Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf

Man_Book
Man_BookMan_Book

Man_Ebook

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
-----  -----
TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CẦN THƠ, 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
-----  -----
TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN MINH TIẾN
CẦN THƠ, 2019
i
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này với tựa đề là “ Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ
thống Kiểm soát nội bộ tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ”, do học viên Trần Thị
Tuyết Nhung thực hiện theo sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Minh Tiến. Luận văn
đã được báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày 02/ 06 /2019.
Ủy viên Ủy viên-Thư ký
----------------------- ------------------------
Phản biện 1 Phản biện 2
-------------------------- -------------------------
Chủ tịch Hội đồng
-----------------------------
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, bằng tất cả tấm lòng, tôi xin cảm ơn đến Quý Thầy cô đã nhiệt
tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức bổ ích giúp tôi hoàn thành chương trình học
tập và nghiên cứu tại Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Tây Đô.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Minh Tiến, người đã
bỏ công hỗ trợ, hướng dẫn tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
đã có lời động viên, chia sẻ giúp tôi có động lực hoàn thành chương trình học tập.
Cần Thơ, ngày...... tháng...... năm 2019
Người thực hiện
Trần Thị Tuyết Nhung
iii
TÓM TẮT
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại BQLDA ODA TP Cần Thơ. Đề tài nghiên cứu
định lượng này được sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân
tích hồi quy tuyến tính. Với 120 mẫu khảo sát thu thập từ cán bộ công chức tại Ban
QLDA ODA TPCT và những người am hiểu về lĩnh vưc quản lý dự án, tác giả tiến hành
kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, dùng hệ số KMO và
kiểm định Bartlett để kiểm định tính phù hợp của tập dữ liệu cho phân tích nhân tố. Kết
quả phân tích hồi quy cho thấy từ 5 nhân tố trong mô hình điều chỉnh, có 2 nhân tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ là nhân
tố hoạt động giám sát và nhân tố môi trường kiểm soát. Trong đó nhân tố hoạt động
giám sát mạnh hơn nhân tố môi trường kiểm soát. Về mặt thực tiễn, tác giả đã dựa vào
kết quả nghiên cứu và đề xuất các khuyến nghị thiết thực xoay quanh hai nhân tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại BQLDA ODA TP Cần Thơ
để từ đó có các chính sách và cơ chế để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
Góp phần hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ được giao của Ban. Kết quả nghiên cứu
cũng chỉ ra một số hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện lý thuyết đo lường các
nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ .
Từ khóa: Môi trường kiểm soát, hoạt động giám sát
iv
ABSTRACT
The objective of this study is to find out the factors that affect the effectiveness
of the internal control system at the ODA Project Management Unit in Can Tho City.
This quanitiative study used the exploratory factor analysis (EAF) and linear regression
analysis. With 120 survey observations from presonnels at the ODA Project
Management Unit in Can Tho City and many experts in project management, the author
has been conducted reliabilty test of the scale by Crombach’s Alpha coefficient, using
the KMO coefficient and Bartlett test to verify the suitability of the dataset for the factor
analysis. The result of regression analysis indicated that in 5 factors from the adjustment
model, the were 2 factors affecting the effectiveness of the internal control system at
ODA Project Management Unit in Can Tho City, these were: the supervise acitivities
anf the environmenta control. In particular, the supervise activities factor is the greater
one. On the practical side, from the study result, the author has proposed some practical
recommendations around the 2 factors the affect the effectiveness of the internal control
system at ODA Project Management Unit in Can Tho City. They will therefore make
policies and mechanisms to enhance the internal control system at the ODA Project
Management Unit. Then give contributions to the accomplish of the goals and tasks have
been proposed at our Unit. The research’s result also points out some useful directions
for a number of further studies that aim at enhancing thr internal control system.
Key words: Invironmental control, supervise activities
v
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một công
trình khoa học nào khác.
Cần Thơ, ngày...... tháng...... năm 2019
Người thực hiện
Trần Thị Tuyết Nhung
vi
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.......................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài: ........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:...............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát:................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:......................................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................................2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.........................................................................2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:............................................................................................2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:...............................................................................................2
1.5 Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................2
1.6 Những đóng góp của nghiên cứu: ..........................................................................3
1.6.1 Về mặt lý thuyết: ....................................................................................................3
1.6.2 Về mặt phương pháp luận: .....................................................................................3
1.6.3 Về mặt thực tiễn .....................................................................................................4
1.7 Kết cấu......................................................................................................................4
Tóm tắt chương 1...........................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................5
2.1. Tổng quát về kiểm soát nội bộ...............................................................................5
2.1.1 Khái niệm về kiểm soát ..........................................................................................5
2.1.2. Khái niệm về KSNB..............................................................................................6
2.1.3. Lịch sử phát triển kiểm soát nội bộ .......................................................................8
2.1.4 Lịch sử ra đời và phát triển của KSNB trong khu vực công .................................9
2.1.5. Sự khác biệt giữa INTOSAI (1992) và INTOSAI (2004) ...................................10
2.2 Các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB...........................................................10
2.2.1 Môi trường kiểm soát ...........................................................................................11
2.2.2 Đánh giá rủi ro.....................................................................................................12
2.2.3 Hoạt động kiểm soát .............................................................................................13
2.2.4 Thông tin và truyền thông.....................................................................................14
2.2.5 Giám sát ................................................................................................................14
2.3 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ......................................................................15
2.4 Vai trò của hệ thống KSNB hữu hiệu .................................................................16
vii
2.5 Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống KSNB .....................................................17
2.5.1 Ưu điểm ............................................................................................................17
2.5.2 Nhược điểm ..........................................................................................................17
2.6 Lược khảo các nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................18
2.6.1 Các lý huyết nền liên quan đến hệ thống KSNB ..................................................18
2.6.2 Các nghiên cứu công bố ngoài nước.....................................................................19
2.6.3 Các nghiên cứu công bố trong nước.....................................................................22
2.7 Khái niệm, đặc điểm hoạt động và quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp
công lập.........................................................................................................................24
2.7.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập ..............................................24
2.7.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.............................................25
2.7.3 Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập.............................................26
2.7.3.1 Cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập .............................26
2.7.3.2 Nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp công lập ..............................27
2.7.3.3 Quy trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách tại các đơn
vị sự nghiệp công lập.....................................................................................................28
2.8 Mô hình nghiên cứu..............................................................................................30
2.8.1 Quá trình xây dựng giả thuyết.............................................................................34
2.8.2 Các giả thuyết cần kiểm định trong nghiên cứu này.........................................34
Tóm tắt chương 2.........................................................................................................35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................36
3.1 Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................36
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ................................................................................................37
3.1.2 Nghiên cứu chính thức .......................................................................................37
3.2 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................38
3.2.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ................................................38
3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA.........................................................................38
3.2.3 Phân tích hồi quy và kiểm định mối liên hệ.........................................................39
3.3 Thiết kế nghiên cứu...............................................................................................39
3.3.1 Đối tượng khảo sát ...............................................................................................39
3.3.2 Cách thức khảo sát................................................................................................39
3.3.3 Quy mô và cách thức chọn mẫu..........................................................................39
Tóm tắt chương 3.........................................................................................................40
viii
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................41
4.1. Tổng quan về Ban QLDA ODA TP Cần Thơ....................................................41
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ban QLDA ODA TP Cần Thơ. .................41
4.1.2 Đặc điểm hoạt động của Ban QLDA ODA TP Cần Thơ .....................................41
4.1.3 Tổ chức bộ máy của Ban QLDA ODA TP Cần Thơ ...........................................42
4.2 Thực trạng hệ thống KSNB của Ban QLDA ODA TP Cần Thơ. .....................46
4.2.1 Mục tiêu và nguyên tắc của KSNB ......................................................................46
4.2.2 Cơ chế Kiểm soát nội bộ ......................................................................................47
4.2.2.1 Trách nhiệm của KSNB ....................................................................................47
4.2.2.2 Một số yêu cầu của KSNB ................................................................................47
4.2.3 Các nội dung về KSNB .......................................................................................48
4.2.3.1 Kiểm soát tiền mặt tại quỹ................................................................................48
4.2.3.2 Kiểm soát tài khoản dự án tại Ngân hàng phục vụ ...........................................49
4.2.3.3 Kiểm soát hoạt động đấu thầu mua sắm ...........................................................51
4.2.3.4 Kiểm soát chi phí Ban QLDA ODA TPCT .......................................................51
4.2.3.5 Quản lý tài sản cố định của dự án....................................................................51
4.2.3.6 Quản lý hợp đồng và quản lý công nợ..............................................................52
4.2.3.7 Quản lý các khoản thanh toán..........................................................................52
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT........54
4.3.1 Kết quả nghiên cứu mẫu.......................................................................................54
4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA
ODA TPCT....................................................................................................................57
4.3.2.1 Kiểm định thang đo hệ số Cronbach’s Alpha ...................................................57
4.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá ( EFA)..................................................................60
4.3.3 Ước lượng mô hình hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT. ...............................................................66
4.3.3.1 Kiểm định phù hợp của mô hình........................................................................66
4.3.3.2 Phân tích hồi quy đa biến..................................................................................66
Tóm tắt chương 4.........................................................................................................70
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ......................................................71
5.1. Kết luận ................................................................................................................71
5.2 Khuyến nghị..........................................................................................................71
5.2.1 Yếu tố môi trường kiểm soát...............................................................................71
ix
5.2.2 Yếu tố giám sát.....................................................................................................72
5.2.3 Các yếu tố khác ....................................................................................................74
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................75
5.3.1 Hạn chế của đề tài.................................................................................................75
5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................77
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................81
NHÓM THẢO LUẬN .................................................................................................81
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................84
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................................89
PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................102
x
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.Các định nghĩa về kiểm soát .......................................................................5
Bảng 2.2 Đo lường các biến của các nghiên cứu trước ...........................................20
Bảng 2.3 Mã hóa chi tiết nội dung các câu hỏi khảo sát và các yếu tố ảnh hưởng
tính hữu hiệu của hệ thống KSNB............................................................................32
Bảng 4.1: Thống kê và kết quả mẫu khảo sát định lượng ........................................54
Bảng 4.2 Bảng tổng hợp thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu...........55
Bảng 4.3 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố môi trường kiểm soát ............57
Bảng 4.4 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố đánh giá rủi ro .......................57
Bảng 4.5 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố hoạt động kiểm soát...............58
Bảng 4.6 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố thông tin truyền thông ...........58
Bảng 4.7 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố giám sát .................................59
Bảng 4.8 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố tính hữu hiệu lần 1.................59
Bảng 4.9 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố tính hữu hiệu lần 2.................59
Bảng 4.10 Phân tích KMO và kiểm định Bartlett.....................................................60
Bảng 4.11 Kết quả xoay nhân tố...............................................................................61
Bảng 4.12 Rút trích nhân tố......................................................................................62
Bảng 4.13 Kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với biến phụ thuộc..................63
Bảng 4.14 Bảng đặt tên lại các biến và các nhân tố .................................................64
Bảng 4.15 Bảng ma trận tương quan ........................................................................65
Bảng 4.16 Kết qủa kiểm đinh Durbin-Watson .........................................................66
Bảng 4.17 Kết quả kiểm định ..................................................................................66
Bảng 4.18 Kết quả phân tích hồi quy ......................................................................67
Bảng 4.19 Kết quả kiểm định các giả thuyết............................................................68
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Quy trình Đánh giá rủi ro ...............................................................................12
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu.......................................................................................31
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu......................................................................................36
Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức Ban QLDA ODA TPCT.......................................................42
Hình 4.2: Quy trình rút vốn bồi hoàn ............................................................................49
Hình 4.3: Quy trình rút vốn bồi hoàn thanh toán qua TKCĐ của từng dự án...............50
Hình 4.4: Quy trình rút vốn về TKCĐ của từng dự án..................................................53
xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
AICPA: American Institule of Certificated Public Accountant
(Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ)
BTC Bộ Tài Chính
CoBIT: Control Objectives for Information and Related Technology
(Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh vực
có liên quan)
COSO: Committee of Sponsoring Organizations
(Ủy ban Tổ chức Bảo Trợ )
EAA European Accounting Association
(Hội kế toán Châu Âu)
IFAC: International Federation of Accountant
(Liên Đoàn Kế toán Quốc tế)
INTOSAI International Organization of Supreme Audit Institutions
(Tổ chức quốc tế của các tổ chức kiểm toán tối cao )
INTOSAI
GOV
INTOSAI Guidance for Good Governace
(Hướng dẫn INTOSAI cho việc quản lý tốt chính phủ)
ISACA: Information Systems Audit and Control Association
(Hiệp hội về kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin)
BQLDA: Ban quản lý dự án
KSNB: Kiểm soát nội bộ
NSNN: Ngân sách nhà nước
TPCT: Thành phố Cần Thơ
TABMIS: Treasury And Budget Management Information System
(Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân Sách và Kho bạc)
WTO:
World Trade Organization
(Tổ chức thương mại quốc tế)
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong nhiều năm qua công tác quản lý NSNN đã đạt được những thành tựu quan
trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội tại TP Cần Thơ. Tuy nhiên thực tế cũng còn tồn
tại nhiều hạn chế, bất cập đặc biệt là trong sử dụng NSNN để thực hiện các dự án xây
dựng cơ bản. Nguyên nhân của những hiện tượng này có thể là do phần lớn việc quản
lý ngân sách còn nhiều hạn chế, việc áp dụng các quy trình nghiệp vụ chưa đúng theo
quy định, năng lực của một số cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển
của đất nước. Vì vậy việc hoàn thiện hệ thống KSNB có vai trò quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng công tác quản lý là phương pháp và chính sách được thiết kế để
ngăn chặn và phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra, giảm thiểu những sai sót, khuyến
khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình được
thiết lập. Từ đó việc tăng cường kiểm soát nội bộ trong quản lý NSNN được xem như
một sự cần thiết tất yếu.
Để ngày một tốt hơn đáp ứng yêu cầu công việc, Ban QLDA ODA TPCT
đang không ngừng củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực
đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ chính trị được giao. Quá trình xây dựng,
củng cố và phát triển tổ chức bộ máy của Ban QLDA gắn liền với việc phát triển, hoàn
thiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn.
Từ những yêu cầu trên đòi hỏi Ban QLDA ODA TPCT nói chung và các Ban
QLDA tại TPCT nói riêng phải có một hệ thống KSNB hữu hiệu. Mặc dù có rất nhiều
nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp, công ty, tuy nhiên trong phạm
vi quản lý dự án thì có rất ít nghiên cứu về vấn đề này, nên việc hoàn thiện một hệ thống
KSNB một cách chính xác mà ở đó không phải quản lý bằng niềm tin mà phải bằng
những quy định, yêu cầu rõ ràng và cụ thể nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn có thể
xảy ra trong hoạt động của đơn vị.
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ
của mình là “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội
bộ tại Ban QLDA ODA TPCT” để đưa ra những giải pháp góp phần giải quyết những
vấn đề tồn tại, hạn chế của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT hiện nay.
2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá cơ bản thực trạng về hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban
QLDA ODA TPCT;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
tại BQLDA ODA TPCT.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA
ODA TPCT?
- Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến tính hữu hiệu của hệ thống
kiểm soát nội bộ tại Ban QLDA ODA TPCT?
- Có những giải pháp nào nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
Ban QLDA ODA TPCT?
1.4Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu tổng quan về hệ thống KSNB theo INTOSAI GOV. Cụ thể, luận văn
này tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động của hệ thống KSNB tại BQLDA ODA
TPCT. Trong đó, chủ yếu tập trung vào khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Khảo sát của đề tài được thực hiện tại Ban QLDA ODA TPCT.
- Về thời gian:
Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua bảng câu hỏi phỏng vấn các quan sát tại Ban
QLDA ODA TPCT dự kiến từ ngày 01/06/2019 đến ngày 30/06/2019 theo phương
pháp thuận tiện.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo hoạt động năm 2016 đến năm 2018 của
Ban QLDA ODA TPCT; số liệu nghiên cứu của một số tác giả khác.
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn chính:
(1) Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định
tính. Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách thảo luận nhóm lấy kiến chuyên
3
gia với 20 nhà lãnh đạo có kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý và điều hành hoạt
động quản lý dự án (xem phụ lục 1) từ đó xây dựng giả thuyết và thang đo nháp, hiệu
chỉnh thang đo;
(2) Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng tiến hành ngay khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu sơ bộ.
Mẫu điều tra trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp lấy
mẫu thuận tiện. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để
xác định, định nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu
hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng câu hỏi nghiên cứu; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn
đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí. Do Ban QLDA ODA
TP Cần Thơ có số lượng nhân viên 70 người nên tác giả áp dụng phương pháp thuận
tiện là phù hợp với phương pháp nghiên cứu khám phá. Tổng số lượng mẫu là 120 bao
gồm nhà quản lý và nhân viên hiện đang làm việc tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ
và những người am hiểu trong lĩnh vực quản lý dự án tại TPCT. Phương pháp chọn
mẫu nghiên cứu: kích thước mẫu phải thỏa điều kiện lớn hơn hoặc bằng 5 lần biến số
trong mô hình. Cỡ mẫu đủ lớn để có thể tiến hành cho phân tích nhân tố EFA với số
quan sát ít nhất phải bằng 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, Hoàng Trọng (2008)). Với số biến đề xuất trong mô hình là 24 biến nên kích
thước mẫu tối thiểu sẽ là 24 x 5 = 120 mẫu. Đảm bảo điều kiện trên và độ tin cậy của
nghiên cứu, kích thước mẫu trong nghiên cứu này là 120 phiếu.
Bảng câu hỏi do đối tượng tự trả lời qua hình thức trực tiếp, qua Email và các
phương thức phù hợp nhất, đây là công cụ chính để thu thập dữ liệu. Dữ liệu thu thập
được xử lý bằng phần mềm SPSS for windows nhằm: Kiểm định thang đo bằng hệ số
tin cậy Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor
Analysis) để rút gọn các biến quan sát và xác định lại các nhân tố trong mô hình nghiên
cứu; Phân tích hồi quy để xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính hữu hiệu
