SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 20
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1151 ngày 05.11.2015
Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 10
tăng nhẹ
Theo Tổng cục Thống kê, tháng 10, khách quốc tế đến Việt Nam đạt
649.099 lượt khách, tăng 3,6% so với tháng 9 và tăng 16,1% so với tháng
10 năm 2014. Lượng khách từ các nước Châu Á đạt hơn 4,443 triệu lượt
người, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Khách đến từ Châu Âu ước
tính đạt hơn 1,067 triệu lượt người, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước.
Khách đến từ Châu Mỹ đạt 524.200 lượt người, tăng 1,1% so với cùng kỳ
năm trước.
Khách du lịch nội địa đạt 50,8 triệu lượt khách, trong đó, khách lưu trú
đạt 25,1 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 294.270 tỷ đồng, tăng 3,1%
so với cùng kỳ năm 2014.
H.PHượng
Hợptácpháttriểndulịch
ViệtNam-LiênbangNga
Ảnh:Tuấnsơn
Chiều 28.10 tại Hà Nội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã tiếp thân mật ông
Vladimir Kantorovich - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch LB Nga đang có chuyến thăm và
làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Bộ trưởng trân trọng cảm ơn những tình cảm
tốt đẹp và sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Liên Xô trước đây và nhân dân Nga ngày
nay đối với Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong
xây dựng và phát triển đất nước hiện nay và chúc quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa
Việt Nam và LB Nga không ngừng được củng cố và phát triển trên các lĩnh vực,
trong đó có VHTTDL. (Xem tiếp trang 2)
Chính phủ ban hành
Nghị định quy định về việc
hỗ trợ đối với Nghệ nhân
Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú
có thu nhập thấp, hoàn cảnh
khó khăn
(Tr.9)
- Sơ kết Chiến lược phát triển
gia đình Việt Nam
(Tr.2)
- Tổng kết 05 năm thực hiện
Nghị định của Chính phủ
về Công tác dân tộc
(Tr.4)
- Truyền dạy văn hóa
phi vật thể cho đồng bào
dân tộc thiểu số
(Tr.17)
- Đề caogiá trịtủsáchgiađình
(Tr.15)
trong số này
Tuần lễ Đại đoàn kết
các dân tộc-Di sản
văn hóa Việt Nam
Từ ngày 15-23.11.2015, tại Làng
Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam,
Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội sẽ diễn ra
Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc-Di
sản văn hóa Việt Nam”. Với sự tham
gia của đồng bào các dân tộc: Thái,
Khơ Mú, Tà Ôi, Chăm, M’Nông, Sán
Chay, Hoa, Khmer, Kinh… Trong
khuôn khổ chương trình sẽ có 6 nhóm
hoạt động được tổ chức trong đó đặc
biệt là Chương trình nghệ thuật khai
mạc với chủ đề “Sắt son niềm tin”.
(Xem tiếp trang 9)
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp Chủ tịch Hiệp hội Du lịch LB Nga - Vladimir Kantorovich
quản lý nhà nước
2 số 1151 l 05.11.2015
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh
giá cao những kết quả hợp tác về Du
lịch giữa Việt Nam và LB Nga. Bộ
trưởng cho biết: Trong thời gian qua,
hai bên đã ký Hiệp định hợp tác Du lịch
ngày 19.11.1997. Từ tháng 01.2009
Việt Nam đơn phương miễn visa cho
công dân Nga du lịch Việt Nam trong
vòng 15 ngày. Về đào tạo: Nga đã đào
tạo cho Du lịch Việt Nam 10 hướng dẫn
viên tiếng Nga. Về đầu tư: Đến tháng
04.2014, Nga đã có 4 dự án đầu tư vào
Du lịch Việt Nam với tổng số vốn đầu
tư gần 12 triệu USD hoạt động trong
lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống,
trong tổng số 99 dự án đầu tư vào Việt
Nam, tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD.
Về xúc tiến quảng bá: Những năm gần
đây, Du lịch Việt Nam tổ chức nhiều
hoạt động xúc tiến, quảng bá trong
khuôn khổ Những ngày Văn hóa Việt
Nam tại LB Nga. Nếu như năm 2005,
lượng du khách Nga mới là 23.800
lượt, đến năm 2014 đã tăng 15,5 lần,
đạt 364.873 lượt, giúp Nga đứng thứ 6
trong nhóm 10 nước gửi khách hàng
đầu vào Việt Nam.
Bộ trưởng cho biết, tiềm năng Du
lịch của hai nước còn rất lớn, cần có sự
quan tâm, thúc đẩy phát triển hơn nữa.
Bộ trưởng đề nghị cần đẩy mạnh sự hợp
tác, giao lưu giữa Hiệp hội Du lịch LB
Nga với TCDL Việt Nam, tổ chức các
đoàn Famtrip cho các doanh nghiệp,
báo chí từ thị trường Nga đến Việt Nam
khảo sát, giới thiệu về đất nước, con
người Việt Nam đối với du khách Nga.
Đồng thời tổ chức đoàn Famtrip của
Việt Nam đến Nga để tìm hiểu, giới
thiệu về đất nước Nga cho người dân
Việt Nam và du khách quốc tế. Hai bên
cần đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng
bá về Du lịch. Hiệp hội Du lịch Nga cần
quan tâm, hỗ trợ giúp ngành Du lịch
Việt Nam trong việc đào tạo nhân lực,
đào tạo các hướng dẫn viên tiếng Nga.
Hiệp hội có ý kiến đề xuất với các
ngành chức năng quan tâm, tạo điều
kiện thuận lợi cho du khách của Việt
Nam khi đến du lịch Nga.
Tại buổi tiếp, ông Vladimir
Kantorovich một lần nữa khẳng định và
đánh giá cao mối quan hệ hợp tác, hữu
nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và LB Nga
trên các lĩnh vực trong đó có VHTTDL.
Ông Vladimir Kantorovich cho rằng:
Trong thời gian tới hai bên cần đẩy
mạnh hơn nữa để khai thác tiềm năng,
lợi thế của mỗi nước. Ông Vladimir
Kantorovich cho biết: Việt Nam - đất
nước thân thiện, mến khách, ổn định
về chính trị, có nhiều địa danh du lịch
nổi tiếng, luôn hấp dẫn du khách quốc
tế trong đó có du khách Nga đến du
lịch, nghỉ ngơi. Ông Vladimir
Kantorovich nhất trí với những đề xuất
của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, và
khẳng định sẽ có những đề xuất với
các ngành chức năng trong việc quan
tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho du
khách Việt Nam đến thăm Nga, tháo
gỡ những khó khăn, góp phần thúc đẩy
sự hợp tác về Du lịch giữa hai bên
ngày càng phát triển.
Đ.ngọc
Ngày 26.10.2015, Bộ VHTTDLban
hành Kế hoạch số 4401/KH-
BVHTTDL về việc tổ chức Hội
nghị-Hội thảo sơ kết Chiến lược phát
triển gia đình Việt Nam, các văn bản, đề
án về công tác gia đình giai đoạn 2011-
2015 và Tổng kết Kế hoạch hành động
phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn
2008-2015 do Bộ VHTTDL tổ chức.
Hội nghị-Hội thảo tập trung vào
việc sơ kết đánh giá tình hình thực
hiện các văn bản, đề án do Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ ban hành, phê
duyệt: Quyết định số 629/QĐ-TTg
ngày 29.5.2012 phê duyệt Chiến lược
phát triển gia đình Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị
quyết số 81/NQ-CP ngày 04.12.2012
ban hành Kế hoạch hành động của
Chính phủ thực hiện Thông báo kết
luận số 26-TB/TW ngày 09.5.2011 của
Ban Bí thư về việc sơ kết Chỉ thị số
49-CT/TW ngày 21.02.2005 của Ban
Bí thư khóa IX về “Xây dựng gia đình
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”; Nghị định số 02/2013/NĐ-
CP ngày 03.01.2013 của Chính phủ
quy định về công tác gia đình.
Ngoài ra, Hội nghị-Hội thảo tiến
hành sơ kết, tổng kết các văn bản, đề
án do Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban
hành, phê duyệt: Quyết định số
4415/QĐ-BVHTTDL về ban hành Kế
hành động phòng, chống bạo lực gia
đình của Bộ VHTTDL giai đoạn
2008-2015; Quyết định số 3391/QĐ-
BVHTTDLngày 01.10.2009 phê duyệt
“Đề án Tuyên truyền, giáo dục đạo đức
lối sống trong gia đình Việt Nam giai
đoạn 2010-2020”; Kế hoạch số
3110/KH-BVHTTDL ngày 27.9.2011
về Bình đẳng giới của Ngành VHTTDL
giai đoạn 2011-2015.
Tham gia Hội nghị-Hội thảo có lãnh
đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương và
địa phương; lãnh đạo Sở VHTTDL, Sở
Văn hóa và Thể thao một số tỉnh/thành;
đại diện Phòng Xây dựng nếp sống văn
hóa và gia đình thuộc Sở VHTTDL, Sở
Văn hóa và Thể thao các tỉnh/thành; đại
biểu có thành tích trong hoạt động
phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn
2008-2015…
Hội nghị-Hội thảo diễn ra tại Hà Nội
từ 11-12.11 và tại tỉnh Bình Dương từ
17-18.11.2015.
H.Quân
Sơ kết Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam
Hợptácpháttriểndulịch… (Tiếp theo trang 1)
quản lý nhà nước
3số 1151 l 05.11.2015
Sáng 29.10 tại TP. Hồ Chí Minh,
Thứ trưởng Vương Duy Biên đã chủ trì
buổi họp báo công bố Liên hoan Phim
Việt Nam lần thứ XIX năm 2015.
Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ
XIX sẽ diễn ra trong 5 ngày (từ 1 đến
ngày 05.12) tại TP. Hồ Chí Minh. Với
chủ đề “Điện ảnh Việt Nam - Dân tộc,
nhân văn, sáng tạo, hội nhập”, Liên
hoan Phim Việt Nam lần thứ XIX nhằm
biểu dương các tác phẩm điện ảnh Việt
Nam mang đậm bản sắc dân tộc, giàu
tính nhân văn, có dấu ấn sáng tạo; vinh
danh các nghệ sỹ điện ảnh có thành quả
nghệ thuật nôi bật trong thời gian từ sau
Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ
XVIII.
Ngoài hai hoạt động chính là lễ khai
mạc và lễ bế mạc, trong khuôn khổ Liên
hoan Phim Việt Nam lần thứ XIX sẽ
diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn như:
Triển lãm “Điện ảnh Việt Nam đồng
hành cùng đất nước”; Hội thảo: “Xây
dựng thương hiệu, vị thế của phim Việt
Nam”, “Chính sách hỗ trợ và biện pháp
ưu đãi nhằm phát triển nền công nghiệp
điện ảnh trong xu hướng toàn cầu hóa”;
giao lưu giữa các đoàn làm phim và
khán giả; chiếu phim miễn phí phục vụ
khán giả…
Nhằm nâng cao chất lượng, tính
chuyên nghiệp của Liên hoan Phim và
phù hợp với thông lệ quốc tế, Liên hoan
năm nay có khá nhiều đổi mới từ điều
lệ phim cho tới hình thức trao giải. Khác
với 18 lần liên hoan trước là các phim
đăng ký đều được dự thi, năm nay, Ban
tổ chức sẽ thành lập một Hội đồng tuyển
chọn để phân loại phim đã đăng ký tham
dự liên hoan theo 2 hạng mục là “Phim
dự thi” và “Chương trình toàn cảnh” với
những tiêu chí khắt khe, chuyên nghiệp.
Bên cạnh những giải thưởng truyền
thống dành cho 5 thể loại phim, Liên
hoan Phim Việt Nam năm 2015 còn có
thêm 2 giải thưởng mới là Giải phim
hay nhất do khán giả bình chọn với hạng
mục “Phim dự thi” và Giải phim được
khán giả yêu thích nhất với hạng mục
“Chương trình toàn cảnh”.
Lễ Khai mạc Liên hoan Phim sẽ
được truyền hình trực tiếp lúc 20h00
ngày 01.12.2015 trên kênh VTV1 - Đài
Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền
hình TP. Hồ chí Minh. Lễ Bế mạc và
Trao giải sẽ truyền hình trực tiếp lúc
20h00 ngày 05.12.2015 trên kênh
VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam và
Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh.
H.PHượng
Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XIX năm 2015
Ngày 27.10.2015, Bộ VHTTDLban
hành Kế hoạch số 4434/KH-
BVHTTDL về việc tổ chức Hội
nghị-Hội thảo Tổng kết công tác quản
lý và tổ chức lễ hội năm 2015, phương
hướng nhiệm vụ năm 2016.
Hội nghị-Hội thảo nhằm đánh giá
công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm
2015, những kết quả đạt được, hạn chế
và nguyên nhân, rút ra những bài học
kinh nghiệm từ thực tiễn công tác quản
lý và tổ chức lễ hội ở cơ sở. Đồng thời,
trên cơ sở đánh giá công tác quản lý và
tổ chức lễ hội đầu năm 2015, đề xuất
những giải pháp có tính cấp thiết và lâu
dài nhằm tổ chức và quản lý lễ hội theo
đúng quy định của Đảng, Nhà nước,
phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội
hiện nay.
Tham dự Hội nghị-Hội thảo có đại
diện lãnh đạo một số Ban, Bộ ngành
Trung ương, Sở VHTTDL, Sở Sở Văn
hóa và Thể thao các tỉnh/thành, công
chức phụ trách phòng nghiệp vụ (nghiệp
vụ Văn hóa, Nếp sống văn hóa trực tiếp
phụ trách về công tác lễ hội); lãnh đạo
UBND cấp huyện, Phòng Văn hóa-
Thông tin, Ban Quản lý di tích, Đại diện
lãnh đạo UBND cấp xã.
Nội dung Hội nghị-Hội thảo gồm:
Báo cáo tổng kết công tác quản lý và tổ
chức lễ hội năm 2015, phương hướng,
nhiệm vụ năm 2016; thảo luận về công
tác quản lý và tổ chức lễ hội trong tình
hình hiện nay; tuyên dương, khen
thưởng các Sở VHTTDL, Sở Văn hóa
và Thể thao thực hiện tốt tiêu chí đánh
giá thực hiện công tác quản lý và tổ
chức lễ hội dân gian theo Quyết định số
486/QĐ-BVHTTDL ngày 12.02.2015
của Bộ VHTTDL.
Dự kiến được tổ chức vào tháng
12.2015, tại 03 điểm cầu: Hà Nội, Đà
Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
H.Quân
Tổng kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2015
Từ 02-04.11, Trung tâm Văn hóa
thành phố (Sở Văn hóa và Thể thao Hà
Nội) tổ chức chung khảo “Liên hoan
kịch ngắn, kịch vui - Hà Nội năm
2015” chào mừng Đại hội Đảng bộ TP.
Hà Nội lần thứ XVI. Liên hoan có sự
tham gia của 25 đội với gần 1.000 diễn
viên quần chúng đến từ 25/30 quận,
huyện, thị xã của thành phố. Mỗi đội
tham gia sẽ giới thiệu một vở kịch ngắn
hoặc kịch vui trong khoảng thời gian
30-40 phút, có nội dung ca ngợi truyền
thống chiến đấu, lao động sản xuất của
nhân dân Thủ đô và cả nước; phản ánh
chân thực phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ
sở nhằm nêu gương những việc làm
hay, những mô hình điểm, đẩy lùi
những hủ tục, lạc hậu còn tồn tại.
Các đội tham gia liên hoan biểu
diễn phục vụ công chúng tại Nhà văn
hóa huyện Hoài Đức, Nhà văn hóa
huyện Phúc Thọ và Nhà văn hóa huyện
Đông Anh. n.tHanH
Liên hoan kịch ngắn, kịch vui - Hà Nội năm 2015
4 số 1151 l 05.11.2015
quản lý nhà nước
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 3592/QĐ-BVHTTDL ngày
22.10.2015, cho phép Sở VHTTDL
tỉnh Phú Thọ khai quật tại di tích
Xóm Rền thuộc xã Gia Thanh,
huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Thời
gian khai quật từ tháng 10 đến tháng
11 năm 2015, diện tích 50m2. Trong
thời gian khai quật, cơ quan được
cấp phép có trách nhiệm tuyên
truyền cho nhân dân về việc bảo vệ
di sản văn hóa ở địa phương không
công bố kết luận chính thức khi
chưa có sự thỏa thuận của cơ quan
chủ quản.
- Ngày 23.10.2015 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 3604/QĐ-
BVHTTDL, thành lập Đoàn công
tác của Bộ VHTTDL làm việc với
Học viện Âm nhạc Huế về tình hình
hoạt động (khó khăn, vướng mắc,
tổng hợp tình hình, đề xuất phương
án giải quyết) do Thứ trưởng Bộ
VHTTDL Đặng Thị Bích Liên làm
Trưởng Đoàn, ông Lê Hồng Phong -
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài
chính làm Phó Trưởng Đoàn và 05
Thành viên.
- Tại Quyết định số 3648/QĐ-
BVHTTDL ngày 27.10.2015, Bộ
VHTTDL thành lập Hội đồng Nghệ
thuật duyệt chọn Logo Năm Du lịch
quốc gia 2016 gồm: ông Vương Duy
Biên - Thứ trưởng Bộ VHTTDL làm
Chủ tịch, ông Vi Kiến Thành - Cục
trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và
Triển lãm làm Phó Chủ tịch và 03
Thành viên.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 3688/QĐ-BVHTTDL ngày
29.10.2015, thành lập Ban Soạn thảo
và Tổ Biên tập Đề án Tăng cường
năng lực quản lý, thực thi có hiệu
quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả,
quyền liên quan giai đoạn 2016-
2020, gồm: ông Nguyễn Ngọc Thiện
- Thứ trưởng Bộ VHTTDL làm
Trưởng Ban, ông Bùi Nguyên Hùng
- Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả
làm Phó Trưởng Ban Thường trực,
ông Vũ Đức Minh - Phó Vụ trưởng
Vụ Khoa giáo, Văn xã Văn phòng
Chính phủ làm Phó Trưởng Ban.
- Tại Quyết định số 3672/QĐ-
BVHTTDL ngày 28.10.2015, Bộ
VHTTDL cho phép Sở VHTTDL
tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Bảo tàng
Lịch sử quốc gia khai quật tại di tích
Thành cổ Luy Lâu, xã Thanh
Khương, huyện Thuận Thành. Thời
gian khai quật từ ngày 20.11.2015
đến 30.3.2016, diện tích khai quật
100m2. Những hiện vật thu thập
được trong quá trình khai quật phả
được tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh
Bắc Ninh để giữ gìn, bảo quản; Bảo
tàng tỉnh Bắc Ninh và Sở VHTTDL
tỉnh Bắc Ninh có trách nhiệm tiếp
nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng
Bộ VHTTDL phương án bảo vệ và
phát huy giá trị những hiện vật đó.
tHtt
VăN bảN mớI
Bộ VHTTDL đã có Báo cáo số
210/BC-BVHTTDL gửi Ủy ban Dân
tộc báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện
Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của
chính phủ về Công tác dân tộc.
Ngay sau khi Chính phủ ban hành
Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày
14.01.2011 về công tác dân tộc, Bộ
VHTTDL đã chủ động xây dựng văn
bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số
05/2011/NĐ-CP theo quy định tại
khoản 1 Điều 28 của Nghị định phối
hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên
quan quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành chính sách bảo tồn và phát triển
văn hóa; chính sách phát triển thể dục
thể thao vùng dân tộc thiểu số; chính
sách phát triển du lịch vùng dân tộc
thiểu số.
Bộ VHTTDL luôn quán triệt
nguyên tắc cơ bản trong thực hiện
chính sách dân tộc là đảm bảo và thực
hiện chính sách phát triển toàn diện,
từng bước nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho đồng bào dân tộc
thiểu số, chỉ đạo ngành văn hóa các
cấp thực hiện nhiều chương trình công
tác, bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính
trị nhằm xây dựng phát triển đời sống
văn hóa, nâng cao mức hưởng thụ văn
hóa, nghệ thuật; tăng cường đầu tư để
bảo tồn, phát huy, phát triển những giá
trị văn hóa truyền thống của đồng bào
các dân tộc.
Việc điều tra, sưu tầm, nghiên cứu,
phổ biến các giá trị văn hóa, văn học
nghệ thuật, phục dựng các lễ hội truyền
thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số
được quan tâm đầu tư; các thiết chế văn
hóa ở vùng dân tộc thiểu số được quan
tâm xây dựng…
Trong giai đoạn tới, để các chính
sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu
số tiếp tục được triển khai thực hiện
đồng bộ, Bộ VHTTDL có một số kiến
nghị, đề xuất như: Đề nghị Thủ tướng
Chính phủ cho phép xây dựng cơ chế
chính sách đặc thù để thu hút các
nguồn đầu tư từ xã hội hóa đối với các
hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch
cho khu vực miền núi, dân tộc thiếu số;
Chỉ đạo tổ chức các hình thức giao lưu
văn hoá các dân tộc ở các khu vực,
vùng miền và từng dân tộc để tôn vinh,
bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống
các dân tộc thiểu số…
H.PHượng
Tổng kết 05 năm thực hiện Nghị định của Chính phủ
về công tác dân tộc
5số 1151 l 05.11.2015
quản lý nhà nước
Bộ VHTTDL vừa có Công văn số
4338/BVHTTDL-DSVH về việc xây
dựng Nhà tưởng niệm các anh hùng
dân tộc, danh nhân văn hóa tại Di tích
quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo,
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Theo truyền thống Việt Nam, đền thờ
các anh hùng dân tộc, danh nhân
thường được xây dựng ở quê hương, nơi
ở, nơi làm việc... Đối với danh nhân
cách mạng, tại Công văn số 128-
CV/TWngày 16.9.1998,Thường vụ Bộ
Chính trị đã chỉ đạo: “không đặt thành
vấn đề xây dựng nhà tưởng niệm cấp
quốc gia đối với danh nhân cách mạng.
Nhà tưởng niệm xây dựng tại địa
phương, quê hương danh nhân phải gắn
với di tích gốc của danh nhân (nhà ở,
vườn, nhà cũ hoặc từ đường dòng họ)
và do nhân dân địa phương phối họp với
gia tộc, dòng họ của danh nhân làm”.
Gần đây, tại Kết luận số 88-KL/TW
ngày 18.02.2014, Bộ Chính trị tiếp tục
có ý kiến chỉ đạo đối với việc xây dựng
khu lưu niệm, nhà lưu niệm các đồng
chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà
nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu, cụ
thể là: “Khu lưu niệm, nhà lưu niệm
phải gắn với di tích gốc như nhà ở,
vườn, nơi làm việc hoặc từ đường dòng
họ của các đồng chí đó”. Bên cạnh đó,
di tích rừng Trần Hưng Đạo là nơi lưu
niệm sự kiện thành lập Đội Việt Nam
Tuyên truyền Giải phóng quân nên cũng
không phù hợp với việc lưu niệm danh
nhân. Vì vậy, Bộ VHTTDL đề nghị
UBND tỉnh Cao Bằng lựa chọn hình
thức lưu niệm khác, không xây dựng
Nhà tưởng niệm các anh hùng dân tộc,
danh nhân văn hóa tại Di tích quốc gia
đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo.
tHu Hằng
KhôngxâydựngNhàtưởngniệmtạiDitíchrừngTrầnHưngĐạo
Ngày 27.10, Bộ VHTTDL đã ban
hành Quyết định số 3645/QĐ-
BVHTTDL phê duyệt Kế hoạch tổ
chức Hội nghị - Hội thảo công tác pháp
chế và quán triệt các văn bản quy phạm
pháp luật mới ban hành trong lĩnh vực
văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và
du lịch. Theo kế hoạch, Hội nghị - Hội
thảo dự kiến diễn ra trong 3 ngày từ
ngày 18-20.11.2015 tại phía Nam (tỉnh
An Giang) và từ 24-26.11.2015 tại
phía Bắc (tỉnh Vĩnh Phúc).
Hội nghị - Hội thảo về công tác
pháp chế và quán triệt các văn bản quy
phạm pháp luật mới ban hành trong
lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể
thao và du lịch bao gồm các nội dung:
phổ biến, hướng dẫn, trao đổi, thảo
luận về công tác xây dựng, soạn thảo
văn bản quy phạm pháp luật, trình tự,
thủ tục soạn thảo văn bản quy phạm
pháp luật, các nghiệp vụ công tác pháp
chế về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa,
theo dõi thi hành, phổ biến văn bản quy
phạm pháp luật, nghiệp vụ thực hiện
trách nhiệm bồi thường Nhà nước.
Thành phần dự kiến tham gia Hội
nghị gồm có đại diện Lãnh đạo Sở, các
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng,
Ban nghiệp vụ, đơn vị liên quan, lãnh
