SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 9
Đề tài: Trình bày phương pháp phân tích kỹ thuật 
GV: Nguyễn Thanh Toàn 
Nhóm 11 
Thành viên: 
- Nguyễn Tấn Trọng 
- Yên Bảo Du 
- Nguyễn Công Giang 
- Nguyễn Thị Giang Thanh 
- Huỳnh Thị Thiên Hương 
- Trần Nguyễn Khánh Phương 
- Văn Thị Kim Phụng 
1. Khái niệm về Phân tích kỹ thuật 
Phân tích kỹ thuật - Technical analysis (PTKT) là các phương pháp 
nghiên cứu, phân tích sự biến động của giá trong quá khứ và hiện tại dựa 
vào các đồ thị nhằm mục đích dự báo các xu hướng giá trong tương lai 
(ngắn hạn, trung hạn và dài hạn). 
PTKT có thể áp dụng trong nghiên cứu, phân tích giá các loại hàng hóa 
(vàng, dầu, cà phê, gạo,...), giá các loại cổ phiếu, tỷ giá các loại tiền tệ và 
các công cụ tài chính khác. 
PTKT bao gồm các phương pháp phân tích riêng rẽ (Mô hình nến Nhật, 
phương pháp Fibonacci, sóng Elliott,...) hoặc tổng hợp các phương pháp 
lại với nhau. 
PTKT có thể sử dụng các dạng đồ thị khác nhau với các khoảng thời gian 
khác nhau.. 
PTKT có thể được tiếp cận dựa trên cơ sở 3 giả định: 
- Biến động thị trường phản ánh tất cả (biến động thị trường bao gồm giá, 
khối lượng giao dịch và số lượng hợp đồng chưa tất toán). 
- Giá dịch chuyển theo xu thế chung.
- Lịch sử sẽ tự lặp lại. 
PTKT áp dụng đúng cho các mô hình vi mô thì sẽ áp dụng đúng trong các 
mô hình vĩ mô. 
2. Lịch sử hình thành Phân tích kỹ thuật 
Lịch sử Phân tích kỹ thuật bắt nguồn từ cách đây hơn 100 năm, từ một 
người tên là Charles H. Dow, người đã sáng lập tạp chí phố Wall (The 
Wall Street Journal). Sau nhiều năm nghiên cứu, vào năm 1884 ông đưa 
ra chỉ số bình quân giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị 
trường Mỹ thời bấy giờ. Về sau, William Peter Hamilton là người thực sự 
mang lại sức sống cho những nghiên cứu của Dow bằng việc tiếp tục 
nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Phong vũ biểu thị trường chứng 
khoán” (The Stock Market Barometer) vào năm 1922. Suốt những năm 
1920 và 1930, Richard W. Schabacker là người đã đi sâu vào những 
nghiên cứu của Dow và Hamilton, sau đó đã đưa ra khái niệm đầu tiên về 
Phân tích kỹ thuật. Ông chỉ ra rằng những dấu hiệu mà lý thuyết Dow đưa 
ra được với chỉ số bình quân thị trường vẫn giữ nguyên giá trị và tầm 
quan trọng khi áp dụng vào đồ thị của từng cổ phiếu riêng lẻ. Điều này đã 
được ông thể hiện và chứng minh trong cuốn sách của ông có tên “Lý 
thuyết và Thực hành Thị trường chứng khoán, Phân tích kỹ thuật và lợi 
nhuận trong thị trường chứng khoán” (Stock Market Theory and Practice, 
Technical Market Analysis and Stock Market Profit”. 
Như vậy những cơ sở đầu tiên của Phân tích kỹ thuật đã xuất hiện từ 
trong lý thuyết Dow, nhưng phải đến Schabacker – người cha của Phân 
tích kỹ thuật hiện đại, tiếp đó là Edward và Magee với “Phân tích kỹ 
thuật xu hướng chứng khoán” (Technical Analysis of Stock Trend, cuốn 
sách đã được tái bản 8 lần) và ngày nay là John Murphy, Jack Schwager, 
Martin Pring, … thì mới thực sự ra đời cái tên “Phân tích kỹ thuật” và 
được nâng cao, tổng kết thành một hệ thống lý luận quan trọng trong 
phân tích đầu tư trên thị trường chứng khoán nói riêng và các thị trường 
tài chính nói chung.
