SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
THUYẾT MINH DỰ ÁN
SẢN XUẤT NGUYÊN LIỆU PHỤ LIỆU
NGÀNH MAY MẶC
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI
Địa điểm:
tỉnh Bình Dương
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI
-----------  -----------
DỰ ÁN
SẢN XUẤT NGUYÊN LIỆU PHỤ LIỆU
NGÀNH MAY MẶC
Địa điểm: tỉnh Bình Dương
ĐƠN VỊ TƯ VẤN CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
THƯƠNG MẠI
0918755356- 0903034381 Giám đốc
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... 2
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 6
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 6
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 6
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 7
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 8
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 9
5.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 9
5.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................10
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................11
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN................................................................................................................11
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án..................................................11
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án........................................13
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................15
2.1. Ngành dệt may thế giới ...........................................................................15
2.2. Ngành dệt may Việt Nam........................................................................17
2.3. Thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày ...........................21
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................22
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................22
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................24
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................27
4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................27
4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................27
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.27
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
3
5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................27
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............28
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................29
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............29
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......29
2.1. Chỉ may trong ngành dệt may..................................................................29
2.2. Quy trình sản xuất chỉ may......................................................................33
2.3. Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất chỉ may..................................33
2.4. Thiết bị sử dụng trong dự án....................................................................37
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................39
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................39
1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................39
1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................39
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................39
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH...................39
2.1. Các phương án xây dựng công trình.........................................................39
2.2. Các phương án kiến trúc..........................................................................40
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................41
3.1. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................41
3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................42
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................43
I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................43
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............43
III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................44
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
4
IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI
VỚI MÔI TRƯỜNG .....................................................................................44
4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình....................................................44
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................46
V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ...........................................................................48
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG............................................49
6.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................49
6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................50
VII. KẾT LUẬN ...........................................................................................52
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .............................................................................54
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................54
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.......................56
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................56
2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................56
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................56
2.4. Phương ánvay. ........................................................................................57
2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................57
KẾT LUẬN ..................................................................................................60
I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................60
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................60
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................61
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án.................................61
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................62
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................63
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................64
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
5
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................65
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn...................................66
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ...........................67
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................68
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).........................69
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
6
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI
Mã số doanh nghiệp: - do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Địa chỉ trụ sở:
Thông tin về người đại diện theo pháp luậtcủa doanhnghiệp/tổ chức đăng ký
đầu tư, gồm:
Họ tên:
Chức danh:Giám đốc
Sinh ngày: Quốc tịch: Việt Nam
Chứng minh nhân dân số:
Ngày cấp:
Nơi cấp: Công an Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ thường trú:
MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Địa điểm thực hiện dự án:, tỉnh Bình Dương.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 8.800,0 m2
.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: 93.081.312.000 đồng.
(Chín mươi ba tỷ, không trăm tám mươi mốt triệu, ba trăm mười hai nghìn
đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (51,66%) : 48.081.312.000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (48,34%) : 45.000.000.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Sản xuất phụ liệu may mặc 5.200.000,0 cone/năm
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
7
II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Những năm vừa qua, ngành dệt may Việt Nam đã đóng góp một phần
không nhỏ trong sự phát triển kinh tế, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu, mang lại nhiều nguồn thu cho đất nước. Ngành dệt may Việt Nam
đang là ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, là ngành giải quyết nhiều việc
làm cho người lao động.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là với tốc độ tăng trưởng trung bình 14,5%/ năm,
thuộc hàng cao nhất thế giới nhưng giá trị gia tăng của ngành dệt may Việt Nam
rất thấp, vị trí của dệt may Việt Nam trong mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị
toàn cầu vẫn còn rất khiêm tốn mà mấu chốt của vấn đề là khâu cung ứng
nguyên phụ liệu của ngành dệt may Việt Nam còn rất yếu kém. Sự thiếu liên kết
giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dệt may đã dẫn đến tình trạng mâu
thuẫn trong cung và cầu nguyên phụ liệu của ngành. Điều này sẽ làm cho sự
tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam không bền vững.
Để có bước đột phá, tạo giá trị gia tăng cao và nâng tầm ngành dệt may,
Việt Nam cần dựa trên những thế mạnh của mình, kết hợp với các nguồn lực sẵn
có cùng những tiến bộ về công nghệ, kỹ thuật trên thế giới, đồng thời phải có sự
liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng ngành dệt may,
đặc biệt là khâu cung ứng nguyên phụ liệu để tạo thế chủ động và nâng cao tính
cạnh tranh của ngành và sản phẩm.
Sự quan trọng của phụ liệu may mặc
Phụ liệu may mặc trong tiếng anh thường được gọi là Garment
Accessories, một cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên các bộ máy tìm kiếm. Phụ
liệu may mặc là một tập hợp các nguyên liệu chỉ đến toàn bộ các loại phụ kiện
và phụ phẩm được dùng trong ngành may.
Đây là yếu tố quan trọng trong ngành may mặc đó chính là phụ liệu hỗ trợ
may mặc: chỉ, sợi, cúc, miếng đệm, khóa kéo, đệm vai... vì vậy mà chúng trở
thành một trong những nguồn cung ứng được quan tâm hàng đầu và có vai trò
rất quan trọng hiện nay.
Thông thường thì trong ngành may mặc, ngoài các loại vải sử dụng chính
thì tất cả những vật liệu khác kết hợp tạo ra sản phẩm đều được gọi chung với
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
8
cái tên là phụ liệu may mặc. Trong một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc thì
việc chuẩn bị, chọn nguyên phụ liệu là một công đoạn cực kỳ quan trọng trước
khi sản xuất ra một sản phẩm. Nguyên phụ liệu ngành may không chỉ được coi
là những vật cần thiết trong quá trình tạo ra sản phẩm mà còn quyết định sản
phẩm làm ra có phù hợp hay không. Do đó thì việc chọn lựa các phụ liệu phù
hợp trước khi tiến hành sản xuất là một khâu rất quan trọng.
Việc lựa chọn phụ liệu cũng có những thay đổi theo xu hướng sau:
Chọn những phụ liệu theo xu hướng thời trang: Xu hướng thời trang là
yếu tố quyết định xem những nguyên phụ liệu đi kèm có thật sự phù hợp kiểu
dáng và xu thế thời trang đó hay không.
Sử dụng nguồn cung nội địa: Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công
nghiệp sản xuất phụ liệu may trong nước, cùng với sự đầu tư của nhiều doanh
nghiệp FDI vào Việt Nam thì nhiều công ty đã bắt đầu quan tâm hơn đến những
sản phẩm chất lượng được sản xuất trong nước với mức giá cạnh tranh thay vì
nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao và tốn nhiều chi phí cũng như thời
gian vận chuyển.
Chọn lựa những doanh nghiệp cung cấp uy tín: Trước đây, việc tìm kiếm
một đơn vị chuyên cung cấp những sản phẩm nguyên phụ liệu ngành may chất
lượng và uy tín khá khó khăn với đa số các công ty.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Sản
xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần
phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục
vụ cho ngànhcông nghiệp sản xuấtcủa tỉnh Bình Dương.
III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc
hội;
 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
9
2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hộinước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
 Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021quy định về đánh
giá sơ bộ tác động môi trường;
 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây
dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch
xây dựng;
 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây
dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại
Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của
Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;
 Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn
đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
năm 2020.
IV. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
4.1. Mục tiêu chung
 Phát triển dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
10
theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, chất lượng, có năng
suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành công
nghiệp dệt, đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp
ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của
cả nước.
 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của
khu vực tỉnh Bình Dương.
 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của
địa phương, của tỉnh Bình Dương.
 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá
môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
4.2. Mục tiêu cụ thể
 Phát triển mô hình nhà máy sản xuấtnguyên phụ liệu ngành dệt
maychuyên nghiệp, hiện đại, nhằm góp phần cung cấp các sản phẩm phụ liệu
cho ngành dệt may chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao.
 Cung cấp sản phẩmphụ liệu ngành dệt may cho thị trường khu vực tỉnh
Đồng Nai và khu vực lân cận, định hướng xuất khẩu.
 Hình thành khucông nghiệp dệt may, cung cấp nguyên phụ liệu dệt may
chất lượng cao và sử dụng công nghệ hiện đại.
 Góp phần thực hiện các mục tiêu về tái cơ cấu ngành sản xuất giải quyết
việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách nhà nước
 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Sản xuất phụ liệu may mặc 5.200.000,0 cone/năm
 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu
chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.
 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Bình
Dươngnói chung.
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
11
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
Vị trí địa lý
Tỉnh Đồng Nai phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh
Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở vị trí
trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng kinh tế phát triển năng
động nhất Việt nam.
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
12
Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai
Địa hình
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những dải núi
rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam. Có thể phân biệt các dạng
địa hình chính như sau:
a) Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng:
- Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10 m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5
m dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài
chục mét đến vài km. Đất trên địa hình này chủ yếu là các Aluvi hiện đại.
- Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2 m, có chỗ thấp hơn mực
nước biển, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng
ngập mặn bao phủ. Vật liệu không đồng nhất, có nhiều sét và vật chất hữu cơ
lắng đọng.
b) Dạng địa đồi lượn sóng:
Độ cao từ 20 đến 200m. Bao gồm các đồi Bazan, bề mặt địa hình rất phẳng,
thoải, độ dốc từ 30 đến 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các
dạng địa hình khác bao trùm hầu hết các khối Bazan, phù sa cổ. Đất phân bổ
trên địa hình này gồm nhóm đất đỏ vàng và đất xám.
c) Dạng địa hình núi thấp: Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng
của dãy Trường Sơn với độ cao thay đổi từ 200 - 800m. Địa hình này phân bố
chủ yếu ở phía Bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm
Đồng và một vài núi sót ở huyện Định Quán, Xuân Lộc. Tất cả các núi này đều
có độ cao (20–300), đá mẹ lộ thiên thành cụm với các đá chủ yếu là granit, đá
phiến sét.
Nhìn chung đất của Đồng Nai đều có địa hình tương đối bằng phẳng, có
82,09% đất có độ dốc < 80,92% đất có độ dốc <15°, các đất có độ dốc >15°
chiếm khoảng 8%.
Đất đai
Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Tuy nhiên theo nguồn
gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau:
* Các loại đất hình thành trên đá Bazan: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ
có độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
13
phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh. Các loại đất này thích hợp cho các cây công
nghiệp ngắn và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu…
* Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như: đất
xám, nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở
phía Nam, Đông Nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long
Thành, Nhơn Trạch). Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp
cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ … một số cây ăn trái và cây công nghiệp
dài ngày như cây điều …
* Các loại đất hình thành trên phù sa mới như: đất phù sa, đất cát. Phân
bố chủ yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích
hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả …
- Tổng diện tích toàn tỉnh có: 590.723 ha. Bao gồm: đất nông nghiệp:
277.641 ha; đất lâm nghiệp: 181.578 ha; đất chuyên dùng: 49.717 ha; đất ở:
16.763 ha; đất chưa sử dụng: 897 ha; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng:
52.715 ha.
Tình hình sử dụng đất của tỉnh những năm qua có biến động ít nhiều, nhưng
đến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất Đông Nam
Bộ.
Khí hậu
- Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu
ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ
Bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa).
- Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng
nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.
- Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn
khoảng 2.301,6mm phân bố theo vùng và theo vụ. Vì thế Đồng Nai đã sớm hình
thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những vùng
cây ăn quả nổi tiếng, ... cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện
thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án
Kinh tế
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
14
- Tổng sản phẩm trên địa bàn - GRDP đạt 214.365,817 tỷ đồng, tăng
2,15% so với cùng kỳ; GRDP bình quân đầu người năm 2021 dự ước đạt 118,45
triệu đồng (tương đương 5.179,5 USD).
- Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 4,1% so cùng kỳ.
- Điều chỉnh quy hoạch xây dựng của 07 đô thị, 06/8 Quy hoạch xây dựng
vùng huyện; 05/21 phân khu quy hoạch phân khu đô thị Biên Hòa và 02 hồ sơ
quy hoạch phân khu 3.2, 3.3 đô thị Nhơn Trạch; khắc phục 22/25 điểm ngập
nặng xảy ra trong thời gian qua; hoàn thành và đưa vào sử dụng 273 căn nhà ở
xã hội.
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 45.257,44 tỷ đồng,
tăng 3,43% so với cùng kỳ.
- Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được quan
tâm thực hiện, có 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 03 xã đạt chuẩn
nông thôn mới kiểu mẫu. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 56/120 xã đạt chuẩn nông
thôn mới nâng cao, 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 04 khu dân cư
kiểu mẫu.
- Do chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, tổng lượt khách
đến tham quan và lưu trú giảm 34%; doanh thu dịch vụ du lịch giảm 35% so với
cùng kỳ.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (theo giá thực
tế) ước đạt 187.103 tỷ đồng, tăng 2,01% so với cùng kỳ năm trước.
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 21,2 tỷ USD, tăng 12,76% so
cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt khoảng 20 tỷ USD, tăng 36,17% so cùng
kỳ. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu đạt 1,25 tỷ USD.
- Tổng thu ngân sách nhà nước khoảng 62.366,8 tỷ đồng, đạt 132% dự
toán đầu năm và tăng 12% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương
khoảng 22.733,675 tỷ đồng, đạt 97% so với dự toán, tăng 4% so cùng kỳ.
- Dự ước tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công sau điều chỉnh là 66,46%, trong
đó: đối với nguồn vốn ngân sách địa phương đạt 90% (ngân sách tỉnh, ngân sách
huyện đạt 90%); đối với nguồn ngân sách Trung ương là 28,1% (trong đó nguồn
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
15
vốn Trái phiếu Chính phủ (đầu tư dự án quan trọng quốc gia), đạt 19,16% kế
hoạch).
- Thu hút đầu tư trong nước đạt 17.042,2 tỷ đồng, bằng 55,4% so cùng kỳ;
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 1.300 triệu USD, đạt kế hoạch năm, bằng 2
98,2% so cùng kỳ. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ước đạt 3.400 doanh
nghiệp, bằng 85,5% so với cùng kỳ.
- Về phát triển khu công nghiệp: Trong năm 2021, Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch phát triển thêm 02 KCN trên địa bàn tỉnh là KCN Phước
An (330 ha) và Phước Bình 2 (299 ha), giảm 01 KCN (KCN Biên Hòa I, diện
tích 325 ha). Tính đến nay, tỉnh Đồng Nai có 39 KCN được thành lập với tổng
diện tích quy hoạch là 18.517 ha. Đề án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1
đang trong quá trình lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư dự án theo quy định.
Dân cư
Tính đến năm 2019, dân số toàn tỉnh Đồng Nai đạt 3.097.107 người, mật
độ dân số đạt 516,3 người/km², dân số thành thị chiếm 48.4%, dân số nông thôn
chiếm 51.6%. Đây cũng là tỉnh đông dân nhất vùng Đông Nam Bộ với hơn 3
triệu dân (nếu không tính Thành phố Hồ Chí Minh). Đây là tỉnh có dân số đông
thứ nhì ở miền Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh), đông thứ 5 cả nước (sau
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An) và có dân số đô thị
đứng thứ 4 cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương).
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
2.1. Ngành dệt may thế giới
Sau Thế kỷ 20, ngành dệt may trở thành ngành công nghiệp sản xuất quy
mô lớn. Toàn ngành có những thay đổi đột phá, từ trang phục được may theo số
đo từng người với chi phí đắt đỏ đến việc sản xuất phục vụ nhu cầu đại chúng
với chi phí thấp, từ kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu, màu sắc đến thời gian sử dụng
và phát triển các sản phẩm mới cũng liên tục được thay đổi. Công đoạn sản
xuấtliên tục dịch chuyển về nơi có chi phí sản xuất thấp, từ Bắc Mỹ và Tây Âu
sang Nhật Bản rồi chuyển sang Hongkong, Đài Loan và Hàn Quốc, tới Trung
Quốc, và chuyển dần tới các nước Nam Á và châu Mỹ Latin.
Hàng dệt may là ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, quy mô toàn ngành liên
tục tăng trưởng. Mặc dù quy độ tăng trưởng có chậm lại so với giai đoạn những
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
16
năm 1990s nhưng được kỳ vọng tiếp tục hồi phục mức tăng trưởng cao hơn
trong giai đoạn 2017 – 2021. Tốc độ tăng trưởng toàn ngành hiện đạt 3,5%/năm
cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (2,5%/năm).
Trong mảng sợi, Sợi Polyester đang vươn lên chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ
sợi toàn cầu. Thị phần của sợi polyester trong tổng nhu cầu sợi toàn cầu đã tăng
từ 25% (1980) lên 56% (2016), thay thế vị trí số 1 là sợi cotton trước kia.
Trung Quốc và Mỹ là các quốc gia sản xuất được sợi tổng hợp có quy mô
lớn trực tiếp từ PTA, MEG (các sản phẩm từ dầu mỏ và khí đốt). Nhờ công nghệ
dầu đá phiến, chi phí sản xuất và khai thác dầu giảm dần khiến giá nguyên liệu
đầu vào sản xuất sợi tổng hợp càng rẻ. Do đó, chi phí sản xuất sợi tổng hợp càng
cạnh tranh. Mặt khác, các sản phẩm sợi tổng hợp có nguồn cung ổn định và
khảnăng không ngừng nâng cao các tính năng mới cho sản phẩm cũng như khả
năng sử dụng nguyên liệu tái chế, do đó, tính ứng dụng của sợi tổng hợp vào sản
phẩm dệt may càng cao.
Nhu cầu sợi cotton không có tăng trưởng đột biến do người tiêu dùng
càng ưu tiên tiêu thụ sản phẩm sợi tổng hợp. Diện tích trồng bông tiếp tục được
dự báo không có biến động lớn cho đến niên vụ2025/2026 khiến cung bông
không có những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, giá bông vẫn biến động nhiều hơn
và cao hơn giá Polyester, do đó, sợi Polyester về dài hạn sẽ tiếp tục chiếm lĩnh
và gia tăng thị phần mảng sợi.
Trong mảng dệt nhuộm, vấn đề ô nhiễm môi trường đang được đặc biệt
quan tâm. Theo thống kê năm 2016, trung bình mỗi năm ngành công nghiệp dệt
may cần sử dụng 5,8 nghìn tỷ lít nước (tương đương vơi lượng nước đáp ứng
cho 2.320.000 hồ bơi chuẩn Olympic) và và 391 tỷ kWh cho công tác nhuộm
màu vải (tương đương với 10% lượng điện tiêu thụ khắp nước Mỹ năm 2016).
Cuối cùng, nhuộm dệt may sản xuất 568 triệu tấn khí nhà kính (GHG) mỗi năm
(tương đương với hơn 94 triệu xe chở khách phát ra mỗi năm). Do đó, lĩnh vực
dệt nhuộm trên thế giới đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Cụ thể, tại Trung
Quốc, một loạt các doanh nghiệp dệt nhuộm không đạt tiêu chuẩn phải đóng
cửa. Làn sóng FDI lĩnh vực dệt nhuộm tìm đến các quốc gia châu Á khác như
Việt Nam, Myanmar…Mặt khác, công nghệ dệt nhuộm bằng khí được quan tâm
do giảm lượng nước tối đa trong quá trình nhuộm và giảm thiểu vấn đề về nước
thải gây ô nhiễm môi trường.
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
17
Trong mảng may, xu hướng dịch chuyển sản xuất về các quốc gia có chi
phí lao động giá rẻ. Mảng may tại các công ty may mặc được đánh giá là thâm
dụng lao động, do đó, được thực hiện tại các quốc gia Châu Á như Trung Quốc,
Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ… Trung Quốc vốn là nước xuất
khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng âm trong năm
2016 (tốc độ tăng trưởng -10%), cho thấy việc sản xuất hàng may mặc đã có xu
hướng bão hòa ở Trung Quốc và công đoạn sản xuất hàng may mặc chuyển dần
sang các nước châu Á Thái Bình Dương khác như Bangladesh, Ấn Độ, Việt
Nam, Thổ Nhĩ Kỳ... Cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc tương đối
gay gắt, ngoài chi phí sản xuất, yếu tố thời gian sản xuất (leadtime) đóng vai trò
rấtquan trọng.
Cách thức phân phối truyền thống đang có nguy cơ bị đe dọa do ảnh
hưởng từ thương mại điện tử và xu hướng mua hàng online. Người tiêu dùng
đang có xu hướng sử dụng các thiết bị điện tử để mua sắm nhiều hơn, thay vì
xếp hàng để mua hàng tại các cửa hàng truyền thống. Xu hướng cá nhân hóa sản
phẩm dệt may và tinh gọn thời gian sản xuất là yêu cầu mới trong lĩnh vực dệt
may. Các đơn vị sản xuất hàng dệt may cần chủ động và linh hoạt trong sản xuất
để đáp ứng kịp thời những xu hướng này.
2.2. Ngành dệt may Việt Nam
Nếu giai đoạn trước năm 1998 là giai đoạn hình thành và định hình ngành,
thì giai đoạn kể từ năm1998 là giai đoạn phát triển rực rỡ của ngành dệt may
Việt Nam với hàng loạt sự kiện mở rộng quanhệ hợp tác đầu tư và giao thương
với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Ngành dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước, giải
quyết việc làm cho số lượng lớn người lao động (chiếm hơn 20 % lao động khu
vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng laođộng cả nước). Tuy nhiên, kim
ngạch xuất khẩu là từ các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI lĩnh vực
sản xuất hàng may mặc tuy chỉ chiếm khoảng 25% về lượng nhưng đóng góp tới
hơn 60%kim ngạch xuất khẩu. Lợi nhuận mà doanh nghiệp Việt Nam được
hưởng từ công nghiệp dệt maychưa lớn (chỉ chiếm khoảng 3% quy mô xuất
khẩu). Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp trong nướccần thay đổi phương thức
sản xuất và quản lý doanh nghiệp đồng thời cần sự hỗ trợ từ phía nhànước để có
thể bứt phá và trở thành cường quốc trong lĩnh vực này.
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
18
Về mảng sợi cotton, ngành dệt may Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên
vật liệu từ nước ngoài. Hiện tại sản phẩm sợi cotton tương đối tốt tại thị trường
Trung Quốc do chính sách quản lý bông tồn khotại Trung Quốc và nhu cầu tại
thị trường Trung Quốc tương đối tốt. Việt Nam đang là đối tác xuất khẩubông
lớn nhất tại thị trường này. Tuy nhiên, năng lực sản xuất sợi cotton tại Trung
Quốc đang tang trưởng mạnh mẽ, đặc biệt tại khu kinh tế ở Tân Cương, dự kiến
đến năm 2020 sản lượng sợi TrungQuốc sẽ có thể thay thế nhu cầu nhập khẩu.
Về mảng sợi tổng hợp, các doanh nghiệp sản xuất sợi dài tại Việt Nam
đang sản xuất theo công nghệChips spinning nên sẽ không đạt hiệu suất theo
quy mô như các doanh nghiệp sản xuất tại TrungQuốc theo công nghệ Direct
spinning. Đồng thời, sợi dài tại Trung Quốc đang dư cung. Do đó, sảnphẩm sợi
đơn giản sẽ khó cạnh tranh được với sợi nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các
loại sợi caocấp như sợi tái chế, sợi chập từ công nghệ Chips spinning sẽ có dư
địa tăng trưởng trong ngắn hạnvà trung hạn do thay đổi công nghệ sản xuất từ
Direct spinning sang Chips spinning không thể ngaylập tức. Về sợi ngắn (sợi
staple), các doanh nghiệp sản xuất sợi tại Việt Nam chủ yếu gia công từ xơsang
sợi phục vụ nhu cầu trong nước, do đó, khả năng cạnh tranh không cao khi so
sánh với sợi ngắnnhập khẩu từ Trung Quốc.
Về mảng dệt nhuộm, sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ về
lượng và chất. Cụ thể, sợi sản xuất ra hiện nay phải xuất khẩu 2/3 sản lượng,
trong khi ngành may lại phải nhập 65 - 70% lượng vảimỗi năm. Tính tới năm
2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phê duyệt rất nhiều dự án FDI trong lĩnh
vựcdệt nhuộm. Các dự án này sẽ giải quyết được điểm đứt gẫy trong chuỗi giá
trị dệt may Việt Nam. Khicác dự án dệt nhuộm đi vào hoạt động, đầu ra mảng
sợi sẽ không cần xuất khẩu và đầu vào mảngmay mặc sẽ không cần nhập khẩu.
Từ đó, toàn ngành có tiền đề để tăng trưởng toàn diện.
Về mảng may, đây là mảng có đóng góp quan trọng nhất trong chuỗi giá
trị dệt may Việt Nam với 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2016, giá trị
nguyên vật liệu đầu vào (vải) nhâp khẩu lên đến 10,5 tỷUSD trong khi giá trị
hàng may mặc xuất khẩu đạt 27,9 tỷ USD. Vải được nhập khẩu chủ yếu từ
TrungQuốc, Hàn Quốc, Đài Loan (chiếm 85% giá trị vải nhập khẩu), thị phần
lần lượt là 52%, 19%, 14%.Như vậy, mảng may mặc Việt Nam đang phụ thuộc
rất lớn vào Trung Quốc.
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
19
Ngành sản xuất hàng may mặc Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu ở công đoạn sản xuất, chủ yếu theo phương thức CMT (65%) và FOB (30%,
trong đó FOB cấp 1: 20%, FOB cấp 2: 10%),thiếu khả năng cung cấp trọn gói
nên giá trị gia tăng còn thấp.
Dệt, may là ngành công nghiệp liên quan đến việc sản xuất sợi, dệt
nhuộm, vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất và phân phối sản phẩm may mặc tới
người tiêu dùng. Ngành dệt may góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiết
cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt trong cuộc sống, sinh hoạt của người
dân; là một ngành đem lại thặng dư xuất khẩu cho nền kinh tế; góp phần giải
quyết việc làm, tăng phúc lợi xã hội. Ngoài ra ngành dệt may còn thúc đẩy phát
triển và là đầu vào cho nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, công nghiệp
hỗ trợ.
Ngành công nghiệp dệt, may trong những năm gần đây đã có những bước
tiến tích cực, tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp ngành Dệt bình quân giai
đoạn 2012-2021 đạt 11,8%/năm (các năm có tốc độ tăng cao trên 10% là: năm
2013 tăng 21%; năm 2014 tăng 19,7%; năm 2015 tăng 14%; năm 2016 tăng
16,9%; năm 2018 tăng 12,5% và năm 2019 tăng 10,9%). Một số thương hiệu
may mặc được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước như: May 10,
May Việt Tiến, Dệt Kim Đông Xuân, Gấm Thái Tuấn, áo sơ mi An Phước…
Những thương hiệu này không chỉ đứng vững ở thị trường trong nước mà còn
giúp ngành Dệt may Việt Nam tạo dựng tên tuổi trên thị trường nước ngoài.
Năm 2020, ngành Dệt may, giày dép, túi xách, sản xuất trang phục là những
ngành chịu tác động tiêu cực và kéo dài nhất của dịch Covid-19. Chỉ số IIP
ngành dệt giảm 0,5%; ngành sản xuất trang phục giảm 4,9% do đại dịch Covid-
19 làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản
phẩm may mặc, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm sút mạnh khi người tiêu dùng
trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch. Mặc dù
dịch bệnh làm tăng nhu cầu các sản phẩm bảo hộ, sản phẩm y tế khẩu trang (cả
nội địa và nước ngoài), tuy nhiên ngành dệt may cần phải tìm cách tồn tại, phát
triển phù hợp với bối cảnh mới.
Trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2021, ngành dệt may đã có nhiều tín
hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước nhờ chuỗi sản xuất phục hồi với
đơn hàng truyền thống tăng trở lại. Các nền kinh tế lớn trên thế giới triển khai
tiêm phòng vắc xin để phòng dịch Covid-19, đồng thời từng bước mở cửa trở lại
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
20
để khôi phục kinh tế. Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam dần hồi
phục và tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết
và đi vào thực thi. Đặc biệt, các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc có
nhiều dấu hiệu tích cực khi nhiều doanh nghiệp dệt may hiện đã có đơn hàng
xuất khẩu đến quý III/2021. Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ở Mỹ và
châu Âu đối với mặt hàng quần áo tăng mạnh khi kinh tế được phục hồi do dỡ
bỏ dần lệnh phong tỏa.
Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành dệt tháng 6 tăng 3,8% so với tháng
trước và tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2020; ngành sản xuất trang phục lần
lượt tăng 3,4% và 7,9%. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất ngành dệt
tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước; ngành sản xuất trang phục tăng 8,9%.
Một số sản phẩm trong ngành 6 tháng đầu năm nay đạt mức tăng trưởng
khá như vải dệt từ sợi tự nhiên ước tính đạt 331,2 triệu m2, tăng 10,3% so với
cùng kỳ năm trước; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo đạt 603,3
triệu m2, tăng 11,7%; quần áo mặc thường đạt 2.294,4 triệu cái, tăng 10,1%.
Sản xuất sản phẩm tăng cao, chỉ số tiêu thụ một số sản phẩm của ngành
dệt may ở mức khá so với cùng kỳ năm trước cho thấy nhu cầu về ngành Dệt
may được phục hồi. Chỉ số tiêu thụ của ngành dệt trong 6 tháng đầu năm 2021
tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước; ngành sản xuất trang phục tăng 9,6%.
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt và may mặc 6 tháng đầu năm nay
ước tính tăng cao so với cùng kỳ năm trước do các thị trường nhập khẩu của
Việt Nam đã mở cửa trở lại để khôi phục kinh tế. Trong đó mặt hàng dệt, may
mặc đạt 15,23 tỷ USD, tăng 14,9%; nguyên phụ liệu dệt, may; xơ, sợi dệt các
loại đạt 2.611 triệu USD, tăng 62,2%.
Thị trường dệt may toàn cầu đang có xu hướng hồi phục bởi các gói hỗ
trợ về kinh tế và thông tin tích cực về triển khai vắc xin phòng dịch Covid-19;
nhu cầu các mặt hàng nói chung và may mặc nói riêng đã phần nào hồi phục trở
lại. Việc chuyển dịch đơn hàng từ các nước quốc gia cạnh tranh, đặc biệt từ
Myanmar giúp cho Việt Nam đón nhận một lượng đơn hàng đột biến ngay từ
quý I/2021. Ngoài ra, trong năm 2021, các doanh nghiệp dệt may không gặp
phải vấn đề nguồn nguyên liệu bị đứt gãy. Do 63% giá trị nguyên vật liệu dệt
may được nhập khẩu từ Trung Quốc nên khi dịch bệnh bùng phát đầu năm 2020,
chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn đáp ứng đơn
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
21
hàng. Đơn hàng dồi dào, kết hợp với những lợi thế trên thị trường xuất khẩu đã
giúp dệt may Việt Nam dần hồi phục với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng theo
từng tháng, đồng thời chứng tỏ doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã thích ứng