đạo một số đơn vị sự nghiệp và cán bộ,
công chức làm công tác pháp chế thuộc
Sở VHTTDL, Sở Du lịch, Sở Văn hóa
và Thể thao các tỉnh/thành; đại diện
lãnh đạo Phòng Văn hóa - Thông tin
cấp huyện và một số chuyên gia.
Hội nghị - Hội thảo do Vụ Pháp chế
phối hợp với Văn phòng Bộ, Sở
VHTTDL, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và
Thể thao các tỉnh Vĩnh Phúc và An
Giang tổ chức.
H.Quân
Ngày 26.10, Bộ VHTTDL ban
hành Kế hoạch số 4377/KH-
BVHTTDL về việc Biên soạn và xuất
bản sách “Văn bản pháp quy về văn
hóa, thể thao, du lịch và gia đình - Năm
2013-2014” (Tập XI).
Nội dung sách sẽ tập hợp các văn
bản quy phạm pháp luật do Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và
các Bộ trưởng ban hành thuộc lĩnh vực
văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và
du lịch trong hai năm 2013-2014.
Việc xuất bản cuốn sách là kết quả
của hoạt động rà soát, hệ thống hoá
các văn bản quy phạm pháp luật, phục
vụ công tác quản lý và áp dụng pháp
luật của Ngành văn hoá, thể thao và
du lịch.
Cuốn sách này là loại tài liệu được
sử dụng hiệu quả trong công tác phổ
biến pháp luật. Đồng thời, cuốn sách
“Văn bản pháp quy về văn hóa, thể
thao, du lịch và gia đình - Năm 2013-
2014 ” (Tập XI) tập hợp nhằm mục
đích tra cứu, tìm hiểu các văn bản quy
phạm pháp luật do Quốc hội, Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ
trưởng ban hành thuộc lĩnh vực văn
hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du
lịch trong hai năm 2013-2014, tiếp theo
các tập từ I đến X đã xuất bản trong
những năm qua.
H.Quân
Xuất bản sách“Văn bản pháp quy về văn hóa, thể thao, du lịch
và gia đình - Năm 2013-2014”(Tập XI)
Hội nghị - Hội thảo về công tác pháp chế
6 số 1151 l 05.11.2015
Sự kiện vấn đề
UBND thành phố Đà Nẵng vừa có
quyết định phê duyệt dự án nâng cấp,
cải tạo Bảo tàng Điêu khắc Chăm với
tổng mức đầu tư 44,6 tỷ đồng từ nguồn
vốn ngân sách thành phố. Các hạng mục
được triển khai bao gồm cải tạo mái và
tường bị thấm dột của cả 2 khối nhà;
thay mới nền gạch hoa hiện trạng; bố trí
lại không gian trưng bày, các bục, bệ đặt
hiện vật; nâng cấp, cải tạo không gian
sân vườn, cây xanh, bố trí trưng bày
hiện vật ngoài trời; xây dựng mới khu
nhà vệ sinh thứ 2, nhà bán vé, sảnh đón
tiếp khách; xây mới nhà kho, xưởng và
nhà làm việc; lắp đặt hệ thống an ninh
đảm bảo, bảo vệ các bảo vật quốc gia.
Công trình sẽ được khởi công vào
tháng 11 này, nhân kỷ niệm 100 năm
công trình Bảo tàng Điêu khắc Chăm
(1915-2015) và Ngày Di sản văn hóa
Việt Nam (23.11) và dự kiến hoàn thành
nâng cấp, cải tạo Bảo tàng Điêu khắc
Chăm trong năm 2016 nhằm kịp thời
giới thiệu một trong những di sản đặc
sắc của thành phố đến các quốc gia tham
dự “Tuần lễ cấp caoAPEC” tại Đà Nẵng
vào năm 2017. tHanH Hà
Nâng cấp, cải tạo bảo tàng Điêu khắc Chăm
Ngày 30.10, tại nhà riêng, nguyên
Tổng Bí thư Đỗ Mười đã trao gửi hơn 30
ngàn bản sách, tài liệu, hiện vật cho Bảo
tàngHồChíMinhvàBảotàngHàNộiđể
giữgìn,bảoquản,trưngbày,giớithiệuvà
phát huy giá trị, rất nhiều trong số đó là
những tài liệu, hiện vật đặc biệt giá trị.
Tài liệu, hiện vật được chuyển giao
cho Bảo tàng Hồ Chí Minh gồm: 141
thùng sách có số, 53 thùng sách chưa
kiểm kê, 143 tranh, 51 hiện vật, 7 thùng
tôn và 18 giá sắt. Các hiện vật được
chuyển giao cho Bảo tàng Hà Nội gồm
một số bộ quần áo, trong đó có bộ vét đũi
là trang phục đã được nguyên Tổng Bí
thư Đỗ Mười từng sử dụng trong các kỳ
Đại hội Đảng và nhiều lần tiếp khách
quốc tế. Đại diện gia đình nguyên Tổng
Bí thư Đỗ Mười cho biết, số tài liệu, hiện
vậtđãđượcchuyểngiaochohaiBảotàng
đều là những di vật giá trị đã được đồng
chí Đỗ Mười sử dụng trong quá trình
công tác, làm việc trên các cương vị lãnh
đạocủaĐảngvàChínhphủ.ĐạidiệnBảo
tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hà Nội
trân trọng cảm ơn sự tin tưởng, gửi gắm
của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười cùng
giađinh,đồngthờicamkếtsẽgiữgìn,bảo
quản, khai thác và giới thiệu tới đông đảo
công chúng trong nước và bạn bè quốc tế
nhữnghiệnvật,tàiliệuđặcbiệtgiátrịnày
trong các dịp kỷ niệm, các sự kiện, triển
lãm chuyên đề...
Phát biểu tại lễ trao gửi, Thứ trưởng
BộVHTTDL-ĐặngThịBíchLiênnhấn
mạnh, những hiện vật, tài liệu mà Bảo
tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hà Nội
được nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười tin
tưởng trao gửi là khối tài liệu vô giá, hàm
chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và đặc
biệt có ý nghĩa trong giáo dục truyền
thống cho các thế hệ người Việt Nam,
nhất là thế hệ trẻ. Bảo tàng Hồ Chí Minh
và Bảo tàng Hà Nội sau khi tiếp nhận
khối tài liệu, hiện vật này cần khẩn
trương triển khai công tác bảo quản, giữu
gìn cũng như đưa ra trưng bày, giới thiệu
tới công chúng nhằm khai thác, phát huy
hiệu quả giá trị của từng hiện vật, tài liệu.
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên cùng
lãnh đạo SởVăn hóa vàThể thaoTP. Hà
Nội thay mặt lãnh đạo hai Bảo tàng trân
trọng cảm ơn, kính chúc sức khỏe
nguyênTổng Bí thư Đỗ Mười, đồng thời
bày tỏ mong muốn đồng chí tiếp tục có
những đóng góp quý báu, tâm huyết cho
Đảng, Nhà nước, đặc biệt khi Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XII đang chuẩn
bị diễn ra.
HàPHương
Nguyên Tổng bí thư Đỗ mười trao gửi hơn 30 ngàn bản sách,
tài liệu, hiện vật cho bảo tàng
Nhằm thúc đẩy công tác thông tin
tuyên truyền cũng như các vấn đề liên
quan đến kỹ thuật truyền hình phục vụ
choĐạihộiThểthaobãibiểnChâuÁlần
thứ5(ABG5)tạiĐàNẵngvàonăm2016,
Tiểu ban Thông tin tuyên truyền ABG5
vừacóbuổilàmviệcvớiĐàiTruyềnhình
Việt Nam (VTV) bàn thảo về các vấn đề
liên quan đến công việc này.
Theo đó, hai bên thống nhất VTV
là đơn vị truyền hình nước chủ nhà tại
ABG 5, đảm nhận việc xây dựng, vận
hành trung tâm truyền hình quốc tế
theo tiêu chuẩn và quy định của OCA...
Về phía BTC Đại hội, Tiểu ban tuyên
truyền cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với
VTV thực hiện nhiệm vụ tại ABG 5
trong việc cung cấp các thông tin từ
phía OCA để VTV đảm bảo các yêu
cầu về kỹ thuật của công tác truyền
hình trong quá trình xây dựng kế
hoạch, vận hành công tác truyền hình
tại Đại hội...
Tại buổi làm việc Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Thể dục thể thao -
Trần Đức Phấn đánh giá cao sự kết hợp
và phát triển của VTV. Với sự phát
triển sẵn có của Đài, sẽ là lợi thế lớn để
công tác tuyền hình tại ABG5 diễn ra
thuận lợi. Phó Tổng cục trưởng yêu cầu
Tiểu ban thông tin tuyên truyền phối
hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên
trách của VTV về ABG5 xây dựng cụ
thể, chi tiết các kế hoạch làm việc ở
từng lĩnh vực cụ thể như: phát sóng
trực tiếp các môn thể thao, khai mạc,
bế mạc Đại hội, đường truyền, công tác
Công nghệ thông tin...
tr.QuỳnH
VTV là đơn vị truyền hình của Việt Nam tại AbG5
7số 1151 l 05.11.2015
Sự kiện vấn đề
Tuần Văn hóa - Du lịch Đồng bằng
sông Cửu Long sẽ diễn ra từ ngày 15-
18.11 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa
nghệ thuật Việt Nam (Hà Nội) nhằm
quảng bá, tôn vinh các giá trị di sản văn
hóa du lịch đặc sắc của vùng Đồng bằng
sông Cửu Long với nhân dân, bạn bè
quốc tế, đồng thời khẳng định tiềm năng
du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội các tỉnh/thành vùng
Đồng bằng sông Cửu Long. Sự kiện này
cũng là bước khởi động, giới thiệu kế
hoạch, các sự kiện “Năm Du lịch quốc
gia 2016 - Phú Quốc - Đồng bằng sông
Cửu Long”.
Tham gia Tuần văn hóa có nhiều
tỉnh/thành: Hà Nội, Kiên Giang, An
Giang,HậuGiang,CầnThơ,CàMau,Trà
Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long,
Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng
Tháp.CáchoạtđộngtổchứctạiTuầnvăn
hóacũnggópphầnđẩymạnhsựđoànkết,
giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm
trong tổ chức các hoạt động văn hóa và
du lịch của nhân dân vùng Đồng bằng
sông Cửu Long.
Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du
lịchĐồngbằngsôngCửuLongsẽdiễnra
nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn.
Trong đó có triển lãm “Những sắc màu
văn hóa, du lịch Đồng bằng sông Cửu
Long”, khu trưng bày làm nổi bật không
gian văn hóa vùng sông nước Nam Bộ
bằng các hiện vật, nông cụ sản xuất, ghe
xuồng, đồ dùng sinh hoạt, trang phục,
nhạc cụ, hình ảnh... do Trung tâm Triển
lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo
tàngVăn hóa các Dân tộcViệt Nam, Bảo
tàngLịchsửquốcgiaViệtNamthựchiện.
Các tỉnh/thành tham gia gian trưng bày
riêng, thể hiện rõ nét đặc thù riêng của
từng địa phương, giới thiệu cụ thể về văn
hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh, các di
sản, di tích lịch sử có giá trị đặc biệt của
địa phương, thông qua các hình ảnh, hiện
vật,môhìnhnghệthuậtsắpđặt,biểudiễn
nghệ thuật truyền thống, thao tác tay
nghề... Chủ đề chung của các gian trưng
bàydođịaphươngthựchiệnlà“Ấntượng
di sản văn hóa du lịch Đồng bằng sông
nước Nam Bộ”.
Mỗi tỉnh/thành phố tham gia Tuần
Văn hóa - Du lịch Đồng bằng sông Cửu
Long sẽ tham gia trình diễn trang phục
truyền thống đặc trưng trong phần biểu
diễn nghệ thuật dân tộc “Âm sắc Cửu
Long”, tái hiện các lễ hội, trò chơi dân
gian. Tiếp đó là tọa đàm trao đổi kinh
nghiệm theo chủ đề “Giữ gìn và phát huy
giá trị di sản văn hóa, sản phẩm du lịch
vùngĐồngbằngsôngCửuLonghấpdẫn
và bền vững”, giới thiệu văn hóa ẩm thực
“Món ngon hương vị đặc sản vùng sông
nước Nam Bộ”...
Cũng nhân dịp này, Sở VHTTDL
tỉnh Kiên Giang chủ trì, giới thiệu kế
hoạch tổ chức chuỗi hoạt động chương
trình, sự kiện của “Năm Du lịch quốc
gia 2016 - Phú Quốc - Đồng bằng sông
Cửu Long” với chủ đề “Khám phá đất
phương Nam” với nhiều hoạt động diễn
ra trong suốt năm 2016. Trong đó, nhiều
hoạt động có tính chất quốc gia, quốc tế
sẽ được tổ chức chủ yếu ở tỉnh Kiên
Giang như: lễ khai mạc, bế mạc; Liên
hoan ẩm thực Đồng bằng sông Cửu
Long; triển lãm ảnh nghệ thuật biển đảo
Việt Nam; Liên hoan dân ca 3 miền; các
hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch;
các giải thể thao quốc gia…
M.cường
Quảng bá, tôn vinh văn hóa vùng sông nước Cửu Long
* Tối 31.10, tại Quảng trường Ba
Đình (Hà Nội), Đoàn Thanh niên các
tỉnh/thành Cụm Đồng bằng sông Hồng
đã tổ chức liên hoan các nhóm tuyên
truyền ca khúc cách mạng năm 2015 với
chủ đề “Thanh niên tự hào tiến bước
dưới cờ Đảng”.
Liên hoan tuyên truyền ca khúc cách
mạng năm 2015 là hoạt động lớn của
tuổi trẻ Cụm Đồng bằng sông Hồng
được tổ chức đồng loạt tại các cấp bộ
đoàn của 8 tỉnh/thành, gồm: Hà Nội, Hải
Phòng, Hải Dương, Nam Định, Ninh
Bình, HưngYên,Thái Bình và Hà Nam.
Đây cũng là dịp để tuổi trẻ thể hiện niềm
tự hào những giá trị to lớn về tinh thần
đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sảnViệt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại. Thông qua chương
trình, góp phần giác ngộ lý tưởng cách
mạng, cổ vũ ý chí vươn lên, xung kích
đi đầu của tuổi trẻ trong thực hiện thắng
lợi sự nghiệp cách mạng mà Đảng và
Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn. 8 đội
tuyên truyền ca khúc cách mạng của 8
tỉnh/thành thuộc Cụm Đồng bằng sông
Hồng đã đem đến liên hoan nhiều tiết
mục nghệ thuật, thể hiện truyền thống
lịch sử hào hùng, bản sắc văn hóa của
mỗi tỉnh/thành trong Cụm. Các chương
trình là những bức tranh nhiều sắc màu
về từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử
của dân tộc, của quê hương và khát vọng
của tuổi trẻ trong hai cuộc chiến tranh vệ
quốc vĩ đại, cũng như trong công cuộc
xây dựng, kiến thiết đất nước hôm nay.
* Tối 30.10, tại Trung tâm văn hóa
Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, Trung
ương ĐoànTNCS Hồ Chí Minh tổ chức
Liên hoan Tuyên truyền ca khúc Cách
mạng năm 2015 cụm Trung du Bắc Bộ
với chủ đề “Vinh quang Việt Nam”.
Chương trình này thu hút sự tham gia
của hơn 200 bạn trẻ đến từ đoàn thanh
niên các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang,
Quảng Ninh, Phú Thọ Vĩnh phúc trong
cụm Trung du Bắc Bộ. Tham gia liên
hoan, các đội dự thi với 2 nội dung giới
thiệu và biểu diễn về các tác phẩm âm
nhạc. Các tác phẩm tập trung chủ đề ca
ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất
nước, Đoàn, Hội, Đội… Thông qua đó
thể hiện niềm tin của tuổi trẻ nguyện tiếp
bước theo con đường mà Đảng và Bác
Hồ đã chọn; thể hiện vai trò, trách
nhiệm, quyết tâm của tuổi trẻ Việt Nam
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
H.Yến
Liên hoan tuyên truyền ca khúc cách mạng
8 số 1151 l 05.11.2015
Sự kiện vấn đề
Ban tổ chức Năm Du lịch quốc
gia 2016 tỉnh Kiên Giang cho biết:
“Năm Du lịch quốc gia 2016 - Phú
Quốc - Đồng bằng sông Cửu Long”
với chủ đề “Khám phá đất phương
Nam” sẽ chính thức khai mạc ngày
09.4.2016 tại huyện đảo Phú Quốc
(Kiên Giang).
Theo đó, tại Kiên Giang, trong
Năm Du lịch quốc gia 2016 sẽ diễn
ra hàng loạt các sự kiện do tỉnh tổ
chức. Cụ thể là tháng 01.2016, diễn
ra Lễ công bố Năm Du lịch quốc gia
2016 - Phú Quốc - Đồng bằng sông
Cửu Long, đón nhận Bằng công nhận
Khu Ramsar Vườn quốc gia U Minh
Thượng tại thành phố Rạch Giá và Lễ
hội kỷ niệm ngày hy sinh của Anh
hùng lực lượng vũ trang Phan Thị
Ràng (chị Sứ) tại Khu Di tích lịch sử
Ba Hòn, huyện Hòn Đất. Lễ hội Năm
Văn hóa Du lịch và kỷ niệm 280 năm
Ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh
Các (1736-2016) vào tháng 02.2016
(Rằm tháng Giêng - Âm lịch) tại thị
xã Hà Tiên. Tháng 4.2016 sẽ diễn ra
Lễ giỗ Tổ Hùng Vương (10.3 Âm
lịch) tại Khu Di tích lịch sử Đền
Hùng (huyện Tân Hiệp) và tổ chức
“Hội chợ Công thương vùng kinh tế
trọng điểm Đồng bằng sông Cửu
Long gắn với Năm Du lịch quốc gia
2016” tại thành phố Rạch Giá. Giải
bán marathon quốc tế sẽ diễn ra vào
tháng 5.2016 tại huyện đảo Phú
Quốc; Lễ giỗ 4 nhà sư liệt sĩ tổ chức
vào tháng 6.2016 tại Tháp 4 sư,
huyện Châu Thành. Giải đua xe đạp
Đồng bằng sông Cửu Long vào tháng
8.2016 sẽ khai mạc tại huyện đảo Phú
Quốc, thi đấu qua các tỉnh/thành
trong khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long và kết thúc tại thành phố Rạch
Giá, tỉnh Kiên Giang.
Từ ngày 26-28.9.2016 sẽ diễn ra
Lễ hội truyền thống Anh hùng dân
tộc Nguyễn Trung Trực tại thành phố
Rạch Giá; tháng 11.2016 có Ngày
hội Văn hóa, Thể thao - Du lịch đồng
bào Khmer Kiên Giang lần thứ X
năm 2016 tại huyện Gò Quao và Lễ
hội Nghinh Ông tại huyện Kiên Hải.
Lễ Bế mạc, tổng kết Năm Du lịch
quốc gia 2016 - Phú Quốc - Đồng
bằng sông Cửu Long.
UBND tỉnh Kiên Giang giao
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương
mại và Du lịch phối hợp với Sở
VHTTDL Kiên Giang tham gia
“Tuần Văn hóa - Du lịch Đồng bằng
sông Cửu Long tại Hà Nội năm
2015”, diễn ra từ 15-20.11.2015 để
quảng bá rộng rãi Năm Du lịch quốc
gia 2016 - Phú Quốc - Đồng bằng
sông Cửu Long do tỉnh Kiên Giang
đăng cai tổ chức đến với các địa
phương, doanh nghiệp, du khách
trong nước và quốc tế. Trong tháng
11.2015, tỉnh phối hợp với Bộ
VHTTDL tổ chức họp báo giới thiệu
về Năm Du lịch quốc gia 2016 tại Hà
Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
Hiện nay, tỉnh Kiên Giang đang
tích cực chuẩn bị các điều kiện về
mọi mặt để tổ chức thành công Năm
Du lịch quốc gia 2016 - Phú Quốc -
Đồng bằng sông Cửu Long; đẩy
mạnh công tác tuyên truyền nhằm
nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm
quan trọng của việc tổ chức Năm Du
lịch quốc gia 2016, nâng cao vai trò
trách nhiệm của các cấp ủy, chính
quyền các cấp và nhân dân tích cực
tham gia hưởng ứng các hoạt động
của Năm Du lịch được tổ chức tại địa
phương. Theo đó, mỗi người dân
Kiên Giang là một đại sứ du lịch,
mọi người, mọi nhà đều làm du lịch,
chung tay quảng bá hình ảnh đất
nước, con người Việt Nam nói
chung, Đồng bằng sông Cửu Long
và Phú Quốc - Kiên Giang nói riêng.
HuY Long
Kiên Giang: Tích cực chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2016
Sáng 01.11, Sở VHTTDL tỉnh Bình
Dương phối hợp với Liên đoàn xe đạp
mô tô thể thao Bình Dương và CLB xe
địa hình Bình Dương tổ chức khai mạc
Giải đua ô tô địa hình RFC Việt Nam
năm 2015, với sự tham gia tranh tài của
33 đội đua đến từ các tỉnh/thành trong
nước và quốc tế.
Năm nay, ngoài đơn vị chủ nhà
Bình Dương có 4 đội tham gia, còn có
nhiều đội đua mạnh đến từ Malaysia,
Thái Lan và Lào. Nhiều tỉnh/thành có
phong trào đua xe địa hình cũng gửi
đội đua tham gia.
Diễn ra trong 7 ngày, từ ngày 01-
07.11, tại giải các vận động viên sẽ tham
gia tranh tài ở 16 bài thi khác nhau,
trong đó có 6 bài trên địa hình nhân tạo
và 10 bài thi trên địa hình tự nhiên.
Sau lễ khai mạc, sáng 01.11 giải diễn
ra các nội dung thi đấu của vòng 1, gồm
4 đường đua tại khu suối thoát nước
công viên thành phố mới Bình Dương.
Vòng 1 diễn ra từ ngày 01-02.11,
là vòng đấu loại trong sa hình, nhằm
chọn ra 15 xe để tham gia vào vòng
2. Vòng 2 giải đấu, diễn ra từ ngày
03-07.11, các đội đạt tiêu chuẩn sẽ
tham gia vào chặng đua xuyên rừng
dài lên tới 70km tại địa điểm Núi
Cậu, huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình
Dương) và huyện Bù Đăng (tỉnh
Bình Phước).
Đây là giải đua ôtô địa hình quốc
tế duy nhất và chuyên nghiệp nhất tại
Việt Nam, nằm trong hệ thống giải
đua Rainforest Challenge (RFC)
toàn cầu.
tr.QuỳnH
Khởi tranh giải đua ô tô địa hình RFC Việt Nam năm 2015
9số 1151 l 05.11.2015
Sự kiện vấn đề
Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân
Ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó
khăn sẽ được trợ cấp sinh hoạt hàng
tháng, bảo hiểm y tế, hỗ trợ chi phí mai
táng. Nội dung trên được nêu tại Nghị
định quy định về việc hỗ trợ đối với
Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu
tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó
khăn vừa được Chính phủ ban hành.
Theo Nghị định trên, có 4 đối tượng
được hưởng hỗ trợ là Nghệ nhân Nhân
dân, Nghệ nhân Ưu tú được nhà nước
phong tặng thuộc hộ gia đình có thu
nhập bình quân đầu người hàng tháng
thấp hơn mức lương cơ sở do Chính
phủ quy định (tại thời điểm ban hành
Nghị định này là 1.150.000 đồng) gồm:
1- Người đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ
và đủ 60 tuổi trở lên đối với nam không
có người có nghĩa vụ và quyền phụng
dưỡng; 2- Người khuyết tật nặng hoặc
đặc biệt nặng; 3- Người mắc một trong
các bệnh cần chữa trị dài ngày theo
danh mục do Bộ Y tế quy định; 4- Các
đối tượng còn lại không thuộc đối
tượng 1, 2, 3. Theo Nghị định, đối
tượng 1, 2, 3 thuộc hộ gia đình có thu
nhập bình quân đầu người hàng tháng
dưới 50% mức lương cơ sở sẽ được
hưởng mức trợ cấp sinh hoạt hàng
tháng là 1.000.000 đồng. Mức trợ cấp
850.000 đồng/tháng áp dụng đối với:
Đối tượng 1,2,3 thuộc hộ gia đình có
mức thu nhập bình quân đầu người
hàng tháng từ 50% mức lương cơ sở
đến dưới mức lương cơ sở và đối
tượng 4 thuộc hộ gia đình có thu nhập
bình quân đầu người hàng tháng dưới
50% mức lương cơ sở. Mức trợ cấp
700.000 đồng/tháng áp dụng đối với
đối tượng 4 thuộc hộ gia đình có mức
thu nhập bình quân đầu người hàng
tháng từ 50% mức lương cơ sở đến
dưới mức lương cơ sở. Các đối tượng
trên còn được ngân sách nhà nước
đóng bảo hiểm y tế với mức đóng như
đối với người thuộc hộ gia đình nghèo
(mức đóng tại thời điểm ban hành
Nghị định này bằng 4,5% mức lương
cơ sở do Chính phủ quy định); đồng
thời được hưởng bảo hiểm y tế khi
khám bệnh, chữa bệnh với mức hưởng
như đối với người thuộc hộ gia đình
nghèo theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm y tế. Ngoài ra, các đối tượng
trên khi chết thì cơ quan, tổ chức, cá
nhân trực tiếp tổ chức mai táng được
nhà nước hỗ trợ chi phí mai táng là
7.000.000 đồng. Nghị định quy định
rõ, các đối tượng được hưởng các mức
trợ cấp hàng tháng, bảo hiểm y tế, hỗ
trợ chi phí mai táng tại nhiều văn bản
khác nhau, với các mức khác nhau thì
được hưởng một mức cao nhất tại một
văn bản.
cổng ttĐtcP
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về việc hỗ trợ
đốivớiNghệnhânNhândân,NghệnhânƯutúcóthunhậpthấp,
hoàn cảnh khó khăn
Phó Giám đốc Sở VHTTDL Lai
Châu-TrầnVănChíchobiết,HộithiThể
thaocácdântộcthiểusốtoànquốclầnthứ
IX, khu vực I sẽ diễn ra tại thành phố Lai
Châu, tỉnh Lai Châu từ ngày 06-11.11,
trong đó Chương trình Khai mạc của Hội
thi sẽ diễn ra vào ngày 08.11. Hội thi đặc
sắcvớimànđồngdiễnthểdụcnghệthuật
của800họcsinhxếphaibiểutượngmang
tên “Mãi mãi niềm tin theo Đảng” và
“Hộithithểthaocácdântộcthiểusốtoàn
quốc tổ chức tại Lai Châu năm 2015”.
TheoPhóGiámđốcSởVHTTDLLai
Châu, Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu
sốtoànquốclàhoạtđộngthểdụcthểthao
dànhriêngchođồngbàocácdântộcthiểu
số,địnhkỳhainămtổchứcmộtlần,được
chia thành hai khu vực phía Bắc và phía
Nam. Các tỉnh luân phiên nhau đăng cai
tổ chức. Tỉnh Lai Châu vinh dự được
đăngcaitổchứcHộithiThểthaocácdân
tộc thiểu số toàn quốc lần thứ IX, năm
