SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 6
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Báo cáo Ngành hàng Cao su
                                     Quý III năm 2007
                                         ---***---

I. Tình hình sản xuất
1. Việt Nam
Trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thế mạnh và thu hút được
nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn. Xuất khẩu cao su của Việt Nam hiện đứng thứ tư
thế giới, sau Thái Lan, Malaysia và Inđônêxia. Nông dân ở các tỉnh trồng nhiều cao su như
Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Quảng Trị,… cũng giàu lên nhờ cây cao su. Sản lượng
cao su thiên nhiên của Việt Nam trong mấy năm qua tăng khá mạnh, từ chỉ có 220.000 tấn
năm 1996 lên 560.000 tấn năm 2006.
Cùng với việc phát triển diện tích cao su quốc doanh hiện có, chủ yếu tập trung ở các nông
trường quốc doanh ở Bình Dương, Bình Phước, cao su tiểu điền cũng đang ngày càng được
chú trọng phát triển. Diện tích cao su tiểu điền hiện nay khoảng trên 200.000 ha, tuy chiếm
gần 50% tổng diện tích, nhưng năng suất cao su tiểu điền hiện còn thấp, chỉ khoảng gần 20%
sản lượng cao su cả nước.
Tình hình sản xuất cao su trong quý III không có nhiều biến động, các tỉnh tiếp tục chú trọng
vào chăm sóc và khai thác diện tích cao su hiện có, một số tỉnh bắt đầu khai thác thế mạnh của
đất và trồng mới cây cao su nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân như Lai Châu,
Quảng Bình và diện tích đất hợp tác với Campuchia, Lào. Trong đó, huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình đã trồng mới được gần 175 ha cao su tính đến giữa tháng 9, đưa diện tích cao su
vùng gò đồi đạt gần 5.500 ha. Năm nay, huyện đưa 996 ha cây cao su vào khai thác, đến tháng
9 đã thu hoạch được 570 tấn mủ khô. Huyện phấn đấu đến năm 2010 đưa diện tích cao su toàn
huyện lên 7.000 ha. Bên cạnh đó, trong kế hoạch phát triển giai đoạn 2008-2010, Lai Châu sẽ
trồng thêm 5000 ha cây cao su, phấn đấu đến năm 2010 toàn tỉnh có 20.000 ha cây cao su.
Tây Ninh là một tỉnh đi đầu trong phát triển cây cao su của cả nước. Tính đến đầu tháng 7,
toàn tỉnh đã trồng được 52.603 ha cao su, trong đó cao su tiểu điền chiếm khoảng 30% diện
tích, vượt 7.600 ha so với kế hoạch phát triển cây cao su của tỉnh đến năm 2020. Ngày 24/7,
Công ty cổ phần cao su Tây Ninh chính thức niêm yết và giao dịch phiên đầu tiên trên sàn
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Công ty đã cổ phần hoá từ tháng 12/2006,
hoạt động trong các lĩnh vực trồng đầu tư, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su nguyên liệu;
tiêu thụ sản phẩm và công nghiệp hóa chất, phân bón và cao su. Công ty hiện có năng suất
khai thác mủ cao su cao nhất toàn ngành cao su Việt Nam và khu vực, riêng năm 2006, năng
suất bình quân đã đạt 2.351 kg/ha/năm. Công ty có 2 nhà máy và 4 dây chuyền chế biến cao su
các loại, chế biến từ 70% đến 80% sản lượng cao su ly tâm cung cấp cho xuất khẩu và thị
trường trong nước.
Bên cạnh đó, cây cao su đang được xác định là cây công nghiệp chủ lực trong định hướng khai
thác và phát triển kinh tế vùng gò đồi của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Các huyện Nam Đông, A
Lưới, Phong Điền, Hương Trà, Hương Thuỷ đang có kế hoạch phát triển để nâng diện tích cây
cao su toàn tỉnh lên khoảng 10.000 ha. Đến nay, huyện miền núi Nam Đông đã trồng được
2.500 ha cây cao su, trong đó có khoảng 600 ha cây cao su đã cho mủ. Tuy nhiên, hiệu quả sản
xuất cao su trong tỉnh chưa cao do việc thu mua và chế biến cao su nguyên liệu trong tỉnh chỉ
mới dừng lại ở dạng thô.
Tính đến tháng 8/07, tỉnh Bình Phước đã có trên 138.100 ha cao su, tăng gần 30.000 ha so với
năm 2006. Nguyên nhân để diện tích cao su tăng nhanh là do giá mủ cao su trong những năm
gần đây tăng cao và vẫn giữ mức giá ổn định, nên nhiều hộ dân đã mua đất trồng cao su, mặt
khác, một số hộ dân đã chuyển cây trồng không hiệu quả khác như tiêu, điều, cây ăn trái sang
trồng cao su... Trong tổng số diện tích trên, các công ty cao su quốc doanh quản lý 75.731 ha,
                                                                                            1
số còn lại chủ yếu là cao su tiểu điền. Hầu hết, diện tích cao su đã được các nông trường, công
ty tư nhân và hộ dân thay thế dần được giống mới và trình độ thâm canh ở các vườn cây cao
su tiểu điền đã được nâng cao nên năng suất mủ cao su đã tăng nhanh. Các năm trước, vườn
cây cao su trong toàn tỉnh chỉ đạt năng suất mủ bình quân 1,59 tấn /ha, thì nay đã có nhiều
nông trường và doanh nghiệp tư nhân, nông hộ đạt năng suất trên 2 tấn/ha, sản lượng đạt trên
131.088 tấn, tăng 4,2 lần so với các năm trước. 6 tháng đầu năm nay, sản lượng mủ cao su
xuất khẩu đã chiếm 72 % tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Trung tuần tháng 8, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cùng với UBND tỉnh Sơn La đã
tổ chức lễ ra mắt Công ty cổ phần Cao su Sơn La và bắt tay trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh
Sơn La. Đây là lần đầu tiên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đưa giống cây cao su lên
trồng tại các tỉnh khu vực Tây Bắc nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của các tỉnh miền núi,
góp phần bố trí lại dân cư, cơ cấu sản xuất phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp của các tỉnh
này. Công ty cổ phần Cao su Sơn La sẽ thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Hiện
tại, Công ty đã triển khai trồng cao su trên địa bàn xã Ít Ong được 70/100 ha bằng 2 loại giống
GT1 và PB260 trong kế hoạch trồng cao su của năm nay. Dự kiến từ nay đến năm 2020, Sơn
La sẽ triển khai trồng tập trung từ 10.000 đến 30.000 ha cây cao su trên địa bàn.
Trong buổi ký biên bản ghi nhớ về sự liên kết hợp tác với Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA)
diễn ra vào ngày 19/9, Hiệp hội Công nghiệp cao su Đài Loan (TRIA) đã hy vọng được hợp
tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc sản xuất cao su. TRIA mong muốn có nhiều
loại sản phẩm cao su sẽ được sản xuất ngay tại Việt Nam.
Cũng trong kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất cao su, Công ty Cổ phần phát triển cao su Tân
Biên-Kampong Thom đã ký hợp đồng thuê 8.100ha đất với Chính phủ Campuchia trong thời
hạn 70 năm để trồng cây cao su và xây dựng một nhà máy chế biến mủ tại địa bàn tỉnh
Kampong Thom. Hoạt động trên nằm trong chương trình hợp tác phát triển vườn cây cao su
theo chủ trương của Chính phủ Việt Nam và Campuchia đến năm 2010. Dự án Công ty Cổ
phần phát triển cao su Tân Biên-Kampong Thom có tổng mức đầu tư dự kiến là 770 tỷ đồng,
do 3 đối tác lớn góp vốn thực hiện là Công ty Cao su Tân Biên, Tập đoàn Công nghiệp cao su
Việt Nam và Tổng Công ty Sông Đà. Theo kế hoạch, đến năm 2010, công ty sẽ trồng mới
xong 7.900ha cao su, đến năm 2023 qua 3 giai đoạn xây dựng sẽ hoàn thành một nhà máy chế
biến có công suất 26.000 tấn mủ thành phẩm/năm.
2. Thế giới
Theo Uỷ ban Cao su Malaysia, sản lượng cao su thiên nhiên của nước này tháng 6/07 đã tăng
9,3% lên 97.717 tấn so với một tháng trước. Khối lượng cao su tiêu chuẩn xuất khẩu trong
tháng 6/07 tăng 11,2% lên 81.069 tấn. Trong 6 tháng đầu năm, Trung Quốc là khách mua cao
su lớn nhất, với khối lượng đạt 156.922 tấn, tiếp đến là Đức với 68.167 tấn, Mỹ đứng thứ ba
với 29.107 tấn. Lượng cao su thiên nhiên nhập khẩu của Malaysia trong tháng 6/07 tăng 0,6%
lên 46.844 tấn so với tháng 5/07.
Trên thị trường thế giới, trong 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã giảm lượng mua cao su so
với cùng kỳ năm ngoái do giá cao làm hạn chế nhu cầu, và dự trữ còn nhiều sau khi đã mua
vào khá nhiều hồi năm ngoái. Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu cao su thiên nhiên để đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ngành sử dụng cao su làm nguyên liệu, nhất là ngành lốp
xe. Trung Quốc dự kiến sẽ sản xuất 600.000 tấn cao su thiên nhiên trong năm 2007, tăng 1,7%
so với năm 2006, và sản lượng dự báo sẽ tăng mạnh lên 780.000 tấn vào năm 2010. Tuy vậy,
sản lượng vẫn còn xa so với nhu cầu. Dự báo trong cả năm 2007, Trung Quốc sẽ nhập khẩu
1,75 triệu tấn cao su thiên nhiên, tăng so với 1,61 triệu tấn năm 2006. Nước tiêu thụ và nhập
khẩu cao su lớn nhất thế giới này chắc chắn sẽ tăng cường mua cao su Thái Lan bởi sản lượng
của nước này tăng và chất lượng cũng tốt hơn so với của các nước khác. Thái Lan là nước sản
xuất cao su lớn nhất thế giới, và chất lượng sản phẩm của họ cũng luôn ổn định. Ngành ô tô sẽ
là động lực chính đẩy tiêu thụ cao su của Trung Quốc tăng lên.
                                                                                             2
Theo Hiệp hội Cao su Indonexia (Gapkindo) và Tập đoàn Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG),
năm 2006, thị trường cao su thiên nhiên thế giới dư thừa 29.000 tấn, và dự kiến sẽ năm nay sẽ
thừa 232.000 tấn vì cung từ những nước sản xuất mới như Việt Nam và Campuchia sẽ tăng
lên. Năm 2008, thị trường cao su thiên nhiên toàn cầu sẽ đối giữa cung và cầu, với sản lượng
dự kiến là 9,85 triệu tấn, còn tiêu thụ khoảng 9,84 triệu tấn.
Riêng sản lượng cao su Indonexia năm 2007 dự báo sẽ tăng gần 5% đạt 2,765 triệu tấn.
Indonexia được dự báo là sẽ vượt Thái Lan trở thành nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới
vào năm 2020 vì có diện tích đất trồng rất lớn, trên cả 17.000 hòn đảo. Tổ chức Cao su Quốc
tế dự báo sản lượng cao su nước này năm 2020 sẽ đạt 4,12 triệu tấn, vượt Thái Lan – khi ấy sẽ
đạt 3,68 triệu tấn.
Xuất khẩu cao su Thái Lan năm 2007 dự báo đạt 2,7 triệu tấn, trị giá 6 tỷ USD, tăng 10% so
với 2,6 triệu tấn năm ngoái. Dự báo nhu cầu cao su toàn cầu, đặc biệt là ở châu Á, sẽ tăng dần
cho tới 2010. Nguyên nhân do sự phát triển mạnh của ngành sản xuất ô tô Ấn Độ, cần rất
nhiều cao su nguyên liệu. Điều đó sẽ đẩy giá cao su Thái Lan tăng mạnh. Với tính toán đó,
chính phủ Thái sẽ lập kế hoạch tăng cường trồng cao su từ 14 triệu rai hiện nay lên 20 triệu
rai. Cao su trồng mới sẽ cho thu hoạch vào năm 2011, song kể cả việc đó cũng sẽ không đủ
đáp ứng nhu cầu. Ấn Độ đã vượt qua Thái Lan để trở thành nước sản xuất cao su thiên nhiên
có năng suất cao nhất thế giới, với năng suất ước đạt 1.879 kg/ha trong năm 2006, vượt qua
mức 1.799 kg/hécta của Thái Lan. Năm 2005, năng suất cao su của Thái Lan là 1.736 kg/hecta
và Ấn Độ là 1.727 kg/hécta.

