SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 16
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ
PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Khái niệm về giao tiếp
Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, tình cảm giữa hai hay nhiều
người bằng các hình thức khác nhau của ngôn ngữ.
Quá trình giao tiếp có tính hai chiều, chiều truyền thông tin và chiều nhận
thông tin giữa các đối tượng giao tiếp.
Các hình thức giao tiếp gồm ngôn ngữ có lời nói và ngôn ngữ không lời
nói. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp được chuyển từ tư duy sang các tín hiệu
giao tiếp và ngược lại.
Hình 1. Sơ đồ phương tiện giao tiếp
(NNKH: ngôn ngữ ký hiệu; KH: ký hiệu; NN: ngôn ngữ)
1.2. Các cơ quan tham gia chức năng giao tiếp
1.2.1. Cơ quan thính giác
+ Cấu trúc giải phẫu cơ quan thính giác là tai. Cấu trúc của tai bao gồm:
- Tai ngoài: Vành tai để hứng âm thanh, ống tai ngoài để thu nhận sóng âm.
- Tai giữa: Gồm màng nhĩ; hệ thống xương con gồm xương búa, xương đe,
xương bàn đạp có chức năng dẫn truyền và khuyếch đại xung động âm thanh;
hòm nhĩ; cửa sổ bầu dục.
- Tai trong: ống ốc tai và các vành bán khuyên.
Hình 2. Giải phẫu của tai
+ Chức năng của tai:
Tai là cơ quan tiếp nhận âm thanh (tai ngoài và tai giữa), biến các xung
động âm thành thành xung động thần kinh (tai trong) để dẫn truyền lên não.
Các dao động âm thanh truyền tới màng nhĩ, làm rung động màng nhĩ,
các rung động này được hệ thống dẫn truyền cơ học ở tai giữa khuyếch đại và
dẫn truyền tới cửa sổ bầu dục. Các xung động cơ học này làm rung động dịch
trong ống ốc tai, các rung động này được các tế bào nhận cảm ốc tai (cơ quan
corti) chuyển thành các xung động thần kinh và được dẫn truyền lên vùng
Wernicke ở hồi trên của thùy thái dương.
Vùng Wernicke giải mã các tín hiệu nhận được, giúp cho chúng ta hiểu
được lời nói. Nghe và nói là hai quá trình gắn bó mật thiết với nhau. Nhờ có
nghe được mà trẻ học nói được, một trẻ điếc bẩm sinh sẽ không nói được.
Ngưỡng nghe là giới hạn tần số âm thanh mà tai người nghe được. Tai
người nghe được dải tần số âm thanh 16Hz - 20 000Hz (Hertz). Cường độ âm
thanh tai người nghe được khoảng từ 0 đến 125 dB (Decibel). Dưới 15 dB thì
nghe rất khó còn trên 105 dB thì tai sẽ bị đau đớn và trên 115 dB trong khoảng
thời gian dài thì sẽ bị điếc vĩnh viễn. Ngưỡng nghe là cường độ âm thanh nhỏ
nhất mà tai người nghe được. Nếu ngưỡng nghe của một người trên 20dB được
coi là bắt đầu bị điếc. Nghe kém hay còn gọi là giảm thính lực khi ngưỡng nghe
của một người cao hơn so với bình thường.
Phân loại mức độ điếc dựa vào ngưỡng nghe:
25– 40 dB: Điếc nhẹ
40 – 60 dB: Điếc vừa
60 - 80 dB: Điếc nặng
> 80dB: Điếc hoàn toàn
Hình 3. Thước đo cường độ âm thanh (Decibel) và mức cường độ âm tương ứng
trong đời sống
Điếc có thể do tổn thương của cơ quan dẫn truyền âm (điếc dẫn truyền),
có thể do tổn thương của cơ quan tiếp nhận âm (điếc tiếp nhận).
1.2.2. Vùng não thực hiện chức năng ngôn ngữ
+ Vùng Wernicke nằm ở hồi trên của thùy thái dương, thường ở bên bán cầu
não chiếm ưu thế (người thuận tay phải thì bán cầu não chiếm ưu thế ở bên trái,
người thuận tay trái thì bán cầu não chiếm ưu thế ở bên phải). Vùng Wernicke
có chức năng phân tích tín hiệu âm thanh nhận được, giúp chúng ta hiểu được
lời nói, nên còn gọi là vùng hiểu lời. Khi tổn thương vùng Wernicke, chẳng hạn
do tai biến mạch máu não), bệnh nhân nghe được người khác nói nhưng không
hiểu được họ nói gì.
Hình 4. Vùng nhận cảm, phân tích âm thanh (Wirnicke) và vùng ngôn ngữ vận
động (Broca) của não
+ Vùng Broca nằm ở hồi trán lên, phía trước rãnh Rolando. Vùng Broca có chức
năng tạo tín hiệu ngôn ngữ, còn được gọi là vùng ngôn ngữ vận động. Nếu vùng
Broca bị tổn thượng, bệnh nhân sẽ mất khả năng nói mặc dù khi nghe người
khác nói vẫn hiểu được, nhưng khó khăn trong việc diễn đạt ý của mình muốn
nói.
+ Hệ viền có chức năng lưu giữ trí nhớ.
1.2.3. Cơ quan phát âm
+ Thanh quản và dây thanh:
Thanh quản nằm giữa họng ở phía trên và khí quản ở phía dưới. Thanh
quản có cấu trúc hình nón. Thanh quản được nối với họng và khí quản bằng các
cơ và dây chằng. Phía trên có nắp thanh quản hình lá có tác dụng điều hòa dòng
khí qua thanh quản để tạo cường độ âm và âm sắc cho giọng nói. Dưới nắp
thanh quản là hai dây thanh được tạo thành từ cơ giáp-phễu, phía trên có lớp
niêm mạc phủ.
Dây thanh được cấu tạo từ nhiều bó sợi. Tùy theo tần số âm mà toàn bộ
hay một phần bó sợi rung động. Độ dài hay ngắn của dây thanh cũng thay đổi
được để thay đổi âm sắc của giọng nói. Chiều dài của dây thanh ở nam trưởng
thành khoảng 17mm, ở nữ trưởng thành khoảng 12mm. Dây thanh càng dài,
giọng nói càng trầm, dây thanh càng ngắn giọng nói càng cao. Thần kinh chi
phối thanh quản và dây thanh là đám rối họng tạo thành từ dây thần kinh thiệt
hầu và dây thần kinh phế vị quặt ngược.
Hình 5. Thanh quản người
+ Các cơ quan tham gia tạo âm thanh:
Để tạo ra âm thanh cần có sự tham gia phối hợp hoạt động của môi, lưỡi,
vòm họng, các mô mềm trong khoang họng như lưỡi gà…
Lưỡi là cơ quan quan trọng tham gia vào phát âm. Lưỡi được cấu tạo bởi
các cơ như cơ cằm-lưỡi, cơ lưỡi-lưỡi, cơ trâm-lưỡi, cơ vòm lưỡi, và các cơ
trong lưỡi như cơ ngang, cơ thẳng đứng, cơ dọc trên, cơ dọc dưới. Thần kinh chi
phối cảm giác của lưỡi là dây thần kinh số VII và dây thiệt hầu. Thần kinh chi
phối vận động của lưỡi là dây thần kinh dưới lưỡi. Khi phát âm, kích thước lưỡi
thay đổi, làm thay đổi thể tích khoang miệng, dẫn đến thay đổi độ cộng hưởng
của âm. Đặc biệt, lưỡi ảnh hưởng đến phát âm các nguyên âm.
Môi có vai trò làm thay đổi độ lớn và hình dạng của cửa miệng, làm thay
đổi thể tích khoang miệng. Môi có vai trò quan trong trong phát âm các nguyên
âm và phụ môi như o, ô, m, b, p.
Răng và vòm miệng tạo ra độ cộng hưởng âm. Khi bị hở vòm miệng,
khuyết răng, sẽ bị ảnh hưởng đến việc phát âm.
+ Cơ quan cộng hưởng âm thanh:
Các khoang miệng, mũi, xoang hàm, tạo cộng hưởng âm thanh và ảnh hưởng
đến giọng nói.
2. BỆNH LÝ NGÔN NGỮ VÀ LỜI NÓI
2.1. Bệnh lý ngôn ngữ
Thất ngôn: Thất ngôn là tình trạng người bệnh mất khả năng hiểu lời nói,
diễn đạt bằng lời nói và thể hiện các tín hiệu ngôn ngữ như đọc, viết, do tổn
thương não. Khoảng 70- 80% bệnh nhân thất ngôn là do tai biến mạch máu não
mà tổn thương não ở bên bán cầu trội, ngoài ra còn gặp trong chấn thương sọ
não, u não. Thất ngôn chủ yếu gặp ở người lớn, những người đã biết nghe, nói,
đọc, viết bình thường.
Căn cứ vào lâm sàng người ta chia thất ngôn thành hai nhóm:
+ Thất ngôn trôi chảy: là khả năng hình thành âm thanh dễ dàng, người bệnh có
thể nói dễ dàng.
+ Thất ngôn không trôi chảy: là loại thất ngôn có vấn đề khó khăn trong việc
hình thành âm thanh.
Nhiều bệnh nhân có tổn thương tại vùng não phụ trách ngôn ngữ và lời
nói lại chỉ bị thiếu sót ngôn ngữ ở mức độ nhẹ.
Căn cứ vào vị trí tổn thương, người ta chia thất ngôn thành các loại:
+ Thất ngôn Broca (hay thất vận ngôn, thất ngôn vận động, thất ngôn biểu đạt,
thất ngôn hành động):
Thất ngôn Broca là loại thất ngôn mà khả năng hiểu ngôn ngữ viết và nói
còn tốt, nhưng khả năng diễn đạt ngôn ngữ nói hoặc viết bị khó khăn. Người
bệnh nói dễ, nói nhanh nhưng người khác không hiểu họ nói gì hay viết gì.
Vùng bị tổn thương là vùng Broca ở bán cầu não trội. Nhữngbệnh nhân
này, dễ bị đánh giá nhầm là thất ngôn hoàn toàn nếu thầy thuốc không khám kỹ
khả năng hiểu lời nói và chữ viết của người bệnh. Thời gian đầu mới bị tổn
thương, khó phân biệt với thất ngôn hoàn toàn, nhưng sau một thời gian, thất
ngôn biểu đạt mới xuất hiện rõ ràng trong khi khả năng hiểu lời nói và chữ viết
của bệnh nhân bình thường.
+ Thất ngôn Wernicke (hay mất khả năng hiểu lời, thất ngôn tiếp nhận, thất
ngôn cảm giác)
Thất ngôn Wernicke là tình trạng bệnh nhân nghe được người khác nói