2015. Đây là sự kiện thể thao lớn trên địa
(Xem tiếp trang 19)
Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ IX
Trong khuôn khổ chương trình sẽ
có 6 nhóm hoạt động được tổ chức
trong đó đặc biệt là Chương trình nghệ
thuật khai mạc với chủ đề “Sắt son
niềm tin”. Đây được xem là điểm nhấn
của Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc -
Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2015.
Triển lãm “Sen trong đời sống văn
hóa Việt” cũng sẽ được tổ chức cùng
với các hoạt động tái hiện lễ hội truyền
thống của đồng bào các dân tộc như:
Lễ Cầu mưa của dân tộc Khơ Mú; Lễ
hộiAzaKooh (cầu mùa) của dân tộc Tà
Ôi; Lễ hội Oai lơ cau chăhơzan (lễ cầu
mưa) dân tộc Chăm; Lễ Bư brah mih
rah book năm (Lễ cúng mưa đầu mùa)
của dân tộc M’Nông; Lễ cưới của dân
tộc Sán Chay (Cao Lan); Lễ hội cúng
biển Mỹ Long, Trà Vinh; Lễ gội đầu
của dân tộc Thái. Ngoài ra, Ban Tổ
chức cũng sẽ tái hiện không gian chợ
truyền thống, Hội nghị xúc tiến, đầu tư
du lịch, Giới thiệu sản phẩm truyền
thống và hàng Việt Nam chất lượng
cao… trong khuôn khổ sự kiện.
Sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ
niệm 85 năm Ngày thành lập Mặt trận
Dân tộc Thống nhất Việt Nam
(18.11.1930-18.11.2015), chào mừng
Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23.11)
và thiết thực chào mừng Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
H.PHượng
TuầnlễĐạiđoànkếtcácdântộc... (Tiếp theo trang 1)
10 số 1151 l 05.11.2015
Sự kiện vấn đề
Còn gần nửa tháng nữa mới diễn ra
Lễ hội hoa tam giác mạch tỉnh Hà
Giang lần thứ nhất được tổ chức tại
Phố cổ thị trấn Đồng Văn (huyện Đồng
Văn), song trong những ngày này
lượng khách du lịch đến với 4 huyện
vùng cao núi đá phía Bắc thuộc Cao
nguyên đá Đồng Văn tăng đột biến. Tất
cả các khách sạn, nhà nghỉ và dịch vụ
ngủ bình dân tại các gia đình ở 2 huyện
Đồng Văn, Mèo Vạc đều trong tình
trạng quá tải, không đáp ứng đủ nhu
cầu của khách du lịch.
Tại các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc,
hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đã
không còn chỗ cho khách du lịch, vì
nhiều đoàn, tour du lịch đã đặt kín
phòng cách đây 2 tháng. Khách sạn
Hoa Cương ở huyện Đồng Văn được
đánh giá là một trong những khách sạn
lớn đẹp nhất Cao nguyên đá Đồng Văn
với quy mô 9 tầng, 82 phòng ngủ, song
lượng khách đặt kín hết từ nhiều ngày
qua. Trên 100 nhà nghỉ bình dân của
huyện Đồng Văn vào các ngày thứ 6,
thứ 7 và chủ nhật hiện đều đã có khách
đặt trước. Như vậy, từ nay đến ngày
diễn ra Lễ hội hoa tam giác mạch,
khách du lịch sẽ không đặt được phòng
tại các khách sạn lớn và nhà nghỉ bình
dân trên địa bàn 2 huyện Đồng Văn,
Mèo Vạc, mà phải tìm nghỉ trọ tại các
gia đình đồng bào dân tộc thiểu số với
mức giá từ 70.000 đến 100.000
đồng/đêm.
Do không có chỗ nghỉ nên nhiều du
khách đến với Cao nguyên đá Đồng
Văn vào những ngày cuối tuần đều
thức trắng đêm hay phải ngủ túi du
lịch. Các quán ăn đều trong tình trạng
quá tải, các điểm du lịch như Cột cờ
Lũng Cú, nhà Vương, Mã Pì Lèng mỗi
ngày thu hút trên 1.000 lượt khách
tham quan.
Lượng khách du lịch đến với Cao
nguyên đá Đồng Văn quá đông dẫn đến
tình trạng quá tải các phương tiện xe
khách, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống và
cả dịch vụ cho thuê xe máy. Hiện trên
địa bàn thành phố Hà Giang có khoảng
hơn 10 địa điểm cho thuê xe máy, song
với lượng khách đông đột biến nên các
điểm cũng không đáp ứng hết nhu cầu
của du khách. Nhiều du khách đi xe
giường nằm từ thành phố Hà Nội lên
tới thành phố Hà Giang lại không thuê
được xe máy, đành ngậm ngùi đi xe ca
lên Cao nguyên đá Đồng Văn.
Lễ hội hoa tam giác mạch tỉnh Hà
Giang lần thứ nhất năm 2015 được tổ
chức từ ngày 12 đến 15.11 tại Phố cổ
thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn.
Tại lễ hội sẽ có nhiều hoạt động đặc
sắc, phong phú như: Triển lãm ảnh đẹp
về tam giác mạch; Hội thi về hoa tam
giác mạch; thi trồng hoa đẹp trên
nương; trang trí hoa đẹp, tạo hình hoa
đẹp. Đến với Lễ hội hoa tam giác
mạch, du khách không chỉ được chiêm
ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của Cao
nguyên đá Đồng Văn, vẻ đẹp tinh
khiết, hoang sơ của một loài hoa mang
tên tam giác mạch, mà còn được hiểu
thêm về phong tục, tập quán của đồng
bào dân tộc thiểu số và được thưởng
thức những món ăn đặc trưng của đồng
bào trên Cao nguyên đá Đồng Văn.
trần nguYện
Khách du lịch đến Đồng Văn tăng đột biến
Ngày 30.10, UBND tỉnh Hải
Dương tổ chức Hội nghị tổng kết
công tác tổ chức Lễ hội mùa thu Côn
Sơn-Kiếp Bạc năm 2015. Tại Hội
nghị, ông Nguyễn Văn Quế - Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải
Dương, Phó Trưởng ban thường trực
Ban tổ chức Lễ hội đánh giá: Lễ hội
mùa thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm
2015 là một trong những mùa lễ hội
được tổ chức thành công nhất từ
trước đến nay. Lễ hội được tổ chức
an toàn, nghiêm túc, hấp dẫn, đảm
bảo nghi lễ truyền thống.
Hai nghi lễ quan trọng nhất là Lễ
tưởng niệm 715 năm ngày mất của
Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại
vương Trần Quốc Tuấn và Lễ tưởng
niệm 573 năm ngày mất của Anh
hùng dân tộc - Danh nhân văn hóa
thế giới Nguyễn Trãi được nâng tầm,
tạo dấu ấn tốt đẹp trong lòng nhân
dân và du khách thập phương. Đặc
biệt, Lễ khai ấn và ban ấn sau nhiều
năm bị gián đoạn thì tới mùa lễ hội
năm nay đã được tổ chức rất thành
công từ 24h ngày 28.9 đến 1h ngày
29.9, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho
du khách thập phương. Các nội dung
khác như: Hội quân trên sông Lục
Đầu, Lễ Cầu an-Hội hoa đăng và các
hoạt động văn hóa, diễn xướng, trò
chơi dân gian… cũng thu hút đông
đảo nhân dân tham dự tạo không khí
vui tươi lành mạnh. Đánh giá chung,
Lễ hội đã khẳng định được tầm vóc,
quy mô và ảnh hưởng rộng khắp
trong và ngoài tỉnh.
Tuy nhiên, vẫn còn những “hạt
sạn” trong công tác tổ chức lễ hội.
Thống kê của Ban Tổ chức cho thấy,
trong thời gian diễn ra lễ hội, vẫn xảy
ra tình trạng móc túi, trộm tiền trên
bàn thờ trong chùa Côn Sơn. Có 7 vụ
mất trộm được trình báo với lực
lượng công an. Trong đó 2 vụ đã
được công an Thị xã Chí Linh kịp
thời phát hiện. Bên cạnh đó, vẫn chưa
khắc phục được triệt để tình trạng
chèo kéo du khách, dịch vụ đổi tiền
lẻ, vẫn xảy ra ùn tắc cục bộ tại các
tuyến đường từ quốc lộ 37 vào Đền
Kiếp Bạc và khu vực bãi xe sau Đền
Kiếp Bạc. Công tác vệ sinh môi
Nâng cao chất lượng Lễ hội Côn Sơn-Kiếp bạc
11số 1151 l 05.11.2015
Sự kiện vấn đề
Đến với Bến Tre, nhiều du khách
chỉ dừng chân thưởng ngoạn cảnh đẹp,
thưởng thức đặc sản xứ dừa rồi về TP.
Hồ Chí Minh hoặc đi tiếp đến Vĩnh
Long, Cần Thơ… Vậy làm thế nào để
giữ chân du khách? Đó là trăn trở của
những người làm du lịch ở Bến Tre.
Theo ông Nguyễn Thế Vinh - Phó
Tổng Giám đốc Công ty du lịch
Saigontourist: Bến Tre là một trong
những điểm du lịch của Đồng bằng
sông Cửu Long, vì vậy muốn khách
nghỉ lại Bến Tre thì tỉnh cần tập trung
vào khai thác tối ưu sản phẩm du lịch
nổi bật, tránh trùng lặp.
Ông Nguyễn Thế Vinh cho rằng, khi
dự án cầu Đại Ngãi nối liền tỉnh Trà
Vinh với Sóc Trăng thì hướng du lịch ở
Bến Tre sẽ phát triển theo cung đường
mới đó là: Bến Tre - Trà Vinh - Sóc
Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau - Hậu Giang
- Cần Thơ - Vĩnh Long - Tiền Giang.
Du lịch theo hướng vòng cung mới này
thì Bến Tre vừa là điểm đầu tiên, vừa là
điểm cuối. Đây sẽ là cung đường mới
nhằm giữ chân du khách ở lại Bến Tre.
Hiện nay, nhiều tỉnh trong khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long khai thác du
lịch ở những điểm rất giống nhau đó là:
tát mương bắt cá, nghe Đờn ca tài tử…
vì vậy, rất khó giữ chân khách du lịch.
Theo ông Nguyễn Thế Vinh, Bến Tre
có thể thành lập một trung tâm du lịch
nông thôn điển hình, ví dụ như một làng
quê còn giữ được những nét văn hóa,
sinh hoạt lâu đời... Tại đây khách du
lịch có thể thưởng ngoạn những nét đặc
trưng cơ bản của Đồng bằng sông Cửu
Long và ở 1-2 đêm tại trung tâm du lịch
để trải nghiệm. Đó sẽ là điểm nhấn thu
hút khách du lịch của Bến Tre.
Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ - Tổng
Giám đốc công ty du lịch Vietravel, du
lịch Bến Tre trước mắt cần tập trung
vào khách trong vùng, trong nước, sau
đó là khách nước ngoài. Trong đó, tỉnh
cần chú trọng tới lượng khách từ TP. Hồ
Chí Minh và Hà Nội. Để thu hút khách
đến Bến Tre tỉnh cần tập trung vào
những dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch
chỉ Bến Tre mới có như: các sản phẩm
từ dừa, bưởi da xanh…
Nếu xây dựng khu resort nhà vườn
ven sông thì Bến Tre cần tìm kiếm khu
vực tiếp giáp với tỉnh Tiền Giang để
khách từ TP. Hồ Chí Minh về Bến Tre
có thể nghỉ ngơi tại đó. Trước mắt, Bến
Tre nên tập trung vào khách từ TP. Hồ
Chí Minh, đặc biệt là cán bộ công chức
có nhu cầu nghỉ ngơi sau một tuần làm
việc tại đô thị ồn ào, ông Nguyễn Quốc
Kỳ gợi ý.
Giữa tháng 10.2015, một số công ty
du lịch tại TP. Hồ Chí Minh đã cùng mở
đợt khảo sát nhằm tìm kiếm những
điểm đến mới, lạ mà trước đây ít được
khai thác đưa vào tuyến tham quan, du
lịch của công ty như: tuyến du lịch
quanh thành phố Bến Tre; tuyến Chợ
Lách và một số điểm homestay. Hiện
nay, để giữ chân khách ở lại Bến Tre,
một số gia đình đã thành lập homestay
theo kiểu nhà vườn để thu hút khách du
lịch. Bến Tre có khoảng 20 điểm
homestay tập trung ở các huyện Mỏ
Cày Bắc, Chợ Lách, thành phố Bến Tre
và Châu Thành. Hình thức hoạt động
chủ yếu của các điểm homestay: du
khách tự khám phá và trải nghiệm nấu
ăn cùng gia chủ với các món ăn mang
đậm hương vị xứ dừa… Mỗi homestay
tại đây đón trên một ngàn lượt khách
mỗi năm.
Anh Nguyễn Phú Sĩ, chủ
homestay Ba Danh, xã Nhơn Thạnh,
thành phố Bến Tre đã đầu tư xây dựng
homestay kiểu nhà vườn, nằm tách
biệt với phố xá. Homestay Ba Danh
gồm ngôi nhà được làm chủ yếu từ
dừa, với khu vườn gần 3ha trồng bưởi
da xanh, dừa và có mương thả cá.
Anh Phú Sĩ cho biết: Tôi muốn tạo
được không gian thoải mái, yên tĩnh
cho khách khi đến du lịch tại đây, du
khách có thể chèo thuyền, bắt cá, tận
hưởng sự tĩnh lặng và trong lành của
vườn cây trái và ngủ lại một đêm giữa
chốn quê.
Trong những năm gần đây khu vực
phía Nam thành phố Bến Tre đã hình
thành nhiều điểm du lịch sinh thái
vườn, các địa điểm homestay, tuyến
vòng quanh thành phố Bến Tre bằng
xuồng-xe đạp-xe lôi, tìm hiểu về nghề
làm gạch truyền thống…
Theo đại diện Sở VHTTDL tỉnh
Bến Tre, trong thời gian tới, du lịch Bến
Tre sẽ tạo mối liên kết chặt chẽ với các
tỉnh/thành trong cả nước, đặc biệt là các
tỉnh/thành khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long để nối tuyến du lịch quốc
gia, du lịch vùng, liên tỉnh và trong tỉnh
bền vững. Từ đó xây dựng thương hiệu
“Du lịch xứ dừa”, tỉnh phấn đấu năm
2020, ngành du lịch Bến Tre thu hút
1.620.000 lượt khách.
nguYễn cúc
Gỡ khó cho du lịch xứ dừa
trường có lúc chưa được bảo đảm,
nhất là những khung giờ cao điểm
của ngày trọng hội.
Những mùa lễ hội tiếp theo Hải
Dương sẽ phải làm tốt hơn để nâng
cao chất lượng công tác tổ chức lễ
hội, để lễ hội xứng đáng với danh
hiệu là di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia. Cụ thể, cần chủ động hơn
trong xây dựng kế hoạch, bố trí ngân
sách, đẩy mạnh xã hội hóa trong
công tác tố chức lễ hội, tiếp tục đầu
tư về cơ sở vật chất để khuôn viên
di tích ngày một khang trang, sạch
đẹp, đường vào khu di tích thuận lợi
hơn. Việc bố trí các bến bãi đỗ xe,
khu vực bán vé, khu vực hàng
quán… cần được nghiên cứu rút
kinh nghiệm để những mùa lễ hội
sau làm tốt hơn.
MạnH MinH
12 số 1151 l 05.11.2015
Sự kiện vấn đề
Ngày 22.10, Bộ VHTTDL đã có Tờ
trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị phê
duyệt Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức
SEA Games lần thứ 31 (năm 2021) tại
Việt Nam.
Dự thảo Đề án tổng thể chuẩn bị và
tổ chức SEA Games lần thứ 31, được
xây dựng trên tinh thần tiết kiệm, không
đầu tư xây dựng mới từ nguồn ngân sách
nhà nước, chủ yếu tận dụng cơ sở vật
chất sẵn có và nâng cấp, sửa chữa (nếu
cần thiết). Tổng kinh phí dự trù cho việc
chuẩn bị và tổ chức SEA Games 31 là
1.757.972.702.000 đồng (tương đương
78.132.120 USD, tại thời điểm tỉ giá
USD tương đương 22.500 VNĐ/USD).
Trong đó chi phí để sửa chữa, nâng
cấp các công trình thể thao là 803 tỉ
đồng, kinh phí tổ chức SEA Games
khoảng 954,9 tỉ đồng; kinh phí thu được
khoảng 190 tỉ đồng (thu từ các khoản: ăn
ở của các đoàn dự Đại hội, hoạt động tài
trợ, quảng cáo, khai thác bản quyền
truyền hình trong nước và quốc tế)...
Đối với kinh phí sửa chữa, nâng cấp
các công trình thể thao (803 tỉ đồng), Đề
án xác định là nguồn kinh phí phân bổ
hàng năm trong giai đoạn 2016-2021
cho các đơn vị trực tiếp quản lý công
trình theo quy định của Luật Ngân sách
nhà nước. Đối với kinh phí tổ chức SEA
Games 31, sẽ được cấp cho Bộ
VHTTDL vào năm 2020 và 2021. Đối
với kinh phí đào tạo, chuẩn bị lực lượng
VĐVtham dự SEAGames 31 và các đại
hội thể thao quốc tế trong giai đoạn
2016-2020 (khoảng 750 tỉ đồng), sẽ
được cấp từ nguồn kinh phí chi thường
xuyên hàng năm cho Bộ VHTTDL và
ngân sách của các địa phương có VĐV
được đào tạo, tập huấn và các nguồn hỗ
trợ hợp pháp khác.
Nếu Đề án được phê duyệt thì SEA
Games 31 sẽ được tổ chức tại Hà Nội,
Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hòa
Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tổng thể chuẩn bị
và tổ chức SEA Games lần thứ 31
Ngày 02.11, tại TP. Đà Nẵng đã
khai mạc Triển lãm Cuộc thi ảnh Di
sản Việt Nam 2015 và Bình Thuận -
Hội tụ Xanh do Hội Di sản Văn hóa
Việt Nam tổ chức. 100 tác phẩm xuất
sắc nhất được chọn lọc từ 4.740 tác
phẩm dự thi được trưng bày tại
triển lãm.
Qua triển lãm, người xem dễ
dàng nhận thấy thể loại ảnh đơn thể
hiện những khoảnh khắc thiên nhiên
sống động, những lễ hội - tín ngưỡng
độc đáo sâu thẳm tính nhân văn,
những khoảnh khắc đời thường mộc
mạc, các công trình kiến trúc tâm
linh thâm trầm cổ kính… Thể loại
ảnh bộ kể lại những câu chuyện giữa
con người và thiên nhiên thật sống
động và đầy sắc màu như bộ ảnh
“Dòng sông huyền thoại” hoặc đặc tả
từng chi tiết văn hóa truyền thống
gây xúc động mạnh như phóng sự
ảnh “Đám cưới người Chăm
Bà Ni”…
Những bức ảnh tham dự cuộc thi
năm nay được chụp trên khắp vùng
miền cả nước với số lượng ảnh và tác
giả dự thi nhiều hơn năm ngoái. Đặc
biệt, chất lượng nghệ thuật của các
tác phẩm cao, nội dung phong phú
với góc nhìn rộng hơn những cuộc
thi trước, thể hiện rõ nhất ở 2 chủ đề
thiên nhiên và đời sống. Cuộc thi đã
có 537 tác giả (trong đó có 9 tác giả
nước ngoài) tham dự với 4.740 tác
phẩm, trong đó có 245 bộ ảnh. Đề tài
thiên nhiên và văn hóa Bình Thuận
có 53 bộ ảnh và 495 ảnh đơn.
Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam
2015 và Bình Thuận - Hội tụ Xanh
kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng
trong và ngoài nước phát hiện và
chia sẻ những giá trị di sản thiên
nhiên và văn hóa của đất nước Việt
Nam nói chung và Bình Thuận nói
riêng. Cuộc thi tìm kiếm những tác
phẩm - những câu chuyện về di sản
bằng hình ảnh để giới thiệu đến công
chúng trong và ngoài nước trên tạp
chí Viet Nam Heritage, các ấn bản
online của Tạp chí và tổ chức triển
lãm những tác phẩm xuất sắc nhất từ
cuộc thi tại các trung tâm du lịch, các
trường đại học lớn ở các tỉnh thành.
Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam
2015 và Bình Thuận - Hội tụ Xanh
tập trung vào 4 chủ đề chính là thiên
nhiên, văn hóa vật thể, văn hóa phi
vật, đời sống thường nhật của con
người Việt Nam. Ảnh dự thi được
chia thành 2 thể loại là ảnh đơn và
ảnh bộ. Với chủ đề và thể loại ảnh
phong phú đa dạng, các nhiếp ảnh
gia chuyên và không chuyên đã thỏa
sức tái hiện nét đẹp đất nước, con
người Việt dưới nhiều góc nhìn độc
đáo và đặc sắc. Thông qua cuộc thi,
những di sản của đất nước trở nên
gần gũi hơn với mỗi người Việt, góp
phần quảng bá hình ảnh một đất
nước Việt Nam hiền hòa, tươi đẹp ra
toàn thế giới; đồng thời cũng là lời
nhắc nhở về tầm quan trọng của công
tác bảo tồn với các di sản quan trọng
của đất nước.
Sau triển lãm tại Bảo tàng Điêu
khắc Chăm, 100 tác phẩm ảnh sẽ tiếp
tục phục vụ người xem cho đến Tết
năm 2016 tại TP. Hồ Chí Minh, Hà
Nội và cả ở nước ngoài.
trần nguYện
Triển lãm Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam 2015
và bình Thuận - Hội tụ Xanh
13số 1151 l 05.11.2015
Sự kiện vấn đề
Tối 03.11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội,
Nhà hát KịchViệt Nam chính thức công
diễn vở diễn “Hamlet” của đại văn hào
William Shakespeare (Đạo diễn NSƯT
Anh Tú, Thiết kế sân khấu - NSND
Doãn Châu).
Hơn bốn thế kỷ qua, vở kịch
“Hamlet” của đại văn hào William
Shakespeare luôn là một vở kịch được
cả thế giới ngưỡng mộ và chờ đón mỗi
khi có một bản diễn mới ra đời. Những
nét độc đáo, những tinh hoa của chính
kịch, hơi thở của thời đại luôn thấm đẫm
trong từng nhân vật của “Hamlet” làm
cho khán giả toàn thế giới nghiêng
mình. Chính vì lý do đó, Nhà hát Kịch
Việt Nam đã quyết định chọn đây là vở
diễn mở màn trong kế hoạch dàn dựng
các kiệt tác sân khấu thế giới của mình
và ngay từ đầu đã thu hút sự quan tâm
của dư luận, giới nghệ sĩ và những
người yêu sân khấu trong cả nước. “Lần
đầu dựng vở Hamlet, sau các vở Giấc
mộng đêm hè và Vua Lia cách đây đã
20 năm, Nhà hát kịch Việt Nam mong
muốn tiếp bước để giới thiệu một tác
phẩm kinh điển thế giới thật sự phù hợp
và gần gũi với công chúng nước nhà”,
đạo diễn Anh Tú khẳng định.
Theo đạo diễn Anh Tú, “Hamlet”
được biên tập, rút ngắn so với nguyên
tác, thời gian biểu diễn chỉ còn khoảng
hơn 2 giờ (trước đây thường kéo dài từ
3-5 giờ), nhưng vẫn thể hiện được nội
dung và những giá trị tư tưởng, thông
điệp mà Shakespeare gửi gắm trong tác
phẩm. Hoàng tử Hamlet xứ Đan Mạch
trở về nước chịu tang vua cha và phát
hiện ra âm mưu khủng khiếp về người
chú ruột đã giết vua cha của chàng với
sự đồng lõa của Hoàng hậu - mẹ chàng
để chiếm ngai vàng và lấy luôn Hoàng
hậu làm vợ. Hamlet quyết định điều tra
tìm ra sự thật về cái chết của vua cha và
báo thù. Đó không chỉ là câu chuyện
kịch đơn giản về một âm mưu thoán đạt
nơi cung đình, mà còn cao hơn là bi kịch
của một hành trình đi tìm sự thật để bảo
vệ cho phẩm giá và lẽ sống của con
người, mang đậm chất nhân văn và tính
thời đại.
Vở Hamlet trên sân khấu Nhà hát
Kịch Việt Nam là một phiên bản mới,
mà ở đó những tăm tối trong mỗi con
người được phơi bày một cách chân
thực, trong đó có một Hamlet dũng cảm
đối diện với cái ác và quyết liệt tiêu diệt
đến tận cùng tội ác, mặc dù phải trả một
cái giá rất đắt. Đạo diễn đã thể hiện câu
chuyện kịch của thế kỷ XVII dưới góc
nhìn của thời hiện đại, cố gắng đi tìm lời
giải đáp về một xã hội phong kiến đang
chuyển mình, tan vỡ trong những hoài
nghi và giả dối. Mọi sự ràng buộc của
luân thường đạo lý, những tình cảm gia
đình, vợ chồng, anh em, quân thần và
ngay cả tình yêu cũng đều trở nên đảo
lộn, bị xé bỏ bởi các âm mưu, thủ đoạn
nhằm đạt tới quyền lực. Trong bối cảnh
u ám đó, Hoàng tử Hamlet và những
người bạn của chàng đã trở thành biểu
tượng niềm tin của một thế hệ trí thức
trẻ Châu Âu thời Phục hưng, khao khát
đi đến tận cùng sự thật và công lý qua
những chứng minh, lập luận rõ ràng,
không chấp nhận thất bại và không để
cái ác lộng hành, một thế hệ đang khắc
khoải tìm về bản ngã và xây dựng nên
những triết lý đạo đức của một xã hội
mới tốt đẹp hơn...
Đặc biệt, với bản dựng này, đạo diễn
NSƯTAnh Tú đã kết hợp rất ngọt ngào
màu sắc truyền thống, rất Việt Nam vào
một kịch bản cổ điển nước ngoài, làm
nên một “Hamlet” của nướcAnh trở nên
bình dị và gần gũi với khán giả Việt
Nam; khi sử dụng trống, trang phục và
đặc biệt là có phần biểu diễn điệu múa
Xuân Phả - điệu múa dân gian của
Thanh Hóa. “Tôi đã từng xem điệu múa
Xuân Phả trên một phóng sự truyền
hình và lúc đó tôi đã nảy ra ý định sẽ sử
dụng điệu múa này vào một tác phẩm
nào đó của mình. Khi dựng Hamlet có
một cảnh nói về sinh hoạt trong cung
đình và tôi quyết định sẽ đưa điệu Xuân
Phả vào cảnh diễn. Tôi đã nhờ NSND
Lê Ngọc Cường - Chủ tịch Hội nghệ sĩ
MúaViệt Nam và sau đó được giới thiệu
đến NSƯT Hoàng Hải - nguyên Giám
đốc Nhà hát kịch Lam Sơn, Thanh Hóa
để nhờ ông dạy cho diễn viên cách trình
diễn điệu múa này”, đạo diễn Anh Tú
chia sẻ.
Lần đầu ra quân trở lại với
Shakespeare, lại với một quyết tâm “tìm
lại vị trí của mình lâu nay trong làng
kịch phía Bắc, nên đội ngũ những nghệ
sĩ được chọn diễn cũng đều là những tên
tuổi nổi tiếng như NSƯT Trung Anh,
NS Phú Đôn, NS Phương Nga... cùng
các nghệ sỹ trẻ, tài năng như NS Tạ
Minh, NS Khuất Quỳnh Hoa, NS Lâm
Tùng...
Tiếp sau đêm ra mắt, “Hamlet” sẽ
được biểu diễn định kỳ vào các tối thứ
sáu và thứ bảy hàng tuần của tháng
11.2015 tại rạp của Nhà hát Kịch Việt
