SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
DỰ ÁN
CHĂN NUÔI VÀ TRỒNG TRỌT
HÀ GIANG
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV SX Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Địa điểm: Xã Phú Ninh, HuyệnVị Xuyên, Tỉnh Hà Giang
___ Tháng 08/2020 ___
1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
DỰ ÁN
CHĂN NUÔI VÀ TRỒNG TRỌT
HÀ GIANG
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH MTV SX
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
HOÀNG GIA
Giám đốc
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU
TƯ DỰ ÁN VIỆT
Giám đốc
TRƯƠNG CAO CƯỜNG NGUYỄN BÌNH MINH
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 1
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU..............................................................................3
1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư. .......................................................................... 3
1.2 Mô tả sơ bộ thông tin mô hình chăn nuôi. .................................................. 3
1.3 Sự cần thiết đầu tư. ................................................................................... 3
1.4 Các căn cứ pháp lý.................................................................................... 5
1.5 Mục tiêu xây dựng mô hình....................................................................... 5
1.5.1. Mục tiêu chung. .................................................................................... 5
1.5.2. Mục tiêu cụ thể. .................................................................................... 6
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN .....7
2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án. ......................... 7
2.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 7
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội......................................................................... 7
2.2. Quy mô của dự án...................................................................................11
2.3. Địa điểm, hình thức đầu tư xây dựng .......................................................19
2.3.1. Địa điểm xây dựng. ..............................................................................19
2.3.2. Hình thức đầu tư. .................................................................................19
2.4. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào................................19
2.4.1. Nhu cầu sử dụng đất.............................................................................19
2.4.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của mô hình. .....19
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ .......................................................................................................20
3.1. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.......................................20
3.2. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. ..................................20
3.3 Công nghệ nhà màng áp dụng trong dự án................................................32
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ...........67
4.1 Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng.............................................................................................................67
4.1.1. Chuẩn bị mặt bằng. ..............................................................................67
4.1.2. Phương án tái định cư...........................................................................67
4.2 Các phương án xây dựng công trình..........................................................67
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 2
4.2.1. Phương án tổ chức thực hiện.................................................................68
4.2.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý...................68
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI
PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ .................................................69
5.1 Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo ..........................69
5.2 Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án.......................................69
5.3 Tác động môi trường của dự án ................................................................71
5.4 Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường.............72
5.5. Kết luận..................................................................................................74
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC
HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH ............................................75
6.1 Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn. ................................................................75
6.2 Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án..............................................78
6.2.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án......................................................78
6.2.2. Phương án vay. ....................................................................................78
6.2.3. Các thông số tài chính của dự án...........................................................79
KẾT LUẬN..............................................................................................81
I. Kết luận. ....................................................................................................81
II. Đề xuất và kiến nghị..................................................................................81
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH.............82
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện mô hình.............................82
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................83
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................84
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................85
Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án.............................................86
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn...................................87
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ...........................88
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................89
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). .......................90
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 3
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư : CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH
VIÊN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG GIA
Giấy phép ĐKKD số: 5100405143 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà
Giang cấp.
Đại diện pháp luật: TRƯƠNG CAO CƯỜNG
Chức vụ: Chủ tịch công ty kiêm giám đốc
Địa chỉ trụ sở: Tổ 5, đường Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Trãi, Thành
phố Hà Giang, Việt Nam.
1.2 Mô tả sơ bộ thông tin mô hình chăn nuôi.
Tên mô hình: Chăn nuôi và trồng trọ Hà Giang.
Địa điểm xây dựng: Xã Phú Ninh, Huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án : 15.774.823.000 đồng.
(Mười lăm tỷ, bảy trăm bảy mươi tư triệu, tám trăm hai mươi ba nghìn
đồng). Trong đó:
- Vốn tự có (53%) : 8.000.000.000 đồng.
- Vốn vay tín dụng (47%) : 7.774.823.000 đồng
1.3 Sự cần thiết đầu tư.
Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nước
Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa.
Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách
mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng. Tuy
nhiên, đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó
chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu. Đặc biệt những năm gần đây thời
tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và chăn
nuôi bấp bênh. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực
phẩm không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn đề
an ninh lương thực của đất nước. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được
các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 4
cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng
cao năng xuất. Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong
các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát
triển và từng bước đi vào hiện đại.
Chăn nuôi đã tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến
cả về con giống và trang thiết bị, đã coi khoa học công nghệ là động lực phát
triển, là lực lượng sản xuất quan trọng, đã có được những bước đột phá trong
khoa học công nghệ để cho ra những sản phẩm có chất lượng và giá trị cao có
tính cạnh tranh trên thị trường. Chuyển giao nhanh và có hiệu quả những tiến bộ
khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi.
Tuy nhiên, các sản phẩm nuôi của Việt Nam chủ yếu vẫn để tiêu thụ ở thị
trường nội địa. Với thị trường xuất khẩu, chúng ta thường hay không thành công
là do chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn quốc
tế. Hiện nay các cơ sở chăn nuôi kỹ thuật tiên tiến hiện đại vẫn còn ít. Quy mô
của các cơ sở vẫn còn nhỏ hẹp, chưa thể cung cấp ra thị trường cùng một lúc
một lượng sản phẩm lớn. Trong khi đó nhu cầu về nông sản thực phẩm cụ thể là
trứng, thịt gia cầm của thị trường là rất cao, nhất là gia cầm được chăn nuôi từ
quy trình kỹ thuật hiện đại, đảm bảo chất lượng, an toàn và vệ sinh thực phẩm.
Bên cạnh thị trường trong nước còn rộng lớn thì thị trường xuất khẩu còn bỡ
ngỡ.
Vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh được xây dựng tự phát,
không đăng ký, nhân giống và sản xuất giống không theo hệ thống, không được
kiểm tra, kiểm soát. Giống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng,
không an toàn dịch bệnh vẫn được buôn bán, lưu thông. Rất nhiều hộ chăn nuôi
sử dụng gia cầm thương phẩm để sản xuất giống. Kiểm dịch con giống chỉ mang
tính hình thức.
Các khâu trong sản xuất còn thiếu tính liên kết, chưa gắn sản xuất với giết
mổ, chế biến với thị trường. Thường xuyên mất cân đối giữa cung – cầu; giá cả
phụ thuộc vào thương lái; hiệu quả chăn nuôi chưa cao, do quá lãng phí thức ăn.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 5
Chăn nuôi nông hộ còn nhiều nên việc áp dụng công nghệ cao, tiên tiến còn gặp
khó khăn. Chưa có cơ chế, chính sách riêng cho việc xây dựng và phát triển các
chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm do đó đã gây ra trở ngại lớn đến các
hoạt động cần kinh phí để triển khai xây dựng chuỗi liên kết. Vì vậy việc thành
lập địa điểm chăn nuôi tập trung hiện nay là một nhu cầu thiết yếu, đảm bảo cho
việc quản lý, kiểm soát cũng như phát triển môi trường chăn nuôi chuyên
nghiệp.
Hòa chung với sự phát triển kinh tế của đất nước với sức trẻ, trí tuệ, lòng
nhiệt huyết khát vọng làm giàu, chúng tôi chúng tôi đã phối hợp với Công Ty
Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư
“Trồng trọt và chăn nuôi Hà Giang”.
1.4 Các căn cứ pháp lý.
 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
 nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội
 nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của
 Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
 Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn
xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.
1.5 Mục tiêu xây dựng mô hình.
1.5.1. Mục tiêu chung.
 Phát triển chăn nuôi gia cầm, và chăn nuôi dê, trâu gắn chặt với quy hoạch
phát triển kinh tế của huyện và tăng hiệu quả sử dụng các nguồn nguyên liệu,
phụ phế phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 6
nhu cầu xã hội và xuất khẩu.
 Tạo sự chuyển dịch trong chăn nuôi và trồng trọt theo hướng liên kết
chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sản phẩm an toàn, năng suất cao,
giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu thị trường và lợi nhuận của người chăn nuôi.
 Ứng dụng và tiếp thu công nghệ chăn nuôi hiện đại của thế giới, từng
bước thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, phát triển ngành chăn nuôi gia cầm địa
phương có tính cạnh tranh và hiệu quả hơn.
 Mô hình chăn nuôi khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập
nền kinh tế của địa phương.
 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá
môi trường xã hội tại địa phương.
1.5.2. Mục tiêu cụ thể.
 Phát triển theo mô hình: nuôi gia cầm , nuôi dê, nuôi trâu và trồng trọt
 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm sạch giúp
tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.
 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn Tỉnh Hà
Giang nói chung.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 7
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh
Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên
Quang phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, trong đó theo đường chim
bay, chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137
km. Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc,
cách Lũng Cú chừng 3 km về phía đông, có vĩ độ 23013'00"; điểm cực tây cách
Xín Mần khoảng 10 km về phía tây nam, có kinh độ l04024'05"; mỏm cực đông
cách Mèo Vạc 16 km về phía đông - đông nam có kinh độ l05030'04".
2.1.2. Điều kiện khí hậu
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 8
Khí Hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về
cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song
cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng
ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc...
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trong
năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt
độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp
tuyệt đối là 2,20C (tháng l).
Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lượng
mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là
một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các
vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lượng mưa đo được
ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là
1.337,9 mm... Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400
mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là
1,4 mm...
Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng
không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm
thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa
khô và mùa mưa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung
bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả
năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ).
Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng
sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suất vượt
quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5m/s. Đây cũng là
nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù
nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 9
trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống.
Thủy Văn
Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. ở đây có mật độ sông
- suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều độ dốc lớn,
nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ.
Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưu Lung (Vân , Trung
Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thị xã Hà
Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho
vùng trung tâm tỉnh.
Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn đông
bắc đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao (1,1km/km 2 ), hệ số tập
trung nước đạt 2,0km/km 2 . Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh
nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang.
Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy qua
Lũng Cú, Mèo Vạc về gần thị xã Tuyên Quang nhập vào sông Lô. Đây là nguồn
cung cấp nước chính cho phần đông của tỉnh.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như
sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung
cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.
2.1.3 Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất:
Trong 778.473 ha diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp có 134.184 ha,
chiếm 17% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp có 334.100 ha, chiếm 42,4%, đất
chưa sử dụng có 310.064 ha, chiếm 39,3%, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, toàn tỉnh có 9 nhóm đất chính, trong đó chủ
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 10
yếu là nhóm đất xám rất thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp, cây dược
liệu và cây ăn quả.
Tài nguyên rừng:
Hà Giang có diện tích rừng tương đối lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên
là 345.860 ha, với nhiều sản vật quý hiếm: động vật có các loài gấu ngựa, sơn
dương, voọc bạc má, gà lôi, đại bàng…; các loại gỗ: ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát
chun, đinh, nghiến, trò chỉ, thông đá…; các cây dược liệu như sa nhân, thảo quả,
quế, huyền sâm, đỗ trọng… Rừng Hà Giang không những giữ vai trò bảo vệ môi
trường sinh thái đầu nguồn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn cung cấp những
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế và sẽ là những
điểm du lịch sinh thái lý tưởng của tỉnh.
Hà Giang còn nhiều khu rừng nguyên sinh chưa được khai thác, môi trường
sinh thái trong lành và chứa đựng nhiều tiềm ẩn kỳ thú. Các rừng đá trập trùng,
nhấp nhô ẩn hiện trong mây bạc, nhiều đỉnh núi cao trên 2.000 m như Pu Ta
Kha, Tây Côn Lĩnh; nhiều hang động đầy bí ẩn như Tùng Bá, Lùng Má, (huyện
Vị Xuyên), Tùng Vài (Quản Bạ), Hang Mây, Sảng Tủng (Đồng Văn); các danh
thắng như núi Cô Tiên, Cổng Trời (Quản Bạ).
Tài nguyên khoáng sản:
Qua khảo sát, thăm dò, bước đầu tỉnh Hà Giang đã phát hiện được 28 loại
khoáng sản khác nhau. Đáng chú ý là có những mỏ có trữ lượng lớn trên một
triệu tấn với hàm lượng khoáng chất cao như: ăngtimon ở các mỏ: Mậu Duệ, Bó
Mới (Yên minh); sắt ở Tùng Bá, Bắc Mê; chì - kẽm ở Na Sơn, Tả Pan, Bằng
Lang, Cao Mã Pờ. Ngoài ra, còn có nhiều khoáng sản khác như: pirít, thiếc, chì,
đồng, mănggan, vàng sa khoáng, đá quý, cao lanh, nước khoáng, đất làm gạch,
than non, than bùn…Hiện nay một số mỏ đang được khai thác có hiệu quả.
2.1.4 Điều kiện xã hội vùng dự án
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 11
Dân số tỉnh Hà Giang theo điều tra dân số năm 2018 là 853.000 người.
Trong đó, dân số thành thị là 128.000 người (chiếm khoảng 15% dân số). So với
các tỉnh miền núi phía Bắc khác thì dân số Hà Giang tương đối đông.
Các dân tộc: Mông (chiếm 32,9% tổng dân số toàn tỉnh), Tày (23,2 %),
Dao (14,9 %), Việt (12,8 %), Nùng (9,7 %)...
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau đạt
13.900 người, nhiều nhất là đạo Tin Lành có 12.617 người, tiếp theo là Công
giáo đạt 1.067 người, Phật giáo có 182 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi
giáo có 26 người, đạo Cao Đài có 3 người, Phật giáo Hòa Hảo có 3 người và 1
người theo Minh Lý đạo.
2.2. Quy mô của dự án
2.2.1 Đánh giá nhu cầu thịtrường
1. Ngành thịt nói chung
Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng
mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2019,
tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 4 triệu tấn. Chiếm gần
65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt heo vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa
ăn của người Việt; tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3-5%/năm
dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt gia cầm và
thịt gia súc, thịt dê trong thời gian tới.
Trái ngược với sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ, tăng trưởng trong
nguồn cung các loại thịt được giữ ở mức ổn định, dao động trong khoảng 1-
3%/năm, dự kiến tổng sản lượng thịt vượt mốc 4.1 triệu tấn vào năm 2019. Mức
tăng trưởng này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường và trong khi nguồn cung
cho thịt heo ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, nguồn cung cho thịt gia súc
và thịt gia cầm lại rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 12
Tiềm năng, thách thức và tầm nhìn cho ngành thịt.
Dựa trên các báo cáo phân tích, Ipsos Business Consulting nhận định triển
vọng phát triển của ngành thịt Việt Nam là rất khả quan dựa trên một nền kinh tế
có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất châu Á, một cơ cấu dăn số trẻ và
gia tăng trong chi tiêu dùng.
Tuy nhiên, để thành công trên chính sân nhà của mình, các doanh nghiệp
Việt Nam cũng nên cân nhắc những thách thức tiềm ẩn trong ngành; điển hình
như những rào cản thuế quan bị dỡ bỏ sau khi các hiệp định thương mại được kí
kết gây biến động về giá bán trên thị trường, hay thói quen chuộng hàng nhập
khẩu, hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài của một bộ phận người tiêu
dùng Việt Nam.
Một vài chiến lược và hướng phát triển dành cho các doanh nghiệp nội địa
trong ngành thịt như:
 Phát triển ngang: thiết kể quy mô doanh nghiệp lớn, chịu trách nhiệm
nhiều khâu trong chuỗi giá trị với các hộ chăn nuôi gia đình là những đối tác vệ
tinh.
 Phát triển dọc: mô hình chăn nuôi và phân phối kín nhằm giảm mức độ
cạnh tranh về giá.
 Tập trung phát triển mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm làm
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 13
giảm mức độ lệ thuộc vào các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
2. Tình hình phát triển của tổng đàn dê ở Việt Nam
Năm 1993, Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây được giao nhiệm vụ
nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê trong cả nước. Từ đó đến nay nhiều công
trình nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi dê về giống, thức ăn, chăm
sóc nuôi dưỡng, thú y, chế biến sản phẩm đã được tiến hành và đã thu được
những kết quả bước đầu khả quan và tạo điều kiện cho chăn nuôi dê từng bước
phát triển trong cả nước. Năm 2003, sau 10 năm phát triển, theo số liệu của Cục
thống kê tổng đàn dê của cả nước là 525.000 con, trong đó chủ yếu là giống dê
Cỏ, được phân bố tập trung ở các tỉnh vùng núi và trung du phía Bắc. Riêng đàn
dê của miền Bắc chiếm 72,5% tổng đàn, miền Nam 27,5% (trong đó Tây
Nguyên chiếm 12,3%, Duyên hải miền Trung chiếm 8,9%; Đông Nam bộ 2,1%
và Tây Nam bộ 3,8%). Đàn dê của các tỉnh vùng núi phía Bắc chiếm 67% tổng
đàn dê của miền Bắc và 48% tổng đàn dê cả nước.
Bảng Tổng số lượng và sự phân bố đàn dê của cả nước (con)
Khu vực Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Trung du & MNPB 736.650 848.464 945.296 881.321
Đ.bằng sông Hồng 79.089 66.531 104.599 106.858
TB & DHMT 433.957 495.793 623.501 659.518
Tây Nguyên 117.137 134.094 153.074 201.207
Đông Nam bộ 231.449 309.843 357.715 413.616
Tây Nam bộ 179.362 344.168 402.283 421.422
Tổng số 1.777.662 2.198.893 2.586.468 2.683.942
Tính thời điểm hiện nay, tổng đàn dê vẫn không ngừng phát triển và tính
tới thời điểm tháng 10 năm 2017 so với thời kì đầu phát triển, đàn dê đã tăng từ
320.000 con lên 2.586.000 con, gấp 8 lần và đã ngày càng được quan tâm đầu tư
phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê
Việt Nam, khu vực Trung du miền núi phía Bắc và Trung bộ và DHMT là khu
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 14
vực có tổng đàn dê cao nhất nước (tương ứng khoảng 945.000 và 623.000 con) ,
sau đó là khu vực miền Đông Nam bộ và Tây Nam bộ. Tây Nguyên và Đồng
bằng sông Hồng và khu vực có tổng đàn dê ít nhất trong cả nước
Tổng sản lượng dê xuất chuồng các khu vực trong cả nước tương ứng với
tổng đàn dê của từng khu vực, trong đó trong 10 tháng đầu năm 2017 miền núi
và Trung du phía Bắc dẫn đầu về sản lượng với 285.804 con, sau đó là Bắc
Trung bộ với 350.015 con, khu vực Tây Nam bộ. mặc dù về tổng đàn có thấp
hơn, tuy nhiên sản lượng dê xuất chuồng có chênh lệch cao hơn, dù chưa đáng
kể so với Đông Nam bộ, tương ứng 167.793 con so với 160.658 con. Xét theo
tổng sản lượng chung, trong 3 năm trở lại đây tổng sản lượng dê xuất chuồng
cũng không ngừng tăng qua hàng năm, tương ứng năm 2015 đạt khoảng 810
ngàn con, năm 2016 là 909 ngàn con và đến 10 tháng năm 2017, con số đã đạt
được là khoảng 1 triệu con.
Bảng 2. Tổng sản lượng dê xuất chuồng các khu vực trong cả nước (con)
Khu vực Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
ĐB Sông Hồng 58.491 47.399 70.004 73.129
MN và Trung du 215.221 259.290 285.804 326.799
BTB & DHMT 300.623 248.109 350.154 390.952
Tây Nguyên 45.655 52.634 60.785 76.997
Đông Nam Bộ 102.798 128.332 160.658 177.214
Tây Nam bộ 87.829 173.886 167.793 211.331
CẢ NƯỚC 810.617 909.652 1.095.199 1.256.422
Sản lượng thịt dê xuất chuồng trong 3 năm gần đây của cả nước cũng đã
tăng đáng kể tương ứng với sự phát triển của tổng đàn dê. Năm 2017, tổng sản
lượng thịt khoảng gần 20 ngàn tấn, năm 2016 là 24 ngàn tấn và 10 tháng đầu
năm 2017 là 26 ngàn tấn. Khu vực Bắc Trung bộ và DHMT vẫn là khu vực có
