SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
PHẦN I. ĐĂT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Khi xã hội ngày càng phát triển, mức sống được nâng cao kéo theo nhu
cầu khách quan của con người được nâng lên. Ai cũng muốn bản thân mình
sử dụng các dịch vụ, hàng hóa chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nhưng giá cả phải
vừa phải. Doanh nghiệp hơn ai hết họ hiểu rõ điều này, chính vì thế các doanh
nghiệp đã không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao quy trình công
nghệ sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng các dịch
vụ mà mình cung cấp ... nhưng cần giảm thiểu tối đa chi phí để trực tiếp hạ
giá bán hàng hóa giá cung cấp dịch vụ nhằm tạo sức cạnh tranh cho sản
phẩm, dịch vụ của DN trên thị trường.
Trong doanh nghiệp chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng số chi phí để sản xuất lên sản phẩm hoặc cấu thành nên dịch vụ vì
vậy ngay từ khâu đầu vào cho đến các khâu lưu trữ bảo quản và sử dụng
nguyên vật liệu đều phải được quản lý khoa học sao cho quá trình sử dụng
nguyên vật liệu đạt hiệu quả tiết kiệm, nhằm giảm thiểu tỷ trọng tiêu hao
nguyên vật liệu trong sản phẩm, dịch vụ giúp doanh nghiệp hạ giá thành sản
phẩm dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, theo đuổi mục tiêu cuối cùng là gia
tăng lợi nhuận. Để có thể đạt được mục tiêu quản lý nguyên vật liệu một cách
khoa học doanh nghiệp đã sử dụng công cụ quản lý kế toán, cụ thể là kế toán
nguyên vật liệu do vậy kế toán nguyên vật liệu giữ một vai trò quan trọng
trong công tác quản lý của doanh nghiệp, đặc biệt là ở góc độ kiểm soát chi
phí, duy trì tính ổn định, thường xuyên của quá trình cung cấp nguyên vật liệu
cho sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ.
Cũng chính vì vậy mà vấn đề tìm hiểu sâu hơn về kế toán nguyên vật liệu
trở nên cấp thiết, hiểu được được điều đó nên trong quá trình thực tập tại
Công Ty TNHH DV&TM ngọc Tân em đã chọn đề tài "Kế toán nguyên vật
liệu" để nghiên cứu và viết chuyên đề.
1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu sâu hơn về kế toán nguyên vật liệu
1.2.1 Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 26 tháng 5 năm 2013 đến ngày 01 tháng 7 năm 2013
1.2.2 Không gian nghiên cứu
Tại Công Ty TNHH DV&TM Ngọc Tân
Địa chỉ: Trung Hưng, Yên Mỹ, Hưng Yên
2
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU
2.1 Khái niệm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động và là một trong ba yếu tố cơ bản của
quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh thì không giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu và nó chỉ tham
gia vào một quá trình sản xuất kinh doanh. Giá trị toàn bộ của nguyên vật liệu
được chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra hoặc là chi phí
sản xuất kinh doanh trong kỳ.
2.2 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp ,nguyên vật liệu là đối tượng lao động, một trong ba
yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể
sản phẩm, dịch vụ. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, cấu thành dịch
vụ , bị tiêu hao toàn bộ, chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ.
Việc đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm các loại nguyên vật
liệu có tác động mạnh mẽ đến các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp một cách tích cực là vì : cung ứng, dự trữ đồng bộ, kịp thời và
chính xác nguyên vật liệu là điều kiện có tính chất tiền đề cho sự liên tục của
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc cung ứng nguyên vật
liệu có chất lượng cao còn là điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, góp
phần sử dựng tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động và đảm bảo
cung ứng, sử dụng tiết kiệm, dự trữ đầy đủ nguyên vật liệu còn có ảnh hưởng
tích cực đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và việc hạ thấp giá thành
sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp mình.
3
2.3 Ý nghĩa của nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu có hình thái biểu hiện cụ thể ở dạng vật chất như sắt, thép
trong doanh nghiệp cơ khí, sợi trong doanh nghiệp
Nguyên vật liệu chỉ tham gia một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và
chúng bị tiêu hao toàn bộ để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm, giá trị của
chúng được chuyển toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ lệ lớn trong toàn bộ chi phí sản
xuất và giá thành của sản phẩm.
Vì vậy nguyên vật liệu có ý nghĩa rất quan trọng không thể thiếu được trong
quá trình sản xuất, hình thành dịch vụ, nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp
đến sản phẩm vầ mặt định lượng, chất lượng, số lượng, giá cả..
2.4 Phân loại nguyên vật liệu
Trong các doanh nghiệp , vật liệu bao gồm rất nhiều loại, thứ khác nhau
với nội dung kinh tế, công dụng trong quá trình sản xuất và tính năng khác
nhau. Để có thể quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết tới
từng loại, thứ vật liệu phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp cần thiết
phải tiến hành phân loại chúng theo những tiêu thức phù hợp.
• Trước hết căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong
doanh nghiệp sản xuất,nguyên vật liệu chia làm những loại sau :
- Nguyên, vật liệu chính
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu chính là đối tượng
lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm như sắt thép trong các
doanh nghiệp chế tạo máy, cơ khí, xây dựng, bông trong các doanh nghiệp
dệt, kéo sợi, vải trong các xí nghiệp may mặc... Đối với bán thành phẩm mua
4
ngoài với mục đích tiếp tục sản xuất sản phẩm cũng được coi là nguyên vật
liệu chính.
- Vật liệu phụ : Vật liệu phụ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất sản
phẩm như làm tăng chất lượng nguyên vật liệu chính, tăng chất lượng sản
phẩm, hoặc phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ sản xuất, cho việc bảo
quản bao gói sản phẩm như các loại thuốc nhuộm, tẩy, sơn, dầu nhờn,...
- Nhiên liệu: Trong doanh nghiệp sản xuất nhiên liệu bao gồm các loại thể
lỏng, khí, rắn dùng để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho các
phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất kinh
doanh như củi, xăng, dầu, than, ga...
- Phụ tùng thay thế: Bao gồm các thiết bị, phụ tùng, chi tiết dùng để thay
thế, sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải...
- Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các thiết bị, phương tiện được sử dụng
cho công việc xây dựng cơ bản (cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ,
khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản)
- Vật liệu khác: Là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất, chế tạo
sản phẩm như gỗ, sắt, thép vụn hoặc phế liệu thu nhặt, thu hồi trong quá trình
thanh lý tài sản cố định.
• Căn cứ vào nguồn hình thành, nguyên nguyên vật liệu được chia làm 2
nguồn .
- NVL nhập từ bên ngoài :Do mua ngoài, nhận vốn góp liên doanh, nhận
biếu tặng…
- NVL tự chế : Do doanh nghiệp tự sản xuất.
• Căn cứ vào mục đích, công cụ của nguyên liệu có thể chia :
5
- NVL dùng cho sản xuất kinh doanh gồm :
+ Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm.
+ Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ phận
bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp.
- Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác :
+ Nhượng bán
+ Đem góp vốn
+ Đem quyên tặng
Ngoài ra, để phục vụ cho việc quản lý vật tư một cách tỉ mỉ, chặt chẽ,
đặc biệt trong điều kiện ứng dụng tin học vào công tác kế toán cần phải lập
danh điểm vật tư vật liệu. Tùy theo từng doanh nghiệp, hệ thống doanh điểm
vật tư có thể xây dựng theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo đơn giản dễ
nhớ, không trùng lặp. các doanh nghiệp thường dùng ký hiệu tài khoản cấp 1,
tài khoản cấp 2 để ký hiệu tên vật liệu.
- Danh điểm vật tư được sử dụng thống nhất giữa các bộ phận quản lý
liên quan trong doanh nghiệp nhằm thống nhất trong quản lý từng vật tư.
2.4 Đánh giá nguyên vật liệu :
- Đánh giá NVL là việc xác định giá trị của vật liệu ở những thời điểm
nhất định và theo những nguyên tắc nhất định.
- Nguyên tắc giá gốc : theo chuẩn mực 02. Hàng tồn kho vật liệu phải
được đánh giá theo giá gốc. Gá gốc hay được gọi là trị giá vốn thực tế của vật
liệu là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được những vật liệu đó
ở địa điểm và trong trạng thái hiện tại.
6
- Nguyên tắc thận trọng : Vật liệu được đánh giá theo giá gốc, nhưng
trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo
giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá
bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, khinh doanh trừ đi chi phí
ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ươc tính cần thiết cho việc tiêu
thụ chúng.
- Nguyên tắc nhất quán : Các phương pháp kế toán áp dụng trong đánh giá
vật liệu phải đảm bảo tính nhất quán. Tức là kế toán đã chọn phương pháp
nào thì phải áp dụng phương pháp đó nhất quán trong suốt liên độ kế toán.
Doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp đã chọn, nhưng phải đảm bảo
phương pháp thay thế cho phép trình bày thông tin kế toán một cách trung
thực và hợp lý hơn. Đồng thời phải giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi
đó.
- Sự hình thành giá vốn thực tế của vật liệu được phân biệt ở các thời điểm
khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Thời điểm mua xác định giá trị thực vốn thực tế hàng mua.
+ Thời điểm nhập kho xác định trị giá vốn thực tế hàng nhập.
+ Thời điểm xuất kho xác định trị giá vốn thực tế hàng xuất.
+ Thời điểm tiêu thụ xác định trị giá vốn thực tế hàng tiêu thụ.
2.4.1 . Đánh giá nguyên vật liệu theo giá gốc
- Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho theo trị giá vốn thực tế.
Giá trị thực tế của nguyên vật liệu nhập kho là toàn bộ chi phí cấu
thành liên quan đến nguyên vật liệu nhập kho, được xác định theo từng nguồn
nhập.
7
Đối với vật liệu mua ngoài :
- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ :
Giá thực tế
nhập kho
=
Giá mua
ghi trên
hoá đơn
+
Các khoản thuế
nhập khẩu, thuế
khác (nếu có)
+
Chi phí thu
mua thực tế
(vận chuyển..)
+
Các khoản
giảm giá (nếu
có)
- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp hoặc những cơ sở kinh doanh không thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT:
Trị Giá thực tế
NVL nhập kho
=
Giá mua ghi trên
hóa đơn (giá chưa
thuế GTGT)
+
Chi phí mua ngoài
phát sinh
*Đối với vật liệu tự chế :
Trị Giá vốn thực
tế NVL nhập
kho
=
Tổng giá thanh
toán (Đã có thuế
GTGT)
+
Chi phí gia công
chế biến phát sinh
* Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến :
Trị Giá thực tế
nhập kho
=
Giá thực tế NVL
gia công chế biến
+
Chi phí gia công
chế biến
Đối với các cơ sở nộp thuế theo phương pháp trực tiếp và sơ sở không
thuộc diện chịu thuế GTGT, thì số tiền trả cho người nhận gia công phải bao
gồm cả thuế GTGT.
8
* Trường hợp đơn vị khác góp vốn liên doanh bằng NVL :
Trị Giá vốn thực tế
của NVL nhận góp
vốn liên doanh
=
Giá do hội đồng liên
doanh đánh giá
* Phế liệu thu hồi : Được đánh giá theo giá trị ước tính ( giá vốn thực tế có
thể sử dụng hoặc có thể bán được)
* Đối với vật liệu được biếu tặng :
Giá thực tế của NVL
nhập kho
=
Giá Thị trường tương
đương
- Đánh giá NVL thực tế xuất kho.
Vật tư được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, ở ngiều, thời điểm khác
nhau nên có giá trị khác nhau. Do đó, khi xuất kho tùy thuộc vào đặc điểm
hoạt động, yêu cầu, trình độ quản lý và điều kiện trang bị phương tiện kỹ
thuật tính toán ở từng doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp để xác định giá
trị vốn thực tế vật liệu xuất kho.
Theo chuẩn mực kế toán, phương pháp xác định trị giá vốn thực tế của
vật tư xuất kho bao gồm :
+ Phương pháp tính theo giá trị đích danh.
Theo phương pháp này khi xuất kho vật tư thì căn cứ vào số lượng xuất
nhập khẩu thuộc lô nào và đơn giá thưc tế của lô đó để tính giá vốn vật tư
xuất kho.
9
