thực tế. Nếu có ký kết Hiệp định thư,
hàng rau quả của Việt Nam phải được đóng gói một cách chuyên nghiệp, truy
xuất nguồn gốc tốt, bảo đảm đủ quy định Trung Quốc. Như vậy, hàng rau quả
của nước ta sẽ xuất khẩu được nhiều hơn sang thị trường 1,4 tỷ dân này” - ông
Nguyễn Quốc Toản phân tích.
Đối mặt nhiều thách thức
Nhận định về thị trường rau quả năm 2022, ông Trần Thanh Hải lưu ý:
“Từ này 1/1/2022, Trung Quốc sẽ tiếp tục siết chặt điều kiện nhập khẩu nông
sản và nhiều biện pháp quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu sẽ được thực thi.
Những yêu cầu từ phía Trung Quốc đang dần tiệm cận với những nước phát
triển. Vì thế, DN cần lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt các quy định nhập khẩu của
nước này để tránh bị ngưng trệ việc xuất khẩu".
Đối với EU, được kỳ vọng là thị trường tiềm năng lớn của hàng rau quả
Việt Nam, bởi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm rau, quả mới lạ có dinh dưỡng cao
của EU từ khu vực nhiệt đới rất lớn và đang có tốc độ tăng trưởng cao. Thực tế,
trong năm 2021, các DN trong nước đã năng động, kết nối xuất khẩu sang thị
trường EU một số sản phẩm như: Nhãn, vải, mít, xoài tươi. Tuy nhiên, nhiều
chuyên gia cho rằng, việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường
EU là không dễ, ngay cả khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU
(EVFTA) đang tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho hàng Việt.
Đó là những rào cản do Việt Nam chưa có vùng trồng đủ lớn bảo đảm
chất lượng, nguồn cung ổn định cho xuất khẩu sang EU. Các DN được chứng
nhận quốc tế, chứng nhận đạt tiêu chuẩn vào EU còn ít. Công nghệ bảo quản,
chế biến còn hạn chế, bao bì nhãn mác đóng gói thiết kế chưa thực sự phù hợp
thị hiếu của người EU. Ngoài ra, chi phí cho vận chuyển cao, ảnh hưởng tới giá
thành phân phối sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh so với sản phẩm cùng
loại của các nước khác tại thị trường EU.
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
25
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, sức tiêu thụ ở thị
trường nhập khẩu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 vẫn là thách thức lớn. Do đó,
Bộ Công Thương đang tiếp tục phối hợp với Bộ NN&PTNT phân tích và đưa ra
nhận định cụ thể về các thị trường, từ đó giúp người sản xuất và DN có định
hướng trong sản xuất, xây dựng chiến lược kinh doanh, tận dụng lợi thế từ các
FTA.
Đầu tư cho chế biến, nâng cao chất lượng
Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên cho rằng,
xuất khẩu ngành hàng rau quả đang đi đúng định hướng, đó là không chạy theo
số lượng, nâng cao chất lượng; duy trì thị trường xuất khẩu truyền thống, khai
thác thị trường lớn, tiềm năng; đồng thời, chủ động xây dựng vùng sản xuất,
thương hiệu, tập trung cho chế biến.
Xuất khẩu nhóm ngành rau quả tăng trưởng mạnh, tuy nhiên, cũng phải
thẳng thắn nhìn nhận Việt Nam chưa có nhiều mô hình sản xuất rau quả tập
trung với quy mô lớn nên việc áp dụng truy xuất nguồn gốc đối với từng hộ
nông dân là rất khó khăn và tốn kém. Sản xuất rau quả an toàn theo hướng
VietGAP hay Global GAP còn khá khiêm tốn (chiếm khoảng 10 - 15% trên tổng
diện tích trồng trọt) nên DN gặp khó khăn trong huy động lượng hàng lớn, đạt
tiêu chuẩn để thực hiện các đơn hợp đồng xuất khẩu.
Về vấn đề này, Giám đốc Vina T&T Group Nguyễn Đình Tùng chia sẻ,
trái cây tươi, chất lượng tốt luôn có giá trị xuất khẩu cao, nhưng công nghệ thu
hoạch, bảo quản, vận chuyển của Việt Nam còn hạn chế khiến nhiều loại sản
phẩm khi đến các thị trường xa như châu Âu, Mỹ không còn tươi ngon, rất khó
bán. Chính vì vậy, phát triển công nghiệp chế biến không chỉ là phát triển dây
chuyền sấy, ép nước… mà còn phải đầu tư cho công nghệ xử lý, bảo quản sau
thu hoạch và phát triển logistics phục vụ vận chuyển rau quả.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, việc đầu tư cho chế
biến sẽ giúp ngành hàng rau quả tăng giá trị xuất khẩu. Bộ NN&PTNT sẽ phối
hợp với các bộ, ngành đề xuất Chính phủ có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để
những khu vực sản xuất tập trung, hợp tác xã và các cơ sở, đại lý thu gom lớn
đều có cơ sở sơ chế, đóng gói và kho mát bảo quản có quy mô và trang thiết bị
phù hợp với đặc tính từng loại rau quả; đồng thời, khuyến khích đầu tư phát
triển các trung tâm chiếu xạ thực phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện
thuận lợi cho rau quả xuất khẩu sang các thị trường chất lượng cao trên thế giới.
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
26
Về phía địa phương, đây cũng là thời điểm rất cần vai trò của các tỉnh,
thành phố trong tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện
thời tiết, diễn biến dịch Covid-19 nhằm bảo đảm cung ứng đầy đủ và có chất
lượng nguồn nguyên liệu nông sản nói chung và rau quả nói riêng phục vụ xuất
khẩu.
