SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 75
ii
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
NGƯ NGHIỆP ĐÔNG PHƯƠNG
NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG NHI
Khóa học 2009 - 2013
NGUYKLTN/2013PHÂNTÍCHTÌNHHÌNHHOS
TẠICÔNGTYCNNGƯNGHI
iii
iv
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................ii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung...............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................2
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................3
1.3.2.1. Phạm vi không gian.................................................................................3
1.3.2.2. Phạm vi thời gian.....................................................................................3
1.3.2.3. Nội dung ..................................................................................................3
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................3
1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................3
1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................3
1.4.3. Phương pháp phân tích số liệu.......................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................4
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH ...........................................................................................................4
1.1.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh........................................................................4
1.1.1.1. Quan điểm cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh
nghiệp ...................................................................................................................4
1.1.1.2. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh ................................................6
1.1.1.3. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh ..................................................6
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
iv
1.1.2. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.......................................................7
1.1.2.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh.............................................7
1.1.2.2. Vai trò của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.............................7
1.1.2.3. Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh....................8
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP, CHỈ TIÊU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH KINH DOANH
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ PHÂN TÍCH KINH DOANH ......8
1.2.1. Các phương pháp dùng trong phân tích kinh doanh.......................................8
1.2.1.1. Phương pháp so sánh...............................................................................8
1.2.1.2. Phương pháp loại trừ ...............................................................................9
1.2.2. Các chỉ tiêu dùng trong phân tích kinh doanh .............................................12
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích kinh doanh ..........................13
1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH..........14
1.3.1. Các chỉ tiêu về tình hình thanh toán.............................................................14
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động...................................................................15
1.3.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn ..........................................................15
1.3.4. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi .................................................................16
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN NGƯ NGHIỆP ĐÔNG PHƯƠNG .......................................................18
2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NGƯ NGHIỆP ĐÔNG PHƯƠNG........18
2.1.1. Tổng quan về công ty cổ phân Ngư Nghiệp Đông Phương.........................18
2.1.2. Quá trình hình thành phát triển của Công ty................................................18
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban.................................................20
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty ...................................................................20
2.1.3.2. Nhiệm vụ các bộ phận...........................................................................20
2.1.3.3. Công tác nhân sự qua ba năm................................................................21
2.1.4. Đặc điểm sản phẩm của công ty...................................................................23
2.1.4.1. Đặc điểm sinh vật học của tôm .............................................................23
2.1.4.2. Yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm trên cát........................................................28
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
v
2.2. PHÂN TÍCH HOẠT HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY QUA 3 NĂM 2009-2011.....................................................................................30
2.2.1. Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm (2009-2011) ............30
2.2.1.1. Phân tích tình hình doanh thu theo thành phần .....................................30
2.2.2.2. Phân tích tình hình doanh thu theo cơ cấu sản phẩm............................34
2.2.3. Phân tích tình hình chi phí của Công ty qua 3 năm (2009 – 2011)..............39
2.2.4. Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty qua 3 năm (2009 – 2011) .........43
2.2.5. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ của Công
ty qua 3 năm (2009 – 2011) ...................................................................................46
2.2.6. Phân tích các chỉ tiêu về tài chính của Công ty qua 3 năm (2009 – 2011)..52
2.2.6.1. Các chỉ tiêu về tình hình thanh toán......................................................52
2.2.6.2. Các chỉ tiêu hoạt động...........................................................................53
2.2.6.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn....................................................54
2.2.6.4. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi...........................................................57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGƯ NGHIỆP ĐÔNG
PHƯƠNG ......................................................................................................................59
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................63
3.1. KẾT LUẬN.........................................................................................................63
3.2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp
nhằm quản lý kinh doanh và cung cấp cho công ty những thông tin họ cần để đưa ra
những quyết định chính xác hơn, từ đó dẫn đến cải thiện hiệu suất kinh doanh. Đồng
thời để cơ doanh nghiệp bản nắm bắt được họ đã và đang làm được những gì để đạt
được mục tiêu đề ra. Chính vì vậy mục tiêu của khóa luận này nhằm phân tích, đánh
giá hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần ngư nghiệp Đông Phương trong giai
đoạn 2009 – 2011. Từ đó đưa ra những biện pháp giúp cải thiện những thiếu sót và yếu
kém còn tồn đọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty.
Dữ liệu được sử dụng để phục vụ nghiên cứu chủ yếu là nguồn số liệu thứ
cấp tại doanh nghiệp, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, được thu thập từ Phòng kinh tế - tổng hợp để phân
tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp phân tích số liệu
Các kết quả mà nghiên cứu đạt được:
Đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn
2009 – 2011.
Đề xuất một số giải pháp về vốn, tiêu thụ, sản xuất nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của công ty trong thời gian tới.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tình hình nhân sự của Công ty qua 3 năm (2009 – 2011)............................21
Bảng 2.2. Doanh thu theo thành phần kinh doanh ........................................................32
Bảng 2.3. Doanh thu theo theo cơ cấu sản phẩm qua 3 năm 2009 – 2011....................34
Bảng 2.4. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của doanh thu các mặt hàng đến chỉ tiêu doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ................................................................37
Bảng 2.5. Tình hình chi phí của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011................................40
Bảng 2.6. Tình hình lợi nhuận của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011............................44
Bảng 2.7. Bảng phân tích lợi nhuận tiêu thụ của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011......47
Bảng 2.8. Bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011 56
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Ngư nghiệp Đông Phương........20
Hình 2.2. Biểu đồ biểu diễn Tổng số lao động của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011...22
Hình 2.3. Biểu đồ biểu diễn Tổng doanh thu của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011 ....33
Hình 2.4. Biểu đồ biểu diễn doanh thu của mặt hàng Tôm thẻ chân trắng qua 3 năm
2009 – 2011 ..................................................................................................35
Hình 2.5. Biểu đồ biểu diễn doanh thu của mặt hàng Tôm sú qua 3 năm 2009 – 2011.....36
Hình 2.6. Biểu đồ biểu diễn doanh thu của mặt hàng tôm càng xanh qua 3 năm
2009 – 2011 ..................................................................................................37
Hình 2.7. Biểu đồ biểu diễn tổng lợi nhuận trước thuế qua 3 năm 2009 – 2011 ..........45
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 1
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu nhanh nhất thế giới đạt 18%/năm giai đoạn 1998-2008. Năm 2008, tổng sản
lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đó nuôi trồng đạt gần 2,5 triệu tấn
và khai thác đạt trên 2,1 triệu tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi
trồng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản trên thế giới. Sản xuất
và chế biến thủy sản cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm và
an sinh xã hội. năm 2009, sản xuất thủy sản chiếm 7,65% giá trị GDP theo giá thực tế,
đồng thời thủy sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Tại tỉnh Thùa Thiên Huế, thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, phong trào nuôi
trồng, đánh bắt thuỷ sản phát triển mạnh. Đánh bắt thuỷ sản chuyển dịch theo hướng
phát triển nghề khơi, tập trung vào các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Trong những
năm gần đây, nghề nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế đang từng bước trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế. Nuôi trồng thuỷ
sản chuyển đổi theo hướng ổn định diện tích, giảm mật độ nuôi kết hợp đa dạng đối
tượng, mở rộng diện tích nuôi xen ghép (tôm, cá, cua...); tập trung làm tốt việc kiểm
dịch, dập dịch, chủ động con giống, hướng dẫn kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả kinh tế, hạn
chế được dịch bệnh và tình trạng ô nhiễm môi trường, sản lượng cũng như giá trị kim
ngạch xuất khẩu cũng tăng lên đáng kể.
Trong đó, nhà nước đánh giá cao những đóng góp của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong quá trình phát triển nền kinh tế nói chung và ngành thủy sản nói riêng, công
ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương là một doanh nghiệp nhỏ cũng tham gia trong
nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của công ty hiện đóng góp một phần vào thị trường
thủy sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần mục tiêu chiến lực của tỉnh: hướng ngành
nuôi trồng thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Sản phẩm chủ yếu của công ty
là tôm được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, là điểm mạnh nổi trội giúp Công ty dần
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 2
dần mở rộng thị phần của mình tại miền trung. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất phân tán
và chịu ảnh hưởng khá lớn bởi yếu tố mùa vụ, điều này gây khó khăn cho doanh
nghiệp trong công tác sắp xếp cơ cấu quản lý phân công lao động, làm tăng chi phí và
giá thành sản phẩm, đồng thời làm suy giảm khả năng phát huy của đòn bẩy tài chính
và lợi nhuận của doanh nghiêp.
Để giải quyết vấn đề trên, việc tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh
doanh là một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu đối với doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác và đầy đủ
mọi hoạt động hiện tại của mình, giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm
yếu nội tại từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp nhất để khắc phục, tăng cường hiệu
quả hoạt động kinh tế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý doanh nghiệp, và kết hợp
các nguồn lực có hạn sao cho tối ưu nhất.
Từ sự cần thiết đó, tôi đã chọn đề tài “Phân tích tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh tại công ty cổ phân ngư nghiệp Đông Phương” để làm nội dung cho đề
tài khóa luận tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần ngư nghiệp
Đông Phương, Huế qua 3 năm 2009-2011. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kinh doanh và kết quả hoạt động
kinh doanh.
Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua 3
năm 2009 - 2011.
Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho
doanh nghiệp.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 3
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần ngư nghiệp
Đông Phương.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi không gian
Khóa luận được thực hiện tại công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương.
Địa chỉ: C27-28 Khu Quy Hoạch Vỹ Dạ 7,Tp. Huế, Thừa Thiên-Huế.
1.3.2.2. Phạm vi thời gian
Khóa luận được thực hiện từ ngày 20/1/2011 đến ngày 25/04/2011
Số liệu được sử dụng trong khóa luận từ năm 2009 đến 2011
1.3.2.3. Nội dung
Nội dung chủ yếu của khóa luận là phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của
Công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương dựa trên các số liệu thứ cấp có sẵn của
công ty, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ, được thu thập từ Phòng kinh tế - tổng hợp để phân tích hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu, dữ liệu trong khóa luận chủ yếu là nguồn số liệu thứ cấp tại doanh
nghiệp, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ, được thu thập từ Phòng kinh tế - tổng hợp để phân tích hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được chọn lọc và xử lý chủ yếu bằng phần mềm Microsof Excel và
Microsof Word dùng để soạn thảo, vẽ biểu bảng và tính toán.
1.4.3. Phương pháp phân tích số liệu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, khóa luận sử dụng các phương pháp:
Phương pháp so sánh.
Phương pháp loại trừ.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 4
PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH
1.1.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.1.1. Quan điểm cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các
doanh nghiệp
Như chúng ta đã biết để sản xuất bất kỳ loại hàng hoá dịch vụ nào cũng cần có
các tài nguyên hay các yếu tố sản xuất. Các yếu tố sản xuất là các yếu tố đầu vào để
sản xuất hàng hoá dịch vụ. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nếu hoạt động
sản xuất không được tiến hành thì doanh nghiệp sẽ không còn tồn tại và biến dạng
thành loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể sản xuất một
cách tuỳ tiện mà phải sản xuất sao cho phù hợp, phải dựa trên cơ sở điều tra nắm bắt
cụ thể, chính xác nhu cầu của thị trường, khi đó doanh nghiệp mới quyết định sản xuất
mặt hàng, khối lượng, quy cách, chất lượng... Có như vậy hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp mới đạt được hiệu quả và đó cũng là điều kiện cơ bản cho sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả bao giờ cũng phải hoàn
thành tốt đồng thời hai nhiệm vụ đó là sản xuất sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm.
Với việc sản xuất sản phẩm trước hết khi tiến hành các mục tiêu kinh tế - xã
hội được thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu thuộc về sản xuất. Nói cách khác,
các chỉ tiêu thuộc về sản xuất phải được xác định trước và nó được coi là cơ sở để xác
định lao động, trang bị, cung cấp vật tư, giá thành, lợi nhuận...
Mặt khác, kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu sản xuất về khối lượng, chủng
loại sản phẩm, về chất lượng và thời hạn có ảnh hưởng quyết định tới việc thực hiện
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 5
các chỉ tiêu giá thành, tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, khi đề cập đến
các kết quả của các hoạt động sản xuất bao giờ cũng phải đề cập dồng thời cả hai mặt:
kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu thuộc về khối lượng và chất lượng của sản xuất.
Hai mặt này gắn bó mật thiết với nhau và tác động qua lại lẫn nhau.
Còn về tiêu thụ sản phẩm, đây là vấn đề rất quan trọng đối với các doanh
nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường. Tiêu thụ hay không tiêu thụ được sản phẩm
quyết định sự tồn tại hay không tồn tại, sự phát triển hay không phát triển của doanh
nghiệp. Có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới có điều kiện bù đắp được
toàn bộ chi phí đã chi ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ đảm bảo quá trình tái sản
xuất giản đơn. Mặt khác thông qua tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp mới có thể thực
hiện được giá trị lao động thặng dư, nghĩa là thu được lợi nhuận từ các hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng được
xem xét, đánh giá từ hai quan điểm: chức năng xã hội và chức năng kinh tế.
Từ quan điểm xã hội (chức năng xã hội) các doanh nghiệp phải đảm bảo sản
xuất và cung ứng một lượng sản phẩm nhất định với những yêu cầu cụ thể về chủng
loại, chất lượng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội bao gồm cả nhu cầu trong sản xuất
và nhu cầu trong tiêu dùng hàng ngày.
Từ quan điểm kinh tế (chức năng kinh tế) các doanh nghiệp không thể thực hiện
chức năng xã hội bằng mọi giá mà phải lấy thu nhập từ tiêu thụ để bù đắp được toàn
bộ chi phí sản xuất đã chi ra và đảm bảo thu được doanh lợi. Như vậy có doanh lợi hay
không có doanh lợi phản ánh việc thực hiện hay không thực hiện được chức năng kinh
tế của các doanh nghiệp.
Cuối cùng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được hay không cũng còn tùy
thuộc một phần vào sự can thiệp của Nhà nước trong từng giai đoạn khác nhau và đối
với từng loại mặt hàng khác nhau.
Vì vậy, có nhiều nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, điều này mới đưa ra được những biện pháp cần
thiết, phù hợp nhằm tăng nhanh khối lượng hàng hoá được sản xuất ra cũng như khối
lượng hàng hoá được tiêu thụ. Như vậy vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã
hội vừa tăng được lợi ích của bản thân doanh nghiệp.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 6
1.1.1.2. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh
trình độ sử dụng các nguồn lực như: nhân lực, tài lực, vật lực của doanh nghiệp để đạt
được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí là nhỏ nhất.
- Doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản
của quá trình kinh doanh có hiệu quả.
- Các yếu tố đầu vào như: lao động, vốn, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu.
- Kết quả đầu ra sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh bao gồm giá trị tổng sản
lượng, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, số sản phẩm tính bằng hiện vật.
- Đối với các doanh nghiệp, để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh cần phải
chú trọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu quả của các yếu tố sản xuất.
Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải sử dụng các yếu tố
đầu vào hợp lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Tuy nhiên để có thể
hiểu rõ bản chất của hiệu quả, ta có thể rút ra khái niệm về hiệu quả như sau: Hiệu quả
là sự so sánh giữa kết quả đầu ra và các yếu tố nguồn lực đầu vào, sự so sánh ở đây có
thể là sự so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối. Với kết quả đầu ra biểu hiện bằng giá
trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, còn các yếu tố nguồn lực đầu vào là lao động
chi phí tài sản và nguồn vốn.
1.1.1.3. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh
Căn cứ vào nội dung và tính chất của kết quả cũng như đáp ứng nhu cầu đa
dạng của mục tiêu người ta phân hiệu quả sản xuất kinh doanh ra thành hai loại: hiệu
quả kinh tế và hiệu quả khác.
a) Hiệu quả kinh tế:
- Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và kinh tế đạt được so
với chi phí bỏ ra trong việc sử dụng các nguồn lực. Tức là hiệu quả kinh tế là tác dụng
của lao động xã hội đạt được trong quá trình sản xuất và kinh doanh cũng như quá
trình tái tạo sản xuất xã hội trong việc tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ khác.
b) Các loại hiệu quả khác:
- Hiệu quả xã hội và cải thiện điều kiện làm việc, đời sống, bảo vệ môi trường
cho đến các mặt chính trị an ninh quốc phòng.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 7
- Căn cứ theo yêu cầu của các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và các cấp
quản lý trong nền kinh tế quốc dân. Người ta phân loại hiệu quả kinh tế theo cấp hiệu
quả và theo những đơn vị kinh tế bao gồm :
Hiệu quả kinh tế quốc dân.
Hiệu quả kinh tế vùng.
Hiệu quả kinh tế sản xuất xã hội khác.
Hiệu quả kinh tế khu vực phi sản xuất.
Hiệu quả kinh tế các doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh tế theo nguồn lực sử dụng.
1.1.2. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.2.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin phục vụ cho việc
quản trị quá trình sản xuất kinh doanh. Theo khái niệm chung nhất: “Phân tích hoạt
động kinh doanh (operating activities analysis) là một lĩnh vực nghiên cứu quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động cụ thể như: hoạt động sản xuất
kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Bằng những phương pháp riêng,
kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật khác nhằm đến việc
phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh, phát hiện những quy luật của các mặt hoạt động trong một doanh
nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các quyết định hiện tại, những dự
báo và hoạch định chính sách trong tương lai” [1, tr9], “Phân tích hoạt động doanh
nghiệp”, của Nguyễn Tấn Bình, nhà xuất bản thống kê 2004.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày ngay càng trở nên quan trọng đối với tăng
trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của
doanh nghiệp.
1.1.2.2. Vai trò của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá
trình hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một trong những công cụ quản lý kinh tế có
hiệu quả mà các doanh nghiệp đã sử dụng từ trước tới nay.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 8
Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ
tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra thực hiện đến đâu, rút ra những tồn tại,
tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng
một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động của doanh
nghiệp và có tác dụng giúp doanh nghiệp chỉ đạo mọi mặt hoạt động sản xuất kinh
doanh. Thông qua phân tích từng mặt hoạt động của doanh nghiệp như công tác chỉ
đạo sản xuất, công tác tổ chức lao động tiền lương, công tác mua bán, công tác quản
lý, công tác tài chính.. giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể với sự
tham gia cụ thể của từng phòng ban chức năng, từng bộ phận đơn vị trực thuộc của
doanh nghiệp.
1.1.2.3. Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về thế mạnh, thế yếu để củng cố phát
huy hay khắc phục, cải tiến quản lý.
Phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa các nguồn lực của
doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất
định trong kinh doanh.
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP, CHỈ TIÊU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH KINH DOANH
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ PHÂN TÍCH KINH DOANH
1.2.1. Các phương pháp dùng trong phân tích kinh doanh
1.2.1.1. Phương pháp so sánh
a) Khái niệm:
“So sánh là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được
lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức
độ biến động của các chỉ tiêu đó.” [1, tr15], “Phân tích kinh doanh”, của TS.Trịnh
Văn Sơn, nhà xuất bản Đại học Huế 2007.
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh
doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực
kinh tế vi mô.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 9
b) Kỹ thuật so sánh:
Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số giữa hai trị số của hai chỉ tiêu kinh tế:
chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu gốc. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô của
các hiện tượng kinh tế.
∆y = y1 – y0
Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước, y1 : chỉ tiêu năm sau.
∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp số tương đối: là thương số giữa hai trị số của hai chỉ tiêu kinh tế: chỉ
tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu gốc. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ tỷ lệ, tỷ lệ
% hoàn thành, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các đối tượng nghiên cứu.
y1
∆y = (%)
y0
Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước, y1 : chỉ tiêu năm sau.
∆y: là biểu hiện tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp mức biến động tương đối điều chỉnh theo quy mô: là kết quả so
sánh nhưng các trị số của các chỉ tiêu kinh tế đã được điều chỉnh theo một hệ số của
chỉ tiêu phân tích.
c) Ý nghĩa:
Khóa luận sử dụng phương pháp so sánh để phân tích sự biến đổi của chỉ tiêu
doanh thu, chi phí, lợi nhuận, và các tỷ số tài chính qua ba năm 2009-2011 nhằm xác
định nguyên nhân, xu hướng phát triển, từ đó tìm ra biện pháp để củng cố, phát huy,
khắc phục, cải tiến quá trình quản lý.
1.2.1.2. Phương pháp loại trừ
a) Khái niệm:
“Loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết
quả kinh doanh, bằng cách xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố khi đã loại trừ ảnh
hưởng của những nhân tố khác.” [1, tr18], “Phân tích kinh doanh”, của TS.Trịnh Văn
Sơn, nhà xuất bản Đại học Huế 2007.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 10
b) Kỹ thuật loại trừ:
Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt
các nhân tố và cố định các nhân tố khác trong các lần thay thế đó.
Trong quá trình phân tích, các nhân tố sẽ được sắp xếp theo trình tự của mức độ
ảnh hưởng từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng. Khi xác định mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố, nhân tố được thay thế sẽ được lấy với giá trị thực tế, những
nhân tố chưa được thay thế sẽ được giữ nguyên ở kỳ gốc. Cứ mỗi lần thay thế tính ra
giá trị của lần thay thế đó, lấy kết quả thay thế trừ đi kết quả thay thế trước, ta xác định
được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đang xử lý. Sau đó, việc tổng hợp tất cả sự ảnh
hưởng của các nhân tố ta đã xác định được đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp số chênh lệch: là một dạng đặt biệt của phương pháp thay thế
liên hoàn. Các nhân tố được xác định mức độ ảnh hưởng theo trình tự từ nhân tố quan
trọng nhất đến nhân tố ít quan trọng nhất. Những nhân tố đã được thay thế ở bước
trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế tiếp theo.
c) Ý nghĩa:
Khóa luận sử dụng phương pháp loại trừ để phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến lợi nhuận tiêu thụ của doanh nghiệp.
Lợi nhuận tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt
được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố
đến tình hình lợi nhuận, Khóa luận sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối
lượng sản phẩm tiêu thụ, nhân tố kết cấu mặt hàng, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận.
L = ∑Qi (pi – gvi – cni)= ∑Qili
Trong đó: L: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Qi: Khối lượng sản phẩm hàng hóa loại i.
pi: Giá bán đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i.
gvi: Giá vốn hàng bán sản phẩm hàng hóa loại i.
cni: Chi phí ngoài sản xuất đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i.
li: Lãi lỗ đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 11
Quá trình phân tích được thực hiện như sau:
Xác định đối tượng phân tích:
∆L = L1 – L0
Trong đó: L1: lợi nhuận năm nay (kỳ phân tích).
L0: lợi nhuận năm trước (kỳ gốc).
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
(1) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm hàng hóa (Q):
∆LQ = L0 ×Tt – L0
(Tt là tỷ lệ phần trăm thực hiện khối lượng tiêu thụ)
∑Q1i p0i
Tt = × 100
∑Q0i p0i
(2) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm (K) đến lợi nhuận:
∆ LK = ∑Q1i p0i – L0 ×Tt
(3) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố lãi lỗ đơn vị (l)đến lợi nhuận:
∆ L(l) = L1 – ∑Q1i p0i
Trong đó nhân tố lãi lỗ đơn vị sản phẩm (l) chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố:
(a) Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị (P).
∆ lp = ∑Q1i (p1i – p0i)
(b) Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán đơn vị (Gv).
∆ lGv = – ∑Q1i (gv1i – gv0i)
(c) Ảnh hưởng của nhân tố chi phí ngoài sản xuất đơn vị (cn).
∆ lcn = – ∑Q1i (cn1i – cn0i)
Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các loại nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận tiêu
thụ của doanh nghiệp:
∆L = ∆LQ + ∆ LK +∆ L(l)
hoặc: ∆L = ∆LQ + ∆ LK + ∆ lp + ∆ lGv + ∆ lcn
Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ
tiêu Tổng mức lợi nhuận, khóa luận sẽ đưa ra những kiến nghị và biện pháp nhằm tối
đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 12
1.2.2. Các chỉ tiêu dùng trong phân tích kinh doanh
Có nhiều loại chỉ tiêu kinh tế khác nhau, tùy theo mục đích và nội dung phân
tích cụ thể để có thể lựa chọn những chỉ tiêu phân tích thích hợp.
Theo tính chất của chỉ tiêu ta có:
Chỉ tiêu số lượng: là chỉ tiêu phản ánh quy mô của kết quả hay điều kiện kinh
doanh như: số lao động, quỹ lương, giá trị tổng sản xuất, doanh thu bán hàng, lượng
vốn, diện tích sản xuất.
Chỉ tiêu chất lượng: là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất kinh doanh như: năng suất
lao động, giá thành đơn vị sản phẩm hàng hóa, mức doanh thu, lợi nhuận, hiệu suất sử
dụng vốn.
Theo phương pháp tính toán ta có:
Chỉ tiêu tuyệt đối: thường dùng để đánh giá quy mô sản xuất và kết quả kinh
doanh tại thời gian và không gian cụ thể như: doanh số bán hàng, giá trị sản lượng
hàng hóa sản xuất, lượng vốn, lượng lao động.
Chỉ tiêu tương đối: thường dùng trong phân tích quan hệ kinh tế giữa bộ phận
hay xu hướng phát triển của chỉ tiêu (tỷ lệ).
Chỉ tiêu bình quân: là dạng đặc biệt của chỉ tiêu tuyệt đối, nhằm phản ánh
trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu như: giá trị sản lượng bình quân một lao
động, thu nhập bình quân một lao động.
Tùy theo mục đích và nội dung phân tích có thể dùng chỉ tiêu biểu hiện bằng
đơn vị hiện vật như: sản lượng từng mặt hàng, mức cung ứng từng loại nguyên vật
liệu, hoặc biểu hiện bằng đơn vị giá trị như: tổng mức giá thành sản phẩm, doanh thu
bán hàng, hoặc biểu hiện bằng đơn vị thời gian như: số thời gian lao động bình quân,
thời gian bán hàng, thời gian lưu kho.
Như vậy, việc phân tích kết quả kinh doanh cần phải xây dựng một hệ thống chỉ
tiêu phân tích tương đối hoàn chỉnh với những phân hệ chỉ tiêu khác nhau, nhằm biểu
hiện được tính đa dạng và phức tạp của nội dung phân tích, từ đó có thể xác định đúng
bản chất của đối tượng kinh tế cần phân tích.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 13
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích kinh doanh
Nhân tố là những yếu tố bên trong hiện tượng, quá trình. Mỗi sự biến động của nó
tác động trực tiếp đến độ lớn, tính chất, xu hướng và mức độ xác định của chỉ tiêu phân tích.
Nhân tố tác động đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh được phân loại
theo những tiêu thức là:
Theo nội dung kinh tế của nhân tố ta có:
Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh: Số lượng lao động, số lượng
vật tư, tiền vốn. Những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Những nhân tố thuộc về kết quả sản xuất: thường ảnh hưởng dây chuyền, từ
khâu cung ứng đến sản xuất, đến tiêu thụ và từ đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính
của doanh nghiệp.
Theo tính tất yếu của nhân tố, gồm 2 loại:
Nhân tố chủ quan: là những nhân tố phát sinh và tác động đến kết quả kinh
doanh là do sự chi phối của bản thân doanh nghiệp, như: giảm chi phí sản xuất, hạ giá
thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu… là tùy thuộc vào sự nỗ lực chủ
quan của doanh nghiệp.
Nhân tố khách quan: là những nhân tố phát sinh và tác động đến kết quả kinh
doanh như là một yêu cầu tất yếu, ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp, như:
giá cả thị trường, thuế suất.
Việc phân tích kết quả kinh doanh theo sự tác động của các nhân tố chủ quan và
khách quan giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn những nỗ lực của bản thân doanh
nghiệp và tìm hướng tăng nhanh hiệu quả kinh doanh.
Theo tính chất của nhân tố, bao gồm 2 loại:
Nhân tố số lượng: phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh, như: số
lượng lao động, số lượng vật tư, khối lượng sản phẩm hàng hóa sản xuất, doanh thu
bán hàng.
Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu suất kinh doanh, như: giá thành đơn vị sản
phẩm, lãi suất, mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng vốn.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 14
Phân tích kết quả kinh doanh theo hướng tác động của các nhân tố số lượng và
chất lượng vừa giúp ích cho việc đánh giá phương hướng kinh doanh, chất lượng kinh
doanh, vừa có tác dụng trong việc xác định trình tự sắp xếp và thay thế các nhân tố khi
tính toán mức độ ảnh hưởng từng nhân tố đến kết quả kinh doanh.
Theo xu hướng tác động của nhân tố, bao gồm 2 loại:
Nhân tố tích cực: có tác dụng làm tăng quy mô kết quả kinh doanh.
Nhân tố tiêu cực: phát sinh và tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh
doanh (làm giảm quy mô kết quả kinh doanh).
Phân tích kết quả kinh doanh theo hướng tác động của các nhân tố tích cực và
tiêu cực giúp cho các nhà doanh nghiệp chủ động làm mọi biện pháp để phát huy
những nhân tố tích cực, tăng nhanh kết quả kinh doanh, đồng thời cũng hạn chế tới
mức tối đa những nhân tố tiêu cực, có tác dụng xấu đến quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1.3.1. Các chỉ tiêu về tình hình thanh toán
a. Tỷ số thanh toán ngắn hạn
Tỷ số thanh toán ngắn hạn thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản lưu động
và các khoản nợ ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn
Tỷ số thanh toán ngắn hạn = (Lần)
Nợ ngắn hạn
Tỷ số này là thước đo khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp. Nguyên tắc cơ bản cho rằng tỷ số này là 2:1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính là bình thường. Nhưng nếu một
tỷ số thanh toán ngắn hạn quá cao có thể không tốt, doanh nghiệp khó quản lý các tài
sản lưu động của mình.
b. Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tiền mặt và các
khoản tương đương tiền (là những tài sản quay vòng nhanh, có thể chuyển đổi thành
tiền mặt như: đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu) với các khoản nợ ngắn hạn.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 15
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Tỷ số thanh toán nhanh = (Lần)
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn khắt khe hơn về khả năng thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn so với tỷ số thanh toán ngắn hạn. Trên thực tế, tỷ số này được
coi là hợp lý là tỷ lệ 0,5:1
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động
a. Vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu
Số vòng quay các khoản phải thu = (Lần)
Các khoản phải thu bình quân
Tỷ số vòng quay các khoản phải thu phản ánh hiệu quả quản lý các khoản phải
thu của một doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý càng
cao và ngược lại.
b. Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản
phải thu, nghĩa là để thu được các khoản phải thu cần phải mất một khoảng thời gian là
bao lâu.
Các khoản phải thu bình quân
Kỳ thu tiền bình quân = (Ngày)
Doanh thu bình quân một ngày
Doanh thu hàng năm
Doanh thu bình quân một ngày =
365
Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị đọng trong khâu thanh
toán. Tuy nhiên các khoản phải thu trong nhiều trường hợp cao hay thấp chưa thể có một
kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các chính sách của doanh nghiệp áp dụng.
1.3.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn
a. Hiệu quả sử dụng tổng số vốn
Để phân tích hiệu quả sử dụng tổng số vốn chỉ tiêu được sử dụng là số vòng
quay toàn bộ vốn:
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 16
Doanh thu
Số vòng quay toàn bộ vốn = (Lần)
Tổng số vốn
Chỉ tiêu số vòng quay toàn bộ vốn thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp. Khi chỉ số này càng lớn đồng nghĩa hiệu quả sử dụng vốn càng cao, ngược lại,
khi chỉ số này càng thấp đồng nghĩa hiệu quả sử dụng vốn càng thấp.
b. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động chỉ tiêu được sử dụng là số vòng
quay vốn lưu động:
Doanh thu
Số vòng quay vốn lưu động = (Lần)
Vốn lưu động
Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động đo lường hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu
động của doanh nghiệp. Khi chỉ số này càng lớn thì doanh thu mang lại từ một đơn vị
vốn lưu động càng lớn, và ngược lại, chỉ số này càng bé thì doanh thu mang lại từ một
đơn vị vốn lưu động càng thấp.
c. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định chỉ tiêu được sử dụng là số vòng
quay vốn cố định :
Doanh thu
Số vòng quay vốn cố định = (Lần)
Vốn cố định
Chỉ tiêu số vòng quay vốn cố định thể hiện hiệu quả sử dụng nguồn vốn cố định của
doanh nghiệp. Chỉ số này càng lớn đồng nghĩa hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao.
1.3.4. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi
a. Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Lợi nhuận ròng
