SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 93
THUYẾT MINH DỰ ÁN
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIA SÚC
CÔNG TY
Địa điểm: Ninh Thuận
-----------  -----------
DỰ ÁN
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỨC ĂN
GIA SÚC
Địa điểm: Tỉnh Ninh Thuận
ĐƠN VỊ TƯ VẤN CHỦ ĐẦU TƯ
0918755356- 0903034381
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
2
MỤC LỤC
ĐƠN ĐỀ NGHỊ VAY VỐN.......... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
MỤC LỤC ..................................................................................................... 2
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 5
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 5
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 5
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 5
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 7
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 8
5.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 8
5.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 8
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................10
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN................................................................................................................10
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. .................................................10
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án..........................................13
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................14
2.1. Tổng quan ngành chăn nuôi cả nước năm 2021 ........................................14
2.2. Tăng chi nhập khẩu thức ăn gia súc..........................................................22
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................25
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................25
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................26
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................27
4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................27
4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................28
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.28
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
3
5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................28
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............28
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................29
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............29
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......30
2.1. Thức ăn gia súc.......................................................................................30
2.2. Các công đoạn chính trong sản xuất thức ăn hỗn hợp................................31
2.3. Sơ đồ quy trình sản xuất..........................................................................33
2.4. 3.1.2 Thuyết minh dây chuyền công nghệ ................................................34
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................41
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................41
1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................41
1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................41
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................41
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH...................41
2.1. Các phương án xây dựng công trình.........................................................41
2.2. Các phương án kiến trúc..........................................................................41
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................43
3.1. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................43
3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................44
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................45
I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................45
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............45
III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................46
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
4
IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI
VỚI MÔI TRƯỜNG .....................................................................................46
4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình....................................................46
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................48
V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ...........................................................................50
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG............................................51
6.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................51
6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................52
VII. KẾT LUẬN ...........................................................................................54
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .............................................................................56
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................56
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.......................58
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................58
2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................58
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................59
2.4. Phương ánvay. ........................................................................................59
2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................59
KẾT LUẬN ..................................................................................................62
I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................62
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................62
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................63
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án.................................63
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................67
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................73
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
5
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................77
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................78
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn...................................80
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ...........................83
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................87
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).........................90
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
..............................................
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“Nhà máy chế biến thức ăn gia súc”
Địa điểm thực hiện dự án:………………...
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: ………….ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: ………….. đồng.
(Năm trăm linh một tỷ, bốn trăm sáu mươi bảy triệu, bốn trăm hai mươi chín
nghìn đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (20%) : 100.293.486.000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (80%) : 401.173.943.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Sản xuất thức ăn gia súc 12.329,4 tấn/năm
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Đặc tính và tầm quan trọng của thức ăn hỗn hợp cho gia súc
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
6
Việt Nam với số dân 90 triệu người, trong đó 30% sống ở thành thị và
70% số dân sống ở nông thôn và phần lớn gắn liền với chăn nuôi.
+ Chăn nuôi hộ gia đình chiếm 70%
+ Các trang trại tư nhân, nhà nước, của các công ty, doanh nghiệp mở
rộng và phát triển mạnh chiếm khoảng 30% thị trường.
Phần lớn chăn nuôi hiện nay không chỉ mang tính tận dụng, bỏ ống, mà đã
xác định chăn nuôi trở thành một nghề để phát triển kinh tế gia đình. Với tiềm
năng thức ăn chăn nuôi lớn tuy nhiên hiện nay việc sử dụng thức ăn công nghiệp
chỉ chiếm khoảng 38 – 42% và ước đạt 6 – 7 triệu tấn/năm.
Cùng với sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa: người chăn nuôi
hiện nay ngày càng thấy rõ tầm quan trọng của giống, thức ăn có chất lượng cao,
ý thức được vấn đề vệ sinh phòng dịch trong chăn nuôi, hình thành vùng chăn
nuôi tập trung, mang tính hàng hoá.
Do sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế 7 – 8% năm, dẫn đến thu nhập và
mức tiêu dùng của người dân tăng mạnh. Nhu cầu về thực phẩm nói chung tăng
nhanh qua hang năm. Bên cạnh đó chất lượng thực phẩm ngày càng được coi
trọng như thịt ngon, nạc nhiều, thịt sạch, không tồn dư kháng sinh, kim loại nặng
hoặc hooc môn sinh trưởng…
Muốn cung cấp đủ thịt, trứng và sữa cho bữa ăn của nhân dân thì phải đẩy
mạnh chăn nuôi, đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính và độc lập theo
phương thức sản xuất lớn. Song song với việc đẩy mạnh chăn nuôi phải chú
trọng phát triển công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc. Tuy vậy nếu áp dụng
phương thức chăn nuôi theo lối công nghiệp mà không có sự hiểu biết đầy đủ về
thành phần dinh dưỡng của thức ăn sẽ dẫn đến sự lạm dụng thức ăn làm huỷ
hoại các chức phận của cơ thể gia súc do không đáp ứng đầy đủ nhu cầu về các
chất dinh dưỡng cho gia súc. Bởi vậy muốn có được những biện pháp kĩ thuật
tốt nhất để khai thác và chế biến thức ăn cho gia súc, tạo nên những khẩu phần
thức ăn cân đối thì chúng ta phải xác định tương quan giữa các yếu tố dinh
dưỡng quan trọng trong thức ăn với điều kiện sinh lý của từng loại gia súc.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Nhà
máy chế biến thức ăn gia súc công nghiệp”tại Xã Phước Tiến, huyện Bác Ái,
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
7
tỉnh Ninh Thuậnnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời
góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm
bảo phục vụ cho ngànhcông nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôicủa tỉnh Ninh
Thuận.
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hộinước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
 Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của
Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
 Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn
xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
 Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn
đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
năm 2020;
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
8
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
5.1. Mục tiêu chung
 Phát triển dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc .” theohướng
chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấpsản phẩm thức ăn chăn nuôi chất lượng, có
năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngànhchăn
nuôi, đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong
nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế
địa phương cũng như của cả nước.
 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của
khu vực tỉnh Ninh Thuận.
 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của
địa phương, của tỉnh Ninh Thuận.
 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá
môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
5.2. Mục tiêu cụ thể
 Phát triển mô hìnhsản xuất thức ăn gia súcchuyên nghiệp, hiện đại,cung
cấp sản phẩmchất lượng, giá trị,cho ngành chăn nuôi của cả nước, đảm bảo các
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi.
 Cung cấp sản phẩm thức ăn gia súc cho thị trường khu vực tỉnh Ninh
Thuận và khu vực lân cận.
 Hình thành khucông nghiệp sản xuấtthức ăn gia súc chất lượng cao và sử
dụng công nghệ hiện đại.
 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Sản xuất thức ăn gia súc 12.329,4 tấn/năm
 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu
chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.
 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.
 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
9
Ninh Thuậnnói chung.
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
10
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
1.1.1. Vị trí địa lý
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
11
Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh
Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía
Đông giáp Biển Đông.
Diện tích tự nhiên 3.358 km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6
huyện. Tp. Phan Rang-Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, trung tâm chính trị,
kinh tế và văn hóa của tỉnh, cách Tp. Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam
Ranh 60 km, cách Tp. Nha Trang 105 km và cách Tp. Đà Lạt 110 km, thuận tiện
cho việc giao lưu phát triển kinh tế-xã hội.
1.1.2. Địa hình:
Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với 3 dạng địa
hình: núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển
chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
1.1.3. Khí hậu, thủy văn:
Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng,
gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C, lượng mưa
trung bình 700-800mm ở Phan Rang và tăng dần đến trên 1.100mm ở miền núi,
độ ẩm không khí từ 75-77%. Năng lượng bức xạ lớn 160 Kcl/cm2. Tổng lượng
nhiệt 9.500– 10.0000C. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng
11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau.
Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực
phía Bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả
nước.
1.1.4. Tài nguyên đất:
Tổng diện tích tự nhiên 3.358 km2, trong đó đất dùng vào sản xuất nông
nghiệp 69.698 ha; đất lâm nghiệp 185.955 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1.825 ha;
đất làm muối 1.292 ha; đất chuyên dùng 16.069 ha; đất ở 3.820 ha; đất sông suối
và mặt nước chuyên dùng 5.676 ha; còn lại đất chưa sử dụng.
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
12
1.1.5. Tài nguyên biển:
Bờ biển dài 105 km, ngư trường của tỉnh nằm trong vùng nước trồi có nguồn
lợi hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài hải sản các loại. Ngoài ra, còn
có hệ sinh thái san hô phong phú và đa dạng với trên 120 loài và rùa biển đặc
biệt quý hiếm chỉ có ở Ninh Thuận. Vùng ven biển có nhiều đầm vịnh phù hợp
phát triển du lịch và phát triển nuôi trồng thủy sản và sản xuất tôm giống là một
thế mạnh của ngành thủy sản.
1.1.6. Tài nguyên khoáng sản:
- Khoáng sản kim loại có Wonfram, Molipđen, thiếc. Titan tại khu vực ven
biển với trữ lượng nhiều triệu tấn.
- Khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể, đá granite, cát thủy tinh, sét
gốm…
- Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có đá granite với tổng trữ lượng
khoảng 850 triệu m3, cát kết vôi trữ lượng khoảng 1,5 triệu m3; đá vôi san hô
tập trung vùng ven biển trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn CaO; sét phụ gia, đá xây
dựng.
- Tiềm năng về khoáng bùn mới được phát hiện ở thôn Suối Đá, xã Lợi Hải,
huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, qua kết quả điều tra khảo sát của Liên đoàn
Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường, bùn khoáng có chất lượng tốt, không có chứa các chất độc hại, trữ lượng
bùn khoáng dự kiến khoảng trên 30.000 tấn, có thể tiếp tục điều tra, thăm dò và
khai thác sử dụng vào mục đích phát triển phục vụ loại hình du lịch kết hợp tắm
ngâm chữa bệnh.
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
13
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án
1.2.1. Kinh tế
Việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong
bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. Dịch bệnh Covid-19 đợt thứ 4 bùng
phát trong 6 tháng cuối năm với mức độ phức tạp, lây lan nhanh, kéo dài đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã
hội và đời sống Nhân dân. Doanh nghiệp bị đứt gãy sản xuất; các cơ sở kinh
doanh dịch vụ đóng cửa; người lao động mất, giảm việc làm; công tác giải ngân
nguồn vốn đầu tư công chậm; công tác giải phóng mặt bằng nhiều vướng mắc
ảnh hưởng đến tiến độ triển khai một số dự án quy mô lớn…
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2021 ước tăng 9,0% so với năm
trước, mức tăng cao thứ 4 của cả nước (gồm 1.Hải Phòng 12,38%; 2.Quảng
Ninh 10,28%; 3.Gia Lai 9,71%) và đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và Duyên
hải miền Trung. Trong đó, ngành công nghiệp tăng 38,06%, với sản xuất điện là
đầu tàu phát triển.
GRDP (tính theo giá so sánh 2010) năm 2021 ước tăng 9,0% so với cùng
kỳ năm trước, trong đó: trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
5,98%, đóng góp 1,82 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực
công nghiệp và xây dựng tăng 23,67%, đóng góp 6,98 điểm phần trăm; khu vực
dịch vụ tăng 0,02%, đóng góp 0,007 điểm phần trăm; thuế sản phẩm tăng
3,26%, đóng góp tăng 0,2 điểm phần trăm.
Về cơ cấu kinh tế (GRDP) năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản chiếm tỷ trọng 30,02%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,96%;
khu vực dịch vụ chiếm 28,15%; thuế sản phẩm chiếm 5,87%. (Cơ cấu tương ứng
của cùng kỳ năm 2020 là: 30,77%; 31,29%; 31,72%; 6,22%). Những năm gần
đây, cơ cấu ngành kinh tế có xu hướng chuyển dịch về công nghiệp-xây dựng,
dịch vụ và nông, lâm, thủy sản.
GRDP bình quân đầu người năm 2021 đạt 68,4 triệu đồng, tăng 8,4 triệu
so với năm 2020.
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
14
1.2.2. Dân cư
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh đạt 590.467 người,
mật độ dân số đạt 181 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt
211.109 người, chiếm 35,8% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt
379.358 người, chiếm 64,2%. Dân số nam đạt 296.026 người, trong khi đó nữ
đạt 294.441 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,44
‰. Đây cũng là tỉnh ít dân nhất vùng duyên hải Nam Trung Bộ với gần 600.000
dân.
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
2.1. Tổng quan ngành chăn nuôi cả nước năm 2021
Tình hình chung
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2021, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn do
ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên gia súc tiềm
ẩn nguy cơ bùng phát nhưng sản lượng sản phẩm chăn nuôi vẫn tăng. Ước tổng
số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Mười Hai năm 2021 tăng
khoảng 3,0% so với cùng thời điểm năm 2020; sản lượng thịt lợn hơi xuất
chuồng cả năm ước đạt 4.180,2 nghìn tấn, tăng 3,6% so với năm 2020, tăng
13,9% so với kế hoạch.
Tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Mười Hai
năm 2021 tăng khoảng 2,0% so với cùng thời điểm năm 2020; sản lượng thịt gia
cầm hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 1.940,9 nghìn tấn, tăng 3, 2%so với năm
2020 và tăng 25,9% so với kế hoạch; sản lượng trứng gia cầm cả năm ước đạt
17,5 tỷ quả, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng ước đạt 39 triệu USD, đưa
giá trị xuất khẩu chăn nuôi cả năm 2021 ước đạt 434 triệu USD, tăng 2,1% so
với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa ước đạt 111 triệu USD,
tang 8%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động
vật ước đạt 116 triệu USD, tăng 18,5%.
Ước giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 12 đạt 270,8 triệu USD,
đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2021 đạt 3,4 tỷ USD, giảm
3,4% so với năm 2020. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
15
đạt 1,2 tỷ USD, tăng 13,4%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và
phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 16,9%
Ngành chăn nuôi trong năm 2021 đối mặt với nhiều khó khăn: (1) Do bị
ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tácđộng đến mọi mặt của
đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàncầu và gây ảnh
hưởng trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụsảnphẩm; (2) Dịch bệnh trên động vật
tiềm ẩn nguy cơ bùng phát,nhất là bệnh Dịchtả lợn Châu Phi, xuất hiện chủng
virus nguy hiểm trên đàn gia cầm (H5N6, H5N8…)và bệnh viêm da nổi cục trên
trâu, bò. Tuy vậy, nhìn chung số lượng và sản lượng sản phẩm chăn nuôi vẫn
tăng trưởng.
– Chăn nuôi trâu, bò: Tình hình chăn nuôi trâu, bò trên cả nước trong cả
năm 2021 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Viêm da nổi cục. Hiện nay, dịch đang dần
được kiểm soát nhưng nguy cơ bùng phát vẫn còncao. Theo Tổng cục Thống kê
(TCTK) ước tính tổng đàn trâu của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng
12năm 2021 giảm khoảng 3,0%, tổng số bò tăng khoảng 1,3% so với cùng thời
điểm năm 2020.
– Chăn nuôi lợn: Trong năm 2021, chăn nuôi lợn tiếp tục gặp khó khăn
khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng từ cuối năm 2020 đến nay và giá bánlợn
hơi trên cả nước biến động theo chiều hướng giảm, đặc biệt là từ cuối tháng
4/2021. Trong bối cảnh nhiều yếu tố khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ thua lỗ
dẫn đến tâm lý người chăn nuôi lo ngại, không dám tái đàn. Thậm chí hiện nay,
có một số địa phương có tình trạng người chăn nuôi lo lắng nên bán tháo đàn vật
nuôi, khiến tình hình khó ổn định được trong thời gian ngắn. Theo số liệu ước
tính của TCTK, tổng đàn lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12/
2021 tăng 3,0% so với cùng thời điểm năm 2020.
– Chăn nuôi gia cầm: cũng đang gặp nhiều khó khăn, nhấtlà ở khu vực
miền Nam, do chi phí sản xuất tăng, khâu lưu thông bị gián đoạn, nhu cầu thị
trường giảm, lượng vật nuôi tồn đọng trong chuồng cao, tăng nguy cơ thua lỗ.
Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời
điểm cuối tháng 12/2021 tăng 2,0% so với cùng thời điểm năm 2020.
– Sản lượng thịt xuất chuồng các loại: Theo số liệu tính toán của TCTK,
sản lượng thịt xuất chuồng các loại cả năm 2021 cụ thể như sau: Sản lượng thịt
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
16
trâu hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 120,9 nghìn tấn, tăng 0,5% (riêng quý IV
ước đạt 34,5 nghìn tấn, tăng 3,5%); sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng cả năm
ước đạt 458,3 nghìn tấn, tăng 3,8% (quý IV ước đạt 123,2 nghìn tấn, tăng 5,4%);
sản lượng sữa bò tươi cả năm ước đạt 1.159,3 nghìn tấn, tăng 10,5% (quý IV
ước đạt 314,2 nghìn tấn, tăng 13,3%); sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm
ước đạt 4.180,2 nghìn tấn, tăng 3,6% (quý IV ước đạt 1.124,4 nghìn tấn, tăng
0,2%); sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 1.940,9 nghìn
tấn, tăng 3,2% (quý IV ước đạt 541,2 nghìn tấn, tăng 0,9%); sản lượng trứng gia
cầm cả năm ước đạt 17,5 tỷ quả, tăng 5,1% (quý IV ước đạt 4,7 tỷ quả, tăng
7,4%) so với cùng kỳ năm 2020.
Tình hình dịch bệnh
Theo báo cáo của Cục Thú y, tính đến ngày 22/12/2021, tình hình dịch
bệnh trên đàn vật nuôi cụ thể như sau:
Dịch cúm gia cầm: Từ đầu năm đến ngày nay, cả nước đã xảy ra 108 ổ
dịch CGC tại 74 huyện thuộc 31 tỉnh, thành phố (bao gồm: 07 ổ dịch do vi rút
A/H5N1 tại 05 tỉnh, thành phố; 83 ổ dịch do vi rút A/H5N6 tại 23 tỉnh, thành
phốvà 18 ổ dịch do vi rút A/H5N8 tại 11 tỉnh). Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết
và tiêu hủy là 408.794 con (chiếm khoảng 0,08% tổng đàn gia cẩm trên cả
nước).
Hiện nay, cả nước có 02 ổ CGC A/H5N8 tại 02 tỉnh Ninh Bình và Quảng
Ninh chưa qua 21 ngày. Số gia cầm bịtiêu hủy là 7.510 con.
Dịch lợn tai xanh: Từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước không phát sinh
dịch bệnh Tai xanh
Dịch Lở mồm long móng: Từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước đã xảy ra
87 ổ dịch LMLM tại 46 huyện 18 tỉnh, thành phố; số gia súc mắc bệnh là 3.396
con gia súc. Số gia súc bị chết và tiêu hủy là 348 con.Hiện nay, cả nước không
có dịch bệnh LMLM.
Dịch tả lợn châu Phi: Từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 2.286 ổ dịch tại
380 huyện thuộc 57 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn tiêu hủy là 233.740 con (chiếm
khoảng 0,87% tổng đàn lợn cả nước), tổng trọng lượng khoảng 11.678 tấn.
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
17
Hiện nay, cả nước có 895 ổ dịch tại 227 huyện của 43 tỉnh, thành phố
chưa qua 21 ngày; tổng số lợn tiêu hủy là 132.826 con.
Dịch Viêm da nổi cục: Từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước đã xảy ra 4.286
ổ dịch tại 456 huyện 55 tỉnh, thành phố; sốgia súc mắc bệnh là 206.746 con trâu,
bò. Số gia súc bị chết và tiêu hủy là 28.889 con.
Hiện nay, cảnước có 188 ổ dịch tại 50 huyện của 12 tỉnh, thành phố chưa