Charles H.Dow
William Peter Hamilton và quyển sách “The Stock Market Barometer” 
3. Các loại đồ thị phân tích kỹ thuật 
 Đồ thị dạng đường (Line chart) 
Đồ thị đường là loại đồ thị cơ bản nhất. Phân tích kỹ thuật thường sử dụng đồ 
thị đường để dễ dàng nhận ra mức hỗ trợ và mức kháng cự. Đồ thị đường chỉ 
thể hiên những thông tin cơ bản, có nghĩa rằng chúng ta sẽ không có nhiều 
những thông tin gây nhiễu trong cách phân tích. 
Tạo ra một đồ thị đường bằng cách xác định điểm đóng cửa của mỗi giao dịch 
trên đồ thị, sau đó nối các điểm đóng cửa bằng một đường thẳng.
 Đồ thị dạng thanh (bar chart) 
Đồ thị thanh cung cấp nhiều thông tin hơn đồ thị đường. Phân tích kỹ thuật 
thường sử dụng đồ thị thanh để có thêm thông tin về việc giá biến động lên 
xuống trong mỗi quá trình giao dịch của một cặp ngoại tệ. Trong khi đó đồ thị 
đường chỉ liệt kê giá đóng cửa của mỗi giao dịch, đồ thị thanh cho chúng ta thấy 
giá đóng cửa, mở cửa, cao nhất, thấp nhất trong mỗi thời điểm 
Đồ thị thanh được tạo thành bằng cách liên kết các thanh ngang qua đồ thị. Mỗi 
một thanh thể hiện một thời điểm giao dịch. Để tạo ra một thanh, chúng ta liệt 
kê ra giá cao nhất và giá thấp nhất rồi nối chúng lại bằng một đường thẳng 
đứng. Tiếp theo chúng ta định vị giá mở cửa ở bên trái của đường thẳng đứng 
bạn vừa vẽ và nối điểm đó tới đường thẳng đứng bằng một đường ngang. Cuối 
cùng định vị điểm giá đóng cửa phía bên phải của đường thẳng đứng vừa vẽ và 
nối điểm đó tới đường thẳng đứng bằng một đường ngang. 
Cách thể hiện khác: Thể hiện giá mở cửa (phải) và đóng cửa (trái). Giá đóng 
cao hơn giá mở: cột đen/xanh. Giá đóng thấp hơn giá mở: cột đỏ
 Đồ thị dạng nến (Candlesticks) 
Nến Nhật (Candlestick) được thương gia người Nhật tên là Homma phát minh 
và sử dụng từ thế kỷ 18. Thời đó, ông sử dụng nó để phục vụ cho việc kinh 
doanh lúa gạo của mình. 
Homma gọi hình chữ nhật là thân (body) và đường thẳng ở đầu trên hay đầu 
dưới của thân là bóng (shadow). 
Ngày nay nến Nhật được phổ biến và được sử dụng ở hầu hết các loại hàng hóa, 
tiền tệ, chứng khoán để phân tích tâm lý nhà đầu tư. Phần thân thể hiện giá giao 
dịch mở đầu và kết thúc của hàng hoá trong ngày, trong khi phần bóng ở bên 
trên hoặc bên dưới phần thân thể hiện phần giá cả giao dịch nằm ngoài phạm vi 
giá mở cửa và đóng cửa, tức là giá cao nhất và giá thấp nhất.
Khi giá hàng hóa tăng trong ngày người ta dùng hình màu trắng (white) hoặc 
xanh lá cây (green) để mô tả phần thân. Trái lại khi giá hàng hóa giảm thì người 
ta dùng màu đỏ (red) hay màu đen (black) để mô tả. 
Đồ thị nến Nhật (candlestick chart) đã lưu truyền và càng ngày càng thịnh hành 
trong giới đầu tư ở thế giới và Việt Nam và trở thành công cụ không thể thiếu 
của bất kỳ nhà đầu tư nào. 
Ưu điểm của candlestick là chỉ nhìn so nét những hình tượng là có khái niệm rõ 
ràng về sự mạnh yếu giữa hai phe mua và bán, do đó chúng ta có thể đoán trước 
sự lên xuống của giá chính xác hơn nhiều loại biểu đồ khác. 
4. Một số công cụ phân tích kỹ thuật 
 Phương pháp Nguyên lý sóng Elliott (Elliott Wave Theory). 
 Phương pháp ứng dụng mẫu hình đảo chiều (Reversal) và mẫu hình 
tiếp tục (continues)(Chart Patterns). 