+ Phương pháp bình quân gia quyền :
Công thức:
Trị Giá thực tế
NVL xuất kho
=
Số lượng NVL
xuất kho
+
Đơn giá bình quân
gia qyền
Trong đó:
Giá đơn vị bình quân
cả kỳ dự trữ
=
Giá thực tế từng loại tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ
Lượng thực tế từng loại tồn đầu kỳ + nhập trong
kỳ
Đơn giá bình quân thường được tính cho từng thứ vật liệu.
Đơn giá có thể xác định cho cả kỳ (đơn giá bình quân cố định)
Đơn giá bình quân có thể xác định sau mỗi lần nhập (đơn giá bình quân
liên hoàn hay đơn giá bình quân di động).
+ Phương pháp nhập trước, xuất trước.
Theo phương pháp này cũng phải xác định được đơn giá thực tế của
từng lần nhập và cũng giả thiết hàng nào nhập kho sau thì xuất trước. Sau đó
căn cứ vào số lượng tồn kho tính ra giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc: tính
theo đơn giá thực tế của lần sau cùng đối với số lượng xuất kho thuộc lần
nhập sau cùng, số còn lại được tính theo đơn giá thực tế của các lần nhập
trước đó. Như vậy giá thực tế của vật liệu tồn kho cuối kỳ lại là giá thực tế
vật liệu thuộc các lần tồn đầu kỳ.
+ Phương pháp nhập sau, xuất trước.
10
Phương pháp này dựa trên giả định là hàng nào nhập sau được xuất
trước lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập.
trị giá bằng tồn kho cuối kỳ được tính trước những lần nhập đầu tiên.
Trong thực tế ngoài các phương pháp tính trên các doanh nghiệp còn
sử dụng tính theo đơn giá tồn đầu kỳ. Phương pháp này tính trị giá vốn thực tế
vật tư xuất kho được tính trên cơ sở số lượng NVL xuất kho và đơn giá thực
tế vật tư tồn đầu kỳ.
Trị Giá vốn thực
tế NVL xuất kho
=
Số lượng NVL
xuất kho
X
Đơn giá thực tế
tồn kho đầu kỳ
2.4.2 Đánh giá vật liệu theo giá hạch toán.
Đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều vật liệu, giá cả luôn biến động,
nghiệp vụ xuất – nhập diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giá thực
tế trở lên phức tạp, tốn nhiều công sức và nhiều khi không thực hiện được. Do
vậy để thuận tiện và đơn giản cho việc hạch toán hàng ngày cá đơn vị có thể
sử dụng giá hạch toán.
Giá hạch toán là giá ổn định do doanh nghiệp tự quy định và sử dụng
thống nhất trong 1 thời gian dài. Hàng ngày doanh nghiệp sử dụng giá hạch
toán để ghi sổ chi tiết giá trị vật liệu nhập, xuất. Cuối kỳ kế toán tính ra giá trị
vốn thức tế của vật tư xuất kho theo hệ số giá.
Hệ số giá (H) =
Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ
Lượng thực tế từng loại tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ
Trong đó :
Trị Giá vốn thực = Trị giá vật tư X Hệ số giá (H)
11
tế đầu tư tồn
kho
xuất kho
2.5 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu.
Để đáp ứng được yêu cầu quản lý, kế toán nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp sản xuất cần thực hiện các nhiệm vụ sau thật tốt :
* Thực hiện việc đánh giá, phân loại vật liệu phù hợp với các nguyên tắc,
yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và yêu cầu quản lý của doanh
nghiệp.
* Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với phương
pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp để ghi chép, phân loại,
tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng, giảm của vật liệu
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
* Tham gia việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua,
tình hình thanh toán với người bán, người cung cấp và tình hình sử dụng
nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn
Công Ty TNHH DV&TM Ngọc Tân đóng trên địa bàn thuộc xã
Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, là một đơn vị hoạt động trong
lĩnh vực cung cấp các dịch vụ sửa chữa, tân trang phục hồi thân vỏ xe ô tô,
buôn bán nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện ô tô liên quan đến dịch vụ công
ty mà công ty cung cấp.
3.1.1 lịch sử hình thành
12
Công Ty TNHH DV&TM Ngọc Tân được thành lập theo giấy phép
số 0900466403 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 09
tháng 9 năm 2009.
Khi mới thành lập công ty chỉ là một phân xưởng nhỏ gồm 5 người,
bao gồm cả đội ngũ quản lý và công nhân, đến nay đội ngũ nhân sự của công
ty đã tăng lên gấp 3 lần so với khi mới thành lập gồm 15 người chia thành 3
phân xưởng. Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh và do mới thành lập nên
công ty thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.1.2 Đặc điểm cơ bản
3.1.2.1 Chức năng
Cung cấp các dịch vụ sửa chữa, tân trang phục hồi thân vỏ xe ô tô, buôn bán
nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện ô tô liên quan đến dịch vụ công ty mà
công ty cung cấp.
3.1.2.2 Nhiệm vụ
Để duy trì hoạt động và phát triển công ty đã đề ra những nhiệm vụ
- Xây dựng các phương án nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao
chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh.
- Coi trọng yếu tố khách hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng về chất
lượng dịch vụ, hàng hóa linh động về thời gian, về phương thức thanh
toán
- Thực hiện đầy đủ các chính sách về quản lý trong doanh nghiệp, thức
hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước.
3.1.3 Một số chỉ tiêu tài chính
13
3.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý
3.1.4.1 Cơ cấu bộ máy quản trị
Do đặc thù, quy mô doanh nghiệp, và hạn chế về tài chính (do mới thành lập)
nên tổ chức bộ máy quản trị của công ty được bố trí tinh gọn nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý và tiết kiệm chi phí tài chính. Chi tiết cơ cấu công ty như
sau:
- Ban giám đốc: gồm giám đốc và các trợ lý. Giám đốc là người đại diện
pháp lý của công ty, chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Trợ lý là người tham mưu cho giám đốc, thực hiện các
1 Chỉ tiêu Mã 2010 2011 2012
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
01 729.157.050 263.783.045 323.841.144
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0 0
3
Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp DV (10 = 01- 02)
10 729.157.050 263.783.045 323.841.144
4 Giá vốn hàng bán 11 725.949.876 231.890.065 317.926.096
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp DV(20 = 10 - 11)
20 3.207.174 31.892.980 5.915.048
6 Doanh thu hoạt động tài chínhs 21 0 0 26.164
7 Chi phí tài chính 22 0 0 0
8 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 0 0 0
9 Chi phí quản lý kinh doanh 24 0 29.800.000 3.942.680
10
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
(30 = 20 + 21 - 22 – 24)
30 3.207.174 2.092.980 1.998.532
11 Thu nhập khác 31 0 0 0
12 Chi phí khác 32 0 0 0
13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 0 0 0
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế (50 = 30 + 40)
50 3.207.174 2.092.980 1.998.532
15 Chi phí thuế TNDN 51 801.794 523.245 499633
16
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp (60 = 50 – 51)
60 2.045.380 1.569.735 1.498899
14
công việc điều hành hoạt động của công ty theo ủy quyền của giám
đốc.
- Phòng điều hành: Điều hành hoạt động của công ty gồm có các chức
năng:
+ Kế toán: giám sát về tài chính trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
+ Kinh doanh: chịu trách nhiệm về thị trường, quan hệ khách hàng,
tổ chức thực hiện bán hàng, cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
+ Hành chính nhân sự, thực hiện các chức năng quản lý nhân sự
Kỹ thuật - vật tư: thực hiện chức năng giám sát kỹ thuật của công
nhân, kiểm tra chất lượng và cung ứng vật tư.
+ Phân xưởng 1: gò hàn, phục hồi vỏ xe
+ Phân xưởng 2: Sơn, tân trang vỏ xe
+ Phân xưởng 3: Tháo lắp, lắp ráp, hoàn thiện công việc
(Sơ đồ bộ máy quản trị của công ty)
3.1.4.2 Cơ cấu bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, do quy mô
doanh nghiệp, đặc điểm tổ chức và trình độ quản lý của công ty, bộ máy kế
15
Ban giám đốc
Phòng điều hành
KDKế toán KT-VTNhân sự
PX2PX 1 PX3
toán gồm 4 người, trong đó 3 người thường trực tại công ty, riêng kế toán
trưởng là nhân viên thuê ngoài nên không có mặt thường xuyên tại công ty,
Trong số 3 kế toán thường trực, có 2 người kiêm nhiệm các chức năng khác,
riêng với kế toán NVL là vị trí chuyên trách. Bộ máy kế toán của công ty
được thể hiện chi tiết trong sơ đồ dưới đây:
:
(Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
-Kế toán trưởng: có trách nhiệm quản lý ,chỉ đạo công tác hạch toán của các
kế toán viên.Kế toán trưởng có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính gửi cho cấp
trên .
16
Kế toán trưởng
Kế toán
nguyên vật
liệu
Kế toán thuế,, chi phí
bán hàng, Chi phí, NV
thống kế phân xưởng
Thủ quỹ,Kế toán
tiền gửi, kế toán
TSCĐ, Tiền
lương,BH xã hội
-Kế toán tiền mặt ,TGNH,thanh toán công nợ: theo dõi chi tiết tiền gửi ,tiền
vay,sự tăng giảm số tiền hiện tại của công ty và các khoản phảI thu ,phảI trả
khách hàng,phải trả nhân viên trong công ty. Hàng tháng tập hợp các phiếu
thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có để vào các sổ liên quan.
-Kế toán NVL,CCDC :theo dõi tình hình tăng giảm nguyên vật liệu, CCDC cả
về số lượng và giá trị.Hàng tháng đối chiếu số liệu với thủ kho để lập bảng
tổng hợp ,sổ chi tiết ,bảng phân bổ và cung cấp thông tin cho việc tính giá
thành.
-Kế toán TSCĐ, tiền lương: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và tính khấu
hao phân bổ cho từng đối tượng sử dụng.Cuối tháng tính lương phải trả và các
khoản trích theo lương (BHXH,BHYT,KPCĐ) đúng chế độ quy định và lập
bảng phân bổ lương cho từng bộ phận.
-Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: theo dõi tình hình tăng giảm
thành phẩm và xác định doanh thu thuần,lợi nhuận thu được và các khoản
thuế phải nộp cho nhà nước..
-Kế toán chi phí và tính giá thành :Tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh để
tính giá thành cho sản phẩm .Đồng thời cung cấp số liệu tập hợp được về chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp,chi phí tài chính cho kế toán
tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh để tính lợi nhuận thuần.
-Thủ quỹ: Là người quản lý số tiền mặt tại công ty ,chịu trách nhiệm thu ,chi
tiền khi có nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tiền mặt phát sinh ,lập và ghi vào
sổ quỹ tiền mặt.
3.2 Kết quả nghiên cứu
3.2.1 Thực trạng về tình hình NVL và công tác kế toán tại công ty
3.2.1.1 Thực trạng về tình hình nguyên vật liệu
17
3.2.1.1.1 Phân loại nguyên vật liệu trong công ty
Trong doanh nghiệp kinh doanh nguyên, vật liệu bao gồm nhiều loại thứ
khác nhau với nội dung kinh tế, vai trò, công dụng, tính chất lý hoá khác
nhau. Nên để thuận tiện cho việc quản lý chặt chẽ và hạch toán chi tiết
nguyên, vật liệu, cần thiết phải phân loại nguyên, vật liệu.
Phân loại nguyên, vật liệu là sắp xếp vật liệu theo từng loại, từng nhóm
theo những tiêu thức phù hợp. Căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò, công
dụng của vật liệu trong quá trình sản xuất xây lắp nguyên, vật liệu được chia
thành các loại sau:
a. Vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể
sản phẩm như:
+ Tôn các loại..
+ Hộp Inox các loại
+ Thép tròn các loại
+ Thép 1 ly : thép ống φ60; thép I 600; thép lưới 1 ly…
+ sắt V các loại
+ Sơn các loại
+ Nguyên vật liệu phụ cần thiết liên quan
b. Vật liệu phụ: là những vật liệu phụ chỉ có tác dụng trong quá trình
sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc phục vụ cho công tác quản lý như: các loại
phụ gia, dầu mỡ, dẻ lau,…, ô xi, đất đèn (O2, CaC2)
c. Nhiên liệu: thực chất là vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt
lượng cho quá trình thi công. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, khí, rắn để
18
phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho các phương tịên vận tải, máy
móc thiết bị thi công như: xăng A92, dầu diezen, …
d. Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại phụ tùng chi tiết được sử dụng
để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải như:
Bulông, lốp ô tô,Ắc quy......
g. Phế liệu: là các loại vật liệu được loại ra trong quá trình thực hiện
công việc như: sắt, thép vụn ,tôn thừa....
h. Vật liệu khác: là loại vật liệu không được xếp vào loại kể trên như