của hệ thống KSNB.
1.6 Những đóng góp của nghiên cứu:
1.6.1 Về mặt lý thuyết:
Đề tài hệ thống hoá các vấn đề liên quan đến hệ thống KSNB theo INTOSAI,
xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
Ban QLDA ODA TPCT.
1.6.2 Về mặt phương pháp luận:
Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp nghiên cứu lý luận như khái quát hóa,
thu thập, tổng hợp và phân tích để đưa ra các nhận định đánh giá cụ thể về những
giải pháp đề ra. Luận văn có sự kết hợp giữa lý luận thực tiễn dựa trên những quy luật
phát triển khách quan của kinh tế xã hội, các quan điểm và chính sách của nhà nước
về hệ thống KSNB.
4
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê khảo sát kết hợp một số kỹ thuật thống kê
phân tích định lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB trong việc đánh giá hệ thống KSNB và làm cơ sở cho các kết luận.
1.6.3 Về mặt thực tiễn
- Từ kết quả khảo sát, đề tài mang đến cho người đọc cái nhìn khái quát về
thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ban QLDA ODA TPCT, đánh giá mức độ hữu
hiệu của hệ thống KSNB hiện hành; đặc biệt trong việc kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi
ro trọng yếu trong việc quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban QLDA ODA
TPCT.
- Nghiên cứu này làm nổi bật đặc điểm và rủi ro trọng yếu tại Ban QLDA ODA
TPCT.
- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội tại Ban QLDA ODA TPCT, luận văn đề
xuất những phương pháp, giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ban
QLDA ODA TPCT với trọng tâm hướng đến kiểm soát các rủi ro trọng yếu ảnh hưởng
đến việc hoàn thành mục tiêu của Ban QLDA ODA TPCT.
1.7 Kết cấu
Nội dung của luận văn bao gồm 5 chương:
* Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu.
* Chương 2: Cơ sở lý thuyết và Mô hình nghiên cứu
* Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
* Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
* Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.
Tóm tắt chương 1
Chương này trình bày khái quát về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu. Chương tiếp theo,
tác giả trình bày về cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
5
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quát về kiểm soát nội bộ
2.1.1 Khái niệm về kiểm soát
Kiểm soát nghĩa là: giám sát, điều tra, so sánh thực tế với các điều kiện đã được
đặt ra, duy trì hoạt động của một vật thể theo từ điển Quốc tế năm 2002,. Còn trong
từ điển về Kinh tế thì kiểm soát là cách thể hiện sự ảnh hưởng trong việc quản lý của
công ty; là quyền lợi theo luật và hợp đồng liên quan đến việc sở hữu tài sản; là quyền
mà có ảnh hưởng quan trọng đến việc quản lý và hoạt động của công ty hoặc là sự
giám sát. Theo các nguồn thông tin khác, khái niệm về kiểm soát được hình thành khác
nhau mặc dù ý nghĩa tương đối giống nhau. Theo Vaclovas L.& Lukas G.(2012), khi
kiểm soát được định nghĩa rất cụ thể, nguyên tắc và yêu cầu của nó sẽ được mô tả
chi tiết, khi đó kiểm soát trở nên hiệu quả hơn, chuyên môn hóa caohơn.
Trong các lý thuyết khoa học, những diễn giải về kiểm soát khác nhau thường
liên quan đến những khía cạnh của kiểm soát và ý nghĩa của chúng trong các trường
hợp khác nhau cũng có thể xác định theo nhiều cách khác phụ thuộc vào tình huống
và các nhân tố bên ngoài khác. Theo Lee Summers (1991), kiểm soát được nhấn
mạnh là phương tiện giám sát mà cung cấp khả năng điều chỉnh giữa tình trạng thực tế
- kế hoạch và cách hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, theo cách tiếp cận hiện
đại hơn, V. Navickas (2011) và P. Gupta (2010) chỉ ra rằng kiểm soát không chỉ là
nhân tố chính ảnh hưởng đến thành quả, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và việc
quản lý của nó mà còn là công cụ đánh giá cho các quyết định được thực hiện và giá
trị đạt được. Về vai trò của kiểm soát, Vaclovas L.& Lukas G (2012) đã xác định kiểm
soát hữu ích và hiệu quả tồn tại khi doanh nghiệp cố gắng thực hiện mục đích của
nó và tránh các sai sót và gian lận. Theo J.A.Pfister (2009), có nhiều loại kiểm soát
và được nhóm thành chiến lược, quản lý và kiểm soát nội bộ. Theo J.Wash, J.
Seward (1990), H.K.Chung, H.Lee Chong, H.K.Jung (1997), kiểm soát chia làm hai
loại là kiểm soát nội bộ và kiểm soát bên ngoài. Do đó, sự tồn tại của nhiều khái niệm
về kiểm soát khác nhau cũng chỉ ra rằng có nhiều loại kiểm soát. Các định nghĩa về
kiểm soát được tóm tắt theo bảng dưới đây:
Bảng 2.1.Các định nghĩa về kiểm soát
Tác giả
Tác giả
Định nghĩa
Katkus (1997)
Kiểm soát được định nghĩa là sự quan sát, giám sát quy trình cụ
thể trong hệ thống xã hội (nhà nước, tổ chức, phòng ban…),
phát triển các kết quả đạt được, so sánh và đánh giá dựa trên
mục tiêu được thiết lập và chuẩn mực.
6
Biciulatis (2001)
Kiểm soát là phương tiện cung cấp khả năng để hạn chế và giải
quyết những lộn xộn mà có thể làm sụp đổ hệ thống.
Buskeviciute
(2008)
Kiểm soát được xác định là sự kiểm tra, giám sát về trách nhiệm
tuân thủ, thực hiện các quyết định được hình thành hay các yêu
cầu đối với các mục tiêu cụ thể.
Grupta (2010)
Kiểm soát là sự quản lý hoạt động và tài chính của doanh nghiệp
nhằm đạt được lợi nhuận từ việc thực hiện của doanh nghiệp.
Macintosh (2010)
Kiểm soát là chức năng mà đảm bảo hoạt động của hệ thống
một cách hữu hiệu hoặc tạo ra lợi nhuận mong muốn.
K.HPickett (2010)
Kiểm soát là quá trình bắt đầu từ những tiêu chuẩn được thiết
lập cụ thể và kết thúc bởi việc thực hiện thành công và sự cải
tiến trong tương lai cũng như sự ngăn ngừa.
AMerchant (2011) Kiểm soát là sự so sánh giữa tình trạng thực tế và theo kế hoạch.
(Nguồn: Vaclovas và Lukas, 2012)
2.1.2. Khái niệm về KSNB
Hệ thống KSNB là sự tích hợp một loạt hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan
điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo tổ
chức đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý. Có thể hiểu
đơn giản, hệ thống kiểm soát nội bộ là hệ thống của tất cả những gì mà một tổ chức
cần làm để có được những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh.
Hệ thống KSNB là toàn bộ các chính sách và thủ tục kiểm soát được thiết lập
nhằm bảo đảm hiệu năng và hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị: Bảo đảm sự tuân
thủ quy định của đơn vị và pháp luật của Nhà nước: đảm bảo độ tin cậy của thông tin
và bảo vệ tài sản của đơn vị.
Đầu tiên khái niệm kiểm soát nội bộ (KSNB) được Hội kế toán viên công
chứng Hoa Kỳ (AICPA) vào năm 1949. Kiểm soát nội bộ được định nghĩa là một
kế hoạch và là cách mà tổ chức giữ an toàn cho tài sản, kiểm tra độ tin cậy của dữ
liệu, làm tăng tính hữu hiệu và bảo đảm các chính sách quản lý được thiết lập.
Còn theo Hội kế toán Châu ÂU (EAA) định nghĩa về hệ thống KSNB như
sau: Hệ thống KSNB là một hệ thống kiểm soát toàn diện về kinh nghiệm tài chính
và các lĩnh vực khác nhau được thành lập bởi Ban quản lý nhằm:
- Tiến hành kinh doanh của đơn vị trong trật tự và có tính hữu hiệu cao;
- Đảm bảo tuân thủ tuyệt đối đường lối kinh doanh của Ban quản trị;
7
- Giữ an toàn tài sản;
- Đảm bảo tính toàn diện và chính xác của số liệu hạch toán, những thành
phần riêng lẻ của hệ thống KSNB được coi là hoạt động kiểm tra hoặc hoạt động
kiểm tra nội bộ.
Kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ cùng có chung mục đích, đều do
con người xây dựng, thiết lập nhưng chúng có những điểm khác nhau. Kiểm soát nội
bộ thường đi sâu vào chức năng vốn có của nó thể hiện thông qua những quy định,
nguyên tắc và hoạt động kiểm soát. Kiểm soát nội bộ thường gắn với những hoạt động
diễn ra với mục tiêu hiện tại theo yêu cầu phải đạt được của những đối tượng bên ngoài.
Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), hệ thống KSNB là kế hoạch của đơn vị
và toàn bộ các phương pháp, các bước công việc mà các nhà quản lý doanh
nghiệp tuân theo. Hệ thống KSNB trợ giúp cho các nhà quản lý đạt được mục tiêu
một cách chắc chắn theo trình tự và hoạt động một cách hữu hiệu có từ việc tôn trọng
các quy chế quản lý; giữ an toàn tài sản, ngăn chặn, phát hiện sai phạm và gian lận; ghi
chép kế toán đầy đủ, chính xác, lập báo cáo tài chính kịp thời, đáng tin cậy.
Nói đến các chính sách, thủ tục là nói về hệ thống KSNB, các bước kiểm soát
do lãnh đạo đơn vị xây dựng có tính chất bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong đơn vị. Hệ
thống kiểm soát nội bộ bao gồm cả kiểm soát nội bộ và bản thân con người cùng với
những phương tiện có tính chất kỹ thuật, cấu trúc hướng vào kiểm soát mang tính bền
vững, ổn định, đảm bảo và lâu dài. Hệ thống kiểm soát nội bộ thường được bản thân
các lãnh đạo đơn vị xây dựng, thiết lập hướng vào kiểm soát các hoạt động trong phạm
vi và trách nhiệm của đơn vị.
Bản thân các đơn vị phải có trách nhiệm xây dựng, duy trì một hệ thống kiểm
soát nội bộ khoa học, phù hợp và hiệu quả để đảm bảo kiểm soát hoạt động trong phạm
vi đơn vị, ngăn ngừa sai phạm, đạt được mục tiêu, yêu cầu mà đơn vị đặt ra.
Theo Cobit (2007), KSNB là 1 quá trình bao gồm các tiêu chuẩn, chính sách,
cách thức hoạt động và cấu trúc của tổ chức được thiết lập để đảm bảo đạt được các
mục tiêu đề ra và tránh được các tình huống không mong muốn.
Theo Chuẩn mực kiểm toán số 315 (VSA 315) được ban hành theo Thông tư
số 214/2012/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2014, hệ thống KSNB được định nghĩa là
“quy trình do Ban quản trị, Ban Giám Đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế,
thực hiện và duy trì để tạo sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn
vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cào tài chính, đảm bảo tính hữu hiệu trong
hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan.”.
Theo Luật Kế toán năm 2015 cho rằng, “Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập
và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy
định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện,
8
xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”.
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm về hệ thống kiểm soát nội bộ. Các quan điểm
về hệ thống kiểm soát nội bộ của Liên đoàn kế toán Quốc tế (IFAC) và quan điểm của
Ủy ban các tổ chức tài trợ (COSO) cũng có sự khác nhau do yêu cầu và góc độ nhìn
nhận khác nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm chung được thừa nhận rộng rãi nhất hiện
nay thì hệ thống kiểm soát nội bộ là toàn bộ các chính sách, những quy định, các thủ
tục kiểm soát, các bước công việc do lãnh đạo đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm quản
lý và điều hành hoạt động của đơn vị đạt kết quả mà còn quản trị rủi ro một cách hữu
hiệu.
2.1.3. Lịch sử phát triển kiểm soát nội bộ
Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung - quyền
lợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại song hành. Nếu
không có hệ thống kiểm soát nội bộ, làm thế nào để người lao động không vì quyền lợi
riêng của mình mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chung của toàn tổ chức, của
người sử đụng lao động? Làm sao quản lý được các rủi ro? Làm thế nào có thề phân
quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải
chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính? Vì vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ ra đời với mục
tiêu quản trị rủi ro, bảo vệ tài sản, đảm bảo sự tin cậy trong báo cáo tài chính, duy trì
sự tuân thủ. Để phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm, yếu kém, một hệ thống KSNB hữu
hiệu là điiều không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động của tổ chức.
Khái niệm KSNB bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 trong các tài liệu kiểm
toán (Công bố của Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ (1929), công bố của AICPA
(1936)…). Từ năm 1940, các tổ chức kế toán và kiểm toán nội bộ Hoa kỳ đã xuất
bản một loạt các báo cáo, hướng dẫn và tiêu chuẩn về tìm hiểu KSNB trong các
cuộc kiểm toán như:
- SAP 29 (1958) “Phạm vi xem xét KSNB của kiểm toán viên độc lập”: lần đầu
tiên phân biệt KSNB về quản lý và KSNB về kế toán.
- SAP 54 (1972) “Tìm hiểu và đánh giá KSNB”: đưa ra 4 thủ tục kiểm soát kế
toán
Năm 1977, Đạo luật về chống hối lộ nước ngoài ra đời, yêu cầu các công ty cần
duy trì KSNB và hoàn thiện hệ thống kế toán. Từ năm 1980-1985, nhu cầu về việc xây
dựng hệ thống KSNB hữu hiệu và các tiêu chuẩn đánh giá trở thành mối quan tâm
lớn. Năm 1985, Hội đồng quốc gia chống gian lận báo cáo tài chính Hoa Kỳ (thường
được gọi là Ủy ban Treaway) đã thành lập Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ (COSO)
nhằm nghiên cứu KNSB và công bố Báo cáo COSO 1992-tài liệu đầu tiên trên thế
giới đưa ra Khuôn mẫu lý thuyết về kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và hệ thống.
Báo cáo này cung cấp một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó KSNB được
mở rộng ra cho các phương diện hoạt động và tuân thủ. Nhiều quy định hướng dẫn về
9
KSNB của các cơ quan chức năng Hoa kỳ được ban hành như: Ủy ban chuẩn mực
kiểm toán Hoa Kỳ năm 1988; Tổ chức nghiên cứu kiểm toán nội bộ năm 1991; Ủy ban
chứng khoán Hoa kỳ (SEC) năm 1998.
Trên cơ sở đó, các nghiên cứu về KNSB trên các lĩnh vực khác nhau được
ra đời và phát triển như:
- KSNB phát triển theo hướng quản trị: năm 2001, COSO nghiên cứu
khuôn mẫu quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM)
- KSNB trong môi trường công nghệ thông tin: Năm 1996, ISACA ban
hành CoBIT nhằm nhấn mạnh đến kiểm soát trong môi trường tin học bao gồm
những lĩnh vực hoạch định và tổ chức, mua và triển khai, phân phối và hỗ trợ, giám sát.
- KSNB theo hướng chuyện sâu vào ngành nghề cụ thể: báo cáo Basel về
khuôn khổ KSNB trong ngân hàng; năm 2002, chính phủ Hoa Kỳ ban hành luật
Sarbanes- Oxley quy định triển khai KSNB cho tất cả các công ty niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán.
2.1.4 Lịch sử ra đời và phát triển của KSNB trong khu vực công
Trong lĩnh vực công, hoạt động chính là kiểm soát các khoản thu chi ngân sách
và việc sử dụng các khoản tiền này được cộng đồng quan tâm. Do đó việc đảm bảo an
toàn cho nguồn lực trong khu vực công (tiền, tài sản….) là mối quan tâm hàng đầu
và KSNB là công cụ hữu hiệu trong việc kiểm soát, phát hiện và ngăn ngửa rủi ro trong
chính phủ các quốc gia. Một số quốc gia như Mỹ, Canada đã có những công bố
chính thức về KSNB áp dụng cho các cơ quan hành chính sự nghiệp. Chuẩn mực
về kiểm toán của Tổng kế toán nhà nước Hoa Kỳ (GAO) 1999 đưa ra năm yếu tố về
KSNB trong đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi
ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát
Năm 1992, Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) ban
hành hướng dẫn về KNSB áp dụng cho khu vực công (INTOSAI 1992). Năm 2001,
INTOSAI 1992 được cập nhật và tích hợp với khái niệm KSNB của báo cáo COSO và
được công bố vào năm 2004 (INTOSAI 2004). Bằng việc thực hiện mô hình COSO
trong hướng dẫn, INTOSAI không chỉ cập nhật lý luận chung về KSNB mà còn xây
dựng hệ thống KSNB phù hợp với đặc điểm của khu vực công. Bộ tài liệu này cung
cấp khuôn mẫu KSNB trong khu vực công và cung cấp các tiêu chuẩn cơ bản để đánh
giá KSNB hữu hiệu.
INTOSAI 2004 đưa ra hai nhóm chuẩn mực cụ thể:
- Chuẩn mực chung: INTOSAI GOV 9100 - bao gồm khái niệm, các thành
phần của KSNB và cung cấp vai trò, trách nhiệm của những thành phần tham gia.
- Chuẩn mực cụ thể: các quy định về báo cáo, cách đánh giá chính sách, quản lý
tài sản, sổ sách, quản trị rủi ro. Ví dụ:
10
+ INTOSAI GOV 9110: Hướng dẫn cho Báo cáo về tính hữu hiệu của KSNB:
Kinh nghiệm của kiểm toán trong việc thực hiện và đánh giá KSNB;
+ INTOSAI GOV 9130: Hướng dẫn cho tiêu chuẩn KSNB trong khu vực công.
2.1.5. Sự khác biệt giữa INTOSAI (1992) và INTOSAI (2004)
Theo INTOSAI (1992), hệ thống KSNB là kế hoạch của tổ chức bao gồm thái
độ của nhà quản lý, quy trình, phương pháp và các đo lường khác mà cung cấp sự
đảm bảo hợp lý nhằm đạt được mục tiêu chung:
- Thúc đẩy các hoạt động hữu hiệu từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm
phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức;
- Bảo vệ các nguồn lực không bị lãng phí, tham ô, gian lận và các vi phạm
pháp luật khác;
- Khuyến khích tuân thủ luật pháp, quy định nhà nước;
- Phát triển, duy trì các dữ liệu quản lý, tài chính đáng tin cậy và báo cáo kịp
thời.
Theo INTOSAI (2004) định nghĩa về KSNB như sau: KSNB là quy trình tích
hợp được thực hiện bởi nhà quản lý và các nhân viên của tổ chức và được thiết kế để
phát hiện rủi ro và cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho việc đạt được các mục tiêu chung,
nhiệm vụ của tổ chức:
- Thúc đẩy các hoạt động theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp;
- Thực hiện trách nhiệm giải trình;
- Tuân thủ luật pháp và các quy định;
- Bảo vệ các nguồn lực chống lại việc thất thoát, phá hủy.
Hệ thống KSNB là quy trình bao gồm các hoạt động trong tổ chức mà thích
nghi liên tục với sự thay đổi của tổ chức cùng với sự tham gia từ cấp quản lý đến
nhân viên. Một hệ thống KSNB hữu hiệu nhất là khi nó được xây dựng thành một
bộ phận cần thiết của tổ chức và được tích hợp với các quy trình quản lý cơ bản như
lập kế hoạch, quản lý và kiểm soát.
So với định nghĩa COSO và hướng dẫn INTOSAI (1992), INTOSAI (2004)
đã thêm khía cạnh đạo đức và trách nhiệm giải trình. Mục tiêu chính của KSNB đã
được điều chỉnh với việc nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động đạo đức, nhận
diện và ngăn ngừa các gian lận và tham nhũng trong khu vực công. Tương tự như Báo
cáo COSO, INTOSAI đưa ra năm yếu tố của KSNB gồm: Môi trường kiểm soát,
đánh giá rủi ro, hoạt đông kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.
2.2 Các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB
Theo quan điểm của INTOSAI (2004), hệ thống KSNB bao gồm 5 yếu tố: Môi
trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Hệ thống thông tin và truyền
11
thông và giám sát kiểm soát. Theo đó, các hoạt động diễn ra luôn phải được kiểm soát
và có sự kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo độ tin cậy về kết quả kiểm soát cho những đối
tượng quan tâm, nhất là các đối tượng ở bên ngoài.
2.2.1 Môi trường kiểm soát
Theo Amudo và Inanga (2009), môi trường kiểm soát được thiết lập trong nội
bộ tổ chức, là các yếu tố môi trường thể hiện thái độ, nhận thức về KSNB được thiết
lập và duy trì bởi nhà quản lý và nhân viên trong tổ chức. Môi trường kiểm soát là
nền tảng cho tất cả các yếu tố khác trong KSNB, tạo lập nguyên tắc kỷ cương và cơ
cấu cho tổ chức mà ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống KSNB. Theo
Subramaniam và cộng sự (2006), môi trường kiểm soát bao gồm các yếu tố: Giá trị đạo
đức, Sự cạnh tranh của nhân viên, Phong cách lãnh đạo, Phân chia quyền hạn và trách
nhiệm.
Theo INTOSAI (2004) đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kiểm soát
bao gồm:
Tính liêm chính và giá trị đạo đức của nhà quản lý và nhân viên: Sự liêm chính
và giá trị đạo đức của nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân viên xác định thái độ cư xử chuẩn
mực trong công việc của họ, có thái độ ủng hộ việc KSNB trong tổ chức. Tinh thần đạo
đức thể hiện qua tất cả các cá nhân, mọi cá nhân phải tuân thủ các điều lệ, quy định và
đạo đức về cách thức ứng xử của từng người. Tính trung thực và giá trị đạo đức cao sẽ
tạo môi trường thuận lợi để liên kết và phát huy sức mạnh tập thể giúp công ty hoàn
thành kế hoạch, đạt được mục tiêu của mình.
Năng lực nhà quản lý và nhân viên: Bao gồm trình độ hiểu biết và kỹ năng làm
việc cần thiết để đảm bảo việc thực hiện có kỷ cương, trung thực, tiết kiệm, hữu hiệu,
cũng như có một sự am hiểu đúng đắn về trách nhiệm của bản thân trong việc thiết lập
hệ thống KSNB. .
Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo: Triết lý quản lý được thể hiện qua quan
điểm và nhận thức của người quản lý đối với KSNB thông qua các chính sách, quy trình
và việc thực hiện. Phong cách điều hành lại thể hiện qua cá tính, tư cách và thái độ của
họ khi điều hành đơn vị trong việc theo đuổi mục tiêu KSNB, cụ thể là các hoạt động
mang tính đạo đức. Nếu nhà quản lý cấp cao tin rằng KSNB là quan trọng thì những
người khác trong tổ chức cũng sẽ nhận thấy và tham gia vào kiểm soát. Ví dụ, việc thành
lập ban kiểm toán như là một phần của hệ thống KSNB là dấu hiệu mạnh chứng tỏ
KSNB là quan trọng. Ngược lại, nếu các thành viên trong tổ chức thấy rằng KSNB
không phải là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý cấp cao thì mục tiêu kiểm
soát sẽ không có tính hữu hiệu.
Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của một đơn vị là sự phân chia các bộ phận trong
một đơn vị theo những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, sự trao quyền và trách nhiệm
giải trình, phân cấp báo cáo phù hợp. Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo một hệ thống xuyên
12
suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành các quyết định, triển khai các quyết định đó
cũng như việc giám sát thực hiện các quyết định đó trong toàn bộ tổ chức; góp phần
ngăn ngừa các hành vi gian lận và sai sót trong hoạt động tài chính kế toán có tính hữu
hiệu cao
Chính sách nhân sự: Chính sách nhân sự là toàn bộ các phương pháp quản lý
nhân sự và các quy chế của đơn vị với các nhân viên như tuyển dụng, hướng nghiệp,
đào tạo, đánh giá, tư vấn.... Một hệ thống KSNB có thiết kế tốt bao nhiêu, nhưng người
vận hành nó lại kém về năng lực và phẩm chất đạo đức thì hệ thống KSNB cũng không
thể phát huy một cách hữu hiệu.
Như vậy, Môi trường kiểm soát là yếu tố quan trọng để vận hành hệ thống KSNB
một cách hữu hiệu giúp cho nhà quản lý có định hướng trong thiết kế các bộ phận tiếp
theo của hệ thống KSNB.
2.2.2 Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến
việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Mỗi đơn vị luôn phải đối phó
với hàng loạt rủi ro từ bên trong lẫn bên ngoài.
- Rủi ro bên trong: Những rủi ro này có thể do bản thân doanh nghiệp hay từ môi
trường kinh tế, chính trị, xã hội bên ngoài tác động.
- Rủi ro bên ngoài: thay đổi công nghệ làm thay đổi quy trình vận hành, sự ban
hành của một đạo luật hay chính sách mới ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức,...
KSNB hỗ trợ tổ chức cách thức trong việc đánh giá rủi ro bên trong cũng như
bên ngoài: Xác định rủi ro, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro, xem xét mức độ thường
xuyên xảy ra, cân nhắc làm thế nào quản lý rủi ro.
Hình 2.1 Quy trình Đánh giá rủi ro
(Nguồn: Walker, 1999)
NHẬN DẠNG BIỆN PHÁP
ĐÁNH GIÁ
- Thiết lập cơ
chế nhận dạng
rủi ro
- Xác định mục
tiêu
- Tăng kiểm soát
- Mua bảo hiểm
- Tăng tốc độ thu
hồi vốn
- Không làm gì
hết
- Thiệt hại
- Xác suất xảy
ra
13
Theo Walker (1999), quản lý rủi ro trong môi trường thay đổi cần được thiết kế
để ngăn ngừa hoặc tối thiểu rủi ro; các nhà quản lý nên điều hành các thay đổi để đảm
bảo rằng quản lý rủi ro vẫn tiếp tục khi có thay đổi xảy ra.
Tất cả mức độ rủi ro đều có thể phát sinh mọi lúc, mọi nơi bất kể các đơn vị tổ
chức có quy mô, cấu trúc khác nhau. Vì vậy Nhà quản lý cần đưa ra các quyết định thận
trọng để giảm thiểu rủi ra và có thể chấp nhận được. Nó ảnh hưởng đến sự thành công,
tồn tại và tình hình tài chính của đơn vị.
2.2.3 Hoạt động kiểm soát
Các hoạt động kiểm soát là các biện pháp, quy trình, thủ tục đảm bảo thực
hiện chỉ thị của ban lãnh đạo trong giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện cho tổ chức đạt
được mục tiêu đặt ra và được thực hiện nghiêm túc trong toàn tổ chức. Hoạt động
kiểm soát tính hữu hiệu cần phải phù hợp với kế hoạch, tiết kiệm chi phí, hợp lý, dễ
hiểu và liên quan trực tiếp đến mục tiêu kiểm soát.
Mọi hoạt động kiểm soát đều bao gồm hai yếu tố là:
- Chính sách kiểm soát: Là những nguyên tắc cần làm, là cơ sở cho việc thực
hiện các thủ tục kiểm soát, được tài liệu hóa đầy đủ và có hệ thống. Theo Jenkinson
(2008), chính sách kiểm soát cần được thiết lập nhằm đảm bảo các hoạt động cần thiết
để đạt được mục tiêu của tổ chức và thực hiện một cách hữu hiệu.
- Thủ tục kiểm soát: Là những quy định cụ thể để thực thi chính sách kiểm
soát. Việc thiết lập các thủ tục kiểm soát cần phải cân đối mối quan hệ giữa lợi ích và
chi phí, cân đối giữa hoạt động kiểm soát và rủi ro phát sinh.
Ramos (2004) cho rằng sự đa dạng của hoạt động kiểm soát nên được thực
hiện nhằm kiểm tra sự chính xác và đầy đủ của thông tin cũng như quyền hạn trong
các giao dịch. Các hoạt động kiểm soát thường bao gồm:
- Quyền hạn và quy trình phê duyệt;
- Phân chia trách nhiệm đầy đủ, Uỷ quyền đúng đắn cho các nghiệp vụ hoặc các
hoạt động;
- Đảm bảo an toàn cho tài sản vật chất, thông tin và ghi nhận vào sổ sách;
- Soát xét việc thực hiện;
- Kiểm tra hoạt động, quy trình, việc thực hiện;
- Giám sát việc phân công, kiểm tra, sự phê chuẩn.
Tổ chức cần thực hiện cân bằng giữa nhận dạng và ngăn ngừa các hoạt động
kiểm soát. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển với nguy cơ an toàn thông tin
tăng cao, vai trò của hoạt động kiểm soát trong công nghệ thông tin rất quan trọng
và là trách nhiệm của các nhân viên sử dụng máy tính trong công việc (Thomas, 2016).
14
2.2.4 Thông tin và truyền thông
Hệ thống thông tin đại diện cho các kênh và phương pháp truyền đạt thông
tin quan trọng, chính sách (Robert & Abbie, 2013). Thông tin và truyền thông tập
trung vào chất lượng của thông tin mà được sử dụng dùng để báo cáo một cách hữu
hiệu. Thông tin nên được truyền đạt từ cao xuống thấp dưới các hình thức và thời
gian thích hợp, sao cho nó giúp mọi thành viên trong tổ chức thực hiện được nhiệm vụ
của mình và được sử dụng cho bên ngoài và nội bộ.
Thông tin là một dạng cơ bản của truyền thông, đáp ứng mong đợi của nhóm
và cá nhân để thực hiện được trách nhiệm của họ. Truyền thông hữu hiệu là việc
cung cấp thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc từ cấp dưới lên cấp trên hoặc
ngang hàng giữa các bộ phận, thông tin xuyên suốt toàn bộ tổ chức. Một trong
những kênh truyền thông quan trọng là giữa quản lý và nhân viên. Ngoài ra cũng
cần có sự truyền thông một cách hữu hiệu từ bên ngoài tổ chức bởi vì truyền thông bên
ngoài cung cấp các yếu tố đầu vào và có ảnh hưởng cao đến việc đạt mục tiêu của tổ
chức.
Theo Lamoye (2005) với hệ thống KSNB hữu hiệu, thì thông tin liên quan và
tin cậy nên được ghi nhận và truyền thông đến nhà quản lý và nhân viên khác trong tổ
chức. Để tiến hành KSNB và nhiệm vụ trong hoạt động, thông tin nên cung cấp kịp
thời, đúng người, đúng lúc. Các nhân viên trong tổ chức hiểu được vai trò của mình
trong hệ thống KSNB, vai trò đối với người khác và trách nhiệm giải trình của họ thông
qua hệ thống thông tin và truyền thông. Thông tin và truyền thông có vai trò ngày
