SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 37
CHƯƠNG II
QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
A. KHÁI NIỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
I. QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP
LUẬT DÂN SỰ
1. Quan hệ pháp luật dân sự
Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
Trong hệ thống pháp luật, mỗi ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội khác
nhau. Quan hệ pháp luật dân sự là một dạng quan hệ pháp luật, vì vậy, nó mang đầy đủ
đặc tính của quan hệ pháp luật về bản chất xã hội, bản chất pháp lí, tính cưỡng chế nhà
nước...
Do tác động của các quy phạm pháp luật lên các quan hệ xã hội nên các bên tham gia
vào các quan hệ đó có các quyền và nghĩa vụ pháp lí tương ứng. Các quyền, nghĩa vụ
pháp lí này được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Sự tác động của các quy phạm pháp luật
vào các quan hệ xã hội không làm mất đi tính xã hội của các quan hệ đó mà làm cho các
quan hệ này mang một hình thức mới "quan hệ pháp luật". Hậu quả của nó là các quyền
và nghĩa vụ của các bên được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp cưỡng
chế của Nhà nước.
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội mang tính chất ý chí - ý chí của Nhà nước thông
qua các quy phạm pháp luật mà nội dung của chúng được xác định bằng các điều kiện
kinh tế, chính trị, xã hội tồn tại trong xã hội đó vào thời điểm lịch sử nhất định. Ngoài ra,
các quan hệ pháp luật còn mang ý chí của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó. Ý chí của
các chủ thể phải phù hợp với ý chí của Nhà nước và được thể hiện khác nhau trong từng
quan hệ cụ thể, từng giai đoạn của nó (phát sinh, thực hiện hoặc chấm dứt). Có thể chỉ thể
hiện khi phát sinh, lúc thực hiện hay chấm dứt một quan hệ cụ thể, song ý chí của các chủ
thể tham gia vào các quan hệ này phải phù hợp với ý chí của Nhà nước thể hiện qua các
quy phạm pháp luật dân sự và các nguyên tắc chung của luật dân sự được quy định trong
BLDS.
2. Đặc điểm các quan hệ pháp luật dân sự
Ngoài các đặc điểm chung của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật dân sự còn mang
những đặc điểm riêng. Những đặc điểm riêng này xuất phát từ bản chất của các quan hệ
xã hội mà nó điều chỉnh và những đặc điểm của phương pháp điều chỉnh.
- Chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự đa dạng bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ
gia đình, tổ hợp tác. Tuy nhiên khi tham gia vào quan hệ dân sự, các chủ thể độc lập với
nhau về tổ chức và tài sản. Xuất phát từ các quan hệ mà luật dân sự điều chỉnh là những
quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân - những quan hệ phát sinh trong đời sống thường
nhật của các cá nhân cũng như trong các tập thể, trong tiêu dùng cũng như hoạt động sản
xuất, kinh doanh. Cho nên, cá nhân và tổ chức đều là chủ thể của quan hệ pháp luật dân
sự:
1
Trong giao lưu dân sự, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước với tư cách là
chủ thể đặc biệt tham gia vào các quan hệ dân sự, các chủ thể này độc lập với nhau về tổ
chức và tài sản, được quyền tự định đoạt khi tham gia vào các quan hệ nhưng buộc phải
thực hiện các nghĩa vụ khi đã tham gia vào các quan hệ đó.
- Địa vị pháp lí của các chủ thể dựa trên cơ sở bình đẳng, không bị phụ thuộc vào các
yếu tố xã hội khác. Mặc dù trong quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, các bên tham gia là các
chủ thể đối lập nhau trong việc phân định quyền và nghĩa vụ: Một bên mang quyền, một
bên gánh chịu nghĩa vụ và thông thường, trong quan hệ dân sự, các bên đều có quyền và
nghĩa vụ đối nhau. Tuy nhiên, điều đó không làm mất đi sự bình đẳng mà nó chỉ hạn chế
sự bình đẳng so với trước khi tham gia vào quan hệ dân sự. Khi thực hiện các quyền và
nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, các bên không được áp đặt ý chí của
mình để buộc bên kia thực hiện nghĩa vụ mà tạo điều kiện cho họ lựa chọn cách thức thực
hiện các quyền và nghĩa vụ sao cho có lợi nhất cho các bên.
- Lợi ích (trước tiên là lợi ích kinh tế) là tiền đề trong phần lớn các quan hệ dân sự.
Quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ và được điều chỉnh bằng các quy phạm
pháp luật đã tạo điều kiện cho các chủ thể thông qua các biện pháp pháp lí để thoả mãn
các nhu cầu vật chất cũng như tinh thần. Sự đền bù tương đương là đặc trưng của quan hệ
tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ do luật dân sự điều chỉnh. Bởi vậy, bồi thường
toàn bộ thiệt hại là đặc trưng của trách nhiệm dân sự. Quan hệ dân sự chủ yếu là quan hệ
tài sản, do vậy, yếu tố tài sản là cơ sở, là tiền đề phát sinh quan hệ dân sự, cho nên bảo
đảm bằng tài sản là đặc trưng để buộc bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của họ và bên
có quyền có thể thông qua các biện pháp bảo đảm này để thoả mãn các quyền tài sản của
mình.
- Các biện pháp cưỡng chế đa dạng không chỉ do pháp luật quy định mà có thể tự các
bên quy định về các biện pháp cưỡng chế cụ thể về hình thức áp dụng các biện pháp
cưỡng chế đó. Nhưng đặc tính tài sản là đặc trưng cho các biện pháp cưỡng chế trong luật
dân sự.
II. THÀNH PHẦN CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Thành phần của quan hệ pháp luật dân sự là các yếu tố cấu thành nên quan hệ đó.
Quan hệ pháp luật dân sự được cấu thành bởi các thành tố sau: Chủ thể, khách thể, nội
dung.
1. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự
Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là những "người" tham gia vào các quan hệ đó.
Phạm vi "người" tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: Cá nhân, (công dân
Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch), pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác
và trong nhiều trường hợp, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia với
tư cách là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự.
Để tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, các chủ thể phải có đủ tư cách
chủ thể. Cho nên, có loại quan hệ chủ thể là công dân, như công dân có quyền để lại di
sản thừa kế còn các tổ chức chỉ được hưởng thừa kế theo di chúc; có loại chủ thể chỉ được
tham gia vào loại quan hệ nhất định, như hộ gia đình được tham gia trong các quan hệ sử
dụng đất, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hay Nhà nước là chủ sở hữu (thực hiện quyền
2
của chủ sở hữu) đối với các tài nguyên thiên nhiên và đất đai... Trong phần lớn các quan
hệ pháp luật dân sự, các chủ thể tham gia là công dân, pháp nhân, Nhà nước, hộ gia đình,
tổ hợp tác như các quan hệ về quyền sở hữu, nghĩa vụ hợp đồng, bồi thường thiệt hại...
Trong quan hệ pháp luật dân sự, chủ thể quyền luôn luôn được xác định, chủ thể
nghĩa vụ có thể là một "người" cụ thể, cũng có thể là tất cả những người còn lại.
2. Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự
Khách thể của quan hệ pháp luật là một phạm trù pháp lí, là bộ phận cấu thành của
quan hệ pháp luật. Đó là những cái mà các chủ thể của quan hệ pháp luật hướng tới, tác
động vào. Nói cách khác, là những lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần mà pháp luật bảo vệ
cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật. Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự có thể là
bộ phận của thế giới vật chất, cũng có thể là những giá trị tinh thần. Khách thể của quan
hệ pháp luật dân sự được chia thành năm nhóm sau:
a. Tài sản
Theo quy định tại Điều 163 BLDS năm 2005, tài sản bao gồm vật, tiền, các giấy tờ có
giá và các quyền tài sản.
Vật với ý nghĩa là một phạm trù pháp lí, là bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp
ứng được nhu cầu nào đó của con người nhưng không phải bất cứ bộ phận nào của thế
giới vật chất đều được coi là vật với tư cách là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự.
Có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này không được coi là vật nhưng ở dạng
khác lại được coi là vật, ví dụ: Không khí trong tự nhiên, nước sông, nước biển... nếu
được đóng vào chai, bình thì có thể được coi là vật với tư cách là khách thể của quan hệ
pháp luật dân sự. Khái niệm vật ở đây có thể được mở rộng do sự phát triển của khoa học
công nghệ, như chất thải nếu được dùng lại...
Tiền là loại tài sản đặc biệt có giá trị trao đổi với các loại hàng hoá khác. Tiền do Nhà
nước ban hành, giá trị của tiền được xác định bằng mệnh giá ghi trên đồng tiền đó. Những
đồng tiền có giá trị lưu hành mới được coi là tiền.
Giấy tờ có giá là loại tài sản đặc biệt do Nhà nước hoặc các tổ chức phát hành theo
trình tự nhất định. Có nhiều loại giấy tờ có giá khác nhau với những quy chế pháp lí khác
nhau như: Công trái, trái phiếu, kì phiếu, cổ phiếu, séc… Giấy tờ có giá là hàng hoá trong
một thị trường đặc biệt - thị trường chứng khoán.
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền có thể chuyển giao trong lưu thông dân
sự, bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ, đó là: Quyền đòi nợ, yêu cầu bồi thường thiệt hại,
quyền đối với tác phẩm, quyền sở hữu công nghiệp…
Cần phân biệt vật với hàng hóa. Khái niệm hàng hóa được đề cập trong chính trị - kinh
tế học được hiểu là sản phẩm do con người tạo ra để trao đổi, nó có giá trị và giá trị sử
dụng. Giá trị của hàng hóa được xác định bằng lao động xã hội đã bỏ ra để sản xuất hàng
hóa đó. Đất đai, tài nguyên thiên nhiên được coi là vật nhưng không phải là hàng hóa.
Mọi hàng hóa đều là vật nhưng không phải mọi vật là hàng hóa.
Vật và tài sản cũng không đồng nghĩa với nhau. Tài sản có thể là một vật, có thể là tập
hợp các vật - khối tài sản. Tài sản còn gồm cả các quyền và nghĩa vụ tài sản như quyền
đòi nợ, nghĩa vụ trả nợ...
3
b. Hành vi và các dịch vụ
Nếu coi khách thể của quan hệ pháp luật dân sự là cái mà xử sự của các chủ thể hướng
tới, tác động vào thì hành vi của các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ là khách thể của quan
hệ nghĩa vụ. Đó là cái mà quyền cũng như nghĩa vụ của các chủ thể hướng tới đầu tiên,
trực tiếp, đó là xử sự của các chủ thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không
hành động tùy theo các quan hệ pháp luật cụ thể.
Có những hành vi mà kết quả của nó được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể. Trong
trường hợp này, muốn xem xét hành vi có thực hiện đúng hay không phải căn cứ vào kết
quả của việc thực hiện hành vi đó và như vậy hành vi này được vật chất hóa. Vì vậy, có
quan điểm cho rằng kết quả của hành vi là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự. Điều
này không thể giải thích được trong các quan hệ dân sự mà hành vi không được vật chất
hóa như tư vấn pháp luật với hành vi tư vấn... Trong các trường hợp như vậy, căn cứ đánh
giá chỉ có thể là hành vi của người phải thực hiện hành vi mà thôi. Trong trường hợp
hành vi được thể hiện bằng không hành động thì bản thân "sự không hành động" đó cũng
đủ cấu thành khách thể của quan hệ pháp luật dân sự.
Hiện nay, trong khoa học pháp lí chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm dịch vụ
nhưng thuật ngữ "dịch vụ" đã được sử dụng thực tế trong khoa học pháp lí và khoa học
kinh tế. Có thể nói rằng dịch vụ là một hoặc nhiều công việc mà kết quả của nó có thể vật
chất hoá nhưng nó không tạo ra vật mới mà nó được thể hiện bằng công việc đã thực hiện
xong như sửa chữa tài sản… hoặc không được vật chất hóa, như dịch vụ tư vấn pháp lí, gửi
giữ, vận tải... Dịch vụ không trực tiếp tạo ra vật chất nhưng tạo tiền đề cho quá trình sản
xuất ra của cải vật chất, tinh thần cho các chủ thể và xã hội. Tỉ lệ giá trị dịch vụ trong thu
nhập quốc dân ngày càng tăng theo đà tăng trưởng của nền kinh tế.
c. Kết quả của hoạt động tinh thần sáng tạo
Con người không chỉ tạo ra của cải vật chất để thoả mãn các nhu cầu của mình mà
còn tạo ra các giá trị tinh thần, các sản phẩm trí tuệ để phục vụ nhu cầu tinh thần cũng
như phục vụ cho quá trình sản xuất vật chất. Khoa học, kĩ thuật và công nghệ là thành tố
của lực lượng sản xuất, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và là động lực quan
trọng của sản xuất xã hội. Lao động sáng tạo là lao động đặc biệt và kết quả của quá trình
sáng tạo này là những "sản phẩm trí tuệ", là khách thể trong các quan hệ về quyền tác giả,
quyền sở hữu công nghiệp. Sản phẩm trí tuệ được thể hiện dưới dạng:
- Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học... Đây là những hình thức biểu hiện kết
quả của quá trình sáng tạo và chúng được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như viết,
nói hay bằng các phương tiện kĩ thuật...
- Các đối tượng của sở hữu công nghiệp là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng
công nghiệp... Những đối tượng này chỉ được bảo vệ khi được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền công nhận chúng là đối tượng của sở hữu công nghiệp.
d. Các giá trị nhân thân
Các giá trị nhân thân là khách thể trong các quyền nhân thân của công dân, tổ chức.
Bảo vệ quyền nhân thân là một trong những nguyên tắc được ghi nhận trong BLDS. Các
quyền nhân thân của cá nhân được Nhà nước bảo hộ ngày càng mở rộng do sự phát
triển của xã hội. Quyền nhân thân như là một bộ phận cấu thành của quyền con người
4
như danh dự, nhân phẩm, uy tín, tên gọi, quốc tịch, hình ảnh, bí mật đời tư... (từ Điều
24 đến Điều 51 BLDS năm 2005). Về nguyên tắc chung, các quyền nhân thân luôn gắn
với chủ thể và không thể dịch chuyển được trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
đ. Quyền sử dụng đất
Đây là một loại tài sản đặc biệt của Nhà nước. Trong khi pháp luật quy định: "Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí" thì quyền sử dụng đất của cá nhân,
hộ gia đình được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, để lại thừa kế... và Nhà nước công nhận
các quyền của người sử dụng đất. Quyền sử dụng đất được pháp luật quy định là một quyền
dân sự và có thể được chuyển giao trong lưu thông dân sự, kinh tế. Pháp luật đất đai quy
định người sử dụng đất có quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, cho
thuê lại, góp vốn, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất. Vì vậy, quyền sử dụng đất là đối
tượng trong các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất và là di sản trong việc thừa kế quyền
sử dụng đất.
3. Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự
Mọi quan hệ pháp luật đều là mối liên hệ pháp lí giữa các chủ thể tham gia vào các
quan hệ đó được thể hiện dưới dạng quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Vì vậy, nội
dung của quan hệ pháp luật dân sự là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên tham
gia vào các quan hệ đó. Quyền của một bên tương ứng với nghĩa vụ của bên kia tạo thành
mối liên hệ biện chứng, mâu thuẫn và thống nhất trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ
thể. Không có quyền của một bên thì cũng không có nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.
Trong những quan hệ đơn giản, có thể dễ dàng xác định trong đó một bên chỉ có quyền và
một bên chỉ có nghĩa vụ (người cho vay và người vay tài sản…). Nhưng thông thường,
các quan hệ pháp luật dân sự là những quan hệ phức tạp, trong đó các bên có quyền đồng
thời có nghĩa vụ với nhau (trong quan hệ mua bán, cho thuê tài sản…).
a. Quyền dân sự
Theo quy định của pháp luật, quyền dân sự là cách xử sự được phép của người có
quyền năng.
Quyền dân sự của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự cụ thể khác nhau thì
có nội dung khác nhau (những xử sự khác nhau phù hợp với nội dung của quan hệ đó).
Chủ thể quyền trong các quan hệ dân sự có thể thực hiện những hành vi khác nhau phù
hợp với nội dung, mục đích của quyền năng đó như chủ sở hữu có các quyền chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt những tài sản thuộc quyền sở hữu của mình trong khuôn khổ pháp luật
quy định... Thông qua hành vi của mình thoả mãn quyền của mình hoặc quyền yêu cầu
người khác (người có nghĩa vụ) thực hiện các hành vi nhất định (trả tiền, chuyển giao tài
sản, làm hoặc không làm một việc...). Chủ sở hữu có thể thực hiện quyền của mình thông
qua hành vi của người khác (uỷ quyền).
Khi quyền dân sự bị vi phạm, chủ thể quyền có thể sử dụng các biện pháp bảo vệ mà
pháp luật cho phép (tự bảo vệ, các biện pháp tác động...) hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước
có thẩm quyền bảo vệ quyền dân sự của mình khi quyền đó bị xâm hại.
Trong khoa học pháp lí tồn tại khái niệm quyền chủ quan và quyền khách quan.
Quyền khách quan là quyền dân sự được pháp luật quy định cho các chủ thể, là nội dung
năng lực pháp luật của chủ thể (khả năng có thể có của chủ thể). Quyền chủ quan là
5
quyền dân sự của chủ thể trong một quan hệ dân sự cụ thể đã được xác lập. Quyền chủ
quan phải phù hợp với quyền khách quan mà pháp luật đã quy định.
b. Nghĩa vụ dân sự
Là cách xử sự bắt buộc của người có nghĩa vụ. Cách xử sự của các chủ thể cũng rất
khác nhau tùy theo từng quan hệ dân sự cụ thể. Trong các quy phạm pháp luật dân sự, các
quy phạm tùy nghi cho phép các chủ thể lựa chọn cách thực hiện khi tham gia vào quan
hệ dân sự phát huy quyền tự định đoạt của mình. Các quy phạm mệnh lệnh dưới dạng
"cấm không được làm" hoặc "phải làm" có một ý nghĩa đặc biệt. Từ các quy phạm này,
phát sinh nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự. Những nghĩa vụ dạng này do
pháp luật quy định cho tất cả các bên tham gia vào quan hệ dân sự không chỉ có ý nghĩa
đối với các bên tham gia mà đó còn là nghĩa vụ của các chủ thể và có ý nghĩa đối với Nhà
nước, đối với xã hội.
Thông thường, trong các quan hệ dân sự, nghĩa vụ của một chủ thể tương ứng với
quyền của chủ thể khác - những chủ thể xác định. Người có nghĩa vụ có thể phải thực
hiện những hành vi tích cực dưới dạng hành động (như trả tiền, giao vật trong mua bán;
thực hiện công việc trong dịch vụ, gia công...). Trong một số trường hợp, nội dung của
quan hệ pháp luật quy định người có nghĩa vụ có thể lựa chọn cách thức xử sự có lợi nhất
cho họ. (Ví dụ: Để bồi thường thiệt hại do hành vi gây thiệt hại gây ra, người có nghĩa vụ
có thể bồi thường bằng tiền hoặc hiện vật hay sửa chữa đồ vật bị hư hỏng). Nếu người có
nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ một
cách tự nguyện sẽ bị "buộc" phải thực hiện đúng nghĩa vụ đó. Ngoài ra, nếu do không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường thiệt hại xảy ra.
III. PHÂN LOẠI QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Các quan hệ pháp luật dân sự rất phong phú, đa dạng về chủ thể, khách thể, nội dung,
cách thức phát sinh... Việc phân loại các quan hệ pháp luật dân sự không chỉ có ý nghĩa
về mặt lí luận mà còn có ý nghĩa cả về mặt thực tế để hiểu đúng quan hệ giữa các bên và
áp dụng đúng pháp luật nhằm giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra. Có nhiều cách phân
loại khác nhau, mỗi cách phân loại đều được dựa vào những căn cứ cụ thể và có ý nghĩa
thực tiễn nhất định.
- Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
Căn cứ vào nhóm quan hệ mà pháp luật dân sự điều chỉnh, quan hệ pháp luật dân sự
được phân thành quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
+ Quan hệ tài sản luôn gắn với một tài sản nhất định hoặc chuyển dịch tài sản từ chủ
thể này sang chủ thể khác (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng hay thừa kế tài sản...).
+ Quan hệ nhân thân liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể và về nguyên tắc
không thể dịch chuyển cho chủ thể khác (quyền đứng tên tác giả các tác phẩm văn học,
khoa học, tác phẩm nghệ thuật, quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín...).
