SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
Tác giả sáng kiến: Phạm Thị Hòa
Mã sáng kiến: 09.68.01
Tam Dương, năm 2018
1
1. Lời giới thiệu
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông: “tập trung phát
triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi
dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống,
ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực
tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
Trước yêu cầu đó đòi hỏi toàn ngành giáo dục hết sức nỗ lực, tiếp tục nâng
cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục. Ở trường trung học phổ thông
(THPT) hiện nay, giáo viên chủ nhiệm có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng.
GVCN là thành viên của hội đồng sư phạm, là người thay mặt Hiệu trưởng, Hội
đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng
giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách; là người tổ chức thực hiện các
chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp chủ nhiệm. GVCN còn là nhà giáo
dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất, người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm
tra toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình
phụ trách. GVCN còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội
trong và ngoài nhà trường, đồng thời là người bảo vệ quyền lợi chính đáng cho
học sinh, phản ánh trung thực mọi nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của học sinh với
ban giám hiệu nhà trường, với giáo viên bộ môn, gia đình, cộng đồng và toàn xã
hội. GVCN còn là người cố vấn cho học sinh tổ chức mọi hoạt động nhằm phát
triển các năng lực và là điểm tựa về mọi mặt cho học sinh lớp mình chủ nhiệm.
2. Tên sáng kiến:
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Phạm Thị Hòa
2
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Trần Hưng Đạo, Thị trấn Hợp
Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0983 023 269; E_mail: phamhoa.2276@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Hòa
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Đề tài này, tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu một số biện pháp quản lý
nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm tại trường THPT.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/10/2016
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục và đào tạo là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng
của Đảng, Nhà nước và của dân tộc Việt Nam. Mục tiêu tổng quát của Chiến
lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2001-2010 do Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX đề ra và Đại hội X kế thừa là: Để đạt được các yêu cầu về con người
và nguồn nhân lực – nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ
công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước – cần phải tạo chuyển biến cơ bản và
toàn diện về giáo dục. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X trong báo cáo chính trị
đã khẳng định một lần nữa: “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực có chất lượng cao” và “Đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học”. Nghị quyết hội nghị lần
thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X nhấn mạnh: “Xây dựng đội
ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của
đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ
thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho sự phát triển bền
vững”.
Trong nhà trường phổ thông người Hiệu trưởng cần phải tác động đến đội
ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nói riêng để họ cùng có
những chuyển đổi đúng đắn và phù hợp với công tác giảng dạy và chủ nhiệm
hàng ngày. Với trách nhiệm của mình những người quản lý phải xây dựng cho
mình một kế hoạch dài hơi trong việc tổ chức lãnh đạo.
Việc nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của người GVCN; năng lực nghiệp vụ
thực thi công tác chủ nhiệm lớp của các giáo viên; cách thức tổ chức, chỉ đạo,
quản lý của Hiệu trưởng về công tác chủ nhiệm lớp của GV có những khoảng
cách và bất cập nhất định giữa thực tiễn và yêu cầu về mặt quy chế và lí luận. Vì
thế, cần phải tìm hiểu, nghiên cứu phương pháp quản lý, cách thức tổ chức, điều
hành, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ GVCN, nâng cao nhận thức về
vai trò, vị trí của người GVCN, chỉ ra các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng để
nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp đáp ứng cho hoạt động GD-ĐT
trong nhà trường hiện nay. Mặt khác, mặt trái của nền kinh tế thị trường và
những tiêu cực ngoài xã hội đã có ảnh hưởng không tốt đến giáo dục. Do đó, ở
mỗi trường THPT vẫn còn một bộ phận HS chưa có động cơ, thái độ học tập
đúng đắn dẫn đến không tích cực học tập hoặc sa sút về đạo đức, lối sống. Việc
nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các
4
trường THPT trong huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đề ra các biện
pháp quản lý đồng bộ có tính khả thi cao, phù hợp với sự phát triển của giáo dục
trong thời kỳ đổi mới là vấn đề cấp thiết sớm được nghiên cứu và làm sáng tỏ.
Xuất phát từ những lý do trên, cùng với việc nghiên cứu cơ sở lý luận và
thực tiễn những kinh nghiệm về đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng
chuẩn nghề nghiệp tại đơn vị công tác, tôi chọn đề tài nghiên cứu“Nâng cao
chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các
trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh..
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu
trưởng các trường THPT.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và thực trạng các
biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp ở các trường
THPT huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp các trường THPT nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý công tác chủ nhiệm lớp của
hiệu trưởng ở trường THPT Trần Hưng Đạo và các trường THPT trong tỉnh có
điều kiện thực tế tương đương.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Các thành tố quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trường
THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý của hiệu trưởng các
trường THPT đối với hoạt động chủ nhiệm lớp.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:
Thu thập và đọc các tài liệu lý luận, các văn bản pháp qui, các công trình
nghiên cứu khoa học về quản lý giáo dục, quản lý công tác chủ nhiệm lớp. Từ
đó phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến luận văn.
5
Phân tích và tổng hợp các quan niệm về quản lý giáo dục, quản lý công tác
chủ nhiệm lớp; công tác quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm
lớp ở trường THPT; công tác chủ nhiệm lớp của GV.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp điều tra (Phiếu hỏi)
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
- Phương pháp tổng kết, đánh giá.
6.3. Nhóm các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ:
- Thống kê toán học
- Bảng biểu.
7. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến kinh nghiệm được cấu trúc 3 phần:
- Phần I: Mở đầu
- Phần II: Nội dung
- Phần III: Kết luận và kiến nghị
PHẦN II: NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Khái niệm công tác chủ nhiệm lớp.
Trong trường học, lớp học là đơn vị cơ bản được thành lập để tổ chức giảng
dạy và giáo dục học sinh. Để quản lý, giáo dục học sinh trong lớp, nhà trường
phân công một trong những GV đang giảng dạy có năng lực chuyên môn tốt, có
kinh nghiệm làm công tác quản lý, giáo dục học sinh, có tinh thần trách nhiệm
cao và lòng nhiệt tình trong công tác, có uy tín với HS và đồng nghiệp làm chủ
nhiệm lớp. Đó là giáo viên chủ nhiệm.
2. Vai trò, chức năng nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở
trường THPT.
* Vai trò, chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp
GVCN là người thay mặt hiệu trưởng QL lớp học. Vai trò QL đó được thể
hiện trong việc xây dựng kế hoạch GD; tổ chức các hoạt động GD; đôn đốc,
hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động GD theo kế hoạch; kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập, tu dưỡng của HS trong lớp. GVCN chịu trách nhiệm về kết quả
6
học tập và rèn luyện của HS trong lớp trước hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và
cha mẹ HS. Do đó, có thể nói trách nhiệm của GVCN lớp rất nặng nề. Đồng thời
GVCN là linh hồn của tập thể lớp, là người tập hợp HS thành một khối đoàn kết.
GVCN là người tổ chức quản lý lớp học và dìu dắt các em nhỏ như con em mình
trưởng thành qua từng năm tháng.
GVCN giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp các lực lượng GD: Gia
đình, nhà trường, xã hội là ba lực lượng GD, trong đó nhà trường là lực lượng
GD có tính chất chuyên nghiệp. GVCN là người giữ vai trò chủ động trong việc
phối hợp các lực lượng GD. Do vậy, GVCN phải là người đứng ra điều phối và
kết hợp cùng các lực lượng GD để tổ chức các hoạt động GD một cách có hiệu
quả nhất.
Năng lực chuyên môn, đạo đức, uy tín và kinh nghiệm công tác của GVCN
là điều kiện quan trọng nhất cho việc tổ chức, phối hợp thành công các hoạt
động GD học sinh của lớp.
* Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp
Trước hết GVCN phải là giáo viên giảng dạy bộ môn, thực hiện đầy đủ các
nhiệm vụ của một người giáo viên đứng lớp đó là: Dạy học và GD theo chương
trình, kế hoạch GD, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của
GV do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định; Quản lý HS trong các hoạt động GD
do nhà trường tổ chức; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách
nhiệm về chất lượng, hiệu quả GD; Tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng; Tham gia công tác phổ cập GD ở địa phương; Rèn luyện đạo đức, học tập
văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả
giảng dạy và GD; Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo đồng thời rèn luyện phương pháp tự học của HS;
Thực hiện điều lệ nhà trường; Thực hiện quyết định của Giám đốc, chịu sự kiểm
tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp QLGD; Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy
tín của nhà giáo, gương mẫu trước HS; Thương yêu, tôn trọng HS, đối xử công
7
bằng với HS, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của HS; Đoàn kết, giúp đỡ đồng
nghiệp, tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an
toàn và lành mạnh.
Phối hợp với các GV khác, gia đình HS, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh trong dạy học và GD học sinh; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy
định của pháp luật.
3.Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT.
Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là hoạt động tổ chức, điều hành đội ngũ
các GVCN và các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là một mảng trong hệ thống công tác quản
lý nhà trường của hiệu trưởng, đây là một công việc mang tính chiến lược lâu
dài, thường xuyên. Để làm tốt công tác này người hiệu trưởng phải căn cứ vào
tình hình GD thực tiễn của nhà trung tâm như số lượng HS, địa bàn trung tâm,
số lượng GVCN, đặc diểm của đội ngũ GVCN... để lên kế hoạch cho từng công
việc cụ thể, thời gian thực hiện những công việc này, rồi tiến hành tổ chức, chỉ
đạo đội ngũ GVCN thực hiện từng công việc hoặc thực hiện đồng thời các công
việc theo đặc trưng từng khối lớp, tiếp theo đó là đánh giá, kiểm tra việc thực
hiện các công việc này của đội ngũ GVCN nhằm phát hiện kịp thời các sai lệch,
yếu kém để từ đó người hiệu trưởng có các biện pháp tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ
GVCN khắc phục, giải quyết các tồn tại nhằm hoàn thiện, đồng bộ công tác chủ
nhiệm lớp góp phần nâng cao hiệu quả GD toàn diện HS trong nhà trường.
4. Nội dung của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT.
4.1. Tìm hiểu và nắm vững đối tượng học sinh
Để giáo dục học sinh, giáo viên phải hiểu chúng một cách toàn diện và cụ
thể, từ đó mới có thể có những tác động sư phạm thích hợp. GVCN phải tìm
hiểu và nắm được các đặc điểm cơ bản về tâm lý, tư tưởng, chính tri, đạo đức,
về năng lực nhận thức, về thể lực, về khả năng và ý thức lao động, về hoàn cảnh
sống và các mối quan hệ với tập thể, với những người chung quanh. Qua đó,
thấy được những mặt mạnh, những mặt yếu cơ bản của từng học sinh cũng như
của cả lớp. ở đây điều quan trọng là phải hình dung được rõ nét quá trình phát
8
triển nhân cách, phát triển tập thể với những yếu tố mới, những mầm mống mới
tích cực.
* Nội dung tìm hiểu:
- Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của lớp chủ nhiệm:
- Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của từng HS
Tóm lại, GVCN cần hiểu rõ toàn bộ cuộc sống tâm hồn, tình cảm của HS
kể cả những thay đổi trong đời sống nội tâm của từng HS. Đặc biệt, đối với HS
cá biệt cần tìm hiểu kỹ những nguyên nhân dẫn đến cá biệt để có giải pháp tác
động phù hợp, kịp thời.
* Cách thức tìm hiểu đối tượng GD:
- Nghiên cứu hồ sơ học sinh: Gồm học bạ, sơ yếu lí lịch, sổ liên lạc, các
bản nhận xét đánh giá học sinh của các GV cũ, sổ điểm... Đây là bước tiếp cận
đầu tiên nhằm tìm hiểu sơ bộ những nét cơ bản nhất ở mỗi học sinh.
- Đàm thoại, trò chuyện trực tiếp với học sinh, GV bộ môn, GVCN cũ, cha
mẹ HS, bạn bè..., những người có liên quan khác với HS để tìm hiểu những vấn
đề cá nhân HS đó.
- Quan sát: Theo dõi trực tiếp, thường xuyên một cách khách quan những
biểu hiện về thái độ, hành vi của trong mọi hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt
tập thể, trong cuộc sống ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường...
- Thông qua các sản phẩm do HS làm ra như bài kiểm tra, sáng tác, làm đồ
dùng học tập, các sản phẩm lao động khác
- Thông qua một số phương pháp nghiên cứu Tâm lý học, Giáo dục học
như điều tra bằng Ankét, Test.
* Thu thập và xử lý thông tin:
- Những thông tin thu thập được qua quá trình tìm hiểu cần được ghi vào
Sổ chủ nhiệm hay Nhật ký GVCN.
- Phối hợp các cách thức tìm hiểu để có “bức tranh chung” có hệ thống về
đối tượng.
- Dùng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại để rút ra
kết luận chính xác, khách quan, khoa học, tránh hời hợt, chủ quan, thiên vị, cảm
tính trong đánh giá đối tượng giáo dục.
9
Tóm lại, tìm hiểu học sinh là một quá trình khó khăn, lâu dài, phức tạp, đòi
hỏi GVCN phải kiên trì, thận trọng, có tinh thần trách nhiệm cao và lòng thương
yêu học sinh sâu sắc. Ngược lại, GVCN lại phải là người có đạo đức và tri thức,
một người thầy có nhân cách để học sinh tôn trọng và nể phục, nhưng cũng là
người dễchia sẻvà thôngcảm với học sinh, sao cho học sinhsẵnsàng cởi mở, chia
sẻ với GVCN.
4.2. Lập kế hoạch chủ nhiệm
Lập kế hoạch năm học và các kế hoạch giáo dục ngắn hạn khác để thực
hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục, các chủ trương, nhiệm vụ nhà trường
giao cho.
Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hoạt động của GVCN được vạchra một
cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong thời gian một năm học
với cách thức và trình tự tiến hành nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Bản kế hoạch
chủ nhiệm là văn bản trong đó thiết kế cụ thể toàn bộ nội dung công tác chủ
nhiệm lớp, là chương trình hành động của lớp trong một thời gian cụ thể. Đó là
kết quả sáng tạo của GVCN, phản ánh năng lực dự đoán và thiết kế của GVCN.
Kế hoạchchủnhiệm thường được xâydựng theo trục thời gian củanăm học như kế
hoạchnăm học, kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và theo nội dung
của các hoạt động GD như kế hoạch luyện tập văn nghệ, kế hoạch lao động…
* Mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch
- Mục đích: Xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo việc đạt được mục tiêu đề
ra một cách khoa học và hiệu quả. GVCN lập kế hoạch sẽ luôn nắm vững mục
tiêu và thực hiện một cách khoa học để đạt mục tiêu trong công tác chủ nhiệm.
- Ý nghĩa:
+ Giúp GVCN và học sinh luôn nắm vững mục tiêu phấn đấu.
+ Tác độngđếnsựnỗ lực củaGVCNvà học sinh có tínhphối hợp hướng đến
mục tiêu.
+ Làm cho các hoạt động được thực hiện theo chương trình định trước cụ
thể và thống nhất, giảm thiểu hoạt động trùng lặp, dư thừa, tránh gây áp lực cho
học sinh, tăng hiệu quả hoạt động.
+ Giúp GVCN chủ động, tự tin trong công việc của mình.
+ Là công cụ cho việc kiểm tra đánh giá và tự kiểm tra đánh giá kết quả
họat động của mình.
10
+ Là phương tiện để GVCN nhận được sự tư vấn, hướng dẫn của cấp trên
và giao tiếp với đồng nghiệp, cha mẹ HS, các tổ chức đoàn thể và HS một cách
thân thiện trên tinh thần hợp tác.
* Phương pháp xây dựng kế hoạch:
- Phương pháp phân tích: giúp GVCN có cái nhìn theo hệ thống từ bao quát
đến cụ thể khi xác lập mục tiêu và các biện pháp thực hiện. Phương pháp phân
tích thường được GVCN sử dụng để phân tích đánh giá tình hình HS, tập thể lớp
ở trong và ngoài nhà trường.
- Phương pháp so sánh:
GVCN nên so sánh tình hình lớp với lớp khác, lực học của HS với lực học
của HS trong khối…từ đó xác định mục tiêu, biện pháp phù hợp.
- Phương pháp chuyên gia: GVCN sử dụng phương pháp này để xác định
đúng mục tiêu, các biện pháp khi dự báo thiếu thông tin tin cậy.
- Phương pháp cân đối: Cân đối là trạng thái thống nhất tạm thời về sự phát
triển của sự vật hiện tượng. Cân đối là sự tương xứng giữa nhu cầu và khả năng
hoặc phương hướng phát triển, nhịp độ phát triển. GVCN sẽ căn cứ vào các điều
kiện, thế mạnh, khả năng của tập thể HS để đưa ra những chỉ tiêu hợp lý, từ đó
xác định các nhiệm vụ, giải pháp để phân phối tiềm lực cho loại hoạt động nhằm
thực hiện mục tiêu.
* Qui trình xây dựng kế hoạch:
- Phân tích môi trường;
- Xây dựng định hướng chiến lược phát triển;
- Xác định mục tiêu;
- Xác định các giải pháp;
- Xác định các đề xuất tổ chức thực hiện;
- Viết văn bản và phê chuẩn văn bản kế hoạch.
* Cấu trúc, nội dung của kế hoạch chủ nhiệm:
+ Thể hiện được nhiệm vụ năm học của ngành, của nhà trường và phù hợp
với hoàn cảnh, đặc điểm của địa phương và hoàn cảnh sống của HS.
11
+ Thể hiện tính toàn diện, cân đối của các nhiệm vụ, nêu rõ nhiệm vụ trọng
tâm, cân đối giữa nhu cầu và khả năng, giữa nội dung công việc và biện pháp
thực hiện.
+ Các biện pháp đưa ra cần cụ thể, hệ thống, có tính khả thi cao
+ Trình bày gọn, rõ.
5. Phương pháp và hình thức của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường
THPT.
5.1. Phương pháp của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT:
Phương pháp của công tác GVCN là hệ thống đa dạng, bao gồm:
a. Phương pháp vận động quần chúng:
b. Phương pháp giáo dục cá biệt:
c. Phương pháp tổ chức sinh hoạt tập thể:
d. Phương pháp tổ chức các hoạt động:
5.2. Hình thức của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT.
Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, người GVCN phải thực hiện các nhiệm
vụ bằng các hình thức sau đây:
- Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh của lớp nhằm xây dựng mục
tiêu, chương trình, kế hoạch năm học để xác định nội dung, phương pháp và các
hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm của lớp.
Công tác nghiên cứu của GVCN lớp thường tập trung vào các nội dung sau
đây:
+ Nghiên cứu tình hình địa phương về vị trí, kinh tế chính trị, xã hội, mức
sống, nguồn sống, ngành nghề sản xuất, trình độ văn hóa, tôn giáo, truyền thống
học tập và phong trào xã hội hóa giáo dục...
+ Nghiên cứu tình hình gia đình học sinh như trình độ học vấn, nghề
nghiệp của cha mẹ học sinh, số con, hoàn cảnh, mức sống, phương pháp giáo
dục...
+ Nghiên cứu về học sinh : số lượng, chất lượng học tập, đặc điểm lứa tuổi,
đặc điểm cá biệt, quá trình học tập, phương pháp, kết quả học tập ...Từ kết quả
này để phân loại học sinh theo trình độ,năng lực, ý thức học tập, thói quen hành
vi... để có biện pháp giáo dục thích hợp.
12
+ Nghiên cứu tình hình chung của lớp như bầu không khí tâm lí, thực trạng
học tập, tu dưỡng đạo đức, tinh thần đoàn kết, phong trào thi đua, truyền thống,
ưu nhược điểm, mặt mạnh, mặt yếu của lớp...
Tất cả những tài liệu đó sẽ rất hữu ích giúp cho giáo viên chủ nhiệm lớp
trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh một
cách có hiệu quả.
- Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp: Phân lớp thành các tổ học sinh
có cơ cấu học sinh nam nữ, trình độ học tập tương đối đồng đều. Phân công
trách nhiệm cho ban cán sự và các tổ trưởng để quản lý học sinh và bắt đầu tổ
chức các hoạt động chung. Ban cán sự lớp phải có các yêu cầu sau :
+ Có học lực từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt
+ Nhiệt tình, tích cực tham gia các hoạt động của tập thể
+ Có năng khiếu văn nghệ, TDTT
+ Biết quản lý tập thể
+ Gương mẫu, được đa số học sinh bầu chọn.
- Thiết lập tốt các mối quan hệ trong tập thể.
+ Quan hệ tình cảm: là quan hệ bạn bè đoàn kết, thân ái, tương trợ, động
viên, khích lệ nhau trong học tập, tu dưỡng và cả những mối quan hệ tình cảm
khác. Các mối quan hệ này nảy sinh trong hoạt động, giao tiếp và nó tạo thành
động lực thúc đẩy sự phát triển của tập thể và giáo dục từng thành viên. Quan hệ
tình cảm tốt đẹp, sự đoàn kết thống nhất giữa các thành viên có ý nghĩa to lớn
đối với việc xây dựng tập thể.
+ Quan hệ chức năng: là quan hệ trách nhiệm công việc của các thành viên
trong tập thể. Trong tập thể, mỗi người được phân công một công việc, để hoàn
thành nhiệm vụ của mình, mỗi người phải liên hệ, hợp tác với những người khác
và phải tuân thủ theo những yêu cầu và kế hoạch chung. Quan hệ chức năng tốt
đẹp cũng có nghĩa là công tác của tập thể được phối hợp chặt chẽ, mọi người
đều hoàn thành nhiệm vụ.
+ Quan hệ tổ chức: là quan hệ của cá nhân theo nội quy, kỉ luật của tập thể.
Tôn chỉ, mục đích của đoàn thể, điều lệ nhà trường, nội quy lớp học là điều mà
tất cả học sinh phải tuân thủ một cách tự giác. Chính mối quan hệ tổ chức tạo
nên sức mạnh tập thể, đảm bảo cho tập thể phát triển đúng hướng theo mục tiêu
đã đề ra.
13
- Tổ chức hoạt động đa dạng cho tập thể học sinh.
- Phối hợp các giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác để giáo
dục học sinh. Mỗi lực lượng giáo dục đều có những vai trò và chức năng riêng,
GVCN cần khai thác thế mạnh của các lực lượng đó, chủ động phối hợp tổ chức
giáo dục học sinh có kết quả nhất.
B. NHỮNG YẾU TỐ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO
VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO VÀCÁC
TRƯỜNG THPT TỈNH VĨNH PHÚC
Thông thường, những người được hiệu trưởng và hội đồng giáo dục nhà
trường tin tưởng và giao làm công tác chủ nhiệm lớp là những người giáo viên
gương mẫu trong công tác, có năng lực chuyên môn, được học sinh tin yêu và
mến phục. Vì thế GVCN lớp vừa là một giáo viên bộ môn giỏi đồng thời phải
thực hiện tốt các yêu cầu của một GVCN lớp vì GVCN là người thay mặt hiệu
trưởng, thay mặt nhà trường, gia đình thực hiện công việc quản lý giáo dục toàn
diện một tập thể học sinh. Vì vậy, muốn đảm bảo chất lượng công tác GVCN,
bên cạnh những yêu cầu chung của người cán bộ giáo dục, giáo viên chủ nhiệm
cần phải đạt được những yêu cầu như sau:
- Yêu cầu về phẩm chất
- Yêu cầu về tri thức:
- Yêu cầu về kĩ năng:
Nhóm kĩ năng thiết kế các hoạt động giáo dục.
Nhóm kĩ năng tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục.
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu
trưởng.
2.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các phương tiện thông tin
đại chúng, các phương tiện giải trí kĩ thuật cao tác động vào đời sống với cường
độ vô cùng lớn đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý công tác chủ nhiệm
lớp. Trước hết có thể thấy rằng vị trí của công tác chủ nhiệm lớp có phần giảm
sút trong đời sống xã hội hiện đại.
2.2. Đặc điểm tâm lí học sinh.
14
Học sinh các trường THPT là lứa tuổi đầu tuổi thanh niên, ở giai đoạn phát
triển của trẻ em từ 15 đến 19 tuổi. Đến cuối thời kỳ này học sinh đã trưởng
thành về thể chất, đã trưởng thành về cả tinh thần và tư tưởng đủ để sống độc
lập, tự quyết định, tham gia tích cực vào cuộc sống xã hội.
Học sinh đang ở trong giai đoạn chuẩn bị để đi vào cuộc sống. Đây là lứa
tuổi phát triển êm đềm, không có tính chất đột biến như lứa tuổi thiếu niên. Tính
chất chủ định của mọi quá trình tâm lý được thể hiện rõ rệt. Đây là lứa tuổi ý
thức phát triển mạnh, nhân sinh quan và thế giới quan hình thành và phát triển,
chi phối sự phát triển nhân cách của các em.
2.3. Đội ngũ giáo viên của trường THPT.
Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là những người được đào tạo đạt chuẩn và
trên chuẩn. Về nghiệp vụ, họ là những có nghiệp vụ sư phạm, được cung cấp
những tri thức tâm lí học lứa tuổi, tâm lí học dạy học, giáo dục học phục vụ cho
việc giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của đội ngũ giáo không đồng đều, phần lớn các giáo viên còn rất trẻ
tuổi đời và tuổi nghề nên chưa có kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm, một số
giáo viên coi công tác chủ nhiệm là công việc phụ chưa nhiệt tình trong công tác
chủ nhiệm lớp vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác chủ nhiệm lớp.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp của người
hiệu trưởng.
Trong đào tạo, trường Đại học sư phạm chưa chú trọng nhiệu đến kĩ năng
làm công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên nên đa số giáo viên mới ra trường còn
lúng túng với công tác này, chưa xử lý thấu đáo và hiệu quả các tình huống sư
phạm. Năng lực tổ chức, quản lý giáo dục tập thể và cá nhân học sinh, năng lực
giao tiếp của một số GVCN còn yếu.
Việc quản lý HS, tổ chức các hoạt động cho học sinh của một số giáo viên
rất hạn chế. Các trường thường không thể phân công các giáo viên đó làm công
tác chủ nhiệm, dẫn đến tình trạng một số GVCN có cường độ lao động cao vượt
định mức do phải kiêm nhiệm.
2.4. Cơ chế chính sách.
Do trường đóng trên vùng địa bàn nông thôn khó khăn nên khả năng huy
động nguồn lực kinh tế từ xã hội hóa giáo dục rất yếu. Vì vậy điều kiện chăm lo
đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên còn hạn chế. Nhà trường và chính
quyền địa phương chưa có cơ chế, chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ
15
giáo viên giỏi, nên hiện tượng giáo viên giỏi xin chuyển công tác đến môi
trường làm việc đãi ngộ tốt hơn là việc xảy ra thường xuyên, liên tục.
Qui định hiện hành 4 tiết/tuần cho GVCN không đủ để GVCN thực hiện tốt
nhiệm vụ quản lý, giáo dục học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện.
2. Những thuận lợi và khó khăn của trường THPT Trần Hưng Đạo
ảnh hưởng đến công tác chủ nhiêm lớp.
Trường THPT Trần Hưng Đạo tiền thân là trường THPT BC Trần Hưng
Đạo được thành lập tháng 8 năm 2002. Sau 7 năm hoạt động ở mô hình trường
Bán công, ngày 23 tháng 8 năm 2009 trường được chuyển đổi sang mô hình
trường Công lập. Bước vào năm học 2012-2013, năm học đầu tiên sau khi đã
triển khai đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp, trường có tổng số 19 lớp với 43 cán
bộ giáo viên và 711 học sinh. 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo,
trong đó có 05 cán bộ giáo viên đạt trình độ Thạc sỹ. Trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ, sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, trường THPT Trần Hưng Đạo
- Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc đứng trước những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Hoạt động dạy học của Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các
cấp Uỷ Đảng, Chính quyền địa phương, Hội Cha mẹ học sinh, sự chỉ đạo sát sao
của Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, của các cơ quan ban ngành trong tỉnh.
- BGH nhà trường nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
- Nội bộ đoàn kết nhất trí, thống nhất dưới sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng.
- Phần lớn giáo viên có năng lực và trình độ chuyên môn vững, tâm huyết
với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có tuổi đời còn trẻ, năng động, nhiệt tình
với công việc.
- Các tổ chuyên môn cơ bản đã phát huy được thế mạnh của đội ngũ, tập
trung thực hiện nhiệm vụ đổi mới PPGD, đổi mới KTĐG
- Phần lớn các em học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập và tu dưỡng đạo
đức, xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, cố gắng phấn đấu vươn lên vì
ngày mai lập nghiệp.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tương đối đầy đủ, đáp ứng về cơ bản việc
thực hiện hoạt động dạy và học.
- Học sinh nhà trường đều là con em nhân dân ở các xã phường thuộc thành
phố Tam Dương. Các em đa số ngoan, thật thà, chịu khó có ý thức học tập vươn
16
lên. Do trường đóng trên địa bàn là trung tâm kinh tế văn hoá giáo dục của tỉnh
Vĩnh Phúc nên kinh tế nhân dân nhìn chung ổn định.
* Khó khăn:
- Sau chuyển đổi mô hình, đội ngũ cán bộ giáo viên dần được bổ sung về
số lượng nhưng trình độ không đồng đều, chất lượng chưa ổn định, trình độ về
công nghệ thông tin, tiếng Anh còn chưa tốt. Đội ngũ gồm nhiều thành phần:
giáo viên cũ của trường từ giai đoạn Bán công, giáo viên được thuyên chuyển về
theo nhu cầu hợp lý hóa gia đình, giáo viên mới ra trường được phân công về
trường. Tập thể sư phạm chưa có tiếng nói chung, các mối quan hệ đồng nghiệp
rời rạc. Nề nếp chuyên môn chưa được duy trì thường xuyên, việc tự học tự bồi
dưỡng còn mang tính hình thức. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng ôn thi
Đại học còn gặp nhiều khó khăn vì thiếu giáo viên cốt cán có năng lực chuyên
môn cao.
- Một số giáo viên mới ra trường nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc
tiếp cận chương trình, phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng nên
hiệu quả giáo dục còn thấp. Một số giáo viên có xu hướng chuyên môn thuần
tuý chỉ chú ý rèn luyện học sinh phiến diện về mặt kiến thức mà không chú ý
đến rèn luyện thái độ động cơ học tập cho học sinh dẫn đến các em có biểu hiện
sai lệch trong học tập, trong kiểm tra, thiếu ý thức vươn lên trong tu dưỡng rèn
luyện.
- Biên chế giáo viên các môn không đồng đều có môn thừa có môn lại thiếu
giáo viên gây nên sự bất hợp lý về phân công lao động trong nhà trường.
- Cán bộ thiết bị thí nghiệm văn phòng còn thiếu và yếu nên ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng giảng dạy (thiếu người phụ trách phòng thí nghiệm thực
hành). Trong khi đó thiết bị dạy học kém chất lượng chưa đồng bộ.
- Một bộ phận giáo viên thiếu ý thức vươn lên để tự khẳng định mình, còn
ngại khó khăn, ngại vất vả. Tư tưởng ỷ lại, cả nể, ngại va chạm, không dám
thẳng thắn góp ý cho đồng nghiệp xuất hiện ở một số giáo viên dẫn đến xếp loại
kết quả thi đua đánh giá có phần chưa chính xác. Hiện tượng bằng mặt nhưng
không bằng lòng còn xảy ra dẫn đến không tạo được sự cạnh tranh lành mạnh
trong đội ngũ giáo viên. Tỷ lệ giáo viên nữ cao, đa số đang ở độ tuổi nuôi con
nhỏ nên hạn chế về quỹ thời gian dành cho việc nâng cao năng lực chuyên môn
nghiệp vụ.
- Chất lượng tuyển sinh đầu vào rất yếu. Điểm sàn của nhà trường dao động
trong khoảng 10-12 điểm (5 đầu môn).Một bộ phận học sinh chưa chuyên cần
17
chủ động trong học tập, ý thức tổ chức kỷ luật còn yếu, nhiều em thiếu tự tin khi
tham gia các hoạt động tập thể.
Những khó khăn trên thực sự là thách thức rất lớn trong công tác xây dựng
đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng nhà trường.
3. Đánh giá chung về tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường
Tỷ lệ giáo viên của trường đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo đạt 100%. Việc
đào tạo trên chuẩn đã giúp GV có kiến thức chuyên sâu về khoa học chuyên
ngành. Chương trình đào tạo thạc sỹ về Phương pháp giảng dạy các bộ môn có
tác dụng tốt trong việc hỗ trợ GV trong quá trình giảng dạy. Nhiều khóa học đào
tạo Thạc sỹ thuần túy kiến thức hàn lâm chưa mang lại hiệu quả thiết thực cho
GV trong quá trình tác nghiệp. Thực tế, năng lực giáo dục của đội ngũ nhà giáo
không đồng nhất với trình độ đào tạo.
4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác chủ nhiệm
lớp của hiệu trưởng.
4.1. Cácyếu tố khách quan.
+ Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường THPT và Qui định chuẩn nghề
nghiệp GV trong đó có qui định cụ thể về nhiệm vụ của GVCN
+ Bộ GD&ĐT đã quan tâm chỉ đạo cụ thể việc phát huy vai trò của GVCN
từ năm học 2010 – 2011.
+ Sở GD&ĐT đã có hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức tập huấn về công tác
chủ nhiệm lớp.
+ Đa số GV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tinh thần trách
nhiệm cao, thương yêu HS.
+ Đội ngũ CBQL đã được kiện toàn theo qui định, không còn tình trạng
thiếu CBQL.
+ Trong thời kì hội nhập, phát triển về kinh tế của đất nước, điều kiện học
tập của học sinh đầy đủ, nhận thức về vai trò quan trọng, cần thiết của việc đầu
tư học tập cho học sinh được gia đình, xã hội quan tâm
+ Kỷ cương, nền nếp dạy học đã được xây dựng và duy trì từ trước.
+ Học sinh trong các trường THPT hiện nay đa số cùng một lứa tuổi, tạo
điều kiện thuận lợi trong việc quản lý và giáo dục.
+ Công nghệ thông tin phát triển đã làm cho việc thông tin liên lạc trở nên
rất tiện lợi và đã thúc đẩy đổi mới QL có hiệu quả.
18
+ Cơ sở vật chất các trường đã được đầu tư xây dựng khang trang, kiên cố.
Các trường đều có cổng trường, rào trường ngăn cản các tác động tiêu cực từ
bên ngoài ảnh hưởng đến dạy học.
4.2. Cácyếu tố chủ quan.
+ Kiến thức, kỹ năng các môn Tâm lý học, Giáo dục học của nhiều CBQL
và GV đã bị mai một đi nhiều sau nhiều năm công tác, không đáp ứng được yêu
cầu nâng cao chất lượng GD toàn diện HS và công tác tư vấn học đường.
+ Trong đào tạo, trường Đại học sư phạm chưa chú trọng nhiệu đến kĩ năng
làm công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên nên đa số giáo viên mới ra trường còn
lúng túng với công tác này, chưa xử lý thấu đáo và hiệu quả các tình huống sư
phạm.
+ Việc quản lý HS, tổ chức các hoạt động cho HS của một số GV rất hạn
chế. Các trường thường không thể phân công các GV đó làm công tác chủ
nhiệm, dẫn đến tình trạng một số GVCN có cường độ lao động cao vượt định
mức do phải kiêm nhiệm.
+ Việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho GVCN còn gặp nhiều khó khăn về
thời gian, nội dung, phương pháp, giảng viên.
+ Tiêu cực của xã hội có ảnh hưởng tới giáo dục, đạo đức học sinh, những
mặt trái của xã hội có tác động đến học sinh như phim ảnh, chít chát trên mạng
làm 1 số học sinh sao nhãng trong học tập, số học sinh cá biệt trong các trường
THPT tăng hơn trước.
+ Một số ít gia đình còn thiếu ý thức giáo dục con em mình, một số ít học
sinh ý thức chưa tốt, dễ bị kích động, mắc phải các tệ nạn xã hội.
+ Học sinh THPT hiện nay lứa tuổi từ 15-18 tuổi, tuổi giao thời hiếu động,
dễ bị kích động..
+ Qui định hiện hành 4 tiết/tuần cho GVCN không đủ để GVCN thực hiện
tốt nhiệm vụ QL, giáo dục HS nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện.
Những tồn tại cơ bản trong việc thực hiện các biện pháp QL hoạtđộng chủ
nhiệm lớp của GV:
+ Công tác kế hoạch hóa:
19
Xây dựng kế hoạch là một chức năng quan trọng không thể thiếu của QL
nói chung. Trong thực tiễn QL, việc kế hoạch hóa các mặt công tác, các hoạt
động của tổ chức có thể được coi là biện pháp QL chỉ đạo quan trọng.
Kết quả khảo sát cho thấy các trường chưa xây dựng kế hoạch công tác
chủ nhiệm lớp thành một bản riêng, chỉ lồng ghép, tích hợp ở trong bản kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học chung. Các kế hoạch chủ nhiệm của các
GVCN đã được lập nhưng việc đưa ra các giải pháp thường chưa thiết thực,
chưa phù hợp. Đặc biệt, kế hoạch của GVCN về tổ chức các hoạt động HS
thường không cụ thể. Như vậy, có thể nói rằng các hiệu trưởng trường THPT
chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng kế hoạch. Công tác kế hoạch hóa
còn tồn tại, bất cập.
+ Bồi dưỡng đội ngũ GVCN:
Kết quả khảo sát cho thấy việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ
GVCN đã được thực hiện ở các trường. Nhưng do nhiều nguyên nhân, việc bồi
dưỡng còn nhiều hạn chế về thời lượng, nội dung và phương pháp, cách thức tổ
chức chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ GVCN.
+ Kiểm tra, đánh giá:
Kết quả khảo sát cho thấy hiệu trưởng đã chú ý kiểm tra, nắm tình hình
công tác chủ nhiệm, nhưng việc kiểm tra trực tiếp hoạt động thực tế chưa thường
xuyên, mới chủ yếu kiểm tra gián tiếp thông qua các kênh báo cáo hoặc phản
ánh của GVCN và các thành phần khác trong trường.
Việc đánh giá đã căn cứ vào kết quả tổng hợp tình hình thực tế, nhưng căn
cứđánh giá chưa khoahọc, chưa phù hợp vẫn còn mang tính định tính là chủ yếu.
+ Thi đua – khen thưởng động viên:
Do việc đánh giá còn hạn chế nêu trên cho nên kết quả xếp loại thi đua còn
chưa thật chuẩn xác, chưa động viên được các GVCN của các lớp có nhiều khó
khăn về đối tượng HS.
C. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO,
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NÂNG
CAO MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
1. Tổ chức truyền thông để nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đổi
mới công tác chủ nhiệm lớp cho BGH trường THPT Trần Hưng Đạo.
20
Bản thân luôn có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý
giáo dục thực hiện đổi mới công tác QLGD là một chủ trương đúng đắn của
Đảng, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, nó có tính
chiến lược đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo trong hiện nay, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Nội dung của biện pháp
Mã tài liệu : 600533
Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách :
- Link tải dưới bình luận .
- Nhắn tin zalo 0932091562

More Related Content

What's hot

TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...nataliej4
 
Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn trong trường trung học cơ sở, trung họ...
Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn trong trường trung học cơ sở, trung họ...Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn trong trường trung học cơ sở, trung họ...
Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn trong trường trung học cơ sở, trung họ...nataliej4
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...Học Tập Long An
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"Học Tập Long An
 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020nataliej4
 
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (13)

TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
TÀI LIỆU HỘI THẢO - TẬP HUẤN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở ...
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc KhmerLuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer
 
Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn trong trường trung học cơ sở, trung họ...
Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn trong trường trung học cơ sở, trung họ...Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn trong trường trung học cơ sở, trung họ...
Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn trong trường trung học cơ sở, trung họ...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư ...
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAYĐề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
 
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú GiáoLV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
 
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAYLuận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
 
Luận văn Quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên trường cán bộ quản lý
Luận văn Quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên trường cán bộ quản lýLuận văn Quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên trường cán bộ quản lý
Luận văn Quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên trường cán bộ quản lý
 
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020
 
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAYLuận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
 
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
LV: Giải pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường trung học...
 

Similar to Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ SởLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ SởNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ SởLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ SởViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...HanaTiti
 
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTrần Đức Anh
 
Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...
Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...
Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS nataliej4
 
Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh...
Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh...Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh...
Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Các Trường Trung Học Phổ Thôn...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Các Trường Trung Học Phổ Thôn...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Các Trường Trung Học Phổ Thôn...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Các Trường Trung Học Phổ Thôn...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Similar to Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ SởLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ SởLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
 
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS Quận Hai Bà Trưng
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS Quận Hai Bà TrưngLuận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS Quận Hai Bà Trưng
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS Quận Hai Bà Trưng
 
Báo Cáo Kết Quả Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Chủ Nhiệm Ở Trường Thpt Trần H...
Báo Cáo Kết Quả Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Chủ Nhiệm Ở Trường Thpt Trần H...Báo Cáo Kết Quả Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Chủ Nhiệm Ở Trường Thpt Trần H...
Báo Cáo Kết Quả Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Chủ Nhiệm Ở Trường Thpt Trần H...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sởLuận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
 
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
 
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
 
Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...
Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...
Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Huyện Sa Thầy...
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPTĐề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT
 
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữLuận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAYLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOTLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
 
Luận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái Nguyên
Luận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái NguyênLuận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái Nguyên
Luận án: Kiến tạo môi trường dạy - học toàn diện tại ĐH Thái Nguyên
 
Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh...
Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh...Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh...
Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh...
 
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAYLuận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
 
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
 
Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương
Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng VươngLuận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương
Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương
 
Giao duc
Giao ducGiao duc
Giao duc
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Các Trường Trung Học Phổ Thôn...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Các Trường Trung Học Phổ Thôn...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Các Trường Trung Học Phổ Thôn...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Các Trường Trung Học Phổ Thôn...
 

More from hieu anh

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namhieu anh
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...hieu anh
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...hieu anh
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tâyhieu anh
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENhieu anh
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...hieu anh
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phònghieu anh
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...hieu anh
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...hieu anh
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...hieu anh
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...hieu anh
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...hieu anh
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlabhieu anh
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...hieu anh
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạnghieu anh
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội hieu anh
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...hieu anh
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...hieu anh
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...hieu anh
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội hieu anh
 

More from hieu anh (20)

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 

Recently uploaded

lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptLinhPham480
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxNguynHn870045
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxngothevinhs6lite
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (17)

lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
 

Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo

  • 1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Tác giả sáng kiến: Phạm Thị Hòa Mã sáng kiến: 09.68.01 Tam Dương, năm 2018
  • 2. 1 1. Lời giới thiệu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông: “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Trước yêu cầu đó đòi hỏi toàn ngành giáo dục hết sức nỗ lực, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục. Ở trường trung học phổ thông (THPT) hiện nay, giáo viên chủ nhiệm có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. GVCN là thành viên của hội đồng sư phạm, là người thay mặt Hiệu trưởng, Hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách; là người tổ chức thực hiện các chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp chủ nhiệm. GVCN còn là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất, người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách. GVCN còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, đồng thời là người bảo vệ quyền lợi chính đáng cho học sinh, phản ánh trung thực mọi nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của học sinh với ban giám hiệu nhà trường, với giáo viên bộ môn, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. GVCN còn là người cố vấn cho học sinh tổ chức mọi hoạt động nhằm phát triển các năng lực và là điểm tựa về mọi mặt cho học sinh lớp mình chủ nhiệm. 2. Tên sáng kiến: Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Phạm Thị Hòa
  • 3. 2 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Trần Hưng Đạo, Thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0983 023 269; E_mail: phamhoa.2276@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Hòa 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Đề tài này, tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm tại trường THPT. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/10/2016 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
  • 4. 3 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục và đào tạo là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và của dân tộc Việt Nam. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2001-2010 do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra và Đại hội X kế thừa là: Để đạt được các yêu cầu về con người và nguồn nhân lực – nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước – cần phải tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện về giáo dục. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X trong báo cáo chính trị đã khẳng định một lần nữa: “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao” và “Đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học”. Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X nhấn mạnh: “Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho sự phát triển bền vững”. Trong nhà trường phổ thông người Hiệu trưởng cần phải tác động đến đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nói riêng để họ cùng có những chuyển đổi đúng đắn và phù hợp với công tác giảng dạy và chủ nhiệm hàng ngày. Với trách nhiệm của mình những người quản lý phải xây dựng cho mình một kế hoạch dài hơi trong việc tổ chức lãnh đạo. Việc nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của người GVCN; năng lực nghiệp vụ thực thi công tác chủ nhiệm lớp của các giáo viên; cách thức tổ chức, chỉ đạo, quản lý của Hiệu trưởng về công tác chủ nhiệm lớp của GV có những khoảng cách và bất cập nhất định giữa thực tiễn và yêu cầu về mặt quy chế và lí luận. Vì thế, cần phải tìm hiểu, nghiên cứu phương pháp quản lý, cách thức tổ chức, điều hành, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ GVCN, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của người GVCN, chỉ ra các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp đáp ứng cho hoạt động GD-ĐT trong nhà trường hiện nay. Mặt khác, mặt trái của nền kinh tế thị trường và những tiêu cực ngoài xã hội đã có ảnh hưởng không tốt đến giáo dục. Do đó, ở mỗi trường THPT vẫn còn một bộ phận HS chưa có động cơ, thái độ học tập đúng đắn dẫn đến không tích cực học tập hoặc sa sút về đạo đức, lối sống. Việc nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các
  • 5. 4 trường THPT trong huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đề ra các biện pháp quản lý đồng bộ có tính khả thi cao, phù hợp với sự phát triển của giáo dục trong thời kỳ đổi mới là vấn đề cấp thiết sớm được nghiên cứu và làm sáng tỏ. Xuất phát từ những lý do trên, cùng với việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn những kinh nghiệm về đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp tại đơn vị công tác, tôi chọn đề tài nghiên cứu“Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo” 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng các trường THPT. - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và thực trạng các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. - Đề xuất một số biện pháp các trường THPT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. - Đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở trường THPT Trần Hưng Đạo và các trường THPT trong tỉnh có điều kiện thực tế tương đương. 4. Đối tượng nghiên cứu: Các thành tố quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trường THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường THPT đối với hoạt động chủ nhiệm lớp. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập và đọc các tài liệu lý luận, các văn bản pháp qui, các công trình nghiên cứu khoa học về quản lý giáo dục, quản lý công tác chủ nhiệm lớp. Từ đó phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến luận văn.
  • 6. 5 Phân tích và tổng hợp các quan niệm về quản lý giáo dục, quản lý công tác chủ nhiệm lớp; công tác quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT; công tác chủ nhiệm lớp của GV. 6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp điều tra (Phiếu hỏi) - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm - Phương pháp tổng kết, đánh giá. 6.3. Nhóm các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ: - Thống kê toán học - Bảng biểu. 7. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm: Sáng kiến kinh nghiệm được cấu trúc 3 phần: - Phần I: Mở đầu - Phần II: Nội dung - Phần III: Kết luận và kiến nghị PHẦN II: NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1. Khái niệm công tác chủ nhiệm lớp. Trong trường học, lớp học là đơn vị cơ bản được thành lập để tổ chức giảng dạy và giáo dục học sinh. Để quản lý, giáo dục học sinh trong lớp, nhà trường phân công một trong những GV đang giảng dạy có năng lực chuyên môn tốt, có kinh nghiệm làm công tác quản lý, giáo dục học sinh, có tinh thần trách nhiệm cao và lòng nhiệt tình trong công tác, có uy tín với HS và đồng nghiệp làm chủ nhiệm lớp. Đó là giáo viên chủ nhiệm. 2. Vai trò, chức năng nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT. * Vai trò, chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp GVCN là người thay mặt hiệu trưởng QL lớp học. Vai trò QL đó được thể hiện trong việc xây dựng kế hoạch GD; tổ chức các hoạt động GD; đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động GD theo kế hoạch; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng của HS trong lớp. GVCN chịu trách nhiệm về kết quả
  • 7. 6 học tập và rèn luyện của HS trong lớp trước hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ HS. Do đó, có thể nói trách nhiệm của GVCN lớp rất nặng nề. Đồng thời GVCN là linh hồn của tập thể lớp, là người tập hợp HS thành một khối đoàn kết. GVCN là người tổ chức quản lý lớp học và dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng thành qua từng năm tháng. GVCN giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp các lực lượng GD: Gia đình, nhà trường, xã hội là ba lực lượng GD, trong đó nhà trường là lực lượng GD có tính chất chuyên nghiệp. GVCN là người giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp các lực lượng GD. Do vậy, GVCN phải là người đứng ra điều phối và kết hợp cùng các lực lượng GD để tổ chức các hoạt động GD một cách có hiệu quả nhất. Năng lực chuyên môn, đạo đức, uy tín và kinh nghiệm công tác của GVCN là điều kiện quan trọng nhất cho việc tổ chức, phối hợp thành công các hoạt động GD học sinh của lớp. * Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp Trước hết GVCN phải là giáo viên giảng dạy bộ môn, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của một người giáo viên đứng lớp đó là: Dạy học và GD theo chương trình, kế hoạch GD, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của GV do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định; Quản lý HS trong các hoạt động GD do nhà trường tổ chức; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả GD; Tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; Tham gia công tác phổ cập GD ở địa phương; Rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và GD; Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo đồng thời rèn luyện phương pháp tự học của HS; Thực hiện điều lệ nhà trường; Thực hiện quyết định của Giám đốc, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp QLGD; Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước HS; Thương yêu, tôn trọng HS, đối xử công
  • 8. 7 bằng với HS, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của HS; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp, tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh. Phối hợp với các GV khác, gia đình HS, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong dạy học và GD học sinh; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 3.Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT. Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là hoạt động tổ chức, điều hành đội ngũ các GVCN và các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là một mảng trong hệ thống công tác quản lý nhà trường của hiệu trưởng, đây là một công việc mang tính chiến lược lâu dài, thường xuyên. Để làm tốt công tác này người hiệu trưởng phải căn cứ vào tình hình GD thực tiễn của nhà trung tâm như số lượng HS, địa bàn trung tâm, số lượng GVCN, đặc diểm của đội ngũ GVCN... để lên kế hoạch cho từng công việc cụ thể, thời gian thực hiện những công việc này, rồi tiến hành tổ chức, chỉ đạo đội ngũ GVCN thực hiện từng công việc hoặc thực hiện đồng thời các công việc theo đặc trưng từng khối lớp, tiếp theo đó là đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các công việc này của đội ngũ GVCN nhằm phát hiện kịp thời các sai lệch, yếu kém để từ đó người hiệu trưởng có các biện pháp tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ GVCN khắc phục, giải quyết các tồn tại nhằm hoàn thiện, đồng bộ công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao hiệu quả GD toàn diện HS trong nhà trường. 4. Nội dung của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT. 4.1. Tìm hiểu và nắm vững đối tượng học sinh Để giáo dục học sinh, giáo viên phải hiểu chúng một cách toàn diện và cụ thể, từ đó mới có thể có những tác động sư phạm thích hợp. GVCN phải tìm hiểu và nắm được các đặc điểm cơ bản về tâm lý, tư tưởng, chính tri, đạo đức, về năng lực nhận thức, về thể lực, về khả năng và ý thức lao động, về hoàn cảnh sống và các mối quan hệ với tập thể, với những người chung quanh. Qua đó, thấy được những mặt mạnh, những mặt yếu cơ bản của từng học sinh cũng như của cả lớp. ở đây điều quan trọng là phải hình dung được rõ nét quá trình phát
  • 9. 8 triển nhân cách, phát triển tập thể với những yếu tố mới, những mầm mống mới tích cực. * Nội dung tìm hiểu: - Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của lớp chủ nhiệm: - Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của từng HS Tóm lại, GVCN cần hiểu rõ toàn bộ cuộc sống tâm hồn, tình cảm của HS kể cả những thay đổi trong đời sống nội tâm của từng HS. Đặc biệt, đối với HS cá biệt cần tìm hiểu kỹ những nguyên nhân dẫn đến cá biệt để có giải pháp tác động phù hợp, kịp thời. * Cách thức tìm hiểu đối tượng GD: - Nghiên cứu hồ sơ học sinh: Gồm học bạ, sơ yếu lí lịch, sổ liên lạc, các bản nhận xét đánh giá học sinh của các GV cũ, sổ điểm... Đây là bước tiếp cận đầu tiên nhằm tìm hiểu sơ bộ những nét cơ bản nhất ở mỗi học sinh. - Đàm thoại, trò chuyện trực tiếp với học sinh, GV bộ môn, GVCN cũ, cha mẹ HS, bạn bè..., những người có liên quan khác với HS để tìm hiểu những vấn đề cá nhân HS đó. - Quan sát: Theo dõi trực tiếp, thường xuyên một cách khách quan những biểu hiện về thái độ, hành vi của trong mọi hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt tập thể, trong cuộc sống ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường... - Thông qua các sản phẩm do HS làm ra như bài kiểm tra, sáng tác, làm đồ dùng học tập, các sản phẩm lao động khác - Thông qua một số phương pháp nghiên cứu Tâm lý học, Giáo dục học như điều tra bằng Ankét, Test. * Thu thập và xử lý thông tin: - Những thông tin thu thập được qua quá trình tìm hiểu cần được ghi vào Sổ chủ nhiệm hay Nhật ký GVCN. - Phối hợp các cách thức tìm hiểu để có “bức tranh chung” có hệ thống về đối tượng. - Dùng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại để rút ra kết luận chính xác, khách quan, khoa học, tránh hời hợt, chủ quan, thiên vị, cảm tính trong đánh giá đối tượng giáo dục.
  • 10. 9 Tóm lại, tìm hiểu học sinh là một quá trình khó khăn, lâu dài, phức tạp, đòi hỏi GVCN phải kiên trì, thận trọng, có tinh thần trách nhiệm cao và lòng thương yêu học sinh sâu sắc. Ngược lại, GVCN lại phải là người có đạo đức và tri thức, một người thầy có nhân cách để học sinh tôn trọng và nể phục, nhưng cũng là người dễchia sẻvà thôngcảm với học sinh, sao cho học sinhsẵnsàng cởi mở, chia sẻ với GVCN. 4.2. Lập kế hoạch chủ nhiệm Lập kế hoạch năm học và các kế hoạch giáo dục ngắn hạn khác để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục, các chủ trương, nhiệm vụ nhà trường giao cho. Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hoạt động của GVCN được vạchra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong thời gian một năm học với cách thức và trình tự tiến hành nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Bản kế hoạch chủ nhiệm là văn bản trong đó thiết kế cụ thể toàn bộ nội dung công tác chủ nhiệm lớp, là chương trình hành động của lớp trong một thời gian cụ thể. Đó là kết quả sáng tạo của GVCN, phản ánh năng lực dự đoán và thiết kế của GVCN. Kế hoạchchủnhiệm thường được xâydựng theo trục thời gian củanăm học như kế hoạchnăm học, kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và theo nội dung của các hoạt động GD như kế hoạch luyện tập văn nghệ, kế hoạch lao động… * Mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch - Mục đích: Xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo việc đạt được mục tiêu đề ra một cách khoa học và hiệu quả. GVCN lập kế hoạch sẽ luôn nắm vững mục tiêu và thực hiện một cách khoa học để đạt mục tiêu trong công tác chủ nhiệm. - Ý nghĩa: + Giúp GVCN và học sinh luôn nắm vững mục tiêu phấn đấu. + Tác độngđếnsựnỗ lực củaGVCNvà học sinh có tínhphối hợp hướng đến mục tiêu. + Làm cho các hoạt động được thực hiện theo chương trình định trước cụ thể và thống nhất, giảm thiểu hoạt động trùng lặp, dư thừa, tránh gây áp lực cho học sinh, tăng hiệu quả hoạt động. + Giúp GVCN chủ động, tự tin trong công việc của mình. + Là công cụ cho việc kiểm tra đánh giá và tự kiểm tra đánh giá kết quả họat động của mình.
  • 11. 10 + Là phương tiện để GVCN nhận được sự tư vấn, hướng dẫn của cấp trên và giao tiếp với đồng nghiệp, cha mẹ HS, các tổ chức đoàn thể và HS một cách thân thiện trên tinh thần hợp tác. * Phương pháp xây dựng kế hoạch: - Phương pháp phân tích: giúp GVCN có cái nhìn theo hệ thống từ bao quát đến cụ thể khi xác lập mục tiêu và các biện pháp thực hiện. Phương pháp phân tích thường được GVCN sử dụng để phân tích đánh giá tình hình HS, tập thể lớp ở trong và ngoài nhà trường. - Phương pháp so sánh: GVCN nên so sánh tình hình lớp với lớp khác, lực học của HS với lực học của HS trong khối…từ đó xác định mục tiêu, biện pháp phù hợp. - Phương pháp chuyên gia: GVCN sử dụng phương pháp này để xác định đúng mục tiêu, các biện pháp khi dự báo thiếu thông tin tin cậy. - Phương pháp cân đối: Cân đối là trạng thái thống nhất tạm thời về sự phát triển của sự vật hiện tượng. Cân đối là sự tương xứng giữa nhu cầu và khả năng hoặc phương hướng phát triển, nhịp độ phát triển. GVCN sẽ căn cứ vào các điều kiện, thế mạnh, khả năng của tập thể HS để đưa ra những chỉ tiêu hợp lý, từ đó xác định các nhiệm vụ, giải pháp để phân phối tiềm lực cho loại hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu. * Qui trình xây dựng kế hoạch: - Phân tích môi trường; - Xây dựng định hướng chiến lược phát triển; - Xác định mục tiêu; - Xác định các giải pháp; - Xác định các đề xuất tổ chức thực hiện; - Viết văn bản và phê chuẩn văn bản kế hoạch. * Cấu trúc, nội dung của kế hoạch chủ nhiệm: + Thể hiện được nhiệm vụ năm học của ngành, của nhà trường và phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm của địa phương và hoàn cảnh sống của HS.
  • 12. 11 + Thể hiện tính toàn diện, cân đối của các nhiệm vụ, nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm, cân đối giữa nhu cầu và khả năng, giữa nội dung công việc và biện pháp thực hiện. + Các biện pháp đưa ra cần cụ thể, hệ thống, có tính khả thi cao + Trình bày gọn, rõ. 5. Phương pháp và hình thức của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT. 5.1. Phương pháp của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT: Phương pháp của công tác GVCN là hệ thống đa dạng, bao gồm: a. Phương pháp vận động quần chúng: b. Phương pháp giáo dục cá biệt: c. Phương pháp tổ chức sinh hoạt tập thể: d. Phương pháp tổ chức các hoạt động: 5.2. Hình thức của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, người GVCN phải thực hiện các nhiệm vụ bằng các hình thức sau đây: - Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh của lớp nhằm xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch năm học để xác định nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm của lớp. Công tác nghiên cứu của GVCN lớp thường tập trung vào các nội dung sau đây: + Nghiên cứu tình hình địa phương về vị trí, kinh tế chính trị, xã hội, mức sống, nguồn sống, ngành nghề sản xuất, trình độ văn hóa, tôn giáo, truyền thống học tập và phong trào xã hội hóa giáo dục... + Nghiên cứu tình hình gia đình học sinh như trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha mẹ học sinh, số con, hoàn cảnh, mức sống, phương pháp giáo dục... + Nghiên cứu về học sinh : số lượng, chất lượng học tập, đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt, quá trình học tập, phương pháp, kết quả học tập ...Từ kết quả này để phân loại học sinh theo trình độ,năng lực, ý thức học tập, thói quen hành vi... để có biện pháp giáo dục thích hợp.
  • 13. 12 + Nghiên cứu tình hình chung của lớp như bầu không khí tâm lí, thực trạng học tập, tu dưỡng đạo đức, tinh thần đoàn kết, phong trào thi đua, truyền thống, ưu nhược điểm, mặt mạnh, mặt yếu của lớp... Tất cả những tài liệu đó sẽ rất hữu ích giúp cho giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh một cách có hiệu quả. - Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp: Phân lớp thành các tổ học sinh có cơ cấu học sinh nam nữ, trình độ học tập tương đối đồng đều. Phân công trách nhiệm cho ban cán sự và các tổ trưởng để quản lý học sinh và bắt đầu tổ chức các hoạt động chung. Ban cán sự lớp phải có các yêu cầu sau : + Có học lực từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt + Nhiệt tình, tích cực tham gia các hoạt động của tập thể + Có năng khiếu văn nghệ, TDTT + Biết quản lý tập thể + Gương mẫu, được đa số học sinh bầu chọn. - Thiết lập tốt các mối quan hệ trong tập thể. + Quan hệ tình cảm: là quan hệ bạn bè đoàn kết, thân ái, tương trợ, động viên, khích lệ nhau trong học tập, tu dưỡng và cả những mối quan hệ tình cảm khác. Các mối quan hệ này nảy sinh trong hoạt động, giao tiếp và nó tạo thành động lực thúc đẩy sự phát triển của tập thể và giáo dục từng thành viên. Quan hệ tình cảm tốt đẹp, sự đoàn kết thống nhất giữa các thành viên có ý nghĩa to lớn đối với việc xây dựng tập thể. + Quan hệ chức năng: là quan hệ trách nhiệm công việc của các thành viên trong tập thể. Trong tập thể, mỗi người được phân công một công việc, để hoàn thành nhiệm vụ của mình, mỗi người phải liên hệ, hợp tác với những người khác và phải tuân thủ theo những yêu cầu và kế hoạch chung. Quan hệ chức năng tốt đẹp cũng có nghĩa là công tác của tập thể được phối hợp chặt chẽ, mọi người đều hoàn thành nhiệm vụ. + Quan hệ tổ chức: là quan hệ của cá nhân theo nội quy, kỉ luật của tập thể. Tôn chỉ, mục đích của đoàn thể, điều lệ nhà trường, nội quy lớp học là điều mà tất cả học sinh phải tuân thủ một cách tự giác. Chính mối quan hệ tổ chức tạo nên sức mạnh tập thể, đảm bảo cho tập thể phát triển đúng hướng theo mục tiêu đã đề ra.
  • 14. 13 - Tổ chức hoạt động đa dạng cho tập thể học sinh. - Phối hợp các giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác để giáo dục học sinh. Mỗi lực lượng giáo dục đều có những vai trò và chức năng riêng, GVCN cần khai thác thế mạnh của các lực lượng đó, chủ động phối hợp tổ chức giáo dục học sinh có kết quả nhất. B. NHỮNG YẾU TỐ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO VÀCÁC TRƯỜNG THPT TỈNH VĨNH PHÚC Thông thường, những người được hiệu trưởng và hội đồng giáo dục nhà trường tin tưởng và giao làm công tác chủ nhiệm lớp là những người giáo viên gương mẫu trong công tác, có năng lực chuyên môn, được học sinh tin yêu và mến phục. Vì thế GVCN lớp vừa là một giáo viên bộ môn giỏi đồng thời phải thực hiện tốt các yêu cầu của một GVCN lớp vì GVCN là người thay mặt hiệu trưởng, thay mặt nhà trường, gia đình thực hiện công việc quản lý giáo dục toàn diện một tập thể học sinh. Vì vậy, muốn đảm bảo chất lượng công tác GVCN, bên cạnh những yêu cầu chung của người cán bộ giáo dục, giáo viên chủ nhiệm cần phải đạt được những yêu cầu như sau: - Yêu cầu về phẩm chất - Yêu cầu về tri thức: - Yêu cầu về kĩ năng: Nhóm kĩ năng thiết kế các hoạt động giáo dục. Nhóm kĩ năng tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục. 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng. 2.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng, các phương tiện giải trí kĩ thuật cao tác động vào đời sống với cường độ vô cùng lớn đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp. Trước hết có thể thấy rằng vị trí của công tác chủ nhiệm lớp có phần giảm sút trong đời sống xã hội hiện đại. 2.2. Đặc điểm tâm lí học sinh.
  • 15. 14 Học sinh các trường THPT là lứa tuổi đầu tuổi thanh niên, ở giai đoạn phát triển của trẻ em từ 15 đến 19 tuổi. Đến cuối thời kỳ này học sinh đã trưởng thành về thể chất, đã trưởng thành về cả tinh thần và tư tưởng đủ để sống độc lập, tự quyết định, tham gia tích cực vào cuộc sống xã hội. Học sinh đang ở trong giai đoạn chuẩn bị để đi vào cuộc sống. Đây là lứa tuổi phát triển êm đềm, không có tính chất đột biến như lứa tuổi thiếu niên. Tính chất chủ định của mọi quá trình tâm lý được thể hiện rõ rệt. Đây là lứa tuổi ý thức phát triển mạnh, nhân sinh quan và thế giới quan hình thành và phát triển, chi phối sự phát triển nhân cách của các em. 2.3. Đội ngũ giáo viên của trường THPT. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là những người được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Về nghiệp vụ, họ là những có nghiệp vụ sư phạm, được cung cấp những tri thức tâm lí học lứa tuổi, tâm lí học dạy học, giáo dục học phục vụ cho việc giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo không đồng đều, phần lớn các giáo viên còn rất trẻ tuổi đời và tuổi nghề nên chưa có kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm, một số giáo viên coi công tác chủ nhiệm là công việc phụ chưa nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm lớp vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác chủ nhiệm lớp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp của người hiệu trưởng. Trong đào tạo, trường Đại học sư phạm chưa chú trọng nhiệu đến kĩ năng làm công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên nên đa số giáo viên mới ra trường còn lúng túng với công tác này, chưa xử lý thấu đáo và hiệu quả các tình huống sư phạm. Năng lực tổ chức, quản lý giáo dục tập thể và cá nhân học sinh, năng lực giao tiếp của một số GVCN còn yếu. Việc quản lý HS, tổ chức các hoạt động cho học sinh của một số giáo viên rất hạn chế. Các trường thường không thể phân công các giáo viên đó làm công tác chủ nhiệm, dẫn đến tình trạng một số GVCN có cường độ lao động cao vượt định mức do phải kiêm nhiệm. 2.4. Cơ chế chính sách. Do trường đóng trên vùng địa bàn nông thôn khó khăn nên khả năng huy động nguồn lực kinh tế từ xã hội hóa giáo dục rất yếu. Vì vậy điều kiện chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên còn hạn chế. Nhà trường và chính quyền địa phương chưa có cơ chế, chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ
  • 16. 15 giáo viên giỏi, nên hiện tượng giáo viên giỏi xin chuyển công tác đến môi trường làm việc đãi ngộ tốt hơn là việc xảy ra thường xuyên, liên tục. Qui định hiện hành 4 tiết/tuần cho GVCN không đủ để GVCN thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, giáo dục học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 2. Những thuận lợi và khó khăn của trường THPT Trần Hưng Đạo ảnh hưởng đến công tác chủ nhiêm lớp. Trường THPT Trần Hưng Đạo tiền thân là trường THPT BC Trần Hưng Đạo được thành lập tháng 8 năm 2002. Sau 7 năm hoạt động ở mô hình trường Bán công, ngày 23 tháng 8 năm 2009 trường được chuyển đổi sang mô hình trường Công lập. Bước vào năm học 2012-2013, năm học đầu tiên sau khi đã triển khai đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp, trường có tổng số 19 lớp với 43 cán bộ giáo viên và 711 học sinh. 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo, trong đó có 05 cán bộ giáo viên đạt trình độ Thạc sỹ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, trường THPT Trần Hưng Đạo - Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc đứng trước những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Hoạt động dạy học của Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp Uỷ Đảng, Chính quyền địa phương, Hội Cha mẹ học sinh, sự chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, của các cơ quan ban ngành trong tỉnh. - BGH nhà trường nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. - Nội bộ đoàn kết nhất trí, thống nhất dưới sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng. - Phần lớn giáo viên có năng lực và trình độ chuyên môn vững, tâm huyết với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có tuổi đời còn trẻ, năng động, nhiệt tình với công việc. - Các tổ chuyên môn cơ bản đã phát huy được thế mạnh của đội ngũ, tập trung thực hiện nhiệm vụ đổi mới PPGD, đổi mới KTĐG - Phần lớn các em học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập và tu dưỡng đạo đức, xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, cố gắng phấn đấu vươn lên vì ngày mai lập nghiệp. - Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tương đối đầy đủ, đáp ứng về cơ bản việc thực hiện hoạt động dạy và học. - Học sinh nhà trường đều là con em nhân dân ở các xã phường thuộc thành phố Tam Dương. Các em đa số ngoan, thật thà, chịu khó có ý thức học tập vươn
  • 17. 16 lên. Do trường đóng trên địa bàn là trung tâm kinh tế văn hoá giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc nên kinh tế nhân dân nhìn chung ổn định. * Khó khăn: - Sau chuyển đổi mô hình, đội ngũ cán bộ giáo viên dần được bổ sung về số lượng nhưng trình độ không đồng đều, chất lượng chưa ổn định, trình độ về công nghệ thông tin, tiếng Anh còn chưa tốt. Đội ngũ gồm nhiều thành phần: giáo viên cũ của trường từ giai đoạn Bán công, giáo viên được thuyên chuyển về theo nhu cầu hợp lý hóa gia đình, giáo viên mới ra trường được phân công về trường. Tập thể sư phạm chưa có tiếng nói chung, các mối quan hệ đồng nghiệp rời rạc. Nề nếp chuyên môn chưa được duy trì thường xuyên, việc tự học tự bồi dưỡng còn mang tính hình thức. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng ôn thi Đại học còn gặp nhiều khó khăn vì thiếu giáo viên cốt cán có năng lực chuyên môn cao. - Một số giáo viên mới ra trường nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận chương trình, phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng nên hiệu quả giáo dục còn thấp. Một số giáo viên có xu hướng chuyên môn thuần tuý chỉ chú ý rèn luyện học sinh phiến diện về mặt kiến thức mà không chú ý đến rèn luyện thái độ động cơ học tập cho học sinh dẫn đến các em có biểu hiện sai lệch trong học tập, trong kiểm tra, thiếu ý thức vươn lên trong tu dưỡng rèn luyện. - Biên chế giáo viên các môn không đồng đều có môn thừa có môn lại thiếu giáo viên gây nên sự bất hợp lý về phân công lao động trong nhà trường. - Cán bộ thiết bị thí nghiệm văn phòng còn thiếu và yếu nên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy (thiếu người phụ trách phòng thí nghiệm thực hành). Trong khi đó thiết bị dạy học kém chất lượng chưa đồng bộ. - Một bộ phận giáo viên thiếu ý thức vươn lên để tự khẳng định mình, còn ngại khó khăn, ngại vất vả. Tư tưởng ỷ lại, cả nể, ngại va chạm, không dám thẳng thắn góp ý cho đồng nghiệp xuất hiện ở một số giáo viên dẫn đến xếp loại kết quả thi đua đánh giá có phần chưa chính xác. Hiện tượng bằng mặt nhưng không bằng lòng còn xảy ra dẫn đến không tạo được sự cạnh tranh lành mạnh trong đội ngũ giáo viên. Tỷ lệ giáo viên nữ cao, đa số đang ở độ tuổi nuôi con nhỏ nên hạn chế về quỹ thời gian dành cho việc nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. - Chất lượng tuyển sinh đầu vào rất yếu. Điểm sàn của nhà trường dao động trong khoảng 10-12 điểm (5 đầu môn).Một bộ phận học sinh chưa chuyên cần
  • 18. 17 chủ động trong học tập, ý thức tổ chức kỷ luật còn yếu, nhiều em thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể. Những khó khăn trên thực sự là thách thức rất lớn trong công tác xây dựng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng nhà trường. 3. Đánh giá chung về tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường Tỷ lệ giáo viên của trường đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo đạt 100%. Việc đào tạo trên chuẩn đã giúp GV có kiến thức chuyên sâu về khoa học chuyên ngành. Chương trình đào tạo thạc sỹ về Phương pháp giảng dạy các bộ môn có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ GV trong quá trình giảng dạy. Nhiều khóa học đào tạo Thạc sỹ thuần túy kiến thức hàn lâm chưa mang lại hiệu quả thiết thực cho GV trong quá trình tác nghiệp. Thực tế, năng lực giáo dục của đội ngũ nhà giáo không đồng nhất với trình độ đào tạo. 4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng. 4.1. Cácyếu tố khách quan. + Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường THPT và Qui định chuẩn nghề nghiệp GV trong đó có qui định cụ thể về nhiệm vụ của GVCN + Bộ GD&ĐT đã quan tâm chỉ đạo cụ thể việc phát huy vai trò của GVCN từ năm học 2010 – 2011. + Sở GD&ĐT đã có hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức tập huấn về công tác chủ nhiệm lớp. + Đa số GV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao, thương yêu HS. + Đội ngũ CBQL đã được kiện toàn theo qui định, không còn tình trạng thiếu CBQL. + Trong thời kì hội nhập, phát triển về kinh tế của đất nước, điều kiện học tập của học sinh đầy đủ, nhận thức về vai trò quan trọng, cần thiết của việc đầu tư học tập cho học sinh được gia đình, xã hội quan tâm + Kỷ cương, nền nếp dạy học đã được xây dựng và duy trì từ trước. + Học sinh trong các trường THPT hiện nay đa số cùng một lứa tuổi, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý và giáo dục. + Công nghệ thông tin phát triển đã làm cho việc thông tin liên lạc trở nên rất tiện lợi và đã thúc đẩy đổi mới QL có hiệu quả.
  • 19. 18 + Cơ sở vật chất các trường đã được đầu tư xây dựng khang trang, kiên cố. Các trường đều có cổng trường, rào trường ngăn cản các tác động tiêu cực từ bên ngoài ảnh hưởng đến dạy học. 4.2. Cácyếu tố chủ quan. + Kiến thức, kỹ năng các môn Tâm lý học, Giáo dục học của nhiều CBQL và GV đã bị mai một đi nhiều sau nhiều năm công tác, không đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng GD toàn diện HS và công tác tư vấn học đường. + Trong đào tạo, trường Đại học sư phạm chưa chú trọng nhiệu đến kĩ năng làm công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên nên đa số giáo viên mới ra trường còn lúng túng với công tác này, chưa xử lý thấu đáo và hiệu quả các tình huống sư phạm. + Việc quản lý HS, tổ chức các hoạt động cho HS của một số GV rất hạn chế. Các trường thường không thể phân công các GV đó làm công tác chủ nhiệm, dẫn đến tình trạng một số GVCN có cường độ lao động cao vượt định mức do phải kiêm nhiệm. + Việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho GVCN còn gặp nhiều khó khăn về thời gian, nội dung, phương pháp, giảng viên. + Tiêu cực của xã hội có ảnh hưởng tới giáo dục, đạo đức học sinh, những mặt trái của xã hội có tác động đến học sinh như phim ảnh, chít chát trên mạng làm 1 số học sinh sao nhãng trong học tập, số học sinh cá biệt trong các trường THPT tăng hơn trước. + Một số ít gia đình còn thiếu ý thức giáo dục con em mình, một số ít học sinh ý thức chưa tốt, dễ bị kích động, mắc phải các tệ nạn xã hội. + Học sinh THPT hiện nay lứa tuổi từ 15-18 tuổi, tuổi giao thời hiếu động, dễ bị kích động.. + Qui định hiện hành 4 tiết/tuần cho GVCN không đủ để GVCN thực hiện tốt nhiệm vụ QL, giáo dục HS nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện. Những tồn tại cơ bản trong việc thực hiện các biện pháp QL hoạtđộng chủ nhiệm lớp của GV: + Công tác kế hoạch hóa:
  • 20. 19 Xây dựng kế hoạch là một chức năng quan trọng không thể thiếu của QL nói chung. Trong thực tiễn QL, việc kế hoạch hóa các mặt công tác, các hoạt động của tổ chức có thể được coi là biện pháp QL chỉ đạo quan trọng. Kết quả khảo sát cho thấy các trường chưa xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp thành một bản riêng, chỉ lồng ghép, tích hợp ở trong bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học chung. Các kế hoạch chủ nhiệm của các GVCN đã được lập nhưng việc đưa ra các giải pháp thường chưa thiết thực, chưa phù hợp. Đặc biệt, kế hoạch của GVCN về tổ chức các hoạt động HS thường không cụ thể. Như vậy, có thể nói rằng các hiệu trưởng trường THPT chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng kế hoạch. Công tác kế hoạch hóa còn tồn tại, bất cập. + Bồi dưỡng đội ngũ GVCN: Kết quả khảo sát cho thấy việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ GVCN đã được thực hiện ở các trường. Nhưng do nhiều nguyên nhân, việc bồi dưỡng còn nhiều hạn chế về thời lượng, nội dung và phương pháp, cách thức tổ chức chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ GVCN. + Kiểm tra, đánh giá: Kết quả khảo sát cho thấy hiệu trưởng đã chú ý kiểm tra, nắm tình hình công tác chủ nhiệm, nhưng việc kiểm tra trực tiếp hoạt động thực tế chưa thường xuyên, mới chủ yếu kiểm tra gián tiếp thông qua các kênh báo cáo hoặc phản ánh của GVCN và các thành phần khác trong trường. Việc đánh giá đã căn cứ vào kết quả tổng hợp tình hình thực tế, nhưng căn cứđánh giá chưa khoahọc, chưa phù hợp vẫn còn mang tính định tính là chủ yếu. + Thi đua – khen thưởng động viên: Do việc đánh giá còn hạn chế nêu trên cho nên kết quả xếp loại thi đua còn chưa thật chuẩn xác, chưa động viên được các GVCN của các lớp có nhiều khó khăn về đối tượng HS. C. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NÂNG CAO MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 1. Tổ chức truyền thông để nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới công tác chủ nhiệm lớp cho BGH trường THPT Trần Hưng Đạo.
  • 21. 20 Bản thân luôn có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý giáo dục thực hiện đổi mới công tác QLGD là một chủ trương đúng đắn của Đảng, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, nó có tính chiến lược đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo trong hiện nay, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Nội dung của biện pháp Mã tài liệu : 600533 Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách : - Link tải dưới bình luận . - Nhắn tin zalo 0932091562