SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 46
1
1.Trình bày khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người
và dùng để trao đổi với nhau.
Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con
người và có thể trao đổi với các hàng hóa khác.
Ở đây, có 3 điều cần lưu ý:
1) một vật dù có ích to lớn đối với đời sống con người như nước và không khí,
nhưng không phải là sản phẩm của lao động thì không phải là hàng hóa;
2) Đã là sản phẩm của lao động,nhưng không đưa ra trao đổi, mua bán cũng không
phải là hàng hóa;
3) Hàng hóa là một phạm trù kinh tế, trong đó chứa dựng mối quan hệ xã hội giữa
những người sản xuất và trao đổi hàng hóa với nhau.
Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình) và ở dạng phi vật thể (vô hình). Trong
nền kinh tế thị trường hiện đại, bên cạnh hàng hóa hữu hình còn tồn tại ngày càng
nhiều hàng hóa vô hình (dịch vụ). Chúng có đặc điểm sau: quá trình sản xuất và
tiêu dùng diễn ra đồng thời (dạy học, chữa bệnh…) không tồn tại độc lập nên
không thể tích lũy hay dự trữ được.
Hai thuộc tính của hàng hóa:
Hàng hóa có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.
- Giá trị sử dụng: là công dụng của một vật phẩm có thể thỏe mãn một nhu cầu nào
đó của con người, như lương thực, thực phẩm thỏa mãn nhu cầu nuooi dưỡng con
người hay máy móc thiết bị thỏa mãn nhu cầu sản xuất của xã hội.
Công dụng của một vật do thuộc tính tự nhiên (lý, hóa học) của vật phẩm quy định.
Khoa học – công nghệ ngày càng phát triển, người ta càng tìm thấy nhiều thuộc
tính hữu ích của vật phẩm đối với đời sống.
Giá trị sử dụng của hàng hóa được biểu hiện ra khi con người tiêu dùng nó. GÍa trị
sử dụng là nội dung của của cải đó như thế nào. Do đó giá trị sử dụng là phạm trù
vĩnh viễn .
2
- Giá trị của hàng hóa:
Một vật phẩm có giá trị sử dụng chưa hẳn đã là hàng hóa. Muốn trở thàh hàng hóa,
sản phẩm của lao động phải được đưa ra trao đổi, mua – bán. Do đó, trong kinh tế
hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
Giá trị sử dụng trước hết biểu hiện ra là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ trao
đổi với nhau giữa những giá trị sử dụng khác nhau.
Ví dụ: 1m vải = 10 kg thóc.
Sở dĩ hai vật thể hoàn toàn khác nhau về thuộc tính tự nhiên lại có thể được trao
đổi với nhau là vì giữa chúng có một cái chung. Cái chung đó chính là: chúng đều
là sản phẩm của lao động, đều do sự hao phí sức lực con người trong quá trình lao
động tạo ra.
Trong quan hệ trao đổi này, sản phẩm của lao động không còn phân biệt do người
thợ dệt hay người nông dân tạo ra, mà chúng chỉ còn là sản phẩm kết tinh đồng
nhất – đó là do sức lao động của con người được tích lũy lại. Thực chất, sự trao đổi
ở đây là sự trao đổi lao động của người sản xuất vải với lao động của người trồng
lúa, và ẩn sau sự trao đổi này là quan hệ kinh tế giữa người nông dân với người thợ
dệt. Đó là một quan hệ xã hội.
Như vậy, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong
hàng hóa, còn giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa ra bề
mặt xã hội.
Chỉ trong những xã hội mà sản phẩm của lao động được tạo ra để trao đổi, thì hao
phí lao động mới mang hình thái giá trị. DO đó, giá trị là một phạm trù lịch sử.
Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa:
Hàng hóa là sự thống nhất giữa hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng, song đây
là sự thống nhất của hai mặt đối lập chứa đựng trong hàng hóa, thể hiện ở chỗ:
Một là, người sản xuất tạo ra hàng hóa để bán, nên họ chỉ quan tâm tới giá trị của
hàng hóa, tuy nhiên để có được giá trị buộc họ phải quan tâm tới giá trị sử dụng.
Hai là, người tiêu dùng (người mua) chỉ quan tam tới giá trị sử dụng, song muốn có
được giá trị sử dụng họ phải trả tiền (hình thái biểu hiện của giá trị) cho người sản
3
xuất (tức là phải thực hiện giá trị của hàng hóa). Như vậy, trong kinh tế hàng hóa,
quá trình thực hiện giá trị hàng hóa và sử dụng tách rời và diễn ra sau quá trình
thực hiện giá trị nên đã tạo ra nguy cơ tiềm ẩn của một cuộc khủng hoảng kinh tế.
Vậy nên, mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng chứa đựng trong hàng hóa chính
là mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa.
2. Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị
hàng hóa
( Giá trị hàng hóa có hai mặt :chất và lượng ;chất là lao động trừu tượng của
người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa, còn lượng là thời gian lao động
xã hội cần thiết).
a/ Thước đo lượng giá trị của hàng hóa hay thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Khi sản xuất hàng hóa, từng chủ thể thực hiện theo hao phí lao động cá biệt, hao
phí lao động cá biệt này có người thấp, có người cao,có người lười biếng, vụng về
phải tốn nhiều thời gian để làm ra hàng hóa phải chăng hàng hóa của người đó có
giá trị cao hơn?
- Khi trao đổi hàng hóa không thực hiện theo hao phí cá biệt mà thực hiện theo
hao phí lao động xã hội cần thiết.Vậy hao phí lao động xã hội cần thiết là gì?
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một
hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật
trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với
hoàn cảnh xã hội nhất định.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.
Nhân tố thư nhất: là năng suất lao động xã hội.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính bằng số lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết
để sản xuất ra một sản phẩm
-Thời gian lao động xã hội cần thiết không phải là một đại lượng bất biến mà nó
cũng luôn thay đổi tỷ lệ nghịch với năng suất lạo động và tỷ lệ thuận với thời gian
lao động xã hội hao phí.
4
-Năng suất lao động xã hội tăng lên, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất
hàng hoá giảm xuống, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm giảm xuống. Ngược
lại năng suất lao động giảm thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng
hoá tăng lên, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm cũng tăng lên tương ứng.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết tỷ lệ thuận với lao động xã hội đã hao phí,
nghĩa là tăng thời gian lao động xã hội cần thiết để tăng giá trị của hàng hoá và
bán với giá cả cao hơn.
- Cường độ lao động tăng lên, lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị thời
gian cũng tăng lên, lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương ứng, còn
lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm không thay đổi.
Nhân tố thứ hai: là mức độ phức tạp của lao động.
Sản xuất hàng hóa được tạo nên bởi lạo động giản đơn và lao động phức tạp. Lao
động giản đơn là lao động phổ thông mà một người bình thường có thể thực hiện
được, còn lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn, là lao động qua đào
tạo, có kỷ năng,có năng suất cao.
Trong một đơn vị thời gian lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản
đơn, nhưng khi tính lượng giá trị của hàng hóa thì người ta quy lao động phức tạp
ra lao động giản đơn trung bình.
c. Cấu thành lượng giá trị của hàng hóa.
Cấu thành lượng giá trị của hàng hóa gồm hai bộ phận:giá trị cũ và giá trị mới
Ký hiệu W=c+v+m.
Gía trị cũ ký hiệu c bao gồm các yếu tố của tư liệu sản xuất như máy móc, nhà
xưởng, nguyên liệu, nhiên liệu, được lao động cụ thể của người sản xuất chuyển
hóa giá trị vào sản phẩm.
Gía trị mới ký hiệu v+m là lao động sống, lao động trừu tượng bao gồm lao động
tất yếu(v) và lao động thặng dư (m)
3.Quy luật giá trị
a. Vị trí
5
Là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, thể hiện bản chất và
chi phối sự vận động của các quy luật kinh tế khác như quy luật cung-cầu, quy
luật cạnh tranh, và quy luật lưu thông tiền tệ
b. Nội dung
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa phải thực hiện theo hao phí lao động xã hội
cần thiết.
- Yêu cầu trong sản xuất hao phí lao động cá biệt phải bằng hoặc nhỏ hơn hao phí
lao đông xã hội cần thiết, nếu hao phí lao động cá biệt mà lớn hơn hao phí lao động
xã hội cần thiết sẽ thua lỗ, phá sản.
- Yêu cầu trong lưu thông giá cả phải trên cơ sở giá trị, giá trị cao thì giá cả cao,giá
trị thấp thì giá cả thấp, giá cả có thể lên xuống theo quan hệ cung cầu và cạnh tranh
nhưng xoay quanh giá trị và tổng giá cả bằng tổng giá trị.Đó là cơ chế hoạt động
của quy luật giá trị.
3. Tác động của quy luật giá trị.
-Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa .
- Kích thích ứng dụng khoa học công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất
lao động thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
- Bình tuyển người sản xuất-kinh doanh, phân hóa giàu nghèo .
Vận dụng:
Sự vận động của quy luật giá trị còn thể hiện thông qua tác động của những quy
luật kinh tế khác như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, và quy luật lưu thông
tiền tệ ? Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam chúng ta phải làm gì?
Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nước ta thực trạng và giải pháp?
4.
5.Hàng hóa sức lao động.
Tự bản thân tiền không thể trở thành tư bản, tiền muốn trở thành tư bản phải thông
qua hàng hóa đặc biệt đó là hàng hóa sức lao động.
6
a. Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa.
Theo Mác “ Sức lao động đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể
một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con
người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”( Giáo trình trang
233)
Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử sau đây:
Thứ nhất người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao
động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất, không
còn con đường sống nào khác ngoài con đường bán sức lao động của mình cho
nhà tư bản.
b. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động.
- Gía trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị những tư liệu
sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động, bao gồm những giá trị vật chất
tinh thần để tái sản xuất sức lao động của người lao động và con cái của họ, bù
đắp những phí tổn đào tạo người lao động. (trang 235 giáo trình)
- Gía trị sử dụng của hàng hóa sức lao động đó là quá trình tiêu dùng sức lao động
nó tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của hàng hóa sức lao động, đó là nguồn gốc của giá
trị thặng dư.
Ví dụ ngày lao động 8 giờ , trong 8 giờ ấy được chia ra 2 bộ phận :thời gian lao
đông tất yếu và thời gian lao động thặng dư (giả định 4 giờ lao động tất yếu và 4
giờ lao động thặng dư, nếu nhà tư bản trả cho công nhân 100 $ tiền lương, thì trong
ngày lao động ấy người công nhân còn tạo ra 100 $ cho Nhà tư bản, Mác gọi đó là
giá trị thặng dư.
6.Phântích 2 thuộc tính của hàng hóa sức lao động. Hành hóa sức lao động có
đặc điểm gì khác với hàng hóa thông thường?
Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động
Hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.
7
+ Giá trị hàng hoá sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định. Nhưng sức lao động chỉ tồn tại như
năng lực con người sống, muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải
tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định.
Vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy
thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy;
hay nói cách khác, giá trị hàng hoá sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị
những tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất sức lao động.
Là hàng hoá đặc biệt, giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông
thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Điều đó có nghĩa là ngoài
những nhu cầu về vật chất, người công nhân còn có những nhu cầu về tinh thần,
văn hoá... Những nhu cầu đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước ở từng
thời kỳ, phụ thuộc cả vào điều kiện địa lý, khí hậu của nước đó và mức độ thoả
mãn những nhu cầu đó phần lớn phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được của
mỗi nước.
Tuy giá trị hàng hoá sức lao động bao hàm yếu tố tinh thần và lịch sử, nhưng đối
với một nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định, thì quy mô những tư liệu
sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định, do đó có thể xác
định được lượng giá trị hàng hoá sức lao động.
Giá trị hàng hoá sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành:
Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản
xuất sức lao động, duy trì đời sống công nhân;
Hai là, phí tổn đào tạo công nhân;
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái
công nhân.
Để biết được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kỳ nhất định, cần
nghiên cứu hai loại nhân tố tác động đối lập nhau đến sự biến đổi của giá trị sức
lao động. Một mặt, sự tăng nhu cầu trung bình của xã hội về hàng hoá và dịch vụ,
về học tập và trình độ lành nghề, đã làm tăng giá trị sức lao động; mặt khác, sự
tăng năng suất lao động xã hội cũng làm giảm giá trị sức lao động.
8
Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản ngày nay, dưới sự tác động của cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ, sự khác biệt của công nhân về trình độ lành nghề, sự
phức tạp của lao động và mức độ sử dụng năng lực trí óc của họ tăng lên. Tất cả
những điều đó không thể không ảnh hưởng đến giá trị sức lao động, không thể
không dẫn đến sự khác biệt của giá trị sức lao động theo ngành và theo lĩnh vực
của nền kinh tế, nhưng chúng bị che lấp đằng sau đại lượng trung bình của giá trị
sức lao động.
• Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu
dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân. Quá trình đó là
quá trình sản xuất ra một loạt hàng hoá nào đó; đồng thời là quá trình tạo ra giá trị
mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hoá sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là
giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt. Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hoá
sức lao động có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo
ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đó là chìa khoá để giải thích mâu
thuẫn của công thức chung của tư bản.
7.Khái niệm giá trị thặng dư .
Gía trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới do công nhân tạo ra bị nhà tư bản
chiếm đoạt
Ví dụ: để sx 10 kg sợi cần 10 kg bông giá 10 $
Cần 6 giờ lao động 3 $
Cần 6 giờ khấu hao máy móc 2 $
Giả định 6 giờ lao động ở trên là lao động tất yếu, nghĩa là chưa có bóc lột giá trị
thặng dư, muốn có giá trị thặng dư nhà tư bản phải kéo dài thời gian lao động vượt
qua lao động tất yếu, giả định tỷ suất giá trị thặng dư là 100%, người công nhân
phải lao động thêm 6 giờ nữa để tạo ra cho nhà tư bản 3 đô la giá trị thặng dư.
Tổng chi phí để sx 20 kg sợi là 27 đô la nếu nhà tư bản bán đúng giá trị của 20 kg
sợi là 30 đô la, sẽ thu được 3 đô la lợi nhuận, đó chính là 6 giờ lao động của công
nhân không được trả công
Vậy, Tổng giá trị sản xuất trong ngày của công nhân 30USD
Tổng chi phí sản xuất 15+12= 27USD
9
Giá trị thặng dư: m = 3 USD
*So sánh giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối
Trình bày 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Vì sao nói giá trị thặng dư siêu
ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối?
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, vì vậy, các nhà
cittư bản dùng nhiều phương pháp để tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư.
Khái quát có hai phương pháp để đạt được mục đích đó là sản xuất giá trị thặng dư
tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
a) Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn
thấp, tiến bộ chậm chạp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài
ngày lao động của công nhân.
Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng cách kéo dài ngày lao động trong điều kiện
thời gian lao động tất yếu không thay đổi, nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng
dư gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối.
Các nhà tư bản tìm mọi cách kéo dài ngày lao động, nhưng ngày lao động có
những giới hạn nhất định. Giới hạn trên của ngày lao động do thể chất và tinh thần
của người lao động quyết định. Vì công nhân phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi,
giải trí để phục hồi sức khoẻ. Việc kéo dài ngày lao động còn vấp phải sự phản
kháng của giai cấp công nhân. Còn giới hạn dưới của ngày lao động không thể
bằng thời gian lao động tất yếu, tức là thời gian lao động thặng dư bằng không.
Như vậy, về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu,
nhưng không thể vượt quá giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động.
Trong phạm vi giới hạn nói trên, độ dài của ngày lao động là một đại lượng không
cố định và có nhiều mức khác nhau. Độ dài cụ thể của ngày lao động do cuộc đấu
tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trên cơ sở tương quan lực lượng
quyết định. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi ngày lao động tiêu chuẩn,
ngày làm 8 giờ đã kéo dài hàng thế kỷ.
10
b) Sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động
và vấp phải cuộc đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân. Mặt khác,
khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, kỹ
thuật đã tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tư
bản chuyển sang phương thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, bóc
lột giá trị thặng dư tương đối.
Giá trị thặng dư được tạo ra bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong
điều kiện độ dài của ngày lao động không đổi, nhờ đó kéo dài tương ứng thời gian
lao động thặng dư, được gọi là giá trị thặng dư tương đối.
Làm thế nào để có thể rút ngắn được thời gian lao động tất yếu? Thời gian lao
động tất yếu có quan hệ với giá trị sức lao động. Muốn rút ngắn thời gian lao động
tất yếu phải giảm giá trị sức lao động. Muốn hạ thấp giá trị sức lao động phải giảm
giá trị những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân. Điều đó chỉ
có thể thực hiện được bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất
ra những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân hay tăng năng
suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra những tư
liệu sinh hoạt đó.
Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là
phương pháp chủ yếu, thì đến giai đoạn tiếp sau, khi kỹ thuật phát triển, sản xuất
giá trị thặng dư tương đối là phương pháp chủ yếu. Lịch sử phát triển của lực
lượng sản xuất và của năng suất lao động xã hội dưới chủ nghĩa tư bản đã trải qua
ba giai đoạn: hợp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí, đó
cũng là quá trình nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư tương đối.
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản sử dụng kết
hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong quá trình phát
triển của chủ nghĩa tư bản. Dưới chủ nghĩa tư bản, việc áp dụng máy móc không
phải là để giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân, mà trái lại tạo điều kiện để
tăng cường độ lao động. Ngày nay, việc tự động hoá sản xuất làm cho cường độ
lao động tăng lên, nhưng dưới hình thức mới, sự căng thẳng của thần kinh thay thế
cho cường độ lao động cơ bắp.
11
Giá trị thặng dư siêu ngạch
Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt
nhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giảm giá trị cá biệt
của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá, nhờ đó thu được giá trị thặng dư
siêu ngạch.
Xét từng trường hợp, thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, xuất
hiện và mất đi. Nhưng xét toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch là
hiện tượng tồn tại thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát
vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ
thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho năng suất lao động xã
hội tăng lên nhanh chóng. C. Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến
tướng của giá trị thặng dư tương đối, vì giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng
dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động (mặc dù một bên là dựa
vào tăng năng suất lao động cá biệt, còn một bên dựa vào tăng năng suất lao động
xã hội).
Sự khác nhau giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối còn thể
hiện ở chỗ giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản thu được.
Xét về mặt đó, nó thể hiện quan hệ bóc lột của toàn bộ giai cấp tư sản đối với toàn
bộ giai cấp công nhân làm thuê. Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ do một số các nhà
tư bản có kỹ thuật tiên tiến thu được. Xét về mặt đó, nó không chỉ biểu hiện mối
quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê, mà còn trực tiếp biểu hiện mối quan hệ
cạnh tranh giữa các nhà tư bản.
Từ đó, ta thấy rằng giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất
thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất,
hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm
giá trị của hàng hóa.
8.
Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Mục đích lưu thông tư bản là sự lớn lên
của giá trị, là giá trị thặng dư, nên sự vận động của tư bản là không có giới hạn, vì
sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn.
12
Đây là một định nghĩa rất chung về tư bản, nó bao trùm cả tư bản cổ xưa lẫn tư bản
hiện đại. Nhưng sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, có thể định
nghĩa chính xác tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công
nhân làm thuê. Như vậy bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội mà
trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo
ra .
Tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị
thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó, vì nó chính
là bộ phận tư bản đã lớn lên.
Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động thể hiện trong hàng hoá đã giúp C.Mác
xác định sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến. C.Mác là người đầu
tiên chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Sự phân chia đó dựa vào
vai trò khác nhau của các bộ phận của tư bản trong quá trình sản xuất giá trị thặng
dư, do đó nó vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chỉ có lao động của
công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
*Vai trò của tư bản khả biến và tư bản bất biến trong quá trình sản xuất giá trị
thặng dư:
Nếu căn cứ vào hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá thì tư bản sản xuất được
phân thành tư bản bất biến và tư bản khả biến.
- Tư bản bất biến là bộ phận tư bản dùng để mua tư liệu sản xuất, trong quá
trình sản xuất không hề thay đổi về lượng (C)
- Tư bản khả biến là bộ phận tư bản để thuê công nhân, từ một lượng bất
biến, trong quá trình sản xuất tăng thêm về lượng (V).
Mục đích phân chia thành Tư bản bất biến và tư bản khả biến là nhằm vạch rõ
nguồn gốc thật sự của m là do V sinh ra còn C là điều kiện cần thiết để sản xuất ra
m
9. Quy luật giá trị thặng dư
Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản vì theo
kinh tế chính trị Mácxit nó quy định bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa,
chi phối mọi mặt đời sống kinh tế của xã hội tư bản. Không có sản xuất giá trị
13
thặng dư thì không có chủ nghĩa tư bản. Theo Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư, đó
là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở đâu có sản xuất
giá trị thặng dư thì ở đó có chủ nghĩa tư bản, ngược lại, ở đâu có chủ nghĩa tư bản
thì ở đó có sản xuất giá trị thặng dư. Lênin gọi quy luật giá trị thặng dư là quy luật
kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.
Sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động lực thường
xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là nhân tố đảm bảo sự tồn tại, thúc đẩy sự
vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản đồng thời nó làm cho mọi mâu thuẫn của
chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc.
Quy luật giá trị thặng dư là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản:
Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động
Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.
Quy luật giá trị thặng dư đứng đằng sau cạnh tranh tư bản chủ nghĩa. Với mục đích
là thu được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư, các nhà tư bản cạnh tranh với
nhau, tiêu diệt lẫn nhau để có được quy mô giá trị thặng dư lớn hơn, tỉ suất giá trị
thặng dư cao hơn.
Để sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản ra sức áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, cải tiến sản xuất. Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
mạnh mẽ, nền sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao, mâu thuẫn giữa tính
chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày
càng gay gắt.
10.Tích lũy tư bản là gì? Trình bày thực chất của tích lũy tư bản và nhân tố
làm tăng tích lũy tư bản.
Việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay sự chuyển hoá giá trị thặng dư trở lại
thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản. Như vậy, thực chất của tích luỹ tư bản là tư bản
hoá giá trị thặng dư. Nói một cách cụ thể, tích luỹ tư bản là tái sản xuất ra tư bản
với quy mô ngày càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hoá thành tư
bản được là vì giá trị thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới.
Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản
14
Tái sản xuất giản đơn không phải là hình thái điển hình của chủ nghĩa tư bản, mà
hình thái tái sản xuất điển hình của nó là tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất mở
rộng tư bản chủ nghĩa là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô lớn hơn trước, với
một tư bản lớn hơn trước. Muốn vậy, phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành
tư bản phụ thêm.
Việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay sự chuyển hoá giá trị thặng dư trở lại
thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản. Như vậy, thực chất của tích luỹ tư bản là tư bản
hoá giá trị thặng dư. Nói một cách cụ thể, tích luỹ tư bản là tái sản xuất ra tư bản
với quy mô ngày càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hoá thành tư
bản được là vì giá trị thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới.
Có thể minh hoạ tích luỹ và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa bằng ví dụ: năm
thứ nhất quy mô sản xuất là 80c + 20v + 20m. Giả định 20m không bị nhà tư bản
tiêu dùng tất cả cho cá nhân, mà được phân thành 10m dùng để tích luỹ và 10 m
dành cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Phần 10 m dùng để tích luỹ được phân
thành 8c + 2v, khi đó quy mô sản xuất của năm sau sẽ là 88c + 22v + 22m (nếu m
vẫn như cũ). Như vậy, vào năm thứ hai, quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến
đều tăng lên, giá trị thặng dư cũng tăng lên tương ứng.
Nghiên cứu tích luỹ và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa cho phép rút ra
những kết luận vạch rõ hơn bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa:
Một là, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư và tư bản tích luỹ
chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. C.Mác nói rằng, tư bản ứng trước
chỉ là một giọt nước trong dòng sông của tích luỹ mà thôi. Trong quá trình tái sản
xuất, lãi (m) cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của
công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính người công
nhân.
Hai là, quá trình tích luỹ đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hoá biến
thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Trong sản xuất hàng hoá giản đơn, sự
trao đổi giữa những người sản xuất hàng hoá theo nguyên tắc ngang giá về cơ bản
không dẫn tới người này chiếm đoạt lao động không công của người kia. Trái lại,
nền sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm
đoạt một phần lao động của công nhân, mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động
không công đó. Nhưng điều đó không vi phạm quy luật giá trị.
15
Động cơ thúc đẩy tích luỹ và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế tuyệt đối của
chủ nghĩa tư bản - quy luật giá trị thặng dư, quy luật này chỉ rõ mục đích sản xuất
của nhà tư bản là giá trị và sự tăng thêm giá trị. Để thực hiện mục đích đó, các nhà
tư bản không ngừng tích luỹ để mở rộng sản xuất, xem đó là phương tiện căn bản
để tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.
Mặt khác, cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải không ngừng làm cho tư bản của
mình tăng lên bằng cách tăng nhanh tư bản tích luỹ.
Những nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ tư bản
Với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô của tích luỹ tư bản phụ
thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành quỹ tích luỹ và quỹ
tiêu dùng của nhà tư bản, nhưng nếu tỷ lệ phân chia đó đã được xác định, thì quy
mô của tích luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Do đó những
nhân tố ảnh hưởng tới khối lượng giá trị thặng dư cũng chính là nhân tố quyết định
quy mô của tích luỹ tư bản. Những nhân tố đó là:
a) Trình độ bóc lột sức lao động
Các nhà tư bản nâng cao trình độ bóc lột sức lao động bằng cách cắt xén vào tiền
công. Khi nghiên cứu sự sản xuất giá trị thặng dư, C.Mác giả định rằng sự trao đổi
giữa công nhân và nhà tư bản là sự trao đổi ngang giá, tức là tiền công bằng giá trị
sức lao động. Nhưng trong thực tế, công nhân không chỉ bị nhà tư bản chiếm đoạt
lao động thặng dư, mà còn bị chiếm đoạt một phần lao động tất yếu, tức cắt xén
tiền công, để tăng tích luỹ tư bản.
Các nhà tư bản còn nâng cao trình độ bóc lột sức lao động bằng cách tăng cường
độ lao động và kéo dài ngày lao động để tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhờ đó
tăng tích luỹ tư bản. Cái lợi ở đây còn thể hiện ở chỗ nhà tư bản không cần ứng
thêm tư bản để mua thêm máy móc, thiết bị mà chỉ cần ứng tư bản để mua thêm
nguyên liệu là có thể tăng được khối lượng sản xuất, tận dụng được công suất của
máy móc, thiết bị, nên giảm được hao mòn vô hình và chi phí bảo quản của máy
móc, thiết bị.
b) Trình độ năng suất lao động xã hội
16
Nếu năng suất lao động xã hội tăng lên, thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu
dùng giảm xuống. Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích luỹ tư bản: một là, với
khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích luỹ có thể tăng lên,
nhưng tiêu dùng của các nhà tư bản không giảm, thậm chí có thể cao hơn trước; hai
là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ có thể chuyển hoá thành
một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm lớn hơn trước.
Do đó, quy mô của tích luỹ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư
được tích luỹ, mà còn phụ thuộc vào khối lượng hiện vật do khối lượng giá trị
thặng dư đó có thể chuyển hoá thành. Như vậy năng suất lao động xã hội tăng lên
sẽ có thêm những yếu tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành tư bản mới, nên
làm tăng quy mô của tích luỹ. Nếu năng suất lao động cao, thì lao động sống sử
dụng được nhiều lao động quá khứ hơn, lao động quá khứ đó lại tái hiện dưới hình
thái có ích mới, được sử dụng làm chức năng của tư bản ngày càng nhiều, do đó
cũng làm tăng quy mô của tích luỹ tư bản.
c) Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng
Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ vào
quá trình sản xuất, nhưng chúng chỉ hao mòn dần, do đó giá trị của chúng được
chuyển dần từng phần vào sản phẩm. Vì vậy có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng
và tư bản tiêu dùng. Mặc dù đã mất dần giá trị như vậy, nhưng trong suốt thời gian
hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị. Do đó, nếu không kể
đến phần giá trị của máy móc chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian, thì máy
móc phục vụ không công chẳng khác gì lực lượng tự nhiên. Máy móc, thiết bị càng
hiện đại, thì sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, do đó
sự phục vụ không công của máy móc càng lớn, tư bản lợi dụng được những thành
tựu của lao động quá khứ càng nhiều. Sự phục vụ không công đó của lao động quá
khứ là nhờ lao động sống nắm lấy và làm cho chúng hoạt động. Chúng được tích
luỹ lại cùng với quy mô ngày càng tăng của tích luỹ tư bản.
d) Quy mô của tư bản ứng trước
Với trình độ bóc lột không thay đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do khối lượng
tư bản khả biến quyết định. Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư
bản khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, do đó
tạo điều kiện tăng thêm quy mô của tích luỹ tư bản.
17
Từ sự nghiên cứu bốn nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ tư bản có thể rút ra
nhận xét chung là để tăng quy mô tích luỹ tư bản, cần khai thác tốt nhất lực lượng
lao động xã hội, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để công suất của máy móc,
thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư ban đầu.
11. Tư bản cố định và tư bản lưu động.
Tư bản sản xuất bao gồm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có thời gian chu chuyển
khác nhau – thông thường tư bản cố định chu chuyển chậm, tư bản lưu động chu
chuyển nhanh hơn. Vậy phải nghiên cứu 2 bộ phận của tư bản:
* Tư bản cố định
- Tư bản cố định là một bộ phận của tư bản sản xuất, tồn tại dưới hình thái đất đai,
máy móc, nhà xưởng tham gia vào quá trình sản xuất nhưng không chuyển hết giá
trị một lần vào sản phẩm mà chuyển từng phần giá trị vào sản phẩm.
Ví dụ: 1 máy giá 10 triệu sử dụng 10 năm, mỗi năm sản xuất 100 sản phẩm. Vậy
mỗi năm chuyển 1/10 = 1 triệu đồng
Một sản phẩm chuyển 1.000.000đ:100 = 10.000đ
- Quá trình sử dụng tư bản cố định có 2 hình thức hao mòn: hao mòn hữu hình và
hao mòn vô hình.
+ Hao mòn hữu hình là hao mòn do sử dụng, do thời tiết làm máy móc hư hỏng.
+ Hao mòn vô hình là hao mòn về giá trị do tiến bộ của khoa học công nghệ làm
cho năng suất lao động ngày càng cao, giá cả ngày càng rẻ.
Ví dụ: 1 máy 10 triệu, thời hạn sử dụng là 10 năm, mỗi năm hao mòn 10%
Sau 3 năm sử dụng giá trị còn 70% = 7 triệu.
Nhưng trên thị trường ra đời 1 loại máy mới tốt hơn, rẻ hơn giá 8 triệu.
Vậy máy cũ sẽ đáng bao nhiêu: 8 * 70% = 5,6 triệu (thực tế sẽ thâp hơn).
Phải lập quỹ khấu hao tài sản – phải khấu hao nhanh, phải sản xuất hết công suất,
phải sản xuất 3 ca, phải tăng tỷ suất khấu hao.
* Tư bản lưu động
18
- Tư bản lưu động là bộ phận của tư bản tồn tại dưới hình thái nguyên liệu, nhiên
liệu, tiền công lao động. Tư bản lưu động tham gia vào quá trình sản xuất và được
hoàn lại giá trị sau khi hàng hóa bán xong.
- Đặc điểm của tư bản lưu động là chu chuyển nhanh về giá trị. Nếu như tư bản cố
định chu chuyển được 1 vòng thì tư bản lưu động chu chuyển được nhiều vòng.
Ví dụ: 1 máy 10 triệu, sử dụng trong 10 năm thì 10 năm mới chu chuyển được 1
vòng, còn 10 triệu tiền trả lương 10 năm đã chu chuyển được: 10 x 12 tháng = 120
vòng.
12. Quá trình chuyển từ cạnh tranh tự do sang độc quyền:
Từ cuối thế kỷ 19 diễn ra quá trình chuyển từ cạnh tranh tự do sang độc
quyền, quá trình này diễn ra có tính quy luật:
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của cách mạng khoa
học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư bản, dẫn đến tích tụ tập
trung sản xuất, sản xuất tập trung vào các xí nghiệp qui mô lớn.
- Tác động của các qui luật kinh tế của CNTB đã thúc đẩy mạnh mẽ quá
trình tập trung sản xuất:
+ Trước hết là qui luật kinh tế cơ bản (sản xuất giá trị thặng dư), để đạt mục
đích sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản thì các nhà tư bản
phải không ngừng tích lũy mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, nâng cao trình độ
bóc lột.
+ Tác động của quy luật cạnh tranh để giành lợi thế trong cạnh tranh thì từng
nhà tư bản không ngừng tích lũy, mở rộng sản xuất, sản xuất quy mô lớn có lợi thế
trong cạnh tranh.
- Cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, hàng loạt xí nghiệp nhỏ bị xí nghiệp
lớn thôn tính, một số các xí nghiệp nhỏ dưới áp lực của cạnh tranh tự nguyện sáp
nhập lại thành xí nghiệp lớn, chính cạnh tranh đã đẩy mạnh quá trình tập trung sản
xuất.
19
- Khủng hoảng kinh tế nỗ ra, hàng loạt các xí nghiệp nhỏ bị phá sản, một số
xí nghiệp thoát ra khỏi khủng hoảng thì tiến hành đổi mới trang thiết bị, máy móc,
sử dụng máy móc hiện đại hơn, do đó dẫn đến sản xuất tập trung.
- Hệ thống tín dụng phát triển tạo điều kiện di chuyển tư bản và tập trung tư
bản, dẫn đến tập trung sản xuất.
Khi sản xuất tập trung đến trình độ nhất định thì dẫn thẳng đến độc quyền và
sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
13.Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
a) 5 Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền: Lê Nin nghiên cứu chủ nghĩa tư
bản độc quyền khái quát 5 đặc điểm sau đây:
a1) Tích tụ tập trung sản xuất và sự hình thành độc quyền:
- Cạnh tranh thúc đẩy tích tụ tập trung tự bản dẫn đến tập trung sản xuất, sản
xuất tập trung được biểu hiện là:
+ Số lượng công nhân trong các xí nghiệp quy mô lớn chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng lực lượng lao động xã hội, số lượng sản phẩm sản xuất ra trong các xí
nghiệp qui mô lớn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩn xã hội.
+ Sản xuất tập trung vào một số xí nghiệp quy mô lớn thì chúng có khuynh
hướng liên minh thỏa thuận với nhau, dẫn đến hình thành tổ chức độc quyền.
* Vậy: Tổ chức độc quyền là liên minh các xí nghiệp qui mô lớn nắm trong tay hầu
hết việc sản xuất và tiêu thụ một hoặc một số loại sản phẩm, chúng có thể quyết
định được giá cả độc quyền nhằm thu được lợi nhuận độc quyền cao.
- Quá trình hình thành của độc quyền diễn ra từ thấp đến cao, từ lưu thông
đến sản xuất và tái sản xuất, cụ thể:
+ Cácten là hình thức độc quyền trong lưu thông ở trình độ thấp nó quyết
định về mặt hàng và giá cả.
+ Xanhdica là hình thức độc quyền trong lưu thông ở trình độ cao hơn
Cácten, nó quyết định về mặt hàng , giá cả và thị phần
20
+ Tơ rơt là hình thức độc quyền sản xuất, nó quyết định ngành hàng, qui mô đầu
tư.
+ Congsoocion là hình thức độc quyền liên ngành tái sản xuất từ cung ứng vật tư -
sản xuất - tiêu thụ.
a2) Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính:
- Sự hình thành độc quyền trong ngân hàng và vai trò mới của Ngân hàng:
Cùng với sự hình thành độc quyền trong công nghiệp thì trong ngân hàng cũng
diễn ra cạnh tranh quyết liệt, hàng loạt ngân hàng nhỏ bị các ngân hàng lớn thôn
tính, một số ngân hàng nhỏ tự nguyện sáp nhập lại thành ngân hàng lớn, một số
ngân hàng lớn thì có xu hướng liên minh, thỏa thuận với nhau hình thành độc
quyền trong ngân hàng.
Khi độc quyền trong ngân hàng ra đời thì ngân hàng có một vai trò mới, thể
hiện: Giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp thâm nhập vào nhau thông qua
chế độ tham dự bằng việc mua cổ phiếu để các công ty cử người vào HĐQT của
ngân hàng, giám sát hoạt động của ngân hàng và ngược lại thì ngân hàng cử người
vào HĐQT của các công ty.
Sự dung nhập giữa tư bản ngân hàng vàtư bản công nghiệp bằng cách trên
làm xuất hiện một loại tư bản mới gọi là tư bản tài chính.
- Tư bản tài chính và đại diện cho nó là bọn đầu sỏ tài chính, chúng lũng
đoạn cả về kinh tế và chính trị:
+ Về kinh tế: Bằng cổ phiếu khống chế để nắm công ty mẹ, chi phối các
công ty con, các chi nhánh.
+ Về xã hội: Bằng sức ép tập đoàn để nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ
máy nhà nước.
a3) Xuất khẩu tư bản:
Xuất khẩu tư bản là đưa tư bản ra nước ngoài để kinh doanh nhằm thu lợi
nhuận cao:
- Trong giai đoạn cạnh tranh tự do, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản hàng
hóa, tức là đưa hàng ra nước ngoài để thực hiện giá trị.
21
- Trong giai đoạn độc quyền, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản hoạt động
từ những nước phát triển đến những nước đang phát triển hoặc kém phát triển ở
những quốc gia nhân công, nguyên liệu rẻ, hậu quả xuất khẩu tư bản là dẫn đến
nền kinh tế phụ thuộc, cạn kiệt tài nguyên.
a4) Sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế và phân chia ảnh hưởng kinh tế:
Xu hướng tòan cầu hóa diễn ra cạnh tranh quyết liệt, cạnh tranh giữa các
quốc gia, các tập đoàn, dẫn đến hình thành các liên minh kinh tế quốc tế rất đa
dạng (liên minh về thương mại, thuế quan, sản xuất,…)
Các liên minh này phân chia nhau khu vực ảnh hưởng kinh tế.
a5) Các cường quốc phân chia lãnh thổ thế giới:
- Do sự hoạt động của quy luật phát triển không đều trong giai đoạn độc
quyền thì một nước đang phát triển có thể đuổi kịp, vượt một nước đã phát triển.
- Sự phát triển không đều về kinh tế dẫn đến không đều về quân sự, chính trị
làm thay đổi tương quan lực lượng và đòi phân chia lại lãnh thổ thế giới dẫn đến
xung đột quân sự để chia lại lãnh thổ thế giới, đó là nguyên nhân dẫn đến 2 cuộc
chiến tranh thế giới (14-18 và 39-45)
b) Biểu hiện sự hoạt động của qui luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong hai
giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa:
b1) Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa:
- Nội dung, yêu cầu của quy luật giá trị…
- Biểu hiện sự hoạt động quy luật giá trị qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn tự do cạnh tranh biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất…
+ Trong giai đoạn độc quyền biểu hiện thành giá cả độc quyền
Giá cả độc quyền = K + Lợi nhuận độc quyền
Lợi nhuận độc quyền = Lợi nhuận bình quân + Lợi nhuận siêu ngạch
Lợi nhuận siêu ngạch thu được là do địa vị độc quyền mang lại
22
Do điều kiện độc quyền có thể quyết định giá cả độc quyền, có giá cả độc
quyền cao khi bán hàng, giá cả độc quyền thấp khi mua hàng.
b2) Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB là quy luật giá trị thặng dư
- Nội dung của quy luật giá trị thặng dư…
- Biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị thặng dư qua 2 giai đoạn CNTB:
+ Giai đoạn tự do cạnh tranh biểu hiện thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân
và lợi nhuận bình quân…
+ Trong giai đoạn độc quyền biểu hiện thành lợi nhuận độc quyền cao: Do
địa vị độc quyền quyết định giá cả độc quyền, thu được lợi nhuận độc quyền cao.
Xét về nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận độc quyền đó là lao động thặng
dư của công nhân trong xí nghiệp độc quyền, không độc quyền và cả nhân dân lao
động các nước thuộc địa.
*Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
a) Nguyên nhân ra đời, bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
a1) Nguyên nhân ra đời và phát triển chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đã xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 đầu thế
kỷ 20 ở một số nước Tây Âu có nền kinh tế phát triển và nó phát triển nhanh chóng
trở thành phổ biên từ sau thế chiến thứ hai.
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ngày càng làm tăng thêm tính chất gay
gắt các mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản mà trước hết là mâu thuẫn cơ bản
của chủ nghĩa tư bản (Lực lượng sản xuất xã hội hóa với chế độ tư hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa). Do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội hóa tất yếu đòi
hỏi một hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phù hợp
với nó vì vậy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được điều chỉnh đó là hình thức sở
hữu của Nhà nước tư bản chủ nghĩa.
- Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại,
công nghệ mới làm xuất hiện những ngành nghề mới, đã làm đảo lộn cơ cấu kinh
tế truyền thống để tái cơ cấu kinh tế thì cần phải có một lượng tư bản khổng lồ đầu
23
tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường xá, viễn thông,…) vì vậy
cần có sự đầu tư của tư bản nhà nước.
- Sự phát triển của sản xuất xã hội hóa dựa trên cơ sở phân công chuyên môn
hóa và tiến bộ khoa học kỹ thuật tất yếu đòi hỏi cần có sự phối hợp các hoạt động
chung có tính xã hội. Nhà nước nhân danh xã hội điều phối, kiểm soát các quá
trình trên (với tư cách người nhạc trưởng).
- Xu thế quốc tế hóa và hội nhập kinh tế thế giới: Cạnh tranh quốc tế diễn ra
để giành nơi đầu tư, thị trường,…khi bành trướng thế lực ra nước ngoài thì vấp
phải hàng rào lợi ích quốc gia vì vậy nhà nước phải can thiệp để điều hòa lợi ích.
14.Phân tích nguyên nhân ra đời, bản chất Chủ nghĩa Tư bản độc quyền nhà
nước, và những biểu hiện chủ yếu.
1. Nguyên nhân hình thành và phát triển chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Đầu thế kỷ XX, V.I. Lênin đã chỉ rõ: Chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành
chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là khuynh hướng tất yếu. Nhưng chỉ đến
những năm 50 của thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước mới trở thành
một thực thể rõ ràng và là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ra đời do những nguyên nhân chủ yếu sau
đây:
Một là: tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng
cao, do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với
sản xuất và phân phối, một sự kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm. Nói cách
khác, sự phát triển hơn nữa của trình độ xã hội hoá lực lượng sản xuất đã dẫn đến
yêu cầu khách quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn bộ xã hội quản lý nền sản
xuất. Lực lượng sản xuất xã hội hoá ngày càng cao càng mâu thuẫn gay gắt với
hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, do đó tất yếu đòi hỏi một hình thức
mới của quan hệ sản xuất để lực lượng sản xuất có thể tiếp tục phát triển trong điều
kiện còn sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. Hình thức mới đó là chủ nghĩa tư bản
độc quyền nhà nước.
Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành
mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh
24
vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ
tầng như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản...
Nhà nước tư sản trong khi đảm nhiệm kinh doanh các ngành đó, tạo điều kiện cho
các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn.
Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư
sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chính sách
để xoa dịu những mâu thuẫn đó như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc
dân, phát triển phúc lợi xã hội...
Bốn là, cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các
liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột
lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều
tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế, trong đó không thể thiếu vai trò của
nhà nước.
Ngoài ra, việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới, cuộc đấu tranh với chủ nghĩa xã
hội hiện thực và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
cũng đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đời sống kinh tế.
b) Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc
quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế
thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ
nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư
bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Nó là sự thống nhất của ba quá trình gắn bó
chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp
của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh
của nhà nước trong một cơ chế thống nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc vào các
tổ chức độc quyền.
V.I. Lênin chỉ ra rằng: "Bọn đầu sỏ tài chính dùng một mạng lưới dày đặc những
quan hệ lệ thuộc để bao trùm hết thảy các thiết chế kinh tế và chính trị... đó là biểu
hiện rõ rệt nhất của sự độc quyền ấy"1. Trong cơ cấu của chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước, nhà nước đã trở thành một tập thể tư bản khổng lồ. Nó cũng là
25
chủ sở hữu những xí nghiệp, cũng tiến hành kinh doanh, bóc lột lao động làm thuê
như một nhà tư bản thông thường. Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ: ngoài chức năng
một nhà tư bản thông thường, nhà nước còn có chức năng chính trị và các công cụ
trấn áp xã hội như quân đội, cảnh sát, nhà tù... Ph. Ăngghen cũng cho rằng nhà
nước đó vẫn là nhà nước của các nhà tư bản, là nhà tư bản tập thể lý tưởng và nhà
nước ấy càng chuyển nhiều lực lượng sản xuất thành tài sản của nó bao nhiêu thì
nó lại càng biến thành nhà tư bản tập thể thực sự bấy nhiêu.
Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị,
xã hội chứ không phải là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa
tư bản.
Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với xã hội mà nó thống
trị, song ở mỗi chế độ xã hội, vai trò kinh tế của nhà nước có sự biến đổi thích hợp
đối với xã hội đó. Các nhà nước trước chủ nghĩa tư bản chủ yếu can thiệp bằng bạo
lực và theo lối cưỡng bức siêu kinh tế. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh
tranh, nhà nước tư sản ở bên trên, bên ngoài quá trình kinh tế, vai trò của nhà nước
chỉ dừng lại ở việc điều tiết bằng thuế và pháp luật. Ngày nay vai trò của nhà nước
tư sản đã có sự biến đổi, không chỉ can thiệp vào nền sản xuất xã hội bằng thuế,
luật pháp mà còn có vai trò tổ chức và quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế
nhà nước, điều tiết bằng các biện pháp đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của quá
trình tái sản xuất: sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng. Chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản thích nghi
với điều kiện lịch sử mới.
2. Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
a.Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước.
- Các tổ chức độc quyền thành lập các đảng phái chính trị rồi cử người vào nắm
giữ các vị trí quan trọng của nhà nước - từ đó đề ra các chính sách có lợi cho tư bản
độc quyền.
- Nhà nước tài trợ, đỡ đầu cho các tổ chức độc quyền, cử người tham gia các tổ
chức độc quyền.Hôm nay là chủ ngân hàng ngày mai là bộ trưởng và ngược lại.
b. Hình thành sở hữu nhà nước bằng cách:
26
- Xây dựng các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
- Quốc hữu hoá các doanh nghiệp tư nhân.
- Nhà nước mua cổ phiếu của các doanh nghiệp tư nhân.
- Nhà nước ký các hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp tư nhân.
c. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản .
- Kế hoạch ;ngân sách nhà nước;chính sách thuế;chính sách tín dụng;vai trò
doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ ở Mỹ vai trò của cục dự trữ liên bang (FED) là rất
lớn.
Tóm lại: Nhà nước điều tiết kinh tế bằng:Tác động vào các quy luật thị trường; Tác
động vào kinh tế tư nhân;Tác động vào các doanh nghiệp nhà nước để định hướng
các mục tiêu.
16. *Giai cấp công nhân:
Giai cấp công nhân hay giai cấp vô sản, theo Karl Marx là giai cấp của những
người công nhân và người lao động phải bán sức lao động để đổi lấy tiền lương và
họ không phải là chủ sở hữu của phương tiện sản xuất. Cũng theo Marx, giai cấp
công nhân là giai cấp tạo ra các giá trị thặng dư và sự giàu có cho xã hội. Ngày
nay, đây là giai cấp lao động sản xuất ra của cải vật chất trong lĩnh vực công
nghiệp với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại. Sản phẩm thặng dư
do họ làm ra là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển xã hội.
*Nội dung của sứ mệnh lịch sử:
Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại ,lực lượng đại biểu
cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ ,cho xu hướng phát triển của
phương thức sản xuất tương lai;do vậy,về mặt khách quan nó là gia cấp có sứ mệnh
lịch sử lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản,xóa bỏ chế độ
áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới-xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Để thực hiện được sứ mệnh của mình,giai cấp công nhân nhất định phải tập hợp
được những tầng lớp nhân dân lao động xung quanh nó,tiến hành các cuộc đấu
tranh cách mạng xóa bỏ chế độ cũ và xây dựng chế độ mới về mọi mặt kinh
tế,chính trị,văn hóa,tư tưởng.
27
*
*Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Luận thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được C. Mác và Ph. Ăng
ghen trình bày sâu sắc trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Trong tác phẩm này
các ông đã chỉ rõ các điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân.
- Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan, giai cấp công nhân là giai cấp gắn với lực
lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới chủ nghĩa tư bản. Và, với tính cách như vậy, nó
là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sau khi giành
chính quyền, giai cấp công nhân, đại biểu cho sự tiến bộ của lịch sử, là người duy
nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Luận thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được C. Mác và Ph. Ăng
ghen trình bày sâu sắc trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Trong tác phẩm này
các ông đã chỉ rõ các điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân.
- Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, được rèn
luyện trong nền sản xuất công nghiệp tiến bộ, đoàn kết và tổ chức lại thành một lực
lượng xã hội hùng mạnh. Bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nặng nề, họ là giai cấp
trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản, và xét về bản chất họ là giai cấp cách mạng
triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa. Điều kiện sinh hoạt
khách quan của họ quy định rằng, họ chỉ có thể tự giải phóng bằng cách giải phóng
toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, họ không mất
gì ngoài xiềng xích và được cả thế giới về mình.
- Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến cho giai cấp công nhân trở
thành giai cấp cách mạng triệt để nhất mà còn tạo cho họ khả năng làm việc đó. Đó
là khả năng đoàn kết thống nhất giai cấp, khả năng đạt tới sự giác ngộ về địa vị lịch
sử của khả năng hành động chính trị để từng bước đạt mục tiêu cách mạng. Đó là
khả năng đoàn kết các giai cấp khác trong cuộc đấu tranh chống tư bản. Đó là khả
năng đi đầu trong cuộc đấu tranh của toàn thể dân lao động và của dân tộc vì sự
28
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là khả năng đoàn kết toàn thể giai cấp vô
sản và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế theo chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Lịch sử thế giới đã chứng minh những kết luận C. Mác, Ph. ăngghen và V.I. Lênin
về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là đúng đắn. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân nhằm hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình không phải
diễn ra một cách bằng phẳng, thuận buồm xuôi gió.
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân tuy đang đứng trước những
thử thách hết sức nặng nề, nhưng xem xét toàn cảnh của sự phát triển xã hội, giai
cấp công nhân, lực lượng sản xuất tiến bộ vẫn đang chuẩn bị những tiền đề khách
quan cho thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình dù có trải qua những bước thăng
trầm, quanh co, nhưng nó vẫn tiếp tục diễn ra theo quy luật khách quan của lịch sử.
Đúng là ở những nước tư bản phát triển, đời sống của một bộ phận không nhỏ
trong giai cấp công nhân đã được cải thiện, có thu nhập cao; một bộ phận công
nhân ở các nước trên đã có mức sống "trung lưu hóa", song điều đó không có nghĩa
là công nhân ở các nước ấy không còn bị bóc lột hoặc bị bóc lột không đáng kể.
Một thực tế đã, đang và còn tồn tại ngày càng sâu sắc ở các nước tư bản phát triển,
đó là sự bất công, bất bình đẳng và thu nhập càng cách xa giữa giai cấp tư sản với
giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Dù có cố gắng tìm cách "thích nghi"
và mọi biện pháp xoa dịu nhưng giai cấp tư sản không thể khắc phục được mâu
thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Thực tế, cuộc đấu tranh của giai cấp công
nhân vẫn diễn ra ở các nước tư bản chủ nghĩa dưới nhiều hình thức phong phú, với
những nội dung khác nhau.
17.
*Quy luật ra đời của Đẳng cộng sản:
Tự bản than mình,giai cấp công nhân không thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử
cảu giai cấp công nhân là khách quan,song để biến khà năng khách quan thành
hiện thực thì phải thông qua những nhân tố chủ quan.Trong những nhân tố ấy việc
thành lập đảng cộng sản với lý luận tiên phong,trung thành với sự nghiệp lợi ích
giai cấp là nhân tố quyết định đảm bảo cho việc thực hiện sứ mệnh lịch sử thủ tiêu
chủ nghĩa tư bản,xây dựng CNXH,chủ nghĩa cộng sản.
29
2.1:khái niệm đảng cộng sản:
Đảng cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân.Nó là đội tiên phong,bộ tham
mưu chiến đấu,lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân,đại biểu trung thành cho lợi
ích giai cấp công nhân,của nhân dân lao động và của cả dân tộc.ĐCS bao gồm
những bộ phận tiên tiến của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao
động.Đảng cộng sản lấy chủ nghĩa mác leenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam cho hành động,lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ
bản của mình.
2.2 tính tất yếu ra đời của đảng cộng sản:
ĐCS ra đời là tất yếu lịch sử của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.
Bởi vì, khi chưa có ĐCS lãnh đạo, g/c công nhân chỉ có thể đấu tranh tự phát, đấu
tranh vì mục đích kinh tế, vì cơm ăn áo mặc, cải thiện sinh hoạt, chứ không phải
đấu tranh với tư cách là một giai cấp nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
Chỉ khi nào g/c công nhân đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lý luận khoa
học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin thì mới đưa cuộc đấu tranh tự phát
lên cuộc đấu tranh tự giác, đấu tranh chính trị, đấu tranh với tư cách là một g/c có
thể thực hiện sứ mệnh của mình. Muốn vậy, điều kiện quan trọng trược tiên là g/c
công nhân phải tự xây dựng lên chính Đảng chính trị của mình, đó là ĐCS.
2.4 Vai trò của ĐCS:
đảng cộng sản là nhân tố quyết định trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân.
Trong lịch sử không có giai cấp nào giành được địa vị thống trị,giữ vai trò lãnh
đạo xã hội mà khong tạo ra được trong hang ngũ của mình một đảng chính trị,lực
lượng tiên phong đểlãnh đạo toàn bộ cuộc đấu tranh.Trong cuộc đấu tranh chống
giai cấp tư sản,chừng nào và chỉ khi nào giai cấp công nhân tự tổ chức ra chính
đảng cảu mình để lãnh đạo cuộc đấu tranh thì mới đảm bảo giành được thắng lợi
trọn vẹn,hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình.Nếu không có chính đảng lãnh
đạo,giai capas công nhân chỉ có thể đấu tranh tự phát,đấu tranh vì mục đích kinh
tế,chứ không phải là cuộc đấu tranh tự giác,vì mục đích chính trị.Chính vì
vậy,đảng cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu đảm bảo cho giai cấp công nhân
hoàn thàng sứ mệnh lịch sử của mình.
30
Với 1 đảng cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của đảng chính là sự lãnh đạo
của giai cấp công nhân.Đảng với giai cấp thống nhất.,nhưng đảng có độ lý luận và
tổ chức cao nhất để lãnh đạo giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc thực hiện sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.Để làm tròn vai trò đó,đảng cộng sản phải là 1
đảng kiểu mới,một đảng macsxit-lêninnít .
18.
a.Khái niệm của Cách mạng xã hội chủ nghĩa:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ
nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa,trong cuộc cách mạng đó giai cấp công
nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động xây dựng một
xã hội công bằng,dân chủ,văn minh.
Theo nghĩa hẹp:cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị ,được
kết thúc bằng phần thắng thuộc về giai cấp công nhân để xây dựng một nhà nước
chuyên chính vô sản,nhà nước của giai cấp công nhân,nhân dân lao động.
Theo nghĩa rộng:cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm 2 thời kỳ:cách mạng về
chính trị như nghĩa hẹp.Và giai đoạn giai cấp công nhân xây dựng nhà nước mới về
mọi mặt kinh tế,văn hóa,xã hội...thay thế xã hội tư bản lỗi thời.
*Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa:
-Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của
quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời.Theo quy luật chung của sự phát triển trong xã
hội,lực lượng sản xuất không ngừng phát triển tới khi mâu thuẫn với quan hệ sản
xuất đã lỗi thời,kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất,đòi hỏi tiến hành một
cuộc cách mạng xã hội để xóa bỏ quan hệ sản xuất đã lỗi thời,thay thế bằng quan
hệ sản xuất mới mở đường cho lực lượng sản xuất mới phát triển.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa,lực lượng sản xuất ngày càng phát triển,ngày càng
có tính xã hội hóa cao,mâu thuẫn với quan hệ sản xuất có tính chất tư nhân tư bản
về tư liệu sản xuất.
-Sự nhận thức được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
19. 1. Quan niệm về xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
31
Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tổng kết thực tiễn quá trình
cách mạng Việt Nam, nhất là trong hai mươi năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã hình thành một quan niệm tổng quát về xã hội xã hội chủ nghĩa.
“Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã
hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có
nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc; conngười được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng
Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế
giới”.
Có thể xem đây là mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Những đặc trưng trong
mô hình vừa phản ánh tính phổ biến theo tinh thần học thuyết Mác-Lênin về xây
dựng chủ nghĩa xã hội, vừa thể hiện tính đặc thù của dân tộc, có tính đến các đặc
điểm của thời đại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu
sâu và cụ thể hoá.
19. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.1. Quan niệm về thời kỳ quá độ
Là thời kỳ đan xen giữa cái cũ và cái mới. Cái cũ đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu
diệt hoàn toàn, còn có điều kiện phục hồi trở lại. Cái mới thì mới ra đời chưa đủ
thực lực chiến thắng hoàn toàn cái cũ.
Bản chất nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tính đan xen
giữa cái cũ và cái mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tính chất cơ bản nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gay
go, phức tạp, lâu dài nhắc nhở chúng ta không được chủ quan, nóng vội, duy ý chí.
* Tính tất yếu khách quan
- Theo C.Mác, giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một
thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy
32
là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác
hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.
Kiểu quá độ của C.Mác là quá độ về chính trị. Quá độ trực tiếp chỉ cần thay đổi
kiến trúc thượng tầng của giai cấp tư sản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là có
ngay những điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Theo V.I. Lênin, về lý luận, không còn nghi ngờ gì nữa rằng giữa xã hội tư bản
chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa phải có một thời kỳ quá độ. Đó là thời kỳ đấu
tranh giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại và chủ nghĩa xã hội mới phát sinh.
Kiểu quá độ của V.I. Lênin là quá độ toàn diện, gián tiếp. Vì từ các nước thuộc địa
đi lên chủ nghĩa xã hội có xuất phát điểm thấp.
- Đảng Cộng sản Việt Nam: Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ sau Đại hội VI đã cụ thể hơn. Chia thời kỳ quá độ
thành nhiều chặng đường, nhiều khâu trung gian, nhiều bước quá độ; bắt đầu thời
kỳ quá độ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền bắt
tay xây dựng chế độ xã hội mới; nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ là
xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của nền công nghiệp cho chủ nghĩa xã hội nhằm
cải tạo nông nghiệp tức là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;
độ dài thời kỳ quá độ tùy thuộc vào việc thực hiện nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt
thời kỳ quá độ; kết thúc thời kỳ quá độ khi xây dựng xong cơ sở vật chất kĩ thuật
cho chủ nghĩa xã hội.
Phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản nước ta có nền công nghiệp phát triển theo
hướng hiện đại. Đến giữa thế kỷ XXI nước ta có nền công nghiệp hiện đại theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Xung quanh vấn đề “bỏ qua”
Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng bỏ qua phải có sự giúp đỡ của các nước tiên tiến đi
trước. Xung quanh vấn đề “bỏ qua” cần nhận thức đúng đắn và toàn diện đó là:
Bỏ qua cái gì? Bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa tức là bỏ qua quan hệ sản xuất,
kiến trúc thượng tầng.
Bỏ qua như thế nào? Bỏ qua không có nghĩa là phủ định sạch trơn mà phải có tính
kế thừa nghĩa là phải kế thừa sự phát triển khoa học công nghệ; lực lượng sản xuất;
33
khoa học quản lý; cơ sở hạ tầng vì đây là những thành tựu của nhân loại giai cấp tư
sản đã sử dụng trước.
Bỏ qua được không? Từ thực tế tình hình trên cho phép chúng ta khẳng định Việt
Nam đi lên chủ nghĩa xã hội là đi vào giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh thế giới và tình hình trong
nước.
* Về bối cảnh thế giới
Xu thế toàn cầu hóa giúp cho các quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau để chuyển
giao công nghệ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xây dựng cơ sở
vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các quốc gia, dân tộc mở rộng
quan hệ hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư, tăng cường xuất nhập khẩu, tích lũy ngoại
tệ, tăng nguồn vốn, nguồn dự trữ quốc gia.
Vai trò ngày càng quan trọng của kinh tế tri thức biểu hiện trong từng sản phẩm,
hàm lượng trí tuệ cao với những công nghệ hiện đại như công nghệ sinh học, công
nghệ thông tin, công nghệ điện tử, công nghệ vật liệu mới giúp cho các nước đang
phát triển ứng dụng trong quá trình rút ngắn dần khoảng cách giữa các quốc gia,
dân tộc.
Thời đại ngày nay vẫn là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
* Tình hình trong nước
Có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có đường lối đúng; ý Đảng hợp lòng dân,
dân tin Đảng.
Có đội ngũ cán bộ tuyệt đối trung thành với mục tiêu lý tưởng của dân tộc, xứng
đáng là đày tớ của nhân dân.
Nhân dân Việt Nam đồng thuận một lòng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam
hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và văn minh trên con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta có lợi thế so sánh về vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên. Đặc
biệt là nguồn nhân lực trí tuệ cao thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ.
34
2.2. Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Xuất phát điểm lên chủ nghĩa xã hội còn quá thấp, từ một nền nông nghiệp lạc hậu,
sản xuất nhỏ là chính với lực lượng sản xuất thấp kém, quan hệ sản xuất manh
mún, đại đa số là nông dân mang nặng tư tưởng nho giáo, phong kiến, tiểu nông.
Hậu quả chiến tranh nặng nề, vừa khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa
phát triển kinh tế, vừa thực hiện chính sách xã hội.
Các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp nhất là tệ quan liêu, tham nhũng làm mất lòng
tin của dân đối với chế độ xã hội mới.
Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ
cán bộ, công chức là nguy cơ của một đảng cầm quyền.
Chủ nghĩa đế quốc và âm mưu diễn biến hòa bình hòng xóa bỏ chủ nghĩa xã hội
với các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc...là lực cản cho quá trình
phát triển của dân tộc.
Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Nam tạm thời
chia hai miền: Miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; miền Bắc
vừa bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vừa làm hậu phương lớn cho
cách mạng miền Nam... Đảng ta xác định rõ: Đặc điểm lớn nhất của miền Bắc, xét
về kinh tế, là từ nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Những thành tựu của miền Bắc
trong những năm chống Mỹ, cứu nước đã thực sự xứng đáng là hậu phương lớn
của miền Nam và có vai trò quyết định nhất đến toàn bộ hai nhiệm vụ chiến lược
của cách mạng cả nước: Giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Vận dụng những quan điểm cơ bản mà V.I.Lênin đã nêu ra về đặc điểm thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở “những nước tiểu nông”, Đảng ta và nhân dân ta đã
có những thành quả bước đầu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ độc lập tự
do của Tổ quốc. Nhưng khoảng thời gian 1975-1985, chúng ta đã phạm một số sai
lầm, trong đó có biểu hiện chủ quan, nóng vội, giản đơn, nhất là về quản lý kinh tế:
Đó là quá chú trọng hai thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể một cách hình
thức, thực hiện quá lâu cơ chế tập trung quan liêu, hành chính bao cấp của Nhà
nước; nhận thức chưa đúng quan điểm của V.I.Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
35
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kinh tế đan xen nhau,...trong thời kỳ quá
độ, do đó đã biến chế độ sở hữu toàn dân và tập thể trở nên trừu tượng, hình thức
bề ngoài, nhiều tư liệu sản xuất chung của xã hội, nhất là đất đai trở nên không có
chủ cụ thể...Đó là một trong những nguyên nhân làm triệt tiêu các động lực, các
tiềm năng của toàn dân ta, của đất nước ta và không phát huy hết nội lực, không
tranh thủ được sự hợp tác quốc tế. Vì vậy, kinh tế - xã hội đã lâm vào trì trệ, khủng
hoảng...
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đánh dấu sự mở đầu chính thức công
cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta xác định đúng
đắn, bắt đầu từ đổi mới tư duy lý luận, nhất là tư duy kinh tế. Đổi mới toàn diện
nhưng có trọng điểm đúng: Trên cơ sở ổn định, phát triển kinh tế, cải thiện từng
bước đời sống nhân dân, đồng thời và từng bước đổi mới hệ thống chính trị để phát
triển đất nước đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta đã có nhận thức ngày càng rõ hơn về “thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội”, có thể thấy rõ những bước cụ thể hoá về phát triển “bỏ qua giai đoạn tư bản
chủ nghĩa”. Đường lối đổi mới của Đảng ta đã khẳng định đó là “bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa”. Đến Đại hội IX, Đảng ta nhận thức rõ hơn nữa: “bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và
kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà
nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công
nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”.
Cách 2:
Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
*Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản khác nhau về bản chất:
Chủ nghĩa tư bản được xây dựng dựa trên cơ sở tư hữu về tư liệu sản xuất,dựa trên
chế độ áp bức và bóc lột.Chế độ xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở công
hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu,tồn tại dưới hai hình thức là nhà nước và tập
thể;không còn giai cấp đối kháng,không còn tình trạng áp bức bóc lột.Muốn có xã
hội như vậy cần có một thời kỳ lịch sử nhất định.
*Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản xuất hiện đại công nghiệp có
trình độ cao.
36
Qúa trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cơ sở vật chất-kỹ thuật nhất
định cho chủ nghĩa xã hội,nhưng muốn cho cơ sở vật chất-lỹ thuật đó phục vụ cho
chủ nghĩa xã hội cần có thời gian tổ chức,sắp xếp lại.
Đối với những nước chưa từng trải qua quá trình công nghiệp hóa tiến lên xã hội
chủ nghĩa,thời kỳ quá độ cho công cuộc xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã
hội có thể fai kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm của nó là tiến hành công nghiệp hóa
xã hội chủ nghĩa.
*Các quan hệ của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong lòng xã hội
tư bản chủ nghĩa,chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội
chủ nghĩa
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản,dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra
những điều kiện những tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội chủ nghĩa mới
,do vậy cũng cần có thời gian nhất định để xây dựng những mối quan hệ đó.
*Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa là một công cuộc mới mẻ,khó khắn và
phức tạp,phải có thời gian để giai cấpcông nhân từng bước làm quen với công
việc đó.
b.Đặc điểm thực chất của thời kỳ quá độ
Trên lĩnh vực kinh tế:thời kỳ quá độ là thời kỳ tất yếu còn tồn tại nền kinh tế
nhiều thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất.Những thành
phần kinh tế này vừa thống nhất lại vừa mâu thuẫn với nhau.Đây là thời kỳ nhằm
giải quyết những mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế này.
Trên lĩnh vực chính trị:Do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội đa dạng,phức tạp,nên kết cấu giai cấp xã hội trong thời kỳ này cũng đa
dạng,phức tạp.Thời kỳ này bao gồm:giai cấp công nhân,giai cấp nông dân,tầng lớp
trí thức,tầng lớp tư sản.Các tầng lớp,giai cấp này vừa thống nhất vừa đấu tranh với
nhau.Trong một giai cấp,tầng lớp cũng có nhiều bộ phận có trình độ,có ý thức khác
nhau.
Trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa:Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn
tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hóa khác nhau.Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ
nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư sản,tiểu tư sản,tâm lý tiểu nôn…Trên lĩnh vực văn
37
hóa cũng tồn tại nhiều yếu tố văn hóa cũ mới,chúng thường xuyên đấu tranh với
nhau.
20.Trình bày đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa:
a.Cơ sở vật chất-kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa là nền đại công nghiệp:
Mỗi chế độ xã hội đều có một cơ sở vật chất-kỹ thuật tương ứng của nó,phản ánh
trình độ phát triển kinh tế-kỹ thuật của chế độ đó.Công cụ thủ công là đặc trưng
cho cơ sở vật chất-kỹ thuật của các xã hội tiền tư bản chủ nghĩa .Nền đại công
nghiệp cơ khí là cơ sở vckt cho chủ nghĩa tư bản.Chủ nghĩa xã hội nảy sinh với
tính cách là một chế độ xã hội phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa,do vậy cơ sở vckt
của nó phải là nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao hơn so với trình độ của
xã hội tư bản chủ nghĩa.
b.Chủ nghĩa xã hội xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa,thiết lập chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất.
Theo C.Mác và Ph.Ănghen,giai cấp vô sản phải từng bước đoạt lấy tư liệu sản xuất
từ tay trong tay giai cấp tư sản,tập trung những tư liệu ấy vào trong tay nhà nước
để phục vụ cho toàn xã hội.Do vậy chỉ đến xã hội xã hội chủ nghĩa thì quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa mới được xác lập đầy đủ.Tới thời kỳ này,tư liệu sản xuất còn
tồn tại dưới hai hình thức là sở hữu toàn dân và sử hữu tập thể;người lao động làm
chủ các tư liệu sản xuất của xã hội do đó không còn tình trạng bóc lột người.
*Xã hội xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội tạo ra được tổ chức lao động và
kỷ luật lao động mới.
Chế độ mới tạo điều kiện cho người lao động kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá
nhân,lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội.Thời kỳ này xã hội chủ nghĩa cũng cố tạo
ra cách tổ chức lao độg mới dựa trên tinh thần tự giác của nhân dân,dưới sự lãnh
đạo của đảng cộng sản và quản lí thống nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
*Xã hội xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối
theo lao động,coi đó là nguyên tắc cơ bản nhất
Mỗi người lao động sẽ nhận được từ xã hội một số lượng sản phẩm tiêu dùng có
giá trị tương đương với số lượng,chất lượng,chất lượng,hiệu quả lao động mà họ đã
tạo ra cho xã hội,sau khi đã trừ đi một số khoản đóng góp cho xã hội.
Triết 2
Triết 2
Triết 2
Triết 2
Triết 2
Triết 2
Triết 2
Triết 2
Triết 2

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Chuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.pptChuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.pptBinThuPhng
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải & đáp án
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải & đáp ánBài tập nguyên lý kế toán có lời giải & đáp án
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải & đáp ánÁc Quỷ Lộng Hành
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10nuna_l0v3_rain
 
Chuong III. KTCT.ppt
Chuong III. KTCT.pptChuong III. KTCT.ppt
Chuong III. KTCT.pptBinThuPhng
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiBài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiHọc Huỳnh Bá
 
Bai tap nguyen ly thong ke
Bai tap nguyen ly thong keBai tap nguyen ly thong ke
Bai tap nguyen ly thong kequynhtrang2723
 
Bảng hệ thống tài khoản kế toán mới nhất theo quyết định 48
Bảng hệ thống tài khoản kế toán mới nhất theo quyết định 48Bảng hệ thống tài khoản kế toán mới nhất theo quyết định 48
Bảng hệ thống tài khoản kế toán mới nhất theo quyết định 48Luận văn tốt nghiệp
 
kinh tế vi mô
kinh tế vi môkinh tế vi mô
kinh tế vi môHòa Quốc
 
Chương 2
Chương 2Chương 2
Chương 2HaPhngL
 
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGKINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGDigiword Ha Noi
 
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phánKỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phánguest3c41775
 
Bai tap-co-loi-giai
Bai tap-co-loi-giaiBai tap-co-loi-giai
Bai tap-co-loi-giaiNguyen Shan
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môHoa Trò
 
Chương 3
Chương 3Chương 3
Chương 3HaPhngL
 
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống KêCâu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống KêNgọc Nguyễn
 
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...dinhtrongtran39
 

Was ist angesagt? (20)

Chuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.pptChuong VI. KTCT.ppt
Chuong VI. KTCT.ppt
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải & đáp án
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải & đáp ánBài tập nguyên lý kế toán có lời giải & đáp án
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải & đáp án
 
Marketing trắc nghiệm
Marketing trắc nghiệmMarketing trắc nghiệm
Marketing trắc nghiệm
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
 
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10
 
Chuong III. KTCT.ppt
Chuong III. KTCT.pptChuong III. KTCT.ppt
Chuong III. KTCT.ppt
 
Lạm phát
Lạm phátLạm phát
Lạm phát
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiBài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
 
Bai tap nguyen ly thong ke
Bai tap nguyen ly thong keBai tap nguyen ly thong ke
Bai tap nguyen ly thong ke
 
Bảng hệ thống tài khoản kế toán mới nhất theo quyết định 48
Bảng hệ thống tài khoản kế toán mới nhất theo quyết định 48Bảng hệ thống tài khoản kế toán mới nhất theo quyết định 48
Bảng hệ thống tài khoản kế toán mới nhất theo quyết định 48
 
kinh tế vi mô
kinh tế vi môkinh tế vi mô
kinh tế vi mô
 
Chương 2
Chương 2Chương 2
Chương 2
 
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGKINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
 
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phánKỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phán
 
Bai tap-co-loi-giai
Bai tap-co-loi-giaiBai tap-co-loi-giai
Bai tap-co-loi-giai
 
Biên bản họp nhóm
Biên bản họp nhómBiên bản họp nhóm
Biên bản họp nhóm
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
 
Chương 3
Chương 3Chương 3
Chương 3
 
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống KêCâu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
 
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
 

Ähnlich wie Triết 2

đề Cương thi tốt nghiệp triết
đề Cương thi tốt nghiệp triếtđề Cương thi tốt nghiệp triết
đề Cương thi tốt nghiệp triếtHieu Mac
 
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Jenny Hương
 
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcdCâu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcdThoNguynTh36
 
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdf
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdfChương 2 Hàng hóa thị trường.pdf
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdfsweetieDL
 
chuong 2 Hàng hóa.pptx
chuong 2 Hàng hóa.pptxchuong 2 Hàng hóa.pptx
chuong 2 Hàng hóa.pptxngThYnVy
 
Chuong II. KTCT.PPT
Chuong II. KTCT.PPTChuong II. KTCT.PPT
Chuong II. KTCT.PPTBinThuPhng
 
CHƯƠNG 2.pptx
CHƯƠNG 2.pptxCHƯƠNG 2.pptx
CHƯƠNG 2.pptxBình Thanh
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docNguyễn Công Huy
 
10827 euro-hand-template-0001
10827 euro-hand-template-000110827 euro-hand-template-0001
10827 euro-hand-template-0001Khoa Phan
 
Chương 4 học thuyết giá trị
Chương 4 học thuyết giá trịChương 4 học thuyết giá trị
Chương 4 học thuyết giá trịXíu Học Giỏi
 
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...Cat Love
 
Hoc thuyet gia tri
Hoc thuyet gia triHoc thuyet gia tri
Hoc thuyet gia triCỏ Ngọc
 
Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docx
Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docxMac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docx
Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docxNguynThuLinh27
 

Ähnlich wie Triết 2 (20)

Triết 2
Triết 2Triết 2
Triết 2
 
đề Cương thi tốt nghiệp triết
đề Cương thi tốt nghiệp triếtđề Cương thi tốt nghiệp triết
đề Cương thi tốt nghiệp triết
 
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
 
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcdCâu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
Câu hỏi ktct laptop-v9 gvovcd
 
Câu hỏi ktct
Câu hỏi ktctCâu hỏi ktct
Câu hỏi ktct
 
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdf
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdfChương 2 Hàng hóa thị trường.pdf
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdf
 
chuong 2 Hàng hóa.pptx
chuong 2 Hàng hóa.pptxchuong 2 Hàng hóa.pptx
chuong 2 Hàng hóa.pptx
 
Chuong II. KTCT.PPT
Chuong II. KTCT.PPTChuong II. KTCT.PPT
Chuong II. KTCT.PPT
 
CHƯƠNG 2.pptx
CHƯƠNG 2.pptxCHƯƠNG 2.pptx
CHƯƠNG 2.pptx
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
 
10827 euro-hand-template-0001
10827 euro-hand-template-000110827 euro-hand-template-0001
10827 euro-hand-template-0001
 
Cái này khó
Cái này khóCái này khó
Cái này khó
 
Chương 4 học thuyết giá trị
Chương 4 học thuyết giá trịChương 4 học thuyết giá trị
Chương 4 học thuyết giá trị
 
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...
Học thuyết của máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền ...
 
Hoc thuyet gia tri
Hoc thuyet gia triHoc thuyet gia tri
Hoc thuyet gia tri
 
Chuong iv
Chuong ivChuong iv
Chuong iv
 
Câu 2
Câu 2Câu 2
Câu 2
 
1
11
1
 
Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docx
Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docxMac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docx
Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docx
 

Kürzlich hochgeladen

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 

Kürzlich hochgeladen (20)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 

Triết 2

  • 1. 1 1.Trình bày khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau. Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người và có thể trao đổi với các hàng hóa khác. Ở đây, có 3 điều cần lưu ý: 1) một vật dù có ích to lớn đối với đời sống con người như nước và không khí, nhưng không phải là sản phẩm của lao động thì không phải là hàng hóa; 2) Đã là sản phẩm của lao động,nhưng không đưa ra trao đổi, mua bán cũng không phải là hàng hóa; 3) Hàng hóa là một phạm trù kinh tế, trong đó chứa dựng mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa với nhau. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình) và ở dạng phi vật thể (vô hình). Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, bên cạnh hàng hóa hữu hình còn tồn tại ngày càng nhiều hàng hóa vô hình (dịch vụ). Chúng có đặc điểm sau: quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời (dạy học, chữa bệnh…) không tồn tại độc lập nên không thể tích lũy hay dự trữ được. Hai thuộc tính của hàng hóa: Hàng hóa có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. - Giá trị sử dụng: là công dụng của một vật phẩm có thể thỏe mãn một nhu cầu nào đó của con người, như lương thực, thực phẩm thỏa mãn nhu cầu nuooi dưỡng con người hay máy móc thiết bị thỏa mãn nhu cầu sản xuất của xã hội. Công dụng của một vật do thuộc tính tự nhiên (lý, hóa học) của vật phẩm quy định. Khoa học – công nghệ ngày càng phát triển, người ta càng tìm thấy nhiều thuộc tính hữu ích của vật phẩm đối với đời sống. Giá trị sử dụng của hàng hóa được biểu hiện ra khi con người tiêu dùng nó. GÍa trị sử dụng là nội dung của của cải đó như thế nào. Do đó giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn .
  • 2. 2 - Giá trị của hàng hóa: Một vật phẩm có giá trị sử dụng chưa hẳn đã là hàng hóa. Muốn trở thàh hàng hóa, sản phẩm của lao động phải được đưa ra trao đổi, mua – bán. Do đó, trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi. Giá trị sử dụng trước hết biểu hiện ra là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ trao đổi với nhau giữa những giá trị sử dụng khác nhau. Ví dụ: 1m vải = 10 kg thóc. Sở dĩ hai vật thể hoàn toàn khác nhau về thuộc tính tự nhiên lại có thể được trao đổi với nhau là vì giữa chúng có một cái chung. Cái chung đó chính là: chúng đều là sản phẩm của lao động, đều do sự hao phí sức lực con người trong quá trình lao động tạo ra. Trong quan hệ trao đổi này, sản phẩm của lao động không còn phân biệt do người thợ dệt hay người nông dân tạo ra, mà chúng chỉ còn là sản phẩm kết tinh đồng nhất – đó là do sức lao động của con người được tích lũy lại. Thực chất, sự trao đổi ở đây là sự trao đổi lao động của người sản xuất vải với lao động của người trồng lúa, và ẩn sau sự trao đổi này là quan hệ kinh tế giữa người nông dân với người thợ dệt. Đó là một quan hệ xã hội. Như vậy, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa, còn giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa ra bề mặt xã hội. Chỉ trong những xã hội mà sản phẩm của lao động được tạo ra để trao đổi, thì hao phí lao động mới mang hình thái giá trị. DO đó, giá trị là một phạm trù lịch sử. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa: Hàng hóa là sự thống nhất giữa hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng, song đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập chứa đựng trong hàng hóa, thể hiện ở chỗ: Một là, người sản xuất tạo ra hàng hóa để bán, nên họ chỉ quan tâm tới giá trị của hàng hóa, tuy nhiên để có được giá trị buộc họ phải quan tâm tới giá trị sử dụng. Hai là, người tiêu dùng (người mua) chỉ quan tam tới giá trị sử dụng, song muốn có được giá trị sử dụng họ phải trả tiền (hình thái biểu hiện của giá trị) cho người sản
  • 3. 3 xuất (tức là phải thực hiện giá trị của hàng hóa). Như vậy, trong kinh tế hàng hóa, quá trình thực hiện giá trị hàng hóa và sử dụng tách rời và diễn ra sau quá trình thực hiện giá trị nên đã tạo ra nguy cơ tiềm ẩn của một cuộc khủng hoảng kinh tế. Vậy nên, mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng chứa đựng trong hàng hóa chính là mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa. 2. Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa ( Giá trị hàng hóa có hai mặt :chất và lượng ;chất là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa, còn lượng là thời gian lao động xã hội cần thiết). a/ Thước đo lượng giá trị của hàng hóa hay thời gian lao động xã hội cần thiết. - Khi sản xuất hàng hóa, từng chủ thể thực hiện theo hao phí lao động cá biệt, hao phí lao động cá biệt này có người thấp, có người cao,có người lười biếng, vụng về phải tốn nhiều thời gian để làm ra hàng hóa phải chăng hàng hóa của người đó có giá trị cao hơn? - Khi trao đổi hàng hóa không thực hiện theo hao phí cá biệt mà thực hiện theo hao phí lao động xã hội cần thiết.Vậy hao phí lao động xã hội cần thiết là gì? Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. b. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa. Nhân tố thư nhất: là năng suất lao động xã hội. Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm -Thời gian lao động xã hội cần thiết không phải là một đại lượng bất biến mà nó cũng luôn thay đổi tỷ lệ nghịch với năng suất lạo động và tỷ lệ thuận với thời gian lao động xã hội hao phí.
  • 4. 4 -Năng suất lao động xã hội tăng lên, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hoá giảm xuống, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm giảm xuống. Ngược lại năng suất lao động giảm thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hoá tăng lên, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm cũng tăng lên tương ứng. - Thời gian lao động xã hội cần thiết tỷ lệ thuận với lao động xã hội đã hao phí, nghĩa là tăng thời gian lao động xã hội cần thiết để tăng giá trị của hàng hoá và bán với giá cả cao hơn. - Cường độ lao động tăng lên, lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị thời gian cũng tăng lên, lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương ứng, còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm không thay đổi. Nhân tố thứ hai: là mức độ phức tạp của lao động. Sản xuất hàng hóa được tạo nên bởi lạo động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động phổ thông mà một người bình thường có thể thực hiện được, còn lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn, là lao động qua đào tạo, có kỷ năng,có năng suất cao. Trong một đơn vị thời gian lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn, nhưng khi tính lượng giá trị của hàng hóa thì người ta quy lao động phức tạp ra lao động giản đơn trung bình. c. Cấu thành lượng giá trị của hàng hóa. Cấu thành lượng giá trị của hàng hóa gồm hai bộ phận:giá trị cũ và giá trị mới Ký hiệu W=c+v+m. Gía trị cũ ký hiệu c bao gồm các yếu tố của tư liệu sản xuất như máy móc, nhà xưởng, nguyên liệu, nhiên liệu, được lao động cụ thể của người sản xuất chuyển hóa giá trị vào sản phẩm. Gía trị mới ký hiệu v+m là lao động sống, lao động trừu tượng bao gồm lao động tất yếu(v) và lao động thặng dư (m) 3.Quy luật giá trị a. Vị trí
  • 5. 5 Là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, thể hiện bản chất và chi phối sự vận động của các quy luật kinh tế khác như quy luật cung-cầu, quy luật cạnh tranh, và quy luật lưu thông tiền tệ b. Nội dung Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa phải thực hiện theo hao phí lao động xã hội cần thiết. - Yêu cầu trong sản xuất hao phí lao động cá biệt phải bằng hoặc nhỏ hơn hao phí lao đông xã hội cần thiết, nếu hao phí lao động cá biệt mà lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ thua lỗ, phá sản. - Yêu cầu trong lưu thông giá cả phải trên cơ sở giá trị, giá trị cao thì giá cả cao,giá trị thấp thì giá cả thấp, giá cả có thể lên xuống theo quan hệ cung cầu và cạnh tranh nhưng xoay quanh giá trị và tổng giá cả bằng tổng giá trị.Đó là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. 3. Tác động của quy luật giá trị. -Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa . - Kích thích ứng dụng khoa học công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển. - Bình tuyển người sản xuất-kinh doanh, phân hóa giàu nghèo . Vận dụng: Sự vận động của quy luật giá trị còn thể hiện thông qua tác động của những quy luật kinh tế khác như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, và quy luật lưu thông tiền tệ ? Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam chúng ta phải làm gì? Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nước ta thực trạng và giải pháp? 4. 5.Hàng hóa sức lao động. Tự bản thân tiền không thể trở thành tư bản, tiền muốn trở thành tư bản phải thông qua hàng hóa đặc biệt đó là hàng hóa sức lao động.
  • 6. 6 a. Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa. Theo Mác “ Sức lao động đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”( Giáo trình trang 233) Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử sau đây: Thứ nhất người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa. Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất, không còn con đường sống nào khác ngoài con đường bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. b. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động. - Gía trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động, bao gồm những giá trị vật chất tinh thần để tái sản xuất sức lao động của người lao động và con cái của họ, bù đắp những phí tổn đào tạo người lao động. (trang 235 giáo trình) - Gía trị sử dụng của hàng hóa sức lao động đó là quá trình tiêu dùng sức lao động nó tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của hàng hóa sức lao động, đó là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Ví dụ ngày lao động 8 giờ , trong 8 giờ ấy được chia ra 2 bộ phận :thời gian lao đông tất yếu và thời gian lao động thặng dư (giả định 4 giờ lao động tất yếu và 4 giờ lao động thặng dư, nếu nhà tư bản trả cho công nhân 100 $ tiền lương, thì trong ngày lao động ấy người công nhân còn tạo ra 100 $ cho Nhà tư bản, Mác gọi đó là giá trị thặng dư. 6.Phântích 2 thuộc tính của hàng hóa sức lao động. Hành hóa sức lao động có đặc điểm gì khác với hàng hóa thông thường? Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động Hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.
  • 7. 7 + Giá trị hàng hoá sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định. Nhưng sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy; hay nói cách khác, giá trị hàng hoá sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất sức lao động. Là hàng hoá đặc biệt, giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Điều đó có nghĩa là ngoài những nhu cầu về vật chất, người công nhân còn có những nhu cầu về tinh thần, văn hoá... Những nhu cầu đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước ở từng thời kỳ, phụ thuộc cả vào điều kiện địa lý, khí hậu của nước đó và mức độ thoả mãn những nhu cầu đó phần lớn phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được của mỗi nước. Tuy giá trị hàng hoá sức lao động bao hàm yếu tố tinh thần và lịch sử, nhưng đối với một nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định, thì quy mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định, do đó có thể xác định được lượng giá trị hàng hoá sức lao động. Giá trị hàng hoá sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành: Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống công nhân; Hai là, phí tổn đào tạo công nhân; Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái công nhân. Để biết được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kỳ nhất định, cần nghiên cứu hai loại nhân tố tác động đối lập nhau đến sự biến đổi của giá trị sức lao động. Một mặt, sự tăng nhu cầu trung bình của xã hội về hàng hoá và dịch vụ, về học tập và trình độ lành nghề, đã làm tăng giá trị sức lao động; mặt khác, sự tăng năng suất lao động xã hội cũng làm giảm giá trị sức lao động.
  • 8. 8 Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản ngày nay, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, sự khác biệt của công nhân về trình độ lành nghề, sự phức tạp của lao động và mức độ sử dụng năng lực trí óc của họ tăng lên. Tất cả những điều đó không thể không ảnh hưởng đến giá trị sức lao động, không thể không dẫn đến sự khác biệt của giá trị sức lao động theo ngành và theo lĩnh vực của nền kinh tế, nhưng chúng bị che lấp đằng sau đại lượng trung bình của giá trị sức lao động. • Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân. Quá trình đó là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hoá nào đó; đồng thời là quá trình tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hoá sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt. Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đó là chìa khoá để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. 7.Khái niệm giá trị thặng dư . Gía trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới do công nhân tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt Ví dụ: để sx 10 kg sợi cần 10 kg bông giá 10 $ Cần 6 giờ lao động 3 $ Cần 6 giờ khấu hao máy móc 2 $ Giả định 6 giờ lao động ở trên là lao động tất yếu, nghĩa là chưa có bóc lột giá trị thặng dư, muốn có giá trị thặng dư nhà tư bản phải kéo dài thời gian lao động vượt qua lao động tất yếu, giả định tỷ suất giá trị thặng dư là 100%, người công nhân phải lao động thêm 6 giờ nữa để tạo ra cho nhà tư bản 3 đô la giá trị thặng dư. Tổng chi phí để sx 20 kg sợi là 27 đô la nếu nhà tư bản bán đúng giá trị của 20 kg sợi là 30 đô la, sẽ thu được 3 đô la lợi nhuận, đó chính là 6 giờ lao động của công nhân không được trả công Vậy, Tổng giá trị sản xuất trong ngày của công nhân 30USD Tổng chi phí sản xuất 15+12= 27USD
  • 9. 9 Giá trị thặng dư: m = 3 USD *So sánh giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối Trình bày 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Vì sao nói giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối? Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, vì vậy, các nhà cittư bản dùng nhiều phương pháp để tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư. Khái quát có hai phương pháp để đạt được mục đích đó là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối. a) Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn thấp, tiến bộ chậm chạp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài ngày lao động của công nhân. Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng cách kéo dài ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không thay đổi, nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối. Các nhà tư bản tìm mọi cách kéo dài ngày lao động, nhưng ngày lao động có những giới hạn nhất định. Giới hạn trên của ngày lao động do thể chất và tinh thần của người lao động quyết định. Vì công nhân phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khoẻ. Việc kéo dài ngày lao động còn vấp phải sự phản kháng của giai cấp công nhân. Còn giới hạn dưới của ngày lao động không thể bằng thời gian lao động tất yếu, tức là thời gian lao động thặng dư bằng không. Như vậy, về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu, nhưng không thể vượt quá giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động. Trong phạm vi giới hạn nói trên, độ dài của ngày lao động là một đại lượng không cố định và có nhiều mức khác nhau. Độ dài cụ thể của ngày lao động do cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trên cơ sở tương quan lực lượng quyết định. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi ngày lao động tiêu chuẩn, ngày làm 8 giờ đã kéo dài hàng thế kỷ.
  • 10. 10 b) Sản xuất giá trị thặng dư tương đối Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động và vấp phải cuộc đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân. Mặt khác, khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, kỹ thuật đã tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tư bản chuyển sang phương thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, bóc lột giá trị thặng dư tương đối. Giá trị thặng dư được tạo ra bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong điều kiện độ dài của ngày lao động không đổi, nhờ đó kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư, được gọi là giá trị thặng dư tương đối. Làm thế nào để có thể rút ngắn được thời gian lao động tất yếu? Thời gian lao động tất yếu có quan hệ với giá trị sức lao động. Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải giảm giá trị sức lao động. Muốn hạ thấp giá trị sức lao động phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân hay tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt đó. Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp chủ yếu, thì đến giai đoạn tiếp sau, khi kỹ thuật phát triển, sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp chủ yếu. Lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất và của năng suất lao động xã hội dưới chủ nghĩa tư bản đã trải qua ba giai đoạn: hợp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí, đó cũng là quá trình nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư tương đối. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Dưới chủ nghĩa tư bản, việc áp dụng máy móc không phải là để giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân, mà trái lại tạo điều kiện để tăng cường độ lao động. Ngày nay, việc tự động hoá sản xuất làm cho cường độ lao động tăng lên, nhưng dưới hình thức mới, sự căng thẳng của thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ bắp.
  • 11. 11 Giá trị thặng dư siêu ngạch Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giảm giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá, nhờ đó thu được giá trị thặng dư siêu ngạch. Xét từng trường hợp, thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, xuất hiện và mất đi. Nhưng xét toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng. C. Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối, vì giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động (mặc dù một bên là dựa vào tăng năng suất lao động cá biệt, còn một bên dựa vào tăng năng suất lao động xã hội). Sự khác nhau giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối còn thể hiện ở chỗ giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản thu được. Xét về mặt đó, nó thể hiện quan hệ bóc lột của toàn bộ giai cấp tư sản đối với toàn bộ giai cấp công nhân làm thuê. Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ do một số các nhà tư bản có kỹ thuật tiên tiến thu được. Xét về mặt đó, nó không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê, mà còn trực tiếp biểu hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản. Từ đó, ta thấy rằng giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm giá trị của hàng hóa. 8. Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Mục đích lưu thông tư bản là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư, nên sự vận động của tư bản là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn.
  • 12. 12 Đây là một định nghĩa rất chung về tư bản, nó bao trùm cả tư bản cổ xưa lẫn tư bản hiện đại. Nhưng sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, có thể định nghĩa chính xác tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Như vậy bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra . Tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó, vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên. Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động thể hiện trong hàng hoá đã giúp C.Mác xác định sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến. C.Mác là người đầu tiên chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Sự phân chia đó dựa vào vai trò khác nhau của các bộ phận của tư bản trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, do đó nó vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. *Vai trò của tư bản khả biến và tư bản bất biến trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư: Nếu căn cứ vào hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá thì tư bản sản xuất được phân thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. - Tư bản bất biến là bộ phận tư bản dùng để mua tư liệu sản xuất, trong quá trình sản xuất không hề thay đổi về lượng (C) - Tư bản khả biến là bộ phận tư bản để thuê công nhân, từ một lượng bất biến, trong quá trình sản xuất tăng thêm về lượng (V). Mục đích phân chia thành Tư bản bất biến và tư bản khả biến là nhằm vạch rõ nguồn gốc thật sự của m là do V sinh ra còn C là điều kiện cần thiết để sản xuất ra m 9. Quy luật giá trị thặng dư Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản vì theo kinh tế chính trị Mácxit nó quy định bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế của xã hội tư bản. Không có sản xuất giá trị
  • 13. 13 thặng dư thì không có chủ nghĩa tư bản. Theo Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở đâu có sản xuất giá trị thặng dư thì ở đó có chủ nghĩa tư bản, ngược lại, ở đâu có chủ nghĩa tư bản thì ở đó có sản xuất giá trị thặng dư. Lênin gọi quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động lực thường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là nhân tố đảm bảo sự tồn tại, thúc đẩy sự vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản đồng thời nó làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc. Quy luật giá trị thặng dư là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản: Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Quy luật giá trị thặng dư đứng đằng sau cạnh tranh tư bản chủ nghĩa. Với mục đích là thu được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư, các nhà tư bản cạnh tranh với nhau, tiêu diệt lẫn nhau để có được quy mô giá trị thặng dư lớn hơn, tỉ suất giá trị thặng dư cao hơn. Để sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản ra sức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến sản xuất. Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, nền sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt. 10.Tích lũy tư bản là gì? Trình bày thực chất của tích lũy tư bản và nhân tố làm tăng tích lũy tư bản. Việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay sự chuyển hoá giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản. Như vậy, thực chất của tích luỹ tư bản là tư bản hoá giá trị thặng dư. Nói một cách cụ thể, tích luỹ tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hoá thành tư bản được là vì giá trị thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới. Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản
  • 14. 14 Tái sản xuất giản đơn không phải là hình thái điển hình của chủ nghĩa tư bản, mà hình thái tái sản xuất điển hình của nó là tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô lớn hơn trước, với một tư bản lớn hơn trước. Muốn vậy, phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay sự chuyển hoá giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản. Như vậy, thực chất của tích luỹ tư bản là tư bản hoá giá trị thặng dư. Nói một cách cụ thể, tích luỹ tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hoá thành tư bản được là vì giá trị thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới. Có thể minh hoạ tích luỹ và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa bằng ví dụ: năm thứ nhất quy mô sản xuất là 80c + 20v + 20m. Giả định 20m không bị nhà tư bản tiêu dùng tất cả cho cá nhân, mà được phân thành 10m dùng để tích luỹ và 10 m dành cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Phần 10 m dùng để tích luỹ được phân thành 8c + 2v, khi đó quy mô sản xuất của năm sau sẽ là 88c + 22v + 22m (nếu m vẫn như cũ). Như vậy, vào năm thứ hai, quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến đều tăng lên, giá trị thặng dư cũng tăng lên tương ứng. Nghiên cứu tích luỹ và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa cho phép rút ra những kết luận vạch rõ hơn bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: Một là, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư và tư bản tích luỹ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. C.Mác nói rằng, tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng sông của tích luỹ mà thôi. Trong quá trình tái sản xuất, lãi (m) cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính người công nhân. Hai là, quá trình tích luỹ đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hoá biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Trong sản xuất hàng hoá giản đơn, sự trao đổi giữa những người sản xuất hàng hoá theo nguyên tắc ngang giá về cơ bản không dẫn tới người này chiếm đoạt lao động không công của người kia. Trái lại, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm đoạt một phần lao động của công nhân, mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó. Nhưng điều đó không vi phạm quy luật giá trị.
  • 15. 15 Động cơ thúc đẩy tích luỹ và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản - quy luật giá trị thặng dư, quy luật này chỉ rõ mục đích sản xuất của nhà tư bản là giá trị và sự tăng thêm giá trị. Để thực hiện mục đích đó, các nhà tư bản không ngừng tích luỹ để mở rộng sản xuất, xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột công nhân làm thuê. Mặt khác, cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải không ngừng làm cho tư bản của mình tăng lên bằng cách tăng nhanh tư bản tích luỹ. Những nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ tư bản Với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô của tích luỹ tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản, nhưng nếu tỷ lệ phân chia đó đã được xác định, thì quy mô của tích luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Do đó những nhân tố ảnh hưởng tới khối lượng giá trị thặng dư cũng chính là nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ tư bản. Những nhân tố đó là: a) Trình độ bóc lột sức lao động Các nhà tư bản nâng cao trình độ bóc lột sức lao động bằng cách cắt xén vào tiền công. Khi nghiên cứu sự sản xuất giá trị thặng dư, C.Mác giả định rằng sự trao đổi giữa công nhân và nhà tư bản là sự trao đổi ngang giá, tức là tiền công bằng giá trị sức lao động. Nhưng trong thực tế, công nhân không chỉ bị nhà tư bản chiếm đoạt lao động thặng dư, mà còn bị chiếm đoạt một phần lao động tất yếu, tức cắt xén tiền công, để tăng tích luỹ tư bản. Các nhà tư bản còn nâng cao trình độ bóc lột sức lao động bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động để tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhờ đó tăng tích luỹ tư bản. Cái lợi ở đây còn thể hiện ở chỗ nhà tư bản không cần ứng thêm tư bản để mua thêm máy móc, thiết bị mà chỉ cần ứng tư bản để mua thêm nguyên liệu là có thể tăng được khối lượng sản xuất, tận dụng được công suất của máy móc, thiết bị, nên giảm được hao mòn vô hình và chi phí bảo quản của máy móc, thiết bị. b) Trình độ năng suất lao động xã hội
  • 16. 16 Nếu năng suất lao động xã hội tăng lên, thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm xuống. Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích luỹ tư bản: một là, với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích luỹ có thể tăng lên, nhưng tiêu dùng của các nhà tư bản không giảm, thậm chí có thể cao hơn trước; hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ có thể chuyển hoá thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm lớn hơn trước. Do đó, quy mô của tích luỹ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư được tích luỹ, mà còn phụ thuộc vào khối lượng hiện vật do khối lượng giá trị thặng dư đó có thể chuyển hoá thành. Như vậy năng suất lao động xã hội tăng lên sẽ có thêm những yếu tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành tư bản mới, nên làm tăng quy mô của tích luỹ. Nếu năng suất lao động cao, thì lao động sống sử dụng được nhiều lao động quá khứ hơn, lao động quá khứ đó lại tái hiện dưới hình thái có ích mới, được sử dụng làm chức năng của tư bản ngày càng nhiều, do đó cũng làm tăng quy mô của tích luỹ tư bản. c) Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng chúng chỉ hao mòn dần, do đó giá trị của chúng được chuyển dần từng phần vào sản phẩm. Vì vậy có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Mặc dù đã mất dần giá trị như vậy, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị. Do đó, nếu không kể đến phần giá trị của máy móc chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian, thì máy móc phục vụ không công chẳng khác gì lực lượng tự nhiên. Máy móc, thiết bị càng hiện đại, thì sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, do đó sự phục vụ không công của máy móc càng lớn, tư bản lợi dụng được những thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều. Sự phục vụ không công đó của lao động quá khứ là nhờ lao động sống nắm lấy và làm cho chúng hoạt động. Chúng được tích luỹ lại cùng với quy mô ngày càng tăng của tích luỹ tư bản. d) Quy mô của tư bản ứng trước Với trình độ bóc lột không thay đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do khối lượng tư bản khả biến quyết định. Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, do đó tạo điều kiện tăng thêm quy mô của tích luỹ tư bản.
  • 17. 17 Từ sự nghiên cứu bốn nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ tư bản có thể rút ra nhận xét chung là để tăng quy mô tích luỹ tư bản, cần khai thác tốt nhất lực lượng lao động xã hội, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để công suất của máy móc, thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư ban đầu. 11. Tư bản cố định và tư bản lưu động. Tư bản sản xuất bao gồm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có thời gian chu chuyển khác nhau – thông thường tư bản cố định chu chuyển chậm, tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn. Vậy phải nghiên cứu 2 bộ phận của tư bản: * Tư bản cố định - Tư bản cố định là một bộ phận của tư bản sản xuất, tồn tại dưới hình thái đất đai, máy móc, nhà xưởng tham gia vào quá trình sản xuất nhưng không chuyển hết giá trị một lần vào sản phẩm mà chuyển từng phần giá trị vào sản phẩm. Ví dụ: 1 máy giá 10 triệu sử dụng 10 năm, mỗi năm sản xuất 100 sản phẩm. Vậy mỗi năm chuyển 1/10 = 1 triệu đồng Một sản phẩm chuyển 1.000.000đ:100 = 10.000đ - Quá trình sử dụng tư bản cố định có 2 hình thức hao mòn: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. + Hao mòn hữu hình là hao mòn do sử dụng, do thời tiết làm máy móc hư hỏng. + Hao mòn vô hình là hao mòn về giá trị do tiến bộ của khoa học công nghệ làm cho năng suất lao động ngày càng cao, giá cả ngày càng rẻ. Ví dụ: 1 máy 10 triệu, thời hạn sử dụng là 10 năm, mỗi năm hao mòn 10% Sau 3 năm sử dụng giá trị còn 70% = 7 triệu. Nhưng trên thị trường ra đời 1 loại máy mới tốt hơn, rẻ hơn giá 8 triệu. Vậy máy cũ sẽ đáng bao nhiêu: 8 * 70% = 5,6 triệu (thực tế sẽ thâp hơn). Phải lập quỹ khấu hao tài sản – phải khấu hao nhanh, phải sản xuất hết công suất, phải sản xuất 3 ca, phải tăng tỷ suất khấu hao. * Tư bản lưu động
  • 18. 18 - Tư bản lưu động là bộ phận của tư bản tồn tại dưới hình thái nguyên liệu, nhiên liệu, tiền công lao động. Tư bản lưu động tham gia vào quá trình sản xuất và được hoàn lại giá trị sau khi hàng hóa bán xong. - Đặc điểm của tư bản lưu động là chu chuyển nhanh về giá trị. Nếu như tư bản cố định chu chuyển được 1 vòng thì tư bản lưu động chu chuyển được nhiều vòng. Ví dụ: 1 máy 10 triệu, sử dụng trong 10 năm thì 10 năm mới chu chuyển được 1 vòng, còn 10 triệu tiền trả lương 10 năm đã chu chuyển được: 10 x 12 tháng = 120 vòng. 12. Quá trình chuyển từ cạnh tranh tự do sang độc quyền: Từ cuối thế kỷ 19 diễn ra quá trình chuyển từ cạnh tranh tự do sang độc quyền, quá trình này diễn ra có tính quy luật: - Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư bản, dẫn đến tích tụ tập trung sản xuất, sản xuất tập trung vào các xí nghiệp qui mô lớn. - Tác động của các qui luật kinh tế của CNTB đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tập trung sản xuất: + Trước hết là qui luật kinh tế cơ bản (sản xuất giá trị thặng dư), để đạt mục đích sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản thì các nhà tư bản phải không ngừng tích lũy mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, nâng cao trình độ bóc lột. + Tác động của quy luật cạnh tranh để giành lợi thế trong cạnh tranh thì từng nhà tư bản không ngừng tích lũy, mở rộng sản xuất, sản xuất quy mô lớn có lợi thế trong cạnh tranh. - Cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, hàng loạt xí nghiệp nhỏ bị xí nghiệp lớn thôn tính, một số các xí nghiệp nhỏ dưới áp lực của cạnh tranh tự nguyện sáp nhập lại thành xí nghiệp lớn, chính cạnh tranh đã đẩy mạnh quá trình tập trung sản xuất.
  • 19. 19 - Khủng hoảng kinh tế nỗ ra, hàng loạt các xí nghiệp nhỏ bị phá sản, một số xí nghiệp thoát ra khỏi khủng hoảng thì tiến hành đổi mới trang thiết bị, máy móc, sử dụng máy móc hiện đại hơn, do đó dẫn đến sản xuất tập trung. - Hệ thống tín dụng phát triển tạo điều kiện di chuyển tư bản và tập trung tư bản, dẫn đến tập trung sản xuất. Khi sản xuất tập trung đến trình độ nhất định thì dẫn thẳng đến độc quyền và sự ra đời của các tổ chức độc quyền. 13.Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền: a) 5 Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền: Lê Nin nghiên cứu chủ nghĩa tư bản độc quyền khái quát 5 đặc điểm sau đây: a1) Tích tụ tập trung sản xuất và sự hình thành độc quyền: - Cạnh tranh thúc đẩy tích tụ tập trung tự bản dẫn đến tập trung sản xuất, sản xuất tập trung được biểu hiện là: + Số lượng công nhân trong các xí nghiệp quy mô lớn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lực lượng lao động xã hội, số lượng sản phẩm sản xuất ra trong các xí nghiệp qui mô lớn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩn xã hội. + Sản xuất tập trung vào một số xí nghiệp quy mô lớn thì chúng có khuynh hướng liên minh thỏa thuận với nhau, dẫn đến hình thành tổ chức độc quyền. * Vậy: Tổ chức độc quyền là liên minh các xí nghiệp qui mô lớn nắm trong tay hầu hết việc sản xuất và tiêu thụ một hoặc một số loại sản phẩm, chúng có thể quyết định được giá cả độc quyền nhằm thu được lợi nhuận độc quyền cao. - Quá trình hình thành của độc quyền diễn ra từ thấp đến cao, từ lưu thông đến sản xuất và tái sản xuất, cụ thể: + Cácten là hình thức độc quyền trong lưu thông ở trình độ thấp nó quyết định về mặt hàng và giá cả. + Xanhdica là hình thức độc quyền trong lưu thông ở trình độ cao hơn Cácten, nó quyết định về mặt hàng , giá cả và thị phần
  • 20. 20 + Tơ rơt là hình thức độc quyền sản xuất, nó quyết định ngành hàng, qui mô đầu tư. + Congsoocion là hình thức độc quyền liên ngành tái sản xuất từ cung ứng vật tư - sản xuất - tiêu thụ. a2) Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính: - Sự hình thành độc quyền trong ngân hàng và vai trò mới của Ngân hàng: Cùng với sự hình thành độc quyền trong công nghiệp thì trong ngân hàng cũng diễn ra cạnh tranh quyết liệt, hàng loạt ngân hàng nhỏ bị các ngân hàng lớn thôn tính, một số ngân hàng nhỏ tự nguyện sáp nhập lại thành ngân hàng lớn, một số ngân hàng lớn thì có xu hướng liên minh, thỏa thuận với nhau hình thành độc quyền trong ngân hàng. Khi độc quyền trong ngân hàng ra đời thì ngân hàng có một vai trò mới, thể hiện: Giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp thâm nhập vào nhau thông qua chế độ tham dự bằng việc mua cổ phiếu để các công ty cử người vào HĐQT của ngân hàng, giám sát hoạt động của ngân hàng và ngược lại thì ngân hàng cử người vào HĐQT của các công ty. Sự dung nhập giữa tư bản ngân hàng vàtư bản công nghiệp bằng cách trên làm xuất hiện một loại tư bản mới gọi là tư bản tài chính. - Tư bản tài chính và đại diện cho nó là bọn đầu sỏ tài chính, chúng lũng đoạn cả về kinh tế và chính trị: + Về kinh tế: Bằng cổ phiếu khống chế để nắm công ty mẹ, chi phối các công ty con, các chi nhánh. + Về xã hội: Bằng sức ép tập đoàn để nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước. a3) Xuất khẩu tư bản: Xuất khẩu tư bản là đưa tư bản ra nước ngoài để kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao: - Trong giai đoạn cạnh tranh tự do, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản hàng hóa, tức là đưa hàng ra nước ngoài để thực hiện giá trị.
  • 21. 21 - Trong giai đoạn độc quyền, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản hoạt động từ những nước phát triển đến những nước đang phát triển hoặc kém phát triển ở những quốc gia nhân công, nguyên liệu rẻ, hậu quả xuất khẩu tư bản là dẫn đến nền kinh tế phụ thuộc, cạn kiệt tài nguyên. a4) Sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế và phân chia ảnh hưởng kinh tế: Xu hướng tòan cầu hóa diễn ra cạnh tranh quyết liệt, cạnh tranh giữa các quốc gia, các tập đoàn, dẫn đến hình thành các liên minh kinh tế quốc tế rất đa dạng (liên minh về thương mại, thuế quan, sản xuất,…) Các liên minh này phân chia nhau khu vực ảnh hưởng kinh tế. a5) Các cường quốc phân chia lãnh thổ thế giới: - Do sự hoạt động của quy luật phát triển không đều trong giai đoạn độc quyền thì một nước đang phát triển có thể đuổi kịp, vượt một nước đã phát triển. - Sự phát triển không đều về kinh tế dẫn đến không đều về quân sự, chính trị làm thay đổi tương quan lực lượng và đòi phân chia lại lãnh thổ thế giới dẫn đến xung đột quân sự để chia lại lãnh thổ thế giới, đó là nguyên nhân dẫn đến 2 cuộc chiến tranh thế giới (14-18 và 39-45) b) Biểu hiện sự hoạt động của qui luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong hai giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa: b1) Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa: - Nội dung, yêu cầu của quy luật giá trị… - Biểu hiện sự hoạt động quy luật giá trị qua 2 giai đoạn: + Giai đoạn tự do cạnh tranh biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất… + Trong giai đoạn độc quyền biểu hiện thành giá cả độc quyền Giá cả độc quyền = K + Lợi nhuận độc quyền Lợi nhuận độc quyền = Lợi nhuận bình quân + Lợi nhuận siêu ngạch Lợi nhuận siêu ngạch thu được là do địa vị độc quyền mang lại
  • 22. 22 Do điều kiện độc quyền có thể quyết định giá cả độc quyền, có giá cả độc quyền cao khi bán hàng, giá cả độc quyền thấp khi mua hàng. b2) Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB là quy luật giá trị thặng dư - Nội dung của quy luật giá trị thặng dư… - Biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị thặng dư qua 2 giai đoạn CNTB: + Giai đoạn tự do cạnh tranh biểu hiện thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân… + Trong giai đoạn độc quyền biểu hiện thành lợi nhuận độc quyền cao: Do địa vị độc quyền quyết định giá cả độc quyền, thu được lợi nhuận độc quyền cao. Xét về nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận độc quyền đó là lao động thặng dư của công nhân trong xí nghiệp độc quyền, không độc quyền và cả nhân dân lao động các nước thuộc địa. *Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước: a) Nguyên nhân ra đời, bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước: a1) Nguyên nhân ra đời và phát triển chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước: Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đã xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở một số nước Tây Âu có nền kinh tế phát triển và nó phát triển nhanh chóng trở thành phổ biên từ sau thế chiến thứ hai. - Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ngày càng làm tăng thêm tính chất gay gắt các mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản mà trước hết là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản (Lực lượng sản xuất xã hội hóa với chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa). Do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội hóa tất yếu đòi hỏi một hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phù hợp với nó vì vậy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được điều chỉnh đó là hình thức sở hữu của Nhà nước tư bản chủ nghĩa. - Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ mới làm xuất hiện những ngành nghề mới, đã làm đảo lộn cơ cấu kinh tế truyền thống để tái cơ cấu kinh tế thì cần phải có một lượng tư bản khổng lồ đầu
  • 23. 23 tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường xá, viễn thông,…) vì vậy cần có sự đầu tư của tư bản nhà nước. - Sự phát triển của sản xuất xã hội hóa dựa trên cơ sở phân công chuyên môn hóa và tiến bộ khoa học kỹ thuật tất yếu đòi hỏi cần có sự phối hợp các hoạt động chung có tính xã hội. Nhà nước nhân danh xã hội điều phối, kiểm soát các quá trình trên (với tư cách người nhạc trưởng). - Xu thế quốc tế hóa và hội nhập kinh tế thế giới: Cạnh tranh quốc tế diễn ra để giành nơi đầu tư, thị trường,…khi bành trướng thế lực ra nước ngoài thì vấp phải hàng rào lợi ích quốc gia vì vậy nhà nước phải can thiệp để điều hòa lợi ích. 14.Phân tích nguyên nhân ra đời, bản chất Chủ nghĩa Tư bản độc quyền nhà nước, và những biểu hiện chủ yếu. 1. Nguyên nhân hình thành và phát triển chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Đầu thế kỷ XX, V.I. Lênin đã chỉ rõ: Chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là khuynh hướng tất yếu. Nhưng chỉ đến những năm 50 của thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước mới trở thành một thực thể rõ ràng và là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ra đời do những nguyên nhân chủ yếu sau đây: Một là: tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao, do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, một sự kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm. Nói cách khác, sự phát triển hơn nữa của trình độ xã hội hoá lực lượng sản xuất đã dẫn đến yêu cầu khách quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn bộ xã hội quản lý nền sản xuất. Lực lượng sản xuất xã hội hoá ngày càng cao càng mâu thuẫn gay gắt với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, do đó tất yếu đòi hỏi một hình thức mới của quan hệ sản xuất để lực lượng sản xuất có thể tiếp tục phát triển trong điều kiện còn sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. Hình thức mới đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh
  • 24. 24 vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản... Nhà nước tư sản trong khi đảm nhiệm kinh doanh các ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn. Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chính sách để xoa dịu những mâu thuẫn đó như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội... Bốn là, cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế, trong đó không thể thiếu vai trò của nhà nước. Ngoài ra, việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới, cuộc đấu tranh với chủ nghĩa xã hội hiện thực và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại cũng đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đời sống kinh tế. b) Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Nó là sự thống nhất của ba quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước trong một cơ chế thống nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền. V.I. Lênin chỉ ra rằng: "Bọn đầu sỏ tài chính dùng một mạng lưới dày đặc những quan hệ lệ thuộc để bao trùm hết thảy các thiết chế kinh tế và chính trị... đó là biểu hiện rõ rệt nhất của sự độc quyền ấy"1. Trong cơ cấu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nhà nước đã trở thành một tập thể tư bản khổng lồ. Nó cũng là
  • 25. 25 chủ sở hữu những xí nghiệp, cũng tiến hành kinh doanh, bóc lột lao động làm thuê như một nhà tư bản thông thường. Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ: ngoài chức năng một nhà tư bản thông thường, nhà nước còn có chức năng chính trị và các công cụ trấn áp xã hội như quân đội, cảnh sát, nhà tù... Ph. Ăngghen cũng cho rằng nhà nước đó vẫn là nhà nước của các nhà tư bản, là nhà tư bản tập thể lý tưởng và nhà nước ấy càng chuyển nhiều lực lượng sản xuất thành tài sản của nó bao nhiêu thì nó lại càng biến thành nhà tư bản tập thể thực sự bấy nhiêu. Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chứ không phải là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản. Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với xã hội mà nó thống trị, song ở mỗi chế độ xã hội, vai trò kinh tế của nhà nước có sự biến đổi thích hợp đối với xã hội đó. Các nhà nước trước chủ nghĩa tư bản chủ yếu can thiệp bằng bạo lực và theo lối cưỡng bức siêu kinh tế. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nhà nước tư sản ở bên trên, bên ngoài quá trình kinh tế, vai trò của nhà nước chỉ dừng lại ở việc điều tiết bằng thuế và pháp luật. Ngày nay vai trò của nhà nước tư sản đã có sự biến đổi, không chỉ can thiệp vào nền sản xuất xã hội bằng thuế, luật pháp mà còn có vai trò tổ chức và quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, điều tiết bằng các biện pháp đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất: sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản thích nghi với điều kiện lịch sử mới. 2. Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước a.Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước. - Các tổ chức độc quyền thành lập các đảng phái chính trị rồi cử người vào nắm giữ các vị trí quan trọng của nhà nước - từ đó đề ra các chính sách có lợi cho tư bản độc quyền. - Nhà nước tài trợ, đỡ đầu cho các tổ chức độc quyền, cử người tham gia các tổ chức độc quyền.Hôm nay là chủ ngân hàng ngày mai là bộ trưởng và ngược lại. b. Hình thành sở hữu nhà nước bằng cách:
  • 26. 26 - Xây dựng các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. - Quốc hữu hoá các doanh nghiệp tư nhân. - Nhà nước mua cổ phiếu của các doanh nghiệp tư nhân. - Nhà nước ký các hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp tư nhân. c. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản . - Kế hoạch ;ngân sách nhà nước;chính sách thuế;chính sách tín dụng;vai trò doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ ở Mỹ vai trò của cục dự trữ liên bang (FED) là rất lớn. Tóm lại: Nhà nước điều tiết kinh tế bằng:Tác động vào các quy luật thị trường; Tác động vào kinh tế tư nhân;Tác động vào các doanh nghiệp nhà nước để định hướng các mục tiêu. 16. *Giai cấp công nhân: Giai cấp công nhân hay giai cấp vô sản, theo Karl Marx là giai cấp của những người công nhân và người lao động phải bán sức lao động để đổi lấy tiền lương và họ không phải là chủ sở hữu của phương tiện sản xuất. Cũng theo Marx, giai cấp công nhân là giai cấp tạo ra các giá trị thặng dư và sự giàu có cho xã hội. Ngày nay, đây là giai cấp lao động sản xuất ra của cải vật chất trong lĩnh vực công nghiệp với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại. Sản phẩm thặng dư do họ làm ra là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển xã hội. *Nội dung của sứ mệnh lịch sử: Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại ,lực lượng đại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ ,cho xu hướng phát triển của phương thức sản xuất tương lai;do vậy,về mặt khách quan nó là gia cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản,xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới-xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Để thực hiện được sứ mệnh của mình,giai cấp công nhân nhất định phải tập hợp được những tầng lớp nhân dân lao động xung quanh nó,tiến hành các cuộc đấu tranh cách mạng xóa bỏ chế độ cũ và xây dựng chế độ mới về mọi mặt kinh tế,chính trị,văn hóa,tư tưởng.
  • 27. 27 * *Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Luận thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được C. Mác và Ph. Ăng ghen trình bày sâu sắc trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Trong tác phẩm này các ông đã chỉ rõ các điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. - Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan, giai cấp công nhân là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới chủ nghĩa tư bản. Và, với tính cách như vậy, nó là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sau khi giành chính quyền, giai cấp công nhân, đại biểu cho sự tiến bộ của lịch sử, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Luận thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được C. Mác và Ph. Ăng ghen trình bày sâu sắc trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Trong tác phẩm này các ông đã chỉ rõ các điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. - Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, được rèn luyện trong nền sản xuất công nghiệp tiến bộ, đoàn kết và tổ chức lại thành một lực lượng xã hội hùng mạnh. Bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nặng nề, họ là giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản, và xét về bản chất họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa. Điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng, họ chỉ có thể tự giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích và được cả thế giới về mình. - Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp cách mạng triệt để nhất mà còn tạo cho họ khả năng làm việc đó. Đó là khả năng đoàn kết thống nhất giai cấp, khả năng đạt tới sự giác ngộ về địa vị lịch sử của khả năng hành động chính trị để từng bước đạt mục tiêu cách mạng. Đó là khả năng đoàn kết các giai cấp khác trong cuộc đấu tranh chống tư bản. Đó là khả năng đi đầu trong cuộc đấu tranh của toàn thể dân lao động và của dân tộc vì sự
  • 28. 28 nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là khả năng đoàn kết toàn thể giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế theo chủ nghĩa quốc tế vô sản. Lịch sử thế giới đã chứng minh những kết luận C. Mác, Ph. ăngghen và V.I. Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là đúng đắn. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nhằm hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình không phải diễn ra một cách bằng phẳng, thuận buồm xuôi gió. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân tuy đang đứng trước những thử thách hết sức nặng nề, nhưng xem xét toàn cảnh của sự phát triển xã hội, giai cấp công nhân, lực lượng sản xuất tiến bộ vẫn đang chuẩn bị những tiền đề khách quan cho thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình dù có trải qua những bước thăng trầm, quanh co, nhưng nó vẫn tiếp tục diễn ra theo quy luật khách quan của lịch sử. Đúng là ở những nước tư bản phát triển, đời sống của một bộ phận không nhỏ trong giai cấp công nhân đã được cải thiện, có thu nhập cao; một bộ phận công nhân ở các nước trên đã có mức sống "trung lưu hóa", song điều đó không có nghĩa là công nhân ở các nước ấy không còn bị bóc lột hoặc bị bóc lột không đáng kể. Một thực tế đã, đang và còn tồn tại ngày càng sâu sắc ở các nước tư bản phát triển, đó là sự bất công, bất bình đẳng và thu nhập càng cách xa giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Dù có cố gắng tìm cách "thích nghi" và mọi biện pháp xoa dịu nhưng giai cấp tư sản không thể khắc phục được mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Thực tế, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân vẫn diễn ra ở các nước tư bản chủ nghĩa dưới nhiều hình thức phong phú, với những nội dung khác nhau. 17. *Quy luật ra đời của Đẳng cộng sản: Tự bản than mình,giai cấp công nhân không thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử cảu giai cấp công nhân là khách quan,song để biến khà năng khách quan thành hiện thực thì phải thông qua những nhân tố chủ quan.Trong những nhân tố ấy việc thành lập đảng cộng sản với lý luận tiên phong,trung thành với sự nghiệp lợi ích giai cấp là nhân tố quyết định đảm bảo cho việc thực hiện sứ mệnh lịch sử thủ tiêu chủ nghĩa tư bản,xây dựng CNXH,chủ nghĩa cộng sản.
  • 29. 29 2.1:khái niệm đảng cộng sản: Đảng cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân.Nó là đội tiên phong,bộ tham mưu chiến đấu,lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân,đại biểu trung thành cho lợi ích giai cấp công nhân,của nhân dân lao động và của cả dân tộc.ĐCS bao gồm những bộ phận tiên tiến của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động.Đảng cộng sản lấy chủ nghĩa mác leenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động,lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản của mình. 2.2 tính tất yếu ra đời của đảng cộng sản: ĐCS ra đời là tất yếu lịch sử của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Bởi vì, khi chưa có ĐCS lãnh đạo, g/c công nhân chỉ có thể đấu tranh tự phát, đấu tranh vì mục đích kinh tế, vì cơm ăn áo mặc, cải thiện sinh hoạt, chứ không phải đấu tranh với tư cách là một giai cấp nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Chỉ khi nào g/c công nhân đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin thì mới đưa cuộc đấu tranh tự phát lên cuộc đấu tranh tự giác, đấu tranh chính trị, đấu tranh với tư cách là một g/c có thể thực hiện sứ mệnh của mình. Muốn vậy, điều kiện quan trọng trược tiên là g/c công nhân phải tự xây dựng lên chính Đảng chính trị của mình, đó là ĐCS. 2.4 Vai trò của ĐCS: đảng cộng sản là nhân tố quyết định trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Trong lịch sử không có giai cấp nào giành được địa vị thống trị,giữ vai trò lãnh đạo xã hội mà khong tạo ra được trong hang ngũ của mình một đảng chính trị,lực lượng tiên phong đểlãnh đạo toàn bộ cuộc đấu tranh.Trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản,chừng nào và chỉ khi nào giai cấp công nhân tự tổ chức ra chính đảng cảu mình để lãnh đạo cuộc đấu tranh thì mới đảm bảo giành được thắng lợi trọn vẹn,hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình.Nếu không có chính đảng lãnh đạo,giai capas công nhân chỉ có thể đấu tranh tự phát,đấu tranh vì mục đích kinh tế,chứ không phải là cuộc đấu tranh tự giác,vì mục đích chính trị.Chính vì vậy,đảng cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thàng sứ mệnh lịch sử của mình.
  • 30. 30 Với 1 đảng cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của đảng chính là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.Đảng với giai cấp thống nhất.,nhưng đảng có độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.Để làm tròn vai trò đó,đảng cộng sản phải là 1 đảng kiểu mới,một đảng macsxit-lêninnít . 18. a.Khái niệm của Cách mạng xã hội chủ nghĩa: Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa,trong cuộc cách mạng đó giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động xây dựng một xã hội công bằng,dân chủ,văn minh. Theo nghĩa hẹp:cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị ,được kết thúc bằng phần thắng thuộc về giai cấp công nhân để xây dựng một nhà nước chuyên chính vô sản,nhà nước của giai cấp công nhân,nhân dân lao động. Theo nghĩa rộng:cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm 2 thời kỳ:cách mạng về chính trị như nghĩa hẹp.Và giai đoạn giai cấp công nhân xây dựng nhà nước mới về mọi mặt kinh tế,văn hóa,xã hội...thay thế xã hội tư bản lỗi thời. *Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa: -Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời.Theo quy luật chung của sự phát triển trong xã hội,lực lượng sản xuất không ngừng phát triển tới khi mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời,kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất,đòi hỏi tiến hành một cuộc cách mạng xã hội để xóa bỏ quan hệ sản xuất đã lỗi thời,thay thế bằng quan hệ sản xuất mới mở đường cho lực lượng sản xuất mới phát triển. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa,lực lượng sản xuất ngày càng phát triển,ngày càng có tính xã hội hóa cao,mâu thuẫn với quan hệ sản xuất có tính chất tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất. -Sự nhận thức được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. 19. 1. Quan niệm về xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
  • 31. 31 Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tổng kết thực tiễn quá trình cách mạng Việt Nam, nhất là trong hai mươi năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã hình thành một quan niệm tổng quát về xã hội xã hội chủ nghĩa. “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; conngười được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. Có thể xem đây là mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Những đặc trưng trong mô hình vừa phản ánh tính phổ biến theo tinh thần học thuyết Mác-Lênin về xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa thể hiện tính đặc thù của dân tộc, có tính đến các đặc điểm của thời đại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu sâu và cụ thể hoá. 19. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2.1. Quan niệm về thời kỳ quá độ Là thời kỳ đan xen giữa cái cũ và cái mới. Cái cũ đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, còn có điều kiện phục hồi trở lại. Cái mới thì mới ra đời chưa đủ thực lực chiến thắng hoàn toàn cái cũ. Bản chất nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tính đan xen giữa cái cũ và cái mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tính chất cơ bản nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gay go, phức tạp, lâu dài nhắc nhở chúng ta không được chủ quan, nóng vội, duy ý chí. * Tính tất yếu khách quan - Theo C.Mác, giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy
  • 32. 32 là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Kiểu quá độ của C.Mác là quá độ về chính trị. Quá độ trực tiếp chỉ cần thay đổi kiến trúc thượng tầng của giai cấp tư sản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là có ngay những điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Theo V.I. Lênin, về lý luận, không còn nghi ngờ gì nữa rằng giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa phải có một thời kỳ quá độ. Đó là thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại và chủ nghĩa xã hội mới phát sinh. Kiểu quá độ của V.I. Lênin là quá độ toàn diện, gián tiếp. Vì từ các nước thuộc địa đi lên chủ nghĩa xã hội có xuất phát điểm thấp. - Đảng Cộng sản Việt Nam: Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ sau Đại hội VI đã cụ thể hơn. Chia thời kỳ quá độ thành nhiều chặng đường, nhiều khâu trung gian, nhiều bước quá độ; bắt đầu thời kỳ quá độ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền bắt tay xây dựng chế độ xã hội mới; nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ là xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của nền công nghiệp cho chủ nghĩa xã hội nhằm cải tạo nông nghiệp tức là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; độ dài thời kỳ quá độ tùy thuộc vào việc thực hiện nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ; kết thúc thời kỳ quá độ khi xây dựng xong cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản nước ta có nền công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Đến giữa thế kỷ XXI nước ta có nền công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. * Xung quanh vấn đề “bỏ qua” Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng bỏ qua phải có sự giúp đỡ của các nước tiên tiến đi trước. Xung quanh vấn đề “bỏ qua” cần nhận thức đúng đắn và toàn diện đó là: Bỏ qua cái gì? Bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa tức là bỏ qua quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng. Bỏ qua như thế nào? Bỏ qua không có nghĩa là phủ định sạch trơn mà phải có tính kế thừa nghĩa là phải kế thừa sự phát triển khoa học công nghệ; lực lượng sản xuất;
  • 33. 33 khoa học quản lý; cơ sở hạ tầng vì đây là những thành tựu của nhân loại giai cấp tư sản đã sử dụng trước. Bỏ qua được không? Từ thực tế tình hình trên cho phép chúng ta khẳng định Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội là đi vào giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh thế giới và tình hình trong nước. * Về bối cảnh thế giới Xu thế toàn cầu hóa giúp cho các quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau để chuyển giao công nghệ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các quốc gia, dân tộc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư, tăng cường xuất nhập khẩu, tích lũy ngoại tệ, tăng nguồn vốn, nguồn dự trữ quốc gia. Vai trò ngày càng quan trọng của kinh tế tri thức biểu hiện trong từng sản phẩm, hàm lượng trí tuệ cao với những công nghệ hiện đại như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, công nghệ vật liệu mới giúp cho các nước đang phát triển ứng dụng trong quá trình rút ngắn dần khoảng cách giữa các quốc gia, dân tộc. Thời đại ngày nay vẫn là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. * Tình hình trong nước Có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có đường lối đúng; ý Đảng hợp lòng dân, dân tin Đảng. Có đội ngũ cán bộ tuyệt đối trung thành với mục tiêu lý tưởng của dân tộc, xứng đáng là đày tớ của nhân dân. Nhân dân Việt Nam đồng thuận một lòng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và văn minh trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta có lợi thế so sánh về vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt là nguồn nhân lực trí tuệ cao thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ.
  • 34. 34 2.2. Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Xuất phát điểm lên chủ nghĩa xã hội còn quá thấp, từ một nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là chính với lực lượng sản xuất thấp kém, quan hệ sản xuất manh mún, đại đa số là nông dân mang nặng tư tưởng nho giáo, phong kiến, tiểu nông. Hậu quả chiến tranh nặng nề, vừa khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa phát triển kinh tế, vừa thực hiện chính sách xã hội. Các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp nhất là tệ quan liêu, tham nhũng làm mất lòng tin của dân đối với chế độ xã hội mới. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức là nguy cơ của một đảng cầm quyền. Chủ nghĩa đế quốc và âm mưu diễn biến hòa bình hòng xóa bỏ chủ nghĩa xã hội với các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc...là lực cản cho quá trình phát triển của dân tộc. Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Nam tạm thời chia hai miền: Miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; miền Bắc vừa bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vừa làm hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam... Đảng ta xác định rõ: Đặc điểm lớn nhất của miền Bắc, xét về kinh tế, là từ nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Những thành tựu của miền Bắc trong những năm chống Mỹ, cứu nước đã thực sự xứng đáng là hậu phương lớn của miền Nam và có vai trò quyết định nhất đến toàn bộ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước: Giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Vận dụng những quan điểm cơ bản mà V.I.Lênin đã nêu ra về đặc điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở “những nước tiểu nông”, Đảng ta và nhân dân ta đã có những thành quả bước đầu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc. Nhưng khoảng thời gian 1975-1985, chúng ta đã phạm một số sai lầm, trong đó có biểu hiện chủ quan, nóng vội, giản đơn, nhất là về quản lý kinh tế: Đó là quá chú trọng hai thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể một cách hình thức, thực hiện quá lâu cơ chế tập trung quan liêu, hành chính bao cấp của Nhà nước; nhận thức chưa đúng quan điểm của V.I.Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
  • 35. 35 nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kinh tế đan xen nhau,...trong thời kỳ quá độ, do đó đã biến chế độ sở hữu toàn dân và tập thể trở nên trừu tượng, hình thức bề ngoài, nhiều tư liệu sản xuất chung của xã hội, nhất là đất đai trở nên không có chủ cụ thể...Đó là một trong những nguyên nhân làm triệt tiêu các động lực, các tiềm năng của toàn dân ta, của đất nước ta và không phát huy hết nội lực, không tranh thủ được sự hợp tác quốc tế. Vì vậy, kinh tế - xã hội đã lâm vào trì trệ, khủng hoảng... Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đánh dấu sự mở đầu chính thức công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta xác định đúng đắn, bắt đầu từ đổi mới tư duy lý luận, nhất là tư duy kinh tế. Đổi mới toàn diện nhưng có trọng điểm đúng: Trên cơ sở ổn định, phát triển kinh tế, cải thiện từng bước đời sống nhân dân, đồng thời và từng bước đổi mới hệ thống chính trị để phát triển đất nước đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đã có nhận thức ngày càng rõ hơn về “thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, có thể thấy rõ những bước cụ thể hoá về phát triển “bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Đường lối đổi mới của Đảng ta đã khẳng định đó là “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”. Đến Đại hội IX, Đảng ta nhận thức rõ hơn nữa: “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”. Cách 2: Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội *Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản khác nhau về bản chất: Chủ nghĩa tư bản được xây dựng dựa trên cơ sở tư hữu về tư liệu sản xuất,dựa trên chế độ áp bức và bóc lột.Chế độ xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu,tồn tại dưới hai hình thức là nhà nước và tập thể;không còn giai cấp đối kháng,không còn tình trạng áp bức bóc lột.Muốn có xã hội như vậy cần có một thời kỳ lịch sử nhất định. *Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản xuất hiện đại công nghiệp có trình độ cao.
  • 36. 36 Qúa trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cơ sở vật chất-kỹ thuật nhất định cho chủ nghĩa xã hội,nhưng muốn cho cơ sở vật chất-lỹ thuật đó phục vụ cho chủ nghĩa xã hội cần có thời gian tổ chức,sắp xếp lại. Đối với những nước chưa từng trải qua quá trình công nghiệp hóa tiến lên xã hội chủ nghĩa,thời kỳ quá độ cho công cuộc xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội có thể fai kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm của nó là tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. *Các quan hệ của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa,chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản,dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện những tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội chủ nghĩa mới ,do vậy cũng cần có thời gian nhất định để xây dựng những mối quan hệ đó. *Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa là một công cuộc mới mẻ,khó khắn và phức tạp,phải có thời gian để giai cấpcông nhân từng bước làm quen với công việc đó. b.Đặc điểm thực chất của thời kỳ quá độ Trên lĩnh vực kinh tế:thời kỳ quá độ là thời kỳ tất yếu còn tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất.Những thành phần kinh tế này vừa thống nhất lại vừa mâu thuẫn với nhau.Đây là thời kỳ nhằm giải quyết những mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế này. Trên lĩnh vực chính trị:Do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng,phức tạp,nên kết cấu giai cấp xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng,phức tạp.Thời kỳ này bao gồm:giai cấp công nhân,giai cấp nông dân,tầng lớp trí thức,tầng lớp tư sản.Các tầng lớp,giai cấp này vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.Trong một giai cấp,tầng lớp cũng có nhiều bộ phận có trình độ,có ý thức khác nhau. Trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa:Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hóa khác nhau.Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư sản,tiểu tư sản,tâm lý tiểu nôn…Trên lĩnh vực văn
  • 37. 37 hóa cũng tồn tại nhiều yếu tố văn hóa cũ mới,chúng thường xuyên đấu tranh với nhau. 20.Trình bày đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa: a.Cơ sở vật chất-kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa là nền đại công nghiệp: Mỗi chế độ xã hội đều có một cơ sở vật chất-kỹ thuật tương ứng của nó,phản ánh trình độ phát triển kinh tế-kỹ thuật của chế độ đó.Công cụ thủ công là đặc trưng cho cơ sở vật chất-kỹ thuật của các xã hội tiền tư bản chủ nghĩa .Nền đại công nghiệp cơ khí là cơ sở vckt cho chủ nghĩa tư bản.Chủ nghĩa xã hội nảy sinh với tính cách là một chế độ xã hội phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa,do vậy cơ sở vckt của nó phải là nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao hơn so với trình độ của xã hội tư bản chủ nghĩa. b.Chủ nghĩa xã hội xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa,thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Theo C.Mác và Ph.Ănghen,giai cấp vô sản phải từng bước đoạt lấy tư liệu sản xuất từ tay trong tay giai cấp tư sản,tập trung những tư liệu ấy vào trong tay nhà nước để phục vụ cho toàn xã hội.Do vậy chỉ đến xã hội xã hội chủ nghĩa thì quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mới được xác lập đầy đủ.Tới thời kỳ này,tư liệu sản xuất còn tồn tại dưới hai hình thức là sở hữu toàn dân và sử hữu tập thể;người lao động làm chủ các tư liệu sản xuất của xã hội do đó không còn tình trạng bóc lột người. *Xã hội xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội tạo ra được tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới. Chế độ mới tạo điều kiện cho người lao động kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân,lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội.Thời kỳ này xã hội chủ nghĩa cũng cố tạo ra cách tổ chức lao độg mới dựa trên tinh thần tự giác của nhân dân,dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản và quản lí thống nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa. *Xã hội xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động,coi đó là nguyên tắc cơ bản nhất Mỗi người lao động sẽ nhận được từ xã hội một số lượng sản phẩm tiêu dùng có giá trị tương đương với số lượng,chất lượng,chất lượng,hiệu quả lao động mà họ đã tạo ra cho xã hội,sau khi đã trừ đi một số khoản đóng góp cho xã hội.