ROS = (%)
Doanh thu thuần
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 17
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở
doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, tỷ số này cho chúng ta biết một
đồng tiền doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thể
hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn.
b. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Lợi nhuận ròng
ROA = (%)
Tổng tài sản
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản.
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một đồng tài sản
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sản xuất
kinh doanh càng lớn.
c. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận ròng
ROE = (%)
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ
sở hữu. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một đơn
vị vốn chủ sở hữu đã tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Đây là chỉ tiêu rất quan
trọng đối với việc phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp,
ngoài ra, chỉ tiêu này rất được các cổ đông quan tâm vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư
của họ. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
càng lớn.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 18
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGƯ NGHIỆP ĐÔNG PHƯƠNG
2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NGƯ NGHIỆP ĐÔNG PHƯƠNG
2.1.1. Tổng quan về công ty cổ phân Ngư Nghiệp Đông Phương
Công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương là một trong những doanh nghiệp
nuôi trồng và sản xuất thủy hải sản ở Thừa Thiên Huế. Hoạt động chính của Công ty
nuôi trồng và cung ứng mặt hàng thủy sản, mà chủ yếu là tôm nuôi. Thị trường chính
của Công ty là tại miền Trung.
Theo giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3103000062 ngày
18/07/2003do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp, Công ty cổ phần ngư
nghiệp Đông Phương chính thức được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
nuôi trồng, chế biến hàng thủy sản.
CÔNG TY CỔ PHẦN NGƯ NGHIỆP ĐÔNG PHƯƠNG
Tên giao dịch: ORIENT FISHERY CORPORATION.
Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần.
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất nuôi trồng, chế biến thủy sản.
Địa chỉ:. C27-28 Khu Quy Hoạch Vỹ Dạ 7,Tp. Huế, Thừa Thiên-Huế.
Điện thoại: 0543897364
Fax: 0543897364
Mã số thuế: 3300357623
Số tài khoản: 0161000192 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương
Việt Nam chi nhánh TT.Huế.
2.1.2. Quá trình hình thành phát triển của Công ty
Công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương được thành lập vào ngày 18/07/2003
theo giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3103000062 do sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 19
Năm 2002, công ty tiến hành xây dựng 2 ha ao nuôi tôm trên cát (lót bạt dày) tại
Hải Nhuận trị giá 1 tỷ đồng, đã đưa vào hoạt động năm 2003. Bên cạnh đó công ty còn
tiến hành xây dựng trại sản xuất tôm giống 447m2
diện tích, 358m3
lượng hồ bể, trị giá
375 triệu đồng.
Kết quả, từ năm 2003 đến nay, đã nuôi 5 vụ tôm đạt 21.5 tấn, trị giá 1.1 tỷ đồng
(trong đó có 1 vụ nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 3.3 tấn trị giá 140 triệu đồng), sản lượng
bình quân đạt 5 tấn/ha/vụ.
Hiện nay cơ sở sản xuất nuôi trồng của công ty nằm tại huyện Phong Điền,
Thừa Thiên Huế.
Trung tâm nuôi tôm Phong Hải
- Địa chỉ: Thôn Hải Nhuận, xã Phong Hải, Phong Điền, Thừa Thiên Huế
- Điện thoại: (054)552137
- Nội dung hoạt động: sản xuất giống và nuôi tôm.
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 3113000009 do Phòng
đăng kí Kinh Doanh – Sở Kế hoạch Đầu tư Thừa Thiên Huế cấp ngày 09/09/2003.
Trung tâm nuôi cá Phong Mỹ
- Địa chỉ: Thôn Hòa Mỹ, xã Phong Mỹ, Phong Điền, Thừa Thiên Huế
- Điện thoại: (054)563129
- Nội dung hoạt động: sản xuất giống và nuôi tôcá nước ngọt.
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 3113000010 do Phòng
đăng kí Kinh Doanh – Sở Kế hoạch Đầu tư Thừa Thiên Huế cấp ngày 09/09/2003.
Những năm gần đây, trong quá trình hoạt động công ty đã có một số hướng
thay đổi về sản phẩm nuôi trồng, công ty hiện nay chỉ tập trung vào một loại thủy sản
duy nhất đó là tôm bao gồm: tôm thẻ chân trắng, tôm sú và tôm càng xanh.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 20
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Ngư nghiệp Đông Phương
2.1.3.2. Nhiệm vụ các bộ phận
a. Giám đốc
Giám đốc là người đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước
pháp luật. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, giám đốc có thẩm quyền
cao nhất trong việc lãnh đạo, điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động của Công ty, cũng
như trong việc xác định chiến lược, sách lược kinh doanh của Công ty.
b. Phòng kinh tế - tổng hợp
Với mô hình tổ chức giản đơn, phòng Kinh tế - tổng hợp có chức năng tổng quát
bao gồm các nhiệm vụ như tổ chức bộ máy kế toán, quản lý tài chính của Công ty, lập
sổ sách, hạch toán, báo cáo số liệu kế toán, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện
công tác kinh doanh, thanh toán, cung ứng vật tư, quản lý điều hành công tác hành
chính, tổ chức Công ty, theo dõi, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động.
c. Trại nuôi trồng
Trại nuôi trồng là nơi hoạt động sản xuất chính có nhiệm vụ triển khai thực hiện
kế hoạch sản xuất nuôi trồng của Công ty.
d. Phòng cơ điện
Tổ
KCS
Công
nhân
Giám
Sát
GIÁM ĐỐC
TRẠI NUÔI TRỒNGKINH TẾ - TỔNG HỢP CƠ ĐIỆN
Tổ
chức
hành
chính
Kế
toán
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 21
Phòng cơ điện có chức năng quản lý toàn bộ hệ thống điện, máy móc, trang
thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất của Công ty. Bên cạnh đó, phòng cơ điện còn
thực hiện một số chức năng như:
- Tổ chức hướng dẫn kiểm tra và thực hiện nghiêm ngặt chế độ an toàn lao động
đối với việc sử dụng các thiết bị máy móc.
- Thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy an toàn cho quá trình sản xuất.
- Tổ chức nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quy trình vận hành và bảo trì
nhằm tạo điều kiện khai thác tối đa công suất máy móc, thiết bị chuyên dụng, điện,
nước của Công ty.
2.1.3.3. Công tác nhân sự qua ba năm
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty hiện nay đã được đào tạo với chất
lượng chuyên môn cao, có kỹ năng làm việc tốt, bao gồm: cán bộ quản lý, cán bộ
chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật, công nhân vận hành thiết bị
chuyên dùng và lao động trực tiếp.
Giai đoạn 2009 – 2011, Công ty có số lượng công nhân viên được phân bổ và có
trình độ chuyên môn như sau:
Bảng 2.1. Tình hình nhân sự của Công ty qua 3 năm (2009 – 2011)
Cơ cấu lao động
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Đại
học
CĐ
TC
LĐ
PT
Đại
học
CĐ
TC
LĐ
PT
Đại
học
CĐ
TC
LĐ
PT
Lao động gián tiếp 3 3 3
Lao động trực tiếp 2 4 12 2 5 13 3 7 12
Tổng số lao động 5 4 12 5 5 13 6 7 12
% 23.81 19.05 57.14 21.74 21.74 56.52 24 28 48
(Nguồn: Phòng kinh tế - tổng hợp)
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 22
21
23
25
0
5
10
15
20
25
30
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Người
Hình 2.2. Biểu đồ biểu diễn Tổng số lao động của Công ty
qua 3 năm 2009 – 2011
Qua bảng 2.1 và hình 2.2 ta thấy, tổng số lao động của Công ty đang tăng dần,
vào năm 2009, tổng số lao động của Công ty là 21 người, đến năm 2010, tổng số lao
động của Công ty tăng lên 23 người và tăng lên 25 nười vào năm 2011.
Nhìn chung, lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu lao động
của Công ty. Năm 2009, lao động trực tiếp là 18 người (chiếm 85.71%). Năm 2010,
lao động trực tiếp là 20 người (chiếm 86.96%). Năm 2011, lao động trực tiếp là 22
người (chiếm 88%). cụ thể là:
Năm 2009, trong Công ty tỷ lệ công nhân có trình độ trình độ đại học là
23.81%, tỷ lệ công nhân có trình độ trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 19.05% và
lao động phổ thông và trình độ khác chiếm 57.14%.
Năm 2010, trong Công ty tỷ lệ công nhân có trình độ trình độ đại học là
21.74%, tỷ lệ công nhân có trình độ trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 21.74% và
lao động phổ thông và trình độ khác chiếm 56.52%.
Năm 2011, trong công ty tỷ lệ công nhân có trình độ trình độ đại học là 24%, tỷ
lệ công nhân có trình độ trình độ trung học chuyên nghiệp chiếm 28% và công nhân kỹ
thuật và trình độ khác chiếm 48%.
Trong giai đoạn này, số lao động trực tiếp của Công ty phần lớn chỉ có trình độ
phổ thông. Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả đối với các loại máy móc thiết bị, khoa học
công nghệ hiện đại mà Công ty đang sử dụng thì Công ty cần phải đào tạo công nhân
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 23
của mình đạt một trình độ chuyên môn hơn. Ngoài ra, trên thực tế để hoạt động kinh
doanh của Công ty được hiệu quả thì Công ty cần phải có một đội ngũ công nhân viên
có trình độ và thành thạo trong công việc. Do đó, Công ty đang chuẩn bị xúc tiến một
đội ngũ lao động có trình độ và lực lượng công nhân lành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu
cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành.
Hiện tại, Công ty thực hiện chính sách trả lương cho công nhân viên theo hình
thức: Công nhân trực tiếp sản xuất được trả lương theo khoán sản phẩm, cán bộ quản
lý và nhân viên văn phòng được trả lương theo hệ số do Công ty ban hành. Bên cạnh
đó, Công ty còn thực hiện chính sách thưởng vào cuối năm, thưởng đột xuất đối với
các trường hợp cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất trong sáng kiến cải thiện kỹ
thuật, tiết kiệm. Mức lương căn cứ vào thành tích và hiệu quả mang lại.
2.1.4. Đặc điểm sản phẩm của công ty
Trong quá trình hoạt động, do tình hình biến động của thị trường cùng với
những nhận định, chiến lược của công ty, hiện nay công ty chỉ tập trung vào nuôi trồng
sản xuất một loại sản phẩm chính đó là tôm. Hiện tại, công ty tiến hành nuôi trồng 3
loại tôm chính đó là tôm thẻ chân trắng, tôm sú và tôm càng xanh. Trong đó, tôm sú và
tôm càng xanh chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu sản phẩm.
2.1.4.1. Đặc điểm sinh vật học của tôm
Tôm gồm các bộ phận:
Chủy: cứng, có răng cưa. Phía trên chủy có 7-8 răng, dưới chủy có 3 răng.
Mũi khứu giác và râu: là cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm
3 cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội
5 cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò
Cặp chân bụng: bơi
Đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay
xuống thấp.
Bộ phận sinh dục (phía dưới bụng)
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 24
a) Tôm thẻ chân trắng
Đặc điểm
Cũng như các loài tôm cùng họ Penaeid, tôm chân trắng cái ký thác hoặc rải
trứng ra thay vì mang trứng tới khi trứng nở. Chủy tôm này có 2 răng cưa ở bụng và 8-
9 răng cưa ở lưng. Tôm nhỏ lúc thay vỏ cần vài giờ để vỏ cứng nhưng khi tôm đã lớn
thì cần khoảng 1-2 ngày.
Tập tính ăn
Tôm chân trắng không cần đồ ăn có lượng protein con như tôm sú, 35%
protein được coi như là thích hợp hơn cả, trong đó đồ ăn có thêm mực tươi rất
được tôm ưa chuộng.
Chu kỳ sống
Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển
có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26-28 độ C, độ mặn khá cao (35 phần ngàn). Trứng nở
ra ấu trùng và vẫn loan quanh ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn Potlarvae, chúng bơi
vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Nơi đây điều kiện môi
trường rất khác biệt: đồ ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn ... Sau 1 vài
tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp,
sinh sản làm chọn chu kỳ.
Tôm chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng
3g với mật độ 100con/m2 tại Hawaii không kém gì tôm sú, sau khi đã đạt được 20g
tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực.
Nếu nuôi tôm mẹ thì nên tạo nhiệt độ nước ít thay đổi (27 độ C), nước cần phải
lọc bằng than nhằm mục đích loại bỏ tất cả những chất hữu cơ hòa tan trong nước.
Tôm sinh đẻ nên chọn những con nặng ít nhất 40gr. Những tôm đực mà nơi bộ phận
mang tinh trùng bị xám đen thì nên tránh.
b) Tôm sú
Đặc điểm
Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi
tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 25
Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực,
bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ sinh
dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi.
Con cái: Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra
ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi
chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm.
Chu kì sống của tôm sú
Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú:
Nauplli: 6 giai đoạn: 36-51 giờ, các Nauplli bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ
4 lần, mỗi lần khoảng 7 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần cho ăn
Zoea: 3 giai đoạn: 105-120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2
lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vất phiêu sinh.Mysis: 3 giai đoạn : 72 giờ, các
Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau.
Postlarvae: giai đoạn gần trưởng thành
Juvenile: giai đoạn trưởng thành.
Tuổi thành thục: tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng thứ 8
trở đi. Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ
quan sinh dục phụ. Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào
tìm thấy được tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh. Thường dựa vào trọng lượng để xác định
khi con đực nặng từ 50g trở lên.
Số lượng trứng đẻ của tôm cái: nhiều hay ít là phụ thuộc vào chất lượng buồng
trứng và trọng lượng cá thể: trọng lượng lớn cho trứng nhiều hơn. Khi con cái thành
thục ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 100-300g cho 300.000 -1.200.000 trứng. Nếu cắt
mắt nuôi vỗ trong bể xi măng, thành thục và đẻ, cho số lượng trứng từ 200.000-
600.000 trứng.
Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường từ 22 giờ đến 2 giờ) trứng sau khi đẻ
được 14-15 giờ, ở nhiệt độ 27-28C sẽ nở thành ấu trùng (Nauplii). Tôm sú đẻ quanh
năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính: tháng 3-4 và tháng 7-10.
Tuổi thọ tôm sú con đực khoảng 1,5 năm, con cái khoảng 2 năm.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 26
Tập tính ăn
Tôm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác
thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn
hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là
giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ,
thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn.
Lột xác
Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất
định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm. Sự lột
xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng.
Khi quan sát tôm nuôi trong bể, hiện tượng lột xác xảy ra như sau: Lớp biểu bì
giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực rút ra trước, theo
sau là phần bụng và các phần phụ phía sau, rút ra khỏi lớp vỏ cứng, với động tác uốn
cong mình toàn cơ thể. Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày
đối với tôm lớn. Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi
trường sống thay đổi đột ngột. Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiện tượng này, có
thể điều chỉnh môi trường nuôi kịp thời.
c) Tôm càng xanh
Đặc điểm
Tôm càng xanh có trọng lượng khá lớn, con đực có thể đạt tới 450g/con. Thân
tương đối tròn, con trưởng thành có màu xanh dương đậm. Chuỷ phát triển nhọn, 1/2
chuỷ ngoài cong lên, trên mắt chuỷ có 11-15 răng, 3-4 răng sau hốc mắt, mắt dưới
thường 12-15 răng. Chiều dài chuỷ của tôm cái khi trưởng thành thường bằng hoặc
ngắn hơn vỏ đầu ngực, còn chuỷ tôm đực dài hơn chiều dài vỏ đầu ngực.
Chân ngực thứ hai luôn luôn phát triển hơn các chân khác, nhất là ở tôm đực
trưởng thành, đôi chân ngực thứ 2 có hình dạng và kích thước giống nhau.
Khi chiều dài bình quân 8-14cm, trọng lượng cơ thể từ 10-20g, tôm càng xanh
có sự phát triển tương đương giữa con đực và con cái. Khi chiều dài vượt quá 14cm,
con đực thường phát triển nhanh hơn con cái.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 27
Trong quá trình nuôi, thả nuôi trực tiếp tôm bột (postlarvea) sau 7 tháng nuôi,
cá thể đực lớn nhất đạt 110g, cá thể cái lớn nhất chỉ đạt 50g.
Vòng đời của tôm càng xanh có 5 giai đoạn chủ yếu:
Trứng - ấu trùng - Tôm bột (postlarvae) - Tôm giống (juvenile) - Tôm trưởng
thành (adult).
Mỗi một giai đoạn, đòi hỏi môi trường và điều kiện sống khác nhau.
Khi con cái và con đực trưởng thành, ở con cái có trứng chín thì xảy ra hiện
tượng lột xác, con đực và con cái tiến hành giao vỹ rồi ấp trứng. Khi tôm đang ấp
trứng, buồng trứng vẫn phát triển, phóng thích ấu trùng ở bụng xong, sau 2-5 ngày lại
lột xác, giao vỹ và đẻ tiếp.
Tập tính ăn
Tôm Càng Xanh là loài ăn tạp nghiêng về động vật, thức ăn tự nhiên của chúng
là các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các
mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ và cát mịn
Lột xác
Giống như các loài giáp xác khác, sinh trưởng của tôm càng xanh không liên
tục, có sự gia tăng kích thước nhanh sau mỗi lần lột xác. Tốc độ sinh trưởng của tôm
đực và cái gần như tương đương nhau cho tới khi chúng đạt kích cở 35-50g, sau đó
khác nhau rõ theo giới tính, tôm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái và đạt trọng lượng
có thể gấp đôi tôm cái trong cùng một thời gian nuôi. Tôm cái khi bắt đầu thành thục
(khong 40g, hay 140-150cm chiều dài) thì sinh trưởng giảm vì nguồn dinh dưỡng chủ
yếu tập trung cho sự phát triển của buồng trứng.
Một hiện tượng thường thấy trong nuôi tôm càng xanh là sự phân đàn khá rõ kể
cả trong cùng một nhóm giới tính. Kích thưóc của tôm có thể đạt 40-50 g trong thời
gian 4-5 tháng nuôi. Kích cở tôm lớn nhất tìm thấy ở ấn độ là 470 g, Thái lan 470 g và
Việt nam 434 g.
Để sinh trưởng, cũng như các loài giáp xác khác, Tôm Càng Xanh đều phải lột
vỏ theo chu kỳ của nó, quá trình này được gọi là sự lột xác và tiếp theo sau đó là sự gia
tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 28
Khi tôm đã trưởng thành, còn có dạng lột xác sinh sản (xảy ra ở con cái).
Chu kỳ lột xác của tôm tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sinh lý,
điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi trường,.... Tôm càng xanh tuân theo qui luật
chung của tôm là tôm nhỏ chu kỳ lột xác ngắủn hơn tôm lớn. Chu kỳ lột xác của tôm
trình bày trong bảng 3.1
Thời gian lột xác của tôm càng xanh.
Trọng lượng
(g/con)
Chu kỳ lột xác
(ngày)
2-5
6-10
11-15
16-20
21-25
26-35
36-60
9
13
17
18
20
22
22-24
Cơ chế lột xác của tôm càng xanh giống như các loài giáp xác chân đốt khác. Khi
tôm tích lũy đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng và tới chu kỳ lột xác thì lúc đó lớp vỏ
mới hình thành dần dưới lớp vỏ cũ, lớp này rất mỏng, mềm và co giãn được. Khi lớp vỏ
mới này phát triển đầy đủ thì tôm tìm nơi vắng và giàu oxy để lột vỏ. Khi lớp vỏ cũ lột đi,
vỏ mới còn mềm và co giãn được và dưới áp lực của khối mô cơ lâu ngày bị ép bởi lớp vỏ
cũ, cơ thể tôm bấy giờ giãn nở, lớn lên nhiều và khác hẳn với lúc trước lột xác. Lớp vỏ
mới cứng dần sau 3-6 giờ và tôm sẽ hoạt động lại bình thường sau đó.
2.1.4.2. Yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm trên cát
