SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
CHU THỊ QUỲNH
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH
METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ KHU CÔNG NGHIỆP LIÊN CHIỂU,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Đà Nẵng - Năm 2020
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
CHU THỊ QUỲNH
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH
METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ KHU CÔNG NGHIỆP LIÊN CHIỂU,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số: 852 03 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Người hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH ANH HOÀNG
Đà Nẵng - Năm 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Chu Thị Quỳnh
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................2
6. Nội dung nghiên cứu...............................................................................................3
7. Bố cục luận văn.......................................................................................................3
CHƯƠNG 1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KCN LIÊN CHIỂU...4
1.1. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CÁC KCN TẠI
VIỆT NAM..........................................................................................................................4
1.2. GIỚI THIỆU VỀ KCN LIÊN CHIỂU .........................................................................6
1.2.1. Vị trí địa lý........................................................................................................7
1.2.2. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................7
1.2.3. Cơ sở hạ tầng ..................................................................................................12
1.2.4. Quy hoạch sử dụng đất đai .............................................................................12
1.2.5. Tình hình thu hút đầu tư .................................................................................13
1.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở KCN LIÊN CHIỂU.....................15
1.4. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MTKK CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TẠI KCN
LIÊN CHIỂU.....................................................................................................................17
1.4.1. Các nguồn phát thải ô nhiễm ..........................................................................17
1.4.2. Thành phần và các tác nhân ô nhiễm..............................................................26
1.4.3. Các công trình xử lý khí thải ..........................................................................27
1.5. VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH KHUẾCH TÁN ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG KHÔNG KHÍ...................................................................................................33
CHƯƠNG 2. MÔ PHỎNG KHUẾCH TÁN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI CÁC CƠ
SỞ SẢN XUẤT.................................................................................................................35
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH KHUẾCH TÁN....................................................35
2.2. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM METI-LIS................................................................38
2.3. DỮ LIỆU NGUỒN THẢI..........................................................................................40
2.3.1. Thống kê các nguồn thải.................................................................................40
2.3.2. Chương trình tính sản phẩm cháy...................................................................41
2.4. XÂY DỰNG CÁC KỊCH BẢN KHUẾCH TÁN Ô NHIỄM ....................................44
2.5. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG CỦA MÔ HÌNH KHUẾCH TÁN......................................45
2.5.1. Kịch bản 1: Các nhà máy hoạt động theo công suất thực tế và không lắp đặt
hệ thống xử lý khí thải.......................................................................................................45
iii
2.5.2. Kịch bản 2: Các nhà máy hoạt động theo công suất thực tế và vận hành hệ
thống xử lý khí thải hiện có...............................................................................................48
2.5.3. Kịch bản 3: Các nhà máy hoạt động nâng công suất sản xuất trong tương lai
và vẫn giữ nguyên hệ thống xử lý .....................................................................................53
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ...................................................................................................................57
3.1. CÁC BIỆN PHÁP CHUNG .......................................................................................57
3.1.1. Vận hành hiệu quả hệ thống ...........................................................................57
3.1.2. Thay đổi giờ làm việc .....................................................................................57
3.1.3. Biện pháp cây xanh và khoảng cách ly...........................................................57
3.2. ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI ỐNG KHÓI..............................................................................58
3.2.1. Đánh giá chiều cao ống khói ..........................................................................58
3.2.2. Đánh giá đường kính ống khói .......................................................................59
3.3. ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI.............................................60
3.3.1. Đề xuất đối với hệ thống xử lý hiện tại ..........................................................60
3.3.2. Trường hợp nhà máy Thép Đà Nẵng nâng công suất.....................................61
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT XỬ LÝ KHÍ THẢI NHÀ MÁY ĐIỆN HƠI
CÔNG NGHIỆP TÍN THÀNH.......................................................................................63
4.1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ XỬ LÝ KHÍ THẢI CỦA NHÀ MÁY.....................63
4.1.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý khí thải ........................................................63
4.1.2. Các thông số của hệ thống xử lý khí thải........................................................63
4.2. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI...........................................................64
4.2.1. Kết quả theo mô phỏng tính toán....................................................................64
4.2.2. Kết quả theo Báo cáo Giám sát môi trường....................................................64
4.2.3. Kết quả theo đo đạc kiểm chứng ....................................................................65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
iv
DANH MỤC VIẾT TẮT
ATNĐ : Áp thấp nhiệt đới
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
CAP : Computing air pollution
CP : Cổ phần
DN : Doanh nghiệp
DNCS : Doanh nghiệp cơ sở
ĐHĐN : Đại học Đà Nẵng
ĐN : Đà Nẵng
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
ĐVT : Đơn vị tính
ECOMAP : Mapping and computing for Air Pollution software for
central Economic key region
ENVIMAP : Environmental Information Management and Air Pollution
estimation
FDI : Foreign Direct Investment
GXN-STNMT : Giấy xác nhận – Sở Tài nguyên Môi trường
KCN : Khu công nghiệp
HTXL : Hệ thống xử lý
MTKK : Môi trường không khí
MTV : Một thành viên
PCB : Portland Cement Blending (Xi măng pooclăng hỗn hợp)
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
SXSH : Sản xuất sạch hơn
SC : Sửa chữa
SPC : Sản phẩm cháy
TB : Trung bình
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TP : Thành phố
TSP : Tổng bụi lơ lửng
XNCKBS-UBND : Xác nhận cam kết bổ sung - Ủy ban nhân dân
VSAT : Very Small Aperture Terminal
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
1.1. Đặc trưng nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Đà Nẵng 8
1.2. Đặc trưng độ ẩm trung bình các tháng trong năm tại Đà Nẵng 9
1.3. Đặc trưng tổng lượng mưa các tháng trong năm tại Đà Nẵng 10
1.4. Đặc trưng tổng số giờ nắng các tháng trong năm tại Đà Nẵng 10
1.5. Tốc độ gió – Tần suất – Hướng gió ở Đà Nẵng 11
1.6. Tình hình bão lũ ở Đà Nẵng 11
1.7. Danh sách các cơ sở sản xuất hoạt động trong KCN 13
1.8.
Kết quả quan trắc môi trường không khí tại KCN Liên Chiểu
năm 2017
16
1.9.
Kết quả quan trắc môi trường không khí tại KCN Liên Chiểu
năm 2018
16
1.10. Tải lượng bụi tại từng khu vực 19
1.11. Tải lượng bụi tại từng công đoạn 21
1.12. Lượng nhiên liệu tiêu thụ 24
1.13. Số liệu phát thải của các nhà máy phát sinh khí thải 25
1.14. Các thông số cơ bản của HTXL khói thải trực tiếp 31
1.15. Các thông số cơ bản của hệ thống xử lý khí thải gián tiếp 32
2.1. Cấp ổn định của khí quyển 38
2.2. Tình hình sử dụng nhiên liệu đốt các nhà máy 40
2.3. Công thức tính sản phẩm cháy ở điều kiện chuẩn 41
2.4. Công thức tính lượng khói thải và tải lượng khí ô nhiễm 42
2.5. Thành phần nhiên liệu đốt 43
2.6. Tải lượng ô nhiễm của các nhà máy tính theo sản phẩm cháy 43
2.7. Tải lượng ô nhiễm trong quá trình luyện thép 43
2.8. Tải lượng các chất ô nhiễm của các nguồn thải 44
2.9. Tải lượng ô nhiễm các nguồn thải khi không có hệ thống xử lý 45
2.10.
Tải lượng ô nhiễm tại ống khói khi các nhà máy có vận hành hệ
thống xử lý
49
2.11. Thành phần nhiên liệu của than 56
2.12. Tải lượng ô nhiễm nhà máy Thép khi nâng công suất 56
4.1. Nồng độ chất ô nhiễm trong khói thải lò hơi 64
4.2. Nồng độ chất ô nhiễm sau khi qua hệ thống xử lý 64
4.3.
Kết quả đo không khí tại ống khói giữa nhà máy (ống khói lò 30
tấn)
64
vi
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
4.4. Kết quả đo không khí tại khu vực sản xuất 65
4.5. Kết quả đo đạc khí thải lò hơi 65
4.6. Kết quả đo đạc khí thải sau xyclon chùm 65
4.7. Kết quả đo đạc khí thải lò hơi tại vị trí ống khói 66
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
Tên hình Trang
1.1.
Diễn biến nồng độ TSP trung bình năm gần các KCN và đô thị tại
một số thành phố
4
1.2.
Diễn biến nồng độ NO2 trong không khí xung quanh tại một số khu
dân cư đô thị
5
1.3.
Diễn biến nồng độ CO trong không khí xung quanh tại một số khu
dân cư đô thị
5
1.4.
Diễn biến nồng độ SO2 trong không khí xung quanh tại một số khu
dân cư đô thị
6
1.5. KCN Liên Chiểu 7
1.6. Vị trí các nhà máy trong KCN Liên Chiểu 13o
1.7. Vị trí các nhà máy phát sinh khí thải trong KCN Liên Chiểu 17
1.8. Sơ đồ dây chuyền sản xuất 18
1.9. Sơ đồ quy trình sản xuất xi măng 20
1.10. Sơ đồ công nghệ sản xuất 22
1.11. Sơ đồ quá trình sản xuất phôi thép 23
1.12. Dây chuyền sản xuất 25
1.13. Cấu tạo hệ thống lọc bụi túi 27
1.14. Sơ đồ thu hồi, tái sử dụng chất thải 28
1.15. Hệ thống xử lý khí thải lò hơi 29
1.16. Sơ đồ khối quy trình công nghệ thu gom xử lý khí thải 31
1.17. Cơ chế hoạt động của hệ thống 32
2.1. Luồng khói từ nguồn điểm cao trong hệ trục xyz 35
2.2. Luồng khói từ nguồn điểm cao trong hệ trục xyz 36
2.3.
Khoảng cách theo chiều đứng của các điểm xem xét A và B đến
đường trục của luồng thực và luồng ảo
36
2.4. Giao diện mô hình Meti – lis 2.03 38
2.5. Cửa sổ thực hiện tính toán của Meti-lis 39
2.6. Sơ đồ khối mô phỏng ô nhiễm theo mô hình Meti-lis 39
2.7. Vị trí các nguồn thải của các cơ sở sản xuất phát sinh khí trong KCN 40
2.8. Giao diện tính sản phẩm cháy 42
2.9.
Mô phỏng phát tán ô nhiễm bụi khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và
không có hệ thống xử lý
46
2.10.
Mô phỏng phát tán ô nhiễm NO2 khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc
và không có hệ thống xử lý
46
2.11.
Mô phỏng phát tán ô nhiễm CO khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và
không có hệ thống xử lý
46
viii
Số hiệu
hình
Tên hình Trang
2.12.
Mô phỏng phát tán ô nhiễm SO2 khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và
không có hệ thống xử lý
47
2.13
Mô phỏng phát tán ô nhiễm bụi khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và
không có hệ thống xử lý
47
2.14.
Mô phỏng phát tán ô nhiễm NO2 khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc
và không có hệ thống xử lý
47
2.15.
Mô phỏng phát tán ô nhiễm CO khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và
không có hệ thống xử lý
48
2.16.
Mô phỏng phát tán ô nhiễm SO2 khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và
không có hệ thống xử lý
48
2.17.
Mô phỏng phát tán ô nhiễm bụi khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và
vận hành hệ xử lý
50
2.18.
Mô phỏng phát tán ô nhiễm NO2 khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc
và vận hành hệ thống xử lý
50
2.19.
Mô phỏng phát tán ô nhiễm CO khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và
vận hành hệ thống xử lý
50
2.20.
Mô phỏng phát tán ô nhiễm SO2 khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và
vận hành hệ thống xử lý
51
2.21.
Mô phỏng phát tán ô nhiễm bụi khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và
vận hành hệ thống xử lý
51
2.22.
Mô phỏng phát tán ô nhiễm NO2 khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc
và vận hành hệ thống xử lý
51
2.23.
Mô phỏng phát tán ô nhiễm CO khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và
vận hành hệ thống xử lý
52
2.24.
Mô phỏng phát tán ô nhiễm SO2 khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và
vận hành hệ thống xử lý
52
2.25. Dây chuyền cán thép giai đoạn 1 54
2.26. Dây chuyền cán thép giai đoạn 2 55
ix
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU CÔNG NGHIỆP
LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Học viên: Chu Thị Quỳnh Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số: 8520320 Khóa: K34 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt - Nghiên cứu sử dụng phần mềm meti-lis để mô phỏng lan tỏa ô nhiễm bụi và các khí ô
nhiễm từ các nguồn thải tại khu công nghiệp (KCN) Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Kết quả mô phỏng
mô hình cho thấy, mặc dù các nhà máy đã thực hiện xử lý ô nhiễm khí thải theo cam kết đánh giá tác
động môi trường (ĐTM) nhưng nồng độ bụi vượt 2 lần đối với môi trường xung quanh do nhà máy thép
Đà Nẵng gây ra. Bên cạnh đó, nếu các hệ thống xử lý khí thải ngừng hoạt động sẽ gây ô nhiễm bụi vượt
khoảng 13,9 lần so với QCVN 05:2013. Nguyên nhân là do lựa chọn chiều cao, đường kính ống khói và
hiệu suất của thiết bị xử lý chưa đạt yêu cầu. Ngoài ra, khoảng cách từ một số nhà máy đến khu dân cư
không đảm bảo theo QCVN. Nghiên cứu cũng đề xuất một số biện pháp khả thi để khắc phục các bất cập
đang xảy ra.
Từ khóa – phần mềm meti-lis; ô nhiễm không khí; khuếch tán.
ASSESSMENT AIR POLLUTION AND APPLICATION OF METI-LIS FOR CONTROL OF
AIR ENVIRONMENTAL POLLUTION IN LIEN CHIEU INDUSTRIAL ZONES,
DA NANG CITY
Abstract –In this article, Meti-lis software was used to simulate the diffusion of air pollutant
concentrations from sources in the Lien Chieu Industrial Zone, Da Nang City. The research results show
that although factories have implemented pollution pollution treatment according to commitments of
environmental impact assessment, they still cause dust pollution more than 2 times in the Danang steel
factory. If the air pollution treatment system doesn't operate, the air pollution will reach about 13.9 times
that of QCVN 05: 2013. This happens because the height and diameter of stack and the efficiency of the
treatment equipment aren't suitable. In addition, the distance from some factories to residential areas is
not guaranteed according to QCVN. Some suggestions in this research are presented to solve these
problems.
Keywords - meti-lis software; air pollution; diffusion.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Không khí là một thành phần quan trọng, có ý nghĩa sống còn để duy trì sự sống
trên Trái đất. Sự thay đổi môi trường không khí sẽ tác động đến con người, môi trường
và phát triển kinh tế xã hội. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, sự phát triển của KCN
đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường. Với đặc thù là nơi tập trung các cơ sở
công nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, nếu công tác bảo vệ môi
trường không được đầu tư đúng mức thì chính các KCN trở thành nguồn thải ra môi
trường một lượng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe,
cuộc sống của cộng đồng xung quanh và tác động xấu lên hệ sinh thái.
Tính đến hết tháng 09/2018, TP. Đà Nẵng có 06 KCN tập trung với tổng diện
tích đất 1.066,52 ha, bao gồm: Hòa Khánh, Đà Nẵng, Liên Chiểu, Hòa Khánh mở
rộng, Hòa Cầm và Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng. Các KCN tại thành phố Đà Nẵng đã thu
hút 419 dự án, trong đó 319 dự án trong nước và 100 dự án nước ngoài; tỷ lệ lấp đầy
đạt gần 85%; thu hút hơn 74.000 lao động tại địa phương và các tỉnh lân cận [31].
Hoạt động của các KCN đã mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, tạo công ăn việc làm
cho người dân trong khu vực, nhưng cũng mang lại những thách thức không nhỏ về
mặt môi trường, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường không khí. Nhìn chung, ô
nhiễm không khí ở các KCN mang tính cục bộ, tập trung nhiều ở các KCN cũ, do các
nhà máy trong KCN sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử
lý khí thải. Vấn đề ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu là ô nhiễm bụi, một số
KCN có xuất hiện ô nhiễm CO, SO2 và NO2.
KCN Liên Chiểu có tổng diện tích hơn 2,8 triệu m2
, tập trung các dự án thuộc
ngành công nghiệp nặng như luyện cán thép, xi-măng, cao su, hóa chất, vật liệu xây
dựng. Hoạt động của KCN đã gây ra nhiều tác động và rủi ro bất lợi đến môi trường
sống của người dân khu vực xung quanh, nhất là môi trường không khí. Theo phản
ảnh của người dân xung quanh, các nhà máy thường xuyên xả khí thải, bụi làm ảnh
hưởng ít nhiều đến môi trường sống khu dân cư. Để đánh giá mức độ ô nhiễm, việc đo
đạc không phản ánh được thực trạng môi trường không khí của KCN do ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố như khí tượng (nhiệt độ, hướng gió,…) và tình hình hoạt động của
các nhà máy. Do đó, việc sử dụng các mô hình để tính toán cụ thể về mức độ phát tán
các chất ô nhiễm trong từ các hoạt động sản xuất trong KCN nhằm đánh giá và dự báo
các chất ô nhiễm, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp kiểm soát, phòng ngừa thích hợp
là rất cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, học viên chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và
ứng dụng mô hình Meti-lis để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí khu công
nghiệp Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng MTKK xung quanh KCN Liên Chiểu.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm của các cơ sở sản xuất phát sinh khí thải nhằm kiểm
soát ô nhiễm MTKK xung quanh KCN.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Trình bày các phương án và kịch bản nghiên cứu sự phát tán
ô nhiễm không khí thông qua việc sử dụng mô hình Meti-lis. Đưa ra một số cơ sở dữ
liệu về mặt khuếch tán tại khu vực nghiên cứu.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hỗ trợ các cơ quan quản lý trong việc nghiên cứu, quy hoạch
phát triển KCN theo hướng bền vững, góp phần bảo vệ môi trường và cuộc sống của
người dân và người lao động xung quanh KCN.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nguồn phát thải, các tác nhân ô nhiễm không khí từ hoạt động sản xuất công
nghiệp trong KCN Liên Chiểu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu tổng quát: Khu công nghiệp Liên Chiểu và các vùng lân
cận chịu ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất của KCN.
- Phạm vi nghiên cứu chi tiết: Các cơ sở sản xuất phát sinh khí thải lớn tại KCN
Liên Chiểu, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan
- Thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan đến các kết quả nghiên cứu của các
chương trình và đề tài khoa học có liên quan đến môi trường không khí tại KCN Liên
Chiểu.
- Thu thập các tài liệu, thông tin về hoạt động của các cơ sở sản xuất tại KCN
Liên Chiểu.
- Thống kê, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan về: lượng nguyên, nhiên liệu
sử dụng; lượng chất thải phát sinh trong thời gian hoạt động;…
5.2. Phương pháp khảo sát thực địa
- Tìm hiểu hoạt động của các cơ sở sản xuất trong KCN, khoanh vùng cơ sở sản
xuất phát sinh khí thải.
- Xem xét quy trình hoạt động, hiện trạng môi trường, tình hình sử dụng nguyên
nhiên liệu, năng lượng; biện pháp bảo vệ môi trường, các vấn đề quản lý tại các cơ sở
sản xuất phát sinh khí thải trong KCN.
5.3. Phương pháp đo đạc lấy mẫu, phân tích
- Lấy và phân tích các mẫu không khí xung quanh và mẫu khí thải tại các cơ sở
sản xuất phát sinh khí thải và vùng lân cận cơ sở sản xuất để có cơ sở đánh giá về chất
lượng môi trường khu vực.
3
5.4. Phương pháp mô hình hóa
- Sử dụng mô hình Meti-lis. Mô hình này được xây dựng dựa trên nguyên lý phát
tán khí theo phương trình Gauss, được ứng dụng cho việc tính toán phát thải tại một
điểm bất kỳ.
5.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
6. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng MTKK xung quanh các cơ sở sản xuất có phát thải lớn
trong KCN Liên Chiểu.
- Ứng dụng mô hình Meti-lis để mô phỏng sự khuếch tán của các ống khói, xem
xét sự phát tán các chất ô nhiễm đến các khu dân cư và các công trình lân cận.
- Đề xuất biện pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm MTKK xung quanh KCN.
- Đánh giá hiệu suất xử lý khí thải một nhà máy điển hình.
7. Bố cục luận văn
Luận văn được trình bày thành 4 chương:
Chương 1. Hiện trạng môi trường không khí KCN Liên Chiểu
Chương 2. Mô phỏng khuếch tán ô nhiễm không khí tại các cơ sở sản xuất
Chương 3. Đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Chương 4. Đánh giá hiệu suất xử lý khí thải nhà máy Điện hơi công nghiệp Tín
Thành
4
CHƯƠNG 1
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KCN LIÊN CHIỂU
1.1. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CÁC KCN
TẠI VIỆT NAM
Hoạt động sản xuất công nghiệp đang là một trong các nguồn chính gây ô nhiễm
môi trường không khí tại Việt Nam. Các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ
quá trình khai thác và cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, khí thải từ các công đoạn sản
xuất như đốt nhiên liệu hóa thạch, khí thải lò hơi, hóa chất bay hơi,… Tùy thuộc vào
loại hình sản xuất, quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng mà các
hoạt động công nghiệp khác nhau sẽ phát sinh khí thải với thành phần và nồng độ khác
nhau. Các chất độc hại từ khí thải công nghiệp được phân thành các nhóm bụi, nhóm
khí vô cơ (NO2, SO2, CO,…), nhóm các chất hữu cơ và kim loại nặng. Trong đó,
lượng phát thải NO2, SO2 và TSP chiếm phần lớn trong tổng lượng phát thải các chất
gây ô nhiễm. Trong các ngành công nghiệp ở Việt Nam, các hoạt động: khai thác và
chế biến than, sản xuất thép, sản xuất vật liệu xây dựng và nhiệt điện đang được đánh
giá là những nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đáng kể.
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016, vấn đề nổi cộm trong ô
nhiễm môi trường không khí hiện nay là vấn đề ô nhiễm bụi. Nồng độ TSP tại rất
nhiều điểm quan trắc xung quanh các khu công nghiệp vượt giới hạn cho phép theo
QCVN 05:2013, thậm chí vượt nhiều lần giới hạn cho phép đối với trung bình 24 giờ
và trung bình năm.
Hình 1.1. Diễn biến nồng độ TSP trung bình năm gần các KCN và đô thị tại một số
thành phố
Nguồn: Tổng cục môi trường, 2016
5
Hình 1.2. Diễn biến nồng độ NO2 trong không khí xung quanh tại một số khu dân cư
đô thị
Nguồn: Tổng cục môi trường, 2016
Hình 1.3. Diễn biến nồng độ CO trong không khí xung quanh tại một số
khu dân cư đô thị
Nguồn: Tổng cục môi trường, 2016
6
Hình 1.4. Diễn biến nồng độ SO2 trong không khí xung quanh tại
một số khu dân cư đô thị
Nguồn: Tổng cục môi trường, 2016
Hầu hết nồng độ các chất ô nhiễm NO2, CO, SO2 vẫn nằm trong giới hạn của
QCVN 05:2013/BTNMT.
Do đó, cần phải có những biện pháp để kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm từ các
khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp.
1.2. GIỚI THIỆU VỀ KCN LIÊN CHIỂU
KCN Liên Chiểu được thành lập theo Quyết định số 344/TTg ngày 18/4/1998
của Thủ tướng Chính phủ, có vị trí thuộc địa phận của phường Hòa Hiệp, quận Liên
Chiểu, thành phố Đà Nẵng. KCN được xây dựng trên khu đất nằm phía Tây Bắc thành
phố với tổng diện tích quy hoạch 289,35ha. Đây là KCN lớn và hiện đại của thành phố
nằm trong quần thể kiến trúc tổng hợp bao gồm KCN, khu đô thị, khu vui chơi giải trí
và dịch vụ do Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng làm chủ đầu tư.
Công trình được xây dựng khá xa trung tâm thành phố, cách cảng biển Tiên Sa
25km, cách sân bay quốc tế và ga Đà Nẵng 14km, sát cảng biển Liên Chiểu và tiếp
giáp với cửa ra phía Nam của đường hầm đèo Hải Vân. Tuy nhiên, nhờ đầu tư đồng bộ
và hiện đại hệ thống cơ sở hạ tầng cùng chính sách giá cạnh tranh, phương thức thanh
toán linh động và sự hỗ trợ tích cực cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự
án, KCN Liên Chiểu đang là điểm đến thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tại KCN Liên Chiểu, các công trình hạ tầng kỹ thuật như hệ thống cấp điện, cấp
nước, giao thông và bưu chính viễn thông được xây dựng hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu
xây dựng nhà xưởng và sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Với các tiện ích và hạ
tầng kỹ thuật phục vụ tối đa nhu cầu của nhà đầu tư, hiện KCN Liên Chiểu đang thu
hút nhiều dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực, ngành nghề như: công nghiệp nặng (luyện
7
cán thép, cao su), công nghiệp chế tạo, công nghiệp hóa chất, sản xuất vật liệu xây
dựng, lắp ráp cơ khí…Nhiều dự án đầu tư giá trị lớn đã và đang được thực hiện tại đây
giúp giải quyết việc làm cho lượng lớn công nhân đồng thời đóng góp vào sự phát
triển kinh tế xã hội của thành phố.
1.2.1. Vị trí địa lý
KCN Liên Chiểu có vị trí thuộc địa phận của phường Hòa Hiệp, quận Liên
Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Vị trí này có các đặc điểm sau:
