SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 146
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ NHÀ MÁY SẢN
XUẤT THUỐC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
TẠI KHU CÔNG NGHỆ CAO CÔNG NGHỆ SINH
HỌC ĐỒNG NAI
___ Tháng 02/2018 ___
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ NHÀ MÁY SẢN
XUẤT THUỐC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
TẠI KHU CÔNG NGHỆ CAO CÔNG NGHỆ SINH
HỌC ĐỒNG NAI
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN SEAPHACO
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN VIỆT
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................6
I. Giới thiệu về chủ đầu tư. ............................................................................6
III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ...................................................................6
IV. Các căn cứ pháp lý.................................................................................10
V. Mục tiêu dự án. .......................................................................................12
V.1. Mục tiêu chung.....................................................................................15
V.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................16
Chương II.............................................................................................................18
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN...............................................18
I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án......................18
1. Điều kiện về địa lý, địa chất. ...................................................................18
2. Điều kiện kinh tế xã hội...........................................................................22
II. Quy mô sản xuất của dự án.....................................................................26
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.................................................................26
II.2. Quy mô đầu tư của dự án. ....................................................................29
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.......................................29
III.1. Địa điểm xây dựng..............................................................................29
III.2. Hình thức đầu tư. ................................................................................29
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án..........29
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án...........................................................29
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. ..31
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ........................................................34
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 4
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình......................................34
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ................................35
Chương IV............................................................................................................68
CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN........................................................68
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng.......................................................................................................................68
II. Các phương án xây dựng công trình.......................................................68
III. Phương án tổ chức thực hiện. ................................................................71
1. Các phương án kiến trúc..........................................................................71
2. Phương án quản lý, khai thác...................................................................75
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. ....75
Chương V.............................................................................................................76
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ............................................................................................................76
I. Đánh giá tác động môi trường..................................................................76
Giới thiệu chung: .........................................................................................76
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.....................................76
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án.................................77
I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng ............................................77
II. Tác động của dự án tới môi trường.........................................................77
II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm..........................................................................77
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường.......................................................79
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường....80
II.4.Kết luận: ................................................................................................82
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 5
Chương VI............................................................................................................83
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ
ÁN........................................................................................................................83
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. ...............................................83
III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án.........................................93
1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ..................................................93
2. Phương án vay. ........................................................................................94
2. Các thông số tài chính của dự án. ........................................................94
3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay. ..................................................................94
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. ...........................95
3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.....................95
3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).......................................96
KẾT LUẬN..........................................................................................................97
I. Kết luận.....................................................................................................97
II. Đề xuất và kiến nghị. ..............................................................................97
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ..........98
2. Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án...............................................104
3. Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án.........................127
8. Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án...........................................130
9. Bảng Mức trả nợ hàng năm theo dự án..................................................141
10. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án......................142
12. Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án. (1000 đồng)
............................................................................................................................144
13. Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án. ..........145
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 6
`CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SEAPHACO.
Giấy CNĐKKD và Mã số doanh nghiệp số: ………….. do Sở kế hoạch và
đầu tư tỉnh Gia Lai cấp ngày 18/3/2004
Đại diện pháp luật: …………………….- Chức vụ: ………………….
Địa chỉ trụ sở: 270A Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ
Chí Minh
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Trung tâm nghiên cứu và Nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công
nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Địa điểm xây dựng : Khu công nghệ cao sinh học Đồng Nai tại xã Xuân
Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án.
Tổng mức đầu tư: 377.821.152.000 đồng. Trong đó:
 Vốn tự có (tự huy động): 124.444.338.000 đồng.
 Vốn vay tín dụng : 253.376.814.000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Tại Việt Nam hiện nay có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc nhưng
đa phần tập trung ở dạng bào chế đơn giản, dạng generic, giá trị thấp và thiếu các
loại thuốc đặc trị.
Ngành Dược Việt Nam hàng năm sử dụng khoảng 60.000 tấn dược liệu các
loại, trong đó có khoảng 80-90% dược liệu sử dụng có nguồn gốc nhập khẩu với
Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu vào Việt Nam lớn
nhất về dược liệu. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 7
gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ đầu tư nghiên cứu thuốc mới của các Công ty trong
nước chỉ chiếm khoảng 5% doanh thu trong khi đó các Công ty nước ngoài là 15%.
Năm 2015, theo ước tính của Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn
Việt Nam, giá trị Ngành Dược ước đạt 4,2 tỷ USD, mức độ chi tiêu cho dược phẩm
đạt khoảng 38USD/người. Trong thời gian tới, thị trường thuốc kê toa sẽ tăng
trưởng vượt qua thị trường thuốc không kê toa (OTC) do sự xuất hiện của các dòng
sản phẩm cấp bằng sáng chế đắt tiền từ nước ngoài và sự gia tăng nhu cầu về thuốc
chất lượng cao và thuốc đặc trị.
Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dược phẩm 6 tháng đầu năm 2016 đạt mức
1,282.6 triệu USD, tăng 24.8% so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường nhập
khẩu chính vẫn là Pháp và Mỹ (các loại thuốc biệt dược) và Trung Quốc, Ấn Độ
(các loại thuốc giá rẻ, thuốc generic). Trong khi đó, Xuất khẩu dược phẩm tại Việt
Nam chỉ đạt ở mức thấp với tỷ lệ chỉ 5% so với giá trị nhập khẩu và bằng 2.5% so
với giá trị tiêu thụ toàn ngành. Các thị trường xuất khẩu chính là: Đức, Nga, các
nước châu Phi và láng giềng như Myanma, Philippin, Campuchia…
Thời gian tới, ngành dược Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở
mức 2 con số nhưng xu hướng tăng chậm lại. Bên canh đó, với tiến trình hội nhập
sâu rộng của Việt Nam thông qua các hiệp định thương mại, các Công ty Dược
phẩm trong nước sẽ đối diện với sức ép cạnh tranh lớn hơn từ các Công ty nước
ngoài do việc cắt giảm các hàng rào bảo hộ, đặc biệt trong bối cảnh động lực phát
triển chính của ngành vẫn là các chính sách bảo hộ của nhà nước như hiện nay.
Ngày 10 tháng 1 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
68/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai
đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu cung ứng đầy đủ, kịp
thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với
từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp
lý, qua đó:
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 8
- Cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân với
chất lượng bảo đảm, giá hợp lý; phù hợp với cơ cấu bệnh tật, đáp ứng kịp thời yêu
cầu an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp khác.
- Xây dựng nền công nghiệp dược, trong đó tập trung đầu tư phát triển sản
xuất thuốc generic bảo đảm chất lượng, giá hợp lý, từng bước thay thế thuốc nhập
khẩu; phát triển công nghiệp hóa dược, phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt
Nam để phát triển sản xuất vắc xin, thuốc từ dược liệu.
- Phát triển ngành Dược theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, có khả
năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; phát triển hệ thống
phân phối, cung ứng thuốc hiện đại, chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa.
- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động dược lâm
sàng và cảnh giác dược.
- Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khâu từ sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo
quản, lưu thông, phân phối đến sử dụng thuốc.
Một số chỉ số được nêu ra trong Quyết định như sau:
- Phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong
nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm.
- Thuốc từ dược liệu chiếm 30%; vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100%
nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ.
Một trong những mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Phấn đấu sản xuất được
20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước
chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm
30%; vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng
và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ; dự kiến đến năm 2030 hệ thống kiểm
nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc ngang bằng các
nước tiên tiến trong khu vực.
Để có thể đạt được mục tiêu trên, Chiến lược quốc gia phát triển ngành
Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã đưa ra một
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 9
loạt các giải pháp, trong đó có những giải pháp liên quan trực tiếp đến những lĩnh
vực triển khai trong dự án đầu tư này như:
- Ban hành chính sách ưu đãi cho việc nghiên cứu, sản xuất thuốc có nguồn
gốc từ dược liệu Việt Nam mang thương hiệu quốc gia.
- Quy hoạch nền công nghiệp dược theo hướng phát triển công nghiệp bào
chế, hóa dược, vắc xin, sinh phẩm y tế, ưu tiên thực hiện các biện pháp sáp nhập,
mua bán, mở rộng quy mô để nâng cao tính cạnh tranh; quy hoạch hệ thống phân
phối thuốc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả; quy hoạch phát triển
dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phát triển vùng nuôi trồng
cây, con làm thuốc, bảo hộ, bảo tồn nguồn gen và phát triển những loài dược liệu
quý hiếm, đặc hữu;…
- Đẩy mạnh huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư để
phát triển ngành dược.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bào chế thuốc tiên tiến, hiện
đại; khuyến khích triển khai một số dự án khoa học công nghệ dược trọng điểm
