SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 6
Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua việc tổ chức sân chơi Tin học
chủ đề “An toàn khi trực tuyến”
Với chủ đề “An toàn khi trực tuyến” em đề xuất tổ chức 3 hoạt động trải nghiệm,
bao gồm:
- Hoạt động 1. Hội thi Em yêu công nghệ thông tin với chủ đề “Sử dụng Internet
an toàn”.
- Hoạt động 2. Ngày hội Talkshow về sử dụng Internet an toàn.
- Hoạt động 3. Cuộc thi “Internet và cuộc sống”.
Dưới đây là chi tiết nội dung của từng hoạt động:
Hoạt động 1. Hội thi Em yêu công nghệ thông tin với chủ đề “Sử dụng
Internet an toàn”.
A. Kế hoạch tổ chức hội thi
Mục đích
- Hình thành và phát triển một số năng lực cần thiết như: năng lực tư duy, sáng
tạo,…
- Hình thành và rèn luyện các kĩ năng cơ bản như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng
hợp tác,…
- Nâng cao khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống
hàng ngày.
- Thúc đẩy phong trào thi đua học tập, rèn luyện của học sinh.
Yêu cầu
- Hội thi đảm bảo tính thiết thực, khách quan, trung thực, công bằng, có tác dụng
giáo dục.
- Khích lệ học sinh trao đổi, trau dồi kinh nghiệm học tập.
Tổ chức hoạt động
- Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch và chịu trách nhiệm tổ chức.
- Tổ trưởng các tổ chuyên môn xây dựng điều lệ hội thi, phiếu chấm điểm sản
phẩm
- Tổ văn phòng chuẩn bị sân khấu vòng chung kết
- Ban giám khảo: mỗi tổ chuyên môn cử 2 giáo viên
B. Thể lệ hội thi
Đối tượng và hình thức tham gia:
- Học sinh khối 10
- Các đối tượng tham gia theo hình thức cá nhân hoặc đội/nhóm, được chia thành
02 Bảng:
- Bảng A:
Thiết kế Inforgraphic với chủ đề “Sử dụng Internet an toàn”.
Công cụ sử dụng: Powerpoint, Canva Infographic Maker,…
Số thành viên: không quá 4 thành viên.
Bảng B:
Thiết kế Video với chủ đề “Sử dụng Internet an toàn”.
Công cụ sử dụng: Viva video, Proshow Producer,…
Số thành viên: không quá 4 thành viên.
- Mỗi đội/nhóm chỉ được đăng kí và tham gia với 01 sản phẩm duy nhất tại một
Bảng thi đấu phù hợp.
Đăng kí tham gia và nộp sản phẩm dự thi
- Đối với đăng kí tham gia theo đội/nhóm: mỗi đội/nhóm tối thiểu 02 thành viên
và tối đa 4 thành viên.
- Để có thể hiểu rõ hơn về “Sử dụng Internet an toàn” các đội/nhóm có thể tìm
hiểu thêm về:
+ Sự tiến hóa của Internet, nhu cầu sử dụng Internet.
+ Cơ chế hoạt động của Internet.
+ Lợi ích của Internet, tác hại của Internet.
- Sau đó, lên ý tưởng và thiết kế giải pháp để có thể sử dụng Internet một cách an
toàn.
Tiêu chí đánh giá
- Ý tưởng: mới lạ, độc đáo, phù hợp với thực trạng xã hội hiện nay.
- Thiết kế: thu hút, ấn tượng.
- Thuyết trình: khả năng giới thiệu về sản phẩm toàn diện và sáng tạo
- Tinh thần đồng đội: các thành viên thể hiện được sự hợp tác, gắn kết.
- Sản phẩm phải được giữ nguyên, không thay đổi hay chỉnh sửa trong suốt thời
gian thi đấu. Ban tổ chức sẽ thường xuyên kiểm tra, nếu không tuân theo sẽ bị loại
khỏi cuộc thi.
Hoạt động 2. Ngày hội Talkshow về sử dụng Internet an toàn.
Mục tiêu