sản lượng thịt cao nhất với khoảng gần 8 ngàn tấn, sau đó là Miền núi và Trung
du với gần 6 ngàn tấn; Tây Nam bộ với 4,6 ngàn tấn, khu vực Đông Nam bộ là
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 15
4,4 ngàn tấn và cuối cùng với khoảng gần 2 ngàn tấn là 2 khu vực ĐB sông
Hồng và Tây Nguyên.
Bảng Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (tấn)
Khu vực Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
ĐB Sông Hồng 1.526,00 1.759,30 1.825,90 1.919,40
Miền núi và Trung du 4.651,60 5.327,30 5.989,40 6.755,00
BTB & DHMT 6.820,90 6.291,10 7.905,90 8.762,30
Tây Nguyên 1.227,00 1.311,60 1.426,10 1.750,00
Đông Nam Bộ 2.810,40 3.241,00 4.414,40 5.107,40
Tây Nam bộ 2.914,10 6.212,80 4.697,70 6.035,40
CẢ NƯỚC 19.950,00 24.143,20 26.259,30 30.329,40
2.2.2 Quymô đầu tư dự án
Diện tích đất của dự án 10 ha trong đó gồm các hạng mục xây dựng như
sau:
TT Nội dung Diện tích ĐVT
Xây dựng 100000
I Xây dựng 81400 m2
1 Văn phòng làm việc 200 m2
2 Chuồng chăn nuôi gà 3000 m2
3 Chuồng chăn nuôi dê 3000 m2
4 Chuồng chăn nuôi trâu 5000 m2
5 Khu trồng cỏ, rau 60.000 m2
6 Khu chăn nuôi bán chăn thả
10.000 m2
6 Bãi đổ xe 100 m2
7 Bếp ăn 100 m2
8
Cây xanh cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật 18600
m2
9 Đường đi nội bộ 200 m
10 Tường rào bao quanh 600 m
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 16
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN
1. BẢNG TÍNH CHI PHÍ PHÂN BỔ CHO CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ
ĐVT:1000. Đồng
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
Xây dựng 100000 11.500.000
1 Văn phòng làm việc 200 m2
2.250 450.000
2 Chuồng chăn nuôi gà 3000 m2 550 1.650.000
3 Chuồng chăn nuôi dê 3000 m2 650 1.950.000
4 Chuồng chăn nuôi trâu 5000 m2 740 3.700.000
5
Khu trồng cỏ, rau 60.000 m2 -
6 Khu chăn nuôi bán chăn thả
10.000 m2 100 1.000.000
6 Bãi đổ xe 100 m2 450 45.000
7 Bếp ăn 100 m2 1.350 135.000
8
Cây xanh cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật 18600
m2 100
1.860.000
9 Đường đi nội bộ 200 m 200 40.000
10 Tường rào bao quanh 600 m 150 90.000
Hệ thống tổng thể
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 17
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
10 Hệ thống cấp nước hệ thống bơm tưới Hệ thống 250.000 250.000
11 Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 100.000 100.000
12 Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 150.000 150.000
13 Hệ thống PCCC Hệ thống 80.000 80.000
II Thiết bị 550.000
1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 150.000 150.000
2 Thiết bị nông nghiệp Trọn Bộ 100.000 100.000
3 Thiết bị chăn nuôi Trọn Bộ 250.000 250.000
4 Thiết bị khác Trọn Bộ 50.000 50.000
III Chi phí quản lý dự án 3,108 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 374.514
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 1.099.127
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,566 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 68.203
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,943 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 113.632
3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 2,200 GXDtt * ĐMTL% 253.000
4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,210 GXDtt * ĐMTL% 139.150
5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,064 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 7.712
6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,182 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 21.931
7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,189 GXDtt * ĐMTL% 21.735
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 18
TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá
Thành tiền sau
VAT
8 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 0,183 GXDtt * ĐMTL% 21.045
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,598 GXDtt * ĐMTL% 298.770
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,718 GTBtt * ĐMTL% 3.949
13 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 150.000
V Vốn lưu động TT 1.500.000
VII Dự phòng phí 5% 751.182
Tổng cộng
15.774.823
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 19
2.3. Địa điểm, hình thức đầu tư xây dựng
2.3.1. Địa điểm xây dựng.
Dự án Chăn Nuôi Và Trồng Trọt Hà Giang được thực hiện tại Tỉnh Hà
Giang.
2.3.2. Hình thứcđầu tư.
Mô hình được đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
2.4. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào.
2.4.1. Nhu cầu sử dụng đất.
TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%)
1 Văn phòng làm việc 200 0,20%
2 Chuồng chăn nuôi gà 3.000 3,00%
3 Chuồng chăn nuôi dê 3.000 3,00%
4 Chuồng chăn nuôi trâu 5.000 5,00%
5 Khu trồng cỏ, rau 60.000 60,00%
6 Khu chăn nuôi bán chăn thả 10.000 10,00%
6 Bãi đổ xe 100 0,10%
7 Bếp ăn 100 0,10%
8 Cây xanh cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật 18.600 18,60%
Tổng cộng 100.000 100%
2.4.2. Phântích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của mô hình.
Các vật tư đầu vào như: nguyên vật liệu và xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá
trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho
quá trình thực hiện.
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
3.1. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình
TT Nội dung Diện tích ĐVT
Xây dựng 100000
I Xây dựng 81400 m2
1 Văn phòng làm việc 200 m2
2 Chuồng chăn nuôi gà 3000 m2
3 Chuồng chăn nuôi dê 3000 m2
4 Chuồng chăn nuôi trâu 5000 m2
5
Khu trồng cỏ, rau 60.000 m2
6 Khu chăn nuôi bán chăn thả
10.000 m2
6 Bãi đổ xe 100 m2
7 Bếp ăn 100 m2
8
Cây xanh cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật 18600
m2
9 Đường đi nội bộ 200 m
10 Tường rào bao quanh 600 m
Hệ thống tổng thể
10 Hệ thống cấp nước hệ thống bơm tưới Hệ thống
11 Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống
12 Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống
13 Hệ thống PCCC Hệ thống
3.2. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
3.2.1. Trang trại nuôi trâu
1. Công suất, sản phẩm của trang trại:
Số lượng nhập gia súc về để nuôi tại trang trại khoảng 700 con/lứa trong thời
gian nuôi tối đa tầm 20 tháng.
2. Giữ đàn gia súc trong môi trường được bảo vệ:
+ Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở;
+ Có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác;
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 21
+ Hạn chế tối đa người lạ đi vào khu vực chăn nuôi;
+ Trước cổng, trước mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng;
+ Phải thường xuyên định kỳ tiêu độc khử trùng dụng cụ và khu vực chăn
nuôi;
+ Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp.
Trang trại chăn nuôi trâu
3. Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn trâu:
+ Cung cấp đầy đủ thức ăn chăn nuôi tự chế biến theo kỹ thuật chế biến thức
ăn chăn nuôi hữu cơ.
+ Nước uống sạch cho đàn trâu;
+ Chuồng nuôi đúng quy cách và đảm bảo mật độ nuôi hợp lý;
+ Định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sán cho trâu.
4. Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi:
+ Phải biết rõ lai lịch nguồn gốc, tình trạng bệnh tật của đàn mới nhập;
+ Gia súc mới mang về phải nuôi cách ly theo quy định;
+ Kiểm soát thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại;
+ Tránh để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó, mèo, chuột và người lạ
vào khu vực chăn nuôi.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 22
5. Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn cho người sử dụng:
+ Thời gian ngưng thuốc trước khi bán để giết mổ đúng quy định.
+ Có sổ sách ghi chép thời gian dùng vắc-xin và thuốc phòng trị bệnh cụ thể
của từng đàn, cá thể.
6. Mục tiêu nuôi dưỡng:
- Tốn ít thức ăn, gia súc khỏe mạnh, lớn nhanh.
- Chất lượng thịt tốt, tỷ lệ thịt nạc cao, tỷ lệ thịt móc hàm cao, an toàn với
người tiêu dùng.
- Chi phí thức ăn thấp nhất bằng cách tự sản xuất thức ăn cho gia súc bằng
nguồn nguyên liệu sẵn có là trồng cỏ vừa tiết kiệm chi phí và đem lại nguồn
dinh dưỡng cao.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 23
7. Nhập giống gia súc:
- Phát triển nền công nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm có
năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao; đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng để
vừa phục vụ nhu cầu tại chỗ, vừa phục vụ nhu cầu xuất khẩu, góp phần tăng thu
nhập cho người lao động.
- Gia súc nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng
nhận kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có).
Tốt nhất nên nhập từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Chỉ nên
mua gia súc mới từ 1 đến 2 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế nguy cơ mang
bệnh vào trại.
- Khi gia súc về đến trại, chuyển gia súc xuống ngay, đưa vào khu cách ly
để nuôi thích nghi. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của lợn trong quá
trình nuôi thích nghi.
- Sau khi nhập gia súc phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc, quan
tâm đến một số bệnh như; lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loạn hô hấp
và sinh sản (PRRS),….
- Thường trực để kịp thời cách ly gia súc bị bệnh, nghi có bệnh và điều trị
những con bị tổn thương do cắn nhau, bị bệnh.
- Tập cho gia súc đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong một vài
ngày đầu.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 24
8. Kỹ thuật chăm sóc
Khác với chăn nuôi gia súc theo hình thức chăn thả truyền thống trước đây,
chăn nuôi gia súc thịt khá đơn giản mà vẫn mang lại hiệu quả cao bởi người nuôi
không tốn nhiều công chăm sóc chỉ cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong
khâu nuỗi dưỡng thì gia súc sẽ tăng trưởng và phát triển nhanh.
Nguồn thức ăn chủ yếu của gia súc thịt vẫn là các loại cỏ tươi rơm rạ, cỏ
khô, thức ăn xanh thô, củ quả, ngoài ra còn có các loại thức ăn ủ chua, rơm đã
được kiểm hóa các loại thức ăn tinh chế. Chăn nuôi gia súc thịt bằng các thức ăn
vỗ béo khác với chăn nuôi gia súc truyền thống là có bổ sung thêm thức ăn tinh
và các phụ phẩm như bống rượu, cám.
Việc chăm sóc nuôi dưỡng là yếu tố rất quan trọng giúp đàn gia súc phát
triển nhanh. Thời gian vỗ béo thường kéo dài từ 2- 2,5 tháng nhưng ảnh hưởng
rất lớn đến kết quả vỗ béo của gia súc. Chăm sóc nuôi dưỡng gia súc vỗ béo chủ
yếu là cách chọn lựa thức ăn và cách cho gia súc ăn. Thức ăn của gia súc vỗ béo
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 25
chủ yếu là thức ăn thô xanh đây là nguồn thức ăn rât quan trọng đối với gia súc
vỗ béo.
Mặc dù việc cung cấp dinh dưỡng của thức ăn thô xanh không cao nhưng
thức ăn thô xanh lại đóng vai trò rất quan trọng giúp cho gia súc không bị
chướng hơi, dạ cỏ do sử dụng qúa nhiều thức ăn tinh trong suốt quá trình vỗ béo.
Cần cung cấp đầy đủ lượng thức ăn thô xanh có chất lượng tốt đã băm nhỏ và
cho gia súc ăn tự do cả ngày. Đối với thức ăn thô xanh là cỏ tươi khi cắt về nên
rửa và phơi tái sau đó cho gia súc ăn, đảm bảo sạch mầm bệnh giảm chướng hơi,
dạ cỏ và ngộ độc.
Đối với phụ phẩm như thân lá cây ngô, bẹ ngô có thể cho ăn thẳng sau khi
băm nhỏ. Không nên cho gia súc ăn quá nhiều cây họ đậu như dây lạc, đỗ trong
một bữa tối đa chỉ được cho ăn 1/3 khẩu phần dưới 10 kg một bữa để đảm bảo
nguồn cỏ cho gia súc luôn dồi dào quanh năm và phù hợp với hình thức nuôi
nhốt. Bà con nên có diện tích đất để trồng cỏ, việc chọn cỏ dễ trồng sinh trưởng
và phát triển nhanh cũng rất quan trọng trong chăn nuôi gia súc thịt. Hiện có
nhiều loại cỏ như Va06, Ruzi, cỏ sữa cho năng suất dinh dưỡng cao rất thích hợp
để trồng làm thức ăn cho gia súc.
Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ lượng thức ăn thô xanh cho gia súc thịt, bà
con cần bổ sung thêm các loại thức ăn tinh như bộtbắp cám gạo, bột mì, thức ăn
giàu protein, giàu đạm để nâng cao hiệu quả vỗ béo gia súc. Ngoài ra bà con
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 26
nông dân có thể dùng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây bắp, cây
mía, để chế biến thành thức ăn, ủ chua để dành cho gia súc ăn dần vào mùa khô
thiếu cỏ.
Trước khi bán thịt nếu gia súc gầy cần vỗ béo khoảng 2 tháng sẽ cho lợi
nhuận cao. Trong thời gian vỗ béo gia súc cần nuôi nhốt hoàn toàn cung cấp
thức ăn, nước uống tại truồng. Vỗ béo gia súc quan trọng nhất là sử dụng lượng
thức ăn tinh hợp lý, kết hợp hài hòa với thức ăn thô xanh và các phụ phẩm khác.
Đồng thời phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của gia súc để gia
súc tích lũy tạo thịt trong cơ thể càng nhiều càng tốt.
Để gia súc nhanh béo bà concần áp dụng những quy định sau:
 Tẩy giun sán trước lúc vỗ béo.
 Nuôi nhốt tại chuồng suốt thời gian vỗ béo.
 Mỗi ngày cho ăn từ 8- 10 kg thức ăn thô xanh, 3,5 kg thức ăn tinh chia
làm 4- 5 bữa trong ngày.
 Thức ăn tinh được trộn theo công thức 44 kg bột sắn + 50% bột ngô + 3%
Ure + 1% muối + 2% bột xương hoặc 70% bột sắn + 22 % cám gạo + 3% ure +
1% muối + 2% bột xương.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 27
Lưu ý : Luôn luôn có nước sạch trong máng uống trong thời gian vỗ béo. Nên
bổ sung từ 20- 30 g muối ăn vào nước uống cho gia súc mỗi ngày. Ngoài chế độ
ăn hợp lý thì thường xuyên theo dõi quản lý chăm sóc gia súc trong quá trình
nuôi vỗ béo gia súc. Hàng ngàycân lượng thức ăn trước khi cho gia súc ăn vào
buổi sáng ngày hôm trước và thức ăn thừa buổi sáng ngày hôm sau. Cần có sổ
ghi chép về tình trạng sức khỏe tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn của gia súc
để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
9. Kỹ thuật phòng bệnh
Gia súc là gia súc có sức đề kháng tốt nên ít bị dịch bệnh hơn các loại gia
súc khác. Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây, tình hình dịch bệnh thường
xuyên diễn biến phức tạp gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi trên địa
bàn tỉnh daklak. Ngoài những chính sách hỗ trợ của trạm thú y thì người chăn
nuôi cũng đóng vai trò rất quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh
tránh lây lan trên diện rộng. Theo ông Trần Huy Bân thành viên hiệp hội nuôi
gia súc tại huyện Eakar để hạn chế rủi ro trong chăn nuôi gia súc, cần phải nhận
thức được ý nghĩ của việc phòng chống trị bệnh bằng cách tiêm phòng cho đàn
gia súc và tích cực vệ sinh chuồng trại.
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại nuôi gia súc
Để phòng bệnh cho đàn gia súc ngoài việc tiêm phòng bà con cần quyét dọn
hàng ngày để nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ.
 Sát khuẩn chuồng trại định kỳ bằng Bencozid, Cloramin 3- 5%.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 28
 Sau mỗi đợt nuôi dùng nước vôi 20% quyét toàn bộ khu vực chuồng nuôi
 Cung cấp đầy đủ thức ăn theo tiêu chuẩn cho từng giai đoạn sinh trưởng.
 Nước uống đủ và sạch.
Cần phòng bệnh theo định kỳ cho gia súc :
 Tiêm phòng vác xin bắt buộc định kỳ 2 lần/ năm. Đối với bệnh lở mồm
long móng tụ huyết trùng: lần 1 vào tháng 2-3 hàng năm sau 6 tháng tiêm nhắc
lại lần 2.
 Phòng bệnh sán lá gan: dùng Dertyl B Fascioranida hoặc Nitrolin tẩy giun
sán hoặc tiêm dưới da 1 ml/25kg thể trọng.
 Bệnh ghẻ rận, dùng thuốc BKA để điều trị.
Cần thường xuyên theo dõi gia súc, chăm sóc gia súc để kịp thời phát hiện
các dấu hiệu gia súc bị bệnh đầu tiên để có những biện pháp trị bệnh kịp thời.
Khi nhìn bề ngoài gia súc phải đảm bảo mũi ướt, tai, mắt phải linh hoạt và da
phải bóng và gia súc ăn nhiều. Đặc biệt khi thấy gia súc giảm ăn hoặc giảm nhai
lại có nghĩa gia súc đang bệnh. Hoặc là thời tiết thay đổi gia súc thường mắc
một số bệnh:
 Khi ăn uống không đúng vệ sinh thì gia súc hay bị bệnh chướng hơi dạ cỏ
thì chúng ta có thể trị bệnh tại nhà bằng quả bồ kết xông hơi đưa vào mũi gia súc
để gia súc hắt xì, hay chúng ta có thể dùng các loại thảo dược như gừng tỏi xoa
vào vùng hõm hông vào bên trái của gia súc. Trong trường hợp gia súc không
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 29
thể hắt hơi và thoát hơi được chúng ta kéo lưỡi và cho uống một ít rượu trong đó
có pha tỏi và gừng tăng kích thích nhu động dạ cỏ và gia súc ợ hơi đc ra và thoát
ra mau.
 Ngoài ra gia súc còn mắc các bênh về ký sinh trùng như sán lá gan dấu
hiệu nhận biết là gia súc bị tiêu chảy và lông xù vầng mắt có dử.
3.2.2. Trang trại nuôi gia cầm
 Công suất trang trại
Số lượng gia cầm được nuôi tại trang trại ước tính khoảng 10.000 con/lứa. 01
lứa được nuôi trong vòng 4 tháng.
 Cách úm gia cầm hiệu quả
Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng, trang thiết bị trước khi lựa chọn gia
cầm về nuôi. Trước khi thả gia cầm vào nên bật điện sưởi trước 2 tiếng, bên
cạnh đó pha thuốc bổ cho gia cầm uống. Để tránh hiện tượng bội thực, sau khi
cho uống xong cho gà ăn cám.
 Lựa chọn thức ăn
Máng ăn cho gia cầm cần đảm bảo vệ sinh, sử dụng máng uống galon 1,8
– 3,8 lít. Xếp xen kẽ các máng với nhau. Chọn những loại thức ăn đảm bảo chất
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 30
lượng, thơm ngon, và pha trộn tỷ lệ hợp lý. Sau 2 tiếng thì cung cấp nguồn thức
ăn mới cho gia cầm.
Trong kỹ thuật chăn nuôi gia cầm thì đây là giai đoạn quan trọng nhất,
mọi nhiệt độ, ánh sáng cung cấp đều ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển
của gà.
 Kỹ thuật chọn giống
Vì đây là loại gia cầm giống khi chọn lọc cần lựa chọn những giống gia
cầm có nguồn gốc rõ ràng tại các địa chỉ uy tín, tin cậy. Chọn lọc kỹ những chú
gia cầm con khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn gây giống. Đặc điểm của những chú gia
cầm con đạt tiêu chuẩn như chân gia cầm cứng, thẳng, tác phong nhanh nhẹn,
không cong ngón chân, mắt tròn, lông bông phủ kín thân, mang màu lông đặc
trưng, rốn khô, bụng thon mềm…
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 31
 Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
Sáng sớm, chiều mát là hai thời điểm thích hợp nhất di chuyển gia cầm.
Tiến hành đưa gia cầm vào úm. Pha các vitamin C cùng chất Electrotyle cho gia
cầm uống.
Gia cầm đủ 2 tuổi thì cho gia cầm ăn tấm, các loại bột ngô được nghiền
nhỏ. Ngày thứ 3 thì đổi sáng thức ăn công nghiệp, cám hỗn hợp dạng viên.
Cần vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, khu vực chăn nuôi để phòng chống các
loại dịch bệnh.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 32
Sử dụng bóng điện ánh sáng vừa phảitạo độ ấm cho gia cầm pháttriển
Chú ý không được để gia cầm bị lạnh. Sử dụng các loại bóng điện, chụp
sưởi tạo độ ấm cúng. Trước khi cho gà ăn nên cho uống trước, thay nước sạch
thường xuyên 2 -3 lần/ ngày, giữ nền chuồng ấm cũng khô ráo.
3.3 Kỹ thuật nuôi dê
1.Cách chọn giống dê
Các giống dê phổ biến, bao gồm:
 Dê Boer chuyên hướng thịt
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 33
Đây là giống dê phát triển mạnh ở Nam Phi. Tên gọi của chúng bắt nguồn từ Hà
Lan, Boer có nghĩa là “người nông dân”. Giống dê này bắt đầu được nuôi ở Việt
Nam từ năm 2002.
Đặc điểm: Màu lông khá đặc trưng: lưng màu trắng, cũng có màu hơi nâu, vàng
nhạt. Cổ, lưng, hai bên hông và phần trên đuôi của chúng có màu đen. Một số
con có lông trắng chạy sọc trên mặt. Cơ bắp đầy đặn, tốc độ sinh trưởng và phát
triển nhanh, tốt. Giống dê cái Boer cũng cho khá nhiều sữa, tuy nhiên chu kỳ sữa
lại ngắn
Trọng lượng: Là giống dê hướng thịt nên giống này có trọng lượng cao. Dê đực
trưởng thành có thể đạt từ 100 - 160kg/ con, con cái trưởng thành có thể đạt từ
90 - 100kg/con.
Dê cái Boer mắn đẻ, có thể phối giống lần đầu vào 5 - 7 tháng tuổi, chu kỳ động
đực sẽ kéo dài từ 18 - 21 ngày. Trung bình một con cái có thể đẻ được từ 2 - 3
con/ lứa
 Dê Bách Thảo chuyên dụng
Dê Bách Thảo là giống dê lai giữa dê cỏ địa phương và một số giống dê nhập.
Vì vậy, chúng có khả năng thích nghi khá tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt
đặc biệt là những vùng có khí hậu nắng nóng, nhiệt độ cao.
Đặc điểm: Đây là giống dê dễ nhận biết và có màu sắc tương đối đồng nhất là
màu đen (chiếm 60% đàn) Trên mặt, dọc phần cổ, tai, chân, bụng có màu trắng.
Mũi dô, đầu dài, tai cụp xuống, đa số là không có râu cằm.
Trọng lượng: Con được trưởng thành có thể đạt 75 - 80kg/ con, con cái trưởng
thành đạt từ 40 - 45kg/ con.
Giống dê này có tỷ lệ thịt xẻ cao, đạt từ 40 - 45%, tỉ lệ thịt tinh đạt từ 30 - 35%.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 34
 Dê cỏ (dê địa phương)
Dê cỏ là giống dê địa phương được bà con chăn nuôi lâu đời và chủ yếu theo
phương pháp quảng canh, chăn thả manh mún, nhỏ lẻ.
Dê không đồng nhất về màu lông. Một số màu chiếm ưu thế như màu đen, màu
nâu, khoang đen trắng, màu trắng.
Dê địa phương có vóc dáng nhỏ, tốc độ tăng trưởng thấp, tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 40 -
44%, tỉ lệ thịt tinh đạt từ 28 - 30%.
Tuy nhiên vì sinh sống lâu đời nên giống này có thể thích nghi tốt với điều kiện
khí hậu khắc nghiệt, khả năng chống chịu bệnh tốt, thịt chắc khỏe. Vì vậy, các
viện nghiên cứu đã sử dụng giống dê cỏ địa phương để nhân giống.
 Dê Boer lai
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 35
Dê Boer thuần chủng có trọng lượng cơ thể cao, trong khi dê Bách Thảo lại
thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam, tỷ lệ thịt xẻ nhiều. Vì vậy, 2
giống này được lai tạo mang lại năng suất cao trong chăn nuôi.
Yêu cầu chung khi chọn giống:
Ngoài việc lựa chọn loại giống, trước khi nuôi, bà con cũng cần quan sát kỹ các
con giống trong đàn, yêu cầu chung:
 Chọn con giống nuôi có xuất xứ rõ ràng, có thể theo dõi được cặp bố mẹ
thì càng tốt.
 Không chọn những con có đặc điểm: cổ ngắn, bụng nhỏ, lông tai trụi, đầu
dài, tứ chi không thẳng, đứng không chắc chắn.
 Dê đực phải đạt tiêu chuẩn: thân hình cân đối, cơ quan sinh dục phát triển,
chọn dê đực trong lứa sinh đôi.
 Chọn dê cái hướng thịt phải có thân hình chữ nhật.
 Dê cái hướng sữa phải có bộ phận sinh dục nở nang, hông rộng, hai núm
vú dài từ 4 - 6cm.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 36
Dê đạt tiêu chuẩn
Dê không đạt tiêu chuẩn
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 37
2. Cách làm chuồng nuôi dê
Dù là nuôi dê theo phương thức ăn thả tự nhiên hay nhốt chuồng khép kín thì bà
con cũng phải tuân thủ các yêu cầu làm chuồng cơ bản nhất.
Yêu cầu chung về chuồng nuôi:
 Hướng: Nên lựa chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam để chuồng
thông thoáng, mát mẻ. Với phương pháp pháp chăn thả tự nhiên thì không
bắt buộc.
 Vị trí: Chuồng dê phải có áo, không bị ẩm ướt, trũng nước. Lựa chọn vị
trí làm chuồng sạch sẽ, yên tĩnh, cách xa khu dân cư, nguồn nước nhưng
phải đảm bảo dễ dàng quản lý, chăm sóc và vệ sinh.
 Diện tích chuồng nuôi: Phụ thuộc vào số lượng đàn vật nuôi. Đây là yêu
cầu bắt buộc đối với kỹ thuật nuôi dê nhốt chuồng:
Loại Nhốt cá thể (con/m2) Nhốt chung (con/m2)
Dê cái sinh sản 0,8 - 1.0 1,0 - 1,2
Dê đực giống 1,0 - 1,2 1,4 - 1,6
 Khoảng cách từ sàn nuôi đến mặt đất phải cao từ 50 - 80cm.
 Sàn nhốt dê chỉ được hở từ 1 - 1,5cm để chân dê không bị lọt xuống bên
dưới nhưng vẫn dễ dàng dọn dẹp vệ sinh.
 Thành chuồng nuôi phải cao tối thiểu từ 1,5 - 1,8cm, đóng bằng gỗ hoặc
tre, các nan cách nhau từ 6 - 10cm.
 Nền chuồng bên dưới sàn phải có độ nghiêng từ 2 - 3%, dốc dần về phía
rãnh thoát nước.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 38
 Bà con phải làm cửa chuồng dê để quản lý, bảo vệ và thuận tiện trong
việc xuất bán đàn dê. Cửa chuồng yêu cầu rộng từ 60 - 80cm.
 Đối với mô hình nuôi dê nhốt chuồng khép kín, trong chuồng nuôi bà con
phải treo máng thức ăn tinh, máng thức ăn thô xanh, máng uống.
 Đối với hình thức nuôi dê nhốt chuồng có sân chơi thì sân chơi phải rộng
gấp 3 lần chuồng, đảm bảo mật độ 2 - 5m2/ con, xung quanh có lưới thép
hoặc gỗ tre để làm hàng rào bảo vệ. Trong sân cũng có máng ăn, máng
uống.
3. Kỹ thuật chăm sóc
❖ Mô hình nuôi dê chăn thả
Nuôi dê theo phương pháp chăn thả bà con lưu ý nên dùng dê đực Bách Thảo
làm giống vì có tầm vóc to, khỏe mạnh.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 39
Mô hình này chủ yếu dựa vào lợi thế đất đồi núi rộng rãi, rất phù hợp với bà con
ở các vùng miền núi.
Chú ý kỹ thuật phối giống khi nuôi dê chăn thả:
 Không được phối giống đồng huyết, cận huyết.
 Dê cái phối giống lần đầu từ trên 7 tháng tuổi, dê đực Bách Thảo từ trên 9
tháng tuổi.
 Biểu hiện động dục của dê cái: kém ăn, nhảy lên lưng con khác, niêm mạc
âm hộ màu đỏ, hồng, âm hộ sưng. Biểu hiện động dụng của con cái kéo
dài từ 2 - 3 ngày. Bà con cho phối giống vào ngày thứ 2.
 Nếu như sau 18 - 21 ngày mà dê cái không có biểu hiện thụ thai thì bà con
cần.
 Trong thời gian dê cái mang thai tuyệt đối không nên chăn thả quá xa,
không được dồn đuổi, đánh đập, đặc biệt là những ngày cuối của thai kỳ.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 40
❖ Mô hình nuôi dê nhốt chuồng
Nuôi dê theo hình thức nhốt chuồng được áp dụng phổ biến cho các trang trại