với điều kiện kinh doanh mới. Đặc biệt, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào thiết
bị, công nghệ tự động hóa cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nền tảng
để ngành dệt may chịu được những áp lực của thị trường về chất lượng, điều
kiện giao hàng nhanh.
2.3. Thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm
hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày về Việt Nam tháng 1/2021 giảm 6,4% so
với tháng 12/2020, đạt 528,6 triệu USD; so với tháng 1/2020 thì tăng mạnh
44,4%.
Hai tháng, sản xuất công nghiệp tăng 7,4%
Nguyên phụ liệu dệt may, da giày nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất có
xuất xứ từ Trung Quốc chiếm 51,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm
hàng này của cả nước, đạt gần 270,88 triệu USD, tăng 4,7% so với tháng
12/2020; so với tháng 1/2020 cũng tăng mạnh 49,6%.
Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là thị trường Hàn Quốc chiếm
tỷ trọng 8,2%, đạt 43,4 triệu USD, giảm 24% so với tháng 12/2020 nhưng tăng
8,9% so với tháng 1/2020.
Tiếp đến thị trường Mỹ đạt 36,46 triệu USD, giảm 5,9% so với tháng
12/2020 nhưng tăng 39% so với tháng 1/2020. Nhập khẩu từ thị trường Đài
Loan đạt 34,51 triệu USD, giảm 3% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 45% so
với tháng 1/2020.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày sang các
thị trường trong tháng 1/2021 đạt 170,25 triệu USD, giảm 3,3% so với tháng
12/2020 nhưng tăng 32,9% so với tháng 1/2020.
Theo Bộ Công Thương, trong tháng 1/2021, chỉ số sản xuất ngành dệt và
chỉ số sản xuất trang phục lần lượt tăng 16,6% và 9,9% so với cùng kỳ năm
2020. So với cùng kỳ năm trước, sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo
ước đạt 92,4 triệu m2, tăng 20,4%; quần áo mặc thường ước đạt 380,1 triệu cái,
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
22
tăng 9,3%. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc tháng 1/2021 ước đạt 2,6
tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Bộ Công Thương nhận định, đến nay trên thế giới, tình hình đại dịch
COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Thậm chí, tác động tiêu cực của đại dịch còn
có thể kéo dài trong 1- 2 năm tới. Dự báo, năm 2021 vẫn là năm thị trường dệt
may tiếp tục khó khăn, phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thế giới.
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
23
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 8.800,0 m2
1 Nhà xưởng sản xuất 5.000,0 m2
2 Nhà xe 95,0 m2
3 Nhà bảo vệ 12,0 m2
4 Nhà điều hành, nhà ăn, phụ trợ 150,0 m2
5 Trạm điện 20,0 m2
6 Bể nước 180,0 m2
7 Sân bãi 945,0 m2
8 Cây xanh, giao thông nội bộ, hạ tầng kỹ thuật 2.398,0 m2
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
- Hệ thống PCCC Hệ thống
II Thiết bị
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ
2 Thiết bị máy hấp sợi Trọn Bộ
3 Thiết bị máy sấy Trọn Bộ
4 Thiết bị máy cuộn Trọn Bộ
5 Thiết bị khác Trọn Bộ
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
24
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư
(ĐVT:1000 đồng)
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
I Xây dựng 8.800,0 m2
21.601.300
1 Nhà xưởng sản xuất 5.000,0 m2 2.850 14.250.000
2 Nhà xe 95,0 m2 1.150 109.250
3 Nhà bảo vệ 12,0 m2 1.700 20.400
4 Nhà điều hành, nhà ăn, phụ trợ 150,0 m2 4.460 669.000
5 Trạm điện 20,0 m2 1.560 31.200
6 Bể nước 180,0 m2 350 63.000
7 Sân bãi 945,0 m2 750 708.750
8 Cây xanh, giao thông nội bộ, hạ tầng kỹ thuật 2.398,0 m2 1.150 2.757.700
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống 704.000 704.000
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 836.000 836.000
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 528.000 528.000
- Hệ thống PCCC Hệ thống 924.000 924.000
II Thiết bị 9.616.000
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
25
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 600.000 600.000
2 Thiết bị máy hấp sợi Trọn Bộ 5.080.000 5.080.000
3 Thiết bị máy sấy Trọn Bộ 836.000 836.000
4 Thiết bị máy cuộn Trọn Bộ 3.000.000 3.000.000
5 Thiết bị khác Trọn Bộ 100.000 100.000
III Chi phí quản lý dự án 2,842 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 887.288
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 2.558.945
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,564 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 176.140
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 1,048 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 327.082
3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1,655 GXDtt * ĐMTL% 357.439
4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 0,993 GXDtt * ĐMTL% 214.464
5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,079 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 24.515
6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,225 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 70.112
7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,253 GXDtt * ĐMTL% 54.733
8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,245 GXDtt * ĐMTL% 53.005
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 3,150 GXDtt * ĐMTL% 680.538
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 1,147 GTBtt * ĐMTL% 110.296
11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 490.623
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
26
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
V Chi phí đất 8.800,0 m2
5.581 49.110.336
VI Chi phí vốn lưu động TT 4.875.000
VIII Chi phí dự phòng 5% 4.432.443
Tổng cộng 93.081.312
Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 65/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 20 tháng 01 năm
2021 về Ban hành suấtvốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020,Thông tư
số 11/2021/TT-BXD ngày31 tháng 8 năm 2021của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư
xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phíquản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31
tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
27
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
4.1. Địa điểm xây dựng
Dự án“Sản xuấtnguyên liệu phụ liệu ngành may mặc KCN” được thực
hiệntại Khu công nghiệp Sóng Thần III, phường Phú Tân, thị xã Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương.
Vị trí thực hiện dự án
4.2. Hình thức đầu tư
Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
5.1. Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
TT Nội dung Diện tích (m2
) Tỷ lệ (%)
1 Nhà xưởng sản xuất 5.000,0 56,82%
2 Nhà xe 95,0 1,08%
Vị trí thực hiện dự án
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
28
TT Nội dung Diện tích (m2
) Tỷ lệ (%)
3 Nhà bảo vệ 12,0 0,14%
4 Nhà điều hành, nhà ăn, phụ trợ 150,0 1,70%
5 Trạm điện 20,0 0,23%
6 Bể nước 180,0 2,05%
7 Sân bãi 945,0 10,74%
8 Cây xanh, giao thông nội bộ, hạ tầng kỹ thuật 2.398,0 27,25%
Tổng cộng 8.800,0 100,00%
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là
tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
29
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 8.800,0 m2
1 Nhà xưởng sản xuất 5.000,0 m2
2 Nhà xe 95,0 m2
3 Nhà bảo vệ 12,0 m2
4 Nhà điều hành, nhà ăn, phụ trợ 150,0 m2
5 Trạm điện 20,0 m2
6 Bể nước 180,0 m2
7 Sân bãi 945,0 m2
8 Cây xanh, giao thông nội bộ, hạ tầng kỹ thuật 2.398,0 m2
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
2.1. Chỉ may trong ngành dệt may
Chỉ may là các sợi mềm dẻo, có thể uốn cong hoặc kéo thẳng một cách dễ
dàng. Những loại chỉ may cùng loại với nhau, đều có đường kính đều nhau và
rất nhỏ. Trong đó, chỉ may công nghiệp được thợ gia công rất tỉ mỉ, để tạo độ
nhẵn nhằm tác dụng xuyên qua lớp vải và kim khâu một cách dễ nhất.
Chỉ may công nghiệp là gì
Trong đó, chỉ may công nghiệp có nhiều màu sắc khác nhau, chúng được
nhuộm và quét thêm một lớp dầu để tăng thêm độ chắn chắn, bền bỉ với thời
gian. Hiện nay, chỉ may công nghiệp thường có nguồn gốc tự nhiên như tơ tằm,
len, hoặc có nguồn gốc nhân tạo như: PAN, PA, PES, Vico…bên cạnh đó còncó
một số loại chỉ may công nghiệp được tổng hợp từ 2 nguồn nguyên liệu trên.
Kích thước chỉ may rất đa dạng, nhằm phù hợp với kích thước của mỗi tấm vải.
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
30
Các loại chỉ may công nghiệp hiện nay
Ngoài thông tin liên quan tới chỉ may công nghiệp là gì? Sau đây là phân
loại các loại chỉ may khác nhau, bởi một loại lại có tính chất và cấu trúc khác
nhau.Hiện nay chỉ may công nghiệp được chia thành 2 nhóm cụ thể như sau:
– Phân loại theo cấu trúc: Sợi chỉ may được chia ra làm các loại sau: chỉ
20/2, chỉ 20/3, chỉ 40/3, chỉ 60/3
+ Chỉ sợi lõi được bọc bông: Loại chỉ được đánh giá rất cao về độ bền, và
dễ sử dụng.
+ Chỉ filament: Loại chỉ này gồm 2 loại chỉ khác nhau là chỉ sợi filament
nylon đơn và chỉ multifilament là loại chỉ được kết hợp từ nhiều sợi filament xe
lại với nhau.
– Phân loại theo nguyên liệu gia công: Tùy từng nguyên liệu gia công, mà
chỉ may công nghiệp có nhiều tên gọi khác nhau như: Chỉ cotton, chỉ có phủ ánh
kim bên ngoài, chỉ từ sợi lanh, chỉ nylon, chỉ từ sợi tơ, chỉ rayon, chỉ từ sợi len.
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
31
Trong đó, chỉ cotton, chỉ có phủ ánh kim là được sử dụng rất phổ biến tại
các nhà may.
Thông số kỹ thuật của chỉ may
Chỉ may là một trong những phụ liệu quan trọng, không thể thiếu đối với
ngành may mặc. Mặc dù rất nhỏ bé, nhưng lại có tác dụng tuyệt vời giúp liên kết
tạo ra những bộ trang phục thời trang cá tính, thời thượng.
Hiện nay, chỉ may có nhiều loại khác nhau, vì vậy thông số kỹ thuật của
chỉ may cũng khác nhau, cụ thể:
Thông số kỹ thuật của chỉ may polyester
Đây là loại có độ co giãn ít, độ bền cao, ít mối nối, được sử dụng rộng rãi
trong ngành công nghiệp may mặc. Trong đó, sợi chỉ được làm từ các sợi, chủ
yếu được se xoắn vào nhau. Sợi chỉ polyester được đánh giá là sự lựa chọn linh
hoạt cho ngành dệt may.
Các thông số kỹ thuật của chỉ may polyester:
+ Chất liệu: 100% polyester.
+ Loại: 15/2, 20/2, 20/3, 20/6, 30,2, 30,3, 40,2, 40,3, 50,2, 50,3, 60,2,
60,3, 80,2…
+ Màu sắc: Đa dạng về màu sắc, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
+ Công suất: 300000 tấn/ năm.
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
32
+ Chứng chỉ: ISO 9001.
Thông số kỹ thuật chỉ may 60/3
Chỉ may 60/3 được sử dụng rất phổ biến, có tính ứng dụng cao. Thông số
kỹ thuật của chỉ may loại này được thể hiện như sau:
+ Tên sản phẩm: Chỉ may 60/3
+ Chất liệu: Tơ 60/3
+ Kích thước: 3000m đến 5000m tùy theo nhu cầu của khách hàng.
+ Màu sắc:Đa dạng
+ Đơn vị: Cuộn.
+ Độ co giãn: 12- 16%
+ Sức mạnh trung bình: 1076- 1098g.
Như vậy, mỗi loại chỉ may lại có các thông số kỹ thuật khác nhau. Trên
đây, là 2 loại chỉ được sử dụng phổ biến nhất để khách hàng nắm được.
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
33
2.2. Quy trình sản xuất chỉ may
2.3. Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất chỉ may
Chuẩn bị nguyên liệu
Hiện nay nguyên liệu chính cho ngành là bông xơ, nguyên liệu đầu vào
được nhập từ các nhà cung cấp trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài.
Đánh sợi
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
34
Trong quá trình thu hoạch, những bông vải được đóng lại dưới dạng
những kiện bông thô chứa các sợi bông có kích thước khác nhau cùng với các
tạp chất tự nhiên khác như hạt, bụi, đất….
Đến quy trình đánh vải sợi bông, những nguyên liệu bông thô này sẽ được
đánh tung, làm sạch và bông được thu dưới dạng các tấm phẳng, đều. Các sợi
bông tiếp tục được kéo sợi thô để tăng kích thước, độ bền và được đánh thành
từng ống trước khi kết thúc quy trình dệt sợi.
Chạy trơn
Sau khi kết thúc quá trình kéo bông thành từng sợi, thì sẽ đến quá trình
tạo trơn cho sợi chỉ. Để có thể tạo trơn thì ta cần phải sử dụng hồ tinh bột, tinh
bột biến tính hoặc một số hồ nhân tạo như polyacrylate, polyvinylalcol
PVA,….để tạo thành các màng hồ bao quanh sợi chỉ, làm độ bền tăng lên, độ
trơn và bóng của sợi cũng tăng theo.
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
35
Nhuộm sợi
Quá trình nhuộm sợi trong quy trình dệt vải là sử dụng các loại thuốc
nhuộm, chất phụ gia để tăng khả năng ăn màu của vải. Để có thể nhuộm màu vải
đẹp và đạt yêu cầu trong quy trình nhuộm vải dệt kim thì ta sẽ sử dụng các loại
thuốc nhuộm tổng hợp cũng như các hóa chất khác để tạo môi trường tốt nhất để
cho vải có thể bắt màu.
Sau khi trải qua quy trình dệt nhuộm, sợi chỉ sẽ được cho vào các thùng
màu để ngâm, tùy theo chất lượng vải và chất lượng thuốc nhuộm thì sẽ có thời
gian khác nhau. Thường thì sẽ mất khoảng từ 2 đến 7 ngày cho công đoạn này.
Với quy trình sản xuất khép kín từ vùng nguyên liệu đến nhà máy sản
xuất. Cùng dây chuyền máy móc hiện đại và quá trình sản xuất khắt khe, dưới sự
giám sát chặt chẽ của các chuyên gia hàng đầu quốc tế. Nhà máy tạo ra những
sản phẩm sợi chất lượng cao cho thị trường trong nước và quốc tế.
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
36
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
37
2.4. Thiết bị sử dụng trong dự án
Máy hấp sợi
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
38
Hệ thống máy sấy sợi
Máy cuộn
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
39
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
1.1. Chuẩn bị mặt bằng
Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các
thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện
đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định.
1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư:
KhuvựclậpDựánkhôngcódâncưsinhsốngnênkhôngthựchiệnviệctái định cư.
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường
giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực.
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.1. Các phương án xây dựng công trình
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 8.800,0 m2
1 Nhà xưởng sản xuất 5.000,0 m2
2 Nhà xe 95,0 m2
3 Nhà bảo vệ 12,0 m2
4 Nhà điều hành, nhà ăn, phụ trợ 150,0 m2
5 Trạm điện 20,0 m2
6 Bể nước 180,0 m2
7 Sân bãi 945,0 m2
8 Cây xanh, giao thông nội bộ, hạ tầng kỹ thuật 2.398,0 m2
Hệ thống tổng thể
- Hệ thống cấp nước Hệ thống
- Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
40
TT Nội dung Diện tích ĐVT
- Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
- Hệ thống PCCC Hệ thống
Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy
chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn
thiết kế cơ sở xin phép xây dựng.
2.2. Các phương án kiến trúc
Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết
kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai
đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung
như:
1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng.
2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng.
3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng.
Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật
của dự án với các thông số như sau:
 Hệ thống giao thông
Xác định cấp đường, cấp tải trọng, điểm đấu nối để vạch tuyến và phương
án kết cấu nền và mặt đường.
 Hệ thống cấp nước
Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch
(hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch
tuyến cấp nước bên ngoài nhà, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.
 Hệ thống thoát nước
Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến
thoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối. Thiết kế tuyến thu và thoát
nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
41
 Hệ thống xử lý nước thải
Khi dự án đi vào hoạt động, chỉ có nước thải sinh hoạt, nước thải từ các
khu sản xuất không đáng kể nên không cần tính đến phương án xử lý nước thải.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải
trong sản xuất (nước từ việc xử lý giá thể, nước có chứa các hóa chất xử lý mẫu
trong quá trình sản xuất).
 Hệ thống cấp điện
Tính toán nhu cầu sử dụng điện của dự án. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng
điện của từng tiểu khu để lựa chọn giải pháp thiết kế tuyến điện trung thế, điểm
đặt trạm hạ thế. Chọn vật liệu sử dụng và phương án tuyến cấp điện hạ thế ngoài
nhà. Ngoài ra dự án còn đầu tư thêm máy phát điện dự phòng.
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1. Phương án tổ chức thực hiện
Dự ánđược chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và
khai thác khi đi vào hoạt động.
Dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương. Đối với lao động chuyên
môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình
hoạt động sau này.
Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến(ĐVT: 1000 đồng)
TT Chức danh
Số
lượng
Mức thu
nhập bình
quân/tháng
Tổng
lương
năm
Bảo
hiểm
21,5%
Tổng/năm
1 Giám đốc 1 25.000 300.000 64.500 364.500
2
Ban quản lý,
điều hành
2 15.000 360.000 77.400 437.400
3
Công nhân
viên văn
phòng
12 8.000 1.152.000 247.680 1.399.680
4
Công nhân
sản xuất
36 6.500 2.808.000 603.720 3.411.720
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
42
TT Chức danh
Số
lượng
Mức thu
nhập bình
quân/tháng
Tổng
lương
năm
Bảo
hiểm
21,5%
Tổng/năm
5
Lao động
thời vụ
54 5.500 3.564.000 766.260 4.330.260
Cộng 105 682.000 8.184.000 1.759.560 9.943.560
3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý
Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương
đầutư.
Tiến độ thực hiện: 24 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư,
trong đó:
STT Nội dung công việc Thời gian
1 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Quý III/2022
2
Thủ tục phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ
1/500
Quý IV/2022
3 Thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Quý IV/2022
4
Thủ tục giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụng
đất
Quý I/2023
5 Thủ tục liên quan đến kết nối hạ tầng kỹ thuật Quý II/2023
6
Thẩm định, phê duyệt TKCS, Tổng mức đầu tư và phê
duyệt TKKT
Quý II/2023
7
Cấp phép xây dựng (đối với công trình phải cấp phép xây
dựng theo quy định)
Quý III/2023