Nam.
tHế Hùng
Nhà hát Kịch Việt Nam công diễn vở“Hamlet”
Bình,NamĐịnh,HàNam.Sẽcó36công
trình thể thao được sửa chữa, nâng cấp
trực tiếp phục vụ tổ chức thi đấu tại Đại
hội. Đặc biệt, một điểm rất tích cực là
chương trình thi đấu của SEAGames 31
dự kiến sẽ bao gồm hầu hết các môn thi
trong chương trình ASIAD và Olympic.
Theo đó, Đại hội sẽ tổ chức 30-36 môn
thi, được chia làm ba nhóm. Nhóm 1
gồmđiềnkinh,thểthaodướinước;nhóm
2 gồm 23 môn thể thao trong chương
trình thi đấu ASIAD và Olympic; nhóm
3 gồm 5 môn thể thao khác là: cờ vua,
silat, vovinam, đá cầu, bi sắt.
Sau khi Đề án được phê duyệt, Ủy
ban Olympic Việt Nam sẽ chính thức có
câu trả lời với Liên đoàn Thể thao Đông
Nam Á (SEAGF) về việc Việt Nam
đăng cai SEAGames 31 năm 2021 trong
phiên họp vào tháng 4.2016.
H.Quân(tổnghợp)
14 số 1151 l 05.11.2015
thông tin trao đổi
Ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc
Sở Du lịch Hà Nội cho rằng: Cảnh
đẹp độc đáo, điểm tham quan ấn
tượng; cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh; xây
dựng được văn hóa ứng xử trong
cộng đồng du lịch, là ba yếu tố được
xem như chiếc kiềng ba chân của du
lịch. Nếu thiếu một trong ba yếu tố
này, chắc chắn khó tạo được sức
mạnh để thu hút khách du lịch, đặc
biệt là khách quốc tế. Vì vậy, ngành
Du lịch Thủ đô đang nỗ lực xây dựng
các điều kiện cần và đủ với tinh thần
“Tất cả vì du khách đến với Thủ đô
Hà Nội”
Bước đầu Hà Nội phát triển nhiều
loại sản phẩm thu hút khách du lịch
như: Du lịch tham quan di tích văn
hóa - lịch sử, du lịch mua sắm hàng
thủ công mỹ nghệ ở các làng nghề,
du lịch lễ hội, du lịch ẩm thực, du
lịch hội thảo - hội nghị, du lịch thăm
thân… Một số sản phẩm phát triển
mới trong giai đoạn gần đây cũng
được khách du lịch đánh giá cao
như: Du lịch tổng hợp sinh thái, giải
trí, thể thao, nghỉ dưỡng cuối tuần
(Đồng Mô, Ba Vì, Hương Sơn, Ao
Vua, Quan Sơn..); du lịch làng nghề
(lụa Vạn Phúc, thêu Quất Động, mây
tre đan Phú Vinh, gốm Bát Tràng...).
Bên cạnh quy mô của cơ sở lưu
trú, doanh nghiệp lữ hành ngày càng
tăng về số lượng, nâng dần về chất
lượng, Hà Nội còn có các cơ sở dịch
vụ ăn uống, ẩm thực phong phú, các
cơ sở mua sắm lớn. Các cơ sở dịch
vụ, vui chơi, giải trí, văn hóa, thể
thao đang phát triển một số loại
hình dịch vụ cao cấp mới như: Sân
golf Sóc Sơn, Đồng Mô, khu du lịch
Sóc Sơn, đồi 79 Mùa Xuân (huyện
Mê Linh). Ngoài ra, Hà Nội có
khoảng 1.100 xe chuyên dụng chở
khách du lịch, 117 doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ taxi, 2 doanh
nghiệp vận chuyển khách du lịch
bằng ô tô điện… Tuy vậy, hệ thống
nhà hàng, cơ sở dịch vụ ẩm thực,
dịch vụ mua sắm của Hà Nội còn
phát triển manh mún, phân tán, tự
phát, quy mô nhỏ lẻ, thiếu điều kiện
hạ tầng cần thiết như bão đỗ xe,
không gian cảnh quan.
PGS.TS Phạm Trung Lương -
chuyên gia du lịch cho rằng: Du lịch
Hà Nội có nhiều sản phẩm trong đó
du lịch văn hóa là sản phẩm số một,
nhưng thời gian qua, Hà Nội chưa
khai thác triệt để sản phẩm này. Hơn
nữa, Hà Nội là đô thị lớn của khu vực
và cả nước vì vậy việc phát triển sản
phẩm du lịch hội nghị, hội thảo tương
đối thuận lợi. Hà Nội đã chú trọng
đến sản phẩm này nhưng chưa đạt
nhiều như kỳ vọng. Nếu Hà Nội khai
thác tốt hai lợi thế này thì ngành du
lịch Thủ đô sẽ phát triển mạnh hơn.
Quy hoạch phát triển du lịch Hà
Nội đến năm 2020 đã đề ra, du lịch
Thủ đô khi đó phấn đấu trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn thực sự, có
tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở
vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm
du lịch chất lượng cao, đa dạng, có
thương hiệu, có sức cạnh tranh,
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc,
thân thiện với môi trường…
Trước thực tế này, Sở Du lịch Hà
Nội khẳng định, trong thời gian tới,
Hà Nội tập trung thu hút, đa dạng
hóa các nguồn lực cho đầu tư phát
triển sản phẩm du lịch đặc thù dựa
trên nền tảng các giá trị di sản văn
hóa nghìn năm văn hiến. Đó là, đầu
tư nâng cấp dịch vụ du lịch tại khu
vực phố cổ - hồ Hoàn Kiếm và một
số điểm di sản văn hóa trên địa bàn
Hà Nội. Thành phố cũng tập trung
khai thác mặt nước và không gian
cảnh quan xung quanh hồ Tây, phát
triển du lịch ven sông Hồng, phát
triển du lịch cộng đồng tại Ba Vì,
khai thác và phát triển du lịch bền
vững tại không gian lễ hội Gióng
huyện Gia Lâm và Sóc Sơn. Cùng
với phát triển các điểm dừng chân
kết hợp bãi đỗ xe cho khách du lịch
tại khu vực nội đô và tổ chức biểu
diễn văn hóa, nghệ thuật phục vụ du
lịch tại các điểm dừng chân của du
khách, một số rạp biểu diễn nghệ
thuật của Thủ đô và một số điểm
trong khu vực phố cổ.
Nếu như cảnh quan ấn tượng, đặc
sắc, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh là điều
kiện cần thì văn hóa ứng xử trong
cộng đồng du lịch chính là điều kiện
đủ để mang đến cho du khách một
chuyến du lịch hài lòng, thỏa mãn.
Hà Nội cũng đang tạo dựng một môi
trường văn hóa thuận lợi cho du lịch
phát triển, xây dựng Hà Nội là trung
tâm du lịch của khu vực và cả nước,
là đầu mối của các tour, tuyến du lịch
trong vùng.
Ông Đỗ Đình Hồng khẳng định:
Sở Du lịch Hà Nội sẽ chủ động phối
hợp với Công an thành phố và
UBND các quận, huyện, thị xã xây
dựng phương án kiên quyết xóa bỏ
các tệ nạn chèo kéo, ép khách du lịch
mua hàng tại các khu, điểm du lịch
và trước cửa các khách sạn. Cùng
với đó, Sở phối hợp với cộng đồng
địa phương tổ chức tốt các dịch vụ
vệ tinh phục vụ khách du lịch như
các xe bus, taxi, xe điện du lịch, các
nhà hàng, điểm bán đồ lưu niệm…
phát triển các dòng sản phẩm lưu
niệm, mang đậm nét đặc trưng của
địa phương.
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cam
kết, trong thời gian tới, Sở sẽ nâng
cấp phát triển và sử dụng có hiệu quả
các quầy thông tin du lịch kết hợp
đường dây nóng hỗ trợ khách du lịch
khi đến với Thủ đô. Đồng thời, Sở
Du lịch Hà Nội cũng triển khai quy
hoạch, sắp xếp, hình thành rõ các bộ
phận, các khu trong khuôn viên cảnh
Xây dựng thế“kiềng ba chân”cho du lịch Hà Nội
15số 1151 l 05.11.2015
thông tin trao đổi
Trong các ngày từ 29-31.10,
người yêu sách Thủ đô sẽ được đắm
mình trong không khí rộn ràng của
hội sách lớn, tổ chức thường niên -
Hội sách Mùa Thu năm 2015. Một số
lượng sách lớn, nhiều ấn bản mới xuất
hiện cùng các sự kiện văn hóa,
chương trình ưu đãi đặc biệt trong
không gian ấm áp của Bảo tàng Phụ
nữ Việt Nam sẽ cho độc giả một cảm
nhận đặc biệt về văn hóa đọc Hà Nội.
Được đánh giá là một trong những
sự kiện thành công trong việc tôn
vinh văn hóa đọc, Hội sách Mùa Thu
2015 do Nhà xuất bản Phụ nữ, Bảo
tàng Phụ nữ Việt Nam, Nhà xuất bản
Kim Đồng, Nhà xuất bản Trẻ phối
hợp tổ chức. Mang thông điệp “sách
cho mọi người”, Hội sách hướng đến
xây dựng “Thư viện gia đình”, “Tủ
sách gia đình” trong mỗi ngôi nhà
nhỏ. Đặc biệt, ngay sau lễ khai mạc,
“Tủ sách làm cha mẹ” sẽ chính thức
ra mắt cùng buổi trò chuyện về
“Những tuyệt chiêu dạy trẻ cha mẹ
chưa biết”.
Đến Hội sách với vai trò một
người mẹ đang cố gắng xây dựng thói
quen đọc sách cho con mình, nhà văn
Trang Hạ chia sẻ rằng ở nhà chị, vị trí
của cái ti vi 5 năm qua đã được thay
bằng một tủ sách lớn trong đó có sách
thiếu nhi, sách tiếng Anh, văn học...
Ngoài ra, chị cũng thường xuyên trao
đổi với mọi người về những loại sách
yêu thích, cùng mọi người đi chọn
sách để bổ sung vào Tủ sách gia đình.
“Từ khi mang ti vi ra khỏi nhà, các
con yêu và thích đọc sách nhiều hơn,
tình cảm gia đình cũng gắn kết hơn”-
nữ nhà văn hào hứng.
Có mặt tại hội sách từ khá sớm,
ông Phạm Thế Khang - Chủ tịch Hội
Thư viện Việt Nam rất vui vì những
năm gần đây, rất nhiều hội sách được
tổ chức trên cả nước. Ông cho rằng,
trong xã hội hiện nay, việc xây dựng
tủ sách gia đình cũng được chăm lo
hơn, đã có hàng vạn tủ sách gia đình
được lập ra, song để tủ sách gia đình
phát huy được hết hiệu quả là điều
không dễ. Để làm được điều đó, theo
Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam,
trước hết cần tăng cường tuyên truyền
để lan tỏa nhận thức của người dân về
giá trị của sách; khuyến khích xây
dựng những tủ sách gia đình; tìm cách
để tủ sách trở thành nơi ươm mầm,
khơi nền niềm hứng thú với mọi
thành viên trong gia đình…
Năm nay, hội thảo “Phương pháp
mới dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu
học”, hội thảo “Cả nhà mình đọc
sách” cũng được tổ chức với nhiều
hoạt động văn hóa khác nhằm xây
dựng văn hóa đọc, cộng đồng đọc
sách trong mỗi gia đình. Đặc biệt, để
làm phong phú thêm cho các Tủ sách
gia đinh, Ban Tổ chức Hội sách cũng
thực hiện chương trình giao lưu
“Trong hồn người có ngọn sóng nào
không”, giới thiệu tập thơ “Tổ quốc
nhìn từ biển”… Sân chơi “Tô màu
lịch sử” cũng giúp các bạn nhỏ thể
hiện tình yêu với sách lịch sử, lịch sử
dân tộc qua những bức tranh tô màu
của các họa sĩ Tạ Huy Long, Bùi Hải
Nam và Bùi Ngọc Thúy.
Sự góp mặt của các nhà thơ, nhà
văn, nhà giáo dục, nhà tâm lý nổi tiếng
như Thái Bá Tân, Nguyễn Việt Chiến,
Y Ban, Phong Điệp, Nguyễn Bích
Lan, Nguyễn Phương Hoa, Nguyễn
Thụy Anh, Phan Hồ Điệp - mẹ “thần
đồng” Đỗ Nhật Nam cùng nhà báo
Hữu Việt, hoạ sĩ Tạ Huy Long, nghệ
sĩ Xuân Bắc, các dịch giả trẻ: Ngô Hà
Thu, Nguyễn Viết Linh... cũng làm
Hội sách thêm phần hấp dẫn.
Hội sách Mùa Thu 2015 quy tụ số
lượng sách lớn - khoảng trên 5.000 tựa
sách với 20.000 bản sách thuộc nhiều
thể loại. Đây cũng là Hội sách áp dụng
chính sách ưu đãi lớn cho độc giả lên
đến 50% cùng nhiều gian sách đồng giá
5.000đ, 10.000đ, 20.000đ, 30.000đ...
Cùng các sự kiện văn hóa, giao
lưu với các khách mời nổi tiếng, Hội
sách Mùa Thu là nơi giới thiệu
những tựa sách mới của các đơn vị
xuất bản có uy tín, đem đến những
chính sách ưu đãi lớn nhất trong dịp
cuối năm 2015.
Đến với khu bày bán của Nhà xuất
bản Phụ nữ, độc giả sẽ có được những
lựa chọn phong phú với nhiều tựa sách
mới về gia đình, tâm lý, giáo dục...
Để những ấn phẩm mới thêm hấp
dẫn người đọc, Hội sách Mùa Thu
2015 còn có Quán Văn - nơi chia sẻ
tình yêu sách của bạn đọc với người
viết sách luôn rộng mở chờ đón tất cả
các độc giả có nhu cầu được ký tặng
sách và gặp gỡ tác giả, nhất là những
tác giả trẻ, của những cuốn sách mới
được ra mắt.
t.t.n
Đề cao giá trị tủ sách gia đình
quan du lịch (hàng quán, trông giữ
xe, vệ sinh, khu vui chơi…) để tạo
thuận lợi cho du khách dễ nhận biết.
Ngành du lịch thành phố đẩy mạnh
công tác tuyên truyền để người dân
Thủ đô, cộng đồng dân cư đặc biệt
tại các địa phương có điểm du lịch,
di tích, danh lam thắng cảnh thực
hiện nếp sống văn minh, có thái độ
thân thiện với du khách.
Dù còn nhiều khó khăn nhưng
người ta kỳ vọng, với sự vào cuộc
quyết tâm của ngành du lịch, Hà Nội
từng bước trở thành điểm đến hấp
dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là
trung tâm du lịch lớn của cả nước và
khu vực.
tHế Hùng
16 số 1151 l 05.11.2015
thông tin trao đổi
Cát Bà nằm trên địa bàn huyện Cát
Hải là điểm du lịch hấp dẫn, nổi bật
tại Hải Phòng. Với mong muốn xây
dựng hình ảnh Cát Bà xanh, là nơi để
nghỉ dưỡng và khám phá, huyện đảo
Cát Hải đang nỗ lực mời gọi các nhà
đầu tư tăng cường liên kết để phát
triển du lịch đảo ngọc.
Theo PGS.TS Đỗ Công Thung -
Viện Tài nguyên và Môi trường biển,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam, quần đảo Cát Bà có hệ sinh
thái nổi trội. Ở đây có hệ thống đảo đá
vôi ven bờ hình thành qua lịch sử phát
triển địa chất lâu dài. Cát Bà cũng
chứa đựng đầy đủ các giá trị nổi bật
về đa dạng sinh học như rừng nguyên
sinh, rừng ngập nước trên núi đá vôi,
rừng kim giao, hang động, rừng ngập
mặn, hồ nước mặn, rạn san hô. Đây là
nơi cư trú của 38.000 loài động vật,
thực vật với 81 loài được xếp vào
nguy cấp, quý hiếm trong sách đỏ Việt
Nam, sách đỏ thế giới. Tính đặc biệt
của quần đảo Cát Bà là những ví dụ
nổi bật, tiêu biểu cho các hệ sinh thái
biển - đảo, nhiệt đới, cận nhiệt đới
điển hình của Châu Á với 7 hệ sinh
thái liền kề, kế tiếp nhau phát triển
trong không gian rộng lớn. Chính nhờ
đặc điểm này đã giúp Cát Bà trở thành
địa điểm du lịch có những nét riêng,
độc đáo so với các danh lam, thắng
cảnh khác, ngay cả với Vịnh Hạ Long
- địa danh du lịch liền kề.
Ông Đoàn Duy Linh - Giám đốc Sở
VHTTDL Hải Phòng đánh giá, tiềm
năng, thế mạnh của du lịch Cát Bà lớn
nhưng chưa được khai thác đúng mức,
hiệu quả như chưa thu hút được nhiều
nhà đầu tư chiến lược, thiếu hệ thống
cơ sở hạ tầng, dịch vụ cao cấp và sản
phẩm du lịch đặc thù tương xứng với
vị thế và giá trị mang tính toàn cầu,
chưa tạo được sức hấp dẫn, khả năng
cạnh tranh. Để khắc phục tình trạng
này, ông Đoàn Duy Linh cho biết,
thành phố Hải Phòng đã công bố quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Cát Bà
dựa trên những yếu tố của phát triển
bền vững với tính chất là bảo tồn, tôn
tạo các giá trị tài nguyên, khai thác có
hiệu quả các tiềm năng, lợi thế so sánh
về nguồn lực du lịch. Quan trọng nhất
trong phát triển du lịch Cát Bà là cần
tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch để
nâng cao tính cạnh tranh của du lịch
quần đảo Cát Bà trong mối quan hệ gắn
kết giữa phát triển du lịch với Đồ Sơn,
Hạ Long, Vân Đồn và các trung tâm du
lịch khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ
cùng cả nước.
Nghiêng về khía cạnh cần đẩy
mạnh liên kết vùng trong phát triển du
lịch, tận dụng những lợi thế của Hạ
Long để kết nối với Cát Bà, ông Trịnh
Đăng Thanh - Phó Giám đốc Sở
VHTTDL Quảng Ninh khẳng định, sự
liên kết sẽ đem lại giá trị cho các bên.
Hàng năm có khoảng 100.000 lượt
khách du lịch quốc tế đến với Hạ
Long, trong đó có nhiều đoàn nối tour
sang thăm quan các điểm tại Hải
Phòng. Còn Hải Phòng lại có lợi thế
lớn về cơ sở hạ tầng như sân bay quốc
tế Cát Bi, đường cao tốc Hà Nội - Hải
Phòng sẽ giúp du khách tiết kiệm thời
gian và Hải Phòng là điểm trung
chuyển lý tưởng của các đoàn khách
trong vùng Duyên hải Bắc Bộ. Hơn
nữa, việc liên kết cũng đã từng mang
lại những hiệu quả thiết thực cho cả
hai bên. Chẳng hạn, năm 2009, tuyến
phà Tuần Châu (Hạ Long) - Gia Luận
(Cát Bà) kết nối tuyến du lịch Hải
Phòng - Quảng Ninh đi vào hoạt động.
Có những ngày nghỉ lễ, phà Tuần
Châu - Gia Luận hoạt động tới 30
chuyến, đưa đón gần 4.000 lượt
khách, rút ngắn thời gian của du khách
khi muốn đến với Cát Bà.
Từ lâu Cát Bà đã là khu du lịch
biển, đảo quan trọng của thành phố
Hải Phòng. Khi đường cao tốc Hà Nội
- Hải Phòng và đường cao tốc Hải
Phòng tới Tuần Châu - Hạ Long được
đi vào hoạt động sẽ rút ngắn thời gian
lưu chuyển trên đường từ Hà Nội tới
Cát Bà. Từ điểm cuối của tuyến
đường cao tốc này ở Hải Phòng đến
Hạ Long chỉ còn 25km và chạy qua
khu du lịch Tuần Châu. Tập đoàn
Tuần Châu đang xây dựng các tuyến
phà đi Cát Bà hành trình chỉ mất từ
40-45 phút, cùng với hệ thống taxi
nước, du thuyền, thủy phi cơ từ Tuần
Châu sang chỉ mất 15 phút. Như vậy,
những hạn chế khiến du khách ngần
ngại đến Cát Bà do thời gian lưu
chuyển dài, đường sá, phương tiện
không thuận lợi đã hoàn toàn được
giải quyết. Theo đánh giá của ông
Tuyển, với tiềm năng, lợi thế của Cát
Bà, trong tương lai, vùng đảo này sẽ
trở thành một trung tâm du lịch lớn
của hệ thống đảo và các quần đảo ven
bờ của Việt Nam.
Để tận dụng các lợi thế trên, ông
Phạm Văn Hà - Chủ tịch UBND
huyện Cát Hải cho biết, huyện đã đưa
ra các nhóm giải pháp để phát triển du
lịch Cát Bà. Bên cạnh việc kêu gọi,
thu hút, tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong khả năng của huyện để mời gọi
các nhà đầu tư chiến lược, xây dựng
các dự án mang tầm vóc quốc gia,
quốc tế, huyện Cát Hải đã xây dựng
chương trình tuyên truyền, quảng bá
trên các chuyên mục, chuyên trang
của các báo, đài Trung ương, địa
phương. Ngành du lịch Cát Hải cũng
đã xây dựng 8 chương trình tham quan
tiêu biểu trên quần đảo này như tham
quan Vịnh Lan Hạ với những địa danh
nổi tiếng như Hòn Nến, Hòn Buồm,
hòn Bụt Đầy; tham quan Vườn quốc
gia Cát Bà, tham quan khu du lịch
sinh thái Suối Gôi ở xã Xuân Đám.
Giải pháp tuyên truyền, đưa văn hóa
du lịch vào nhà trường, công sở, khu
dân cư cũng được chú trọng, hướng
Khai thác lợi thế phát triển du lịch Cát bà
17số 1151 l 05.11.2015
giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống
Tại Quyết định số 3641/QĐ-
BVHTTDL ngày 26.10.2015, Bộ
VHTTDL đã cho phép Sở VHTTDL
tỉnh Đồng Nai thăm dò, khai quật tại di
tích Suối Chồn thuộc ấp Lát Chiếu, xã
Bảo Vinh, thị xã Long Khánh. Thời
gian thăm dò, khai quật từ 30.10.2015
đến 30.11.2015. Diện tích thăm dò,
khai quật là 12m2.
Trong thời gian thăm dò, khai quật,
cơ quan được cấp giấy phép có trách
nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về
việc bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương,
không công bố kết luận chính thức khi
chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ
quản và Cục Di sản văn hóa. Những
hiện vật thu được trong quá trình thăm
dò, khai quật phải được tạm nhập vào
Bảo tàng tỉnh Đồng Nai để giữ gìn, bảo
quản; Bảo tàng tỉnh Đồng Nai, Sở
VHTTDLtỉnh Đồng Nai có trách nhiệm
tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng
Bộ VHTTDLphương án bảo vệ và phát
huy giá trị những hiện vật đó. Sau khi
kết thúc đợt thăm dò, khai quật, chậm
nhất 03 tháng, Sở VHTTDL tỉnh Đồng
Nai phải có báo cáo sơ bộ và sau 01 năm
phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di
sản văn hóa. Khi công bố kết quả của
đợt thăm dò, khai quật, cơ quan được
cấp giấy phép cần trao đổi với Cục Di
sản văn hóa. Cục Di sản văn hóa có
trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đợt thăm
dò, khai quật nói trên đúng với nội dung
Quyết định.
t.Hằng
Khai quật khảo cổ tại di tích Suối Chồn, tỉnh Đồng Nai
Bộ VHTTDL vừa có Công văn số
4390/BVHTTDL-DSVHngày26.10.2015
gửi Sở VHTTDL tỉnh Cà Mau về việc
thỏa thuận báo cáo kinh tế kỹ thuật tu
bổ di tích đình Tân Hưng, tỉnh Cà Mau.
Theo đó, Bộ VHTTDL thỏa thuận nội
dung Báo cáo kinh tế-kỹ thuật tu bổ di
tích đình Tân Hưng, bao gồm các hạng
mục: xây dựng mới tường rào 3 mặt,
bổ sung cây xanh và lắp đặt hệ thống
đường ống tưới nước toàn khu. Tuy
nhiên, Bộ VHTTDL lưu ý: Hệ thống
cây xanh cần lựa chọn những loại cây
bản địa, truyền thống phù hợp với cảnh
quan di tích.
Đình Tân Hưng được xây dựng từ
năm 1907, không chỉ thờ thần, các vị anh
hùngdântộc,nhữngngườichínhtrực,mà
nơi đây còn là nơi đầu tiên của tỉnh diễn
ra sự kiện treo cờ Đảng trên cây dương
trước đình, là một trong năm di tích lịch
sử - văn hóa cấp quốc gia của tỉnh Cà
Mau, được công nhận ngày 25.9.1992.
tHu Hằng
Thỏa thuận tu bổ di tích đình Tân Hưng, tỉnh Cà mau
Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế
hoạch số 4320/KH-BVHHTDLvề việc
thực hiện mở 03 lớp truyền dạy văn
hóa truyền thống phi vật thể cho dân
tộc Ơ Đu tại tỉnh Nghệ An và dân tộc
B’râu, Rơ Măm tại tỉnh Kon Tum.
Theo đó, Bộ sẽ mở các lớp truyền
dạy văn hóa phi vật thể của các dân tộc
thiểu số có số dân dưới 1000 người;
xây dựng mô hình thí điểm có hiệu quả
làm tiền đề cho việc nhân rộng mô hình
này với nhiều dân tộc khác trong cộng
đồng các dân tộc thiểu số VN; đảm bảo
đối tượng được thụ hưởng là chủ thể
văn hóa, chủ nhân sáng tạo và hưởng
thụ văn hóa của các dân tộc thiểu số.
Vụ Văn hóa dân tộc chủ trì bao
gồm các nhiệm vụ như: soạn thảo và
trình lãnh đạo Bộ ban hành các Quyết
định, kế hoạch; lập dự toán kinh phí 03
lớp tập huấn; phối hợp với Văn phòng
Bộ chuẩn bị phương tiện, tài liệu có
liên quan phục vụ việc mở lớp; phối
hợp với địa phương khảo sát, chọn địa
điểm và các điều kiện cần thiết để triển
khai thực hiện nhiệm vụ.
Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum và tỉnh
Nghệ An sẽ thực hiện tổ chức khảo sát
địa điểm, điều kiện để tổ chức lớp
truyền dạy; thống kê và mời các nghệ
nhân, học viên tham dự; phối hợp xây
dựng báo cáo, tư liệu, hình ảnh, hiệu
quả trong quá trình triển khai thực hiện.
Thờigiandựkiến03ngàytrongtháng
11, 12.2015 tại NghệAn và Kon Tum.
tHu Hằng
Truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số
tới mục tiêu mỗi người dân là một
“đại sứ” về văn hóa du lịch Cát Bà.
UBND huyện Cát Hải cũng đưa ra
6 đề xuất, kiến nghị để xây dựng hình
ảnh du lịch Cát Bà xanh, mang tầm
vóc quốc gia, khu vực. Trong đó, đề
nghị Cát Bà được Chính phủ phê
duyệt là Khu du lịch quốc gia; Thành
phố Hải Phòng quan tâm để huyện
triển khai quy hoạch du lịch tổng thể
Cát Bà; đầu tư cho Cát Bà đảm bảo
đồng bộ với hạ tầng huyện Cát Hải khi
hoàn thành cảng nước sâu Tân Vũ -
Lạch Huyện; đề nghị Trung ương,
thành phố thực hiện nhanh các giải
pháp xúc tiến, quảng bá, nâng cao chất
lượng du lịch, thu hút các nhà đầu tư
chiến lược; các công ty lữ hành kết
hợp chặt chẽ với huyện để triển khai
liên kết du lịch...
Yến nHi
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnPham Long
 

