SlideShare a Scribd company logo
1 of 58
Download to read offline
NHẬP MÔN TIN HỌC - 1

                      Chương 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Thông tin và xử lý thông tin                                       1
1.1. Thông tin là gì?                                                 1
1.2. Dữ liệu                                                          1
1.3. Xử lý thông tin                                                  1
1.4. Chu trình xử lý thông tin                                        1
2. Phần cứng, phần mềm và CNTT                                        2
3. Một số khái niệm cơ bản trong tin học                              2
3.1. Máy tính điện tử là gì?                                          2
          Mainframe computer                                          2
          Mini computer                                               2
          PC Personal computer                                        2
          Laptop computer                                             2
3.2. Dữ liệu của máy tính là gì?                                      3
3.3. Chương trình là gì?                                              3
3.4. Mạng máy tính là gì?                                             3

                          Chương 2: HỆ THỐNG MÁY TÍNH
1. Phần cứng máy tính                                                  5
1.1. CPU                                                               5
1.2. Bộ nhớ                                                            5
1.3. Các thiết vào ra                                                  6
2. Phần mềm                                                            8
2.1. Phần mềm hệ thống                                                 8
2.2. Phần mềm ứng dụng                                                 8
2.3. Giao diện với người sử dụng                                       9
2.4. Multimedia                                                        9
3. Biểu điễn thông tin trong máy tính                                  9
3.1. Các loại hệ đếm                                                   9
3.2. Biểu diễn thông tin trong máy tính                               11
3.3. Bộ mã ASCII                                                      12

                          Chương 3: GIỚI THIỆU WINDOWS
1. Windows là gì?                                                     13
2. Khởi động và thoát khỏi Windows                                    13
2.1. Khởi động Windows                                                13
2.2 Thoát khỏi Windows                                                15
3. Các thành phần trong màn hình Desktop                              15
3.1 Thanh tác vụ                                                      16
3.2 Thanh trình đơn Start                                             16
4. Làm việc với màn hình Destop                                       19
4.1.Biểu tượng Icon                                                   19
4.2 Thùng rác                                                         22
4.3 Thanh Task bar                                                    23

                 Chương 4: QUẢN LÝ TẬP TIN TRÊN WINDOWS
1. Tập tin                                                            25
1.1. Tên tập tin                                                      25
1.2. Dung lượng lưu trữ                                               26
2 – NHẬP MÔN TIN HỌC

1.3. Thư mục và cấu trúc cây của ngăn chứa tập tin         26
1.4. Ổ đĩa                                                 26
1.5. Đường dẫn                                             26
2. My Computer                                             27
2.1. Định dạng đĩa                                         27
2.2. Thao tác trên đĩa                                     29
3. My Documents                                            31
4. Windows Explore                                         32
4.1. Các thao tác thông dụng trên cửa sổ Explore           33
4.2. Thay đổi giao diện của cửa sổ Explore                 34
5. Control Panel                                           35
5.1. Điều chỉnh ngày giờ hệ thống                          37
          Thay đổi Ngày giờ hiện tại                       37
          Thay đổi cách định dạng ngày giờ và ngôn ngữ     38
5.2. Điều chỉnh cách hiển thị màn hình Desktop             41
          Thay đổi themes                                  42
          Thay đổi màu nền                                 43
          Chọn chế độ nghỉ                                 44
          Thay đổi kiểu cửa sổ                             45
          Thay đổi độ phân giải                            47

                        Chương 5: HỆ ĐIỀU HÀNH MS-DOS
1. Hệ điều hành MS-Dos                                     48
1.1. Các thành phần của MS-Dos                             48
1.2. Một số khái niệm cơ bản                               48
2. Các lệnh thông dụng của MS-Dos                          49
2.1. Lệnh nội trú                                          49
          Lệnh xoá màn hình                                49
          Lệnh chuyển ổ đĩa hiện thời                      49
          Lệnh Dir                                         49
          Lệnh MD                                          50
          Lệnh CD                                          50
          Lệnh RD                                          50
          Lệnh Copy                                        50
          Lệnh Del                                         51
          Lệnh Type                                        51
          Lệnh Date, Time                                  52
2.2. Các lệnh ngoại trú                                    52
          Lệnh định dạng đĩa                               52
          Lệnh Sys                                         52
          Lệnh Attrib                                      52
          Lệnh Diskcopy                                    53
          Lệnh Path                                        53

                Chương 6: VIRUS CÁCH PHÒNG VÀ DIỆT VIRUS
1. Virus và tác hại                                        54
2. Cách phòng và diệt Virus                                54
NHẬP MÔN TIN HỌC - 1


               Chương 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Thông tin và xử lý thông tin:
1.1 Thông tin là gì?
    Thông tin là 1 khái niệm chỉ sự hiểu biết nhận thức, mô tả về sự vật, sự việc, sự kiện
    và hiện tượng mà con người thu nhận được trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, quan
    sát …
    Thông tin có thể tạo ra, phát sinh, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. Thông tin cũng có thể bị
    méo mó sai lệch đi do nhiễu tác động hay do người xuyên tạc.

1.2 Dữ liệu:
    Dữ liệu (dữ kiện) là vật liệu mang thông tin, sau khi tập hợp lại xử lý sẽ cho ra thông
    tin. Nói cách khác dữ liệu là nguồn gốc, là vật mang thông tin, vật liệu sản xuất ra
    thông tin.
    Thông tin có thể được thể hiện dưới nhiều dạng như: tiếng nói, chữ viết, âm thanh,
    hình ảnh, có thể là báo cáo, báo biểu, đồ thị, … Vật ghi thông tin có thể là giấy, phim
    ảnh, băng từ, đĩa hay vật mang thông tin khác trong đó các phương tiện lưu trữ và
    truyền tin điện tử gọi là vật mang tin.
      Chúng ta có thể phân loại dữ liệu như sau:
      - Văn bản (text): sách, báo, truyện, thông báo, thông tư, công văn, …
      - Các loại số liệu (number): số liệu thống kê …
      - Âm thanh (sound): tiếng nói, âm nhạc, …
      - Hình ảnh (image): phim ảnh, tivi, tranh vẽ, camera, …
      - Đồ hoạ (graphic)

     Xử lý thông tin:
      - Mã tin: là việc biểu diễn thông tin dưới dạng vật lý, không thời gian nhất định,
          thuận tiện cho các phép xử lý khác
      - Thu thập tin: phép lấy các mã số liệu/ bản tin từ sự vật, sự việc khách quan
      - Lựa chọn sắp xếp
      - Lưu trữ số liệu: ghi số liệu (bộ nhớ, đĩa từ, băng từ)
      - Biến đổi số liệu: các phép tác động lên số liệu tạo nên số liệu sản phNm (phép xử lý
          thông tin quan trọng)
      - Truyền dẫn thông tin: gửi các bản tin từ nơi phát đến nơi nhận …

     Chu trình xử lý thông tin:
      Mọi quá trình xử lý thông tin bằng máy tính hay bằng con người đều được thực hiện
      theo 1 chu trình sau:
                             Vào – Xử lý – Ra và Lưu trữ
                          Input – Processing – Output And Storage
      Quy trình này có thể tóm tắt 1 cách ngắn gọn như sau: trước tiên bạn đưa dữ liệu vào
      nào đó bằng đầu vào. Sau đó máy tính hay chính bản thân bạn sẽ thực hiện quá trình
      xử lý để đưa ra thông tin. Thông tin đưa ra dưới dạng dữ liệu ra. N goài dữ liệu vào và
      ra cũng như quy trình xử lý đều cần phải lưu trữ lại để dùng tiếp cho các lần sau.

2.    Phần cứng, phần mềm và CNTT
      Tất cả thiết bị điện tử của máy tính gọi chung là phần cứng, các chương trình chạy trên
      máy tính là phần mềm.
2 – NHẬP MÔN TIN HỌC

           N gười ta thường ví von rằng phần cứng là thể xác và phần mềm là linh hồn (trí
    tuệ), Việc mua 1 máy tính cũng giống như việc sinh con, còn việc trang bị phần mềm
    có thể ví như việc nuôi dưỡng và học hành … việc đầu tư phần mềm rất công phu.
           Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và
    công cụ kỹ thuật hiện đại chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức
    khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm
    năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
    Với quy ước ngầm trong tiếng việt chúng ta có thể hiểu thuật ngữ tin học bao hàm như
    là CN TT và truyền thông vì thuật ngữ tin học có ưu điểm và ngắn gọn.
           Trong phần sau chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các bộ phận trong phần cứng và
    phần mềm.

3. Một số khái niệm cơ bản trong tin học:
3.1 Máy tính điện tử là gì?
    Máy tính điện tử (computer) là máy xử lý dữ liệu theo nguyên tắc “điều khiển bằng
    chương trình” do con người lập sẵn nhằm giải quyết 1 công việc nào đó.
    Máy tính được phân thành 4 loại chính:
    Mainframe computer (Máy tính lớn):
    Là máy tính trung tâm loại lớn được chế tạo trong những năm 1950 – 1960, để đáp
    ứng yêu cầu kế toán và quản lý thông tin của 1 tổ chức lớn. Thuật ngữ Mainframe (hay
    còn gọi khung máy chính) là máy tính nhiều người dùng và có thể quản lý hàng ngàn
    thiết bị đầu cuối.

    Mini computer (Máy tính nhỏ):
    Là loại máy tính nhiều dùng được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của 1 công ty nhỏ,
    máy tính Mini này mạnh hơn máy tính cá nhân nhưng không mạnh bằng máy tính lớn,
    cùng lúc có thể có từ 4 đến 100 người sử dụng.

    PC – Personal computer (Máy tính cá nhân):
    Là loại máy tính độc lập được trang bị đầy đủ với các phần mềm hệ thống, tiện ích và
    ứng dụng, cũng như các thiết bị vào ra và các ngoại vi khác, mà một cá thể cần thiết để
    thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ.
           Ý tưởng về điện toán cá nhân, ít nhất cũng đã được bắt đầu nhằm giải phóng
    các cá thể khỏi sự phụ thuộc vào tiềm năng của máy tính lớn và máy tính mini trước
    đây vốn bị kiểm soát rất chặt chẽ. Với sự phát triển của điện toán cá nhân, mọi người
    đã đạt được tự do hơn trong việc lựa chọn các ứng dụng phù hợp với yêu cầu của
    mình. Trong những năm gần đây, người ta đã tìm thấy nhiều lý do để hợp nhất các
    máy PC vào trong những mạng truyền thống dữ liệu của nhiều tổ chức, và mục tiêu
    này có thể đạt được mà không bắt buộc mọi người phải hy sinh quyền tự chủ của mình
    do điện toán cá nhân mang lại.
           Các máy PC được trang bị bộ nhớ hiệu suất cao và các bộ vi xử lý Pentium đã
    có thể đóng vai trò là các trạm công tác chuyên dụng – đó là các máy tính mạnh, tốc
    độ cao, được thiết kế để cung cấp cho các cán bộ chuyên môn như các nhân viên đồ
    hoạ, các kỹ sư hoặc các kiến trúc sư, sức mạnh điện toán mà họ cần cho các ứng dụng
    nhiều tính toán, như công việc thiết kế bằng máy tính chẳng hạn. N gày nay, các máy
    PC cao cấp có thể quản lý vài ba thiết bị đầu cuối ở xa, nếu chúng có UN IX hay một
    số hệ điều hành loại nhiều người sử dụng khác.
NHẬP MÔN TIN HỌC - 3

     Laptop computer (Máy tính xách tay):
     Một loại máy tính xách tay nhỏ, trọng lượng nhẹ và kích thước nhỏ đến mức có thể đặt
     trên lòng khi làm việc. Máy laptop nhỏ nhất có trọng lượng dưới sáu Pount, bỏ vừa
     trong cặp nhỏ, nên được gọi là máy tính notebook.
           N hững hạn chế của máy laptop làm cho nhiều người không mua nó làm hệ máy
     chính khi cân nhắc về giá cả, vì các loại laptop thường đắt hơn nhiều so với máy tính
     để bàn.
          Palmtop computer: là loại máy tính xách tay nhỏ trọng lượng nhẹ và kích thước
     nhỏ đặt vừa lòng bàn tay.

3.2 Dữ liệu của máy tính là gì?
    Dữ liệu của máy tính (Data) là dạng các số liệu được chọn lọc và chuNn hoá để có thể
    đưa vào xử lý trong chương trình của máy tính
     Chương trình là gì?
     Chương trình (Program) là 1 dãy các chỉ thị những chỉ thị, mệnh lệnh được sắp xếp
     theo một trình tự nhất định, được viết bằng loại ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu
     được, nhằm hướng dẫn máy tính giải quyết một công việc nào đó
     Mạng máy tính là gì?
     Mạng máy tính (N etwork) là tập hợp từ 2 hay nhiều máy tính hay thiết bị xử lý thông
     tin được kết nối với nhau qua các đường truyền và trao đổi dữ liệu với nhau.
     Các thành phần:
       Máy tính: 2 loại máy chủ Server – trạm Workstation
      Card mạng cho mỗi máy tính: giao tiếp giữa máy tính và đường truyền
       Đường truyền: hữu tuyến và vô tuyến
       Thiết bị kết nối mạng: Hub, Switch: liên kết giữa các máy tính và mạng
       Hệ điều hành mạng
       Các phần mềm mạng cho máy tính
     Ứng dụng trên mạng
       Tài nguyên dùng chung trên mạng
     Kiến trúc mạng: có 2 kiểu kết nối
       Điểm – điểm




       Quảng bá
4 – NHẬP MÔN TIN HỌC

  Phân loại mạng máy tính:
      Theo mối quan hệ:
             Mạng bình đẳng (per – to – per)
             Mạng khách chủ (client/server)
      Theo quy mô vật lý
             LAN (Local Area N etword): mạng cục bộ
             WAN (Wide Area N etword): mạng diện rộng
             GAN (Gobal Area N etword): mạng toàn cầu
      Theo hệ điều hành mạng: UN IX, Windows N T, N etware, Linux

   Internet:
   Internet là 1 mạng máy tính có quy mô toàn cầu (GAN ), gồm rất nhiều mạng con và
   máy tính nối với nhau bằng nhiều loại phương tiện truyền tin.
   Tài nguyên và dịch vụ chính của Internet:
   - Trao đổi thông tin: email, chat, điện thoại
   - Truyền thông tin
   - Truy cập máy tính từ xa
   - World Wide Web (www): xem thông tin
NHẬP MÔN TIN HỌC - 5


                  Chương 2: HỆ THỐNG MÁY TÍNH
1. Phần cứng máy tính:
1.1 CPU: đọc lệnh – giải mã lệnh – thực hiện lệnh
    CPU (Central Processing Unit): thực hiện các phép tính số học và logic, đồng thời điều
    khiển các quá trình thực hiện các lệnh. CPU có 3 bộ phận chính:
     -   Khối tính toán số học và logic: ALU (Arithmetic Logic Unit) thực hiện hầu hết
         các thao tác các phép tính quan trọng của hệ thống:
         • Các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia, …)
         • Các phép toán logic (And, Or, N ot, Xor)
         • Phép tính quan hệ (so sánh hơn >, nhỏ hơn <, bằng =)
     -   Khối điều khiển: CU (Control Unit) quyết định dãy thao tác cần phải làm đối với
         hệ thống bằng cách tạo ra các tín hiệu điều khiển mọi công việc
     -   Thanh ghi
         Các thanh ghi làm nhiệm vụ bộ nhớ trung gian, số thanh ghi không có nhiều
         khoảng một chục thanh ghi. Chúng được gắn chặt với CPU bằng mạch điện tử với
         những chức năng cụ thể, chuyên dụng nên tốc độ trao đổi thông tin lớn và các câu
         lệnh làm việc với thanh ghi được viết ra cũng đơn giản hơn.
         Vd: Trong CPU của hãng Intel họ 80x86, có 13 thanh ghi 16 bit: AX, BX, CX,
         DX, SP, BP, SI, DI, CS, DS, ES, SS, IP và Flag (cờ)

1.2 Bộ nhớ: dùng để lưu trữ thông tin bao gồm dữ liệu và chương trình. Bộ nhớ đặc trưng
    bởi 2 tham số: Dung lượng và thời gian truy cập
     -   Bộ nhớ trong: chứa chương trình và dữ liệu nó gắn liền vói CPU và CPU có thể
         làm việc ngay
         Đặc điểm của bộ nhớ trong:
         • Tốc độ tao đổi thông tin với CPU lớn
         • Dung lượng bộ nhớ không cao
         Bộ nhớ trong thường được xây dựng với 2 loại vi mạch nhớ cơ bản
         • RAM (Random Access Memory): là bộ nhớ mà khi máy tính hoạt động ta có
         thể ghi vào, đọc ra một cách dễ dàng. Khi cúp điện hoặt tắt máy thì thông tin trong
         bộ nhớ này mất theo
         • ROM (Read Only Memory): là bộ nhớ mà ta chỉ có thể đọc thông tin ra, thông
         tin tồn tại trên ROM là thường xuyên ngay cả khi cúp điện hay tắt máy. Còn việc
         ghi vào bộ nhớ ROM là công việc của chuyên gia kỹ thuật của nhà sản xuất. Bản
         thân máy tính không thể thay đổi nội dung của bộ nhớ ROM

                             LOẠI                       Đọc     Ghi   Xoá
                ROM (Read Only Memory)                           0     0
                RAM (Random Access Memory)

     -   Bộ nhớ ngoài: còn gọi là bộ nhớ phụ
         Máy tính cần dùng dữ liệu thông tin nào (dữ liệu và chương trình) thì dữ liệu ấy
         mới được nạp vào bộ nhớ trong (bộ nhớ kiểu RAM) của máy tính để làm việc
         nhanh hơn
6 – NHẬP MÔN TIN HỌC

       Bộ nhớ trong máy tính điển hình nhất là:
       • Đĩa mềm (Floppy disk): dung lượng 1.44MB có 80 rãnh/mặt đĩa, 18
          sector/rãnh
       •   Đĩa cứng (Hard disk): bao gồm nhiều đĩa được xếp thành tầng trong 1 vỏ bọc
           kim loại, mỗi tầng có 2 đầu từ áp vào để đọc và ghi. Trong vỏ bọc kim loại đó
           có chứa luôn cả động cơ quay đĩa. Đĩa cứng thường được lắp cố định trong
           máy nhưng hiện nay đã xuất hiện loại đĩa cứng có thể tháo ra. Độ chính xác
           của đĩa cứng rất cao và dung lượng rất lớn.
       •    Băng từ (Magnetic tape)
       •   Đĩa quang CD (Compact Disk) VCD (Video CD) DVD (Digital Video Disk):
           loại đĩa phổ dụng hiện nay với phần mềm Multimedia, dung lượng khoảng
           CD: 650MB hoặc tương đương 300.000 trang sách. DVD: 4.7 GB và 9.4GB
            CD-R: chỉ ghi được 1 lần
            CD-RW: là đĩa cho phép ghi xoá đi và ghi lại
       •   Thẻ nhớ (Flash memory)

  Các thiết vào ra (input – output devices): thiết bị trao đổi thông tin giữa người và máy,
   máy và máy.
   Thiết bị vào: được dùng để cung cấp dữ liệu cho bộ vi xử lý máy tính
   -   Bàn phím (Keyboard): thiết bị đầu vào thông dụng nhất hiện nay
       • N hóm chữ cái, số, các ký tự khác như ! @ # $ % ^ & * ( ) _ + [ ] { } : ; “” ‘’ , .
          /<>?
       • Space: để tạo ký tự rỗng (mã ký tự 32 trong bảng mã ASCII)
       • Enter: xuống dòng mới trong khi đang soạn thảo văn bản
       • ESC: Escape thường dùng để thoát ra khỏi các chương trình (mã 27 trong
          bảng mã ASCII)
       • Phím chức năng F1 … F12: tuỳ theo bối cảnh mà các chức năng khác nhau sẽ
          thực hiện.
       • Phím Shift: kết hợp phím Shift với phím chữ cái sẽ cho ta chữ cái hoa
       • Phím Caplock: N ếu bật đèn Caplock thì gõ phím chữ cái sẽ xuất hiện chữ cái
          hoa mà không cần kết hợp 2 phím.
       • Phím N umlock: N ếu bật đèn N umlock thì phím vùng số được dùng nhập các
          con số rất thuận tiện (giống máy tính tiền)
       • N goài ra còn có 1 số phím khác như: Ctrl, Alt, Tab, Backspace, …
   -   Chuột (Mouse): thiết bị đầu vào rất phổ biến đặc biệt khi dùng phần mềm
       Windows
       Con chuột có loại 2 phím và 3 phím, phím quan trọng nhất là phím bên trái ngay
       ngón trỏ và dễ dàng di chuyển con trỏ chuột đến vị trí khác bằng thao tác đơn giản
       là kéo chuột.
   -   Máy quét ảnh (Scanner): đưa ảnh hoặc dữ liệu vào máy tính
   -   Camera số, micro
   Thiết bị ra: đưa kết quả tính toán
   -   Màn hình (monitor): màn hình là thiết bị ra, màn hình có 2 chế độ: văn bản (text)
       và đồ hoạ (graphic)
NHẬP MÔN TIN HỌC - 7

         Điểm nhấp nháy được gọi là con trỏ màn hình (cursor), con trỏ màn hình xác định
         điểm làm việc trên màn hình. Màn hình chia làm nhiều điểm ảnh (pixel), độ phân
         giải của màn hình được xác định bằng kích thước chiều ngang x kích thước chiều
         cao tính theo đơn vị điểm. Độ phân giải càng cao thì ảnh càng mịn.
     -   Máy in (printer): đưa thông tin ra giấy

                                          Bộ nhớ
                    input                                        output

                                      Bộ điều khiển



                                           Bộ lọc
                                          số logic

                                           CPU
                                 Sơ đồ kiến trúc máy tính

     Tổng quát về quá trình xử lý dữ liệu bằng máy tính điện tử:
     - Trước tiên phải đưa chương trình cần thực hiện (do con người lập sẵn) vào bộ nhớ
        của máy
     - Máy bắt đầu xử lý dữ liệu nhập từ môi trường bên ngoài vào bộ nhớ thông qua 1
        thiết bị nhập dữ liệu (thiết bị vào)
     - Máy thao tác xử lý dữ liệu (theo các mệnh lệnh, chỉ thị của chương trình) và ghi
        kết quả vào trong bộ nhớ
     - Đưa kết quả từ bộ nhớ ra môi trường bên ngoài thông qua thiết bị xuất dữ liệu
        (thiết bị ra)

2.   Phần mềm
     Các chương trình máy tính hay còn gọi là phần mềm điều khiển mọi thao tác của máy
     tính. Khi máy tính khởi động xong nó luôn ở trong quá trình thực hiện lệnh. Phần
     mềm chia làm 2 loại:
     - Hệ điều hành (OS – Operating System) hay gọi là phần mềm hệ thống
     - Phần mềm ứng dụng (Application Software)

2.1 Phần mềm hệ thống:
    Một phần quan trọng của phần mềm hệ thống là hệ điều hành: hệ thống các chương
    trình đảm nhận các chức năng làm môi trường trung gian giữa người sử dụng và phần
    cứng của máy tính là chương trình khởi động hệ thống máy tính.
     Tóm lại phần mềm hệ thống là tập hợp các chương trình nhằm đảm bảo các chức năng
     cơ bản như:
     - Điều khiển việc thực thi mọi chương trình
     - Quản lý, phân phối và thu hồi bộ nhớ (cả trong lẫn ngoài)
     - Điều khiển các thiết bị bao gồm cả việc khởi động máy tính
8 – NHẬP MÔN TIN HỌC

     -   Điều khiển và quản lý việc vào/ra dữ liệu.
     -   Làm nhiệm vụ trung gian ghép nối giữa máy tính và người sử dụng sao cho người
         sử dụng thấy thuận tiện và hiệu quả.
     Hiện nay có rất nhiều hệ điều hành của nhiều hãng khác nhau: DOS, Windows, Unix,
     Linux, …
     • DOS (Disk Operating System): khai thác và điều khiển đĩa
        MS-Dos do hãng Microsoft sản xuất và đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
     • Windows: cũng do hãng Microft sản xuất có giao diện đồ hoạ, sử dụng các hình
        ảnh gợi ý dễ hình dung. Có nhiều thế hệ hệ điều hành Windows đầu tiên là
        Windows 3.1, 95, 98, 2000, Me, N T, XP.