8 Thi công và đưa dự án vào khai thác, sử dụng
Quý IV/2023
đến Quý
III/2024
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
43
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Mục đíchcủa công tác đánh giá tác động môi trường của dự án“Sản xuất
nguyên liệu phụ liệu ngành may mặcà tiêu cực ảnh hưởng đến khu vực thực
hiện dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm
thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro
cho môi trường và cho chính dự án khi đi vào hoạt động, đáp ứng được các yêu
cầu về tiêu chuẩn môi trường.
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG.
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/20013;
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006;
- Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát
nước và xử lý nước thải;
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định
về xác định thiệt hại đối với môi trường;
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
44
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định
về Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng
dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường;
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
- TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu
chuẩn thiết kế;
- QCVN 01:2008/BXD - Quy hoạch xây dựng;
- TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên
ngoài và công trình;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh;
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT
ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động,
05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
Dự án “Sản xuấtnguyên liệuphụ liệu ngànhmay mặc KCN”được thực
hiện tại Khu công nghiệp Sóng Thần III, phường Phú Tân, thị xã Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương .
IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI
VỚI MÔI TRƯỜNG
4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình
Tác động đến môi trường không khí:
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
45
Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất,
cát…)từcôngviệc đào đất,sanủimặt bằng, vậnchuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu
xây dựng, phatrộnvàsửdụngvôivữa, đấtcát...hoạtđộngcủacácmáymóc thiết bị
cũngnhư các phươngtiệnvận tảivà thicôngcơ giớitại công trường sẽ gây ra tiếng
ồn.Bụi phát sinh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân trên công
trường và người dân lưu thông trên tuyến đường.
Tiếng ồnphátsinh trongquátrìnhthi công là không thể tránh khỏi. Tiếng ồn
có thể phát sinh khi xe, máy vận chuyển đất đá, vật liệu hoạt động trên công
trường sẽ gây ảnh hưởng đến người dân sống hai bên tuyến đường vận chuyển
và người tham gia giao thông.
Tác động của nước thải:
Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công
nhân xây dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải
được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.
Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là
một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi,
đất đá, xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt. Trong quá trình xây dựng dự án
áp dụng các biện pháp thoát nước mưa thích hợp.
Tác động của chất thải rắn:
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ
quá trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn
phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể
bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề
vệ sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi…) sẽ được tái
sử dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
46
nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý
ngay.
Tác động đến hệ sinh thái, cảnh quan khu vực:
Quá trình thi công cần đào đắp, san lấp mặt bằng, bóc hữu cơ và chặt bỏ
lớp thảm thực vật trong phạm vi quy hoạch nên tác động đến hệ sinh thái và
cảnh quan khu vực dự án, cảnh quan tự nhiên được thay thế bằng cảnh quan
nhân tạo.
Tác động đến sức khỏe cộng đồng:
Các chất có trong khí thải giao thông, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây
tác động đến sức khỏe công nhân, người dân xung quanh (có phương tiện vận
chuyển chạy qua) và các công trình lân cận. Một số tác động có thể xảy ra như
sau:
– Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (Bụi, SO2, CO, NOx, THC,...),
nếu hấp thụ trong thời gian dài, con người có thể bị những căn bệnh mãn tính
như về mắt, hệ hô hấp, thần kinh và bệnh tim mạch, nhiều loại chất thải có trong
khí thải nếu hấp thụ lâu ngày sẽ có khả năng gây bệnh ung thư;
– Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm,…gây tác
động hệ thần kinh, tim mạch và thính giác của cán bộ công nhân viên và người
dân trong khu vực dự án;
– Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông,
cháy nổ,… gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường.
– Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chất
tạm thời, mang tính cục bộ.
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
Tác động do bụi và khí thải:
Đối với dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính:
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
47
Từ hoạt động giao thông (các phương tiện vận chuyển ra vào dự án);
Từ quá trình hoạt động:
 Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển, bốc dở, nhập liệu;
 Bụi phát sinh từ dây chuyền sản xuất (nếu có);
Hoạt động của dự án luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng
hóa nhập, xuất kho và nguyên liệu. Đồng nghĩa với việc khi dự án đi vào hoạt
động sẽ phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện xe chuyên chở vận tải
chạy bằng dầu DO.
Mức độ ô nhiễm này còn tùy thuộc vào từng thời điểm có số lượng xe tập
trung ít hay nhiều, tức là còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa nhập, xuất kho.
Đây là nguồn gây ô nhiễm di động nên lượng chất ô nhiễm này sẽ rải đều
trên những đoạn đường mà xe đi qua, chất độc hại phát tán cục bộ. Xét riêng lẻ,
tuy chúng không gây tác động rõ rệt đối với con người nhưng lượng khí thải này
góp phần làm tăng tải lượng ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Cho nên chủ
dự án cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp
nhất ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực dự
án trong giai đoạn này.
Tác động do nước thải
Nguồn nước thải phát sinh tại dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt và
nước mưa chảy tràn.
Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm: Chất rắn lơ lửng (SS),
các chất hữu cơ (COD, BOD), dinh dưỡng (N, P…), vi sinh vật (virus, vi khuẩn,
nấm…)
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
48
Nếu nước thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý thích hợp thì chúng
sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất, nước ngầm và là nguy cơ lan truyền
bệnh cho con người và gia súc.
Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nuớc mưa chảy tràn qua khu vực sân
bãi có thể cuốn theo đất cát, lá cây… rơi vãi trên mặt đất đưa xuống hệ thống
thoát nước, làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.
Tác động do chất thải rắn
Chất thải rắn sản xuất không nguy hại:phát sinh trong quá trình hoạt động
Chất thải rắn sản xuất nguy hại:Các chất thải rắn nguy hại phát sinh dính
hóa chất trong quá trình hoạt động. Xăng xe, sơn, dầu mỡ tra máy trong quá
trình bảo dưỡng thiết bị, máy móc; vỏ hộp đựng sơn, vecni, dầu mỡ; chất kết
dính, chất bịt kín là các thành phần nguy hại đối với môi trường và con người.
Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động của công nhân viên phần
rác thải chủ yếu là thực phẩm thừa, bao bì đựng thức ăn hay đồ uống như hộp
xốp, bao cà phê, ly sinh tố, hộp sữa tươi, đũa tre, ống hút, muỗng nhựa, giấy,…;
cành, lá cây phát sinh từ hoạt động vệ sinh sân vườn trong khuôn viên của nhà
máy. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993), thì hệ số phát sinh
chất thải rắn sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày
V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
Căn cứ quá trình tham quan, khảo sát công nghệ trên địa bàn cả nước đối
với các phương pháp đã giới thiệu trên, phương án công nghệ áp dụng tại dự án
là công nghệ hiện đại phù hợp với quy mô dự án, đảm bảo các quy chuẩn môi
trường, bên cạnh đó, công nghệ sản xuất, máy móc chủ yếu mua tại trong nước
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
49
nên không cần phải chuyển giao công nghệ. Máy móc sản xuất đáp ứng các tiêu
chí yêu cầu sau:
- Phù hợp với tất cả các loại sản phẩm đầu vào
- Sử dụng tiết kiệm quỹ đất.
- Chi phí đầu tư hợp lý.
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG
6.1. Giai đoạn xây dựng dự án
Thường xuyên kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết
bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật, điều này sẽ giúp
hạn chế được sự phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường;
Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Các phương tiện đi ra
khỏi công trường được vệ sinh sạch sẽ, che phủ bạt (nếu không có thùng xe) và
làm ướt vật liệu để tránh rơi vãi đất, cát… ra đường, là nguyên nhân gián tiếp
gây ra tai nạn giao thông;
Công nhân làm việc tại công trường được sử dụng các thiết bị bảo hộ lao
động như khẩu trang, mũ bảo hộ, kính phòng hộ mắt;
Máy móc, thiết bị thực hiện trên công trường cũng như máy móc thiết bị
phục vụ hoạt động của dự án phải tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn
(ví dụ: TCVN 4726 – 89 Máy cắt kim loại - Yêu cầu đối với trang thiết bị điện;
TCVN 4431-1987 Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng toàn phần: Lan can an toàn -
Điều kiện kĩ thuật, …)
Hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm: hoạt động vận chuyển đường bộ sẽ
được sắp xếp vào buổi sáng (từ 8h đến 11h00), buổi chiều (từ 13h30 đến 16h30),
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
50
buổi tối (từ 18h00 đến 20h) để tránh giờ tan ca của công nhân của các công trình
lân cận;
Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, đào đất, san ủi mặt
bằng…
Che chắn các bãi tập kết vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn, bố trí ở
cuối hướng gió và có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh
hưởng toàn khu vực.
Đối với chất thải rắn sinh hoạt được thu gom vào những thùng chuyên
dụng có nắp đậy. Chủ đầu tư sẽ ký kết với đơn vị khác để thu gom, xử lý chất
thải sinh hoạt đúng theo quy định hiện hành của nhà nước.
Xây dựng nội quy cấm phóng uế, vứt rác sinh hoạt, đổ nước thải bừa bãi
gây ô nhiễm môi trường và tuyên truyền cho công nhân viên của dự án.
Luôn nhắc nhở công nhân tuân thủ nội quy lao động, an toàn lao động và
giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cộng đồng.
6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
Giảm thiểu ô nhiễm không khí
Nồng độ khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông ngoài sự phụ thuộc
vào tính chất của loại nhiên liệu sử dụng còn phải phụ thuộc vào động cơ của
các phương tiện. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các phương
tiện vận chuyển, Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp sau:
Tất cả phương tiện vận chuyển ra vào dự án phải đạt Tiêu chuẩn Việt
Nam về an toàn kỹ thuật và môi trường theo đúng Thông tư số 10/2009/TT-
BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ngày 24/06/2009;
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
51
Quy định nội quy cho các phương tiện ra vào dự án như quy định tốc độ
đối với các phương tiện di chuyển trong khuôn viên dự án, yêu cầu tắt máy khi
trong thời gian xe chờ…;
Trồng cây xanh cách ly xung quanh khu vực thực hiện dự án và đảm bảo
diện tích cây xanh chiếm 20% tổng diện tích dự án như đã trình bày trong báo
cáo;
Giảm thiểu tác động bụi, khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất
Thông thoáng nhà xưởng sản xuất, lắp đặt hệ thống thông gió, quạt hút và
hệ thống làm mát phù hợp với đặc thù sản xuất của nhà máy;
Thực hiện quét dọn, vệ sinh ngay trường hợp để rơi vãi nguyên vật liệu,
thành phẩm.
Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân, tất các công nhân làm việc tại
nhà máy đều được trang bị bảo hộ lao động phù hợp theo đặc thù của công đoạn
sản xuất;
Giám sát sự tuân thủ an toàn trong lao động tại nhà máy;
Định kỳ khám sức khỏe cho công nhân;
Giảm thiểu tác động nước thải
Quy trình xử lý nước thải bằng bể tự hoại:
Nước thải từ bồn cầu được xử lý bằng bể tự hoại. Bể tự hoại là công trình
đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn lắng giữ trong bể
từ 3 – 6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị
phân hủy, một phần tạo thành các chất hòa tan. Nước thải lắng trong bể với thời
gian dài bảo đảm hiệu suất lắng cao.
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
52
Khi qua bể tự hoại, nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải giảm khoảng
30%, riêng các chất lơ lửng hầu như được giữ lại hoàn toàn.
Bùn từ bể tự hoại được chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị có chức năng để
hút và vận chuyển đi nơi khác xử lý.
Giảm thiểu tác động nước mưa chảy tràn:
Thiết kế xây dựng và vận hành hệ thống thoát nước mưa tách biệt hoàn
toàn với với hệ thống thu gom nước thải;
Định kỳ nạo vét các hố ga và khai thông cống thoát nước mưa;
Quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy
hại, tránh các loại chất thải này rơi vãi hoặc bị cuốn vào hệ thống thoát nước
mưa.
Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn
Chủ đầu tư cam kết sẽ tuân thủ đúng pháp luật hiện hành trong công tác
thu gom, lưu trữ và xử lý các chất thải rắn, cụ thể là tuân thủ theo Nghị định số
38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về việc quản lý chất thải và
phế liệu thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30/6/2015 về Quy định
quản lý chất thải nguy hại.
VII. KẾT LUẬN
Các tác động từ hoạt động của dự án tới môi trường là không lớn và hoàn
toàn có thể kiểm soát được. Đồng thời, các sản phẩm mà dự án tạo ra đóng vai
trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hoạt động của dự
án mang lại lợi ích đáng giá và đặc biệt có hiệu quả về mặt xã hội lớn lao, tạo
điều kiện công việc làm cho người lao động tại địa phương.
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
53
Trong quá trình hoạt động của dự án, các yếu tố ô nhiễm môi trường phát
sinh không thể tránh khỏi. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ
môi trường, mối quan hệ giữa phát triển sản xuất và giữ gìn trong sạch môi
trường sống, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các bước yêu cầu của công tác bảo vệ môi
trường. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn lao động trong sản xuất cũng được chú
trọng.
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
54
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC
HIỆNVÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN.
Nguồn vốn: vốn chủ sở hữu 51,66%, vốn vay 48,34%. Chủ đầu tưsẽ làm
việc với các ngân hàng thương mại để vay dài hạn. Lãi suất cho vay các ngân
hàng thương mại theo lãi suất hiện hành.
Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được lập dựa theo quyết định về Suất
vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổnghợp bộ phận kết cấu công
trình của Bộ Xây dựng; giá thiết bị dựa trên cơ sở tham khảo các bản chào giá
của các nhà cung cấp vật tư thiết bị.
Nội dung tổng mức đầu tư
Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây
dựng dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc KCN”làm cơ sở
để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí vật tư thiết
bị; Chi phí tư vấn, Chi phí quản lý dự án & chi phí khác, dự phòng phí.
Chi phí xây dựng và lắp đặt
Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; Chi phí xây dựng
công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện
trường để ở và điều hành thi công.
Chi phí thiết bị
Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công
nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo
hiểm thiết bị; thuế và các loại phí có liên quan.
Các thiết bị chính, để giảm chi phí đầu tư mua sắm thiết bị và tiết kiệm
chi phí lãi vay, các phương tiện vận tải có thể chọn phương án thuê khi cần thiết.
Với phương án này không những giảm chi phí đầu tư mà còn giảm chi phí điều
hành hệ thống vận chuyển như chi phí quản lý và lương lái xe, chi phí bảo trì
bảo dưỡng và sửa chữa…
Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
Tư vấn dự án: 0918755356
55
Chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn
đầu tư xây dựng công trình.
Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công
việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn
thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:
- Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.
- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức
thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công
trình.
- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí
xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán,
quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Chi phí khởi công, khánh thành;
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm
- Chi phí khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế cơ sở;
- Chi phí khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ thi công;
- Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây
dựng công trình;
- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí
phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn
nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng
thầu xây dựng;
- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám
sát lắp đặt thiết bị;
- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định
DU AN PHU LIEU MAY MAC
DU AN PHU LIEU MAY MAC
DU AN PHU LIEU MAY MAC
DU AN PHU LIEU MAY MAC
DU AN PHU LIEU MAY MAC
DU AN PHU LIEU MAY MAC
DU AN PHU LIEU MAY MAC
DU AN PHU LIEU MAY MAC
DU AN PHU LIEU MAY MAC
DU AN PHU LIEU MAY MAC
DU AN PHU LIEU MAY MAC
DU AN PHU LIEU MAY MAC
DU AN PHU LIEU MAY MAC
DU AN PHU LIEU MAY MAC

