SlideShare a Scribd company logo
1 of 7
TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
VỚI VAI TRÒ PHẬT GIÁO THỜI TRẦN
TRƯƠNG SĨ HÙNG
Câu chuyện dân gian được Vũ Phương Đề ghi lược trong “Công dư tiệp ký” đã
tỏ thái độ phê phán ngay ở tên mục An Bài xã Lâm từ khả hủy, nghĩa là phải phá
hủy đền thờ nhảm nhí ở xã An Bài.
Chuyện kể về miếu Phạm Nhan thờ Trần chủ có tên thật là Nguyễn Bá Linh.
Linh thi đỗ tiến sĩ nhà Nguyên, giỏi tay phù thủy nên được ở trong cung trị bệnh
cho thân quyến vua. Mắc tội thông dâm với cung nữ, y bị án chém, song gặp lúc
quân Nguyên sang đánh chiếm Đại Việt, Linh xin đi đẫn đường lập công chuộc tội
vì bố là người Quảng Đông sang lấy vợ Việt đẻ ra y. Nguyễn Bá Linh cùng tướng
chỉ huy Ô Mã Nhi bị Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn bắt sống trong trận Bạch
Đằng (1288). Trước khi bị quân dân Đại Việt xử trảm, Linh chỉ xin được chôn xác
ở quê mẹ, xã An Bài. Trần Hưng Đạo cho giải Nguyễn Bá Linh về chém ở đó, rồi
ném xác xuống sông. Sau đó có nhà thuyền chài nhiều lần kéo lưới đều mắc phải
đầu lâu Linh. Sẵn đầu óc mê tín, nhà chài chôn lấp ở bờ sông Thanh Lương, hồn
Linh giúp họ nhiều phù phép, ví như muốn chòng ghẹo cô gái nào, chỉ cần lẩm
nhẩm kêu Bá Linh, Bá Linh rồi chỉ tay vào người ấy là lập tức bị ám ảnh lôi cuốn.
Dân sợ hãi nên lập miếu thờ(1)
.
Việc xảy ra như thế, một sự thật mê tín cứ tồn tại trong đời sống văn hóa dân
gian. Gần năm thế kỷ sau, Vũ Phương Đề chính thức phê phán bằng văn tự. Lại
nữa, có chuyện trước kia khi bị tử hình, Nguyễn Bá Linh có hỏi Trần Hưng Đạo:
“Trước khi bị chém thì Ngài cho tôi ăn thứ gì?” Hưng Đạo Vương cả giận quát:
“Cho mi ăn máu bà đẻ”, chi tiết này gây dư luận, thêm một cứ liệu cho mê tín dị
đoan vịn cớ. Phụ nữ ốm yếu hay đau máu, mắc các chứng phụ sản thì đến lễ ở đền
Vạn Kiếp cũng như ở những nơi mà Trần Hưng Đạo cầu đảo rồi đổi chiếu mới lấy
chiếu cũ đến “thừa lúc vô ý” để trải cho bệnh nhân nằm và đốt chân mấy nén
hương cũng xin ở đền, hòa nước với tro cho uống thì khỏi.
Thời gian dài qua đi, tục thờ anh hùng Trần Hưng Đạo được hội nhập vào hệ
thống thần của đạo Tứ phủ. Lời khấn phổ biến đầu tiên là:
(1)
Công dư tiệp ký- bản dịch của Nguyễn Đình Diệm, bộ QGGD, S1962.
1
Tấu lạy đức Thánh Trần trăm muôn mớ bái
Tấu lạy đức Mẫu Hoàng, tấu lạy đức Thượng Ngàn công chúa,
Tấu lạy đức Liễu Hạnh công chúa
Tấu lạy đức Mẫu Thoái công chúa…
<Rồi mới “Tấu lạy các ngôi thứ quan hoàng, hàng cô, hàng cậu”>
Đạo Tứ phủ của Việt Nam xuất phát từ tín ngưỡng dân gian, rồi dần dần hoàn
thiện hệ thống thần chú, kinh cầu (hát chầu văn) và hàng nghìn tín đồ theo đạo. Đặc
biệt hơn, có lẽ sau đời Trần trở đi, trên con đường hoàn thiện, đạo Tứ Phủ đã tìm ra
một lối hữu hiệu để hòa mình với đức Phật. Thời Trần, sau khi kết thúc cuộc kháng
chiến chống xâm lược Nguyên- Mông, các hình thức tín ngưỡng dân gian người
Việt đã được chấn chỉnh lại theo nếp sống, theo thuần phong mỹ tục của quê
hương, gốc tích họ vua. Mặt khác, Phật giáo Việt Nam đến thời Trần đã thống nhất
ba nguồn về một dòng, có xu hướng thuận chiều, không gặp trở ngại. Cả ba phái
giáo Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường đã cực thịnh từ thời Lý, nay
nhập làm một, mà người phát biểu chính thức là vua Trần Thái Tông. Phái Thảo
Đường không gây được thanh thế trong chốn nhân gian bởi chỉ thu hẹp vào bàn
luận kinh sách, nên tư tưởng học thuật và mượn thi ca để phô dẫn.