Was ist angesagt? (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
 

Andere mochten auch

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Pham Long
 
Diễn đàn vaqwn nghệ Việt Nam - Số 4 năm 2014
Diễn đàn vaqwn nghệ Việt Nam - Số 4 năm 2014Diễn đàn vaqwn nghệ Việt Nam - Số 4 năm 2014
Diễn đàn vaqwn nghệ Việt Nam - Số 4 năm 2014Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Pham Long
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 12-2014
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 12-2014Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 12-2014
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 12-2014Pham Long
 
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnPham Long
 
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam (2)
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam (2)Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam (2)
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam (2)Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vnPham Long
 

Andere mochten auch (15)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1161 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
 
Diễn đàn vaqwn nghệ Việt Nam - Số 4 năm 2014
Diễn đàn vaqwn nghệ Việt Nam - Số 4 năm 2014Diễn đàn vaqwn nghệ Việt Nam - Số 4 năm 2014
Diễn đàn vaqwn nghệ Việt Nam - Số 4 năm 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 12-2014
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 12-2014Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 12-2014
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 12-2014
 
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
 
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam (2)
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam (2)Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam (2)
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam (2)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1166 - vanhien.vn
 

Ähnlich wie Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnPham Long
 

Ähnlich wie Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn (15)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1089 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1188 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1104 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1136 -vanhien.vn
 
TẢI FREE - Tiểu luận về công ty vietravel.doc
TẢI FREE - Tiểu luận về công ty vietravel.docTẢI FREE - Tiểu luận về công ty vietravel.doc
TẢI FREE - Tiểu luận về công ty vietravel.doc
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Tiểu luận môn quản trị chiến lược tại công ty du lịch vietravel
Tiểu luận môn quản trị chiến lược tại công ty du lịch vietravelTiểu luận môn quản trị chiến lược tại công ty du lịch vietravel
Tiểu luận môn quản trị chiến lược tại công ty du lịch vietravel
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
 