More Related Content

What's hot

Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án nhà máy viên nén
Thuyết minh dự án nhà máy viên nén Thuyết minh dự án nhà máy viên nén
Thuyết minh dự án nhà máy viên nén LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án trồng rừng, bảo vệ , quản lý kết hợp nông nghiệp 0918755356
Thuyết minh dự án trồng rừng, bảo vệ , quản lý kết hợp nông nghiệp 0918755356Thuyết minh dự án trồng rừng, bảo vệ , quản lý kết hợp nông nghiệp 0918755356
Thuyết minh dự án trồng rừng, bảo vệ , quản lý kết hợp nông nghiệp 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 

What's hot (20)

Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
 
Thuyết minh dự án nhà máy viên nén
Thuyết minh dự án nhà máy viên nén Thuyết minh dự án nhà máy viên nén
Thuyết minh dự án nhà máy viên nén
 
Dự án đầu tư xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 3 sao
Dự án đầu tư xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 3 saoDự án đầu tư xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 3 sao
Dự án đầu tư xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 3 sao
 
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
Thuyết minh dự án Phương án sản xuất mô hình chăn nuôi gia cầm ứng dụng Công ...
 
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
Thuyết minh dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất các sản phẩm từ tre...
 
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất nước tinh khiết
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất nước tinh khiếtDự án đầu tư nhà máy sản xuất nước tinh khiết
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất nước tinh khiết
 
Dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng resort tân thuận đông | Lập dự án Việt | ...
Dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng resort tân thuận đông | Lập dự án Việt | ...Dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng resort tân thuận đông | Lập dự án Việt | ...
Dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng resort tân thuận đông | Lập dự án Việt | ...
 
Luận văn: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩm, 9đ
Luận văn: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩm, 9đLuận văn: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩm, 9đ
Luận văn: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩm, 9đ
 
Thuyết minh dự án trồng rừng, bảo vệ , quản lý kết hợp nông nghiệp 0918755356
Thuyết minh dự án trồng rừng, bảo vệ , quản lý kết hợp nông nghiệp 0918755356Thuyết minh dự án trồng rừng, bảo vệ , quản lý kết hợp nông nghiệp 0918755356
Thuyết minh dự án trồng rừng, bảo vệ , quản lý kết hợp nông nghiệp 0918755356
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
 
Nhà máy xử lý chất thải Bá Phát
Nhà máy xử lý chất thải Bá PhátNhà máy xử lý chất thải Bá Phát
Nhà máy xử lý chất thải Bá Phát
 
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
 
Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hữu Nghị - www.duanviet.com.v...
Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hữu Nghị - www.duanviet.com.v...Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hữu Nghị - www.duanviet.com.v...
Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hữu Nghị - www.duanviet.com.v...
 
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Hồng Liên Bắc Ninh www.duanviet.com.vn 09...
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Hồng Liên Bắc Ninh www.duanviet.com.vn 09...Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Hồng Liên Bắc Ninh www.duanviet.com.vn 09...
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Hồng Liên Bắc Ninh www.duanviet.com.vn 09...
 
Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm
Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdmDự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm
Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựaDự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
 
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
 
Dự án báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trang trại nông nghiệp công nghệ cao kế...
Dự án báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trang trại nông nghiệp công nghệ cao kế...Dự án báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trang trại nông nghiệp công nghệ cao kế...
Dự án báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trang trại nông nghiệp công nghệ cao kế...
 
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạoMẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
 

Similar to DU AN PHU LIEU MAY MAC

THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356
Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356
Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nén
Dự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nénDự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nén
Dự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nénLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngdu lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docxThuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docxThuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mạiThuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mạiLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ tre
Thuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ treThuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ tre
Thuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ treLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao 0918755356Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ caoThuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩuThuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩuLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxThuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Similar to DU AN PHU LIEU MAY MAC (20)

THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
 
Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356
Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356
Dự án sẩn xuất đệm lót sinh học và viên nén 0918755356
 
Dự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nén
Dự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nénDự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nén
Dự án sản xuất đệm lót sinh học và viên nén
 
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngdu lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docxThuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docxThuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mạiThuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
 
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
 
Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356
 
DU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNGDU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNG
 
Thuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ tre
Thuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ treThuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ tre
Thuyết minh dự án trồng tre và chế biến các sản phẩm từ tre
 
Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao 0918755356Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao 0918755356
Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao 0918755356
 
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ caoThuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩuThuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến khoai lang xuất khẩu.docx
 
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
 
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguồn nguyên liệu tro,...
 
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxThuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT

THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docxTHUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docxDự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docxDự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docxThuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docxdự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docxThuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docxTHUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
THUYẾT MINH DU AN CANG LOGISTIC - VUNG TAU.docx
 
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docxDự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
Dự án “Nhà máy sản xuất sợi dệt kết hợp”.docx
 
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docxDự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
Dự án “Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng”.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docxThuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
Thuyết minh dự án nhà máy xay sát lúa gạo.www.duanviet.com.vn.docx
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY.www.duanviet.com.vn/0918755356
 
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docxdự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
dự án nhà máy chế biến lương thực thực phẩm.docx
 
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docxThuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
Thuyết minh dự án bênh viện thẩm mỹ.docx
 
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
DỰ ÁN TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ.www,duanviet.com.vn/0918755356
 
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
Thuyết minh dự án nuôi heo.www.duanviet/0918755356
 