- Là khu vực nằm cách xa các khu chức năng đô thị, về phía Nam được giới hạn
bởi sông Cu Đê, phía Đông kế cận với cảng Liên Chiểu, vì vậy phù hợp với ngành
công nghiệp nặng như luyện cán thép, cao su, hóa chất, vật liệu xây dựng.
- Là khu vực nằm về phía Tây – Bắc, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng
10 km, gần đường Quốc lộ 1A, cảng Liên Chiểu, ga đường sắt nên rất thuận tiện về
mặt đi lại bằng đường bộ, đường thủy cũng như đường sắt.
Ranh giới:
- Phía Bắc giáp chân đèo Nam Hải Vân.
- Phía Nam giáp sông Cu Đê.
- Phía Đông giáp quốc lộ 1A.
- Phía Tây giáp chân núi Phước Tường.
Hình 1.5. KCN Liên Chiểu
1.2.2. Điều kiện tự nhiên
Đà Nẵng là thành phố có diện tích khá nhỏ, nên các điều kiện tự nhiên về nhiệt
độ, lượng mưa, độ ẩm,… trên địa bàn không có sự phân biệt rõ ràng. Mặt khác, các
KCN của thành phố đều tập trung ở khu vực đồng bằng. Do đó, một số điều kiện tự
nhiên của KCN cũng là đặc điểm tự nhiên chung của cả thành phố.
8
TP Đà Nẵng nói chung nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, có chế độ bức
xạ năng lượng mặt trời rất phong phú của vùng nhiệt đới, đồng thời còn chịu sự chi
phối chủ yếu của các hoàn lưu gió mùa, tín phong và chịu ảnh hưởng trực tiếp của các
nhiễu động nhiệt đới như: bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới... là nơi chuyển
tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam, được chia làm hai mùa rõ
rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1
đến tháng 8.
Trung bình hàng năm, chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt
đới có gió mạnh từ cấp 6 trở lên.
a. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ khu vực Đà Nẵng trong 10 năm (2006-2015) cao và ít biến động trong
năm. Biến trình năm của nhiệt độ trung bình không khí có dạng một đỉnh, cực đại vào
tháng 5 hoặc tháng 6 hoặc tháng 7, cực tiểu vào tháng 1 hoặc tháng 12. Từ tháng 1
nhiệt độ bắt đầu tăng cho đến tháng 6, tháng 7, sau đó giảm dần cho đến cho đến tháng
1 năm sau.
Về mùa đông: Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 12 từ 20 – 24,50
C; về mùa
hạ, tháng 6, 7 là các tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình các tháng này khoảng từ 28,6
- 30,60
C.
Bảng 1.1 Đặc trưng nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Đà Nẵng
Các tháng
Nhiệt độ không khí trung bình (o
C)
TB
tháng
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tháng 1 21,6 21,3 21,6 20,6 23,1 20,0 21,4 21,9 20,3 20,3 21,31
Tháng 2 23,3 23,7 19,4 23,7 24,4 21,5 22,2 24,4 21,8 21,9 22,72
Tháng 3 24 25,4 23,3 25,5 24,6 21,5 24,3 25,3 24,1 24,2 24,31
Tháng 4 26,9 26,4 27,0 26,9 26,9 24,9 27,0 27,1 28,1 28,3 26,97
Tháng 5 27,6 28,1 27,7 27,6 29,4 28,1 29,3 29,2 29,1 29,3 28,56
Tháng 6 30,2 29,8 29,4 30,6 29,7 29,3 30,6 29,6 31,2 31,2 30,16
Tháng 7 30,1 29,4 29,5 29,3 29,1 29,8 29,5 28,6 28,6 28,6 29,35
Tháng 8 28,3 28,8 28,6 29,2 28,1 29,2 29,7 29,3 28,3 28,3 28,83
Tháng 9 27,3 27,8 27,8 27,5 27,7 26,9 27,4 27,1 28,1 28,2 27,63
Tháng 10 26,7 26 26,3 26,7 25,9 25,7 26,3 26,0 27,6 27,6 26,51
Tháng 11 26,2 23,2 24,4 24,4 23,7 24,6 26,0 25,2 24,2 24,3 24,61
Tháng 12 23,4 23,9 21,5 23,2 22,5 20,8 24,5 20,8 21,4 21,4 22,44
TB năm 26,3 26,15 25,5 26,3 26,3 25,2 26,5 26,2 26,0 26,6
Nguồn:Niên giám thống kê Đà Nẵng từ năm 2008 đến 2017, Cục thống kê Đà Nẵng
b. Chế độ ẩm
Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm
không khí và là các yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng sức khỏe người lao động. Độ ẩm lớn
9
sẽ làm cho các phản ứng hóa học của các chất thải (SO2, SO3...) mạnh hơn tạo ra
H2SO3; H2SO4.
Độ ẩm trung bình dao động trong khoảng từ 70% đến 85%. Độ ẩm tương đối
trong mùa mưa và đầu mùa ít mưa cao hơn độ ẩm trong các tháng chính hạ, biến trình
ẩm tương đối theo thời gian trong năm có dạng gần như nghịch biến với biến trình
nhiệt trung bình.
Trong mùa gió mùa Tây Nam, độ ẩm tương đối thường xuống thấp, có những
ngày độ ẩm tương đối rất thấp, nhiệt độ lên cao tạo nên thời tiết rất khô-nóng, khó
chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Độ ẩm tương đối xuống thấp dao động
trong khoảng từ 70% đến 75%.
Bảng 1.2. Đặc trưng độ ẩm trung bình các tháng trong năm tại Đà Nẵng
Các tháng
Độ ẩm không khí trung bình (%)
TB
tháng
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tháng 1 86 87 85 82 84 83 88 84 84 84 84,7
Tháng 2 85 83 80 86 85 82 87 84 85 84 84,2
Tháng 3 84 85 85 83 83 82 82 86 86 85 84,2
Tháng 4 81 80 82 81 83 84 81 83 81 80 81,7
Tháng 5 77 80 81 82 77 77 77 77 77 77 78,2
Tháng 6 73 74 77 71 77 75 70 72 71 71 73,1
Tháng 7 71 76 75 76 77 70 73 79 79 79 75,5
Tháng 8 82 78 78 77 82 77 74 77 77 77 77,9
Tháng 9 82 81 81 84 83 88 85 85 85 84 83,9
Tháng 10 84 87 88 82 85 87 84 83 83 83 84,6
Tháng 11 82 85 85 83 88 86 88 86 87 86 85,7
Tháng 12 82 85 87 84 84 89 85 80 87 86 85
TB năm 80,8 81,8 82,0 80,9 82,3 81,7 81,2 81,3 81,8 81,8
Nguồn:Niên giám thống kê Đà Nẵng từ năm 2008 đến 2017, Cục thống kê Đà Nẵng
c. Chế độ mưa
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng các chất ô nhiễm.
Lượng mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm trong không khí càng giảm. Tuy nhiên, các
hạt mưa kéo theo bụi và hoà tan một số chất độc hại rơi xuống đất gây ô nhiễm đất,
nước.
Lượng mưa tại Đà Nẵng có sự khác biệt lớn giữa mùa ít mưa và mùa mưa, trong
khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 thì mùa mưa chiếm khoảng 75-82% tổng
lượng mưa cả năm, trong khi đó mùa ít mưa chỉ chiếm 18-25% lượng mưa năm.
Các hình thế gây mưa lớn tại Đà Nẵng do nhiều nguyên nhân, trước tiên phải kể
đến hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh; tiếp đến là các nhiễu động
nhiệt đới khác như dải hội tụ nhiệt đới, hoạt động của gió đới gió Đông và sự kết hợp
của nhiều hình thế với nhau.
10
Bảng 1.3. Đặc trưng tổng lượng mưa các tháng trong năm tại Đà Nẵng
Tháng
Năm
Tổng lượng mưa trung bình (mm)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả
năm
2008 97,9 33,8 2,2 9,2 68,7 2,3 127,3 346,2 294,4 618,8 278,6 254,4 2133
2009 153,3 0,4 58,0 55,3 156,4 7,1 24,1 152,2 252,8 1.147 893,6 163,8 3064
2010 82,8 33,6 53,7 67,0 157,7 35,5 47,9 56,6 230,0 1.006 568,6 185,3 2524
2011 159,5 23,3 23,0 179,9 65,3 36,2 186,5 152,8 1,375 455,8 194,4 165,4 3017
2012 87,9 0 10,3 4,7 62,1 76,1 245,2 326,3 166,1 656,3 549,2 526 2710
2013 160,6 0 31,2 8,0 35,0 100,5 12,8 139,1 812,1 791,3 1.218 339,2 2431
2014 56,8 37,4 0 21,3 10,9 46,1 32,0 180,5 581,7 367,5 302,4 59,5 1696
2015 18,0 45,0 45,0 14,0 43,0 25,0 132,0 81,0 751,0 369,0 760,0 34,0 2317
2016 100 0 5,0 60,0 10,0 80,0 175,0 165,0 110,0 380,0 560,0 34,0 1679
2017 100 0 5,0 60,0 10,0 80,0 175,0 165,0 110,0 380,0 560,0 34,0 1679
TB
tháng
102 17 23 48 62 49 116 176 468 617 467 180 2325
Nguồn:Niên giám thống kê Đà Nẵng từ năm 2008 đến 2017, Cục thống kê Đà Nẵng
d. Chế độ nắng
Trung bình theo các năm có khoảng 2000 giờ nắng, trong đó từ tháng 4-8 là thời
kỳ có nắng nhiều - tổng số giờ nắng trong 5 tháng này trung bình khoảng từ 1046 đến
1248 giờ - chiếm khoảng từ 51,7% đến 63% tổng số giờ nắng trong năm. Tháng
thường có nắng ít nhất là tháng 12.
Bảng 1.4. Đặc trưng tổng số giờ nắng các tháng trong năm tại Đà Nẵng
Tháng
Năm
Tổng lượng mưa trung bình (mm)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả
năm
2008 97,9 33,8 2,2 9,2 68,7 2,3 127,3 346,2 294,4 618,8 278,6 254,4 2133
2009 153,3 0,4 58,0 55,3 156,4 7,1 24,1 152,2 252,8 1.147 893,6 163,8 3064
2010 82,8 33,6 53,7 67,0 157,7 35,5 47,9 56,6 230,0 1.006 568,6 185,3 2524
2011 159,5 23,3 23,0 179,9 65,3 36,2 186,5 152,8 1,375 455,8 194,4 165,4 3017
2012 87,9 0 10,3 4,7 62,1 76,1 245,2 326,3 166,1 656,3 549,2 526 2710
2013 160,6 0 31,2 8,0 35,0 100,5 12,8 139,1 812,1 791,3 1.218 339,2 2431
2014 56,8 37,4 0 21,3 10,9 46,1 32,0 180,5 581,7 367,5 302,4 59,5 1696
2015 18,0 45,0 45,0 14,0 43,0 25,0 132,0 81,0 751,0 369,0 760,0 34,0 2317
2016 100 0 5,0 60,0 10,0 80,0 175,0 165,0 110,0 380,0 560,0 34,0 1679
2017 100 0 5,0 60,0 10,0 80,0 175,0 165,0 110,0 380,0 560,0 34,0 1679
TB
tháng
102 17 23 48 62 49 116 176 468 617 467 180 2325
Nguồn:Niên giám thống kê Đà Nẵng từ năm 2008 đến 2017, Cục thống kê Đà Nẵng
e. Chế độ gió
Hướng gió thành phố Đà Nẵng bị chi phối bởi điều kiện hoàn lưu và địa hình. Về
mùa đông, tần suất cao nhất là hướng Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc và một phần gió Đông.
11
Rất ít tháng có tần suất gió ở một hướng vượt quá 20%. Hướng Tây Bắc lặp lại ở nhiều
tháng nhất. Về mùa hạ, gió thịnh hành là gió Đông với tần suất phổ biến từ 20-30%.
Tốc độ gió trung bình năm là 3,3 m/s. Tầng suất lặng gió khá cao từ 25-50%.
Trong mùa mưa, gió mạnh nhất có hướng Bắc đến Đông Bắc với tốc độ gió từ 15-25
m/s. Trong bão, tốc độ gió có thể lên đến 30-40 m/s.
Hàng năm trung bình có từ 50 – 55 ngày có gió Tây hoạt động mạnh làm cho nền
nhiệt độ tăng cao và độ ẩm giảm. Nhiệt độ trung bình cao nhất là 350
C và độ ẩm thấp
nhất là 55%.
Bảng 1.5. Tốc độ gió – Tần suất – Hướng gió ở Đà Nẵng
Tháng
Tốc độ gió (m/s) Hướng gió
chủ đạo
Tần suất hướng gió
cực đại (%)
Trung bình Cực đại
1 1 19 Tây Bắc 18,5
2 3,4 18 Tây Bắc 20,4
3 3,4 18 Đông 20,3
4 3,3 18 Đông 21,7
5 3,4 25 Đông 15,2
6 3,0 20 Đông 15,0
7 3,0 26 Tây Nam, Đông 11,0;12,9
8 3,0 17 Tây Nam 12,3
9 3,3 28 Bắc 14,9
10 3,6 40 Bắc 16,2
11 3,5 24 Bắc 19,3
12 3,2 18 Bắc;Tây Bắc 15,2;16,8
Năm 3,3 40 Tây Bắc 16,1
Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2017, Cục thống kê Đà Nẵng
f. Bão, áp thấp nhiệt đới
Trung bình hàng năm có 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển
Đông. Nếu xác định mức độ gió tại vùng biển Đà Nẵng khi có bão hoặc áp thấp nhiệt
đới mạnh từ cấp 6 trở lên, thì trung bình hàng năm, thành phố chịu ảnh hưởng trực tiếp
của 1 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới.
Bảng 1.6. Tình hình bão lũ ở Đà Nẵng
TT
DIỄN BIẾN THIỆT
HẠI
ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng
1 Số cơn bão trong năm Cơn 9 10 7 10 11 6 7 10 15 14 99
2
Số cơn bão ảnh hưởng
ĐN
Cơn 1 3 4 3 2 1 3 3 20
3
Số cơn bão gây thiệt
hại
Cơn 1 2 1 2 2 2 10
4 Số ATNĐ trong năm Cơn 7 5 5 6 7 5 7 2 4 6 54
5
Số ATNĐ ảnh hưởng
đến ĐN
Cơn 1 2 2 3 1 1 10
Nguồn: Báo cáo về công tác phòng chống thiên tai thành phố Đà Nẵng – Văn
phòng BCH PCLB và TKCN thành phố Đà Nẵng, 2012
12
Trong năm 2013 là năm có diễn biến khí hậu - thủy văn phức tạp, cũng là năm có
số cơn bão nhiều nhất trong nhiều năm qua, đã có 15 cơn bão và 04 ATNĐ hoạt động
trên Biển Đông, trong đó cơn bão số 8 và đặc biệt là siêu bão số 11 (NARI) đã ảnh
hưởng trực tiếp và gây thiệt hại nặng nề cho thành phố Đà Nẵng, bão số 11 (NARI) có
cường độ cấp 10, 11, giật cấp 12, 13.
Mùa bão ở Việt Nam nhìn chung từ tháng 7 đến tháng 11. Tại Đà Nẵng mùa bão từ
tháng 8 đến tháng 11, trong đó tháng 10, 11 bão thường ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy
nhiên những cơn bão trái mùa hoặc có thể nói những cơn bão hoạt động không theo
những quy luật phổ biến khí hậu thường gây ra những thiệt hại nặng nề cho địa phương.
1.2.3. Cơ sở hạ tầng
+ Giao thông nội bộ
- Tổng số km đường: 4,15 km.
- Kết nối với đường quốc lộ, tỉnh lộ: 1,63 km.
+ Hệ thống cấp điện
- Nguồn điện được cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua Trạm biến áp
500KV Hòa Cầm, Quận Cẩm Lệ.
-Trong KCN có 2 trạm biến áp trung gian 110/22KV-40MVA cung cấp điện đến
bên trong tường rào từng Doanh nghiệp KCN.
+ Hệ thống cấp nước
- KCN sử dụng nguồn cung cấp nước sạch từ Nhà máy nước Hải Vân với công
suất 5.000m3
/ngày đêm.
- Mạng lưới cấp nước đảm bảo cung cấp đến tận tường rào các doanh nghiệp.
+ Hệ thống thoát nước
- Do địa hình tốt và sự đầu tư đồng bộ, có thể khẳng định hệ thống thoát nước
thành phố Đà Nẵng tốt nhất so với các thành phố trên cả nước.
- Tại mỗi KCN đều có 2 hệ thống thoát nước riêng giành cho nước thải KCN và
nước mưa. Nước mưa tự chảy vào các giếng thu theo hệ thống mương rãnh dẫn xả ra
sông.
+ Hệ thống xử lý nước thải
- Hệ thống xử lý nước thải được đầu tư với công suất 2.000 m3
/ngày đêm, đi vào
hoạt động từ tháng 11/2011. Nước thải sản xuất công nghiệp và nước thải sinh hoạt
được xử lý cục bộ tại mỗi nhà máy, xí nghiệp đạt tiêu chuẩn cột C (QCVN 40-2011)
trước khi thoát vào hệ thống cống chung KCN và dẫn về trạm xử lý nước thải để xử lý
đạt chuẩn B (QCVN 40-2011) trước khi thải ra sông.
- Tỷ lệ DN được đấu nối thoát nước: 100%.
+ Khu xử lý chất thải rắn tập trung: Không có.
1.2.4. Quy hoạch sử dụng đất đai
+ Diện tích đất công nghiệp: 289,35 ha.
+ Diện tích đất thương phẩm công nghiệp 170,864 ha.
13
+ Diện tích đất đã cho thuê lại đất là 115,3 ha (chiếm 67,5%).
+ Diện tích đất còn lại sẵn sàng cho thuê 55,507 ha (chiếm 32,5%).
+ Tỷ lệ lấp đầy 67,4%.
1.2.5. Tình hình thu hút đầu tư
Tính đến tháng 12/2018, KCN Liên Chiểu đã thu hút 20 dự án đầu tư (trong đó
có 2 dự án FDI). Các nhà máy được xây dựng tại KCN chủ yếu thuộc ngành công
nghiệp nặng có quy mô trung bình như sản xuất vật liệu cơ khí, chế tạo, lắp ráp máy,
vật liệu xây dựng, sản xuất giấy draft,…
Hình 1.6. Vị trí các nhà máy trong KCN Liên Chiểu
Bảng 1.7. Danh sách các cơ sở sản xuất hoạt động trong KCN
STT Tên cơ sở hoạt động
Loại hình sản xuất chính/quy mô
công suất
Vị trí
1 Công ty CP thép Đà Nẵng Sản xuất thép Lô H
2 Công ty TNHH Sức Trẻ Sản xuất giấy cuộn Lô Đ
3
Công ty CP xi măng Vicem
Hải Vân
Sản xuất kinh doanh xi măng
DNCS
Lô G
4
Công ty CP xi măng Ngũ
Hành Sơn
Sản xuất kinh doanh xi măng DNCS
5
Công ty TNHH bao bì NGK
Crown Đà Nẵng
Sản xuất vỏ lon dùng cho nước giải
khát
Lô K
6 Công ty TNHH Điện hơi Sản xuất hơi sạch Lô H3
14
STT Tên cơ sở hoạt động
Loại hình sản xuất chính/quy mô
công suất
Vị trí
công nghiệp Tín Thành Lô Đ
7
Công ty CP thiết bị bưu
điện-nhà máy 5
Sản xuất thiết bị ngành bưu điện Lô K
8
Công ty TNHH MTV Vật tư
Đường Sắt
Sản xuất, dự trữ vật tư đường sắt Lô 2A + G1
9 Công ty CP Lilama 7 Sản xuất sản phẩm cơ khí Lô D
10 Công ty CP Non Nước Sản xuất, gia công thép Lô M2
11
Công ty CP cơ khí-lắp máy
Sông Đà-Chi nhánh 5
Sản xuất sản phẩm cơ khí Lô K
12
Công ty TNHH MTV khí
hoá lỏng Việt Nam-Chi
nhánh tại Đà Nẵng
Sản xuất sản phẩm cơ khí, sửa chữa
phương tiện, thiết bị thi công và
trạm chiết nạp gas
Lô M2
13 Công ty TNHH Thịnh Phú
Sản xuất viên nén mùn cưa,chưa
sản xuất
Lô Đ
14
Công ty TNHH MTV Tôn
Đông Á
Kho chứa tôn thành phẩm Lô M
15
Công ty TNHH MTV công
trình 875
Sản xuất vật liệu xây dựng, gia
công SC phương tiện, thiết bị cơ khí
giao thông vận tải
DNCS
16
Công ty CP CN hoá chất Đà
Nẵng
Sản xuất và kinh doanh phân bón,
hóa chất, các sản phẩm công
nghiệp, hóa chất, cơ khí
DNCS
17 Công ty CP sứ Cosani
Sản xuất các sản phẩm bằng gốm,
sứ
Lô H1
18
Công ty CP khí hoá lỏng
miền bắc – Chi nhánh Miền
Trung
Chiết nạp LPG, SC bình ga, bình áp
lực và sản xuất phụ kiện ngành gas
phục vụ cho trạm chiết nạp gas
LPG
Lô M1
19
Công ty TNHH MTV Nhựa
Việt Thái
Sản xuất khuôn đúc gạch men Lô M
20
Công ty CP Cao Su Đà
Nẵng
Sản xuất săm lốp ô tô và các sản
phẩm cao su
Lô G + H + M
Lô Đ
Lô M2
15
1.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở KCN LIÊN CHIỂU
KCN Liên Chiểu nằm cách trung tâm thành phố khá xa, khoảng 14 km nên ít có
sự ảnh hưởng đến môi trường không khí khu vực trung tâm thành phố. Tuy nhiên,
KCN lại nằm ngay chân núi Nam Hải Vân và Quốc lộ 1A nên lượng xe lưu thông lớn
dễ dẫn đến tình trạng ô nhiễm phức hợp.
Hơn nữa, việc bố trí các nhà máy chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến chất lượng môi
trường không khí xung quanh. Qua khảo sát thực địa cho thấy:
- Công ty xi măng Hải Vân, xi măng Ngũ Hành Sơn được bố trí ngay trên trục
đường Nguyễn Văn Cừ, tiếp giáp với khu dân cư, cách khu dân cư về phía Đông một
dải phân cách. Hơn nữa, xe cộ vận chuyển nguyên vật liệu ra vào Công ty thường
xuyên nên xung quanh khu vực này thường xuyên phát sinh bụi, khí thải ảnh hưởng
trực tiếp đến cuộc sống người dân.
Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành điều tra, thăm dò ý kiến đối với 50 hộ dân về
môi trường không khí xung quanh KCN Liên Chiểu, kết quả cũng cho thấy vấn đề về
môi trường không khí đáng quan tâm tại khu vực này là bụi. Quá trình điều tra, thăm
dò ý kiến được thực hiện tại các tuyến đường chính, xung quanh KCN Liên Chiểu như
Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Phước Chu, Ngô Xuân Thu, Kim Liên 1, Đào Nghiễm. Phần
lớn người dân sống dọc tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Phước Chu cho rằng,
chất lượng không khí ở khu vực này bị ô nhiễm. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng
ô nhiễm trên là từ hoạt động giao thông vận tải, bởi đây là tuyến đường giáp với Quốc
lộ 1A nên dòng xe lưu thông lớn làm phát sinh bụi, hơn nữa xe chở gia súc, gia cầm
cũng thường xuyên qua lại trên tuyến đường này làm phát sinh mùi hôi. Đồng thời,
hoạt động sản xuất từ KCN cũng tác động không nhỏ đến chất lượng môi trường
không khí xung quanh đây. Theo phản ánh, xe chở nguyên vật liệu thường xuyên ra
vào các nhà máy xi măng, ống khói từ các nhà máy, đặc biệt là nhà máy xi măng làm
gia tăng bụi, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Vấn đề này được cải thiện dần tại
khu vực xung quanh đường Ngô Xuân Thu, Đào Nghiễm nằm cách KCN Liên Chiểu
khoảng 300m về phía Nam, người dân xung quanh đây cho rằng chất lượng không khí
bình thường, không chịu tác động từ hoạt động của KCN.
Theo kết quả quan trắc định kỳ thuộc các chương trình quan trắc vùng kinh tế
trọng điểm, chương trình quan trắc quốc gia 2017 (bảng 1.8) cũng cho thấy, giá trị
TSP hầu hết đều vượt ngưỡng giới hạn quy định theo QCVN 05:2013/BTNMT (300
µg/m3
) theo trung bình 1 giờ, giá trị này hầu như đều có sự biến động giữa các tháng,
tại khu vực phía Tây KCN Liên Chiểu giá trị TSP đều cao hơn so với khu vực phía
Đông Bắc. Sở dĩ có sự chênh lêch như vậy là do phía Tây nằm ngay quốc lộ 1A, dòng
xe lưu thông tại khu vực này nhiều hơn nên giá trị TSP cao hơn. Các giá trị SO2 và
NO2 chưa có dấu hiệu ô nhiễm, thấp hơn nhiều so với quy định QCVN
05:2013/BTNMT theo trung bình 1 giờ (SO2: 350 µg/m3
, NO2: 200 µg/m3
).
16
Bảng 1.8. Kết quả quan trắc môi trường không khí tại KCN Liên Chiểu năm 2017
Tên điểm
quan trắc
Đông
Bắc KCN
(T4/2017)
Đông
Bắc KCN
(T7/2017)
Đông
Bắc KCN
(T8/2017)
Đông Bắc
KCN
(T10/2017)
Tây
KCN
(T4/2017)
Tây
KCN
(T7/2017)
Tây
KCN
(T8/2017)
Tây KCN
(T10/2017)
QCVN
05:2013
(TB 1h)
NO2 (µg/m3
) 63,0 68,6 72,7 45 74,3 74,3 93,3 52,6 200
SO2 (µg/m3
) 67,0 66,0 65,7 46,3 77,7 74 88,3 51 350
Bụi lơ lửng
(µg/m3
)
353 306 306 286 496 403 363 326
300
Nguồn: Trung tâm Quan trắc – Tổng cục môi trường, 2017
Theo kết quả quan trắc môi trường không khí tại khu vực phía Đông Bắc và phía Tây KCN Liên Chiểu năm 2018 cũng
cho thấy sự tương quan về chất lượng môi trường không khí so với năm 2017. Tuy nhiên, hàm lượng bụi, NO2, SO2 thấp
hơn. Điều này thể hiện một cái nhìn khả quan hơn về chất lượng môi trường không khí xung quanh KCN.
Bảng 1.9. Kết quả quan trắc môi trường không khí tại KCN Liên Chiểu năm 2018
Tên điểm
quan trắc
Đông
Bắc KCN
(T4/2018)
Đông
Bắc KCN
(T7/2018)
Đông
Bắc KCN
(T8/2018)
Đông Bắc
KCN
(T10/2018)
Tây
KCN
(T4/201
8
Tây
KCN
(T7/2018)
Tây
KCN
(T8/2018)
Tây KCN
(T10/2018)
QCVN
05:2013
(TB 1h)
NO2 (µg/m3
) 42,7 42 46 50 48,3 51 52 55 200
SO2 (µg/m3
) 45 45 43 52 47 54 51 56 350
Bụi lơ lửng
(µg/m3
)
297 320 320 337 333 347 370 357
300
Nguồn: Trung tâm Quan trắc – Tổng cục môi trường, 2018
Ghi chú: - Đông Bắc KCN: Công an phường Hòa Hiệp Bắc.
- Tây Bắc KCN: Trạm trung chuyển xe Nam đèo Hải Vân.
17
1.4. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MTKK CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TẠI
KCN LIÊN CHIỂU
1.4.1. Các nguồn phát thải ô nhiễm
Nguồn phát thải ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ các máy móc, thiết bị đốt nhiên
liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất và hoạt động giao thông vân tải. Quá trình
đốt nhiên liệu phát sinh một lượng lớn bụi và khí thải, nếu không xử lý mà thải trực
tiếp vào môi trường, có thể gây tác động đến sức khỏe người dân sống gần khu vực bị
ảnh hưởng. Ngoài ra, lượng bụi và khí thải phát sinh do hoạt động của các phương tiện
giao thông khi vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm ra vào các nhà máy trong KCN
cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường không khí xung quanh.
Qua quá trình thống kê và khảo sát, hầu hết Doanh nghiệp tại KCN Liên Chiểu
không phát sinh khí thải ra môi trường không khí xung quanh. Theo Báo cáo về môi
trường KCN Liên Chiểu của Ban quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp
năm 2017, nguồn phát thải từ quá trình sản xuất chủ yếu phát sinh từ hoạt động của:
nhà máy Xi măng Ngũ Hành Sơn, nhà máy Xi măng Vicem Hải Vân, nhà máy Thép
Đà Nẵng, nhà máy Giấy Sức Trẻ, nhà máy Điện hơi Tín Thành.
Hình 1.7. Vị trí các nhà máy phát sinh khí thải trong KCN Liên Chiểu
1.4.1.1. Nhà máy xi măng Ngũ Hành Sơn
Công ty Cổ phần xi măng Ngũ Hành Sơn có địa chỉ tại 67 Nguyễn Văn Cừ,
phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Nhà máy sản xuất xi
măng PCB 30, PCB 40 theo tiêu chuẩn Việt Nam với công suất 95.000 tấn/năm. Hiện
nhà máy có 02 máy nghiền xi măng với công suất 9 tấn/giờ. Nhu cầu nguyên liệu cho
18
sản xuất tại Công ty như sau: clinke: 70.300 tấn/năm, thạch cao: 3.800 tấn/năm và phụ
gia: 20.000 tấn/năm.
Hình 1.8. Sơ đồ dây chuyền sản xuất
Thạch cao
Kẹp hàm
Bunke chứa
Băng tải
Máy nghiền
Băng tải
Gàu tải
Phân ly ly tâm
Silo xi măng
Đóng bao
Xuất kho
Kiểm tra chất
lượng
Kho chứa
Clinke Phụ gia
Kẹp hàm
Bunke chứa
Bunke chứa
Bụi
Bụi
Bụi
Bụi
Bụi
Bụi
19
Hoạt động sản xuất có các nguồn phát sinh bụi sau:
- Bụi sinh ra tại khu vực nghiền (phát sinh tại đầu nạp nguyên liệu và đầu ra bán
sản phẩm). Theo đánh giá,tại đầu nạp nguyên liệu và đầu ra bán sản phẩm là khu vực
phát sinh bụi nhất trong công đoạn sản xuất của Nhà máy.
- Bụi sinh ra tại khu vực máy kẹp hàm (nghiền thạch cao và phụ gia). Mục đích
của quá trình này hằm tạo kích thước nhỏ hơn nguyên liệu đầu vào. Tại đây, nguyên
liệu ban đầu chủ yếu là thạch cao sẽ được nghiền thô khoảng 1-2mm, còn phụ gia đã
đạt đến kích thước cho phép.
- Bụi do quá trình vận chuyển nguyên liệu bằng băng tải.
- Bụi tại khu vực đóng bao sản phẩm.
- Bụi tại nhà kho do quá trình bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm.
Quy trình công nghệ sản xuất của Nhà máy là chu trình hở, không nung clinke,
chủ yếu là nghiền phối trộn clinke, thạch cao và phụ gia . Công suất tối đa là 300 tấn xi
măng/ngày. Lượng clinke trung bình mỗi ngày dùng 250 tấn.
Theo Hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1993,
hệ số ô nhiễm theo từng công đoạn tính cho ngành sản xuất xi măng đối với công nghệ
nghiền hở như sau: khu vực nghiền: 10,6 kg bụi/tấn clinke, khu vực đóng bao sản
phẩm: 2,2 kg bụi/tấn clinke, kho chứa: 0,1 kg bụi/tấn clinke. Tải lượng bụi phát sinh
được tính theo công thức: M (kg/ngày) = k x m. Trong đó: k: hệ số phát thải (kg
bụi/tấn clinke), m: lượng clinke sử dụng (tấn/ngày).
Từ công thức trên, tính được tải lượng bụi tại một số công đoạn có phát sinh bụi,
cụ thể như sau:
Bảng 1.10. Tải lượng bụi tại từng khu vực
Thông số Khu nghiền sản phẩm Khu đóng bao Kho chứa
Bụi (kg/ngày) 2650 550 25
1.4.1.2. Nhà máy xi măng Vicem Hải Vân
Công ty Cổ phần xi măng Vicem Hải Vân có địa chỉ tại 65 Nguyễn Văn Cừ, sản
xuất các chủng loại xi măng thông dụng PCB 30, PC 40, xi măng Portland PC 40, với
công suất 100.000 tấn/năm. Ước tính, công suất một ngày khoảng 200 tấn, lượng
clinke 130 tấn/ngày, thạch cao 17 tấn/ngày.
Quy trình sản xuất xi măng như sau:
20
Hình 1.9. Sơ đồ quy trình sản xuất xi măng
Trong quá trình sản xuất, bụi là nguồn gây ô nhiễm chính, phát sinh từ các khâu
sản xuất như dự trữ, nghiền nguyên vật liệu, vận chuyển,… Dựa trên quy trình sản
xuất khép kín và hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm
1993, hệ số ô nhiễm theo từng công đoạn tính cho ngành sản xuất xi măng như sau:
khu vực nghiền: 8,5 kg bụi/tấn clinke, nhập clinke vào silo: 0,13 kg/tấn clinke, khu
Phụ gia
Kho chứa
Silo
Cân
Băng tải
Máy nghiền bi
Máy phân ly
Silo xi măng
Sàng phân
Đóng bao
Cân
Thạch Clinke
Kho chứa
Silo
Silo
Bụi
Bụi
Bụi
Bụi
Bụi
Bụi
Xỉ lò cao
Kho chứa
Cân
Máng xuất xe
Đập búa
Cân
Sản phẩm
Silo
Cân
Bụi
Bụi
21
vực đóng bao sản phẩm: 2,2 kg bụi/tấn clinke, kho chứa: 0,1 kg bụi/tấn clinke, tải
lượng bụi từ các công đoạn chính như sau:
Bảng 1.11. Tải lượng bụi tại từng công đoạn
TT Công đoạn Tải lượng bụi (kg bụi/ngày)
1 Nhập Clinke vào silo 16,9
2 Nghiền Clinke 1105
3 Đóng bao 286
4 Kho chứa 13
1.4.1.3. Nhà máy giấy Sức Trẻ
Nhà máy Giấy Sức Trẻ có địa chỉ tại lô G1, đường số 3, KCN Liên Chiểu,
phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Nhà máy sản xuất giấy cuộn
phục vụ cho các nhà máy sản xuất bao bì, định lượng từ 110g/m2
đến 330g/m2
, chủ
yếu là giấy medium. Công suất sản xuất của nhà máy: 6.000 tấn sản phẩm/năm.
Sơ đồ công nghệ sản xuất
22
Hình 1.10. Sơ đồ công nghệ sản xuất
Các nguồn phát sinh khí thải:
- Bụi và khí độc hại như SO2, NOx, CO, CO2 từ quá trình đốt mùn cưa, dăm gỗ
của lò hơi để cung cấp nhiệt cho quá trình sấy. Định mức tiêu hao nhiên liệu: 0,51 tấn
Nghiền thủy lực
Lọc
Hồ chứa
Lọc cát nồng độ cao
Phân ly
Lọc cát nồng độ thấp
FN
Lưới nghiêng
Hồ
Hai đĩa nghiên
Khí thải
Nguyên liệu chính
Hồ dự trữ
Hồ điều tiết
Xeo
Cắt cuộn
Thành phẩm
Lò hơi Nước thải
23
mùn cưa/ 1 tấn sản phẩm. Như vậy, ước tính lượng mùn cưa, dăm gỗ sử dụng khoảng
425 kg/h.
- Bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu và
sản phẩm ra vào nhà máy.
1.4.1.4. Nhà máy Thép Đà Nẵng
Có địa chỉ tại đường số 3, KCN Liên Chiểu. Sản xuất phôi thép CT3-CT5 với
công suất 180.000 tấn/năm.
Hình 1.11. Sơ đồ quá trình sản xuất phôi thép
Quy trình sản xuất: Sắt thép vụn khi được gia công chế biến tại khu vực chuẩn bị
liệu, phối liệu vào thùng chứa và được sẽ goòng chuyển đến gian lò, nạp vào lò điện
hồ quang 20 tấn/mẻ bằng cầu trục 30 tấn. Quá trình nạp liệu được thực hiện 3 – 4 lần
cho một mẻ thép.
Sau khi nấu chảy thép phế liệu, thép lỏng được chuyển sang tinh luyện bằng lò
thùng 25 tấn/mẻ, các chất trợ dung và Fero hợp kim được nạp vào lò để đảm bảo đạt
mác thép yêu cầu.
Khi thành phần hóa học đạt mác thép quy định và nhiệt độ cho phép ra lo phù
hợp với mác thép yêu cầu, thép lỏng trong lò thùng được chuyển đến máy đúc lien tục
bằng hệ thống xe goòng và cầu trục 60 tấn. Tại đây thép lỏng được rót vào thùng trung