bao bì đóng gói, hộp, bìa cattong,quần áo bảo hô.,găng tay....
Việc phân chia nguyên, vật liệu thành các loại như trên giúp cho Kế
toán tổ chức các tài khoản tổng hợp, chi tiết để phản ánh tình hình hiện có và
sự biến động của các loại nguyên, vật liệu đó trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp nhận biết rõ nội
dung kinh tế và vai trò, chức năng của từng loại vật liệu trong quá trình sản
xuất kinh doanh, từ đó có biện pháp thích hợp trong việc tổ chức quản lý và
sử dụng có hiệu quả các loại vật liệu.
* Căn cứ vào mục đích, công dụng của vật liệu cũng như nội dung quy
định phản ánh chi phí vật liệu trên các tài khoản kế toán, vật liệu của doanh
nghiệp được chia thành:
- Nguyên, vật liệu trực tiếp dung cho sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Nguyên, vật liệu trực tiếp dùng cho các nhu cầu khác phục vụ quản lý
ở các phân xưởng sản xuất, đội sản xuất, phục vụ bán hang, quản lý doanh
nghiệp...
* Căn cứ vào nguồn nhập vật liệu. Vật liệu của doanh nghiệp được chia
thành:
19
- Nguyên, vật liệu mua ngoài
- Nguyên, vật liệu tự gia công chế biến.
- Nguyên, vật liệu thuê ngoài gia công chế biến
3.2.1.1.2 Quy trình sử dụng nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu trong công ty được sử dụng cho hai mục đích, xuất
bán trực tiếp cho khách hàng, dùng trong các phân xưởng để thực hiện dịch
vụ sửa chữa. Dưới đây là sơ đồ quy trình sử đụng nguyên vật liệu trong công
ty:
( Sơ đồ quy trình sử dụng NVL trong công ty TNHH DV&TM Ngọc Tân)
3.2.1.2 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty
3.2.1.2.1 Kế toán chi tiết Nguyên vật liệu tại công ty
20
Biên bản kiểm
tu , đơn hàng
Nguyên vật
liệu
Báo giá Xuất bán
trực tiếp
(PX3)
Vật liệu phụ,
phụ tùng thay
thế
(PX2)
Sơn, các
loại phụ gia
(PX1)
Sắt
thép, tôn, ô xi,
đất đèn.
Xuất bán
dịch vụ
sửa chữa
DV
TM
- Tại công ty TNHH dịch vụ và TM Ngọc Tân kế toán chi tiết nguyên vật
liệu sử dụng hình thức ghi thẻ song song, tại phòng kế toán và tại kho đều sử dụng
hình thức ghi sổ để theo dõi tình hình biến động của nguyên liệu,vật liệu.
Trình tự luân chuyển chứng từ theo sơ đồ sau:
Sơ đồ : Sơ đồ luân chuyển chứng từ
Chú thích:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Kiểm tra, đối chiếu
• Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại kho
Công việc của thủ kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép, phản ánh
hàng ngày tình hình nhập- xuất- tồn của từng thứ vật liệu. Căn cứ vào phiếu nhập,
phiếu xuất kho thủ kho sẽ tiến hành vào thẻ kho, mỗi chứng từ được ghi một dòng
trên thẻ kho. Thẻ kho được mở cho từng danh điểm vật liệu. Sau đó thủ kho sắp
xếp, phân loại chứng từ và lập phiếu giao nhận chứng từ chuyển về phòng kế
toán.Cuối tháng thủ kho tiến hành tổng cộng số nhập –xuất, tính ra số tồn kho về
mặt lượng theo từng danh điểm vật liệu.
• Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại phòng kế toán
Công việc của kế toán: Sau khi nhận được chứng từ nhập, xuất kho kế toán
kiểm tra, đối chiếu ghi đơn giá và tính ra số tiền. Sau đó lần lượt ghi các nghiệp vụ
nhập xuất vào sổ chi tiết vật liệu theo dõi cho từng danh điểm vật liệu tương ứng
với thẻ kho mở ở kho. Sổ này có nội dung tương tự thẻ kho chỉ khác là theo dõi cả
về mặt giá trị. Mỗi danh điểm vật liệu được mở một trang để theo dõi. Cuối tháng
kế toán sẽ cộng sổ kế toán chi tiết và đối chiếu tính khớp đúng với thẻ kho của thủ
kho. Căn cứ vào sổ này kế toán sẽ lập bảng: “BẢNG TỔNG HỢP NHẬP – XUẤT
– TỒN”
21
Bảng kê tổng hợp
nhập - xuất - tồn
Sổ kế toán
chi tiết
Chứng từ xuất
Thẻ kho
Chứng từ nhập
Tại phòng kế toán. Cuối tháng, cuối quỹ kế toán các bộ phận, phân xưởng,
đối chiếu số liệu trên phiếu xuất kho, sổ chi tiết vật liệu, bảng tổng hợp nhập – xuất
– tồn. Sau đó gửi phiếu xuất kho, bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn và các chứng từ gốc
có liên quan khác lên phòng tài chính kế toán của công ty. Tại đây kế toán sẽ tiến
hành đối chiếu và tổng hợp xem số liệu có khớp đúng không, đồng thời kế toán sẽ
tiến hành tổng hợp chung và lập báo cáo chung toàn doanh nghiệp bao gồm các chi
nhánh và các đơn vị cơ sở hạch toán phụ thuộc. Mặt khác làm căn cứ để kế toán
tiến hành tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo tài chính sau đó sẽ gửi cho kế toán
trưởng xét duyệt.
Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho thủ kho ghi chép vào
Thẻ kho, theo định kỳ (10 ngày) nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ
và kiểm tra việc ghi chép Thẻ kho của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào Thẻ kho.
Thẻ kho sử dụng tại đơn vị lập theo Mẫu số S12 - DN ban hành theo Quyết
định số 15 /2006/QĐ - BTC của Bộ trưởng BTC. Số liệu ghi trên thẻ kho phản ánh
số lượng nhập - xuất - tồn kho của từng thứ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ,
làm căn cứ xác định số lượng tồn kho dự trữ vật liệu, cộng cụ dụng cụ, và xác định
trách nhiệm vật chất của thủ kho.
Đồng thời với việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, kế toán vật tư phải tiến
hành ghi sổ chi tiết vật tư. Sổ chi tiết vật tư lập theo Mẫu số S10 - DN ban hành
theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC, được mở theo từng tài khoản nguyên liệu, vật liệu,
công cụ dụng cụ và chi tiết theo từng thứ vật liệu, dụng cụ. Số liệu trên Sổ chi tiết
vật tư phản ánh chi tiết tình hình nhập - xuất - tồn kho cả về số lượng và giá trị của
từng thứ nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ ở kho và làm căn cứ đối chiếu với việc ghi
chép của thủ kho.
Cuối tháng để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết,
kế toán phải căn cứ vào Sổ chi tiết để lập Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho vật
tư. Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho vật tư được lập theo Mẫu số S11 - DN, ban
hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC, được lập riêng cho từng tài khoản 152, 153.
Số liệu trên Bảng tổng hợp dùng để đối chiếu với số liệu TK 152, 153 trên Sổ cái.
Các mẫu Thẻ kho, Sổ chi tiết vật tư, Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho vật
tư được sử dụng tại Công ty: ( Phụ lục 08 )
- Tổ chức kế toán chi tiết ở phòng kế toán: Tại phòng kế toán sử dụng sổ
chi tiết để ghi chép hàng ngày, phản ánh tình hình NXT của từng thứ vật liệu. (Phụ
lục 09)
3.2.1.2.2 Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu tại công ty
22
a. Kế toán tổng hợp nhập Nguyên vật liệu
Công Ty TNHH dịch vụ và TM Ngọc Tân là công ty DV và TM nên vật tư
mua về thường được xuất dùng ngay. Vật liệu nhập kho của công ty thường là vật
liệu có thể xuất bán trực tiếp nếu yêu cầu khách hàng hoặc dùng để phục vụ cho
dịch vụ sửa chữa của công ty. Tài khoản sử dụng:
Nợ TK 152
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 1111: Trả bằng tiền mặt
Có TK 1121: Trả bằng tiền gửi ngân hàng
VD: Ngày 07/03/2013 phát sinh nghiệp vụ nhập kho vật liệu hạt nhựa của
Công ty Cổ phần nhựa Huy Hoàn.
+ Căn cứ vào hoá đơn GTGT mua vật liệu, phiếu nhập kho, kế toán phản ánh
giá trị của vật liệu nhập kho bằng bút toán:
Nợ TK 152: 625.000.000
Nợ TK 1331: 62.500.000
Có TK 1111: 687.500.000
Đồng thời phản ánh nghiệp vụ trên vào Sổ nhật ký chung.
Công ty sử dụng sổ Nhật ký chung theo Mẫu số S 03a - DN, được lập dựa
trên quy định thống nhất theo mẫu ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC.
+ Sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái TK
152 và các TK liên quan như 133, 111. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng
làm căn cứ để ghi vào sổ cái TK.
Mẫu sổ Nhật ký chung ( Phụ lục 10)
Công ty sử dụng Sổ cái theo Mẫu số S 03b - DN, được ban hành theo
Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC.
Sổ cái TK 152 dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
trong kỳ kế toán theo tài khoản 152 - Nguyên vật liệu (và các tài khoản kế toán
được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho công ty).
Mỗi TK được mở một Sổ cái, cuối tháng cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh
Có, tính ra số dư và cộng luỹ kế số phát sinh từ đầu quý của từng tài khoản để làm
căn cứ lập Bảng cân đối số phát sinh và Báo cáo tài chính.
23
- Trường hợp vật tư nhập kho được thanh toán bằng tiền vay ngắn hạn:
Nợ TK 152, 153
Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 311
Mẫu Sổ cái ( phụ lục 11)
b Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu
Vật liệu của công ty thường được sử dụng cho mục đích sau:
+ Phục vụ cho sản xuất sản phẩm là bao bì PP và bao bì carton, những vật
liệu này một phần xuất dùng ngay còn lại là được quản lý trong kho.
+ Phục vụ cho sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, phục vụ cho sản xuất, những
vật liệu này thường là vật liệu được quản lý trong kho.
- Một phần vật liệu mua về không qua kho mà xuất thẳng đến xưởng sản
xuất, căn cứ vào hoá đơn mua vật liệu kế toán định khoản:
Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 1111, 1121: Tổng tiền thanh toán
Đồng thời phản ánh nghiệp vụ trên vào sổ Nhật ký chung
VD: Ngày 18/03/2013 phát sinh nghiệp vụ mua hạt bical của Công ty Bình Minh.
Căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán định khoản:
Nợ TK 621: 84.000.000
Nợ TK 1331: 8.400.000
Có TK 1121: 92.400.000
Sau đó phản ánh nghiệp vụ trên vào sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 112, TK
133, TK 621
VD: Ngày 29/03/2013 phát sinh nghiệp vụ xuất kho hạt nhựa phục vụ sản
xuất, ta có số lượng hạt nhựa xuất kho là 29 tấn.
Tính Giá đơn vị bình quân gia quyền của vật liệu hạt nhựa sau lần nhập kho
ngày 07/03/2013 là :
24
Giá đơn vị
bình quân
=
784.000.000 + 625.000.000
=
24.719.298
(đ/tấn)32 + 25
Vì trong kỳ chỉ có 1 lần nhập kho nên giá đơn vị bình quân vật liệu xuất kho
trong kỳ là 24.719.298 đ/tấn (áp dụng cho cả 2 lần xuất). Từ đó tính ra được trị giá
vật liệu xuất kho trong kỳ.
Trị giá hạt nhựa xuất kho = 29 x 24.719.298 = 716.859.642 đ
Kế toán định khoản
Nợ TK 6232 : 716.859.642
Có TK 152: 716.859.642
- Trường hợp xuất vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất, căn cứ vào kế
hoạch sản xuất, căn cứ vào phiếu báo định mức tiêu hao nhiên liệu, lập phiếu xuất kho.
VD:
Ngày 29/03/2013 phát sinh nghiệp vụ xuất kho vật liệu hạt nhựa phục vụ sản xuất
Chi tiết:
Phục vụ sản xuất xưởng số 1: 10 Tấn
Phục vụ sản xuất xưởng số 2: 11 Tấn
Tính ra được giá thực tế xuất kho của hạt nhựa.
Trị giá hạt nhựa xuất kho = 21 x 24.719.298 = 519.105.258
Kế toán định khoản:
Nợ TK 6272 : 519.105.258
Có TK 152 : 519.105.258
Cuối tháng căn cứ vào nhật trình sản xuất để phân bổ chi phí vật liệu cho
từng phân xưởng.
Cuối tháng kế toán tổng hợp tất cả các phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ cho từng công trình và lập bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư. Bảng
tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư được lập cho từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ.
Để xác định giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho, dựa vào Nhật trình
sản xuất kế toán lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ nhằm theo dõi số lượng
vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho từng xưởng.
Từ bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty, kế toán phản
ánh lên Nhật ký chung và sổ cái theo từng xưởng, cho công việc kế toán được gọn
nhẹ. Nếu có yêu cầu kiểm tra số vật liệu xuất dùng cho từng xưởng thì kế toán kiểm
tra trên bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư và Bảng phân bổ nguyên vật liệu,
25
công cụ dụng cụ và đối chiếu vào sổ cái TK 152, TK 153 và các sổ chi tiết liên
quan.
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc để kế toán ghi chép các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh vào nhật kí chung, sau đó ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán
phù hợp.( Phụ lục 12)
26
3.2.2 Thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp
3.2.2.1 Thuận lợi
3.2.2.2 Khó khăn
3.2.2.3 Một số giải pháp
27
PHẦN IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 kiến nghị
28