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
 

DU AN PHU LIEU MAY MAC

  • 1. THUYẾT MINH DỰ ÁN SẢN XUẤT NGUYÊN LIỆU PHỤ LIỆU NGÀNH MAY MẶC CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI Địa điểm: tỉnh Bình Dương
  • 2. CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI -----------  ----------- DỰ ÁN SẢN XUẤT NGUYÊN LIỆU PHỤ LIỆU NGÀNH MAY MẶC Địa điểm: tỉnh Bình Dương ĐƠN VỊ TƯ VẤN CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI 0918755356- 0903034381 Giám đốc
  • 3. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... 2 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 6 I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 6 II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 6 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 7 IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 8 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 9 5.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 9 5.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................10 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................11 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN................................................................................................................11 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án..................................................11 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án........................................13 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................15 2.1. Ngành dệt may thế giới ...........................................................................15 2.2. Ngành dệt may Việt Nam........................................................................17 2.3. Thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày ...........................21 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................22 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................22 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................24 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................27 4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................27 4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................27 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.27
  • 4. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 3 5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................27 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............28 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................29 I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............29 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......29 2.1. Chỉ may trong ngành dệt may..................................................................29 2.2. Quy trình sản xuất chỉ may......................................................................33 2.3. Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất chỉ may..................................33 2.4. Thiết bị sử dụng trong dự án....................................................................37 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................39 I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................39 1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................39 1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................39 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................39 II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH...................39 2.1. Các phương án xây dựng công trình.........................................................39 2.2. Các phương án kiến trúc..........................................................................40 III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................41 3.1. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................41 3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................42 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................43 I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................43 II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............43 III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................44
  • 5. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 4 IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG .....................................................................................44 4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình....................................................44 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................46 V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ...........................................................................48 VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG............................................49 6.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................49 6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................50 VII. KẾT LUẬN ...........................................................................................52 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .............................................................................54 I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................54 II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.......................56 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................56 2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................56 2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................56 2.4. Phương ánvay. ........................................................................................57 2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................57 KẾT LUẬN ..................................................................................................60 I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................60 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................60 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................61 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án.................................61 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................62 Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................63 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................64
  • 6. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 5 Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................65 Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn...................................66 Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ...........................67 Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................68 Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).........................69
  • 7. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 6 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI Mã số doanh nghiệp: - do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Địa chỉ trụ sở: Thông tin về người đại diện theo pháp luậtcủa doanhnghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm: Họ tên: Chức danh:Giám đốc Sinh ngày: Quốc tịch: Việt Nam Chứng minh nhân dân số: Ngày cấp: Nơi cấp: Công an Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ thường trú: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Địa điểm thực hiện dự án:, tỉnh Bình Dương. Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 8.800,0 m2 . Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: 93.081.312.000 đồng. (Chín mươi ba tỷ, không trăm tám mươi mốt triệu, ba trăm mười hai nghìn đồng) Trong đó: + Vốn tự có (51,66%) : 48.081.312.000 đồng. + Vốn vay - huy động (48,34%) : 45.000.000.000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Sản xuất phụ liệu may mặc 5.200.000,0 cone/năm
  • 8. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 7 II. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Những năm vừa qua, ngành dệt may Việt Nam đã đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, mang lại nhiều nguồn thu cho đất nước. Ngành dệt may Việt Nam đang là ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, là ngành giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là với tốc độ tăng trưởng trung bình 14,5%/ năm, thuộc hàng cao nhất thế giới nhưng giá trị gia tăng của ngành dệt may Việt Nam rất thấp, vị trí của dệt may Việt Nam trong mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn rất khiêm tốn mà mấu chốt của vấn đề là khâu cung ứng nguyên phụ liệu của ngành dệt may Việt Nam còn rất yếu kém. Sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dệt may đã dẫn đến tình trạng mâu thuẫn trong cung và cầu nguyên phụ liệu của ngành. Điều này sẽ làm cho sự tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam không bền vững. Để có bước đột phá, tạo giá trị gia tăng cao và nâng tầm ngành dệt may, Việt Nam cần dựa trên những thế mạnh của mình, kết hợp với các nguồn lực sẵn có cùng những tiến bộ về công nghệ, kỹ thuật trên thế giới, đồng thời phải có sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng ngành dệt may, đặc biệt là khâu cung ứng nguyên phụ liệu để tạo thế chủ động và nâng cao tính cạnh tranh của ngành và sản phẩm. Sự quan trọng của phụ liệu may mặc Phụ liệu may mặc trong tiếng anh thường được gọi là Garment Accessories, một cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên các bộ máy tìm kiếm. Phụ liệu may mặc là một tập hợp các nguyên liệu chỉ đến toàn bộ các loại phụ kiện và phụ phẩm được dùng trong ngành may. Đây là yếu tố quan trọng trong ngành may mặc đó chính là phụ liệu hỗ trợ may mặc: chỉ, sợi, cúc, miếng đệm, khóa kéo, đệm vai... vì vậy mà chúng trở thành một trong những nguồn cung ứng được quan tâm hàng đầu và có vai trò rất quan trọng hiện nay. Thông thường thì trong ngành may mặc, ngoài các loại vải sử dụng chính thì tất cả những vật liệu khác kết hợp tạo ra sản phẩm đều được gọi chung với
  • 9. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 8 cái tên là phụ liệu may mặc. Trong một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc thì việc chuẩn bị, chọn nguyên phụ liệu là một công đoạn cực kỳ quan trọng trước khi sản xuất ra một sản phẩm. Nguyên phụ liệu ngành may không chỉ được coi là những vật cần thiết trong quá trình tạo ra sản phẩm mà còn quyết định sản phẩm làm ra có phù hợp hay không. Do đó thì việc chọn lựa các phụ liệu phù hợp trước khi tiến hành sản xuất là một khâu rất quan trọng. Việc lựa chọn phụ liệu cũng có những thay đổi theo xu hướng sau: Chọn những phụ liệu theo xu hướng thời trang: Xu hướng thời trang là yếu tố quyết định xem những nguyên phụ liệu đi kèm có thật sự phù hợp kiểu dáng và xu thế thời trang đó hay không. Sử dụng nguồn cung nội địa: Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp sản xuất phụ liệu may trong nước, cùng với sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp FDI vào Việt Nam thì nhiều công ty đã bắt đầu quan tâm hơn đến những sản phẩm chất lượng được sản xuất trong nước với mức giá cạnh tranh thay vì nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao và tốn nhiều chi phí cũng như thời gian vận chuyển. Chọn lựa những doanh nghiệp cung cấp uy tín: Trước đây, việc tìm kiếm một đơn vị chuyên cung cấp những sản phẩm nguyên phụ liệu ngành may chất lượng và uy tín khá khó khăn với đa số các công ty. Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhcông nghiệp sản xuấtcủa tỉnh Bình Dương. III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ  Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
  • 10. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 9 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;  Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;  Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;  Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường;  Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;  Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;  Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;  Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020. IV. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 4.1. Mục tiêu chung  Phát triển dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc”
  • 11. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 10 theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành công nghiệp dệt, đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Bình Dương.  Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Bình Dương.  Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án. 4.2. Mục tiêu cụ thể  Phát triển mô hình nhà máy sản xuấtnguyên phụ liệu ngành dệt maychuyên nghiệp, hiện đại, nhằm góp phần cung cấp các sản phẩm phụ liệu cho ngành dệt may chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao.  Cung cấp sản phẩmphụ liệu ngành dệt may cho thị trường khu vực tỉnh Đồng Nai và khu vực lân cận, định hướng xuất khẩu.  Hình thành khucông nghiệp dệt may, cung cấp nguyên phụ liệu dệt may chất lượng cao và sử dụng công nghệ hiện đại.  Góp phần thực hiện các mục tiêu về tái cơ cấu ngành sản xuất giải quyết việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách nhà nước  Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau: Sản xuất phụ liệu may mặc 5.200.000,0 cone/năm  Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.  Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.  Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Bình Dươngnói chung.
  • 12. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 11 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án Vị trí địa lý Tỉnh Đồng Nai phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở vị trí trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng kinh tế phát triển năng động nhất Việt nam.
  • 13. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 12 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai Địa hình Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những dải núi rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam. Có thể phân biệt các dạng địa hình chính như sau: a) Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng: - Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10 m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5 m dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài km. Đất trên địa hình này chủ yếu là các Aluvi hiện đại. - Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2 m, có chỗ thấp hơn mực nước biển, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn bao phủ. Vật liệu không đồng nhất, có nhiều sét và vật chất hữu cơ lắng đọng. b) Dạng địa đồi lượn sóng: Độ cao từ 20 đến 200m. Bao gồm các đồi Bazan, bề mặt địa hình rất phẳng, thoải, độ dốc từ 30 đến 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các dạng địa hình khác bao trùm hầu hết các khối Bazan, phù sa cổ. Đất phân bổ trên địa hình này gồm nhóm đất đỏ vàng và đất xám. c) Dạng địa hình núi thấp: Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn với độ cao thay đổi từ 200 - 800m. Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía Bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện Định Quán, Xuân Lộc. Tất cả các núi này đều có độ cao (20–300), đá mẹ lộ thiên thành cụm với các đá chủ yếu là granit, đá phiến sét. Nhìn chung đất của Đồng Nai đều có địa hình tương đối bằng phẳng, có 82,09% đất có độ dốc < 80,92% đất có độ dốc <15°, các đất có độ dốc >15° chiếm khoảng 8%. Đất đai Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau: * Các loại đất hình thành trên đá Bazan: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở
  • 14. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 13 phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh. Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu… * Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như: đất xám, nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phía Nam, Đông Nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch). Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ … một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều … * Các loại đất hình thành trên phù sa mới như: đất phù sa, đất cát. Phân bố chủ yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả … - Tổng diện tích toàn tỉnh có: 590.723 ha. Bao gồm: đất nông nghiệp: 277.641 ha; đất lâm nghiệp: 181.578 ha; đất chuyên dùng: 49.717 ha; đất ở: 16.763 ha; đất chưa sử dụng: 897 ha; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 52.715 ha. Tình hình sử dụng đất của tỉnh những năm qua có biến động ít nhiều, nhưng đến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ. Khí hậu - Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ Bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). - Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. - Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn khoảng 2.301,6mm phân bố theo vùng và theo vụ. Vì thế Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng, ... cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án Kinh tế
  • 15. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 14 - Tổng sản phẩm trên địa bàn - GRDP đạt 214.365,817 tỷ đồng, tăng 2,15% so với cùng kỳ; GRDP bình quân đầu người năm 2021 dự ước đạt 118,45 triệu đồng (tương đương 5.179,5 USD). - Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 4,1% so cùng kỳ. - Điều chỉnh quy hoạch xây dựng của 07 đô thị, 06/8 Quy hoạch xây dựng vùng huyện; 05/21 phân khu quy hoạch phân khu đô thị Biên Hòa và 02 hồ sơ quy hoạch phân khu 3.2, 3.3 đô thị Nhơn Trạch; khắc phục 22/25 điểm ngập nặng xảy ra trong thời gian qua; hoàn thành và đưa vào sử dụng 273 căn nhà ở xã hội. - Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 45.257,44 tỷ đồng, tăng 3,43% so với cùng kỳ. - Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được quan tâm thực hiện, có 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 56/120 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 04 khu dân cư kiểu mẫu. - Do chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, tổng lượt khách đến tham quan và lưu trú giảm 34%; doanh thu dịch vụ du lịch giảm 35% so với cùng kỳ. - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (theo giá thực tế) ước đạt 187.103 tỷ đồng, tăng 2,01% so với cùng kỳ năm trước. - Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 21,2 tỷ USD, tăng 12,76% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt khoảng 20 tỷ USD, tăng 36,17% so cùng kỳ. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu đạt 1,25 tỷ USD. - Tổng thu ngân sách nhà nước khoảng 62.366,8 tỷ đồng, đạt 132% dự toán đầu năm và tăng 12% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương khoảng 22.733,675 tỷ đồng, đạt 97% so với dự toán, tăng 4% so cùng kỳ. - Dự ước tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công sau điều chỉnh là 66,46%, trong đó: đối với nguồn vốn ngân sách địa phương đạt 90% (ngân sách tỉnh, ngân sách huyện đạt 90%); đối với nguồn ngân sách Trung ương là 28,1% (trong đó nguồn
  • 16. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 15 vốn Trái phiếu Chính phủ (đầu tư dự án quan trọng quốc gia), đạt 19,16% kế hoạch). - Thu hút đầu tư trong nước đạt 17.042,2 tỷ đồng, bằng 55,4% so cùng kỳ; Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 1.300 triệu USD, đạt kế hoạch năm, bằng 2 98,2% so cùng kỳ. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ước đạt 3.400 doanh nghiệp, bằng 85,5% so với cùng kỳ. - Về phát triển khu công nghiệp: Trong năm 2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển thêm 02 KCN trên địa bàn tỉnh là KCN Phước An (330 ha) và Phước Bình 2 (299 ha), giảm 01 KCN (KCN Biên Hòa I, diện tích 325 ha). Tính đến nay, tỉnh Đồng Nai có 39 KCN được thành lập với tổng diện tích quy hoạch là 18.517 ha. Đề án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 đang trong quá trình lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư dự án theo quy định. Dân cư Tính đến năm 2019, dân số toàn tỉnh Đồng Nai đạt 3.097.107 người, mật độ dân số đạt 516,3 người/km², dân số thành thị chiếm 48.4%, dân số nông thôn chiếm 51.6%. Đây cũng là tỉnh đông dân nhất vùng Đông Nam Bộ với hơn 3 triệu dân (nếu không tính Thành phố Hồ Chí Minh). Đây là tỉnh có dân số đông thứ nhì ở miền Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh), đông thứ 5 cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An) và có dân số đô thị đứng thứ 4 cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương). II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 2.1. Ngành dệt may thế giới Sau Thế kỷ 20, ngành dệt may trở thành ngành công nghiệp sản xuất quy mô lớn. Toàn ngành có những thay đổi đột phá, từ trang phục được may theo số đo từng người với chi phí đắt đỏ đến việc sản xuất phục vụ nhu cầu đại chúng với chi phí thấp, từ kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu, màu sắc đến thời gian sử dụng và phát triển các sản phẩm mới cũng liên tục được thay đổi. Công đoạn sản xuấtliên tục dịch chuyển về nơi có chi phí sản xuất thấp, từ Bắc Mỹ và Tây Âu sang Nhật Bản rồi chuyển sang Hongkong, Đài Loan và Hàn Quốc, tới Trung Quốc, và chuyển dần tới các nước Nam Á và châu Mỹ Latin. Hàng dệt may là ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, quy mô toàn ngành liên tục tăng trưởng. Mặc dù quy độ tăng trưởng có chậm lại so với giai đoạn những