- Bồi dưỡng kĩ năng cần thiết về sử dụng Internet an toàn cho học sinh.
- Vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế đời sống.
- Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh.
- Nhận thức được vài trò của sử dụng Internet an toàn.
- Tuyên truyền, hướng dẫn mọi người cùng sử dụng Internet an toàn.
Cơ cấu tổ chức
- Đối tượng tham gia: Học sinh.
Chuẩn bị hoạt động
- Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch và chịu trách nhiệm tổ chức.
- Giáo viên giảng dạy môn Tin học chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm cho trò chơi Ai
nhanh? Ai đúng?
Nội dung
Bảng 2.1. Kế hoạch tổ chức Ngày hội Talkshow về sử dụng Internet an toàn
Hoạt động Nội dung
Chương trình văn nghệ
Khai mạc, phát biểu của nhà trường.
Hoạt động khởi động. - Mạng Internet ra đời như thế nào?
- Chúng ta thường sử dụng mạng Internet để
làm gì?
- Mạng Internet rộng đến bằng nào?
Trò chuyện với chuyên gia khách mời
về nội dung an toàn trên mạng Internet
cho học sinh - Cách sử dụng mạng
Internet an toàn và tích cực.
Bao gồm các chủ đề:
- Quyền riêng tư trên Internet.
- Hiện diện trên mạng và xây dựng mối quan
hệ lành mạnh, tích cực.
- Cài đặt mật khẩu.
- Chia sẻ thông tin cá nhân của người khác –
thấu hiểu và có trách nhiệm.
Trò chơi Ai nhanh? Ai đúng? Câu hỏi liên quan đến nội dung chủ đề vừa trò
chuyện với chuyên gia khách mời.
Thi vẽ tranh với chủ đề “Sử dụng
Internet an toàn”
Dụng cụ cần chuẩn bị: bút màu, thước, bút chì,
giấy vẽ, giá vẽ,…
Mỗi lớp cử đại diện 3 học sinh tham gia vẽ
tranh theo chủ đề.
Chấm điểm phần vẽ tranh. Ban giám khảo là các thầy cô trong nhà trường.
Sau thời gian quy định, ban giám khảo chấm
điểm và chọn ra 5 bức tranh xuất xắc nhất để
trưng bày.
Chia sẻ kiến thức học được sau ngày
hội Talkshow.
Học sinh viết ngắn gọn kiến thức mà mình học
được ra tấm áp-phích. Chia sẻ cảm nhận, đề
xuất về ngày hội Talkshow.
Chụp ảnh và tặng quà Quà tặng cho các học sinh tham gia bao gồm:
sổ tay, bút, đồ lưu niệm.
Kết thúc ngày hội Talkshow về sử dụng
Internet an toàn.
Hoạt động 3. Cuộc thi “Internet và cuộc sống”.
Mục tiêu
- Kiến thức:
Học sinh nêu được lí do cần đảm bảo sử dụng an toàn Internet.
Học sinh nêu được các biện pháp sử dụng Internet an toàn.
Trình bày được biện pháp xử lí khi bị mất an toàn trên Internet.
- Kỹ năng:
Kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ mất an toàn trên
Internet.
Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề.
Kỹ năng giao tiếp ứng xử khi sử dụng Internet.
- Thái độ:
Nâng cao ý thức bảo vệ bản thân.
Bồi dưỡng thái độ nhiệt tình tham gia vào các hoạt động tập thể.
Cơ cấu tổ chức
- Đối tượng tham gia: Học sinh
Chuẩn bị hoạt động
- Chuẩn bị của giáo viên:
Lên kế hoạch và đề xuất với nhà trường về việc tổ chức hoạt động cho học sinh.
Tìm hiểu kĩ nội dung kiến thức về Internet, chọn lọc những tài liệu phù hợp nhất
phục vụ cho cuộc thi.
Thông qua kế hoạch, chương trình cuộc thi cho học sinh.
Giao nhiệm vụ chuẩn bị các kiến thức cho học sinh.
Giới thiệu với học sinh về Plickers.