II. Tình hình thị trường trong nước và thế giới

1. Thị trường trong nước và xuất khẩu
Giá xuất khẩu cao su Việt Nam khá biến động trong quý III năm 2007, giảm nhẹ trong tháng
đầu quý và tăng dần lên về cuối quý nhờ nhu cầu tiêu thụ được đẩy mạnh.

Trong tháng 7/07, giá cao su xuất khẩu qua cửa khẩu Móng Cái giảm nhẹ do nhu cầu tiêu thụ
giảm, trung bình ở mức 2.100 USD/tấn đối với cao su loại 1 và 1.900 USD/tấn đối với cao su
loại 2. So với thời điểm đầu tháng, khối lượng cao su xuất khẩu cuối tháng 7 giảm đáng kể, từ
200-250 tấn/ngày vào đầu tháng xuống chỉ còn khoảng 150 tấn/ngày. Mủ cao su chỉ xuất 50
tấn/ngày, với giá trung bình là 1.906 USD/tấn.

Bước sang tháng thứ hai của Quý III, giá cao su xuất khẩu sang Trung Quốc tăng đáng kể do
nhu cầu tiêu thụ cao su tại Trung Quốc tăng vọt. Thời điểm đầu tháng 8, giá xuất khẩu cao su
khối SVR3L sang Trung Quốc đã đạt mức 15.600 NDT/tấn, tăng 1.400 NDT/tấn so với hồi
đầu tháng 7. Trong thời gian này, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng đã tăng
lượng cung một cách hợp lý để giữ thế cân bằng, tạo sự ổn định cho thị trường. Lượng cao su
các loại xuất khẩu hiện nay đã đạt mức 450 tấn/ngày và đang có xu hướng tăng hơn nữa. Do
nhu cầu thực của thị trường Trung Quốc đang tăng cao đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải
nâng giá nhập khẩu cao su để thu hút nguồn hàng.

Giá cao su xuất qua cửa khẩu Móng Cái theo hợp đồng mới giảm nhẹ vào cuối tháng 8 do phía
Trung Quốc đã nới lỏng nhập khẩu cao su, chủ yếu vẫn là đường biên. Ngày 23/8, giá cao su
loại 1 xuất qua Móng Cái vào khoảng 2.031 USD/tấn, cao su loại 2 ở mức 1.969 USD/tấn, cao
su đen ở mức 1.875 USD/tấn. Khối lượng xuất khẩu trung bình đạt 250 tấn/ngày.
Trong tháng 8, nhiều đối tác thuộc khu vực thị trường Quảng Tây, Quảng Đông tìm nhập mủ
nguyên khai, mủ latex. Nhu cầu nhập khẩu các loại mủ vào khoảng 1.000 tấn/tuần. Giá ký hợp
đồng mủ nguyên khai khoảng 10.800 NDT/tấn, mủ latex 12.700 NDT/tấn.
                                                                                            3
Xuất khẩu cao su trong tháng 8 ước đạt 70.000 tấn, kim ngạch đạt 133 triệu USD. Như vậy,
tổng lượng cao su xuất khẩu 8 tháng năm 2007 đạt 422 ngàn tấn, kim ngạch đạt 798 triệu
USD, cả lượng và kim ngạch đều đạt xấp xỉ cùng kỳ năm trước. Giá cao su xuất khẩu có chiều
hướng giảm sút so với cùng kỳ năm ngoái, 8 tháng đầu năm 2007 giá xuất khẩu cao su bình
quân thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 8 USD/tấn.

Tháng 9, sức tiêu thụ cao su thiên nhiên của thị trường Trung Quốc ở mức cao nhất trong năm.
Riêng tại thị trường khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, nhu cầu nhập khẩu cao su là 5.000 tấn
mủ cao su nguyên khai và khoảng 10.000 tấn cao su hỗn hợp chế biến tại các xưởng ở khu vực
cửa khẩu Móng Cái. Thời điểm đầu tháng 9, giá mủ cao su nguyên khai ở mức 10.800
NDT/tấn. Các nhà nhập khẩu cao su lớn của Trung Quốc đang tập trung tại khu vực cửa khẩu
Đông Hưng (Trung Quốc), chuẩn bị điều kiện cần thiết để vào mùa kinh doanh mặt hàng này.
Do đó các nhà xuất khẩu cao su trong nước có cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn.
Đà tăng giá cao su vẫn tiếp diễn cho đến cuối tháng. Tuần cuối tháng 9, giá cao su xuất qua
cửa khẩu Móng Cái đã đạt mức 15.950 NDT/tấn, tăng 2,24% so với tuần trước đó. Tuy nhiên,
nhu cầu của Trung Quốc đã có dấu hiệu chững lại. Lượng giao dịch vào thời điểm này đạt
khoảng 500 tấn/ngày, giảm 100 tấn so với một tuần trước. Tuy nhiên, đây chỉ là động thái điều
chỉnh cần thiết sau một thời gian mua vào nhiều, do nhu cầu cao su của Trung Quốc là khổng
lồ nên dự đoán giá cao su xuất khẩu trong nước sẽ còn tiếp tục tăng cao. Năm nay, Trung
Quốc cần nhập khẩu tới 1,75 triệu tấn cao su thiên nhiên, tăng 0,14 triệu tấn so với năm ngoái
để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà máy.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, Việt Nam đã xuất được 74.548 tấn cao su
các loại, đạt kim ngạch 141,4 triệu USD, giá bình quân là 1.897 USD/tấn, cao hơn tháng 8
khoảng 6,8 % về lượng, 9,3 % về trị giá và hơn 2,3 % về đơn giá bình quân, nhưng so với
tháng 9 năm trước, lượng chỉ còn 94,2 % và trị giá chỉ đạt 98,4%, tuy nhiên đơn giá tăng
khoảng 4,5 %. Thị trường xuất khẩu cao su 9 tháng đầu năm có biến động về thị phần, lượng
cao su xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 14% so với cùng kỳ năm trước, đã kéo thị phần giảm
gần 10%, nhưng Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu cao su Việt Nam lớn nhất với thị phần
59%, tiếp theo là Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, với mức thị phần từ 4-5%.
Tổng cộng đến tháng 9, Việt Nam xuất được 496.365 tấn cao su, trị giá 935, 63 triệu USD,
đơn giá bình quân đạt 1.885 USD/tấn, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, đạt 98,9 % về
lượng, 98,9 % về trị giá và đơn giá gần tương đương.