  • 17. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 16 năm 1990s nhưng được kỳ vọng tiếp tục hồi phục mức tăng trưởng cao hơn trong giai đoạn 2017 – 2021. Tốc độ tăng trưởng toàn ngành hiện đạt 3,5%/năm cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (2,5%/năm). Trong mảng sợi, Sợi Polyester đang vươn lên chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ sợi toàn cầu. Thị phần của sợi polyester trong tổng nhu cầu sợi toàn cầu đã tăng từ 25% (1980) lên 56% (2016), thay thế vị trí số 1 là sợi cotton trước kia. Trung Quốc và Mỹ là các quốc gia sản xuất được sợi tổng hợp có quy mô lớn trực tiếp từ PTA, MEG (các sản phẩm từ dầu mỏ và khí đốt). Nhờ công nghệ dầu đá phiến, chi phí sản xuất và khai thác dầu giảm dần khiến giá nguyên liệu đầu vào sản xuất sợi tổng hợp càng rẻ. Do đó, chi phí sản xuất sợi tổng hợp càng cạnh tranh. Mặt khác, các sản phẩm sợi tổng hợp có nguồn cung ổn định và khảnăng không ngừng nâng cao các tính năng mới cho sản phẩm cũng như khả năng sử dụng nguyên liệu tái chế, do đó, tính ứng dụng của sợi tổng hợp vào sản phẩm dệt may càng cao. Nhu cầu sợi cotton không có tăng trưởng đột biến do người tiêu dùng càng ưu tiên tiêu thụ sản phẩm sợi tổng hợp. Diện tích trồng bông tiếp tục được dự báo không có biến động lớn cho đến niên vụ2025/2026 khiến cung bông không có những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, giá bông vẫn biến động nhiều hơn và cao hơn giá Polyester, do đó, sợi Polyester về dài hạn sẽ tiếp tục chiếm lĩnh và gia tăng thị phần mảng sợi. Trong mảng dệt nhuộm, vấn đề ô nhiễm môi trường đang được đặc biệt quan tâm. Theo thống kê năm 2016, trung bình mỗi năm ngành công nghiệp dệt may cần sử dụng 5,8 nghìn tỷ lít nước (tương đương vơi lượng nước đáp ứng cho 2.320.000 hồ bơi chuẩn Olympic) và và 391 tỷ kWh cho công tác nhuộm màu vải (tương đương với 10% lượng điện tiêu thụ khắp nước Mỹ năm 2016). Cuối cùng, nhuộm dệt may sản xuất 568 triệu tấn khí nhà kính (GHG) mỗi năm (tương đương với hơn 94 triệu xe chở khách phát ra mỗi năm). Do đó, lĩnh vực dệt nhuộm trên thế giới đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Cụ thể, tại Trung Quốc, một loạt các doanh nghiệp dệt nhuộm không đạt tiêu chuẩn phải đóng cửa. Làn sóng FDI lĩnh vực dệt nhuộm tìm đến các quốc gia châu Á khác như Việt Nam, Myanmar…Mặt khác, công nghệ dệt nhuộm bằng khí được quan tâm do giảm lượng nước tối đa trong quá trình nhuộm và giảm thiểu vấn đề về nước thải gây ô nhiễm môi trường.
  • 18. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 17 Trong mảng may, xu hướng dịch chuyển sản xuất về các quốc gia có chi phí lao động giá rẻ. Mảng may tại các công ty may mặc được đánh giá là thâm dụng lao động, do đó, được thực hiện tại các quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ… Trung Quốc vốn là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng âm trong năm 2016 (tốc độ tăng trưởng -10%), cho thấy việc sản xuất hàng may mặc đã có xu hướng bão hòa ở Trung Quốc và công đoạn sản xuất hàng may mặc chuyển dần sang các nước châu Á Thái Bình Dương khác như Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ... Cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc tương đối gay gắt, ngoài chi phí sản xuất, yếu tố thời gian sản xuất (leadtime) đóng vai trò rấtquan trọng. Cách thức phân phối truyền thống đang có nguy cơ bị đe dọa do ảnh hưởng từ thương mại điện tử và xu hướng mua hàng online. Người tiêu dùng đang có xu hướng sử dụng các thiết bị điện tử để mua sắm nhiều hơn, thay vì xếp hàng để mua hàng tại các cửa hàng truyền thống. Xu hướng cá nhân hóa sản phẩm dệt may và tinh gọn thời gian sản xuất là yêu cầu mới trong lĩnh vực dệt may. Các đơn vị sản xuất hàng dệt may cần chủ động và linh hoạt trong sản xuất để đáp ứng kịp thời những xu hướng này. 2.2. Ngành dệt may Việt Nam Nếu giai đoạn trước năm 1998 là giai đoạn hình thành và định hình ngành, thì giai đoạn kể từ năm1998 là giai đoạn phát triển rực rỡ của ngành dệt may Việt Nam với hàng loạt sự kiện mở rộng quanhệ hợp tác đầu tư và giao thương với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngành dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước, giải quyết việc làm cho số lượng lớn người lao động (chiếm hơn 20 % lao động khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng laođộng cả nước). Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu là từ các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI lĩnh vực sản xuất hàng may mặc tuy chỉ chiếm khoảng 25% về lượng nhưng đóng góp tới hơn 60%kim ngạch xuất khẩu. Lợi nhuận mà doanh nghiệp Việt Nam được hưởng từ công nghiệp dệt maychưa lớn (chỉ chiếm khoảng 3% quy mô xuất khẩu). Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp trong nướccần thay đổi phương thức sản xuất và quản lý doanh nghiệp đồng thời cần sự hỗ trợ từ phía nhànước để có thể bứt phá và trở thành cường quốc trong lĩnh vực này.
  • 19. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 18 Về mảng sợi cotton, ngành dệt may Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Hiện tại sản phẩm sợi cotton tương đối tốt tại thị trường Trung Quốc do chính sách quản lý bông tồn khotại Trung Quốc và nhu cầu tại thị trường Trung Quốc tương đối tốt. Việt Nam đang là đối tác xuất khẩubông lớn nhất tại thị trường này. Tuy nhiên, năng lực sản xuất sợi cotton tại Trung Quốc đang tang trưởng mạnh mẽ, đặc biệt tại khu kinh tế ở Tân Cương, dự kiến đến năm 2020 sản lượng sợi TrungQuốc sẽ có thể thay thế nhu cầu nhập khẩu. Về mảng sợi tổng hợp, các doanh nghiệp sản xuất sợi dài tại Việt Nam đang sản xuất theo công nghệChips spinning nên sẽ không đạt hiệu suất theo quy mô như các doanh nghiệp sản xuất tại TrungQuốc theo công nghệ Direct spinning. Đồng thời, sợi dài tại Trung Quốc đang dư cung. Do đó, sảnphẩm sợi đơn giản sẽ khó cạnh tranh được với sợi nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các loại sợi caocấp như sợi tái chế, sợi chập từ công nghệ Chips spinning sẽ có dư địa tăng trưởng trong ngắn hạnvà trung hạn do thay đổi công nghệ sản xuất từ Direct spinning sang Chips spinning không thể ngaylập tức. Về sợi ngắn (sợi staple), các doanh nghiệp sản xuất sợi tại Việt Nam chủ yếu gia công từ xơsang sợi phục vụ nhu cầu trong nước, do đó, khả năng cạnh tranh không cao khi so sánh với sợi ngắnnhập khẩu từ Trung Quốc. Về mảng dệt nhuộm, sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ về lượng và chất. Cụ thể, sợi sản xuất ra hiện nay phải xuất khẩu 2/3 sản lượng, trong khi ngành may lại phải nhập 65 - 70% lượng vảimỗi năm. Tính tới năm 2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phê duyệt rất nhiều dự án FDI trong lĩnh vựcdệt nhuộm. Các dự án này sẽ giải quyết được điểm đứt gẫy trong chuỗi giá trị dệt may Việt Nam. Khicác dự án dệt nhuộm đi vào hoạt động, đầu ra mảng sợi sẽ không cần xuất khẩu và đầu vào mảngmay mặc sẽ không cần nhập khẩu. Từ đó, toàn ngành có tiền đề để tăng trưởng toàn diện. Về mảng may, đây là mảng có đóng góp quan trọng nhất trong chuỗi giá trị dệt may Việt Nam với 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2016, giá trị nguyên vật liệu đầu vào (vải) nhâp khẩu lên đến 10,5 tỷUSD trong khi giá trị hàng may mặc xuất khẩu đạt 27,9 tỷ USD. Vải được nhập khẩu chủ yếu từ TrungQuốc, Hàn Quốc, Đài Loan (chiếm 85% giá trị vải nhập khẩu), thị phần lần lượt là 52%, 19%, 14%.Như vậy, mảng may mặc Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc.
  • 20. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 19 Ngành sản xuất hàng may mặc Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở công đoạn sản xuất, chủ yếu theo phương thức CMT (65%) và FOB (30%, trong đó FOB cấp 1: 20%, FOB cấp 2: 10%),thiếu khả năng cung cấp trọn gói nên giá trị gia tăng còn thấp. Dệt, may là ngành công nghiệp liên quan đến việc sản xuất sợi, dệt nhuộm, vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất và phân phối sản phẩm may mặc tới người tiêu dùng. Ngành dệt may góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt trong cuộc sống, sinh hoạt của người dân; là một ngành đem lại thặng dư xuất khẩu cho nền kinh tế; góp phần giải quyết việc làm, tăng phúc lợi xã hội. Ngoài ra ngành dệt may còn thúc đẩy phát triển và là đầu vào cho nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ. Ngành công nghiệp dệt, may trong những năm gần đây đã có những bước tiến tích cực, tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp ngành Dệt bình quân giai đoạn 2012-2021 đạt 11,8%/năm (các năm có tốc độ tăng cao trên 10% là: năm 2013 tăng 21%; năm 2014 tăng 19,7%; năm 2015 tăng 14%; năm 2016 tăng 16,9%; năm 2018 tăng 12,5% và năm 2019 tăng 10,9%). Một số thương hiệu may mặc được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước như: May 10, May Việt Tiến, Dệt Kim Đông Xuân, Gấm Thái Tuấn, áo sơ mi An Phước… Những thương hiệu này không chỉ đứng vững ở thị trường trong nước mà còn giúp ngành Dệt may Việt Nam tạo dựng tên tuổi trên thị trường nước ngoài. Năm 2020, ngành Dệt may, giày dép, túi xách, sản xuất trang phục là những ngành chịu tác động tiêu cực và kéo dài nhất của dịch Covid-19. Chỉ số IIP ngành dệt giảm 0,5%; ngành sản xuất trang phục giảm 4,9% do đại dịch Covid- 19 làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm sút mạnh khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch. Mặc dù dịch bệnh làm tăng nhu cầu các sản phẩm bảo hộ, sản phẩm y tế khẩu trang (cả nội địa và nước ngoài), tuy nhiên ngành dệt may cần phải tìm cách tồn tại, phát triển phù hợp với bối cảnh mới. Trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2021, ngành dệt may đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước nhờ chuỗi sản xuất phục hồi với đơn hàng truyền thống tăng trở lại. Các nền kinh tế lớn trên thế giới triển khai tiêm phòng vắc xin để phòng dịch Covid-19, đồng thời từng bước mở cửa trở lại
  • 21. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 20 để khôi phục kinh tế. Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam dần hồi phục và tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết và đi vào thực thi. Đặc biệt, các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc có nhiều dấu hiệu tích cực khi nhiều doanh nghiệp dệt may hiện đã có đơn hàng xuất khẩu đến quý III/2021. Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu đối với mặt hàng quần áo tăng mạnh khi kinh tế được phục hồi do dỡ bỏ dần lệnh phong tỏa. Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành dệt tháng 6 tăng 3,8% so với tháng trước và tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2020; ngành sản xuất trang phục lần lượt tăng 3,4% và 7,9%. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất ngành dệt tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước; ngành sản xuất trang phục tăng 8,9%. Một số sản phẩm trong ngành 6 tháng đầu năm nay đạt mức tăng trưởng khá như vải dệt từ sợi tự nhiên ước tính đạt 331,2 triệu m2, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo đạt 603,3 triệu m2, tăng 11,7%; quần áo mặc thường đạt 2.294,4 triệu cái, tăng 10,1%. Sản xuất sản phẩm tăng cao, chỉ số tiêu thụ một số sản phẩm của ngành dệt may ở mức khá so với cùng kỳ năm trước cho thấy nhu cầu về ngành Dệt may được phục hồi. Chỉ số tiêu thụ của ngành dệt trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước; ngành sản xuất trang phục tăng 9,6%. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt và may mặc 6 tháng đầu năm nay ước tính tăng cao so với cùng kỳ năm trước do các thị trường nhập khẩu của Việt Nam đã mở cửa trở lại để khôi phục kinh tế. Trong đó mặt hàng dệt, may mặc đạt 15,23 tỷ USD, tăng 14,9%; nguyên phụ liệu dệt, may; xơ, sợi dệt các loại đạt 2.611 triệu USD, tăng 62,2%. Thị trường dệt may toàn cầu đang có xu hướng hồi phục bởi các gói hỗ trợ về kinh tế và thông tin tích cực về triển khai vắc xin phòng dịch Covid-19; nhu cầu các mặt hàng nói chung và may mặc nói riêng đã phần nào hồi phục trở lại. Việc chuyển dịch đơn hàng từ các nước quốc gia cạnh tranh, đặc biệt từ Myanmar giúp cho Việt Nam đón nhận một lượng đơn hàng đột biến ngay từ quý I/2021. Ngoài ra, trong năm 2021, các doanh nghiệp dệt may không gặp phải vấn đề nguồn nguyên liệu bị đứt gãy. Do 63% giá trị nguyên vật liệu dệt may được nhập khẩu từ Trung Quốc nên khi dịch bệnh bùng phát đầu năm 2020, chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn đáp ứng đơn
  • 22. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 21 hàng. Đơn hàng dồi dào, kết hợp với những lợi thế trên thị trường xuất khẩu đã giúp dệt may Việt Nam dần hồi phục với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng theo từng tháng, đồng thời chứng tỏ doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã thích ứng với điều kiện kinh doanh mới. Đặc biệt, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào thiết bị, công nghệ tự động hóa cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nền tảng để ngành dệt may chịu được những áp lực của thị trường về chất lượng, điều kiện giao hàng nhanh. 2.3. Thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày về Việt Nam tháng 1/2021 giảm 6,4% so với tháng 12/2020, đạt 528,6 triệu USD; so với tháng 1/2020 thì tăng mạnh 44,4%. Hai tháng, sản xuất công nghiệp tăng 7,4% Nguyên phụ liệu dệt may, da giày nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ Trung Quốc chiếm 51,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt gần 270,88 triệu USD, tăng 4,7% so với tháng 12/2020; so với tháng 1/2020 cũng tăng mạnh 49,6%. Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là thị trường Hàn Quốc chiếm tỷ trọng 8,2%, đạt 43,4 triệu USD, giảm 24% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 8,9% so với tháng 1/2020. Tiếp đến thị trường Mỹ đạt 36,46 triệu USD, giảm 5,9% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 39% so với tháng 1/2020. Nhập khẩu từ thị trường Đài Loan đạt 34,51 triệu USD, giảm 3% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 45% so với tháng 1/2020. Ở chiều ngược lại, xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày sang các thị trường trong tháng 1/2021 đạt 170,25 triệu USD, giảm 3,3% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 32,9% so với tháng 1/2020. Theo Bộ Công Thương, trong tháng 1/2021, chỉ số sản xuất ngành dệt và chỉ số sản xuất trang phục lần lượt tăng 16,6% và 9,9% so với cùng kỳ năm 2020. So với cùng kỳ năm trước, sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 92,4 triệu m2, tăng 20,4%; quần áo mặc thường ước đạt 380,1 triệu cái,
  • 23. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 22 tăng 9,3%. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc tháng 1/2021 ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020. Bộ Công Thương nhận định, đến nay trên thế giới, tình hình đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Thậm chí, tác động tiêu cực của đại dịch còn có thể kéo dài trong 1- 2 năm tới. Dự báo, năm 2021 vẫn là năm thị trường dệt may tiếp tục khó khăn, phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thế giới. Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau: Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
  • 24. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 23 TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 8.800,0 m2 1 Nhà xưởng sản xuất 5.000,0 m2 2 Nhà xe 95,0 m2 3 Nhà bảo vệ 12,0 m2 4 Nhà điều hành, nhà ăn, phụ trợ 150,0 m2 5 Trạm điện 20,0 m2 6 Bể nước 180,0 m2 7 Sân bãi 945,0 m2 8 Cây xanh, giao thông nội bộ, hạ tầng kỹ thuật 2.398,0 m2 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống - Hệ thống PCCC Hệ thống II Thiết bị 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 2 Thiết bị máy hấp sợi Trọn Bộ 3 Thiết bị máy sấy Trọn Bộ 4 Thiết bị máy cuộn Trọn Bộ 5 Thiết bị khác Trọn Bộ
  • 25. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 24 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT:1000 đồng) TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT I Xây dựng 8.800,0 m2 21.601.300 1 Nhà xưởng sản xuất 5.000,0 m2 2.850 14.250.000 2 Nhà xe 95,0 m2 1.150 109.250 3 Nhà bảo vệ 12,0 m2 1.700 20.400 4 Nhà điều hành, nhà ăn, phụ trợ 150,0 m2 4.460 669.000 5 Trạm điện 20,0 m2 1.560 31.200 6 Bể nước 180,0 m2 350 63.000 7 Sân bãi 945,0 m2 750 708.750 8 Cây xanh, giao thông nội bộ, hạ tầng kỹ thuật 2.398,0 m2 1.150 2.757.700 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống 704.000 704.000 - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 836.000 836.000 - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 528.000 528.000 - Hệ thống PCCC Hệ thống 924.000 924.000 II Thiết bị 9.616.000
  • 26. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 25 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 600.000 600.000 2 Thiết bị máy hấp sợi Trọn Bộ 5.080.000 5.080.000 3 Thiết bị máy sấy Trọn Bộ 836.000 836.000 4 Thiết bị máy cuộn Trọn Bộ 3.000.000 3.000.000 5 Thiết bị khác Trọn Bộ 100.000 100.000 III Chi phí quản lý dự án 2,842 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 887.288 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 2.558.945 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,564 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 176.140 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 1,048 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 327.082 3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 1,655 GXDtt * ĐMTL% 357.439 4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 0,993 GXDtt * ĐMTL% 214.464 5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,079 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 24.515 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,225 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 70.112 7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,253 GXDtt * ĐMTL% 54.733 8 Chi phí thẩm tra dự toán côngtrình 0,245 GXDtt * ĐMTL% 53.005 9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 3,150 GXDtt * ĐMTL% 680.538 10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 1,147 GTBtt * ĐMTL% 110.296 11 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 490.623
  • 27. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 26 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT V Chi phí đất 8.800,0 m2 5.581 49.110.336 VI Chi phí vốn lưu động TT 4.875.000 VIII Chi phí dự phòng 5% 4.432.443 Tổng cộng 93.081.312 Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 65/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 20 tháng 01 năm 2021 về Ban hành suấtvốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020,Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày31 tháng 8 năm 2021của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phíquản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.
  • 28. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 27 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 4.1. Địa điểm xây dựng Dự án“Sản xuấtnguyên liệu phụ liệu ngành may mặc KCN” được thực hiệntại Khu công nghiệp Sóng Thần III, phường Phú Tân, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Vị trí thực hiện dự án 4.2. Hình thức đầu tư Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới. V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 5.1. Nhu cầu sử dụng đất Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất TT Nội dung Diện tích (m2 ) Tỷ lệ (%) 1 Nhà xưởng sản xuất 5.000,0 56,82% 2 Nhà xe 95,0 1,08% Vị trí thực hiện dự án
  • 29. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 28 TT Nội dung Diện tích (m2 ) Tỷ lệ (%) 3 Nhà bảo vệ 12,0 0,14% 4 Nhà điều hành, nhà ăn, phụ trợ 150,0 1,70% 5 Trạm điện 20,0 0,23% 6 Bể nước 180,0 2,05% 7 Sân bãi 945,0 10,74% 8 Cây xanh, giao thông nội bộ, hạ tầng kỹ thuật 2.398,0 27,25% Tổng cộng 8.800,0 100,00% 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.
  • 30. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 29 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 8.800,0 m2 1 Nhà xưởng sản xuất 5.000,0 m2 2 Nhà xe 95,0 m2 3 Nhà bảo vệ 12,0 m2 4 Nhà điều hành, nhà ăn, phụ trợ 150,0 m2 5 Trạm điện 20,0 m2 6 Bể nước 180,0 m2 7 Sân bãi 945,0 m2 8 Cây xanh, giao thông nội bộ, hạ tầng kỹ thuật 2.398,0 m2 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 2.1. Chỉ may trong ngành dệt may Chỉ may là các sợi mềm dẻo, có thể uốn cong hoặc kéo thẳng một cách dễ dàng. Những loại chỉ may cùng loại với nhau, đều có đường kính đều nhau và rất nhỏ. Trong đó, chỉ may công nghiệp được thợ gia công rất tỉ mỉ, để tạo độ nhẵn nhằm tác dụng xuyên qua lớp vải và kim khâu một cách dễ nhất. Chỉ may công nghiệp là gì Trong đó, chỉ may công nghiệp có nhiều màu sắc khác nhau, chúng được nhuộm và quét thêm một lớp dầu để tăng thêm độ chắn chắn, bền bỉ với thời gian. Hiện nay, chỉ may công nghiệp thường có nguồn gốc tự nhiên như tơ tằm, len, hoặc có nguồn gốc nhân tạo như: PAN, PA, PES, Vico…bên cạnh đó còncó một số loại chỉ may công nghiệp được tổng hợp từ 2 nguồn nguyên liệu trên. Kích thước chỉ may rất đa dạng, nhằm phù hợp với kích thước của mỗi tấm vải.
  • 31. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 30 Các loại chỉ may công nghiệp hiện nay Ngoài thông tin liên quan tới chỉ may công nghiệp là gì? Sau đây là phân loại các loại chỉ may khác nhau, bởi một loại lại có tính chất và cấu trúc khác nhau.Hiện nay chỉ may công nghiệp được chia thành 2 nhóm cụ thể như sau: – Phân loại theo cấu trúc: Sợi chỉ may được chia ra làm các loại sau: chỉ 20/2, chỉ 20/3, chỉ 40/3, chỉ 60/3 + Chỉ sợi lõi được bọc bông: Loại chỉ được đánh giá rất cao về độ bền, và dễ sử dụng. + Chỉ filament: Loại chỉ này gồm 2 loại chỉ khác nhau là chỉ sợi filament nylon đơn và chỉ multifilament là loại chỉ được kết hợp từ nhiều sợi filament xe lại với nhau. – Phân loại theo nguyên liệu gia công: Tùy từng nguyên liệu gia công, mà chỉ may công nghiệp có nhiều tên gọi khác nhau như: Chỉ cotton, chỉ có phủ ánh kim bên ngoài, chỉ từ sợi lanh, chỉ nylon, chỉ từ sợi tơ, chỉ rayon, chỉ từ sợi len.
  • 32. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 31 Trong đó, chỉ cotton, chỉ có phủ ánh kim là được sử dụng rất phổ biến tại các nhà may. Thông số kỹ thuật của chỉ may Chỉ may là một trong những phụ liệu quan trọng, không thể thiếu đối với ngành may mặc. Mặc dù rất nhỏ bé, nhưng lại có tác dụng tuyệt vời giúp liên kết tạo ra những bộ trang phục thời trang cá tính, thời thượng. Hiện nay, chỉ may có nhiều loại khác nhau, vì vậy thông số kỹ thuật của chỉ may cũng khác nhau, cụ thể: Thông số kỹ thuật của chỉ may polyester Đây là loại có độ co giãn ít, độ bền cao, ít mối nối, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp may mặc. Trong đó, sợi chỉ được làm từ các sợi, chủ yếu được se xoắn vào nhau. Sợi chỉ polyester được đánh giá là sự lựa chọn linh hoạt cho ngành dệt may. Các thông số kỹ thuật của chỉ may polyester: + Chất liệu: 100% polyester. + Loại: 15/2, 20/2, 20/3, 20/6, 30,2, 30,3, 40,2, 40,3, 50,2, 50,3, 60,2, 60,3, 80,2… + Màu sắc: Đa dạng về màu sắc, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. + Công suất: 300000 tấn/ năm.
  • 33. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 32 + Chứng chỉ: ISO 9001. Thông số kỹ thuật chỉ may 60/3 Chỉ may 60/3 được sử dụng rất phổ biến, có tính ứng dụng cao. Thông số kỹ thuật của chỉ may loại này được thể hiện như sau: + Tên sản phẩm: Chỉ may 60/3 + Chất liệu: Tơ 60/3 + Kích thước: 3000m đến 5000m tùy theo nhu cầu của khách hàng. + Màu sắc:Đa dạng + Đơn vị: Cuộn. + Độ co giãn: 12- 16% + Sức mạnh trung bình: 1076- 1098g. Như vậy, mỗi loại chỉ may lại có các thông số kỹ thuật khác nhau. Trên đây, là 2 loại chỉ được sử dụng phổ biến nhất để khách hàng nắm được.
  • 34. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 33 2.2. Quy trình sản xuất chỉ may 2.3. Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất chỉ may Chuẩn bị nguyên liệu Hiện nay nguyên liệu chính cho ngành là bông xơ, nguyên liệu đầu vào được nhập từ các nhà cung cấp trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Đánh sợi