a) Lựa chọn địa điểm và xây dựng ao
Trang trại nuôi tôm được xây dựng trên vùng đất cát thuộc vùng bãi ngang ven
biển, nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi sản xuất và sinh hoạt.
Ao nuôi phải được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế, nằm trong vùng đã
được quy hoạch, diện tích ao từ 2.000 - 3.000 m2
là tốt nhất.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 29
Bờ ao rộng 2m, độ sâu mực nước ao từ 1,5 - 2 m. Toàn bộ ao (bờ ao và đáy ao)
được lót bạt chống thấm HDPE, đảm bảo cao trình phù hợp cho việc cấp và thoát nước
hiệu quả.
Ao xử lý chất thải, nước thải chiếm từ 25 - 30% tổng diện tích và được lót bạt
chống thấm, tránh nước thấm lậu xuống nền cát gây mặn hóa nước ngọt ngầm.
b) Hệ thống cấp và thoát nước
Nguồn nước: Các đơn vị, hộ nuôi tham gia nuôi tôm trên cát tuyệt đối không
được khoan giếng nước ngọt tại vùng nuôi để lấy nước ngọt nhằm pha loãng độ mặn.
Nước mặn, lợ được lấy trực tiếp từ biển hoặc mép ngoài đê bao biển, cách chân
đê tối thiểu 5m. Lấy nước sâu dưới đáy biển vừa đảm bảo về độ mặn thích hợp và chất
lượng nước tốt. Mỗi cụm nuôi hoặc từng ao bố trí một trạm bơm hoặc máy bơm để
bơm nước vào ao nuôi.
Hệ thống cấp nước: Hệ thống cung cấp nước (đường ống, máy bơm nước mặn,
lợ...) phải được bố trí hợp lý, tránh chồng chéo gây cản trở giao thông. Hệ thống cấp
nước bằng ống PVC có đường kính 110 - 220 mm. Từ hệ thống cấp này, mỗi ao có
đường ống nhánh để cho nước vào ao nuôi. Nước thải từ các ao được tập trung vào các
hố ga và thu gom về ao xử lý.
c) Lót bạt
Do đặc thù là ao xây dựng trên nền đất cát có khả năng thẩm thấu nước rất cao,
bên cạnh đó khả năng sạt lở lớn đặc biệt vào thời điểm mưa lũ. Trong quá trình lót bạt
cần đảm bảo những yêu cầu như:
Bạt lót có thời gian sử dụng khoảng 3 năm (tương đương 6 vụ) là tốt nhất vì
đảm bảo được tính ổn định, và hạn chế chi phí đầu tư (tiền mua bạt, công lót bạt...).
Trước khi lót bạt cần san phẳng đáy ao, tạo độ nghiêng về phía cống thoát hoặc
rốn thoát nước trung tâm của ao.
Ao được lót bạt đảm bảo các đường ghép, mối nối chắc chắn, không bị thấm
rách và đặc biệt là hiện tượng phồng bạt. Có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách
đặt đường ống thoát khí giữa đất đáy ao và bạt.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 30
2.2. PHÂN TÍCH HOẠT HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY QUA 3 NĂM 2009-2011
2.2.1. Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm (2009-2011)
2.2.1.1. Phân tích tình hình doanh thu theo thành phần
Từ bảng 2.2, ta thấy doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động
khác của Công ty chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng doanh thu. Thể hiện của
điều này là: Công ty không tham gia góp vốn liên doanh, không tham gia đầu tư vào các
loại chứng khoán ngắn hạn, dài hạn và các hoạt động tài chính khác. Vì vậy, phần nào
thu nhập của Công ty bị hạn chế so với những doanh nghiệp khác cùng ngành. Trong
khi đó, chỉ tiêu Tổng doanh thu của Công ty liên tục tăng qua các năm. Cụ thể là:
Tổng doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 1.135.104.577 đồng, tương
ứng với tăng 24,04%. Trong đó:
−− Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 26,29% so
với năm 2009. Vì thế đã làm cho tổng doanh thu tăng 25,82%, tương ứng với mức
tuyệt đối là: 1.218.999.745 đồng. Đây là mức tăng cao nhất của công ty trong giai đoạn
2009 – 2011.
−− Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 3.895.168 đồng. Lý do là: vào năm
2010, sự chênh lệch tỷ giá không còn ảnh hưởng lớn đến thu nhập của Công ty như
năm 2009. Đây là yếu tố biến động khách quan.
−− Năm 2010 công ty không thu được doanh thu khác (thường thu được từ thanh
lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ), do đó nó không làm thay đổi cơ cấu tổng doanh thu so
với năm 2009.
Tổng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 1.343.614.178 đồng, tương
ứng với giảm 22,94 %. Trong đó:
−− Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 15,78 % so
với năm 2010. Vì thế đã làm cho Tổng doanh thu tăng 15,78 %, tương ứng với mức
tuyệt đối là: 923.736.400 đồng.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 31
−− Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 122.222 đồng. Sự thay đổi này không
đáng kể do đó nó ít ảnh hưởng đến cơ cấu tổng doanh thu của công ty.
−− Doanh thu khác của Công ty tăng so với năm 2010, đã làm cho Tổng doanh
thu tăng 7,17 %, tương ứng với mức tuyệt đối là: 420.000.000 đồng. Đây là phần doanh
thu có được từ các khoản nợ của khách hàng trong năm trước và hoạt động thanh lý,
chuyển nhượng tài sản cố định của công ty.
Qua đó có thể thấy, trong 3 thành phần doanh thu thì doanh thu thuần từ
hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiến tỷ trọng lớn nhất tới 97,5% trong cơ cấu
tổng doanh thu. Trong 3 năm qua, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn tăng
trưởng ở mức 2 con số. Trong khi đó, doanh thu từ hoạt động tài chính (thường có
được từ, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, chiết khấu thanh toán
được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ…) lại có xu hướng giảm dần và giảm mạnh
nhất vào năm 2010, giảm đến 85,04%. Thu nhập khác của công ty cũng chiếm tỷ trọng
khá nhỏ, phần thu nhập này của công ty có sự biến động trong mỗi năm, vào năm 2009
doanh thu khác của công ty đạt 80.000.000 đồng, công ty không đạt được doanh thu
khác vào năm 2010 và đạt cao nhất vào năm 2011 (420.000.000 đồng). Thu nhập khác
của công ty qua hàng năm đạt được là do thu được thừ hoạt động thanh lý tài sản, thu
từ tiền thuê mặt bằng, nhập thừa nguyên liệu, thu nợ khó đòi hàng năm. Trong cơ cấu
tổng doanh thu của công ty Cổ phần ngư nghiệp Đông Phương, mặc dù 2 thành phần
doanh thu là doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trong cơ cấu song các thành phần trên cũng đóng góp vào sự tăng trưởng của tổng
doanh hằng năm trong giai đoạn 2009 – 2011.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 32
Bảng 2.2. Doanh thu theo thành phần kinh doanh
Đơn vị tính : VND
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch năm
2010/2009
Chênh lệch năm
2011/2010
+/- % +/- %
Doanh thu thuần từ hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ
4.636.485.455 5.855.485.200 6.779.221.600 1.218.999.745 26,29 923.736.400 15,78
Doanh thu từ hoạt động tài chính 4.580.290 685.122 562.900 -3.895.168 -85,04 -122.222 -17,84
Doanh thu khác 80.000.000 0 420.000.000 -80.000.000 -100,00 420.000.000 -
Tổng doanh thu 4.721.065.745 5.856.170.322 7.199.784.500 1.135.104.577 24,04 1.343.614.178 22,94
(Nguồn : Báo cáo tài chính (2009-2011) của Công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương)
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 33
4.721.065.745
5.856.170.322
7.199.784.500
0
1.000.000.000
2.000.000.000
3.000.000.000
4.000.000.000
5.000.000.000
6.000.000.000
7.000.000.000
8.000.000.000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Hình 2.3. Biểu đồ biểu diễn Tổng doanh thu của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011
Nhìn chung, do doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
tăng đều qua các năm, trong 2 năm 2010 và 2011 doanh thu thuần tăng lần lượt là
26,29% và 15,78% làm tổng doanh thu qua 2 năm đều tăng. Nguyên nhân giải thích
vấn đề này là: về mặt kĩ thuật doanh thu của công ty qua 3 năm tăng là do hình thức
thả nuôi tôm theo hướng công nghiệp khép kín, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc
kiểm soát lịch thời vụ thả tôm giống, chọn giống sạch bệnh, liên kết với cán bộ kỹ
thuật để tư vấn và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, quản
lý chất lượng toàn diện cũng được công ty quan tâm. Việc quản lý chất lượng được
quan tâm kiểm soát chặt chẽ từ khâu đầu tiên: tôm bố mẹ, sinh sản…đến khâu cuối
cùng: thu hoạch tôm, bảo quản, xuất khẩu… để đảm bảo được chất lượng tôm an toàn
vệ sinh thực phẩm, mẫu mã bắt mắt…
Trong sự tăng của doanh thu nói trên, chỉ tiêu doanh thu thuần từ hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến Tổng doanh thu của Công ty.
Để đi sâu tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này, khóa luận sẽ tiếp tục phân tích tình hình
doanh thu tiêu thụ của Công ty ở khía cạnh phân tích doanh thu theo cơ cấu sản phẩm.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 34
2.2.2.2. Phân tích tình hình doanh thu theo cơ cấu sản phẩm
Bảng 2.3. Doanh thu theo theo cơ cấu sản phẩm qua 3 năm 2009 – 2011
Mặt hàng
Năm Chênh lệch
2009 2010 2011 2010 so với 2009 2011 so với 2010
Giá trị
Tỷ
trọng
( % )
Giá trị
Tỷ
trọng
( % )
Giá trị
Tỷ
trọng
( % )
+/- ( % ) +/- ( % )
1. Tôm thẻ chân trắng 3.334.096.691 71,91 4.312.564.850 73,65 5.088.483.733 75,06 978.468.159 29,35 775.918.883 17,99
2. Tôm sú 879.541.291 18,97 1.183.979.107 20,22 1.369.402.763 20,2 304.437.817 34,61 185.423.656 15,66
3. Tôm càng xanh 422.847.473 9,12 358.941.243 6,13 321.335.104 4,74 -63.906.231 -15,11 -37.606.139 -0,10
Tổng cộng : 4.636.485.455 100 5.855.485.200 100 6.779.221.600 100 1.218.999.745 923.736.400
(Nguồn: Phòng kinh tế - tổng hợp, Công ty cổ ngư nghiệpĐông Phương)
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 35
Công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương với hoạt động chính là nuôi trồng và
cung ứng hàng thủy hải sản mà mặt hàng chính là tôm, cơ cấu sản phẩm của Công ty
(2009 - 2011) bao gồm ba loại tôm: tôm thẻ chân trắng, tôm sú và tôm càng xanh. Qua
bảng 2.3 ta thấy, doanh thu của các mặt hàng qua các năm đều có biến động, trong đó
tỷ trọng tôm thẻ chân trắng trong cơ cấu doanh thu ngày càng tăng, ngược lại tỷ trọng
tôm càng xanh ngày càng giảm còn tôm sú thì ít có sự thay đổi. Đây chính là lý do giải
thích cho sự biến động tổng doanh thu của Công ty. Sự biến động doanh thu của các
mặt hàng cụ thể như sau:
Mặt hàng Tôm thẻ chân trắng:
3.334.096.691
4.312.564.850
5.088.483.733
0
1.000.000.000
2.000.000.000
3.000.000.000
4.000.000.000
5.000.000.000
6.000.000.000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Hình 2.4. Biểu đồ biểu diễn doanh thu của mặt hàng Tôm thẻ chân trắng
qua 3 năm 2009 – 2011
Từ biểu đồ trên, ta thấy doanh thu của mặt hàng Tôm thẻ chân trắng có doanh
thu tăng dần qua các năm. Vào năm 2010 doanh thu của mặt hàng này đạt gần
4.312.564.850 đồng. Mức tăng là 29.35 %, tương đương với tăng 978.468.159 đồng so
với năm 2009. Đến năm 2011, doanh thu tiếp tục tăng với mức tăng là 775.918.883
đồng, tương ứng với 17.99 % so với năm 2010. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do
Công ty đang trong quá trình thay đổi cơ cấu sản phẩm, qua đó có thể thấy rõ, công ty
đang có xu hướng mở rộng tỷ lệ cơ cấu doanh thu của mặt hàng tôm thẻ chân trắng và
thu hẹp mặt hàng tôm càng xanh.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 36
Mặt hàng tôm sú:
1.369.402.763
1.183.979.107
879.541.291
0
200.000.000
400.000.000
600.000.000
800.000.000
1.000.000.000
1.200.000.000
1.400.000.000
1.600.000.000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Hình 2.5. Biểu đồ biểu diễn doanh thu của mặt hàng Tôm sú
qua 3 năm 2009 – 2011
Tôm sú là mặt hàng có tỷ trọng tương đối nhỏ trong cơ cấu sản phẩm của Công
ty, so với tôm thẻ chân trắng, tôm sú mang lại hiệu quả kinh tế thấp hơn do có thời
gian sinh trưởng lâu hơn, chi phí thức ăn cao hơn, giá thành cao hơn trong khi lợi
nhuận mang lại từ 1 vụ tôm thường thấp hơn so với vụ nuôi tôm thẻ chân trắng.
Từ hình 2.5, ta thấy doanh thu của tôm sú liên tục tăng qua các năm. Cụ thể là
năm 2010 doanh thu đạt 1.183.979.107 đồng, tăng 304.437.817 đồng, tương đương với
tăng 34,61 % so với năm 2009. Năm 2011, doanh thu mặt hàng này tiếp tục tăng nhẹ,
với mức tăng là 185.423.656 đồng, tương ứng với tăng 15,66 % so với năm 2010. Mức
tăng của tôm sú vào năm 2011 tương đối thấp do trong năm 2011 bùng phát một số
dịch bệnh trên tôm sú, mặc dù trong năm 2011 Công ty đã tăng lượng tôm giống lên
20 % so với năm 2010 nhưng sản lượng tôm thu được lại không đạt được như chỉ tiêu
đề ra. Do kỹ thuật nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng có nhiều điểm tương đồng, thuận
lợi cho việc nuôi trồng nên hiện nay công ty vẫn đang giữ nguyên tỷ trọng nuôi tôm sú
trong cơ cấu sản phẩm.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 37
Mặt hàng tôm càng xanh:
422.847.473
358.941.243
321.335.104
0
100.000.000
200.000.000
300.000.000
400.000.000
500.000.000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Hình 2.6. Biểu đồ biểu diễn doanh thu của mặt hàng tôm càng xanh
qua 3 năm 2009 – 2011
Tôm càng xanh là mặt hàng có tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu sản phẩm của Công
ty, so với 2 loại tôm trên, tôm càng xanh đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật tương đôi khác biệt, bên
cạnh đó, loại tôm càng xanh nói trên vốn là loại tôm “hoang”, thích hợp sống trong sông,
rạch, ao, hồ, …nên thường phù hợp với hình thức nuôi quảng canh, do đó đôi với nhóm
sản phẩm này công ty ít có sự tập trung hơn so với 2 nhóm sản phẩm trên.
Từ hình 2.6, ta thấy doanh thu của mặt hàng tôm càng xanh liên tục giảm qua
các năm. Cụ thể là năm 2010 doanh thu chỉ đạt 358.941.243 đồng, giảm 63.906.231
đồng, tương đương với giảm 15,11 % so với năm 2009. Năm 2011, doanh thu mặt
hàng này tiếp tục giảm, với mức giảm là 37.606.139 đồng, tương ứng với giảm 0,10 %
so với năm 2010. Theo tình hình nuôi trồng của công ty trong những năm qua, mặt
hàng tôm càng xanh vẫn không mang lại hiệu quả cao, mặc dù được đầu tư về kỹ
thuật, các yêu tố đầu vào được chú trọng song vẫn hiệu quả mang lại không như công
ty mong muốn. Vì vậy Công ty ít chú trọng đến việc sản xuất mặt hàng này. Đó là lý
do hiện nay công ty đang tiến hành thay đổi cơ cấu sản phẩm nuôi trồng, đó là loại bỏ
nhóm sản phẩm tôm càng xanh, tập trung vào 2 nhóm sản phẩm còn lại.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 38
Từ số liệu ở bảng 2.3 và các số liệu đã phân tích ở trên, ta xây dựng được bảng
tổng hợp mức độ ảnh hưởng của từng mặt hàng trong kết cấu sản phẩm tiêu thụ của
Công ty đến sự biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Bảng 2.4. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của doanh thu các mặt hàng đến chỉ tiêu
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Đơn vị tính : VND
Mặt hàng
2010 - 2009 2011 - 2010
Giá trị Tỷ lệ ( % ) Giá trị Tỷ lệ ( % )
1. Tôm thẻ chân trắng 987.468.159 21,10 775.918.883 13,25
2. Tôm sú 304.437.817 6,57 185.423.656 3,17
3. Tôm càng xanh -63.906.231 -1,38 -37.606.139 -0,64
Tổng cộng : 1.218.999.745 26,29 923.736.400 15,78
Nhận xét:
Giai đoạn: 2009 – 2010.
−− Doanh thu của mặt hàng tôm thẻ chân trắng tăng 29,35 % đã làm cho doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 21,10 %, tương ứng tăng 987.468.159 đồng.
−− Doanh thu của mặt hàng Tôm sú tăng 34,61 % đã làm cho doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ tăng 6,57 %, tương ứng tăng 304.437.817 đồng.
−− Doanh thu của mặt hàng tôm càng xanh giảm 15,11 % đã làm cho doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 1,38 %, tương ứng giảm 63.906.231 đồng.
−− Tổng hợp các mức độ ảnh hưởng của 3 mặt hàng, doanh thu tiêu thụ và cung cấp
dịch vụ giai đoạn 2009 - 2010 tăng 26,29 %, tương ứng mức tuyệt đối 1.218.999.745 đồng.
Giai đoạn: 2010 – 2011.
−− Doanh thu của mặt hàng tôm thẻ chân trắng tăng 17,99 % đã làm cho doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 13,25 %, tương ứng tăng 775.918.883 đồng.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 39
−− Doanh thu của mặt hàng tôm sú tăng 15,66 % đã làm cho doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ tăng 3,17 %, tương ứng tăng 185.423.656 đồng.
−− Doanh thu của mặt hàng tôm càng xanh giảm 0,10 % đã làm cho doanh thu
bán hàng , cung cấp dịch vụ giảm 0,64 %, tương ứng giảm 37.606.139 đồng.
−− Tổng hợp các mức độ ảnh hưởng của 3 mặt hàng, doanh thu tiêu thụ và cung
cấp dịch vụ giai đoạn 2010 - 2011 tăng 15,78 %, tương ứng tăng 923.736.400 đồng.
2.2.3. Phân tích tình hình chi phí của Công ty qua 3 năm (2009 – 2011)
Chi phí là những khoản hao phí phát sinh gắn liền với quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo cách hiểu của công tác hoạch toán, chi phí là
khoản tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế nhằm mục đích mang lại lợi
nhuận. Mỗi một sự tăng hay giảm của nhân tố chi phí đều dẫn đến sự tăng, giảm của
doanh thu và lợi nhuận. Do đó, khi tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh,
các nhà phân tích thường phân tích chỉ tiêu chi phí trong mối quan hệ:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí.
Việc phân tích chi phí sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp xác định được mối
quan hệ biện chứng trên, giúp doanh nghiệp xác định được mức tăng, giảm của chi
phí. Đồng thời thông qua kết quả phân tích đó, doanh nghiệp sẽ tìm ra được những
biện pháp phù hợp để hạn chế sự gia tăng của các loại chi phí. Điều này đồng nghĩa
với việc tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương với chế độ kế toán đang áp dụng là
chứng từ ghi sổ: Chỉ tiêu Tổng chi phí của Công ty được tập hợp từ: Giá vốn hàng bán,
Chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh bao gồm (chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp). Các số liệu về tình hình chi phí của Công ty qua 3 năm 2009 -
2011 được thể hiện ở bảng sau.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 40
Bảng 2.5. Tình hình chi phí của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011
Đơn vị tính : VND
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
2009 2010 2011 +/- % +/- %
1. Giá vốn hàng bán 3.466.823.302 4.746.732.587 4.951.052.704 1.279.909.285 36,92 204.320.117 4,30
2. Chi phí từ HĐ tài chính 357.979.626 774.850.042 1.347.080.366 416.870.416 116,45 572.230.324 73,85
3.Chi phí BH -QLDN 364.768.480 305.498.469 309.663.901 -59.270.011 -16,25 4.165.432 1,36
4. Tổng chi phí 4.189.571.408 5.827.081.098 6.607.796.971 1.637.509.690 39,09 780.715.873 13,40
(Nguồn : Báo cáo tài chính (2009-2011), Công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương)
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY
Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ,, HAY
Đề tài  phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ,, HAYĐề tài  phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ,, HAY
Đề tài phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ,, HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát tri...
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát tri...Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát tri...
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát tri...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươngPhân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chăn ga gối...
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chăn ga gối...Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chăn ga gối...
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chăn ga gối...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracom
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracomPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracom
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracomhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Was ist angesagt? (20)

Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
 
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOTBÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
 
Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty logistics, 9đ
Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty logistics, 9đBiện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty logistics, 9đ
Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty logistics, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải, HAY
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOTĐề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
 
Đề tài phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ,, HAY
Đề tài  phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ,, HAYĐề tài  phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ,, HAY
Đề tài phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ,, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát tri...
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát tri...Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát tri...
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát tri...
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
 
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươngPhân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chăn ga gối...
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chăn ga gối...Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chăn ga gối...
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh chăn ga gối...
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracom
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracomPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracom
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư hạ tầng intracom
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựngLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty chăn ga gối đệm
Đề tài: Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty chăn ga gối đệmĐề tài: Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty chăn ga gối đệm
Đề tài: Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty chăn ga gối đệm
 
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệpBáo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
 

Ähnlich wie Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng - sdt/ ZALO 09...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng - sdt/ ZALO 09...Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng - sdt/ ZALO 09...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng - sdt/ ZALO 09...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024  Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh ...Đề Tài Khóa luận 2024  Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu gia...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu gia...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu gia...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu gia...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu, RẤT HAY,...
Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu, RẤT HAY,...Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu, RẤT HAY,...
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu, RẤT HAY,...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...mokoboo56
 

Ähnlich wie Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY (20)

Đề tài: Nâng cao sản xuất kinh doanh tại Công ty thương mại, 9đ
Đề tài: Nâng cao sản xuất kinh doanh tại Công ty thương mại, 9đĐề tài: Nâng cao sản xuất kinh doanh tại Công ty thương mại, 9đ
Đề tài: Nâng cao sản xuất kinh doanh tại Công ty thương mại, 9đ
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty kỹ thuật nhiệt lạnh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty kỹ thuật nhiệt lạnhĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty kỹ thuật nhiệt lạnh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty kỹ thuật nhiệt lạnh
 
Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty công nghiệp nhiệt lạnh, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty công nghiệp nhiệt lạnh, 9đBiện pháp cải thiện tài chính tại Công ty công nghiệp nhiệt lạnh, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty công nghiệp nhiệt lạnh, 9đ
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đLuận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng - sdt/ ZALO 09...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng - sdt/ ZALO 09...Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng - sdt/ ZALO 09...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần xây dựng - sdt/ ZALO 09...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024  Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh ...Đề Tài Khóa luận 2024  Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh ...
 
Đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Cảng
Đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty CảngĐề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Cảng
Đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Cảng
 
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty điện, HAY 2018
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty điện, HAY 2018Đề tài hoạt động kinh doanh công ty điện, HAY 2018
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty điện, HAY 2018
 
Giải pháp nhằm nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty thực phẩm
Giải pháp nhằm nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty thực phẩmGiải pháp nhằm nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty thực phẩm
Giải pháp nhằm nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty thực phẩm
 
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, ĐIỂM 8, HOTĐề tài giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, ĐIỂM 8, HOT
 
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tảiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
 
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty kinh doanh đồ nội thất, HAY
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty kinh doanh đồ nội thất, HAYĐề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty kinh doanh đồ nội thất, HAY
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty kinh doanh đồ nội thất, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu gia...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu gia...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu gia...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu gia...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu, RẤT HAY,...
Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu, RẤT HAY,...Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu, RẤT HAY,...
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu, RẤT HAY,...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao VàngĐề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đPhân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng VicemĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
 
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
 

Mehr von Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Mehr von Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Kürzlich hochgeladen

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 

Đề tài: Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh công ty ngư nghiệp, HAY