More Related Content

What's hot

Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...Sống Động
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và giá thành công ty Thái Dương
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và giá thành công ty Thái DươngBáo cáo thực tập kế toán chi phí và giá thành công ty Thái Dương
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và giá thành công ty Thái DươngDương Hà
 
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"Tuấn Anh
 
Báo cáo thực tập hệ thống kế toán
Báo cáo thực tập hệ thống kế toán Báo cáo thực tập hệ thống kế toán
Báo cáo thực tập hệ thống kế toán Lớp kế toán trưởng
 
Tai lieu hoc tap. to chuc cong tac ke toan
Tai lieu hoc tap. to chuc cong tac ke toanTai lieu hoc tap. to chuc cong tac ke toan
Tai lieu hoc tap. to chuc cong tac ke toanJenny Van
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmBáo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmNgọc Hà
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaBáo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng ThápBáo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng ThápLớp kế toán trưởng
 
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuHọc kế toán thực tế
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( 2015, chọn lọc)
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( 2015, chọn lọc)Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( 2015, chọn lọc)
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( 2015, chọn lọc)Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...luanvantrust
 

What's hot (20)

Chua bai tap.pdf
Chua bai tap.pdfChua bai tap.pdf
Chua bai tap.pdf
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả, TT 200, HAY!
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả, TT 200, HAY!Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả, TT 200, HAY!
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu, phải trả, TT 200, HAY!
 