gian và chảy tiếp vào thùng kết tinh (khuôn đúc) của máy đúc liên tục.
Thùng liệu
Lò hồ quang điện
20 tấn/mẻ
Lò luyện 25 tấn/mẻ
Thùng rót
Máy đúc liên tục
Phôi thành phẩm
Sắt thép vụn và gang
Bụi
Khí thải: COx, NOx, SO2, VOC
Bụi
Khí thải: COx, NOx, SO2, VOC
Than, oxy
Chất trợ dung
Chất trợ dung
Fero hợp kim
24
Phôi thép sau khi ra khỏi thùng kết tinh, qua buồng làm nguội thứ cấp và đi vào
máy kéo nén, qua máy cắt nóng để có chiều dài phôi theo quy định. Các phôi thép theo
dàn lăn dẫn ra sàn làm nguội và sau đó được chuyển đến khu vực tập kết. Sau khi đúc
và làm nguội thành các thanh thẳng có tiết diện 120x120(mm) hoặc 130x130(mm) và
cắt theo chiều dài quy định (6000mm), thép phôi được đưa vào sắp xếp và phân loại tại
kho thành phẩm.
Nguồn phát sinh ô nhiễm chính là từ lò luyện thép, lò hồ quang điện và đốt dầu
FO sấy thùng rót. Quy trình hoạt động của lò hồ quang điện sẽ phát sinh ra một lượng
lớn khói thải chứa nhiều bụi và các khí độc hại như COx, NOx, VOC,… mang hơi kim
loại do việc nguyên liệu nạp vào lò hồ quang điện thường không yêu cầu chất lượng
cao. Đồng thời, điện cực grafit trong lò hồ quang điện khi phóng điện sẽ làm phát sinh
lượng khí thải rất lớn.
Hiện tại nhà máy có sử dụng dầu FO trong quá trình luyện thép, định mức sử
dụng lượng dầu này khoảng 2,5 kg/tấn sản phẩm,chủ yếu dùng vào việc sấy thùng rót,
công suất sản xuất của lò nung phôi (dầu FO dùng để sấy thùng rót): 30 tấn sản
phẩm/h. Vậy lượng dầu FO sử dụng 75 kg/h.
Bên cạnh đó, phương tiện giao thông ra vào nhà máy cũng là nguồn phát sinh bụi
và khí thải.
1.4.1.5. Nhà máy Điện hơi công nghiệp Tín Thành
Có địa chỉ tại lô G đường số 3 và lô H3 đường số 7 KCN Liên Chiểu.
Loại hình hoạt động: sản xuất và phân phối hơi nước, nước nóng cung cấp cho
Nhà máy Cao su Đà Nẵng. Nhà máy sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi đốt đa nhiên
liệu. Nhiên liệu chính: trấu xay, trấu viên, bột gỗ, mùn cưa, dăm bào, củi vụn,…
Hiện tại, nhà máy duy trì sản xuất dựa trên 2 hệ thông lò: hệ thống lò hơi công
suất 15 tấn hơi/giờ và hệ thống lò hơi công suất 30 tấn hơi/giờ
Bảng 1.12. Lượng nhiên liệu tiêu thụ
TT Nguyên, nhiên liệu ĐVT
Lượng sử
dụng
Công đoạn sử
dụng
Đặc tính
1 Nhiên liệu Biomass Tấn/năm 73000
Đốt tại các lò
hơi
Rắn
2 Xăng hoặc dầu DO Lít/ngày 20 Máy xúc liệu Lỏng
3
Nhớt bôi trơn máy
móc
Lít/tháng 0,5 Băng tải liệu Lỏng
4 Dầu DO (dự phòng) Lít/lần 75 Máy phát điện Lỏng
25
Hình 1.12. Dây chuyền sản xuất
Quy trình sản xuất: nhiên liệu chứa trong kho được đưa vào hố tiếp nhận, từ hố
tiếp nhận nhiên liệu được băng tải chuyền vào buồng đốt. Tại buồng đốt, nhiên liệu
được phun đều vào sàng sôi. Quá trình đốt cháy nhiên liệu phát sinh một lượng nhiệt
lớn. Lượng nhiệt này được truyền tới bề mặt các ống sinh hơi được đặt xung quanh
buồng đốt làm cho nước trong ống tăng đến nhiệt độ sôi và sinh hơi. Khói nóng được
hút ra ngoài buồng đốt nhờ quạt khói đi qua chùm ống đối lưu nối giữa 2 ba lông,
truyền nhiệt cho nước trong các ống này giúp tăng nhiệt độ, áp suất, lượng hơi sinh ra
trong lò.
Nguồn phát sinh bụi và khí thải:
- Bụi phát sinh trong quá trình bốc dỡ, lưu chứa và chuẩn bị nguyên liệu sản xuất.
- Bụi và khí thải như COx, NOx, SO2 phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu.
- Do hoạt động của các phương tiện vận tải.
Các nguồn phát thải ô nhiễm tại mỗi cơ sở được tổng hợp dựa trên “Báo cáo
đánh giá tác động môi trường” của các nhà máy thể hiện qua bảng 1.13.
Bảng 1.13. Số liệu phát thải của các nhà máy phát sinh khí thải
Thông số
Nhà máy
Xi măng
Ngũ Hành
Sơn
Xi măng
Vicem Hải
Vân
Thép Đà Nẵng Giấy Sức Trẻ
Điện hơi Tín
Thành
Lượng
nhiên liệu
sử dụng
3,7 triệu
kWh/năm
2 triệu
kWh/năm
0,3 kg/tấn 425 kg/h
- Lò 15 tấn: 320
kg/h
- Lò 30 tấn: 350
kg/h
Loại
nhiên liệu
Điện Điện Dầu FO Biomass Biomass
Phễu cấp liệu
Băng tải liệu
Phễu đưa liệu vào lò
Buồng đốt
Hơi nước
Nhiên liệu
Bụi, khí thải
Nước cấp
26
Thông số
Nhà máy
Xi măng
Ngũ Hành
Sơn
Xi măng
Vicem Hải
Vân
Thép Đà Nẵng Giấy Sức Trẻ
Điện hơi Tín
Thành
Số lượng
ống khói
2 1 2
Đường
kính và
chiều cao
ống khói
- Hệ thông hút
bụi gián tiếp :
D = 3850 mm
H = 25 m
- Hệ thống hút
bụi trực tiếp:
D = 2600 mm
H = 24 m
D = 400 m
H = 18 m
- Lò 15 tấn:
D = 750 mm
H = 18 m
- Lò 30 tấn:
D = 1300 mm
H = 22 m
Công
suất quạt
Lưu lượng
21000 m3
/h
và 25000
m3
/h
Lưu lượng
6500 m3
/h
- Lò gián tiếp:
công suất 900
kW, lưu lượng
400.000 m3
/h
- Lò trực tiếp:
công suất 315
kW, lưu lượng
165.000 m3
/h
Thời gian
làm việc
+ Ngày làm
việc: 300
ngày/năm.
+ Số ca: 3
ca/ngày
+ Thời gian:
ca 1 (7h30-
3h30), ca 2
(15h30-
23h30), ca 3
(23h30-
7h30)
+ Ngày làm
việc: 300
ngày/năm.
+ Số ca: 3
ca/ngày
+ Thời gian:
ca 1 (6h-
12h), ca 2
(12h-20h),
ca 3 (20h-
6h)
+ Ngày làm
việc: 300
ngày/năm.
+ Số ca: 3
ca/ngày
+ Thời gian:
ca 1 (7h30-
3h30), ca 2
(3h30-23h30),
ca 3 (23h30-
7h30)
+ Ngày làm
việc: 300
ngày/năm.
+ Số ca: 3
ca/ngày
+ Thời gian:
ca 1 (7h30-
3h30), ca 2
(3h30-
23h30), ca 3
(23h30-7h30)
+ Ngày làm
việc: 300
ngày/năm.
+ Số ca: 3
ca/ngày
+ Thời gian: ca
1 (6h-14h), ca 2
(14h-22h), ca 3
(22h-6h)
1.4.2. Thành phần và các tác nhân ô nhiễm
Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất ô nhiễm không khí đặc trưng theo từng
loại hình công nghệ. Rất khó xác định tất cả các loại hình khí gây ô nhiễm, nhưng có
thể phân loại theo từng nhóm ngành sản xuất chính tại KCN. Các chất độc hại từ khí
thải công nghiệp được phân loại thành các nhóm bụi, nhóm khí vô cơ (NO2, SO2,
CO,…), nhóm các chất hữu cơ và kim loại nặng. Trong đó, lượng phát thải NO2, SO2
và TSP chiếm phần lớn trong tổng lượng phát thải các chất gây ô nhiễm. Hiện nay, các
nhà máy phát sinh khí trong KCN có 02 nhà máy sử dụng nhiên liệu biomass để đốt lò
hơi, nhà máy Thép Đà Nẵng dụng lò hồ quang điện, chỉ sử dụng một lượng nhỏ dầu
27
FO để sấy thùng rót nên thành phần khí thải chủ yếu gồm bụi và khí NO2, SO2, CO, ...
Riêng 02 nhà máy xi măng sản xuất xi măng thông qua công đoạn nghiền clinke,
không sử dụng lò nung nên thành phần khí thải chủ yếu là bụi. Bụi và khí NO2, SO2,
CO chính là tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chính. Do đó, các nhà máy
cần xử lý các chất ô nhiễm trước khi thải ra môi trường không khí xung quanh.
1.4.3. Các công trình xử lý khí thải
1.4.3.1. Nhà máy Xi măng Ngũ Hành Sơn
Nhà máy sử dụng nguyên liệu clinke nhập từ các nguồn clinke Hoàng Thạch.
Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất tại Công ty như sau: clinke: 70.300 tấn/năm, thạch
cao: 3.800 tấn/năm và phụ gia: 20.000 tấn/năm.
Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty hiện tại không có nung clinke, chủ
yếu là nghiền thạch cao, phụ gia rồi phối trộn với clinke theo các tỉ lệ nhất định rồi đưa
qua máy nghiền bi để tạo sản phẩm (xi măng PCB 30, PCB 40).
Để khống chế bụi tại khu vực máy nghiền (phát sinh tại đầu nạp nguyên liệu và
đầu ra bán sản phẩm), Công ty đã lắp đặt 2 hệ thống hút và xử lý bụi như sau:
- Hệ thống lọc bụi túi 1: Lưu lượng hút Q = 21.000 m3
/h, cột áp: 400 mmH2O,
thể tích thùng chứa 200 m3
, số túi lọc là 160 túi.
- Hệ thống lọc bụi túi 2: Lưu lượng hút Q = 25.000 m3
/h, cột áp: 350-400
mmH2O, thể tích thùng chứa 218 m3
, số túi lọc là 170 túi.
Nguyên lý chung: khi bụi thoát ra tại đầu vào nguyên liệu và đầu ra bán thành
phẩm sẽ được quạt hút ly tâm thu hồi, tại đây thùng lọc bụi có nhiệm vụ giữ hầu hết
bụi theo ống dẫn đưa về máng khí động (khoảng (90%), một phần sẽ theo đường ống
thải khuếch tán, nồng độ bụi đạt chuẩn VSAT cho phép < 100 mg/m3
.
Hình 1.13. Cấu tạo hệ thống lọc bụi túi
Tại khu vực đóng bao sản phẩm: sau khi nghiền sản phẩm, xi măng được chứa
trong Si lo và đóng bao điện từ 4 vòi, trực tiếp bốc xếp vào xe hoặc cho vào lưu kho,
do vậy khả năng phát tán bụi là không nhiều.
28
Tại khu vực nguyên liệu đầu vào: xây dựng tường bao che xưởng chứa nguyên
liệu chính, lợp lại nhà xưởng sản xuất, sử dụng bằng xe cơ giới đưa vào bunker chứa,
từ bunker theo cân băng định lượng rơi xuống băng tải đưa vào đầu máy nghiền, hạn
chế được lượng bụi phát sinh và ngay cổ đầu vào nguyên liệu máy nghiền có hệ thống
hút bụi thu gom bụi phát sinh.
Quá trình vận chuyển, bốc dỡ: sản phẩm sau khi đóng bao được vận chuyển qua
kho chứa bằng xe nâng hoặc băng tải, quá trình bốc dỡ sản phẩm từ kho chứa lên xe
được thực hiện bằng băng chuyền do vậy lượng bụi phát sinh do các công đoạn này là
rất thấp.
1.4.3.2. Nhà máy Xi măng Vicem Hải Vân
Công ty sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng kín, do Đức sản xuất và
trang bị đầy đủ các thiết bị xử lý môi trường như thiết bị lọc bụi túi vải.
Hình 1.14. Sơ đồ thu hồi, tái sử dụng chất thải
Tại các silo, băng tải, vít tải, gầu nâng, silo xi măng, xuất xi măng đều có thiết bị
lọc bụi túi để thu hồi và tuần hoàn đưa vào quá trình sản xuất xi măng. Hiệu suất của
thiết bị lọc bụi túi đạt khoảng 90%.
Tại các máy nghiền, băng tải vận chuyển lắp đặt che chắn, tránh phát sinh bụi.
Phân xưởng kẹp phụ gia được bao che để tránh bụi lan truyền vào môi trường
xung quanh.
Nguyên liệu
Kho chứa
Quy trình sản xuất
xi măng
Lọc bụi túi vải
Tuần hoàn, tái sử
dụng nguyên liệu
Bụi
Chất thải rắn
Thành phẩm
29
1.4.3.3. Nhà máy Giấy Sức Trẻ
Hệ thống thiết bị dây chuyền của nhà máy bao gồm hệ thống chế biến bột giấy và
sản xuất giấy cuộn. Đây là những dây chuyền công nghệ khép kín. Khí thải phát sinh
từ lò hơi được xử lý bằng phương pháp hấp thụ và thải ra môi trường bằng ống khói.
Hình 1.15. Hệ thống xử lý khí thải lò hơi
Quy trình xử lý như sau: khí thải từ lò hơi được đưa về tách bụi sơ bộ bằng
xyclon đơn, khí thải được quạt dẫn về hệ thống phun nước dập bụi trực tiếp trên ống
khói trước khi thải ra môi trường. Cặn trong bể nước được hút ra ngoài qua ống xả
đáy. Nước được bổ sung nhờ máy bơm nhằm đảm bảo chiều cao lớp nước trong bể
theo thiết kế.
1.4.3.4. Nhà máy Thép Đà Nẵng
Hiện tại nhà máy đã có hệ thống xử lý khí thải. Hệ thống hút bụi xưởng luyện
thép đã được lắp đặt bao gồm 2 hệ thống kết hợp trực tiếp và gián tiếp.
Hút trực tiếp: Trên nắp lò hồ quang điện được thiết lập lỗ hút để hút khí thải của
lò, khí thải được quạt hút đưa qua thiết bị khử CO và xyclon để lọc các loại bụi thô.
Trong thiết bị khử CO, khí CO kết hợp với không khí được hút vào dưới tác động
nhiệt chuyển thành CO2. Sau đó khí thải được hút qua ống dẫn tiếp tục đi vào xyclon.
Tại đây dưới tác dụng của lực ly tâm, các hạt bụi có kích thước lớn hơn 20m sẽ được
giữ lại. Khí thải đã được làm sạch sơ bộ được đưa vào đường ống chung đi vào thiết bị
lọc túi vải. Sau đó, khí đã khử CO và lọc bụi được thải ra ngoài qua ống khói.
Hút gián tiếp: Tại lò hồ quang điện (EBT) và lò tinh luyện (LF) sử dụng chụp hút
lắp trên trần mái nhà xưởng nối liền với ống dẫn vào bộ lọc túi vải. Nhiệm vụ của
đường hút gián tiếp là để hút phần khí thải còn lại trong quá trình nấu luyện và lượng
bụi tạo ra khi nạp liệu đồng thời hút thêm không khí lạnh vào pha loãng làm giảm
nhiệt độ khí thải với mức yêu cầu trước khi lọc bụi túi vải.
30
Tại các đường ống hút gián tiếp và trực tiếp đều có bố trí các van điều chỉnh áp
lực, thiết bị đo lưu lượng, nhiệt độ của khí thải. Trước và sau bộ lọc túi vải đều có bố
trí các thiết bị điều chỉnh áp lực, lưu lượng và nhiệt độ nhằm đảm bảo cho bộ lọc túi
vải hoạt động tốt. Khí thải sau khi ra khỏi hệ thống xử lý đảm bảo nồng độ bụi thoát ra
khỏi ống khói nhỏ hơn so với tiêu chuẩn cho phép.
Khí thải đi vào thiết bị lọc bụi túi từ phía trên và tiếp xúc với mặt ngoài của túi
lọc. Tại đây bụi được giữ lại, khí sạch sẽ đi vào phía trong các túi lọc vào khoang khí
sạch phía trên rồi theo cửa ra của thiết bị lọc túi vào quạt hút trung tâm qua ống khói ra
ngoài. Bụi (phần lớn bụi mịn có d<20m) bám vào phía ngoài của túi lọc, thông qua
hệ thống giũ bụi bằng khí nén, bụi rơi xuống phía dưới đáy của thiết bị lọc túi. Tại đây
qua vít tải bụi, bụi được dẫn về phía cửa tháo bụi và tháo ra ngoài qua van tháo bụi
kiểu cánh quạt. Dòng khí lẫn bụi khi vào khoang lọc được dẫn thẳng vào tấm chắn
khuếch tán. Khí lẫn bụi được xé phân chia đều đến các túi lọc trong khoang, điều này
giúp cho hiệu suất thu bụi của thiết bị được nâng lên rõ rệt.
Hệ thống xử lý bụi của phân xưởng luyện đã được thẩm định và xác nhận theo
văn bản: Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình biện pháp bảo vệ môi trường
phục vụ giai đoạn 1 của Dự án đầu tư, cải tạo nâng cấp thiết bị công nghệ xưởng luyện
thép của Công ty cổ phần thép Đà Nẵng – Số 298/GXN-STNMT ngày 19 tháng 4 năm
2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Đà Nẵng.
Theo ĐTM, hệ thống lọc bụi túi vải có khả năng giải quyết bụi với hiệu suất lọc
bụi có thể đạt đến 90%. Tuy nhiên HTXL bụi trực tiếp đã xây dựng từ lâu nên hiệu
suất giảm đáng kể, ước tính còn khoảng 85%.
31
Hình 1.16. Sơ đồ khối quy trình công nghệ thu gom xử lý khí thải
*Các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống xử lý khí thải
Bảng 1.14. Các thông số cơ bản của HTXL khói thải trực tiếp
STT Thành phần Đặc tính cơ bản
1 Ống hút ɸ 690
2 Đường ống dẫn khí thải
ɸ2200
Vật liệu: thép dày 8mm, sơn chống gỉ
3 Buồng lọc bụi túi vải
S = 1763m3
960 cái túi vải (ɸ130x4,5m)
4 Quạt hút ly tâm
Lưu lượng Q = 160.000 m3
/h;
Áp suất P = 3800 Pa;
Công suất 310 kW;Số vòng quay n = 1400 v/ph;
5 Ống khói ɸ2600; H = 24m
Lò hồ quangđiện
Hút trực tiếp
Buồng khử CO
Hút gián tiếp
Xyclon lọc thô
Lọc bụi túi vải
Quạt hút ly tâm
Ống khói
Lò tinh luyện LF
Ống hút
Lọc bụi túi vải
Quạt hút ly tâm
Ống khói
Chụp hút
32
Bảng 1.15. Các thông số cơ bản của hệ thống xử lý khí thải gián tiếp
STT Thành phần Đặc tính cơ bản
1 Chụp hút 9mx9mx10m
2 Đường ống dẫn khí thải
ɸ2800
Vật liệu: thép dày 8mm, sơn chống gỉ
3 Buồng lọc bụi túi vải
S = 5660m2
1848 cái túi vải (ɸ160x6m)
4 Quạt hút ly tâm
Lưu lượng Q = 400.000 m3
/h;
Áp suất P = 3800Pa;
Công suất N = 900 kW;
Số vòng quay n = 745 v/ph;
5 Ống khói ɸ3850; H = 25m
1.4.3.5. Nhà máy Điện hơi Tín Thành
Khí thải phát sinh từ lò hơi được dẫn qua xyclon chùm. Các hạt to bụi trong khí
thải được tách ra và thu hồi ở đáy phễu. Phần khí còn lại đi qua quạt hút và được thổi
vào xyclon ướt. Tại đây, hầu hết các hạt bụi còn sót lại và các chất độc hại sẽ được
dung dịch nước hấp thu, trung hòa và rơi xuống bể chứa. Cuối cùng, không khí sạch sẽ
theo ống khói thoát ra ngoài môi trường không khí.
Hình 1.17. Cơ chế hoạt động của hệ thống
33
1.5. VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH KHUẾCH TÁN ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Có 2 phương pháp chính để đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí là
phương pháp đo đạc thực nghiệm và phương pháp mô hình hóa. Trong điều kiện nước
ta hiện nay, mặc dù vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang được quan tâm, nhưng
mạng lưới quan trắc đo đạc các yếu tố môi trường vẫn chưa đủ mạnh, do đó các nhà
khoa học gặp khá nhiều khó khăn trong việc phân tích và đánh giá hiện trạng cũng như
dự báo các tác động môi trường do ô nhiễm không khí gây ra nếu như dựa vào chuỗi
số liệu ngắn, không đồng bộ. Hơn nữa, kết quả đo ô nhiễm không khí phức tạp hơn
nhiều do sự biến động quá lớn so với việc đo đạc ô nhiễm trong nguồn nước và đất vì
vấn đề thời tiết, khí tượng, địa hình cũng như diễn biến phức tạp của nguồn thải gây ra.
Chính vì những lý do đó mà các nhà khoa học đã nghiên cứu các mô hình hóa để mô
phỏng ô nhiễm không khí.
Theo tài liệu của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), chương trình môi trường
của Liên hiệp quốc (UNEP) và Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì hiện nay trên thế giới
phổ biến sử dụng 2 dạng mô hình toán quá trình khuếch tán các chất ô nhiễm trong
môi trường không khí Gauss và Berliand.
Đối với Việt Nam việc áp dụng mô hình hóa vào vấn đề quản lý môi trường
không khí tại các KCN cũng là điều kiện tất yếu để phù hợp với sự phát triển của công
nghệ thông tin. Hiện nay, đã có nhiều mô hình toán học tính toán sự lan truyền chất ô
nhiễm trong không khí đã được nghiên cứu và ứng dụng như:
a. Phần mềm CAP 1.0, CAP 2.5, ENVIMAP 2.0, ECOMAP…được PGS.TSKH.
Bùi Tá Long xây dựng và phát triển.
+ Phần mềm CAP (Computation for Air Pollution)1.0 tính toán ô nhiễm không
khí theo mô hình Gauss, phần mềm CAP 2.5 tính toán ô nhiễm không khí theo mô
hình Berliand. Đặc điểm nổi bật của hai phần mềm này sự đơn giản trong sử dụng.
+ Phần mềm ENVIMAP (ENVironmental Information Managerment anh Air
Pollution Estimation) là mềm ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và cơ sở dữ
liệu trợ giúp quản lý môi trường không khí và tích hợp mô hình ô nhiễm không khí do
các ống khói (mô hình Berliand.
+ Phần mềm ECOMAP (Mapping and computing for Air Pollution software for
central Economic key region - Vẽ và tính toán ô nhiễm không khí cho các tỉnh thuộc
vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung) là phần mềm - hệ thông tin - mô hình môi
trường trợ giúp công tác quản lý và tính toán ô nhiễm không khí cho nguồn vùng
(Hanna - Gifford).
b. Air Pollution Assessment and Modelling do tác giả Phùng Chí Sĩ và cộng sự
xây dựng trên mô hình cơ sở Gauss, Hanna, Johnson để tính toán lan truyền các chất ô
nhiễm từ một nguồn điểm, một nguồn giao thông và một vùng ô nhiễm. Mô hình này
đã được tác giả Đinh Xuân Thắng dung để tính toán lan truyền từ nhà máy lọc dầu Cát
34
Lái và tác giả Lê Văn Đức dùng để tính toán lan truyền ô nhiễm không khí KCN Biên
Hòa 1.
c. Phần mềm AirQuis 2003 của Nauy: sử dụng ở chi cục môi trường TP HCM để
quản lý môi trường toàn thành phố.
d. Phần mềm MTĐT AT – 80586: các tác giả Lê Văn Nãi, Trần Ngọc Chấn, Bùi
Sỹ Lý đã xây dựng phần mềm này trên cơ sở mô hình Gauss để tính toán ô nhiễm
không khí TP Hà Nội, phát tán ô nhiễm không khí từ KCN Vĩnh Tuy – Mai Đông (Hà
Nội).
e. Phần mềm METILIS 2.03 của Nhật Bản: là phần mêm mô hình hóa phát tán ô
nhiễm không khí, được phát triển trên nền tảng của IST-ST3. Phần mềm có thể được
sử dụng trong báo cáo đánh giá ĐTM, ĐMC, báo cáo chất lượng môi trường không
khí,…
Bên cạnh đó còn một số luận án tiến sỹ, luận văn cao học đã có những nghiên
cứu áp dụng thực tế cho các nhà máy, các KCN nhằm hoàn thiện các thông số cho mô
hình và mô phỏng sự ô nhiễm của các đối tượng nghiên cứu này. Kết quả đều được
đánh giá khá cao và được các nhà khoa học chấp thuận kết quả để áp dụng mô hình
vào mô phỏng vấn đề ô nhiễm tại các KCN.
35
CHƯƠNG 2
MÔ PHỎNG KHUẾCH TÁN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI CÁC
CƠ SỞ SẢN XUẤT
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH KHUẾCH TÁN
Cơ sở lý thuyết của mô hình Gauss là xem xét một khối nhỏ hình hộp có cạnh là
x, y và z ở gần trục của luồng khói và thiết lập sự cân bằng vật chất xảy ra trong khối
hình hộp này.
Hình 2.1. Luồng khói từ nguồn điểm cao trong hệ trục xyz
Giả thiết rằng chất ô nhiễm không được sinh ra, cũng không bị phân hủy tiêu hao
trong khí quyển, tức là không có các phản ứng hóa học cũng như không xảy ra các quá
trình sa lắng khô, sa lắng ướt. Lúc này ta có thể viết:
Các giả thiết khi sử dụng công thức tính nồng độ các chất ô nhiễm theo mô
hình Gauss
- Các điều kiện ổn định: vận tốc gió và chế độ rối không thay đổi theo thời gian.
- Dòng chảy đồng nhất: vận tốc gió và chế độ rối không thay đổi theo không
gian.
- Chất ô nhiễm có tính trơ, tức là không xảy ra phản ứng hóa học cũng như không
lắng đọng do trọng lực.
- Có sự phản xạ tuyệt đối của bề mặt đất đối với luồng khói, tức là không có hiện
tượng mặt đất hấp thụ chất ô nhiễm.
- Sự phân bố nồng độ trên mặt cắt trực giao với trục gió theo phương ngang (y)
và phương đứng (z) là tuân theo luật phân phối (xác suất) chuẩn Gauss.
Lượng vật chất
tích tụ trong
khối hình hộp
Lượng vật
chất đi vào
Lượng vật
chất đi ra
= Σ Σ
-
36
- Vận tốc gió không bằng không để cho hiện tượng khuếch tán theo phương x
được coi là không đáng kể so với lực vận chuyển và lôi cuốn luồng khói về phía trước
của gió.
Công thức tính toán khuếch tán theo mô hình Gauss
Đặt một hệ trục tọa độ có gốc tọa độ tại chân ống khói, trục Oz theo chiều cao
ống khói, Ox trùng theo chiều gió thổi, song song với mặt đất, Oy theo phương vuông
góc với Ox.
Hình 2.2. Luồng khói từ nguồn điểm cao trong hệ trục xyz
Theo công thức cơ sở, nồng độ chất ô nhiễm theo cả 3 phương:
Công thức trên được thiết lập khi z tính từ đường trục của luồng khói. Khi
chuyển về hệ trục x,y,z mà gốc O trùng với chân ống khói thì lúc này z được thay thế
bằng z-H, lúc này ta có:
Hình 2.3. Khoảng cách theo chiều đứng của các điểm xem xét A và B đến đường trục
của luồng thực và luồng ảo
37
Tùy theo khoảng cách x khi luồng khói mở rộng và chạm mặt đất thì luồng khói
sẽ bị mặt đất cản trở và phản xạ ngược trở lại. Lúc đó nồng độ tại một điểm bất kỳ
được giả thiết do 2 nguồn giống hệt nhau gây ra (Hình 2.3), một nguồn thực và một
nguồn ảo đối xứng nhau qua mặt đất, và được tính theo công thức:
Đây chính là công thức tính toán khuếch tán chất ô nhiễm từ nguồn điểm cao và
hằng số theo phân bố Gauss, hay còn được gọi là mô hình Pasquil – Gifford.
Trong đó:
C: nồng độ chất ô nhiễm tại vị trí có tọa độ x,y,z. (g/m3
).
M: lưu lượng chất ô nhiễm phát ra từ nguồn, (g/s).
M = f (số lượng nhiên liệu đốt, thành phần nhiên liệu).
u: vận tốc gió.
, z : hệ số khuếch tán rối theo các phương y, z .
H : chiều cao hiệu quả của ống khói, (m).
Nồng độ chất ô nhiễm tại mặt đất thì xem z = 0. Khi đó ta có:
Công thức để xác định biến thiên nồng độ chất gây ô nhiễm tại mặt đất theo trục
gió: z = y= 0:
Để tính nồng độ Cmax trên mặt đất, ta có thể giả thiết bị một cách gần đúng tỉ số
là không phụ thuộc vào x, tức là hằng số. Lúc đó ta sẽ có:
u - vận tốc gió của khu vực ở độ cao ống khói, (m/s).
Hệ số khuếch tán σy, σz
Hệ số σy, σz là sai lệch chuẩn của hàm khuếch tán Gauss theo phương ngang và
đứng, phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn thải và tính ổn định của khí quyển. Hệ số
này được xác định theo biểu đồ thực nghiệm của Pasquill và Gifford xây dựng.
Cấp ổn định của khí quyển phân thành 6 cấp theo Pasquill như Bảng 2.1:
38
Bảng 2.1. Cấp ổn định của khí quyển
Tốc độ gió
trên cao
10m (m/s)
Bức xạ mặt trời ban ngày Độ mây ban đêm
Mạnh Trung bình Yếu
Nhiều mây
> cấp 4/8
Ít mây
 3/8
< 2
2  3
3  5
5  6
> 6
A
A-B
B
C
D
A-B
B
B - C
C - D
D
B
C
C
D
D
-
E
D
D
D
-
F
E
D
D
2.2. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM METI-LIS
Để thuận tiện cho việc mô phỏng quá trình lan truyền các chất ô nhiễm trong môi
trường không khí của các cơ sở sản xuất thép, tác giả sử dụng phần mềm mô phỏng sự
phát thải của nguồn điểm Meti – lis. Đây là phần mềm khá phổ biến hiện nay và đã
được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mô hình Meti-lis được
xây dựng trên phương trình Gauss, tính toán trong điều kiện ổn định. Phương trình
được sử dụng để mô hình hóa sự phát thải của nguồn điểm.
Hình 2.4. Giao diện mô hình Meti – lis 2.03
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Nhập các điều kiện tính toán vào cơ sở dữ liệu bằng cách nhấn vào tab
tương ứng (hình 2.4).
- Bước 2: Chọn các điều kiện tính toán trên cửa sổ tính toán.
- Bước 3: Sau khi nhập dữ liệu cần thiết vào, thực hiện tính toán tại cửa sổ
Calculation Case (hình 2.5) bằng cách lựa chọn các điều kiện tính toán từ tab general
39
đến tab receptor. Sau đó, nhấn vào “Execute Calculation” (nút ) để thực hiện tính
toán.
- Bước 4: Nhấn “Display calculation results” (nút ) để hiển thị tính toán.
Hình 2.5. Cửa sổ thực hiện tính toán của Meti-lis
Sơ đồ khối quá trình tính toán được thể hiện theo hình 2.6.
Hình 2.6. Sơ đồ khối mô phỏng ô nhiễm theo mô hình Meti-lis
KHÍ TƯỢNG
- Vận tốc gió
- Hướng gió
- Nhiệt độ không khí
- Cấp khí quyển
- Địa hình
NGUỒN THẢI
- Kiểu nguồn thải
- Tác nhân ô nhiễm
- Chế độ thải
- Tải lượng
Mô hình
tính toán
Lưới tính toán
QCVN
Bản đồ màu
vệt khói ô
nhiễm
40
2.3. DỮ LIỆU NGUỒN THẢI
2.3.1. Thống kê các nguồn thải
Qua thống kê, khảo sát hoạt động của các cơ sở sản xuất phát sinh khí trong
KCN Liên Chiểu, danh mục các cơ sở sản xuất thép trong KCN và lượng nhiên liệu sử
dụng thống kê theo “Báo cáo đánh giá tác động môi trường” của các nhà máy được
trình bày ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng nhiên liệu đốt các nhà máy
TT Tên doanh nghiệp
Công suất
(tấn/năm)
Nhiên
liệu
Lượng NL sử
dụng (Kg/h)
1 Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn 95.000 Điện
2 Công ty CP xi măng Vicem Hải Vân 100.000 Điện
3 Công ty CP thép Đà Nẵng 180.000 Dầu FO 75
4 Công ty TNHH Sức Trẻ 6000 Biomass 425
5
Công ty TNHH Điện hơi
công nghiệp Tín Thành
Lò 30 tấn
504.000 Biomass
350
Lò 15 tấn 320
Vị trí các nguồn thải của các nhà máy được thống kê trên bản đồ như hình 2.7.
Hình 2.7. Vị trí các nguồn thải của các cơ sở sản xuất phát sinh khí trong KCN
41
2.3.2. Chương trình tính sản phẩm cháy
Thành phần của nhiên liệu rắn và lỏng gồm cacbon (Cp), hyđro (Hp), nitơ (Np),
oxy (Op) , lưu huỳnh (Sp), độ tro (Ap) và độ ẩm (Wp). Các thành phần của nhiên liệu
được biểu diễn bằng phần trăm trọng lượng và ký hiệu bằng các chữ cái đầu của tên
thành phần với chỉ số chân p – với ý nghĩa thành phần thực, làm việc. Như vậy tổng
của toàn bộ các thành phần đúng bằng 100%:
Cp + Hp + Np + Op + Sp + Ap + Wp = 100%
Bảng 2.3. Công thức tính sản phẩm cháy ở điều kiện chuẩn
TT Đại lượng tính toán Đơn vị Công thức tính toán
1
Lượng không khí khô lý
thuyết cần cho quá trình
cháy
m3
chuẩn/kgNL
Vo=0,089.Cp+0,264.Hp-
0,033(Op-Sp)
2
Lượng không khí ẩm lý
thuyết cần cho quá trình
cháy (ởt= 30o
C,φ= 65%,d=
17g/kg)
m3
chuẩn/kgNL
Va= (1+0,0016.d).Vo
3
Lượng không khí ẩm thực tế
với hệ số thừa không khí α=
1,2÷1,6
m3
chuẩn/kgNL
Vt= α.Va
4
Lượng khí SO2 trong sản
phẩm cháy
m3
chuẩn/kgNL VSO2= 0,683.10-2
.Sp
5
Lượng khí CO trong SPC
với hệ số cháy không hoàn
toàn về hoá học và cơ học
η=0,01÷0,05
m3
chuẩn/kgNL VCO= 1,865.10-2
.η.Cp
6
Lượng khí CO2 trong sản
phẩm cháy
m3
chuẩn/kgNL VCO2= 1,853.10-2
.(1-η).Cp
7
Lượng hơi nước trong sản
phẩm cháy
m3
chuẩn/kgNL
VH2O= 0,111.Hp+0,0124.Wp
+0,0016.d.Vt
8
Lượng khí N2 trong sản
phẩm cháy
m3
chuẩn/kgNL VN2= 0,8.10-2
.Np+0,79.Vt
9 Lượng khí O2 trong KK thừa m3
chuẩn/kgNL VO2= 0,21.(α-1).Va=0,57
10
Lượng sản phẩm cháy tổng
cộng
m3
chuẩn/kgNL
VSPC= VSO2+VCO+VCO2
+VH2O+ VN2+VO2
42
Bảng 2.4. Công thức tính lượng khói thải và tải lượng khí ô nhiễm
STT Đại lượng tính toán Đơn vị Ký hiệu Công thức
1
Lượng khói ở điều kiện
chuẩn
m3
/s Lc
3600
B
V
L SPC
c