nhưng không hiểu được họ nói gì, bệnh nhân đọc được chữ viết nhưng không
hiểu được người khác viết gì.
Thất ngôn Wernicke thường xẩy ra khi có tổn thương của động mạch não
giữa hoặc một trong các nhánh của nó. Vùng bị tổn thương là vùng Wernicke ở
hồi thái dương sau, hồi đỉnh dưới, và hồi thái dương chẩm bên của bán cầu não
chiếm ưu thế.
Khác với các bệnh nhân thất ngôn Broca, các bệnh nhân thất ngôn
Wernicke nói trôi chảy và có biểu cảm, nhưng họ bị rối loạn về ngôn ngữ, bao
gồm cấu trúc âm thanh biến dạng, dùng sai từ và dùng sai các hình vị. Câu nói
của họ trôi chảy nhưng thường thiếu các từ và ý chính. Bệnh nhân cũng có biểu
hiện không thể lặp lại các từ và mất khả năng nhận thức ngôn ngữ viết.
+ Thất ngôn dẫn truyền:
Thất ngôn dẫn truyền được cho là do tổn thương đường dẫn truyền thần
kinh của kết nối giữa vùng ngôn ngữ vận động (vùng Broca) và cùng ngôn ngữ
cảm giác (vùng Wernicke) liên quan tới chức năng lời nói.
Bệnh nhân có thất ngôn dẫn truyền thường khó lặp lại các từ và cụm từ
không quen thuộc, và khả năng hiểu ngôn ngữ nói và viết tốt hơn bệnh nhân thất
ngôn Wernicke. Các bệnh nhân thất ngôn dẫn truyền vẫn nhận biết được thiếu
sót của mình và cố gắng tự sửa.
Trên thực tế, các bệnh nhân thất ngôn dẫn truyền thường có 1 hoặc 2 ổ
nhồi máu nông ở những bó thần kinh mới được phát hiện gần đây.
+ Thất ngôn toàn bộ:
Thất ngôn toàn bộ là loại thất ngôn mà người bệnh mất khả năng hoặc
khó khăn cả hiểu lời nói và chữ viết và khó khăn diễn đạt bằng lời nói và chữ
viết.
Những bệnh nhân này bị tổn thương cả ở vùng Wernicke và vùng Broca
do nhiều ổ nhồi máu hoặc nhồi máu rộng bên bán cầu não trội.
+ Thất ngôn mất ngữ pháp (agrammatism):
Thất ngôn mất ngữ pháp là tình trạng bệnh nhân sử dụng các câu ngắn,
đôi khi chỉ vài từ, để hình thành một ý.
2.2. Bệnh lý lời nói
Bệnh lời nói bao gồm nói ngọng, nói lắp. Nói ngọng được phân làm hai
loại nói ngọng chức năng và nói ngọng do bệnh lý của cơ quan phát âm, củanão.
2.2.1. Nói ngọng
Nói ngọng là khi nói, các âm thanh của lời nói không rõ ràng, không rõ
tiếng, khiến người nghe khó hiểu. Nói ngọng thường gặp ở trẻ em, có thể gặp ở
bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường ở tuổi trước học đường và bậc tiểu học. Khi
lớn lên những lỗi phát âm này sẽ được chỉnh sửa dần.
Mỗi từ tiếng Việt là một âm tiết, âm tiết thường bắt đầu bằng phụ âm rồi
nguyên âm, cuối âm tiết thường là phụ âm. Người nói ngọng thường nói thiếu
phụ âm đầu hoặc phụ âm cuối, nói sai dấu, phụ âm đầu hoặc cuối bị thay đổi, ví
dụ:
“Sách” thành “ách” (mất phụ âm đầu)
“Anh” thành “an” (mất phụ âm cuối)
“Chuối” thành “chúi” (ngọng nguyên âm)
“Làm” thành “nàm” (thay đổi phụ âm đầu)
Nguyên nhân của nói ngọng có thể do tiếng địa phương; do thói quen; do
dị tật của cơ quan phát âm như hãm lưỡi ngắn; cử động miệng kém ở trẻ bại
não, ở người bị tổn thương thần kinh; do dị tật hở môi, hở vòm miệng; nghe
kém do dị tật hoặc bệnh lý của tai giữa như viêm tai giữa, viêm tai xương chũm;
cũng có thể không rõ nguyên nhân.
Người ta chia nói ngọng ra làm hai loại:
+ Nói ngọng chức năng:
Nói ngọng chức năng không phải do tổn thương thực thể ở cơ quan phát
âm hoặc tổn thương não, mà là lỗi phát âm trong quá trình học và phát triển
ngôn ngữ của trẻ.
Trong quá trình học phát âm của trẻ, trẻ học theo ngôn ngữ mẹ đẻ, phát
âm bằng cách bắt chước âm thanh. Trẻ có thể phát âm sai âm tiết như “táo”
thành “áo”, “mượn” thành “mựn”, “đũa” thành ũa”… Lỗi phát âm này đều có ở
trẻ bình thường khi mới bắt đầu học nói. Các lỗi này sẽ được điều chỉnh và sửa
chữa dần, cho tới một giai đoạn phát triển nhất định trẻ sẽ phát âm đúng. Tuy
nhiên một số trẻ vẫn giữ thói quen trở thành tật phát âm khi trưởng thành.
Ngọng chức năng có thể sửa chữa được, nếu được tập luyện.
+ Nói ngọng do bệnh lý cơ quan phát âm:
- Rối loạn phát âm do khe hở miệng. Khe hở vòm miệng là do dị tật bẩm sinh,
có thể gặp các loại sau:
Khe hở vòm miệng mềm
Khe hở vòm miệng không toàn bộ
Khe hở vòm miệng toàn bộ
Khe hở vòm miệng kết hợp khe hở môi
Phẫu thuật sửa chữa khe hở vòm miệng để sửa chữa tật phát âm tốt nhất
khi trẻ chưa học nói. Nếu phẫu thuật muộn, khi lời nói đã định hình, trẻ thường
bị khiếm khuyết lời nói do thay đổi cộng hưởng, lỗi phát âm, giọng mũi hở.
- Rối loạn phát âm do bệnh lý cơ quan phát âm như liệt dây thanh do tổn thương
dây thần kinh phế vị quặt ngược, liệt vận động lưỡi do tổn thương dây thần kinh
thiệt hầu, do hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh, viêm dây thanh, phù nề thanh
quản… Các bệnh lý này thường gây ra các rối loạn về giọng nói như giọng nói
khàn, mất tiếng, giọng gỗ…
Hình 6. U nang dây thanh bên trái
2.2.2. Nói lắp
Nói lắp là rối loạn nhịp điệu nói, nói mất lưu loát. Những người nói lắp,
trong khi nói có từ hoặc âm tiết trong câu lặp lại liên tiếp. Có các kiểu nói lắp
sau:
Lắp một âm của âm tiết, chẳng hạn “s..s..s..s.. sáng nay con ăn mì tôm”,
“t..t..t..tôi đi”, “kh..kh..kh..không có”
Lắp một âm tiết, chẳng hạn “sáng..sáng..sáng.. sáng nay con ăn mì tôm”,
“không..không..không..không đi”
Lắp một đoạn của câu, chẳng hạn “sáng nay..sáng nay..sáng nay con ăn
mì tôm”, “không đủ..không đủ...không đủ tiền để mua”
Xen vào một âm tiết hoặc một câu bất thường được lặp đi lặp lại, chẳng
hạn các câu “thế là”, “coi như là”, chẳng hạn “sáng nay con.. thế là..ăn mì tôm”.
Nguyên nhân của nói lắp: do thói quen từ thời kỳ học nói không được
chỉnh sửa, mặc cảm tâm lý dẫn đến nói lắp để che lấp đi một số khó khăn về tư
duy, một số bệnh lý của cơ quan phát âm.
3. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ
3.1. Mục tiêu
+ Sử dụng các biện pháp y học nhằm điều trị cơ bản các tổn thương thực thể là
nguyên nhân gây ra bệnh lý ngôn ngữ và lời nói
+ Giúp người bệnh sửa chữa các khiếm khuyết, bệnh lý về ngôn ngữ và lời nói
để có ngôn ngữ và lời nói càng gần như người bình thường càng tốt.
+ Phát huy mọi khả năng, mọi hình thức giao tiếp cả bằng lời nói và ngôn ngữ
không lời, cả việc sử dụng các dụng cụ trợ giúp thay thế như máy trợ âm hoặc
các ký hiệu giao tiếp để người bệnh có thể giao tiếp được tốt nhất.
3.2. Phương pháp
3.2.1. Sử dụng các biện pháp y học phục hồi
Sử dụng mọi biện pháp y học để sửa chữa các khiếm khuyết của cơ quan
phát âm và các bệnh lý nguyên nhân gây ra rối loạn ngôn ngữ của người bệnh,
như phẫu thuật vá sứt môi, hở hàm ếch; phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh; điều trị
tổn thương thần kinh trung ương hoặc ngoại vi; điều trị viêm dây thanh…
3.2.2. Sử dụng các hình thức giao tiếp
Sử dụng tổng hợp các hình thức giao tiếp để người có khó khăn về nói
giao tiếp được tốt nhất.
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ có lời:
Giao tiếp bằng ngôn ngữ có lời thường được sử dụng nhất vì tốc độ trao
đổi thông tin nhanh, chính xác. Người có khó khăn về nói, để có thể giao tiếp
bằng lời nói đạt hiệu quả cần được phục hồi chức năng bằng các bài tập phát
âm, luyện giọng nói.
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ không lời, có bốn hình thức:
- Chữ viết: chữ viết là hình thức giao tiếp thường được sử dụng để bổ xung cho
khiếm khuyết của giao tiếp có lời. Người có khó khăn giao tiếp bằng lời nói
thường dùng hình thức giao tiếp bằng chữ viết để bổ xung.
- Hình vẽ: sử dụng hình vẽ cũng là hình thức giao tiếp thường được dùng ở
người bình thường khi muốn diễn đạt một hình nào đó. Hình vẽ cũng thường là
hình thức giao tiếp bổ xung, thay thế cho khiếm khuyết khi giao tiếp bằng lời
nói. Các hình vẽ thường được tập hợp thành các bảng theo chủ đề, như tranh vẽ
các món ăn, tranh vẽ đồ vật, tranh vẽ các hoạt động… Người câm hoặc khó
khăn về nói có thể chỉ vào tranh để trả lời hoặc đưa ra yêu cầu.
- Ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, nét mặt, tư thế, giọng nói, cử động của đầu, là
hình thức biểu cảm thường dùng trong giao tiếp.
