Diese Präsentation wurde erfolgreich gemeldet.
Die SlideShare-Präsentation wird heruntergeladen. ×
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
15 Điều Phật Quy MỤC LỤC
1
MỤC LỤC
15 ĐIỀU PHẬT QUY
 LỜI GIỚI THIỆU ........................................................
10 Điều Đại Nguyện MỤC LỤC
2
10 ĐIỀU ĐẠI NGUYỆN
 THANH TÂM BẢO THỦ................................................96
 (N...
15 Điều Phật Quy LỜI GIỚI THIỆU
3
LỜI GIỚI THIỆU
Ơn của Trời Đất không nơi nào không được ban bố.
Từ bi của Tiên Phật thực...
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Wird geladen in …3
×

Hier ansehen

1 von 133 Anzeige

15 Điều Phật Quy

Herunterladen, um offline zu lesen

15 điều phật quy lễ tiết là kim chỉ nan tu đạo của các đệ tử bạch dương kì. Hán Chung Ly Đại Tiên có nói: “Đừng xem thường 15
điều Phật quy, đây là bậc thang tốt nhất nếu như chiếu
theo mà hành thì thành Phật có dư.”

15 điều phật quy lễ tiết là kim chỉ nan tu đạo của các đệ tử bạch dương kì. Hán Chung Ly Đại Tiên có nói: “Đừng xem thường 15
điều Phật quy, đây là bậc thang tốt nhất nếu như chiếu
theo mà hành thì thành Phật có dư.”

Anzeige
Anzeige

Weitere Verwandte Inhalte

Diashows für Sie (20)

Ähnlich wie 15 Điều Phật Quy (20)

Anzeige

Weitere von Phát Nhất Tuệ Viên (14)