Chuẩn bị hệ thống máy tính, máy chiếu, mạng Internet.
- Chuẩn bị của học sinh:
Học sinh chuẩn bị kiến thức về sử dụng an toàn Internet.
Nội dung
Phần 1. Phần thi trắc nghiệm: Bạn biết những gì về Internet?
- Mục tiêu:
Học sinh nhận dạng được các tình huống mất an toàn khi sử dụng Internet.
Học sinh nhận biết được các biện pháp sử dụng Internet an toàn.
Học sinh động não, suy nghĩ kiến thức.
Phát triển các kĩ năng cơ bản: tư duy, suy luận,…
- Cách tiến hành:
Cả lớp cùng tham gia trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm.
Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu là 10 giây, sau 10 giây, học sinh đưa ra đáp án
bằng cách giơ phiếu, hướng chiều tờ phiếu chứa đáp án lên trên.
Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai không bị trừ điểm.
Phần 2. Phần thi đuổi hình bắt chữ: Internet bí ẩn
- Mục tiêu:
Học sinh động não, suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học để tìm ra từ khóa.
Hình thành khả năng suy luận dựa vào hình ảnh.
Tạo hứng thú, kích thích động não, khả năng tự tư duy.
- Cách tiến hành:
Cả lớp cùng tham gia trả lời 5 câu hỏi dưới dạng hình ảnh.
Nhiệm vụ của học sinh là tìm ra từ khóa chứa nội dung của hình ảnh, học sinh
đưa ra đáp án bằng cách viết đáp án ra giấy.
Thời gian suy nghĩ là 10 giây, sau 10 giây, học sinh giơ đáp án trả lời.
Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai không bị trừ điểm.
Phần 3. Phần xử lí tình huống: Tôi, bạn và Internet
- Mục tiêu:
Tạo hứng thú, kích thích động não, khả năng tự tư duy.
Hình thành khả năng ứng xử với các tình huống có thể gặp phải khi sử dụng
Internet.
- Cách tiến hành:
Giáo viên đưa ra 5 tình huống liên quan đến sử dụng Internet.
Quay chọn ngẫu nhiên 1 học sinh trả lời tình huống. Mỗi tình huống sẽ có 2 học
sinh trả lời. Các học sinh khác được quyền bổ sung. Sau khi xử lí xong cả 5 tình
huống, cả lớp bình chọn học sinh có cách xử lý tình huống hay, hợp lí nhất.
Phần 4: Tổng kết hoạt động (5 phút)
- Giáo viên tổng kết và chốt lại nội dung kiến thức.
- Trao giải:
Dựa vào tổng số điểm của 2 phần thi: phần thi 2 và 3 để trao giải cho 3 học sinh
có số điểm cao nhất.
Dựa vào sự bình chọn của học sinh để chọn ra học sinh có phần xử lí tình huống
hay nhất.
V. ĐÁNH GIÁ, TỔNG KẾT, RÚT KINH NGHIỆM
Theo dự kiến thực nghiệm sư phạm, em tổ chức hoạt động trải nghiệm với chủ
đề “Sử dụng Internet an toàn” với hoạt động nhỏ là: Cuộc thi Internet và cuộc sống.
Em nhận thấy học sinh yêu thích, hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động. Khi tham
gia vào hoạt động trải nghiệm, học sinh ghi nhớ kiến thức tốt hơn, thể hiện được năng
lực bản thân, kĩ năng tư duy và một số kĩ năng khác.
Phần ý kiến đóng góp của học sinh: Đa phần học sinh muốn tham gia nhiều hoạt
động hơn, tổ chức thực hành giải quyết trực tiếp các tình huống thay vì chỉ nêu cách
giải quyết, tổ chức theo nhóm để tăng tính cạnh tranh muốn có thêm phần văn nghệ
mở đầu cuộc thi,…
Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua việc tổ chức sân chơi Tin học chủ đề.docx