chăn nuôi quy mô vừa và lớn, chuyên canh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao
nhất Nuôi dê nhốt chuồng yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cao, nếu không áp dụng
đúng, đàn dê dễ bị bệnh, phát triển kém, năng suất thấp.
♦ Dê con dưới 12 tuổi:
Dê con sau sinh có sức đề kháng kém, chưa có khả năng sinh nhiệt, khả năng tự
vệ thấp nên phải có hình thức ăn chóc đặc biệt.
sau sinh, bà con phải lấy khăn lau khô, cắt rốn, để lại từ 3 - 5cm sau đó cho dê
con vào ổ lót rơm bên trong ô chuồng nuôi dành cho dê cái sinh sản.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 41
Dê con cần được bú sữa mẹ, nếu không sau 4h chúng sẽ chết. Vì vậy sau sinh 20
- 30 phút thì cho dê con bú.
Nếu dê mẹ không chịu cho con bú thì phải vắt bỏ tia sữa đầu tiên, tiếp tục vắt
sữa vào miệng dê con cho chúng làm quen sau đó cho chúng tự bú. Tiến hành
thường xuyên cho đến khi dê mẹ chịu cho con tự bú.
♦ Dê con từ 12 đến dưới 45 tuổi:
Giai đoạn này phù hợp để vắt sữa dê mẹ. Sau 15 ngày thì tách dê con và vắt sữa
của dê mẹ trung bình 2 lần/ ngày vào sáng và tối mát.
Bắt đầu cho dê con ăn cỏ non mềm, cám và phụ phẩm nông nghiệp. Khẩu phần
thức ăn tinh của dê con 20 - 35gr/ con/ ngày.
Lượng sữa của dê con phải đảm bảo từ 450 - 600ml/ ngày.
♦ Dê con từ 45 tuổi trở lên:
Lúc này dê con đã phát triển và dần dần hoàn thiện nên bà con giảm lượng sữa
mẹ từ 600ml xuống 450ml, giảm dần sữa và tăng thức ăn tinh lên 50 - 100gr/
con/ ngày, tăng cỏ non.
Đến khoảng 90 ngày có thể cai sữa. Đối với dê thịt thì có thể cai sữa muộn hơn.
Trước khi cai sữa, bà con phải chọn riêng dê con cái và dê con đực tốt nhất để
làm giống. Cần lưu ý đến các tiêu chuẩn chọn giống ở trên.
♦ Chăm sóc dê hậu bị sau cai sữa:
 Giai đoạn nuôi hậu bị của dê cái từ 4 - 5 tháng
 Giai đoạn nuôi hậu bị của dê đực từ 8 - 9 tháng. Bà con chỉ cho dê phối
giống khi đạt từ 11 - 12 tháng tuổi.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 42
Tuy nuôi nhốt chuồng nhưng bà con nên cho dê hậu bị vận động từ 3 - 4 giờ
đồng hồ.
♦ Chăm sóc dê cái sinh sản:
Thời gian mang thai của dê cái trung bình từ 147 - 157 ngày, lúc này, bà con
không được nhốt chung với dê đực.
Với dê cái mang thai lần đầu: Thời gian này, bà con nên thường xuyên xoa bóp
bầu vú nhẹ nhàng để kích thích tuyến vú phát triển.
♦ Chăm sóc dê đực giống:
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 43
Dê đực giống cũng phải được nuôi tách biệt dê cái, thời gian đầu nhốt chung
khoảng 8 - 10 con để tăng tính hung hăng, tranh giành thức ăn mà lớn. Đến thời
điểm phát dục thì nhổ riêng.
Bà con nên thường xuyên chải khô cho dê đực, cho chúng vận động 2 lần/ 2 giờ/
ngày.
Nên thải dê đực đã quá 6 năm tuổi hoặc tỉ lệ sinh sản không đạt được quá 60%
chất lượng giống.
♦ Khử sừng cho dê:
Mục đích khử sừng là để tránh việc chúng húc nhau hoặc sừng dài quặp vào cổ
gây tổn thương. Nên khử sừng cho dê khi chúng đang bú sữa, dưới 3 tháng vì sẽ
ít làm tổn thương chúng.
Cách khử sừng: bà con cắt trụi phần lông ở sừng, vệ sinh sạch sẽ, dùng sắt dài từ
5 - 7cm, đường kính 3-4cm có cán gỗ và dung nóng lên, sau đó đặt vào gốc
sừng.
Cách cắt sừng: Vệ sinh vùng sừng, cắt ngắn lông, phong bế gốc sừng bằng
Novocain liều 30 - 50ml, sát trùng cưa sắt và dùng cưa để cưa nhanh gốc sừng.
Dùng dao sắt nung nóng để áp vào vùng sừng vừa cắt.
Sau khi cắt khử phải dùng bông gạc để chặn vết thương, tránh nhiễm trùng và
giúp vết cắt nhanh liền.
♦ Thiến dê đực
Đối với môi hình nuôi dê thịt, bà con nên thiến giống dê đực để tăng hiệu quả,
năng suất và sản lượng thịt. Thiến giống khi dê đực khoảng 3 tuần tuổi.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 44
Trước tiên làm vệ sinh và sát trùng túi dịch hoàn, kéo dịch hoàn ra ngoài, buộc
dây lại để nó không bị di chuyển vào trong.
Khử trùng dao sắt, dùng dao rạch 3 - 4cm vào chính giữa túi, đệ hộ dịch hoàn,
kéo dịch hoàn ra ngoài.
Buộc thắt trên thừng dịch hoàn hai nút thắt có khoảng cách 1,5cm, sau đó dùng
dao để cắt phần giữa. Làm tương tự với túi dịch hoàn còn lại.
Dùng bông lau sạch máu bên trong, rắc kháng sinh và khâu lại để tránh nhiễm
trùng.
Bôi thuốc sát trùng vào vết mổ hàng ngày cho đến khi nó liền lại và khỏi hẳn.
4. Thức ăn cho dê
❖ Các loại thức ăn
Thức ăn là yếu tố quan trọng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của đàn dê. Đặc
biệt là mô hình nuôi dê nhốt chuồng. Nguồn thức ăn cho chúng bao gồm:
 Thức ăn thô xanh: Cùng cấp đến 70% năng lượng, gồm các loại cỏ mọc
tự nhiên, cỏ trồng, thân cây ngô, lá mía, lá sắn, dây khoai lang, thân cây
chuối, thân cây đậu, rơm rạ, các loại củ như khoai lang, củ cải, bí bầu.
 Thức ăn tinh: Các loại hạt ngũ cốc và bột nghiền của chúng
 Thức ăn bổ sung: Các loại khô dầu, bột xương, bột cá, bột sò, chế phẩm
sinh học, ure, mật rỉ đường.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 45
Các loại thức ăn xanh nên được cắt nhỏ để dê ăn hết cả phần lá và phần cuống
cứng, tránh lãng phí. Tuy nhiên với mô hình chăn nuôi trang trại, bà con nên
dùng máy băm cỏ đa năng 3A để băm thành từng đoạn nhỏ vừa tiết kiệm thời
gian, công sức lại tiết kiệm chi phí thuê nhân công.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 46
Thức ăn thô xanh sau khi cắt bà con có thể cho dê ăn luôn hoặc chế biến bằng
cách ủ chua với mật rỉ đường. Thức ăn ủ chua chứa nhiều dinh dưỡng, các loại
vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của đường ruột, đàn dê sẽ hấp thụ tốt và nhanh
lớn. Đồng thời phương pháp ủ chua cùng giúp bà con chủ động nguồn thức ăn
trong mùa khan hiếm, khí hậu khắc nghiệt.
Giai đoạn chuyển từ sữa mẹ sang nuôi hậu bị với thức ăn thô xanh, dê thường dễ
bị khủng hoảng hệ tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi, ỉa chảy nên nguồn thức ăn
cần phải có chất lượng tốt, sạch sẽ, không chứa chất độc hại.
Ngoài ra để kết hợp băm nghiền nhiều loại thức ăn, rau củ, bột ngũ cốc, bà con
có thể sử dụng các loại máy băm nghiền đa năng, máy băm rau cỏ, băm củ quả
để tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng hiệu quả sử dụng sản phẩm. Đồng thời
cung cấp cho dê nguồn thức ăn đa dạng hơn, giàu dinh dưỡng hơn.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 47
❖ Khẩu phần thức ăn
Dê hậu bị giống
(kg/con/ngày)
Dê cái chửa
(kg/con/ngày) Dê đực giống
(kg/con/ngày)
Chăm sóc dê lấy
thịt (kg/con/ngày)
3 tháng
đầu
2 tháng
cuối
Thức
ăn thô
xanh
2 - 5 3 - 5 4 - 5
4 (cỏ) 1,5 (lá
cây giàu đạm)
4 - 5
Thức
ăn tinh
0,2 - 0,5
0,3 -
0,5
0,4 -
0,6
0,4 0,4 - 0,6
Riêng đối với dê lấy sữa, bà con lưu ý khẩu phần thức ăn như sau:
Lượng thức ăn (Kg) theo khối lượng cơ thể và năng suất sữa
Khối lượng
30kg/1kg
sữa/ngày
Khối lượng
30kg/2kg
sữa/ngày
Khối lượng
40kg/1kg
sữa/ngày
Khối lượng
40kg/2kg
sữa/ngày
Cỏ lá
xanh
3,0 3,5 3,5 4,0
Lá
mít/keo
đậu
1,0 1,5 1,5 2,0
Thức ăn
tinh
0,3 - 0,4 0,4 - 0,6 0,4 - 0,6 0,6 - 0,8
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 48
❖ Lượng nước uống cho dê
 Dê dưới 2 tháng tuổi nên cung cấp cho chúng 0,5 lít nước sạch/ ngày.
 Dê trên 2 tháng tuổi nên cung cấp cho chúng 5 lít nước sạch/ ngày.
5. Phòng bệnh cho dê
Dê dễ mắc các bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm long móng… đây đều là
những bệnh có tỷ lệ chết cao. Nên dù là nuôi dê chăn thả hay nuôi dê nhốt
chuồng thì bà con phải lưu ý các biện pháp phòng bệnh quan trọng sau:
 Dê mới mua về cần được cách ly từ 30 - 40 ngày trước khi nhốt chuồng.
 Giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát.
 Định kỳ khử trùng cho chuồng nuôi bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic
2%.
 Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu nước, phát bụi rậm xung quanh để hạn
chế mầm bệnh
 Dê nuôi nhốt chuồng cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên, kịp thời
phát hiện con dê ốm yếu, bệnh để cách ly.
 Phải tuân thủ nghiêm ngặt kịch tiêm phòng vacxin cho đàn dê theo chỉ
dẫn của các cơ quan thú ý. Mỗi năm phải tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 6
tháng.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 49
3.5. Kỹ thuật trồng cỏ và cây dược liệu
1. Kỹ thuật trồng cỏ voi
Cỏ voi là loại cỏ có thân đứng có chiều cao tới 4 – 6m, cỏ voi có nhiều đốt,
sinh trưởng nhanh, rậm lá. Yêu cầu về đất trồng của cỏ voi khá khắt khe: phải là
đất màu, thoáng và giàu dinh dưỡng, tầng canh tác sâu, không ưa đất cát, chịu
được khô hạn nhưng không chịu được ngập úng. Tuy nhiên, khi nhiệt độ xuống
thấp vào mùa đông và đặc biệt là khi có sương muối, hoặc khi hạn hán kéo dài,
quá trình sinh trưởng và phát triển của cỏ voi bị chậm lại.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 50
Trồng cỏ voi làm thức ăn chăn nuôi dê
Năng suất chất xanh của cỏ voi rất cao. Tùy vào trình độ thâm canh, mà
năng suất của cỏ voi có thể biến động từ 100 – 400 tấn/năm đối với 1 ha.
Kỹ thuật trồng cỏ voi:
- Thời gian thích hợp để trồng cỏ voi là tháng 2 đến tháng 5, thời gian thu
hoạch vào tháng 6 đến tháng 11. Thời gian sống của cỏ voi là 3 đến 4 năm. Nếu
có kỹ thuật chăm sóc tốt, cỏ voi có thể cho năng suất cao trong 10 năm.
- Cần chọn loại đất hợp với yêu cầu của cỏ voi: tầng canh tác trên 30cm, tơi
xốp, nhiều màu, cần thoát nước tốt và có độ ẩm từ trung bình đến hơi khô.
Ngoài ra cần cày đất sâu, bừa kỹ hai lần và dọn sạch cỏ dại, đồng thời san
đất cho phẳng. Rạch hàng theo hướng đông – tây sâu từ 15 đến 20 cm, khoảng
cách giữa các hàng là 60 cm, cũng có thể trồng theo khóm với mật độ các khóm
cách nhau 40 cm và hàng cách nhau 60cm.
Bón phân: Tùy vào chân ruộng tốt hay xấu, có thể sử dụng phân bón với
lượng khác nhau. Số phân bón trung bình cho một ha gồm:
15 đến 20 tấn phân chuồng hoai mục.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 51
300 đến 400 kg đạm urê,
250 đến 300 kg super lân,
150 đến 200 kg sun phát ka li.
Các loại phân kali, phân hữu cơ, phân lân dùng để bón lót toàn bộ theo rãnh
trồng cỏ. Riêng phân đạm thì chia đều cho mỗi lần cắt và bón thúc sau mỗi lần
thu hoạch. Cần bón thêm vôi trong trường hợp đất chua (độ pH dưới 5)
Cách trồng và chăm sóc : có thể trồng bằng thân cây (hom), cần chọn cây
mập và hom bánh tẻ (khi hom được 80 – 100 ngày). Chặt vát hom sao cho độ
dài từ 25 – 30cm/ hom và có 3 – 5 mắt mầm. Cẩn 8 – 10 tấn hom cho 1 ha.
đặt hom trong lòng rãnh, chếch 45 độ so với mặt đất, các hom cách nhau
khoảng 30 – 40cm, sau đó lấp đất dày khoảng 10cm, cần đảm bảo mặt đất bằng
phẳng sau khi lấp.
Cỏ voi sau khi trồng khoảng 10 – 15 ngày thì bắt đầu mọc mầm. Cần kiểm
tra tỷ lệ mọc mầm và cần trồng dặm lại khi có hom chết, đồng thời cần làm sạch
cỏ dại và dùng cuốc xới nhẹ cho đất thoáng, tơi ( chú ye quan trọng là không
chạm vào thân cây giống). Sau khi trồng được 30 ngày thì tiến hành bón thúc
cho cỏ bằng 100 kg urê. Làm sạch cỏ dại bằng cuốc thêm vài lần, trước khi cỏ
mọc lên cao phủ kín mặt đất.
Thu hoạch và sử dụng:
Tiến hành thu hoạch đợt đầu sau 80 – 90 ngày kể từ khi trồng ( chú ý
không thu hoạch non). Khoảng cách giữa những lần thu hoạch tiếp theo là 30 –
45 ngày, khi cỏ có độ cao khoảng 80 -120 cm. Mỗi lần thu hoạch, cần lưu ý cắt
gốc ở độ cao 5 cm trên mặt đất để cỏ mọc lại đều. Sau mỗi lần thu hoạch và cỏ
ra lá mới, cần tiến hành bón thúc bằng đạm urê cho cỏ.
Có thể cho dê ăn tươi trực tiếp cỏ voi hoặc ủ chua để dự trữ cho những cho
những thời điểm khan hiếm thức ăn thô xanh.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 52
2. Kỹ thuật trồng cỏ Cả Sả (Cỏ Ghine Mombasa)
Cỏ Cả Sả có thể gieo trồng quanh năm, khí hậu trên 15 độ C, ở thời tiết
lạnh chúng ta không nên gieo hạt, vì hạt chậm lên hơn và sẽ không đều nhau, cỏ
hợp với toàn bộ khí hậu cả nước, trên nhiều các loại đất khác nhau, nhưng đất
phèn chua cần xử lý vôi bột trước.
Cơ Cấu Mật Độ Gieo Cỏ sả lá lớn
Hạt Cỏ Ghine Mombasa 1kg có thể gieo được 800-900m2 (tùy theo
khoảng cách hàng và tỉ lệ gieo dày hay mỏng), trung bình 1Ha cần khoảng 12
đến 13kg hạt giống, và 13-15 tấn phân chuồng, 500kg phân NPK (Đạm, Lân
Kali).
Xem cỏ Cả Sả lớn
Kỹ Thuật Gieo Hạt Cỏ sả lá lớn
Đầu tiên làm sạch cỏ dại, đánh đất tơi, lên luống khoảng cách hàng cách
hàng là 40-45Cm (gốc cách gốc không có).
Bón phân NPK lót bên dưới hàng trước, sau đó lấp 1 lớp phân chuồng hoai
mục lên trên, lấp đất sơ lại mới rải hạt.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 53
Gieo hạt rải đều theo hàng, cần rải 1 bên phân, tránh tình trạng hạt ra rễ sẽ
tiếp xúc trực tiếp với phân bị thối rễ.
Lấp đất lại khoảng 1cm ( càng mỏng thì hạt càng dễ và nhanh nảy mầm),
tưới nước thường xuyên để tạo độ ẩm cho cỏ mọc đều, nếu chưa có độ ẩm,, thì
hạt cỏ không được kích, nên hạt vẫn chưa nảy mầm.
Khoảng 10-20 ngày cỏ sẽ mọc đều ( tùy theo điều kiện môi trường, nếu
thời tiết lạnh cỏ sẽ mọc chậm hơn)
Lưu ý khi gieo giống cỏ ghine:
Hạt cỏ rất thơm, nên kiến rất thích, trước khi gieo nên trộn 1 ít thuốc kiến
để đề phòng kiến cắn phá hạt.
Vào mùa mưa lớn không nên gieo để đón mưa, vì mưa lớn sẽ làm dập mầm
hạt
Thời Vụ Gieo Trồng Cỏ sả lá lớn
Cỏ Ghine Mombasa có thể gieo trồng quanh năm, khí hậu trên 15 độ C, ở
thời tiết lạnh chúng ta không nên gieo hạt, vì hạt chậm lên hơn và sẽ không đều
nhau, cỏ hợp với toàn bộ khí hậu cả nước, trên nhiều các loại đất khác nhau,
nhưng đất phèn chua cần xử lý vôi bột trước.
Cơ Cấu Mật Độ Gieo Cỏ sả lá lớn
Hạt Cỏ Ghine Mombasa 1kg có thể gieo được 800-900m2 (tùy theo
khoảng cách hàng và tỉ lệ gieo dày hay mỏng), trung bình 1Ha cần khoảng 12
đến 13kg hạt giống, và 13-15 tấn phân chuồng, 500kg phân NPK (Đạm, Lân
Kali).
Kỹ Thuật Gieo Hạt Cỏ sả lá lớn
Đầu tiên làm sạch cỏ dại, đánh đất tơi, lên luống khoảng cách hàng cách
hàng là 40-45Cm (gốc cách gốc không có).
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 54
Bón phân NPK lót bên dưới hàng trước, sau đó lấp 1 lớp phân chuồng hoai
mục lên trên, lấp đất sơ lại mới rải hạt.
Gieo hạt rải đều theo hàng, cần rải 1 bên phân, tránh tình trạng hạt ra rễ sẽ
tiếp xúc trực tiếp với phân bị thối rễ.
Lấp đất lại khoảng 1cm ( càng mỏng thì hạt càng dễ và nhanh nảy mầm),
tưới nước thường xuyên để tạo độ ẩm cho cỏ mọc đều, nếu chưa có độ ẩm,, thì
hạt cỏ không được kích, nên hạt vẫn chưa nảy mầm.
Khoảng 10-20 ngày cỏ sẽ mọc đều ( tùy theo điều kiện môi trường, nếu
thời tiết lạnh cỏ sẽ mọc chậm hơn)
Lưu ý khi gieo giống cỏ ghine:
Hạt cỏ rất thơm, nên kiến rất thích, trước khi gieo nên trộn 1 ít thuốc kiến
để đề phòng kiến cắn phá hạt.
Vào mùa mưa lớn không nên gieo để đón mưa, vì mưa lớn sẽ làm dập mầm
hạt
Cách chăm sóc Cỏ sả lá lớn
Khi cỏ lên cao khoảng 20-30cm, chúng ta cần phải làm sạch cỏ dại, tưới
nước phân chuồng thì cỏ càng nhanh tốt, thu hoạch 2-3 lần thì chúng ta lại bón
phân lại 1 lần để đảm bảo cỏ đủ chất dinh dưỡng.
Hạn chế bón phân Đạm, Kali để thời gian lưu gốc được lâu hơn, nếu bón
hoặc tưới nước phân chuồng thời gian lưu gốc sẽ được lâu hơn.
Dấu hiệu nhận biết khi cỏ hết chất dinh dưỡng cần bộ sung: Lá già và trở
nên nhọn, hướng đâm thẳng lên trời, nhìn từ xa có màu xanh vàng ( đủ chất là
xanh đậm).
Cách Thu Hoạch Cỏ sả lá lớn
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 55
Khi cây cao trên 1m thì chúng ta có thể thu hoạch, cắt trừ lại từ mặt đất
khoảng 5-7Cm là hợp lý nhất. kích thích gốc đẻ nhiều nhánh và tiếp tục tái sinh
thành 1 bụi lớn
Phải thường xuyên để cỏ cao phát triển um tùm mới thu hoạch, để cỏ lấn áp
khiến cho cỏ dại không phát triển được, nếu thu hoạch non thì cỏ dại có ánh
sáng phát triển, chúng ta sẽ bị mất công làm cỏ dại.
Cách Bảo Quản Hạt Giống Cỏ sả lá lớn
Bảo quản hạt giống ở nơi có nhiệt độ mát, khoảng 18-20 độ C (trong kho
lạnh), hoặc gói cận thận lại để trong ngăn mát của tủ lạnh. Tránh tình trạng hạt
bị ẩm, mốc. Từ khi bóc bao bì sản phẩm nên trồng trong thời gian khoảng 3
tháng trở lại, nếu để quá lâu thì tỉ lệ nảy mầm càng giảm dần
Hạt tự thu hoạch tỉ lệ nảy mầm sẽ không cao ( khoảng 25-30%), vì không
thông qua quá trình xử lý hạt lép, không trồng đúng kỹ thuật lấy hạt nên tỉ lệ hạt
chắc rất thấp, vì vậy bà con chăn nuôi nên chọn những nơi uy tín để chọn nơi
cung cấp hạt giống cỏ mombasa uy tín chất lượng, Tránh mua phải những nơi
hạt tự thu hoạch, hoặc nhập lậu không thông qua quá trình xử lý.
3. Kỹ thuật trồng cỏ cỏ Stylo (Cỏ họ đậu)
Cỏ Stylo là loại cây bộ đậu, lưu niên, thân đứng hoặc bò. Cỏ Stylo có khả
năng thích ứng rộng và dễ nhân giống. Thời gian gieo trồng tuỳ thuộc vào dùng
cành giâm hay dùng hạt. Nếu gieo hạt, tốt nhất vào đầu mùa mưa (tháng 3 -
tháng 4, đối với miền Bắc và tháng 5 - tháng 6, đối với miền Nam). Nếu dùng
cành giâm thì trồng vào giữa mùa mưa (tháng 7 - tháng 8). Thu hoạch từ tháng 6
- tháng 12. Chu kỳ kinh tế 4 - 5 năm.
• Chuẩn bị đất
Yêu cầu làm đất kỹ như trồng cỏ voi (cầy, bừa hai lần), cầy sâu 15 - 20 cm,
bảo đảm đất tơi nhỏ, hạt đất có đường kính dưới 1cm chiếm 70 - 80%, hạt đất có
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 56
đường kính 2 - 5 cm chỉ chiếm 20 - 30%. Làm sạch cỏ dại. Giữa hai lần cày bừa
nên cách nhau 10 -15 ngày để diệt được nhiều mầm cỏ dại trước khi gieo trồng.
Lượng phân bón trên mỗi hecta là: 10 - 15 tấn phân chuồng hoai mục - bón
lót toàn bộ theo hàng rạch; 300 - 350 kg super lân - bón lót toàn bộ theo hàng
rạch; 100 - 150 kg clorua kali - bón lót toàn bộ theo hàng rạch; 50 kg urê - bón
thúc khi cây đạt độ cao 5 - 10 cm; Nếu đất chua thì bón lót thêm vôi (0,5 tấn
vôi/ha khi pH < 5 và 1,0 tấn vôi/ha khi pH = 5,0 - 5,5). Cách bón: rải đều khi
cầy bừa.
• Cách trồng và chăm sóc
Có thể trồng cỏ theo hai cách:
+ Trồng bằng cành giâm: cắt cành dài 30 - 40 cm, có 4 - 5 mắt. Sau khi làm
đất kỹ, rạch hàng sâu khoảng 15 cm, hàng cách hàng 45 - 50 cm. Trồng theo
khóm, mỗi khóm 5 - 6 cành và các khóm cách nhau 25 cm. Lấp đất dày 5 - 6 cm
để cành ngập trong đất 20 cm.
+ Gieo bằng hạt: sử dụng 5 - 6 kg hạt giống cho 1ha. Rạch hàng sâu khoảng 10
cm và hàng cách hàng 45 - 50 cm. Gieo hạt theo hàng rạch. Sau đó lấp lớp đất
mỏng. Để cho cây chóng mọc, có thể ủ hạt trong nước nóng 60 - 700C, khi hạt
nứt nanh thì đem gieo.
Cũng có thể gieo hạt trong vườn ươm và khi cây mọc cao 20 - 25 cm thì
nhổ ra trồng theo rạch với khoảng cách cây cách cây 15 - 20 cm .
Khi cây mọc cao khoảng 5 - 10 cm thì tiến hành xới xáo cho đất tơi xốp và làm
sạch cỏ dại, đồng thời bón thúc bằng urê. Khoảng 2 tháng tuổi xới cỏ một lần
nữa, tạo điều kiện cho cỏ phát triển tốt.
• Thu hoạch và sử dụng
Thu hoạch cỏ Stylo lứa đầu khoảng 3 tháng sau khi trồng, tức là lúc cỏ cao
khoảng 60 cm và thảm cỏ che phủ kín đất. Khi thu hoạch cắt cách mặt đất 15 -
20 cm. Thu hoạch các lứa tiếp theo cứ sau 2 - 2,5 tháng, lúc cây cao 35 - 40 cm.
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 57
Cũng như các loại cây bộ đậu khác, cỏ Stylo là nguồn thức ăn tươi xanh
giàu protein, là nguồn đạm lá quan trọng để bổ sung và nâng cao chất lượng
khẩu phần thức ăn cho gia súc nhai lại. Ngoài ra, có thể dùng phối hợp cỏ Stylo
với một số cây hoà thảo như cỏ voi, cỏ Xu đăng, cây ngô... làm nguyên liệu ủ
ướp, nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ xanh. Cũng có thể phơi
khô thân, lá cỏ Stylo, nghiền thành bột cỏ và sử dụng như nguồn bổ sung protein
có giá trị, thay thế một phần thức ăn tinh.
Có thể sử dụng làm bãi chăn thả gia súc nhai lại. Tuy nhiên, do khả năng
chịu dẫm đạp của cỏ Stylo kém hơn so với các cỏ hoà thảo khác như Pangola,
Ghinê... nên thời gian chờ đợi giữa hai chu kỳ chăn thả sẽ dài hơn.
Kỹ thuật trồng cỏ Stylo
Cỏ Stylo: Là loại cây họ đậu, lưu niên, thân đứng hoặc bò. Là loại cây thích
nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, ít bị sâu bệnh, có khả năng thích ứng rộng (chịu
được khô hạn và úng ngập tạm thời) và dễ nhân giống. Ngoài tác dụng làm
nguồn thức ăn cho gia súc chất lượng cao do giầu protein (cho ăn xanh, ủ với
các loại cỏ hoặc chăn thả) nó còn được trồng xen với cây ăn quả, chè, cà phê để
cải tạo đất, che phủ đất và chống xói mòn.
Có thể trồng cỏ Stylo bang hạt hoặc trồng bằng cành giâm. Năng suất trên
một ha từ 40 đến 50 tấn mỗi năm.
Thời gian gieo trồng: từ tháng 3 đến tháng 6. Thu hoạch tháng 6 đến tháng
12. Trồng một lần, có thể thu hoạch 4 - 5 năm.
Đất trồng và chuẩn bị đất trồng cỏ Stylo
Cỏ Slylo phù hợp với nơi cao, ngay cả vùng đất đồi cao, mọc trên nhiều
loại đất khác nhau (đất chua, đất nghèo dinh dưỡng,...)
Làm đất kỹ như trồng cỏ Voi (cày, bừa hai lần), cày sâu 15 - 20 cm, bảo
đảm đất tơi nhỏ. Làm sạch cỏ dại giữa hai lần cày bừa (cách nhau 10 - 15 ngày),
để diệt được mầm cỏ dại (trước khi gieo trồng). Làm đất kỹ rồi rạch hàng sâu
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 58
khoảng 15cm (nếu trồng bằng cành giâm), và 10cm (nếu gieo bằng hạt) hàng
cách hàng 45 - 50 cm.
Phân bón
Mỗi ha, bón: 10 - 15 tấn phân chuồng hoại mục - bón lót toàn bộ theo hàng
rạch; 300 - 350kg super lân - bón lót toàn bộ theo hàng rạch; 100 - 150kg clorua
ka li - bón lót toàn bộ theo hàng rạch; 50kg urê - bón thúc khi cây đạt độ cao 5 -
10 cm. Đất chua, thì bón lót thêm vôi (rải đều khi cày bừa - 0,5 - 1 tấn cho một
ha).
Trồng và chăm sóc cỏ Stylo
+ Trồng bằng cành giâm. cắt cành dài 30 - 40 cm, có 4 -5 mắt. Trồng theo
khóm, dọc theo rãnh, mỗi khóm 5 - 6 cành và các khóm cách nhau 25 cm. Lấp
đất dày 5 - 6 cm để cành ngập trong đất 20 cm.
+ Gieo bằng hạt: sử dụng 5 - 6 kg hạt giống cho một ha; gieo theo hàng
rạch. Sau đó lấp lớp đất mỏng. Để cho cây chóng mọc, có thể ủ hạt trong nước
nóng 60 - 700C, khi hạt nứt nanh thì đem gieo.
Có thể gieo hạt trong vườn ươm, và khi cây mọc cao 20 - 25cm, thì bứng
trồng theo rạch, khoảng cách cây này đến cây kia 15 - 20 cm.
Cây mọc cao khoảng 5 - 10cm, tiến hành xới xáo cho đất tơi xốp và làm
sạch cỏ dại, đồng thời bón thúc (bằng urê). Khoảng 2 tháng tuổi, xới cỏ một lần
nữa, tạo điều kiện cho cỏ phát triển.
Thu hoạch cỏ Stylo lứa đầu khoảng 3 tháng sau khi trồng, lúc cỏ cao
khoảng 60 cm và thảm cỏ che phủ kính đất. Thu hoạch: cắt cách mặt đất 15 - 20
cm; thu hoạch các lứa tiếp theo cứ sau 2 2,5 tháng, lúc cỏ cao 35 - 40 cm.
3. Kỹ thuật trồng cây dược liệu
Các đối tượng cây trồng được áp dụng như Đinh lăng, Nghệ, sạ đen, sả,
đương quy, sa nhân, đẳng sâm, cà gai leo, giảo cổ lam, đông trùng hạ thảo...
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 59
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 60
TT
TÊN
CÂY
HÌNH ẢNH
TÊN KHOA
HỌC
THÀNH PHẦN HOÁ
HỌC CHÍNH
CÔNG DỤNG
1
Cây
nghệ
Curcuma
longa L
Curcumi-noids
Cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng có
lợi cho sức khỏe như protein, chất xơ,
niacin, vitamin C, vitamin E, vitamin K,
natri, canxi, đồng, kẽm, sắt và magiê.
chất chống oxy hóa, kháng virus, kháng
khuẩn, kháng nấm, chống ung thư,
kháng đột biến và chống viêm.
2 Cây sả
Cymbopogon
Citratus (dc.)
Stapf thuộc
họ Poaecea.
Citral (3,7-đimêtyl-
2,6-octađienal)
+ Chữa cảm cúm, sốt.
+ Giúp tiêu hoá, chữa đầy bụng, nôn
mửa, trung tiện kém.
+ Chữa chàm mặt.
+ Tinh dầu sả còn tác dụng trừ muỗi,
tẩy mùi hôi
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 61
TT
TÊN
CÂY
HÌNH ẢNH
TÊN KHOA
HỌC
THÀNH PHẦN HOÁ
HỌC CHÍNH
CÔNG DỤNG
3
Đẳng
sâm
Codonopsis
pilosula
(Franch)
Nannf
Đường, saponin, một
số alcaloid, vitamin,
protein.
+ Bổ tỳ, kiện vị, giúp tiêu hóa, tăng tiết
tân dịch, bồi dưỡng cơ thề.
+ Dùng chữa các chứng bệnh: Tỳ vị yếu,
người suy nhược, biếng ăn, miệng khát,
ho, thiếu máu…
4
Cà gai
leo
Solanum
hainanense –
Hance
Solanaceae
Tinh bột, Ancaloit,
glycoancaloit
Trị các bệnh về gan như: Bệnh vàng da,
vàng mắt, mụn nhọt, mẩn ngứa nhân dân
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 62
TT
TÊN
CÂY
HÌNH ẢNH
TÊN KHOA
HỌC
THÀNH PHẦN HOÁ
HỌC CHÍNH
CÔNG DỤNG
5
Đinh
lăng
Polyscias
fruticosa
glucosid, alcaloid,
saponin, triterpen,
tanin, 13 loại acid
amin, vitamin B1
+ Đinh lăng làm thuốc bổ, trị suy nhược
cơ thể, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi đẻ
ít sữa, sản hậu huyết xông nhức mỏi.
Còn dùng làm thuốc chữa ho, ho ra máu,
thông tiểu tiện, chữa kiết lỵ.
+ Thân và cành chữa phong thấp, đau
lưng. Lá dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt.
saung tấy, sưng vú.
+ Ở Ấn độ, người ta cho là cây có tình
làm se, dùng trong điều trị sốt.
6 Riềng Alpinia
officinarum
xineola và
metylxinnamat
galangola.
flavon.
galangin (C15H10O5),
alpinin (C17H12O6)
và kaempferit
C16H12O6 (1-3dioxy-
+ Chữa đau bụng do lạnh
+ Chữa phong thấp
+ Chữa sốt rét
+ Trị chứng đầy bụng, khó tiêu
+ Chữa đau dạ dày do hư hàn
+ Chữa hắc lào
Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia
Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 63
TT
TÊN
CÂY
HÌNH ẢNH
TÊN KHOA
HỌC
THÀNH PHẦN HOÁ
HỌC CHÍNH
CÔNG DỤNG
4-metoxyflavonon) + Chữa lang ben
+ Chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém
+ Chữa tỳ vị hư hàn, đau bụng sôi bụng,
đại tiện phần lỏng
+ Chữa tiêu chảy nhiều lần, phân có lẫn
bọt, quấy khóc ở trẻ em
+ Chữa ngộ độc thức ăn, đau bụng, nôn
mửa
+ Bài thuốc xoa bóp
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356