Việc phân định các quan hệ pháp luật dân sự theo nhóm quan hệ mà luật dân sự điều
chỉnh có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Ví dụ: Nếu vi phạm các nghĩa vụ về tài sản sẽ áp dụng
các chế tài mang tính chất tài sản, ngược lại, nếu vi phạm các quan hệ về nhân thân sẽ áp
6
dụng các biện pháp khác nhằm hồi phục lại tình trạng ban đầu (công nhận quyền tác giả,
công khai xin lỗi, cải chính...).
- Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối, tương đối
Căn cứ vào tính xác định của chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ, quan hệ pháp luật
dân sự được phân chia thành quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối và quan hệ pháp luật dân
sự tương đối.
+ Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối nếu trong quan hệ đó, chủ thể quyền được xác
định, tất cả các chủ thể khác là chủ thể mang nghĩa vụ. Nghĩa vụ của họ được thể hiện
dưới dạng không hành động (không thực hiện bất cứ hành vi nào xâm phạm đến quyền
lợi của chủ thể có quyền). Quan hệ tuyệt đối có thể là quyền sở hữu, quyền tác giả đối với
tài sản trí tuệ... Trong những quan hệ này, chủ sở hữu, tác giả là người có quyền, những
chủ thể khác là chủ thể nghĩa vụ. Họ có nghĩa vụ tôn trọng chủ sở hữu thực hiện quyền sở
hữu của mình, không xâm phạm đến quyền tác giả. Các loại quyền tuyệt đối thường được
pháp luật ghi nhận mà không được tạo bởi sự thoả thuận của các bên.
Việc xác định này có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền cho người có quyền. Bất cứ
hành vi nào xâm phạm đến các quyền năng của chủ thể quyền đều coi là vi phạm quyền
bảo vệ tuyệt đối.
+ Quan hệ pháp luật dân sự tương đối là những quan hệ pháp luật trong đó ứng với
chủ thể quyền xác định là những chủ thể mang nghĩa vụ cũng được xác định (trong các
quan hệ nghĩa vụ hợp đồng, bồi thường thiệt hại...).
- Quan hệ vật quyền và quan hệ trái quyền
Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền để thoả mãn yêu cầu của mình, vào sự tác động
của chủ thể, vào hành vi thực hiện, quan hệ dân sự được phân chia thành quan hệ vật
quyền và quan hệ trái quyền.
+ Quan hệ vật quyền liên quan đến một vật nhất định. Chủ thể quyền có thể thoả mãn
yêu cầu của mình thông qua hành vi của chính mình, không phụ thuộc vào hành vi của
người khác (sở hữu, chiếm hữu, sử dụng tài sản...).
+ Quan hệ trái quyền là những quan hệ dân sự trong đó chủ thể có quyền thực hiện
quyền để thoả mãn yêu cầu của mình thông qua hành vi của chủ thể có nghĩa vụ, phụ
thuộc vào ý chí của người khác. Người có quyền có thể "yêu cầu" người có nghĩa vụ
thực hiện những hành vi là khách thể của quan hệ nghĩa vụ trong trường hợp người có
nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước
có thẩm quyền buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ.
IV. CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁP
LUẬT DÂN SỰ
Cũng như những quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật dân sự phát sinh, thay đổi,
hay chấm dứt do những sự kiện nhất định - những sự kiện pháp lí.
1. Sự kiện pháp lí
Là những sự kiện xảy ra trong thực tế mà pháp luật dự liệu, quy định làm phát sinh
các hậu quả pháp lí (có thể làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật dân
7
sự). Một sự kiện xảy ra trong thực tế có thể làm phát sinh nhiều hậu quả pháp lí, ví dụ:
Một người chết làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ đồng thời làm phát sinh quan hệ
thừa kế. Có thể nhiều sự kiện pháp lí làm phát sinh một hậu quả pháp lí, như một người
chết có di sản thừa kế, có di chúc hợp pháp để lại làm phát sinh thừa kế theo di chúc. Nếu
cái chết đó do một hành vi phạm tội sẽ làm phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại. Có
nhiều trường hợp phải có nhiều sự kiện pháp lí mới làm phát sinh quan hệ pháp luật dân
sự. Đa số quan hệ pháp luật dân sự được phát sinh từ nhiều sự kiện pháp lí. Tập hợp các
sự kiện pháp lí làm phát sinh hậu quả pháp lí được gọi là thành phần các sự kiện pháp lí.
2. Phân loại sự kiện pháp lí
Có nhiều cách phân chia sự kiện pháp lí, dựa vào hậu quả pháp lí và các giai đoạn
biến động của quan hệ pháp luật dân sự có thể phân chia sự kiện pháp lí thành các sự kiện
làm phát sinh, các sự kiện làm thay đổi, các sự kiện làm chấm dứt quan hệ pháp luật dân
sự. Nhưng thông thường các sự kiện pháp lí được phận loại theo nguồn gốc phát sinh.
a. Hành vi pháp lí
Là hành vi có mục đích của các chủ thể nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lí (phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự). Hành vi pháp lí được coi là căn cứ
phổ biến nhất được luật dân sự quy định làm phát sinh hậu quả pháp lí. Đó là phương tiện
để thực hiện ý chí của các chủ thể tạo ra các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp
luật dân sự nói riêng. Các hành vi pháp lí được phân chia thành hành vi hợp pháp và hành
vi bất hợp pháp.
- Hành vi hợp pháp là những hành vi có chủ định của các chủ thể được tiến hành phù
hợp với các quy định của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội nhằm làm phát sinh,
thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự (như sự giao kết hợp đồng mua bán tài sản
làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên mua bán).
- Hành vi bất hợp pháp là những hành vi được thực hiện trái với quy định của pháp luật,
các nguyên tắc chung của pháp luật và đạo đức xã hội. Khi có hành vi bất hợp pháp sẽ bị
áp dụng các chế tài của pháp luật làm phát sinh hậu quả pháp lí (không thực hiện hợp
đồng, gây thiệt hại cho người khác).
- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm phát sinh hậu quả pháp lí cũng
thuộc hành vi pháp lí (quyết định cấp đất, phán quyết của toà án về bồi thường thiệt hại).
b. Sự biến pháp lí
Sự biến pháp lí là những sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ý muốn của con người
nói chung và những người tham gia vào quan hệ dân sự nói riêng. Sự biến pháp lí chỉ có
ý nghĩa khi pháp luật quy định trước những hậu quả pháp lí.
- Sự biến tuyệt đối là những sự kiện xảy ra trong thiên nhiên hoàn toàn không phụ
thuộc vào ý muốn của con người (động đất, núi lửa, lũ lụt, sét..).
- Sự biến tương đối là những sự kiện xảy ra do hành vi của con người tiến hành nhưng
không phụ thuộc vào hành vi của chủ thể tham gia và làm phát sinh hậu quả pháp lí đối với
họ.
c. Thời hạn
Là sự kiện pháp lí đặc biệt làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân
8
sự. Thời gian là khái niệm thuộc phạm trù triết học không có bắt đầu và kết thúc, thời
gian trôi đi không phụ thuộc vào ý chí của con người. Đến một thời điểm nhất định nào
đó, theo quy định của luật dân sự sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lí (thời hiệu hưởng
quyền, miễn trừ nghĩa vụ, thời hiệu khởi kiện).
B. CÁ NHÂN - CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
I. NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN
1. Khái niệm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Cá nhân là chủ thể đầu tiên của các quan hệ xã hội, là "tổng hòa các mối quan hệ xã
hội". Cá nhân - con người là trung tâm của các chính sách kinh tế, xã hội mà Đảng và
Nhà nước ta đã và đang thực hiện với mục đích phục vụ con người, vì con người. Trong
các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân mà luật dân sự điều chỉnh thì cá nhân là chủ thể
nguyên sinh, đầu tiên và các chủ thể khác tham gia vào các quan hệ dân sự cũng thông
qua hành vi của con người. Để tham gia vào quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự
nói riêng, cá nhân phải có tư cách chủ thể để tham gia vào các quan hệ dân sự. Đây là
năng lực chủ thể được tạo thành bởi năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
"Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và
có nghĩa vụ dân sự" (khoản 1 Điều 14 BLDS năm 2005). Năng lực pháp luật dân sự của
cá nhân là khả năng, là tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân có quyền, có nghĩa vụ; là
thành phần không thể thiếu được của cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật
dân sự, là một mặt của năng lực chủ thể.
2. Đặc điểm của năng lực pháp luật của cá nhân
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được Nhà nước ghi nhận trong các văn bản
pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; vào
hình thái kinh tế - xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định.
Mặc dù được ghi nhận như là một bộ phận không thể thiếu được của cá nhân, như là
một thực thể trong các quan hệ xã hội, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không phải
do tạo hóa ban cho như những nhà chính trị, triết học tư sản thường suy diễn và kết luận,
mà do nhà nước ghi nhận và quy định cho công dân của nhà nước đó. Bởi vậy, năng lực
pháp luật dân sự của công dân mang bản chất giai cấp. Đã có thời kì một nhóm người
sinh ra không phải là chủ thể của các quan hệ xã hội mà là khách thể của các quan hệ đó,
là công cụ biết nói (một bộ phận trong xã hội chiếm hữu nô lệ - nô lệ). Vì vậy, ở những
hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, năng lực pháp luật dân sự cũng được quy định khác
nhau.
Trong cùng một hình thái kinh tế - xã hội nhưng ở những nước khác nhau thì năng lực
pháp luật dân sự của công dân cũng khác nhau, thậm chí khái niệm về quyền dân sự cũng
khác nhau (năng lực pháp luật dân sự của công dân Cộng hòa Pháp khác với năng lực
pháp luật dân sự của công dân vương quốc Anh...).
Trong cùng một nước, cùng một hình thái kinh tế - xã hội, vào những thời điểm lịch
sử khác nhau thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân cũng được quy định khác nhau.
Điều này phụ thuộc vào đường lối, chính sách của giai cấp thống trị trong xã hội đó mà
nội dung phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị tồn tại trong xã hội vào thời điểm lịch
9
sử đó. Ví dụ: Trước năm 1980, cá nhân có quyền sở hữu đất đai; từ năm 1980 đến 1992,
cá nhân không có quyền sở hữu đối với đất đai; từ năm 1992, cá nhân có quyền chuyển
dịch quyền sử dụng đất và các quyền năng đó được mở rộng sau khi có Luật đất đai năm
2003 và BLDS năm 2005.
- Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật, khoản 2 Điều 14 BLDS quy định:
"Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau". Năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lí do nào (độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôn
giáo, dân tộc...). Mọi cá nhân công dân đều có khả năng hưởng quyền như nhau và gánh
chịu nghĩa vụ như nhau.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không đồng nghĩa với quyền dân sự chủ quan
của cá nhân mà chỉ là tiền đề để cho công dân có các quyền dân sự cụ thể. Tuy nhiên, chủ
thể không có khả năng hưởng quyền thì cũng không thể có quyền dân sự cụ thể được.
Có ý kiến cho rằng năng lực pháp luật dân sự của công dân không thể bình đẳng với lí
do năng lực pháp luật bao gồm cả quyền và nghĩa vụ. Cho nên, công dân chỉ bình đẳng về
khả năng hưởng quyền mà không bình đẳng về việc gánh chịu nghĩa vụ (như người
không có năng lực hành vi không phải bồi thường thiệt hại...). Nhìn về hình thức có thể
thấy được cơ sở của ý kiến trên nhưng như trên đã trình bày, năng lực pháp luật dân sự
chỉ là khả năng hưởng quyền và nghĩa vụ. Những người không có năng lực hành vi dân
sự không phải thực hiện nghĩa vụ nhưng nghĩa vụ về mặt pháp lí vẫn là của họ và người
khác phải thực hiện các nghĩa vụ thay họ (cha, mẹ, người giám hộ). Mặt khác, theo lí luận
của quan điểm này và với logic thông thường thì ngay cả các quyền cũng không bình
đẳng. Ví dụ: Người không có năng lực hành vi không có cả quyền tạo lập nghĩa vụ thông
qua hợp đồng, không có quyền làm đại diện...
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân
nhưng Nhà nước cũng không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính
họ và của cá nhân khác. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính nhân thân
của chủ thể và không thể dịch chuyển cho chủ thể khác. Điều 16 BLDS quy định: "Năng
lực pháp luật dân sự của cá nhân không thể bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy
định". Như vậy, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế theo quy
định của pháp luật. Có hai dạng bị hạn chế sau:
+ Văn bản pháp luật chung quy định một loại người nào đó không được phép thực
hiện các giao dịch dân sự cụ thể. Ví dụ: Người nước ngoài không có quyền sở hữu về nhà
ở nên không được phép mua bán nhà ở tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều
125 Luật nhà ở.
+ Quyết định đơn hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: Toà án ra quyết
định cấm cư trú đối với một người nào đó đã hạn chế năng lực pháp luật cụ thể của người
đó trong khoảng thời gian xác định.
Tuy vậy, về bản chất, đây không phải là tước bỏ năng lực pháp luật dân sự mà chỉ là
tạm đình chỉ khả năng này - khả năng biến quyền khách quan thành quyền chủ quan của
chủ thể riêng biệt. Việc hạn chế này chỉ đối với một số quyền cụ thể mà không phải là
năng lực pháp luật dân sự nói chung. Việc hạn chế năng lực pháp luật dân sự không đồng
nghĩa với việc tước bỏ một quyền dân sự cụ thể (kê biên tài sản, tịch thu tài sản...).
10
- Tính bảo đảm của năng lực pháp luật dân sự
Khả năng có quyền và nghĩa vụ vẫn chỉ tồn tại là những quyền khách quan mà pháp
luật quy định cho các chủ thể. Để biến những "khả năng" này thành các quyền dân sự cụ
thể cần phải có những điều kiện khách quan cũng như chủ quan. Những điều kiện khách
quan là những điều kiện kinh tế, xã hội, những chính sách của Đảng và Nhà nước thực
hiện trong từng giai đoạn cụ thể. Thiếu những điều kiện kinh tế, pháp lí này, các quyền đó
vẫn chỉ tồn tại dưới dạng "khả năng" mà không thể thành những quyền dân sự cụ thể
được. Nhà nước ta đang thực hiện đường lối xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, định hướng xã hội chủ nghĩa tạo những điều kiện thuận lợi để phát huy mọi tiềm
năng của các thành phần kinh tế nhằm đáp ứng ngày càng cao những nhu cầu của nhân
dân. Đây là những cơ sở chính trị, kinh tế, pháp lí quan trọng nhằm phát huy hiệu quả của
nền kinh tế thị trường đồng thời hạn chế những mặt trái của nó. Nhà nước tạo mọi điều
kiện để bảo đảm năng lực pháp luật dân sự của công dân được thực hiện, biến những "khả
năng" đó trở thành thực tế. Tạo ra hành lang pháp lí thông thoáng, mềm dẻo là tạo điều
kiện cho khả năng biến năng lực pháp luật của cá nhân thành các quyền năng dân sự cụ
thể.
3. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Pháp luật ghi nhận khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự. Tổng hợp các
quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho cá nhân gọi là nội dung năng lực pháp luật
dân sự của cá nhân. Nội dung của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân phụ thuộc vào
điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định. Những quyền
dân sự của cá nhân được ghi nhận ở rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhưng quan
trọng nhất là Hiến pháp năm 1992 và được cụ thể hóa trong BLDS năm 2005.
Điều 15 BLDS quy định nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân một cách
vắn tắt, những quyền dân sự cụ thể của cá nhân được ghi nhận trong tất cả các phần của
BLDS. Có thể chia quyền dân sự của cá nhân thành ba nhóm chính:
- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. Các
quyền nhân thân không gắn với tài sản được quy định tại mục 2 - Chương III - Phần thứ
nhất của BLDS và quyền nhân thân gắn với tài sản được quy định ở Phần thứ sáu của
BLDS. Đặc điểm quan trọng nhất trong các quy định về quyền nhân thân trong BLDS là
xác nhận lại các quyền nhân thân đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật trước đó
(quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín...) và các quyền nhân thân lần đầu tiên được
ghi nhận (các quyền đối với họ tên, thay đổi họ tên - Điều 26, 27; quyền xác định dân tộc
- Điều 28; quyền khai sinh, khai tử - Điều 29, 30; quyền với hình ảnh - Điều 31; quyền
bảo đảm về an toàn về tính mạng, sức khỏe - Điều 32; quyền hiến xác, hiến bộ phân cơ
thể, nhận bộ phận cơ thể - Điều 33,34,35; quyền xác định lại giới tính - Điều 36; quyền
được bảo vệ danh dự, uy tín - Điều 37; quyền bí mật đời tư - Điều 38…). Ngoài ra, bảo
vệ, tôn trọng quyền nhân thân còn được ghi nhận là một nguyên tắc quan trọng của BLDS
(Điều 9 BLDS).
- Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, quyền thừa kế. Cụ thể hóa các quy
định của Hiến pháp năm 1992, BLDS quy định tài sản thuộc sở hữu tư nhân không bị hạn
chế về số lượng và giá trị, bao gồm thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản
11
xuất, tư liệu sinh hoạt, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác. Cá nhân chỉ bị
hạn chế quyền sở hữu đối với các tài sản mà pháp luật quy định không thuộc quyền sở
hữu tư nhân.
Công dân có quyền hưởng di sản thừa kế, để lại di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo
quy định của pháp luật.
- Quyền tham gia vào quan hệ dân sự và có các quyền nghĩa vụ phát sinh từ các quan
hệ đó.
Tham gia vào các quan hệ dân sự thông qua các giao dịch dân sự (hành vi pháp lí đơn
phương hoặc hợp đồng) là biện pháp quan trọng và thông dụng nhất làm phát sinh các
quyền và nghĩa vụ dân sự. Các quyền này được thể hiện trong các nguyên tắc của luật dân
sự "tự do, tự nguyện cam kết" (Điều 4 BLDS) và được thể hiện cụ thể, chi tiết trong Phần
thứ ba của BLDS. Ngoài ra, nghĩa vụ dân sự của các chủ thể còn phát sinh từ các căn cứ
khác (bồi thường thiệt hại, thực hiện công việc không có ủy quyền...).
4. Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
"Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi
người đó chết" (khoản 3 - Điều 14 BLDS). Với quy định này, pháp luật thừa nhận năng
lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính gắn liền với cá nhân suốt đời và không bị
ảnh hưởng bởi trạng thái tinh thần, tuổi tác, hoàn cảnh, tài sản...
Một trường hợp ngoại lệ được pháp luật quy định là: "Người sinh ra và còn sống sau thời
điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết" vẫn được
hưởng di sản thừa kế của người chết để lại. Như vậy, thai nhi đã được bảo lưu quyền thừa
kế nếu còn sống sau khi sinh ra.
5. Tuyên bố mất tích, tuyên bố là đã chết
Đây là một chế định đặc biệt của luật dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân cũng
như những chủ thể có liên quan khác. "Năng lực pháp luật dân sự của công dân chấm
dứt khi người đó chết", cái chết của cá nhân là sự kiện pháp lí làm chấm dứt tư cách chủ
thể của cá nhân nhưng cái chết đó phải được xác định một cách đích xác và theo quy định
của pháp luật thì phải "khai tử" (Điều 30 BLDS).
Trong thực tế có những trường hợp, vì các lí do khác nhau (những rủi ro, chiến tranh,
tai nạn và kể cả nguyên nhân do chính cá nhân đó tạo ra) đã không thể xác định được cá
nhân đó còn sống hay đã chết. Trong những trường hợp như vậy, để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của họ, của những người có quyền, lợi ích liên quan, pháp luật quy định
những điều kiện, trình tự để tạm dừng hoặc chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân dưới
hai hình thức: Tuyên bố mất tích, tuyên bố là đã chết.
a. Tuyên bố mất tích
* Điều kiện:
Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp
thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin
tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền,
lợi ích liên quan, toà án có thể tuyên bố người đó mất tích (Điều 78 BLDS).
Căn cứ vào quy định này, toà án có thể tuyên bố một người mất tích khi có các điều
12
kiện sau:
- Biệt tích đã hai năm liền trở lên, không có một tin tức nào về người đó còn sống hay
đã chết. Pháp luật không quy định rõ phạm vi không gian cũng như chủ thể về việc nhận
biết các tin tức này nhưng căn cứ vào Điều 74 BLDS có thể xác định:
+ Về không gian, tại nơi cư trú cuối cùng của người đó, nơi cư trú của cá nhân được
xác định tại mục 3 - Chương III - Phần thứ nhất của BLDS;
+ Về chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố một người mất tích đó là người có quyền, lợi
ích liên quan, đây là những người có mối liên hệ nào đó (theo quan hệ hôn nhân gia đình,
quan hệ hành chính, quan hệ lao động, quan hệ dân sự hoặc các quan hệ khác) mà quyền
lợi của họ bị ảnh hưởng do sự vắng mặt của chủ thể. Theo nguyên tắc, người nào có
quyền về tài sản liên quan đến người biệt tích sẽ bị thiệt hại nếu không tuyên bố người đó
mất tích thì họ có quyền yêu cầu toà án tuyên bố người đó mất tích.
Những người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu toà án thông báo, tìm kiếm người
vắng mặt. Toà án có thể tự mình thông báo hoặc yêu cầu những người này thông báo.
Cách thức, biện pháp thông báo được quy định trong luật tố tụng dân sự, như phạm vi
thông báo, phương tiện thông báo... Sau khi đã thông báo với thời hạn luật định mà vẫn
không có tin tức gì về người đó còn sống hay đã chết.
+ Thời hạn hai năm được tính theo quy định của đoạn 2 khoản 1 Điều 78 BLDS.
- Từ ngày biết được tin tức cuối cùng của người đó thì người có quyền, lợi ích liên
quan có quyền yêu cầu toà án tuyên bố người đó mất tích. Theo nguyên tắc chung của
luật tố tụng dân sự, toà án chỉ xem xét và giải quyết khi đương sự có yêu cầu và trong
phạm vi yêu cầu đó. Bởi vậy, khi xem xét yêu cầu của đương sự, toà án phải kiểm tra các
điều kiện cần thiết và nếu thấy đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định, toà án
ra quyết định tuyên bố người biệt tích đó là mất tích.
* Hậu quả của việc tuyên bố mất tích: Việc tuyên bố một người mất tích kéo theo
những hậu quả pháp lí nhất định: Tạm thời đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyến bố
là mất tích, tuy nhiên quyết định này không làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ. Tài sản
của người bị tuyên bố mất tích được quản lí theo quyết định của toà án được quy định tại
các điều 75, 76, 77, 79 BLDS về quản lí tài sản của người vắng mặt, của người bị tuyên
bố là mất tích; quyền và nghĩa vụ của người quản lí tài sản của người vắng mặt, người bị
tuyên bố là mất tích.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là mất tích xin li hôn thì toà
án giải quyết cho li hôn.
* Hủy bỏ việc quyết định tuyên bố mất tích: Việc tuyên bố một người là mất tích chỉ
tạm dừng năng lực chủ thể của người đó. Việc tạm dừng này có thể thay đổi theo một
trong hai hướng: Phục hồi năng lực chủ thể hoặc chấm dứt tư cách chủ thể. Việc chấm
dứt tư cách chủ thể được diễn ra khi có tin tức rằng họ đã chết hoặc bị tuyên bố là đã chết.
Phục hồi tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là mất tích xảy ra trong hai trường hợp:
Người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức chứng tỏ người đó còn sống. Khi có một
trong hai trường hợp đó thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên
quan, toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó mất tích. Người bị tuyên
bố mất tích trở về có quyền yêu cầu người quản lí tài sản trả lại tài sản cho mình. Tuy
nhiên, quyết định li hôn của vợ hoặc chồng người bị tuyên bố là mất tích vẫn có hiệu lực
13
pháp luật.
b. Tuyên bố là đã chết
* Theo quy định tại Điều 81 BLDS, trong bốn trường hợp sau, toà án có thể tuyên bố
một người là đã chết.
- Sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của toà án có hiệu lực pháp luật
mà vẫn không có tin tức là người đó còn sống. Trong trường hợp này việc tuyên bố một
người bị mất tích tạm dừng năng lực chủ thể của họ được diễn ra theo hướng chấm dứt tư
cách chủ thể của người đó. Sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của toà
án có hiệu lực pháp luật mà không cần đòi hỏi thêm một thủ tục thông báo nào (của toà
án cũng như người có quyền, lợi ích liên quan) toà án có thể tuyên bố người đó là đã chết.
- Biệt tích đã năm năm liền trở lên và không có tin tức là còn sống hay đã chết. Khi
một người biệt tích thì phải áp dụng các quy định về thông báo, tìm kiếm giống như
trường hợp tìm kiếm người mất tích. Sau hai năm có thể tuyên bố mất tích, sau năm năm
có thể tuyên bố là đã chết. Nếu có tuyên bố mất tích thì phải áp dụng quy định tại điểm a,
khoản 1 Điều 81 BLDS, nếu không tuyên bố mất tích thì biệt tích năm năm liền trở lên
toà án có thể tuyên bố một người là đã chết. Thời hạn năm năm được tính theo quy định
tại khoản 1 Điều 78 BLDS.
- Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn
không có tin tức xác thực là còn sống. Điểm b, khoản 1, Điều 81 BLDS không quy định
phải thông báo tìm kiếm trong trường hợp biệt tích trong chiến tranh. Ngày chiến tranh
kết thúc có thể quy định khác nhau: Ngày chiến thắng, ngày tuyên bố chấm dứt chiến
tranh, ngày kí hiệp định đình chiến, hòa bình, ngày tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến
tranh... tùy theo từng hoàn cảnh và các cuộc chiến tranh cụ thể mà cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định, hoặc được xác định theo thông lệ quốc tế.
- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm kể từ ngày chấm dứt các sự kiện
đó mà không có tin tức là còn sống. Người bị tuyên bố là đã chết phải ở trong số người bị
tai nạn (cư dân trong các vùng bị động đất, núi lửa, sóng thần; hành khách trong các tai
nạn giao thông đường thủy, đường bộ, đường hàng không; người trong hầm lò bị sập, trên
tàu bị đắm, bị lốc cuốn... mà không xác định được hoặc do không tìm thấy thi thể nạn
nhân).
Tuỳ từng trường hợp, toà án xác định ngày chết của người đó trong bản án hoặc quyết
định của toà án. Nếu không xác định ngày người đã chết trong bản án hoặc quyết định
của toà án thì ngày chết là ngày bản án hoặc quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật.
Thông thường, đối với người biệt tích trong các tai nạn, thảm họa, thiên tai thì ngày chết
là ngày xảy ra thảm họa, thiên tai đó.
II. NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN
1. Khái niệm năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hoàn thiện, độc lập khi họ có đầy đủ năng lực
hành vi dân sự, ngoài năng lực pháp luật dân sự vốn là thuộc tính được pháp luật ghi nhận
cho mọi cá nhân.
"Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của
14
mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự" - Điều 17 BLDS. Nếu năng lực pháp luật
dân sự là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể thì năng lực hành vi là khả
năng hành động của chính chủ thể để tạo ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của
họ. Ngoài ra, năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng lực tự chịu trách nhiệm dân
sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự.
Cùng với năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự là thuộc tính của cá nhân, tạo
thành tư cách chủ thể độc lập của cá nhân trong các quan hệ dân sự.
2. Mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Nếu pháp luật quy định năng lực pháp luật của mọi cá nhân là như nhau thì lại xác định
năng lực hành vi của cá nhân không giống nhau. Những cá nhân khác nhau có nhận thức
khác nhau về hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Việc nhận thức và làm chủ
hành vi của cá nhân phụ thuộc vào ý chí và lí trí của cá nhân đó, phụ thuộc vào khả năng
nhận thức và điều khiển được hành vi của chính họ. Căn cứ vào khả năng của cá nhân về
nhận thức và điều khiển được hành vi và hậu quả của hành vi, pháp luật phân biệt mức độ
năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Tuy nhiên khó có tiêu chí để xác định khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi của cá nhân, do đó độ tuổi của cá nhân được xem là tiêu
chí chung nhất để phân biệt mức độ năng lực hành vi của cá nhân.
a. Năng lực hành vi đầy đủ
Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ
trường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Pháp
luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định độ tuổi tối đa của những người có
năng lực pháp luật dân sự đầy đủ. Những người này có đầy đủ tư cách chủ thể, toàn
quyền tham gia vào quan hệ dân sự với tư cách là chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm
về những hành vi do họ thực hiện. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên được suy đoán là có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Họ chỉ bị mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực
hành vi khi có quyết định của toà án về việc hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì nữ từ 18 tuổi (17 tuổi 1 ngày) trở lên có
quyền kết hôn nhưng theo quy định này thì nữ đủ tuổi kết hôn vẫn có thể chưa có đầy đủ
năng lực hành vi.
b. Năng lực hành vi một phần
Người có năng lực hành vi một phần (không đầy đủ) là những người chỉ có thể xác
lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất định do pháp luật
dân sự quy định.
"Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự
phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác ".
"Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có tài sản riêng đủ để thực hiện nghĩa vụ được
xác lập, thực hiện giao dịch và phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản họ có, trừ
trường hợp pháp luật quy định khác" (Điều 20 BLDS).
Như vậy, cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi là những người có năng lực hành vi
dân sự một phần. Họ có thể bằng hành vi của mình tạo ra quyền và phải chịu những nghĩa
vụ khi tham gia các giao dịch để thoả mãn những nhu cầu thiết yếu hàng ngày phù hợp
15
với lứa tuổi. Tuy pháp luật không quy định những giao dịch nào là giao dịch "phục vụ
nhu cầu thiết yếu hàng ngày" và "phù hợp với lứa tuổi" nhưng có thể hiểu đó là những
giao dịch có giá trị nhỏ, phục vụ những nhu cầu học tập, vui chơi trong cuộc sống được
người đại diện của họ cho phép thực hiện mà không cần sự đồng ý trực tiếp của người đại
diện (mua dụng cụ học tập, ăn quà, vui chơi giải trí...). Người đại diện của những cá nhân
ở lứa tuổi này có thể yêu cầu tuyên bố những giao dịch do người chưa thành niên thực
hiện mà không có sự đồng ý của họ là vô hiệu và toà án xem xét trong những trường hợp
cụ thể để chấp nhận yêu cầu đó theo quy định tại Điều 130 BLDS. Nếu những người đại
diện không yêu cầu toà án xem xét tính hiệu lực của những giao dịch này thì những giao
dịch đó mặc nhiên được coi là có hiệu lực.
Những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao
dịch trong phạm vi tài sản riêng mà họ có và không cần sự đồng ý của người đại diện.
Trong trường hợp pháp luật có quy định về sự đồng ý của người đại diện thì áp dụng
tương tự như trường hợp vị thành niên nói chung (như di chúc của người từ đủ 15 tuổi
đến dưới 18 tuổi, việc định đoạt tài sản là nhà ở và đất đai...).
c. Không có năng lực hành vi
Người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Mọi giao dịch của những
người này đều do người đại diện xác lập và thực hiện. Họ chưa bao giờ có năng lực hành
vi bởi chưa đủ ý chí cũng như lí trí để hiểu được hành vi và hậu quả của những hành vi
đó.
d. Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự
Khái niệm "mất" thông thường được hiểu là đang tồn tại, đang có một hiện tượng,
một sự vật nhưng sau đó không còn hiện tượng, sự vật đó nữa. Năng lực hành vi dân sự
của cá nhân cũng là thuộc tính nhân thân của cá nhân và đầy đủ khi cá nhân đến tuổi
thành niên. Thông thường, năng lực hành vi của cá nhân chấm dứt cùng với sự chấm dứt
của năng lực pháp luật của cá nhân đó (chết hoặc toà án tuyên bố là đã chết). Tuy nhiên,
người thành niên có thể bị tuyên bố mất năng lực hành vi khi có những điều kiện, với
những trình tự, thủ tục nhất định. Nếu cá nhân bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà
không thể nhận thức và làm chủ được các hành vi của mình thì bị coi là mất năng lực
hành vi dân sự (Điều 22 BLDS). Trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm
quyền, toà án có thể tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi theo yêu cầu của người
có quyền, lợi ích liên quan. Mọi giao dịch dân sự của những người này do người đại diện
của họ xác lập, thực hiện. Trong trường hợp vì những nguyên nhân mà do đó, họ bị tuyên
bố là mất năng lực hành vi nhưng nay không còn tồn tại nữa thì họ hoặc những người có
quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu toà án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực
hành vi. Tuy nhiên, giải quyết việc này theo chính yêu cầu của người đó sẽ bị vướng mắc
về tố tụng. Theo quy định khi họ mất năng lực hành vi dân sự thì cũng sẽ mất năng lực
hành vi tố tụng, họ không thể tự khởi kiện hoặc yêu cầu toà án mà phải thông qua hành vi
của người có năng lực hành vi tố tụng dân sự, vì vậy, BLTTDS cần giải quyết vướng mắc
này.
Năng lực hành vi của người đã thành niên có thể bị hạn chế trên cơ sở những điều
kiện và thủ tục được quy định tại Điều 25 BLDS. Năng lực hành vi của người thành niên
bị hạn chế khác với năng lực hành vi một phần của người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến
dưới 18 tuổi mặc dù về hình thức có vẻ giống nhau. Năng lực hành vi của người từ đủ 6
16
tuổi đến dưới 18 tuổi mặc nhiên được công nhận là năng lực hành vi đầy đủ khi đạt độ tuổi
nhất định còn việc hạn chế năng lực hành vi phải thông qua toà án theo trình tự tố tụng dân
sự và được áp dụng với những người nghiện ma túy và các chất kích thích dẫn đến hậu
quả phá tán tài sản của gia đình.
Nghiện ma túy và các chất kích thích khác phải là nguyên nhân dẫn đến phá tán tài
sản của gia đình và việc yêu cầu toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi không chỉ thuộc
những người có quyền, lợi ích liên quan mà quan trọng hơn là các cơ quan hoặc tổ chức
hữu quan cũng có quyền yêu cầu toà án , điều này tạo điều kiện tốt hơn để quy định này
được thực thi về mặt thực tế mà không chỉ về pháp lí.
Căn cứ vào tình trạng thực tế và theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên
quan, tổ chức hữu quan, toà án có thể ra quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự và phạm vi đại diện do toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản
của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo
pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo
yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức
hữu quan, toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân
sự.
Việc tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân
sự dẫn đến những hậu quả pháp lí nhất định, tư cách chủ thể của những người này như
những người có năng lực hành vi dân sự một phần.
III. GIÁM HỘ
1. Khái niệm
Giám hộ là chế định mang tính tổng hợp của nhiều ngành luật. Các quy định của giám
hộ trước tiên được quy định như là một chế định của Luật hôn nhân và gia đình (Giám hộ
giữa các thành viên trong gia đình - Chương IX Luật hôn nhân và gia đình 2000) liên
quan đến việc "chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên" (Điều
47 Luật hôn nhân và gia đình) mà vì nhiều nguyên nhân khách quan không có sự chăm
sóc của cha, mẹ. Điều này được xác định lại ở điểm a khoản 2 Điều 59 BLDS. Người
chưa thành niên không còn cha, mẹ; cha, mẹ mất năng lực hành vi hay bị hạn chế năng
lực hành vi, bị hạn chế quyền của cha, mẹ; cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc. Ngoài
ra, chế định giám hộ điều chỉnh các quan hệ với mục đích nhằm khắc phục tình trạng
không tương đồng giữa sự bình đẳng về năng lực pháp luật với không bình đẳng về năng
lực hành vi dân sự của những người có năng lực hành vi một phần, những người không
có năng lực hành vi, bị mất năng lực hành vi. Những quy định của chế định này xác định
việc quản lí tài sản, thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản của người được giám hộ.
Ngoài ra, chế định giám hộ còn có những quy định mang tính hành chính như các quan hệ
về cử người giám hộ, giám sát việc giám hộ...
Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước được pháp luật quy định hoặc
được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được
giám hộ (Điều 59 BLDS). Như vậy, giám hộ là chế định nhằm khắc phục tình trạng của
17
người có năng lực pháp luật dân sự nhưng không thể bằng hành vi của mình xác lập, thực
hiện được quyền, nghĩa vụ của họ vì họ là những người không có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ hoặc bị hạn chế năng lực hành vi.
2. Người được giám hộ
Theo quy định tại Điều 59 BLDS năm 2005 thì người được giám hộ bao gồm:
- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ
đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị toà án hạn chế quyền
của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó
và nếu cha, mẹ có yêu cầu;
- Người mất năng lực hành vi dân sự; người chưa đủ mười lăm tuổi không còn cha,
mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự, bị toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có
điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó.
Theo quy định này thì những người giám hộ có thể phân chia thành các nhóm sau:
- Những người bắt buộc phải có người giám hộ bao gồm: người mất năng lực hành vi
dân sự; người dưới 15 tuổi không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha,
mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị toà án hạn
chế quyền của cha, mẹ.
- Người được giám hộ theo yêu cầu của cha, mẹ khi cha mẹ không có điều kiện chăm
sóc, giáo dục người chưa thành niên.
- Những người từ 15 đến dưới 18 tuổi không bắt buộc phải có người giám hộ nếu họ
phát triển bình thường về thể chất.
3. Người giám hộ
Trong chế định giám hộ không đề cập tư cách giám hộ của cha, mẹ với con chưa thành
niên nhưng có thể suy đoán mặc nhiên vai trò của cha, mẹ đối với các con với tư cách là
người đại điện đương nhiên cho con chưa thành niên. Các quy định về giám hộ đối với
người chưa thành niên chỉ được áp dụng khi không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều bị mất
năng lực hành vi, bị hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc không có điều kiện để chăm sóc,
giáo dục người chưa thành niên đó.
Theo quy định của pháp luật, hai hình thức giám hộ là giám hộ đương nhiên và giám
hộ được cử. Giám hộ đương nhiên là hình thức giám hộ do pháp luật quy định, người
giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân. Quan hệ giám hộ dạng này được xác định
bằng các quy định về người giám hộ, người được giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người
giám hộ đối với người được giám hộ và tài sản của họ. Giám hộ được cử là hình thức cử
người giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định, cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có thể
trở thành người giám hộ được cử. Một người có thể giám hộ cho nhiều người nhưng một
người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc
ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 62 hoặc khoản 3 Điều 63 BLDS.
Người giám hộ có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được
cử làm người giám hộ. Pháp luật không quy định điều kiện của cơ quan, tổ chức khi làm
giám hộ phải là cơ quan tổ chức nào nhưng có thể suy đoán bất cứ cơ quan, tổ chức hợp
pháp nào cũng đều có thể là người giám hộ.
18
Cá nhân là người giám hộ phải có các điều kiện được quy định ở Điều 61 BLDS. Các
điều kiện đó là: người có năng lực hành vi đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; không phải là