Mehr von Pham Long

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 

Mehr von Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1151 - vanhien.vn

  • 1. Phát hành Thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1151 ngày 05.11.2015 Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 10 tăng nhẹ Theo Tổng cục Thống kê, tháng 10, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 649.099 lượt khách, tăng 3,6% so với tháng 9 và tăng 16,1% so với tháng 10 năm 2014. Lượng khách từ các nước Châu Á đạt hơn 4,443 triệu lượt người, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Khách đến từ Châu Âu ước tính đạt hơn 1,067 triệu lượt người, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Khách đến từ Châu Mỹ đạt 524.200 lượt người, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Khách du lịch nội địa đạt 50,8 triệu lượt khách, trong đó, khách lưu trú đạt 25,1 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 294.270 tỷ đồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2014. H.PHượng Hợptácpháttriểndulịch ViệtNam-LiênbangNga Ảnh:Tuấnsơn Chiều 28.10 tại Hà Nội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã tiếp thân mật ông Vladimir Kantorovich - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch LB Nga đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Bộ trưởng trân trọng cảm ơn những tình cảm tốt đẹp và sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Liên Xô trước đây và nhân dân Nga ngày nay đối với Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng và phát triển đất nước hiện nay và chúc quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam và LB Nga không ngừng được củng cố và phát triển trên các lĩnh vực, trong đó có VHTTDL. (Xem tiếp trang 2) Chính phủ ban hành Nghị định quy định về việc hỗ trợ đối với Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn (Tr.9) - Sơ kết Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam (Tr.2) - Tổng kết 05 năm thực hiện Nghị định của Chính phủ về Công tác dân tộc (Tr.4) - Truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (Tr.17) - Đề caogiá trịtủsáchgiađình (Tr.15) trong số này Tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam Từ ngày 15-23.11.2015, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội sẽ diễn ra Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam”. Với sự tham gia của đồng bào các dân tộc: Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Chăm, M’Nông, Sán Chay, Hoa, Khmer, Kinh… Trong khuôn khổ chương trình sẽ có 6 nhóm hoạt động được tổ chức trong đó đặc biệt là Chương trình nghệ thuật khai mạc với chủ đề “Sắt son niềm tin”. (Xem tiếp trang 9) Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tiếp Chủ tịch Hiệp hội Du lịch LB Nga - Vladimir Kantorovich
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1151 l 05.11.2015 Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao những kết quả hợp tác về Du lịch giữa Việt Nam và LB Nga. Bộ trưởng cho biết: Trong thời gian qua, hai bên đã ký Hiệp định hợp tác Du lịch ngày 19.11.1997. Từ tháng 01.2009 Việt Nam đơn phương miễn visa cho công dân Nga du lịch Việt Nam trong vòng 15 ngày. Về đào tạo: Nga đã đào tạo cho Du lịch Việt Nam 10 hướng dẫn viên tiếng Nga. Về đầu tư: Đến tháng 04.2014, Nga đã có 4 dự án đầu tư vào Du lịch Việt Nam với tổng số vốn đầu tư gần 12 triệu USD hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống, trong tổng số 99 dự án đầu tư vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD. Về xúc tiến quảng bá: Những năm gần đây, Du lịch Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá trong khuôn khổ Những ngày Văn hóa Việt Nam tại LB Nga. Nếu như năm 2005, lượng du khách Nga mới là 23.800 lượt, đến năm 2014 đã tăng 15,5 lần, đạt 364.873 lượt, giúp Nga đứng thứ 6 trong nhóm 10 nước gửi khách hàng đầu vào Việt Nam. Bộ trưởng cho biết, tiềm năng Du lịch của hai nước còn rất lớn, cần có sự quan tâm, thúc đẩy phát triển hơn nữa. Bộ trưởng đề nghị cần đẩy mạnh sự hợp tác, giao lưu giữa Hiệp hội Du lịch LB Nga với TCDL Việt Nam, tổ chức các đoàn Famtrip cho các doanh nghiệp, báo chí từ thị trường Nga đến Việt Nam khảo sát, giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam đối với du khách Nga. Đồng thời tổ chức đoàn Famtrip của Việt Nam đến Nga để tìm hiểu, giới thiệu về đất nước Nga cho người dân Việt Nam và du khách quốc tế. Hai bên cần đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá về Du lịch. Hiệp hội Du lịch Nga cần quan tâm, hỗ trợ giúp ngành Du lịch Việt Nam trong việc đào tạo nhân lực, đào tạo các hướng dẫn viên tiếng Nga. Hiệp hội có ý kiến đề xuất với các ngành chức năng quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách của Việt Nam khi đến du lịch Nga. Tại buổi tiếp, ông Vladimir Kantorovich một lần nữa khẳng định và đánh giá cao mối quan hệ hợp tác, hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và LB Nga trên các lĩnh vực trong đó có VHTTDL. Ông Vladimir Kantorovich cho rằng: Trong thời gian tới hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa để khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi nước. Ông Vladimir Kantorovich cho biết: Việt Nam - đất nước thân thiện, mến khách, ổn định về chính trị, có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng, luôn hấp dẫn du khách quốc tế trong đó có du khách Nga đến du lịch, nghỉ ngơi. Ông Vladimir Kantorovich nhất trí với những đề xuất của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, và khẳng định sẽ có những đề xuất với các ngành chức năng trong việc quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách Việt Nam đến thăm Nga, tháo gỡ những khó khăn, góp phần thúc đẩy sự hợp tác về Du lịch giữa hai bên ngày càng phát triển. Đ.ngọc Ngày 26.10.2015, Bộ VHTTDLban hành Kế hoạch số 4401/KH- BVHTTDL về việc tổ chức Hội nghị-Hội thảo sơ kết Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, các văn bản, đề án về công tác gia đình giai đoạn 2011- 2015 và Tổng kết Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008-2015 do Bộ VHTTDL tổ chức. Hội nghị-Hội thảo tập trung vào việc sơ kết đánh giá tình hình thực hiện các văn bản, đề án do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, phê duyệt: Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29.5.2012 phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 81/NQ-CP ngày 04.12.2012 ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo kết luận số 26-TB/TW ngày 09.5.2011 của Ban Bí thư về việc sơ kết Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21.02.2005 của Ban Bí thư khóa IX về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị định số 02/2013/NĐ- CP ngày 03.01.2013 của Chính phủ quy định về công tác gia đình. Ngoài ra, Hội nghị-Hội thảo tiến hành sơ kết, tổng kết các văn bản, đề án do Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành, phê duyệt: Quyết định số 4415/QĐ-BVHTTDL về ban hành Kế hành động phòng, chống bạo lực gia đình của Bộ VHTTDL giai đoạn 2008-2015; Quyết định số 3391/QĐ- BVHTTDLngày 01.10.2009 phê duyệt “Đề án Tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020”; Kế hoạch số 3110/KH-BVHTTDL ngày 27.9.2011 về Bình đẳng giới của Ngành VHTTDL giai đoạn 2011-2015. Tham gia Hội nghị-Hội thảo có lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương; lãnh đạo Sở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao một số tỉnh/thành; đại diện Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình thuộc Sở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh/thành; đại biểu có thành tích trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008-2015… Hội nghị-Hội thảo diễn ra tại Hà Nội từ 11-12.11 và tại tỉnh Bình Dương từ 17-18.11.2015. H.Quân Sơ kết Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam Hợptácpháttriểndulịch… (Tiếp theo trang 1)
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1151 l 05.11.2015 Sáng 29.10 tại TP. Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Vương Duy Biên đã chủ trì buổi họp báo công bố Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XIX năm 2015. Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XIX sẽ diễn ra trong 5 ngày (từ 1 đến ngày 05.12) tại TP. Hồ Chí Minh. Với chủ đề “Điện ảnh Việt Nam - Dân tộc, nhân văn, sáng tạo, hội nhập”, Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XIX nhằm biểu dương các tác phẩm điện ảnh Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc, giàu tính nhân văn, có dấu ấn sáng tạo; vinh danh các nghệ sỹ điện ảnh có thành quả nghệ thuật nôi bật trong thời gian từ sau Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XVIII. Ngoài hai hoạt động chính là lễ khai mạc và lễ bế mạc, trong khuôn khổ Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XIX sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn như: Triển lãm “Điện ảnh Việt Nam đồng hành cùng đất nước”; Hội thảo: “Xây dựng thương hiệu, vị thế của phim Việt Nam”, “Chính sách hỗ trợ và biện pháp ưu đãi nhằm phát triển nền công nghiệp điện ảnh trong xu hướng toàn cầu hóa”; giao lưu giữa các đoàn làm phim và khán giả; chiếu phim miễn phí phục vụ khán giả… Nhằm nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp của Liên hoan Phim và phù hợp với thông lệ quốc tế, Liên hoan năm nay có khá nhiều đổi mới từ điều lệ phim cho tới hình thức trao giải. Khác với 18 lần liên hoan trước là các phim đăng ký đều được dự thi, năm nay, Ban tổ chức sẽ thành lập một Hội đồng tuyển chọn để phân loại phim đã đăng ký tham dự liên hoan theo 2 hạng mục là “Phim dự thi” và “Chương trình toàn cảnh” với những tiêu chí khắt khe, chuyên nghiệp. Bên cạnh những giải thưởng truyền thống dành cho 5 thể loại phim, Liên hoan Phim Việt Nam năm 2015 còn có thêm 2 giải thưởng mới là Giải phim hay nhất do khán giả bình chọn với hạng mục “Phim dự thi” và Giải phim được khán giả yêu thích nhất với hạng mục “Chương trình toàn cảnh”. Lễ Khai mạc Liên hoan Phim sẽ được truyền hình trực tiếp lúc 20h00 ngày 01.12.2015 trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình TP. Hồ chí Minh. Lễ Bế mạc và Trao giải sẽ truyền hình trực tiếp lúc 20h00 ngày 05.12.2015 trên kênh VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh. H.PHượng Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XIX năm 2015 Ngày 27.10.2015, Bộ VHTTDLban hành Kế hoạch số 4434/KH- BVHTTDL về việc tổ chức Hội nghị-Hội thảo Tổng kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016. Hội nghị-Hội thảo nhằm đánh giá công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2015, những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở cơ sở. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá công tác quản lý và tổ chức lễ hội đầu năm 2015, đề xuất những giải pháp có tính cấp thiết và lâu dài nhằm tổ chức và quản lý lễ hội theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay. Tham dự Hội nghị-Hội thảo có đại diện lãnh đạo một số Ban, Bộ ngành Trung ương, Sở VHTTDL, Sở Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh/thành, công chức phụ trách phòng nghiệp vụ (nghiệp vụ Văn hóa, Nếp sống văn hóa trực tiếp phụ trách về công tác lễ hội); lãnh đạo UBND cấp huyện, Phòng Văn hóa- Thông tin, Ban Quản lý di tích, Đại diện lãnh đạo UBND cấp xã. Nội dung Hội nghị-Hội thảo gồm: Báo cáo tổng kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ năm 2016; thảo luận về công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong tình hình hiện nay; tuyên dương, khen thưởng các Sở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện tốt tiêu chí đánh giá thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội dân gian theo Quyết định số 486/QĐ-BVHTTDL ngày 12.02.2015 của Bộ VHTTDL. Dự kiến được tổ chức vào tháng 12.2015, tại 03 điểm cầu: Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. H.Quân Tổng kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2015 Từ 02-04.11, Trung tâm Văn hóa thành phố (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) tổ chức chung khảo “Liên hoan kịch ngắn, kịch vui - Hà Nội năm 2015” chào mừng Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ XVI. Liên hoan có sự tham gia của 25 đội với gần 1.000 diễn viên quần chúng đến từ 25/30 quận, huyện, thị xã của thành phố. Mỗi đội tham gia sẽ giới thiệu một vở kịch ngắn hoặc kịch vui trong khoảng thời gian 30-40 phút, có nội dung ca ngợi truyền thống chiến đấu, lao động sản xuất của nhân dân Thủ đô và cả nước; phản ánh chân thực phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở nhằm nêu gương những việc làm hay, những mô hình điểm, đẩy lùi những hủ tục, lạc hậu còn tồn tại. Các đội tham gia liên hoan biểu diễn phục vụ công chúng tại Nhà văn hóa huyện Hoài Đức, Nhà văn hóa huyện Phúc Thọ và Nhà văn hóa huyện Đông Anh. n.tHanH Liên hoan kịch ngắn, kịch vui - Hà Nội năm 2015
  • 4. 4 số 1151 l 05.11.2015 quản lý nhà nước - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3592/QĐ-BVHTTDL ngày 22.10.2015, cho phép Sở VHTTDL tỉnh Phú Thọ khai quật tại di tích Xóm Rền thuộc xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Thời gian khai quật từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2015, diện tích 50m2. Trong thời gian khai quật, cơ quan được cấp phép có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản. - Ngày 23.10.2015 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3604/QĐ- BVHTTDL, thành lập Đoàn công tác của Bộ VHTTDL làm việc với Học viện Âm nhạc Huế về tình hình hoạt động (khó khăn, vướng mắc, tổng hợp tình hình, đề xuất phương án giải quyết) do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên làm Trưởng Đoàn, ông Lê Hồng Phong - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính làm Phó Trưởng Đoàn và 05 Thành viên. - Tại Quyết định số 3648/QĐ- BVHTTDL ngày 27.10.2015, Bộ VHTTDL thành lập Hội đồng Nghệ thuật duyệt chọn Logo Năm Du lịch quốc gia 2016 gồm: ông Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ VHTTDL làm Chủ tịch, ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm làm Phó Chủ tịch và 03 Thành viên. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3688/QĐ-BVHTTDL ngày 29.10.2015, thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập Đề án Tăng cường năng lực quản lý, thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan giai đoạn 2016- 2020, gồm: ông Nguyễn Ngọc Thiện - Thứ trưởng Bộ VHTTDL làm Trưởng Ban, ông Bùi Nguyên Hùng - Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả làm Phó Trưởng Ban Thường trực, ông Vũ Đức Minh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa giáo, Văn xã Văn phòng Chính phủ làm Phó Trưởng Ban. - Tại Quyết định số 3672/QĐ- BVHTTDL ngày 28.10.2015, Bộ VHTTDL cho phép Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai quật tại di tích Thành cổ Luy Lâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành. Thời gian khai quật từ ngày 20.11.2015 đến 30.3.2016, diện tích khai quật 100m2. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật phả được tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh và Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó. tHtt VăN bảN mớI Bộ VHTTDL đã có Báo cáo số 210/BC-BVHTTDL gửi Ủy ban Dân tộc báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của chính phủ về Công tác dân tộc. Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14.01.2011 về công tác dân tộc, Bộ VHTTDL đã chủ động xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Nghị định phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa; chính sách phát triển thể dục thể thao vùng dân tộc thiểu số; chính sách phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số. Bộ VHTTDL luôn quán triệt nguyên tắc cơ bản trong thực hiện chính sách dân tộc là đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, chỉ đạo ngành văn hóa các cấp thực hiện nhiều chương trình công tác, bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị nhằm xây dựng phát triển đời sống văn hóa, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật; tăng cường đầu tư để bảo tồn, phát huy, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Việc điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật, phục dựng các lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số được quan tâm đầu tư; các thiết chế văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số được quan tâm xây dựng… Trong giai đoạn tới, để các chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được triển khai thực hiện đồng bộ, Bộ VHTTDL có một số kiến nghị, đề xuất như: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng cơ chế chính sách đặc thù để thu hút các nguồn đầu tư từ xã hội hóa đối với các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch cho khu vực miền núi, dân tộc thiếu số; Chỉ đạo tổ chức các hình thức giao lưu văn hoá các dân tộc ở các khu vực, vùng miền và từng dân tộc để tôn vinh, bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số… H.PHượng Tổng kết 05 năm thực hiện Nghị định của Chính phủ về công tác dân tộc
  • 5. 5số 1151 l 05.11.2015 quản lý nhà nước Bộ VHTTDL vừa có Công văn số 4338/BVHTTDL-DSVH về việc xây dựng Nhà tưởng niệm các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa tại Di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Theo truyền thống Việt Nam, đền thờ các anh hùng dân tộc, danh nhân thường được xây dựng ở quê hương, nơi ở, nơi làm việc... Đối với danh nhân cách mạng, tại Công văn số 128- CV/TWngày 16.9.1998,Thường vụ Bộ Chính trị đã chỉ đạo: “không đặt thành vấn đề xây dựng nhà tưởng niệm cấp quốc gia đối với danh nhân cách mạng. Nhà tưởng niệm xây dựng tại địa phương, quê hương danh nhân phải gắn với di tích gốc của danh nhân (nhà ở, vườn, nhà cũ hoặc từ đường dòng họ) và do nhân dân địa phương phối họp với gia tộc, dòng họ của danh nhân làm”. Gần đây, tại Kết luận số 88-KL/TW ngày 18.02.2014, Bộ Chính trị tiếp tục có ý kiến chỉ đạo đối với việc xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu, cụ thể là: “Khu lưu niệm, nhà lưu niệm phải gắn với di tích gốc như nhà ở, vườn, nơi làm việc hoặc từ đường dòng họ của các đồng chí đó”. Bên cạnh đó, di tích rừng Trần Hưng Đạo là nơi lưu niệm sự kiện thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nên cũng không phù hợp với việc lưu niệm danh nhân. Vì vậy, Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng lựa chọn hình thức lưu niệm khác, không xây dựng Nhà tưởng niệm các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa tại Di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo. tHu Hằng KhôngxâydựngNhàtưởngniệmtạiDitíchrừngTrầnHưngĐạo Ngày 27.10, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 3645/QĐ- BVHTTDL phê duyệt Kế hoạch tổ chức Hội nghị - Hội thảo công tác pháp chế và quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch. Theo kế hoạch, Hội nghị - Hội thảo dự kiến diễn ra trong 3 ngày từ ngày 18-20.11.2015 tại phía Nam (tỉnh An Giang) và từ 24-26.11.2015 tại phía Bắc (tỉnh Vĩnh Phúc). Hội nghị - Hội thảo về công tác pháp chế và quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch bao gồm các nội dung: phổ biến, hướng dẫn, trao đổi, thảo luận về công tác xây dựng, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, các nghiệp vụ công tác pháp chế về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, theo dõi thi hành, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, nghiệp vụ thực hiện trách nhiệm bồi thường Nhà nước. Thành phần dự kiến tham gia Hội nghị gồm có đại diện Lãnh đạo Sở, các Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Ban nghiệp vụ, đơn vị liên quan, lãnh đạo một số đơn vị sự nghiệp và cán bộ, công chức làm công tác pháp chế thuộc Sở VHTTDL, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh/thành; đại diện lãnh đạo Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện và một số chuyên gia. Hội nghị - Hội thảo do Vụ Pháp chế phối hợp với Văn phòng Bộ, Sở VHTTDL, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh Vĩnh Phúc và An Giang tổ chức. H.Quân Ngày 26.10, Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch số 4377/KH- BVHTTDL về việc Biên soạn và xuất bản sách “Văn bản pháp quy về văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình - Năm 2013-2014” (Tập XI). Nội dung sách sẽ tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng ban hành thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong hai năm 2013-2014. Việc xuất bản cuốn sách là kết quả của hoạt động rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật, phục vụ công tác quản lý và áp dụng pháp luật của Ngành văn hoá, thể thao và du lịch. Cuốn sách này là loại tài liệu được sử dụng hiệu quả trong công tác phổ biến pháp luật. Đồng thời, cuốn sách “Văn bản pháp quy về văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình - Năm 2013- 2014 ” (Tập XI) tập hợp nhằm mục đích tra cứu, tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng ban hành thuộc lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong hai năm 2013-2014, tiếp theo các tập từ I đến X đã xuất bản trong những năm qua. H.Quân Xuất bản sách“Văn bản pháp quy về văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình - Năm 2013-2014”(Tập XI) Hội nghị - Hội thảo về công tác pháp chế
  • 6. 6 số 1151 l 05.11.2015 Sự kiện vấn đề UBND thành phố Đà Nẵng vừa có quyết định phê duyệt dự án nâng cấp, cải tạo Bảo tàng Điêu khắc Chăm với tổng mức đầu tư 44,6 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố. Các hạng mục được triển khai bao gồm cải tạo mái và tường bị thấm dột của cả 2 khối nhà; thay mới nền gạch hoa hiện trạng; bố trí lại không gian trưng bày, các bục, bệ đặt hiện vật; nâng cấp, cải tạo không gian sân vườn, cây xanh, bố trí trưng bày hiện vật ngoài trời; xây dựng mới khu nhà vệ sinh thứ 2, nhà bán vé, sảnh đón tiếp khách; xây mới nhà kho, xưởng và nhà làm việc; lắp đặt hệ thống an ninh đảm bảo, bảo vệ các bảo vật quốc gia. Công trình sẽ được khởi công vào tháng 11 này, nhân kỷ niệm 100 năm công trình Bảo tàng Điêu khắc Chăm (1915-2015) và Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23.11) và dự kiến hoàn thành nâng cấp, cải tạo Bảo tàng Điêu khắc Chăm trong năm 2016 nhằm kịp thời giới thiệu một trong những di sản đặc sắc của thành phố đến các quốc gia tham dự “Tuần lễ cấp caoAPEC” tại Đà Nẵng vào năm 2017. tHanH Hà Nâng cấp, cải tạo bảo tàng Điêu khắc Chăm Ngày 30.10, tại nhà riêng, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã trao gửi hơn 30 ngàn bản sách, tài liệu, hiện vật cho Bảo tàngHồChíMinhvàBảotàngHàNộiđể giữgìn,bảoquản,trưngbày,giớithiệuvà phát huy giá trị, rất nhiều trong số đó là những tài liệu, hiện vật đặc biệt giá trị. Tài liệu, hiện vật được chuyển giao cho Bảo tàng Hồ Chí Minh gồm: 141 thùng sách có số, 53 thùng sách chưa kiểm kê, 143 tranh, 51 hiện vật, 7 thùng tôn và 18 giá sắt. Các hiện vật được chuyển giao cho Bảo tàng Hà Nội gồm một số bộ quần áo, trong đó có bộ vét đũi là trang phục đã được nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từng sử dụng trong các kỳ Đại hội Đảng và nhiều lần tiếp khách quốc tế. Đại diện gia đình nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười cho biết, số tài liệu, hiện vậtđãđượcchuyểngiaochohaiBảotàng đều là những di vật giá trị đã được đồng chí Đỗ Mười sử dụng trong quá trình công tác, làm việc trên các cương vị lãnh đạocủaĐảngvàChínhphủ.ĐạidiệnBảo tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hà Nội trân trọng cảm ơn sự tin tưởng, gửi gắm của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười cùng giađinh,đồngthờicamkếtsẽgiữgìn,bảo quản, khai thác và giới thiệu tới đông đảo công chúng trong nước và bạn bè quốc tế nhữnghiệnvật,tàiliệuđặcbiệtgiátrịnày trong các dịp kỷ niệm, các sự kiện, triển lãm chuyên đề... Phát biểu tại lễ trao gửi, Thứ trưởng BộVHTTDL-ĐặngThịBíchLiênnhấn mạnh, những hiện vật, tài liệu mà Bảo tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hà Nội được nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười tin tưởng trao gửi là khối tài liệu vô giá, hàm chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và đặc biệt có ý nghĩa trong giáo dục truyền thống cho các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ. Bảo tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hà Nội sau khi tiếp nhận khối tài liệu, hiện vật này cần khẩn trương triển khai công tác bảo quản, giữu gìn cũng như đưa ra trưng bày, giới thiệu tới công chúng nhằm khai thác, phát huy hiệu quả giá trị của từng hiện vật, tài liệu. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên cùng lãnh đạo SởVăn hóa vàThể thaoTP. Hà Nội thay mặt lãnh đạo hai Bảo tàng trân trọng cảm ơn, kính chúc sức khỏe nguyênTổng Bí thư Đỗ Mười, đồng thời bày tỏ mong muốn đồng chí tiếp tục có những đóng góp quý báu, tâm huyết cho Đảng, Nhà nước, đặc biệt khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đang chuẩn bị diễn ra. HàPHương Nguyên Tổng bí thư Đỗ mười trao gửi hơn 30 ngàn bản sách, tài liệu, hiện vật cho bảo tàng Nhằm thúc đẩy công tác thông tin tuyên truyền cũng như các vấn đề liên quan đến kỹ thuật truyền hình phục vụ choĐạihộiThểthaobãibiểnChâuÁlần thứ5(ABG5)tạiĐàNẵngvàonăm2016, Tiểu ban Thông tin tuyên truyền ABG5 vừacóbuổilàmviệcvớiĐàiTruyềnhình Việt Nam (VTV) bàn thảo về các vấn đề liên quan đến công việc này. Theo đó, hai bên thống nhất VTV là đơn vị truyền hình nước chủ nhà tại ABG 5, đảm nhận việc xây dựng, vận hành trung tâm truyền hình quốc tế theo tiêu chuẩn và quy định của OCA... Về phía BTC Đại hội, Tiểu ban tuyên truyền cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với VTV thực hiện nhiệm vụ tại ABG 5 trong việc cung cấp các thông tin từ phía OCA để VTV đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật của công tác truyền hình trong quá trình xây dựng kế hoạch, vận hành công tác truyền hình tại Đại hội... Tại buổi làm việc Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao - Trần Đức Phấn đánh giá cao sự kết hợp và phát triển của VTV. Với sự phát triển sẵn có của Đài, sẽ là lợi thế lớn để công tác tuyền hình tại ABG5 diễn ra thuận lợi. Phó Tổng cục trưởng yêu cầu Tiểu ban thông tin tuyên truyền phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên trách của VTV về ABG5 xây dựng cụ thể, chi tiết các kế hoạch làm việc ở từng lĩnh vực cụ thể như: phát sóng trực tiếp các môn thể thao, khai mạc, bế mạc Đại hội, đường truyền, công tác Công nghệ thông tin... tr.QuỳnH VTV là đơn vị truyền hình của Việt Nam tại AbG5
