SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
Download to read offline
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập
PHÒNG THÔNG TIN – THƯ MỤC
NĂM 2014
Trong số này
 Nghị quyết số 33-NQ/TW
ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9
Khóa XI về xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
(tr.1)
(baodientu.chinhphu.vn)
Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội
nghị Trung ương 9 Khóa XI và
những nhiệm vụ trọng tâm:
 Văn hóa gắn chặt với con
người. (tr.9)
www.qdnd.vn
 Định vị giá trị con người
Việt Nam từ cội nguồn dân tộc. (tr.14)
www.qdnd.vn
 Vươn lên làm chủ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế. (tr.18)
www.qdnd.vn
 Xây dựng lối sống và môi
trường văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí
Minh. (tr.22)
www.tapchicongsan.org.vn
 Xây dựng văn hóa đạo đức
và lối sống văn hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
(tr.24)
GS, TS. Trần Văn Bính
 Văn hóa phải được đặt ngang
hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.
(tr.29)
Đại tá, PGS,TS. Nguyễn Bá Dương
 Đồng thời với nhận thức thì
cần phải có giải pháp và có đầu tư đủ
mạnh. (tr.31)
Anh Thu (thực hiện)
 Tăng cường công tác quản lý
Nhà nước về văn hóa hiện nay. (tr.35)
Hoàng Tuấn Anh
(Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch)
 Xây dựng đời sống văn hóa
từ phong trào quần chúng. (tr.40)
Nguyễn Thu Hiền
 Phát triển ngành công nghiệp
văn hóa ở Việt Nam. (tr.42)
TS. Bùi Hoài Sơn
 Phát triển văn hóa, con
người Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập quốc tế. (tr.45)
www.nhandan.com.vn
 Chủ động tiếp thu có chọn
lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. (tr.50)
PGS,TS. Nguyễn Thanh Tú
Lời giới thiệu
Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng
đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước..., là
kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không
ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản
lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc (Nghị quyết Trung ương 5
Khóa VIII). Nhận thức rõ vai trò quan trọng của văn hóa trong công cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị
quyết, đề ra nhiều chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển văn hóa, xây dựng
“con người xã hội chủ nghĩa”. Những thành quả to lớn của công cuộc xây dựng nền
văn hóa, xây dựng con người đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, nhất là qua gần 30 năm đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trên cơ sở tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII về xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Hội nghị lần thứ 9
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW
về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững đất nước. Nghị quyết đặt vấn đề “xây dựng con người Việt Nam phát
triển toàn diện” làm điểm nhấn quan trọng, đồng thời đặt ra những yêu cầu và giải
pháp về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước về văn hóa,
chủ động đón nhận cơ hội phát triển, giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc;
hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa... Qua đó
thể hiện bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng ta về vị trí, vai trò của
văn hóa trong thời kỳ mới.
Góp phần vào công tác tuyên truyền, học tập Nghị quyết Trung ương 9
(Khóa XI) của Đảng, Thư viện tỉnh Sơn La biên soạn và giới thiệu cùng bạn đọc
Thông tin khoa học chuyên đề: “Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập”.
Trân trọng giới thiệu!
BAN BIÊN SOẠN
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 1
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
4. Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của
gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ
đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.
5. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò
quan trọng.
III. Nhiệm vụ
1. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện
Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là
bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân
cách. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi
người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc.
Hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người
có thế giới quan khoa học, hướng tới chân - thiện - mỹ. Gắn xây dựng, rèn luyện
đạo đức với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân. Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người Việt Nam đáp ứng yêu
cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế,
của kinh tế tri thức và xã hội học tập. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn của
con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Xây dựng và phát huy lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi
người”; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo hiến
pháp và pháp luật, bảo vệ môi trường; kết hợp hài hòa tính tích cực cá nhân và
tính tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã
hội. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng
các giá trị cao đẹp, nhân văn.
Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho
nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên. Phát huy vai trò của văn học - nghệ
thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người. Bảo đảm quyền
hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của mỗi người dân và của cộng đồng.
Nâng cao thể lực, tầm vóc con người Việt Nam, gắn giáo dục thể chất với
giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các
quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa,
làm tha hóa con người. Có giải pháp khắc phục những mặt hạn chế của con
người Việt Nam.
2. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh
Mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một môi
trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân
cách, lối sống. Gắn kết xây dựng môi trường văn hóa với bảo vệ môi trường sinh
thái. Đưa nội dung giáo dục đạo đức con người, đạo đức công dân vào các hoạt
động giáo dục của xã hội.
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014
2
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực
sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho
con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến
bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa
tiêu biểu, có nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng
hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau. Xây dựng mỗi trường học
phải thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng,
phẩm chất, nhân cách, lối sống; giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ.
Xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp đoàn kết, dân chủ, văn minh, đạt chuẩn thực chất về văn hóa; thực hiện
tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh, nhất
là trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận
động văn hóa, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Gắn các hoạt động văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh, với chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Từng
bước thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, giữa các giai
tầng xã hội, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, vùng sâu,
vùng xa. Xây dựng, hoàn thiện đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động của các thiết chế văn hóa. Tạo điều kiện để nhân dân chủ động tổ chức các
hoạt động văn hóa cộng đồng.
Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng;
khuyến khích các hoạt động tôn giáo gắn bó với dân tộc, hướng thiện, nhân đạo,
nhân văn, tiến bộ, “tốt đời, đẹp đạo”. Khuyến khích các hoạt động “đền ơn đáp
nghĩa", "uống nước nhớ nguồn”, từ thiện, nhân đạo.
3. Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế
Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan Nhà
nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính
trị trong sạch, vững mạnh. Trong đó, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tụy, hết lòng phụng sự Tổ
quốc, phục vụ nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân; có ý thức thượng tôn
pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; tự do cá nhân gắn với trách
nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân. Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, công chức, đảng
viên.
Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế. Con người thực
sự là trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tạo lập môi trường văn
hóa pháp lý, thị trường sản phẩm văn hóa minh bạch, tiến bộ, hiện đại để các
doanh nghiệp tham gia xây dựng, phát triển văn hóa. Xây dựng văn hóa doanh
nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh
tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc.
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 3
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Phát huy ý thức và tinh thần dân tộc, động viên toàn dân, trước hết là các
doanh nghiệp, doanh nhân xây dựng và phát triển các thương hiệu Việt Nam có
uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa
Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc.
Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di
sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử
-văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết
bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch. Phục hồi và bảo tồn một
số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Phát huy các di sản
được UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người
Việt Nam.
Phát triển đi đôi với giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; khắc phục tình
trạng lạm dụng tiếng nước ngoài. Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc
thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; các giá trị văn
hóa tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng.
Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi,
sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và
nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến bộ, phản ảnh
chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất
nước. Đẩy mạnh sáng tác, quảng bá tác phẩm, công trình về đề tài cách mạng,
kháng chiến, lịch sử dân tộc, công cuộc đổi mới đất nước. Từng bước xây dựng
hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam.
Đổi mới phương thức hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật nhằm tập
hợp, tạo điều kiện để văn nghệ sĩ hoạt động tích cực, hiệu quả. Khuyến khích
nhân dân sáng tạo, trao truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
Có cơ chế khuyến khích văn nghệ sĩ, nghệ nhân phát huy tài năng, năng
lực sáng tác, quảng bá văn học, nghệ thuật với ý thức đầy đủ về trách nhiệm xã
hội và nghĩa vụ công dân của mình. Trọng dụng, tôn vinh trí thức, văn nghệ sĩ,
nghệ nhân trên cơ sở cống hiến cho đất nước. Chú trọng phát triển năng khiếu
và tài năng trẻ.
Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí đáp ứng yêu cầu phát triển, bảo
đảm thiết thực, hiệu quả. Chú trọng công tác quản lý các loại hình thông tin trên
mạng Internet để định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là cho
thanh niên, thiếu niên. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và cơ chế đầu
tư theo hướng ưu tiên các cơ quan báo chí, truyền thông chủ lực. Các cơ quan
truyền thông phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ chủ yếu;
nâng cao tính tư tưởng, nhân văn và khoa học, góp phần xây dựng nền văn hóa
và con người Việt Nam.
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014
4
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
5. Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị
trường văn hóa
Phát triển công nghiệp văn hóa nhằm khai thác và phát huy những tiềm
năng và giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam; khuyến khích xuất khẩu sản phẩm
văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Có cơ chế khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và
công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hóa. Tạo thuận lợi cho
các doanh nghiệp văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch thu hút các nguồn lực xã
hội để phát triển.
Đổi mới, hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng,
phát triển thị trường văn hóa và công nghiệp văn hóa.
Nâng cao ý thức thực thi các quy định pháp luật về quyền tác giả và các
quyền liên quan trong toàn xã hội. Củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động
của các cơ quan quản lý và cơ quan thực thi quyền tác giả từ Trung ương đến
địa phương.
6. Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại
Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạng các
hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều
sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm
phong phú thêm văn hóa dân tộc.
Phát huy tài năng, tâm huyết của trí thức, văn nghệ sĩ người Việt Nam ở
nước ngoài trong việc tham gia phát triển văn hóa của đất nước, trở thành cầu
nối quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam. Chú trọng truyền
bá văn hóa Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài và người
nước ngoài ở Việt Nam. Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước
ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.
Chủ động đón nhận cơ hội phát triển, vượt qua các thách thức để giữ gìn,
hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc; hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu
cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa.
Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại; hỗ trợ quảng bá
nghệ thuật quốc gia và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài.
IV. Giải pháp
1. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực
văn hóa
Các cấp ủy, tổ chức đảng cần xác định xây dựng và phát triển vǎn hóa,
con người Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận
thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp
xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Mỗi cán bộ, đảng viên nêu
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 5
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
cao vai trò gương mẫu, động viên, tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi nghị
quyết.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng vừa bảo đảm để vǎn
hóa, vǎn học - nghệ thuật, báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng
của Đảng, vừa bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo trên cơ sở
phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn; khắc phục tình trạng buông
lỏng sự lãnh đạo hoặc mất dân chủ, hạn chế tự do sáng tạo.
Phải coi trọng xây dựng vǎn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước,
mà nội dung quan trọng là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh. Vǎn hóa, đạo đức và lối sống lành mạnh phải được thể hiện trước
hết trong mọi tổ chức đảng, Nhà nước, đoàn thể, trong cán bộ, công chức, viên
chức Nhà nước, trong từng đảng viên, hội viên. Sự gương mẫu của mỗi cán bộ,
đảng viên là yêu cầu quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa
Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về văn
hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ
của công nghệ thông tin và truyền thông. Đẩy nhanh việc thể chế hóa, cụ thể hóa
các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa. Hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa, về quyền tác giả và các
quyền liên quan, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam.
Điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với tính đặc thù của
văn hóa, nghệ thuật. Bổ sung chính sách kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong
kinh tế, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa;
có chính sách văn hóa đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động của
các đơn vị sự nghiệp văn hóa, các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hóa theo
hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Thúc đẩy cổ
phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực văn hóa.
Tăng cường công tác thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm cá nhân và tổ
chức khi để xảy ra sai phạm. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các
tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và công dân đối với việc tổ chức và quản lý
hoạt động văn hóa.
Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo
đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa. Ngăn chặn có hiệu
quả tình trạng một bộ phận báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ hoạt động
không đúng tôn chỉ, mục đích, sản phẩm lệch lạc, thị hiếu tầm thường.
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa
Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa. Coi trọng quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, cán bộ làm
công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở.
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014
6
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Quan tâm xây dựng các trường văn hóa, nghệ thuật, tạo chuyển biến cơ
bản về chất lượng và quy mô đào tạo. Hình thành một số cơ sở đào tạo đại học,
trên đại học trọng điểm, đạt chuẩn khu vực và quốc tế.
Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa theo hướng hiện đại và hội
nhập quốc tế. Tiếp tục gửi sinh viên, cán bộ đi đào tạo chuyên ngành văn hóa,
nghệ thuật, thể thao ở các nước phát triển. Xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ
sĩ trong các dân tộc thiểu số, có chính sách khuyến khích họ trở về công tác tại
địa phương. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy các
chuyên ngành văn hóa.
Có chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ
trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; trọng dụng người có tài, có đức. Điều chỉnh
chế độ tiền lương, trợ cấp đối với những người hoạt động trong các bộ môn nghệ
thuật đặc thù.
4. Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa
Mức đầu tư của Nhà nước cho văn hóa phải tương ứng với mức tăng
trưởng kinh tế. Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch nguồn đầu tư của Nhà