2.2. Nâng cao vị thế nông sản Việt Nam
Nông sản Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế tại các thị trường có yêu
cầu chất lượng cao như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tuy nhiên, để đạt mục
tiêu xuất khẩu năm 2021 trên 42 tỷ USD, hướng tới mục tiêu lớn hơn: Năm
2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đạt 50-51 tỷ USD và đến năm
2030 là 60-62 tỷ USD; đồng thời tiếp tục nâng cao vị thế nông sản Việt Nam
trên thị trường quốc tế..., ngành Nông nghiệp cần có những bước đi bài bản, lộ
trình cụ thể.
Để đạt mục tiêu xuất khẩu nông sản năm 2021 trên 42 tỷ USD, hướng tới
mục tiêu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm, thủy sản của
Việt Nam đạt 50-51 tỷ USD và năm 2030 đạt 60-62 tỷ USD (theo Đề án nâng
cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030 - Chính phủ vừa phê duyệt), rõ ràng còn nhiều việc
phải làm.
Các doanh nghiệp phải tập trung phát triển công nghệ bảo quản, công
nghệ chế biến hiện đại, hiệu quả theo đúng tiêu chuẩn từ phía các thị trường
nhập khẩu lớn, tiềm năng; đồng thời, hình thành khối thị trường bền vững tại
nhiều quốc gia, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường truyền
thống.
Cùng với việc tập trung ứng dụng công nghệ, đầu tư chế biến sâu, bảo
quản sản phẩm, nhiều chuyên gia nông nghiệp cho rằng, trong bối cảnh kinh tế
hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp, người sản xuất cũng cần chủ động tiếp cận
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
27
các thông tin, yêu cầu tiêu chuẩn từ các thị trường, tận dụng các lợi thế từ các
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để mở rộng thị trường.
2.3. Nhu cầu thị trường sầu riêng
Quy mô thị trường trái cây sầu riêng toàn cầu sẽ đạt 28,6 tỷ USD vào năm
2025. Để nắm bắt cơ hội này, cùng với việc tìm kiếm thị trường mới thì cần chú
trọng việc xây dựng thương hiệu cho trái sầu riêng Việt Nam.
Nhu cầu thị trường rộng mở
Cục Xuất nhập khẩu- Bộ Công Thương- dẫn nguồn freshplaza.com cho
biết, quy mô thị trường trái cây sầu riêng toàn cầu sẽ đạt 28,6 tỷ USD vào năm
2025 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,2% trong giai đoạn năm 2019 -
2025. Sự tăng trưởng của thị trường trái cây sầu riêng được thúc đẩy bởi nhu cầu
ngày càng tăng về ẩm thực, cùng với sự mở rộng của ngành du lịch.
Ngoài ra, nhận thức về lợi ích sức khỏe của người tiêu dùng đối với trái
sầu riêng được nâng cao cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu sản phẩm. Loại quả này giúp
kiểm soát lượng đường và giảm nguy cơ ung thư do có đặc tính chống oxy hóa,
chống trầm cảm và chống lão hóa. Trong số các sản phẩm làm từ trái sầu riêng,
thì sản phẩm bột và sầu riêng dạng nhuyễn cấp đông chiếm thị phần lớn, trong
năm 2018 các sản phẩm này chiếm 70% trong số các sản phẩm được làm từ trái
sầu riêng. Thái Lan và Malaysia là những thị trường sản xuất sầu riêng và xuất
khẩu sầu riêng dạng nhuyễn đông lạnh trên toàn thế giới. Do sản phẩm này dễ
vận chuyển hơn là cung cấp trái sầu riêng tươi, bảo quản được lâu hơn, vì vậy
các sản phẩm này dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn dự báo.
Tìm kiếm thị trường mới và xây dựng thương hiệu sầu riêng Việt Nam
Hiện nay, Trung Quốc được xem là nơi tiêu thụ lý tưởng cho sầu riêng.
Theo một số liệu của Liên hiệp quốc, nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc
tăng trung bình 26% mỗi năm trong thập kỉ qua. Thái Lan đang thống trị thị
trường tỉ dân này. Tuy nhiên, Malaysia cũng đang có những bước xâm nhập
mạnh mẽ khiến người Thái lo ngại.
Năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Thái Lan đạt
63,43 triệu USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2019; với giá nhập khẩu bình
quân đạt 5,8 USD/kg, tăng 2,9% trong cùng kỳ năm 2019; nhập khẩu sầu riêng
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
28
đông lạnh từ Malaysia đạt 40,37 triệu USD, tăng 128,4% so với nửa đầu năm
2019.
Cho đến thời điểm này, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất
của sầu riêng Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sầu riêng dưới
dạng múi, đã tách vỏ và được cấp đông. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu
riêng tươi nhiều nhất của Việt Nam nhưng chủ yếu là xuất tiểu ngạch, còn chính
ngạch vẫn đang đàm phán. Trong năm nay, thị trường này đóng cửa tiểu ngạch
nên xuất khẩu sầu riêng nước ta gặp nhiều khó khăn. Hiện, Việt Nam đang xúc
tiến đàm phán để có thể xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc, khi
đó, cơ hội cho trái sầu riêng Việt Nam sẽ rộng mở hơn.