=
2
Lượng khói ở điều kiện
thực tế
m3
/s LT
273
)
273
( khoi
c
T
t
L
L
+
=
3
Lượng khí SO2 với ρSO2
=2.926 kg/m3
chuẩn
g/s MSO2
3600
10 2
2
2
3
SO
SO
SO
B
V
M


=
4
Lượng khí CO với ρCO
=1.25 kg/m3
chuẩn
g/s MCO
3600
103
CO
CO
CO
B
V
M


=
5
Lượng khí CO2 với ρCO2
=1.977 kg/m3
chuẩn
g/s MCO2
3600
10 2
2
2
3
CO
CO
CO
B
V
M


=
6
Lượng tro bụi với hệ số
tro bay theo khói: a =
0.1÷ 0.85
g/s Mbụi
3600
10aAB
Mbui =
Hiện tại, có 02 nhà máy sử dụng nhiên liệu biomass, 01 nhà máy sử dụng dầu FO
làm nhiên liệu cho quá trình sản xuất. Để thuận tiện trong tính toán, luận văn áp dụng
Chương trình tính sản phẩm cháy DH-Air1 của TS.Nguyễn Đình Huấn - ĐH Bách
Khoa Đà Nẵng dựa trên những công thức đã nêu trong bảng 2.3 và 2.4.
Hình 2.8. Giao diện tính sản phẩm cháy
43
Bảng 2.5. Thành phần nhiên liệu đốt
Nhiên liệu Tỷ lệ (%)
Cacbon Hydro Nito Oxy Lưu
huỳnh
Tro Độ ẩm
Biomass 39,6 5,2 0,32 34,4 0 0,48 20
Dầu FO 83,4 10 0,2 0,2 2,9 0,3 3
Ghi chú: Thành phần biomass lấy theo DongDuongcorp
Bảng 2.6. Tải lượng ô nhiễm của các nhà máy tính theo sản phẩm cháy
Nguồn thải
Tải lượng ô nhiễm
MBụi MSO2 MNO2 MCO
(g/s) (g/s) (g/s) (g/s)
Nhà máy thép Đà Nẵng (Đốt dầu FO M3) 0,03 1,2 0,07 1,21
Nhà máy giấy Sức Trẻ 0,28 0 0,2 3,26
Nhà máy điện hơi Tín Thành
Lò 30 tấn 0,23 0 0,17 2,69
Lò 15 tấn 0,21 0 0,15 2,46
Đối với nhà máy thép Đà Nẵng, trong quá trình nung luyện để tạo ra thép thành
phẩm thì lượng nguyên liệu đầu vào cũng phát sinh tải lượng các chất ô nhiễm. Theo
tài liệu hướng dẫn SXSH trong ngành luyện thép lò điện hồ quang đã đưa ra số liệu về
mức độ ô nhiễm không khí trong lò luyện thép tính cho 1 tấn thép [16], từ đó tính được
tải lượng ô nhiễm như bảng 2.7 và bảng 2.8.
Bảng 2.7. Tải lượng ô nhiễm trong quá trình luyện thép
Thành
Phần Đơn vị
Lò điện, 20 tấn/mẻ/h Lò LF, 25 tấn/mẻ/45 phút
Lượng
Công suất
(tấn/h)
M1
(g/s) Lượng
Công suất
(t/h)
M2
(g/s)
Bụi g/tấn 5100 20 28,33 4080 25 68
SO2 g/tấn 600 20 3,33 480 25 8,00
NOx g/tấn 160 20 0,89 128 25 2,13
CO g/tấn 9000 20 50 7200 25 120
(Nguồn : Tài liệu hướng dẫn SXSH trong ngành luyện thép lò điện hồ quang)
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ  KHU CÔNG NGHIỆP LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG c6fbaceb
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ  KHU CÔNG NGHIỆP LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG c6fbaceb
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ  KHU CÔNG NGHIỆP LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG c6fbaceb
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ  KHU CÔNG NGHIỆP LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG c6fbaceb
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ  KHU CÔNG NGHIỆP LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG c6fbaceb
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ  KHU CÔNG NGHIỆP LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG c6fbaceb

More Related Content

What's hot

Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Quan ly moi truong trong do thi va khu cong nghiep
Quan ly moi truong trong do thi va khu cong nghiepQuan ly moi truong trong do thi va khu cong nghiep
Quan ly moi truong trong do thi va khu cong nghiep
nhóc Ngố
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNG
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNGSlide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNG
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNG
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 

What's hot (20)

Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả... Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
 
Quan ly moi truong trong do thi va khu cong nghiep
Quan ly moi truong trong do thi va khu cong nghiepQuan ly moi truong trong do thi va khu cong nghiep
Quan ly moi truong trong do thi va khu cong nghiep
 
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]
 
Luận văn: Vật liệu hấp phụ từ xơ dừa để xử lý amoni trong nước thải
Luận văn: Vật liệu hấp phụ từ xơ dừa để xử lý amoni trong nước thảiLuận văn: Vật liệu hấp phụ từ xơ dừa để xử lý amoni trong nước thải
Luận văn: Vật liệu hấp phụ từ xơ dừa để xử lý amoni trong nước thải
 
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp lọc kị khí
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp lọc kị khíĐề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp lọc kị khí
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp lọc kị khí
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAYĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
 
Giao Trinh Ky thuat xu ly khi thai
Giao Trinh Ky thuat xu ly khi thaiGiao Trinh Ky thuat xu ly khi thai
Giao Trinh Ky thuat xu ly khi thai
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấyLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
 
ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...
ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...
ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...
 
