SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
bộ văn hóa, thể thao và du lịch

Ngày 27/12/2013, tại thành phố Đà
Lạt đã diễn ra Lễ công bố Năm Du lịch
quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt
do tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Bộ
VHTTDL, các tỉnh khu vực Tây
Nguyên tổ chức và khai mạc Tuần
Văn hóa Du lịch Đà Lạt 2013, Kỷ
niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và
phát triển, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ
5. Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang;
các đồng chí nguyên Chủ tịch Nước
Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết;
lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương,
các tỉnh/thành đã đến dự.
(Xem tiếp trang 3)

Số 1057 ngày 02/01/2014

Các sự kiện văn hóa, thể thao
và du lịch nổi bật năm 2013

Ảnh: TRẦN HUẤN

Khai mạc Tuần Văn hóa
Du lịch Đà Lạt 2013

Phát hành Thứ Năm hằng tuần

tRoNg số Này
Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII

- Trình Thủ tướng Chính phủ
Công nhận bảo vật quốc gia
đợt 2 năm 2013
(Tr.8)
- Phát huy giá trị di tích lịch sử
đặc biệt Tân Trào
(Tr.2)
- Ra mắt 6 tour đặc trưng
Năm Du lịch quốc gia 2014
(Tr.11)
Phát hiện nhiều cổ vật
tại Cao nguyên đá Đồng Văn
(Tr.14)
Năm 2013, khách quốc tế
đến Việt Nam tăng 10,6%
(Tr.11)
Thành phố Hồ Chí Minh
rực rỡ đón chào Năm mới
(Tr.20)

1. Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII về xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. UNESCO vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và lần đầu tiên Việt
Nam được bầu là thành viên của Ủy ban Di sản thế giới.
3. Tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam; Festival Di sản
- Quảng Nam 2013; Festival Đua ghe Ngo đồng bào Khmer Đồng bằng sông
Cửu Long lần thứ I - Sóc Trăng 2013; Ngày hội VHTTDL các tỉnh vùng Tây
Bắc lần thứ XIII - Hòa Bình 2013.
4. Thành công của các Tuần Văn hóa, Ngày Văn hóa nhân dịp kỷ niệm năm
chẵn thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước và Liên hoan nghệ thuật Việt
Nam-Lào-Campuchia-Myanmar.
(Xem tiếp trang 6)

Chỉ thị về tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ
năm 2014
Ngày 30/12/2013, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã có Chỉ thị số 329/CTBVHTTDL gửi thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc
Sở VHTTDL các tỉnh/thành về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ
năm 2014.
(Xem tiếp trang 9)
quản lý nhà nước

Phát huy giá trị di tích lịch sử đặc biệt Tân Trào
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 2543/QĐ-TTg ngày
20/12/2013, phê duyệt Nhiệm vụ lập
“Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ,
phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch
sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh
Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch
đến năm 2025”.
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch
được xác định trên cơ sở khoanh vùng
bảo vệ di tích lịch sử quốc gia đặc biệt
đã được Thủ tướng Chính phủ công
nhận tại Quyết định số 548/QĐ-TTg
ngày 10/5/2012, bao gồm 138 di tích,
cụm di tích nằm trên địa bàn 11 xã,
thuộc 2 huyện Sơn Dương và Yên Sơn.
Quy mô quy hoạch khoảng 3.100ha,
nằm trải rộng trên địa bàn 11 xã: Tân
Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình
Yên, Lương Thiện (huyện Sơn
Dương), Kim Quan, Trung Sơn, Hùng
Lợi, Trung Minh, Đạo Viện, Công Đa
(huyện Yên Sơn).
Về định hướng quy hoạch không
gian bảo tồn và phát huy giá trị di tích
lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào gắn

với phát triển du lịch, cần kiến nghị về
việc điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp
các khu vực bảo vệ di tích. Xác định
các vùng cảnh quan thiên nhiên cần
phải bảo vệ để không ảnh hưởng đến
di tích; các khu vực cho phép xây dựng
mới; các khu vực hạn chế kiểm soát
phát triển. Cùng với đó là đề xuất định
hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di
tích, trong đó đề xuất định hướng tổng
thể bảo tồn, tu bổ, phục hồi đối với
quần thể di tích; xác định danh mục các
đối tượng di tích bảo tồn, tu bổ, phục
hồi và mức độ bảo tồn đối với từng
hạng mục di tích; xác định nguyên tắc
và giải pháp cơ bản đối với việc bảo
quản, tu bổ, phục hồi di tích; đề xuất
danh mục di tích dự kiến xếp hạng bổ
sung.
Đề xuất định hướng phát triển du
lịch tại khu di tích lịch sử quốc gia đặc
biệt Tân Trào gắn với du lịch tỉnh
Tuyên Quang và chiến khu Việt Bắc;
tuyến tham quan di tích Tân Trào với
vùng phụ cận.
Ngoài ra, Quy hoạch cần đề xuất cơ

cấu phân khu chức năng, gồm các khu
vực bảo tồn di tích; khu dân cư đô thịnông thôn; khu vực phát triển các chức
năng công cộng, dịch vụ du lịch; vùng
bảo vệ cảnh quan thiên nhiên... phù
hợp với các định hướng bảo tồn và phát
huy giá trị di tích, phù hợp với các định
hướng phát triển kinh tế-xã hội của
huyện Sơn Dương, huyện Yên Sơn và
của tỉnh Tuyên Quang.
Mục tiêu quy hoạch tổng thể bảo
quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá
trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân
Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát
triển du lịch đến năm 2025 nhằm bảo
tồn và phát huy giá trị lịch sử của dân
tộc thông qua các di tích hiện còn nhằm
giáo dục truyền thống yêu nước, phục
vụ nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt văn hoá của nhân dân;
góp phần phát triển kinh tế-xã hội, văn
hoá-du lịch; xóa đói giảm nghèo cho
người dân vùng căn cứ cách mạng Tân
Trào nói riêng, tỉnh Tuyên Quang và
vùng phụ cận nói chung.
t.Hợp

Bộ VHTTDL áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO
Năm 2013, Bộ VHTTDL đã hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng và áp
dụng Hệ thống quản lý chất lượng
(HTQLCL) theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 vào các hoạt động của các cơ
quan quản lý nhà nước.
Thông tin trên được nêu trong Báo
cáo (số 311/BC-BVHTTDL ngày 23/12)
của Bộ VHTTDL gửi Bộ Khoa học và
Công nghệ báo cáo tình hình thực hiện
xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2008.
Triển khai thực hiện các Quyết định
(số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006
và số 118/2009/QĐ-TTg ngày
30/9/2009) của Thủ tướng Chính phủ về
việc áp dụng Hệ thống quản lý chất

2

số 1057 l 02.01.2014

lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:
2008 vào các hoạt động của cơ quan
quản lý hành chính Nhà nước và Quyết
định (số 1987/QĐ-BVHTTDL ngày
08/6/2010) của Bộ trưởng Bộ VHTTDL,
sau 03 năm triển khai và áp dụng đã đạt
được kết quả đáng ghi nhận.
Việc áp dụng HTQLCL ISO 9001:
2008 đã mang lại hiệu quả, tạo nền nếp
trong công việc, quy trình giải quyết công
việc khoa học; Kiểm soát tài liệu và hồ
sơ tốt hơn; Hồ sơ tài liệu được lưu giữ,
sắp xếp khoa học, dễ dàng truy cập; Tạo
cơ sở xây dựng phần mềm cho xử lý
công việc qua mạng và thực hiện cơ chế
một cửa; Trách nhiệm được phân công rõ
ràng hơn, giảm tùy tiện trong giải quyết
công việc.

Tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ:
100% cơ quan quản lý hành chính nhà
nước thuộc Bộ hoàn thành xây dựng và
áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, có hai
đơn vị hoàn thành xuất sắc vượt tiến độ,
được cấp Giấy chứng nhận là Văn phòng
Bộ và Tổng cục Thể dục thể thao. Đối
với các Sở VHTTDL, tính đến
30/6/2013, đã có 61/63 Sở VHTTDL
được cấp Giấy chứng nhận HTQLCL
ISO 9001:2008.
Bộ VHTTDL đã quy định việc xây
dựng và áp dụng HTQLCL là một tiêu
chí bắt buộc để xem xét, đánh giá trong
quá trình xét thi đua, khen thưởng hàng
năm đối với cơ quan hành chính nhà
nước trực thuộc.
tHtt
quản lý nhà nước

Đề nghị phong tặng danh hiệu
“Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”
Bộ VHTTDL ban hành Công văn
số 4623/BVHTTDL-TĐKT ngày
19/12/2013 gửi các Tổng cục, Cục,
Vụ, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ về việc
tiếp tục phong tặng danh hiệu “Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Bộ VHTTDL đề nghị các Tổng cục,
Cục, Vụ, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
nghiên cứu các quy định về đối
tượng, phạm vi và tiêu chuẩn của
danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân” cho các tập thể, cá

nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc
trong hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược tại Công văn số 1849/HD-CT
ngày 06/11/2013 của Tổng cục
Chính trị Quân đội nhân dân Việt
Nam để đề xuất tập thể, cá nhân
thuộc cơ quan, đơn vị trình Bộ xem
xét đề nghị Bộ Quốc phòng xét trình
Nhà nước phong tặng, truy tặng danh
hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân”.

Lưu ý, những trường hợp trước
đây đã xem xét, đề nghị nhưng chưa
được khen thưởng do không đủ tiêu
chuẩn thì không làm hồ sơ đề nghị lại.
Hồ sơ đề nghị phong tặng, truy
tặng gửi về Bộ VHTTDL 06 bộ, gồm
các văn bản theo quy định tại khoản
2, mục III, Công văn số 1849/HDCT. Thời gian gửi hồ sơ về Bộ
VHTTDL qua Vụ Thi đua, Khen
thưởng trước ngày 30/3/2014.
tHtt

Khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch…
Tại Lễ khai mạc, đồng chí
Nguyễn Xuân Tiến, Chủ tịch UBND
tỉnh Lâm Đồng khẳng định, Lễ hội
là dịp để nhân dân các dân tộc Lâm
Đồng ôn lại truyền thống cách
mạng, quảng bá tiềm năng và thế
mạnh của thành phố du lịch Đà Lạt,
liên kết và hội nhập khu vực Tây
Nguyên, tôn vinh người và nghề
trồng hoa của Đà Lạt. Đồng chí
khẳng định, trải qua 120 năm phát
triển, Đà Lạt đang phấn đấu trở
thành đô thị du lịch sinh thái, trung
tâm giáo dục đào tạo, chú trọng tăng
trưởng xanh, phát triển bền vững,
xây dựng bản sắc văn hóa đặc trưng,
gìn giữ truyền thống mến khách.
Chào mừng các đại biểu, du
khách về dự Lễ hội, Bộ trưởng Bộ
VHTTDL Hoàng Tuấn Anh đã công
bố khai mạc Năm Du lịch quốc gia
2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt với chủ
đề “Đại ngàn Tây Nguyên”. Bộ
trưởng đánh giá cao tiềm năng, lợi
thế và những đóng góp của du lịch
vùng Tây Nguyên cho du lịch cả
nước. Bộ trưởng nêu bật kết quả:
Năm 2013, du lịch Việt Nam đã đón
được 7,6 triệu lượt khách quốc tế, 35
triệu lượt khách nội địa, đạt doanh

thu 35.000 tỷ đồng, trong đó Tây
Nguyên đón 5 triệu lượt khách du
lịch và quốc tế, doanh thu 8.134 tỷ
đồng.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Chủ
tịch Nước Trương Tấn Sang biểu
dương truyền thống chống ngoại
xâm giành độc lập dân tộc trong
những năm tháng đấu tranh gian khổ
của Đảng bộ và đồng bào các dân
tộc Đà Lạt, Lâm Đồng; chúc mừng
những thành tựu của tỉnh trong giai
đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
xây dựng Đà Lạt ngày càng giàu đẹp
hơn, trở thành đô thị loại I thuộc
tỉnh. Trải qua 04 lần tổ chức thành
công, năm nay Festival hoa lần thứ
5, Đà Lạt là thông điệp gửi tới nhân
dân trong nước và bạn bè quốc tế về
một thành phố của đất nước Việt
Nam tươi đẹp và mến khách. Chủ
tịch Nước nhấn mạnh, Đà Lạt, Lâm
Đồng là một phần của Tây Nguyên
hùng vĩ, vùng đất giàu truyền thống
cách mạng, nhiều tiềm năng kinh tế,
ẩn chứa kho tàng văn hóa đa dạng,
phong phú, đậm bản sắc của cộng
đồng các dân tộc Tây Nguyên, với
những di sản văn hóa vật thể và phi
vật thể quý giá. Trong đó, không

(Tiếp theo trang 1)
gian văn hóa Cồng chiêng Tây
Nguyên đã được UNESCO công
nhận là Di sản văn hóa phi vật thể
của nhân loại. Đây là những tiềm
năng to lớn để phát triển du lịch Tây
Nguyên, trong đó Đà Lạt, Lâm
Đồng là một điểm nhấn.
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang
đánh giá cao, tỉnh Lâm Đồng cùng
các Bộ, ngành, địa phương đã tổ
chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 5
là hoạt động ý nghĩa để kỷ niệm 120
năm Đà Lạt hình thành và phát triển;
tạo điều kiện cho TP Đà Lạt, Lâm
Đồng và toàn vùng Tây Nguyên phát
huy tốt hơn tiềm năng du lịch, phát
triển nhanh, bền vững cùng đất
nước. Chủ tịch Nước mong muốn
Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà
Lạt, Lâm Đồng và các tỉnh Tây
Nguyên tiếp tục phát huy truyền
thống đoàn kết, năng động, sáng tạo,
đạt được những thành tựu to lớn và
toàn diện hơn nữa trên mọi lĩnh vực,
xây dựng quê hương ngày càng giàu
mạnh, đóng góp xứng đáng vào sự
nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của
đất nước.
t.Hợp

số 1057

l

02.01.2014

3
Sựquảnvấn đề nước
kiện lý nhà

VăN BảN MớI
- Tại Quyết định số 4436/QĐBVHTTDL ngày 20/12/2013 Bộ
VHTTDL giao Cục Hợp tác quốc tế
chủ trì, phối hợp với Tổng cục Du
lịch, Tổng cục Thể dục thể thao, Đại
sứ quán LB Nga tại Việt Nam, Trung
tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà
Nội và các đơn vị liên quan tổ chức
“Liên hoan hữu nghị Việt-Nga” với
các hoạt động giao lưu văn hóa, du
lịch và thể thao tại Hà Nội, từ 0811/01/2014.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 4461/QĐ-BVHTTDL (ngày
24/12/2013), giao Trung tâm Tổ chức
biểu diễn nghệ thuật phối hợp với
Đại sứ quán Ai Cập tại Hà Nội đón
Đoàn Nghệ thuật Dân gian quốc gia
Ai Cập (18 người) sang Việt Nam
biểu diễn nhân dịp kỷ niệm 50 năm
Quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
- Ngày 25/12/2013 Bộ
VHTTDL ban hành Quyết định số
4491/QĐ-BVHTTDL, giao Cục
Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm
tổ chức triển lãm tranh sơn mài và
các sản phẩm thủ công mỹ nghệ

truyền thông Việt Nam tại Marseille
- CH Pháp năm 2014.
- Tại Quyết định số 4493/QĐBVHTTDL ngày 25/12/2013 Bộ
VHTTDL thành lập Hội đồng
Nghiệm thu các tác phẩm nghệ thuật
sáng tác hưởng ứng Nghị quyết
Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn
đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện
nay” do Thứ trưởng Vương Duy
Biên làm Chủ tịch, ông Nguyễn
Đăng Chương - Cục trưởng Cục
Nghệ thuật biểu diễn làm Phó Chủ
tịch và 06 Ủy viên.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 4521/QĐ-BVHTTDL ngày
26/12/2013, giao Trung tâm Triển
lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam
chủ trì phối hợp với Bảo tàng Mỹ
thuật Việt Nam, các đơn vị trực thuộc
Bộ VHTTDL, Sở VHTTDL TP. Hà
Nội tổ chức Hội xuân Giáp Ngọ 2014
với chủ đề “Những dấu ấn lịch sử
dân tộc năm Ngọ”. Thời gian từ ngày
16-23/01/2014, tại Trung tâm Triển
lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Số
2, Hoa Lư, Vân Hồ, Hà Nội).

- Tại Quyết định số 4523/QĐBVHTTDL ngày 26/12/2013 Bộ
VHTTDL, giao Trung tâm Tổ chức
biểu diễn nghệ thuật phối hợp với
Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam
tổ chức chương trình biểu diễn chào
mừng kỷ niệm 45 năm Thiết lập
Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy
Điển với sự tham gia của ban nhạc
Vocalettes đến từ Thụy Điển. Thời
gian vào ngày 21/01/2014, tại Nhà
hát Lớn Hà Nội.
- Ngày 26/12/2013 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 4533/QĐBVHTTDL, giao Viện Văn hóa
Nghệ thuật quốc gia Việt Nam chủ
trì, phối hợp với Sở VHTTDL các
tỉnh/thành có di sản Nghi lễ và trò
chơi Kéo co truyền thống và các cơ
quan liên quan tham gia, hợp tác với
Hàn Quốc và các nước trong khu vực
Châu Á xây dựng Hồ sơ đa quốc gia
“Nghi lễ và trò chơi Kéo co truyền
thống” trình UNESCO đưa vào danh
sách di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại.
tHtt

Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính của Bộ VHTTDL
Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQCP ngày 08/11/2011 của Chính phủ
ban hành Chương trình tổng thế cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn
2011-2020 và Quyết định số
2544/QĐ-BVHTTDL ngày 19/7/2013
của Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành
Kế hoạch thông tin, tuyên truyền cải
cách hành chính của Bộ giai đoạn
2013-2015, ngày 25/12/2013, Bộ
VHTTDL đã ban hành Kế hoạch số
4700/KH-BVHTTDL về việc tuyên
truyền cải cách hành chính năm 2014.
Nội dung tuyên truyền bao gồm:
Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương
của Đảng, các văn bản chỉ đạo cải
cách hành chính của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, của Bộ và các đơn

4

số 1057 l 02.01.2014

vị thuộc Bộ; Chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn
2011-2020 của Chính phủ; Kế hoạch
cải cách hành chính năm của Bộ, đơn
vị; Vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy
đảng, đoàn thể và thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị đối với việc triển khai
thực hiện nhiệm vụ cải cách hành
chính; Những kết quả đạt được và
những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân
cũng như tình hình triển khai nhiệm
vụ cải cách hành chính ở các cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ, qua đó biểu dương
những tập thể, cá nhân thực hiện tốt,
có sáng kiến trong công tác cải cách
hành chính, phê bình những hiện
tượng tiêu cực, trì trệ, có hành vi
không đúng đắn, gây khó khăn, phiền

hà cho công dân, tổ chức; Tuyên
truyền, giáo dục về quyền và nghĩa vụ
cũng như trách nhiệm, ý thức tổ chức,
kỷ luật, đạo đức công vụ của cán bộ,
công chức trong cơ quan hành chính
nhà nước; Quyền và nghĩa vụ của
công dân trong mối quan hệ với cơ
quan hành chính nhà nước, trách
nhiệm của cán bộ, công chức, viên
chức trong giải quyết công việc của
công dân.
Các hình thức tuyên truyền: Thông
qua các phương tiện thông tin đại
chúng và các trang thông tin điện tử
của Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc
Bộ; Thông qua hình thức tổ chức các
lớp tập huấn, bồi dưỡng, quán triệt nội
dung, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Trao Bằng khen cho các nhà điện ảnh lão thành cách mạng
Sáng ngày 26/12/2013, tại Hà Nội,
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã trao
tặng Bằng khen cho 22 nhà điện ảnh
lão thành đã có nhiều đóng góp cho sự
nghiệp xây dựng ngành Điện ảnh Cách
mạng Việt Nam tại Bưng Biền và Đồi
Cọ.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao những
đóng góp của ngành trong suốt 60 năm
qua, trong đó có công lao của các nhà
điện ảnh lão thành cách mạng - những

người đã đặt nền móng đầu tiên cho sự
nghiệp Điện ảnh Việt Nam. Bộ trưởng
nhấn mạnh những viên gạch đầu tiên
bao giờ cũng chịu sức nặng nhiều nhất.
Qua đó, Bộ trưởng cũng gửi lời thăm
hỏi đến 06 nhà điện ảnh lão thành Cách
mạng vì tuổi cao sức yếu đã không đến
tham dự buổi lễ và ủy quyền cho TS.
Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục
Điện ảnh sẽ trực tiếp đến thăm, trao
Bằng khen nhân dịp Tết sắp tới. Bộ
trưởng cũng biểu dương Cục Điện ảnh

và Vụ Thi đua, Khen thưởng đã có
những việc làm thể hiện đạo lý “Uống
nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Tại lễ kỷ niệm 60 năm Bác Hồ ký
Sắc lệnh thành lập ngành Điện ảnh
Cách mạng Việt Nam diễn ra tại Nhà
hát Lớn Hà Nội giữa tháng 3 vừa qua,
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng đã
trao tặng Bằng khen cho 20 nhà điện
ảnh Cách mạng lão thành tiêu biểu.
tHtt

Quản lý tổ chức hoạt động thi đấu Mô tô thể thao
Bộ VHTTDL vừa ban hành Thông
tư số 13/2013/TT-BVHTTDL quy
định một số nội dung quản lý tổ chức
hoạt động thi đấu Mô tô thể thao.
Theo Thông tư, Mô tô thể thao bao
gồm: Mô tô trong sân đua (dành cho
Mô tô có dung tích xi-lanh 125cm3,
Mô tô có dung tích xi-lanh 135cm3 và
Mô tô địa hình. Thông tư này áp dụng
đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức
hoạt động thi đấu Mô tô thể thao tại
Việt Nam. Tổ chức, cá nhân đứng ra
tổ chức giải thi đấu Mô tô thể thao
phải xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật
quy định rõ sơ đồ và chi tiết kỹ thuật
sân thi đấu. Tổ chức, cá nhân đứng ra
chức giải thi đấu Mô tô thể thao có
trách nhiệm gửi Hướng dẫn kỹ thuật
cho các tổ chức, cá nhân tham gia điều
hành, thi đấu giải. Thời gian gửi
Hướng dẫn kỹ thuật ít nhất 30 ngày

trước ngày khai mạc giải.
Điều kiện chung về địa điểm thi
đấu: Có sân đua phù hợp với tính chất
và quy mô của giải đấu theo quy định
tại các Điều 5 và 6 của Thông tư này;
Địa điểm tổ chức thi đấu phải có khu
vực khởi động, khu vực vệ sinh, thay
đồ, để xe; Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ
sinh môi trường, phòng chống cháy nổ
tại các khu vực thi đấu và địa điểm tổ
chức các buổi lễ chính thức theo quy
định của pháp luật.
Thông tư cũng nêu rõ các điều kiện
sân thi đấu mô tô trong sân, sân thi đấu
mô tô địa hình; điều kiện về trang thiết
bị, về y tế, về nhân viên chuyên môn...
Thông tư yêu cầu, tổ chức đứng ra
tổ chức giải thi đấu Mô tô thể thao có
trách nhiệm báo cáo hoặc xin phép tổ
chức giải bằng văn bản với cơ quan
quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao

và du lịch theo quy định pháp luật. Ban
Tổ chức giải có trách nhiệm: Xây
dựng kế hoạch tổ chức, chương trình,
lịch trình và lộ trình thi đấu; đảm bảo
an toàn và các yêu cầu chuyên môn;
Phối hợp với các cơ quan Công an,
Giao thông vận tải, Y tế, Thông tin và
Truyền thông và các cơ quan có liên
quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch đảm bảo công tác an toàn, trật
tự, công tác y tế, sơ cứu, cấp cứu trong
quá trình thi đấu, công tác tuyên
truyền, quảng cáo theo quy định của
pháp luật. Tổ chức, cá nhân tổ chức thi
đấu Mô tô thể thao báo cáo kết quả tổ
chức thi đấu cho cơ quan quản lý nhà
nước về văn hóa, thể thao và du lịch
theo quy định của pháp luật sau khi kết
thúc thi đấu. Thông tư này có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/3/2014.
H.Quân

cách hành chính, lồng ghép nội dung
cải cách hành chính trong công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật, các cuộc thi tìm hiểu chính sách
pháp luật; Thường xuyên đăng tải các
tin, bài, các văn bản về cải cách hành
chính, cập nhật bộ thủ tục hành chính
mới ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung,
thay thế lên Trang thông tin điện tử
của Bộ; Đưa nội dung cải cách hành
chính, Chương trình tổng thể cải cách

hành chính nhà nước một cách thích
hợp vào công tác tuyển dụng công
chức, viên chức và chương trình đào
tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức;
In ấn, phát hành các tài liệu hướng
dẫn, tuyên truyền về cải cách hành
chính của Bộ và các cơ quan, đơn vị
thuộc Bộ.
Kế hoạch cũng nêu rõ, định kỳ 6
tháng, năm (trước ngày 05/6 đối với
báo cáo 6 tháng và trước ngày 05/12

đối với báo cáo năm), các cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ, các Sở VHTTDL
báo cáo tình hình, kết quả thực hiện
cải cách hành chính trong đó nêu rõ
công tác thông tin, tuyên truyền cải
cách hành chính của cơ quan, đơn vị
gửi Bộ VHTTDL (qua Vụ Tổ chức
cán bộ) để tổng hợp, báo cáo Bộ
trưởng và gửi Bộ Nội vụ theo quy
định.
H.Quân

số 1057

l

02.01.2014

5
quản lý nhà nước

Trình Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Nghị quyết
của Chính phủ về “Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch
giai đoạn 2014-2020”
Ngày 24/12/2013, Bộ VHTTDL đã
có Tờ trình số 322/TTr-BVHTTDL gửi
Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng
Nghị quyết của Chính phủ về “Một số
giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch
giai đoạn 2014-2020”.
Nghị quyết được xây dựng làm căn
cứ chỉ đạo, xác định rõ trách nhiệm để
giải quyết những vấn đề cụ thể ảnh
hưởng đến việc thực hiện chủ trương
của Đảng, Nhà nước về phát triển du
lịch; đến việc thực hiện Chiến lược và
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt. Ngoài ra, các giải pháp đưa ra
trong Nghị quyết phải có tính khả thi;
chỉ rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành,
các địa phương trong việc phối hợp
thực hiện.
Mục tiêu của việc xây dựng Nghị
quyết nhằm tháo gỡ những khó khăn
đang là rào cản, ảnh hưởng đến khả
năng phát triển và năng lực cạnh tranh
của du lịch Việt Nam trong bối cảnh du

lịch tiếp tục chịu tác động từ khủng
hoảng kinh tế thế giới và diễn biến
phức tạp của biến đổi khí hậu ở Việt
Nam; Tăng cường sự phối hợp liên
ngành, liên vùng, đặc biệt là các địa
phương trọng điểm du lịch trong triển
khai thực hiện Chiến lược và Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt; Tạo động lực thúc đẩy sự
phát triển của du lịch Việt Nam, thực
hiện đạt và vượt mục tiêu chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 đặt ra
đối với du lịch Việt Nam đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
Để tăng cường năng lực cạnh tranh
của du lịch Việt Nam trong hội nhập
quốc tế, ứng phó với biến đổi khí hậu
và thực hiện tư tưởng chỉ đạo của
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết số
52/2013/QH13 của Quốc hội về phát
triển du lịch thực sự trở thành ngành

Các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch...
5. Năm Gia đình Việt Nam 2013
và Tuyên dương Gia đình văn hóa
tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần
thứ II
6. Thành tích thi đấu của Thể
thao Việt Nam tại các Đại hội thể
thao quốc tế:
- Đứng thứ 3/44 quốc gia và vùng
lãnh thổ tại Đại hội thể thao trong
nhà và võ thuật Châu Á lần thứ 4
(AIMAG 4)
- Đứng thứ 3/11 quốc gia tại
SEAGames 27
- Đứng thứ 7/45 quốc gia và vùng
lãnh thổ tại Đại hội thể thao trẻ Châu
Á lần thứ 2

6

số 1057 l 02.01.2014

- Đứng thứ 5/41 quốc gia và vùng
lãnh thổ tại Giải thể thao Người
khuyết tật trẻ Châu Á
7. Thành tích thi đấu của các vận
động viên tại các giải thể thao quốc
tế: Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi lội) 03 HCV, 01 HCB tại Ðại hội Thể
thao trẻ Châu Á lần thứ 2 - 2013; 03
HCV, 02 HCB, 01 HCĐ, phá kỷ lục
SEAGames tại SEAGames 27 2013; Nguyễn Hà Thanh (nhảy
chống nam) - Giải thể dục dụng cụ
Grand Prix Osijek 2013; Hoàng
Xuân Vinh (bắn súng) - HCV đầu
tiên cho bắn súng Việt Nam tại Cúp
thế giới - 2013; Lê Quang Liêm - Vô

kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, bên
cạnh việc triển khai thực hiện hệ
thống giải pháp chiến lược phát triển
du lịch Việt Nam đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt, một số
vấn đề trọng tâm cấp bách cần được
Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện
bao gồm: Tiếp tục nâng cao nhận thức
về vị trí, vai trò của ngành du lịch;
Tăng cường đầu tư cho du lịch thông
qua Chương trình Hỗ trợ đầu tư hạ
tầng du lịch, Chương trình Hành động
quốc gia về du lịch và Chương trình
Xúc tiến du lịch quốc gia; Ban hành
chính sách tháo gỡ khó khăn, rào cản,
nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành và doanh nghiệp du lịch; Tăng
cường tạo thuận lợi cho đi lại của
khách du lịch; Tập trung đẩy mạnh
phát triển nguồn nhân lực du lịch;
Tăng cường kiểm soát môi trường du
lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho
khách du lịch.
H.Q
(Tiếp theo trang 1)
địch Cờ chớp Thế giới - 2013;
Nguyễn Tiến Minh - HCĐ Giải vô
địch Cầu lông thế giới – 2013
8. Đại hội Thể dục thể thao các
cấp tiến tới Đại hội Thể dục thể thao
toàn quốc lần thứ VII năm 2014
9. Du lịch Việt Nam đón 7,5 triệu
lượt khách quốc tế, 35 triệu lượt
khách nội địa, tổng thu từ khách du
lịch đạt 200.000 tỷ đồng, về đích
trước 2 năm so với mục tiêu 2015
10. Năm Du lịch quốc gia Đồng
bằng sông Hồng-Hải Phòng 2013 và
Hội nghị quốc tế “Du lịch tâm linh
vì sự phát triển bền vững”./.
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Quản lý tổ chức hoạt động thi đấu Xe đạp thể thao
Ngày 19/12/2013, Bộ VHTTDL đã
ban hành Thông tư số 14/2013/TTBVHTTDL quy định một số nội dung
quản lý tổ chức hoạt động thi đấu Xe
đạp thể thao. Theo đó, Thông tư được
áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tổ
chức hoạt động thi đấu Xe đạp thể thao
tại Việt Nam. Theo Thông tư, Xe đạp
thể thao bao gồm: Xe đạp đường
trường, Xe đạp địa hình, Xe đạp trong
sân lòng chảo và Xe đạp vượt chướng
ngại vật (BMX). Tổ chức, cá nhân đứng
ra tổ chức giải thi đấu Xe đạp thể thao
phải xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật.
Hướng dẫn kỹ thuật gồm các nội dung
chủ yếu sau: Sơ đồ kèm theo mặt cắt của
đường đua có đánh dấu các điểm quan
trọng trên đường đua; Bản đồ chi tiết
khu vực xuất phát, đích hoặc khu vực
thi đấu. Đồng thời, có trách nhiệm gửi
Hướng dẫn kỹ thuật cho các tổ chức, cá
nhân tham gia điều hành, thi đấu giải.
Thời gian gửi Hướng dẫn kỹ thuật ít
nhất 30 ngày trước ngày khai mạc giải.
Điều kiện chung về địa điểm thi đấu:
Có đường đua, sân đua phù hợp với tính
chất và quy mô của giải đấu theo quy
định tại các Điều 5, 6, 7 và 8 của Thông
tư này. Địa điểm tổ chức thi đấu phải có
khu vực khởi động, khu vực vệ sinh,
thay đồ, để xe. Đảm bảo an ninh, trật tự,
vệ sinh môi trường, phòng chống cháy

nổ tại các địa điểm thi đấu và địa điểm
tổ chức các buổi lễ chính thức theo quy
định của pháp luật.
Điều kiện về trang thiết bị: Có thiết
bị liên lạc cho các thành viên tổ chức và
điều hành giải đấu. Có máy quay phim
ghi lại quá trình thi đấu. Có phương tiện
di chuyển cho các thành viên tổ chức,
điều hành và các đội trong quá trình thi
đấu. Có các trang thiết bị phục vụ bộ
phận trọng tài điều hành giải và hướng
dẫn đoàn đua gồm: cờ, chuông, còi, bảng
báo giờ, báo vòng, băng xuất phát, băng
đích, thiết bị kiểm tra độ an toàn, kích
thước và trọng lượng của xe thi đấu.
Điều kiện về y tế: Vận động viên
tham dự thi đấu phải có giấy chứng
nhận đủ sức khỏe thi đấu thể thao của
bệnh viện đa khoa từ cấp tỉnh trở lên
theo quy định của Điều lệ giải. Đối với
các cuộc đua Xe đạp địa hình, phải bố
trí điểm cấp cứu tại các khu vực nguy
hiểm trên đường đua; đảm bảo thuận lợi
cho xe cứu thương di chuyển.
Trọng tài điều hành giải trong hệ
thống giải thể thao thành tích cao cấp
quốc gia phải được Liên đoàn Xe đạp Mô tô thể thao Việt Nam công nhận và
triệu tập làm nhiệm vụ. Số lượng trọng
tài mô tô: tối thiểu 1 trọng tài/5 vận động
viên nhưng không được ít hơn 30 trọng
tài mô tô. Đối với các cuộc thi đấu do

địa phương, ngành tổ chức: Trọng tài
điều hành giải phải được Liên đoàn Xe
đạp - Môtô thể thao địa phương hoặc Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương công
nhận và triệu tập. Số lượng trọng tài mô
tô tối thiểu là 25 trọng tài.
Tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức
giải thi đấu Xe đạp thể thao có trách
nhiệm báo cáo hoặc xin phép tổ chức
giải bằng văn bản với cơ quan quản lý
nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch
theo quy định của pháp luật, báo cáo kết
quả tổ chức thi đấu cho cơ quan quản lý
nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch
theo quy định của pháp luật sau khi kết
thúc thi đấu.
Ban Tổ chức giải có trách nhiệm:
Xây dựng kế hoạch tổ chức, chương
trình, lịch trình và lộ trình thi đấu; đảm
bảo an toàn và các yêu cầu chuyên môn;
Phối hợp với các cơ quan Công an, Giao
thông vận tải, Y tế, Thông tin - truyền
thông và các cơ quan có liên quan xây
dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
đảm bảo công tác an toàn, trật tự, công
tác y tế, sơ cứu, cấp cứu trong quá trình
thi đấu, công tác tuyên truyền, quảng
cáo theo quy định của pháp luật. Thông
tư này có hiệu lực thi hành từ ngày
01/3/2014.
H.Quân

Điều chỉnh tu bổ di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương
Ngày 24/12/2013, Bộ VHTTDL đã
có ý kiến thẩm định Dự án điều chỉnh tu
bổ di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương
Vương (tỉnh Bắc Ninh). Thỏa thuận điều
chỉnh Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử
Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương
bao gồm các hạng mục: Đối với Lăng
mộ Kinh Dương Vương, tu bổ Lăng,
miếu Tả văn, Hữu võ; tôn tạo tứ trụ, nhà
sắp lễ và nhà đón khách (năm gian), nhà
bảo vệ... Đối với Đền thờ Kinh Dương
Vương, tu bổ Nghi môn, Đền thờ; tu bổ,
tôn tạo nhà khách, nhà sắp lễ, phòng

cháy chữa cháy... Bộ cũng lưu ý một số
vấn đề đối với việc tu bổ, tôn tạo Lăng
Kinh Dương Vương, đề nghị Sở
VHTTDL báo cáo UBND tỉnh xem xét
phương án tu bổ nguyên trạng Lăng
Kinh Dương hiện có, hoặc tiến hành
phục hồi lại Lăng theo đúng ảnh tư liệu.
Việc phục hồi Lăng chỉ thực hiện sau khi
có ý kiến thống nhất cao của chính
quyền và đông đảo nhân dân địa
phương. Hiện nay địa phương đã cho di
chuyển hạng mục nhà sắp lễ sang vị trí
mới phía trước miếu Tả văn, Hữu võ khi

chưa có ý kiến của Bộ VHTTDL, đề
nghị Sở VHTTDL nghiêm túc rút kinh
nghiệm và có phương án xử lý bảo đảm
sự hài hòa về kiến trúc, cảnh quan trong
khu vực Lăng... Về phương án tu bổ Đền
thờ Kinh Dương Vương, cần tu bổ các
cấu kiện gỗ bằng các giải pháp thay cốt,
nối chân, xử lý bề mặt để bảo tồn tối đa
cấu kiện hiện trạng của Đền thờ; Đền thờ
Tam công đại vương là di tích xếp hạng
cấp tỉnh, vì vậy việc tu bổ, tôn tạo hạng
mục này thuộc thẩm quyền của UBND
tỉnh Bắc Ninh.
tHu Hằng

số 1057

l

02.01.2014

7
quản lý nhà nước
Ngày 24/12/2013, Bộ VHTTDL đã
có Tờ trình số 315/TTr-BVHTTDL trình
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định công nhận Bảo vật quốc gia cho 37
hiện vật, nhóm hiện vật, cụ thể:
Trống đồng Đền Hùng (Văn hóa
Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Khu di tích
lịch sử Đền Hùng, TP Việt Trì, Phú Thọ).
Trống đồng Cẩm Giang I (Văn hóa Đông
Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh
Hóa). Mộ thuyền Việt Khê (Văn hóa
Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch
sử quốc gia). Thạp đồng Hợp Minh (Văn
hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng
tỉnh Yên Bái). Bộ khóa đai lưng bằng
đồng (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ
tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, TP. Việt
Trì, Phú Thọ). Kiếm ngắn Núi Nưa (Văn
hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng
tỉnh Thanh Hóa). Bia “Xá lợi Tháp
Minh” (hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc
Ninh). Bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc
(thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Bảo Ninh
Sùng Phúc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh
Tuyên Quang). Bia Sùng Thiện Diên
Linh (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Long
Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).
Bia chùa Sùng Khánh (thời Trần, hiện
lưu giữ tại chùa Sùng Khánh, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang). Bia Vĩnh Lăng
Lam Kinh (thời Lê, hiện lưu giữ tại Khu
di tích lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ
Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Chuông chùa
Bình Lâm (thời Trần, hiện lưu giữ tại

Trình Thủ tướng Chính phủ công nhận
Bảo vật quốc gia đợt 2 năm 2013
chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh
Hà Giang). Chuông chùa Vân Bản (thời
Trần, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử
quốc gia). Đại hồng chung chùa Thiên
Mụ (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại chùa
Thiên Mụ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên
Huế). Rồng đá (Xà thần) (thời Lý, hiện
lưu giữ tại đền thờ Lê Văn Thịnh, huyện
Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Tượng Phật A
Di Đà (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Ngô
Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
(thời Lê Trung Hưng, hiện lưu giữ tại
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam). Ba pho
tượng Tam Thế (thời Lê Trung Hưng,
hiện lưu giữ tại chùa Linh Ứng, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Tượng
Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (thời Lê
Trung Hưng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam). Bộ chân đèn và lư
hương gốm men (thời Mạc, hiện lưu giữ
tại Bảo tàng tỉnh Nam Định). Vạc đồng
(thời Lê Trung Hưng, hiện lưu giữ tại
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa). Súng thần
công (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại Bảo
tàng tỉnh Hà Tĩnh). Bia Võ Cạnh (Văn
hóa Chămpa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng
Lịch sử quốc gia). Tượng Avalokitesvara
(Văn hóa Chămpa, hiện lưu giữ tại Bảo
tàng Lịch sử TP. Hồ Chí Minh). Tượng
Avalokitesvara (Văn hóa Chămpa, hiện

lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí
Minh). Tượng động vật Dốc Chùa (Văn
hóa Đồng Nai, hiện lưu giữ tại Bảo tàng
tỉnh Bình Dương). Tượng Phật Bình Hòa
(Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo
tàng Lịch sử TP. Hồ Chí Minh). Tượng
Phật Sa Đéc (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu
giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí
Minh). Tượng Thần Visnu (Văn hóa Óc
Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Đồng
Tháp). Tượng Thần Visnu (Văn hóa Óc
Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Long
An). Tượng Nữ Thần Durga (Văn hóa
Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử
TP. Hồ Chí Minh). Tượng
Avalokitesvara (Văn hóa Óc Eo, hiện
lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí
Minh). Bộ sưu tập hiện vật vàng (Văn
hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh
Long An). Tranh “Vườn Xuân Trung
Nam Bắc” (họa sỹ Nguyễn Gia Trí, hiện
lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí
Minh). Tranh “Hai thiếu nữ và em bé”
(họa sỹ Tô Ngọc Vân, hiện lưu giữ tại
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam). Tranh
“Em Thúy” (họa sỹ Trần Văn Cẩn, hiện
lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
Tranh “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”
(họa sỹ Nguyễn Sáng, hiện lưu giữ tại
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
tHu Hằng

Trao giải thưởng sách Việt Nam lần thứ IX
Ngày 28/12, tại Hà Nội, Hội Xuất
bản Việt Nam đã tổ chức lễ trao thưởng
sách Việt Nam lần thứ IX năm 2013.
Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ
Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
cùng lãnh đạo Hội, các Nhà xuất bản
đã dự lễ.
Giải thưởng sách Việt Nam năm
2013 thu hút được sự tham gia của 37
nhà xuất bản trong cả nước với tổng số
dự giải là 328 tác phẩm, gồm 188 tác
phẩm dự giải sách hay và 140 tác phẩm
dự giải sách đẹp. Sau ba vòng tuyển

8

số 1057 l 02.01.2014

chọn, Ban Giám khảo đã chọn ra 96 tác
phẩm trao giải, trong đó có 56 giải sách
hay (1 giải Đặc biệt, 4 giải Vàng, 16
giải Bạc, 19 giải Đồng, 16 giải Khuyến
khích) và 40 giải sách đẹp (5 giải Vàng,
7 giải Bạc, 11 giải Đồng, 13 giải
Khuyến khích, 4 giải Bìa đẹp).
Giải thưởng sách Việt Nam hàng
năm nhằm tuyển chọn và trao thưởng
cho những tác giả, nhà xuất bản, cơ sở
in, các họa sĩ đã có những đóng góp tạo
nên những cuấn sách hay, sách đẹp
phục vụ bạn đọc trong và ngoài nước;
đồng thời đem lại những thông tin bổ

ích và cần thiết cho các cơ quan, đơn
vị hoạt động trong lĩnh vực xuất bản
cũng như những ai quan tâm và yêu
mến văn hóa đọc. Sách có nội dung
phong phú, đa dạng, hình thức đẹp, quy
mô phát hành sâu rộng cả trong và
ngoài nước; góp phần tích cực vào
công tác tuyên truyền chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước, nâng cao đời
sống văn hóa tinh thần cho nhân dân,
quảng bá hình ảnh đất nước và con
người Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Hải pHong
quản lý nhà nước

Chỉ thị về tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014
Theo đó, để góp phần phục vụ
nhân dân cả nước và cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động
trong Ngành văn hóa, thể thao và du
lịch đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ
năm 2014 vui tươi, an toàn, tiết
kiệm, tạo không khí thi đua thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội
năm 2014, Bộ trưởng Bộ VHTTDL
yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở
VHTTDL các tỉnh/thành chỉ đạo, tổ
chức thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Quán triệt và thực hiện Nghị
quyết số 52/2013/QH13 ngày
21/6/2013 của Quốc hội về chất vấn
và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5
Quốc hội khóa XIII; Chỉ thị số 21CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về việc đẩy
mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày
26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc tăng cường thực hiện tiết
kiệm, chống lãng phí; Chỉ thị số
14/CT-BVHTTDL ngày 09/01/2013
của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về việc
tăng cường thực hiện tiết kiệm,
chống lãng phí trong sử dụng ngân
sách nhà nước; Chỉ thị số 18-CT/TW
của BCH Trung ương Đảng và Nghị
quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về
công tác bảo đảm trật tự an toàn giao
thông đường bộ, đường sắt, đường
thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao
thông; Nghị định số 145/2013/NĐCP ngày 29/10/2013 của Chính phủ
Quy định về tổ chức ngày kỷ niệm;
nghi thức trao tặng, đón nhận hình
thức khen thưởng, danh hiệu thi đua;
nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách
nước ngoài; Chỉ thị số 25/CT-TTg
ngày 05/12/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường công
tác quản lý điều hành nhằm bình ổn
giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an
toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Giáp

Ngọ năm 2014.
Hướng dẫn nhân dân, cơ quan,
công sở treo cờ Tổ quốc trong dịp Tết
thực hiện theo Hướng dẫn số 3420/HDBVHTTDL ngày 02/10/2012 của Bộ
VHTTDL về việc sử dụng Quốc kỳ,
Quốc huy, Quốc ca, chân dung Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn tổ
chức tốt các hoạt động văn hoá, thể
thao và du lịch, quan tâm đến các
hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em:
Tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện
Chỉ thị số 46-CT/TW của Ban Bí thư
(khóa IX) về chống sự xâm nhập của
các sản phẩm văn hóa độc hại gây
hủy hoại đạo đức xã hội; Nghị định
số 79/NĐ-CP ngày 05/10/2012 về
biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang; thi người đẹp và người mẫu,
lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi
hình ca múa nhạc, sân khấu.
Các Nhà hát, Đoàn nghệ thuật lập
kế hoạch, tổ chức chương trình biểu
diễn nghệ thuật đêm Giao thừa và
lưu diễn phục vụ nhân dân trước,
trong và sau Tết Nguyên đán. Ưu
tiên các chương trình biểu diễn phục
vụ đồng bào, chiến sĩ vùng biên giới,
hải đảo, vùng căn cứ cách mạng,
chiến khu xưa, nông thôn, vùng sâu,
vùng bị thiên tai và chương trình
chuyên biệt dành cho thiếu nhi.
Các đơn vị điện ảnh cung ứng
nguồn phim truyện, phim tài liệu,
phim thiếu nhi chiếu ở các rạp, tăng
cường số buổi chiếu phim Việt Nam,
đặc biệt về đề tài đấu tranh giải
phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng
Tổ quốc.
Sở VHTTDL các tỉnh/thành chỉ
đạo các bảo tàng, Ban quản lý di tích
lịch sử văn hóa trưng bày chuyên đề
về bản sắc văn hóa dân tộc, về Đảng,
Bác Hồ, về sự nghiệp đấu tranh cách
mạng và những thành tựu đổi mới
đất nước, mở cửa thường xuyên phục

vụ nhân dân. Tăng cường tổ chức
trình diễn nghệ thuật truyền thống và
diễn xướng dân gian tại địa phương.
Xây dựng phương án và trang bị
công cụ phòng, chống cháy nổ tại hệ
thống di tích, bảo tàng.
Các thư viện tổ chức Ngày hội
sách báo, tuyên truyền giới thiệu
sách và văn hóa đọc. Hệ thống Trung
tâm văn hoá - thông tin - triển lãm cả
nước phối hợp với các ngành chức
năng tổ chức các lễ hội, hội chợ,
triển lãm Xuân để kích cầu tiêu
dùng; chú ý tổ chức các hoạt động
vui chơi giải trí cho trẻ em.
Các cơ quan báo chí của Ngành
thực hiện tốt kế hoạch tuyên truyền,
xuất bản số đặc biệt với các chuyên
mục mừng Đảng, mừng Xuân.
Về quản lý và tổ chức lễ hội: Sở
VHTTDL các địa phương thực hiện
nghiêm
túc
Công
văn
số
4449/BVHTTDL-TTr ngày 05/12/2013
của Bộ VHTTDL về việc tăng cường
công tác quản lý và tổ chức hoạt động
lễ hội năm 2014 đảm bảo lễ hội tại địa
phương vui tươi, lành mạnh, an toàn,
tiết kiệm, phát huy được các giá trị văn
hoá truyền thống.
Về hoạt động thể dục, thể thao:
Sở VHTTDL các địa phương chỉ
đạo, tổ chức các hoạt động thể dục,
thể thao “Mừng Đảng, mừng Xuân”
Giáp Ngọ. Các đơn vị thể dục, thể
thao tổ chức các hoạt động thi đấu
thể thao, chú trọng các trò chơi dân
gian và các môn thể thao dân tộc.
Về du lịch: Sở VHTTDL các địa
phương bố trí đủ cơ sở vật chất, nhân
lực phục vụ trong dịp Tết Nguyên
đán năm 2014, đồng thời đảm bảo
tuyệt đối vệ sinh, an toàn thực phẩm
tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng phục
vụ khách du lịch. Các cơ sở kinh
doanh du lịch, dịch vụ duy trì chất
lượng dịch vụ, không tăng giá dịch
(Xem tiếp trang 10)

số 1057

l

02.01.2014

9
Sự kiện vấn đề

Hội thảo Điêu khắc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Ngày 25/12, tại Bảo tàng Hà Nội
diễn ra Hội thảo “Triển lãm 10 năm
Điêu khắc toàn quốc lần thứ V và Điêu
khắc Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay”, với sự tham gia của lãnh đạo Cục
Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Hội
Mỹ thuật Việt Nam, đông đảo các nhà
điêu khắc, nhà phê bình mỹ thuật, giảng
viên chuyên ngành điêu khắc tại các
trường nghệ thuật.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ
trưởng Vương Duy Biên khẳng định,
Triển lãm 10 năm Điêu khắc toàn quốc
lần thứ V (2003-2013) là sự kiện lớn của
giới Mỹ thuật Việt Nam nhằm tổng kết
và giới thiệu sự sáng tạo, phát triển của
nghệ thuật Điêu khắc Việt Nam trong 10
năm. Là hoạt động quan trọng nằm

trong khuôn khổ của Triển lãm, Hội
thảo “Triển lãm 10 năm Điêu khắc toàn
quốc lần thứ V và Điêu khắc Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay” nhằm đưa đến
cái nhìn toàn diện, sâu sắc của Điêu
khắc Việt Nam suốt một thập kỷ qua. Từ
ý nghĩa đó, Thứ trưởng đề nghị các đại
biểu cần đưa ra những nhận xét, đánh
giá, cũng như những phân tích xác đáng
đối với sự phát triển của Điêu khắc trong
chặng đường 10 năm trở lại đây, từ đó
đề xuất những giải pháp hữu hiệu về
cách thức tổ chức và hướng đi tiếp theo
cho nghệ thuật Điêu khắc Việt Nam.
27 bài tham luận của các nhà nghiên
cứu, phê bình mỹ thuật, các nhà điêu
khắc đến từ các địa phương được trình
bày tại Hội thảo đã tập trung vào hai

Chỉ thị về tổ chức đón Tết Nguyên đán...
vụ trong thời gian đón Tết Nguyên
đán năm 2014 và tổ chức tốt các hoạt
động đón giao thừa, vui chơi giải trí
cho khách du lịch theo phong tục của
địa phương. Sở VHTTDL phối hợp
với các cơ quan liên quan triển khai
thực hiện tốt Chỉ thị số 18/CT-TTg
ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về tăng cường công tác quản lý
về môi trường du lịch, bảo đảm an
ninh, an toàn cho khách du lịch. Xử
lý nghiêm các hành vi đeo bám, chèo
kéo, ép giá, lừa đảo khách du lịch.
Phối hợp với các cấp, các ngành
và chính quyền địa phương, các lực
lượng chức năng đảm bảo an ninh
trật tự trong quá trình tổ chức các
hoạt động lễ hội. Thực hiện nghiêm
Công điện số 1878/CĐ-TTg ngày
09/11/2012 về việc tăng cường thực
hiện Nghị định số 36/2009/NĐ-CP
ngày 15/4/2009 của Chính phủ về
quản lý, sử dụng pháo nổ; Quyết
định số 95/2009/QĐ-TTg ngày
17/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc cấm sản xuất, nhập khẩu,

10

số 1057 l 02.01.2014

tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và
thả “đèn trời”; Quyết định số
1785/QĐ-TTg ngày 14/10/2011 của
Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch
thi hành Pháp lệnh Quản lý, sử dụng
vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Sở VHTTDL các tỉnh/thành phối
hợp với các cơ quan chức năng chỉ
đạo Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di
tích triển khai các biện pháp thực hiện
tốt tinh thần Công văn số
9478/NHNN-PHKQ ngày 18/12/2013
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về
việc hạn chế sử dụng tiền mệnh giá
nhỏ trong các hoạt động văn hóa, lễ
hội, tín ngưỡng như: không để các
hình thức kinh doanh đổi tiền lẻ
hưởng chênh lệch trong khu vực di
tích, khu vực lễ hội. Tuyên truyền,
hướng dẫn nhân dân sử dụng đồng
tiền hợp lý, không cài, dắt, đặt, rải tiền
một cách tùy tiện gây phản cảm; bố trí
bàn ghi công đức hợp lý để phục vụ
nhân dân công đức tu bổ di tích. Tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra
chuyên ngành thường xuyên và đột

nhóm vấn đề chính: Nhóm vấn đề bàn
về Triển lãm 10 năm Điêu khắc toàn
quốc lần thứ 5 (2003-2013) như: Tổng
kết 50 năm Điêu khắc hiện đại Việt
Nam qua 5 lần triển lãm; Đánh giá về
tác giả, tác phẩm trong Triển lãm 10
năm Điêu khắc toàn quốc lần thứ 5;
chất liệu, ngôn ngữ, xu hướng sáng tác
trong Triển lãm; góp ý về phương thức
tổ chức Triển lãm Điêu khắc. Nhóm
vấn đề thứ hai đánh giá về Điêu khắc
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như:
Sự phát triển của Điêu khắc Việt Nam
hiện đại, Điêu khắc với cộng đồng;
Điêu khắc với các ngành nghệ thuật
khác; thực trạng Điêu khắc ở các địa
phương; trại sáng tác Điêu khắc.
n.H

(Tiếp theo trang 9)
xuất trước, trong và sau Tết.
Về tổ chức đón Tết trong các cơ
quan, đơn vị của Ngành: Tổ chức
chúc Tết cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động tại nơi làm việc
và thăm hỏi cán bộ lão thành cách
mạng, cán bộ nghỉ hưu. Không tổ
chức đi chúc Tết các cơ quan, đơn vị.
Nghiêm cấm sử dụng tiền, tài sản của
Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân
sách để liên hoan, chiêu đãi, thưởng,
biếu, cho, tặng; không sử dụng xe
công vào việc cá nhân. Duy trì chế độ
trực Tết tại cơ quan, bảo đảm an toàn,
phòng, chống cháy nổ nơi công sở.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực
thuộc Bộ, Giám đốc Sở VHTTDL
các tỉnh/thành chịu trách nhiệm thực
hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ và
thành lập bộ phận thường trực cập
nhật thông tin và báo cáo nhanh kết
quả gửi Bộ VHTTDL chậm nhất
10h00, ngày 03/02/2014 (mùng 04
Tết) để kịp tổng hợp, báo cáo Thủ
tướng Chính phủ theo quy định.
H.Q
Sự kiệnkiện vấn đề
Sự vấn đề

Ra mắt 6 tour đặc trưng Năm Du lịch quốc gia 2014
Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa Du
lịch Đà Lạt 2013, ngày 28/12, Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch 5 tỉnh Tây
Nguyên đã tổ chức giới thiệu 6 tour du
lịch được thiết kế cho Năm Du lịch
quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt.
Đó là: Tour du lịch “Thiên đường của
tình yêu” cho dịp Lễ Tình nhân Valentine’s Day. Tour du lịch văn hóa
“Đại ngàn xanh”, với chương trình
tham quan rừng, núi, suối, hồ, thác; dự
lễ hội của người K’Ho, người Mạ; trải
nghiệm thể thao cảm giác mạnh và
hoạt động dân gian tại rừng Mađaguôi,

thác Đam Bri, thác Pongour, hồ Tuyền
Lâm, núi Lang Biang. Tour du lịch dã
ngoại “Đà Lạt không ở phố”, trải
nghiệm hòa mình với thiên nhiên, tham
gia lễ hội, sinh hoạt bản địa, nghỉ trong
hang động, nhà lều, nhà trên cây. Tour
du lịch thể thao “Dalat Golf”. Tour du
lịch dã ngoại Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà. Tour tham quan, tìm hiểu các
di tích, danh thắng quốc gia của Đà
Lạt.
Năm Du lịch quốc gia với chủ đề
“Đại ngàn Tây Nguyên” là dịp để du
khách trong và ngoài nước tìm đến,

khám phá vùng đất Tây Nguyên đất đỏ
bazan trù phú, giàu tiềm năng, cảnh
quan xinh đẹp và đậm đà bản sắc văn
hóa của các dân tộc sinh sống trên địa
bàn. Năm Du lịch quốc gia 2014 cũng
là dịp để ngành du lịch 5 tỉnh Lâm
Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai và
Kon Tum, các doanh nghiệp du lịch
trong và ngoài nước đẩy mạnh liên kết,
hợp tác để khai thác hiệu quả tiềm năng
của du lịch từng địa phương nói riêng
và toàn vùng Tây Nguyên nói chung.
MạnH Huân

TP Hồ Chí Minh đón vị khách du lịch quốc tế thứ 4 triệu
Vào lúc 14h20 ngày 24/12, tại sân
bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí
Minh phối hợp với Hiệp hội Du lịch
thành phố và Tổng công ty Hàng
không Việt Nam đã tổ chức “Lễ chào
đón vị khách quốc tế thứ 4 triệu đặt
chân đến thành phố Hồ Chí Minh”.

Các vị khách du lịch: Bà Takahashi
Sachie, ông Yamamoto Shoichi và ông
Okada Tatsuro may mắn trở thành 03
vị du khách thứ 3.999.999, 4.000.000,
4.000.001 đi trên chuyến bay VN301
của Tổng công ty Hàng không Việt
Nam từ thành phố Tokyo, đất nước
Nhật Bản.

Nhật Bản là thị trường trọng điểm
luôn nằm trong 3 thị trường hàng đầu
của ngành Du lịch thành phố Hồ Chí
Minh với mức tăng trưởng bình quân
trên 10% hàng năm. Năm 2013, thành
phố dự kiến đón trên 345 ngàn lượt du
khách Nhật Bản.
t.Hợp

Năm 2013, khách quốc tế đến Việt Nam tăng 10,6%
Theo Tổng cục Thống kê, khách
quốc tế đến Việt Nam năm 2013 ước
đạt 7,572 triệu lượt người, tăng 10,6%
so với năm trước. Trong đó, khách đến
với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt
4,64 triệu lượt người, tăng 12,2%; đến
vì công việc gần 1,26 triệu lượt người,
tăng 8,7%; thăm thân nhân đạt gần
1,27 triệu lượt người, tăng 9,4%.
Khách quốc tế đến bằng đường hàng
không là 5,98 triệu lượt người, tăng
7,2% so với năm 2012; đến bằng
đường biển 193.300 lượt người, đến
bằng đường bộ gần 1,4 triệu lượt
người, tăng 41,9%.
Tổng cục Thống kê cũng cho biết:
Trong năm 2013, một số quốc gia và
vùng lãnh thổ có lượng khách đến Việt
Nam tăng so với cùng kỳ năm trước là:
Trung Quốc đạt 1.907,8 nghìn lượt
người, tăng 33,5%; Hàn Quốc 748,7

nghìn lượt người, tăng 6,8%; Nhật Bản
604,1 nghìn lượt người, tăng 4,8%;
Cam-pu-chia 342,3 nghìn lượt người,
tăng 3,1%, Ma-lai-xi-a 339,5 nghìn lượt
người, tăng 13,5%; Ôx-trây-li-a 319,6
nghìn lượt người, tăng 10,3%; Liên
bang Nga 298,1 nghìn lượt người, tăng
71,1%; Thái Lan 269 nghìn lượt người,
tăng 19,1%; Anh 184,7 nghìn lượt
người, tăng 8,4%; Phi-lip-pin 100,5
nghìn lượt người, tăng 1,3%; In-đô-nêxi-a 70,4 nghìn lượt người, tăng 15,7%.
Một số nước và vùng lãnh thổ có
lượng khách đến nước ta giảm so với
cùng kỳ năm trước là: Hoa Kỳ 432,2
nghìn lượt người, giảm 2,6%; Đài Loan
(Trung Quốc) 399 nghìn lượt người,
giảm 2,5%; Pháp 209,9 nghìn lượt
người, giảm 4,4%; Xin-ga-po 195,8
nghìn lượt người, giảm 0,2%; Lào 122,8
nghìn lượt người, giảm 18,5%; Ca-na-

đa 105 nghìn lượt người, giảm 7,6%;
Đức 97,7 nghìn lượt người, giảm 8,4%.
Theo Chiến lược và Quy hoạch Phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030, du lịch Việt
Nam sẽ tập trung hướng trọng tâm vào
phát triển theo chiều sâu. Mục tiêu đến
năm 2020, du lịch cơ bản trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên
nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản
phẩm du lịch có chất lượng cao, đa
dạng, có thương hiệu và mang đậm bản
sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với
các nước trong khu vực và thế giới.
Năm 2014, ngành du lịch đặt mục
tiêu thu hút 8 triệu lượt khách du lịch
quốc tế và 40 triệu lượt khách du lịch
nội địa, tổng thu từ du lịch đạt 220.000
tỷ đồng.
t.Hợp

số 1057

l

02.01.2014

11
Sự kiện vấn đề

Chi phí du lịch ở Hà Nội rẻ thứ nhì thế giới
Kết quả khảo sát của website du lịch
lớn nhất thế giới TripAdvisor vừa công
bố, Hà Nội là điểm du lịch có giá rẻ thứ
nhì thế giới, chỉ sau Sofia của Bulgaria.
Khảo sát được TripAdvisor tiến
hành đối với 49 thành phố đến từ 49
quốc gia có lượng du khách quốc tế lớn
nhất theo thống kê của Tổ chức du lịch
thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO).
Theo đó, Oslo, Na-uy là thành phố đắt
đỏ nhất thế giới đối với khách du lịch.
Theo đó, chi phí cho 02 du khách nước
ngoài đến Hà Nội trung bình chỉ là
176,14 USD, thấp thứ nhì thế giới và
chỉ sau Sofia của Bulgaria (158,42
USD). Chi phí ăn uống cho du khách
tại Hà Nội là thấp nhất trong số 49
thành phố được khảo sát.
Để du khách dễ hình dung,

TripAdvisor đã đưa ra một so sánh thú
vị: Chỉ cần đi 3 lượt taxi tại Zurich,
Thụy Sỹ, thành phố đắt đỏ thứ nhì thế
giới, du khách đã tốn 144,54 USD,
ngang với một đêm ngủ khách sạn 4 sao
tại Hà Nội (142,37 USD). Hay chi phí
cho một suất ăn tối cho 2 người tại Oslo
có thể đủ cho 15 người tại Hà Nội.
Xếp ở các vị trí tiếp theo trong top
10 thành phố có giá “mềm” nhất cho du
khách là Warsaw của Ba Lan, Sharm el
Sheikh của Ai Cập và Budapest của
Hungary. Bangkok, Thái Lan một trong
những đối thủ cạnh tranh thu hút du
khách chính với Việt Nam trong khu
vực, xếp ở vị trí thứ 6. Đáng chú ý là
các chi phí khách sạn và taxi tại đây rẻ
hơn Hà Nội khá nhiều.
Chỉ cần bỏ ra khoảng 109,27 USD,

hai du khách đã có thể nghỉ qua đêm
tại khách sạn 4 sao ở Bangkok; trong
khi chi phí taxi trên cùng quãng đường
rẻ bằng một nửa tại Hà Nội (3,13 USD
so với 6,1 USD). Tuy nhiên mức giá
ăn tối cho hai người tại đây là gần 70
USD trong khi tại Hà Nội chỉ là 36,71
USD. Còn giá đồ uống cocktail tại hai
nơi là ngang nhau, khi du khách phải
trả lần lượt 18,23 USD tại Hà Nội và
19 USD tại Bangkok. Singapore, một
điểm đến quen thuộc khác của nhiều
người Việt Nam xếp hạng 15 trong số
các thành phố đắt đỏ nhất thế giới.
Theo cách tính của TripAdvisor, chi
phí trung bình cho một đêm tại khách
sạn ở đây lên tới 247,09 USD, gấp hơn
2 lần tại Hà Nội.
t.Hợp

Giao lưu văn hóa giữa các nước Đông Bắc Á
Trong các tối 26 -27/12, tại Nhà hát
Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng Việt
Nam cùng dàn nhạc các nước và vùng
lãnh thổ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), đã tổ
chức chương trình hòa nhạc đặc biệt
mang tên: “Beethoven số 9”, nhân sự
kiện giao lưu văn hóa giữa các nước
Đông Bắc Á, đồng thời hướng tới kỷ
niệm 250 năm ngày sinh nhà soạn nhạc
vĩ đại Beethoven (1770-2020).
Buổi hòa nhạc trình diễn những tác

phẩm nổi tiếng của nhạc trưởng tài ba
Honna Tetsuji - Nhật Bản, Soo Yun
Chung - nghệ sỹ alto Hàn Quốc, nghệ
sỹ bass Trung Quốc - Zhong Hao,
Claude Lin - nghệ sỹ tenor Đài Loan
và nghệ sỹ soprano Hà Phạm Thăng
Long… Tham gia trình diễn cùng các
nghệ sỹ là dàn hợp xướng của Việt
Nam và thành phố Ashikaga, Nhật
Bản. Ngoài ra, chương trình hội tụ các
nghệ sĩ độc tấu tài năng nhất từ tất cả
các nước trong khu vực.

Ngày 26/12, Trung tâm xúc tiến
đầu tư, thương mại và du lịch Lâm
Đồng đã đưa vào hoạt động Trung
tâm thông tin và hỗ trợ khách du lịch
tại công viên Xuân Hương, đường
Trần Quốc Toản, thành phố Đà Lạt.
Trung tâm này hoạt động từ 7 đến
22 giờ hàng ngày. Đây sẽ là nơi tiếp
nhận các thông tin phản ánh của du
khách về tình trạng “chặt chém”, các
sự cố xảy ra khi tham quan tại Đà Lạt.
Du khách có thể đến trụ sở trung tâm

Lâm Đồng: Đưa vào hoạt động
Trung tâm thông tin và hỗ trợ du khách

12

số 1057 l 02.01.2014

phản ánh hoặc liên lạc qua số điện
thoại (0633.673. 333 hoặc 0633.725.
555). Từ thông tin phản ánh của du
khách, trung tâm sẽ phối hợp với các
cơ quan chức năng địa phương xử lý
vụ việc. Ngoài ra, Trung tâm thông tin
và hỗ trợ khách du lịch còn có nhiệm
vụ giới thiệu, quảng bá đến du khách

“Beethoven số 9” cũng là chuỗi
chương trình giao lưu văn hóa giữa 6
quốc gia và vùng lãnh thổ ở phía Đông
Bắc Châu Á, bao gồm: Việt Nam, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Cộng
hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Đài
Loan (Trung Quốc). Chương trình dự
kiến sẽ thực hiện liên tục từ năm 2013
cho đến năm 2020 và Việt Nam vinh
dự là quốc gia đầu tiên khai mạc
chương trình.
K.Hoàn

các tour, tuyến du lịch; nơi ăn, nghỉ;
điểm tham quan… trên địa bàn Đà
Lạt và các địa phương trong tỉnh.
Việc thành lập Trung tâm thông
tin và hỗ trợ du khách sẽ giúp cải
thiện môi trường văn hóa trong hoạt
động du lịch tại Đà Lạt - Lâm Đồng,
nhất là khi Đà Lạt đang bước vào
Sự kiện vấn đề

Hà Nội: Phát triển Hồ Tây thành điểm du lịch hấp dẫn
Phát triển Hồ Tây thành điểm du
lịch thắng cảnh, văn hóa, tâm linh hấp
dẫn của Hà Nội là một trong những vấn
đề được bàn thảo tại hội nghị bàn giải
pháp phát triển không gian văn hóa du
lịch Tây Hồ do Sở VHTTDL Hà Nội
phối hợp cùng Tổng cục Du lịch tổ
chức ngày 24/12.
Sở VHTTDL Hà Nội đã hoàn thành
việc lập danh mục các dịch vụ vui chơi,
giải trí trên Hồ Tây (bơi thuyền, lặn,
giải trí, ăn uống…). Hiện, danh mục
này đang được trình UBND thành phố
Hà Nội phê duyệt, để làm cơ sở đầu tư,
khai thác, phát triển du lịch tại đây.
Quận Tây Hồ tiếp tục hoàn thiện các
hạng mục công trình xử lý nước Hồ
Tây đảm bảo chất lượng nước Hồ Tây
trong sạch, phù hợp với tiêu chuẩn để
phát triển du lịch. Một mặt, quận sẽ

quy hoạch lại các loại hình liên quan
đến du lịch ven Hồ Tây như hệ thống
ẩm thực, đầu tư mạnh cho hạ tầng vùng
trồng đào, quất, kết nối hệ thống khách
sạn, nhà hàng.
Thời gian qua, thành phố Hà Nội
cũng đã đầu tư xây dựng đường kè ven
hồ cùng các hạng mục khác như vỉa hè,
vườn hoa, cây xanh, lắp ghế đá… tạo
điều kiện cho du khách và người dân
thưởng ngoạn vẻ đẹp của Hồ Tây. Theo
đó, UBND quận Tây Hồ đầu tư hệ
thống xe điện chạy ven hồ, bước đầu
nhận được sự hưởng ứng của đông đảo
khách du lịch; quy hoạch lại các du
thuyền, nhà hàng nổi tạo mỹ quan và
trật tự ven hồ; quản lý mặt nước giữ gìn
vệ sinh môi trường Hồ Tây. Tuy vậy,
việc đầu tư, khai thác du lịch của Hồ
Tây chưa cao, Thành phố chưa khai

thác tốt các tiềm năng về mặt văn hóa,
lịch sử, tâm linh của hồ để thu hút
khách du lịch. Lượng khách tới tham
quan Hồ Tây, sử dụng các dịch vụ khu
vực này còn khiêm tốn.
Hồ Tây không chỉ là niềm tự hào
của quận Tây Hồ mà còn của Hà Nội
cũng như cả nước về diện tích rộng lớn,
vẻ đẹp và các dấu tích văn hóa, lịch sử,
nhân văn gắn liền với sự phát triển của
Thăng Long - Hà Nội. Xung quanh hồ
là hệ thống di tích dày đặc với 40 điểm;
trong đó, có nhiều di tích nổi tiếng như:
Chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, Chùa
Kim Liên, Chùa Tảo Sách, Chùa Vạn
Niên, Chùa Tĩnh Lâu… cùng các làng
nghề trồng cây hoa cảnh nổi tiếng như
làng đào Nhật Tân, quất Tứ Liên, cá
cảnh Yên Phụ, sen Quảng Bá.
Yến nHi

Khánh Hòa: Đón trên 3 triệu lượt khách du lịch
Theo Sở Văn hóa, Thể Thao và Du
lịch tỉnh Khánh Hòa, năm 2013, trên 3
triệu lượt du khách trong và ngoài nước
đến lưu trú, tham quan, nghỉ dưỡng tại
thành phố biển Nha Trang và các điểm
du lịch khác trong tỉnh, tăng trên 29%
so với năm 2012. Trong đó, khách quốc
tế đạt gần 712 nghìn lượt, tăng hơn
34% và khách nội địa đạt gần 2,3 triệu
lượt, tăng 28% so với năm ngoái.
Ngoài ra, Khánh Hòa còn đón trên 11
triệu lượt khách đến tham quan, du lịch
trong ngày.
Đối với khách du lịch quốc tế, Nga
trở thành nước chiếm ngôi đầu bảng về
số lượng khách đến Khánh Hòa với
khoảng 150 nghìn lượt, nhờ việc Công
ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất -

thương mại - dịch vụ - xuất nhập khẩu
Ánh Dương (trụ sở tại thành phố Hồ
Chí Minh) phối hợp với Công ty Pegas
Turistik (Nga) thiết lập tuyến bay thẳng
dành cho du khách vùng Viễn Đông
Nga đến sân bay quốc tế Cam Ranh
(Khánh Hòa) và Vietnam Airlines mở
tuyến bay thẳng từ Maxcơva đến Nha
Trang. Tiếp đó là du khách đến từ các
nước: Úc, Mỹ, Pháp, Anh, Đức... Số
ngày nghỉ của du khách quốc tế cũng
tăng đáng kể, đạt mức trên 3,2
ngày/lượt khách.
Tỉnh Khánh Hòa hiện có trên 540
cơ sở lưu trú du lịch với gần 15.000
phòng, trong đó có 48 khách sạn đạt
tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao với hơn 8.500
phòng. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh

ngày càng có nhiều cơ sở mua sắm,
giải trí hiện đại, các sản phẩm du lịch
độc đáo, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của du khách.
Tỉnh Khánh Hòa đã đề ra chương
trình hành động cho ngành du lịch năm
2014, trong đó tiếp tục chú trọng đến
việc đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng các
tiêu chuẩn cao cấp, hiện đại và đa dạng;
phát triển các sản phẩm du lịch, tạo môi
trường du lịch thân thiện, an toàn và
lành mạnh; tăng cường liên kết, hợp tác
du lịch với các địa phương trọng điểm
như: Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm
Đồng, Đắk Lắk, Ninh Thuận... nhằm
phát huy tối đa thế mạnh về du lịch
biển đảo, sinh thái của địa phương.
ĐứC Kiên

Tuần Văn hóa - Du lịch 2013, dự kiến
thu hút hàng chục ngàn lượt du khách
trong và ngoài nước đến tham quan,
vui chơi.
Trước đó, thành phố Đà Lạt đã

công bố 6 đường dây nóng tiếp nhận
thông tin phản ánh về các vấn đề
vướng mắc trong thời gian đến tham
gia Tuần Văn hóa - Du lịch. Các số
điện thoại được dán công khai tại các

điểm mua sắm, nhà hàng, khách sạn,
điểm tham quan… trên địa bàn thành
phố và tiếp nhận thông tin phản ánh
của du khách 24/24 giờ.
M.Cường

số 1057

l

02.01.2014

13
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Phát hiện nhiều cổ vật tại Cao nguyên đá Đồng Văn
Viện Khảo cổ học Việt Nam phối
hợp với Bảo tàng tỉnh Hà Giang vừa
tiến hành khảo sát cổ học trên địa bàn
các huyện Quản Bạ, Yên Minh thuộc
Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)
và phát hiện nhiều công cụ đồ đá cũ
thuộc văn hóa Sơn Vi, có niên đại cách
ngày nay từ 10.000 đến 30.000 năm.
Đây là bằng chứng cho thấy người tiền
sử có mặt rất sớm trên mảnh đất Cao
nguyên đá Đồng Văn.
Các chuyên gia khoa học của Viện
Khảo cổ học Việt Nam cùng Bảo tàng
tỉnh Hà Giang tiến hành khảo sát tại xã
Lùng Tám (huyện Quản Bạ), đã phát
hiện 27 công cụ đồ đá cũ như: công cụ
rìa ngang, rìa dọc, công cụ hình móng
ngựa, công cụ mảnh, mảnh tước, công
cụ mũi nhọn... phân bố rải rác trên sườn
ta luy dương chạy dọc tuyến đường
tỉnh lộ 181. Tại huyện Yên Minh, đoàn
khảo sát đã phát hiện một số công cụ

đồ đá cũ tại Khu phố Mậu Duệ thuộc
xã Mậu Duệ và trong lòng hang Nà
Luông, xã Mậu Long. Ở cả hai địa
điểm này, các chuyên gia đã thu được
gần 50 công cụ đồ đá cũ, với nhiều loại
hình như: công cụ rìu ngắn, hình bầu
dục, cuội bổ, rìa lưỡi ngang, hình móng
ngựa, công cụ 1/4 viên cuội...
Hình thái và loại hình học của các
công cụ mà đoàn khảo sát vừa phát
hiện được tại 2 huyện Quản Bạ, Yên
Minh cho thấy đây là nét đặc trưng của
công cụ văn hóa Sơn Vi - một văn hóa
khảo cổ học, thuộc hậu kỳ thời đại đồ
đá cũ ở Việt Nam. Qua nghiên cứu tổng
thể các di vật khảo cổ, chuyên gia cho
rằng, các di chỉ ở các huyện Quản Bạ,
Yên Minh là một địa điểm cư trú của
người tiền sử.
Trước đó, đầu tháng 10/2013,
Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp
với Bảo tàng tỉnh Hà Giang đã tiến

hành khai quật khảo cổ di chỉ Sủa
Cán Tỷ, thuộc thôn Sủa Cán Tỷ, xã
Cán Tỷ (huyện Quản Bạ) và đã tìm
thấy dấu tích của người tiền sử, thu
được gần 200 di vật công cụ lao động
bằng đá. Đây là phát hiện khảo cổ học
quan trọng, đóng góp những nhận
thức mới vào việc nghiên cứu thời
tiền sử ở Hà Giang nói riêng và ở Việt
Nam nói chung.
Nằm ở 4 huyện vùng cao phía Bắc
của tỉnh Hà Giang, Công viên Địa chất
toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn là
một vùng đất cổ, có lịch sử phát triển
lâu đời với nhiều di tích và di vật đánh
dấu những giai đoạn phát triển chính
của lịch sử của đất nước, như các di
tích thời đồ đá cũ, Sơ kỳ đồ đá mới,
Hậu kỳ đồ đá mới, Sơ kỳ đồ kim khí và
tiêu biểu nhất là những trống đồng
thuộc thời kỳ đồ sắt sớm.
M.HạnH

64 công trình về văn nghệ dân gian được vinh danh
Sáng 28/12/2013, tại Hà Nội, Hội
Văn nghệ dân gian Việt Nam đã tổ chức
Lễ phong tặng danh hiệu Nghệ nhân
dân gian cho 8 nghệ nhân và trao giải
thưởng Văn nghệ dân gian cho 64 công
trình, nghiên cứu xuất sắc năm 2013.
Các công trình, nghiên cứu tham

gia giải thưởng năm nay tập trung vào
05 lĩnh vực: Ngữ văn và Lý luận
folklore, Phong tục tập quán, Nghệ
thuật biểu diễn, Nghệ thuật tạo hình và
Kiến trúc-tri thức dân gian. Về loại
hình, năm nay xuất hiện nhiều công
trình có tính tổng kết, giải mã các đặc

Đêm 23 và ngày 24/12, tỉnh Trà Vinh
đã tổ chức Liên hoan nghệ thuật Đờn ca
tài tử, nhằm thiết thực chào mừng Nghệ
thuật Đờn ca tài tử Nam bộ được
UNESCO công nhận là Di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại vào
ngày 05/12/2013. Liên hoan thu hút hơn
70 thí sinh là những tài tử đờn, tài tử ca
đến từ các vùng nông thôn ở 7 huyện
trong tỉnh, tham gia biểu diễn 54 tiết mục
đặc sắc. Cụ thể các tài tử thi diễn về độc
tấu, hòa tấu bộ nhạc cụ Tứ tuyệt gồm đàn
Kìm, đàn Cò, đàn Tranh, đàn Bầu và độc
tấu đàn Guitar phím lõm; ca ra bộ 06 câu

Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử

14

số 1057 l 02.01.2014

vọng cổ, Dạ cổ hoài lang, các bài bản
Xàng xề, Nam ai, Phụng hoàng…
Đến nay, toàn tỉnh Trà Vinh đã thành
lập được 57 CLB Đờn ca tài tử, hoạt
động thường xuyên ở xã, phường, thị
trấn và ấp, khóm, với sự tham gia của
hơn 1.000 tài tử Đờn, tài tử Ca. Những
năm qua, các CLB Đờn ca tài tử này,
ngoài việc tạo một sân chơi lành mạnh
cho thanh thiếu niên ở vùng nông thôn,
còn góp phần tích cực đáp ứng nhu cầu
hưởng thụ về mặt tinh thần cho người

trưng của những biểu hiện văn hóa các
dân tộc Việt Nam. Giải Nhất được trao
cho tác phẩm “Tranh dân gian Hàng
Trống Hà Nội” của tác giả Phan Ngọc
Khuê, trao 10 giải Nhì, 32 giải Ba, 18
giải Khuyến khích và 3 tặng phẩm.
tuệ AnH

dân, thắt chặt thêm tình làng, nghĩa xóm,
đoàn kết cùng nhau xây dựng đời sống
văn hóa ở địa phương.
* Từ ngày 19-21/12, huyện Phước
Long (Bạc Liêu) đã tổ chức Liên hoan
“Đờn ca tài tử” truyền thống lần thứ 5,
với sự tham gia của gần 100 nghệ nhân
đến từ các câu lạc bộ đờn ca tài tử
trong huyện.
Qua 3 đêm thi với nhiều tiết mục hay,
được đầu tư kỹ lưỡng gần như chuyên
nghiệp nên rất khó khăn cho Ban Giám
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Triển lãm ảnh Di sản Việt Nam tại Quảng Bình
Ngày 24/12, tại thành phố Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình, Ban Tổ chức Giải
thưởng ảnh Di sản Việt Nam đã tổ chức
khai mạc Triển lãm ảnh Di sản Việt
Nam. Đây là điểm thứ 17, cũng là điểm
triển lãm cuối cùng giới thiệu những tác
phẩm xuất sắc nhất từ cuộc thi ảnh Di
sản Việt Nam đến công chúng.
Chuỗi triển lãm xuyên Việt tại 17
điểm trên 16 tỉnh/thành được tổ chức
trong khuôn khổ Cuộc thi ảnh Di sản
Việt Nam lần II - Vietnam Heritage
Photo Awards do Tạp chí Vietnam
Heritage và Hội Di sản Văn hóa thành
phố Hồ Chí Minh phát động vào tháng
6 năm 2013 nhằm hưởng ứng Ngày Di
sản Văn hóa Việt Nam 23/11/2013,

chào mừng năm mới 2014. Thông qua
Triển lãm nhằm kêu gọi sự quan tâm
của cộng đồng trong việc phát hiện và
tôn vinh những giá trị di sản thiên
nhiên, di sản văn hóa Việt Nam cần
được gìn giữ và bảo tồn.
Triển lãm thu hút nhiều người dân
và du khách đến thưởng lãm. Các tác
phẩm triển lãm đa dạng về thể loại, trải
dài từ Bắc tới Nam, với những khoảnh
khắc rung cảm của bốn mùa, mang đến
cho người xem những vẻ đẹp muôn sắc
màu của thiên nhiên, con người và nền
văn hóa của khắp mọi vùng miền Tổ
quốc. Nhiều bộ ảnh trong triển lãm có
nội dung giải thích kèm theo, chia sẻ
những nét lịch sử, sự tích của những lễ

hội hay chú thích chi tiết từng hình ảnh
(bộ ảnh Chọi trâu và Lễ hội pháo Đồng
kỵ, bộ Chim vàng anh) thể hiện sự
công phu tìm tòi và thực hiện đề tài của
người cầm máy…
Chuỗi triển lãm xuyên Việt đã nhận
được 6.016 tác phẩm ảnh dự thi về đề
tài di sản, bao gồm: Di sản thiên nhiên;
di sản văn hóa vật thể (kiến trúc, điêu
khắc, hội họa, thủ công mỹ nghệ, làng
nghề…); di sản văn hóa phi vật thể (âm
nhạc, ca múa, lễ hội, trò chơi dân gian,
tín ngưỡng, tôn giáo…); trong đó có
gần 3.800 tác phẩm ảnh đơn, 267 tác
phẩm ảnh bộ từ 339 tác giả dự thi, gấp
đôi so với cuộc thi năm 2012.
t.LâM

Đắk Nông: Phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ học
Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đắk Nông
Nguyễn Anh Bằng cho biết: Trong năm
2013, qua quá trình điều tra khảo sát,
Bảo tàng tỉnh đã phát hiện 35 điểm di
chỉ khảo cổ học ở các huyện Cư Jút,
Đắk R’lấp và Đắk Mil. Hiện nay công
tác khai quật, sưu tầm đang được tiến
hành ở một số điểm. Bên cạnh đó, việc
tìm các nhân chứng lịch sử để có thể
truyền đạt hay tái hiện lại quy trình sản
xuất một số hiện vật từ xa xưa theo
đúng nguyên bản đang được tiến hành.
Tại điểm thôn 6, xã Hưng Bình (huyện
Đắk R’lấp), phát hiện nhiều cổ vật giai
đoạn đá cũ và thời kỳ sơ kỳ kim khí.
Sang thời đại đá mới, cùng với cuộc
cách mạng công cụ bằng đá với các kỹ
thuật chế tác đá và nông nghiệp chăn
nuôi, trồng trọt hình thành, đồng thời
cũng hình thành nên những trung tâm
cư dân lớn như cụm di tích thôn 8,
huyện Chư Jút mà sản phẩm chính là

rìu mài lưỡi hình bầu dục bằng đá. Tại
thôn 8A, xã Đức Mạnh (huyện Đắk
Mil), phát hiện các mảnh và bàn mài
nằm rải rác trong rẫy cà phê, đoàn khảo
sát thu lượm được nhiều hiện vật, gồm:
công cụ đá ghè đẽo dạng đá cũ văn hóa
Hòa Bình; bàn mài, mảnh tước, đá có
lỗ, đá nguyên liệu và phác vật rìu đá và
mảnh gốm, công cụ hình bầu dục. Tại
đây còn phát hiện nhiều hạch đá, hòn
ghè và mảnh tước, mảnh đá được sơ
chế và có kích thước trung bình. Địa
điểm tại Thôn 8, xã Đắk Wil (huyện Cư
Jút) thì phát hiện một số mảnh đá,
mảnh tước, bàn mài đá sa thạch, đá có
lỗ bằng đá cát, công cụ cuội ghè, phác
vật… Nhóm di vật đá cũ ở Thôn 6, xã
Hưng Bình có nhiều công cụ ghè đẽo
thô sơ làm từ đá basalte dạng chopper,
đốc cầm dày, đầu còn lại mũi nhọn
hoặc có rìa lưỡi và những công cụ đa
năng dạng rìu tay, công cụ mảnh...

Từ đầu tháng 9 đến nay, Viện Khảo
cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng
tỉnh Đắk Nông đã tổ chức đợt khai quật
lần thứ 2 di chỉ thuộc thôn 8, xã Ðắk
Wil, (huyện Cư Jút), qua đó phát hiện
thu nhặt được 40 mảnh gốm, 248 vật
dụng, vật liệu bằng đá trong thời kỳ đá
mới cách nay 5.000 năm. Các hiện vật
đá ở di chỉ phần lớn là các phác vật đá
hình bầu dục và hình lưỡi rìu. Ngoài ra
di chỉ thôn 8A xã Đức Mạnh (huyện
Đắk Mil) được phát hiện năm 2005 và
đến năm 2006. Trong năm 2013, Viện
Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với
Bảo tàng tỉnh đã tổ chức khai quật lần
thứ nhất, cũng thu về hơn 200 hiện vật
đá cùng hàng ngàn mảnh tước. Cũng
trong năm 2013, Bảo tàng tỉnh còn tìm
được 26 hiện vật của người M’Nông,
Ê Đê như: hoa tai, ngà voi, dụng cụ săn
bắt voi, trống, chiêng, chén, đồ đồng...
ĐứC Kiên

khảo Liên hoan trong việc chọn trao giải
cho những tiết mục và nghệ nhân xuất
sắc nhất.
Theo ông Đỗ Ngọc Ẩn, Chủ nhiệm
Câu lạc bộ Đờn ca tài tử Bạc Liêu,

Trưởng ban Giám khảo Cuộc thi, Liên
hoan “Đờn ca tài tử” lần này chứng kiến
sự tiến bộ vượt bậc của các tài tử Đờn và
tài tử Ca của các câu lạc bộ. Những nghệ
nhân đã khẳng định được tên tuổi trong

làng đờn ca tài tử Nam Bộ như Tư Loan,
Minh Toại, Thanh Sử… không những
giữ vững phong độ mà ngày càng đầy
nội lực trong từng ngón đàn, lời ca.
Hồ tHAnH

số 1057

l

02.01.2014

15
nhân tố mới

Người “giữ lửa” văn hóa truyền thống cho buôn làng Tây Nguyên
Không qua trường lớp, nhưng “giảng
đường” là cuộc sống đã giúp ông A
Thăk-người dân tộc Ba Na (nhánh Rơ
Ngao) ở huyện Đăk Hà (Kon Tum) trở
thành người “giữ lửa” cho văn hoá của
buôn làng. Không danh lợi, phú quý, cái
mà ông A Thăk muốn để lại cho các con
cháu là những “tài sản” văn hoá vô giá
mà ông góp nhặt trong những năm qua.
Ông A Thăk năm nay 60 tuổi. Ông
sinh ra và lớn lên tại làng Kon Trang
Long Loi, thị trấn Đăk Hà huyện Đăk
Hà. Ông đã được lớn lên trong môi
trường lễ hội ở buôn làng. Tại đây,
những lần theo bố, A Thăk đã được
nghe, hòa mình vào những bài ca, điệu
múa, tiếng nhạc cồng chiêng, vang vọng
khắp núi rừng. Mặc dù còn nhỏ, nhưng
mỗi khi nghe tiếng cồng, tiếng chiêng
vang lên, cái chân, cái tay A Thăk như
muốn đung đưa theo điệu nhạc. Từ đó,
lễ hội, âm nhạc cứ đưa ông đi vào thế
giới riêng, thôi thúc ông khám phá. Mỗi
khi bố ông chơi nhạc cụ, A Thăk cũng
tranh thủ học theo. Cứ như vậy niềm
đam mê văn hoá, âm nhạc dân tộc trong
ông lớn dần theo năm tháng.
Năm lên 10 tuổi, ông A Thăk đã bắt
đầu đánh được các loại nhạc cụ như
T’ring, Ting Ninh. Với đàn T’ring ông

còn biết đánh kèm theo cái mỏ (cái cốc)
- chỉ dùng khi lên rẫy. Bài đầu tiên A
Thăk biết đánh là Ômon (nói về người
con gái đẹp). Sau đó, ông còn biết thổi
Hol (sáo 3 lỗ). Đây là nhạc cụ mà bà con
trong làng tự làm. Trong thời gian diễn
ra cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước,
, ông A Thăk thường dùng cái mỏ (cốc)
để đánh báo động cho bà con khi có giặc
vào. “Ngày đó, ở rẫy có nhiều thú dữ, ai
cũng sợ. Vì vậy mỗi khi lên rẫy thì mọi
người lại dùng cái mỏ để đánh như xua
đuổi chúng. Khi có giặc ngoại xâm thì
cái mỏ lại trở thành vũ khí mật báo cho
nhau. Giặc Mỹ, nguỵ nó như con thú dữ
trên rừng vậy” - A Thăk kể.
Năm 37 tuổi, trong một lần hội diễn
văn nghệ ở làng Đăk Wớt (xã Hà Mòn
huyện Đăk Hà), A Thăk được chọn vào
công tác ở Phòng Văn hóa - Thông tin
huyện Đăk Hà. Sau này, khi nhạc sỹ A
Đủ - đội phó đội Mamon (cậu cháu) nhóm ca khúc chính trị tỉnh mỗi khi đi
công tác, lưu diễn là gọi A Thăk đi cùng.
Khi Đoàn Ca múa nhạc dân tộc Đăk Bla
Xanh của tỉnh Kon Tum được thành lập
thì ông về đoàn. Cũng từ đây, A Thăk có
thêm một đam mê mới đó là sưu tầm các
bài dân ca cổ của các dân tộc trên địa
bàn. Ông kể: Hồi đó đoàn đi vùng nào là

Mảnh đất Vĩnh Lộc, Thanh Hóa có
một quần thể du lịch tâm linh nằm
ngay trong khu vực Thành Nhà Hồ và
các vùng lân cận như Đàn tế Nam
Giao, đền thờ nàng Bình Khương, đền
thờ Trần Khát Chân, động Hồ Công,
chùa Du Anh, quần thể di tích Phủ
Trịnh - Nghè Vẹt, chùa Giáng và các
ngôi nhà cổ điển hình cho lối kiến
trúc, điêu khắc của cư dân đồng bằng
sông Mã. Với lợi thế này, ngành du
lịch Thanh Hóa đặc biệt chú trọng gắn
loại hình du lịch văn hóa với du lịch
tâm linh để thu hút du khách đến với
di tích tòa thành đá “độc nhất vô nhị”
này.
Trung tâm Bảo tồn di sản Thành

Thu hút du khách đến Thành Nhà Hồ

16

số 1057 l 02.01.2014

Nhà Hồ (Thanh Hóa) đã phối hợp với
Ủy ban UNESCO, Bộ VHTTDL khai
quật để phát lộ tổng thể toàn bộ kiến
trúc Đàn tế Nam Giao. Qua đó, du
khách đến tham quan sẽ có cái nhìn
tổng quan về lễ tế giao của vương
triều Hồ. Tại Đàn tế Nam Giao, qua
đợt khai quật lần đầu, du khách đã có
thể hình dung 5 cấp nền của Đàn tế,
phát lộ vị trí Viên đàn (trung tâm của
đàn tế Nam Giao), khu vực tế thần
sông, thần núi, khu vực giếng vua
cung cấp nước cho lễ tế. Việc khai
quật cũng đã phát hiện bộ hài cốt trâu
trấn yểm long mạch của Đàn tế.

hát dân ca vùng đó từ Xê Đăng, Giẻ
Triêng, Gia Rai, Ba Na… Không biết
tiếng, ông phải tự học. Theo A Thăk thì
học khó nhất là bài Trom ( tiếng dân tộc
H’Lăng, hát đối đáp, giao lưu). Đây là
bài có giai điệu khó, âm vực thay đổi tự
nhiên. “Nó theo lời, không theo nhịp,
diễn xướng theo cảm xúc, không theo
mô típ âm nhạc”. Với dân ca T’riêng thì
khó nhất là nhạc cụ Tiêng Tút, giống đàn
T’ring nhưng phải thổi, không đánh…
Hiện nay, ngoài việc làm rẫy mưu
sinh, A Thăk còn tham gia biểu diễn, dạy
cho các cháu học sinh các trường tiểu
học trên địa bàn. Vào cuối tuần, ông lại
về làng Kon Trang Long Loi để tập cho
2 đội cồng chiêng nhí của làng. Thời
gian tới, A Thăk dự định sẽ truyền lại cho
các em nhỏ cách kể Khan (kể chuyện
bằng hát). “Có câu chuyện phải kể 3 đêm
mới xong” - ông nói.
Trong suốt cuộc đời hoạt động nghệ
thuật, ông A Thăk đã đạt được rất nhiều
giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan từ
Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên,
hiện nay ông chưa được phong tặng bất
kỳ danh hiệu nào. Với ông, điều cao quý
nhất là truyền lại được cho thế hệ mai
sau những tinh hoa của văn hóa buôn
CAo nguYên
làng ở Tây Nguyên.

Trung tâm Bảo tồn di sản Thành
Nhà Hồ cũng đang trùng tu, sửa chữa
đền thờ nàng Bình Khương trong quần
thể thành Nhà Hồ, xây dựng hồ sơ
khoa học Đền thờ Trần Khát Chân (đã
được công nhận Di tích lịch sử cấp
quốc gia) ở xã Vĩnh Thành để bổ sung
vào di tích di sản thế giới Thành Nhà
Hồ nhằm tạo thêm điểm thu hút khách
du lịch tâm linh.
Tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với
UNESCO và Bộ VHTTDL tổ chức
Tuần lễ văn hóa với chủ đề “Không
gian di sản văn hóa Việt NamASEAN”; phối hợp với Trung tâm
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049longvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnPham Long
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnPham Long
 

What's hot (19)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1099 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdl
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1170 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnPham Long
 
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địaluận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địaanh hieu
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnPham Long
 

Similar to Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1139 - vanhien.vn
 
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địaluận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
 

More from longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnlongvanhien
 

More from longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn

  • 1. bộ văn hóa, thể thao và du lịch Ngày 27/12/2013, tại thành phố Đà Lạt đã diễn ra Lễ công bố Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt do tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Bộ VHTTDL, các tỉnh khu vực Tây Nguyên tổ chức và khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt 2013, Kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 5. Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang; các đồng chí nguyên Chủ tịch Nước Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh/thành đã đến dự. (Xem tiếp trang 3) Số 1057 ngày 02/01/2014 Các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch nổi bật năm 2013 Ảnh: TRẦN HUẤN Khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt 2013 Phát hành Thứ Năm hằng tuần tRoNg số Này Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII - Trình Thủ tướng Chính phủ Công nhận bảo vật quốc gia đợt 2 năm 2013 (Tr.8) - Phát huy giá trị di tích lịch sử đặc biệt Tân Trào (Tr.2) - Ra mắt 6 tour đặc trưng Năm Du lịch quốc gia 2014 (Tr.11) Phát hiện nhiều cổ vật tại Cao nguyên đá Đồng Văn (Tr.14) Năm 2013, khách quốc tế đến Việt Nam tăng 10,6% (Tr.11) Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ đón chào Năm mới (Tr.20) 1. Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 2. UNESCO vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và lần đầu tiên Việt Nam được bầu là thành viên của Ủy ban Di sản thế giới. 3. Tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam; Festival Di sản - Quảng Nam 2013; Festival Đua ghe Ngo đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ I - Sóc Trăng 2013; Ngày hội VHTTDL các tỉnh vùng Tây Bắc lần thứ XIII - Hòa Bình 2013. 4. Thành công của các Tuần Văn hóa, Ngày Văn hóa nhân dịp kỷ niệm năm chẵn thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước và Liên hoan nghệ thuật Việt Nam-Lào-Campuchia-Myanmar. (Xem tiếp trang 6) Chỉ thị về tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 Ngày 30/12/2013, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã có Chỉ thị số 329/CTBVHTTDL gửi thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở VHTTDL các tỉnh/thành về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014. (Xem tiếp trang 9)
  • 2. quản lý nhà nước Phát huy giá trị di tích lịch sử đặc biệt Tân Trào Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2543/QĐ-TTg ngày 20/12/2013, phê duyệt Nhiệm vụ lập “Quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025”. Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch được xác định trên cơ sở khoanh vùng bảo vệ di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10/5/2012, bao gồm 138 di tích, cụm di tích nằm trên địa bàn 11 xã, thuộc 2 huyện Sơn Dương và Yên Sơn. Quy mô quy hoạch khoảng 3.100ha, nằm trải rộng trên địa bàn 11 xã: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện (huyện Sơn Dương), Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Đạo Viện, Công Đa (huyện Yên Sơn). Về định hướng quy hoạch không gian bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào gắn với phát triển du lịch, cần kiến nghị về việc điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp các khu vực bảo vệ di tích. Xác định các vùng cảnh quan thiên nhiên cần phải bảo vệ để không ảnh hưởng đến di tích; các khu vực cho phép xây dựng mới; các khu vực hạn chế kiểm soát phát triển. Cùng với đó là đề xuất định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, trong đó đề xuất định hướng tổng thể bảo tồn, tu bổ, phục hồi đối với quần thể di tích; xác định danh mục các đối tượng di tích bảo tồn, tu bổ, phục hồi và mức độ bảo tồn đối với từng hạng mục di tích; xác định nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; đề xuất danh mục di tích dự kiến xếp hạng bổ sung. Đề xuất định hướng phát triển du lịch tại khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào gắn với du lịch tỉnh Tuyên Quang và chiến khu Việt Bắc; tuyến tham quan di tích Tân Trào với vùng phụ cận. Ngoài ra, Quy hoạch cần đề xuất cơ cấu phân khu chức năng, gồm các khu vực bảo tồn di tích; khu dân cư đô thịnông thôn; khu vực phát triển các chức năng công cộng, dịch vụ du lịch; vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên... phù hợp với các định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di tích, phù hợp với các định hướng phát triển kinh tế-xã hội của huyện Sơn Dương, huyện Yên Sơn và của tỉnh Tuyên Quang. Mục tiêu quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của dân tộc thông qua các di tích hiện còn nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, phục vụ nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của nhân dân; góp phần phát triển kinh tế-xã hội, văn hoá-du lịch; xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng căn cứ cách mạng Tân Trào nói riêng, tỉnh Tuyên Quang và vùng phụ cận nói chung. t.Hợp Bộ VHTTDL áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO Năm 2013, Bộ VHTTDL đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Thông tin trên được nêu trong Báo cáo (số 311/BC-BVHTTDL ngày 23/12) của Bộ VHTTDL gửi Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo tình hình thực hiện xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008. Triển khai thực hiện các Quyết định (số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 và số 118/2009/QĐ-TTg ngày 30/9/2009) của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất 2 số 1057 l 02.01.2014 lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 vào các hoạt động của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước và Quyết định (số 1987/QĐ-BVHTTDL ngày 08/6/2010) của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, sau 03 năm triển khai và áp dụng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Việc áp dụng HTQLCL ISO 9001: 2008 đã mang lại hiệu quả, tạo nền nếp trong công việc, quy trình giải quyết công việc khoa học; Kiểm soát tài liệu và hồ sơ tốt hơn; Hồ sơ tài liệu được lưu giữ, sắp xếp khoa học, dễ dàng truy cập; Tạo cơ sở xây dựng phần mềm cho xử lý công việc qua mạng và thực hiện cơ chế một cửa; Trách nhiệm được phân công rõ ràng hơn, giảm tùy tiện trong giải quyết công việc. Tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ: 100% cơ quan quản lý hành chính nhà nước thuộc Bộ hoàn thành xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, có hai đơn vị hoàn thành xuất sắc vượt tiến độ, được cấp Giấy chứng nhận là Văn phòng Bộ và Tổng cục Thể dục thể thao. Đối với các Sở VHTTDL, tính đến 30/6/2013, đã có 61/63 Sở VHTTDL được cấp Giấy chứng nhận HTQLCL ISO 9001:2008. Bộ VHTTDL đã quy định việc xây dựng và áp dụng HTQLCL là một tiêu chí bắt buộc để xem xét, đánh giá trong quá trình xét thi đua, khen thưởng hàng năm đối với cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc. tHtt
  • 3. quản lý nhà nước Đề nghị phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” Bộ VHTTDL ban hành Công văn số 4623/BVHTTDL-TĐKT ngày 19/12/2013 gửi các Tổng cục, Cục, Vụ, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ về việc tiếp tục phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Bộ VHTTDL đề nghị các Tổng cục, Cục, Vụ, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ nghiên cứu các quy định về đối tượng, phạm vi và tiêu chuẩn của danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược tại Công văn số 1849/HD-CT ngày 06/11/2013 của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam để đề xuất tập thể, cá nhân thuộc cơ quan, đơn vị trình Bộ xem xét đề nghị Bộ Quốc phòng xét trình Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Lưu ý, những trường hợp trước đây đã xem xét, đề nghị nhưng chưa được khen thưởng do không đủ tiêu chuẩn thì không làm hồ sơ đề nghị lại. Hồ sơ đề nghị phong tặng, truy tặng gửi về Bộ VHTTDL 06 bộ, gồm các văn bản theo quy định tại khoản 2, mục III, Công văn số 1849/HDCT. Thời gian gửi hồ sơ về Bộ VHTTDL qua Vụ Thi đua, Khen thưởng trước ngày 30/3/2014. tHtt Khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch… Tại Lễ khai mạc, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng khẳng định, Lễ hội là dịp để nhân dân các dân tộc Lâm Đồng ôn lại truyền thống cách mạng, quảng bá tiềm năng và thế mạnh của thành phố du lịch Đà Lạt, liên kết và hội nhập khu vực Tây Nguyên, tôn vinh người và nghề trồng hoa của Đà Lạt. Đồng chí khẳng định, trải qua 120 năm phát triển, Đà Lạt đang phấn đấu trở thành đô thị du lịch sinh thái, trung tâm giáo dục đào tạo, chú trọng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, xây dựng bản sắc văn hóa đặc trưng, gìn giữ truyền thống mến khách. Chào mừng các đại biểu, du khách về dự Lễ hội, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh đã công bố khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên”. Bộ trưởng đánh giá cao tiềm năng, lợi thế và những đóng góp của du lịch vùng Tây Nguyên cho du lịch cả nước. Bộ trưởng nêu bật kết quả: Năm 2013, du lịch Việt Nam đã đón được 7,6 triệu lượt khách quốc tế, 35 triệu lượt khách nội địa, đạt doanh thu 35.000 tỷ đồng, trong đó Tây Nguyên đón 5 triệu lượt khách du lịch và quốc tế, doanh thu 8.134 tỷ đồng. Phát biểu tại Lễ khai mạc, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang biểu dương truyền thống chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc trong những năm tháng đấu tranh gian khổ của Đảng bộ và đồng bào các dân tộc Đà Lạt, Lâm Đồng; chúc mừng những thành tựu của tỉnh trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Đà Lạt ngày càng giàu đẹp hơn, trở thành đô thị loại I thuộc tỉnh. Trải qua 04 lần tổ chức thành công, năm nay Festival hoa lần thứ 5, Đà Lạt là thông điệp gửi tới nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế về một thành phố của đất nước Việt Nam tươi đẹp và mến khách. Chủ tịch Nước nhấn mạnh, Đà Lạt, Lâm Đồng là một phần của Tây Nguyên hùng vĩ, vùng đất giàu truyền thống cách mạng, nhiều tiềm năng kinh tế, ẩn chứa kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú, đậm bản sắc của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá. Trong đó, không (Tiếp theo trang 1) gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là những tiềm năng to lớn để phát triển du lịch Tây Nguyên, trong đó Đà Lạt, Lâm Đồng là một điểm nhấn. Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đánh giá cao, tỉnh Lâm Đồng cùng các Bộ, ngành, địa phương đã tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 5 là hoạt động ý nghĩa để kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển; tạo điều kiện cho TP Đà Lạt, Lâm Đồng và toàn vùng Tây Nguyên phát huy tốt hơn tiềm năng du lịch, phát triển nhanh, bền vững cùng đất nước. Chủ tịch Nước mong muốn Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện hơn nữa trên mọi lĩnh vực, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước. t.Hợp số 1057 l 02.01.2014 3
  • 4. Sựquảnvấn đề nước kiện lý nhà VăN BảN MớI - Tại Quyết định số 4436/QĐBVHTTDL ngày 20/12/2013 Bộ VHTTDL giao Cục Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao, Đại sứ quán LB Nga tại Việt Nam, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức “Liên hoan hữu nghị Việt-Nga” với các hoạt động giao lưu văn hóa, du lịch và thể thao tại Hà Nội, từ 0811/01/2014. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4461/QĐ-BVHTTDL (ngày 24/12/2013), giao Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phối hợp với Đại sứ quán Ai Cập tại Hà Nội đón Đoàn Nghệ thuật Dân gian quốc gia Ai Cập (18 người) sang Việt Nam biểu diễn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Quan hệ ngoại giao giữa hai nước. - Ngày 25/12/2013 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4491/QĐ-BVHTTDL, giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức triển lãm tranh sơn mài và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thông Việt Nam tại Marseille - CH Pháp năm 2014. - Tại Quyết định số 4493/QĐBVHTTDL ngày 25/12/2013 Bộ VHTTDL thành lập Hội đồng Nghiệm thu các tác phẩm nghệ thuật sáng tác hưởng ứng Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” do Thứ trưởng Vương Duy Biên làm Chủ tịch, ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn làm Phó Chủ tịch và 06 Ủy viên. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4521/QĐ-BVHTTDL ngày 26/12/2013, giao Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, các đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL, Sở VHTTDL TP. Hà Nội tổ chức Hội xuân Giáp Ngọ 2014 với chủ đề “Những dấu ấn lịch sử dân tộc năm Ngọ”. Thời gian từ ngày 16-23/01/2014, tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Số 2, Hoa Lư, Vân Hồ, Hà Nội). - Tại Quyết định số 4523/QĐBVHTTDL ngày 26/12/2013 Bộ VHTTDL, giao Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam tổ chức chương trình biểu diễn chào mừng kỷ niệm 45 năm Thiết lập Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy Điển với sự tham gia của ban nhạc Vocalettes đến từ Thụy Điển. Thời gian vào ngày 21/01/2014, tại Nhà hát Lớn Hà Nội. - Ngày 26/12/2013 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4533/QĐBVHTTDL, giao Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở VHTTDL các tỉnh/thành có di sản Nghi lễ và trò chơi Kéo co truyền thống và các cơ quan liên quan tham gia, hợp tác với Hàn Quốc và các nước trong khu vực Châu Á xây dựng Hồ sơ đa quốc gia “Nghi lễ và trò chơi Kéo co truyền thống” trình UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. tHtt Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính của Bộ VHTTDL Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQCP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thế cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 và Quyết định số 2544/QĐ-BVHTTDL ngày 19/7/2013 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Bộ giai đoạn 2013-2015, ngày 25/12/2013, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch số 4700/KH-BVHTTDL về việc tuyên truyền cải cách hành chính năm 2014. Nội dung tuyên truyền bao gồm: Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, các văn bản chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ và các đơn 4 số 1057 l 02.01.2014 vị thuộc Bộ; Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ; Kế hoạch cải cách hành chính năm của Bộ, đơn vị; Vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, đoàn thể và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; Những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân cũng như tình hình triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính ở các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, qua đó biểu dương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt, có sáng kiến trong công tác cải cách hành chính, phê bình những hiện tượng tiêu cực, trì trệ, có hành vi không đúng đắn, gây khó khăn, phiền hà cho công dân, tổ chức; Tuyên truyền, giáo dục về quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỷ luật, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước; Quyền và nghĩa vụ của công dân trong mối quan hệ với cơ quan hành chính nhà nước, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc của công dân. Các hình thức tuyên truyền: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các trang thông tin điện tử của Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; Thông qua hình thức tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, quán triệt nội dung, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải
  • 5. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Trao Bằng khen cho các nhà điện ảnh lão thành cách mạng Sáng ngày 26/12/2013, tại Hà Nội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã trao tặng Bằng khen cho 22 nhà điện ảnh lão thành đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam tại Bưng Biền và Đồi Cọ. Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao những đóng góp của ngành trong suốt 60 năm qua, trong đó có công lao của các nhà điện ảnh lão thành cách mạng - những người đã đặt nền móng đầu tiên cho sự nghiệp Điện ảnh Việt Nam. Bộ trưởng nhấn mạnh những viên gạch đầu tiên bao giờ cũng chịu sức nặng nhiều nhất. Qua đó, Bộ trưởng cũng gửi lời thăm hỏi đến 06 nhà điện ảnh lão thành Cách mạng vì tuổi cao sức yếu đã không đến tham dự buổi lễ và ủy quyền cho TS. Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh sẽ trực tiếp đến thăm, trao Bằng khen nhân dịp Tết sắp tới. Bộ trưởng cũng biểu dương Cục Điện ảnh và Vụ Thi đua, Khen thưởng đã có những việc làm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Tại lễ kỷ niệm 60 năm Bác Hồ ký Sắc lệnh thành lập ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội giữa tháng 3 vừa qua, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng đã trao tặng Bằng khen cho 20 nhà điện ảnh Cách mạng lão thành tiêu biểu. tHtt Quản lý tổ chức hoạt động thi đấu Mô tô thể thao Bộ VHTTDL vừa ban hành Thông tư số 13/2013/TT-BVHTTDL quy định một số nội dung quản lý tổ chức hoạt động thi đấu Mô tô thể thao. Theo Thông tư, Mô tô thể thao bao gồm: Mô tô trong sân đua (dành cho Mô tô có dung tích xi-lanh 125cm3, Mô tô có dung tích xi-lanh 135cm3 và Mô tô địa hình. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động thi đấu Mô tô thể thao tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức giải thi đấu Mô tô thể thao phải xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật quy định rõ sơ đồ và chi tiết kỹ thuật sân thi đấu. Tổ chức, cá nhân đứng ra chức giải thi đấu Mô tô thể thao có trách nhiệm gửi Hướng dẫn kỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân tham gia điều hành, thi đấu giải. Thời gian gửi Hướng dẫn kỹ thuật ít nhất 30 ngày trước ngày khai mạc giải. Điều kiện chung về địa điểm thi đấu: Có sân đua phù hợp với tính chất và quy mô của giải đấu theo quy định tại các Điều 5 và 6 của Thông tư này; Địa điểm tổ chức thi đấu phải có khu vực khởi động, khu vực vệ sinh, thay đồ, để xe; Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại các khu vực thi đấu và địa điểm tổ chức các buổi lễ chính thức theo quy định của pháp luật. Thông tư cũng nêu rõ các điều kiện sân thi đấu mô tô trong sân, sân thi đấu mô tô địa hình; điều kiện về trang thiết bị, về y tế, về nhân viên chuyên môn... Thông tư yêu cầu, tổ chức đứng ra tổ chức giải thi đấu Mô tô thể thao có trách nhiệm báo cáo hoặc xin phép tổ chức giải bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định pháp luật. Ban Tổ chức giải có trách nhiệm: Xây dựng kế hoạch tổ chức, chương trình, lịch trình và lộ trình thi đấu; đảm bảo an toàn và các yêu cầu chuyên môn; Phối hợp với các cơ quan Công an, Giao thông vận tải, Y tế, Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo công tác an toàn, trật tự, công tác y tế, sơ cứu, cấp cứu trong quá trình thi đấu, công tác tuyên truyền, quảng cáo theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân tổ chức thi đấu Mô tô thể thao báo cáo kết quả tổ chức thi đấu cho cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật sau khi kết thúc thi đấu. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2014. H.Quân cách hành chính, lồng ghép nội dung cải cách hành chính trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu chính sách pháp luật; Thường xuyên đăng tải các tin, bài, các văn bản về cải cách hành chính, cập nhật bộ thủ tục hành chính mới ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế lên Trang thông tin điện tử của Bộ; Đưa nội dung cải cách hành chính, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước một cách thích hợp vào công tác tuyển dụng công chức, viên chức và chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; In ấn, phát hành các tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền về cải cách hành chính của Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Kế hoạch cũng nêu rõ, định kỳ 6 tháng, năm (trước ngày 05/6 đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 05/12 đối với báo cáo năm), các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các Sở VHTTDL báo cáo tình hình, kết quả thực hiện cải cách hành chính trong đó nêu rõ công tác thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị gửi Bộ VHTTDL (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng và gửi Bộ Nội vụ theo quy định. H.Quân số 1057 l 02.01.2014 5
  • 6. quản lý nhà nước Trình Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về “Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch giai đoạn 2014-2020” Ngày 24/12/2013, Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số 322/TTr-BVHTTDL gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về “Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch giai đoạn 2014-2020”. Nghị quyết được xây dựng làm căn cứ chỉ đạo, xác định rõ trách nhiệm để giải quyết những vấn đề cụ thể ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch; đến việc thực hiện Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngoài ra, các giải pháp đưa ra trong Nghị quyết phải có tính khả thi; chỉ rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, các địa phương trong việc phối hợp thực hiện. Mục tiêu của việc xây dựng Nghị quyết nhằm tháo gỡ những khó khăn đang là rào cản, ảnh hưởng đến khả năng phát triển và năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong bối cảnh du lịch tiếp tục chịu tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới và diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu ở Việt Nam; Tăng cường sự phối hợp liên ngành, liên vùng, đặc biệt là các địa phương trọng điểm du lịch trong triển khai thực hiện Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam, thực hiện đạt và vượt mục tiêu chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đặt ra đối với du lịch Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Để tăng cường năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong hội nhập quốc tế, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết số 52/2013/QH13 của Quốc hội về phát triển du lịch thực sự trở thành ngành Các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch... 5. Năm Gia đình Việt Nam 2013 và Tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ II 6. Thành tích thi đấu của Thể thao Việt Nam tại các Đại hội thể thao quốc tế: - Đứng thứ 3/44 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật Châu Á lần thứ 4 (AIMAG 4) - Đứng thứ 3/11 quốc gia tại SEAGames 27 - Đứng thứ 7/45 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Đại hội thể thao trẻ Châu Á lần thứ 2 6 số 1057 l 02.01.2014 - Đứng thứ 5/41 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Giải thể thao Người khuyết tật trẻ Châu Á 7. Thành tích thi đấu của các vận động viên tại các giải thể thao quốc tế: Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi lội) 03 HCV, 01 HCB tại Ðại hội Thể thao trẻ Châu Á lần thứ 2 - 2013; 03 HCV, 02 HCB, 01 HCĐ, phá kỷ lục SEAGames tại SEAGames 27 2013; Nguyễn Hà Thanh (nhảy chống nam) - Giải thể dục dụng cụ Grand Prix Osijek 2013; Hoàng Xuân Vinh (bắn súng) - HCV đầu tiên cho bắn súng Việt Nam tại Cúp thế giới - 2013; Lê Quang Liêm - Vô kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, bên cạnh việc triển khai thực hiện hệ thống giải pháp chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, một số vấn đề trọng tâm cấp bách cần được Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện bao gồm: Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của ngành du lịch; Tăng cường đầu tư cho du lịch thông qua Chương trình Hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch, Chương trình Hành động quốc gia về du lịch và Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia; Ban hành chính sách tháo gỡ khó khăn, rào cản, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành và doanh nghiệp du lịch; Tăng cường tạo thuận lợi cho đi lại của khách du lịch; Tập trung đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch; Tăng cường kiểm soát môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. H.Q (Tiếp theo trang 1) địch Cờ chớp Thế giới - 2013; Nguyễn Tiến Minh - HCĐ Giải vô địch Cầu lông thế giới – 2013 8. Đại hội Thể dục thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014 9. Du lịch Việt Nam đón 7,5 triệu lượt khách quốc tế, 35 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 200.000 tỷ đồng, về đích trước 2 năm so với mục tiêu 2015 10. Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng-Hải Phòng 2013 và Hội nghị quốc tế “Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững”./.
  • 7. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Quản lý tổ chức hoạt động thi đấu Xe đạp thể thao Ngày 19/12/2013, Bộ VHTTDL đã ban hành Thông tư số 14/2013/TTBVHTTDL quy định một số nội dung quản lý tổ chức hoạt động thi đấu Xe đạp thể thao. Theo đó, Thông tư được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động thi đấu Xe đạp thể thao tại Việt Nam. Theo Thông tư, Xe đạp thể thao bao gồm: Xe đạp đường trường, Xe đạp địa hình, Xe đạp trong sân lòng chảo và Xe đạp vượt chướng ngại vật (BMX). Tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức giải thi đấu Xe đạp thể thao phải xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật. Hướng dẫn kỹ thuật gồm các nội dung chủ yếu sau: Sơ đồ kèm theo mặt cắt của đường đua có đánh dấu các điểm quan trọng trên đường đua; Bản đồ chi tiết khu vực xuất phát, đích hoặc khu vực thi đấu. Đồng thời, có trách nhiệm gửi Hướng dẫn kỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân tham gia điều hành, thi đấu giải. Thời gian gửi Hướng dẫn kỹ thuật ít nhất 30 ngày trước ngày khai mạc giải. Điều kiện chung về địa điểm thi đấu: Có đường đua, sân đua phù hợp với tính chất và quy mô của giải đấu theo quy định tại các Điều 5, 6, 7 và 8 của Thông tư này. Địa điểm tổ chức thi đấu phải có khu vực khởi động, khu vực vệ sinh, thay đồ, để xe. Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại các địa điểm thi đấu và địa điểm tổ chức các buổi lễ chính thức theo quy định của pháp luật. Điều kiện về trang thiết bị: Có thiết bị liên lạc cho các thành viên tổ chức và điều hành giải đấu. Có máy quay phim ghi lại quá trình thi đấu. Có phương tiện di chuyển cho các thành viên tổ chức, điều hành và các đội trong quá trình thi đấu. Có các trang thiết bị phục vụ bộ phận trọng tài điều hành giải và hướng dẫn đoàn đua gồm: cờ, chuông, còi, bảng báo giờ, báo vòng, băng xuất phát, băng đích, thiết bị kiểm tra độ an toàn, kích thước và trọng lượng của xe thi đấu. Điều kiện về y tế: Vận động viên tham dự thi đấu phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe thi đấu thể thao của bệnh viện đa khoa từ cấp tỉnh trở lên theo quy định của Điều lệ giải. Đối với các cuộc đua Xe đạp địa hình, phải bố trí điểm cấp cứu tại các khu vực nguy hiểm trên đường đua; đảm bảo thuận lợi cho xe cứu thương di chuyển. Trọng tài điều hành giải trong hệ thống giải thể thao thành tích cao cấp quốc gia phải được Liên đoàn Xe đạp Mô tô thể thao Việt Nam công nhận và triệu tập làm nhiệm vụ. Số lượng trọng tài mô tô: tối thiểu 1 trọng tài/5 vận động viên nhưng không được ít hơn 30 trọng tài mô tô. Đối với các cuộc thi đấu do địa phương, ngành tổ chức: Trọng tài điều hành giải phải được Liên đoàn Xe đạp - Môtô thể thao địa phương hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận và triệu tập. Số lượng trọng tài mô tô tối thiểu là 25 trọng tài. Tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức giải thi đấu Xe đạp thể thao có trách nhiệm báo cáo hoặc xin phép tổ chức giải bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật, báo cáo kết quả tổ chức thi đấu cho cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật sau khi kết thúc thi đấu. Ban Tổ chức giải có trách nhiệm: Xây dựng kế hoạch tổ chức, chương trình, lịch trình và lộ trình thi đấu; đảm bảo an toàn và các yêu cầu chuyên môn; Phối hợp với các cơ quan Công an, Giao thông vận tải, Y tế, Thông tin - truyền thông và các cơ quan có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo công tác an toàn, trật tự, công tác y tế, sơ cứu, cấp cứu trong quá trình thi đấu, công tác tuyên truyền, quảng cáo theo quy định của pháp luật. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2014. H.Quân Điều chỉnh tu bổ di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương Ngày 24/12/2013, Bộ VHTTDL đã có ý kiến thẩm định Dự án điều chỉnh tu bổ di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương (tỉnh Bắc Ninh). Thỏa thuận điều chỉnh Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương bao gồm các hạng mục: Đối với Lăng mộ Kinh Dương Vương, tu bổ Lăng, miếu Tả văn, Hữu võ; tôn tạo tứ trụ, nhà sắp lễ và nhà đón khách (năm gian), nhà bảo vệ... Đối với Đền thờ Kinh Dương Vương, tu bổ Nghi môn, Đền thờ; tu bổ, tôn tạo nhà khách, nhà sắp lễ, phòng cháy chữa cháy... Bộ cũng lưu ý một số vấn đề đối với việc tu bổ, tôn tạo Lăng Kinh Dương Vương, đề nghị Sở VHTTDL báo cáo UBND tỉnh xem xét phương án tu bổ nguyên trạng Lăng Kinh Dương hiện có, hoặc tiến hành phục hồi lại Lăng theo đúng ảnh tư liệu. Việc phục hồi Lăng chỉ thực hiện sau khi có ý kiến thống nhất cao của chính quyền và đông đảo nhân dân địa phương. Hiện nay địa phương đã cho di chuyển hạng mục nhà sắp lễ sang vị trí mới phía trước miếu Tả văn, Hữu võ khi chưa có ý kiến của Bộ VHTTDL, đề nghị Sở VHTTDL nghiêm túc rút kinh nghiệm và có phương án xử lý bảo đảm sự hài hòa về kiến trúc, cảnh quan trong khu vực Lăng... Về phương án tu bổ Đền thờ Kinh Dương Vương, cần tu bổ các cấu kiện gỗ bằng các giải pháp thay cốt, nối chân, xử lý bề mặt để bảo tồn tối đa cấu kiện hiện trạng của Đền thờ; Đền thờ Tam công đại vương là di tích xếp hạng cấp tỉnh, vì vậy việc tu bổ, tôn tạo hạng mục này thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Bắc Ninh. tHu Hằng số 1057 l 02.01.2014 7
  • 8. quản lý nhà nước Ngày 24/12/2013, Bộ VHTTDL đã có Tờ trình số 315/TTr-BVHTTDL trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận Bảo vật quốc gia cho 37 hiện vật, nhóm hiện vật, cụ thể: Trống đồng Đền Hùng (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, TP Việt Trì, Phú Thọ). Trống đồng Cẩm Giang I (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa). Mộ thuyền Việt Khê (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia). Thạp đồng Hợp Minh (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái). Bộ khóa đai lưng bằng đồng (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, TP. Việt Trì, Phú Thọ). Kiếm ngắn Núi Nưa (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa). Bia “Xá lợi Tháp Minh” (hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh). Bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang). Bia Sùng Thiện Diên Linh (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Long Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam). Bia chùa Sùng Khánh (thời Trần, hiện lưu giữ tại chùa Sùng Khánh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang). Bia Vĩnh Lăng Lam Kinh (thời Lê, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Chuông chùa Bình Lâm (thời Trần, hiện lưu giữ tại Trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia đợt 2 năm 2013 chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang). Chuông chùa Vân Bản (thời Trần, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia). Đại hồng chung chùa Thiên Mụ (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại chùa Thiên Mụ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Rồng đá (Xà thần) (thời Lý, hiện lưu giữ tại đền thờ Lê Văn Thịnh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Tượng Phật A Di Đà (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Ngô Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (thời Lê Trung Hưng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam). Ba pho tượng Tam Thế (thời Lê Trung Hưng, hiện lưu giữ tại chùa Linh Ứng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (thời Lê Trung Hưng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam). Bộ chân đèn và lư hương gốm men (thời Mạc, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định). Vạc đồng (thời Lê Trung Hưng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa). Súng thần công (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh). Bia Võ Cạnh (Văn hóa Chămpa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia). Tượng Avalokitesvara (Văn hóa Chămpa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí Minh). Tượng Avalokitesvara (Văn hóa Chămpa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí Minh). Tượng động vật Dốc Chùa (Văn hóa Đồng Nai, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương). Tượng Phật Bình Hòa (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí Minh). Tượng Phật Sa Đéc (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí Minh). Tượng Thần Visnu (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Đồng Tháp). Tượng Thần Visnu (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Long An). Tượng Nữ Thần Durga (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí Minh). Tượng Avalokitesvara (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí Minh). Bộ sưu tập hiện vật vàng (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Long An). Tranh “Vườn Xuân Trung Nam Bắc” (họa sỹ Nguyễn Gia Trí, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh). Tranh “Hai thiếu nữ và em bé” (họa sỹ Tô Ngọc Vân, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam). Tranh “Em Thúy” (họa sỹ Trần Văn Cẩn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam). Tranh “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” (họa sỹ Nguyễn Sáng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam). tHu Hằng Trao giải thưởng sách Việt Nam lần thứ IX Ngày 28/12, tại Hà Nội, Hội Xuất bản Việt Nam đã tổ chức lễ trao thưởng sách Việt Nam lần thứ IX năm 2013. Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng lãnh đạo Hội, các Nhà xuất bản đã dự lễ. Giải thưởng sách Việt Nam năm 2013 thu hút được sự tham gia của 37 nhà xuất bản trong cả nước với tổng số dự giải là 328 tác phẩm, gồm 188 tác phẩm dự giải sách hay và 140 tác phẩm dự giải sách đẹp. Sau ba vòng tuyển 8 số 1057 l 02.01.2014 chọn, Ban Giám khảo đã chọn ra 96 tác phẩm trao giải, trong đó có 56 giải sách hay (1 giải Đặc biệt, 4 giải Vàng, 16 giải Bạc, 19 giải Đồng, 16 giải Khuyến khích) và 40 giải sách đẹp (5 giải Vàng, 7 giải Bạc, 11 giải Đồng, 13 giải Khuyến khích, 4 giải Bìa đẹp). Giải thưởng sách Việt Nam hàng năm nhằm tuyển chọn và trao thưởng cho những tác giả, nhà xuất bản, cơ sở in, các họa sĩ đã có những đóng góp tạo nên những cuấn sách hay, sách đẹp phục vụ bạn đọc trong và ngoài nước; đồng thời đem lại những thông tin bổ ích và cần thiết cho các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất bản cũng như những ai quan tâm và yêu mến văn hóa đọc. Sách có nội dung phong phú, đa dạng, hình thức đẹp, quy mô phát hành sâu rộng cả trong và ngoài nước; góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam với bạn bè quốc tế. Hải pHong
  • 9. quản lý nhà nước Chỉ thị về tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 Theo đó, để góp phần phục vụ nhân dân cả nước và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Ngành văn hóa, thể thao và du lịch đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 vui tươi, an toàn, tiết kiệm, tạo không khí thi đua thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2014, Bộ trưởng Bộ VHTTDL yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở VHTTDL các tỉnh/thành chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 52/2013/QH13 ngày 21/6/2013 của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII; Chỉ thị số 21CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; Chỉ thị số 14/CT-BVHTTDL ngày 09/01/2013 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước; Chỉ thị số 18-CT/TW của BCH Trung ương Đảng và Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Nghị định số 145/2013/NĐCP ngày 29/10/2013 của Chính phủ Quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 05/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014. Hướng dẫn nhân dân, cơ quan, công sở treo cờ Tổ quốc trong dịp Tết thực hiện theo Hướng dẫn số 3420/HDBVHTTDL ngày 02/10/2012 của Bộ VHTTDL về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch, quan tâm đến các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em: Tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW của Ban Bí thư (khóa IX) về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội; Nghị định số 79/NĐ-CP ngày 05/10/2012 về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Các Nhà hát, Đoàn nghệ thuật lập kế hoạch, tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật đêm Giao thừa và lưu diễn phục vụ nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Ưu tiên các chương trình biểu diễn phục vụ đồng bào, chiến sĩ vùng biên giới, hải đảo, vùng căn cứ cách mạng, chiến khu xưa, nông thôn, vùng sâu, vùng bị thiên tai và chương trình chuyên biệt dành cho thiếu nhi. Các đơn vị điện ảnh cung ứng nguồn phim truyện, phim tài liệu, phim thiếu nhi chiếu ở các rạp, tăng cường số buổi chiếu phim Việt Nam, đặc biệt về đề tài đấu tranh giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Sở VHTTDL các tỉnh/thành chỉ đạo các bảo tàng, Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa trưng bày chuyên đề về bản sắc văn hóa dân tộc, về Đảng, Bác Hồ, về sự nghiệp đấu tranh cách mạng và những thành tựu đổi mới đất nước, mở cửa thường xuyên phục vụ nhân dân. Tăng cường tổ chức trình diễn nghệ thuật truyền thống và diễn xướng dân gian tại địa phương. Xây dựng phương án và trang bị công cụ phòng, chống cháy nổ tại hệ thống di tích, bảo tàng. Các thư viện tổ chức Ngày hội sách báo, tuyên truyền giới thiệu sách và văn hóa đọc. Hệ thống Trung tâm văn hoá - thông tin - triển lãm cả nước phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lễ hội, hội chợ, triển lãm Xuân để kích cầu tiêu dùng; chú ý tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. Các cơ quan báo chí của Ngành thực hiện tốt kế hoạch tuyên truyền, xuất bản số đặc biệt với các chuyên mục mừng Đảng, mừng Xuân. Về quản lý và tổ chức lễ hội: Sở VHTTDL các địa phương thực hiện nghiêm túc Công văn số 4449/BVHTTDL-TTr ngày 05/12/2013 của Bộ VHTTDL về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức hoạt động lễ hội năm 2014 đảm bảo lễ hội tại địa phương vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, phát huy được các giá trị văn hoá truyền thống. Về hoạt động thể dục, thể thao: Sở VHTTDL các địa phương chỉ đạo, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao “Mừng Đảng, mừng Xuân” Giáp Ngọ. Các đơn vị thể dục, thể thao tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao, chú trọng các trò chơi dân gian và các môn thể thao dân tộc. Về du lịch: Sở VHTTDL các địa phương bố trí đủ cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ trong dịp Tết Nguyên đán năm 2014, đồng thời đảm bảo tuyệt đối vệ sinh, an toàn thực phẩm tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng phục vụ khách du lịch. Các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ duy trì chất lượng dịch vụ, không tăng giá dịch (Xem tiếp trang 10) số 1057 l 02.01.2014 9
  • 10. Sự kiện vấn đề Hội thảo Điêu khắc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Ngày 25/12, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Hội thảo “Triển lãm 10 năm Điêu khắc toàn quốc lần thứ V và Điêu khắc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, với sự tham gia của lãnh đạo Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Hội Mỹ thuật Việt Nam, đông đảo các nhà điêu khắc, nhà phê bình mỹ thuật, giảng viên chuyên ngành điêu khắc tại các trường nghệ thuật. Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Vương Duy Biên khẳng định, Triển lãm 10 năm Điêu khắc toàn quốc lần thứ V (2003-2013) là sự kiện lớn của giới Mỹ thuật Việt Nam nhằm tổng kết và giới thiệu sự sáng tạo, phát triển của nghệ thuật Điêu khắc Việt Nam trong 10 năm. Là hoạt động quan trọng nằm trong khuôn khổ của Triển lãm, Hội thảo “Triển lãm 10 năm Điêu khắc toàn quốc lần thứ V và Điêu khắc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” nhằm đưa đến cái nhìn toàn diện, sâu sắc của Điêu khắc Việt Nam suốt một thập kỷ qua. Từ ý nghĩa đó, Thứ trưởng đề nghị các đại biểu cần đưa ra những nhận xét, đánh giá, cũng như những phân tích xác đáng đối với sự phát triển của Điêu khắc trong chặng đường 10 năm trở lại đây, từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu về cách thức tổ chức và hướng đi tiếp theo cho nghệ thuật Điêu khắc Việt Nam. 27 bài tham luận của các nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật, các nhà điêu khắc đến từ các địa phương được trình bày tại Hội thảo đã tập trung vào hai Chỉ thị về tổ chức đón Tết Nguyên đán... vụ trong thời gian đón Tết Nguyên đán năm 2014 và tổ chức tốt các hoạt động đón giao thừa, vui chơi giải trí cho khách du lịch theo phong tục của địa phương. Sở VHTTDL phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý về môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch. Xử lý nghiêm các hành vi đeo bám, chèo kéo, ép giá, lừa đảo khách du lịch. Phối hợp với các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình tổ chức các hoạt động lễ hội. Thực hiện nghiêm Công điện số 1878/CĐ-TTg ngày 09/11/2012 về việc tăng cường thực hiện Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo nổ; Quyết định số 95/2009/QĐ-TTg ngày 17/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm sản xuất, nhập khẩu, 10 số 1057 l 02.01.2014 tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và thả “đèn trời”; Quyết định số 1785/QĐ-TTg ngày 14/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thi hành Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Sở VHTTDL các tỉnh/thành phối hợp với các cơ quan chức năng chỉ đạo Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích triển khai các biện pháp thực hiện tốt tinh thần Công văn số 9478/NHNN-PHKQ ngày 18/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hạn chế sử dụng tiền mệnh giá nhỏ trong các hoạt động văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng như: không để các hình thức kinh doanh đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch trong khu vực di tích, khu vực lễ hội. Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân sử dụng đồng tiền hợp lý, không cài, dắt, đặt, rải tiền một cách tùy tiện gây phản cảm; bố trí bàn ghi công đức hợp lý để phục vụ nhân dân công đức tu bổ di tích. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thường xuyên và đột nhóm vấn đề chính: Nhóm vấn đề bàn về Triển lãm 10 năm Điêu khắc toàn quốc lần thứ 5 (2003-2013) như: Tổng kết 50 năm Điêu khắc hiện đại Việt Nam qua 5 lần triển lãm; Đánh giá về tác giả, tác phẩm trong Triển lãm 10 năm Điêu khắc toàn quốc lần thứ 5; chất liệu, ngôn ngữ, xu hướng sáng tác trong Triển lãm; góp ý về phương thức tổ chức Triển lãm Điêu khắc. Nhóm vấn đề thứ hai đánh giá về Điêu khắc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như: Sự phát triển của Điêu khắc Việt Nam hiện đại, Điêu khắc với cộng đồng; Điêu khắc với các ngành nghệ thuật khác; thực trạng Điêu khắc ở các địa phương; trại sáng tác Điêu khắc. n.H (Tiếp theo trang 9) xuất trước, trong và sau Tết. Về tổ chức đón Tết trong các cơ quan, đơn vị của Ngành: Tổ chức chúc Tết cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại nơi làm việc và thăm hỏi cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ nghỉ hưu. Không tổ chức đi chúc Tết các cơ quan, đơn vị. Nghiêm cấm sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách để liên hoan, chiêu đãi, thưởng, biếu, cho, tặng; không sử dụng xe công vào việc cá nhân. Duy trì chế độ trực Tết tại cơ quan, bảo đảm an toàn, phòng, chống cháy nổ nơi công sở. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở VHTTDL các tỉnh/thành chịu trách nhiệm thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ và thành lập bộ phận thường trực cập nhật thông tin và báo cáo nhanh kết quả gửi Bộ VHTTDL chậm nhất 10h00, ngày 03/02/2014 (mùng 04 Tết) để kịp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định. H.Q
  • 11. Sự kiệnkiện vấn đề Sự vấn đề Ra mắt 6 tour đặc trưng Năm Du lịch quốc gia 2014 Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt 2013, ngày 28/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 5 tỉnh Tây Nguyên đã tổ chức giới thiệu 6 tour du lịch được thiết kế cho Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt. Đó là: Tour du lịch “Thiên đường của tình yêu” cho dịp Lễ Tình nhân Valentine’s Day. Tour du lịch văn hóa “Đại ngàn xanh”, với chương trình tham quan rừng, núi, suối, hồ, thác; dự lễ hội của người K’Ho, người Mạ; trải nghiệm thể thao cảm giác mạnh và hoạt động dân gian tại rừng Mađaguôi, thác Đam Bri, thác Pongour, hồ Tuyền Lâm, núi Lang Biang. Tour du lịch dã ngoại “Đà Lạt không ở phố”, trải nghiệm hòa mình với thiên nhiên, tham gia lễ hội, sinh hoạt bản địa, nghỉ trong hang động, nhà lều, nhà trên cây. Tour du lịch thể thao “Dalat Golf”. Tour du lịch dã ngoại Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà. Tour tham quan, tìm hiểu các di tích, danh thắng quốc gia của Đà Lạt. Năm Du lịch quốc gia với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên” là dịp để du khách trong và ngoài nước tìm đến, khám phá vùng đất Tây Nguyên đất đỏ bazan trù phú, giàu tiềm năng, cảnh quan xinh đẹp và đậm đà bản sắc văn hóa của các dân tộc sinh sống trên địa bàn. Năm Du lịch quốc gia 2014 cũng là dịp để ngành du lịch 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum, các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước đẩy mạnh liên kết, hợp tác để khai thác hiệu quả tiềm năng của du lịch từng địa phương nói riêng và toàn vùng Tây Nguyên nói chung. MạnH Huân TP Hồ Chí Minh đón vị khách du lịch quốc tế thứ 4 triệu Vào lúc 14h20 ngày 24/12, tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Hiệp hội Du lịch thành phố và Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tổ chức “Lễ chào đón vị khách quốc tế thứ 4 triệu đặt chân đến thành phố Hồ Chí Minh”. Các vị khách du lịch: Bà Takahashi Sachie, ông Yamamoto Shoichi và ông Okada Tatsuro may mắn trở thành 03 vị du khách thứ 3.999.999, 4.000.000, 4.000.001 đi trên chuyến bay VN301 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam từ thành phố Tokyo, đất nước Nhật Bản. Nhật Bản là thị trường trọng điểm luôn nằm trong 3 thị trường hàng đầu của ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh với mức tăng trưởng bình quân trên 10% hàng năm. Năm 2013, thành phố dự kiến đón trên 345 ngàn lượt du khách Nhật Bản. t.Hợp Năm 2013, khách quốc tế đến Việt Nam tăng 10,6% Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam năm 2013 ước đạt 7,572 triệu lượt người, tăng 10,6% so với năm trước. Trong đó, khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 4,64 triệu lượt người, tăng 12,2%; đến vì công việc gần 1,26 triệu lượt người, tăng 8,7%; thăm thân nhân đạt gần 1,27 triệu lượt người, tăng 9,4%. Khách quốc tế đến bằng đường hàng không là 5,98 triệu lượt người, tăng 7,2% so với năm 2012; đến bằng đường biển 193.300 lượt người, đến bằng đường bộ gần 1,4 triệu lượt người, tăng 41,9%. Tổng cục Thống kê cũng cho biết: Trong năm 2013, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm trước là: Trung Quốc đạt 1.907,8 nghìn lượt người, tăng 33,5%; Hàn Quốc 748,7 nghìn lượt người, tăng 6,8%; Nhật Bản 604,1 nghìn lượt người, tăng 4,8%; Cam-pu-chia 342,3 nghìn lượt người, tăng 3,1%, Ma-lai-xi-a 339,5 nghìn lượt người, tăng 13,5%; Ôx-trây-li-a 319,6 nghìn lượt người, tăng 10,3%; Liên bang Nga 298,1 nghìn lượt người, tăng 71,1%; Thái Lan 269 nghìn lượt người, tăng 19,1%; Anh 184,7 nghìn lượt người, tăng 8,4%; Phi-lip-pin 100,5 nghìn lượt người, tăng 1,3%; In-đô-nêxi-a 70,4 nghìn lượt người, tăng 15,7%. Một số nước và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta giảm so với cùng kỳ năm trước là: Hoa Kỳ 432,2 nghìn lượt người, giảm 2,6%; Đài Loan (Trung Quốc) 399 nghìn lượt người, giảm 2,5%; Pháp 209,9 nghìn lượt người, giảm 4,4%; Xin-ga-po 195,8 nghìn lượt người, giảm 0,2%; Lào 122,8 nghìn lượt người, giảm 18,5%; Ca-na- đa 105 nghìn lượt người, giảm 7,6%; Đức 97,7 nghìn lượt người, giảm 8,4%. Theo Chiến lược và Quy hoạch Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, du lịch Việt Nam sẽ tập trung hướng trọng tâm vào phát triển theo chiều sâu. Mục tiêu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Năm 2014, ngành du lịch đặt mục tiêu thu hút 8 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 40 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ du lịch đạt 220.000 tỷ đồng. t.Hợp số 1057 l 02.01.2014 11
  • 12. Sự kiện vấn đề Chi phí du lịch ở Hà Nội rẻ thứ nhì thế giới Kết quả khảo sát của website du lịch lớn nhất thế giới TripAdvisor vừa công bố, Hà Nội là điểm du lịch có giá rẻ thứ nhì thế giới, chỉ sau Sofia của Bulgaria. Khảo sát được TripAdvisor tiến hành đối với 49 thành phố đến từ 49 quốc gia có lượng du khách quốc tế lớn nhất theo thống kê của Tổ chức du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO). Theo đó, Oslo, Na-uy là thành phố đắt đỏ nhất thế giới đối với khách du lịch. Theo đó, chi phí cho 02 du khách nước ngoài đến Hà Nội trung bình chỉ là 176,14 USD, thấp thứ nhì thế giới và chỉ sau Sofia của Bulgaria (158,42 USD). Chi phí ăn uống cho du khách tại Hà Nội là thấp nhất trong số 49 thành phố được khảo sát. Để du khách dễ hình dung, TripAdvisor đã đưa ra một so sánh thú vị: Chỉ cần đi 3 lượt taxi tại Zurich, Thụy Sỹ, thành phố đắt đỏ thứ nhì thế giới, du khách đã tốn 144,54 USD, ngang với một đêm ngủ khách sạn 4 sao tại Hà Nội (142,37 USD). Hay chi phí cho một suất ăn tối cho 2 người tại Oslo có thể đủ cho 15 người tại Hà Nội. Xếp ở các vị trí tiếp theo trong top 10 thành phố có giá “mềm” nhất cho du khách là Warsaw của Ba Lan, Sharm el Sheikh của Ai Cập và Budapest của Hungary. Bangkok, Thái Lan một trong những đối thủ cạnh tranh thu hút du khách chính với Việt Nam trong khu vực, xếp ở vị trí thứ 6. Đáng chú ý là các chi phí khách sạn và taxi tại đây rẻ hơn Hà Nội khá nhiều. Chỉ cần bỏ ra khoảng 109,27 USD, hai du khách đã có thể nghỉ qua đêm tại khách sạn 4 sao ở Bangkok; trong khi chi phí taxi trên cùng quãng đường rẻ bằng một nửa tại Hà Nội (3,13 USD so với 6,1 USD). Tuy nhiên mức giá ăn tối cho hai người tại đây là gần 70 USD trong khi tại Hà Nội chỉ là 36,71 USD. Còn giá đồ uống cocktail tại hai nơi là ngang nhau, khi du khách phải trả lần lượt 18,23 USD tại Hà Nội và 19 USD tại Bangkok. Singapore, một điểm đến quen thuộc khác của nhiều người Việt Nam xếp hạng 15 trong số các thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Theo cách tính của TripAdvisor, chi phí trung bình cho một đêm tại khách sạn ở đây lên tới 247,09 USD, gấp hơn 2 lần tại Hà Nội. t.Hợp Giao lưu văn hóa giữa các nước Đông Bắc Á Trong các tối 26 -27/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam cùng dàn nhạc các nước và vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), đã tổ chức chương trình hòa nhạc đặc biệt mang tên: “Beethoven số 9”, nhân sự kiện giao lưu văn hóa giữa các nước Đông Bắc Á, đồng thời hướng tới kỷ niệm 250 năm ngày sinh nhà soạn nhạc vĩ đại Beethoven (1770-2020). Buổi hòa nhạc trình diễn những tác phẩm nổi tiếng của nhạc trưởng tài ba Honna Tetsuji - Nhật Bản, Soo Yun Chung - nghệ sỹ alto Hàn Quốc, nghệ sỹ bass Trung Quốc - Zhong Hao, Claude Lin - nghệ sỹ tenor Đài Loan và nghệ sỹ soprano Hà Phạm Thăng Long… Tham gia trình diễn cùng các nghệ sỹ là dàn hợp xướng của Việt Nam và thành phố Ashikaga, Nhật Bản. Ngoài ra, chương trình hội tụ các nghệ sĩ độc tấu tài năng nhất từ tất cả các nước trong khu vực. Ngày 26/12, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Lâm Đồng đã đưa vào hoạt động Trung tâm thông tin và hỗ trợ khách du lịch tại công viên Xuân Hương, đường Trần Quốc Toản, thành phố Đà Lạt. Trung tâm này hoạt động từ 7 đến 22 giờ hàng ngày. Đây sẽ là nơi tiếp nhận các thông tin phản ánh của du khách về tình trạng “chặt chém”, các sự cố xảy ra khi tham quan tại Đà Lạt. Du khách có thể đến trụ sở trung tâm Lâm Đồng: Đưa vào hoạt động Trung tâm thông tin và hỗ trợ du khách 12 số 1057 l 02.01.2014 phản ánh hoặc liên lạc qua số điện thoại (0633.673. 333 hoặc 0633.725. 555). Từ thông tin phản ánh của du khách, trung tâm sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương xử lý vụ việc. Ngoài ra, Trung tâm thông tin và hỗ trợ khách du lịch còn có nhiệm vụ giới thiệu, quảng bá đến du khách “Beethoven số 9” cũng là chuỗi chương trình giao lưu văn hóa giữa 6 quốc gia và vùng lãnh thổ ở phía Đông Bắc Châu Á, bao gồm: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Đài Loan (Trung Quốc). Chương trình dự kiến sẽ thực hiện liên tục từ năm 2013 cho đến năm 2020 và Việt Nam vinh dự là quốc gia đầu tiên khai mạc chương trình. K.Hoàn các tour, tuyến du lịch; nơi ăn, nghỉ; điểm tham quan… trên địa bàn Đà Lạt và các địa phương trong tỉnh. Việc thành lập Trung tâm thông tin và hỗ trợ du khách sẽ giúp cải thiện môi trường văn hóa trong hoạt động du lịch tại Đà Lạt - Lâm Đồng, nhất là khi Đà Lạt đang bước vào
  • 13. Sự kiện vấn đề Hà Nội: Phát triển Hồ Tây thành điểm du lịch hấp dẫn Phát triển Hồ Tây thành điểm du lịch thắng cảnh, văn hóa, tâm linh hấp dẫn của Hà Nội là một trong những vấn đề được bàn thảo tại hội nghị bàn giải pháp phát triển không gian văn hóa du lịch Tây Hồ do Sở VHTTDL Hà Nội phối hợp cùng Tổng cục Du lịch tổ chức ngày 24/12. Sở VHTTDL Hà Nội đã hoàn thành việc lập danh mục các dịch vụ vui chơi, giải trí trên Hồ Tây (bơi thuyền, lặn, giải trí, ăn uống…). Hiện, danh mục này đang được trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, để làm cơ sở đầu tư, khai thác, phát triển du lịch tại đây. Quận Tây Hồ tiếp tục hoàn thiện các hạng mục công trình xử lý nước Hồ Tây đảm bảo chất lượng nước Hồ Tây trong sạch, phù hợp với tiêu chuẩn để phát triển du lịch. Một mặt, quận sẽ quy hoạch lại các loại hình liên quan đến du lịch ven Hồ Tây như hệ thống ẩm thực, đầu tư mạnh cho hạ tầng vùng trồng đào, quất, kết nối hệ thống khách sạn, nhà hàng. Thời gian qua, thành phố Hà Nội cũng đã đầu tư xây dựng đường kè ven hồ cùng các hạng mục khác như vỉa hè, vườn hoa, cây xanh, lắp ghế đá… tạo điều kiện cho du khách và người dân thưởng ngoạn vẻ đẹp của Hồ Tây. Theo đó, UBND quận Tây Hồ đầu tư hệ thống xe điện chạy ven hồ, bước đầu nhận được sự hưởng ứng của đông đảo khách du lịch; quy hoạch lại các du thuyền, nhà hàng nổi tạo mỹ quan và trật tự ven hồ; quản lý mặt nước giữ gìn vệ sinh môi trường Hồ Tây. Tuy vậy, việc đầu tư, khai thác du lịch của Hồ Tây chưa cao, Thành phố chưa khai thác tốt các tiềm năng về mặt văn hóa, lịch sử, tâm linh của hồ để thu hút khách du lịch. Lượng khách tới tham quan Hồ Tây, sử dụng các dịch vụ khu vực này còn khiêm tốn. Hồ Tây không chỉ là niềm tự hào của quận Tây Hồ mà còn của Hà Nội cũng như cả nước về diện tích rộng lớn, vẻ đẹp và các dấu tích văn hóa, lịch sử, nhân văn gắn liền với sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội. Xung quanh hồ là hệ thống di tích dày đặc với 40 điểm; trong đó, có nhiều di tích nổi tiếng như: Chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, Chùa Kim Liên, Chùa Tảo Sách, Chùa Vạn Niên, Chùa Tĩnh Lâu… cùng các làng nghề trồng cây hoa cảnh nổi tiếng như làng đào Nhật Tân, quất Tứ Liên, cá cảnh Yên Phụ, sen Quảng Bá. Yến nHi Khánh Hòa: Đón trên 3 triệu lượt khách du lịch Theo Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa, năm 2013, trên 3 triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến lưu trú, tham quan, nghỉ dưỡng tại thành phố biển Nha Trang và các điểm du lịch khác trong tỉnh, tăng trên 29% so với năm 2012. Trong đó, khách quốc tế đạt gần 712 nghìn lượt, tăng hơn 34% và khách nội địa đạt gần 2,3 triệu lượt, tăng 28% so với năm ngoái. Ngoài ra, Khánh Hòa còn đón trên 11 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch trong ngày. Đối với khách du lịch quốc tế, Nga trở thành nước chiếm ngôi đầu bảng về số lượng khách đến Khánh Hòa với khoảng 150 nghìn lượt, nhờ việc Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất - thương mại - dịch vụ - xuất nhập khẩu Ánh Dương (trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp với Công ty Pegas Turistik (Nga) thiết lập tuyến bay thẳng dành cho du khách vùng Viễn Đông Nga đến sân bay quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) và Vietnam Airlines mở tuyến bay thẳng từ Maxcơva đến Nha Trang. Tiếp đó là du khách đến từ các nước: Úc, Mỹ, Pháp, Anh, Đức... Số ngày nghỉ của du khách quốc tế cũng tăng đáng kể, đạt mức trên 3,2 ngày/lượt khách. Tỉnh Khánh Hòa hiện có trên 540 cơ sở lưu trú du lịch với gần 15.000 phòng, trong đó có 48 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao với hơn 8.500 phòng. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh ngày càng có nhiều cơ sở mua sắm, giải trí hiện đại, các sản phẩm du lịch độc đáo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Tỉnh Khánh Hòa đã đề ra chương trình hành động cho ngành du lịch năm 2014, trong đó tiếp tục chú trọng đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng các tiêu chuẩn cao cấp, hiện đại và đa dạng; phát triển các sản phẩm du lịch, tạo môi trường du lịch thân thiện, an toàn và lành mạnh; tăng cường liên kết, hợp tác du lịch với các địa phương trọng điểm như: Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Ninh Thuận... nhằm phát huy tối đa thế mạnh về du lịch biển đảo, sinh thái của địa phương. ĐứC Kiên Tuần Văn hóa - Du lịch 2013, dự kiến thu hút hàng chục ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi. Trước đó, thành phố Đà Lạt đã công bố 6 đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh về các vấn đề vướng mắc trong thời gian đến tham gia Tuần Văn hóa - Du lịch. Các số điện thoại được dán công khai tại các điểm mua sắm, nhà hàng, khách sạn, điểm tham quan… trên địa bàn thành phố và tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách 24/24 giờ. M.Cường số 1057 l 02.01.2014 13
  • 14. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Phát hiện nhiều cổ vật tại Cao nguyên đá Đồng Văn Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hà Giang vừa tiến hành khảo sát cổ học trên địa bàn các huyện Quản Bạ, Yên Minh thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) và phát hiện nhiều công cụ đồ đá cũ thuộc văn hóa Sơn Vi, có niên đại cách ngày nay từ 10.000 đến 30.000 năm. Đây là bằng chứng cho thấy người tiền sử có mặt rất sớm trên mảnh đất Cao nguyên đá Đồng Văn. Các chuyên gia khoa học của Viện Khảo cổ học Việt Nam cùng Bảo tàng tỉnh Hà Giang tiến hành khảo sát tại xã Lùng Tám (huyện Quản Bạ), đã phát hiện 27 công cụ đồ đá cũ như: công cụ rìa ngang, rìa dọc, công cụ hình móng ngựa, công cụ mảnh, mảnh tước, công cụ mũi nhọn... phân bố rải rác trên sườn ta luy dương chạy dọc tuyến đường tỉnh lộ 181. Tại huyện Yên Minh, đoàn khảo sát đã phát hiện một số công cụ đồ đá cũ tại Khu phố Mậu Duệ thuộc xã Mậu Duệ và trong lòng hang Nà Luông, xã Mậu Long. Ở cả hai địa điểm này, các chuyên gia đã thu được gần 50 công cụ đồ đá cũ, với nhiều loại hình như: công cụ rìu ngắn, hình bầu dục, cuội bổ, rìa lưỡi ngang, hình móng ngựa, công cụ 1/4 viên cuội... Hình thái và loại hình học của các công cụ mà đoàn khảo sát vừa phát hiện được tại 2 huyện Quản Bạ, Yên Minh cho thấy đây là nét đặc trưng của công cụ văn hóa Sơn Vi - một văn hóa khảo cổ học, thuộc hậu kỳ thời đại đồ đá cũ ở Việt Nam. Qua nghiên cứu tổng thể các di vật khảo cổ, chuyên gia cho rằng, các di chỉ ở các huyện Quản Bạ, Yên Minh là một địa điểm cư trú của người tiền sử. Trước đó, đầu tháng 10/2013, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hà Giang đã tiến hành khai quật khảo cổ di chỉ Sủa Cán Tỷ, thuộc thôn Sủa Cán Tỷ, xã Cán Tỷ (huyện Quản Bạ) và đã tìm thấy dấu tích của người tiền sử, thu được gần 200 di vật công cụ lao động bằng đá. Đây là phát hiện khảo cổ học quan trọng, đóng góp những nhận thức mới vào việc nghiên cứu thời tiền sử ở Hà Giang nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Nằm ở 4 huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh Hà Giang, Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn là một vùng đất cổ, có lịch sử phát triển lâu đời với nhiều di tích và di vật đánh dấu những giai đoạn phát triển chính của lịch sử của đất nước, như các di tích thời đồ đá cũ, Sơ kỳ đồ đá mới, Hậu kỳ đồ đá mới, Sơ kỳ đồ kim khí và tiêu biểu nhất là những trống đồng thuộc thời kỳ đồ sắt sớm. M.HạnH 64 công trình về văn nghệ dân gian được vinh danh Sáng 28/12/2013, tại Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã tổ chức Lễ phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian cho 8 nghệ nhân và trao giải thưởng Văn nghệ dân gian cho 64 công trình, nghiên cứu xuất sắc năm 2013. Các công trình, nghiên cứu tham gia giải thưởng năm nay tập trung vào 05 lĩnh vực: Ngữ văn và Lý luận folklore, Phong tục tập quán, Nghệ thuật biểu diễn, Nghệ thuật tạo hình và Kiến trúc-tri thức dân gian. Về loại hình, năm nay xuất hiện nhiều công trình có tính tổng kết, giải mã các đặc Đêm 23 và ngày 24/12, tỉnh Trà Vinh đã tổ chức Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử, nhằm thiết thực chào mừng Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 05/12/2013. Liên hoan thu hút hơn 70 thí sinh là những tài tử đờn, tài tử ca đến từ các vùng nông thôn ở 7 huyện trong tỉnh, tham gia biểu diễn 54 tiết mục đặc sắc. Cụ thể các tài tử thi diễn về độc tấu, hòa tấu bộ nhạc cụ Tứ tuyệt gồm đàn Kìm, đàn Cò, đàn Tranh, đàn Bầu và độc tấu đàn Guitar phím lõm; ca ra bộ 06 câu Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử 14 số 1057 l 02.01.2014 vọng cổ, Dạ cổ hoài lang, các bài bản Xàng xề, Nam ai, Phụng hoàng… Đến nay, toàn tỉnh Trà Vinh đã thành lập được 57 CLB Đờn ca tài tử, hoạt động thường xuyên ở xã, phường, thị trấn và ấp, khóm, với sự tham gia của hơn 1.000 tài tử Đờn, tài tử Ca. Những năm qua, các CLB Đờn ca tài tử này, ngoài việc tạo một sân chơi lành mạnh cho thanh thiếu niên ở vùng nông thôn, còn góp phần tích cực đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về mặt tinh thần cho người trưng của những biểu hiện văn hóa các dân tộc Việt Nam. Giải Nhất được trao cho tác phẩm “Tranh dân gian Hàng Trống Hà Nội” của tác giả Phan Ngọc Khuê, trao 10 giải Nhì, 32 giải Ba, 18 giải Khuyến khích và 3 tặng phẩm. tuệ AnH dân, thắt chặt thêm tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương. * Từ ngày 19-21/12, huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã tổ chức Liên hoan “Đờn ca tài tử” truyền thống lần thứ 5, với sự tham gia của gần 100 nghệ nhân đến từ các câu lạc bộ đờn ca tài tử trong huyện. Qua 3 đêm thi với nhiều tiết mục hay, được đầu tư kỹ lưỡng gần như chuyên nghiệp nên rất khó khăn cho Ban Giám
  • 15. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Triển lãm ảnh Di sản Việt Nam tại Quảng Bình Ngày 24/12, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Ban Tổ chức Giải thưởng ảnh Di sản Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh Di sản Việt Nam. Đây là điểm thứ 17, cũng là điểm triển lãm cuối cùng giới thiệu những tác phẩm xuất sắc nhất từ cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam đến công chúng. Chuỗi triển lãm xuyên Việt tại 17 điểm trên 16 tỉnh/thành được tổ chức trong khuôn khổ Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam lần II - Vietnam Heritage Photo Awards do Tạp chí Vietnam Heritage và Hội Di sản Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh phát động vào tháng 6 năm 2013 nhằm hưởng ứng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11/2013, chào mừng năm mới 2014. Thông qua Triển lãm nhằm kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng trong việc phát hiện và tôn vinh những giá trị di sản thiên nhiên, di sản văn hóa Việt Nam cần được gìn giữ và bảo tồn. Triển lãm thu hút nhiều người dân và du khách đến thưởng lãm. Các tác phẩm triển lãm đa dạng về thể loại, trải dài từ Bắc tới Nam, với những khoảnh khắc rung cảm của bốn mùa, mang đến cho người xem những vẻ đẹp muôn sắc màu của thiên nhiên, con người và nền văn hóa của khắp mọi vùng miền Tổ quốc. Nhiều bộ ảnh trong triển lãm có nội dung giải thích kèm theo, chia sẻ những nét lịch sử, sự tích của những lễ hội hay chú thích chi tiết từng hình ảnh (bộ ảnh Chọi trâu và Lễ hội pháo Đồng kỵ, bộ Chim vàng anh) thể hiện sự công phu tìm tòi và thực hiện đề tài của người cầm máy… Chuỗi triển lãm xuyên Việt đã nhận được 6.016 tác phẩm ảnh dự thi về đề tài di sản, bao gồm: Di sản thiên nhiên; di sản văn hóa vật thể (kiến trúc, điêu khắc, hội họa, thủ công mỹ nghệ, làng nghề…); di sản văn hóa phi vật thể (âm nhạc, ca múa, lễ hội, trò chơi dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo…); trong đó có gần 3.800 tác phẩm ảnh đơn, 267 tác phẩm ảnh bộ từ 339 tác giả dự thi, gấp đôi so với cuộc thi năm 2012. t.LâM Đắk Nông: Phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ học Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đắk Nông Nguyễn Anh Bằng cho biết: Trong năm 2013, qua quá trình điều tra khảo sát, Bảo tàng tỉnh đã phát hiện 35 điểm di chỉ khảo cổ học ở các huyện Cư Jút, Đắk R’lấp và Đắk Mil. Hiện nay công tác khai quật, sưu tầm đang được tiến hành ở một số điểm. Bên cạnh đó, việc tìm các nhân chứng lịch sử để có thể truyền đạt hay tái hiện lại quy trình sản xuất một số hiện vật từ xa xưa theo đúng nguyên bản đang được tiến hành. Tại điểm thôn 6, xã Hưng Bình (huyện Đắk R’lấp), phát hiện nhiều cổ vật giai đoạn đá cũ và thời kỳ sơ kỳ kim khí. Sang thời đại đá mới, cùng với cuộc cách mạng công cụ bằng đá với các kỹ thuật chế tác đá và nông nghiệp chăn nuôi, trồng trọt hình thành, đồng thời cũng hình thành nên những trung tâm cư dân lớn như cụm di tích thôn 8, huyện Chư Jút mà sản phẩm chính là rìu mài lưỡi hình bầu dục bằng đá. Tại thôn 8A, xã Đức Mạnh (huyện Đắk Mil), phát hiện các mảnh và bàn mài nằm rải rác trong rẫy cà phê, đoàn khảo sát thu lượm được nhiều hiện vật, gồm: công cụ đá ghè đẽo dạng đá cũ văn hóa Hòa Bình; bàn mài, mảnh tước, đá có lỗ, đá nguyên liệu và phác vật rìu đá và mảnh gốm, công cụ hình bầu dục. Tại đây còn phát hiện nhiều hạch đá, hòn ghè và mảnh tước, mảnh đá được sơ chế và có kích thước trung bình. Địa điểm tại Thôn 8, xã Đắk Wil (huyện Cư Jút) thì phát hiện một số mảnh đá, mảnh tước, bàn mài đá sa thạch, đá có lỗ bằng đá cát, công cụ cuội ghè, phác vật… Nhóm di vật đá cũ ở Thôn 6, xã Hưng Bình có nhiều công cụ ghè đẽo thô sơ làm từ đá basalte dạng chopper, đốc cầm dày, đầu còn lại mũi nhọn hoặc có rìa lưỡi và những công cụ đa năng dạng rìu tay, công cụ mảnh... Từ đầu tháng 9 đến nay, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh Đắk Nông đã tổ chức đợt khai quật lần thứ 2 di chỉ thuộc thôn 8, xã Ðắk Wil, (huyện Cư Jút), qua đó phát hiện thu nhặt được 40 mảnh gốm, 248 vật dụng, vật liệu bằng đá trong thời kỳ đá mới cách nay 5.000 năm. Các hiện vật đá ở di chỉ phần lớn là các phác vật đá hình bầu dục và hình lưỡi rìu. Ngoài ra di chỉ thôn 8A xã Đức Mạnh (huyện Đắk Mil) được phát hiện năm 2005 và đến năm 2006. Trong năm 2013, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh đã tổ chức khai quật lần thứ nhất, cũng thu về hơn 200 hiện vật đá cùng hàng ngàn mảnh tước. Cũng trong năm 2013, Bảo tàng tỉnh còn tìm được 26 hiện vật của người M’Nông, Ê Đê như: hoa tai, ngà voi, dụng cụ săn bắt voi, trống, chiêng, chén, đồ đồng... ĐứC Kiên khảo Liên hoan trong việc chọn trao giải cho những tiết mục và nghệ nhân xuất sắc nhất. Theo ông Đỗ Ngọc Ẩn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đờn ca tài tử Bạc Liêu, Trưởng ban Giám khảo Cuộc thi, Liên hoan “Đờn ca tài tử” lần này chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của các tài tử Đờn và tài tử Ca của các câu lạc bộ. Những nghệ nhân đã khẳng định được tên tuổi trong làng đờn ca tài tử Nam Bộ như Tư Loan, Minh Toại, Thanh Sử… không những giữ vững phong độ mà ngày càng đầy nội lực trong từng ngón đàn, lời ca. Hồ tHAnH số 1057 l 02.01.2014 15
  • 16. nhân tố mới Người “giữ lửa” văn hóa truyền thống cho buôn làng Tây Nguyên Không qua trường lớp, nhưng “giảng đường” là cuộc sống đã giúp ông A Thăk-người dân tộc Ba Na (nhánh Rơ Ngao) ở huyện Đăk Hà (Kon Tum) trở thành người “giữ lửa” cho văn hoá của buôn làng. Không danh lợi, phú quý, cái mà ông A Thăk muốn để lại cho các con cháu là những “tài sản” văn hoá vô giá mà ông góp nhặt trong những năm qua. Ông A Thăk năm nay 60 tuổi. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà huyện Đăk Hà. Ông đã được lớn lên trong môi trường lễ hội ở buôn làng. Tại đây, những lần theo bố, A Thăk đã được nghe, hòa mình vào những bài ca, điệu múa, tiếng nhạc cồng chiêng, vang vọng khắp núi rừng. Mặc dù còn nhỏ, nhưng mỗi khi nghe tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên, cái chân, cái tay A Thăk như muốn đung đưa theo điệu nhạc. Từ đó, lễ hội, âm nhạc cứ đưa ông đi vào thế giới riêng, thôi thúc ông khám phá. Mỗi khi bố ông chơi nhạc cụ, A Thăk cũng tranh thủ học theo. Cứ như vậy niềm đam mê văn hoá, âm nhạc dân tộc trong ông lớn dần theo năm tháng. Năm lên 10 tuổi, ông A Thăk đã bắt đầu đánh được các loại nhạc cụ như T’ring, Ting Ninh. Với đàn T’ring ông còn biết đánh kèm theo cái mỏ (cái cốc) - chỉ dùng khi lên rẫy. Bài đầu tiên A Thăk biết đánh là Ômon (nói về người con gái đẹp). Sau đó, ông còn biết thổi Hol (sáo 3 lỗ). Đây là nhạc cụ mà bà con trong làng tự làm. Trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, , ông A Thăk thường dùng cái mỏ (cốc) để đánh báo động cho bà con khi có giặc vào. “Ngày đó, ở rẫy có nhiều thú dữ, ai cũng sợ. Vì vậy mỗi khi lên rẫy thì mọi người lại dùng cái mỏ để đánh như xua đuổi chúng. Khi có giặc ngoại xâm thì cái mỏ lại trở thành vũ khí mật báo cho nhau. Giặc Mỹ, nguỵ nó như con thú dữ trên rừng vậy” - A Thăk kể. Năm 37 tuổi, trong một lần hội diễn văn nghệ ở làng Đăk Wớt (xã Hà Mòn huyện Đăk Hà), A Thăk được chọn vào công tác ở Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đăk Hà. Sau này, khi nhạc sỹ A Đủ - đội phó đội Mamon (cậu cháu) nhóm ca khúc chính trị tỉnh mỗi khi đi công tác, lưu diễn là gọi A Thăk đi cùng. Khi Đoàn Ca múa nhạc dân tộc Đăk Bla Xanh của tỉnh Kon Tum được thành lập thì ông về đoàn. Cũng từ đây, A Thăk có thêm một đam mê mới đó là sưu tầm các bài dân ca cổ của các dân tộc trên địa bàn. Ông kể: Hồi đó đoàn đi vùng nào là Mảnh đất Vĩnh Lộc, Thanh Hóa có một quần thể du lịch tâm linh nằm ngay trong khu vực Thành Nhà Hồ và các vùng lân cận như Đàn tế Nam Giao, đền thờ nàng Bình Khương, đền thờ Trần Khát Chân, động Hồ Công, chùa Du Anh, quần thể di tích Phủ Trịnh - Nghè Vẹt, chùa Giáng và các ngôi nhà cổ điển hình cho lối kiến trúc, điêu khắc của cư dân đồng bằng sông Mã. Với lợi thế này, ngành du lịch Thanh Hóa đặc biệt chú trọng gắn loại hình du lịch văn hóa với du lịch tâm linh để thu hút du khách đến với di tích tòa thành đá “độc nhất vô nhị” này. Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Thu hút du khách đến Thành Nhà Hồ 16 số 1057 l 02.01.2014 Nhà Hồ (Thanh Hóa) đã phối hợp với Ủy ban UNESCO, Bộ VHTTDL khai quật để phát lộ tổng thể toàn bộ kiến trúc Đàn tế Nam Giao. Qua đó, du khách đến tham quan sẽ có cái nhìn tổng quan về lễ tế giao của vương triều Hồ. Tại Đàn tế Nam Giao, qua đợt khai quật lần đầu, du khách đã có thể hình dung 5 cấp nền của Đàn tế, phát lộ vị trí Viên đàn (trung tâm của đàn tế Nam Giao), khu vực tế thần sông, thần núi, khu vực giếng vua cung cấp nước cho lễ tế. Việc khai quật cũng đã phát hiện bộ hài cốt trâu trấn yểm long mạch của Đàn tế. hát dân ca vùng đó từ Xê Đăng, Giẻ Triêng, Gia Rai, Ba Na… Không biết tiếng, ông phải tự học. Theo A Thăk thì học khó nhất là bài Trom ( tiếng dân tộc H’Lăng, hát đối đáp, giao lưu). Đây là bài có giai điệu khó, âm vực thay đổi tự nhiên. “Nó theo lời, không theo nhịp, diễn xướng theo cảm xúc, không theo mô típ âm nhạc”. Với dân ca T’riêng thì khó nhất là nhạc cụ Tiêng Tút, giống đàn T’ring nhưng phải thổi, không đánh… Hiện nay, ngoài việc làm rẫy mưu sinh, A Thăk còn tham gia biểu diễn, dạy cho các cháu học sinh các trường tiểu học trên địa bàn. Vào cuối tuần, ông lại về làng Kon Trang Long Loi để tập cho 2 đội cồng chiêng nhí của làng. Thời gian tới, A Thăk dự định sẽ truyền lại cho các em nhỏ cách kể Khan (kể chuyện bằng hát). “Có câu chuyện phải kể 3 đêm mới xong” - ông nói. Trong suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật, ông A Thăk đã đạt được rất nhiều giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, hiện nay ông chưa được phong tặng bất kỳ danh hiệu nào. Với ông, điều cao quý nhất là truyền lại được cho thế hệ mai sau những tinh hoa của văn hóa buôn CAo nguYên làng ở Tây Nguyên. Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ cũng đang trùng tu, sửa chữa đền thờ nàng Bình Khương trong quần thể thành Nhà Hồ, xây dựng hồ sơ khoa học Đền thờ Trần Khát Chân (đã được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia) ở xã Vĩnh Thành để bổ sung vào di tích di sản thế giới Thành Nhà Hồ nhằm tạo thêm điểm thu hút khách du lịch tâm linh. Tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với UNESCO và Bộ VHTTDL tổ chức Tuần lễ văn hóa với chủ đề “Không gian di sản văn hóa Việt NamASEAN”; phối hợp với Trung tâm