qua 21 ngày; tổng số trâu, bò mắc bệnh là 21.231 con, số trâu, bò đã tiêu hủy là
2.935 con.
Thị trường sản phẩm chăn nuôi
Tại thị trường thế giới, giá lợn nạc giao tháng 2/2022 ở Chicago, Mỹ biến
động tang trong tháng 12/2021 với mức tang 3,375 UScent/lb lên mức 83,35
UScent/lb. Giá thịt lợn tăng do nguồn cung thịt lợn giảm.
Tại thị trường trong nước, trong tháng 12/2021, giá lợn hơi biến động trái
chiều tại các địa phương trên cả nước. Giá heo hơi tại miền Bắc ổn định ở mức
47.000-50.000 đồng/kg. Tại Hưng Yên và Thái Nguyên, giá thu mua heo hơi ở
mức 49.000 đồng/kg. Hai tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang và Thái Bình lần lượt
giao dịch với giá 47.000 đồng/kg và 48.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá heo hơi điều chỉnh tăng 2.000
đồng/kg, dao động trong khoảng 47.000-51.000 đồng/kg. Các tỉnh Quảng Trị,
Hà Tĩnh hiện đang giao dịch tại mức 48.000 đồng/kg.Tương tự, giá heo hơi tại
miền Nam dao động trong khoảng 48.000-50.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg.
Các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp, Bình Dương và Sóc Trăng lần lượt thu mua
tương ứng là 48.000-49.000 đồng/kg.
Giá thu mua gà tại trại biến động trái chiều tại các vùng miền trong tháng
qua.Giá gà thịt lông màu ngắn ngày miền Bắc, miền Trung tăng 2.000 đồng/kg
lên mức 48.000 đồng/kg. Giá gà thịt lông màu ngắn ngày miền Nam giảm 2.000
đồng/kg xuống mức 44.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp Bắc tăng 9.000
đồng/kg lên 33.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp miền Trung ổn định ở mức
30.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp miền Nam giảm 3.000 đồng/kg xuống mức
28.000 đồng/kg. Giá trứng gà miền Bắc, miền Trung và miền Nam ổn định ở
mức 1.300–1.700 đồng/quả. Nhìn lại năm 2021, giá thu mua gà tại trại giảm
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
18
trong 10 tháng đầu năm, nhưng tăng nhẹ trong 2 tháng cuối năm do nhu cầu
khởi sắc.
Thị trường xuất nhập khẩu
Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi:
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng ước đạt 39 triệu USD, đưa
giá trị xuất khẩu chăn nuôi cả năm 2021 ước đạt 434 triệu USD, tăng 2,1% so
với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa ước đạt 111 triệu USD,
tăng 8%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động
vật ước đạt 116 triệu USD, tăng 18,5%
Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi:
Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc tăng mạnh 40,8% so với
năm 2020, đạt 1,13 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2021
xuất khẩu thức ăn gia súc các loại của Việt Nam tăng mạnh 40,1% so với tháng
11/2021 và tăng 105,3% so với tháng 12/2020, đạt trên 159,7 triệu USD. Cộng
chung cả năm 2021 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng mạnh 40,8% so
với năm 2020, đạt 1,13 tỷ USD.
Thị trường Trung Quốc tiêu thụ nhiều nhất các loại thức ăn gia súc của
Việt Nam, trong năm 2021 đạt 379,47 triệu USD, chiếm 33,7% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc của cả nước, tăng 79,7% so với năm 2020.
Riêng tháng 12/2021 kim ngạch tăng 44,6% so với tháng 11/2021 và tăng
113,3% so với tháng 12/2020, đạt 48,74 triệu USD.
Tiếp đến thị trường Campuchia chiếm 13%, đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt
146,19 triệu USD, tăng 19,5% so với năm trước; Riêng tháng 12/2021 giảm
8,6% so với tháng 11/2021 và giảm 14,6% so với tháng 12/2020, đạt 8,8 triệu
USD.
Đáng chú ý là thị trường Philippines trong tháng 12/2021 kim ngạch xuất
khẩu tăng rất mạnh 98,2% so với tháng 11/2021 và tăng 3.064% so với tháng
12/2020, đạt 65,26 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm lên
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
19
130,55 triệu USD – đứng thứ 3 thị trường, chiếm 11,6%, tăng mạnh 364,9% so
với năm 2020.
Nhìn chung, trong năm 2021, xuất khẩu thức ăn gia súc sang đa số thị
trường tăng mạnh so với năm 2020, đáng chú ý xuất khẩu sang Philippines tăng
mạnh %, đạt triệu USD; xuất khẩu sang Thái Lan cũng tăng mạnh %, đạt triệu
USD.
Xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2021
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 14/1/2022 của TCHQ). ĐVT: USD
Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2021 đạt 1,13 tỷ USD
Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi:
Ước giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 12 đạt 270,8 triệu USD,
đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2021 đạt 3,4 tỷ USD, giảm
3,4% so với năm 2020. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước
đạt 1,2 tỷ USD, tăng 13,4%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và
phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 16,9%.
Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu:
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
20
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu
thức ăn gia súc và nguyên liệu các loại về Việt Nam trong năm 2021 đạt trên
4,93 tỷ USD, tăng 28,4% so với năm 2020.
Riêng tháng 12/2021 kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 432,76
triệu USD, tăng 18,7% so với tháng 11/2021 và tăng 15,6% so với tháng
12/2020.
Các thị trường chủ yếu cung cấp thức ăn gia súc và nguyên liệu cho Việt
Nam vẫn là Achentina, Mỹ, Brazil và EU; trong đó nhập khẩu nhiều nhất từ
Achentina, đạt 1,66 tỷ USD, chiếm 33,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhập
khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 7,8% so với năm 2020, riêng tháng
12/2021 nhập khẩu từ thị trường này đạt 98,56 triệu USD, tiếp tục giảm 11,5%
so với tháng 11/2021 và giảm 29,9% so với tháng 12/2020.
Tiếp đến thị trường Mỹ, kim ngạch tăng rát mạnh 61,7% so với năm
2020, đạt 817,64 triệu USD, chiếm 16,6%; riêng trong tháng 12/2021 nhập khẩu
từ thị trường này tăng 5,5% so với tháng 11/2021 và tăng mạnh 36% so với
tháng 12/2020, đạt 64,39 triệu USD.
Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường Brazil trong tháng
12/2021 tăng mạnh 146,8% so với tháng 11/2021 và tăng 174,3% so với tháng
12/2020, đạt 124,26 triệu USD; tính chung trong năm 2021, kim ngạch đạt
659,69 triệu USD, chiếm 13,4%, tăng mạnh 68,4% so với năm 2020; thị trường
EU đạt 398,25 triệu USD, chiếm 8%, tăng 39,7%; thị trường Đông Nam Á đạt
362,22 triệu USD, chiếm 7,3%, tăng 20,9%.
Nhìn chung, trong năm 2021, kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và
nguyên liệu từ các thị trường chủ đạo đều tăng so với năm 2020.
Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu năm 2021
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 14/1/2022 của TCHQ). ĐVT: USD
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
21
Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu năm 2021 tăng 28,4% kim
ngạch
Nhập khẩu đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu tháng 12 đạt
200 nghìn tấn với giá trị đạt 116,4 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị
nhập khẩu đậu tương năm 2021 đạt 2 triệu tấn và 1,2 tỷ USD, tăng 7,5% vềkhối
lượng và tăng 52,1% về giá trị so với năm 2020.
Braxin, Hoa Kỳ và Canada là 3 thị trường cung cấp đậu tương chính cho
Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2021 với 97,5% thị phần. So với cùng kỳ năm
2020, giá trị nhập khẩu đậu tương từ Braxin tăng 85,5%, Hoa Kỳ (+33%) và
Canada (+9,7%).
Nhập khẩu lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì tháng 12 đạt
210nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 62,9triệu USD, đưa tổng khối lượng và
giá trị nhập khẩu lúa mì năm 2021đạt 4,7 triệutấn và 1,4tỷ USD, tăng 58,3% về
khối lượng và tăng 80,6% về giá trị so với năm 2020.
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
22
Nguồn nhập khẩu lúa mì chính của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm
2021 là từ các thị trường: Ôxtrâylia (chiếm tỷ trọng 69,5%), Ucraina (6,2%) và
Hoa Kỳ (4,8%). So với cùng kỳ năm 2020, giá trị nhập khẩu lúa mì của Việt
Nam trong 11 tháng đầu năm 2021 từ Ôxtrâylia tăng 460,4%; Ucraina (+45,9%),
Hoa Kỳ (-55,9%).
Nhập khẩu ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu tháng 12 đạt500
nghìntấn với giá trị đạt 154 triệuUSD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu
ngô năm 2021 đạt 10 triệu tấn và 2,9 tỷ USD, giảm 17% về khối lượng nhưng
tăng 20,3% về giá trị so với năm 2020.
Nguồn nhập khẩu ngô của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2021 chủ
yếu từ 3 thị trường: Achentina, Braxin và Ấn Độ chiếm 86,5% thị phần. So với
cùng kỳ năm 2020, giá trị nhập khẩu ngô 11 tháng đầu năm 2021 từ Achentina
tăng 13%, Braxin giảm 25,5% và Ấn Độ gấp 386,8 lần.
2.2. Tăng chi nhập khẩu thức ăn gia súc
Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu dự kiến chạm ngưỡng 4,87 tỷ
USD trong năm 2021, vượt hơn 1 tỷ USD so với năm 2020.
Kỷ lục nhập khẩu
Từ đầu năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng gần chục lần.
Giá các loại nguyên liệu phục vụ ngành chăn nuôi như ngô, đậu tương, lúa mỳ,
dầu mỡ cũng tăng chóng mặt. Chẳng hạn, 11 tháng qua, lượng ngô nhập khẩu
chỉ bằng 85% cùng kỳ năm 2020, nhưng do giá ngô tăng, nên trị giá nhập khẩu
tăng gần 24%. Tương tự, kim ngạch đậu tương tăng 43,5%, dầu mỡ động thực
vật tăng 44%.
Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung nhập khẩu làm giá thức ăn
chăn nuôi trong nước luôn ở mức cao. Trong khi đó, giá sản phẩm chăn nuôi từ
đầu năm đến nay sụt giảm mạnh do nhà hàng, khu công nghiệp giảm tiêu thụ..,
khiến các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không có lãi, thậm chí thua lỗ.
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, ngành sản xuất thức ăn chăn
nuôi công nghiệp ở Việt Nam đã tăng trưởng ngoạn mục, đạt bình quân 13-
15%/năm. Tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp từ 10,8 triệu tấn năm
2010 đã tăng lên gần gấp đôi vào năm 2020, đạt 20,3 triệu tấn. Việt Nam trở
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
23
thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số một khu vực Đông Nam Á về sản
lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam đã tăng nhập khẩu ngô làm
nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Việt Nam là nhà nhập khẩu ngô lớn nhất
ở Đông Nam Á và dự báo là nhà nhập khẩu ngô lớn thứ 5 toàn cầu vào các năm
2021, 2022.
Báo cáo Thương mại Nông nghiệp Quốc tế của USDA cũng khẳng định,
ngoài chăn nuôi heo và gia cầm tăng trưởng mạnh, nuôi trồng thủy sản và động
vật có vỏ hoặc các loài khác đang được mở rộng tại Việt Nam. Cùng với ngô,
các mặt hàng xuất khẩu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản của Mỹ
như bột ngũ cốc sấy khô, phụ phẩm lên men (DDGS) đã tăng trưởng mạnh trong
thập kỷ qua. Việt Nam hiện là một trong những nhà nhập khẩu hàng đầu mặt
hàng này của Mỹ.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2021, nhập khẩu thức
ăn gia súc và nguyên liệu phục vụ ngành chăn nuôi trong nước đạt gần 4,5 tỷ
USD, tăng 30% so với cùng kỳ, dự kiến cả năm đạt 4,87 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ
USD so với năm 2020.
Dự báo, nhu cầu nhập khẩu ngô và phụ phẩm ngũ cốc làm thức ăn chăn
nuôi của Việt Nam tiếp tục tăng cao, với mức gấp ba lần trong vòng 10 năm tới.
Quy mô thị trường 12-13 tỷ USD
Tại Việt Nam, chi phí thức ăn chiếm 70-75% giá thành chăn nuôi, trong
khi nguồn cung thức ăn chăn nuôi phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu, lên đến
70-80% với các mặt hàng ngô, lúa mỳ, đậu tương. Nguồn cung trong nước có
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
24
thể cung ứng một số loại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhưng sản
lượng còn nhỏ và phân tán, khiến các doanh nghiệp không mặn mà thu gom.
Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, toàn ngành có 265 doanh
nghiệp, nhưng nhóm doanh nghiệp chiếm 60% sản lượng là các doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI (89 doanh nghiệp). Với quy mô sản xuất
công nghiệp lớn, các doanh nghiệp FDI không chỉ vượt trội về thị phần, mà hầu
hết đều có chiến lược kinh doanh bài bản, với chuỗi sản xuất kinh doanh khép
kín và nguồn lực tài chính mạnh.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt
Nam thừa nhận, các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp không mặn
mà với nguyên liệu thu gom quá nhỏ. Nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất
thường rất lớn, họ nhập về hàng ngàn tấn trên một tàu, với chất lượng đồng nhất,
tạo thuận lợi cho bảo quản và chế biến công nghiệp.
Việc tăng giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua là do nguồn cung nguyên
liệu trên thế giới giảm, nguồn cung trong nước hạn chế, chi phí vận chuyển tăng,
dẫn đến chi phí nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi tăng 20-30%. Ngoài ra, ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu khiến sản lượng một số loại ngũ cốc chính tại một số
quốc gia sụt giảm, làm giá thành thức ăn chăn nuôi tăng theo.
Để kìm mức tăng giá thức ăn chăn nuôi trong nước, Chính phủ đã đồng ý
giảm thuế nhập khẩu một số nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi từ ngày
30/12/2021, trong đó lúa mỳ giảm từ 3% xuống 0%, ngô sẽ giảm từ 5% xuống
2%.
Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam tính toán, nhu cầu nguyên liệu sản
xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đạt 28-30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới, trị
giá 12-13 tỷ USD, với mức tăng trưởng trung bình 11-12%/năm. Trong đó, quá
nửa sản lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (14,5-15 triệu tấn) dành cho ngành
gia cầm.
Dự báo, giá các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi chính có thể tăng
trong năm 2022, khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và chi phí logistics chưa
thể hạ nhiệt. Theo đó, đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục gây ra nhiều khó khăn đối
với ngành chăn nuôi, chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao, giá sản
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
25
phẩm chăn nuôi bán ra ở mức thấp, có khả năng hạn chế tăng trưởng sản xuất,
mở rộng tái đàn.
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án
Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:
Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
26
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư
(ĐVT:1000 đồng)
Ghi chú: Dự toán tổng mức theo Quyết định 65/QĐ-BXD của Bộxây dựng ngày20 tháng 01 năm 2021về Ban hành suấtvốn đầu
tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
27
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
4.1. Địa điểm xây dựng
Dự án“Nhà máychế biến thức ăn gia súc công nghiệp” được thực hiệntại
Xã Phước Tiến, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vị trí thực hiện dự án
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
28
4.2. Hình thức đầu tư
Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
5.1. Nhu cầu sử dụng đất
Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án
Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là
tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
29
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
TT Nội dung Diện tích ĐVT
I Xây dựng 116.800,0 m2
A GIAI ĐOẠN 1 - m2
1 Cổng tường rào 1.405,4 md
2 Nhà bảo vệ 16,0 m2
3 Nhà xe nhân viên 248,0 m2
4 Nhà xe công nhân 208,0 m2
5 Bể nước 60 m3 46,0 m2
6 Nhà kỹ thuật 61,9 m2
7 Bể xử lý nước thải 270,0 m2
8 Nhà vệ sinh 74,0 m2
B GIAI ĐOẠN 2 - m2
1 Nhà xưởng 3.522,0 m2
2 Đất cây xanh, thảm cỏ 15.412,9 m2
3 Nhà điều hành 622,0 m2
4 Nhà nghỉ nhân viên 271,0 m2
5 Nhà nghỉ công nhân 271,0 m2
6 Nhà ăn 274,0 m2
7 Nhà kho 56.630,0 m2
8 Đường nội bộ 8.165,0 m2
9 Khuôn viên, sân bãi 30.708,3 m2
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
30
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
2.1. Thức ăn gia súc
Thức ăn gia súc được chế biến từ những sản phẩm thực vật, động vật,
khoáng vật mà gia súc có thể ăn được nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho
chúng. Những chất dinh dưỡng chứa trong thức ăn phải ở trạng thái mà gia súc
có thể hấp thụ và lợi dụng được để phù hợp với đặc tính sinh lý và cấu tạo bộ
máy tiêu hoá của chúng.
Thức ăn gia súc được chia làm 2 loại:
+ Thức ăn hỗn hợp
+ Thức ăn đậm đặc.
Thức ăn hỗn hợp
Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn hiện đại để áp dụng chăn nuôi theo khẩu
phần, nó vận dụng các tiến bộ kĩ thuật khoa học dinh dưỡng gia súc đã đạt được.
Thức ăn hỗn hợp đến nay đã trở thành một biện pháp kĩ thuật nuôi dưỡng và sử
dụng thức ăn một cách hợp lý để tăng cường năng xuất chăn nuôi lợn, gà…Cụ
thể dùng thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi đưa lại hiệu quả kinh tế cao.
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
31
+ Tốc độ sinh trưởng nhanh.
+ Giảm mức tiêu tốn thức ăn cho 1kg sản phẩm.
+ Tăng năng suất lao động.
+ Vòng quay sản xuất ngắn hơn.
+ Giảm chi phí sản xuất, dẫn đến hạ giá thành sản phẩm
2.2. Các công đoạn chính trong sản xuất thức ăn hỗn hợp
Gồm 2 công đoạn chính:
+ Công đoạn đầu, sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột.
+ Công đoạn 2, ép viên thức ăn. (Công đoạn 2 cần đến thiết bị và kỹ thuật
phức tạp hơn công đoạn 1).
Công đoạn ép viên chia ra 3 tiểu công đoạn, diễn ra liên tiếp ở buồng điều
hoà, khuôn ép viên và buồng làm nguội thức ăn viên. Ở thiết bị điều hoà, hơi
nóng được phun vào thức ăn để hồ hoá tinh bột, tạo w = 15 – 18% (bổ sung rỉ
đường làm chất kết dính); sau đó, thức ăn đi vào khuôn tạo viên (có nhiều loại
khuôn ép với các lỗ thoát kích cỡ khác nhau, để thay đổi của viên thức ăn (to,
nhỏ), dao cắt để cắt viên thức ăn (dài, ngắn theo yêu cầu từng loại gia súc). Sau
khi ra khỏi lỗ thoát còn ẩm và nóng nhiệt độ có thể từ 105 – 110oC, thức ăn viên
được chuyển đến các giàn sấy. Tại đây có thể phun thêm dầu với mục đích làm
bóng hạt cám, tăng hàm lượng chất dinh dưỡng cho viên thức ăn. Các viên thức
ăn được chuyển đến sàng làm nguội.
2.2.1. Công đoạn nghiền nguyên liệu
Tất cả các loại nguyên liệu chế biến thức ăn hỗn hợp sau khi nghiền thô
làm sạch các tạp chất đều đưa vào máy nghiền nhỏ riêng từng loại. Độ mịn của
nguyên liệu khi nghiền được thay đổi theo cách thay đổi mặt sàng trong quá
trình nghiền. Căn cứ vào kích cỡ bột hạt nghiền người ta chia làm 3 loại:
+ Bột mịn là bột có đường kính hạt sau nghiền 0.6 – 0.8mm.
+ Bột mịn trung bình là bột có đường kính hạt sau nghiền 0.8 – 0.9mm.
+ Bột thô có đường kính hạt sau nghiền > 1mm.
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
32
Người ta kiểm tra độ mịn của bột nghiền bằng những rây chuyên dụng.
Có 3 loại rây tương ứng với 3 mức độ nghiền mịn trên.
Bột mịn có nhược điểm: dễ bay bụi gây hao hụt trong quá trình nạp liệu,
trút dỡ, bốc xếp.
2.2.2. Công đoạn trộn
Định lượng và cân sản lượng từng loại nguyên liệu theo công thức chế
biến thành các mẻ trộn để theo dõi trong quá trình nạp liệu vào máy trộn.
Những loại nguyên liệu trộn vào thức ăn với số lượng ít như: premix
khoáng, VTM, axit amin: lizin, methiolin. Nếu cho vào máy trộn ngay thì rất
khó trộn đều. Để đảm bảo trọn đều thì các loại nguyên liệu này phải được trộn
nhân ra bằng cách pha loãng với đậu tương, khô lạc…Các nguyên liệu này phải
được lấy từ nguyên liệu dùng trong mẻ trộn. Muốn trộn đều thì phải dung tối
thiểu 2 – 3 kg nguyên liệu pha loãng.
Trình tự nạp nguyên liệu vào máy trộn như sau:
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
33
Cho chạy máy trộn, đầu tiên cho 1/2 nguyên liệu tinh bột (ngô, cám
gạo…)tiếp tục nạp toàn bộ nguyên liệu premix, thức ăn bổ sung để trộn pha
loãng trước, sau đó tiếp tục cho các loại thức ăn bổ sung protein (khô lạc, đỗ
tương, bột cá…) cuối cùng cho 1/2 nguyên liệu tinh bột còn lại. Thời gian trộn
kéo dài 7 - 10 phút từ lúc nạp liệu lần cuối cùng. Máy trộn không nên nạp quá
đầy sẽ làm giảm năng suất máy trộn. Nếu là thức ăn dạng bột thì đem đóng bao
ngay, còn là thức ăn dạng viên thì phải qua ép viên và làm nguội
2.3. Sơ đồ quy trình sản xuất
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
34
2.4. 3.1.2 Thuyết minh dây chuyền công nghệ
2.4.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Ngô
Ngô đưa vào sản xuất được định lượng rồi đưa đi làm sạch bằng sàng,
quạt gió, nam châm để tách tạp chất. Tạp chất bao gồm tạp chất vô cơ, tạp chất
hữu cơ, kim loại.
Mục đích: không làm ảnh hưởng đến giá trị thức ăn, đảm bảo an toàn máy
móc thiết bị.
Sau khi làm sạch ngô đảm bảo:
+ Tạp chất khoáng các loại: 0.25%
+ Tạp chất hữu cơ: 1.5%.
+ Chất độc: 0.4%
+ Sâu mọt: 0.25%.
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
35
Ngô sau khi làm sạch bằng sàng qua hệ thống vít tải chuyển đến máy
nghiền, quá trình này được thực hiện trong chu trình khép kín. Ngô được đưa
vào thùng cấp liệu nhờ nắp điều chỉnh để điều chỉnh lượng nguyên liệu vào máy
nghiền. Kích thước bột ngô sau nghiền được kiểm tra bởi rây kiểm tra với kích
thước lỗ sàng 25 – 28 lỗ/cm2.
Máy nghiền được sử dụng để nghiền ngô thường là loại nghiền búa.
Trong quá trình nghiền nhiệt độ của sản phẩm tăng lên, độ ẩm giảm xuống đáng
kể, đồng thời thể tích và khối lượng nguyên liệu giảm. Để tránh hiện tượng tắc
lỗ sàng của máy, đẩy được không khí ẩm trong nguyên liệu ra và giảm nhiệt độ
sản phẩm, người ta thổi không khí vào máy nghiền.
Sau khi bột ngô có kích thuớc thích hợp và được chuyển đến buồng phân
loại nhờ gầu tải với mục đích: chuẩn bị cho quá trình định lượng, phối trộn diễn
ra nhanh hơn, sản phẩm có đầy đủ thành phần dinh dưỡng không thừa cũng
không thiếu.
Không nên nghiền ngô mịn quá vì bột mịn gây hao hụt trong quá trình nạp
liệu, bốc xếp.
Khô đậu tương, khô lạc
Là 2 nguyên liệu đều ở trạng thái khô dầu, dạng viên hoặc bánh nên sau
khi định lượng khô dầu được làm nhỏ bang máy đập rồi mới đưa vào máy
nghiền để tạo thuận lợi cho quá trình nghiền. Do tính chất 2 loại nguyên liệu này
gần giống nhau nên có thể nghiền cùng một máy nghiền búa. Bột khô dầu cũng
được kiểm tra bằng rây kiểm tra để tăng hiệu quả phối trộn. Khi đạt được kích
thước thích hợp, bột khô dầu được chuyển đến buồng phân loại nhờ gầu tải.
Mật rỉ
Mật rỉ được đưa vào bể chứa gia nhiệt bằng hệ thống đun nóng bằng hơi
và lọc để tách tạp chất bằng máy lọc, sau đó cho vào bể chứa mật rỉ sạch và pha
loãng với tỉ lệ thích hợp, nhiệt độ đạt 50 – 60oC. Sử dụng bơm để bơm mật rỉ
vào máy trộn với các nguyên liệu khác.
Cám gạo, bột cá, bột xương, bột cỏ, bột vỏ sò
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
36
Các nguyên liệu này ở dạng bột sau khi định lượng đưa vào rây để kiểm
tra lại kích thước. Nhờ gầu tải được chuyển lên các buồng phân loại chờ phối
trộn.
Nguyên liệu đảm bảo:
W cám gạo: 10%.
W bột cá, bột xương, bột vỏ sò, bột cỏ: 5%.
* Mỗi loại nguyên liệu do khác nhau về cấu trúc cũng như tính chất vật lý,
thành phần hoá học nên khi nghiền sẽ được đem nghiền lần lượt. Sau khi nghiền
mỗi một loại nguyên liệu được đưa vào buồng phân loại nhờ gầu tải. Buồng
phân loại là các hệ thống ống ở dưới có các cân tự động và van tự điều chỉnh.
2.4.2. Công đoạn trộn
Mục đích:
+ Trộn các cấu tử nguyên liệu để thức ăn có thành phần đồng nhất.
+ Bổ sung chất lượng mùi vị cho nhau, làm thức ăn có chất lượng tốt, đầy
đủ các thành phần dinh dưỡng.
+ Rút ngắn thời gian phản ứng khi chế biến thức ăn bằng phương pháp
hoá học hay sinh học.
Các cấu tử trong thức ăn mà không phân bố đồng đều làm chất lượng
giảm và gây hại cho gia súc do một phần nào đó tập trung quá nhiều một cấu tử
làm ảnh hưởng đến trạng thái sinh lý của con vật khi hấp thụ thức ăn này.
Chỉ tiêu kĩ thuật:
W khối bột 14%.
Trước khi trộn các cấu tử phải định lượng chính xác theo thực đơn đã tính
toán thành các mẻ trộn theo dõi quá trình nạp liệu vào máy trộn.
Quá trình trộn chia 2 giai đoạn:
+ Trộn vi lượng: Khô dầu lạc + premix – khoáng + premix – VTM + axit
amin không thay thế.
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
37
+ Trộn chính: Trộn hết các cấu tử trong thực đơn, đồng thời phun mật rỉ
tạo chất kết dính tạo điều kiện thuân lợi cho quá trình ép viên.
Sử dụng máy trộn ngang 1 trục, 2 trục năng suất cao, thời gian ngắn. Yêu
cầu của bán sản phẩm: Khối bộtđồng nhất, màu sắc đều nhau ở mọi chỗ, W bột:
15 – 16%.
2.4.3. Ép viên
Mục đích:
+ Làm chín sản phẩm.
+ Tăng độ đồng nhất về thành phần.
+ Giảm lượng bụi khi cho ăn, đóng bao, vận chuyển.
Ép viên theo phương pháp ướt: Ở máy ép viên bán thành phẩm được làm
ẩm 30 – 35% bằng nước nóng 80 – 850C để hồ hoá tinh bột. Khi ra khỏi máy ép
độ ẩm của viên đạt 30 – 32%, nhiệt độ 400C. Kích thước của viên cho lợn con:
4mm, 6mm. Sau khi ép viên các viên thức ăn có nhiệt độ cao và có thể có lẫn
bột nên ta cho qua sàng phân loại bột và viên không đủ kích thước cho quay trở
lại bồn phối trộn trong mẻ sau, phần viên trên sàn tiếp tục qua giàn sấy.
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
38
2.4.4. Sấy
Mục đích:
+ Giảm hàm lượng ẩm trong thức ăn, tăng thời gian bảo quản + Làm chín