- Dấu hiệu, cử chỉ là các kỹ năng ra hiệu bằng các cử động của tay, chẳng hạn
“vẫy tay” ra hiệu “lại đây”, “vẫy tay” ra hiệu “ngồi xuống”… Những cử chỉ này
không có quy ước, nhưng mọi người đều có thể hiểu và ứng dụng.
Trong trường hợp với người câm điếc hoàn toàn, người ta sử dụng bộ ký
hiệu quy ước bằng các cử động của tay và hoàn chỉnh hệ thống dấu bằng cử
động các ngón tay. Mỗi chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ số trong
số đếm được mã hóa bằng các tư thế khác nhau của ngón tay và bàn tay. Bộ ký
hiệu quy ước này có thể không hoàn toàn giống nhau ở các nước, phụ thuộc vào
đặc điểm văn hóa, tập quán sinh hoạt… mà bộ ký hiệu quy ước ở các nước có
sự khác biệt. Nhờ bộ ký hiệu quy ước mà người câm điếc có thể giao tiếp được
về mọi chủ đề, kể cả các chủ đề phức tạp.
Hình 7. Bộ ký hiệu quy ước với bảng chữ cái tiếng Việt
Hình 8. Bộ ký hiệu quy ước với các số đếm.
3.2.3. Một số nguyên tắc giao tiếp khi phục hồi chức năng ngôn ngữ
+ Nguyên tắc theo ý thích và sự quan tâm của người đối thoại:
- Tìm hiểu xem người đối thoại thích nói về chủ đề gì. Khi chọn được chủ đề
người đối thoại quan tâm sẽ tạo được hứng thú cho họ phối hợp với kỹ thuật
viên để tập luyện. Kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu khi biết được chủ đề người
đối thoại quan tâm, cần tập trung nhiều về chủ đề đó. Có như vậy sẽ tạo được
hứng thú cho người đối thoại và người đối thoại sẽ cố gắng chia sẻ, và kết quả
phục hồi sẽ đạt tốt nhất.
- Khuyến khích và chờ đợi người đối thoại nói. Người khó khăn về nói thường
nói chậm và phát âm khó khăn, vì vậy họ thường ngại nói. Đừng nói hộ và cần
chờ đợi, chẳng hạn trẻ muốn đi nhưng không nói “đi” mà nắm tay ta kéo đi. Khi
đó hãy yêu cầu trẻ nói “đi” cho đến khi nào gần đúng mới cho trẻ đi.
- Phải biết lắng nghe người đối thoại nói hoặc nghe xem họ phát ra âm thanh gì,
sau đó phải nói mẫu rồi yêu cầu người đối thoại lặp lại cho đến khi họ nói gần
đúng mới đáp ứng yêu cầu của họ. Chẳng hạn, người đối thoại muốn lấy cái bát,
phải yêu cầu họ nói lại từ “bát” cho đến khi gần đúng mới đưa bát cho họ.
+ Nguyên tắc thích ứng:
Kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu hoặc người trong gia đình cần thay đổi
cách thức và tốc độ giao tiếp thích ứng với người đối thoại. Điều này làm người
có khó khăn về nói dễ hiểu hơn và giao tiếp được dễ hơn.
- Hãy ngồi xuống thấp hoặc đứng lên để mặt ta ngang với mặt người đối thoại.
Như vậy, người có khó khăn về nói dễ dàng quan sát cử động của miệng, nét
mặt khi ta phát âm.
- Tham gia trò chơi hoặc các hoạt động cùng với người giao tiếp. Chẳng hạn
chơi các trò chơi cùng với trẻ hoặc chơi bài, chơi cờ cùng người khó khăn về
nói, đồng thời yêu cầu họ nhắc lại các từ chúng ta nói mẫu cho đến khi gần
đúng mới chơi tiếp.
- Nói chậm và rõ để người giao tiếp nghe và quan sát được cử động của miệng
ta khi nói. Khi người hướng dẫn nói chậm, trẻ sẽ nói chậm theo, nếu nói nhanh,
trẻ hoặc người khó khăn về nói khó tạo được âm đúng.
+ Thêm từ mới:
- Tăng thêm từ mới để người khó khăn về nói tập luyện, bắt đầu bằng các từ
đơn. Khi người đối thoại nói được nhiều từ đơn thì dạy họ cách ghép từ thành
câu ngắn, rồi câu dài. Tích cực nói truyện, kể truyện với người có khó khăn về
nói và yêu cầu họ kể lại là cách tốt để họ nói được nhiều hơn. Thường xuyên
đưa họ tham gia vào các trò chơi, các hoạt động tập thể, để họ hòa nhập và giao
tiếp được nhiều.
- Nhắc đi nhắc lại các từ mà người giao tiếp đang học và đang tiến bộ. Nhắc lại
nhiều lần sẽ tạo thói quen và cơ hội tập âm đó nhiều hơn.
- Luôn gọi tên các đồ vật, tên người xung quanh, và yêu cầu người đối thoại
nhắc lại.
- Hãy nhận xét và bình luận các sự kiện diễn ra xung quanh và yêu cầu người
đối thoại nhắc lại, chẳng hạn “cốc nước này nóng quá” yêu cầu người đối thoại
nói “nóng quá”, “bông hoa này đẹp quá” yêu cầu người đối thoại nói “đẹp
quá”…
+ Luôn phát huy tính tích cực, chủ động, trí tưởng tượng của người đối thoại:
Chẳng hạn, gấp một chiếc thuyền giấy, kể cho người đối thoại câu truyện về
một chuyến đi biển, thỉnh thoảng yêu cầu người đối thoại nhắc lại một số từ
trong câu truyện.
+ Sử dụng mọi hình thức giao tiếp không lời khác để hỗ trợ giao tiếp bằng lời
nói:
Cần phát huy tối đa khả năng nói của người có khó khăn về nói. Dùng hình vẽ,
chữ viết, cử chỉ, nét mặt, ký hiệu giao tiếp bằng tay, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ
thể để người đối thoại hiểu được.
4. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI THẤT NGÔN, NÓI NGỌNG,
NÓI LẮP
4.1. Phục hồi chức năng cho người thất ngôn
+ Phát hiện người thất ngôn khó khăn về hiểu lời:
- Người bệnh kém hiểu từ, hiểu câu khi nghe người khác nói
- Người bệnh không chỉ ra được các bộ phân cơ thể, đồ vật, màu sắc khi được
hỏi.
- Người bệnh không thực hiện được mệnh lệnh, ví dụ “đưa bút cho tôi”, đặt cốc
lên bàn”…
- Bảo bệnh nhân đọc và làm theo chỉ dẫn ghi trong giấy, họ không thực hiện
được.
+ Phát hiện người thất ngôn vận động:
- Người bệnh không thể trả lời được các câu hỏi đơn giản, mặc dù họ hiểu
- Người bệnh không nói được ra tên các đồ vật, con vật, màu sắc, khi được yêu
cầu, mặc dù đó là các vật quen dùng.
- Khả năng viết kém, mặc dù trước đây đã biết viết bình thường
+ Phương pháp can thiệp:
- Nếu họ hiểu tốt, nhưng chưa nói được nhiều từ:
Dùng tranh ảnh, hình vẽ hoặc các đồ vật hàng ngày để dạy. Giới thiệu tên
từng vật rồi yêu cầu họ nhắc lại.
Cất các đồ vật đi, rồi đưa từng vật ra để hỏi và yêu cầu họ nhắc lại.
Nếu họ nói tên đồ vật khó, hướng dẫn họ dùng cử chỉ, dấu hiệu để diễn
đạt.
Dạy họ vừa nói vừa dùng dấu hiệu để giao tiếp
- Nếu họ nói được các từ đơn:
Dạy họ ghép các từ đơn thành câu ngắn, rồi câu dài hơn
Dùng tranh ảnh để họ nói theo tranh
Khuyến khích họ kể lại các câu truyện ngắn vừa nghe
- Nếu họ hiểu kém:
Dùng dấu hiệu, cử chỉ kết hợp với lời nói để gọi tên các đồ vật, hành
động.
Đặt hai đến ba đồ vật ra trước mặt, yêu cầu họ chỉ từng đồ vật khi nghe
tên vật. Nếu họ chỉ sai, dùng dấu hiệu, cử chỉ để mô tả vật cho đến khi họ chỉ
đúng.
Khi họ hiểu nhiều, dạy họ nói từng từ đơn rồi câu ngắn.
4.2. Phục hồi chức năng ngôn ngữ cho người nói ngọng
+ Phát hiện nói ngọng:
Dùng một bảng gồm các chữ đơn, yêu cầu người bệnh đọc, chẳng hạn:
Bà, gà, bá, đĩa, dao, đủ, hải (phụ âm đầu âm tiết)
Bàn, kính, sách, toàn, anh, mồm, dép (phụ âm cuối âm tiết)
Con chó, cành hoa, cái thìa, đôi đũa (thanh điệu)
Rau thìa là, là lượt, làm ruộng (thay đổi âm)
+ Phương pháp can thiệp:
- Dạy trẻ tập cử động miệng, lưỡi, cơ quan phát âm: há to miệng rồi ngậm lại.
Đưa lưỡi dài ra,thụt lưỡi vào. Đưa lưỡi lên trên, xuống dưới, sang phải, sang
trái. Tập thổi bong bóng xà phòng. Tập phát âm chữ x, càng ngân dài càng tốt.
- Dạy trẻ tạo âm, sửa các lỗi phát âm của trẻ. Nếu trẻ ngọng cả nguyên âm và
phụ âm, dạy trẻ tạo các nguyên âm trước như a, o, u, i, e, ê, ô, ơ. Khi trẻ đã phát
âm được các nguyên âm rồi mới chuyển sang tập phát âm các phụ âm.
- Dạy trẻ các phụ âm môi như b, m, p. Khi trẻ đã phát âm được rõ rồi thì ghép
với nguyên âm như mama, papa, măm măm,mimi, bêbê.
- Tiếp sau dạy trẻ nói các từ đơn như ba, má, bố, mẹ, bà, ông.
- Sau khi trẻ nói được nhiều từ đơn, ghép từ thành câu ngắn, rồi câu dài.
Kết hợp dạy nói với tranh ảnh, đồ vật và chơi đùa với trẻ, tạo cho trẻ hứng thú
vừa chơi vừa học, chú ý sửa âm khi trẻ nói sai.
4.3. Phục hồi ngôn ngữ cho người nói lắp
+ Phát hiện trẻ nói lắp:
Việc phát hiện trẻ nói lắp thường dễ khi nghe trẻ nói truyện hoặc nói truyện với
trẻ.
+ Phương pháp can thiệp:
- Tập thư dãn. Cùng với sửa tật nói lắp cần hướng dẫn trẻ thư dãn. Để trẻ thở
sâu 3-5 nhịp. Động viên trẻ nói chậm. Những người xung quanh phải nói chậm
khi giao tiếp với trẻ, chờ đợi trẻ nói, không thúc dục trẻ.
- Tập cho trẻ sửa các âm hay nói lắp, bắt đầu bằng các câu ngắn, sau là các câu
dài và kể truyện.