More Related Content

What's hot

Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
Dự án nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356Dự án nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
Dự án nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án phát triển nông nghiệp sạch, thông minh 0918755356
Dự án phát triển nông nghiệp sạch, thông minh 0918755356Dự án phát triển nông nghiệp sạch, thông minh 0918755356
Dự án phát triển nông nghiệp sạch, thông minh 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án chăn nuôi bò kết hợp trồng trọt 0918755356
Dự án  chăn nuôi bò kết hợp trồng trọt 0918755356Dự án  chăn nuôi bò kết hợp trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi bò kết hợp trồng trọt 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi 0918755356
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi 0918755356Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi 0918755356
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 

What's hot (20)

Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219
Nong nghiep-cong-nghe-cao-ket-hop-du-lich-sinh-thai-260219
 
Dự án nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
Dự án nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356Dự án nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
Dự án nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
 
Dự án phát triển nông nghiệp sạch, thông minh 0918755356
Dự án phát triển nông nghiệp sạch, thông minh 0918755356Dự án phát triển nông nghiệp sạch, thông minh 0918755356
Dự án phát triển nông nghiệp sạch, thông minh 0918755356
 
Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
 
Dự án chăn nuôi bò kết hợp trồng trọt 0918755356
Dự án  chăn nuôi bò kết hợp trồng trọt 0918755356Dự án  chăn nuôi bò kết hợp trồng trọt 0918755356
Dự án chăn nuôi bò kết hợp trồng trọt 0918755356
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất bột cá Thanh Hóa 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất bột cá Thanh Hóa 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất bột cá Thanh Hóa 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất bột cá Thanh Hóa 0918755356
 
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi 0918755356
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi  0918755356Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi  0918755356
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w...
 Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w... Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w...
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w...
 