  • 1. ii ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGƯ NGHIỆP ĐÔNG PHƯƠNG NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG NHI Khóa học 2009 - 2013 NGUYKLTN/2013PHÂNTÍCHTÌNHHÌNHHOS TẠICÔNGTYCNNGƯNGHI
  • 2. iii
  • 3. iv
  • 4. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................ii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...........................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... viii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung...............................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................2 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................3 1.3.2.1. Phạm vi không gian.................................................................................3 1.3.2.2. Phạm vi thời gian.....................................................................................3 1.3.2.3. Nội dung ..................................................................................................3 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................3 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................3 1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................3 1.4.3. Phương pháp phân tích số liệu.......................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................4 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH ...........................................................................................................4 1.1.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh........................................................................4 1.1.1.1. Quan điểm cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp ...................................................................................................................4 1.1.1.2. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh ................................................6 1.1.1.3. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh ..................................................6
  • 5. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương iv 1.1.2. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.......................................................7 1.1.2.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh.............................................7 1.1.2.2. Vai trò của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.............................7 1.1.2.3. Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh....................8 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP, CHỈ TIÊU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH KINH DOANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ PHÂN TÍCH KINH DOANH ......8 1.2.1. Các phương pháp dùng trong phân tích kinh doanh.......................................8 1.2.1.1. Phương pháp so sánh...............................................................................8 1.2.1.2. Phương pháp loại trừ ...............................................................................9 1.2.2. Các chỉ tiêu dùng trong phân tích kinh doanh .............................................12 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích kinh doanh ..........................13 1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH..........14 1.3.1. Các chỉ tiêu về tình hình thanh toán.............................................................14 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động...................................................................15 1.3.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn ..........................................................15 1.3.4. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi .................................................................16 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGƯ NGHIỆP ĐÔNG PHƯƠNG .......................................................18 2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NGƯ NGHIỆP ĐÔNG PHƯƠNG........18 2.1.1. Tổng quan về công ty cổ phân Ngư Nghiệp Đông Phương.........................18 2.1.2. Quá trình hình thành phát triển của Công ty................................................18 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban.................................................20 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty ...................................................................20 2.1.3.2. Nhiệm vụ các bộ phận...........................................................................20 2.1.3.3. Công tác nhân sự qua ba năm................................................................21 2.1.4. Đặc điểm sản phẩm của công ty...................................................................23 2.1.4.1. Đặc điểm sinh vật học của tôm .............................................................23 2.1.4.2. Yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm trên cát........................................................28
  • 6. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương v 2.2. PHÂN TÍCH HOẠT HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2009-2011.....................................................................................30 2.2.1. Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm (2009-2011) ............30 2.2.1.1. Phân tích tình hình doanh thu theo thành phần .....................................30 2.2.2.2. Phân tích tình hình doanh thu theo cơ cấu sản phẩm............................34 2.2.3. Phân tích tình hình chi phí của Công ty qua 3 năm (2009 – 2011)..............39 2.2.4. Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty qua 3 năm (2009 – 2011) .........43 2.2.5. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ của Công ty qua 3 năm (2009 – 2011) ...................................................................................46 2.2.6. Phân tích các chỉ tiêu về tài chính của Công ty qua 3 năm (2009 – 2011)..52 2.2.6.1. Các chỉ tiêu về tình hình thanh toán......................................................52 2.2.6.2. Các chỉ tiêu hoạt động...........................................................................53 2.2.6.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn....................................................54 2.2.6.4. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi...........................................................57 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGƯ NGHIỆP ĐÔNG PHƯƠNG ......................................................................................................................59 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................63 3.1. KẾT LUẬN.........................................................................................................63 3.2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương vi TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Mục tiêu của phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp nhằm quản lý kinh doanh và cung cấp cho công ty những thông tin họ cần để đưa ra những quyết định chính xác hơn, từ đó dẫn đến cải thiện hiệu suất kinh doanh. Đồng thời để cơ doanh nghiệp bản nắm bắt được họ đã và đang làm được những gì để đạt được mục tiêu đề ra. Chính vì vậy mục tiêu của khóa luận này nhằm phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần ngư nghiệp Đông Phương trong giai đoạn 2009 – 2011. Từ đó đưa ra những biện pháp giúp cải thiện những thiếu sót và yếu kém còn tồn đọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty. Dữ liệu được sử dụng để phục vụ nghiên cứu chủ yếu là nguồn số liệu thứ cấp tại doanh nghiệp, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, được thu thập từ Phòng kinh tế - tổng hợp để phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp phân tích số liệu Các kết quả mà nghiên cứu đạt được: Đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2009 – 2011. Đề xuất một số giải pháp về vốn, tiêu thụ, sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian tới.
  • 8. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình nhân sự của Công ty qua 3 năm (2009 – 2011)............................21 Bảng 2.2. Doanh thu theo thành phần kinh doanh ........................................................32 Bảng 2.3. Doanh thu theo theo cơ cấu sản phẩm qua 3 năm 2009 – 2011....................34 Bảng 2.4. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của doanh thu các mặt hàng đến chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ................................................................37 Bảng 2.5. Tình hình chi phí của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011................................40 Bảng 2.6. Tình hình lợi nhuận của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011............................44 Bảng 2.7. Bảng phân tích lợi nhuận tiêu thụ của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011......47 Bảng 2.8. Bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011 56
  • 9. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Ngư nghiệp Đông Phương........20 Hình 2.2. Biểu đồ biểu diễn Tổng số lao động của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011...22 Hình 2.3. Biểu đồ biểu diễn Tổng doanh thu của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011 ....33 Hình 2.4. Biểu đồ biểu diễn doanh thu của mặt hàng Tôm thẻ chân trắng qua 3 năm 2009 – 2011 ..................................................................................................35 Hình 2.5. Biểu đồ biểu diễn doanh thu của mặt hàng Tôm sú qua 3 năm 2009 – 2011.....36 Hình 2.6. Biểu đồ biểu diễn doanh thu của mặt hàng tôm càng xanh qua 3 năm 2009 – 2011 ..................................................................................................37 Hình 2.7. Biểu đồ biểu diễn tổng lợi nhuận trước thuế qua 3 năm 2009 – 2011 ..........45
  • 10. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 1 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất thế giới đạt 18%/năm giai đoạn 1998-2008. Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đó nuôi trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và khai thác đạt trên 2,1 triệu tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản trên thế giới. Sản xuất và chế biến thủy sản cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm và an sinh xã hội. năm 2009, sản xuất thủy sản chiếm 7,65% giá trị GDP theo giá thực tế, đồng thời thủy sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Tại tỉnh Thùa Thiên Huế, thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, phong trào nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản phát triển mạnh. Đánh bắt thuỷ sản chuyển dịch theo hướng phát triển nghề khơi, tập trung vào các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang từng bước trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế. Nuôi trồng thuỷ sản chuyển đổi theo hướng ổn định diện tích, giảm mật độ nuôi kết hợp đa dạng đối tượng, mở rộng diện tích nuôi xen ghép (tôm, cá, cua...); tập trung làm tốt việc kiểm dịch, dập dịch, chủ động con giống, hướng dẫn kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả kinh tế, hạn chế được dịch bệnh và tình trạng ô nhiễm môi trường, sản lượng cũng như giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên đáng kể. Trong đó, nhà nước đánh giá cao những đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình phát triển nền kinh tế nói chung và ngành thủy sản nói riêng, công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương là một doanh nghiệp nhỏ cũng tham gia trong nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của công ty hiện đóng góp một phần vào thị trường thủy sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần mục tiêu chiến lực của tỉnh: hướng ngành nuôi trồng thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Sản phẩm chủ yếu của công ty là tôm được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, là điểm mạnh nổi trội giúp Công ty dần
  • 11. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 2 dần mở rộng thị phần của mình tại miền trung. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất phân tán và chịu ảnh hưởng khá lớn bởi yếu tố mùa vụ, điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác sắp xếp cơ cấu quản lý phân công lao động, làm tăng chi phí và giá thành sản phẩm, đồng thời làm suy giảm khả năng phát huy của đòn bẩy tài chính và lợi nhuận của doanh nghiêp. Để giải quyết vấn đề trên, việc tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu đối với doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác và đầy đủ mọi hoạt động hiện tại của mình, giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu nội tại từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp nhất để khắc phục, tăng cường hiệu quả hoạt động kinh tế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý doanh nghiệp, và kết hợp các nguồn lực có hạn sao cho tối ưu nhất. Từ sự cần thiết đó, tôi đã chọn đề tài “Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phân ngư nghiệp Đông Phương” để làm nội dung cho đề tài khóa luận tốt nghiệp. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương, Huế qua 3 năm 2009-2011. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh. Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm 2009 - 2011. Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.
  • 12. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 3 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Phạm vi không gian Khóa luận được thực hiện tại công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương. Địa chỉ: C27-28 Khu Quy Hoạch Vỹ Dạ 7,Tp. Huế, Thừa Thiên-Huế. 1.3.2.2. Phạm vi thời gian Khóa luận được thực hiện từ ngày 20/1/2011 đến ngày 25/04/2011 Số liệu được sử dụng trong khóa luận từ năm 2009 đến 2011 1.3.2.3. Nội dung Nội dung chủ yếu của khóa luận là phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương dựa trên các số liệu thứ cấp có sẵn của công ty, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, được thu thập từ Phòng kinh tế - tổng hợp để phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu, dữ liệu trong khóa luận chủ yếu là nguồn số liệu thứ cấp tại doanh nghiệp, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, được thu thập từ Phòng kinh tế - tổng hợp để phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được chọn lọc và xử lý chủ yếu bằng phần mềm Microsof Excel và Microsof Word dùng để soạn thảo, vẽ biểu bảng và tính toán. 1.4.3. Phương pháp phân tích số liệu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, khóa luận sử dụng các phương pháp: Phương pháp so sánh. Phương pháp loại trừ.
  • 13. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 4 PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.1.1. Quan điểm cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp Như chúng ta đã biết để sản xuất bất kỳ loại hàng hoá dịch vụ nào cũng cần có các tài nguyên hay các yếu tố sản xuất. Các yếu tố sản xuất là các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hoá dịch vụ. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nếu hoạt động sản xuất không được tiến hành thì doanh nghiệp sẽ không còn tồn tại và biến dạng thành loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể sản xuất một cách tuỳ tiện mà phải sản xuất sao cho phù hợp, phải dựa trên cơ sở điều tra nắm bắt cụ thể, chính xác nhu cầu của thị trường, khi đó doanh nghiệp mới quyết định sản xuất mặt hàng, khối lượng, quy cách, chất lượng... Có như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới đạt được hiệu quả và đó cũng là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả bao giờ cũng phải hoàn thành tốt đồng thời hai nhiệm vụ đó là sản xuất sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Với việc sản xuất sản phẩm trước hết khi tiến hành các mục tiêu kinh tế - xã hội được thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu thuộc về sản xuất. Nói cách khác, các chỉ tiêu thuộc về sản xuất phải được xác định trước và nó được coi là cơ sở để xác định lao động, trang bị, cung cấp vật tư, giá thành, lợi nhuận... Mặt khác, kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu sản xuất về khối lượng, chủng loại sản phẩm, về chất lượng và thời hạn có ảnh hưởng quyết định tới việc thực hiện
  • 14. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 5 các chỉ tiêu giá thành, tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, khi đề cập đến các kết quả của các hoạt động sản xuất bao giờ cũng phải đề cập dồng thời cả hai mặt: kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu thuộc về khối lượng và chất lượng của sản xuất. Hai mặt này gắn bó mật thiết với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Còn về tiêu thụ sản phẩm, đây là vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường. Tiêu thụ hay không tiêu thụ được sản phẩm quyết định sự tồn tại hay không tồn tại, sự phát triển hay không phát triển của doanh nghiệp. Có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới có điều kiện bù đắp được toàn bộ chi phí đã chi ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ đảm bảo quá trình tái sản xuất giản đơn. Mặt khác thông qua tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp mới có thể thực hiện được giá trị lao động thặng dư, nghĩa là thu được lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng được xem xét, đánh giá từ hai quan điểm: chức năng xã hội và chức năng kinh tế. Từ quan điểm xã hội (chức năng xã hội) các doanh nghiệp phải đảm bảo sản xuất và cung ứng một lượng sản phẩm nhất định với những yêu cầu cụ thể về chủng loại, chất lượng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội bao gồm cả nhu cầu trong sản xuất và nhu cầu trong tiêu dùng hàng ngày. Từ quan điểm kinh tế (chức năng kinh tế) các doanh nghiệp không thể thực hiện chức năng xã hội bằng mọi giá mà phải lấy thu nhập từ tiêu thụ để bù đắp được toàn bộ chi phí sản xuất đã chi ra và đảm bảo thu được doanh lợi. Như vậy có doanh lợi hay không có doanh lợi phản ánh việc thực hiện hay không thực hiện được chức năng kinh tế của các doanh nghiệp. Cuối cùng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được hay không cũng còn tùy thuộc một phần vào sự can thiệp của Nhà nước trong từng giai đoạn khác nhau và đối với từng loại mặt hàng khác nhau. Vì vậy, có nhiều nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, điều này mới đưa ra được những biện pháp cần thiết, phù hợp nhằm tăng nhanh khối lượng hàng hoá được sản xuất ra cũng như khối lượng hàng hoá được tiêu thụ. Như vậy vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội vừa tăng được lợi ích của bản thân doanh nghiệp.
  • 15. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 6 1.1.1.2. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực như: nhân lực, tài lực, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí là nhỏ nhất. - Doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. - Các yếu tố đầu vào như: lao động, vốn, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu. - Kết quả đầu ra sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh bao gồm giá trị tổng sản lượng, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, số sản phẩm tính bằng hiện vật. - Đối với các doanh nghiệp, để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh cần phải chú trọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu quả của các yếu tố sản xuất. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Tuy nhiên để có thể hiểu rõ bản chất của hiệu quả, ta có thể rút ra khái niệm về hiệu quả như sau: Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đầu ra và các yếu tố nguồn lực đầu vào, sự so sánh ở đây có thể là sự so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối. Với kết quả đầu ra biểu hiện bằng giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, còn các yếu tố nguồn lực đầu vào là lao động chi phí tài sản và nguồn vốn. 1.1.1.3. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh Căn cứ vào nội dung và tính chất của kết quả cũng như đáp ứng nhu cầu đa dạng của mục tiêu người ta phân hiệu quả sản xuất kinh doanh ra thành hai loại: hiệu quả kinh tế và hiệu quả khác. a) Hiệu quả kinh tế: - Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và kinh tế đạt được so với chi phí bỏ ra trong việc sử dụng các nguồn lực. Tức là hiệu quả kinh tế là tác dụng của lao động xã hội đạt được trong quá trình sản xuất và kinh doanh cũng như quá trình tái tạo sản xuất xã hội trong việc tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ khác. b) Các loại hiệu quả khác: - Hiệu quả xã hội và cải thiện điều kiện làm việc, đời sống, bảo vệ môi trường cho đến các mặt chính trị an ninh quốc phòng.
  • 16. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 7 - Căn cứ theo yêu cầu của các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và các cấp quản lý trong nền kinh tế quốc dân. Người ta phân loại hiệu quả kinh tế theo cấp hiệu quả và theo những đơn vị kinh tế bao gồm : Hiệu quả kinh tế quốc dân. Hiệu quả kinh tế vùng. Hiệu quả kinh tế sản xuất xã hội khác. Hiệu quả kinh tế khu vực phi sản xuất. Hiệu quả kinh tế các doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế theo nguồn lực sử dụng. 1.1.2. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.2.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản trị quá trình sản xuất kinh doanh. Theo khái niệm chung nhất: “Phân tích hoạt động kinh doanh (operating activities analysis) là một lĩnh vực nghiên cứu quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động cụ thể như: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những quy luật của các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính sách trong tương lai” [1, tr9], “Phân tích hoạt động doanh nghiệp”, của Nguyễn Tấn Bình, nhà xuất bản thống kê 2004. Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày ngay càng trở nên quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Vai trò của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một trong những công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả mà các doanh nghiệp đã sử dụng từ trước tới nay.
  • 17. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 8 Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra thực hiện đến đâu, rút ra những tồn tại, tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp và có tác dụng giúp doanh nghiệp chỉ đạo mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua phân tích từng mặt hoạt động của doanh nghiệp như công tác chỉ đạo sản xuất, công tác tổ chức lao động tiền lương, công tác mua bán, công tác quản lý, công tác tài chính.. giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng phòng ban chức năng, từng bộ phận đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. 1.1.2.3. Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về thế mạnh, thế yếu để củng cố phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý. Phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh. 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP, CHỈ TIÊU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH KINH DOANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ PHÂN TÍCH KINH DOANH 1.2.1. Các phương pháp dùng trong phân tích kinh doanh 1.2.1.1. Phương pháp so sánh a) Khái niệm: “So sánh là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó.” [1, tr15], “Phân tích kinh doanh”, của TS.Trịnh Văn Sơn, nhà xuất bản Đại học Huế 2007. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vi mô.