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

TIẾP CẬN LIỆT VẬN ĐỘNG
TIẾP CẬN LIỆT VẬN ĐỘNGTIẾP CẬN LIỆT VẬN ĐỘNG
TIẾP CẬN LIỆT VẬN ĐỘNGSoM
 
Dieu tri Viem phe quan o tre em
Dieu tri Viem phe quan o tre em Dieu tri Viem phe quan o tre em
Dieu tri Viem phe quan o tre em HA VO THI
 
KHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGKHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGSoM
 
Bệnh án PHCN: TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Bệnh án PHCN: TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃOBệnh án PHCN: TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Bệnh án PHCN: TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃOBão Tố
 
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNGPHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNGSoM
 
He luoi cao phi phong (2017)
He luoi   cao phi phong (2017)He luoi   cao phi phong (2017)
He luoi cao phi phong (2017)Quang Hạ Trần
 
HỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINHHỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINHSoM
 
Bệnh án khoa phục hồi chức năng
Bệnh án khoa phục hồi chức năngBệnh án khoa phục hồi chức năng
Bệnh án khoa phục hồi chức năngDr NgocSâm
 
KHÁM HỆ THẦN KINH
KHÁM HỆ THẦN KINHKHÁM HỆ THẦN KINH
KHÁM HỆ THẦN KINHSoM
 
Phục hồi chức năng sau bỏng
Phục hồi chức năng sau bỏngPhục hồi chức năng sau bỏng
Phục hồi chức năng sau bỏngYhoccongdong.com
 
VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDANVIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDANSoM
 
Kham ls than kinh
Kham ls than kinhKham ls than kinh
Kham ls than kinhBs.Namoon
 
THOÁI HÓA KHỚP
THOÁI HÓA KHỚPTHOÁI HÓA KHỚP
THOÁI HÓA KHỚPSoM
 
Tiếp cận lơ mơ và hôn mê
Tiếp cận lơ mơ và hôn mêTiếp cận lơ mơ và hôn mê
Tiếp cận lơ mơ và hôn mêSoM
 
Giáo trình phục hồi chức năng
Giáo trình phục hồi chức năngGiáo trình phục hồi chức năng
Giáo trình phục hồi chức năngSoM
 
HỆ CẢM GIÁC
HỆ CẢM GIÁCHỆ CẢM GIÁC
HỆ CẢM GIÁCSoM
 
Phục hồi chức năng bệnh khớp
Phục hồi chức năng bệnh khớpPhục hồi chức năng bệnh khớp
Phục hồi chức năng bệnh khớpMinh Dat Ton That
 
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦNBƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦNSoM
 
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch não
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch nãoBệnh án PHCN: Tai biến mạch não
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch nãoDucha254
 

Was ist angesagt? (20)

TIẾP CẬN LIỆT VẬN ĐỘNG
TIẾP CẬN LIỆT VẬN ĐỘNGTIẾP CẬN LIỆT VẬN ĐỘNG
TIẾP CẬN LIỆT VẬN ĐỘNG
 
Dieu tri Viem phe quan o tre em
Dieu tri Viem phe quan o tre em Dieu tri Viem phe quan o tre em
Dieu tri Viem phe quan o tre em
 
KHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGKHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNG
 
Bệnh án PHCN: TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Bệnh án PHCN: TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃOBệnh án PHCN: TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Bệnh án PHCN: TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
 
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNGPHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
 
He luoi cao phi phong (2017)
He luoi   cao phi phong (2017)He luoi   cao phi phong (2017)
He luoi cao phi phong (2017)
 
HỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINHHỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINH
 
Bệnh án khoa phục hồi chức năng
Bệnh án khoa phục hồi chức năngBệnh án khoa phục hồi chức năng
Bệnh án khoa phục hồi chức năng
 
KHÁM HỆ THẦN KINH
KHÁM HỆ THẦN KINHKHÁM HỆ THẦN KINH
KHÁM HỆ THẦN KINH
 
Phục hồi chức năng sau bỏng
Phục hồi chức năng sau bỏngPhục hồi chức năng sau bỏng
Phục hồi chức năng sau bỏng
 
VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDANVIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN
 
Kham ls than kinh
Kham ls than kinhKham ls than kinh
Kham ls than kinh
 
THOÁI HÓA KHỚP
THOÁI HÓA KHỚPTHOÁI HÓA KHỚP
THOÁI HÓA KHỚP
 
Tiếp cận lơ mơ và hôn mê
Tiếp cận lơ mơ và hôn mêTiếp cận lơ mơ và hôn mê
Tiếp cận lơ mơ và hôn mê
 
Giáo trình phục hồi chức năng
Giáo trình phục hồi chức năngGiáo trình phục hồi chức năng
Giáo trình phục hồi chức năng
 
Chong mat
Chong matChong mat
Chong mat
 
HỆ CẢM GIÁC
HỆ CẢM GIÁCHỆ CẢM GIÁC
HỆ CẢM GIÁC
 
Phục hồi chức năng bệnh khớp
Phục hồi chức năng bệnh khớpPhục hồi chức năng bệnh khớp
Phục hồi chức năng bệnh khớp
 
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦNBƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
 
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch não
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch nãoBệnh án PHCN: Tai biến mạch não
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch não
 

Ähnlich wie Phcn ngon ngu

bai dan luan ngon ngu phan ngu am
bai dan luan ngon ngu phan ngu ambai dan luan ngon ngu phan ngu am
bai dan luan ngon ngu phan ngu amatcak11
 
Phục hồi chức năng ngôn ngữ và lời
Phục hồi chức năng ngôn ngữ và lờiPhục hồi chức năng ngôn ngữ và lời
Phục hồi chức năng ngôn ngữ và lờiCAM BA THUC
 
âm tố và hiện tượng ngôn điệu
âm tố và hiện tượng ngôn điệuâm tố và hiện tượng ngôn điệu
âm tố và hiện tượng ngôn điệuatcak11
 
âm Tố Và Hiện Tượng Ngôn điệu
âm Tố Và Hiện Tượng Ngôn điệuâm Tố Và Hiện Tượng Ngôn điệu
âm Tố Và Hiện Tượng Ngôn điệuatcak11
 
Bản chất ngữ âm
Bản chất ngữ âmBản chất ngữ âm
Bản chất ngữ âmBích Phương
 
sodabottles-licensing copyright-fix.docx Vietnamese translated
sodabottles-licensing copyright-fix.docx Vietnamese translatedsodabottles-licensing copyright-fix.docx Vietnamese translated
sodabottles-licensing copyright-fix.docx Vietnamese translatedNga Trinh
 
Chuyên Đề Thính Lực Đồ Đơn Giản Và Hoàn Chỉnh Phân Chia Các Loại Điếc
Chuyên Đề Thính Lực Đồ Đơn Giản Và Hoàn Chỉnh Phân Chia Các Loại Điếc Chuyên Đề Thính Lực Đồ Đơn Giản Và Hoàn Chỉnh Phân Chia Các Loại Điếc
Chuyên Đề Thính Lực Đồ Đơn Giản Và Hoàn Chỉnh Phân Chia Các Loại Điếc nataliej4
 
Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9thu ha
 
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữPPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữCaoThuNgan
 
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnh
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnhđề Cương xử lý âm thanh hình ảnh
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnhHải Dương
 
ngữ âm
ngữ âmngữ âm
ngữ âmatcak11
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
SINH LÝ THÍNH GIÁC
SINH LÝ THÍNH GIÁCSINH LÝ THÍNH GIÁC
SINH LÝ THÍNH GIÁCSoM
 
2020.HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM. Phần 3 - NGHE PHỔI
2020.HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM. Phần 3 - NGHE PHỔI2020.HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM. Phần 3 - NGHE PHỔI
2020.HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM. Phần 3 - NGHE PHỔIthuyet le
 

Ähnlich wie Phcn ngon ngu (20)

Đề tài: Tìm hiểu các phương pháp phân tích đặc trưng tiếng nói, HAY
Đề tài: Tìm hiểu các phương pháp phân tích đặc trưng tiếng nói, HAYĐề tài: Tìm hiểu các phương pháp phân tích đặc trưng tiếng nói, HAY
Đề tài: Tìm hiểu các phương pháp phân tích đặc trưng tiếng nói, HAY
 
bai dan luan ngon ngu phan ngu am
bai dan luan ngon ngu phan ngu ambai dan luan ngon ngu phan ngu am
bai dan luan ngon ngu phan ngu am
 
Phục hồi chức năng ngôn ngữ và lời
Phục hồi chức năng ngôn ngữ và lờiPhục hồi chức năng ngôn ngữ và lời
Phục hồi chức năng ngôn ngữ và lời
 
âm tố và hiện tượng ngôn điệu
âm tố và hiện tượng ngôn điệuâm tố và hiện tượng ngôn điệu
âm tố và hiện tượng ngôn điệu
 
âm Tố Và Hiện Tượng Ngôn điệu
âm Tố Và Hiện Tượng Ngôn điệuâm Tố Và Hiện Tượng Ngôn điệu
âm Tố Và Hiện Tượng Ngôn điệu
 
Bản chất ngữ âm
Bản chất ngữ âmBản chất ngữ âm
Bản chất ngữ âm
 
sodabottles-licensing copyright-fix.docx Vietnamese translated
sodabottles-licensing copyright-fix.docx Vietnamese translatedsodabottles-licensing copyright-fix.docx Vietnamese translated
sodabottles-licensing copyright-fix.docx Vietnamese translated
 
Chuyên Đề Thính Lực Đồ Đơn Giản Và Hoàn Chỉnh Phân Chia Các Loại Điếc
Chuyên Đề Thính Lực Đồ Đơn Giản Và Hoàn Chỉnh Phân Chia Các Loại Điếc Chuyên Đề Thính Lực Đồ Đơn Giản Và Hoàn Chỉnh Phân Chia Các Loại Điếc
Chuyên Đề Thính Lực Đồ Đơn Giản Và Hoàn Chỉnh Phân Chia Các Loại Điếc
 
Khám hệ hô hấp trẻ em
Khám hệ hô hấp trẻ emKhám hệ hô hấp trẻ em
Khám hệ hô hấp trẻ em
 
Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9
 
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữPPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
 
Ngữ âm học
Ngữ âm họcNgữ âm học
Ngữ âm học
 
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnh
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnhđề Cương xử lý âm thanh hình ảnh
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnh
 
ngữ âm
ngữ âmngữ âm
ngữ âm
 
Khe ho moi vom mieng
Khe ho moi vom miengKhe ho moi vom mieng
Khe ho moi vom mieng
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
SINH LÝ THÍNH GIÁC
SINH LÝ THÍNH GIÁCSINH LÝ THÍNH GIÁC
SINH LÝ THÍNH GIÁC
 
Introduction to Linguistics
Introduction to LinguisticsIntroduction to Linguistics
Introduction to Linguistics
 
2020.HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM. Phần 3 - NGHE PHỔI
2020.HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM. Phần 3 - NGHE PHỔI2020.HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM. Phần 3 - NGHE PHỔI
2020.HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM. Phần 3 - NGHE PHỔI
 
6
66
6
 

Mehr von Dr NgocSâm

Bệnh parkinson
Bệnh parkinsonBệnh parkinson
Bệnh parkinsonDr NgocSâm
 
Các bài tập phcn nuốt
Các bài tập phcn nuốtCác bài tập phcn nuốt
Các bài tập phcn nuốtDr NgocSâm
 
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giacSinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giacDr NgocSâm
 
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinhDr NgocSâm
 
Tiep can thuc hanh hoi chung đau le minh novartis event may 2012 (copy to cd)
Tiep can thuc hanh hoi chung đau  le minh novartis event may 2012 (copy to cd)Tiep can thuc hanh hoi chung đau  le minh novartis event may 2012 (copy to cd)
Tiep can thuc hanh hoi chung đau le minh novartis event may 2012 (copy to cd)Dr NgocSâm
 
Các cơ hô hấp
Các cơ hô hấpCác cơ hô hấp
Các cơ hô hấpDr NgocSâm
 
Ky thuat tao thuan thu cam the than kinh co
Ky thuat tao thuan thu cam the than kinh coKy thuat tao thuan thu cam the than kinh co
Ky thuat tao thuan thu cam the than kinh coDr NgocSâm
 
Hội chứng kháng thể kháng phospholipid
Hội chứng kháng thể kháng phospholipidHội chứng kháng thể kháng phospholipid
Hội chứng kháng thể kháng phospholipidDr NgocSâm
 
Siêu âm điều trị
Siêu âm điều trịSiêu âm điều trị
Siêu âm điều trịDr NgocSâm
 
Ca lam sang ctcsts
Ca lam sang ctcstsCa lam sang ctcsts
Ca lam sang ctcstsDr NgocSâm
 
Khám phản xạ
Khám phản xạKhám phản xạ
Khám phản xạDr NgocSâm
 

Mehr von Dr NgocSâm (12)

Bệnh parkinson
Bệnh parkinsonBệnh parkinson
Bệnh parkinson
 
Não bộ
Não bộNão bộ
Não bộ
 
Các bài tập phcn nuốt
Các bài tập phcn nuốtCác bài tập phcn nuốt
Các bài tập phcn nuốt
 
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giacSinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
 
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh
18 đường dẫn truyền cơ bản của hệ thần kinh
 
Tiep can thuc hanh hoi chung đau le minh novartis event may 2012 (copy to cd)
Tiep can thuc hanh hoi chung đau  le minh novartis event may 2012 (copy to cd)Tiep can thuc hanh hoi chung đau  le minh novartis event may 2012 (copy to cd)
Tiep can thuc hanh hoi chung đau le minh novartis event may 2012 (copy to cd)
 
Các cơ hô hấp
Các cơ hô hấpCác cơ hô hấp
Các cơ hô hấp
 
Ky thuat tao thuan thu cam the than kinh co
Ky thuat tao thuan thu cam the than kinh coKy thuat tao thuan thu cam the than kinh co
Ky thuat tao thuan thu cam the than kinh co
 
Hội chứng kháng thể kháng phospholipid
Hội chứng kháng thể kháng phospholipidHội chứng kháng thể kháng phospholipid
Hội chứng kháng thể kháng phospholipid
 
Siêu âm điều trị
Siêu âm điều trịSiêu âm điều trị
Siêu âm điều trị
 
Ca lam sang ctcsts
Ca lam sang ctcstsCa lam sang ctcsts
Ca lam sang ctcsts
 
Khám phản xạ
Khám phản xạKhám phản xạ
Khám phản xạ
 

Kürzlich hochgeladen

SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfHongBiThi1
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHongBiThi1
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptxngocsangchaunguyen
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHongBiThi1
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbPhNguyn914909
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxHongBiThi1
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx27NguynTnQuc11A1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfHongBiThi1
 

Kürzlich hochgeladen (19)

SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
 

Phcn ngon ngu

  • 1. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Khái niệm về giao tiếp Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, tình cảm giữa hai hay nhiều người bằng các hình thức khác nhau của ngôn ngữ. Quá trình giao tiếp có tính hai chiều, chiều truyền thông tin và chiều nhận thông tin giữa các đối tượng giao tiếp. Các hình thức giao tiếp gồm ngôn ngữ có lời nói và ngôn ngữ không lời nói. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp được chuyển từ tư duy sang các tín hiệu giao tiếp và ngược lại. Hình 1. Sơ đồ phương tiện giao tiếp (NNKH: ngôn ngữ ký hiệu; KH: ký hiệu; NN: ngôn ngữ) 1.2. Các cơ quan tham gia chức năng giao tiếp 1.2.1. Cơ quan thính giác + Cấu trúc giải phẫu cơ quan thính giác là tai. Cấu trúc của tai bao gồm:
  • 2. - Tai ngoài: Vành tai để hứng âm thanh, ống tai ngoài để thu nhận sóng âm. - Tai giữa: Gồm màng nhĩ; hệ thống xương con gồm xương búa, xương đe, xương bàn đạp có chức năng dẫn truyền và khuyếch đại xung động âm thanh; hòm nhĩ; cửa sổ bầu dục. - Tai trong: ống ốc tai và các vành bán khuyên. Hình 2. Giải phẫu của tai + Chức năng của tai: Tai là cơ quan tiếp nhận âm thanh (tai ngoài và tai giữa), biến các xung động âm thành thành xung động thần kinh (tai trong) để dẫn truyền lên não. Các dao động âm thanh truyền tới màng nhĩ, làm rung động màng nhĩ, các rung động này được hệ thống dẫn truyền cơ học ở tai giữa khuyếch đại và dẫn truyền tới cửa sổ bầu dục. Các xung động cơ học này làm rung động dịch trong ống ốc tai, các rung động này được các tế bào nhận cảm ốc tai (cơ quan corti) chuyển thành các xung động thần kinh và được dẫn truyền lên vùng Wernicke ở hồi trên của thùy thái dương. Vùng Wernicke giải mã các tín hiệu nhận được, giúp cho chúng ta hiểu được lời nói. Nghe và nói là hai quá trình gắn bó mật thiết với nhau. Nhờ có nghe được mà trẻ học nói được, một trẻ điếc bẩm sinh sẽ không nói được. Ngưỡng nghe là giới hạn tần số âm thanh mà tai người nghe được. Tai người nghe được dải tần số âm thanh 16Hz - 20 000Hz (Hertz). Cường độ âm thanh tai người nghe được khoảng từ 0 đến 125 dB (Decibel). Dưới 15 dB thì nghe rất khó còn trên 105 dB thì tai sẽ bị đau đớn và trên 115 dB trong khoảng thời gian dài thì sẽ bị điếc vĩnh viễn. Ngưỡng nghe là cường độ âm thanh nhỏ
  • 3. nhất mà tai người nghe được. Nếu ngưỡng nghe của một người trên 20dB được coi là bắt đầu bị điếc. Nghe kém hay còn gọi là giảm thính lực khi ngưỡng nghe của một người cao hơn so với bình thường. Phân loại mức độ điếc dựa vào ngưỡng nghe: 25– 40 dB: Điếc nhẹ 40 – 60 dB: Điếc vừa 60 - 80 dB: Điếc nặng > 80dB: Điếc hoàn toàn
  • 4. Hình 3. Thước đo cường độ âm thanh (Decibel) và mức cường độ âm tương ứng trong đời sống Điếc có thể do tổn thương của cơ quan dẫn truyền âm (điếc dẫn truyền), có thể do tổn thương của cơ quan tiếp nhận âm (điếc tiếp nhận). 1.2.2. Vùng não thực hiện chức năng ngôn ngữ + Vùng Wernicke nằm ở hồi trên của thùy thái dương, thường ở bên bán cầu não chiếm ưu thế (người thuận tay phải thì bán cầu não chiếm ưu thế ở bên trái, người thuận tay trái thì bán cầu não chiếm ưu thế ở bên phải). Vùng Wernicke có chức năng phân tích tín hiệu âm thanh nhận được, giúp chúng ta hiểu được lời nói, nên còn gọi là vùng hiểu lời. Khi tổn thương vùng Wernicke, chẳng hạn do tai biến mạch máu não), bệnh nhân nghe được người khác nói nhưng không hiểu được họ nói gì. Hình 4. Vùng nhận cảm, phân tích âm thanh (Wirnicke) và vùng ngôn ngữ vận động (Broca) của não + Vùng Broca nằm ở hồi trán lên, phía trước rãnh Rolando. Vùng Broca có chức năng tạo tín hiệu ngôn ngữ, còn được gọi là vùng ngôn ngữ vận động. Nếu vùng Broca bị tổn thượng, bệnh nhân sẽ mất khả năng nói mặc dù khi nghe người khác nói vẫn hiểu được, nhưng khó khăn trong việc diễn đạt ý của mình muốn nói. + Hệ viền có chức năng lưu giữ trí nhớ. 1.2.3. Cơ quan phát âm
  • 5. + Thanh quản và dây thanh: Thanh quản nằm giữa họng ở phía trên và khí quản ở phía dưới. Thanh quản có cấu trúc hình nón. Thanh quản được nối với họng và khí quản bằng các cơ và dây chằng. Phía trên có nắp thanh quản hình lá có tác dụng điều hòa dòng khí qua thanh quản để tạo cường độ âm và âm sắc cho giọng nói. Dưới nắp thanh quản là hai dây thanh được tạo thành từ cơ giáp-phễu, phía trên có lớp niêm mạc phủ. Dây thanh được cấu tạo từ nhiều bó sợi. Tùy theo tần số âm mà toàn bộ hay một phần bó sợi rung động. Độ dài hay ngắn của dây thanh cũng thay đổi được để thay đổi âm sắc của giọng nói. Chiều dài của dây thanh ở nam trưởng thành khoảng 17mm, ở nữ trưởng thành khoảng 12mm. Dây thanh càng dài, giọng nói càng trầm, dây thanh càng ngắn giọng nói càng cao. Thần kinh chi phối thanh quản và dây thanh là đám rối họng tạo thành từ dây thần kinh thiệt hầu và dây thần kinh phế vị quặt ngược. Hình 5. Thanh quản người + Các cơ quan tham gia tạo âm thanh: Để tạo ra âm thanh cần có sự tham gia phối hợp hoạt động của môi, lưỡi, vòm họng, các mô mềm trong khoang họng như lưỡi gà… Lưỡi là cơ quan quan trọng tham gia vào phát âm. Lưỡi được cấu tạo bởi các cơ như cơ cằm-lưỡi, cơ lưỡi-lưỡi, cơ trâm-lưỡi, cơ vòm lưỡi, và các cơ trong lưỡi như cơ ngang, cơ thẳng đứng, cơ dọc trên, cơ dọc dưới. Thần kinh chi phối cảm giác của lưỡi là dây thần kinh số VII và dây thiệt hầu. Thần kinh chi phối vận động của lưỡi là dây thần kinh dưới lưỡi. Khi phát âm, kích thước lưỡi thay đổi, làm thay đổi thể tích khoang miệng, dẫn đến thay đổi độ cộng hưởng của âm. Đặc biệt, lưỡi ảnh hưởng đến phát âm các nguyên âm. Môi có vai trò làm thay đổi độ lớn và hình dạng của cửa miệng, làm thay đổi thể tích khoang miệng. Môi có vai trò quan trong trong phát âm các nguyên âm và phụ môi như o, ô, m, b, p.
  • 6. Răng và vòm miệng tạo ra độ cộng hưởng âm. Khi bị hở vòm miệng, khuyết răng, sẽ bị ảnh hưởng đến việc phát âm. + Cơ quan cộng hưởng âm thanh: Các khoang miệng, mũi, xoang hàm, tạo cộng hưởng âm thanh và ảnh hưởng đến giọng nói. 2. BỆNH LÝ NGÔN NGỮ VÀ LỜI NÓI 2.1. Bệnh lý ngôn ngữ Thất ngôn: Thất ngôn là tình trạng người bệnh mất khả năng hiểu lời nói, diễn đạt bằng lời nói và thể hiện các tín hiệu ngôn ngữ như đọc, viết, do tổn thương não. Khoảng 70- 80% bệnh nhân thất ngôn là do tai biến mạch máu não mà tổn thương não ở bên bán cầu trội, ngoài ra còn gặp trong chấn thương sọ não, u não. Thất ngôn chủ yếu gặp ở người lớn, những người đã biết nghe, nói, đọc, viết bình thường. Căn cứ vào lâm sàng người ta chia thất ngôn thành hai nhóm: + Thất ngôn trôi chảy: là khả năng hình thành âm thanh dễ dàng, người bệnh có thể nói dễ dàng. + Thất ngôn không trôi chảy: là loại thất ngôn có vấn đề khó khăn trong việc hình thành âm thanh. Nhiều bệnh nhân có tổn thương tại vùng não phụ trách ngôn ngữ và lời nói lại chỉ bị thiếu sót ngôn ngữ ở mức độ nhẹ. Căn cứ vào vị trí tổn thương, người ta chia thất ngôn thành các loại: + Thất ngôn Broca (hay thất vận ngôn, thất ngôn vận động, thất ngôn biểu đạt, thất ngôn hành động): Thất ngôn Broca là loại thất ngôn mà khả năng hiểu ngôn ngữ viết và nói còn tốt, nhưng khả năng diễn đạt ngôn ngữ nói hoặc viết bị khó khăn. Người bệnh nói dễ, nói nhanh nhưng người khác không hiểu họ nói gì hay viết gì. Vùng bị tổn thương là vùng Broca ở bán cầu não trội. Nhữngbệnh nhân này, dễ bị đánh giá nhầm là thất ngôn hoàn toàn nếu thầy thuốc không khám kỹ khả năng hiểu lời nói và chữ viết của người bệnh. Thời gian đầu mới bị tổn thương, khó phân biệt với thất ngôn hoàn toàn, nhưng sau một thời gian, thất