 Phương pháp Lý thuyết chu kỳ (Cycle Theory). 
 Phương pháp Lý thuyết Dow (Dow Theory). 
 Phương pháp Lý thuyết Hiện tượng Delta (Delta Phenomenon). 
 Phương pháp ứng dụng đường xu hướng (Trendline Charting). 
 Phương pháp ứng dụng dãy số Fibonacci (Fibonacci Series). 
 Phương pháp ứng dụng các hệ thống chỉ báo Phân tích kỹ thuật 
(Technical Indicator). 
 Phương pháp ứng dụng điểm Pivot (Pivot Point). 
 Phương pháp ứng dụng Lý thuyết hộp darvas box của Nicolas Darvas. 
 Phương pháp đầu tư CANSLIM của Ông William O'Neil. 
 Phương pháp phân tích của Wyckoff - Wyckoff Analysis. 
5. Vai trò của phân tích kỹ thuật 
 So với phân tích cơ bản, PTKT dễ tiếp cận hơn, dễ hiểu hơn và khi áp 
dụng cho thấy kết quả tức thời và hiệu quả hơn. 
 Khi sử dụng phân tích cơ bản để đánh giá xu hướng giá, rất khó để dự 
báo giá sẽ tăng hoặc giảm bao nhiêu. Ngược lại khi sử dụng PTKT, 
chúng ta dễ dàng xác định được các mức cản trên hoặc cản dưới và dễ 
dàng xác định mục tiêu dừng lỗ hoặc chốt lời khi giao dịch. 
 Để ứng dụng phân tích cơ bản trong xác định xu hướng giá, chúng ta 
phải có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, chúng ta phải có nguồn 
tin nhanh và chính xác, chúng ta phải phân tích và tổng hợp rất nhiều
nguồn tư liệu…Trong khi đó, chúng ta chỉ cần một máy tính nối mạng 
Internet và một phần mềm có các ứng dụng PTKT là có thể giao dịch 
hiệu quả. 
 Khi càng am hiểu về PTKT thì mức độ chính xác trong phân tích sẽ 
càng cao. Nhưng, chúng ta cần phải kết hợp thêm các nguồn thông tin 
kinh tế tài chính liên quan (Phân tích cơ bản) để đưa ra quyết định 
cuối cùng trong giao dịch. 
 Khi phải chọn một trong hai phương pháp PTKT và PTCB thì một sự lựa 
chọn hợp lý là PTKT. Bởi lẽ, PTKT bao hàm cả PTCB, PTKT là công cụ 
vận dụng trực giác để đưa ra những chiến lược đầu tư dựa trên những mô 
hình kỹ thuật đã được kiểm nghiệm. 
Lưu ý: Khi ứng dụng PTKT, chúng ta nên phân tích trên nhiều đồ thị với 
nhiều khoảng thời gian khác nhau. Quan trọng là các khung thời gian: 15 
phút (M15), 30 phút (M30), 1 giờ (H1), 4 giờ (H4), 8 giờ (H8), ngày (Daily), 
tuần (Weekly) và tháng (Monthly). Phân tích xu hướng trong ngày thì sử 
dụng các đồ thị từ 15 phút đến 4 giờ. Phân tích xu hướng ngắn hạn thì sử 
dụng các đồ thị từ 4 giờ đến đồ thị ngày. Phân tích xu hướng trung hạn thì sử 
dụng đồ thị ngày và đồ thị tuần. Phân tích xu hướng dài hạn thì sử dụng đồ 
thị tháng đến đồ thị năm. 
6. Tầm quan trọng của phân tích kỹ thuật 
 Trong khi sự phân tích cơ bản có thể cung cấp quy mô cung cầu, 
những tỷ lệ giá/lợi nhuận, những thống kê kinh tế học, v.v…, không 
có thành phần tâm lý học kéo theo trong sự phân tích đó. 
 Những kỹ thuật cũng là một thành phần quan trọng trong việc khép 
mình vào kỷ luật giao dịch. Kỷ luật trong giao dịch giúp những 
thương gia làm dịu bớt những căng thẳng. 
 Đi theo các nhà phân tích kỹ thuật cũng khá quan trọng dù bạn không 
hoàn toàn tin tưởng vào sự sử dụng của họ. Bởi vì đôi khi kỹ thuật là 
lý do chính cho một sự chuyển động của thị trường. 
