Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf

Man_Book
Man_BookMan_Book

Man_Ebook

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN LÊ HOÀI KHANH
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẬP KẾ HOẠCH
NGÂN SÁCH CỦA CÁC ĐƠN VỊ CÔNG LẬP
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CẦN THƠ, 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN LÊ HOÀI KHANH
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẬP KẾ HOẠCH
NGÂN SÁCH CỦA CÁC ĐƠN VỊ CÔNG LẬP
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGÔ QUANG HUY
CẦN THƠ - 2019
i
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn “Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công
lập tại thành phố Cần Thơ” do học viên Nguyễn Lê Hoài Khanh thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Ngô Quang Huy. Luận văn đã báo cáo và được Hội đồng chấm luận
văn thông qua ngày………tháng………năm………
Ủy viên Thư ký
......................................... ..............................................
Phản biện 1 Phản biện 2
......................................... ..............................................
Cán bộ hướng dẫn Chủ tịch Hội đồng
TS. NGÔ QUANG HUY ..............................................
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả là Nguyễn Lê Hoài Khanh, học viên cao học ngành Kế toán, khóa 5A của
trường Đại học Tây Đô, là người thực hiện đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến
lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ”.
Tác giả xin cam đoan đề tài này là do chính tác giả thực hiện, các số liệu thu thập được
trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2019
Tác giả
Nguyễn Lê Hoài Khanh
iii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép tôi xin được cám ơn Quý Thầy, Cô trường Đại học Tây Đô
đã truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Ngô Quang Huy, người đã tận tình hướng
dẫn, dìu dắt và chỉ dẫn những kiến thức quý báu giúp tôi trong suốt thời gian hoàn thiện
luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến các đồng nghiệp, các kế toán của các
đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu
thập thông tin và số liệu phục vụ quá trình nghiên cứu của đề tài.
Xin gửi lời cám ơn đến gia đình, đồng nghiệp và các bạn học viên trong lớp đã động
viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù tôi đã cố gắng để hoàn thiện đề tài, nhưng vẫn không tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Quý Thầy,
Cô và bạn bè, đồng nghiệp.
Xin kính chúc Quý Thầy, Cô lời chúc sức khoẻ và thành đạt!
Chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng …. năm 2019
Học viên thực hiện
Nguyễn Lê Hoài Khanh
iv
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn “Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân
sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ” nhằm để phân tích thực trạng
quản lý chi ngân sách thường xuyên tại thành phố Cần Thơ và xác định các nhân tố tác
động đến kẽ hở trong lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần
Thơ để từ đó đề ra các khuyến nghị nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả của việc lập kế
hoạch ngân sách của các đơn vị công lập thành phố Cần Thơ.
Thông qua dữ liệu thứ cấp, tác giả tiến hành phân tích thực trạng về quản lý ngân
sách tại thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2016-2018.
Dựa trên cơ sở lý thuyết về ngân sách và các nghiên cứu tương tự được thực hiện
trước đó. Tác giả đã xác định được 4 nhân tố gồm: Tham gia vào kế hoạch ngân sách,
Áp lực ngân sách, Thông tin bất đối xứng, Khả năng phát hiện kẽ hở tác động đến nhân
tố kẽ hở ngân sách tại các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.
Từ mô hình, tác giả đã xây dựng thang đo và hiệu chỉnh thang đo qua việc phỏng
vấn chuyên gia. Từ đó tác giả tiến hành phỏng vấn 150 đối tượng tại các đơn vị công lập
thành phố Cần Thơ kết quả cho thấy thang đo của mô hình nghiên cứu gồm có 23 biến
quan sát đo lường cho các nhân tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị
công lập tại thành phố Cần Thơ gồm có 4 nhân tố độc lập gồm: Tham gia vào lập kế
hoạch, Áp lực ngân sách, Thông tin bất đối xứng, Khả năng phát hiện kẽ hở cùng với
nhân tố phụ thuộc là Kẽ hở ngân sách. Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính bội
cho thấy tất cả 4 nhân tố đều tác động đến nhân tố kẽ hở ngân sách trong lập kế hoạch
ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ với mức độ từ mạnh đến yếu
như sau: Thông tin bất đối xứng, Áp lực ngân sách, Tham gia vào lập kế hoạch, Khả
năng phát hiện kẽ hở ngân sách. Từ kết quả thu được ở chương 4 tác giả tiến hành đề
xuất các khuyến nghị tại chương 5 nhằm nâng cao công tác lập kế hoạch ngân sách của
các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ thông qua giảm thiểu kẽ hở ngân sách.
v
ABSTRACT
The objective of the study of the thesis "Factors affecting budget planning of public
sectors in Can Tho city" aims to analyze the current status of managing budget spending
in Can Tho city, and identify the factors affecting loopholes in the budget planning of
public sectors in Can Tho City from which to propose recommendations to improve the
efficiency of budget planning. of public sectors in Can Tho city.
Through secondary data, the author conducted a situation analysis of budget
management in Can Tho city in the period of 2016-2018.
Based on the theory of budgets and similar studies conducted earlier, the author
has identified 4 factors including: Budgetary participation, Budget emphasis,
Asymmetric information, Ability to detect slack affecting employees budgetary slack at
applications public position in Can Tho city.
From the model, the author has built a scale and calibrated the scale through
interviewing experts. Since then, the author conducted interviews with 150 respondents
working at public sectors in Can Tho city, which showed that the scale of the research
model consists of 23 observable variables for factors affecting the planning. Budget plan
of public entities in Can Tho city consists of 4 independent factors: Budgetary
participation, Budget emphasis, Asymmetric information, Ability to detect slack along
with a dependent variable, which is Budgetary slack. The results of the multiple linear
regression analysis showed that all four factors affect the budget loophole factor in
budget planning of public entities in Can Tho city with a strong level of to weak as
follows: Asymmetric information, Budget emphasis, Budgetary participation, Ability to
detect slack. From the results obtained in Chapter 4, the author proposes
recommendations in Chapter 5 to improve budget planning of public entities in Can Tho
city by reducing budgetary slack.
vi
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài:.....................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ..........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát: ...........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: .................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .....................................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:........................................................................................2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:...........................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................3
1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.............................................................................3
1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu...........................................................................3
1.4.2.1. Phương pháp phân tích mẫu khảo sát..............................................................3
1.4.2.2. Phương pháp phân tích các nhân tố tác động..................................................3
1.5. Những đóng góp của nghiên cứu:.......................................................................4
1.5.1. Về mặt lý thuyết:................................................................................................4
1.5.2. Về mặt phương pháp luận: .................................................................................4
1.5.3. Về mặt thực tiễn:................................................................................................4
1.6. Kết cấu dự kiến ...................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................6
2.1. Dự toán ngân sách...............................................................................................6
2.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................6
2.1.2. Mục đích của dự toán ngân sách.........................................................................6
2.1.2.1 Hoạch định ......................................................................................................6
2.1.2.2. Kiểm soát........................................................................................................6
2.1.3. Vai trò của dự toán ngân sách ............................................................................7
2.1.3.1. Hoạch định......................................................................................................7
2.1.3.2. Tổ chức - điều hành.........................................................................................7
2.1.3.3. Kiểm soát........................................................................................................7
2.1.3.4. Ra quyết định..................................................................................................7
2.1.4. Ý nghĩa của việc lập dự toán ngân sách..............................................................7
2.1.5. Trách nhiệm và trình tự lập dự toán ngân sách ...................................................8
2.1.6. Kỳ dự toán .........................................................................................................8
2.1.7. Kẽ hở ngân sách.................................................................................................9
2.2. Lập kế hoạch NSNN tại các đơn vị công lập....................................................10
2.2.1. Khái niệm NSNN.............................................................................................10
2.2.2. Đặc điểm của NSNN........................................................................................11
2.2.3. Lập kế hoạch NSNN ........................................................................................12
2.2.4. Các văn bản qui định về lập kế hoạch NSNN ...................................................12
vii
2.2.4.1. Trình tự lập dự toán ngân sách địa phương...................................................12
2.2.4.2. Thời gian lập, xây dựng, tổng hợp, quyết định và giao dự toán NSNN...........13
2.2.4.3. Các đối tượng tham gia trong lập dự toán NSNN ..........................................15
2.2.4.4. Mục đích lập NSNN tại địa phương...............................................................16
2.3. Các lý thuyết nền trong nghiên cứu về lập kế hoạch ngân sách .....................18
2.3.1. Lý thuyết người đại diện (Agency theory)........................................................18
2.3.2. Lý thuyết thông tin bất đối xứng ......................................................................19
2.3.3. Mối liên hệ giữa lý thuyết người ủy thác và thông tin bất đối xứng..................20
2.4. Tổng quan nghiên cứu trước............................................................................20
2.4.1. Lược thảo các nghiên cứu trước .......................................................................20
2.4.1.1. Nghiên cứu trong nước..................................................................................20
2.4.1.2. Nghiên cứu ngoài nước .................................................................................20
2.4.2. Khe hở nghiên cứu...........................................................................................24
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kẽ hở ngân sách ..................................................24
2.5.1. Kẽ hở ngân sách...............................................................................................24
2.5.2. Tham gia vào lập kế hoạch ngân sách ..............................................................25
2.5.3. Áp lực ngân sách..............................................................................................25
2.5.4. Thông tin bất đối xứng.....................................................................................25
2.5.5. Khả năng phát hiện kẽ hở.................................................................................25
2.6. Mô hình nghiên cứu..........................................................................................26
2.7. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................28
3.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................28
3.2. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................28
3.3. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi....................................................29
3.4. Phương pháp thu thập và phân tích nghiên cứu .............................................35
3.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu..........................................................................35
3.4.2. Phương pháp phân tích ....................................................................................36
3.4.2.1. Phương pháp phân tích mẫu khảo sát............................................................36
3.4.2.2. Phương pháp phân tích các nhân tố tác động................................................37
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ....................................39
4.1. Tình hình chi ngân sách thường xuyên trên địa bàn thành phố Cần Thơ .....39
4.1.1 Thực trạng phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi thường xuyên NSNN: ................39
4.1.2. Định mức chi thường xuyên phân bổ cho các sở, ban, ngành, các quận, huyện,
phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố Cần Thơ:.................................................39
4.1.3. Thẩm quyền về quản lý NSNN cấp thành phố:.................................................43
4.1.3.1. HĐND cấp thành phố: ..................................................................................43
4.1.3.2. UBND cấp thành phố:...................................................................................43
4.1.4. Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại thành phố Cần Thơ:...............44
4.1.4.1. Tình hình cân đối thu, chi ngân sách thành phố Cần Thơ, giai đoạn năm 2016-
viii
2018: .........................................................................................................................44
4.1.4.2. Tỷ trọng chi thường xuyên của thành phố Cần Thơ giai đoạn năm 2016-2018:
..................................................................................................................................46
4.1.4.3. Cơ cấu chi thường xuyên của thành phố Cần Thơ giai đoạn năm 2016-2018:...........46
4.1.4.4. Công tác lập dự toán chi thường xuyên NSNN tại thành phố Cần Thơ: .............47
4.1.4.5. Chấp hành, thực hiện dự toán chi NSNN thành phố Cần Thơ........................48
4.1.4.6. Kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp quận/ huyện ......................................49
4.1.4.7. Công tác quyết toán chi thường xuyên NSNN tại thành phố Cần Thơ:.............50
4.1.4.8. Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi thường xuyên NSNN tại thành
phố Cần Thơ..............................................................................................................51
4.2. Các nhân tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại
thành phố Cần Thơ..................................................................................................52
4.2.1. Mẫu nghiên cứu ...............................................................................................52
4.2.2. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo..........................................................53
4.2.2.1. Đánh giá sơ bộ thang đo thiết kế nghiên cứu từ khảo sát chuyên gia .............53
4.2.2.2. Thống kê thang đo dùng trong nghiên cứu ....................................................54
4.2.2.3. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ...............................54
4.2.2.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá .............................................................57
4.2.3. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu ...................................................62
4.2.3.1. Phân tích tương quan....................................................................................62
4.2.3.2. Phân tích hồi quy bội ....................................................................................62
4.2.4. Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính ...................64
4.2.4.1. Giả định liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng như
hiện tượng phương sai thay đổi..................................................................................64
4.2.4.2. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư .....................................................64
4.2.4.3. Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (đo lường đa cộng
tuyến) ........................................................................................................................65
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu..........................................................................65
4.3.1. Thảo luận các giả thuyết nghiên cứu ................................................................65
4.3.2. So sánh với các nghiên cứu trước.....................................................................66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................69
5.1. Kết luận .............................................................................................................69
5.2. Các khuyến nghị hạn chế kẽ hở ngân sách tại các đơn vị sự nghiệp công lập
trên địa bàn thành phố Cần Thơ.............................................................................69
5.2.1. Tăng cường tham gia vào lập kế hoạch ngân sách ............................................70
5.2.2 Giảm áp lực ngân sách ......................................................................................72
5.2.2.1 Phân bổ dự toán .............................................................................................72
5.2.2.2 Chấp hành dự toán .........................................................................................73
5.2.3. Nâng cao khả năng phát hiện kẽ hở ngân sách..................................................74
5.2.4. Giảm thiểu thông tin bất đối xứng....................................................................75
ix
5.3. Kiến nghị ...........................................................................................................76
5.3.1. Đối với Chính phủ............................................................................................76
5.3.2. Đối với Bộ Tài chính........................................................................................77
5.3.3. Đối với UBND thành phố Cần Thơ..................................................................77
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................................77
5.4.1 Giới hạn của đề tài ............................................................................................77
5.4.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................79
PHỤ LỤC 1:.............................................................................................................83
PHỤ LỤC 2:.............................................................................................................90
PHỤ LỤC 3:.............................................................................................................98
PHỤ LỤC 4:...........................................................................................................106
PHỤ LỤC 5:...........................................................................................................115
x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Mối quan hệ giữa các nhân tố và kẽ hở ngân sách.......................................26
Bảng 3.1. Đo lường các biến của các nghiên cứu trước..............................................30
Bảng 3.2. Thang đo đo lường nhân tố tham gia vào kế hoạch ngân sách ....................30
Bảng 3.3. Thang đo đo lường nhân tố áp lực ngân sách............................................31
Bảng 3.4. Thang đo đo lường nhân tố thông tin bất đối xứng ...................................32
Bảng 3.5. Thang đo đo lường nhân tố khả năng phát hiện kẽ hở ...............................33
Bảng 3.6. Thang đo đo lường nhân tố kẽ hở ngân sách ..............................................34
Bảng 4.1: Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách năm đầu của thời kỳ
ổn định ngân sách 2017-2020: ...................................................................................40
Bảng 4.2. Tình hình thu, chi ngân sách giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn thành phố
Cần Thơ.....................................................................................................................45
Bảng 4.3. Tình hình chi ngân sách giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn TP. Cần Thơ....46
Bảng 4.4. Tỷ trọng chi thường xuyên giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn TP. Cần Thơ ....46
Bảng 4.5 Cơ cấu chi thường xuyên giai đoạn 2016-2018 tại thành phố Cần Thơ........47
Bảng 4.6: Thống kê đối tượng khảo sát theo chức vụ.................................................52
Bảng 4.7: Thống kê đối tượng khảo sát theo thời gian làm việc .................................53
Bảng 4.8: Thống kê đối tượng khảo sát theo trình độ học vấn....................................53
Bảng 4.9: Thống kê các thang đo dùng trong nghiên cứu...........................................54
Bảng 4.10: Tổng hợp đánh giá các thang đo nghiên cứu ............................................55
Bảng 4.11: Tổng hợp đánh giá các thang đo nghiên cứu sau khi loại biến..................56
Bảng 4.12: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần lần thứ nhất.................58
Bảng 4.13: Bảng ma trận hệ số tải nhân tố lần thứ nhất..............................................58
Bảng 4.14: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần lần thứ hai...................59
Bảng 4.15: Bảng ma trận hệ số tải nhân tố lần thứ hai................................................60
Bảng 4.16: Hệ số KMO và kiểm định Barlett cho nhân tố phụ thuộc .........................61
Bảng 4.17: Bảng ma trận hệ số tải nhân tố phụ thuộc.................................................61
Bảng 4.18: Kết quả phân tích tương quan giữa các nhân tố........................................62
Bảng 4.19: Kết quả phân tích hồi quy ........................................................................63
Bảng 4.20: Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc là kẽ hở ngân sách.............65
Bảng 4.21: So sánh kết quả với nghiên cứu trước ......................................................67
Bảng 5.1: Các nhân tố tác động đến nhân tố kẽ hở ngân sách.....................................70
xi
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình lý thuyết đề xuất...........................................................................26
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu..................................................................................28
Hình 4.1. Kết quả phân tích hồi quy...........................................................................64
xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Ý nghĩa
BHYT Bảo hiểm y tế
DN Doanh Nghiệp
ĐTPT Đầu tư phát triển
HĐND Hội đồng nhân dân
KBNN Kho bạc Nhà nước
KT-XH Kinh tế - Xã hội
KTQT Kế toán quản trị
NSNN Ngân sách nhà nước
TP Thành phố
UBND Ủy ban Nhân dân
1
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài:
Ngân sách Nhà nước (NSNN) đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với
sự phát triển kinh tế nước ta mà còn đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Việc quản
lý và sử dụng sao cho có hiệu quả NSNN là trách nhiệm của Chính phủ, các tổ chức, và
các đơn vị sử dụng ngân sách. Luật NSNN quy định mọi khoản chi NSNN đều phải
được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán, đảm bảo các khoản chi phải
có trong dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định.
Hiện đại hóa công tác quản lý NSNN được Đảng và Chính phủ quan tâm, là cơ sở ổn
định kinh tế vĩ mô, tạo tiền đề phát triển nền kinh tế bền vững, hội nhập cùng các nước
trong khu vực cũng như các nước trên toàn thế giới.
Trong tình hình thực tế hiện nay, nguồn thu ngân sách bị hạn chế, hụt thu, dẫn đến
bội chi ngân sách lớn trong khi nhu cầu về nguồn lực để đáp ứng các nhiệm vụ chi của
NSNN cho các hoạt động của cơ quan Nhà nước đặt ra ngày càng nhiều. Chính vì thế,
việc lập kế hoạch dự toán ngân sách chặt chẽ nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả là hết
sức quan trọng. Trong quá trình lập dự toán ngân sách còn nhiều vấn đề bất cập. Dự toán
chưa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ của đơn vị, phân bổ ngân sách chưa được chú trọng
đúng mức, thiếu hệ thống các tiêu chí thích hợp để xác định thứ tự ưu tiên trong phân
bổ ngân sách. Công tác quản lý còn chưa chặt chẽ, thanh quyết toán chưa nghiêm, tiêu
cực, lãng phí vẫn còn khá phổ biến.