Nhà máy cà phê bột, cà phê hòa tan, cà phê công nghệ cao - duanviet.com.vn - ...
Nhà máy cà phê bột, cà phê hòa tan, cà phê công nghệ cao - duanviet.com.vn - ...Nhà máy cà phê bột, cà phê hòa tan, cà phê công nghệ cao - duanviet.com.vn - ...
Nhà máy cà phê bột, cà phê hòa tan, cà phê công nghệ cao - duanviet.com.vn - ...
 
Xay dung nha so che rau cu qua tan quy tay binh chanh
Xay dung nha so che rau cu qua tan quy tay binh chanhXay dung nha so che rau cu qua tan quy tay binh chanh
Xay dung nha so che rau cu qua tan quy tay binh chanh
 
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi 0918755356
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi 0918755356Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi 0918755356
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi 0918755356
 
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...
 
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
Dự án sản xuất và chế biến lúa gạo hữu cơ 0918755356
 
Luận văn: Cửa hàng xăng dầu Thạch Bàn, HAY
Luận văn: Cửa hàng xăng dầu Thạch Bàn, HAYLuận văn: Cửa hàng xăng dầu Thạch Bàn, HAY
Luận văn: Cửa hàng xăng dầu Thạch Bàn, HAY
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên tỉnh Kiê...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên tỉnh Kiê...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên tỉnh Kiê...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi trồng hải sản Phú Nông Viên tỉnh Kiê...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CN...
Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CN...Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CN...
Thuyết minh dự án đầu tư Chăn nuôi lợn khép kín, kết hợp trồng trọt hữu cơ CN...
 
Nhà máy chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi 0918755356
Nhà máy chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi 0918755356Nhà máy chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi 0918755356
Nhà máy chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi 0918755356
 
Dự án đầu tư Nhà máy điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0918755356
Dự án đầu tư Nhà máy điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0918755356Dự án đầu tư Nhà máy điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0918755356
Dự án đầu tư Nhà máy điện mặt trời Tỉnh Cà Mau 0918755356
 
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356
Dự án tôm thẻ chân trắng 0918755356
 
Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa sen - Cờ đỏ | duanviet.com.v...
Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa sen - Cờ đỏ | duanviet.com.v...Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa sen - Cờ đỏ | duanviet.com.v...
Thuyết minh dự án Nhà máy gạo chất lượng cao Hoa sen - Cờ đỏ | duanviet.com.v...
 

Similar to Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356

Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao  0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao  0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao 0918755356
Dự án nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao 0918755356Dự án nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao 0918755356
Dự án nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và ch...
Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và ch...Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và ch...
Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và ch...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 

Similar to Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356 (20)

Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356Dự án trang trại gà 0918755356
Dự án trang trại gà 0918755356
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao  0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao  0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
 
Dự án kinh tế trang trại tổng hợp tỉnh Phú Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án kinh tế trang trại tổng hợp tỉnh Phú Yên | duanviet.com.vn | 0918755356Dự án kinh tế trang trại tổng hợp tỉnh Phú Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án kinh tế trang trại tổng hợp tỉnh Phú Yên | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại nuôi gà tỉnh Bình Phước | duanviet.com.vn...
 
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
 
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
Tư vấn lập dự án Trang trại nuôi bò Mỹ Chánh tỉnh Trà Vinh PICC www.lapduanda...
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
 
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
Lon nai sinh san, lon thuong pham, trong cay tong hop 0918755356
 
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
Dự án nuôi lợn nái kết hợp trồng cây tổng hợp 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
 
dự án cây trồng
dự án cây trồngdự án cây trồng
dự án cây trồng
 
Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và c...
 Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và c... Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và c...
Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và c...
 
Dự án nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao 0918755356
Dự án nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao 0918755356Dự án nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao 0918755356
Dự án nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
 
Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và ch...
Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và ch...Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và ch...
Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và ch...
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng | PICC www.lapduandautu.vn 0903034381
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
 
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT

Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtThuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT - HOA BINH
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT -  HOA BINHTHUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT -  HOA BINH
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT - HOA BINHLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docxThuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxThuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ caoThuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệmĐề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệmLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxDự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
 
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vậtThuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
Thuyết minh Dự án nhà máy ép dầu thực vật
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT - HOA BINH
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT -  HOA BINHTHUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT -  HOA BINH
THUYẾT MINH DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ ĐẤT - HOA BINH
 
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docxThuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
Thuyết minh Dự án kinh doanh du thuyền.docx
 
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxThuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
 
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ caoThuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
Thuyết minh Dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao
 
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệmĐề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
Đề án trồng rừng , bảo vệ rừng kết hợp du lịch trãi nghiệm
 
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
Thuyết minh dự án đăng kiểm xe cơ giới 0918755356
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docxDự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
Dự án trồng dược liệu kết hợp du lịch trãi nghiệm.docx
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
 