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và giá thành công ty Thái Dương
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và giá thành công ty Thái DươngBáo cáo thực tập kế toán chi phí và giá thành công ty Thái Dương
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và giá thành công ty Thái Dương
 
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
Bài giảng"Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu"
 
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng KênhĐề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
 
Kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị trường học
Kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị trường họcKế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị trường học
Kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị trường học
 
Báo cáo thực tập hệ thống kế toán
Báo cáo thực tập hệ thống kế toán Báo cáo thực tập hệ thống kế toán
Báo cáo thực tập hệ thống kế toán
 
Tai lieu hoc tap. to chuc cong tac ke toan
Tai lieu hoc tap. to chuc cong tac ke toanTai lieu hoc tap. to chuc cong tac ke toan
Tai lieu hoc tap. to chuc cong tac ke toan
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmBáo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaBáo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
 
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng ThápBáo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
Báo cáo thực tập kế toán vật liệu tại công ty Đồng Tháp
 
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ...
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( 2015, chọn lọc)
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( 2015, chọn lọc)Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( 2015, chọn lọc)
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( 2015, chọn lọc)
 
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...
Hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Truyền thông quả...
 
Dự toán sản xuất kinh doanh
Dự toán sản xuất kinh doanhDự toán sản xuất kinh doanh
Dự toán sản xuất kinh doanh
 

Similar to Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu

Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp 22 - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp 22 - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp 22 - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp 22 - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội  - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội  - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfLuanvan84
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMD
Kế toán  nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMDKế toán  nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMD
Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMDDương Hà
 
bctntlvn (119).pdf
bctntlvn (119).pdfbctntlvn (119).pdf
bctntlvn (119).pdfLuanvan84
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụ trong doanh nghiệpLuận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệphttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệpLuận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệphttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệpLuận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệphttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu (20)

Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Sản xuất Thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Sản xuất Thương mạiĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Sản xuất Thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Sản xuất Thương mại
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp 22 - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp 22 - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp 22 - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp 22 - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt - May, 9đ
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt - May, 9đĐề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt - May, 9đ
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt - May, 9đ
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội  - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội  - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội - Gửi miễn ...
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdf
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mạiĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mại
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TYPHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAY
 
Khóa luận kế toán nguyên vật liệu - công cụ, dụng cụ tại công ty sản xuất vật...
Khóa luận kế toán nguyên vật liệu - công cụ, dụng cụ tại công ty sản xuất vật...Khóa luận kế toán nguyên vật liệu - công cụ, dụng cụ tại công ty sản xuất vật...
Khóa luận kế toán nguyên vật liệu - công cụ, dụng cụ tại công ty sản xuất vật...
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty, HAYĐề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí ô tô
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí ô tôĐề tài: Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí ô tô
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí ô tô
 
Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMD
Kế toán  nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMDKế toán  nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMD
Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMD
 
bctntlvn (119).pdf
bctntlvn (119).pdfbctntlvn (119).pdf
bctntlvn (119).pdf
 
Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.docx
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụ trong doanh nghiệpLuận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệpLuận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệpLuận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cơ điện lạnh Bat.docx
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cơ điện lạnh Bat.docxHoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cơ điện lạnh Bat.docx
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cơ điện lạnh Bat.docx
 
Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...
 

Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu

  • 1. PHẦN I. ĐĂT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Khi xã hội ngày càng phát triển, mức sống được nâng cao kéo theo nhu cầu khách quan của con người được nâng lên. Ai cũng muốn bản thân mình sử dụng các dịch vụ, hàng hóa chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nhưng giá cả phải vừa phải. Doanh nghiệp hơn ai hết họ hiểu rõ điều này, chính vì thế các doanh nghiệp đã không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao quy trình công nghệ sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng các dịch vụ mà mình cung cấp ... nhưng cần giảm thiểu tối đa chi phí để trực tiếp hạ giá bán hàng hóa giá cung cấp dịch vụ nhằm tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ của DN trên thị trường. Trong doanh nghiệp chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí để sản xuất lên sản phẩm hoặc cấu thành nên dịch vụ vì vậy ngay từ khâu đầu vào cho đến các khâu lưu trữ bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu đều phải được quản lý khoa học sao cho quá trình sử dụng nguyên vật liệu đạt hiệu quả tiết kiệm, nhằm giảm thiểu tỷ trọng tiêu hao nguyên vật liệu trong sản phẩm, dịch vụ giúp doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, theo đuổi mục tiêu cuối cùng là gia tăng lợi nhuận. Để có thể đạt được mục tiêu quản lý nguyên vật liệu một cách khoa học doanh nghiệp đã sử dụng công cụ quản lý kế toán, cụ thể là kế toán nguyên vật liệu do vậy kế toán nguyên vật liệu giữ một vai trò quan trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp, đặc biệt là ở góc độ kiểm soát chi phí, duy trì tính ổn định, thường xuyên của quá trình cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Cũng chính vì vậy mà vấn đề tìm hiểu sâu hơn về kế toán nguyên vật liệu trở nên cấp thiết, hiểu được được điều đó nên trong quá trình thực tập tại Công Ty TNHH DV&TM ngọc Tân em đã chọn đề tài "Kế toán nguyên vật liệu" để nghiên cứu và viết chuyên đề. 1
  • 2. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu sâu hơn về kế toán nguyên vật liệu 1.2.1 Thời gian nghiên cứu Từ ngày 26 tháng 5 năm 2013 đến ngày 01 tháng 7 năm 2013 1.2.2 Không gian nghiên cứu Tại Công Ty TNHH DV&TM Ngọc Tân Địa chỉ: Trung Hưng, Yên Mỹ, Hưng Yên 2
  • 3. PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU 2.1 Khái niệm về nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là đối tượng lao động và là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì không giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu và nó chỉ tham gia vào một quá trình sản xuất kinh doanh. Giá trị toàn bộ của nguyên vật liệu được chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra hoặc là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 2.2 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp Trong doanh nghiệp ,nguyên vật liệu là đối tượng lao động, một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm, dịch vụ. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, cấu thành dịch vụ , bị tiêu hao toàn bộ, chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Việc đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm các loại nguyên vật liệu có tác động mạnh mẽ đến các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách tích cực là vì : cung ứng, dự trữ đồng bộ, kịp thời và chính xác nguyên vật liệu là điều kiện có tính chất tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng cao còn là điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần sử dựng tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động và đảm bảo cung ứng, sử dụng tiết kiệm, dự trữ đầy đủ nguyên vật liệu còn có ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và việc hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp mình. 3
  • 4. 2.3 Ý nghĩa của nguyên vật liệu Nguyên vật liệu có hình thái biểu hiện cụ thể ở dạng vật chất như sắt, thép trong doanh nghiệp cơ khí, sợi trong doanh nghiệp Nguyên vật liệu chỉ tham gia một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và chúng bị tiêu hao toàn bộ để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm, giá trị của chúng được chuyển toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ lệ lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm. Vì vậy nguyên vật liệu có ý nghĩa rất quan trọng không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, hình thành dịch vụ, nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm vầ mặt định lượng, chất lượng, số lượng, giá cả.. 2.4 Phân loại nguyên vật liệu Trong các doanh nghiệp , vật liệu bao gồm rất nhiều loại, thứ khác nhau với nội dung kinh tế, công dụng trong quá trình sản xuất và tính năng khác nhau. Để có thể quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết tới từng loại, thứ vật liệu phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành phân loại chúng theo những tiêu thức phù hợp. • Trước hết căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất,nguyên vật liệu chia làm những loại sau : - Nguyên, vật liệu chính Đối với các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm như sắt thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy, cơ khí, xây dựng, bông trong các doanh nghiệp dệt, kéo sợi, vải trong các xí nghiệp may mặc... Đối với bán thành phẩm mua 4
  • 5. ngoài với mục đích tiếp tục sản xuất sản phẩm cũng được coi là nguyên vật liệu chính. - Vật liệu phụ : Vật liệu phụ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất sản phẩm như làm tăng chất lượng nguyên vật liệu chính, tăng chất lượng sản phẩm, hoặc phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ sản xuất, cho việc bảo quản bao gói sản phẩm như các loại thuốc nhuộm, tẩy, sơn, dầu nhờn,... - Nhiên liệu: Trong doanh nghiệp sản xuất nhiên liệu bao gồm các loại thể lỏng, khí, rắn dùng để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho các phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh như củi, xăng, dầu, than, ga... - Phụ tùng thay thế: Bao gồm các thiết bị, phụ tùng, chi tiết dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải... - Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các thiết bị, phương tiện được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản (cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản) - Vật liệu khác: Là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như gỗ, sắt, thép vụn hoặc phế liệu thu nhặt, thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định. • Căn cứ vào nguồn hình thành, nguyên nguyên vật liệu được chia làm 2 nguồn . - NVL nhập từ bên ngoài :Do mua ngoài, nhận vốn góp liên doanh, nhận biếu tặng… - NVL tự chế : Do doanh nghiệp tự sản xuất. • Căn cứ vào mục đích, công cụ của nguyên liệu có thể chia : 5
  • 6. - NVL dùng cho sản xuất kinh doanh gồm : + Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm. + Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. - Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác : + Nhượng bán + Đem góp vốn + Đem quyên tặng Ngoài ra, để phục vụ cho việc quản lý vật tư một cách tỉ mỉ, chặt chẽ, đặc biệt trong điều kiện ứng dụng tin học vào công tác kế toán cần phải lập danh điểm vật tư vật liệu. Tùy theo từng doanh nghiệp, hệ thống doanh điểm vật tư có thể xây dựng theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo đơn giản dễ nhớ, không trùng lặp. các doanh nghiệp thường dùng ký hiệu tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2 để ký hiệu tên vật liệu. - Danh điểm vật tư được sử dụng thống nhất giữa các bộ phận quản lý liên quan trong doanh nghiệp nhằm thống nhất trong quản lý từng vật tư. 2.4 Đánh giá nguyên vật liệu : - Đánh giá NVL là việc xác định giá trị của vật liệu ở những thời điểm nhất định và theo những nguyên tắc nhất định. - Nguyên tắc giá gốc : theo chuẩn mực 02. Hàng tồn kho vật liệu phải được đánh giá theo giá gốc. Gá gốc hay được gọi là trị giá vốn thực tế của vật liệu là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được những vật liệu đó ở địa điểm và trong trạng thái hiện tại. 6
  • 7. - Nguyên tắc thận trọng : Vật liệu được đánh giá theo giá gốc, nhưng trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, khinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ươc tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. - Nguyên tắc nhất quán : Các phương pháp kế toán áp dụng trong đánh giá vật liệu phải đảm bảo tính nhất quán. Tức là kế toán đã chọn phương pháp nào thì phải áp dụng phương pháp đó nhất quán trong suốt liên độ kế toán. Doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp đã chọn, nhưng phải đảm bảo phương pháp thay thế cho phép trình bày thông tin kế toán một cách trung thực và hợp lý hơn. Đồng thời phải giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi đó. - Sự hình thành giá vốn thực tế của vật liệu được phân biệt ở các thời điểm khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. + Thời điểm mua xác định giá trị thực vốn thực tế hàng mua. + Thời điểm nhập kho xác định trị giá vốn thực tế hàng nhập. + Thời điểm xuất kho xác định trị giá vốn thực tế hàng xuất. + Thời điểm tiêu thụ xác định trị giá vốn thực tế hàng tiêu thụ. 2.4.1 . Đánh giá nguyên vật liệu theo giá gốc - Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho theo trị giá vốn thực tế. Giá trị thực tế của nguyên vật liệu nhập kho là toàn bộ chi phí cấu thành liên quan đến nguyên vật liệu nhập kho, được xác định theo từng nguồn nhập. 7
  • 8. Đối với vật liệu mua ngoài : - Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ : Giá thực tế nhập kho = Giá mua ghi trên hoá đơn + Các khoản thuế nhập khẩu, thuế khác (nếu có) + Chi phí thu mua thực tế (vận chuyển..) + Các khoản giảm giá (nếu có) - Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc những cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT: Trị Giá thực tế NVL nhập kho = Giá mua ghi trên hóa đơn (giá chưa thuế GTGT) + Chi phí mua ngoài phát sinh *Đối với vật liệu tự chế : Trị Giá vốn thực tế NVL nhập kho = Tổng giá thanh toán (Đã có thuế GTGT) + Chi phí gia công chế biến phát sinh * Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến : Trị Giá thực tế nhập kho = Giá thực tế NVL gia công chế biến + Chi phí gia công chế biến Đối với các cơ sở nộp thuế theo phương pháp trực tiếp và sơ sở không thuộc diện chịu thuế GTGT, thì số tiền trả cho người nhận gia công phải bao gồm cả thuế GTGT. 8
  • 9. * Trường hợp đơn vị khác góp vốn liên doanh bằng NVL : Trị Giá vốn thực tế của NVL nhận góp vốn liên doanh = Giá do hội đồng liên doanh đánh giá * Phế liệu thu hồi : Được đánh giá theo giá trị ước tính ( giá vốn thực tế có thể sử dụng hoặc có thể bán được) * Đối với vật liệu được biếu tặng : Giá thực tế của NVL nhập kho = Giá Thị trường tương đương - Đánh giá NVL thực tế xuất kho. Vật tư được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, ở ngiều, thời điểm khác nhau nên có giá trị khác nhau. Do đó, khi xuất kho tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động, yêu cầu, trình độ quản lý và điều kiện trang bị phương tiện kỹ thuật tính toán ở từng doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp để xác định giá trị vốn thực tế vật liệu xuất kho. Theo chuẩn mực kế toán, phương pháp xác định trị giá vốn thực tế của vật tư xuất kho bao gồm : + Phương pháp tính theo giá trị đích danh. Theo phương pháp này khi xuất kho vật tư thì căn cứ vào số lượng xuất nhập khẩu thuộc lô nào và đơn giá thưc tế của lô đó để tính giá vốn vật tư xuất kho. 9