nhằm phát triển công nghiệp dược.
Trong ngành dược nói chung, các sản phẩm từ dược liệu là một hướng đi
cần được quan tâm đầu tư thích đáng do phát huy được lợi thế cạnh tranh là nguồn
tài nguyên cây thuốc phong phú của Việt Nam. Việc nghiên cứu và ứng dụng
những công nghệ cao trong sản xuất hàng hóa từ dược liệu theo chuỗi giá trị là
hướng đi đúng đắn, phù hợp cả về năng lực khoa học và tính thực tiễn để góp phần
phục vụ sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, việc trồng và kinh doanh cây thuốc tương đối ít,
chỉ tập trung vào vài huyện ở một số xã và vài khu vườn của những cá nhân thuộc
hội đông y. Diện tích trồng dược liệu các vườn đông y nhiều nhất là ở huyện Long
Khánh với diện tích 50 ha, sau đó là huyện Long Thành với diện tích trên 18 ha,
Tân Phú với 8000 m2
. Diện tích trồng dược liệu tập trung lớn nhất hiện nay là 12
ha trồng Trinh nữ hoàng cung để phục vụ cho việc chế thuốc điều trị u xơ tuyến
tiền liệt (viên thuốc CRILA) của Công ty Dược liệu CRINA thuộc trại dược liệu
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 10
Trung ương 2 (thuộc xã Long Phước, huyện Long Thành) chỉ đáp ứng đủ một phần
nhỏ nhu cầu sản xuất thuốc tiêu thụ trong nước. Năm 2006, Hội đông y Đồng Nai
đã khám điều trị cho khoảng gần 1,4 triệu lượt người; dùng khoảng 4,4 triệu thang
thuốc với tổng số 1.500 tấn dược liệu. Hội đông y tỉnh Đồng Nai gồm có các huyện
hội: Long Khánh, Long Thành, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Thống Nhất, Định
Quán. Tại Long Khánh, diện tích nuôi trồng sản xuất dược liệu với 57.357 m2 đất,
đã trồng 700 cây quế Trà My, bước đầu thu khoảng 58 tấn dược liệu/năm, 100 tấn
mật ong…. Tại xã Long Tân, huyện Long Thành trồng 1ha cây Dừa Cạn để xuất
khẩu. Tại Thành phố Biên Hòa, Trong nhiệm kỳ VII, tổng kết thực hiện việc khám
và chữa bệnh cho trên 800 ngàn lượt người, cấp phát trên 600 tấn dược liệu. Hội
Đông y thành phố vẫn duy trì vườn thuốc nam tại các trạm y tế có diện tích 2000
m2
với trên 60 loại cây thuốc quý (theo Hội Đông Y Đồng Nai, 2008).
Với nhu cầu về dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu vô cùng lớn của tỉnh
Đồng Nai cũng như toàn thị trường của Việt Nam, việc đầu tư đồng bộ để sản xuất
các sản phẩm hàng hóa từ dược liệu Việt Nam với giá trị gia tăng theo chuỗi là
hướng đi đúng đắn của các doanh nghiệp trong nước.
Việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào
từng giai đoạn trong chuỗi sản xuất mang lại năng suất, chất lượng, hiệu quả là
bước đi đột phá của doanh nghiệp dựa trên nền tảng đầu tư bài bản, đồng bộ của
chính quyền địa phương thông qua việc thành lập khu công nghệ cao công nghệ
sinh học tại tỉnh Đồng Nai đảm bảo tính khả thi của dự án, góp phần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Chính vì vậy, công ty tiến hành nghiên cứu lập dự án “ Trung tâm nghiên
cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tai khu công nghệ
sinh học Đồng Nai” gồm các hợp phần vườn ươm, khu trồng dược liệu, nhà máy
chiết xuất dược liệu, nhà máy bào chế thuốc và mỹ phẩm.
IV. Các căn cứ pháp lý.
IV.1. Căn cứ pháp lý lập dự án.
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 11
Nghị quyết số 46 - NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị BCH TW về
công tác bảo vệ, cơ sở và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Thông báo số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị về việc tổ chức
cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;
Thông báo số 245/TB-VPCP ngày 10/9/2010 của Văn phòng Chính phủ về
việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị
định hướng đầu tư trong lĩnh vực Dược giai đoạn đến 2020;
Kế hoạch số 80/QĐ-BYT ngày 10/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về triển
khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân
tại Hội nghị định hướng đầu tư trong lĩnh vực Dược giai đoạn đến 2020;
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013: Khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ giảm
tổn thất trong nông nghiệp.
Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 18/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 12
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Quyết định 734/QĐ- TTg ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm
2020, định hướng 2025;
Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ Về việc phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ
sinh học ở Việt Nam đến năm 2020”;
Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới nêu rõ: Phát triển
ngành dược thành một ngành kinh tế-kỹ thuật mũi nhọn. Phát triển mạnh công
nghiệp dược, nâng cao năng lực sản xuất thuốc trong nước, ưu tiên các dạng bào
chế kỹ thuật cao, quy hoạch và phát triển các vùng dược liệu, các cơ sở sản xuất
nguyên liệu hóa dược.
Luật Dược năm 2016 nêu rõ việc chú trọng phát triển thuốc từ dược liệu
như:
+ Ưu đãi đầu tư sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;
+ Ưu tiên mua thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguồn dược
liệu trong nước; dược liệu tươi; thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được sản xuất trên
cơ sở nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ hoặc cấp tỉnh;
+ Không chào thầu dược liệu nhập khẩu thuộc Danh mục do Bộ trưởng Bộ Y
tế ban hành khi dược liệu được nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng yêu cầu về
điều trị và khả năng cung cấp, giá hợp lý. Khuyến khích nghiên cứu, kế thừa các
bài thuốc và kinh nghiệm của Đông y, kết hợp hài hòa Đông y với y dược học hiện
đại; tìm kiếm, khai thác, sử dụng dược liệu mới, xuất khẩu dược liệu;
+ Kết hợp đầu tư ngân sách nhà nước với huy động các nguồn lực khác cho
phát triển công nghiệp sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền; nuôi trồng, sản
xuất dược liệu; phát hiện, bảo tồn và ứng dụng khoa học, công nghệ trong nghiên
cứu, phát triển nguồn gen dược liệu quý, hiếm, đặc hữu;
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 13
+ Hỗ trợ, tạo điều kiện phát hiện, thử lâm sàng, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ có liên quan, đăng ký lưu hành và kế thừa đối với thuốc cổ truyền, thuốc
dược liệu có đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ hoặc cấp tỉnh đã
được nghiệm thu; tìm kiếm, khai thác, sử dụng dược liệu mới; xuất khẩu dược liệu
nuôi trồng; di thực dược liệu; khai thác dược liệu thiên nhiên hợp lý; nghiên cứu,
khảo sát, điều tra loài dược liệu phù hợp để nuôi trồng tại địa phương; phát triển
các vùng nuôi trồng dược liệu; hiện đại hóa sản xuất dược liệu, thuốc dược liệu,
thuốc cổ truyền.
Các lĩnh vực ưu tiên trong phát triển công nghiệp dược:
+ Nghiên cứu sản xuất nguyên liệu làm thuốc từ nguồn dược liệu sẵn có tại
Việt Nam để phục vụ công nghiệp bào chế, sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ
truyền.
+ Sản xuất thuốc ngay khi hết hạn bằng sáng chế hoặc các độc quyền có liên
quan, vắc xin, sinh phẩm, dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc hiếm.
+ Phát triển nguồn dược liệu, vùng nuôi trồng dược liệu; bảo tồn nguồn gen
và phát triển những loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu.
Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 4/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
phát triển nền Đông Y Việt Nam và nền Đông Y Việt Nam trong tình hình mới:
+ Xây dựng quy hoạch tổng thể vùng chuyên môn nuôi trồng dược liệu.
+ Đẩy mạnh nghiên cứu, điều tra, bảo tồn nguồn gen về dược liệu Việt Nam,
xác định nhu cầu sử dụng dược liệu phục vụ khám, chữa bệnh và xuất khẩu.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa việc khuyến khích “trồng cây thuốc tại vườn, tại nhà”
với việc hình thành các vùng chuyên nuôi trồng, chế biến cây, con làm thuốc theo
hướng công nghiệp.
Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung
ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến 2020”:
+ Phát huy tiềm năng, thế mạnh về dược liệu và thuốc y học cổ truyền, đẩy
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 14
mạnh công tác quy hoạch, nuôi trồng và chế biến dược liệu, xây dựng ngành công
nghiệp bào chế thuốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền trở thành một phần
quan trọng của ngành dược Việt Nam.
+ Bảo đảm số lượng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc y học cổ
truyền chiếm 30% số thuốc được sản xuất trong nước vào năm 2015 và 40% vào
năm 2020.
Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển Y, dược cổ truyền
Việt Nam đến năm 2020:
+ Xây dựng, ban hành chính sách ưu đãi xây dựng các cơ sở sản xuất thuốc
Đông y, thuốc từ dược liệu đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt theo khuyến cáo của
Tổ chức Y tế Thế giới (GMP-WHO), theo lộ trình phù hợp với điều kiện của Việt
Nam.
+ Khuyến khích phát triển thị trường kinh doanh dược liệu và thuốc Đông y,
thuốc từ dược liệu để đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền;
+ Xây dựng Đề án tổ chức các vùng nuôi, trồng dược liệu theo tiêu chuẩn về
thực hành tốt nuôi trồng, thu hoạch dược liệu theo quy mô công nghiệp, gắn liền
với đẩy mạnh công tác quy hoạch, đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho các cơ sở
chế biến dược liệu, sản xuất thuốc từ dược liệu trong nước và xuất khẩu, ưu tiên
các loại cây, con có hiệu quả chữa bệnh tốt, giá trị kinh tế cao, nhu cầu sử dụng
lớn;
+ Củng cố và phát triển các trung tâm nghiên cứu, nuôi trồng dược liệu tại các
vùng sinh thái phù hợp có tiềm năng phát triển dược liệu;
+ Khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng thuốc nam, thuốc dân gian, thuốc gia
truyền để đưa vào sản xuất với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và
xuất khẩu;
+ Phát triển công tác cung cấp giống dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu, xây dựng dấu vân tay hóa học và gen
cho dược liệu Việt Nam; chú trọng tái sinh, phát triển nhân giống các dược liệu
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 15
quý, hiếm;
+ Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, điều tra, sưu tầm, thống kê các loại cây, con
làm thuốc; sự phân bố, hệ sinh thái và trữ lượng cây, con làm thuốc hiện có trên cơ
sở đó có kế hoạch tổ chức bảo vệ, khai thác, tái sinh hợp lý và phát triển bền vững;
+ Xây dựng và phát triển vườn cây thuốc tại các bệnh viện y dược cổ truyền,
khoa y dược cổ truyền tại các bệnh viện, các cơ sở đào tạo y dược cổ truyền và
trạm y tế xã, phường, thị trấn;
+ Xây dựng đề án phát triển dược liệu, thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với quy định hiện hành;
+ Tăng cường kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng dược liệu, thuốc Đông y,
thuốc từ dược liệu.
Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030 nhằm cụ thể hóa các chủ trương đã được Đảng và Nhà nước đặt ra từ
hơn 10 năm trước đến nay.
Quyết định số 555/QĐ-UBND ngày 09/3/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về
việc Duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 Trung tâm ứng dụng công nghệ
sinh học Đồng Nai tại xã Xuân Đường huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
Quyết định số 3134/QĐ-UBND ngày 28/10/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai
về việc Duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Trung
tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai tại xã Xuân Đường huyện Cẩm Mỹ,
tỉnh Đồng Nai.
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
- Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến để sản
xuất các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao từ dược liệu tại Việt Nam, đồng bộ từ
khâu chọn tạo giống, canh tác, chiết xuất, bào chế thành phẩm theo hướng dẫn của
Tổ chức y tế thế giới phục vụ bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân Việt
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 16
Nam và hướng tới xuất khẩu.
- Phát huy tiềm năng, thế mạnh của Công ty, kết hợp với tinh hoa của y dược
để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, cung cấp cho thị trường.
- Góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà và các tỉnh lân cận trong việc
thu mua nguyên liệu để sản xuất chế biến của dự án.
- Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập không
chỉ công nhân viên của Công ty mà còn nâng cao mức sống cho người dân trong
việc canh tác các loại cây thuốc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến của dự
án.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
Xây dựng khu nuôi cấy mô và vườn ươm.
Xây dựng khu thực nghiệm trồng các loại dược liệu thử nghiệm.
Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại để sản xuất chế
biến các sản phẩm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm với sản lượng hàng năm cụ
thể, như sau:
+ CumarGold : 1.233.081 hộp.
+ CumarGold Kare: 751.233 hộp.
+ Detox Green: 717.025 hộp.
+ Decumar: 331.821 hộp.
+ Kem em bé: 108.621 hộp.
+ Heposal: 1.104 hộp.
+ Kem bỏng: 12.280 hộp.
+ Hạ mỡ máu: 29.453 hộp.
+ Gastosic: 29.293 hộp.
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 17
+ Xịt họng: 24.805 hộp.
Giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai.
Hình thành chuỗi nhà máy chiết xuất, bào chế thực phẩm hiện đại, tạo ra các
sản phẩm có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường
trong nước và xuất khẩu.
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 18
Chương II
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
1. Điều kiện về địa lý, địa chất.
 Vị Trí Địa Lý
Dự án “Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ
cao tại khu công nghệ cao công nghệ Đồng Nai” được xây dựng nằm trên địa bàn
xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, được xác định trong sơ đồ giới
thiệu địa điểm số 29/BĐ ĐC tỷ lệ 1/10.000 do Trung tâm kỹ thuật địa chính – Nhà
đất thực hiện ngày 01/2008 (theo Quyết định số 330/QĐ-UBND ngày 24/01/2008
của UBND tỉnh Đồng Nai). Phạm vị giới hạn như sau:
- Phía Bắc : Giáp đường lô cao su.
- Phía Nam : Giáp suối Cả và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Phía Đông : Giáp đường lô cao su.
- Phía Tây : Giáp đường lô cao su.
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 19