người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án
tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài
sản của người khác; có điều kiện cần thiết bảo đảm việc giám hộ.
Tuy điều luật này không quy định rõ điều kiện cần thiết này là gì nhưng có thể hiểu đó
là điều kiện kinh tế và điều kiện thực tế khác (sinh sống cùng nơi cư trú hoặc cho người
được giám hộ cùng cư trú, sinh sống với mình hoặc có thể thường xuyên giám sát, quản lí
được người được giám hộ).
4. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ
Giám hộ là chế định nhằm bảo vệ quyền lợi của người không có năng lực hành vi,
chưa đầy đủ năng lực hành vi. Bởi vậy, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ được quy
định cũng nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của họ. Nghĩa vụ của người giám hộ được quy
định tại các Điều 65, 66, 67 BLDS, theo quy định tại những điều luật này, người giám hộ
có các quyền và nghĩa vụ sau:
* Nghĩa vụ của người giám hộ: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được
giám hộ. Việc bảo vệ này được tiến hành thay cho người được giám hộ trong việc quản lí
tài sản, tự mình hoặc giám sát người được giám hộ trong việc sử dụng và định đoạt tài sản
vì lợi ích người được giám hộ sao cho hiệu quả nhất. Thực hiện các hành vi trên thực tế
cũng như pháp lí nhằm bảo vệ các quyền nhân thân, quyền tài sản của người được giám
hộ. Yêu cầu người khác trả lại tài sản, thực hiện các nghĩa vụ cho người được giám hộ.
- Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ là người dưới 15 tuổi; chăm sóc, bảo đảm
việc điều trị bệnh cho người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự.
- Quản lí tài sản của người được giám hộ: Người giám hộ có trách nhiệm quản lí tài
sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; có trách nhiệm bảo quản, gìn
giữ tài sản, không làm hư hỏng, mất mát tài sản của người được giám hộ; không được
cho, tặng tài sản của người được giám hộ, chỉ được sử dụng, định đoạt tài sản vì lợi ích
của người được giám hộ; đối với những giao dịch có giá trị lớn thì phải được sự đồng ý
của của người giám sát việc giám hộ.
Nhằm ngăn chặn sự lạm quyền của người giám hộ, pháp luật quy định những giao
dịch dân sự của người giám hộ với người được giám hộ liên quan đến tài sản của người
được giám hộ đều vô hiệu. Bởi người giám hộ là người đại diện cho người được giám hộ
cho nên những giao dịch này có sự "hỗn nhập" tư cách chủ thể trong một quan hệ. Cùng
một cá nhân nhưng đứng về hai phía trong cùng một giao dịch dễ dàng dẫn đến sự lạm
quyền của người giám hộ.
- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự: Đại diện cho người
được giám hộ không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền của người giám hộ. Trừ những giao
dịch mà người từ đủ 6 tuổi đến 18 tuổi có thể tự mình thực hiện theo quy định tại Điều 20
BLDS. Người giám hộ là đại diện cho người được giám hộ trong các quan hệ pháp luật
nội dung cũng như tố tụng.
Tư cách đại diện của người giám hộ được thực hiện dưới hai hình thức sau:
19
- Đối với người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi có năng lực hành vi một phần, người
giám hộ với tư cách là người đại diện kiểm soát việc thực hiện các giao dịch do người
được giám hộ thực hiện dưới hình thức "đồng ý" - đồng ý việc thực hiện giao dịch cũng
như nội dung của giao dịch đó. Thời điểm đồng ý không có ý nghĩa quyết định. Nếu
người được giám hộ đã thực hiện giao dịch không có sự đồng ý của người được giám hộ
thì với tư cách là người đại diện, họ có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu
theo quy định tại Điều 130, 133 BLDS. Người giám hộ không được đem tài sản của
người được giám hộ tặng cho người khác.
- Đối với người chưa có năng lực hành vi, mất năng lực hành vi thì với tư cách là người
đại diện, người giám hộ tự mình thực hiện các giao dịch vì lợi ích của người được giám
hộ.
Người giám hộ cho người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi có nghĩa vụ chăm
sóc, giáo dục; bảo đảm điều trị, chữa bệnh cho người được giám hộ. Việc chăm sóc, giáo
dục, chữa bệnh cho người được giám hộ được thực hiện theo khả năng, phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh của người giám hộ.
* Quyền của người giám hộ: Người giám hộ có các quyền được quy định tại Điều 67
BLDS, ngoài ra, có thể có các quyền khác được quy định trong văn bản cử giám hộ (Điều
64 BLDS). Các quyền của người giám hộ được quy định nhằm thực hiện các mục đích
của việc giám hộ là chăm sóc, chữa bệnh và bảo vệ quyền lợi của người được giám hộ.
Vì vậy, người giám hộ có quyền sử dụng tài sản, định đoạt tài sản của người được giám
hộ cho những hoạt động cần thiết thường ngày của người được giám hộ; được thanh
toán các chi phí cần thiết cho việc quản lí tài sản; dùng tài sản của người được giám hộ
để bồi thường thiệt hại do các hành vi của người được giám hộ gây ra. Ngoài ra, họ còn
thực hiện các hành vi pháp lí thay mặt người được giám hộ trong việc tạo lập, thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của người được giám hộ.
* Người giám hộ có thể bị thay đổi nếu người giám hộ không còn đủ các điều kiện để
làm người giám hộ; người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị toà án tuyên bố mất tích, tổ
chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động; người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
giám hộ; người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.
Trong trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người được pháp luật
quy định là người giám hộ đương nhiên khác tuần tự thay thế; nếu không có người giám
hộ đương nhiên thì việc cử người giám hộ được thực hiện theo quy định như giám hộ
được cử.
IV. NƠI CƯ TRÚ CỦA CÁ NHÂN
Quyền tự do đi lại và lựa chọn nơi cư trú trên lãnh thổ Việt Nam là một quyền quan
trọng của cá nhân được Hiến pháp năm 1992 ghi nhận.
Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống; nếu không xác định
được nơi người đó thường xuyên sinh sống thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống.
Nơi cư trú của người chưa thành niên, người được giám hộ là nơi cư trú của cha, mẹ, của
người được giám hộ. Nếu cha mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của con chưa
thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung
sống. Tuy nhiên, người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác nếu được cha mẹ hoặc
20
người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Vợ chồng có thể có nơi cứ trú khác nhau
nếu có thoả thuận (Điều 53, 54, 55 BLDS).
Một số người do hoàn cảnh đặc biệt về nghề nghiệp có thể không có nơi ở nhất định,
vì vậy Điều 56,57 BLDS xác định nơi cư trú của những người này. Nơi cư trú của quân
nhân là nơi đơn vị đó đóng quân; đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp nơi cư trú là
nơi đóng quân nếu không xác định được nơi thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của
người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi
đăng kí tàu, thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại
khoản 1 Điều 53 của BLDS.
Nơi cư trú được xác định theo đơn vị hành chính (xã, phường; quận, huyện; tỉnh).
Việc xác định nơi cư trú của cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện và bảo vệ
quyền của cá nhân, bảo đảm sự ổn định các quan hệ dân sự và sự quản lí về mặt nhà nước
đối với cá nhân.
Nơi cư trú là nơi thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự, nơi mở thừa kế khi công
dân chết, nơi xác định cá nhân là đã chết hoặc mất tích, nơi tống đạt các giấy tờ, nơi toà
án có thẩm quyền giải quyết các vụ kiện dân sự mà cá nhân là bị đơn (thẩm quyền quản
hạt của toà án).
Nơi cư trú của công dân không đồng nghĩa với nơi làm việc của cá nhân. Nơi làm việc
của cá nhân là nơi thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng lao động nhưng có thể nơi cư trú
trùng với nơi làm việc.
Nơi cư trú của cá nhân thông thường là nơi ở của cá nhân đó nhưng do những hoàn
cảnh đặc biệt nơi cư trú có thể khác nơi ở (Điều 56, Điều 57 BLDS).
C. PHÁP NHÂN - CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
I. KHÁI NIỆM PHÁP NHÂN
1. Khái niệm
Ngoài cá nhân tham gia vào các quan hệ dân sự còn có các cơ quan, tổ chức và các
chủ thể khác. Để các tổ chức tham gia vào các quan hệ dân sự với tư cách là một chủ thể
riêng biệt trong các quan hệ xã hội nói chung, các quan hệ pháp luật nói riêng các tổ chức
này phải có các điều kiện do pháp luật quy định. Pháp luật dân sự đưa ra khái niệm pháp
nhân nhằm phân biệt với thể nhân (tự nhiên nhân) là những cá nhân tham gia vào quan hệ
pháp luật.
Từ thời La Mã cổ đại những phường hội, nhà thờ, xưởng thủ công... đã hình thành và
ngày càng mở rộng. Ban đầu, những "tổ chức" này không có tài sản riêng của mình mà tài
sản do các thành viên góp lại như một hình thức sở hữu chung theo phần. Trong trường
hợp "tổ chức" bị tan rã (do nhiều nguyên nhân khác nhau) tài sản của tổ chức đó được
chia trả lại cho các thành viên theo phần mà họ đóng góp vào. Những tổ chức như vậy
không thể tham gia như một chủ thể độc lập trong các quan hệ pháp luật. Trong khi đó,
người ta nhận thấy có những trường hợp tài sản của tổ chức không của riêng ai như: Nhà
hát, nhà thờ, một con tàu... mà của tổ chức đó nói chung. Những tài sản này không của
riêng từng người, từng nhóm người mà là của một tổ chức tồn tại độc lập, không phụ
thuộc vào sự thay đổi các thành viên trong các tổ chức đó. Những giao dịch của tổ chức
thông qua người đại diện nhưng dưới danh nghĩa của tổ chức chứ không phải của cá
21
nhân. Tuy nhiên, khái niệm pháp nhân trong thời cổ đại chưa hình thành.
Trong chế độ phong kiến việc phân chia lao động tiếp tục phát triển và hình thành
ngày càng nhiều những tổ chức như vậy. Đã bắt đầu xuất hiện những công ti khai thác
thuộc địa trên lãnh thổ của các nước thuộc châu Á, Phi, Mĩ - La tinh.
Sản xuất hàng hóa chế ngự trong thời kì tư bản chủ nghĩa. Trong điều kiện của chủ
nghĩa tư bản, vấn đề củng cố địa vị các tổ chức kinh tế bằng phương tiện pháp lí để các tổ
chức này tham gia vào các quan hệ dân sự và thương mại là nhu cầu cấp thiết với các loại
hình tổ chức khác nhau và cũng là phương tiện cạnh tranh giữa các nhà tư bản với nhau
trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Khái niệm pháp nhân được hình thành và phát triển ở
thời kì này. Tuy vậy, không có một định nghĩa chung về pháp nhân ở bất cứ pháp luật của
một nước nào, mặc dù ngày nay pháp luật công nhận sự tồn tại của pháp nhân là chủ thể
của luật dân sự, luật thương mại. Pháp luật ở các nước chỉ dừng lại ở việc quy định các
dấu hiệu của pháp nhân. Những dấu hiệu của một tổ chức có tư cách pháp nhân được xác
định như sau:
- Sự tồn tại độc lập của pháp nhân mà không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên
trong pháp nhân đó. Vì vậy, pháp nhân được được coi là "cá thể riêng biệt", có ý chí
riêng, có "đời sống" riêng, không trùng hợp với ý chí và đời sống của thành viên pháp
nhân đó.
- Có tài sản riêng, độc lập với tài sản của các thành viên của nó;
- Có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản và thực hiện những hành vi pháp lí
nhân danh mình;
- Có quyền làm nguyên đơn, bị đơn trước toà án;
- Trách nhiệm độc lập về tài sản.
Chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho nên. sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế
và sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu khi mà quy luật
giá trị tiền - hàng vẫn tồn tại. Việc các tổ chức (đặc biệt các tổ chức kinh tế của Nhà
nước) tham gia vào giao lưu dân sự với tư cách chủ thể của các quan hệ pháp luật rất
cần thiết cho quá trình sản xuất và trao đổi. Hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa,
kinh tế thị trường cho dù có sự quản lí của Nhà nước vẫn cần thiết phải có sự tồn tại
những tổ chức sản xuất kinh doanh là những chủ thể độc lập trong các quan hệ pháp luật
nói chung, quan hệ pháp luật dân sự nói riêng.
Khái niệm pháp nhân trong các văn bản pháp luật trước đây của Nhà nước ta được đề
cập ở dạng mô tả các dấu hiệu của pháp nhân như Thông tư số 525 ngày 26/3/1975 của
Trọng tài kinh tế, Nghị định số 17 ngày 16/01/1990 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh hợp
đồng kinh tế và Pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 01/7/1991. Các dấu hiệu (điều kiện) được
quy định ở Thông tư số 525 và Nghị định số 17 đặc trưng cho các pháp nhân là các tổ
chức kinh tế trong điều kiện kế hoạch hóa nền sản xuất, Pháp lệnh hợp đồng dân sự mô tả
các dấu hiệu của pháp nhân có tính chất chung và bao quát các pháp nhân ở mọi dạng, thể
loại. Điều 84 BLDS mô tả các dấu hiệu (điều kiện) của một tổ chức có tư cách pháp nhân
là:
22
- Được thành lập một cách hợp pháp;
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
- Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Qua các văn bản pháp luật đã ban hành và tính chất chủ thể trong các quan hệ dân sự,
kinh tế có thể đưa ra khái niệm pháp nhân như sau:
Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng và chịu
trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật
một cách độc lập.
2. Các điều kiện của pháp nhân
Các điều kiện của pháp nhân là các dấu hiệu để công nhận một tổ chức có tư cách là
chủ thể của quan hệ dân sự. Các điều kiện của pháp nhân được xác định tại Điều 84 BLDS.
a. Được thành lập một cách hợp pháp
Một tổ chức được coi là hợp pháp nếu có mục đích, nhiệm vụ hợp pháp và được thành
lập hợp pháp theo trình tự và thủ tục do luật định. Tổ chức hợp pháp được Nhà nước công
nhận dưới các dạng: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập,
đăng kí hoặc công nhận. Nhà nước bằng các quy định về thẩm quyền ra quyết định thành
lập, trình tự, thủ tục thành lập, điều kiện thành lập các tổ chức chi phối đến các tổ chức
tồn tại trong xã hội. Việc công nhận sự tồn tại một tổ chức phụ thuộc vào hoạt động của
tổ chức đó có phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị hay không. Một khi sự tồn tại của
một tổ chức (không chỉ là tổ chức chính trị) có nguy cơ đến tồn tại của nền tảng xã hội,
ảnh hưởng đến lợi ích của giai cấp thống trị thì Nhà nước không cho phép nó tồn tại. Bởi
vậy, chỉ những tổ chức hợp pháp được Nhà nước công nhận sự tồn tại mới có thể trở
thành chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Trong thực tiễn mỗi pháp nhân được
thành lập theo một trình tự riêng phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của pháp nhân
đó (quyết định thành lập, cho phép, công nhận).
b. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Trước tiên, tổ chức là một tập thể người được sắp xếp dưới một hình thái nào đó
(doanh nghiệp, công ti, bệnh viện, trường học, hợp tác xã...) phù hợp với chức năng và
lĩnh vực hoạt động, bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động của loại hình tổ chức đó. Cơ
cấu tổ chức chặt chẽ nhằm biến một tập thể người thành một thể thống nhất (một chủ thể)
có khả năng thực hiện có hiệu quả nhất nhiệm vụ của tổ chức đó đặt ra khi thành lập.
Việc chọn lựa hình thức tổ chức như thế nào căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của tổ chức
đó, căn cứ vào cách thức góp vốn thành tài sản của tổ chức. Ngoài ra có thể còn do tính
chất, truyền thống về loại hình tổ chức và cả loại tên gọi của các tổ chức đó. Thống nhất
về tổ chức được quy định trong quyết định thành lập, trong điều lệ mẫu, trong các văn
bản pháp luật, trong điều lệ của từng loại tổ chức hay từng tổ chức đơn lẻ.
Pháp nhân phải là một tổ chức độc lập. Một tổ chức độc lập hoàn toàn theo nghĩa rộng
không tồn tại trên thực tế mà bất kì một tổ chức nào cũng bị chi phối theo dạng này hay
dạng khác của cá nhân trong tổ chức đó, của các tổ chức khác và của Nhà nước. Sự độc
23
lập của tổ chức được coi là pháp nhân chỉ giới hạn trong quan hệ dân sự, kinh tế, lao động
với các chủ thể khác. Trong các lĩnh vực này tổ chức không bị chi phối bởi các chủ thể
khác khi quyết định các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của tổ chức đó trong phạm vi
điều lệ, quyết định thành lập và các quy định của pháp luật đối với tổ chức đó. Pháp nhân
có ý chí riêng và hành động theo ý chí của mình, chỉ với sự độc lập mà pháp luật thừa
nhận thì một tổ chức mới có thể trở thành một chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp
luật. Sự tồn tại độc lập của tổ chức còn thể hiện ở chỗ nó không phụ thuộc vào sự thay
đổi các thành viên của pháp nhân (kể cả cơ quan pháp nhân). Có rất nhiều tổ chức thống
nhất nhưng không độc lập như các phòng, ban, khoa... trong các trường học, các tổ chức
là một bộ phận của pháp nhân.
c. Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó
Để một tổ chức tham gia vào các quan hệ tài sản với tư cách là chủ thể độc lập thì tổ
chức đó phải có tài sản riêng của mình - tài sản độc lập. Tài sản riêng của pháp nhân
không chỉ là tài sản thuộc sở hữu của pháp nhân (như đối với các công ti, các hợp tác xã
dù nguồn vốn hình thành có thể khác nhau...) mà có thể được Nhà nước giao cho tổ chức
được quyền quản lí của pháp nhân đó. Tài sản của pháp nhân độc lập với tài sản của cá
nhân - thành viên của pháp nhân, độc lập với cơ quan cấp trên của pháp nhân và các tổ
chức khác. Tài sản độc lập của pháp nhân là tài sản thuộc quyền của pháp nhân đó, do
pháp nhân chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong phạm vi nhiệm vụ và phù hợp với mục
đích của pháp nhân. Tài sản của pháp nhân thể hiện dưới dạng vốn, các tư liệu sản xuất
và các loại tài sản khác phù hợp với từng loại pháp nhân. Tài sản của pháp nhân được
hình thành trên những cơ sở khác nhau dưới dạng được Nhà nước giao để thực hiện chức
năng (các pháp nhân là lực lượng vũ trang) được giao theo pháp luật về doanh nghiệp nhà
nước; được chuyển giao quyền sở hữu cho các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; từ
nguồn vốn đóng góp của các thành viên; từ hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp...
Tài sản của pháp nhân có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc thuộc hình thức sở hữu hỗn
hợp hoặc các hình thức sở hữu khác nhưng các pháp nhân thực hiện các quyền chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt như một chủ sở hữu trong khuôn khổ điều lệ hoặc quyết định
thành lập pháp nhân ghi nhận.
Trên cơ sở có tài sản riêng, pháp nhân phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của
mình. Pháp nhân tham gia vào các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân như một chủ
thể độc lập, và phải chịu trách nhiệm về những hành vi được coi là "hành vi của pháp
nhân". Cơ quan cấp trên không chịu trách nhiệm thay hoặc trách nhiệm bổ sung cho pháp
nhân. Pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho cơ quan quản lí cấp trên của pháp nhân
hoặc cho thành viên của pháp nhân. Các thành viên của pháp nhân không phải dùng tài
sản riêng của mình để thực hiện các nghĩa vụ của pháp nhân.
Trách nhiệm của pháp nhân thuộc dạng trách nhiệm "hữu hạn" trong phạm vi tài sản
riêng của pháp nhân. Độc lập về tài sản và chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của pháp
nhân là tiền đề vật chất để một tổ chức tham gia vào quan hệ dân sự như là một chủ thể
độc lập.
d. Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là
nguyên đơn, bị đơn trước toà án
Với tư cách là một chủ thể độc lập, pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật với
24
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu
Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sựN3 Q
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sựN3 Q
 