  • 10. + Phương pháp bình quân gia quyền : Công thức: Trị Giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho + Đơn giá bình quân gia qyền Trong đó: Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = Giá thực tế từng loại tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ Lượng thực tế từng loại tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ Đơn giá bình quân thường được tính cho từng thứ vật liệu. Đơn giá có thể xác định cho cả kỳ (đơn giá bình quân cố định) Đơn giá bình quân có thể xác định sau mỗi lần nhập (đơn giá bình quân liên hoàn hay đơn giá bình quân di động). + Phương pháp nhập trước, xuất trước. Theo phương pháp này cũng phải xác định được đơn giá thực tế của từng lần nhập và cũng giả thiết hàng nào nhập kho sau thì xuất trước. Sau đó căn cứ vào số lượng tồn kho tính ra giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc: tính theo đơn giá thực tế của lần sau cùng đối với số lượng xuất kho thuộc lần nhập sau cùng, số còn lại được tính theo đơn giá thực tế của các lần nhập trước đó. Như vậy giá thực tế của vật liệu tồn kho cuối kỳ lại là giá thực tế vật liệu thuộc các lần tồn đầu kỳ. + Phương pháp nhập sau, xuất trước. 10
  • 11. Phương pháp này dựa trên giả định là hàng nào nhập sau được xuất trước lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. trị giá bằng tồn kho cuối kỳ được tính trước những lần nhập đầu tiên. Trong thực tế ngoài các phương pháp tính trên các doanh nghiệp còn sử dụng tính theo đơn giá tồn đầu kỳ. Phương pháp này tính trị giá vốn thực tế vật tư xuất kho được tính trên cơ sở số lượng NVL xuất kho và đơn giá thực tế vật tư tồn đầu kỳ. Trị Giá vốn thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho X Đơn giá thực tế tồn kho đầu kỳ 2.4.2 Đánh giá vật liệu theo giá hạch toán. Đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều vật liệu, giá cả luôn biến động, nghiệp vụ xuất – nhập diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giá thực tế trở lên phức tạp, tốn nhiều công sức và nhiều khi không thực hiện được. Do vậy để thuận tiện và đơn giản cho việc hạch toán hàng ngày cá đơn vị có thể sử dụng giá hạch toán. Giá hạch toán là giá ổn định do doanh nghiệp tự quy định và sử dụng thống nhất trong 1 thời gian dài. Hàng ngày doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán để ghi sổ chi tiết giá trị vật liệu nhập, xuất. Cuối kỳ kế toán tính ra giá trị vốn thức tế của vật tư xuất kho theo hệ số giá. Hệ số giá (H) = Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ Lượng thực tế từng loại tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ Trong đó : Trị Giá vốn thực = Trị giá vật tư X Hệ số giá (H) 11
  • 12. tế đầu tư tồn kho xuất kho 2.5 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu. Để đáp ứng được yêu cầu quản lý, kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện các nhiệm vụ sau thật tốt : * Thực hiện việc đánh giá, phân loại vật liệu phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. * Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp để ghi chép, phân loại, tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng, giảm của vật liệu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. * Tham gia việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua, tình hình thanh toán với người bán, người cung cấp và tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn Công Ty TNHH DV&TM Ngọc Tân đóng trên địa bàn thuộc xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ sửa chữa, tân trang phục hồi thân vỏ xe ô tô, buôn bán nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện ô tô liên quan đến dịch vụ công ty mà công ty cung cấp. 3.1.1 lịch sử hình thành 12
  • 13. Công Ty TNHH DV&TM Ngọc Tân được thành lập theo giấy phép số 0900466403 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 09 tháng 9 năm 2009. Khi mới thành lập công ty chỉ là một phân xưởng nhỏ gồm 5 người, bao gồm cả đội ngũ quản lý và công nhân, đến nay đội ngũ nhân sự của công ty đã tăng lên gấp 3 lần so với khi mới thành lập gồm 15 người chia thành 3 phân xưởng. Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh và do mới thành lập nên công ty thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3.1.2 Đặc điểm cơ bản 3.1.2.1 Chức năng Cung cấp các dịch vụ sửa chữa, tân trang phục hồi thân vỏ xe ô tô, buôn bán nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện ô tô liên quan đến dịch vụ công ty mà công ty cung cấp. 3.1.2.2 Nhiệm vụ Để duy trì hoạt động và phát triển công ty đã đề ra những nhiệm vụ - Xây dựng các phương án nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh. - Coi trọng yếu tố khách hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng về chất lượng dịch vụ, hàng hóa linh động về thời gian, về phương thức thanh toán - Thực hiện đầy đủ các chính sách về quản lý trong doanh nghiệp, thức hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước. 3.1.3 Một số chỉ tiêu tài chính 13
  • 14. 3.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý 3.1.4.1 Cơ cấu bộ máy quản trị Do đặc thù, quy mô doanh nghiệp, và hạn chế về tài chính (do mới thành lập) nên tổ chức bộ máy quản trị của công ty được bố trí tinh gọn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tiết kiệm chi phí tài chính. Chi tiết cơ cấu công ty như sau: - Ban giám đốc: gồm giám đốc và các trợ lý. Giám đốc là người đại diện pháp lý của công ty, chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trợ lý là người tham mưu cho giám đốc, thực hiện các 1 Chỉ tiêu Mã 2010 2011 2012 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 729.157.050 263.783.045 323.841.144 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0 0 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV (10 = 01- 02) 10 729.157.050 263.783.045 323.841.144 4 Giá vốn hàng bán 11 725.949.876 231.890.065 317.926.096 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV(20 = 10 - 11) 20 3.207.174 31.892.980 5.915.048 6 Doanh thu hoạt động tài chínhs 21 0 0 26.164 7 Chi phí tài chính 22 0 0 0 8 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 0 0 0 9 Chi phí quản lý kinh doanh 24 0 29.800.000 3.942.680 10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD (30 = 20 + 21 - 22 – 24) 30 3.207.174 2.092.980 1.998.532 11 Thu nhập khác 31 0 0 0 12 Chi phí khác 32 0 0 0 13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 0 0 0 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 3.207.174 2.092.980 1.998.532 15 Chi phí thuế TNDN 51 801.794 523.245 499633 16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51) 60 2.045.380 1.569.735 1.498899 14
  • 15. công việc điều hành hoạt động của công ty theo ủy quyền của giám đốc. - Phòng điều hành: Điều hành hoạt động của công ty gồm có các chức năng: + Kế toán: giám sát về tài chính trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Kinh doanh: chịu trách nhiệm về thị trường, quan hệ khách hàng, tổ chức thực hiện bán hàng, cung cấp dịch vụ cho khách hàng. + Hành chính nhân sự, thực hiện các chức năng quản lý nhân sự Kỹ thuật - vật tư: thực hiện chức năng giám sát kỹ thuật của công nhân, kiểm tra chất lượng và cung ứng vật tư. + Phân xưởng 1: gò hàn, phục hồi vỏ xe + Phân xưởng 2: Sơn, tân trang vỏ xe + Phân xưởng 3: Tháo lắp, lắp ráp, hoàn thiện công việc (Sơ đồ bộ máy quản trị của công ty) 3.1.4.2 Cơ cấu bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, do quy mô doanh nghiệp, đặc điểm tổ chức và trình độ quản lý của công ty, bộ máy kế 15 Ban giám đốc Phòng điều hành KDKế toán KT-VTNhân sự PX2PX 1 PX3
  • 16. toán gồm 4 người, trong đó 3 người thường trực tại công ty, riêng kế toán trưởng là nhân viên thuê ngoài nên không có mặt thường xuyên tại công ty, Trong số 3 kế toán thường trực, có 2 người kiêm nhiệm các chức năng khác, riêng với kế toán NVL là vị trí chuyên trách. Bộ máy kế toán của công ty được thể hiện chi tiết trong sơ đồ dưới đây: : (Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty -Kế toán trưởng: có trách nhiệm quản lý ,chỉ đạo công tác hạch toán của các kế toán viên.Kế toán trưởng có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính gửi cho cấp trên . 16 Kế toán trưởng Kế toán nguyên vật liệu Kế toán thuế,, chi phí bán hàng, Chi phí, NV thống kế phân xưởng Thủ quỹ,Kế toán tiền gửi, kế toán TSCĐ, Tiền lương,BH xã hội
  • 17. -Kế toán tiền mặt ,TGNH,thanh toán công nợ: theo dõi chi tiết tiền gửi ,tiền vay,sự tăng giảm số tiền hiện tại của công ty và các khoản phảI thu ,phảI trả khách hàng,phải trả nhân viên trong công ty. Hàng tháng tập hợp các phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có để vào các sổ liên quan. -Kế toán NVL,CCDC :theo dõi tình hình tăng giảm nguyên vật liệu, CCDC cả về số lượng và giá trị.Hàng tháng đối chiếu số liệu với thủ kho để lập bảng tổng hợp ,sổ chi tiết ,bảng phân bổ và cung cấp thông tin cho việc tính giá thành. -Kế toán TSCĐ, tiền lương: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và tính khấu hao phân bổ cho từng đối tượng sử dụng.Cuối tháng tính lương phải trả và các khoản trích theo lương (BHXH,BHYT,KPCĐ) đúng chế độ quy định và lập bảng phân bổ lương cho từng bộ phận. -Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: theo dõi tình hình tăng giảm thành phẩm và xác định doanh thu thuần,lợi nhuận thu được và các khoản thuế phải nộp cho nhà nước.. -Kế toán chi phí và tính giá thành :Tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh để tính giá thành cho sản phẩm .Đồng thời cung cấp số liệu tập hợp được về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp,chi phí tài chính cho kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh để tính lợi nhuận thuần. -Thủ quỹ: Là người quản lý số tiền mặt tại công ty ,chịu trách nhiệm thu ,chi tiền khi có nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tiền mặt phát sinh ,lập và ghi vào sổ quỹ tiền mặt. 3.2 Kết quả nghiên cứu 3.2.1 Thực trạng về tình hình NVL và công tác kế toán tại công ty 3.2.1.1 Thực trạng về tình hình nguyên vật liệu 17
  • 18. 3.2.1.1.1 Phân loại nguyên vật liệu trong công ty Trong doanh nghiệp kinh doanh nguyên, vật liệu bao gồm nhiều loại thứ khác nhau với nội dung kinh tế, vai trò, công dụng, tính chất lý hoá khác nhau. Nên để thuận tiện cho việc quản lý chặt chẽ và hạch toán chi tiết nguyên, vật liệu, cần thiết phải phân loại nguyên, vật liệu. Phân loại nguyên, vật liệu là sắp xếp vật liệu theo từng loại, từng nhóm theo những tiêu thức phù hợp. Căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò, công dụng của vật liệu trong quá trình sản xuất xây lắp nguyên, vật liệu được chia thành các loại sau: a. Vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm như: + Tôn các loại.. + Hộp Inox các loại + Thép tròn các loại + Thép 1 ly : thép ống φ60; thép I 600; thép lưới 1 ly… + sắt V các loại + Sơn các loại + Nguyên vật liệu phụ cần thiết liên quan b. Vật liệu phụ: là những vật liệu phụ chỉ có tác dụng trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc phục vụ cho công tác quản lý như: các loại phụ gia, dầu mỡ, dẻ lau,…, ô xi, đất đèn (O2, CaC2) c. Nhiên liệu: thực chất là vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình thi công. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, khí, rắn để 18