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua việc tổ chức sân chơi Tin học chủ đề.docx

Baocaonhom14_ noidungtunghiencuu
Baocaonhom14_ noidungtunghiencuuBaocaonhom14_ noidungtunghiencuu
Baocaonhom14_ noidungtunghiencuutranninh210
 
Kế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạyKế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạyQuang Codon
 
Mẫu kế hoạch bài dạy - 301
Mẫu kế hoạch bài dạy - 301Mẫu kế hoạch bài dạy - 301
Mẫu kế hoạch bài dạy - 301Thanh Nguyễn
 
Giáo án tin học 6
Giáo án tin học 6Giáo án tin học 6
Giáo án tin học 6Vien Luc Van
 
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxTopSKKN
 
Hosobaiday
HosobaidayHosobaiday
HosobaidayCao Son
 
Giáo án tin học 6
Giáo án tin học 6Giáo án tin học 6
Giáo án tin học 6Vien Luc Van
 
Kế hoạch bài dạy.
Kế hoạch bài dạy.Kế hoạch bài dạy.
Kế hoạch bài dạy.Catstreet411
 
[Bài dự thi] PHẦN MỀM HỖ TRỢ HỌC TẬP "CHINH PHỤC PROGRAM"
[Bài dự thi] PHẦN MỀM HỖ TRỢ HỌC TẬP "CHINH PHỤC PROGRAM"[Bài dự thi] PHẦN MỀM HỖ TRỢ HỌC TẬP "CHINH PHỤC PROGRAM"
[Bài dự thi] PHẦN MỀM HỖ TRỢ HỌC TẬP "CHINH PHỤC PROGRAM"Innovation Hub
 
Giáo án tin học 6
Giáo án tin học 6Giáo án tin học 6
Giáo án tin học 6Vien Luc Van
 
Tập Huấn Soạn Giảng Giáo Án Điện Tử E-Learning.pdf
Tập Huấn Soạn Giảng Giáo Án Điện Tử E-Learning.pdfTập Huấn Soạn Giảng Giáo Án Điện Tử E-Learning.pdf
Tập Huấn Soạn Giảng Giáo Án Điện Tử E-Learning.pdfHanaTiti
 
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcđề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcDang Nguyen
 
Minh Họa kịch bản
Minh Họa kịch bảnMinh Họa kịch bản
Minh Họa kịch bảnvungoclap
 
Phân tích mã độc cơ bản - báo cáo thực tập
Phân tích mã độc cơ bản - báo cáo thực tậpPhân tích mã độc cơ bản - báo cáo thực tập
Phân tích mã độc cơ bản - báo cáo thực tậpPhạm Trung Đức
 

Ähnlich wie Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua việc tổ chức sân chơi Tin học chủ đề.docx (20)

Baocaonhom14_ noidungtunghiencuu
Baocaonhom14_ noidungtunghiencuuBaocaonhom14_ noidungtunghiencuu
Baocaonhom14_ noidungtunghiencuu
 
Kế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạyKế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạy
 
Kế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạyKế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạy
 
Mẫu kế hoạch bài dạy - 301
Mẫu kế hoạch bài dạy - 301Mẫu kế hoạch bài dạy - 301
Mẫu kế hoạch bài dạy - 301
 
Giáo án tin học 6
Giáo án tin học 6Giáo án tin học 6
Giáo án tin học 6
 
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
 
Bai giang
Bai giangBai giang
Bai giang
 
Hosobaiday
HosobaidayHosobaiday
Hosobaiday
 
Giáo án tin học 6
Giáo án tin học 6Giáo án tin học 6
Giáo án tin học 6
 
Kehoachbaiday
KehoachbaidayKehoachbaiday
Kehoachbaiday
 
Kế hoạch bài dạy.
Kế hoạch bài dạy.Kế hoạch bài dạy.
Kế hoạch bài dạy.
 
[Bài dự thi] PHẦN MỀM HỖ TRỢ HỌC TẬP "CHINH PHỤC PROGRAM"
[Bài dự thi] PHẦN MỀM HỖ TRỢ HỌC TẬP "CHINH PHỤC PROGRAM"[Bài dự thi] PHẦN MỀM HỖ TRỢ HỌC TẬP "CHINH PHỤC PROGRAM"
[Bài dự thi] PHẦN MỀM HỖ TRỢ HỌC TẬP "CHINH PHỤC PROGRAM"
 