Thân như tường bích dĩ hồi thì
Cử thế không thông thục nhất bi
Nhược đạt tâm không vô sắc tướng
Sắc không ẩn hiện nhậm suy di.
Bài kệ của thiền Viên chiếu, tác giả Thiền sư Việt Nam dịch:
Thân như tường vách đã lung lay
Đau đáu người luống xót thay
Nếu đạt tâm không không tướng sắc
Sắc không ẩn hiện mặc vần xoay.
Ở thế hệ 12 phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi thiền sư Từ Đạo Hạnh bộc lộ tư tưởng
nhập thế không chú trọng việc có hay không “lập ngôn” tuy vẫn chú trọng kinh
luận và các thuật phong thủy, siêu nhân đã lặng lẽ tái hiện trong hành trang các nhà
tu hành. Vì vậy chấn hưng đạo Phật cần có kiến thức rộng, học hỏi nhiều, thấm
nhuần nghĩa lý kinh Bát Nhã, Tổng Trì… để hành động cứu giúp con người hướng
về đời sống giản dị, thực tế trong dân gian, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã góp
2
phần khơi dậy nguồn sinh lực vốn có của tín ngưỡng bản địa, hòa nhập tư tưởng
Phật giáo thành những thành tựu mới của văn hóa Việt Nam.
Thiền phái thứ ba hành đạo trước thời Trần ở Việt Nam là Vô Ngôn Thông.
Truyền giáo do một thiền sư Trung Hoa, nhưng đến lúc các thiền sư Việt thụ
nghiệp thì cũng nổi lên tên tuổi như Nguyên Học, Giác Hải, Không Lộ… và cũng
chỉ ở những thiền sư ấy, sự ảnh hưởng của Mật Tông và phái Vô Ngôn Thông mới
có đường nét, mà khởi nguyên giáo lý Vô Ngôn Thông không có. Đến lúc có sự
ảnh hưởng này, thiền phái Vô Ngôn Thông vẫn chống lại, nhưng chống không
thắng nổi. Tác giả Việt Nam Phật giáo sử luận định rằng: “ sự kiện cho ta thấy tầm
quan trọng của Phật giáo ở Việt Nam từ ngày Tì Ni Đa Lưu Chi đến Việt Nam qua
Đinh, Tiền, Lê cho đến cuối Lý”(1)
.
Điều đáng chú ý hơn trước khi nhà Trần thống nhất các thiền phái vào một mối
là con người cụ thể. Hầu hết các thiền sư danh tiếng đều tham bác và uyên thâm,
chứ không chỉ đọc khinh sách. Lý Công Uẩn, Tô Hiến Thành đều qua con đường
đào tạo từ nhà chùa. Chùa làng sống động trong tín ngưỡng bản địa, chịu sự chi
phối của thể chế Nhà nước từ cấp Trung ương trở xuống, lại có kiến thức phổ cập
của Nho học. Vì vậy con người cụ thể từ ông vua đến con dân đều nhận thức xã hội
trong mối quan hệ tổng hòa.
Tiếp nhận và cải tổ một di sản văn hóa truyền thống như vậy, nhà Trần đã tạo
ra một Đại Việt lừng danh thế giới, một Đại Việt tự hào mãi mãi về trang sử hào
hùng oanh liệt của dân tộc.
Nhà Trần đã đóng vai trò điều tiết, vai trò quan trọng của Phật giáo với tín
ngưỡng dân gian, phát huy mặt mạnh của tinh thần dân tộc để củng cố vương
quyền, củng cố và xây dựng nếp sống đặng thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp và
thủ công nghiệp phát triển.
Khi Trần Thái Tông (1218- 1277) bỏ ghế vua đương đêm tìm đường lên núi
Yên Tử để tu hành, ông cũng nêu một nguyên cớ: “Đi để nghe dư luận dân gian mà
thực sự biết được lòng dân để dễ bề trị nước”. Sau ý định “xuất gia tu hành” không
đạt nhưng ở chính ngôi, nhà vua Trần Thái Tông đã kiên trì nghiên cứu kinh sách,
sáng tạo thêm nhiều tác phẩm có giá trị trong lịch sử văn học Phật giáo Việt Nam.