  • 18. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 9 b) Kỹ thuật so sánh: Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số giữa hai trị số của hai chỉ tiêu kinh tế: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu gốc. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế. ∆y = y1 – y0 Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước, y1 : chỉ tiêu năm sau. ∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp số tương đối: là thương số giữa hai trị số của hai chỉ tiêu kinh tế: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu gốc. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ tỷ lệ, tỷ lệ % hoàn thành, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các đối tượng nghiên cứu. y1 ∆y = (%) y0 Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước, y1 : chỉ tiêu năm sau. ∆y: là biểu hiện tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp mức biến động tương đối điều chỉnh theo quy mô: là kết quả so sánh nhưng các trị số của các chỉ tiêu kinh tế đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu phân tích. c) Ý nghĩa: Khóa luận sử dụng phương pháp so sánh để phân tích sự biến đổi của chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận, và các tỷ số tài chính qua ba năm 2009-2011 nhằm xác định nguyên nhân, xu hướng phát triển, từ đó tìm ra biện pháp để củng cố, phát huy, khắc phục, cải tiến quá trình quản lý. 1.2.1.2. Phương pháp loại trừ a) Khái niệm: “Loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, bằng cách xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố khi đã loại trừ ảnh hưởng của những nhân tố khác.” [1, tr18], “Phân tích kinh doanh”, của TS.Trịnh Văn Sơn, nhà xuất bản Đại học Huế 2007.
  • 19. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 10 b) Kỹ thuật loại trừ: Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt các nhân tố và cố định các nhân tố khác trong các lần thay thế đó. Trong quá trình phân tích, các nhân tố sẽ được sắp xếp theo trình tự của mức độ ảnh hưởng từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng. Khi xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, nhân tố được thay thế sẽ được lấy với giá trị thực tế, những nhân tố chưa được thay thế sẽ được giữ nguyên ở kỳ gốc. Cứ mỗi lần thay thế tính ra giá trị của lần thay thế đó, lấy kết quả thay thế trừ đi kết quả thay thế trước, ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đang xử lý. Sau đó, việc tổng hợp tất cả sự ảnh hưởng của các nhân tố ta đã xác định được đối tượng nghiên cứu. Phương pháp số chênh lệch: là một dạng đặt biệt của phương pháp thay thế liên hoàn. Các nhân tố được xác định mức độ ảnh hưởng theo trình tự từ nhân tố quan trọng nhất đến nhân tố ít quan trọng nhất. Những nhân tố đã được thay thế ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế tiếp theo. c) Ý nghĩa: Khóa luận sử dụng phương pháp loại trừ để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tiêu thụ của doanh nghiệp. Lợi nhuận tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận, Khóa luận sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ, nhân tố kết cấu mặt hàng, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận. L = ∑Qi (pi – gvi – cni)= ∑Qili Trong đó: L: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Qi: Khối lượng sản phẩm hàng hóa loại i. pi: Giá bán đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i. gvi: Giá vốn hàng bán sản phẩm hàng hóa loại i. cni: Chi phí ngoài sản xuất đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i. li: Lãi lỗ đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i.
  • 20. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 11 Quá trình phân tích được thực hiện như sau: Xác định đối tượng phân tích: ∆L = L1 – L0 Trong đó: L1: lợi nhuận năm nay (kỳ phân tích). L0: lợi nhuận năm trước (kỳ gốc). Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: (1) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm hàng hóa (Q): ∆LQ = L0 ×Tt – L0 (Tt là tỷ lệ phần trăm thực hiện khối lượng tiêu thụ) ∑Q1i p0i Tt = × 100 ∑Q0i p0i (2) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm (K) đến lợi nhuận: ∆ LK = ∑Q1i p0i – L0 ×Tt (3) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố lãi lỗ đơn vị (l)đến lợi nhuận: ∆ L(l) = L1 – ∑Q1i p0i Trong đó nhân tố lãi lỗ đơn vị sản phẩm (l) chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: (a) Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị (P). ∆ lp = ∑Q1i (p1i – p0i) (b) Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán đơn vị (Gv). ∆ lGv = – ∑Q1i (gv1i – gv0i) (c) Ảnh hưởng của nhân tố chi phí ngoài sản xuất đơn vị (cn). ∆ lcn = – ∑Q1i (cn1i – cn0i) Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các loại nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ của doanh nghiệp: ∆L = ∆LQ + ∆ LK +∆ L(l) hoặc: ∆L = ∆LQ + ∆ LK + ∆ lp + ∆ lGv + ∆ lcn Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu Tổng mức lợi nhuận, khóa luận sẽ đưa ra những kiến nghị và biện pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • 21. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 12 1.2.2. Các chỉ tiêu dùng trong phân tích kinh doanh Có nhiều loại chỉ tiêu kinh tế khác nhau, tùy theo mục đích và nội dung phân tích cụ thể để có thể lựa chọn những chỉ tiêu phân tích thích hợp. Theo tính chất của chỉ tiêu ta có: Chỉ tiêu số lượng: là chỉ tiêu phản ánh quy mô của kết quả hay điều kiện kinh doanh như: số lao động, quỹ lương, giá trị tổng sản xuất, doanh thu bán hàng, lượng vốn, diện tích sản xuất. Chỉ tiêu chất lượng: là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất kinh doanh như: năng suất lao động, giá thành đơn vị sản phẩm hàng hóa, mức doanh thu, lợi nhuận, hiệu suất sử dụng vốn. Theo phương pháp tính toán ta có: Chỉ tiêu tuyệt đối: thường dùng để đánh giá quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh tại thời gian và không gian cụ thể như: doanh số bán hàng, giá trị sản lượng hàng hóa sản xuất, lượng vốn, lượng lao động. Chỉ tiêu tương đối: thường dùng trong phân tích quan hệ kinh tế giữa bộ phận hay xu hướng phát triển của chỉ tiêu (tỷ lệ). Chỉ tiêu bình quân: là dạng đặc biệt của chỉ tiêu tuyệt đối, nhằm phản ánh trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu như: giá trị sản lượng bình quân một lao động, thu nhập bình quân một lao động. Tùy theo mục đích và nội dung phân tích có thể dùng chỉ tiêu biểu hiện bằng đơn vị hiện vật như: sản lượng từng mặt hàng, mức cung ứng từng loại nguyên vật liệu, hoặc biểu hiện bằng đơn vị giá trị như: tổng mức giá thành sản phẩm, doanh thu bán hàng, hoặc biểu hiện bằng đơn vị thời gian như: số thời gian lao động bình quân, thời gian bán hàng, thời gian lưu kho. Như vậy, việc phân tích kết quả kinh doanh cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phân tích tương đối hoàn chỉnh với những phân hệ chỉ tiêu khác nhau, nhằm biểu hiện được tính đa dạng và phức tạp của nội dung phân tích, từ đó có thể xác định đúng bản chất của đối tượng kinh tế cần phân tích.
  • 22. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 13 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích kinh doanh Nhân tố là những yếu tố bên trong hiện tượng, quá trình. Mỗi sự biến động của nó tác động trực tiếp đến độ lớn, tính chất, xu hướng và mức độ xác định của chỉ tiêu phân tích. Nhân tố tác động đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh được phân loại theo những tiêu thức là: Theo nội dung kinh tế của nhân tố ta có: Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh: Số lượng lao động, số lượng vật tư, tiền vốn. Những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những nhân tố thuộc về kết quả sản xuất: thường ảnh hưởng dây chuyền, từ khâu cung ứng đến sản xuất, đến tiêu thụ và từ đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Theo tính tất yếu của nhân tố, gồm 2 loại: Nhân tố chủ quan: là những nhân tố phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh là do sự chi phối của bản thân doanh nghiệp, như: giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu… là tùy thuộc vào sự nỗ lực chủ quan của doanh nghiệp. Nhân tố khách quan: là những nhân tố phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh như là một yêu cầu tất yếu, ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp, như: giá cả thị trường, thuế suất. Việc phân tích kết quả kinh doanh theo sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn những nỗ lực của bản thân doanh nghiệp và tìm hướng tăng nhanh hiệu quả kinh doanh. Theo tính chất của nhân tố, bao gồm 2 loại: Nhân tố số lượng: phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh, như: số lượng lao động, số lượng vật tư, khối lượng sản phẩm hàng hóa sản xuất, doanh thu bán hàng. Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu suất kinh doanh, như: giá thành đơn vị sản phẩm, lãi suất, mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng vốn.
  • 23. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 14 Phân tích kết quả kinh doanh theo hướng tác động của các nhân tố số lượng và chất lượng vừa giúp ích cho việc đánh giá phương hướng kinh doanh, chất lượng kinh doanh, vừa có tác dụng trong việc xác định trình tự sắp xếp và thay thế các nhân tố khi tính toán mức độ ảnh hưởng từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Theo xu hướng tác động của nhân tố, bao gồm 2 loại: Nhân tố tích cực: có tác dụng làm tăng quy mô kết quả kinh doanh. Nhân tố tiêu cực: phát sinh và tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh (làm giảm quy mô kết quả kinh doanh). Phân tích kết quả kinh doanh theo hướng tác động của các nhân tố tích cực và tiêu cực giúp cho các nhà doanh nghiệp chủ động làm mọi biện pháp để phát huy những nhân tố tích cực, tăng nhanh kết quả kinh doanh, đồng thời cũng hạn chế tới mức tối đa những nhân tố tiêu cực, có tác dụng xấu đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1.3.1. Các chỉ tiêu về tình hình thanh toán a. Tỷ số thanh toán ngắn hạn Tỷ số thanh toán ngắn hạn thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn Tỷ số thanh toán ngắn hạn = (Lần) Nợ ngắn hạn Tỷ số này là thước đo khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nguyên tắc cơ bản cho rằng tỷ số này là 2:1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính là bình thường. Nhưng nếu một tỷ số thanh toán ngắn hạn quá cao có thể không tốt, doanh nghiệp khó quản lý các tài sản lưu động của mình. b. Tỷ số thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán nhanh thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tiền mặt và các khoản tương đương tiền (là những tài sản quay vòng nhanh, có thể chuyển đổi thành tiền mặt như: đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu) với các khoản nợ ngắn hạn.
  • 24. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 15 Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh = (Lần) Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn khắt khe hơn về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn so với tỷ số thanh toán ngắn hạn. Trên thực tế, tỷ số này được coi là hợp lý là tỷ lệ 0,5:1 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động a. Vòng quay các khoản phải thu Doanh thu Số vòng quay các khoản phải thu = (Lần) Các khoản phải thu bình quân Tỷ số vòng quay các khoản phải thu phản ánh hiệu quả quản lý các khoản phải thu của một doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý càng cao và ngược lại. b. Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là để thu được các khoản phải thu cần phải mất một khoảng thời gian là bao lâu. Các khoản phải thu bình quân Kỳ thu tiền bình quân = (Ngày) Doanh thu bình quân một ngày Doanh thu hàng năm Doanh thu bình quân một ngày = 365 Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị đọng trong khâu thanh toán. Tuy nhiên các khoản phải thu trong nhiều trường hợp cao hay thấp chưa thể có một kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các chính sách của doanh nghiệp áp dụng. 1.3.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn a. Hiệu quả sử dụng tổng số vốn Để phân tích hiệu quả sử dụng tổng số vốn chỉ tiêu được sử dụng là số vòng quay toàn bộ vốn:
  • 25. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 16 Doanh thu Số vòng quay toàn bộ vốn = (Lần) Tổng số vốn Chỉ tiêu số vòng quay toàn bộ vốn thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi chỉ số này càng lớn đồng nghĩa hiệu quả sử dụng vốn càng cao, ngược lại, khi chỉ số này càng thấp đồng nghĩa hiệu quả sử dụng vốn càng thấp. b. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động chỉ tiêu được sử dụng là số vòng quay vốn lưu động: Doanh thu Số vòng quay vốn lưu động = (Lần) Vốn lưu động Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động đo lường hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Khi chỉ số này càng lớn thì doanh thu mang lại từ một đơn vị vốn lưu động càng lớn, và ngược lại, chỉ số này càng bé thì doanh thu mang lại từ một đơn vị vốn lưu động càng thấp. c. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định chỉ tiêu được sử dụng là số vòng quay vốn cố định : Doanh thu Số vòng quay vốn cố định = (Lần) Vốn cố định Chỉ tiêu số vòng quay vốn cố định thể hiện hiệu quả sử dụng nguồn vốn cố định của doanh nghiệp. Chỉ số này càng lớn đồng nghĩa hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao. 1.3.4. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi a. Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) Lợi nhuận ròng ROS = (%) Doanh thu thuần
  • 26. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 17 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, tỷ số này cho chúng ta biết một đồng tiền doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. b. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) Lợi nhuận ròng ROA = (%) Tổng tài sản Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. c. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận ròng ROE = (%) Vốn chủ sở hữu Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một đơn vị vốn chủ sở hữu đã tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng đối với việc phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, ngoài ra, chỉ tiêu này rất được các cổ đông quan tâm vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.
  • 27. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 18 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGƯ NGHIỆP ĐÔNG PHƯƠNG 2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NGƯ NGHIỆP ĐÔNG PHƯƠNG 2.1.1. Tổng quan về công ty cổ phân Ngư Nghiệp Đông Phương Công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương là một trong những doanh nghiệp nuôi trồng và sản xuất thủy hải sản ở Thừa Thiên Huế. Hoạt động chính của Công ty nuôi trồng và cung ứng mặt hàng thủy sản, mà chủ yếu là tôm nuôi. Thị trường chính của Công ty là tại miền Trung. Theo giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3103000062 ngày 18/07/2003do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp, Công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương chính thức được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nuôi trồng, chế biến hàng thủy sản. CÔNG TY CỔ PHẦN NGƯ NGHIỆP ĐÔNG PHƯƠNG Tên giao dịch: ORIENT FISHERY CORPORATION. Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần. Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất nuôi trồng, chế biến thủy sản. Địa chỉ:. C27-28 Khu Quy Hoạch Vỹ Dạ 7,Tp. Huế, Thừa Thiên-Huế. Điện thoại: 0543897364 Fax: 0543897364 Mã số thuế: 3300357623 Số tài khoản: 0161000192 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh TT.Huế. 2.1.2. Quá trình hình thành phát triển của Công ty Công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương được thành lập vào ngày 18/07/2003 theo giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3103000062 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp.
  • 28. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 19 Năm 2002, công ty tiến hành xây dựng 2 ha ao nuôi tôm trên cát (lót bạt dày) tại Hải Nhuận trị giá 1 tỷ đồng, đã đưa vào hoạt động năm 2003. Bên cạnh đó công ty còn tiến hành xây dựng trại sản xuất tôm giống 447m2 diện tích, 358m3 lượng hồ bể, trị giá 375 triệu đồng. Kết quả, từ năm 2003 đến nay, đã nuôi 5 vụ tôm đạt 21.5 tấn, trị giá 1.1 tỷ đồng (trong đó có 1 vụ nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 3.3 tấn trị giá 140 triệu đồng), sản lượng bình quân đạt 5 tấn/ha/vụ. Hiện nay cơ sở sản xuất nuôi trồng của công ty nằm tại huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Trung tâm nuôi tôm Phong Hải - Địa chỉ: Thôn Hải Nhuận, xã Phong Hải, Phong Điền, Thừa Thiên Huế - Điện thoại: (054)552137 - Nội dung hoạt động: sản xuất giống và nuôi tôm. - Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 3113000009 do Phòng đăng kí Kinh Doanh – Sở Kế hoạch Đầu tư Thừa Thiên Huế cấp ngày 09/09/2003. Trung tâm nuôi cá Phong Mỹ - Địa chỉ: Thôn Hòa Mỹ, xã Phong Mỹ, Phong Điền, Thừa Thiên Huế - Điện thoại: (054)563129 - Nội dung hoạt động: sản xuất giống và nuôi tôcá nước ngọt. - Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 3113000010 do Phòng đăng kí Kinh Doanh – Sở Kế hoạch Đầu tư Thừa Thiên Huế cấp ngày 09/09/2003. Những năm gần đây, trong quá trình hoạt động công ty đã có một số hướng thay đổi về sản phẩm nuôi trồng, công ty hiện nay chỉ tập trung vào một loại thủy sản duy nhất đó là tôm bao gồm: tôm thẻ chân trắng, tôm sú và tôm càng xanh.
  • 29. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 20 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Ngư nghiệp Đông Phương 2.1.3.2. Nhiệm vụ các bộ phận a. Giám đốc Giám đốc là người đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, giám đốc có thẩm quyền cao nhất trong việc lãnh đạo, điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động của Công ty, cũng như trong việc xác định chiến lược, sách lược kinh doanh của Công ty. b. Phòng kinh tế - tổng hợp Với mô hình tổ chức giản đơn, phòng Kinh tế - tổng hợp có chức năng tổng quát bao gồm các nhiệm vụ như tổ chức bộ máy kế toán, quản lý tài chính của Công ty, lập sổ sách, hạch toán, báo cáo số liệu kế toán, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện công tác kinh doanh, thanh toán, cung ứng vật tư, quản lý điều hành công tác hành chính, tổ chức Công ty, theo dõi, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. c. Trại nuôi trồng Trại nuôi trồng là nơi hoạt động sản xuất chính có nhiệm vụ triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất nuôi trồng của Công ty. d. Phòng cơ điện Tổ KCS Công nhân Giám Sát GIÁM ĐỐC TRẠI NUÔI TRỒNGKINH TẾ - TỔNG HỢP CƠ ĐIỆN Tổ chức hành chính Kế toán
  • 30. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 21 Phòng cơ điện có chức năng quản lý toàn bộ hệ thống điện, máy móc, trang thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất của Công ty. Bên cạnh đó, phòng cơ điện còn thực hiện một số chức năng như: - Tổ chức hướng dẫn kiểm tra và thực hiện nghiêm ngặt chế độ an toàn lao động đối với việc sử dụng các thiết bị máy móc. - Thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy an toàn cho quá trình sản xuất. - Tổ chức nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quy trình vận hành và bảo trì nhằm tạo điều kiện khai thác tối đa công suất máy móc, thiết bị chuyên dụng, điện, nước của Công ty. 2.1.3.3. Công tác nhân sự qua ba năm Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty hiện nay đã được đào tạo với chất lượng chuyên môn cao, có kỹ năng làm việc tốt, bao gồm: cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật, công nhân vận hành thiết bị chuyên dùng và lao động trực tiếp. Giai đoạn 2009 – 2011, Công ty có số lượng công nhân viên được phân bổ và có trình độ chuyên môn như sau: Bảng 2.1. Tình hình nhân sự của Công ty qua 3 năm (2009 – 2011) Cơ cấu lao động Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Đại học CĐ TC LĐ PT Đại học CĐ TC LĐ PT Đại học CĐ TC LĐ PT Lao động gián tiếp 3 3 3 Lao động trực tiếp 2 4 12 2 5 13 3 7 12 Tổng số lao động 5 4 12 5 5 13 6 7 12 % 23.81 19.05 57.14 21.74 21.74 56.52 24 28 48 (Nguồn: Phòng kinh tế - tổng hợp)
  • 31. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 22 21 23 25 0 5 10 15 20 25 30 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Người Hình 2.2. Biểu đồ biểu diễn Tổng số lao động của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011 Qua bảng 2.1 và hình 2.2 ta thấy, tổng số lao động của Công ty đang tăng dần, vào năm 2009, tổng số lao động của Công ty là 21 người, đến năm 2010, tổng số lao động của Công ty tăng lên 23 người và tăng lên 25 nười vào năm 2011. Nhìn chung, lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu lao động của Công ty. Năm 2009, lao động trực tiếp là 18 người (chiếm 85.71%). Năm 2010, lao động trực tiếp là 20 người (chiếm 86.96%). Năm 2011, lao động trực tiếp là 22 người (chiếm 88%). cụ thể là: Năm 2009, trong Công ty tỷ lệ công nhân có trình độ trình độ đại học là 23.81%, tỷ lệ công nhân có trình độ trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 19.05% và lao động phổ thông và trình độ khác chiếm 57.14%. Năm 2010, trong Công ty tỷ lệ công nhân có trình độ trình độ đại học là 21.74%, tỷ lệ công nhân có trình độ trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 21.74% và lao động phổ thông và trình độ khác chiếm 56.52%. Năm 2011, trong công ty tỷ lệ công nhân có trình độ trình độ đại học là 24%, tỷ lệ công nhân có trình độ trình độ trung học chuyên nghiệp chiếm 28% và công nhân kỹ thuật và trình độ khác chiếm 48%. Trong giai đoạn này, số lao động trực tiếp của Công ty phần lớn chỉ có trình độ phổ thông. Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả đối với các loại máy móc thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại mà Công ty đang sử dụng thì Công ty cần phải đào tạo công nhân
  • 32. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 23 của mình đạt một trình độ chuyên môn hơn. Ngoài ra, trên thực tế để hoạt động kinh doanh của Công ty được hiệu quả thì Công ty cần phải có một đội ngũ công nhân viên có trình độ và thành thạo trong công việc. Do đó, Công ty đang chuẩn bị xúc tiến một đội ngũ lao động có trình độ và lực lượng công nhân lành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Hiện tại, Công ty thực hiện chính sách trả lương cho công nhân viên theo hình thức: Công nhân trực tiếp sản xuất được trả lương theo khoán sản phẩm, cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng được trả lương theo hệ số do Công ty ban hành. Bên cạnh đó, Công ty còn thực hiện chính sách thưởng vào cuối năm, thưởng đột xuất đối với các trường hợp cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất trong sáng kiến cải thiện kỹ thuật, tiết kiệm. Mức lương căn cứ vào thành tích và hiệu quả mang lại. 2.1.4. Đặc điểm sản phẩm của công ty Trong quá trình hoạt động, do tình hình biến động của thị trường cùng với những nhận định, chiến lược của công ty, hiện nay công ty chỉ tập trung vào nuôi trồng sản xuất một loại sản phẩm chính đó là tôm. Hiện tại, công ty tiến hành nuôi trồng 3 loại tôm chính đó là tôm thẻ chân trắng, tôm sú và tôm càng xanh. Trong đó, tôm sú và tôm càng xanh chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu sản phẩm. 2.1.4.1. Đặc điểm sinh vật học của tôm Tôm gồm các bộ phận: Chủy: cứng, có răng cưa. Phía trên chủy có 7-8 răng, dưới chủy có 3 răng. Mũi khứu giác và râu: là cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm 3 cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội 5 cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò Cặp chân bụng: bơi Đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay xuống thấp. Bộ phận sinh dục (phía dưới bụng)
  • 33. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 24 a) Tôm thẻ chân trắng Đặc điểm Cũng như các loài tôm cùng họ Penaeid, tôm chân trắng cái ký thác hoặc rải trứng ra thay vì mang trứng tới khi trứng nở. Chủy tôm này có 2 răng cưa ở bụng và 8- 9 răng cưa ở lưng. Tôm nhỏ lúc thay vỏ cần vài giờ để vỏ cứng nhưng khi tôm đã lớn thì cần khoảng 1-2 ngày. Tập tính ăn Tôm chân trắng không cần đồ ăn có lượng protein con như tôm sú, 35% protein được coi như là thích hợp hơn cả, trong đó đồ ăn có thêm mực tươi rất được tôm ưa chuộng. Chu kỳ sống Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26-28 độ C, độ mặn khá cao (35 phần ngàn). Trứng nở ra ấu trùng và vẫn loan quanh ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn Potlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Nơi đây điều kiện môi trường rất khác biệt: đồ ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn ... Sau 1 vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm chọn chu kỳ. Tôm chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g với mật độ 100con/m2 tại Hawaii không kém gì tôm sú, sau khi đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực. Nếu nuôi tôm mẹ thì nên tạo nhiệt độ nước ít thay đổi (27 độ C), nước cần phải lọc bằng than nhằm mục đích loại bỏ tất cả những chất hữu cơ hòa tan trong nước. Tôm sinh đẻ nên chọn những con nặng ít nhất 40gr. Những tôm đực mà nơi bộ phận mang tinh trùng bị xám đen thì nên tránh. b) Tôm sú Đặc điểm Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.