Tại Australia, sầu riêng đông lạnh cả quả, đông lạnh nguyên múi, hoặc
múi tách hạt đang là mặt hàng được người tiêu dùng ưa chuộng. Tiềm năng xuất
khẩu sầu riêng đông lạnh sang Australia là rất lớn. Người gốc Á tại Australia
thưởng thức sầu riêng đông lạnh quanh năm. Người gốc Tây phương cũng bắt
đầu trải nghiệm do các chiến lược quảng bá sầu riêng của nhiều quốc gia gây
hiếu kỳ. Sản phẩm này chủ yếu được nhập khẩu từ một số các quốc gia châu Á,
trong đó sầu riêng Thái Lan và Malaysia đang chiếm lĩnh thị trường. Đối với
Việt Nam, hoàn toàn có thể thay thể quả tươi vốn phải mất thời gian dài đàm
phán mở cửa. Đây được xem là “con đường mới” sầu riêng Việt Nam đặt chân
thị trường khó tính này.
Để chiếm lĩnh thị trường sầu riêng trị giá hàng triệu USD trong thời gian
qua, Thương vụ Việt Nam tại Australia đã có nhiều chương trình để phát triển
thương hiệu sầu riêng Việt Nam tại thị trường này. Năm 2019, Thương vụ đã
xây dựng báo cáo nghiên cứu thị trường, và tư vấn các doanh nghiệp việc xây
dựng thương hiệu bao bì. Ví dụ, đối với đông lạnh nguyên quả nên có tem nhãn
hiệu và lưới bao quanh để dễ xách. Nếu có lưới bằng sợi bàng, lục bình càng gây
được ấn tượng sinh thái. Đối với sầu riêng đông lạnh nguyên múi nên có hộp
giấy và có vị trí trong suốt để khách hàng nhìn thấy sầu riêng; màu sắc nên sang
trọng để xứng tầm “quả vua”.
Cũng trong năm 2019, Thương vụ đã chủ động kết nối nhập khẩu và thực
hiện quảng bá “Hành trình thưởng thức sầu riêng Việt Nam - 2019” trên đường
phố Sydney bằng ô tô cổ, cùng với hình ảnh áo dài Việt Nam đã gây được hiệu
ứng tốt không chỉ tại Australia. Từ hiệu quả của chương trình, năm 2020
Thương vụ phối hợp với Công ty Asean tổ chức Tuần lễ sầu riêng Việt Nam tại
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
29
Australia đồng loạt tại 3 khu vực đông người gốc châu Á là Marrickville,
Eastwood và Cabramatta. Lượng sầu riêng thực hiện chương trình xúc tiến đợt
này là 7 tấn và nhận được phản hồi tốt từ khách hàng.
Theo các chuyên gia, điều quan trọng, một khi đã tạo dựng được thương
hiệu, khẳng định được chất lượng, sự an toàn theo tiêu chuẩn của thị trường
Australia nói riêng và thị trường nhập khẩu nói chung, sầu riêng Việt Nam cũng
sẽ được nhiều thị trường đánh giá cao.
Tìm kiếm thị trường mới song song với xây dựng thương hiệu
Trong vòng 10 năm trở lại đây, diện tích trồng sầu riêng ở nước ta gia
tăng nhanh chóng. Với diện tích 47.300ha, sản lượng 478.600 tấn/năm. Nếu như
trước kia, sầu riêng được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và
một vài nơi ở Đông Nam bộ, thì hiện nay, loại cây này đang có sự gia tăng diện
tích mạnh mẽ tại Tây Nguyên - nơi vốn được xem là thủ phủ cây công nghiệp
hơn là cây ăn trái. Mặc dù vậy, cây sầu riêng cũng tỏ ra thích nghi với vùng đất
này khi sinh trưởng, cũng như cho năng suất và chất lượng tốt.
Trong tháng 12/2020, giá sầu riêng tại vùng chuyên canh tỉnh Tiền Giang
tăng mạnh, cao gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước và đạt kỷ lục từ trước đến
nay. Thương lái mua sầu riêng với giá từ 100.000 - 120.000 đồng/kg, tùy theo
chất lượng quả và địa bàn gần xa. Nguyên nhân là do thời điểm này vùng
chuyên canh sầu riêng đang vào vụ nghịch nhưng đa phần vườn sầu riêng bị ảnh
hưởng đợt hạn hán và xâm nhập mặn trong mùa khô 2020 vừa qua nên chưa hồi
phục, gây thiếu nguồn cung sầu riêng trên thị trường.
Điểm đến cho việc xuất ngoại của sầu riêng cũng không nhiều bởi đặc
tính phân chia người dùng ra hay thái cực rạch ròi giữa thích và sợ. Do vậy, việc
tìm kiếm thêm các thị trường mới và xây dựng thương hiệu sầu riêng Việt Nam
để thúc đẩy tiêu thụ và nâng cao giá trị trên trường quốc tế là điều hết sức cần
thiết.
Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 12/2020 ước đạt 265 triệu USD, đưa giá
trị xuất khẩu rau quả cả năm 2020 đạt 3,26 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2019.
Trong đó, giá trị xuất khẩu sầu riêng trong 11 tháng đầu năm 2020 đạt 113,9
triệu USD, chiếm 3,8% kim ngạch xuất khẩu rau quả, giảm 56% so với cùng kỳ
năm ngoái….
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
30
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 290.700,0 m2
A Khu điều hành, chế biến 3.920,0
1 Văn phòng và điều hành 100,0 m2
2 Nhà trực công nhân viên 30,0 m2
3 Nhà bảo vệ, nhà để xe 120,0 m2
4 Xưởng sơ chế, đóng gói 1.000,0 m2
5 Kho thành phẩm 800,0 m2
6 Giao thông, sân bãi nội bộ 1.200,0 m2
7 Cây xanh cảnh quan 600,0 m2
8 Bể chứa nước 50,0 m2
9 Trạm điện, trạm bơm 20,0 m2
B Khu trồng sầu riêng 286.780,0 m2
1 Khu vườn trồng sầu riêng 278.720,0 m2
2 Chòi canh 60,0 m2
3 Đường nội bộ 8.000,0 m2
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
- Hệ thống PCCC Hệ thống
II Thiết bị
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ
2 Thiết bị trồng trọt, sơ chế Trọn Bộ
3 Thiết bị vận tải Trọn Bộ
4 Thiết bị tưới tiêu Trọn Bộ
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
31
TT Nội dung Diện tích ĐVT
5 Thiết bị khác Trọn Bộ
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
32
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư
(ĐVT:1000 đồng)
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
I Xây dựng 290.700,0 m2
9.624.450
A Khu điều hành, chế biến 3.920,0 -
1 Văn phòng và điều hành 100,0 m2 1.700 170.000
2 Nhà trực công nhân viên 30,0 m2 1.700 51.000
3 Nhà bảo vệ, nhà để xe 120,0 m2 1.700 204.000
4 Xưởng sơ chế, đóng gói 1.000,0 m2 1.560 1.560.000
5 Kho thành phẩm 800,0 m2 1.560 1.248.000
6 Giao thông, sân bãi nội bộ 1.200,0 m2 380 456.000
7 Cây xanh cảnh quan 600,0 m2 180 108.000
8 Bể chứa nước 50,0 m2 850 42.500
9 Trạm điện, trạm bơm 20,0 m2 1.135 22.700
B Khu trồng sầu riêng 286.780,0 m2
-
1 Khu vườn trồng sầu riêng 278.720,0 m2 -
2 Chòi canh 60,0 m2 1.560 93.600
3 Đường nội bộ 8.000,0 m2 -
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
33
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống 1.744.200 1.744.200
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 1.453.500 1.453.500
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 1.162.800 1.162.800
- Hệ thống PCCC Hệ thống 1.308.150 1.308.150
II Thiết bị 25.123.640
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 300.000 300.000
2 Thiết bị trồng trọt, sơ chế Trọn Bộ 7.558.200 7.558.200
3 Thiết bị vận tải Trọn Bộ 2.500.000 2.500.000
4 Thiết bị tưới tiêu Trọn Bộ 13.765.440 13.765.440
5 Thiết bị khác Trọn Bộ 1.000.000 1.000.000
III Chi phí quản lý dự án 2,528 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 878.453
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 1.665.595
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,422 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 146.695
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,791 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 274.916
3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 2,200 GXDtt * ĐMTL% 211.738
4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,210 GXDtt * ĐMTL% 116.456
5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,054 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 18.677
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
34
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,154 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 53.465
7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,189 GXDtt * ĐMTL% 18.190
8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,183 GXDtt * ĐMTL% 17.613
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,598 GXDtt * ĐMTL% 250.043
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,579 GTBtt * ĐMTL% 145.428
11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 412.374
VI Chi phí vốn lưu động TT 2.150.850
1 Nhập giống cây trồng 7.169,5 TT/ cây 160 1.147.120
2 Chi phí phân bón, thuốc BVTV,… 28,7 TT 35.000 1.003.730
VIII Chi phí dự phòng 10% 3.944.299
Tổng cộng 43.387.287
Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 65/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 20 tháng 01 năm
2021 về Ban hành suấtvốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020,Thông tư
số 11/2021/TT-BXD ngày31 tháng 8 năm 2021của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư
xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phíquản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31
tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
35
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
4.1. Địa điểm xây dựng
Dự án“Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao.” được thực
hiệntại Khoảnh 2 Tiểu khu 747, xã Ia Tơi, huyện Ia H’drai, tỉnh Kon Tum.
4.2. Hình thức đầu tư
Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
5.1. Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
TT Nội dung Diện tích (m2
) Tỷ lệ (%)
A Khu điều hành, chế biến 3.920 1,35%
1 Văn phòng và điều hành 100,0 0,03%
2 Nhà trực công nhân viên 30,0 0,01%
3 Nhà bảo vệ, nhà để xe 120,0 0,04%
4 Xưởng sơ chế, đóng gói 1.000,0 0,34%
5 Kho thành phẩm 800,0 0,28%
6 Giao thông, sân bãi nội bộ 1.200,0 0,41%
7 Cây xanh cảnh quan 600,0 0,21%
8 Bể chứa nước 50,0 0,02%
9 Trạm điện, trạm bơm 20,0 0,01%
B Khu trồng sầu riêng 286.780,0 98,65%
1 Khu vườn trồng sầu riêng 278.720,0 95,88%
2 Chòi canh 60,0 0,02%
3 Đường nội bộ 8.000,0 2,75%
Tổng cộng 290.700,0 100,00%
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là
tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
36
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
37
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 290.700,0 m2
A Khu điều hành, chế biến 3.920,0
1 Văn phòng và điều hành 100,0 m2
2 Nhà trực công nhân viên 30,0 m2
3 Nhà bảo vệ, nhà để xe 120,0 m2
4 Xưởng sơ chế, đóng gói 1.000,0 m2
5 Kho thành phẩm 800,0 m2
6 Giao thông, sân bãi nội bộ 1.200,0 m2
7 Cây xanh cảnh quan 600,0 m2
8 Bể chứa nước 50,0 m2
9 Trạm điện, trạm bơm 20,0 m2
B Khu trồng sầu riêng 286.780,0 m2
1 Khu vườn trồng sầu riêng 278.720,0 m2
2 Chòi canh 60,0 m2
3 Đường nội bộ 8.000,0 m2
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
2.1. Kỹ thuật trồng cây sầu riêng
Cây sầu riêng là cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng ở các nước
Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây sầu riêng đã phát triển từ lâu, được quan tâm
và đầu tư phát triển trong thời gian gần đây, nếu được trồng và chú ý đầu tư
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
38
thâm canh, chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây sầu riêng sẽ mang lại hiệu quả kinh
tế rất cao so với các loại cây trồng khác.
Chi Sầu riêng (danh pháp khoa học: Durio) là một chi thực vật thuộc họ
Cẩm quỳ (Malvaceae), mặc dù một số nhà phân loại học đặt Durio vào một họ
riêng biệt, Durionaceae, được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á. Tên chi Durio
(chi sầu riêng) có nguồn gốc từ ngữ hệ Nam Á: người Việt gọi là sầu riêng,
người Khmer gọi là turen và người Mã Lai - Nam Dương gọi là Djoerian (về sau
viết là Doerian).
Các giống áp dụng cho dự án là sầu riêng Musaking Malaysia, Monthong,
Dona (Thái Lan).
Yêu cầu khí hậu và đất trồng sầu riêng
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
39
Nhìn chung khí hậu và đất đai tại Việt Nam thích hợp với hầu hết các
giống sầu riêng, đặc biệt từ miền trung trở vào phía nam, các khu vực trồng sầu
riêng trải đều từ Tây Nguyên đến đồng bằng sông Cửu Long.
Đất trồng sầu riêng phải thoát nước tốt, không ngập úng, không nhiễm
mặn, pH của đất từ 5-6. Kết cấu đất phải tơi xốp, giàu mùn. Tầng canh tác từ 1m
trở lên. Nếu trồng ở vùng đất phù sa phải tiến hành đắp mô đào mương để hạn
chế ngập úng
Về khí hậu: Phải có sự phân chia rõ rệt giữa 2 mùa mưa nắng, mùa nắng
không kéo dài quá 4 tháng. Lượng mưa trung bình trong năm phải từ 1500-
2000mm/năm. Độ cao so với mặt nước biển không yêu cầu quá khắt khe, từ
300m trở lên là trồng được sầu riêng
Về gió và ánh sáng: Sầu riêng là cây gỗ lớn, tán rộng, nên cần nhiều ánh
sáng để sinh trưởng, không nên trồng mật độ dày, trồng xen với các loại cây lớn,
xung quanh vườn nên trồng các cây chắn gió để hạn chế gãy cành, tăng tỷ lệ đậu
quả…
Lựa chọn giống sầu riêng
Các giống sầu riêng được thị trường ưa chuộng hiện nay hầu hết là sầu
riêng có nguồn gốc từ Thái Lan (Sầu riêng Dona, sầu riêng Mon thon) hoặc
Malaysia (Sầu riêng Musang King)… Các giống trong nước thì có giống Sáu ri
(còn gọi sầu riêng RI6), đây đều là các giống có năng suất cao, cơm vàng, hạt
lép, vỏ mỏng… nhiều ưu điểm nổi trội. Thị trường tiêu thụ rộng, phù hợp trong
nước lẫn xuất khẩu. Nếu có ý định trồng sầu riêng để kinh doanh thì nên chọn
các giống vừa nêu, riêng giống Dona – Monthong, mùa vụ 2017 giá thu mua tại
vườn lên đến 80.000đ/kg. Giá trị kinh tế rất cao.
Mật độ trồng sầu riêng
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
40
Trồng thuần: khoảng cách 8 x 8m hoặc 8 x 10m. Tương đương 125 – 156
cây/hecta
Trồng xen (cà phê, ca cao): Khoảng cách 9 x 9m hoặc 9 x 12m. Tương
đương 70 – 100 cây/hecta
Hố trồng sầu riêng có kích thước 60 x 60 x 60cm, đất xấu thì có thể đào
70. Mỗi hố ta bón 25-30kg phân chuồng hoai mục + 0,3-0,5kg lân + 0,2kg NPK
(16-16-8 hoặc 20-20-10) + 10-20g thuốc Basudin / Furadan (chống mối, côn
trùng) trộn đều với lớp đất mặt, lấp đầy hố, tưới đẫm nước và ủ trong vòng 15-
30 ngày trước khi trồng.
Riêng đất ở vùng đồng bằng, cần tiến hành đắp mô và đào mương. Mỗi
mô đất rộng 5-7m, bên cạnh đào mương sâu 1-2m rộng 2-3m. Có thể điều tiết
được lượng nước trong mương. Trên mỗi mô đất cũng bổ sung thật nhiều phân
chuồng, tro trấu, để tăng độ mùn và giúp đất tơi xốp.
Kỹ thuật trồng sầu riêng (cây con)
Sau khi đã chuẩn bị hố trồng được 1 tháng ta tiến hành trồng cây con vào
hố. Khi trồng cần nhẹ tay cắt bỏ lớp nilon bầu ươm, tránh làm vỡ bầu. Đặt cây
con vào chính giữa hố. Miệng bầu ngang bằng mặt đất (nếu đất hơi trũng thì mặt
bầu cao hơn mặt đất 5-10cm, đất đốc thì trồng sâu hơn 5-10cm). Lấp đất và nén
nhẹ xung quanh bầu, phần gốc cần cao hơn xung quanh một chút để tránh đọng
nước. Sau khi trồng cần tưới đẫm nước, cắm cọc cố định cây, nếu gặp trời nắng
phải dùng tàu lá dừa hoặc lưới nilon để che nắng cho cây. Trồng mùa khô cây
đỡ bị sâu bệnh nhưng bù lại phải thường xuyên tới nước, do đó thời điểm tốt
nhất để trồng cây là khoảng đầu mùa mưa (tháng 4-6DL).
Chăm sóc cây sầu riêng
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
41
Giai đoạn mới trồng
Giai đoạn 1-3 năm đầu cây sinh trưởng tương đối chậm, cần chăm sóc kỹ
để giữ cho cây khỏe mạnh, tạo dáng cân đối.
Tưới nước: Mùa khô 7-10 ngày tưới 1 lần, mỗi lần tưới vừa đủ để giữ độ
ẩm cho đất, kết hợp tủ gốc bằng rơm rạ, vỏ trấu, xác bèo… Có thể đánh bồn
xung quanh gốc để tiện cho việc tưới nước, phần gốc cần vun cao tránh đọng
nước.
Làm cỏ: Thường xuyên dọn cỏ thông thoáng, đặc biệt là phần gốc, tránh
cỏ dại rậm rạp dể phát sinh các bệnh nấm, côn trùng ẩn nấp tấn công cây. Thời
gian đầu cây còn nhỏ có thể xen canh các loại cây họ đậu (tán thấp, tránh cạnh
tranh ánh sáng và không gian sinh trưởng của cây) để tăng thu nhập và tăng độ
mùn cho đất.
Bón phân: Mỗi năm bón bổ sung vào đầu mùa mưa mỗi gốc 15-20kg phân
chuồng, đào rãnh theo hình chiếu của tán cây xong lấp lại. Phân đa lượng dùng
NPK có tỷ lệ N (đạm) và P (lân) cao để kích thích cành, rễ phát triển. Năm đầu
tiên bón 2 tháng 1 lần, mỗi lần 100g. Năm thứ 2 trở đi bón 0,8 – 1kg/gốc/năm
chia làm 4-6 lần. Khi bón cần bảo đảm đất đủ ẩm và phải lấp nhẹ phân để tránh
bay hơi. Phân trung-vi lượng phun hoặc đổ gốc, mỗi năm 1-2 lần
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
42
Cắt tỉa cành: Trong khoảng 6-8 tháng đầu tiên cho cây phát triển tự nhiên,
sau đó chọn nuôi 1 chồi khỏe nhất (chồi thân, mập, vươn thắng). Khi cây có
chiều cao từ 2m trở lên thì cắt bỏ các cành ngang cách mặt đất 0,8 – 1m, giữ cho
phần gốc thông thoáng.
Giai đoạn kinh doanh
Sầu riêng ghép sẽ cho quả bói từ năm thứ 4 thứ 5 trở đi, để tránh làm cây
mất sức, gãy đổ cành, khi cây ra bói chỉ nên giữ lại mỗi cây từ 5-7 quả, vị trí ra
quả sát với phần thân. Các năm về sau số lượng quả sẽ tăng lên, trái cũng nhỏ
lại, trung bình từ 2-4kg/trái tùy theo giống.
Tưới nước: Sầu riêng từ năm thứ 4 trở đi đã phát triển bộ rễ đủ sâu, lượng
nước tưới không cần nhiều nhưng phải đủ, trung bình mùa khô tưới cho cây 2-4
đợt mỗi đợt cách nhau 25-30 ngày. Có thể đánh bồnsâu 10-20cm, đường kính 3-
5m xung quanh gốc để tiện cho việc tưới nước
Làm cỏ: Giai đoạn cây kinh doanh tán cây đã bắt đầu giao với nhau, cỏ
dại sẽ giảm nhưng vẫn phải làm cỏ thường xuyên giữ cho vườn tược thông
thoáng, hạn chế nơi ẩn nấp của sâu bệnh và giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng với
cây
Bón phân: Phân đa lượng – Cây kinh doanh cần rất nhiều phân bón để
tăng chất lượng trái, mỗi gốc cần 4-6kg phân NPK/năm. Chia làm 4-6 lần bón.
Giai đoạn nuôi quả nên tăng lượng K (Kali) trong phân lên cao để tăng chất
lượng quả, tăng tỷ lệ đậu trái. Sau thu hoạch thì giảm Kali tăng Đạm và Lân để
cây phục hồi nhanh. Khi bón phân, bón theo hình chiếu của tán cây, đất phải đủ
ẩm và phải lấp nhẹ để phân để tránh bay hơi. Phân chuồng mỗi năm bổ sung 20-
25kg, bón bằng cách đào rãnh đối xứng quanh gốc (khoảng cách so với gốc dựa
vào hình chiếu của tán lá xuống đất) bón vào đầu mùa mưa, không bón trùng
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
43
vào vị trí của năm trước. Phân vi lượng-trung lượng nên bón vào gốc, vì tán cây
khi này đã khá lớn, phun qua lá bất tiện mà không hiệu quả.
Cắt tỉa cành: Nếu trồng thuần có thể nuôi cành ngang từ 1,5m trở lên, hãm
ngọn khi cây đạt chiều cao 7-10m. Trồng xen thì cành ngang phải cao hơn ngọn
cây bên dưới từ 1-2m. Tạo dáng cân đối cho cây, phân tầng mỗi tầng cách nhau
40-60cm, có 3-4 cành cấp 1 tỏa đều ra các hướng.