2.2 Phần mềm ứng dụng
    Các chương trình ứng dụng hay phần mềm ứng dụng là các chương trình phục vụ cho
    các ứng dụng cụ thể.
    Có nhiều loại chương trình ứng dụng khác nhau:
    - Soạn thảo văn bản: Word, N otepad, …
    - Bảng tính điện tử: Excel, Lotus, Quattro, …
    - Thư điện tử: e-mail
    - Các ngôn ngữ lập trình: C, Pascal, Visual Basic, …
    - …
    Chương trình soạn thảo văn bản cho phép biên soạn các văn bản như: hợp đồng, công
    văn, đơn, thư, …
    N gôn ngữ lập trình là chương trình sáng tác ra những phần mềm (chương trình) khác
    của riêng mình.

2.3 Giao diện với người sử dụng:
    - Dòng lệnh (MS-DOS):
       MS-DOS là một hệ điều hành bằng các dòng lệnh, nó yêu cầu bạn phải đưa vào
       các lệnh, các biến, và các cú pháp mới có thễ sử dụng MS-DOS. Cơ chế đơn
       nhiệm 1 người dùng, không hỗ trợ mạng và các lệnh cơ bản được cài đặt nay trong
       chương trình hệ thống (lệnh nội trú), các lệnh mở rộng (lệnh ngoại trú) được cài
       đặt trong chương trình riêng.
     -   Màn hình đồ họa:
         Các máy tính hiện nay chuyển dần sang các hệ điều hành sử dụng giao diện đồ hoạ
         GUI (Graphic User Interface). Có khả năng quản lý thiết bị ngoại vi cao, hoạt
         động theo cơ chế đa nhiệm định thời, có hỗ trợ mạng. Các hệ điều hành Windows
         của hãng Microsoft là điển hình nhất. Các tài nguyên, tập tin, chương trình … đều
         được đại diện bằng nút đồ hoạ, các hình tượng … đẹp, dễ gợi cảm thân thiện với
         con người hơn. Thao tác bằng chuột có những cái nhanh hơn, tiện hơn so với thao
         tác gõ lệnh như ở hệ điều hành DOS.

2.4 Multimedia:
    - Media là gì?
       Là phương tiện truyền thông, phương tiện trao đổi thông tin, phương tiện liên lạc.
    - Máy tính có hỗ trợ multimedia
       Ban đầu con người giao tiếp với máy tính qua các dòng lệnh bằng bàn phím và
       màn hình, ngày nay máy tính đã sử dụng đa phương tiện (Multimedia) là tiếng nói
NHẬP MÔN TIN HỌC - 9

         âm thanh, ảnh tĩnh, ảnh động, phim video, …để trao đổi thông tin nên máy tính trở
         nên sinh động và cuốn hút nhiều người hơn.
     -   Các chương trình Mulmedia: nghe nhạc, xem phim, …

3. Biểu điễn thông tin trong máy tính:
3.1 Các loại hệ đếm: số mũ cơ số xác định giá trị định lượng
    - Hệ thập phân (Decimal): cơ số 10
            dùng 10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
            vd: 157.2 = 1.102 + 5.101 + 7.100 + 2.10-1
     - Hệ nhị phân (Binary): cơ số 2
            dùng 2 chữ số: 0, 1
            vd: 1, 101, 1001011, …
     - Hệ cơ số 8 (Octal):
            dùng 8 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
            vd: 12, 5423, 736, …
     - Hệ cơ số 16 (Hexa):
            dùng 10 chữ số và 6 chữ cái: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F
            vd: D450, BA3F, 1234, …
     - Chuyển đổi và biểu diễn:
         Đổi hệ đếm bất kỳ - hệ đếm thập phân:
            10101 = 1.24 + 0.23 + 1.22 + 0.21 + 1.20 = 21
            6A3 = 6.162 + A.161 + 3.160 = 1699
          Đổi hệ đếm thập phân – hệ đếm bất kỳ:
             - Đổi phần nguyên: chia cho 2 lấy số dư, theo chiều ngược
             - Đổi phần thực: nhân cho 2 lấy phần thương, theo chiều xuôi
             - Ghép lại

             vd: 37.25 = 100101.01
             * Đổi phần nguyên: 37           37 2
                                             1      18   2
                                                    0    9     2
                                                         1     4    2
                                                               0    2    2
                                                                    0    1     2
             * Đổi phần thập phân: 0.25
                    0.25 * 2 = 0.5                                       1     0
                    0.5 * 2 = 1

     -   Phép toán trên số nhị phân:
           Phép cộng:
             0+0=0
             0+1=1+0=1
             1+1=0                N hớ 1 bit lên đơn vị trên
             1+1+1=1              N hớ 1 bit lên đơn vị trên
10 – NHẬP MÔN TIN HỌC

            Phép trừ:
             0–0=0
             1–0=1
             1–1=0
             0–1=1            N hớ 1 bit lên đơn vị trên
            Quy tắc đổi dấu mã bù 2:
             - Bù tất cả các bit: 0-1, 1-0
             - Cộng thêm 1
             Vd: 1010 = 0000 01102
             - Bù các bit:          1111 1001
             - Cộng thêm:           0000 0001
                                    1111 1010 = -1010
            Phép nhân:
             0*0=0
             0*1=0
             1*0=0
             1*1=1
            Phép chia:
             0/1 = 0
             1/1 = 1

3.3 Biểu diễn thông tin trong máy tính:
    Tại sao trong máy tính phải dùng mã nhị phân?
          Đơn giản vì linh kiện và vật liệu điện tử dùng để chế tạo máy tính, bộ nhớ máy
    tính, … đều chỉ có cách thể hiện bằng 2 trạng thái: đóng và hở mạch điện (ON – OFF)
    tương ứng với 0 – 1. N gười ta sử dụng 2 trạng thái của 1 cái công tắc là bật – tắt, hoặc
    2 trạng thái thông – hở của đèn điện tử của đèn bán dẫn. Tương ứng với 2 trạng thái
    mạch điện mỗi phần tử nhớ mang 2 giá trị 0 – 1, một phần tử nhớ như thế gọi là 1 bit
    (binary digit)

     Làm thế nào để biểu diễn thông tin?
           Trong mọi trường hợp chúng ta phải quy ước về cách biểu diễn thông tin hay còn
     gọi là mã hóa thông tin, trong máy tính phải dùng mã có độ dài cố định để mã hoá.
     Máy tính dùng mã nhị phân nên với độ dài từ mã là n bit ta có thể biểu diễn 2n trạng
     thái khác nhau ví dụ như:
        n=4 thì có 24=16 trạng thái thông tin khác nhau:
             0000 0001 0010 0011 0100 0101 0110 0111
             1000 1001 1010 1011 1100 1101 1110 1111
        n=8 thì có 28=256 trạng thái (đơn vị Byte tương ứng với 8 bit)
             00000000      00000001      …      11111111
     - N ếu dùng 1 byte để biểu diễn số nguyên có dấu thì được từ -128 .. +127
               127 = 0111 1111 …
                  1 = 0000 0001
                  0 = 0000 0000
                 -1 = 1111 1111 …
              -127 = 1000 0001
              -128 = 1000 0000
NHẬP MÔN TIN HỌC - 11

   - N ếu dùng 1 byte để biểu diễn các ký tự chữ cái thì được 256 ký tự
       • 26 chữ cái latin ‘a’.. ‘z’
       • 26 chữ cái hoa ‘A’ .. ‘Z’
       • 10 chữ số thập phân ‘0’ .. ‘9’
       • Các dấu chấm câu và các ký hiệu khác như: ! ? : ; , . < = > @ # $ % ^ & * ( ) …

    Đơn vị đo thông tin nhỏ nhất là bit
          Tên đơn vị đo        Viết tắt              Dung lượng
        Bit                                 1 số nhị phân 0 hoặc 1
        Byte                       B        Gồm 8 bit
        KiloByte                 KB         Gồm 1024 B = 210B
        MegaByte                 MB         Gồm 1024KB = 210KB
        GigaByte                 GB         Gồm 1024MB = 210MB
        TegaByte                 TB         Gồm 1024GB = 210GB

3.4 Bộ mã ASCII:
    Ban đầu bộ mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange) có 256
    ký tự bắt đầu từ mã 0 đến 255 (8 bit), dùng để biểu diễn các ký tự sau:
    -   Các ký tự hiển thị thông dụng có mã từ 32 đến 126
        • Chữ cái latin như a-z, A-Z (có mã 97..122, 65..90)
        • Số thập phân: 0-9 (có mã 48..57)
        • Các ký tự khác: . , ; : ’ “ + - * ^ …
    -   Các ký tự điều khiển: 32 mã đầu tiên (có mã 0..31) và 1 một mã cuối cùng (có mã
        127) dùng để mã hoá các thông tin điều khiển, các mã này dùng cho việc chuyển
        những thông tin đến màn hình, máy in hay đến 1 máy tính khác.
    -   Các ký tự mở rộng: 128 mã sau (có mã 128..255) đây là phần tuỳ chọn của các nhà
        chế tạo máy tính và phát triển phần mềm.
        Vd:
        Bộ mã mở rộng của IBM dùng cho máy tính dòng IBM
        Các nhà tin học việt nam đã thay đổi phần mã này để mã hoá cho các ký tự tiếng
        việt như TCVN 5712

    Bộ mã Unicode: 16bit = 216 ký tự
    N gày nay máy tính đã được toàn cầu hoá, do vậy bộ mã ASCII hạn chế khả năng mã
    hoá toàn bộ các ngôn ngữ trên thế giới do đó bộ mã Unicode ra đời. đặc điểm của bộ
    mã Unicode không chứa các ký tự điều khiển mà dành tất cả để mã hoá ký tự.
12 – NHẬP MÔN TIN HỌC

                    Chương 3: GIỚI THIỆU WINDOWS
1    Windows là gì?
     Theo thời gian phát triển hệ điều hành Windows đã trải qua nhiều thế hệ (theo thuật
     ngữ tin học còn gọi là các phiên bản)
            Các thế hệ như hệ điều hành Windows 3.1, Windows 95, Windows 98 thực chất
     còn dựa trên nền DOS có sử dụng giao diện đồ hoạ. Vì vậy, có thể tìm thấy giao diện
     DOS ngay trong các Windows này. Hay nói cách khác chúng chưa phải là hệ điều
     hành hoàn chỉnh độc lập với DOS.
            Windows 2000, Windows Me, Windows XP, Windows N T là các hệ điều hành
     hoàn chỉnh, độc lập, không còn dựa trên môi trường DOS. Windows XP là một hệ
     điều hành đời tiếp theo của Windows 2000 Professional.
            Tuỳ thuộc vào cấu hình máy cao hay thấp mà sử dụng hệ điều hành nào là hợp
     lý và hiệu quả. Các hệ điều hành Windows có cấu trúc thiết kế tương tự nhau nên khi
     đã sử dụng được hệ điều hành này bạn cũng có thể sử dụng được hệ điều hành khác.

     Lưu ý: sau thuật ngữ Windows phải có chữ “s” có thể diễn giải điều đó Windows là hệ
     điều hành lấy ý tưởng mỗi công việc được giới hạn thao tác trong 1 khung cửa sổ
     (window)
     Trong giáo trình này hướng dẫn dựa trên Windows XP.

     Thao tác trên chuột
     Để thao tác trên hệ điều hành Windows điều đầu tiên chúng phải làm quen với con
     chuột.
                          Con trỏ chuột, thể hiện vị trí chuột

     Các thao tác trên chuột:
          Thao tác          Thuật ngữ                    Giải thích thao tác
      Di chuyển chuột Mouse move          kéo chuột đến bất kỳ vị trí nào trong màn hình
                                          nhấn nhanh 1 lần chuột trái xuống và thả tay
      N hấn chuột         Click
                                          (dùng khi chọn 1 mục hay biểu tượng)
                                          nhấn nhanh 1 lần chuột phải xuống và thả tay
      N hấn chuột phải    Right click
                                          (dùng để kích hoạt trình đơn)
                                          nhấn nhanh 2 lần chuột trái và thả tay (dùng khi
      N hấp đúp chuột     Double click    cần kích hoạt một chương trình hay mở ra một
                                          ngăn tin,..)
                                          nhấn 1 lần chuột trái tiếp tục giữ tay và kéo
      Rê chuột            Drag
                                          chuột đến vị trí cần thiết và thả tay

2. Khởi động và thoát khỏi Windows:
2.1 Khởi động Windows:
          Khi bật máy tính có cài đặt Windows XP sau ít phút bạn thấy màn hình đầu tiên
    xuất hiện tương tự như sau.
          Màn hình này theo thuật ngữ tin học được gọi là desktop dùng để chỉ về toàn bộ
    nền màn hình bao gồm các cửa sổ, các biểu tượng, và các hộp hội thoại đang xuất
    hiện. N goài ra có thể thay đổi màu sắc và bố trí theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo sở
    thích của mỗi người
NHẬP MÔN TIN HỌC - 13


                Các biểu tượng Icon




       Thanh trình đơn Start             Thanh tác vụ Task bar
                         Màn hình desktop của Windows XP

          Trong Windows người ta thường dùng những hình ảnh gợi cảm liên quan đến
     chức năng của phần cần thể hiện, ví dụ dùng hình giống cặp táp đựng tài liệu để biểu
     diễn ngăn chứa tin My Documents.
          Khi chọn 1 biểu tượng nào đó trên màn hình bằng cách nhấn chuột trái lên biểu
     tượng đó, màu của biểu tượng sẽ có màu thẫm hơn các biểu tượng khác để giúp ta
     nhận biết ta đang chọn biểu tượng nào. Muốn bỏ chọn biểu tượng thao tác đơn giản
     bằng cách nhấn chuột trái ra phía ngoài vùng biểu tượng, màu của biểu tượng sẽ trở lại
     bình thường.
          Phía dưới màn hình là thanh trình đơn Start, các biểu tượng Icon, thanh tác vụ
     Task bar thể hiện các chương trình đang sử dụng.

2.2 Thoát khỏi Windows:
    Trong trình đơn Start chọn mục Shut Down để tắt hẳn máy. Một cửa sổ xuất hiện nhấn
    chuột vào mục OK để chấp nhận tắt máy.
    Máy tính sẽ tự động dọn dẹp các công việc còn dở dang trước khi tắt máy.
14 – NHẬP MÔN TIN HỌC




     N goài ra còn có các chế độ khác nếu nhấn chuột lên mũi tên trong mục Shut down
     xuất hiện danh sách các mục sau:




     - Chế độ Lock Off: kết thúc phiên làm việc của người dùng và tiếp tục làm việc với
       Windows với người sử dụng mới
     - Chế độ tự động khởi động lại – Restart: kết thúc phiên làm việc của người dùng và
       tự động khởi động lại Windows
     - Chế độ nghỉ – Stand by: duy trì phiên làm việc của người dùng, giữ máy tính ở chế
       độ nghỉ với mức tiêu hao năng lượng thấp nhất (không lưu dữ liệu trên đĩa cứng vì
       thế nếu tắt máy tất cả dữ liệu sẽ bị mất). Khi cần làm việc lại chỉ cần di chuyển
       chuột hay nhấn 1 phím bất kỳ trên bàn phím không tốn kém thời gian khởi động,
       không phí năng lượng.
     - Chế độ không hoạt động – Hibernate: Lưu phiên làm việc của người dùng trên đĩa
       cứng vì thế có thể tắt máy. Màn hình desktop sẽ trở lại trạng thái trước khi
       Hibernate trong lần khởi động Windows sau.

3.   Các thành phần trong màn hình Desktop

                 Chứa các thông tin cơ bản tổng thể về những gì nằm trên máy tính của
                 bạn bắt đầu từ các ổ đĩa (mềm, cứng, CD,VCD, …), các ngăn con như
                 Control panel, thùng rác, các chương trình cơ bản…

                 Là một ngăn đặc biệt được Windows tạo sẵn ngầm định cho phép người
                 sử dụng cất các tư liệu vào đấy.

                 là ngăn chứa rác hay nói các khác chứa những gì mà bạn xoá đi. Tuy bạn
                 xoá các tập tin nhưng vẫn có thể lấy lại chúng để sử dụng với điều kiện
                 bạn chưa đổ rác.
NHẬP MÔN TIN HỌC - 15

3.1 Thanh tác vụ (Task bar):
    Thanh tác vụ là thanh chứa trình đơn Start, thường nằm ở cuối màn hình vì bạn có thể
    thay đổi vị trí của nó. Thanh Task bar còn chứa các biểu tượng tượng trưng cho:
    - Các phần mềm thường được sử dụng nhất
    - Các phần mềm đang sử dụng
    - N găn chứa các phần mềm khởi động cùng Windows
                                Phần mềm đang sử dụng



         Phần mềm thường sử dụng                    Phần mềm khởi động cùng Windows

3.2 Thanh trình đơn Start
    Sau khi nhấn chuột vào mục Start trên thanh Task bar xuất hiện thanh trình đơn như
    sau:


                                                                        Các ngăn chứa
                                                                        đặt biệt



                                                                        Thiết lập
                                                                        hệ thống
Các phần mềm
thường được
sử dụng




Tất cả phần mềm
đã cài đặt
                                                                        chế độ tắt máy


     Thanh trình đơn All Program: chứa tất cả phần mềm (chương trình) được cài đặt trong
     máy tính. Thông thường khi bạn cài đặt bất cứ chương trình nào vào Windows thì sẽ
     xuất hiện tên và biểu tượng tương ứng của chương trình đó trong mục All Programs.
     Muốn thực thi chương trình bạn di chuyển chuột vào các chương trình và nhấn chuột.

                                       Đối với các mục có mục con, tiếp tục nhấn
                                       chuột để xuất hiện danh sách các chương trình
16 – NHẬP MÔN TIN HỌC

   Ví dụ:
   Để mở chương trình máy tính tiền Calculator
   ta có lần theo các muc sau:




   Sau khi nhấn chuột trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ như sau:




   Trước khi tìm hiểu về các ứng dụng chúng ta làm quen với các khái niệm và cấu trúc 1
   cửa sổ trong hệ điều hành Windows XP.
NHẬP MÔN TIN HỌC - 17

Cửa sổ (window) và các thành phần cấu tạo
Cửa sổ window là 1 hình chữ nhật chứa nhiều phần cần thiết để làm việc. Tất cả các
cửa sổ đều có tối thiểu các thành phần cơ bản như sau. Ví dụ cửa sổ trong phần mềm
soạn thảo văn bản có tên là N otpad

Thanh tiêu đề   Thanh trình đơn    N út thu nhỏ         N út mở to
Title bar       Menu bar           Minimise button      Maximise button

                                                                   N út đóng cửa sổ
                                                                   Close button



                                                                  Thanh trượt đứng
                          Con trỏ chuột trong chế độ
                                nhập văn bản




                      Thanh trượt ngang

- Thanh tiều đề bao giờ cũng nằm trên cùng của cửa sổ chứa tên của phần mềm ứng
  dụng (ví dụ ở đây là N otepad) tên tài liệu (ví dụ ở đây là Untitled)
- Các nút nhấn:
     N út đóng cửa sổ, nhấn chuột vào nút này cửa sổ sẽ đóng lại cũng có nghĩa là kết
     thúc chương trình ngoài ra có thể nhấn Alt+F4
     N út thu nhỏ cửa sổ, nhấn chuột vào nút này sẽ thu nhỏ cửa sổ thành 1 biểu
     tượng trên thanh tác vụ task bar
     N út mở to cửa sổ, nhấn chuột vào nút này cửa sổ sẽ được mở to chiếm toàn bộ
     màn hình
     N út phục hồi lại kích thước cũ sau khi thay đổi kích cỡ của cửa sổ.

- Thanh trình đơn chứa nhiều mục khác nhau, khi nhấn chuột vào 1 mục nào đó (ví
  dụ ở đây là mục File) chương trình mở ra 1 bảng các mục con trong mục đó để bạn
  chọn mục cần thiết.

                            Mở tài liệu mới (có thể dùng Ctrl+N )
                            Mở tài liệu đã có (có thể dùng Ctrl+O)
                            Lưu tài liệu vào đĩa (có thể dùng Ctrl+S)
                            Lưu tài liệu vào đĩa với tên khác
                            Thiết lập trang in trên giấy
                            In ấn (có thể dùng Ctrl+P)
                            Thoát khỏi chương trình (có thể dùng Alt+F4)

- Thanh trượt ngang, đứng: khi tài liệu quá dài không thể hiển thị trên 1 trang vă bản
  thì thanh trượt xuất hiện, ta có thể kéo thanh trượt qua lại để hiển thị những phần
  văn bản bị che khuất
18 – NHẬP MÔN TIN HỌC

4. Làm việc với màn hình Destop
4.1 Biểu tượng Icon:
    Biểu tượng Icon là biểu tượng tượng trưng cho 1 chương trình, vì thế muốn chạy
    chương trình nào bạn chỉ cần nhấn đúp lên biểu tượng của nó. Thường trên màn hình
    desktop chứa các Icon của chương trình thường xuyên sử dụng.

    Thay đổi tên của Icon:
    N hấn chuột phải lên biểu tượng Icon muốn đổi tên chọn ta thấy xuất hiện trình đơn
    sau, chọn Rename và nhập tên mới sau đó nhấn chuột ra vùng ngoài (hoặc nhấn Enter
    trên bàn phím)




    Thay đổi vị trí các Icon:
    N hấn chuột phải ở bất kỳ chỗ trống nào trên màn hình desktop ta thấy xuất hiện trình
    đơn sau:




    Chọn mục Arrange Icons By xuất hiện các kiểu sắp xếp sau:
    - N ame: sắp xếp các biểu tượng Icons theo thứ tự alphabet
    - Size: sắp xếp các biểu tượng Icons theo dung lượng
    - Type: sắp xếp các biểu tượng thành từng nhóm (theo loại chương trình)
    - Modified: sắp xếp các biểu tượng để có thể sửa đổi vị trí của chúng bằng cách nhấn
      rê chuột lên biểu tượng và kéo đến vị trí bất kỳ trên màn hình
    - Auto Arrange: windows tự động sắp xếp các biểu tượng theo 1 vị trí cố định.
    - Align to Grid: khi di chuyển các biểu tượng Windows tự động canh các biểu tượng
      trên 1 lưới Nn để các biểu tượng có khoảng cách bằng nhau.
NHẬP MÔN TIN HỌC - 19

Tạo biểu tượng mới:
N hấn chuột phải ở bất kỳ chỗ trống nào trên màn hình desktop ta thấy xuất hiện trình
đơn sau, chọn mục N ew xuất hiện trình đơn chọn tiếp mục Shorcut




Trên màn hình Desktop xuất hiện 1 biểu tượng mới và đồng thời xuất hiện 1 hộp thoại
sau:




N hấn chuột vào nút Browse xuất hiện cửa sổ để tìm trên máy tính chương trình muốn
tạo Icon ở đâu ví dụ (Tạo biểu tượng của chương trình mã hoá tiếng việt VietKey
trong ổ đĩa C:Programs FilesVIETKEY2000VKN T.exe) sau khi chọn xong nhấn
OK:
20 – NHẬP MÔN TIN HỌC




     Sau khi đóng cửa sổ Browse For Folder, nhấn nút N ext trong cửa sổ Create Shortcut,
     cửa sổ thay đổi, trong mục Type a name for this shortcut nhập tên của biểu tượng nếu
     không muốn lấy tên tập tin có sẵn (Ví dụ nhập tên là VietKey 2000).
     Sau đó nhấn nút Finish để kết thúc công việc tạo biểu tượng Shortcut.




     Xoá Icon:
     N hấn chuột phải lên biểu tượng Icon muốn xoá ta thấy xuất hiện trình đơn giống như
     trên, chọn Delete xuất hiện hộp thoại xác nhận xoá như sau:




     Chọn Delete Shortcut để xoá Icon (lưu ý Icon chỉ là biểu tượng của chương trình nên
     khi xoá icon không có nghĩa là xoá chương trình)
     Chọn Cacel khi không muốn xoá Icon và đóng hộp thoại này.

4.2 Thùng rác (Recycle Bin)
    Thùng rác là nơi chứa tất cả những gì (tập tin, thư mục, shortcut, …) mà chúng ta xoá
    Để làm việc với cửa sổ Recycle Bin nhấn đúp chuột lên biểu tượng trên Recycle Bin
    trên màn hình Desktop để mở cửa sổ Recycle Bin như sau:
NHẬP MÔN TIN HỌC - 21




Tuỳ thuộc và dữ liệu mà các bạn xoá trong thùng rác sẽ thể hiện các dữ liệu khác
nhau.
- Để phục hồi thao tác xoá của 1 tập tin hay thư mục: chọn tập tin hay thư mục cần
  phục hồi, nhấn chuột phải xuất hiện trình đơn chọn Restore, khi đó tập tin hay thư
  mục trở về vị trí trước khi xoá




- Để xoá hẳn tập tin hay thư mục ra khỏi máy tính chọn Delete, xuất hiện cửa sổ xác
  nhận xoá chọn Yes.
N goài ra ta có thể làm việc với thùng rác bằng cách nhấn chuột phải lên nó như:




Trong trình đơn tắt của Recycle Bin có các mục:
- Open: mở cửa sổ làm việc chính của Recycle Bin
- Explore: Mở cửa sổ Explore (học ở phần sau)
- Empty Recycle Bin: Xoá toàn bộ thùng rác (hay còn gọi là đổ rác)
- Create Shortcut: tạo Shorcut (đã học ở phần trên)
- Properties: mở cửa sổ thuộc tính của Recycle Bin
22 – NHẬP MÔN TIN HỌC

4.3 Thanh Taskbar:
      Taskbar:
    Để làm việc với thanh Taskbar nhấn chuột phải lên thanh Taskbar xuất hiện thanh
    trình đơn sau, chọn mục Properties xuất hiện cửa sổ “Taskbar and Start Menu
    Properties”




    Trong vùng Taskbar appearance có các mục sau:
    - Lock the taskbar: khóa thanh Taskbar.
    - Auto-hide the taskbar: tự động Nn thanh taskbar khi khởi động chương trình khác
    - Keep the taskbar on top of other windows: giữ cho thanh taskbar luôn nằm trên khi
      chạy (thi hành) các ứng dụng khác trên winodws
    - Group similar taskbar buttons: nhóm các chương trình ứng dụng giống nhau đang
      thi hành thành 1 biểu tượng duy nhất trên thanh Taskbar


    - Show Quick Launch: Xuất hiện các Icon thường dùng trên thanh Taskbar


    Trong vùng N otification area có các mục sau:
    - Show the clock: Xuất hiện đồng hồ số trong ngăn góc phải thanh Taskbar (ngăn
      chứa các chương trình khởi động cùng Window)
    - Hide inactive icons: Nn các icon không dùng trong ngăn góc phải thanh Taskbar
NHẬP MÔN TIN HỌC - 23

Start Menu:
Trong cửa sổ “Taskbar and Start Menu Properties” chọn ngăn Start Menu




Trong ngăn này có 2 mục chính giới thiệu về các hiển thị thanh trình đơn Start
- Mục Start menu: hiển thị thanh trình đơn Start loại mới dễ dàng thao tác trên
  Internet, email and các chương trình thường xuyên sử dụng
- Mục Classis Start menu: hiển thị thanh trình đơn Start loại cổ điển của những phiên
  bản trước.
- N út nhấn Customize: thay đổi giao diện của thanh trình đơn Start theo sở thích
  riêng của bạn.
24 – NHẬP MÔN TIN HỌC

       Chương 4: QUẢN LÝ TẬP TIN TRÊN WINDOWS
1.   Tập tin (file):
     Tập hợp các dữ liệu liên quan với nhau được tổ chức lưu trữ trên bộ nhớ ngoài gọi là
     tập tin (hay còn gọi là file, tệp, tệp dữ liệu, tệp tin). Không như dữ liệu chứa trong
     RAM, tập tin và dữ liệu chứa trong bộ nhớ ngoài tồn tại ngay cả khi mất điện
     Một tập tin trong máy tính có thể là:
        - Một chương trình,
        - Một tập dữ liệu vàora cho một loạt chương trình nào đó,
        - Tập tin văn bản chứa dữ liệu có thể đọc được …
     Tuỳ theo kiểu tập tin mà máy tính có những biểu tượng khác nhau:



1.1 Tên tập tin:
    Tập tin là đơn vị cơ bản để hệ điều hành quản lý khi lưu trữ còn byte là đơn vị cơ bản
    để lưu trữ.
         Để phân biệt các tập tin với nhau người ta đặt tên cho chúng, tên không phân biệt
    chữ hoa và chữ thường. Thông thường một tên thường gồm hai phần: phần tên và phần
    mở rộng cách nhau bởi dấu chấm.

         Phần tên: được đặt tuỳ ý tuy nhiên nên đặt sao cho tên gợi nhớ và dễ phân biệt
         giữa các tập tin
         - Trong hệ điều hành Dos: phần tên có từ 1 đến 8 kí tự, không chấp nhận các
            trường hợp sau:
            • Chứa một số kí hiệu như *...? và dấu khoảng cách
            • Đặt tên trùng với một số từ dành riêng của Dos như Copy, Type,…
            • Đặt tên trùng với tên logic của các thiết bị: CON , AUX, COM , PRN , …
         - Trong Windows: có thể dài đến 128 kí tự. Có thể chứa các kí hiệu hay dấu
            khoảng cách. Cũng có thể đặt tên tiếng Việt nhưng khi sao chép sang máy khác,
            ổ đĩa khác Windows sẽ không hiểu do đó chỉ nên đặt tên không bỏ dấu tiếng
            việt. Các ký tự trong phần tên có thể:
            • Chữ cái latinh từ ‘a’ đến ‘z’, hay ‘A’ đến ‘Z’
            • Các chữ số ‘0’ đến ‘9’
            • Các ký hiệu khác: ‘$’ ‘@’ ‘!’ ‘^’ ‘{‘ ‘}’ ‘~’

         Phần mở rộng: còn gọi là phần đuôi có từ 0 đến 3 ký tự. Thường được quy định
         sẵn để cho ta biết kiểu dữ liệu của tập tin (do chương trình tự áp đặt). N ếu phần
         đuôi là:
         - Doc, txt: tài liệu, văn bản soạn thảo từ Word, Wordpad, N odepad
         - exe, com: các tệp chương trình chạy được.
         - jpg, bmp, gif,…: chứa các file hình ảnh
     Ví dụ: donxinviec.doc          baitap1.pas

1.2 Dung lượng lưu trữ: của tập tin còn gọi là kích thước tập tin (size) và được tính theo
    đơn vị byte. N goài ra hệ điều hành còn quản lý thêm các thông tin khác về tập tin như:
    - N gày giờ tạo tập tin hay thời điểm sửa đổi cuối cùng
    - Thuộc tính của tập tin như: chỉ đọc, tập tin Nn …
NHẬP MÔN TIN HỌC - 25

1.3 N găn chứa tập tin (thư mục) và cấu trúc cây của ngăn chứa tập tin
    - Trên đĩa mềm, đĩa cứng có rất nhiều tập tin (hàng trăm đến hàng ngàn tập tin) nếu
       không tổ chức tốt, công việc tìm kiếm thật khó khăn và vất vả.
    - Một ngăn chứa có thể chứa nhiều ngăn con và nhiều tập tin, tổ chức như thế có hình
       tượng giống cấu trúc cây. Mỗi ngăn tương ứng với 1 cành trên cây, mỗi tập tin
       tương ứng với lá trên cây. Cả cây sẽ có chung 1 gốc (ổ đĩa).
    - Ví dụ cây thư mục như sau:
                  ổ đĩa C
                          My Documents
                                  Van Hoc
                                        Ong lao danh ca
                                        Truyen kieu
                                  Toan
                                           Bai tap 1
                                           Baithi.doc

                            Chuong trinh
                                  Soan thao van ban
     Thư mục trong máy tính có duy nhất 1 biểu tượng như:
     Lưu ý: trong cùng 1 thư mục không có 2 tập tin hay 2 thư mục con có trùng tên nhau

1.4 Ổ đĩa:
    Trong máy tính có nhiều ổ đĩa: đĩa cứng (hard disk), ổ mềm (floppy disk), ổ CD, … Vì
    vậy 1 trong những nhiệm vụ của Windows là đặt tên cho các ổ đĩa và quản lý chúng.
    Tên ổ đĩa cũng rất đơn giản: ổ đĩa mềm có tên là A hay B. Các ổ đĩa khác có tên bắt
    đầu từ C, D, E, …

1.5 Đường dẫn:
    Với cấu trúc cây nói trên, đường dẫn là cách ghi đầy đủ chỉ đến nơi ở của một tập tin
    nào đó hoặc một ngăn trong cây.
    Tên đường dẫn: là chuỗi các ngăn kết thúc bằng tên tập tin được dùng để chỉ định vị trí
    chính xác của 1 tập tin có mẫu như sau:
            [tên ổ đĩa][ tên ngăn][ tên ngăn con][ tên file]
    Ví dụ: vị trí tập tin baithi.doc có đường dẫn C:My DocumentsToanbaithi.doc

2.   My Computer:
     My Computer là ngăn gốc, ở mức cao nhất chứa các thông tin cơ bản tổng thể về
     những gì nằm trên máy tính như ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CD …, các ngăn con như
     Control Panel, Thùng rác (Recylce Bin), các chương trình cơ bản…
     Để khởi động My Computer bạn có thể chọn 1 trong 2 cách sau:
     Cách 1: N hấn đúp chuột lên biểu tượng My Computer trên màn hình desktop
     Cách 2: N hấn chuột lên biểu tượng My Computer trong thanh trình đơn Start
26 – NHẬP MÔN TIN HỌC




            Có nhiều cách để thể hiện cửa sổ My computer trong trình đơn View, sau khi
     nhấn chuột nếu cửa sổ của bạn không giống như trên bạn nhấn chọn mục View trên
     thanh trình đơn và chọn Details trong danh sách sổ xuống.
            Để xem trong ổ đĩa có những thư mục hay tập tin nào thao tác rất đơn giản là
     nhấn đúp chuột lên ổ đĩa đó, trong phần này chúng ta chỉ nghiên cứu các thao tác trong
     My Computer về các ổ đĩa

2.1 Định dạng đĩa (Format):
    Là tạo (hoặc tái tạo lại) khuôn dạng cho đĩa, lưu ý trong trường hợp đĩa có dữ liệu khi
    thực hiện việc Format dữ liệu trên đĩa sẽ bị mất. Thao tác:
    - Chọn ổ đĩa (trong ví dụ là ổ đĩa A)
    - N hấn chọn mục File trên thanh trình đơn
        và chọn mục Format trong danh sách sổ
        xuống (Thao thác này về sau sẽ trình bày
        đơn giản sau: Chọn FileFormat)
    - Xuất hiện cửa sổ format như sau:
NHẬP MÔN TIN HỌC - 27

    Trong cửa sổ Format có các mục sau:
       • Dung lượng đĩa (Capacity): đĩa mềm có kích thước 3.5” (inch) có dung lượng
          1.44MB, có 512bytes trên 1 sector.
       • Tổ chức thông tin (File system): thực ra khi làm việc với đĩa mềm không có
          kiểu nào khác ngoài kiểu FAT nhưng đối với đĩa cứng có các cách tổ chức
          thông tin sau:
                         Hệ điều hành             Loại File System hỗ trợ
                Dos, Windows 95               FAT 16
                Windows 98, Windows Me        FAT 16, FAT 32
                Windows N T, 2000, XP         FAT 16, FAT 32, N TFS

        • Quy định dung lượng (Allocation unit size): chọn chế độ Default allocation size
           có nghĩa lấy theo dung lượng đĩa thực tế (mặc định)
        • Đặt tên cho đĩa (Volume label): bạn có thể nhập tên cho đĩa hay để trống
        • Kiểu định dạng (Format options)
           . Định dạng nhanh (Quick format): nếu chọn mục này Windows xoá toàn bộ các
             dữ liệu trên đĩa và không kiểm tra bề mặt đĩa như quá trình định dạng đĩa bình
             thường
           . Tạo đĩa khởi động hệ điều hành MS-Dos (Create an MS-Dos start up): định
             dạng và tự động chép các tập tin để khởi động hệ điều hành MS-Dos
    -   N hấn chọn mục Start để bắt đầu công việc định dạng đĩa mềm.
    -   Chờ khoảng vài phút nếu đĩa định dạng được Windows sẽ thông báo quá trình
        định dạng đã hoàn tất nhấn chọn nút OK.

2.2 Thao tác trên đĩa:
    Xem dung lượng của đĩa
    Khi cài đặt Windows và các chương trình ứng dụng nếu bạn muốn biết dung lượng đĩa
    cứng hiện tại còn lại bao nhiêu bạn làm như sau:
    - Chọn đĩa muốn xem dung lượng bằng cách nhấn chuột lên đĩa (đĩa mềm)
    - Chọn FileProperties trên màn hình xuất hiện cửa sổ Properties như sau:




         Phần đã sử dụng                                  Phần chưa sử dụng
28 – NHẬP MÔN TIN HỌC

   Sắp xếp các tập tin trên đĩa (Defragmentation):
         Khi đĩa có nhiều tập tin (file) bạn muốn sắp xếp lại sao cho có thể đọc chúng 1
   cách nhanh nhất. Trong quá trình hoạt động các tập tin được ghi lên đĩa tuỳ theo trạng
   thái trống của đĩa. Do đó có thể có các phần tử của 1 tập tin không nằm gần nhau trên
   đĩa. Điều đó có làm cho thời gian đọc tập tin bị kéo dài nên nhiệm vụ của
   Defragmentation là sắp xếp các phần tử trong cùng tập tin nằm gần nhau hơn.
   Để Defragmentation ta làm như sau:
   - Thao tác tương tự như xem dung lượng đĩa sau khi xuất hiện cửa sổ Properties như
       trên chọn ngăn Tools




   -   N hấn chọn mục Defragment N ow xuất hiện cửa sổ disk Defragmenter như sau,
       công việc của bạn là chọn ổ đĩa cần phân mảnh và nhấn Defragment.
NHẬP MÔN TIN HỌC - 29

          Lưu ý: sau 1 thời gian hoạt động, các tập tin trên đĩa thay đổi nên các tập tin lại
     bị phân mảnh ta phải làm lại thao tác Defragmentation.

3.   My Documents:
     Là một ngăn đặc biệt được Windows tạo sẵn ngầm định cho phép người sử dụng cất
     các tư liệu. Tất nhiên bạn cũng có thể cất dữ liệu ở những nơi khác trên các ổ đĩa khác
     nhau của máy tính.
              Windows cho phép nhiều người sử dụng cùng một máy tính với tên riêng
     (User name) và mật khNu riêng (Password). Mỗi người này được Windows tạo ra một
     My Documents riêng khi cài đặt Windows. Tùy theo ý thích, mỗi người có thể thể hiện
     ngăn này khác nhau thông qua việc đặt tùy chọn trong menu View như Large Icons,
     Small Icons, List, Details, Thumbnails.

     Trong My Documents đã được tạo sẵn các ngăn chứa khác bên trong nó:
     - My Pictures: chứa những file hình ảnh mà bạn lưu giữ
     - My Webs: chứa các trang Web
     - My Music: chứa các file âm nhạc mà bạn cần lưu giữ
     N hư thế khái niệm về tài liệu đã được mở rộng rất nhiều nó không chỉ chứa tài liệu mà
     còn có thể chứa các phương tiện biểu diễn thông tin khác như âm thanh, hình ảnh,
     trang web …

     Để khởi động My Documents bạn có thể chọn 1 trong 2 cách sau:
     Cách 1: N hấn đúp chuột lên biểu tượng My Documents trên màn hình desktop
     Cách 2: N hấn chuột lên biểu tượng My Documents trong thanh trình đơn Start




     Để mở ngăn tài liệu nào thao tác đơn giản là nhấn đúp chuột lên ngăn hay tài liệu
     muốn mở
30 – NHẬP MÔN TIN HỌC

4.   Windows Explore:
     Là chương trình quản lý bao trùm toàn bộ vùng desktop gồm các phần như: My
     Documents, My Computer, My N etwork Places. Vì Windows Explore bao trùm lên
     chúng nên các thao tác thực hiện trên chúng đều có thể thực hiện trên Windows
     Explore.

     Để khởi động cửa sổ làm việc Windows Explore ta chọn 1 trong 2 cách sau:
     Cách 1: N hấn phải chuột lên thanh trình đơn Start chọn mục Explore
     Cách 2: N hấn phải chuột lên biểu tượng My Computer chọn mục Explore




     Ở phần trên các bạn đã biết về cây thư mục trong việc tổ chức lưu trữ tập tin trên máy
     tính. Trong cửa sổ Explore:
         Bên trái của cửa sổ hiển thị cây thư mục của hệ thống.
         - Cây thư mục trình bày cấu trúc của một thư mục trên một đĩa, bắt đầu bằng thư
            mục gốc nằm ở mép trên bên trái của nó.
         - N hấn dấu ‘+’ kế bên tên thư mục hay ổ đĩa để triển khai cây thư mục, sau khi
            nhấn dấu ‘+’ sẽ chuyển thành dấu ‘–’. Lưu ý khi một thư mục không có thư
            mục con sẽ không xuất hiện giống +
         - N hấn dấu ‘–’ kế bên tên thư mục hay ổ đĩa để thu gọn nhánh cây thư mục, sau
            khi nhấn dấu ‘–’ sẽ chuyển thành dấu ‘+’
         - Khi triển khai cây thư mục nếu các thư mục con bị che khuất ta dùng thanh
            trượt dọc để xem cây thư mục.

        Bên phải của cửa sổ liệt kê nội dung của thư mục chọn (hiện hành) bao gồm các
        tập tin và các thư mục con của thư mục hiện hành.
NHẬP MÔN TIN HỌC - 31

4.1 Các thao tác thông dụng trên cửa sổ Explore:
    Chọn 1 thư mục để làm việc:
    Di chuyển thanh trượt ở cửa sổ bên trái cho đến khi thấy được thư mục cần làm việc
    (nếu bị che khuất). N hấn chọn thư mục khi đó cửa sổ bên phải sẽ xuất hiện các thư
    mục con và tập tin mà nó chứa

     Chọn nhiều thư mục và tập tin ở cửa sổ bên phải
     - Chọn 1 file hay 1 thư mục: đơn giản nhấn chuột lên file hay thư mục cần chọn, mỗi
       lần nhấn chuột chỉ chọn được 1 file hay 1 thư mục duy nhất
     - Chọn nhiều thư mục và tập tin nằm liền nhau:
       . N hấn chọn thư mục hay file nằm ở vị trí đầu tiên
       . Ấn giữ phím Shift trên bàn phím và nhấn chọn thư mục hay file cuối cùng
    - Chọn nhiều thư mục và tập tin nằm cách quãng:
      . N hấn chọn thư mục hay file nằm ở vị trí bất kỳ
      . Ấn giữ phím Ctrl trên bàn phím và nhấn chọn thư mục hay file
    - Chọn nhiều nhóm các mục
      . N hấn chọn nhóm đầu tiên (Chọn nhiều thư mục và tập tin nằm liền nhau )
      . Ấn giữ phím Ctrl trên bàn phím khi nhấn chọn mục đầu tiên của nhóm thứ 2
      . Ấn giữ phím Ctrl + Shift trên bàn phím khi nhấn mục cuối cùng của nhóm thứ 2
    - Chọn toàn bộ thư mục và tập tin trong 1 thư mục gốc: Chọn EditSelect All hay
      Ctrl+A.

     Tạo một thư mục con mới: là thư mục rỗng không chứa gì
     - Trên cửa sổ Explore chọn thư mục cha của thư mục muốn tạo
     - Chọn FileN ewFolder cửa sổ bên phải xuất hiện 1 thư mục mới có tên là “N ew
       Folder”
     - N hập tên cho thư mục và nhấn Enter (hay nhấn chuột ra vùng ngoài).

     Xoá thư mục hay file
     N hấn chọn tập tin hay thư mục muốn xoá, nhấn phím Delete trên bàn phím Windows
     xuất hiện thông điệp sau:




     Ở ví dụ minh hoạ này xoá là tập tin Bai tap, thông điệp xác nhận lại chính xác bạn
     muốn xoá, nếu bạn muốn xoá nhấn Yes, không xoá nhấn N o. (N ếu muốn xoá nhiều
     thư mục hay tập tin bạn chọn chúng như phần trên)
     Khi xoá thư mục hay tập tin nào đó, nó sẽ tồn tại trong thùng rác mà chưa xoá hẳn và
     có thể phục hồi thao tác xoá.
32 – NHẬP MÔN TIN HỌC

     Sao chép file hay thư mục: có 2 cách
     Cách 1:
      - N hấn chọn file hay thư mục cần sao chép ở cửa sổ bên phải
      - Chọn EditCopy (hoặc nhấn Ctrl+C trên bàn phím)
      - N hấn chọn nơi cần sao chép vào (thư mục đích) trong cửa sổ bên trái
      - Chọn EditPaste (hoặc nhấn Ctrl + V trên bàn phím)
     Cách 2:
      - N hấn chọn file hay thư mục cần sao chép ở cửa sổ bên phải
      - Ấn giữ phím Ctrl
      - N hấn vào file hay thư mục này rồi kéo sang thư mục đích rồi thả chuột (rê chuột)
        và thả phím Ctrl

     Di chuyển file hay thư mục: có 2 cách
     Cách 1:
     - N hấn chọn file hay thư mục cần di chuyển ở cửa sổ bên phải
     - Chọn EditCut (hoặc nhấn Ctrl+X trên bàn phím)
     - N hấn chọn nơi cần sao chép vào (thư mục đích) trong cửa sổ bên trái
     - Chọn EditPaste (hoặc nhấn Ctrl + V trên bàn phím)
     Cách 2:
     - N hấn chọn file hay thư mục cần di chuyển ở cửa sổ bên phải
     - N hấn vào file hay thư mục này rồi kéo sang thư mục đích rồi thả chuột (rê chuột)

4.2 Thay đổi giao diện của cửa sổ Explore:
    Trong mục View của thanh menu có các kiểu hiển thị sau:
           Kiểu hiển thị                              Giải thích
          Tiles            Hiển thị các biểu tượng với kích thước lớn
          Icons            Hiển thị các biểu tượng với kích thước nhỏ
                           Hiển thị giống kiểu Icons nhưng các biểu tượng sắp thành 1
          List
                           cột từ trên xuống dưới
                           Hiển thị giống kiểu List nhưng có thêm các thông tin về chúng
          Details
                           như dung lượng, ngày giờ tạo lập
                           Hiện thị trong 1 khung hình nhỏ hay nội dung file (thường
          Thumbnails
                           dùng để hiển thị file ảnh hay trang web)

     Ví dụ cách thể hiện cửa sổ Windows Explore bằng Thumbnails




5.   Control Panel:
     Control Panel là tập hợp các chương trình con (còn gọi là các Applet) để điều khiển
     các hoạt động của Windows XP. Do tính chất quan trọng của nó nên việc điều chỉnh
     các thông số được quản lý bởi Applet trong Control Panel cần được thực hiện 1 cách
     cNn thận và có ý thức. Các thao tác thử trên Control Panel có dẫn đến treo hệ thống
     (máy tính không thể hoạt động được) hoặc máy chạy không ổn định.
NHẬP MÔN TIN HỌC - 33

N gười sử dụng không có quyền Administrator (quyền cao nhất) sẽ không điều chỉnh
được nhiều thông số của Control Panel vì rất nhiều Applet trong Control Panel đòi hỏi
người dùng phải có quyền Administrator
Thao tác mở cửa sổ Control Panel:
- N hấn thanh trình đơn Start chọn Control Panel (hay nhấn chuột vào bất kỳ nơi nào có
biểu tượng Control Panel)
- Xuất hiện cửa sổ Control Panel như sau:




Bên phải của cửa sổ chứa các applet

                            Applet điều khiển các xác lập màn hình desktop

                            Applet định cấu hình máy in và các thiết bị phần cứng
                            khác

                            Applet định cấu hình card kết nối mạng cục bộ, cấu hình
                            kết nối Internet

                            Applet quản lý các user (người dùng) trên máy

                            Applet cài đặt hay huỷ cài đặt các phần mềm

                            Applet thiết lập các thông số về ngày giờ hệ thống, và
                            cách hiển thị ngày giờ ...

                            Applet cài đặt card âm thanh và các chức năng liên quan

                            Applet cài đặt các phương tiện giao tiếp khác với máy
                            (ngoài bàn phím và chuột)
34 – NHẬP MÔN TIN HỌC

     Vì các bạn mới làm quen với Windows XP, nên trong giáo trình này chỉ hướng dẫn
     các Applet đơn giản trên Control Panel
     N ếu các bạn đã làm quen với các phiên bản trước của Windows, để sử dụng lại giao
     diện Control Panel cũ chọn Switch to Classic View, cửa sổ Control Panel thay đổi như
     sau:




5.1 Điều chỉnh ngày giờ hệ thống (ngày giờ của máy vi tính)
    N hư đã trình bày trong phần trên Applet có tên "Date, Time. Language, and Regional
    Option" thiết lập các thông số về ngày giờ của hệ thống, để làm việc với cửa sổ ngày
    giờ bạn nhấn chuột lên biểu tượng "Date, Time. Language, and Regional Option" cửa
    sổ Control Panel thay đổi như sau:
NHẬP MÔN TIN HỌC - 35

Thay đổi N gày giờ hiện tại
N hấn chọn mục "Change the date and time" xuất hiện để cửa sổ "Date and Time
Properties" như sau:




Trong khung ngày (Date)
- Chọn tháng nhấn chuột vào nút có hình mũi tên                 xuất hiện 1 danh sách để
   chọn lựa.
- Tượng tự đối với năm nhấn chọn mũi tên lên tăng 1 năm hay mũi tên xuống giảm 1
   năm               (còn có thể nhập trực tiếp giá trị năm bằng bàm phím)
- Chọn ngày bằng cách nhấn chuột lên ngày.
- Trong khung giờ (Time): nhập giá trị giờ, phút giây bằng bàn phím hay nhấn nút
   mũi tên lên và xuống để tăng giảm một giá trị.
      Sau đó nhấn OK để chấp nhận các giá trị thay đổi. Ở góc phải trên thanh trình
đơn Task bar giá trị ngày giờ đã thay đổi (để kiểm tra ngày di chuyển chuột đến giá trị
giờ bạn sẽ thấy xuất hiện giá trị ngày)
Lưu ý: Để làm việc với cửa sổ Date and Time Properties bạn có thể nhấn đúp chuột
trên giá trị giờ ở góc phải thanh Task bar.

Thay đổi cách định dạng ngày giờ và ngôn ngữ:
Thay đổi mục này chỉ ảnh hưởng đến các chương trình có định dạng về con số, tiền tệ,
ngày, giờ (ví dụ Microsoft Excel: bảng tính điện tử) còn đối với chương trình soạn
thảo văn bản bình thường thì không thể thấy sự ảnh hưởng của nó.
N hấn chọn mục "Change the format of number, date and time" xuất hiện để cửa sổ
"Regional and Language Options" để thay đổi cách định dạng ngày giờ và ngôn ngữ
của hệ thống .
Trong khung Regional Options
- Chọn nhấn chuột vào nút có hình mũi tên                                      xuất
   hiện 1 danh sách để chọn lựa kiểu định dạng của các nước (Mặc định là English
   (United State) lấy theo tiêu chuNn Mỹ). Khi chọn 1 nước khác các mục bên dưới thể
   hiện kiểu định dạng của nước đó.
- Hoặc tự tạo chế độ mặc định riêng bằng cách nhấn chọn nút nhấn Customize.
36 – NHẬP MÔN TIN HỌC




   Định dạng kiểu số (N umbers):




                                   Ví dụ mẫu về số


                                   Dấu phân cách số lẻ
                                   Số chữ số lẻ
                                   Dấu phân cách hàng đơn vị
                                   Chọn dạng hiển thị (phân cách)
                                   Giá trị âm
                                   Chọn dạng hiển thị (số âm)
                                   Chọn dạng hiển thị (số lẻ)
                                   Dấu phân cách danh sách
                                   Đơn vị đo
NHẬP MÔN TIN HỌC - 37

Trong hầu hết các cửa sổ bạn thường thấy có 3 nút nhấn (OK, Cancel, Apply) ở phía
dưới, công dụng của nó như sau:
- N út OK: chấp nhận giá trị sửa đổi trong 1 cửa sổ và không làm việc với cửa sổ đó
  nữa (đóng cửa sổ)
- N út Cancel: không chấp nhận giá trị sửa đổi và đóng cửa sổ
- N út Apply: áp dụng các giá trị sửa đổi, và tiếp tục làm việc với cửa sổ đó hay tiếp
  tục sửa đổi các giá trị. (Sử dụng trong trường hợp muốn thử sự thể hiện các giá trị
  thay đổi)

Định dạng kiểu tiền tệ (Currency)




                                                           Ví dụ mẫu về tiền tệ


                                                          Ký tự đại diện cho tiền tệ
                                                          Giá trị dương
                                                          Giá trị âm

                                                          Dấu phân cách số lẻ
                                                          Số chữ số lẻ

                                                          Dấu phân cách hàng đơn vị
                                                          Chọn dạng hiển thị (phân cách)




Định dạng kiểu giờ:




                                          Ví dụ mẫu về thời gian

                                          Chọn kiểu hiển thị thời gian
                                          Dấu phân cách giữa giờ, phút, giây
                                          Ký tự đại diện cho 12 giờ trước (từ 0h-12h)
                                          Ký tự đại diện cho 12 giờ sau (từ 12h-24h)
38 – NHẬP MÔN TIN HỌC

     Định dạng kiểu ngày




                                    Ví dụ mẫu về thời gian




                                                    Ví dụ mẫu về ngày (kiểu ngắn)


                                                    Chọn dạng hiển thị ngày (kiểu ngắn)
                                                    Dấu phân cách giữa ngày, tháng, năm


                                                    Ví dụ mẫu về ngày (kiểu chi tiết)


                                                    Chọn dạng hiển thi ngày (kiểu dài)




5.2 Điều chỉnh cách hiển thị màn hình Desktop
    Để làm việc với Applet điều khiển các xác lập màn hình desktop nhấn chuột lên biểu
    tượng "Apperance and Themes" phần bên phải của cửa sổ Control Panel thay đổi sau:
NHẬP MÔN TIN HỌC - 39

Thay đổi themes
N hấn chọn mục "Change the computer’s theme" xuất hiện để cửa sổ "Display
Properties" như sau:




Trong mục Themes chọn các kiểu như:

                                    Themes của Windows XP (hiệu chỉnh)
                                    Chọn Themes hiện tại
                                    Themes của Windows XP
                                    Themes của Windows cổ điển
                                    Chọn Themes trên mạng
                                    Chọn Themes từ đường dẫn

Ví dụ trong mục này nếu chọn Windows Classic (để chuyển giao diện Windows XP
trở về giao diện của Windows trước hệ 97, 98)), công dụng của các nút nhấn như OK,
Cancel, Apply như sau:
- N út OK: chấp nhận giao diện Windows cổ điển và đóng cửa sổ Display Properties
- N út Cancel: không chấp nhận giao diện Windows cổ điển và đóng cửa sổ Display
  Properties
- N út Apply: thay đổi giao diện Windows cổ điển, và tiếp tục làm việc với cửa sổ
  Display Properties mà không đóng cửa sổ lại.

Thay đổi màu nền của màn hình Desktop
N hấn chọn mục "Change the desktop background" xuất hiện để cửa sổ "Display
Properties" như sau:
40 – NHẬP MÔN TIN HỌC




   Trong mục Background chọn 1 hình ảnh trong danh sách hình để hiển thị trên màn
   hình desktop. Khi chọn hình ảnh khác trong danh sách màn hình phía trên minh hoạ
   hình ảnh mới được hiển thị trên màn hình.
   N ếu muốn chọn 1 hình ảnh nào đó có sẵn trên ổ đĩa bạn có thể nhấn nút Browse để tìm
   đường dẫn chọn ảnh muốn hiển thị trên màn hình.
   Ta thấy một số ảnh có kích thước nhỏ hơn kích thước màn hình nên không phủ toàn bộ
   màn hình nền:
   - Lúc đó ta mới có thể thấy màu nền của màn hình, để chọn màu nền màn hình N hấn
     chọn trong mục Color.
   - Để điều chỉnh hình ảnh sao cho có thể phủ toàn bộ màn hình nền bạn chọn trong
     mục Position:
     • Center: hình ảnh hiển thị theo đúng kích thước thật của ảnh
     • Title: hình ảnh hiển thị theo đúng kích thước thật nhưng phần còn lại của màn
       hình nền được phủ thêm sao cho đầy màn hình
     • Strech: hình ảnh được điều chỉnh co giãn sao cho lấp đầy màn hình nền

   Chọn chế độ nghỉ của màn hình Desktop
   Chọn chế độ nghỉ trong mục Screen Saver và quan sát sự thay đổi trên màn hình minh
   hoạ. Muốn chạy thử Sceen Saver trên màn hình lớn nhất nút Preview.
         Trong mục Wait chứa giá trị thời gian để kích hoạt chế độ Screen Saver. Ví dụ
   trên đây là 10 phút, có nghĩa là nếu màn hình nghỉ không làm việc trong vòng 10 phút
   Screen Saver sẽ được kích hoạt.
         Khi đang chạy chế độ Screen Saver muốn trở về màn hình làm việc bình thường
   thao tác đơn giản là di chuyển chuột hay nhấn 1 phím bất kỳ trên bàn phím.
   N hấn chọn mục "Choose a Screen Saver" xuất hiện cửa sổ "Display Properties" sau:
NHẬP MÔN TIN HỌC - 41




Thay đổi kiểu cửa sổ màn hình Desktop
Trong cửa sổ Display Properties chọn ngăn "Appearance" cửa sổ "Display Properties"
thay đổi như sau:
42 – NHẬP MÔN TIN HỌC

  -       Loại Windows hiển thị (Windows and buttons): chọn 1 trong 2 kiểu Windows XP và
          Windows cổ điển (Windows classic style)
  -       Màu của cửa sổ (Color scheme):
              • Default (blue): mặc định cửa sổ xuất hiện có màu xanh dương
              • Olive Green: giao diện Windows xuất hiện có màu xanh ôlưu
              • Silver: giao diện Windows xuất hiện có màu bạc.
  -       Kích cỡ chữ trong cửa sổ (Font size)
              • N ormal: kích cỡ chữ dạng trung bình
              • Large Fonts: kích cỡ chữ dạng lớn
              • Extra large Fonts: kích cỡ chữ dạng lớn hơn (dùng cho những người khiếm
                 thị)
  -       N út nhấn Effect: một số hiệu quả khác trong giao diện Windows
  -       N út nhấn Advanced: để thay đổi những chi tiết trên cửa sổ như: cửa sổ được kích
          hoạt, cửa sổ chưa kích hoạt, thanh trình đơn, thanh trượt ngang, thanh trượt dọc, hộp
          hội thoại, …




      -    3D Objects: đối tượng hiển thị dạng 3 chiều
      -    Active Title Bar: Thanh tiêu đề của cửa sổ đang kích hoạt
      -    Active Window Border: Khung của cửa sổ đang kích hoạt
      -    Application Background: màu nền của ứng dụng
      -    Caption Buttons: tiêu đề của nút nhấn
NHẬP MÔN TIN HỌC - 43

-   Desktop: màn hình nền
-   Icon: biểu tượng
-   Icon Spacing (Horizontal): khoảng cách tính theo chiều ngang
-   Icon Spacing (Vertical): khoảng cách tính theo chiều dọc
-   Inactive Title Bar: Thanh tiêu đề của cửa sổ không được kích hoạt
-   Inactive Window Border: Khung của cửa sổ không được kích hoạt
-   Menu: Thanh trình đơn
-   Message Box: Hộp thông điệp
-   Palette Title: tiêu đề của bảng màu Palette
-   Scrollbar: Thanh trượt (ngang, dọc)
-   Selected Items: Phần tử được chọn
-   ToolTip: Lời giải thích của 1 đối tượng khi di chuyển chuột ngang qua đối tượng
-   Window: màu nền và màu chữ trong cửa sổ

Thay đổi độ phân giải màn hình Desktop
N hấn chọn mục "Change the screen resolution" xuất hiện để cửa sổ "Display
Properties" như sau:




- Giải pháp về màn hình (Screen resolution): có các chế độ sau:
  • 800 by 600 pixels: chiều ngang 800 điểm ảnh chiểu dọc 600 điểm ảnh
  • 1024 by 768 pixels: chiều ngang 1024 điểm ảnh chiểu dọc 768 điểm ảnh
  • 1152 by 864 pixels: chiều ngang 1152 điểm ảnh chiểu dọc 864 điểm ảnh
  • 1280 by 1024 pixels: chiều ngang 1280 điểm ảnh chiểu dọc 1024 điểm ảnh
  • 1600 by 1200 pixels: chiều ngang 1600 điểm ảnh chiểu dọc 1200 điểm ảnh
44 – NHẬP MÔN TIN HỌC

         Khi chọn độ phân giải cao các đối tượng trên màn hình nhỏ đi nên hiển thị được
   nhiều đối tượng, ngược lại với độ phân giải thấp các đối tượng hiển thị lớn hơn nên
   hiển thị ít đối tượng hơn. Độ phân giải của màn hình phụ thuộc vào card màn hình trên
   máy tính.

   - Chất lượng màu sắc (Color quanlity): có các chế độ sau:
      • Medium (16 bit): chế độ trung bình có 16bit
      • High (24 bit): chế độ mịn có 24 bit
      • Highest (32 bit): chế độ mịn nhất có 32 bit
   Khi nhấn nút Apply để thay đổi trực tiếp sự thay đổi, trong mục này Windows sẽ
   thông báo bạn phải chờ 15 giây để Windows hiển thị. (màn hình tắt khoảng 15 giây rồi
   bật trở lại.
NHẬP MÔN TIN HỌC - 45


                     Chương 5: HỆ ĐIỀU HÀNH MS-DOS
1.        Hệ điều hành MS-Dos:
          Hệ điều hành MS – DOS do hãng Microsoft sản xuất, có các chức năng sau:
      -    Tạo giao diện người và máy
      -    So sánh, sao chép, đưa ra, xoá, đổi tên các tập tin trên đĩa
      -    Tổ chức phân chia đĩa (khởi tạo đĩa)
      -    Soạn thảo trên các tập tin văn bản
      -    …
1.1       Các thành phần của MS-Dos:
            ROM Bios (Basic Input Output System): nằm tại ROM chung cho mọi OS trên PC,
            gồm nhiều chương trình con với chức năng:
            - Kiểm tra bộ nhớ và các thiết bị ngoại vi
            - Khởi động hệ điều hành (kiểm tra ổ đĩa sẵn sàng chưa …)
            - Các chương trình điều khiển thiết bị ngoại vi
            Boot record: nằm tại sector đầu tiên của DOS cố định trên rãnh đầu tiên với chức
            năng:
            - Khởi động chương trình nạp 2 module (IO.SYS & MSDOS.SYS)
            io.sys: trên đĩa DOS được Boot record nạp vào bộ nhớ (file Nn) với chức năng
            - Bổ sung và cung cấp những mở rộng cho ROMBIOS
            - Điều khiển đĩa cứng và thiết bị ngoại vi
            - Dễ thay đổi nội dung
            Msdos.sys: trên đĩa DOS được Boot record nạp vào bộ nhớ (file Nn) với chức năng
            - Chứa các chương trình phục vụ không liên quan đến thiết bị I/O
            - Sắp xếp các file, đóng mở file …
            Command.com: trên đĩa DOS được Boot record nạp vào khi cần thiết với chức
            năng
             - Phân tích và xử lý lệnh do người dùng nhập vào
             - Thực hiện file có đuôi BAT
             - Chứa các lệnh thường trú
            External command: đó chính là các file chương trình dạng: *.COM, *.EXE
             - Thực hiện các dịch vụ khi được yêu cầu

1.2 Một số khái niệm cơ bản:
      N ạp Dos hay khởi động máy:
       Muốn khởi động máy ta phải có 1 đĩa hệ thống hay còn gọi là đĩa khởi động, 1 đĩa
       là đĩa hệ thống phải có tối thiểu 3 tập tin io.sys, msdos.sys và command.com
       Có 2 cách khởi động máy:
      - Khởi động từ đĩa mềm (thường có tên là đĩa A) ta làm như sau:
          • Chèn ổ đĩa hệ thống vào ổ A
          • Bật công tắc nguồn và màn hình, chờ đến khi màn hình xuất hiện dấu nhắc
             lệnh A:>
      - Khởi động từ đĩa cứng (thường có tên là đĩa C): ta phải chắc chắn rằng trong ổ
          đĩa A không có đĩa (nếu có đĩa bạn phải lấy đĩa ra khỏi ổ đĩa) sau đó bật công
          tắc nguồn và màn hình chờ đến khi màn hình xuất hiện dấu nhắc lệnh A:>
46 – NHẬP MÔN TIN HỌC

       Tổ chức đĩa:
       - Tên ổ đĩa: hệ điều hành nhận diện ra ổ đĩa cứng thông qua tên của chúng, ổ đĩa
           mềm có tên là A hay B. Các ổ đĩa khác có tên bắt đầu từ C, D, E, …
        - Để thay đổi ổ đĩa làm việc ta chỉ cần gõ tên ổ đĩa cần chuyển đến dấu ‘:’ và gõ
           phím Enter ( )
           Vd: để chuyển sang ổ đĩa C trên dòng lệnh A:>C: ( )

        Cú pháp các lệnh của DOS
        Các lệnh Dos có dạng như sau: tênlệnh [tham số 1[tham số 2…]]
        Ở đây tên lệnh và các tham số phải cách nhau bởi ít nhất một dấu cách (khoảng
        trắng) các tham số có thể chia làm 2 loại:
           + Bắt buộc
           + Không bắt buộc (được đặt trong cặp dấu [])

2. Các lệnh thông dụng của MS-Dos:
2.1 Lệnh nội trú:
    Lệnh nội trú là những lệnh được tải tự động vào bộ nhớ trong khi khởi động máy và có
    mặt thường trực trong bộ nhớ.
        Lệnh xoá màn hình
        Lệnh xoá màn hình và đưa con trỏ màn hình về góc trên bên trái
        Cú pháp: Clr( )

        Lệnh chuyển ổ đĩa hiện thời
        Chuyển sang ổ đĩa làm việc khác
        Cú pháp: D:( ) giả sử chuyển sang ổ đĩa D
        Ví dụ:
                  Trước khi thực hiện lệnh        sau khi thực hiện lệnh
                         A:>C:( )                       C:>
                         C:>D:( )                       D:>
        Lệnh Dir
        Xem nội dung của 1 thư mục, có nghĩa là hiển thị danh sách các tập tin và các thư
        mục con nằm trong thư mục đó.
        Cú pháp: Dir [D:][path][file][/p][/w]
        - Dir là từ khoá (từ quy định sẵn bởi Dos )
        - D là tên ổ đĩa
        - Path là đường dẫn đến thư mục
        - File là tên tập tin cần hiển thị (nếu không tìm thấy máy sẽ hiển thị thông báo
          “File not found”)
        - /p tham số này đưa vào khi muốn xem từng trang màn hình một
        - /w tham số này được dùng khi chỉ muốn xem tên tập tin và tên thư mục
        Ví dụ: giả sử ổ đĩa C là ổ đĩa đang làm việc ta có dấu nhắc Dos C:>
            C:>Dir A:             hiển thị các thư mục và tập tin trong ổ đĩa A
            C:>Dir C:BaiTap hiển thị các thư mục và tập tin trong thư mục C:BaiTap
            C:>Dir C:config.sys hiển thị thông tin về tập tin config.sys
        Lệnh MD
        Tạo thư mục con trong thư mục gốc
        Cú pháp: MD[D:][path]tên thư mục( )
40 giaotrinh nmth
40 giaotrinh nmth
40 giaotrinh nmth
40 giaotrinh nmth
40 giaotrinh nmth
40 giaotrinh nmth
40 giaotrinh nmth
40 giaotrinh nmth
40 giaotrinh nmth
40 giaotrinh nmth

More Related Content

Viewers also liked

Profesionales
ProfesionalesProfesionales
Profesionalesvify2013
 
మణిద్వీప వర్ణన
మణిద్వీప వర్ణనమణిద్వీప వర్ణన
మణిద్వీప వర్ణనSrikanth Poolla
 
Fat loss 4 idiots login
Fat loss 4 idiots loginFat loss 4 idiots login
Fat loss 4 idiots loginlalis304
 
Οικονομίας & Διοίκησης-Ωρολόγια Προγράμματα 2014-15 (ΕΠΑΛ)
Οικονομίας & Διοίκησης-Ωρολόγια Προγράμματα 2014-15 (ΕΠΑΛ)Οικονομίας & Διοίκησης-Ωρολόγια Προγράμματα 2014-15 (ΕΠΑΛ)
Οικονομίας & Διοίκησης-Ωρολόγια Προγράμματα 2014-15 (ΕΠΑΛ)d tampouris
 
Trello for engineering laboratory
Trello for engineering laboratoryTrello for engineering laboratory
Trello for engineering laboratoryJoon Lee
 
Consumibles solucion transfer
Consumibles solucion transferConsumibles solucion transfer
Consumibles solucion transferEmaser
 
V4 tivoli endpoint manager for msp
V4 tivoli endpoint manager for msp V4 tivoli endpoint manager for msp
V4 tivoli endpoint manager for msp Olivier Duval
 
ΑΓΚΙΣΤΡΟ ΣΕΡΡΩΝ
ΑΓΚΙΣΤΡΟ ΣΕΡΡΩΝΑΓΚΙΣΤΡΟ ΣΕΡΡΩΝ
ΑΓΚΙΣΤΡΟ ΣΕΡΡΩΝd tampouris
 
ภาพประกอบพิธีกรรม
ภาพประกอบพิธีกรรมภาพประกอบพิธีกรรม
ภาพประกอบพิธีกรรมThe Vatican
 
2daysmood pulse platform slideshare
2daysmood pulse platform slideshare2daysmood pulse platform slideshare
2daysmood pulse platform slideshareWouter Dirkse
 
Jeti 5024 SOLVENT RTR
Jeti 5024 SOLVENT RTRJeti 5024 SOLVENT RTR
Jeti 5024 SOLVENT RTREmaser
 

Viewers also liked (15)

Profesionales
ProfesionalesProfesionales
Profesionales
 
మణిద్వీప వర్ణన
మణిద్వీప వర్ణనమణిద్వీప వర్ణన
మణిద్వీప వర్ణన
 
Fat loss 4 idiots login
Fat loss 4 idiots loginFat loss 4 idiots login
Fat loss 4 idiots login
 
Οικονομίας & Διοίκησης-Ωρολόγια Προγράμματα 2014-15 (ΕΠΑΛ)
Οικονομίας & Διοίκησης-Ωρολόγια Προγράμματα 2014-15 (ΕΠΑΛ)Οικονομίας & Διοίκησης-Ωρολόγια Προγράμματα 2014-15 (ΕΠΑΛ)
Οικονομίας & Διοίκησης-Ωρολόγια Προγράμματα 2014-15 (ΕΠΑΛ)
 
Trello for engineering laboratory
Trello for engineering laboratoryTrello for engineering laboratory
Trello for engineering laboratory
 
Consumibles solucion transfer
Consumibles solucion transferConsumibles solucion transfer
Consumibles solucion transfer
 
Colette x dp
Colette x dpColette x dp
Colette x dp
 
Examen 3
Examen 3Examen 3
Examen 3
 
Finance&economics
Finance&economicsFinance&economics
Finance&economics
 
Natal 2013
Natal 2013Natal 2013
Natal 2013
 
V4 tivoli endpoint manager for msp
V4 tivoli endpoint manager for msp V4 tivoli endpoint manager for msp
V4 tivoli endpoint manager for msp
 
ΑΓΚΙΣΤΡΟ ΣΕΡΡΩΝ
ΑΓΚΙΣΤΡΟ ΣΕΡΡΩΝΑΓΚΙΣΤΡΟ ΣΕΡΡΩΝ
ΑΓΚΙΣΤΡΟ ΣΕΡΡΩΝ
 
ภาพประกอบพิธีกรรม
ภาพประกอบพิธีกรรมภาพประกอบพิธีกรรม
ภาพประกอบพิธีกรรม
 
2daysmood pulse platform slideshare
2daysmood pulse platform slideshare2daysmood pulse platform slideshare
2daysmood pulse platform slideshare
 
Jeti 5024 SOLVENT RTR
Jeti 5024 SOLVENT RTRJeti 5024 SOLVENT RTR
Jeti 5024 SOLVENT RTR
 

Similar to 40 giaotrinh nmth

Module 1 : Hiểu Biết CNTT Cơ Bản
Module 1 : Hiểu Biết CNTT Cơ BảnModule 1 : Hiểu Biết CNTT Cơ Bản
Module 1 : Hiểu Biết CNTT Cơ BảnLong Nguyen
 
Module 1 Hiểu Biết Về Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản
Module 1   Hiểu Biết Về Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản Module 1   Hiểu Biết Về Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản
Module 1 Hiểu Biết Về Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản vinguyen8596
 
Tai lieu lap trinh plc s7 200 full-01_2011_v1
Tai lieu lap trinh plc s7 200 full-01_2011_v1Tai lieu lap trinh plc s7 200 full-01_2011_v1
Tai lieu lap trinh plc s7 200 full-01_2011_v1cuongcungdfdfdf
 
[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử lí
[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử lí[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử lí
[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử líHong Phuoc Nguyen
 
Vài Lời nói đầu - Sách VHNghĩa
Vài Lời nói đầu - Sách VHNghĩaVài Lời nói đầu - Sách VHNghĩa
Vài Lời nói đầu - Sách VHNghĩaVo Hieu Nghia
 
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cpu
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cpuCấu tạo và nguyên lý hoạt động cpu
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cpubeu09vn
 
Tran Minh Thai Bai Giang Vc
Tran Minh Thai   Bai Giang VcTran Minh Thai   Bai Giang Vc
Tran Minh Thai Bai Giang VcNhat Thien
 
Lớp 6: Bai 4 may tinh va phan mem may tinh
Lớp 6: Bai 4 may tinh va phan mem may tinhLớp 6: Bai 4 may tinh va phan mem may tinh
Lớp 6: Bai 4 may tinh va phan mem may tinhHeo_Con049
 
He dieu hanh_unix
He dieu hanh_unixHe dieu hanh_unix
He dieu hanh_unixtinhban269
 
hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng sscnc
hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng sscnchướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng sscnc
hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng sscncCadcamcnc Học
 
Cấu Trúc Máy Tính.pdf
Cấu Trúc Máy Tính.pdfCấu Trúc Máy Tính.pdf
Cấu Trúc Máy Tính.pdfPhamThao955982
 
Tailieu.vncty.com bao cao mang may tinh va internet
Tailieu.vncty.com   bao cao mang may tinh va internetTailieu.vncty.com   bao cao mang may tinh va internet
Tailieu.vncty.com bao cao mang may tinh va internetTrần Đức Anh
 

Similar to 40 giaotrinh nmth (20)

Decuongmon tinhoccoban
Decuongmon tinhoccobanDecuongmon tinhoccoban
Decuongmon tinhoccoban
 
Decuongmon tinhoccoban
Decuongmon tinhoccobanDecuongmon tinhoccoban
Decuongmon tinhoccoban
 
Module 1 : Hiểu Biết CNTT Cơ Bản
Module 1 : Hiểu Biết CNTT Cơ BảnModule 1 : Hiểu Biết CNTT Cơ Bản
Module 1 : Hiểu Biết CNTT Cơ Bản
 
Module 1 Hiểu Biết Về Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản
Module 1   Hiểu Biết Về Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản Module 1   Hiểu Biết Về Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản
Module 1 Hiểu Biết Về Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản
 
Chuong2 nmth
Chuong2 nmthChuong2 nmth
Chuong2 nmth
 
Visual.c
Visual.cVisual.c
Visual.c
 
Mfc Tieng Viet
Mfc Tieng VietMfc Tieng Viet
Mfc Tieng Viet
 
Tai lieu lap trinh plc s7 200 full-01_2011_v1
Tai lieu lap trinh plc s7 200 full-01_2011_v1Tai lieu lap trinh plc s7 200 full-01_2011_v1
Tai lieu lap trinh plc s7 200 full-01_2011_v1
 
[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử lí
[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử lí[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử lí
[Cntt] bài giảng kĩ thuật vi xử lí
 
Vài Lời nói đầu - Sách VHNghĩa
Vài Lời nói đầu - Sách VHNghĩaVài Lời nói đầu - Sách VHNghĩa
Vài Lời nói đầu - Sách VHNghĩa
 
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cpu
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cpuCấu tạo và nguyên lý hoạt động cpu
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cpu
 
Tran Minh Thai Bai Giang Vc
Tran Minh Thai   Bai Giang VcTran Minh Thai   Bai Giang Vc
Tran Minh Thai Bai Giang Vc
 
Lớp 6: Bai 4 may tinh va phan mem may tinh
Lớp 6: Bai 4 may tinh va phan mem may tinhLớp 6: Bai 4 may tinh va phan mem may tinh
Lớp 6: Bai 4 may tinh va phan mem may tinh
 
He dieu hanh_unix
He dieu hanh_unixHe dieu hanh_unix
He dieu hanh_unix
 
Bai2 tmdt1
Bai2 tmdt1Bai2 tmdt1
Bai2 tmdt1
 
hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng sscnc
hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng sscnchướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng sscnc
hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng sscnc
 
Cấu Trúc Máy Tính.pdf
Cấu Trúc Máy Tính.pdfCấu Trúc Máy Tính.pdf
Cấu Trúc Máy Tính.pdf
 
Bien dich nhan linux
Bien dich nhan linuxBien dich nhan linux
Bien dich nhan linux
 
Tailieu.vncty.com bao cao mang may tinh va internet
Tailieu.vncty.com   bao cao mang may tinh va internetTailieu.vncty.com   bao cao mang may tinh va internet
Tailieu.vncty.com bao cao mang may tinh va internet
 
Winxp
WinxpWinxp
Winxp
 

40 giaotrinh nmth

  • 1. NHẬP MÔN TIN HỌC - 1 Chương 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Thông tin và xử lý thông tin 1 1.1. Thông tin là gì? 1 1.2. Dữ liệu 1 1.3. Xử lý thông tin 1 1.4. Chu trình xử lý thông tin 1 2. Phần cứng, phần mềm và CNTT 2 3. Một số khái niệm cơ bản trong tin học 2 3.1. Máy tính điện tử là gì? 2 Mainframe computer 2 Mini computer 2 PC Personal computer 2 Laptop computer 2 3.2. Dữ liệu của máy tính là gì? 3 3.3. Chương trình là gì? 3 3.4. Mạng máy tính là gì? 3 Chương 2: HỆ THỐNG MÁY TÍNH 1. Phần cứng máy tính 5 1.1. CPU 5 1.2. Bộ nhớ 5 1.3. Các thiết vào ra 6 2. Phần mềm 8 2.1. Phần mềm hệ thống 8 2.2. Phần mềm ứng dụng 8 2.3. Giao diện với người sử dụng 9 2.4. Multimedia 9 3. Biểu điễn thông tin trong máy tính 9 3.1. Các loại hệ đếm 9 3.2. Biểu diễn thông tin trong máy tính 11 3.3. Bộ mã ASCII 12 Chương 3: GIỚI THIỆU WINDOWS 1. Windows là gì? 13 2. Khởi động và thoát khỏi Windows 13 2.1. Khởi động Windows 13 2.2 Thoát khỏi Windows 15 3. Các thành phần trong màn hình Desktop 15 3.1 Thanh tác vụ 16 3.2 Thanh trình đơn Start 16 4. Làm việc với màn hình Destop 19 4.1.Biểu tượng Icon 19 4.2 Thùng rác 22 4.3 Thanh Task bar 23 Chương 4: QUẢN LÝ TẬP TIN TRÊN WINDOWS 1. Tập tin 25 1.1. Tên tập tin 25 1.2. Dung lượng lưu trữ 26
  • 2. 2 – NHẬP MÔN TIN HỌC 1.3. Thư mục và cấu trúc cây của ngăn chứa tập tin 26 1.4. Ổ đĩa 26 1.5. Đường dẫn 26 2. My Computer 27 2.1. Định dạng đĩa 27 2.2. Thao tác trên đĩa 29 3. My Documents 31 4. Windows Explore 32 4.1. Các thao tác thông dụng trên cửa sổ Explore 33 4.2. Thay đổi giao diện của cửa sổ Explore 34 5. Control Panel 35 5.1. Điều chỉnh ngày giờ hệ thống 37 Thay đổi Ngày giờ hiện tại 37 Thay đổi cách định dạng ngày giờ và ngôn ngữ 38 5.2. Điều chỉnh cách hiển thị màn hình Desktop 41 Thay đổi themes 42 Thay đổi màu nền 43 Chọn chế độ nghỉ 44 Thay đổi kiểu cửa sổ 45 Thay đổi độ phân giải 47 Chương 5: HỆ ĐIỀU HÀNH MS-DOS 1. Hệ điều hành MS-Dos 48 1.1. Các thành phần của MS-Dos 48 1.2. Một số khái niệm cơ bản 48 2. Các lệnh thông dụng của MS-Dos 49 2.1. Lệnh nội trú 49 Lệnh xoá màn hình 49 Lệnh chuyển ổ đĩa hiện thời 49 Lệnh Dir 49 Lệnh MD 50 Lệnh CD 50 Lệnh RD 50 Lệnh Copy 50 Lệnh Del 51 Lệnh Type 51 Lệnh Date, Time 52 2.2. Các lệnh ngoại trú 52 Lệnh định dạng đĩa 52 Lệnh Sys 52 Lệnh Attrib 52 Lệnh Diskcopy 53 Lệnh Path 53 Chương 6: VIRUS CÁCH PHÒNG VÀ DIỆT VIRUS 1. Virus và tác hại 54 2. Cách phòng và diệt Virus 54
  • 3. NHẬP MÔN TIN HỌC - 1 Chương 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Thông tin và xử lý thông tin: 1.1 Thông tin là gì? Thông tin là 1 khái niệm chỉ sự hiểu biết nhận thức, mô tả về sự vật, sự việc, sự kiện và hiện tượng mà con người thu nhận được trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, quan sát … Thông tin có thể tạo ra, phát sinh, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. Thông tin cũng có thể bị méo mó sai lệch đi do nhiễu tác động hay do người xuyên tạc. 1.2 Dữ liệu: Dữ liệu (dữ kiện) là vật liệu mang thông tin, sau khi tập hợp lại xử lý sẽ cho ra thông tin. Nói cách khác dữ liệu là nguồn gốc, là vật mang thông tin, vật liệu sản xuất ra thông tin. Thông tin có thể được thể hiện dưới nhiều dạng như: tiếng nói, chữ viết, âm thanh, hình ảnh, có thể là báo cáo, báo biểu, đồ thị, … Vật ghi thông tin có thể là giấy, phim ảnh, băng từ, đĩa hay vật mang thông tin khác trong đó các phương tiện lưu trữ và truyền tin điện tử gọi là vật mang tin. Chúng ta có thể phân loại dữ liệu như sau: - Văn bản (text): sách, báo, truyện, thông báo, thông tư, công văn, … - Các loại số liệu (number): số liệu thống kê … - Âm thanh (sound): tiếng nói, âm nhạc, … - Hình ảnh (image): phim ảnh, tivi, tranh vẽ, camera, … - Đồ hoạ (graphic) Xử lý thông tin: - Mã tin: là việc biểu diễn thông tin dưới dạng vật lý, không thời gian nhất định, thuận tiện cho các phép xử lý khác - Thu thập tin: phép lấy các mã số liệu/ bản tin từ sự vật, sự việc khách quan - Lựa chọn sắp xếp - Lưu trữ số liệu: ghi số liệu (bộ nhớ, đĩa từ, băng từ) - Biến đổi số liệu: các phép tác động lên số liệu tạo nên số liệu sản phNm (phép xử lý thông tin quan trọng) - Truyền dẫn thông tin: gửi các bản tin từ nơi phát đến nơi nhận … Chu trình xử lý thông tin: Mọi quá trình xử lý thông tin bằng máy tính hay bằng con người đều được thực hiện theo 1 chu trình sau: Vào – Xử lý – Ra và Lưu trữ Input – Processing – Output And Storage Quy trình này có thể tóm tắt 1 cách ngắn gọn như sau: trước tiên bạn đưa dữ liệu vào nào đó bằng đầu vào. Sau đó máy tính hay chính bản thân bạn sẽ thực hiện quá trình xử lý để đưa ra thông tin. Thông tin đưa ra dưới dạng dữ liệu ra. N goài dữ liệu vào và ra cũng như quy trình xử lý đều cần phải lưu trữ lại để dùng tiếp cho các lần sau. 2. Phần cứng, phần mềm và CNTT Tất cả thiết bị điện tử của máy tính gọi chung là phần cứng, các chương trình chạy trên máy tính là phần mềm.
  • 4. 2 – NHẬP MÔN TIN HỌC N gười ta thường ví von rằng phần cứng là thể xác và phần mềm là linh hồn (trí tuệ), Việc mua 1 máy tính cũng giống như việc sinh con, còn việc trang bị phần mềm có thể ví như việc nuôi dưỡng và học hành … việc đầu tư phần mềm rất công phu. Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Với quy ước ngầm trong tiếng việt chúng ta có thể hiểu thuật ngữ tin học bao hàm như là CN TT và truyền thông vì thuật ngữ tin học có ưu điểm và ngắn gọn. Trong phần sau chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các bộ phận trong phần cứng và phần mềm. 3. Một số khái niệm cơ bản trong tin học: 3.1 Máy tính điện tử là gì? Máy tính điện tử (computer) là máy xử lý dữ liệu theo nguyên tắc “điều khiển bằng chương trình” do con người lập sẵn nhằm giải quyết 1 công việc nào đó. Máy tính được phân thành 4 loại chính: Mainframe computer (Máy tính lớn): Là máy tính trung tâm loại lớn được chế tạo trong những năm 1950 – 1960, để đáp ứng yêu cầu kế toán và quản lý thông tin của 1 tổ chức lớn. Thuật ngữ Mainframe (hay còn gọi khung máy chính) là máy tính nhiều người dùng và có thể quản lý hàng ngàn thiết bị đầu cuối. Mini computer (Máy tính nhỏ): Là loại máy tính nhiều dùng được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của 1 công ty nhỏ, máy tính Mini này mạnh hơn máy tính cá nhân nhưng không mạnh bằng máy tính lớn, cùng lúc có thể có từ 4 đến 100 người sử dụng. PC – Personal computer (Máy tính cá nhân): Là loại máy tính độc lập được trang bị đầy đủ với các phần mềm hệ thống, tiện ích và ứng dụng, cũng như các thiết bị vào ra và các ngoại vi khác, mà một cá thể cần thiết để thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ. Ý tưởng về điện toán cá nhân, ít nhất cũng đã được bắt đầu nhằm giải phóng các cá thể khỏi sự phụ thuộc vào tiềm năng của máy tính lớn và máy tính mini trước đây vốn bị kiểm soát rất chặt chẽ. Với sự phát triển của điện toán cá nhân, mọi người đã đạt được tự do hơn trong việc lựa chọn các ứng dụng phù hợp với yêu cầu của mình. Trong những năm gần đây, người ta đã tìm thấy nhiều lý do để hợp nhất các máy PC vào trong những mạng truyền thống dữ liệu của nhiều tổ chức, và mục tiêu này có thể đạt được mà không bắt buộc mọi người phải hy sinh quyền tự chủ của mình do điện toán cá nhân mang lại. Các máy PC được trang bị bộ nhớ hiệu suất cao và các bộ vi xử lý Pentium đã có thể đóng vai trò là các trạm công tác chuyên dụng – đó là các máy tính mạnh, tốc độ cao, được thiết kế để cung cấp cho các cán bộ chuyên môn như các nhân viên đồ hoạ, các kỹ sư hoặc các kiến trúc sư, sức mạnh điện toán mà họ cần cho các ứng dụng nhiều tính toán, như công việc thiết kế bằng máy tính chẳng hạn. N gày nay, các máy PC cao cấp có thể quản lý vài ba thiết bị đầu cuối ở xa, nếu chúng có UN IX hay một số hệ điều hành loại nhiều người sử dụng khác.
  • 5. NHẬP MÔN TIN HỌC - 3 Laptop computer (Máy tính xách tay): Một loại máy tính xách tay nhỏ, trọng lượng nhẹ và kích thước nhỏ đến mức có thể đặt trên lòng khi làm việc. Máy laptop nhỏ nhất có trọng lượng dưới sáu Pount, bỏ vừa trong cặp nhỏ, nên được gọi là máy tính notebook. N hững hạn chế của máy laptop làm cho nhiều người không mua nó làm hệ máy chính khi cân nhắc về giá cả, vì các loại laptop thường đắt hơn nhiều so với máy tính để bàn. Palmtop computer: là loại máy tính xách tay nhỏ trọng lượng nhẹ và kích thước nhỏ đặt vừa lòng bàn tay. 3.2 Dữ liệu của máy tính là gì? Dữ liệu của máy tính (Data) là dạng các số liệu được chọn lọc và chuNn hoá để có thể đưa vào xử lý trong chương trình của máy tính Chương trình là gì? Chương trình (Program) là 1 dãy các chỉ thị những chỉ thị, mệnh lệnh được sắp xếp theo một trình tự nhất định, được viết bằng loại ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu được, nhằm hướng dẫn máy tính giải quyết một công việc nào đó Mạng máy tính là gì? Mạng máy tính (N etwork) là tập hợp từ 2 hay nhiều máy tính hay thiết bị xử lý thông tin được kết nối với nhau qua các đường truyền và trao đổi dữ liệu với nhau. Các thành phần: Máy tính: 2 loại máy chủ Server – trạm Workstation Card mạng cho mỗi máy tính: giao tiếp giữa máy tính và đường truyền Đường truyền: hữu tuyến và vô tuyến Thiết bị kết nối mạng: Hub, Switch: liên kết giữa các máy tính và mạng Hệ điều hành mạng Các phần mềm mạng cho máy tính Ứng dụng trên mạng Tài nguyên dùng chung trên mạng Kiến trúc mạng: có 2 kiểu kết nối Điểm – điểm Quảng bá
  • 6. 4 – NHẬP MÔN TIN HỌC Phân loại mạng máy tính: Theo mối quan hệ: Mạng bình đẳng (per – to – per) Mạng khách chủ (client/server) Theo quy mô vật lý LAN (Local Area N etword): mạng cục bộ WAN (Wide Area N etword): mạng diện rộng GAN (Gobal Area N etword): mạng toàn cầu Theo hệ điều hành mạng: UN IX, Windows N T, N etware, Linux Internet: Internet là 1 mạng máy tính có quy mô toàn cầu (GAN ), gồm rất nhiều mạng con và máy tính nối với nhau bằng nhiều loại phương tiện truyền tin. Tài nguyên và dịch vụ chính của Internet: - Trao đổi thông tin: email, chat, điện thoại - Truyền thông tin - Truy cập máy tính từ xa - World Wide Web (www): xem thông tin
  • 7. NHẬP MÔN TIN HỌC - 5 Chương 2: HỆ THỐNG MÁY TÍNH 1. Phần cứng máy tính: 1.1 CPU: đọc lệnh – giải mã lệnh – thực hiện lệnh CPU (Central Processing Unit): thực hiện các phép tính số học và logic, đồng thời điều khiển các quá trình thực hiện các lệnh. CPU có 3 bộ phận chính: - Khối tính toán số học và logic: ALU (Arithmetic Logic Unit) thực hiện hầu hết các thao tác các phép tính quan trọng của hệ thống: • Các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia, …) • Các phép toán logic (And, Or, N ot, Xor) • Phép tính quan hệ (so sánh hơn >, nhỏ hơn <, bằng =) - Khối điều khiển: CU (Control Unit) quyết định dãy thao tác cần phải làm đối với hệ thống bằng cách tạo ra các tín hiệu điều khiển mọi công việc - Thanh ghi Các thanh ghi làm nhiệm vụ bộ nhớ trung gian, số thanh ghi không có nhiều khoảng một chục thanh ghi. Chúng được gắn chặt với CPU bằng mạch điện tử với những chức năng cụ thể, chuyên dụng nên tốc độ trao đổi thông tin lớn và các câu lệnh làm việc với thanh ghi được viết ra cũng đơn giản hơn. Vd: Trong CPU của hãng Intel họ 80x86, có 13 thanh ghi 16 bit: AX, BX, CX, DX, SP, BP, SI, DI, CS, DS, ES, SS, IP và Flag (cờ) 1.2 Bộ nhớ: dùng để lưu trữ thông tin bao gồm dữ liệu và chương trình. Bộ nhớ đặc trưng bởi 2 tham số: Dung lượng và thời gian truy cập - Bộ nhớ trong: chứa chương trình và dữ liệu nó gắn liền vói CPU và CPU có thể làm việc ngay Đặc điểm của bộ nhớ trong: • Tốc độ tao đổi thông tin với CPU lớn • Dung lượng bộ nhớ không cao Bộ nhớ trong thường được xây dựng với 2 loại vi mạch nhớ cơ bản • RAM (Random Access Memory): là bộ nhớ mà khi máy tính hoạt động ta có thể ghi vào, đọc ra một cách dễ dàng. Khi cúp điện hoặt tắt máy thì thông tin trong bộ nhớ này mất theo • ROM (Read Only Memory): là bộ nhớ mà ta chỉ có thể đọc thông tin ra, thông tin tồn tại trên ROM là thường xuyên ngay cả khi cúp điện hay tắt máy. Còn việc ghi vào bộ nhớ ROM là công việc của chuyên gia kỹ thuật của nhà sản xuất. Bản thân máy tính không thể thay đổi nội dung của bộ nhớ ROM LOẠI Đọc Ghi Xoá ROM (Read Only Memory) 0 0 RAM (Random Access Memory) - Bộ nhớ ngoài: còn gọi là bộ nhớ phụ Máy tính cần dùng dữ liệu thông tin nào (dữ liệu và chương trình) thì dữ liệu ấy mới được nạp vào bộ nhớ trong (bộ nhớ kiểu RAM) của máy tính để làm việc nhanh hơn
  • 8. 6 – NHẬP MÔN TIN HỌC Bộ nhớ trong máy tính điển hình nhất là: • Đĩa mềm (Floppy disk): dung lượng 1.44MB có 80 rãnh/mặt đĩa, 18 sector/rãnh • Đĩa cứng (Hard disk): bao gồm nhiều đĩa được xếp thành tầng trong 1 vỏ bọc kim loại, mỗi tầng có 2 đầu từ áp vào để đọc và ghi. Trong vỏ bọc kim loại đó có chứa luôn cả động cơ quay đĩa. Đĩa cứng thường được lắp cố định trong máy nhưng hiện nay đã xuất hiện loại đĩa cứng có thể tháo ra. Độ chính xác của đĩa cứng rất cao và dung lượng rất lớn. • Băng từ (Magnetic tape) • Đĩa quang CD (Compact Disk) VCD (Video CD) DVD (Digital Video Disk): loại đĩa phổ dụng hiện nay với phần mềm Multimedia, dung lượng khoảng CD: 650MB hoặc tương đương 300.000 trang sách. DVD: 4.7 GB và 9.4GB CD-R: chỉ ghi được 1 lần CD-RW: là đĩa cho phép ghi xoá đi và ghi lại • Thẻ nhớ (Flash memory) Các thiết vào ra (input – output devices): thiết bị trao đổi thông tin giữa người và máy, máy và máy. Thiết bị vào: được dùng để cung cấp dữ liệu cho bộ vi xử lý máy tính - Bàn phím (Keyboard): thiết bị đầu vào thông dụng nhất hiện nay • N hóm chữ cái, số, các ký tự khác như ! @ # $ % ^ & * ( ) _ + [ ] { } : ; “” ‘’ , . /<>? • Space: để tạo ký tự rỗng (mã ký tự 32 trong bảng mã ASCII) • Enter: xuống dòng mới trong khi đang soạn thảo văn bản • ESC: Escape thường dùng để thoát ra khỏi các chương trình (mã 27 trong bảng mã ASCII) • Phím chức năng F1 … F12: tuỳ theo bối cảnh mà các chức năng khác nhau sẽ thực hiện. • Phím Shift: kết hợp phím Shift với phím chữ cái sẽ cho ta chữ cái hoa • Phím Caplock: N ếu bật đèn Caplock thì gõ phím chữ cái sẽ xuất hiện chữ cái hoa mà không cần kết hợp 2 phím. • Phím N umlock: N ếu bật đèn N umlock thì phím vùng số được dùng nhập các con số rất thuận tiện (giống máy tính tiền) • N goài ra còn có 1 số phím khác như: Ctrl, Alt, Tab, Backspace, … - Chuột (Mouse): thiết bị đầu vào rất phổ biến đặc biệt khi dùng phần mềm Windows Con chuột có loại 2 phím và 3 phím, phím quan trọng nhất là phím bên trái ngay ngón trỏ và dễ dàng di chuyển con trỏ chuột đến vị trí khác bằng thao tác đơn giản là kéo chuột. - Máy quét ảnh (Scanner): đưa ảnh hoặc dữ liệu vào máy tính - Camera số, micro Thiết bị ra: đưa kết quả tính toán - Màn hình (monitor): màn hình là thiết bị ra, màn hình có 2 chế độ: văn bản (text) và đồ hoạ (graphic)
  • 9. NHẬP MÔN TIN HỌC - 7 Điểm nhấp nháy được gọi là con trỏ màn hình (cursor), con trỏ màn hình xác định điểm làm việc trên màn hình. Màn hình chia làm nhiều điểm ảnh (pixel), độ phân giải của màn hình được xác định bằng kích thước chiều ngang x kích thước chiều cao tính theo đơn vị điểm. Độ phân giải càng cao thì ảnh càng mịn. - Máy in (printer): đưa thông tin ra giấy Bộ nhớ input output Bộ điều khiển Bộ lọc số logic CPU Sơ đồ kiến trúc máy tính Tổng quát về quá trình xử lý dữ liệu bằng máy tính điện tử: - Trước tiên phải đưa chương trình cần thực hiện (do con người lập sẵn) vào bộ nhớ của máy - Máy bắt đầu xử lý dữ liệu nhập từ môi trường bên ngoài vào bộ nhớ thông qua 1 thiết bị nhập dữ liệu (thiết bị vào) - Máy thao tác xử lý dữ liệu (theo các mệnh lệnh, chỉ thị của chương trình) và ghi kết quả vào trong bộ nhớ - Đưa kết quả từ bộ nhớ ra môi trường bên ngoài thông qua thiết bị xuất dữ liệu (thiết bị ra) 2. Phần mềm Các chương trình máy tính hay còn gọi là phần mềm điều khiển mọi thao tác của máy tính. Khi máy tính khởi động xong nó luôn ở trong quá trình thực hiện lệnh. Phần mềm chia làm 2 loại: - Hệ điều hành (OS – Operating System) hay gọi là phần mềm hệ thống - Phần mềm ứng dụng (Application Software) 2.1 Phần mềm hệ thống: Một phần quan trọng của phần mềm hệ thống là hệ điều hành: hệ thống các chương trình đảm nhận các chức năng làm môi trường trung gian giữa người sử dụng và phần cứng của máy tính là chương trình khởi động hệ thống máy tính. Tóm lại phần mềm hệ thống là tập hợp các chương trình nhằm đảm bảo các chức năng cơ bản như: - Điều khiển việc thực thi mọi chương trình - Quản lý, phân phối và thu hồi bộ nhớ (cả trong lẫn ngoài) - Điều khiển các thiết bị bao gồm cả việc khởi động máy tính
  • 10. 8 – NHẬP MÔN TIN HỌC - Điều khiển và quản lý việc vào/ra dữ liệu. - Làm nhiệm vụ trung gian ghép nối giữa máy tính và người sử dụng sao cho người sử dụng thấy thuận tiện và hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều hệ điều hành của nhiều hãng khác nhau: DOS, Windows, Unix, Linux, … • DOS (Disk Operating System): khai thác và điều khiển đĩa MS-Dos do hãng Microsoft sản xuất và đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay • Windows: cũng do hãng Microft sản xuất có giao diện đồ hoạ, sử dụng các hình ảnh gợi ý dễ hình dung. Có nhiều thế hệ hệ điều hành Windows đầu tiên là Windows 3.1, 95, 98, 2000, Me, N T, XP. 2.2 Phần mềm ứng dụng Các chương trình ứng dụng hay phần mềm ứng dụng là các chương trình phục vụ cho các ứng dụng cụ thể. Có nhiều loại chương trình ứng dụng khác nhau: - Soạn thảo văn bản: Word, N otepad, … - Bảng tính điện tử: Excel, Lotus, Quattro, … - Thư điện tử: e-mail - Các ngôn ngữ lập trình: C, Pascal, Visual Basic, … - … Chương trình soạn thảo văn bản cho phép biên soạn các văn bản như: hợp đồng, công văn, đơn, thư, … N gôn ngữ lập trình là chương trình sáng tác ra những phần mềm (chương trình) khác của riêng mình. 2.3 Giao diện với người sử dụng: - Dòng lệnh (MS-DOS): MS-DOS là một hệ điều hành bằng các dòng lệnh, nó yêu cầu bạn phải đưa vào các lệnh, các biến, và các cú pháp mới có thễ sử dụng MS-DOS. Cơ chế đơn nhiệm 1 người dùng, không hỗ trợ mạng và các lệnh cơ bản được cài đặt nay trong chương trình hệ thống (lệnh nội trú), các lệnh mở rộng (lệnh ngoại trú) được cài đặt trong chương trình riêng. - Màn hình đồ họa: Các máy tính hiện nay chuyển dần sang các hệ điều hành sử dụng giao diện đồ hoạ GUI (Graphic User Interface). Có khả năng quản lý thiết bị ngoại vi cao, hoạt động theo cơ chế đa nhiệm định thời, có hỗ trợ mạng. Các hệ điều hành Windows của hãng Microsoft là điển hình nhất. Các tài nguyên, tập tin, chương trình … đều được đại diện bằng nút đồ hoạ, các hình tượng … đẹp, dễ gợi cảm thân thiện với con người hơn. Thao tác bằng chuột có những cái nhanh hơn, tiện hơn so với thao tác gõ lệnh như ở hệ điều hành DOS. 2.4 Multimedia: - Media là gì? Là phương tiện truyền thông, phương tiện trao đổi thông tin, phương tiện liên lạc. - Máy tính có hỗ trợ multimedia Ban đầu con người giao tiếp với máy tính qua các dòng lệnh bằng bàn phím và màn hình, ngày nay máy tính đã sử dụng đa phương tiện (Multimedia) là tiếng nói
  • 11. NHẬP MÔN TIN HỌC - 9 âm thanh, ảnh tĩnh, ảnh động, phim video, …để trao đổi thông tin nên máy tính trở nên sinh động và cuốn hút nhiều người hơn. - Các chương trình Mulmedia: nghe nhạc, xem phim, … 3. Biểu điễn thông tin trong máy tính: 3.1 Các loại hệ đếm: số mũ cơ số xác định giá trị định lượng - Hệ thập phân (Decimal): cơ số 10 dùng 10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 vd: 157.2 = 1.102 + 5.101 + 7.100 + 2.10-1 - Hệ nhị phân (Binary): cơ số 2 dùng 2 chữ số: 0, 1 vd: 1, 101, 1001011, … - Hệ cơ số 8 (Octal): dùng 8 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 vd: 12, 5423, 736, … - Hệ cơ số 16 (Hexa): dùng 10 chữ số và 6 chữ cái: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F vd: D450, BA3F, 1234, … - Chuyển đổi và biểu diễn: Đổi hệ đếm bất kỳ - hệ đếm thập phân: 10101 = 1.24 + 0.23 + 1.22 + 0.21 + 1.20 = 21 6A3 = 6.162 + A.161 + 3.160 = 1699 Đổi hệ đếm thập phân – hệ đếm bất kỳ: - Đổi phần nguyên: chia cho 2 lấy số dư, theo chiều ngược - Đổi phần thực: nhân cho 2 lấy phần thương, theo chiều xuôi - Ghép lại vd: 37.25 = 100101.01 * Đổi phần nguyên: 37 37 2 1 18 2 0 9 2 1 4 2 0 2 2 0 1 2 * Đổi phần thập phân: 0.25 0.25 * 2 = 0.5 1 0 0.5 * 2 = 1 - Phép toán trên số nhị phân: Phép cộng: 0+0=0 0+1=1+0=1 1+1=0 N hớ 1 bit lên đơn vị trên 1+1+1=1 N hớ 1 bit lên đơn vị trên
  • 12. 10 – NHẬP MÔN TIN HỌC Phép trừ: 0–0=0 1–0=1 1–1=0 0–1=1 N hớ 1 bit lên đơn vị trên Quy tắc đổi dấu mã bù 2: - Bù tất cả các bit: 0-1, 1-0 - Cộng thêm 1 Vd: 1010 = 0000 01102 - Bù các bit: 1111 1001 - Cộng thêm: 0000 0001 1111 1010 = -1010 Phép nhân: 0*0=0 0*1=0 1*0=0 1*1=1 Phép chia: 0/1 = 0 1/1 = 1 3.3 Biểu diễn thông tin trong máy tính: Tại sao trong máy tính phải dùng mã nhị phân? Đơn giản vì linh kiện và vật liệu điện tử dùng để chế tạo máy tính, bộ nhớ máy tính, … đều chỉ có cách thể hiện bằng 2 trạng thái: đóng và hở mạch điện (ON – OFF) tương ứng với 0 – 1. N gười ta sử dụng 2 trạng thái của 1 cái công tắc là bật – tắt, hoặc 2 trạng thái thông – hở của đèn điện tử của đèn bán dẫn. Tương ứng với 2 trạng thái mạch điện mỗi phần tử nhớ mang 2 giá trị 0 – 1, một phần tử nhớ như thế gọi là 1 bit (binary digit) Làm thế nào để biểu diễn thông tin? Trong mọi trường hợp chúng ta phải quy ước về cách biểu diễn thông tin hay còn gọi là mã hóa thông tin, trong máy tính phải dùng mã có độ dài cố định để mã hoá. Máy tính dùng mã nhị phân nên với độ dài từ mã là n bit ta có thể biểu diễn 2n trạng thái khác nhau ví dụ như: n=4 thì có 24=16 trạng thái thông tin khác nhau: 0000 0001 0010 0011 0100 0101 0110 0111 1000 1001 1010 1011 1100 1101 1110 1111 n=8 thì có 28=256 trạng thái (đơn vị Byte tương ứng với 8 bit) 00000000 00000001 … 11111111 - N ếu dùng 1 byte để biểu diễn số nguyên có dấu thì được từ -128 .. +127 127 = 0111 1111 … 1 = 0000 0001 0 = 0000 0000 -1 = 1111 1111 … -127 = 1000 0001 -128 = 1000 0000
  • 13. NHẬP MÔN TIN HỌC - 11 - N ếu dùng 1 byte để biểu diễn các ký tự chữ cái thì được 256 ký tự • 26 chữ cái latin ‘a’.. ‘z’ • 26 chữ cái hoa ‘A’ .. ‘Z’ • 10 chữ số thập phân ‘0’ .. ‘9’ • Các dấu chấm câu và các ký hiệu khác như: ! ? : ; , . < = > @ # $ % ^ & * ( ) … Đơn vị đo thông tin nhỏ nhất là bit Tên đơn vị đo Viết tắt Dung lượng Bit 1 số nhị phân 0 hoặc 1 Byte B Gồm 8 bit KiloByte KB Gồm 1024 B = 210B MegaByte MB Gồm 1024KB = 210KB GigaByte GB Gồm 1024MB = 210MB TegaByte TB Gồm 1024GB = 210GB 3.4 Bộ mã ASCII: Ban đầu bộ mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange) có 256 ký tự bắt đầu từ mã 0 đến 255 (8 bit), dùng để biểu diễn các ký tự sau: - Các ký tự hiển thị thông dụng có mã từ 32 đến 126 • Chữ cái latin như a-z, A-Z (có mã 97..122, 65..90) • Số thập phân: 0-9 (có mã 48..57) • Các ký tự khác: . , ; : ’ “ + - * ^ … - Các ký tự điều khiển: 32 mã đầu tiên (có mã 0..31) và 1 một mã cuối cùng (có mã 127) dùng để mã hoá các thông tin điều khiển, các mã này dùng cho việc chuyển những thông tin đến màn hình, máy in hay đến 1 máy tính khác. - Các ký tự mở rộng: 128 mã sau (có mã 128..255) đây là phần tuỳ chọn của các nhà chế tạo máy tính và phát triển phần mềm. Vd: Bộ mã mở rộng của IBM dùng cho máy tính dòng IBM Các nhà tin học việt nam đã thay đổi phần mã này để mã hoá cho các ký tự tiếng việt như TCVN 5712 Bộ mã Unicode: 16bit = 216 ký tự N gày nay máy tính đã được toàn cầu hoá, do vậy bộ mã ASCII hạn chế khả năng mã hoá toàn bộ các ngôn ngữ trên thế giới do đó bộ mã Unicode ra đời. đặc điểm của bộ mã Unicode không chứa các ký tự điều khiển mà dành tất cả để mã hoá ký tự.
  • 14. 12 – NHẬP MÔN TIN HỌC Chương 3: GIỚI THIỆU WINDOWS 1 Windows là gì? Theo thời gian phát triển hệ điều hành Windows đã trải qua nhiều thế hệ (theo thuật ngữ tin học còn gọi là các phiên bản) Các thế hệ như hệ điều hành Windows 3.1, Windows 95, Windows 98 thực chất còn dựa trên nền DOS có sử dụng giao diện đồ hoạ. Vì vậy, có thể tìm thấy giao diện DOS ngay trong các Windows này. Hay nói cách khác chúng chưa phải là hệ điều hành hoàn chỉnh độc lập với DOS. Windows 2000, Windows Me, Windows XP, Windows N T là các hệ điều hành hoàn chỉnh, độc lập, không còn dựa trên môi trường DOS. Windows XP là một hệ điều hành đời tiếp theo của Windows 2000 Professional. Tuỳ thuộc vào cấu hình máy cao hay thấp mà sử dụng hệ điều hành nào là hợp lý và hiệu quả. Các hệ điều hành Windows có cấu trúc thiết kế tương tự nhau nên khi đã sử dụng được hệ điều hành này bạn cũng có thể sử dụng được hệ điều hành khác. Lưu ý: sau thuật ngữ Windows phải có chữ “s” có thể diễn giải điều đó Windows là hệ điều hành lấy ý tưởng mỗi công việc được giới hạn thao tác trong 1 khung cửa sổ (window) Trong giáo trình này hướng dẫn dựa trên Windows XP. Thao tác trên chuột Để thao tác trên hệ điều hành Windows điều đầu tiên chúng phải làm quen với con chuột. Con trỏ chuột, thể hiện vị trí chuột Các thao tác trên chuột: Thao tác Thuật ngữ Giải thích thao tác Di chuyển chuột Mouse move kéo chuột đến bất kỳ vị trí nào trong màn hình nhấn nhanh 1 lần chuột trái xuống và thả tay N hấn chuột Click (dùng khi chọn 1 mục hay biểu tượng) nhấn nhanh 1 lần chuột phải xuống và thả tay N hấn chuột phải Right click (dùng để kích hoạt trình đơn) nhấn nhanh 2 lần chuột trái và thả tay (dùng khi N hấp đúp chuột Double click cần kích hoạt một chương trình hay mở ra một ngăn tin,..) nhấn 1 lần chuột trái tiếp tục giữ tay và kéo Rê chuột Drag chuột đến vị trí cần thiết và thả tay 2. Khởi động và thoát khỏi Windows: 2.1 Khởi động Windows: Khi bật máy tính có cài đặt Windows XP sau ít phút bạn thấy màn hình đầu tiên xuất hiện tương tự như sau. Màn hình này theo thuật ngữ tin học được gọi là desktop dùng để chỉ về toàn bộ nền màn hình bao gồm các cửa sổ, các biểu tượng, và các hộp hội thoại đang xuất hiện. N goài ra có thể thay đổi màu sắc và bố trí theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo sở thích của mỗi người
  • 15. NHẬP MÔN TIN HỌC - 13 Các biểu tượng Icon Thanh trình đơn Start Thanh tác vụ Task bar Màn hình desktop của Windows XP Trong Windows người ta thường dùng những hình ảnh gợi cảm liên quan đến chức năng của phần cần thể hiện, ví dụ dùng hình giống cặp táp đựng tài liệu để biểu diễn ngăn chứa tin My Documents. Khi chọn 1 biểu tượng nào đó trên màn hình bằng cách nhấn chuột trái lên biểu tượng đó, màu của biểu tượng sẽ có màu thẫm hơn các biểu tượng khác để giúp ta nhận biết ta đang chọn biểu tượng nào. Muốn bỏ chọn biểu tượng thao tác đơn giản bằng cách nhấn chuột trái ra phía ngoài vùng biểu tượng, màu của biểu tượng sẽ trở lại bình thường. Phía dưới màn hình là thanh trình đơn Start, các biểu tượng Icon, thanh tác vụ Task bar thể hiện các chương trình đang sử dụng. 2.2 Thoát khỏi Windows: Trong trình đơn Start chọn mục Shut Down để tắt hẳn máy. Một cửa sổ xuất hiện nhấn chuột vào mục OK để chấp nhận tắt máy. Máy tính sẽ tự động dọn dẹp các công việc còn dở dang trước khi tắt máy.
  • 16. 14 – NHẬP MÔN TIN HỌC N goài ra còn có các chế độ khác nếu nhấn chuột lên mũi tên trong mục Shut down xuất hiện danh sách các mục sau: - Chế độ Lock Off: kết thúc phiên làm việc của người dùng và tiếp tục làm việc với Windows với người sử dụng mới - Chế độ tự động khởi động lại – Restart: kết thúc phiên làm việc của người dùng và tự động khởi động lại Windows - Chế độ nghỉ – Stand by: duy trì phiên làm việc của người dùng, giữ máy tính ở chế độ nghỉ với mức tiêu hao năng lượng thấp nhất (không lưu dữ liệu trên đĩa cứng vì thế nếu tắt máy tất cả dữ liệu sẽ bị mất). Khi cần làm việc lại chỉ cần di chuyển chuột hay nhấn 1 phím bất kỳ trên bàn phím không tốn kém thời gian khởi động, không phí năng lượng. - Chế độ không hoạt động – Hibernate: Lưu phiên làm việc của người dùng trên đĩa cứng vì thế có thể tắt máy. Màn hình desktop sẽ trở lại trạng thái trước khi Hibernate trong lần khởi động Windows sau. 3. Các thành phần trong màn hình Desktop Chứa các thông tin cơ bản tổng thể về những gì nằm trên máy tính của bạn bắt đầu từ các ổ đĩa (mềm, cứng, CD,VCD, …), các ngăn con như Control panel, thùng rác, các chương trình cơ bản… Là một ngăn đặc biệt được Windows tạo sẵn ngầm định cho phép người sử dụng cất các tư liệu vào đấy. là ngăn chứa rác hay nói các khác chứa những gì mà bạn xoá đi. Tuy bạn xoá các tập tin nhưng vẫn có thể lấy lại chúng để sử dụng với điều kiện bạn chưa đổ rác.
  • 17. NHẬP MÔN TIN HỌC - 15 3.1 Thanh tác vụ (Task bar): Thanh tác vụ là thanh chứa trình đơn Start, thường nằm ở cuối màn hình vì bạn có thể thay đổi vị trí của nó. Thanh Task bar còn chứa các biểu tượng tượng trưng cho: - Các phần mềm thường được sử dụng nhất - Các phần mềm đang sử dụng - N găn chứa các phần mềm khởi động cùng Windows Phần mềm đang sử dụng Phần mềm thường sử dụng Phần mềm khởi động cùng Windows 3.2 Thanh trình đơn Start Sau khi nhấn chuột vào mục Start trên thanh Task bar xuất hiện thanh trình đơn như sau: Các ngăn chứa đặt biệt Thiết lập hệ thống Các phần mềm thường được sử dụng Tất cả phần mềm đã cài đặt chế độ tắt máy Thanh trình đơn All Program: chứa tất cả phần mềm (chương trình) được cài đặt trong máy tính. Thông thường khi bạn cài đặt bất cứ chương trình nào vào Windows thì sẽ xuất hiện tên và biểu tượng tương ứng của chương trình đó trong mục All Programs. Muốn thực thi chương trình bạn di chuyển chuột vào các chương trình và nhấn chuột. Đối với các mục có mục con, tiếp tục nhấn chuột để xuất hiện danh sách các chương trình
  • 18. 16 – NHẬP MÔN TIN HỌC Ví dụ: Để mở chương trình máy tính tiền Calculator ta có lần theo các muc sau: Sau khi nhấn chuột trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ như sau: Trước khi tìm hiểu về các ứng dụng chúng ta làm quen với các khái niệm và cấu trúc 1 cửa sổ trong hệ điều hành Windows XP.
  • 19. NHẬP MÔN TIN HỌC - 17 Cửa sổ (window) và các thành phần cấu tạo Cửa sổ window là 1 hình chữ nhật chứa nhiều phần cần thiết để làm việc. Tất cả các cửa sổ đều có tối thiểu các thành phần cơ bản như sau. Ví dụ cửa sổ trong phần mềm soạn thảo văn bản có tên là N otpad Thanh tiêu đề Thanh trình đơn N út thu nhỏ N út mở to Title bar Menu bar Minimise button Maximise button N út đóng cửa sổ Close button Thanh trượt đứng Con trỏ chuột trong chế độ nhập văn bản Thanh trượt ngang - Thanh tiều đề bao giờ cũng nằm trên cùng của cửa sổ chứa tên của phần mềm ứng dụng (ví dụ ở đây là N otepad) tên tài liệu (ví dụ ở đây là Untitled) - Các nút nhấn: N út đóng cửa sổ, nhấn chuột vào nút này cửa sổ sẽ đóng lại cũng có nghĩa là kết thúc chương trình ngoài ra có thể nhấn Alt+F4 N út thu nhỏ cửa sổ, nhấn chuột vào nút này sẽ thu nhỏ cửa sổ thành 1 biểu tượng trên thanh tác vụ task bar N út mở to cửa sổ, nhấn chuột vào nút này cửa sổ sẽ được mở to chiếm toàn bộ màn hình N út phục hồi lại kích thước cũ sau khi thay đổi kích cỡ của cửa sổ. - Thanh trình đơn chứa nhiều mục khác nhau, khi nhấn chuột vào 1 mục nào đó (ví dụ ở đây là mục File) chương trình mở ra 1 bảng các mục con trong mục đó để bạn chọn mục cần thiết. Mở tài liệu mới (có thể dùng Ctrl+N ) Mở tài liệu đã có (có thể dùng Ctrl+O) Lưu tài liệu vào đĩa (có thể dùng Ctrl+S) Lưu tài liệu vào đĩa với tên khác Thiết lập trang in trên giấy In ấn (có thể dùng Ctrl+P) Thoát khỏi chương trình (có thể dùng Alt+F4) - Thanh trượt ngang, đứng: khi tài liệu quá dài không thể hiển thị trên 1 trang vă bản thì thanh trượt xuất hiện, ta có thể kéo thanh trượt qua lại để hiển thị những phần văn bản bị che khuất
  • 20. 18 – NHẬP MÔN TIN HỌC 4. Làm việc với màn hình Destop 4.1 Biểu tượng Icon: Biểu tượng Icon là biểu tượng tượng trưng cho 1 chương trình, vì thế muốn chạy chương trình nào bạn chỉ cần nhấn đúp lên biểu tượng của nó. Thường trên màn hình desktop chứa các Icon của chương trình thường xuyên sử dụng. Thay đổi tên của Icon: N hấn chuột phải lên biểu tượng Icon muốn đổi tên chọn ta thấy xuất hiện trình đơn sau, chọn Rename và nhập tên mới sau đó nhấn chuột ra vùng ngoài (hoặc nhấn Enter trên bàn phím) Thay đổi vị trí các Icon: N hấn chuột phải ở bất kỳ chỗ trống nào trên màn hình desktop ta thấy xuất hiện trình đơn sau: Chọn mục Arrange Icons By xuất hiện các kiểu sắp xếp sau: - N ame: sắp xếp các biểu tượng Icons theo thứ tự alphabet - Size: sắp xếp các biểu tượng Icons theo dung lượng - Type: sắp xếp các biểu tượng thành từng nhóm (theo loại chương trình) - Modified: sắp xếp các biểu tượng để có thể sửa đổi vị trí của chúng bằng cách nhấn rê chuột lên biểu tượng và kéo đến vị trí bất kỳ trên màn hình - Auto Arrange: windows tự động sắp xếp các biểu tượng theo 1 vị trí cố định. - Align to Grid: khi di chuyển các biểu tượng Windows tự động canh các biểu tượng trên 1 lưới Nn để các biểu tượng có khoảng cách bằng nhau.
  • 21. NHẬP MÔN TIN HỌC - 19 Tạo biểu tượng mới: N hấn chuột phải ở bất kỳ chỗ trống nào trên màn hình desktop ta thấy xuất hiện trình đơn sau, chọn mục N ew xuất hiện trình đơn chọn tiếp mục Shorcut Trên màn hình Desktop xuất hiện 1 biểu tượng mới và đồng thời xuất hiện 1 hộp thoại sau: N hấn chuột vào nút Browse xuất hiện cửa sổ để tìm trên máy tính chương trình muốn tạo Icon ở đâu ví dụ (Tạo biểu tượng của chương trình mã hoá tiếng việt VietKey trong ổ đĩa C:Programs FilesVIETKEY2000VKN T.exe) sau khi chọn xong nhấn OK:
  • 22. 20 – NHẬP MÔN TIN HỌC Sau khi đóng cửa sổ Browse For Folder, nhấn nút N ext trong cửa sổ Create Shortcut, cửa sổ thay đổi, trong mục Type a name for this shortcut nhập tên của biểu tượng nếu không muốn lấy tên tập tin có sẵn (Ví dụ nhập tên là VietKey 2000). Sau đó nhấn nút Finish để kết thúc công việc tạo biểu tượng Shortcut. Xoá Icon: N hấn chuột phải lên biểu tượng Icon muốn xoá ta thấy xuất hiện trình đơn giống như trên, chọn Delete xuất hiện hộp thoại xác nhận xoá như sau: Chọn Delete Shortcut để xoá Icon (lưu ý Icon chỉ là biểu tượng của chương trình nên khi xoá icon không có nghĩa là xoá chương trình) Chọn Cacel khi không muốn xoá Icon và đóng hộp thoại này. 4.2 Thùng rác (Recycle Bin) Thùng rác là nơi chứa tất cả những gì (tập tin, thư mục, shortcut, …) mà chúng ta xoá Để làm việc với cửa sổ Recycle Bin nhấn đúp chuột lên biểu tượng trên Recycle Bin trên màn hình Desktop để mở cửa sổ Recycle Bin như sau:
  • 23. NHẬP MÔN TIN HỌC - 21 Tuỳ thuộc và dữ liệu mà các bạn xoá trong thùng rác sẽ thể hiện các dữ liệu khác nhau. - Để phục hồi thao tác xoá của 1 tập tin hay thư mục: chọn tập tin hay thư mục cần phục hồi, nhấn chuột phải xuất hiện trình đơn chọn Restore, khi đó tập tin hay thư mục trở về vị trí trước khi xoá - Để xoá hẳn tập tin hay thư mục ra khỏi máy tính chọn Delete, xuất hiện cửa sổ xác nhận xoá chọn Yes. N goài ra ta có thể làm việc với thùng rác bằng cách nhấn chuột phải lên nó như: Trong trình đơn tắt của Recycle Bin có các mục: - Open: mở cửa sổ làm việc chính của Recycle Bin - Explore: Mở cửa sổ Explore (học ở phần sau) - Empty Recycle Bin: Xoá toàn bộ thùng rác (hay còn gọi là đổ rác) - Create Shortcut: tạo Shorcut (đã học ở phần trên) - Properties: mở cửa sổ thuộc tính của Recycle Bin
  • 24. 22 – NHẬP MÔN TIN HỌC 4.3 Thanh Taskbar: Taskbar: Để làm việc với thanh Taskbar nhấn chuột phải lên thanh Taskbar xuất hiện thanh trình đơn sau, chọn mục Properties xuất hiện cửa sổ “Taskbar and Start Menu Properties” Trong vùng Taskbar appearance có các mục sau: - Lock the taskbar: khóa thanh Taskbar. - Auto-hide the taskbar: tự động Nn thanh taskbar khi khởi động chương trình khác - Keep the taskbar on top of other windows: giữ cho thanh taskbar luôn nằm trên khi chạy (thi hành) các ứng dụng khác trên winodws - Group similar taskbar buttons: nhóm các chương trình ứng dụng giống nhau đang thi hành thành 1 biểu tượng duy nhất trên thanh Taskbar - Show Quick Launch: Xuất hiện các Icon thường dùng trên thanh Taskbar Trong vùng N otification area có các mục sau: - Show the clock: Xuất hiện đồng hồ số trong ngăn góc phải thanh Taskbar (ngăn chứa các chương trình khởi động cùng Window) - Hide inactive icons: Nn các icon không dùng trong ngăn góc phải thanh Taskbar
  • 25. NHẬP MÔN TIN HỌC - 23 Start Menu: Trong cửa sổ “Taskbar and Start Menu Properties” chọn ngăn Start Menu Trong ngăn này có 2 mục chính giới thiệu về các hiển thị thanh trình đơn Start - Mục Start menu: hiển thị thanh trình đơn Start loại mới dễ dàng thao tác trên Internet, email and các chương trình thường xuyên sử dụng - Mục Classis Start menu: hiển thị thanh trình đơn Start loại cổ điển của những phiên bản trước. - N út nhấn Customize: thay đổi giao diện của thanh trình đơn Start theo sở thích riêng của bạn.
  • 26. 24 – NHẬP MÔN TIN HỌC Chương 4: QUẢN LÝ TẬP TIN TRÊN WINDOWS 1. Tập tin (file): Tập hợp các dữ liệu liên quan với nhau được tổ chức lưu trữ trên bộ nhớ ngoài gọi là tập tin (hay còn gọi là file, tệp, tệp dữ liệu, tệp tin). Không như dữ liệu chứa trong RAM, tập tin và dữ liệu chứa trong bộ nhớ ngoài tồn tại ngay cả khi mất điện Một tập tin trong máy tính có thể là: - Một chương trình, - Một tập dữ liệu vàora cho một loạt chương trình nào đó, - Tập tin văn bản chứa dữ liệu có thể đọc được … Tuỳ theo kiểu tập tin mà máy tính có những biểu tượng khác nhau: 1.1 Tên tập tin: Tập tin là đơn vị cơ bản để hệ điều hành quản lý khi lưu trữ còn byte là đơn vị cơ bản để lưu trữ. Để phân biệt các tập tin với nhau người ta đặt tên cho chúng, tên không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Thông thường một tên thường gồm hai phần: phần tên và phần mở rộng cách nhau bởi dấu chấm. Phần tên: được đặt tuỳ ý tuy nhiên nên đặt sao cho tên gợi nhớ và dễ phân biệt giữa các tập tin - Trong hệ điều hành Dos: phần tên có từ 1 đến 8 kí tự, không chấp nhận các trường hợp sau: • Chứa một số kí hiệu như *...? và dấu khoảng cách • Đặt tên trùng với một số từ dành riêng của Dos như Copy, Type,… • Đặt tên trùng với tên logic của các thiết bị: CON , AUX, COM , PRN , … - Trong Windows: có thể dài đến 128 kí tự. Có thể chứa các kí hiệu hay dấu khoảng cách. Cũng có thể đặt tên tiếng Việt nhưng khi sao chép sang máy khác, ổ đĩa khác Windows sẽ không hiểu do đó chỉ nên đặt tên không bỏ dấu tiếng việt. Các ký tự trong phần tên có thể: • Chữ cái latinh từ ‘a’ đến ‘z’, hay ‘A’ đến ‘Z’ • Các chữ số ‘0’ đến ‘9’ • Các ký hiệu khác: ‘$’ ‘@’ ‘!’ ‘^’ ‘{‘ ‘}’ ‘~’ Phần mở rộng: còn gọi là phần đuôi có từ 0 đến 3 ký tự. Thường được quy định sẵn để cho ta biết kiểu dữ liệu của tập tin (do chương trình tự áp đặt). N ếu phần đuôi là: - Doc, txt: tài liệu, văn bản soạn thảo từ Word, Wordpad, N odepad - exe, com: các tệp chương trình chạy được. - jpg, bmp, gif,…: chứa các file hình ảnh Ví dụ: donxinviec.doc baitap1.pas 1.2 Dung lượng lưu trữ: của tập tin còn gọi là kích thước tập tin (size) và được tính theo đơn vị byte. N goài ra hệ điều hành còn quản lý thêm các thông tin khác về tập tin như: - N gày giờ tạo tập tin hay thời điểm sửa đổi cuối cùng - Thuộc tính của tập tin như: chỉ đọc, tập tin Nn …
  • 27. NHẬP MÔN TIN HỌC - 25 1.3 N găn chứa tập tin (thư mục) và cấu trúc cây của ngăn chứa tập tin - Trên đĩa mềm, đĩa cứng có rất nhiều tập tin (hàng trăm đến hàng ngàn tập tin) nếu không tổ chức tốt, công việc tìm kiếm thật khó khăn và vất vả. - Một ngăn chứa có thể chứa nhiều ngăn con và nhiều tập tin, tổ chức như thế có hình tượng giống cấu trúc cây. Mỗi ngăn tương ứng với 1 cành trên cây, mỗi tập tin tương ứng với lá trên cây. Cả cây sẽ có chung 1 gốc (ổ đĩa). - Ví dụ cây thư mục như sau: ổ đĩa C My Documents Van Hoc Ong lao danh ca Truyen kieu Toan Bai tap 1 Baithi.doc Chuong trinh Soan thao van ban Thư mục trong máy tính có duy nhất 1 biểu tượng như: Lưu ý: trong cùng 1 thư mục không có 2 tập tin hay 2 thư mục con có trùng tên nhau 1.4 Ổ đĩa: Trong máy tính có nhiều ổ đĩa: đĩa cứng (hard disk), ổ mềm (floppy disk), ổ CD, … Vì vậy 1 trong những nhiệm vụ của Windows là đặt tên cho các ổ đĩa và quản lý chúng. Tên ổ đĩa cũng rất đơn giản: ổ đĩa mềm có tên là A hay B. Các ổ đĩa khác có tên bắt đầu từ C, D, E, … 1.5 Đường dẫn: Với cấu trúc cây nói trên, đường dẫn là cách ghi đầy đủ chỉ đến nơi ở của một tập tin nào đó hoặc một ngăn trong cây. Tên đường dẫn: là chuỗi các ngăn kết thúc bằng tên tập tin được dùng để chỉ định vị trí chính xác của 1 tập tin có mẫu như sau: [tên ổ đĩa][ tên ngăn][ tên ngăn con][ tên file] Ví dụ: vị trí tập tin baithi.doc có đường dẫn C:My DocumentsToanbaithi.doc 2. My Computer: My Computer là ngăn gốc, ở mức cao nhất chứa các thông tin cơ bản tổng thể về những gì nằm trên máy tính như ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CD …, các ngăn con như Control Panel, Thùng rác (Recylce Bin), các chương trình cơ bản… Để khởi động My Computer bạn có thể chọn 1 trong 2 cách sau: Cách 1: N hấn đúp chuột lên biểu tượng My Computer trên màn hình desktop Cách 2: N hấn chuột lên biểu tượng My Computer trong thanh trình đơn Start
  • 28. 26 – NHẬP MÔN TIN HỌC Có nhiều cách để thể hiện cửa sổ My computer trong trình đơn View, sau khi nhấn chuột nếu cửa sổ của bạn không giống như trên bạn nhấn chọn mục View trên thanh trình đơn và chọn Details trong danh sách sổ xuống. Để xem trong ổ đĩa có những thư mục hay tập tin nào thao tác rất đơn giản là nhấn đúp chuột lên ổ đĩa đó, trong phần này chúng ta chỉ nghiên cứu các thao tác trong My Computer về các ổ đĩa 2.1 Định dạng đĩa (Format): Là tạo (hoặc tái tạo lại) khuôn dạng cho đĩa, lưu ý trong trường hợp đĩa có dữ liệu khi thực hiện việc Format dữ liệu trên đĩa sẽ bị mất. Thao tác: - Chọn ổ đĩa (trong ví dụ là ổ đĩa A) - N hấn chọn mục File trên thanh trình đơn và chọn mục Format trong danh sách sổ xuống (Thao thác này về sau sẽ trình bày đơn giản sau: Chọn FileFormat) - Xuất hiện cửa sổ format như sau:
  • 29. NHẬP MÔN TIN HỌC - 27 Trong cửa sổ Format có các mục sau: • Dung lượng đĩa (Capacity): đĩa mềm có kích thước 3.5” (inch) có dung lượng 1.44MB, có 512bytes trên 1 sector. • Tổ chức thông tin (File system): thực ra khi làm việc với đĩa mềm không có kiểu nào khác ngoài kiểu FAT nhưng đối với đĩa cứng có các cách tổ chức thông tin sau: Hệ điều hành Loại File System hỗ trợ Dos, Windows 95 FAT 16 Windows 98, Windows Me FAT 16, FAT 32 Windows N T, 2000, XP FAT 16, FAT 32, N TFS • Quy định dung lượng (Allocation unit size): chọn chế độ Default allocation size có nghĩa lấy theo dung lượng đĩa thực tế (mặc định) • Đặt tên cho đĩa (Volume label): bạn có thể nhập tên cho đĩa hay để trống • Kiểu định dạng (Format options) . Định dạng nhanh (Quick format): nếu chọn mục này Windows xoá toàn bộ các dữ liệu trên đĩa và không kiểm tra bề mặt đĩa như quá trình định dạng đĩa bình thường . Tạo đĩa khởi động hệ điều hành MS-Dos (Create an MS-Dos start up): định dạng và tự động chép các tập tin để khởi động hệ điều hành MS-Dos - N hấn chọn mục Start để bắt đầu công việc định dạng đĩa mềm. - Chờ khoảng vài phút nếu đĩa định dạng được Windows sẽ thông báo quá trình định dạng đã hoàn tất nhấn chọn nút OK. 2.2 Thao tác trên đĩa: Xem dung lượng của đĩa Khi cài đặt Windows và các chương trình ứng dụng nếu bạn muốn biết dung lượng đĩa cứng hiện tại còn lại bao nhiêu bạn làm như sau: - Chọn đĩa muốn xem dung lượng bằng cách nhấn chuột lên đĩa (đĩa mềm) - Chọn FileProperties trên màn hình xuất hiện cửa sổ Properties như sau: Phần đã sử dụng Phần chưa sử dụng
  • 30. 28 – NHẬP MÔN TIN HỌC Sắp xếp các tập tin trên đĩa (Defragmentation): Khi đĩa có nhiều tập tin (file) bạn muốn sắp xếp lại sao cho có thể đọc chúng 1 cách nhanh nhất. Trong quá trình hoạt động các tập tin được ghi lên đĩa tuỳ theo trạng thái trống của đĩa. Do đó có thể có các phần tử của 1 tập tin không nằm gần nhau trên đĩa. Điều đó có làm cho thời gian đọc tập tin bị kéo dài nên nhiệm vụ của Defragmentation là sắp xếp các phần tử trong cùng tập tin nằm gần nhau hơn. Để Defragmentation ta làm như sau: - Thao tác tương tự như xem dung lượng đĩa sau khi xuất hiện cửa sổ Properties như trên chọn ngăn Tools - N hấn chọn mục Defragment N ow xuất hiện cửa sổ disk Defragmenter như sau, công việc của bạn là chọn ổ đĩa cần phân mảnh và nhấn Defragment.
  • 31. NHẬP MÔN TIN HỌC - 29 Lưu ý: sau 1 thời gian hoạt động, các tập tin trên đĩa thay đổi nên các tập tin lại bị phân mảnh ta phải làm lại thao tác Defragmentation. 3. My Documents: Là một ngăn đặc biệt được Windows tạo sẵn ngầm định cho phép người sử dụng cất các tư liệu. Tất nhiên bạn cũng có thể cất dữ liệu ở những nơi khác trên các ổ đĩa khác nhau của máy tính. Windows cho phép nhiều người sử dụng cùng một máy tính với tên riêng (User name) và mật khNu riêng (Password). Mỗi người này được Windows tạo ra một My Documents riêng khi cài đặt Windows. Tùy theo ý thích, mỗi người có thể thể hiện ngăn này khác nhau thông qua việc đặt tùy chọn trong menu View như Large Icons, Small Icons, List, Details, Thumbnails. Trong My Documents đã được tạo sẵn các ngăn chứa khác bên trong nó: - My Pictures: chứa những file hình ảnh mà bạn lưu giữ - My Webs: chứa các trang Web - My Music: chứa các file âm nhạc mà bạn cần lưu giữ N hư thế khái niệm về tài liệu đã được mở rộng rất nhiều nó không chỉ chứa tài liệu mà còn có thể chứa các phương tiện biểu diễn thông tin khác như âm thanh, hình ảnh, trang web … Để khởi động My Documents bạn có thể chọn 1 trong 2 cách sau: Cách 1: N hấn đúp chuột lên biểu tượng My Documents trên màn hình desktop Cách 2: N hấn chuột lên biểu tượng My Documents trong thanh trình đơn Start Để mở ngăn tài liệu nào thao tác đơn giản là nhấn đúp chuột lên ngăn hay tài liệu muốn mở
  • 32. 30 – NHẬP MÔN TIN HỌC 4. Windows Explore: Là chương trình quản lý bao trùm toàn bộ vùng desktop gồm các phần như: My Documents, My Computer, My N etwork Places. Vì Windows Explore bao trùm lên chúng nên các thao tác thực hiện trên chúng đều có thể thực hiện trên Windows Explore. Để khởi động cửa sổ làm việc Windows Explore ta chọn 1 trong 2 cách sau: Cách 1: N hấn phải chuột lên thanh trình đơn Start chọn mục Explore Cách 2: N hấn phải chuột lên biểu tượng My Computer chọn mục Explore Ở phần trên các bạn đã biết về cây thư mục trong việc tổ chức lưu trữ tập tin trên máy tính. Trong cửa sổ Explore: Bên trái của cửa sổ hiển thị cây thư mục của hệ thống. - Cây thư mục trình bày cấu trúc của một thư mục trên một đĩa, bắt đầu bằng thư mục gốc nằm ở mép trên bên trái của nó. - N hấn dấu ‘+’ kế bên tên thư mục hay ổ đĩa để triển khai cây thư mục, sau khi nhấn dấu ‘+’ sẽ chuyển thành dấu ‘–’. Lưu ý khi một thư mục không có thư mục con sẽ không xuất hiện giống + - N hấn dấu ‘–’ kế bên tên thư mục hay ổ đĩa để thu gọn nhánh cây thư mục, sau khi nhấn dấu ‘–’ sẽ chuyển thành dấu ‘+’ - Khi triển khai cây thư mục nếu các thư mục con bị che khuất ta dùng thanh trượt dọc để xem cây thư mục. Bên phải của cửa sổ liệt kê nội dung của thư mục chọn (hiện hành) bao gồm các tập tin và các thư mục con của thư mục hiện hành.
  • 33. NHẬP MÔN TIN HỌC - 31 4.1 Các thao tác thông dụng trên cửa sổ Explore: Chọn 1 thư mục để làm việc: Di chuyển thanh trượt ở cửa sổ bên trái cho đến khi thấy được thư mục cần làm việc (nếu bị che khuất). N hấn chọn thư mục khi đó cửa sổ bên phải sẽ xuất hiện các thư mục con và tập tin mà nó chứa Chọn nhiều thư mục và tập tin ở cửa sổ bên phải - Chọn 1 file hay 1 thư mục: đơn giản nhấn chuột lên file hay thư mục cần chọn, mỗi lần nhấn chuột chỉ chọn được 1 file hay 1 thư mục duy nhất - Chọn nhiều thư mục và tập tin nằm liền nhau: . N hấn chọn thư mục hay file nằm ở vị trí đầu tiên . Ấn giữ phím Shift trên bàn phím và nhấn chọn thư mục hay file cuối cùng - Chọn nhiều thư mục và tập tin nằm cách quãng: . N hấn chọn thư mục hay file nằm ở vị trí bất kỳ . Ấn giữ phím Ctrl trên bàn phím và nhấn chọn thư mục hay file - Chọn nhiều nhóm các mục . N hấn chọn nhóm đầu tiên (Chọn nhiều thư mục và tập tin nằm liền nhau ) . Ấn giữ phím Ctrl trên bàn phím khi nhấn chọn mục đầu tiên của nhóm thứ 2 . Ấn giữ phím Ctrl + Shift trên bàn phím khi nhấn mục cuối cùng của nhóm thứ 2 - Chọn toàn bộ thư mục và tập tin trong 1 thư mục gốc: Chọn EditSelect All hay Ctrl+A. Tạo một thư mục con mới: là thư mục rỗng không chứa gì - Trên cửa sổ Explore chọn thư mục cha của thư mục muốn tạo - Chọn FileN ewFolder cửa sổ bên phải xuất hiện 1 thư mục mới có tên là “N ew Folder” - N hập tên cho thư mục và nhấn Enter (hay nhấn chuột ra vùng ngoài). Xoá thư mục hay file N hấn chọn tập tin hay thư mục muốn xoá, nhấn phím Delete trên bàn phím Windows xuất hiện thông điệp sau: Ở ví dụ minh hoạ này xoá là tập tin Bai tap, thông điệp xác nhận lại chính xác bạn muốn xoá, nếu bạn muốn xoá nhấn Yes, không xoá nhấn N o. (N ếu muốn xoá nhiều thư mục hay tập tin bạn chọn chúng như phần trên) Khi xoá thư mục hay tập tin nào đó, nó sẽ tồn tại trong thùng rác mà chưa xoá hẳn và có thể phục hồi thao tác xoá.
  • 34. 32 – NHẬP MÔN TIN HỌC Sao chép file hay thư mục: có 2 cách Cách 1: - N hấn chọn file hay thư mục cần sao chép ở cửa sổ bên phải - Chọn EditCopy (hoặc nhấn Ctrl+C trên bàn phím) - N hấn chọn nơi cần sao chép vào (thư mục đích) trong cửa sổ bên trái - Chọn EditPaste (hoặc nhấn Ctrl + V trên bàn phím) Cách 2: - N hấn chọn file hay thư mục cần sao chép ở cửa sổ bên phải - Ấn giữ phím Ctrl - N hấn vào file hay thư mục này rồi kéo sang thư mục đích rồi thả chuột (rê chuột) và thả phím Ctrl Di chuyển file hay thư mục: có 2 cách Cách 1: - N hấn chọn file hay thư mục cần di chuyển ở cửa sổ bên phải - Chọn EditCut (hoặc nhấn Ctrl+X trên bàn phím) - N hấn chọn nơi cần sao chép vào (thư mục đích) trong cửa sổ bên trái - Chọn EditPaste (hoặc nhấn Ctrl + V trên bàn phím) Cách 2: - N hấn chọn file hay thư mục cần di chuyển ở cửa sổ bên phải - N hấn vào file hay thư mục này rồi kéo sang thư mục đích rồi thả chuột (rê chuột) 4.2 Thay đổi giao diện của cửa sổ Explore: Trong mục View của thanh menu có các kiểu hiển thị sau: Kiểu hiển thị Giải thích Tiles Hiển thị các biểu tượng với kích thước lớn Icons Hiển thị các biểu tượng với kích thước nhỏ Hiển thị giống kiểu Icons nhưng các biểu tượng sắp thành 1 List cột từ trên xuống dưới Hiển thị giống kiểu List nhưng có thêm các thông tin về chúng Details như dung lượng, ngày giờ tạo lập Hiện thị trong 1 khung hình nhỏ hay nội dung file (thường Thumbnails dùng để hiển thị file ảnh hay trang web) Ví dụ cách thể hiện cửa sổ Windows Explore bằng Thumbnails 5. Control Panel: Control Panel là tập hợp các chương trình con (còn gọi là các Applet) để điều khiển các hoạt động của Windows XP. Do tính chất quan trọng của nó nên việc điều chỉnh các thông số được quản lý bởi Applet trong Control Panel cần được thực hiện 1 cách cNn thận và có ý thức. Các thao tác thử trên Control Panel có dẫn đến treo hệ thống (máy tính không thể hoạt động được) hoặc máy chạy không ổn định.
  • 35. NHẬP MÔN TIN HỌC - 33 N gười sử dụng không có quyền Administrator (quyền cao nhất) sẽ không điều chỉnh được nhiều thông số của Control Panel vì rất nhiều Applet trong Control Panel đòi hỏi người dùng phải có quyền Administrator Thao tác mở cửa sổ Control Panel: - N hấn thanh trình đơn Start chọn Control Panel (hay nhấn chuột vào bất kỳ nơi nào có biểu tượng Control Panel) - Xuất hiện cửa sổ Control Panel như sau: Bên phải của cửa sổ chứa các applet Applet điều khiển các xác lập màn hình desktop Applet định cấu hình máy in và các thiết bị phần cứng khác Applet định cấu hình card kết nối mạng cục bộ, cấu hình kết nối Internet Applet quản lý các user (người dùng) trên máy Applet cài đặt hay huỷ cài đặt các phần mềm Applet thiết lập các thông số về ngày giờ hệ thống, và cách hiển thị ngày giờ ... Applet cài đặt card âm thanh và các chức năng liên quan Applet cài đặt các phương tiện giao tiếp khác với máy (ngoài bàn phím và chuột)
  • 36. 34 – NHẬP MÔN TIN HỌC Vì các bạn mới làm quen với Windows XP, nên trong giáo trình này chỉ hướng dẫn các Applet đơn giản trên Control Panel N ếu các bạn đã làm quen với các phiên bản trước của Windows, để sử dụng lại giao diện Control Panel cũ chọn Switch to Classic View, cửa sổ Control Panel thay đổi như sau: 5.1 Điều chỉnh ngày giờ hệ thống (ngày giờ của máy vi tính) N hư đã trình bày trong phần trên Applet có tên "Date, Time. Language, and Regional Option" thiết lập các thông số về ngày giờ của hệ thống, để làm việc với cửa sổ ngày giờ bạn nhấn chuột lên biểu tượng "Date, Time. Language, and Regional Option" cửa sổ Control Panel thay đổi như sau:
  • 37. NHẬP MÔN TIN HỌC - 35 Thay đổi N gày giờ hiện tại N hấn chọn mục "Change the date and time" xuất hiện để cửa sổ "Date and Time Properties" như sau: Trong khung ngày (Date) - Chọn tháng nhấn chuột vào nút có hình mũi tên xuất hiện 1 danh sách để chọn lựa. - Tượng tự đối với năm nhấn chọn mũi tên lên tăng 1 năm hay mũi tên xuống giảm 1 năm (còn có thể nhập trực tiếp giá trị năm bằng bàm phím) - Chọn ngày bằng cách nhấn chuột lên ngày. - Trong khung giờ (Time): nhập giá trị giờ, phút giây bằng bàn phím hay nhấn nút mũi tên lên và xuống để tăng giảm một giá trị. Sau đó nhấn OK để chấp nhận các giá trị thay đổi. Ở góc phải trên thanh trình đơn Task bar giá trị ngày giờ đã thay đổi (để kiểm tra ngày di chuyển chuột đến giá trị giờ bạn sẽ thấy xuất hiện giá trị ngày) Lưu ý: Để làm việc với cửa sổ Date and Time Properties bạn có thể nhấn đúp chuột trên giá trị giờ ở góc phải thanh Task bar. Thay đổi cách định dạng ngày giờ và ngôn ngữ: Thay đổi mục này chỉ ảnh hưởng đến các chương trình có định dạng về con số, tiền tệ, ngày, giờ (ví dụ Microsoft Excel: bảng tính điện tử) còn đối với chương trình soạn thảo văn bản bình thường thì không thể thấy sự ảnh hưởng của nó. N hấn chọn mục "Change the format of number, date and time" xuất hiện để cửa sổ "Regional and Language Options" để thay đổi cách định dạng ngày giờ và ngôn ngữ của hệ thống . Trong khung Regional Options - Chọn nhấn chuột vào nút có hình mũi tên xuất hiện 1 danh sách để chọn lựa kiểu định dạng của các nước (Mặc định là English (United State) lấy theo tiêu chuNn Mỹ). Khi chọn 1 nước khác các mục bên dưới thể hiện kiểu định dạng của nước đó. - Hoặc tự tạo chế độ mặc định riêng bằng cách nhấn chọn nút nhấn Customize.
  • 38. 36 – NHẬP MÔN TIN HỌC Định dạng kiểu số (N umbers): Ví dụ mẫu về số Dấu phân cách số lẻ Số chữ số lẻ Dấu phân cách hàng đơn vị Chọn dạng hiển thị (phân cách) Giá trị âm Chọn dạng hiển thị (số âm) Chọn dạng hiển thị (số lẻ) Dấu phân cách danh sách Đơn vị đo
  • 39. NHẬP MÔN TIN HỌC - 37 Trong hầu hết các cửa sổ bạn thường thấy có 3 nút nhấn (OK, Cancel, Apply) ở phía dưới, công dụng của nó như sau: - N út OK: chấp nhận giá trị sửa đổi trong 1 cửa sổ và không làm việc với cửa sổ đó nữa (đóng cửa sổ) - N út Cancel: không chấp nhận giá trị sửa đổi và đóng cửa sổ - N út Apply: áp dụng các giá trị sửa đổi, và tiếp tục làm việc với cửa sổ đó hay tiếp tục sửa đổi các giá trị. (Sử dụng trong trường hợp muốn thử sự thể hiện các giá trị thay đổi) Định dạng kiểu tiền tệ (Currency) Ví dụ mẫu về tiền tệ Ký tự đại diện cho tiền tệ Giá trị dương Giá trị âm Dấu phân cách số lẻ Số chữ số lẻ Dấu phân cách hàng đơn vị Chọn dạng hiển thị (phân cách) Định dạng kiểu giờ: Ví dụ mẫu về thời gian Chọn kiểu hiển thị thời gian Dấu phân cách giữa giờ, phút, giây Ký tự đại diện cho 12 giờ trước (từ 0h-12h) Ký tự đại diện cho 12 giờ sau (từ 12h-24h)
  • 40. 38 – NHẬP MÔN TIN HỌC Định dạng kiểu ngày Ví dụ mẫu về thời gian Ví dụ mẫu về ngày (kiểu ngắn) Chọn dạng hiển thị ngày (kiểu ngắn) Dấu phân cách giữa ngày, tháng, năm Ví dụ mẫu về ngày (kiểu chi tiết) Chọn dạng hiển thi ngày (kiểu dài) 5.2 Điều chỉnh cách hiển thị màn hình Desktop Để làm việc với Applet điều khiển các xác lập màn hình desktop nhấn chuột lên biểu tượng "Apperance and Themes" phần bên phải của cửa sổ Control Panel thay đổi sau:
  • 41. NHẬP MÔN TIN HỌC - 39 Thay đổi themes N hấn chọn mục "Change the computer’s theme" xuất hiện để cửa sổ "Display Properties" như sau: Trong mục Themes chọn các kiểu như: Themes của Windows XP (hiệu chỉnh) Chọn Themes hiện tại Themes của Windows XP Themes của Windows cổ điển Chọn Themes trên mạng Chọn Themes từ đường dẫn Ví dụ trong mục này nếu chọn Windows Classic (để chuyển giao diện Windows XP trở về giao diện của Windows trước hệ 97, 98)), công dụng của các nút nhấn như OK, Cancel, Apply như sau: - N út OK: chấp nhận giao diện Windows cổ điển và đóng cửa sổ Display Properties - N út Cancel: không chấp nhận giao diện Windows cổ điển và đóng cửa sổ Display Properties - N út Apply: thay đổi giao diện Windows cổ điển, và tiếp tục làm việc với cửa sổ Display Properties mà không đóng cửa sổ lại. Thay đổi màu nền của màn hình Desktop N hấn chọn mục "Change the desktop background" xuất hiện để cửa sổ "Display Properties" như sau:
  • 42. 40 – NHẬP MÔN TIN HỌC Trong mục Background chọn 1 hình ảnh trong danh sách hình để hiển thị trên màn hình desktop. Khi chọn hình ảnh khác trong danh sách màn hình phía trên minh hoạ hình ảnh mới được hiển thị trên màn hình. N ếu muốn chọn 1 hình ảnh nào đó có sẵn trên ổ đĩa bạn có thể nhấn nút Browse để tìm đường dẫn chọn ảnh muốn hiển thị trên màn hình. Ta thấy một số ảnh có kích thước nhỏ hơn kích thước màn hình nên không phủ toàn bộ màn hình nền: - Lúc đó ta mới có thể thấy màu nền của màn hình, để chọn màu nền màn hình N hấn chọn trong mục Color. - Để điều chỉnh hình ảnh sao cho có thể phủ toàn bộ màn hình nền bạn chọn trong mục Position: • Center: hình ảnh hiển thị theo đúng kích thước thật của ảnh • Title: hình ảnh hiển thị theo đúng kích thước thật nhưng phần còn lại của màn hình nền được phủ thêm sao cho đầy màn hình • Strech: hình ảnh được điều chỉnh co giãn sao cho lấp đầy màn hình nền Chọn chế độ nghỉ của màn hình Desktop Chọn chế độ nghỉ trong mục Screen Saver và quan sát sự thay đổi trên màn hình minh hoạ. Muốn chạy thử Sceen Saver trên màn hình lớn nhất nút Preview. Trong mục Wait chứa giá trị thời gian để kích hoạt chế độ Screen Saver. Ví dụ trên đây là 10 phút, có nghĩa là nếu màn hình nghỉ không làm việc trong vòng 10 phút Screen Saver sẽ được kích hoạt. Khi đang chạy chế độ Screen Saver muốn trở về màn hình làm việc bình thường thao tác đơn giản là di chuyển chuột hay nhấn 1 phím bất kỳ trên bàn phím. N hấn chọn mục "Choose a Screen Saver" xuất hiện cửa sổ "Display Properties" sau:
  • 43. NHẬP MÔN TIN HỌC - 41 Thay đổi kiểu cửa sổ màn hình Desktop Trong cửa sổ Display Properties chọn ngăn "Appearance" cửa sổ "Display Properties" thay đổi như sau:
  • 44. 42 – NHẬP MÔN TIN HỌC - Loại Windows hiển thị (Windows and buttons): chọn 1 trong 2 kiểu Windows XP và Windows cổ điển (Windows classic style) - Màu của cửa sổ (Color scheme): • Default (blue): mặc định cửa sổ xuất hiện có màu xanh dương • Olive Green: giao diện Windows xuất hiện có màu xanh ôlưu • Silver: giao diện Windows xuất hiện có màu bạc. - Kích cỡ chữ trong cửa sổ (Font size) • N ormal: kích cỡ chữ dạng trung bình • Large Fonts: kích cỡ chữ dạng lớn • Extra large Fonts: kích cỡ chữ dạng lớn hơn (dùng cho những người khiếm thị) - N út nhấn Effect: một số hiệu quả khác trong giao diện Windows - N út nhấn Advanced: để thay đổi những chi tiết trên cửa sổ như: cửa sổ được kích hoạt, cửa sổ chưa kích hoạt, thanh trình đơn, thanh trượt ngang, thanh trượt dọc, hộp hội thoại, … - 3D Objects: đối tượng hiển thị dạng 3 chiều - Active Title Bar: Thanh tiêu đề của cửa sổ đang kích hoạt - Active Window Border: Khung của cửa sổ đang kích hoạt - Application Background: màu nền của ứng dụng - Caption Buttons: tiêu đề của nút nhấn
  • 45. NHẬP MÔN TIN HỌC - 43 - Desktop: màn hình nền - Icon: biểu tượng - Icon Spacing (Horizontal): khoảng cách tính theo chiều ngang - Icon Spacing (Vertical): khoảng cách tính theo chiều dọc - Inactive Title Bar: Thanh tiêu đề của cửa sổ không được kích hoạt - Inactive Window Border: Khung của cửa sổ không được kích hoạt - Menu: Thanh trình đơn - Message Box: Hộp thông điệp - Palette Title: tiêu đề của bảng màu Palette - Scrollbar: Thanh trượt (ngang, dọc) - Selected Items: Phần tử được chọn - ToolTip: Lời giải thích của 1 đối tượng khi di chuyển chuột ngang qua đối tượng - Window: màu nền và màu chữ trong cửa sổ Thay đổi độ phân giải màn hình Desktop N hấn chọn mục "Change the screen resolution" xuất hiện để cửa sổ "Display Properties" như sau: - Giải pháp về màn hình (Screen resolution): có các chế độ sau: • 800 by 600 pixels: chiều ngang 800 điểm ảnh chiểu dọc 600 điểm ảnh • 1024 by 768 pixels: chiều ngang 1024 điểm ảnh chiểu dọc 768 điểm ảnh • 1152 by 864 pixels: chiều ngang 1152 điểm ảnh chiểu dọc 864 điểm ảnh • 1280 by 1024 pixels: chiều ngang 1280 điểm ảnh chiểu dọc 1024 điểm ảnh • 1600 by 1200 pixels: chiều ngang 1600 điểm ảnh chiểu dọc 1200 điểm ảnh
  • 46. 44 – NHẬP MÔN TIN HỌC Khi chọn độ phân giải cao các đối tượng trên màn hình nhỏ đi nên hiển thị được nhiều đối tượng, ngược lại với độ phân giải thấp các đối tượng hiển thị lớn hơn nên hiển thị ít đối tượng hơn. Độ phân giải của màn hình phụ thuộc vào card màn hình trên máy tính. - Chất lượng màu sắc (Color quanlity): có các chế độ sau: • Medium (16 bit): chế độ trung bình có 16bit • High (24 bit): chế độ mịn có 24 bit • Highest (32 bit): chế độ mịn nhất có 32 bit Khi nhấn nút Apply để thay đổi trực tiếp sự thay đổi, trong mục này Windows sẽ thông báo bạn phải chờ 15 giây để Windows hiển thị. (màn hình tắt khoảng 15 giây rồi bật trở lại.
  • 47. NHẬP MÔN TIN HỌC - 45 Chương 5: HỆ ĐIỀU HÀNH MS-DOS 1. Hệ điều hành MS-Dos: Hệ điều hành MS – DOS do hãng Microsoft sản xuất, có các chức năng sau: - Tạo giao diện người và máy - So sánh, sao chép, đưa ra, xoá, đổi tên các tập tin trên đĩa - Tổ chức phân chia đĩa (khởi tạo đĩa) - Soạn thảo trên các tập tin văn bản - … 1.1 Các thành phần của MS-Dos: ROM Bios (Basic Input Output System): nằm tại ROM chung cho mọi OS trên PC, gồm nhiều chương trình con với chức năng: - Kiểm tra bộ nhớ và các thiết bị ngoại vi - Khởi động hệ điều hành (kiểm tra ổ đĩa sẵn sàng chưa …) - Các chương trình điều khiển thiết bị ngoại vi Boot record: nằm tại sector đầu tiên của DOS cố định trên rãnh đầu tiên với chức năng: - Khởi động chương trình nạp 2 module (IO.SYS & MSDOS.SYS) io.sys: trên đĩa DOS được Boot record nạp vào bộ nhớ (file Nn) với chức năng - Bổ sung và cung cấp những mở rộng cho ROMBIOS - Điều khiển đĩa cứng và thiết bị ngoại vi - Dễ thay đổi nội dung Msdos.sys: trên đĩa DOS được Boot record nạp vào bộ nhớ (file Nn) với chức năng - Chứa các chương trình phục vụ không liên quan đến thiết bị I/O - Sắp xếp các file, đóng mở file … Command.com: trên đĩa DOS được Boot record nạp vào khi cần thiết với chức năng - Phân tích và xử lý lệnh do người dùng nhập vào - Thực hiện file có đuôi BAT - Chứa các lệnh thường trú External command: đó chính là các file chương trình dạng: *.COM, *.EXE - Thực hiện các dịch vụ khi được yêu cầu 1.2 Một số khái niệm cơ bản: N ạp Dos hay khởi động máy: Muốn khởi động máy ta phải có 1 đĩa hệ thống hay còn gọi là đĩa khởi động, 1 đĩa là đĩa hệ thống phải có tối thiểu 3 tập tin io.sys, msdos.sys và command.com Có 2 cách khởi động máy: - Khởi động từ đĩa mềm (thường có tên là đĩa A) ta làm như sau: • Chèn ổ đĩa hệ thống vào ổ A • Bật công tắc nguồn và màn hình, chờ đến khi màn hình xuất hiện dấu nhắc lệnh A:> - Khởi động từ đĩa cứng (thường có tên là đĩa C): ta phải chắc chắn rằng trong ổ đĩa A không có đĩa (nếu có đĩa bạn phải lấy đĩa ra khỏi ổ đĩa) sau đó bật công tắc nguồn và màn hình chờ đến khi màn hình xuất hiện dấu nhắc lệnh A:>
  • 48. 46 – NHẬP MÔN TIN HỌC Tổ chức đĩa: - Tên ổ đĩa: hệ điều hành nhận diện ra ổ đĩa cứng thông qua tên của chúng, ổ đĩa mềm có tên là A hay B. Các ổ đĩa khác có tên bắt đầu từ C, D, E, … - Để thay đổi ổ đĩa làm việc ta chỉ cần gõ tên ổ đĩa cần chuyển đến dấu ‘:’ và gõ phím Enter ( ) Vd: để chuyển sang ổ đĩa C trên dòng lệnh A:>C: ( ) Cú pháp các lệnh của DOS Các lệnh Dos có dạng như sau: tênlệnh [tham số 1[tham số 2…]] Ở đây tên lệnh và các tham số phải cách nhau bởi ít nhất một dấu cách (khoảng trắng) các tham số có thể chia làm 2 loại: + Bắt buộc + Không bắt buộc (được đặt trong cặp dấu []) 2. Các lệnh thông dụng của MS-Dos: 2.1 Lệnh nội trú: Lệnh nội trú là những lệnh được tải tự động vào bộ nhớ trong khi khởi động máy và có mặt thường trực trong bộ nhớ. Lệnh xoá màn hình Lệnh xoá màn hình và đưa con trỏ màn hình về góc trên bên trái Cú pháp: Clr( ) Lệnh chuyển ổ đĩa hiện thời Chuyển sang ổ đĩa làm việc khác Cú pháp: D:( ) giả sử chuyển sang ổ đĩa D Ví dụ: Trước khi thực hiện lệnh sau khi thực hiện lệnh A:>C:( ) C:> C:>D:( ) D:> Lệnh Dir Xem nội dung của 1 thư mục, có nghĩa là hiển thị danh sách các tập tin và các thư mục con nằm trong thư mục đó. Cú pháp: Dir [D:][path][file][/p][/w] - Dir là từ khoá (từ quy định sẵn bởi Dos ) - D là tên ổ đĩa - Path là đường dẫn đến thư mục - File là tên tập tin cần hiển thị (nếu không tìm thấy máy sẽ hiển thị thông báo “File not found”) - /p tham số này đưa vào khi muốn xem từng trang màn hình một - /w tham số này được dùng khi chỉ muốn xem tên tập tin và tên thư mục Ví dụ: giả sử ổ đĩa C là ổ đĩa đang làm việc ta có dấu nhắc Dos C:> C:>Dir A: hiển thị các thư mục và tập tin trong ổ đĩa A C:>Dir C:BaiTap hiển thị các thư mục và tập tin trong thư mục C:BaiTap C:>Dir C:config.sys hiển thị thông tin về tập tin config.sys Lệnh MD Tạo thư mục con trong thư mục gốc Cú pháp: MD[D:][path]tên thư mục( )