  • 35. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 34 Trong quá trình thu hoạch, những bông vải được đóng lại dưới dạng những kiện bông thô chứa các sợi bông có kích thước khác nhau cùng với các tạp chất tự nhiên khác như hạt, bụi, đất…. Đến quy trình đánh vải sợi bông, những nguyên liệu bông thô này sẽ được đánh tung, làm sạch và bông được thu dưới dạng các tấm phẳng, đều. Các sợi bông tiếp tục được kéo sợi thô để tăng kích thước, độ bền và được đánh thành từng ống trước khi kết thúc quy trình dệt sợi. Chạy trơn Sau khi kết thúc quá trình kéo bông thành từng sợi, thì sẽ đến quá trình tạo trơn cho sợi chỉ. Để có thể tạo trơn thì ta cần phải sử dụng hồ tinh bột, tinh bột biến tính hoặc một số hồ nhân tạo như polyacrylate, polyvinylalcol PVA,….để tạo thành các màng hồ bao quanh sợi chỉ, làm độ bền tăng lên, độ trơn và bóng của sợi cũng tăng theo.
  • 36. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 35 Nhuộm sợi Quá trình nhuộm sợi trong quy trình dệt vải là sử dụng các loại thuốc nhuộm, chất phụ gia để tăng khả năng ăn màu của vải. Để có thể nhuộm màu vải đẹp và đạt yêu cầu trong quy trình nhuộm vải dệt kim thì ta sẽ sử dụng các loại thuốc nhuộm tổng hợp cũng như các hóa chất khác để tạo môi trường tốt nhất để cho vải có thể bắt màu. Sau khi trải qua quy trình dệt nhuộm, sợi chỉ sẽ được cho vào các thùng màu để ngâm, tùy theo chất lượng vải và chất lượng thuốc nhuộm thì sẽ có thời gian khác nhau. Thường thì sẽ mất khoảng từ 2 đến 7 ngày cho công đoạn này. Với quy trình sản xuất khép kín từ vùng nguyên liệu đến nhà máy sản xuất. Cùng dây chuyền máy móc hiện đại và quá trình sản xuất khắt khe, dưới sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia hàng đầu quốc tế. Nhà máy tạo ra những sản phẩm sợi chất lượng cao cho thị trường trong nước và quốc tế.
  • 37. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 36
  • 38. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 37 2.4. Thiết bị sử dụng trong dự án Máy hấp sợi
  • 39. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 38 Hệ thống máy sấy sợi Máy cuộn
  • 40. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 39 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 1.1. Chuẩn bị mặt bằng Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định. 1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: KhuvựclậpDựánkhôngcódâncưsinhsốngnênkhôngthựchiệnviệctái định cư. 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực. II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 2.1. Các phương án xây dựng công trình TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 8.800,0 m2 1 Nhà xưởng sản xuất 5.000,0 m2 2 Nhà xe 95,0 m2 3 Nhà bảo vệ 12,0 m2 4 Nhà điều hành, nhà ăn, phụ trợ 150,0 m2 5 Trạm điện 20,0 m2 6 Bể nước 180,0 m2 7 Sân bãi 945,0 m2 8 Cây xanh, giao thông nội bộ, hạ tầng kỹ thuật 2.398,0 m2 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống - Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
  • 41. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 40 TT Nội dung Diện tích ĐVT - Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống - Hệ thống PCCC Hệ thống Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế cơ sở xin phép xây dựng. 2.2. Các phương án kiến trúc Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung như: 1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng. 2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. 3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng. Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án với các thông số như sau:  Hệ thống giao thông Xác định cấp đường, cấp tải trọng, điểm đấu nối để vạch tuyến và phương án kết cấu nền và mặt đường.  Hệ thống cấp nước Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch (hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch tuyến cấp nước bên ngoài nhà, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.  Hệ thống thoát nước Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến thoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối. Thiết kế tuyến thu và thoát nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.
  • 42. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 41  Hệ thống xử lý nước thải Khi dự án đi vào hoạt động, chỉ có nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu sản xuất không đáng kể nên không cần tính đến phương án xử lý nước thải. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải trong sản xuất (nước từ việc xử lý giá thể, nước có chứa các hóa chất xử lý mẫu trong quá trình sản xuất).  Hệ thống cấp điện Tính toán nhu cầu sử dụng điện của dự án. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng điện của từng tiểu khu để lựa chọn giải pháp thiết kế tuyến điện trung thế, điểm đặt trạm hạ thế. Chọn vật liệu sử dụng và phương án tuyến cấp điện hạ thế ngoài nhà. Ngoài ra dự án còn đầu tư thêm máy phát điện dự phòng. III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 3.1. Phương án tổ chức thực hiện Dự ánđược chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và khai thác khi đi vào hoạt động. Dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương. Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình hoạt động sau này. Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến(ĐVT: 1000 đồng) TT Chức danh Số lượng Mức thu nhập bình quân/tháng Tổng lương năm Bảo hiểm 21,5% Tổng/năm 1 Giám đốc 1 25.000 300.000 64.500 364.500 2 Ban quản lý, điều hành 2 15.000 360.000 77.400 437.400 3 Công nhân viên văn phòng 12 8.000 1.152.000 247.680 1.399.680 4 Công nhân sản xuất 36 6.500 2.808.000 603.720 3.411.720
  • 43. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 42 TT Chức danh Số lượng Mức thu nhập bình quân/tháng Tổng lương năm Bảo hiểm 21,5% Tổng/năm 5 Lao động thời vụ 54 5.500 3.564.000 766.260 4.330.260 Cộng 105 682.000 8.184.000 1.759.560 9.943.560 3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầutư. Tiến độ thực hiện: 24 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư, trong đó: STT Nội dung công việc Thời gian 1 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Quý III/2022 2 Thủ tục phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 Quý IV/2022 3 Thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Quý IV/2022 4 Thủ tục giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất Quý I/2023 5 Thủ tục liên quan đến kết nối hạ tầng kỹ thuật Quý II/2023 6 Thẩm định, phê duyệt TKCS, Tổng mức đầu tư và phê duyệt TKKT Quý II/2023 7 Cấp phép xây dựng (đối với công trình phải cấp phép xây dựng theo quy định) Quý III/2023 8 Thi công và đưa dự án vào khai thác, sử dụng Quý IV/2023 đến Quý III/2024
  • 44. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 43 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG I. GIỚI THIỆU CHUNG Mục đíchcủa công tác đánh giá tác động môi trường của dự án“Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặcà tiêu cực ảnh hưởng đến khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính dự án khi đi vào hoạt động, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. - Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020; - Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/20013; - Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006; - Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019; - Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; - Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; - Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; - Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;
  • 45. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 44 - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định về Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường; Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: - TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; - QCVN 01:2008/BXD - Quy hoạch xây dựng; - TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình; - QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN Dự án “Sản xuấtnguyên liệuphụ liệu ngànhmay mặc KCN”được thực hiện tại Khu công nghiệp Sóng Thần III, phường Phú Tân, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương . IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình Tác động đến môi trường không khí:
  • 46. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 45 Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất, cát…)từcôngviệc đào đất,sanủimặt bằng, vậnchuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng, phatrộnvàsửdụngvôivữa, đấtcát...hoạtđộngcủacácmáymóc thiết bị cũngnhư các phươngtiệnvận tảivà thicôngcơ giớitại công trường sẽ gây ra tiếng ồn.Bụi phát sinh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân trên công trường và người dân lưu thông trên tuyến đường. Tiếng ồnphátsinh trongquátrìnhthi công là không thể tránh khỏi. Tiếng ồn có thể phát sinh khi xe, máy vận chuyển đất đá, vật liệu hoạt động trên công trường sẽ gây ảnh hưởng đến người dân sống hai bên tuyến đường vận chuyển và người tham gia giao thông. Tác động của nước thải: Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi, đất đá, xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt. Trong quá trình xây dựng dự án áp dụng các biện pháp thoát nước mưa thích hợp. Tác động của chất thải rắn: Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ quá trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề vệ sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi…) sẽ được tái sử dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không
  • 47. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 46 nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý ngay. Tác động đến hệ sinh thái, cảnh quan khu vực: Quá trình thi công cần đào đắp, san lấp mặt bằng, bóc hữu cơ và chặt bỏ lớp thảm thực vật trong phạm vi quy hoạch nên tác động đến hệ sinh thái và cảnh quan khu vực dự án, cảnh quan tự nhiên được thay thế bằng cảnh quan nhân tạo. Tác động đến sức khỏe cộng đồng: Các chất có trong khí thải giao thông, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây tác động đến sức khỏe công nhân, người dân xung quanh (có phương tiện vận chuyển chạy qua) và các công trình lân cận. Một số tác động có thể xảy ra như sau: – Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (Bụi, SO2, CO, NOx, THC,...), nếu hấp thụ trong thời gian dài, con người có thể bị những căn bệnh mãn tính như về mắt, hệ hô hấp, thần kinh và bệnh tim mạch, nhiều loại chất thải có trong khí thải nếu hấp thụ lâu ngày sẽ có khả năng gây bệnh ung thư; – Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm,…gây tác động hệ thần kinh, tim mạch và thính giác của cán bộ công nhân viên và người dân trong khu vực dự án; – Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, cháy nổ,… gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường. – Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chất tạm thời, mang tính cục bộ. 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng Tác động do bụi và khí thải: Đối với dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính:
  • 48. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 47 Từ hoạt động giao thông (các phương tiện vận chuyển ra vào dự án); Từ quá trình hoạt động:  Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển, bốc dở, nhập liệu;  Bụi phát sinh từ dây chuyền sản xuất (nếu có); Hoạt động của dự án luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng hóa nhập, xuất kho và nguyên liệu. Đồng nghĩa với việc khi dự án đi vào hoạt động sẽ phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện xe chuyên chở vận tải chạy bằng dầu DO. Mức độ ô nhiễm này còn tùy thuộc vào từng thời điểm có số lượng xe tập trung ít hay nhiều, tức là còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa nhập, xuất kho. Đây là nguồn gây ô nhiễm di động nên lượng chất ô nhiễm này sẽ rải đều trên những đoạn đường mà xe đi qua, chất độc hại phát tán cục bộ. Xét riêng lẻ, tuy chúng không gây tác động rõ rệt đối với con người nhưng lượng khí thải này góp phần làm tăng tải lượng ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Cho nên chủ dự án cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực dự án trong giai đoạn này. Tác động do nước thải Nguồn nước thải phát sinh tại dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn. Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm: Chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (COD, BOD), dinh dưỡng (N, P…), vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm…)
  • 49. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 48 Nếu nước thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý thích hợp thì chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất, nước ngầm và là nguy cơ lan truyền bệnh cho con người và gia súc. Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nuớc mưa chảy tràn qua khu vực sân bãi có thể cuốn theo đất cát, lá cây… rơi vãi trên mặt đất đưa xuống hệ thống thoát nước, làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. Tác động do chất thải rắn Chất thải rắn sản xuất không nguy hại:phát sinh trong quá trình hoạt động Chất thải rắn sản xuất nguy hại:Các chất thải rắn nguy hại phát sinh dính hóa chất trong quá trình hoạt động. Xăng xe, sơn, dầu mỡ tra máy trong quá trình bảo dưỡng thiết bị, máy móc; vỏ hộp đựng sơn, vecni, dầu mỡ; chất kết dính, chất bịt kín là các thành phần nguy hại đối với môi trường và con người. Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động của công nhân viên phần rác thải chủ yếu là thực phẩm thừa, bao bì đựng thức ăn hay đồ uống như hộp xốp, bao cà phê, ly sinh tố, hộp sữa tươi, đũa tre, ống hút, muỗng nhựa, giấy,…; cành, lá cây phát sinh từ hoạt động vệ sinh sân vườn trong khuôn viên của nhà máy. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993), thì hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Căn cứ quá trình tham quan, khảo sát công nghệ trên địa bàn cả nước đối với các phương pháp đã giới thiệu trên, phương án công nghệ áp dụng tại dự án là công nghệ hiện đại phù hợp với quy mô dự án, đảm bảo các quy chuẩn môi trường, bên cạnh đó, công nghệ sản xuất, máy móc chủ yếu mua tại trong nước
  • 50. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 49 nên không cần phải chuyển giao công nghệ. Máy móc sản xuất đáp ứng các tiêu chí yêu cầu sau: - Phù hợp với tất cả các loại sản phẩm đầu vào - Sử dụng tiết kiệm quỹ đất. - Chi phí đầu tư hợp lý. VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG 6.1. Giai đoạn xây dựng dự án Thường xuyên kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật, điều này sẽ giúp hạn chế được sự phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường; Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Các phương tiện đi ra khỏi công trường được vệ sinh sạch sẽ, che phủ bạt (nếu không có thùng xe) và làm ướt vật liệu để tránh rơi vãi đất, cát… ra đường, là nguyên nhân gián tiếp gây ra tai nạn giao thông; Công nhân làm việc tại công trường được sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang, mũ bảo hộ, kính phòng hộ mắt; Máy móc, thiết bị thực hiện trên công trường cũng như máy móc thiết bị phục vụ hoạt động của dự án phải tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn (ví dụ: TCVN 4726 – 89 Máy cắt kim loại - Yêu cầu đối với trang thiết bị điện; TCVN 4431-1987 Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng toàn phần: Lan can an toàn - Điều kiện kĩ thuật, …) Hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm: hoạt động vận chuyển đường bộ sẽ được sắp xếp vào buổi sáng (từ 8h đến 11h00), buổi chiều (từ 13h30 đến 16h30),
  • 51. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 50 buổi tối (từ 18h00 đến 20h) để tránh giờ tan ca của công nhân của các công trình lân cận; Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, đào đất, san ủi mặt bằng… Che chắn các bãi tập kết vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn, bố trí ở cuối hướng gió và có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh hưởng toàn khu vực. Đối với chất thải rắn sinh hoạt được thu gom vào những thùng chuyên dụng có nắp đậy. Chủ đầu tư sẽ ký kết với đơn vị khác để thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt đúng theo quy định hiện hành của nhà nước. Xây dựng nội quy cấm phóng uế, vứt rác sinh hoạt, đổ nước thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và tuyên truyền cho công nhân viên của dự án. Luôn nhắc nhở công nhân tuân thủ nội quy lao động, an toàn lao động và giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cộng đồng. 6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng Giảm thiểu ô nhiễm không khí Nồng độ khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông ngoài sự phụ thuộc vào tính chất của loại nhiên liệu sử dụng còn phải phụ thuộc vào động cơ của các phương tiện. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các phương tiện vận chuyển, Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp sau: Tất cả phương tiện vận chuyển ra vào dự án phải đạt Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn kỹ thuật và môi trường theo đúng Thông tư số 10/2009/TT- BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ngày 24/06/2009;
  • 52. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 51 Quy định nội quy cho các phương tiện ra vào dự án như quy định tốc độ đối với các phương tiện di chuyển trong khuôn viên dự án, yêu cầu tắt máy khi trong thời gian xe chờ…; Trồng cây xanh cách ly xung quanh khu vực thực hiện dự án và đảm bảo diện tích cây xanh chiếm 20% tổng diện tích dự án như đã trình bày trong báo cáo; Giảm thiểu tác động bụi, khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất Thông thoáng nhà xưởng sản xuất, lắp đặt hệ thống thông gió, quạt hút và hệ thống làm mát phù hợp với đặc thù sản xuất của nhà máy; Thực hiện quét dọn, vệ sinh ngay trường hợp để rơi vãi nguyên vật liệu, thành phẩm. Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân, tất các công nhân làm việc tại nhà máy đều được trang bị bảo hộ lao động phù hợp theo đặc thù của công đoạn sản xuất; Giám sát sự tuân thủ an toàn trong lao động tại nhà máy; Định kỳ khám sức khỏe cho công nhân; Giảm thiểu tác động nước thải Quy trình xử lý nước thải bằng bể tự hoại: Nước thải từ bồn cầu được xử lý bằng bể tự hoại. Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn lắng giữ trong bể từ 3 – 6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất hòa tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian dài bảo đảm hiệu suất lắng cao.
  • 53. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 52 Khi qua bể tự hoại, nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải giảm khoảng 30%, riêng các chất lơ lửng hầu như được giữ lại hoàn toàn. Bùn từ bể tự hoại được chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị có chức năng để hút và vận chuyển đi nơi khác xử lý. Giảm thiểu tác động nước mưa chảy tràn: Thiết kế xây dựng và vận hành hệ thống thoát nước mưa tách biệt hoàn toàn với với hệ thống thu gom nước thải; Định kỳ nạo vét các hố ga và khai thông cống thoát nước mưa; Quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy hại, tránh các loại chất thải này rơi vãi hoặc bị cuốn vào hệ thống thoát nước mưa. Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn Chủ đầu tư cam kết sẽ tuân thủ đúng pháp luật hiện hành trong công tác thu gom, lưu trữ và xử lý các chất thải rắn, cụ thể là tuân thủ theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về việc quản lý chất thải và phế liệu thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30/6/2015 về Quy định quản lý chất thải nguy hại. VII. KẾT LUẬN Các tác động từ hoạt động của dự án tới môi trường là không lớn và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Đồng thời, các sản phẩm mà dự án tạo ra đóng vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hoạt động của dự án mang lại lợi ích đáng giá và đặc biệt có hiệu quả về mặt xã hội lớn lao, tạo điều kiện công việc làm cho người lao động tại địa phương.
  • 54. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 53 Trong quá trình hoạt động của dự án, các yếu tố ô nhiễm môi trường phát sinh không thể tránh khỏi. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, mối quan hệ giữa phát triển sản xuất và giữ gìn trong sạch môi trường sống, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các bước yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn lao động trong sản xuất cũng được chú trọng.
  • 55. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 54 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆNVÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN. Nguồn vốn: vốn chủ sở hữu 51,66%, vốn vay 48,34%. Chủ đầu tưsẽ làm việc với các ngân hàng thương mại để vay dài hạn. Lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại theo lãi suất hiện hành. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được lập dựa theo quyết định về Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổnghợp bộ phận kết cấu công trình của Bộ Xây dựng; giá thiết bị dựa trên cơ sở tham khảo các bản chào giá của các nhà cung cấp vật tư thiết bị. Nội dung tổng mức đầu tư Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc KCN”làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí vật tư thiết bị; Chi phí tư vấn, Chi phí quản lý dự án & chi phí khác, dự phòng phí. Chi phí xây dựng và lắp đặt Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. Chi phí thiết bị Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí có liên quan. Các thiết bị chính, để giảm chi phí đầu tư mua sắm thiết bị và tiết kiệm chi phí lãi vay, các phương tiện vận tải có thể chọn phương án thuê khi cần thiết. Với phương án này không những giảm chi phí đầu tư mà còn giảm chi phí điều hành hệ thống vận chuyển như chi phí quản lý và lương lái xe, chi phí bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa…
  • 56. Dự án “Sản xuất nguyên liệu phụ liệu ngành may mặc” Tư vấn dự án: 0918755356 55 Chi phí quản lý dự án Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm: - Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư. - Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. - Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình; - Chi phí khởi công, khánh thành; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm - Chi phí khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế cơ sở; - Chi phí khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ thi công; - Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình; - Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình; - Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng thầu xây dựng; - Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị; - Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; - Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định