Dự án chăn nuôi và trồng trọt 0918755356

  • 1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- DỰ ÁN CHĂN NUÔI VÀ TRỒNG TRỌT HÀ GIANG Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV SX Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Địa điểm: Xã Phú Ninh, HuyệnVị Xuyên, Tỉnh Hà Giang ___ Tháng 08/2020 ___
  • 2. 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- DỰ ÁN CHĂN NUÔI VÀ TRỒNG TRỌT HÀ GIANG CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH MTV SX THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG GIA Giám đốc ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT Giám đốc TRƯƠNG CAO CƯỜNG NGUYỄN BÌNH MINH
  • 3. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 1 MỤC LỤC CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU..............................................................................3 1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư. .......................................................................... 3 1.2 Mô tả sơ bộ thông tin mô hình chăn nuôi. .................................................. 3 1.3 Sự cần thiết đầu tư. ................................................................................... 3 1.4 Các căn cứ pháp lý.................................................................................... 5 1.5 Mục tiêu xây dựng mô hình....................................................................... 5 1.5.1. Mục tiêu chung. .................................................................................... 5 1.5.2. Mục tiêu cụ thể. .................................................................................... 6 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN .....7 2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án. ......................... 7 2.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 7 2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội......................................................................... 7 2.2. Quy mô của dự án...................................................................................11 2.3. Địa điểm, hình thức đầu tư xây dựng .......................................................19 2.3.1. Địa điểm xây dựng. ..............................................................................19 2.3.2. Hình thức đầu tư. .................................................................................19 2.4. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào................................19 2.4.1. Nhu cầu sử dụng đất.............................................................................19 2.4.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của mô hình. .....19 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ .......................................................................................................20 3.1. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.......................................20 3.2. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. ..................................20 3.3 Công nghệ nhà màng áp dụng trong dự án................................................32 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ...........67 4.1 Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.............................................................................................................67 4.1.1. Chuẩn bị mặt bằng. ..............................................................................67 4.1.2. Phương án tái định cư...........................................................................67 4.2 Các phương án xây dựng công trình..........................................................67
  • 4. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 2 4.2.1. Phương án tổ chức thực hiện.................................................................68 4.2.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý...................68 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ .................................................69 5.1 Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo ..........................69 5.2 Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án.......................................69 5.3 Tác động môi trường của dự án ................................................................71 5.4 Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường.............72 5.5. Kết luận..................................................................................................74 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH ............................................75 6.1 Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn. ................................................................75 6.2 Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án..............................................78 6.2.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án......................................................78 6.2.2. Phương án vay. ....................................................................................78 6.2.3. Các thông số tài chính của dự án...........................................................79 KẾT LUẬN..............................................................................................81 I. Kết luận. ....................................................................................................81 II. Đề xuất và kiến nghị..................................................................................81 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH.............82 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện mô hình.............................82 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .......................................................83 Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm....................................84 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm.....................................................85 Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án.............................................86 Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn...................................87 Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. ...........................88 Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). .............................89 Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). .......................90
  • 5. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 3 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU 1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư. Chủ đầu tư : CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG GIA Giấy phép ĐKKD số: 5100405143 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Giang cấp. Đại diện pháp luật: TRƯƠNG CAO CƯỜNG Chức vụ: Chủ tịch công ty kiêm giám đốc Địa chỉ trụ sở: Tổ 5, đường Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Trãi, Thành phố Hà Giang, Việt Nam. 1.2 Mô tả sơ bộ thông tin mô hình chăn nuôi. Tên mô hình: Chăn nuôi và trồng trọ Hà Giang. Địa điểm xây dựng: Xã Phú Ninh, Huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án : 15.774.823.000 đồng. (Mười lăm tỷ, bảy trăm bảy mươi tư triệu, tám trăm hai mươi ba nghìn đồng). Trong đó: - Vốn tự có (53%) : 8.000.000.000 đồng. - Vốn vay tín dụng (47%) : 7.774.823.000 đồng 1.3 Sự cần thiết đầu tư. Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nước Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa. Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng. Tuy nhiên, đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu. Đặc biệt những năm gần đây thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và chăn nuôi bấp bênh. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩm không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của đất nước. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp
  • 6. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 4 cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng cao năng xuất. Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát triển và từng bước đi vào hiện đại. Chăn nuôi đã tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến cả về con giống và trang thiết bị, đã coi khoa học công nghệ là động lực phát triển, là lực lượng sản xuất quan trọng, đã có được những bước đột phá trong khoa học công nghệ để cho ra những sản phẩm có chất lượng và giá trị cao có tính cạnh tranh trên thị trường. Chuyển giao nhanh và có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, các sản phẩm nuôi của Việt Nam chủ yếu vẫn để tiêu thụ ở thị trường nội địa. Với thị trường xuất khẩu, chúng ta thường hay không thành công là do chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay các cơ sở chăn nuôi kỹ thuật tiên tiến hiện đại vẫn còn ít. Quy mô của các cơ sở vẫn còn nhỏ hẹp, chưa thể cung cấp ra thị trường cùng một lúc một lượng sản phẩm lớn. Trong khi đó nhu cầu về nông sản thực phẩm cụ thể là trứng, thịt gia cầm của thị trường là rất cao, nhất là gia cầm được chăn nuôi từ quy trình kỹ thuật hiện đại, đảm bảo chất lượng, an toàn và vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh thị trường trong nước còn rộng lớn thì thị trường xuất khẩu còn bỡ ngỡ. Vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh được xây dựng tự phát, không đăng ký, nhân giống và sản xuất giống không theo hệ thống, không được kiểm tra, kiểm soát. Giống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, không an toàn dịch bệnh vẫn được buôn bán, lưu thông. Rất nhiều hộ chăn nuôi sử dụng gia cầm thương phẩm để sản xuất giống. Kiểm dịch con giống chỉ mang tính hình thức. Các khâu trong sản xuất còn thiếu tính liên kết, chưa gắn sản xuất với giết mổ, chế biến với thị trường. Thường xuyên mất cân đối giữa cung – cầu; giá cả phụ thuộc vào thương lái; hiệu quả chăn nuôi chưa cao, do quá lãng phí thức ăn.
  • 7. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 5 Chăn nuôi nông hộ còn nhiều nên việc áp dụng công nghệ cao, tiên tiến còn gặp khó khăn. Chưa có cơ chế, chính sách riêng cho việc xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm do đó đã gây ra trở ngại lớn đến các hoạt động cần kinh phí để triển khai xây dựng chuỗi liên kết. Vì vậy việc thành lập địa điểm chăn nuôi tập trung hiện nay là một nhu cầu thiết yếu, đảm bảo cho việc quản lý, kiểm soát cũng như phát triển môi trường chăn nuôi chuyên nghiệp. Hòa chung với sự phát triển kinh tế của đất nước với sức trẻ, trí tuệ, lòng nhiệt huyết khát vọng làm giàu, chúng tôi chúng tôi đã phối hợp với Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Trồng trọt và chăn nuôi Hà Giang”. 1.4 Các căn cứ pháp lý.  Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội  nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội  nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của  Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;  Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường  Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng. 1.5 Mục tiêu xây dựng mô hình. 1.5.1. Mục tiêu chung.  Phát triển chăn nuôi gia cầm, và chăn nuôi dê, trâu gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế của huyện và tăng hiệu quả sử dụng các nguồn nguyên liệu, phụ phế phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng
  • 8. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 6 nhu cầu xã hội và xuất khẩu.  Tạo sự chuyển dịch trong chăn nuôi và trồng trọt theo hướng liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sản phẩm an toàn, năng suất cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu thị trường và lợi nhuận của người chăn nuôi.  Ứng dụng và tiếp thu công nghệ chăn nuôi hiện đại của thế giới, từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, phát triển ngành chăn nuôi gia cầm địa phương có tính cạnh tranh và hiệu quả hơn.  Mô hình chăn nuôi khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương.  Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại địa phương. 1.5.2. Mục tiêu cụ thể.  Phát triển theo mô hình: nuôi gia cầm , nuôi dê, nuôi trâu và trồng trọt  Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm sạch giúp tiêu thụ trong nước và xuất khẩu  Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.  Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn Tỉnh Hà Giang nói chung.
  • 9. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 7 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN 2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án. 2.1.1 Điều kiện tự nhiên Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km. Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng 3 km về phía đông, có vĩ độ 23013'00"; điểm cực tây cách Xín Mần khoảng 10 km về phía tây nam, có kinh độ l04024'05"; mỏm cực đông cách Mèo Vạc 16 km về phía đông - đông nam có kinh độ l05030'04". 2.1.2. Điều kiện khí hậu
  • 10. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 8 Khí Hậu Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc... Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng l). Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lượng mưa đo được ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là 1.337,9 mm... Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm... Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ). Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suất vượt quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5m/s. Đây cũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm
  • 11. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 9 trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Thủy Văn Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. ở đây có mật độ sông - suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ. Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưu Lung (Vân , Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thị xã Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho vùng trung tâm tỉnh. Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao (1,1km/km 2 ), hệ số tập trung nước đạt 2,0km/km 2 . Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang. Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy qua Lũng Cú, Mèo Vạc về gần thị xã Tuyên Quang nhập vào sông Lô. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho phần đông của tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư. 2.1.3 Các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất: Trong 778.473 ha diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp có 134.184 ha, chiếm 17% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp có 334.100 ha, chiếm 42,4%, đất chưa sử dụng có 310.064 ha, chiếm 39,3%, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, toàn tỉnh có 9 nhóm đất chính, trong đó chủ
  • 12. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 10 yếu là nhóm đất xám rất thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả. Tài nguyên rừng: Hà Giang có diện tích rừng tương đối lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 345.860 ha, với nhiều sản vật quý hiếm: động vật có các loài gấu ngựa, sơn dương, voọc bạc má, gà lôi, đại bàng…; các loại gỗ: ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh, nghiến, trò chỉ, thông đá…; các cây dược liệu như sa nhân, thảo quả, quế, huyền sâm, đỗ trọng… Rừng Hà Giang không những giữ vai trò bảo vệ môi trường sinh thái đầu nguồn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn cung cấp những nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế và sẽ là những điểm du lịch sinh thái lý tưởng của tỉnh. Hà Giang còn nhiều khu rừng nguyên sinh chưa được khai thác, môi trường sinh thái trong lành và chứa đựng nhiều tiềm ẩn kỳ thú. Các rừng đá trập trùng, nhấp nhô ẩn hiện trong mây bạc, nhiều đỉnh núi cao trên 2.000 m như Pu Ta Kha, Tây Côn Lĩnh; nhiều hang động đầy bí ẩn như Tùng Bá, Lùng Má, (huyện Vị Xuyên), Tùng Vài (Quản Bạ), Hang Mây, Sảng Tủng (Đồng Văn); các danh thắng như núi Cô Tiên, Cổng Trời (Quản Bạ). Tài nguyên khoáng sản: Qua khảo sát, thăm dò, bước đầu tỉnh Hà Giang đã phát hiện được 28 loại khoáng sản khác nhau. Đáng chú ý là có những mỏ có trữ lượng lớn trên một triệu tấn với hàm lượng khoáng chất cao như: ăngtimon ở các mỏ: Mậu Duệ, Bó Mới (Yên minh); sắt ở Tùng Bá, Bắc Mê; chì - kẽm ở Na Sơn, Tả Pan, Bằng Lang, Cao Mã Pờ. Ngoài ra, còn có nhiều khoáng sản khác như: pirít, thiếc, chì, đồng, mănggan, vàng sa khoáng, đá quý, cao lanh, nước khoáng, đất làm gạch, than non, than bùn…Hiện nay một số mỏ đang được khai thác có hiệu quả. 2.1.4 Điều kiện xã hội vùng dự án
  • 13. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 11 Dân số tỉnh Hà Giang theo điều tra dân số năm 2018 là 853.000 người. Trong đó, dân số thành thị là 128.000 người (chiếm khoảng 15% dân số). So với các tỉnh miền núi phía Bắc khác thì dân số Hà Giang tương đối đông. Các dân tộc: Mông (chiếm 32,9% tổng dân số toàn tỉnh), Tày (23,2 %), Dao (14,9 %), Việt (12,8 %), Nùng (9,7 %)... Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau đạt 13.900 người, nhiều nhất là đạo Tin Lành có 12.617 người, tiếp theo là Công giáo đạt 1.067 người, Phật giáo có 182 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 26 người, đạo Cao Đài có 3 người, Phật giáo Hòa Hảo có 3 người và 1 người theo Minh Lý đạo. 2.2. Quy mô của dự án 2.2.1 Đánh giá nhu cầu thịtrường 1. Ngành thịt nói chung Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2019, tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 4 triệu tấn. Chiếm gần 65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt heo vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa ăn của người Việt; tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3-5%/năm dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt gia cầm và thịt gia súc, thịt dê trong thời gian tới. Trái ngược với sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ, tăng trưởng trong nguồn cung các loại thịt được giữ ở mức ổn định, dao động trong khoảng 1- 3%/năm, dự kiến tổng sản lượng thịt vượt mốc 4.1 triệu tấn vào năm 2019. Mức tăng trưởng này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường và trong khi nguồn cung cho thịt heo ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, nguồn cung cho thịt gia súc và thịt gia cầm lại rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
  • 14. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 12 Tiềm năng, thách thức và tầm nhìn cho ngành thịt. Dựa trên các báo cáo phân tích, Ipsos Business Consulting nhận định triển vọng phát triển của ngành thịt Việt Nam là rất khả quan dựa trên một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất châu Á, một cơ cấu dăn số trẻ và gia tăng trong chi tiêu dùng. Tuy nhiên, để thành công trên chính sân nhà của mình, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên cân nhắc những thách thức tiềm ẩn trong ngành; điển hình như những rào cản thuế quan bị dỡ bỏ sau khi các hiệp định thương mại được kí kết gây biến động về giá bán trên thị trường, hay thói quen chuộng hàng nhập khẩu, hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam. Một vài chiến lược và hướng phát triển dành cho các doanh nghiệp nội địa trong ngành thịt như:  Phát triển ngang: thiết kể quy mô doanh nghiệp lớn, chịu trách nhiệm nhiều khâu trong chuỗi giá trị với các hộ chăn nuôi gia đình là những đối tác vệ tinh.  Phát triển dọc: mô hình chăn nuôi và phân phối kín nhằm giảm mức độ cạnh tranh về giá.  Tập trung phát triển mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm làm
  • 15. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 13 giảm mức độ lệ thuộc vào các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. 2. Tình hình phát triển của tổng đàn dê ở Việt Nam Năm 1993, Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây được giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê trong cả nước. Từ đó đến nay nhiều công trình nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi dê về giống, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, thú y, chế biến sản phẩm đã được tiến hành và đã thu được những kết quả bước đầu khả quan và tạo điều kiện cho chăn nuôi dê từng bước phát triển trong cả nước. Năm 2003, sau 10 năm phát triển, theo số liệu của Cục thống kê tổng đàn dê của cả nước là 525.000 con, trong đó chủ yếu là giống dê Cỏ, được phân bố tập trung ở các tỉnh vùng núi và trung du phía Bắc. Riêng đàn dê của miền Bắc chiếm 72,5% tổng đàn, miền Nam 27,5% (trong đó Tây Nguyên chiếm 12,3%, Duyên hải miền Trung chiếm 8,9%; Đông Nam bộ 2,1% và Tây Nam bộ 3,8%). Đàn dê của các tỉnh vùng núi phía Bắc chiếm 67% tổng đàn dê của miền Bắc và 48% tổng đàn dê cả nước. Bảng Tổng số lượng và sự phân bố đàn dê của cả nước (con) Khu vực Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Trung du & MNPB 736.650 848.464 945.296 881.321 Đ.bằng sông Hồng 79.089 66.531 104.599 106.858 TB & DHMT 433.957 495.793 623.501 659.518 Tây Nguyên 117.137 134.094 153.074 201.207 Đông Nam bộ 231.449 309.843 357.715 413.616 Tây Nam bộ 179.362 344.168 402.283 421.422 Tổng số 1.777.662 2.198.893 2.586.468 2.683.942 Tính thời điểm hiện nay, tổng đàn dê vẫn không ngừng phát triển và tính tới thời điểm tháng 10 năm 2017 so với thời kì đầu phát triển, đàn dê đã tăng từ 320.000 con lên 2.586.000 con, gấp 8 lần và đã ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam, khu vực Trung du miền núi phía Bắc và Trung bộ và DHMT là khu
  • 16. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 14 vực có tổng đàn dê cao nhất nước (tương ứng khoảng 945.000 và 623.000 con) , sau đó là khu vực miền Đông Nam bộ và Tây Nam bộ. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng và khu vực có tổng đàn dê ít nhất trong cả nước Tổng sản lượng dê xuất chuồng các khu vực trong cả nước tương ứng với tổng đàn dê của từng khu vực, trong đó trong 10 tháng đầu năm 2017 miền núi và Trung du phía Bắc dẫn đầu về sản lượng với 285.804 con, sau đó là Bắc Trung bộ với 350.015 con, khu vực Tây Nam bộ. mặc dù về tổng đàn có thấp hơn, tuy nhiên sản lượng dê xuất chuồng có chênh lệch cao hơn, dù chưa đáng kể so với Đông Nam bộ, tương ứng 167.793 con so với 160.658 con. Xét theo tổng sản lượng chung, trong 3 năm trở lại đây tổng sản lượng dê xuất chuồng cũng không ngừng tăng qua hàng năm, tương ứng năm 2015 đạt khoảng 810 ngàn con, năm 2016 là 909 ngàn con và đến 10 tháng năm 2017, con số đã đạt được là khoảng 1 triệu con. Bảng 2. Tổng sản lượng dê xuất chuồng các khu vực trong cả nước (con) Khu vực Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 ĐB Sông Hồng 58.491 47.399 70.004 73.129 MN và Trung du 215.221 259.290 285.804 326.799 BTB & DHMT 300.623 248.109 350.154 390.952 Tây Nguyên 45.655 52.634 60.785 76.997 Đông Nam Bộ 102.798 128.332 160.658 177.214 Tây Nam bộ 87.829 173.886 167.793 211.331 CẢ NƯỚC 810.617 909.652 1.095.199 1.256.422 Sản lượng thịt dê xuất chuồng trong 3 năm gần đây của cả nước cũng đã tăng đáng kể tương ứng với sự phát triển của tổng đàn dê. Năm 2017, tổng sản lượng thịt khoảng gần 20 ngàn tấn, năm 2016 là 24 ngàn tấn và 10 tháng đầu năm 2017 là 26 ngàn tấn. Khu vực Bắc Trung bộ và DHMT vẫn là khu vực có sản lượng thịt cao nhất với khoảng gần 8 ngàn tấn, sau đó là Miền núi và Trung du với gần 6 ngàn tấn; Tây Nam bộ với 4,6 ngàn tấn, khu vực Đông Nam bộ là
  • 17. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 15 4,4 ngàn tấn và cuối cùng với khoảng gần 2 ngàn tấn là 2 khu vực ĐB sông Hồng và Tây Nguyên. Bảng Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (tấn) Khu vực Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 ĐB Sông Hồng 1.526,00 1.759,30 1.825,90 1.919,40 Miền núi và Trung du 4.651,60 5.327,30 5.989,40 6.755,00 BTB & DHMT 6.820,90 6.291,10 7.905,90 8.762,30 Tây Nguyên 1.227,00 1.311,60 1.426,10 1.750,00 Đông Nam Bộ 2.810,40 3.241,00 4.414,40 5.107,40 Tây Nam bộ 2.914,10 6.212,80 4.697,70 6.035,40 CẢ NƯỚC 19.950,00 24.143,20 26.259,30 30.329,40 2.2.2 Quymô đầu tư dự án Diện tích đất của dự án 10 ha trong đó gồm các hạng mục xây dựng như sau: TT Nội dung Diện tích ĐVT Xây dựng 100000 I Xây dựng 81400 m2 1 Văn phòng làm việc 200 m2 2 Chuồng chăn nuôi gà 3000 m2 3 Chuồng chăn nuôi dê 3000 m2 4 Chuồng chăn nuôi trâu 5000 m2 5 Khu trồng cỏ, rau 60.000 m2 6 Khu chăn nuôi bán chăn thả 10.000 m2 6 Bãi đổ xe 100 m2 7 Bếp ăn 100 m2 8 Cây xanh cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật 18600 m2 9 Đường đi nội bộ 200 m 10 Tường rào bao quanh 600 m