sản phẩm
+ Phun dầu làm bóng hạt cám, tăng hàm lượng chất béo trong thức ăn.
+ Tăng giá trị cảm quan. Bán thành phẩm sau khi ép được sấy trên các
giàn sấy với nhịêt độ 1100C, W = 25 – 35%, tốc độ sấy 3.5 - 4m/s.
Để sấy viên thức ăn ta chọn máy sấy bên trong có các giàn sấy, trên giàn
có các lỗ nhỏ để không khí đi lên, kích thước lỗ < 1mm. Viên thức ăn được cầp
liên tục vào phễu nạp liệu. Không khí được hút vào và đốt nóng bởi Caloriphe
đến nhịêt độ cần thiết. Không khí được cho đi ngược chuyển động của giàn và đi
từ dưới lên xuyên qua viên thức ăn để tăng hiệu quả sấy.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sấy:
+ Bản chất của vật liệu sấy.
+ Hình dáng, kích thước, chiều dày vật liệu.
+ W ban đầu, W giới hạn của vật liệu.
+ Tính chất tác nhân sấy
+ Cấu tạo máy sấy được chọn.
2.4.5. Làm nguội
Sau quá trình sấy viên thức ăn được qua sàng phân loại vừa có tác dụng
làm nguội sản phẩm vừa có tác dụng tách phần bộtbở ra trong quá trình sấy đem
quay trở lại bồn phối trộn cho mẻ sau.
Sàng phân loại hay còn gọi là sàng làm nguội nhiệt độ 30 – 35oC.
2.4.6. Cân, đóng gói
Mục đích
+ Bảo quản sản phẩm khỏi môi trường xung quanh.
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
39
+ Tạo điều kiện cho quá trình vận chuyển.
+ Tăng giá trị cảm quan thu hút khách hàng.
Sản phẩm sau cân được đưa đến thiết bị đóng gói tự động. Khối lượng
mỗi bao 25kg. Các bao thức ăn được bảo quản khô ráo, sạch sẽ, có thể xếp bao
thức ăn trên các pellet bằng gỗ hoặc bằng sắt có độ cao 10 – 20 bao tiện cho xuất
hàng.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thức ăn dạng viên
- Hình dạng, màu sắc, mùi vị: Hình dạng viên đồng đều, bề mặt không
quá sần sùi, không có hiện tượng nhiễm sâu mọt. Màu sắc phù hợp thành phần
nguyên liệu chế biến phải có màu sáng. Mùi vị phụ thuộc vào từng nguyên liệu
phối trộn: mùi ngậy và thơm dễ chịu.
- Độ ẩm 13%.
- Hàm lượng cát 0.7%
- Tạp chất kim loại 50g/tấn
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
40
- Năng lượng trao đổi: 3050 – 3150Kcal/kg.
- Protein thô: 14 – 16%
- Ca: 0.5 – 1%
- P: 0.4 – 0.6%
- Muối ăn: 0.8 – 1.1%
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
41
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
1.1. Chuẩn bị mặt bằng
Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các
thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện
đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định.
1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư:
Dự án thực hiện tái định cư theo quy định hiện hành.
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường
giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực.
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.1. Các phương án xây dựng công trình
Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy
chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn
thiết kế cơ sở xin phép xây dựng.
2.2. Các phương án kiến trúc
Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết
kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai
đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung
như:
1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng.
2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng.
3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng.
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
42
Bản vẽ thiết kế mặt bằng của dự án
Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật
của dự án với các thông số như sau:
 Hệ thống giao thông
Xác định cấp đường, cấp tải trọng, điểm đấu nối để vạch tuyến và phương
án kết cấu nền và mặt đường.
 Hệ thống cấp nước
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
43
Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch
(hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch
tuyến cấp nước bên ngoài nhà, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.
 Hệ thống thoát nước
Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến
thoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối. Thiết kế tuyến thu và thoát
nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.
 Hệ thống xử lý nước thải
Khi dự án đi vào hoạt động, chỉ có nước thải sinh hoạt, nước thải từ các
khu sản xuất không đáng kể nên không cần tính đến phương án xử lý nước thải.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải
trong sản xuất (nước từ việc xử lý giá thể, nước có chứa các hóa chất xử lý mẫu
trong quá trình sản xuất).
 Hệ thống cấp điện
Tính toán nhu cầu sử dụng điện của dự án. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng
điện của từng tiểu khu để lựa chọn giải pháp thiết kế tuyến điện trung thế, điểm
đặt trạm hạ thế. Chọn vật liệu sử dụng và phương án tuyến cấp điện hạ thế ngoài
nhà. Ngoài ra dự án còn đầu tư thêm máy phát điện dự phòng.
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1. Phương án tổ chức thực hiện
Dự ánđược chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và
khai thác khi đi vào hoạt động.
Dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương. Đối với lao động chuyên
môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình
hoạt động sau này.
Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến(ĐVT: 1000 đồng)
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
44
3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý
Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương
đầutư.
Tiến độ thực hiện: 24 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư,
trong đó:
STT Nội dung công việc Thời gian
1 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Quý I/2022
2
Thủ tục phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ
1/500
Quý II/2022
3 Thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Quý II/2022
4
Thủ tục giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụng
đất
Quý III/2022
5 Thủ tục liên quan đến kết nối hạ tầng kỹ thuật Quý IV/2022
6
Thẩm định, phê duyệt TKCS, Tổng mức đầu tư và phê
duyệt TKKT
Quý IV/2022
7
Cấp phép xây dựng (đối với công trình phải cấp phép xây
dựng theo quy định)
Quý I/2023
8 Thi công và đưa dự án vào khai thác, sử dụng
Quý II/2023
đến Quý
I/2024
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
45
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường của dự án“Nhà máy
chế biến thức ăn gia súc công nghiệp”là xem xét đánh giá những yếu tố tích
cực và tiêu cực ảnh hưởng đến khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận, để
từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất
lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính
dự án khi đi vào hoạt động, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG.
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/20013;
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006;
- Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát
nước và xử lý nước thải;
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định
về xác định thiệt hại đối với môi trường;
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
46
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định
về Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng
dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường;
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
- TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu
chuẩn thiết kế;
- QCVN 01:2008/BXD - Quy hoạch xây dựng;
- TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên
ngoài và công trình;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh;
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT
ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động,
05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc”được thực hiện tại Xã Phước
Tiến, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI
VỚI MÔI TRƯỜNG
4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình
Tác động đến môi trường không khí:
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
47
Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất,
cát…)từcôngviệc đào đất,sanủimặt bằng, vậnchuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu
xây dựng, phatrộnvàsửdụngvôivữa, đấtcát...hoạtđộngcủacácmáymóc thiết bị
cũngnhư các phươngtiệnvận tạivà thicôngcơ giớitại công trường sẽ gây ra tiếng
ồn.Bụi phát sinh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân trên công
trường và người dân lưu thông trên tuyến đường.
Tiếng ồnphátsinh trongquátrìnhthi công là không thể tránh khỏi. Tiếng ồn
có thể phát sinh khi xe, máy vận chuyển đất đá, vật liệu hoạt động trên công
trường sẽ gây ảnh hưởng đến người dân sống hai bên tuyến đường vận chuyển
và người tham gia giao thông.
Tác động của nước thải:
Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công
nhân xây dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải
được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.
Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là
một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi,
đất đá, xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt. Trong quá trình xây dựng dự án
áp dụng các biện pháp thoát nước mưa thích hợp.
Tác động của chất thải rắn:
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ
quá trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn
phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể
bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề
vệ sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi…) sẽ được tái
sử dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
48
nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý
ngay.
Tác động đến hệ sinh thái, cảnh quan khu vực:
Quá trình thi công cần đào đắp, san lấp mặt bằng, bóc hữu cơ và chặt bỏ
lớp thảm thực vật trong phạm vi quy hoạch nên tác động đến hệ sinh thái và
cảnh quan khu vực dự án, cảnh quan tự nhiên được thay thế bằng cảnh quan
nhân tạo.
Tác động đến sức khỏe cộng đồng:
Các chất có trong khí thải giao thông, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây
tác động đến sức khỏe công nhân, người dân xung quanh (có phương tiện vận
chuyển chạy qua) và các công trình lân cận. Một số tác động có thể xảy ra như
sau:
– Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (Bụi, SO2, CO, NOx, THC,...),
nếu hấp thụ trong thời gian dài, con người có thể bị những căn bệnh mãn tính
như về mắt, hệ hô hấp, thần kinh và bệnh tim mạch, nhiều loại chất thải có trong
khí thải nếu hấp thụ lâu ngày sẽ có khả năng gây bệnh ung thư;
– Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm,…gây tác
động hệ thần kinh, tim mạch và thính giác của cán bộ công nhân viên và người
dân trong khu vực dự án;
– Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông,
cháy nổ,… gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường.
– Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chất
tạm thời, mang tính cục bộ.
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
Tác động do bụi và khí thải:
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
49
Đối với dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính:
Từ hoạt động giao thông (các phương tiện vận chuyển ra vào dự án);
Từ quá trình hoạt động:
 Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển, bốc dở, nhập liệu;
 Bụi phát sinh từ dây chuyền sản xuất (nếu có);
Hoạt động của dự án luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng
hóa nhập, xuất kho và nguyên liệu. Đồng nghĩa với việc khi dự án đi vào hoạt
động sẽ phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện xe chuyên chở vận tải
chạy bằng dầu DO.
Mức độ ô nhiễm này còn tùy thuộc vào từng thời điểm có số lượng xe tập
trung ít hay nhiều, tức là còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa nhập, xuất kho.
Đây là nguồn gây ô nhiễm di động nên lượng chất ô nhiễm này sẽ rải đều
trên những đoạn đường mà xe đi qua, chất độc hại phát tán cục bộ. Xét riêng lẻ,
tuy chúng không gây tác động rõ rệt đối với con người nhưng lượng khí thải này
góp phần làm tăng tải lượng ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Cho nên chủ
dự án cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp
nhất ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực dự
án trong giai đoạn này.
Tác động do nước thải
Nguồn nước thải phát sinh tại dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt và
nước mưa chảy tràn.
Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm: Chất rắn lơ lửng (SS),
các chất hữu cơ (COD, BOD), dinh dưỡng (N, P…), vi sinh vật (virus, vi khuẩn,
nấm…)
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
50
Nếu nước thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý thích hợp thì chúng
sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất, nước ngầm và là nguy cơ lan truyền
bệnh cho con người và gia súc.
Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nuớc mưa chảy tràn qua khu vực sân
bãi có thể cuốn theo đất cát, lá cây… rơi vãi trên mặt đất đưa xuống hệ thống
thoát nước, làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.
Tác động do chất thải rắn
Chất thải rắn sản xuất không nguy hại:phát sinh trong quá trình hoạt động
Chất thải rắn sản xuất nguy hại:Các chất thải rắn nguy hại phát sinh dính
hóa chất trong quá trình hoạt động. Xăng xe, sơn, dầu mỡ tra máy trong quá
trình bảo dưỡng thiết bị, máy móc; vỏ hộp đựng sơn, vecni, dầu mỡ; chất kết
dính, chất bịt kín là các thành phần nguy hại đối với môi trường và con người.
Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động của công nhân viên phần
rác thải chủ yếu là thực phẩm thừa, bao bì đựng thức ăn hay đồ uống như hộp
xốp, bao cà phê, ly sinh tố, hộp sữa tươi, đũa tre, ống hút, muỗng nhựa, giấy,…;
cành, lá cây phát sinh từ hoạt động vệ sinh sân vườn trong khuôn viên của nhà
máy. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993), thì hệ số phát sinh
chất thải rắn sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày
V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
Căn cứ quá trình tham quan, khảo sát công nghệ trên địa bàn cả nước đối
với các phương pháp đã giới thiệu trên, phương án công nghệ áp dụng tại dự án
là công nghệ hiện đại phù hợp với quy mô dự án, đảm bảo các quy chuẩn môi
trường, bên cạnh đó, công nghệ sản xuất, máy móc chủ yếu mua tại trong nước
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
51
nên không cần phải chuyển giao công nghệ. Máy móc sản xuất đáp ứng các tiêu
chí yêu cầu sau:
- Phù hợp với tất cả các loại sản phẩm đầu vào
- Sử dụng tiết kiệm quỹ đất.
- Chi phí đầu tư hợp lý.
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG
6.1. Giai đoạn xây dựng dự án
Thường xuyên kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết
bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật, điều này sẽ giúp
hạn chế được sự phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường;
Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Các phương tiện đi ra khỏi
công trường được vệ sinh sạch sẽ, che phủ bạt (nếu không có thùng xe) và làm
ướt vật liệu để tránh rơi vãi đất, cát… ra đường, là nguyên nhân gián tiếp gây ra
tai nạn giao thông;
Công nhân làm việc tại công trường được sử dụng các thiết bị bảo hộ lao
động như khẩu trang, mũ bảo hộ, kính phòng hộ mắt;
Máy móc, thiết bị thực hiện trên công trường cũng như máy móc thiết bị
phục vụ hoạt động của dự án phải tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn
(ví dụ: TCVN 4726 – 89 Máy cắt kim loại - Yêu cầu đối với trang thiết bị điện;
TCVN 4431-1987 Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng toàn phần: Lan can an toàn -
Điều kiện kĩ thuật, …)
Hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm: hoạt động vận chuyển đường bộ sẽ
được sắp xếp vào buổi sáng (từ 8h đến 11h00), buổi chiều (từ 13h30 đến 16h30),
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
52
buổi tối (từ 18h00 đến 20h) để tránh giờ tan ca của công nhân của các công trình
lân cận;
Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, đào đất, san ủi mặt
bằng…
Che chắn các bãi tập kết vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn, bố trí ở
cuối hướng gió và có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh
hưởng toàn khu vực.
Đối với chất thải rắn sinh hoạt được thu gom vào những thùng chuyên dụng
có nắp đậy. Chủ đầu tư sẽ ký kết với đơn vị khác để thu gom, xử lý chất thải
sinh hoạt đúng theo quy định hiện hành của nhà nước.
Xây dựng nội quy cấm phóng uế, vứt rác sinh hoạt, đổ nước thải bừa bãi
gây ô nhiễm môi trường và tuyên truyền cho công nhân viên của dự án.
Luôn nhắc nhở công nhân tuân thủ nội quy lao động, an toàn lao động và
giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cộng đồng.
6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
Giảm thiểu ô nhiễm không khí
Nồng độ khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông ngoài sự phụ thuộc
vào tính chất của loại nhiên liệu sử dụng còn phải phụ thuộc vào động cơ của
các phương tiện. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các phương
tiện vận chuyển, Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp sau:
Tất cả phương tiện vận chuyển ra vào dự án phải đạt Tiêu chuẩn Việt Nam
về an toàn kỹ thuật và môi trường theo đúng Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT
của Bộ Giao thông Vận tải ngày 24/06/2009;
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
53
Quy định nội quy cho các phương tiện ra vào dự án như quy định tốc độ
đối với các phương tiện di chuyển trong khuôn viên dự án, yêu cầu tắt máy khi
trong thời gian xe chờ…;
Trồng cây xanh cách ly xung quanh khu vực thực hiện dự án và đảm bảo
diện tích cây xanh chiếm 20% tổng diện tích dự án như đã trình bày trong báo
cáo;
Giảm thiểu tác động bụi, khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất
Thông thoáng nhà xưởng sản xuất, lắp đặt hệ thống thông gió, quạt hút và hệ
thống làm mát phù hợp với đặc thù sản xuất của nhà máy;
Thực hiện quét dọn, vệ sinh ngay trường hợp để rơi vãi nguyên vật liệu,
thành phẩm.
Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân, tất các công nhân làm việc tại nhà
máy đều được trang bị bảo hộ lao động phù hợp theo đặc thù của công đoạn sản
xuất;
Giám sát sự tuân thủ an toàn trong lao động tại nhà máy;
Định kỳ khám sức khỏe cho công nhân;
Giảm thiểu tác động nước thải
Quy trình xử lý nước thải bằng bể tự hoại:
Nước thải từ bồn cầu được xử lý bằng bể tự hoại. Bể tự hoại là công trình
đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn lắng giữ trong bể
từ 3 – 6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị
phân hủy, một phần tạo thành các chất hòa tan. Nước thải lắng trong bể với thời
gian dài bảo đảm hiệu suất lắng cao.
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
54
Khi qua bể tự hoại, nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải giảm khoảng
30%, riêng các chất lơ lửng hầu như được giữ lại hoàn toàn.
Bùn từ bể tự hoại được chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị có chức năng để
hút và vận chuyển đi nơi khác xử lý.
Giảm thiểu tác động nước mưa chảy tràn:
Thiết kế xây dựng và vận hành hệ thống thoát nước mưa tách biệt hoàn
toàn với với hệ thống thu gom nước thải;
Định kỳ nạo vét các hố ga và khai thông cống thoát nước mưa;
Quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy
hại, tránh các loại chất thải này rơi vãi hoặc bị cuốn vào hệ thống thoát nước
mưa.
Giảm thiểu ô nhiễm nước thải rắn
Chủ đầu tư cam kết sẽ tuân thủ đúng pháp luật hiện hành trong công tác thu
gom, lưu trữ và xử lý các chất thải rắn, cụ thể là tuân thủ theo Nghị định số
38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về việc quản lý chất thải và
phế liệu thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30/6/2015 về Quy định
quản lý chất thải nguy hại.
VII. KẾT LUẬN
Các tác động từ hoạt động của dự án tới môi trường là không lớn và hoàn
toàn có thể kiểm soát được. Đồng thời, các sản phẩm mà dự án tạo ra đóng vai
trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hoạt động của dự
án mang lại lợi ích đáng giá và đặc biệt có hiệu quả về mặt xã hội lớn lao, tạo
điều kiện công việc làm cho người lao động tại địa phương.
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
55
Trong quá trình hoạt động của dự án, các yếu tố ô nhiễm môi trường phát
sinh không thể tránh khỏi. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ
môi trường, mối quan hệ giữa phát triển sản xuất và giữ gìn trong sạch môi
trường sống, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các bước yêu cầu của công tác bảo vệ môi
trường. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn lao động trong sản xuất cũng được chú
trọng.
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
56
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC
HIỆNVÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN.
Nguồn vốn: vốn chủ sở hữu 20%, vốn vay 80%. Chủ đầu tưsẽ thu xếp với
các ngân hàng thương mại để vay dài hạn. Lãi suất cho vay các ngân hàng
thương mại theo lãi suất hiện hành.
Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được lập dựa theo quyết định về Suất
vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổnghợp bộ phận kết cấu công
trình của Bộ Xây dựng; giá thiết bị dựa trên cơ sở tham khảo các bản chào giá
của các nhà cung cấp vật tư thiết bị.
Nội dung tổng mức đầu tư
Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng
dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc công nghiệp”làm cơ sở để lập kế
hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí vật tư thiết
bị; Chi phí tư vấn, Chi phí quản lý dự án & chi phí khác, dự phòng phí.
Chi phí xây dựng và lắp đặt
Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; Chi phí xây dựng
công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện
trường để ở và điều hành thi công.
Chi phí thiết bị
Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công
nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo
hiểm thiết bị; thuế và các loại phí có liên quan.
Các thiết bị chính, để giảm chi phí đầu tư mua sắm thiết bị và tiết kiệm
chi phí lãi vay, các phương tiện vận tải có thể chọn phương án thuê khi cần thiết.
Với phương án này không những giảm chi phí đầu tư mà còn giảm chi phí điều
hành hệ thống vận chuyển như chi phí quản lý và lương lái xe, chi phí bảo trì
bảo dưỡng và sửa chữa…
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
57
Chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn
đầu tư xây dựng công trình.
Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công
việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn
thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:
- Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.
- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức
thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công
trình.
- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí
xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán,
quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Chi phí khởi công, khánh thành;
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm
- Chi phí khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế cơ sở;
- Chi phí khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ thi công;
- Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây
dựng công trình;
- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí
phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn
nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng
thầu xây dựng;
- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám
sát lắp đặt thiết bị;
Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ”
58
- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định
mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng;
- Chi phí tư vấn quản lý dự án;
Chi phí khác
Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi
phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án và chi
phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên:
- Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; Chi phí bảo hiểm công trình;
- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
- Chi phí vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm
mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình tiền
chạy thử và chạy thử.
Dự phòng phí
- Dự phòng phí bằng 5% chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự
án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư của dự án: 501.467.429.000 đồng.
(Năm trăm linh một tỷ, bốn trăm sáu mươi bảy triệu, bốn trăm hai mươi chín
nghìn đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (20%) : 100.293.486.000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (80%) : 401.173.943.000 đồng.
2.2. Dự kiến nguồn doanh thu vàcông suất thiết kế của dự án:
Sản xuất thức ăn gia súc 12.329,4 tấn/năm
Nội dung chi tiết được trình bày ở Phần phụ lục dự án kèm theo.
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx

dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bòdự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bòLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi bò sinh sản.
Thuyết minh dự án chăn nuôi bò sinh sản.Thuyết minh dự án chăn nuôi bò sinh sản.
Thuyết minh dự án chăn nuôi bò sinh sản.LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi bò sinh sản.docx
Thuyết minh dự án chăn nuôi bò sinh sản.docxThuyết minh dự án chăn nuôi bò sinh sản.docx
Thuyết minh dự án chăn nuôi bò sinh sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vậtThuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vậtLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Dự án nhà máy ép dầu thực vậtDự án nhà máy ép dầu thực vật
Dự án nhà máy ép dầu thực vậtLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sảnDự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sảnLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docxThuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án nhà máy phân bónThuyết minh dự án nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án nhà máy phân bónLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docxThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấyThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấyLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Ähnlich wie DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx (20)

dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bòdự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi bò sinh sản.
Thuyết minh dự án chăn nuôi bò sinh sản.Thuyết minh dự án chăn nuôi bò sinh sản.
Thuyết minh dự án chăn nuôi bò sinh sản.
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi bò sinh sản.docx
Thuyết minh dự án chăn nuôi bò sinh sản.docxThuyết minh dự án chăn nuôi bò sinh sản.docx
Thuyết minh dự án chăn nuôi bò sinh sản.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vậtThuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
 