 Lý thuyết bước ngẫu nhiên giải thích việc thị trường có những ngày 
mà giá không có mối quan hệ với giá của ngày tiếp theo. 
 Quan sát hoạt động giá là phương pháp trực tiếp và có thể tiếp cận dễ 
dàng nhất để nhận ra những mối quan hệ cung cầu của thị trường. 
7. Điểm mạnh và điểm yếu 
 Điểm mạnh:
- Có thể áp dụng cho mọi thị trường. 
- Không phụ thuộc nhiều vào báo cáo tài chính. 
- Cho phép nhanh chóng phát hiện ra xu thế dịch chuyển giá sang một 
mức giá cân bằng mới. 
- Có thể được áp dụng đối với các khoảng thời gian khác nhau: giờ, 
ngày, tuần...cho đến cả thế kỷ. 
- Nguyên tắc của phân tích kỹ thuật dễ hiểu và có thể được xây dựng từ 
cách thức vận hành của thị trường. 
- Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng họ có thể xác định được thời 
điểm đầu tư lý tưởng. 
 Điểm yếu: 
- Bị chỉ trích vì cho rằng thông tin phản ánh từ từ. Ngược lại với nhà 
phân tích theo lý thuyết thị trường hiệu quả (random walk). 
- Giả thuyết hành vi con người lặp lại? 
- Dự đoán về giá làm cho xu hướng giá tự điều chỉnh. 
- Mang tính chủ quan cao. 
- Cách diễn giải hay phân tích có thể rất khác nhau, tùy quan điểm của 
người phân tích. 
- Vẫn bị chậm trễ vì đến khi phát hiện ra xu thế thì giá đã chuyển động 
mạnh. 
- Chỉ mang tính dự báo xác suất, không phải chắc chắn. 
- Một số trường hợp sử dụng công thức toán học phức tạp. 
8. Triết lý trong phân tích kỹ thuật 
 Diễn biến thị trường phản ánh mọi thứ. 
 Giá chuyển động theo xu hướng. 
 Lịch sử lập lại. 
 Tính linh động và khả năng thích ứng của phân tích kĩ thuật. 
 Dự đoán kinh tế. 
 Có thể dùng Quá khứ để dự đoán Tương lai. 
9. Phần mềm hỗ trợ phân tích kỹ thuật 
 Metastock. 
 Amibroker. 
 Một số phần mềm khác.

Weitere ähnliche Inhalte

Empfohlen

AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfmarketingartwork
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024Neil Kimberley
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)contently
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024Albert Qian
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsKurio // The Social Media Age(ncy)
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Search Engine Journal
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summarySpeakerHub
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Tessa Mero
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentLily Ray
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best PracticesVit Horky
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementMindGenius
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...RachelPearson36
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Applitools
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at WorkGetSmarter
 

Empfohlen (20)

AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
 
Skeleton Culture Code
Skeleton Culture CodeSkeleton Culture Code
Skeleton Culture Code
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work
 
ChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slidesChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slides
 
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike RoutesMore than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
 

Tiểu luận Phân tích kỹ thuật Thị Trường Chứng Khoán

  • 1. Đề tài: Trình bày phương pháp phân tích kỹ thuật GV: Nguyễn Thanh Toàn Nhóm 11 Thành viên: - Nguyễn Tấn Trọng - Yên Bảo Du - Nguyễn Công Giang - Nguyễn Thị Giang Thanh - Huỳnh Thị Thiên Hương - Trần Nguyễn Khánh Phương - Văn Thị Kim Phụng 1. Khái niệm về Phân tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật - Technical analysis (PTKT) là các phương pháp nghiên cứu, phân tích sự biến động của giá trong quá khứ và hiện tại dựa vào các đồ thị nhằm mục đích dự báo các xu hướng giá trong tương lai (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn). PTKT có thể áp dụng trong nghiên cứu, phân tích giá các loại hàng hóa (vàng, dầu, cà phê, gạo,...), giá các loại cổ phiếu, tỷ giá các loại tiền tệ và các công cụ tài chính khác. PTKT bao gồm các phương pháp phân tích riêng rẽ (Mô hình nến Nhật, phương pháp Fibonacci, sóng Elliott,...) hoặc tổng hợp các phương pháp lại với nhau. PTKT có thể sử dụng các dạng đồ thị khác nhau với các khoảng thời gian khác nhau.. PTKT có thể được tiếp cận dựa trên cơ sở 3 giả định: - Biến động thị trường phản ánh tất cả (biến động thị trường bao gồm giá, khối lượng giao dịch và số lượng hợp đồng chưa tất toán). - Giá dịch chuyển theo xu thế chung.