15 Điều Phật Quy

  1. 1. 15 Điều Phật Quy MỤC LỤC 1 MỤC LỤC 15 ĐIỀU PHẬT QUY  LỜI GIỚI THIỆU ........................................................03  TÔN KÍNH TIÊN PHẬT................................................05  TUÂN TIỀN ĐỀ HẬU....................................................13  TỀ TRANG TRUNG CHÍNH ..........................................19  TUÂN QUY ĐẠO CỦ ....................................................25  TRÁCH NHIỆM PHỤ KHỞI..........................................32  TRỌNG THÁNH KHINH PHÀM....................................39  KHIÊM CUNG HÒA ÁI.................................................44  VẬT KHÍ THÁNH HUẤN ..............................................50  MẠC TRƯỚC HÌNH TƯỚNG ........................................55  THỦ TỤC TẤT THANH .................................................62  XUẤT CÁO PHẢN DIỆN...............................................67  BẤT LOẠN HỆ THỐNG ................................................72  ÁI TÍCH CÔNG VẬT ....................................................77  HOẠT BÁT ỨNG SỰ.....................................................82  CẨN NGÔN THẬN HÀNH.............................................87
  2. 2. 10 Điều Đại Nguyện MỤC LỤC 2 10 ĐIỀU ĐẠI NGUYỆN  THANH TÂM BẢO THỦ................................................96  (NAM) THỰC TÂM SÁM HỐI.......................................100  (NỮ) THỰC TÂM TU LUYỆN........................................100  HƯ TÂM GIẢ Ý............................................................104  THỐI RÚT BẤT TIỀN...................................................109  KHI SƯ DIỆT TỔ.........................................................113  MIỄU THỊ TIỀN NHÂN................................................117  BẤT TUÂN PHẬT QUY.................................................121  TIẾT LỘ THIÊN CƠ .....................................................124  NẶC ĐẠO BẤT HIỆN ...................................................127  (NAM) BẤT LƯỢNG LỰC NHI VI.................................132  (NỮ) BẤT THÀNH TÂM TU LUYỆN GIẢ.......................132
  3. 3. 15 Điều Phật Quy LỜI GIỚI THIỆU 3 LỜI GIỚI THIỆU Ơn của Trời Đất không nơi nào không được ban bố. Từ bi của Tiên Phật thực sự có thể cảm nhận được, khó mà báo đáp được. Cảm tạ HOÀNG THIÊN từ bi, cảm tạ lòng ái từ của Tiên Phật. Vì sợ chúng sanh thời mạt hậu này căn cơ thấp kém, khó tu được trở về trời. Cho nên nhiều lần lâm đàn, vẫn đem chân ý của 15 điều Phật Quy trình bày lại. Lần thứ nhất là ở Thái Lan, Liên Hoa Phật đường, vào ngày 12 tháng 7 năm 1997, lúc tiết ôn tập lại 3 ngày pháp hội, Hán Chung Ly Đại Tiên từ bi lâm đàn tường thuật. Lần thứ 2 vào ngày 5 tháng 12 cùng năm tại Malaysia, Chánh Nghĩa Phật đường, lúc mở lớp Phật quy, Hoạt Phật Ân Sư lâm đàn thuật lại lần nữa. Vào ngày 28 tháng 2 năm 1998 (Âm lịch mùng 2 tháng 2), ngày Thánh đản của Tế Công Hoạt Phật, tại Đài Bắc, Nhân Đức Phật đường, Hoạt Phật Ân Sư lại một lần nữa lâm 15 ĐIỀU PHẬT QUY
  4. 4. 15 Điều Phật Quy LỜI GIỚI THIỆU 4 đàn độ hóa, cũng đem hàm ý của 15 điều Phật quy bổ sung thêm và giảng rõ hơn, càng được hoàn thiện. Hán Chung Ly Đại Tiên có nói: “Đừng xem thường 15 điều Phật quy, đây là bậc thang tốt nhất nếu như chiếu theo mà hành thì thành Phật có dư.” Nay tập hợp lại ý nghĩa trọng yếu của ba thiên huấn văn trên, hy vọng mỗi một vị Tiền Hiền có tâm tu Đạo bàn Đạo, đều có thể thâm hiểu chân nghĩa 15 điều Phật Quy này, đồng thời vĩnh viễn cảm ơn Thiên Ân và báo đáp Thiên Ân !
  5. 5. 15 Điều Phật Quy TÔN KÍNH TIÊN PHẬT 5 Các con tôn kính Tiên Phật, không những chỉ là tôn kính Tiên Phật nhìn thấy bên ngoài, mà còn phải tôn kính vị Tiên Phật ở trong lòng mình nữa. Các trò đều rất tôn kính Tiên Phật trong Phật đường, nhưng còn vị tự tánh Phật trong lòng thì sao? Trò có tôn kính không? Có thật sự kính trọng không? Các trò nếu có chút chuyện thì luôn luôn nghĩ đến cầu xin Tiên Phật, có bao giờ nghĩ đến cầu cứu ở bản thân mình, vị tự tánh Phật đó không? Phật nói: “Tức tâm tức Phật” “Tâm tức thị Phật”, vậy thật sự Phật tại đâu đây? Thật ra Phật tại trong tâm các con! Chỉ là các con làm tất cả mọi việc đều không rời tự tánh, ngoài không trái với Phật hành, mọi việc đều hợp với thiên lý tất cả không trái với lương tâm, như thế mới thật sự là tôn kính Tiên Phật! Cũng như Phục Thánh Nhan Hồi đắc được nhất chỉ điểm thì “quyền quyền phục ưng”, quyền quyền phục ưng thành tâm bảo thủ đó mới chính là tôn kính Tiên Phật ở bản thân mình. Vì sao Nhan Hồi phải “quyền quyền phục ưng” như vậy? Tại vì ông ta biết được cuộc sống của con người rất ngắn ngủi, việc đời thật vô thường, cho nên 1. TÔN KÍNH TIÊN PHẬT (Đạo Tế Thiên Tôn Từ Huấn)
  6. 6. 15 Điều Phật Quy TÔN KÍNH TIÊN PHẬT 6 ông ta muốn nắm lấy cơ hội đi hành thiện, đi tích đức, tranh thủ cơ hội đi hành công đi lập đức. Nhan Phu Tử rất thông minh, ông biết con người khó sống tới trăm tuổi, cho nên không hướng ngoài tu, không hướng nhìn bên ngoài, chỉ hết lòng hướng về nội tâm để tu tự tánh Phật của mình, chuyên tâm chuyên ý sửa đi thói hư tật xấu, cho nên mới có thể tu đến cảnh giới “bất thiên nộ, bất nhị quá”, 32 tuổi đã trở thành Thánh nhân kiệt xuất, nếu như không phải hướng vào nội tâm tu, tôn kính tự tánh Phật thì có thể thành tựu như thế không? Tăng Phu tử cũng tu hành như nhau, đã từng nói qua: “Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: Vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dĩ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền nhi bất tập hồ?”, tức là mỗi ngày phản tỉnh: Tôi làm việc cho người ta đã tận tâm tận lực không? Giao tiếp với bạn bè có chân thật hoặc thất tín không? Những gì Thầy dạy mình có nỗ lực chăm chỉ học tập và ôn lại không? Hai người đều để việc tu đi đầu, ngưng trên phương diện một người hướng bên trong, một người hướng ra bên ngoài, chỉ có một sai biệt nho nhỏ mà sau này thành tựu tự nhiên có cao có thấp khác biệt hẳn. Nếu như các vị hướng nội tu, lấy cái tự tánh Phật làm chủ, thì thứ bậc tự nhiên sẽ cao. Nếu như hướng ngoại tu, chú trọng về
  7. 7. 15 Điều Phật Quy TÔN KÍNH TIÊN PHẬT 7 ngoại tướng, thì tầng thứ tự nhiên sẽ thấp. Tuy là thấy sự sai biệt chỉ rất nhỏ, nhưng phải ghi nhớ điều sai biệt rất nhỏ này, cho nên mới nói “sai chi hào li, mậu dĩ Thiên Lý”. Các đồ đệ hãy xem Nhan Phu tử, ngày ngày đêm đêm nghiêm túc chăm chỉ sửa đi thói hư tật xấu, tu tâm tánh, vun bồi nội đức. Vả lại nắm lấy thời cơ hành thiện, hành Đạo, giờ phút nào cũng phải cẩn thận và rất sợ hãi về giới luật như gần vực thẳm, như đi trên băng mỏng, rất sợ mình mất phải sai lầm dù nhỏ như tơ, giờ phút nào cũng hồi quang phản chiếu, dùng cái giác đế làm Thầy, cho nên cái sinh mạng ngắn ngủi đó đã được thành tựu một vị Thánh nhân. Mà Tăng Phu tử cũng tu tâm như vậy, nhưng chú trọng về đãi người và xử thế, là những cái có hình tướng. Cho nên thành tựu Thánh nhân có cao thấp, rốt cuộc là chỉ khác nhau có một chút. Vì vậy các vị phải biết nắm bắt lấy cơ hội tốt nhất, ở Tam Kỳ mạt kiếp này, phải thật tốt tôn kính vị Tiên Phật trong bản thân mình.“Nhị lục thời trung, doãn chấp quyết trung”, cho nên luôn luôn giữ lấy trung Đạo, đồng thời phải nhận lý thật tu.“Đúng với chân lý thì mau chóng đi làm, không đúng thì thối lui”.
  8. 8. 15 Điều Phật Quy TÔN KÍNH TIÊN PHẬT 8 Nếu như tôn kính vị tự tánh Phật của mình đến cực điểm, là lúc tâm của trò quên đi cái bản ngã, cũng tức là lòng trò chỉ có Đạo mà không có tự ngã. Khi đó trò đã đạt tới cảnh giới “không có cái tôi, không có đúng sai”. Vả lại lúc “ thanh tâm quả dục” “hồn nhiên quên đi cái tôi” “chỉ tồn Thiên Tâm” “không tôi không anh” lúc đó cũng là tự tánh Phật của các trò được lộ hiện, đó mới thật sự là Tôn Kính Tiên Phật ! Nhiên Đăng Cổ Phật giáng: Nhiên khởi thánh quang độ chúng sanh Đăng quang chiếu diệu khí doanh doanh Cổ lai tiên cảnh tòng phàm tạo Phật đạo tuân tuân thượng lí đình.
  9. 9. 15 Điều Phật Quy TÔN KÍNH TIÊN PHẬT 9 Tạm dịch Đốt lên ánh sáng thần thánh cứu độ chúng sanh Ánh đèn chiếu sáng rực rỡ tràn ngập khí thanh khiết Từ xưa đến nay cảnh Tiên đều từ phàm tục mà tạo nên Tuân theo Phật Đạo lên lí đình. Lại đề thơ: Tôn hiệu thiên tâm đạo đức hồng Kính thần học thánh dương nho tông Tiên chân cổ lễ phụng hành thủ Phật pháp khởi khai hội tế công. Tạm dịch Tuân theo thiên lí lương tâm coi trọng đạo đức Giữ tấm lòng tôn kính học tập theo tấm gương của thánh hiền Tiên Phật, phát dương nho đạo Tuân thủ và phụng hành theo cổ lễ Phật pháp khởi khai hội tế công.
  10. 10. 15 Điều Phật Quy TÔN KÍNH TIÊN PHẬT 10 Giảng giải về “Tôn Kính Tiên Phật” Con người ở tại thế gian, quan hệ giữa người với người được viên mãn, không có khiếm khuyết là nhờ có Đạo. Cha từ ái với con, con thì hiếu kính với cha mẹ, vợ chồng kính trọng lẫn nhau, anh em thương yêu nhau, giữa bạn bè thì giữ nghĩa khí,… Đều là nhờ sự kính trọng mà sinh ra đạo đức, huống chi đối với Tiên Phật không thể không tôn kính. Vì vậy “Tôn Kính Tiên Phật” được xếp vào bước đầu tiên trong quá trình tu đạo, là lực lượng, tư tưởng tín ngưỡng trọng tâm của người tu đạo, có tín ngưỡng thì trong tâm sẽ tràn đầy sự sùng kính, cung kính. Kính bái Tiên Phật cần từ nội tâm chân thành, sau đó thì noi theo bước đi
  11. 11. 15 Điều Phật Quy TÔN KÍNH TIÊN PHẬT 11 của Tiên Phật. Bên ngoài bái lạy Tiên Phật, nhưng bên trong tâm giả tạo hư ngụy, chỉ cầu Tiên Phật bảo hộ, thì không có tác dụng, đây được coi là thiếu tôn kính Tiên Phật. “Tôn kính Tiên Phật” danh từ tuy một, mà được phân làm hai ý như sau: Một là từ bên trong mà nói, sự tôn kính là được phát ra từ nội tâm, noi theo theo dấu chân của Tiên Phật đã đi lúc còn tại thế mà hành, nghe theo chân lý do Tiên Phật khải thị mà đi làm, không phản bội Thiên lý, đây đều là Tôn Kính Tiên Phật. Người tu đạo nếu như không tồn lương tâm cung cung kính kính đi học đạo, tu thân, nếu như có tâm hư ngụy, thoát lykhỏi trọng tâm tu đạo, cũng không thể gọi là “Tôn Kính Tiên Phật”. Hai là tự tánh đồng với tánh của Tiên Phật, Phật Thích Ca nói đại địa chúng sanh đều có Phật tánh. Tánh của con người và của Tiên Phật đều giống như nhau, tôn trọng tự tánh của chính mình, cũng gọi là tôn kính Tiên Phật, trong lúc nằm ngồi đi đứng, đãi người tiếp vật, đều không rời tác dụng của tự tánh, thì được gọi là “Tôn Kính Tiên Phật”. Trong không rời tự tánh, ngoài không rời Phật hành, mới thật sự là “Tôn Kính Tiên Phật”.
  12. 12. 15 Điều Phật Quy TÔN KÍNH TIÊN PHẬT 12 “Tôn kính Tiên Phật” thật sự, Tiên Phật bên trong chính là lương tính của bản thân mỗi người, làm bất cứ sự việc không thiên không lệch. Tiên Phật ngoài thân, là các vị cổ thánh Tiên Phật đã thành tựu, vì vậy ý nghĩa của “Tôn Kính Tiên Phật” thực sự là chỉ nội thánh ngoại vương. Con Đường Nhân Sinh Để Đạt Đến Cảnh Giới Niết Bàn Con đường của người đi trước đã đi qua là tấm gương tốt nhất để chúng ta soi xét. Người khác có ưu điểm, chúng ta cần noi theo, người khác có khuyết điểm, chúng ta cần sửa đổi. Bỏ đi cái tôi cá nhân hư ngụy, niết bàn lập tức hiện ra. Niết bàn chỉ là danh từ để độ, đã không có chỗ để độ, thì cùng với Phật không khác, không khác tức đồng, đồng tức đạt, người đạt thì gọi là Phật. Chú thích: - Quyền quyền phục ưng: Luôn luôn nắm giữ, giây phút nào cũng không dám để mất đi. - Bất thiên nộ, bất nhị quá: Không giận hờn, không lỗi lần thứ hai.