nước, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các vùng miền núi, biên giới, hải đảo,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và một số loại hình nghệ thuật truyền thống cần
bảo tồn, phát huy.
Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng
cho phát triển văn hóa, xây dựng con người.
Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, tín dụng, thuế và phí đối với
các cơ sở đào tạo và thiết chế văn hóa do khu vực tư nhân đầu tư, đặc biệt là ở
vùng còn khó khăn. Khuyến khích hình thành các quỹ đào tạo, khuyến học, phát
triển nhân tài, quảng bá văn học nghệ thuật, phát triển điện ảnh, hỗ trợ xuất
bản...
Xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm. Các địa phương, các cơ
quan, công sở, trường học, khu công nghiệp, doanh nghiệp, khu dân cư... có
thiết chế văn hóa phù hợp (thư viện, nhà văn hóa, công trình thể thao...).
Tăng cường đầu tư để đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để
nâng cao khả năng dự báo và định hướng phát triển văn hóa, xây dựng con
người.
V. Tổ chức thực hiện
1. Các cấp ủy, tổ chức đảng tổ chức việc học tập và triển khai thực hiện
nghị quyết.
2. Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hệ
thống pháp luật về văn hóa, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện nghị quyết và
giám sát việc thực hiện.
3. Ban cán sự Đảng, Chính phủ lãnh đạo việc sửa đổi, bổ sung, ban hành
mới các văn bản dưới luật; chỉ đạo tổ chức tốt việc thi hành pháp luật; thường
xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và kịp thời điều chỉnh các nhiệm
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 7
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp với yêu cầu thực tế, bảo đảm thực hiện có hiệu quả
nghị quyết.
4. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban đảng, ban cán
sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt, theo dõi,
kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư
kết quả thực hiện nghị quyết.
(baodientu.chinhphu.vn - Ngày 12/6/2014)
VĂN HÓA GẮN CHẶT VỚI CON NGƯỜI
Nghị quyết đáp ứng đòi hỏi
bức thiết của cuộc sống
Nhận thức rõ vai trò quan trọng
của văn hóa trong công cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, trong quá trình lãnh
đạo cách mạng, Đảng ta đã đề ra
nhiều chủ trương, chính sách xây
dựng và phát triển văn hóa, xây dựng
“con người xã hội chủ nghĩa”. Những
thành quả to lớn của công cuộc xây
dựng nền văn hóa, xây dựng con
người đã góp phần quan trọng vào sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là
qua gần 30 năm đổi mới đất nước vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
Trên cơ sở tổng kết Nghị quyết
Trung ương 5 Khóa VIII về xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Hội
nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Khóa XI đã ban hành
Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng
và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước.
Sự cần thiết phải ban hành nghị
quyết này xuất phát từ những lý do
chủ yếu sau đây: Từ vai trò quan
trọng của việc xây dựng và phát triển
văn hóa, con người trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; từ thực
trạng tình hình thực hiện Nghị quyết
Trung ương 5, Khóa VIII; từ yêu cầu,
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong thời kỳ mới trước sự tác động
của tình hình thế giới, khu vực và
trong nước, nhất là sự tác động từ
mặt tiêu cực của cơ chế thị trường
đã, đang và sẽ tác động đến đạo đức,
lối sống; quá trình mở cửa, hội nhập
quốc tế với sự du nhập của những
văn hóa phẩm độc hại và sự chống
phá của các thế lực thù địch bằng
“diễn biến hòa bình”, nhất là trên lĩnh
vực văn hóa.
Ngay việc đặt tên của nghị
quyết đã thể hiện sự phát triển mới về
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014
8
Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội
nghị Trung ương 9 Khóa XI
và những nhiệm vụ trọng tâm
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
tư duy của Đảng ta khi khẳng định
vấn đề xây dựng và phát triển văn
hóa phải gắn chặt với xây dựng và
phát triển con người Việt Nam nhằm
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
đất nước trong bối cảnh tình hình có
nhiều biến động phức tạp, khó lường.
Hơn lúc nào hết, vấn đề phát triển
bền vững đất nước trong thời kỳ mới
được đặt ra với yêu cầu cao hơn, chỉ
có phát triển bền vững mới đảm bảo
cho dân tộc ta, đất nước ta đứng
vững và tiếp tục phát triển trong bối
cảnh mới với những thời cơ, thuận lợi
và những khó khăn, thách thức mới.
Vì vậy, không thể thiếu vai trò của văn
hóa, của con người với tư cách vừa là
mục tiêu, vừa là động lực tinh thần to
lớn của sự phát triển bền vững.
Nhìn thẳng vào sự thật, kế
thừa thành tựu tư duy lý luận của
Đảng, nghị quyết giàu lý luận và
phong phú thực tiễn
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự
thật, đánh giá đúng sự thật Đảng ta
đã khẳng định “Sau 15 năm thực hiện
Nghị quyết Trung ương 5, Khóa VIII,
sự nghiệp xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam đã có
chuyển biến tích cực, đạt kết quả
quan trọng” về tư duy, nhận thức, về
đời sống văn hóa, về những giá trị
chuẩn mực văn hóa, các sản phẩm
văn hóa, văn học nghệ thuật…, cũng
như về các phong trào, hoạt động văn
hóa, công tác quản lý, đội ngũ làm
công tác văn hóa, văn nghệ. Tuy
nhiên, nghị quyết cũng chỉ ra những
hạn chế, yếu kém về xây dựng môi
trường văn hóa, xây dựng con người,
nhất là tình trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
trong Đảng và trong xã hội; về đời
sống văn hóa tinh thần, nhất là vùng
sâu, vùng xa; về cơ chế, chính sách,
về quản lý văn hóa; về hệ thống thiết
chế văn hóa, cơ sở vật chất, kỹ thuật
cho hoạt động văn hóa cũng như
công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
làm công tác văn hóa. Nghị quyết
cũng đã chỉ ra những nguyên nhân
của hạn chế, yếu kém, trong đó đặc
biệt nhấn mạnh đến những nguyên
nhân chủ quan từ nhận thức, lãnh
đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền;
công tác quản lý Nhà nước về văn
hóa, việc đầu tư cho lĩnh vực văn
hóa, cũng như việc quan tâm đến
công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực…
Nhận thức sâu sắc yêu cầu,
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong thời kỳ mới theo tinh thần Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, nhất là
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011), Hiến
pháp năm 2013, các nghị quyết, kết
luận của các hội nghị Trung ương
Khóa XI, Nghị quyết Trung ương 9,
Khóa XI đã dành phần lớn dung
lượng để khẳng định những vấn đề
cơ bản về mục tiêu, quan điểm, nhiệm
vụ và giải pháp xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước trong bối cảnh mới của tình
hình thế giới, khu vực và trong nước
đang và sẽ có nhiều diễn biến phức
tạp, khó lường.
Kế thừa và phát triển những nội
dung cơ bản của Nghị quyết Trung
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 9
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
ương 5, Khóa VIII, với tư duy đổi mới,
các nội dung cơ bản trong Nghị quyết
Trung ương 9, Khóa XI về mục tiêu,
quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp xây
dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam được khái quát, phân
tích sâu sắc, ngắn gọn ở tầm cao của
tư duy lý luận trên cơ sở tổng kết lý
luận và thực tiễn xây dựng và phát
triển văn hóa, con người sau 15 năm
thực hiện Nghị quyết Trung ương 5,
Khóa VIII.
Trong mục tiêu chung, Nghị
quyết đã nhấn mạnh đến vấn đề “Xây
dựng nền văn hóa, xây dựng con
người Việt Nam phát triển toàn diện,
hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm
nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn,
dân chủ và khoa học”. Đồng thời
khẳng định “Văn hóa thực sự trở
thành nền tảng tinh thần vững chắc
của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan
trọng đảm bảo sự phát triển bền vững
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”.
Con người vừa là chủ thể,
vừa là khách thể; vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của văn hóa
Trong các mục tiêu cụ thể, Nghị
quyết đã dành vị trí và nội dung thỏa
đáng cho vấn đề xây dựng và phát
triển con người Việt Nam - con người
văn hóa với việc xác định “Hoàn thiện
các chuẩn mực giá trị văn hóa và con
người Việt Nam, tạo môi trường và
điều kiện để phát triển về nhân cách,
đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo,
thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội,
nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ
pháp luật, đề cao tinh thần yêu nước,
tự hào dân tộc, lương tâm, trách
nhiệm của mỗi người với bản thân
mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội
và đất nước”.
Mục tiêu xây dựng con người
Việt Nam nêu trên là hoàn toàn phù
hợp với những yêu cầu của con
người Việt Nam trong thời kỳ mới, khi
mà chúng ta đang xây dựng và phát
triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, mở cửa, hội nhập quốc tế
trong điều kiện khoa học và công
nghệ đang có bước phát triển mới,
các thế lực thù địch tăng cường các
hoạt động chống phá nước ta bằng
“diễn biến hòa bình” để thúc đẩy quá
trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
từ bên trong.
Cùng với việc xác định rõ mục
tiêu cụ thể về xây dựng con người
Việt Nam, nghị quyết còn xác định các
mục tiêu cụ thể về xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh. Xây dựng
văn hóa trong hệ thống chính trị, trong
từng cộng đồng, cơ quan, đơn vị và
mỗi gia đình. Hoàn thiện thể chế, chế
định pháp lý và thiết chế văn hóa. Xây
dựng thị trường văn hóa lành mạnh,
phát triển công nghiệp văn hóa có thể
được coi là những vấn đề khá mới mẻ
trong xây dựng và phát triển văn hóa
Việt Nam. Từng bước thu hẹp khoảng
cách về hưởng thụ văn hóa.
Nhằm thực hiện mục tiêu chung
và các mục tiêu cụ thể về xây dựng
và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước, Nghị quyết đã chỉ ra 5
quan điểm chỉ đạo. Trong đó có
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014
10
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
những nội dung đã thể hiện sự phát
triển tư duy lý luận của Đảng ta về
xây dựng văn hóa, con người như:
“Văn hóa phải được đặt ngang hàng
với kinh tế, chính trị, xã hội”, “với các
đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ
và khoa học”. Đặc biệt, nghị quyết đã
nhấn mạnh quan điểm phát triển con
người, gắn phát triển văn hóa với sự
hoàn thiện nhân cách con người và
xây dựng con người để phát triển văn
hóa. Trong xây dựng văn hóa thì
trọng tâm là chăm lo xây dựng con
người có nhân cách, lối sống tốt đẹp.
Nghị quyết đã xác định 6 nhiệm
vụ về xây dựng và phát triển văn hóa,
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước. Trong
đó đã nêu lên hàng đầu nhiệm vụ xây
dựng con người Việt Nam phát triển
toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh
thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc,
đạo đức, lối sống và nhân cách. Có
thế giới quan khoa học, hướng tới
chân - thiện - mỹ. Sống và làm việc
theo hiến pháp và pháp luật, bảo vệ
môi trường. Nâng cao năng lực cảm
thụ thẩm mỹ, bồi dưỡng tâm hồn, tình
cảm con người. Nâng cao thể lực,
tầm vóc, gắn giáo dục thể chất với
giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng
sống… Trong xác định nhiệm vụ xây
dựng văn hóa trong chính trị và kinh
tế, Đảng ta cũng nhấn mạnh “trọng
tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức có phẩm
chất đạo đức, tận tụy, hết lòng phụng
sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, gắn
bó máu thịt với nhân dân; có ý thức
thượng tôn pháp luật, dân chủ đi đôi
với kỷ luật, kỷ cương; tự do cá nhân
gắn với trách nhiệm xã hội và nghĩa
vụ công dân”.
Cùng với việc nhấn mạnh
nhiệm vụ xây dựng và phát triển con
người Việt Nam, nghị quyết còn nêu
lên các nhiệm vụ như: Xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh; xây dựng
văn hóa trong chính trị và kinh tế;
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động văn hóa; phát triển công nghiệp
văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn
thiện thị trường văn hóa; chủ động hội
nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại.
Việc xác định rõ và cụ thể 6
nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững đất nước
là sự thể hiện tư duy mới của Đảng ta
khi đặt vấn đề xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Việt Nam trong
thời kỳ mới với những đặc điểm mới
đã, đang và sẽ chi phối, tác động đến
văn hóa, con người, nhất là trong điều
kiện phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập
quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, kinh tế tri
thức, đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước với quan niệm
mới về phát triển bền vững đất nước.
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm
vụ xây dựng và phát triển văn hóa,
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước, nghị
quyết đã chỉ ra những giải pháp như:
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh
đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn
hóa; nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý Nhà nước về văn hóa; xây
dựng đội ngũ cán bộ làm công tác
văn hóa; tăng cường nguồn lực cho
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 11
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
lĩnh vực văn hóa. Có thể thấy, trong
nghị quyết lần này Đảng ta hết sức
coi trọng vấn đề đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực
văn hóa cho phù hợp với thời kỳ mới.
Đặc biệt nhấn mạnh đến việc nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà
nước về văn hóa và vai trò của chính
những con người, đội ngũ cán bộ làm
công tác văn hóa.
Có thể khẳng định, việc ban
hành nghị quyết về xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
đất nước là thực sự cần thiết trong
bối cảnh hiện nay, thể hiện tư duy mới
trong lãnh đạo văn hóa của Đảng ta,
trên cơ sở kế thừa và phát triển tư
duy về xây dựng và phát triển văn
hóa, con người được thể hiện trong
các kỳ đại hội Đảng, trong các hội
nghị Trung ương khóa trước, nhất là
Đề cương văn hóa 1943, Nghị quyết
Trung ương 5, Khóa VIII.
Việc quán triệt và tổ chức thực
hiện tốt nghị quyết, nhanh chóng đưa
nghị quyết vào cuộc sống, nhất định
chúng ta sẽ thổi được một luồng gió
mới vào công cuộc xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,
góp phần quan trọng vào sự nghiệp
xây dựng thành công và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
(www.qdnd.vn - Ngày 15/6/2014)
Định vị giá trị con người Việt Nam từ cội
nguồn dân tộc
Những phẩm chất cơ bản nhất của con người Việt Nam truyền thống
Những dòng đầu tiên trong phần nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam
phát triển toàn diện, Nghị quyết Trung ương 9 chỉ rõ: “Chăm lo xây dựng con
người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước,
lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Tạo chuyển biến mạnh mẽ
về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu
sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc”.
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014
12
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Phát biểu kết luận Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng cũng khẳng định: “Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những
giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp nên qua hàng nghìn năm đấu
tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn; lòng tự tôn, tự
cường dân tộc; tinh thần cộng đồng gắn kết hài hòa giữa cá nhân - gia đình -
làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần
cù, sáng tạo trong lao động; là đức hy sinh cao thượng, tất cả vì độc lập dân tộc,
vì hạnh phúc của nhân dân; là sự ứng xử văn minh, lịch sự, tính giản dị và trong
sạch trong lối sống”.
Như vậy, yêu nước là thang giá trị cao nhất của con người Việt Nam ta.
Điều này được khẳng định qua hàng nghìn năm lịch sử vô cùng gian lao, vô cùng
hiển hách của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta có một lòng nồng
nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi
Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng
mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ
bán nước và lũ cướp nước”.
Lòng yêu nước đã trở thành “gien di truyền” của người Việt Nam trước tất
cả các loại kẻ thù để giữ vững giang sơn gấm vóc. Lòng yêu nước là động lực
thôi thúc các thế hệ người Việt Nam vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao trên
nhiều lĩnh vực của thế giới. Lòng yêu nước là cơ sở của đại đoàn kết toàn dân
để hóa giải tất cả những vấn đề phức tạp chủ quan và khách quan tác động đến
dân tộc. Lòng yêu nước gắn chặt với lòng tự tôn, tự cường dân tộc; tinh thần
cộng đồng gắn kết hài hòa giữa cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc. Trong
những thời điểm cam go nhất của lẽ tử sinh, bao giờ lòng yêu nước của người
Việt Nam cũng chiến thắng vô cùng oanh liệt. Đó là khí tiết của Triệu Thị Trinh:
“Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển
Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom
lưng làm tì thiếp cho người”. Đó là tiếng thét lớn của Trần Bình Trọng: “Ta thà làm
quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Đó là lời hô trên pháp
trường của Nguyễn Văn Trỗi: “Hồ Chí Minh muôn năm!”. Lòng yêu nước gắn kết
cá nhân, gia đình, làng xã: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”; “Giặc đến
nhà đàn bà cũng đánh”; “Làng là cái nước nhỏ, nước là cái làng to”… Dù ở đâu,
làm gì, mỗi người dân Việt Nam vẫn đinh ninh tình làng nghĩa nước.
Cùng với yêu nước, dân ta có lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình, đạo
lý. Đó là tính cách bền vững của các cư dân nông nghiệp, mà người Việt Nam ta
là một điển hình. Ta đã thấy truyền thống đạo lý “Thương người như thể thương
thân”, rồi lại “Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”. Truyền thống đạo lý ấy
được dân ta vận dụng không chỉ với đồng bào mình mà với cả kẻ thù, khi chúng
đã cùng đường thì đó không phải là thời cơ tận diệt chúng, mà lại “Thể lòng trời
ta mở đường hiếu sinh”.
Trong cuộc sống hằng ngày, con người Việt Nam từ xưa rất giản dị, trong
sáng, thủy chung, kính trọng tiền nhân. “Chim có tổ, người có tông”, mỗi dịp Giỗ
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 13
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Tổ Hùng Vương, năm nào cũng vậy, hàng triệu đồng bào khắp mọi miền hành
hương về Đất Tổ thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Và cũng chính từ nơi đây
hiện lên những hình ảnh đẹp đẽ như lời thơ của Vũ Quần Phương:
Nước bốn nghìn năm, nơi cổ sơ
Cỏ cây quen thuộc đến bây giờ
Nơi vua cày ruộng, quan trồng lúa
Công chúa làm nương và dệt tơ.
Đó là một xã hội chan hòa, rất đỗi giản dị, trong sáng, vua, quan, công
chúa… không phải ngồi trong chín tầng lầu son gác tía mà cùng thần dân cày
ruộng, dệt tơ. Truyền thống tuyệt vời ấy không chỉ có trong huyền thoại và sử
sách, nó hiển hiện cả trong thời hiện đại, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng bà con
tát nước, sử dụng máy cấy lúa… Đó là những trang sử đẹp và rất đáng tự hào
của dân tộc ta.
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, không ít những điều mắt thấy tai nghe
làm chúng ta băn khoăn, lo lắng.
Một số nguy cơ đe dọa, xói mòn bản sắc văn hóa trong mỗi con
người
Nghị quyết Trung ương 9 đánh giá: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Đời
sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu; khoảng cách
hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng
lớp nhân dân chậm được rút ngắn. Môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng
thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, tội phạm có
chiều hướng gia tăng”.
Đó là cách nhìn nhận, đánh giá rất khách quan, không né tránh sự thật,
vừa vạch trần, vừa cảnh báo những nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng cho văn hóa,
con người.
Sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống trong Đảng và
trong xã hội do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là nguyên nhân chủ quan.
“Công tác quản lý Nhà nước về văn hóa chậm được đổi mới, có lúc, có nơi bị
xem nhẹ, thậm chí buông lỏng; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm”. Điều ấy đã rõ,
đằng sau đó là tác động vừa ngấm ngầm, vừa công khai, thách đố của một quan
niệm sống vì đồng tiền. Nhiều người đã nhầm lẫn giữa giá trị đích thực của con
người với lượng tiền, vàng, nhà đất… người ta có, đi ngược lại truyền thống giản
dị, trong sáng, trong sạch của cha ông; nguy hại thay, có lúc, có nơi, điều đó trở
nên thống lĩnh, ngự trị. Nếu con người mà lấy thước đo giá trị bằng lượng của cải
mà không phân định nguồn gốc của cải đó; xem nhẹ những giá trị văn hóa, khoa
học, đạo đức… người ta có được, thì đó là nguy cơ cho cả xã hội loài người. Rất
tiếc, đã có lúc, có nơi xảy ra hiện tượng đáng buồn trên nên mới có chuyện suy
thoái.
Nói “suy thoái” nghĩa là cái tốt, cái lương thiện, cái đúng mực bị lu mờ,
nhường chỗ cho những cái “thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014
14
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
tục; tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng”, như nghị quyết đánh giá.
Đó chính là tâm lý nghi ngờ, thậm chí không tin tưởng đường lối lãnh đạo của
Đảng, a dua, nói theo người khác, nói lấy được, phủ nhận thành tựu chung của
đất nước đạt được trong mấy chục năm qua. Nhìn nhận các vấn đề lệch lạc, cực
đoan, chỉ thấy mặt xấu, yếu, bất cập; còn cái tốt, cái cố gắng của toàn Đảng, toàn
dân rõ ràng, thế giới cũng ghi nhận thì lại cho đó là “bình thường, tầm thường, tự
nó đến”. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị kéo theo sự suy thoái đạo đức, lối
sống, có ở tất cả các ngành, các cấp, các lĩnh vực: Đó là việc chạy chức, chạy
quyền. Đó là tệ nạn phong bì bất chính trong bệnh viện. Đó là tình trạng dạy, học
thêm cưỡng bức vì thu nhập cá nhân và bệnh thành tích trong giáo dục. Đó là tệ
cờ bạc, lô đề, cá độ trong cán bộ, công chức. Đó là tệ rượu, chè bê tha, coi nhẹ
tình nghĩa ở thôn quê… Và không gì nguy hại hơn sự suy thoái ảnh hưởng đến
công nghiệp văn hóa, sản phẩm văn hóa, “tiêu chí” văn hóa trong lớp thanh niên,
thiếu niên hằng ngày sống chung với games online, với các trò chơi bạo lực,
những bộ phim hoạt hình không đầu không cuối, gặp nhau là rút gươm chém
luôn, đầu rơi máu chảy. Hầu hết các sản phẩm mang trên người các em nhỏ như
quần áo, cặp sách (đến cả cái bút chì) cũng có gắn hình siêu nhân kỳ quái, xa lạ;
phần lớn các nhãn mác bao bì đồ ăn cho thiếu nhi (từ gói bim bim trở lên) đều
gắn những quảng cáo bóp méo hình ảnh con người. Như thế mới sinh ra bạo lực
học đường, sinh ra thói lạnh lùng, vô cảm đang như một loại bệnh dịch tinh thần
trong xã hội.
Giữ gìn, vun đắp phẩm chất văn hóa truyền thống làm cơ sở để con
người Việt Nam tiếp thu tinh hoa nhân loại
Những năm gần đây, không ít lần các chuyên gia văn hóa cảnh báo một
hiện tượng “bội thực văn hóa”. Bản chất của hiện tượng này là trước làn sóng hội
nhập văn hóa toàn cầu, nhiều người choáng ngợp, run sợ, sùng bái những cái
của thế giới, rồi “với cái bụng trống rỗng văn hóa truyền thống”, họ nạp tất cả
những cái gì họ thấy và... không “tiêu hóa” được. Nhưng oái oăm là, những
người có điều kiện nạp bừa bãi những thứ (đôi khi là thải loại) của nước ngoài
ấy, không phải là những người nông dân trong lũy tre làng mà họ lại là những
người quảng giao, thậm chí có địa vị xã hội, lời nói, hành động, việc làm của họ
có sự ảnh hưởng đến nhiều người khác. Vì vậy, trang bị đầy đủ bản lĩnh văn hóa
cho mỗi công dân là việc cơ bản, lâu dài nhưng cũng rất cấp thiết để mỗi người
Việt Nam là một chủ thể văn hóa trong quá trình hội nhập. Đó cũng chính là một
trong những nội dung cần thiết hàng đầu cần xây dựng để tạo sức mạnh mềm
của một quốc gia - dân tộc.
Những phẩm chất văn hóa truyền thống cần giữ gìn, vun đắp cho mỗi con
người Việt Nam hôm nay bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều yếu tố nhưng cần chú
trọng một số nội dung đặc biệt quan trọng và cần thiết sau đây:
Thứ nhất, mỗi công dân Việt Nam phải hiểu biết sâu sắc, yêu tha thiết, tự
hào đúng mực về nền văn hóa dân tộc vô cùng phong phú, rực rỡ của tổ tiên để
lại. Muốn thế phải học, trải nghiệm trong các môi trường gia đình, trường học,
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 15
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
làng xóm, cộng đồng xã hội lành mạnh, hướng thiện. Nghị quyết nhấn mạnh:
“Mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một môi trường
văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối
sống. Gắn kết xây dựng môi trường văn hóa với bảo vệ môi trường sinh thái.
Đưa nội dung giáo dục đạo đức con người, đạo đức công dân vào các hoạt động
giáo dục của xã hội”, là hoàn toàn đúng đắn.
Vấn đề “tự hào đúng mực” cũng rất cần thiết, đó là tự hào trên cơ sở hiểu
biết, trên tinh thần khoa học, hiểu được cái tốt đẹp, đồng thời cũng biết được cái
hạn chế của văn hóa dân tộc mình để tự hoàn thiện. Tránh tư duy cực đoan, hẹp
hòi, thái quá, phiến diện.
Thứ hai, công tác giáo dục và quản lý văn hóa cần được đầu tư, coi trọng.
Văn hóa không chỉ là “cờ đèn kèn trống”, cũng không chỉ là múa hát, trình diễn
thời trang. Văn hóa hiểu theo tinh thần Đề cương văn hóa 1943 của Đảng, đó là
văn hóa bao hàm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật. Ngày nay, định nghĩa về
văn hóa có phát triển rộng, toàn bộ sản phẩm tinh thần và vật chất do con người
sáng tạo ra, tồn tại, khẳng định giá trị qua thời gian, đó là văn hóa. Công tác giáo
dục và quản lý văn hóa cần cả chiều rộng và chiều sâu, trọng tâm là xây dựng
con người văn hóa. Các giá trị chân - thiện - mỹ luôn cần được đề cao; những
hành động, sản phẩm núp danh khoa học và sáng tạo, thể nghiệm… nhưng thực
chất là bậy bạ, bóp méo và phỉ báng văn hóa truyền thống như luận văn thạc sĩ
của Đỗ Thị Thoan, như một vài cuốn sách bóp méo ngôn ngữ tiếng Việt, như một
vài tập thơ, tiểu thuyết, một vài bài hát… dung tục, nhục dục thấp hèn, cần
nghiêm khắc loại trừ khỏi đời sống cộng đồng.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải làm gương, là người có văn hóa.
Trong chiến tranh, dân ta tổng kết rất đúng: “Đảng viên đi trước, làng nước theo
sau” và sự thực, cán bộ, đảng viên đã đi trước, hy sinh trước, như thế mới có cả
làng nước theo sau để có ngày toàn thắng. Nay, người dân nhìn đội ngũ cán bộ
với con mắt không còn được như mấy chục năm trước, vì chính đội ngũ cán bộ
tự đánh mất mình, không chịu tu dưỡng rèn luyện, không thực sự là công bộc
của nhân dân. Đối với xây dựng văn hóa và con người thì việc cán bộ nêu
gương, những hành động không lời, làm gương từ cấp Trung ương đến cơ sở có
vai trò quyết định.
(www.qdnd.vn - Ngày 16/6/2014)
VƯƠN LÊN LÀM CHỦ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN
ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
“Ta là ta. Ta là người Việt Nam”, nói thế để mỗi người Việt Nam tự hào về
nòi giống, tổ tiên mình, dân tộc mình. Niềm tự hào đó sẽ là đúng mực, nếu mỗi
người biết học lấy cái hay của người khác, dân tộc khác, sàng lọc, bồi đắp thêm
cho những cái hay, cái tốt đẹp vốn có của ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:
“Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa phương Đông và phương
Tây chung đúc lại”. Trong thời đại toàn cầu hóa, phẩm chất văn hóa truyền thống
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014
16
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
trong mỗi con người là điều kiện cơ sở tiếp thu văn minh nhân loại, để mỗi người
đều có thể hòa nhập, hội nhập, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH).
Không có nguồn nhân lực chất lượng cao thì CNH-HĐH không thành
công
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, con người Việt Nam là chủ
thể và cũng là sản phẩm của văn hóa Việt Nam, nói đến văn hóa là nói đến con
người. Toàn bộ lịch sử Việt Nam là lịch sử con người đoàn kết, yêu thương, lao
động sáng tạo và đấu tranh bền bỉ để dựng nước và giữ nước. Nhìn nhận đúng
về yếu tố con người - lực lượng cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta
sáng tạo ra những đường lối đúng đắn, phù hợp với tình hình, nhu cầu chủ quan
và khách quan phát huy sức mạnh của văn hóa, của nhân tố con người, đại đoàn
kết toàn dân tộc để làm nên thắng lợi vẻ vang ở mỗi thời kỳ. Xây dựng con người
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế là nội dung trọng tâm của
Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Phát biểu kết luận Hội nghị Trung ương 9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
khẳng định: “Con người Việt Nam là sự kết tinh của văn hóa Việt Nam. Vì vậy,
quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam cũng chính là quá trình thực hiện chiến
lược con người, xây dựng và phát huy nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất
lượng cao. Đây là khâu trọng tâm của sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần,
tiềm lực văn hóa và chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Hướng các hoạt động
văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về trí tuệ,
đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật, làm
cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách. Đúc
kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH
và hội nhập quốc tế”.
Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa, con người, trong quá trình
thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện và tiến hành CNH-HĐH đất nước, cùng
với việc ra các nghị quyết về chính trị, kinh tế, xã hội, Đảng ta đã ra Nghị quyết
Trung ương 5 (Khóa VIII) về văn hóa, chủ động đặt nhiệm vụ xây dựng văn hóa,
con người Việt Nam. Mười lăm năm qua, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
đã tạo nên những chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng
trong cả nhận thức và hành động xã hội. Hội nghị Trung ương 9 (Khóa XI) đã
khẳng định những kết quả đó và thẳng thắn đánh giá: “Tuy nhiên so với những
thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành
tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng, chưa đủ để tác động có hiệu quả
xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh”. Nhìn nhận nhiều mặt
đời sống văn hóa đất nước và con người, đánh giá đó là xác đáng và đòi hỏi cần
thiết cần có nghị quyết mới thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp xây dựng văn hóa con
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 17
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới của đất nước. Việc ban hành Nghị quyết
Trung ương 9 về văn hóa, con người cũng phù hợp và gắn kết chặt chẽ với
những nội dung khác trong đường lối, chủ trương và quyết sách lớn của Đảng ta
trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI về xây dựng Đảng,
về các công tác an ninh, quốc phòng, đối ngoại, về cải cách cơ bản và toàn diện
nền giáo dục, về đột phá chiến lược xây dựng nguồn nhân lực...
Một cuộc cách mạng thực sự trong mỗi con người
CNH-HĐH, hội nhập quốc tế gắn với việc xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền là những quá
trình mới mẻ lớn lao có tính cách mạng đối với xã hội Việt Nam. Thực tế trong
hơn hai mươi năm qua những quá trình này đã tác động nhanh chóng, to lớn,
sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt đời sống đất nước, với cả những mặt tích cực
và tiêu cực. Đối với văn hóa, con người, tác động đó là rất đậm nét khởi động sự
phát triển đa dạng, phong phú trong văn hóa cũng như tính năng động, tích cực
xã hội trong con người Việt Nam. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực là rất lớn,
đặc biệt là làm phân tán, lệch lạc các chuẩn mực giá trị.
Trong khi xã hội tôn trọng cá nhân, lợi ích cá nhân, khuyến khích và tạo
điều kiện để làm giàu chính đáng thì những biến thái tiêu cực của cơ chế thị
trường đã làm méo mó những giá trị đó, làm cho một bộ phận con người đề cao
lợi ích cá nhân, lối sống vị kỷ. Trong khi xã hội hướng tới việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền, lối sống tự giác tuân thủ pháp luật thì một bộ phận tìm cách
len lách qua pháp luật, quy định, thậm chí bất chấp pháp luật để làm giàu bằng
mọi cách, tiến thân bằng mọi giá. Nguy hại hơn, những lệch lạc trong nhận thức,
tư tưởng, lối sống vị kỷ, cá nhân đã lây lan trong đội ngũ cán bộ, đảng viên gây
nên “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và
trong xã hội có chiều hướng gia tăng”. Tình trạng này đã gây nên những tác động
xấu làm nảy sinh, duy dưỡng sự hoài nghi, “tự diễn biến”, sự vô cảm, thiếu trách
nhiệm trong tư tưởng và hành động của con người, của bộ máy Nhà nước và xã
hội, làm căn bệnh tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm có đất tồn tại, hoành hành.
Con người vụ lợi, bất chính, bất minh cũng là một nguyên nhân làm cho việc thực
hiện công khai, minh bạch trong các hoạt động kinh tế, xã hội trở nên khó khăn,
làm cho công tác tự phê bình và phê bình giảm hiệu lực, văn hóa từ chức khó
hiện thực hóa. Kinh tế phát triển, sự phân hóa giàu - nghèo kèm theo là đương
nhiên nhưng sự giàu lên không chính đáng, sự nghèo đói gắn với thiệt thòi, bất
công lại tác động xấu và hại đến niềm tin, lẽ sống của con người.
Từ xã hội nông nghiệp nhỏ lẻ, canh tác và sinh hoạt cộng cư theo truyền
thống giản đơn, từ cộng đồng bình quân trong cơ chế kinh tế mệnh lệnh tập
trung, bao cấp, từ xã hội ứng xử theo lệ tục truyền thống và tuân thủ chỉ đạo
trong nếp sống thời chiến bước vào công nghiệp hóa, vào kinh tế thị trường và
xây dựng lối sống theo pháp luật, con người Việt Nam có lối thích nghi riêng của
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014
18
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
mình song rõ ràng rất bỡ ngỡ, khó khăn chưa thể trở thành những người làm chủ
thực sự quá trình biến đổi mạnh mẽ này. Trong quá trình hội nhập quốc tế cũng
vậy, lẽ đương nhiên con người từ đất nước còn nghèo đói, lạc hậu đến với các
xứ sở đã CNH-HĐH từ lâu không khỏi có tâm lý tự ti. Không có nhận thức đúng
họ sẽ trở thành thụ động, hoài nghi chính mình và đất nước quê hương.
Công nghiệp hóa, đô thị hóa khiến tốc độ tập trung dân cư diễn ra nhanh
hơn mọi quy hoạch xây dựng và tổ chức cuộc sống. Người dân mang nặng
những yếu tố tự phát, tùy tiện và đua tranh vốn có vào cuộc sống công nghiệp và
đô thị tạo nên những khó khăn, phức tạp và bức bối trong mọi hoạt động xã hội
từ tác hại môi trường thiên nhiên đến mua bán, kinh doanh, từ giao thông vận tải,
giáo dục, y tế, an ninh, an toàn sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt đến các hoạt động
văn hóa, lễ hội. Mặt khác, khi bị bứng khỏi môi trường văn hóa truyền thống gắn
kết gia đình, họ hàng, làng nước họ trở thành những cá thể bơ vơ không có chỗ
dựa và cũng không có sự ràng buộc cả về tình cảm, lề luật, quy ước nên dễ mất
phương hướng trong hành xử. Cộng đồng mới không có nhiều cái chung trong
quá khứ và cũng rất ít cái chung mới nên trở thành lỏng lẻo, dễ bị phân tán, kích
động. Điều này là thực tế lịch sử đã diễn ra ở hầu như mọi quốc gia trong quá
trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, trong đó có những quá trình bị lợi dụng trở
thành nguy hiểm như ở châu Âu, châu Á cuối thế kỷ 19, nửa đầu thế kỷ 20. Ở
người Việt Nam, những người công nhân mới cởi bỏ chiếc áo nâu, những người
nhập cư, tạm cư nơi đô thị vẫn còn giữ các mối quan hệ với làng xóm quê hương
nên sự thay đổi cơ cấu dân cư, biến đổi môi trường sống không trở thành những
biến động cực đoan. Điều này có sự hỗ trợ của những chính sách, sự quan tâm
của Đảng, Nhà nước và xã hội cùng điều kiện mới của xã hội thông tin. Tuy nhiên
“không” không có nghĩa là mãi mãi không thể xảy ra. Hiểu điều này là cơ sở cho
nhận thức và thực hiện nghị quyết của Đảng về văn hóa, con người.
Cấp ủy đảng, chính quyền, ban lãnh đạo các cấp giữ vai trò quyết
định
Nếu như mới vài chục năm thực hiện thể chế kinh tế thị trường và CNH-
HĐH, chúng ta đã thấy rõ những hạn chế, yếu kém, bất cập trong con người thì
sự soi vào yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH càng đòi hỏi nhiệm vụ xây
dựng văn hóa, con người phải được chú trọng và tiến hành mạnh mẽ, khoa học.
Nghị quyết Trung ương 9 nêu trong “Mục tiêu chung” là “Xây dựng nền văn hóa
và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm
nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”. Trong “Mục tiêu cụ
thể”, nghị quyết cũng nêu rõ: “Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con
người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo
đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ
công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc,
lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 19
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
đồng, xã hội và đất nước”. Nghị quyết khẳng định quan điểm: “Trong xây dựng
văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt
đẹp, với các đặc tính cơ bản: Yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn
kết, cần cù, sáng tạo”.
Để thực hiện các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, nghị quyết đã đề ra 6
nhiệm vụ và 4 nhóm giải pháp. Tất cả các nhiệm vụ, giải pháp đều quan hệ mật
thiết, cần thực hiện đồng bộ. Xác định trọng tâm là chiến lược con người, xây
dựng và phát huy nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đương nhiên
nhiệm vụ nặng nề, không chỉ đặt vào các ngành văn hóa và giáo dục - đào tạo
mà là của mọi cấp ủy đảng, chính quyền, các ban lãnh đạo và tất cả guồng máy
xã hội. Trong đó giải pháp đầu tiên và có tác động xuyên suốt chính là “Tiếp tục
đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa. Các cấp ủy, tổ
chức đảng cần xác định xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là
một nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ CNH-HĐH đất nước” và “Phải coi
trọng xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước, mà nội dung
quan trọng là học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
(Nghị quyết Trung ương 9). Không thể tiến hành CNH-HĐH, không có sự phát
triển bền vững đất nước nếu không có con người - nguồn nhân lực chất lượng
cao. Đó là con người có lòng yêu nước, nhân cách, lối sống cao đẹp, có tri thức,
kỹ năng và trách nhiệm để làm chủ mọi quá trình đổi mới trong mọi ngành nghề,
công việc, hoạt động xã hội, từ xây dựng nông thôn mới, làm chủ biển, trời đến
khoa học, công nghệ, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là con người vừa
giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống vừa sáng tạo những giá trị mới cao
đẹp. Đó là con người nêu cao tinh thần “mình vì mọi người, mọi người vì mình”,
kết hợp hài hòa lợi ích riêng, chung.
Yêu cầu của nghị quyết là cao, song xã hội và con người Việt Nam luôn coi
trọng văn hóa, giàu khát vọng vươn lên trong mọi lĩnh vực cuộc sống, vững niềm
tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai dân tộc, đó chính là cơ sở để nghị
quyết của Đảng ăn sâu bén rễ trong lòng cán bộ, nhân dân và chiến sĩ. Hiểu
được lòng dân, dựa vào dân, lãnh đạo các cấp, các ngành sẽ có những quyết
sách, biện pháp phù hợp để khơi gợi sự đồng lòng, góp sức, từng bước xây
dựng nâng tầm văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
(www.qdnd.vn - Ngày 17/6/2014)
Xây dựng lối sống và môi trường văn hóa theo tư tưởng Hồ
Chí Minh
Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kim chỉ
nam, là định hướng cho mọi chủ trương, đường lối của Đảng. Điều đó tiếp tục
được thể hiện rõ qua nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 Khóa XI của
Đảng, “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014
20
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
phát triển bền vững đất nước”. Thực hiện nghị quyết này sẽ góp phần hiện thực
hóa mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh.
Ngày 24/11/1946, trong Diễn văn khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc tại
Hà Nội, Bác Hồ nói: “Nền văn hóa mới của Việt Nam phải lấy hạnh phúc của
nhân dân, của dân tộc làm cơ sở, phải học lấy những điều tốt đẹp của văn hóa
nước ngoài, tạo ra nền văn hóa Việt Nam, sao cho văn hóa mới phải sửa đổi
được tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ, phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự
chủ, độc lập”. Để làm được điều trên đây, trước hết phải quan tâm tới xây dựng
lối sống văn hóa và môi trường văn hóa, bởi như Bác Hồ chỉ rõ: Cốt lõi của lối
sống văn hóa chính là nhân sinh quan, thế giới quan cách mạng, tiến bộ, nó
được thể hiện trong lao động sản xuất, trong cuộc sống hằng ngày như, cách ăn
mặc, cách ở, việc đi lại, khi làm việc, truyền thống coi trọng đạo lý, nghĩa tình…
Còn môi trường văn hóa là điều kiện để hình thành nhân cách con người
văn hóa và lối sống văn hóa. Ở đó, cái đúng, cái tốt, cái đẹp, cái tiến bộ được tôn
trọng và phát huy, bảo vệ. Cái xấu, cái ác, cái phản văn hóa phải bị phê phán,
loại trừ.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, những nội dung và các giải pháp xây dựng
lối sống văn hóa, môi trường văn hóa được nêu một cách cụ thể, giản dị mà sâu
sắc. Chẳng hạn như: Không phải cái gì cũ cũng bỏ hết. Cái cũ mà xấu thì bỏ,
như: Tính lười biếng, tham lam. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì
phải sửa đổi cho hợp lý. Thí dụ cưới hỏi quá xa xỉ, phải giảm bớt đi. Cái gì cũ mà
tốt như tương thân, tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân, thì phải phát
triển thêm.
Xây dựng lối sống văn hóa, môi trường văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí
Minh còn có xây dựng lối sống văn minh, phù hợp với yêu cầu của thời đại. Đồng
thời, nó phải được nhận thức và thể hiện từ mỗi con người, trong từng gia đình,
từng làng xóm, phố phường đến toàn dân, mới mang lại hiệu quả bền vững, tích
cực, rộng lớn và lâu dài.
Hồ Chủ tịch luôn coi trọng việc chăm lo giáo dục, bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong xã hội mới, con người
thực sự được tự do, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc, nhân phẩm, quyền lợi chính
đáng được tôn trọng, bảo vệ; chủ nghĩa cá nhân bị phê phán, loại bỏ; tham ô,
tham nhũng, lãng phí phải được ngăn chặn, con người biết tự giác tôn trọng hiến
pháp, pháp luật.
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 21
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Nhận thức rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng lối sống văn hóa và
môi trường văn hóa; quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước ta đã có
nhiều đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp về phát triển văn
hóa qua các thời kỳ. Từ đó, làm cho lối sống văn hóa, môi trường văn hóa nước
nhà phát huy được những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam, tính ưu việt
của văn hóa cách mạng được thể hiện rõ, trở thành “cái nôi” nuôi dưỡng những
phẩm chất và nhân tố tích cực trong cộng đồng, xã hội, góp phần vào những
thành tựu to lớn, quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, hội nhập
quốc tế.
Tuy nhiên, nghiêm túc và thẳng thắn nhìn nhận, chúng ta thấy hiện nay lối
sống văn hóa và môi trường văn hóa nước ta còn nhiều vấn đề đáng quan tâm,
lo lắng, đang tồn tại ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều lứa tuổi, thành phần khác
nhau, ở cả nông thôn và thành thị, doanh nghiệp, cũng như ở cơ quan, đoàn thể.
Đó là, sự lãng quên vô thức của con người với các giá trị truyền thống, văn hóa
tốt đẹp, các di sản của ông cha để lại, là sự tàn phá môi trường thiên nhiên…
Một số người ở nhiều nơi, kể cả cán bộ, đảng viên, trí thức, văn nghệ sĩ, thanh,
thiếu niên, sống thiếu văn hóa, xa hoa, lãng phí, ăn mặc lố lăng, nói năng văng
tục, đua đòi, hưởng thụ, sống thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, vi
phạm pháp luật, thiếu tôn trọng kỷ cương… Môi trường văn hóa ở gia đình, trong
xã hội bị xuống cấp, có nơi, có lĩnh vực đáng lo ngại. Điều đó đang đặt ra cho
các tổ chức đảng và cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, trong nhà
trường cũng như mỗi gia đình phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, tính cấp
bách của nhiệm vụ xây dựng lối sống văn hóa và môi trường văn hóa ở nước ta
hiện nay, để làm cho văn hóa thực sự đóng vai trò “soi đường cho quốc dân đi”
như lời Bác Hồ căn dặn.
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng ta đã dành mục VI nói về: “Chăm lo phát
triển văn hóa”, trong đó nhiệm vụ “Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn
hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng” đã được đưa lên đầu tiên với những nội
dung quan trọng, cơ bản và cụ thể để các cấp, các ngành quán triệt và thực hiện.
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XI, mới đây, Hội nghị Trung ương 9 Khóa XI đã
ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, “về xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Thông báo của Hội nghị nêu rõ: “Trên cơ sở mục tiêu tổng quát và các mục tiêu
cụ thể, Ban Chấp hành Trung ương xác định một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
để tiếp tục xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc là: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là nhân
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014
22
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
cách, lối sống; tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện
cho việc xây dựng nhân cách, lối sống con người; chăm lo xây dựng văn hóa
trong chính trị, văn hóa trong kinh tế và văn hóa gia đình; phát triển và đổi mới
giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; phát triển và nâng cao hiệu quả
hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin đại chúng, bảo vệ di sản văn hóa; phát
triển công nghiệp văn hóa, chủ động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa”.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lối sống văn hóa và môi
trường văn hóa, nhất định chúng ta sẽ thực hiện có kết quả những mục tiêu và
nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, mà Nghị
quyết Đại hội XI của Đảng, cũng như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 Khóa XI
đề ra.
(www.tapchicongsan.org.vn - Ngày 17/9/2014)
XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC VÀ LỐI SỐNG VĂN HÓA
TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Kinh tế thị trường và toàn cầu hóa là những xu thế khách quan, tất
yếu đối với mọi quốc gia, dân tộc, tác động tích cực tới sự phát triển của xã
hội, không chỉ trên lĩnh vực sản xuất vật chất, mà cả lĩnh vực sản xuất tinh
thần.
Hiện nay, với cơ chế kinh tế thị trường, chúng ta đã dần dần xóa bỏ tâm lý
thụ động, ỷ lại của người dân đối với Nhà nước và xã hội. Tinh thần dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm là một nét mới trong đạo đức xã hội do cơ chế
kinh tế mới mang lại. Trước đây, khi chưa mở cửa và hội nhập, sự hiểu biết của
chúng ta về thế giới quá ít ỏi, đã làm nảy sinh hai khuynh hướng: Hoặc tự kiêu về
những thành tựu và giá trị của dân tộc mình, coi thường các giá trị và thành tựu
của các nước hoặc xu hướng ngược lại, tự ty, mặc cảm về dân tộc mình. Hai
khuynh hướng đó đều để lại những khuyết tật về văn hóa. Từ khi tiến hành công
cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, chúng ta có sự đánh giá khách quan hơn về
bản thân chúng ta và các nước khác. Tâm lý ngờ vực và thù địch với các quốc
gia có chế độ chính trị khác đã được thay thế bằng thái độ hiểu biết, thông cảm,
hợp tác. Đó cũng là một bước tiến trong đạo đức xã hội.
Tuy vậy, trong khi ta chưa chú ý tập trung phát huy những khía cạnh tích
cực về mặt đạo đức mà kinh tế thị trường và toàn cầu hóa có thể mang lại, thì
chúng ta lại chậm nhận thức ra mặt trái của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa về
phương diện sản xuất tinh thần, đặc biệt về đạo đức, lối sống, do đó chưa có
những đối sách cần thiết và hữu hiệu.
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 23
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Để xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống có văn hóa ở nước ta hiện nay,
cần trở về với những bài học lớn của cha ông ta, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đúc kết, khái quát và nâng lên một tầm cao mới.
Thứ nhất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng
Đây là vấn đề thường xuyên xảy ra trong cuộc sống, bởi vì trong xã hội,
mỗi người có đời sống riêng, có lợi ích riêng, có sở thích riêng. Nhưng xã hội
không thể có những người chỉ lo cho bản thân, thích gì làm nấy, không quan tâm
đến mọi người và lợi ích của cộng đồng. Về phương diện này, việc giáo dục tính
cộng đồng là một câu trả lời cần thiết đối với điều kiện sống trước đây. Từ tinh
thần cộng đồng, làm nảy sinh sự quan tâm, thương yêu đùm bọc nhau. Nhờ phát
huy cao độ tính cộng đồng truyền thống, ở Việt Nam trước đây, chủ nghĩa cá
nhân hầu như khó xuất hiện, khái niệm cá nhân hầu như không được quan tâm
trong xã hội, thậm chí rất ít người dám khẳng định cái tôi của cá nhân mình.
Ngày nay, không chỉ cái tôi cá nhân được đề cao mà chủ nghĩa cá nhân
đang có nguy cơ trở thành lối sống phổ biến trong xã hội. Những năm 60 thế kỷ
XX, khi chủ nghĩa tập thể đang được xã hội đề cao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết
bài báo “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” nhằm
cảnh báo sự xuất hiện của chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận xã hội, đặc biệt
trong một số cán bộ, đảng viên. Đáng tiếc, chúng ta chưa thực hiện tốt lời dạy đó
của Người. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng
viên đang diễn ra hiện nay đã hoàn toàn chứng thực lời cảnh báo của Người.
Nếu trước đây, khi bài báo của Người ra đời, chủ nghĩa cá nhân mới chỉ là sự
tham lam, ích kỷ, sự kiêu ngạo, sự kèn cựa, đố kỵ… trong một số rất ít cán bộ,
đảng viên, thì ngày nay, trong cơ chế kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, nó đang
trở thành một lối sống, một triết lý sống trong một bộ phận xã hội, một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên… Để làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
cần làm trong sạch bộ máy của Đảng, của Nhà nước bằng những cơ chế chính
sách chặt chẽ, nhằm ngăn chặn nguy cơ tha hóa của bộ máy công quyền. Việc
tạo ra những cơ chế, chính sách buộc mỗi cán bộ, đảng viên phải trở thành hạt
nhân trong các phong trào quần chúng, và phải thường xuyên tiếp nhận sự kiểm
tra giám sát của quần chúng, sẽ là biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao đạo đức
cách mạng và quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Thứ hai, giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh
thần, giữa giá trị vật chất và giá trị tinh thần
Kinh tế thị trường và toàn cầu hóa thôi thúc con người chạy theo những lợi
ích trước mắt, những lợi ích vật chất, từ đó bỏ qua hoặc coi nhẹ các nhu cầu và
lợi ích tinh thần.
Ở Việt Nam, trong vài chục năm lại đây, xu hướng chạy theo các lợi ích vật
chất, bỏ qua hay coi nhẹ các nhu cầu và lợi ích tinh thần đã diễn ra trong một bộ
phận xã hội, đặc biệt trong thế hệ trẻ. Bậc thang các giá trị xã hội đang có chiều
hướng biến động, và điều đó tác động trực tiếp đến sự xuống cấp về đạo đức, lối
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014
24
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
sống. Về phương diện này, những lời dạy và những tấm gương sáng của cha
ông sẽ có sức cảm hóa nếu được khai thác, phát huy một cách đúng lúc, đúng
chỗ. Nhu cầu vật chất hay nhu cầu tinh thần đều là những nhu cầu thiết yếu của
đời sống. Khi đời sống vật chất nghèo nàn và thiếu thốn thì điều kiện phát triển
của con người sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, nhu cầu vật chất, thường có
giới hạn của nó. Nhu cầu ăn, uống chỉ xuất hiện khi chúng ta đói và khát. Khi đã
đủ no, thì dù ăn “cao lương mỹ vị” cũng không thấy ngon miệng. Mặt khác, khi
nhu cầu hưởng thụ các giá trị vật chất vượt quá khả năng lao động và đóng góp
của mỗi người cho xã hội, thì sẽ nảy sinh hàng loạt những thói hư tật xấu như
thói tham lam, sự giả dối lừa lọc,… Đến với các nhu cầu và giá trị tinh thần thì
khác. Đây là các nhu cầu hướng tới sự hoàn thiện nhân cách, làm đẹp cho đời.
Một xã hội mà mọi người chỉ nghĩ đến các nhu cầu vật chất, chỉ lo làm giàu, mà
không lo trau dồi đạo đức, lối sống tình nghĩa, thì đó sẽ là một xã hội bất an, một
xã hội chứa đựng những nguy cơ tan vỡ.
Về phương diện này, lịch sử dân tộc để lại cho ta nhiều bài học vô giá. Từ
Nguyễn Trãi đến Hồ Chí Minh, cách nhau hơn 500 năm, thuộc các ý thức hệ
khác nhau, nhưng đều cùng là những đỉnh cao của chung một cội nguồn văn
hóa. Cũng như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh có một tấm lòng nhân ái bao la, một
tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào nhân dân, một đức hy sinh cao cả. Tất cả sự
phong phú, cao đẹp về tâm hồn đó càng được tỏa sáng hơn nhờ lối sống khiêm
nhường, giản dị. Từ Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh đều khẳng định một chân lý: Sự
thật vốn không ưa trang trí/ Đời thanh cao quen dáng đơn sơ (Thơ Tố Hữu).
Khi con người quan tâm nhiều hơn đến ý nghĩa cuộc đời, đến đạo lý làm
người, đến các phạm trù lẽ phải, tình thương và trách nhiệm, thì sự đam mê
những nhu cầu và tiện nghi vật chất chắc chắn sẽ bị đẩy lùi và khắc phục. Đó sẽ
là một bước tiến quan trọng trong quá trình giải phóng con người khỏi xiềng xích
nô lệ vào hàng hóa mà kinh tế thị trường thường tạo ra.
Thứ ba, tăng cường vai trò của các cơ quan lãnh đạo và quản lý xã hội đối
với việc xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa
Xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa là một quá trình có ý thức,
có chủ đích của toàn xã hội, trước hết của những người lãnh đạo và quản lý xã
hội.
Kinh nghiệm lịch sử chỉ ra rằng, trong những thập niên vừa qua, rất nhiều
quốc gia chỉ tập trung cho tăng trưởng kinh tế, coi GDP là chỉ số duy nhất, là mục
tiêu của sự phát triển. Điều đó đã dẫn tới hàng loạt hậu quả: Môi trường sinh thái
bị ô nhiễm nặng nề; nguyên tắc công bằng xã hội bị vi phạm nghiêm trọng, đặc
biệt là những đối tượng yếu thế trong xã hội; sự xuất hiện một bộ phận trở nên
giàu có nhanh chóng (một phần trong đó do gian dối, thủ đoạn mánh khóe, “lách
luật”…). Tình hình đó đã phần nào tác động tới niềm tin vào công lý, làm đảo lộn
các giá trị xã hội, ít nhiều đã diễn ra và tác động xấu đến đời sống tinh thần của
xã hội.
Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 25
Tải bản FULL (64 trang): https://bit.ly/2S5o8q0
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

More Related Content

What's hot

Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2
Học Huỳnh Bá
 
19 quan-tri_van_phong
19  quan-tri_van_phong19  quan-tri_van_phong
19 quan-tri_van_phong
vuthanhtien
 
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Bamboo Nguyen
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
bjkaboy
 
Bài giảng tập huấn Khởi nghiệp
Bài giảng tập huấn Khởi nghiệpBài giảng tập huấn Khởi nghiệp
Bài giảng tập huấn Khởi nghiệp
Nguyễn Thanh Phong
 

What's hot (20)

Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2
 
19 quan-tri_van_phong
19  quan-tri_van_phong19  quan-tri_van_phong
19 quan-tri_van_phong
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
 
BÀI MẪU tiểu luận về thời trang, HAY
BÀI MẪU tiểu luận về thời trang, HAY BÀI MẪU tiểu luận về thời trang, HAY
BÀI MẪU tiểu luận về thời trang, HAY
 
Tiểu luận Quản trị chiến lược công ty Sữa Vinamilk
Tiểu luận Quản trị chiến lược công ty Sữa VinamilkTiểu luận Quản trị chiến lược công ty Sữa Vinamilk
Tiểu luận Quản trị chiến lược công ty Sữa Vinamilk
 
Hoạt động truyền thông PR của VTV
Hoạt động truyền thông PR của VTV Hoạt động truyền thông PR của VTV
Hoạt động truyền thông PR của VTV
 
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)Dự án kinh doanh  đồ ăn nhanh và nước uống (2)
Dự án kinh doanh đồ ăn nhanh và nước uống (2)
 
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
 
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
 
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lựcGiáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực
 
Giáo trình bán hàng chuyên nghiệp
Giáo trình bán hàng chuyên nghiệpGiáo trình bán hàng chuyên nghiệp
Giáo trình bán hàng chuyên nghiệp
 
Vinamilk
VinamilkVinamilk
Vinamilk
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
 
Bài Giảng Văn Hóa Doanh Nghiệp
Bài Giảng Văn Hóa Doanh Nghiệp Bài Giảng Văn Hóa Doanh Nghiệp
Bài Giảng Văn Hóa Doanh Nghiệp
 
Quản lý quan hệ khách hàng (CRM).ppt
Quản lý quan hệ khách hàng (CRM).pptQuản lý quan hệ khách hàng (CRM).ppt
Quản lý quan hệ khách hàng (CRM).ppt
 
Bài giảng tập huấn Khởi nghiệp
Bài giảng tập huấn Khởi nghiệpBài giảng tập huấn Khởi nghiệp
Bài giảng tập huấn Khởi nghiệp
 
Giao tiếp trong hoạt động quản trị, kinh doanh
Giao tiếp trong hoạt động quản trị, kinh doanhGiao tiếp trong hoạt động quản trị, kinh doanh
Giao tiếp trong hoạt động quản trị, kinh doanh
 
Chữ Nhân trong doanh nhân hiện đại
Chữ Nhân trong doanh nhân hiện đạiChữ Nhân trong doanh nhân hiện đại
Chữ Nhân trong doanh nhân hiện đại
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCOLuận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 

Similar to Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

Nội dung nghị quyết tường
Nội dung nghị quyết   tườngNội dung nghị quyết   tường
Nội dung nghị quyết tường
htxhanhthinh
 
Bài 12 .sơ cấp chính trị
Bài 12 .sơ cấp chính trịBài 12 .sơ cấp chính trị
Bài 12 .sơ cấp chính trị
Octieu Iumautrang
 
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Man_Ebook
 

Similar to Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập (20)

Nội dung nghị quyết tường
Nội dung nghị quyết   tườngNội dung nghị quyết   tường
Nội dung nghị quyết tường
 
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docxTriển khai Nghị quyết số 05.docx
Triển khai Nghị quyết số 05.docx
 
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingChương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ ĐứcĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 
Bài 12 .sơ cấp chính trị
Bài 12 .sơ cấp chính trịBài 12 .sơ cấp chính trị
Bài 12 .sơ cấp chính trị
 
Tailieu.vncty.com su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...
Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...Tailieu.vncty.com   su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...
Tailieu.vncty.com su thong-nhat_va_mau_thuan_giua_truyen_thong_va_hien_dai_...
 
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
 
Đường lối CMĐCSVN Chương 7
Đường lối CMĐCSVN Chương 7Đường lối CMĐCSVN Chương 7
Đường lối CMĐCSVN Chương 7
 
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
 
Đường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mới
Đường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mớiĐường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mới
Đường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mới
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
 
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
 
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naVấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