  • 2. - Lịch sử sẽ tự lặp lại. PTKT áp dụng đúng cho các mô hình vi mô thì sẽ áp dụng đúng trong các mô hình vĩ mô. 2. Lịch sử hình thành Phân tích kỹ thuật Lịch sử Phân tích kỹ thuật bắt nguồn từ cách đây hơn 100 năm, từ một người tên là Charles H. Dow, người đã sáng lập tạp chí phố Wall (The Wall Street Journal). Sau nhiều năm nghiên cứu, vào năm 1884 ông đưa ra chỉ số bình quân giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị trường Mỹ thời bấy giờ. Về sau, William Peter Hamilton là người thực sự mang lại sức sống cho những nghiên cứu của Dow bằng việc tiếp tục nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Phong vũ biểu thị trường chứng khoán” (The Stock Market Barometer) vào năm 1922. Suốt những năm 1920 và 1930, Richard W. Schabacker là người đã đi sâu vào những nghiên cứu của Dow và Hamilton, sau đó đã đưa ra khái niệm đầu tiên về Phân tích kỹ thuật. Ông chỉ ra rằng những dấu hiệu mà lý thuyết Dow đưa ra được với chỉ số bình quân thị trường vẫn giữ nguyên giá trị và tầm quan trọng khi áp dụng vào đồ thị của từng cổ phiếu riêng lẻ. Điều này đã được ông thể hiện và chứng minh trong cuốn sách của ông có tên “Lý thuyết và Thực hành Thị trường chứng khoán, Phân tích kỹ thuật và lợi nhuận trong thị trường chứng khoán” (Stock Market Theory and Practice, Technical Market Analysis and Stock Market Profit”. Như vậy những cơ sở đầu tiên của Phân tích kỹ thuật đã xuất hiện từ trong lý thuyết Dow, nhưng phải đến Schabacker – người cha của Phân tích kỹ thuật hiện đại, tiếp đó là Edward và Magee với “Phân tích kỹ thuật xu hướng chứng khoán” (Technical Analysis of Stock Trend, cuốn sách đã được tái bản 8 lần) và ngày nay là John Murphy, Jack Schwager, Martin Pring, … thì mới thực sự ra đời cái tên “Phân tích kỹ thuật” và được nâng cao, tổng kết thành một hệ thống lý luận quan trọng trong phân tích đầu tư trên thị trường chứng khoán nói riêng và các thị trường tài chính nói chung.
  • 4. William Peter Hamilton và quyển sách “The Stock Market Barometer” 3. Các loại đồ thị phân tích kỹ thuật  Đồ thị dạng đường (Line chart) Đồ thị đường là loại đồ thị cơ bản nhất. Phân tích kỹ thuật thường sử dụng đồ thị đường để dễ dàng nhận ra mức hỗ trợ và mức kháng cự. Đồ thị đường chỉ thể hiên những thông tin cơ bản, có nghĩa rằng chúng ta sẽ không có nhiều những thông tin gây nhiễu trong cách phân tích. Tạo ra một đồ thị đường bằng cách xác định điểm đóng cửa của mỗi giao dịch trên đồ thị, sau đó nối các điểm đóng cửa bằng một đường thẳng.