Giáo án tin học 6
Giáo án tin học 6Giáo án tin học 6
Giáo án tin học 6
 
Tập Huấn Soạn Giảng Giáo Án Điện Tử E-Learning.pdf
Tập Huấn Soạn Giảng Giáo Án Điện Tử E-Learning.pdfTập Huấn Soạn Giảng Giáo Án Điện Tử E-Learning.pdf
Tập Huấn Soạn Giảng Giáo Án Điện Tử E-Learning.pdf
 
Mau ke hoach bai day
Mau ke hoach bai day Mau ke hoach bai day
Mau ke hoach bai day
 
Hosobaiday
HosobaidayHosobaiday
Hosobaiday
 
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcđề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
 
Nhom01 baocao1
Nhom01 baocao1Nhom01 baocao1
Nhom01 baocao1
 
Minh Họa kịch bản
Minh Họa kịch bảnMinh Họa kịch bản
Minh Họa kịch bản
 
Phân tích mã độc cơ bản - báo cáo thực tập
Phân tích mã độc cơ bản - báo cáo thực tậpPhân tích mã độc cơ bản - báo cáo thực tập
Phân tích mã độc cơ bản - báo cáo thực tập
 

Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua việc tổ chức sân chơi Tin học chủ đề.docx

  • 1. Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua việc tổ chức sân chơi Tin học chủ đề “An toàn khi trực tuyến” Với chủ đề “An toàn khi trực tuyến” em đề xuất tổ chức 3 hoạt động trải nghiệm, bao gồm: - Hoạt động 1. Hội thi Em yêu công nghệ thông tin với chủ đề “Sử dụng Internet an toàn”. - Hoạt động 2. Ngày hội Talkshow về sử dụng Internet an toàn. - Hoạt động 3. Cuộc thi “Internet và cuộc sống”. Dưới đây là chi tiết nội dung của từng hoạt động: Hoạt động 1. Hội thi Em yêu công nghệ thông tin với chủ đề “Sử dụng Internet an toàn”. A. Kế hoạch tổ chức hội thi Mục đích - Hình thành và phát triển một số năng lực cần thiết như: năng lực tư duy, sáng tạo,… - Hình thành và rèn luyện các kĩ năng cơ bản như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng hợp tác,… - Nâng cao khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày. - Thúc đẩy phong trào thi đua học tập, rèn luyện của học sinh. Yêu cầu - Hội thi đảm bảo tính thiết thực, khách quan, trung thực, công bằng, có tác dụng giáo dục. - Khích lệ học sinh trao đổi, trau dồi kinh nghiệm học tập. Tổ chức hoạt động - Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch và chịu trách nhiệm tổ chức. - Tổ trưởng các tổ chuyên môn xây dựng điều lệ hội thi, phiếu chấm điểm sản phẩm - Tổ văn phòng chuẩn bị sân khấu vòng chung kết - Ban giám khảo: mỗi tổ chuyên môn cử 2 giáo viên B. Thể lệ hội thi Đối tượng và hình thức tham gia: - Học sinh khối 10 - Các đối tượng tham gia theo hình thức cá nhân hoặc đội/nhóm, được chia thành 02 Bảng: - Bảng A: Thiết kế Inforgraphic với chủ đề “Sử dụng Internet an toàn”. Công cụ sử dụng: Powerpoint, Canva Infographic Maker,… Số thành viên: không quá 4 thành viên. Bảng B: Thiết kế Video với chủ đề “Sử dụng Internet an toàn”. Công cụ sử dụng: Viva video, Proshow Producer,… Số thành viên: không quá 4 thành viên. - Mỗi đội/nhóm chỉ được đăng kí và tham gia với 01 sản phẩm duy nhất tại một Bảng thi đấu phù hợp. Đăng kí tham gia và nộp sản phẩm dự thi