  • 18. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 16 TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 1. BẢNG TÍNH CHI PHÍ PHÂN BỔ CHO CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ ĐVT:1000. Đồng TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT Xây dựng 100000 11.500.000 1 Văn phòng làm việc 200 m2 2.250 450.000 2 Chuồng chăn nuôi gà 3000 m2 550 1.650.000 3 Chuồng chăn nuôi dê 3000 m2 650 1.950.000 4 Chuồng chăn nuôi trâu 5000 m2 740 3.700.000 5 Khu trồng cỏ, rau 60.000 m2 - 6 Khu chăn nuôi bán chăn thả 10.000 m2 100 1.000.000 6 Bãi đổ xe 100 m2 450 45.000 7 Bếp ăn 100 m2 1.350 135.000 8 Cây xanh cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật 18600 m2 100 1.860.000 9 Đường đi nội bộ 200 m 200 40.000 10 Tường rào bao quanh 600 m 150 90.000 Hệ thống tổng thể
  • 19. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 17 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 10 Hệ thống cấp nước hệ thống bơm tưới Hệ thống 250.000 250.000 11 Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 100.000 100.000 12 Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 150.000 150.000 13 Hệ thống PCCC Hệ thống 80.000 80.000 II Thiết bị 550.000 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 150.000 150.000 2 Thiết bị nông nghiệp Trọn Bộ 100.000 100.000 3 Thiết bị chăn nuôi Trọn Bộ 250.000 250.000 4 Thiết bị khác Trọn Bộ 50.000 50.000 III Chi phí quản lý dự án 3,108 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 374.514 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 1.099.127 1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,566 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 68.203 2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi 0,943 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 113.632 3 Chi phí thiết kế kỹ thuật 2,200 GXDtt * ĐMTL% 253.000 4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công 1,210 GXDtt * ĐMTL% 139.150 5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 0,064 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 7.712 6 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi 0,182 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL% 21.931 7 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng 0,189 GXDtt * ĐMTL% 21.735
  • 20. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 18 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT 8 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 0,183 GXDtt * ĐMTL% 21.045 9 Chi phí giám sát thi công xây dựng 2,598 GXDtt * ĐMTL% 298.770 10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 0,718 GTBtt * ĐMTL% 3.949 13 Chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường TT 150.000 V Vốn lưu động TT 1.500.000 VII Dự phòng phí 5% 751.182 Tổng cộng 15.774.823
  • 21. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 19 2.3. Địa điểm, hình thức đầu tư xây dựng 2.3.1. Địa điểm xây dựng. Dự án Chăn Nuôi Và Trồng Trọt Hà Giang được thực hiện tại Tỉnh Hà Giang. 2.3.2. Hình thứcđầu tư. Mô hình được đầu tư theo hình thức xây dựng mới. 2.4. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào. 2.4.1. Nhu cầu sử dụng đất. TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%) 1 Văn phòng làm việc 200 0,20% 2 Chuồng chăn nuôi gà 3.000 3,00% 3 Chuồng chăn nuôi dê 3.000 3,00% 4 Chuồng chăn nuôi trâu 5.000 5,00% 5 Khu trồng cỏ, rau 60.000 60,00% 6 Khu chăn nuôi bán chăn thả 10.000 10,00% 6 Bãi đổ xe 100 0,10% 7 Bếp ăn 100 0,10% 8 Cây xanh cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật 18.600 18,60% Tổng cộng 100.000 100% 2.4.2. Phântích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của mô hình. Các vật tư đầu vào như: nguyên vật liệu và xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.
  • 22. CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 3.1. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình TT Nội dung Diện tích ĐVT Xây dựng 100000 I Xây dựng 81400 m2 1 Văn phòng làm việc 200 m2 2 Chuồng chăn nuôi gà 3000 m2 3 Chuồng chăn nuôi dê 3000 m2 4 Chuồng chăn nuôi trâu 5000 m2 5 Khu trồng cỏ, rau 60.000 m2 6 Khu chăn nuôi bán chăn thả 10.000 m2 6 Bãi đổ xe 100 m2 7 Bếp ăn 100 m2 8 Cây xanh cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật 18600 m2 9 Đường đi nội bộ 200 m 10 Tường rào bao quanh 600 m Hệ thống tổng thể 10 Hệ thống cấp nước hệ thống bơm tưới Hệ thống 11 Hệ thống cấp điện tổng thể Hệ thống 12 Hệ thống thoát nước tổng thể Hệ thống 13 Hệ thống PCCC Hệ thống 3.2. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. 3.2.1. Trang trại nuôi trâu 1. Công suất, sản phẩm của trang trại: Số lượng nhập gia súc về để nuôi tại trang trại khoảng 700 con/lứa trong thời gian nuôi tối đa tầm 20 tháng. 2. Giữ đàn gia súc trong môi trường được bảo vệ: + Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở; + Có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác;
  • 23. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 21 + Hạn chế tối đa người lạ đi vào khu vực chăn nuôi; + Trước cổng, trước mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng; + Phải thường xuyên định kỳ tiêu độc khử trùng dụng cụ và khu vực chăn nuôi; + Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp. Trang trại chăn nuôi trâu 3. Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn trâu: + Cung cấp đầy đủ thức ăn chăn nuôi tự chế biến theo kỹ thuật chế biến thức ăn chăn nuôi hữu cơ. + Nước uống sạch cho đàn trâu; + Chuồng nuôi đúng quy cách và đảm bảo mật độ nuôi hợp lý; + Định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sán cho trâu. 4. Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi: + Phải biết rõ lai lịch nguồn gốc, tình trạng bệnh tật của đàn mới nhập; + Gia súc mới mang về phải nuôi cách ly theo quy định; + Kiểm soát thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại; + Tránh để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó, mèo, chuột và người lạ vào khu vực chăn nuôi.
  • 24. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 22 5. Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn cho người sử dụng: + Thời gian ngưng thuốc trước khi bán để giết mổ đúng quy định. + Có sổ sách ghi chép thời gian dùng vắc-xin và thuốc phòng trị bệnh cụ thể của từng đàn, cá thể. 6. Mục tiêu nuôi dưỡng: - Tốn ít thức ăn, gia súc khỏe mạnh, lớn nhanh. - Chất lượng thịt tốt, tỷ lệ thịt nạc cao, tỷ lệ thịt móc hàm cao, an toàn với người tiêu dùng. - Chi phí thức ăn thấp nhất bằng cách tự sản xuất thức ăn cho gia súc bằng nguồn nguyên liệu sẵn có là trồng cỏ vừa tiết kiệm chi phí và đem lại nguồn dinh dưỡng cao.
  • 25. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 23 7. Nhập giống gia súc: - Phát triển nền công nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao; đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng để vừa phục vụ nhu cầu tại chỗ, vừa phục vụ nhu cầu xuất khẩu, góp phần tăng thu nhập cho người lao động. - Gia súc nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có). Tốt nhất nên nhập từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Chỉ nên mua gia súc mới từ 1 đến 2 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế nguy cơ mang bệnh vào trại. - Khi gia súc về đến trại, chuyển gia súc xuống ngay, đưa vào khu cách ly để nuôi thích nghi. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của lợn trong quá trình nuôi thích nghi. - Sau khi nhập gia súc phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc, quan tâm đến một số bệnh như; lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS),…. - Thường trực để kịp thời cách ly gia súc bị bệnh, nghi có bệnh và điều trị những con bị tổn thương do cắn nhau, bị bệnh. - Tập cho gia súc đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong một vài ngày đầu.
  • 26. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 24 8. Kỹ thuật chăm sóc Khác với chăn nuôi gia súc theo hình thức chăn thả truyền thống trước đây, chăn nuôi gia súc thịt khá đơn giản mà vẫn mang lại hiệu quả cao bởi người nuôi không tốn nhiều công chăm sóc chỉ cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong khâu nuỗi dưỡng thì gia súc sẽ tăng trưởng và phát triển nhanh. Nguồn thức ăn chủ yếu của gia súc thịt vẫn là các loại cỏ tươi rơm rạ, cỏ khô, thức ăn xanh thô, củ quả, ngoài ra còn có các loại thức ăn ủ chua, rơm đã được kiểm hóa các loại thức ăn tinh chế. Chăn nuôi gia súc thịt bằng các thức ăn vỗ béo khác với chăn nuôi gia súc truyền thống là có bổ sung thêm thức ăn tinh và các phụ phẩm như bống rượu, cám. Việc chăm sóc nuôi dưỡng là yếu tố rất quan trọng giúp đàn gia súc phát triển nhanh. Thời gian vỗ béo thường kéo dài từ 2- 2,5 tháng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả vỗ béo của gia súc. Chăm sóc nuôi dưỡng gia súc vỗ béo chủ yếu là cách chọn lựa thức ăn và cách cho gia súc ăn. Thức ăn của gia súc vỗ béo
  • 27. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 25 chủ yếu là thức ăn thô xanh đây là nguồn thức ăn rât quan trọng đối với gia súc vỗ béo. Mặc dù việc cung cấp dinh dưỡng của thức ăn thô xanh không cao nhưng thức ăn thô xanh lại đóng vai trò rất quan trọng giúp cho gia súc không bị chướng hơi, dạ cỏ do sử dụng qúa nhiều thức ăn tinh trong suốt quá trình vỗ béo. Cần cung cấp đầy đủ lượng thức ăn thô xanh có chất lượng tốt đã băm nhỏ và cho gia súc ăn tự do cả ngày. Đối với thức ăn thô xanh là cỏ tươi khi cắt về nên rửa và phơi tái sau đó cho gia súc ăn, đảm bảo sạch mầm bệnh giảm chướng hơi, dạ cỏ và ngộ độc. Đối với phụ phẩm như thân lá cây ngô, bẹ ngô có thể cho ăn thẳng sau khi băm nhỏ. Không nên cho gia súc ăn quá nhiều cây họ đậu như dây lạc, đỗ trong một bữa tối đa chỉ được cho ăn 1/3 khẩu phần dưới 10 kg một bữa để đảm bảo nguồn cỏ cho gia súc luôn dồi dào quanh năm và phù hợp với hình thức nuôi nhốt. Bà con nên có diện tích đất để trồng cỏ, việc chọn cỏ dễ trồng sinh trưởng và phát triển nhanh cũng rất quan trọng trong chăn nuôi gia súc thịt. Hiện có nhiều loại cỏ như Va06, Ruzi, cỏ sữa cho năng suất dinh dưỡng cao rất thích hợp để trồng làm thức ăn cho gia súc. Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ lượng thức ăn thô xanh cho gia súc thịt, bà con cần bổ sung thêm các loại thức ăn tinh như bộtbắp cám gạo, bột mì, thức ăn giàu protein, giàu đạm để nâng cao hiệu quả vỗ béo gia súc. Ngoài ra bà con
  • 28. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 26 nông dân có thể dùng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây bắp, cây mía, để chế biến thành thức ăn, ủ chua để dành cho gia súc ăn dần vào mùa khô thiếu cỏ. Trước khi bán thịt nếu gia súc gầy cần vỗ béo khoảng 2 tháng sẽ cho lợi nhuận cao. Trong thời gian vỗ béo gia súc cần nuôi nhốt hoàn toàn cung cấp thức ăn, nước uống tại truồng. Vỗ béo gia súc quan trọng nhất là sử dụng lượng thức ăn tinh hợp lý, kết hợp hài hòa với thức ăn thô xanh và các phụ phẩm khác. Đồng thời phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của gia súc để gia súc tích lũy tạo thịt trong cơ thể càng nhiều càng tốt. Để gia súc nhanh béo bà concần áp dụng những quy định sau:  Tẩy giun sán trước lúc vỗ béo.  Nuôi nhốt tại chuồng suốt thời gian vỗ béo.  Mỗi ngày cho ăn từ 8- 10 kg thức ăn thô xanh, 3,5 kg thức ăn tinh chia làm 4- 5 bữa trong ngày.  Thức ăn tinh được trộn theo công thức 44 kg bột sắn + 50% bột ngô + 3% Ure + 1% muối + 2% bột xương hoặc 70% bột sắn + 22 % cám gạo + 3% ure + 1% muối + 2% bột xương.
  • 29. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 27 Lưu ý : Luôn luôn có nước sạch trong máng uống trong thời gian vỗ béo. Nên bổ sung từ 20- 30 g muối ăn vào nước uống cho gia súc mỗi ngày. Ngoài chế độ ăn hợp lý thì thường xuyên theo dõi quản lý chăm sóc gia súc trong quá trình nuôi vỗ béo gia súc. Hàng ngàycân lượng thức ăn trước khi cho gia súc ăn vào buổi sáng ngày hôm trước và thức ăn thừa buổi sáng ngày hôm sau. Cần có sổ ghi chép về tình trạng sức khỏe tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn của gia súc để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. 9. Kỹ thuật phòng bệnh Gia súc là gia súc có sức đề kháng tốt nên ít bị dịch bệnh hơn các loại gia súc khác. Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây, tình hình dịch bệnh thường xuyên diễn biến phức tạp gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh daklak. Ngoài những chính sách hỗ trợ của trạm thú y thì người chăn nuôi cũng đóng vai trò rất quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh tránh lây lan trên diện rộng. Theo ông Trần Huy Bân thành viên hiệp hội nuôi gia súc tại huyện Eakar để hạn chế rủi ro trong chăn nuôi gia súc, cần phải nhận thức được ý nghĩ của việc phòng chống trị bệnh bằng cách tiêm phòng cho đàn gia súc và tích cực vệ sinh chuồng trại. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại nuôi gia súc Để phòng bệnh cho đàn gia súc ngoài việc tiêm phòng bà con cần quyét dọn hàng ngày để nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ.  Sát khuẩn chuồng trại định kỳ bằng Bencozid, Cloramin 3- 5%.
  • 30. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 28  Sau mỗi đợt nuôi dùng nước vôi 20% quyét toàn bộ khu vực chuồng nuôi  Cung cấp đầy đủ thức ăn theo tiêu chuẩn cho từng giai đoạn sinh trưởng.  Nước uống đủ và sạch. Cần phòng bệnh theo định kỳ cho gia súc :  Tiêm phòng vác xin bắt buộc định kỳ 2 lần/ năm. Đối với bệnh lở mồm long móng tụ huyết trùng: lần 1 vào tháng 2-3 hàng năm sau 6 tháng tiêm nhắc lại lần 2.  Phòng bệnh sán lá gan: dùng Dertyl B Fascioranida hoặc Nitrolin tẩy giun sán hoặc tiêm dưới da 1 ml/25kg thể trọng.  Bệnh ghẻ rận, dùng thuốc BKA để điều trị. Cần thường xuyên theo dõi gia súc, chăm sóc gia súc để kịp thời phát hiện các dấu hiệu gia súc bị bệnh đầu tiên để có những biện pháp trị bệnh kịp thời. Khi nhìn bề ngoài gia súc phải đảm bảo mũi ướt, tai, mắt phải linh hoạt và da phải bóng và gia súc ăn nhiều. Đặc biệt khi thấy gia súc giảm ăn hoặc giảm nhai lại có nghĩa gia súc đang bệnh. Hoặc là thời tiết thay đổi gia súc thường mắc một số bệnh:  Khi ăn uống không đúng vệ sinh thì gia súc hay bị bệnh chướng hơi dạ cỏ thì chúng ta có thể trị bệnh tại nhà bằng quả bồ kết xông hơi đưa vào mũi gia súc để gia súc hắt xì, hay chúng ta có thể dùng các loại thảo dược như gừng tỏi xoa vào vùng hõm hông vào bên trái của gia súc. Trong trường hợp gia súc không
  • 31. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 29 thể hắt hơi và thoát hơi được chúng ta kéo lưỡi và cho uống một ít rượu trong đó có pha tỏi và gừng tăng kích thích nhu động dạ cỏ và gia súc ợ hơi đc ra và thoát ra mau.  Ngoài ra gia súc còn mắc các bênh về ký sinh trùng như sán lá gan dấu hiệu nhận biết là gia súc bị tiêu chảy và lông xù vầng mắt có dử. 3.2.2. Trang trại nuôi gia cầm  Công suất trang trại Số lượng gia cầm được nuôi tại trang trại ước tính khoảng 10.000 con/lứa. 01 lứa được nuôi trong vòng 4 tháng.  Cách úm gia cầm hiệu quả Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng, trang thiết bị trước khi lựa chọn gia cầm về nuôi. Trước khi thả gia cầm vào nên bật điện sưởi trước 2 tiếng, bên cạnh đó pha thuốc bổ cho gia cầm uống. Để tránh hiện tượng bội thực, sau khi cho uống xong cho gà ăn cám.  Lựa chọn thức ăn Máng ăn cho gia cầm cần đảm bảo vệ sinh, sử dụng máng uống galon 1,8 – 3,8 lít. Xếp xen kẽ các máng với nhau. Chọn những loại thức ăn đảm bảo chất
  • 32. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 30 lượng, thơm ngon, và pha trộn tỷ lệ hợp lý. Sau 2 tiếng thì cung cấp nguồn thức ăn mới cho gia cầm. Trong kỹ thuật chăn nuôi gia cầm thì đây là giai đoạn quan trọng nhất, mọi nhiệt độ, ánh sáng cung cấp đều ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển của gà.  Kỹ thuật chọn giống Vì đây là loại gia cầm giống khi chọn lọc cần lựa chọn những giống gia cầm có nguồn gốc rõ ràng tại các địa chỉ uy tín, tin cậy. Chọn lọc kỹ những chú gia cầm con khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn gây giống. Đặc điểm của những chú gia cầm con đạt tiêu chuẩn như chân gia cầm cứng, thẳng, tác phong nhanh nhẹn, không cong ngón chân, mắt tròn, lông bông phủ kín thân, mang màu lông đặc trưng, rốn khô, bụng thon mềm…
  • 33. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 31  Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng Sáng sớm, chiều mát là hai thời điểm thích hợp nhất di chuyển gia cầm. Tiến hành đưa gia cầm vào úm. Pha các vitamin C cùng chất Electrotyle cho gia cầm uống. Gia cầm đủ 2 tuổi thì cho gia cầm ăn tấm, các loại bột ngô được nghiền nhỏ. Ngày thứ 3 thì đổi sáng thức ăn công nghiệp, cám hỗn hợp dạng viên. Cần vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, khu vực chăn nuôi để phòng chống các loại dịch bệnh.
  • 34. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 32 Sử dụng bóng điện ánh sáng vừa phảitạo độ ấm cho gia cầm pháttriển Chú ý không được để gia cầm bị lạnh. Sử dụng các loại bóng điện, chụp sưởi tạo độ ấm cúng. Trước khi cho gà ăn nên cho uống trước, thay nước sạch thường xuyên 2 -3 lần/ ngày, giữ nền chuồng ấm cũng khô ráo. 3.3 Kỹ thuật nuôi dê 1.Cách chọn giống dê Các giống dê phổ biến, bao gồm:  Dê Boer chuyên hướng thịt
  • 35. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 33 Đây là giống dê phát triển mạnh ở Nam Phi. Tên gọi của chúng bắt nguồn từ Hà Lan, Boer có nghĩa là “người nông dân”. Giống dê này bắt đầu được nuôi ở Việt Nam từ năm 2002. Đặc điểm: Màu lông khá đặc trưng: lưng màu trắng, cũng có màu hơi nâu, vàng nhạt. Cổ, lưng, hai bên hông và phần trên đuôi của chúng có màu đen. Một số con có lông trắng chạy sọc trên mặt. Cơ bắp đầy đặn, tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, tốt. Giống dê cái Boer cũng cho khá nhiều sữa, tuy nhiên chu kỳ sữa lại ngắn Trọng lượng: Là giống dê hướng thịt nên giống này có trọng lượng cao. Dê đực trưởng thành có thể đạt từ 100 - 160kg/ con, con cái trưởng thành có thể đạt từ 90 - 100kg/con. Dê cái Boer mắn đẻ, có thể phối giống lần đầu vào 5 - 7 tháng tuổi, chu kỳ động đực sẽ kéo dài từ 18 - 21 ngày. Trung bình một con cái có thể đẻ được từ 2 - 3 con/ lứa  Dê Bách Thảo chuyên dụng Dê Bách Thảo là giống dê lai giữa dê cỏ địa phương và một số giống dê nhập. Vì vậy, chúng có khả năng thích nghi khá tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt đặc biệt là những vùng có khí hậu nắng nóng, nhiệt độ cao. Đặc điểm: Đây là giống dê dễ nhận biết và có màu sắc tương đối đồng nhất là màu đen (chiếm 60% đàn) Trên mặt, dọc phần cổ, tai, chân, bụng có màu trắng. Mũi dô, đầu dài, tai cụp xuống, đa số là không có râu cằm. Trọng lượng: Con được trưởng thành có thể đạt 75 - 80kg/ con, con cái trưởng thành đạt từ 40 - 45kg/ con. Giống dê này có tỷ lệ thịt xẻ cao, đạt từ 40 - 45%, tỉ lệ thịt tinh đạt từ 30 - 35%.
  • 36. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 34  Dê cỏ (dê địa phương) Dê cỏ là giống dê địa phương được bà con chăn nuôi lâu đời và chủ yếu theo phương pháp quảng canh, chăn thả manh mún, nhỏ lẻ. Dê không đồng nhất về màu lông. Một số màu chiếm ưu thế như màu đen, màu nâu, khoang đen trắng, màu trắng. Dê địa phương có vóc dáng nhỏ, tốc độ tăng trưởng thấp, tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 40 - 44%, tỉ lệ thịt tinh đạt từ 28 - 30%. Tuy nhiên vì sinh sống lâu đời nên giống này có thể thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, khả năng chống chịu bệnh tốt, thịt chắc khỏe. Vì vậy, các viện nghiên cứu đã sử dụng giống dê cỏ địa phương để nhân giống.  Dê Boer lai
  • 37. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 35 Dê Boer thuần chủng có trọng lượng cơ thể cao, trong khi dê Bách Thảo lại thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam, tỷ lệ thịt xẻ nhiều. Vì vậy, 2 giống này được lai tạo mang lại năng suất cao trong chăn nuôi. Yêu cầu chung khi chọn giống: Ngoài việc lựa chọn loại giống, trước khi nuôi, bà con cũng cần quan sát kỹ các con giống trong đàn, yêu cầu chung:  Chọn con giống nuôi có xuất xứ rõ ràng, có thể theo dõi được cặp bố mẹ thì càng tốt.  Không chọn những con có đặc điểm: cổ ngắn, bụng nhỏ, lông tai trụi, đầu dài, tứ chi không thẳng, đứng không chắc chắn.  Dê đực phải đạt tiêu chuẩn: thân hình cân đối, cơ quan sinh dục phát triển, chọn dê đực trong lứa sinh đôi.  Chọn dê cái hướng thịt phải có thân hình chữ nhật.  Dê cái hướng sữa phải có bộ phận sinh dục nở nang, hông rộng, hai núm vú dài từ 4 - 6cm.
  • 38. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 36 Dê đạt tiêu chuẩn Dê không đạt tiêu chuẩn
  • 39. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 37 2. Cách làm chuồng nuôi dê Dù là nuôi dê theo phương thức ăn thả tự nhiên hay nhốt chuồng khép kín thì bà con cũng phải tuân thủ các yêu cầu làm chuồng cơ bản nhất. Yêu cầu chung về chuồng nuôi:  Hướng: Nên lựa chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam để chuồng thông thoáng, mát mẻ. Với phương pháp pháp chăn thả tự nhiên thì không bắt buộc.  Vị trí: Chuồng dê phải có áo, không bị ẩm ướt, trũng nước. Lựa chọn vị trí làm chuồng sạch sẽ, yên tĩnh, cách xa khu dân cư, nguồn nước nhưng phải đảm bảo dễ dàng quản lý, chăm sóc và vệ sinh.  Diện tích chuồng nuôi: Phụ thuộc vào số lượng đàn vật nuôi. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với kỹ thuật nuôi dê nhốt chuồng: Loại Nhốt cá thể (con/m2) Nhốt chung (con/m2) Dê cái sinh sản 0,8 - 1.0 1,0 - 1,2 Dê đực giống 1,0 - 1,2 1,4 - 1,6  Khoảng cách từ sàn nuôi đến mặt đất phải cao từ 50 - 80cm.  Sàn nhốt dê chỉ được hở từ 1 - 1,5cm để chân dê không bị lọt xuống bên dưới nhưng vẫn dễ dàng dọn dẹp vệ sinh.  Thành chuồng nuôi phải cao tối thiểu từ 1,5 - 1,8cm, đóng bằng gỗ hoặc tre, các nan cách nhau từ 6 - 10cm.  Nền chuồng bên dưới sàn phải có độ nghiêng từ 2 - 3%, dốc dần về phía rãnh thoát nước.
  • 40. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 38  Bà con phải làm cửa chuồng dê để quản lý, bảo vệ và thuận tiện trong việc xuất bán đàn dê. Cửa chuồng yêu cầu rộng từ 60 - 80cm.  Đối với mô hình nuôi dê nhốt chuồng khép kín, trong chuồng nuôi bà con phải treo máng thức ăn tinh, máng thức ăn thô xanh, máng uống.  Đối với hình thức nuôi dê nhốt chuồng có sân chơi thì sân chơi phải rộng gấp 3 lần chuồng, đảm bảo mật độ 2 - 5m2/ con, xung quanh có lưới thép hoặc gỗ tre để làm hàng rào bảo vệ. Trong sân cũng có máng ăn, máng uống. 3. Kỹ thuật chăm sóc ❖ Mô hình nuôi dê chăn thả Nuôi dê theo phương pháp chăn thả bà con lưu ý nên dùng dê đực Bách Thảo làm giống vì có tầm vóc to, khỏe mạnh.
  • 41. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 39 Mô hình này chủ yếu dựa vào lợi thế đất đồi núi rộng rãi, rất phù hợp với bà con ở các vùng miền núi. Chú ý kỹ thuật phối giống khi nuôi dê chăn thả:  Không được phối giống đồng huyết, cận huyết.  Dê cái phối giống lần đầu từ trên 7 tháng tuổi, dê đực Bách Thảo từ trên 9 tháng tuổi.  Biểu hiện động dục của dê cái: kém ăn, nhảy lên lưng con khác, niêm mạc âm hộ màu đỏ, hồng, âm hộ sưng. Biểu hiện động dụng của con cái kéo dài từ 2 - 3 ngày. Bà con cho phối giống vào ngày thứ 2.  Nếu như sau 18 - 21 ngày mà dê cái không có biểu hiện thụ thai thì bà con cần.  Trong thời gian dê cái mang thai tuyệt đối không nên chăn thả quá xa, không được dồn đuổi, đánh đập, đặc biệt là những ngày cuối của thai kỳ.
  • 42. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 40 ❖ Mô hình nuôi dê nhốt chuồng Nuôi dê theo hình thức nhốt chuồng được áp dụng phổ biến cho các trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn, chuyên canh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Nuôi dê nhốt chuồng yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cao, nếu không áp dụng đúng, đàn dê dễ bị bệnh, phát triển kém, năng suất thấp. ♦ Dê con dưới 12 tuổi: Dê con sau sinh có sức đề kháng kém, chưa có khả năng sinh nhiệt, khả năng tự vệ thấp nên phải có hình thức ăn chóc đặc biệt. sau sinh, bà con phải lấy khăn lau khô, cắt rốn, để lại từ 3 - 5cm sau đó cho dê con vào ổ lót rơm bên trong ô chuồng nuôi dành cho dê cái sinh sản.