Trong tháng 9/2007, cao su SVR3L vẫn là loại cao su chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất,
chiếm 46,93 tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt trên 32 ngàn tấn với trị giá 65,2
triệu USD, giảm 0,97% về lượng nhưng lại tăng 2,1% về trị giá so với tháng trước. Giá xuất
khẩu trung bình đạt 2.014 USD/tấn, tăng 19 USD/tấn so với giá xuất trung bình tháng trước.
Loại cao su này chủ yếu được xuất sang Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Malaysia, Nga, Đức,
Pháp. Tiếp đến là cao su SVR10 xuất được 11,78 ngàn tấn, với trị giá 22,18 triệu USD, tăng
2,19% về lượng và tăng 2,76% về trị giá so với tháng trước. Giá xuất sang hầu hết các thị
trường đều tăng. Sang Trung Quốc đạt 1.847 USD/tấn; sang Malaysia đạt 1.940 USD/tấn, tăng
thêm 100USD/tấn; Hàn Quốc đạt 1.959 USD/tấn (theo Vinanet).
Lượng cao su nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm đã chiếm 28,7 % lượng cao su xuất khẩu, đạt
142.223 tấn, trị giá 267,53 triệu USD, đơn giá bình quân là 1.881 USD/tấn, giảm 21,7 % về
lượng, 17 % về trị giá nhưng tăng 6 % về đơn giá.
Lượng cao su xuất trong 9 tháng giảm chủ yếu là do nguồn cung hạn chế từ các nước lân cận.
Trong khi đó lượng cao su xuất ròng 9 tháng đạt 354.142 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm
trước, chủ yếu do sản lượng cao su trong nước tăng.
                                                                                            4
2. Thị trường thế giới
Giá cao su thế giới
                                   Biểu 1: Giá cao su tại sở giao dịch TOCOM quý III - 07
trong Quý III biến
                                                      (Nguồn Reuters)
động phức tạp, với xu
                          265
hướng chủ đạo trong 2 260
tháng đầu quý là giảm 255
giá do nguồn cung cao 250




                                                                                           Yên/kg
su dồi dào, trong khi 245
nhu cầu sử dụng có vẻ 240
chững lại, đặc biệt từ 235
Trung Quốc - nước 230
tiêu thụ cao su hàng 225
đầu thế giới. Đây là 220
thời điểm cao su cho 215
mủ liên tục trong điều 210
kiện thời tiết thuận lợi                 Tháng 7           Tháng 8          Tháng 9
ở các nước sản xuất
cao su chính như Thái Lan, Inđônêxia và Malaysia.
Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo - thị trường có ảnh hưởng lớn nhất tới biến động giá cao su thế
giới, đa số giảm sút trong tháng 7, với một vài ngày giao dịch có giá tăng do hoạt động điều
chỉnh của các nhà đầu tư khi giá có chiều hướng xuống dốc quá nhiều. Giữa tháng, cao su kỳ
hạn lên giá chút ít nhờ đồng Yên xuống giá so với đô la Mỹ, song mức tăng không mạnh và
không có tính lâu dài do các hoạt động đầu cơ trục lợi ngay lập tức được đẩy mạnh.
Đà suy yếu của tháng 7 trở trên mạnh hơn vào tháng 8 khi giá cao su trên thị trường thế giới
giảm mạnh, đặc biệt vào thời điểm giữa tháng, giá cao su trên thị trường kỳ hạn Tocom, Nhật
Bản đã tụt xuống mức thấp nhất trong tháng là 229,7 yên/kg, trong khi đầu tháng là 257,7
yên/kg (Biểu 1). Nguyên nhân là do tỉ giá đồng yên tăng so với đôla Mỹ trong bối cảnh thị
trường tín dụng toàn cầu khủng hoảng khiến các nhà đầu tư nản lòng. Có thể nói, những lo
ngại xung quanh thị trường tín dụng của Mỹ đã làm cho thị trường tài chính thế giới rơi vào
khủng hoảng là tác nhân chính khiến giá hàng hoá tụt giảm nhanh chóng.
Tháng cuối của Quý III, giá cao su tăng rõ rệt do giá dầu thô tăng kỷ lục và nhu cầu tiêu thụ
mạnh. Trong các ngày đầu tháng, giá cao su tại Nhật Bản biến động trái chiều, song mức độ
dao động không lớn, do các thương nhân đẩy mạnh các hoạt động bán trục lợi sau khi cao su
bắt đầu tăng giá vào cuối tháng 8. Trong hai tuần cuối tháng 9, thị trường dầu thô thế giới tăng
giá cùng với hoạt động điều chỉnh đã giúp giá cao su tăng nhanh do giá dầu thô tăng thường
kích thích nhu cầu sử dụng cao su thiên nhiên thay thế cao su tổng hợp - một sản phẩm hoá
dầu.

Thị trường cao su giao ngay tại Châu Á chịu ảnh hưởng bởi thị trường kỳ hạn. Tuy nhiên, xu
thế giảm giá trong hai tháng đầu Quý III không quá mạnh nhờ nguồn cung bị hạn chế do mưa
lớn tại Thái Lan giai đoạn đầu Quý. Trên thực tế, 3 tháng 7, 8 và 9 là những tháng sản lượng
cao su thiên nhiên tăng lên mức đỉnh điểm, trong khi nhu cầu lại không cao nên giá cao su sẽ
không thể tăng tích cực trong thời gian này. Trong vòng 2 tuần giữa tháng 7, cao su RSS3 của
Thái Lan giảm khoảng 7% nhờ nguồn cung tăng mạnh, xuống còn 2,02 USD/kg, trong khi đầu
tháng là 2,13 USD/kg. Cao su SMR20 của Malaysia giảm từ 2,10 USD/kg xuống còn 2,04
USD/kg. Dự đoán thị trường cao su sẽ tiếp tục giảm sút trong thời gian tới do thiếu vắng nhân
tố tích cực nâng đỡ về lâu dài và triển vọng nguồn cung dồi dào.



                                                                                                    5
Trong tháng 8, thời tiết trở
                  Giá cao su Châu Á Quý III-2007
                         (Nguồn: Reuters)
                                                                      nên thuận lợi hơn ở Thái
  230                                                                 Lan và Malaysia – hai nước
                                                                      sản xuất cao su lớn thứ nhất
  225
                                                                      và thứ ba thế giới khi mùa
  220                                                                 đông khô lạnh đã kết thúc,




                                                              USD/kg
  215                                                                 nguồn cung cải thiện rõ rệt,
                                                                      trong khi nhu cầu mua vào
  210                                                                 từ phía Trung Quốc đã hạn
  205                                                                 chế so với tháng trước. Mùa
                                                                      đông ở Inđônêxia không
  200
                                                                      làm ảnh hưởng nhiều đến
  195                                                                 sản lượng mủ nên nguồn
                                                                      cung vẫn còn khá. Đầu



             9
     7
             7




             8




            /8


            /9
            /9
            /7
            /7
            /7
            /7


            /8

            /8                                                        tháng, giá RSS3 của Thái
          6/




          6/




          5/
  2/




         11
         18
         30
         12
         18
         24




         10

         20
         27      SMR20 Malaysia          RSS3 Thái Lan                Lan đứng ở mức 2,24
                                                                      USD/kg,      SMR20       của
Malaysia ở mức 2.13 USD/kg, song đến cuối tháng giảm chỉ còn 2,10 USD/kg và 2,05
USD/kg. (Biểu 2). Hoạt động giao dịch trên thị trường tẻ nhạt do khách hàng có ý chờ giá
giảm nữa mới mua vào.
Bước sang tháng cuối cùng của Quý III, giá cao su Châu Á tăng khá nhờ nguồn cung nguyên
liệu thô tại các nước sản xuất chính khan hiếm trong khi nhu cầu mua vào của các nhà nhập
khẩu Trung Quốc không ngừng tăng. Tại Thái Lan và Malaysia, nước sản xuất cao su lớn thứ
nhất và thứ hai thế giới, các trận mưa kéo dài đã làm gián đoạn việc khai thác mủ của nông
dân khiến sản lượng giảm, trong khi Inđônêxia vẫn đang trong mùa đông khô lạnh. Ngày 4/9,
giá cao su RSS3 giao tháng 10/07 của Thái Lan đứng ở mức 2,15 USD/kg, SMR20 giao cùng
kỳ của Malaysia ở mức 2,1 USD/kg. Đến ngày 26/9, cao su RSS3 của Thái Lan đã tăng 0,05
USD lên 2,20 USD/kg, SMR20 của Malaysia tăng 0,07 USD lên 2,17 USD/kg. Dự đoán sang
đầu quý sau giá cao su Châu Á sẽ giảm chút ít khi mưa tạnh, tuy nhiên do nhu cầu của Trung
Quốc vẫn còn lớn nên nhiều khả năng giá sẽ không giảm nhiều.
                                                                               Phạm Như Quỳnh
                                 ------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo Thống kê của Trung tâm Tin học & Thống kê, Bộ Nông nghiệp & PTNT
2. Hệ thống cơ sở dữ liệu giá (PMARD) của Trung tâm Tin học & Thống kê, Bộ Nông nghiệp
& PTNT
3. Tin Reuters
4. Website: TTXVN, Vinanet, Vneconomy, VRA, Blonnet




                                                                                                6

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Bc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san yen thanh
Bc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san   yen thanhBc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san   yen thanh
Bc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san yen thanhHuyen Tran
 
đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn
 đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn
đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắnLanh Nguyen
 
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếDây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếThanh Hoa
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếThanh Hoa
 
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...Giang Coffee
 
Chuoi giá trị ngành sắn
Chuoi giá trị ngành sắnChuoi giá trị ngành sắn
Chuoi giá trị ngành sắnViet Thang
 
Bản tin thị trường NLTS_03/02/2020_shared by Advantage Logistics
Bản tin thị trường NLTS_03/02/2020_shared by Advantage LogisticsBản tin thị trường NLTS_03/02/2020_shared by Advantage Logistics
Bản tin thị trường NLTS_03/02/2020_shared by Advantage LogisticsAdvantage Logistics
 
BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG
BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG
BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG nataliej4
 
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì tài liệu, ebook, giáo trình
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì   tài liệu, ebook, giáo trìnhđề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì   tài liệu, ebook, giáo trình
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì tài liệu, ebook, giáo trìnhNắng Sân Trường
 
Ban tin thi truong NLTS 30.7.2020_Advantage Logistics
Ban tin thi truong NLTS 30.7.2020_Advantage LogisticsBan tin thi truong NLTS 30.7.2020_Advantage Logistics
Ban tin thi truong NLTS 30.7.2020_Advantage LogisticsAdvantage Logistics
 
Báo Cáo Thực Tập Công Ty Cổ Phần Xi Măng Duyên Linh
Báo Cáo Thực Tập Công Ty Cổ Phần Xi Măng Duyên Linh Báo Cáo Thực Tập Công Ty Cổ Phần Xi Măng Duyên Linh
Báo Cáo Thực Tập Công Ty Cổ Phần Xi Măng Duyên Linh nataliej4
 
Bản tin thị trường NLTS_03/03/2020_shared by Advantage Logistics
Bản tin thị trường NLTS_03/03/2020_shared by Advantage LogisticsBản tin thị trường NLTS_03/03/2020_shared by Advantage Logistics
Bản tin thị trường NLTS_03/03/2020_shared by Advantage LogisticsAdvantage Logistics
 
Ban tin thi_truong_nlts_20.4.2020
Ban tin thi_truong_nlts_20.4.2020Ban tin thi_truong_nlts_20.4.2020
Ban tin thi_truong_nlts_20.4.2020Advantage Logistics
 
Bản tin thị trường NLTS_24/02/2020_shared by Advantage Logistics
Bản tin thị trường NLTS_24/02/2020_shared by Advantage LogisticsBản tin thị trường NLTS_24/02/2020_shared by Advantage Logistics
Bản tin thị trường NLTS_24/02/2020_shared by Advantage LogisticsAdvantage Logistics
 
Bcptnganhphanbon 18112013-pns
Bcptnganhphanbon 18112013-pnsBcptnganhphanbon 18112013-pns
Bcptnganhphanbon 18112013-pnsHngDon3
 

Was ist angesagt? (16)

Bc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san yen thanh
Bc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san   yen thanhBc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san   yen thanh
Bc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san yen thanh
 
đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn
 đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn
đồ án tốt nghiệp sản xuất cồn 96 độ từ tinh bột sắn
 
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếDây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
 
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
 
Chuoi giá trị ngành sắn
Chuoi giá trị ngành sắnChuoi giá trị ngành sắn
Chuoi giá trị ngành sắn
 
Bản tin thị trường NLTS_03/02/2020_shared by Advantage Logistics
Bản tin thị trường NLTS_03/02/2020_shared by Advantage LogisticsBản tin thị trường NLTS_03/02/2020_shared by Advantage Logistics
Bản tin thị trường NLTS_03/02/2020_shared by Advantage Logistics
 
Caosu q4
Caosu q4Caosu q4
Caosu q4
 
BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG
BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG
BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG
 
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì tài liệu, ebook, giáo trình
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì   tài liệu, ebook, giáo trìnhđề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì   tài liệu, ebook, giáo trình
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì tài liệu, ebook, giáo trình
 
Ban tin thi truong NLTS 30.7.2020_Advantage Logistics
Ban tin thi truong NLTS 30.7.2020_Advantage LogisticsBan tin thi truong NLTS 30.7.2020_Advantage Logistics
Ban tin thi truong NLTS 30.7.2020_Advantage Logistics
 
Báo Cáo Thực Tập Công Ty Cổ Phần Xi Măng Duyên Linh
Báo Cáo Thực Tập Công Ty Cổ Phần Xi Măng Duyên Linh Báo Cáo Thực Tập Công Ty Cổ Phần Xi Măng Duyên Linh
Báo Cáo Thực Tập Công Ty Cổ Phần Xi Măng Duyên Linh
 
Bản tin thị trường NLTS_03/03/2020_shared by Advantage Logistics
Bản tin thị trường NLTS_03/03/2020_shared by Advantage LogisticsBản tin thị trường NLTS_03/03/2020_shared by Advantage Logistics
Bản tin thị trường NLTS_03/03/2020_shared by Advantage Logistics
 
Ban tin thi_truong_nlts_20.4.2020
Ban tin thi_truong_nlts_20.4.2020Ban tin thi_truong_nlts_20.4.2020
Ban tin thi_truong_nlts_20.4.2020
 
Bản tin thị trường NLTS_24/02/2020_shared by Advantage Logistics
Bản tin thị trường NLTS_24/02/2020_shared by Advantage LogisticsBản tin thị trường NLTS_24/02/2020_shared by Advantage Logistics
Bản tin thị trường NLTS_24/02/2020_shared by Advantage Logistics
 
Bcptnganhphanbon 18112013-pns
Bcptnganhphanbon 18112013-pnsBcptnganhphanbon 18112013-pns
Bcptnganhphanbon 18112013-pns
 

Andere mochten auch

Gioi Thieu Utz Vinacafe Bmt
Gioi Thieu Utz Vinacafe BmtGioi Thieu Utz Vinacafe Bmt
Gioi Thieu Utz Vinacafe BmtHung Pham Thai
 
Heart Disease And Chest Pain
Heart Disease And Chest PainHeart Disease And Chest Pain
Heart Disease And Chest PainJohn Nino
 
quản lý môi trường
quản lý môi trườngquản lý môi trường
quản lý môi trườngHung Pham Thai
 
Diversidad Biologica Aves de Piura
Diversidad Biologica Aves de PiuraDiversidad Biologica Aves de Piura
Diversidad Biologica Aves de Piuraholler.adriano
 
Progress 4 C Association Workshop Dalat 04122009
Progress 4 C Association Workshop Dalat 04122009Progress 4 C Association Workshop Dalat 04122009
Progress 4 C Association Workshop Dalat 04122009Hung Pham Thai
 
Genetic modified-crops-1228274479307533-9
Genetic modified-crops-1228274479307533-9Genetic modified-crops-1228274479307533-9
Genetic modified-crops-1228274479307533-9Hung Pham Thai
 
Customer Relationship Management Jumpstart
Customer Relationship Management JumpstartCustomer Relationship Management Jumpstart
Customer Relationship Management JumpstartKelly Cebold
 
quất trung bì tập 2 (china chess)
quất trung bì tập 2 (china chess)quất trung bì tập 2 (china chess)
quất trung bì tập 2 (china chess)Hung Pham Thai
 
ông già và biển cả
ông già và  biển cảông già và  biển cả
ông già và biển cảHung Pham Thai
 
Kokaiin ja Rahustid
Kokaiin ja RahustidKokaiin ja Rahustid
Kokaiin ja Rahustidliisim
 
Technology In The Classroom
Technology In The ClassroomTechnology In The Classroom
Technology In The Classroomhales4
 
Ra saas certification manual aug 09
Ra saas certification manual aug 09Ra saas certification manual aug 09
Ra saas certification manual aug 09Hung Pham Thai
 

Andere mochten auch (20)

Gioi Thieu Utz Vinacafe Bmt
Gioi Thieu Utz Vinacafe BmtGioi Thieu Utz Vinacafe Bmt
Gioi Thieu Utz Vinacafe Bmt
 
Heart Disease And Chest Pain
Heart Disease And Chest PainHeart Disease And Chest Pain
Heart Disease And Chest Pain
 
Baocao 2 2009_final
Baocao 2 2009_finalBaocao 2 2009_final
Baocao 2 2009_final
 
quản lý môi trường
quản lý môi trườngquản lý môi trường
quản lý môi trường
 
Credit k42-2005
Credit k42-2005Credit k42-2005
Credit k42-2005
 
Diversidad Biologica Aves de Piura
Diversidad Biologica Aves de PiuraDiversidad Biologica Aves de Piura
Diversidad Biologica Aves de Piura
 
Progress 4 C Association Workshop Dalat 04122009
Progress 4 C Association Workshop Dalat 04122009Progress 4 C Association Workshop Dalat 04122009
Progress 4 C Association Workshop Dalat 04122009
 
Genetic modified-crops-1228274479307533-9
Genetic modified-crops-1228274479307533-9Genetic modified-crops-1228274479307533-9
Genetic modified-crops-1228274479307533-9
 
Chuong 01 database
Chuong 01  databaseChuong 01  database
Chuong 01 database
 
Today Is Tuesday
Today Is TuesdayToday Is Tuesday
Today Is Tuesday
 
02 access
02 access02 access
02 access
 
Mr
MrMr
Mr
 
Customer Relationship Management Jumpstart
Customer Relationship Management JumpstartCustomer Relationship Management Jumpstart
Customer Relationship Management Jumpstart
 
quất trung bì tập 2 (china chess)
quất trung bì tập 2 (china chess)quất trung bì tập 2 (china chess)
quất trung bì tập 2 (china chess)
 