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VATDU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
 
Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Dự án nhà máy ép dầu thực vậtDự án nhà máy ép dầu thực vật
Dự án nhà máy ép dầu thực vật
 
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
Dự án nhà máy sản xuất than sinh học 0918755356
 
dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
 
Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
Thuyết minh dự án nhà máy phân hữu cơ 0918755356
 
Dự án Chăn nuôi heo Việt Thắng - An Giang | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanvi...
Dự án Chăn nuôi heo Việt Thắng - An Giang | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanvi...Dự án Chăn nuôi heo Việt Thắng - An Giang | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanvi...
Dự án Chăn nuôi heo Việt Thắng - An Giang | Dịch vụ lập dự án đầu tư - duanvi...
 
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢNDỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
DỰ ÁN NUÔI TRÂU BÒ SINH SẢN
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
 
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sảnDự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
 
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docxThuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
Thuyết minh dự án nhà xưởng dệt may, giày da và chế biến thực phẩm.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án nhà máy phân bónThuyết minh dự án nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án nhà máy phân bón
 
DU AN NUOI TOM THE VA NONG SAN
DU AN NUOI TOM THE VA NONG SANDU AN NUOI TOM THE VA NONG SAN
DU AN NUOI TOM THE VA NONG SAN
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docxThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấyThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu 0918755356
 

Mehr von LẬP DỰ ÁN VIỆT

Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxDự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án gia công cơ khí 0918755356
Thuyết minh dự án gia công cơ khí 0918755356Thuyết minh dự án gia công cơ khí 0918755356
Thuyết minh dự án gia công cơ khí 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án du lịch nông nghiệp trồng dược liệu và chăm sóc sức khỏe
dự án du lịch nông nghiệp trồng dược liệu và chăm sóc sức khỏedự án du lịch nông nghiệp trồng dược liệu và chăm sóc sức khỏe
dự án du lịch nông nghiệp trồng dược liệu và chăm sóc sức khỏeLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón.docx
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón.docxThuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón.docx
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu .docx
dự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu .docxdự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu .docx
dự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu .docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docxThuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docxDự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT CÂY SACHI
DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT CÂY SACHIDỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT CÂY SACHI
DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT CÂY SACHILẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN VIỆN DƯỠNG LÃO 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN VIỆN DƯỠNG LÃO 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN VIỆN DƯỠNG LÃO 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN VIỆN DƯỠNG LÃO 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docx
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docxThuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docx
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án khu du lịch giải trí đa năng 0918755356
Dự án khu du lịch giải trí đa năng 0918755356Dự án khu du lịch giải trí đa năng 0918755356
Dự án khu du lịch giải trí đa năng 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Tư vấn lập Dự án bệnh viện điều trị ung thư
Tư vấn lập Dự án bệnh viện  điều trị ung thưTư vấn lập Dự án bệnh viện  điều trị ung thư
Tư vấn lập Dự án bệnh viện điều trị ung thưLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT VẬT LIỆU TỪ ĐÁ .docx
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT VẬT LIỆU TỪ ĐÁ .docxDỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT VẬT LIỆU TỪ ĐÁ .docx
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT VẬT LIỆU TỪ ĐÁ .docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trung tâm thể dục thể thao và dịch vụ.docx
Dự án trung tâm thể dục thể thao và dịch vụ.docxDự án trung tâm thể dục thể thao và dịch vụ.docx
Dự án trung tâm thể dục thể thao và dịch vụ.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VIỆN DƯỠNG LÃO 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VIỆN DƯỠNG LÃO 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VIỆN DƯỠNG LÃO 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VIỆN DƯỠNG LÃO 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN CHĂN NUÔI BÒ KẾT HỢP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
DỰ ÁN CHĂN NUÔI BÒ KẾT HỢP NUÔI TRỒNG THỦY SẢNDỰ ÁN CHĂN NUÔI BÒ KẾT HỢP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
DỰ ÁN CHĂN NUÔI BÒ KẾT HỢP NUÔI TRỒNG THỦY SẢNLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án sẩn xuất nông nghiệp hữu cơ và du lịch .docx
Dự án sẩn xuất nông nghiệp hữu cơ và du lịch .docxDự án sẩn xuất nông nghiệp hữu cơ và du lịch .docx
Dự án sẩn xuất nông nghiệp hữu cơ và du lịch .docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh Dự án cụm công nghiệp hòa sơn
THuyết minh Dự án cụm công nghiệp  hòa sơnTHuyết minh Dự án cụm công nghiệp  hòa sơn
THuyết minh Dự án cụm công nghiệp hòa sơnLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Mehr von LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxDự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
 
Thuyết minh dự án gia công cơ khí 0918755356
Thuyết minh dự án gia công cơ khí 0918755356Thuyết minh dự án gia công cơ khí 0918755356
Thuyết minh dự án gia công cơ khí 0918755356
 
dự án du lịch nông nghiệp trồng dược liệu và chăm sóc sức khỏe
dự án du lịch nông nghiệp trồng dược liệu và chăm sóc sức khỏedự án du lịch nông nghiệp trồng dược liệu và chăm sóc sức khỏe
dự án du lịch nông nghiệp trồng dược liệu và chăm sóc sức khỏe
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón.docx
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón.docxThuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón.docx
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón.docx
 
dự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu .docx
dự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu .docxdự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu .docx
dự án đầu tư dây chuyền sơ chế nhựa, từ phế liệu .docx
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docxThuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
 
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docxDự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
 
DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT CÂY SACHI
DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT CÂY SACHIDỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT CÂY SACHI
DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT CÂY SACHI
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN VIỆN DƯỠNG LÃO 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN VIỆN DƯỠNG LÃO 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN VIỆN DƯỠNG LÃO 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN VIỆN DƯỠNG LÃO 0918755356
 
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docx
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docxThuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docx
Thuyết minh dự án trường liên cấp chuẩn quốc tế.docx
 
Dự án khu du lịch giải trí đa năng 0918755356
Dự án khu du lịch giải trí đa năng 0918755356Dự án khu du lịch giải trí đa năng 0918755356
Dự án khu du lịch giải trí đa năng 0918755356
 
Tư vấn lập Dự án bệnh viện điều trị ung thư
Tư vấn lập Dự án bệnh viện  điều trị ung thưTư vấn lập Dự án bệnh viện  điều trị ung thư
Tư vấn lập Dự án bệnh viện điều trị ung thư
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT VẬT LIỆU TỪ ĐÁ .docx
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT VẬT LIỆU TỪ ĐÁ .docxDỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT VẬT LIỆU TỪ ĐÁ .docx
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT VẬT LIỆU TỪ ĐÁ .docx
 
Dự án trung tâm thể dục thể thao và dịch vụ.docx
Dự án trung tâm thể dục thể thao và dịch vụ.docxDự án trung tâm thể dục thể thao và dịch vụ.docx
Dự án trung tâm thể dục thể thao và dịch vụ.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VIỆN DƯỠNG LÃO 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VIỆN DƯỠNG LÃO 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VIỆN DƯỠNG LÃO 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VIỆN DƯỠNG LÃO 0918755356
 
DỰ ÁN CHĂN NUÔI BÒ KẾT HỢP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
DỰ ÁN CHĂN NUÔI BÒ KẾT HỢP NUÔI TRỒNG THỦY SẢNDỰ ÁN CHĂN NUÔI BÒ KẾT HỢP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
DỰ ÁN CHĂN NUÔI BÒ KẾT HỢP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
 
Dự án sẩn xuất nông nghiệp hữu cơ và du lịch .docx
Dự án sẩn xuất nông nghiệp hữu cơ và du lịch .docxDự án sẩn xuất nông nghiệp hữu cơ và du lịch .docx
Dự án sẩn xuất nông nghiệp hữu cơ và du lịch .docx
 
THuyết minh Dự án cụm công nghiệp hòa sơn
THuyết minh Dự án cụm công nghiệp  hòa sơnTHuyết minh Dự án cụm công nghiệp  hòa sơn
THuyết minh Dự án cụm công nghiệp hòa sơn
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ.docx
 

DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx

  • 1. THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIA SÚC CÔNG TY Địa điểm: Ninh Thuận
  • 2. -----------  ----------- DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIA SÚC Địa điểm: Tỉnh Ninh Thuận ĐƠN VỊ TƯ VẤN CHỦ ĐẦU TƯ 0918755356- 0903034381
  • 3. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 2 MỤC LỤC ĐƠN ĐỀ NGHỊ VAY VỐN.......... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. MỤC LỤC ..................................................................................................... 2 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 5 I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 5 II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 5 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 5 IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ......................................................................... 7 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................. 8 5.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 8 5.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 8 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................10 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN................................................................................................................10 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. .................................................10 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án..........................................13 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................14 2.1. Tổng quan ngành chăn nuôi cả nước năm 2021 ........................................14 2.2. Tăng chi nhập khẩu thức ăn gia súc..........................................................22 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................25 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................25 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................26 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................27 4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................27 4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................28 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.28
  • 4. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 3 5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................28 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............28 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................29 I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............29 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......30 2.1. Thức ăn gia súc.......................................................................................30 2.2. Các công đoạn chính trong sản xuất thức ăn hỗn hợp................................31 2.3. Sơ đồ quy trình sản xuất..........................................................................33 2.4. 3.1.2 Thuyết minh dây chuyền công nghệ ................................................34 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................41 I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG....................................................................41 1.1. Chuẩn bị mặt bằng ..................................................................................41 1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:................41 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật....................................41 II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH...................41 2.1. Các phương án xây dựng công trình.........................................................41 2.2. Các phương án kiến trúc..........................................................................41 III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................43 3.1. Phương án tổ chức thực hiện ...................................................................43 3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý .....................44 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG................................45 I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................45 II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. ...............45 III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................46
  • 5. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 4 IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG .....................................................................................46 4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình....................................................46 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................48 V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ...........................................................................50 VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG............................................51 6.1. Giai đoạn xây dựng dự án........................................................................51 6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ..............................................52 VII. KẾT LUẬN ...........................................................................................54 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .............................................................................56 I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN..................................................56 II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.......................58 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án........................................................58 2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................58 2.3. Các chi phí đầu vào của dự án: ................................................................59 2.4. Phương ánvay. ........................................................................................59 2.5. Các thông số tài chính của dự án..............................................................59 KẾT LUẬN ..................................................................................................62 I. KẾT LUẬN. ..............................................................................................62 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. .....................................................................62 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ...............................63 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án.................................63 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................67 Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................73
  • 6. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 5 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................77 Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án............................................78 Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn...................................80 Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ...........................83 Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................87 Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).........................90 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ .............................................. II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc” Địa điểm thực hiện dự án:………………... Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: ………….ha). Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: ………….. đồng. (Năm trăm linh một tỷ, bốn trăm sáu mươi bảy triệu, bốn trăm hai mươi chín nghìn đồng) Trong đó: + Vốn tự có (20%) : 100.293.486.000 đồng. + Vốn vay - huy động (80%) : 401.173.943.000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Sản xuất thức ăn gia súc 12.329,4 tấn/năm III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Đặc tính và tầm quan trọng của thức ăn hỗn hợp cho gia súc
  • 7. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 6 Việt Nam với số dân 90 triệu người, trong đó 30% sống ở thành thị và 70% số dân sống ở nông thôn và phần lớn gắn liền với chăn nuôi. + Chăn nuôi hộ gia đình chiếm 70% + Các trang trại tư nhân, nhà nước, của các công ty, doanh nghiệp mở rộng và phát triển mạnh chiếm khoảng 30% thị trường. Phần lớn chăn nuôi hiện nay không chỉ mang tính tận dụng, bỏ ống, mà đã xác định chăn nuôi trở thành một nghề để phát triển kinh tế gia đình. Với tiềm năng thức ăn chăn nuôi lớn tuy nhiên hiện nay việc sử dụng thức ăn công nghiệp chỉ chiếm khoảng 38 – 42% và ước đạt 6 – 7 triệu tấn/năm. Cùng với sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa: người chăn nuôi hiện nay ngày càng thấy rõ tầm quan trọng của giống, thức ăn có chất lượng cao, ý thức được vấn đề vệ sinh phòng dịch trong chăn nuôi, hình thành vùng chăn nuôi tập trung, mang tính hàng hoá. Do sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế 7 – 8% năm, dẫn đến thu nhập và mức tiêu dùng của người dân tăng mạnh. Nhu cầu về thực phẩm nói chung tăng nhanh qua hang năm. Bên cạnh đó chất lượng thực phẩm ngày càng được coi trọng như thịt ngon, nạc nhiều, thịt sạch, không tồn dư kháng sinh, kim loại nặng hoặc hooc môn sinh trưởng… Muốn cung cấp đủ thịt, trứng và sữa cho bữa ăn của nhân dân thì phải đẩy mạnh chăn nuôi, đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính và độc lập theo phương thức sản xuất lớn. Song song với việc đẩy mạnh chăn nuôi phải chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc. Tuy vậy nếu áp dụng phương thức chăn nuôi theo lối công nghiệp mà không có sự hiểu biết đầy đủ về thành phần dinh dưỡng của thức ăn sẽ dẫn đến sự lạm dụng thức ăn làm huỷ hoại các chức phận của cơ thể gia súc do không đáp ứng đầy đủ nhu cầu về các chất dinh dưỡng cho gia súc. Bởi vậy muốn có được những biện pháp kĩ thuật tốt nhất để khai thác và chế biến thức ăn cho gia súc, tạo nên những khẩu phần thức ăn cân đối thì chúng ta phải xác định tương quan giữa các yếu tố dinh dưỡng quan trọng trong thức ăn với điều kiện sinh lý của từng loại gia súc. Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc công nghiệp”tại Xã Phước Tiến, huyện Bác Ái,
  • 8. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 7 tỉnh Ninh Thuậnnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhcông nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôicủa tỉnh Ninh Thuận. IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ  Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;  Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;  Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;  Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;  Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020;
  • 9. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 8 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 5.1. Mục tiêu chung  Phát triển dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc .” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấpsản phẩm thức ăn chăn nuôi chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngànhchăn nuôi, đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Ninh Thuận.  Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Ninh Thuận.  Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án. 5.2. Mục tiêu cụ thể  Phát triển mô hìnhsản xuất thức ăn gia súcchuyên nghiệp, hiện đại,cung cấp sản phẩmchất lượng, giá trị,cho ngành chăn nuôi của cả nước, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi.  Cung cấp sản phẩm thức ăn gia súc cho thị trường khu vực tỉnh Ninh Thuận và khu vực lân cận.  Hình thành khucông nghiệp sản xuấtthức ăn gia súc chất lượng cao và sử dụng công nghệ hiện đại.  Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau: Sản xuất thức ăn gia súc 12.329,4 tấn/năm  Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.  Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.  Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh
  • 10. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 9 Ninh Thuậnnói chung.
  • 11. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 10 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. 1.1.1. Vị trí địa lý
  • 12. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 11 Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên 3.358 km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6 huyện. Tp. Phan Rang-Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh, cách Tp. Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam Ranh 60 km, cách Tp. Nha Trang 105 km và cách Tp. Đà Lạt 110 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế-xã hội. 1.1.2. Địa hình: Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với 3 dạng địa hình: núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. 1.1.3. Khí hậu, thủy văn: Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C, lượng mưa trung bình 700-800mm ở Phan Rang và tăng dần đến trên 1.100mm ở miền núi, độ ẩm không khí từ 75-77%. Năng lượng bức xạ lớn 160 Kcl/cm2. Tổng lượng nhiệt 9.500– 10.0000C. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau. Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước. 1.1.4. Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên 3.358 km2, trong đó đất dùng vào sản xuất nông nghiệp 69.698 ha; đất lâm nghiệp 185.955 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1.825 ha; đất làm muối 1.292 ha; đất chuyên dùng 16.069 ha; đất ở 3.820 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 5.676 ha; còn lại đất chưa sử dụng.
  • 13. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 12 1.1.5. Tài nguyên biển: Bờ biển dài 105 km, ngư trường của tỉnh nằm trong vùng nước trồi có nguồn lợi hải sản phong phú và đa dạng với trên 500 loài hải sản các loại. Ngoài ra, còn có hệ sinh thái san hô phong phú và đa dạng với trên 120 loài và rùa biển đặc biệt quý hiếm chỉ có ở Ninh Thuận. Vùng ven biển có nhiều đầm vịnh phù hợp phát triển du lịch và phát triển nuôi trồng thủy sản và sản xuất tôm giống là một thế mạnh của ngành thủy sản. 1.1.6. Tài nguyên khoáng sản: - Khoáng sản kim loại có Wonfram, Molipđen, thiếc. Titan tại khu vực ven biển với trữ lượng nhiều triệu tấn. - Khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể, đá granite, cát thủy tinh, sét gốm… - Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có đá granite với tổng trữ lượng khoảng 850 triệu m3, cát kết vôi trữ lượng khoảng 1,5 triệu m3; đá vôi san hô tập trung vùng ven biển trữ lượng khoảng 2,5 triệu tấn CaO; sét phụ gia, đá xây dựng. - Tiềm năng về khoáng bùn mới được phát hiện ở thôn Suối Đá, xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, qua kết quả điều tra khảo sát của Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Trung thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, bùn khoáng có chất lượng tốt, không có chứa các chất độc hại, trữ lượng bùn khoáng dự kiến khoảng trên 30.000 tấn, có thể tiếp tục điều tra, thăm dò và khai thác sử dụng vào mục đích phát triển phục vụ loại hình du lịch kết hợp tắm ngâm chữa bệnh.
  • 14. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 13 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án 1.2.1. Kinh tế Việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. Dịch bệnh Covid-19 đợt thứ 4 bùng phát trong 6 tháng cuối năm với mức độ phức tạp, lây lan nhanh, kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân. Doanh nghiệp bị đứt gãy sản xuất; các cơ sở kinh doanh dịch vụ đóng cửa; người lao động mất, giảm việc làm; công tác giải ngân nguồn vốn đầu tư công chậm; công tác giải phóng mặt bằng nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ triển khai một số dự án quy mô lớn… Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2021 ước tăng 9,0% so với năm trước, mức tăng cao thứ 4 của cả nước (gồm 1.Hải Phòng 12,38%; 2.Quảng Ninh 10,28%; 3.Gia Lai 9,71%) và đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Trong đó, ngành công nghiệp tăng 38,06%, với sản xuất điện là đầu tàu phát triển. GRDP (tính theo giá so sánh 2010) năm 2021 ước tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,98%, đóng góp 1,82 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 23,67%, đóng góp 6,98 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 0,02%, đóng góp 0,007 điểm phần trăm; thuế sản phẩm tăng 3,26%, đóng góp tăng 0,2 điểm phần trăm. Về cơ cấu kinh tế (GRDP) năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 30,02%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,96%; khu vực dịch vụ chiếm 28,15%; thuế sản phẩm chiếm 5,87%. (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2020 là: 30,77%; 31,29%; 31,72%; 6,22%). Những năm gần đây, cơ cấu ngành kinh tế có xu hướng chuyển dịch về công nghiệp-xây dựng, dịch vụ và nông, lâm, thủy sản. GRDP bình quân đầu người năm 2021 đạt 68,4 triệu đồng, tăng 8,4 triệu so với năm 2020.
  • 15. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 14 1.2.2. Dân cư Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh đạt 590.467 người, mật độ dân số đạt 181 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 211.109 người, chiếm 35,8% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 379.358 người, chiếm 64,2%. Dân số nam đạt 296.026 người, trong khi đó nữ đạt 294.441 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,44 ‰. Đây cũng là tỉnh ít dân nhất vùng duyên hải Nam Trung Bộ với gần 600.000 dân. II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 2.1. Tổng quan ngành chăn nuôi cả nước năm 2021 Tình hình chung Theo Bộ NN&PTNT, năm 2021, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên gia súc tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nhưng sản lượng sản phẩm chăn nuôi vẫn tăng. Ước tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Mười Hai năm 2021 tăng khoảng 3,0% so với cùng thời điểm năm 2020; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 4.180,2 nghìn tấn, tăng 3,6% so với năm 2020, tăng 13,9% so với kế hoạch. Tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Mười Hai năm 2021 tăng khoảng 2,0% so với cùng thời điểm năm 2020; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 1.940,9 nghìn tấn, tăng 3, 2%so với năm 2020 và tăng 25,9% so với kế hoạch; sản lượng trứng gia cầm cả năm ước đạt 17,5 tỷ quả, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2020. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng ước đạt 39 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu chăn nuôi cả năm 2021 ước đạt 434 triệu USD, tăng 2,1% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa ước đạt 111 triệu USD, tang 8%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 116 triệu USD, tăng 18,5%. Ước giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 12 đạt 270,8 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2021 đạt 3,4 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm 2020. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước
  • 16. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 15 đạt 1,2 tỷ USD, tăng 13,4%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 16,9% Ngành chăn nuôi trong năm 2021 đối mặt với nhiều khó khăn: (1) Do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tácđộng đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàncầu và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụsảnphẩm; (2) Dịch bệnh trên động vật tiềm ẩn nguy cơ bùng phát,nhất là bệnh Dịchtả lợn Châu Phi, xuất hiện chủng virus nguy hiểm trên đàn gia cầm (H5N6, H5N8…)và bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò. Tuy vậy, nhìn chung số lượng và sản lượng sản phẩm chăn nuôi vẫn tăng trưởng. – Chăn nuôi trâu, bò: Tình hình chăn nuôi trâu, bò trên cả nước trong cả năm 2021 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Viêm da nổi cục. Hiện nay, dịch đang dần được kiểm soát nhưng nguy cơ bùng phát vẫn còncao. Theo Tổng cục Thống kê (TCTK) ước tính tổng đàn trâu của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12năm 2021 giảm khoảng 3,0%, tổng số bò tăng khoảng 1,3% so với cùng thời điểm năm 2020. – Chăn nuôi lợn: Trong năm 2021, chăn nuôi lợn tiếp tục gặp khó khăn khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng từ cuối năm 2020 đến nay và giá bánlợn hơi trên cả nước biến động theo chiều hướng giảm, đặc biệt là từ cuối tháng 4/2021. Trong bối cảnh nhiều yếu tố khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ thua lỗ dẫn đến tâm lý người chăn nuôi lo ngại, không dám tái đàn. Thậm chí hiện nay, có một số địa phương có tình trạng người chăn nuôi lo lắng nên bán tháo đàn vật nuôi, khiến tình hình khó ổn định được trong thời gian ngắn. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng đàn lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12/ 2021 tăng 3,0% so với cùng thời điểm năm 2020. – Chăn nuôi gia cầm: cũng đang gặp nhiều khó khăn, nhấtlà ở khu vực miền Nam, do chi phí sản xuất tăng, khâu lưu thông bị gián đoạn, nhu cầu thị trường giảm, lượng vật nuôi tồn đọng trong chuồng cao, tăng nguy cơ thua lỗ. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12/2021 tăng 2,0% so với cùng thời điểm năm 2020. – Sản lượng thịt xuất chuồng các loại: Theo số liệu tính toán của TCTK, sản lượng thịt xuất chuồng các loại cả năm 2021 cụ thể như sau: Sản lượng thịt
  • 17. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 16 trâu hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 120,9 nghìn tấn, tăng 0,5% (riêng quý IV ước đạt 34,5 nghìn tấn, tăng 3,5%); sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 458,3 nghìn tấn, tăng 3,8% (quý IV ước đạt 123,2 nghìn tấn, tăng 5,4%); sản lượng sữa bò tươi cả năm ước đạt 1.159,3 nghìn tấn, tăng 10,5% (quý IV ước đạt 314,2 nghìn tấn, tăng 13,3%); sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 4.180,2 nghìn tấn, tăng 3,6% (quý IV ước đạt 1.124,4 nghìn tấn, tăng 0,2%); sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 1.940,9 nghìn tấn, tăng 3,2% (quý IV ước đạt 541,2 nghìn tấn, tăng 0,9%); sản lượng trứng gia cầm cả năm ước đạt 17,5 tỷ quả, tăng 5,1% (quý IV ước đạt 4,7 tỷ quả, tăng 7,4%) so với cùng kỳ năm 2020. Tình hình dịch bệnh Theo báo cáo của Cục Thú y, tính đến ngày 22/12/2021, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi cụ thể như sau: Dịch cúm gia cầm: Từ đầu năm đến ngày nay, cả nước đã xảy ra 108 ổ dịch CGC tại 74 huyện thuộc 31 tỉnh, thành phố (bao gồm: 07 ổ dịch do vi rút A/H5N1 tại 05 tỉnh, thành phố; 83 ổ dịch do vi rút A/H5N6 tại 23 tỉnh, thành phốvà 18 ổ dịch do vi rút A/H5N8 tại 11 tỉnh). Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 408.794 con (chiếm khoảng 0,08% tổng đàn gia cẩm trên cả nước). Hiện nay, cả nước có 02 ổ CGC A/H5N8 tại 02 tỉnh Ninh Bình và Quảng Ninh chưa qua 21 ngày. Số gia cầm bịtiêu hủy là 7.510 con. Dịch lợn tai xanh: Từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước không phát sinh dịch bệnh Tai xanh Dịch Lở mồm long móng: Từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước đã xảy ra 87 ổ dịch LMLM tại 46 huyện 18 tỉnh, thành phố; số gia súc mắc bệnh là 3.396 con gia súc. Số gia súc bị chết và tiêu hủy là 348 con.Hiện nay, cả nước không có dịch bệnh LMLM. Dịch tả lợn châu Phi: Từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 2.286 ổ dịch tại 380 huyện thuộc 57 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn tiêu hủy là 233.740 con (chiếm khoảng 0,87% tổng đàn lợn cả nước), tổng trọng lượng khoảng 11.678 tấn.