Giaodich bds
Giaodich bdsGiaodich bds
Giaodich bdshaquang83
 
Bình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự năm
Bình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự nămBình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự năm
Bình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự nămLÊ Tuấn
 
379 diem moi bo luat dan su 2015
379 diem moi bo luat dan su 2015379 diem moi bo luat dan su 2015
379 diem moi bo luat dan su 2015Tóc Rối
 
Law106 faq (1)
Law106   faq (1)Law106   faq (1)
Law106 faq (1)Le Hang
 
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvie
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvieBaigiang chuong1 khainiemluatdansuvie
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvieNgọc Ngố
 
đổI mới tư duy về pháp luật
đổI mới tư duy về pháp luậtđổI mới tư duy về pháp luật
đổI mới tư duy về pháp luậtnguoitinhmenyeu
 
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2Tử Long
 
Bo luat dan su (sua doi)
Bo luat dan su (sua doi)Bo luat dan su (sua doi)
Bo luat dan su (sua doi)xaula
 
4 p luật pháp chế[1]
4  p luật pháp chế[1]4  p luật pháp chế[1]
4 p luật pháp chế[1]vpanh
 
Pháp luật đại cương
Pháp luật đại cươngPháp luật đại cương
Pháp luật đại cươngđạt Giò
 

Was ist angesagt? (19)

Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sự
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sự
 
Giaodich bds
Giaodich bdsGiaodich bds
Giaodich bds
 
Bình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự năm
Bình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự nămBình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự năm
Bình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự năm
 
379 diem moi bo luat dan su 2015
379 diem moi bo luat dan su 2015379 diem moi bo luat dan su 2015
379 diem moi bo luat dan su 2015
 
Law106 faq (1)
Law106   faq (1)Law106   faq (1)
Law106 faq (1)
 
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvie
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvieBaigiang chuong1 khainiemluatdansuvie
Baigiang chuong1 khainiemluatdansuvie
 
Luật thừa kế
Luật thừa kếLuật thừa kế
Luật thừa kế
 
đổI mới tư duy về pháp luật
đổI mới tư duy về pháp luậtđổI mới tư duy về pháp luật
đổI mới tư duy về pháp luật
 
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
 
Blds 2005
Blds 2005Blds 2005
Blds 2005
 
Luat dan su
Luat dan suLuat dan su
Luat dan su
 
270 mau hop dong
270 mau hop dong270 mau hop dong
270 mau hop dong
 
Viết thuê tiểu luận luật hành chính giá rẻ - sdt/ ZALO 093 189 2701
Viết thuê tiểu luận luật hành chính giá rẻ - sdt/ ZALO 093 189 2701Viết thuê tiểu luận luật hành chính giá rẻ - sdt/ ZALO 093 189 2701
Viết thuê tiểu luận luật hành chính giá rẻ - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Bo luat dan su (sua doi)
Bo luat dan su (sua doi)Bo luat dan su (sua doi)
Bo luat dan su (sua doi)
 
4 p luật pháp chế[1]
4  p luật pháp chế[1]4  p luật pháp chế[1]
4 p luật pháp chế[1]
 
Pháp luật đại cương
Pháp luật đại cươngPháp luật đại cương
Pháp luật đại cương
 
Nhom 3
Nhom 3Nhom 3
Nhom 3
 
Luận án: Tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, HAY
Luận án: Tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, HAYLuận án: Tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, HAY
Luận án: Tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, HAY
 

Andere mochten auch

Bai tap tinh huong
Bai tap tinh huongBai tap tinh huong
Bai tap tinh huongMrCoc
 
Vi phạm hành chính
Vi phạm hành chínhVi phạm hành chính
Vi phạm hành chínhHoa Pinkie
 
Bài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ Ulaw
Bài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ UlawBài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ Ulaw
Bài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ UlawSteven Lee
 
Chương 7 luật lao động
Chương 7   luật lao độngChương 7   luật lao động
Chương 7 luật lao độngTử Long
 
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhCâu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhHọc Huỳnh Bá
 

Andere mochten auch (7)

Bai tap tinh huong
Bai tap tinh huongBai tap tinh huong
Bai tap tinh huong
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sự
 
Vi phạm hành chính
Vi phạm hành chínhVi phạm hành chính
Vi phạm hành chính
 
Bài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ Ulaw
Bài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ UlawBài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ Ulaw
Bài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ Ulaw
 
Chương 7 luật lao động
Chương 7   luật lao độngChương 7   luật lao động
Chương 7 luật lao động
 
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhCâu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
 
Luat Lao Dong 2015
Luat Lao Dong 2015Luat Lao Dong 2015
Luat Lao Dong 2015
 

Ähnlich wie Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu

đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngNguyễn Hoàng Quân
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương hauiđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương hauiHuynh ICT
 
Plđc vesion special !
Plđc vesion special !Plđc vesion special !
Plđc vesion special !Hoàng Đinh
 
Quyền Nhân Thân Theo Quy Định Trong Bộ Luật Dân Sự Và Một Số Ý Nghĩa Của Việc...
Quyền Nhân Thân Theo Quy Định Trong Bộ Luật Dân Sự Và Một Số Ý Nghĩa Của Việc...Quyền Nhân Thân Theo Quy Định Trong Bộ Luật Dân Sự Và Một Số Ý Nghĩa Của Việc...
Quyền Nhân Thân Theo Quy Định Trong Bộ Luật Dân Sự Và Một Số Ý Nghĩa Của Việc...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldcjunvan26092005
 
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namNhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namnguoitinhmenyeu
 
BÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự
BÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sựBÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự
BÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sựViết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxBùi Quang Xuân
 
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptxBÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptxThanhPhm170877
 
Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...
Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...
Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Bài Giảng Nguồn Gốc- Bản Chất- Hình Thức Pháp Luật
Bài Giảng Nguồn Gốc- Bản Chất- Hình Thức Pháp Luật Bài Giảng Nguồn Gốc- Bản Chất- Hình Thức Pháp Luật
Bài Giảng Nguồn Gốc- Bản Chất- Hình Thức Pháp Luật nataliej4
 

Ähnlich wie Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu (20)

đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương hauiđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
 
Plđc vesion special !
Plđc vesion special !Plđc vesion special !
Plđc vesion special !
 
Quyền Nhân Thân Theo Quy Định Trong Bộ Luật Dân Sự Và Một Số Ý Nghĩa Của Việc...
Quyền Nhân Thân Theo Quy Định Trong Bộ Luật Dân Sự Và Một Số Ý Nghĩa Của Việc...Quyền Nhân Thân Theo Quy Định Trong Bộ Luật Dân Sự Và Một Số Ý Nghĩa Của Việc...
Quyền Nhân Thân Theo Quy Định Trong Bộ Luật Dân Sự Và Một Số Ý Nghĩa Của Việc...
 
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc
- PHAP LUAT DAN SU.pdf file học tập moonnpldc
 
NHÓM 4 (1).pptx
NHÓM 4 (1).pptxNHÓM 4 (1).pptx
NHÓM 4 (1).pptx
 
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namNhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung CưCơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung CưCơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
 
Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân
Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình, Cá NhânHợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân
Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân
 
BÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự
BÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sựBÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự
BÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự
 
đúNg sai-1 (1)
đúNg sai-1 (1)đúNg sai-1 (1)
đúNg sai-1 (1)
 
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
 
Khoi kien thuc 2
Khoi kien thuc 2Khoi kien thuc 2
Khoi kien thuc 2
 
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptxBÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
 
Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...
Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...
Tiểu luận Pháp Luật đại cương Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong l...
 
Cơ sở lý luận về quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân s...
Cơ sở lý luận về quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân s...Cơ sở lý luận về quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân s...
Cơ sở lý luận về quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân s...
 
Bài Giảng Nguồn Gốc- Bản Chất- Hình Thức Pháp Luật
Bài Giảng Nguồn Gốc- Bản Chất- Hình Thức Pháp Luật Bài Giảng Nguồn Gốc- Bản Chất- Hình Thức Pháp Luật
Bài Giảng Nguồn Gốc- Bản Chất- Hình Thức Pháp Luật
 
Khóa luận: Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, HAY
Khóa luận: Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, HAYKhóa luận: Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, HAY
Khóa luận: Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, HAY
 