Mặt khác do cả chủ quan lẫn khách quan, nhà vua đề cao Phật giáo, sùng kính các
thiền sư, tăng ni nên có thể nói đây là tiền lệ cơ bản cho nền Phật giáo thống nhất
(1)
Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận. Nxb Văn học, H, 1992.
3
thời Trần, theo đó tinh thần cơ bản của một xu hướng giáo hóa nhân gian được thi
hành mở rộng trong toàn cõi Đại Việt mang tính pháp trị khôn khéo, mền dẻo. Đối
tượng tiếp nhận thì vẫn duy trì hai khía cạnh: Phật giáo từ trước đã là quốc gia và
tín ngưỡng dân gian vẫn đan xen mà nhiều khi vẫn dồi dào sinh lực.
Vào những năm cuối thế kỷ XIII, sang đầu thế kỷ thứ 14 (và có thể còn kéo dài
đến tận thời Nguyễn sai này) tín ngưỡng dân gian được cơ phát triển thêm, dường
như là bước nhuận khởi một tôn giáo bản địa; song hành với nền Phật giáo thống
nhất thời Trần. Nhân danh người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo “sống khôn chết
thiêng” cùng các tướng lĩnh tài ba của ông như Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản,
Trần Quốc Tảng, Yết Kiêu, Dã Tượng… đều đã trở thành thần thánh. Lớp thần có
hành trang cuộc đời trong quan hệ nhân sinh ở thời Trần, đọng lại qua thăng trầm
lịch sử nhờ “hai gương pha” Phật giáo và đạo Tứ phủ chiếu rọi.
Đạo Tứ phủ có thần chủ đích danh đại diện cho các thế lực siêu phàm trong vũ
trụ luận thời cơ của người Việt Nam. Người mẹ biểu trưng cho sự sinh ra con người
từ chế độ Cộng sản nguyên thủy đã hoàn thiện thần tính, dần dần ngự trị trong đời
sống tâm linh Việt. Lịch sử trải dài từ nhà nước sơ khai, phong kiến quan phương
đến nay nhưng hình thức tôn giáo bản địa Tứ phủ vẫn giữ lại tục thờ Mẫu với đội
ngũ tín đồ đông đảo trong nhân gian với hàng ngàn đệ tử. Song, ở buổi đầu hoàn
cảnh ra đời của đạo Tứ phủ cũng như đạo Phật; thần chủ khởi xướng chưa phải đã
chiếm lĩnh vị trí vô song. Thời gian bồi đắp tri thức cho mỗi nền văn hóa tự hoàn
chỉnh từng bộ phận cấu thành của nó. Gọi là đạo Tứ phủ với những điều kiện: có
quan điểm triết học, có thần chủ, có kinh sách, có tín đồ thì phải đến thế kỷ XVIII-
khi Liễu Hạnh công chúa chính thức giữ một trong bốn ghế thờ- mới hoàn chỉnh.
Vậy ngay từ lúc đạo Tứ phủ mới có ba chữ nữ thần (mẫu cửu trùng, mẫu
Thoải, mầu thượng Ngàn) các thần linh- người trần gian hiển thánh- ở thời Trần đã
“ra nhập” rồi có vị trí quan trọng của một hình thức tôn giáo(1)
. Cho đến nay, khi
dừng lại nhìn nhận đạo Tứ phủ ngoài các bàn thờ, ảnh, tượng bốn mẫu, đức Thánh
Trần (Trần Hưng Đạo) vẫn “ngự” trong phủ điện Tứ phủ và các đền thờ riêng ông
cũng có hiện tượng ngược lại; nghĩa là hình ảnh phối thờ lại là Tam tòa Tứ phủ
cùng các quan Hoàng và các Cô, các Cậu. Những gia đình lập bàn thờ riêng ở nhà
cũng quan niệm, khấn vái như lời khấn đã dẫn ở trên. Nói Tam tòa vì “người đời
xưa” chỉ tạo lập ba bức tượng của ba phủ, trên thực tế nhận thức nhân gian thì có
(1)
Xem:
+ Trương Sĩ Hùng- Mẫu Thoải- Nữ thần nước từ khởi thủy Hùng Vương. TCVHDG- số 2, 1993.
+ Trương Sĩ Hùng- Bà chúa thượng Ngàn một hiện tượng tam hòa thánh Mẫu trong cảnh quan chùa Việt Nam-
TCNCPH, số 4, 1994.