ông già và biển cả
ông già và  biển cảông già và  biển cả
ông già và biển cả
 
Kokaiin ja Rahustid
Kokaiin ja RahustidKokaiin ja Rahustid
Kokaiin ja Rahustid
 
earth
earthearth
earth
 
Technology In The Classroom
Technology In The ClassroomTechnology In The Classroom
Technology In The Classroom
 
Ra saas certification manual aug 09
Ra saas certification manual aug 09Ra saas certification manual aug 09
Ra saas certification manual aug 09
 
Pdf Slideshare R
Pdf Slideshare RPdf Slideshare R
Pdf Slideshare R
 

Ähnlich wie Caosu q3

Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013Han Nguyen
 
Luận Văn phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai.docLuận Văn phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai.docsividocz
 
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đườngThiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đườngCả Ngố
 
Tiểu luận Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Tiểu luận Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc TếTiểu luận Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Tiểu luận Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc TếGiang Coffee
 
Ban tin hiep hoi 29 04
Ban tin hiep hoi 29 04Ban tin hiep hoi 29 04
Ban tin hiep hoi 29 04Hung Pham Thai
 
Báo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương
Báo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lươngBáo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương
Báo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lươngLớp kế toán trưởng
 
71420091bhshoanchinh k im1252t9m_20130608111201_11208
71420091bhshoanchinh k im1252t9m_20130608111201_1120871420091bhshoanchinh k im1252t9m_20130608111201_11208
71420091bhshoanchinh k im1252t9m_20130608111201_11208Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
hoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.doc
hoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.dochoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.doc
hoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.docMinhTrnNht7
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển cây mía trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển cây mía trên địa bàn tỉnh Bình Định.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển cây mía trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển cây mía trên địa bàn tỉnh Bình Định.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên 282540
Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên 282540Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên 282540
Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên 282540nataliej4
 
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta caroten
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta   carotenBáo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta   caroten
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta carotenThan Van Bac
 
Datn san xuat con tu tinh bot san
Datn san xuat con tu tinh bot sanDatn san xuat con tu tinh bot san
Datn san xuat con tu tinh bot sanLanh Nguyen
 
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn  Thái HoàThực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn  Thái Hoà
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoàluanvantrust
 
công nghệ sản xuất chè đen
công nghệ sản xuất chè đen công nghệ sản xuất chè đen
công nghệ sản xuất chè đen Lô Vĩ Vi Vi
 

Ähnlich wie Caosu q3 (20)

Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
 
Luận Văn phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai.docLuận Văn phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai.doc
 
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đườngThiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
Thiết kế nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng,sữa chua,sữa đặc có đường
 
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAYĐề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
 
Qttc2
Qttc2 Qttc2
Qttc2
 
Tiểu luận Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Tiểu luận Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc TếTiểu luận Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Tiểu luận Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
 
Đề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam
Đề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt NamĐề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam
Đề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam
 
Ban tin hiep hoi 29 04
Ban tin hiep hoi 29 04Ban tin hiep hoi 29 04
Ban tin hiep hoi 29 04
 
Báo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương
Báo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lươngBáo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương
Báo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sơn
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty SơnKế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sơn
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sơn
 
71420091bhshoanchinh k im1252t9m_20130608111201_11208
71420091bhshoanchinh k im1252t9m_20130608111201_1120871420091bhshoanchinh k im1252t9m_20130608111201_11208
71420091bhshoanchinh k im1252t9m_20130608111201_11208
 
hoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.doc
hoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.dochoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.doc
hoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển cây mía trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển cây mía trên địa bàn tỉnh Bình Định.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển cây mía trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển cây mía trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
 
Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên 282540
Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên 282540Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên 282540
Báo cáo thực tập tại Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên 282540
 
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta caroten
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta   carotenBáo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta   caroten
Báo cáo thực hành làm bánh quy bơ bổ sung beta caroten
 
Ttck
TtckTtck
Ttck
 
Datn san xuat con tu tinh bot san
Datn san xuat con tu tinh bot sanDatn san xuat con tu tinh bot san
Datn san xuat con tu tinh bot san
 
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn  Thái HoàThực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn  Thái Hoà
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
 
đồ áN
đồ áNđồ áN
đồ áN
 
công nghệ sản xuất chè đen
công nghệ sản xuất chè đen công nghệ sản xuất chè đen
công nghệ sản xuất chè đen
 

Mehr von Hung Pham Thai

Tai su dung sowdust sau trong nam
Tai su dung sowdust sau trong namTai su dung sowdust sau trong nam
Tai su dung sowdust sau trong namHung Pham Thai
 
Ke hoach kd (keieijuku)
Ke hoach kd (keieijuku)Ke hoach kd (keieijuku)
Ke hoach kd (keieijuku)Hung Pham Thai
 
Huong dan su dung biogel biosol tren ho tieu
Huong dan su dung biogel biosol tren ho tieuHuong dan su dung biogel biosol tren ho tieu
Huong dan su dung biogel biosol tren ho tieuHung Pham Thai
 
Essentials of trade_marketing_shared_class_students
Essentials of trade_marketing_shared_class_studentsEssentials of trade_marketing_shared_class_students
Essentials of trade_marketing_shared_class_studentsHung Pham Thai
 
Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)
Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)
Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)Hung Pham Thai
 
Biogel biosol black pepper pest and diseases romil 2014
Biogel biosol  black pepper pest and diseases romil 2014Biogel biosol  black pepper pest and diseases romil 2014
Biogel biosol black pepper pest and diseases romil 2014Hung Pham Thai
 
42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummies
42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummies42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummies
42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummiesHung Pham Thai
 
8.quyet dinh hop quy phan bon vo co
8.quyet dinh hop quy phan bon vo co8.quyet dinh hop quy phan bon vo co
8.quyet dinh hop quy phan bon vo coHung Pham Thai
 
1. cco cskh - tl hoc vien
1. cco   cskh - tl hoc vien1. cco   cskh - tl hoc vien
1. cco cskh - tl hoc vienHung Pham Thai
 
10 nutritional disorders of pepper
10 nutritional disorders of pepper10 nutritional disorders of pepper
10 nutritional disorders of pepperHung Pham Thai
 
Phan huu co phan vi sinh phan u
Phan huu co phan vi sinh phan uPhan huu co phan vi sinh phan u
Phan huu co phan vi sinh phan uHung Pham Thai
 
Mineral deficiencies in coffee
Mineral deficiencies in coffeeMineral deficiencies in coffee
Mineral deficiencies in coffeeHung Pham Thai
 
Soil analysis examples and coffee nutrients
Soil analysis examples and coffee nutrientsSoil analysis examples and coffee nutrients
Soil analysis examples and coffee nutrientsHung Pham Thai
 
Vegetables. growing asparagus in the home garden
Vegetables. growing asparagus in the home gardenVegetables. growing asparagus in the home garden
Vegetables. growing asparagus in the home gardenHung Pham Thai
 
800 meo vat_trong_cuoc_song
800 meo vat_trong_cuoc_song800 meo vat_trong_cuoc_song
800 meo vat_trong_cuoc_songHung Pham Thai
 
Cac mon ngon_dung_lo_vi_ba
Cac mon ngon_dung_lo_vi_baCac mon ngon_dung_lo_vi_ba
Cac mon ngon_dung_lo_vi_baHung Pham Thai
 
San local indicators coffee vietnam august 2012
San local indicators coffee vietnam august 2012San local indicators coffee vietnam august 2012
San local indicators coffee vietnam august 2012Hung Pham Thai
 

Mehr von Hung Pham Thai (20)

U phan huu co
U phan huu coU phan huu co
U phan huu co
 
Tai su dung sowdust sau trong nam
Tai su dung sowdust sau trong namTai su dung sowdust sau trong nam
Tai su dung sowdust sau trong nam
 
Ke hoach kd (keieijuku)
Ke hoach kd (keieijuku)Ke hoach kd (keieijuku)
Ke hoach kd (keieijuku)
 
Huong dan su dung biogel biosol tren ho tieu
Huong dan su dung biogel biosol tren ho tieuHuong dan su dung biogel biosol tren ho tieu
Huong dan su dung biogel biosol tren ho tieu
 
Essentials of trade_marketing_shared_class_students
Essentials of trade_marketing_shared_class_studentsEssentials of trade_marketing_shared_class_students
Essentials of trade_marketing_shared_class_students
 
Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)
Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)
Cco chien luoc-kinh_doanh-cco8 (2)
 
Biogel biosol black pepper pest and diseases romil 2014
Biogel biosol  black pepper pest and diseases romil 2014Biogel biosol  black pepper pest and diseases romil 2014
Biogel biosol black pepper pest and diseases romil 2014
 
42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummies
42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummies42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummies
42.10.4%20%20 bi kip_ban_hang._selling_for_dummies
 
8.quyet dinh hop quy phan bon vo co
8.quyet dinh hop quy phan bon vo co8.quyet dinh hop quy phan bon vo co
8.quyet dinh hop quy phan bon vo co
 
1. cco cskh - tl hoc vien
1. cco   cskh - tl hoc vien1. cco   cskh - tl hoc vien
1. cco cskh - tl hoc vien
 