Baigiang chuong2 quanhephapluatdansu

  • 1. CHƯƠNG II QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ A. KHÁI NIỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ I. QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ 1. Quan hệ pháp luật dân sự Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Trong hệ thống pháp luật, mỗi ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội khác nhau. Quan hệ pháp luật dân sự là một dạng quan hệ pháp luật, vì vậy, nó mang đầy đủ đặc tính của quan hệ pháp luật về bản chất xã hội, bản chất pháp lí, tính cưỡng chế nhà nước... Do tác động của các quy phạm pháp luật lên các quan hệ xã hội nên các bên tham gia vào các quan hệ đó có các quyền và nghĩa vụ pháp lí tương ứng. Các quyền, nghĩa vụ pháp lí này được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Sự tác động của các quy phạm pháp luật vào các quan hệ xã hội không làm mất đi tính xã hội của các quan hệ đó mà làm cho các quan hệ này mang một hình thức mới "quan hệ pháp luật". Hậu quả của nó là các quyền và nghĩa vụ của các bên được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội mang tính chất ý chí - ý chí của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật mà nội dung của chúng được xác định bằng các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội tồn tại trong xã hội đó vào thời điểm lịch sử nhất định. Ngoài ra, các quan hệ pháp luật còn mang ý chí của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó. Ý chí của các chủ thể phải phù hợp với ý chí của Nhà nước và được thể hiện khác nhau trong từng quan hệ cụ thể, từng giai đoạn của nó (phát sinh, thực hiện hoặc chấm dứt). Có thể chỉ thể hiện khi phát sinh, lúc thực hiện hay chấm dứt một quan hệ cụ thể, song ý chí của các chủ thể tham gia vào các quan hệ này phải phù hợp với ý chí của Nhà nước thể hiện qua các quy phạm pháp luật dân sự và các nguyên tắc chung của luật dân sự được quy định trong BLDS. 2. Đặc điểm các quan hệ pháp luật dân sự Ngoài các đặc điểm chung của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật dân sự còn mang những đặc điểm riêng. Những đặc điểm riêng này xuất phát từ bản chất của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh và những đặc điểm của phương pháp điều chỉnh. - Chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự đa dạng bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Tuy nhiên khi tham gia vào quan hệ dân sự, các chủ thể độc lập với nhau về tổ chức và tài sản. Xuất phát từ các quan hệ mà luật dân sự điều chỉnh là những quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân - những quan hệ phát sinh trong đời sống thường nhật của các cá nhân cũng như trong các tập thể, trong tiêu dùng cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cho nên, cá nhân và tổ chức đều là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự: 1
  • 2. Trong giao lưu dân sự, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước với tư cách là chủ thể đặc biệt tham gia vào các quan hệ dân sự, các chủ thể này độc lập với nhau về tổ chức và tài sản, được quyền tự định đoạt khi tham gia vào các quan hệ nhưng buộc phải thực hiện các nghĩa vụ khi đã tham gia vào các quan hệ đó. - Địa vị pháp lí của các chủ thể dựa trên cơ sở bình đẳng, không bị phụ thuộc vào các yếu tố xã hội khác. Mặc dù trong quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, các bên tham gia là các chủ thể đối lập nhau trong việc phân định quyền và nghĩa vụ: Một bên mang quyền, một bên gánh chịu nghĩa vụ và thông thường, trong quan hệ dân sự, các bên đều có quyền và nghĩa vụ đối nhau. Tuy nhiên, điều đó không làm mất đi sự bình đẳng mà nó chỉ hạn chế sự bình đẳng so với trước khi tham gia vào quan hệ dân sự. Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, các bên không được áp đặt ý chí của mình để buộc bên kia thực hiện nghĩa vụ mà tạo điều kiện cho họ lựa chọn cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ sao cho có lợi nhất cho các bên. - Lợi ích (trước tiên là lợi ích kinh tế) là tiền đề trong phần lớn các quan hệ dân sự. Quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ và được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật đã tạo điều kiện cho các chủ thể thông qua các biện pháp pháp lí để thoả mãn các nhu cầu vật chất cũng như tinh thần. Sự đền bù tương đương là đặc trưng của quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ do luật dân sự điều chỉnh. Bởi vậy, bồi thường toàn bộ thiệt hại là đặc trưng của trách nhiệm dân sự. Quan hệ dân sự chủ yếu là quan hệ tài sản, do vậy, yếu tố tài sản là cơ sở, là tiền đề phát sinh quan hệ dân sự, cho nên bảo đảm bằng tài sản là đặc trưng để buộc bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của họ và bên có quyền có thể thông qua các biện pháp bảo đảm này để thoả mãn các quyền tài sản của mình. - Các biện pháp cưỡng chế đa dạng không chỉ do pháp luật quy định mà có thể tự các bên quy định về các biện pháp cưỡng chế cụ thể về hình thức áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó. Nhưng đặc tính tài sản là đặc trưng cho các biện pháp cưỡng chế trong luật dân sự. II. THÀNH PHẦN CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ Thành phần của quan hệ pháp luật dân sự là các yếu tố cấu thành nên quan hệ đó. Quan hệ pháp luật dân sự được cấu thành bởi các thành tố sau: Chủ thể, khách thể, nội dung. 1. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là những "người" tham gia vào các quan hệ đó. Phạm vi "người" tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: Cá nhân, (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch), pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và trong nhiều trường hợp, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia với tư cách là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự. Để tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, các chủ thể phải có đủ tư cách chủ thể. Cho nên, có loại quan hệ chủ thể là công dân, như công dân có quyền để lại di sản thừa kế còn các tổ chức chỉ được hưởng thừa kế theo di chúc; có loại chủ thể chỉ được tham gia vào loại quan hệ nhất định, như hộ gia đình được tham gia trong các quan hệ sử dụng đất, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hay Nhà nước là chủ sở hữu (thực hiện quyền 2
  • 3. của chủ sở hữu) đối với các tài nguyên thiên nhiên và đất đai... Trong phần lớn các quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể tham gia là công dân, pháp nhân, Nhà nước, hộ gia đình, tổ hợp tác như các quan hệ về quyền sở hữu, nghĩa vụ hợp đồng, bồi thường thiệt hại... Trong quan hệ pháp luật dân sự, chủ thể quyền luôn luôn được xác định, chủ thể nghĩa vụ có thể là một "người" cụ thể, cũng có thể là tất cả những người còn lại. 2. Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự Khách thể của quan hệ pháp luật là một phạm trù pháp lí, là bộ phận cấu thành của quan hệ pháp luật. Đó là những cái mà các chủ thể của quan hệ pháp luật hướng tới, tác động vào. Nói cách khác, là những lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần mà pháp luật bảo vệ cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật. Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự có thể là bộ phận của thế giới vật chất, cũng có thể là những giá trị tinh thần. Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự được chia thành năm nhóm sau: a. Tài sản Theo quy định tại Điều 163 BLDS năm 2005, tài sản bao gồm vật, tiền, các giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Vật với ý nghĩa là một phạm trù pháp lí, là bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được nhu cầu nào đó của con người nhưng không phải bất cứ bộ phận nào của thế giới vật chất đều được coi là vật với tư cách là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự. Có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này không được coi là vật nhưng ở dạng khác lại được coi là vật, ví dụ: Không khí trong tự nhiên, nước sông, nước biển... nếu được đóng vào chai, bình thì có thể được coi là vật với tư cách là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự. Khái niệm vật ở đây có thể được mở rộng do sự phát triển của khoa học công nghệ, như chất thải nếu được dùng lại... Tiền là loại tài sản đặc biệt có giá trị trao đổi với các loại hàng hoá khác. Tiền do Nhà nước ban hành, giá trị của tiền được xác định bằng mệnh giá ghi trên đồng tiền đó. Những đồng tiền có giá trị lưu hành mới được coi là tiền. Giấy tờ có giá là loại tài sản đặc biệt do Nhà nước hoặc các tổ chức phát hành theo trình tự nhất định. Có nhiều loại giấy tờ có giá khác nhau với những quy chế pháp lí khác nhau như: Công trái, trái phiếu, kì phiếu, cổ phiếu, séc… Giấy tờ có giá là hàng hoá trong một thị trường đặc biệt - thị trường chứng khoán. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền có thể chuyển giao trong lưu thông dân sự, bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ, đó là: Quyền đòi nợ, yêu cầu bồi thường thiệt hại, quyền đối với tác phẩm, quyền sở hữu công nghiệp… Cần phân biệt vật với hàng hóa. Khái niệm hàng hóa được đề cập trong chính trị - kinh tế học được hiểu là sản phẩm do con người tạo ra để trao đổi, nó có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của hàng hóa được xác định bằng lao động xã hội đã bỏ ra để sản xuất hàng hóa đó. Đất đai, tài nguyên thiên nhiên được coi là vật nhưng không phải là hàng hóa. Mọi hàng hóa đều là vật nhưng không phải mọi vật là hàng hóa. Vật và tài sản cũng không đồng nghĩa với nhau. Tài sản có thể là một vật, có thể là tập hợp các vật - khối tài sản. Tài sản còn gồm cả các quyền và nghĩa vụ tài sản như quyền đòi nợ, nghĩa vụ trả nợ... 3
  • 4. b. Hành vi và các dịch vụ Nếu coi khách thể của quan hệ pháp luật dân sự là cái mà xử sự của các chủ thể hướng tới, tác động vào thì hành vi của các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ là khách thể của quan hệ nghĩa vụ. Đó là cái mà quyền cũng như nghĩa vụ của các chủ thể hướng tới đầu tiên, trực tiếp, đó là xử sự của các chủ thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động tùy theo các quan hệ pháp luật cụ thể. Có những hành vi mà kết quả của nó được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể. Trong trường hợp này, muốn xem xét hành vi có thực hiện đúng hay không phải căn cứ vào kết quả của việc thực hiện hành vi đó và như vậy hành vi này được vật chất hóa. Vì vậy, có quan điểm cho rằng kết quả của hành vi là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự. Điều này không thể giải thích được trong các quan hệ dân sự mà hành vi không được vật chất hóa như tư vấn pháp luật với hành vi tư vấn... Trong các trường hợp như vậy, căn cứ đánh giá chỉ có thể là hành vi của người phải thực hiện hành vi mà thôi. Trong trường hợp hành vi được thể hiện bằng không hành động thì bản thân "sự không hành động" đó cũng đủ cấu thành khách thể của quan hệ pháp luật dân sự. Hiện nay, trong khoa học pháp lí chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm dịch vụ nhưng thuật ngữ "dịch vụ" đã được sử dụng thực tế trong khoa học pháp lí và khoa học kinh tế. Có thể nói rằng dịch vụ là một hoặc nhiều công việc mà kết quả của nó có thể vật chất hoá nhưng nó không tạo ra vật mới mà nó được thể hiện bằng công việc đã thực hiện xong như sửa chữa tài sản… hoặc không được vật chất hóa, như dịch vụ tư vấn pháp lí, gửi giữ, vận tải... Dịch vụ không trực tiếp tạo ra vật chất nhưng tạo tiền đề cho quá trình sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần cho các chủ thể và xã hội. Tỉ lệ giá trị dịch vụ trong thu nhập quốc dân ngày càng tăng theo đà tăng trưởng của nền kinh tế. c. Kết quả của hoạt động tinh thần sáng tạo Con người không chỉ tạo ra của cải vật chất để thoả mãn các nhu cầu của mình mà còn tạo ra các giá trị tinh thần, các sản phẩm trí tuệ để phục vụ nhu cầu tinh thần cũng như phục vụ cho quá trình sản xuất vật chất. Khoa học, kĩ thuật và công nghệ là thành tố của lực lượng sản xuất, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và là động lực quan trọng của sản xuất xã hội. Lao động sáng tạo là lao động đặc biệt và kết quả của quá trình sáng tạo này là những "sản phẩm trí tuệ", là khách thể trong các quan hệ về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. Sản phẩm trí tuệ được thể hiện dưới dạng: - Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học... Đây là những hình thức biểu hiện kết quả của quá trình sáng tạo và chúng được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như viết, nói hay bằng các phương tiện kĩ thuật... - Các đối tượng của sở hữu công nghiệp là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp... Những đối tượng này chỉ được bảo vệ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận chúng là đối tượng của sở hữu công nghiệp. d. Các giá trị nhân thân Các giá trị nhân thân là khách thể trong các quyền nhân thân của công dân, tổ chức. Bảo vệ quyền nhân thân là một trong những nguyên tắc được ghi nhận trong BLDS. Các quyền nhân thân của cá nhân được Nhà nước bảo hộ ngày càng mở rộng do sự phát triển của xã hội. Quyền nhân thân như là một bộ phận cấu thành của quyền con người 4
  • 5. như danh dự, nhân phẩm, uy tín, tên gọi, quốc tịch, hình ảnh, bí mật đời tư... (từ Điều 24 đến Điều 51 BLDS năm 2005). Về nguyên tắc chung, các quyền nhân thân luôn gắn với chủ thể và không thể dịch chuyển được trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. đ. Quyền sử dụng đất Đây là một loại tài sản đặc biệt của Nhà nước. Trong khi pháp luật quy định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí" thì quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, để lại thừa kế... và Nhà nước công nhận các quyền của người sử dụng đất. Quyền sử dụng đất được pháp luật quy định là một quyền dân sự và có thể được chuyển giao trong lưu thông dân sự, kinh tế. Pháp luật đất đai quy định người sử dụng đất có quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, cho thuê lại, góp vốn, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất. Vì vậy, quyền sử dụng đất là đối tượng trong các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất và là di sản trong việc thừa kế quyền sử dụng đất. 3. Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự Mọi quan hệ pháp luật đều là mối liên hệ pháp lí giữa các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó được thể hiện dưới dạng quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Vì vậy, nội dung của quan hệ pháp luật dân sự là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các quan hệ đó. Quyền của một bên tương ứng với nghĩa vụ của bên kia tạo thành mối liên hệ biện chứng, mâu thuẫn và thống nhất trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể. Không có quyền của một bên thì cũng không có nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Trong những quan hệ đơn giản, có thể dễ dàng xác định trong đó một bên chỉ có quyền và một bên chỉ có nghĩa vụ (người cho vay và người vay tài sản…). Nhưng thông thường, các quan hệ pháp luật dân sự là những quan hệ phức tạp, trong đó các bên có quyền đồng thời có nghĩa vụ với nhau (trong quan hệ mua bán, cho thuê tài sản…). a. Quyền dân sự Theo quy định của pháp luật, quyền dân sự là cách xử sự được phép của người có quyền năng. Quyền dân sự của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự cụ thể khác nhau thì có nội dung khác nhau (những xử sự khác nhau phù hợp với nội dung của quan hệ đó). Chủ thể quyền trong các quan hệ dân sự có thể thực hiện những hành vi khác nhau phù hợp với nội dung, mục đích của quyền năng đó như chủ sở hữu có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt những tài sản thuộc quyền sở hữu của mình trong khuôn khổ pháp luật quy định... Thông qua hành vi của mình thoả mãn quyền của mình hoặc quyền yêu cầu người khác (người có nghĩa vụ) thực hiện các hành vi nhất định (trả tiền, chuyển giao tài sản, làm hoặc không làm một việc...). Chủ sở hữu có thể thực hiện quyền của mình thông qua hành vi của người khác (uỷ quyền). Khi quyền dân sự bị vi phạm, chủ thể quyền có thể sử dụng các biện pháp bảo vệ mà pháp luật cho phép (tự bảo vệ, các biện pháp tác động...) hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền dân sự của mình khi quyền đó bị xâm hại. Trong khoa học pháp lí tồn tại khái niệm quyền chủ quan và quyền khách quan. Quyền khách quan là quyền dân sự được pháp luật quy định cho các chủ thể, là nội dung năng lực pháp luật của chủ thể (khả năng có thể có của chủ thể). Quyền chủ quan là 5
  • 6. quyền dân sự của chủ thể trong một quan hệ dân sự cụ thể đã được xác lập. Quyền chủ quan phải phù hợp với quyền khách quan mà pháp luật đã quy định. b. Nghĩa vụ dân sự Là cách xử sự bắt buộc của người có nghĩa vụ. Cách xử sự của các chủ thể cũng rất khác nhau tùy theo từng quan hệ dân sự cụ thể. Trong các quy phạm pháp luật dân sự, các quy phạm tùy nghi cho phép các chủ thể lựa chọn cách thực hiện khi tham gia vào quan hệ dân sự phát huy quyền tự định đoạt của mình. Các quy phạm mệnh lệnh dưới dạng "cấm không được làm" hoặc "phải làm" có một ý nghĩa đặc biệt. Từ các quy phạm này, phát sinh nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự. Những nghĩa vụ dạng này do pháp luật quy định cho tất cả các bên tham gia vào quan hệ dân sự không chỉ có ý nghĩa đối với các bên tham gia mà đó còn là nghĩa vụ của các chủ thể và có ý nghĩa đối với Nhà nước, đối với xã hội. Thông thường, trong các quan hệ dân sự, nghĩa vụ của một chủ thể tương ứng với quyền của chủ thể khác - những chủ thể xác định. Người có nghĩa vụ có thể phải thực hiện những hành vi tích cực dưới dạng hành động (như trả tiền, giao vật trong mua bán; thực hiện công việc trong dịch vụ, gia công...). Trong một số trường hợp, nội dung của quan hệ pháp luật quy định người có nghĩa vụ có thể lựa chọn cách thức xử sự có lợi nhất cho họ. (Ví dụ: Để bồi thường thiệt hại do hành vi gây thiệt hại gây ra, người có nghĩa vụ có thể bồi thường bằng tiền hoặc hiện vật hay sửa chữa đồ vật bị hư hỏng). Nếu người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ một cách tự nguyện sẽ bị "buộc" phải thực hiện đúng nghĩa vụ đó. Ngoài ra, nếu do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra. III. PHÂN LOẠI QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ Các quan hệ pháp luật dân sự rất phong phú, đa dạng về chủ thể, khách thể, nội dung, cách thức phát sinh... Việc phân loại các quan hệ pháp luật dân sự không chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận mà còn có ý nghĩa cả về mặt thực tế để hiểu đúng quan hệ giữa các bên và áp dụng đúng pháp luật nhằm giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra. Có nhiều cách phân loại khác nhau, mỗi cách phân loại đều được dựa vào những căn cứ cụ thể và có ý nghĩa thực tiễn nhất định. - Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân Căn cứ vào nhóm quan hệ mà pháp luật dân sự điều chỉnh, quan hệ pháp luật dân sự được phân thành quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. + Quan hệ tài sản luôn gắn với một tài sản nhất định hoặc chuyển dịch tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng hay thừa kế tài sản...). + Quan hệ nhân thân liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể và về nguyên tắc không thể dịch chuyển cho chủ thể khác (quyền đứng tên tác giả các tác phẩm văn học, khoa học, tác phẩm nghệ thuật, quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín...). Việc phân định các quan hệ pháp luật dân sự theo nhóm quan hệ mà luật dân sự điều chỉnh có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Ví dụ: Nếu vi phạm các nghĩa vụ về tài sản sẽ áp dụng các chế tài mang tính chất tài sản, ngược lại, nếu vi phạm các quan hệ về nhân thân sẽ áp 6
  • 7. dụng các biện pháp khác nhằm hồi phục lại tình trạng ban đầu (công nhận quyền tác giả, công khai xin lỗi, cải chính...). - Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối, tương đối Căn cứ vào tính xác định của chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ, quan hệ pháp luật dân sự được phân chia thành quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối và quan hệ pháp luật dân sự tương đối. + Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối nếu trong quan hệ đó, chủ thể quyền được xác định, tất cả các chủ thể khác là chủ thể mang nghĩa vụ. Nghĩa vụ của họ được thể hiện dưới dạng không hành động (không thực hiện bất cứ hành vi nào xâm phạm đến quyền lợi của chủ thể có quyền). Quan hệ tuyệt đối có thể là quyền sở hữu, quyền tác giả đối với tài sản trí tuệ... Trong những quan hệ này, chủ sở hữu, tác giả là người có quyền, những chủ thể khác là chủ thể nghĩa vụ. Họ có nghĩa vụ tôn trọng chủ sở hữu thực hiện quyền sở hữu của mình, không xâm phạm đến quyền tác giả. Các loại quyền tuyệt đối thường được pháp luật ghi nhận mà không được tạo bởi sự thoả thuận của các bên. Việc xác định này có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền cho người có quyền. Bất cứ hành vi nào xâm phạm đến các quyền năng của chủ thể quyền đều coi là vi phạm quyền bảo vệ tuyệt đối. + Quan hệ pháp luật dân sự tương đối là những quan hệ pháp luật trong đó ứng với chủ thể quyền xác định là những chủ thể mang nghĩa vụ cũng được xác định (trong các quan hệ nghĩa vụ hợp đồng, bồi thường thiệt hại...). - Quan hệ vật quyền và quan hệ trái quyền Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền để thoả mãn yêu cầu của mình, vào sự tác động của chủ thể, vào hành vi thực hiện, quan hệ dân sự được phân chia thành quan hệ vật quyền và quan hệ trái quyền. + Quan hệ vật quyền liên quan đến một vật nhất định. Chủ thể quyền có thể thoả mãn yêu cầu của mình thông qua hành vi của chính mình, không phụ thuộc vào hành vi của người khác (sở hữu, chiếm hữu, sử dụng tài sản...). + Quan hệ trái quyền là những quan hệ dân sự trong đó chủ thể có quyền thực hiện quyền để thoả mãn yêu cầu của mình thông qua hành vi của chủ thể có nghĩa vụ, phụ thuộc vào ý chí của người khác. Người có quyền có thể "yêu cầu" người có nghĩa vụ thực hiện những hành vi là khách thể của quan hệ nghĩa vụ trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ. IV. CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ Cũng như những quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật dân sự phát sinh, thay đổi, hay chấm dứt do những sự kiện nhất định - những sự kiện pháp lí. 1. Sự kiện pháp lí Là những sự kiện xảy ra trong thực tế mà pháp luật dự liệu, quy định làm phát sinh các hậu quả pháp lí (có thể làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật dân 7
  • 8. sự). Một sự kiện xảy ra trong thực tế có thể làm phát sinh nhiều hậu quả pháp lí, ví dụ: Một người chết làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ đồng thời làm phát sinh quan hệ thừa kế. Có thể nhiều sự kiện pháp lí làm phát sinh một hậu quả pháp lí, như một người chết có di sản thừa kế, có di chúc hợp pháp để lại làm phát sinh thừa kế theo di chúc. Nếu cái chết đó do một hành vi phạm tội sẽ làm phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại. Có nhiều trường hợp phải có nhiều sự kiện pháp lí mới làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự. Đa số quan hệ pháp luật dân sự được phát sinh từ nhiều sự kiện pháp lí. Tập hợp các sự kiện pháp lí làm phát sinh hậu quả pháp lí được gọi là thành phần các sự kiện pháp lí. 2. Phân loại sự kiện pháp lí Có nhiều cách phân chia sự kiện pháp lí, dựa vào hậu quả pháp lí và các giai đoạn biến động của quan hệ pháp luật dân sự có thể phân chia sự kiện pháp lí thành các sự kiện làm phát sinh, các sự kiện làm thay đổi, các sự kiện làm chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Nhưng thông thường các sự kiện pháp lí được phận loại theo nguồn gốc phát sinh. a. Hành vi pháp lí Là hành vi có mục đích của các chủ thể nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lí (phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự). Hành vi pháp lí được coi là căn cứ phổ biến nhất được luật dân sự quy định làm phát sinh hậu quả pháp lí. Đó là phương tiện để thực hiện ý chí của các chủ thể tạo ra các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật dân sự nói riêng. Các hành vi pháp lí được phân chia thành hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp. - Hành vi hợp pháp là những hành vi có chủ định của các chủ thể được tiến hành phù hợp với các quy định của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự (như sự giao kết hợp đồng mua bán tài sản làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên mua bán). - Hành vi bất hợp pháp là những hành vi được thực hiện trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc chung của pháp luật và đạo đức xã hội. Khi có hành vi bất hợp pháp sẽ bị áp dụng các chế tài của pháp luật làm phát sinh hậu quả pháp lí (không thực hiện hợp đồng, gây thiệt hại cho người khác). - Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm phát sinh hậu quả pháp lí cũng thuộc hành vi pháp lí (quyết định cấp đất, phán quyết của toà án về bồi thường thiệt hại). b. Sự biến pháp lí Sự biến pháp lí là những sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ý muốn của con người nói chung và những người tham gia vào quan hệ dân sự nói riêng. Sự biến pháp lí chỉ có ý nghĩa khi pháp luật quy định trước những hậu quả pháp lí. - Sự biến tuyệt đối là những sự kiện xảy ra trong thiên nhiên hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn của con người (động đất, núi lửa, lũ lụt, sét..). - Sự biến tương đối là những sự kiện xảy ra do hành vi của con người tiến hành nhưng không phụ thuộc vào hành vi của chủ thể tham gia và làm phát sinh hậu quả pháp lí đối với họ. c. Thời hạn Là sự kiện pháp lí đặc biệt làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân 8