  13. 13. 15 Điều Phật Quy TUÂN TIỀN ĐỀ HẬU 13 Cái gì gọi là “Tuân Tiền”? Cái gì gọi là “Đề Hậu”? Tiền là chỉ Tiền Hiền, hậu là chỉ Hậu Học. Người như thế nào mới đủ tư cách gọi là Tiền Hiền? Và người như thế nào mới thật sự là Hậu Học? Các đồ đệ, các trò đều nói, người cầu Đạo sớm gọi là Tiền Hiền, hoặc lãnh Thiên Mệnh sớm thì gọi là Tiền Hiền. Và người Dẫn Sư, Bảo Sư, Điểm Truyền Sư của mình đều gọi là Tiền Hiền, có phải không? Các trò chỉ nhận định vẻn vẹn những Tiền Hiền trên Đạo trường có hình tướng bề ngoài đó thôi sao? Các trò có biết rằng người có đức hạnh đủ, có trí tuệ cao, lời nói và việc làm nhất trí với nhau, làm cho mọi người mến phục, đủ để làm gương cho mọi người, đủ tài năng dẫn dắt mọi người thì mới đủ tư cách gọi là Tiền Hiền. Cũng chỉ có như vậy, những Tiền Hiền đó mới đủ tư cách để mọi người tôn kính, mới để cho chúng sinh tự trong đáy lòng thật sự tuân theo! 2. TUÂN TIỀN ĐỀ HẬU (Đạo Tế Thiên Tôn Từ Huấn)
  14. 14. 15 Điều Phật Quy TUÂN TIỀN ĐỀ HẬU 14 Nếu như trò đức hạnh không đủ, trí tuệ không đủ, đã mù còn một mực hướng dẫn chúng sinh cùng mù thì khác chi dắt nhau vào hố lửa, lại làm sao thật sự hướng dẫn chúng sinh trở về Lý Thiên? Trò không thể lãnh đạo chúng sinh trở về Lý thiên, trò có tư cách nào gọi là Tiền Hiền? Đồng thời ai mới thật sự là Hậu Học đây? Có phải là người cầu Đạo sau, hay là lãnh Thiên Mệnh? Hoặc là người được Dẫn Bảo Sư dẫn? Đồ đệ ơi, Thiên thời đã đến lúc mạt hậu rồi, nếu như các trò còn không thể phá bỏ tất cả những hình tướng, trở về thật sự cái tự tánh, cứ chấp vào hình tướng thì chỉ uổng phí mà thôi, nếu như vậy, trò làm sao thật sự được giải thoát? Mà phải thật sự nhận thức được Tự Tánh Lão Mẫu nữa? Đồ đệ ơi, những ai còn đang học Đạo, tu Đạo, bàn Đạo, và những chúng sinh chưa được giải thoát sanh tử luân hồi, tất cả đều là Hậu Học đó thôi! Tất cả còn phải cần đến chân lý của Tiên Phật Bồ Tát chỉ dẫn, thì chúng sinh mới có thể từ mê chuyển ngộ! Này đồ đệ các trò nói, người nào mới thật sự là Tiền Hiền, và người nàomới là Hậu Học đây? Vì thế, cái thật sự là “Tuân Tiền Đề Hậu”, là muốn trò noi theo Thánh Hiền, tôn kính học tập theo những người có Đạo. Đồng thời phải đề tâm hạ khí, giúp đỡ chúng sinh, để mỗi một người có duyên
  15. 15. 15 Điều Phật Quy TUÂN TIỀN ĐỀ HẬU 15 với mình đều được sự dìu dắt giúp đỡ, thật sự được siêu phàm nhập Thánh, thoát khỏi luân hồi! Thậm chí cả trong Phật đường, cầu Đạo sớm hơn mình, lãnh Mệnh sớm hơn mình, cả những vị Tiền Hiền có tư cách hơn mình, nếu như trò hiểu được Đạo lý “Gặp Đạo có trước có sau, nhân duyên có nhanh có chậm”, đồng thời người đó thật tâm tu Đạo, cung kính mọi người, thì làm sao đối với họ lại không tôn không kính, không nghe theo lệnh mà đi làm ư? Còn những vị cầu Đạo sau mình, cần sự dìu dắt giúp đỡ của mình, nếu như mình có lòng từ bi noi theo Tiên Phật thì làm sao trong lòng lại không thương yêu dìu dắt hơn nữa. Cho nên, cái thật sự “Tuân Tiền Đề Hậu”, là muốn chúng ta học tập bỏ đi cái chấp vào bản ngã, và tôn kính Tiền Hiền, dìu dắt Hậu Học, đồng thời còn phải từ bi với tất cả những người có duyên với mình. Nam Bình Đạo Tế giáng Nam phong hốt diện hạ thiên đường Bình khứ tư tâm dương chánh tông Đạo đức tịnh hành vô bội lí
  16. 16. 15 Điều Phật Quy TUÂN TIỀN ĐỀ HẬU 16 Tế nhân lợi chúng hóa nguyên đồng Lại đề thơ: Tuân thủ giới quy tu đạo cẩn Tiền nhân hậu quả tác nhân thân Đề huy loan bút khuyến chu tử Hậu vọng hiền đồ bộ chí chân Giảng giải về “Tuân Tiền Đề Hậu” “Tuân Tiền Đề Hậu” là tuân thủ theo sự dẫn dắt của Tiền Hiền, và đề bạt tiến cử thế hệ sau. Tu đạo nếu như không “tuân tiền đề hậu” thì sẽ có hiện tượng “sư sinh đạo tuyệt”, đạo không thể được kế tục. Vì vậy “Tuân Tiền Đề Hậu” được xếp làm bước thứ hai trong tiến trình
  17. 17. 15 Điều Phật Quy TUÂN TIỀN ĐỀ HẬU 17 tu đạo, điều kiện thành Tiên thành Phật. Điều này không thực hiện được thì vạn kiếp tu luyện cũng khó thành. Trong quá trình tu đạo, Tuân Tiền có nghĩa là: “Tiền” ở đây là chỉ tiền bối có tu đạo, chỉ người tu đạo trước mình, trưởng làng, người trụ cột trong gia đình, người nhiều tuổi hơn, người có kinh nghiệm, huynh trưởng, người có đạo đức, người giác trước cũng đều được coi là “tiền”. Tóm lại “Tuân Tiền” là noi theo ưu điểm của trưởng bối, “Đề Hậu” là đề bạt hậu bối. Người biết trước giác trước được ví như ngọn đèn, soi sáng dẫn dắt hậu bối, tuân theo thiên lý mà hành, trên dưới nhất quán có thể viên dung thiên tánh mà thành Phật Những sự việc trên thế gian, giữa người và người, có rất nhiều chỗ không được viên mãn, viên dung. Chúng ta tự tác tự chuyên, tức là tự ý tùy tiện làm, thì sẽ đi vào cảnh mê. Dưới không nghe trên, trên không đề bạt dưới, làm sao có thể bước vào cảnh tượng đại đồng. Vì vậy người đang tu đạo, muốn tu được viên mãn, nhất định cần phải tuân theo Tiền Hiền, hành theo đúng theo quy tắc. Người giác trước thì dẫn dắt hậu học phía sau giác ngộ theo, thể hành thiên đạo, mọi người cùng nhau đề huề, cùng nhau đồng tâm, mới có thể tu được thân Phật Bạch Dương không hư hoại.
  18. 18. 15 Điều Phật Quy TUÂN TIỀN ĐỀ HẬU 18 Làm Sao Có Thể Hiểu? Người chưa từng thí xả đại tài, làm sao có thể hiểu được có đại nghĩa. Người chưa từng bị khảo nghiệm về danh dự, làm sao có thể hiểu được có đại nhân. Người chưa từng bị tình ái tôi luyện, làm sao có thể hiểu được có đại từ. Người chưa từ trải qua khảo nghiệm về sinh mệnh, làm sao có thể hiểu được có đại dũng. Người chưa từng bì thử công quả, làm sao hiểu được có đại trí.
  19. 19. 15 Điều Phật Quy TỀ TRANG TRUNG CHÁNH 19 Cái gì gọi là “Tề Trang Trung Chánh”? Có phải là các trò đến Phật đường, y phục mặt rất chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng, dáng mạo đoan trang thì gọi là “Tề Trang Trung Chánh” hay sao? Nếu như tâm của trò không được thanh, lòng còn đầy dục vọng, mắt ham nhìn sắc đẹp, mũi thích ngửi mùi thơm, miệng thèm ăn vật ngon, tai thích nghe lời diệu, thân muốn ngủ giường tốt, mặc áo đẹp, ý thì nghĩ đông nghĩ tây, dẫy đầy vọng tưởng, như vậy còn cho là “Tề Trang Trung Chánh” hay không? Cho nên, chỉ là tu bề ngoài mà không tu nội đức, để cho mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý nhiễm đầy bụi trần. Trong lúc đó, quần áo của trò dù có sạch sẽ, bề ngoài thật đoan trang, cũng đều không thể cho là thật sự “Tề Trang Trung Chánh” đâu. Cho nên cái “Tề Trang Trung Chánh”, không chỉ là đầu tóc gọn gàng, y phục chỉnh tề, bề ngoài trang nghiêm, mà là muốn nội tâm của trò phải trang 3. TỀ TRANG TRUNG CHÁNH (Nam Bình Đạo Tế Từ Huấn)
  20. 20. 15 Điều Phật Quy TỀ TRANG TRUNG CHÁNH 20 trọng, mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý cũng đều phải trang trọng. Nói một cách khác, có thể làm cho nội tâm toàn vô tạp tư tạp niệm, tự giữ được sự trang trọng, đó mới chính là “Tề Trang Trung Chánh”. Như vậy các trò phải làm thế nào mới được Tề Trang Trung Chánh đây? Trước tiên, có phải là chánh kỷ (bản thân mình chân chánh trước), rồi sau mới có thể chánh nhân (rồi sau mới có thể giúp người cũng được chân chánh giống như mình)? Nếu muốn chánh kỷ, có phải là hồi phục lại bản tánh quang minh của mình trước, rồi mới có thể cảm hóa và ảnh hưởng được tới người khác? Nếu như bản tánh quang minh của trò được hồi phục và sau đó được biểu lộ ra, thì trò còn phải giữ chặt cái lễ này, lời nói hợp với Đạo, hành vi có phép tắc. Như vậy mới thật sự ảnh hưởng được Đạo thân, dẫn dắt được Đạo thân, bằng thái độ Tề Trang Trung Chánh. Các trò phải biết rằng, thời kỳ mạt hậu này, Đạo nếu chỉ giảng thôi thì vô dụng. Đạo vốn không phải để giảng mà là phải thực hành. Vậy làm sao hành đây? Đó là dùng cái bản tánh quang minh, biểu hiện ra ở hành vi đoan trang, để cho lời nói và cử chỉ của mình hợp với Lễ.
  21. 21. 15 Điều Phật Quy TỀ TRANG TRUNG CHÁNH 21 Trong tâm trong sạch vô nhiễm, ý niệm không thiên không tà, thất tình lục dục không còn khởi dậy, thì mới thật sự là “Tề Trang Trung Chánh” đấy! Di Lặc Cổ Phật Giáng: Di ư lục hợp đạo chân linh Lặc mãn tam thiên độ chúng sanh Cổ lí vô biên thường bất dị Phật quang phổ chiếu vũ hoàn minh. Lại đề thơ: Tề giới tu trì tính tự minh Trang nghiêm đạo đức diệu huyền đình
  22. 22. 15 Điều Phật Quy TỀ TRANG TRUNG CHÁNH 22 Trung hòa nhất quán bất thiên ỷ Chánh kỉ hóa nhân bão nhất hành Giảng giải về “Tề Trang Trung Chánh” Nói đến việc tu đạo là vì thiếu mất đạo nên mới nói đến việc tu đạo. Đạo vốn tự nhiên viên mãn quang minh, vì sao lại nói rằng thiếu mất đạo, cũng bởi vì con người rơi vào phàm trần, mê hoặc bởi cảnh trần, nên hành vi không khớp với thiên lí, không thể tự biểu lộ ra thiên tánh quang minh viên mãn nên mới nói là khuyết mất đạo. Do đó mà mất đi thiên nhiên bổn tánh trang nghiêm, vì vậy cần phải trai giới, trang nghiêm trung chánh không thiên lệch, khế hợp với thiên tâm vốn có. Vì vậy “Tề Trang Trung Chánh” được xếp vào bước thứ 3 trong quá trình tu đạo.
  23. 23. 15 Điều Phật Quy TỀ TRANG TRUNG CHÁNH 23 Muốn thành Phật không khó, không thể cho rằng Phật là Phật, người phàm khó thành tựu được như Phật. Đại địa chúng sanh đều có Phật tánh, bỏ đi những vọng tưởng phàm tục thì cùng với Phật không khác, phàm cảnh vọng tưởng đã trừ tận, lí tánh từ đây mà phát quang minh, không phải là Phật sao? Vì vậy bước thứ ba trong quá trình tu đạo là “Tề Trang Trung Chánh”, tuyệt đối không thể thiếu, trì trai giới sát giúp dứt trừ phàm căn. Thử nghĩ nếu như không giữ trai giới, hành vi phóng đãng, làm sao có thể thành Phật, trai giới không giữ, giết hại sinh linh để ăn, tạo thành nhân quả, nghiệp sát chất cao như núi tu di, làm sao có thể thành Phật. Phật vốn không phải tu mà thành, con người bổn lai cùng một thể với Phật. Vì con người có giết chóc, dâm loạn, có tham dục, có lòng oán hận, có khí phàm. Vì vậy mà đem Phật tánh vốn có này bị chôn vùi không hiển lộ ra được. Do đó mà có sự khác biệt giữa Phật và chúng sanh. Do đó người tu đạo cần phải trong tâmtrai giới sạch sẽ, không loạn, hành vi bên ngoài trang nghiêm trung chánh, giống như thành ư trung hình ư ngoại, như vậy mới gọi là “Tề Trang Trung Chánh”.