càng quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của mình để
tồn tại và phát triển.
2.2.5 Giám sát
Giám sát là một trong những khía cạnh quan trọng của hệ thống KSNB trong
các tổ chức, là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ theo
thời gian. Springer (2004) cho rằng phải giám sát hoạt động của hệ thống KSNB
mọi lúc mọi nơi, thực hiện việc đánh giá liên tục và độc lập. Mục tiêu chính của
việc giám sát là nhằm đảm bảo chất lượng của hệ thống KSNB luôn hữu hiệu; do
vậy cần giám sát tất cả các hoạt động trong đơn vị và đôi khi còn áp dụng cho các
đối tượng bên ngoài đơn vị như nhà cung cấp, khách hàng...
Giám sát bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ nhằm xác định
được những yếu điểm của kiểm soát nội bộ và báo cáo ngay cho các nhà quản lý
cấp cao để đưa ra các hoạt động cần thiết.
Giám sát thường xuyên: Giám sát thường xuyên được thiết lập cho những hoạt
động thông thường và lặp lại của tổ chức. Bao gồm cả những hoạt động giám sát và
quản lý mang tính chất định kỳ ngay trong cả quá trình thực hiện của các nhân viên trong
công việc hàng ngày.
15
Giám sát định kỳ: Phạm vi và tần xuất giám sát định kỳ phụ thuộc vào đánh giá
mức độ rủi ro và tính hữu hiệu của thủ tục giám sát thường xuyên. Nếu hoạt động giám
sát thường xuyên càng hữu hiệu thì giám sát định kỳ sẽ giảm đi. Việc tổ chức giám sát
định kỳ hoàn toàn là do xét đoán của người quản lý dựa trên các nhân tố: bản chất và
mức độ của các thay đổi và những rủi ro, năng lực và kinh nghiệm của người thực hiện
kiểm soát, kết quả của các hoạt động giám sát thường xuyên.
2.3 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
Hệ thống KSNB của các tổ chức khác nhau trong khu vực công được vận
hành với các mức độ hữu hiệu khác nhau. Tương tự như thế, một hệ thống KSNB
cụ thể cũng hoạt động khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Vậy thế nào là một hệ
thống KSNB hữu hiệu (xét ở một thời điểm xác định)?
Báo cáo COSO (1992), Basel (1998), COSO (2013) cho rằng: sự hữu hiệu
của một hệ thống KSNB có thể được xem xét theo một trong ba nhóm mục tiêu
khác nhau nếu ban giám đốc và nhà quản lý đảm bảo hợp lý rằng:
- Họ hiểu rõ mục tiêu hoạt động của tổ chức đang đạt được ở mức độ nào?
- Báo cáo tài chính đang được lập và trình bày một cách đáng tin cậy.
- Các luật lệ và quy định đang được tuân thủ.
Theo INTOSAI (2004), sự hữu hiệu của hệ thống KSNB thể hiện qua 4 mục tiêu:
- Thúc đẩy các hoạt động theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
- Thực hiện trách nhiệm giải trình
- Tuân thủ luật pháp và các quy định
- Bảo vệ các nguồn lực chống lại việc thất thoát, phá hủy.
Như vậy, trong khi khẳng định KSNB là một quá trình thì sự hữu hiệu của hệ
thống KSNB lại là một trạng thái (tình trạng) của quá trình đó ở một thời điểm xác định.
Việc đánh giá sự hữu hiệu của một hệ thống KSNB thì mang tính xét đoán. Trong
khu vực tư, một hệ thống KSNB hữu hiệu được đánh giá dựa trên COSO (2013).
Tuy nhiên, đối với phạm vi của đề tài là quản lý dự án thuộc về khu vực công thì để
đánh giá hệ thống KSNB là hữu hiệu thì phải đáp ứng được các yêu cầu theo bảng hướng
dẫn KSNB của INTOSAI GOV 9100. Theo INTOSAI GOV 9100 thì có 5 yếu tố
cần phải xem xét của hệ thống KSNB đó là:
- Môi trường kiểm soát
- Đánh giá rủi ro
- Hoạt động kiểm soát
- Thông tin và truyền thông
16
- Giám sát
Có thể thấy, năm bộ phận cấu thành của một hệ thống KSNB trong khuvực công
của INTOSAI cũng chính là tiêu chí để đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB. Tuy
nhiên cần lưu ý rằng, 5 tiêu chí trên cần được thỏa mãn khi đánh giá sự hữu hiệu của
hệ thống KSNB thì điều này không có nghĩa là mỗi bộ phận hợp thành của hệ thống
KSNB đều phải hoạt động y hệt như nhau hoặc cùng mức độ ở các tổ chức khác nhau.
Lý do nêu ra trong là: Có sự bù trừ tự nhiên giữa các bộ phận của hệ thống KSNB.
Bởi vì KSNB phục vụ cho nhiều mục đích vì vậy việc kiểm soát ở bộ phận này có thể
phục vụ cho yêu cầu kiểm soát ở bộ phận kia.
Nhà quản lý có thể đề ra nhiều mức độ kiểm soát khác nhau ở các bộ phận khác
nhau để đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Nó sẽ làm cho 5 tiêu chí trên được
thỏa mãn mà không cần có sự thống nhất về mức độ hoạt động của các bộ phận taih
đơn vị. Do vậy, hệ thống KSNB hữu hiệu khi hệ thống đó tồn tại năm bộ phận cấu
thành và tác động tích hợp lẫn nhau để đối phó và giãm nguy cơ rủi ro.
2.4 Vai trò của hệ thống KSNB hữu hiệu
Bất kỳ một tổ chức nào trong quá trình hoạt động cũng tồn tại những xung đột
quyền lợi giữa những người sử dụng lao động và người lao động. Chính vì điều này mà
nhiều lúc người lao động chỉ chú tâm vào quyền lợi của riêng mình mà cố tình vi phạm
hoặc có những hành vi gian lận làm ảnh hưởng đến quyền lợi chung của tổ chức. KSNB
sẽ giúp nhà quản trị giảm thiểu được những rủi ro thông qua việc phân quyền, ủy nhiệm,
giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin
tưởng cảm tính.
Một hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như:
- Giảm bớt nguy cơ tiềm ẩn như sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm
kế hoạch, tăng chi phí, bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận,
lừa gạt, trộm cắp.
- Đảm bảo tính chính xác và đúng theo quy định của các số liệu kế toán, báo cáo
tài chính.
- Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ
chức cũng như các quy định của pháp luật.
- Đảm bảo tổ chức hoạt động một cách hữu hiệu, sử dụng tối ưu các nguồn lực
và đạt được mục tiêu đặt ra. Khi tổ chức phát triển lên thì lợi ích của một hệ thống
KSNB cũng trở nên to lớn hơn vì người quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc
giám sát và kiểm soát các rủi ro ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức.
Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích
như: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất kinh doanh. Bảo vệ tài sản khỏi bị
hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Đảm bảo tính chính xác của
17
các số liệu kế toán và báo cáo tài chính. Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy
chế, quy trình hoạt của tổ chức cũng như các quy định của luật pháp. Đảm bảo tổ chức
hoạt động hiệu quả đối với việc quản lý vốn NSNN, sử dụng tối ưu các nguồn lực và
đạt được mục tiêu đặt ra.
2.5 Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống KSNB
2.5.1 Ưu điểm
Hệ thống KSNB nhằm giúp kiểm tra các hoạt động nội bộ của đơn vị được thực
hiện theo các văn bản hướng dẫn theo quy định như của Bộ Tài chính và của Nhà tài
trợ. Tạo cho mỗi cán bộ công chức ý thức chấp hành chính sách, chế độ, quy trình
nghiệp vụ trong công việc cũng như hoạt động quản lý dự án nói chung và thực hiện
nhiệm vụ được giao nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng chế độ, quy trình nghiệp vụ.
Nhằm góp phần nâng cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức, trong
việc thực hiện nhiệm vụ được giao đật hiệu quả. Ngoài ra hệ thống KSNB đánh giá
chất lượng hoạt động của đơn vị, việc chấp hành chính sách, chế độ, quy trình nghiệp
vụ; kịp thời phát hiện các sai sót tồn tại trong hoạt động của từng cán bộ, từng bộ phận
nghiệp vụ để có thể đưa ra biện pháp khắc phục hạn những rủi ro hạn chế có thể xảy ra
tại đơn vị.
2.5.2 Nhược điểm
Hệ thống KSNB không thể thay đổi từ sự quản lý không hiệu quả thành quản lý
tốt ngay lập tức được mà nó cần có thời gian và bộ máy điều hành về hệ thống kiểm
soát nội bộ phù hợp với mục tiêu của tổ chức, đơn vị. Bên cạnh đó còn những hạn chế
của hệ thống KSNB như sau:
- Do yếu tố con người có tác đông đến hệ thống KSNB, phát từ bàn thân con
người còn hạn chế từ nhận thức, khả năng tiếp thu và trình độ cập nhật các văn bản,
chế độ, sự hiểu nhầm, hiểu chưa đúng sự chỉ dẫn của cấp lãnh đạo.
- Khi có thay đổi các chế độ văn bản, chính sách của nhà nước vượt khả năng
kiểm soát của nhà lãnh đạo thì yêu cầu nhà lãnh đạo cần phải xem xét
- Han chế việc thiết kế, duy trì và cải tiến KSNB vì đòi hỏi chi phí cao.
- Hiện nay, việc thanh toán vốn ODA còn chậm vì phụ thuộc vào kế hoạch vốn
được giao hàng năm của Thành phố.
- Hoạt động kiểm soát thường ít chú ý vào những nghiệp vụ phát sinh nên thường
bỏ qua những lỗi nhỏ không kiểm soát.
Như vậy, Việc thiết lập và nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB là mối
quan tâm hàng đầu và giúp cho hoạt động của đơn vị đạt đến những mục tiêu đặt ra dễ
dàng hơn cũng như những lợi ích mà nó mang lại trong việc quản lý vốn NSNN và vốn
của nhà tài trợ.
18
2.6 Lược khảo các nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.6.1 Các lý huyết nền liên quan đến hệ thống KSNB
Lý thuyết đại diện: cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ
và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong công ty. Cả hai bên có lợi ích khác nhau
và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn
chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những
cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để
hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty.
Lý thuyết đại diện giải thích vì sao phải áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm
trong doanh nghiệp và đối với các công ty cổ phần, công ty niêm yết hệ thống kế toán
quả trị cần cung cấp những thông tin gì để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư và các cổ
đông. Đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam khi mà chưa có một thị trường chứng khoán
phát triển hoàn chỉnh thì các thông tin cung cấp chính xác và đầy đủ thực sự có ý nghĩa
đối với các nhà đầu tư.
Lý thuyết đại diện cũng là cơ sở để xây dựng các báo cáo nội bộ trong doanh
nghiêp, các báo cáo đánh giá trách nhiệm phù hợp với hệ thống phân quyền trong các
doanh nghiệp Việt Nam.
Trong các đơn vị trong khu vực công nói chung thì Nhà nước là người chủ sở
hữu vốn, còn thủ trưởng các cơ quan hành chính là người đại diện cho Nhà nước để
điều hành hoạt động của đơn vị hành chính. Giám đốc là người đại diện cho Nhà nước
trong việc thực hiện các quy trình kiểm tra giám sát tại đơn vị với mong muốn phải
hoàn thành nhiệm vụ do Nhà nước nước giao và kiểm soát tài sản công cũng như bảo
vệ tài sản của Nhà nước một cách hiệu quả.
Lý thuyết hành vi tổ chức: hành vi của con người trong tổ chức được chi phối
bởi nhận thức, thái độ, năng lực của bản thân của người lao động, chịu sự chi phối và
tác động của nhân tố thuộc tổ chức như văn hóa, lãnh đạo, quyền lực, cơ cấu tổ chức,
các nhóm của tổ chức mà người lao động tham gia là thành viên nhóm. Có rất nhiều lý
thuyết hành vi con người ứng dụng cho các lĩnh vực khác nhau như lý thuyết hành
động hợp lý (TRA), lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)… với mục đích dự đoán
hành vi con người. Nhưng để tìm hiểu về hành vi con người trong một tổ chức, Mary
Parker Pollet đã đưa ra lý thuyết hành vi tổ chức Theo lý thuyết hành vi của con người
trong tổ chức, trong quá trình làm việc, người lao động có các mối quan hệ giữa họ
với nhau và giữa họ với một tổ chức khác bao gồm:
- Quan hệ giữa công nhân và nhà lãnh đạo. Đồng thời nhấn mạnh tính hữu
hiệu của lãnh đạo phụ thuộc vào việc giải quyết mối quan hệ này.
- Quan hệ giữa công nhân với công nhân
Theo nghiên cứu của tác giả McGregor trong lý thuyết này, cho rằng các nhà
19
quản trị trước đây điều hành theo quan niệm “phần đông mọi người không thích làm,
thích chỉ huy hơn tự chịu trách nhiệm, và làm vì lợi ích vật chất”. Do đó, họ thiết lập
bộ máy quyền hành tập trung, kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, Doughlas Mc Gregor
đã đưa ra giả thuyết khác “con người sẽ thích thú làm việc nếu có những điều kiện
làm việc thuận lợi và họ có thể đóng góp nhiều hơn cho tổ chức”. Vì vậy, các nhà
quản trị cần quan tâm về việc phối hợp hoạt động hơn là tập trung kiểm tra.
2.6.2 Các nghiên cứu công bố ngoài nước
Các bài nghiên cứu về hệ thống KSNB
Tác giả Sulatna và Haque (2011) tiến hành nghiên cứu sự đánh giá trong cấu trúc
của hệ thống KSNB tại ngân hàng ở Bangladesh. Trong bài nghiên cứu này, các tác giả
đã cho thấy được có 5 nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB (môi trường
kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám
sát) và 2 biến điều tiết (quyền hạn và mối quan hệ công việc).
Tác giả Wiliam và Kwasi (2013) khi thực hiện nghiên cứu về tính hữu hiệu của
hệ thống KSNB ở các ngân hàng khu vực phía đông Ghana đã chứng minh được rằng 3
yếu tố của hệ thống KSNB (kiểm soát quản lý, kiểm soát kế toán nội bộ và kiểm toán
nội bộ) hỗ trợ nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của đơn vị mình.
Trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, tác giả Shel et al (2014) tiến hành nghiên
cứu khuôn mẫu KSNB trong môi trường ứng dụng hệ thống ERP. Bài nghiên cứu cung
cấp một khuôn mẫu với 37 biến kiểm soát với mục đích hỗ trợ kiểm soát một cách hữu
hiệu bằng việc xem xét KSNB thiết yếu trong hệ thống ERP. Khuôn mẫu đề nghị cho
phép các công ty nâng cao tính hữu hiệu của kiểm toán IT và giảm thiểu rủi ro.
Tác giả Gamage và cộng sự (2014) khi nghiên cứu về sự hữu hiệu của hệ thống
KSNB tại hai ngân hàng thương mại ở Srilanka, đã sử dụng mô hình nghiên cứu giống
như mô hình của Amudo và Inanga (2009), Sulatna và Haque (2011) nhưng bỏ qua hai
biến điều tiết (quyền hạn và mối quan hệ công việc). Nghiên cứu cho thấy kết quả là các
biến độc lập (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin
và truyền thông và giám sát) có sự tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB.
Tác giả Ho Tuan Vu (2016) đã xác định 05 thành phần: môi trường kiểm soát,
đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, và giám sát có ảnh
hưởng tích cực đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB khi nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Các BQLDA. Ngoài ra, bài nghiên cứu
đưa ra 2 nhân tố mới là tổ chức chính trị và lợi ích nhóm cũng có ảnh hưởng đến hệ
thống KSNB, trong đó, tổ chức chính trị có ảnh hưởng tích cực và lợi ích nhóm có ảnh
hưởng tiêu cực.
Các bài nghiên cứu về hệ thống KSNB trong khu vực công
20
Amudo và Inanga, E.L (2009) khi nghiên cứu về sự đánh giá về hệ thống KSNB
tại Uganda đã đưa ra mô hình lý thuyết nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong
những dự án khu vực công ở Uganda mà được hỗ trợ tài chính bởi Ngân hàng Phát triển
Châu Phi. Mô hình thực nghiệm được tác giả phát triển dựa vào khuôn khổ KSNB của
COSO và COBIT. Trong mô hình này, các biến độc lập bao gồm các biến độc lập chính
(môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền
thông, và giám sát, công nghệ thông tin) và 12 biến độc lập phụ (được dùng để đo lường
từng biến độc lập chính). Biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ và được
đo lường trong mối quan hệ với mục tiêu của tổ chức (tính hữu hiệu và hiệu suất của
hoạt động; sự tin cậy và chính xác của báo cáo tài chính; tương thích với luật, chính
sách). Biến điều tiết là Ủy quyền và Mối quan hệ công tác.
Badara và Saidin (2013) nghiên cứu sự ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến tính
hữu hiệu của kiểm toán nội bộ trong các cơ quan hành chính địa phương. Bài nghiên
cứu đã xây dựng một khung lý thuyết với hệ thống KSNB bao gồm 5 thành phần: môi
trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông,
và giám sát có tác động đến kiểm toán nội bộ tại khu vực công. Giới hạn của bài nghiên
cứu là sự tổng hợp các lý thuyết nhưng đã đóng góp trong việc mở rộng các lý thuyết
tồn tại và thiết lập mô hình lý thuyết về mối quan hệ của hệ thống KSNB và kiểm toán
nội bộ mà các nghiên cứu chưa thực hiện được; làm tiền đề cho các nghiên cứu trong
tương lai.
Afiah và Azwari (2015) đã tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của kiểm soát nội
bộ đến chất lượng báo cáo tài chính và ảnh hưởng của nó đến việc quản lý tốt của khu
vực công, nhấn mạnh rằng các biến phụ thuộc bao gồm chất lượng báo cáo tài chính
(gồm 4 phần: tính thích hợp, độ tin cậy, sự so sánh, tính kiểm chứng) và việc thực hiện
quản lý tốt (3 phần: sự tham gia, tính giải trình, tính chính trực) tác động đến biến thực
hiện hệ thống KSNB. Kết quả là bài nghiên cứu đã chứng minh rằng kiểm soát nội bộ
có ảnh hưởng tốt hơn đến chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng báo cáo tài chính
tác động tích cực đến việc quản lý tốt.
Tác giả Joseph, Albert và Byaruhanga (2015) đã tập trung vào tìm hiểu sự ảnh
hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc nhận diện và ngăn chặn gian lận tại
Kakamega, xác định rằng 5 thành phần của hệ thống KSNB (Môi trường kiểm soát,
Quản lý rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát) có tác động
đến các chỉ số của việc nhận diện và ngăn chặn gian lận ( sự hữu hiệu và hiệu suất của
hoạt động, tính kinh tế trong dự án thực hiện). Từ đó, bài nghiên cứu đưa ra những đề
nghị nhằm nâng cao khả năng loại trừ gian lận. Bên cạnh những đóng góp đạt được, bài
nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ tích cực mà chưa tìm hiểu và phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó, tác động gián tiếp đến việc ngăn
chặn gian lận. Đây là hướng đi mới trong các nghiên cứu tương lai.
Bảng 2.2 Đo lường các biến của các nghiên cứu trước
21
Biến Tác giả
Môi trường kiểm soát
Amudo và Inanga (2009)
Sulatna và Haque (2011)
Badara và Saidin (2013)
Gamage và cộng sự (2014)
Ho Tuan Vu (2016)
Joseph, Albert và Byaruhanga (2015)
Đánh giá rủi ro
Amudo và Inanga (2009)
Sulatna và Haque (2011)
Badara và Saidin (2013)
Gamage và cộng sự (2014)
Ho Tuan Vu (2016),
Joseph, Albert, Byaruhanga (2015)
Hoạt động kiểm soát
Amudo và Inanga (2009)
Sulatna và Haque (2011)
Badara và Saidin (2013)
Gamage và cộng sự (2014)
Ho Tuan Vu (2016)
Joseph, Albert, Byaruhanga (2015)
Thông tin và truyền thông
Amudo và Inanga (2009)
Sulatna và Haque (2011)
Badara và Saidin (2013)
Gamage và cộng sự (2014)
Ho Tuan Vu (2016)
Joseph, Albert, Byaruhanga (2015)
Giám sát
Amudo và Inanga (2009)
Sulatna và Haque (2011)
Badara và Saidin (2013)
Gamage và cộng sự (2014)
Ho Tuan Vu (2016)
Joseph, Albert, Byaruhanga (2015)
Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
Amudo và Inanga (2009)
Sulatna và Haque (2011)
Badara và Saidin (2013)
Gamage và cộng sự (2014)
Ho Tuan Vu (2016)
Joseph, Albert, Byaruhanga (2015)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp các nghiên cứu trước đây)
22
Tóm lại: Các đề tài nghiên cứu tập trung những ảnh hưởng của hệ thống KSNB
đến các ngành nghề và các lĩnh vực khác nhau và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống
KSNB tại khu vực công trong phạm vi toàn thế giới cho thấy hệ thống KSNB là một đề
tài vẫn được nhiều đối tượng lựa chọn nghiên cứu.
2.6.3 Các nghiên cứu công bố trong nước
Các nghiên cứu về hệ thống KSNB trong lĩnh vực doanh nghiệp
Tác giả Huỳnh Xuân Lợi (2013) khi nghiên cứu về hệ thống KSNB tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Bình Định, đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng hệ thống KSNB và
sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định thang đo và xác định mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại các các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đề xuất
những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB.
Hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu thực
hiện. Các bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc phân tichs, đánh giá hệ thống KSNB
và đưa ra giải pháp hoàn thiện Tác giả Phạm Nguyễn Quỳnh Thanh (2011), Hoàng Thị
Thanh Thủy (2011) hay các nhân tố tác động đến hệ thống KSNB (Nguyễn Thị Bích
Hiệp (2012).
Trong bài nghiên cứu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp
trong Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Tác giả Đinh Hoài Nam (2016) đã
hệ thống hóa các vấn đề mang tính chất lý luận về hệ thống KSNB và hệ thống KSNB
tại các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình mẹ- con. Tác giả đã phản ánh và phân tích
những rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu hệ thống KSNB và xác định các yếu tố cấu thành
hệ thống KSNB
Các nghiên cứu về hệ thống KSNB khu vực công
Với nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống KSNB tại Trường Đại học Bạc Liêu, tác
giả Nguyễn Thị Thu Hậu (2014) đã nêu được thực tế về hệ thống KSNB tại Trường Đại
học Bạc Liêu đưa ra những mặt đã đạt được và những vấn đề còn hạn chế của công tác
kiểm soát nội bộ tại Trường Đại học Bạc Liêu. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm
hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị nhằm giảm thiểu những sai sót, gian lận.
Trong phạm vi các đơn vị thu sự nghiệp, tác giả Phan Nam Anh (2013), Phạm
Thị Hoàng (2013) và một số tác giả khác đã nghiên cứu về hệ thống KSNB tại trường
đại học, cao đẳng công. Các bài nghiên cứu tập trung phân tích các thực trạng, đưa ra
các nhân tố ảnh hưởng theo COSO, INTOSAI và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hệ
thống KSNB..
Trong các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, tác giả Nguyễn Đức Thọ (2015)
tiến hành nghiên cứu Việc đổi mới hoạt động KSNB về sử dụng ngân sách, tài sản Nhà
nước tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ tài chính. Bài nghiên cứu này đã
phân tích thực trạng và đưa ra phương hướng cũng như giải pháp trong việc đổi mới hệ
23
thống KSNB nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, mô hình ngiên cứu sử dụng và quản lý
ngân sách nhà nước.
Tác giả Ngô Thế Chi và Phạm Tiến Hưng (2013) khi nghiên cứu về việc đánh
giá hệ thống kiểm soát nội bộ các tập đoàn kinh tế Nhà nước, đã khái quát được những
vấn đề về đặc điểm tình hình của tập đoàn kinh tế Nhà nước và hệ thống KSNB của tập
đoàn kinh tế nhà nước và đánh giá hệ thống KSNB. Mục tiêu chính của đề tài là nghiên
cứu, xác định đối tượng và đánh giá hệ thống KSNB và xây dựng quy trình nghiên cứu
hệ thống KSNB của các tập đoàn kinh tế Nhà nước.
Với nghiên cứu về Tăng cường kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại trường
Đại học Quảng Nam, tác giả Trần Thị Tài (2010) đã nêu được thực tế về công tác kiểm
soát nội bộ thu, chi ngân sách tại Trường Đại học Quảng Nam những mặt đã đạt được
và những vấn đề còn tồn tại của công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại đơn vị.
Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại
đơn vị nhằm giảm thiểu những sai sót, gian lận.
Trong phạm vi Kho bạc Nhà nước, Bùi Thanh Huyền (2011) đã khái quát hóa lý
thuyết về khái niệm, thành phần của hệ thống KSNB, nêu lên thực trạng hệ thống KSNB
tại Kho bạc Nhà nước Quận 10 và đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
KSNB tại KBNN Quận 10. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ nghiên cứu về mặt định tính,
chưa có số liệu thống kê về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hệ thống
KSNB nhằm đưa ra biện pháp có giá trị cao trong việc hoàn thiện hệ thống.
Nguyễn Thanh Hiếu (2015) khi nghiên cứu về hệ thống KSNB tại các KBNN
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đã phân tích các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB
theo báo cáo COSO 1992 và sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định thang đo và xác
định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ thống KSNB tại các KBNN. Bài nghiên
cứu cũng phân tích thực trạng về hệ thống KSNB tại các KBNN trên đại bàn Thành phố
Hồ Chí Minh và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB. Tuy nhiên,
việc tiếp cận theo báo cáo COSO 1992 là chưa phù hợp vì KBNN thuộc khu vực công.
Tóm lại, Các đề tài đã đánh giá thực trạng hệ thống KSNB và đưa các giải pháp
để hoàn thiện kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế rủi ro về gian lận, ngăn ngừa đến mức thấp
nhất. Các công trình khoa học đã có những nghiên cứu về việc nâng cao hệ thống KSNB
trong các lĩnh vực kiểm toán, khu vực công, kế toán trong các doanh nghiệp.
Đối với nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu đa số tập trung vào các vấn đề thực trạng kiểm soát nội bộ tại các
doanh nghiệp, thực trạng kiểm soát tại các đơn vị thu chi ngân sách …. mà các nghiên
cứu về việc phân tích các nhân tố tác động đến hệ thống KSNB trên nền tảng COSO và
INTOSAI thì rất hạn chế, có rất ít nghiên cứu về mặt định lượng, sử dụng mô hình để
nghiên cứu vấn đề kiểm soát nội bộ mà chủ yếu nghiên cứu thực trạng, phương diện lý
luận, đề xuất giải pháp.
24
Hệ thống KSNB khu vực công thì chưa được nghiên cứu nhiều chỉ tập trung
nghiên cứu hệ thống KSNB tại các doanh nghiêp.
Nhìn chung có thể thấy có rất ít các công trình nghiên cứu một cách hệ thống về
các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ trên nền tảng INTOSAI - khung
lý thuyết về việc đánh giá hệ thống KSNB trong khu vực công nó với tổng thể nghiên
cứu trong và ngoài nước như trên và Ban QLDA nói riêng. Ngoài ra, tại Ban QLDA
ODA TPCT chưa có công trình nghiên cứu về kiểm soát nội bộ theo phương pháp định
lượng.
2.7 Khái niệm, đặc điểm hoạt động và quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp
công lập
2.7.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
* Khái niệm
Theo khoản 1 điều 9 của Luật viên chức “đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức
do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công,
phục vụ quản lý nhà nước”. Như vậy, đơn vị sư nghiệp công lập được thành lập với mục
tiêu đáp ứng và hỗ trợ hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Do vậy các đơn
vị này thường có nguồn thu từ ngân sách nhà nước. Điều này khiến cho hoạt động quản
lý tài chính nói chung và công tác tổ chức kế toán nói riêng phải được tuân thủ theo các
quy định và chuẩn mực của Nhà nước.
* Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
Tùy thuộc quan điểm, cách tiếp cận hoặc do các yêu cầu quản lý nhà nước mà
các đơn vị sự nghiệp công lập được phân chia theo các tiêu thức khác nhau.
Theo tính chất công cộng hay cá nhân của dịch vụ cung cấp thì đơn vị sự nghiệp
công lập bao gồm đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công cộng thuần túy và đơn vị sự
nghiệp cung cấp các dịch vụ công cộng có tính chất cá nhân.
Theo chủ thể quản lý thì đơn vị sự nghiệp công lập được phân thành:
- Đơn vị sự nghiệp công lập do trung ương quản lý, bao gồm: Đài truyền hình
Việt Nam, các bệnh viện, trường trung học do trung ương quản lý…
- Đơn vị sự nghiệp công lập do địa phương quản lý, bao gồm: Đài truyền hình
tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường học do địa phương quản lý…
Theo quan điểm về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối
với các đơn vị sự nghiệp công lập tại Nghị định 16/2015/CP ngày 14/02/2015 của Chính
phủ, các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị có
nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf

Recomendados

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ... von
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ...Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ...Man_Book
11 views122 Folien
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n... von
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Man_Book
53 views129 Folien
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh... von
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh...Man_Book
15 views121 Folien
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh... von
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...
Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán của đơn vị sự ngh...Man_Book
45 views130 Folien
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng von
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao ĐẳngHoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao Đẳng
Hoàn Thiện Công Tác Dự Toán Dự Nguồn Thu Học Phí Tại Trường Cao ĐẳngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
4 views138 Folien
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf von
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdfHoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdfMan_Book
21 views140 Folien

Más contenido relacionado

Similar a Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ... von
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
1.9K views115 Folien
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm Quản lý tài sản nhà nước ... von
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm Quản lý tài sản nhà nước ...Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm Quản lý tài sản nhà nước ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm Quản lý tài sản nhà nước ...Man_Book
3 views148 Folien
Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống... von
Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...
Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...Man_Book
18 views136 Folien
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p... von
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...Man_Book
5 views107 Folien
Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Đài Phát thanh t... von
Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Đài Phát thanh t...Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Đài Phát thanh t...
Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Đài Phát thanh t...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
2 views45 Folien
Luận văn: Gắn kết nhân viên với tổ chức trong các doanh nghiệp von
Luận văn: Gắn kết nhân viên với tổ chức trong các doanh nghiệpLuận văn: Gắn kết nhân viên với tổ chức trong các doanh nghiệp
Luận văn: Gắn kết nhân viên với tổ chức trong các doanh nghiệpDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0917.193.864
314 views120 Folien

Similar a Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf(20)

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm Quản lý tài sản nhà nước ... von Man_Book
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm Quản lý tài sản nhà nước ...Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm Quản lý tài sản nhà nước ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm Quản lý tài sản nhà nước ...
Man_Book3 views
Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống... von Man_Book
Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...
Vận dụng COSO 2013 đo lường các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống...
Man_Book18 views
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p... von Man_Book
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Man_Book5 views
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư ... von Man_Book
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư ...Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư ...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư ...
Man_Book16 views
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T... von Man_Book
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
Man_Book24 views
Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Môi trường và Phát ... von anh hieu
Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Môi trường và Phát ...Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Môi trường và Phát ...
Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Môi trường và Phát ...
anh hieu52 views