  • 9. sự. Thời gian là khái niệm thuộc phạm trù triết học không có bắt đầu và kết thúc, thời gian trôi đi không phụ thuộc vào ý chí của con người. Đến một thời điểm nhất định nào đó, theo quy định của luật dân sự sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lí (thời hiệu hưởng quyền, miễn trừ nghĩa vụ, thời hiệu khởi kiện). B. CÁ NHÂN - CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ I. NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN 1. Khái niệm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân Cá nhân là chủ thể đầu tiên của các quan hệ xã hội, là "tổng hòa các mối quan hệ xã hội". Cá nhân - con người là trung tâm của các chính sách kinh tế, xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện với mục đích phục vụ con người, vì con người. Trong các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân mà luật dân sự điều chỉnh thì cá nhân là chủ thể nguyên sinh, đầu tiên và các chủ thể khác tham gia vào các quan hệ dân sự cũng thông qua hành vi của con người. Để tham gia vào quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng, cá nhân phải có tư cách chủ thể để tham gia vào các quan hệ dân sự. Đây là năng lực chủ thể được tạo thành bởi năng lực pháp luật và năng lực hành vi. "Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự" (khoản 1 Điều 14 BLDS năm 2005). Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng, là tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân có quyền, có nghĩa vụ; là thành phần không thể thiếu được của cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là một mặt của năng lực chủ thể. 2. Đặc điểm của năng lực pháp luật của cá nhân - Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được Nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; vào hình thái kinh tế - xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định. Mặc dù được ghi nhận như là một bộ phận không thể thiếu được của cá nhân, như là một thực thể trong các quan hệ xã hội, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không phải do tạo hóa ban cho như những nhà chính trị, triết học tư sản thường suy diễn và kết luận, mà do nhà nước ghi nhận và quy định cho công dân của nhà nước đó. Bởi vậy, năng lực pháp luật dân sự của công dân mang bản chất giai cấp. Đã có thời kì một nhóm người sinh ra không phải là chủ thể của các quan hệ xã hội mà là khách thể của các quan hệ đó, là công cụ biết nói (một bộ phận trong xã hội chiếm hữu nô lệ - nô lệ). Vì vậy, ở những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, năng lực pháp luật dân sự cũng được quy định khác nhau. Trong cùng một hình thái kinh tế - xã hội nhưng ở những nước khác nhau thì năng lực pháp luật dân sự của công dân cũng khác nhau, thậm chí khái niệm về quyền dân sự cũng khác nhau (năng lực pháp luật dân sự của công dân Cộng hòa Pháp khác với năng lực pháp luật dân sự của công dân vương quốc Anh...). Trong cùng một nước, cùng một hình thái kinh tế - xã hội, vào những thời điểm lịch sử khác nhau thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân cũng được quy định khác nhau. Điều này phụ thuộc vào đường lối, chính sách của giai cấp thống trị trong xã hội đó mà nội dung phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị tồn tại trong xã hội vào thời điểm lịch 9
  • 10. sử đó. Ví dụ: Trước năm 1980, cá nhân có quyền sở hữu đất đai; từ năm 1980 đến 1992, cá nhân không có quyền sở hữu đối với đất đai; từ năm 1992, cá nhân có quyền chuyển dịch quyền sử dụng đất và các quyền năng đó được mở rộng sau khi có Luật đất đai năm 2003 và BLDS năm 2005. - Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật, khoản 2 Điều 14 BLDS quy định: "Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau". Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lí do nào (độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, dân tộc...). Mọi cá nhân công dân đều có khả năng hưởng quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không đồng nghĩa với quyền dân sự chủ quan của cá nhân mà chỉ là tiền đề để cho công dân có các quyền dân sự cụ thể. Tuy nhiên, chủ thể không có khả năng hưởng quyền thì cũng không thể có quyền dân sự cụ thể được. Có ý kiến cho rằng năng lực pháp luật dân sự của công dân không thể bình đẳng với lí do năng lực pháp luật bao gồm cả quyền và nghĩa vụ. Cho nên, công dân chỉ bình đẳng về khả năng hưởng quyền mà không bình đẳng về việc gánh chịu nghĩa vụ (như người không có năng lực hành vi không phải bồi thường thiệt hại...). Nhìn về hình thức có thể thấy được cơ sở của ý kiến trên nhưng như trên đã trình bày, năng lực pháp luật dân sự chỉ là khả năng hưởng quyền và nghĩa vụ. Những người không có năng lực hành vi dân sự không phải thực hiện nghĩa vụ nhưng nghĩa vụ về mặt pháp lí vẫn là của họ và người khác phải thực hiện các nghĩa vụ thay họ (cha, mẹ, người giám hộ). Mặt khác, theo lí luận của quan điểm này và với logic thông thường thì ngay cả các quyền cũng không bình đẳng. Ví dụ: Người không có năng lực hành vi không có cả quyền tạo lập nghĩa vụ thông qua hợp đồng, không có quyền làm đại diện... - Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân nhưng Nhà nước cũng không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính họ và của cá nhân khác. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính nhân thân của chủ thể và không thể dịch chuyển cho chủ thể khác. Điều 16 BLDS quy định: "Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không thể bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định". Như vậy, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật. Có hai dạng bị hạn chế sau: + Văn bản pháp luật chung quy định một loại người nào đó không được phép thực hiện các giao dịch dân sự cụ thể. Ví dụ: Người nước ngoài không có quyền sở hữu về nhà ở nên không được phép mua bán nhà ở tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều 125 Luật nhà ở. + Quyết định đơn hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: Toà án ra quyết định cấm cư trú đối với một người nào đó đã hạn chế năng lực pháp luật cụ thể của người đó trong khoảng thời gian xác định. Tuy vậy, về bản chất, đây không phải là tước bỏ năng lực pháp luật dân sự mà chỉ là tạm đình chỉ khả năng này - khả năng biến quyền khách quan thành quyền chủ quan của chủ thể riêng biệt. Việc hạn chế này chỉ đối với một số quyền cụ thể mà không phải là năng lực pháp luật dân sự nói chung. Việc hạn chế năng lực pháp luật dân sự không đồng nghĩa với việc tước bỏ một quyền dân sự cụ thể (kê biên tài sản, tịch thu tài sản...). 10
  • 11. - Tính bảo đảm của năng lực pháp luật dân sự Khả năng có quyền và nghĩa vụ vẫn chỉ tồn tại là những quyền khách quan mà pháp luật quy định cho các chủ thể. Để biến những "khả năng" này thành các quyền dân sự cụ thể cần phải có những điều kiện khách quan cũng như chủ quan. Những điều kiện khách quan là những điều kiện kinh tế, xã hội, những chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể. Thiếu những điều kiện kinh tế, pháp lí này, các quyền đó vẫn chỉ tồn tại dưới dạng "khả năng" mà không thể thành những quyền dân sự cụ thể được. Nhà nước ta đang thực hiện đường lối xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa tạo những điều kiện thuận lợi để phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế nhằm đáp ứng ngày càng cao những nhu cầu của nhân dân. Đây là những cơ sở chính trị, kinh tế, pháp lí quan trọng nhằm phát huy hiệu quả của nền kinh tế thị trường đồng thời hạn chế những mặt trái của nó. Nhà nước tạo mọi điều kiện để bảo đảm năng lực pháp luật dân sự của công dân được thực hiện, biến những "khả năng" đó trở thành thực tế. Tạo ra hành lang pháp lí thông thoáng, mềm dẻo là tạo điều kiện cho khả năng biến năng lực pháp luật của cá nhân thành các quyền năng dân sự cụ thể. 3. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân Pháp luật ghi nhận khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự. Tổng hợp các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho cá nhân gọi là nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Nội dung của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định. Những quyền dân sự của cá nhân được ghi nhận ở rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhưng quan trọng nhất là Hiến pháp năm 1992 và được cụ thể hóa trong BLDS năm 2005. Điều 15 BLDS quy định nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân một cách vắn tắt, những quyền dân sự cụ thể của cá nhân được ghi nhận trong tất cả các phần của BLDS. Có thể chia quyền dân sự của cá nhân thành ba nhóm chính: - Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản được quy định tại mục 2 - Chương III - Phần thứ nhất của BLDS và quyền nhân thân gắn với tài sản được quy định ở Phần thứ sáu của BLDS. Đặc điểm quan trọng nhất trong các quy định về quyền nhân thân trong BLDS là xác nhận lại các quyền nhân thân đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật trước đó (quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín...) và các quyền nhân thân lần đầu tiên được ghi nhận (các quyền đối với họ tên, thay đổi họ tên - Điều 26, 27; quyền xác định dân tộc - Điều 28; quyền khai sinh, khai tử - Điều 29, 30; quyền với hình ảnh - Điều 31; quyền bảo đảm về an toàn về tính mạng, sức khỏe - Điều 32; quyền hiến xác, hiến bộ phân cơ thể, nhận bộ phận cơ thể - Điều 33,34,35; quyền xác định lại giới tính - Điều 36; quyền được bảo vệ danh dự, uy tín - Điều 37; quyền bí mật đời tư - Điều 38…). Ngoài ra, bảo vệ, tôn trọng quyền nhân thân còn được ghi nhận là một nguyên tắc quan trọng của BLDS (Điều 9 BLDS). - Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, quyền thừa kế. Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 1992, BLDS quy định tài sản thuộc sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng và giá trị, bao gồm thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản 11
  • 12. xuất, tư liệu sinh hoạt, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác. Cá nhân chỉ bị hạn chế quyền sở hữu đối với các tài sản mà pháp luật quy định không thuộc quyền sở hữu tư nhân. Công dân có quyền hưởng di sản thừa kế, để lại di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. - Quyền tham gia vào quan hệ dân sự và có các quyền nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ đó. Tham gia vào các quan hệ dân sự thông qua các giao dịch dân sự (hành vi pháp lí đơn phương hoặc hợp đồng) là biện pháp quan trọng và thông dụng nhất làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự. Các quyền này được thể hiện trong các nguyên tắc của luật dân sự "tự do, tự nguyện cam kết" (Điều 4 BLDS) và được thể hiện cụ thể, chi tiết trong Phần thứ ba của BLDS. Ngoài ra, nghĩa vụ dân sự của các chủ thể còn phát sinh từ các căn cứ khác (bồi thường thiệt hại, thực hiện công việc không có ủy quyền...). 4. Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân "Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết" (khoản 3 - Điều 14 BLDS). Với quy định này, pháp luật thừa nhận năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính gắn liền với cá nhân suốt đời và không bị ảnh hưởng bởi trạng thái tinh thần, tuổi tác, hoàn cảnh, tài sản... Một trường hợp ngoại lệ được pháp luật quy định là: "Người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết" vẫn được hưởng di sản thừa kế của người chết để lại. Như vậy, thai nhi đã được bảo lưu quyền thừa kế nếu còn sống sau khi sinh ra. 5. Tuyên bố mất tích, tuyên bố là đã chết Đây là một chế định đặc biệt của luật dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân cũng như những chủ thể có liên quan khác. "Năng lực pháp luật dân sự của công dân chấm dứt khi người đó chết", cái chết của cá nhân là sự kiện pháp lí làm chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân nhưng cái chết đó phải được xác định một cách đích xác và theo quy định của pháp luật thì phải "khai tử" (Điều 30 BLDS). Trong thực tế có những trường hợp, vì các lí do khác nhau (những rủi ro, chiến tranh, tai nạn và kể cả nguyên nhân do chính cá nhân đó tạo ra) đã không thể xác định được cá nhân đó còn sống hay đã chết. Trong những trường hợp như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, của những người có quyền, lợi ích liên quan, pháp luật quy định những điều kiện, trình tự để tạm dừng hoặc chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân dưới hai hình thức: Tuyên bố mất tích, tuyên bố là đã chết. a. Tuyên bố mất tích * Điều kiện: Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, toà án có thể tuyên bố người đó mất tích (Điều 78 BLDS). Căn cứ vào quy định này, toà án có thể tuyên bố một người mất tích khi có các điều 12
  • 13. kiện sau: - Biệt tích đã hai năm liền trở lên, không có một tin tức nào về người đó còn sống hay đã chết. Pháp luật không quy định rõ phạm vi không gian cũng như chủ thể về việc nhận biết các tin tức này nhưng căn cứ vào Điều 74 BLDS có thể xác định: + Về không gian, tại nơi cư trú cuối cùng của người đó, nơi cư trú của cá nhân được xác định tại mục 3 - Chương III - Phần thứ nhất của BLDS; + Về chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố một người mất tích đó là người có quyền, lợi ích liên quan, đây là những người có mối liên hệ nào đó (theo quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ hành chính, quan hệ lao động, quan hệ dân sự hoặc các quan hệ khác) mà quyền lợi của họ bị ảnh hưởng do sự vắng mặt của chủ thể. Theo nguyên tắc, người nào có quyền về tài sản liên quan đến người biệt tích sẽ bị thiệt hại nếu không tuyên bố người đó mất tích thì họ có quyền yêu cầu toà án tuyên bố người đó mất tích. Những người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu toà án thông báo, tìm kiếm người vắng mặt. Toà án có thể tự mình thông báo hoặc yêu cầu những người này thông báo. Cách thức, biện pháp thông báo được quy định trong luật tố tụng dân sự, như phạm vi thông báo, phương tiện thông báo... Sau khi đã thông báo với thời hạn luật định mà vẫn không có tin tức gì về người đó còn sống hay đã chết. + Thời hạn hai năm được tính theo quy định của đoạn 2 khoản 1 Điều 78 BLDS. - Từ ngày biết được tin tức cuối cùng của người đó thì người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu toà án tuyên bố người đó mất tích. Theo nguyên tắc chung của luật tố tụng dân sự, toà án chỉ xem xét và giải quyết khi đương sự có yêu cầu và trong phạm vi yêu cầu đó. Bởi vậy, khi xem xét yêu cầu của đương sự, toà án phải kiểm tra các điều kiện cần thiết và nếu thấy đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định, toà án ra quyết định tuyên bố người biệt tích đó là mất tích. * Hậu quả của việc tuyên bố mất tích: Việc tuyên bố một người mất tích kéo theo những hậu quả pháp lí nhất định: Tạm thời đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyến bố là mất tích, tuy nhiên quyết định này không làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ. Tài sản của người bị tuyên bố mất tích được quản lí theo quyết định của toà án được quy định tại các điều 75, 76, 77, 79 BLDS về quản lí tài sản của người vắng mặt, của người bị tuyên bố là mất tích; quyền và nghĩa vụ của người quản lí tài sản của người vắng mặt, người bị tuyên bố là mất tích. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là mất tích xin li hôn thì toà án giải quyết cho li hôn. * Hủy bỏ việc quyết định tuyên bố mất tích: Việc tuyên bố một người là mất tích chỉ tạm dừng năng lực chủ thể của người đó. Việc tạm dừng này có thể thay đổi theo một trong hai hướng: Phục hồi năng lực chủ thể hoặc chấm dứt tư cách chủ thể. Việc chấm dứt tư cách chủ thể được diễn ra khi có tin tức rằng họ đã chết hoặc bị tuyên bố là đã chết. Phục hồi tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là mất tích xảy ra trong hai trường hợp: Người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức chứng tỏ người đó còn sống. Khi có một trong hai trường hợp đó thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó mất tích. Người bị tuyên bố mất tích trở về có quyền yêu cầu người quản lí tài sản trả lại tài sản cho mình. Tuy nhiên, quyết định li hôn của vợ hoặc chồng người bị tuyên bố là mất tích vẫn có hiệu lực 13
  • 14. pháp luật. b. Tuyên bố là đã chết * Theo quy định tại Điều 81 BLDS, trong bốn trường hợp sau, toà án có thể tuyên bố một người là đã chết. - Sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức là người đó còn sống. Trong trường hợp này việc tuyên bố một người bị mất tích tạm dừng năng lực chủ thể của họ được diễn ra theo hướng chấm dứt tư cách chủ thể của người đó. Sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của toà án có hiệu lực pháp luật mà không cần đòi hỏi thêm một thủ tục thông báo nào (của toà án cũng như người có quyền, lợi ích liên quan) toà án có thể tuyên bố người đó là đã chết. - Biệt tích đã năm năm liền trở lên và không có tin tức là còn sống hay đã chết. Khi một người biệt tích thì phải áp dụng các quy định về thông báo, tìm kiếm giống như trường hợp tìm kiếm người mất tích. Sau hai năm có thể tuyên bố mất tích, sau năm năm có thể tuyên bố là đã chết. Nếu có tuyên bố mất tích thì phải áp dụng quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 81 BLDS, nếu không tuyên bố mất tích thì biệt tích năm năm liền trở lên toà án có thể tuyên bố một người là đã chết. Thời hạn năm năm được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 BLDS. - Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. Điểm b, khoản 1, Điều 81 BLDS không quy định phải thông báo tìm kiếm trong trường hợp biệt tích trong chiến tranh. Ngày chiến tranh kết thúc có thể quy định khác nhau: Ngày chiến thắng, ngày tuyên bố chấm dứt chiến tranh, ngày kí hiệp định đình chiến, hòa bình, ngày tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh... tùy theo từng hoàn cảnh và các cuộc chiến tranh cụ thể mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, hoặc được xác định theo thông lệ quốc tế. - Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm kể từ ngày chấm dứt các sự kiện đó mà không có tin tức là còn sống. Người bị tuyên bố là đã chết phải ở trong số người bị tai nạn (cư dân trong các vùng bị động đất, núi lửa, sóng thần; hành khách trong các tai nạn giao thông đường thủy, đường bộ, đường hàng không; người trong hầm lò bị sập, trên tàu bị đắm, bị lốc cuốn... mà không xác định được hoặc do không tìm thấy thi thể nạn nhân). Tuỳ từng trường hợp, toà án xác định ngày chết của người đó trong bản án hoặc quyết định của toà án. Nếu không xác định ngày người đã chết trong bản án hoặc quyết định của toà án thì ngày chết là ngày bản án hoặc quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật. Thông thường, đối với người biệt tích trong các tai nạn, thảm họa, thiên tai thì ngày chết là ngày xảy ra thảm họa, thiên tai đó. II. NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN 1. Khái niệm năng lực hành vi dân sự của cá nhân Tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hoàn thiện, độc lập khi họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, ngoài năng lực pháp luật dân sự vốn là thuộc tính được pháp luật ghi nhận cho mọi cá nhân. "Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của 14
  • 15. mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự" - Điều 17 BLDS. Nếu năng lực pháp luật dân sự là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chính chủ thể để tạo ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Ngoài ra, năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng lực tự chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự. Cùng với năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự là thuộc tính của cá nhân, tạo thành tư cách chủ thể độc lập của cá nhân trong các quan hệ dân sự. 2. Mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân Nếu pháp luật quy định năng lực pháp luật của mọi cá nhân là như nhau thì lại xác định năng lực hành vi của cá nhân không giống nhau. Những cá nhân khác nhau có nhận thức khác nhau về hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Việc nhận thức và làm chủ hành vi của cá nhân phụ thuộc vào ý chí và lí trí của cá nhân đó, phụ thuộc vào khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của chính họ. Căn cứ vào khả năng của cá nhân về nhận thức và điều khiển được hành vi và hậu quả của hành vi, pháp luật phân biệt mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Tuy nhiên khó có tiêu chí để xác định khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của cá nhân, do đó độ tuổi của cá nhân được xem là tiêu chí chung nhất để phân biệt mức độ năng lực hành vi của cá nhân. a. Năng lực hành vi đầy đủ Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định độ tuổi tối đa của những người có năng lực pháp luật dân sự đầy đủ. Những người này có đầy đủ tư cách chủ thể, toàn quyền tham gia vào quan hệ dân sự với tư cách là chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên được suy đoán là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Họ chỉ bị mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi khi có quyết định của toà án về việc hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì nữ từ 18 tuổi (17 tuổi 1 ngày) trở lên có quyền kết hôn nhưng theo quy định này thì nữ đủ tuổi kết hôn vẫn có thể chưa có đầy đủ năng lực hành vi. b. Năng lực hành vi một phần Người có năng lực hành vi một phần (không đầy đủ) là những người chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy định. "Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác ". "Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có tài sản riêng đủ để thực hiện nghĩa vụ được xác lập, thực hiện giao dịch và phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản họ có, trừ trường hợp pháp luật quy định khác" (Điều 20 BLDS). Như vậy, cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi là những người có năng lực hành vi dân sự một phần. Họ có thể bằng hành vi của mình tạo ra quyền và phải chịu những nghĩa vụ khi tham gia các giao dịch để thoả mãn những nhu cầu thiết yếu hàng ngày phù hợp 15
  • 16. với lứa tuổi. Tuy pháp luật không quy định những giao dịch nào là giao dịch "phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày" và "phù hợp với lứa tuổi" nhưng có thể hiểu đó là những giao dịch có giá trị nhỏ, phục vụ những nhu cầu học tập, vui chơi trong cuộc sống được người đại diện của họ cho phép thực hiện mà không cần sự đồng ý trực tiếp của người đại diện (mua dụng cụ học tập, ăn quà, vui chơi giải trí...). Người đại diện của những cá nhân ở lứa tuổi này có thể yêu cầu tuyên bố những giao dịch do người chưa thành niên thực hiện mà không có sự đồng ý của họ là vô hiệu và toà án xem xét trong những trường hợp cụ thể để chấp nhận yêu cầu đó theo quy định tại Điều 130 BLDS. Nếu những người đại diện không yêu cầu toà án xem xét tính hiệu lực của những giao dịch này thì những giao dịch đó mặc nhiên được coi là có hiệu lực. Những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi tài sản riêng mà họ có và không cần sự đồng ý của người đại diện. Trong trường hợp pháp luật có quy định về sự đồng ý của người đại diện thì áp dụng tương tự như trường hợp vị thành niên nói chung (như di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, việc định đoạt tài sản là nhà ở và đất đai...). c. Không có năng lực hành vi Người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Mọi giao dịch của những người này đều do người đại diện xác lập và thực hiện. Họ chưa bao giờ có năng lực hành vi bởi chưa đủ ý chí cũng như lí trí để hiểu được hành vi và hậu quả của những hành vi đó. d. Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự Khái niệm "mất" thông thường được hiểu là đang tồn tại, đang có một hiện tượng, một sự vật nhưng sau đó không còn hiện tượng, sự vật đó nữa. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân cũng là thuộc tính nhân thân của cá nhân và đầy đủ khi cá nhân đến tuổi thành niên. Thông thường, năng lực hành vi của cá nhân chấm dứt cùng với sự chấm dứt của năng lực pháp luật của cá nhân đó (chết hoặc toà án tuyên bố là đã chết). Tuy nhiên, người thành niên có thể bị tuyên bố mất năng lực hành vi khi có những điều kiện, với những trình tự, thủ tục nhất định. Nếu cá nhân bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được các hành vi của mình thì bị coi là mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22 BLDS). Trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền, toà án có thể tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Mọi giao dịch dân sự của những người này do người đại diện của họ xác lập, thực hiện. Trong trường hợp vì những nguyên nhân mà do đó, họ bị tuyên bố là mất năng lực hành vi nhưng nay không còn tồn tại nữa thì họ hoặc những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu toà án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi. Tuy nhiên, giải quyết việc này theo chính yêu cầu của người đó sẽ bị vướng mắc về tố tụng. Theo quy định khi họ mất năng lực hành vi dân sự thì cũng sẽ mất năng lực hành vi tố tụng, họ không thể tự khởi kiện hoặc yêu cầu toà án mà phải thông qua hành vi của người có năng lực hành vi tố tụng dân sự, vì vậy, BLTTDS cần giải quyết vướng mắc này. Năng lực hành vi của người đã thành niên có thể bị hạn chế trên cơ sở những điều kiện và thủ tục được quy định tại Điều 25 BLDS. Năng lực hành vi của người thành niên bị hạn chế khác với năng lực hành vi một phần của người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi mặc dù về hình thức có vẻ giống nhau. Năng lực hành vi của người từ đủ 6 16