Một nhân tố có tác động tiêu cực đến hiệu quả của quá trình lập kế hoạch ngân
sách là kẽ hở ngân sách. Kẽ hở ngân sách (budgetary slack) được định nghĩa là việc cố
ý ước lượng quá cao chi phí hoặc ước lượng quá thấp doanh thu của một dự án hay một
kế hoạch ngân sách (Merchant, 1985). Kẽ hở ngân sách có thể được xây dựng thành một
dự án để nếu chi phí thấp hơn hoặc doanh thu cao hơn so với dự kiến, dự án và các nhà
quản trị của nó được các nhà đầu tư hoặc nhà điều hành xem là có thành tích tốt hơn so
với kế hoạch. Chính vì kẽ hở ngân sách có tác động tiêu cực như vậy, rất cần các nghiên
cứu cụ thể hơn để nhằm mục tiêu tìm hiểu các nhân tố tác động đến kẽ hở ngân sách tại
các đơn vị này để đưa ra những kiến nghị cũng như các khuyến nghị nhằm mục tiêu
hoàn thiện hơn quá trình lập dự toán ngân sách nhà nước tại các đơn vị công lập.
Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương (được chia tách từ năm 2004), với
2
nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và nông
nghiệp. Kinh tế Cần Thơ đã có những bước phát triển đáng kể, thu ngân sách năm sau
đều cao hơn năm trước, đặc biệt thành phố Cần Thơ đã tự cân đối ngân sách và là một
trong 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có điều tiết về Trung ương. Chính vì
vậy, các đơn vị công lập sử dụng NSNN cũng đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế
cũ sang cơ chế tự chủ theo xu hướng chung của cả nước. Với mục tiêu nâng cao hiệu
quả việc lập kế hoạch ngân sách hàng năm của các đơn vị công lập sử dụng NSNN trên
địa bàn thành phố Cần Thơ cần chặt chẽ gắn với nhiệm vụ của đơn vị, đảm bảo tiết kiệm
và hoạt động hiệu quả. Tác giả xin chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình
là “Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành
phố Cần Thơ”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Mô tả khái quát tình hình chi ngân sách thường xuyên tại thành phố Cần Thơ và xác
định các nhân tố1
tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành
phố Cần Thơ để từ đó đề ra các khuyến nghị nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả của việc
lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập thành phố Cần Thơ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Mô tả khái quát tình hình chi ngân sách thường xuyên tại thành phố Cần Thơ.
- Xác định mức độ tác động của các nhân tố đến lập kế hoạch ngân sách của các
đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.
- Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc lập kế hoạch ngân sách
của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị
công lập tại thành phố Cần Thơ thông qua xem xét kẽ hở ngân sách trong việc lập kế
hoạch ngân sách. Kẽ hở ngân sách cao được định nghĩa theo Merchant (1985) là việc
người thực hiện kế hoạch ngân sách đưa ra kế hoạch ngân sách dễ dàng đạt được mà
không tốn nhiều công sức. Do đó, nếu kẽ hở ngân sách càng cao thì lập ngân sách không
1
Tác giả thống nhất sử dụng nhân tố thay cho từ yếu tố để đảm bảo sự phù hợp giữa tên đề tài
và nội dung luận văn.
3
tốt và kẽ hở ngân sách càng thấp thì lập kế hoạch ngân sách tốt.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Khảo sát của đề tài được thực hiện tại các đơn vị công lập
trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Về thời gian: Khoảng thời gian để thực hiện việc lấy số liệu là giai đoạn từ
tháng 6 năm 2019 đến tháng 7 năm 2019.
- Đối tượng khảo sát: Những người kế toán đang làm việc trong các đơn vị công
lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Phạm vi nội dung: nội dung luận văn chỉ xem xét lập kế hoạch ngân sách thông
qua xem xét kẽ hở ngân sách. Lập kế hoạch ngân sách hiệu quả khi việc lập ngân sách
ít hoặc không có kẽ hở và ngược lại.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Đối tượng thực hiện phỏng vấn: Đối tượng thực hiện phỏng vấn chính là các kế
toán trưởng hiện đang công tác tại các đơn vị công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
+ Đối tượng thực hiện khảo sát: Đối tượng thực hiện khảo sát chính của đề tài
này là các nhân viên kế toán đang công tác tại các đơn vị công lập trên địa bàn thành
phố Cần Thơ.
1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
1.4.2.1. Phương pháp phân tích mẫu khảo sát
Để phân tích mẫu khảo sát, tác giả sử dụng lần lượt các phương pháp sau:
+ Phương pháp thống kê mô tả.
+ Phương pháp đồ thị.
+ Phương pháp phân tích tần số.
1.4.2.2. Phương pháp phân tích các nhân tố tác động
Để phân tích các nhân tố tác động, tác giả sử dụng một số các phương pháp kiểm
định và lần lược thực hiện theo thứ tự như sau:
+ Kiểm định Cronbach’s Alpha.
+ Phân tích nhân tố khám phá.
+ Phân tích hồi qui đa biến.
4
1.5. Những đóng góp của nghiên cứu:
1.5.1. Về mặt lý thuyết:
Đề tài hệ trước hết đã xác định các nhân tố tác động đến kẽ hở trong việc lập kế
hoạch ngân sách trong các đơn vị công lập. Mặc dù trước đây Ngô Quang Huy và cộng
sự (2017) đã nghiên cứu về kẽ hở trong việc lập kế hoạch ngân sách. Tuy nhiên nghiên
cứu trên chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Đồng bằng
Sông Cửu Long. Như vậy, việc nghiên cứu về kẽ hở trong việc lập kế hoạch ngân sách
ở các đơn vị công lập vẫn còn bỏ ngỏ. Chính vì vậy, bằng cách nghiên cứu về vấn đề
này, đề tài này đóng góp lớn về mặt lý thuyết bằng cách nghiên cứu về kẽ hở trong việc
lập kế hoạch ngân sách tại các đơn vị công lập.
1.5.2. Về mặt phương pháp luận:
Luận văn thực hiện trên cơ sở phương pháp nghiên cứu lý luận như khái quát hóa,
thu thập, tổng hợp và phân tích để đưa ra mô hình nghiên cứu về kẽ hở trong lập kế
hoạch ngân sách.
Đề tài sử dụng phương pháp định tính kết hợp với định lượng để phân tích và đánh
giá, từ đó đề ra các khuyến nghị cụ thể nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả trong lập kế
hoạch ngân sách.
1.5.3. Về mặt thực tiễn:
- Đề tài kiểm tra tính đúng đắn và phù hợp của mô hình bằng cách thực hiện phân
tích các số liệu khảo sát được thu thập thông qua bảng câu hỏi được thực hiện bởi các
kế toán đang làm tại các đơn vị công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Như vậy, có
thể thấy, đề tài đã thể hiện tính thực tiễn sâu sắc thông qua việc sử dụng số liệu thực tế
để kiểm tra mô hình lý thuyết.
- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, luận văn đề xuất
những phương pháp, khuyến nghị thiết thực nhằm hoàn thiện việc thực hiện lập kế hoạch
ngân sách tại các đơn vị công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ với trọng tâm là việc
giảm kẽ hở trong lập kế hoạch ngân sách để hướng đến nâng hiệu quả của việc lập kế
hoạch ngân sách của các đơn vị công lập.
1.6. Kết cấu dự kiến
Bao gồm 5 chương.
* Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
* Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
5
* Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
* Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu
* Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Tóm tắt chương 1
Chương này trình bày khái quát về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu. Chương tiếp theo,
tác giả trình bày về cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.
6
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Dự toán ngân sách
2.1.1. Khái niệm
Dự toán là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện mục tiêu mà tổ chức cần
phải đạt được, đồng thời chỉ rõ cách thức huy động các nguồn lực để thực hiện các mục
tiêu mà tổ chức đặt ra. Dự toán được xác định bằng một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng
và giá trị cho một khoảng thời gian xác định trong tương lai. Dự toán được xây dựng
dựa trên cơ sở của kế hoạch và là trung tâm của kế hoạch (Võ Văn Nhị, 2018).
Dự toán ngân sách là kế hoạch cho tương lai. Do đó, dự toán ngân sách là các công
cụ để lập kế hoạch, và nó thường được lập trước khi bắt đầu một giai đoạn hay một kỳ
ngân sách. Tuy nhiên, so sánh giữa dự toán ngân sách với các kết quả thực tế sẽ cung
cấp được nhiều thông tin có giá trị về các hoạt động. Do đó, dự toán ngân sách là gồm
cả hai công cụ lập kế hoạch và công cụ đánh giá thực hiện kế hoạch.
2.1.2. Mục đích của dự toán ngân sách
Mục đích cơ bản của dự toán ngân sách là phục vụ cho chức năng hoạch định và
kiểm soát hoạt động kinh doanh của nhà quản trị. Thông qua hai chức năng này mà nhà
quản trị đạt được mục tiêu của đơn vị là tối đa hoá lợi nhuận.
2.1.2.1 Hoạch định
Dự toán ngân sách bắt buộc nhà quản trị phải dự tính những gì sẽ xảy ra trong
tương lai. Chẳng hạn như thay vì chờ đợi việc bán hàng xảy ra, nhà quản trị phải biết
trước việc bán hàng sẽ xảy ra như thế nào và phải giải quyết vấn đề trước khi việc kinh
doanh của đơn vị bị bế tắc. Tóm lại dự toán ngân sách đòi hỏi các nhà quản trị luôn phải
suy nghĩ về những gì họ dự định sẽ xảy ra trong tương lai. Nếu những dự tính sẽ xảy ra
có kết quả không tốt thì các nhà quản trị phải thấy được những gì cần phải làm để thay
đổi kết quả không mong muốn đó.
2.1.2.2. Kiểm soát
Kiểm soát là quá trình so sánh kết quả thực hiện với dự toán và đánh giá việc thực
hiện dự toán đó. Việc kiểm soát phụ thuộc vào dự toán, nếu không có dự toán thì doanh
nghiệp sẽ không có cơ sở để so sánh và đánh giá kết quả của việc thực hiện dự toán.
Chức năng hoạch định đi liền với chức năng kiểm soát, kết quả hoạt động thực tế
được so sánh với dự toán ngân sách. Nếu đơn vị không thực hiện việc kiểm soát thì dự
7
toán ngân sách sẽ không phát huy hết tác dụng của nó.
2.1.3. Vai trò của dự toán ngân sách
Chức năng của nhà quản trị là hoạch định, tổ chức – điều hành, kiểm soát và ra
quyết định. Do đó, dự toán ngân sách có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các
chức năng trên.
2.1.3.1. Hoạch định
Dự toán ngân sách có vai trò xác định mục tiêu đạt được của đơn vị để dự kiến
nguồn lực thực hiện mục tiêu đó, thể hiện qua việc lập dự toán báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí….
2.1.3.2. Tổ chức - điều hành
Trong chức năng tổ chức – điều hành, dự toán ngân sách sử dụng việc huy động
và phân phối các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu của đơn vị, thể hiện qua các văn
bản truyền đạt mục tiêu, chiến lược kinh doanh của đơn vị đến nhà quản lý của các bộ
phận, phòng ban.
2.1.3.3. Kiểm soát
Vai trò này của dự toán ngân sách được xem là căn cứ, thước đo chuẩn để so sánh,
đối chiếu với số liệu hoạt động thực tế thông qua các báo cáo kế toán quản trị. Thông
tin trên dự toán ngân sách làm cơ sở để kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
của đơn vị.
2.1.3.4. Ra quyết định
Ngoài ra dự toán ngân sách còn có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định
về phân bổ nguồn lực, trong bố trí nhân sự thông qua việc đánh giá trách nhiệm trong
việc thực hiện mục tiêu mà dự toán đề ra.
2.1.4. Ý nghĩa của việc lập dự toán ngân sách
Dự toán ngân sách là chức năng không thể thiếu được đối với các nhà quản lý hoạt
động trong môi trường cạnh tranh ngày nay. Trong kế toán quản trị, dự toán ngân sách
là một nội dung trung tâm quan trọng nhất, nó thể hiện mục tiêu, nhiệm vụ của toàn tổ
chức; đồng thời dự toán cũng là cơ sở để kiểm tra kiểm soát cũng như ra quyết định
trong tổ chức. Do vậy, dự toán phải được xây dựng cho toàn tổ chức và cho từng bộ
phận trong tổ chức.
Dự toán ngân sách thể hiện mục tiêu của tất cả các bộ phận trong tổ chức, như bán
hàng, sản xuất, nghiên cứu, marketing, dịch vụ khách hàng, tài chính ... Dự toán ngân
8
sách định lượng kỳ vọng của nhà quản lý về thu nhập, các luồng tiền và vị trí tài chính
trong tương lai. Với những vai trò như vậy, dự toán tổng thể có ý nghĩa như sau :
 Dự toán ngân sách là sự tiên liệu tương lai có hệ thống nhằm cung cấp cho nhà
quản lý các mục tiêu hoạt động thực tiễn, trên cơ sở đó kết quả thực tế sẽ được so sánh
và đánh giá. Biện pháp này nâng cao vai trò kế toán trách nhiệm trong kế toán quản trị.
 Dự toán ngân sách là cơ sở để nhà quản lý tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn
vị, là phương tiện để phối hợp các bộ phận trong tổ chức và giúp các nhà quản lý biết rõ
cách thức các hoạt động trong đơn vị đan kết với nhau.
 Dự toán ngân sách là phương thức truyền thông để các nhà quản lý trao đổi các
vấn đề liên quan đến mục tiêu, quan điểm và kết quả đạt được. Lập dự toán ngân sách
cho phép các nhà quản lý xây dựng và phát triển nhận thức về sự đóng góp của mỗi hoạt
động đến hoạt động chung của toàn tổ chức.
2.1.5. Trách nhiệm và trình tự lập dự toán ngân sách
Nhà quản trị ở mỗi cấp đều có trách nhiệm về những chi phí thuộc phạm vi kiểm
soát của mình, có trách nhiệm về biến động chi phí giữa dự toán và kết quả thực hiện.
Do đó trách nhiệm lập dự toán ngân sách ở cấp nào do nhà quản trị ở cấp đó thực hiện.
Dự toán được xây dựng từ cấp có trách nhiệm thấp nhất đến cấp có trách nhiệm
cao nhất. Dự toán ngân sách cấp cơ sở do nhà quản trị cơ sở chịu trách nhiệm lập và
trình lên nhà quản trị cấp trung gian, để được xem xét và điều chỉnh nếu cần thiết, sau
đó được gởi lên nhà quản trị cấp cao để phê duyệt trước khi thực hiện. Trách nhiệm và
trình tự lập dự toán như trên sẽ tạo thuân lợi:
 Ý kiến của nhà quản trị các cấp đều có giá trị.
 Dự toán sẽ có mức độ tin cậy, chính xác hơn khi được lập từ các cấp quản trị trực
tiếp và được kiểm soát lại ở cấp cao hơn.
 Xác định được trách nhiệm của các cấp quản trị khi dự toán không hoàn thành
so với thực tế.
2.1.6. Kỳ dự toán
Kỳ dự toán được chia ra làm hai loại căn cứ vào thời gian dự toán. Cụ thể như sau:
 Dự toán dài hạn là dự toán về mua sắm tài sản cố định, đất đai, nhà xưởng... nói
chung cho những khoản mục thuộc loại tài sản cố định thường được lập cho một kỳ thời
gian dài. Thời gian kết thúc đảm bảo được nguồn vốn luôn sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu
mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp. Đối với loại dự toán này, thông thường thời
9
gian dự toán thường kéo dài hơn một năm.
 Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm được lập cho kỳ một năm, phù
hợp với năm tài chính của doanh nghiệp để tiện cho việc so sánh đánh giá giữa kế hoạch
và thực hiện. Trong phạm vi chương này chúng ta chỉ nghiên cứu hệ thống các dự toán
hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm. Dự toán hàng năm được chia thành 4 quí, sau
đó quí một được chia theo từng tháng, các quí còn lại của năm dự toán, khi quí một kết
thúc thì quí hai được chia thành từng tháng... cứ thế tiếp tục cho đến hết năm. Dự toán
hàng năm cũng được lập theo kỳ 12 tháng.
2.1.7. Kẽ hở ngân sách
Kẽ hở ngân sách (budgetary slack) là việc cố ý ước lượng quá cao chi phí hoặc ước
lượng quá thấp doanh thu của một dự án hay một kế hoạch ngân sách. Kẽ hở ngân sách
có thể được xây dựng thành một dự án để nếu chi phí thấp hơn và/hoặc doanh thu cao
hơn so với dự kiến, dự án và các nhà quản trị của nó được các nhà đầu tư và/hoặc nhà
điều hành xem là có thành tích tốt hơn so với kế hoạch (Merchant, 1985).
Kẽ hở ngân sách làm cho người quản trị có nhiều cơ hội hơn để “tạo ra số liệu của
họ”, điều này khá quan trọng đối với họ khi đánh giá hiệu suất làm việc và lương thưởng
dựa vào số liệu ngân sách đạt được.
Kẽ hở ngân sách thì khá phổ biến khi một công ty sử dụng sự tham gia trong hoạch
định ngân sách, từ hình thức này của ngân sách liên quan đến sự tham gia của một số
lượng lớn các nhân viên, trong đó đưa thêm nhiều người có cơ hội tạo ra kẽ hở ngân
sách.
Một nguồn khác có thể gây ra kẽ hở ngân sách là khi quản lý cấp cao muốn báo
cáo với những nhà đầu tư đại chúng rằng doanh nghiệp thường xuyên theo sát kỳ vọng
ngân sách nội bộ. Nguyên nhân này ít có khả năng xảy ra, kể từ khi những nhà phân tích
bên ngoài đánh giá hiệu suất của một công ty dựa vào so sánh với kết quả của đối thủ
cạnh tranh của nó, không phải ngân sách.
Kẽ hở ngân sách có thể xảy ra khi có sự không chắc chắn về kết quả kỳ vọng trong
một khoảng thời gian trong tương lai. Nhà quản trị có xu hướng thận trọng hơn khi tạo
ra ngân sách trong trường hợp như vậy. Điều này đặc biệt phổ biến khi thiết lập ngân
sách cho một dòng sản phẩm hoàn toàn mới, khi mà chưa có ghi chép lịch sử nào được
ghi nhận.
Kẽ hở ngân sách cản trở hiệu suất đúng của công ty, bởi vì những nhân viên chỉ
10
có động cơ để đáp ứng mục tiêu ngân sách của họ, cái mà được xây dựng khá thấp. Khi
có kẽ hở ngân sách nhiều năm liên tiếp, một công ty có thể thấy rằng hiệu suất tổng thể
của công ty đã giảm xuống so với những đối thủ cạnh tranh tích cực hơn. Như vậy, kẽ
hở ngân sách có thể gây ra tác động tiêu cực lâu dài đối với lợi nhuận và vị thế cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Kẽ hở ngân sách ít có khả năng xảy ra khi có một số lượng nhỏ các nhà quản lý
tích cực là những người duy nhất được phép nhập vào các mô hình ngân sách, kể từ khi
họ có thể xây dựng những kỳ vọng rất cao. Kẽ hở cũng ít có khả năng xảy ra khi không
có mối liên hệ nào giữa hiệu suất hoặc kế hoạch khen thưởng đến ngân sách.
Tóm lại, kẽ hở ngân sách được xem là thước đo đánh giá hiệu quả của việc lập kế
hoạch ngân sách. Một bảng kế hoạch nhiều kẽ hở tức là bảng kế hoạch mà cấp dưới đưa
lên cấp trên để cấp dưới có thể dễ dàng đạt được kế hoạch đặt ra. Cụ thể, nếu cấp dưới
sẽ cố tình điều chỉnh kế hoạch dự toán chi phí cho năm sau cao hơn số thực tế mà cấp
dưới có thể đạt được. Từ đó nó dẫn đến sự không hiệu quả trong việc sử dụng ngân sách
mà điển hình là chi phí phát sinh sẽ nhiều hơn con số mà đáng lẽ cấp dưới có thể làm
được.
2.2. Lập kế hoạch NSNN tại các đơn vị công lập
2.2.1. Khái niệm NSNN
Ngân sách Nhà nước là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử. Sự hình thành và
phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế
hàng hoá tiền tệ trong các phương thức sản xuất của các cộng đồng và nhà nước của
từng cộng đồng. Nói cách khác sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hoá
- tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước.
Có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm NSNN mà phổ biến là:
Thứ nhất: NSNN là bản dự toán thu - chi tài chính của Nhà nước trong một thời
gian nhất định (thường là 1 năm) được Quốc hội thông qua để thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước.
Thứ hai: NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản
của Nhà nước.
Thứ ba: NSNN là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nước huy
động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau.
11
2.2.2. Đặc điểm của NSNN
Khái niệm NSNN là một khái niệm trừu tượng nhưng NSNN là hoạt động tài chính
cụ thể của Nhà nước, nó là một bộ phận quan trọng cấu thành Tài chính Nhà nước. Vì
vậy, khái niệm NSNN phải thể hiện được nội dung kinh tế - xã hội của NSNN, phải
được xem xét trên các mặt hình thức, thực thể và quan hệ kinh tế chứa đựng trong NSNN.
Xét về mặt hình thức biểu hiện bên ngoài và ở những thời điểm tĩnh người ta thấy
rằng NSNN là bản dự toán tập hợp tất cả các nội dung thu chi của Nhà nước trong
khoảng thời gian nhất định nào đó và phổ biến là trong một năm do Chính phủ lập ra,
đệ trình Quốc hội phê chuẩn và giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện.
Xét về thực thế: NSNN bao gồm những nguồn thu cụ thế, những khoản chi cụ thế
và được định lượng. Các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiền tệ và các khoản chi
đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy.
Thu và chi quỹ này có quan hệ ràng buộc với nhau gọi là cân đối. Cân đối thu chi
NSNN là một cân đối lớn trong nền kinh tế thị trường và được Nhà nước quan tâm đặc
biệt. Vì lẽ đó có thể khẳng định NSNN là một quỹ tiền tệ lớn của Nhà nước - Quỹ NSNN.
Tuy vậy, xét về các quan hệ kinh tế chứa đựng trong NSNN, các khoản thu - nguồn
thu nhập quỹ NSNN, các khoản chi - xuất quỹ NSNN đều phản ảnh những quan hệ kinh
tế nhất định giữa Nhà nước với người nộp, giữa Nhà nước với cơ quan đơn vị thụ hưởng
quỹ. Hoạt động thu chi NSNN là hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ NSNN làm cho vốn
tiền tệ, nguồn tài chính vận động giữa một bên là Nhà nước với một bên là các chủ thế
phân phối và ngược lại trong quá trình phân phối các nguồn tài chính. Hoạt động đó đa
dạng, phong phú được tiến hành trên mọi lĩnh vực và có tác động đến mọi chủ thể kinh
tế xã hội. Những quan hệ thu nộp và cấp phát qua quỹ NSNN là những quan hệ được
xác định trước, được định lượng và Nhà nước sử dụng chúng đế điều chỉnh vĩ mô kinh
tế xã hội.
Như vậy, NSNN nếu nhìn nhận ở hình thức biểu hiện bên ngoài, là một bản dự
toán thu, chi bằng tiền của Nhà nước trong một năm. Nếu xét về bản chất bên trong và
trong suốt quá trình vận động, Ngân sách nhà nước được coi là một phạm trù kinh tế,
phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế-xã hội. Nó là khâu
cơ bản, chủ đạo của tài chính Nhà nước, được Nhà nước sử dụng để động viên, phân
phối một bộ phận của xã hội dưới dạng tiền tệ về tay Nhà nước để đảm bảo duy trì sự
tồn tại và hoạt động bình thường của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng
12
nhiệm vụ về kinh tế, chính trị, xã hội,...mà Nhà nước phải gánh vác.
2.2.3. Lập kế hoạch NSNN
Lập kế hoạch ngân sách tức là hoạch định các nguồn lực cần thiết để thực hiện dự
án. Các tổ chức luôn phải đối mặt với vấn đề khan hiếm nguồn lực do đó các nhà quản
trị cũng phải đương đầu với các giới hạn về ngân sách. Áp lực một hoạt động nhiều hay
ít thể hiện ở mức nguồn lực được cam kết cho hoạt động đó. Nếu ngân sách ở mức quá
cao sẽ gây ra sự lãng phí và tạo điều kiện cho quản lý lỏng lẻo, nhưng nếu quá thấp sẽ
dẫn đến hạn chế thành quả và ảnh hưởng đến cam kết.
Ngân sách còn là một công cụ để kiểm soát, là tiêu chuẩn nhằm so sánh và đo
lường sự chênh lệch giữa việc sử dụng các nguồn lực thực tế và kế hoạch. Các nhà quản
trị có thể sử dụng độ lệch chuẩn (hoặc phương sai) của một nhân tố nhằm dự báo các sai
lệch của nhân tố này so với ngân sách và đồng thời có sự điều chỉnh kịp thời.
Tiến trình lập kế hoạch ngân sách phải gắn sử dụng nguồn lực với các mục tiêu
của tổ chức, nếu không tiến trình lập kế hoạch / kiểm soát sẽ trở nên vô ích. Mặt khác,
dữ liệu phải được thu thập và báo cáo đúng thời hạn thì ngân sách mới có tác dụng trong
việc xác định và báo cáo các vấn đề hiện tại hoặc dự đoán các vấn đề sắp xảy ra.
2.2.4. Các văn bản qui định về lập kế hoạch NSNN
Đối với việc lập NSNN, một điều rất quan trọng là việc nghiên cứu các văn bản
luật ban hành liên quan. Các nội dung sau đưa ra nhằm mục tiêu lược thảo các nội dung
về lập kế hoạch NSNN được qui định cụ thể trong luật.
2.2.4.1. Trình tự lập dự toán ngân sách địa phương
Trình tự lập dự toán ngân sách địa phương được qui định cụ thể tại điều 25 của
nghị định 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ (2016) quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Ngân sách nhà nước được ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2016. Cụ thể như
sau:
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét dự toán thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn do các cơ quan thu ngân sách lập, dự toán thu, chi ngân
sách của đơn vị dự toán cấp I thuộc phạm vi quản lý và dự toán thu, chi ngân sách của
cấp huyện; lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách
địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Thường trực Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến.
Sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân
13
cấp tỉnh gửi báo cáo dự toán ngân sách địa phương đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đối
với phần dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu.
2.2.4.2. Thời gian lập, xây dựng, tổng hợp, quyết định và giao dự toán NSNN
Thời gian lập, xây dựng, tổng hợp, quyết định và giao dự toán NSNN được qui
định tại điều 22 của Nghị định 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ (2016) quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước được ban hành ngày 21 tháng 12
năm 2016. Cụ thể như sau:
Trước ngày 15 tháng 5 hằng năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc
xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm sau.
Trước ngày 01 tháng 6 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
 Ban hành thông tư hướng dẫn về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
kế hoạch đầu tư phát triển năm sau;
 Thông báo số kiểm tra dự toán chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước
năm sau đến từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở
trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
 Thông báo số kiểm tra dự toán chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước
năm sau của từng chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đến từng bộ,
cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu.
 Trước ngày 01 tháng 6 hằng năm, Bộ Tài chính:
 Ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm sau;
 Thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách với tổng mức và từng khoản thu, chi
ngân sách cho dự trữ quốc gia, từng lĩnh vực chi ngân sách thường xuyên năm sau đến
từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương;
 Thông báo số kiểm tra dự toán chi ngân sách thường xuyên chi tiết theo từng lĩnh
vực năm sau của từng chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đến từng
bộ, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu;
 Thông báo số kiểm tra dự toán tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, tổng
số chi ngân sách địa phương và một số lĩnh vực chi quan trọng đến từng tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương.
Trước ngày 15 tháng 6 hằng năm:
 Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương
14
hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm sau trong phạm vi được giao quản lý; thông
báo số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm sau đến từng cơ quan, đơn vị trực thuộc;
 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm sau ở địa
phương phù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương; thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm sau
đến từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân
cấp huyện thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm sau đến từng cơ quan,
đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trước ngày 20 tháng 7 hàng năm:
 Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương
lập dự toán thu, chi ngân sách, phương án phân bổ ngân sách năm sau chi tiết theo từng
lĩnh vực và chi tiết tới từng cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục
tiêu (đối với phần chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu);
 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, tổng hợp dự toán ngân sách địa phương năm sau
gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu
quốc gia, chương trình mục tiêu (phần dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia,
chương trình mục tiêu);
Trước ngày 15 tháng 8 hằng năm, các bộ, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu
quốc gia, chương trình mục tiêu chủ trì lập dự toán chi và phương án phân bổ năm sau
của chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
Trước ngày 31 tháng 8 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi phương án phân bổ
chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương năm sau tới Bộ Tài chính để tổng hợp.
Bộ Tài chính chủ trì, tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, phương
án phân bổ ngân sách trung ương năm sau báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban thường
vụ Quốc hội cho ý kiến trước ngày 20 tháng 9 theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật
ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở ý kiến thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, Bộ Tài chính chủ trì
hoàn thiện báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm hiện hành, dự
toán ngân sách nhà nước, báo cáo phân bổ ngân sách trung ương năm sau trình Chính
phủ để gửi đến các Đại biểu Quốc hội chậm nhất là 20 ngày, trước ngày khai mạc kỳ
15
họp Quốc hội cuối năm.
Sau khi Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung
ương, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu, chi ngân sách năm sau cho từng bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và từng tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương trước ngày 20 tháng 11 năm trước.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ
ngân sách cấp tỉnh năm sau trước ngày 10 tháng 12. Hội đồng nhân dân cấp dưới quyết
định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình chậm nhất
là 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân
bổ ngân sách.
Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng nhân dân quyết định dự toán
ngân sách, Ủy ban nhân dân cùng cấp giao dự toán thu, chi ngân sách năm sau cho từng
cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình và cấp dưới; đồng thời, báo cáo Ủy ban nhân dân và cơ
quan tài chính cấp trên trực tiếp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính về dự
toán ngân sách đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Trước ngày 31 tháng 12, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan
khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương phải hoàn thành việc giao dự
toán ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp dưới.
2.2.4.3. Các đối tượng tham gia trong lập dự toán NSNN
Việc lập dự toán ngân sách được thực hiện tại các đơn vị dự toán ngân sách và các
tổ chức được ngân sách hỗ trợ. Các đơn vị này được qui định cụ thể tại điều 23 của nghị
định 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ (2016) được ban hành ngày 21 tháng 12 năm
2016. Các đơn vị này gồm có:
 Các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc
phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
 Đối với đơn vị sử dụng ngân sách được cấp có thẩm quyền cho thực hiện quản
lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, thì phải lập riêng phần kinh phí này cho
từng nhiệm vụ, dịch vụ và sản phẩm cụ thể. Việc lập dự toán cho từng nhiệm vụ, dịch
vụ, sản phẩm phải căn cứ yêu cầu về kết quả, tiêu chuẩn kỹ thuật, thời gian hoàn thành
cụ thể cho từng nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm; định mức kỹ thuật kinh tế, chế độ, định
mức chi tiêu theo quy định hiện hành hoặc giá trị của nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm tương
đương, cùng loại.
16
 Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I)
xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I.
 Các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc
phạm vi nhiệm vụ được giao gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp.
 Các đơn vị dự toán cấp I xem xét dự toán do các đơn vị cấp dưới trực thuộc lập;
tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính,
cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp.
 Dự toán thu, chi ngân sách được lập phải đáp ứng đúng yêu cầu lập dự toán ngân
sách nhà nước quy định tại Điều 42 Luật ngân sách nhà nước.
2.2.4.4. Mục đích lập NSNN tại địa phương
Mục đích lập NSNN tại địa phương để nhằm phục vụ các nhiệm vụ chi ngân sách
địa phương. Các nhiệm vụ này được liệt kê cụ thể tại điều 16 thuộc Nghị định
163/2016/NĐ-CP của Chính phủ (2016) được ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2016. Cụ
thể nhiệm vụ lập NSNN tại địa phương cho các nhiệm vụ cụ thể như sau.
2.2.4.4.1. Chi đầu tư phát triển
Các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển bao gồm:
 Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án do địa phương quản lý theo
các lĩnh vực.
 Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích
do nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo
quy định của pháp luật; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật;
 Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
2.2.4.4.2. Chi thường xuyên
Các nhiệm vụ chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân
cấp trực tiếp quản lý gồm có:
 Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề, bao gồm hoạt động giáo dục tiểu học,
phổ thông, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động
giáo dục khác; đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp, giáo dục nghề nghiệp và các hình
thức đào tạo, bồi dưỡng khác;
 Nghiên cứu khoa học, bao gồm các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học và
công nghệ, các hoạt động sự nghiệp khoa học, công nghệ khác;
17
 Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách địa phương
bảo đảm theo quy định riêng của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
 Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình, bao gồm hoạt động y tế dự phòng, khám bệnh,
chữa bệnh; kinh phí đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng do ngân sách
nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của Luật bảo hiểm y tế; vệ sinh an toàn thực
phẩm; dân số và gia đình; các hoạt động y tế khác;
 Sự nghiệp văn hóa thông tin, bao gồm bảo tồn, bảo tàng, thư viện, trùng tu di tích
lịch sử, lưu trữ lịch sử, các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật và các hoạt động văn
hóa, thông tin khác;
 Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
 Sự nghiệp thể dục thể thao, bao gồm bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận
động viên các đội tuyển cấp tỉnh; các giải thi đấu cấp huyện, cấp tỉnh; quản lý các cơ sở
thi đấu thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác;
 Sự nghiệp bảo vệ môi trường, bao gồm hoạt động điều tra, phòng ngừa và kiểm soát
ô nhiễm môi trường; khắc phục sự cố và bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu;
bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường khác;
 Các hoạt động kinh tế bao gồm:
- Sự nghiệp giao thông, bao gồm hoạt động quản lý, bảo trì, sửa chữa, bảo đảm hoạt
động, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và hoạt động giao thông khác;
- Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển
nông thôn, bao gồm hoạt động phát triển nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi; xây
dựng nông thôn mới và hoạt động phát triển nông thôn khác;
- Sự nghiệp tài nguyên, bao gồm hoạt động điều tra, quản lý đất đai, tài nguyên;
đo đạc và bản đồ, đo đạc địa giới hành chính; lưu trữ hồ sơ địa chính và hoạt động quản
lý tài nguyên khác;
- Quy hoạch; xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch;
- Sự nghiệp kiến thiết thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè,
hệ thống cấp nước, thoát nước, công viên và các hoạt động kiến thiết thị chính khác;
- Các hoạt động kinh tế khác, bao gồm cả tìm kiếm cứu nạn, an toàn vệ sinh lao động;
 Hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị -
xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật, bao gồm:
18
- Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạt
động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh ở địa phương;
- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 163/2016/NĐ-
CP của Chính phủ;
 Chi bảo đảm xã hội, bao gồm các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống
các tệ nạn xã hội và các chính sách an sinh xã hội khác; thực hiện các chính sách xã hội
đối với các đối tượng do địa phương bảo đảm theo quy định của pháp luật;
 Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật, bao gồm chi nộp
trả ngân sách cấp trên.
2.2.4.4.3. Các khoản chi khác
Các khoản chi khác gồm:
 Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do chính quyền cấp
tỉnh vay.
 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương.
 Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương.
 Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.
2.3. Các lý thuyết nền trong nghiên cứu về lập kế hoạch ngân sách
2.3.1. Lý thuyết người đại diện (Agency theory)
Theo Jensen and Meckling (1976) xác định mối quan hệ đại diện (hay quan hệ ủy
thác) như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những người chủ -principals),
bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý công ty (người đại diện -agents), để thực
hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra
quyết định định đoạt tài sản của công ty. Lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu cả hai bên
trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích
của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động
vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông. Mối quan hệ đại diện còn thể hiện
trong mối quan hệ giữa nhà quản lý cấp cao với nhà quản lý các cấp thấp hơn trong hệ
thống phân quyền, giữa nhà quản lý với người trực tiếp sử dụng các nguồn lực của tổ
chức.
19
Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ
và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong công ty. Cả hai bên có lợi ích khác nhau
và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn
chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những
cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để
hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty.
Theo Healy và Palepu (2001) hợp đồng tối ưu giữa nhà quản trị với nhà đầu tư,
thỏa thuận thù lao và tiền thưởng của nhà quản trị, giải pháp dung hòa lợi ích giữa nhà
quản trị DN (và chủ DN) với lợi ích của nhà đầu tư bên ngoài. Những hợp đồng này
thường yêu cầu DN phải sử dụng thông tin được cung cấp bởi hệ thống KTQT như: hệ
thống ngân sách, thông tin kiểm soát chi phí, phân bổ các nguồn lực... để nhà đầu tư
đánh giá sự tuân thủ những cam kết trong hợp đồng và đánh giá nhà quản trị DN có quản
trị các nguồn lực của công ty gắn với lợi ích của nhà đầu tư bên ngoài.
Lý thuyết đại diện giải thích vì sao phải áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm
trong DN và đối với các công ty cổ phần, công ty niêm yết hệ thống KTQT cần cung
cấp những thông tin gì để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư và các cổ đông. Đặc biệt
là trong điều kiện Việt Nam khi mà chưa có một thị trường chứng khoán phát triển hoàn
chỉnh thì các thông tin KTQT DN cung cấp chính xác và đầy đủ thực sự có ý nghĩa đối
với các nhà đầu tư.
Lý thuyết đại diện cũng là cơ sở để xây dựng các báo cáo nội bộ trong doanh
nghiệp, các báo cáo đánh giá trách nhiệm phù hợp với hệ thống phân quyền trong các
DN Việt Nam.
2.3.2. Lý thuyết thông tin bất đối xứng
Lý thuyết thông tin bất đối xứng (Asymmetric Information Theory) lần đầu tiên
xuất hiện vào những năm 1970, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển lý thuyết
này là Akerlof (1970), Spence (1973) và tiếp tục được phát triển bởi Stigliz (1975).
Stigliz (1975) cho rằng bất cứ hàng hóa nào cũng có những đặc tính khác nhau, chất
lượng, mẫu mã khác nhau, nên cần phải phân loại, có cơ chế sàng lọc đối với chúng.
Lao động – một loại “hàng hóa đặc biệt” cũng có lao động có năng lực, tay nghề cao và
cũng có lao động có năng lực, tay nghề thấp. Vì vậy, không thể trả với mức lương bằng
nhau. Để khuyến khích người có năng lực và có năng suất lao động cao thì phải trả lương
cao cho họ. Do đó, việc phân nhóm lao động để trả lương là việc làm cần thiết để khuyến
20
khích những người có năng lực, trình độ mang lại hiệu quả cao.
Thông tin bất đối xứng hiện diện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng,
bất động sản, bảo hiểm, thị trường lao động, thị trường hàng hóa và trong nội bộ doanh
nghiệp. Hệ quả của thông tin bất cân xứng là lựa chọn bất lợi (Adverse Selection- AS)
và rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ lại (Moral harzard).
2.3.3. Mối liên hệ giữa lý thuyết người ủy thác và thông tin bất đối xứng
Mối quan hệ đại diện dẫn đến vấn đề bất đối xứng thông tin do thực tế là các nhà
quản lý có thể truy cập thông tin nhiều hơn cổ đông (Jensen & Meckling, 1976). Hợp
đồng tối ưu (Optimal contracts) là một trong những phương tiện giảm nhẹ vấn đề đại
diện này, vì nó giúp mang lại lợi ích của cổ đông phù hợp với lợi ích của các nhà quản
lý (Healy & Palepu, 2001). Ngoài ra, tự nguyện công bố thông tin là một phương tiện
để giảm thiểu vấn đề đại diện, nơi mà các nhà quản lý càng tự nguyện công bố thông tin
sẽ càng giảm chi phí đại diện (Barako và cộng sự, 2006) và cũng để thuyết phục người
sử dụng bên ngoài rằng, các nhà quản lý đang hành động một cách tối ưu (Watson và
cộng sự, 2002).
2.4. Tổng quan nghiên cứu trước
2.4.1. Lược thảo các nghiên cứu trước
2.4.1.1. Nghiên cứu trong nước
Đoàn Thị Nam Ninh (2016), "Ảnh hưởng của thông tin bất đối xứng đến kẽ hở
ngân sách tại các doanh nghiệp trên địa bàn Cần Thơ". Trong nghiên cứu này, tác giả
đưa ra 6 giả thuyết mô tả tác động của các nhân tố như thông tin bất đối xứng, tham gia
vào lập kế hoạch ngân sách, áp lực ngân sách và sự tương tác của các cặp nhân tố này
đến kẽ hở ngân sách. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp khảo sát thông qua bảng câu
hỏi gửi đến 70 người quản lý đang làm việc tại địa bàn thành phố Cần Thơ. Bài viết sử
dụng các phương pháp gồm có thống kê mô tả, kiểm định Cronbach's Alpha, phân tích
nhân tố khám phá và hồi quy đa biến. Kết quả cho thấy rằng áp lực ngân sách, thông tin
bất đối xứng và sự tương tác của 2 nhân tố này có ảnh hưởng đến kẽ hở ngân sách.
2.4.1.2. Nghiên cứu ngoài nước
Ngo Q-H và các cộng sự (2017), “Một nghiên cứu về hành vi tạo kẽ hở ngân sách
của nhà quản lý tại thị trường mới nổi: Trường hợp của Việt Nam”. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp khảo sát thông qua bảng câu hỏi gửi đến 99 nhà quản lý người Việt Nam.
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích số liệu sơ cấp bằng phần mềm SPSS và
21
SmartPLS. Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng là thống kê mô tả, phân
tích nhân tố khám phá và phân tích mô hình mạng SEM. Kết quả cho rằng có sự tác
động của sức ép hoàn thành kế hoạch, thông tin bất đối xứng cũng như sự tương tác giữa
hai nhân tố này đến việc hình thành kẽ hở ngân sách.
Alan S. Dunk (1993), “Ảnh hưởng của áp lực ngân sách và thông tin bất đối xứng
đến mối quan hệ giữa sự tham gia hoạch định ngân sách và kẽ hở ngân sách”. Nghiên
cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng hình thức gởi thư và gọi điện thoại trực tiếp
118 người quản lý, nhận được 79 thư trả lời. Khảo sát của bài viết này được thực hiện ở
Sydney, Australia. Tác giả nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích số liệu sơ cấp
thu được bằng phần mềm SPSS. Phương pháp phân tích mô hình được sử dụng là: thống
kê mô tả và phân tích mô hình hồi quy đa biến. Các kiểm định mô hình được sử dụng
là: kiểm định độ tin cậy của thang đo, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của đường
hồi quy…. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến để đánh giá sự ảnh hưởng của
thông tin bất đối xứng đối và áp lực ngân sách đến mối quan hệ giữa kẽ hở ngân sách và
sự tham gia hoạch định ngân sách. Kết quả nghiên cứu cho thấy kẽ hở ngân sách thấp
khi sự tham gia trong hoạch định ngân sách, thông tin bất đối xứng và áp lực ngân sách
đều cao.
Melek Eker (2006), “Tác động của sự tham gia hoạch định ngân sách đến hiệu quả
quản lý thông qua cam kết của tổ chức: một nghiên cứu trên 500 công ty hàng đầu ở Thổ
Nhĩ Kỳ”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng hình thức gởi thư và email
cho những người làm trong phòng kế toán và tài chính thuộc 500 doanh nghiệp hàng
đầu ở Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả nhận được 150 người trả lời. Trong phân tích dữ liệu, số liệu
thống kê mô tả (trung bình và độ lệch chuẩn), phân tích tương quan, phân tích nhân tố,
phân tích hồi quy đa biến và phân tích t-test đã được sử dụng. Kết quả điều tra cho thấy
cấp dưới với hiệu suất làm việc cao sẽ có mức độ tham gia cao và có cảm giác tổ chức
cam kết cao hơn so với cấp dưới với hiệu suất làm việc thấp. Nghiên cứu cũng cho thấy
có sự có tương tác đáng kể giữa sự tham gia hoạch định ngân sách và cam kết của tổ
chức về hiệu quả quản lý.
Yunika Murdayanti và cộng sự (2013), “Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức, thông tin
bất đối xứng, áp lực ngân sách liên quan đến sự tham gia hoạch định ngân sách đối với
hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương”. Nghiên cứu được thực hiện ở Tổng
cục Thanh tra của chính quyền thành phố Depok, Thái Lan. Lấy mẫu được tiến hành
22
theo phương pháp chọn mẫu có chủ đích với tiêu chí là những người quản lý cấp trung
và có khoảng thời gian làm nhân viên ít nhất một năm. Bảng câu hỏi được gởi cho 50
người, kết quả nhận được 31 người trả lời. Tác giả bài viết sử dụng phương pháp kiểm
định hiện tượng đa cộng tuyến và tự tương quan, dùng mô hình hồi quy đa biến để phân
tích. Bài viết nghiên cứu mối quan hệ hiện có giữa mức độ tham gia của các cấp trong
hoạch định ngân sách và hoạt động quản lý. Kết quả cho thấy có mối quan hệ cùng chiều
giữa mức độ tham gia trong hoạch định ngân sách đối với hoạt động của cơ quan chính
quyền địa phương. Mức độ tham gia trong hoạch định ngân sách cao hơn sẽ nâng cao
hiệu quả hoạt động của cơ quan chính quyền địa phương. Cơ cấu tổ chức phân cấp có
tác động cùng chiều với hoạt động của cơ quan chính quyền địa phương. Các thông tin
bất đối xứng cao hơn trong một tổ chức, nó sẽ làm giảm hiệu suất của nhân viên hiện có
trong tổ chức này, và ngược lại.
Kenneth A. Merchant (1985), “Lập ngân sách và xu hướng để tạo ra kẽ hở ngân
sách”. Khảo sát được thực hiện ở Anh. Bảng khảo sát được gởi cho 201 người quản lý
trong lĩnh vực sản xuất, thu về được 170 mẫu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống
kê mô tả, phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo. Hai phương pháp kỹ thuật
được sử dụng: một là thang đo biện pháp hội nhập công việc; hai là thang đo sản phẩm
chuẩn hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy khuynh hướng tạo ra kẽ hở ngân sách dường
như không tăng chỉ đơn giản bằng việc áp dụng một quy trình lập ngân sách chính thức,
nhưng kẽ hở ngân sách tăng nếu ngân sách eo hẹp đòi hỏi những nhà quản lý thực hiện
những phản ứng chiến thuật thường xuyên để không phải chịu vượt ngân sách. Mặt khác,
cho phép người quản lý tham gia tích cực vào thiết lập ngân sách dường như làm giảm
khuynh hướng tạo ra kẽ hở ngân sách.
Juliano Almeida de Faria và Sonia Maria Gomes de Silva (2013), “Ảnh hưởng của
thông tin bất đối xứng đến kẽ hở ngân sách: một nghiên cứu thực nghiệm”. Khảo sát của
nghiên cứu này được thực hiện ở Brazil. Tác giả nghiên cứu thu thập được 254 bảng trả
lời nhưng chỉ sử dụng được 233 bảng trả lời. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân
tích nhân tố và phân tích t-test. Kết quả nghiên cứu cho thấy bất kể ở vị trí nào trong
công ty (cấp trên hay cấp dưới) thì cả hai đều sử dụng thông tin bất đối xứng để thiết lập
mục tiêu ngân sách có kẽ hở ngân sách. Thông qua thực nghiệm của nghiên cứu, có thể
thấy thông tin bất đối xứng là môi trường thuận lợi để kẽ hở ngân sách phát triển.
Christin Selsaas Buckland (1999), “Ảnh hưởng của áp lực ngân sách, sự tham gia
23
hoạch định ngân sách, sự tin tưởng và tổ chức cam kết đối với công việc liên quan đến xu
thế và khuynh hướng tạo ra kẽ hở ngân sách: bằng chứng thực nghiệm từ Na Uy”. Tác giả
bài viết đã gởi 300 bảng câu hỏi cho những người đứng đầu thuộc 150 công ty được lựa
chọn ngẫu nhiên trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp tại Na Uy. Kết quả thu được 120
mẫu có thể sử dụng cho bài viết. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả,
phân tích nhân tố, sử dụng kiểm định độ tin cậy của thang đo, kiểm định tương quan và
đa cộng tuyến và phương pháp phân tích mô hình hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu
cho thấy những nhà quản lý Na Uy có mức độ tham gia ngân sách rất cao. Họ thường ủng
hộ áp lực ngân sách và căng thẳng công việc liên quan. Áp lực ngân sách cao chỉ có ảnh
hưởng nhỏ đến căng thẳng công việc liên quan. Áp lực ngân sách cao và sự tham gia trong
hoạch định ngân sách cao sẽ dẫn đến kết quả hành vi tốt hơn.
Karsam (2015), “Ảnh hưởng của áp lực ngân sách và động lực đến mối quan hệ
giữa sự tham gia hoạch định ngân sách và kẽ hở ngân sách và tác động đến hiệu quả
quản lý”. Khảo sát của nghiên cứu này được thực hiện ở Indonesia. Bảng khảo sát được
gởi cho 200 người quản lý cấp thấp và cấp cao, thu về được 93 mẫu. Phương pháp sử
dụng là kiểm định độ tin cậy của thang đo, kiểm định tương quan và đa cộng tuyến, sử
dụng phương pháp smart partial least square (PLS) để phân tích. Kết quả nghiên cứu
cho thấy áp lực ngân sách có dấu hiệu tích cực ảnh hưởng đến mối quan hệ của sự tham
gia trong hoạch định ngân sách và kẽ hở ngân sách. Động cơ không có bất kỳ tác dụng
và không làm tăng cường hoặc suy yếu sự tham gia trong hoạch định ngân sách của hoạt
động quản lý. Áp lực ngân sách không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến hiệu suất quản lý.
Chong M. Lau và Jeng J. Tant (1998), “Tác động của áp lực ngân sách, sự tham
gia và mức độ khó của công việc đến hiệu quả quản lý: một nghiên cứu chéo của các
khu vực dịch vụ tài chính”. Bảng câu hỏi được gởi cho nhà quản lý cấp trung với 160
mẫu ở Úc và 160 mẫu ở Singapore. Kết quả thu được 104 mẫu ở Úc và 85 mẫu ở
Singapore. Nghiên cứu sử dụng kiểm định độ tin cậy của thang đo, sử dụng phương
pháp thống kê mô tả, phân tích nhân tố, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích
mô hình hồi quy đa biến. Nghiên cứu xem xét liệu ba chiều tương tác giữa áp lực ngân
sách, sự tham gia trong hoạch định ngân sách và khó khăn công việc ảnh hưởng đến
hiệu suất quản lý có thể được tổng quát cho các lĩnh vực dịch vụ tài chính hay không.
Ngoài ra, nó cũng mở rộng nghiên cứu văn hóa dân tộc. Kết quả chỉ ra rằng áp lực ngân
sách có tác động tích cực đến hiệu suất của những nhà quản lý lĩnh vực dịch vụ tài chính,
24
trong khi đó sự tham gia hoạch định ngân sách có tương tác đáng kể với khó khăn công
việc ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động. Không tìm thấy tác động của văn hóa ảnh
hưởng đến mối quan hệ giữa phong cách đánh giá và hiệu suất.
2.4.2. Khe hở nghiên cứu
Sau quá trình tìm hiểu các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan tương
đối đến đề tài luận văn, tác giả nhận định một số hạn chế tồn tại và khe hở trong nghiên
cứu để đề tài có thể khai thác như sau:
Thứ nhất, các tác giả chủ yếu phân tích những tác động của các nhân tố tác động
đến kẽ hở ngân sách ở các doanh nghiệp tư nhân mà chưa có thực hiện nghiên cứu nhiều
vào đơn vị công lập.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu trên chỉ duy nhất có một nghiên cứu ở Việt
Nam. Chính vì vậy, nó làm giới hạn sự hiểu biết kiến thức về kẽ hở ngân sách tại Việt
Nam. Từ đó có thể thấy, cần thêm các nghiên cứu thêm ở Việt Nam là một lỗ hỏng cần
được khai thác.
Tóm lại, với tổng thể nghiên cứu trong và ngoài nước như trên, cùng với việc xác
định được những khe hở nghiên cứu, có thể thấy chưa có các công trình nghiên cứu một
cách hệ thống về các nhân tố tác động đến kẽ hở ngân sách ở đơn vị công lập từ đó dẫn
đến việc thiếu hụt khung lý thuyết về việc đánh giá hiệu quả của việc lập kế hoạch ngân
sách trong các đơn vị công lập. Ngoài ra, gần như có rất ít nghiên cứu về vấn đề này tại
Việt Nam. Chính vì vậy, điều này sẽ giới hạn sự hiểu biết kiến thức về lập kế hoạch
ngân sách tại Việt Nam. Từ hai lý do trên, khe hở nghiên cứu của đề tài này tập trung
vào đơn vị công lập và Việt Nam để nghiên cứu với mục tiêu bổ sung cơ sở lý luận về
lập kế hoạch ngân sách tại các đơn vị công lập tại Việt Nam, mà cụ thể hơn là ở TP. Cần
Thơ.
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kẽ hở ngân sách
Theo Ngo Q-H (2017), Đoàn Thị Nam Ninh (2016) và Onsi (1973) thì các biến
trong mô hình được định nghĩa cụ thể như sau:
2.5.1. Kẽ hở ngân sách
Là việc cố ý ước lượng quá cao chi phí hoặc ước lượng quá thấp doanh thu của
một dự án hay một kế hoạch ngân sách. Kẽ hở ngân sách có thể được xây dựng thành
một dự án để nếu chi phí thấp hơn và/hoặc doanh thu cao hơn so với dự kiến, dự án và
các nhà quản trị của nó được các nhà đầu tư và/hoặc nhà điều hành xem là có thành tích
tốt hơn so với kế hoạch.
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf

Recomendados

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p... von
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...Man_Book
5 views107 Folien
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đ von
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đLuận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đ
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0932091562
114 views120 Folien
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Thu, Chi Ngân Sách Tại Thành Phố Hồ Ch... von
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Thu, Chi Ngân Sách Tại Thành Phố Hồ Ch...Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Thu, Chi Ngân Sách Tại Thành Phố Hồ Ch...
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Thu, Chi Ngân Sách Tại Thành Phố Hồ Ch...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
8 views56 Folien
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh... von
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...Man_Book
48 views130 Folien
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T... von
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...Man_Book
32 views124 Folien
Luận Văn Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Kho Bạc Nhà Nước Trên Địa Bàn Tphcm. von
Luận Văn Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Kho Bạc Nhà Nước Trên Địa Bàn Tphcm.Luận Văn Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Kho Bạc Nhà Nước Trên Địa Bàn Tphcm.
Luận Văn Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Kho Bạc Nhà Nước Trên Địa Bàn Tphcm.Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
8 views46 Folien

Más contenido relacionado

Similar a Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf

Quản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.doc von
Quản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.docQuản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.doc
Quản lý nhà nước đối với đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Namv.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
2 views28 Folien
Luận văn: Hệ thống kiểm soát thu, chi ngân sách tại TP Hồ Chí Minh von
Luận văn: Hệ thống kiểm soát  thu, chi ngân sách tại TP Hồ Chí MinhLuận văn: Hệ thống kiểm soát  thu, chi ngân sách tại TP Hồ Chí Minh
Luận văn: Hệ thống kiểm soát thu, chi ngân sách tại TP Hồ Chí MinhDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0932091562
8 views98 Folien
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá... von
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin trong báo cá...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
37 views21 Folien
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài... von
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin báo cáo tài...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
43 views21 Folien
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội von
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với Cụm công nghiệp tại Hà NộiDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
59 views82 Folien
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị cho doanh nghiệp von
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị cho doanh nghiệpLuận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị cho doanh nghiệp
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị cho doanh nghiệpDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0932091562
172 views85 Folien

Similar a Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf(20)

Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ thuế tại Chi cục Thuế huyện Thới L... von Man_Book
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ thuế tại Chi cục Thuế huyện Thới L...Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ thuế tại Chi cục Thuế huyện Thới L...
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ thuế tại Chi cục Thuế huyện Thới L...
Man_Book4 views
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf von Man_Book
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdfKiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ.pdf
Man_Book46 views
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các... von nataliej4
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các...Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại các...
nataliej4133 views
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ... von Man_Book
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
Man_Book5 views
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q... von Man_Book
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
Man_Book715 views

Más de Man_Book

Optimization, Learning Algorithms and Applications.pdf von
Optimization, Learning Algorithms and Applications.pdfOptimization, Learning Algorithms and Applications.pdf
Optimization, Learning Algorithms and Applications.pdfMan_Book
2 views706 Folien
Thiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdf von
Thiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdfThiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdf
Thiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdfMan_Book
12 views105 Folien
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdf von
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdfNghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdf
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdfMan_Book
17 views99 Folien
Nghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdf von
Nghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdfNghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdf
Nghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdfMan_Book
37 views116 Folien
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ... von
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...Man_Book
5 views101 Folien
Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ... von
Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ...Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ...
Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ...Man_Book
14 views122 Folien

Más de Man_Book(20)

