SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 15
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang ở những năm đầu thế kỷ XXI - thế kỷ dự báo có sự bùng
nổ và phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin. Sự
bùng nổ và phát triển ấy một mặt làm cho một số nước trên thế giới có những
bước tiến nhảy vọt, nhưng mặt khác dễ dẫn đến tạo khoảng cách ngày càng lớn
giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, làm cho các nước đang
phát triển càng tụt hậu xa hơn các nước phát triển. Do đó, một vấn đề bức thiết,
có tính chất sống còn đặt ra cho các nước đang phát triển là phải làm sao thoát
khỏi sự tụt hậu. Về phương diện lý luận được thực tiễn của các nước phát triển
chứng minh, có thể khẳng định chỉ có đầu tư mạnh mẽ vào chiến lược con
người, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao thì mới có thể giải quyết vấn đề
đặt ra có hiệu quả nhất. Để đạt được vấn đề trên thì công tác xã hội hóa giáo
dục được coi là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong mọi hoạt động giáo dục
theo hướng toàn diện.
Giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và
phát triển của một con người nói riêng và của xã hội nói chung. Quản lý công
tác xã hội hóa giáo dục ở nhà trường THPT là một khâu then chốt, cơ bản, có
tính chất quyết định góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Vì thế xã
hội hóa giáo dục là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục
và đào tạo, để nâng cao chất lượng giáo dục thì điều quan trọng là phải nâng
cao quản lý công tác xã hội hóa giáo dục đối với mọi hoạt động của mỗi nhà
trường trung học phổ thông.
Trường trung học phổ thông là một cấp học trong hệ thống giáo dục quốc
dân rất quan trọng của giáo dục phổ thông. Đây là cấp học tạo điều kiện cơ bản
để nâng cao dân trí và trang bị nền tảng kiến thức hết sức quan trọng để phát
triển toàn diện con người Việt nam. Điều này đòi hỏi nhà trường phải làm thế
nào để hoàn thiện nhân cách người học để người học có thể học lên bậc cao hơn
hoặc hoà nhập với cuộc sống lao động sản xuất. Điều này có nghĩa là nền giáo
2
dục của chúng ta là “giáo dục cho mọi người” và mọi người phải tự giáo dục,
việc xây dựng “cả nước thành một xã hội học tập” trở thành nhu cầu khách
quan, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”.
Chiến lược phát triển giáo dục nước ta giai đoạn từ năm 2010 – 2020 đã
nhấn mạnh vai trò then chốt của giáo dục và đào tạo, nhằm tạo bước chuyển
biến mạnh mẽ phát triển nguồn nhân lực, góp phần đắc lực đưa nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, từng bước phát triển kinh tế tri
thức. Trong đó, công tác xã hội hóa giáo dục là một nhiệm vụ cần được coi
trọng và tiếp tục đẩy mạnh để tiến tới xây dựng một xã hội học tập.
Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi ngành
giáo dục phải có sự đổi mới, trong đó có đổi mới các hoạt động giáo dục và
nhất là đổi mới quản lý công tác xã hội hóa giáo dục để góp phần hỗ trợ giáo
dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn lực, nguồn lao động hiện nay.
Nhìn chung, quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ
thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong những năm qua từng bước đạt
được những thành tựu nhất định tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế, yếu
kém. Thực tiễn hoạt động ở các trường phổ thông những năm qua chứng tỏ
XHHGD đóng vai trò rất quan trọng quyết định sự thành bại ở mỗi trường tạo
nguồn nhân lực tiếp sức cho việc quản lý và giáo dục học sinh, nguồn tài lực
góp phần hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động sư phạm như xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật, khen thưởng học sinh, giúp đỡ học sinh nghèo… Nếu làm tốt
được điều này thì có nghĩa là các trường đã thành công mối kết hợp của ba môi
trường giáo dục: “nhà trường, gia đình, xã hội”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
một số trường trung học phổ thông ở huyện Cao Lãnh thời gian qua chưa xem
trọng công tác xã hội hóa giáo dục theo đúng nghĩa của nó, từ đó làm hạn chế
bước tiến của các nhà trường. Vì thế, việc tìm một số giải pháp quản lý công tác
xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ quan
trọng cần tập trung thực hiện. Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu
3
“Một số giải pháp quản lýcông tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ
thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” với hy vọng góp phần nhỏ của mình
phục vụ cho yêu cầu đổi mới công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng
giáo dục của địa phương.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thự tiển, đề xuất một số giải pháp quản
lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh,
tỉnh Đồng Tháp.
3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ
thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp .
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu, đề xuất, thăm dò một số giải pháp quản lý công tác
xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp trong những năm gần đây. Giới hạn khảo sát: trong những năm học 2010
– 2011; 2011 – 2012; 2012 – 2013.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng được một số giải pháp có tính khoa học và tính thực tiễn
thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung
học phổ thông huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tổng hợp những quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội
hóa giáo dục, về quản lý giáo dục. Tổng hợp các quan điểm, luận điểm cơ bản
của các công trình khoa học đã nghiên cứu và công bố liên quan về vấn đề này.
- Điều tra, khảo sát, tổng kết thực trạng và kết quả hoạt động công tác xã
hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
4
Tháp. Tổng kết được những kinh nghiệm tiên tiến về quản lý công tác xã hội
hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện ở Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.
Tìm ra những bất cập, những tồn tại về việc hạn chế công tác xã hội hóa giáo
dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Xây dựng, đề xuất được một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa
giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Cácphương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản của
Đảng và Nhà nước các cấp liên quan đến đề tài. Nghiên cứu các công trình khoa
học, các đề án đã công bố liên quan đến đề tài. Tổng hợp và phân tích các kết
quả nghiên cứu.
6.1. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra
(bảng hỏi Anket); phương pháp quan sát: quan sát, tổng kết kinh nghiệm;
phương pháp điều tra xã hội học.
6.3. Các phương pháp khác: Phương pháp sử dụng toán thống kê,
phương pháp phỏng vấn,...
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung
học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học
phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở
trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.
5
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Sơ lược lịchsửquá trình nghiêncứuvấn đề xã hộihóa giáo dục và
xã hội hóa giáo dục bậc học trung học phổ thông
Lịch sử nghiên cứu vấn đề xã hội hóa sự nghiệp giáo dục đã có từ rất lâu,
đó không phải là vấn đề hoàn toàn mới nếu nhìn nhận nó về bản chất. Hoạt
động xã hội hóa giáo dục đã xuất hiện và có bề dày lịch sử trong các chế độ xã
hội và thể chế chính trị. Đảng ta luôn coi trọng vai trò của xã hội hóa giáo dục,
xác định là một chủ trương lớn để phát triển giáo dục và được thực hiện từ
nhiều năm qua với phương châm: "Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân". Tư
tưởng "lấy dân làm gốc" đã thể hiện sâu sắc trong quá trình phát triển của lịch
sử, và chân lý về vai trò của quần chúng nhân dân đã được khẳng định: "Dễ
trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Sự nghiệp giáo
dục của Đảng đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, luôn nêu cao khẩu hiệu: "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân
dân". Những tư tưởng đó đã trở thành định hướng và được vận dụng có hiệu
quả trong công tác giáo dục ở Việt Nam.
Nhân dân ta đã có truyền thống coi trọng việc học. Theo lịch sử hình
thành và phát triển nền giáo dục Việt Nam, ngay từ thời phong kiến, Nhà nước
chỉ mở rất ít trường để dạy học cho con cháu của các quan lại, con em nhà giàu.
Vấn đề học của con em nhân dân đều do nhân dân lao động tự lo liệu, dưới hình
thức các thầy đồ tự mở lớp (trường tư) hoặc nhân dân tự nguyện góp tiền tổ
chức mời thầy dạy (dân lập). Trong hương ước của một số địa phương còn ghi
rõ về chế độ học điền (ruộng dành cho việc học), chăm lo vật chất, khích lệ, cổ
vũ người học, tôn vinh những người học hành thành đạt, thể hiện sự quan tâm
chăm lo của xã hội đối với giáo dục. Những điều đó đã trở thành truyền thống,
đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta.
6
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới vấn đề dân trí, Người khẳng định:
"Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Sau Cách mạng Tháng Tám, tháng 10-
1945 Người ra "Lời kêu gọi chống nạn thất học", phát động phong trào xóa nạn
mù chữ trong toàn quốc với phương châm: Những người đã biết chữ hãy dạy
cho những người chưa biết chữ... Những người chưa biết chữ hay gắng sức mà
học cho biết, vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ chưa
biết thì con cái bảo, người ăn người làm không biết chữ thì chủ nhà bảo; các
người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ...
Người nhấn mạnh: Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng,không phân biệtgià,
trẻ, trai, gái, cứ là người Việt Nam thì phảitham gia học tập, tham gia xóa nạn
mù chữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra cương lĩnh hành động cho phong trào
Bình dân học vụ, là cơ sở để tạo lập và xây dựng một nền giáo dục toàn dân
ngay sau khi đất nước giành được độc lập.
Từ năm 1946, đất nước tiếp tục bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhưng nền giáo dục Việt Nam
vẫn duy trì và phát triển, góp phần đáng kể vào việc nâng cao trình độ dân trí,
làm nền móng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Mùa xuân năm 1975, khi đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất, chúng ta
có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển sự nghiệp giáo dục. Giai đoạn
này, giáo dục Việt Nam đạt được một số kết quả nhất định trong việc thống
nhất hệ thống giáo dục hai miền Nam - Bắc. Song do cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp, nền giáo dục của chúng ta chưa phát huy được tiềm năng sẵn có để
phát triển mạnh mẽ và bền vững. CSVC của giáo dục bị xuống cấp và lạc hậu,
động lực của người dạy và người học giảm sút kéo theo sự kém phát triển của
nền giáo dục cả về số lượng và chất lượng. Đảng và Nhà nước đã thực hiện các
đợt cải cách giáo dục nhưng còn chắp vá, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nhất là vào thời điểm nhân loại đã bước
sang thời kỳ khoa học và kỹ thuật phát triển mạnh; xu thế hội nhập quốc tế, toàn
cầu hóa, đa phương hóa là quy luật tất yếu để phát triển đất nước.
7
Với đường lối đổi mới của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng VI (năm
1986), đất nước ta bước sang thời kỳ kinh tế thị trường với xu thế mở cửa.
Những yếu tố khách quan và chủ quan đã đặt nhiều cơ hội và thách thức đối với
giáo dục, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục đào tạo phải cải cách, phải có giải pháp
phù hợp mới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VII (tháng 6/1996) đã khẳng định "xã hội hóa" là một trong những
quan điểm để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội. Từ sau Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VII, trên các văn kiện của Đảng, Nhà nước đã phổ biến thuật
ngữ "xã hội hóa" đối với các lĩnh vực hoạt động như giáo dục và đào tạo, y tế,
văn hóa, thể dục thể thao. Sự kiện lịch sử đánh dấu quá trình đổi mới nền giáo
dục Việt Nam là Hội nghị Trung ương 4 khóa VII - năm 1993- của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung
ương Đảng thảo luận và ra nghị quyết về giáo dục - đào tạo. Đặc biệt, Đảng ta
khẳng định giáo dục - đào tạo là động lực, là điều kiện cơ bản để thực hiện các
mục tiêu kinh tế - xã hội.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
VIII) đã đề cập đến công tác XHHGD một cách toàn diện và sâu sắc:
Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục nhưng vấn đề rất quan trọng
là phải quán triệt sâu sắc và tiến hành tốt các nguồn đầu tư, mở rộng phong trào
xây dựng, phát triển giáo dục trong nhân dân, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn
xã hội... Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu
tư phát triển... Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính tạo
điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã
hội. Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng
góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước.
Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục xác định chủ
trương thực hiện phát triển giáo dục - đào tạo: "Tăng cường đầu tư cho giáo dục
từ ngân sách Nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục - đào tạo", đồng thời
thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa" .
8
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: Giáo dục và đào
tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động
lực thúc đẩy CNH - HĐH đất nước; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa", chấn hưng nền giáo dục Việt
Nam; đề cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội... đổi mới mạnh mẽ
giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; thực hiện xã hội hóa giáo dục. Huy
động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo
dục. [1]
Để thực hiện chủ trương xã hội hóa, Chính phủ ban hành Nghị quyết số
90/CP ngày 21/08/1997 về "Phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt
động giáo dục, y tế, văn hóa"; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về Chính sách
XHHGD nhằm khuyến khích, huy động các nguồn lực trong nhân dân, trong
các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để phát triển các hoạt động xã hội hóa
lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Ngày 18/04/2005 Chính phủ ban hành
Nghị quyết số 05/NQ-CP về đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn
hóa, thể dục thể thao.
Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục - đào tạo trong
thời kỳ đổi mới; trước xu thế phát triển tất yếu của thời đại, các nhà khoa học,
các nhà quản lý giáo dục đã nghiên cứu và đưa ra các luận điểm về vấn đề xã
hộihóa giáo dục. Trongcuốn"GiáodụcViệtNam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI"
Giáo sư Phạm Minh Hạc đã nêu rõ: Xã hội hóa công tác giáo dục là một tư
tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát
triển giáo dục nước ta... Sự nghiệp giáo dục không phải chỉ là của Nhà nước mà
là của toàn xã hội; mọi người cùng làm giáo dục, Nhà nước và xã hội, Trung
ương và địa phương cùng làm giáo dục [11].
Giáo sư Phạm Tất Dong cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác
này, khẳng định qua mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội Việt Nam, khái
niệm xã hội hóa giáo dục được củng cố thêm, mở rộng và phong phú hơn về cả
nội hàm và ngoại diên [10]. Văn kiện Đại Hội Đảng XI cũng đã chỉ rõ: Đổi mới
tư duy giáo dục một cách nhất quán từ mục tiêu, chương trình, nội dung,
9
phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được
chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình
độ giáo dục của khu vực và thế giớí; khắc phục đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn
tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của
dân, do dân và vì dân, đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo
điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời....., đáp ứng yêu cầu CNH -
HĐH đất nước [1].
Viện Khoa học Giáo dục đã tiến hành nghiên cứu về xã hội hóa công tác
giáo dục, tổng kết kinh nghiệm để phát triển lý luận và đề xuất chính sách nhằm
hoàn thiện về nhận thức lý luận và thực tiễn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây
dựng Đề án "Quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2005-2010".
Tháng 12/2002 Hội nghị toàn quốc về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội
hóa giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao được tổ chức để đánh giá kết quả, rút kinh
nghiệm thực tiễn công tác XHHGD. Tại Hội nghị, Thủ tướng Phan Văn Khải đã
phát biểu ý kiến chỉ đạo: Cần phải chú ý nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn
để giải quyết một số vấn đề cơ bản về xã hội hóa, nhằm tạo sự nhất trí cao trong
xã hội về nhận thức, giải quyết tốt các vấn đề về tài chính, đất đai, cơ sở vật
chất, nhân lực và kỹ thuật cho công tác xã hội hóa.
XHHGD không chỉ là kêu gọi sự đóng góp của dân vào đầu tư trường,
lớp mà cần huy động các tầng lớp này tham gia xây dựng chương trình giáo dục
và đánh giá giáo dục, xây dựng mạng lưới thu thập và xử lý, cung cấp thông tin
về giáo dục cho mọi người.
Không chỉ riêng ở Việt Nam mà nhiều nơi trên thế giới đều rất quan tâm
đến việc xây dựng và củng cố công tác giáo dục gắn liền với phát triển cộng
đồng với mục đích vì lợi ích cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Như vậy, XHHGD là một hệ thống định hướng hoạt động của mọi người,
mọi lực lượng nhằm trả lại bản chất xã hội cho giáo dục, và giáo dục có trách
nhiệm thực hiện các yêu cầu của xã hội đặt ra.
Có thể nói, việc nghiên cứu xã hội hoá giáo dục được các nhà khoa học
quan tâm và đã có nhiều thành tựu về vấn đề này. Cụ thể:
10
- Xã hội hóa giáo dục bậctrung học phổ thông ở các nước trong khu vực
và trên thế giới. Từ lâu, giáo dục đã được coi là quốc sách hàng đầu của nhiều
quốc gia trên thế giới. Tìm hiểu cách làm giáo dục ở nhiều nước cho thấy xã hội
hóa sự nghiệp giáo dục là cách làm phổ biến, kể cả ở những nước có nền công
nghiệp hiện đại - kinh tế phát triển cao.
Có thể khẳng định rằng, mặc dù bản chất của giáo dục ở các nước có
khác nhau nhưng đều có điểm chung là huy động mọi nguồn lực và mọi điều
kiện cho phát triển giáo dục. ở những nước tiên tiến, việc quan tâm đầu tư cho
giáo dục qua quá trình huy động sức mạnh của nhà nước và các tầng lớp xã hội,
nâng cao mặt bằng tri thức, đưa dân trí ngang tầm thời đại để con người làm
chủ nền văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp. ở những nước đang phát
triển, việc huy động mọi nguồn lực cho giáo dục là phương thức tốt nhất nhằm
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, làm phong phú tài năng trí tuệ để phục vụ
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Việc đầu tư đúng mức cho con người sẽ
tạo tiền đề cho sự ổn định và phát triển bền vững ở những nước có nền kinh tế
đang phát triển. Và chỉ có bằng cách ấy, các quốc gia này mới có thể "đi tắt",
"đón đầu" góp phần phát triển kinh tế - xã hội đạt đến trình độ hiện đại, hội
nhập với các nước tiên tiến.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang thực hiện khá rộng rãi sự phân
quyền, giao trách nhiệm từ cấp trung ương sang cấp cơ sở, mở rộng quyền lực
của cấp cơ sở trong việc giải quyết các vấn đề và ra quyết định. Trong bối cảnh
đó, "quản lý dựa vào nhà trường" xuất hiện như một tất yếu nhằm thu hút và tạo
điều kiện cho mọi người, trong đó có giáo viên và học sinh được tham gia một
cách dân chủ vào việc quản lý và quyết định những vấn đề liên quan đến nhà
trường. Theo xu hướng này, ở nhiều nước như: Mĩ, Anh, Australia, New
Dealand, Canada,... SBM xuất hiện theo các cách gọi khác nhau và có hai tính
chất cơ bản: tăng quyền tự chủ cho nhà trường đối với hoạt động tài chính,
nhân sự và chương trình dạy học; trường học là đơn vị có quyền ra quyết định,
giải quyết các vấn đề nảy sinh ngay tại chỗ với sự tham gia đông đảo của các
thành viên trong trường và những người có liên quan.
11
- Các tiêu chuẩn thực hiện phương thức quản lý dựa vào nhà trường.
Nhà trường thực hiện các cải cách như đổi mới phương pháp giảng dạy, linh
hoạt trong việc quản lý và thực hiện chương trình, có hệ thống chỉ dẫn quá trình
dạy và học. Được tự quản về tài chính: Nhà trường có quyền được nhận, phân
bổ, sử dụng tài chính theo yêu cầu của nhà trường, được phép chuyển tiền dư
thừa sang năm sau…Tự quản về nhân sự, chủ động trong việc điều hành nhân
sự: hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, sa thải, tăng lương, đề bạt cho giáo viên và
cán bộ nhân viên…Xây dựng tương lai phát triển của nhà trường bằng ý kiến
của tập thể. Có chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục phù hợp với chuẩn chung
của quốc gia và yêu cầu của địa phương. Chất lượng học sinh đạt chuẩn cao.-
Phân quyền quản lý rõ ràng và được thay đổi cơ cấu tổ chức nhà trường để có
nhiều người tham gia vào việc ra quyết định: giáo viên, nhân viên phục vụ, phụ
huynh, các thành viên cộng đồng. Thường xuyên đầu tư nâng cao năng lực đội
ngũ. Giáo viên và nhân viên nhà trường có nhiều sáng kiến cải tiến, chủ động
trong việc. Giáo viên và nhân viên nhà trường có tinh thần trách nhiệm cao,
hoàn thành mọi công việc được giao. Có phương thức và chủ động khen thưởng
bằng vật chất và tinh thần cho các thành viên của nhà trường. Thỏa mãn các nhu
cầu về giáo dục. Cha mẹ và cộng đồng tham gia tích cực vào việc giáo dục học
sinh. Có hệ thống thông tin và thường xuyên truyền thông tin về nhà trường
trong nội bộ và trong cộng đồng. ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
và quản lý nhà trường. Đảm bảo sự công bằng trong giáo dục. Kiểm tra, đánh
giá dựa trên tiêu chuẩn. Bầu không khí sư phạm hợp tác, dân chủ. Phát triển
năng khiếu của học sinh, học sinh có phương pháp tự học, tự quản tốt. Nhà
trường được chính quyền địa phương hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động cải
cách như hỗ trợ về kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu của nhà trường, tạo điều kiện
để trường tự quản.
Thực chất của quản lý dựa vào nhà trường là sự phân quyền, tạo điều
kiện cho các thành viên trong nhà trường và cộng đồng tự quyết định vận mệnh
của nhà trường. Đây là vấn đề quản lý liên quan tích cực đến dân chủ, thực hiện
quyền làm chủ của người dân trong việc tham gia xây dựng giáo dục. Điều 11
12
Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi:
"Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công
việc của Nhà nước và xã hội...", do đó khi bàn đến vấn đề dân chủ trong giáo
dục, không thể không bàn đến một số vấn đề thuộc về quản lý, đó là xã hội hóa
công tác giáo dục, tương tự vấn đề nhà trường tự quản.
- Xã hội hóa giáo dục bậc trung học phổ thông ở nước ta
Xã hội hóa bậc học trung học phổ thông là một hoạt động mang tính xã
hội với sự tác động, chi phối và có mối liên hệ mật thiết với bậc học THPT
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của bậc học ở mọi loại hình công lập
cũng như tư thục dưới sự quản lý, chỉ đạo chung của Nhà nước. Thực hiện phân
luồng làm cơ sở cho đào tạo nghề, là tiền đề cho quá trình hình thành một lực
lượng lao động sau khi đào tạo chuyên nghiệp.
Đánh giá thực trạng giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục bậc trung
học phổ thông nói riêng là một công việc đầu tiên rất quan trọng, là điều kiện
tiên quyết để xác định đúng các mục tiêu chiến lược và các giải pháp khả thi.
Nhưng đó là một việc khó khăn và phức tạp, bởi lẽ "sản phẩm" của hoạt động
giáo dục là nhân cách được hình thành trong một quá trình qua nhiều giai đoạn,
chịu sự chi phối của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài hệ thống giáo dục, do
đó không thể dễ dàng thấy được, đo lường được như sản phẩm của các quá trình
sản xuất vật chất khác. Chẳng hạn như ở nước ta hiện nay, để có được một học
vấn THPT đầy đủ cần 12 năm, đào tạo đại học - chuyên nghiệp cần từ 2 đến 6
năm, còn đào tạo và bồi dưỡng sau đại học thường diễn ra trong suốt thời gian
hoạt động nghề nghiệp. Như vậy những gì được tiến hành trong nhà trường hôm
nay có khi phải hàng chục năm sau mới có điều kiện đánh giá đầy đủ, chính
xác.
Giáo dục bậc THPT là một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục
quốc dân; nó vừa bị chi phối, vừa có tác động qua lại với nhiều nhân tố khác
như chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ. Những mối quan hệ này
có lúc trực tiếp, có lúc gián tiếp, có lúc tức thời, có lúc lâu dài. Do vậy, việc
thực thi các chủ trương, chính sách về giáo dục THPT và kết quả mang lại của
13
nó phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết một cách đúng đắn, hợp quy luật các
mối quan hệ này.
Từ năm 1986, đất nước ta bước vào giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế,
từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ đường lối đổi mới do Đại hội
Đảng lần thứ VI, VII đề ra, Nhà nước ta đã chuyển hệ thống giáo dục quốc dân
từ mục tiêu phục vụ cho nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang phục vụ cho
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ chuyển đổi
này về giáo dục, Nhà nước đã có những chủ trương:
- Đối với các cấp bậc học trên tiểu học thì huy động sự đóng góp của
nhiều tầng lớp dân cư.
- Đào tạo không chỉ thỏa mãn nhu cầu về nhân lực của kinh tế quốc doanh
và biên chế Nhà nước mà cònthỏamãn nhu cầu nguồn lực lao độngcủa mọi thành
phần kinh tế và nhu cầuxã hội, đào tạo bằngnhiều nguồntài chínhvà theo phương
thức, kế hoạch mềm dẻo. Người tốt nghiệp tự tìm, tự tạo việc làm.
- Mở rộng cơ hội học tập để mọi người có thể cập nhật, đổi mới kiến thức
và rèn luyện các kỹ năng làm việc.
- Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục, thực hiện chính
sách của Nhà nước ta, mở cửa trong công tác đối ngoại, hợp tác với các nước
trên các mặt kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục.
Như vậy, XHH bậc học THPT không nằm ngoài quy luật tất yếu trong xu
thế phát triển của thời đại, khi đất nước ta bước vào thời kỳ hội nhập, thực hiện
chủ trương CNH - HĐH thì bậc học THPT là tiền đề quan trọng cung cấp
nguồn nhân lực có trình độ học vấn, có sức khỏe, có đạo đức tác phong công
nghiệp nhưng vẫn mang bản sắc tốt đẹp của người Việt Nam để xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Thực tế hiện nay, XHHGD nói chung và xã hội hóa bậc học THPT đã có
nhiều khởi sắc và thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Công tác XHH bậc
THPT ở nước ta đã thực sự phát triển cùng với tiến trình mở cửa hội nhập kinh
14
tế quốc tế. Bên cạnh các trường THPT công lập đã có các trường THPT dân lập,
tư thục được hình thành đi vào hoạt động và đã huy động được nhiều thành
phần xã hội tham gia vào hoạt động này. Hoạt động giáo dục XHH bậc học
THPT đã đa dạng và phong phú hơn về loại hình, đáp ứng nhu cầu học tập của
thanh thiếu niên trong độ tuổi và bước đầu tạo ra môi trường cạnh tranh lành
mạnh trong giáo dục, từng bước thúc đẩy chất lượng giáo dục bậc THPT nâng
lên.
Tuy nhiên, công tác XHHGD bậc THPT vẫn chưa đáp ứng được các n
Mã tài liệu : 600433
Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách :
- Link tải dưới bình luận .
- Nhắn tin zalo 0932091562
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTrần Đức Anh
 
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...Học Tập Long An
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"Học Tập Long An
 
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015Son La College
 
Ho so cong tac cua giao vien dai hoc.
Ho so cong tac cua giao vien dai hoc.Ho so cong tac cua giao vien dai hoc.
Ho so cong tac cua giao vien dai hoc.University of Sport
 

Was ist angesagt? (10)

Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOTĐề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
 
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
 
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
 
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015
 
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
 
Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...
Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...
Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...
 
Giao duc
Giao ducGiao duc
Giao duc
 
Ho so cong tac cua giao vien dai hoc.
Ho so cong tac cua giao vien dai hoc.Ho so cong tac cua giao vien dai hoc.
Ho so cong tac cua giao vien dai hoc.
 
Luận văn: Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa, Hà Tây (1991-2008)
Luận văn: Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa, Hà Tây (1991-2008)Luận văn: Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa, Hà Tây (1991-2008)
Luận văn: Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa, Hà Tây (1991-2008)
 

Ähnlich wie Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...luanvantrust
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...luanvantrust
 
Quản Lý Công Tác Xã Hội Hóa Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Ở Huyện Chư Pưh, Tỉnh Gi...
Quản Lý Công Tác Xã Hội Hóa Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Ở Huyện Chư Pưh, Tỉnh Gi...Quản Lý Công Tác Xã Hội Hóa Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Ở Huyện Chư Pưh, Tỉnh Gi...
Quản Lý Công Tác Xã Hội Hóa Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Ở Huyện Chư Pưh, Tỉnh Gi...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Đổi mới phương pháp giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh - TẢI FREE ZALO: 093 4...
Đổi mới phương pháp giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh - TẢI FREE ZALO: 093 4...Đổi mới phương pháp giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh - TẢI FREE ZALO: 093 4...
Đổi mới phương pháp giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh - TẢI FREE ZALO: 093 4...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Ähnlich wie Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (20)

Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm nonLV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
 
Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAY
Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAYTổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAY
Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAY
 
Quản Lý Công Tác Xã Hội Hóa Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Ở Huyện Chư Pưh, Tỉnh Gi...
Quản Lý Công Tác Xã Hội Hóa Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Ở Huyện Chư Pưh, Tỉnh Gi...Quản Lý Công Tác Xã Hội Hóa Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Ở Huyện Chư Pưh, Tỉnh Gi...
Quản Lý Công Tác Xã Hội Hóa Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Ở Huyện Chư Pưh, Tỉnh Gi...
 
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồngLuận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
 
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOTĐề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
 
Đổi mới phương pháp giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh - TẢI FREE ZALO: 093 4...
Đổi mới phương pháp giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh - TẢI FREE ZALO: 093 4...Đổi mới phương pháp giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh - TẢI FREE ZALO: 093 4...
Đổi mới phương pháp giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh - TẢI FREE ZALO: 093 4...
 
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCMLuận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
 
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAYHoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sửLuận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinhLuận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
 
Luận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba ĐìnhLuận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
 
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đKhắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ LiêmĐề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà MauLuận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
 

Mehr von hieu anh

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namhieu anh
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...hieu anh
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...hieu anh
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tâyhieu anh
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENhieu anh
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...hieu anh
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phònghieu anh
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...hieu anh
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...hieu anh
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...hieu anh
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...hieu anh
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...hieu anh
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlabhieu anh
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...hieu anh
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạnghieu anh
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội hieu anh
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...hieu anh
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...hieu anh
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...hieu anh
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội hieu anh
 

Mehr von hieu anh (20)

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 

Kürzlich hochgeladen

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 

Kürzlich hochgeladen (20)

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 

Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

  • 1. 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chúng ta đang ở những năm đầu thế kỷ XXI - thế kỷ dự báo có sự bùng nổ và phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin. Sự bùng nổ và phát triển ấy một mặt làm cho một số nước trên thế giới có những bước tiến nhảy vọt, nhưng mặt khác dễ dẫn đến tạo khoảng cách ngày càng lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, làm cho các nước đang phát triển càng tụt hậu xa hơn các nước phát triển. Do đó, một vấn đề bức thiết, có tính chất sống còn đặt ra cho các nước đang phát triển là phải làm sao thoát khỏi sự tụt hậu. Về phương diện lý luận được thực tiễn của các nước phát triển chứng minh, có thể khẳng định chỉ có đầu tư mạnh mẽ vào chiến lược con người, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao thì mới có thể giải quyết vấn đề đặt ra có hiệu quả nhất. Để đạt được vấn đề trên thì công tác xã hội hóa giáo dục được coi là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong mọi hoạt động giáo dục theo hướng toàn diện. Giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một con người nói riêng và của xã hội nói chung. Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở nhà trường THPT là một khâu then chốt, cơ bản, có tính chất quyết định góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Vì thế xã hội hóa giáo dục là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục và đào tạo, để nâng cao chất lượng giáo dục thì điều quan trọng là phải nâng cao quản lý công tác xã hội hóa giáo dục đối với mọi hoạt động của mỗi nhà trường trung học phổ thông. Trường trung học phổ thông là một cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân rất quan trọng của giáo dục phổ thông. Đây là cấp học tạo điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí và trang bị nền tảng kiến thức hết sức quan trọng để phát triển toàn diện con người Việt nam. Điều này đòi hỏi nhà trường phải làm thế nào để hoàn thiện nhân cách người học để người học có thể học lên bậc cao hơn hoặc hoà nhập với cuộc sống lao động sản xuất. Điều này có nghĩa là nền giáo
  • 2. 2 dục của chúng ta là “giáo dục cho mọi người” và mọi người phải tự giáo dục, việc xây dựng “cả nước thành một xã hội học tập” trở thành nhu cầu khách quan, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Chiến lược phát triển giáo dục nước ta giai đoạn từ năm 2010 – 2020 đã nhấn mạnh vai trò then chốt của giáo dục và đào tạo, nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ phát triển nguồn nhân lực, góp phần đắc lực đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Trong đó, công tác xã hội hóa giáo dục là một nhiệm vụ cần được coi trọng và tiếp tục đẩy mạnh để tiến tới xây dựng một xã hội học tập. Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự đổi mới, trong đó có đổi mới các hoạt động giáo dục và nhất là đổi mới quản lý công tác xã hội hóa giáo dục để góp phần hỗ trợ giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn lực, nguồn lao động hiện nay. Nhìn chung, quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong những năm qua từng bước đạt được những thành tựu nhất định tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế, yếu kém. Thực tiễn hoạt động ở các trường phổ thông những năm qua chứng tỏ XHHGD đóng vai trò rất quan trọng quyết định sự thành bại ở mỗi trường tạo nguồn nhân lực tiếp sức cho việc quản lý và giáo dục học sinh, nguồn tài lực góp phần hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động sư phạm như xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, khen thưởng học sinh, giúp đỡ học sinh nghèo… Nếu làm tốt được điều này thì có nghĩa là các trường đã thành công mối kết hợp của ba môi trường giáo dục: “nhà trường, gia đình, xã hội”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số trường trung học phổ thông ở huyện Cao Lãnh thời gian qua chưa xem trọng công tác xã hội hóa giáo dục theo đúng nghĩa của nó, từ đó làm hạn chế bước tiến của các nhà trường. Vì thế, việc tìm một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ quan trọng cần tập trung thực hiện. Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu
  • 3. 3 “Một số giải pháp quản lýcông tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” với hy vọng góp phần nhỏ của mình phục vụ cho yêu cầu đổi mới công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thự tiển, đề xuất một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp . 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu, đề xuất, thăm dò một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong những năm gần đây. Giới hạn khảo sát: trong những năm học 2010 – 2011; 2011 – 2012; 2012 – 2013. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xây dựng được một số giải pháp có tính khoa học và tính thực tiễn thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Tổng hợp những quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục, về quản lý giáo dục. Tổng hợp các quan điểm, luận điểm cơ bản của các công trình khoa học đã nghiên cứu và công bố liên quan về vấn đề này. - Điều tra, khảo sát, tổng kết thực trạng và kết quả hoạt động công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
  • 4. 4 Tháp. Tổng kết được những kinh nghiệm tiên tiến về quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện ở Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp. Tìm ra những bất cập, những tồn tại về việc hạn chế công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. - Xây dựng, đề xuất được một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Cácphương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản của Đảng và Nhà nước các cấp liên quan đến đề tài. Nghiên cứu các công trình khoa học, các đề án đã công bố liên quan đến đề tài. Tổng hợp và phân tích các kết quả nghiên cứu. 6.1. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra (bảng hỏi Anket); phương pháp quan sát: quan sát, tổng kết kinh nghiệm; phương pháp điều tra xã hội học. 6.3. Các phương pháp khác: Phương pháp sử dụng toán thống kê, phương pháp phỏng vấn,... 7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông. Chương 2: Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.
  • 5. 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Sơ lược lịchsửquá trình nghiêncứuvấn đề xã hộihóa giáo dục và xã hội hóa giáo dục bậc học trung học phổ thông Lịch sử nghiên cứu vấn đề xã hội hóa sự nghiệp giáo dục đã có từ rất lâu, đó không phải là vấn đề hoàn toàn mới nếu nhìn nhận nó về bản chất. Hoạt động xã hội hóa giáo dục đã xuất hiện và có bề dày lịch sử trong các chế độ xã hội và thể chế chính trị. Đảng ta luôn coi trọng vai trò của xã hội hóa giáo dục, xác định là một chủ trương lớn để phát triển giáo dục và được thực hiện từ nhiều năm qua với phương châm: "Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân". Tư tưởng "lấy dân làm gốc" đã thể hiện sâu sắc trong quá trình phát triển của lịch sử, và chân lý về vai trò của quần chúng nhân dân đã được khẳng định: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Sự nghiệp giáo dục của Đảng đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn nêu cao khẩu hiệu: "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân". Những tư tưởng đó đã trở thành định hướng và được vận dụng có hiệu quả trong công tác giáo dục ở Việt Nam. Nhân dân ta đã có truyền thống coi trọng việc học. Theo lịch sử hình thành và phát triển nền giáo dục Việt Nam, ngay từ thời phong kiến, Nhà nước chỉ mở rất ít trường để dạy học cho con cháu của các quan lại, con em nhà giàu. Vấn đề học của con em nhân dân đều do nhân dân lao động tự lo liệu, dưới hình thức các thầy đồ tự mở lớp (trường tư) hoặc nhân dân tự nguyện góp tiền tổ chức mời thầy dạy (dân lập). Trong hương ước của một số địa phương còn ghi rõ về chế độ học điền (ruộng dành cho việc học), chăm lo vật chất, khích lệ, cổ vũ người học, tôn vinh những người học hành thành đạt, thể hiện sự quan tâm chăm lo của xã hội đối với giáo dục. Những điều đó đã trở thành truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta.
  • 6. 6 Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới vấn đề dân trí, Người khẳng định: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Sau Cách mạng Tháng Tám, tháng 10- 1945 Người ra "Lời kêu gọi chống nạn thất học", phát động phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn quốc với phương châm: Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ... Những người chưa biết chữ hay gắng sức mà học cho biết, vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ chưa biết thì con cái bảo, người ăn người làm không biết chữ thì chủ nhà bảo; các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ... Người nhấn mạnh: Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng,không phân biệtgià, trẻ, trai, gái, cứ là người Việt Nam thì phảitham gia học tập, tham gia xóa nạn mù chữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra cương lĩnh hành động cho phong trào Bình dân học vụ, là cơ sở để tạo lập và xây dựng một nền giáo dục toàn dân ngay sau khi đất nước giành được độc lập. Từ năm 1946, đất nước tiếp tục bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhưng nền giáo dục Việt Nam vẫn duy trì và phát triển, góp phần đáng kể vào việc nâng cao trình độ dân trí, làm nền móng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mùa xuân năm 1975, khi đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất, chúng ta có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển sự nghiệp giáo dục. Giai đoạn này, giáo dục Việt Nam đạt được một số kết quả nhất định trong việc thống nhất hệ thống giáo dục hai miền Nam - Bắc. Song do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nền giáo dục của chúng ta chưa phát huy được tiềm năng sẵn có để phát triển mạnh mẽ và bền vững. CSVC của giáo dục bị xuống cấp và lạc hậu, động lực của người dạy và người học giảm sút kéo theo sự kém phát triển của nền giáo dục cả về số lượng và chất lượng. Đảng và Nhà nước đã thực hiện các đợt cải cách giáo dục nhưng còn chắp vá, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nhất là vào thời điểm nhân loại đã bước sang thời kỳ khoa học và kỹ thuật phát triển mạnh; xu thế hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, đa phương hóa là quy luật tất yếu để phát triển đất nước.
  • 7. 7 Với đường lối đổi mới của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng VI (năm 1986), đất nước ta bước sang thời kỳ kinh tế thị trường với xu thế mở cửa. Những yếu tố khách quan và chủ quan đã đặt nhiều cơ hội và thách thức đối với giáo dục, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục đào tạo phải cải cách, phải có giải pháp phù hợp mới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1996) đã khẳng định "xã hội hóa" là một trong những quan điểm để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, trên các văn kiện của Đảng, Nhà nước đã phổ biến thuật ngữ "xã hội hóa" đối với các lĩnh vực hoạt động như giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Sự kiện lịch sử đánh dấu quá trình đổi mới nền giáo dục Việt Nam là Hội nghị Trung ương 4 khóa VII - năm 1993- của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng thảo luận và ra nghị quyết về giáo dục - đào tạo. Đặc biệt, Đảng ta khẳng định giáo dục - đào tạo là động lực, là điều kiện cơ bản để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã đề cập đến công tác XHHGD một cách toàn diện và sâu sắc: Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục nhưng vấn đề rất quan trọng là phải quán triệt sâu sắc và tiến hành tốt các nguồn đầu tư, mở rộng phong trào xây dựng, phát triển giáo dục trong nhân dân, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội... Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển... Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục xác định chủ trương thực hiện phát triển giáo dục - đào tạo: "Tăng cường đầu tư cho giáo dục từ ngân sách Nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục - đào tạo", đồng thời thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa" .
  • 8. 8 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy CNH - HĐH đất nước; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa", chấn hưng nền giáo dục Việt Nam; đề cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội... đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; thực hiện xã hội hóa giáo dục. Huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục. [1] Để thực hiện chủ trương xã hội hóa, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 90/CP ngày 21/08/1997 về "Phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa"; Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về Chính sách XHHGD nhằm khuyến khích, huy động các nguồn lực trong nhân dân, trong các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để phát triển các hoạt động xã hội hóa lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Ngày 18/04/2005 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 05/NQ-CP về đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đổi mới; trước xu thế phát triển tất yếu của thời đại, các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục đã nghiên cứu và đưa ra các luận điểm về vấn đề xã hộihóa giáo dục. Trongcuốn"GiáodụcViệtNam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI" Giáo sư Phạm Minh Hạc đã nêu rõ: Xã hội hóa công tác giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục nước ta... Sự nghiệp giáo dục không phải chỉ là của Nhà nước mà là của toàn xã hội; mọi người cùng làm giáo dục, Nhà nước và xã hội, Trung ương và địa phương cùng làm giáo dục [11]. Giáo sư Phạm Tất Dong cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác này, khẳng định qua mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội Việt Nam, khái niệm xã hội hóa giáo dục được củng cố thêm, mở rộng và phong phú hơn về cả nội hàm và ngoại diên [10]. Văn kiện Đại Hội Đảng XI cũng đã chỉ rõ: Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán từ mục tiêu, chương trình, nội dung,
  • 9. 9 phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giớí; khắc phục đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời....., đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước [1]. Viện Khoa học Giáo dục đã tiến hành nghiên cứu về xã hội hóa công tác giáo dục, tổng kết kinh nghiệm để phát triển lý luận và đề xuất chính sách nhằm hoàn thiện về nhận thức lý luận và thực tiễn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Đề án "Quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2005-2010". Tháng 12/2002 Hội nghị toàn quốc về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao được tổ chức để đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm thực tiễn công tác XHHGD. Tại Hội nghị, Thủ tướng Phan Văn Khải đã phát biểu ý kiến chỉ đạo: Cần phải chú ý nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để giải quyết một số vấn đề cơ bản về xã hội hóa, nhằm tạo sự nhất trí cao trong xã hội về nhận thức, giải quyết tốt các vấn đề về tài chính, đất đai, cơ sở vật chất, nhân lực và kỹ thuật cho công tác xã hội hóa. XHHGD không chỉ là kêu gọi sự đóng góp của dân vào đầu tư trường, lớp mà cần huy động các tầng lớp này tham gia xây dựng chương trình giáo dục và đánh giá giáo dục, xây dựng mạng lưới thu thập và xử lý, cung cấp thông tin về giáo dục cho mọi người. Không chỉ riêng ở Việt Nam mà nhiều nơi trên thế giới đều rất quan tâm đến việc xây dựng và củng cố công tác giáo dục gắn liền với phát triển cộng đồng với mục đích vì lợi ích cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Như vậy, XHHGD là một hệ thống định hướng hoạt động của mọi người, mọi lực lượng nhằm trả lại bản chất xã hội cho giáo dục, và giáo dục có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của xã hội đặt ra. Có thể nói, việc nghiên cứu xã hội hoá giáo dục được các nhà khoa học quan tâm và đã có nhiều thành tựu về vấn đề này. Cụ thể:
  • 10. 10 - Xã hội hóa giáo dục bậctrung học phổ thông ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ lâu, giáo dục đã được coi là quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Tìm hiểu cách làm giáo dục ở nhiều nước cho thấy xã hội hóa sự nghiệp giáo dục là cách làm phổ biến, kể cả ở những nước có nền công nghiệp hiện đại - kinh tế phát triển cao. Có thể khẳng định rằng, mặc dù bản chất của giáo dục ở các nước có khác nhau nhưng đều có điểm chung là huy động mọi nguồn lực và mọi điều kiện cho phát triển giáo dục. ở những nước tiên tiến, việc quan tâm đầu tư cho giáo dục qua quá trình huy động sức mạnh của nhà nước và các tầng lớp xã hội, nâng cao mặt bằng tri thức, đưa dân trí ngang tầm thời đại để con người làm chủ nền văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp. ở những nước đang phát triển, việc huy động mọi nguồn lực cho giáo dục là phương thức tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, làm phong phú tài năng trí tuệ để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Việc đầu tư đúng mức cho con người sẽ tạo tiền đề cho sự ổn định và phát triển bền vững ở những nước có nền kinh tế đang phát triển. Và chỉ có bằng cách ấy, các quốc gia này mới có thể "đi tắt", "đón đầu" góp phần phát triển kinh tế - xã hội đạt đến trình độ hiện đại, hội nhập với các nước tiên tiến. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang thực hiện khá rộng rãi sự phân quyền, giao trách nhiệm từ cấp trung ương sang cấp cơ sở, mở rộng quyền lực của cấp cơ sở trong việc giải quyết các vấn đề và ra quyết định. Trong bối cảnh đó, "quản lý dựa vào nhà trường" xuất hiện như một tất yếu nhằm thu hút và tạo điều kiện cho mọi người, trong đó có giáo viên và học sinh được tham gia một cách dân chủ vào việc quản lý và quyết định những vấn đề liên quan đến nhà trường. Theo xu hướng này, ở nhiều nước như: Mĩ, Anh, Australia, New Dealand, Canada,... SBM xuất hiện theo các cách gọi khác nhau và có hai tính chất cơ bản: tăng quyền tự chủ cho nhà trường đối với hoạt động tài chính, nhân sự và chương trình dạy học; trường học là đơn vị có quyền ra quyết định, giải quyết các vấn đề nảy sinh ngay tại chỗ với sự tham gia đông đảo của các thành viên trong trường và những người có liên quan.
  • 11. 11 - Các tiêu chuẩn thực hiện phương thức quản lý dựa vào nhà trường. Nhà trường thực hiện các cải cách như đổi mới phương pháp giảng dạy, linh hoạt trong việc quản lý và thực hiện chương trình, có hệ thống chỉ dẫn quá trình dạy và học. Được tự quản về tài chính: Nhà trường có quyền được nhận, phân bổ, sử dụng tài chính theo yêu cầu của nhà trường, được phép chuyển tiền dư thừa sang năm sau…Tự quản về nhân sự, chủ động trong việc điều hành nhân sự: hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, sa thải, tăng lương, đề bạt cho giáo viên và cán bộ nhân viên…Xây dựng tương lai phát triển của nhà trường bằng ý kiến của tập thể. Có chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục phù hợp với chuẩn chung của quốc gia và yêu cầu của địa phương. Chất lượng học sinh đạt chuẩn cao.- Phân quyền quản lý rõ ràng và được thay đổi cơ cấu tổ chức nhà trường để có nhiều người tham gia vào việc ra quyết định: giáo viên, nhân viên phục vụ, phụ huynh, các thành viên cộng đồng. Thường xuyên đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ. Giáo viên và nhân viên nhà trường có nhiều sáng kiến cải tiến, chủ động trong việc. Giáo viên và nhân viên nhà trường có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành mọi công việc được giao. Có phương thức và chủ động khen thưởng bằng vật chất và tinh thần cho các thành viên của nhà trường. Thỏa mãn các nhu cầu về giáo dục. Cha mẹ và cộng đồng tham gia tích cực vào việc giáo dục học sinh. Có hệ thống thông tin và thường xuyên truyền thông tin về nhà trường trong nội bộ và trong cộng đồng. ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý nhà trường. Đảm bảo sự công bằng trong giáo dục. Kiểm tra, đánh giá dựa trên tiêu chuẩn. Bầu không khí sư phạm hợp tác, dân chủ. Phát triển năng khiếu của học sinh, học sinh có phương pháp tự học, tự quản tốt. Nhà trường được chính quyền địa phương hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động cải cách như hỗ trợ về kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu của nhà trường, tạo điều kiện để trường tự quản. Thực chất của quản lý dựa vào nhà trường là sự phân quyền, tạo điều kiện cho các thành viên trong nhà trường và cộng đồng tự quyết định vận mệnh của nhà trường. Đây là vấn đề quản lý liên quan tích cực đến dân chủ, thực hiện quyền làm chủ của người dân trong việc tham gia xây dựng giáo dục. Điều 11
  • 12. 12 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi: "Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của Nhà nước và xã hội...", do đó khi bàn đến vấn đề dân chủ trong giáo dục, không thể không bàn đến một số vấn đề thuộc về quản lý, đó là xã hội hóa công tác giáo dục, tương tự vấn đề nhà trường tự quản. - Xã hội hóa giáo dục bậc trung học phổ thông ở nước ta Xã hội hóa bậc học trung học phổ thông là một hoạt động mang tính xã hội với sự tác động, chi phối và có mối liên hệ mật thiết với bậc học THPT trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của bậc học ở mọi loại hình công lập cũng như tư thục dưới sự quản lý, chỉ đạo chung của Nhà nước. Thực hiện phân luồng làm cơ sở cho đào tạo nghề, là tiền đề cho quá trình hình thành một lực lượng lao động sau khi đào tạo chuyên nghiệp. Đánh giá thực trạng giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục bậc trung học phổ thông nói riêng là một công việc đầu tiên rất quan trọng, là điều kiện tiên quyết để xác định đúng các mục tiêu chiến lược và các giải pháp khả thi. Nhưng đó là một việc khó khăn và phức tạp, bởi lẽ "sản phẩm" của hoạt động giáo dục là nhân cách được hình thành trong một quá trình qua nhiều giai đoạn, chịu sự chi phối của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài hệ thống giáo dục, do đó không thể dễ dàng thấy được, đo lường được như sản phẩm của các quá trình sản xuất vật chất khác. Chẳng hạn như ở nước ta hiện nay, để có được một học vấn THPT đầy đủ cần 12 năm, đào tạo đại học - chuyên nghiệp cần từ 2 đến 6 năm, còn đào tạo và bồi dưỡng sau đại học thường diễn ra trong suốt thời gian hoạt động nghề nghiệp. Như vậy những gì được tiến hành trong nhà trường hôm nay có khi phải hàng chục năm sau mới có điều kiện đánh giá đầy đủ, chính xác. Giáo dục bậc THPT là một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục quốc dân; nó vừa bị chi phối, vừa có tác động qua lại với nhiều nhân tố khác như chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ. Những mối quan hệ này có lúc trực tiếp, có lúc gián tiếp, có lúc tức thời, có lúc lâu dài. Do vậy, việc thực thi các chủ trương, chính sách về giáo dục THPT và kết quả mang lại của
  • 13. 13 nó phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết một cách đúng đắn, hợp quy luật các mối quan hệ này. Từ năm 1986, đất nước ta bước vào giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế, từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ đường lối đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI, VII đề ra, Nhà nước ta đã chuyển hệ thống giáo dục quốc dân từ mục tiêu phục vụ cho nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang phục vụ cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ chuyển đổi này về giáo dục, Nhà nước đã có những chủ trương: - Đối với các cấp bậc học trên tiểu học thì huy động sự đóng góp của nhiều tầng lớp dân cư. - Đào tạo không chỉ thỏa mãn nhu cầu về nhân lực của kinh tế quốc doanh và biên chế Nhà nước mà cònthỏamãn nhu cầu nguồn lực lao độngcủa mọi thành phần kinh tế và nhu cầuxã hội, đào tạo bằngnhiều nguồntài chínhvà theo phương thức, kế hoạch mềm dẻo. Người tốt nghiệp tự tìm, tự tạo việc làm. - Mở rộng cơ hội học tập để mọi người có thể cập nhật, đổi mới kiến thức và rèn luyện các kỹ năng làm việc. - Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục, thực hiện chính sách của Nhà nước ta, mở cửa trong công tác đối ngoại, hợp tác với các nước trên các mặt kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục. Như vậy, XHH bậc học THPT không nằm ngoài quy luật tất yếu trong xu thế phát triển của thời đại, khi đất nước ta bước vào thời kỳ hội nhập, thực hiện chủ trương CNH - HĐH thì bậc học THPT là tiền đề quan trọng cung cấp nguồn nhân lực có trình độ học vấn, có sức khỏe, có đạo đức tác phong công nghiệp nhưng vẫn mang bản sắc tốt đẹp của người Việt Nam để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực tế hiện nay, XHHGD nói chung và xã hội hóa bậc học THPT đã có nhiều khởi sắc và thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Công tác XHH bậc THPT ở nước ta đã thực sự phát triển cùng với tiến trình mở cửa hội nhập kinh
  • 14. 14 tế quốc tế. Bên cạnh các trường THPT công lập đã có các trường THPT dân lập, tư thục được hình thành đi vào hoạt động và đã huy động được nhiều thành phần xã hội tham gia vào hoạt động này. Hoạt động giáo dục XHH bậc học THPT đã đa dạng và phong phú hơn về loại hình, đáp ứng nhu cầu học tập của thanh thiếu niên trong độ tuổi và bước đầu tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục, từng bước thúc đẩy chất lượng giáo dục bậc THPT nâng lên. Tuy nhiên, công tác XHHGD bậc THPT vẫn chưa đáp ứng được các n Mã tài liệu : 600433 Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách : - Link tải dưới bình luận . - Nhắn tin zalo 0932091562