  • 17. tuổi đến dưới 18 tuổi mặc nhiên được công nhận là năng lực hành vi đầy đủ khi đạt độ tuổi nhất định còn việc hạn chế năng lực hành vi phải thông qua toà án theo trình tự tố tụng dân sự và được áp dụng với những người nghiện ma túy và các chất kích thích dẫn đến hậu quả phá tán tài sản của gia đình. Nghiện ma túy và các chất kích thích khác phải là nguyên nhân dẫn đến phá tán tài sản của gia đình và việc yêu cầu toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi không chỉ thuộc những người có quyền, lợi ích liên quan mà quan trọng hơn là các cơ quan hoặc tổ chức hữu quan cũng có quyền yêu cầu toà án , điều này tạo điều kiện tốt hơn để quy định này được thực thi về mặt thực tế mà không chỉ về pháp lí. Căn cứ vào tình trạng thực tế và theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan, tổ chức hữu quan, toà án có thể ra quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. Việc tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự dẫn đến những hậu quả pháp lí nhất định, tư cách chủ thể của những người này như những người có năng lực hành vi dân sự một phần. III. GIÁM HỘ 1. Khái niệm Giám hộ là chế định mang tính tổng hợp của nhiều ngành luật. Các quy định của giám hộ trước tiên được quy định như là một chế định của Luật hôn nhân và gia đình (Giám hộ giữa các thành viên trong gia đình - Chương IX Luật hôn nhân và gia đình 2000) liên quan đến việc "chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên" (Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình) mà vì nhiều nguyên nhân khách quan không có sự chăm sóc của cha, mẹ. Điều này được xác định lại ở điểm a khoản 2 Điều 59 BLDS. Người chưa thành niên không còn cha, mẹ; cha, mẹ mất năng lực hành vi hay bị hạn chế năng lực hành vi, bị hạn chế quyền của cha, mẹ; cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc. Ngoài ra, chế định giám hộ điều chỉnh các quan hệ với mục đích nhằm khắc phục tình trạng không tương đồng giữa sự bình đẳng về năng lực pháp luật với không bình đẳng về năng lực hành vi dân sự của những người có năng lực hành vi một phần, những người không có năng lực hành vi, bị mất năng lực hành vi. Những quy định của chế định này xác định việc quản lí tài sản, thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản của người được giám hộ. Ngoài ra, chế định giám hộ còn có những quy định mang tính hành chính như các quan hệ về cử người giám hộ, giám sát việc giám hộ... Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ (Điều 59 BLDS). Như vậy, giám hộ là chế định nhằm khắc phục tình trạng của 17
  • 18. người có năng lực pháp luật dân sự nhưng không thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện được quyền, nghĩa vụ của họ vì họ là những người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc bị hạn chế năng lực hành vi. 2. Người được giám hộ Theo quy định tại Điều 59 BLDS năm 2005 thì người được giám hộ bao gồm: - Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu; - Người mất năng lực hành vi dân sự; người chưa đủ mười lăm tuổi không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó. Theo quy định này thì những người giám hộ có thể phân chia thành các nhóm sau: - Những người bắt buộc phải có người giám hộ bao gồm: người mất năng lực hành vi dân sự; người dưới 15 tuổi không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị toà án hạn chế quyền của cha, mẹ. - Người được giám hộ theo yêu cầu của cha, mẹ khi cha mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên. - Những người từ 15 đến dưới 18 tuổi không bắt buộc phải có người giám hộ nếu họ phát triển bình thường về thể chất. 3. Người giám hộ Trong chế định giám hộ không đề cập tư cách giám hộ của cha, mẹ với con chưa thành niên nhưng có thể suy đoán mặc nhiên vai trò của cha, mẹ đối với các con với tư cách là người đại điện đương nhiên cho con chưa thành niên. Các quy định về giám hộ đối với người chưa thành niên chỉ được áp dụng khi không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều bị mất năng lực hành vi, bị hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc không có điều kiện để chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó. Theo quy định của pháp luật, hai hình thức giám hộ là giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử. Giám hộ đương nhiên là hình thức giám hộ do pháp luật quy định, người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân. Quan hệ giám hộ dạng này được xác định bằng các quy định về người giám hộ, người được giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ và tài sản của họ. Giám hộ được cử là hình thức cử người giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định, cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có thể trở thành người giám hộ được cử. Một người có thể giám hộ cho nhiều người nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 62 hoặc khoản 3 Điều 63 BLDS. Người giám hộ có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử làm người giám hộ. Pháp luật không quy định điều kiện của cơ quan, tổ chức khi làm giám hộ phải là cơ quan tổ chức nào nhưng có thể suy đoán bất cứ cơ quan, tổ chức hợp pháp nào cũng đều có thể là người giám hộ. 18
  • 19. Cá nhân là người giám hộ phải có các điều kiện được quy định ở Điều 61 BLDS. Các điều kiện đó là: người có năng lực hành vi đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác; có điều kiện cần thiết bảo đảm việc giám hộ. Tuy điều luật này không quy định rõ điều kiện cần thiết này là gì nhưng có thể hiểu đó là điều kiện kinh tế và điều kiện thực tế khác (sinh sống cùng nơi cư trú hoặc cho người được giám hộ cùng cư trú, sinh sống với mình hoặc có thể thường xuyên giám sát, quản lí được người được giám hộ). 4. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ Giám hộ là chế định nhằm bảo vệ quyền lợi của người không có năng lực hành vi, chưa đầy đủ năng lực hành vi. Bởi vậy, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ được quy định cũng nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của họ. Nghĩa vụ của người giám hộ được quy định tại các Điều 65, 66, 67 BLDS, theo quy định tại những điều luật này, người giám hộ có các quyền và nghĩa vụ sau: * Nghĩa vụ của người giám hộ: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Việc bảo vệ này được tiến hành thay cho người được giám hộ trong việc quản lí tài sản, tự mình hoặc giám sát người được giám hộ trong việc sử dụng và định đoạt tài sản vì lợi ích người được giám hộ sao cho hiệu quả nhất. Thực hiện các hành vi trên thực tế cũng như pháp lí nhằm bảo vệ các quyền nhân thân, quyền tài sản của người được giám hộ. Yêu cầu người khác trả lại tài sản, thực hiện các nghĩa vụ cho người được giám hộ. - Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ là người dưới 15 tuổi; chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự. - Quản lí tài sản của người được giám hộ: Người giám hộ có trách nhiệm quản lí tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; có trách nhiệm bảo quản, gìn giữ tài sản, không làm hư hỏng, mất mát tài sản của người được giám hộ; không được cho, tặng tài sản của người được giám hộ, chỉ được sử dụng, định đoạt tài sản vì lợi ích của người được giám hộ; đối với những giao dịch có giá trị lớn thì phải được sự đồng ý của của người giám sát việc giám hộ. Nhằm ngăn chặn sự lạm quyền của người giám hộ, pháp luật quy định những giao dịch dân sự của người giám hộ với người được giám hộ liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu. Bởi người giám hộ là người đại diện cho người được giám hộ cho nên những giao dịch này có sự "hỗn nhập" tư cách chủ thể trong một quan hệ. Cùng một cá nhân nhưng đứng về hai phía trong cùng một giao dịch dễ dàng dẫn đến sự lạm quyền của người giám hộ. - Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự: Đại diện cho người được giám hộ không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền của người giám hộ. Trừ những giao dịch mà người từ đủ 6 tuổi đến 18 tuổi có thể tự mình thực hiện theo quy định tại Điều 20 BLDS. Người giám hộ là đại diện cho người được giám hộ trong các quan hệ pháp luật nội dung cũng như tố tụng. Tư cách đại diện của người giám hộ được thực hiện dưới hai hình thức sau: 19
  • 20. - Đối với người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi có năng lực hành vi một phần, người giám hộ với tư cách là người đại diện kiểm soát việc thực hiện các giao dịch do người được giám hộ thực hiện dưới hình thức "đồng ý" - đồng ý việc thực hiện giao dịch cũng như nội dung của giao dịch đó. Thời điểm đồng ý không có ý nghĩa quyết định. Nếu người được giám hộ đã thực hiện giao dịch không có sự đồng ý của người được giám hộ thì với tư cách là người đại diện, họ có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định tại Điều 130, 133 BLDS. Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. - Đối với người chưa có năng lực hành vi, mất năng lực hành vi thì với tư cách là người đại diện, người giám hộ tự mình thực hiện các giao dịch vì lợi ích của người được giám hộ. Người giám hộ cho người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục; bảo đảm điều trị, chữa bệnh cho người được giám hộ. Việc chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho người được giám hộ được thực hiện theo khả năng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của người giám hộ. * Quyền của người giám hộ: Người giám hộ có các quyền được quy định tại Điều 67 BLDS, ngoài ra, có thể có các quyền khác được quy định trong văn bản cử giám hộ (Điều 64 BLDS). Các quyền của người giám hộ được quy định nhằm thực hiện các mục đích của việc giám hộ là chăm sóc, chữa bệnh và bảo vệ quyền lợi của người được giám hộ. Vì vậy, người giám hộ có quyền sử dụng tài sản, định đoạt tài sản của người được giám hộ cho những hoạt động cần thiết thường ngày của người được giám hộ; được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lí tài sản; dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại do các hành vi của người được giám hộ gây ra. Ngoài ra, họ còn thực hiện các hành vi pháp lí thay mặt người được giám hộ trong việc tạo lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người được giám hộ. * Người giám hộ có thể bị thay đổi nếu người giám hộ không còn đủ các điều kiện để làm người giám hộ; người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị toà án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động; người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ; người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ. Trong trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người được pháp luật quy định là người giám hộ đương nhiên khác tuần tự thay thế; nếu không có người giám hộ đương nhiên thì việc cử người giám hộ được thực hiện theo quy định như giám hộ được cử. IV. NƠI CƯ TRÚ CỦA CÁ NHÂN Quyền tự do đi lại và lựa chọn nơi cư trú trên lãnh thổ Việt Nam là một quyền quan trọng của cá nhân được Hiến pháp năm 1992 ghi nhận. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống; nếu không xác định được nơi người đó thường xuyên sinh sống thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống. Nơi cư trú của người chưa thành niên, người được giám hộ là nơi cư trú của cha, mẹ, của người được giám hộ. Nếu cha mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của con chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. Tuy nhiên, người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác nếu được cha mẹ hoặc 20
  • 21. người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Vợ chồng có thể có nơi cứ trú khác nhau nếu có thoả thuận (Điều 53, 54, 55 BLDS). Một số người do hoàn cảnh đặc biệt về nghề nghiệp có thể không có nơi ở nhất định, vì vậy Điều 56,57 BLDS xác định nơi cư trú của những người này. Nơi cư trú của quân nhân là nơi đơn vị đó đóng quân; đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp nơi cư trú là nơi đóng quân nếu không xác định được nơi thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng kí tàu, thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 53 của BLDS. Nơi cư trú được xác định theo đơn vị hành chính (xã, phường; quận, huyện; tỉnh). Việc xác định nơi cư trú của cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện và bảo vệ quyền của cá nhân, bảo đảm sự ổn định các quan hệ dân sự và sự quản lí về mặt nhà nước đối với cá nhân. Nơi cư trú là nơi thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự, nơi mở thừa kế khi công dân chết, nơi xác định cá nhân là đã chết hoặc mất tích, nơi tống đạt các giấy tờ, nơi toà án có thẩm quyền giải quyết các vụ kiện dân sự mà cá nhân là bị đơn (thẩm quyền quản hạt của toà án). Nơi cư trú của công dân không đồng nghĩa với nơi làm việc của cá nhân. Nơi làm việc của cá nhân là nơi thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng lao động nhưng có thể nơi cư trú trùng với nơi làm việc. Nơi cư trú của cá nhân thông thường là nơi ở của cá nhân đó nhưng do những hoàn cảnh đặc biệt nơi cư trú có thể khác nơi ở (Điều 56, Điều 57 BLDS). C. PHÁP NHÂN - CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ I. KHÁI NIỆM PHÁP NHÂN 1. Khái niệm Ngoài cá nhân tham gia vào các quan hệ dân sự còn có các cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác. Để các tổ chức tham gia vào các quan hệ dân sự với tư cách là một chủ thể riêng biệt trong các quan hệ xã hội nói chung, các quan hệ pháp luật nói riêng các tổ chức này phải có các điều kiện do pháp luật quy định. Pháp luật dân sự đưa ra khái niệm pháp nhân nhằm phân biệt với thể nhân (tự nhiên nhân) là những cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật. Từ thời La Mã cổ đại những phường hội, nhà thờ, xưởng thủ công... đã hình thành và ngày càng mở rộng. Ban đầu, những "tổ chức" này không có tài sản riêng của mình mà tài sản do các thành viên góp lại như một hình thức sở hữu chung theo phần. Trong trường hợp "tổ chức" bị tan rã (do nhiều nguyên nhân khác nhau) tài sản của tổ chức đó được chia trả lại cho các thành viên theo phần mà họ đóng góp vào. Những tổ chức như vậy không thể tham gia như một chủ thể độc lập trong các quan hệ pháp luật. Trong khi đó, người ta nhận thấy có những trường hợp tài sản của tổ chức không của riêng ai như: Nhà hát, nhà thờ, một con tàu... mà của tổ chức đó nói chung. Những tài sản này không của riêng từng người, từng nhóm người mà là của một tổ chức tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên trong các tổ chức đó. Những giao dịch của tổ chức thông qua người đại diện nhưng dưới danh nghĩa của tổ chức chứ không phải của cá 21
  • 22. nhân. Tuy nhiên, khái niệm pháp nhân trong thời cổ đại chưa hình thành. Trong chế độ phong kiến việc phân chia lao động tiếp tục phát triển và hình thành ngày càng nhiều những tổ chức như vậy. Đã bắt đầu xuất hiện những công ti khai thác thuộc địa trên lãnh thổ của các nước thuộc châu Á, Phi, Mĩ - La tinh. Sản xuất hàng hóa chế ngự trong thời kì tư bản chủ nghĩa. Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, vấn đề củng cố địa vị các tổ chức kinh tế bằng phương tiện pháp lí để các tổ chức này tham gia vào các quan hệ dân sự và thương mại là nhu cầu cấp thiết với các loại hình tổ chức khác nhau và cũng là phương tiện cạnh tranh giữa các nhà tư bản với nhau trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Khái niệm pháp nhân được hình thành và phát triển ở thời kì này. Tuy vậy, không có một định nghĩa chung về pháp nhân ở bất cứ pháp luật của một nước nào, mặc dù ngày nay pháp luật công nhận sự tồn tại của pháp nhân là chủ thể của luật dân sự, luật thương mại. Pháp luật ở các nước chỉ dừng lại ở việc quy định các dấu hiệu của pháp nhân. Những dấu hiệu của một tổ chức có tư cách pháp nhân được xác định như sau: - Sự tồn tại độc lập của pháp nhân mà không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên trong pháp nhân đó. Vì vậy, pháp nhân được được coi là "cá thể riêng biệt", có ý chí riêng, có "đời sống" riêng, không trùng hợp với ý chí và đời sống của thành viên pháp nhân đó. - Có tài sản riêng, độc lập với tài sản của các thành viên của nó; - Có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản và thực hiện những hành vi pháp lí nhân danh mình; - Có quyền làm nguyên đơn, bị đơn trước toà án; - Trách nhiệm độc lập về tài sản. Chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho nên. sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu khi mà quy luật giá trị tiền - hàng vẫn tồn tại. Việc các tổ chức (đặc biệt các tổ chức kinh tế của Nhà nước) tham gia vào giao lưu dân sự với tư cách chủ thể của các quan hệ pháp luật rất cần thiết cho quá trình sản xuất và trao đổi. Hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường cho dù có sự quản lí của Nhà nước vẫn cần thiết phải có sự tồn tại những tổ chức sản xuất kinh doanh là những chủ thể độc lập trong các quan hệ pháp luật nói chung, quan hệ pháp luật dân sự nói riêng. Khái niệm pháp nhân trong các văn bản pháp luật trước đây của Nhà nước ta được đề cập ở dạng mô tả các dấu hiệu của pháp nhân như Thông tư số 525 ngày 26/3/1975 của Trọng tài kinh tế, Nghị định số 17 ngày 16/01/1990 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 01/7/1991. Các dấu hiệu (điều kiện) được quy định ở Thông tư số 525 và Nghị định số 17 đặc trưng cho các pháp nhân là các tổ chức kinh tế trong điều kiện kế hoạch hóa nền sản xuất, Pháp lệnh hợp đồng dân sự mô tả các dấu hiệu của pháp nhân có tính chất chung và bao quát các pháp nhân ở mọi dạng, thể loại. Điều 84 BLDS mô tả các dấu hiệu (điều kiện) của một tổ chức có tư cách pháp nhân là: 22
  • 23. - Được thành lập một cách hợp pháp; - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; - Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; - Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Qua các văn bản pháp luật đã ban hành và tính chất chủ thể trong các quan hệ dân sự, kinh tế có thể đưa ra khái niệm pháp nhân như sau: Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. 2. Các điều kiện của pháp nhân Các điều kiện của pháp nhân là các dấu hiệu để công nhận một tổ chức có tư cách là chủ thể của quan hệ dân sự. Các điều kiện của pháp nhân được xác định tại Điều 84 BLDS. a. Được thành lập một cách hợp pháp Một tổ chức được coi là hợp pháp nếu có mục đích, nhiệm vụ hợp pháp và được thành lập hợp pháp theo trình tự và thủ tục do luật định. Tổ chức hợp pháp được Nhà nước công nhận dưới các dạng: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng kí hoặc công nhận. Nhà nước bằng các quy định về thẩm quyền ra quyết định thành lập, trình tự, thủ tục thành lập, điều kiện thành lập các tổ chức chi phối đến các tổ chức tồn tại trong xã hội. Việc công nhận sự tồn tại một tổ chức phụ thuộc vào hoạt động của tổ chức đó có phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị hay không. Một khi sự tồn tại của một tổ chức (không chỉ là tổ chức chính trị) có nguy cơ đến tồn tại của nền tảng xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích của giai cấp thống trị thì Nhà nước không cho phép nó tồn tại. Bởi vậy, chỉ những tổ chức hợp pháp được Nhà nước công nhận sự tồn tại mới có thể trở thành chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Trong thực tiễn mỗi pháp nhân được thành lập theo một trình tự riêng phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của pháp nhân đó (quyết định thành lập, cho phép, công nhận). b. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ Trước tiên, tổ chức là một tập thể người được sắp xếp dưới một hình thái nào đó (doanh nghiệp, công ti, bệnh viện, trường học, hợp tác xã...) phù hợp với chức năng và lĩnh vực hoạt động, bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động của loại hình tổ chức đó. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ nhằm biến một tập thể người thành một thể thống nhất (một chủ thể) có khả năng thực hiện có hiệu quả nhất nhiệm vụ của tổ chức đó đặt ra khi thành lập. Việc chọn lựa hình thức tổ chức như thế nào căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của tổ chức đó, căn cứ vào cách thức góp vốn thành tài sản của tổ chức. Ngoài ra có thể còn do tính chất, truyền thống về loại hình tổ chức và cả loại tên gọi của các tổ chức đó. Thống nhất về tổ chức được quy định trong quyết định thành lập, trong điều lệ mẫu, trong các văn bản pháp luật, trong điều lệ của từng loại tổ chức hay từng tổ chức đơn lẻ. Pháp nhân phải là một tổ chức độc lập. Một tổ chức độc lập hoàn toàn theo nghĩa rộng không tồn tại trên thực tế mà bất kì một tổ chức nào cũng bị chi phối theo dạng này hay dạng khác của cá nhân trong tổ chức đó, của các tổ chức khác và của Nhà nước. Sự độc 23
  • 24. lập của tổ chức được coi là pháp nhân chỉ giới hạn trong quan hệ dân sự, kinh tế, lao động với các chủ thể khác. Trong các lĩnh vực này tổ chức không bị chi phối bởi các chủ thể khác khi quyết định các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của tổ chức đó trong phạm vi điều lệ, quyết định thành lập và các quy định của pháp luật đối với tổ chức đó. Pháp nhân có ý chí riêng và hành động theo ý chí của mình, chỉ với sự độc lập mà pháp luật thừa nhận thì một tổ chức mới có thể trở thành một chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Sự tồn tại độc lập của tổ chức còn thể hiện ở chỗ nó không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên của pháp nhân (kể cả cơ quan pháp nhân). Có rất nhiều tổ chức thống nhất nhưng không độc lập như các phòng, ban, khoa... trong các trường học, các tổ chức là một bộ phận của pháp nhân. c. Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó Để một tổ chức tham gia vào các quan hệ tài sản với tư cách là chủ thể độc lập thì tổ chức đó phải có tài sản riêng của mình - tài sản độc lập. Tài sản riêng của pháp nhân không chỉ là tài sản thuộc sở hữu của pháp nhân (như đối với các công ti, các hợp tác xã dù nguồn vốn hình thành có thể khác nhau...) mà có thể được Nhà nước giao cho tổ chức được quyền quản lí của pháp nhân đó. Tài sản của pháp nhân độc lập với tài sản của cá nhân - thành viên của pháp nhân, độc lập với cơ quan cấp trên của pháp nhân và các tổ chức khác. Tài sản độc lập của pháp nhân là tài sản thuộc quyền của pháp nhân đó, do pháp nhân chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong phạm vi nhiệm vụ và phù hợp với mục đích của pháp nhân. Tài sản của pháp nhân thể hiện dưới dạng vốn, các tư liệu sản xuất và các loại tài sản khác phù hợp với từng loại pháp nhân. Tài sản của pháp nhân được hình thành trên những cơ sở khác nhau dưới dạng được Nhà nước giao để thực hiện chức năng (các pháp nhân là lực lượng vũ trang) được giao theo pháp luật về doanh nghiệp nhà nước; được chuyển giao quyền sở hữu cho các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; từ nguồn vốn đóng góp của các thành viên; từ hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp... Tài sản của pháp nhân có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc thuộc hình thức sở hữu hỗn hợp hoặc các hình thức sở hữu khác nhưng các pháp nhân thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt như một chủ sở hữu trong khuôn khổ điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân ghi nhận. Trên cơ sở có tài sản riêng, pháp nhân phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình. Pháp nhân tham gia vào các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân như một chủ thể độc lập, và phải chịu trách nhiệm về những hành vi được coi là "hành vi của pháp nhân". Cơ quan cấp trên không chịu trách nhiệm thay hoặc trách nhiệm bổ sung cho pháp nhân. Pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho cơ quan quản lí cấp trên của pháp nhân hoặc cho thành viên của pháp nhân. Các thành viên của pháp nhân không phải dùng tài sản riêng của mình để thực hiện các nghĩa vụ của pháp nhân. Trách nhiệm của pháp nhân thuộc dạng trách nhiệm "hữu hạn" trong phạm vi tài sản riêng của pháp nhân. Độc lập về tài sản và chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của pháp nhân là tiền đề vật chất để một tổ chức tham gia vào quan hệ dân sự như là một chủ thể độc lập. d. Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là nguyên đơn, bị đơn trước toà án Với tư cách là một chủ thể độc lập, pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật với 24