Thiết kế hệ thống xử lý khí thải SO2 từ lò hơi bằng thiết bị tháp hấp thụ (th...
Thiết kế hệ thống xử lý khí thải SO2 từ lò hơi bằng thiết bị tháp hấp thụ (th...Thiết kế hệ thống xử lý khí thải SO2 từ lò hơi bằng thiết bị tháp hấp thụ (th...
Thiết kế hệ thống xử lý khí thải SO2 từ lò hơi bằng thiết bị tháp hấp thụ (th...
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Môi Trường
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Môi TrườngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Môi Trường
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Môi Trường
 
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8...
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8...DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8...
DTM Cấp Sở | (PPT) Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
 
Tai lieu huong dan sxsh trong nganh thep
Tai lieu huong dan sxsh trong nganh thepTai lieu huong dan sxsh trong nganh thep
Tai lieu huong dan sxsh trong nganh thep
 
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
 
Khảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa Độ
Khảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa ĐộKhảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa Độ
Khảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa Độ
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNG
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNGSlide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNG
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án PHÚ NÔNG
 

Similar to ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU CÔNG NGHIỆP LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG c6fbaceb

Thiết kế hệ thống giám sát liên tục nồng độ khí thải của nhà máy xi măng.pdf
Thiết kế hệ thống giám sát liên tục nồng độ khí thải của nhà máy xi măng.pdfThiết kế hệ thống giám sát liên tục nồng độ khí thải của nhà máy xi măng.pdf
Thiết kế hệ thống giám sát liên tục nồng độ khí thải của nhà máy xi măng.pdf
Man_Ebook
 

Similar to ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU CÔNG NGHIỆP LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG c6fbaceb (20)

ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và môi trường không khí tại công ty ...
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty tnhh tín thành xã ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty tnhh tín thành xã ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty tnhh tín thành xã ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty tnhh tín thành xã ...
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải nhà máy cốc hóa công ty cổ phầ...
 
Đề tài thành lập lưới khống chế cơ sở mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài  thành lập lưới khống chế cơ sở mặt bằng, ĐIỂM 8Đề tài  thành lập lưới khống chế cơ sở mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài thành lập lưới khống chế cơ sở mặt bằng, ĐIỂM 8
 
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
 
đáNh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải hầm lò mỏ than tại công ty 790 tổn...
đáNh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải hầm lò mỏ than tại công ty 790 tổn...đáNh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải hầm lò mỏ than tại công ty 790 tổn...
đáNh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải hầm lò mỏ than tại công ty 790 tổn...
 
Chiến lược marketing mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép, HAY
Chiến lược marketing mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép, HAYChiến lược marketing mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép, HAY
Chiến lược marketing mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép, HAY
 
Luận văn: Công nghệ cải tạo xử lý nước thải nhà máy Spindex, 9đ
Luận văn: Công nghệ cải tạo xử lý nước thải nhà máy Spindex, 9đLuận văn: Công nghệ cải tạo xử lý nước thải nhà máy Spindex, 9đ
Luận văn: Công nghệ cải tạo xử lý nước thải nhà máy Spindex, 9đ
 
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ JOHKASOU TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN - TẢI F...
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ JOHKASOU TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN - TẢI F...TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ JOHKASOU TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN - TẢI F...
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ JOHKASOU TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN - TẢI F...
 
đáNh giá hiện trạng nước thải hầm lò và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô...
đáNh giá hiện trạng nước thải hầm lò và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô...đáNh giá hiện trạng nước thải hầm lò và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô...
đáNh giá hiện trạng nước thải hầm lò và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và đề xuất một số giải pháp giảm thi...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và đề xuất một số giải pháp giảm thi...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và đề xuất một số giải pháp giảm thi...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải và đề xuất một số giải pháp giảm thi...
 
luan van thac si danh gia hien trang moi truong san xuat linh kien dien tu
luan van thac si danh gia hien trang moi truong san xuat linh kien dien tuluan van thac si danh gia hien trang moi truong san xuat linh kien dien tu
luan van thac si danh gia hien trang moi truong san xuat linh kien dien tu
 
Thiết kế hệ thống giám sát liên tục nồng độ khí thải của nhà máy xi măng.pdf
Thiết kế hệ thống giám sát liên tục nồng độ khí thải của nhà máy xi măng.pdfThiết kế hệ thống giám sát liên tục nồng độ khí thải của nhà máy xi măng.pdf
Thiết kế hệ thống giám sát liên tục nồng độ khí thải của nhà máy xi măng.pdf
 
Luận Văn Chung Câncao Tầng Ct1_Đà Nẵng.doc
Luận Văn Chung Câncao Tầng Ct1_Đà Nẵng.docLuận Văn Chung Câncao Tầng Ct1_Đà Nẵng.doc
Luận Văn Chung Câncao Tầng Ct1_Đà Nẵng.doc
 
Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp của công ty...
Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp  của công ty...Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp  của công ty...
Một số giải pháp phát triển thị trường gạch bê tông khí chưng áp của công ty...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐẠI HỌC Q...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐẠI HỌC Q...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐẠI HỌC Q...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CÁC ĐẠI HỌC Q...
 
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệpQuản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
Quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải in, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải in, HAYĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải in, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải in, HAY
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU CÔNG NGHIỆP LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG c6fbaceb

  • 1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CHU THỊ QUỲNH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU CÔNG NGHIỆP LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đà Nẵng - Năm 2020
  • 2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CHU THỊ QUỲNH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU CÔNG NGHIỆP LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường Mã số: 852 03 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Người hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH ANH HOÀNG Đà Nẵng - Năm 2020
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Chu Thị Quỳnh
  • 4. ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................2 6. Nội dung nghiên cứu...............................................................................................3 7. Bố cục luận văn.......................................................................................................3 CHƯƠNG 1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KCN LIÊN CHIỂU...4 1.1. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CÁC KCN TẠI VIỆT NAM..........................................................................................................................4 1.2. GIỚI THIỆU VỀ KCN LIÊN CHIỂU .........................................................................6 1.2.1. Vị trí địa lý........................................................................................................7 1.2.2. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................7 1.2.3. Cơ sở hạ tầng ..................................................................................................12 1.2.4. Quy hoạch sử dụng đất đai .............................................................................12 1.2.5. Tình hình thu hút đầu tư .................................................................................13 1.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở KCN LIÊN CHIỂU.....................15 1.4. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MTKK CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TẠI KCN LIÊN CHIỂU.....................................................................................................................17 1.4.1. Các nguồn phát thải ô nhiễm ..........................................................................17 1.4.2. Thành phần và các tác nhân ô nhiễm..............................................................26 1.4.3. Các công trình xử lý khí thải ..........................................................................27 1.5. VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH KHUẾCH TÁN ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ...................................................................................................33 CHƯƠNG 2. MÔ PHỎNG KHUẾCH TÁN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT.................................................................................................................35 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH KHUẾCH TÁN....................................................35 2.2. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM METI-LIS................................................................38 2.3. DỮ LIỆU NGUỒN THẢI..........................................................................................40 2.3.1. Thống kê các nguồn thải.................................................................................40 2.3.2. Chương trình tính sản phẩm cháy...................................................................41 2.4. XÂY DỰNG CÁC KỊCH BẢN KHUẾCH TÁN Ô NHIỄM ....................................44 2.5. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG CỦA MÔ HÌNH KHUẾCH TÁN......................................45 2.5.1. Kịch bản 1: Các nhà máy hoạt động theo công suất thực tế và không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải.......................................................................................................45
  • 5. iii 2.5.2. Kịch bản 2: Các nhà máy hoạt động theo công suất thực tế và vận hành hệ thống xử lý khí thải hiện có...............................................................................................48 2.5.3. Kịch bản 3: Các nhà máy hoạt động nâng công suất sản xuất trong tương lai và vẫn giữ nguyên hệ thống xử lý .....................................................................................53 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ...................................................................................................................57 3.1. CÁC BIỆN PHÁP CHUNG .......................................................................................57 3.1.1. Vận hành hiệu quả hệ thống ...........................................................................57 3.1.2. Thay đổi giờ làm việc .....................................................................................57 3.1.3. Biện pháp cây xanh và khoảng cách ly...........................................................57 3.2. ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI ỐNG KHÓI..............................................................................58 3.2.1. Đánh giá chiều cao ống khói ..........................................................................58 3.2.2. Đánh giá đường kính ống khói .......................................................................59 3.3. ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI.............................................60 3.3.1. Đề xuất đối với hệ thống xử lý hiện tại ..........................................................60 3.3.2. Trường hợp nhà máy Thép Đà Nẵng nâng công suất.....................................61 CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT XỬ LÝ KHÍ THẢI NHÀ MÁY ĐIỆN HƠI CÔNG NGHIỆP TÍN THÀNH.......................................................................................63 4.1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ XỬ LÝ KHÍ THẢI CỦA NHÀ MÁY.....................63 4.1.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý khí thải ........................................................63 4.1.2. Các thông số của hệ thống xử lý khí thải........................................................63 4.2. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI...........................................................64 4.2.1. Kết quả theo mô phỏng tính toán....................................................................64 4.2.2. Kết quả theo Báo cáo Giám sát môi trường....................................................64 4.2.3. Kết quả theo đo đạc kiểm chứng ....................................................................65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
  • 6. iv DANH MỤC VIẾT TẮT ATNĐ : Áp thấp nhiệt đới BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường CAP : Computing air pollution CP : Cổ phần DN : Doanh nghiệp DNCS : Doanh nghiệp cơ sở ĐHĐN : Đại học Đà Nẵng ĐN : Đà Nẵng ĐTM : Đánh giá tác động môi trường ĐVT : Đơn vị tính ECOMAP : Mapping and computing for Air Pollution software for central Economic key region ENVIMAP : Environmental Information Management and Air Pollution estimation FDI : Foreign Direct Investment GXN-STNMT : Giấy xác nhận – Sở Tài nguyên Môi trường KCN : Khu công nghiệp HTXL : Hệ thống xử lý MTKK : Môi trường không khí MTV : Một thành viên PCB : Portland Cement Blending (Xi măng pooclăng hỗn hợp) QCVN : Quy chuẩn Việt Nam SXSH : Sản xuất sạch hơn SC : Sửa chữa SPC : Sản phẩm cháy TB : Trung bình TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TP : Thành phố TSP : Tổng bụi lơ lửng XNCKBS-UBND : Xác nhận cam kết bổ sung - Ủy ban nhân dân VSAT : Very Small Aperture Terminal
  • 7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 1.1. Đặc trưng nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Đà Nẵng 8 1.2. Đặc trưng độ ẩm trung bình các tháng trong năm tại Đà Nẵng 9 1.3. Đặc trưng tổng lượng mưa các tháng trong năm tại Đà Nẵng 10 1.4. Đặc trưng tổng số giờ nắng các tháng trong năm tại Đà Nẵng 10 1.5. Tốc độ gió – Tần suất – Hướng gió ở Đà Nẵng 11 1.6. Tình hình bão lũ ở Đà Nẵng 11 1.7. Danh sách các cơ sở sản xuất hoạt động trong KCN 13 1.8. Kết quả quan trắc môi trường không khí tại KCN Liên Chiểu năm 2017 16 1.9. Kết quả quan trắc môi trường không khí tại KCN Liên Chiểu năm 2018 16 1.10. Tải lượng bụi tại từng khu vực 19 1.11. Tải lượng bụi tại từng công đoạn 21 1.12. Lượng nhiên liệu tiêu thụ 24 1.13. Số liệu phát thải của các nhà máy phát sinh khí thải 25 1.14. Các thông số cơ bản của HTXL khói thải trực tiếp 31 1.15. Các thông số cơ bản của hệ thống xử lý khí thải gián tiếp 32 2.1. Cấp ổn định của khí quyển 38 2.2. Tình hình sử dụng nhiên liệu đốt các nhà máy 40 2.3. Công thức tính sản phẩm cháy ở điều kiện chuẩn 41 2.4. Công thức tính lượng khói thải và tải lượng khí ô nhiễm 42 2.5. Thành phần nhiên liệu đốt 43 2.6. Tải lượng ô nhiễm của các nhà máy tính theo sản phẩm cháy 43 2.7. Tải lượng ô nhiễm trong quá trình luyện thép 43 2.8. Tải lượng các chất ô nhiễm của các nguồn thải 44 2.9. Tải lượng ô nhiễm các nguồn thải khi không có hệ thống xử lý 45 2.10. Tải lượng ô nhiễm tại ống khói khi các nhà máy có vận hành hệ thống xử lý 49 2.11. Thành phần nhiên liệu của than 56 2.12. Tải lượng ô nhiễm nhà máy Thép khi nâng công suất 56 4.1. Nồng độ chất ô nhiễm trong khói thải lò hơi 64 4.2. Nồng độ chất ô nhiễm sau khi qua hệ thống xử lý 64 4.3. Kết quả đo không khí tại ống khói giữa nhà máy (ống khói lò 30 tấn) 64
  • 8. vi Số hiệu bảng Tên bảng Trang 4.4. Kết quả đo không khí tại khu vực sản xuất 65 4.5. Kết quả đo đạc khí thải lò hơi 65 4.6. Kết quả đo đạc khí thải sau xyclon chùm 65 4.7. Kết quả đo đạc khí thải lò hơi tại vị trí ống khói 66
  • 9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang 1.1. Diễn biến nồng độ TSP trung bình năm gần các KCN và đô thị tại một số thành phố 4 1.2. Diễn biến nồng độ NO2 trong không khí xung quanh tại một số khu dân cư đô thị 5 1.3. Diễn biến nồng độ CO trong không khí xung quanh tại một số khu dân cư đô thị 5 1.4. Diễn biến nồng độ SO2 trong không khí xung quanh tại một số khu dân cư đô thị 6 1.5. KCN Liên Chiểu 7 1.6. Vị trí các nhà máy trong KCN Liên Chiểu 13o 1.7. Vị trí các nhà máy phát sinh khí thải trong KCN Liên Chiểu 17 1.8. Sơ đồ dây chuyền sản xuất 18 1.9. Sơ đồ quy trình sản xuất xi măng 20 1.10. Sơ đồ công nghệ sản xuất 22 1.11. Sơ đồ quá trình sản xuất phôi thép 23 1.12. Dây chuyền sản xuất 25 1.13. Cấu tạo hệ thống lọc bụi túi 27 1.14. Sơ đồ thu hồi, tái sử dụng chất thải 28 1.15. Hệ thống xử lý khí thải lò hơi 29 1.16. Sơ đồ khối quy trình công nghệ thu gom xử lý khí thải 31 1.17. Cơ chế hoạt động của hệ thống 32 2.1. Luồng khói từ nguồn điểm cao trong hệ trục xyz 35 2.2. Luồng khói từ nguồn điểm cao trong hệ trục xyz 36 2.3. Khoảng cách theo chiều đứng của các điểm xem xét A và B đến đường trục của luồng thực và luồng ảo 36 2.4. Giao diện mô hình Meti – lis 2.03 38 2.5. Cửa sổ thực hiện tính toán của Meti-lis 39 2.6. Sơ đồ khối mô phỏng ô nhiễm theo mô hình Meti-lis 39 2.7. Vị trí các nguồn thải của các cơ sở sản xuất phát sinh khí trong KCN 40 2.8. Giao diện tính sản phẩm cháy 42 2.9. Mô phỏng phát tán ô nhiễm bụi khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và không có hệ thống xử lý 46 2.10. Mô phỏng phát tán ô nhiễm NO2 khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và không có hệ thống xử lý 46 2.11. Mô phỏng phát tán ô nhiễm CO khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và không có hệ thống xử lý 46
  • 10. viii Số hiệu hình Tên hình Trang 2.12. Mô phỏng phát tán ô nhiễm SO2 khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và không có hệ thống xử lý 47 2.13 Mô phỏng phát tán ô nhiễm bụi khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và không có hệ thống xử lý 47 2.14. Mô phỏng phát tán ô nhiễm NO2 khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và không có hệ thống xử lý 47 2.15. Mô phỏng phát tán ô nhiễm CO khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và không có hệ thống xử lý 48 2.16. Mô phỏng phát tán ô nhiễm SO2 khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và không có hệ thống xử lý 48 2.17. Mô phỏng phát tán ô nhiễm bụi khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và vận hành hệ xử lý 50 2.18. Mô phỏng phát tán ô nhiễm NO2 khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và vận hành hệ thống xử lý 50 2.19. Mô phỏng phát tán ô nhiễm CO khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và vận hành hệ thống xử lý 50 2.20. Mô phỏng phát tán ô nhiễm SO2 khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và vận hành hệ thống xử lý 51 2.21. Mô phỏng phát tán ô nhiễm bụi khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và vận hành hệ thống xử lý 51 2.22. Mô phỏng phát tán ô nhiễm NO2 khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và vận hành hệ thống xử lý 51 2.23. Mô phỏng phát tán ô nhiễm CO khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và vận hành hệ thống xử lý 52 2.24. Mô phỏng phát tán ô nhiễm SO2 khi 5 nhà máy hoạt động cùng lúc và vận hành hệ thống xử lý 52 2.25. Dây chuyền cán thép giai đoạn 1 54 2.26. Dây chuyền cán thép giai đoạn 2 55
  • 11. ix ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU CÔNG NGHIỆP LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Học viên: Chu Thị Quỳnh Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường Mã số: 8520320 Khóa: K34 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN Tóm tắt - Nghiên cứu sử dụng phần mềm meti-lis để mô phỏng lan tỏa ô nhiễm bụi và các khí ô nhiễm từ các nguồn thải tại khu công nghiệp (KCN) Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Kết quả mô phỏng mô hình cho thấy, mặc dù các nhà máy đã thực hiện xử lý ô nhiễm khí thải theo cam kết đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nhưng nồng độ bụi vượt 2 lần đối với môi trường xung quanh do nhà máy thép Đà Nẵng gây ra. Bên cạnh đó, nếu các hệ thống xử lý khí thải ngừng hoạt động sẽ gây ô nhiễm bụi vượt khoảng 13,9 lần so với QCVN 05:2013. Nguyên nhân là do lựa chọn chiều cao, đường kính ống khói và hiệu suất của thiết bị xử lý chưa đạt yêu cầu. Ngoài ra, khoảng cách từ một số nhà máy đến khu dân cư không đảm bảo theo QCVN. Nghiên cứu cũng đề xuất một số biện pháp khả thi để khắc phục các bất cập đang xảy ra. Từ khóa – phần mềm meti-lis; ô nhiễm không khí; khuếch tán. ASSESSMENT AIR POLLUTION AND APPLICATION OF METI-LIS FOR CONTROL OF AIR ENVIRONMENTAL POLLUTION IN LIEN CHIEU INDUSTRIAL ZONES, DA NANG CITY Abstract –In this article, Meti-lis software was used to simulate the diffusion of air pollutant concentrations from sources in the Lien Chieu Industrial Zone, Da Nang City. The research results show that although factories have implemented pollution pollution treatment according to commitments of environmental impact assessment, they still cause dust pollution more than 2 times in the Danang steel factory. If the air pollution treatment system doesn't operate, the air pollution will reach about 13.9 times that of QCVN 05: 2013. This happens because the height and diameter of stack and the efficiency of the treatment equipment aren't suitable. In addition, the distance from some factories to residential areas is not guaranteed according to QCVN. Some suggestions in this research are presented to solve these problems. Keywords - meti-lis software; air pollution; diffusion.
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Không khí là một thành phần quan trọng, có ý nghĩa sống còn để duy trì sự sống trên Trái đất. Sự thay đổi môi trường không khí sẽ tác động đến con người, môi trường và phát triển kinh tế xã hội. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, sự phát triển của KCN đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường. Với đặc thù là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, nếu công tác bảo vệ môi trường không được đầu tư đúng mức thì chính các KCN trở thành nguồn thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của cộng đồng xung quanh và tác động xấu lên hệ sinh thái. Tính đến hết tháng 09/2018, TP. Đà Nẵng có 06 KCN tập trung với tổng diện tích đất 1.066,52 ha, bao gồm: Hòa Khánh, Đà Nẵng, Liên Chiểu, Hòa Khánh mở rộng, Hòa Cầm và Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng. Các KCN tại thành phố Đà Nẵng đã thu hút 419 dự án, trong đó 319 dự án trong nước và 100 dự án nước ngoài; tỷ lệ lấp đầy đạt gần 85%; thu hút hơn 74.000 lao động tại địa phương và các tỉnh lân cận [31]. Hoạt động của các KCN đã mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân trong khu vực, nhưng cũng mang lại những thách thức không nhỏ về mặt môi trường, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường không khí. Nhìn chung, ô nhiễm không khí ở các KCN mang tính cục bộ, tập trung nhiều ở các KCN cũ, do các nhà máy trong KCN sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải. Vấn đề ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu là ô nhiễm bụi, một số KCN có xuất hiện ô nhiễm CO, SO2 và NO2. KCN Liên Chiểu có tổng diện tích hơn 2,8 triệu m2 , tập trung các dự án thuộc ngành công nghiệp nặng như luyện cán thép, xi-măng, cao su, hóa chất, vật liệu xây dựng. Hoạt động của KCN đã gây ra nhiều tác động và rủi ro bất lợi đến môi trường sống của người dân khu vực xung quanh, nhất là môi trường không khí. Theo phản ảnh của người dân xung quanh, các nhà máy thường xuyên xả khí thải, bụi làm ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường sống khu dân cư. Để đánh giá mức độ ô nhiễm, việc đo đạc không phản ánh được thực trạng môi trường không khí của KCN do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như khí tượng (nhiệt độ, hướng gió,…) và tình hình hoạt động của các nhà máy. Do đó, việc sử dụng các mô hình để tính toán cụ thể về mức độ phát tán các chất ô nhiễm trong từ các hoạt động sản xuất trong KCN nhằm đánh giá và dự báo các chất ô nhiễm, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp kiểm soát, phòng ngừa thích hợp là rất cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, học viên chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và ứng dụng mô hình Meti-lis để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí khu công nghiệp Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
  • 13. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu hiện trạng MTKK xung quanh KCN Liên Chiểu. - Đánh giá mức độ ô nhiễm của các cơ sở sản xuất phát sinh khí thải nhằm kiểm soát ô nhiễm MTKK xung quanh KCN. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Trình bày các phương án và kịch bản nghiên cứu sự phát tán ô nhiễm không khí thông qua việc sử dụng mô hình Meti-lis. Đưa ra một số cơ sở dữ liệu về mặt khuếch tán tại khu vực nghiên cứu. - Ý nghĩa thực tiễn: Hỗ trợ các cơ quan quản lý trong việc nghiên cứu, quy hoạch phát triển KCN theo hướng bền vững, góp phần bảo vệ môi trường và cuộc sống của người dân và người lao động xung quanh KCN. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các nguồn phát thải, các tác nhân ô nhiễm không khí từ hoạt động sản xuất công nghiệp trong KCN Liên Chiểu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu tổng quát: Khu công nghiệp Liên Chiểu và các vùng lân cận chịu ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất của KCN. - Phạm vi nghiên cứu chi tiết: Các cơ sở sản xuất phát sinh khí thải lớn tại KCN Liên Chiểu, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan - Thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan đến các kết quả nghiên cứu của các chương trình và đề tài khoa học có liên quan đến môi trường không khí tại KCN Liên Chiểu. - Thu thập các tài liệu, thông tin về hoạt động của các cơ sở sản xuất tại KCN Liên Chiểu. - Thống kê, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan về: lượng nguyên, nhiên liệu sử dụng; lượng chất thải phát sinh trong thời gian hoạt động;… 5.2. Phương pháp khảo sát thực địa - Tìm hiểu hoạt động của các cơ sở sản xuất trong KCN, khoanh vùng cơ sở sản xuất phát sinh khí thải. - Xem xét quy trình hoạt động, hiện trạng môi trường, tình hình sử dụng nguyên nhiên liệu, năng lượng; biện pháp bảo vệ môi trường, các vấn đề quản lý tại các cơ sở sản xuất phát sinh khí thải trong KCN. 5.3. Phương pháp đo đạc lấy mẫu, phân tích - Lấy và phân tích các mẫu không khí xung quanh và mẫu khí thải tại các cơ sở sản xuất phát sinh khí thải và vùng lân cận cơ sở sản xuất để có cơ sở đánh giá về chất lượng môi trường khu vực.
  • 14. 3 5.4. Phương pháp mô hình hóa - Sử dụng mô hình Meti-lis. Mô hình này được xây dựng dựa trên nguyên lý phát tán khí theo phương trình Gauss, được ứng dụng cho việc tính toán phát thải tại một điểm bất kỳ. 5.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 6. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng MTKK xung quanh các cơ sở sản xuất có phát thải lớn trong KCN Liên Chiểu. - Ứng dụng mô hình Meti-lis để mô phỏng sự khuếch tán của các ống khói, xem xét sự phát tán các chất ô nhiễm đến các khu dân cư và các công trình lân cận. - Đề xuất biện pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm MTKK xung quanh KCN. - Đánh giá hiệu suất xử lý khí thải một nhà máy điển hình. 7. Bố cục luận văn Luận văn được trình bày thành 4 chương: Chương 1. Hiện trạng môi trường không khí KCN Liên Chiểu Chương 2. Mô phỏng khuếch tán ô nhiễm không khí tại các cơ sở sản xuất Chương 3. Đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí Chương 4. Đánh giá hiệu suất xử lý khí thải nhà máy Điện hơi công nghiệp Tín Thành
  • 15. 4 CHƯƠNG 1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KCN LIÊN CHIỂU 1.1. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CÁC KCN TẠI VIỆT NAM Hoạt động sản xuất công nghiệp đang là một trong các nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam. Các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ quá trình khai thác và cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, khí thải từ các công đoạn sản xuất như đốt nhiên liệu hóa thạch, khí thải lò hơi, hóa chất bay hơi,… Tùy thuộc vào loại hình sản xuất, quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng mà các hoạt động công nghiệp khác nhau sẽ phát sinh khí thải với thành phần và nồng độ khác nhau. Các chất độc hại từ khí thải công nghiệp được phân thành các nhóm bụi, nhóm khí vô cơ (NO2, SO2, CO,…), nhóm các chất hữu cơ và kim loại nặng. Trong đó, lượng phát thải NO2, SO2 và TSP chiếm phần lớn trong tổng lượng phát thải các chất gây ô nhiễm. Trong các ngành công nghiệp ở Việt Nam, các hoạt động: khai thác và chế biến than, sản xuất thép, sản xuất vật liệu xây dựng và nhiệt điện đang được đánh giá là những nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đáng kể. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016, vấn đề nổi cộm trong ô nhiễm môi trường không khí hiện nay là vấn đề ô nhiễm bụi. Nồng độ TSP tại rất nhiều điểm quan trắc xung quanh các khu công nghiệp vượt giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013, thậm chí vượt nhiều lần giới hạn cho phép đối với trung bình 24 giờ và trung bình năm. Hình 1.1. Diễn biến nồng độ TSP trung bình năm gần các KCN và đô thị tại một số thành phố Nguồn: Tổng cục môi trường, 2016
  • 16. 5 Hình 1.2. Diễn biến nồng độ NO2 trong không khí xung quanh tại một số khu dân cư đô thị Nguồn: Tổng cục môi trường, 2016 Hình 1.3. Diễn biến nồng độ CO trong không khí xung quanh tại một số khu dân cư đô thị Nguồn: Tổng cục môi trường, 2016
  • 17. 6 Hình 1.4. Diễn biến nồng độ SO2 trong không khí xung quanh tại một số khu dân cư đô thị Nguồn: Tổng cục môi trường, 2016 Hầu hết nồng độ các chất ô nhiễm NO2, CO, SO2 vẫn nằm trong giới hạn của QCVN 05:2013/BTNMT. Do đó, cần phải có những biện pháp để kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm từ các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp. 1.2. GIỚI THIỆU VỀ KCN LIÊN CHIỂU KCN Liên Chiểu được thành lập theo Quyết định số 344/TTg ngày 18/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ, có vị trí thuộc địa phận của phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. KCN được xây dựng trên khu đất nằm phía Tây Bắc thành phố với tổng diện tích quy hoạch 289,35ha. Đây là KCN lớn và hiện đại của thành phố nằm trong quần thể kiến trúc tổng hợp bao gồm KCN, khu đô thị, khu vui chơi giải trí và dịch vụ do Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Công trình được xây dựng khá xa trung tâm thành phố, cách cảng biển Tiên Sa 25km, cách sân bay quốc tế và ga Đà Nẵng 14km, sát cảng biển Liên Chiểu và tiếp giáp với cửa ra phía Nam của đường hầm đèo Hải Vân. Tuy nhiên, nhờ đầu tư đồng bộ và hiện đại hệ thống cơ sở hạ tầng cùng chính sách giá cạnh tranh, phương thức thanh toán linh động và sự hỗ trợ tích cực cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án, KCN Liên Chiểu đang là điểm đến thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tại KCN Liên Chiểu, các công trình hạ tầng kỹ thuật như hệ thống cấp điện, cấp nước, giao thông và bưu chính viễn thông được xây dựng hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu xây dựng nhà xưởng và sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Với các tiện ích và hạ tầng kỹ thuật phục vụ tối đa nhu cầu của nhà đầu tư, hiện KCN Liên Chiểu đang thu hút nhiều dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực, ngành nghề như: công nghiệp nặng (luyện
  • 18. 7 cán thép, cao su), công nghiệp chế tạo, công nghiệp hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp cơ khí…Nhiều dự án đầu tư giá trị lớn đã và đang được thực hiện tại đây giúp giải quyết việc làm cho lượng lớn công nhân đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố. 1.2.1. Vị trí địa lý KCN Liên Chiểu có vị trí thuộc địa phận của phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Vị trí này có các đặc điểm sau: - Là khu vực nằm cách xa các khu chức năng đô thị, về phía Nam được giới hạn bởi sông Cu Đê, phía Đông kế cận với cảng Liên Chiểu, vì vậy phù hợp với ngành công nghiệp nặng như luyện cán thép, cao su, hóa chất, vật liệu xây dựng. - Là khu vực nằm về phía Tây – Bắc, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10 km, gần đường Quốc lộ 1A, cảng Liên Chiểu, ga đường sắt nên rất thuận tiện về mặt đi lại bằng đường bộ, đường thủy cũng như đường sắt. Ranh giới: - Phía Bắc giáp chân đèo Nam Hải Vân. - Phía Nam giáp sông Cu Đê. - Phía Đông giáp quốc lộ 1A. - Phía Tây giáp chân núi Phước Tường. Hình 1.5. KCN Liên Chiểu 1.2.2. Điều kiện tự nhiên Đà Nẵng là thành phố có diện tích khá nhỏ, nên các điều kiện tự nhiên về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm,… trên địa bàn không có sự phân biệt rõ ràng. Mặt khác, các KCN của thành phố đều tập trung ở khu vực đồng bằng. Do đó, một số điều kiện tự nhiên của KCN cũng là đặc điểm tự nhiên chung của cả thành phố.
  • 19. 8 TP Đà Nẵng nói chung nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, có chế độ bức xạ năng lượng mặt trời rất phong phú của vùng nhiệt đới, đồng thời còn chịu sự chi phối chủ yếu của các hoàn lưu gió mùa, tín phong và chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhiễu động nhiệt đới như: bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới... là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam, được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8. Trung bình hàng năm, chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới có gió mạnh từ cấp 6 trở lên. a. Nhiệt độ không khí Nhiệt độ khu vực Đà Nẵng trong 10 năm (2006-2015) cao và ít biến động trong năm. Biến trình năm của nhiệt độ trung bình không khí có dạng một đỉnh, cực đại vào tháng 5 hoặc tháng 6 hoặc tháng 7, cực tiểu vào tháng 1 hoặc tháng 12. Từ tháng 1 nhiệt độ bắt đầu tăng cho đến tháng 6, tháng 7, sau đó giảm dần cho đến cho đến tháng 1 năm sau. Về mùa đông: Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 12 từ 20 – 24,50 C; về mùa hạ, tháng 6, 7 là các tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình các tháng này khoảng từ 28,6 - 30,60 C. Bảng 1.1 Đặc trưng nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Đà Nẵng Các tháng Nhiệt độ không khí trung bình (o C) TB tháng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tháng 1 21,6 21,3 21,6 20,6 23,1 20,0 21,4 21,9 20,3 20,3 21,31 Tháng 2 23,3 23,7 19,4 23,7 24,4 21,5 22,2 24,4 21,8 21,9 22,72 Tháng 3 24 25,4 23,3 25,5 24,6 21,5 24,3 25,3 24,1 24,2 24,31 Tháng 4 26,9 26,4 27,0 26,9 26,9 24,9 27,0 27,1 28,1 28,3 26,97 Tháng 5 27,6 28,1 27,7 27,6 29,4 28,1 29,3 29,2 29,1 29,3 28,56 Tháng 6 30,2 29,8 29,4 30,6 29,7 29,3 30,6 29,6 31,2 31,2 30,16 Tháng 7 30,1 29,4 29,5 29,3 29,1 29,8 29,5 28,6 28,6 28,6 29,35 Tháng 8 28,3 28,8 28,6 29,2 28,1 29,2 29,7 29,3 28,3 28,3 28,83 Tháng 9 27,3 27,8 27,8 27,5 27,7 26,9 27,4 27,1 28,1 28,2 27,63 Tháng 10 26,7 26 26,3 26,7 25,9 25,7 26,3 26,0 27,6 27,6 26,51 Tháng 11 26,2 23,2 24,4 24,4 23,7 24,6 26,0 25,2 24,2 24,3 24,61 Tháng 12 23,4 23,9 21,5 23,2 22,5 20,8 24,5 20,8 21,4 21,4 22,44 TB năm 26,3 26,15 25,5 26,3 26,3 25,2 26,5 26,2 26,0 26,6 Nguồn:Niên giám thống kê Đà Nẵng từ năm 2008 đến 2017, Cục thống kê Đà Nẵng b. Chế độ ẩm Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm không khí và là các yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng sức khỏe người lao động. Độ ẩm lớn
  • 20. 9 sẽ làm cho các phản ứng hóa học của các chất thải (SO2, SO3...) mạnh hơn tạo ra H2SO3; H2SO4. Độ ẩm trung bình dao động trong khoảng từ 70% đến 85%. Độ ẩm tương đối trong mùa mưa và đầu mùa ít mưa cao hơn độ ẩm trong các tháng chính hạ, biến trình ẩm tương đối theo thời gian trong năm có dạng gần như nghịch biến với biến trình nhiệt trung bình. Trong mùa gió mùa Tây Nam, độ ẩm tương đối thường xuống thấp, có những ngày độ ẩm tương đối rất thấp, nhiệt độ lên cao tạo nên thời tiết rất khô-nóng, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Độ ẩm tương đối xuống thấp dao động trong khoảng từ 70% đến 75%. Bảng 1.2. Đặc trưng độ ẩm trung bình các tháng trong năm tại Đà Nẵng Các tháng Độ ẩm không khí trung bình (%) TB tháng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tháng 1 86 87 85 82 84 83 88 84 84 84 84,7 Tháng 2 85 83 80 86 85 82 87 84 85 84 84,2 Tháng 3 84 85 85 83 83 82 82 86 86 85 84,2 Tháng 4 81 80 82 81 83 84 81 83 81 80 81,7 Tháng 5 77 80 81 82 77 77 77 77 77 77 78,2 Tháng 6 73 74 77 71 77 75 70 72 71 71 73,1 Tháng 7 71 76 75 76 77 70 73 79 79 79 75,5 Tháng 8 82 78 78 77 82 77 74 77 77 77 77,9 Tháng 9 82 81 81 84 83 88 85 85 85 84 83,9 Tháng 10 84 87 88 82 85 87 84 83 83 83 84,6 Tháng 11 82 85 85 83 88 86 88 86 87 86 85,7 Tháng 12 82 85 87 84 84 89 85 80 87 86 85 TB năm 80,8 81,8 82,0 80,9 82,3 81,7 81,2 81,3 81,8 81,8 Nguồn:Niên giám thống kê Đà Nẵng từ năm 2008 đến 2017, Cục thống kê Đà Nẵng c. Chế độ mưa Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng các chất ô nhiễm. Lượng mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm trong không khí càng giảm. Tuy nhiên, các hạt mưa kéo theo bụi và hoà tan một số chất độc hại rơi xuống đất gây ô nhiễm đất, nước. Lượng mưa tại Đà Nẵng có sự khác biệt lớn giữa mùa ít mưa và mùa mưa, trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 thì mùa mưa chiếm khoảng 75-82% tổng lượng mưa cả năm, trong khi đó mùa ít mưa chỉ chiếm 18-25% lượng mưa năm. Các hình thế gây mưa lớn tại Đà Nẵng do nhiều nguyên nhân, trước tiên phải kể đến hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh; tiếp đến là các nhiễu động nhiệt đới khác như dải hội tụ nhiệt đới, hoạt động của gió đới gió Đông và sự kết hợp của nhiều hình thế với nhau.
  • 21. 10 Bảng 1.3. Đặc trưng tổng lượng mưa các tháng trong năm tại Đà Nẵng Tháng Năm Tổng lượng mưa trung bình (mm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm 2008 97,9 33,8 2,2 9,2 68,7 2,3 127,3 346,2 294,4 618,8 278,6 254,4 2133 2009 153,3 0,4 58,0 55,3 156,4 7,1 24,1 152,2 252,8 1.147 893,6 163,8 3064 2010 82,8 33,6 53,7 67,0 157,7 35,5 47,9 56,6 230,0 1.006 568,6 185,3 2524 2011 159,5 23,3 23,0 179,9 65,3 36,2 186,5 152,8 1,375 455,8 194,4 165,4 3017 2012 87,9 0 10,3 4,7 62,1 76,1 245,2 326,3 166,1 656,3 549,2 526 2710 2013 160,6 0 31,2 8,0 35,0 100,5 12,8 139,1 812,1 791,3 1.218 339,2 2431 2014 56,8 37,4 0 21,3 10,9 46,1 32,0 180,5 581,7 367,5 302,4 59,5 1696 2015 18,0 45,0 45,0 14,0 43,0 25,0 132,0 81,0 751,0 369,0 760,0 34,0 2317 2016 100 0 5,0 60,0 10,0 80,0 175,0 165,0 110,0 380,0 560,0 34,0 1679 2017 100 0 5,0 60,0 10,0 80,0 175,0 165,0 110,0 380,0 560,0 34,0 1679 TB tháng 102 17 23 48 62 49 116 176 468 617 467 180 2325 Nguồn:Niên giám thống kê Đà Nẵng từ năm 2008 đến 2017, Cục thống kê Đà Nẵng d. Chế độ nắng Trung bình theo các năm có khoảng 2000 giờ nắng, trong đó từ tháng 4-8 là thời kỳ có nắng nhiều - tổng số giờ nắng trong 5 tháng này trung bình khoảng từ 1046 đến 1248 giờ - chiếm khoảng từ 51,7% đến 63% tổng số giờ nắng trong năm. Tháng thường có nắng ít nhất là tháng 12. Bảng 1.4. Đặc trưng tổng số giờ nắng các tháng trong năm tại Đà Nẵng Tháng Năm Tổng lượng mưa trung bình (mm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm 2008 97,9 33,8 2,2 9,2 68,7 2,3 127,3 346,2 294,4 618,8 278,6 254,4 2133 2009 153,3 0,4 58,0 55,3 156,4 7,1 24,1 152,2 252,8 1.147 893,6 163,8 3064 2010 82,8 33,6 53,7 67,0 157,7 35,5 47,9 56,6 230,0 1.006 568,6 185,3 2524 2011 159,5 23,3 23,0 179,9 65,3 36,2 186,5 152,8 1,375 455,8 194,4 165,4 3017 2012 87,9 0 10,3 4,7 62,1 76,1 245,2 326,3 166,1 656,3 549,2 526 2710 2013 160,6 0 31,2 8,0 35,0 100,5 12,8 139,1 812,1 791,3 1.218 339,2 2431 2014 56,8 37,4 0 21,3 10,9 46,1 32,0 180,5 581,7 367,5 302,4 59,5 1696 2015 18,0 45,0 45,0 14,0 43,0 25,0 132,0 81,0 751,0 369,0 760,0 34,0 2317 2016 100 0 5,0 60,0 10,0 80,0 175,0 165,0 110,0 380,0 560,0 34,0 1679 2017 100 0 5,0 60,0 10,0 80,0 175,0 165,0 110,0 380,0 560,0 34,0 1679 TB tháng 102 17 23 48 62 49 116 176 468 617 467 180 2325 Nguồn:Niên giám thống kê Đà Nẵng từ năm 2008 đến 2017, Cục thống kê Đà Nẵng e. Chế độ gió Hướng gió thành phố Đà Nẵng bị chi phối bởi điều kiện hoàn lưu và địa hình. Về mùa đông, tần suất cao nhất là hướng Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc và một phần gió Đông.
  • 22. 11 Rất ít tháng có tần suất gió ở một hướng vượt quá 20%. Hướng Tây Bắc lặp lại ở nhiều tháng nhất. Về mùa hạ, gió thịnh hành là gió Đông với tần suất phổ biến từ 20-30%. Tốc độ gió trung bình năm là 3,3 m/s. Tầng suất lặng gió khá cao từ 25-50%. Trong mùa mưa, gió mạnh nhất có hướng Bắc đến Đông Bắc với tốc độ gió từ 15-25 m/s. Trong bão, tốc độ gió có thể lên đến 30-40 m/s. Hàng năm trung bình có từ 50 – 55 ngày có gió Tây hoạt động mạnh làm cho nền nhiệt độ tăng cao và độ ẩm giảm. Nhiệt độ trung bình cao nhất là 350 C và độ ẩm thấp nhất là 55%. Bảng 1.5. Tốc độ gió – Tần suất – Hướng gió ở Đà Nẵng Tháng Tốc độ gió (m/s) Hướng gió chủ đạo Tần suất hướng gió cực đại (%) Trung bình Cực đại 1 1 19 Tây Bắc 18,5 2 3,4 18 Tây Bắc 20,4 3 3,4 18 Đông 20,3 4 3,3 18 Đông 21,7 5 3,4 25 Đông 15,2 6 3,0 20 Đông 15,0 7 3,0 26 Tây Nam, Đông 11,0;12,9 8 3,0 17 Tây Nam 12,3 9 3,3 28 Bắc 14,9 10 3,6 40 Bắc 16,2 11 3,5 24 Bắc 19,3 12 3,2 18 Bắc;Tây Bắc 15,2;16,8 Năm 3,3 40 Tây Bắc 16,1 Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2017, Cục thống kê Đà Nẵng f. Bão, áp thấp nhiệt đới Trung bình hàng năm có 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông. Nếu xác định mức độ gió tại vùng biển Đà Nẵng khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới mạnh từ cấp 6 trở lên, thì trung bình hàng năm, thành phố chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Bảng 1.6. Tình hình bão lũ ở Đà Nẵng TT DIỄN BIẾN THIỆT HẠI ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng 1 Số cơn bão trong năm Cơn 9 10 7 10 11 6 7 10 15 14 99 2 Số cơn bão ảnh hưởng ĐN Cơn 1 3 4 3 2 1 3 3 20 3 Số cơn bão gây thiệt hại Cơn 1 2 1 2 2 2 10 4 Số ATNĐ trong năm Cơn 7 5 5 6 7 5 7 2 4 6 54 5 Số ATNĐ ảnh hưởng đến ĐN Cơn 1 2 2 3 1 1 10 Nguồn: Báo cáo về công tác phòng chống thiên tai thành phố Đà Nẵng – Văn phòng BCH PCLB và TKCN thành phố Đà Nẵng, 2012
  • 23. 12 Trong năm 2013 là năm có diễn biến khí hậu - thủy văn phức tạp, cũng là năm có số cơn bão nhiều nhất trong nhiều năm qua, đã có 15 cơn bão và 04 ATNĐ hoạt động trên Biển Đông, trong đó cơn bão số 8 và đặc biệt là siêu bão số 11 (NARI) đã ảnh hưởng trực tiếp và gây thiệt hại nặng nề cho thành phố Đà Nẵng, bão số 11 (NARI) có cường độ cấp 10, 11, giật cấp 12, 13. Mùa bão ở Việt Nam nhìn chung từ tháng 7 đến tháng 11. Tại Đà Nẵng mùa bão từ tháng 8 đến tháng 11, trong đó tháng 10, 11 bão thường ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy nhiên những cơn bão trái mùa hoặc có thể nói những cơn bão hoạt động không theo những quy luật phổ biến khí hậu thường gây ra những thiệt hại nặng nề cho địa phương. 1.2.3. Cơ sở hạ tầng + Giao thông nội bộ - Tổng số km đường: 4,15 km. - Kết nối với đường quốc lộ, tỉnh lộ: 1,63 km. + Hệ thống cấp điện - Nguồn điện được cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua Trạm biến áp 500KV Hòa Cầm, Quận Cẩm Lệ. -Trong KCN có 2 trạm biến áp trung gian 110/22KV-40MVA cung cấp điện đến bên trong tường rào từng Doanh nghiệp KCN. + Hệ thống cấp nước - KCN sử dụng nguồn cung cấp nước sạch từ Nhà máy nước Hải Vân với công suất 5.000m3 /ngày đêm. - Mạng lưới cấp nước đảm bảo cung cấp đến tận tường rào các doanh nghiệp. + Hệ thống thoát nước - Do địa hình tốt và sự đầu tư đồng bộ, có thể khẳng định hệ thống thoát nước thành phố Đà Nẵng tốt nhất so với các thành phố trên cả nước. - Tại mỗi KCN đều có 2 hệ thống thoát nước riêng giành cho nước thải KCN và nước mưa. Nước mưa tự chảy vào các giếng thu theo hệ thống mương rãnh dẫn xả ra sông. + Hệ thống xử lý nước thải - Hệ thống xử lý nước thải được đầu tư với công suất 2.000 m3 /ngày đêm, đi vào hoạt động từ tháng 11/2011. Nước thải sản xuất công nghiệp và nước thải sinh hoạt được xử lý cục bộ tại mỗi nhà máy, xí nghiệp đạt tiêu chuẩn cột C (QCVN 40-2011) trước khi thoát vào hệ thống cống chung KCN và dẫn về trạm xử lý nước thải để xử lý đạt chuẩn B (QCVN 40-2011) trước khi thải ra sông. - Tỷ lệ DN được đấu nối thoát nước: 100%. + Khu xử lý chất thải rắn tập trung: Không có. 1.2.4. Quy hoạch sử dụng đất đai + Diện tích đất công nghiệp: 289,35 ha. + Diện tích đất thương phẩm công nghiệp 170,864 ha.
  • 24. 13 + Diện tích đất đã cho thuê lại đất là 115,3 ha (chiếm 67,5%). + Diện tích đất còn lại sẵn sàng cho thuê 55,507 ha (chiếm 32,5%). + Tỷ lệ lấp đầy 67,4%. 1.2.5. Tình hình thu hút đầu tư Tính đến tháng 12/2018, KCN Liên Chiểu đã thu hút 20 dự án đầu tư (trong đó có 2 dự án FDI). Các nhà máy được xây dựng tại KCN chủ yếu thuộc ngành công nghiệp nặng có quy mô trung bình như sản xuất vật liệu cơ khí, chế tạo, lắp ráp máy, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy draft,… Hình 1.6. Vị trí các nhà máy trong KCN Liên Chiểu Bảng 1.7. Danh sách các cơ sở sản xuất hoạt động trong KCN STT Tên cơ sở hoạt động Loại hình sản xuất chính/quy mô công suất Vị trí 1 Công ty CP thép Đà Nẵng Sản xuất thép Lô H 2 Công ty TNHH Sức Trẻ Sản xuất giấy cuộn Lô Đ 3 Công ty CP xi măng Vicem Hải Vân Sản xuất kinh doanh xi măng DNCS Lô G 4 Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn Sản xuất kinh doanh xi măng DNCS 5 Công ty TNHH bao bì NGK Crown Đà Nẵng Sản xuất vỏ lon dùng cho nước giải khát Lô K 6 Công ty TNHH Điện hơi Sản xuất hơi sạch Lô H3
  • 25. 14 STT Tên cơ sở hoạt động Loại hình sản xuất chính/quy mô công suất Vị trí công nghiệp Tín Thành Lô Đ 7 Công ty CP thiết bị bưu điện-nhà máy 5 Sản xuất thiết bị ngành bưu điện Lô K 8 Công ty TNHH MTV Vật tư Đường Sắt Sản xuất, dự trữ vật tư đường sắt Lô 2A + G1 9 Công ty CP Lilama 7 Sản xuất sản phẩm cơ khí Lô D 10 Công ty CP Non Nước Sản xuất, gia công thép Lô M2 11 Công ty CP cơ khí-lắp máy Sông Đà-Chi nhánh 5 Sản xuất sản phẩm cơ khí Lô K 12 Công ty TNHH MTV khí hoá lỏng Việt Nam-Chi nhánh tại Đà Nẵng Sản xuất sản phẩm cơ khí, sửa chữa phương tiện, thiết bị thi công và trạm chiết nạp gas Lô M2 13 Công ty TNHH Thịnh Phú Sản xuất viên nén mùn cưa,chưa sản xuất Lô Đ 14 Công ty TNHH MTV Tôn Đông Á Kho chứa tôn thành phẩm Lô M 15 Công ty TNHH MTV công trình 875 Sản xuất vật liệu xây dựng, gia công SC phương tiện, thiết bị cơ khí giao thông vận tải DNCS 16 Công ty CP CN hoá chất Đà Nẵng Sản xuất và kinh doanh phân bón, hóa chất, các sản phẩm công nghiệp, hóa chất, cơ khí DNCS 17 Công ty CP sứ Cosani Sản xuất các sản phẩm bằng gốm, sứ Lô H1 18 Công ty CP khí hoá lỏng miền bắc – Chi nhánh Miền Trung Chiết nạp LPG, SC bình ga, bình áp lực và sản xuất phụ kiện ngành gas phục vụ cho trạm chiết nạp gas LPG Lô M1 19 Công ty TNHH MTV Nhựa Việt Thái Sản xuất khuôn đúc gạch men Lô M 20 Công ty CP Cao Su Đà Nẵng Sản xuất săm lốp ô tô và các sản phẩm cao su Lô G + H + M Lô Đ Lô M2
  • 26. 15 1.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở KCN LIÊN CHIỂU KCN Liên Chiểu nằm cách trung tâm thành phố khá xa, khoảng 14 km nên ít có sự ảnh hưởng đến môi trường không khí khu vực trung tâm thành phố. Tuy nhiên, KCN lại nằm ngay chân núi Nam Hải Vân và Quốc lộ 1A nên lượng xe lưu thông lớn dễ dẫn đến tình trạng ô nhiễm phức hợp. Hơn nữa, việc bố trí các nhà máy chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí xung quanh. Qua khảo sát thực địa cho thấy: - Công ty xi măng Hải Vân, xi măng Ngũ Hành Sơn được bố trí ngay trên trục đường Nguyễn Văn Cừ, tiếp giáp với khu dân cư, cách khu dân cư về phía Đông một dải phân cách. Hơn nữa, xe cộ vận chuyển nguyên vật liệu ra vào Công ty thường xuyên nên xung quanh khu vực này thường xuyên phát sinh bụi, khí thải ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân. Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành điều tra, thăm dò ý kiến đối với 50 hộ dân về môi trường không khí xung quanh KCN Liên Chiểu, kết quả cũng cho thấy vấn đề về môi trường không khí đáng quan tâm tại khu vực này là bụi. Quá trình điều tra, thăm dò ý kiến được thực hiện tại các tuyến đường chính, xung quanh KCN Liên Chiểu như Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Phước Chu, Ngô Xuân Thu, Kim Liên 1, Đào Nghiễm. Phần lớn người dân sống dọc tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Phước Chu cho rằng, chất lượng không khí ở khu vực này bị ô nhiễm. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm trên là từ hoạt động giao thông vận tải, bởi đây là tuyến đường giáp với Quốc lộ 1A nên dòng xe lưu thông lớn làm phát sinh bụi, hơn nữa xe chở gia súc, gia cầm cũng thường xuyên qua lại trên tuyến đường này làm phát sinh mùi hôi. Đồng thời, hoạt động sản xuất từ KCN cũng tác động không nhỏ đến chất lượng môi trường không khí xung quanh đây. Theo phản ánh, xe chở nguyên vật liệu thường xuyên ra vào các nhà máy xi măng, ống khói từ các nhà máy, đặc biệt là nhà máy xi măng làm gia tăng bụi, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Vấn đề này được cải thiện dần tại khu vực xung quanh đường Ngô Xuân Thu, Đào Nghiễm nằm cách KCN Liên Chiểu khoảng 300m về phía Nam, người dân xung quanh đây cho rằng chất lượng không khí bình thường, không chịu tác động từ hoạt động của KCN. Theo kết quả quan trắc định kỳ thuộc các chương trình quan trắc vùng kinh tế trọng điểm, chương trình quan trắc quốc gia 2017 (bảng 1.8) cũng cho thấy, giá trị TSP hầu hết đều vượt ngưỡng giới hạn quy định theo QCVN 05:2013/BTNMT (300 µg/m3 ) theo trung bình 1 giờ, giá trị này hầu như đều có sự biến động giữa các tháng, tại khu vực phía Tây KCN Liên Chiểu giá trị TSP đều cao hơn so với khu vực phía Đông Bắc. Sở dĩ có sự chênh lêch như vậy là do phía Tây nằm ngay quốc lộ 1A, dòng xe lưu thông tại khu vực này nhiều hơn nên giá trị TSP cao hơn. Các giá trị SO2 và NO2 chưa có dấu hiệu ô nhiễm, thấp hơn nhiều so với quy định QCVN 05:2013/BTNMT theo trung bình 1 giờ (SO2: 350 µg/m3 , NO2: 200 µg/m3 ).
  • 27. 16 Bảng 1.8. Kết quả quan trắc môi trường không khí tại KCN Liên Chiểu năm 2017 Tên điểm quan trắc Đông Bắc KCN (T4/2017) Đông Bắc KCN (T7/2017) Đông Bắc KCN (T8/2017) Đông Bắc KCN (T10/2017) Tây KCN (T4/2017) Tây KCN (T7/2017) Tây KCN (T8/2017) Tây KCN (T10/2017) QCVN 05:2013 (TB 1h) NO2 (µg/m3 ) 63,0 68,6 72,7 45 74,3 74,3 93,3 52,6 200 SO2 (µg/m3 ) 67,0 66,0 65,7 46,3 77,7 74 88,3 51 350 Bụi lơ lửng (µg/m3 ) 353 306 306 286 496 403 363 326 300 Nguồn: Trung tâm Quan trắc – Tổng cục môi trường, 2017 Theo kết quả quan trắc môi trường không khí tại khu vực phía Đông Bắc và phía Tây KCN Liên Chiểu năm 2018 cũng cho thấy sự tương quan về chất lượng môi trường không khí so với năm 2017. Tuy nhiên, hàm lượng bụi, NO2, SO2 thấp hơn. Điều này thể hiện một cái nhìn khả quan hơn về chất lượng môi trường không khí xung quanh KCN. Bảng 1.9. Kết quả quan trắc môi trường không khí tại KCN Liên Chiểu năm 2018 Tên điểm quan trắc Đông Bắc KCN (T4/2018) Đông Bắc KCN (T7/2018) Đông Bắc KCN (T8/2018) Đông Bắc KCN (T10/2018) Tây KCN (T4/201 8 Tây KCN (T7/2018) Tây KCN (T8/2018) Tây KCN (T10/2018) QCVN 05:2013 (TB 1h) NO2 (µg/m3 ) 42,7 42 46 50 48,3 51 52 55 200 SO2 (µg/m3 ) 45 45 43 52 47 54 51 56 350 Bụi lơ lửng (µg/m3 ) 297 320 320 337 333 347 370 357 300 Nguồn: Trung tâm Quan trắc – Tổng cục môi trường, 2018 Ghi chú: - Đông Bắc KCN: Công an phường Hòa Hiệp Bắc. - Tây Bắc KCN: Trạm trung chuyển xe Nam đèo Hải Vân.
  • 28. 17 1.4. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MTKK CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TẠI KCN LIÊN CHIỂU 1.4.1. Các nguồn phát thải ô nhiễm Nguồn phát thải ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ các máy móc, thiết bị đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất và hoạt động giao thông vân tải. Quá trình đốt nhiên liệu phát sinh một lượng lớn bụi và khí thải, nếu không xử lý mà thải trực tiếp vào môi trường, có thể gây tác động đến sức khỏe người dân sống gần khu vực bị ảnh hưởng. Ngoài ra, lượng bụi và khí thải phát sinh do hoạt động của các phương tiện giao thông khi vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm ra vào các nhà máy trong KCN cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường không khí xung quanh. Qua quá trình thống kê và khảo sát, hầu hết Doanh nghiệp tại KCN Liên Chiểu không phát sinh khí thải ra môi trường không khí xung quanh. Theo Báo cáo về môi trường KCN Liên Chiểu của Ban quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp năm 2017, nguồn phát thải từ quá trình sản xuất chủ yếu phát sinh từ hoạt động của: nhà máy Xi măng Ngũ Hành Sơn, nhà máy Xi măng Vicem Hải Vân, nhà máy Thép Đà Nẵng, nhà máy Giấy Sức Trẻ, nhà máy Điện hơi Tín Thành. Hình 1.7. Vị trí các nhà máy phát sinh khí thải trong KCN Liên Chiểu 1.4.1.1. Nhà máy xi măng Ngũ Hành Sơn Công ty Cổ phần xi măng Ngũ Hành Sơn có địa chỉ tại 67 Nguyễn Văn Cừ, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Nhà máy sản xuất xi măng PCB 30, PCB 40 theo tiêu chuẩn Việt Nam với công suất 95.000 tấn/năm. Hiện nhà máy có 02 máy nghiền xi măng với công suất 9 tấn/giờ. Nhu cầu nguyên liệu cho
  • 29. 18 sản xuất tại Công ty như sau: clinke: 70.300 tấn/năm, thạch cao: 3.800 tấn/năm và phụ gia: 20.000 tấn/năm. Hình 1.8. Sơ đồ dây chuyền sản xuất Thạch cao Kẹp hàm Bunke chứa Băng tải Máy nghiền Băng tải Gàu tải Phân ly ly tâm Silo xi măng Đóng bao Xuất kho Kiểm tra chất lượng Kho chứa Clinke Phụ gia Kẹp hàm Bunke chứa Bunke chứa Bụi Bụi Bụi Bụi Bụi Bụi
  • 30. 19 Hoạt động sản xuất có các nguồn phát sinh bụi sau: - Bụi sinh ra tại khu vực nghiền (phát sinh tại đầu nạp nguyên liệu và đầu ra bán sản phẩm). Theo đánh giá,tại đầu nạp nguyên liệu và đầu ra bán sản phẩm là khu vực phát sinh bụi nhất trong công đoạn sản xuất của Nhà máy. - Bụi sinh ra tại khu vực máy kẹp hàm (nghiền thạch cao và phụ gia). Mục đích của quá trình này hằm tạo kích thước nhỏ hơn nguyên liệu đầu vào. Tại đây, nguyên liệu ban đầu chủ yếu là thạch cao sẽ được nghiền thô khoảng 1-2mm, còn phụ gia đã đạt đến kích thước cho phép. - Bụi do quá trình vận chuyển nguyên liệu bằng băng tải. - Bụi tại khu vực đóng bao sản phẩm. - Bụi tại nhà kho do quá trình bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm. Quy trình công nghệ sản xuất của Nhà máy là chu trình hở, không nung clinke, chủ yếu là nghiền phối trộn clinke, thạch cao và phụ gia . Công suất tối đa là 300 tấn xi măng/ngày. Lượng clinke trung bình mỗi ngày dùng 250 tấn. Theo Hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1993, hệ số ô nhiễm theo từng công đoạn tính cho ngành sản xuất xi măng đối với công nghệ nghiền hở như sau: khu vực nghiền: 10,6 kg bụi/tấn clinke, khu vực đóng bao sản phẩm: 2,2 kg bụi/tấn clinke, kho chứa: 0,1 kg bụi/tấn clinke. Tải lượng bụi phát sinh được tính theo công thức: M (kg/ngày) = k x m. Trong đó: k: hệ số phát thải (kg bụi/tấn clinke), m: lượng clinke sử dụng (tấn/ngày). Từ công thức trên, tính được tải lượng bụi tại một số công đoạn có phát sinh bụi, cụ thể như sau: Bảng 1.10. Tải lượng bụi tại từng khu vực Thông số Khu nghiền sản phẩm Khu đóng bao Kho chứa Bụi (kg/ngày) 2650 550 25 1.4.1.2. Nhà máy xi măng Vicem Hải Vân Công ty Cổ phần xi măng Vicem Hải Vân có địa chỉ tại 65 Nguyễn Văn Cừ, sản xuất các chủng loại xi măng thông dụng PCB 30, PC 40, xi măng Portland PC 40, với công suất 100.000 tấn/năm. Ước tính, công suất một ngày khoảng 200 tấn, lượng clinke 130 tấn/ngày, thạch cao 17 tấn/ngày. Quy trình sản xuất xi măng như sau:
  • 31. 20 Hình 1.9. Sơ đồ quy trình sản xuất xi măng Trong quá trình sản xuất, bụi là nguồn gây ô nhiễm chính, phát sinh từ các khâu sản xuất như dự trữ, nghiền nguyên vật liệu, vận chuyển,… Dựa trên quy trình sản xuất khép kín và hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1993, hệ số ô nhiễm theo từng công đoạn tính cho ngành sản xuất xi măng như sau: khu vực nghiền: 8,5 kg bụi/tấn clinke, nhập clinke vào silo: 0,13 kg/tấn clinke, khu Phụ gia Kho chứa Silo Cân Băng tải Máy nghiền bi Máy phân ly Silo xi măng Sàng phân Đóng bao Cân Thạch Clinke Kho chứa Silo Silo Bụi Bụi Bụi Bụi Bụi Bụi Xỉ lò cao Kho chứa Cân Máng xuất xe Đập búa Cân Sản phẩm Silo Cân Bụi Bụi
  • 32. 21 vực đóng bao sản phẩm: 2,2 kg bụi/tấn clinke, kho chứa: 0,1 kg bụi/tấn clinke, tải lượng bụi từ các công đoạn chính như sau: Bảng 1.11. Tải lượng bụi tại từng công đoạn TT Công đoạn Tải lượng bụi (kg bụi/ngày) 1 Nhập Clinke vào silo 16,9 2 Nghiền Clinke 1105 3 Đóng bao 286 4 Kho chứa 13 1.4.1.3. Nhà máy giấy Sức Trẻ Nhà máy Giấy Sức Trẻ có địa chỉ tại lô G1, đường số 3, KCN Liên Chiểu, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Nhà máy sản xuất giấy cuộn phục vụ cho các nhà máy sản xuất bao bì, định lượng từ 110g/m2 đến 330g/m2 , chủ yếu là giấy medium. Công suất sản xuất của nhà máy: 6.000 tấn sản phẩm/năm. Sơ đồ công nghệ sản xuất
  • 33. 22 Hình 1.10. Sơ đồ công nghệ sản xuất Các nguồn phát sinh khí thải: - Bụi và khí độc hại như SO2, NOx, CO, CO2 từ quá trình đốt mùn cưa, dăm gỗ của lò hơi để cung cấp nhiệt cho quá trình sấy. Định mức tiêu hao nhiên liệu: 0,51 tấn Nghiền thủy lực Lọc Hồ chứa Lọc cát nồng độ cao Phân ly Lọc cát nồng độ thấp FN Lưới nghiêng Hồ Hai đĩa nghiên Khí thải Nguyên liệu chính Hồ dự trữ Hồ điều tiết Xeo Cắt cuộn Thành phẩm Lò hơi Nước thải
  • 34. 23 mùn cưa/ 1 tấn sản phẩm. Như vậy, ước tính lượng mùn cưa, dăm gỗ sử dụng khoảng 425 kg/h. - Bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm ra vào nhà máy. 1.4.1.4. Nhà máy Thép Đà Nẵng Có địa chỉ tại đường số 3, KCN Liên Chiểu. Sản xuất phôi thép CT3-CT5 với công suất 180.000 tấn/năm. Hình 1.11. Sơ đồ quá trình sản xuất phôi thép Quy trình sản xuất: Sắt thép vụn khi được gia công chế biến tại khu vực chuẩn bị liệu, phối liệu vào thùng chứa và được sẽ goòng chuyển đến gian lò, nạp vào lò điện hồ quang 20 tấn/mẻ bằng cầu trục 30 tấn. Quá trình nạp liệu được thực hiện 3 – 4 lần cho một mẻ thép. Sau khi nấu chảy thép phế liệu, thép lỏng được chuyển sang tinh luyện bằng lò thùng 25 tấn/mẻ, các chất trợ dung và Fero hợp kim được nạp vào lò để đảm bảo đạt mác thép yêu cầu. Khi thành phần hóa học đạt mác thép quy định và nhiệt độ cho phép ra lo phù hợp với mác thép yêu cầu, thép lỏng trong lò thùng được chuyển đến máy đúc lien tục bằng hệ thống xe goòng và cầu trục 60 tấn. Tại đây thép lỏng được rót vào thùng trung gian và chảy tiếp vào thùng kết tinh (khuôn đúc) của máy đúc liên tục. Thùng liệu Lò hồ quang điện 20 tấn/mẻ Lò luyện 25 tấn/mẻ Thùng rót Máy đúc liên tục Phôi thành phẩm Sắt thép vụn và gang Bụi Khí thải: COx, NOx, SO2, VOC Bụi Khí thải: COx, NOx, SO2, VOC Than, oxy Chất trợ dung Chất trợ dung Fero hợp kim
  • 35. 24 Phôi thép sau khi ra khỏi thùng kết tinh, qua buồng làm nguội thứ cấp và đi vào máy kéo nén, qua máy cắt nóng để có chiều dài phôi theo quy định. Các phôi thép theo dàn lăn dẫn ra sàn làm nguội và sau đó được chuyển đến khu vực tập kết. Sau khi đúc và làm nguội thành các thanh thẳng có tiết diện 120x120(mm) hoặc 130x130(mm) và cắt theo chiều dài quy định (6000mm), thép phôi được đưa vào sắp xếp và phân loại tại kho thành phẩm. Nguồn phát sinh ô nhiễm chính là từ lò luyện thép, lò hồ quang điện và đốt dầu FO sấy thùng rót. Quy trình hoạt động của lò hồ quang điện sẽ phát sinh ra một lượng lớn khói thải chứa nhiều bụi và các khí độc hại như COx, NOx, VOC,… mang hơi kim loại do việc nguyên liệu nạp vào lò hồ quang điện thường không yêu cầu chất lượng cao. Đồng thời, điện cực grafit trong lò hồ quang điện khi phóng điện sẽ làm phát sinh lượng khí thải rất lớn. Hiện tại nhà máy có sử dụng dầu FO trong quá trình luyện thép, định mức sử dụng lượng dầu này khoảng 2,5 kg/tấn sản phẩm,chủ yếu dùng vào việc sấy thùng rót, công suất sản xuất của lò nung phôi (dầu FO dùng để sấy thùng rót): 30 tấn sản phẩm/h. Vậy lượng dầu FO sử dụng 75 kg/h. Bên cạnh đó, phương tiện giao thông ra vào nhà máy cũng là nguồn phát sinh bụi và khí thải. 1.4.1.5. Nhà máy Điện hơi công nghiệp Tín Thành Có địa chỉ tại lô G đường số 3 và lô H3 đường số 7 KCN Liên Chiểu. Loại hình hoạt động: sản xuất và phân phối hơi nước, nước nóng cung cấp cho Nhà máy Cao su Đà Nẵng. Nhà máy sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi đốt đa nhiên liệu. Nhiên liệu chính: trấu xay, trấu viên, bột gỗ, mùn cưa, dăm bào, củi vụn,… Hiện tại, nhà máy duy trì sản xuất dựa trên 2 hệ thông lò: hệ thống lò hơi công suất 15 tấn hơi/giờ và hệ thống lò hơi công suất 30 tấn hơi/giờ Bảng 1.12. Lượng nhiên liệu tiêu thụ TT Nguyên, nhiên liệu ĐVT Lượng sử dụng Công đoạn sử dụng Đặc tính 1 Nhiên liệu Biomass Tấn/năm 73000 Đốt tại các lò hơi Rắn 2 Xăng hoặc dầu DO Lít/ngày 20 Máy xúc liệu Lỏng 3 Nhớt bôi trơn máy móc Lít/tháng 0,5 Băng tải liệu Lỏng 4 Dầu DO (dự phòng) Lít/lần 75 Máy phát điện Lỏng
  • 36. 25 Hình 1.12. Dây chuyền sản xuất Quy trình sản xuất: nhiên liệu chứa trong kho được đưa vào hố tiếp nhận, từ hố tiếp nhận nhiên liệu được băng tải chuyền vào buồng đốt. Tại buồng đốt, nhiên liệu được phun đều vào sàng sôi. Quá trình đốt cháy nhiên liệu phát sinh một lượng nhiệt lớn. Lượng nhiệt này được truyền tới bề mặt các ống sinh hơi được đặt xung quanh buồng đốt làm cho nước trong ống tăng đến nhiệt độ sôi và sinh hơi. Khói nóng được hút ra ngoài buồng đốt nhờ quạt khói đi qua chùm ống đối lưu nối giữa 2 ba lông, truyền nhiệt cho nước trong các ống này giúp tăng nhiệt độ, áp suất, lượng hơi sinh ra trong lò. Nguồn phát sinh bụi và khí thải: - Bụi phát sinh trong quá trình bốc dỡ, lưu chứa và chuẩn bị nguyên liệu sản xuất. - Bụi và khí thải như COx, NOx, SO2 phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu. - Do hoạt động của các phương tiện vận tải. Các nguồn phát thải ô nhiễm tại mỗi cơ sở được tổng hợp dựa trên “Báo cáo đánh giá tác động môi trường” của các nhà máy thể hiện qua bảng 1.13. Bảng 1.13. Số liệu phát thải của các nhà máy phát sinh khí thải Thông số Nhà máy Xi măng Ngũ Hành Sơn Xi măng Vicem Hải Vân Thép Đà Nẵng Giấy Sức Trẻ Điện hơi Tín Thành Lượng nhiên liệu sử dụng 3,7 triệu kWh/năm 2 triệu kWh/năm 0,3 kg/tấn 425 kg/h - Lò 15 tấn: 320 kg/h - Lò 30 tấn: 350 kg/h Loại nhiên liệu Điện Điện Dầu FO Biomass Biomass Phễu cấp liệu Băng tải liệu Phễu đưa liệu vào lò Buồng đốt Hơi nước Nhiên liệu Bụi, khí thải Nước cấp
  • 37. 26 Thông số Nhà máy Xi măng Ngũ Hành Sơn Xi măng Vicem Hải Vân Thép Đà Nẵng Giấy Sức Trẻ Điện hơi Tín Thành Số lượng ống khói 2 1 2 Đường kính và chiều cao ống khói - Hệ thông hút bụi gián tiếp : D = 3850 mm H = 25 m - Hệ thống hút bụi trực tiếp: D = 2600 mm H = 24 m D = 400 m H = 18 m - Lò 15 tấn: D = 750 mm H = 18 m - Lò 30 tấn: D = 1300 mm H = 22 m Công suất quạt Lưu lượng 21000 m3 /h và 25000 m3 /h Lưu lượng 6500 m3 /h - Lò gián tiếp: công suất 900 kW, lưu lượng 400.000 m3 /h - Lò trực tiếp: công suất 315 kW, lưu lượng 165.000 m3 /h Thời gian làm việc + Ngày làm việc: 300 ngày/năm. + Số ca: 3 ca/ngày + Thời gian: ca 1 (7h30- 3h30), ca 2 (15h30- 23h30), ca 3 (23h30- 7h30) + Ngày làm việc: 300 ngày/năm. + Số ca: 3 ca/ngày + Thời gian: ca 1 (6h- 12h), ca 2 (12h-20h), ca 3 (20h- 6h) + Ngày làm việc: 300 ngày/năm. + Số ca: 3 ca/ngày + Thời gian: ca 1 (7h30- 3h30), ca 2 (3h30-23h30), ca 3 (23h30- 7h30) + Ngày làm việc: 300 ngày/năm. + Số ca: 3 ca/ngày + Thời gian: ca 1 (7h30- 3h30), ca 2 (3h30- 23h30), ca 3 (23h30-7h30) + Ngày làm việc: 300 ngày/năm. + Số ca: 3 ca/ngày + Thời gian: ca 1 (6h-14h), ca 2 (14h-22h), ca 3 (22h-6h) 1.4.2. Thành phần và các tác nhân ô nhiễm Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất ô nhiễm không khí đặc trưng theo từng loại hình công nghệ. Rất khó xác định tất cả các loại hình khí gây ô nhiễm, nhưng có thể phân loại theo từng nhóm ngành sản xuất chính tại KCN. Các chất độc hại từ khí thải công nghiệp được phân loại thành các nhóm bụi, nhóm khí vô cơ (NO2, SO2, CO,…), nhóm các chất hữu cơ và kim loại nặng. Trong đó, lượng phát thải NO2, SO2 và TSP chiếm phần lớn trong tổng lượng phát thải các chất gây ô nhiễm. Hiện nay, các nhà máy phát sinh khí trong KCN có 02 nhà máy sử dụng nhiên liệu biomass để đốt lò hơi, nhà máy Thép Đà Nẵng dụng lò hồ quang điện, chỉ sử dụng một lượng nhỏ dầu
  • 38. 27 FO để sấy thùng rót nên thành phần khí thải chủ yếu gồm bụi và khí NO2, SO2, CO, ... Riêng 02 nhà máy xi măng sản xuất xi măng thông qua công đoạn nghiền clinke, không sử dụng lò nung nên thành phần khí thải chủ yếu là bụi. Bụi và khí NO2, SO2, CO chính là tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chính. Do đó, các nhà máy cần xử lý các chất ô nhiễm trước khi thải ra môi trường không khí xung quanh. 1.4.3. Các công trình xử lý khí thải 1.4.3.1. Nhà máy Xi măng Ngũ Hành Sơn Nhà máy sử dụng nguyên liệu clinke nhập từ các nguồn clinke Hoàng Thạch. Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất tại Công ty như sau: clinke: 70.300 tấn/năm, thạch cao: 3.800 tấn/năm và phụ gia: 20.000 tấn/năm. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty hiện tại không có nung clinke, chủ yếu là nghiền thạch cao, phụ gia rồi phối trộn với clinke theo các tỉ lệ nhất định rồi đưa qua máy nghiền bi để tạo sản phẩm (xi măng PCB 30, PCB 40). Để khống chế bụi tại khu vực máy nghiền (phát sinh tại đầu nạp nguyên liệu và đầu ra bán sản phẩm), Công ty đã lắp đặt 2 hệ thống hút và xử lý bụi như sau: - Hệ thống lọc bụi túi 1: Lưu lượng hút Q = 21.000 m3 /h, cột áp: 400 mmH2O, thể tích thùng chứa 200 m3 , số túi lọc là 160 túi. - Hệ thống lọc bụi túi 2: Lưu lượng hút Q = 25.000 m3 /h, cột áp: 350-400 mmH2O, thể tích thùng chứa 218 m3 , số túi lọc là 170 túi. Nguyên lý chung: khi bụi thoát ra tại đầu vào nguyên liệu và đầu ra bán thành phẩm sẽ được quạt hút ly tâm thu hồi, tại đây thùng lọc bụi có nhiệm vụ giữ hầu hết bụi theo ống dẫn đưa về máng khí động (khoảng (90%), một phần sẽ theo đường ống thải khuếch tán, nồng độ bụi đạt chuẩn VSAT cho phép < 100 mg/m3 . Hình 1.13. Cấu tạo hệ thống lọc bụi túi Tại khu vực đóng bao sản phẩm: sau khi nghiền sản phẩm, xi măng được chứa trong Si lo và đóng bao điện từ 4 vòi, trực tiếp bốc xếp vào xe hoặc cho vào lưu kho, do vậy khả năng phát tán bụi là không nhiều.
  • 39. 28 Tại khu vực nguyên liệu đầu vào: xây dựng tường bao che xưởng chứa nguyên liệu chính, lợp lại nhà xưởng sản xuất, sử dụng bằng xe cơ giới đưa vào bunker chứa, từ bunker theo cân băng định lượng rơi xuống băng tải đưa vào đầu máy nghiền, hạn chế được lượng bụi phát sinh và ngay cổ đầu vào nguyên liệu máy nghiền có hệ thống hút bụi thu gom bụi phát sinh. Quá trình vận chuyển, bốc dỡ: sản phẩm sau khi đóng bao được vận chuyển qua kho chứa bằng xe nâng hoặc băng tải, quá trình bốc dỡ sản phẩm từ kho chứa lên xe được thực hiện bằng băng chuyền do vậy lượng bụi phát sinh do các công đoạn này là rất thấp. 1.4.3.2. Nhà máy Xi măng Vicem Hải Vân Công ty sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng kín, do Đức sản xuất và trang bị đầy đủ các thiết bị xử lý môi trường như thiết bị lọc bụi túi vải. Hình 1.14. Sơ đồ thu hồi, tái sử dụng chất thải Tại các silo, băng tải, vít tải, gầu nâng, silo xi măng, xuất xi măng đều có thiết bị lọc bụi túi để thu hồi và tuần hoàn đưa vào quá trình sản xuất xi măng. Hiệu suất của thiết bị lọc bụi túi đạt khoảng 90%. Tại các máy nghiền, băng tải vận chuyển lắp đặt che chắn, tránh phát sinh bụi. Phân xưởng kẹp phụ gia được bao che để tránh bụi lan truyền vào môi trường xung quanh. Nguyên liệu Kho chứa Quy trình sản xuất xi măng Lọc bụi túi vải Tuần hoàn, tái sử dụng nguyên liệu Bụi Chất thải rắn Thành phẩm
  • 40. 29 1.4.3.3. Nhà máy Giấy Sức Trẻ Hệ thống thiết bị dây chuyền của nhà máy bao gồm hệ thống chế biến bột giấy và sản xuất giấy cuộn. Đây là những dây chuyền công nghệ khép kín. Khí thải phát sinh từ lò hơi được xử lý bằng phương pháp hấp thụ và thải ra môi trường bằng ống khói. Hình 1.15. Hệ thống xử lý khí thải lò hơi Quy trình xử lý như sau: khí thải từ lò hơi được đưa về tách bụi sơ bộ bằng xyclon đơn, khí thải được quạt dẫn về hệ thống phun nước dập bụi trực tiếp trên ống khói trước khi thải ra môi trường. Cặn trong bể nước được hút ra ngoài qua ống xả đáy. Nước được bổ sung nhờ máy bơm nhằm đảm bảo chiều cao lớp nước trong bể theo thiết kế. 1.4.3.4. Nhà máy Thép Đà Nẵng Hiện tại nhà máy đã có hệ thống xử lý khí thải. Hệ thống hút bụi xưởng luyện thép đã được lắp đặt bao gồm 2 hệ thống kết hợp trực tiếp và gián tiếp. Hút trực tiếp: Trên nắp lò hồ quang điện được thiết lập lỗ hút để hút khí thải của lò, khí thải được quạt hút đưa qua thiết bị khử CO và xyclon để lọc các loại bụi thô. Trong thiết bị khử CO, khí CO kết hợp với không khí được hút vào dưới tác động nhiệt chuyển thành CO2. Sau đó khí thải được hút qua ống dẫn tiếp tục đi vào xyclon. Tại đây dưới tác dụng của lực ly tâm, các hạt bụi có kích thước lớn hơn 20m sẽ được giữ lại. Khí thải đã được làm sạch sơ bộ được đưa vào đường ống chung đi vào thiết bị lọc túi vải. Sau đó, khí đã khử CO và lọc bụi được thải ra ngoài qua ống khói. Hút gián tiếp: Tại lò hồ quang điện (EBT) và lò tinh luyện (LF) sử dụng chụp hút lắp trên trần mái nhà xưởng nối liền với ống dẫn vào bộ lọc túi vải. Nhiệm vụ của đường hút gián tiếp là để hút phần khí thải còn lại trong quá trình nấu luyện và lượng bụi tạo ra khi nạp liệu đồng thời hút thêm không khí lạnh vào pha loãng làm giảm nhiệt độ khí thải với mức yêu cầu trước khi lọc bụi túi vải.
  • 41. 30 Tại các đường ống hút gián tiếp và trực tiếp đều có bố trí các van điều chỉnh áp lực, thiết bị đo lưu lượng, nhiệt độ của khí thải. Trước và sau bộ lọc túi vải đều có bố trí các thiết bị điều chỉnh áp lực, lưu lượng và nhiệt độ nhằm đảm bảo cho bộ lọc túi vải hoạt động tốt. Khí thải sau khi ra khỏi hệ thống xử lý đảm bảo nồng độ bụi thoát ra khỏi ống khói nhỏ hơn so với tiêu chuẩn cho phép. Khí thải đi vào thiết bị lọc bụi túi từ phía trên và tiếp xúc với mặt ngoài của túi lọc. Tại đây bụi được giữ lại, khí sạch sẽ đi vào phía trong các túi lọc vào khoang khí sạch phía trên rồi theo cửa ra của thiết bị lọc túi vào quạt hút trung tâm qua ống khói ra ngoài. Bụi (phần lớn bụi mịn có d<20m) bám vào phía ngoài của túi lọc, thông qua hệ thống giũ bụi bằng khí nén, bụi rơi xuống phía dưới đáy của thiết bị lọc túi. Tại đây qua vít tải bụi, bụi được dẫn về phía cửa tháo bụi và tháo ra ngoài qua van tháo bụi kiểu cánh quạt. Dòng khí lẫn bụi khi vào khoang lọc được dẫn thẳng vào tấm chắn khuếch tán. Khí lẫn bụi được xé phân chia đều đến các túi lọc trong khoang, điều này giúp cho hiệu suất thu bụi của thiết bị được nâng lên rõ rệt. Hệ thống xử lý bụi của phân xưởng luyện đã được thẩm định và xác nhận theo văn bản: Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn 1 của Dự án đầu tư, cải tạo nâng cấp thiết bị công nghệ xưởng luyện thép của Công ty cổ phần thép Đà Nẵng – Số 298/GXN-STNMT ngày 19 tháng 4 năm 2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Đà Nẵng. Theo ĐTM, hệ thống lọc bụi túi vải có khả năng giải quyết bụi với hiệu suất lọc bụi có thể đạt đến 90%. Tuy nhiên HTXL bụi trực tiếp đã xây dựng từ lâu nên hiệu suất giảm đáng kể, ước tính còn khoảng 85%.
  • 42. 31 Hình 1.16. Sơ đồ khối quy trình công nghệ thu gom xử lý khí thải *Các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống xử lý khí thải Bảng 1.14. Các thông số cơ bản của HTXL khói thải trực tiếp STT Thành phần Đặc tính cơ bản 1 Ống hút ɸ 690 2 Đường ống dẫn khí thải ɸ2200 Vật liệu: thép dày 8mm, sơn chống gỉ 3 Buồng lọc bụi túi vải S = 1763m3 960 cái túi vải (ɸ130x4,5m) 4 Quạt hút ly tâm Lưu lượng Q = 160.000 m3 /h; Áp suất P = 3800 Pa; Công suất 310 kW;Số vòng quay n = 1400 v/ph; 5 Ống khói ɸ2600; H = 24m Lò hồ quangđiện Hút trực tiếp Buồng khử CO Hút gián tiếp Xyclon lọc thô Lọc bụi túi vải Quạt hút ly tâm Ống khói Lò tinh luyện LF Ống hút Lọc bụi túi vải Quạt hút ly tâm Ống khói Chụp hút
  • 43. 32 Bảng 1.15. Các thông số cơ bản của hệ thống xử lý khí thải gián tiếp STT Thành phần Đặc tính cơ bản 1 Chụp hút 9mx9mx10m 2 Đường ống dẫn khí thải ɸ2800 Vật liệu: thép dày 8mm, sơn chống gỉ 3 Buồng lọc bụi túi vải S = 5660m2 1848 cái túi vải (ɸ160x6m) 4 Quạt hút ly tâm Lưu lượng Q = 400.000 m3 /h; Áp suất P = 3800Pa; Công suất N = 900 kW; Số vòng quay n = 745 v/ph; 5 Ống khói ɸ3850; H = 25m 1.4.3.5. Nhà máy Điện hơi Tín Thành Khí thải phát sinh từ lò hơi được dẫn qua xyclon chùm. Các hạt to bụi trong khí thải được tách ra và thu hồi ở đáy phễu. Phần khí còn lại đi qua quạt hút và được thổi vào xyclon ướt. Tại đây, hầu hết các hạt bụi còn sót lại và các chất độc hại sẽ được dung dịch nước hấp thu, trung hòa và rơi xuống bể chứa. Cuối cùng, không khí sạch sẽ theo ống khói thoát ra ngoài môi trường không khí. Hình 1.17. Cơ chế hoạt động của hệ thống
  • 44. 33 1.5. VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH KHUẾCH TÁN ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Có 2 phương pháp chính để đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí là phương pháp đo đạc thực nghiệm và phương pháp mô hình hóa. Trong điều kiện nước ta hiện nay, mặc dù vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang được quan tâm, nhưng mạng lưới quan trắc đo đạc các yếu tố môi trường vẫn chưa đủ mạnh, do đó các nhà khoa học gặp khá nhiều khó khăn trong việc phân tích và đánh giá hiện trạng cũng như dự báo các tác động môi trường do ô nhiễm không khí gây ra nếu như dựa vào chuỗi số liệu ngắn, không đồng bộ. Hơn nữa, kết quả đo ô nhiễm không khí phức tạp hơn nhiều do sự biến động quá lớn so với việc đo đạc ô nhiễm trong nguồn nước và đất vì vấn đề thời tiết, khí tượng, địa hình cũng như diễn biến phức tạp của nguồn thải gây ra. Chính vì những lý do đó mà các nhà khoa học đã nghiên cứu các mô hình hóa để mô phỏng ô nhiễm không khí. Theo tài liệu của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), chương trình môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP) và Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì hiện nay trên thế giới phổ biến sử dụng 2 dạng mô hình toán quá trình khuếch tán các chất ô nhiễm trong môi trường không khí Gauss và Berliand. Đối với Việt Nam việc áp dụng mô hình hóa vào vấn đề quản lý môi trường không khí tại các KCN cũng là điều kiện tất yếu để phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin. Hiện nay, đã có nhiều mô hình toán học tính toán sự lan truyền chất ô nhiễm trong không khí đã được nghiên cứu và ứng dụng như: a. Phần mềm CAP 1.0, CAP 2.5, ENVIMAP 2.0, ECOMAP…được PGS.TSKH. Bùi Tá Long xây dựng và phát triển. + Phần mềm CAP (Computation for Air Pollution)1.0 tính toán ô nhiễm không khí theo mô hình Gauss, phần mềm CAP 2.5 tính toán ô nhiễm không khí theo mô hình Berliand. Đặc điểm nổi bật của hai phần mềm này sự đơn giản trong sử dụng. + Phần mềm ENVIMAP (ENVironmental Information Managerment anh Air Pollution Estimation) là mềm ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và cơ sở dữ liệu trợ giúp quản lý môi trường không khí và tích hợp mô hình ô nhiễm không khí do các ống khói (mô hình Berliand. + Phần mềm ECOMAP (Mapping and computing for Air Pollution software for central Economic key region - Vẽ và tính toán ô nhiễm không khí cho các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung) là phần mềm - hệ thông tin - mô hình môi trường trợ giúp công tác quản lý và tính toán ô nhiễm không khí cho nguồn vùng (Hanna - Gifford). b. Air Pollution Assessment and Modelling do tác giả Phùng Chí Sĩ và cộng sự xây dựng trên mô hình cơ sở Gauss, Hanna, Johnson để tính toán lan truyền các chất ô nhiễm từ một nguồn điểm, một nguồn giao thông và một vùng ô nhiễm. Mô hình này đã được tác giả Đinh Xuân Thắng dung để tính toán lan truyền từ nhà máy lọc dầu Cát
  • 45. 34 Lái và tác giả Lê Văn Đức dùng để tính toán lan truyền ô nhiễm không khí KCN Biên Hòa 1. c. Phần mềm AirQuis 2003 của Nauy: sử dụng ở chi cục môi trường TP HCM để quản lý môi trường toàn thành phố. d. Phần mềm MTĐT AT – 80586: các tác giả Lê Văn Nãi, Trần Ngọc Chấn, Bùi Sỹ Lý đã xây dựng phần mềm này trên cơ sở mô hình Gauss để tính toán ô nhiễm không khí TP Hà Nội, phát tán ô nhiễm không khí từ KCN Vĩnh Tuy – Mai Đông (Hà Nội). e. Phần mềm METILIS 2.03 của Nhật Bản: là phần mêm mô hình hóa phát tán ô nhiễm không khí, được phát triển trên nền tảng của IST-ST3. Phần mềm có thể được sử dụng trong báo cáo đánh giá ĐTM, ĐMC, báo cáo chất lượng môi trường không khí,… Bên cạnh đó còn một số luận án tiến sỹ, luận văn cao học đã có những nghiên cứu áp dụng thực tế cho các nhà máy, các KCN nhằm hoàn thiện các thông số cho mô hình và mô phỏng sự ô nhiễm của các đối tượng nghiên cứu này. Kết quả đều được đánh giá khá cao và được các nhà khoa học chấp thuận kết quả để áp dụng mô hình vào mô phỏng vấn đề ô nhiễm tại các KCN.
  • 46. 35 CHƯƠNG 2 MÔ PHỎNG KHUẾCH TÁN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH KHUẾCH TÁN Cơ sở lý thuyết của mô hình Gauss là xem xét một khối nhỏ hình hộp có cạnh là x, y và z ở gần trục của luồng khói và thiết lập sự cân bằng vật chất xảy ra trong khối hình hộp này. Hình 2.1. Luồng khói từ nguồn điểm cao trong hệ trục xyz Giả thiết rằng chất ô nhiễm không được sinh ra, cũng không bị phân hủy tiêu hao trong khí quyển, tức là không có các phản ứng hóa học cũng như không xảy ra các quá trình sa lắng khô, sa lắng ướt. Lúc này ta có thể viết: Các giả thiết khi sử dụng công thức tính nồng độ các chất ô nhiễm theo mô hình Gauss - Các điều kiện ổn định: vận tốc gió và chế độ rối không thay đổi theo thời gian. - Dòng chảy đồng nhất: vận tốc gió và chế độ rối không thay đổi theo không gian. - Chất ô nhiễm có tính trơ, tức là không xảy ra phản ứng hóa học cũng như không lắng đọng do trọng lực. - Có sự phản xạ tuyệt đối của bề mặt đất đối với luồng khói, tức là không có hiện tượng mặt đất hấp thụ chất ô nhiễm. - Sự phân bố nồng độ trên mặt cắt trực giao với trục gió theo phương ngang (y) và phương đứng (z) là tuân theo luật phân phối (xác suất) chuẩn Gauss. Lượng vật chất tích tụ trong khối hình hộp Lượng vật chất đi vào Lượng vật chất đi ra = Σ Σ -
  • 47. 36 - Vận tốc gió không bằng không để cho hiện tượng khuếch tán theo phương x được coi là không đáng kể so với lực vận chuyển và lôi cuốn luồng khói về phía trước của gió. Công thức tính toán khuếch tán theo mô hình Gauss Đặt một hệ trục tọa độ có gốc tọa độ tại chân ống khói, trục Oz theo chiều cao ống khói, Ox trùng theo chiều gió thổi, song song với mặt đất, Oy theo phương vuông góc với Ox. Hình 2.2. Luồng khói từ nguồn điểm cao trong hệ trục xyz Theo công thức cơ sở, nồng độ chất ô nhiễm theo cả 3 phương: Công thức trên được thiết lập khi z tính từ đường trục của luồng khói. Khi chuyển về hệ trục x,y,z mà gốc O trùng với chân ống khói thì lúc này z được thay thế bằng z-H, lúc này ta có: Hình 2.3. Khoảng cách theo chiều đứng của các điểm xem xét A và B đến đường trục của luồng thực và luồng ảo
  • 48. 37 Tùy theo khoảng cách x khi luồng khói mở rộng và chạm mặt đất thì luồng khói sẽ bị mặt đất cản trở và phản xạ ngược trở lại. Lúc đó nồng độ tại một điểm bất kỳ được giả thiết do 2 nguồn giống hệt nhau gây ra (Hình 2.3), một nguồn thực và một nguồn ảo đối xứng nhau qua mặt đất, và được tính theo công thức: Đây chính là công thức tính toán khuếch tán chất ô nhiễm từ nguồn điểm cao và hằng số theo phân bố Gauss, hay còn được gọi là mô hình Pasquil – Gifford. Trong đó: C: nồng độ chất ô nhiễm tại vị trí có tọa độ x,y,z. (g/m3 ). M: lưu lượng chất ô nhiễm phát ra từ nguồn, (g/s). M = f (số lượng nhiên liệu đốt, thành phần nhiên liệu). u: vận tốc gió. , z : hệ số khuếch tán rối theo các phương y, z . H : chiều cao hiệu quả của ống khói, (m). Nồng độ chất ô nhiễm tại mặt đất thì xem z = 0. Khi đó ta có: Công thức để xác định biến thiên nồng độ chất gây ô nhiễm tại mặt đất theo trục gió: z = y= 0: Để tính nồng độ Cmax trên mặt đất, ta có thể giả thiết bị một cách gần đúng tỉ số là không phụ thuộc vào x, tức là hằng số. Lúc đó ta sẽ có: u - vận tốc gió của khu vực ở độ cao ống khói, (m/s). Hệ số khuếch tán σy, σz Hệ số σy, σz là sai lệch chuẩn của hàm khuếch tán Gauss theo phương ngang và đứng, phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn thải và tính ổn định của khí quyển. Hệ số này được xác định theo biểu đồ thực nghiệm của Pasquill và Gifford xây dựng. Cấp ổn định của khí quyển phân thành 6 cấp theo Pasquill như Bảng 2.1:
  • 49. 38 Bảng 2.1. Cấp ổn định của khí quyển Tốc độ gió trên cao 10m (m/s) Bức xạ mặt trời ban ngày Độ mây ban đêm Mạnh Trung bình Yếu Nhiều mây > cấp 4/8 Ít mây  3/8 < 2 2  3 3  5 5  6 > 6 A A-B B C D A-B B B - C C - D D B C C D D - E D D D - F E D D 2.2. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM METI-LIS Để thuận tiện cho việc mô phỏng quá trình lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường không khí của các cơ sở sản xuất thép, tác giả sử dụng phần mềm mô phỏng sự phát thải của nguồn điểm Meti – lis. Đây là phần mềm khá phổ biến hiện nay và đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mô hình Meti-lis được xây dựng trên phương trình Gauss, tính toán trong điều kiện ổn định. Phương trình được sử dụng để mô hình hóa sự phát thải của nguồn điểm. Hình 2.4. Giao diện mô hình Meti – lis 2.03 Các bước thực hiện: - Bước 1: Nhập các điều kiện tính toán vào cơ sở dữ liệu bằng cách nhấn vào tab tương ứng (hình 2.4). - Bước 2: Chọn các điều kiện tính toán trên cửa sổ tính toán. - Bước 3: Sau khi nhập dữ liệu cần thiết vào, thực hiện tính toán tại cửa sổ Calculation Case (hình 2.5) bằng cách lựa chọn các điều kiện tính toán từ tab general
  • 50. 39 đến tab receptor. Sau đó, nhấn vào “Execute Calculation” (nút ) để thực hiện tính toán. - Bước 4: Nhấn “Display calculation results” (nút ) để hiển thị tính toán. Hình 2.5. Cửa sổ thực hiện tính toán của Meti-lis Sơ đồ khối quá trình tính toán được thể hiện theo hình 2.6. Hình 2.6. Sơ đồ khối mô phỏng ô nhiễm theo mô hình Meti-lis KHÍ TƯỢNG - Vận tốc gió - Hướng gió - Nhiệt độ không khí - Cấp khí quyển - Địa hình NGUỒN THẢI - Kiểu nguồn thải - Tác nhân ô nhiễm - Chế độ thải - Tải lượng Mô hình tính toán Lưới tính toán QCVN Bản đồ màu vệt khói ô nhiễm
  • 51. 40 2.3. DỮ LIỆU NGUỒN THẢI 2.3.1. Thống kê các nguồn thải Qua thống kê, khảo sát hoạt động của các cơ sở sản xuất phát sinh khí trong KCN Liên Chiểu, danh mục các cơ sở sản xuất thép trong KCN và lượng nhiên liệu sử dụng thống kê theo “Báo cáo đánh giá tác động môi trường” của các nhà máy được trình bày ở bảng 2.2. Bảng 2.2. Tình hình sử dụng nhiên liệu đốt các nhà máy TT Tên doanh nghiệp Công suất (tấn/năm) Nhiên liệu Lượng NL sử dụng (Kg/h) 1 Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn 95.000 Điện 2 Công ty CP xi măng Vicem Hải Vân 100.000 Điện 3 Công ty CP thép Đà Nẵng 180.000 Dầu FO 75 4 Công ty TNHH Sức Trẻ 6000 Biomass 425 5 Công ty TNHH Điện hơi công nghiệp Tín Thành Lò 30 tấn 504.000 Biomass 350 Lò 15 tấn 320 Vị trí các nguồn thải của các nhà máy được thống kê trên bản đồ như hình 2.7. Hình 2.7. Vị trí các nguồn thải của các cơ sở sản xuất phát sinh khí trong KCN
  • 52. 41 2.3.2. Chương trình tính sản phẩm cháy Thành phần của nhiên liệu rắn và lỏng gồm cacbon (Cp), hyđro (Hp), nitơ (Np), oxy (Op) , lưu huỳnh (Sp), độ tro (Ap) và độ ẩm (Wp). Các thành phần của nhiên liệu được biểu diễn bằng phần trăm trọng lượng và ký hiệu bằng các chữ cái đầu của tên thành phần với chỉ số chân p – với ý nghĩa thành phần thực, làm việc. Như vậy tổng của toàn bộ các thành phần đúng bằng 100%: Cp + Hp + Np + Op + Sp + Ap + Wp = 100% Bảng 2.3. Công thức tính sản phẩm cháy ở điều kiện chuẩn TT Đại lượng tính toán Đơn vị Công thức tính toán 1 Lượng không khí khô lý thuyết cần cho quá trình cháy m3 chuẩn/kgNL Vo=0,089.Cp+0,264.Hp- 0,033(Op-Sp) 2 Lượng không khí ẩm lý thuyết cần cho quá trình cháy (ởt= 30o C,φ= 65%,d= 17g/kg) m3 chuẩn/kgNL Va= (1+0,0016.d).Vo 3 Lượng không khí ẩm thực tế với hệ số thừa không khí α= 1,2÷1,6 m3 chuẩn/kgNL Vt= α.Va 4 Lượng khí SO2 trong sản phẩm cháy m3 chuẩn/kgNL VSO2= 0,683.10-2 .Sp 5 Lượng khí CO trong SPC với hệ số cháy không hoàn toàn về hoá học và cơ học η=0,01÷0,05 m3 chuẩn/kgNL VCO= 1,865.10-2 .η.Cp 6 Lượng khí CO2 trong sản phẩm cháy m3 chuẩn/kgNL VCO2= 1,853.10-2 .(1-η).Cp 7 Lượng hơi nước trong sản phẩm cháy m3 chuẩn/kgNL VH2O= 0,111.Hp+0,0124.Wp +0,0016.d.Vt 8 Lượng khí N2 trong sản phẩm cháy m3 chuẩn/kgNL VN2= 0,8.10-2 .Np+0,79.Vt 9 Lượng khí O2 trong KK thừa m3 chuẩn/kgNL VO2= 0,21.(α-1).Va=0,57 10 Lượng sản phẩm cháy tổng cộng m3 chuẩn/kgNL VSPC= VSO2+VCO+VCO2 +VH2O+ VN2+VO2
  • 53. 42 Bảng 2.4. Công thức tính lượng khói thải và tải lượng khí ô nhiễm STT Đại lượng tính toán Đơn vị Ký hiệu Công thức 1 Lượng khói ở điều kiện chuẩn m3 /s Lc 3600 B V L SPC c  = 2 Lượng khói ở điều kiện thực tế m3 /s LT 273 ) 273 ( khoi c T t L L + = 3 Lượng khí SO2 với ρSO2 =2.926 kg/m3 chuẩn g/s MSO2 3600 10 2 2 2 3 SO SO SO B V M   = 4 Lượng khí CO với ρCO =1.25 kg/m3 chuẩn g/s MCO 3600 103 CO CO CO B V M   = 5 Lượng khí CO2 với ρCO2 =1.977 kg/m3 chuẩn g/s MCO2 3600 10 2 2 2 3 CO CO CO B V M   = 6 Lượng tro bụi với hệ số tro bay theo khói: a = 0.1÷ 0.85 g/s Mbụi 3600 10aAB Mbui = Hiện tại, có 02 nhà máy sử dụng nhiên liệu biomass, 01 nhà máy sử dụng dầu FO làm nhiên liệu cho quá trình sản xuất. Để thuận tiện trong tính toán, luận văn áp dụng Chương trình tính sản phẩm cháy DH-Air1 của TS.Nguyễn Đình Huấn - ĐH Bách Khoa Đà Nẵng dựa trên những công thức đã nêu trong bảng 2.3 và 2.4. Hình 2.8. Giao diện tính sản phẩm cháy
  • 54. 43 Bảng 2.5. Thành phần nhiên liệu đốt Nhiên liệu Tỷ lệ (%) Cacbon Hydro Nito Oxy Lưu huỳnh Tro Độ ẩm Biomass 39,6 5,2 0,32 34,4 0 0,48 20 Dầu FO 83,4 10 0,2 0,2 2,9 0,3 3 Ghi chú: Thành phần biomass lấy theo DongDuongcorp Bảng 2.6. Tải lượng ô nhiễm của các nhà máy tính theo sản phẩm cháy Nguồn thải Tải lượng ô nhiễm MBụi MSO2 MNO2 MCO (g/s) (g/s) (g/s) (g/s) Nhà máy thép Đà Nẵng (Đốt dầu FO M3) 0,03 1,2 0,07 1,21 Nhà máy giấy Sức Trẻ 0,28 0 0,2 3,26 Nhà máy điện hơi Tín Thành Lò 30 tấn 0,23 0 0,17 2,69 Lò 15 tấn 0,21 0 0,15 2,46 Đối với nhà máy thép Đà Nẵng, trong quá trình nung luyện để tạo ra thép thành phẩm thì lượng nguyên liệu đầu vào cũng phát sinh tải lượng các chất ô nhiễm. Theo tài liệu hướng dẫn SXSH trong ngành luyện thép lò điện hồ quang đã đưa ra số liệu về mức độ ô nhiễm không khí trong lò luyện thép tính cho 1 tấn thép [16], từ đó tính được tải lượng ô nhiễm như bảng 2.7 và bảng 2.8. Bảng 2.7. Tải lượng ô nhiễm trong quá trình luyện thép Thành Phần Đơn vị Lò điện, 20 tấn/mẻ/h Lò LF, 25 tấn/mẻ/45 phút Lượng Công suất (tấn/h) M1 (g/s) Lượng Công suất (t/h) M2 (g/s) Bụi g/tấn 5100 20 28,33 4080 25 68 SO2 g/tấn 600 20 3,33 480 25 8,00 NOx g/tấn 160 20 0,89 128 25 2,13 CO g/tấn 9000 20 50 7200 25 120 (Nguồn : Tài liệu hướng dẫn SXSH trong ngành luyện thép lò điện hồ quang)