4
đủ bốn phủ mà Mẫu cửu trùng chỉ có ảnh mà thôi. Tục ngữ của người Việt đã có
câu: “Tứ phủ chầu bà, tam tòa Thánh Mẫu”.
Bước đường hoàn chỉnh của đạo Phật cũng có những chặng đường phát triển
vậy. Đạo Phật phải chấp nhận những tư tưởng thời đại trước như Áo nghĩa thư
(trước Công nguyên 1500- 1600); rồi khi Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia tu hành, sáu
năm sau chứng quả mới xưng là Vô Lượng Phật Đà. Khi hấp hối, Thích Ca Mâu Ni
có di ngôn: “Các Tì Khưu phải mãi mãi một lòng chăm cầu xuất đạo, thế quan mọi
việc không đúng pháp đều là bại loại bất an. Đây là lời dạy bảo cuối cùng của ta”.
(Kinh di giáo)(1)
. Hàng loạt bộ kinh còn lại đến ngày nay là sáng tạo của các bậc cao
tăng, thiền sư ở nhiều thế kỷ về sau; tu hành, chứng nghiệm theo cách của Thích Ca
rồi viết ra, chứ không phải là tác phẩm do Ngài truyền lại. Chỉ có điều dù có phân
thành thiền phái nhỏ hơn, nhưng tất cả đều theo một giáo lý ở tầm nhìn tổng quan.
Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, rõ ràng đã có “môi trường tiếp nhận”. Tín
ngưỡng bản địa sùng bái vật linh, sùng bái thiên nhiên gắn liền với việc thờ cúng
tiên tổ để chắt lọc Nho, Phật, Lão mà giành lại cho mình tư thế vươn lên thành một
tôn giáo.
Qua nghìn năm Bắc thuộc, rồi nghìn năm dựng nước và giữ nước, tín ngưỡng
dân gian chưa có cơ hội vươn lên được vì nhiều lẽ, trong đó nổi lên là chống đồng
hóa chủng tộc, bảo vệ truyền thống của cha ông và thanh lọc, tiếp nhận, loại trừ các
trào lưu văn hóa có ảnh hưởng tràn ngập. Những tư tưởng tốt có tác dụng giáo hóa
con người, bảo vệ quyền tự chủ dân tộc cho Nho, Phật, Lão đều được chấp nhận
nhưng có định mức. Tín ngưỡng dân gian Việt Nam bồi đắp mọi mặt như thế và
giữ lại, đề cao bản chất đặc trưng dân tộc không lai căng, không Hán hóa, đồng thời
tín ngưỡng dân gian có vai trò thúc đẩy sự phát triển thống nhất của đạo Phật. Ở
khía cạnh khác, tín ngưỡng dân gian lấy sức bật tạo đà cho đạo Tứ phủ bước đầu
khẳng định. Tục thờ Mẫu gắn liền với chùa làng, cảnh Bụt. Hầu như ở đâu dựng
chùa thờ Phật đều có nhà thờ Mẫu kèm theo. Các nhân thần Việt Nam được phối
thờ trong hoàn cảnh những trung tâm lễ bái của Phật giáo. Một số phủ điện riêng
của đạo Tứ phủ, tuy vắng đi tượng Phật nhưng dường như vẫn văng vẳng trong văn
khấn lời chào của ngôn ngữ nhà chùa. Vả lại đến thế kỷ XVIII sau này, Liễu Hạnh
công chúa cũng hơn một lần được đức Phật từ bi trợ lực khi nhập thế.
Phủ Thiên Trường của đất Sơn Nam Hạ xưa, nay thuộc đất tỉnh Nam Định
vinh dự lớn là quê hương tổ tiên nhà Trần. Các đời vua Trần đều mến mộ đạo Phật,
(1)
Pháp sư Thánh Nghiêm- Lịch sử Phật giáo thế giới (tập I) NXB Hà Nội 1995.
5
ai cũng gói trọn trong tâm hồn về miền “đất phát” đều mang dấu tích tính danh
những danh thần của đạo Tứ phủ.
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam thời Trần vừa hòa nhập với Phật giáo ở chùa
lại vừa riêng biệt ở đền, phủ. Đạo Tứ phủ của người Việt bắt đầu gây dựng từ đó.
T.S.H
6
ai cũng gói trọn trong tâm hồn về miền “đất phát” đều mang dấu tích tính danh
những danh thần của đạo Tứ phủ.
Tín ngưỡng dân gian Việt Nam thời Trần vừa hòa nhập với Phật giáo ở chùa
lại vừa riêng biệt ở đền, phủ. Đạo Tứ phủ của người Việt bắt đầu gây dựng từ đó.
T.S.H
6

More Related Content

More from longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 

More from longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 

Tín ngưỡng dân gian với vai trò phật giáo thời Trần - vanhien.vn

  • 1. TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VỚI VAI TRÒ PHẬT GIÁO THỜI TRẦN TRƯƠNG SĨ HÙNG Câu chuyện dân gian được Vũ Phương Đề ghi lược trong “Công dư tiệp ký” đã tỏ thái độ phê phán ngay ở tên mục An Bài xã Lâm từ khả hủy, nghĩa là phải phá hủy đền thờ nhảm nhí ở xã An Bài. Chuyện kể về miếu Phạm Nhan thờ Trần chủ có tên thật là Nguyễn Bá Linh. Linh thi đỗ tiến sĩ nhà Nguyên, giỏi tay phù thủy nên được ở trong cung trị bệnh cho thân quyến vua. Mắc tội thông dâm với cung nữ, y bị án chém, song gặp lúc quân Nguyên sang đánh chiếm Đại Việt, Linh xin đi đẫn đường lập công chuộc tội vì bố là người Quảng Đông sang lấy vợ Việt đẻ ra y. Nguyễn Bá Linh cùng tướng chỉ huy Ô Mã Nhi bị Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn bắt sống trong trận Bạch Đằng (1288). Trước khi bị quân dân Đại Việt xử trảm, Linh chỉ xin được chôn xác ở quê mẹ, xã An Bài. Trần Hưng Đạo cho giải Nguyễn Bá Linh về chém ở đó, rồi ném xác xuống sông. Sau đó có nhà thuyền chài nhiều lần kéo lưới đều mắc phải đầu lâu Linh. Sẵn đầu óc mê tín, nhà chài chôn lấp ở bờ sông Thanh Lương, hồn Linh giúp họ nhiều phù phép, ví như muốn chòng ghẹo cô gái nào, chỉ cần lẩm nhẩm kêu Bá Linh, Bá Linh rồi chỉ tay vào người ấy là lập tức bị ám ảnh lôi cuốn. Dân sợ hãi nên lập miếu thờ(1) . Việc xảy ra như thế, một sự thật mê tín cứ tồn tại trong đời sống văn hóa dân gian. Gần năm thế kỷ sau, Vũ Phương Đề chính thức phê phán bằng văn tự. Lại nữa, có chuyện trước kia khi bị tử hình, Nguyễn Bá Linh có hỏi Trần Hưng Đạo: “Trước khi bị chém thì Ngài cho tôi ăn thứ gì?” Hưng Đạo Vương cả giận quát: “Cho mi ăn máu bà đẻ”, chi tiết này gây dư luận, thêm một cứ liệu cho mê tín dị đoan vịn cớ. Phụ nữ ốm yếu hay đau máu, mắc các chứng phụ sản thì đến lễ ở đền Vạn Kiếp cũng như ở những nơi mà Trần Hưng Đạo cầu đảo rồi đổi chiếu mới lấy chiếu cũ đến “thừa lúc vô ý” để trải cho bệnh nhân nằm và đốt chân mấy nén hương cũng xin ở đền, hòa nước với tro cho uống thì khỏi. Thời gian dài qua đi, tục thờ anh hùng Trần Hưng Đạo được hội nhập vào hệ thống thần của đạo Tứ phủ. Lời khấn phổ biến đầu tiên là: (1) Công dư tiệp ký- bản dịch của Nguyễn Đình Diệm, bộ QGGD, S1962. 1
  • 2. Tấu lạy đức Thánh Trần trăm muôn mớ bái Tấu lạy đức Mẫu Hoàng, tấu lạy đức Thượng Ngàn công chúa, Tấu lạy đức Liễu Hạnh công chúa Tấu lạy đức Mẫu Thoái công chúa… <Rồi mới “Tấu lạy các ngôi thứ quan hoàng, hàng cô, hàng cậu”> Đạo Tứ phủ của Việt Nam xuất phát từ tín ngưỡng dân gian, rồi dần dần hoàn thiện hệ thống thần chú, kinh cầu (hát chầu văn) và hàng nghìn tín đồ theo đạo. Đặc biệt hơn, có lẽ sau đời Trần trở đi, trên con đường hoàn thiện, đạo Tứ Phủ đã tìm ra một lối hữu hiệu để hòa mình với đức Phật. Thời Trần, sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên- Mông, các hình thức tín ngưỡng dân gian người Việt đã được chấn chỉnh lại theo nếp sống, theo thuần phong mỹ tục của quê hương, gốc tích họ vua. Mặt khác, Phật giáo Việt Nam đến thời Trần đã thống nhất ba nguồn về một dòng, có xu hướng thuận chiều, không gặp trở ngại. Cả ba phái giáo Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường đã cực thịnh từ thời Lý, nay nhập làm một, mà người phát biểu chính thức là vua Trần Thái Tông. Phái Thảo Đường không gây được thanh thế trong chốn nhân gian bởi chỉ thu hẹp vào bàn luận kinh sách, nên tư tưởng học thuật và mượn thi ca để phô dẫn. Thân như tường bích dĩ hồi thì Cử thế không thông thục nhất bi Nhược đạt tâm không vô sắc tướng Sắc không ẩn hiện nhậm suy di. Bài kệ của thiền Viên chiếu, tác giả Thiền sư Việt Nam dịch: Thân như tường vách đã lung lay Đau đáu người luống xót thay Nếu đạt tâm không không tướng sắc Sắc không ẩn hiện mặc vần xoay. Ở thế hệ 12 phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi thiền sư Từ Đạo Hạnh bộc lộ tư tưởng nhập thế không chú trọng việc có hay không “lập ngôn” tuy vẫn chú trọng kinh luận và các thuật phong thủy, siêu nhân đã lặng lẽ tái hiện trong hành trang các nhà tu hành. Vì vậy chấn hưng đạo Phật cần có kiến thức rộng, học hỏi nhiều, thấm nhuần nghĩa lý kinh Bát Nhã, Tổng Trì… để hành động cứu giúp con người hướng về đời sống giản dị, thực tế trong dân gian, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã góp 2
  • 3. phần khơi dậy nguồn sinh lực vốn có của tín ngưỡng bản địa, hòa nhập tư tưởng Phật giáo thành những thành tựu mới của văn hóa Việt Nam. Thiền phái thứ ba hành đạo trước thời Trần ở Việt Nam là Vô Ngôn Thông. Truyền giáo do một thiền sư Trung Hoa, nhưng đến lúc các thiền sư Việt thụ nghiệp thì cũng nổi lên tên tuổi như Nguyên Học, Giác Hải, Không Lộ… và cũng chỉ ở những thiền sư ấy, sự ảnh hưởng của Mật Tông và phái Vô Ngôn Thông mới có đường nét, mà khởi nguyên giáo lý Vô Ngôn Thông không có. Đến lúc có sự ảnh hưởng này, thiền phái Vô Ngôn Thông vẫn chống lại, nhưng chống không thắng nổi. Tác giả Việt Nam Phật giáo sử luận định rằng: “ sự kiện cho ta thấy tầm quan trọng của Phật giáo ở Việt Nam từ ngày Tì Ni Đa Lưu Chi đến Việt Nam qua Đinh, Tiền, Lê cho đến cuối Lý”(1) . Điều đáng chú ý hơn trước khi nhà Trần thống nhất các thiền phái vào một mối là con người cụ thể. Hầu hết các thiền sư danh tiếng đều tham bác và uyên thâm, chứ không chỉ đọc khinh sách. Lý Công Uẩn, Tô Hiến Thành đều qua con đường đào tạo từ nhà chùa. Chùa làng sống động trong tín ngưỡng bản địa, chịu sự chi phối của thể chế Nhà nước từ cấp Trung ương trở xuống, lại có kiến thức phổ cập của Nho học. Vì vậy con người cụ thể từ ông vua đến con dân đều nhận thức xã hội trong mối quan hệ tổng hòa. Tiếp nhận và cải tổ một di sản văn hóa truyền thống như vậy, nhà Trần đã tạo ra một Đại Việt lừng danh thế giới, một Đại Việt tự hào mãi mãi về trang sử hào hùng oanh liệt của dân tộc. Nhà Trần đã đóng vai trò điều tiết, vai trò quan trọng của Phật giáo với tín ngưỡng dân gian, phát huy mặt mạnh của tinh thần dân tộc để củng cố vương quyền, củng cố và xây dựng nếp sống đặng thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển. Khi Trần Thái Tông (1218- 1277) bỏ ghế vua đương đêm tìm đường lên núi Yên Tử để tu hành, ông cũng nêu một nguyên cớ: “Đi để nghe dư luận dân gian mà thực sự biết được lòng dân để dễ bề trị nước”. Sau ý định “xuất gia tu hành” không đạt nhưng ở chính ngôi, nhà vua Trần Thái Tông đã kiên trì nghiên cứu kinh sách, sáng tạo thêm nhiều tác phẩm có giá trị trong lịch sử văn học Phật giáo Việt Nam. Mặt khác do cả chủ quan lẫn khách quan, nhà vua đề cao Phật giáo, sùng kính các thiền sư, tăng ni nên có thể nói đây là tiền lệ cơ bản cho nền Phật giáo thống nhất (1) Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận. Nxb Văn học, H, 1992. 3
  • 4. thời Trần, theo đó tinh thần cơ bản của một xu hướng giáo hóa nhân gian được thi hành mở rộng trong toàn cõi Đại Việt mang tính pháp trị khôn khéo, mền dẻo. Đối tượng tiếp nhận thì vẫn duy trì hai khía cạnh: Phật giáo từ trước đã là quốc gia và tín ngưỡng dân gian vẫn đan xen mà nhiều khi vẫn dồi dào sinh lực. Vào những năm cuối thế kỷ XIII, sang đầu thế kỷ thứ 14 (và có thể còn kéo dài đến tận thời Nguyễn sai này) tín ngưỡng dân gian được cơ phát triển thêm, dường như là bước nhuận khởi một tôn giáo bản địa; song hành với nền Phật giáo thống nhất thời Trần. Nhân danh người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo “sống khôn chết thiêng” cùng các tướng lĩnh tài ba của ông như Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản, Trần Quốc Tảng, Yết Kiêu, Dã Tượng… đều đã trở thành thần thánh. Lớp thần có hành trang cuộc đời trong quan hệ nhân sinh ở thời Trần, đọng lại qua thăng trầm lịch sử nhờ “hai gương pha” Phật giáo và đạo Tứ phủ chiếu rọi. Đạo Tứ phủ có thần chủ đích danh đại diện cho các thế lực siêu phàm trong vũ trụ luận thời cơ của người Việt Nam. Người mẹ biểu trưng cho sự sinh ra con người từ chế độ Cộng sản nguyên thủy đã hoàn thiện thần tính, dần dần ngự trị trong đời sống tâm linh Việt. Lịch sử trải dài từ nhà nước sơ khai, phong kiến quan phương đến nay nhưng hình thức tôn giáo bản địa Tứ phủ vẫn giữ lại tục thờ Mẫu với đội ngũ tín đồ đông đảo trong nhân gian với hàng ngàn đệ tử. Song, ở buổi đầu hoàn cảnh ra đời của đạo Tứ phủ cũng như đạo Phật; thần chủ khởi xướng chưa phải đã chiếm lĩnh vị trí vô song. Thời gian bồi đắp tri thức cho mỗi nền văn hóa tự hoàn chỉnh từng bộ phận cấu thành của nó. Gọi là đạo Tứ phủ với những điều kiện: có quan điểm triết học, có thần chủ, có kinh sách, có tín đồ thì phải đến thế kỷ XVIII- khi Liễu Hạnh công chúa chính thức giữ một trong bốn ghế thờ- mới hoàn chỉnh. Vậy ngay từ lúc đạo Tứ phủ mới có ba chữ nữ thần (mẫu cửu trùng, mẫu Thoải, mầu thượng Ngàn) các thần linh- người trần gian hiển thánh- ở thời Trần đã “ra nhập” rồi có vị trí quan trọng của một hình thức tôn giáo(1) . Cho đến nay, khi dừng lại nhìn nhận đạo Tứ phủ ngoài các bàn thờ, ảnh, tượng bốn mẫu, đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo) vẫn “ngự” trong phủ điện Tứ phủ và các đền thờ riêng ông cũng có hiện tượng ngược lại; nghĩa là hình ảnh phối thờ lại là Tam tòa Tứ phủ cùng các quan Hoàng và các Cô, các Cậu. Những gia đình lập bàn thờ riêng ở nhà cũng quan niệm, khấn vái như lời khấn đã dẫn ở trên. Nói Tam tòa vì “người đời xưa” chỉ tạo lập ba bức tượng của ba phủ, trên thực tế nhận thức nhân gian thì có (1) Xem: + Trương Sĩ Hùng- Mẫu Thoải- Nữ thần nước từ khởi thủy Hùng Vương. TCVHDG- số 2, 1993. + Trương Sĩ Hùng- Bà chúa thượng Ngàn một hiện tượng tam hòa thánh Mẫu trong cảnh quan chùa Việt Nam- TCNCPH, số 4, 1994. 4
  • 5. đủ bốn phủ mà Mẫu cửu trùng chỉ có ảnh mà thôi. Tục ngữ của người Việt đã có câu: “Tứ phủ chầu bà, tam tòa Thánh Mẫu”. Bước đường hoàn chỉnh của đạo Phật cũng có những chặng đường phát triển vậy. Đạo Phật phải chấp nhận những tư tưởng thời đại trước như Áo nghĩa thư (trước Công nguyên 1500- 1600); rồi khi Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia tu hành, sáu năm sau chứng quả mới xưng là Vô Lượng Phật Đà. Khi hấp hối, Thích Ca Mâu Ni có di ngôn: “Các Tì Khưu phải mãi mãi một lòng chăm cầu xuất đạo, thế quan mọi việc không đúng pháp đều là bại loại bất an. Đây là lời dạy bảo cuối cùng của ta”. (Kinh di giáo)(1) . Hàng loạt bộ kinh còn lại đến ngày nay là sáng tạo của các bậc cao tăng, thiền sư ở nhiều thế kỷ về sau; tu hành, chứng nghiệm theo cách của Thích Ca rồi viết ra, chứ không phải là tác phẩm do Ngài truyền lại. Chỉ có điều dù có phân thành thiền phái nhỏ hơn, nhưng tất cả đều theo một giáo lý ở tầm nhìn tổng quan. Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, rõ ràng đã có “môi trường tiếp nhận”. Tín ngưỡng bản địa sùng bái vật linh, sùng bái thiên nhiên gắn liền với việc thờ cúng tiên tổ để chắt lọc Nho, Phật, Lão mà giành lại cho mình tư thế vươn lên thành một tôn giáo. Qua nghìn năm Bắc thuộc, rồi nghìn năm dựng nước và giữ nước, tín ngưỡng dân gian chưa có cơ hội vươn lên được vì nhiều lẽ, trong đó nổi lên là chống đồng hóa chủng tộc, bảo vệ truyền thống của cha ông và thanh lọc, tiếp nhận, loại trừ các trào lưu văn hóa có ảnh hưởng tràn ngập. Những tư tưởng tốt có tác dụng giáo hóa con người, bảo vệ quyền tự chủ dân tộc cho Nho, Phật, Lão đều được chấp nhận nhưng có định mức. Tín ngưỡng dân gian Việt Nam bồi đắp mọi mặt như thế và giữ lại, đề cao bản chất đặc trưng dân tộc không lai căng, không Hán hóa, đồng thời tín ngưỡng dân gian có vai trò thúc đẩy sự phát triển thống nhất của đạo Phật. Ở khía cạnh khác, tín ngưỡng dân gian lấy sức bật tạo đà cho đạo Tứ phủ bước đầu khẳng định. Tục thờ Mẫu gắn liền với chùa làng, cảnh Bụt. Hầu như ở đâu dựng chùa thờ Phật đều có nhà thờ Mẫu kèm theo. Các nhân thần Việt Nam được phối thờ trong hoàn cảnh những trung tâm lễ bái của Phật giáo. Một số phủ điện riêng của đạo Tứ phủ, tuy vắng đi tượng Phật nhưng dường như vẫn văng vẳng trong văn khấn lời chào của ngôn ngữ nhà chùa. Vả lại đến thế kỷ XVIII sau này, Liễu Hạnh công chúa cũng hơn một lần được đức Phật từ bi trợ lực khi nhập thế. Phủ Thiên Trường của đất Sơn Nam Hạ xưa, nay thuộc đất tỉnh Nam Định vinh dự lớn là quê hương tổ tiên nhà Trần. Các đời vua Trần đều mến mộ đạo Phật, (1) Pháp sư Thánh Nghiêm- Lịch sử Phật giáo thế giới (tập I) NXB Hà Nội 1995. 5
  • 6. ai cũng gói trọn trong tâm hồn về miền “đất phát” đều mang dấu tích tính danh những danh thần của đạo Tứ phủ. Tín ngưỡng dân gian Việt Nam thời Trần vừa hòa nhập với Phật giáo ở chùa lại vừa riêng biệt ở đền, phủ. Đạo Tứ phủ của người Việt bắt đầu gây dựng từ đó. T.S.H 6
  • 7. ai cũng gói trọn trong tâm hồn về miền “đất phát” đều mang dấu tích tính danh những danh thần của đạo Tứ phủ. Tín ngưỡng dân gian Việt Nam thời Trần vừa hòa nhập với Phật giáo ở chùa lại vừa riêng biệt ở đền, phủ. Đạo Tứ phủ của người Việt bắt đầu gây dựng từ đó. T.S.H 6