  • 5.  Đồ thị dạng thanh (bar chart) Đồ thị thanh cung cấp nhiều thông tin hơn đồ thị đường. Phân tích kỹ thuật thường sử dụng đồ thị thanh để có thêm thông tin về việc giá biến động lên xuống trong mỗi quá trình giao dịch của một cặp ngoại tệ. Trong khi đó đồ thị đường chỉ liệt kê giá đóng cửa của mỗi giao dịch, đồ thị thanh cho chúng ta thấy giá đóng cửa, mở cửa, cao nhất, thấp nhất trong mỗi thời điểm Đồ thị thanh được tạo thành bằng cách liên kết các thanh ngang qua đồ thị. Mỗi một thanh thể hiện một thời điểm giao dịch. Để tạo ra một thanh, chúng ta liệt kê ra giá cao nhất và giá thấp nhất rồi nối chúng lại bằng một đường thẳng đứng. Tiếp theo chúng ta định vị giá mở cửa ở bên trái của đường thẳng đứng bạn vừa vẽ và nối điểm đó tới đường thẳng đứng bằng một đường ngang. Cuối cùng định vị điểm giá đóng cửa phía bên phải của đường thẳng đứng vừa vẽ và nối điểm đó tới đường thẳng đứng bằng một đường ngang. Cách thể hiện khác: Thể hiện giá mở cửa (phải) và đóng cửa (trái). Giá đóng cao hơn giá mở: cột đen/xanh. Giá đóng thấp hơn giá mở: cột đỏ
  • 6.  Đồ thị dạng nến (Candlesticks) Nến Nhật (Candlestick) được thương gia người Nhật tên là Homma phát minh và sử dụng từ thế kỷ 18. Thời đó, ông sử dụng nó để phục vụ cho việc kinh doanh lúa gạo của mình. Homma gọi hình chữ nhật là thân (body) và đường thẳng ở đầu trên hay đầu dưới của thân là bóng (shadow). Ngày nay nến Nhật được phổ biến và được sử dụng ở hầu hết các loại hàng hóa, tiền tệ, chứng khoán để phân tích tâm lý nhà đầu tư. Phần thân thể hiện giá giao dịch mở đầu và kết thúc của hàng hoá trong ngày, trong khi phần bóng ở bên trên hoặc bên dưới phần thân thể hiện phần giá cả giao dịch nằm ngoài phạm vi giá mở cửa và đóng cửa, tức là giá cao nhất và giá thấp nhất.
  • 7. Khi giá hàng hóa tăng trong ngày người ta dùng hình màu trắng (white) hoặc xanh lá cây (green) để mô tả phần thân. Trái lại khi giá hàng hóa giảm thì người ta dùng màu đỏ (red) hay màu đen (black) để mô tả. Đồ thị nến Nhật (candlestick chart) đã lưu truyền và càng ngày càng thịnh hành trong giới đầu tư ở thế giới và Việt Nam và trở thành công cụ không thể thiếu của bất kỳ nhà đầu tư nào. Ưu điểm của candlestick là chỉ nhìn so nét những hình tượng là có khái niệm rõ ràng về sự mạnh yếu giữa hai phe mua và bán, do đó chúng ta có thể đoán trước sự lên xuống của giá chính xác hơn nhiều loại biểu đồ khác. 4. Một số công cụ phân tích kỹ thuật  Phương pháp Nguyên lý sóng Elliott (Elliott Wave Theory).  Phương pháp ứng dụng mẫu hình đảo chiều (Reversal) và mẫu hình tiếp tục (continues)(Chart Patterns).  Phương pháp Lý thuyết chu kỳ (Cycle Theory).  Phương pháp Lý thuyết Dow (Dow Theory).  Phương pháp Lý thuyết Hiện tượng Delta (Delta Phenomenon).  Phương pháp ứng dụng đường xu hướng (Trendline Charting).  Phương pháp ứng dụng dãy số Fibonacci (Fibonacci Series).  Phương pháp ứng dụng các hệ thống chỉ báo Phân tích kỹ thuật (Technical Indicator).  Phương pháp ứng dụng điểm Pivot (Pivot Point).  Phương pháp ứng dụng Lý thuyết hộp darvas box của Nicolas Darvas.  Phương pháp đầu tư CANSLIM của Ông William O'Neil.  Phương pháp phân tích của Wyckoff - Wyckoff Analysis. 5. Vai trò của phân tích kỹ thuật  So với phân tích cơ bản, PTKT dễ tiếp cận hơn, dễ hiểu hơn và khi áp dụng cho thấy kết quả tức thời và hiệu quả hơn.  Khi sử dụng phân tích cơ bản để đánh giá xu hướng giá, rất khó để dự báo giá sẽ tăng hoặc giảm bao nhiêu. Ngược lại khi sử dụng PTKT, chúng ta dễ dàng xác định được các mức cản trên hoặc cản dưới và dễ dàng xác định mục tiêu dừng lỗ hoặc chốt lời khi giao dịch.  Để ứng dụng phân tích cơ bản trong xác định xu hướng giá, chúng ta phải có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, chúng ta phải có nguồn tin nhanh và chính xác, chúng ta phải phân tích và tổng hợp rất nhiều