10 nutritional disorders of pepper
10 nutritional disorders of pepper10 nutritional disorders of pepper
10 nutritional disorders of pepper
 
Phan huu co phan vi sinh phan u
Phan huu co phan vi sinh phan uPhan huu co phan vi sinh phan u
Phan huu co phan vi sinh phan u
 
Mineral deficiencies in coffee
Mineral deficiencies in coffeeMineral deficiencies in coffee
Mineral deficiencies in coffee
 
Soil analysis examples and coffee nutrients
Soil analysis examples and coffee nutrientsSoil analysis examples and coffee nutrients
Soil analysis examples and coffee nutrients
 
Growing asparagus
Growing asparagusGrowing asparagus
Growing asparagus
 
Vegetables. growing asparagus in the home garden
Vegetables. growing asparagus in the home gardenVegetables. growing asparagus in the home garden
Vegetables. growing asparagus in the home garden
 
800 meo vat_trong_cuoc_song
800 meo vat_trong_cuoc_song800 meo vat_trong_cuoc_song
800 meo vat_trong_cuoc_song
 
Cac mon ngon_dung_lo_vi_ba
Cac mon ngon_dung_lo_vi_baCac mon ngon_dung_lo_vi_ba
Cac mon ngon_dung_lo_vi_ba
 
San local indicators coffee vietnam august 2012
San local indicators coffee vietnam august 2012San local indicators coffee vietnam august 2012
San local indicators coffee vietnam august 2012
 