  • 34. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 25 Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi. Con cái: Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm. Chu kì sống của tôm sú Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú: Nauplli: 6 giai đoạn: 36-51 giờ, các Nauplli bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ 4 lần, mỗi lần khoảng 7 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần cho ăn Zoea: 3 giai đoạn: 105-120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2 lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vất phiêu sinh.Mysis: 3 giai đoạn : 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau. Postlarvae: giai đoạn gần trưởng thành Juvenile: giai đoạn trưởng thành. Tuổi thành thục: tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng thứ 8 trở đi. Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ. Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy được tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh. Thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng từ 50g trở lên. Số lượng trứng đẻ của tôm cái: nhiều hay ít là phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và trọng lượng cá thể: trọng lượng lớn cho trứng nhiều hơn. Khi con cái thành thục ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 100-300g cho 300.000 -1.200.000 trứng. Nếu cắt mắt nuôi vỗ trong bể xi măng, thành thục và đẻ, cho số lượng trứng từ 200.000- 600.000 trứng. Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường từ 22 giờ đến 2 giờ) trứng sau khi đẻ được 14-15 giờ, ở nhiệt độ 27-28C sẽ nở thành ấu trùng (Nauplii). Tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính: tháng 3-4 và tháng 7-10. Tuổi thọ tôm sú con đực khoảng 1,5 năm, con cái khoảng 2 năm.
  • 35. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 26 Tập tính ăn Tôm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn. Lột xác Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng. Khi quan sát tôm nuôi trong bể, hiện tượng lột xác xảy ra như sau: Lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực rút ra trước, theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau, rút ra khỏi lớp vỏ cứng, với động tác uốn cong mình toàn cơ thể. Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm lớn. Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột. Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiện tượng này, có thể điều chỉnh môi trường nuôi kịp thời. c) Tôm càng xanh Đặc điểm Tôm càng xanh có trọng lượng khá lớn, con đực có thể đạt tới 450g/con. Thân tương đối tròn, con trưởng thành có màu xanh dương đậm. Chuỷ phát triển nhọn, 1/2 chuỷ ngoài cong lên, trên mắt chuỷ có 11-15 răng, 3-4 răng sau hốc mắt, mắt dưới thường 12-15 răng. Chiều dài chuỷ của tôm cái khi trưởng thành thường bằng hoặc ngắn hơn vỏ đầu ngực, còn chuỷ tôm đực dài hơn chiều dài vỏ đầu ngực. Chân ngực thứ hai luôn luôn phát triển hơn các chân khác, nhất là ở tôm đực trưởng thành, đôi chân ngực thứ 2 có hình dạng và kích thước giống nhau. Khi chiều dài bình quân 8-14cm, trọng lượng cơ thể từ 10-20g, tôm càng xanh có sự phát triển tương đương giữa con đực và con cái. Khi chiều dài vượt quá 14cm, con đực thường phát triển nhanh hơn con cái.
  • 36. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 27 Trong quá trình nuôi, thả nuôi trực tiếp tôm bột (postlarvea) sau 7 tháng nuôi, cá thể đực lớn nhất đạt 110g, cá thể cái lớn nhất chỉ đạt 50g. Vòng đời của tôm càng xanh có 5 giai đoạn chủ yếu: Trứng - ấu trùng - Tôm bột (postlarvae) - Tôm giống (juvenile) - Tôm trưởng thành (adult). Mỗi một giai đoạn, đòi hỏi môi trường và điều kiện sống khác nhau. Khi con cái và con đực trưởng thành, ở con cái có trứng chín thì xảy ra hiện tượng lột xác, con đực và con cái tiến hành giao vỹ rồi ấp trứng. Khi tôm đang ấp trứng, buồng trứng vẫn phát triển, phóng thích ấu trùng ở bụng xong, sau 2-5 ngày lại lột xác, giao vỹ và đẻ tiếp. Tập tính ăn Tôm Càng Xanh là loài ăn tạp nghiêng về động vật, thức ăn tự nhiên của chúng là các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ và cát mịn Lột xác Giống như các loài giáp xác khác, sinh trưởng của tôm càng xanh không liên tục, có sự gia tăng kích thước nhanh sau mỗi lần lột xác. Tốc độ sinh trưởng của tôm đực và cái gần như tương đương nhau cho tới khi chúng đạt kích cở 35-50g, sau đó khác nhau rõ theo giới tính, tôm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái và đạt trọng lượng có thể gấp đôi tôm cái trong cùng một thời gian nuôi. Tôm cái khi bắt đầu thành thục (khong 40g, hay 140-150cm chiều dài) thì sinh trưởng giảm vì nguồn dinh dưỡng chủ yếu tập trung cho sự phát triển của buồng trứng. Một hiện tượng thường thấy trong nuôi tôm càng xanh là sự phân đàn khá rõ kể cả trong cùng một nhóm giới tính. Kích thưóc của tôm có thể đạt 40-50 g trong thời gian 4-5 tháng nuôi. Kích cở tôm lớn nhất tìm thấy ở ấn độ là 470 g, Thái lan 470 g và Việt nam 434 g. Để sinh trưởng, cũng như các loài giáp xác khác, Tôm Càng Xanh đều phải lột vỏ theo chu kỳ của nó, quá trình này được gọi là sự lột xác và tiếp theo sau đó là sự gia tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng.
  • 37. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 28 Khi tôm đã trưởng thành, còn có dạng lột xác sinh sản (xảy ra ở con cái). Chu kỳ lột xác của tôm tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi trường,.... Tôm càng xanh tuân theo qui luật chung của tôm là tôm nhỏ chu kỳ lột xác ngắủn hơn tôm lớn. Chu kỳ lột xác của tôm trình bày trong bảng 3.1 Thời gian lột xác của tôm càng xanh. Trọng lượng (g/con) Chu kỳ lột xác (ngày) 2-5 6-10 11-15 16-20 21-25 26-35 36-60 9 13 17 18 20 22 22-24 Cơ chế lột xác của tôm càng xanh giống như các loài giáp xác chân đốt khác. Khi tôm tích lũy đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng và tới chu kỳ lột xác thì lúc đó lớp vỏ mới hình thành dần dưới lớp vỏ cũ, lớp này rất mỏng, mềm và co giãn được. Khi lớp vỏ mới này phát triển đầy đủ thì tôm tìm nơi vắng và giàu oxy để lột vỏ. Khi lớp vỏ cũ lột đi, vỏ mới còn mềm và co giãn được và dưới áp lực của khối mô cơ lâu ngày bị ép bởi lớp vỏ cũ, cơ thể tôm bấy giờ giãn nở, lớn lên nhiều và khác hẳn với lúc trước lột xác. Lớp vỏ mới cứng dần sau 3-6 giờ và tôm sẽ hoạt động lại bình thường sau đó. 2.1.4.2. Yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm trên cát a) Lựa chọn địa điểm và xây dựng ao Trang trại nuôi tôm được xây dựng trên vùng đất cát thuộc vùng bãi ngang ven biển, nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi sản xuất và sinh hoạt. Ao nuôi phải được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế, nằm trong vùng đã được quy hoạch, diện tích ao từ 2.000 - 3.000 m2 là tốt nhất.
  • 38. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 29 Bờ ao rộng 2m, độ sâu mực nước ao từ 1,5 - 2 m. Toàn bộ ao (bờ ao và đáy ao) được lót bạt chống thấm HDPE, đảm bảo cao trình phù hợp cho việc cấp và thoát nước hiệu quả. Ao xử lý chất thải, nước thải chiếm từ 25 - 30% tổng diện tích và được lót bạt chống thấm, tránh nước thấm lậu xuống nền cát gây mặn hóa nước ngọt ngầm. b) Hệ thống cấp và thoát nước Nguồn nước: Các đơn vị, hộ nuôi tham gia nuôi tôm trên cát tuyệt đối không được khoan giếng nước ngọt tại vùng nuôi để lấy nước ngọt nhằm pha loãng độ mặn. Nước mặn, lợ được lấy trực tiếp từ biển hoặc mép ngoài đê bao biển, cách chân đê tối thiểu 5m. Lấy nước sâu dưới đáy biển vừa đảm bảo về độ mặn thích hợp và chất lượng nước tốt. Mỗi cụm nuôi hoặc từng ao bố trí một trạm bơm hoặc máy bơm để bơm nước vào ao nuôi. Hệ thống cấp nước: Hệ thống cung cấp nước (đường ống, máy bơm nước mặn, lợ...) phải được bố trí hợp lý, tránh chồng chéo gây cản trở giao thông. Hệ thống cấp nước bằng ống PVC có đường kính 110 - 220 mm. Từ hệ thống cấp này, mỗi ao có đường ống nhánh để cho nước vào ao nuôi. Nước thải từ các ao được tập trung vào các hố ga và thu gom về ao xử lý. c) Lót bạt Do đặc thù là ao xây dựng trên nền đất cát có khả năng thẩm thấu nước rất cao, bên cạnh đó khả năng sạt lở lớn đặc biệt vào thời điểm mưa lũ. Trong quá trình lót bạt cần đảm bảo những yêu cầu như: Bạt lót có thời gian sử dụng khoảng 3 năm (tương đương 6 vụ) là tốt nhất vì đảm bảo được tính ổn định, và hạn chế chi phí đầu tư (tiền mua bạt, công lót bạt...). Trước khi lót bạt cần san phẳng đáy ao, tạo độ nghiêng về phía cống thoát hoặc rốn thoát nước trung tâm của ao. Ao được lót bạt đảm bảo các đường ghép, mối nối chắc chắn, không bị thấm rách và đặc biệt là hiện tượng phồng bạt. Có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách đặt đường ống thoát khí giữa đất đáy ao và bạt.
  • 39. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 30 2.2. PHÂN TÍCH HOẠT HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2009-2011 2.2.1. Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm (2009-2011) 2.2.1.1. Phân tích tình hình doanh thu theo thành phần Từ bảng 2.2, ta thấy doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động khác của Công ty chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng doanh thu. Thể hiện của điều này là: Công ty không tham gia góp vốn liên doanh, không tham gia đầu tư vào các loại chứng khoán ngắn hạn, dài hạn và các hoạt động tài chính khác. Vì vậy, phần nào thu nhập của Công ty bị hạn chế so với những doanh nghiệp khác cùng ngành. Trong khi đó, chỉ tiêu Tổng doanh thu của Công ty liên tục tăng qua các năm. Cụ thể là: Tổng doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 1.135.104.577 đồng, tương ứng với tăng 24,04%. Trong đó: −− Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 26,29% so với năm 2009. Vì thế đã làm cho tổng doanh thu tăng 25,82%, tương ứng với mức tuyệt đối là: 1.218.999.745 đồng. Đây là mức tăng cao nhất của công ty trong giai đoạn 2009 – 2011. −− Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 3.895.168 đồng. Lý do là: vào năm 2010, sự chênh lệch tỷ giá không còn ảnh hưởng lớn đến thu nhập của Công ty như năm 2009. Đây là yếu tố biến động khách quan. −− Năm 2010 công ty không thu được doanh thu khác (thường thu được từ thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ), do đó nó không làm thay đổi cơ cấu tổng doanh thu so với năm 2009. Tổng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 1.343.614.178 đồng, tương ứng với giảm 22,94 %. Trong đó: −− Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 15,78 % so với năm 2010. Vì thế đã làm cho Tổng doanh thu tăng 15,78 %, tương ứng với mức tuyệt đối là: 923.736.400 đồng.
  • 40. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 31 −− Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 122.222 đồng. Sự thay đổi này không đáng kể do đó nó ít ảnh hưởng đến cơ cấu tổng doanh thu của công ty. −− Doanh thu khác của Công ty tăng so với năm 2010, đã làm cho Tổng doanh thu tăng 7,17 %, tương ứng với mức tuyệt đối là: 420.000.000 đồng. Đây là phần doanh thu có được từ các khoản nợ của khách hàng trong năm trước và hoạt động thanh lý, chuyển nhượng tài sản cố định của công ty. Qua đó có thể thấy, trong 3 thành phần doanh thu thì doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiến tỷ trọng lớn nhất tới 97,5% trong cơ cấu tổng doanh thu. Trong 3 năm qua, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn tăng trưởng ở mức 2 con số. Trong khi đó, doanh thu từ hoạt động tài chính (thường có được từ, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ…) lại có xu hướng giảm dần và giảm mạnh nhất vào năm 2010, giảm đến 85,04%. Thu nhập khác của công ty cũng chiếm tỷ trọng khá nhỏ, phần thu nhập này của công ty có sự biến động trong mỗi năm, vào năm 2009 doanh thu khác của công ty đạt 80.000.000 đồng, công ty không đạt được doanh thu khác vào năm 2010 và đạt cao nhất vào năm 2011 (420.000.000 đồng). Thu nhập khác của công ty qua hàng năm đạt được là do thu được thừ hoạt động thanh lý tài sản, thu từ tiền thuê mặt bằng, nhập thừa nguyên liệu, thu nợ khó đòi hàng năm. Trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty Cổ phần ngư nghiệp Đông Phương, mặc dù 2 thành phần doanh thu là doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu song các thành phần trên cũng đóng góp vào sự tăng trưởng của tổng doanh hằng năm trong giai đoạn 2009 – 2011.
  • 41. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 32 Bảng 2.2. Doanh thu theo thành phần kinh doanh Đơn vị tính : VND Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch năm 2010/2009 Chênh lệch năm 2011/2010 +/- % +/- % Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.636.485.455 5.855.485.200 6.779.221.600 1.218.999.745 26,29 923.736.400 15,78 Doanh thu từ hoạt động tài chính 4.580.290 685.122 562.900 -3.895.168 -85,04 -122.222 -17,84 Doanh thu khác 80.000.000 0 420.000.000 -80.000.000 -100,00 420.000.000 - Tổng doanh thu 4.721.065.745 5.856.170.322 7.199.784.500 1.135.104.577 24,04 1.343.614.178 22,94 (Nguồn : Báo cáo tài chính (2009-2011) của Công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương)
  • 42. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 33 4.721.065.745 5.856.170.322 7.199.784.500 0 1.000.000.000 2.000.000.000 3.000.000.000 4.000.000.000 5.000.000.000 6.000.000.000 7.000.000.000 8.000.000.000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Hình 2.3. Biểu đồ biểu diễn Tổng doanh thu của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011 Nhìn chung, do doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng đều qua các năm, trong 2 năm 2010 và 2011 doanh thu thuần tăng lần lượt là 26,29% và 15,78% làm tổng doanh thu qua 2 năm đều tăng. Nguyên nhân giải thích vấn đề này là: về mặt kĩ thuật doanh thu của công ty qua 3 năm tăng là do hình thức thả nuôi tôm theo hướng công nghiệp khép kín, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát lịch thời vụ thả tôm giống, chọn giống sạch bệnh, liên kết với cán bộ kỹ thuật để tư vấn và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, quản lý chất lượng toàn diện cũng được công ty quan tâm. Việc quản lý chất lượng được quan tâm kiểm soát chặt chẽ từ khâu đầu tiên: tôm bố mẹ, sinh sản…đến khâu cuối cùng: thu hoạch tôm, bảo quản, xuất khẩu… để đảm bảo được chất lượng tôm an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã bắt mắt… Trong sự tăng của doanh thu nói trên, chỉ tiêu doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến Tổng doanh thu của Công ty. Để đi sâu tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này, khóa luận sẽ tiếp tục phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ của Công ty ở khía cạnh phân tích doanh thu theo cơ cấu sản phẩm.
  • 43. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 34 2.2.2.2. Phân tích tình hình doanh thu theo cơ cấu sản phẩm Bảng 2.3. Doanh thu theo theo cơ cấu sản phẩm qua 3 năm 2009 – 2011 Mặt hàng Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010 so với 2009 2011 so với 2010 Giá trị Tỷ trọng ( % ) Giá trị Tỷ trọng ( % ) Giá trị Tỷ trọng ( % ) +/- ( % ) +/- ( % ) 1. Tôm thẻ chân trắng 3.334.096.691 71,91 4.312.564.850 73,65 5.088.483.733 75,06 978.468.159 29,35 775.918.883 17,99 2. Tôm sú 879.541.291 18,97 1.183.979.107 20,22 1.369.402.763 20,2 304.437.817 34,61 185.423.656 15,66 3. Tôm càng xanh 422.847.473 9,12 358.941.243 6,13 321.335.104 4,74 -63.906.231 -15,11 -37.606.139 -0,10 Tổng cộng : 4.636.485.455 100 5.855.485.200 100 6.779.221.600 100 1.218.999.745 923.736.400 (Nguồn: Phòng kinh tế - tổng hợp, Công ty cổ ngư nghiệpĐông Phương)
  • 44. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 35 Công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương với hoạt động chính là nuôi trồng và cung ứng hàng thủy hải sản mà mặt hàng chính là tôm, cơ cấu sản phẩm của Công ty (2009 - 2011) bao gồm ba loại tôm: tôm thẻ chân trắng, tôm sú và tôm càng xanh. Qua bảng 2.3 ta thấy, doanh thu của các mặt hàng qua các năm đều có biến động, trong đó tỷ trọng tôm thẻ chân trắng trong cơ cấu doanh thu ngày càng tăng, ngược lại tỷ trọng tôm càng xanh ngày càng giảm còn tôm sú thì ít có sự thay đổi. Đây chính là lý do giải thích cho sự biến động tổng doanh thu của Công ty. Sự biến động doanh thu của các mặt hàng cụ thể như sau: Mặt hàng Tôm thẻ chân trắng: 3.334.096.691 4.312.564.850 5.088.483.733 0 1.000.000.000 2.000.000.000 3.000.000.000 4.000.000.000 5.000.000.000 6.000.000.000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Hình 2.4. Biểu đồ biểu diễn doanh thu của mặt hàng Tôm thẻ chân trắng qua 3 năm 2009 – 2011 Từ biểu đồ trên, ta thấy doanh thu của mặt hàng Tôm thẻ chân trắng có doanh thu tăng dần qua các năm. Vào năm 2010 doanh thu của mặt hàng này đạt gần 4.312.564.850 đồng. Mức tăng là 29.35 %, tương đương với tăng 978.468.159 đồng so với năm 2009. Đến năm 2011, doanh thu tiếp tục tăng với mức tăng là 775.918.883 đồng, tương ứng với 17.99 % so với năm 2010. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do Công ty đang trong quá trình thay đổi cơ cấu sản phẩm, qua đó có thể thấy rõ, công ty đang có xu hướng mở rộng tỷ lệ cơ cấu doanh thu của mặt hàng tôm thẻ chân trắng và thu hẹp mặt hàng tôm càng xanh.
  • 45. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 36 Mặt hàng tôm sú: 1.369.402.763 1.183.979.107 879.541.291 0 200.000.000 400.000.000 600.000.000 800.000.000 1.000.000.000 1.200.000.000 1.400.000.000 1.600.000.000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Hình 2.5. Biểu đồ biểu diễn doanh thu của mặt hàng Tôm sú qua 3 năm 2009 – 2011 Tôm sú là mặt hàng có tỷ trọng tương đối nhỏ trong cơ cấu sản phẩm của Công ty, so với tôm thẻ chân trắng, tôm sú mang lại hiệu quả kinh tế thấp hơn do có thời gian sinh trưởng lâu hơn, chi phí thức ăn cao hơn, giá thành cao hơn trong khi lợi nhuận mang lại từ 1 vụ tôm thường thấp hơn so với vụ nuôi tôm thẻ chân trắng. Từ hình 2.5, ta thấy doanh thu của tôm sú liên tục tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2010 doanh thu đạt 1.183.979.107 đồng, tăng 304.437.817 đồng, tương đương với tăng 34,61 % so với năm 2009. Năm 2011, doanh thu mặt hàng này tiếp tục tăng nhẹ, với mức tăng là 185.423.656 đồng, tương ứng với tăng 15,66 % so với năm 2010. Mức tăng của tôm sú vào năm 2011 tương đối thấp do trong năm 2011 bùng phát một số dịch bệnh trên tôm sú, mặc dù trong năm 2011 Công ty đã tăng lượng tôm giống lên 20 % so với năm 2010 nhưng sản lượng tôm thu được lại không đạt được như chỉ tiêu đề ra. Do kỹ thuật nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng có nhiều điểm tương đồng, thuận lợi cho việc nuôi trồng nên hiện nay công ty vẫn đang giữ nguyên tỷ trọng nuôi tôm sú trong cơ cấu sản phẩm.
  • 46. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 37 Mặt hàng tôm càng xanh: 422.847.473 358.941.243 321.335.104 0 100.000.000 200.000.000 300.000.000 400.000.000 500.000.000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Hình 2.6. Biểu đồ biểu diễn doanh thu của mặt hàng tôm càng xanh qua 3 năm 2009 – 2011 Tôm càng xanh là mặt hàng có tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu sản phẩm của Công ty, so với 2 loại tôm trên, tôm càng xanh đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật tương đôi khác biệt, bên cạnh đó, loại tôm càng xanh nói trên vốn là loại tôm “hoang”, thích hợp sống trong sông, rạch, ao, hồ, …nên thường phù hợp với hình thức nuôi quảng canh, do đó đôi với nhóm sản phẩm này công ty ít có sự tập trung hơn so với 2 nhóm sản phẩm trên. Từ hình 2.6, ta thấy doanh thu của mặt hàng tôm càng xanh liên tục giảm qua các năm. Cụ thể là năm 2010 doanh thu chỉ đạt 358.941.243 đồng, giảm 63.906.231 đồng, tương đương với giảm 15,11 % so với năm 2009. Năm 2011, doanh thu mặt hàng này tiếp tục giảm, với mức giảm là 37.606.139 đồng, tương ứng với giảm 0,10 % so với năm 2010. Theo tình hình nuôi trồng của công ty trong những năm qua, mặt hàng tôm càng xanh vẫn không mang lại hiệu quả cao, mặc dù được đầu tư về kỹ thuật, các yêu tố đầu vào được chú trọng song vẫn hiệu quả mang lại không như công ty mong muốn. Vì vậy Công ty ít chú trọng đến việc sản xuất mặt hàng này. Đó là lý do hiện nay công ty đang tiến hành thay đổi cơ cấu sản phẩm nuôi trồng, đó là loại bỏ nhóm sản phẩm tôm càng xanh, tập trung vào 2 nhóm sản phẩm còn lại.
  • 47. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 38 Từ số liệu ở bảng 2.3 và các số liệu đã phân tích ở trên, ta xây dựng được bảng tổng hợp mức độ ảnh hưởng của từng mặt hàng trong kết cấu sản phẩm tiêu thụ của Công ty đến sự biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Bảng 2.4. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của doanh thu các mặt hàng đến chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Đơn vị tính : VND Mặt hàng 2010 - 2009 2011 - 2010 Giá trị Tỷ lệ ( % ) Giá trị Tỷ lệ ( % ) 1. Tôm thẻ chân trắng 987.468.159 21,10 775.918.883 13,25 2. Tôm sú 304.437.817 6,57 185.423.656 3,17 3. Tôm càng xanh -63.906.231 -1,38 -37.606.139 -0,64 Tổng cộng : 1.218.999.745 26,29 923.736.400 15,78 Nhận xét: Giai đoạn: 2009 – 2010. −− Doanh thu của mặt hàng tôm thẻ chân trắng tăng 29,35 % đã làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 21,10 %, tương ứng tăng 987.468.159 đồng. −− Doanh thu của mặt hàng Tôm sú tăng 34,61 % đã làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 6,57 %, tương ứng tăng 304.437.817 đồng. −− Doanh thu của mặt hàng tôm càng xanh giảm 15,11 % đã làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 1,38 %, tương ứng giảm 63.906.231 đồng. −− Tổng hợp các mức độ ảnh hưởng của 3 mặt hàng, doanh thu tiêu thụ và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2009 - 2010 tăng 26,29 %, tương ứng mức tuyệt đối 1.218.999.745 đồng. Giai đoạn: 2010 – 2011. −− Doanh thu của mặt hàng tôm thẻ chân trắng tăng 17,99 % đã làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 13,25 %, tương ứng tăng 775.918.883 đồng.
  • 48. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 39 −− Doanh thu của mặt hàng tôm sú tăng 15,66 % đã làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 3,17 %, tương ứng tăng 185.423.656 đồng. −− Doanh thu của mặt hàng tôm càng xanh giảm 0,10 % đã làm cho doanh thu bán hàng , cung cấp dịch vụ giảm 0,64 %, tương ứng giảm 37.606.139 đồng. −− Tổng hợp các mức độ ảnh hưởng của 3 mặt hàng, doanh thu tiêu thụ và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2010 - 2011 tăng 15,78 %, tương ứng tăng 923.736.400 đồng. 2.2.3. Phân tích tình hình chi phí của Công ty qua 3 năm (2009 – 2011) Chi phí là những khoản hao phí phát sinh gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo cách hiểu của công tác hoạch toán, chi phí là khoản tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế nhằm mục đích mang lại lợi nhuận. Mỗi một sự tăng hay giảm của nhân tố chi phí đều dẫn đến sự tăng, giảm của doanh thu và lợi nhuận. Do đó, khi tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà phân tích thường phân tích chỉ tiêu chi phí trong mối quan hệ: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí. Việc phân tích chi phí sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp xác định được mối quan hệ biện chứng trên, giúp doanh nghiệp xác định được mức tăng, giảm của chi phí. Đồng thời thông qua kết quả phân tích đó, doanh nghiệp sẽ tìm ra được những biện pháp phù hợp để hạn chế sự gia tăng của các loại chi phí. Điều này đồng nghĩa với việc tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương với chế độ kế toán đang áp dụng là chứng từ ghi sổ: Chỉ tiêu Tổng chi phí của Công ty được tập hợp từ: Giá vốn hàng bán, Chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh bao gồm (chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp). Các số liệu về tình hình chi phí của Công ty qua 3 năm 2009 - 2011 được thể hiện ở bảng sau.
  • 49. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương GVHD: Th.S Nguyễn Quang Phục 40 Bảng 2.5. Tình hình chi phí của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011 Đơn vị tính : VND Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 2009 2010 2011 +/- % +/- % 1. Giá vốn hàng bán 3.466.823.302 4.746.732.587 4.951.052.704 1.279.909.285 36,92 204.320.117 4,30 2. Chi phí từ HĐ tài chính 357.979.626 774.850.042 1.347.080.366 416.870.416 116,45 572.230.324 73,85 3.Chi phí BH -QLDN 364.768.480 305.498.469 309.663.901 -59.270.011 -16,25 4.165.432 1,36 4. Tổng chi phí 4.189.571.408 5.827.081.098 6.607.796.971 1.637.509.690 39,09 780.715.873 13,40 (Nguồn : Báo cáo tài chính (2009-2011), Công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương)