Kế hoạch này được soạn thảo bởi các sinh viên dược 3 trong thực hành seminar thảo luận về kế hoạch phòng chống dịch sốt xuất huyết của bộ môn quản lý kinh tế dược trường đại học dược hà nội.
Tham khảo thêm thông tin về sức khỏe tại: alydarpharma.com
Kế hoạch chống sốt xuất huyết địa bàn phường Thanh Lương 2019
Kế hoạch chống sốt xuất huyết địa bàn phường Thanh Lương 2019
1. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG THANH LƯƠNG NĂM 2019
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
Chủ động giám sát dịch tễ, phát hiện sớm ca bệnh sốt xuất huyết, khống chế kịp
thời dịch bệnh, hạn chế thấp nhất số ca mắc và tử vong do sốt xuất huyết, không để
dịch lớn xảy ra.
2. Mục tiêu cụ thể
- 100% ca bệnh sốt xuất huyết được giám sát, điều tra, xử lý và báo cáo kịp thời
theo quy định;
- 100% bệnh nhân sốt xuất huyết được chẩn đoán, điều trị hiệu quả. Không để xảy
ra tử vong do sốt xuất huyết trên địa bàn;
- Các tổ dân phố tổ chức triển khai có hiệu quả các hoạt động vệ sinh môi trường
phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại địa phương;
- Các cơ quan, trường học thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách tự xử
lý các dụng cụ chứa nước, ngủ màn tránh muỗi đốt để phòng tránh dịch bệnh sốt
xuất huyết.
II. Nội dung kế hoạch
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các tuyến, xây dựng kế hoạch phòng
chống dịch sốt xuất huyết chủ động tại địa phương, đẩy mạnh hoạt động của Ban
Chỉ đạo phòng, chống dịch.
Triển khai các hoạt động chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn,
huy động các Ban, Ngành, đoàn thể tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền
phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.
Chỉ đạo tăng cường hoạt động giám sát phát hiện sớm ca bệnh mắc sốt xuất huyết,
xử lý kịp thời nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc về
công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
2. 2. Công tác chuyên môn kĩ thuật
Tăng cường truyền thông, phổ biến các kiến thức và biện pháp phòng chống bệnh
SXH cụ thể đến người dân trên hệ thống các phường tiện thông tin đại chúng (loa
phát thanh), trên các cở sở giáo dục, ngoài ra có thể tổ chức các hình thức truyền
thông khác như:
- Họp dân (tổ dân phố) để thông báo diễn biến dịch và các biện pháp phòng chống
SXH
- Cấp bảng kiểm cho hộ gia đình và hướng dẫn cách diệt muỗi, cách diệt lăng
quăng/ bọ gậy tại hộ gia đình.
3. Công tác chuyên môn kĩ thuật
a. Giám sát phát hiện, xử lý ca bệnh, ổ dịch
- Tổ chức thực hiện giám sát, phát hiện ca bệnh, ổ dịch, khoanh vùng và xử lý kịp
thời, không để dịch lan rộng và kéo dài
- Tăng cường công tác giám sát, dự báo theo diễn biến, tình hình để có kế hoạch
đối phó kịp thời
b. Điều trị bệnh nhân
- Tổ chức phát hiện, phân loại đúng để điều trị ngay từ tuyến phường đến tuyến
quận và thành phố
- Thiết lập mối liên lạc giữa tuyến TW, tuyến thành phố, quận, phường để có sự
liên hệ trong đánh giá diễn biến, hỗ trợ chẩn đoán điều trị bệnh, không để xảy ra
trường hợp tử vong
c. Tổ chức diệt lăng quăng, bọ gậy:
- Thành lập tổ xung kích diệt lăng quăng/ bọ gậy tại các tổ dân phố với thành phần
gồm có: tổ dân phố, phụ nữ, thanh niên, công an viên, y tế… để định kì hàng tuần
tiến hành kiểm tra, hướng dẫn diệt lăng quăng/ bọ gậy đến từng hộ gia đình, cơ
quan trên địa bàn
- Tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng/ bọ gậy trên địa bàn và duy trì việc thực hiện
vào thứ 6 hàng tuần tại tất cả các khu dân cư, hộ gia đình,, cơ quan, đoàn thể. Có
giải pháp thu gom các ổ bọ gậy như lốp xe (đốt tại chỗ hoặc thu gom đốt tập
trung,..), lọ hoa, chậu cây cảnh (thay nước thường xuyên, thả cá, sử dụng hóa chất
3. diệt bọ gậy,…), dụng cụ phế thải (thu gom..), phuy, bể chứa nước (đậy nắp kín, thả
cá, thay nước hàng tuần…),…
d. Đảm bảo hậu cần
Chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ hóa chất, trang bị bảo hộ, máy phun hóa chất cho công
tác phòng chống; đảm bảo nguồn thuốc, vật tư sẵn có cho các cơ sở điều trị.
4. Kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch
-UBND và Ban chỉ đạo phòng chống dịch lập kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác
tổ chức thực hiện; định kì tổ chức giao ban để nắm tình hình, kịp thời xử lý những
phát sinh trong công tác phòng chống SXH
- Các đơn vị chuyên môn chịu trách nhiệm phối hợp tham mưu thành lập đoàn
kiểm tra về các hoạt động phòng chống SXH thường xuyên và đột xuất, báo cáo
thường xuyên tình hình triển khai công tác phòng chống SXH cho cơ quan quản lý
III. Tổ chức thực hiện
1.Ban chỉ đạo phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm ở người
- Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch
- Phân công kiểm tra, giám sát việc triển khai Kế hoạch và báo cáo kết quả thực
hiện cho UBND xã.
2. Trạm y tế phường
-Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chính trong tham mưu, triển khai và
hướng dẫn thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết đảm bảo
có hiệu quả, thường xuyên cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết
trên địa bàn; thực hiện phân tích, dự báo và báo cáo kịp thời về diễn biến của dịch
bệnh. Chủ động báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân các vấn đề cấp thiết trong
phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn.
-Thực hiện tốt công tác giám sát, phát hiện sớm ca bệnh sốt xuất huyết, triển khai
các biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt các trường hợp từ vùng có dịch trở về địa
phương, hướng dẫn họ cách theo dõi, phát hiện và khai báo với cơ sở y tế khi có
biểu hiện bệnh.
-Chỉ đạo các cơ sở điều trị thực hiện tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh
nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.
4. -Tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế về hướng dẫn giám sát, xử lý dịch và chẩn
đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết; các kỹ năng truyền thông phòng
chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
-Tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống
dịch bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng: Tổ chức các đợt diệt muỗi, lăng quăng (bọ
gậy) ít nhất 01 lần/tuần, thu gom, hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như
chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp xe... có đọng nước, lật úp các dụng cụ chứa nước
khi không dùng đến; thay nước, thau rửa chum, vại, bể chứa nước hàng tuần.
-Phối hợp với các Ban, Ngành, đoàn thể triển khai đồng bộ các hoạt động phòng,
chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn phường. Kịp thời báo cáo và đề xuất
hỗ trợ khi cần thiết.
3. Cơ quan thông tin đại chúng
- Bố trí thời lượng thích hợp để truyền thông cho người dân về các biện pháp
phòng chống dịch bệnh SXH, chỉ đạo các tổ dân phố tổ chức phát thanh về phòng
chống SXH trên loa 2 lần/ngày trong các tháng cao điểm (tháng 7,8,9,10)
- Tổ chức truyền thông cho người dân về biện pháp phòng chống SXH, hưởng ứng
các hoạt động phòng chống SXH trên địa bàn
4. Trường học, tổ chức giáo dục
-Phối hợp với trạm Y tế tổ chức tập huấn về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết
cho cán bộ, nhân viên
-Chỉ đạo các trường học chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh
sốt xuất huyết trong trường học; hướng dẫn học sinh, sinh viên thực hiện tốt công
tác vệ sinh môi trường; tổ chức chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng (bọ gậy) tại
trường học và gia đình; báo cáo kịp thời khi có ca nghi mắc bệnh sốt xuất huyết
cho cơ sở y tế để phối hợp xử lý
5. Bộ phận tài chính
Cân đối ngân sách, đảm bảo cấp bổ sung kinh phí kịp thời cho công tác phòng
chống dịch bệnh SXH
6. UBND phường
-Xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn,
đảm bảo kinh phí cho các hoạt động chống dịch.
5. - đạo các Phòng, Ban, tổ dân phố tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống
dịch bệnh, vệ sinh môi trường, chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng (bọ gậy) và
phòng, chống muỗi đốt, đặc biệt khu vực có nguy cơ cao, có bệnh nhân sốt xuất
huyết.
-Thành lập các Đoàn Kiểm tra tiến hành đi kiểm tra, giám sát công tác phòng,
chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư
IV. Kinh phí
1. Trạm Y tế phối hợp với bộ phậnTài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân
phường đảm bảo kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất
huyết theo quy định hiện hành.
2. Ủy ban nhân dân phường đảm bảo kinh phí cho công tác phòng, chống dịch
bệnh sốt xuất huyết tại địa phương.
6. - đạo các Phòng, Ban, tổ dân phố tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống
dịch bệnh, vệ sinh môi trường, chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng (bọ gậy) và
phòng, chống muỗi đốt, đặc biệt khu vực có nguy cơ cao, có bệnh nhân sốt xuất
huyết.
-Thành lập các Đoàn Kiểm tra tiến hành đi kiểm tra, giám sát công tác phòng,
chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư
IV. Kinh phí
1. Trạm Y tế phối hợp với bộ phậnTài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân
phường đảm bảo kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất
huyết theo quy định hiện hành.
2. Ủy ban nhân dân phường đảm bảo kinh phí cho công tác phòng, chống dịch
bệnh sốt xuất huyết tại địa phương.