  • 1. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập PHÒNG THÔNG TIN – THƯ MỤC NĂM 2014
  • 2. Trong số này  Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 Khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. (tr.1) (baodientu.chinhphu.vn) Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị Trung ương 9 Khóa XI và những nhiệm vụ trọng tâm:  Văn hóa gắn chặt với con người. (tr.9) www.qdnd.vn
  • 3.  Định vị giá trị con người Việt Nam từ cội nguồn dân tộc. (tr.14) www.qdnd.vn  Vươn lên làm chủ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. (tr.18) www.qdnd.vn  Xây dựng lối sống và môi trường văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh. (tr.22) www.tapchicongsan.org.vn  Xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. (tr.24) GS, TS. Trần Văn Bính  Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. (tr.29) Đại tá, PGS,TS. Nguyễn Bá Dương  Đồng thời với nhận thức thì cần phải có giải pháp và có đầu tư đủ mạnh. (tr.31) Anh Thu (thực hiện)  Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về văn hóa hiện nay. (tr.35) Hoàng Tuấn Anh (Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)  Xây dựng đời sống văn hóa từ phong trào quần chúng. (tr.40) Nguyễn Thu Hiền  Phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam. (tr.42) TS. Bùi Hoài Sơn  Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. (tr.45) www.nhandan.com.vn  Chủ động tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. (tr.50) PGS,TS. Nguyễn Thanh Tú
  • 4. Lời giới thiệu Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước..., là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc (Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII). Nhận thức rõ vai trò quan trọng của văn hóa trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, đề ra nhiều chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển văn hóa, xây dựng “con người xã hội chủ nghĩa”. Những thành quả to lớn của công cuộc xây dựng nền văn hóa, xây dựng con người đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là qua gần 30 năm đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
  • 5. Trên cơ sở tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết đặt vấn đề “xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện” làm điểm nhấn quan trọng, đồng thời đặt ra những yêu cầu và giải pháp về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước về văn hóa, chủ động đón nhận cơ hội phát triển, giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc; hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa... Qua đó thể hiện bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng ta về vị trí, vai trò của văn hóa trong thời kỳ mới. Góp phần vào công tác tuyên truyền, học tập Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI) của Đảng, Thư viện tỉnh Sơn La biên soạn và giới thiệu cùng bạn đọc Thông tin khoa học chuyên đề: “Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”. Trân trọng giới thiệu! BAN BIÊN SOẠN
  • 6.
  • 7.
  • 8.
  • 9.
  • 10.
  • 11. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 1
  • 12. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 4. Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế. 5. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. III. Nhiệm vụ 1. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc. Hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người có thế giới quan khoa học, hướng tới chân - thiện - mỹ. Gắn xây dựng, rèn luyện đạo đức với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, của kinh tế tri thức và xã hội học tập. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng và phát huy lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, bảo vệ môi trường; kết hợp hài hòa tính tích cực cá nhân và tính tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn. Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên. Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người. Bảo đảm quyền hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của mỗi người dân và của cộng đồng. Nâng cao thể lực, tầm vóc con người Việt Nam, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. Có giải pháp khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam. 2. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh Mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống. Gắn kết xây dựng môi trường văn hóa với bảo vệ môi trường sinh thái. Đưa nội dung giáo dục đạo đức con người, đạo đức công dân vào các hoạt động giáo dục của xã hội. Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 2
  • 13. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau. Xây dựng mỗi trường học phải thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống; giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ. Xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đoàn kết, dân chủ, văn minh, đạt chuẩn thực chất về văn hóa; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động văn hóa, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Gắn các hoạt động văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, với chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Từng bước thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, giữa các giai tầng xã hội, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng, hoàn thiện đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa. Tạo điều kiện để nhân dân chủ động tổ chức các hoạt động văn hóa cộng đồng. Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng; khuyến khích các hoạt động tôn giáo gắn bó với dân tộc, hướng thiện, nhân đạo, nhân văn, tiến bộ, “tốt đời, đẹp đạo”. Khuyến khích các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn”, từ thiện, nhân đạo. 3. Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Trong đó, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tụy, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân; có ý thức thượng tôn pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; tự do cá nhân gắn với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân. Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, công chức, đảng viên. Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế. Con người thực sự là trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tạo lập môi trường văn hóa pháp lý, thị trường sản phẩm văn hóa minh bạch, tiến bộ, hiện đại để các doanh nghiệp tham gia xây dựng, phát triển văn hóa. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc. Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 3
  • 14. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Phát huy ý thức và tinh thần dân tộc, động viên toàn dân, trước hết là các doanh nghiệp, doanh nhân xây dựng và phát triển các thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. 4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc. Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử -văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch. Phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Phát huy các di sản được UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Phát triển đi đôi với giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; khắc phục tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài. Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; các giá trị văn hóa tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng. Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến bộ, phản ảnh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước. Đẩy mạnh sáng tác, quảng bá tác phẩm, công trình về đề tài cách mạng, kháng chiến, lịch sử dân tộc, công cuộc đổi mới đất nước. Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam. Đổi mới phương thức hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật nhằm tập hợp, tạo điều kiện để văn nghệ sĩ hoạt động tích cực, hiệu quả. Khuyến khích nhân dân sáng tạo, trao truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Có cơ chế khuyến khích văn nghệ sĩ, nghệ nhân phát huy tài năng, năng lực sáng tác, quảng bá văn học, nghệ thuật với ý thức đầy đủ về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình. Trọng dụng, tôn vinh trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân trên cơ sở cống hiến cho đất nước. Chú trọng phát triển năng khiếu và tài năng trẻ. Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí đáp ứng yêu cầu phát triển, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Chú trọng công tác quản lý các loại hình thông tin trên mạng Internet để định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là cho thanh niên, thiếu niên. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và cơ chế đầu tư theo hướng ưu tiên các cơ quan báo chí, truyền thông chủ lực. Các cơ quan truyền thông phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ chủ yếu; nâng cao tính tư tưởng, nhân văn và khoa học, góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 4
  • 15. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 5. Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa Phát triển công nghiệp văn hóa nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng và giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam; khuyến khích xuất khẩu sản phẩm văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Có cơ chế khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hóa. Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch thu hút các nguồn lực xã hội để phát triển. Đổi mới, hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng, phát triển thị trường văn hóa và công nghiệp văn hóa. Nâng cao ý thức thực thi các quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan trong toàn xã hội. Củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý và cơ quan thực thi quyền tác giả từ Trung ương đến địa phương. 6. Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc. Phát huy tài năng, tâm huyết của trí thức, văn nghệ sĩ người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tham gia phát triển văn hóa của đất nước, trở thành cầu nối quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam. Chú trọng truyền bá văn hóa Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam. Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài. Chủ động đón nhận cơ hội phát triển, vượt qua các thách thức để giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc; hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa. Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại; hỗ trợ quảng bá nghệ thuật quốc gia và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài. IV. Giải pháp 1. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa Các cấp ủy, tổ chức đảng cần xác định xây dựng và phát triển vǎn hóa, con người Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Mỗi cán bộ, đảng viên nêu Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 5
  • 16. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập cao vai trò gương mẫu, động viên, tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi nghị quyết. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng vừa bảo đảm để vǎn hóa, vǎn học - nghệ thuật, báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo trên cơ sở phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn; khắc phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc mất dân chủ, hạn chế tự do sáng tạo. Phải coi trọng xây dựng vǎn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước, mà nội dung quan trọng là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vǎn hóa, đạo đức và lối sống lành mạnh phải được thể hiện trước hết trong mọi tổ chức đảng, Nhà nước, đoàn thể, trong cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, trong từng đảng viên, hội viên. Sự gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên là yêu cầu quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng. 2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông. Đẩy nhanh việc thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa, về quyền tác giả và các quyền liên quan, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với tính đặc thù của văn hóa, nghệ thuật. Bổ sung chính sách kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; có chính sách văn hóa đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa, các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hóa theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Tăng cường công tác thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm cá nhân và tổ chức khi để xảy ra sai phạm. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và công dân đối với việc tổ chức và quản lý hoạt động văn hóa. Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa. Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng một bộ phận báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, sản phẩm lệch lạc, thị hiếu tầm thường. 3. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa. Coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, cán bộ làm công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở. Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 6
  • 17. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Quan tâm xây dựng các trường văn hóa, nghệ thuật, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng và quy mô đào tạo. Hình thành một số cơ sở đào tạo đại học, trên đại học trọng điểm, đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Tiếp tục gửi sinh viên, cán bộ đi đào tạo chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật, thể thao ở các nước phát triển. Xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong các dân tộc thiểu số, có chính sách khuyến khích họ trở về công tác tại địa phương. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy các chuyên ngành văn hóa. Có chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; trọng dụng người có tài, có đức. Điều chỉnh chế độ tiền lương, trợ cấp đối với những người hoạt động trong các bộ môn nghệ thuật đặc thù. 4. Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa Mức đầu tư của Nhà nước cho văn hóa phải tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế. Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch nguồn đầu tư của Nhà nước, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và một số loại hình nghệ thuật truyền thống cần bảo tồn, phát huy. Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng cho phát triển văn hóa, xây dựng con người. Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, tín dụng, thuế và phí đối với các cơ sở đào tạo và thiết chế văn hóa do khu vực tư nhân đầu tư, đặc biệt là ở vùng còn khó khăn. Khuyến khích hình thành các quỹ đào tạo, khuyến học, phát triển nhân tài, quảng bá văn học nghệ thuật, phát triển điện ảnh, hỗ trợ xuất bản... Xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm. Các địa phương, các cơ quan, công sở, trường học, khu công nghiệp, doanh nghiệp, khu dân cư... có thiết chế văn hóa phù hợp (thư viện, nhà văn hóa, công trình thể thao...). Tăng cường đầu tư để đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để nâng cao khả năng dự báo và định hướng phát triển văn hóa, xây dựng con người. V. Tổ chức thực hiện 1. Các cấp ủy, tổ chức đảng tổ chức việc học tập và triển khai thực hiện nghị quyết. 2. Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hệ thống pháp luật về văn hóa, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện nghị quyết và giám sát việc thực hiện. 3. Ban cán sự Đảng, Chính phủ lãnh đạo việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản dưới luật; chỉ đạo tổ chức tốt việc thi hành pháp luật; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và kịp thời điều chỉnh các nhiệm Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 7
  • 18. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp với yêu cầu thực tế, bảo đảm thực hiện có hiệu quả nghị quyết. 4. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện nghị quyết. (baodientu.chinhphu.vn - Ngày 12/6/2014) VĂN HÓA GẮN CHẶT VỚI CON NGƯỜI Nghị quyết đáp ứng đòi hỏi bức thiết của cuộc sống Nhận thức rõ vai trò quan trọng của văn hóa trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển văn hóa, xây dựng “con người xã hội chủ nghĩa”. Những thành quả to lớn của công cuộc xây dựng nền văn hóa, xây dựng con người đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là qua gần 30 năm đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trên cơ sở tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Sự cần thiết phải ban hành nghị quyết này xuất phát từ những lý do chủ yếu sau đây: Từ vai trò quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; từ thực trạng tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Khóa VIII; từ yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới trước sự tác động của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, nhất là sự tác động từ mặt tiêu cực của cơ chế thị trường đã, đang và sẽ tác động đến đạo đức, lối sống; quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế với sự du nhập của những văn hóa phẩm độc hại và sự chống phá của các thế lực thù địch bằng “diễn biến hòa bình”, nhất là trên lĩnh vực văn hóa. Ngay việc đặt tên của nghị quyết đã thể hiện sự phát triển mới về Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 8 Nghị quyết số 33-NQ/TW Hội nghị Trung ương 9 Khóa XI và những nhiệm vụ trọng tâm
  • 19. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tư duy của Đảng ta khi khẳng định vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa phải gắn chặt với xây dựng và phát triển con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh tình hình có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Hơn lúc nào hết, vấn đề phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ mới được đặt ra với yêu cầu cao hơn, chỉ có phát triển bền vững mới đảm bảo cho dân tộc ta, đất nước ta đứng vững và tiếp tục phát triển trong bối cảnh mới với những thời cơ, thuận lợi và những khó khăn, thách thức mới. Vì vậy, không thể thiếu vai trò của văn hóa, của con người với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực tinh thần to lớn của sự phát triển bền vững. Nhìn thẳng vào sự thật, kế thừa thành tựu tư duy lý luận của Đảng, nghị quyết giàu lý luận và phong phú thực tiễn Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật Đảng ta đã khẳng định “Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Khóa VIII, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, đạt kết quả quan trọng” về tư duy, nhận thức, về đời sống văn hóa, về những giá trị chuẩn mực văn hóa, các sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật…, cũng như về các phong trào, hoạt động văn hóa, công tác quản lý, đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ. Tuy nhiên, nghị quyết cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém về xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng con người, nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội; về đời sống văn hóa tinh thần, nhất là vùng sâu, vùng xa; về cơ chế, chính sách, về quản lý văn hóa; về hệ thống thiết chế văn hóa, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động văn hóa cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác văn hóa. Nghị quyết cũng đã chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến những nguyên nhân chủ quan từ nhận thức, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; công tác quản lý Nhà nước về văn hóa, việc đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, cũng như việc quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực… Nhận thức sâu sắc yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, nhất là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013, các nghị quyết, kết luận của các hội nghị Trung ương Khóa XI, Nghị quyết Trung ương 9, Khóa XI đã dành phần lớn dung lượng để khẳng định những vấn đề cơ bản về mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh mới của tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang và sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Kế thừa và phát triển những nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 9
  • 20. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập ương 5, Khóa VIII, với tư duy đổi mới, các nội dung cơ bản trong Nghị quyết Trung ương 9, Khóa XI về mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam được khái quát, phân tích sâu sắc, ngắn gọn ở tầm cao của tư duy lý luận trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa, con người sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Khóa VIII. Trong mục tiêu chung, Nghị quyết đã nhấn mạnh đến vấn đề “Xây dựng nền văn hóa, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”. Đồng thời khẳng định “Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể; vừa là mục tiêu, vừa là động lực của văn hóa Trong các mục tiêu cụ thể, Nghị quyết đã dành vị trí và nội dung thỏa đáng cho vấn đề xây dựng và phát triển con người Việt Nam - con người văn hóa với việc xác định “Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước”. Mục tiêu xây dựng con người Việt Nam nêu trên là hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu của con người Việt Nam trong thời kỳ mới, khi mà chúng ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập quốc tế trong điều kiện khoa học và công nghệ đang có bước phát triển mới, các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá nước ta bằng “diễn biến hòa bình” để thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong. Cùng với việc xác định rõ mục tiêu cụ thể về xây dựng con người Việt Nam, nghị quyết còn xác định các mục tiêu cụ thể về xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng, cơ quan, đơn vị và mỗi gia đình. Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa. Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, phát triển công nghiệp văn hóa có thể được coi là những vấn đề khá mới mẻ trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam. Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa. Nhằm thực hiện mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Nghị quyết đã chỉ ra 5 quan điểm chỉ đạo. Trong đó có Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 10
  • 21. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập những nội dung đã thể hiện sự phát triển tư duy lý luận của Đảng ta về xây dựng văn hóa, con người như: “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”, “với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”. Đặc biệt, nghị quyết đã nhấn mạnh quan điểm phát triển con người, gắn phát triển văn hóa với sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa thì trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp. Nghị quyết đã xác định 6 nhiệm vụ về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong đó đã nêu lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Có thế giới quan khoa học, hướng tới chân - thiện - mỹ. Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, bảo vệ môi trường. Nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm con người. Nâng cao thể lực, tầm vóc, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống… Trong xác định nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế, Đảng ta cũng nhấn mạnh “trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tụy, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân; có ý thức thượng tôn pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; tự do cá nhân gắn với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân”. Cùng với việc nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng và phát triển con người Việt Nam, nghị quyết còn nêu lên các nhiệm vụ như: Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Việc xác định rõ và cụ thể 6 nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước là sự thể hiện tư duy mới của Đảng ta khi đặt vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới với những đặc điểm mới đã, đang và sẽ chi phối, tác động đến văn hóa, con người, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, kinh tế tri thức, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với quan niệm mới về phát triển bền vững đất nước. Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, nghị quyết đã chỉ ra những giải pháp như: Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa; tăng cường nguồn lực cho Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 11
  • 22. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập lĩnh vực văn hóa. Có thể thấy, trong nghị quyết lần này Đảng ta hết sức coi trọng vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa cho phù hợp với thời kỳ mới. Đặc biệt nhấn mạnh đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa và vai trò của chính những con người, đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa. Có thể khẳng định, việc ban hành nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước là thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay, thể hiện tư duy mới trong lãnh đạo văn hóa của Đảng ta, trên cơ sở kế thừa và phát triển tư duy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người được thể hiện trong các kỳ đại hội Đảng, trong các hội nghị Trung ương khóa trước, nhất là Đề cương văn hóa 1943, Nghị quyết Trung ương 5, Khóa VIII. Việc quán triệt và tổ chức thực hiện tốt nghị quyết, nhanh chóng đưa nghị quyết vào cuộc sống, nhất định chúng ta sẽ thổi được một luồng gió mới vào công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. (www.qdnd.vn - Ngày 15/6/2014) Định vị giá trị con người Việt Nam từ cội nguồn dân tộc Những phẩm chất cơ bản nhất của con người Việt Nam truyền thống Những dòng đầu tiên trong phần nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, Nghị quyết Trung ương 9 chỉ rõ: “Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc”. Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 12
  • 23. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Phát biểu kết luận Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng khẳng định: “Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp nên qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn; lòng tự tôn, tự cường dân tộc; tinh thần cộng đồng gắn kết hài hòa giữa cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; là đức hy sinh cao thượng, tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; là sự ứng xử văn minh, lịch sự, tính giản dị và trong sạch trong lối sống”. Như vậy, yêu nước là thang giá trị cao nhất của con người Việt Nam ta. Điều này được khẳng định qua hàng nghìn năm lịch sử vô cùng gian lao, vô cùng hiển hách của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Lòng yêu nước đã trở thành “gien di truyền” của người Việt Nam trước tất cả các loại kẻ thù để giữ vững giang sơn gấm vóc. Lòng yêu nước là động lực thôi thúc các thế hệ người Việt Nam vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao trên nhiều lĩnh vực của thế giới. Lòng yêu nước là cơ sở của đại đoàn kết toàn dân để hóa giải tất cả những vấn đề phức tạp chủ quan và khách quan tác động đến dân tộc. Lòng yêu nước gắn chặt với lòng tự tôn, tự cường dân tộc; tinh thần cộng đồng gắn kết hài hòa giữa cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc. Trong những thời điểm cam go nhất của lẽ tử sinh, bao giờ lòng yêu nước của người Việt Nam cũng chiến thắng vô cùng oanh liệt. Đó là khí tiết của Triệu Thị Trinh: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”. Đó là tiếng thét lớn của Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Đó là lời hô trên pháp trường của Nguyễn Văn Trỗi: “Hồ Chí Minh muôn năm!”. Lòng yêu nước gắn kết cá nhân, gia đình, làng xã: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”; “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”; “Làng là cái nước nhỏ, nước là cái làng to”… Dù ở đâu, làm gì, mỗi người dân Việt Nam vẫn đinh ninh tình làng nghĩa nước. Cùng với yêu nước, dân ta có lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình, đạo lý. Đó là tính cách bền vững của các cư dân nông nghiệp, mà người Việt Nam ta là một điển hình. Ta đã thấy truyền thống đạo lý “Thương người như thể thương thân”, rồi lại “Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”. Truyền thống đạo lý ấy được dân ta vận dụng không chỉ với đồng bào mình mà với cả kẻ thù, khi chúng đã cùng đường thì đó không phải là thời cơ tận diệt chúng, mà lại “Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh”. Trong cuộc sống hằng ngày, con người Việt Nam từ xưa rất giản dị, trong sáng, thủy chung, kính trọng tiền nhân. “Chim có tổ, người có tông”, mỗi dịp Giỗ Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 13
  • 24. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Tổ Hùng Vương, năm nào cũng vậy, hàng triệu đồng bào khắp mọi miền hành hương về Đất Tổ thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Và cũng chính từ nơi đây hiện lên những hình ảnh đẹp đẽ như lời thơ của Vũ Quần Phương: Nước bốn nghìn năm, nơi cổ sơ Cỏ cây quen thuộc đến bây giờ Nơi vua cày ruộng, quan trồng lúa Công chúa làm nương và dệt tơ. Đó là một xã hội chan hòa, rất đỗi giản dị, trong sáng, vua, quan, công chúa… không phải ngồi trong chín tầng lầu son gác tía mà cùng thần dân cày ruộng, dệt tơ. Truyền thống tuyệt vời ấy không chỉ có trong huyền thoại và sử sách, nó hiển hiện cả trong thời hiện đại, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng bà con tát nước, sử dụng máy cấy lúa… Đó là những trang sử đẹp và rất đáng tự hào của dân tộc ta. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, không ít những điều mắt thấy tai nghe làm chúng ta băn khoăn, lo lắng. Một số nguy cơ đe dọa, xói mòn bản sắc văn hóa trong mỗi con người Nghị quyết Trung ương 9 đánh giá: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu; khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn. Môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng”. Đó là cách nhìn nhận, đánh giá rất khách quan, không né tránh sự thật, vừa vạch trần, vừa cảnh báo những nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng cho văn hóa, con người. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là nguyên nhân chủ quan. “Công tác quản lý Nhà nước về văn hóa chậm được đổi mới, có lúc, có nơi bị xem nhẹ, thậm chí buông lỏng; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm”. Điều ấy đã rõ, đằng sau đó là tác động vừa ngấm ngầm, vừa công khai, thách đố của một quan niệm sống vì đồng tiền. Nhiều người đã nhầm lẫn giữa giá trị đích thực của con người với lượng tiền, vàng, nhà đất… người ta có, đi ngược lại truyền thống giản dị, trong sáng, trong sạch của cha ông; nguy hại thay, có lúc, có nơi, điều đó trở nên thống lĩnh, ngự trị. Nếu con người mà lấy thước đo giá trị bằng lượng của cải mà không phân định nguồn gốc của cải đó; xem nhẹ những giá trị văn hóa, khoa học, đạo đức… người ta có được, thì đó là nguy cơ cho cả xã hội loài người. Rất tiếc, đã có lúc, có nơi xảy ra hiện tượng đáng buồn trên nên mới có chuyện suy thoái. Nói “suy thoái” nghĩa là cái tốt, cái lương thiện, cái đúng mực bị lu mờ, nhường chỗ cho những cái “thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 14
  • 25. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tục; tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng”, như nghị quyết đánh giá. Đó chính là tâm lý nghi ngờ, thậm chí không tin tưởng đường lối lãnh đạo của Đảng, a dua, nói theo người khác, nói lấy được, phủ nhận thành tựu chung của đất nước đạt được trong mấy chục năm qua. Nhìn nhận các vấn đề lệch lạc, cực đoan, chỉ thấy mặt xấu, yếu, bất cập; còn cái tốt, cái cố gắng của toàn Đảng, toàn dân rõ ràng, thế giới cũng ghi nhận thì lại cho đó là “bình thường, tầm thường, tự nó đến”. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị kéo theo sự suy thoái đạo đức, lối sống, có ở tất cả các ngành, các cấp, các lĩnh vực: Đó là việc chạy chức, chạy quyền. Đó là tệ nạn phong bì bất chính trong bệnh viện. Đó là tình trạng dạy, học thêm cưỡng bức vì thu nhập cá nhân và bệnh thành tích trong giáo dục. Đó là tệ cờ bạc, lô đề, cá độ trong cán bộ, công chức. Đó là tệ rượu, chè bê tha, coi nhẹ tình nghĩa ở thôn quê… Và không gì nguy hại hơn sự suy thoái ảnh hưởng đến công nghiệp văn hóa, sản phẩm văn hóa, “tiêu chí” văn hóa trong lớp thanh niên, thiếu niên hằng ngày sống chung với games online, với các trò chơi bạo lực, những bộ phim hoạt hình không đầu không cuối, gặp nhau là rút gươm chém luôn, đầu rơi máu chảy. Hầu hết các sản phẩm mang trên người các em nhỏ như quần áo, cặp sách (đến cả cái bút chì) cũng có gắn hình siêu nhân kỳ quái, xa lạ; phần lớn các nhãn mác bao bì đồ ăn cho thiếu nhi (từ gói bim bim trở lên) đều gắn những quảng cáo bóp méo hình ảnh con người. Như thế mới sinh ra bạo lực học đường, sinh ra thói lạnh lùng, vô cảm đang như một loại bệnh dịch tinh thần trong xã hội. Giữ gìn, vun đắp phẩm chất văn hóa truyền thống làm cơ sở để con người Việt Nam tiếp thu tinh hoa nhân loại Những năm gần đây, không ít lần các chuyên gia văn hóa cảnh báo một hiện tượng “bội thực văn hóa”. Bản chất của hiện tượng này là trước làn sóng hội nhập văn hóa toàn cầu, nhiều người choáng ngợp, run sợ, sùng bái những cái của thế giới, rồi “với cái bụng trống rỗng văn hóa truyền thống”, họ nạp tất cả những cái gì họ thấy và... không “tiêu hóa” được. Nhưng oái oăm là, những người có điều kiện nạp bừa bãi những thứ (đôi khi là thải loại) của nước ngoài ấy, không phải là những người nông dân trong lũy tre làng mà họ lại là những người quảng giao, thậm chí có địa vị xã hội, lời nói, hành động, việc làm của họ có sự ảnh hưởng đến nhiều người khác. Vì vậy, trang bị đầy đủ bản lĩnh văn hóa cho mỗi công dân là việc cơ bản, lâu dài nhưng cũng rất cấp thiết để mỗi người Việt Nam là một chủ thể văn hóa trong quá trình hội nhập. Đó cũng chính là một trong những nội dung cần thiết hàng đầu cần xây dựng để tạo sức mạnh mềm của một quốc gia - dân tộc. Những phẩm chất văn hóa truyền thống cần giữ gìn, vun đắp cho mỗi con người Việt Nam hôm nay bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều yếu tố nhưng cần chú trọng một số nội dung đặc biệt quan trọng và cần thiết sau đây: Thứ nhất, mỗi công dân Việt Nam phải hiểu biết sâu sắc, yêu tha thiết, tự hào đúng mực về nền văn hóa dân tộc vô cùng phong phú, rực rỡ của tổ tiên để lại. Muốn thế phải học, trải nghiệm trong các môi trường gia đình, trường học, Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 15
  • 26. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập làng xóm, cộng đồng xã hội lành mạnh, hướng thiện. Nghị quyết nhấn mạnh: “Mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống. Gắn kết xây dựng môi trường văn hóa với bảo vệ môi trường sinh thái. Đưa nội dung giáo dục đạo đức con người, đạo đức công dân vào các hoạt động giáo dục của xã hội”, là hoàn toàn đúng đắn. Vấn đề “tự hào đúng mực” cũng rất cần thiết, đó là tự hào trên cơ sở hiểu biết, trên tinh thần khoa học, hiểu được cái tốt đẹp, đồng thời cũng biết được cái hạn chế của văn hóa dân tộc mình để tự hoàn thiện. Tránh tư duy cực đoan, hẹp hòi, thái quá, phiến diện. Thứ hai, công tác giáo dục và quản lý văn hóa cần được đầu tư, coi trọng. Văn hóa không chỉ là “cờ đèn kèn trống”, cũng không chỉ là múa hát, trình diễn thời trang. Văn hóa hiểu theo tinh thần Đề cương văn hóa 1943 của Đảng, đó là văn hóa bao hàm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật. Ngày nay, định nghĩa về văn hóa có phát triển rộng, toàn bộ sản phẩm tinh thần và vật chất do con người sáng tạo ra, tồn tại, khẳng định giá trị qua thời gian, đó là văn hóa. Công tác giáo dục và quản lý văn hóa cần cả chiều rộng và chiều sâu, trọng tâm là xây dựng con người văn hóa. Các giá trị chân - thiện - mỹ luôn cần được đề cao; những hành động, sản phẩm núp danh khoa học và sáng tạo, thể nghiệm… nhưng thực chất là bậy bạ, bóp méo và phỉ báng văn hóa truyền thống như luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan, như một vài cuốn sách bóp méo ngôn ngữ tiếng Việt, như một vài tập thơ, tiểu thuyết, một vài bài hát… dung tục, nhục dục thấp hèn, cần nghiêm khắc loại trừ khỏi đời sống cộng đồng. Thứ ba, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải làm gương, là người có văn hóa. Trong chiến tranh, dân ta tổng kết rất đúng: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” và sự thực, cán bộ, đảng viên đã đi trước, hy sinh trước, như thế mới có cả làng nước theo sau để có ngày toàn thắng. Nay, người dân nhìn đội ngũ cán bộ với con mắt không còn được như mấy chục năm trước, vì chính đội ngũ cán bộ tự đánh mất mình, không chịu tu dưỡng rèn luyện, không thực sự là công bộc của nhân dân. Đối với xây dựng văn hóa và con người thì việc cán bộ nêu gương, những hành động không lời, làm gương từ cấp Trung ương đến cơ sở có vai trò quyết định. (www.qdnd.vn - Ngày 16/6/2014) VƯƠN LÊN LÀM CHỦ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ “Ta là ta. Ta là người Việt Nam”, nói thế để mỗi người Việt Nam tự hào về nòi giống, tổ tiên mình, dân tộc mình. Niềm tự hào đó sẽ là đúng mực, nếu mỗi người biết học lấy cái hay của người khác, dân tộc khác, sàng lọc, bồi đắp thêm cho những cái hay, cái tốt đẹp vốn có của ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa phương Đông và phương Tây chung đúc lại”. Trong thời đại toàn cầu hóa, phẩm chất văn hóa truyền thống Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 16
  • 27. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập trong mỗi con người là điều kiện cơ sở tiếp thu văn minh nhân loại, để mỗi người đều có thể hòa nhập, hội nhập, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH). Không có nguồn nhân lực chất lượng cao thì CNH-HĐH không thành công Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, con người Việt Nam là chủ thể và cũng là sản phẩm của văn hóa Việt Nam, nói đến văn hóa là nói đến con người. Toàn bộ lịch sử Việt Nam là lịch sử con người đoàn kết, yêu thương, lao động sáng tạo và đấu tranh bền bỉ để dựng nước và giữ nước. Nhìn nhận đúng về yếu tố con người - lực lượng cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta sáng tạo ra những đường lối đúng đắn, phù hợp với tình hình, nhu cầu chủ quan và khách quan phát huy sức mạnh của văn hóa, của nhân tố con người, đại đoàn kết toàn dân tộc để làm nên thắng lợi vẻ vang ở mỗi thời kỳ. Xây dựng con người trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế là nội dung trọng tâm của Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Phát biểu kết luận Hội nghị Trung ương 9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Con người Việt Nam là sự kết tinh của văn hóa Việt Nam. Vì vậy, quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam cũng chính là quá trình thực hiện chiến lược con người, xây dựng và phát huy nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Đây là khâu trọng tâm của sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần, tiềm lực văn hóa và chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Hướng các hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế”. Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa, con người, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện và tiến hành CNH-HĐH đất nước, cùng với việc ra các nghị quyết về chính trị, kinh tế, xã hội, Đảng ta đã ra Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về văn hóa, chủ động đặt nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người Việt Nam. Mười lăm năm qua, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 đã tạo nên những chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng trong cả nhận thức và hành động xã hội. Hội nghị Trung ương 9 (Khóa XI) đã khẳng định những kết quả đó và thẳng thắn đánh giá: “Tuy nhiên so với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng, chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh”. Nhìn nhận nhiều mặt đời sống văn hóa đất nước và con người, đánh giá đó là xác đáng và đòi hỏi cần thiết cần có nghị quyết mới thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp xây dựng văn hóa con Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 17
  • 28. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập người Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới của đất nước. Việc ban hành Nghị quyết Trung ương 9 về văn hóa, con người cũng phù hợp và gắn kết chặt chẽ với những nội dung khác trong đường lối, chủ trương và quyết sách lớn của Đảng ta trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI về xây dựng Đảng, về các công tác an ninh, quốc phòng, đối ngoại, về cải cách cơ bản và toàn diện nền giáo dục, về đột phá chiến lược xây dựng nguồn nhân lực... Một cuộc cách mạng thực sự trong mỗi con người CNH-HĐH, hội nhập quốc tế gắn với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền là những quá trình mới mẻ lớn lao có tính cách mạng đối với xã hội Việt Nam. Thực tế trong hơn hai mươi năm qua những quá trình này đã tác động nhanh chóng, to lớn, sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt đời sống đất nước, với cả những mặt tích cực và tiêu cực. Đối với văn hóa, con người, tác động đó là rất đậm nét khởi động sự phát triển đa dạng, phong phú trong văn hóa cũng như tính năng động, tích cực xã hội trong con người Việt Nam. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực là rất lớn, đặc biệt là làm phân tán, lệch lạc các chuẩn mực giá trị. Trong khi xã hội tôn trọng cá nhân, lợi ích cá nhân, khuyến khích và tạo điều kiện để làm giàu chính đáng thì những biến thái tiêu cực của cơ chế thị trường đã làm méo mó những giá trị đó, làm cho một bộ phận con người đề cao lợi ích cá nhân, lối sống vị kỷ. Trong khi xã hội hướng tới việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, lối sống tự giác tuân thủ pháp luật thì một bộ phận tìm cách len lách qua pháp luật, quy định, thậm chí bất chấp pháp luật để làm giàu bằng mọi cách, tiến thân bằng mọi giá. Nguy hại hơn, những lệch lạc trong nhận thức, tư tưởng, lối sống vị kỷ, cá nhân đã lây lan trong đội ngũ cán bộ, đảng viên gây nên “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng”. Tình trạng này đã gây nên những tác động xấu làm nảy sinh, duy dưỡng sự hoài nghi, “tự diễn biến”, sự vô cảm, thiếu trách nhiệm trong tư tưởng và hành động của con người, của bộ máy Nhà nước và xã hội, làm căn bệnh tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm có đất tồn tại, hoành hành. Con người vụ lợi, bất chính, bất minh cũng là một nguyên nhân làm cho việc thực hiện công khai, minh bạch trong các hoạt động kinh tế, xã hội trở nên khó khăn, làm cho công tác tự phê bình và phê bình giảm hiệu lực, văn hóa từ chức khó hiện thực hóa. Kinh tế phát triển, sự phân hóa giàu - nghèo kèm theo là đương nhiên nhưng sự giàu lên không chính đáng, sự nghèo đói gắn với thiệt thòi, bất công lại tác động xấu và hại đến niềm tin, lẽ sống của con người. Từ xã hội nông nghiệp nhỏ lẻ, canh tác và sinh hoạt cộng cư theo truyền thống giản đơn, từ cộng đồng bình quân trong cơ chế kinh tế mệnh lệnh tập trung, bao cấp, từ xã hội ứng xử theo lệ tục truyền thống và tuân thủ chỉ đạo trong nếp sống thời chiến bước vào công nghiệp hóa, vào kinh tế thị trường và xây dựng lối sống theo pháp luật, con người Việt Nam có lối thích nghi riêng của Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 18