  • 18. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 17 Hiện nay, cả nước có 895 ổ dịch tại 227 huyện của 43 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày; tổng số lợn tiêu hủy là 132.826 con. Dịch Viêm da nổi cục: Từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước đã xảy ra 4.286 ổ dịch tại 456 huyện 55 tỉnh, thành phố; sốgia súc mắc bệnh là 206.746 con trâu, bò. Số gia súc bị chết và tiêu hủy là 28.889 con. Hiện nay, cảnước có 188 ổ dịch tại 50 huyện của 12 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày; tổng số trâu, bò mắc bệnh là 21.231 con, số trâu, bò đã tiêu hủy là 2.935 con. Thị trường sản phẩm chăn nuôi Tại thị trường thế giới, giá lợn nạc giao tháng 2/2022 ở Chicago, Mỹ biến động tang trong tháng 12/2021 với mức tang 3,375 UScent/lb lên mức 83,35 UScent/lb. Giá thịt lợn tăng do nguồn cung thịt lợn giảm. Tại thị trường trong nước, trong tháng 12/2021, giá lợn hơi biến động trái chiều tại các địa phương trên cả nước. Giá heo hơi tại miền Bắc ổn định ở mức 47.000-50.000 đồng/kg. Tại Hưng Yên và Thái Nguyên, giá thu mua heo hơi ở mức 49.000 đồng/kg. Hai tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang và Thái Bình lần lượt giao dịch với giá 47.000 đồng/kg và 48.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá heo hơi điều chỉnh tăng 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 47.000-51.000 đồng/kg. Các tỉnh Quảng Trị, Hà Tĩnh hiện đang giao dịch tại mức 48.000 đồng/kg.Tương tự, giá heo hơi tại miền Nam dao động trong khoảng 48.000-50.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg. Các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp, Bình Dương và Sóc Trăng lần lượt thu mua tương ứng là 48.000-49.000 đồng/kg. Giá thu mua gà tại trại biến động trái chiều tại các vùng miền trong tháng qua.Giá gà thịt lông màu ngắn ngày miền Bắc, miền Trung tăng 2.000 đồng/kg lên mức 48.000 đồng/kg. Giá gà thịt lông màu ngắn ngày miền Nam giảm 2.000 đồng/kg xuống mức 44.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp Bắc tăng 9.000 đồng/kg lên 33.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp miền Trung ổn định ở mức 30.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp miền Nam giảm 3.000 đồng/kg xuống mức 28.000 đồng/kg. Giá trứng gà miền Bắc, miền Trung và miền Nam ổn định ở mức 1.300–1.700 đồng/quả. Nhìn lại năm 2021, giá thu mua gà tại trại giảm
  • 19. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 18 trong 10 tháng đầu năm, nhưng tăng nhẹ trong 2 tháng cuối năm do nhu cầu khởi sắc. Thị trường xuất nhập khẩu Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng ước đạt 39 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu chăn nuôi cả năm 2021 ước đạt 434 triệu USD, tăng 2,1% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa ước đạt 111 triệu USD, tăng 8%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 116 triệu USD, tăng 18,5% Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi: Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc tăng mạnh 40,8% so với năm 2020, đạt 1,13 tỷ USD. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2021 xuất khẩu thức ăn gia súc các loại của Việt Nam tăng mạnh 40,1% so với tháng 11/2021 và tăng 105,3% so với tháng 12/2020, đạt trên 159,7 triệu USD. Cộng chung cả năm 2021 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng mạnh 40,8% so với năm 2020, đạt 1,13 tỷ USD. Thị trường Trung Quốc tiêu thụ nhiều nhất các loại thức ăn gia súc của Việt Nam, trong năm 2021 đạt 379,47 triệu USD, chiếm 33,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc của cả nước, tăng 79,7% so với năm 2020. Riêng tháng 12/2021 kim ngạch tăng 44,6% so với tháng 11/2021 và tăng 113,3% so với tháng 12/2020, đạt 48,74 triệu USD. Tiếp đến thị trường Campuchia chiếm 13%, đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt 146,19 triệu USD, tăng 19,5% so với năm trước; Riêng tháng 12/2021 giảm 8,6% so với tháng 11/2021 và giảm 14,6% so với tháng 12/2020, đạt 8,8 triệu USD. Đáng chú ý là thị trường Philippines trong tháng 12/2021 kim ngạch xuất khẩu tăng rất mạnh 98,2% so với tháng 11/2021 và tăng 3.064% so với tháng 12/2020, đạt 65,26 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm lên
  • 20. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 19 130,55 triệu USD – đứng thứ 3 thị trường, chiếm 11,6%, tăng mạnh 364,9% so với năm 2020. Nhìn chung, trong năm 2021, xuất khẩu thức ăn gia súc sang đa số thị trường tăng mạnh so với năm 2020, đáng chú ý xuất khẩu sang Philippines tăng mạnh %, đạt triệu USD; xuất khẩu sang Thái Lan cũng tăng mạnh %, đạt triệu USD. Xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2021 (Tính toán theo số liệu công bố ngày 14/1/2022 của TCHQ). ĐVT: USD Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2021 đạt 1,13 tỷ USD Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi: Ước giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 12 đạt 270,8 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2021 đạt 3,4 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm 2020. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước đạt 1,2 tỷ USD, tăng 13,4%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 16,9%. Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu:
  • 21. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 20 Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu các loại về Việt Nam trong năm 2021 đạt trên 4,93 tỷ USD, tăng 28,4% so với năm 2020. Riêng tháng 12/2021 kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 432,76 triệu USD, tăng 18,7% so với tháng 11/2021 và tăng 15,6% so với tháng 12/2020. Các thị trường chủ yếu cung cấp thức ăn gia súc và nguyên liệu cho Việt Nam vẫn là Achentina, Mỹ, Brazil và EU; trong đó nhập khẩu nhiều nhất từ Achentina, đạt 1,66 tỷ USD, chiếm 33,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 7,8% so với năm 2020, riêng tháng 12/2021 nhập khẩu từ thị trường này đạt 98,56 triệu USD, tiếp tục giảm 11,5% so với tháng 11/2021 và giảm 29,9% so với tháng 12/2020. Tiếp đến thị trường Mỹ, kim ngạch tăng rát mạnh 61,7% so với năm 2020, đạt 817,64 triệu USD, chiếm 16,6%; riêng trong tháng 12/2021 nhập khẩu từ thị trường này tăng 5,5% so với tháng 11/2021 và tăng mạnh 36% so với tháng 12/2020, đạt 64,39 triệu USD. Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường Brazil trong tháng 12/2021 tăng mạnh 146,8% so với tháng 11/2021 và tăng 174,3% so với tháng 12/2020, đạt 124,26 triệu USD; tính chung trong năm 2021, kim ngạch đạt 659,69 triệu USD, chiếm 13,4%, tăng mạnh 68,4% so với năm 2020; thị trường EU đạt 398,25 triệu USD, chiếm 8%, tăng 39,7%; thị trường Đông Nam Á đạt 362,22 triệu USD, chiếm 7,3%, tăng 20,9%. Nhìn chung, trong năm 2021, kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ các thị trường chủ đạo đều tăng so với năm 2020. Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu năm 2021 (Tính toán theo số liệu công bố ngày 14/1/2022 của TCHQ). ĐVT: USD
  • 22. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 21 Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu năm 2021 tăng 28,4% kim ngạch Nhập khẩu đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu tháng 12 đạt 200 nghìn tấn với giá trị đạt 116,4 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương năm 2021 đạt 2 triệu tấn và 1,2 tỷ USD, tăng 7,5% vềkhối lượng và tăng 52,1% về giá trị so với năm 2020. Braxin, Hoa Kỳ và Canada là 3 thị trường cung cấp đậu tương chính cho Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2021 với 97,5% thị phần. So với cùng kỳ năm 2020, giá trị nhập khẩu đậu tương từ Braxin tăng 85,5%, Hoa Kỳ (+33%) và Canada (+9,7%). Nhập khẩu lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì tháng 12 đạt 210nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 62,9triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì năm 2021đạt 4,7 triệutấn và 1,4tỷ USD, tăng 58,3% về khối lượng và tăng 80,6% về giá trị so với năm 2020.
  • 23. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 22 Nguồn nhập khẩu lúa mì chính của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2021 là từ các thị trường: Ôxtrâylia (chiếm tỷ trọng 69,5%), Ucraina (6,2%) và Hoa Kỳ (4,8%). So với cùng kỳ năm 2020, giá trị nhập khẩu lúa mì của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2021 từ Ôxtrâylia tăng 460,4%; Ucraina (+45,9%), Hoa Kỳ (-55,9%). Nhập khẩu ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu tháng 12 đạt500 nghìntấn với giá trị đạt 154 triệuUSD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô năm 2021 đạt 10 triệu tấn và 2,9 tỷ USD, giảm 17% về khối lượng nhưng tăng 20,3% về giá trị so với năm 2020. Nguồn nhập khẩu ngô của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2021 chủ yếu từ 3 thị trường: Achentina, Braxin và Ấn Độ chiếm 86,5% thị phần. So với cùng kỳ năm 2020, giá trị nhập khẩu ngô 11 tháng đầu năm 2021 từ Achentina tăng 13%, Braxin giảm 25,5% và Ấn Độ gấp 386,8 lần. 2.2. Tăng chi nhập khẩu thức ăn gia súc Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu dự kiến chạm ngưỡng 4,87 tỷ USD trong năm 2021, vượt hơn 1 tỷ USD so với năm 2020. Kỷ lục nhập khẩu Từ đầu năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng gần chục lần. Giá các loại nguyên liệu phục vụ ngành chăn nuôi như ngô, đậu tương, lúa mỳ, dầu mỡ cũng tăng chóng mặt. Chẳng hạn, 11 tháng qua, lượng ngô nhập khẩu chỉ bằng 85% cùng kỳ năm 2020, nhưng do giá ngô tăng, nên trị giá nhập khẩu tăng gần 24%. Tương tự, kim ngạch đậu tương tăng 43,5%, dầu mỡ động thực vật tăng 44%. Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung nhập khẩu làm giá thức ăn chăn nuôi trong nước luôn ở mức cao. Trong khi đó, giá sản phẩm chăn nuôi từ đầu năm đến nay sụt giảm mạnh do nhà hàng, khu công nghiệp giảm tiêu thụ.., khiến các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không có lãi, thậm chí thua lỗ. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở Việt Nam đã tăng trưởng ngoạn mục, đạt bình quân 13- 15%/năm. Tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp từ 10,8 triệu tấn năm 2010 đã tăng lên gần gấp đôi vào năm 2020, đạt 20,3 triệu tấn. Việt Nam trở
  • 24. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 23 thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số một khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam đã tăng nhập khẩu ngô làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Việt Nam là nhà nhập khẩu ngô lớn nhất ở Đông Nam Á và dự báo là nhà nhập khẩu ngô lớn thứ 5 toàn cầu vào các năm 2021, 2022. Báo cáo Thương mại Nông nghiệp Quốc tế của USDA cũng khẳng định, ngoài chăn nuôi heo và gia cầm tăng trưởng mạnh, nuôi trồng thủy sản và động vật có vỏ hoặc các loài khác đang được mở rộng tại Việt Nam. Cùng với ngô, các mặt hàng xuất khẩu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản của Mỹ như bột ngũ cốc sấy khô, phụ phẩm lên men (DDGS) đã tăng trưởng mạnh trong thập kỷ qua. Việt Nam hiện là một trong những nhà nhập khẩu hàng đầu mặt hàng này của Mỹ. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2021, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu phục vụ ngành chăn nuôi trong nước đạt gần 4,5 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ, dự kiến cả năm đạt 4,87 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với năm 2020. Dự báo, nhu cầu nhập khẩu ngô và phụ phẩm ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi của Việt Nam tiếp tục tăng cao, với mức gấp ba lần trong vòng 10 năm tới. Quy mô thị trường 12-13 tỷ USD Tại Việt Nam, chi phí thức ăn chiếm 70-75% giá thành chăn nuôi, trong khi nguồn cung thức ăn chăn nuôi phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu, lên đến 70-80% với các mặt hàng ngô, lúa mỳ, đậu tương. Nguồn cung trong nước có
  • 25. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 24 thể cung ứng một số loại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhưng sản lượng còn nhỏ và phân tán, khiến các doanh nghiệp không mặn mà thu gom. Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, toàn ngành có 265 doanh nghiệp, nhưng nhóm doanh nghiệp chiếm 60% sản lượng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI (89 doanh nghiệp). Với quy mô sản xuất công nghiệp lớn, các doanh nghiệp FDI không chỉ vượt trội về thị phần, mà hầu hết đều có chiến lược kinh doanh bài bản, với chuỗi sản xuất kinh doanh khép kín và nguồn lực tài chính mạnh. Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam thừa nhận, các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp không mặn mà với nguyên liệu thu gom quá nhỏ. Nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất thường rất lớn, họ nhập về hàng ngàn tấn trên một tàu, với chất lượng đồng nhất, tạo thuận lợi cho bảo quản và chế biến công nghiệp. Việc tăng giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua là do nguồn cung nguyên liệu trên thế giới giảm, nguồn cung trong nước hạn chế, chi phí vận chuyển tăng, dẫn đến chi phí nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi tăng 20-30%. Ngoài ra, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến sản lượng một số loại ngũ cốc chính tại một số quốc gia sụt giảm, làm giá thành thức ăn chăn nuôi tăng theo. Để kìm mức tăng giá thức ăn chăn nuôi trong nước, Chính phủ đã đồng ý giảm thuế nhập khẩu một số nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi từ ngày 30/12/2021, trong đó lúa mỳ giảm từ 3% xuống 0%, ngô sẽ giảm từ 5% xuống 2%. Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam tính toán, nhu cầu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đạt 28-30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới, trị giá 12-13 tỷ USD, với mức tăng trưởng trung bình 11-12%/năm. Trong đó, quá nửa sản lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (14,5-15 triệu tấn) dành cho ngành gia cầm. Dự báo, giá các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi chính có thể tăng trong năm 2022, khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và chi phí logistics chưa thể hạ nhiệt. Theo đó, đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục gây ra nhiều khó khăn đối với ngành chăn nuôi, chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao, giá sản
  • 26. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 25 phẩm chăn nuôi bán ra ở mức thấp, có khả năng hạn chế tăng trưởng sản xuất, mở rộng tái đàn. III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau: Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị
  • 27. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 26 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT:1000 đồng) Ghi chú: Dự toán tổng mức theo Quyết định 65/QĐ-BXD của Bộxây dựng ngày20 tháng 01 năm 2021về Ban hành suấtvốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020
  • 28. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 27 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 4.1. Địa điểm xây dựng Dự án“Nhà máychế biến thức ăn gia súc công nghiệp” được thực hiệntại Xã Phước Tiến, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Vị trí thực hiện dự án
  • 29. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 28 4.2. Hình thức đầu tư Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới. V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 5.1. Nhu cầu sử dụng đất Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.
  • 30. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 29 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình TT Nội dung Diện tích ĐVT I Xây dựng 116.800,0 m2 A GIAI ĐOẠN 1 - m2 1 Cổng tường rào 1.405,4 md 2 Nhà bảo vệ 16,0 m2 3 Nhà xe nhân viên 248,0 m2 4 Nhà xe công nhân 208,0 m2 5 Bể nước 60 m3 46,0 m2 6 Nhà kỹ thuật 61,9 m2 7 Bể xử lý nước thải 270,0 m2 8 Nhà vệ sinh 74,0 m2 B GIAI ĐOẠN 2 - m2 1 Nhà xưởng 3.522,0 m2 2 Đất cây xanh, thảm cỏ 15.412,9 m2 3 Nhà điều hành 622,0 m2 4 Nhà nghỉ nhân viên 271,0 m2 5 Nhà nghỉ công nhân 271,0 m2 6 Nhà ăn 274,0 m2 7 Nhà kho 56.630,0 m2 8 Đường nội bộ 8.165,0 m2 9 Khuôn viên, sân bãi 30.708,3 m2
  • 31. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 30 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 2.1. Thức ăn gia súc Thức ăn gia súc được chế biến từ những sản phẩm thực vật, động vật, khoáng vật mà gia súc có thể ăn được nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho chúng. Những chất dinh dưỡng chứa trong thức ăn phải ở trạng thái mà gia súc có thể hấp thụ và lợi dụng được để phù hợp với đặc tính sinh lý và cấu tạo bộ máy tiêu hoá của chúng. Thức ăn gia súc được chia làm 2 loại: + Thức ăn hỗn hợp + Thức ăn đậm đặc. Thức ăn hỗn hợp Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn hiện đại để áp dụng chăn nuôi theo khẩu phần, nó vận dụng các tiến bộ kĩ thuật khoa học dinh dưỡng gia súc đã đạt được. Thức ăn hỗn hợp đến nay đã trở thành một biện pháp kĩ thuật nuôi dưỡng và sử dụng thức ăn một cách hợp lý để tăng cường năng xuất chăn nuôi lợn, gà…Cụ thể dùng thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi đưa lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 32. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 31 + Tốc độ sinh trưởng nhanh. + Giảm mức tiêu tốn thức ăn cho 1kg sản phẩm. + Tăng năng suất lao động. + Vòng quay sản xuất ngắn hơn. + Giảm chi phí sản xuất, dẫn đến hạ giá thành sản phẩm 2.2. Các công đoạn chính trong sản xuất thức ăn hỗn hợp Gồm 2 công đoạn chính: + Công đoạn đầu, sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột. + Công đoạn 2, ép viên thức ăn. (Công đoạn 2 cần đến thiết bị và kỹ thuật phức tạp hơn công đoạn 1). Công đoạn ép viên chia ra 3 tiểu công đoạn, diễn ra liên tiếp ở buồng điều hoà, khuôn ép viên và buồng làm nguội thức ăn viên. Ở thiết bị điều hoà, hơi nóng được phun vào thức ăn để hồ hoá tinh bột, tạo w = 15 – 18% (bổ sung rỉ đường làm chất kết dính); sau đó, thức ăn đi vào khuôn tạo viên (có nhiều loại khuôn ép với các lỗ thoát kích cỡ khác nhau, để thay đổi của viên thức ăn (to, nhỏ), dao cắt để cắt viên thức ăn (dài, ngắn theo yêu cầu từng loại gia súc). Sau khi ra khỏi lỗ thoát còn ẩm và nóng nhiệt độ có thể từ 105 – 110oC, thức ăn viên được chuyển đến các giàn sấy. Tại đây có thể phun thêm dầu với mục đích làm bóng hạt cám, tăng hàm lượng chất dinh dưỡng cho viên thức ăn. Các viên thức ăn được chuyển đến sàng làm nguội. 2.2.1. Công đoạn nghiền nguyên liệu Tất cả các loại nguyên liệu chế biến thức ăn hỗn hợp sau khi nghiền thô làm sạch các tạp chất đều đưa vào máy nghiền nhỏ riêng từng loại. Độ mịn của nguyên liệu khi nghiền được thay đổi theo cách thay đổi mặt sàng trong quá trình nghiền. Căn cứ vào kích cỡ bột hạt nghiền người ta chia làm 3 loại: + Bột mịn là bột có đường kính hạt sau nghiền 0.6 – 0.8mm. + Bột mịn trung bình là bột có đường kính hạt sau nghiền 0.8 – 0.9mm. + Bột thô có đường kính hạt sau nghiền > 1mm.
  • 33. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 32 Người ta kiểm tra độ mịn của bột nghiền bằng những rây chuyên dụng. Có 3 loại rây tương ứng với 3 mức độ nghiền mịn trên. Bột mịn có nhược điểm: dễ bay bụi gây hao hụt trong quá trình nạp liệu, trút dỡ, bốc xếp. 2.2.2. Công đoạn trộn Định lượng và cân sản lượng từng loại nguyên liệu theo công thức chế biến thành các mẻ trộn để theo dõi trong quá trình nạp liệu vào máy trộn. Những loại nguyên liệu trộn vào thức ăn với số lượng ít như: premix khoáng, VTM, axit amin: lizin, methiolin. Nếu cho vào máy trộn ngay thì rất khó trộn đều. Để đảm bảo trọn đều thì các loại nguyên liệu này phải được trộn nhân ra bằng cách pha loãng với đậu tương, khô lạc…Các nguyên liệu này phải được lấy từ nguyên liệu dùng trong mẻ trộn. Muốn trộn đều thì phải dung tối thiểu 2 – 3 kg nguyên liệu pha loãng. Trình tự nạp nguyên liệu vào máy trộn như sau:
  • 34. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 33 Cho chạy máy trộn, đầu tiên cho 1/2 nguyên liệu tinh bột (ngô, cám gạo…)tiếp tục nạp toàn bộ nguyên liệu premix, thức ăn bổ sung để trộn pha loãng trước, sau đó tiếp tục cho các loại thức ăn bổ sung protein (khô lạc, đỗ tương, bột cá…) cuối cùng cho 1/2 nguyên liệu tinh bột còn lại. Thời gian trộn kéo dài 7 - 10 phút từ lúc nạp liệu lần cuối cùng. Máy trộn không nên nạp quá đầy sẽ làm giảm năng suất máy trộn. Nếu là thức ăn dạng bột thì đem đóng bao ngay, còn là thức ăn dạng viên thì phải qua ép viên và làm nguội 2.3. Sơ đồ quy trình sản xuất
  • 35. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 34 2.4. 3.1.2 Thuyết minh dây chuyền công nghệ 2.4.1. Chuẩn bị nguyên liệu Ngô Ngô đưa vào sản xuất được định lượng rồi đưa đi làm sạch bằng sàng, quạt gió, nam châm để tách tạp chất. Tạp chất bao gồm tạp chất vô cơ, tạp chất hữu cơ, kim loại. Mục đích: không làm ảnh hưởng đến giá trị thức ăn, đảm bảo an toàn máy móc thiết bị. Sau khi làm sạch ngô đảm bảo: + Tạp chất khoáng các loại: 0.25% + Tạp chất hữu cơ: 1.5%. + Chất độc: 0.4% + Sâu mọt: 0.25%.
  • 36. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 35 Ngô sau khi làm sạch bằng sàng qua hệ thống vít tải chuyển đến máy nghiền, quá trình này được thực hiện trong chu trình khép kín. Ngô được đưa vào thùng cấp liệu nhờ nắp điều chỉnh để điều chỉnh lượng nguyên liệu vào máy nghiền. Kích thước bột ngô sau nghiền được kiểm tra bởi rây kiểm tra với kích thước lỗ sàng 25 – 28 lỗ/cm2. Máy nghiền được sử dụng để nghiền ngô thường là loại nghiền búa. Trong quá trình nghiền nhiệt độ của sản phẩm tăng lên, độ ẩm giảm xuống đáng kể, đồng thời thể tích và khối lượng nguyên liệu giảm. Để tránh hiện tượng tắc lỗ sàng của máy, đẩy được không khí ẩm trong nguyên liệu ra và giảm nhiệt độ sản phẩm, người ta thổi không khí vào máy nghiền. Sau khi bột ngô có kích thuớc thích hợp và được chuyển đến buồng phân loại nhờ gầu tải với mục đích: chuẩn bị cho quá trình định lượng, phối trộn diễn ra nhanh hơn, sản phẩm có đầy đủ thành phần dinh dưỡng không thừa cũng không thiếu. Không nên nghiền ngô mịn quá vì bột mịn gây hao hụt trong quá trình nạp liệu, bốc xếp. Khô đậu tương, khô lạc Là 2 nguyên liệu đều ở trạng thái khô dầu, dạng viên hoặc bánh nên sau khi định lượng khô dầu được làm nhỏ bang máy đập rồi mới đưa vào máy nghiền để tạo thuận lợi cho quá trình nghiền. Do tính chất 2 loại nguyên liệu này gần giống nhau nên có thể nghiền cùng một máy nghiền búa. Bột khô dầu cũng được kiểm tra bằng rây kiểm tra để tăng hiệu quả phối trộn. Khi đạt được kích thước thích hợp, bột khô dầu được chuyển đến buồng phân loại nhờ gầu tải. Mật rỉ Mật rỉ được đưa vào bể chứa gia nhiệt bằng hệ thống đun nóng bằng hơi và lọc để tách tạp chất bằng máy lọc, sau đó cho vào bể chứa mật rỉ sạch và pha loãng với tỉ lệ thích hợp, nhiệt độ đạt 50 – 60oC. Sử dụng bơm để bơm mật rỉ vào máy trộn với các nguyên liệu khác. Cám gạo, bột cá, bột xương, bột cỏ, bột vỏ sò
  • 37. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 36 Các nguyên liệu này ở dạng bột sau khi định lượng đưa vào rây để kiểm tra lại kích thước. Nhờ gầu tải được chuyển lên các buồng phân loại chờ phối trộn. Nguyên liệu đảm bảo: W cám gạo: 10%. W bột cá, bột xương, bột vỏ sò, bột cỏ: 5%. * Mỗi loại nguyên liệu do khác nhau về cấu trúc cũng như tính chất vật lý, thành phần hoá học nên khi nghiền sẽ được đem nghiền lần lượt. Sau khi nghiền mỗi một loại nguyên liệu được đưa vào buồng phân loại nhờ gầu tải. Buồng phân loại là các hệ thống ống ở dưới có các cân tự động và van tự điều chỉnh. 2.4.2. Công đoạn trộn Mục đích: + Trộn các cấu tử nguyên liệu để thức ăn có thành phần đồng nhất. + Bổ sung chất lượng mùi vị cho nhau, làm thức ăn có chất lượng tốt, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng. + Rút ngắn thời gian phản ứng khi chế biến thức ăn bằng phương pháp hoá học hay sinh học. Các cấu tử trong thức ăn mà không phân bố đồng đều làm chất lượng giảm và gây hại cho gia súc do một phần nào đó tập trung quá nhiều một cấu tử làm ảnh hưởng đến trạng thái sinh lý của con vật khi hấp thụ thức ăn này. Chỉ tiêu kĩ thuật: W khối bột 14%. Trước khi trộn các cấu tử phải định lượng chính xác theo thực đơn đã tính toán thành các mẻ trộn theo dõi quá trình nạp liệu vào máy trộn. Quá trình trộn chia 2 giai đoạn: + Trộn vi lượng: Khô dầu lạc + premix – khoáng + premix – VTM + axit amin không thay thế.