  • 7. ngôn biểu đạt mới xuất hiện rõ ràng trong khi khả năng hiểu lời nói và chữ viết của bệnh nhân bình thường. + Thất ngôn Wernicke (hay mất khả năng hiểu lời, thất ngôn tiếp nhận, thất ngôn cảm giác) Thất ngôn Wernicke là tình trạng bệnh nhân nghe được người khác nói nhưng không hiểu được họ nói gì, bệnh nhân đọc được chữ viết nhưng không hiểu được người khác viết gì. Thất ngôn Wernicke thường xẩy ra khi có tổn thương của động mạch não giữa hoặc một trong các nhánh của nó. Vùng bị tổn thương là vùng Wernicke ở hồi thái dương sau, hồi đỉnh dưới, và hồi thái dương chẩm bên của bán cầu não chiếm ưu thế. Khác với các bệnh nhân thất ngôn Broca, các bệnh nhân thất ngôn Wernicke nói trôi chảy và có biểu cảm, nhưng họ bị rối loạn về ngôn ngữ, bao gồm cấu trúc âm thanh biến dạng, dùng sai từ và dùng sai các hình vị. Câu nói của họ trôi chảy nhưng thường thiếu các từ và ý chính. Bệnh nhân cũng có biểu hiện không thể lặp lại các từ và mất khả năng nhận thức ngôn ngữ viết. + Thất ngôn dẫn truyền: Thất ngôn dẫn truyền được cho là do tổn thương đường dẫn truyền thần kinh của kết nối giữa vùng ngôn ngữ vận động (vùng Broca) và cùng ngôn ngữ cảm giác (vùng Wernicke) liên quan tới chức năng lời nói. Bệnh nhân có thất ngôn dẫn truyền thường khó lặp lại các từ và cụm từ không quen thuộc, và khả năng hiểu ngôn ngữ nói và viết tốt hơn bệnh nhân thất ngôn Wernicke. Các bệnh nhân thất ngôn dẫn truyền vẫn nhận biết được thiếu sót của mình và cố gắng tự sửa. Trên thực tế, các bệnh nhân thất ngôn dẫn truyền thường có 1 hoặc 2 ổ nhồi máu nông ở những bó thần kinh mới được phát hiện gần đây. + Thất ngôn toàn bộ: Thất ngôn toàn bộ là loại thất ngôn mà người bệnh mất khả năng hoặc khó khăn cả hiểu lời nói và chữ viết và khó khăn diễn đạt bằng lời nói và chữ viết.
  • 8. Những bệnh nhân này bị tổn thương cả ở vùng Wernicke và vùng Broca do nhiều ổ nhồi máu hoặc nhồi máu rộng bên bán cầu não trội. + Thất ngôn mất ngữ pháp (agrammatism): Thất ngôn mất ngữ pháp là tình trạng bệnh nhân sử dụng các câu ngắn, đôi khi chỉ vài từ, để hình thành một ý. 2.2. Bệnh lý lời nói Bệnh lời nói bao gồm nói ngọng, nói lắp. Nói ngọng được phân làm hai loại nói ngọng chức năng và nói ngọng do bệnh lý của cơ quan phát âm, củanão. 2.2.1. Nói ngọng Nói ngọng là khi nói, các âm thanh của lời nói không rõ ràng, không rõ tiếng, khiến người nghe khó hiểu. Nói ngọng thường gặp ở trẻ em, có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường ở tuổi trước học đường và bậc tiểu học. Khi lớn lên những lỗi phát âm này sẽ được chỉnh sửa dần. Mỗi từ tiếng Việt là một âm tiết, âm tiết thường bắt đầu bằng phụ âm rồi nguyên âm, cuối âm tiết thường là phụ âm. Người nói ngọng thường nói thiếu phụ âm đầu hoặc phụ âm cuối, nói sai dấu, phụ âm đầu hoặc cuối bị thay đổi, ví dụ: “Sách” thành “ách” (mất phụ âm đầu) “Anh” thành “an” (mất phụ âm cuối) “Chuối” thành “chúi” (ngọng nguyên âm) “Làm” thành “nàm” (thay đổi phụ âm đầu) Nguyên nhân của nói ngọng có thể do tiếng địa phương; do thói quen; do dị tật của cơ quan phát âm như hãm lưỡi ngắn; cử động miệng kém ở trẻ bại não, ở người bị tổn thương thần kinh; do dị tật hở môi, hở vòm miệng; nghe kém do dị tật hoặc bệnh lý của tai giữa như viêm tai giữa, viêm tai xương chũm; cũng có thể không rõ nguyên nhân. Người ta chia nói ngọng ra làm hai loại: + Nói ngọng chức năng:
  • 9. Nói ngọng chức năng không phải do tổn thương thực thể ở cơ quan phát âm hoặc tổn thương não, mà là lỗi phát âm trong quá trình học và phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trong quá trình học phát âm của trẻ, trẻ học theo ngôn ngữ mẹ đẻ, phát âm bằng cách bắt chước âm thanh. Trẻ có thể phát âm sai âm tiết như “táo” thành “áo”, “mượn” thành “mựn”, “đũa” thành ũa”… Lỗi phát âm này đều có ở trẻ bình thường khi mới bắt đầu học nói. Các lỗi này sẽ được điều chỉnh và sửa chữa dần, cho tới một giai đoạn phát triển nhất định trẻ sẽ phát âm đúng. Tuy nhiên một số trẻ vẫn giữ thói quen trở thành tật phát âm khi trưởng thành. Ngọng chức năng có thể sửa chữa được, nếu được tập luyện. + Nói ngọng do bệnh lý cơ quan phát âm: - Rối loạn phát âm do khe hở miệng. Khe hở vòm miệng là do dị tật bẩm sinh, có thể gặp các loại sau: Khe hở vòm miệng mềm Khe hở vòm miệng không toàn bộ Khe hở vòm miệng toàn bộ Khe hở vòm miệng kết hợp khe hở môi Phẫu thuật sửa chữa khe hở vòm miệng để sửa chữa tật phát âm tốt nhất khi trẻ chưa học nói. Nếu phẫu thuật muộn, khi lời nói đã định hình, trẻ thường bị khiếm khuyết lời nói do thay đổi cộng hưởng, lỗi phát âm, giọng mũi hở. - Rối loạn phát âm do bệnh lý cơ quan phát âm như liệt dây thanh do tổn thương dây thần kinh phế vị quặt ngược, liệt vận động lưỡi do tổn thương dây thần kinh thiệt hầu, do hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh, viêm dây thanh, phù nề thanh quản… Các bệnh lý này thường gây ra các rối loạn về giọng nói như giọng nói khàn, mất tiếng, giọng gỗ… Hình 6. U nang dây thanh bên trái
  • 10. 2.2.2. Nói lắp Nói lắp là rối loạn nhịp điệu nói, nói mất lưu loát. Những người nói lắp, trong khi nói có từ hoặc âm tiết trong câu lặp lại liên tiếp. Có các kiểu nói lắp sau: Lắp một âm của âm tiết, chẳng hạn “s..s..s..s.. sáng nay con ăn mì tôm”, “t..t..t..tôi đi”, “kh..kh..kh..không có” Lắp một âm tiết, chẳng hạn “sáng..sáng..sáng.. sáng nay con ăn mì tôm”, “không..không..không..không đi” Lắp một đoạn của câu, chẳng hạn “sáng nay..sáng nay..sáng nay con ăn mì tôm”, “không đủ..không đủ...không đủ tiền để mua” Xen vào một âm tiết hoặc một câu bất thường được lặp đi lặp lại, chẳng hạn các câu “thế là”, “coi như là”, chẳng hạn “sáng nay con.. thế là..ăn mì tôm”. Nguyên nhân của nói lắp: do thói quen từ thời kỳ học nói không được chỉnh sửa, mặc cảm tâm lý dẫn đến nói lắp để che lấp đi một số khó khăn về tư duy, một số bệnh lý của cơ quan phát âm. 3. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ 3.1. Mục tiêu + Sử dụng các biện pháp y học nhằm điều trị cơ bản các tổn thương thực thể là nguyên nhân gây ra bệnh lý ngôn ngữ và lời nói + Giúp người bệnh sửa chữa các khiếm khuyết, bệnh lý về ngôn ngữ và lời nói để có ngôn ngữ và lời nói càng gần như người bình thường càng tốt. + Phát huy mọi khả năng, mọi hình thức giao tiếp cả bằng lời nói và ngôn ngữ không lời, cả việc sử dụng các dụng cụ trợ giúp thay thế như máy trợ âm hoặc các ký hiệu giao tiếp để người bệnh có thể giao tiếp được tốt nhất. 3.2. Phương pháp 3.2.1. Sử dụng các biện pháp y học phục hồi Sử dụng mọi biện pháp y học để sửa chữa các khiếm khuyết của cơ quan phát âm và các bệnh lý nguyên nhân gây ra rối loạn ngôn ngữ của người bệnh, như phẫu thuật vá sứt môi, hở hàm ếch; phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh; điều trị tổn thương thần kinh trung ương hoặc ngoại vi; điều trị viêm dây thanh…
  • 11. 3.2.2. Sử dụng các hình thức giao tiếp Sử dụng tổng hợp các hình thức giao tiếp để người có khó khăn về nói giao tiếp được tốt nhất. + Giao tiếp bằng ngôn ngữ có lời: Giao tiếp bằng ngôn ngữ có lời thường được sử dụng nhất vì tốc độ trao đổi thông tin nhanh, chính xác. Người có khó khăn về nói, để có thể giao tiếp bằng lời nói đạt hiệu quả cần được phục hồi chức năng bằng các bài tập phát âm, luyện giọng nói. + Giao tiếp bằng ngôn ngữ không lời, có bốn hình thức: - Chữ viết: chữ viết là hình thức giao tiếp thường được sử dụng để bổ xung cho khiếm khuyết của giao tiếp có lời. Người có khó khăn giao tiếp bằng lời nói thường dùng hình thức giao tiếp bằng chữ viết để bổ xung. - Hình vẽ: sử dụng hình vẽ cũng là hình thức giao tiếp thường được dùng ở người bình thường khi muốn diễn đạt một hình nào đó. Hình vẽ cũng thường là hình thức giao tiếp bổ xung, thay thế cho khiếm khuyết khi giao tiếp bằng lời nói. Các hình vẽ thường được tập hợp thành các bảng theo chủ đề, như tranh vẽ các món ăn, tranh vẽ đồ vật, tranh vẽ các hoạt động… Người câm hoặc khó khăn về nói có thể chỉ vào tranh để trả lời hoặc đưa ra yêu cầu. - Ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, nét mặt, tư thế, giọng nói, cử động của đầu, là hình thức biểu cảm thường dùng trong giao tiếp. - Dấu hiệu, cử chỉ là các kỹ năng ra hiệu bằng các cử động của tay, chẳng hạn “vẫy tay” ra hiệu “lại đây”, “vẫy tay” ra hiệu “ngồi xuống”… Những cử chỉ này không có quy ước, nhưng mọi người đều có thể hiểu và ứng dụng. Trong trường hợp với người câm điếc hoàn toàn, người ta sử dụng bộ ký hiệu quy ước bằng các cử động của tay và hoàn chỉnh hệ thống dấu bằng cử động các ngón tay. Mỗi chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ số trong số đếm được mã hóa bằng các tư thế khác nhau của ngón tay và bàn tay. Bộ ký hiệu quy ước này có thể không hoàn toàn giống nhau ở các nước, phụ thuộc vào đặc điểm văn hóa, tập quán sinh hoạt… mà bộ ký hiệu quy ước ở các nước có sự khác biệt. Nhờ bộ ký hiệu quy ước mà người câm điếc có thể giao tiếp được về mọi chủ đề, kể cả các chủ đề phức tạp.