  • 7. 7số 1151 l 05.11.2015 Sự kiện vấn đề Tuần Văn hóa - Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long sẽ diễn ra từ ngày 15- 18.11 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Hà Nội) nhằm quảng bá, tôn vinh các giá trị di sản văn hóa du lịch đặc sắc của vùng Đồng bằng sông Cửu Long với nhân dân, bạn bè quốc tế, đồng thời khẳng định tiềm năng du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các tỉnh/thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sự kiện này cũng là bước khởi động, giới thiệu kế hoạch, các sự kiện “Năm Du lịch quốc gia 2016 - Phú Quốc - Đồng bằng sông Cửu Long”. Tham gia Tuần văn hóa có nhiều tỉnh/thành: Hà Nội, Kiên Giang, An Giang,HậuGiang,CầnThơ,CàMau,Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp.CáchoạtđộngtổchứctạiTuầnvăn hóacũnggópphầnđẩymạnhsựđoànkết, giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động văn hóa và du lịch của nhân dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịchĐồngbằngsôngCửuLongsẽdiễnra nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn. Trong đó có triển lãm “Những sắc màu văn hóa, du lịch Đồng bằng sông Cửu Long”, khu trưng bày làm nổi bật không gian văn hóa vùng sông nước Nam Bộ bằng các hiện vật, nông cụ sản xuất, ghe xuồng, đồ dùng sinh hoạt, trang phục, nhạc cụ, hình ảnh... do Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàngVăn hóa các Dân tộcViệt Nam, Bảo tàngLịchsửquốcgiaViệtNamthựchiện. Các tỉnh/thành tham gia gian trưng bày riêng, thể hiện rõ nét đặc thù riêng của từng địa phương, giới thiệu cụ thể về văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh, các di sản, di tích lịch sử có giá trị đặc biệt của địa phương, thông qua các hình ảnh, hiện vật,môhìnhnghệthuậtsắpđặt,biểudiễn nghệ thuật truyền thống, thao tác tay nghề... Chủ đề chung của các gian trưng bàydođịaphươngthựchiệnlà“Ấntượng di sản văn hóa du lịch Đồng bằng sông nước Nam Bộ”. Mỗi tỉnh/thành phố tham gia Tuần Văn hóa - Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tham gia trình diễn trang phục truyền thống đặc trưng trong phần biểu diễn nghệ thuật dân tộc “Âm sắc Cửu Long”, tái hiện các lễ hội, trò chơi dân gian. Tiếp đó là tọa đàm trao đổi kinh nghiệm theo chủ đề “Giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa, sản phẩm du lịch vùngĐồngbằngsôngCửuLonghấpdẫn và bền vững”, giới thiệu văn hóa ẩm thực “Món ngon hương vị đặc sản vùng sông nước Nam Bộ”... Cũng nhân dịp này, Sở VHTTDL tỉnh Kiên Giang chủ trì, giới thiệu kế hoạch tổ chức chuỗi hoạt động chương trình, sự kiện của “Năm Du lịch quốc gia 2016 - Phú Quốc - Đồng bằng sông Cửu Long” với chủ đề “Khám phá đất phương Nam” với nhiều hoạt động diễn ra trong suốt năm 2016. Trong đó, nhiều hoạt động có tính chất quốc gia, quốc tế sẽ được tổ chức chủ yếu ở tỉnh Kiên Giang như: lễ khai mạc, bế mạc; Liên hoan ẩm thực Đồng bằng sông Cửu Long; triển lãm ảnh nghệ thuật biển đảo Việt Nam; Liên hoan dân ca 3 miền; các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; các giải thể thao quốc gia… M.cường Quảng bá, tôn vinh văn hóa vùng sông nước Cửu Long * Tối 31.10, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Đoàn Thanh niên các tỉnh/thành Cụm Đồng bằng sông Hồng đã tổ chức liên hoan các nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng năm 2015 với chủ đề “Thanh niên tự hào tiến bước dưới cờ Đảng”. Liên hoan tuyên truyền ca khúc cách mạng năm 2015 là hoạt động lớn của tuổi trẻ Cụm Đồng bằng sông Hồng được tổ chức đồng loạt tại các cấp bộ đoàn của 8 tỉnh/thành, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, HưngYên,Thái Bình và Hà Nam. Đây cũng là dịp để tuổi trẻ thể hiện niềm tự hào những giá trị to lớn về tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Thông qua chương trình, góp phần giác ngộ lý tưởng cách mạng, cổ vũ ý chí vươn lên, xung kích đi đầu của tuổi trẻ trong thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn. 8 đội tuyên truyền ca khúc cách mạng của 8 tỉnh/thành thuộc Cụm Đồng bằng sông Hồng đã đem đến liên hoan nhiều tiết mục nghệ thuật, thể hiện truyền thống lịch sử hào hùng, bản sắc văn hóa của mỗi tỉnh/thành trong Cụm. Các chương trình là những bức tranh nhiều sắc màu về từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử của dân tộc, của quê hương và khát vọng của tuổi trẻ trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, cũng như trong công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước hôm nay. * Tối 30.10, tại Trung tâm văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, Trung ương ĐoànTNCS Hồ Chí Minh tổ chức Liên hoan Tuyên truyền ca khúc Cách mạng năm 2015 cụm Trung du Bắc Bộ với chủ đề “Vinh quang Việt Nam”. Chương trình này thu hút sự tham gia của hơn 200 bạn trẻ đến từ đoàn thanh niên các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ Vĩnh phúc trong cụm Trung du Bắc Bộ. Tham gia liên hoan, các đội dự thi với 2 nội dung giới thiệu và biểu diễn về các tác phẩm âm nhạc. Các tác phẩm tập trung chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước, Đoàn, Hội, Đội… Thông qua đó thể hiện niềm tin của tuổi trẻ nguyện tiếp bước theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn; thể hiện vai trò, trách nhiệm, quyết tâm của tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. H.Yến Liên hoan tuyên truyền ca khúc cách mạng
  • 8. 8 số 1151 l 05.11.2015 Sự kiện vấn đề Ban tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2016 tỉnh Kiên Giang cho biết: “Năm Du lịch quốc gia 2016 - Phú Quốc - Đồng bằng sông Cửu Long” với chủ đề “Khám phá đất phương Nam” sẽ chính thức khai mạc ngày 09.4.2016 tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Theo đó, tại Kiên Giang, trong Năm Du lịch quốc gia 2016 sẽ diễn ra hàng loạt các sự kiện do tỉnh tổ chức. Cụ thể là tháng 01.2016, diễn ra Lễ công bố Năm Du lịch quốc gia 2016 - Phú Quốc - Đồng bằng sông Cửu Long, đón nhận Bằng công nhận Khu Ramsar Vườn quốc gia U Minh Thượng tại thành phố Rạch Giá và Lễ hội kỷ niệm ngày hy sinh của Anh hùng lực lượng vũ trang Phan Thị Ràng (chị Sứ) tại Khu Di tích lịch sử Ba Hòn, huyện Hòn Đất. Lễ hội Năm Văn hóa Du lịch và kỷ niệm 280 năm Ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các (1736-2016) vào tháng 02.2016 (Rằm tháng Giêng - Âm lịch) tại thị xã Hà Tiên. Tháng 4.2016 sẽ diễn ra Lễ giỗ Tổ Hùng Vương (10.3 Âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (huyện Tân Hiệp) và tổ chức “Hội chợ Công thương vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long gắn với Năm Du lịch quốc gia 2016” tại thành phố Rạch Giá. Giải bán marathon quốc tế sẽ diễn ra vào tháng 5.2016 tại huyện đảo Phú Quốc; Lễ giỗ 4 nhà sư liệt sĩ tổ chức vào tháng 6.2016 tại Tháp 4 sư, huyện Châu Thành. Giải đua xe đạp Đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 8.2016 sẽ khai mạc tại huyện đảo Phú Quốc, thi đấu qua các tỉnh/thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và kết thúc tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Từ ngày 26-28.9.2016 sẽ diễn ra Lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại thành phố Rạch Giá; tháng 11.2016 có Ngày hội Văn hóa, Thể thao - Du lịch đồng bào Khmer Kiên Giang lần thứ X năm 2016 tại huyện Gò Quao và Lễ hội Nghinh Ông tại huyện Kiên Hải. Lễ Bế mạc, tổng kết Năm Du lịch quốc gia 2016 - Phú Quốc - Đồng bằng sông Cửu Long. UBND tỉnh Kiên Giang giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch phối hợp với Sở VHTTDL Kiên Giang tham gia “Tuần Văn hóa - Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Hà Nội năm 2015”, diễn ra từ 15-20.11.2015 để quảng bá rộng rãi Năm Du lịch quốc gia 2016 - Phú Quốc - Đồng bằng sông Cửu Long do tỉnh Kiên Giang đăng cai tổ chức đến với các địa phương, doanh nghiệp, du khách trong nước và quốc tế. Trong tháng 11.2015, tỉnh phối hợp với Bộ VHTTDL tổ chức họp báo giới thiệu về Năm Du lịch quốc gia 2016 tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay, tỉnh Kiên Giang đang tích cực chuẩn bị các điều kiện về mọi mặt để tổ chức thành công Năm Du lịch quốc gia 2016 - Phú Quốc - Đồng bằng sông Cửu Long; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2016, nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động của Năm Du lịch được tổ chức tại địa phương. Theo đó, mỗi người dân Kiên Giang là một đại sứ du lịch, mọi người, mọi nhà đều làm du lịch, chung tay quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long và Phú Quốc - Kiên Giang nói riêng. HuY Long Kiên Giang: Tích cực chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2016 Sáng 01.11, Sở VHTTDL tỉnh Bình Dương phối hợp với Liên đoàn xe đạp mô tô thể thao Bình Dương và CLB xe địa hình Bình Dương tổ chức khai mạc Giải đua ô tô địa hình RFC Việt Nam năm 2015, với sự tham gia tranh tài của 33 đội đua đến từ các tỉnh/thành trong nước và quốc tế. Năm nay, ngoài đơn vị chủ nhà Bình Dương có 4 đội tham gia, còn có nhiều đội đua mạnh đến từ Malaysia, Thái Lan và Lào. Nhiều tỉnh/thành có phong trào đua xe địa hình cũng gửi đội đua tham gia. Diễn ra trong 7 ngày, từ ngày 01- 07.11, tại giải các vận động viên sẽ tham gia tranh tài ở 16 bài thi khác nhau, trong đó có 6 bài trên địa hình nhân tạo và 10 bài thi trên địa hình tự nhiên. Sau lễ khai mạc, sáng 01.11 giải diễn ra các nội dung thi đấu của vòng 1, gồm 4 đường đua tại khu suối thoát nước công viên thành phố mới Bình Dương. Vòng 1 diễn ra từ ngày 01-02.11, là vòng đấu loại trong sa hình, nhằm chọn ra 15 xe để tham gia vào vòng 2. Vòng 2 giải đấu, diễn ra từ ngày 03-07.11, các đội đạt tiêu chuẩn sẽ tham gia vào chặng đua xuyên rừng dài lên tới 70km tại địa điểm Núi Cậu, huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương) và huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước). Đây là giải đua ôtô địa hình quốc tế duy nhất và chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam, nằm trong hệ thống giải đua Rainforest Challenge (RFC) toàn cầu. tr.QuỳnH Khởi tranh giải đua ô tô địa hình RFC Việt Nam năm 2015
  • 9. 9số 1151 l 05.11.2015 Sự kiện vấn đề Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn sẽ được trợ cấp sinh hoạt hàng tháng, bảo hiểm y tế, hỗ trợ chi phí mai táng. Nội dung trên được nêu tại Nghị định quy định về việc hỗ trợ đối với Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn vừa được Chính phủ ban hành. Theo Nghị định trên, có 4 đối tượng được hưởng hỗ trợ là Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú được nhà nước phong tặng thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở do Chính phủ quy định (tại thời điểm ban hành Nghị định này là 1.150.000 đồng) gồm: 1- Người đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ và đủ 60 tuổi trở lên đối với nam không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng; 2- Người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng; 3- Người mắc một trong các bệnh cần chữa trị dài ngày theo danh mục do Bộ Y tế quy định; 4- Các đối tượng còn lại không thuộc đối tượng 1, 2, 3. Theo Nghị định, đối tượng 1, 2, 3 thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng dưới 50% mức lương cơ sở sẽ được hưởng mức trợ cấp sinh hoạt hàng tháng là 1.000.000 đồng. Mức trợ cấp 850.000 đồng/tháng áp dụng đối với: Đối tượng 1,2,3 thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng từ 50% mức lương cơ sở đến dưới mức lương cơ sở và đối tượng 4 thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng dưới 50% mức lương cơ sở. Mức trợ cấp 700.000 đồng/tháng áp dụng đối với đối tượng 4 thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng từ 50% mức lương cơ sở đến dưới mức lương cơ sở. Các đối tượng trên còn được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế với mức đóng như đối với người thuộc hộ gia đình nghèo (mức đóng tại thời điểm ban hành Nghị định này bằng 4,5% mức lương cơ sở do Chính phủ quy định); đồng thời được hưởng bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh với mức hưởng như đối với người thuộc hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Ngoài ra, các đối tượng trên khi chết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tổ chức mai táng được nhà nước hỗ trợ chi phí mai táng là 7.000.000 đồng. Nghị định quy định rõ, các đối tượng được hưởng các mức trợ cấp hàng tháng, bảo hiểm y tế, hỗ trợ chi phí mai táng tại nhiều văn bản khác nhau, với các mức khác nhau thì được hưởng một mức cao nhất tại một văn bản. cổng ttĐtcP Chính phủ ban hành Nghị định quy định về việc hỗ trợ đốivớiNghệnhânNhândân,NghệnhânƯutúcóthunhậpthấp, hoàn cảnh khó khăn Phó Giám đốc Sở VHTTDL Lai Châu-TrầnVănChíchobiết,HộithiThể thaocácdântộcthiểusốtoànquốclầnthứ IX, khu vực I sẽ diễn ra tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu từ ngày 06-11.11, trong đó Chương trình Khai mạc của Hội thi sẽ diễn ra vào ngày 08.11. Hội thi đặc sắcvớimànđồngdiễnthểdụcnghệthuật của800họcsinhxếphaibiểutượngmang tên “Mãi mãi niềm tin theo Đảng” và “Hộithithểthaocácdântộcthiểusốtoàn quốc tổ chức tại Lai Châu năm 2015”. TheoPhóGiámđốcSởVHTTDLLai Châu, Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu sốtoànquốclàhoạtđộngthểdụcthểthao dànhriêngchođồngbàocácdântộcthiểu số,địnhkỳhainămtổchứcmộtlần,được chia thành hai khu vực phía Bắc và phía Nam. Các tỉnh luân phiên nhau đăng cai tổ chức. Tỉnh Lai Châu vinh dự được đăngcaitổchứcHộithiThểthaocácdân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ IX, năm 2015. Đây là sự kiện thể thao lớn trên địa (Xem tiếp trang 19) Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ IX Trong khuôn khổ chương trình sẽ có 6 nhóm hoạt động được tổ chức trong đó đặc biệt là Chương trình nghệ thuật khai mạc với chủ đề “Sắt son niềm tin”. Đây được xem là điểm nhấn của Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2015. Triển lãm “Sen trong đời sống văn hóa Việt” cũng sẽ được tổ chức cùng với các hoạt động tái hiện lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc như: Lễ Cầu mưa của dân tộc Khơ Mú; Lễ hộiAzaKooh (cầu mùa) của dân tộc Tà Ôi; Lễ hội Oai lơ cau chăhơzan (lễ cầu mưa) dân tộc Chăm; Lễ Bư brah mih rah book năm (Lễ cúng mưa đầu mùa) của dân tộc M’Nông; Lễ cưới của dân tộc Sán Chay (Cao Lan); Lễ hội cúng biển Mỹ Long, Trà Vinh; Lễ gội đầu của dân tộc Thái. Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng sẽ tái hiện không gian chợ truyền thống, Hội nghị xúc tiến, đầu tư du lịch, Giới thiệu sản phẩm truyền thống và hàng Việt Nam chất lượng cao… trong khuôn khổ sự kiện. Sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18.11.1930-18.11.2015), chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23.11) và thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. H.PHượng TuầnlễĐạiđoànkếtcácdântộc... (Tiếp theo trang 1)
  • 10. 10 số 1151 l 05.11.2015 Sự kiện vấn đề Còn gần nửa tháng nữa mới diễn ra Lễ hội hoa tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ nhất được tổ chức tại Phố cổ thị trấn Đồng Văn (huyện Đồng Văn), song trong những ngày này lượng khách du lịch đến với 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn tăng đột biến. Tất cả các khách sạn, nhà nghỉ và dịch vụ ngủ bình dân tại các gia đình ở 2 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc đều trong tình trạng quá tải, không đáp ứng đủ nhu cầu của khách du lịch. Tại các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đã không còn chỗ cho khách du lịch, vì nhiều đoàn, tour du lịch đã đặt kín phòng cách đây 2 tháng. Khách sạn Hoa Cương ở huyện Đồng Văn được đánh giá là một trong những khách sạn lớn đẹp nhất Cao nguyên đá Đồng Văn với quy mô 9 tầng, 82 phòng ngủ, song lượng khách đặt kín hết từ nhiều ngày qua. Trên 100 nhà nghỉ bình dân của huyện Đồng Văn vào các ngày thứ 6, thứ 7 và chủ nhật hiện đều đã có khách đặt trước. Như vậy, từ nay đến ngày diễn ra Lễ hội hoa tam giác mạch, khách du lịch sẽ không đặt được phòng tại các khách sạn lớn và nhà nghỉ bình dân trên địa bàn 2 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, mà phải tìm nghỉ trọ tại các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số với mức giá từ 70.000 đến 100.000 đồng/đêm. Do không có chỗ nghỉ nên nhiều du khách đến với Cao nguyên đá Đồng Văn vào những ngày cuối tuần đều thức trắng đêm hay phải ngủ túi du lịch. Các quán ăn đều trong tình trạng quá tải, các điểm du lịch như Cột cờ Lũng Cú, nhà Vương, Mã Pì Lèng mỗi ngày thu hút trên 1.000 lượt khách tham quan. Lượng khách du lịch đến với Cao nguyên đá Đồng Văn quá đông dẫn đến tình trạng quá tải các phương tiện xe khách, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống và cả dịch vụ cho thuê xe máy. Hiện trên địa bàn thành phố Hà Giang có khoảng hơn 10 địa điểm cho thuê xe máy, song với lượng khách đông đột biến nên các điểm cũng không đáp ứng hết nhu cầu của du khách. Nhiều du khách đi xe giường nằm từ thành phố Hà Nội lên tới thành phố Hà Giang lại không thuê được xe máy, đành ngậm ngùi đi xe ca lên Cao nguyên đá Đồng Văn. Lễ hội hoa tam giác mạch tỉnh Hà Giang lần thứ nhất năm 2015 được tổ chức từ ngày 12 đến 15.11 tại Phố cổ thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn. Tại lễ hội sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc, phong phú như: Triển lãm ảnh đẹp về tam giác mạch; Hội thi về hoa tam giác mạch; thi trồng hoa đẹp trên nương; trang trí hoa đẹp, tạo hình hoa đẹp. Đến với Lễ hội hoa tam giác mạch, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của Cao nguyên đá Đồng Văn, vẻ đẹp tinh khiết, hoang sơ của một loài hoa mang tên tam giác mạch, mà còn được hiểu thêm về phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số và được thưởng thức những món ăn đặc trưng của đồng bào trên Cao nguyên đá Đồng Văn. trần nguYện Khách du lịch đến Đồng Văn tăng đột biến Ngày 30.10, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Lễ hội mùa thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2015. Tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Quế - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Phó Trưởng ban thường trực Ban tổ chức Lễ hội đánh giá: Lễ hội mùa thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2015 là một trong những mùa lễ hội được tổ chức thành công nhất từ trước đến nay. Lễ hội được tổ chức an toàn, nghiêm túc, hấp dẫn, đảm bảo nghi lễ truyền thống. Hai nghi lễ quan trọng nhất là Lễ tưởng niệm 715 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và Lễ tưởng niệm 573 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi được nâng tầm, tạo dấu ấn tốt đẹp trong lòng nhân dân và du khách thập phương. Đặc biệt, Lễ khai ấn và ban ấn sau nhiều năm bị gián đoạn thì tới mùa lễ hội năm nay đã được tổ chức rất thành công từ 24h ngày 28.9 đến 1h ngày 29.9, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho du khách thập phương. Các nội dung khác như: Hội quân trên sông Lục Đầu, Lễ Cầu an-Hội hoa đăng và các hoạt động văn hóa, diễn xướng, trò chơi dân gian… cũng thu hút đông đảo nhân dân tham dự tạo không khí vui tươi lành mạnh. Đánh giá chung, Lễ hội đã khẳng định được tầm vóc, quy mô và ảnh hưởng rộng khắp trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn những “hạt sạn” trong công tác tổ chức lễ hội. Thống kê của Ban Tổ chức cho thấy, trong thời gian diễn ra lễ hội, vẫn xảy ra tình trạng móc túi, trộm tiền trên bàn thờ trong chùa Côn Sơn. Có 7 vụ mất trộm được trình báo với lực lượng công an. Trong đó 2 vụ đã được công an Thị xã Chí Linh kịp thời phát hiện. Bên cạnh đó, vẫn chưa khắc phục được triệt để tình trạng chèo kéo du khách, dịch vụ đổi tiền lẻ, vẫn xảy ra ùn tắc cục bộ tại các tuyến đường từ quốc lộ 37 vào Đền Kiếp Bạc và khu vực bãi xe sau Đền Kiếp Bạc. Công tác vệ sinh môi Nâng cao chất lượng Lễ hội Côn Sơn-Kiếp bạc
  • 11. 11số 1151 l 05.11.2015 Sự kiện vấn đề Đến với Bến Tre, nhiều du khách chỉ dừng chân thưởng ngoạn cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản xứ dừa rồi về TP. Hồ Chí Minh hoặc đi tiếp đến Vĩnh Long, Cần Thơ… Vậy làm thế nào để giữ chân du khách? Đó là trăn trở của những người làm du lịch ở Bến Tre. Theo ông Nguyễn Thế Vinh - Phó Tổng Giám đốc Công ty du lịch Saigontourist: Bến Tre là một trong những điểm du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long, vì vậy muốn khách nghỉ lại Bến Tre thì tỉnh cần tập trung vào khai thác tối ưu sản phẩm du lịch nổi bật, tránh trùng lặp. Ông Nguyễn Thế Vinh cho rằng, khi dự án cầu Đại Ngãi nối liền tỉnh Trà Vinh với Sóc Trăng thì hướng du lịch ở Bến Tre sẽ phát triển theo cung đường mới đó là: Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau - Hậu Giang - Cần Thơ - Vĩnh Long - Tiền Giang. Du lịch theo hướng vòng cung mới này thì Bến Tre vừa là điểm đầu tiên, vừa là điểm cuối. Đây sẽ là cung đường mới nhằm giữ chân du khách ở lại Bến Tre. Hiện nay, nhiều tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khai thác du lịch ở những điểm rất giống nhau đó là: tát mương bắt cá, nghe Đờn ca tài tử… vì vậy, rất khó giữ chân khách du lịch. Theo ông Nguyễn Thế Vinh, Bến Tre có thể thành lập một trung tâm du lịch nông thôn điển hình, ví dụ như một làng quê còn giữ được những nét văn hóa, sinh hoạt lâu đời... Tại đây khách du lịch có thể thưởng ngoạn những nét đặc trưng cơ bản của Đồng bằng sông Cửu Long và ở 1-2 đêm tại trung tâm du lịch để trải nghiệm. Đó sẽ là điểm nhấn thu hút khách du lịch của Bến Tre. Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ - Tổng Giám đốc công ty du lịch Vietravel, du lịch Bến Tre trước mắt cần tập trung vào khách trong vùng, trong nước, sau đó là khách nước ngoài. Trong đó, tỉnh cần chú trọng tới lượng khách từ TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Để thu hút khách đến Bến Tre tỉnh cần tập trung vào những dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch chỉ Bến Tre mới có như: các sản phẩm từ dừa, bưởi da xanh… Nếu xây dựng khu resort nhà vườn ven sông thì Bến Tre cần tìm kiếm khu vực tiếp giáp với tỉnh Tiền Giang để khách từ TP. Hồ Chí Minh về Bến Tre có thể nghỉ ngơi tại đó. Trước mắt, Bến Tre nên tập trung vào khách từ TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là cán bộ công chức có nhu cầu nghỉ ngơi sau một tuần làm việc tại đô thị ồn ào, ông Nguyễn Quốc Kỳ gợi ý. Giữa tháng 10.2015, một số công ty du lịch tại TP. Hồ Chí Minh đã cùng mở đợt khảo sát nhằm tìm kiếm những điểm đến mới, lạ mà trước đây ít được khai thác đưa vào tuyến tham quan, du lịch của công ty như: tuyến du lịch quanh thành phố Bến Tre; tuyến Chợ Lách và một số điểm homestay. Hiện nay, để giữ chân khách ở lại Bến Tre, một số gia đình đã thành lập homestay theo kiểu nhà vườn để thu hút khách du lịch. Bến Tre có khoảng 20 điểm homestay tập trung ở các huyện Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách, thành phố Bến Tre và Châu Thành. Hình thức hoạt động chủ yếu của các điểm homestay: du khách tự khám phá và trải nghiệm nấu ăn cùng gia chủ với các món ăn mang đậm hương vị xứ dừa… Mỗi homestay tại đây đón trên một ngàn lượt khách mỗi năm. Anh Nguyễn Phú Sĩ, chủ homestay Ba Danh, xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre đã đầu tư xây dựng homestay kiểu nhà vườn, nằm tách biệt với phố xá. Homestay Ba Danh gồm ngôi nhà được làm chủ yếu từ dừa, với khu vườn gần 3ha trồng bưởi da xanh, dừa và có mương thả cá. Anh Phú Sĩ cho biết: Tôi muốn tạo được không gian thoải mái, yên tĩnh cho khách khi đến du lịch tại đây, du khách có thể chèo thuyền, bắt cá, tận hưởng sự tĩnh lặng và trong lành của vườn cây trái và ngủ lại một đêm giữa chốn quê. Trong những năm gần đây khu vực phía Nam thành phố Bến Tre đã hình thành nhiều điểm du lịch sinh thái vườn, các địa điểm homestay, tuyến vòng quanh thành phố Bến Tre bằng xuồng-xe đạp-xe lôi, tìm hiểu về nghề làm gạch truyền thống… Theo đại diện Sở VHTTDL tỉnh Bến Tre, trong thời gian tới, du lịch Bến Tre sẽ tạo mối liên kết chặt chẽ với các tỉnh/thành trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh/thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để nối tuyến du lịch quốc gia, du lịch vùng, liên tỉnh và trong tỉnh bền vững. Từ đó xây dựng thương hiệu “Du lịch xứ dừa”, tỉnh phấn đấu năm 2020, ngành du lịch Bến Tre thu hút 1.620.000 lượt khách. nguYễn cúc Gỡ khó cho du lịch xứ dừa trường có lúc chưa được bảo đảm, nhất là những khung giờ cao điểm của ngày trọng hội. Những mùa lễ hội tiếp theo Hải Dương sẽ phải làm tốt hơn để nâng cao chất lượng công tác tổ chức lễ hội, để lễ hội xứng đáng với danh hiệu là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụ thể, cần chủ động hơn trong xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác tố chức lễ hội, tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất để khuôn viên di tích ngày một khang trang, sạch đẹp, đường vào khu di tích thuận lợi hơn. Việc bố trí các bến bãi đỗ xe, khu vực bán vé, khu vực hàng quán… cần được nghiên cứu rút kinh nghiệm để những mùa lễ hội sau làm tốt hơn. MạnH MinH
  • 12. 12 số 1151 l 05.11.2015 Sự kiện vấn đề Ngày 22.10, Bộ VHTTDL đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị phê duyệt Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức SEA Games lần thứ 31 (năm 2021) tại Việt Nam. Dự thảo Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức SEA Games lần thứ 31, được xây dựng trên tinh thần tiết kiệm, không đầu tư xây dựng mới từ nguồn ngân sách nhà nước, chủ yếu tận dụng cơ sở vật chất sẵn có và nâng cấp, sửa chữa (nếu cần thiết). Tổng kinh phí dự trù cho việc chuẩn bị và tổ chức SEA Games 31 là 1.757.972.702.000 đồng (tương đương 78.132.120 USD, tại thời điểm tỉ giá USD tương đương 22.500 VNĐ/USD). Trong đó chi phí để sửa chữa, nâng cấp các công trình thể thao là 803 tỉ đồng, kinh phí tổ chức SEA Games khoảng 954,9 tỉ đồng; kinh phí thu được khoảng 190 tỉ đồng (thu từ các khoản: ăn ở của các đoàn dự Đại hội, hoạt động tài trợ, quảng cáo, khai thác bản quyền truyền hình trong nước và quốc tế)... Đối với kinh phí sửa chữa, nâng cấp các công trình thể thao (803 tỉ đồng), Đề án xác định là nguồn kinh phí phân bổ hàng năm trong giai đoạn 2016-2021 cho các đơn vị trực tiếp quản lý công trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Đối với kinh phí tổ chức SEA Games 31, sẽ được cấp cho Bộ VHTTDL vào năm 2020 và 2021. Đối với kinh phí đào tạo, chuẩn bị lực lượng VĐVtham dự SEAGames 31 và các đại hội thể thao quốc tế trong giai đoạn 2016-2020 (khoảng 750 tỉ đồng), sẽ được cấp từ nguồn kinh phí chi thường xuyên hàng năm cho Bộ VHTTDL và ngân sách của các địa phương có VĐV được đào tạo, tập huấn và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác. Nếu Đề án được phê duyệt thì SEA Games 31 sẽ được tổ chức tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hòa Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức SEA Games lần thứ 31 Ngày 02.11, tại TP. Đà Nẵng đã khai mạc Triển lãm Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam 2015 và Bình Thuận - Hội tụ Xanh do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức. 100 tác phẩm xuất sắc nhất được chọn lọc từ 4.740 tác phẩm dự thi được trưng bày tại triển lãm. Qua triển lãm, người xem dễ dàng nhận thấy thể loại ảnh đơn thể hiện những khoảnh khắc thiên nhiên sống động, những lễ hội - tín ngưỡng độc đáo sâu thẳm tính nhân văn, những khoảnh khắc đời thường mộc mạc, các công trình kiến trúc tâm linh thâm trầm cổ kính… Thể loại ảnh bộ kể lại những câu chuyện giữa con người và thiên nhiên thật sống động và đầy sắc màu như bộ ảnh “Dòng sông huyền thoại” hoặc đặc tả từng chi tiết văn hóa truyền thống gây xúc động mạnh như phóng sự ảnh “Đám cưới người Chăm Bà Ni”… Những bức ảnh tham dự cuộc thi năm nay được chụp trên khắp vùng miền cả nước với số lượng ảnh và tác giả dự thi nhiều hơn năm ngoái. Đặc biệt, chất lượng nghệ thuật của các tác phẩm cao, nội dung phong phú với góc nhìn rộng hơn những cuộc thi trước, thể hiện rõ nhất ở 2 chủ đề thiên nhiên và đời sống. Cuộc thi đã có 537 tác giả (trong đó có 9 tác giả nước ngoài) tham dự với 4.740 tác phẩm, trong đó có 245 bộ ảnh. Đề tài thiên nhiên và văn hóa Bình Thuận có 53 bộ ảnh và 495 ảnh đơn. Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam 2015 và Bình Thuận - Hội tụ Xanh kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng trong và ngoài nước phát hiện và chia sẻ những giá trị di sản thiên nhiên và văn hóa của đất nước Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng. Cuộc thi tìm kiếm những tác phẩm - những câu chuyện về di sản bằng hình ảnh để giới thiệu đến công chúng trong và ngoài nước trên tạp chí Viet Nam Heritage, các ấn bản online của Tạp chí và tổ chức triển lãm những tác phẩm xuất sắc nhất từ cuộc thi tại các trung tâm du lịch, các trường đại học lớn ở các tỉnh thành. Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam 2015 và Bình Thuận - Hội tụ Xanh tập trung vào 4 chủ đề chính là thiên nhiên, văn hóa vật thể, văn hóa phi vật, đời sống thường nhật của con người Việt Nam. Ảnh dự thi được chia thành 2 thể loại là ảnh đơn và ảnh bộ. Với chủ đề và thể loại ảnh phong phú đa dạng, các nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên đã thỏa sức tái hiện nét đẹp đất nước, con người Việt dưới nhiều góc nhìn độc đáo và đặc sắc. Thông qua cuộc thi, những di sản của đất nước trở nên gần gũi hơn với mỗi người Việt, góp phần quảng bá hình ảnh một đất nước Việt Nam hiền hòa, tươi đẹp ra toàn thế giới; đồng thời cũng là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của công tác bảo tồn với các di sản quan trọng của đất nước. Sau triển lãm tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, 100 tác phẩm ảnh sẽ tiếp tục phục vụ người xem cho đến Tết năm 2016 tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và cả ở nước ngoài. trần nguYện Triển lãm Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam 2015 và bình Thuận - Hội tụ Xanh
