1. LUYỆN THI ONLINE : ONTHI360.COM
Tài liệu ôn thi 10, 11, 12 và kỳ thi THPT Quốc gia: http://diendan.onthi360.com - 73 -
GIỚI TÍNH VÀ QUY LUẬT LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
Tại sao tỉ lệ nam, nữ xấp xỉ 1:1?
Tại sao nói bệnh mù màu, bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới?
1. NST giới tính
NST giới tính là nhiễm sắc thể mang các gene quy định các
tính trạng giới tính và các gene quy định các tính trạng thường.
Hình 9.7.2. Cấu trúc cặp NST giới tính
Hình 9.7.1. Ruồi giấm
Cặp NST giới tính XY, có:
- Vùng tương đồng: Giống như cặp NST tương đồng, mang các gene tương ứng.
- Vùng không tương đồng trên X: Mang gene chỉ có trên X mà không có trên Y.
- Vùng không tương đồng trên Y: Mang gene chỉ có trên Y mà không có trên X.
2. Cơ chế NST xác định giới tính
Tùy loài có loài XY là con cái XX là con đực và ngược lại do đó trong di truyền học ở mỗi
loài được chia thành 2 giới, giới đồng giao tử và giới dị giao tử.
- Giới đồng giao tử (XX): là giới chỉ cho một loại giao tử.
- Giới dị giao tử (XY, XO): là giới cho 2 loại giao tử khác nhau.
Giới đồng giao tử chỉ cho một loại giao tử, còn giới dị giao tử do sự phân li đồng đều của cặp
NST giới tính trong giảm phân đã cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau, từ đó qua thụ tinh
cho ra 2 giới có tỉ lệ bằng nhau.
Dị giao tử
Đồng
Giao tử
½ X ½ Y
½ XX ½ XY
2. LUYỆN THI ONLINE : ONTHI360.COM
Tài liệu ôn thi 10, 11, 12 và kỳ thi THPT Quốc gia: http://diendan.onthi360.com - 74 -
X (Đồng giao tử) (Dị giao tử)
*Kiểu XX, XY
Loài
Đồng
giao tử
Dị
giao tử
Chim, bướm, cá,
ếch, nhái, dâu tây
Đực Cái
Động vật có vú,
ruồi giấm, người,
gai, chua me
Cái Đực
*Kiểu XX, XO
Loài
Đồng giao
tử (XX)
Dị giao
tử (XO)
Châu chấu, rệp,
bọ xit
Cái Đực
Bọ nhậy Đực Cái
Hình 9.7.3. Bộ NST và giới ở một số đại diện
Chú ý: Ở một số loài cơ chế xác định giới tính là do môi trường. Ví dụ như trứng rùa ủ ở
nhiệt độ dưới 28o
C sẽ nở thành con đực, còn nở trên 32o
C thường nở thành con cái. Hoặc dùng
hormone Metyl testosterone (hormone sinh dục) tác động vào cá vàng cái có thể làm cá cái
biến thành cá đực. Thầu dầu trồng trong ánh sáng cường độ yếu thì số hoa đực giảm.
3. Di truyền liên kết với giới tính
a. Gene nằm trên vùng không tương đồng của Y
* Ví dụ
a. Tật dính ngón tay 2, 3 b. Tật có túm lông ở tai
Hình 9.7.4. Tật di truyền chỉ có ở nam
3. LUYỆN THI ONLINE : ONTHI360.COM
Tài liệu ôn thi 10, 11, 12 và kỳ thi THPT Quốc gia: http://diendan.onthi360.com - 75 -
* Giải thích
Do tính trạng chỉ xuất hiện ở nam giới, suy ra tính trạng do gene nằm trên vùng không
tương đồng của Y quy định.
* Sơ đồ lai
Quy ước: A: Có túm lông ở tai; a: Không có túm lông ở tai.
Trường hợp 1: Lai thuận Trường hợp 2: Lai nghịch
P : XX
(Không có túm lông)
× XYA
(Có túm lông)
P : XX
(Không có túm lông)
× XYa
(Không có túm lông)
GP: X 1X : 1YA
GP: X 1X : 1Ya
F1 : 1XX
(Không có túm lông)
: 1XYA
(Có túm lông)
F1 : 1XX
(Không có túm lông)
: 1XYa
(Không có túm lông)
47. Gene quy định có túm lông ở tai (hoặc gene quy định tật dính ngón tay 2, 3) là
gene trội hay gene lặn quy định? Giải thích?
* Quy luật di truyền:
Do tính trạng chỉ biểu hiện ở một giới, là giới dị giao tử từ thế hệ này sang thế hệ khác
nên gọi là Quy luật di truyền THẲNG.
b. Với gene nằm trên vùng không tương đồng của X
* Thí nghiệm: Nghiên cứu quy luật biểu hiện tính trạng màu mắt ở ruồi giấm, Morgan thấy:
Phép lai thuận Phép lai nghịch
PT/C : ♀Mắt đỏ x ♂Mắt trắng PT/C : ♀Mắt trắng x ♂Mắt đỏ
F1 : ♀, ♂Mắt đỏ F1 : 100% ♀ Mắt đỏ : 100% ♂ Mắt trắng
F2 : 100% ♀ Mắt đỏ : 50% ♂ Mắt đỏ :
50% ♂ Mắt trắng
F2 : 50% ♀ Mắt đỏ : 50% ♀ Mắt trắng :
50% ♂ Mắt đỏ : 50% ♂ Mắt trắng
* Nhận xét:
- Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau. Dựa vào phép lai thuận từ P đến F1, suy ra
biểu hiện mắt đỏ trội so với mắt trắng.
- Biểu hiện mắt trắng chủ yếu xuất hiện ở giới đực.
* Giải thích:
- Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau chứng tỏ gene quy định tính trạng màu mắt
nằm trên NST giới tính.
- Do tính trạng biểu hiện ở cả 2 giới, suy ra gene quy định nằm trên vùng không tương
đồng của X.
4. LUYỆN THI ONLINE : ONTHI360.COM
Tài liệu ôn thi 10, 11, 12 và kỳ thi THPT Quốc gia: http://diendan.onthi360.com - 76 -
- Trạng mắt trắng chủ yếu xuất hiện ở con đực do con đực chỉ cần 1 allele lặn, còn con
cái cần 2 allele lặn mới biểu hiện thành kiểu hình.
* Sơ đồ lai: Quy ước: N – mắt đỏ;
n – mắt trắng.
Phép lai thuận Phép lai nghịch
PT/C : ♀XN
XN
(Đỏ)
x ♂Xn
Y
(Trắng)
PT/C : ♀Xn
Xn
(Trắng)
x ♂XN
Y
(Đỏ)
GP : XN
1Xn
: 1Y GP : Xn
1XN
: 1Y
F1 : 1XN
Xn
: 1XN
Y F1 : 1XN
Xn
: 1Xn
Y
(100% Đỏ) (100% ♀ Mắt đỏ : 100% ♂ Mắt trắng)
GF1 : 1X N
: 1Xn
1XN
: 1Y GF1 : 1X N
: 1Xn
1Xn
: 1Y
F2 : 1XN
XN
: 1XN
Xn
: 1XN
Y : 1Xn
Y
(100% ♀ Mắt đỏ : 50% ♂ Mắt đỏ :
50% ♂ Mắt trắng)
F2 : 1XN
Xn
: 1Xn
Xn
: 1XN
Y : 1Xn
Y
(50% ♀ Mắt đỏ : 50% ♀ Mắt trắng :
50% ♂ Mắt đỏ : 50% ♂ Mắt trắng)
* Cơ sở tế bào học
* Quy luật di truyền
Qua cơ sở tế bào học ta thấy allele quy định tính trạng vận động qua các thế hệ như sau:
- Bố truyền cho con gái, con gái truyền cho cháu trai, cháu trai truyền cho chắt gái, chắt
gái truyền cho chút trai, …
5. LUYỆN THI ONLINE : ONTHI360.COM
Tài liệu ôn thi 10, 11, 12 và kỳ thi THPT Quốc gia: http://diendan.onthi360.com - 77 -
- Mẹ truyền cho con trai, con trai truyền cho cháu gái, cháu gái truyền cho chắt trai,
chắt trai truyền cho chút gái, …
Như vậy hiện tượng có tính chất quy luật với gene nằm trên vùng không tương đồng
của X di truyền tuân theo Quy luật di truyền CHÉO.