  • 43. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 41 Dê con cần được bú sữa mẹ, nếu không sau 4h chúng sẽ chết. Vì vậy sau sinh 20 - 30 phút thì cho dê con bú. Nếu dê mẹ không chịu cho con bú thì phải vắt bỏ tia sữa đầu tiên, tiếp tục vắt sữa vào miệng dê con cho chúng làm quen sau đó cho chúng tự bú. Tiến hành thường xuyên cho đến khi dê mẹ chịu cho con tự bú. ♦ Dê con từ 12 đến dưới 45 tuổi: Giai đoạn này phù hợp để vắt sữa dê mẹ. Sau 15 ngày thì tách dê con và vắt sữa của dê mẹ trung bình 2 lần/ ngày vào sáng và tối mát. Bắt đầu cho dê con ăn cỏ non mềm, cám và phụ phẩm nông nghiệp. Khẩu phần thức ăn tinh của dê con 20 - 35gr/ con/ ngày. Lượng sữa của dê con phải đảm bảo từ 450 - 600ml/ ngày. ♦ Dê con từ 45 tuổi trở lên: Lúc này dê con đã phát triển và dần dần hoàn thiện nên bà con giảm lượng sữa mẹ từ 600ml xuống 450ml, giảm dần sữa và tăng thức ăn tinh lên 50 - 100gr/ con/ ngày, tăng cỏ non. Đến khoảng 90 ngày có thể cai sữa. Đối với dê thịt thì có thể cai sữa muộn hơn. Trước khi cai sữa, bà con phải chọn riêng dê con cái và dê con đực tốt nhất để làm giống. Cần lưu ý đến các tiêu chuẩn chọn giống ở trên. ♦ Chăm sóc dê hậu bị sau cai sữa:  Giai đoạn nuôi hậu bị của dê cái từ 4 - 5 tháng  Giai đoạn nuôi hậu bị của dê đực từ 8 - 9 tháng. Bà con chỉ cho dê phối giống khi đạt từ 11 - 12 tháng tuổi.
  • 44. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 42 Tuy nuôi nhốt chuồng nhưng bà con nên cho dê hậu bị vận động từ 3 - 4 giờ đồng hồ. ♦ Chăm sóc dê cái sinh sản: Thời gian mang thai của dê cái trung bình từ 147 - 157 ngày, lúc này, bà con không được nhốt chung với dê đực. Với dê cái mang thai lần đầu: Thời gian này, bà con nên thường xuyên xoa bóp bầu vú nhẹ nhàng để kích thích tuyến vú phát triển. ♦ Chăm sóc dê đực giống:
  • 45. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 43 Dê đực giống cũng phải được nuôi tách biệt dê cái, thời gian đầu nhốt chung khoảng 8 - 10 con để tăng tính hung hăng, tranh giành thức ăn mà lớn. Đến thời điểm phát dục thì nhổ riêng. Bà con nên thường xuyên chải khô cho dê đực, cho chúng vận động 2 lần/ 2 giờ/ ngày. Nên thải dê đực đã quá 6 năm tuổi hoặc tỉ lệ sinh sản không đạt được quá 60% chất lượng giống. ♦ Khử sừng cho dê: Mục đích khử sừng là để tránh việc chúng húc nhau hoặc sừng dài quặp vào cổ gây tổn thương. Nên khử sừng cho dê khi chúng đang bú sữa, dưới 3 tháng vì sẽ ít làm tổn thương chúng. Cách khử sừng: bà con cắt trụi phần lông ở sừng, vệ sinh sạch sẽ, dùng sắt dài từ 5 - 7cm, đường kính 3-4cm có cán gỗ và dung nóng lên, sau đó đặt vào gốc sừng. Cách cắt sừng: Vệ sinh vùng sừng, cắt ngắn lông, phong bế gốc sừng bằng Novocain liều 30 - 50ml, sát trùng cưa sắt và dùng cưa để cưa nhanh gốc sừng. Dùng dao sắt nung nóng để áp vào vùng sừng vừa cắt. Sau khi cắt khử phải dùng bông gạc để chặn vết thương, tránh nhiễm trùng và giúp vết cắt nhanh liền. ♦ Thiến dê đực Đối với môi hình nuôi dê thịt, bà con nên thiến giống dê đực để tăng hiệu quả, năng suất và sản lượng thịt. Thiến giống khi dê đực khoảng 3 tuần tuổi.
  • 46. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 44 Trước tiên làm vệ sinh và sát trùng túi dịch hoàn, kéo dịch hoàn ra ngoài, buộc dây lại để nó không bị di chuyển vào trong. Khử trùng dao sắt, dùng dao rạch 3 - 4cm vào chính giữa túi, đệ hộ dịch hoàn, kéo dịch hoàn ra ngoài. Buộc thắt trên thừng dịch hoàn hai nút thắt có khoảng cách 1,5cm, sau đó dùng dao để cắt phần giữa. Làm tương tự với túi dịch hoàn còn lại. Dùng bông lau sạch máu bên trong, rắc kháng sinh và khâu lại để tránh nhiễm trùng. Bôi thuốc sát trùng vào vết mổ hàng ngày cho đến khi nó liền lại và khỏi hẳn. 4. Thức ăn cho dê ❖ Các loại thức ăn Thức ăn là yếu tố quan trọng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của đàn dê. Đặc biệt là mô hình nuôi dê nhốt chuồng. Nguồn thức ăn cho chúng bao gồm:  Thức ăn thô xanh: Cùng cấp đến 70% năng lượng, gồm các loại cỏ mọc tự nhiên, cỏ trồng, thân cây ngô, lá mía, lá sắn, dây khoai lang, thân cây chuối, thân cây đậu, rơm rạ, các loại củ như khoai lang, củ cải, bí bầu.  Thức ăn tinh: Các loại hạt ngũ cốc và bột nghiền của chúng  Thức ăn bổ sung: Các loại khô dầu, bột xương, bột cá, bột sò, chế phẩm sinh học, ure, mật rỉ đường.
  • 47. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 45 Các loại thức ăn xanh nên được cắt nhỏ để dê ăn hết cả phần lá và phần cuống cứng, tránh lãng phí. Tuy nhiên với mô hình chăn nuôi trang trại, bà con nên dùng máy băm cỏ đa năng 3A để băm thành từng đoạn nhỏ vừa tiết kiệm thời gian, công sức lại tiết kiệm chi phí thuê nhân công.
  • 48. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 46 Thức ăn thô xanh sau khi cắt bà con có thể cho dê ăn luôn hoặc chế biến bằng cách ủ chua với mật rỉ đường. Thức ăn ủ chua chứa nhiều dinh dưỡng, các loại vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của đường ruột, đàn dê sẽ hấp thụ tốt và nhanh lớn. Đồng thời phương pháp ủ chua cùng giúp bà con chủ động nguồn thức ăn trong mùa khan hiếm, khí hậu khắc nghiệt. Giai đoạn chuyển từ sữa mẹ sang nuôi hậu bị với thức ăn thô xanh, dê thường dễ bị khủng hoảng hệ tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi, ỉa chảy nên nguồn thức ăn cần phải có chất lượng tốt, sạch sẽ, không chứa chất độc hại. Ngoài ra để kết hợp băm nghiền nhiều loại thức ăn, rau củ, bột ngũ cốc, bà con có thể sử dụng các loại máy băm nghiền đa năng, máy băm rau cỏ, băm củ quả để tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng hiệu quả sử dụng sản phẩm. Đồng thời cung cấp cho dê nguồn thức ăn đa dạng hơn, giàu dinh dưỡng hơn.
  • 49. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 47 ❖ Khẩu phần thức ăn Dê hậu bị giống (kg/con/ngày) Dê cái chửa (kg/con/ngày) Dê đực giống (kg/con/ngày) Chăm sóc dê lấy thịt (kg/con/ngày) 3 tháng đầu 2 tháng cuối Thức ăn thô xanh 2 - 5 3 - 5 4 - 5 4 (cỏ) 1,5 (lá cây giàu đạm) 4 - 5 Thức ăn tinh 0,2 - 0,5 0,3 - 0,5 0,4 - 0,6 0,4 0,4 - 0,6 Riêng đối với dê lấy sữa, bà con lưu ý khẩu phần thức ăn như sau: Lượng thức ăn (Kg) theo khối lượng cơ thể và năng suất sữa Khối lượng 30kg/1kg sữa/ngày Khối lượng 30kg/2kg sữa/ngày Khối lượng 40kg/1kg sữa/ngày Khối lượng 40kg/2kg sữa/ngày Cỏ lá xanh 3,0 3,5 3,5 4,0 Lá mít/keo đậu 1,0 1,5 1,5 2,0 Thức ăn tinh 0,3 - 0,4 0,4 - 0,6 0,4 - 0,6 0,6 - 0,8
  • 50. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 48 ❖ Lượng nước uống cho dê  Dê dưới 2 tháng tuổi nên cung cấp cho chúng 0,5 lít nước sạch/ ngày.  Dê trên 2 tháng tuổi nên cung cấp cho chúng 5 lít nước sạch/ ngày. 5. Phòng bệnh cho dê Dê dễ mắc các bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm long móng… đây đều là những bệnh có tỷ lệ chết cao. Nên dù là nuôi dê chăn thả hay nuôi dê nhốt chuồng thì bà con phải lưu ý các biện pháp phòng bệnh quan trọng sau:  Dê mới mua về cần được cách ly từ 30 - 40 ngày trước khi nhốt chuồng.  Giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát.  Định kỳ khử trùng cho chuồng nuôi bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2%.  Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu nước, phát bụi rậm xung quanh để hạn chế mầm bệnh  Dê nuôi nhốt chuồng cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên, kịp thời phát hiện con dê ốm yếu, bệnh để cách ly.  Phải tuân thủ nghiêm ngặt kịch tiêm phòng vacxin cho đàn dê theo chỉ dẫn của các cơ quan thú ý. Mỗi năm phải tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng.
  • 51. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 49 3.5. Kỹ thuật trồng cỏ và cây dược liệu 1. Kỹ thuật trồng cỏ voi Cỏ voi là loại cỏ có thân đứng có chiều cao tới 4 – 6m, cỏ voi có nhiều đốt, sinh trưởng nhanh, rậm lá. Yêu cầu về đất trồng của cỏ voi khá khắt khe: phải là đất màu, thoáng và giàu dinh dưỡng, tầng canh tác sâu, không ưa đất cát, chịu được khô hạn nhưng không chịu được ngập úng. Tuy nhiên, khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông và đặc biệt là khi có sương muối, hoặc khi hạn hán kéo dài, quá trình sinh trưởng và phát triển của cỏ voi bị chậm lại.
  • 52. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 50 Trồng cỏ voi làm thức ăn chăn nuôi dê Năng suất chất xanh của cỏ voi rất cao. Tùy vào trình độ thâm canh, mà năng suất của cỏ voi có thể biến động từ 100 – 400 tấn/năm đối với 1 ha. Kỹ thuật trồng cỏ voi: - Thời gian thích hợp để trồng cỏ voi là tháng 2 đến tháng 5, thời gian thu hoạch vào tháng 6 đến tháng 11. Thời gian sống của cỏ voi là 3 đến 4 năm. Nếu có kỹ thuật chăm sóc tốt, cỏ voi có thể cho năng suất cao trong 10 năm. - Cần chọn loại đất hợp với yêu cầu của cỏ voi: tầng canh tác trên 30cm, tơi xốp, nhiều màu, cần thoát nước tốt và có độ ẩm từ trung bình đến hơi khô. Ngoài ra cần cày đất sâu, bừa kỹ hai lần và dọn sạch cỏ dại, đồng thời san đất cho phẳng. Rạch hàng theo hướng đông – tây sâu từ 15 đến 20 cm, khoảng cách giữa các hàng là 60 cm, cũng có thể trồng theo khóm với mật độ các khóm cách nhau 40 cm và hàng cách nhau 60cm. Bón phân: Tùy vào chân ruộng tốt hay xấu, có thể sử dụng phân bón với lượng khác nhau. Số phân bón trung bình cho một ha gồm: 15 đến 20 tấn phân chuồng hoai mục.
  • 53. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 51 300 đến 400 kg đạm urê, 250 đến 300 kg super lân, 150 đến 200 kg sun phát ka li. Các loại phân kali, phân hữu cơ, phân lân dùng để bón lót toàn bộ theo rãnh trồng cỏ. Riêng phân đạm thì chia đều cho mỗi lần cắt và bón thúc sau mỗi lần thu hoạch. Cần bón thêm vôi trong trường hợp đất chua (độ pH dưới 5) Cách trồng và chăm sóc : có thể trồng bằng thân cây (hom), cần chọn cây mập và hom bánh tẻ (khi hom được 80 – 100 ngày). Chặt vát hom sao cho độ dài từ 25 – 30cm/ hom và có 3 – 5 mắt mầm. Cẩn 8 – 10 tấn hom cho 1 ha. đặt hom trong lòng rãnh, chếch 45 độ so với mặt đất, các hom cách nhau khoảng 30 – 40cm, sau đó lấp đất dày khoảng 10cm, cần đảm bảo mặt đất bằng phẳng sau khi lấp. Cỏ voi sau khi trồng khoảng 10 – 15 ngày thì bắt đầu mọc mầm. Cần kiểm tra tỷ lệ mọc mầm và cần trồng dặm lại khi có hom chết, đồng thời cần làm sạch cỏ dại và dùng cuốc xới nhẹ cho đất thoáng, tơi ( chú ye quan trọng là không chạm vào thân cây giống). Sau khi trồng được 30 ngày thì tiến hành bón thúc cho cỏ bằng 100 kg urê. Làm sạch cỏ dại bằng cuốc thêm vài lần, trước khi cỏ mọc lên cao phủ kín mặt đất. Thu hoạch và sử dụng: Tiến hành thu hoạch đợt đầu sau 80 – 90 ngày kể từ khi trồng ( chú ý không thu hoạch non). Khoảng cách giữa những lần thu hoạch tiếp theo là 30 – 45 ngày, khi cỏ có độ cao khoảng 80 -120 cm. Mỗi lần thu hoạch, cần lưu ý cắt gốc ở độ cao 5 cm trên mặt đất để cỏ mọc lại đều. Sau mỗi lần thu hoạch và cỏ ra lá mới, cần tiến hành bón thúc bằng đạm urê cho cỏ. Có thể cho dê ăn tươi trực tiếp cỏ voi hoặc ủ chua để dự trữ cho những cho những thời điểm khan hiếm thức ăn thô xanh.
  • 54. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 52 2. Kỹ thuật trồng cỏ Cả Sả (Cỏ Ghine Mombasa) Cỏ Cả Sả có thể gieo trồng quanh năm, khí hậu trên 15 độ C, ở thời tiết lạnh chúng ta không nên gieo hạt, vì hạt chậm lên hơn và sẽ không đều nhau, cỏ hợp với toàn bộ khí hậu cả nước, trên nhiều các loại đất khác nhau, nhưng đất phèn chua cần xử lý vôi bột trước. Cơ Cấu Mật Độ Gieo Cỏ sả lá lớn Hạt Cỏ Ghine Mombasa 1kg có thể gieo được 800-900m2 (tùy theo khoảng cách hàng và tỉ lệ gieo dày hay mỏng), trung bình 1Ha cần khoảng 12 đến 13kg hạt giống, và 13-15 tấn phân chuồng, 500kg phân NPK (Đạm, Lân Kali). Xem cỏ Cả Sả lớn Kỹ Thuật Gieo Hạt Cỏ sả lá lớn Đầu tiên làm sạch cỏ dại, đánh đất tơi, lên luống khoảng cách hàng cách hàng là 40-45Cm (gốc cách gốc không có). Bón phân NPK lót bên dưới hàng trước, sau đó lấp 1 lớp phân chuồng hoai mục lên trên, lấp đất sơ lại mới rải hạt.
  • 55. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 53 Gieo hạt rải đều theo hàng, cần rải 1 bên phân, tránh tình trạng hạt ra rễ sẽ tiếp xúc trực tiếp với phân bị thối rễ. Lấp đất lại khoảng 1cm ( càng mỏng thì hạt càng dễ và nhanh nảy mầm), tưới nước thường xuyên để tạo độ ẩm cho cỏ mọc đều, nếu chưa có độ ẩm,, thì hạt cỏ không được kích, nên hạt vẫn chưa nảy mầm. Khoảng 10-20 ngày cỏ sẽ mọc đều ( tùy theo điều kiện môi trường, nếu thời tiết lạnh cỏ sẽ mọc chậm hơn) Lưu ý khi gieo giống cỏ ghine: Hạt cỏ rất thơm, nên kiến rất thích, trước khi gieo nên trộn 1 ít thuốc kiến để đề phòng kiến cắn phá hạt. Vào mùa mưa lớn không nên gieo để đón mưa, vì mưa lớn sẽ làm dập mầm hạt Thời Vụ Gieo Trồng Cỏ sả lá lớn Cỏ Ghine Mombasa có thể gieo trồng quanh năm, khí hậu trên 15 độ C, ở thời tiết lạnh chúng ta không nên gieo hạt, vì hạt chậm lên hơn và sẽ không đều nhau, cỏ hợp với toàn bộ khí hậu cả nước, trên nhiều các loại đất khác nhau, nhưng đất phèn chua cần xử lý vôi bột trước. Cơ Cấu Mật Độ Gieo Cỏ sả lá lớn Hạt Cỏ Ghine Mombasa 1kg có thể gieo được 800-900m2 (tùy theo khoảng cách hàng và tỉ lệ gieo dày hay mỏng), trung bình 1Ha cần khoảng 12 đến 13kg hạt giống, và 13-15 tấn phân chuồng, 500kg phân NPK (Đạm, Lân Kali). Kỹ Thuật Gieo Hạt Cỏ sả lá lớn Đầu tiên làm sạch cỏ dại, đánh đất tơi, lên luống khoảng cách hàng cách hàng là 40-45Cm (gốc cách gốc không có).
  • 56. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 54 Bón phân NPK lót bên dưới hàng trước, sau đó lấp 1 lớp phân chuồng hoai mục lên trên, lấp đất sơ lại mới rải hạt. Gieo hạt rải đều theo hàng, cần rải 1 bên phân, tránh tình trạng hạt ra rễ sẽ tiếp xúc trực tiếp với phân bị thối rễ. Lấp đất lại khoảng 1cm ( càng mỏng thì hạt càng dễ và nhanh nảy mầm), tưới nước thường xuyên để tạo độ ẩm cho cỏ mọc đều, nếu chưa có độ ẩm,, thì hạt cỏ không được kích, nên hạt vẫn chưa nảy mầm. Khoảng 10-20 ngày cỏ sẽ mọc đều ( tùy theo điều kiện môi trường, nếu thời tiết lạnh cỏ sẽ mọc chậm hơn) Lưu ý khi gieo giống cỏ ghine: Hạt cỏ rất thơm, nên kiến rất thích, trước khi gieo nên trộn 1 ít thuốc kiến để đề phòng kiến cắn phá hạt. Vào mùa mưa lớn không nên gieo để đón mưa, vì mưa lớn sẽ làm dập mầm hạt Cách chăm sóc Cỏ sả lá lớn Khi cỏ lên cao khoảng 20-30cm, chúng ta cần phải làm sạch cỏ dại, tưới nước phân chuồng thì cỏ càng nhanh tốt, thu hoạch 2-3 lần thì chúng ta lại bón phân lại 1 lần để đảm bảo cỏ đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế bón phân Đạm, Kali để thời gian lưu gốc được lâu hơn, nếu bón hoặc tưới nước phân chuồng thời gian lưu gốc sẽ được lâu hơn. Dấu hiệu nhận biết khi cỏ hết chất dinh dưỡng cần bộ sung: Lá già và trở nên nhọn, hướng đâm thẳng lên trời, nhìn từ xa có màu xanh vàng ( đủ chất là xanh đậm). Cách Thu Hoạch Cỏ sả lá lớn
  • 57. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 55 Khi cây cao trên 1m thì chúng ta có thể thu hoạch, cắt trừ lại từ mặt đất khoảng 5-7Cm là hợp lý nhất. kích thích gốc đẻ nhiều nhánh và tiếp tục tái sinh thành 1 bụi lớn Phải thường xuyên để cỏ cao phát triển um tùm mới thu hoạch, để cỏ lấn áp khiến cho cỏ dại không phát triển được, nếu thu hoạch non thì cỏ dại có ánh sáng phát triển, chúng ta sẽ bị mất công làm cỏ dại. Cách Bảo Quản Hạt Giống Cỏ sả lá lớn Bảo quản hạt giống ở nơi có nhiệt độ mát, khoảng 18-20 độ C (trong kho lạnh), hoặc gói cận thận lại để trong ngăn mát của tủ lạnh. Tránh tình trạng hạt bị ẩm, mốc. Từ khi bóc bao bì sản phẩm nên trồng trong thời gian khoảng 3 tháng trở lại, nếu để quá lâu thì tỉ lệ nảy mầm càng giảm dần Hạt tự thu hoạch tỉ lệ nảy mầm sẽ không cao ( khoảng 25-30%), vì không thông qua quá trình xử lý hạt lép, không trồng đúng kỹ thuật lấy hạt nên tỉ lệ hạt chắc rất thấp, vì vậy bà con chăn nuôi nên chọn những nơi uy tín để chọn nơi cung cấp hạt giống cỏ mombasa uy tín chất lượng, Tránh mua phải những nơi hạt tự thu hoạch, hoặc nhập lậu không thông qua quá trình xử lý. 3. Kỹ thuật trồng cỏ cỏ Stylo (Cỏ họ đậu) Cỏ Stylo là loại cây bộ đậu, lưu niên, thân đứng hoặc bò. Cỏ Stylo có khả năng thích ứng rộng và dễ nhân giống. Thời gian gieo trồng tuỳ thuộc vào dùng cành giâm hay dùng hạt. Nếu gieo hạt, tốt nhất vào đầu mùa mưa (tháng 3 - tháng 4, đối với miền Bắc và tháng 5 - tháng 6, đối với miền Nam). Nếu dùng cành giâm thì trồng vào giữa mùa mưa (tháng 7 - tháng 8). Thu hoạch từ tháng 6 - tháng 12. Chu kỳ kinh tế 4 - 5 năm. • Chuẩn bị đất Yêu cầu làm đất kỹ như trồng cỏ voi (cầy, bừa hai lần), cầy sâu 15 - 20 cm, bảo đảm đất tơi nhỏ, hạt đất có đường kính dưới 1cm chiếm 70 - 80%, hạt đất có
  • 58. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 56 đường kính 2 - 5 cm chỉ chiếm 20 - 30%. Làm sạch cỏ dại. Giữa hai lần cày bừa nên cách nhau 10 -15 ngày để diệt được nhiều mầm cỏ dại trước khi gieo trồng. Lượng phân bón trên mỗi hecta là: 10 - 15 tấn phân chuồng hoai mục - bón lót toàn bộ theo hàng rạch; 300 - 350 kg super lân - bón lót toàn bộ theo hàng rạch; 100 - 150 kg clorua kali - bón lót toàn bộ theo hàng rạch; 50 kg urê - bón thúc khi cây đạt độ cao 5 - 10 cm; Nếu đất chua thì bón lót thêm vôi (0,5 tấn vôi/ha khi pH < 5 và 1,0 tấn vôi/ha khi pH = 5,0 - 5,5). Cách bón: rải đều khi cầy bừa. • Cách trồng và chăm sóc Có thể trồng cỏ theo hai cách: + Trồng bằng cành giâm: cắt cành dài 30 - 40 cm, có 4 - 5 mắt. Sau khi làm đất kỹ, rạch hàng sâu khoảng 15 cm, hàng cách hàng 45 - 50 cm. Trồng theo khóm, mỗi khóm 5 - 6 cành và các khóm cách nhau 25 cm. Lấp đất dày 5 - 6 cm để cành ngập trong đất 20 cm. + Gieo bằng hạt: sử dụng 5 - 6 kg hạt giống cho 1ha. Rạch hàng sâu khoảng 10 cm và hàng cách hàng 45 - 50 cm. Gieo hạt theo hàng rạch. Sau đó lấp lớp đất mỏng. Để cho cây chóng mọc, có thể ủ hạt trong nước nóng 60 - 700C, khi hạt nứt nanh thì đem gieo. Cũng có thể gieo hạt trong vườn ươm và khi cây mọc cao 20 - 25 cm thì nhổ ra trồng theo rạch với khoảng cách cây cách cây 15 - 20 cm . Khi cây mọc cao khoảng 5 - 10 cm thì tiến hành xới xáo cho đất tơi xốp và làm sạch cỏ dại, đồng thời bón thúc bằng urê. Khoảng 2 tháng tuổi xới cỏ một lần nữa, tạo điều kiện cho cỏ phát triển tốt. • Thu hoạch và sử dụng Thu hoạch cỏ Stylo lứa đầu khoảng 3 tháng sau khi trồng, tức là lúc cỏ cao khoảng 60 cm và thảm cỏ che phủ kín đất. Khi thu hoạch cắt cách mặt đất 15 - 20 cm. Thu hoạch các lứa tiếp theo cứ sau 2 - 2,5 tháng, lúc cây cao 35 - 40 cm.
  • 59. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 57 Cũng như các loại cây bộ đậu khác, cỏ Stylo là nguồn thức ăn tươi xanh giàu protein, là nguồn đạm lá quan trọng để bổ sung và nâng cao chất lượng khẩu phần thức ăn cho gia súc nhai lại. Ngoài ra, có thể dùng phối hợp cỏ Stylo với một số cây hoà thảo như cỏ voi, cỏ Xu đăng, cây ngô... làm nguyên liệu ủ ướp, nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ xanh. Cũng có thể phơi khô thân, lá cỏ Stylo, nghiền thành bột cỏ và sử dụng như nguồn bổ sung protein có giá trị, thay thế một phần thức ăn tinh. Có thể sử dụng làm bãi chăn thả gia súc nhai lại. Tuy nhiên, do khả năng chịu dẫm đạp của cỏ Stylo kém hơn so với các cỏ hoà thảo khác như Pangola, Ghinê... nên thời gian chờ đợi giữa hai chu kỳ chăn thả sẽ dài hơn. Kỹ thuật trồng cỏ Stylo Cỏ Stylo: Là loại cây họ đậu, lưu niên, thân đứng hoặc bò. Là loại cây thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, ít bị sâu bệnh, có khả năng thích ứng rộng (chịu được khô hạn và úng ngập tạm thời) và dễ nhân giống. Ngoài tác dụng làm nguồn thức ăn cho gia súc chất lượng cao do giầu protein (cho ăn xanh, ủ với các loại cỏ hoặc chăn thả) nó còn được trồng xen với cây ăn quả, chè, cà phê để cải tạo đất, che phủ đất và chống xói mòn. Có thể trồng cỏ Stylo bang hạt hoặc trồng bằng cành giâm. Năng suất trên một ha từ 40 đến 50 tấn mỗi năm. Thời gian gieo trồng: từ tháng 3 đến tháng 6. Thu hoạch tháng 6 đến tháng 12. Trồng một lần, có thể thu hoạch 4 - 5 năm. Đất trồng và chuẩn bị đất trồng cỏ Stylo Cỏ Slylo phù hợp với nơi cao, ngay cả vùng đất đồi cao, mọc trên nhiều loại đất khác nhau (đất chua, đất nghèo dinh dưỡng,...) Làm đất kỹ như trồng cỏ Voi (cày, bừa hai lần), cày sâu 15 - 20 cm, bảo đảm đất tơi nhỏ. Làm sạch cỏ dại giữa hai lần cày bừa (cách nhau 10 - 15 ngày), để diệt được mầm cỏ dại (trước khi gieo trồng). Làm đất kỹ rồi rạch hàng sâu
  • 60. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 58 khoảng 15cm (nếu trồng bằng cành giâm), và 10cm (nếu gieo bằng hạt) hàng cách hàng 45 - 50 cm. Phân bón Mỗi ha, bón: 10 - 15 tấn phân chuồng hoại mục - bón lót toàn bộ theo hàng rạch; 300 - 350kg super lân - bón lót toàn bộ theo hàng rạch; 100 - 150kg clorua ka li - bón lót toàn bộ theo hàng rạch; 50kg urê - bón thúc khi cây đạt độ cao 5 - 10 cm. Đất chua, thì bón lót thêm vôi (rải đều khi cày bừa - 0,5 - 1 tấn cho một ha). Trồng và chăm sóc cỏ Stylo + Trồng bằng cành giâm. cắt cành dài 30 - 40 cm, có 4 -5 mắt. Trồng theo khóm, dọc theo rãnh, mỗi khóm 5 - 6 cành và các khóm cách nhau 25 cm. Lấp đất dày 5 - 6 cm để cành ngập trong đất 20 cm. + Gieo bằng hạt: sử dụng 5 - 6 kg hạt giống cho một ha; gieo theo hàng rạch. Sau đó lấp lớp đất mỏng. Để cho cây chóng mọc, có thể ủ hạt trong nước nóng 60 - 700C, khi hạt nứt nanh thì đem gieo. Có thể gieo hạt trong vườn ươm, và khi cây mọc cao 20 - 25cm, thì bứng trồng theo rạch, khoảng cách cây này đến cây kia 15 - 20 cm. Cây mọc cao khoảng 5 - 10cm, tiến hành xới xáo cho đất tơi xốp và làm sạch cỏ dại, đồng thời bón thúc (bằng urê). Khoảng 2 tháng tuổi, xới cỏ một lần nữa, tạo điều kiện cho cỏ phát triển. Thu hoạch cỏ Stylo lứa đầu khoảng 3 tháng sau khi trồng, lúc cỏ cao khoảng 60 cm và thảm cỏ che phủ kính đất. Thu hoạch: cắt cách mặt đất 15 - 20 cm; thu hoạch các lứa tiếp theo cứ sau 2 2,5 tháng, lúc cỏ cao 35 - 40 cm. 3. Kỹ thuật trồng cây dược liệu Các đối tượng cây trồng được áp dụng như Đinh lăng, Nghệ, sạ đen, sả, đương quy, sa nhân, đẳng sâm, cà gai leo, giảo cổ lam, đông trùng hạ thảo...
  • 61. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 59
  • 62. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 60 TT TÊN CÂY HÌNH ẢNH TÊN KHOA HỌC THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CHÍNH CÔNG DỤNG 1 Cây nghệ Curcuma longa L Curcumi-noids Cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như protein, chất xơ, niacin, vitamin C, vitamin E, vitamin K, natri, canxi, đồng, kẽm, sắt và magiê. chất chống oxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, chống ung thư, kháng đột biến và chống viêm. 2 Cây sả Cymbopogon Citratus (dc.) Stapf thuộc họ Poaecea. Citral (3,7-đimêtyl- 2,6-octađienal) + Chữa cảm cúm, sốt. + Giúp tiêu hoá, chữa đầy bụng, nôn mửa, trung tiện kém. + Chữa chàm mặt. + Tinh dầu sả còn tác dụng trừ muỗi, tẩy mùi hôi
  • 63. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 61 TT TÊN CÂY HÌNH ẢNH TÊN KHOA HỌC THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CHÍNH CÔNG DỤNG 3 Đẳng sâm Codonopsis pilosula (Franch) Nannf Đường, saponin, một số alcaloid, vitamin, protein. + Bổ tỳ, kiện vị, giúp tiêu hóa, tăng tiết tân dịch, bồi dưỡng cơ thề. + Dùng chữa các chứng bệnh: Tỳ vị yếu, người suy nhược, biếng ăn, miệng khát, ho, thiếu máu… 4 Cà gai leo Solanum hainanense – Hance Solanaceae Tinh bột, Ancaloit, glycoancaloit Trị các bệnh về gan như: Bệnh vàng da, vàng mắt, mụn nhọt, mẩn ngứa nhân dân
  • 64. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 62 TT TÊN CÂY HÌNH ẢNH TÊN KHOA HỌC THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CHÍNH CÔNG DỤNG 5 Đinh lăng Polyscias fruticosa glucosid, alcaloid, saponin, triterpen, tanin, 13 loại acid amin, vitamin B1 + Đinh lăng làm thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, sản hậu huyết xông nhức mỏi. Còn dùng làm thuốc chữa ho, ho ra máu, thông tiểu tiện, chữa kiết lỵ. + Thân và cành chữa phong thấp, đau lưng. Lá dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt. saung tấy, sưng vú. + Ở Ấn độ, người ta cho là cây có tình làm se, dùng trong điều trị sốt. 6 Riềng Alpinia officinarum xineola và metylxinnamat galangola. flavon. galangin (C15H10O5), alpinin (C17H12O6) và kaempferit C16H12O6 (1-3dioxy- + Chữa đau bụng do lạnh + Chữa phong thấp + Chữa sốt rét + Trị chứng đầy bụng, khó tiêu + Chữa đau dạ dày do hư hàn + Chữa hắc lào
  • 65. Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Sx Thương Mại Và Dịch Vụ Hoàng Gia Dự án: Chăn nuôi và trồng trọt Hà Giang 63 TT TÊN CÂY HÌNH ẢNH TÊN KHOA HỌC THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CHÍNH CÔNG DỤNG 4-metoxyflavonon) + Chữa lang ben + Chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém + Chữa tỳ vị hư hàn, đau bụng sôi bụng, đại tiện phần lỏng + Chữa tiêu chảy nhiều lần, phân có lẫn bọt, quấy khóc ở trẻ em + Chữa ngộ độc thức ăn, đau bụng, nôn mửa + Bài thuốc xoa bóp