  • 8. nguồn tư liệu…Trong khi đó, chúng ta chỉ cần một máy tính nối mạng Internet và một phần mềm có các ứng dụng PTKT là có thể giao dịch hiệu quả.  Khi càng am hiểu về PTKT thì mức độ chính xác trong phân tích sẽ càng cao. Nhưng, chúng ta cần phải kết hợp thêm các nguồn thông tin kinh tế tài chính liên quan (Phân tích cơ bản) để đưa ra quyết định cuối cùng trong giao dịch.  Khi phải chọn một trong hai phương pháp PTKT và PTCB thì một sự lựa chọn hợp lý là PTKT. Bởi lẽ, PTKT bao hàm cả PTCB, PTKT là công cụ vận dụng trực giác để đưa ra những chiến lược đầu tư dựa trên những mô hình kỹ thuật đã được kiểm nghiệm. Lưu ý: Khi ứng dụng PTKT, chúng ta nên phân tích trên nhiều đồ thị với nhiều khoảng thời gian khác nhau. Quan trọng là các khung thời gian: 15 phút (M15), 30 phút (M30), 1 giờ (H1), 4 giờ (H4), 8 giờ (H8), ngày (Daily), tuần (Weekly) và tháng (Monthly). Phân tích xu hướng trong ngày thì sử dụng các đồ thị từ 15 phút đến 4 giờ. Phân tích xu hướng ngắn hạn thì sử dụng các đồ thị từ 4 giờ đến đồ thị ngày. Phân tích xu hướng trung hạn thì sử dụng đồ thị ngày và đồ thị tuần. Phân tích xu hướng dài hạn thì sử dụng đồ thị tháng đến đồ thị năm. 6. Tầm quan trọng của phân tích kỹ thuật  Trong khi sự phân tích cơ bản có thể cung cấp quy mô cung cầu, những tỷ lệ giá/lợi nhuận, những thống kê kinh tế học, v.v…, không có thành phần tâm lý học kéo theo trong sự phân tích đó.  Những kỹ thuật cũng là một thành phần quan trọng trong việc khép mình vào kỷ luật giao dịch. Kỷ luật trong giao dịch giúp những thương gia làm dịu bớt những căng thẳng.  Đi theo các nhà phân tích kỹ thuật cũng khá quan trọng dù bạn không hoàn toàn tin tưởng vào sự sử dụng của họ. Bởi vì đôi khi kỹ thuật là lý do chính cho một sự chuyển động của thị trường.  Lý thuyết bước ngẫu nhiên giải thích việc thị trường có những ngày mà giá không có mối quan hệ với giá của ngày tiếp theo.  Quan sát hoạt động giá là phương pháp trực tiếp và có thể tiếp cận dễ dàng nhất để nhận ra những mối quan hệ cung cầu của thị trường. 7. Điểm mạnh và điểm yếu  Điểm mạnh:
  • 9. - Có thể áp dụng cho mọi thị trường. - Không phụ thuộc nhiều vào báo cáo tài chính. - Cho phép nhanh chóng phát hiện ra xu thế dịch chuyển giá sang một mức giá cân bằng mới. - Có thể được áp dụng đối với các khoảng thời gian khác nhau: giờ, ngày, tuần...cho đến cả thế kỷ. - Nguyên tắc của phân tích kỹ thuật dễ hiểu và có thể được xây dựng từ cách thức vận hành của thị trường. - Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng họ có thể xác định được thời điểm đầu tư lý tưởng.  Điểm yếu: - Bị chỉ trích vì cho rằng thông tin phản ánh từ từ. Ngược lại với nhà phân tích theo lý thuyết thị trường hiệu quả (random walk). - Giả thuyết hành vi con người lặp lại? - Dự đoán về giá làm cho xu hướng giá tự điều chỉnh. - Mang tính chủ quan cao. - Cách diễn giải hay phân tích có thể rất khác nhau, tùy quan điểm của người phân tích. - Vẫn bị chậm trễ vì đến khi phát hiện ra xu thế thì giá đã chuyển động mạnh. - Chỉ mang tính dự báo xác suất, không phải chắc chắn. - Một số trường hợp sử dụng công thức toán học phức tạp. 8. Triết lý trong phân tích kỹ thuật  Diễn biến thị trường phản ánh mọi thứ.  Giá chuyển động theo xu hướng.  Lịch sử lập lại.  Tính linh động và khả năng thích ứng của phân tích kĩ thuật.  Dự đoán kinh tế.  Có thể dùng Quá khứ để dự đoán Tương lai. 9. Phần mềm hỗ trợ phân tích kỹ thuật  Metastock.  Amibroker.  Một số phần mềm khác.