Optimization, Learning Algorithms and Applications.pdf von Man_Book
Optimization, Learning Algorithms and Applications.pdfOptimization, Learning Algorithms and Applications.pdf
Optimization, Learning Algorithms and Applications.pdf
Man_Book2 views
Thiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdf von Man_Book
Thiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdfThiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdf
Thiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdf
Man_Book12 views
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdf von Man_Book
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdfNghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdf
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdf
Man_Book17 views
Nghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdf von Man_Book
Nghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdfNghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdf
Nghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdf
Man_Book37 views
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ... von Man_Book
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...
Man_Book5 views
Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ... von Man_Book
Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ...Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ...
Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ...
Man_Book14 views
Chế tạo mô hình máy uốn ống sử dụng con lăn để giảm ma sát.pdf von Man_Book
Chế tạo mô hình máy uốn ống sử dụng con lăn để giảm ma sát.pdfChế tạo mô hình máy uốn ống sử dụng con lăn để giảm ma sát.pdf
Chế tạo mô hình máy uốn ống sử dụng con lăn để giảm ma sát.pdf
Man_Book13 views
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bàn vẽ tranh cát.pdf von Man_Book
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bàn vẽ tranh cát.pdfNghiên cứu, thiết kế, chế tạo bàn vẽ tranh cát.pdf
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bàn vẽ tranh cát.pdf
Man_Book12 views
Development of conductive alginate-based hydrogels with excellent mechanical ... von Man_Book
Development of conductive alginate-based hydrogels with excellent mechanical ...Development of conductive alginate-based hydrogels with excellent mechanical ...
Development of conductive alginate-based hydrogels with excellent mechanical ...
Man_Book3 views
Fabrication of damping models using magnetic fluids (ferrofluids) application... von Man_Book
Fabrication of damping models using magnetic fluids (ferrofluids) application...Fabrication of damping models using magnetic fluids (ferrofluids) application...
Fabrication of damping models using magnetic fluids (ferrofluids) application...
Man_Book2 views
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bàn vẽ hoa văn trên cát.pdf von Man_Book
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bàn vẽ hoa văn trên cát.pdfNghiên cứu, thiết kế và chế tạo bàn vẽ hoa văn trên cát.pdf
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bàn vẽ hoa văn trên cát.pdf
Man_Book2 views
Thiết kế và chế tạo bộ khuôn ép nhựa sản phẩm giá đỡ sạc điện thoại.pdf von Man_Book
Thiết kế và chế tạo bộ khuôn ép nhựa sản phẩm giá đỡ sạc điện thoại.pdfThiết kế và chế tạo bộ khuôn ép nhựa sản phẩm giá đỡ sạc điện thoại.pdf
Thiết kế và chế tạo bộ khuôn ép nhựa sản phẩm giá đỡ sạc điện thoại.pdf
Man_Book18 views
Sinh học đại cương. Tập 1 Sinh học tế bào, cơ sở di truyền học và học thuyết ... von Man_Book
Sinh học đại cương. Tập 1 Sinh học tế bào, cơ sở di truyền học và học thuyết ...Sinh học đại cương. Tập 1 Sinh học tế bào, cơ sở di truyền học và học thuyết ...
Sinh học đại cương. Tập 1 Sinh học tế bào, cơ sở di truyền học và học thuyết ...
Man_Book25 views
Công nghệ tế bào - Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thủy Tiên, 2002.pdf von Man_Book
Công nghệ tế bào - Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thủy Tiên, 2002.pdfCông nghệ tế bào - Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thủy Tiên, 2002.pdf
Công nghệ tế bào - Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thủy Tiên, 2002.pdf
Man_Book13 views
Công nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2010.pdf von Man_Book
Công nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2010.pdfCông nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2010.pdf
Công nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2010.pdf
Man_Book6 views
Công nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2002.pdf von Man_Book
Công nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2002.pdfCông nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2002.pdf
Công nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2002.pdf
Man_Book6 views
ĐỒ ÁN MÔN HỌC HỆ THỐNG NHÚNG MẠNG KHÔNG DÂY - Contiki OSreport.pdf von Man_Book
ĐỒ ÁN MÔN HỌC HỆ THỐNG NHÚNG MẠNG KHÔNG DÂY - Contiki OSreport.pdfĐỒ ÁN MÔN HỌC HỆ THỐNG NHÚNG MẠNG KHÔNG DÂY - Contiki OSreport.pdf
ĐỒ ÁN MÔN HỌC HỆ THỐNG NHÚNG MẠNG KHÔNG DÂY - Contiki OSreport.pdf
Man_Book39 views
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ.doc von Man_Book
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ.docTÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ.doc
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ.doc
Man_Book5 views
Động cơ 2AR FE ENGINE Vietsub.pdf von Man_Book
Động cơ 2AR FE ENGINE Vietsub.pdfĐộng cơ 2AR FE ENGINE Vietsub.pdf
Động cơ 2AR FE ENGINE Vietsub.pdf
Man_Book9 views
Trắc nghiệm Dược lý 2, TỔNG HỢP THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ LỢI TIỂU.docx von Man_Book
Trắc nghiệm Dược lý 2, TỔNG HỢP THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ LỢI TIỂU.docxTrắc nghiệm Dược lý 2, TỔNG HỢP THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ LỢI TIỂU.docx
Trắc nghiệm Dược lý 2, TỔNG HỢP THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ LỢI TIỂU.docx
Man_Book78 views

Último

Luận Văn Nghiên Cứu Tính Đa Hình Của Một Số Gen Liên Quan Đến Loãng Xƣơng Ở N... von
Luận Văn Nghiên Cứu Tính Đa Hình Của Một Số Gen Liên Quan Đến Loãng Xƣơng Ở N...Luận Văn Nghiên Cứu Tính Đa Hình Của Một Số Gen Liên Quan Đến Loãng Xƣơng Ở N...
Luận Văn Nghiên Cứu Tính Đa Hình Của Một Số Gen Liên Quan Đến Loãng Xƣơng Ở N...tcoco3199
5 views198 Folien
Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl... von
Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl...Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl...
Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl...tcoco3199
10 views67 Folien
Luận Văn Bệnh Viện Chuyên Khoa Tâm Thần An Lão Hải Phòng.doc von
Luận Văn Bệnh Viện Chuyên Khoa Tâm Thần An Lão Hải Phòng.docLuận Văn Bệnh Viện Chuyên Khoa Tâm Thần An Lão Hải Phòng.doc
Luận Văn Bệnh Viện Chuyên Khoa Tâm Thần An Lão Hải Phòng.doctcoco3199
6 views26 Folien
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Tắc Ruột Sau M... von
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Tắc Ruột Sau M...Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Tắc Ruột Sau M...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Tắc Ruột Sau M...tcoco3199
5 views103 Folien
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU... von
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...Nguyen Thanh Tu Collection
37 views381 Folien
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của... von
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...tcoco3199
7 views156 Folien

Último(20)

Luận Văn Nghiên Cứu Tính Đa Hình Của Một Số Gen Liên Quan Đến Loãng Xƣơng Ở N... von tcoco3199
Luận Văn Nghiên Cứu Tính Đa Hình Của Một Số Gen Liên Quan Đến Loãng Xƣơng Ở N...Luận Văn Nghiên Cứu Tính Đa Hình Của Một Số Gen Liên Quan Đến Loãng Xƣơng Ở N...
Luận Văn Nghiên Cứu Tính Đa Hình Của Một Số Gen Liên Quan Đến Loãng Xƣơng Ở N...
tcoco31995 views
Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl... von tcoco3199
Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl...Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl...
Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl...
tcoco319910 views
Luận Văn Bệnh Viện Chuyên Khoa Tâm Thần An Lão Hải Phòng.doc von tcoco3199
Luận Văn Bệnh Viện Chuyên Khoa Tâm Thần An Lão Hải Phòng.docLuận Văn Bệnh Viện Chuyên Khoa Tâm Thần An Lão Hải Phòng.doc
Luận Văn Bệnh Viện Chuyên Khoa Tâm Thần An Lão Hải Phòng.doc
tcoco31996 views
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Tắc Ruột Sau M... von tcoco3199
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Tắc Ruột Sau M...Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Tắc Ruột Sau M...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Tắc Ruột Sau M...
tcoco31995 views
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU... von Nguyen Thanh Tu Collection
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của... von tcoco3199
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...
tcoco31997 views
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉn... von sividocz
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉn...Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉn...
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉn...
sividocz9 views
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf von conghoaipk
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdfHỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
conghoaipk178 views
CHUYÊN ĐỀ BÀI TOÁN THỰC TẾ - MÔN TOÁN - LỚP 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - CÓ LỜI G... von Nguyen Thanh Tu Collection
CHUYÊN ĐỀ BÀI TOÁN THỰC TẾ - MÔN TOÁN - LỚP 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - CÓ LỜI G...CHUYÊN ĐỀ BÀI TOÁN THỰC TẾ - MÔN TOÁN - LỚP 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - CÓ LỜI G...
CHUYÊN ĐỀ BÀI TOÁN THỰC TẾ - MÔN TOÁN - LỚP 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - CÓ LỜI G...
Luận Văn Giải pháp marketing dịch vụ thông tin di động tại Trung tâm Kinh doa... von sividocz
Luận Văn Giải pháp marketing dịch vụ thông tin di động tại Trung tâm Kinh doa...Luận Văn Giải pháp marketing dịch vụ thông tin di động tại Trung tâm Kinh doa...
Luận Văn Giải pháp marketing dịch vụ thông tin di động tại Trung tâm Kinh doa...
sividocz5 views
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CH... von Nguyen Thanh Tu Collection
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CH...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CH...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CH...
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh... von tcoco3199
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
Luận Văn Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Ven Biển Tiền Hải - Thái Binh...
tcoco31995 views
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ... von Nguyen Thanh Tu Collection
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...
Kết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptx von truongmyanh120904
Kết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptxKết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptx
Kết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptx
Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Của Bài Thuốc Bổ Dƣơng Hoàn Ngũ Điều Trị Đái Thá... von tcoco3199
Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Của Bài Thuốc Bổ Dƣơng Hoàn Ngũ Điều Trị Đái Thá...Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Của Bài Thuốc Bổ Dƣơng Hoàn Ngũ Điều Trị Đái Thá...
Luận Văn Nghiên Cứu Tác Dụng Của Bài Thuốc Bổ Dƣơng Hoàn Ngũ Điều Trị Đái Thá...
tcoco31996 views
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ... von Nguyen Thanh Tu Collection
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...
50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 3 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ... von Nguyen Thanh Tu Collection
50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 3 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ...50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 3 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ...
50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 3 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ...
Luận Văn Thế Giới Tuổi Thơ Trong Truyện Ngắn Của Nguyễn Ngọc Tư.doc von tcoco3199
Luận Văn Thế Giới Tuổi Thơ Trong Truyện Ngắn Của Nguyễn Ngọc Tư.docLuận Văn Thế Giới Tuổi Thơ Trong Truyện Ngắn Của Nguyễn Ngọc Tư.doc
Luận Văn Thế Giới Tuổi Thơ Trong Truyện Ngắn Của Nguyễn Ngọc Tư.doc
tcoco31995 views
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tuyế... von tcoco3199
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tuyế...Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tuyế...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tuyế...
tcoco31995 views
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI... von Nguyen Thanh Tu Collection
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI...ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI...

Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN LÊ HOÀI KHANH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẬP KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH CỦA CÁC ĐƠN VỊ CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CẦN THƠ, 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN LÊ HOÀI KHANH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẬP KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH CỦA CÁC ĐƠN VỊ CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGÔ QUANG HUY CẦN THƠ - 2019
  • 3. i CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn “Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ” do học viên Nguyễn Lê Hoài Khanh thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Quang Huy. Luận văn đã báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày………tháng………năm……… Ủy viên Thư ký ......................................... .............................................. Phản biện 1 Phản biện 2 ......................................... .............................................. Cán bộ hướng dẫn Chủ tịch Hội đồng TS. NGÔ QUANG HUY ..............................................
  • 4. ii LỜI CAM ĐOAN Tác giả là Nguyễn Lê Hoài Khanh, học viên cao học ngành Kế toán, khóa 5A của trường Đại học Tây Đô, là người thực hiện đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ”. Tác giả xin cam đoan đề tài này là do chính tác giả thực hiện, các số liệu thu thập được trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày tháng năm 2019 Tác giả Nguyễn Lê Hoài Khanh
  • 5. iii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, cho phép tôi xin được cám ơn Quý Thầy, Cô trường Đại học Tây Đô đã truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt thời gian qua. Tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Ngô Quang Huy, người đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt và chỉ dẫn những kiến thức quý báu giúp tôi trong suốt thời gian hoàn thiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến các đồng nghiệp, các kế toán của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập thông tin và số liệu phục vụ quá trình nghiên cứu của đề tài. Xin gửi lời cám ơn đến gia đình, đồng nghiệp và các bạn học viên trong lớp đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù tôi đã cố gắng để hoàn thiện đề tài, nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Quý Thầy, Cô và bạn bè, đồng nghiệp. Xin kính chúc Quý Thầy, Cô lời chúc sức khoẻ và thành đạt! Chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày tháng …. năm 2019 Học viên thực hiện Nguyễn Lê Hoài Khanh
  • 6. iv TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của luận văn “Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ” nhằm để phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách thường xuyên tại thành phố Cần Thơ và xác định các nhân tố tác động đến kẽ hở trong lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ để từ đó đề ra các khuyến nghị nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả của việc lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập thành phố Cần Thơ. Thông qua dữ liệu thứ cấp, tác giả tiến hành phân tích thực trạng về quản lý ngân sách tại thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2016-2018. Dựa trên cơ sở lý thuyết về ngân sách và các nghiên cứu tương tự được thực hiện trước đó. Tác giả đã xác định được 4 nhân tố gồm: Tham gia vào kế hoạch ngân sách, Áp lực ngân sách, Thông tin bất đối xứng, Khả năng phát hiện kẽ hở tác động đến nhân tố kẽ hở ngân sách tại các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ. Từ mô hình, tác giả đã xây dựng thang đo và hiệu chỉnh thang đo qua việc phỏng vấn chuyên gia. Từ đó tác giả tiến hành phỏng vấn 150 đối tượng tại các đơn vị công lập thành phố Cần Thơ kết quả cho thấy thang đo của mô hình nghiên cứu gồm có 23 biến quan sát đo lường cho các nhân tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ gồm có 4 nhân tố độc lập gồm: Tham gia vào lập kế hoạch, Áp lực ngân sách, Thông tin bất đối xứng, Khả năng phát hiện kẽ hở cùng với nhân tố phụ thuộc là Kẽ hở ngân sách. Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính bội cho thấy tất cả 4 nhân tố đều tác động đến nhân tố kẽ hở ngân sách trong lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ với mức độ từ mạnh đến yếu như sau: Thông tin bất đối xứng, Áp lực ngân sách, Tham gia vào lập kế hoạch, Khả năng phát hiện kẽ hở ngân sách. Từ kết quả thu được ở chương 4 tác giả tiến hành đề xuất các khuyến nghị tại chương 5 nhằm nâng cao công tác lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ thông qua giảm thiểu kẽ hở ngân sách.
  • 7. v ABSTRACT The objective of the study of the thesis "Factors affecting budget planning of public sectors in Can Tho city" aims to analyze the current status of managing budget spending in Can Tho city, and identify the factors affecting loopholes in the budget planning of public sectors in Can Tho City from which to propose recommendations to improve the efficiency of budget planning. of public sectors in Can Tho city. Through secondary data, the author conducted a situation analysis of budget management in Can Tho city in the period of 2016-2018. Based on the theory of budgets and similar studies conducted earlier, the author has identified 4 factors including: Budgetary participation, Budget emphasis, Asymmetric information, Ability to detect slack affecting employees budgetary slack at applications public position in Can Tho city. From the model, the author has built a scale and calibrated the scale through interviewing experts. Since then, the author conducted interviews with 150 respondents working at public sectors in Can Tho city, which showed that the scale of the research model consists of 23 observable variables for factors affecting the planning. Budget plan of public entities in Can Tho city consists of 4 independent factors: Budgetary participation, Budget emphasis, Asymmetric information, Ability to detect slack along with a dependent variable, which is Budgetary slack. The results of the multiple linear regression analysis showed that all four factors affect the budget loophole factor in budget planning of public entities in Can Tho city with a strong level of to weak as follows: Asymmetric information, Budget emphasis, Budgetary participation, Ability to detect slack. From the results obtained in Chapter 4, the author proposes recommendations in Chapter 5 to improve budget planning of public entities in Can Tho city by reducing budgetary slack.
  • 8. vi MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài:.....................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ..........................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát: ...........................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: .................................................................................................2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .....................................................................2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:........................................................................................2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:...........................................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................3 1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.............................................................................3 1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu...........................................................................3 1.4.2.1. Phương pháp phân tích mẫu khảo sát..............................................................3 1.4.2.2. Phương pháp phân tích các nhân tố tác động..................................................3 1.5. Những đóng góp của nghiên cứu:.......................................................................4 1.5.1. Về mặt lý thuyết:................................................................................................4 1.5.2. Về mặt phương pháp luận: .................................................................................4 1.5.3. Về mặt thực tiễn:................................................................................................4 1.6. Kết cấu dự kiến ...................................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................6 2.1. Dự toán ngân sách...............................................................................................6 2.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................6 2.1.2. Mục đích của dự toán ngân sách.........................................................................6 2.1.2.1 Hoạch định ......................................................................................................6 2.1.2.2. Kiểm soát........................................................................................................6 2.1.3. Vai trò của dự toán ngân sách ............................................................................7 2.1.3.1. Hoạch định......................................................................................................7 2.1.3.2. Tổ chức - điều hành.........................................................................................7 2.1.3.3. Kiểm soát........................................................................................................7 2.1.3.4. Ra quyết định..................................................................................................7 2.1.4. Ý nghĩa của việc lập dự toán ngân sách..............................................................7 2.1.5. Trách nhiệm và trình tự lập dự toán ngân sách ...................................................8 2.1.6. Kỳ dự toán .........................................................................................................8 2.1.7. Kẽ hở ngân sách.................................................................................................9 2.2. Lập kế hoạch NSNN tại các đơn vị công lập....................................................10 2.2.1. Khái niệm NSNN.............................................................................................10 2.2.2. Đặc điểm của NSNN........................................................................................11 2.2.3. Lập kế hoạch NSNN ........................................................................................12 2.2.4. Các văn bản qui định về lập kế hoạch NSNN ...................................................12
  • 9. vii 2.2.4.1. Trình tự lập dự toán ngân sách địa phương...................................................12 2.2.4.2. Thời gian lập, xây dựng, tổng hợp, quyết định và giao dự toán NSNN...........13 2.2.4.3. Các đối tượng tham gia trong lập dự toán NSNN ..........................................15 2.2.4.4. Mục đích lập NSNN tại địa phương...............................................................16 2.3. Các lý thuyết nền trong nghiên cứu về lập kế hoạch ngân sách .....................18 2.3.1. Lý thuyết người đại diện (Agency theory)........................................................18 2.3.2. Lý thuyết thông tin bất đối xứng ......................................................................19 2.3.3. Mối liên hệ giữa lý thuyết người ủy thác và thông tin bất đối xứng..................20 2.4. Tổng quan nghiên cứu trước............................................................................20 2.4.1. Lược thảo các nghiên cứu trước .......................................................................20 2.4.1.1. Nghiên cứu trong nước..................................................................................20 2.4.1.2. Nghiên cứu ngoài nước .................................................................................20 2.4.2. Khe hở nghiên cứu...........................................................................................24 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kẽ hở ngân sách ..................................................24 2.5.1. Kẽ hở ngân sách...............................................................................................24 2.5.2. Tham gia vào lập kế hoạch ngân sách ..............................................................25 2.5.3. Áp lực ngân sách..............................................................................................25 2.5.4. Thông tin bất đối xứng.....................................................................................25 2.5.5. Khả năng phát hiện kẽ hở.................................................................................25 2.6. Mô hình nghiên cứu..........................................................................................26 2.7. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................26 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................28 3.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................28 3.2. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................28 3.3. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi....................................................29 3.4. Phương pháp thu thập và phân tích nghiên cứu .............................................35 3.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu..........................................................................35 3.4.2. Phương pháp phân tích ....................................................................................36 3.4.2.1. Phương pháp phân tích mẫu khảo sát............................................................36 3.4.2.2. Phương pháp phân tích các nhân tố tác động................................................37 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ....................................39 4.1. Tình hình chi ngân sách thường xuyên trên địa bàn thành phố Cần Thơ .....39 4.1.1 Thực trạng phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi thường xuyên NSNN: ................39 4.1.2. Định mức chi thường xuyên phân bổ cho các sở, ban, ngành, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố Cần Thơ:.................................................39 4.1.3. Thẩm quyền về quản lý NSNN cấp thành phố:.................................................43 4.1.3.1. HĐND cấp thành phố: ..................................................................................43 4.1.3.2. UBND cấp thành phố:...................................................................................43 4.1.4. Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại thành phố Cần Thơ:...............44 4.1.4.1. Tình hình cân đối thu, chi ngân sách thành phố Cần Thơ, giai đoạn năm 2016-
  • 10. viii 2018: .........................................................................................................................44 4.1.4.2. Tỷ trọng chi thường xuyên của thành phố Cần Thơ giai đoạn năm 2016-2018: ..................................................................................................................................46 4.1.4.3. Cơ cấu chi thường xuyên của thành phố Cần Thơ giai đoạn năm 2016-2018:...........46 4.1.4.4. Công tác lập dự toán chi thường xuyên NSNN tại thành phố Cần Thơ: .............47 4.1.4.5. Chấp hành, thực hiện dự toán chi NSNN thành phố Cần Thơ........................48 4.1.4.6. Kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp quận/ huyện ......................................49 4.1.4.7. Công tác quyết toán chi thường xuyên NSNN tại thành phố Cần Thơ:.............50 4.1.4.8. Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi thường xuyên NSNN tại thành phố Cần Thơ..............................................................................................................51 4.2. Các nhân tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ..................................................................................................52 4.2.1. Mẫu nghiên cứu ...............................................................................................52 4.2.2. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo..........................................................53 4.2.2.1. Đánh giá sơ bộ thang đo thiết kế nghiên cứu từ khảo sát chuyên gia .............53 4.2.2.2. Thống kê thang đo dùng trong nghiên cứu ....................................................54 4.2.2.3. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ...............................54 4.2.2.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá .............................................................57 4.2.3. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu ...................................................62 4.2.3.1. Phân tích tương quan....................................................................................62 4.2.3.2. Phân tích hồi quy bội ....................................................................................62 4.2.4. Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính ...................64 4.2.4.1. Giả định liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng như hiện tượng phương sai thay đổi..................................................................................64 4.2.4.2. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư .....................................................64 4.2.4.3. Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (đo lường đa cộng tuyến) ........................................................................................................................65 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu..........................................................................65 4.3.1. Thảo luận các giả thuyết nghiên cứu ................................................................65 4.3.2. So sánh với các nghiên cứu trước.....................................................................66 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................69 5.1. Kết luận .............................................................................................................69 5.2. Các khuyến nghị hạn chế kẽ hở ngân sách tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ.............................................................................69 5.2.1. Tăng cường tham gia vào lập kế hoạch ngân sách ............................................70 5.2.2 Giảm áp lực ngân sách ......................................................................................72 5.2.2.1 Phân bổ dự toán .............................................................................................72 5.2.2.2 Chấp hành dự toán .........................................................................................73 5.2.3. Nâng cao khả năng phát hiện kẽ hở ngân sách..................................................74 5.2.4. Giảm thiểu thông tin bất đối xứng....................................................................75
  • 11. ix 5.3. Kiến nghị ...........................................................................................................76 5.3.1. Đối với Chính phủ............................................................................................76 5.3.2. Đối với Bộ Tài chính........................................................................................77 5.3.3. Đối với UBND thành phố Cần Thơ..................................................................77 5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................................77 5.4.1 Giới hạn của đề tài ............................................................................................77 5.4.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................79 PHỤ LỤC 1:.............................................................................................................83 PHỤ LỤC 2:.............................................................................................................90 PHỤ LỤC 3:.............................................................................................................98 PHỤ LỤC 4:...........................................................................................................106 PHỤ LỤC 5:...........................................................................................................115
  • 12. x DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Mối quan hệ giữa các nhân tố và kẽ hở ngân sách.......................................26 Bảng 3.1. Đo lường các biến của các nghiên cứu trước..............................................30 Bảng 3.2. Thang đo đo lường nhân tố tham gia vào kế hoạch ngân sách ....................30 Bảng 3.3. Thang đo đo lường nhân tố áp lực ngân sách............................................31 Bảng 3.4. Thang đo đo lường nhân tố thông tin bất đối xứng ...................................32 Bảng 3.5. Thang đo đo lường nhân tố khả năng phát hiện kẽ hở ...............................33 Bảng 3.6. Thang đo đo lường nhân tố kẽ hở ngân sách ..............................................34 Bảng 4.1: Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020: ...................................................................................40 Bảng 4.2. Tình hình thu, chi ngân sách giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.....................................................................................................................45 Bảng 4.3. Tình hình chi ngân sách giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn TP. Cần Thơ....46 Bảng 4.4. Tỷ trọng chi thường xuyên giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn TP. Cần Thơ ....46 Bảng 4.5 Cơ cấu chi thường xuyên giai đoạn 2016-2018 tại thành phố Cần Thơ........47 Bảng 4.6: Thống kê đối tượng khảo sát theo chức vụ.................................................52 Bảng 4.7: Thống kê đối tượng khảo sát theo thời gian làm việc .................................53 Bảng 4.8: Thống kê đối tượng khảo sát theo trình độ học vấn....................................53 Bảng 4.9: Thống kê các thang đo dùng trong nghiên cứu...........................................54 Bảng 4.10: Tổng hợp đánh giá các thang đo nghiên cứu ............................................55 Bảng 4.11: Tổng hợp đánh giá các thang đo nghiên cứu sau khi loại biến..................56 Bảng 4.12: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần lần thứ nhất.................58 Bảng 4.13: Bảng ma trận hệ số tải nhân tố lần thứ nhất..............................................58 Bảng 4.14: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần lần thứ hai...................59 Bảng 4.15: Bảng ma trận hệ số tải nhân tố lần thứ hai................................................60 Bảng 4.16: Hệ số KMO và kiểm định Barlett cho nhân tố phụ thuộc .........................61 Bảng 4.17: Bảng ma trận hệ số tải nhân tố phụ thuộc.................................................61 Bảng 4.18: Kết quả phân tích tương quan giữa các nhân tố........................................62 Bảng 4.19: Kết quả phân tích hồi quy ........................................................................63 Bảng 4.20: Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc là kẽ hở ngân sách.............65 Bảng 4.21: So sánh kết quả với nghiên cứu trước ......................................................67 Bảng 5.1: Các nhân tố tác động đến nhân tố kẽ hở ngân sách.....................................70
  • 13. xi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình lý thuyết đề xuất...........................................................................26 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu..................................................................................28 Hình 4.1. Kết quả phân tích hồi quy...........................................................................64
  • 14. xii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Ý nghĩa BHYT Bảo hiểm y tế DN Doanh Nghiệp ĐTPT Đầu tư phát triển HĐND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc Nhà nước KT-XH Kinh tế - Xã hội KTQT Kế toán quản trị NSNN Ngân sách nhà nước TP Thành phố UBND Ủy ban Nhân dân