Más de Man_Book

Optimization, Learning Algorithms and Applications.pdf von
Optimization, Learning Algorithms and Applications.pdfOptimization, Learning Algorithms and Applications.pdf
Optimization, Learning Algorithms and Applications.pdfMan_Book
2 views706 Folien
Thiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdf von
Thiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdfThiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdf
Thiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdfMan_Book
7 views105 Folien
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdf von
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdfNghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdf
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdfMan_Book
16 views99 Folien
Nghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdf von
Nghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdfNghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdf
Nghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdfMan_Book
36 views116 Folien
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ... von
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...Man_Book
5 views101 Folien
Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ... von
Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ...Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ...
Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ...Man_Book
14 views122 Folien

Más de Man_Book(20)

Optimization, Learning Algorithms and Applications.pdf von Man_Book
Optimization, Learning Algorithms and Applications.pdfOptimization, Learning Algorithms and Applications.pdf
Optimization, Learning Algorithms and Applications.pdf
Man_Book2 views
Thiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdf von Man_Book
Thiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdfThiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdf
Thiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdf
Man_Book7 views
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdf von Man_Book
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdfNghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdf
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdf
Man_Book16 views
Nghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdf von Man_Book
Nghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdfNghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdf
Nghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdf
Man_Book36 views
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ... von Man_Book
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...
Man_Book5 views
Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ... von Man_Book
Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ...Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ...
Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ...
Man_Book14 views
Chế tạo mô hình máy uốn ống sử dụng con lăn để giảm ma sát.pdf von Man_Book
Chế tạo mô hình máy uốn ống sử dụng con lăn để giảm ma sát.pdfChế tạo mô hình máy uốn ống sử dụng con lăn để giảm ma sát.pdf
Chế tạo mô hình máy uốn ống sử dụng con lăn để giảm ma sát.pdf
Man_Book11 views
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bàn vẽ tranh cát.pdf von Man_Book
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bàn vẽ tranh cát.pdfNghiên cứu, thiết kế, chế tạo bàn vẽ tranh cát.pdf
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bàn vẽ tranh cát.pdf
Man_Book11 views
Development of conductive alginate-based hydrogels with excellent mechanical ... von Man_Book
Development of conductive alginate-based hydrogels with excellent mechanical ...Development of conductive alginate-based hydrogels with excellent mechanical ...
Development of conductive alginate-based hydrogels with excellent mechanical ...
Man_Book2 views
Fabrication of damping models using magnetic fluids (ferrofluids) application... von Man_Book
Fabrication of damping models using magnetic fluids (ferrofluids) application...Fabrication of damping models using magnetic fluids (ferrofluids) application...
Fabrication of damping models using magnetic fluids (ferrofluids) application...
Man_Book2 views
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bàn vẽ hoa văn trên cát.pdf von Man_Book
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bàn vẽ hoa văn trên cát.pdfNghiên cứu, thiết kế và chế tạo bàn vẽ hoa văn trên cát.pdf
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bàn vẽ hoa văn trên cát.pdf
Man_Book2 views
Thiết kế và chế tạo bộ khuôn ép nhựa sản phẩm giá đỡ sạc điện thoại.pdf von Man_Book
Thiết kế và chế tạo bộ khuôn ép nhựa sản phẩm giá đỡ sạc điện thoại.pdfThiết kế và chế tạo bộ khuôn ép nhựa sản phẩm giá đỡ sạc điện thoại.pdf
Thiết kế và chế tạo bộ khuôn ép nhựa sản phẩm giá đỡ sạc điện thoại.pdf
Man_Book13 views
Sinh học đại cương. Tập 1 Sinh học tế bào, cơ sở di truyền học và học thuyết ... von Man_Book
Sinh học đại cương. Tập 1 Sinh học tế bào, cơ sở di truyền học và học thuyết ...Sinh học đại cương. Tập 1 Sinh học tế bào, cơ sở di truyền học và học thuyết ...
Sinh học đại cương. Tập 1 Sinh học tế bào, cơ sở di truyền học và học thuyết ...
Man_Book24 views
Công nghệ tế bào - Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thủy Tiên, 2002.pdf von Man_Book
Công nghệ tế bào - Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thủy Tiên, 2002.pdfCông nghệ tế bào - Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thủy Tiên, 2002.pdf
Công nghệ tế bào - Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thủy Tiên, 2002.pdf
Man_Book9 views
Công nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2010.pdf von Man_Book
Công nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2010.pdfCông nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2010.pdf
Công nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2010.pdf
Man_Book6 views
Công nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2002.pdf von Man_Book
Công nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2002.pdfCông nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2002.pdf
Công nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2002.pdf
Man_Book6 views
ĐỒ ÁN MÔN HỌC HỆ THỐNG NHÚNG MẠNG KHÔNG DÂY - Contiki OSreport.pdf von Man_Book
ĐỒ ÁN MÔN HỌC HỆ THỐNG NHÚNG MẠNG KHÔNG DÂY - Contiki OSreport.pdfĐỒ ÁN MÔN HỌC HỆ THỐNG NHÚNG MẠNG KHÔNG DÂY - Contiki OSreport.pdf
ĐỒ ÁN MÔN HỌC HỆ THỐNG NHÚNG MẠNG KHÔNG DÂY - Contiki OSreport.pdf
Man_Book30 views
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ.doc von Man_Book
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ.docTÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ.doc
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ.doc
Man_Book4 views
Động cơ 2AR FE ENGINE Vietsub.pdf von Man_Book
Động cơ 2AR FE ENGINE Vietsub.pdfĐộng cơ 2AR FE ENGINE Vietsub.pdf
Động cơ 2AR FE ENGINE Vietsub.pdf
Man_Book8 views
Trắc nghiệm Dược lý 2, TỔNG HỢP THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ LỢI TIỂU.docx von Man_Book
Trắc nghiệm Dược lý 2, TỔNG HỢP THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ LỢI TIỂU.docxTrắc nghiệm Dược lý 2, TỔNG HỢP THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ LỢI TIỂU.docx
Trắc nghiệm Dược lý 2, TỔNG HỢP THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ LỢI TIỂU.docx
Man_Book67 views

Último

ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI... von
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI...ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI...Nguyen Thanh Tu Collection
8 views147 Folien
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU... von
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...Nguyen Thanh Tu Collection
15 views381 Folien
TIẾNG ANH 10 - BRIGHT - UNIT 1.docx von
TIẾNG ANH 10 - BRIGHT - UNIT 1.docxTIẾNG ANH 10 - BRIGHT - UNIT 1.docx
TIẾNG ANH 10 - BRIGHT - UNIT 1.docxAnhTran821950
8 views4 Folien
GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ... von
GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ...GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ...Nguyen Thanh Tu Collection
13 views731 Folien
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS... von
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...Nguyen Thanh Tu Collection
15 views83 Folien
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR... von
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR...Nguyen Thanh Tu Collection
17 views127 Folien

Último(19)

ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI... von Nguyen Thanh Tu Collection
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI...ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI...
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU... von Nguyen Thanh Tu Collection
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...
TIẾNG ANH 10 - BRIGHT - UNIT 1.docx von AnhTran821950
TIẾNG ANH 10 - BRIGHT - UNIT 1.docxTIẾNG ANH 10 - BRIGHT - UNIT 1.docx
TIẾNG ANH 10 - BRIGHT - UNIT 1.docx
AnhTran8219508 views
GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ... von Nguyen Thanh Tu Collection
GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ...GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS... von Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR... von Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ... von Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU – CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5... von Nguyen Thanh Tu Collection
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU – CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5...GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU – CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5...
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU – CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, BÀ... von Nguyen Thanh Tu Collection
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, BÀ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, BÀ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, BÀ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC... von Nguyen Thanh Tu Collection
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC...
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf von conghoaipk
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdfHỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
conghoaipk128 views
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ... von Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ... von Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS... von Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC TR... von Nguyen Thanh Tu Collection
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC TR...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC TR...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC TR...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ... von Nguyen Thanh Tu Collection
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, ... von Nguyen Thanh Tu Collection
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ... von Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ -----  ----- TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CẦN THƠ, 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ -----  ----- TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC TS. NGUYỄN MINH TIẾN CẦN THƠ, 2019
  • 3. i CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn này với tựa đề là “ Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ”, do học viên Trần Thị Tuyết Nhung thực hiện theo sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Minh Tiến. Luận văn đã được báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày 02/ 06 /2019. Ủy viên Ủy viên-Thư ký ----------------------- ------------------------ Phản biện 1 Phản biện 2 -------------------------- ------------------------- Chủ tịch Hội đồng -----------------------------
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, bằng tất cả tấm lòng, tôi xin cảm ơn đến Quý Thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức bổ ích giúp tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu tại Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Tây Đô. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Minh Tiến, người đã bỏ công hỗ trợ, hướng dẫn tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã có lời động viên, chia sẻ giúp tôi có động lực hoàn thành chương trình học tập. Cần Thơ, ngày...... tháng...... năm 2019 Người thực hiện Trần Thị Tuyết Nhung
  • 5. iii TÓM TẮT Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại BQLDA ODA TP Cần Thơ. Đề tài nghiên cứu định lượng này được sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy tuyến tính. Với 120 mẫu khảo sát thu thập từ cán bộ công chức tại Ban QLDA ODA TPCT và những người am hiểu về lĩnh vưc quản lý dự án, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, dùng hệ số KMO và kiểm định Bartlett để kiểm định tính phù hợp của tập dữ liệu cho phân tích nhân tố. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy từ 5 nhân tố trong mô hình điều chỉnh, có 2 nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ là nhân tố hoạt động giám sát và nhân tố môi trường kiểm soát. Trong đó nhân tố hoạt động giám sát mạnh hơn nhân tố môi trường kiểm soát. Về mặt thực tiễn, tác giả đã dựa vào kết quả nghiên cứu và đề xuất các khuyến nghị thiết thực xoay quanh hai nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại BQLDA ODA TP Cần Thơ để từ đó có các chính sách và cơ chế để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Góp phần hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ được giao của Ban. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một số hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện lý thuyết đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ . Từ khóa: Môi trường kiểm soát, hoạt động giám sát
  • 6. iv ABSTRACT The objective of this study is to find out the factors that affect the effectiveness of the internal control system at the ODA Project Management Unit in Can Tho City. This quanitiative study used the exploratory factor analysis (EAF) and linear regression analysis. With 120 survey observations from presonnels at the ODA Project Management Unit in Can Tho City and many experts in project management, the author has been conducted reliabilty test of the scale by Crombach’s Alpha coefficient, using the KMO coefficient and Bartlett test to verify the suitability of the dataset for the factor analysis. The result of regression analysis indicated that in 5 factors from the adjustment model, the were 2 factors affecting the effectiveness of the internal control system at ODA Project Management Unit in Can Tho City, these were: the supervise acitivities anf the environmenta control. In particular, the supervise activities factor is the greater one. On the practical side, from the study result, the author has proposed some practical recommendations around the 2 factors the affect the effectiveness of the internal control system at ODA Project Management Unit in Can Tho City. They will therefore make policies and mechanisms to enhance the internal control system at the ODA Project Management Unit. Then give contributions to the accomplish of the goals and tasks have been proposed at our Unit. The research’s result also points out some useful directions for a number of further studies that aim at enhancing thr internal control system. Key words: Invironmental control, supervise activities
  • 7. v TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. Cần Thơ, ngày...... tháng...... năm 2019 Người thực hiện Trần Thị Tuyết Nhung
  • 8. vi MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.......................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài: ........................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu:...............................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát:................................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể:......................................................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................................2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.........................................................................2 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:............................................................................................2 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:...............................................................................................2 1.5 Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................2 1.6 Những đóng góp của nghiên cứu: ..........................................................................3 1.6.1 Về mặt lý thuyết: ....................................................................................................3 1.6.2 Về mặt phương pháp luận: .....................................................................................3 1.6.3 Về mặt thực tiễn .....................................................................................................4 1.7 Kết cấu......................................................................................................................4 Tóm tắt chương 1...........................................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................5 2.1. Tổng quát về kiểm soát nội bộ...............................................................................5 2.1.1 Khái niệm về kiểm soát ..........................................................................................5 2.1.2. Khái niệm về KSNB..............................................................................................6 2.1.3. Lịch sử phát triển kiểm soát nội bộ .......................................................................8 2.1.4 Lịch sử ra đời và phát triển của KSNB trong khu vực công .................................9 2.1.5. Sự khác biệt giữa INTOSAI (1992) và INTOSAI (2004) ...................................10 2.2 Các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB...........................................................10 2.2.1 Môi trường kiểm soát ...........................................................................................11 2.2.2 Đánh giá rủi ro.....................................................................................................12 2.2.3 Hoạt động kiểm soát .............................................................................................13 2.2.4 Thông tin và truyền thông.....................................................................................14 2.2.5 Giám sát ................................................................................................................14 2.3 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ......................................................................15 2.4 Vai trò của hệ thống KSNB hữu hiệu .................................................................16
  • 9. vii 2.5 Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống KSNB .....................................................17 2.5.1 Ưu điểm ............................................................................................................17 2.5.2 Nhược điểm ..........................................................................................................17 2.6 Lược khảo các nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................18 2.6.1 Các lý huyết nền liên quan đến hệ thống KSNB ..................................................18 2.6.2 Các nghiên cứu công bố ngoài nước.....................................................................19 2.6.3 Các nghiên cứu công bố trong nước.....................................................................22 2.7 Khái niệm, đặc điểm hoạt động và quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập.........................................................................................................................24 2.7.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập ..............................................24 2.7.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.............................................25 2.7.3 Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập.............................................26 2.7.3.1 Cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập .............................26 2.7.3.2 Nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp công lập ..............................27 2.7.3.3 Quy trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách tại các đơn vị sự nghiệp công lập.....................................................................................................28 2.8 Mô hình nghiên cứu..............................................................................................30 2.8.1 Quá trình xây dựng giả thuyết.............................................................................34 2.8.2 Các giả thuyết cần kiểm định trong nghiên cứu này.........................................34 Tóm tắt chương 2.........................................................................................................35 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................36 3.1 Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................36 3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ................................................................................................37 3.1.2 Nghiên cứu chính thức .......................................................................................37 3.2 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................38 3.2.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ................................................38 3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA.........................................................................38 3.2.3 Phân tích hồi quy và kiểm định mối liên hệ.........................................................39 3.3 Thiết kế nghiên cứu...............................................................................................39 3.3.1 Đối tượng khảo sát ...............................................................................................39 3.3.2 Cách thức khảo sát................................................................................................39 3.3.3 Quy mô và cách thức chọn mẫu..........................................................................39 Tóm tắt chương 3.........................................................................................................40
  • 10. viii CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................41 4.1. Tổng quan về Ban QLDA ODA TP Cần Thơ....................................................41 4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ban QLDA ODA TP Cần Thơ. .................41 4.1.2 Đặc điểm hoạt động của Ban QLDA ODA TP Cần Thơ .....................................41 4.1.3 Tổ chức bộ máy của Ban QLDA ODA TP Cần Thơ ...........................................42 4.2 Thực trạng hệ thống KSNB của Ban QLDA ODA TP Cần Thơ. .....................46 4.2.1 Mục tiêu và nguyên tắc của KSNB ......................................................................46 4.2.2 Cơ chế Kiểm soát nội bộ ......................................................................................47 4.2.2.1 Trách nhiệm của KSNB ....................................................................................47 4.2.2.2 Một số yêu cầu của KSNB ................................................................................47 4.2.3 Các nội dung về KSNB .......................................................................................48 4.2.3.1 Kiểm soát tiền mặt tại quỹ................................................................................48 4.2.3.2 Kiểm soát tài khoản dự án tại Ngân hàng phục vụ ...........................................49 4.2.3.3 Kiểm soát hoạt động đấu thầu mua sắm ...........................................................51 4.2.3.4 Kiểm soát chi phí Ban QLDA ODA TPCT .......................................................51 4.2.3.5 Quản lý tài sản cố định của dự án....................................................................51 4.2.3.6 Quản lý hợp đồng và quản lý công nợ..............................................................52 4.2.3.7 Quản lý các khoản thanh toán..........................................................................52 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT........54 4.3.1 Kết quả nghiên cứu mẫu.......................................................................................54 4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT....................................................................................................................57 4.3.2.1 Kiểm định thang đo hệ số Cronbach’s Alpha ...................................................57 4.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá ( EFA)..................................................................60 4.3.3 Ước lượng mô hình hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT. ...............................................................66 4.3.3.1 Kiểm định phù hợp của mô hình........................................................................66 4.3.3.2 Phân tích hồi quy đa biến..................................................................................66 Tóm tắt chương 4.........................................................................................................70 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ......................................................71 5.1. Kết luận ................................................................................................................71 5.2 Khuyến nghị..........................................................................................................71 5.2.1 Yếu tố môi trường kiểm soát...............................................................................71
  • 11. ix 5.2.2 Yếu tố giám sát.....................................................................................................72 5.2.3 Các yếu tố khác ....................................................................................................74 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................75 5.3.1 Hạn chế của đề tài.................................................................................................75 5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................77 PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................81 NHÓM THẢO LUẬN .................................................................................................81 PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................84 PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................................89 PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................102
  • 12. x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1.Các định nghĩa về kiểm soát .......................................................................5 Bảng 2.2 Đo lường các biến của các nghiên cứu trước ...........................................20 Bảng 2.3 Mã hóa chi tiết nội dung các câu hỏi khảo sát và các yếu tố ảnh hưởng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB............................................................................32 Bảng 4.1: Thống kê và kết quả mẫu khảo sát định lượng ........................................54 Bảng 4.2 Bảng tổng hợp thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu...........55 Bảng 4.3 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố môi trường kiểm soát ............57 Bảng 4.4 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố đánh giá rủi ro .......................57 Bảng 4.5 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố hoạt động kiểm soát...............58 Bảng 4.6 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố thông tin truyền thông ...........58 Bảng 4.7 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố giám sát .................................59 Bảng 4.8 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố tính hữu hiệu lần 1.................59 Bảng 4.9 Kiểm định thang đo các biến thuộc yếu tố tính hữu hiệu lần 2.................59 Bảng 4.10 Phân tích KMO và kiểm định Bartlett.....................................................60 Bảng 4.11 Kết quả xoay nhân tố...............................................................................61 Bảng 4.12 Rút trích nhân tố......................................................................................62 Bảng 4.13 Kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với biến phụ thuộc..................63 Bảng 4.14 Bảng đặt tên lại các biến và các nhân tố .................................................64 Bảng 4.15 Bảng ma trận tương quan ........................................................................65 Bảng 4.16 Kết qủa kiểm đinh Durbin-Watson .........................................................66 Bảng 4.17 Kết quả kiểm định ..................................................................................66 Bảng 4.18 Kết quả phân tích hồi quy ......................................................................67 Bảng 4.19 Kết quả kiểm định các giả thuyết............................................................68
  • 13. xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Quy trình Đánh giá rủi ro ...............................................................................12 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu.......................................................................................31 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu......................................................................................36 Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức Ban QLDA ODA TPCT.......................................................42 Hình 4.2: Quy trình rút vốn bồi hoàn ............................................................................49 Hình 4.3: Quy trình rút vốn bồi hoàn thanh toán qua TKCĐ của từng dự án...............50 Hình 4.4: Quy trình rút vốn về TKCĐ của từng dự án..................................................53
  • 14. xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa AICPA: American Institule of Certificated Public Accountant (Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ) BTC Bộ Tài Chính CoBIT: Control Objectives for Information and Related Technology (Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh vực có liên quan) COSO: Committee of Sponsoring Organizations (Ủy ban Tổ chức Bảo Trợ ) EAA European Accounting Association (Hội kế toán Châu Âu) IFAC: International Federation of Accountant (Liên Đoàn Kế toán Quốc tế) INTOSAI International Organization of Supreme Audit Institutions (Tổ chức quốc tế của các tổ chức kiểm toán tối cao ) INTOSAI GOV INTOSAI Guidance for Good Governace (Hướng dẫn INTOSAI cho việc quản lý tốt chính phủ) ISACA: Information Systems Audit and Control Association (Hiệp hội về kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin) BQLDA: Ban quản lý dự án KSNB: Kiểm soát nội bộ NSNN: Ngân sách nhà nước TPCT: Thành phố Cần Thơ TABMIS: Treasury And Budget Management Information System (Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân Sách và Kho bạc) WTO: World Trade Organization (Tổ chức thương mại quốc tế)
  • 15. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài: Trong nhiều năm qua công tác quản lý NSNN đã đạt được những thành tựu quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội tại TP Cần Thơ. Tuy nhiên thực tế cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập đặc biệt là trong sử dụng NSNN để thực hiện các dự án xây dựng cơ bản. Nguyên nhân của những hiện tượng này có thể là do phần lớn việc quản lý ngân sách còn nhiều hạn chế, việc áp dụng các quy trình nghiệp vụ chưa đúng theo quy định, năng lực của một số cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của đất nước. Vì vậy việc hoàn thiện hệ thống KSNB có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác quản lý là phương pháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặn và phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra, giảm thiểu những sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình được thiết lập. Từ đó việc tăng cường kiểm soát nội bộ trong quản lý NSNN được xem như một sự cần thiết tất yếu. Để ngày một tốt hơn đáp ứng yêu cầu công việc, Ban QLDA ODA TPCT đang không ngừng củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ chính trị được giao. Quá trình xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức bộ máy của Ban QLDA gắn liền với việc phát triển, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn. Từ những yêu cầu trên đòi hỏi Ban QLDA ODA TPCT nói chung và các Ban QLDA tại TPCT nói riêng phải có một hệ thống KSNB hữu hiệu. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp, công ty, tuy nhiên trong phạm vi quản lý dự án thì có rất ít nghiên cứu về vấn đề này, nên việc hoàn thiện một hệ thống KSNB một cách chính xác mà ở đó không phải quản lý bằng niềm tin mà phải bằng những quy định, yêu cầu rõ ràng và cụ thể nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong hoạt động của đơn vị. Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình là “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ban QLDA ODA TPCT” để đưa ra những giải pháp góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại, hạn chế của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT hiện nay.
  • 16. 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá cơ bản thực trạng về hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT; - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại tại BQLDA ODA TPCT. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu: - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT? - Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ban QLDA ODA TPCT? - Có những giải pháp nào nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT? 1.4Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan về hệ thống KSNB theo INTOSAI GOV. Cụ thể, luận văn này tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động của hệ thống KSNB tại BQLDA ODA TPCT. Trong đó, chủ yếu tập trung vào khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Khảo sát của đề tài được thực hiện tại Ban QLDA ODA TPCT. - Về thời gian: Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua bảng câu hỏi phỏng vấn các quan sát tại Ban QLDA ODA TPCT dự kiến từ ngày 01/06/2019 đến ngày 30/06/2019 theo phương pháp thuận tiện. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo hoạt động năm 2016 đến năm 2018 của Ban QLDA ODA TPCT; số liệu nghiên cứu của một số tác giả khác. 1.5 Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn chính: (1) Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách thảo luận nhóm lấy kiến chuyên