  • 29. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập mình song rõ ràng rất bỡ ngỡ, khó khăn chưa thể trở thành những người làm chủ thực sự quá trình biến đổi mạnh mẽ này. Trong quá trình hội nhập quốc tế cũng vậy, lẽ đương nhiên con người từ đất nước còn nghèo đói, lạc hậu đến với các xứ sở đã CNH-HĐH từ lâu không khỏi có tâm lý tự ti. Không có nhận thức đúng họ sẽ trở thành thụ động, hoài nghi chính mình và đất nước quê hương. Công nghiệp hóa, đô thị hóa khiến tốc độ tập trung dân cư diễn ra nhanh hơn mọi quy hoạch xây dựng và tổ chức cuộc sống. Người dân mang nặng những yếu tố tự phát, tùy tiện và đua tranh vốn có vào cuộc sống công nghiệp và đô thị tạo nên những khó khăn, phức tạp và bức bối trong mọi hoạt động xã hội từ tác hại môi trường thiên nhiên đến mua bán, kinh doanh, từ giao thông vận tải, giáo dục, y tế, an ninh, an toàn sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt đến các hoạt động văn hóa, lễ hội. Mặt khác, khi bị bứng khỏi môi trường văn hóa truyền thống gắn kết gia đình, họ hàng, làng nước họ trở thành những cá thể bơ vơ không có chỗ dựa và cũng không có sự ràng buộc cả về tình cảm, lề luật, quy ước nên dễ mất phương hướng trong hành xử. Cộng đồng mới không có nhiều cái chung trong quá khứ và cũng rất ít cái chung mới nên trở thành lỏng lẻo, dễ bị phân tán, kích động. Điều này là thực tế lịch sử đã diễn ra ở hầu như mọi quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, trong đó có những quá trình bị lợi dụng trở thành nguy hiểm như ở châu Âu, châu Á cuối thế kỷ 19, nửa đầu thế kỷ 20. Ở người Việt Nam, những người công nhân mới cởi bỏ chiếc áo nâu, những người nhập cư, tạm cư nơi đô thị vẫn còn giữ các mối quan hệ với làng xóm quê hương nên sự thay đổi cơ cấu dân cư, biến đổi môi trường sống không trở thành những biến động cực đoan. Điều này có sự hỗ trợ của những chính sách, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội cùng điều kiện mới của xã hội thông tin. Tuy nhiên “không” không có nghĩa là mãi mãi không thể xảy ra. Hiểu điều này là cơ sở cho nhận thức và thực hiện nghị quyết của Đảng về văn hóa, con người. Cấp ủy đảng, chính quyền, ban lãnh đạo các cấp giữ vai trò quyết định Nếu như mới vài chục năm thực hiện thể chế kinh tế thị trường và CNH- HĐH, chúng ta đã thấy rõ những hạn chế, yếu kém, bất cập trong con người thì sự soi vào yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH càng đòi hỏi nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người phải được chú trọng và tiến hành mạnh mẽ, khoa học. Nghị quyết Trung ương 9 nêu trong “Mục tiêu chung” là “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”. Trong “Mục tiêu cụ thể”, nghị quyết cũng nêu rõ: “Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 19
  • 30. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập đồng, xã hội và đất nước”. Nghị quyết khẳng định quan điểm: “Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: Yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”. Để thực hiện các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, nghị quyết đã đề ra 6 nhiệm vụ và 4 nhóm giải pháp. Tất cả các nhiệm vụ, giải pháp đều quan hệ mật thiết, cần thực hiện đồng bộ. Xác định trọng tâm là chiến lược con người, xây dựng và phát huy nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đương nhiên nhiệm vụ nặng nề, không chỉ đặt vào các ngành văn hóa và giáo dục - đào tạo mà là của mọi cấp ủy đảng, chính quyền, các ban lãnh đạo và tất cả guồng máy xã hội. Trong đó giải pháp đầu tiên và có tác động xuyên suốt chính là “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần xác định xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ CNH-HĐH đất nước” và “Phải coi trọng xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước, mà nội dung quan trọng là học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Nghị quyết Trung ương 9). Không thể tiến hành CNH-HĐH, không có sự phát triển bền vững đất nước nếu không có con người - nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó là con người có lòng yêu nước, nhân cách, lối sống cao đẹp, có tri thức, kỹ năng và trách nhiệm để làm chủ mọi quá trình đổi mới trong mọi ngành nghề, công việc, hoạt động xã hội, từ xây dựng nông thôn mới, làm chủ biển, trời đến khoa học, công nghệ, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là con người vừa giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống vừa sáng tạo những giá trị mới cao đẹp. Đó là con người nêu cao tinh thần “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, kết hợp hài hòa lợi ích riêng, chung. Yêu cầu của nghị quyết là cao, song xã hội và con người Việt Nam luôn coi trọng văn hóa, giàu khát vọng vươn lên trong mọi lĩnh vực cuộc sống, vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai dân tộc, đó chính là cơ sở để nghị quyết của Đảng ăn sâu bén rễ trong lòng cán bộ, nhân dân và chiến sĩ. Hiểu được lòng dân, dựa vào dân, lãnh đạo các cấp, các ngành sẽ có những quyết sách, biện pháp phù hợp để khơi gợi sự đồng lòng, góp sức, từng bước xây dựng nâng tầm văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới. (www.qdnd.vn - Ngày 17/6/2014) Xây dựng lối sống và môi trường văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kim chỉ nam, là định hướng cho mọi chủ trương, đường lối của Đảng. Điều đó tiếp tục được thể hiện rõ qua nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 Khóa XI của Đảng, “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 20
  • 31. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập phát triển bền vững đất nước”. Thực hiện nghị quyết này sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ngày 24/11/1946, trong Diễn văn khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc tại Hà Nội, Bác Hồ nói: “Nền văn hóa mới của Việt Nam phải lấy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm cơ sở, phải học lấy những điều tốt đẹp của văn hóa nước ngoài, tạo ra nền văn hóa Việt Nam, sao cho văn hóa mới phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ, phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập”. Để làm được điều trên đây, trước hết phải quan tâm tới xây dựng lối sống văn hóa và môi trường văn hóa, bởi như Bác Hồ chỉ rõ: Cốt lõi của lối sống văn hóa chính là nhân sinh quan, thế giới quan cách mạng, tiến bộ, nó được thể hiện trong lao động sản xuất, trong cuộc sống hằng ngày như, cách ăn mặc, cách ở, việc đi lại, khi làm việc, truyền thống coi trọng đạo lý, nghĩa tình… Còn môi trường văn hóa là điều kiện để hình thành nhân cách con người văn hóa và lối sống văn hóa. Ở đó, cái đúng, cái tốt, cái đẹp, cái tiến bộ được tôn trọng và phát huy, bảo vệ. Cái xấu, cái ác, cái phản văn hóa phải bị phê phán, loại trừ. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, những nội dung và các giải pháp xây dựng lối sống văn hóa, môi trường văn hóa được nêu một cách cụ thể, giản dị mà sâu sắc. Chẳng hạn như: Không phải cái gì cũ cũng bỏ hết. Cái cũ mà xấu thì bỏ, như: Tính lười biếng, tham lam. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Thí dụ cưới hỏi quá xa xỉ, phải giảm bớt đi. Cái gì cũ mà tốt như tương thân, tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân, thì phải phát triển thêm. Xây dựng lối sống văn hóa, môi trường văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn có xây dựng lối sống văn minh, phù hợp với yêu cầu của thời đại. Đồng thời, nó phải được nhận thức và thể hiện từ mỗi con người, trong từng gia đình, từng làng xóm, phố phường đến toàn dân, mới mang lại hiệu quả bền vững, tích cực, rộng lớn và lâu dài. Hồ Chủ tịch luôn coi trọng việc chăm lo giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong xã hội mới, con người thực sự được tự do, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc, nhân phẩm, quyền lợi chính đáng được tôn trọng, bảo vệ; chủ nghĩa cá nhân bị phê phán, loại bỏ; tham ô, tham nhũng, lãng phí phải được ngăn chặn, con người biết tự giác tôn trọng hiến pháp, pháp luật. Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 21
  • 32. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Nhận thức rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng lối sống văn hóa và môi trường văn hóa; quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp về phát triển văn hóa qua các thời kỳ. Từ đó, làm cho lối sống văn hóa, môi trường văn hóa nước nhà phát huy được những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam, tính ưu việt của văn hóa cách mạng được thể hiện rõ, trở thành “cái nôi” nuôi dưỡng những phẩm chất và nhân tố tích cực trong cộng đồng, xã hội, góp phần vào những thành tựu to lớn, quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, nghiêm túc và thẳng thắn nhìn nhận, chúng ta thấy hiện nay lối sống văn hóa và môi trường văn hóa nước ta còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, lo lắng, đang tồn tại ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều lứa tuổi, thành phần khác nhau, ở cả nông thôn và thành thị, doanh nghiệp, cũng như ở cơ quan, đoàn thể. Đó là, sự lãng quên vô thức của con người với các giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp, các di sản của ông cha để lại, là sự tàn phá môi trường thiên nhiên… Một số người ở nhiều nơi, kể cả cán bộ, đảng viên, trí thức, văn nghệ sĩ, thanh, thiếu niên, sống thiếu văn hóa, xa hoa, lãng phí, ăn mặc lố lăng, nói năng văng tục, đua đòi, hưởng thụ, sống thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, vi phạm pháp luật, thiếu tôn trọng kỷ cương… Môi trường văn hóa ở gia đình, trong xã hội bị xuống cấp, có nơi, có lĩnh vực đáng lo ngại. Điều đó đang đặt ra cho các tổ chức đảng và cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, trong nhà trường cũng như mỗi gia đình phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, tính cấp bách của nhiệm vụ xây dựng lối sống văn hóa và môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay, để làm cho văn hóa thực sự đóng vai trò “soi đường cho quốc dân đi” như lời Bác Hồ căn dặn. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng ta đã dành mục VI nói về: “Chăm lo phát triển văn hóa”, trong đó nhiệm vụ “Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng” đã được đưa lên đầu tiên với những nội dung quan trọng, cơ bản và cụ thể để các cấp, các ngành quán triệt và thực hiện. Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XI, mới đây, Hội nghị Trung ương 9 Khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Thông báo của Hội nghị nêu rõ: “Trên cơ sở mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể, Ban Chấp hành Trung ương xác định một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tiếp tục xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là nhân Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 22
  • 33. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập cách, lối sống; tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện cho việc xây dựng nhân cách, lối sống con người; chăm lo xây dựng văn hóa trong chính trị, văn hóa trong kinh tế và văn hóa gia đình; phát triển và đổi mới giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin đại chúng, bảo vệ di sản văn hóa; phát triển công nghiệp văn hóa, chủ động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa”. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lối sống văn hóa và môi trường văn hóa, nhất định chúng ta sẽ thực hiện có kết quả những mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, mà Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, cũng như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 Khóa XI đề ra. (www.tapchicongsan.org.vn - Ngày 17/9/2014) XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC VÀ LỐI SỐNG VĂN HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Kinh tế thị trường và toàn cầu hóa là những xu thế khách quan, tất yếu đối với mọi quốc gia, dân tộc, tác động tích cực tới sự phát triển của xã hội, không chỉ trên lĩnh vực sản xuất vật chất, mà cả lĩnh vực sản xuất tinh thần. Hiện nay, với cơ chế kinh tế thị trường, chúng ta đã dần dần xóa bỏ tâm lý thụ động, ỷ lại của người dân đối với Nhà nước và xã hội. Tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm là một nét mới trong đạo đức xã hội do cơ chế kinh tế mới mang lại. Trước đây, khi chưa mở cửa và hội nhập, sự hiểu biết của chúng ta về thế giới quá ít ỏi, đã làm nảy sinh hai khuynh hướng: Hoặc tự kiêu về những thành tựu và giá trị của dân tộc mình, coi thường các giá trị và thành tựu của các nước hoặc xu hướng ngược lại, tự ty, mặc cảm về dân tộc mình. Hai khuynh hướng đó đều để lại những khuyết tật về văn hóa. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, chúng ta có sự đánh giá khách quan hơn về bản thân chúng ta và các nước khác. Tâm lý ngờ vực và thù địch với các quốc gia có chế độ chính trị khác đã được thay thế bằng thái độ hiểu biết, thông cảm, hợp tác. Đó cũng là một bước tiến trong đạo đức xã hội. Tuy vậy, trong khi ta chưa chú ý tập trung phát huy những khía cạnh tích cực về mặt đạo đức mà kinh tế thị trường và toàn cầu hóa có thể mang lại, thì chúng ta lại chậm nhận thức ra mặt trái của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa về phương diện sản xuất tinh thần, đặc biệt về đạo đức, lối sống, do đó chưa có những đối sách cần thiết và hữu hiệu. Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 23
  • 34. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Để xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống có văn hóa ở nước ta hiện nay, cần trở về với những bài học lớn của cha ông ta, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết, khái quát và nâng lên một tầm cao mới. Thứ nhất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng Đây là vấn đề thường xuyên xảy ra trong cuộc sống, bởi vì trong xã hội, mỗi người có đời sống riêng, có lợi ích riêng, có sở thích riêng. Nhưng xã hội không thể có những người chỉ lo cho bản thân, thích gì làm nấy, không quan tâm đến mọi người và lợi ích của cộng đồng. Về phương diện này, việc giáo dục tính cộng đồng là một câu trả lời cần thiết đối với điều kiện sống trước đây. Từ tinh thần cộng đồng, làm nảy sinh sự quan tâm, thương yêu đùm bọc nhau. Nhờ phát huy cao độ tính cộng đồng truyền thống, ở Việt Nam trước đây, chủ nghĩa cá nhân hầu như khó xuất hiện, khái niệm cá nhân hầu như không được quan tâm trong xã hội, thậm chí rất ít người dám khẳng định cái tôi của cá nhân mình. Ngày nay, không chỉ cái tôi cá nhân được đề cao mà chủ nghĩa cá nhân đang có nguy cơ trở thành lối sống phổ biến trong xã hội. Những năm 60 thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tập thể đang được xã hội đề cao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” nhằm cảnh báo sự xuất hiện của chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận xã hội, đặc biệt trong một số cán bộ, đảng viên. Đáng tiếc, chúng ta chưa thực hiện tốt lời dạy đó của Người. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đang diễn ra hiện nay đã hoàn toàn chứng thực lời cảnh báo của Người. Nếu trước đây, khi bài báo của Người ra đời, chủ nghĩa cá nhân mới chỉ là sự tham lam, ích kỷ, sự kiêu ngạo, sự kèn cựa, đố kỵ… trong một số rất ít cán bộ, đảng viên, thì ngày nay, trong cơ chế kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, nó đang trở thành một lối sống, một triết lý sống trong một bộ phận xã hội, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên… Để làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần làm trong sạch bộ máy của Đảng, của Nhà nước bằng những cơ chế chính sách chặt chẽ, nhằm ngăn chặn nguy cơ tha hóa của bộ máy công quyền. Việc tạo ra những cơ chế, chính sách buộc mỗi cán bộ, đảng viên phải trở thành hạt nhân trong các phong trào quần chúng, và phải thường xuyên tiếp nhận sự kiểm tra giám sát của quần chúng, sẽ là biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao đạo đức cách mạng và quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Thứ hai, giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, giữa giá trị vật chất và giá trị tinh thần Kinh tế thị trường và toàn cầu hóa thôi thúc con người chạy theo những lợi ích trước mắt, những lợi ích vật chất, từ đó bỏ qua hoặc coi nhẹ các nhu cầu và lợi ích tinh thần. Ở Việt Nam, trong vài chục năm lại đây, xu hướng chạy theo các lợi ích vật chất, bỏ qua hay coi nhẹ các nhu cầu và lợi ích tinh thần đã diễn ra trong một bộ phận xã hội, đặc biệt trong thế hệ trẻ. Bậc thang các giá trị xã hội đang có chiều hướng biến động, và điều đó tác động trực tiếp đến sự xuống cấp về đạo đức, lối Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 24
  • 35. Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập sống. Về phương diện này, những lời dạy và những tấm gương sáng của cha ông sẽ có sức cảm hóa nếu được khai thác, phát huy một cách đúng lúc, đúng chỗ. Nhu cầu vật chất hay nhu cầu tinh thần đều là những nhu cầu thiết yếu của đời sống. Khi đời sống vật chất nghèo nàn và thiếu thốn thì điều kiện phát triển của con người sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, nhu cầu vật chất, thường có giới hạn của nó. Nhu cầu ăn, uống chỉ xuất hiện khi chúng ta đói và khát. Khi đã đủ no, thì dù ăn “cao lương mỹ vị” cũng không thấy ngon miệng. Mặt khác, khi nhu cầu hưởng thụ các giá trị vật chất vượt quá khả năng lao động và đóng góp của mỗi người cho xã hội, thì sẽ nảy sinh hàng loạt những thói hư tật xấu như thói tham lam, sự giả dối lừa lọc,… Đến với các nhu cầu và giá trị tinh thần thì khác. Đây là các nhu cầu hướng tới sự hoàn thiện nhân cách, làm đẹp cho đời. Một xã hội mà mọi người chỉ nghĩ đến các nhu cầu vật chất, chỉ lo làm giàu, mà không lo trau dồi đạo đức, lối sống tình nghĩa, thì đó sẽ là một xã hội bất an, một xã hội chứa đựng những nguy cơ tan vỡ. Về phương diện này, lịch sử dân tộc để lại cho ta nhiều bài học vô giá. Từ Nguyễn Trãi đến Hồ Chí Minh, cách nhau hơn 500 năm, thuộc các ý thức hệ khác nhau, nhưng đều cùng là những đỉnh cao của chung một cội nguồn văn hóa. Cũng như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh có một tấm lòng nhân ái bao la, một tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào nhân dân, một đức hy sinh cao cả. Tất cả sự phong phú, cao đẹp về tâm hồn đó càng được tỏa sáng hơn nhờ lối sống khiêm nhường, giản dị. Từ Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh đều khẳng định một chân lý: Sự thật vốn không ưa trang trí/ Đời thanh cao quen dáng đơn sơ (Thơ Tố Hữu). Khi con người quan tâm nhiều hơn đến ý nghĩa cuộc đời, đến đạo lý làm người, đến các phạm trù lẽ phải, tình thương và trách nhiệm, thì sự đam mê những nhu cầu và tiện nghi vật chất chắc chắn sẽ bị đẩy lùi và khắc phục. Đó sẽ là một bước tiến quan trọng trong quá trình giải phóng con người khỏi xiềng xích nô lệ vào hàng hóa mà kinh tế thị trường thường tạo ra. Thứ ba, tăng cường vai trò của các cơ quan lãnh đạo và quản lý xã hội đối với việc xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa Xây dựng văn hóa đạo đức và lối sống văn hóa là một quá trình có ý thức, có chủ đích của toàn xã hội, trước hết của những người lãnh đạo và quản lý xã hội. Kinh nghiệm lịch sử chỉ ra rằng, trong những thập niên vừa qua, rất nhiều quốc gia chỉ tập trung cho tăng trưởng kinh tế, coi GDP là chỉ số duy nhất, là mục tiêu của sự phát triển. Điều đó đã dẫn tới hàng loạt hậu quả: Môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng nề; nguyên tắc công bằng xã hội bị vi phạm nghiêm trọng, đặc biệt là những đối tượng yếu thế trong xã hội; sự xuất hiện một bộ phận trở nên giàu có nhanh chóng (một phần trong đó do gian dối, thủ đoạn mánh khóe, “lách luật”…). Tình hình đó đã phần nào tác động tới niềm tin vào công lý, làm đảo lộn các giá trị xã hội, ít nhiều đã diễn ra và tác động xấu đến đời sống tinh thần của xã hội. Thông tin khoa học chuyên đề số 10/2014 25 Tải bản FULL (64 trang): https://bit.ly/2S5o8q0 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net