 Địa hình:
Khu đất nằm ở vùng đất cao phía Nam tỉnh Đồng Nai, địa hình đa dạng bao
gồm khu vực dồng bằng, khu vực sườn dốc ven các khe suối.
Địa hình tương đối bằng phẳng và dốc thoải dần từ phía Tây Bắc – Đông
Nam. Phía Đông Nam là khu vực suối Cả. Trên khu đất bằng phẳng là khu vực các
lô cao su. Khu vực triền suối là các hộ dân với các trang trại nhà vườn.
Cao độ của địa hình khoảng 150 mét, chênh lệch độ cao trong phạm vi khảo
sát không đáng kể. Toàn bộ địa hình nằm trên dạng địa mạo xâm thực, xâm thực
bóc mòn trên cao nguyên Xuân Lộc. Cấu tạo nên bề mặt địa này là sản phẩm
phong hoá của đá phun trào Plaistocen hệ tầng Xuân Lộc. Với đặc điểm địa hình
địa mạo nêu trên khá thuận lợi cho việc xây dựng các hạng mục công trình.
 Khí hậu
Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
mang tính chất nóng, ẩm đồng thời phân hóa sâu sắc theo mùa với các đặc trưng
của vùng khí hậu miền Đông Nam Bộ, hàng năm được chia làm 2 màu rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10.
- Mùa khô từ thàng 11 đến tháng 4 năm sau.
Khu vực có đặc điểm khí hậu nóng đều quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng
năm từ 25.4 – 27.20C và không chênh lệch quá lớn giữa các tháng trong năm.
Nóng nhất là tháng 4, tháng 5 nhưng cũng không vượt quá 300C, thấp nhất là
tháng 12, nhiệt độ không dưới 200C. Trung bình hàng năm có 2000 – 3000 giờ
nắng.
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm: 260C.
Nhiệt độ cao nhất: 28.60C.
Nhiệt độ thấp nhất:22.60C.
- Độ ẩm:
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 20
Độ ẩm trung bình năm: 82%.
Độ ẩm lớn nhất: 91%.
Độ ẩm nhỏ nhất: 70%
- Chế độ mưa:
Lượng mưa lớn nhất: 2503mm.
Lượng mưa nhỏ nhất: 2014mm.
Lượng mưa trung bình: 1487mm.
- Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi thay đổi theo mùa và lượng bốc hơi cao nhất vào các
tháng 2, 3, 4 còn thấp nhất tập trung vào các tháng 7, 8, 9.
Lượng bốc hơi cao nhất: 178mm/tháng.
Lượng bốc hơi thấp nhất:51mm/tháng.
- Gió:
Hướng gió chủ đạo là hướng Bắc – Nam và hướng Đông Nam
Mùa hè: Hướng Bắc –Nam vào tháng 4.
Mùa đông: Hướng Đông Nam từ tháng 2 đến tháng 5.
Tốc độ gió lớn nhất 10m/s.
 Địa chất
Trên cơ sở khảo sát ngoài hiện trường, mô tả đất nền qua các hố khoan, kết
hợp với tài liệu đã có trong vùng và chủ yếu tổng hợp kết quả phân tích mẫu cơ lý
đất đá, chúng tôi nhận thấy khu vực khảo sát (tính tới chiều sâu 30,00m), địa tầng
được phân chia thành 7 lớp. Các lớp được mô tả theo thứ tự từ trên xuống như sau:
- Lớp 1: Sét màu nâu đỏ sậm, trạng thái dẻo cứng. Chiều dày lớp từ 2,90 
4,00m.
- Lớp 2: Sét màu nâu đỏ sậm, xám nâu, nâu đỏ; trạng thái nửa cứng. Chiều
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 21
dày lớp 6,10  8,10m.
- Lớp 3: Sét màu nâu xám, nâu đỏ sậm; trạng thái dẻo cứng. Chiều dày lớp
1,30  1,60m.
- Lớp 4: Sét màu nâu xám, xám xanh, nâu đỏ; trạng thái nửa cứng. Chiều dày
lớp 8,80  11,10m.
- Lớp 5: Sét màu xám xanh, trạng thái nửa cứng. Chiều dày lớp 3,80  6,00m.
- Lớp 6: Sét màu xám xanh lẫn dăm sạn bazan phong hoá, trạng thái cứng.
Chiều dày lớp từ 1,30m đến lớn hơn 3,50m.
- Lớp 7: Đá bazan phong hoá nhẹ màu xám đen,cứng chắc. Chiều dày lớp
chưa được xác định rõ ràng, các hố khoan sâu 30,0m đã khoan vào lớp này được
3,50m.
Các lớp đất từ lớp 1 đến lớp 7 có diện phân bố rộng khắp khu vực khảo sát, bề
dày lớp tương đối ổn đinh, tính chất cơ lý của các đơn nguyên địa chất công trình ít
thay đổi, có sức chịu tải Rtc = 1,75  2,76 kG/cm2. Về mặt độ lún cần lưu ý nền
đất lớp 1, lớp 2 và lớp 3 có hệ số rỗng lớn, hệ số nén lún cao.
- Mực nước ngầm khu vực khảo sát nằm sâu không ảnh hưởng đến việc thiết
kế và thi công nền móng công trình.
- Bề mặt địa hình khá bằng phẳng thuận lợi cho thi công xây dựng công trình.
 Địa chất thủy văn
Nước ngầm: Theo nghiên cứu thăm dò đánh giá nước dưới đất của Đoàn địa
chất thủy văn 78 cho thấy khu vực thiết kế trong vùng có nước ngầm, trữ lượng
nước ngầm không đều, khu vực dự án chỉ khai thác tối đa được 5.000m³/ngđ.
Mực nước ngầm trong khu vực khảo sát nằm sâu, tại thời điểm khoan khảo sát
các hố khoan sâu gặp mực nước ngầm ở độ sâu từ 19,30m đến 20,0m. Nước không
có tính ăn mòn bê tông.
 Địa chấn
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 22
Khu vực dự kiến xây dựng nằm trong vùng có động đất cấp 5 (Theo bản đồ
địa chấn Việt Nam).
 Thủy văn
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng thượng lưu của các con suối chảy ra
sông Cả và sông Đông Nai. Phía Đông Nam khu vức có suối Cả chảy qua theo
hướng Đông Bắc – Tây Nam, là nơi tập trung nước từ các đồi cao xung quanh. Do
đó khi có mưa lớn các khu vực ven suối bị nước dâng khoảng 0.5 – 0.8 m (hiện nay
chưa có số liệu thủy văn cụ thể của suối Cả). Tuy nhiên theo điều tra hiện trạng
khu vực này không bị ngập lụt.
2. Điều kiện kinh tế xã hội.
Năm 2015, tình hình kinh tế của huyện Cẩm Mỹ chịu tác động và gặp nhiều
khó khăn, song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và nhân
dân trong huyện, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn đang có dấu hiệu phục
hồi. Tăng trưởng kinh tế tăng khá so với cùng kỳ, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy
sản phát triển khá tốt. Sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng, các ngành dịch vụ
đáp ứng tốt cho sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân. Thu ngân sách tăng cao
so với cùng kỳ năm trước. Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển
khai thực hiện. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội được duy trì, an sinh xã hội được quan
tâm chú trọng và an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được
giữ vững.
Kết quả cụ thể như sau:
Tổng giá trị sản xuất 9 tháng trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) ước đạt
6.749,7 tỷ đồng, tăng 16,01% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó sản xuất nông,
lâm, thủy sản tăng 8,59%, Công nghiệp - xây dựng tăng 24,82%, Dịch vụ tăng
17,54% so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng khá: Ước giá trị
sản xuất (theo giá so sánh 2010) đạt 2.316,32 tỷ đồng, đạt 61,09% KH năm, tăng
8,59% so với cùng kỳ năm 2014 trong đó: trồng trọt tăng 3,27%, chăn nuôi tăng
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 23
15,31% so với cùng kỳ; Tỷ trọng chăn nuôi so với giá trị sản xuất nông nghiệp
chiến 45,98%.
Ngành trồng trọt:
+ Cây hàng năm:
- Sản xuất vụ Đông Xuân đạt kết quả cao, năm nay toàn huyện giao trồng
được với diện tích là 4.871,9 ha đạt 97,3% so KH, và tăng 19,39% so cùng kỳ
(tăng 791,2 ha so với cùng kỳ).
Năng suất bình quân các loại cây chủ lực như: Lúa đạt 70 tạ/ha; Bắp đạt 83,5
tạ/ha.
- Sản xuất vụ Hè Thu toàn huyện gieo trồng được 9.669,9 giảm 254,8 ha so
với cùng kỳ.
Nguyên nhân không đạt kế hoạch đề ra là do một số diện tích trồng xen
dưới tán cây lâu năm, năm nay đã khép tán. Đồng thời, một số diện tích cây hàng
năm chuyển sang trồng cây tiêu đem lại hiệu quả kinh tế cao cụ thể ở các xã Lâm
San, Xuân Tây, Sông Ray.
Ước tính năng suất bình quân các loại cây chủ lực; cây lúa đạt 58,3 tạ/ha;
bắp đạt 64,2 tạ/ha;
+ Cây lâu năm:
Trong 9 tháng năm 2015, chủ yếu tập trung hướng dẫn các biện pháp chăm
sóc, phòng trừ và xử lý các loại sâu bệnh trên các loại cây: điều, xoài, cà phê, sầu
riêng, chôm chôm đang trong thời kỳ ra hoa, đậu quả. Đồng thời, theo dõi thu
hoạch sản phẩm trên các loại cây: điều, tiêu, xoài, sầu riêng và chôm chôm. Tập
trung kiểm tra khảo sát diện tích điều năng suất thấp, vườn tạp, vùng quy hoạch
cây trồng lâu năm … triển khai kế hoạch phát triển cây trồng chủ lực năm 2015;
hướng dẫn nông dân cách phòng trừ sâu bệnh và cải tạo vườn cây ăn quả.
Diện tích một số cây chủ lực: cây cà phê hiện có 4.539 ha, diện tích cho
sản phẩm 4.539 ha; cây tiêu hiện có 4.580 ha; năm nay giá tiêu tiếp tục tăng cao và
ổn định ở mức 190.000 đ – 210.000 đ/kg, người trồng tiêu có lãi từ 350 – 450 triệu
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 24
đồng/ha nên tiếp tục đầu tư chăm sóc và mở rộng diện tích; cây điều hiện có 2.876
ha; cây cao su hiện có 13.656,8 ha, diện tích cho sản phẩm 7.985,7 ha; diện tích
cao su tiểu điền hiện có 1.518 ha, diện tích cho sản phẩm là 1090 ha; Cây chôm
chôm hiện có 1.345 ha, diện tích cho sản phẩm 1.305 ha; cây sầu riêng hiện có
1.385 ha, diện tích cho sản phẩm 1.350 ha; cây Mãng cầu: 120 ha, diện tích cho
sản phẩm 120 ha, năng suất ước đạt 88 tạ/ha.
Chăn nuôi trên địa bàn tiếp tục phát triển ổn định, công tác phòng chống
dịch bệnh được thực hiện tốt nên không có dịch bệnh xảy ra. Quy mô tổng đàn bò,
đàn lợn và gia cầm tăng cao, đặc biệt đàn bò tăng mạnh (tăng 29,21%); riêng đàn
trâu, bò trong khu vực chăn thả ngày càng bị thu hẹp do cơ giới hóa trong nông
nghiệp nên giảm cả số lượng và sản lượng.
Công tác trồng rừng tập trung, chăm sóc, và bảo vệ rừng được thực hiện
thường xuyên. Sản xuất thủy sản tiếp tục ổn định; diện tích, sản lượng nuôi trồng
thủy sản và sản lượng thủy sản khai thác đều tăng so với cùng kỳ.
Sản xuất Công nghiệp - TTCN tiếp tục phát triển ổn định; Ước giá trị sản
xuất (theo giá so sánh 2010) toàn ngành tăng 18,03% so cùng kỳ. Hầu hết sản
lượng các sản phẩm công nghiệp - TTCN chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ như;
giết mổ gia súc ước đạt 52.130 tấn tăng 22,48%; gỗ đồ mộc ước đạt 5.200 m3 tăng
24,20%; thức ăn gia súc ước đạt 83 ngàn tấn tăng 20,12%; quần áo các loại ước đạt
184.026 ngàn chiếc tăng 22,49%; hạt điều nhân ước đạt 3.420 tấn tăng 23,91%;....
Hoạt động xây dựng có chuyển biến tích cực nên giá trị sản xuất ngành xây
dựng trên địa bàn huyện 9 tháng năm 2015 (theo giá so sánh 2010) ước tăng
32,85% so với cùng kỳ và đạt 60,59% kế hoạch.
Trong 9 tháng năm 2015, các ngành dịch vụ đều tăng khá so với cùng kỳ
nhất là các ngành thương mại, dịch vụ ăn uống… ước giá trị sản xuất (theo giá so
sánh 2010) ngành dịch vụ đạt 2.693,36 tỷ đồng.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá ước tăng 18,06% so cùng kỳ và đạt 74,98% kế
hoạch. Giá cả, chỉ số giá tiêu dùng thị trường ổn định so với cùng kỳ.
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 25
Dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa phục vụ sản
xuất, kinh doanh, tăng khá so với cùng kỳ cả về doanh thu, khối lượng luân chuyển
và vận chuyển. Dịch vụ bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển, nhất là các dịch
vụ bưu chính mới. Dịch vụ tín dụng ngân hàng tiếp tục đáp ứng cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
Về đầu tư phát triển: Công tác quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn được
huyện quan tâm, khối lượng hoàn thành và giải ngân vốn đạt kết quả tích cực, thực
hiện vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng cao so cùng kỳ ở tất cả các nguồn vốn,
ước tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 914,01 tỷ đồng, tăng 33,55% cùng
kỳ và đạt 60,72% kế hoạch, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước giảm 55,45%; Vốn
do các doanh nghiệp đầu tư tăng 238,13% và vốn trong dân cư tăng 59,96% so với
cùng kỳ.
Thu ngân sách đạt kết quả khá tốt, chi ngân sách đáp ứng kịp thời các
nhiệm vụ của huyện: Ước 9 tháng năm 2015, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn đạt 59.580 triệu đồng, tăng 26,63% dự toán, tăng 7,68% so với cùng kỳ.
Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn gặp
nhiều khó khăn, vì vậy trong 9 tháng năm 2015 số doanh nghiệp đăng ký mới tuy
tăng số lượng song số vốn đăng ký giảm so cùng kỳ, tính đến 31/8 tháng năm 2015
nâng tổng số doanh nghiệp toàn huyện lên 104 doanh nghiệp.
Công tác quy hoạch được tích cực thực hiện, công tác quản lý nhà nước về
các hoạt động Khoa học - công nghệ tiếp tục được quan tâm. Công tác quản lý nhà
nước về khai thác tài nguyên tiếp tục được đẩy mạnh.
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp
với 13 xã, trong đó; có 1 xã đạt chuẩn năm 2014, có 4 xã đăng ký đạt chuẩn năm
2015, tăng 4 xã so với năm 2014. Ngay từ đầu năm, huyện đã ưu tiên bố trí vốn
theo cơ chế đã được HĐND huyện thông qua cho xã xây dựng Nông thôn mới do
huyện chỉ đạo với tổng số vốn đã phân bổ. Các xã do huyện chỉ đạo cũng đã được
tích cực hướng dẫn hoàn thiện thủ tục và huy động các nguồn vốn để triển khai.
Tính đến nay đã có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 26
Giáo dục - đào tạo có bước phát triển theo hướng đổi mới, chất lượng giáo
dục cả đại trà và mũi nhọn tiếp tục được giữ vững và ổn định ở mức cao; Công tác
phân luồng học sinh sau THCS được quan tâm và duy trì.
Hoạt động Văn hoá - thông tin, thể thao, phát thanh và truyền hình được
củng cố và phát triển; Các hoạt văn hóa, vui chơi giải trí, tổ chức lễ hội truyền
thống diễn ra sôi nổi.
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm hàng đầu trước
những diễn biến phức tạp và nguy hiểm của một số bệnh, UBND huyện đã chỉ đạo
ngành Y tế, các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện theo dõi sát sao, chủ động
để có kế hoạch ứng phó kịp thời.
Về an sinh xã hội được quan tâm và bảo đảm: Trong 9 tháng năm 2015,
huyện đã quan tâm thực hiện chính sách xã hội, an sinh xã hội bảo đảm đúng đối
tượng, đúng tiêu chuẩn, chế độ theo quy định.
Công tác quốc phòng, an ninh, đảm bảo duy trì trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
huyện, không phát sinh phức tạp về an ninh, trật tự trong các dịp lễ, tết, trước,
trong và sau Đại hội Đảng các cấp. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật,
kiểm soát an toàn giao thông được đẩy mạnh.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, 80% dân số thế giới nằm ở khu vực các
nước đang phát triển sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên như một lựa chọn hàng
đầu trong việc phòng và chữa bệnh. Với số dân lớn nên nhu cầu sử dụng thuốc hiệu
quả cao ngày càng tăng. Nhu cầu về sử dụng thuốc trên thế giới rất lớn, cả về số
lượng và chất lượng. Đây đang là một thách thức lớn đối với các nước đang phát
triển nói riêng và nhân loại nói chung.
Cho đến nay, thực vật vẫn là nguồn nguyên liệu chính trong phát triển các loại
thuốc mới trên thế giới. Các dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên chiếm tới 50% tổng