Tùy theo giống mà thời gian đeo quả trên cây ngắn hoặc dài, thông
thường từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch thường kéo dài 4-6 tháng. Quả thường
được thu hoạch khi đủ độ già hoặc để cho quả tự rụng.
2.2. Áp dụng VietGAP trong trồng trọt
VietGAP là gì ?
VietGAP là tập hợp các tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn
nuôi hướng dẫn người sản xuất áp dụng tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo: Kỹ thuật
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
44
sản xuất; An toàn thực phẩm; Truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Bảo vệ môi
trường và sức khỏe.
Lợi ích của việc áp dụng VietGAP vào trong trồng trọt.
– Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.
– Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP được đánh giá
cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam.
– Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ
người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới
sức khỏe.
– Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.
– Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến,
phân phối.
– Tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu
cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
– Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh
nghiệp và nhà quản lý…
Các điều khoản của VietGAP trong trồngtrọt
1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
Phân tích và nhận dạng mối nguy: - Đất trồng và nước tướibị ô nhiễm tồn
dư thuốc BVTV từ cây trồng trước hoặc do dòrỉ, kim loại nặng, Các loại
VSV(Ecoli, Sal- monella, vv.,)
Các biện pháp đánh giá, loại trừ hoặc giảm thiểu mối nguy:
+ Tổ chức lấy mẫu đất, nước theo phương pháp hiện hành, lậpsơ đồ trang
trại/vùng trồng
+ Biện pháp khắc phục
+ Ghi chép hồ sơ
2. Giống và gốc ghép
+ Cần được lựa chọntừ những vườnươm, cây mẹ đượcnhân giống và trồng
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
45
đảm bảo sạch bệnh.
+ Ghi chép thông tinvề giống và gốcghép
3. Quản lý đất
+ Phân tích đất: lấy mẫu đất để phân tích
+ Đánh giá cảm quan: Nguy cơ hoặc khả năng xâmnhập của động vật, nguy cơ
xuất hiện các mốinguy tiềm tàng
+ Kiểm soát động vật nuôi trong nhà và chăn thả tạitrang trại: cần được cách ly
+ Ghi chép lưu trữ hồ sơ
4. Phân bón và chất bón bổ sung
+ Chỉ sử dụng các loạiphân bón có trongdanh mục được phép.
+ Tránh nguy cơ gây ônhiễm vùng sản xuấtvà nguồn nước.
+ Không sử dụng phânhữu cơ chưa qua xử lý(chưa ủ hoai mục )
+ Ghi chép hồ sơ phânbón khi mua
5. Nguồn nước
+ Phân tích và nhận dạng mối nguy: hóachất, vsv, kim loại nặng,…
+ Đánh giá nguồn nước: Nghiêm cấm sửdụng nước cống và nước thải ra từ các
khu công nghiệp, bệnh viện, chuồngtrại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc giacầm,
nước phân chưa xử lý để tướicho cây ăn quả.
+ Sử dụng nước: cần chọn phương pháptưới thích hợp để nước tưới không tiếp
xúc trực tiếp với quả như tưới rãnh,tưới nhỏ giọt, tưới ngầm
+ Ghi chép hồ sơ
6. Thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất
+ Thuốc BVTV trong danh mụcthuốc BVTV được phép sử dụng
+ Áp dụng các biện pháp quản lýsâu bệnh tổng hợp (IPM)
+ Thực hiện đúng thời gian cách ly.
+ Hóa chất đảm bảo theo quy định(nhiệt độ tồn trữ,…).
+ Ghi chép hồ sơ
7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
46
+ Thiết bị, thùng chứa hay vật tư phải đảm bảo chắc chắn vàvệ sinh sạch sẽ
trước khi sử dụng.
+ Sản phẩm sau khi thu hoạch không được tiếp xúc trực tiếptới đất và hạn chế để
qua đêm.
+ Sau thu hoạch phải bảo quản tránh các nguồn nhiễm.
+ Ghi chép hồ sơ
8. Quản lý và xử lý chất thải
+ Không để chất thải tồn đọng trong nhà vườn, khuvực đóng gói và bảo quản
quả...
+ Khu vực chứa chất thải phải cách ly với khu vựcsản xuất
+ Ghi chép hồ sơ
9. Người lao động
+ Người lao động phải được cung cấp các biện pháptrợ giúp y tế khi cần thiết.
+ Người lao động phải được cung cấp trang bị bảohộ phù hợp
+ Người lao động phải được tập huấn
+ Ghi chép
10. ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truynguyên nguồn gốc và thu hồi sảnphẩm
+ Các tài liệu và biểu mẫu ghi chép cần có trong hồ sơVietGAP bao gồm:
• Sơ đồ khu vực sản xuất;
• Hồ sơ lấy mẫu, phân tích mẫu đất, nước;
• Nhật ký mua hoặc sản xuất giống; nhật ký mua &sử dụng phân bón, chất bón
bổ sung; nhật ký mua vàsử dụng thuốc BVTV; nhật ký thu hoạch và đóng
gói;xuất bán sản phẩm; đào tạo, tập huấn người lao động;
• Bảng kiểm tra, đánh giá có liên quan;
• Các tài liệu, văn bản khác
+ Sản phẩm phải được ghi nhãn theo quy định đểgiúp việc truy nguyên nguồn
gốc được dễ dàng. Các thông tin cần có trên nhãn hàng hóa cần cónhư sau:
• Tên sản phẩm;
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
47
• Khối lượng;
• Ngày sản xuất hoặc mã số lô sản xuất;
• Tên gọi, địa chỉ cơ sở sản xuất;
• Hướng dẫn sử dụng, bảo quản.
+ Nhà sản xuất phải xây dựng và vận hành một hệthống truy nguyên nguồn gốc
+ Nếu phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có rủi robị ô nhiễm, phải dừng việc
phân phối sản phẩm vàcó thể tiến hành thu hồi
11. Kiểm tra nội bộ
+ Kiểm tra nội bộ là việc xem xét lại việc áp dụngVietGAP
+ Nhà sản xuất có thể tự thực hiện kiểm tra nội bộhoặc thuê kiểm tra viên
+ Đánh giá nội bộ cần được thực hiện định kỳ ít nhấtmỗi năm một lần
12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Trình tự khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
- Đại diện nhà sản xuất tiếp nhận hồ sơ và hẹnthời gian trả lời.
- Căn cứ nội dung đơn khiếu nại để xác địnhnguyên nhân và xác định người chịu
trách nhiệmvà tìm biện pháp khắc phục.
- Trường hợp khiếu nại chưa được giải quyếtthỏa đáng, hai bên cần phải thông
báo cho các cơquan có thẩm quyền.
2.3. Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản
Quy trình sơ chế các loại nông sản
1. Phân loại
nguyên liệu
2. Băng tải sơ
chế kèm thao
tác
3. Máy rửa sục khí
kèm gàu tải tự
động
4. Máy rửa sục khí
Ozone và tia cực
tím
5. Máy sàn
rung tách nước
6. Băng tải
lưới Inox kèm
quạt thổi tách
nước
7. Băng tải thu
gom sản phẩm sau
rửa
8. Máy đóng gói
tự động
9. Kho mát bảo
quản
10. Thị trường
tiêu thụ
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
48
Sơ chế là khâu vô cùng quan trọng quyết định đến vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm, đặc biệt là các loại rau củ quả, bởi đây là thực phẩm dễ bị hỏng và
biến đổi. Việc ứng dụng công nghệ vào sơ chế các loại rau củ giúp rút ngắn thời
gian ở quá trình này và đảm bảo độ tươi ngon khi đến với người tiêu dùng. Sau
đây là quy trình sợ chế rau củ quả được thực hiện bằng dây chuyền tự động.
1. nông sản được phân loại riêng, được xếp vào dây chuyền sơ chế tự động.
2. Rau củ quả sẽ theo băng chuyền để được rửa bỏ bùn đất bằng nước sạch
lần 1. Hệ thống nước sạch đảo chiều liên tục giúp rửa sạch bùn đất mang mà
không làm dập, nát rau, củ quả.
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
49
3. Ngâm rửa lần 2 trong nước ozone 2-3 ppm, 15’.
4. Rửa lại bằng nước sạch
5. Cấp đông IQF => Sử dụng công nghệ cấp đông nhanh từng cá thể, đây
chính là một bước cải tiến mới để giúp trái cây cấp đông đạt chất lượng tốt nhất.
Khác với phương pháp cấp đông thông thường, cấp đông IQF giúp bảo quản trái
cây được lâu hơn và quan trọng là nó giúp giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng
trong mỗi loại trái cây.
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
50
6.Đóng gói và dán nhãn.
Máy đóng gói rau củ tự động
7. Lưu kho và bảo quản trước khi xuất cho khách hàng.
8.Vận chuyển đến nơi tiêu thụ
Dự án “Đầu tư xây dựng trang trại sầu riêng chất lượng cao”
Tư vấn dự án: 0918755356 - 0903034381
51
2.4. Dây chuyền cấp đông IQF công nghệ Nitrogen
Dây chuyền cấp đông IQF công nghệ Nitrogen được ứng dụng trong việc
đông lạnh, bảo quản chế biến thực phẩm, rau quả, chế biến gia cầm, thủy sản, sơ
chế, thực phẩm đông lạnh.
Ngày nay kho lạnh được sử dụng phổ biến để bảo quản các loại nguyên
liệu, sản phẩm, hàng hóa như thủy hải sản, dược phẩm, nông sản… trong thời
gian dài mà vẫn đảm bảo được chất lượng tốt nhất. Các thực phẩm bảo quản
trong kho lạnh sẽ trải qua một quá trình cấp đông IQF. IQF viết tắt của từ
"Individual Quick Frozen" nghĩa là cấp đông nhanh từng cá thể.
Quy trình cấp đông IQFcông nghệ Nitrogen: Tiền xử lý Cấp đông nhanh
Đóng gói và bảo quản.
- Phương pháp cấp đông dạng tầng sôi, quá trình cấp đông thực hiện theo
3 giai đoạn: giai đoạn làm lạnh nhanh, làm lạnh bề mặt và làm lạnh sâu hiệu quả
tối ưu.
- Nhiệt độ sản phẩm đầu ra: -18 độ C
- Sản phẩm được cấp đông nhanh ở nhiệt độ khoảng -30 ~ -40 độ C, chất
làm lạnh R22, R474, NH3¬.
- Phù hợp cấp đông các sản phẩm rau củ quả, hải sản dạng miếng, lát, …
Quy trình công nghệ
Đặt từng cá thể vào trong môi trường có nhiệt độ từ -40 độ C đến -35 độ
C và sau dưới 30 phút mà nhiệt độ trung tâm của cá thể đó đạt -18 độ C.