  • 13. 13số 1151 l 05.11.2015 Sự kiện vấn đề Tối 03.11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát KịchViệt Nam chính thức công diễn vở diễn “Hamlet” của đại văn hào William Shakespeare (Đạo diễn NSƯT Anh Tú, Thiết kế sân khấu - NSND Doãn Châu). Hơn bốn thế kỷ qua, vở kịch “Hamlet” của đại văn hào William Shakespeare luôn là một vở kịch được cả thế giới ngưỡng mộ và chờ đón mỗi khi có một bản diễn mới ra đời. Những nét độc đáo, những tinh hoa của chính kịch, hơi thở của thời đại luôn thấm đẫm trong từng nhân vật của “Hamlet” làm cho khán giả toàn thế giới nghiêng mình. Chính vì lý do đó, Nhà hát Kịch Việt Nam đã quyết định chọn đây là vở diễn mở màn trong kế hoạch dàn dựng các kiệt tác sân khấu thế giới của mình và ngay từ đầu đã thu hút sự quan tâm của dư luận, giới nghệ sĩ và những người yêu sân khấu trong cả nước. “Lần đầu dựng vở Hamlet, sau các vở Giấc mộng đêm hè và Vua Lia cách đây đã 20 năm, Nhà hát kịch Việt Nam mong muốn tiếp bước để giới thiệu một tác phẩm kinh điển thế giới thật sự phù hợp và gần gũi với công chúng nước nhà”, đạo diễn Anh Tú khẳng định. Theo đạo diễn Anh Tú, “Hamlet” được biên tập, rút ngắn so với nguyên tác, thời gian biểu diễn chỉ còn khoảng hơn 2 giờ (trước đây thường kéo dài từ 3-5 giờ), nhưng vẫn thể hiện được nội dung và những giá trị tư tưởng, thông điệp mà Shakespeare gửi gắm trong tác phẩm. Hoàng tử Hamlet xứ Đan Mạch trở về nước chịu tang vua cha và phát hiện ra âm mưu khủng khiếp về người chú ruột đã giết vua cha của chàng với sự đồng lõa của Hoàng hậu - mẹ chàng để chiếm ngai vàng và lấy luôn Hoàng hậu làm vợ. Hamlet quyết định điều tra tìm ra sự thật về cái chết của vua cha và báo thù. Đó không chỉ là câu chuyện kịch đơn giản về một âm mưu thoán đạt nơi cung đình, mà còn cao hơn là bi kịch của một hành trình đi tìm sự thật để bảo vệ cho phẩm giá và lẽ sống của con người, mang đậm chất nhân văn và tính thời đại. Vở Hamlet trên sân khấu Nhà hát Kịch Việt Nam là một phiên bản mới, mà ở đó những tăm tối trong mỗi con người được phơi bày một cách chân thực, trong đó có một Hamlet dũng cảm đối diện với cái ác và quyết liệt tiêu diệt đến tận cùng tội ác, mặc dù phải trả một cái giá rất đắt. Đạo diễn đã thể hiện câu chuyện kịch của thế kỷ XVII dưới góc nhìn của thời hiện đại, cố gắng đi tìm lời giải đáp về một xã hội phong kiến đang chuyển mình, tan vỡ trong những hoài nghi và giả dối. Mọi sự ràng buộc của luân thường đạo lý, những tình cảm gia đình, vợ chồng, anh em, quân thần và ngay cả tình yêu cũng đều trở nên đảo lộn, bị xé bỏ bởi các âm mưu, thủ đoạn nhằm đạt tới quyền lực. Trong bối cảnh u ám đó, Hoàng tử Hamlet và những người bạn của chàng đã trở thành biểu tượng niềm tin của một thế hệ trí thức trẻ Châu Âu thời Phục hưng, khao khát đi đến tận cùng sự thật và công lý qua những chứng minh, lập luận rõ ràng, không chấp nhận thất bại và không để cái ác lộng hành, một thế hệ đang khắc khoải tìm về bản ngã và xây dựng nên những triết lý đạo đức của một xã hội mới tốt đẹp hơn... Đặc biệt, với bản dựng này, đạo diễn NSƯTAnh Tú đã kết hợp rất ngọt ngào màu sắc truyền thống, rất Việt Nam vào một kịch bản cổ điển nước ngoài, làm nên một “Hamlet” của nướcAnh trở nên bình dị và gần gũi với khán giả Việt Nam; khi sử dụng trống, trang phục và đặc biệt là có phần biểu diễn điệu múa Xuân Phả - điệu múa dân gian của Thanh Hóa. “Tôi đã từng xem điệu múa Xuân Phả trên một phóng sự truyền hình và lúc đó tôi đã nảy ra ý định sẽ sử dụng điệu múa này vào một tác phẩm nào đó của mình. Khi dựng Hamlet có một cảnh nói về sinh hoạt trong cung đình và tôi quyết định sẽ đưa điệu Xuân Phả vào cảnh diễn. Tôi đã nhờ NSND Lê Ngọc Cường - Chủ tịch Hội nghệ sĩ MúaViệt Nam và sau đó được giới thiệu đến NSƯT Hoàng Hải - nguyên Giám đốc Nhà hát kịch Lam Sơn, Thanh Hóa để nhờ ông dạy cho diễn viên cách trình diễn điệu múa này”, đạo diễn Anh Tú chia sẻ. Lần đầu ra quân trở lại với Shakespeare, lại với một quyết tâm “tìm lại vị trí của mình lâu nay trong làng kịch phía Bắc, nên đội ngũ những nghệ sĩ được chọn diễn cũng đều là những tên tuổi nổi tiếng như NSƯT Trung Anh, NS Phú Đôn, NS Phương Nga... cùng các nghệ sỹ trẻ, tài năng như NS Tạ Minh, NS Khuất Quỳnh Hoa, NS Lâm Tùng... Tiếp sau đêm ra mắt, “Hamlet” sẽ được biểu diễn định kỳ vào các tối thứ sáu và thứ bảy hàng tuần của tháng 11.2015 tại rạp của Nhà hát Kịch Việt Nam. tHế Hùng Nhà hát Kịch Việt Nam công diễn vở“Hamlet” Bình,NamĐịnh,HàNam.Sẽcó36công trình thể thao được sửa chữa, nâng cấp trực tiếp phục vụ tổ chức thi đấu tại Đại hội. Đặc biệt, một điểm rất tích cực là chương trình thi đấu của SEAGames 31 dự kiến sẽ bao gồm hầu hết các môn thi trong chương trình ASIAD và Olympic. Theo đó, Đại hội sẽ tổ chức 30-36 môn thi, được chia làm ba nhóm. Nhóm 1 gồmđiềnkinh,thểthaodướinước;nhóm 2 gồm 23 môn thể thao trong chương trình thi đấu ASIAD và Olympic; nhóm 3 gồm 5 môn thể thao khác là: cờ vua, silat, vovinam, đá cầu, bi sắt. Sau khi Đề án được phê duyệt, Ủy ban Olympic Việt Nam sẽ chính thức có câu trả lời với Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) về việc Việt Nam đăng cai SEAGames 31 năm 2021 trong phiên họp vào tháng 4.2016. H.Quân(tổnghợp)
  • 14. 14 số 1151 l 05.11.2015 thông tin trao đổi Ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho rằng: Cảnh đẹp độc đáo, điểm tham quan ấn tượng; cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh; xây dựng được văn hóa ứng xử trong cộng đồng du lịch, là ba yếu tố được xem như chiếc kiềng ba chân của du lịch. Nếu thiếu một trong ba yếu tố này, chắc chắn khó tạo được sức mạnh để thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Vì vậy, ngành Du lịch Thủ đô đang nỗ lực xây dựng các điều kiện cần và đủ với tinh thần “Tất cả vì du khách đến với Thủ đô Hà Nội” Bước đầu Hà Nội phát triển nhiều loại sản phẩm thu hút khách du lịch như: Du lịch tham quan di tích văn hóa - lịch sử, du lịch mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ ở các làng nghề, du lịch lễ hội, du lịch ẩm thực, du lịch hội thảo - hội nghị, du lịch thăm thân… Một số sản phẩm phát triển mới trong giai đoạn gần đây cũng được khách du lịch đánh giá cao như: Du lịch tổng hợp sinh thái, giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng cuối tuần (Đồng Mô, Ba Vì, Hương Sơn, Ao Vua, Quan Sơn..); du lịch làng nghề (lụa Vạn Phúc, thêu Quất Động, mây tre đan Phú Vinh, gốm Bát Tràng...). Bên cạnh quy mô của cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành ngày càng tăng về số lượng, nâng dần về chất lượng, Hà Nội còn có các cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực phong phú, các cơ sở mua sắm lớn. Các cơ sở dịch vụ, vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao đang phát triển một số loại hình dịch vụ cao cấp mới như: Sân golf Sóc Sơn, Đồng Mô, khu du lịch Sóc Sơn, đồi 79 Mùa Xuân (huyện Mê Linh). Ngoài ra, Hà Nội có khoảng 1.100 xe chuyên dụng chở khách du lịch, 117 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi, 2 doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch bằng ô tô điện… Tuy vậy, hệ thống nhà hàng, cơ sở dịch vụ ẩm thực, dịch vụ mua sắm của Hà Nội còn phát triển manh mún, phân tán, tự phát, quy mô nhỏ lẻ, thiếu điều kiện hạ tầng cần thiết như bão đỗ xe, không gian cảnh quan. PGS.TS Phạm Trung Lương - chuyên gia du lịch cho rằng: Du lịch Hà Nội có nhiều sản phẩm trong đó du lịch văn hóa là sản phẩm số một, nhưng thời gian qua, Hà Nội chưa khai thác triệt để sản phẩm này. Hơn nữa, Hà Nội là đô thị lớn của khu vực và cả nước vì vậy việc phát triển sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo tương đối thuận lợi. Hà Nội đã chú trọng đến sản phẩm này nhưng chưa đạt nhiều như kỳ vọng. Nếu Hà Nội khai thác tốt hai lợi thế này thì ngành du lịch Thủ đô sẽ phát triển mạnh hơn. Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020 đã đề ra, du lịch Thủ đô khi đó phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thực sự, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường… Trước thực tế này, Sở Du lịch Hà Nội khẳng định, trong thời gian tới, Hà Nội tập trung thu hút, đa dạng hóa các nguồn lực cho đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên nền tảng các giá trị di sản văn hóa nghìn năm văn hiến. Đó là, đầu tư nâng cấp dịch vụ du lịch tại khu vực phố cổ - hồ Hoàn Kiếm và một số điểm di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội. Thành phố cũng tập trung khai thác mặt nước và không gian cảnh quan xung quanh hồ Tây, phát triển du lịch ven sông Hồng, phát triển du lịch cộng đồng tại Ba Vì, khai thác và phát triển du lịch bền vững tại không gian lễ hội Gióng huyện Gia Lâm và Sóc Sơn. Cùng với phát triển các điểm dừng chân kết hợp bãi đỗ xe cho khách du lịch tại khu vực nội đô và tổ chức biểu diễn văn hóa, nghệ thuật phục vụ du lịch tại các điểm dừng chân của du khách, một số rạp biểu diễn nghệ thuật của Thủ đô và một số điểm trong khu vực phố cổ. Nếu như cảnh quan ấn tượng, đặc sắc, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh là điều kiện cần thì văn hóa ứng xử trong cộng đồng du lịch chính là điều kiện đủ để mang đến cho du khách một chuyến du lịch hài lòng, thỏa mãn. Hà Nội cũng đang tạo dựng một môi trường văn hóa thuận lợi cho du lịch phát triển, xây dựng Hà Nội là trung tâm du lịch của khu vực và cả nước, là đầu mối của các tour, tuyến du lịch trong vùng. Ông Đỗ Đình Hồng khẳng định: Sở Du lịch Hà Nội sẽ chủ động phối hợp với Công an thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án kiên quyết xóa bỏ các tệ nạn chèo kéo, ép khách du lịch mua hàng tại các khu, điểm du lịch và trước cửa các khách sạn. Cùng với đó, Sở phối hợp với cộng đồng địa phương tổ chức tốt các dịch vụ vệ tinh phục vụ khách du lịch như các xe bus, taxi, xe điện du lịch, các nhà hàng, điểm bán đồ lưu niệm… phát triển các dòng sản phẩm lưu niệm, mang đậm nét đặc trưng của địa phương. Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cam kết, trong thời gian tới, Sở sẽ nâng cấp phát triển và sử dụng có hiệu quả các quầy thông tin du lịch kết hợp đường dây nóng hỗ trợ khách du lịch khi đến với Thủ đô. Đồng thời, Sở Du lịch Hà Nội cũng triển khai quy hoạch, sắp xếp, hình thành rõ các bộ phận, các khu trong khuôn viên cảnh Xây dựng thế“kiềng ba chân”cho du lịch Hà Nội
  • 15. 15số 1151 l 05.11.2015 thông tin trao đổi Trong các ngày từ 29-31.10, người yêu sách Thủ đô sẽ được đắm mình trong không khí rộn ràng của hội sách lớn, tổ chức thường niên - Hội sách Mùa Thu năm 2015. Một số lượng sách lớn, nhiều ấn bản mới xuất hiện cùng các sự kiện văn hóa, chương trình ưu đãi đặc biệt trong không gian ấm áp của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam sẽ cho độc giả một cảm nhận đặc biệt về văn hóa đọc Hà Nội. Được đánh giá là một trong những sự kiện thành công trong việc tôn vinh văn hóa đọc, Hội sách Mùa Thu 2015 do Nhà xuất bản Phụ nữ, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Trẻ phối hợp tổ chức. Mang thông điệp “sách cho mọi người”, Hội sách hướng đến xây dựng “Thư viện gia đình”, “Tủ sách gia đình” trong mỗi ngôi nhà nhỏ. Đặc biệt, ngay sau lễ khai mạc, “Tủ sách làm cha mẹ” sẽ chính thức ra mắt cùng buổi trò chuyện về “Những tuyệt chiêu dạy trẻ cha mẹ chưa biết”. Đến Hội sách với vai trò một người mẹ đang cố gắng xây dựng thói quen đọc sách cho con mình, nhà văn Trang Hạ chia sẻ rằng ở nhà chị, vị trí của cái ti vi 5 năm qua đã được thay bằng một tủ sách lớn trong đó có sách thiếu nhi, sách tiếng Anh, văn học... Ngoài ra, chị cũng thường xuyên trao đổi với mọi người về những loại sách yêu thích, cùng mọi người đi chọn sách để bổ sung vào Tủ sách gia đình. “Từ khi mang ti vi ra khỏi nhà, các con yêu và thích đọc sách nhiều hơn, tình cảm gia đình cũng gắn kết hơn”- nữ nhà văn hào hứng. Có mặt tại hội sách từ khá sớm, ông Phạm Thế Khang - Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam rất vui vì những năm gần đây, rất nhiều hội sách được tổ chức trên cả nước. Ông cho rằng, trong xã hội hiện nay, việc xây dựng tủ sách gia đình cũng được chăm lo hơn, đã có hàng vạn tủ sách gia đình được lập ra, song để tủ sách gia đình phát huy được hết hiệu quả là điều không dễ. Để làm được điều đó, theo Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam, trước hết cần tăng cường tuyên truyền để lan tỏa nhận thức của người dân về giá trị của sách; khuyến khích xây dựng những tủ sách gia đình; tìm cách để tủ sách trở thành nơi ươm mầm, khơi nền niềm hứng thú với mọi thành viên trong gia đình… Năm nay, hội thảo “Phương pháp mới dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học”, hội thảo “Cả nhà mình đọc sách” cũng được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa khác nhằm xây dựng văn hóa đọc, cộng đồng đọc sách trong mỗi gia đình. Đặc biệt, để làm phong phú thêm cho các Tủ sách gia đinh, Ban Tổ chức Hội sách cũng thực hiện chương trình giao lưu “Trong hồn người có ngọn sóng nào không”, giới thiệu tập thơ “Tổ quốc nhìn từ biển”… Sân chơi “Tô màu lịch sử” cũng giúp các bạn nhỏ thể hiện tình yêu với sách lịch sử, lịch sử dân tộc qua những bức tranh tô màu của các họa sĩ Tạ Huy Long, Bùi Hải Nam và Bùi Ngọc Thúy. Sự góp mặt của các nhà thơ, nhà văn, nhà giáo dục, nhà tâm lý nổi tiếng như Thái Bá Tân, Nguyễn Việt Chiến, Y Ban, Phong Điệp, Nguyễn Bích Lan, Nguyễn Phương Hoa, Nguyễn Thụy Anh, Phan Hồ Điệp - mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam cùng nhà báo Hữu Việt, hoạ sĩ Tạ Huy Long, nghệ sĩ Xuân Bắc, các dịch giả trẻ: Ngô Hà Thu, Nguyễn Viết Linh... cũng làm Hội sách thêm phần hấp dẫn. Hội sách Mùa Thu 2015 quy tụ số lượng sách lớn - khoảng trên 5.000 tựa sách với 20.000 bản sách thuộc nhiều thể loại. Đây cũng là Hội sách áp dụng chính sách ưu đãi lớn cho độc giả lên đến 50% cùng nhiều gian sách đồng giá 5.000đ, 10.000đ, 20.000đ, 30.000đ... Cùng các sự kiện văn hóa, giao lưu với các khách mời nổi tiếng, Hội sách Mùa Thu là nơi giới thiệu những tựa sách mới của các đơn vị xuất bản có uy tín, đem đến những chính sách ưu đãi lớn nhất trong dịp cuối năm 2015. Đến với khu bày bán của Nhà xuất bản Phụ nữ, độc giả sẽ có được những lựa chọn phong phú với nhiều tựa sách mới về gia đình, tâm lý, giáo dục... Để những ấn phẩm mới thêm hấp dẫn người đọc, Hội sách Mùa Thu 2015 còn có Quán Văn - nơi chia sẻ tình yêu sách của bạn đọc với người viết sách luôn rộng mở chờ đón tất cả các độc giả có nhu cầu được ký tặng sách và gặp gỡ tác giả, nhất là những tác giả trẻ, của những cuốn sách mới được ra mắt. t.t.n Đề cao giá trị tủ sách gia đình quan du lịch (hàng quán, trông giữ xe, vệ sinh, khu vui chơi…) để tạo thuận lợi cho du khách dễ nhận biết. Ngành du lịch thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân Thủ đô, cộng đồng dân cư đặc biệt tại các địa phương có điểm du lịch, di tích, danh lam thắng cảnh thực hiện nếp sống văn minh, có thái độ thân thiện với du khách. Dù còn nhiều khó khăn nhưng người ta kỳ vọng, với sự vào cuộc quyết tâm của ngành du lịch, Hà Nội từng bước trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực. tHế Hùng
  • 16. 16 số 1151 l 05.11.2015 thông tin trao đổi Cát Bà nằm trên địa bàn huyện Cát Hải là điểm du lịch hấp dẫn, nổi bật tại Hải Phòng. Với mong muốn xây dựng hình ảnh Cát Bà xanh, là nơi để nghỉ dưỡng và khám phá, huyện đảo Cát Hải đang nỗ lực mời gọi các nhà đầu tư tăng cường liên kết để phát triển du lịch đảo ngọc. Theo PGS.TS Đỗ Công Thung - Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, quần đảo Cát Bà có hệ sinh thái nổi trội. Ở đây có hệ thống đảo đá vôi ven bờ hình thành qua lịch sử phát triển địa chất lâu dài. Cát Bà cũng chứa đựng đầy đủ các giá trị nổi bật về đa dạng sinh học như rừng nguyên sinh, rừng ngập nước trên núi đá vôi, rừng kim giao, hang động, rừng ngập mặn, hồ nước mặn, rạn san hô. Đây là nơi cư trú của 38.000 loài động vật, thực vật với 81 loài được xếp vào nguy cấp, quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam, sách đỏ thế giới. Tính đặc biệt của quần đảo Cát Bà là những ví dụ nổi bật, tiêu biểu cho các hệ sinh thái biển - đảo, nhiệt đới, cận nhiệt đới điển hình của Châu Á với 7 hệ sinh thái liền kề, kế tiếp nhau phát triển trong không gian rộng lớn. Chính nhờ đặc điểm này đã giúp Cát Bà trở thành địa điểm du lịch có những nét riêng, độc đáo so với các danh lam, thắng cảnh khác, ngay cả với Vịnh Hạ Long - địa danh du lịch liền kề. Ông Đoàn Duy Linh - Giám đốc Sở VHTTDL Hải Phòng đánh giá, tiềm năng, thế mạnh của du lịch Cát Bà lớn nhưng chưa được khai thác đúng mức, hiệu quả như chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư chiến lược, thiếu hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ cao cấp và sản phẩm du lịch đặc thù tương xứng với vị thế và giá trị mang tính toàn cầu, chưa tạo được sức hấp dẫn, khả năng cạnh tranh. Để khắc phục tình trạng này, ông Đoàn Duy Linh cho biết, thành phố Hải Phòng đã công bố quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Cát Bà dựa trên những yếu tố của phát triển bền vững với tính chất là bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế so sánh về nguồn lực du lịch. Quan trọng nhất trong phát triển du lịch Cát Bà là cần tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch để nâng cao tính cạnh tranh của du lịch quần đảo Cát Bà trong mối quan hệ gắn kết giữa phát triển du lịch với Đồ Sơn, Hạ Long, Vân Đồn và các trung tâm du lịch khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ cùng cả nước. Nghiêng về khía cạnh cần đẩy mạnh liên kết vùng trong phát triển du lịch, tận dụng những lợi thế của Hạ Long để kết nối với Cát Bà, ông Trịnh Đăng Thanh - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Quảng Ninh khẳng định, sự liên kết sẽ đem lại giá trị cho các bên. Hàng năm có khoảng 100.000 lượt khách du lịch quốc tế đến với Hạ Long, trong đó có nhiều đoàn nối tour sang thăm quan các điểm tại Hải Phòng. Còn Hải Phòng lại có lợi thế lớn về cơ sở hạ tầng như sân bay quốc tế Cát Bi, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ giúp du khách tiết kiệm thời gian và Hải Phòng là điểm trung chuyển lý tưởng của các đoàn khách trong vùng Duyên hải Bắc Bộ. Hơn nữa, việc liên kết cũng đã từng mang lại những hiệu quả thiết thực cho cả hai bên. Chẳng hạn, năm 2009, tuyến phà Tuần Châu (Hạ Long) - Gia Luận (Cát Bà) kết nối tuyến du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh đi vào hoạt động. Có những ngày nghỉ lễ, phà Tuần Châu - Gia Luận hoạt động tới 30 chuyến, đưa đón gần 4.000 lượt khách, rút ngắn thời gian của du khách khi muốn đến với Cát Bà. Từ lâu Cát Bà đã là khu du lịch biển, đảo quan trọng của thành phố Hải Phòng. Khi đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường cao tốc Hải Phòng tới Tuần Châu - Hạ Long được đi vào hoạt động sẽ rút ngắn thời gian lưu chuyển trên đường từ Hà Nội tới Cát Bà. Từ điểm cuối của tuyến đường cao tốc này ở Hải Phòng đến Hạ Long chỉ còn 25km và chạy qua khu du lịch Tuần Châu. Tập đoàn Tuần Châu đang xây dựng các tuyến phà đi Cát Bà hành trình chỉ mất từ 40-45 phút, cùng với hệ thống taxi nước, du thuyền, thủy phi cơ từ Tuần Châu sang chỉ mất 15 phút. Như vậy, những hạn chế khiến du khách ngần ngại đến Cát Bà do thời gian lưu chuyển dài, đường sá, phương tiện không thuận lợi đã hoàn toàn được giải quyết. Theo đánh giá của ông Tuyển, với tiềm năng, lợi thế của Cát Bà, trong tương lai, vùng đảo này sẽ trở thành một trung tâm du lịch lớn của hệ thống đảo và các quần đảo ven bờ của Việt Nam. Để tận dụng các lợi thế trên, ông Phạm Văn Hà - Chủ tịch UBND huyện Cát Hải cho biết, huyện đã đưa ra các nhóm giải pháp để phát triển du lịch Cát Bà. Bên cạnh việc kêu gọi, thu hút, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong khả năng của huyện để mời gọi các nhà đầu tư chiến lược, xây dựng các dự án mang tầm vóc quốc gia, quốc tế, huyện Cát Hải đã xây dựng chương trình tuyên truyền, quảng bá trên các chuyên mục, chuyên trang của các báo, đài Trung ương, địa phương. Ngành du lịch Cát Hải cũng đã xây dựng 8 chương trình tham quan tiêu biểu trên quần đảo này như tham quan Vịnh Lan Hạ với những địa danh nổi tiếng như Hòn Nến, Hòn Buồm, hòn Bụt Đầy; tham quan Vườn quốc gia Cát Bà, tham quan khu du lịch sinh thái Suối Gôi ở xã Xuân Đám. Giải pháp tuyên truyền, đưa văn hóa du lịch vào nhà trường, công sở, khu dân cư cũng được chú trọng, hướng Khai thác lợi thế phát triển du lịch Cát bà
  • 17. 17số 1151 l 05.11.2015 giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống Tại Quyết định số 3641/QĐ- BVHTTDL ngày 26.10.2015, Bộ VHTTDL đã cho phép Sở VHTTDL tỉnh Đồng Nai thăm dò, khai quật tại di tích Suối Chồn thuộc ấp Lát Chiếu, xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh. Thời gian thăm dò, khai quật từ 30.10.2015 đến 30.11.2015. Diện tích thăm dò, khai quật là 12m2. Trong thời gian thăm dò, khai quật, cơ quan được cấp giấy phép có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa. Những hiện vật thu được trong quá trình thăm dò, khai quật phải được tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh Đồng Nai để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng tỉnh Đồng Nai, Sở VHTTDLtỉnh Đồng Nai có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDLphương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó. Sau khi kết thúc đợt thăm dò, khai quật, chậm nhất 03 tháng, Sở VHTTDL tỉnh Đồng Nai phải có báo cáo sơ bộ và sau 01 năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa. Khi công bố kết quả của đợt thăm dò, khai quật, cơ quan được cấp giấy phép cần trao đổi với Cục Di sản văn hóa. Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đợt thăm dò, khai quật nói trên đúng với nội dung Quyết định. t.Hằng Khai quật khảo cổ tại di tích Suối Chồn, tỉnh Đồng Nai Bộ VHTTDL vừa có Công văn số 4390/BVHTTDL-DSVHngày26.10.2015 gửi Sở VHTTDL tỉnh Cà Mau về việc thỏa thuận báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích đình Tân Hưng, tỉnh Cà Mau. Theo đó, Bộ VHTTDL thỏa thuận nội dung Báo cáo kinh tế-kỹ thuật tu bổ di tích đình Tân Hưng, bao gồm các hạng mục: xây dựng mới tường rào 3 mặt, bổ sung cây xanh và lắp đặt hệ thống đường ống tưới nước toàn khu. Tuy nhiên, Bộ VHTTDL lưu ý: Hệ thống cây xanh cần lựa chọn những loại cây bản địa, truyền thống phù hợp với cảnh quan di tích. Đình Tân Hưng được xây dựng từ năm 1907, không chỉ thờ thần, các vị anh hùngdântộc,nhữngngườichínhtrực,mà nơi đây còn là nơi đầu tiên của tỉnh diễn ra sự kiện treo cờ Đảng trên cây dương trước đình, là một trong năm di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia của tỉnh Cà Mau, được công nhận ngày 25.9.1992. tHu Hằng Thỏa thuận tu bổ di tích đình Tân Hưng, tỉnh Cà mau Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch số 4320/KH-BVHHTDLvề việc thực hiện mở 03 lớp truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể cho dân tộc Ơ Đu tại tỉnh Nghệ An và dân tộc B’râu, Rơ Măm tại tỉnh Kon Tum. Theo đó, Bộ sẽ mở các lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người; xây dựng mô hình thí điểm có hiệu quả làm tiền đề cho việc nhân rộng mô hình này với nhiều dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc thiểu số VN; đảm bảo đối tượng được thụ hưởng là chủ thể văn hóa, chủ nhân sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của các dân tộc thiểu số. Vụ Văn hóa dân tộc chủ trì bao gồm các nhiệm vụ như: soạn thảo và trình lãnh đạo Bộ ban hành các Quyết định, kế hoạch; lập dự toán kinh phí 03 lớp tập huấn; phối hợp với Văn phòng Bộ chuẩn bị phương tiện, tài liệu có liên quan phục vụ việc mở lớp; phối hợp với địa phương khảo sát, chọn địa điểm và các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện nhiệm vụ. Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum và tỉnh Nghệ An sẽ thực hiện tổ chức khảo sát địa điểm, điều kiện để tổ chức lớp truyền dạy; thống kê và mời các nghệ nhân, học viên tham dự; phối hợp xây dựng báo cáo, tư liệu, hình ảnh, hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện. Thờigiandựkiến03ngàytrongtháng 11, 12.2015 tại NghệAn và Kon Tum. tHu Hằng Truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số tới mục tiêu mỗi người dân là một “đại sứ” về văn hóa du lịch Cát Bà. UBND huyện Cát Hải cũng đưa ra 6 đề xuất, kiến nghị để xây dựng hình ảnh du lịch Cát Bà xanh, mang tầm vóc quốc gia, khu vực. Trong đó, đề nghị Cát Bà được Chính phủ phê duyệt là Khu du lịch quốc gia; Thành phố Hải Phòng quan tâm để huyện triển khai quy hoạch du lịch tổng thể Cát Bà; đầu tư cho Cát Bà đảm bảo đồng bộ với hạ tầng huyện Cát Hải khi hoàn thành cảng nước sâu Tân Vũ - Lạch Huyện; đề nghị Trung ương, thành phố thực hiện nhanh các giải pháp xúc tiến, quảng bá, nâng cao chất lượng du lịch, thu hút các nhà đầu tư chiến lược; các công ty lữ hành kết hợp chặt chẽ với huyện để triển khai liên kết du lịch... Yến nHi