  • 38. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 37 + Trộn chính: Trộn hết các cấu tử trong thực đơn, đồng thời phun mật rỉ tạo chất kết dính tạo điều kiện thuân lợi cho quá trình ép viên. Sử dụng máy trộn ngang 1 trục, 2 trục năng suất cao, thời gian ngắn. Yêu cầu của bán sản phẩm: Khối bộtđồng nhất, màu sắc đều nhau ở mọi chỗ, W bột: 15 – 16%. 2.4.3. Ép viên Mục đích: + Làm chín sản phẩm. + Tăng độ đồng nhất về thành phần. + Giảm lượng bụi khi cho ăn, đóng bao, vận chuyển. Ép viên theo phương pháp ướt: Ở máy ép viên bán thành phẩm được làm ẩm 30 – 35% bằng nước nóng 80 – 850C để hồ hoá tinh bột. Khi ra khỏi máy ép độ ẩm của viên đạt 30 – 32%, nhiệt độ 400C. Kích thước của viên cho lợn con: 4mm, 6mm. Sau khi ép viên các viên thức ăn có nhiệt độ cao và có thể có lẫn bột nên ta cho qua sàng phân loại bột và viên không đủ kích thước cho quay trở lại bồn phối trộn trong mẻ sau, phần viên trên sàn tiếp tục qua giàn sấy.
  • 39. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 38 2.4.4. Sấy Mục đích: + Giảm hàm lượng ẩm trong thức ăn, tăng thời gian bảo quản + Làm chín sản phẩm + Phun dầu làm bóng hạt cám, tăng hàm lượng chất béo trong thức ăn. + Tăng giá trị cảm quan. Bán thành phẩm sau khi ép được sấy trên các giàn sấy với nhịêt độ 1100C, W = 25 – 35%, tốc độ sấy 3.5 - 4m/s. Để sấy viên thức ăn ta chọn máy sấy bên trong có các giàn sấy, trên giàn có các lỗ nhỏ để không khí đi lên, kích thước lỗ < 1mm. Viên thức ăn được cầp liên tục vào phễu nạp liệu. Không khí được hút vào và đốt nóng bởi Caloriphe đến nhịêt độ cần thiết. Không khí được cho đi ngược chuyển động của giàn và đi từ dưới lên xuyên qua viên thức ăn để tăng hiệu quả sấy. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sấy: + Bản chất của vật liệu sấy. + Hình dáng, kích thước, chiều dày vật liệu. + W ban đầu, W giới hạn của vật liệu. + Tính chất tác nhân sấy + Cấu tạo máy sấy được chọn. 2.4.5. Làm nguội Sau quá trình sấy viên thức ăn được qua sàng phân loại vừa có tác dụng làm nguội sản phẩm vừa có tác dụng tách phần bộtbở ra trong quá trình sấy đem quay trở lại bồn phối trộn cho mẻ sau. Sàng phân loại hay còn gọi là sàng làm nguội nhiệt độ 30 – 35oC. 2.4.6. Cân, đóng gói Mục đích + Bảo quản sản phẩm khỏi môi trường xung quanh.
  • 40. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 39 + Tạo điều kiện cho quá trình vận chuyển. + Tăng giá trị cảm quan thu hút khách hàng. Sản phẩm sau cân được đưa đến thiết bị đóng gói tự động. Khối lượng mỗi bao 25kg. Các bao thức ăn được bảo quản khô ráo, sạch sẽ, có thể xếp bao thức ăn trên các pellet bằng gỗ hoặc bằng sắt có độ cao 10 – 20 bao tiện cho xuất hàng. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thức ăn dạng viên - Hình dạng, màu sắc, mùi vị: Hình dạng viên đồng đều, bề mặt không quá sần sùi, không có hiện tượng nhiễm sâu mọt. Màu sắc phù hợp thành phần nguyên liệu chế biến phải có màu sáng. Mùi vị phụ thuộc vào từng nguyên liệu phối trộn: mùi ngậy và thơm dễ chịu. - Độ ẩm 13%. - Hàm lượng cát 0.7% - Tạp chất kim loại 50g/tấn
  • 41. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 40 - Năng lượng trao đổi: 3050 – 3150Kcal/kg. - Protein thô: 14 – 16% - Ca: 0.5 – 1% - P: 0.4 – 0.6% - Muối ăn: 0.8 – 1.1%
  • 42. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 41 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 1.1. Chuẩn bị mặt bằng Chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định. 1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: Dự án thực hiện tái định cư theo quy định hiện hành. 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Dự án chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến dự án như đường giao thông đối ngoại và hệ thống giao thông nội bộ trong khu vực. II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 2.1. Các phương án xây dựng công trình Các danh mục xây dựng công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định về thiết kế xây dựng. Chi tiết được thể hiện trong giai đoạn thiết kế cơ sở xin phép xây dựng. 2.2. Các phương án kiến trúc Căn cứ vào nhiệm vụ các hạng mục xây dựng và yêu cầu thực tế để thiết kế kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. Chi tiết sẽ được thể hiện trong giai đoạn lập dự án khả thi và Bản vẽ thiết kế cơ sở của dự án. Cụ thể các nội dung như: 1. Phương án tổ chức tổng mặt bằng. 2. Phương án kiến trúc đối với các hạng mục xây dựng. 3. Thiết kế các hạng mục hạ tầng.
  • 43. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 42 Bản vẽ thiết kế mặt bằng của dự án Trên cơ sở hiện trạng khu vực dự án, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án với các thông số như sau:  Hệ thống giao thông Xác định cấp đường, cấp tải trọng, điểm đấu nối để vạch tuyến và phương án kết cấu nền và mặt đường.  Hệ thống cấp nước
  • 44. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 43 Xác định nhu cầu dùng nước của dự án, xác định nguồn cấp nước sạch (hoặc trạm xử lý nước), chọn loại vật liệu, xác định các vị trí cấp nước để vạch tuyến cấp nước bên ngoài nhà, xác định phương án đi ống và kết cấu kèm theo.  Hệ thống thoát nước Tính toán lưu lượng thoát nước mặt của từng khu vực dự án, chọn tuyến thoát nước mặt của khu vực, xác định điểm đấu nối. Thiết kế tuyến thu và thoát nước mặt, chọn vật liệu và các thông số hình học của tuyến.  Hệ thống xử lý nước thải Khi dự án đi vào hoạt động, chỉ có nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu sản xuất không đáng kể nên không cần tính đến phương án xử lý nước thải. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải trong sản xuất (nước từ việc xử lý giá thể, nước có chứa các hóa chất xử lý mẫu trong quá trình sản xuất).  Hệ thống cấp điện Tính toán nhu cầu sử dụng điện của dự án. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng điện của từng tiểu khu để lựa chọn giải pháp thiết kế tuyến điện trung thế, điểm đặt trạm hạ thế. Chọn vật liệu sử dụng và phương án tuyến cấp điện hạ thế ngoài nhà. Ngoài ra dự án còn đầu tư thêm máy phát điện dự phòng. III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 3.1. Phương án tổ chức thực hiện Dự ánđược chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng và khai thác khi đi vào hoạt động. Dự án chủ yếu sử dụng lao động địa phương. Đối với lao động chuyên môn nghiệp vụ, chủ đầu tư sẽ tuyển dụng thêm và lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho con em trong vùng để từ đó về phục vụ trong quá trình hoạt động sau này. Bảng tổng hợp Phương án nhân sự dự kiến(ĐVT: 1000 đồng)
  • 45. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 44 3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầutư. Tiến độ thực hiện: 24 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư, trong đó: STT Nội dung công việc Thời gian 1 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Quý I/2022 2 Thủ tục phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 Quý II/2022 3 Thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Quý II/2022 4 Thủ tục giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất Quý III/2022 5 Thủ tục liên quan đến kết nối hạ tầng kỹ thuật Quý IV/2022 6 Thẩm định, phê duyệt TKCS, Tổng mức đầu tư và phê duyệt TKKT Quý IV/2022 7 Cấp phép xây dựng (đối với công trình phải cấp phép xây dựng theo quy định) Quý I/2023 8 Thi công và đưa dự án vào khai thác, sử dụng Quý II/2023 đến Quý I/2024
  • 46. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 45 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG I. GIỚI THIỆU CHUNG Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường của dự án“Nhà máy chế biến thức ăn gia súc công nghiệp”là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho chính dự án khi đi vào hoạt động, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. - Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020; - Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/20013; - Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006; - Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019; - Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; - Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; - Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; - Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;
  • 47. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 46 - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định về Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường; Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: - TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; - QCVN 01:2008/BXD - Quy hoạch xây dựng; - TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình; - QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc”được thực hiện tại Xã Phước Tiến, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình Tác động đến môi trường không khí:
  • 48. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 47 Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất, cát…)từcôngviệc đào đất,sanủimặt bằng, vậnchuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng, phatrộnvàsửdụngvôivữa, đấtcát...hoạtđộngcủacácmáymóc thiết bị cũngnhư các phươngtiệnvận tạivà thicôngcơ giớitại công trường sẽ gây ra tiếng ồn.Bụi phát sinh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân trên công trường và người dân lưu thông trên tuyến đường. Tiếng ồnphátsinh trongquátrìnhthi công là không thể tránh khỏi. Tiếng ồn có thể phát sinh khi xe, máy vận chuyển đất đá, vật liệu hoạt động trên công trường sẽ gây ảnh hưởng đến người dân sống hai bên tuyến đường vận chuyển và người tham gia giao thông. Tác động của nước thải: Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Nước mưa chảy tràn qua khu vực Dự án trong thời gian xây dựng cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nếu dòng chảy cuốn theo bụi, đất đá, xăng dầu và các loại rác thải sinh hoạt. Trong quá trình xây dựng dự án áp dụng các biện pháp thoát nước mưa thích hợp. Tác động của chất thải rắn: Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: Chất thải rắn từ quá trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đuờng thoát nước và gây ra các vấn đề vệ sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi…) sẽ được tái sử dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không
  • 49. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 48 nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý ngay. Tác động đến hệ sinh thái, cảnh quan khu vực: Quá trình thi công cần đào đắp, san lấp mặt bằng, bóc hữu cơ và chặt bỏ lớp thảm thực vật trong phạm vi quy hoạch nên tác động đến hệ sinh thái và cảnh quan khu vực dự án, cảnh quan tự nhiên được thay thế bằng cảnh quan nhân tạo. Tác động đến sức khỏe cộng đồng: Các chất có trong khí thải giao thông, bụi do quá trình xây dựng sẽ gây tác động đến sức khỏe công nhân, người dân xung quanh (có phương tiện vận chuyển chạy qua) và các công trình lân cận. Một số tác động có thể xảy ra như sau: – Các chất gây ô nhiễm trong khí thải động cơ (Bụi, SO2, CO, NOx, THC,...), nếu hấp thụ trong thời gian dài, con người có thể bị những căn bệnh mãn tính như về mắt, hệ hô hấp, thần kinh và bệnh tim mạch, nhiều loại chất thải có trong khí thải nếu hấp thụ lâu ngày sẽ có khả năng gây bệnh ung thư; – Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm,…gây tác động hệ thần kinh, tim mạch và thính giác của cán bộ công nhân viên và người dân trong khu vực dự án; – Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, cháy nổ,… gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường. – Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chất tạm thời, mang tính cục bộ. 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng Tác động do bụi và khí thải:
  • 50. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 49 Đối với dự án, bụi và khí thải sẽ phát sinh do các nguồn chính: Từ hoạt động giao thông (các phương tiện vận chuyển ra vào dự án); Từ quá trình hoạt động:  Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển, bốc dở, nhập liệu;  Bụi phát sinh từ dây chuyền sản xuất (nếu có); Hoạt động của dự án luôn gắn liền với các hoạt động chuyên chở hàng hóa nhập, xuất kho và nguyên liệu. Đồng nghĩa với việc khi dự án đi vào hoạt động sẽ phát sinh ô nhiễm không khí từ các phương tiện xe chuyên chở vận tải chạy bằng dầu DO. Mức độ ô nhiễm này còn tùy thuộc vào từng thời điểm có số lượng xe tập trung ít hay nhiều, tức là còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa nhập, xuất kho. Đây là nguồn gây ô nhiễm di động nên lượng chất ô nhiễm này sẽ rải đều trên những đoạn đường mà xe đi qua, chất độc hại phát tán cục bộ. Xét riêng lẻ, tuy chúng không gây tác động rõ rệt đối với con người nhưng lượng khí thải này góp phần làm tăng tải lượng ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Cho nên chủ dự án cũng sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực dự án trong giai đoạn này. Tác động do nước thải Nguồn nước thải phát sinh tại dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn. Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm: Chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (COD, BOD), dinh dưỡng (N, P…), vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm…)
  • 51. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 50 Nếu nước thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý thích hợp thì chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất, nước ngầm và là nguy cơ lan truyền bệnh cho con người và gia súc. Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nuớc mưa chảy tràn qua khu vực sân bãi có thể cuốn theo đất cát, lá cây… rơi vãi trên mặt đất đưa xuống hệ thống thoát nước, làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. Tác động do chất thải rắn Chất thải rắn sản xuất không nguy hại:phát sinh trong quá trình hoạt động Chất thải rắn sản xuất nguy hại:Các chất thải rắn nguy hại phát sinh dính hóa chất trong quá trình hoạt động. Xăng xe, sơn, dầu mỡ tra máy trong quá trình bảo dưỡng thiết bị, máy móc; vỏ hộp đựng sơn, vecni, dầu mỡ; chất kết dính, chất bịt kín là các thành phần nguy hại đối với môi trường và con người. Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động của công nhân viên phần rác thải chủ yếu là thực phẩm thừa, bao bì đựng thức ăn hay đồ uống như hộp xốp, bao cà phê, ly sinh tố, hộp sữa tươi, đũa tre, ống hút, muỗng nhựa, giấy,…; cành, lá cây phát sinh từ hoạt động vệ sinh sân vườn trong khuôn viên của nhà máy. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993), thì hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Căn cứ quá trình tham quan, khảo sát công nghệ trên địa bàn cả nước đối với các phương pháp đã giới thiệu trên, phương án công nghệ áp dụng tại dự án là công nghệ hiện đại phù hợp với quy mô dự án, đảm bảo các quy chuẩn môi trường, bên cạnh đó, công nghệ sản xuất, máy móc chủ yếu mua tại trong nước
  • 52. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 51 nên không cần phải chuyển giao công nghệ. Máy móc sản xuất đáp ứng các tiêu chí yêu cầu sau: - Phù hợp với tất cả các loại sản phẩm đầu vào - Sử dụng tiết kiệm quỹ đất. - Chi phí đầu tư hợp lý. VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG 6.1. Giai đoạn xây dựng dự án Thường xuyên kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật, điều này sẽ giúp hạn chế được sự phát tán các chất ô nhiễm vào môi trường; Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Các phương tiện đi ra khỏi công trường được vệ sinh sạch sẽ, che phủ bạt (nếu không có thùng xe) và làm ướt vật liệu để tránh rơi vãi đất, cát… ra đường, là nguyên nhân gián tiếp gây ra tai nạn giao thông; Công nhân làm việc tại công trường được sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang, mũ bảo hộ, kính phòng hộ mắt; Máy móc, thiết bị thực hiện trên công trường cũng như máy móc thiết bị phục vụ hoạt động của dự án phải tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn (ví dụ: TCVN 4726 – 89 Máy cắt kim loại - Yêu cầu đối với trang thiết bị điện; TCVN 4431-1987 Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng toàn phần: Lan can an toàn - Điều kiện kĩ thuật, …) Hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm: hoạt động vận chuyển đường bộ sẽ được sắp xếp vào buổi sáng (từ 8h đến 11h00), buổi chiều (từ 13h30 đến 16h30),
  • 53. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 52 buổi tối (từ 18h00 đến 20h) để tránh giờ tan ca của công nhân của các công trình lân cận; Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, đào đất, san ủi mặt bằng… Che chắn các bãi tập kết vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn, bố trí ở cuối hướng gió và có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh hưởng toàn khu vực. Đối với chất thải rắn sinh hoạt được thu gom vào những thùng chuyên dụng có nắp đậy. Chủ đầu tư sẽ ký kết với đơn vị khác để thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt đúng theo quy định hiện hành của nhà nước. Xây dựng nội quy cấm phóng uế, vứt rác sinh hoạt, đổ nước thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và tuyên truyền cho công nhân viên của dự án. Luôn nhắc nhở công nhân tuân thủ nội quy lao động, an toàn lao động và giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cộng đồng. 6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng Giảm thiểu ô nhiễm không khí Nồng độ khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông ngoài sự phụ thuộc vào tính chất của loại nhiên liệu sử dụng còn phải phụ thuộc vào động cơ của các phương tiện. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các phương tiện vận chuyển, Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp sau: Tất cả phương tiện vận chuyển ra vào dự án phải đạt Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn kỹ thuật và môi trường theo đúng Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ngày 24/06/2009;
  • 54. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 53 Quy định nội quy cho các phương tiện ra vào dự án như quy định tốc độ đối với các phương tiện di chuyển trong khuôn viên dự án, yêu cầu tắt máy khi trong thời gian xe chờ…; Trồng cây xanh cách ly xung quanh khu vực thực hiện dự án và đảm bảo diện tích cây xanh chiếm 20% tổng diện tích dự án như đã trình bày trong báo cáo; Giảm thiểu tác động bụi, khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất Thông thoáng nhà xưởng sản xuất, lắp đặt hệ thống thông gió, quạt hút và hệ thống làm mát phù hợp với đặc thù sản xuất của nhà máy; Thực hiện quét dọn, vệ sinh ngay trường hợp để rơi vãi nguyên vật liệu, thành phẩm. Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân, tất các công nhân làm việc tại nhà máy đều được trang bị bảo hộ lao động phù hợp theo đặc thù của công đoạn sản xuất; Giám sát sự tuân thủ an toàn trong lao động tại nhà máy; Định kỳ khám sức khỏe cho công nhân; Giảm thiểu tác động nước thải Quy trình xử lý nước thải bằng bể tự hoại: Nước thải từ bồn cầu được xử lý bằng bể tự hoại. Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn lắng giữ trong bể từ 3 – 6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất hòa tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian dài bảo đảm hiệu suất lắng cao.
  • 55. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 54 Khi qua bể tự hoại, nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải giảm khoảng 30%, riêng các chất lơ lửng hầu như được giữ lại hoàn toàn. Bùn từ bể tự hoại được chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị có chức năng để hút và vận chuyển đi nơi khác xử lý. Giảm thiểu tác động nước mưa chảy tràn: Thiết kế xây dựng và vận hành hệ thống thoát nước mưa tách biệt hoàn toàn với với hệ thống thu gom nước thải; Định kỳ nạo vét các hố ga và khai thông cống thoát nước mưa; Quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất và chất thải nguy hại, tránh các loại chất thải này rơi vãi hoặc bị cuốn vào hệ thống thoát nước mưa. Giảm thiểu ô nhiễm nước thải rắn Chủ đầu tư cam kết sẽ tuân thủ đúng pháp luật hiện hành trong công tác thu gom, lưu trữ và xử lý các chất thải rắn, cụ thể là tuân thủ theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về việc quản lý chất thải và phế liệu thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30/6/2015 về Quy định quản lý chất thải nguy hại. VII. KẾT LUẬN Các tác động từ hoạt động của dự án tới môi trường là không lớn và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Đồng thời, các sản phẩm mà dự án tạo ra đóng vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hoạt động của dự án mang lại lợi ích đáng giá và đặc biệt có hiệu quả về mặt xã hội lớn lao, tạo điều kiện công việc làm cho người lao động tại địa phương.
  • 56. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 55 Trong quá trình hoạt động của dự án, các yếu tố ô nhiễm môi trường phát sinh không thể tránh khỏi. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, mối quan hệ giữa phát triển sản xuất và giữ gìn trong sạch môi trường sống, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các bước yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn lao động trong sản xuất cũng được chú trọng.
  • 57. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 56 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆNVÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN. Nguồn vốn: vốn chủ sở hữu 20%, vốn vay 80%. Chủ đầu tưsẽ thu xếp với các ngân hàng thương mại để vay dài hạn. Lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại theo lãi suất hiện hành. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình được lập dựa theo quyết định về Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổnghợp bộ phận kết cấu công trình của Bộ Xây dựng; giá thiết bị dựa trên cơ sở tham khảo các bản chào giá của các nhà cung cấp vật tư thiết bị. Nội dung tổng mức đầu tư Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc công nghiệp”làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí vật tư thiết bị; Chi phí tư vấn, Chi phí quản lý dự án & chi phí khác, dự phòng phí. Chi phí xây dựng và lắp đặt Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. Chi phí thiết bị Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí có liên quan. Các thiết bị chính, để giảm chi phí đầu tư mua sắm thiết bị và tiết kiệm chi phí lãi vay, các phương tiện vận tải có thể chọn phương án thuê khi cần thiết. Với phương án này không những giảm chi phí đầu tư mà còn giảm chi phí điều hành hệ thống vận chuyển như chi phí quản lý và lương lái xe, chi phí bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa…
  • 58. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 57 Chi phí quản lý dự án Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm: - Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư. - Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. - Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình; - Chi phí khởi công, khánh thành; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm - Chi phí khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế cơ sở; - Chi phí khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ thi công; - Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình; - Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình; - Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng thầu xây dựng; - Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị;
  • 59. Dự án “Nhà máy chế biến thức ăn gia súc ” 58 - Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; - Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng; - Chi phí tư vấn quản lý dự án; Chi phí khác Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên: - Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; Chi phí bảo hiểm công trình; - Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; - Chi phí vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình tiền chạy thử và chạy thử. Dự phòng phí - Dự phòng phí bằng 5% chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác. II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN. 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. Tổng mức đầu tư của dự án: 501.467.429.000 đồng. (Năm trăm linh một tỷ, bốn trăm sáu mươi bảy triệu, bốn trăm hai mươi chín nghìn đồng) Trong đó: + Vốn tự có (20%) : 100.293.486.000 đồng. + Vốn vay - huy động (80%) : 401.173.943.000 đồng. 2.2. Dự kiến nguồn doanh thu vàcông suất thiết kế của dự án: Sản xuất thức ăn gia súc 12.329,4 tấn/năm Nội dung chi tiết được trình bày ở Phần phụ lục dự án kèm theo.