  • 17. 3 gia với 20 nhà lãnh đạo có kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý và điều hành hoạt động quản lý dự án (xem phụ lục 1) từ đó xây dựng giả thuyết và thang đo nháp, hiệu chỉnh thang đo; (2) Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng tiến hành ngay khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu sơ bộ. Mẫu điều tra trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định, định nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng câu hỏi nghiên cứu; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí. Do Ban QLDA ODA TP Cần Thơ có số lượng nhân viên 70 người nên tác giả áp dụng phương pháp thuận tiện là phù hợp với phương pháp nghiên cứu khám phá. Tổng số lượng mẫu là 120 bao gồm nhà quản lý và nhân viên hiện đang làm việc tại Ban QLDA ODA TP Cần Thơ và những người am hiểu trong lĩnh vực quản lý dự án tại TPCT. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: kích thước mẫu phải thỏa điều kiện lớn hơn hoặc bằng 5 lần biến số trong mô hình. Cỡ mẫu đủ lớn để có thể tiến hành cho phân tích nhân tố EFA với số quan sát ít nhất phải bằng 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Hoàng Trọng (2008)). Với số biến đề xuất trong mô hình là 24 biến nên kích thước mẫu tối thiểu sẽ là 24 x 5 = 120 mẫu. Đảm bảo điều kiện trên và độ tin cậy của nghiên cứu, kích thước mẫu trong nghiên cứu này là 120 phiếu. Bảng câu hỏi do đối tượng tự trả lời qua hình thức trực tiếp, qua Email và các phương thức phù hợp nhất, đây là công cụ chính để thu thập dữ liệu. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS for windows nhằm: Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) để rút gọn các biến quan sát và xác định lại các nhân tố trong mô hình nghiên cứu; Phân tích hồi quy để xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. 1.6 Những đóng góp của nghiên cứu: 1.6.1 Về mặt lý thuyết: Đề tài hệ thống hoá các vấn đề liên quan đến hệ thống KSNB theo INTOSAI, xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT. 1.6.2 Về mặt phương pháp luận: Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp nghiên cứu lý luận như khái quát hóa, thu thập, tổng hợp và phân tích để đưa ra các nhận định đánh giá cụ thể về những giải pháp đề ra. Luận văn có sự kết hợp giữa lý luận thực tiễn dựa trên những quy luật phát triển khách quan của kinh tế xã hội, các quan điểm và chính sách của nhà nước về hệ thống KSNB.
  • 18. 4 Đề tài sử dụng phương pháp thống kê khảo sát kết hợp một số kỹ thuật thống kê phân tích định lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong việc đánh giá hệ thống KSNB và làm cơ sở cho các kết luận. 1.6.3 Về mặt thực tiễn - Từ kết quả khảo sát, đề tài mang đến cho người đọc cái nhìn khái quát về thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ban QLDA ODA TPCT, đánh giá mức độ hữu hiệu của hệ thống KSNB hiện hành; đặc biệt trong việc kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro trọng yếu trong việc quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban QLDA ODA TPCT. - Nghiên cứu này làm nổi bật đặc điểm và rủi ro trọng yếu tại Ban QLDA ODA TPCT. - Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội tại Ban QLDA ODA TPCT, luận văn đề xuất những phương pháp, giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ban QLDA ODA TPCT với trọng tâm hướng đến kiểm soát các rủi ro trọng yếu ảnh hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu của Ban QLDA ODA TPCT. 1.7 Kết cấu Nội dung của luận văn bao gồm 5 chương: * Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. * Chương 2: Cơ sở lý thuyết và Mô hình nghiên cứu * Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. * Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. * Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Tóm tắt chương 1 Chương này trình bày khái quát về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu. Chương tiếp theo, tác giả trình bày về cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
  • 19. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quát về kiểm soát nội bộ 2.1.1 Khái niệm về kiểm soát Kiểm soát nghĩa là: giám sát, điều tra, so sánh thực tế với các điều kiện đã được đặt ra, duy trì hoạt động của một vật thể theo từ điển Quốc tế năm 2002,. Còn trong từ điển về Kinh tế thì kiểm soát là cách thể hiện sự ảnh hưởng trong việc quản lý của công ty; là quyền lợi theo luật và hợp đồng liên quan đến việc sở hữu tài sản; là quyền mà có ảnh hưởng quan trọng đến việc quản lý và hoạt động của công ty hoặc là sự giám sát. Theo các nguồn thông tin khác, khái niệm về kiểm soát được hình thành khác nhau mặc dù ý nghĩa tương đối giống nhau. Theo Vaclovas L.& Lukas G.(2012), khi kiểm soát được định nghĩa rất cụ thể, nguyên tắc và yêu cầu của nó sẽ được mô tả chi tiết, khi đó kiểm soát trở nên hiệu quả hơn, chuyên môn hóa caohơn. Trong các lý thuyết khoa học, những diễn giải về kiểm soát khác nhau thường liên quan đến những khía cạnh của kiểm soát và ý nghĩa của chúng trong các trường hợp khác nhau cũng có thể xác định theo nhiều cách khác phụ thuộc vào tình huống và các nhân tố bên ngoài khác. Theo Lee Summers (1991), kiểm soát được nhấn mạnh là phương tiện giám sát mà cung cấp khả năng điều chỉnh giữa tình trạng thực tế - kế hoạch và cách hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, theo cách tiếp cận hiện đại hơn, V. Navickas (2011) và P. Gupta (2010) chỉ ra rằng kiểm soát không chỉ là nhân tố chính ảnh hưởng đến thành quả, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và việc quản lý của nó mà còn là công cụ đánh giá cho các quyết định được thực hiện và giá trị đạt được. Về vai trò của kiểm soát, Vaclovas L.& Lukas G (2012) đã xác định kiểm soát hữu ích và hiệu quả tồn tại khi doanh nghiệp cố gắng thực hiện mục đích của nó và tránh các sai sót và gian lận. Theo J.A.Pfister (2009), có nhiều loại kiểm soát và được nhóm thành chiến lược, quản lý và kiểm soát nội bộ. Theo J.Wash, J. Seward (1990), H.K.Chung, H.Lee Chong, H.K.Jung (1997), kiểm soát chia làm hai loại là kiểm soát nội bộ và kiểm soát bên ngoài. Do đó, sự tồn tại của nhiều khái niệm về kiểm soát khác nhau cũng chỉ ra rằng có nhiều loại kiểm soát. Các định nghĩa về kiểm soát được tóm tắt theo bảng dưới đây: Bảng 2.1.Các định nghĩa về kiểm soát Tác giả Tác giả Định nghĩa Katkus (1997) Kiểm soát được định nghĩa là sự quan sát, giám sát quy trình cụ thể trong hệ thống xã hội (nhà nước, tổ chức, phòng ban…), phát triển các kết quả đạt được, so sánh và đánh giá dựa trên mục tiêu được thiết lập và chuẩn mực.
  • 20. 6 Biciulatis (2001) Kiểm soát là phương tiện cung cấp khả năng để hạn chế và giải quyết những lộn xộn mà có thể làm sụp đổ hệ thống. Buskeviciute (2008) Kiểm soát được xác định là sự kiểm tra, giám sát về trách nhiệm tuân thủ, thực hiện các quyết định được hình thành hay các yêu cầu đối với các mục tiêu cụ thể. Grupta (2010) Kiểm soát là sự quản lý hoạt động và tài chính của doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận từ việc thực hiện của doanh nghiệp. Macintosh (2010) Kiểm soát là chức năng mà đảm bảo hoạt động của hệ thống một cách hữu hiệu hoặc tạo ra lợi nhuận mong muốn. K.HPickett (2010) Kiểm soát là quá trình bắt đầu từ những tiêu chuẩn được thiết lập cụ thể và kết thúc bởi việc thực hiện thành công và sự cải tiến trong tương lai cũng như sự ngăn ngừa. AMerchant (2011) Kiểm soát là sự so sánh giữa tình trạng thực tế và theo kế hoạch. (Nguồn: Vaclovas và Lukas, 2012) 2.1.2. Khái niệm về KSNB Hệ thống KSNB là sự tích hợp một loạt hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo tổ chức đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý. Có thể hiểu đơn giản, hệ thống kiểm soát nội bộ là hệ thống của tất cả những gì mà một tổ chức cần làm để có được những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh. Hệ thống KSNB là toàn bộ các chính sách và thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm bảo đảm hiệu năng và hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị: Bảo đảm sự tuân thủ quy định của đơn vị và pháp luật của Nhà nước: đảm bảo độ tin cậy của thông tin và bảo vệ tài sản của đơn vị. Đầu tiên khái niệm kiểm soát nội bộ (KSNB) được Hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) vào năm 1949. Kiểm soát nội bộ được định nghĩa là một kế hoạch và là cách mà tổ chức giữ an toàn cho tài sản, kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu, làm tăng tính hữu hiệu và bảo đảm các chính sách quản lý được thiết lập. Còn theo Hội kế toán Châu ÂU (EAA) định nghĩa về hệ thống KSNB như sau: Hệ thống KSNB là một hệ thống kiểm soát toàn diện về kinh nghiệm tài chính và các lĩnh vực khác nhau được thành lập bởi Ban quản lý nhằm: - Tiến hành kinh doanh của đơn vị trong trật tự và có tính hữu hiệu cao; - Đảm bảo tuân thủ tuyệt đối đường lối kinh doanh của Ban quản trị;
  • 21. 7 - Giữ an toàn tài sản; - Đảm bảo tính toàn diện và chính xác của số liệu hạch toán, những thành phần riêng lẻ của hệ thống KSNB được coi là hoạt động kiểm tra hoặc hoạt động kiểm tra nội bộ. Kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ cùng có chung mục đích, đều do con người xây dựng, thiết lập nhưng chúng có những điểm khác nhau. Kiểm soát nội bộ thường đi sâu vào chức năng vốn có của nó thể hiện thông qua những quy định, nguyên tắc và hoạt động kiểm soát. Kiểm soát nội bộ thường gắn với những hoạt động diễn ra với mục tiêu hiện tại theo yêu cầu phải đạt được của những đối tượng bên ngoài. Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), hệ thống KSNB là kế hoạch của đơn vị và toàn bộ các phương pháp, các bước công việc mà các nhà quản lý doanh nghiệp tuân theo. Hệ thống KSNB trợ giúp cho các nhà quản lý đạt được mục tiêu một cách chắc chắn theo trình tự và hoạt động một cách hữu hiệu có từ việc tôn trọng các quy chế quản lý; giữ an toàn tài sản, ngăn chặn, phát hiện sai phạm và gian lận; ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác, lập báo cáo tài chính kịp thời, đáng tin cậy. Nói đến các chính sách, thủ tục là nói về hệ thống KSNB, các bước kiểm soát do lãnh đạo đơn vị xây dựng có tính chất bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm cả kiểm soát nội bộ và bản thân con người cùng với những phương tiện có tính chất kỹ thuật, cấu trúc hướng vào kiểm soát mang tính bền vững, ổn định, đảm bảo và lâu dài. Hệ thống kiểm soát nội bộ thường được bản thân các lãnh đạo đơn vị xây dựng, thiết lập hướng vào kiểm soát các hoạt động trong phạm vi và trách nhiệm của đơn vị. Bản thân các đơn vị phải có trách nhiệm xây dựng, duy trì một hệ thống kiểm soát nội bộ khoa học, phù hợp và hiệu quả để đảm bảo kiểm soát hoạt động trong phạm vi đơn vị, ngăn ngừa sai phạm, đạt được mục tiêu, yêu cầu mà đơn vị đặt ra. Theo Cobit (2007), KSNB là 1 quá trình bao gồm các tiêu chuẩn, chính sách, cách thức hoạt động và cấu trúc của tổ chức được thiết lập để đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra và tránh được các tình huống không mong muốn. Theo Chuẩn mực kiểm toán số 315 (VSA 315) được ban hành theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2014, hệ thống KSNB được định nghĩa là “quy trình do Ban quản trị, Ban Giám Đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cào tài chính, đảm bảo tính hữu hiệu trong hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan.”. Theo Luật Kế toán năm 2015 cho rằng, “Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện,
  • 22. 8 xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”. Hiện nay, có rất nhiều quan điểm về hệ thống kiểm soát nội bộ. Các quan điểm về hệ thống kiểm soát nội bộ của Liên đoàn kế toán Quốc tế (IFAC) và quan điểm của Ủy ban các tổ chức tài trợ (COSO) cũng có sự khác nhau do yêu cầu và góc độ nhìn nhận khác nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm chung được thừa nhận rộng rãi nhất hiện nay thì hệ thống kiểm soát nội bộ là toàn bộ các chính sách, những quy định, các thủ tục kiểm soát, các bước công việc do lãnh đạo đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị đạt kết quả mà còn quản trị rủi ro một cách hữu hiệu. 2.1.3. Lịch sử phát triển kiểm soát nội bộ Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung - quyền lợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại song hành. Nếu không có hệ thống kiểm soát nội bộ, làm thế nào để người lao động không vì quyền lợi riêng của mình mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chung của toàn tổ chức, của người sử đụng lao động? Làm sao quản lý được các rủi ro? Làm thế nào có thề phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính? Vì vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ ra đời với mục tiêu quản trị rủi ro, bảo vệ tài sản, đảm bảo sự tin cậy trong báo cáo tài chính, duy trì sự tuân thủ. Để phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm, yếu kém, một hệ thống KSNB hữu hiệu là điiều không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động của tổ chức. Khái niệm KSNB bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 trong các tài liệu kiểm toán (Công bố của Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ (1929), công bố của AICPA (1936)…). Từ năm 1940, các tổ chức kế toán và kiểm toán nội bộ Hoa kỳ đã xuất bản một loạt các báo cáo, hướng dẫn và tiêu chuẩn về tìm hiểu KSNB trong các cuộc kiểm toán như: - SAP 29 (1958) “Phạm vi xem xét KSNB của kiểm toán viên độc lập”: lần đầu tiên phân biệt KSNB về quản lý và KSNB về kế toán. - SAP 54 (1972) “Tìm hiểu và đánh giá KSNB”: đưa ra 4 thủ tục kiểm soát kế toán Năm 1977, Đạo luật về chống hối lộ nước ngoài ra đời, yêu cầu các công ty cần duy trì KSNB và hoàn thiện hệ thống kế toán. Từ năm 1980-1985, nhu cầu về việc xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu và các tiêu chuẩn đánh giá trở thành mối quan tâm lớn. Năm 1985, Hội đồng quốc gia chống gian lận báo cáo tài chính Hoa Kỳ (thường được gọi là Ủy ban Treaway) đã thành lập Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ (COSO) nhằm nghiên cứu KNSB và công bố Báo cáo COSO 1992-tài liệu đầu tiên trên thế giới đưa ra Khuôn mẫu lý thuyết về kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và hệ thống. Báo cáo này cung cấp một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó KSNB được mở rộng ra cho các phương diện hoạt động và tuân thủ. Nhiều quy định hướng dẫn về
  • 23. 9 KSNB của các cơ quan chức năng Hoa kỳ được ban hành như: Ủy ban chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ năm 1988; Tổ chức nghiên cứu kiểm toán nội bộ năm 1991; Ủy ban chứng khoán Hoa kỳ (SEC) năm 1998. Trên cơ sở đó, các nghiên cứu về KNSB trên các lĩnh vực khác nhau được ra đời và phát triển như: - KSNB phát triển theo hướng quản trị: năm 2001, COSO nghiên cứu khuôn mẫu quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) - KSNB trong môi trường công nghệ thông tin: Năm 1996, ISACA ban hành CoBIT nhằm nhấn mạnh đến kiểm soát trong môi trường tin học bao gồm những lĩnh vực hoạch định và tổ chức, mua và triển khai, phân phối và hỗ trợ, giám sát. - KSNB theo hướng chuyện sâu vào ngành nghề cụ thể: báo cáo Basel về khuôn khổ KSNB trong ngân hàng; năm 2002, chính phủ Hoa Kỳ ban hành luật Sarbanes- Oxley quy định triển khai KSNB cho tất cả các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. 2.1.4 Lịch sử ra đời và phát triển của KSNB trong khu vực công Trong lĩnh vực công, hoạt động chính là kiểm soát các khoản thu chi ngân sách và việc sử dụng các khoản tiền này được cộng đồng quan tâm. Do đó việc đảm bảo an toàn cho nguồn lực trong khu vực công (tiền, tài sản….) là mối quan tâm hàng đầu và KSNB là công cụ hữu hiệu trong việc kiểm soát, phát hiện và ngăn ngửa rủi ro trong chính phủ các quốc gia. Một số quốc gia như Mỹ, Canada đã có những công bố chính thức về KSNB áp dụng cho các cơ quan hành chính sự nghiệp. Chuẩn mực về kiểm toán của Tổng kế toán nhà nước Hoa Kỳ (GAO) 1999 đưa ra năm yếu tố về KSNB trong đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát Năm 1992, Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) ban hành hướng dẫn về KNSB áp dụng cho khu vực công (INTOSAI 1992). Năm 2001, INTOSAI 1992 được cập nhật và tích hợp với khái niệm KSNB của báo cáo COSO và được công bố vào năm 2004 (INTOSAI 2004). Bằng việc thực hiện mô hình COSO trong hướng dẫn, INTOSAI không chỉ cập nhật lý luận chung về KSNB mà còn xây dựng hệ thống KSNB phù hợp với đặc điểm của khu vực công. Bộ tài liệu này cung cấp khuôn mẫu KSNB trong khu vực công và cung cấp các tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá KSNB hữu hiệu. INTOSAI 2004 đưa ra hai nhóm chuẩn mực cụ thể: - Chuẩn mực chung: INTOSAI GOV 9100 - bao gồm khái niệm, các thành phần của KSNB và cung cấp vai trò, trách nhiệm của những thành phần tham gia. - Chuẩn mực cụ thể: các quy định về báo cáo, cách đánh giá chính sách, quản lý tài sản, sổ sách, quản trị rủi ro. Ví dụ:
  • 24. 10 + INTOSAI GOV 9110: Hướng dẫn cho Báo cáo về tính hữu hiệu của KSNB: Kinh nghiệm của kiểm toán trong việc thực hiện và đánh giá KSNB; + INTOSAI GOV 9130: Hướng dẫn cho tiêu chuẩn KSNB trong khu vực công. 2.1.5. Sự khác biệt giữa INTOSAI (1992) và INTOSAI (2004) Theo INTOSAI (1992), hệ thống KSNB là kế hoạch của tổ chức bao gồm thái độ của nhà quản lý, quy trình, phương pháp và các đo lường khác mà cung cấp sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được mục tiêu chung: - Thúc đẩy các hoạt động hữu hiệu từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức; - Bảo vệ các nguồn lực không bị lãng phí, tham ô, gian lận và các vi phạm pháp luật khác; - Khuyến khích tuân thủ luật pháp, quy định nhà nước; - Phát triển, duy trì các dữ liệu quản lý, tài chính đáng tin cậy và báo cáo kịp thời. Theo INTOSAI (2004) định nghĩa về KSNB như sau: KSNB là quy trình tích hợp được thực hiện bởi nhà quản lý và các nhân viên của tổ chức và được thiết kế để phát hiện rủi ro và cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho việc đạt được các mục tiêu chung, nhiệm vụ của tổ chức: - Thúc đẩy các hoạt động theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; - Thực hiện trách nhiệm giải trình; - Tuân thủ luật pháp và các quy định; - Bảo vệ các nguồn lực chống lại việc thất thoát, phá hủy. Hệ thống KSNB là quy trình bao gồm các hoạt động trong tổ chức mà thích nghi liên tục với sự thay đổi của tổ chức cùng với sự tham gia từ cấp quản lý đến nhân viên. Một hệ thống KSNB hữu hiệu nhất là khi nó được xây dựng thành một bộ phận cần thiết của tổ chức và được tích hợp với các quy trình quản lý cơ bản như lập kế hoạch, quản lý và kiểm soát. So với định nghĩa COSO và hướng dẫn INTOSAI (1992), INTOSAI (2004) đã thêm khía cạnh đạo đức và trách nhiệm giải trình. Mục tiêu chính của KSNB đã được điều chỉnh với việc nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động đạo đức, nhận diện và ngăn ngừa các gian lận và tham nhũng trong khu vực công. Tương tự như Báo cáo COSO, INTOSAI đưa ra năm yếu tố của KSNB gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt đông kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. 2.2 Các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB Theo quan điểm của INTOSAI (2004), hệ thống KSNB bao gồm 5 yếu tố: Môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Hệ thống thông tin và truyền
  • 25. 11 thông và giám sát kiểm soát. Theo đó, các hoạt động diễn ra luôn phải được kiểm soát và có sự kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo độ tin cậy về kết quả kiểm soát cho những đối tượng quan tâm, nhất là các đối tượng ở bên ngoài. 2.2.1 Môi trường kiểm soát Theo Amudo và Inanga (2009), môi trường kiểm soát được thiết lập trong nội bộ tổ chức, là các yếu tố môi trường thể hiện thái độ, nhận thức về KSNB được thiết lập và duy trì bởi nhà quản lý và nhân viên trong tổ chức. Môi trường kiểm soát là nền tảng cho tất cả các yếu tố khác trong KSNB, tạo lập nguyên tắc kỷ cương và cơ cấu cho tổ chức mà ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống KSNB. Theo Subramaniam và cộng sự (2006), môi trường kiểm soát bao gồm các yếu tố: Giá trị đạo đức, Sự cạnh tranh của nhân viên, Phong cách lãnh đạo, Phân chia quyền hạn và trách nhiệm. Theo INTOSAI (2004) đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kiểm soát bao gồm: Tính liêm chính và giá trị đạo đức của nhà quản lý và nhân viên: Sự liêm chính và giá trị đạo đức của nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân viên xác định thái độ cư xử chuẩn mực trong công việc của họ, có thái độ ủng hộ việc KSNB trong tổ chức. Tinh thần đạo đức thể hiện qua tất cả các cá nhân, mọi cá nhân phải tuân thủ các điều lệ, quy định và đạo đức về cách thức ứng xử của từng người. Tính trung thực và giá trị đạo đức cao sẽ tạo môi trường thuận lợi để liên kết và phát huy sức mạnh tập thể giúp công ty hoàn thành kế hoạch, đạt được mục tiêu của mình. Năng lực nhà quản lý và nhân viên: Bao gồm trình độ hiểu biết và kỹ năng làm việc cần thiết để đảm bảo việc thực hiện có kỷ cương, trung thực, tiết kiệm, hữu hiệu, cũng như có một sự am hiểu đúng đắn về trách nhiệm của bản thân trong việc thiết lập hệ thống KSNB. . Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo: Triết lý quản lý được thể hiện qua quan điểm và nhận thức của người quản lý đối với KSNB thông qua các chính sách, quy trình và việc thực hiện. Phong cách điều hành lại thể hiện qua cá tính, tư cách và thái độ của họ khi điều hành đơn vị trong việc theo đuổi mục tiêu KSNB, cụ thể là các hoạt động mang tính đạo đức. Nếu nhà quản lý cấp cao tin rằng KSNB là quan trọng thì những người khác trong tổ chức cũng sẽ nhận thấy và tham gia vào kiểm soát. Ví dụ, việc thành lập ban kiểm toán như là một phần của hệ thống KSNB là dấu hiệu mạnh chứng tỏ KSNB là quan trọng. Ngược lại, nếu các thành viên trong tổ chức thấy rằng KSNB không phải là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý cấp cao thì mục tiêu kiểm soát sẽ không có tính hữu hiệu. Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của một đơn vị là sự phân chia các bộ phận trong một đơn vị theo những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, sự trao quyền và trách nhiệm giải trình, phân cấp báo cáo phù hợp. Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo một hệ thống xuyên
  • 26. 12 suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành các quyết định, triển khai các quyết định đó cũng như việc giám sát thực hiện các quyết định đó trong toàn bộ tổ chức; góp phần ngăn ngừa các hành vi gian lận và sai sót trong hoạt động tài chính kế toán có tính hữu hiệu cao Chính sách nhân sự: Chính sách nhân sự là toàn bộ các phương pháp quản lý nhân sự và các quy chế của đơn vị với các nhân viên như tuyển dụng, hướng nghiệp, đào tạo, đánh giá, tư vấn.... Một hệ thống KSNB có thiết kế tốt bao nhiêu, nhưng người vận hành nó lại kém về năng lực và phẩm chất đạo đức thì hệ thống KSNB cũng không thể phát huy một cách hữu hiệu. Như vậy, Môi trường kiểm soát là yếu tố quan trọng để vận hành hệ thống KSNB một cách hữu hiệu giúp cho nhà quản lý có định hướng trong thiết kế các bộ phận tiếp theo của hệ thống KSNB. 2.2.2 Đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Mỗi đơn vị luôn phải đối phó với hàng loạt rủi ro từ bên trong lẫn bên ngoài. - Rủi ro bên trong: Những rủi ro này có thể do bản thân doanh nghiệp hay từ môi trường kinh tế, chính trị, xã hội bên ngoài tác động. - Rủi ro bên ngoài: thay đổi công nghệ làm thay đổi quy trình vận hành, sự ban hành của một đạo luật hay chính sách mới ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức,... KSNB hỗ trợ tổ chức cách thức trong việc đánh giá rủi ro bên trong cũng như bên ngoài: Xác định rủi ro, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro, xem xét mức độ thường xuyên xảy ra, cân nhắc làm thế nào quản lý rủi ro. Hình 2.1 Quy trình Đánh giá rủi ro (Nguồn: Walker, 1999) NHẬN DẠNG BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ - Thiết lập cơ chế nhận dạng rủi ro - Xác định mục tiêu - Tăng kiểm soát - Mua bảo hiểm - Tăng tốc độ thu hồi vốn - Không làm gì hết - Thiệt hại - Xác suất xảy ra
  • 27. 13 Theo Walker (1999), quản lý rủi ro trong môi trường thay đổi cần được thiết kế để ngăn ngừa hoặc tối thiểu rủi ro; các nhà quản lý nên điều hành các thay đổi để đảm bảo rằng quản lý rủi ro vẫn tiếp tục khi có thay đổi xảy ra. Tất cả mức độ rủi ro đều có thể phát sinh mọi lúc, mọi nơi bất kể các đơn vị tổ chức có quy mô, cấu trúc khác nhau. Vì vậy Nhà quản lý cần đưa ra các quyết định thận trọng để giảm thiểu rủi ra và có thể chấp nhận được. Nó ảnh hưởng đến sự thành công, tồn tại và tình hình tài chính của đơn vị. 2.2.3 Hoạt động kiểm soát Các hoạt động kiểm soát là các biện pháp, quy trình, thủ tục đảm bảo thực hiện chỉ thị của ban lãnh đạo trong giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện cho tổ chức đạt được mục tiêu đặt ra và được thực hiện nghiêm túc trong toàn tổ chức. Hoạt động kiểm soát tính hữu hiệu cần phải phù hợp với kế hoạch, tiết kiệm chi phí, hợp lý, dễ hiểu và liên quan trực tiếp đến mục tiêu kiểm soát. Mọi hoạt động kiểm soát đều bao gồm hai yếu tố là: - Chính sách kiểm soát: Là những nguyên tắc cần làm, là cơ sở cho việc thực hiện các thủ tục kiểm soát, được tài liệu hóa đầy đủ và có hệ thống. Theo Jenkinson (2008), chính sách kiểm soát cần được thiết lập nhằm đảm bảo các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu của tổ chức và thực hiện một cách hữu hiệu. - Thủ tục kiểm soát: Là những quy định cụ thể để thực thi chính sách kiểm soát. Việc thiết lập các thủ tục kiểm soát cần phải cân đối mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí, cân đối giữa hoạt động kiểm soát và rủi ro phát sinh. Ramos (2004) cho rằng sự đa dạng của hoạt động kiểm soát nên được thực hiện nhằm kiểm tra sự chính xác và đầy đủ của thông tin cũng như quyền hạn trong các giao dịch. Các hoạt động kiểm soát thường bao gồm: - Quyền hạn và quy trình phê duyệt; - Phân chia trách nhiệm đầy đủ, Uỷ quyền đúng đắn cho các nghiệp vụ hoặc các hoạt động; - Đảm bảo an toàn cho tài sản vật chất, thông tin và ghi nhận vào sổ sách; - Soát xét việc thực hiện; - Kiểm tra hoạt động, quy trình, việc thực hiện; - Giám sát việc phân công, kiểm tra, sự phê chuẩn. Tổ chức cần thực hiện cân bằng giữa nhận dạng và ngăn ngừa các hoạt động kiểm soát. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển với nguy cơ an toàn thông tin tăng cao, vai trò của hoạt động kiểm soát trong công nghệ thông tin rất quan trọng và là trách nhiệm của các nhân viên sử dụng máy tính trong công việc (Thomas, 2016).