  • 19. phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho các phương tịên vận tải, máy móc thiết bị thi công như: xăng A92, dầu diezen, … d. Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại phụ tùng chi tiết được sử dụng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải như: Bulông, lốp ô tô,Ắc quy...... g. Phế liệu: là các loại vật liệu được loại ra trong quá trình thực hiện công việc như: sắt, thép vụn ,tôn thừa.... h. Vật liệu khác: là loại vật liệu không được xếp vào loại kể trên như bao bì đóng gói, hộp, bìa cattong,quần áo bảo hô.,găng tay.... Việc phân chia nguyên, vật liệu thành các loại như trên giúp cho Kế toán tổ chức các tài khoản tổng hợp, chi tiết để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của các loại nguyên, vật liệu đó trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp nhận biết rõ nội dung kinh tế và vai trò, chức năng của từng loại vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó có biện pháp thích hợp trong việc tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả các loại vật liệu. * Căn cứ vào mục đích, công dụng của vật liệu cũng như nội dung quy định phản ánh chi phí vật liệu trên các tài khoản kế toán, vật liệu của doanh nghiệp được chia thành: - Nguyên, vật liệu trực tiếp dung cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Nguyên, vật liệu trực tiếp dùng cho các nhu cầu khác phục vụ quản lý ở các phân xưởng sản xuất, đội sản xuất, phục vụ bán hang, quản lý doanh nghiệp... * Căn cứ vào nguồn nhập vật liệu. Vật liệu của doanh nghiệp được chia thành: 19
  • 20. - Nguyên, vật liệu mua ngoài - Nguyên, vật liệu tự gia công chế biến. - Nguyên, vật liệu thuê ngoài gia công chế biến 3.2.1.1.2 Quy trình sử dụng nguyên vật liệu Nguyên vật liệu trong công ty được sử dụng cho hai mục đích, xuất bán trực tiếp cho khách hàng, dùng trong các phân xưởng để thực hiện dịch vụ sửa chữa. Dưới đây là sơ đồ quy trình sử đụng nguyên vật liệu trong công ty: ( Sơ đồ quy trình sử dụng NVL trong công ty TNHH DV&TM Ngọc Tân) 3.2.1.2 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty 3.2.1.2.1 Kế toán chi tiết Nguyên vật liệu tại công ty 20 Biên bản kiểm tu , đơn hàng Nguyên vật liệu Báo giá Xuất bán trực tiếp (PX3) Vật liệu phụ, phụ tùng thay thế (PX2) Sơn, các loại phụ gia (PX1) Sắt thép, tôn, ô xi, đất đèn. Xuất bán dịch vụ sửa chữa DV TM
  • 21. - Tại công ty TNHH dịch vụ và TM Ngọc Tân kế toán chi tiết nguyên vật liệu sử dụng hình thức ghi thẻ song song, tại phòng kế toán và tại kho đều sử dụng hình thức ghi sổ để theo dõi tình hình biến động của nguyên liệu,vật liệu. Trình tự luân chuyển chứng từ theo sơ đồ sau: Sơ đồ : Sơ đồ luân chuyển chứng từ Chú thích: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Kiểm tra, đối chiếu • Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại kho Công việc của thủ kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép, phản ánh hàng ngày tình hình nhập- xuất- tồn của từng thứ vật liệu. Căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất kho thủ kho sẽ tiến hành vào thẻ kho, mỗi chứng từ được ghi một dòng trên thẻ kho. Thẻ kho được mở cho từng danh điểm vật liệu. Sau đó thủ kho sắp xếp, phân loại chứng từ và lập phiếu giao nhận chứng từ chuyển về phòng kế toán.Cuối tháng thủ kho tiến hành tổng cộng số nhập –xuất, tính ra số tồn kho về mặt lượng theo từng danh điểm vật liệu. • Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại phòng kế toán Công việc của kế toán: Sau khi nhận được chứng từ nhập, xuất kho kế toán kiểm tra, đối chiếu ghi đơn giá và tính ra số tiền. Sau đó lần lượt ghi các nghiệp vụ nhập xuất vào sổ chi tiết vật liệu theo dõi cho từng danh điểm vật liệu tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Sổ này có nội dung tương tự thẻ kho chỉ khác là theo dõi cả về mặt giá trị. Mỗi danh điểm vật liệu được mở một trang để theo dõi. Cuối tháng kế toán sẽ cộng sổ kế toán chi tiết và đối chiếu tính khớp đúng với thẻ kho của thủ kho. Căn cứ vào sổ này kế toán sẽ lập bảng: “BẢNG TỔNG HỢP NHẬP – XUẤT – TỒN” 21 Bảng kê tổng hợp nhập - xuất - tồn Sổ kế toán chi tiết Chứng từ xuất Thẻ kho Chứng từ nhập
  • 22. Tại phòng kế toán. Cuối tháng, cuối quỹ kế toán các bộ phận, phân xưởng, đối chiếu số liệu trên phiếu xuất kho, sổ chi tiết vật liệu, bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn. Sau đó gửi phiếu xuất kho, bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn và các chứng từ gốc có liên quan khác lên phòng tài chính kế toán của công ty. Tại đây kế toán sẽ tiến hành đối chiếu và tổng hợp xem số liệu có khớp đúng không, đồng thời kế toán sẽ tiến hành tổng hợp chung và lập báo cáo chung toàn doanh nghiệp bao gồm các chi nhánh và các đơn vị cơ sở hạch toán phụ thuộc. Mặt khác làm căn cứ để kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo tài chính sau đó sẽ gửi cho kế toán trưởng xét duyệt. Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho thủ kho ghi chép vào Thẻ kho, theo định kỳ (10 ngày) nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép Thẻ kho của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào Thẻ kho. Thẻ kho sử dụng tại đơn vị lập theo Mẫu số S12 - DN ban hành theo Quyết định số 15 /2006/QĐ - BTC của Bộ trưởng BTC. Số liệu ghi trên thẻ kho phản ánh số lượng nhập - xuất - tồn kho của từng thứ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, làm căn cứ xác định số lượng tồn kho dự trữ vật liệu, cộng cụ dụng cụ, và xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho. Đồng thời với việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, kế toán vật tư phải tiến hành ghi sổ chi tiết vật tư. Sổ chi tiết vật tư lập theo Mẫu số S10 - DN ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC, được mở theo từng tài khoản nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ và chi tiết theo từng thứ vật liệu, dụng cụ. Số liệu trên Sổ chi tiết vật tư phản ánh chi tiết tình hình nhập - xuất - tồn kho cả về số lượng và giá trị của từng thứ nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ ở kho và làm căn cứ đối chiếu với việc ghi chép của thủ kho. Cuối tháng để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, kế toán phải căn cứ vào Sổ chi tiết để lập Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho vật tư. Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho vật tư được lập theo Mẫu số S11 - DN, ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC, được lập riêng cho từng tài khoản 152, 153. Số liệu trên Bảng tổng hợp dùng để đối chiếu với số liệu TK 152, 153 trên Sổ cái. Các mẫu Thẻ kho, Sổ chi tiết vật tư, Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho vật tư được sử dụng tại Công ty: ( Phụ lục 08 ) - Tổ chức kế toán chi tiết ở phòng kế toán: Tại phòng kế toán sử dụng sổ chi tiết để ghi chép hàng ngày, phản ánh tình hình NXT của từng thứ vật liệu. (Phụ lục 09) 3.2.1.2.2 Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu tại công ty 22
  • 23. a. Kế toán tổng hợp nhập Nguyên vật liệu Công Ty TNHH dịch vụ và TM Ngọc Tân là công ty DV và TM nên vật tư mua về thường được xuất dùng ngay. Vật liệu nhập kho của công ty thường là vật liệu có thể xuất bán trực tiếp nếu yêu cầu khách hàng hoặc dùng để phục vụ cho dịch vụ sửa chữa của công ty. Tài khoản sử dụng: Nợ TK 152 Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 1111: Trả bằng tiền mặt Có TK 1121: Trả bằng tiền gửi ngân hàng VD: Ngày 07/03/2013 phát sinh nghiệp vụ nhập kho vật liệu hạt nhựa của Công ty Cổ phần nhựa Huy Hoàn. + Căn cứ vào hoá đơn GTGT mua vật liệu, phiếu nhập kho, kế toán phản ánh giá trị của vật liệu nhập kho bằng bút toán: Nợ TK 152: 625.000.000 Nợ TK 1331: 62.500.000 Có TK 1111: 687.500.000 Đồng thời phản ánh nghiệp vụ trên vào Sổ nhật ký chung. Công ty sử dụng sổ Nhật ký chung theo Mẫu số S 03a - DN, được lập dựa trên quy định thống nhất theo mẫu ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC. + Sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái TK 152 và các TK liên quan như 133, 111. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào sổ cái TK. Mẫu sổ Nhật ký chung ( Phụ lục 10) Công ty sử dụng Sổ cái theo Mẫu số S 03b - DN, được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC. Sổ cái TK 152 dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong kỳ kế toán theo tài khoản 152 - Nguyên vật liệu (và các tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho công ty). Mỗi TK được mở một Sổ cái, cuối tháng cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng luỹ kế số phát sinh từ đầu quý của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng cân đối số phát sinh và Báo cáo tài chính. 23
  • 24. - Trường hợp vật tư nhập kho được thanh toán bằng tiền vay ngắn hạn: Nợ TK 152, 153 Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 311 Mẫu Sổ cái ( phụ lục 11) b Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu Vật liệu của công ty thường được sử dụng cho mục đích sau: + Phục vụ cho sản xuất sản phẩm là bao bì PP và bao bì carton, những vật liệu này một phần xuất dùng ngay còn lại là được quản lý trong kho. + Phục vụ cho sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, phục vụ cho sản xuất, những vật liệu này thường là vật liệu được quản lý trong kho. - Một phần vật liệu mua về không qua kho mà xuất thẳng đến xưởng sản xuất, căn cứ vào hoá đơn mua vật liệu kế toán định khoản: Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 1111, 1121: Tổng tiền thanh toán Đồng thời phản ánh nghiệp vụ trên vào sổ Nhật ký chung VD: Ngày 18/03/2013 phát sinh nghiệp vụ mua hạt bical của Công ty Bình Minh. Căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán định khoản: Nợ TK 621: 84.000.000 Nợ TK 1331: 8.400.000 Có TK 1121: 92.400.000 Sau đó phản ánh nghiệp vụ trên vào sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 112, TK 133, TK 621 VD: Ngày 29/03/2013 phát sinh nghiệp vụ xuất kho hạt nhựa phục vụ sản xuất, ta có số lượng hạt nhựa xuất kho là 29 tấn. Tính Giá đơn vị bình quân gia quyền của vật liệu hạt nhựa sau lần nhập kho ngày 07/03/2013 là : 24 Giá đơn vị bình quân = 784.000.000 + 625.000.000 = 24.719.298 (đ/tấn)32 + 25
  • 25. Vì trong kỳ chỉ có 1 lần nhập kho nên giá đơn vị bình quân vật liệu xuất kho trong kỳ là 24.719.298 đ/tấn (áp dụng cho cả 2 lần xuất). Từ đó tính ra được trị giá vật liệu xuất kho trong kỳ. Trị giá hạt nhựa xuất kho = 29 x 24.719.298 = 716.859.642 đ Kế toán định khoản Nợ TK 6232 : 716.859.642 Có TK 152: 716.859.642 - Trường hợp xuất vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất, căn cứ vào kế hoạch sản xuất, căn cứ vào phiếu báo định mức tiêu hao nhiên liệu, lập phiếu xuất kho. VD: Ngày 29/03/2013 phát sinh nghiệp vụ xuất kho vật liệu hạt nhựa phục vụ sản xuất Chi tiết: Phục vụ sản xuất xưởng số 1: 10 Tấn Phục vụ sản xuất xưởng số 2: 11 Tấn Tính ra được giá thực tế xuất kho của hạt nhựa. Trị giá hạt nhựa xuất kho = 21 x 24.719.298 = 519.105.258 Kế toán định khoản: Nợ TK 6272 : 519.105.258 Có TK 152 : 519.105.258 Cuối tháng căn cứ vào nhật trình sản xuất để phân bổ chi phí vật liệu cho từng phân xưởng. Cuối tháng kế toán tổng hợp tất cả các phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho từng công trình và lập bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư. Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư được lập cho từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ. Để xác định giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho, dựa vào Nhật trình sản xuất kế toán lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ nhằm theo dõi số lượng vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho từng xưởng. Từ bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty, kế toán phản ánh lên Nhật ký chung và sổ cái theo từng xưởng, cho công việc kế toán được gọn nhẹ. Nếu có yêu cầu kiểm tra số vật liệu xuất dùng cho từng xưởng thì kế toán kiểm tra trên bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư và Bảng phân bổ nguyên vật liệu, 25
  • 26. công cụ dụng cụ và đối chiếu vào sổ cái TK 152, TK 153 và các sổ chi tiết liên quan. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc để kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào nhật kí chung, sau đó ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.( Phụ lục 12) 26
  • 27. 3.2.2 Thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp 3.2.2.1 Thuận lợi 3.2.2.2 Khó khăn 3.2.2.3 Một số giải pháp 27
  • 28. PHẦN IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận 4.2 kiến nghị 28