Hat & cay
Hat & cayHat & cay
Hat & cay
 

Caosu q3

  • 1. Báo cáo Ngành hàng Cao su Quý III năm 2007 ---***--- I. Tình hình sản xuất 1. Việt Nam Trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thế mạnh và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn. Xuất khẩu cao su của Việt Nam hiện đứng thứ tư thế giới, sau Thái Lan, Malaysia và Inđônêxia. Nông dân ở các tỉnh trồng nhiều cao su như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Quảng Trị,… cũng giàu lên nhờ cây cao su. Sản lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam trong mấy năm qua tăng khá mạnh, từ chỉ có 220.000 tấn năm 1996 lên 560.000 tấn năm 2006. Cùng với việc phát triển diện tích cao su quốc doanh hiện có, chủ yếu tập trung ở các nông trường quốc doanh ở Bình Dương, Bình Phước, cao su tiểu điền cũng đang ngày càng được chú trọng phát triển. Diện tích cao su tiểu điền hiện nay khoảng trên 200.000 ha, tuy chiếm gần 50% tổng diện tích, nhưng năng suất cao su tiểu điền hiện còn thấp, chỉ khoảng gần 20% sản lượng cao su cả nước. Tình hình sản xuất cao su trong quý III không có nhiều biến động, các tỉnh tiếp tục chú trọng vào chăm sóc và khai thác diện tích cao su hiện có, một số tỉnh bắt đầu khai thác thế mạnh của đất và trồng mới cây cao su nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân như Lai Châu, Quảng Bình và diện tích đất hợp tác với Campuchia, Lào. Trong đó, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã trồng mới được gần 175 ha cao su tính đến giữa tháng 9, đưa diện tích cao su vùng gò đồi đạt gần 5.500 ha. Năm nay, huyện đưa 996 ha cây cao su vào khai thác, đến tháng 9 đã thu hoạch được 570 tấn mủ khô. Huyện phấn đấu đến năm 2010 đưa diện tích cao su toàn huyện lên 7.000 ha. Bên cạnh đó, trong kế hoạch phát triển giai đoạn 2008-2010, Lai Châu sẽ trồng thêm 5000 ha cây cao su, phấn đấu đến năm 2010 toàn tỉnh có 20.000 ha cây cao su. Tây Ninh là một tỉnh đi đầu trong phát triển cây cao su của cả nước. Tính đến đầu tháng 7, toàn tỉnh đã trồng được 52.603 ha cao su, trong đó cao su tiểu điền chiếm khoảng 30% diện tích, vượt 7.600 ha so với kế hoạch phát triển cây cao su của tỉnh đến năm 2020. Ngày 24/7, Công ty cổ phần cao su Tây Ninh chính thức niêm yết và giao dịch phiên đầu tiên trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Công ty đã cổ phần hoá từ tháng 12/2006, hoạt động trong các lĩnh vực trồng đầu tư, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su nguyên liệu; tiêu thụ sản phẩm và công nghiệp hóa chất, phân bón và cao su. Công ty hiện có năng suất khai thác mủ cao su cao nhất toàn ngành cao su Việt Nam và khu vực, riêng năm 2006, năng suất bình quân đã đạt 2.351 kg/ha/năm. Công ty có 2 nhà máy và 4 dây chuyền chế biến cao su các loại, chế biến từ 70% đến 80% sản lượng cao su ly tâm cung cấp cho xuất khẩu và thị trường trong nước. Bên cạnh đó, cây cao su đang được xác định là cây công nghiệp chủ lực trong định hướng khai thác và phát triển kinh tế vùng gò đồi của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Các huyện Nam Đông, A Lưới, Phong Điền, Hương Trà, Hương Thuỷ đang có kế hoạch phát triển để nâng diện tích cây cao su toàn tỉnh lên khoảng 10.000 ha. Đến nay, huyện miền núi Nam Đông đã trồng được 2.500 ha cây cao su, trong đó có khoảng 600 ha cây cao su đã cho mủ. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất cao su trong tỉnh chưa cao do việc thu mua và chế biến cao su nguyên liệu trong tỉnh chỉ mới dừng lại ở dạng thô. Tính đến tháng 8/07, tỉnh Bình Phước đã có trên 138.100 ha cao su, tăng gần 30.000 ha so với năm 2006. Nguyên nhân để diện tích cao su tăng nhanh là do giá mủ cao su trong những năm gần đây tăng cao và vẫn giữ mức giá ổn định, nên nhiều hộ dân đã mua đất trồng cao su, mặt khác, một số hộ dân đã chuyển cây trồng không hiệu quả khác như tiêu, điều, cây ăn trái sang trồng cao su... Trong tổng số diện tích trên, các công ty cao su quốc doanh quản lý 75.731 ha, 1
  • 2. số còn lại chủ yếu là cao su tiểu điền. Hầu hết, diện tích cao su đã được các nông trường, công ty tư nhân và hộ dân thay thế dần được giống mới và trình độ thâm canh ở các vườn cây cao su tiểu điền đã được nâng cao nên năng suất mủ cao su đã tăng nhanh. Các năm trước, vườn cây cao su trong toàn tỉnh chỉ đạt năng suất mủ bình quân 1,59 tấn /ha, thì nay đã có nhiều nông trường và doanh nghiệp tư nhân, nông hộ đạt năng suất trên 2 tấn/ha, sản lượng đạt trên 131.088 tấn, tăng 4,2 lần so với các năm trước. 6 tháng đầu năm nay, sản lượng mủ cao su xuất khẩu đã chiếm 72 % tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Trung tuần tháng 8, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cùng với UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức lễ ra mắt Công ty cổ phần Cao su Sơn La và bắt tay trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đây là lần đầu tiên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đưa giống cây cao su lên trồng tại các tỉnh khu vực Tây Bắc nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của các tỉnh miền núi, góp phần bố trí lại dân cư, cơ cấu sản xuất phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp của các tỉnh này. Công ty cổ phần Cao su Sơn La sẽ thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Hiện tại, Công ty đã triển khai trồng cao su trên địa bàn xã Ít Ong được 70/100 ha bằng 2 loại giống GT1 và PB260 trong kế hoạch trồng cao su của năm nay. Dự kiến từ nay đến năm 2020, Sơn La sẽ triển khai trồng tập trung từ 10.000 đến 30.000 ha cây cao su trên địa bàn. Trong buổi ký biên bản ghi nhớ về sự liên kết hợp tác với Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) diễn ra vào ngày 19/9, Hiệp hội Công nghiệp cao su Đài Loan (TRIA) đã hy vọng được hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc sản xuất cao su. TRIA mong muốn có nhiều loại sản phẩm cao su sẽ được sản xuất ngay tại Việt Nam. Cũng trong kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất cao su, Công ty Cổ phần phát triển cao su Tân Biên-Kampong Thom đã ký hợp đồng thuê 8.100ha đất với Chính phủ Campuchia trong thời hạn 70 năm để trồng cây cao su và xây dựng một nhà máy chế biến mủ tại địa bàn tỉnh Kampong Thom. Hoạt động trên nằm trong chương trình hợp tác phát triển vườn cây cao su theo chủ trương của Chính phủ Việt Nam và Campuchia đến năm 2010. Dự án Công ty Cổ phần phát triển cao su Tân Biên-Kampong Thom có tổng mức đầu tư dự kiến là 770 tỷ đồng, do 3 đối tác lớn góp vốn thực hiện là Công ty Cao su Tân Biên, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và Tổng Công ty Sông Đà. Theo kế hoạch, đến năm 2010, công ty sẽ trồng mới xong 7.900ha cao su, đến năm 2023 qua 3 giai đoạn xây dựng sẽ hoàn thành một nhà máy chế biến có công suất 26.000 tấn mủ thành phẩm/năm. 2. Thế giới Theo Uỷ ban Cao su Malaysia, sản lượng cao su thiên nhiên của nước này tháng 6/07 đã tăng 9,3% lên 97.717 tấn so với một tháng trước. Khối lượng cao su tiêu chuẩn xuất khẩu trong tháng 6/07 tăng 11,2% lên 81.069 tấn. Trong 6 tháng đầu năm, Trung Quốc là khách mua cao su lớn nhất, với khối lượng đạt 156.922 tấn, tiếp đến là Đức với 68.167 tấn, Mỹ đứng thứ ba với 29.107 tấn. Lượng cao su thiên nhiên nhập khẩu của Malaysia trong tháng 6/07 tăng 0,6% lên 46.844 tấn so với tháng 5/07. Trên thị trường thế giới, trong 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã giảm lượng mua cao su so với cùng kỳ năm ngoái do giá cao làm hạn chế nhu cầu, và dự trữ còn nhiều sau khi đã mua vào khá nhiều hồi năm ngoái. Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu cao su thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ngành sử dụng cao su làm nguyên liệu, nhất là ngành lốp xe. Trung Quốc dự kiến sẽ sản xuất 600.000 tấn cao su thiên nhiên trong năm 2007, tăng 1,7% so với năm 2006, và sản lượng dự báo sẽ tăng mạnh lên 780.000 tấn vào năm 2010. Tuy vậy, sản lượng vẫn còn xa so với nhu cầu. Dự báo trong cả năm 2007, Trung Quốc sẽ nhập khẩu 1,75 triệu tấn cao su thiên nhiên, tăng so với 1,61 triệu tấn năm 2006. Nước tiêu thụ và nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới này chắc chắn sẽ tăng cường mua cao su Thái Lan bởi sản lượng của nước này tăng và chất lượng cũng tốt hơn so với của các nước khác. Thái Lan là nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới, và chất lượng sản phẩm của họ cũng luôn ổn định. Ngành ô tô sẽ là động lực chính đẩy tiêu thụ cao su của Trung Quốc tăng lên. 2
  • 3. Theo Hiệp hội Cao su Indonexia (Gapkindo) và Tập đoàn Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG), năm 2006, thị trường cao su thiên nhiên thế giới dư thừa 29.000 tấn, và dự kiến sẽ năm nay sẽ thừa 232.000 tấn vì cung từ những nước sản xuất mới như Việt Nam và Campuchia sẽ tăng lên. Năm 2008, thị trường cao su thiên nhiên toàn cầu sẽ đối giữa cung và cầu, với sản lượng dự kiến là 9,85 triệu tấn, còn tiêu thụ khoảng 9,84 triệu tấn. Riêng sản lượng cao su Indonexia năm 2007 dự báo sẽ tăng gần 5% đạt 2,765 triệu tấn. Indonexia được dự báo là sẽ vượt Thái Lan trở thành nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới vào năm 2020 vì có diện tích đất trồng rất lớn, trên cả 17.000 hòn đảo. Tổ chức Cao su Quốc tế dự báo sản lượng cao su nước này năm 2020 sẽ đạt 4,12 triệu tấn, vượt Thái Lan – khi ấy sẽ đạt 3,68 triệu tấn. Xuất khẩu cao su Thái Lan năm 2007 dự báo đạt 2,7 triệu tấn, trị giá 6 tỷ USD, tăng 10% so với 2,6 triệu tấn năm ngoái. Dự báo nhu cầu cao su toàn cầu, đặc biệt là ở châu Á, sẽ tăng dần cho tới 2010. Nguyên nhân do sự phát triển mạnh của ngành sản xuất ô tô Ấn Độ, cần rất nhiều cao su nguyên liệu. Điều đó sẽ đẩy giá cao su Thái Lan tăng mạnh. Với tính toán đó, chính phủ Thái sẽ lập kế hoạch tăng cường trồng cao su từ 14 triệu rai hiện nay lên 20 triệu rai. Cao su trồng mới sẽ cho thu hoạch vào năm 2011, song kể cả việc đó cũng sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu. Ấn Độ đã vượt qua Thái Lan để trở thành nước sản xuất cao su thiên nhiên có năng suất cao nhất thế giới, với năng suất ước đạt 1.879 kg/ha trong năm 2006, vượt qua mức 1.799 kg/hécta của Thái Lan. Năm 2005, năng suất cao su của Thái Lan là 1.736 kg/hecta và Ấn Độ là 1.727 kg/hécta. II. Tình hình thị trường trong nước và thế giới 1. Thị trường trong nước và xuất khẩu Giá xuất khẩu cao su Việt Nam khá biến động trong quý III năm 2007, giảm nhẹ trong tháng đầu quý và tăng dần lên về cuối quý nhờ nhu cầu tiêu thụ được đẩy mạnh. Trong tháng 7/07, giá cao su xuất khẩu qua cửa khẩu Móng Cái giảm nhẹ do nhu cầu tiêu thụ giảm, trung bình ở mức 2.100 USD/tấn đối với cao su loại 1 và 1.900 USD/tấn đối với cao su loại 2. So với thời điểm đầu tháng, khối lượng cao su xuất khẩu cuối tháng 7 giảm đáng kể, từ 200-250 tấn/ngày vào đầu tháng xuống chỉ còn khoảng 150 tấn/ngày. Mủ cao su chỉ xuất 50 tấn/ngày, với giá trung bình là 1.906 USD/tấn. Bước sang tháng thứ hai của Quý III, giá cao su xuất khẩu sang Trung Quốc tăng đáng kể do nhu cầu tiêu thụ cao su tại Trung Quốc tăng vọt. Thời điểm đầu tháng 8, giá xuất khẩu cao su khối SVR3L sang Trung Quốc đã đạt mức 15.600 NDT/tấn, tăng 1.400 NDT/tấn so với hồi đầu tháng 7. Trong thời gian này, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng đã tăng lượng cung một cách hợp lý để giữ thế cân bằng, tạo sự ổn định cho thị trường. Lượng cao su các loại xuất khẩu hiện nay đã đạt mức 450 tấn/ngày và đang có xu hướng tăng hơn nữa. Do nhu cầu thực của thị trường Trung Quốc đang tăng cao đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải nâng giá nhập khẩu cao su để thu hút nguồn hàng. Giá cao su xuất qua cửa khẩu Móng Cái theo hợp đồng mới giảm nhẹ vào cuối tháng 8 do phía Trung Quốc đã nới lỏng nhập khẩu cao su, chủ yếu vẫn là đường biên. Ngày 23/8, giá cao su loại 1 xuất qua Móng Cái vào khoảng 2.031 USD/tấn, cao su loại 2 ở mức 1.969 USD/tấn, cao su đen ở mức 1.875 USD/tấn. Khối lượng xuất khẩu trung bình đạt 250 tấn/ngày. Trong tháng 8, nhiều đối tác thuộc khu vực thị trường Quảng Tây, Quảng Đông tìm nhập mủ nguyên khai, mủ latex. Nhu cầu nhập khẩu các loại mủ vào khoảng 1.000 tấn/tuần. Giá ký hợp đồng mủ nguyên khai khoảng 10.800 NDT/tấn, mủ latex 12.700 NDT/tấn. 3