  24. 24. 15 Điều Phật Quy TỀ TRANG TRUNG CHÁNH 24 Con người không giữ trai giới thì sẽ không được thanh, không nghiêm túc đoan trang thì hành vi sẽ trang nghiêm, không tuân theo trung đạo thì hành vi sẽ bị lệch lạc, con người không ngay thẳng làm việc sẽ bị điên đảo. Vì vậy việc “Tề Trang Trung Chánh” không chỉ có người tu đạo phải tuân theo, mà là từ thiên tử cho đến thứ dân đều là căn bổn của việc tu thân. Người tu đạo tâm không ngay thẳng tắc hành vi không nghiêm túc. Tâm không “trung” thì hành vi bất chánh. Tâm đã không “Tề Trang Trung Chánh” thì nói gì đến tu đạo, nói gì tới lập đức. Dĩ nhiên đạo cũng không thể nói, đức không thể luận, thì làm người thật là đáng xấu hổ, xấu hổ với Ơn Trên, xấu hổ với mọi người xung quanh. Vì vậy mọi hành vi cử chỉ và tâm đều không rời khỏi “Tề Trang Trung Chánh”, mới có thể bước nhập vào thánh đạo, cơ sở vững chắc thì việc tu đạo mới có phương hướng. Gió Mưa Sanh Tín Tâm Nhà nghèo xuất hiện người con hiếu thảo, đất nước loạn lạc ắt sẽ có trung thần, thiên hạ loạn sẽ có thánh nhân ra đời. Vì vậy người không chịu khảo nghiệm, làm sao biết được có tín tâm hay không, vì vậy mới nói gió mưa sanh tín tâm.
  25. 25. 15 Điều Phật Quy TUÂN QUY ĐẠO CỦ 25 Cái gì gọi là “Tuân Quy”? Cái gì gọi là “Đạo Củ”? Thế nào là tuân theo quy, và thế nào là hành theo củ? Cái gọi là “Tuân Quy”, đó là tuân theo Phật quy cần phải giữ mà đi làm. Cái gọi là “Đạo Củ”, đó là mỗi con người có thể giữ đúng cương vị mà hành, có thể đứng trên cương vị của mình vững chắc mà đi, đó mới gọi là “Tuân Quy Đạo Củ”. Như vậy tại sao phải định ra Phật quy? Tại vì các trò đến cầu Đạo, rồi sau khi cầu Đạo còn phải làm việc gì? Có phải là muốn thành Tiên thành Phật thành Thánh, việc làm đó phải không? Nhưng nếu không chiếu theo quy tắc mà đi làm thì có thể thành Tiên thành Phật thành Thánh được không? Cho nên mỗi con người giữ lấy cương vị, tuân theo quy tắc mà hành là điều kiện cơ bản nhất. Phật quy được quy định tốt như vậy, mà các trò lại không chiếu theo đi làm, thử hỏi đồ đệ ơi, các trò có thể thành Tiên thành Phật được không? Ví dụ bảng giới luật không phát tiếng nói kia treo trên tường, là do Điểm 4. TUÂN QUY ĐẠO CỦ (Linh Ẩn Tửu Cuồng Từ Huấn)
  26. 26. 15 Điều Phật Quy TUÂN QUY ĐẠO CỦ 26 Truyền Sư hoặc người lo liệu quy định, các trò lại xem như không nhìn thấy, ngoảnh mặt làm ngơ, vẫn cứ lén lút nói chuyện, như vậy là có tuân theo quy tắc không? Mà Điểm Truyền Sư cũng giống như cha mẹ, hằng ngày Điểm Truyền Sư quy định những điều hợp lý, các trò không nghe theo, chỉ nghe lời Tiên Phật mượn khiếu. Như vậy có phải là các trò chấp hình chấp tướng và lại còn có tâm phân biệt hay không? Cho nên, dù thế nào đi nữa, những điều Điểm Truyền Sư quy định, chỉ cần hợp với Lý, thì tất cả nên chiếu theo mà làm, như vậy mới là “Tuân Quy Đạo Củ”. Nhưng tuân theo phép tắc không phải chỉ có tuân theo Phật quy bên ngoài thôi đâu. Các trò còn phải luôn luôn tự hỏi mình: có tuân theo quy tắc Phật đường trong lòng mà đi làm việc không? Cái gì gọi là quy tắc Phật đường trong lòng vậy? Đó là “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Người người ai cũng vốn có cái lương tâm, trò phải tự hỏi mình, làm người, cái việc làm có theo lương tâm không? Có chiếu theo Phật quy lương tâm mà đi làm không? Đối với người có chân thành không? Có từ bi không? Lương tâm của trò chính là Phật quy!
  27. 27. 15 Điều Phật Quy TUÂN QUY ĐẠO CỦ 27 Tu Đạo hành Đạo đừng có nhìn ở bề ngoài, mà phải nhìn vào bên trong. Phật quy bên ngoài tất nhiên phải tuân thủ, nhưng Phật quy bên trong lại càng phải lưu ý hơn.Đèn Phật trong lòng cần phải thường xuyên lau chùi, để mình không hủy bối đi cái Thiên lý lương tâm, đó mới thật sự là “Tuân Quy Đạo Củ”. Thuần Dương Đại Đế Giáng: Thuần thanh bất trược Phật Tiên đồng Dương chiếu tam thiên dương chánh tông Đại đạo chí tôn vũ trụ chủ Đế ân hạo đãng khải mê mông Lại đề thơ: Tuân trung thủ lí mạc xà hành Quy luật vô biên học tính kinh
  28. 28. 15 Điều Phật Quy TUÂN QUY ĐẠO CỦ 28 Đạo hỏa phó dương nhất trực tác, Củ độ hữu chánh tự thành minh Giảng về “Tuân Quy Đạo Củ” Không có cái quy (compa) cái củ (thước vẽ hình vuông) thì không thể thành được hình vuông hình tròn.Cái quy để vẽ hình tròn là dùng để chỉ mối quan hệ đãi người tiếp vật được viên mãn. Cái củ để vẽ hình vuông là chỉ góc độ, tư cách làm người. Đời người xử sự không được viên mãn, vô nhân cách, thì không phải là người nữa rồi. Vì vậy “Tuân Quy Đạo Củ” là bước thứ tư trong quá trình tu đạo cần phải trải qua. Thiên có luật của trời, một quốc gia thì có pháp luật, gia đình thì có quy củ của gia đình. Con người cần phải có
  29. 29. 15 Điều Phật Quy TUÂN QUY ĐẠO CỦ 29 quy củ, đây là lý vốn không thay đổi. Trời có luật trời, bốn mùa tám tiết, âm dương tiêu trưởng, nóng lạnh luân phiên thay đổi đều không vượt khỏi luật trời. Vì vậy mới có thể thiên trường địa cửu. Đất nước có pháp luật, như lấy hiến pháp mà trị, thưởng thiện phạt ác. Như vậy mới có thể an trị, quốc thái dân an. Gia đình có quy của của gia đình, cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng giáo dục con cái, làm gương cho con cái, con cái cũng có nghĩa vụ hiếu kính cha mẹ. Như vậy mới có thể một gia đình hòa thuận, cha từ ái con hiếu thảo, đến như cá nhân tất cần phải tuân theo xử sự viên tròn, chiếu theo sự ngay thẳng mà làm người, cũng là đạo làm người. Người tu đạo muốn giữ vững nguyên tắc làm người, trước tiên không thể rời xa phản bội lại quy củ. Rồi sau đó hành đạo, mới có thể bồi đắp công đức của tự tánh. Người tu đạo không “Tuân Quy Đạo Củ”, cho dù có bố thí như hằng hà sa số, mà mỗi một hạt cát ví như tam thiên đại thiên thế giới, nhiều như toàn bộ thất bảo bố thí, thì cũng không có công đức.
  30. 30. 15 Điều Phật Quy TUÂN QUY ĐẠO CỦ 30 Vì vậy tuân theo quy củ, phép tắc, chớ đừng xử xự phản bội, trái nghịch với chân lí, phát sinh thêm vấn đề thì làm sao có thể tu được viên mãn Bạch Dương Phật. Tiên Phật Bạch Dương, “Bạch” nghĩa là thanh thanh bạch bạch, nhất trần bất nhiễm. “Dương” có nghĩa là chiếu sáng tất cả quần chúng trong thiên hạ, đều có thể chiếu tới, một chút cũng không sai lệch. Tiên Phật là giác, giác tất cả vạn pháp, ở trong như như. Tâm phát ra không rời tự tánh, tất hành vi “Tuân Quy”. Tâm ban đầu phát ra không rời như lai, tất hành vi có “Đạo Củ”. Tất cả hành động, tuân quy đạo củ, tất gần với con đường của Thánh Nhân đi. Đã gần với con đường của Thánh Nhân, tất của thánh nhân.Hành vi, đạo đức thì giống như thánh nhân, thì nào có khác gì so với Thánh Hiền, đã không có sai biệt, không phải thánh cũng không phải hiền. Mong các tu đạo sĩ có thể soi xét được đại đạo, ở trong 15 điều phật quy, từng điều từng điều một đều không thể bỏ sót, mới có thể thành đạo viên mãn. Thiện ác hiền ngu Giao thiệp với người ác như thuyền đi trong sóng gió, những thứ nguy hiểm đều phát sinh.
  31. 31. 15 Điều Phật Quy TUÂN QUY ĐẠO CỦ 31 Giao thiệp với người thiện, như giữ vật quý trong người, một đời thọ dụng không hết. Đi cùng với người ngu, như thuyền đi mất phương hướng, như biển không có bờ. Đi cùng với người hiền, như thuyền đi được dẫn lối, cuối cùng sẽ tới được bờ bên kia. Chú thích Tứ thời bát tiết: Tứ thời (4 mùa: xuân, hạ, thu, đông) - Bát tiết (lập xuân, xuân phân, lập hạ, hạ chí, lập thu, thu phân, lập đông, đông chí).
  32. 32. 15 Điều Phật Quy TRÁCH NHIỆM PHỤ KHỞI 32 Cái gì gọi là “Trách nhiệm”? Đó là chức trách, nhiệm vụ, đó cũng là mỗi một con người cần phải hết lòng làm tròn bổn phận của mình. Này đồ đệ, các trò nói xem, mỗi một đệ tử của Thiên Đạo có trách nhiệm gì đây? Và có sứ mệnh gì đây? Có phải là có sứ mệnh Tiên Thiên, và cũng có nhiệm vụ Hậu Thiên? Cái gọi là sứ mệnh Tiên Thiên, đó là độ tận chín sáu ức Nguyên Phật tử, để cho chín sáu ức Nguyên Phật tử đều được đạt bổn hoàn nguyên, trở về Vô Cực Lý Thiên. Cái gọi là nhiệm vụ Hậu Thiên, đó là hóa độ lòng người trong sạch, xúc tiến vào đại đồng, để mọi người phẩm chất đoan chánh, gia đình viên mãn, xã hội hòa ái. Các con thử nói trách nhiệm này có nặng hay không? Có tôn quý không? Giả sử các con ai cũng tận tâm tận lực thay Trời tuyên hóa, noi theo Thánh Hiền, Chánh kỷ thành Nhân, đem sự tôn quý của Đạo hiện lộ trên bản thân các vị, và ứng dụng trong sinh hoạt hàng ngày, để 5. TRÁCH NHIỆM PHỤ KHỞI (Tử Y Chân Nhân Từ Huấn)
  33. 33. 15 Điều Phật Quy TRÁCH NHIỆM PHỤ KHỞI 33 lương tâm của mình được thanh thản, không hổ thẹn, để người trong gia đình hoan hỷ, biết cảm ân, để xã hội được bình yên thái hòa, để nhân loại được hạnh phúc vui sướng, để cho chín sáu ức Nguyên Phật tử tự tánh đều được hồi phục, đó mới là làm tròn trách nhiệm. Lúc này là thời kỳ mạt hậu, cũng là lúc gấp rút nhất, các vị phải ghi lòng tạc dạ, giữ cho tâm niệm của mình được tốt, hành vi được đoan chánh. Cẩn thận tất cả những ảnh hưởng không tốt, càng không nên khi ở Phật đường thì cung cung kính kính, nhưng về đến nhà thì khinh suất, phóng đãng. Các vị không thể đem Đạo mà thực tiễn ra, như vậy là đối với Đạo không làm tròn trách nhiệm đấy! Văn Thù Bồ Tát giáng thơ: Văn tàng đạo ý hóa quần sanh Thù lí thông thiên đạt chí thành Bồ ý từ bi chửng cửu nhị Tát ý trắc ẩn độ nguyên linh Lại đề thơ: Trách kỉ vấn tâm sát tự thân Nhiệm nhân hàm mẫn tu cầu chân
  34. 34. 15 Điều Phật Quy TRÁCH NHIỆM PHỤ KHỞI 34 Phụ hà đạo vụ bất tri khổ Khởi chỉ như như nhật nhật tân Giảng giải về “Trách Nhiệm Phụ Khởi” Trách nhiệm vốn là yếu tố quan trọng xử sự có thành côn hay không. Con người làm việc mà vô trách nhiệm tức là đã thất tín, mà thất tín thì sẽ không thể đứng vững, mà đã không thể đứng vững thì vạn sự bất thành, tu đạo cũng như vậy. Có trách nhiệm thì mới có thể đạt được lí, viên mãn thiên tâm của tự tánh, vì vậy “Trách Nhiệm Phụ Khởi” là bước thứ 5 trong quá trình tu đạo.
  35. 35. 15 Điều Phật Quy TRÁCH NHIỆM PHỤ KHỞI 35 “Trách Nhiệm Phụ Khởi”, tức là các chức trách, nhiệm vụ khi đã đảm đương, gánh vác, tuyệt đối không thể thất tín. Trọng tâm là thực hiện thế giới đại đồng, Phật quốc sa bà, phạm vi này vô cùng lớn, đã gánh trọng trách này thì tuyệt đối không thể lơ là. Làm cha mẹ của người, “Trách Nhiệm Phụ Khởi” là dưỡng dục con cái, làm tấm gương cho con cái, đây là từ, là phép tắc giữa cha và con. Làm người chồng quan tâm chăm lo người vợ, giữ phép tắc trật tự với vợ. Làm người vợ chăm lo cho gia đình. Làm người con hiếu thuận với cha mẹ. Làm người anh quan tâm đếm em, làm người em thì tôn kính huynh trưởng, đây chính là “Trách Nhiệm Phụ Khởi” trên phương diện gia đình. Đại sự của một đất nước, dùng đức để cai trị, vì phúc lợi của dân chúng, trung với đất nước, yêu thương nhân dân, đây là trách nhiệm của bậc cai trị. Làm tướng soái thống lĩnh tam quân, ngăn chặn giặc ngoại lai xâm phạm, bảo vệ quốc gia nhân dân, đây là trách nhiệm của quân đội. Trách nhiệm trong xã hội, làm người thầy dạy dỗ học sinh, thay đổi phong tục tập quán, khuyên bảo dạy dỗ là trách nhiệm của người thầy. Làm người trước tiên cần