4. Ý nghĩa
- Điều khiển tỷ lệ đực cái theo ý muốn trong chăn nuôi trồng trọt.
- Nhận dạng được đực cái từ nhỏ để phân loại tiện cho việc chăn nuôi.
Ví dụ: Ở gà người ta sử dụng gene trội A trên NST giới tính X xác định lông vằn, để
phân biệt trống, mái khi mới nở. Gà trống con XA
XA
có lông vằn ở đầu rõ hơn so
với con mái XA
Y .
- Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân ly, tổ hợp của cặp NST giới tính.
48. Em hãy cho biết quy luật di truyền xảy ra với các gene nằm trên vùng tương đồng,
vùng không tương đồng chỉ có trên X và vùng không tương đồng chỉ có trên Y?
“Stay hungry, stay foolish.”
(Hãy sống đam mê, hãy sống khờ dại)
– Steve Jobs –
6. LUYỆN THI ONLINE : ONTHI360.COM
Tài liệu ôn thi 10, 11, 12 và kỳ thi THPT Quốc gia: http://diendan.onthi360.com - 78 -
QUY LUẬT DI TRUYỀN QUA TẾ BÀO CHẤT - DT ngoài nhân
Vai trò của bố mẹ có như nhau ở đời con?
1. Thí nghiệm: Của Correns 1909 với 2 phép lai thuận nghịch trên đối tượng cây hoa phấn:
Lai thuận Lai nghich
P : ♀ Cây lá đốm x ♂ Cây lá xanh P : ♀ Cây lá xanh x ♂ Cây lá đốm
F1 : 100% cây lá đốm F1 : 100% cây lá xanh
2. Nhận xét
Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau, con
sinh ra 100% giống mẹ.
3. Giải thích
Trong quá trình thụ tinh, ngoài đóng góp nhân,
trứng còn đóng góp tế bào chất cho hợp tử.
Hình 9.8.2. Quá trình thụ tinh kép ở thực vật
4. Quy luật di truyền
- Di truyền theo dòng mẹ - con sinh ra đồng tính
100% giống mẹ. Hình 9.8.1. Thí nghiệm của Correns
(1909)
- Không chặt chẽ như sự di truyền các tính trạng do các gene trong nhân. Nó phụ thuộc vào
lượng tế bào chất – lượng bào quan ty thể (lục lạp) có trong tế bào chất.
49. Làm thế nào để xác định được một gene nào đó nằm trên NST thường hay NST giới
tính, nằm trong nhân hay nằm trong tế bào chất?
7. LUYỆN THI ONLINE : ONTHI360.COM
Tài liệu ôn thi 10, 11, 12 và kỳ thi THPT Quốc gia: http://diendan.onthi360.com - 79 -
Chú ý: Ở động vật cũng vậy, điều đó giải
thích được hiện tượng:
- ♀ Cá chép × ♂ Cá diếc → cá con có râu
- ♂ Cá chép × ♀ Cá diếc → cá con không râu
Hình 9.8.3. Cấu tạo tinh trùng và trứng
Hình 9.8.4. Mô hình bản chất các quy luật di truyền
(Tô Nguyên Cương – 2012)
50. Hãy xác định quy luật di truyền chi phối các gene:
1. Gene a; 2. Gene A và n; 3. Gene A và b; 4. Gene g; 5. Gene x; 6. Gene r.
YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 9
Phân biệt một cách bản chất các quy luật di truyền?
"I never learn anything talking. I only learn things when I ask
questions." - Lou Holtz -
(Tôi không bao giờ học bất cứ điều gì được nói. Tôi chỉ học những thứ tôi được hỏi)