  • 4. Xuất khẩu cao su trong tháng 8 ước đạt 70.000 tấn, kim ngạch đạt 133 triệu USD. Như vậy, tổng lượng cao su xuất khẩu 8 tháng năm 2007 đạt 422 ngàn tấn, kim ngạch đạt 798 triệu USD, cả lượng và kim ngạch đều đạt xấp xỉ cùng kỳ năm trước. Giá cao su xuất khẩu có chiều hướng giảm sút so với cùng kỳ năm ngoái, 8 tháng đầu năm 2007 giá xuất khẩu cao su bình quân thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 8 USD/tấn. Tháng 9, sức tiêu thụ cao su thiên nhiên của thị trường Trung Quốc ở mức cao nhất trong năm. Riêng tại thị trường khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, nhu cầu nhập khẩu cao su là 5.000 tấn mủ cao su nguyên khai và khoảng 10.000 tấn cao su hỗn hợp chế biến tại các xưởng ở khu vực cửa khẩu Móng Cái. Thời điểm đầu tháng 9, giá mủ cao su nguyên khai ở mức 10.800 NDT/tấn. Các nhà nhập khẩu cao su lớn của Trung Quốc đang tập trung tại khu vực cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc), chuẩn bị điều kiện cần thiết để vào mùa kinh doanh mặt hàng này. Do đó các nhà xuất khẩu cao su trong nước có cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn. Đà tăng giá cao su vẫn tiếp diễn cho đến cuối tháng. Tuần cuối tháng 9, giá cao su xuất qua cửa khẩu Móng Cái đã đạt mức 15.950 NDT/tấn, tăng 2,24% so với tuần trước đó. Tuy nhiên, nhu cầu của Trung Quốc đã có dấu hiệu chững lại. Lượng giao dịch vào thời điểm này đạt khoảng 500 tấn/ngày, giảm 100 tấn so với một tuần trước. Tuy nhiên, đây chỉ là động thái điều chỉnh cần thiết sau một thời gian mua vào nhiều, do nhu cầu cao su của Trung Quốc là khổng lồ nên dự đoán giá cao su xuất khẩu trong nước sẽ còn tiếp tục tăng cao. Năm nay, Trung Quốc cần nhập khẩu tới 1,75 triệu tấn cao su thiên nhiên, tăng 0,14 triệu tấn so với năm ngoái để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà máy. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, Việt Nam đã xuất được 74.548 tấn cao su các loại, đạt kim ngạch 141,4 triệu USD, giá bình quân là 1.897 USD/tấn, cao hơn tháng 8 khoảng 6,8 % về lượng, 9,3 % về trị giá và hơn 2,3 % về đơn giá bình quân, nhưng so với tháng 9 năm trước, lượng chỉ còn 94,2 % và trị giá chỉ đạt 98,4%, tuy nhiên đơn giá tăng khoảng 4,5 %. Thị trường xuất khẩu cao su 9 tháng đầu năm có biến động về thị phần, lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 14% so với cùng kỳ năm trước, đã kéo thị phần giảm gần 10%, nhưng Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu cao su Việt Nam lớn nhất với thị phần 59%, tiếp theo là Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, với mức thị phần từ 4-5%. Tổng cộng đến tháng 9, Việt Nam xuất được 496.365 tấn cao su, trị giá 935, 63 triệu USD, đơn giá bình quân đạt 1.885 USD/tấn, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, đạt 98,9 % về lượng, 98,9 % về trị giá và đơn giá gần tương đương. Trong tháng 9/2007, cao su SVR3L vẫn là loại cao su chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất, chiếm 46,93 tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt trên 32 ngàn tấn với trị giá 65,2 triệu USD, giảm 0,97% về lượng nhưng lại tăng 2,1% về trị giá so với tháng trước. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2.014 USD/tấn, tăng 19 USD/tấn so với giá xuất trung bình tháng trước. Loại cao su này chủ yếu được xuất sang Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Malaysia, Nga, Đức, Pháp. Tiếp đến là cao su SVR10 xuất được 11,78 ngàn tấn, với trị giá 22,18 triệu USD, tăng 2,19% về lượng và tăng 2,76% về trị giá so với tháng trước. Giá xuất sang hầu hết các thị trường đều tăng. Sang Trung Quốc đạt 1.847 USD/tấn; sang Malaysia đạt 1.940 USD/tấn, tăng thêm 100USD/tấn; Hàn Quốc đạt 1.959 USD/tấn (theo Vinanet). Lượng cao su nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm đã chiếm 28,7 % lượng cao su xuất khẩu, đạt 142.223 tấn, trị giá 267,53 triệu USD, đơn giá bình quân là 1.881 USD/tấn, giảm 21,7 % về lượng, 17 % về trị giá nhưng tăng 6 % về đơn giá. Lượng cao su xuất trong 9 tháng giảm chủ yếu là do nguồn cung hạn chế từ các nước lân cận. Trong khi đó lượng cao su xuất ròng 9 tháng đạt 354.142 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do sản lượng cao su trong nước tăng. 4
  • 5. 2. Thị trường thế giới Giá cao su thế giới Biểu 1: Giá cao su tại sở giao dịch TOCOM quý III - 07 trong Quý III biến (Nguồn Reuters) động phức tạp, với xu 265 hướng chủ đạo trong 2 260 tháng đầu quý là giảm 255 giá do nguồn cung cao 250 Yên/kg su dồi dào, trong khi 245 nhu cầu sử dụng có vẻ 240 chững lại, đặc biệt từ 235 Trung Quốc - nước 230 tiêu thụ cao su hàng 225 đầu thế giới. Đây là 220 thời điểm cao su cho 215 mủ liên tục trong điều 210 kiện thời tiết thuận lợi Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 ở các nước sản xuất cao su chính như Thái Lan, Inđônêxia và Malaysia. Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo - thị trường có ảnh hưởng lớn nhất tới biến động giá cao su thế giới, đa số giảm sút trong tháng 7, với một vài ngày giao dịch có giá tăng do hoạt động điều chỉnh của các nhà đầu tư khi giá có chiều hướng xuống dốc quá nhiều. Giữa tháng, cao su kỳ hạn lên giá chút ít nhờ đồng Yên xuống giá so với đô la Mỹ, song mức tăng không mạnh và không có tính lâu dài do các hoạt động đầu cơ trục lợi ngay lập tức được đẩy mạnh. Đà suy yếu của tháng 7 trở trên mạnh hơn vào tháng 8 khi giá cao su trên thị trường thế giới giảm mạnh, đặc biệt vào thời điểm giữa tháng, giá cao su trên thị trường kỳ hạn Tocom, Nhật Bản đã tụt xuống mức thấp nhất trong tháng là 229,7 yên/kg, trong khi đầu tháng là 257,7 yên/kg (Biểu 1). Nguyên nhân là do tỉ giá đồng yên tăng so với đôla Mỹ trong bối cảnh thị trường tín dụng toàn cầu khủng hoảng khiến các nhà đầu tư nản lòng. Có thể nói, những lo ngại xung quanh thị trường tín dụng của Mỹ đã làm cho thị trường tài chính thế giới rơi vào khủng hoảng là tác nhân chính khiến giá hàng hoá tụt giảm nhanh chóng. Tháng cuối của Quý III, giá cao su tăng rõ rệt do giá dầu thô tăng kỷ lục và nhu cầu tiêu thụ mạnh. Trong các ngày đầu tháng, giá cao su tại Nhật Bản biến động trái chiều, song mức độ dao động không lớn, do các thương nhân đẩy mạnh các hoạt động bán trục lợi sau khi cao su bắt đầu tăng giá vào cuối tháng 8. Trong hai tuần cuối tháng 9, thị trường dầu thô thế giới tăng giá cùng với hoạt động điều chỉnh đã giúp giá cao su tăng nhanh do giá dầu thô tăng thường kích thích nhu cầu sử dụng cao su thiên nhiên thay thế cao su tổng hợp - một sản phẩm hoá dầu. Thị trường cao su giao ngay tại Châu Á chịu ảnh hưởng bởi thị trường kỳ hạn. Tuy nhiên, xu thế giảm giá trong hai tháng đầu Quý III không quá mạnh nhờ nguồn cung bị hạn chế do mưa lớn tại Thái Lan giai đoạn đầu Quý. Trên thực tế, 3 tháng 7, 8 và 9 là những tháng sản lượng cao su thiên nhiên tăng lên mức đỉnh điểm, trong khi nhu cầu lại không cao nên giá cao su sẽ không thể tăng tích cực trong thời gian này. Trong vòng 2 tuần giữa tháng 7, cao su RSS3 của Thái Lan giảm khoảng 7% nhờ nguồn cung tăng mạnh, xuống còn 2,02 USD/kg, trong khi đầu tháng là 2,13 USD/kg. Cao su SMR20 của Malaysia giảm từ 2,10 USD/kg xuống còn 2,04 USD/kg. Dự đoán thị trường cao su sẽ tiếp tục giảm sút trong thời gian tới do thiếu vắng nhân tố tích cực nâng đỡ về lâu dài và triển vọng nguồn cung dồi dào. 5
  • 6. Trong tháng 8, thời tiết trở Giá cao su Châu Á Quý III-2007 (Nguồn: Reuters) nên thuận lợi hơn ở Thái 230 Lan và Malaysia – hai nước sản xuất cao su lớn thứ nhất 225 và thứ ba thế giới khi mùa 220 đông khô lạnh đã kết thúc, USD/kg 215 nguồn cung cải thiện rõ rệt, trong khi nhu cầu mua vào 210 từ phía Trung Quốc đã hạn 205 chế so với tháng trước. Mùa đông ở Inđônêxia không 200 làm ảnh hưởng nhiều đến 195 sản lượng mủ nên nguồn cung vẫn còn khá. Đầu 9 7 7 8 /8 /9 /9 /7 /7 /7 /7 /8 /8 tháng, giá RSS3 của Thái 6/ 6/ 5/ 2/ 11 18 30 12 18 24 10 20 27 SMR20 Malaysia RSS3 Thái Lan Lan đứng ở mức 2,24 USD/kg, SMR20 của Malaysia ở mức 2.13 USD/kg, song đến cuối tháng giảm chỉ còn 2,10 USD/kg và 2,05 USD/kg. (Biểu 2). Hoạt động giao dịch trên thị trường tẻ nhạt do khách hàng có ý chờ giá giảm nữa mới mua vào. Bước sang tháng cuối cùng của Quý III, giá cao su Châu Á tăng khá nhờ nguồn cung nguyên liệu thô tại các nước sản xuất chính khan hiếm trong khi nhu cầu mua vào của các nhà nhập khẩu Trung Quốc không ngừng tăng. Tại Thái Lan và Malaysia, nước sản xuất cao su lớn thứ nhất và thứ hai thế giới, các trận mưa kéo dài đã làm gián đoạn việc khai thác mủ của nông dân khiến sản lượng giảm, trong khi Inđônêxia vẫn đang trong mùa đông khô lạnh. Ngày 4/9, giá cao su RSS3 giao tháng 10/07 của Thái Lan đứng ở mức 2,15 USD/kg, SMR20 giao cùng kỳ của Malaysia ở mức 2,1 USD/kg. Đến ngày 26/9, cao su RSS3 của Thái Lan đã tăng 0,05 USD lên 2,20 USD/kg, SMR20 của Malaysia tăng 0,07 USD lên 2,17 USD/kg. Dự đoán sang đầu quý sau giá cao su Châu Á sẽ giảm chút ít khi mưa tạnh, tuy nhiên do nhu cầu của Trung Quốc vẫn còn lớn nên nhiều khả năng giá sẽ không giảm nhiều. Phạm Như Quỳnh ------------------------------------ Tài liệu tham khảo: 1. Báo cáo Thống kê của Trung tâm Tin học & Thống kê, Bộ Nông nghiệp & PTNT 2. Hệ thống cơ sở dữ liệu giá (PMARD) của Trung tâm Tin học & Thống kê, Bộ Nông nghiệp & PTNT 3. Tin Reuters 4. Website: TTXVN, Vinanet, Vneconomy, VRA, Blonnet 6