  • 28. 14 2.2.4 Thông tin và truyền thông Hệ thống thông tin đại diện cho các kênh và phương pháp truyền đạt thông tin quan trọng, chính sách (Robert & Abbie, 2013). Thông tin và truyền thông tập trung vào chất lượng của thông tin mà được sử dụng dùng để báo cáo một cách hữu hiệu. Thông tin nên được truyền đạt từ cao xuống thấp dưới các hình thức và thời gian thích hợp, sao cho nó giúp mọi thành viên trong tổ chức thực hiện được nhiệm vụ của mình và được sử dụng cho bên ngoài và nội bộ. Thông tin là một dạng cơ bản của truyền thông, đáp ứng mong đợi của nhóm và cá nhân để thực hiện được trách nhiệm của họ. Truyền thông hữu hiệu là việc cung cấp thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc từ cấp dưới lên cấp trên hoặc ngang hàng giữa các bộ phận, thông tin xuyên suốt toàn bộ tổ chức. Một trong những kênh truyền thông quan trọng là giữa quản lý và nhân viên. Ngoài ra cũng cần có sự truyền thông một cách hữu hiệu từ bên ngoài tổ chức bởi vì truyền thông bên ngoài cung cấp các yếu tố đầu vào và có ảnh hưởng cao đến việc đạt mục tiêu của tổ chức. Theo Lamoye (2005) với hệ thống KSNB hữu hiệu, thì thông tin liên quan và tin cậy nên được ghi nhận và truyền thông đến nhà quản lý và nhân viên khác trong tổ chức. Để tiến hành KSNB và nhiệm vụ trong hoạt động, thông tin nên cung cấp kịp thời, đúng người, đúng lúc. Các nhân viên trong tổ chức hiểu được vai trò của mình trong hệ thống KSNB, vai trò đối với người khác và trách nhiệm giải trình của họ thông qua hệ thống thông tin và truyền thông. Thông tin và truyền thông có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của mình để tồn tại và phát triển. 2.2.5 Giám sát Giám sát là một trong những khía cạnh quan trọng của hệ thống KSNB trong các tổ chức, là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ theo thời gian. Springer (2004) cho rằng phải giám sát hoạt động của hệ thống KSNB mọi lúc mọi nơi, thực hiện việc đánh giá liên tục và độc lập. Mục tiêu chính của việc giám sát là nhằm đảm bảo chất lượng của hệ thống KSNB luôn hữu hiệu; do vậy cần giám sát tất cả các hoạt động trong đơn vị và đôi khi còn áp dụng cho các đối tượng bên ngoài đơn vị như nhà cung cấp, khách hàng... Giám sát bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ nhằm xác định được những yếu điểm của kiểm soát nội bộ và báo cáo ngay cho các nhà quản lý cấp cao để đưa ra các hoạt động cần thiết. Giám sát thường xuyên: Giám sát thường xuyên được thiết lập cho những hoạt động thông thường và lặp lại của tổ chức. Bao gồm cả những hoạt động giám sát và quản lý mang tính chất định kỳ ngay trong cả quá trình thực hiện của các nhân viên trong công việc hàng ngày.
  • 29. 15 Giám sát định kỳ: Phạm vi và tần xuất giám sát định kỳ phụ thuộc vào đánh giá mức độ rủi ro và tính hữu hiệu của thủ tục giám sát thường xuyên. Nếu hoạt động giám sát thường xuyên càng hữu hiệu thì giám sát định kỳ sẽ giảm đi. Việc tổ chức giám sát định kỳ hoàn toàn là do xét đoán của người quản lý dựa trên các nhân tố: bản chất và mức độ của các thay đổi và những rủi ro, năng lực và kinh nghiệm của người thực hiện kiểm soát, kết quả của các hoạt động giám sát thường xuyên. 2.3 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Hệ thống KSNB của các tổ chức khác nhau trong khu vực công được vận hành với các mức độ hữu hiệu khác nhau. Tương tự như thế, một hệ thống KSNB cụ thể cũng hoạt động khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Vậy thế nào là một hệ thống KSNB hữu hiệu (xét ở một thời điểm xác định)? Báo cáo COSO (1992), Basel (1998), COSO (2013) cho rằng: sự hữu hiệu của một hệ thống KSNB có thể được xem xét theo một trong ba nhóm mục tiêu khác nhau nếu ban giám đốc và nhà quản lý đảm bảo hợp lý rằng: - Họ hiểu rõ mục tiêu hoạt động của tổ chức đang đạt được ở mức độ nào? - Báo cáo tài chính đang được lập và trình bày một cách đáng tin cậy. - Các luật lệ và quy định đang được tuân thủ. Theo INTOSAI (2004), sự hữu hiệu của hệ thống KSNB thể hiện qua 4 mục tiêu: - Thúc đẩy các hoạt động theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. - Thực hiện trách nhiệm giải trình - Tuân thủ luật pháp và các quy định - Bảo vệ các nguồn lực chống lại việc thất thoát, phá hủy. Như vậy, trong khi khẳng định KSNB là một quá trình thì sự hữu hiệu của hệ thống KSNB lại là một trạng thái (tình trạng) của quá trình đó ở một thời điểm xác định. Việc đánh giá sự hữu hiệu của một hệ thống KSNB thì mang tính xét đoán. Trong khu vực tư, một hệ thống KSNB hữu hiệu được đánh giá dựa trên COSO (2013). Tuy nhiên, đối với phạm vi của đề tài là quản lý dự án thuộc về khu vực công thì để đánh giá hệ thống KSNB là hữu hiệu thì phải đáp ứng được các yêu cầu theo bảng hướng dẫn KSNB của INTOSAI GOV 9100. Theo INTOSAI GOV 9100 thì có 5 yếu tố cần phải xem xét của hệ thống KSNB đó là: - Môi trường kiểm soát - Đánh giá rủi ro - Hoạt động kiểm soát - Thông tin và truyền thông
  • 30. 16 - Giám sát Có thể thấy, năm bộ phận cấu thành của một hệ thống KSNB trong khuvực công của INTOSAI cũng chính là tiêu chí để đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, 5 tiêu chí trên cần được thỏa mãn khi đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB thì điều này không có nghĩa là mỗi bộ phận hợp thành của hệ thống KSNB đều phải hoạt động y hệt như nhau hoặc cùng mức độ ở các tổ chức khác nhau. Lý do nêu ra trong là: Có sự bù trừ tự nhiên giữa các bộ phận của hệ thống KSNB. Bởi vì KSNB phục vụ cho nhiều mục đích vì vậy việc kiểm soát ở bộ phận này có thể phục vụ cho yêu cầu kiểm soát ở bộ phận kia. Nhà quản lý có thể đề ra nhiều mức độ kiểm soát khác nhau ở các bộ phận khác nhau để đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Nó sẽ làm cho 5 tiêu chí trên được thỏa mãn mà không cần có sự thống nhất về mức độ hoạt động của các bộ phận taih đơn vị. Do vậy, hệ thống KSNB hữu hiệu khi hệ thống đó tồn tại năm bộ phận cấu thành và tác động tích hợp lẫn nhau để đối phó và giãm nguy cơ rủi ro. 2.4 Vai trò của hệ thống KSNB hữu hiệu Bất kỳ một tổ chức nào trong quá trình hoạt động cũng tồn tại những xung đột quyền lợi giữa những người sử dụng lao động và người lao động. Chính vì điều này mà nhiều lúc người lao động chỉ chú tâm vào quyền lợi của riêng mình mà cố tình vi phạm hoặc có những hành vi gian lận làm ảnh hưởng đến quyền lợi chung của tổ chức. KSNB sẽ giúp nhà quản trị giảm thiểu được những rủi ro thông qua việc phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính. Một hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: - Giảm bớt nguy cơ tiềm ẩn như sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng chi phí, bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. - Đảm bảo tính chính xác và đúng theo quy định của các số liệu kế toán, báo cáo tài chính. - Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức cũng như các quy định của pháp luật. - Đảm bảo tổ chức hoạt động một cách hữu hiệu, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Khi tổ chức phát triển lên thì lợi ích của một hệ thống KSNB cũng trở nên to lớn hơn vì người quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giám sát và kiểm soát các rủi ro ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất kinh doanh. Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Đảm bảo tính chính xác của
  • 31. 17 các số liệu kế toán và báo cáo tài chính. Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt của tổ chức cũng như các quy định của luật pháp. Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả đối với việc quản lý vốn NSNN, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. 2.5 Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống KSNB 2.5.1 Ưu điểm Hệ thống KSNB nhằm giúp kiểm tra các hoạt động nội bộ của đơn vị được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn theo quy định như của Bộ Tài chính và của Nhà tài trợ. Tạo cho mỗi cán bộ công chức ý thức chấp hành chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ trong công việc cũng như hoạt động quản lý dự án nói chung và thực hiện nhiệm vụ được giao nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng chế độ, quy trình nghiệp vụ. Nhằm góp phần nâng cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức, trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao đật hiệu quả. Ngoài ra hệ thống KSNB đánh giá chất lượng hoạt động của đơn vị, việc chấp hành chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ; kịp thời phát hiện các sai sót tồn tại trong hoạt động của từng cán bộ, từng bộ phận nghiệp vụ để có thể đưa ra biện pháp khắc phục hạn những rủi ro hạn chế có thể xảy ra tại đơn vị. 2.5.2 Nhược điểm Hệ thống KSNB không thể thay đổi từ sự quản lý không hiệu quả thành quản lý tốt ngay lập tức được mà nó cần có thời gian và bộ máy điều hành về hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với mục tiêu của tổ chức, đơn vị. Bên cạnh đó còn những hạn chế của hệ thống KSNB như sau: - Do yếu tố con người có tác đông đến hệ thống KSNB, phát từ bàn thân con người còn hạn chế từ nhận thức, khả năng tiếp thu và trình độ cập nhật các văn bản, chế độ, sự hiểu nhầm, hiểu chưa đúng sự chỉ dẫn của cấp lãnh đạo. - Khi có thay đổi các chế độ văn bản, chính sách của nhà nước vượt khả năng kiểm soát của nhà lãnh đạo thì yêu cầu nhà lãnh đạo cần phải xem xét - Han chế việc thiết kế, duy trì và cải tiến KSNB vì đòi hỏi chi phí cao. - Hiện nay, việc thanh toán vốn ODA còn chậm vì phụ thuộc vào kế hoạch vốn được giao hàng năm của Thành phố. - Hoạt động kiểm soát thường ít chú ý vào những nghiệp vụ phát sinh nên thường bỏ qua những lỗi nhỏ không kiểm soát. Như vậy, Việc thiết lập và nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB là mối quan tâm hàng đầu và giúp cho hoạt động của đơn vị đạt đến những mục tiêu đặt ra dễ dàng hơn cũng như những lợi ích mà nó mang lại trong việc quản lý vốn NSNN và vốn của nhà tài trợ.
  • 32. 18 2.6 Lược khảo các nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.6.1 Các lý huyết nền liên quan đến hệ thống KSNB Lý thuyết đại diện: cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong công ty. Cả hai bên có lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty. Lý thuyết đại diện giải thích vì sao phải áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp và đối với các công ty cổ phần, công ty niêm yết hệ thống kế toán quả trị cần cung cấp những thông tin gì để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư và các cổ đông. Đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam khi mà chưa có một thị trường chứng khoán phát triển hoàn chỉnh thì các thông tin cung cấp chính xác và đầy đủ thực sự có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư. Lý thuyết đại diện cũng là cơ sở để xây dựng các báo cáo nội bộ trong doanh nghiêp, các báo cáo đánh giá trách nhiệm phù hợp với hệ thống phân quyền trong các doanh nghiệp Việt Nam. Trong các đơn vị trong khu vực công nói chung thì Nhà nước là người chủ sở hữu vốn, còn thủ trưởng các cơ quan hành chính là người đại diện cho Nhà nước để điều hành hoạt động của đơn vị hành chính. Giám đốc là người đại diện cho Nhà nước trong việc thực hiện các quy trình kiểm tra giám sát tại đơn vị với mong muốn phải hoàn thành nhiệm vụ do Nhà nước nước giao và kiểm soát tài sản công cũng như bảo vệ tài sản của Nhà nước một cách hiệu quả. Lý thuyết hành vi tổ chức: hành vi của con người trong tổ chức được chi phối bởi nhận thức, thái độ, năng lực của bản thân của người lao động, chịu sự chi phối và tác động của nhân tố thuộc tổ chức như văn hóa, lãnh đạo, quyền lực, cơ cấu tổ chức, các nhóm của tổ chức mà người lao động tham gia là thành viên nhóm. Có rất nhiều lý thuyết hành vi con người ứng dụng cho các lĩnh vực khác nhau như lý thuyết hành động hợp lý (TRA), lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)… với mục đích dự đoán hành vi con người. Nhưng để tìm hiểu về hành vi con người trong một tổ chức, Mary Parker Pollet đã đưa ra lý thuyết hành vi tổ chức Theo lý thuyết hành vi của con người trong tổ chức, trong quá trình làm việc, người lao động có các mối quan hệ giữa họ với nhau và giữa họ với một tổ chức khác bao gồm: - Quan hệ giữa công nhân và nhà lãnh đạo. Đồng thời nhấn mạnh tính hữu hiệu của lãnh đạo phụ thuộc vào việc giải quyết mối quan hệ này. - Quan hệ giữa công nhân với công nhân Theo nghiên cứu của tác giả McGregor trong lý thuyết này, cho rằng các nhà
  • 33. 19 quản trị trước đây điều hành theo quan niệm “phần đông mọi người không thích làm, thích chỉ huy hơn tự chịu trách nhiệm, và làm vì lợi ích vật chất”. Do đó, họ thiết lập bộ máy quyền hành tập trung, kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, Doughlas Mc Gregor đã đưa ra giả thuyết khác “con người sẽ thích thú làm việc nếu có những điều kiện làm việc thuận lợi và họ có thể đóng góp nhiều hơn cho tổ chức”. Vì vậy, các nhà quản trị cần quan tâm về việc phối hợp hoạt động hơn là tập trung kiểm tra. 2.6.2 Các nghiên cứu công bố ngoài nước Các bài nghiên cứu về hệ thống KSNB Tác giả Sulatna và Haque (2011) tiến hành nghiên cứu sự đánh giá trong cấu trúc của hệ thống KSNB tại ngân hàng ở Bangladesh. Trong bài nghiên cứu này, các tác giả đã cho thấy được có 5 nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát) và 2 biến điều tiết (quyền hạn và mối quan hệ công việc). Tác giả Wiliam và Kwasi (2013) khi thực hiện nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ở các ngân hàng khu vực phía đông Ghana đã chứng minh được rằng 3 yếu tố của hệ thống KSNB (kiểm soát quản lý, kiểm soát kế toán nội bộ và kiểm toán nội bộ) hỗ trợ nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của đơn vị mình. Trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, tác giả Shel et al (2014) tiến hành nghiên cứu khuôn mẫu KSNB trong môi trường ứng dụng hệ thống ERP. Bài nghiên cứu cung cấp một khuôn mẫu với 37 biến kiểm soát với mục đích hỗ trợ kiểm soát một cách hữu hiệu bằng việc xem xét KSNB thiết yếu trong hệ thống ERP. Khuôn mẫu đề nghị cho phép các công ty nâng cao tính hữu hiệu của kiểm toán IT và giảm thiểu rủi ro. Tác giả Gamage và cộng sự (2014) khi nghiên cứu về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại hai ngân hàng thương mại ở Srilanka, đã sử dụng mô hình nghiên cứu giống như mô hình của Amudo và Inanga (2009), Sulatna và Haque (2011) nhưng bỏ qua hai biến điều tiết (quyền hạn và mối quan hệ công việc). Nghiên cứu cho thấy kết quả là các biến độc lập (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát) có sự tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Tác giả Ho Tuan Vu (2016) đã xác định 05 thành phần: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, và giám sát có ảnh hưởng tích cực đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Các BQLDA. Ngoài ra, bài nghiên cứu đưa ra 2 nhân tố mới là tổ chức chính trị và lợi ích nhóm cũng có ảnh hưởng đến hệ thống KSNB, trong đó, tổ chức chính trị có ảnh hưởng tích cực và lợi ích nhóm có ảnh hưởng tiêu cực. Các bài nghiên cứu về hệ thống KSNB trong khu vực công
  • 34. 20 Amudo và Inanga, E.L (2009) khi nghiên cứu về sự đánh giá về hệ thống KSNB tại Uganda đã đưa ra mô hình lý thuyết nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong những dự án khu vực công ở Uganda mà được hỗ trợ tài chính bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi. Mô hình thực nghiệm được tác giả phát triển dựa vào khuôn khổ KSNB của COSO và COBIT. Trong mô hình này, các biến độc lập bao gồm các biến độc lập chính (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, và giám sát, công nghệ thông tin) và 12 biến độc lập phụ (được dùng để đo lường từng biến độc lập chính). Biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ và được đo lường trong mối quan hệ với mục tiêu của tổ chức (tính hữu hiệu và hiệu suất của hoạt động; sự tin cậy và chính xác của báo cáo tài chính; tương thích với luật, chính sách). Biến điều tiết là Ủy quyền và Mối quan hệ công tác. Badara và Saidin (2013) nghiên cứu sự ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ trong các cơ quan hành chính địa phương. Bài nghiên cứu đã xây dựng một khung lý thuyết với hệ thống KSNB bao gồm 5 thành phần: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, và giám sát có tác động đến kiểm toán nội bộ tại khu vực công. Giới hạn của bài nghiên cứu là sự tổng hợp các lý thuyết nhưng đã đóng góp trong việc mở rộng các lý thuyết tồn tại và thiết lập mô hình lý thuyết về mối quan hệ của hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ mà các nghiên cứu chưa thực hiện được; làm tiền đề cho các nghiên cứu trong tương lai. Afiah và Azwari (2015) đã tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến chất lượng báo cáo tài chính và ảnh hưởng của nó đến việc quản lý tốt của khu vực công, nhấn mạnh rằng các biến phụ thuộc bao gồm chất lượng báo cáo tài chính (gồm 4 phần: tính thích hợp, độ tin cậy, sự so sánh, tính kiểm chứng) và việc thực hiện quản lý tốt (3 phần: sự tham gia, tính giải trình, tính chính trực) tác động đến biến thực hiện hệ thống KSNB. Kết quả là bài nghiên cứu đã chứng minh rằng kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng tốt hơn đến chất lượng báo cáo tài chính và chất lượng báo cáo tài chính tác động tích cực đến việc quản lý tốt. Tác giả Joseph, Albert và Byaruhanga (2015) đã tập trung vào tìm hiểu sự ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc nhận diện và ngăn chặn gian lận tại Kakamega, xác định rằng 5 thành phần của hệ thống KSNB (Môi trường kiểm soát, Quản lý rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát) có tác động đến các chỉ số của việc nhận diện và ngăn chặn gian lận ( sự hữu hiệu và hiệu suất của hoạt động, tính kinh tế trong dự án thực hiện). Từ đó, bài nghiên cứu đưa ra những đề nghị nhằm nâng cao khả năng loại trừ gian lận. Bên cạnh những đóng góp đạt được, bài nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ tích cực mà chưa tìm hiểu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó, tác động gián tiếp đến việc ngăn chặn gian lận. Đây là hướng đi mới trong các nghiên cứu tương lai. Bảng 2.2 Đo lường các biến của các nghiên cứu trước
  • 35. 21 Biến Tác giả Môi trường kiểm soát Amudo và Inanga (2009) Sulatna và Haque (2011) Badara và Saidin (2013) Gamage và cộng sự (2014) Ho Tuan Vu (2016) Joseph, Albert và Byaruhanga (2015) Đánh giá rủi ro Amudo và Inanga (2009) Sulatna và Haque (2011) Badara và Saidin (2013) Gamage và cộng sự (2014) Ho Tuan Vu (2016), Joseph, Albert, Byaruhanga (2015) Hoạt động kiểm soát Amudo và Inanga (2009) Sulatna và Haque (2011) Badara và Saidin (2013) Gamage và cộng sự (2014) Ho Tuan Vu (2016) Joseph, Albert, Byaruhanga (2015) Thông tin và truyền thông Amudo và Inanga (2009) Sulatna và Haque (2011) Badara và Saidin (2013) Gamage và cộng sự (2014) Ho Tuan Vu (2016) Joseph, Albert, Byaruhanga (2015) Giám sát Amudo và Inanga (2009) Sulatna và Haque (2011) Badara và Saidin (2013) Gamage và cộng sự (2014) Ho Tuan Vu (2016) Joseph, Albert, Byaruhanga (2015) Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Amudo và Inanga (2009) Sulatna và Haque (2011) Badara và Saidin (2013) Gamage và cộng sự (2014) Ho Tuan Vu (2016) Joseph, Albert, Byaruhanga (2015) (Nguồn: Tác giả tổng hợp các nghiên cứu trước đây)
  • 36. 22 Tóm lại: Các đề tài nghiên cứu tập trung những ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến các ngành nghề và các lĩnh vực khác nhau và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại khu vực công trong phạm vi toàn thế giới cho thấy hệ thống KSNB là một đề tài vẫn được nhiều đối tượng lựa chọn nghiên cứu. 2.6.3 Các nghiên cứu công bố trong nước Các nghiên cứu về hệ thống KSNB trong lĩnh vực doanh nghiệp Tác giả Huỳnh Xuân Lợi (2013) khi nghiên cứu về hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Bình Định, đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng hệ thống KSNB và sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định thang đo và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại các các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB. Hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện. Các bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc phân tichs, đánh giá hệ thống KSNB và đưa ra giải pháp hoàn thiện Tác giả Phạm Nguyễn Quỳnh Thanh (2011), Hoàng Thị Thanh Thủy (2011) hay các nhân tố tác động đến hệ thống KSNB (Nguyễn Thị Bích Hiệp (2012). Trong bài nghiên cứu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp trong Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Tác giả Đinh Hoài Nam (2016) đã hệ thống hóa các vấn đề mang tính chất lý luận về hệ thống KSNB và hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình mẹ- con. Tác giả đã phản ánh và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu hệ thống KSNB và xác định các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB Các nghiên cứu về hệ thống KSNB khu vực công Với nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống KSNB tại Trường Đại học Bạc Liêu, tác giả Nguyễn Thị Thu Hậu (2014) đã nêu được thực tế về hệ thống KSNB tại Trường Đại học Bạc Liêu đưa ra những mặt đã đạt được và những vấn đề còn hạn chế của công tác kiểm soát nội bộ tại Trường Đại học Bạc Liêu. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị nhằm giảm thiểu những sai sót, gian lận. Trong phạm vi các đơn vị thu sự nghiệp, tác giả Phan Nam Anh (2013), Phạm Thị Hoàng (2013) và một số tác giả khác đã nghiên cứu về hệ thống KSNB tại trường đại học, cao đẳng công. Các bài nghiên cứu tập trung phân tích các thực trạng, đưa ra các nhân tố ảnh hưởng theo COSO, INTOSAI và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB.. Trong các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, tác giả Nguyễn Đức Thọ (2015) tiến hành nghiên cứu Việc đổi mới hoạt động KSNB về sử dụng ngân sách, tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ tài chính. Bài nghiên cứu này đã phân tích thực trạng và đưa ra phương hướng cũng như giải pháp trong việc đổi mới hệ
  • 37. 23 thống KSNB nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, mô hình ngiên cứu sử dụng và quản lý ngân sách nhà nước. Tác giả Ngô Thế Chi và Phạm Tiến Hưng (2013) khi nghiên cứu về việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ các tập đoàn kinh tế Nhà nước, đã khái quát được những vấn đề về đặc điểm tình hình của tập đoàn kinh tế Nhà nước và hệ thống KSNB của tập đoàn kinh tế nhà nước và đánh giá hệ thống KSNB. Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu, xác định đối tượng và đánh giá hệ thống KSNB và xây dựng quy trình nghiên cứu hệ thống KSNB của các tập đoàn kinh tế Nhà nước. Với nghiên cứu về Tăng cường kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại trường Đại học Quảng Nam, tác giả Trần Thị Tài (2010) đã nêu được thực tế về công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại Trường Đại học Quảng Nam những mặt đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại của công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại đơn vị. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại đơn vị nhằm giảm thiểu những sai sót, gian lận. Trong phạm vi Kho bạc Nhà nước, Bùi Thanh Huyền (2011) đã khái quát hóa lý thuyết về khái niệm, thành phần của hệ thống KSNB, nêu lên thực trạng hệ thống KSNB tại Kho bạc Nhà nước Quận 10 và đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại KBNN Quận 10. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ nghiên cứu về mặt định tính, chưa có số liệu thống kê về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hệ thống KSNB nhằm đưa ra biện pháp có giá trị cao trong việc hoàn thiện hệ thống. Nguyễn Thanh Hiếu (2015) khi nghiên cứu về hệ thống KSNB tại các KBNN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đã phân tích các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB theo báo cáo COSO 1992 và sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định thang đo và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ thống KSNB tại các KBNN. Bài nghiên cứu cũng phân tích thực trạng về hệ thống KSNB tại các KBNN trên đại bàn Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB. Tuy nhiên, việc tiếp cận theo báo cáo COSO 1992 là chưa phù hợp vì KBNN thuộc khu vực công. Tóm lại, Các đề tài đã đánh giá thực trạng hệ thống KSNB và đưa các giải pháp để hoàn thiện kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế rủi ro về gian lận, ngăn ngừa đến mức thấp nhất. Các công trình khoa học đã có những nghiên cứu về việc nâng cao hệ thống KSNB trong các lĩnh vực kiểm toán, khu vực công, kế toán trong các doanh nghiệp. Đối với nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu đa số tập trung vào các vấn đề thực trạng kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp, thực trạng kiểm soát tại các đơn vị thu chi ngân sách …. mà các nghiên cứu về việc phân tích các nhân tố tác động đến hệ thống KSNB trên nền tảng COSO và INTOSAI thì rất hạn chế, có rất ít nghiên cứu về mặt định lượng, sử dụng mô hình để nghiên cứu vấn đề kiểm soát nội bộ mà chủ yếu nghiên cứu thực trạng, phương diện lý luận, đề xuất giải pháp.
  • 38. 24 Hệ thống KSNB khu vực công thì chưa được nghiên cứu nhiều chỉ tập trung nghiên cứu hệ thống KSNB tại các doanh nghiêp. Nhìn chung có thể thấy có rất ít các công trình nghiên cứu một cách hệ thống về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ trên nền tảng INTOSAI - khung lý thuyết về việc đánh giá hệ thống KSNB trong khu vực công nó với tổng thể nghiên cứu trong và ngoài nước như trên và Ban QLDA nói riêng. Ngoài ra, tại Ban QLDA ODA TPCT chưa có công trình nghiên cứu về kiểm soát nội bộ theo phương pháp định lượng. 2.7 Khái niệm, đặc điểm hoạt động và quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập 2.7.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập * Khái niệm Theo khoản 1 điều 9 của Luật viên chức “đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”. Như vậy, đơn vị sư nghiệp công lập được thành lập với mục tiêu đáp ứng và hỗ trợ hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Do vậy các đơn vị này thường có nguồn thu từ ngân sách nhà nước. Điều này khiến cho hoạt động quản lý tài chính nói chung và công tác tổ chức kế toán nói riêng phải được tuân thủ theo các quy định và chuẩn mực của Nhà nước. * Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập Tùy thuộc quan điểm, cách tiếp cận hoặc do các yêu cầu quản lý nhà nước mà các đơn vị sự nghiệp công lập được phân chia theo các tiêu thức khác nhau. Theo tính chất công cộng hay cá nhân của dịch vụ cung cấp thì đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công cộng thuần túy và đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công cộng có tính chất cá nhân. Theo chủ thể quản lý thì đơn vị sự nghiệp công lập được phân thành: - Đơn vị sự nghiệp công lập do trung ương quản lý, bao gồm: Đài truyền hình Việt Nam, các bệnh viện, trường trung học do trung ương quản lý… - Đơn vị sự nghiệp công lập do địa phương quản lý, bao gồm: Đài truyền hình tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường học do địa phương quản lý… Theo quan điểm về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tại Nghị định 16/2015/CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: - Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn