SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 52
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
TÊN TÁC GIẢ KHÓA LUẬN
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
TÊN TÁC GIẢ KHÓA LUẬN
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật kinh doanh – Mã số 52380101
Người hướng dẫn khoa học: …………………………….
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
i
LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành khoá luận này, tôi chân thành gửi lời cám ơn đến:
Xin chân thành cảm ơn!
ii
LỜI CAM ĐOAN

“Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ
nguồn gốc”
Tác giả khóa luận
(Ký và ghi rõ họ tên người cam đoan)
iii
BẢNG QUY ĐỊNH VIẾT TẮT

Chữ cái viết tắt/ký hiệu Cụm từ đầy đủ
TMĐT Thương mại điện tử
DN Doanh nghiệp
HĐĐT Hợp đồng điện tử
NTD Người tiêu dùng
WTO
World Trade Organization (Tổ chức
Thương mại thế giới)
iv
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
---   ---
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực tập: NGUYỄN VĂN X………MSSV:………………..
Lớp: Luật kinh doanh… Khóa: ……… Hệ: …………………
Đơn vị thực tập: Viết tên Doanh nghiệp/Tổ chức/ Cơ quan vào đây
Đề tài nghiên cứu:
VIẾT TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN VÀO ĐÂY…..
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ & KẾT LUẬN
Tiêu chí đánh giá Nhận xét Đánh giá
(Đạt/không đạt)
A Ghi nhận kết quả thực tập tốt nghiệp
1 Điềm thực tập …….…/100
B Nhận xét đánh giá về quá trình viết khóa luận
2 Tinh thần thái độ
3 Thực hiện kế hoạch làm việc do GVHD
quy định
Nộp khóa luận về khoa
C Nhận xét đánh giá về hình thức và nội dung khóa luận
4 Hình thức khóa luận đã thực hiện
5 Nội dung khóa luận đã thực hiện
v
Kết luận của GVHD
(Cho phép/Không cho phép chấm KL)
Tp.HCM, ngày …… tháng ….. năm……
Người hướng dẫn viết khóa luận
Ghi họ tên người hướng dẫn viết khóa luận với học hàm học vị
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
---   ---
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM KHÓA LUẬN
Sinh viên thực tập: NGUYỄN VĂN X………MSSV:………………..
Lớp: Luật kinh doanh Khóa: …….. Hệ: …………..…………
Đơn vị thực tập: Viết tên Doanh nghiệp/Tổ chức/ Cơ quan vào đây…
Đề tài nghiên cứu:
VIẾT TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN VÀO ĐÂY…..
PHẦN ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN
Tiêu chí đánh giá Điểm
(Tối đa)
Điểm
chấm (1)
Điểm
chấm (2)
A Điểm quá trình
vi
1 Quá trình (GVHD) 2 2 2
B Điểm hình thức khóa luận và tài liệu tham khảo
2 Hình thức khóa luận 0,5
3 Tài liệu tham khảo 0,5
C Điểm nội dung khóa luận
4 Tên đề tài - lý do chọn đề tài – Tình hình nghiên
cứu
0,5
5 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu – kết cấu khóa
luận
0,5
6 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 0,5
7 Cơ sở lý luận và lý thuyết nghiên cứu 1
8 Thực trạng pháp luật 1
9 Thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật 2
10 Nhận xét – Đánh giá – Đề xuất 1
11 Phần kết luận 0,5
Tổng điểm 10
ĐIỂM KHÓA LUẬN (Trung bình cộng điểm 1 & 2)
Tp.HCM, ngày…… tháng…..năm….….
Người chấm phản biện
1. ………………………………
.
2. …………………………………..
vii
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài – Tình hình nghiên cứu.........................................................................1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................3
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu.................................................................................4
4. Kết cấu đề tài .....................................................................................................................5
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ...............................6
1.1. Cơ sở lý luận về hợp đồng thương mại điện tử...............................................................6
1.1.1 Khái niệm về hợp đồng thương mại điện tử.......................................................6
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử ......................................................9
1.2 Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử.................................................................10
1.2.1 Khái niệm pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử.....................................10
1.2.2 Giao kết hợp đồng thương mại điện tử.............................................................11
1.2.3 Vi phạm hợp đồng thương mại điện tử ............................................................16
1.2.4 Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử.................16
CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................19
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TRONG THỰC
TIỄN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .............................................................................19
2.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay 19
2.1.1 Kết quả đạt được...............................................................................................19
2.1.2 Khó khăn, vướng mắc ......................................................................................23
2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hợp đồng điện tử ở nước ta hiện nay................29
2.2.1 Hoàn thiện quy định pháp luật .........................................................................29
2.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hợp đồng thương mại điện tử ở Việt
Nam hiện nay ............................................................................................................31
Tóm tắt Chương 2 .....................................................................................................34
viii
DANH MỤC TÀI LIỆU ...........................................................................................37

1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài – Tình hình nghiên cứu
Sự phát triển và hoàn thiện của kỹ thuật số đã đưa tới cuộc “cách mạng
số hoá”, thúc đẩy sự ra đời của “kinh tế số hoá”, và “xã hội thông tin” mà
thương mại điện tử là một bộ phận hợp thành. Chúng ta đang sống trong thế
giới công nghệ mà ở đó internet đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh
của đời sống. Cùng với sự phát triển của internet, bên cạnh giao dịch thương
mại truyền thống, các giao dịch thương mại điện tử ngày càng phổ biến hơn.
Thương mại điện tử đã ngày càng trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp và
người tiêu dùng. Ngày nay, việc thực hiện các giao dịch thông qua internet đã
trở nên phổ biến,việc giao dịch thông qua các trang web, qua email,… đã trở
nên thông dụng hơn trong đời sống của chúng ta hiện nay. Vì vậy, việc chứng
thực và định danh là cần thiết trong các giao dịch điện tử. Từ đó, giải pháp
được đưa ra là sử dụng hợp đồng điện tử trong các giao dịch này.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông
(Information and Communication Technologies - ICT), các giao dịch điện tử
ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong các giao dịch
điện tử chính là việc ràng buộc trách nhiệm của các bên liên quan và đảm bảo
tính xác thực của các giao dịch. Giao kết hợp đồng thương mại bằng phương
thức điện tử giúp các doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí giao dịch, rút
ngắn được đáng kể thời gian giao kết, dễ dàng tiếp xúc được với các khách
hàng và thị trường trong nước và quốc tế một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Về vấn đề khoảng cách địa lý vốn là trở ngại không nhỏ trong giao kết hợp
đồng truyền thống, nhưng đối với giao kết hợp đồng thương mại bằng phương
thức điện tử điều đó đã được hóa giải.
2
Đối với Việt Nam trong hội nhập quốc tế và mở cửa hiện nay, giao kết
hợp đồng thương mại điện tử không chỉ giúp các doanh nghiệp trong nước có
thể vươn ra thị trường thế giới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ cũng có thể thực hiện được những hợp đồng thương mại có yếu tố
nước ngoài. Việt Nam ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp
lý phù hợp nhằm thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó có cam kết về thúc
đẩy sự phát triển của thương mại điện tử. Các văn bản như Luật Giao dịch
điện tử 2005, Luật thương mại và Luật công nghệ thông tin và nhiều các văn
bản khác. Các văn bản pháp luật này đã tạo môi trường pháp lý quan trọng
cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử.
Trong tình hình thực tiễn tại Việt Nam, việc giao kết hợp đồng thương
mại điện tử phát triển chưa tương xứng, còn ở mức tiềm năng. Sự phức tạp về
mặt công nghệ, sự đầu tư thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, sự thiếu chuyên
nghiệp của đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao, cũng đang là những
khó khăn để giao kết hợp đồng thương mại điện tử . Các quy định trong các
văn bản pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử còn mang tính
tổng quát, quy trình giao kết hợp đồng điện tử còn nhiều vướng mắc. Một số
đề tài nghiên cứu có thể kể đến đó là:
- TS. Trần Văn Biên về “Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam”
- GS.TS Nguyễn Thị Mơ chủ biên, Cuốn “Cẩm nang pháp lý về hợp
đồng điện tử”.
- Lê Văn Thiệp (2016) Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện
nay, Luận án tiến sỹ.
- Nguyễn Nhất Tư (2017) Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật
Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học
3
- Nguyễn Hữu Tính (2010), Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng thương
mại điện tử, Luận văn Thạc Sĩ, Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ.
- TS. Nguyễn Văn Thoan (2013), Báo cáo Tổng quan về công ước liên
hợp quốc về sử dụng chứng từ điện tử trong hợp đồng quốc tế và lợi ích khi
gia nhập công ước, Hà Nội.
- Nguyễn Đức Thông (2014), Hoàn thiện các quy định của pháp luật
Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các
quan hệ thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa, Đại Học Quốc Gia Hà Nội,
Hà Nội.
Tuy nhiên, bất kỳ phương thức giao dịch nào cũng tồn tại những hạn
chế nhất định. Hợp đồng thương mại điện tử cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý
do tính chất đặc thù của loại giao dịch này là không có sự “đối mặt” trực tiếp
của người mua và người bán. Như vậy mới có cơ sở để các bên giải quyết
tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chính vì thế, tác
giả quyết định lựa chọn đề tài " Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử ở
Việt Nam" là một việc làm cần thiết và cấp bách góp phần phát hiện những
hạn chế của pháp luật về hợp đồng TMĐT và những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình thực thi ở Việt Nam, từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật về
hợp đồng TMĐT nói riêng và hệ thống pháp luật thương mại nói chung đồng
thời nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng TMĐT ở Việt Nam.
2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Trong việc nghiên cứu đề tài nhằm nắm rõ và sâu rộng hơn những quy
định của pháp luật về giao dịch hợp đồng thương mại điện tử trong lĩnh vực
thương mại ở Việt Nam và quốc tế. Để từ đó thấy được những thuận lợi, khó
khăn trong quá trình áp dụng pháp luật cũng như trong hoạt đồng giao kết để
tìm ra phương hướng hoàn thiện. Tìm hiểu về những quy định của pháp luật
4
Việt Nam về giao dịch hợp đồng thương mại điện tử và nêu những bất cập đó
để những quy định này trở nên phù hợp hơn, đầy đủ hơn trong việc hướng dẫn
các chủ thể Việt Nam giao kết hợp đồng thương mại điện tử.
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan hệ pháp luật về hợp đồng
thương mại điện tử, thực tiễn áp dụng vầ hợp đồng TMĐT ở nước hiện nay.
Những khó khăn vướng mắc khi áp dụng HĐTMĐT và giải pháp hoàn thiện
về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng.
* Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật về pháp luật về HĐTMĐT theo
quy định của BLDS 2015, Luật giao dịch điện tử 2005 và các văn bản hướng
dẫn thinh hành.
- Đề tài nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật về HĐTMĐT trong
thời gian từ năm 2016 đến năm 2019.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ hơn một số vấn đề
lý luận cơ bản của pháp luật về pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử.
- Đánh giá được thực trạng pháp luật về pháp luật về hợp đồng thương
mại điện tử từ sau khi Luật giao dịch điện tử 2005, Bộ luật dân sự 2015 có
hiệu lực thi hành.
- Đề xuất được một số giải pháp cho các cơ quan xây dựng pháp luật
cũng như các cơ quan áp dụng pháp luật có thể tham khảo cho việc sửa đổi,
bổ sung hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử nói chung và pháp luật về
hợp đồng thương mại điện tử nói riêng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp
luật, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật ở nước ta hiện
nay.
5
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi
mới, đề tài tập trung sử dụng một số phương pháp chủ yếu: phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh. Các phương pháp này được vận dụng trong nhiều
phần khác nhau của khóa luận tốt nghiệp như phân tích làm rõ nội dung, hình
thức của HĐTMĐT theo quy định của pháp luật Việt Nam trong tình hình
hiện nay. Đồng thời sử dụng phương pháp, đối chiếu, thống kê, phân tích số
liệu, kết quả tổng kết và các quan điểm khác nhau để rút ra kết luận, tìm hiểu
nguyên nhân vấn đề và các giải pháp hữu hiệu khắc phục hạn chế.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng thương mại điện tử.
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử
và kiến nghị để nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn ở Việt Nam hiện
nay.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Cơ sở lý luận về hợp đồng thương mại điện tử
1.1.1 Khái niệm về hợp đồng thương mại điện tử
Thương mại điện tử, còn gọi là e-commerce hay EC, là sự mua bán sản
phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy
tính. TMĐT dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý
chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến,
trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)1
, các hệ thống quản lý hàng tồn kho và các hệ
thống tự động thu thập dữ liệu. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về thương
mại điện tử. Tùy vào các quan điểm, khía cạnh khác nhau, phụ thuộc vào góc
độ tiếp cận khi nghiên cứu mà đưa ra các quan điểm mà khái niệm thương
mại điện tử được đưa ra một cách tổng quan. Theo quan điểm truyền thông:
thương mại điện tử là khả năng phân phối sản phẩm, dịch vụ, thông tin hoặc
thanh toán thông qua một mạng ví dụ Internet hay World Wide Web. Tuy
nhiên, trên góc độ về giao tiếp thì thương mại điện tử liên quan đến nhiều
hình thức trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với nhau, giữa khách hàng với
doanh nghiệp và giữa khách hàng với khách hàng. Đối với quan điểm quá
trình kinh doanh: thương mại điện tử bao gồm các hoạt động được hỗ trợ trực
tiếp bởi liên kết mạng2
.
Theo pháp luật Việt Nam. Luật Giao dịch điện tử năm 2005 không đưa
ra khái niệm về TMĐT mà chỉ đưa ra khái niệm về giao dịch điện tử. Theo
1
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i_%C4%91i%E1%BB%87n_t%E1
%BB%AD
2
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i_%C4%91i%E1%BB%87n_t%E1
%BB%AD
7
đó, giao dịch điện tử là “giao dịch được thực hiện bằng phưong tiện điện tử”3
.
“Giao dịch” có thể hiểu là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm
phát sinh, thay đổi chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Đồng thời, khái
niệm phương tiện điện tử cũng được quy định rõ “Phương tiện điện tử là
phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính,
truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự”. Theo đó,
giao dịch điện tử có thể là việc nộp thuế qua mạng, hải quan điện tử, giáo dục
tiếngAnh qua mạng, kể cả thực hiện hợp đồng kinh doanh qua mạng...
Như vậy, có thể thấy TMĐT tại Việt Nam được hiểu theo nghĩa rộng,
bởi vì Luật Giao dịch thương mại điện tử được xây dựng dựa trên nền tảng
của Luật mẫu UNCITRAL về TMĐT. Và theo cách tiếp cận này, internet là
một phương tiện thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử, không đồng nghĩa
với việc xác định TMĐT bắt buộc phải thông qua internet4
. Với góc độ này sẽ
tạo điều kiện cho các DN Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn, giảm bớt bỡ ngỡ và
lúng túng ban đầu. Vào thời điểm này mặc dù internet đã xuất hiện tại Việt
Nam nhưng vẫn chưa phát triển mạnh, do đó phương thức kinh doanh qua
mạng internet toàn cầu được xem như là một bước phát triển mới trong
TMĐT.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, các giao dịch
điện tử và đặc biệt là hợp đồng điện tử cũng hình thành và được sử dụng ngày
càng nhiều trong kinh doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng. Tuy
nhiên, về khái niệm “Hợp đồng điện tử” thì cho đến nay vẫn còn thể hiện sự
khác biệt trong quan niệm của luật pháp các nước cũng như cách hiểu của các
nhà chuyên môn. Theo luật sư Olivier Iteanu, thuộc đoàn luật sư Paris thì Hợp
đồng điện tử được hiểu là “sự gặp gỡ trên mạng viễn thông quốc tế giữa một
lời đề nghị giao kết hợp đồng thể hiện bằng phương tiện nghe nhìn và một lời
3
Xem Luật giao dịch điện tử 2005
4
http://vuahocvalam.com/ky-nang-mem/luat-mau-cua-uncitral-va-luat-giao-dich-dien-tu-cua-mot-so-quoc-
gia-tren-the-gioi-370.html
8
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Sự gặp gỡ này có thể được thể hiện tức
thời nhờ sự trao đổi tương tác”5
.
Theo Ủy ban kinh tế châu Âu của Liên Hợp Quốc (UNECE), hợp đồng
điện tử là hợp đồng nhằm đáp ứng các yêu cầu của các đối tác thương mại
điện tử. Hợp đồng bao gồm các điều khoản cơ bản có thể đảm bảo rằng một
hay nhiều giao dịch thương mại điện tử, sau này có thể ký kết giữa các đối tác
thương mại trong khuôn khổ pháp lý cho phép. Hợp đồng điện tử nhằm đề
cập tới mọi hình thức liên lạc điện tử có thể ký kết các giao dịch thương mại
điện tử6
. Luật Giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005, điều 33 thì định nghĩa
“Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu
theo quy định của Luật này. Trong đó, “Thông điệp dữ liệu” là “thông tin
được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện
tử”7
.
Hợp đồng được luật pháp thừa nhận là một công cụ pháp lý để ghi nhận
quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Theo quy định tại điều 385 của Bộ
luật Dân sự Việt Nam năm 2015 “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về
việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”8
. Quy định này
của Bộ luật dân sự cho thấy rõ rằng hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên
nhằm tiến hành một công việc, một hoạt động hay một hành vi nhất định
nhằm đem lại quyền và lợi ích nhất định cho các bên.
Hợp đồng điện tử có thể được định nghĩa: hợp đồng điện tử là hợp
đồng được thiết lập giữa hai bên hoặc nhiều bên thông qua mạng thông tin
điện tử đạt dưới dạng điện tử nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền và nghĩa vụ của các bên.
5
Nhà pháp luật Việt – Pháp (1999), Khoảng không vũ trụ, mạng không gian và thông tin viễn thông (tiến bộ
khoa học và các vấn đề pháp lý), Kỷ yếu hội thảo Pháp – Việt, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6
Trung tâm Thương mại quốc tế (2002), Bí quyết thương mại điện tử, Phụ lục 3: Hợp đồng thương mại điện
tử của UNECE, Nxb. Thế giới, Hà Nội
7
Quốc Hội (2005), Luật giao dịch điện tử 2005, Hà Nội
8
Xem Điều 385 BLDS 2015
9
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử
Hợp đồng thương mại điện tử cũng là một dạng hợp đồng giống với
hợp đồng truyền thống được quy định tại BLDS 2015. Nhưng có những đặc
điểm riêng mà hợp đồng truyền thống không có.
Một là, về cách thức giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện
tử: Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong
giao kết và thực hiện hợp đồng. Hợp đồng thương mại điện tử cũng là sự thoả
thuận thống nhất ý chí giữa các bên. Về điều này, khoản 2 điều 3 Bộ luật Dân
sự Việt Nam năm 2015 đã khẳng định: Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện,
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam
kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được
chủ thể khác tôn trọng. Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có
quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính
toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó9
.
Hai là, về luật điều chỉnh: Ngoài các quy định chung về hợp đồng trong
Bộ luật Dân sự Hợp đồng điện tử còn chịu sự điều chỉnh của Luật Giao dịch
điện tử, Luật về Giao kết hợp đồng điện tử, Luật về Thương mại điện tử, Luật
về Chữ ký điện tử, …
Ba là, về quy trình giao kết hợp đồng điện tử: Đối với hợp đồng truyền
thống, các bên gặp trực tiếp nhau hay trao đổi với nhau bằng các phương tiện
“giấy tờ”, “vật chất” và ký bằng chữ ký tay để tiến hành việc giao kết Hợp
đồng. Hợp đồng điện tử sẽ được giao kết bằng phương tiện tử và hợp đồng sẽ
được “ký” bằng chữ ký điện tử. Hai phương thức giao kết hoàn toàn khác
9
Xem BLDS 2015
10
nhau sẽ làm phát sinh những điểm khác biệt lớn liên quan đến quy trình giao
kết: việc xác định thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng điện tử sẽ trở nên
khó khăn hơn so với hợp đồng truyền thống vì thời điểm “gửi” và “nhận” một
thông điệp dữ liệu (chính là một chào hàng hay một chấp nhận chào hàng) trở
nên khó xác định trong môi trường điện tử.
Thứ tư, về các chủ thể tham gia vào việc giao kết hợp đồng điện tử:
Trong giao dịch điện tử, ngoài các chủ thể tham gia vào giao kết như đối với
thương mại truyền thống (người bán, người mua, …) đã xuất hiện các bên thứ
ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử. Đó là các nhà cung cấp các
dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Những bên thứ ba
này có nhiệm vụ chuyển đi, lữu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao
dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng có thể đóng vai trò trong việc xác
nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
Với đặc thù được giao kết dưới dạng phi giấy tờ, việc giao kết hợp
đồng điện tử sẽ gặp rủi ro nếu không có các nhà cung cấp dịch vụ mạng và
các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng có
trách nhiệm duy trì hệ thống mạng (mạng nội bộ của doanh nghiệp cũng như
mạng quốc gia) luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt với cơ chế 24/24 giờ. Hệ
thống mạng trục trặc lập tức sẽ ảnh hưởng đến việc giao kết hợp đồng điện tử.
Cơ quan chứng thực chữ ký điện tử sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây
dựng và tạo ra được một cơ chế sao cho các hợp đồng điện tử không thể bị giả
mạo và không thể bị phủ nhận khi tranh chấp phát sinh.
1.2 Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử
1.2.1 Khái niệm pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử
Hợp đồng thương mại điện tử chỉ là trách nhiệm của một cá nhân mà là
của toàn xã hội. Hoạt động về xây dựng và phát triển HĐTMĐT muốn đạt
hiệu quả cao nhất thiết phải được pháp điển hoá thành các quy phạm, các đạo
11
luật. Mặc dù vậy, hiện nay khái niệm pháp luật hợp đồng thương mại điện tử
vẫn còn những cách hiểu khác nhau.
Trong những năm qua, đất nước ta đã và đang tiến hành công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, song song với phát triển kinh tế cũng cần ban hành
các quy định pháp luật trong lĩnh vực TMĐT. Nhận thức rõ vai trò quan trọng
của hoạt động bảo vệ môi trường, các cơ quan NN có thẩm quyền đã hoạch
định, xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh. Có
thể nói rằng, phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể trong từng văn bản pháp
luật, các quan hệ về hợp đồng thương mại điện tử với luật chuyên ngành đã
được xử lý một cách hài hoà và ngày càng mang tính khả thi cao. Thông qua
hoạt động ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật chung và văn bản
pháp luật chuyên ngành khác có quy định về nội dung về HĐTMĐT đã tạo
nên nền tảng pháp lý cơ bản trong hoạt động TMĐT, xây dựng và phát triển
bền vững. Dựa trên các phân tích trên tác giả đưa ra khái niệm pháp luật hợp
đồng thương mại điện tử như sau: Pháp luật hợp đồng thương mại điện tử là
tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể giao kết và thực hiện hợp
đồng TMĐT. Đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân
trong hoạt động hợp đồng TMĐT. Pháp luật hợp đồng thương mại điện tử
được cấu thành bởi hệ thống quy phạm pháp luật được quy định tại nhiều văn
bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Hiến pháp, bộ luật, Luật cho đến
những văn bản hướng dẫn thi hành do Chính phủ, các Bộ, ban ngành hay
chính quyền địa phương ban hành.
1.2.2 Giao kết hợp đồng thương mại điện tử
Giao kết hợp đồng là thuật ngữ được Bộ luật dân sự Việt Nam năm
2015 sử dụng để chỉ việc ký kết hợp đồng. Vì vậy, giao kết hợp đồng điện tử
là quá trình đàm phán, thương thảo, tạo lập và ký kết hợp đồng thông qua trao
12
đổi các dữ liệu điện tử. Các hợp đồng như vậy sẽ được lưu trữ hoàn toàn ở
dạng dữ liệu điện tử10
. Luật Giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005 định nghĩa:
“Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành
một phần hay toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng”. Quá trình
giao kết hợp đồng có thể được thực hiện qua nhiều giao dịch, từ việc quảng
cáo hàng hóa (dịch vụ), chào bán, chào mua hàng hóa (dịch vụ) đến chấp
nhận mua hay bán hàng hóa, dịch vụ đó. Khi một số các giao dịch này hay
toàn bộ các giao dịch này được thực hiện thông qua việc trao đổi dữ liệu (như
trao đổi dưới dạng điện tín, điện báo, fax, thư điện tử…). Thì quá trình đó
được gọi là quá trình giao kết hợp đồng điện tử11
.
* Hình thức thư điện tử:
Các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước…sử dụng thư điện tử để gửi
cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic
mail, viết tắt là e-mail).
Luật thương mại năm 2005, Điều 15 đã có quy định rõ hơn: “Trong
hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn
kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý
tương đương văn bản”12
. Luật Giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005 cụ thể:
“Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ kiệu điện tử,
chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, fax và các hình thức tương tự khác”13
(Điều 10). Luật giao dịch điện tử năm 2005 khẳng định giá trị pháp lý của các
thông điệp dữ liệu điện tử trên là: “Thông tin trong thông điệp dữ liệu không
bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông
10
BLDS 2015
11
Xem Luật Giao dịch điện tử 2005
12
Xem Đièu 15 Luật giao dịch điện tử 2005
13
Xem Đièu 10 Luật giao dịch điện tử 2005
13
điệp dữ liệu” (Điều 11)14
. Nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp về vấn đề này,
đặc biệt, nhằm làm yên lòng các doanh nghiệp cũng như các chủ thể tham gia
giao kết hợp đồng điện tử.
* Hình thức trao đổi dữ liệu điện tử:
Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange viết tắt là EDI) là
việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc”. Theo cách này, sẽ tự động
hoá hoàn toàn không cần đến sự can thiệp của con người. Theo uỷ ban của
Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại Quốc Tế (UNCITRAL), việc trao đổi dữ
liệu điện tử được quy định như sau: “Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc
chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác
bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã đựoc thoả thuận để
cấu trúc thông tin”15
. EDI có thể rút ngắn đáng kể khoảng thời gian từ lúc bắt
đầu giao dịch cho đến khi thanh toán kết thúc, bằng cách gửi đi những thông
tin cần thiết và tránh được sự trùng lặp trong cả quá trình giao dịch.
* Tốc độ truyền tin của điện tử: Hợp đồng TMĐT có tốc độ nhanh. Nhờ
áp dụng các phương tiện điện tử nên các bước trong quá trình giao dịch đều
được tiến hành nhanh hơn.
* Hủy đề nghị giao kết hợp đồng:
- Khách hàng hủy giao dịch: Website thương mại điện tử có cơ chế cho
phép khách hàng rà soát, bổ sung, sửa đổi và xác nhận nội dung giao dịch
trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến để gửi đề nghị giao kết hợp
đồng. Căn cứ vào Khoản 3 Điều 18 Ngị định 52/2013/NĐ - CP TMĐT quy
đinh: “Cho phép khách hàng sau khi rà soát những thông tin nói trên được lựa
chọn hủy giao dịch hoặc xác nhận việc đề nghị giao kết hợp đồng”16
. Có thể
14
Xem Đièu 11 Luật giao dịch điện tử 2005
15
UNCITRAL (1996), Luật mẫu về thương mại điện tử.
16
Khoản 3 Điều 18 Ngị định 52/2013/NĐ - CP TMĐT
14
nói khi khách hàng kiểm tra lại các thông tin trên lời đề nghị giao kết hợp
đồng cảm thấy không phù hợp thì được quyền hủy giao dịch. Khi khách hàng
hủy giao dịch thì đương nhiên lời đề nghị giao kết hợp đồng ban đầu cũng
chấm dứt.
- Bên nhận đề nghị gửi trả lời không chấp nhận đề nghị giao kết: Có thể
nói đây là trường hợp rõ ràng nhất khi lời đề nghị giao dịch trong giao dịch
TMĐT bị chấm dứt. Khoản 1 Điều 19 Nghị định 52/2013/NĐ - CP quy định:
Trả lời đề nghị giao kết hợp đồng: “Trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng phải được thực hiện dưới hình thức phù hợp để
thông tin có thể lưu trữ, in và hiển thị được tại hệ thống thông tin của khách
hàng” 17
. Khi bên nhận được đề nghị giao kết hợp đồng đã trả lời không chấp
nhận giao kết hợp đồng ấy thì coi như lời đề nghị bị chấm dứt. Mọi quyền lời
và nghĩa vụ cũng chấm dứt theo.
- Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận đề nghị trong thời hạn
chờ bên được đề nghị trả lời Khoản 1 Điều 20 Nghị định 52/2013/NĐ - CP
quy định Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng: “Trường hợp thương nhân, tổ
chức, cá nhân bán hàng có công bố thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng,
nếu hết thời hạn này mà khách hàng vẫn không được trả lời thì đề nghị giao
kết hợp đồng của khách hàng chấm dứt hiệu lực”18
.
- Bên đề nghị không nhận được trả lời chấp nhận đề nghị: Khoản 2
Điều 20 Nghị định 52/2013/NĐ - CP quy định rõ trường hợp bên đề nghị
không ghi rõ thời hạn trả lời sẽ được giải quyết như sau: “Trường hợp thương
nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng không công bố rõ thời hạn trả lời đề nghị
giao kết hợp đồng, nếu trong vòng 12 (mười hai) giờ kể từ khi gửi đề nghị
giao kết hợp đồng, khách hàng không nhận được trả lời đề nghị giao kết hợp
17
Khoản 1 Điều 19 Nghị định 52/2013/NĐ - CP
18
Khoản 1 Điều 20 Nghị định 52/2013/NĐ - CP
15
đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng được coi là chấm dứt hiệu
lực”19
.
* Chấp nhận giao kết hợp đồng đến muộn:
Theo khoản 2 Điều 394 Bộ luật dân sự 2015 về thời hạn trả lời chấp
nhận giao kết hợp đồng quy định trường hợp chấp nhận hợp đồng đến muộn.
- Giá trị của thông điệp dữ liệu: Thông điệp dữ liệu là hình thức thông
tin được trao đổi qua phương tiện điện tử trong các giao dịch hợp đồng
thương mại điện tử. Thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu là cơ
sở cho việc thừa nhận các giao dịch thương mại điện tử, thể hiện dưới các
khía cạnh: có thể thay thế văn bản giấy (hoặc văn bản kèm chữ ký), có giá trị
như bản gốc, có giá trị lưu trữ và chứng cứ, xác định trách nhiệm các bên và
thời gian, địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu.
- Chữ ký điện tử: Là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản: word,
excel, pdf, hình ảnh, video…) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu
đó. CKĐT là một công nghệ cho phép xác nhận người gửi và bảo đảm tính
toàn vẹn của thông điệp dữ liệu. Về bản chất, CKĐT tương đương chữ ký tay,
có các thuộc tính như: khả năng nhận dạng một người, tạo tính chắc chắn về
mối quan hệ của người đó với hành vi ký và cho thấy người đó chấp nhận nội
dung tài liệu ký. Có nhiều loại CKĐTkhác nhau như: chữ ký số, chữ ký sinh
trắc học, chữ ký dựa trên số nhận dạng cá nhân (số PIN), chữ ký tạo bằng thẻ
thông minh... Hiện nay, chữ ký số là loại CKĐT được sử dụng phổ biến nhất.
Chữ ký số dựa trên công nghệ mã khóa công khai. Mỗi người dùng chữ ký số
phải có một cặp khóa (keypair), gồm khóa công khai (public key) và khóa bí
mật (private key). Khóa bí mật dùng để tạo chữ ký số. Khóa công khai dùng
để thẩm định chữ ký số hay xác thực người tạo ra chữ ký số đó. Do vậy, việc
19
Khoản 2 Điều 20 Nghị định 52/2013/NĐ - CP
16
sử dụng CKĐTđồng nghĩa với việc mã hóa tài liệu đã được ký kết, nó trở
thành hình thức quan trọng trong văn bản được ký kết.
Chữ ký đã trở nên rất quen thuộc với mọi người nhưng đến nay pháp
luật Việt Nam hiện nay chưa hề có định nghĩa nào về chữ ký nói chung. Tuy
nhiên, liên quan đến khái niệm CKĐTlại được đề cập trong Luật Giao dịch
điện tử năm 2005: Ứng dụng của chữ ký điện tử: Chữ ký số có thể sử dụng
trong các giao dịch thư điện tử, các e-mail, để mua bán hàng trực tuyến, đầu
tư chứng khoán trực tuyến, chuyển tiền ngân hàng, thanh toán trực tuyến mà
không sợ bị đánh cắp tiền như với các tài khoản Visa, Master. Ngoài ra, chữ
ký số cũng có thể dùng để kê khai, nộp thuế trực tuyến, khai báo hải quan và
thông quan trực tuyến mà không phải mất thời gian đi in các tờ khai, đóng
dấu đỏ của công ty rồi đến cơ quan thuế xếp hàng để nộp tờ khai này.
1.2.3 Vi phạm hợp đồng thương mại điện tử
Cũng như hợp đồng truyền thống, việc vi phạm hợp đồng điện tử cũng
được thể hiện từ hành vi vi phạm thủ tục ký kết hợp đồng điện tử cho đến các
hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐĐT. Vi phạm hợp
đồng thương mại điện tử thường bao gồm: Vi phạm các thủ tục và quy trình
khởi tạo các dữ liệu điện tử, Vi phạm các quy định liên quan đến yêu cầu kỹ
thuật như: không có quy trình bảo mật, không có quy định về chữ ký điện tử,
không hướng dẫn khách hàng cách thức trả lời, xác nhận chào hàng, Vi phạm
các quy trình kỹ thuật về tạo lập và sử dụng website bán hàng, Vi phạm các
quy định về thủ tục, quy trình truy cập để mua hàng trên website, Vi phạm
những quy định về kỹ thuật, dẫn đến mắc lỗi trong việc nhập, tạo hay truy cập
dữ liệu điện tử ở khâu đề nghị ký kết hợp đồng, chấp nhận ký kết hợp đồng và
cả thực hiện HĐĐT, Chính những hành vi vi phạm HĐĐT nêu trên đã dẫn
đến tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng điện tử.
1.2.4 Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử
17
Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng nói chung, thực tế là sẽ
khó tránh khỏi những bất đồng, mâu thuẫn tranh chấp giữa các chủ thể. Việc
giải quyết tranh chấp về HĐTMĐT sẽ nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên trong quan hệ pháp luật về hợp đồng thương mại điện
tử nhằm phát triển một nền công nghiệp Dược phát triển ở nước ta trong thời
gian tới.
Tranh chấp về HĐTMĐT nếu xảy ra sẽ khá phức tạp. Sự phức tạp của
các tranh chấp này thể hiện ở chỗ: quan hệ tranh chấp có liên quan đến nhiều
bên bao gồm bên cơ quan, tổ chức mang quyền lực nhà nước (sở y tế, các
bệnh viên, phòng khám...), các tổ chức kinh doanh dược phẩm có thể mang
yếu tố nước ngoài (doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm làm doanh nghiệp
nước ngoài đầu tư ở Việt Nam...). Khi có tranh chấp xảy ra, để đảm bảo
quyền lợi của mình các bên đều muốn giải quyết tranh chấp nhanh chóng,
thuận lợi, có hiệu quả và không ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của
mình. Theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại năm 2005 (viết tắt LTM),
các hình thức giải quyết tranh chấp, là:
-Thương lượng giữa các bên.
-Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các
bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
-Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Vấn đề cơ quan giải quyết tranh chấp thường gặp phải trong hợp đồng
truyền thống, vấn đề này trở nên khó khăn hơn trong hợp đồng thương mại
điện tử. Khi số lượng giao dịch nhiều, các bên tham gia ở các nước khác nhau
và đặc biệt là những giao dịch trong môi trường mạng với sự tham gia của các
hệ thống máy tính. Hợp đồng thương mại điện tử giữa các cá nhân, pháp nhân
Việt Nam được thực hiện trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, luật điều chỉnh hợp
đồng, luật tố tụng và cơ quan giải quyết các tranh chấp phát sinh hay liên
18
quan đến hợp đồng thương mại điện tử đó là pháp luật nước Việt Nam. Trong
hợp đồng thương mại điện tử, một giao dịch có thể được điều chỉnh bởi rất
nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Mỗi hệ thống pháp luật khác nhau lại có
những quy định khác nhau tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội, chính
trị và văn hóa của mỗi quốc gia.
Tiểu kết chương 1
HĐTMĐT rõ ràng là bước đột phá để chuyển các giao dịch từ giấy tờ
sang phi giấy tờ hay số hóa mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu của giao dịch.
Các hệ thống luật pháp và quy định đóng vai trò quan trọng trong việc thừa
nhận giá trị pháp lý của những giao dịch thương mại điện tử. Luật giao dịch
điện tử các nước, Quy định về hợp đồng thương mại điện tử tác động trực tiếp
đến sự phát triển của công nghệ này. Các quy định đều có một điểm chung là
thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng thương mại điện tử. Nhìn chung, các
quốc gia đều đã bước đầu xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh
giao dịch thương mại điện tử và hợp đồng thương mại điện tử. Tuy nhiên,
thực trạng triển khai và ứng dụng thương mại điện tử trong các giao dịch điện
tử còn gặp nhiều khó khăn, có thể kể ra ba khó khăn lớn nhất là: hạn chế về
tài chính, hạn chế về trình độ và hạn chế về công nghệ.
19
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TRONG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
2.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng thương mại
điện tử ở Việt Nam hiện nay
2.1.1 Kết quả đạt được
Hợp đồng TMĐT được hình thành khi các chủ thể tham gia giao dịch
trong môi trường TMĐT và được thể hiện bởi nhiều hình thức khác nhau.
Trong đó, các hình thức phổ biến gồm: hợp đồng thương mại truyền thống
được đưa lên website, hợp đồng TMĐT được hình thành qua giao dịch tự
động, hợp đồng TMĐT hình thành qua thư điện tử, hợp đồng TMĐT có sử
dụng chữ ký số. Vì vậy, để đánh giá tình hình sử dụng hợp đồng TMĐT trong
hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, chúng ta cần căn cứ vào tình hình ứng
dụng TMĐT của các chủ thể như việc sử dụng thư điện tử để giao dịch, xây
dựng website TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến, mức độ tham gia vào
các sàn giao dịch TMĐT và mức độ sử dụng các công cụ thanh toán điện tử
khi thực hiện hợp đồng. Năm 2017, Cục TMĐT và Công nghệ thông tin - Bộ
Công thương đã tiến hành điều tra từ cuối tháng 8 tới tháng 11 năm 2016 tại
3.566 doanh nghiệp trong cả nước nhằm tổng hợp điều tra, phân tích về tình
hình hoạt động của các doanh nghiệp TMĐT, hiện trạng ứng dụng TMĐT của
cộng đồng trong nước. Thông qua số liệu của Báo cáo chỉ số TMĐT Việt
Nam 201720
20
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2017), Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2014.
20
Thông qua số liệu của Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 201721
, có thể
rút ra được tình hình sử dụng hợp đồng TMĐT trong hoạt động kinh doanh tại
Việt Nam.
Một là, HĐTMĐT một thành phần quan trọng có thể sử dụng trong các
giao dịch thư điện tử, các e-mail, để mua hàng trực tuyến, đầu tư chứng khoán
trực tuyến,…. Ngoài ra, CKĐT thông qua hoạt động TMĐT cũng đã tiết kiện
cho các doanh nghiệp một số tiền lớn, đồng thời đáp ứng đầy đủ các điều kiện
nhằm giúp cho các doanh nghiệp cũng có thể dùng để tiến hành các giao dịch
điện tử mà hoàn toàn trực tuyến không cần ngồi trực tiếp với nhau, chỉ cần ký
vào file hợp đồng và gửi qua e-mail.
Hai là, việc ban hành quy định về Luật giao dịch điện tử năm 2005 đồng
thời, một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã được những cơ quan có thẩm
quyền ban hành nhằm hướng dẫn thi hành pháp luật về HĐTMĐT ở nước ta,
cụ thể là một số văn bản sau:
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và dịch vụ chứng
thực chữ ký số.
- Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số
và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày
23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007.
21
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2017), Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2014.
21
- Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/6/2013 quy định
về thương mại điện tử.
- Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/7/2013 quy định
về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
- Thông tư số 08/2016/TT-BQP quy định về cung cấp, quản lý, sử dụng
dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên đã giúp cho quá
trình áp dụng những quy định của pháp luật về HĐTMĐT ở nước ta được
thực hiện một cách hoàn thiện hơn. Trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp
luật một số các quốc gia trên thế giới và áp dụng trực tiếp trong hoạt động
thương mại quốc tế, Việt Nam đã xây dựng và ban hành những quy định
nhằm điều chỉnh vấn đề HĐTMĐT phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở nước
ta. Hình thành nền tảng pháp lý cơ bản trong việc thực thi pháp luật TMĐT ở
Việt Nam, tạo điều kiện pháp lý cơ bản cho hoạt động thương mại ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
Ba là, cơ chế quản lý và thực thi pháp luật TMĐT khẳng định vai trò
quan trọng của hoạt động giao dịch điện tử trong giai đoạn hiện nay. Đồng
thời, thành lập và quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn cụ thể của cơ quan quản lý về các giao dịch này thông qua bộ, ban ngành
có liên quan và các đơn vị trực thuộc. Ngoài ra, việc tuyên truyền pháp luật
về giao dịch điện tử nói chung và HĐTMĐT nói riêng ở nước ta đã được phổ
biến đến tận từng các nhân, tổ chức trong và ngoài nước góp phần đưa pháp
22
luật về vấn đề này vào áp dụng một cách có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, nhằm
hoàn thiện về pháp luật TMĐT thì các cơ quan chức năng cần tổ chức lấy ý
kiến thông qua những buổi tọa đàm về pháp luật giao dịch điện tử. Thông qua
đó phần nào đã chỉ ra những khó khăn, hạn chế của pháp luật về giao dịch
điện tử ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Việc áp dụng các phương tiện điện
tử nhằm ký kết hợp đồng đang trở nên ngày càng phổ biến. Có đến 45%
doanh nghiệp cho biết có trên 50% lao động thường xuyên sử dụng email
trong công việc, cao hơn tỷ lệ 39% trong năm 2015; 18% cho biết có tới 10%
lao động thường xuyên sử dụng email. Xét về quy mô doanh nghiệp, nhóm
doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có tỷ lệ ứng dụng email cao hơn các doanh
nghiệp lớn. Trong đó, mục đích chính sử dụng email trong doanh nghiệp vẫn
là dùng để giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp với con số 84%. Nhìn
chung, xu hướng sử dụng email trong các hoạt động của doanh nghiệp đang
tăng dần so với các năm trước22
.
Bốn là, thông qua các quy định về HĐTMĐT về cơ bản thể hiện sự ứng
dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh được coi là yếu tố quan trọng giúp
doanh nghiệp giữ vững và mở rộng thị trường, tăng tính cạnh tranh, và thực
hiện các thỏa thuận thương mại trong khu vực và trên thế giới. Tất cả quá
trình này đòi hỏi một lượng thông tin trao đổi rất lớn qua mạng, đồng thời yêu
cầu độ an toàn và tính xác thực cao. Về hạ tầng và nguồn nhân lực đang được
cải thiện một cách rõ rệt. Hạ tầng và nguồn nhân lực được thể hiện ở trong
thiết bị thực hiện. Theo thống kê của Bộ Công thương trong Báo cáo chỉ số
TMĐT Việt Nam 2017, có 99% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết có
trang bị máy tính PC và laptop, bên cạnh đó có 61% cho biết có trang bị các
thiết bị di động, bao gồm điện thoại thông minh và máy tính bảng23
.
22
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210304
23
Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
23
Thứ năm, các doanh nghiệp đang dần chú ý đến các giao dịch TMĐT.
Có đến 45% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã xây dựng website, tỷ
lệ này không thay đổi nhiều so với các năm trước. Tuy nhiên, phần lớn doanh
nghiệp đã chú trọng tới việc cập nhật thông tin thường xuyên lên website:
54% doanh nghiệp cập nhật thông tin lên website hàng ngày so với tỷ lệ 50%
năm 201524
.
Thứ sáu, giao dịch TMĐT của doanh nghiệp với người tiêu dùng đang
dần trở nên phổ biến. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tại Việt Nam, tổng
số lượng người dùng internet vào khoảng 35 triệu, trong đó có khoảng 15
triệu người dùng đã từng truy cập vào các website TMĐT (chiếm 43% lượng
người dùng internet) và lượng active user chiếm khoảng 15% số đó (2,3
triệu). Người dùng truy cập vào các website TMĐT phần lớn để tra cứu thông
tin sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá và tham khảo giá, nơi bán. Số ít trong đó là
có tham gia giao dịch trực tuyến. Số người đã từng tham gia đặt hàng và
thanh toán online là khoảng 800.000 người. Lượng giao dịch online trung
bình trên mỗi đầu người là 4 giao dịch/năm. Giá trị trung bình mỗi giao dịch
dao động trong khoảng 100.000 đồng đến 140.000 đồng25
.
2.1.2 Khó khăn, vướng mắc
Một là, về khái niệm hợp đồng điện tử
Điều 33 của Luật Giao dịch điện tử có quy định: “Hợp đồng điện tử là
hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật
này.” Nội dung quy định này là điểm khác biệt so với Luật mẫu của
UNCITRAL về thương mại điện tử. Luật mẫu UNCITRAL không quy định
cụ thể về hợp đồng điện tử mà chỉ đưa ra các nguyên tắc cơ bản khi soạn thảo
hợp đồng điện tử dựa trên những đặc điểm đặc trưng nhất của loại hợp đồng
24
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210304
25
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thuong-mai-dien-tu-muon-phat-trien-phai-bao-ve-nguoi-tieu-
dung-25775.html
24
này. Theo nguyên tắc chung, đối với những hợp đồng điện tử được ký kết
bằng cách các bên không trực tiếp gặp gỡ nhau, mà chỉ trao đổi thông tin qua
lại bằng thư từ, quy trình tạo lập và hình thành hợp đồng bao gồm hai giai
đoạn mang nặng tính pháp lý về thủ tục, đó là: Giai đoạn đề nghị giao kết hợp
đồng và giai đoạn chấp nhận giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, Luật Giao dịch
điện tử năm 2005 không quy định cụ thể về hai giai đoạn này, mà chỉ đặt ra
các quy định về Người khởi tạo thông điệp dữ liệu - Điều 16; Thời điểm, địa
điểm gửi thông điệp dữ liệu - Điều 17; Nhận thông điệp dữ liệu - Điều 18;
Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu - Điều 19; Gửi và nhận tự động
thông điệp dữ liệu - Điều 20. Như vậy, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 mới
chỉ quy định những vấn đề liên quan đến yếu tố kỹ thuật của việc trao đổi
trong giao dịch điện tử mà chưa đưa ra được các quy định mang tính thủ tục
pháp lý liên quan đến các giai đoạn đề nghị và chấp nhận đề nghị giao dịch ký
kết hợp đồng điện tử. Chính điều này đã làm phát sinh nhiều vấn đề gây khó
khăn cho việc giải quyết tranh chấp nếu có sau này.
Hai là, về đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng
Pháp luật về thương mại điện tử hiện hành không quy định cụ thể về lời
mời “đề nghị giao kết hợp đồng”, “chấp nhận giao kết hợp đồng” mà được đề
cập thông qua hoạt động gửi nhận thông điệp dữ liệu. Về bản chất, việc giao
kết hợp đồng nói chung cũng như giao kết hợp đồng thương mại điện tử nói
riêng đều bao gồm hai hoạt động “đề nghị giao kết hợp đồng” và “chấp nhận
giao kết hợp đồng”. Tuy nhiên, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Nghị
định 52/2013/NĐ-CP lại không sử dụng thuật ngữ này, nhưng trong giao kết
hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website (tại mục 2
Nghị định 52/2013/NĐ-CP) lại dùng sử dụng thuật ngữ “đề nghị giao kết”,
“chấp nhận giao kết” mà không thông qua thông điệp dữ liệu điện tử. Việc
25
quy định thuật ngữ thiếu đồng nhất giữa văn bản luật và nghị định hướng dẫn
hay trong cùng nghị định là thiếu hợp lý về kỹ thuật lập pháp.
Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cũng không xác định rõ thời điểm hợp
đồng điện tử được coi là đã giao kết. Điều 17, 18, 19 của Luật này chỉ quy
định về thời điểm, địa chỉ gửi, địa chỉ nhận thông điệp dữ liệu mà không có
quy định nào đề cập việc nhận một thông điệp dữ liệu như thế nào thì được
coi là chấp nhận chào hàng và từ đó hình thành hợp đồng điện tử. Việc xác
định thời điểm hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là một trong những
điều kiện xác định hiệu lực trong hợp đồng. Có thể thấy, Luật Giao dịch điện
tử năm 2005 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành cũng không quy
định nào về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử, cũng như không quy
định các trường hợp hợp đồng điện tử bị coi là vô hiệu, hậu quả pháp lý của
hợp đồng điện tử vô hiệu. Hơn nữa, trong hầu hết các văn bản luật và dưới
luật liên quan đến giao dịch điện tử, hợp đồng điện tử, thương mại điện tử,
chữ ký điện tử,… đều không có sự kết nối với các văn bản pháp luật quy định
về hợp đồng, giao kết hợp đồng, hợp đồng điện tử bị vô hiệu và cách giải
quyết. Đây là sự không đồng bộ của quy định pháp luật về giao dịch hợp đồng
điện tử nói chung và Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Nghị định
52/2013/NĐ-CP nói riêng.
Ba là, về giao kết hợp đồng thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài
Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và các văn bản dưới luật vẫn chưa có
quy định cụ thể việc hợp đồng thương mại điện tử được giao kết với doanh
nghiệp nước ngoài, mà chỉ quy định về thừa nhận chữ ký điện tử và chứng thư
điện tử nước ngoài: “Nhà nước công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
và chứng thư điện tử nước ngoài nếu chữ ký điện tử hoặc chứng thư điện tử
đó có độ tin cậy tương đương với độ tin cậy của chữ ký điện tử và chứng thư
điện tử theo quy định của pháp luật. Việc xác định mức độ tin cậy của chữ ký
26
điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài phải căn cứ vào các tiêu chuẩn quốc
tế đã được thừa nhận, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên và các yếu tố có liên quan khác” (khoản 1 Điều 27). Vậy
làm thế nào để xác định một chữ ký điện tử nước ngoài là có độ tin cậy tương
đương với chữ ký điện tử thông thường theo quy định của pháp luật Việt
Nam. Hiện cũng chưa có một văn bản nào thừa nhận những tiêu chuẩn quốc
tế, hay các điều ước quốc tế nào mà Việt Nam là thành viên để xác định độ tin
cậy của một chữ ký điện tử nước ngoài. Khoản 2 Điều 27 Luật Giao dịch điện
tử năm 2005 cũng quy định: “Chính phủ quy định cụ thể về việc thừa nhận
chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài” nhưng cho đến nay, sau hơn
10 năm từ khi Luật Giao dịch điện tử ra đời vẫn chưa có một văn bản nào của
Chính phủ quy định cụ thể về vấn đề này1. Có thể thấy, trong bối cảnh hội
nhập quốc tế toàn cầu hóa sâu rộng như hiện nay, vấn đề giao kết hợp đồng
thương mại điện tử với người nước ngoài cần đặc biệt quan tâm. Chính phủ
không những cần thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, chứng thư điện
tử nước ngoài, mà còn cần quy định chi tiết về lời đề nghị, chấp nhận giao
kết, hiệu lực hợp đồng cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp giữa doanh
nghiệp Việt Nam với các thương nhân nước ngoài.
Bốn là, về giải quyết tranh chấp liên quan đến giao kết hợp đồng
thương mại điện tử
Vấn đề giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm được Luật Giao dịch
điện tử năm 2005 quy định 3 điều (từ Điều 50 đến Điều 52) và mới chỉ đề cập
đến vấn đề xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp trong các giao
dịch điện tử, chưa có quy định nào để giải quyết tranh chấp phát sinh liên
quan đến hợp đồng điện tử nói chung và hợp đồng thương mại điện tử nói
riêng. Điều 52 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định: “Nhà nước khuyến
khích các bên có tranh chấp trong giao dịch điện tử giải quyết thông qua hòa
27
giải. Trong trường hợp các bên không hòa giải được thì thẩm quyền, trình tự,
thủ tục giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử được thực hiện theo quy
định của pháp luật”. Đây là quy định được đánh giá chưa cụ thể và rõ ràng,
gây khó khăn giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến giao dịch điện tử.
Thông thường khi có tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể của hợp đồng, việc
đầu tiên hai bên phải làm là tiến hành thương lượng với nhau. Nếu giải quyết
tranh chấp bằng thương lượng không đạt kết quả thì các bên tiến hành hòa
giải. Với sự tham gia của bên thứ ba, hai bên có thể giải quyết được những
vướng mắc mà khi gặp gỡ trực tiếp không tháo gỡ được. Nếu sau khi thực
hiện hòa giải vẫn không thành công thì hai bên có thể áp dụng thủ tục giải
quyết tranh chấp tại Trọng tài hoặc Tòa án.
Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử ngày 16/5/2013 quy
định về phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại điện tử:
“Việc giải quyết tranh chấp phải thông qua thương lượng giữa các bên, hòa
giải, Trọng tài hoặc Tòa án theo các thủ tục, quy định hiện hành về giải quyết
tranh chấp” (khoản 4 Điều 76). Trong khi đó, Luật Thương mại năm 2005
cũng quy định rất cụ thể về hình thức giải quyết tranh chấp tại Điều 317 như
sau: “1. Thương lượng giữa các bên; 2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan,
tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải;
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án. Thủ tục giải quyết tranh chấp trong
thương mại tại Trọng tài, Tòa án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của
Trọng tài, Tòa án do pháp luật quy định”. Có thể thấy, tuy cùng liệt kê 4
phương thức giải quyết tranh chấp là: Thương lượng; Hòa giải; Trọng tài và
Tòa án, nhưng chỉ Luật Thương mại 2005 mới liệt kê theo đúng trình tự ưu
tiên áp dụng các phương thức mà các bên có thể lựa chọn để giải quyết tranh
chấp. Nghị định 52/2013//NĐ-CP mới chỉ liệt kê mà không quy định thẩm
quyền, trình tự, thủ tục giải quyết của từng phương thức.
28
Thứ năm chưa có hợp đồng TMĐT mẫu nên không bảo đảm sự thống
nhất trong giao dịch TMĐT. Hiện nay, việc giao kết hợp đồng trực tuyến
được tiến hành chủ yếu thông qua website của doanh nghiệp hoặc sàn giao
dịch TMĐT của các nhà cung cấp trung gian. Khác với thư điện tử trao đổi
trực tiếp giữa hai bên, giao kết hợp đồng trên website có thể được thực hiện
qua sự tương tác giữa khách hàng và chức năng đặt hàng trực tuyến của
website hoặc thông qua những hợp đồng truyền thống được đưa lên website
mà thông thường đây là những hợp đồng mẫu. Pháp luật hiện hành mới bao
hàm quy định điều chỉnh về quy trình giao kết.
Sáu là, chưa có quy định về công chứng hợp đồng TMĐT. Công chứng
là việc công chứng viên chứng nhận tính chất xác thực, hợp pháp của văn bản
(hợp đồng, giao dịch) do người yêu cầu công chứng đề nghị hoặc do pháp luật
quy định phải công chứng. Đối với hợp đồng TMĐT, các bên tham gia hợp
đồng hoàn toàn trao đổi, đàm phán nội dung hợp đồng và ký kết từ xa thông
qua phương tiện điện tử thì vấn đề đặt ra là nếu các bên có yêu cầu công
chứng thì công chứng viên có công chứng được không và công chứng như thế
nào? Do đó, vai trò của công chứng viên cần phải được tiếp tục duy trì và phát
huy trong giao dịch điện tử. Mặc dù đây là một vấn đề quan trọng cần phải
nhanh chóng có sự điều chỉnh của pháp luật do giao dịch điện tử ngày một
phát triển nhanh chóng, tuy nhiên, Điều 63 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP mới
quy định một cách chung chung về hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử.
Luật Công chứng năm 2014 đã được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2014 và
có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015 cũng chưa đề cập đến việc công chứng hợp
đồng, giao dịch điện tử.
Bảy là, các quy định về điều chỉnh vấn đề “tài sản ảo” chưa được hoàn
thiện. Tiếp cận theo nghĩa hẹp, “tài sản ảo” là các đối tượng ảo trong thế giới
ảo, còn theo nghĩa rộng thì “tài sản ảo” được hiểu là những tài nguyên trên
29
mạng máy tính được xác định giá trị bằng tiền và có thể chuyển giao trong
các giao dịch dân sự.
2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hợp đồng điện tử ở
nước ta hiện nay
2.2.1 Hoàn thiện quy định pháp luật
Việc hoàn thiện hành lang pháp lý về HĐTMĐT,xác thực điện tử và
nâng cao chất lượng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; Xây dựng cơ
chế xác thực điện tử hỗ trợ công tác cải cách hành chính. Bên cạnh đó, Bộ
cũng sẽ tổ chức đánh giá về hiện trạng triển khai các ứng dụng chữ ký số tại
các địa phương. Vấn đề HĐTMĐT cần thiết có những quy định rõ ràng trong
Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đó là có văn bản hướng dẫn thi hành về nội
dung, tranh chấp, tài sản ảo, chứng thực chữ ký…đồng thời trong việc hoàn
thiện pháp luật về HĐTMĐT hiện nay.
Trên cơ sở các chủ trương chính sách của Đảng ta trong những năm đổi
mới là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã ảnh hưởng
sâu sắc tới toàn bộ hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật TMĐT nói
chung. Trước yêu cầu đó thì cần thiết hệ thống pháp luật TMĐT cần có sự đổi
mới căn bản về cơ chế điều chỉnh , nguyên tắc điều chỉnh, tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình giao kết và thực hiện HĐTMĐT. Quá trình xây dựng một
hành lang pháp lý an toàn, hiệu quả trong hoạt động của các cá nhâ, tổ chức
nói chung là một trong những mục tiêu và yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.
Pháp luật về HĐTMĐT hiện nay lại được quy định rải rác ở nhiều văn bản
pháp luật khác nhau, chưa mang tính thống nhất. Vì vậy, yêu cầu hình thành
nên là hành lang pháp lý quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động cho vay
và bảo đảm tiền vay liên quan đến thế chấp quyền sử dụng đất là điều cần
thiết.
30
Cần bổ sung các quy định cụ thể hướng dẫn việc giao kết hợp đồng
thương mại điện tử để tương thích với BLDS 2015. Vấn đề giao kết hợp đồng
điện tử được quy định tại Chương IV Luật Giao dịch điện tử năm 2005 với 6
điều, từ Điều 33 đến Điều 38, cùng với các Điều 17, 18, 19 và 20 hướng dẫn
về việc gửi, nhận thông điệp dữ liệu như một quy trình để giao kết hợp đồng
điện tử nói chung và hợp đồng thương mại điện tử nói riêng. Tuy nhiên, có
thể thấy, các quy định này còn sơ sài và chưa bao quát được hết các vấn đề
pháp lý phát sinh khi giao kết hợp đồng thương mại điện tử trong giai đoạn
hiện nay.
Xây dựng và bổ sung quy định về giao kết hợp đồng thương mại điện
tử có yếu tố nước ngoài. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hóa như
hiện nay, hợp đồng điện tử được coi là phương tiện hữu hiệu và phổ biến nhất
được các doanh nghiệp lựa chọn khi giao kết đối với thương nhân nước ngoài.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vốn có hợp đồng thương mại điện tử
cũng tồn tại một số rủi ro nhất định như: Việc giao kết hợp đồng điện tử giữa
hai doanh nghiệp ở hai nước khác nhau, nếu xảy ra tranh chấp phát sinh thì
hợp đồng điện tử đó sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia nào và cơ quan
nào sẽ giải quyết tranh chấp26
.
Xây dựng và ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể việc giao kết và
thực hiện hợp đồng theo mẫu trên các website TMĐT. Để đảm bảo tính ưng
thuận trong hợp đồng và đảm bảo tính công bằng trong quan hệ giữa thương
nhân và người tiêu dùng, cần xây dựng những quy định cụ thể về hợp đồng
mẫu trên các website TMĐT. Bên cạnh các quy định chung và mang tính kỹ
thuật về giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên
website TMĐT đã được quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, cần bổ
26
Hà Vy (2015), Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Trường đại học
Luật Hà Nội, tr. 64.
31
sung quy định chi tiết về nội dung các hợp đồng TMĐT mẫu được đưa lên
website27
.
Rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về
hợp đồng TMĐT. Việc rà soát, hệ thống hóa các VBQPPL về hợp đồng
TMĐT có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
hợp đồng TMĐT. Thông qua rà soát, hệ thống hóa, chúng ta có thể phát hiện
được những quy định, những VBQPPL mâu thuẫn, chồng chéo, lạc hậu,
không còn phù hợp với định hướng phát triển của hợp đồng TMĐT; từ đó
kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, loại bỏ chúng
hoặc ban hành văn bản mới, tiến tới xây dựng một hệ thống pháp luật về hợp
đồng TMĐT hoàn thiện, thống nhất, đồng bộ, đảm bảo tính hợp hiến, hợp
pháp, đáp ứng nhu cầu có một môi trường pháp lý lành mạnh, an toàn để giao
kết hợp đồng TMĐT.
2.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hợp đồng thương mại điện tử
ở Việt Nam hiện nay
Giải quyết các tranh chấp phát sinh về HĐTMĐT trong hoạt động
thương mại điện tử
Trong hoạt động thương mại nói chung thì việc xảy ra các tranh chấp là
điều không thể tránh khỏi. Đối với các tranh chấp phát sinh trong hoạt động
thương mại điện tử nói chung và tranh chấp về phát sinh về HĐTMĐT, khi đó
thì giải quyết các tranh chấp phát sinh là vô cùng quan trọng, tạo điều kiện
quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
nói chung. Để tăng cường công tác giải quyết tranh chấp về HĐTMĐT thì yêu
cầu các cơ quan Trung ương cần phối hợp và ban hành những văn bản hướng
dẫn để áp dụng pháp luật một cách rõ ràng, đầy đủ hơn về hoạt động giải
27
Hà Vy (2015), Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Trường đại học
Luật Hà Nội, tr. 64.
32
quyết tranh chấp này sao cho kết quả cuối cùng là việc thực hiện quy định
pháp luật về vấn đề này được dễ hiểu, rõ ràng nhất; đồng thời, cần hướng dẫn
và giải thích pháp luật cho các cơ quan tiến hành có thẩm quyền cấp dưới
thực hiện một cách thống nhất. Song song với nó, các cơ quan có thẩm quyền
cần tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn các quy định pháp luật về giao
dịch điện tử một cách đồng bộ và thống nhất, cần thiết phải có những buổi tập
huấn riêng.
Đối với các cơ quan có thẩm quyền cần kiểm tra thường xuyên việc áp
dụng pháp luật trong lĩnh vực giao dịch điện tử trên cả nước. Thông qua công
tác kiểm tra cần có biện pháp uốn nắn, rút kinh nghiệm kịp thời và chấn chỉnh
kịp thời nếu phát hiện hành vi vi phạm xảy ra. Trong quá trình giải quyết
tranh chấp thì vai trò của các cơ quan tư pháp là vô cùng quan trọng.
Để nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm của Thẩm phán cần thực
hiện những biện pháp sau:
- Thứ nhất: Việc tuyển chọn các chức danh tư pháp phải đảm bảo tính
công bằng, đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
- Thứ hai: Song song với nó cần mở các lớp tập huấn nghiệp vụ để kịp
thời bổ sung những kiến thức mới, chuyên đề nghiên cứu về giao dịch điện tử
nói chung và về HĐTMĐT nói riêng cho đội ngũ các chức danh tư pháp.
- Thứ ba: Tổ chức tốt việc đánh giá, sử dụng đội ngũ các cán bộ, công
chức dựa vào mức độ, chất lượng và khối lượng hoàn thành nhiệm vụ được
giao. Đồng thời tổ chức tốt nhiệm vụ quản lý cán bộ, tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra nội bộ các cơ quan tư pháp, hàng năm nhận xét đánh giá về
trách nhiệm, phẩm chất đạo đức,năng lực trình độ của cán bộ có chức danh tư
pháp để xem xét việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phân công nhiệm vụ hoặc
miễn nhiệm, xử lý kịp thời những cán bộ yếu kém, vi phạm pháp luật.
33
Tiến hành việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho người
được hưởng án treo, nhân dân về giao dịch điện tửnói chung và HĐTMĐT nói
riêng. Hiện nay, do thiếu những quy định pháp luật trong quá trình xử lý về
hành vi vi phạm pháp luật trong giao dịch điện tử nói chung và HĐTMĐT nói
riêng cũng như các chủ thể tham gia giao dịch điện tử thiếu các kiến thức về
lĩnh vực này Bằng chứng thiết thực nhất chứng minh lập luận trên là vẫn xảy
ra tình trạng có những chủ thể không biết cũng như tiến hành hoạt động có
HĐTMĐT trái với các quy định pháp luật. Do vậy ngoài việc bổ sung những
biện pháp mới, củng cố chặt chẽ hơn hệ thống pháp luật nước ta hơn nữa.
Song song với nó chúng ta phải tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền giáo
dục cho các chủ thể về pháp luật giao dịch điện tử nói chung và HĐTMĐT
nói riêng, để họ hiểu được những quyền và nghĩa vụ của mình trong thời gian
thử thách, giúp họ biết được hậu quả nếu họ vi phạm những nghĩa vụ của
mình hay không. Do vậy cơ quan, tổ chức giám sát cần phải tuyên truyền, phổ
biến cho họ những kiến thức đó. Đặc biệt cơ quan, tổ chức cũng nên phổ biến,
tuyên truyền những kiến thức về trong lĩnh vực này để họ hiểu hơn các quy
định pháp luật nhằm xây dựng nền giao dịch điện tử phát triển ở nước ta hiện
nay. Đồng thời nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của nhân dân. Để làm được
điều này thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phối hợp với nhau thực
hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và
các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ và các Bộ,ngành có liên quan.
Để việc tuyên truyền, phổ biến này đạt được hiệu quả tốt thì cần sử dụng các
biện pháp sau đây: Các cơ quan phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Phối hợp với các Chính quyền các cấp
xây dựng các chương trình giáo dục pháp luật. Thành lập và nâng cao hiệu
quả hoạt động của các câu lạc bộ pháp luật. Tiếp tục đổi mới các nội dung,
hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Triển khai các Văn bản
pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó đẩy mạnh hình thức tuyên
34
truyền miệng, giới thiệu văn bản luật theo hướng tăng cường trao đổi, đối
thoại, giải đáp những vướng mắc từ phúa người được tuyên truyền nhằm nâng
cao tính chủ động tìm hiểu và tiếp cận kiến thức pháp luật của cán bộ và nhân
dân. Duy trì và nâng cao công tác tuyên truyền bằng phương tiện thông tin
đại chúng nhất là trên phương tiện truyền thanh của xã, phường, thôn, tổ dân
phố.
Tóm tắt Chương 2
Để công tác áp dụng các quy định pháp luật về HĐTMĐT đạt kết quả
tốt, nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả
đã xây dựng một số giải pháp. Giải pháp cơ bản nhất là hoàn thiện pháp luật
về HĐTMĐT, phát huy năng lực của các chủ thể cơ quan quyền lực nhà nước.
Một số giải pháp quan trọng khác như tăng cường công tác hướng dẫn, giải
thích pháp luật, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tăng cường phối hợp
hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm trong việc ban hành và thực hiện
các văn bản pháp luật về HĐTMĐT, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ
biến cho các chủ thể về giao dịch điện tử nói chung và HĐTMĐT nói riêng.
Hi vọng những giải pháp trên sẽ góp phần khắc phục những hạn chế trong
công tác thi hành pháp luật về HĐTMĐT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Góp phần đảm bảo cho hoạt động thương mại điện tử, xây dựng và phát triển
các giao dịch điện tử và HĐTMĐT ở nước ta trong giai đoạn mới.
KẾT LUẬN
Những lợi ích mà thương mại điện tử mang lại là điều mà chúng ta đều
nhận thấy. Song, để thúc đẩy thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển một
cách thuận lợi, tránh được các rủi ro có thể xảy ra thì cần phải có sự phát triển
đồng đều ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó quan trọng nhất là hạ tầng
công nghệ thông tin, viễn thông và hạ tầng pháp lý.
35
Thời gian qua, với những cố gắng của Quốc hội, Chính phủ và các bộ
ngành, chúng ta đã tạo dựng được những quy định pháp lý bước đầu điều
chỉnh các khía cạnh khác nhau của thương mại điện tử. Song, để đáp ứng các
yêu cầu pháp lý của việc phát triển thương mại điện tử đặc biệt là trong bối
cảnh hội nhập thì hệ thống các quy định pháp luật của chúng ta còn thiếu tính
đồng bộ và còn nhiều hạn chế, bất cập.
Đặc biệt, để hoàn thiện khung pháp lý về HĐTMĐT để giao dịch, thanh
toán và giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử chúng ta cần phải đảm
bảo an toàn cho HĐTMĐT ì nó là một loại chứng cứ cần thiết trong các tranh
chấp của thương mại điện tử.
HĐTMĐT rõ ràng là bước đột phá để chuyển các giao dịch từ giấy tờ
sang phi giấy tờ hay số hóa mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu của giao dịch.
Các hệ thống luật pháp và quy định đóng vai trò quan trọng trong việc thừa
nhận giá trị pháp lý của những giao dịch điện tử và chữ điện tử.
Tuy nhiên, thực trạng triển khai và ứng dụng HĐTMĐT trong các giao
dịch điện tử còn gặp nhiều khó khăn, có thể kể ra ba khó khăn lớn nhất là: hạn
chế về tài chính, hạn chế về trình độ và hạn chế về công nghệ. Bên cạnh đó
việc hoàn thiện pháp luật về HĐTMĐT là điều vô cùng cần thiết trên con
đường hội nhập và phát triển của nước ta hiện nay.
Thực hiện pháp luật HĐTMĐT là một trong những nội dung quan trọng
trong hệ thống pháp luật Nhà nước Việt Nam. Xét ở góc độ pháp lý,
HĐTMĐT góp phần quan trọng trong việc tạo nền tảng cho các hoạt động
TMĐT ở nước ta trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước trong tình
hình mới. Để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh, tạo ra lợi ích về mặt
kinh tế để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia. Trải qua quá trình
được ban hành và áp dụng vào thực tiễn có thể khẳng định quy định về
HĐTMĐT đã thay đổi cơ bản cả về quan điểm, chính sách, cơ chế tổ chức
thực hiện và không ngừng được điều chỉnh, bổ sung để đáp ứng với nhu cầu
36
đổi mới của đất nước, nhất là từ khi kinh tế nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập
trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Đây cũng là hành lang pháp lý cơ
bản, là công cụ đắc lực của Đảng và Nhà nước ta trong việc phát triển và xây
dựng hệ thống quản lý về các giao dịch thương mại trong giai đoạn mới, góp
phần ổn định chính trị - xã hội, tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước.
Thực tế trên đòi hỏi chúng ta cần xây dựng chính sách về quản lý về
HĐTMĐT theo hướng chặt chẽ bởi đó HĐTMĐT có vai trò quan trọng trong
hoạt động kinh tế của các cá nhân, tổ chức nói chung. Hòan thiện và mở rộng
hơn nữa về các quy định về HĐTMĐT là điều hoàn toàn cần thiết, đáp ứng
với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, cần
phát huy hiệu quả thực thi pháp luật về các văn bản pháp luật có liên quan
như bộ luật dân sự, luật các tổ chức tín dụng, bảo hiểm…. thông qua việc quy
định về việc áp dụng HĐTMĐT trong hoạt động của các chủ thể nói chung.
37
DANH MỤC TÀI LIỆU
A. Danh mục văn bản pháp luật:
1. Bộ Công Thương (2008), Những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ dữ liệu
cá nhân trong thương mại điện tử, Hà Nội.
2. Bộ Công Thương (2015), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm
2014, Hà Nội.
3. Bộ Công Thương (2016), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm
2015, Hà Nội.
4. Bộ Công Thương ( 2008 ), Thông Tư sô: 09/2008/TT-BTC, Hướng dẫn
Nghị định Thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp
đồng trên website thương mại điện tử.
5. Bộ Công Thương (2014), Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày
05/12/2014, quy định về quản lý website thương mại điện tử.
6. Bộ Công An – Bộ Quốc Phòng – Bộ Tư Pháp - Bộ Thông Tin và
Truyền Thông – Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao – Tòa Án Nhân
Dân Tối Cao (2012), Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-
BTP-BTTTT-VKSNDTC-TANDTC ngày 10/9/2012, hướng dẫn áp
dụng quy định của Bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực
công nghệ thông tin và truyền thông.
7. Bộ Tài Chính (2015), Thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh
vực thuế, Số: 110/2015/TT-BTC, Hà Nội.
8. Bộ Tài Chính (2009 ), Thông tư 03/2009/TT-BTC ngày 2/03/2009, quy
định về mã số quản lý đối với nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư
điện tử, tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet,
hướng dẫn thi hành Nghị định số 90/2008/NĐ-CP.
9. Bộ Tài Chính (2009), Thông tư số 50/2009/TT-BTC ngày 16/03/2009,
về việc hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán.
38
10.Bộ Tài Chính (2008), Thông tư số 78/2008/TT-BTC ngày 15/9/2008,
hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP
về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
11.Bộ Tài Chính (2010), Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010,
hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của
Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
12.Bộ Thông Tin và Truyền Thông (2009), Thông tư 26/2009/TT-BTTTT
ngày 31/07/2009, quy định về cung cấp thông tin và bảo đảm khả năng
truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà
nước.
13.Chính Phủ (2006), Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 về
thương mại điện tử.
14.Chính Phủ (2007), Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007quy
định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ
chứng thực chữ ký số.
15.Chính Phủ (2007), Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày
15/02/2007.
16.Chính Phủ (2011), Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 quy
định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang
thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
17.Chính Phủ (2011), Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 sửa
đổi, bổ sung Nghị định số 26/2007/NĐ-CP về chữ ký và dịch vụ chứng
thực chữ ký.
18.Chính Phủ (2013), Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về
thương mại điện tử (thay thế Nghị định 57/2006/NĐ-CP).
39
19.Chính Phủ (2013), Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của
Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin
trên mạng.
20.Chính Phủ (2013), Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày
15/02/2007 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký
số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
21.Chính Phủ (2013),Nghị Định Số 185/2013/NĐ-CP,Quy định xử phạt
hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội.
22.Chính Phủ (2013), Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao
du lịch và quảng cáo
23.Chính Phủ (2013), Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn
thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
24.Chính Phủ (2014), Nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 quy
định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng
công nghệ cao.
25.Chính Phủ (2015), Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015,
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
thương mại, sản xuất, buốn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
26.Chính Phủ (2016), Quyết định số 1563/QĐ-TTg, Phê duyệt kế hoạch
tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020.
27.Quốc Hội (2005), Bộ Luật Dân Sự năm 2005, Hà Nội.
28. Quốc Hội (2015), Bộ Luật Dân Sự năm 2015, Hà Nội.
40
29.Quốc Hội (2015), Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015, Hà Nội.
30.Quốc Hội (2005), Luật giao dịch điện tử 2005, Hà Nội.
31. Quốc Hội (2005), Luật Thương Mại 2005, Hà Nội.
32.Quốc Hội (2006), Luật công nghệ thông tin 2006, Hà Nội.
33. Quốc Hội (2010), Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội
B. Danh mục tài liệu tham khảo:
Tiếng Việt
1. Báo cáo Tổng quan về Công ước Liên hợp quốc về sử dụng chứng từ
điện tử trong hợp đồng quốc tế và lợi ích khi gia nhập công ước,
http:/mutrap.org.vn, tháng 10/2013
2. TS Trần Văn Biên (2012), Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam,
nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội.
3. Tùng Bách, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương
mại điện tử, http://www.vca.gov.vn, 01/12/2013.
4. Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin Việt Nam (2014),
Thêm nhiều website thương mại điện tử bị xử phạt hành chính,
http://www.moit.gov.vn, 20/10/2014.
5. . TS. Nguyễn Văn Hùng (2013), Cẩm nang thương mại điện tử, nhà
xuất bản kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
6. Mạnh Hùng, (2016), Vụ FPT bán hàng sai quảng cáo: Có thể xử phạt
hành vi lừa dối khách hàng, http://www.baomoi.com, 31/05/2016.
7. PGS-TS. Hà Văn Hội, TS.Nguyễn Tiến Minh. Cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC) (2015), Phát triển thương mại điện tử của các nước
ASEAN, Trường Đại học kinh tế- Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà
Nội.
8. . Đỗ Thị Thu Hằng (2009), Pháp luật về hợp đồng điện tử ở Việt Nam,
Luận án Thạc Sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn Thành Đơn Đặt Hàng, Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Điện Tử
Hoàn Thành Đơn Đặt Hàng, Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Điện TửHoàn Thành Đơn Đặt Hàng, Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Điện Tử
Hoàn Thành Đơn Đặt Hàng, Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Điện Tửluanvantrust
 
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro pháp lý trong việc ký kết và thực hiện c...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro pháp lý trong việc ký kết và thực hiện c...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro pháp lý trong việc ký kết và thực hiện c...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro pháp lý trong việc ký kết và thực hiện c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).docNguyễn Công Huy
 
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nayGiá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nayanh hieu
 
Tailieu.vncty.com thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)
Tailieu.vncty.com   thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)Tailieu.vncty.com   thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)
Tailieu.vncty.com thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)Trần Đức Anh
 
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nayGiá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nayhieu anh
 

Ähnlich wie Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam (20)

Báo Cáo Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
Báo Cáo Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt NamBáo Cáo Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
Báo Cáo Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
 
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
 
Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Theo Pháp Luật Việt Nam
Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Theo Pháp Luật Việt NamHợp Đồng Thương Mại Điện Tử Theo Pháp Luật Việt Nam
Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Theo Pháp Luật Việt Nam
 
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...
 
Luận Văn Pháp Luật Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam Hiện Nay.
Luận Văn Pháp Luật Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam Hiện Nay.Luận Văn Pháp Luật Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam Hiện Nay.
Luận Văn Pháp Luật Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam Hiện Nay.
 
Hoàn Thành Đơn Đặt Hàng, Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Điện Tử
Hoàn Thành Đơn Đặt Hàng, Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Điện TửHoàn Thành Đơn Đặt Hàng, Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Điện Tử
Hoàn Thành Đơn Đặt Hàng, Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Điện Tử
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Hiện Hợp Đồng Chuyển Giao Công Nghệ Tại Công Ty.docx
Báo Cáo Thực Tập Thực Hiện Hợp Đồng Chuyển Giao Công Nghệ Tại Công Ty.docxBáo Cáo Thực Tập Thực Hiện Hợp Đồng Chuyển Giao Công Nghệ Tại Công Ty.docx
Báo Cáo Thực Tập Thực Hiện Hợp Đồng Chuyển Giao Công Nghệ Tại Công Ty.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Hiện Hợp Đồng Chuyển Giao Công Nghệ Tại Công Ty.docx
Báo Cáo Thực Tập Thực Hiện Hợp Đồng Chuyển Giao Công Nghệ Tại Công Ty.docxBáo Cáo Thực Tập Thực Hiện Hợp Đồng Chuyển Giao Công Nghệ Tại Công Ty.docx
Báo Cáo Thực Tập Thực Hiện Hợp Đồng Chuyển Giao Công Nghệ Tại Công Ty.docx
 
Bài mẫu Luận văn Hủy bỏ hợp đồng theo quy định, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hủy bỏ hợp đồng theo quy định, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn Hủy bỏ hợp đồng theo quy định, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hủy bỏ hợp đồng theo quy định, 9 ĐIỂM
 
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro pháp lý trong việc ký kết và thực hiện c...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro pháp lý trong việc ký kết và thực hiện c...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro pháp lý trong việc ký kết và thực hiện c...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro pháp lý trong việc ký kết và thực hiện c...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (17).doc
 
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nayGiá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
 
Tailieu.vncty.com thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)
Tailieu.vncty.com   thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)Tailieu.vncty.com   thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)
Tailieu.vncty.com thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)
 
Luận Văn Quyết Định Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Quyết Định Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp.docLuận Văn Quyết Định Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Quyết Định Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp.doc
 
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nayGiá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật
Luận văn: Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luậtLuận văn: Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật
Luận văn: Giá trị pháp lý con dấu của doanh nghiệp theo pháp luật
 
Pháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.doc
Pháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.docPháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.doc
Pháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại, 9 Điểm.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại, 9 Điểm.docLuận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại, 9 Điểm.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại, 9 Điểm.doc
 
Luận án: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận án: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, HOT, HAY
 

Mehr von Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Mehr von Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Kürzlich hochgeladen

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 

Kürzlich hochgeladen (20)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 

Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT TÊN TÁC GIẢ KHÓA LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT TÊN TÁC GIẢ KHÓA LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT Chuyên ngành Luật kinh doanh – Mã số 52380101 Người hướng dẫn khoa học: ……………………………. TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 3. i LỜI CÁM ƠN  Để hoàn thành khoá luận này, tôi chân thành gửi lời cám ơn đến: Xin chân thành cảm ơn!
  • 4. ii LỜI CAM ĐOAN  “Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc” Tác giả khóa luận (Ký và ghi rõ họ tên người cam đoan)
  • 5. iii BẢNG QUY ĐỊNH VIẾT TẮT  Chữ cái viết tắt/ký hiệu Cụm từ đầy đủ TMĐT Thương mại điện tử DN Doanh nghiệp HĐĐT Hợp đồng điện tử NTD Người tiêu dùng WTO World Trade Organization (Tổ chức Thương mại thế giới)
  • 6. iv TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT ---   --- PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Sinh viên thực tập: NGUYỄN VĂN X………MSSV:……………….. Lớp: Luật kinh doanh… Khóa: ……… Hệ: ………………… Đơn vị thực tập: Viết tên Doanh nghiệp/Tổ chức/ Cơ quan vào đây Đề tài nghiên cứu: VIẾT TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN VÀO ĐÂY….. PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ & KẾT LUẬN Tiêu chí đánh giá Nhận xét Đánh giá (Đạt/không đạt) A Ghi nhận kết quả thực tập tốt nghiệp 1 Điềm thực tập …….…/100 B Nhận xét đánh giá về quá trình viết khóa luận 2 Tinh thần thái độ 3 Thực hiện kế hoạch làm việc do GVHD quy định Nộp khóa luận về khoa C Nhận xét đánh giá về hình thức và nội dung khóa luận 4 Hình thức khóa luận đã thực hiện 5 Nội dung khóa luận đã thực hiện
  • 7. v Kết luận của GVHD (Cho phép/Không cho phép chấm KL) Tp.HCM, ngày …… tháng ….. năm…… Người hướng dẫn viết khóa luận Ghi họ tên người hướng dẫn viết khóa luận với học hàm học vị TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT ---   --- PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM KHÓA LUẬN Sinh viên thực tập: NGUYỄN VĂN X………MSSV:……………….. Lớp: Luật kinh doanh Khóa: …….. Hệ: …………..………… Đơn vị thực tập: Viết tên Doanh nghiệp/Tổ chức/ Cơ quan vào đây… Đề tài nghiên cứu: VIẾT TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN VÀO ĐÂY….. PHẦN ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN Tiêu chí đánh giá Điểm (Tối đa) Điểm chấm (1) Điểm chấm (2) A Điểm quá trình
  • 8. vi 1 Quá trình (GVHD) 2 2 2 B Điểm hình thức khóa luận và tài liệu tham khảo 2 Hình thức khóa luận 0,5 3 Tài liệu tham khảo 0,5 C Điểm nội dung khóa luận 4 Tên đề tài - lý do chọn đề tài – Tình hình nghiên cứu 0,5 5 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu – kết cấu khóa luận 0,5 6 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 0,5 7 Cơ sở lý luận và lý thuyết nghiên cứu 1 8 Thực trạng pháp luật 1 9 Thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật 2 10 Nhận xét – Đánh giá – Đề xuất 1 11 Phần kết luận 0,5 Tổng điểm 10 ĐIỂM KHÓA LUẬN (Trung bình cộng điểm 1 & 2) Tp.HCM, ngày…… tháng…..năm….…. Người chấm phản biện 1. ……………………………… . 2. …………………………………..
  • 9. vii MỤC LỤC  LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài – Tình hình nghiên cứu.........................................................................1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................3 3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu.................................................................................4 4. Kết cấu đề tài .....................................................................................................................5 CHƯƠNG 1 ................................................................................................................6 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ...............................6 1.1. Cơ sở lý luận về hợp đồng thương mại điện tử...............................................................6 1.1.1 Khái niệm về hợp đồng thương mại điện tử.......................................................6 1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử ......................................................9 1.2 Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử.................................................................10 1.2.1 Khái niệm pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử.....................................10 1.2.2 Giao kết hợp đồng thương mại điện tử.............................................................11 1.2.3 Vi phạm hợp đồng thương mại điện tử ............................................................16 1.2.4 Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử.................16 CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................19 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TRONG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .............................................................................19 2.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay 19 2.1.1 Kết quả đạt được...............................................................................................19 2.1.2 Khó khăn, vướng mắc ......................................................................................23 2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hợp đồng điện tử ở nước ta hiện nay................29 2.2.1 Hoàn thiện quy định pháp luật .........................................................................29 2.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay ............................................................................................................31 Tóm tắt Chương 2 .....................................................................................................34
  • 10. viii DANH MỤC TÀI LIỆU ...........................................................................................37 
  • 11. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài – Tình hình nghiên cứu Sự phát triển và hoàn thiện của kỹ thuật số đã đưa tới cuộc “cách mạng số hoá”, thúc đẩy sự ra đời của “kinh tế số hoá”, và “xã hội thông tin” mà thương mại điện tử là một bộ phận hợp thành. Chúng ta đang sống trong thế giới công nghệ mà ở đó internet đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của đời sống. Cùng với sự phát triển của internet, bên cạnh giao dịch thương mại truyền thống, các giao dịch thương mại điện tử ngày càng phổ biến hơn. Thương mại điện tử đã ngày càng trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ngày nay, việc thực hiện các giao dịch thông qua internet đã trở nên phổ biến,việc giao dịch thông qua các trang web, qua email,… đã trở nên thông dụng hơn trong đời sống của chúng ta hiện nay. Vì vậy, việc chứng thực và định danh là cần thiết trong các giao dịch điện tử. Từ đó, giải pháp được đưa ra là sử dụng hợp đồng điện tử trong các giao dịch này. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technologies - ICT), các giao dịch điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong các giao dịch điện tử chính là việc ràng buộc trách nhiệm của các bên liên quan và đảm bảo tính xác thực của các giao dịch. Giao kết hợp đồng thương mại bằng phương thức điện tử giúp các doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí giao dịch, rút ngắn được đáng kể thời gian giao kết, dễ dàng tiếp xúc được với các khách hàng và thị trường trong nước và quốc tế một cách nhanh chóng và hiệu quả. Về vấn đề khoảng cách địa lý vốn là trở ngại không nhỏ trong giao kết hợp đồng truyền thống, nhưng đối với giao kết hợp đồng thương mại bằng phương thức điện tử điều đó đã được hóa giải.
  • 12. 2 Đối với Việt Nam trong hội nhập quốc tế và mở cửa hiện nay, giao kết hợp đồng thương mại điện tử không chỉ giúp các doanh nghiệp trong nước có thể vươn ra thị trường thế giới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể thực hiện được những hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài. Việt Nam ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý phù hợp nhằm thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó có cam kết về thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử. Các văn bản như Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật thương mại và Luật công nghệ thông tin và nhiều các văn bản khác. Các văn bản pháp luật này đã tạo môi trường pháp lý quan trọng cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử. Trong tình hình thực tiễn tại Việt Nam, việc giao kết hợp đồng thương mại điện tử phát triển chưa tương xứng, còn ở mức tiềm năng. Sự phức tạp về mặt công nghệ, sự đầu tư thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, sự thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao, cũng đang là những khó khăn để giao kết hợp đồng thương mại điện tử . Các quy định trong các văn bản pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử còn mang tính tổng quát, quy trình giao kết hợp đồng điện tử còn nhiều vướng mắc. Một số đề tài nghiên cứu có thể kể đến đó là: - TS. Trần Văn Biên về “Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam” - GS.TS Nguyễn Thị Mơ chủ biên, Cuốn “Cẩm nang pháp lý về hợp đồng điện tử”. - Lê Văn Thiệp (2016) Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ. - Nguyễn Nhất Tư (2017) Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học
  • 13. 3 - Nguyễn Hữu Tính (2010), Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng thương mại điện tử, Luận văn Thạc Sĩ, Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ. - TS. Nguyễn Văn Thoan (2013), Báo cáo Tổng quan về công ước liên hợp quốc về sử dụng chứng từ điện tử trong hợp đồng quốc tế và lợi ích khi gia nhập công ước, Hà Nội. - Nguyễn Đức Thông (2014), Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. Tuy nhiên, bất kỳ phương thức giao dịch nào cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Hợp đồng thương mại điện tử cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý do tính chất đặc thù của loại giao dịch này là không có sự “đối mặt” trực tiếp của người mua và người bán. Như vậy mới có cơ sở để các bên giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chính vì thế, tác giả quyết định lựa chọn đề tài " Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam" là một việc làm cần thiết và cấp bách góp phần phát hiện những hạn chế của pháp luật về hợp đồng TMĐT và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi ở Việt Nam, từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng TMĐT nói riêng và hệ thống pháp luật thương mại nói chung đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng TMĐT ở Việt Nam. 2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu Trong việc nghiên cứu đề tài nhằm nắm rõ và sâu rộng hơn những quy định của pháp luật về giao dịch hợp đồng thương mại điện tử trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam và quốc tế. Để từ đó thấy được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật cũng như trong hoạt đồng giao kết để tìm ra phương hướng hoàn thiện. Tìm hiểu về những quy định của pháp luật
  • 14. 4 Việt Nam về giao dịch hợp đồng thương mại điện tử và nêu những bất cập đó để những quy định này trở nên phù hợp hơn, đầy đủ hơn trong việc hướng dẫn các chủ thể Việt Nam giao kết hợp đồng thương mại điện tử. * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan hệ pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử, thực tiễn áp dụng vầ hợp đồng TMĐT ở nước hiện nay. Những khó khăn vướng mắc khi áp dụng HĐTMĐT và giải pháp hoàn thiện về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng. * Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật về pháp luật về HĐTMĐT theo quy định của BLDS 2015, Luật giao dịch điện tử 2005 và các văn bản hướng dẫn thinh hành. - Đề tài nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật về HĐTMĐT trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2019. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử. - Đánh giá được thực trạng pháp luật về pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử từ sau khi Luật giao dịch điện tử 2005, Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực thi hành. - Đề xuất được một số giải pháp cho các cơ quan xây dựng pháp luật cũng như các cơ quan áp dụng pháp luật có thể tham khảo cho việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử nói chung và pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử nói riêng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật ở nước ta hiện nay.
  • 15. 5 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới, đề tài tập trung sử dụng một số phương pháp chủ yếu: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. Các phương pháp này được vận dụng trong nhiều phần khác nhau của khóa luận tốt nghiệp như phân tích làm rõ nội dung, hình thức của HĐTMĐT theo quy định của pháp luật Việt Nam trong tình hình hiện nay. Đồng thời sử dụng phương pháp, đối chiếu, thống kê, phân tích số liệu, kết quả tổng kết và các quan điểm khác nhau để rút ra kết luận, tìm hiểu nguyên nhân vấn đề và các giải pháp hữu hiệu khắc phục hạn chế. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng thương mại điện tử. Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử và kiến nghị để nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
  • 16. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1. Cơ sở lý luận về hợp đồng thương mại điện tử 1.1.1 Khái niệm về hợp đồng thương mại điện tử Thương mại điện tử, còn gọi là e-commerce hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. TMĐT dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)1 , các hệ thống quản lý hàng tồn kho và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về thương mại điện tử. Tùy vào các quan điểm, khía cạnh khác nhau, phụ thuộc vào góc độ tiếp cận khi nghiên cứu mà đưa ra các quan điểm mà khái niệm thương mại điện tử được đưa ra một cách tổng quan. Theo quan điểm truyền thông: thương mại điện tử là khả năng phân phối sản phẩm, dịch vụ, thông tin hoặc thanh toán thông qua một mạng ví dụ Internet hay World Wide Web. Tuy nhiên, trên góc độ về giao tiếp thì thương mại điện tử liên quan đến nhiều hình thức trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với nhau, giữa khách hàng với doanh nghiệp và giữa khách hàng với khách hàng. Đối với quan điểm quá trình kinh doanh: thương mại điện tử bao gồm các hoạt động được hỗ trợ trực tiếp bởi liên kết mạng2 . Theo pháp luật Việt Nam. Luật Giao dịch điện tử năm 2005 không đưa ra khái niệm về TMĐT mà chỉ đưa ra khái niệm về giao dịch điện tử. Theo 1 https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i_%C4%91i%E1%BB%87n_t%E1 %BB%AD 2 https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i_%C4%91i%E1%BB%87n_t%E1 %BB%AD
  • 17. 7 đó, giao dịch điện tử là “giao dịch được thực hiện bằng phưong tiện điện tử”3 . “Giao dịch” có thể hiểu là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Đồng thời, khái niệm phương tiện điện tử cũng được quy định rõ “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự”. Theo đó, giao dịch điện tử có thể là việc nộp thuế qua mạng, hải quan điện tử, giáo dục tiếngAnh qua mạng, kể cả thực hiện hợp đồng kinh doanh qua mạng... Như vậy, có thể thấy TMĐT tại Việt Nam được hiểu theo nghĩa rộng, bởi vì Luật Giao dịch thương mại điện tử được xây dựng dựa trên nền tảng của Luật mẫu UNCITRAL về TMĐT. Và theo cách tiếp cận này, internet là một phương tiện thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử, không đồng nghĩa với việc xác định TMĐT bắt buộc phải thông qua internet4 . Với góc độ này sẽ tạo điều kiện cho các DN Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn, giảm bớt bỡ ngỡ và lúng túng ban đầu. Vào thời điểm này mặc dù internet đã xuất hiện tại Việt Nam nhưng vẫn chưa phát triển mạnh, do đó phương thức kinh doanh qua mạng internet toàn cầu được xem như là một bước phát triển mới trong TMĐT. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, các giao dịch điện tử và đặc biệt là hợp đồng điện tử cũng hình thành và được sử dụng ngày càng nhiều trong kinh doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng. Tuy nhiên, về khái niệm “Hợp đồng điện tử” thì cho đến nay vẫn còn thể hiện sự khác biệt trong quan niệm của luật pháp các nước cũng như cách hiểu của các nhà chuyên môn. Theo luật sư Olivier Iteanu, thuộc đoàn luật sư Paris thì Hợp đồng điện tử được hiểu là “sự gặp gỡ trên mạng viễn thông quốc tế giữa một lời đề nghị giao kết hợp đồng thể hiện bằng phương tiện nghe nhìn và một lời 3 Xem Luật giao dịch điện tử 2005 4 http://vuahocvalam.com/ky-nang-mem/luat-mau-cua-uncitral-va-luat-giao-dich-dien-tu-cua-mot-so-quoc- gia-tren-the-gioi-370.html
  • 18. 8 chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Sự gặp gỡ này có thể được thể hiện tức thời nhờ sự trao đổi tương tác”5 . Theo Ủy ban kinh tế châu Âu của Liên Hợp Quốc (UNECE), hợp đồng điện tử là hợp đồng nhằm đáp ứng các yêu cầu của các đối tác thương mại điện tử. Hợp đồng bao gồm các điều khoản cơ bản có thể đảm bảo rằng một hay nhiều giao dịch thương mại điện tử, sau này có thể ký kết giữa các đối tác thương mại trong khuôn khổ pháp lý cho phép. Hợp đồng điện tử nhằm đề cập tới mọi hình thức liên lạc điện tử có thể ký kết các giao dịch thương mại điện tử6 . Luật Giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005, điều 33 thì định nghĩa “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này. Trong đó, “Thông điệp dữ liệu” là “thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử”7 . Hợp đồng được luật pháp thừa nhận là một công cụ pháp lý để ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Theo quy định tại điều 385 của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”8 . Quy định này của Bộ luật dân sự cho thấy rõ rằng hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm tiến hành một công việc, một hoạt động hay một hành vi nhất định nhằm đem lại quyền và lợi ích nhất định cho các bên. Hợp đồng điện tử có thể được định nghĩa: hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập giữa hai bên hoặc nhiều bên thông qua mạng thông tin điện tử đạt dưới dạng điện tử nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. 5 Nhà pháp luật Việt – Pháp (1999), Khoảng không vũ trụ, mạng không gian và thông tin viễn thông (tiến bộ khoa học và các vấn đề pháp lý), Kỷ yếu hội thảo Pháp – Việt, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6 Trung tâm Thương mại quốc tế (2002), Bí quyết thương mại điện tử, Phụ lục 3: Hợp đồng thương mại điện tử của UNECE, Nxb. Thế giới, Hà Nội 7 Quốc Hội (2005), Luật giao dịch điện tử 2005, Hà Nội 8 Xem Điều 385 BLDS 2015
  • 19. 9 1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử Hợp đồng thương mại điện tử cũng là một dạng hợp đồng giống với hợp đồng truyền thống được quy định tại BLDS 2015. Nhưng có những đặc điểm riêng mà hợp đồng truyền thống không có. Một là, về cách thức giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử: Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng. Hợp đồng thương mại điện tử cũng là sự thoả thuận thống nhất ý chí giữa các bên. Về điều này, khoản 2 điều 3 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 đã khẳng định: Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó9 . Hai là, về luật điều chỉnh: Ngoài các quy định chung về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Hợp đồng điện tử còn chịu sự điều chỉnh của Luật Giao dịch điện tử, Luật về Giao kết hợp đồng điện tử, Luật về Thương mại điện tử, Luật về Chữ ký điện tử, … Ba là, về quy trình giao kết hợp đồng điện tử: Đối với hợp đồng truyền thống, các bên gặp trực tiếp nhau hay trao đổi với nhau bằng các phương tiện “giấy tờ”, “vật chất” và ký bằng chữ ký tay để tiến hành việc giao kết Hợp đồng. Hợp đồng điện tử sẽ được giao kết bằng phương tiện tử và hợp đồng sẽ được “ký” bằng chữ ký điện tử. Hai phương thức giao kết hoàn toàn khác 9 Xem BLDS 2015
  • 20. 10 nhau sẽ làm phát sinh những điểm khác biệt lớn liên quan đến quy trình giao kết: việc xác định thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng điện tử sẽ trở nên khó khăn hơn so với hợp đồng truyền thống vì thời điểm “gửi” và “nhận” một thông điệp dữ liệu (chính là một chào hàng hay một chấp nhận chào hàng) trở nên khó xác định trong môi trường điện tử. Thứ tư, về các chủ thể tham gia vào việc giao kết hợp đồng điện tử: Trong giao dịch điện tử, ngoài các chủ thể tham gia vào giao kết như đối với thương mại truyền thống (người bán, người mua, …) đã xuất hiện các bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử. Đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Những bên thứ ba này có nhiệm vụ chuyển đi, lữu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng có thể đóng vai trò trong việc xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử. Với đặc thù được giao kết dưới dạng phi giấy tờ, việc giao kết hợp đồng điện tử sẽ gặp rủi ro nếu không có các nhà cung cấp dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng có trách nhiệm duy trì hệ thống mạng (mạng nội bộ của doanh nghiệp cũng như mạng quốc gia) luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt với cơ chế 24/24 giờ. Hệ thống mạng trục trặc lập tức sẽ ảnh hưởng đến việc giao kết hợp đồng điện tử. Cơ quan chứng thực chữ ký điện tử sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và tạo ra được một cơ chế sao cho các hợp đồng điện tử không thể bị giả mạo và không thể bị phủ nhận khi tranh chấp phát sinh. 1.2 Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử 1.2.1 Khái niệm pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử Hợp đồng thương mại điện tử chỉ là trách nhiệm của một cá nhân mà là của toàn xã hội. Hoạt động về xây dựng và phát triển HĐTMĐT muốn đạt hiệu quả cao nhất thiết phải được pháp điển hoá thành các quy phạm, các đạo
  • 21. 11 luật. Mặc dù vậy, hiện nay khái niệm pháp luật hợp đồng thương mại điện tử vẫn còn những cách hiểu khác nhau. Trong những năm qua, đất nước ta đã và đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, song song với phát triển kinh tế cũng cần ban hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực TMĐT. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của hoạt động bảo vệ môi trường, các cơ quan NN có thẩm quyền đã hoạch định, xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh. Có thể nói rằng, phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể trong từng văn bản pháp luật, các quan hệ về hợp đồng thương mại điện tử với luật chuyên ngành đã được xử lý một cách hài hoà và ngày càng mang tính khả thi cao. Thông qua hoạt động ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành khác có quy định về nội dung về HĐTMĐT đã tạo nên nền tảng pháp lý cơ bản trong hoạt động TMĐT, xây dựng và phát triển bền vững. Dựa trên các phân tích trên tác giả đưa ra khái niệm pháp luật hợp đồng thương mại điện tử như sau: Pháp luật hợp đồng thương mại điện tử là tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể giao kết và thực hiện hợp đồng TMĐT. Đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động hợp đồng TMĐT. Pháp luật hợp đồng thương mại điện tử được cấu thành bởi hệ thống quy phạm pháp luật được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Hiến pháp, bộ luật, Luật cho đến những văn bản hướng dẫn thi hành do Chính phủ, các Bộ, ban ngành hay chính quyền địa phương ban hành. 1.2.2 Giao kết hợp đồng thương mại điện tử Giao kết hợp đồng là thuật ngữ được Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 sử dụng để chỉ việc ký kết hợp đồng. Vì vậy, giao kết hợp đồng điện tử là quá trình đàm phán, thương thảo, tạo lập và ký kết hợp đồng thông qua trao
  • 22. 12 đổi các dữ liệu điện tử. Các hợp đồng như vậy sẽ được lưu trữ hoàn toàn ở dạng dữ liệu điện tử10 . Luật Giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hay toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng”. Quá trình giao kết hợp đồng có thể được thực hiện qua nhiều giao dịch, từ việc quảng cáo hàng hóa (dịch vụ), chào bán, chào mua hàng hóa (dịch vụ) đến chấp nhận mua hay bán hàng hóa, dịch vụ đó. Khi một số các giao dịch này hay toàn bộ các giao dịch này được thực hiện thông qua việc trao đổi dữ liệu (như trao đổi dưới dạng điện tín, điện báo, fax, thư điện tử…). Thì quá trình đó được gọi là quá trình giao kết hợp đồng điện tử11 . * Hình thức thư điện tử: Các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước…sử dụng thư điện tử để gửi cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail, viết tắt là e-mail). Luật thương mại năm 2005, Điều 15 đã có quy định rõ hơn: “Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản”12 . Luật Giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005 cụ thể: “Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ kiệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, fax và các hình thức tương tự khác”13 (Điều 10). Luật giao dịch điện tử năm 2005 khẳng định giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu điện tử trên là: “Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông 10 BLDS 2015 11 Xem Luật Giao dịch điện tử 2005 12 Xem Đièu 15 Luật giao dịch điện tử 2005 13 Xem Đièu 10 Luật giao dịch điện tử 2005
  • 23. 13 điệp dữ liệu” (Điều 11)14 . Nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp về vấn đề này, đặc biệt, nhằm làm yên lòng các doanh nghiệp cũng như các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng điện tử. * Hình thức trao đổi dữ liệu điện tử: Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange viết tắt là EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc”. Theo cách này, sẽ tự động hoá hoàn toàn không cần đến sự can thiệp của con người. Theo uỷ ban của Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại Quốc Tế (UNCITRAL), việc trao đổi dữ liệu điện tử được quy định như sau: “Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã đựoc thoả thuận để cấu trúc thông tin”15 . EDI có thể rút ngắn đáng kể khoảng thời gian từ lúc bắt đầu giao dịch cho đến khi thanh toán kết thúc, bằng cách gửi đi những thông tin cần thiết và tránh được sự trùng lặp trong cả quá trình giao dịch. * Tốc độ truyền tin của điện tử: Hợp đồng TMĐT có tốc độ nhanh. Nhờ áp dụng các phương tiện điện tử nên các bước trong quá trình giao dịch đều được tiến hành nhanh hơn. * Hủy đề nghị giao kết hợp đồng: - Khách hàng hủy giao dịch: Website thương mại điện tử có cơ chế cho phép khách hàng rà soát, bổ sung, sửa đổi và xác nhận nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến để gửi đề nghị giao kết hợp đồng. Căn cứ vào Khoản 3 Điều 18 Ngị định 52/2013/NĐ - CP TMĐT quy đinh: “Cho phép khách hàng sau khi rà soát những thông tin nói trên được lựa chọn hủy giao dịch hoặc xác nhận việc đề nghị giao kết hợp đồng”16 . Có thể 14 Xem Đièu 11 Luật giao dịch điện tử 2005 15 UNCITRAL (1996), Luật mẫu về thương mại điện tử. 16 Khoản 3 Điều 18 Ngị định 52/2013/NĐ - CP TMĐT
  • 24. 14 nói khi khách hàng kiểm tra lại các thông tin trên lời đề nghị giao kết hợp đồng cảm thấy không phù hợp thì được quyền hủy giao dịch. Khi khách hàng hủy giao dịch thì đương nhiên lời đề nghị giao kết hợp đồng ban đầu cũng chấm dứt. - Bên nhận đề nghị gửi trả lời không chấp nhận đề nghị giao kết: Có thể nói đây là trường hợp rõ ràng nhất khi lời đề nghị giao dịch trong giao dịch TMĐT bị chấm dứt. Khoản 1 Điều 19 Nghị định 52/2013/NĐ - CP quy định: Trả lời đề nghị giao kết hợp đồng: “Trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải được thực hiện dưới hình thức phù hợp để thông tin có thể lưu trữ, in và hiển thị được tại hệ thống thông tin của khách hàng” 17 . Khi bên nhận được đề nghị giao kết hợp đồng đã trả lời không chấp nhận giao kết hợp đồng ấy thì coi như lời đề nghị bị chấm dứt. Mọi quyền lời và nghĩa vụ cũng chấm dứt theo. - Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời Khoản 1 Điều 20 Nghị định 52/2013/NĐ - CP quy định Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng: “Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng có công bố thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu hết thời hạn này mà khách hàng vẫn không được trả lời thì đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng chấm dứt hiệu lực”18 . - Bên đề nghị không nhận được trả lời chấp nhận đề nghị: Khoản 2 Điều 20 Nghị định 52/2013/NĐ - CP quy định rõ trường hợp bên đề nghị không ghi rõ thời hạn trả lời sẽ được giải quyết như sau: “Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng không công bố rõ thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu trong vòng 12 (mười hai) giờ kể từ khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng, khách hàng không nhận được trả lời đề nghị giao kết hợp 17 Khoản 1 Điều 19 Nghị định 52/2013/NĐ - CP 18 Khoản 1 Điều 20 Nghị định 52/2013/NĐ - CP
  • 25. 15 đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng được coi là chấm dứt hiệu lực”19 . * Chấp nhận giao kết hợp đồng đến muộn: Theo khoản 2 Điều 394 Bộ luật dân sự 2015 về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng quy định trường hợp chấp nhận hợp đồng đến muộn. - Giá trị của thông điệp dữ liệu: Thông điệp dữ liệu là hình thức thông tin được trao đổi qua phương tiện điện tử trong các giao dịch hợp đồng thương mại điện tử. Thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu là cơ sở cho việc thừa nhận các giao dịch thương mại điện tử, thể hiện dưới các khía cạnh: có thể thay thế văn bản giấy (hoặc văn bản kèm chữ ký), có giá trị như bản gốc, có giá trị lưu trữ và chứng cứ, xác định trách nhiệm các bên và thời gian, địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu. - Chữ ký điện tử: Là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản: word, excel, pdf, hình ảnh, video…) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó. CKĐT là một công nghệ cho phép xác nhận người gửi và bảo đảm tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu. Về bản chất, CKĐT tương đương chữ ký tay, có các thuộc tính như: khả năng nhận dạng một người, tạo tính chắc chắn về mối quan hệ của người đó với hành vi ký và cho thấy người đó chấp nhận nội dung tài liệu ký. Có nhiều loại CKĐTkhác nhau như: chữ ký số, chữ ký sinh trắc học, chữ ký dựa trên số nhận dạng cá nhân (số PIN), chữ ký tạo bằng thẻ thông minh... Hiện nay, chữ ký số là loại CKĐT được sử dụng phổ biến nhất. Chữ ký số dựa trên công nghệ mã khóa công khai. Mỗi người dùng chữ ký số phải có một cặp khóa (keypair), gồm khóa công khai (public key) và khóa bí mật (private key). Khóa bí mật dùng để tạo chữ ký số. Khóa công khai dùng để thẩm định chữ ký số hay xác thực người tạo ra chữ ký số đó. Do vậy, việc 19 Khoản 2 Điều 20 Nghị định 52/2013/NĐ - CP
  • 26. 16 sử dụng CKĐTđồng nghĩa với việc mã hóa tài liệu đã được ký kết, nó trở thành hình thức quan trọng trong văn bản được ký kết. Chữ ký đã trở nên rất quen thuộc với mọi người nhưng đến nay pháp luật Việt Nam hiện nay chưa hề có định nghĩa nào về chữ ký nói chung. Tuy nhiên, liên quan đến khái niệm CKĐTlại được đề cập trong Luật Giao dịch điện tử năm 2005: Ứng dụng của chữ ký điện tử: Chữ ký số có thể sử dụng trong các giao dịch thư điện tử, các e-mail, để mua bán hàng trực tuyến, đầu tư chứng khoán trực tuyến, chuyển tiền ngân hàng, thanh toán trực tuyến mà không sợ bị đánh cắp tiền như với các tài khoản Visa, Master. Ngoài ra, chữ ký số cũng có thể dùng để kê khai, nộp thuế trực tuyến, khai báo hải quan và thông quan trực tuyến mà không phải mất thời gian đi in các tờ khai, đóng dấu đỏ của công ty rồi đến cơ quan thuế xếp hàng để nộp tờ khai này. 1.2.3 Vi phạm hợp đồng thương mại điện tử Cũng như hợp đồng truyền thống, việc vi phạm hợp đồng điện tử cũng được thể hiện từ hành vi vi phạm thủ tục ký kết hợp đồng điện tử cho đến các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐĐT. Vi phạm hợp đồng thương mại điện tử thường bao gồm: Vi phạm các thủ tục và quy trình khởi tạo các dữ liệu điện tử, Vi phạm các quy định liên quan đến yêu cầu kỹ thuật như: không có quy trình bảo mật, không có quy định về chữ ký điện tử, không hướng dẫn khách hàng cách thức trả lời, xác nhận chào hàng, Vi phạm các quy trình kỹ thuật về tạo lập và sử dụng website bán hàng, Vi phạm các quy định về thủ tục, quy trình truy cập để mua hàng trên website, Vi phạm những quy định về kỹ thuật, dẫn đến mắc lỗi trong việc nhập, tạo hay truy cập dữ liệu điện tử ở khâu đề nghị ký kết hợp đồng, chấp nhận ký kết hợp đồng và cả thực hiện HĐĐT, Chính những hành vi vi phạm HĐĐT nêu trên đã dẫn đến tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng điện tử. 1.2.4 Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại điện tử
  • 27. 17 Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng nói chung, thực tế là sẽ khó tránh khỏi những bất đồng, mâu thuẫn tranh chấp giữa các chủ thể. Việc giải quyết tranh chấp về HĐTMĐT sẽ nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử nhằm phát triển một nền công nghiệp Dược phát triển ở nước ta trong thời gian tới. Tranh chấp về HĐTMĐT nếu xảy ra sẽ khá phức tạp. Sự phức tạp của các tranh chấp này thể hiện ở chỗ: quan hệ tranh chấp có liên quan đến nhiều bên bao gồm bên cơ quan, tổ chức mang quyền lực nhà nước (sở y tế, các bệnh viên, phòng khám...), các tổ chức kinh doanh dược phẩm có thể mang yếu tố nước ngoài (doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm làm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam...). Khi có tranh chấp xảy ra, để đảm bảo quyền lợi của mình các bên đều muốn giải quyết tranh chấp nhanh chóng, thuận lợi, có hiệu quả và không ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của mình. Theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại năm 2005 (viết tắt LTM), các hình thức giải quyết tranh chấp, là: -Thương lượng giữa các bên. -Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải. -Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án. Vấn đề cơ quan giải quyết tranh chấp thường gặp phải trong hợp đồng truyền thống, vấn đề này trở nên khó khăn hơn trong hợp đồng thương mại điện tử. Khi số lượng giao dịch nhiều, các bên tham gia ở các nước khác nhau và đặc biệt là những giao dịch trong môi trường mạng với sự tham gia của các hệ thống máy tính. Hợp đồng thương mại điện tử giữa các cá nhân, pháp nhân Việt Nam được thực hiện trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, luật điều chỉnh hợp đồng, luật tố tụng và cơ quan giải quyết các tranh chấp phát sinh hay liên
  • 28. 18 quan đến hợp đồng thương mại điện tử đó là pháp luật nước Việt Nam. Trong hợp đồng thương mại điện tử, một giao dịch có thể được điều chỉnh bởi rất nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Mỗi hệ thống pháp luật khác nhau lại có những quy định khác nhau tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa của mỗi quốc gia. Tiểu kết chương 1 HĐTMĐT rõ ràng là bước đột phá để chuyển các giao dịch từ giấy tờ sang phi giấy tờ hay số hóa mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu của giao dịch. Các hệ thống luật pháp và quy định đóng vai trò quan trọng trong việc thừa nhận giá trị pháp lý của những giao dịch thương mại điện tử. Luật giao dịch điện tử các nước, Quy định về hợp đồng thương mại điện tử tác động trực tiếp đến sự phát triển của công nghệ này. Các quy định đều có một điểm chung là thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng thương mại điện tử. Nhìn chung, các quốc gia đều đã bước đầu xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh giao dịch thương mại điện tử và hợp đồng thương mại điện tử. Tuy nhiên, thực trạng triển khai và ứng dụng thương mại điện tử trong các giao dịch điện tử còn gặp nhiều khó khăn, có thể kể ra ba khó khăn lớn nhất là: hạn chế về tài chính, hạn chế về trình độ và hạn chế về công nghệ.
  • 29. 19 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TRONG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay 2.1.1 Kết quả đạt được Hợp đồng TMĐT được hình thành khi các chủ thể tham gia giao dịch trong môi trường TMĐT và được thể hiện bởi nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, các hình thức phổ biến gồm: hợp đồng thương mại truyền thống được đưa lên website, hợp đồng TMĐT được hình thành qua giao dịch tự động, hợp đồng TMĐT hình thành qua thư điện tử, hợp đồng TMĐT có sử dụng chữ ký số. Vì vậy, để đánh giá tình hình sử dụng hợp đồng TMĐT trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, chúng ta cần căn cứ vào tình hình ứng dụng TMĐT của các chủ thể như việc sử dụng thư điện tử để giao dịch, xây dựng website TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến, mức độ tham gia vào các sàn giao dịch TMĐT và mức độ sử dụng các công cụ thanh toán điện tử khi thực hiện hợp đồng. Năm 2017, Cục TMĐT và Công nghệ thông tin - Bộ Công thương đã tiến hành điều tra từ cuối tháng 8 tới tháng 11 năm 2016 tại 3.566 doanh nghiệp trong cả nước nhằm tổng hợp điều tra, phân tích về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp TMĐT, hiện trạng ứng dụng TMĐT của cộng đồng trong nước. Thông qua số liệu của Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 201720 20 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2017), Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2014.
  • 30. 20 Thông qua số liệu của Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 201721 , có thể rút ra được tình hình sử dụng hợp đồng TMĐT trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Một là, HĐTMĐT một thành phần quan trọng có thể sử dụng trong các giao dịch thư điện tử, các e-mail, để mua hàng trực tuyến, đầu tư chứng khoán trực tuyến,…. Ngoài ra, CKĐT thông qua hoạt động TMĐT cũng đã tiết kiện cho các doanh nghiệp một số tiền lớn, đồng thời đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhằm giúp cho các doanh nghiệp cũng có thể dùng để tiến hành các giao dịch điện tử mà hoàn toàn trực tuyến không cần ngồi trực tiếp với nhau, chỉ cần ký vào file hợp đồng và gửi qua e-mail. Hai là, việc ban hành quy định về Luật giao dịch điện tử năm 2005 đồng thời, một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã được những cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm hướng dẫn thi hành pháp luật về HĐTMĐT ở nước ta, cụ thể là một số văn bản sau: - Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. - Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007. 21 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2017), Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2014.
  • 31. 21 - Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/6/2013 quy định về thương mại điện tử. - Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/7/2013 quy định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. - Thông tư số 08/2016/TT-BQP quy định về cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên đã giúp cho quá trình áp dụng những quy định của pháp luật về HĐTMĐT ở nước ta được thực hiện một cách hoàn thiện hơn. Trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật một số các quốc gia trên thế giới và áp dụng trực tiếp trong hoạt động thương mại quốc tế, Việt Nam đã xây dựng và ban hành những quy định nhằm điều chỉnh vấn đề HĐTMĐT phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta. Hình thành nền tảng pháp lý cơ bản trong việc thực thi pháp luật TMĐT ở Việt Nam, tạo điều kiện pháp lý cơ bản cho hoạt động thương mại ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ba là, cơ chế quản lý và thực thi pháp luật TMĐT khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động giao dịch điện tử trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, thành lập và quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của cơ quan quản lý về các giao dịch này thông qua bộ, ban ngành có liên quan và các đơn vị trực thuộc. Ngoài ra, việc tuyên truyền pháp luật về giao dịch điện tử nói chung và HĐTMĐT nói riêng ở nước ta đã được phổ biến đến tận từng các nhân, tổ chức trong và ngoài nước góp phần đưa pháp
  • 32. 22 luật về vấn đề này vào áp dụng một cách có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, nhằm hoàn thiện về pháp luật TMĐT thì các cơ quan chức năng cần tổ chức lấy ý kiến thông qua những buổi tọa đàm về pháp luật giao dịch điện tử. Thông qua đó phần nào đã chỉ ra những khó khăn, hạn chế của pháp luật về giao dịch điện tử ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Việc áp dụng các phương tiện điện tử nhằm ký kết hợp đồng đang trở nên ngày càng phổ biến. Có đến 45% doanh nghiệp cho biết có trên 50% lao động thường xuyên sử dụng email trong công việc, cao hơn tỷ lệ 39% trong năm 2015; 18% cho biết có tới 10% lao động thường xuyên sử dụng email. Xét về quy mô doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có tỷ lệ ứng dụng email cao hơn các doanh nghiệp lớn. Trong đó, mục đích chính sử dụng email trong doanh nghiệp vẫn là dùng để giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp với con số 84%. Nhìn chung, xu hướng sử dụng email trong các hoạt động của doanh nghiệp đang tăng dần so với các năm trước22 . Bốn là, thông qua các quy định về HĐTMĐT về cơ bản thể hiện sự ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh được coi là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp giữ vững và mở rộng thị trường, tăng tính cạnh tranh, và thực hiện các thỏa thuận thương mại trong khu vực và trên thế giới. Tất cả quá trình này đòi hỏi một lượng thông tin trao đổi rất lớn qua mạng, đồng thời yêu cầu độ an toàn và tính xác thực cao. Về hạ tầng và nguồn nhân lực đang được cải thiện một cách rõ rệt. Hạ tầng và nguồn nhân lực được thể hiện ở trong thiết bị thực hiện. Theo thống kê của Bộ Công thương trong Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2017, có 99% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết có trang bị máy tính PC và laptop, bên cạnh đó có 61% cho biết có trang bị các thiết bị di động, bao gồm điện thoại thông minh và máy tính bảng23 . 22 http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210304 23 Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
  • 33. 23 Thứ năm, các doanh nghiệp đang dần chú ý đến các giao dịch TMĐT. Có đến 45% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã xây dựng website, tỷ lệ này không thay đổi nhiều so với các năm trước. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp đã chú trọng tới việc cập nhật thông tin thường xuyên lên website: 54% doanh nghiệp cập nhật thông tin lên website hàng ngày so với tỷ lệ 50% năm 201524 . Thứ sáu, giao dịch TMĐT của doanh nghiệp với người tiêu dùng đang dần trở nên phổ biến. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tại Việt Nam, tổng số lượng người dùng internet vào khoảng 35 triệu, trong đó có khoảng 15 triệu người dùng đã từng truy cập vào các website TMĐT (chiếm 43% lượng người dùng internet) và lượng active user chiếm khoảng 15% số đó (2,3 triệu). Người dùng truy cập vào các website TMĐT phần lớn để tra cứu thông tin sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá và tham khảo giá, nơi bán. Số ít trong đó là có tham gia giao dịch trực tuyến. Số người đã từng tham gia đặt hàng và thanh toán online là khoảng 800.000 người. Lượng giao dịch online trung bình trên mỗi đầu người là 4 giao dịch/năm. Giá trị trung bình mỗi giao dịch dao động trong khoảng 100.000 đồng đến 140.000 đồng25 . 2.1.2 Khó khăn, vướng mắc Một là, về khái niệm hợp đồng điện tử Điều 33 của Luật Giao dịch điện tử có quy định: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.” Nội dung quy định này là điểm khác biệt so với Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử. Luật mẫu UNCITRAL không quy định cụ thể về hợp đồng điện tử mà chỉ đưa ra các nguyên tắc cơ bản khi soạn thảo hợp đồng điện tử dựa trên những đặc điểm đặc trưng nhất của loại hợp đồng 24 http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210304 25 http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thuong-mai-dien-tu-muon-phat-trien-phai-bao-ve-nguoi-tieu- dung-25775.html
  • 34. 24 này. Theo nguyên tắc chung, đối với những hợp đồng điện tử được ký kết bằng cách các bên không trực tiếp gặp gỡ nhau, mà chỉ trao đổi thông tin qua lại bằng thư từ, quy trình tạo lập và hình thành hợp đồng bao gồm hai giai đoạn mang nặng tính pháp lý về thủ tục, đó là: Giai đoạn đề nghị giao kết hợp đồng và giai đoạn chấp nhận giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 không quy định cụ thể về hai giai đoạn này, mà chỉ đặt ra các quy định về Người khởi tạo thông điệp dữ liệu - Điều 16; Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu - Điều 17; Nhận thông điệp dữ liệu - Điều 18; Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu - Điều 19; Gửi và nhận tự động thông điệp dữ liệu - Điều 20. Như vậy, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 mới chỉ quy định những vấn đề liên quan đến yếu tố kỹ thuật của việc trao đổi trong giao dịch điện tử mà chưa đưa ra được các quy định mang tính thủ tục pháp lý liên quan đến các giai đoạn đề nghị và chấp nhận đề nghị giao dịch ký kết hợp đồng điện tử. Chính điều này đã làm phát sinh nhiều vấn đề gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp nếu có sau này. Hai là, về đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng Pháp luật về thương mại điện tử hiện hành không quy định cụ thể về lời mời “đề nghị giao kết hợp đồng”, “chấp nhận giao kết hợp đồng” mà được đề cập thông qua hoạt động gửi nhận thông điệp dữ liệu. Về bản chất, việc giao kết hợp đồng nói chung cũng như giao kết hợp đồng thương mại điện tử nói riêng đều bao gồm hai hoạt động “đề nghị giao kết hợp đồng” và “chấp nhận giao kết hợp đồng”. Tuy nhiên, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Nghị định 52/2013/NĐ-CP lại không sử dụng thuật ngữ này, nhưng trong giao kết hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website (tại mục 2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP) lại dùng sử dụng thuật ngữ “đề nghị giao kết”, “chấp nhận giao kết” mà không thông qua thông điệp dữ liệu điện tử. Việc
  • 35. 25 quy định thuật ngữ thiếu đồng nhất giữa văn bản luật và nghị định hướng dẫn hay trong cùng nghị định là thiếu hợp lý về kỹ thuật lập pháp. Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cũng không xác định rõ thời điểm hợp đồng điện tử được coi là đã giao kết. Điều 17, 18, 19 của Luật này chỉ quy định về thời điểm, địa chỉ gửi, địa chỉ nhận thông điệp dữ liệu mà không có quy định nào đề cập việc nhận một thông điệp dữ liệu như thế nào thì được coi là chấp nhận chào hàng và từ đó hình thành hợp đồng điện tử. Việc xác định thời điểm hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là một trong những điều kiện xác định hiệu lực trong hợp đồng. Có thể thấy, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành cũng không quy định nào về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử, cũng như không quy định các trường hợp hợp đồng điện tử bị coi là vô hiệu, hậu quả pháp lý của hợp đồng điện tử vô hiệu. Hơn nữa, trong hầu hết các văn bản luật và dưới luật liên quan đến giao dịch điện tử, hợp đồng điện tử, thương mại điện tử, chữ ký điện tử,… đều không có sự kết nối với các văn bản pháp luật quy định về hợp đồng, giao kết hợp đồng, hợp đồng điện tử bị vô hiệu và cách giải quyết. Đây là sự không đồng bộ của quy định pháp luật về giao dịch hợp đồng điện tử nói chung và Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Nghị định 52/2013/NĐ-CP nói riêng. Ba là, về giao kết hợp đồng thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và các văn bản dưới luật vẫn chưa có quy định cụ thể việc hợp đồng thương mại điện tử được giao kết với doanh nghiệp nước ngoài, mà chỉ quy định về thừa nhận chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài: “Nhà nước công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài nếu chữ ký điện tử hoặc chứng thư điện tử đó có độ tin cậy tương đương với độ tin cậy của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử theo quy định của pháp luật. Việc xác định mức độ tin cậy của chữ ký
  • 36. 26 điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài phải căn cứ vào các tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các yếu tố có liên quan khác” (khoản 1 Điều 27). Vậy làm thế nào để xác định một chữ ký điện tử nước ngoài là có độ tin cậy tương đương với chữ ký điện tử thông thường theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hiện cũng chưa có một văn bản nào thừa nhận những tiêu chuẩn quốc tế, hay các điều ước quốc tế nào mà Việt Nam là thành viên để xác định độ tin cậy của một chữ ký điện tử nước ngoài. Khoản 2 Điều 27 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cũng quy định: “Chính phủ quy định cụ thể về việc thừa nhận chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài” nhưng cho đến nay, sau hơn 10 năm từ khi Luật Giao dịch điện tử ra đời vẫn chưa có một văn bản nào của Chính phủ quy định cụ thể về vấn đề này1. Có thể thấy, trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn cầu hóa sâu rộng như hiện nay, vấn đề giao kết hợp đồng thương mại điện tử với người nước ngoài cần đặc biệt quan tâm. Chính phủ không những cần thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, chứng thư điện tử nước ngoài, mà còn cần quy định chi tiết về lời đề nghị, chấp nhận giao kết, hiệu lực hợp đồng cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp Việt Nam với các thương nhân nước ngoài. Bốn là, về giải quyết tranh chấp liên quan đến giao kết hợp đồng thương mại điện tử Vấn đề giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm được Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định 3 điều (từ Điều 50 đến Điều 52) và mới chỉ đề cập đến vấn đề xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp trong các giao dịch điện tử, chưa có quy định nào để giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng điện tử nói chung và hợp đồng thương mại điện tử nói riêng. Điều 52 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên có tranh chấp trong giao dịch điện tử giải quyết thông qua hòa
  • 37. 27 giải. Trong trường hợp các bên không hòa giải được thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật”. Đây là quy định được đánh giá chưa cụ thể và rõ ràng, gây khó khăn giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến giao dịch điện tử. Thông thường khi có tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể của hợp đồng, việc đầu tiên hai bên phải làm là tiến hành thương lượng với nhau. Nếu giải quyết tranh chấp bằng thương lượng không đạt kết quả thì các bên tiến hành hòa giải. Với sự tham gia của bên thứ ba, hai bên có thể giải quyết được những vướng mắc mà khi gặp gỡ trực tiếp không tháo gỡ được. Nếu sau khi thực hiện hòa giải vẫn không thành công thì hai bên có thể áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp tại Trọng tài hoặc Tòa án. Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử ngày 16/5/2013 quy định về phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại điện tử: “Việc giải quyết tranh chấp phải thông qua thương lượng giữa các bên, hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án theo các thủ tục, quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp” (khoản 4 Điều 76). Trong khi đó, Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định rất cụ thể về hình thức giải quyết tranh chấp tại Điều 317 như sau: “1. Thương lượng giữa các bên; 2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải; 3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án. Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Tòa án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Tòa án do pháp luật quy định”. Có thể thấy, tuy cùng liệt kê 4 phương thức giải quyết tranh chấp là: Thương lượng; Hòa giải; Trọng tài và Tòa án, nhưng chỉ Luật Thương mại 2005 mới liệt kê theo đúng trình tự ưu tiên áp dụng các phương thức mà các bên có thể lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Nghị định 52/2013//NĐ-CP mới chỉ liệt kê mà không quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết của từng phương thức.
  • 38. 28 Thứ năm chưa có hợp đồng TMĐT mẫu nên không bảo đảm sự thống nhất trong giao dịch TMĐT. Hiện nay, việc giao kết hợp đồng trực tuyến được tiến hành chủ yếu thông qua website của doanh nghiệp hoặc sàn giao dịch TMĐT của các nhà cung cấp trung gian. Khác với thư điện tử trao đổi trực tiếp giữa hai bên, giao kết hợp đồng trên website có thể được thực hiện qua sự tương tác giữa khách hàng và chức năng đặt hàng trực tuyến của website hoặc thông qua những hợp đồng truyền thống được đưa lên website mà thông thường đây là những hợp đồng mẫu. Pháp luật hiện hành mới bao hàm quy định điều chỉnh về quy trình giao kết. Sáu là, chưa có quy định về công chứng hợp đồng TMĐT. Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính chất xác thực, hợp pháp của văn bản (hợp đồng, giao dịch) do người yêu cầu công chứng đề nghị hoặc do pháp luật quy định phải công chứng. Đối với hợp đồng TMĐT, các bên tham gia hợp đồng hoàn toàn trao đổi, đàm phán nội dung hợp đồng và ký kết từ xa thông qua phương tiện điện tử thì vấn đề đặt ra là nếu các bên có yêu cầu công chứng thì công chứng viên có công chứng được không và công chứng như thế nào? Do đó, vai trò của công chứng viên cần phải được tiếp tục duy trì và phát huy trong giao dịch điện tử. Mặc dù đây là một vấn đề quan trọng cần phải nhanh chóng có sự điều chỉnh của pháp luật do giao dịch điện tử ngày một phát triển nhanh chóng, tuy nhiên, Điều 63 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP mới quy định một cách chung chung về hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử. Luật Công chứng năm 2014 đã được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015 cũng chưa đề cập đến việc công chứng hợp đồng, giao dịch điện tử. Bảy là, các quy định về điều chỉnh vấn đề “tài sản ảo” chưa được hoàn thiện. Tiếp cận theo nghĩa hẹp, “tài sản ảo” là các đối tượng ảo trong thế giới ảo, còn theo nghĩa rộng thì “tài sản ảo” được hiểu là những tài nguyên trên
  • 39. 29 mạng máy tính được xác định giá trị bằng tiền và có thể chuyển giao trong các giao dịch dân sự. 2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hợp đồng điện tử ở nước ta hiện nay 2.2.1 Hoàn thiện quy định pháp luật Việc hoàn thiện hành lang pháp lý về HĐTMĐT,xác thực điện tử và nâng cao chất lượng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; Xây dựng cơ chế xác thực điện tử hỗ trợ công tác cải cách hành chính. Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ tổ chức đánh giá về hiện trạng triển khai các ứng dụng chữ ký số tại các địa phương. Vấn đề HĐTMĐT cần thiết có những quy định rõ ràng trong Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đó là có văn bản hướng dẫn thi hành về nội dung, tranh chấp, tài sản ảo, chứng thực chữ ký…đồng thời trong việc hoàn thiện pháp luật về HĐTMĐT hiện nay. Trên cơ sở các chủ trương chính sách của Đảng ta trong những năm đổi mới là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật TMĐT nói chung. Trước yêu cầu đó thì cần thiết hệ thống pháp luật TMĐT cần có sự đổi mới căn bản về cơ chế điều chỉnh , nguyên tắc điều chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao kết và thực hiện HĐTMĐT. Quá trình xây dựng một hành lang pháp lý an toàn, hiệu quả trong hoạt động của các cá nhâ, tổ chức nói chung là một trong những mục tiêu và yêu cầu đặt ra trong tình hình mới. Pháp luật về HĐTMĐT hiện nay lại được quy định rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, chưa mang tính thống nhất. Vì vậy, yêu cầu hình thành nên là hành lang pháp lý quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động cho vay và bảo đảm tiền vay liên quan đến thế chấp quyền sử dụng đất là điều cần thiết.
  • 40. 30 Cần bổ sung các quy định cụ thể hướng dẫn việc giao kết hợp đồng thương mại điện tử để tương thích với BLDS 2015. Vấn đề giao kết hợp đồng điện tử được quy định tại Chương IV Luật Giao dịch điện tử năm 2005 với 6 điều, từ Điều 33 đến Điều 38, cùng với các Điều 17, 18, 19 và 20 hướng dẫn về việc gửi, nhận thông điệp dữ liệu như một quy trình để giao kết hợp đồng điện tử nói chung và hợp đồng thương mại điện tử nói riêng. Tuy nhiên, có thể thấy, các quy định này còn sơ sài và chưa bao quát được hết các vấn đề pháp lý phát sinh khi giao kết hợp đồng thương mại điện tử trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng và bổ sung quy định về giao kết hợp đồng thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, hợp đồng điện tử được coi là phương tiện hữu hiệu và phổ biến nhất được các doanh nghiệp lựa chọn khi giao kết đối với thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vốn có hợp đồng thương mại điện tử cũng tồn tại một số rủi ro nhất định như: Việc giao kết hợp đồng điện tử giữa hai doanh nghiệp ở hai nước khác nhau, nếu xảy ra tranh chấp phát sinh thì hợp đồng điện tử đó sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia nào và cơ quan nào sẽ giải quyết tranh chấp26 . Xây dựng và ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể việc giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trên các website TMĐT. Để đảm bảo tính ưng thuận trong hợp đồng và đảm bảo tính công bằng trong quan hệ giữa thương nhân và người tiêu dùng, cần xây dựng những quy định cụ thể về hợp đồng mẫu trên các website TMĐT. Bên cạnh các quy định chung và mang tính kỹ thuật về giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website TMĐT đã được quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, cần bổ 26 Hà Vy (2015), Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Trường đại học Luật Hà Nội, tr. 64.
  • 41. 31 sung quy định chi tiết về nội dung các hợp đồng TMĐT mẫu được đưa lên website27 . Rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về hợp đồng TMĐT. Việc rà soát, hệ thống hóa các VBQPPL về hợp đồng TMĐT có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng TMĐT. Thông qua rà soát, hệ thống hóa, chúng ta có thể phát hiện được những quy định, những VBQPPL mâu thuẫn, chồng chéo, lạc hậu, không còn phù hợp với định hướng phát triển của hợp đồng TMĐT; từ đó kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, loại bỏ chúng hoặc ban hành văn bản mới, tiến tới xây dựng một hệ thống pháp luật về hợp đồng TMĐT hoàn thiện, thống nhất, đồng bộ, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đáp ứng nhu cầu có một môi trường pháp lý lành mạnh, an toàn để giao kết hợp đồng TMĐT. 2.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay Giải quyết các tranh chấp phát sinh về HĐTMĐT trong hoạt động thương mại điện tử Trong hoạt động thương mại nói chung thì việc xảy ra các tranh chấp là điều không thể tránh khỏi. Đối với các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại điện tử nói chung và tranh chấp về phát sinh về HĐTMĐT, khi đó thì giải quyết các tranh chấp phát sinh là vô cùng quan trọng, tạo điều kiện quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể nói chung. Để tăng cường công tác giải quyết tranh chấp về HĐTMĐT thì yêu cầu các cơ quan Trung ương cần phối hợp và ban hành những văn bản hướng dẫn để áp dụng pháp luật một cách rõ ràng, đầy đủ hơn về hoạt động giải 27 Hà Vy (2015), Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Trường đại học Luật Hà Nội, tr. 64.
  • 42. 32 quyết tranh chấp này sao cho kết quả cuối cùng là việc thực hiện quy định pháp luật về vấn đề này được dễ hiểu, rõ ràng nhất; đồng thời, cần hướng dẫn và giải thích pháp luật cho các cơ quan tiến hành có thẩm quyền cấp dưới thực hiện một cách thống nhất. Song song với nó, các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn các quy định pháp luật về giao dịch điện tử một cách đồng bộ và thống nhất, cần thiết phải có những buổi tập huấn riêng. Đối với các cơ quan có thẩm quyền cần kiểm tra thường xuyên việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực giao dịch điện tử trên cả nước. Thông qua công tác kiểm tra cần có biện pháp uốn nắn, rút kinh nghiệm kịp thời và chấn chỉnh kịp thời nếu phát hiện hành vi vi phạm xảy ra. Trong quá trình giải quyết tranh chấp thì vai trò của các cơ quan tư pháp là vô cùng quan trọng. Để nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm của Thẩm phán cần thực hiện những biện pháp sau: - Thứ nhất: Việc tuyển chọn các chức danh tư pháp phải đảm bảo tính công bằng, đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. - Thứ hai: Song song với nó cần mở các lớp tập huấn nghiệp vụ để kịp thời bổ sung những kiến thức mới, chuyên đề nghiên cứu về giao dịch điện tử nói chung và về HĐTMĐT nói riêng cho đội ngũ các chức danh tư pháp. - Thứ ba: Tổ chức tốt việc đánh giá, sử dụng đội ngũ các cán bộ, công chức dựa vào mức độ, chất lượng và khối lượng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời tổ chức tốt nhiệm vụ quản lý cán bộ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ các cơ quan tư pháp, hàng năm nhận xét đánh giá về trách nhiệm, phẩm chất đạo đức,năng lực trình độ của cán bộ có chức danh tư pháp để xem xét việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phân công nhiệm vụ hoặc miễn nhiệm, xử lý kịp thời những cán bộ yếu kém, vi phạm pháp luật.
  • 43. 33 Tiến hành việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho người được hưởng án treo, nhân dân về giao dịch điện tửnói chung và HĐTMĐT nói riêng. Hiện nay, do thiếu những quy định pháp luật trong quá trình xử lý về hành vi vi phạm pháp luật trong giao dịch điện tử nói chung và HĐTMĐT nói riêng cũng như các chủ thể tham gia giao dịch điện tử thiếu các kiến thức về lĩnh vực này Bằng chứng thiết thực nhất chứng minh lập luận trên là vẫn xảy ra tình trạng có những chủ thể không biết cũng như tiến hành hoạt động có HĐTMĐT trái với các quy định pháp luật. Do vậy ngoài việc bổ sung những biện pháp mới, củng cố chặt chẽ hơn hệ thống pháp luật nước ta hơn nữa. Song song với nó chúng ta phải tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục cho các chủ thể về pháp luật giao dịch điện tử nói chung và HĐTMĐT nói riêng, để họ hiểu được những quyền và nghĩa vụ của mình trong thời gian thử thách, giúp họ biết được hậu quả nếu họ vi phạm những nghĩa vụ của mình hay không. Do vậy cơ quan, tổ chức giám sát cần phải tuyên truyền, phổ biến cho họ những kiến thức đó. Đặc biệt cơ quan, tổ chức cũng nên phổ biến, tuyên truyền những kiến thức về trong lĩnh vực này để họ hiểu hơn các quy định pháp luật nhằm xây dựng nền giao dịch điện tử phát triển ở nước ta hiện nay. Đồng thời nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của nhân dân. Để làm được điều này thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phối hợp với nhau thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ và các Bộ,ngành có liên quan. Để việc tuyên truyền, phổ biến này đạt được hiệu quả tốt thì cần sử dụng các biện pháp sau đây: Các cơ quan phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Phối hợp với các Chính quyền các cấp xây dựng các chương trình giáo dục pháp luật. Thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ pháp luật. Tiếp tục đổi mới các nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Triển khai các Văn bản pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó đẩy mạnh hình thức tuyên
  • 44. 34 truyền miệng, giới thiệu văn bản luật theo hướng tăng cường trao đổi, đối thoại, giải đáp những vướng mắc từ phúa người được tuyên truyền nhằm nâng cao tính chủ động tìm hiểu và tiếp cận kiến thức pháp luật của cán bộ và nhân dân. Duy trì và nâng cao công tác tuyên truyền bằng phương tiện thông tin đại chúng nhất là trên phương tiện truyền thanh của xã, phường, thôn, tổ dân phố. Tóm tắt Chương 2 Để công tác áp dụng các quy định pháp luật về HĐTMĐT đạt kết quả tốt, nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã xây dựng một số giải pháp. Giải pháp cơ bản nhất là hoàn thiện pháp luật về HĐTMĐT, phát huy năng lực của các chủ thể cơ quan quyền lực nhà nước. Một số giải pháp quan trọng khác như tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích pháp luật, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tăng cường phối hợp hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm trong việc ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật về HĐTMĐT, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho các chủ thể về giao dịch điện tử nói chung và HĐTMĐT nói riêng. Hi vọng những giải pháp trên sẽ góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác thi hành pháp luật về HĐTMĐT ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Góp phần đảm bảo cho hoạt động thương mại điện tử, xây dựng và phát triển các giao dịch điện tử và HĐTMĐT ở nước ta trong giai đoạn mới. KẾT LUẬN Những lợi ích mà thương mại điện tử mang lại là điều mà chúng ta đều nhận thấy. Song, để thúc đẩy thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển một cách thuận lợi, tránh được các rủi ro có thể xảy ra thì cần phải có sự phát triển đồng đều ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó quan trọng nhất là hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông và hạ tầng pháp lý.
  • 45. 35 Thời gian qua, với những cố gắng của Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành, chúng ta đã tạo dựng được những quy định pháp lý bước đầu điều chỉnh các khía cạnh khác nhau của thương mại điện tử. Song, để đáp ứng các yêu cầu pháp lý của việc phát triển thương mại điện tử đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập thì hệ thống các quy định pháp luật của chúng ta còn thiếu tính đồng bộ và còn nhiều hạn chế, bất cập. Đặc biệt, để hoàn thiện khung pháp lý về HĐTMĐT để giao dịch, thanh toán và giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử chúng ta cần phải đảm bảo an toàn cho HĐTMĐT ì nó là một loại chứng cứ cần thiết trong các tranh chấp của thương mại điện tử. HĐTMĐT rõ ràng là bước đột phá để chuyển các giao dịch từ giấy tờ sang phi giấy tờ hay số hóa mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu của giao dịch. Các hệ thống luật pháp và quy định đóng vai trò quan trọng trong việc thừa nhận giá trị pháp lý của những giao dịch điện tử và chữ điện tử. Tuy nhiên, thực trạng triển khai và ứng dụng HĐTMĐT trong các giao dịch điện tử còn gặp nhiều khó khăn, có thể kể ra ba khó khăn lớn nhất là: hạn chế về tài chính, hạn chế về trình độ và hạn chế về công nghệ. Bên cạnh đó việc hoàn thiện pháp luật về HĐTMĐT là điều vô cùng cần thiết trên con đường hội nhập và phát triển của nước ta hiện nay. Thực hiện pháp luật HĐTMĐT là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật Nhà nước Việt Nam. Xét ở góc độ pháp lý, HĐTMĐT góp phần quan trọng trong việc tạo nền tảng cho các hoạt động TMĐT ở nước ta trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước trong tình hình mới. Để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh, tạo ra lợi ích về mặt kinh tế để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia. Trải qua quá trình được ban hành và áp dụng vào thực tiễn có thể khẳng định quy định về HĐTMĐT đã thay đổi cơ bản cả về quan điểm, chính sách, cơ chế tổ chức thực hiện và không ngừng được điều chỉnh, bổ sung để đáp ứng với nhu cầu
  • 46. 36 đổi mới của đất nước, nhất là từ khi kinh tế nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Đây cũng là hành lang pháp lý cơ bản, là công cụ đắc lực của Đảng và Nhà nước ta trong việc phát triển và xây dựng hệ thống quản lý về các giao dịch thương mại trong giai đoạn mới, góp phần ổn định chính trị - xã hội, tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước. Thực tế trên đòi hỏi chúng ta cần xây dựng chính sách về quản lý về HĐTMĐT theo hướng chặt chẽ bởi đó HĐTMĐT có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của các cá nhân, tổ chức nói chung. Hòan thiện và mở rộng hơn nữa về các quy định về HĐTMĐT là điều hoàn toàn cần thiết, đáp ứng với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, cần phát huy hiệu quả thực thi pháp luật về các văn bản pháp luật có liên quan như bộ luật dân sự, luật các tổ chức tín dụng, bảo hiểm…. thông qua việc quy định về việc áp dụng HĐTMĐT trong hoạt động của các chủ thể nói chung.
  • 47. 37 DANH MỤC TÀI LIỆU A. Danh mục văn bản pháp luật: 1. Bộ Công Thương (2008), Những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử, Hà Nội. 2. Bộ Công Thương (2015), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2014, Hà Nội. 3. Bộ Công Thương (2016), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2015, Hà Nội. 4. Bộ Công Thương ( 2008 ), Thông Tư sô: 09/2008/TT-BTC, Hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử. 5. Bộ Công Thương (2014), Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014, quy định về quản lý website thương mại điện tử. 6. Bộ Công An – Bộ Quốc Phòng – Bộ Tư Pháp - Bộ Thông Tin và Truyền Thông – Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao – Tòa Án Nhân Dân Tối Cao (2012), Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP- BTP-BTTTT-VKSNDTC-TANDTC ngày 10/9/2012, hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. 7. Bộ Tài Chính (2015), Thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, Số: 110/2015/TT-BTC, Hà Nội. 8. Bộ Tài Chính (2009 ), Thông tư 03/2009/TT-BTC ngày 2/03/2009, quy định về mã số quản lý đối với nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet, hướng dẫn thi hành Nghị định số 90/2008/NĐ-CP. 9. Bộ Tài Chính (2009), Thông tư số 50/2009/TT-BTC ngày 16/03/2009, về việc hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán.
  • 48. 38 10.Bộ Tài Chính (2008), Thông tư số 78/2008/TT-BTC ngày 15/9/2008, hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. 11.Bộ Tài Chính (2010), Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010, hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ 12.Bộ Thông Tin và Truyền Thông (2009), Thông tư 26/2009/TT-BTTTT ngày 31/07/2009, quy định về cung cấp thông tin và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. 13.Chính Phủ (2006), Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 về thương mại điện tử. 14.Chính Phủ (2007), Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. 15.Chính Phủ (2007), Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007. 16.Chính Phủ (2011), Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. 17.Chính Phủ (2011), Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2007/NĐ-CP về chữ ký và dịch vụ chứng thực chữ ký. 18.Chính Phủ (2013), Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử (thay thế Nghị định 57/2006/NĐ-CP).
  • 49. 39 19.Chính Phủ (2013), Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. 20.Chính Phủ (2013), Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. 21.Chính Phủ (2013),Nghị Định Số 185/2013/NĐ-CP,Quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội. 22.Chính Phủ (2013), Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao du lịch và quảng cáo 23.Chính Phủ (2013), Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. 24.Chính Phủ (2014), Nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao. 25.Chính Phủ (2015), Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buốn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 26.Chính Phủ (2016), Quyết định số 1563/QĐ-TTg, Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020. 27.Quốc Hội (2005), Bộ Luật Dân Sự năm 2005, Hà Nội. 28. Quốc Hội (2015), Bộ Luật Dân Sự năm 2015, Hà Nội.
  • 50. 40 29.Quốc Hội (2015), Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015, Hà Nội. 30.Quốc Hội (2005), Luật giao dịch điện tử 2005, Hà Nội. 31. Quốc Hội (2005), Luật Thương Mại 2005, Hà Nội. 32.Quốc Hội (2006), Luật công nghệ thông tin 2006, Hà Nội. 33. Quốc Hội (2010), Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội B. Danh mục tài liệu tham khảo: Tiếng Việt 1. Báo cáo Tổng quan về Công ước Liên hợp quốc về sử dụng chứng từ điện tử trong hợp đồng quốc tế và lợi ích khi gia nhập công ước, http:/mutrap.org.vn, tháng 10/2013 2. TS Trần Văn Biên (2012), Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam, nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội. 3. Tùng Bách, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử, http://www.vca.gov.vn, 01/12/2013. 4. Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin Việt Nam (2014), Thêm nhiều website thương mại điện tử bị xử phạt hành chính, http://www.moit.gov.vn, 20/10/2014. 5. . TS. Nguyễn Văn Hùng (2013), Cẩm nang thương mại điện tử, nhà xuất bản kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh. 6. Mạnh Hùng, (2016), Vụ FPT bán hàng sai quảng cáo: Có thể xử phạt hành vi lừa dối khách hàng, http://www.baomoi.com, 31/05/2016. 7. PGS-TS. Hà Văn Hội, TS.Nguyễn Tiến Minh. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) (2015), Phát triển thương mại điện tử của các nước ASEAN, Trường Đại học kinh tế- Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 8. . Đỗ Thị Thu Hằng (2009), Pháp luật về hợp đồng điện tử ở Việt Nam, Luận án Thạc Sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.