  • 15. 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài: Ngân sách Nhà nước (NSNN) đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự phát triển kinh tế nước ta mà còn đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Việc quản lý và sử dụng sao cho có hiệu quả NSNN là trách nhiệm của Chính phủ, các tổ chức, và các đơn vị sử dụng ngân sách. Luật NSNN quy định mọi khoản chi NSNN đều phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán, đảm bảo các khoản chi phải có trong dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định. Hiện đại hóa công tác quản lý NSNN được Đảng và Chính phủ quan tâm, là cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, tạo tiền đề phát triển nền kinh tế bền vững, hội nhập cùng các nước trong khu vực cũng như các nước trên toàn thế giới. Trong tình hình thực tế hiện nay, nguồn thu ngân sách bị hạn chế, hụt thu, dẫn đến bội chi ngân sách lớn trong khi nhu cầu về nguồn lực để đáp ứng các nhiệm vụ chi của NSNN cho các hoạt động của cơ quan Nhà nước đặt ra ngày càng nhiều. Chính vì thế, việc lập kế hoạch dự toán ngân sách chặt chẽ nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả là hết sức quan trọng. Trong quá trình lập dự toán ngân sách còn nhiều vấn đề bất cập. Dự toán chưa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ của đơn vị, phân bổ ngân sách chưa được chú trọng đúng mức, thiếu hệ thống các tiêu chí thích hợp để xác định thứ tự ưu tiên trong phân bổ ngân sách. Công tác quản lý còn chưa chặt chẽ, thanh quyết toán chưa nghiêm, tiêu cực, lãng phí vẫn còn khá phổ biến. Một nhân tố có tác động tiêu cực đến hiệu quả của quá trình lập kế hoạch ngân sách là kẽ hở ngân sách. Kẽ hở ngân sách (budgetary slack) được định nghĩa là việc cố ý ước lượng quá cao chi phí hoặc ước lượng quá thấp doanh thu của một dự án hay một kế hoạch ngân sách (Merchant, 1985). Kẽ hở ngân sách có thể được xây dựng thành một dự án để nếu chi phí thấp hơn hoặc doanh thu cao hơn so với dự kiến, dự án và các nhà quản trị của nó được các nhà đầu tư hoặc nhà điều hành xem là có thành tích tốt hơn so với kế hoạch. Chính vì kẽ hở ngân sách có tác động tiêu cực như vậy, rất cần các nghiên cứu cụ thể hơn để nhằm mục tiêu tìm hiểu các nhân tố tác động đến kẽ hở ngân sách tại các đơn vị này để đưa ra những kiến nghị cũng như các khuyến nghị nhằm mục tiêu hoàn thiện hơn quá trình lập dự toán ngân sách nhà nước tại các đơn vị công lập. Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương (được chia tách từ năm 2004), với
  • 16. 2 nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp. Kinh tế Cần Thơ đã có những bước phát triển đáng kể, thu ngân sách năm sau đều cao hơn năm trước, đặc biệt thành phố Cần Thơ đã tự cân đối ngân sách và là một trong 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có điều tiết về Trung ương. Chính vì vậy, các đơn vị công lập sử dụng NSNN cũng đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế cũ sang cơ chế tự chủ theo xu hướng chung của cả nước. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả việc lập kế hoạch ngân sách hàng năm của các đơn vị công lập sử dụng NSNN trên địa bàn thành phố Cần Thơ cần chặt chẽ gắn với nhiệm vụ của đơn vị, đảm bảo tiết kiệm và hoạt động hiệu quả. Tác giả xin chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình là “Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu tổng quát: Mô tả khái quát tình hình chi ngân sách thường xuyên tại thành phố Cần Thơ và xác định các nhân tố1 tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ để từ đó đề ra các khuyến nghị nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả của việc lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập thành phố Cần Thơ. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Mô tả khái quát tình hình chi ngân sách thường xuyên tại thành phố Cần Thơ. - Xác định mức độ tác động của các nhân tố đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ. - Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại thành phố Cần Thơ thông qua xem xét kẽ hở ngân sách trong việc lập kế hoạch ngân sách. Kẽ hở ngân sách cao được định nghĩa theo Merchant (1985) là việc người thực hiện kế hoạch ngân sách đưa ra kế hoạch ngân sách dễ dàng đạt được mà không tốn nhiều công sức. Do đó, nếu kẽ hở ngân sách càng cao thì lập ngân sách không 1 Tác giả thống nhất sử dụng nhân tố thay cho từ yếu tố để đảm bảo sự phù hợp giữa tên đề tài và nội dung luận văn.
  • 17. 3 tốt và kẽ hở ngân sách càng thấp thì lập kế hoạch ngân sách tốt. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Khảo sát của đề tài được thực hiện tại các đơn vị công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ. - Về thời gian: Khoảng thời gian để thực hiện việc lấy số liệu là giai đoạn từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 7 năm 2019. - Đối tượng khảo sát: Những người kế toán đang làm việc trong các đơn vị công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ. - Phạm vi nội dung: nội dung luận văn chỉ xem xét lập kế hoạch ngân sách thông qua xem xét kẽ hở ngân sách. Lập kế hoạch ngân sách hiệu quả khi việc lập ngân sách ít hoặc không có kẽ hở và ngược lại. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu + Đối tượng thực hiện phỏng vấn: Đối tượng thực hiện phỏng vấn chính là các kế toán trưởng hiện đang công tác tại các đơn vị công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ. + Đối tượng thực hiện khảo sát: Đối tượng thực hiện khảo sát chính của đề tài này là các nhân viên kế toán đang công tác tại các đơn vị công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ. 1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 1.4.2.1. Phương pháp phân tích mẫu khảo sát Để phân tích mẫu khảo sát, tác giả sử dụng lần lượt các phương pháp sau: + Phương pháp thống kê mô tả. + Phương pháp đồ thị. + Phương pháp phân tích tần số. 1.4.2.2. Phương pháp phân tích các nhân tố tác động Để phân tích các nhân tố tác động, tác giả sử dụng một số các phương pháp kiểm định và lần lược thực hiện theo thứ tự như sau: + Kiểm định Cronbach’s Alpha. + Phân tích nhân tố khám phá. + Phân tích hồi qui đa biến.
  • 18. 4 1.5. Những đóng góp của nghiên cứu: 1.5.1. Về mặt lý thuyết: Đề tài hệ trước hết đã xác định các nhân tố tác động đến kẽ hở trong việc lập kế hoạch ngân sách trong các đơn vị công lập. Mặc dù trước đây Ngô Quang Huy và cộng sự (2017) đã nghiên cứu về kẽ hở trong việc lập kế hoạch ngân sách. Tuy nhiên nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Đồng bằng Sông Cửu Long. Như vậy, việc nghiên cứu về kẽ hở trong việc lập kế hoạch ngân sách ở các đơn vị công lập vẫn còn bỏ ngỏ. Chính vì vậy, bằng cách nghiên cứu về vấn đề này, đề tài này đóng góp lớn về mặt lý thuyết bằng cách nghiên cứu về kẽ hở trong việc lập kế hoạch ngân sách tại các đơn vị công lập. 1.5.2. Về mặt phương pháp luận: Luận văn thực hiện trên cơ sở phương pháp nghiên cứu lý luận như khái quát hóa, thu thập, tổng hợp và phân tích để đưa ra mô hình nghiên cứu về kẽ hở trong lập kế hoạch ngân sách. Đề tài sử dụng phương pháp định tính kết hợp với định lượng để phân tích và đánh giá, từ đó đề ra các khuyến nghị cụ thể nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả trong lập kế hoạch ngân sách. 1.5.3. Về mặt thực tiễn: - Đề tài kiểm tra tính đúng đắn và phù hợp của mô hình bằng cách thực hiện phân tích các số liệu khảo sát được thu thập thông qua bảng câu hỏi được thực hiện bởi các kế toán đang làm tại các đơn vị công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Như vậy, có thể thấy, đề tài đã thể hiện tính thực tiễn sâu sắc thông qua việc sử dụng số liệu thực tế để kiểm tra mô hình lý thuyết. - Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, luận văn đề xuất những phương pháp, khuyến nghị thiết thực nhằm hoàn thiện việc thực hiện lập kế hoạch ngân sách tại các đơn vị công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ với trọng tâm là việc giảm kẽ hở trong lập kế hoạch ngân sách để hướng đến nâng hiệu quả của việc lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập. 1.6. Kết cấu dự kiến Bao gồm 5 chương. * Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu * Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
  • 19. 5 * Chương 3: Phương pháp nghiên cứu * Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu * Chương 5: Kết luận và khuyến nghị Tóm tắt chương 1 Chương này trình bày khái quát về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu. Chương tiếp theo, tác giả trình bày về cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.
  • 20. 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Dự toán ngân sách 2.1.1. Khái niệm Dự toán là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện mục tiêu mà tổ chức cần phải đạt được, đồng thời chỉ rõ cách thức huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu mà tổ chức đặt ra. Dự toán được xác định bằng một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị cho một khoảng thời gian xác định trong tương lai. Dự toán được xây dựng dựa trên cơ sở của kế hoạch và là trung tâm của kế hoạch (Võ Văn Nhị, 2018). Dự toán ngân sách là kế hoạch cho tương lai. Do đó, dự toán ngân sách là các công cụ để lập kế hoạch, và nó thường được lập trước khi bắt đầu một giai đoạn hay một kỳ ngân sách. Tuy nhiên, so sánh giữa dự toán ngân sách với các kết quả thực tế sẽ cung cấp được nhiều thông tin có giá trị về các hoạt động. Do đó, dự toán ngân sách là gồm cả hai công cụ lập kế hoạch và công cụ đánh giá thực hiện kế hoạch. 2.1.2. Mục đích của dự toán ngân sách Mục đích cơ bản của dự toán ngân sách là phục vụ cho chức năng hoạch định và kiểm soát hoạt động kinh doanh của nhà quản trị. Thông qua hai chức năng này mà nhà quản trị đạt được mục tiêu của đơn vị là tối đa hoá lợi nhuận. 2.1.2.1 Hoạch định Dự toán ngân sách bắt buộc nhà quản trị phải dự tính những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Chẳng hạn như thay vì chờ đợi việc bán hàng xảy ra, nhà quản trị phải biết trước việc bán hàng sẽ xảy ra như thế nào và phải giải quyết vấn đề trước khi việc kinh doanh của đơn vị bị bế tắc. Tóm lại dự toán ngân sách đòi hỏi các nhà quản trị luôn phải suy nghĩ về những gì họ dự định sẽ xảy ra trong tương lai. Nếu những dự tính sẽ xảy ra có kết quả không tốt thì các nhà quản trị phải thấy được những gì cần phải làm để thay đổi kết quả không mong muốn đó. 2.1.2.2. Kiểm soát Kiểm soát là quá trình so sánh kết quả thực hiện với dự toán và đánh giá việc thực hiện dự toán đó. Việc kiểm soát phụ thuộc vào dự toán, nếu không có dự toán thì doanh nghiệp sẽ không có cơ sở để so sánh và đánh giá kết quả của việc thực hiện dự toán. Chức năng hoạch định đi liền với chức năng kiểm soát, kết quả hoạt động thực tế được so sánh với dự toán ngân sách. Nếu đơn vị không thực hiện việc kiểm soát thì dự
  • 21. 7 toán ngân sách sẽ không phát huy hết tác dụng của nó. 2.1.3. Vai trò của dự toán ngân sách Chức năng của nhà quản trị là hoạch định, tổ chức – điều hành, kiểm soát và ra quyết định. Do đó, dự toán ngân sách có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các chức năng trên. 2.1.3.1. Hoạch định Dự toán ngân sách có vai trò xác định mục tiêu đạt được của đơn vị để dự kiến nguồn lực thực hiện mục tiêu đó, thể hiện qua việc lập dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí…. 2.1.3.2. Tổ chức - điều hành Trong chức năng tổ chức – điều hành, dự toán ngân sách sử dụng việc huy động và phân phối các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu của đơn vị, thể hiện qua các văn bản truyền đạt mục tiêu, chiến lược kinh doanh của đơn vị đến nhà quản lý của các bộ phận, phòng ban. 2.1.3.3. Kiểm soát Vai trò này của dự toán ngân sách được xem là căn cứ, thước đo chuẩn để so sánh, đối chiếu với số liệu hoạt động thực tế thông qua các báo cáo kế toán quản trị. Thông tin trên dự toán ngân sách làm cơ sở để kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của đơn vị. 2.1.3.4. Ra quyết định Ngoài ra dự toán ngân sách còn có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định về phân bổ nguồn lực, trong bố trí nhân sự thông qua việc đánh giá trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu mà dự toán đề ra. 2.1.4. Ý nghĩa của việc lập dự toán ngân sách Dự toán ngân sách là chức năng không thể thiếu được đối với các nhà quản lý hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày nay. Trong kế toán quản trị, dự toán ngân sách là một nội dung trung tâm quan trọng nhất, nó thể hiện mục tiêu, nhiệm vụ của toàn tổ chức; đồng thời dự toán cũng là cơ sở để kiểm tra kiểm soát cũng như ra quyết định trong tổ chức. Do vậy, dự toán phải được xây dựng cho toàn tổ chức và cho từng bộ phận trong tổ chức. Dự toán ngân sách thể hiện mục tiêu của tất cả các bộ phận trong tổ chức, như bán hàng, sản xuất, nghiên cứu, marketing, dịch vụ khách hàng, tài chính ... Dự toán ngân
  • 22. 8 sách định lượng kỳ vọng của nhà quản lý về thu nhập, các luồng tiền và vị trí tài chính trong tương lai. Với những vai trò như vậy, dự toán tổng thể có ý nghĩa như sau :  Dự toán ngân sách là sự tiên liệu tương lai có hệ thống nhằm cung cấp cho nhà quản lý các mục tiêu hoạt động thực tiễn, trên cơ sở đó kết quả thực tế sẽ được so sánh và đánh giá. Biện pháp này nâng cao vai trò kế toán trách nhiệm trong kế toán quản trị.  Dự toán ngân sách là cơ sở để nhà quản lý tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, là phương tiện để phối hợp các bộ phận trong tổ chức và giúp các nhà quản lý biết rõ cách thức các hoạt động trong đơn vị đan kết với nhau.  Dự toán ngân sách là phương thức truyền thông để các nhà quản lý trao đổi các vấn đề liên quan đến mục tiêu, quan điểm và kết quả đạt được. Lập dự toán ngân sách cho phép các nhà quản lý xây dựng và phát triển nhận thức về sự đóng góp của mỗi hoạt động đến hoạt động chung của toàn tổ chức. 2.1.5. Trách nhiệm và trình tự lập dự toán ngân sách Nhà quản trị ở mỗi cấp đều có trách nhiệm về những chi phí thuộc phạm vi kiểm soát của mình, có trách nhiệm về biến động chi phí giữa dự toán và kết quả thực hiện. Do đó trách nhiệm lập dự toán ngân sách ở cấp nào do nhà quản trị ở cấp đó thực hiện. Dự toán được xây dựng từ cấp có trách nhiệm thấp nhất đến cấp có trách nhiệm cao nhất. Dự toán ngân sách cấp cơ sở do nhà quản trị cơ sở chịu trách nhiệm lập và trình lên nhà quản trị cấp trung gian, để được xem xét và điều chỉnh nếu cần thiết, sau đó được gởi lên nhà quản trị cấp cao để phê duyệt trước khi thực hiện. Trách nhiệm và trình tự lập dự toán như trên sẽ tạo thuân lợi:  Ý kiến của nhà quản trị các cấp đều có giá trị.  Dự toán sẽ có mức độ tin cậy, chính xác hơn khi được lập từ các cấp quản trị trực tiếp và được kiểm soát lại ở cấp cao hơn.  Xác định được trách nhiệm của các cấp quản trị khi dự toán không hoàn thành so với thực tế. 2.1.6. Kỳ dự toán Kỳ dự toán được chia ra làm hai loại căn cứ vào thời gian dự toán. Cụ thể như sau:  Dự toán dài hạn là dự toán về mua sắm tài sản cố định, đất đai, nhà xưởng... nói chung cho những khoản mục thuộc loại tài sản cố định thường được lập cho một kỳ thời gian dài. Thời gian kết thúc đảm bảo được nguồn vốn luôn sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp. Đối với loại dự toán này, thông thường thời
  • 23. 9 gian dự toán thường kéo dài hơn một năm.  Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm được lập cho kỳ một năm, phù hợp với năm tài chính của doanh nghiệp để tiện cho việc so sánh đánh giá giữa kế hoạch và thực hiện. Trong phạm vi chương này chúng ta chỉ nghiên cứu hệ thống các dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm. Dự toán hàng năm được chia thành 4 quí, sau đó quí một được chia theo từng tháng, các quí còn lại của năm dự toán, khi quí một kết thúc thì quí hai được chia thành từng tháng... cứ thế tiếp tục cho đến hết năm. Dự toán hàng năm cũng được lập theo kỳ 12 tháng. 2.1.7. Kẽ hở ngân sách Kẽ hở ngân sách (budgetary slack) là việc cố ý ước lượng quá cao chi phí hoặc ước lượng quá thấp doanh thu của một dự án hay một kế hoạch ngân sách. Kẽ hở ngân sách có thể được xây dựng thành một dự án để nếu chi phí thấp hơn và/hoặc doanh thu cao hơn so với dự kiến, dự án và các nhà quản trị của nó được các nhà đầu tư và/hoặc nhà điều hành xem là có thành tích tốt hơn so với kế hoạch (Merchant, 1985). Kẽ hở ngân sách làm cho người quản trị có nhiều cơ hội hơn để “tạo ra số liệu của họ”, điều này khá quan trọng đối với họ khi đánh giá hiệu suất làm việc và lương thưởng dựa vào số liệu ngân sách đạt được. Kẽ hở ngân sách thì khá phổ biến khi một công ty sử dụng sự tham gia trong hoạch định ngân sách, từ hình thức này của ngân sách liên quan đến sự tham gia của một số lượng lớn các nhân viên, trong đó đưa thêm nhiều người có cơ hội tạo ra kẽ hở ngân sách. Một nguồn khác có thể gây ra kẽ hở ngân sách là khi quản lý cấp cao muốn báo cáo với những nhà đầu tư đại chúng rằng doanh nghiệp thường xuyên theo sát kỳ vọng ngân sách nội bộ. Nguyên nhân này ít có khả năng xảy ra, kể từ khi những nhà phân tích bên ngoài đánh giá hiệu suất của một công ty dựa vào so sánh với kết quả của đối thủ cạnh tranh của nó, không phải ngân sách. Kẽ hở ngân sách có thể xảy ra khi có sự không chắc chắn về kết quả kỳ vọng trong một khoảng thời gian trong tương lai. Nhà quản trị có xu hướng thận trọng hơn khi tạo ra ngân sách trong trường hợp như vậy. Điều này đặc biệt phổ biến khi thiết lập ngân sách cho một dòng sản phẩm hoàn toàn mới, khi mà chưa có ghi chép lịch sử nào được ghi nhận. Kẽ hở ngân sách cản trở hiệu suất đúng của công ty, bởi vì những nhân viên chỉ
  • 24. 10 có động cơ để đáp ứng mục tiêu ngân sách của họ, cái mà được xây dựng khá thấp. Khi có kẽ hở ngân sách nhiều năm liên tiếp, một công ty có thể thấy rằng hiệu suất tổng thể của công ty đã giảm xuống so với những đối thủ cạnh tranh tích cực hơn. Như vậy, kẽ hở ngân sách có thể gây ra tác động tiêu cực lâu dài đối với lợi nhuận và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Kẽ hở ngân sách ít có khả năng xảy ra khi có một số lượng nhỏ các nhà quản lý tích cực là những người duy nhất được phép nhập vào các mô hình ngân sách, kể từ khi họ có thể xây dựng những kỳ vọng rất cao. Kẽ hở cũng ít có khả năng xảy ra khi không có mối liên hệ nào giữa hiệu suất hoặc kế hoạch khen thưởng đến ngân sách. Tóm lại, kẽ hở ngân sách được xem là thước đo đánh giá hiệu quả của việc lập kế hoạch ngân sách. Một bảng kế hoạch nhiều kẽ hở tức là bảng kế hoạch mà cấp dưới đưa lên cấp trên để cấp dưới có thể dễ dàng đạt được kế hoạch đặt ra. Cụ thể, nếu cấp dưới sẽ cố tình điều chỉnh kế hoạch dự toán chi phí cho năm sau cao hơn số thực tế mà cấp dưới có thể đạt được. Từ đó nó dẫn đến sự không hiệu quả trong việc sử dụng ngân sách mà điển hình là chi phí phát sinh sẽ nhiều hơn con số mà đáng lẽ cấp dưới có thể làm được. 2.2. Lập kế hoạch NSNN tại các đơn vị công lập 2.2.1. Khái niệm NSNN Ngân sách Nhà nước là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử. Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hoá tiền tệ trong các phương thức sản xuất của các cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hoá - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước. Có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm NSNN mà phổ biến là: Thứ nhất: NSNN là bản dự toán thu - chi tài chính của Nhà nước trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm) được Quốc hội thông qua để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thứ hai: NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước. Thứ ba: NSNN là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau.
  • 25. 11 2.2.2. Đặc điểm của NSNN Khái niệm NSNN là một khái niệm trừu tượng nhưng NSNN là hoạt động tài chính cụ thể của Nhà nước, nó là một bộ phận quan trọng cấu thành Tài chính Nhà nước. Vì vậy, khái niệm NSNN phải thể hiện được nội dung kinh tế - xã hội của NSNN, phải được xem xét trên các mặt hình thức, thực thể và quan hệ kinh tế chứa đựng trong NSNN. Xét về mặt hình thức biểu hiện bên ngoài và ở những thời điểm tĩnh người ta thấy rằng NSNN là bản dự toán tập hợp tất cả các nội dung thu chi của Nhà nước trong khoảng thời gian nhất định nào đó và phổ biến là trong một năm do Chính phủ lập ra, đệ trình Quốc hội phê chuẩn và giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện. Xét về thực thế: NSNN bao gồm những nguồn thu cụ thế, những khoản chi cụ thế và được định lượng. Các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiền tệ và các khoản chi đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy. Thu và chi quỹ này có quan hệ ràng buộc với nhau gọi là cân đối. Cân đối thu chi NSNN là một cân đối lớn trong nền kinh tế thị trường và được Nhà nước quan tâm đặc biệt. Vì lẽ đó có thể khẳng định NSNN là một quỹ tiền tệ lớn của Nhà nước - Quỹ NSNN. Tuy vậy, xét về các quan hệ kinh tế chứa đựng trong NSNN, các khoản thu - nguồn thu nhập quỹ NSNN, các khoản chi - xuất quỹ NSNN đều phản ảnh những quan hệ kinh tế nhất định giữa Nhà nước với người nộp, giữa Nhà nước với cơ quan đơn vị thụ hưởng quỹ. Hoạt động thu chi NSNN là hoạt động tạo lập và sử dụng quỹ NSNN làm cho vốn tiền tệ, nguồn tài chính vận động giữa một bên là Nhà nước với một bên là các chủ thế phân phối và ngược lại trong quá trình phân phối các nguồn tài chính. Hoạt động đó đa dạng, phong phú được tiến hành trên mọi lĩnh vực và có tác động đến mọi chủ thể kinh tế xã hội. Những quan hệ thu nộp và cấp phát qua quỹ NSNN là những quan hệ được xác định trước, được định lượng và Nhà nước sử dụng chúng đế điều chỉnh vĩ mô kinh tế xã hội. Như vậy, NSNN nếu nhìn nhận ở hình thức biểu hiện bên ngoài, là một bản dự toán thu, chi bằng tiền của Nhà nước trong một năm. Nếu xét về bản chất bên trong và trong suốt quá trình vận động, Ngân sách nhà nước được coi là một phạm trù kinh tế, phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế-xã hội. Nó là khâu cơ bản, chủ đạo của tài chính Nhà nước, được Nhà nước sử dụng để động viên, phân phối một bộ phận của xã hội dưới dạng tiền tệ về tay Nhà nước để đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động bình thường của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng
  • 26. 12 nhiệm vụ về kinh tế, chính trị, xã hội,...mà Nhà nước phải gánh vác. 2.2.3. Lập kế hoạch NSNN Lập kế hoạch ngân sách tức là hoạch định các nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án. Các tổ chức luôn phải đối mặt với vấn đề khan hiếm nguồn lực do đó các nhà quản trị cũng phải đương đầu với các giới hạn về ngân sách. Áp lực một hoạt động nhiều hay ít thể hiện ở mức nguồn lực được cam kết cho hoạt động đó. Nếu ngân sách ở mức quá cao sẽ gây ra sự lãng phí và tạo điều kiện cho quản lý lỏng lẻo, nhưng nếu quá thấp sẽ dẫn đến hạn chế thành quả và ảnh hưởng đến cam kết. Ngân sách còn là một công cụ để kiểm soát, là tiêu chuẩn nhằm so sánh và đo lường sự chênh lệch giữa việc sử dụng các nguồn lực thực tế và kế hoạch. Các nhà quản trị có thể sử dụng độ lệch chuẩn (hoặc phương sai) của một nhân tố nhằm dự báo các sai lệch của nhân tố này so với ngân sách và đồng thời có sự điều chỉnh kịp thời. Tiến trình lập kế hoạch ngân sách phải gắn sử dụng nguồn lực với các mục tiêu của tổ chức, nếu không tiến trình lập kế hoạch / kiểm soát sẽ trở nên vô ích. Mặt khác, dữ liệu phải được thu thập và báo cáo đúng thời hạn thì ngân sách mới có tác dụng trong việc xác định và báo cáo các vấn đề hiện tại hoặc dự đoán các vấn đề sắp xảy ra. 2.2.4. Các văn bản qui định về lập kế hoạch NSNN Đối với việc lập NSNN, một điều rất quan trọng là việc nghiên cứu các văn bản luật ban hành liên quan. Các nội dung sau đưa ra nhằm mục tiêu lược thảo các nội dung về lập kế hoạch NSNN được qui định cụ thể trong luật. 2.2.4.1. Trình tự lập dự toán ngân sách địa phương Trình tự lập dự toán ngân sách địa phương được qui định cụ thể tại điều 25 của nghị định 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ (2016) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước được ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2016. Cụ thể như sau: Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn do các cơ quan thu ngân sách lập, dự toán thu, chi ngân sách của đơn vị dự toán cấp I thuộc phạm vi quản lý và dự toán thu, chi ngân sách của cấp huyện; lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến. Sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân
  • 27. 13 cấp tỉnh gửi báo cáo dự toán ngân sách địa phương đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đối với phần dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu. 2.2.4.2. Thời gian lập, xây dựng, tổng hợp, quyết định và giao dự toán NSNN Thời gian lập, xây dựng, tổng hợp, quyết định và giao dự toán NSNN được qui định tại điều 22 của Nghị định 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ (2016) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước được ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2016. Cụ thể như sau: Trước ngày 15 tháng 5 hằng năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm sau. Trước ngày 01 tháng 6 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:  Ban hành thông tư hướng dẫn về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển năm sau;  Thông báo số kiểm tra dự toán chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước năm sau đến từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;  Thông báo số kiểm tra dự toán chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước năm sau của từng chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đến từng bộ, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu.  Trước ngày 01 tháng 6 hằng năm, Bộ Tài chính:  Ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm sau;  Thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách với tổng mức và từng khoản thu, chi ngân sách cho dự trữ quốc gia, từng lĩnh vực chi ngân sách thường xuyên năm sau đến từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương;  Thông báo số kiểm tra dự toán chi ngân sách thường xuyên chi tiết theo từng lĩnh vực năm sau của từng chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đến từng bộ, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu;  Thông báo số kiểm tra dự toán tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, tổng số chi ngân sách địa phương và một số lĩnh vực chi quan trọng đến từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trước ngày 15 tháng 6 hằng năm:  Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương
  • 28. 14 hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm sau trong phạm vi được giao quản lý; thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm sau đến từng cơ quan, đơn vị trực thuộc;  Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm sau ở địa phương phù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm sau đến từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm sau đến từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp xã. Trước ngày 20 tháng 7 hàng năm:  Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương lập dự toán thu, chi ngân sách, phương án phân bổ ngân sách năm sau chi tiết theo từng lĩnh vực và chi tiết tới từng cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu (đối với phần chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu);  Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, tổng hợp dự toán ngân sách địa phương năm sau gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu (phần dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu); Trước ngày 15 tháng 8 hằng năm, các bộ, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu chủ trì lập dự toán chi và phương án phân bổ năm sau của chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trước ngày 31 tháng 8 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi phương án phân bổ chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương năm sau tới Bộ Tài chính để tổng hợp. Bộ Tài chính chủ trì, tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm sau báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước ngày 20 tháng 9 theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật ngân sách nhà nước. Trên cơ sở ý kiến thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, Bộ Tài chính chủ trì hoàn thiện báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm hiện hành, dự toán ngân sách nhà nước, báo cáo phân bổ ngân sách trung ương năm sau trình Chính phủ để gửi đến các Đại biểu Quốc hội chậm nhất là 20 ngày, trước ngày khai mạc kỳ
  • 29. 15 họp Quốc hội cuối năm. Sau khi Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu, chi ngân sách năm sau cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước ngày 20 tháng 11 năm trước. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau trước ngày 10 tháng 12. Hội đồng nhân dân cấp dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng nhân dân quyết định dự toán ngân sách, Ủy ban nhân dân cùng cấp giao dự toán thu, chi ngân sách năm sau cho từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình và cấp dưới; đồng thời, báo cáo Ủy ban nhân dân và cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính về dự toán ngân sách đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trước ngày 31 tháng 12, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương phải hoàn thành việc giao dự toán ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp dưới. 2.2.4.3. Các đối tượng tham gia trong lập dự toán NSNN Việc lập dự toán ngân sách được thực hiện tại các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ. Các đơn vị này được qui định cụ thể tại điều 23 của nghị định 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ (2016) được ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2016. Các đơn vị này gồm có:  Các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.  Đối với đơn vị sử dụng ngân sách được cấp có thẩm quyền cho thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, thì phải lập riêng phần kinh phí này cho từng nhiệm vụ, dịch vụ và sản phẩm cụ thể. Việc lập dự toán cho từng nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm phải căn cứ yêu cầu về kết quả, tiêu chuẩn kỹ thuật, thời gian hoàn thành cụ thể cho từng nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm; định mức kỹ thuật kinh tế, chế độ, định mức chi tiêu theo quy định hiện hành hoặc giá trị của nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm tương đương, cùng loại.
  • 30. 16  Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I.  Các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp.  Các đơn vị dự toán cấp I xem xét dự toán do các đơn vị cấp dưới trực thuộc lập; tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp.  Dự toán thu, chi ngân sách được lập phải đáp ứng đúng yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước quy định tại Điều 42 Luật ngân sách nhà nước. 2.2.4.4. Mục đích lập NSNN tại địa phương Mục đích lập NSNN tại địa phương để nhằm phục vụ các nhiệm vụ chi ngân sách địa phương. Các nhiệm vụ này được liệt kê cụ thể tại điều 16 thuộc Nghị định 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ (2016) được ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2016. Cụ thể nhiệm vụ lập NSNN tại địa phương cho các nhiệm vụ cụ thể như sau. 2.2.4.4.1. Chi đầu tư phát triển Các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển bao gồm:  Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực.  Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;  Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. 2.2.4.4.2. Chi thường xuyên Các nhiệm vụ chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trực tiếp quản lý gồm có:  Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề, bao gồm hoạt động giáo dục tiểu học, phổ thông, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác; đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp, giáo dục nghề nghiệp và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác;  Nghiên cứu khoa học, bao gồm các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, các hoạt động sự nghiệp khoa học, công nghệ khác;
  • 31. 17  Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định riêng của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện;  Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình, bao gồm hoạt động y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh; kinh phí đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng do ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của Luật bảo hiểm y tế; vệ sinh an toàn thực phẩm; dân số và gia đình; các hoạt động y tế khác;  Sự nghiệp văn hóa thông tin, bao gồm bảo tồn, bảo tàng, thư viện, trùng tu di tích lịch sử, lưu trữ lịch sử, các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật và các hoạt động văn hóa, thông tin khác;  Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;  Sự nghiệp thể dục thể thao, bao gồm bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh; các giải thi đấu cấp huyện, cấp tỉnh; quản lý các cơ sở thi đấu thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác;  Sự nghiệp bảo vệ môi trường, bao gồm hoạt động điều tra, phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường; khắc phục sự cố và bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường khác;  Các hoạt động kinh tế bao gồm: - Sự nghiệp giao thông, bao gồm hoạt động quản lý, bảo trì, sửa chữa, bảo đảm hoạt động, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và hoạt động giao thông khác; - Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn, bao gồm hoạt động phát triển nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi; xây dựng nông thôn mới và hoạt động phát triển nông thôn khác; - Sự nghiệp tài nguyên, bao gồm hoạt động điều tra, quản lý đất đai, tài nguyên; đo đạc và bản đồ, đo đạc địa giới hành chính; lưu trữ hồ sơ địa chính và hoạt động quản lý tài nguyên khác; - Quy hoạch; xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; - Sự nghiệp kiến thiết thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp nước, thoát nước, công viên và các hoạt động kiến thiết thị chính khác; - Các hoạt động kinh tế khác, bao gồm cả tìm kiếm cứu nạn, an toàn vệ sinh lao động;  Hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật, bao gồm:
  • 32. 18 - Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở địa phương; - Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 163/2016/NĐ- CP của Chính phủ;  Chi bảo đảm xã hội, bao gồm các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các chính sách an sinh xã hội khác; thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương bảo đảm theo quy định của pháp luật;  Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật, bao gồm chi nộp trả ngân sách cấp trên. 2.2.4.4.3. Các khoản chi khác Các khoản chi khác gồm:  Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do chính quyền cấp tỉnh vay.  Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương.  Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương.  Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới. 2.3. Các lý thuyết nền trong nghiên cứu về lập kế hoạch ngân sách 2.3.1. Lý thuyết người đại diện (Agency theory) Theo Jensen and Meckling (1976) xác định mối quan hệ đại diện (hay quan hệ ủy thác) như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những người chủ -principals), bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý công ty (người đại diện -agents), để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty. Lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông. Mối quan hệ đại diện còn thể hiện trong mối quan hệ giữa nhà quản lý cấp cao với nhà quản lý các cấp thấp hơn trong hệ thống phân quyền, giữa nhà quản lý với người trực tiếp sử dụng các nguồn lực của tổ chức.
  • 33. 19 Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong công ty. Cả hai bên có lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty. Theo Healy và Palepu (2001) hợp đồng tối ưu giữa nhà quản trị với nhà đầu tư, thỏa thuận thù lao và tiền thưởng của nhà quản trị, giải pháp dung hòa lợi ích giữa nhà quản trị DN (và chủ DN) với lợi ích của nhà đầu tư bên ngoài. Những hợp đồng này thường yêu cầu DN phải sử dụng thông tin được cung cấp bởi hệ thống KTQT như: hệ thống ngân sách, thông tin kiểm soát chi phí, phân bổ các nguồn lực... để nhà đầu tư đánh giá sự tuân thủ những cam kết trong hợp đồng và đánh giá nhà quản trị DN có quản trị các nguồn lực của công ty gắn với lợi ích của nhà đầu tư bên ngoài. Lý thuyết đại diện giải thích vì sao phải áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm trong DN và đối với các công ty cổ phần, công ty niêm yết hệ thống KTQT cần cung cấp những thông tin gì để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư và các cổ đông. Đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam khi mà chưa có một thị trường chứng khoán phát triển hoàn chỉnh thì các thông tin KTQT DN cung cấp chính xác và đầy đủ thực sự có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư. Lý thuyết đại diện cũng là cơ sở để xây dựng các báo cáo nội bộ trong doanh nghiệp, các báo cáo đánh giá trách nhiệm phù hợp với hệ thống phân quyền trong các DN Việt Nam. 2.3.2. Lý thuyết thông tin bất đối xứng Lý thuyết thông tin bất đối xứng (Asymmetric Information Theory) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển lý thuyết này là Akerlof (1970), Spence (1973) và tiếp tục được phát triển bởi Stigliz (1975). Stigliz (1975) cho rằng bất cứ hàng hóa nào cũng có những đặc tính khác nhau, chất lượng, mẫu mã khác nhau, nên cần phải phân loại, có cơ chế sàng lọc đối với chúng. Lao động – một loại “hàng hóa đặc biệt” cũng có lao động có năng lực, tay nghề cao và cũng có lao động có năng lực, tay nghề thấp. Vì vậy, không thể trả với mức lương bằng nhau. Để khuyến khích người có năng lực và có năng suất lao động cao thì phải trả lương cao cho họ. Do đó, việc phân nhóm lao động để trả lương là việc làm cần thiết để khuyến
  • 34. 20 khích những người có năng lực, trình độ mang lại hiệu quả cao. Thông tin bất đối xứng hiện diện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, bất động sản, bảo hiểm, thị trường lao động, thị trường hàng hóa và trong nội bộ doanh nghiệp. Hệ quả của thông tin bất cân xứng là lựa chọn bất lợi (Adverse Selection- AS) và rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ lại (Moral harzard). 2.3.3. Mối liên hệ giữa lý thuyết người ủy thác và thông tin bất đối xứng Mối quan hệ đại diện dẫn đến vấn đề bất đối xứng thông tin do thực tế là các nhà quản lý có thể truy cập thông tin nhiều hơn cổ đông (Jensen & Meckling, 1976). Hợp đồng tối ưu (Optimal contracts) là một trong những phương tiện giảm nhẹ vấn đề đại diện này, vì nó giúp mang lại lợi ích của cổ đông phù hợp với lợi ích của các nhà quản lý (Healy & Palepu, 2001). Ngoài ra, tự nguyện công bố thông tin là một phương tiện để giảm thiểu vấn đề đại diện, nơi mà các nhà quản lý càng tự nguyện công bố thông tin sẽ càng giảm chi phí đại diện (Barako và cộng sự, 2006) và cũng để thuyết phục người sử dụng bên ngoài rằng, các nhà quản lý đang hành động một cách tối ưu (Watson và cộng sự, 2002). 2.4. Tổng quan nghiên cứu trước 2.4.1. Lược thảo các nghiên cứu trước 2.4.1.1. Nghiên cứu trong nước Đoàn Thị Nam Ninh (2016), "Ảnh hưởng của thông tin bất đối xứng đến kẽ hở ngân sách tại các doanh nghiệp trên địa bàn Cần Thơ". Trong nghiên cứu này, tác giả đưa ra 6 giả thuyết mô tả tác động của các nhân tố như thông tin bất đối xứng, tham gia vào lập kế hoạch ngân sách, áp lực ngân sách và sự tương tác của các cặp nhân tố này đến kẽ hở ngân sách. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp khảo sát thông qua bảng câu hỏi gửi đến 70 người quản lý đang làm việc tại địa bàn thành phố Cần Thơ. Bài viết sử dụng các phương pháp gồm có thống kê mô tả, kiểm định Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy đa biến. Kết quả cho thấy rằng áp lực ngân sách, thông tin bất đối xứng và sự tương tác của 2 nhân tố này có ảnh hưởng đến kẽ hở ngân sách. 2.4.1.2. Nghiên cứu ngoài nước Ngo Q-H và các cộng sự (2017), “Một nghiên cứu về hành vi tạo kẽ hở ngân sách của nhà quản lý tại thị trường mới nổi: Trường hợp của Việt Nam”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát thông qua bảng câu hỏi gửi đến 99 nhà quản lý người Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích số liệu sơ cấp bằng phần mềm SPSS và
  • 35. 21 SmartPLS. Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng là thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá và phân tích mô hình mạng SEM. Kết quả cho rằng có sự tác động của sức ép hoàn thành kế hoạch, thông tin bất đối xứng cũng như sự tương tác giữa hai nhân tố này đến việc hình thành kẽ hở ngân sách. Alan S. Dunk (1993), “Ảnh hưởng của áp lực ngân sách và thông tin bất đối xứng đến mối quan hệ giữa sự tham gia hoạch định ngân sách và kẽ hở ngân sách”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng hình thức gởi thư và gọi điện thoại trực tiếp 118 người quản lý, nhận được 79 thư trả lời. Khảo sát của bài viết này được thực hiện ở Sydney, Australia. Tác giả nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích số liệu sơ cấp thu được bằng phần mềm SPSS. Phương pháp phân tích mô hình được sử dụng là: thống kê mô tả và phân tích mô hình hồi quy đa biến. Các kiểm định mô hình được sử dụng là: kiểm định độ tin cậy của thang đo, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của đường hồi quy…. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến để đánh giá sự ảnh hưởng của thông tin bất đối xứng đối và áp lực ngân sách đến mối quan hệ giữa kẽ hở ngân sách và sự tham gia hoạch định ngân sách. Kết quả nghiên cứu cho thấy kẽ hở ngân sách thấp khi sự tham gia trong hoạch định ngân sách, thông tin bất đối xứng và áp lực ngân sách đều cao. Melek Eker (2006), “Tác động của sự tham gia hoạch định ngân sách đến hiệu quả quản lý thông qua cam kết của tổ chức: một nghiên cứu trên 500 công ty hàng đầu ở Thổ Nhĩ Kỳ”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng hình thức gởi thư và email cho những người làm trong phòng kế toán và tài chính thuộc 500 doanh nghiệp hàng đầu ở Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả nhận được 150 người trả lời. Trong phân tích dữ liệu, số liệu thống kê mô tả (trung bình và độ lệch chuẩn), phân tích tương quan, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy đa biến và phân tích t-test đã được sử dụng. Kết quả điều tra cho thấy cấp dưới với hiệu suất làm việc cao sẽ có mức độ tham gia cao và có cảm giác tổ chức cam kết cao hơn so với cấp dưới với hiệu suất làm việc thấp. Nghiên cứu cũng cho thấy có sự có tương tác đáng kể giữa sự tham gia hoạch định ngân sách và cam kết của tổ chức về hiệu quả quản lý. Yunika Murdayanti và cộng sự (2013), “Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức, thông tin bất đối xứng, áp lực ngân sách liên quan đến sự tham gia hoạch định ngân sách đối với hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương”. Nghiên cứu được thực hiện ở Tổng cục Thanh tra của chính quyền thành phố Depok, Thái Lan. Lấy mẫu được tiến hành
  • 36. 22 theo phương pháp chọn mẫu có chủ đích với tiêu chí là những người quản lý cấp trung và có khoảng thời gian làm nhân viên ít nhất một năm. Bảng câu hỏi được gởi cho 50 người, kết quả nhận được 31 người trả lời. Tác giả bài viết sử dụng phương pháp kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến và tự tương quan, dùng mô hình hồi quy đa biến để phân tích. Bài viết nghiên cứu mối quan hệ hiện có giữa mức độ tham gia của các cấp trong hoạch định ngân sách và hoạt động quản lý. Kết quả cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ tham gia trong hoạch định ngân sách đối với hoạt động của cơ quan chính quyền địa phương. Mức độ tham gia trong hoạch định ngân sách cao hơn sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan chính quyền địa phương. Cơ cấu tổ chức phân cấp có tác động cùng chiều với hoạt động của cơ quan chính quyền địa phương. Các thông tin bất đối xứng cao hơn trong một tổ chức, nó sẽ làm giảm hiệu suất của nhân viên hiện có trong tổ chức này, và ngược lại. Kenneth A. Merchant (1985), “Lập ngân sách và xu hướng để tạo ra kẽ hở ngân sách”. Khảo sát được thực hiện ở Anh. Bảng khảo sát được gởi cho 201 người quản lý trong lĩnh vực sản xuất, thu về được 170 mẫu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo. Hai phương pháp kỹ thuật được sử dụng: một là thang đo biện pháp hội nhập công việc; hai là thang đo sản phẩm chuẩn hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy khuynh hướng tạo ra kẽ hở ngân sách dường như không tăng chỉ đơn giản bằng việc áp dụng một quy trình lập ngân sách chính thức, nhưng kẽ hở ngân sách tăng nếu ngân sách eo hẹp đòi hỏi những nhà quản lý thực hiện những phản ứng chiến thuật thường xuyên để không phải chịu vượt ngân sách. Mặt khác, cho phép người quản lý tham gia tích cực vào thiết lập ngân sách dường như làm giảm khuynh hướng tạo ra kẽ hở ngân sách. Juliano Almeida de Faria và Sonia Maria Gomes de Silva (2013), “Ảnh hưởng của thông tin bất đối xứng đến kẽ hở ngân sách: một nghiên cứu thực nghiệm”. Khảo sát của nghiên cứu này được thực hiện ở Brazil. Tác giả nghiên cứu thu thập được 254 bảng trả lời nhưng chỉ sử dụng được 233 bảng trả lời. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố và phân tích t-test. Kết quả nghiên cứu cho thấy bất kể ở vị trí nào trong công ty (cấp trên hay cấp dưới) thì cả hai đều sử dụng thông tin bất đối xứng để thiết lập mục tiêu ngân sách có kẽ hở ngân sách. Thông qua thực nghiệm của nghiên cứu, có thể thấy thông tin bất đối xứng là môi trường thuận lợi để kẽ hở ngân sách phát triển. Christin Selsaas Buckland (1999), “Ảnh hưởng của áp lực ngân sách, sự tham gia
  • 37. 23 hoạch định ngân sách, sự tin tưởng và tổ chức cam kết đối với công việc liên quan đến xu thế và khuynh hướng tạo ra kẽ hở ngân sách: bằng chứng thực nghiệm từ Na Uy”. Tác giả bài viết đã gởi 300 bảng câu hỏi cho những người đứng đầu thuộc 150 công ty được lựa chọn ngẫu nhiên trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp tại Na Uy. Kết quả thu được 120 mẫu có thể sử dụng cho bài viết. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích nhân tố, sử dụng kiểm định độ tin cậy của thang đo, kiểm định tương quan và đa cộng tuyến và phương pháp phân tích mô hình hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhà quản lý Na Uy có mức độ tham gia ngân sách rất cao. Họ thường ủng hộ áp lực ngân sách và căng thẳng công việc liên quan. Áp lực ngân sách cao chỉ có ảnh hưởng nhỏ đến căng thẳng công việc liên quan. Áp lực ngân sách cao và sự tham gia trong hoạch định ngân sách cao sẽ dẫn đến kết quả hành vi tốt hơn. Karsam (2015), “Ảnh hưởng của áp lực ngân sách và động lực đến mối quan hệ giữa sự tham gia hoạch định ngân sách và kẽ hở ngân sách và tác động đến hiệu quả quản lý”. Khảo sát của nghiên cứu này được thực hiện ở Indonesia. Bảng khảo sát được gởi cho 200 người quản lý cấp thấp và cấp cao, thu về được 93 mẫu. Phương pháp sử dụng là kiểm định độ tin cậy của thang đo, kiểm định tương quan và đa cộng tuyến, sử dụng phương pháp smart partial least square (PLS) để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy áp lực ngân sách có dấu hiệu tích cực ảnh hưởng đến mối quan hệ của sự tham gia trong hoạch định ngân sách và kẽ hở ngân sách. Động cơ không có bất kỳ tác dụng và không làm tăng cường hoặc suy yếu sự tham gia trong hoạch định ngân sách của hoạt động quản lý. Áp lực ngân sách không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến hiệu suất quản lý. Chong M. Lau và Jeng J. Tant (1998), “Tác động của áp lực ngân sách, sự tham gia và mức độ khó của công việc đến hiệu quả quản lý: một nghiên cứu chéo của các khu vực dịch vụ tài chính”. Bảng câu hỏi được gởi cho nhà quản lý cấp trung với 160 mẫu ở Úc và 160 mẫu ở Singapore. Kết quả thu được 104 mẫu ở Úc và 85 mẫu ở Singapore. Nghiên cứu sử dụng kiểm định độ tin cậy của thang đo, sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích nhân tố, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích mô hình hồi quy đa biến. Nghiên cứu xem xét liệu ba chiều tương tác giữa áp lực ngân sách, sự tham gia trong hoạch định ngân sách và khó khăn công việc ảnh hưởng đến hiệu suất quản lý có thể được tổng quát cho các lĩnh vực dịch vụ tài chính hay không. Ngoài ra, nó cũng mở rộng nghiên cứu văn hóa dân tộc. Kết quả chỉ ra rằng áp lực ngân sách có tác động tích cực đến hiệu suất của những nhà quản lý lĩnh vực dịch vụ tài chính,
  • 38. 24 trong khi đó sự tham gia hoạch định ngân sách có tương tác đáng kể với khó khăn công việc ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động. Không tìm thấy tác động của văn hóa ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa phong cách đánh giá và hiệu suất. 2.4.2. Khe hở nghiên cứu Sau quá trình tìm hiểu các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan tương đối đến đề tài luận văn, tác giả nhận định một số hạn chế tồn tại và khe hở trong nghiên cứu để đề tài có thể khai thác như sau: Thứ nhất, các tác giả chủ yếu phân tích những tác động của các nhân tố tác động đến kẽ hở ngân sách ở các doanh nghiệp tư nhân mà chưa có thực hiện nghiên cứu nhiều vào đơn vị công lập. Thứ hai, các công trình nghiên cứu trên chỉ duy nhất có một nghiên cứu ở Việt Nam. Chính vì vậy, nó làm giới hạn sự hiểu biết kiến thức về kẽ hở ngân sách tại Việt Nam. Từ đó có thể thấy, cần thêm các nghiên cứu thêm ở Việt Nam là một lỗ hỏng cần được khai thác. Tóm lại, với tổng thể nghiên cứu trong và ngoài nước như trên, cùng với việc xác định được những khe hở nghiên cứu, có thể thấy chưa có các công trình nghiên cứu một cách hệ thống về các nhân tố tác động đến kẽ hở ngân sách ở đơn vị công lập từ đó dẫn đến việc thiếu hụt khung lý thuyết về việc đánh giá hiệu quả của việc lập kế hoạch ngân sách trong các đơn vị công lập. Ngoài ra, gần như có rất ít nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam. Chính vì vậy, điều này sẽ giới hạn sự hiểu biết kiến thức về lập kế hoạch ngân sách tại Việt Nam. Từ hai lý do trên, khe hở nghiên cứu của đề tài này tập trung vào đơn vị công lập và Việt Nam để nghiên cứu với mục tiêu bổ sung cơ sở lý luận về lập kế hoạch ngân sách tại các đơn vị công lập tại Việt Nam, mà cụ thể hơn là ở TP. Cần Thơ. 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kẽ hở ngân sách Theo Ngo Q-H (2017), Đoàn Thị Nam Ninh (2016) và Onsi (1973) thì các biến trong mô hình được định nghĩa cụ thể như sau: 2.5.1. Kẽ hở ngân sách Là việc cố ý ước lượng quá cao chi phí hoặc ước lượng quá thấp doanh thu của một dự án hay một kế hoạch ngân sách. Kẽ hở ngân sách có thể được xây dựng thành một dự án để nếu chi phí thấp hơn và/hoặc doanh thu cao hơn so với dự kiến, dự án và các nhà quản trị của nó được các nhà đầu tư và/hoặc nhà điều hành xem là có thành tích tốt hơn so với kế hoạch.