  36. 36. 15 Điều Phật Quy TRÁCH NHIỆM PHỤ KHỞI 36 phải chỉ dạy hướng dẫn cho hậu bối, đây cũng là trách nhiệm làm người. Người thầy giỏi dạy học trò kỹ nghệ giúp cho học trò có tay nghề là trách nhiệm của người thầy. Vì dân mà nhập ngũ đi nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của người dân. Trung với quốc gia, sinh sản báo quốc, yêu quốc gia, yêu dân tộc, đây là trách nhiệm của người dân. Người tu đạo, ngoài việc cần phải tận chức trách, đối với bản thân là người tu đạo cần phải tận chức trách gì? Cần phải gắng sức làm đến cùng, mới có thể gọi thật sự là người tu đạo. Như làm người thầy dạy dỗ học trò, làm người đi trước khởi phát hậu học. Như mở cửa hàng cần phải phụ khởi những chức trách trong cửa hàng.Quản lí dẫn dắt việc bán hàng, tuân theo quỹ đạo của việc kinh doanh, như vậy thì việc kinh doanh của cửa hàng này sẽ càng ngày càng phát đạt. Làm nhân viên bán hàng ngoại giao bên ngoài, cần phải có trách nhiệm quảng bá hàng hóa ra bên ngoài, cũng đều là trách nhiệm của con người. Làm người tu đạo cần phải nhận rõ mục tiêu, tâm chí vững vàng, thể hành thiên tâm, nói lí độ chúng, dẫn dắt từ mê sang ngộ, giúp đỡ chúng sanh lên bờ, thay đổi phong tục tập quán, thừa cứu sa bà, hoàn thành trách
  37. 37. 15 Điều Phật Quy TRÁCH NHIỆM PHỤ KHỞI 37 nhiệm lớn lao. Trách nhiệm của tu đạo, tất cần phải làm được, khó làm có thể làm, khó xả có thể xả. Tinh thần dù gặp có trăm ngàn trắc trở gian nan cũng không khuất phục, tất có thể tận trách nhiệm tu hành.Tuy có trách nhiệm mà cũng cần phối hợp với tự thân, lấy thân làm chuẩn, chánh kỷ hóa nhân, có thể trong diệu huyền mà thành chân đạo. Làm sự nghiệp không có trách nhiệm không thể thành công, việc tu đạo mà có thể thành đạo, thật không có. Vì vậy trách nhiệm, từ vua cho đến dân thường, tất cả đều lấy trách nhiệm làm gốc. Chúng ta giáng thế xuống nhân gian, cần phải biết trách nhiệm của mỗi người, người không có trách nhiệm thì không thể làm người. Do đó làm việc tất cần phải làm viên mãn không có khiếm khuyết, thì mới là “trách nhiệm phụ khởi”. Bạch Dương tam kì, Tiên Phật đều hạ phàm làm người, mục đích là phổ độ chúng sanh. Nhưng sinh ở cõi phàm bị hình hình sắc sắc ở trần gian làm thay đổi, mà quên mất trách nhiệm xuống trần gian này Thế Nào Là Hành Đạo Có thể tha thứ cho người khác, có thể quan tâm người khác, có thể thương xót người khác, có thể giúp đỡ người khác, có thể cảm hóa người khác, có thể dẫn đạo
  38. 38. 15 Điều Phật Quy TRÁCH NHIỆM PHỤ KHỞI 38 đường khác, có thể tạo phúc cho người khác, có thể giúp viên mãn giữa người với người, giũa chúng sanh với nhau.
  39. 39. 15 Điều Phật Quy TRỌNG THÁNH KHINH PHÀM 39 Hễ làm việc, bất luận là làm việc Phật hay việc Thánh, hoặc làm tất cả mọi việc đều lấy đại chúng làm đầu, chúng sinh làm trọng, đó mới là trọng Thánh.Ngược lại, nếu như lấy việc cá nhân làm đầu, cho mình là trọng, như vậy là trọng phàm. Cho nên tất cả những việc có lợi ích cho chúng sanh đều là Thánh sự. Có thể xem trọng việc này, đó là trọng Thánh, đồng thời cũng là khinh phàm. Cho nên người thật sự “Trọng Thánh Khinh Phàm”, người đó không bao giờ chỉ lo cho riêng bản thân mình, mà cũng không màng tới người khác có tôn kính mình, thương yêu mình, nuôi dưỡng mình hay không. Trong lòng người đó chỉ có cái lợi cho chúng sanh làm đầu, làm việc gì cũng suy nghĩ lấy đại thể làm trọng, người như vậy mới đích thực làm được “Trọng Thánh Khinh Phàm”. Mà cái gì mới thật sự cho là việc Thánh đây? Lại việc gì mới thật sự đem lại lợi ích cho chúng sinh? Các vị nói 6. TRỌNG THÁNH KHINH PHÀM (Thiên Nhiên Cổ Phật Từ Huấn)
  40. 40. 15 Điều Phật Quy TRỌNG THÁNH KHINH PHÀM 40 xem, trong vũ trụ này, trong Trời đất này, ngoại trừ Đạo là thật, cái Linh Tánh là thật, thì còn có cái gì vĩnh hằng bất biến không? Cho nên các vị giúp đỡ chúng sinh, thành tựu được chúng sinh, để tâm tánh được giải thoát, đi vào con đường siêu phàm nhập Thánh, mới thật sự là “Trọng Thánh Khinh Phàm”. Các vị có thể tu dưỡng mình, thành tựu mình, bỏ đi cái nhân tâm, Thiên Lý lương tâm được lộ hiện, đó cũng là “Trọng Thánh Khinh Phàm”. Nếu như nhân tâm không trừ, dục niệm trôi nổi, Thiên Lý lương tâm bị mê mờ, lúc nào vô minh cũng khởi, thì làm sao nói là “Trọng Thánh Khinh Phàm” đây? Lại như thế nào mới được siêu phàm nhập Thánh? Những vấn đề này, các trò cần phải suy nghĩ tìm tòi cho kỹ càng hơn. Bởi vì tu Đạo bàn Đạo, chỉ có một mục đích cuối cùng, đó là bỏ đi tất cả cái cố chấp bản ngã, hồi phục Thiên tâm bổn lai cho được thuần khiết. Các đồ đệ ơi, trong khi tu Đạo tu tâm, trong quá trình đó nếu như các trò không có lòng chí thành, không có lòng bất biến, không có lòng vô oán vô hối, thì không lộ hiện ra được Thiên tâm Phật tánh, thì làm sao nói là “Trọng Thánh Khinh Phàm” được đây?
  41. 41. 15 Điều Phật Quy TRỌNG THÁNH KHINH PHÀM 41 Tây Phương Thích Ca Mâu Ni Cổ Phật Giáng Thích khai nhân thế giác chân thuyên, Ca điệp ma ha nhất đại truyền Mâu lợi thủ đa như bào ảnh, Ni hà mộc dục ngộ huyền quan. Lại đề thơ: Trọng tân sám hối chú thiên bàn, Thánh lí trì hành vô vi nan Khinh cử vọng vi viễn đạo kỉ, Phàm phu bất tỉnh nhập linh tàn.
  42. 42. 15 Điều Phật Quy TRỌNG THÁNH KHINH PHÀM 42 Giảng giải về “Trọng Thánh Khinh Phàm” “Trọng Thánh Khinh Phàm”, tức là coi trọng “Lý”xem nhẹ“Tình”. Lí là thiên lí, ở nhân gian thì là công nghĩa lưu hành, cũng là đại đạo trung dung của nhà nho, không thiên không lệch.Nói trọng thánh, khinh tình tức là xả tư dục phàm tình, là khắc kỷ phục lễ của nhà Nho, đây gọi là khinh phàm. “Ứng như thị trụ” của nhà Phật, ứng như thị giáng phục kỳ tâm, cũng là mang cái ý nghĩa này, vì vậy “Trọng Thánh Khinh Phàm” là bước thứ sáu trong quá trình tu đạo. Người tu đạo ngày nay thường nói 4 phần phàm nghiệp, sáu phần thánh sự, làm như vậy gọi là “Trọng Thánh Khinh Phàm”, thật không phải như vậy. Phàm sự hay Thánh sự đều ở tại một cái tâm này này mà phân, cho dù cảnh ở nơi nào. Nhất tâmlà lí tức “Trọng Thánh Khinh Phàm”. Nhất tâm vì lợi, tức “Trọng Thánh Khinh Phàm”. Nhân sinh tại thế gian, cái gọi là tu đạo, là giữa người với người có đạo, sĩ nông công thương đều có đạo, xã hội quốc gia đều có đạo, giữa các thành viên trong gia đình cha con huynh đệ, giữa chú bác đều có đạo, giữa vợ chồng cũng đều có đạo, đây gọi là “Trọng Thánh Khinh Phàm”.
  43. 43. 15 Điều Phật Quy TRỌNG THÁNH KHINH PHÀM 43 Bên ngoài tuy làm việc thánh mà tâm không chánh, trọng công đức, không bỏ vọng tưởng dục vọng. Tuy bên ngoài là thánh mà không phải là thánh. Từng hành vi cử chỉ tuy không làm việc đạo, mà thực lợi ích cho chúng sanh. Nhất tâm là lý, hiện ra bên ngoài là đức, tuy thấy bình dị, mà thực là thiên lí lưu hành, không phải trọng thánh thì là gì . Nếu lấy sắc thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, là người đó đã hành tà đạo, không thể thấy được Như Lai. Không lấy sắc để nhìn ta, là sự lưu hành của lý. Không lấy âm thanh cầu ta, là sự lưu hành của lý. Không lấy sắc, không lấy âm thanh, thiên lý tự tâm, tức là như như. Như như là tự nhiên, không phải thánh thì là gì, đây gọi là thiên lí. Gọi là như như phi tự nhiên của tự nhiên, gọi là “Trọng Thánh Khinh Phàm”.
  44. 44. 15 Điều Phật Quy KHIÊM CUNG HÒA ÁI 44 Khiêm Tốn Cung Kính Hòa Ái, chẳng phải chỉ là đối với Tiền Hiền, Điểm Truyền Sư, Giảng Sư, mới khiêm tốn cung kính thôi đâu. Mà các con đối với mọi người đều có hết lòng cung kính không? Các con tự suy nghĩ xem, là một người tu Đạo, có phải cần đối xử với mọi người “Khiêm Cung Hòa Ái” hay không? Người nào có nghiên cứu về Kinh Dịch thì sẽ rõ, trong 64 quẻ, là có 63 quẻ đều là trong hung có kiết. Trong kiết có hung, hung là không tốt. Duy nhất chỉ có một quẻ, đó là quẻ khiêm, chỉ có kiết mà không có hung, chỉ có phước mà không có họa, vì sao vậy? Trong Kinh Dịch nói: “Khiêm, hanh, quân tử hữu chung”. Đó là dùng thái độ khiêm tốn hòa ái để làm việc, ắt sự việc sẽ dễ làm hơn, thông đạt hơn. Thái độ khiêm tốn hòa ái là do trong tâm tu dưỡng mới có được, không phải miễn cưỡng làm ra được. Cũng chỉ có người quân tử mới có thể từ đầu chí cuối khiêm tốn hòa ái, mà không ngạo mạn với người. Trong Kinh Dịch lại có câu: “Nhân đạo ác doanh nhi hảo khiêm”. 7. KHIÊM CUNG HÒA ÁI (Nhĩ Sư Nam Bình Từ Huấn)
  45. 45. 15 Điều Phật Quy KHIÊM CUNG HÒA ÁI 45 Ai ai cũng đều ghét người kiêu ngạo khinh mạn, mà thích người khiêm tốn có Đạo. Cho nên người biết khiêm tốn, người đó có thể bộc lộ một nhân cách tôn quý, cùng hiện ra được cái tự tánh sáng lạng, tưởng chừng ở chỗ thấp hèn, nhưng thật sự người đó nhân cách rất cao thượng, khó vượt qua đấy! Đó cũng là một người quân tử có Đạo, bên trong người đó tích giữ những cái tốt đẹp nhất mà được biểu hiện ra, tại vì người đó đã buông xuống hết cái bản ngã, mà cung kính tất cả chúng sinh. Cho nên sự khiêm tốn cung kính hòa ái, lúc đó cũng là tự tánh Phật của trò được lộ hiện. Bởi vì khi trò khiêm tốn nhã nhặn, đề tâm hạ khí, không phân biệt người và ta, là lúc trò không có ý niệm thị phi, cũng là lúc ấy cái chơn ngã Phật tánh của trò mới được lộ hiện. Cho nên người “Khiêm Cung Hòa Ái”, nhất định sẽ được thành Đạo. Ngược lại kẻ kiêu ngạo, khinh khi người khác, tuyệt đối không thể thành Đạo. Tại vì trong lúc kiêu ngạo, cũng là lúc chưa bỏ đi cái nhân ngã, lòng cố chấp vẫn còn tồn tại. Mà cuối cùng cửu phẩm liên đài cũng thuộc về người “Khiêm Cung Hòa Ái”. Cho nên, các vị
  46. 46. 15 Điều Phật Quy KHIÊM CUNG HÒA ÁI 46 muốn thành Tiên thành Phật, lại há nào không “Khiêm Cung Hòa Ái” hay sao? Phục Thánh Phu Tử Nhan Giáng: Phục cổ chân thuyên nho đạo hưng, Thánh thần khải hóa bạch dương kinh Phù nam lập chí độ ngu bối Tử vãn đồi phong thượng lí đình. Lại đề thơ: Khiêm nhượng từ bi hợp Phật dương Cung duy thánh lí đức vô lượng Hòa bình tâm địa can qua tức Nhu nhu bất tranh bả đạo dương.
  47. 47. 15 Điều Phật Quy KHIÊM CUNG HÒA ÁI 47 Giảng giải về “Khiêm Cung Hòa Ái” Đạo vốn dĩ ngưỡng lên xem thì lấp đầy sung mãn khắp nơi, trông lên phía trước thoắt nhiên ngựa đã ở phía sau. Phu tử nghe theo người dẫn dắt thiện lành, trau dồi sự uyên bác của bản thân bằng văn học. Dùng lễ để ước thúc bản thân, muốn bỏ mà không được, đã dùng hết tài năng, như cái gì sừng sững trước mặt, tuy muốn theo, mạt do giã dĩ. Đạo vừa cao vừa rộng, chiếu sáng khắp đại địa, vận hành nhật nguyệt tinh thần, chủ tể vạn vật, không gì có thể so sánh. Hiển lộ ở nhân gian có thấp có ít, vì vậy đạo có cao có rộng. Nhân gian có nhỏ có u tối, vì vậy Đạo có lớn có sáng, đây cũng là đối đãi. Đạo vốn tự nhiên, nhưng ở nhân gian có sai biệt, nên Đạo mới có đặc thù. Vì vậy con đường tu đạo cần giữ giới 15 điều phật quy, làm quy giới cho việc tu đạo. Do đó “Khiêm Cung Hòa Ái” là bước thứ 7 trong khóa trình tu hành, tuyệt không thể xem thường. “Khiêm” là chỉ bản thân phải biết khiêm tốn, cung kính người khác, hòa ái với quần chúng, yêu thương như người thân mà không tranh giành. “Khiêm tốn” có thể được người dạy dỗ. “Cung kính” có thể được người kính. Hòa mục có thể được
  48. 48. 15 Điều Phật Quy KHIÊM CUNG HÒA ÁI 48 người gần gũi. Hòa ái có thể được người phục, đây là căn bổn của lập thân xử thế. Người tu đạo ở khắp nơi khoa trương, bị mọi người ghen ghét, chỉ muốn thỏa mãn tính tự cao tự đại, vạn thế tu đạo tuyệt không thể, vì vậy không thể xem thường điều mục này. Tử viết: như có tài năngxuất chúng của Châu Công mà kiêu ngạo, hẹp hòi thì những tài đức gì cũng không xét nữa. Tử viết: Thánh thì ta không dám nhận, nhưng học mà không chán, dạy mà không mỏi mệt. Tử Cống viết: học không mà không chán thì là bậc trí, dạy mà không mỏi mệt là nhân, có nhân và trí thì thầy đã là thánh rồi. Do đó, khiêm tốn mới có thể đắc được Đạo, nhu hòa cũng có thể đắc được Đạo. Khiêm cung có thể được bề trên dạy dỗ, cũng có thể được bề dưới tôn kính. Hòa ái có thể được bề trên xem trọng, cũng có thể được bề dưới kính ngưỡng. Vì vậy “Khiêm Cung Hòa Ái”, người người đều hành theo điều này thì thế giới đã không có dối lừa. Thế giới không có dối lừa thì đã dần tiến tới thế giới đại đồng.
  49. 49. 15 Điều Phật Quy KHIÊM CUNG HÒA ÁI 49 Thế giới đại đồng, sa bà phật quốc, không xem trọng cái này thì không thể được. Vì vậy người tu đạo là căn bản của thế giới đại đồng, lấy “khiêm cung hòa ái” làm gốc. Gốc loạn mà ngọn có thể trị được điều này không thể có. Do đó người tu đạo tuyệt đối không được xem thường điều này, mới có thể đạt được bổn nguyện. Tín Tâm Gió lốc không thể thổi được một triều đại Cơn mưa lớn không thể làm mất một ngày, mưa tạnh trời lại quang Ma khảo là đối với người không có niềm tin, người có niềm tin thì không sợ bất kì ma khảo.
  50. 50. 15 Điều Phật Quy VẬT KHÍ THÁNH HUẤN 50 Huấn thư là lời chỉ dạy của Thánh Nhân, cũng có thể là tất cả Thánh lý được ghi lại bằng văn tự. Nói cách khác, đó là lời nói của Thánh Hiền Tiên Phật. Thánh Hiền Tiên Phật tóm lại nói những gì? Thiên ngôn vạn ngữ, đều là nói lời Chân lý, nói chúng sanh phải tu như thế nào mới được trở về Trời, cũng là nói những lời dẫn dắt chúng sinh phải như thế nào để cải tà quy Chánh, từ mê chuyển ngộ. Tại vì Thánh Hiền Tiên Phật là do người đã tu thành Đạo. Cho nên những lời nói đó có thể đại biểu cho Đạo, đại biểu Chân lý. Mà mỗi chữ trong Thánh huấn, mỗi một câu đều là từ trong tự tánh Tiên Phật thổ lộ ra, tùy các loại nhân duyên chúng sanh mà thuyết giải, cho nên lời nói đó là Chân Kinh. Đó thật sự cũng là Phật tánh được thổ lộ, là con thuyền dẫn dắt về Thiên Đàng. Vì thế các đồ đệ ơi, những lời huấn của Tiên Phật tôn quý như vậy đó, sao các đồ đệ không biết quý trọng hơn và nhận thức Chân nghĩa trong đó mà cố gắng đi thực hiện! Cái gọi là “Vật Khí”, đó là cái không thể bỏ đi, không thể xem thường, không thể không chiếu 8. VẬT KHÍ THÁNH HUẤN (Linh Ẩn Thiền Sư Từ Huấn)
  51. 51. 15 Điều Phật Quy VẬT KHÍ THÁNH HUẤN 51 theo mà làm. Tại vì mỗi một trang huấn văn hoặc Kinh sách, đều là tâm huyết của Tiên Phật. Những từ ngữ đó tự nhiên đều được Tiên Phật hộ trì, nếu các đồ đệ mang nó theo bên mình, chỉ cần có cái tâm chánh, tâm thành thì trong vô hình nó có thể phù hộ cho các đồ đệ, cũng có thể tránh xa nạn tà. Như vậy làm sao lại có thể lại xem thường vứt bỏ nó, mà không coi trọng nó hơn? “Thánh Huấn” cũng là chỉ dẫn chúng sinh thế nào để đi lên con đường thành Thánh Hiền. Đồ đệ ơi, vậy mà các trò không chiếu theo đi làm, thì làm sao tu Đạo được thành tựu, mà thật sự thành Tiên thành Phật đấy. Huống hồ Tiên Phật đều Đại từ Đại bi, đều vì việc sanh tử đại sự của các con mà nỗ lực phí tận tâm huyết, các con làm sao lại nhẫn tâm khinh thường, phụ lòng mà không chiếu theo đi làm. Cho nên “Vật Khí Thánh Huấn”, thật sự cái hàm ý là nhận thức được lòng từ bi của Tiên Phật, hiểu rõ chân ý của thư huấn. Sau cùng là phải y theo lời huấn mà thực hành, mới có thể thành Thánh thành Phật được!
  52. 52. 15 Điều Phật Quy VẬT KHÍ THÁNH HUẤN 52 Nam Hải Cổ Phật Giáng: Nam bình tính lí bố nhân gian Hải khoát thiên không độ thiện duyên Cổ đạo linh thông mạt vận thánh Phật tiên đồng hạ tam kỳ niên. Lại đề thơ: Vật ngụy vật hư tặc đạo quy Khí trừ tà ác chân tâm trì Thánh ngôn tinh lí tu đạo thủ Huấn giới Bạch Dương chu tử si.
  53. 53. 15 Điều Phật Quy VẬT KHÍ THÁNH HUẤN 53 Giảng giải về “Vật Khí Thánh Huấn” Nói về “Vật Khí Thánh Huấn” là không được vứt bỏ những lời huấn giới của Tiên Phật. Người tu hành tuân thủ theo những cáo giới trong thánh huấn của Tiên Phật, mới có thể khiến cho tánh địa huyền quan phản chiếu quang minh. “Vật Khí Thánh Huấn” là bước thứ 8 trong 15 điều phật quy. Tiên Phật Bạch Dương chưa thể giữ được 15 điều Phật quy mà thành phật đạo thực không thể. Tu trì Phật Đạo phải nghiêm khắc tuân thủ quy huấn. Cần phải cố gắng thực tiễn, thực hành nhất quán không lệch khỏi chánh lí. Lấy sách thánh hiền mà tham ngộ sự huyền diệu thật sự trong đó. Chân kinh chánh pháp tuy không ở trong văn tự, nhưng không có văn tự lưu truyền ở thế gian, chỉ dùng miệng để truyền thì đại đạo không thể phổ truyền. Do đó muốn thế giới đại đồng, sa bà phật quốc, cần phải nhờ vào văn tự làm cầu nối, nghe hiểu rồi thực hành, sau đó thì miệng truyền đại pháp tâm ấn chứng mà đạt đạo. Ơn trên định quy giới “Vật Khí Thánh Huấn”, để tôn trọng lưu truyền những lời nói của thánh nhân. Đạo có hai, một là gốc, hai là ngọn, gốc ngọn cùng hành, có thể
  54. 54. 15 Điều Phật Quy VẬT KHÍ THÁNH HUẤN 54 thành Tiên Phật thời Bạch dương kì, lấy văn tự xúc tiến. Nói về gốc và ngọn, đương nhiên là gốc quan trọng hơn ngọn, nhưng không có ngọn thì không thể thể hiện được gốc, vì vậy gốc ngọn cùng quan trọng như nhau. Ngọn là chỉ biết trân trọng bảo hộ sách thánh huấn như châu báu, một chút cũng không dám làm dơ bẩn ô uế, không dám tùy tiện đặt. Người này tuy chưa gọi là “Vật Khí Thánh Huấn”, kỳ thực đối với con đường tu đạo thật có ích. Gốc là ngoài việc bảo hộ trân tiếc sách thánh huấn, quan trọng nhất là di huấn từ xưa tới nay của Thánh Hiền, không một chút tùy ý phóng túng mà không noi theo. Đối với huấn thị của Thánh Hiền Tiên Phật, phát dương thánh lí cổ đạo, hành dĩ thiên hạ chi đại bổn, thành đến thiên đạo, thành cả nhân đạo, không gượng mà vẫn đạt trung dung, không suy tư mà vẫn đắc,cũng là nương theo đạo.
  55. 55. 15 Điều Phật Quy MẠC TRƯỚC HÌNH TƯỚNG 55 “Mạc Trước Hình Tướng” là không chấp vào hình bên ngoài, mà bị nó che lấp đi. Tại vì tất cả các thứ có hình có tướng, rốt cuộc đều không phải là thật, cuối cùng đều tiêu tan trong mộng ảo vô thường. Kinh Kim Cang có nói: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai”. Cho nên, nếu như không thể phá bỏ hình tướng, người nào còn mê muội vào hình tướng, tâm người đó còn tại trong Tượng Thiên và Khí Thiên, đều không thể tiến vào Vô Cực Lý Thiên. Mà chúng sinh nào còn mê muội điên đảo, thì không thể thật sự được giải thoát, đều còn bị hình tướng bên ngoài ràng buộc, tâm còn bị hình tướng sai khiến, tự tánh không thể làm chủ được, vĩnh viễn trong vòng luân hồi, lưu lãng trong vòng sanh tử. Cho nên đừng chấp vào hình tướng, cũng không chấp vào Tiên Phật mượn khiếu hiển hóa, mà phải ngộ được sự khai thị Chân lý của Tiên Phật, lấy chân nghĩa vi diệu ấy làm trọng. Tiến thêm một bước nữa, là muốn các trò 9. MẠC TRƯỚC HÌNH TƯỚNG (Tây Hồ Phong Tăng Từ Huấn)
  56. 56. 15 Điều Phật Quy MẠC TRƯỚC HÌNH TƯỚNG 56 bất cứ trong tình cảnh nào, tâm cũng không đều bị dao động, tự tánh vẫn làm chủ, đó mới thật sự là không chấp vào hình tướng. Này đồ đệ, các trò thường nói: “Bất thiên chi vị trung, bất ỷ chi vị dung”. Vậy trung Đạo rốt cuộc là gì? - Đó chính là trong những lúc tự tánh Phật được lộ hiện ra. Như vậy là nói như thế nào đây? - Là trong lúc tâm các vị được thanh tĩnh vô vi, không thiên bên nào, và không chấp vào một vật gì, cũng là trong lúc đó các vị không chấp vào hình tướng, tâm không bị cảnh vật bên ngoài làm chi phối lung lay, lúc này tâm các vị đã đạt đến thanh tĩnh vô vi không chút vọng cầu, đó chính là “Trung Đạo”, cũng chính là tự tánh Phật được bộc phát ra. Cho nên, không chấp vào hình tướng, cũng là lộ ra cái chân ngã của mình! Nếu như các vị chấp vào hình tướng thì sẽ vĩnh viễn lưu lãng trong sanh tử, tuyệt đối không thể thành đạo được!
  57. 57. 15 Điều Phật Quy MẠC TRƯỚC HÌNH TƯỚNG 57 Tử Tư Phu Tử Giáng: Tử tâm đạt Đạo thông huyền quan Tư khảo huy hào quyền tục hoàn Phu đức vô khuy chân lý kiến Tử thừa khiếu quyết độ linh tàn. Lại đề thơ: Mạc chấp nhân gian hữu dữ vô Trước mê kì lộ âm ti xu Hình hài khu thể chung quy ước Tướng dục tảo khai bộ chánh đồ. Giảng giải về “Mạc Trước Hình Tướng” Ơn trên vốn dĩ không âm thanh, không mùi vị, đã không có mùi vị lại không có âm thanh, thì có hình tướng
  58. 58. 15 Điều Phật Quy MẠC TRƯỚC HÌNH TƯỚNG 58 gì có thể chấp. Con người từ nhỏ, sống trong thế giới hình tướng, vì vậy cái nhìn thấy đều là hình tướng. Do đó cho rằng hình tướng này là thật, không biết được hình tướng này là giả.Vì vậy chấp trước ở thế giới này, sinh sinh tử tử, không thể thoát khỏi phàm giới, luân chuyển không ngừng.Nhận giả làm thật, vì vậy người tu đạo, đối với nhận thức hữu hình vô hình, cần phải hiểu triệt để. Phàm phu chỉ biết vật không biết lí, hiền nhân chỉ biết lí chưa đạt lí, thánh nhân vừa hiểu lí vừa đạt lí. Vật thì hữu hình, lí vô hình. Vì vậy “Mạc Trước Hình Tướng” được liệt vào mục thứ 9 trong quá trình tu Đạo. Tu thân chớ đừng chấp trước hình tướng, chấp trước vĩnh viễn không thể thấy Đạo.“Duy thiên hạ chí thánh, mới có thể thông minh duệ chí, túc dĩ hữu lâm dã”. Thông minh sáng suốt mới có thể thấy được hư thực, sự to lớn của Đạo, làm chủ tể muôn loài. Vô mới có thể thống trị vũ trụ vạn tượng, cũng gọi là thành, thành mà đạt đến bất tức,tất cùng với trời đất đồng tham. Chí thành không ngừng nghỉ, không ngừng nghỉ thì dài lâu trường cửu. Cửu tắc trưng, trưng tắc du viễn, du viễn tắc dày rộng, dày rộng tắc cao minh.
  59. 59. 15 Điều Phật Quy MẠC TRƯỚC HÌNH TƯỚNG 59 Dày rộng có thể chở vật, cao minh có thể che chở vật, dài lâu có thể thành vật. Dày rộng phối đất, cao minh phối trời đất, dài lâu không ranh giới. Như thế không thấy mà vẫn sáng sủa, bất động mà vẫn đổi thay, vô vi nhi thành. Đạo của trời đất dày, rộng, cao, minh, du, cửu. Những công dụng này đều là trong vô hình, vì vậy chấp tướng tu đạo vĩnh viễn là phàm phu, không thể thấy Đạo. Nếu như chấp tướng tu Đạo, tọa thiền đả tọa, nhận giả làm thật, gõ mõ niệm xướng, thấy vật tùy duyên, coi trọng thành đạo, nghĩ công đức nhiều, tâm tự tư lớn, đây đều là “Mạc Trước Hình Tướng”. Thánh Hiền đảo trang mê chấp hình tướng, trầm luân làm phàm phu. Phàm phu gặp cảnh không chấp trước, không bị cảnh mê, phối đức cùng trời đất, hợp với ánh sáng của nhật nguyệt, hợp với trình tự 4 mùa, hợp với cát hung của quý thần, tắc là Thánh Hiền. Vì vậy hình và tướng, tất mê cảnh của chốn nhân gian, chấp vào cái này thì là nhân gian, không chấp thì là thiên đường. Không chấp tướng, không ngoan không, vạn tượng như như, vô thanh vô xú, cũng là sự nâng đỡ của ơn trên.
  60. 60. 15 Điều Phật Quy MẠC TRƯỚC HÌNH TƯỚNG 60 Hổ Thẹn Làm người nếu như không biết hổ thẹn. Thế nào là sự hổ thẹn của con người? Không hiếu, không trung tín, không lễ nghĩa, không liêm tiết, đều là điều đáng xấu hổ. Tu đạo không biết trung đạo là sự xấu hổ của Đạo. Cái gì gọi là sự xấu hổ của Đạo? Đạo có thể hành mà không hành, đây là điều hổ thẹn. Không thể hành mà hành, đây cũng là điều hổ thẹn của người tu đạo.
  61. 61. 15 Điều Phật Quy THỦ TỤC TẤT THANH 61 Cổ thư nói: “Một văn tiền nhà Phật, lớn như núi Tu Di, giản dối không thành thật báo cáo, đội lông mọc sừng mà trả”. Đồ đệ các trò có hiểu không? Tại sao tiền của nhà Phật, vốn là tiền mồ hôi của chúng sinh, dù cho là rất ít, cũng là tấm lòng thành của người thí chủ mà có, nhưng lúc đã thành tiền của nhà Phật rồi, thì nó lớn tựa núi Tu Di vậy! Cho nên, nếu có người hành tài thí, tuy là trò chỉ xài có một đồng đi chăng nữa, chỉ một ý niệm của lòng tham, không có khai báo thật thà, thủ tục không được rõ ràng, thì tự nhiên phải chịu sự nhân quả báo ứng, thậm chí kiếp sau phải làm thân trâu ngựa để trả. Cho nên, các đồ đệ ơi, những món đồ vật hoặc tiền tài do Đạo thân hành công, nhất định phải thật rõ ràng, không thôi sẽ khởi lên lòng tham, hành sự sẽ hồ đồ, không giữ được lòng liêm sĩ, thì sau này sẽ rất khổ sở, điều này Thầy nhắc nhở các trò phải nên cẩn thận! 10. THỦ TỤC TẤT THANH (Nhĩ Sư Cuồng Tẩu Từ Huấn)
  62. 62. 15 Điều Phật Quy THỦ TỤC TẤT THANH 62 Vì luật Trời rất nghiêm ngặt, cho đến sợi tơ cũng phải rõ ràng. Ở trên Trời mỗi người đều có một quyển sổ, cuốn sổ đó ghi rất rõ ràng từng li từng tí những hành động của các trò, và tuyệt đối không để sơ sót dù chỉ nhỏ như sợi tơ. Cho nên, sau này trong Phật đường, có người hành công bằng đồ vật hoặc tiền tài, các trò nhất định phải khai báo thật rõ ràng, không được hồ đồ, như vậy mới là “Thủ Tục Tất Thanh”, và mới có huy vọng thành Phật được đấy! Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát Giáng: Đại Đạo vô tư lục hợp công, Thế gia phú tục chung quy không Chí tôn chí quý tam kì quyết Bồ tát hành công hóa đại đồng. Lại đề thơ: Thủ bão hài nhi trì đạo hành Tục tốc bất đoạn chí kiền thành Tất nhiên thành quả siêu huyền tổ Thanh chánh liêm minh thượng lí diên.
  63. 63. 15 Điều Phật Quy THỦ TỤC TẤT THANH 63 Giảng giải về “Thủ Tục Tất Thanh” Làm người nếu như thủ tục không được thanh bạch rõ ràng, thì sẽ là người hồ đồ. Người hồ đồ sẽ làm ra những việc hồ đồ, tất nhiên sẽ tạo nên sự khiếm khuyết trong nhân cách của bản thân. Người tu đạo trước tiên cần phải thanh liêm nhân cách của bản thân, mới có thể tiến bước trên con đường tu đạo, vì vậy “Thủ Tục Tất Thanh” được liệt vào mục thứ 10 trong phật quy. Thế nào là “Thủ Tục Tất Thanh” ? Là chỉ một người đối với việc công, việc của người khác, thậm chí đối với việc tự bản thân mình phải gánh vác, làm một cách trong sạch, thanh bạch, gọi là “Thủ Tục Tất Thanh”. Người tu đạo cần phải biết vượt khỏi thế nhân bình thường, mọi việc làm hành động, đều noi theo Thiên
  64. 64. 15 Điều Phật Quy THỦ TỤC TẤT THANH 64 tánh, như vậy mới có thể thanh bạch, thanh chánh công Đạo. Nếu như không noi theo Thiên tâm mà làm, tâm tồn tham vọng mê muội tình ái tức là phản bội với Đạo, là thủ tục không thanh, trồng xuống ác quả sau này, nhân quả từ đây mà ra. Vì vậy viết: Muốn biết nhân đời trước thì hãy xem kết quả thọ báo của đời này, muốn biết quả sau này thì hãy xem việc làm đời hiện tại. Vì vậy người tu Đạo xử sự cần chí công vô tư, chớ đừng tham tài bất nghĩa, nên lấy mới lấy, không nên lấy chớ đừng lấy, thì hợp với “Thủ Tục Tất Thanh”. Người tu đạo thủ tục không thể thanh bạch, rõ ràng là do hạo nhiên của người tu đạo không đủ, vì vậy tâm động mà không thể tuân theo đạo. Vì vậy Mạnh Tử viết: “Phú quý không dâm, bần tiện không thay đổi, uy vũ không khuất phục, đây được gọi là bậc đại trượng phu”. Người tu Đạo không thể làm một bậc đại trượng phu thì uổng phí sinh vào tam kì. Mạnh Tử viết: “Có thể lấy, có thể không lấy, lấy làm tổn hại đến sự thanh liêm. Có thể cho, có thể không cho, cho làm tổn thương đến sự ân huệ. Có thể chết, có thể không chết, chết làm tổn hại đến đức dũng”. Vì vậy nhân sinh đời người, sinh tử là việc lớn, sinh tử là việc nhỏ, vì chánh nghĩa mà chết là việc vừa lớn vừa nhỏ. Lớn là cái
  65. 65. 15 Điều Phật Quy THỦ TỤC TẤT THANH 65 chết có ý nghĩ, nhỏ là hy sinh tiểu ngã hoàn thành đại ngã, do đó đối với cái chết của bản thân là việc nhỏ. Tu sĩ thời tam kì, càng làm việc Đạo thì càng phải “Thủ Tục Tất Thanh” mới có thể hướng đến thế giới đại đồng, “Đại đạo chi hành giã thiên hạ vi công”. Nội Ma Thông Ngoại Quỷ Bên trong có ma thì lời nói và tâm đều là ma, quỷ bên ngoài gọi là ngoại ma, ngoại ma là tất cả vạn ma. Ma bên trong thông với quỷ bên ngoài cùng tụ họp, vì vậy nội tâm vô vật tức ngoại ma không thể dẫn, ma không thể xâm phạm. Trong tâm vô dục, thì dục vọng không thể dẫn, thì tà ma không thể nhập. Trong tâm không có rượu, thì rượu không thể làm người say. Trong tâm không có sắc thì sắc không thể làm người mê. Rượu không làm say người mà người tự say, sắc không thể mê người mà người tự mê. Tất cả ma khảo đều là do ma bên trong thông với quỷ bên ngoài, tâm ma thập xích ngoài ma một trượng, do đó tu đạo bắt đầu từ tâm mà tu.
  66. 66. 15 Điều Phật Quy XUẤT CÁO PHẢN DIỆN 66 “Xuất” là ra, là rời khỏi. “Cáo” là báo cáo, bẩm cáo. “Phản” là phản hồi, trở lại. “Diện” là trả lời đối diện. Cái gọi là “Xuất Cáo Phản Diện”, đó là Tiền Hiền dặn dò những việc gì, bất luận lớn hay nhỏ, lâu rồi hay mới đây, đều phải ghi nhớ trong lòng, mà chăm chỉ đi làm, sự việc làm xong, phải bẩm báo lại rõ ràng, không được sai sót. Là người Hậu Học, một khi ra ngoài làm việc, nên thỉnh thị Tiền Nhân, bẩm báo Tiền Nhân, với tấm lòng thành thỉnh cầu chỉ thị, tiếp thu sự chỉ đạo. Mỗi khi đi đâu trở về, đều phải mau mau bẩm báo lại mọi sự việc đã làm như thế nào, để khỏi sự lo lắng bận tâm của Tiền Hiền. Điều Phật quy này là để nhắc nhở người tu hành đối với người phải tận trung, đối với sự việc phải tận trách nhiệm, đồng thời trên dưới có tôn ti trật tự, ra vào có Lễ. Như vậy, sự việc nào cũng được “Xuất Cáo Phản Diện”, dặn dò bàn giao tốt đẹp, đó là cái Đạo nhân luân, mới không thiếu sót. 11. XUẤT CÁO PHẢN DIỆN (Hồ Ẩn Thiền Sư Từ Huấn)
  67. 67. 15 Điều Phật Quy XUẤT CÁO PHẢN DIỆN 67 Cũng như chín sáu ức Nguyên Phật tử thừa nguyện mà xuống trần gian, lúc ra đi có báo cáo, khi trở về phải đối diện bẩm báo. Là lúc ghi tên vào tờ biểu văn, từ lúc đó vấn vương Mẫu Nương, không quên nơi Vô Cực, cho nên giờ phút nào cũng nhớ tới Vô Sanh Lão Mẫu, người nào luôn luôn tận tâm tu Đạo bàn Đạo, mới thật sự hiểu được ý nghĩa sâu xa của “Xuất Cáo Phản Diện”. Nguyệt Huệ Bồ Tát Giáng: Nguyệt bạc tinh quang tứ hải minh Huệ thông tam giới khả siêu sanh Bồ đề tự tánh bổn thanh tịnh Tát đỏa tụ chúng sinh tận mẫu linh. Lại đề thơ: Xuất môn bảo thủ đạo chân dương Cáo thị quần thái bả lí chương Phản tỉnh phụng hành thiện mạc đại Diện dung chánh sắc diệu đoan trang.
  68. 68. 15 Điều Phật Quy XUẤT CÁO PHẢN DIỆN 68 Giảng Giải “Xuất Cáo Phản Diện” Trời có luật trời, người có quy củ, không theo quy củ*, không thể thành hình vuông hình tròn. Xuân đi hạ đến, hết mùa hạ lại sang mùa thu, thu qua đông tới, hết đông lại quay về mùa xuân, đây là quy luật nhất định. Con người không thể một đi không quay trở về, do đó ra khỏi cửa phải nói cho trưởng bối biết, trở về liền báo với bề trên, mới là viên mãn, đây là quy luật của con người, cũng là một phần của lễ. Do đó “Xuất Cáo Phản Diện” được liệt vào hạng mục thứ 11 trong quá trình tu đạo. (*Quy là compa dùng để vẽ hình tròn, cái củ là dùng để vẽ hình vuông.Người xưa mượn hai vật này để nói đến quy củ, phép tắc.)
  69. 69. 15 Điều Phật Quy XUẤT CÁO PHẢN DIỆN 69 “Xuất Cáo Phản Diện” không đơn thuần chỉ là lễ nghĩa trước sau trong tu đạo, mà trong xử sự của con người cũng cần giữ lễ tiết. Tu từ quốc gia cho đến bá tánh, đều lấy điều này mà hành đại đạo, thì tự có thể hướng về thế giới đại đồng. Câu văn này tuy đơn giản nhưng kỳ thực là nhân luân đại đạo tuyệt không thể thiếu một phần. Lấy chương này đối chiếu với bát đức, thì sẽ hiểu được tầm quan trọng của chương này. Ví dụ như chữ “hiếu” - Làm người con ra ngoài không nói với cha mẹ, trở về không chào hỏi cha mẹ khiến cho cha mẹ lo lắng thì bất hiếu. “Đễ” là chỉ bậc dưới, bậc hậu bối, khi ra vào không báo cáo,tất thất “đễ”. “Trung” là chỉ người làm bậc bề tôi đi và về không báo cáo,tất thất “trung”. Người nhỏ tuổi ra vào không nói với trưởng bối,tất thất “tín”, thất “lễ”, thất “nghĩa”, thất “liêm”, thất “sĩ”. Làm người thất tín thì làm sao có thể nói đến nghĩa, không có nghĩa thì làm sao có thể nói đến liêm, liêm không thể nói, tất không biết xấu hổ. Vì vậy tu đạo cần
  70. 70. 15 Điều Phật Quy XUẤT CÁO PHẢN DIỆN 70 phải coi trọng lễ nghi giữ quy củ, ra vào tất cần phải báo cáo thì có thể đạt được sự viên mãn trong giao tiếp. Trời tạo ra vũ trụ tất có dụng ý, trời sinh ra con người tất có sứ mệnh. Con người sinh xuống thế gian này, thừa nguyện mà hạ phàm, làm việc Phật, độ tận cửu lục, trở về quê hương cũ, đi đã nói thì cũng phải trở về trình diện, đây là việc “Xuất Cáo Phản Diện” của phật tử. Khổng Phu tử nói: “Phụ mẫu tại bất viễn du, du tất hữu phương”. Câu này ứng với việc tu đạo mà nói, con người biết được Mẹ của linh tánh thì không thể đi xa. Đi xa là đã rời khỏi Đạo, bởi vì Đạo cùng tồn tại với Mẫu. Không đi xa tất cùng với Đạo, như đi xa tất có nơi đến, viễn du tức là hạ phàm, hữu phương là rộng độ chúng sanh. Lỗi của ai? Con người trong xã hội, một số người thì không vui vẻ, một số người thì vui vẻ, là vì sao? Là do Thiên Đạo còn chưa được lưu hành rộng rãi, Đạo chưa phổ biến rộng rãi là lỗi của người truyền đạo. Ai là người truyền Đạo? Là người hiểu Đạo, đều là người có thể truyền đạo, vì vậy con người có thể mang Đạo phổ biến rộng khắp, không phải Đạo mang con người phổ biến rộng khắp.
  71. 71. 15 Điều Phật Quy BẤT LOẠN HỆ THỐNG 71 “Bất loạn” là không thể rối loạn. “Hệ” là sợi dây nối tiếp, cũng là đại biểu một dây Kim Tuyến. “Thống” là thống lãnh vạn vật, là Đại Đạo chánh tông, cũng là mỗi người trên mình vốn có tự tánh. Cho nên, cái gọi là “Bất Loạn Hệ Thống”, thật sự hàm ý chỉ mỗi một con người tu Đạo, không thể đi lệch và xa rời chánh Đạo, tất cả mọi việc đều lấy tự tánh làm chủ, không thể đi lầm vào tả Đạo bàng môn, đó mới thật sự là không loạn hệ thống. Nhưng sợi Kim Tuyến có hai dây, một dây thuộc Tiên Thiên, một dây thuộc Hậu Thiên. Kim Tuyến của Tiên Thiên là Thiên Mệnh, mọi người tự nhiên vốn có Thiên tâm tự tánh, có thể lấy tâm ứng tâm, mà tương thông với Trời, đó là Phật tâm. Cái tâm này, tại Thánh không tăng, tại phàm không giảm, lúc tâm con người thanh tịnh vô niệm, vô tư vô ngã, cái tâm lúc đó sẽ tự nhiên nối liền với Trời, Linh Tánh sẽ thông với Tiên Thiên, không rời một bước tức thì đạt tới Lý Thiên. Trong lúc này, sợi Kim Tuyến Tiên Thiên của các vị tự nhiên 12. BẤT LOẠN HỆ THỐNG (Linh Miệu Thiên Tôn Từ Huấn)