  • 2. - Đối với đăng kí tham gia theo đội/nhóm: mỗi đội/nhóm tối thiểu 02 thành viên và tối đa 4 thành viên. - Để có thể hiểu rõ hơn về “Sử dụng Internet an toàn” các đội/nhóm có thể tìm hiểu thêm về: + Sự tiến hóa của Internet, nhu cầu sử dụng Internet. + Cơ chế hoạt động của Internet. + Lợi ích của Internet, tác hại của Internet. - Sau đó, lên ý tưởng và thiết kế giải pháp để có thể sử dụng Internet một cách an toàn. Tiêu chí đánh giá - Ý tưởng: mới lạ, độc đáo, phù hợp với thực trạng xã hội hiện nay. - Thiết kế: thu hút, ấn tượng. - Thuyết trình: khả năng giới thiệu về sản phẩm toàn diện và sáng tạo - Tinh thần đồng đội: các thành viên thể hiện được sự hợp tác, gắn kết. - Sản phẩm phải được giữ nguyên, không thay đổi hay chỉnh sửa trong suốt thời gian thi đấu. Ban tổ chức sẽ thường xuyên kiểm tra, nếu không tuân theo sẽ bị loại khỏi cuộc thi. Hoạt động 2. Ngày hội Talkshow về sử dụng Internet an toàn. Mục tiêu - Bồi dưỡng kĩ năng cần thiết về sử dụng Internet an toàn cho học sinh. - Vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế đời sống. - Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. - Nhận thức được vài trò của sử dụng Internet an toàn. - Tuyên truyền, hướng dẫn mọi người cùng sử dụng Internet an toàn. Cơ cấu tổ chức - Đối tượng tham gia: Học sinh. Chuẩn bị hoạt động - Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch và chịu trách nhiệm tổ chức. - Giáo viên giảng dạy môn Tin học chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm cho trò chơi Ai nhanh? Ai đúng? Nội dung Bảng 2.1. Kế hoạch tổ chức Ngày hội Talkshow về sử dụng Internet an toàn Hoạt động Nội dung Chương trình văn nghệ Khai mạc, phát biểu của nhà trường. Hoạt động khởi động. - Mạng Internet ra đời như thế nào? - Chúng ta thường sử dụng mạng Internet để làm gì? - Mạng Internet rộng đến bằng nào? Trò chuyện với chuyên gia khách mời về nội dung an toàn trên mạng Internet cho học sinh - Cách sử dụng mạng Internet an toàn và tích cực. Bao gồm các chủ đề: - Quyền riêng tư trên Internet. - Hiện diện trên mạng và xây dựng mối quan hệ lành mạnh, tích cực. - Cài đặt mật khẩu.
  • 3. - Chia sẻ thông tin cá nhân của người khác – thấu hiểu và có trách nhiệm. Trò chơi Ai nhanh? Ai đúng? Câu hỏi liên quan đến nội dung chủ đề vừa trò chuyện với chuyên gia khách mời. Thi vẽ tranh với chủ đề “Sử dụng Internet an toàn” Dụng cụ cần chuẩn bị: bút màu, thước, bút chì, giấy vẽ, giá vẽ,… Mỗi lớp cử đại diện 3 học sinh tham gia vẽ tranh theo chủ đề. Chấm điểm phần vẽ tranh. Ban giám khảo là các thầy cô trong nhà trường. Sau thời gian quy định, ban giám khảo chấm điểm và chọn ra 5 bức tranh xuất xắc nhất để trưng bày. Chia sẻ kiến thức học được sau ngày hội Talkshow. Học sinh viết ngắn gọn kiến thức mà mình học được ra tấm áp-phích. Chia sẻ cảm nhận, đề xuất về ngày hội Talkshow. Chụp ảnh và tặng quà Quà tặng cho các học sinh tham gia bao gồm: sổ tay, bút, đồ lưu niệm. Kết thúc ngày hội Talkshow về sử dụng Internet an toàn. Hoạt động 3. Cuộc thi “Internet và cuộc sống”. Mục tiêu - Kiến thức: Học sinh nêu được lí do cần đảm bảo sử dụng an toàn Internet. Học sinh nêu được các biện pháp sử dụng Internet an toàn. Trình bày được biện pháp xử lí khi bị mất an toàn trên Internet. - Kỹ năng: Kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ mất an toàn trên Internet. Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng giao tiếp ứng xử khi sử dụng Internet. - Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ bản thân. Bồi dưỡng thái độ nhiệt tình tham gia vào các hoạt động tập thể. Cơ cấu tổ chức - Đối tượng tham gia: Học sinh Chuẩn bị hoạt động - Chuẩn bị của giáo viên: Lên kế hoạch và đề xuất với nhà trường về việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Tìm hiểu kĩ nội dung kiến thức về Internet, chọn lọc những tài liệu phù hợp nhất phục vụ cho cuộc thi. Thông qua kế hoạch, chương trình cuộc thi cho học sinh. Giao nhiệm vụ chuẩn bị các kiến thức cho học sinh. Giới thiệu với học sinh về Plickers. Chuẩn bị hệ thống máy tính, máy chiếu, mạng Internet. - Chuẩn bị của học sinh:
  • 4. Học sinh chuẩn bị kiến thức về sử dụng an toàn Internet. Nội dung Phần 1. Phần thi trắc nghiệm: Bạn biết những gì về Internet? - Mục tiêu: Học sinh nhận dạng được các tình huống mất an toàn khi sử dụng Internet. Học sinh nhận biết được các biện pháp sử dụng Internet an toàn. Học sinh động não, suy nghĩ kiến thức. Phát triển các kĩ năng cơ bản: tư duy, suy luận,… - Cách tiến hành: Cả lớp cùng tham gia trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu là 10 giây, sau 10 giây, học sinh đưa ra đáp án bằng cách giơ phiếu, hướng chiều tờ phiếu chứa đáp án lên trên. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai không bị trừ điểm. Phần 2. Phần thi đuổi hình bắt chữ: Internet bí ẩn - Mục tiêu: Học sinh động não, suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học để tìm ra từ khóa. Hình thành khả năng suy luận dựa vào hình ảnh. Tạo hứng thú, kích thích động não, khả năng tự tư duy. - Cách tiến hành: Cả lớp cùng tham gia trả lời 5 câu hỏi dưới dạng hình ảnh. Nhiệm vụ của học sinh là tìm ra từ khóa chứa nội dung của hình ảnh, học sinh đưa ra đáp án bằng cách viết đáp án ra giấy. Thời gian suy nghĩ là 10 giây, sau 10 giây, học sinh giơ đáp án trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai không bị trừ điểm. Phần 3. Phần xử lí tình huống: Tôi, bạn và Internet - Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích động não, khả năng tự tư duy. Hình thành khả năng ứng xử với các tình huống có thể gặp phải khi sử dụng Internet. - Cách tiến hành: Giáo viên đưa ra 5 tình huống liên quan đến sử dụng Internet. Quay chọn ngẫu nhiên 1 học sinh trả lời tình huống. Mỗi tình huống sẽ có 2 học sinh trả lời. Các học sinh khác được quyền bổ sung. Sau khi xử lí xong cả 5 tình huống, cả lớp bình chọn học sinh có cách xử lý tình huống hay, hợp lí nhất. Phần 4: Tổng kết hoạt động (5 phút) - Giáo viên tổng kết và chốt lại nội dung kiến thức. - Trao giải: Dựa vào tổng số điểm của 2 phần thi: phần thi 2 và 3 để trao giải cho 3 học sinh có số điểm cao nhất. Dựa vào sự bình chọn của học sinh để chọn ra học sinh có phần xử lí tình huống hay nhất. V. ĐÁNH GIÁ, TỔNG KẾT, RÚT KINH NGHIỆM Theo dự kiến thực nghiệm sư phạm, em tổ chức hoạt động trải nghiệm với chủ đề “Sử dụng Internet an toàn” với hoạt động nhỏ là: Cuộc thi Internet và cuộc sống. Em nhận thấy học sinh yêu thích, hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động. Khi tham
  • 5. gia vào hoạt động trải nghiệm, học sinh ghi nhớ kiến thức tốt hơn, thể hiện được năng lực bản thân, kĩ năng tư duy và một số kĩ năng khác. Phần ý kiến đóng góp của học sinh: Đa phần học sinh muốn tham gia nhiều hoạt động hơn, tổ chức thực hành giải quyết trực tiếp các tình huống thay vì chỉ nêu cách giải quyết, tổ chức theo nhóm để tăng tính cạnh tranh muốn có thêm phần văn nghệ mở đầu cuộc thi,…