  • 12. Hình 7. Bộ ký hiệu quy ước với bảng chữ cái tiếng Việt Hình 8. Bộ ký hiệu quy ước với các số đếm. 3.2.3. Một số nguyên tắc giao tiếp khi phục hồi chức năng ngôn ngữ + Nguyên tắc theo ý thích và sự quan tâm của người đối thoại: - Tìm hiểu xem người đối thoại thích nói về chủ đề gì. Khi chọn được chủ đề người đối thoại quan tâm sẽ tạo được hứng thú cho họ phối hợp với kỹ thuật viên để tập luyện. Kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu khi biết được chủ đề người đối thoại quan tâm, cần tập trung nhiều về chủ đề đó. Có như vậy sẽ tạo được hứng thú cho người đối thoại và người đối thoại sẽ cố gắng chia sẻ, và kết quả phục hồi sẽ đạt tốt nhất. - Khuyến khích và chờ đợi người đối thoại nói. Người khó khăn về nói thường nói chậm và phát âm khó khăn, vì vậy họ thường ngại nói. Đừng nói hộ và cần chờ đợi, chẳng hạn trẻ muốn đi nhưng không nói “đi” mà nắm tay ta kéo đi. Khi đó hãy yêu cầu trẻ nói “đi” cho đến khi nào gần đúng mới cho trẻ đi.
  • 13. - Phải biết lắng nghe người đối thoại nói hoặc nghe xem họ phát ra âm thanh gì, sau đó phải nói mẫu rồi yêu cầu người đối thoại lặp lại cho đến khi họ nói gần đúng mới đáp ứng yêu cầu của họ. Chẳng hạn, người đối thoại muốn lấy cái bát, phải yêu cầu họ nói lại từ “bát” cho đến khi gần đúng mới đưa bát cho họ. + Nguyên tắc thích ứng: Kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu hoặc người trong gia đình cần thay đổi cách thức và tốc độ giao tiếp thích ứng với người đối thoại. Điều này làm người có khó khăn về nói dễ hiểu hơn và giao tiếp được dễ hơn. - Hãy ngồi xuống thấp hoặc đứng lên để mặt ta ngang với mặt người đối thoại. Như vậy, người có khó khăn về nói dễ dàng quan sát cử động của miệng, nét mặt khi ta phát âm. - Tham gia trò chơi hoặc các hoạt động cùng với người giao tiếp. Chẳng hạn chơi các trò chơi cùng với trẻ hoặc chơi bài, chơi cờ cùng người khó khăn về nói, đồng thời yêu cầu họ nhắc lại các từ chúng ta nói mẫu cho đến khi gần đúng mới chơi tiếp. - Nói chậm và rõ để người giao tiếp nghe và quan sát được cử động của miệng ta khi nói. Khi người hướng dẫn nói chậm, trẻ sẽ nói chậm theo, nếu nói nhanh, trẻ hoặc người khó khăn về nói khó tạo được âm đúng. + Thêm từ mới: - Tăng thêm từ mới để người khó khăn về nói tập luyện, bắt đầu bằng các từ đơn. Khi người đối thoại nói được nhiều từ đơn thì dạy họ cách ghép từ thành câu ngắn, rồi câu dài. Tích cực nói truyện, kể truyện với người có khó khăn về nói và yêu cầu họ kể lại là cách tốt để họ nói được nhiều hơn. Thường xuyên đưa họ tham gia vào các trò chơi, các hoạt động tập thể, để họ hòa nhập và giao tiếp được nhiều. - Nhắc đi nhắc lại các từ mà người giao tiếp đang học và đang tiến bộ. Nhắc lại nhiều lần sẽ tạo thói quen và cơ hội tập âm đó nhiều hơn. - Luôn gọi tên các đồ vật, tên người xung quanh, và yêu cầu người đối thoại nhắc lại. - Hãy nhận xét và bình luận các sự kiện diễn ra xung quanh và yêu cầu người đối thoại nhắc lại, chẳng hạn “cốc nước này nóng quá” yêu cầu người đối thoại
  • 14. nói “nóng quá”, “bông hoa này đẹp quá” yêu cầu người đối thoại nói “đẹp quá”… + Luôn phát huy tính tích cực, chủ động, trí tưởng tượng của người đối thoại: Chẳng hạn, gấp một chiếc thuyền giấy, kể cho người đối thoại câu truyện về một chuyến đi biển, thỉnh thoảng yêu cầu người đối thoại nhắc lại một số từ trong câu truyện. + Sử dụng mọi hình thức giao tiếp không lời khác để hỗ trợ giao tiếp bằng lời nói: Cần phát huy tối đa khả năng nói của người có khó khăn về nói. Dùng hình vẽ, chữ viết, cử chỉ, nét mặt, ký hiệu giao tiếp bằng tay, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể để người đối thoại hiểu được. 4. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI THẤT NGÔN, NÓI NGỌNG, NÓI LẮP 4.1. Phục hồi chức năng cho người thất ngôn + Phát hiện người thất ngôn khó khăn về hiểu lời: - Người bệnh kém hiểu từ, hiểu câu khi nghe người khác nói - Người bệnh không chỉ ra được các bộ phân cơ thể, đồ vật, màu sắc khi được hỏi. - Người bệnh không thực hiện được mệnh lệnh, ví dụ “đưa bút cho tôi”, đặt cốc lên bàn”… - Bảo bệnh nhân đọc và làm theo chỉ dẫn ghi trong giấy, họ không thực hiện được. + Phát hiện người thất ngôn vận động: - Người bệnh không thể trả lời được các câu hỏi đơn giản, mặc dù họ hiểu - Người bệnh không nói được ra tên các đồ vật, con vật, màu sắc, khi được yêu cầu, mặc dù đó là các vật quen dùng. - Khả năng viết kém, mặc dù trước đây đã biết viết bình thường + Phương pháp can thiệp:
  • 15. - Nếu họ hiểu tốt, nhưng chưa nói được nhiều từ: Dùng tranh ảnh, hình vẽ hoặc các đồ vật hàng ngày để dạy. Giới thiệu tên từng vật rồi yêu cầu họ nhắc lại. Cất các đồ vật đi, rồi đưa từng vật ra để hỏi và yêu cầu họ nhắc lại. Nếu họ nói tên đồ vật khó, hướng dẫn họ dùng cử chỉ, dấu hiệu để diễn đạt. Dạy họ vừa nói vừa dùng dấu hiệu để giao tiếp - Nếu họ nói được các từ đơn: Dạy họ ghép các từ đơn thành câu ngắn, rồi câu dài hơn Dùng tranh ảnh để họ nói theo tranh Khuyến khích họ kể lại các câu truyện ngắn vừa nghe - Nếu họ hiểu kém: Dùng dấu hiệu, cử chỉ kết hợp với lời nói để gọi tên các đồ vật, hành động. Đặt hai đến ba đồ vật ra trước mặt, yêu cầu họ chỉ từng đồ vật khi nghe tên vật. Nếu họ chỉ sai, dùng dấu hiệu, cử chỉ để mô tả vật cho đến khi họ chỉ đúng. Khi họ hiểu nhiều, dạy họ nói từng từ đơn rồi câu ngắn. 4.2. Phục hồi chức năng ngôn ngữ cho người nói ngọng + Phát hiện nói ngọng: Dùng một bảng gồm các chữ đơn, yêu cầu người bệnh đọc, chẳng hạn: Bà, gà, bá, đĩa, dao, đủ, hải (phụ âm đầu âm tiết) Bàn, kính, sách, toàn, anh, mồm, dép (phụ âm cuối âm tiết) Con chó, cành hoa, cái thìa, đôi đũa (thanh điệu) Rau thìa là, là lượt, làm ruộng (thay đổi âm) + Phương pháp can thiệp:
  • 16. - Dạy trẻ tập cử động miệng, lưỡi, cơ quan phát âm: há to miệng rồi ngậm lại. Đưa lưỡi dài ra,thụt lưỡi vào. Đưa lưỡi lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái. Tập thổi bong bóng xà phòng. Tập phát âm chữ x, càng ngân dài càng tốt. - Dạy trẻ tạo âm, sửa các lỗi phát âm của trẻ. Nếu trẻ ngọng cả nguyên âm và phụ âm, dạy trẻ tạo các nguyên âm trước như a, o, u, i, e, ê, ô, ơ. Khi trẻ đã phát âm được các nguyên âm rồi mới chuyển sang tập phát âm các phụ âm. - Dạy trẻ các phụ âm môi như b, m, p. Khi trẻ đã phát âm được rõ rồi thì ghép với nguyên âm như mama, papa, măm măm,mimi, bêbê. - Tiếp sau dạy trẻ nói các từ đơn như ba, má, bố, mẹ, bà, ông. - Sau khi trẻ nói được nhiều từ đơn, ghép từ thành câu ngắn, rồi câu dài. Kết hợp dạy nói với tranh ảnh, đồ vật và chơi đùa với trẻ, tạo cho trẻ hứng thú vừa chơi vừa học, chú ý sửa âm khi trẻ nói sai. 4.3. Phục hồi ngôn ngữ cho người nói lắp + Phát hiện trẻ nói lắp: Việc phát hiện trẻ nói lắp thường dễ khi nghe trẻ nói truyện hoặc nói truyện với trẻ. + Phương pháp can thiệp: - Tập thư dãn. Cùng với sửa tật nói lắp cần hướng dẫn trẻ thư dãn. Để trẻ thở sâu 3-5 nhịp. Động viên trẻ nói chậm. Những người xung quanh phải nói chậm khi giao tiếp với trẻ, chờ đợi trẻ nói, không thúc dục trẻ. - Tập cho trẻ sửa các âm hay nói lắp, bắt đầu bằng các câu ngắn, sau là các câu dài và kể truyện.