  72. 72. 15 Điều Phật Quy BẤT LOẠN HỆ THỐNG 72 phát quang rực rỡ, những linh quang này chiếu rọi khắp tam thiên đại thiên thế giới, đến cả Kim Tuyến nhân sự của Hậu Thiên. Là do các vị nhiều kiếp có Phật duyên với Dẫn Bảo Sư, Điểm Truyền Sư và Tiền Nhân, mà vào Tam Kỳ mạt kiếp đại khai phổ độ này, nhân duyên lại được hội tụ, lại được gặp nhau, mới có cái nhân duyên tốt để cùng tu Đạo bàn Đạo. Đồ đệ các trò ơi! Vào thời kỳ mạt hậu lần cuối này, Cung Trường giả, Tổ Sư giả, nhộn nhịp bay ra khỏi lồng rồi. Chúng dùng các loại thần thông, hiển hóa để dụ dỗ người tu Đạo, đồng thời lấy cái giả mà làm rối cái chơn, lấy cái tà làm rối cái chánh. Thậm chí còn tự xưng là có Thiên Mệnh, mắt cá lộn với hạt châu, chơn giả lẫn lộn, để quấy nhiễu Đạo trường. Này các đồ đệ, vào thế cục loạn động này, về Đạo thì hỗn loạn, lòng người thì hiểm ác trong những năm này. Nếu các trò không thể nắm vững theo một đường Kim Tuyến, bước chân ổn định theo gót Tiền Nhân, đồng thời bên trong phải tu tâm tánh, an thân lập mạng. Nếu như có đại khảo nghiệm, đại nạn tới gần, thì các trò làm sao lòng được kiên định mà để tránh kiếp khỏi nạn đây? Cho nên nói: Các trò tu tới lúc tâm tánh đoan chánh, tà ma không thể xâm nhập vào, thì mới thật sự là “Bất Loạn Hệ Thống” đấy! Còn không,
  73. 73. 15 Điều Phật Quy BẤT LOẠN HỆ THỐNG 73 tâm tánh bất chánh, tà ma xâm nhập, sẽ dễ dàng tin theo tả Đạo bàng môn, thì đối với Tiền Hiền, Dẫn Bảo Sư càng không được tôn kính. Cho nên một khi đường Kim Tuyến bị đứt đoạn, thì tánh mạng cũng khó bảo toàn. Tây Phương Viên Tính Phật Giáng: Tây lai nhất điểm chân huyền quan Phương thốn bảo điển thông vạn đoan Viên tính linh lung thập tự địa Phật tâm bất muội tức siêu phàm. Lại đề thơ: Bất ỷ bất thiên trung đạo tồn
  74. 74. 15 Điều Phật Quy BẤT LOẠN HỆ THỐNG 74 Loạn hành tà kinh tuyệt thiên căn Hệ hệ kim tuyến nguyên nhân tiếp Thống soái thiện đồ phản lý viên. Giảng giải về “Bất Loạn Hệ Thống” Hệ thống cũng là trật tự của nhân sinh, nhân sinh sinh tồn có thứ tự thì là con người, sinh tồn không có thứ tự thì cũng như cầm thú. Do đó, hệ thống nói cách khác cũng có nghĩa là chỉ quỹ đạo. Trời không có quỹ đạo thì các vì sao tinh tú sẽ bị loạn, bốn mùa sẽ không đúng. Đất không có quỹ đạo thì vạn vật không thể sinh. Con người không có quỹ đạo thì ngũ luân bỏ phế, không có đạo đức, như máy bay rời khỏi không khí, xe lửa rời
  75. 75. 15 Điều Phật Quy BẤT LOẠN HỆ THỐNG 75 khỏi đường ray, cũng giống như diều bị mất dây vậy, sự nguy hiểm sẽ xảy ra. Vì vậy “Bất Loạn Hệ Thống” là bước thứ 12 trong tu hành. Hệ thống tức là trời, đất là đất, bậc trên là bậc trên, cha ra cha, con ra con, huynh là huynh, em ra em. Loạn tức là trên thế gian tất cả đều không còn trật tự, chiến tranh liền xảy ra, trời đất đại loạn, vua không ra vua, thần không ra thần, cha không ra cha, con không ra con, trưởng không ra trưởng, ấu không ra ấu. Tu đạo cũng như vậy, người đi trước là người đi trước, người đi sau là người đi sau, trời đất quốc gia đều có trình tự. Là sự khởi đầu của người tu đạo, tuân theo trình tự hệ thống này, thì sau này đệ tử bạch dương mới có thể tu được viên mãn. Vạn Nhà Thành Phật Chúng ta không thể đem gia đình của chúng ta thành một thiên đường, thì khó giúp gia đình của người khác tạo thành thiên đường. Nếu đem toàn bộ nhân gian kiến tạo thành thiên đường. Đây gọi là xây dựng Phật quốc tại cõi sa bà, thiên đường ở tại nhân gian.
  76. 76. 15 Điều Phật Quy ÁI TÍCH CÔNG VẬT 76 Công vật là đồ vật của tập thể, ví như đồ vật của Phật đường hay Phật gia đều là đồ vật của tập thể, trò có giữ gìn và quý trọng nó không? Đồng thời phải sử dụng cho tốt, có thể phát huy tác dụng giá trị của nó, như vậy mới là quý trọng của công. Hay là các con có thể mang nó về nhà làm đồ riêng tư của mình được không? Này đồ đệ, trước đã có nói tới điều Phật quy “Thủ Tục Tất Thanh”, các trò cần phải biết “Tiểu tham bất phòng, đại quá tất thành*!” Cho nên đồ vật của công tuyệt đối không thể xem là của riêng hoặc tùy ý đi phá hoại nó. Ngoài ra, những vị Điểm Truyền Sư, Giảng Sư trong Phật đường thay Trời tuyên hóa, cùng các vị Bàn sự nhân viên, trò có yêu quý và bảo hộ họ không? Có đối với họ bất lễ phép không? Trong lời nói có ngỗ nghịch với họ không? Cần phải biết rằng, nếu như đối với họ có tôn kính lễ phép, là yêu quý bảo vệ của công đó. Tại vì họ thay Trời tuyên hóa, thuộc về người của Trời, nếu như các vị không tôn kính, không yêu quý bảo vệ họ, 13. ÁI TÍCH CÔNG VẬT (Tế Điên Thánh Tăng Từ Huấn)
  77. 77. 15 Điều Phật Quy ÁI TÍCH CÔNG VẬT 77 vậy thì không thể cho là quý trọng của công được. Huống chi còn ở sau lưng phê bình họ, chửi mắng họ, nếu như vậy thì càng nghiêm trọng hơn nữa. Cho nên, yêu quý của công không phải chỉ là yêu quý đồ vật trong Phật đường, mà còn phải yêu quý người trong Phật đường, phải thật tốt đối đãi với mọi người, đồng thời còn phải thương yêu lẫn nhau, cùng nhau giúp đỡ, cùng nhau khuyên nhủ, như vậy mới thật sự là yêu quý của công đấy! Đồ đệ ơi! Đạo lý này các trò tự mình suy nghĩ xem, nếu như yêu quý đồ vật trong Phật đường, tôn kính người trong Phật đường, đó là yêu quý đồ vật của Bề Trên, yêu quý người của Tiên Phật, thì cũng giống như yêu quý Tiên Phật Bồ Tát Bề Trên một thứ. Ngoài ra, người có thể ở bên cạnh mình, mình cũng phải yêu quý họ. Nếu không quý trọng họ, Bề Trên tự nhiên cũng không xoay chuyển nhân tài đến với mình, như vậy Đạo vụ làm sao mở rộng được, và bàn Đạo cho tốt được đây? Cho nên người đi trước phải yêu quý người bên cạnh mình, phải lo cho họ lúc ăn thì phải ăn, lúc nghỉ ngơi thì phải nghỉ ngơi, lúc phải điều dưỡng thì nên điều dưỡng, cần phải biết có cái thể xác này mới có thể hành công, không có thể xác này thì làm sao hành công liễu nguyện đây?
  78. 78. 15 Điều Phật Quy ÁI TÍCH CÔNG VẬT 78 Cho nên, nếu là Tiền Hiền thì phải yêu quý Hậu Học, không nên tùy tiện trách phạt họ, tại vì họ là của công của nhà Phật. Cho nên không yêu quý người bên cạnh mình, cũng là không yêu quý của công. Điều Phật quy này, các con hãy đi sâu tỉ mỉ mà lãnh ngộ hơn! Diệu Pháp Thiên Tôn giáng: Diệu ngộ huyền quan thập tự trung, Pháp luân thường chuyển thấu thương khùng Thiên tâm bất muội chí thành tại Tôn thánh hiệu hiền vạn đại đồng Lại đề thơ: Thọ hành thiện đạo quán tinh thần Tiếc khắc ngàn kim tu thử thân Công chánh vô tư tự tính hiện Vật tuy hữu sắc quy thiên căn Giải thích về “Ái Tích Công Vật” Nói về vật chất nhân gian, là thế giới vật chất. Thế giới này cho rằng vật chất hiếm, ít thì quý
  79. 79. 15 Điều Phật Quy ÁI TÍCH CÔNG VẬT 79 trọng, cái gì nhiều thì cho là rẻ mạt, tiếc của quý, coi thường của rẻ. Lấy vật đổi vật, thích của quý bỏ của rẻ, hình thành thế giới xa hoa, các cuộc đấu tranh đa phần cũng vì vật chất mà nổi dậy. Lão Tử nói: “không quý của khó được, khiến dân không trộm cắp, bất kiến khả dục, khiến tâm bất loạn”. Vì có coi trọng của khó được, thì sẽ khởi tâm coi trọng tự tư cá nhân mà coi thường của công, đây đều là bội nghịch lại bổn lai thiên tâm. Vì vậy “Ái Tích Công Vật”, là điều mục không thể xem thường, do đó được liệt vào hạng mục thứ 13 trong quá trình tu đạo. Con người tại thế tuyệt không thể tự tư mà thiếu tâm công đức, huống gì người tu đạo không giữ tâm công đức, ái tiếc đối với công vật, coi vật công như của mình, bảo dưỡng nó mới là “Ái Tích Công Vật”. Nếu như không có tâm công đức, tùy ý phá hoại công vật, không thể được hoàn chỉnh, trân tiếc ái hộ, thì làm sao có thể đạt tới chân thực tu hành, như vậy là tự tư tự lợi, thì nói gì đến tu đạo. “Ái Tích Công Vật”, là đức tính đẹp của thiên tánh, đối với công vật không thể không trân tiếc, bỏ công trọng của tư là việc đáng hổ thẹn. Từ xưa đến nay, không ai được xưng là Thánh Hiền Tiên Phật mà không ái tiếc công vật.
  80. 80. 15 Điều Phật Quy ÁI TÍCH CÔNG VẬT 80 Hoành Lượng Bản Thân Bồ tát có tâm bồ tát, con người có nhân tâm, ma quỷ có tâm ma quỷ. Trong tâm chỉ có bản thân là tư tâm, tâm hại người, tâm tàn khốc, tự mình hiện tại chính là ma quỷ, sau khi chết cũng là ma quỷ. Tâm của mình có thiện có ác, được thì hoan hỷ, mất thì đau khổ, tuy không hại người nhưng cũng không lợi người. Tuy có lợi cho người, cũng chỉ vì danh dự, người như vậy hiện tại là người sau khi chết là ma quỷ. Còn nếu như trong tâm là tâm từ bi, thấy người đói cũng như ta đói, thấy người bị trầm mê cũng như ta bị trầm mê, người khổ cũng như ta bị khổ, người vui ta cũng vui, toàn vì lợi ích cho chúng sanh mà làm, thì bản thân hiện tại chính là Bồ Tát, sau khi chết cũng là Bồ Tát.
  81. 81. 15 Điều Phật Quy HOẠT BÁT ỨNG SỰ 81 Phật quy thật sự là Đạo, vì nó sống động, không có cố định, vốn tùy theo nhân duyên bên ngoài mà thay đổi nhưng vẫn giữ trung Đạo, sống mãi không ngừng. Cho nên người tu Đạo phải có tâm hoạt bát linh động, không được bảo thủ cố chấp mà không chịu thay đổi. Thí dụ, có một số việc phải làm, như Tiền Hiền đi vắng, trước đó không thể bẩm báo và quyết định, mà sự việc đã đến, đồng thời việc rất hệ trọng, không thể chần chờ được, phải lập tức giải quyết, lúc đó các trò cũng phải học biết đối diện và đảm đương sự việc đó, kịp thời xử lý, nếu không, ắt hại người lỡ việc, cũng là có tội lỗi. Này đồ đệ, các trò nhất thiết phải ghi nhớ, việc làm và hành vi của mình, chỉ cần đối trên thì hợp với Thiên tâm, đối dưới thì có lợi ích cho chúng sanh. Cũng là tất cả sự việc có ích cho chúng sanh, trò đã làm dù không được Tiền Hiền tha thứ, thậm chí còn bị quở trách, trò vẫn có thể cân nhắc mà đi làm. 14. HOẠT BÁT ỨNG SỰ (Đạo Tế Thiền Sư Từ Huấn)
  82. 82. 15 Điều Phật Quy HOẠT BÁT ỨNG SỰ 82 Tại vì chúng ta làm việc là việc của Bề Trên, là thay thế Bề Trên làm việc, chứ không phải làm việc cho người nào, mà là làm việc siêu sanh liễu tử đại sự của chúng sinh, không phải làm việc nhỏ của nhân gian. Cho nên sự việc đến không thể chần chờ để lỡ việc, chỉ là mình có tấm lòng Bề Trên, lòng công bằng, thì dù Tiền Hiền đi vắng, mình cũng có thể đi đảm đương. Chỉ cần chúng ta có tấm lòng khí độ, là đối với Bề Trên không phải đối với người, Bề Trên sẽ tự nhiên tha thứ bỏ qua. Huống chi pháp là vô định pháp, chúng sinh có tám vạn bốn ngàn loại tâm, thì các trò cũng phải có tám vạn bốn ngàn cái pháp, phải học được dù bất cứ chỗ nào lúc nào.“Vật đến thì ứng, vật đi thì tịnh”, nắm giữ tự tánh chân ngã, đối diện ứng phó với tất cả nhân duyên. Đồng thời vào lúc này, các trò phải học được “Ứng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, như vậy mới có thể là “Hoạt Bát Ứng Sự”, mới gọi là có cái trí tuệ tối cao. Này các đồ đệ, tâm của Phật là vô trụ, không bị nhiễm vật, còn tâm chúng sinh là vô thường, không thể vĩnh viễn không thay đổi. Cho nên phải dùng mọi thứ pháp để độ mọi thứ tâm, để cho mỗi một chúng sinh đều được trở về Vô Cực Lý Thiên, như vậy là các trò phải có trí tuệ, để mà suy nghĩ vấn đề này.
  83. 83. 15 Điều Phật Quy HOẠT BÁT ỨNG SỰ 83 Thái Ất Chân Quân Giáng: Thái cực mê hồn lục đạo luân Ất xưng giáp thứ diệc nhân thần Chân tâm chân kiến bổn lai tính Quân đức siêu sinh thoát tục trần. Lại đề thơ: Hoạt động thể khu đạo tại trung Bát bỉ vô lại chung thành không Ứng tu phẩm đức viên dung đạo Sự bàn linh lung kiến đại công.

×