số dược phẩm đang được sử dụng trong lâm sàng, trong đó khoảng 25% tổng số
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 27
thuốc có nguồn gốc từ thực vật bậc cao. Trong số 20 thuốc bán chạy nhất trên thế
giới, có 9 sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với doanh thu hàng năm lên đến
hàng chục tỷ đô la. Theo ước tính, doanh số thuốc từ cây thuốc và các sản phẩm
của nó đạt trên 100 tỷ đô la/năm. Các công ty dược phẩm lớn trên thế giới cũng đã
trở lại quan tâm đến việc nghiên cứu tìm kiếm các hoạt chất sinh học từ thảo dược
và sau đó là phát triển nó thành thuốc chữa bệnh. Sự kết hợp với những tiến bộ của
khoa học kỹ thuật đã đem lại hiệu quả cao hơn cho việc chữa bệnh bằng y học cổ
truyền, cho quá trình tìm và phát triển thuốc mới.
Việt Nam cũng có một lịch sử lâu đời trong sử dụng cây cỏ tự nhiên và một
nền y học cổ truyền có bản sắc riêng để phòng và chữa bệnh cho con người. Nằm
trong khu vực nhiệt đới Đông Nam Á có đa dạng sinh học rất cao. Theo ước tính
Việt Nam có khoảng trên 12.000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng 4-5% tống số
loài thực vật bậc cao đã biết trên thế giới và khoảng 25% số loài thực vật bậc cao
đã biết ở châu Á. Trong số này, có khoảng 4.000 loài thực vật và 400 loài động vật
được dùng làm thuốc.
a) Thị trường thế giới
Như đã phân tích phí trên cho thấy thị trường thuốc của thế giới là rất lớn. Xu
hướng sử dụng thuốc phòng và chữa bệnh có nguồn gốc từ dược liệu đang trở
thành nhu cầu ngày càng cao trên thế giới. Với những lí do: thuốc tân dược thường
có hiệu ứng nhanh nhưng hay có tác dựng phụ không mong muốn; thuốc thảo dược
có hiệu quả chữa bệnh cao, ít độc hại và tác dụng phụ. Ước tính nhu cầu dược liệu
trên Thế giới: 15 tỷ USD/năm, riêng Mỹ là 4 tỷ USD/năm, châu Âu là 2, 4 tỷ
USD/năm, Nhật bản là 2,7 tỷ USD/năm, các nước Châu Á khác khoảng 3 tỷ/USD
năm .
Một số dược liệu được ưa chuộng trên thị trường Mỹ như: Sâm Mỹ, Sâm
Triều Tiên, Đương quy, Lô hội, ma hoàng, Valeriana, Bạch quả, tỏi, gừng,....
Các thị trường lớn tiêu thụ dược liệu : Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Thuỵ Sỹ,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Sin gapo, ấn độ, Nhật Bản.
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 28
Một trong những nước xuất khẩu nhiều dược liệu gồm Trung Quốc : 2tỷ
USD/năm, Thái Lan : 47 triệu USD/năm.
b) Thị trường trong nước
Việt Nam cũng có một lịch sử lâu đời trong sử dụng cây cỏ tự nhiên và một
nền y học cổ truyền có bản sắc riêng để phòng và chữa bệnh cho con người. Nằm
trong khu vực nhiệt đới Đông Nam Á có đa dạng sinh học rất cao. Theo ước tính
Việt Nam có khoảng trên 12000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng 4-5% tống số
loài thực vật bậc cao đã biết trên thế giới và khoảng 25% số loài thực vật bậc cao
đã biết ở châu Á. Trong số này, có khoảng 4000 loài thực vật và 400 loài động vật
được dùng làm thuốc. Thế nhưng, các thuốc này mới chủ yếu được sử dụng trong y
học cổ truyền và y học dân gian Việt Nam.
Hiện nay, các công ty dược phẩm của Việt Nam đã và đang phát triển sản
xuất thuốc từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, tức là Dược liệu. Đã có nhiều công ty
phát triển rất tốt. Sự phát triển này đã góp phần giúp chúng ta tự cung cấp được
trên 40% nhu cầu sử dụng thuốc của đất nước, giúp giảm giá thành các loại thuốc
sử dụng cho việc phòng và điều trị bệnh tật, đồng thời cũng tạo ra nhiều công ăn
cho nhân dân.
Theo số liệu điều tra cơ bản nguồn dược liệu toàn quốc của Viện Dược Liệu-
Bộ Y Tế (2003) Việt Nam có 3.830 loài thực vật làm thuốc chiếm khoảng 36% số
thực vật có mặt ở Việt Nam. Trong dự án “ Quy hoạch tổng thể đầu tư phát triển
ngành dược Việt Nam đến năm 2020 “ với nội dung quy hoạch,sản xuất dược liệu
và xây dựng các vùng dược liệu chuyên canh nhằm đạt các mục tiêu chính sau:
- Đáp ứng nhu cầu 20.000 - 30.000 tấn dược liệu/năm từ cây thuốc cho Y học
cổ truyền và 10.000 đến 15.000 tấn dược liệu cho công nghiệp chế biến thuốc đông
dược.
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 29
- Sản xuất trong nước cung ứng cho nhu cầu phòng và chữa bệnh cho cộng
đồng chủ yếu từ dược liệu - phải đạt 70% giá trị thuốc sử dụng( hiện mới đạt 20 -
30%)
- Tăng nhanh khối lượng sản phẩm xuất khẩu từ dược liệu trong nước, mục
tiêu xuất khẩu 30.000tấn/năm, đạt giá trị khoảng 100triệu USD/năm.
Từ những phân tích trên, đồng thời mức sống người dân ngày một nâng cao
thì nhu cầu về nâng cao sức khỏe trong việc sử dụng thực phẩm chức năng hứa hẹn
một tương lai tốt cho ngành dược. Chính vì vậy để tiếp cận thị trường một cách chủ
động, Công ty chúng tôi ngoài việc kế thừa kinh nghiệm và thành quả hoạt động
của mình. Khi dự án đi vào hoạt động, chúng tôi sẽ có kế hoạch nhân sự cụ thẩ để
phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, cung cấp cho thị trường.
II.2. Quy mô đầu tư của dự án.
 Vườn ươm sản xuất dược liệu với diện tích: 20.032 m².
 Khu trồng dược liệu: 75.000 m².
+Khu nhà máy bào chế thuốc và mỹ phẩm: 43.864 m².
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Khu vực xây dựng Khu công nghệ cao tại Xuân Đường, Cẩm Mỹ, Đồng Nai .
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ
cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai đầu tư theo hình thức xây
dựng mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 30
Bảng cơ cấu sử dụng đất
TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%)
I.1
Hợp phần vườn ươm sản xuất dược
liệu
20.032 13,35
1 Phòng làm việc chung 100 0,07
2 Phòng vô trùng nuôi cây 2.500 1,67
3 Phòng vô trùng cấy cây 2.500 1,67
4 Phòng chuẩn bị môi trường 2.500 1,67
5 Phòng chuẩn bị dụng cụ 80 0,05
6 Phòng đặt thiếtbị 80 0,05
7 Phòng kho 500 0,33
8 Nhà vệ sinh 48 0,03
9 Nhà lưới chống côn trùng 3.000 2,00
10 Vườn ươm cách ly 7.000 4,67
11 Phòng bảo vệ 24 0,02
12 Giao thông nội bộ 1.700 1,13
I.2 Hợp phần khu trồng dược liệu 75.000 50,00
1 Khu trồng dược liệu 67.500 45,00
2 Giao thông, đồng ruộng 7.500 5,00
I.3
Hợp phần nhà máy chiết xuất và
bào chế dược liệu
43.864 29,24
1
Văn phòng điều hành ( các quản lý,
trung tâm nghiên cứu…)
1.600 1,07
2 Xưởng sản xuất thuốc 15.000 10,00
3 Xưởng chiết xuất công nghệ cao 1.500 1,00
4
Nhà sinh hoạt cộng đồng, hội trường,
nhà chuyên gia
1.000 0,67
5 Hòn non bộ và cảnh quan 100 0,07
6 Bãi đậu xe tải 5.030 3,35
8 Đường giao thông nội bộ 2.972 1,98
9 Sân Bêtông 5.500 3,67
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 31
TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%)
10 Cây xanh và mái Taluy 2.162 1,44
I.4 Giao thông tổng thể 9.104 6,07
Tổng cộng 150.000 100,00
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
1. Các loại dược liệu tự nhiên và trồng vườn:
Với nguồn dược liệu đa dạng, nhà máy chọn lọc và đưa vào sản xuất các loại
dược liệu có lợi như: Mật nhân, sâm nam, sâm cau, sâm dây, sâm ngọc linh, cỏ
sướt, cỏ màng châu, nhản long, hà thủ ô, atiso, hổ phục, nấm linh chi, muồng hòe,
đậu xăng, mật nhân, đinh lăng, dừa nước, dừa cạn, dứa dại, cam thảo, hồng ngọc,
chó đẻ, nhân trần, nhãn lồng, cỏ mực, gấm đỏ, ba kích, măng cụt, cau, xuyên tâm
liên, gấm trắng, tơ hồng, vỏ dừng, rễ tranh, trinh nữ, cỏ xước, hòan đắng, ngải cứu,
sake, lá vối, lá ổi, lá vú sữa, lá cộng sản, lá bông, mần trầu…
2. Thực trạng dược liệu hiện nay:
2.1 Ưu điểm:
Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một tiềm năng lớn về tài
nguyên cây dược liệu nói riêng và tài nguyên dược liệu (thực vật, động vật, khoáng
vật) nói chung. Điều này thể hiện ở sự đa dạng về chủng loại cây dược liệu, vùng
phân bố rộng khắp cả nước, có nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý và hiếm
trên thế giới. Theo kết quả điều tra, đánh giá tại một số vùng, nuôi trồng cây dược
liệu có giá trị kinh tế to lớn hơn bất kỳ cây lương thực, thực phẩm nào (có thể thu
nhập trên 100 triệu đồng/ha).
Việt Nam có một nền y học dân tốc lâu đời với các tri thức sử dụng các loại
dược liêu, nền y học cổ truyền độc đáo bảo vệ cho dân tộc ta suốt chiều dài lịch sử
dựng nước và giữ nước.
Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới với xu hướng “Trở về với thiên
nhiên” thì việc sử dụng các loại sản phẩm từ dược liệu của người dân ngày càng
gia tăng, ít có những tác động có hại và phù hợp với quy luật sinh lý cơ thể con
người hơn.
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 32
Dược liệu từ thiên nhiên tồn tại cùng với hệ sinh thái rừng, nông nghiệp và
nông thôn, có mối tương quan chặt chẽ giữa đa dạng sinh học cây thuốc và đa dạng
văn hóa, y học cổ truyền, gắn với tri thức y dược học của 54 dân tộc, là bản sắc văn
hóa của dân tộc Việt Nam.
2.2 Hạn chế:
Tiềm năng to lớn là vậy, song công cuộc bảo tồn và phát triển dược liệu ở
nước ta cũng đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn, đặc biệt là các vấn đề liên
quan đến quy hoạch phát triển dược liệu, công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen
dược liệu, việc tiêu chuẩn hóa dược liệu, cũng như việc hiện đại hóa sản xuất thuốc
từ dược liệu.
Có thể kể đến một số ví dụ điển hình như tình trạng nuôi trồng và khai thác
dược liệu ở nước ta hiện nay còn tự phát, quy mô nhỏ dẫn đến sản lượng dược liệu
không ổn định, giá cả biến động. Việc khai thác dược liệu quá mức mà không đi đôi
với việc tái tạo, bảo tồn dược liệu đã dẫn đến số lượng loài cây dược liệu có khả năng
khai thác tự nhiên còn rất ít (trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu
có giá trị có thể khai thác tự nhiên), nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước
đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt; Dược liệu không được sản xuất theo quy trình, quy
hoạch cụ thể; Việc áp dụng thành tựu của khoa học, công nghệ vào việc hiện đại hoá
sản xuất thuốc từ dược liệu chưa được quan tâm đúng mức...
Với khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều làm cho hàm lượng nước trong không khí
cao, cộng với dược liệu phần lớn có nguồn gốc từ thực vật (lá, thân, rễm hoa, quả,
hạt…) và một số từ khoáng vật rất dễ hút ẩm và là thành phầm dinh dưỡng thích
hợp cho vi khuẩn, nấm mốc, côn trùng phát triển.
3.Biện pháp cải thiện nguồn dược liệu:
Việt Nam cần quy hoạch nhiều vùng trồng dược liệu quy mô lớn trên cơ sở
khai thác các vùng có lợi thế về điều kiện tự nhiên, thích hợp với sinh trưởng và phát
triển của cây dược liệu; Phù hợp với nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu kỹ thuật
mới ứng dụng vào sản xuất dược liệu; Dựa vào lợi thế các vùng truyền thống của các
cộng đồng miền núi của Việt Nam và các nghiên cứu của các nhà khoa học.
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 33
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen dược
liệu. Để đảm bảo nguồn dược liệu chất lượng cao, cần đẩy mạnh triển khai thực
hiện GACP thực hành tốt trồng cây dược liệu (GAP) và thực hành tốt thu hái cây
dược liệu hoang dã (GCP).
Ngoài ra, cần xây dựng nhiều các Hồ sơ về dược liệu. Hiện Bộ Y tế đang triển
khai xây dựng Danh mục 40 dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển thị
trường để làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ,
đầu tư, khuyến khích phát triển dược liệu trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
Với việc thực hiện tốt, đồng bộ các vấn đề nêu trên, chắc chắn chúng ta sẽ có
nguồn dược liệu chất lượng tốt, góp phần tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao,
đảm bảo an toàn, hiệu quả cho người bệnh, hướng tới đưa dược liệu trở thành thế
mạnh của ngành dược Việt Nam.
Điều này cũng được thể hiện rất rõ trong Chiến lược quốc gia phát triển ngành
Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (được ban
hành theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ):
phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất thuốc từ dược
liệu, trong đó mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là phấn đấu sản xuất được 20% nhu
cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm
80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%.
Để bảo tồn nguồn cũng như phát triển nguồn dược liệu làm nguyên liệu cho
ngành dược, song song với các sản phẩm sản xuất Công ty chúng tôi xây dựng dự
án quy hoạch trong khảo nghiệm các giống cây dược liệu với diện tích hơn 7,5ha.
4. Vật liệu, dây chuyền thiết bị và nhân công phục vụ xây dựng dự án.
Các vật tư đầu vào như: nguyên vật liệu và xây dựng đều có bán tại địa
phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá
trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự
kiến sử dụng nguồn lao động tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình
thực hiện dự án.
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 34
Chương III
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình của dự án
ST
T
Nội dung ĐVT Quy mô
I Xây dựng
I.1 Hợp phần vườn ươm sản xuất dược liệu 20.032
1 Phòng làm việc chung m² 100
2 Phòng vô trùng nuôi cây m² 2.500
3 Phòng vô trùng cấy cây m² 2.500
4 Phòng chuẩn bị môi trường m² 2.500
5 Phòng chuẩn bị dụng cụ m² 80
6 Phòng đặt thiết bị m² 80
7 Phòng kho m² 500
8 Nhà vệ sinh m² 48
9 Nhà lưới chống côn trùng m² 3.000
10 Vườn ươm cách ly m² 7.000
11 Phòng bảo vệ m² 24
12 Giao thông nội bộ m² 1.700
I.2 Hợp phần khu trồng dược liệu 75.000
1 Khu trồng dược liệu m² 67.500
2 Giao thông, đồng ruộng m² 7.500
I.3
Hợp phần nhà máy chiết xuất và bào chế
dược liệu
43.864
1
Văn phòng điều hành ( các quản lý, trung tâm
nghiên cứu…)
m² 1.600
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 35
ST
T
Nội dung ĐVT Quy mô
2 Xưởng sản xuất thuốc m² 15.000
3 Xưởng chiết xuất công nghệ cao m² 1500
4
Nhà sinh hoạt cộng đồng, hội trường, nhà
chuyên gia
m² 1.000
5 Hòn non bộ và cảnh quan m² 100
6 Bãi đậu xe tải m² 5.030
7 Kho thành phẩm m² 6.000
Kho chứa nguyên liệu m² 3000
8 Đường giao thông nội bộ m² 2.972
9 Sân Bêtông m² 5.500
10 Cây xanh và mái Taluy m² 2.162
I.4 Hệ thống tổng thể
1 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1
2 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1
3 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1
4 Hệ thống thông tin liên lạc HT 1
5 Giao thông tổng thể m² 9.104
6 Hàng rào tổng thể md 1.549
7 Khu xử lý chất thải rắn m² 2.000
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
II.1 Hợp phần nuôi cấy mô và vườn ươm:
Hợp phần của dự án được triển khai với 4 nhóm công nghệ chính bám sát mục
tiêu, gồm có:
A- Công nghệ gen (CN34) để bảo tồn các nguồn gen quý và giám định, chọn
tạo giống gốc; công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật (CN37) để sản xuất giống
cây thuốc chất lượng cao, quy mô lớn phục vụ phát triển vùng nguyên liệu.
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 36
Công nghệ sinh học là một ngành khoa học mũi nhọn, đang phát triển trên cơ
sở các kĩ thuật mới mẻ: kĩ thuật di truyền, kĩ thuật dung hợp tế bào; kĩ thuật nuôi
cấy mô; kĩ thuật nuôi cấy tế bào; kĩ thuật cấy chuyển phôi….Những thành tựu này
đang chuẩn bị cho một cuộc cách mạng sinh học trong các ngành kinh tế-kĩ thuật.
Phương pháp nuôi cấy mô đã được áp dụng từ lâu bởi các nhà trồng hoa và các nhà
chọn giống muốn nhân nhanh những giống đặc cấp, cải thiện hiệu quả của từng
thời kì chọn lọc.
Nuôi cấy mô và tế bào thực vật đã được tiến hành ở Việt Nam từ giữa những
năm 70. Hiện nay, trong cả nước đã có vài chục phòng thí nghiệm nuôi cấy mô và
tế bào, tuy nhiên gần như chưa có phòng thí nghiệm nào nghiên cứu chuyên sâu về
cây thuốc. Phần lớn các phòng thí nghiệm đang tiến hành những nghiên cứu ứng
dụng: chủ yếu là vi nhân giống trong ống nghiệm. Nuôi cấy mô và tế bào thực vật
còn có những khả năng đóng góp cho nnhững nghiên cứu và ứng dụng xa hơn thế
nữa, đặc biệt là trong cải biến di truyền (chọn dòng tế bào, đột biến tế bào, nuôi
cấy bao/hạt phấn, lai tế bào, chuyển gen) và trong công nghệ thu nhận các chất có
hoạt tính sinh học.
Nguồn cây thuốc của Việt Nam đang bị cạn kiệt, mất dần vì tình trạng khai
thác bừa bãi và công tác bảo tồn nguồn gien yếu kém. Nhiều vùng phân bố tự
nhiên của các loại thuốc đã bị phá hủy, như vùng núi Hàm Rồng (Sa Pa - Lào Cai);
cao nguyên An Khê (thuộc tỉnh Gia Lai và Bình Định)...; nhiều cây thuốc nam
truyền thống mất dần các giống như: hương nhu tía, ý dĩ, tam thất gừng... Trước
đây, Việt Nam có khả năng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu hàng
ngàn tấn sản phẩm mỗi năm như: hồi, quế, hương nhu, cúc hoa, ích mẫu, artiso, địa
hoàng, bạch chỉ, bạch truật..., nhưng hiện nay hơn 80% nguồn dược liệu sử dụng
trong nước phải nhập khẩu.
Việc sản xuất giống và cung cấp được lương lớn cây giống cho sản xuất
hàng hóa đòi hỏi phải sản xuất giống theo quy mô công nghiệp: số lượng lớn, đồng
nhất, chất lượng cao..., chỉ có thể thành công khi sử dụng công nghệ tế bào (nhân
giống băng invitro)
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 37
1. Ưu điểm của vi nhân giống bằng công nghệ tế bào thực vật (nhân giống
bằng invitro)
- Đưa ra sản phẩm nhanh hơn: Từ một cây ưu việt bất kỳ đều có thể tạo ra
một quần thể có độ đồng đều cao với số lượng không hạn chế, phục vụ sản xuất
thương mại, dù cây đó là dị hợp về mặt di truyền.
- Nhân nhanh với hệ số nhân giống cao: Trong hầu hết các trường hợp, công
nghệ vi nhân giống đáp ứng tốc độ nhân nhanh cao, từ 1 cây trong vòng 1-2 năm
có thể tạo thành hàng triệu cây.
- Sản phẩm cây giống đồng nhất: Vi nhân giống về cơ bản là công nghệ nhân
dòng. Nó tạo ra quần thể có độ đều cao dù xuất phát từ cây mẹ có kiểu gen dị hợp
hay đồng hợp.
- Tiết kiệm không gian: Vì hệ thống sản xuất hoàn toàn trong phòng thí
nghiệm, không phụ thuộc vào thời tiết và các vật liệu khởi đầu có kích thước nhỏ.
Mật độ cây tạo ra trên một đơn vị diện tích lớn hơn rất nhiều so với sản xuất trên
đồng ruộng và trong nhà kính theo phương pháp truyền thống.
- Nâng cao chất lượng cây giống: Nuôi cấy mô là một phương pháp hữu hiệu
để loại trừ virus, nấm khuẩn khỏi các cây giống đã nhiễm bệnh. Cây giống sạch
bệnh tạo ra bằng cấy mô thường tăng năng suất 15 - 30% so với giống gốc.
- Khả năng tiếp thị sản phẩm tốt hơn và nhanh hơn: Các dạng sản phẩm khác
nhau có thể tạo ra từ hệ thống vi nhân giống như cây con invitro (trong ống
nghiệm) hoặc trong bầu đất. Các cây giống có thể được bán ở dạng cây, củ bi hay
là thân củ.
- Lợi thế về vận chuyển: Các cây con kích thước nhỏ có thể vận chuyển đi
xa dễ dàng và thuận lợi, đồng thời cây con tạo ra trong điều kiện vô trùng được xác
nhận là sạch bệnh. Do vậy, bảo đảm an toàn, đáp ứng các qui định về vệ sinh thực
vật quốc tế.
- Sản xuất quanh năm: Quá trình sản xuất có thể tiến hành vào bất kỳ thời
gian nào, không phụ thuộc mùa vụ.
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 38
2. Hạn chế của nhân giống invitro
- Hạn chế về chủng loại sản phẩm: Trong điều kiện kỹ thuật hiện nay, không
phải tất cả cây trồng đều được nhân giống thương phẩm bằng nhân giống invitro.
Nhiều cây trồng có giá trị kinh tế hoặc quý hiếm vẫn chưa thể nhân nhanh để đáp
ứng nhu cầu thương mại hoặc bảo quản nguồn gen. Nhiều vấn đề lý thuyết liên
quan đến nuôi cấy và tái sinh tế bào thực vật invitro vẫn chưa được giải đáp.
- Chi phí sản xuất cao: Vi nhân giống đòi hỏi nhiều lao động kỹ thuật thành
thạo. Do đó, giá thành sản phẩm còn khá cao so với các phương pháp truyền thống
như chiết, ghép và nhân giống bằng hạt.
- Hiện tượng sản phẩm bị biến đổi kiểu hình: Cây con nuôi cấy mô có thể sai
khác với cây mẹ ban đầu do hiện tượng biến dị tế bào soma. Kết quả là cây con
không giữ được các đặc tính quý của cây mẹ. Tỷ lệ biến dị thường thấp ở giai đoạn
đầu nhân giống, nhưng sau đó có chiều hướng tăng lên khi nuôi cấy kéo dài và
tăng hàm lượng các chất kích thích sinh trưởng. Hiện tượng biến dị này cần được
lưu ý khắc phục nhằm đảm bảo sản xuất hàng triệu cây giống đồng nhất về mặt di
truyền.
3. Các phương pháp nhân giống invitro
Dự án được triển khai với 3 công nghệ chính tạo cây con trong nhân giống
invitro:
- Cấy mô trực tiếp tạo chồi và cây hoàn chỉnh.
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 39
- Cấy mô phát sinh callus (mô sẹo) và callus tạo chồi.
Trong nhân giống in vitro nếu tái sinh được cây hoàn chỉnh trực tiếp từ mẫu
vật nuôi cấy ban đầu thì không những nhanh chóng thu được cây mà các cây cũng
khá đồng nhất về mặt di truyền. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mô nuôi cấy không
tái sinh cây ngay mà phát triển thành khối callus. Tế bào callus khi cấy chuyển
nhiều lần sẽ không ổn định về mặt di truyền. Để tránh tình trạng đó nhất thiết phải
sử dụng loại callus vừa phát sinh, tức là callus sơ cấp để tái sinh cây thì hy vọng sẽ
thu được cây tái sinh đồng nhất. Thông qua giai đoạn callus còn có thể thu được
những cá thể sạch virus như trường hợp của Kehr và Sehaffer (1976) thu được ở
tỏi.
A. Mô sẹo cây tỏi sau 2 tuần nuôi cấy
B. Mô sẹo sau 4 tuần nuôi cấy
C. Tạo chồi từ mô sẹo
D. Cây tái sinh từ mô sẹo
E. Củ tỏi thu được từ cây con nuôi cấy mô
thông qua tạo mô sẹo
Các bước cơ bản triển khai công nghệ như sau:
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 40
- Cấy mô phát sinh callus, callus phát triển phôi (hoặc nuôi cấy dịch huyền
phù tế bào phát sinh phôi) và từ phôi thu được cây hoàn chỉnh.
4. Các giai đoạn cơ bản trong quy trình nhân giống vô tính invitro
4.1. Quá trình sản xuất cây cấy mô
Quá trình vi nhân giống thông thường gồm năm giai đoạn chính, mỗi một
giai đoạn có những yêu cầu riêng.
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 41
Giai đoạn 1: Chuẩn bị cây làm vật liệu gốc
- Chọn cây mẹ để lấy mẫu, thường là cây ưu việt, khỏe, có giá trị kinh tế
cao.
- Chọn cơ quan để lấy mẫu thường là chồi non, đoạn thân có chồi ngủ, hoa non, lá
non v.v…
- Mô chọn để nuôi cấy thường là các mô có khả năng tái sinh cao, sạch bệnh, giữ
được các đặc tính sinh học quý của cây mẹ và ổn định. Tùy điều kiện, giai đoạn
này có thể kéo dài 3 - 6 tháng.
Giai đoạn 2: Thiết lập hệ thống nuôi cấy vô trùng
- Khử trùng bề mặt mẫu vật và chuẩn bị môi trường nuôi cấy.
- Cấy mẫu vô trùng vào môi trường nhân tạo trong ống nghiệm hoặc bình
nuôi. Giai đoạn nuôi cấy này gọi là cấy mẫu invitro.
- Các mẫu nuôi cấy nếu không bị nhiễm khuẩn, nấm hoặc virus sẽ được lưu
giữ trong phòng với điều kiện nhiệt độ, ánh sáng phù hợp. Sau một thời gian nhất
định, từ mẫu nuôi cấy bắt đầu xuất hiện các cụm tế bào hoặc cơ quan (chồi, cụm
chồi, rễ) hoặc phôi vô tính có đặc tính gần như phôi hữu tính. Giai đoạn 2 thường
yêu cầu 2 - 12 tháng hoặc ít nhất 4 lần cấy chuyển.
Đưa mẫu vật từ bên ngoài vào nuôi cấy vô trùng phải đảm bảo những yêu cầu
sau:
- Tỷ lệ nhiễm thấp.
- Tỷ lệ sống cao.
- Tốc độ sinh trưởng nhanh.
Kết quả bước cấy gây này phụ thuộc rất nhiều vào cách lấy mẫu. Quan trọng
nhất vẫn là đỉnh sinh truởng, chồi nách, sau đó là đoạn hoa tự, hoa, đoạn thân,
mảnh lá, rễ…
Chọn đúng phương pháp khử trùng sẽ đưa lại tỷ lệ sống cao và môi trường
dinh dưỡng thích hợp sẽ đạt được tốc độ sinh trưởng nhanh.
Giai đoạn 3: Nhân nhanh chồi
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 42
- Thành phần và điều kiện môi trường phải được tối ưu hóa nhằm đạt mục
đích nhân nhanh.
- Quy trình cấy chuyển để nhân nhanh chồi khoảng 1- 2 tháng tùy loại cây. Hệ
số nhân nhanh là 2 - 8 lần/ 1 lần cấy chuyển. Nhìn chung giai đoạn 3 thường yêu
cầu 10- 36 tháng và cũng không nên kéo dài quá lâu. Ví dụ từ đỉnh sinh trưởng của
1 cây chuối chọn lọc ban đầu, người ta chỉ nên nhân khoảng 2000 - 3000 chồi sau 7
- 8 lần cấy chuyển để tránh biến dị soma. Đối với các cây khác như mía, hoa cúc,
phong lan sau 1 năm có thể nhân được trên 1 triệu chồi từ 1 cây mẹ ban đầu.
Những khả năng tạo cây là:
- Phát triển chồi nách.
- Tạo phôi vô tính.
- Tạo đỉnh sinh trưởng mới.
Trong giai đoạn này cần nghiên cứu các tác nhân kích thích phân hóa cơ
quan, đặc biệt là chồi như:
- Bổ sung tổ hợp phytohormone mới (tăng cytokinin giảm auxin). Tăng tỷ lệ
auxin/cytokinin sẽ kích thích mô nuôi cấy tạo rễ và ngược lại sẽ kích thích phát
sinh chồi.
- Tăng cường thời gian chiếu sáng 16 giờ/ngày, tối thiểu 1.000 lux. Trong
thực tế nghiên cứu, người ta nhận thấy khó tách biệt ảnh hưởng của chu kỳ chiếu
sáng khỏi ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng. Ánh sáng tím là thành phần quan
trọng kích thích phân hóa mạnh. Ánh sáng đỏ có ảnh hưởng giống cytokinin
(cytokinin-like effect), nó tạo nên sự tích lũy cytokinin trong mô của một số loài,
chính lượng cytokinin này đã góp phần kích thích quá trình phát sinh cơ quan và
tạo chồi từ những mô nuôi cấy invitro.
- Bảo đảm chế độ nhiệt độ trong khoảng 20-30o
C. Trường hợp những loài có
nguồn gốc nhiệt đới, nhiệt độ nuôi cấy thích hợp vào khoảng từ 32-35o
C. Ngược
lại, đối với những loài hoa ở vùng ôn đới nhiệt độ thích hợp cho quá trình tạo cụm
chồi phải  30o
C.
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 43
Mục tiêu quan trọng nhất của giai đoạn này là xác định được phương thức
nhân nhanh nhất bằng môi trường dinh dưỡng và điều kiện khí hậu tối thích.
Giai đoạn 4: Tạo rễ
- Các chồi hình thành trong quá trình nuôi cấy có thể phát sinh rễ tự nhiên,
nhưng thông thường các chồi này cần phải cấy chuyển sang một môi trường khác
để kích thích tạo rễ. ở một số loài khác, các chồi sẽ tạo rễ khi được chuyển trực
tiếp ra đất. Giai đoạn 4 thông thường cần 2 - 8 tuần.
Giai đoạn 5: Chuyển cây ra đất trồng
- Đây là giai đoạn đầu tiên, trong đó cây được chuyển từ điều kiện vô trùng
của phòng thí nghiệm ra ngoài tự nhiên. Đối với một số loài có thể chuyển chồi
chưa có rễ ra đất, nhưng đa số chỉ sau khi chồi đã ra rễ và tạo cây hoàn chỉnh mới
được chuyển ra vườn ươm. Quá trình thích nghi với điều kiện bên ngoài của cây
cần sự chăm sóc đặc biệt. Vì cây chuyển từ môi trường bão hòa hơi nước sang
vườn ươm với những điều kiện khó khăn hơn, nên vườn ươm cần phải đáp ứng các
yêu cầu:
+ Cây được che phủ bằng nilon, tưới phun sương đảm bảo cung cấp độ ẩm và
làm mát
+ Giá thể trồng cây có thể là đất mùn hoặc các hỗn hợp nhân tạo không chứa
đất, mùn cưa và bọt biển. Giai đoạn 5 thường đòi hỏi 4 - 16 tuần
Thời gian tối thiểu cho sự thích nghi là 2-3 tuần, trong thời gian này cây phải
được chăm sóc và bảo bệ trước những yếu tố bất lợi sau:
- Mất nước nhanh làm cho cây bị héo khô.
- Nhiễm vi khuẩn và nấm gây nên hiện tượng thối nhũn.
- Cháy lá do nắng
4.2. Các bước vi nhân giống
Nhân giống vô tính các cây trồng thường trải qua các bước sau:
 Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
 Tạo thể nhân giống invitro
Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 44
 Nhân giống invitro
 Tái sinh thành cây hoàn chỉnh invitro
 Chuyển cây ra vườn ươm để thuần hóa
 Nhân giống invitro
 Tạo cây con bầu đất.
 Đưa các cây ra đồng ruộng
 Chọn lọc cây đầu dòng.
Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
Mẫu được nuôi cấy thường còn ở giai đoạn non, quá trình phân chia và phân
hóa mạnh. Đỉnh sinh trưởng và chồi bên được sử dụng ở hầu hết các loại cây trồng.
Ngoài ra, chồi đỉnh và chồi non của hạt mới nảy mầm cũng được sử dụng. Đỉnh
sinh trưởng nhỏ được tách bằng kính lúp. Môi trường được sử dụng rộng rãi trong
nhân giống hiện nay là môi trường MS. Đối với mẫu dễ bị hóa nâu môi trường
thường được bổ sung than hoạt tính hay ngâm mẫu với hỗn hợp ascorbic acid và
citric acid (25-150 mg/l)
Tạo thể nhân giống invitro
Mẫu nuôi cấy được cấy trên môi trường chọn lọc đặc biệt nhằm mục đích
tạo thể nhân giống invitro. Có hai thể nhân giống invitro: thể chồi (multiple shoot)
và thể cắt (cutting) đốt ngoài ra còn có thể giò (protocorm). Tạo thể nhân giống
invitro dựa vào đặc điểm nhân giống ngoài tự nhiên của cây trồng. Tuy nhiên có
những cây trồng không có khả năng nhân giống người ta thường nhân giống bằng
cách tạo cụm chồi bằng mô sẹo. Để tạo thể nhân giống trong môi trường thường bổ
sung Cytokinin, Auxin, GA3 và các chất hữu cơ khác.
Nhân giống invitro
Là giai đoạn quan trọng trong việc nhân giống cây trồng bằng phương pháp
nuôi cấy mô tế bào thực vật nhằm mục đích tăng sinh khối thể nhân giống.vật liệu
nuôi cấy là những thể chồi, đôi khi nồng độ chất sinh trưởng giảm thấp cho phù
hợp với quá trình nuôi cấy kéo dài. Điều kiện nuôi cấy thích hợp giúp cho quá
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356
Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Slide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưSlide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưCường Sol
 
Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm... Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án viện dưỡng lão 0918755356
Dự án viện dưỡng lão 0918755356Dự án viện dưỡng lão 0918755356
Dự án viện dưỡng lão 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356
Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356
Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Văn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xxVăn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xxlejeans144
 
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Dự án nhà máy chế xuất dược liệu 0918755356
Dự án nhà máy chế xuất dược liệu 0918755356Dự án nhà máy chế xuất dược liệu 0918755356
Dự án nhà máy chế xuất dược liệu 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnVai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnKaly Nguyen
 

Was ist angesagt? (20)

Slide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưSlide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tư
 
Cau hoi dau tu
Cau hoi dau tuCau hoi dau tu
Cau hoi dau tu
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆUTHUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
 
Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm... Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
 
Lap du an san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an san xuat san pham tu phe lieuLap du an san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an san xuat san pham tu phe lieu
 
Dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng resort tân thuận đông | Lập dự án Việt | ...
Dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng resort tân thuận đông | Lập dự án Việt | ...Dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng resort tân thuận đông | Lập dự án Việt | ...
Dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng resort tân thuận đông | Lập dự án Việt | ...
 
Dự án viện dưỡng lão 0918755356
Dự án viện dưỡng lão 0918755356Dự án viện dưỡng lão 0918755356
Dự án viện dưỡng lão 0918755356
 
Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356
Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356
Dự án trồng rau hữu cơ 0918755356
 
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung Khánh Tâm | duanviet.co...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung Khánh Tâm | duanviet.co...Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung Khánh Tâm | duanviet.co...
Báo cáo tiền khả thi Nhà máy sản xuất gạch không nung Khánh Tâm | duanviet.co...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê tỉnh Gia Lai | ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê tỉnh Gia Lai  | ...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê tỉnh Gia Lai  | ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê tỉnh Gia Lai | ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản.docCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản.doc
 
Văn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xxVăn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xx
 
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Dự án nhà máy chế xuất dược liệu 0918755356
Dự án nhà máy chế xuất dược liệu 0918755356Dự án nhà máy chế xuất dược liệu 0918755356
Dự án nhà máy chế xuất dược liệu 0918755356
 
Tư vấn miễn phí lập dự án trang trại lợn siêu nạc bắc kạn
Tư vấn miễn phí lập dự án trang trại lợn siêu nạc bắc kạnTư vấn miễn phí lập dự án trang trại lợn siêu nạc bắc kạn
Tư vấn miễn phí lập dự án trang trại lợn siêu nạc bắc kạn
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng trường mầm non Nhân Đức tỉnh Long An | dua...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng trường mầm non Nhân Đức tỉnh Long An  | dua...Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng trường mầm non Nhân Đức tỉnh Long An  | dua...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng trường mầm non Nhân Đức tỉnh Long An | dua...
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựaDự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
 
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnVai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
 

Ähnlich wie Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356

Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án nông nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ cao
Dự án nông nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ caoDự án nông nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ cao
Dự án nông nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ caoCong ty CP Du An Viet
 
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁT
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁTXÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁT
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁTCong ty CP Du An Viet
 
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Du an trung tam giong lua
Du an trung tam giong lua Du an trung tam giong lua
Du an trung tam giong lua duan viet
 
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp tham quan du...
Thuyết minh dự án Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp tham quan du...Thuyết minh dự án Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp tham quan du...
Thuyết minh dự án Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp tham quan du...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docxThuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Ähnlich wie Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356 (20)

Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
 
Tư vấn lập dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh - www.duanviet.com.vn - 0...
Tư vấn lập dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh - www.duanviet.com.vn - 0...Tư vấn lập dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh - www.duanviet.com.vn - 0...
Tư vấn lập dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh - www.duanviet.com.vn - 0...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
 
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
 
Dự án nông nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ cao
Dự án nông nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ caoDự án nông nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ cao
Dự án nông nghiệp và chế biến thực phẩm công nghệ cao
 
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội - www.duanviet.com.vn ...
 
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁT
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁTXÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁT
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ANH PHÁT
 
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao Anh Phát Hà Nội | PICC www.lapduandaut...
 
0918755356 THUYET MINH DU AN RAC
0918755356 THUYET MINH DU AN RAC0918755356 THUYET MINH DU AN RAC
0918755356 THUYET MINH DU AN RAC
 
DỰ ÁN RÁC 0918755356
DỰ ÁN RÁC 0918755356DỰ ÁN RÁC 0918755356
DỰ ÁN RÁC 0918755356
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
 
Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...
Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...
Dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Năng lượng mặt trời Phương A...
 
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
 
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Nông | PICC www.lapduan...
 
Du an trung tam giong lua hai phong
Du an trung tam giong lua hai phongDu an trung tam giong lua hai phong
Du an trung tam giong lua hai phong
 
Du an trung tam giong lua
Du an trung tam giong lua Du an trung tam giong lua
Du an trung tam giong lua
 
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
 
Thuyết minh dự án Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp tham quan du...
Thuyết minh dự án Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp tham quan du...Thuyết minh dự án Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp tham quan du...
Thuyết minh dự án Xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp tham quan du...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại theo mô hình VAC tỉnh Hưng Yên | duanviet...
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docxThuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
Thuyết minh dự án chung cư thương mại.docx
 

Mehr von Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt

Mehr von Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt (20)

Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồngThuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thảiThuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
 
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VATDU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
 
DU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNGDU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNG
 
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệpdự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
 
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
 
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
 
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
 
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh tháiDự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
 
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
 
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
 
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
 
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
 

Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai - www.duanviet.com.vn - 0918755356

  • 1. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI KHU CÔNG NGHỆ CAO CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐỒNG NAI ___ Tháng 02/2018 ___
  • 2. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI KHU CÔNG NGHỆ CAO CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐỒNG NAI CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SEAPHACO ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT
  • 3. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................6 I. Giới thiệu về chủ đầu tư. ............................................................................6 III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ...................................................................6 IV. Các căn cứ pháp lý.................................................................................10 V. Mục tiêu dự án. .......................................................................................12 V.1. Mục tiêu chung.....................................................................................15 V.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................16 Chương II.............................................................................................................18 ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN...............................................18 I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án......................18 1. Điều kiện về địa lý, địa chất. ...................................................................18 2. Điều kiện kinh tế xã hội...........................................................................22 II. Quy mô sản xuất của dự án.....................................................................26 II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường.................................................................26 II.2. Quy mô đầu tư của dự án. ....................................................................29 III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.......................................29 III.1. Địa điểm xây dựng..............................................................................29 III.2. Hình thức đầu tư. ................................................................................29 IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án..........29 IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án...........................................................29 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. ..31 PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ........................................................34
  • 4. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 4 I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình......................................34 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ................................35 Chương IV............................................................................................................68 CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN........................................................68 I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.......................................................................................................................68 II. Các phương án xây dựng công trình.......................................................68 III. Phương án tổ chức thực hiện. ................................................................71 1. Các phương án kiến trúc..........................................................................71 2. Phương án quản lý, khai thác...................................................................75 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. ....75 Chương V.............................................................................................................76 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ............................................................................................................76 I. Đánh giá tác động môi trường..................................................................76 Giới thiệu chung: .........................................................................................76 I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.....................................76 I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án.................................77 I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng ............................................77 II. Tác động của dự án tới môi trường.........................................................77 II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm..........................................................................77 II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường.......................................................79 II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường....80 II.4.Kết luận: ................................................................................................82
  • 5. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 5 Chương VI............................................................................................................83 TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN........................................................................................................................83 I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. ...............................................83 III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án.........................................93 1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ..................................................93 2. Phương án vay. ........................................................................................94 2. Các thông số tài chính của dự án. ........................................................94 3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay. ..................................................................94 3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. ...........................95 3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.....................95 3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).......................................96 KẾT LUẬN..........................................................................................................97 I. Kết luận.....................................................................................................97 II. Đề xuất và kiến nghị. ..............................................................................97 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ..........98 2. Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án...............................................104 3. Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án.........................127 8. Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án...........................................130 9. Bảng Mức trả nợ hàng năm theo dự án..................................................141 10. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án......................142 12. Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án. (1000 đồng) ............................................................................................................................144 13. Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án. ..........145
  • 6. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 6 `CHƯƠNG I MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về chủ đầu tư. Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SEAPHACO. Giấy CNĐKKD và Mã số doanh nghiệp số: ………….. do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Gia Lai cấp ngày 18/3/2004 Đại diện pháp luật: …………………….- Chức vụ: …………………. Địa chỉ trụ sở: 270A Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. Tên dự án: Trung tâm nghiên cứu và Nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Địa điểm xây dựng : Khu công nghệ cao sinh học Đồng Nai tại xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án. Tổng mức đầu tư: 377.821.152.000 đồng. Trong đó:  Vốn tự có (tự huy động): 124.444.338.000 đồng.  Vốn vay tín dụng : 253.376.814.000 đồng. III. Sự cần thiết xây dựng dự án. Tại Việt Nam hiện nay có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc nhưng đa phần tập trung ở dạng bào chế đơn giản, dạng generic, giá trị thấp và thiếu các loại thuốc đặc trị. Ngành Dược Việt Nam hàng năm sử dụng khoảng 60.000 tấn dược liệu các loại, trong đó có khoảng 80-90% dược liệu sử dụng có nguồn gốc nhập khẩu với Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu vào Việt Nam lớn nhất về dược liệu. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn
  • 7. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 7 gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ đầu tư nghiên cứu thuốc mới của các Công ty trong nước chỉ chiếm khoảng 5% doanh thu trong khi đó các Công ty nước ngoài là 15%. Năm 2015, theo ước tính của Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam, giá trị Ngành Dược ước đạt 4,2 tỷ USD, mức độ chi tiêu cho dược phẩm đạt khoảng 38USD/người. Trong thời gian tới, thị trường thuốc kê toa sẽ tăng trưởng vượt qua thị trường thuốc không kê toa (OTC) do sự xuất hiện của các dòng sản phẩm cấp bằng sáng chế đắt tiền từ nước ngoài và sự gia tăng nhu cầu về thuốc chất lượng cao và thuốc đặc trị. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dược phẩm 6 tháng đầu năm 2016 đạt mức 1,282.6 triệu USD, tăng 24.8% so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường nhập khẩu chính vẫn là Pháp và Mỹ (các loại thuốc biệt dược) và Trung Quốc, Ấn Độ (các loại thuốc giá rẻ, thuốc generic). Trong khi đó, Xuất khẩu dược phẩm tại Việt Nam chỉ đạt ở mức thấp với tỷ lệ chỉ 5% so với giá trị nhập khẩu và bằng 2.5% so với giá trị tiêu thụ toàn ngành. Các thị trường xuất khẩu chính là: Đức, Nga, các nước châu Phi và láng giềng như Myanma, Philippin, Campuchia… Thời gian tới, ngành dược Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 2 con số nhưng xu hướng tăng chậm lại. Bên canh đó, với tiến trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam thông qua các hiệp định thương mại, các Công ty Dược phẩm trong nước sẽ đối diện với sức ép cạnh tranh lớn hơn từ các Công ty nước ngoài do việc cắt giảm các hàng rào bảo hộ, đặc biệt trong bối cảnh động lực phát triển chính của ngành vẫn là các chính sách bảo hộ của nhà nước như hiện nay. Ngày 10 tháng 1 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 68/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, qua đó:
  • 8. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 8 - Cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân với chất lượng bảo đảm, giá hợp lý; phù hợp với cơ cấu bệnh tật, đáp ứng kịp thời yêu cầu an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp khác. - Xây dựng nền công nghiệp dược, trong đó tập trung đầu tư phát triển sản xuất thuốc generic bảo đảm chất lượng, giá hợp lý, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu; phát triển công nghiệp hóa dược, phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất vắc xin, thuốc từ dược liệu. - Phát triển ngành Dược theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; phát triển hệ thống phân phối, cung ứng thuốc hiện đại, chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa. - Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng và cảnh giác dược. - Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khâu từ sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, lưu thông, phân phối đến sử dụng thuốc. Một số chỉ số được nêu ra trong Quyết định như sau: - Phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm. - Thuốc từ dược liệu chiếm 30%; vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ. Một trong những mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%; vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ; dự kiến đến năm 2030 hệ thống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực. Để có thể đạt được mục tiêu trên, Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã đưa ra một
  • 9. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 9 loạt các giải pháp, trong đó có những giải pháp liên quan trực tiếp đến những lĩnh vực triển khai trong dự án đầu tư này như: - Ban hành chính sách ưu đãi cho việc nghiên cứu, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu Việt Nam mang thương hiệu quốc gia. - Quy hoạch nền công nghiệp dược theo hướng phát triển công nghiệp bào chế, hóa dược, vắc xin, sinh phẩm y tế, ưu tiên thực hiện các biện pháp sáp nhập, mua bán, mở rộng quy mô để nâng cao tính cạnh tranh; quy hoạch hệ thống phân phối thuốc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả; quy hoạch phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phát triển vùng nuôi trồng cây, con làm thuốc, bảo hộ, bảo tồn nguồn gen và phát triển những loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu;… - Đẩy mạnh huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư để phát triển ngành dược. - Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bào chế thuốc tiên tiến, hiện đại; khuyến khích triển khai một số dự án khoa học công nghệ dược trọng điểm nhằm phát triển công nghiệp dược. Trong ngành dược nói chung, các sản phẩm từ dược liệu là một hướng đi cần được quan tâm đầu tư thích đáng do phát huy được lợi thế cạnh tranh là nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú của Việt Nam. Việc nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ cao trong sản xuất hàng hóa từ dược liệu theo chuỗi giá trị là hướng đi đúng đắn, phù hợp cả về năng lực khoa học và tính thực tiễn để góp phần phục vụ sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, việc trồng và kinh doanh cây thuốc tương đối ít, chỉ tập trung vào vài huyện ở một số xã và vài khu vườn của những cá nhân thuộc hội đông y. Diện tích trồng dược liệu các vườn đông y nhiều nhất là ở huyện Long Khánh với diện tích 50 ha, sau đó là huyện Long Thành với diện tích trên 18 ha, Tân Phú với 8000 m2 . Diện tích trồng dược liệu tập trung lớn nhất hiện nay là 12 ha trồng Trinh nữ hoàng cung để phục vụ cho việc chế thuốc điều trị u xơ tuyến tiền liệt (viên thuốc CRILA) của Công ty Dược liệu CRINA thuộc trại dược liệu
  • 10. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 10 Trung ương 2 (thuộc xã Long Phước, huyện Long Thành) chỉ đáp ứng đủ một phần nhỏ nhu cầu sản xuất thuốc tiêu thụ trong nước. Năm 2006, Hội đông y Đồng Nai đã khám điều trị cho khoảng gần 1,4 triệu lượt người; dùng khoảng 4,4 triệu thang thuốc với tổng số 1.500 tấn dược liệu. Hội đông y tỉnh Đồng Nai gồm có các huyện hội: Long Khánh, Long Thành, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán. Tại Long Khánh, diện tích nuôi trồng sản xuất dược liệu với 57.357 m2 đất, đã trồng 700 cây quế Trà My, bước đầu thu khoảng 58 tấn dược liệu/năm, 100 tấn mật ong…. Tại xã Long Tân, huyện Long Thành trồng 1ha cây Dừa Cạn để xuất khẩu. Tại Thành phố Biên Hòa, Trong nhiệm kỳ VII, tổng kết thực hiện việc khám và chữa bệnh cho trên 800 ngàn lượt người, cấp phát trên 600 tấn dược liệu. Hội Đông y thành phố vẫn duy trì vườn thuốc nam tại các trạm y tế có diện tích 2000 m2 với trên 60 loại cây thuốc quý (theo Hội Đông Y Đồng Nai, 2008). Với nhu cầu về dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu vô cùng lớn của tỉnh Đồng Nai cũng như toàn thị trường của Việt Nam, việc đầu tư đồng bộ để sản xuất các sản phẩm hàng hóa từ dược liệu Việt Nam với giá trị gia tăng theo chuỗi là hướng đi đúng đắn của các doanh nghiệp trong nước. Việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào từng giai đoạn trong chuỗi sản xuất mang lại năng suất, chất lượng, hiệu quả là bước đi đột phá của doanh nghiệp dựa trên nền tảng đầu tư bài bản, đồng bộ của chính quyền địa phương thông qua việc thành lập khu công nghệ cao công nghệ sinh học tại tỉnh Đồng Nai đảm bảo tính khả thi của dự án, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Chính vì vậy, công ty tiến hành nghiên cứu lập dự án “ Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tai khu công nghệ sinh học Đồng Nai” gồm các hợp phần vườn ươm, khu trồng dược liệu, nhà máy chiết xuất dược liệu, nhà máy bào chế thuốc và mỹ phẩm. IV. Các căn cứ pháp lý. IV.1. Căn cứ pháp lý lập dự án.
  • 11. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 11 Nghị quyết số 46 - NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị BCH TW về công tác bảo vệ, cơ sở và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Thông báo số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị về việc tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Thông báo số 245/TB-VPCP ngày 10/9/2010 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị định hướng đầu tư trong lĩnh vực Dược giai đoạn đến 2020; Kế hoạch số 80/QĐ-BYT ngày 10/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị định hướng đầu tư trong lĩnh vực Dược giai đoạn đến 2020; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013: Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp. Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 18/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
  • 12. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 12 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Quyết định 734/QĐ- TTg ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng 2025; Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020”; Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới nêu rõ: Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế-kỹ thuật mũi nhọn. Phát triển mạnh công nghiệp dược, nâng cao năng lực sản xuất thuốc trong nước, ưu tiên các dạng bào chế kỹ thuật cao, quy hoạch và phát triển các vùng dược liệu, các cơ sở sản xuất nguyên liệu hóa dược. Luật Dược năm 2016 nêu rõ việc chú trọng phát triển thuốc từ dược liệu như: + Ưu đãi đầu tư sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền; + Ưu tiên mua thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguồn dược liệu trong nước; dược liệu tươi; thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được sản xuất trên cơ sở nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ hoặc cấp tỉnh; + Không chào thầu dược liệu nhập khẩu thuộc Danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành khi dược liệu được nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị và khả năng cung cấp, giá hợp lý. Khuyến khích nghiên cứu, kế thừa các bài thuốc và kinh nghiệm của Đông y, kết hợp hài hòa Đông y với y dược học hiện đại; tìm kiếm, khai thác, sử dụng dược liệu mới, xuất khẩu dược liệu; + Kết hợp đầu tư ngân sách nhà nước với huy động các nguồn lực khác cho phát triển công nghiệp sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền; nuôi trồng, sản xuất dược liệu; phát hiện, bảo tồn và ứng dụng khoa học, công nghệ trong nghiên cứu, phát triển nguồn gen dược liệu quý, hiếm, đặc hữu;
  • 13. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 13 + Hỗ trợ, tạo điều kiện phát hiện, thử lâm sàng, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có liên quan, đăng ký lưu hành và kế thừa đối với thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu có đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ hoặc cấp tỉnh đã được nghiệm thu; tìm kiếm, khai thác, sử dụng dược liệu mới; xuất khẩu dược liệu nuôi trồng; di thực dược liệu; khai thác dược liệu thiên nhiên hợp lý; nghiên cứu, khảo sát, điều tra loài dược liệu phù hợp để nuôi trồng tại địa phương; phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu; hiện đại hóa sản xuất dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền. Các lĩnh vực ưu tiên trong phát triển công nghiệp dược: + Nghiên cứu sản xuất nguyên liệu làm thuốc từ nguồn dược liệu sẵn có tại Việt Nam để phục vụ công nghiệp bào chế, sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền. + Sản xuất thuốc ngay khi hết hạn bằng sáng chế hoặc các độc quyền có liên quan, vắc xin, sinh phẩm, dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc hiếm. + Phát triển nguồn dược liệu, vùng nuôi trồng dược liệu; bảo tồn nguồn gen và phát triển những loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu. Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 4/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát triển nền Đông Y Việt Nam và nền Đông Y Việt Nam trong tình hình mới: + Xây dựng quy hoạch tổng thể vùng chuyên môn nuôi trồng dược liệu. + Đẩy mạnh nghiên cứu, điều tra, bảo tồn nguồn gen về dược liệu Việt Nam, xác định nhu cầu sử dụng dược liệu phục vụ khám, chữa bệnh và xuất khẩu. + Kết hợp chặt chẽ giữa việc khuyến khích “trồng cây thuốc tại vườn, tại nhà” với việc hình thành các vùng chuyên nuôi trồng, chế biến cây, con làm thuốc theo hướng công nghiệp. Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến 2020”: + Phát huy tiềm năng, thế mạnh về dược liệu và thuốc y học cổ truyền, đẩy
  • 14. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 14 mạnh công tác quy hoạch, nuôi trồng và chế biến dược liệu, xây dựng ngành công nghiệp bào chế thuốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền trở thành một phần quan trọng của ngành dược Việt Nam. + Bảo đảm số lượng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền chiếm 30% số thuốc được sản xuất trong nước vào năm 2015 và 40% vào năm 2020. Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển Y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020: + Xây dựng, ban hành chính sách ưu đãi xây dựng các cơ sở sản xuất thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP-WHO), theo lộ trình phù hợp với điều kiện của Việt Nam. + Khuyến khích phát triển thị trường kinh doanh dược liệu và thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu để đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền; + Xây dựng Đề án tổ chức các vùng nuôi, trồng dược liệu theo tiêu chuẩn về thực hành tốt nuôi trồng, thu hoạch dược liệu theo quy mô công nghiệp, gắn liền với đẩy mạnh công tác quy hoạch, đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho các cơ sở chế biến dược liệu, sản xuất thuốc từ dược liệu trong nước và xuất khẩu, ưu tiên các loại cây, con có hiệu quả chữa bệnh tốt, giá trị kinh tế cao, nhu cầu sử dụng lớn; + Củng cố và phát triển các trung tâm nghiên cứu, nuôi trồng dược liệu tại các vùng sinh thái phù hợp có tiềm năng phát triển dược liệu; + Khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng thuốc nam, thuốc dân gian, thuốc gia truyền để đưa vào sản xuất với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu; + Phát triển công tác cung cấp giống dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu, xây dựng dấu vân tay hóa học và gen cho dược liệu Việt Nam; chú trọng tái sinh, phát triển nhân giống các dược liệu
  • 15. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 15 quý, hiếm; + Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, điều tra, sưu tầm, thống kê các loại cây, con làm thuốc; sự phân bố, hệ sinh thái và trữ lượng cây, con làm thuốc hiện có trên cơ sở đó có kế hoạch tổ chức bảo vệ, khai thác, tái sinh hợp lý và phát triển bền vững; + Xây dựng và phát triển vườn cây thuốc tại các bệnh viện y dược cổ truyền, khoa y dược cổ truyền tại các bệnh viện, các cơ sở đào tạo y dược cổ truyền và trạm y tế xã, phường, thị trấn; + Xây dựng đề án phát triển dược liệu, thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với quy định hiện hành; + Tăng cường kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng dược liệu, thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu. Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 nhằm cụ thể hóa các chủ trương đã được Đảng và Nhà nước đặt ra từ hơn 10 năm trước đến nay. Quyết định số 555/QĐ-UBND ngày 09/3/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc Duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai tại xã Xuân Đường huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Quyết định số 3134/QĐ-UBND ngày 28/10/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc Duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai tại xã Xuân Đường huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. V. Mục tiêu dự án. V.1. Mục tiêu chung. - Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao từ dược liệu tại Việt Nam, đồng bộ từ khâu chọn tạo giống, canh tác, chiết xuất, bào chế thành phẩm theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới phục vụ bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân Việt
  • 16. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 16 Nam và hướng tới xuất khẩu. - Phát huy tiềm năng, thế mạnh của Công ty, kết hợp với tinh hoa của y dược để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, cung cấp cho thị trường. - Góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà và các tỉnh lân cận trong việc thu mua nguyên liệu để sản xuất chế biến của dự án. - Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập không chỉ công nhân viên của Công ty mà còn nâng cao mức sống cho người dân trong việc canh tác các loại cây thuốc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến của dự án. V.2. Mục tiêu cụ thể. Xây dựng khu nuôi cấy mô và vườn ươm. Xây dựng khu thực nghiệm trồng các loại dược liệu thử nghiệm. Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại để sản xuất chế biến các sản phẩm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm với sản lượng hàng năm cụ thể, như sau: + CumarGold : 1.233.081 hộp. + CumarGold Kare: 751.233 hộp. + Detox Green: 717.025 hộp. + Decumar: 331.821 hộp. + Kem em bé: 108.621 hộp. + Heposal: 1.104 hộp. + Kem bỏng: 12.280 hộp. + Hạ mỡ máu: 29.453 hộp. + Gastosic: 29.293 hộp.
  • 17. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 17 + Xịt họng: 24.805 hộp. Giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai. Hình thành chuỗi nhà máy chiết xuất, bào chế thực phẩm hiện đại, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
  • 18. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 18 Chương II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án. 1. Điều kiện về địa lý, địa chất.  Vị Trí Địa Lý Dự án “Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ Đồng Nai” được xây dựng nằm trên địa bàn xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, được xác định trong sơ đồ giới thiệu địa điểm số 29/BĐ ĐC tỷ lệ 1/10.000 do Trung tâm kỹ thuật địa chính – Nhà đất thực hiện ngày 01/2008 (theo Quyết định số 330/QĐ-UBND ngày 24/01/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai). Phạm vị giới hạn như sau: - Phía Bắc : Giáp đường lô cao su. - Phía Nam : Giáp suối Cả và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Phía Đông : Giáp đường lô cao su. - Phía Tây : Giáp đường lô cao su.
  • 19. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 19  Địa hình: Khu đất nằm ở vùng đất cao phía Nam tỉnh Đồng Nai, địa hình đa dạng bao gồm khu vực dồng bằng, khu vực sườn dốc ven các khe suối. Địa hình tương đối bằng phẳng và dốc thoải dần từ phía Tây Bắc – Đông Nam. Phía Đông Nam là khu vực suối Cả. Trên khu đất bằng phẳng là khu vực các lô cao su. Khu vực triền suối là các hộ dân với các trang trại nhà vườn. Cao độ của địa hình khoảng 150 mét, chênh lệch độ cao trong phạm vi khảo sát không đáng kể. Toàn bộ địa hình nằm trên dạng địa mạo xâm thực, xâm thực bóc mòn trên cao nguyên Xuân Lộc. Cấu tạo nên bề mặt địa này là sản phẩm phong hoá của đá phun trào Plaistocen hệ tầng Xuân Lộc. Với đặc điểm địa hình địa mạo nêu trên khá thuận lợi cho việc xây dựng các hạng mục công trình.  Khí hậu Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất nóng, ẩm đồng thời phân hóa sâu sắc theo mùa với các đặc trưng của vùng khí hậu miền Đông Nam Bộ, hàng năm được chia làm 2 màu rõ rệt: - Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. - Mùa khô từ thàng 11 đến tháng 4 năm sau. Khu vực có đặc điểm khí hậu nóng đều quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25.4 – 27.20C và không chênh lệch quá lớn giữa các tháng trong năm. Nóng nhất là tháng 4, tháng 5 nhưng cũng không vượt quá 300C, thấp nhất là tháng 12, nhiệt độ không dưới 200C. Trung bình hàng năm có 2000 – 3000 giờ nắng. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm: 260C. Nhiệt độ cao nhất: 28.60C. Nhiệt độ thấp nhất:22.60C. - Độ ẩm:
  • 20. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 20 Độ ẩm trung bình năm: 82%. Độ ẩm lớn nhất: 91%. Độ ẩm nhỏ nhất: 70% - Chế độ mưa: Lượng mưa lớn nhất: 2503mm. Lượng mưa nhỏ nhất: 2014mm. Lượng mưa trung bình: 1487mm. - Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi thay đổi theo mùa và lượng bốc hơi cao nhất vào các tháng 2, 3, 4 còn thấp nhất tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Lượng bốc hơi cao nhất: 178mm/tháng. Lượng bốc hơi thấp nhất:51mm/tháng. - Gió: Hướng gió chủ đạo là hướng Bắc – Nam và hướng Đông Nam Mùa hè: Hướng Bắc –Nam vào tháng 4. Mùa đông: Hướng Đông Nam từ tháng 2 đến tháng 5. Tốc độ gió lớn nhất 10m/s.  Địa chất Trên cơ sở khảo sát ngoài hiện trường, mô tả đất nền qua các hố khoan, kết hợp với tài liệu đã có trong vùng và chủ yếu tổng hợp kết quả phân tích mẫu cơ lý đất đá, chúng tôi nhận thấy khu vực khảo sát (tính tới chiều sâu 30,00m), địa tầng được phân chia thành 7 lớp. Các lớp được mô tả theo thứ tự từ trên xuống như sau: - Lớp 1: Sét màu nâu đỏ sậm, trạng thái dẻo cứng. Chiều dày lớp từ 2,90  4,00m. - Lớp 2: Sét màu nâu đỏ sậm, xám nâu, nâu đỏ; trạng thái nửa cứng. Chiều
  • 21. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 21 dày lớp 6,10  8,10m. - Lớp 3: Sét màu nâu xám, nâu đỏ sậm; trạng thái dẻo cứng. Chiều dày lớp 1,30  1,60m. - Lớp 4: Sét màu nâu xám, xám xanh, nâu đỏ; trạng thái nửa cứng. Chiều dày lớp 8,80  11,10m. - Lớp 5: Sét màu xám xanh, trạng thái nửa cứng. Chiều dày lớp 3,80  6,00m. - Lớp 6: Sét màu xám xanh lẫn dăm sạn bazan phong hoá, trạng thái cứng. Chiều dày lớp từ 1,30m đến lớn hơn 3,50m. - Lớp 7: Đá bazan phong hoá nhẹ màu xám đen,cứng chắc. Chiều dày lớp chưa được xác định rõ ràng, các hố khoan sâu 30,0m đã khoan vào lớp này được 3,50m. Các lớp đất từ lớp 1 đến lớp 7 có diện phân bố rộng khắp khu vực khảo sát, bề dày lớp tương đối ổn đinh, tính chất cơ lý của các đơn nguyên địa chất công trình ít thay đổi, có sức chịu tải Rtc = 1,75  2,76 kG/cm2. Về mặt độ lún cần lưu ý nền đất lớp 1, lớp 2 và lớp 3 có hệ số rỗng lớn, hệ số nén lún cao. - Mực nước ngầm khu vực khảo sát nằm sâu không ảnh hưởng đến việc thiết kế và thi công nền móng công trình. - Bề mặt địa hình khá bằng phẳng thuận lợi cho thi công xây dựng công trình.  Địa chất thủy văn Nước ngầm: Theo nghiên cứu thăm dò đánh giá nước dưới đất của Đoàn địa chất thủy văn 78 cho thấy khu vực thiết kế trong vùng có nước ngầm, trữ lượng nước ngầm không đều, khu vực dự án chỉ khai thác tối đa được 5.000m³/ngđ. Mực nước ngầm trong khu vực khảo sát nằm sâu, tại thời điểm khoan khảo sát các hố khoan sâu gặp mực nước ngầm ở độ sâu từ 19,30m đến 20,0m. Nước không có tính ăn mòn bê tông.  Địa chấn
  • 22. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 22 Khu vực dự kiến xây dựng nằm trong vùng có động đất cấp 5 (Theo bản đồ địa chấn Việt Nam).  Thủy văn Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng thượng lưu của các con suối chảy ra sông Cả và sông Đông Nai. Phía Đông Nam khu vức có suối Cả chảy qua theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, là nơi tập trung nước từ các đồi cao xung quanh. Do đó khi có mưa lớn các khu vực ven suối bị nước dâng khoảng 0.5 – 0.8 m (hiện nay chưa có số liệu thủy văn cụ thể của suối Cả). Tuy nhiên theo điều tra hiện trạng khu vực này không bị ngập lụt. 2. Điều kiện kinh tế xã hội. Năm 2015, tình hình kinh tế của huyện Cẩm Mỹ chịu tác động và gặp nhiều khó khăn, song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và nhân dân trong huyện, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn đang có dấu hiệu phục hồi. Tăng trưởng kinh tế tăng khá so với cùng kỳ, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển khá tốt. Sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng, các ngành dịch vụ đáp ứng tốt cho sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân. Thu ngân sách tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai thực hiện. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội được duy trì, an sinh xã hội được quan tâm chú trọng và an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững. Kết quả cụ thể như sau: Tổng giá trị sản xuất 9 tháng trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) ước đạt 6.749,7 tỷ đồng, tăng 16,01% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 8,59%, Công nghiệp - xây dựng tăng 24,82%, Dịch vụ tăng 17,54% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng khá: Ước giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đạt 2.316,32 tỷ đồng, đạt 61,09% KH năm, tăng 8,59% so với cùng kỳ năm 2014 trong đó: trồng trọt tăng 3,27%, chăn nuôi tăng
  • 23. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 23 15,31% so với cùng kỳ; Tỷ trọng chăn nuôi so với giá trị sản xuất nông nghiệp chiến 45,98%. Ngành trồng trọt: + Cây hàng năm: - Sản xuất vụ Đông Xuân đạt kết quả cao, năm nay toàn huyện giao trồng được với diện tích là 4.871,9 ha đạt 97,3% so KH, và tăng 19,39% so cùng kỳ (tăng 791,2 ha so với cùng kỳ). Năng suất bình quân các loại cây chủ lực như: Lúa đạt 70 tạ/ha; Bắp đạt 83,5 tạ/ha. - Sản xuất vụ Hè Thu toàn huyện gieo trồng được 9.669,9 giảm 254,8 ha so với cùng kỳ. Nguyên nhân không đạt kế hoạch đề ra là do một số diện tích trồng xen dưới tán cây lâu năm, năm nay đã khép tán. Đồng thời, một số diện tích cây hàng năm chuyển sang trồng cây tiêu đem lại hiệu quả kinh tế cao cụ thể ở các xã Lâm San, Xuân Tây, Sông Ray. Ước tính năng suất bình quân các loại cây chủ lực; cây lúa đạt 58,3 tạ/ha; bắp đạt 64,2 tạ/ha; + Cây lâu năm: Trong 9 tháng năm 2015, chủ yếu tập trung hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, phòng trừ và xử lý các loại sâu bệnh trên các loại cây: điều, xoài, cà phê, sầu riêng, chôm chôm đang trong thời kỳ ra hoa, đậu quả. Đồng thời, theo dõi thu hoạch sản phẩm trên các loại cây: điều, tiêu, xoài, sầu riêng và chôm chôm. Tập trung kiểm tra khảo sát diện tích điều năng suất thấp, vườn tạp, vùng quy hoạch cây trồng lâu năm … triển khai kế hoạch phát triển cây trồng chủ lực năm 2015; hướng dẫn nông dân cách phòng trừ sâu bệnh và cải tạo vườn cây ăn quả. Diện tích một số cây chủ lực: cây cà phê hiện có 4.539 ha, diện tích cho sản phẩm 4.539 ha; cây tiêu hiện có 4.580 ha; năm nay giá tiêu tiếp tục tăng cao và ổn định ở mức 190.000 đ – 210.000 đ/kg, người trồng tiêu có lãi từ 350 – 450 triệu
  • 24. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 24 đồng/ha nên tiếp tục đầu tư chăm sóc và mở rộng diện tích; cây điều hiện có 2.876 ha; cây cao su hiện có 13.656,8 ha, diện tích cho sản phẩm 7.985,7 ha; diện tích cao su tiểu điền hiện có 1.518 ha, diện tích cho sản phẩm là 1090 ha; Cây chôm chôm hiện có 1.345 ha, diện tích cho sản phẩm 1.305 ha; cây sầu riêng hiện có 1.385 ha, diện tích cho sản phẩm 1.350 ha; cây Mãng cầu: 120 ha, diện tích cho sản phẩm 120 ha, năng suất ước đạt 88 tạ/ha. Chăn nuôi trên địa bàn tiếp tục phát triển ổn định, công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt nên không có dịch bệnh xảy ra. Quy mô tổng đàn bò, đàn lợn và gia cầm tăng cao, đặc biệt đàn bò tăng mạnh (tăng 29,21%); riêng đàn trâu, bò trong khu vực chăn thả ngày càng bị thu hẹp do cơ giới hóa trong nông nghiệp nên giảm cả số lượng và sản lượng. Công tác trồng rừng tập trung, chăm sóc, và bảo vệ rừng được thực hiện thường xuyên. Sản xuất thủy sản tiếp tục ổn định; diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản và sản lượng thủy sản khai thác đều tăng so với cùng kỳ. Sản xuất Công nghiệp - TTCN tiếp tục phát triển ổn định; Ước giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) toàn ngành tăng 18,03% so cùng kỳ. Hầu hết sản lượng các sản phẩm công nghiệp - TTCN chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ như; giết mổ gia súc ước đạt 52.130 tấn tăng 22,48%; gỗ đồ mộc ước đạt 5.200 m3 tăng 24,20%; thức ăn gia súc ước đạt 83 ngàn tấn tăng 20,12%; quần áo các loại ước đạt 184.026 ngàn chiếc tăng 22,49%; hạt điều nhân ước đạt 3.420 tấn tăng 23,91%;.... Hoạt động xây dựng có chuyển biến tích cực nên giá trị sản xuất ngành xây dựng trên địa bàn huyện 9 tháng năm 2015 (theo giá so sánh 2010) ước tăng 32,85% so với cùng kỳ và đạt 60,59% kế hoạch. Trong 9 tháng năm 2015, các ngành dịch vụ đều tăng khá so với cùng kỳ nhất là các ngành thương mại, dịch vụ ăn uống… ước giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) ngành dịch vụ đạt 2.693,36 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá ước tăng 18,06% so cùng kỳ và đạt 74,98% kế hoạch. Giá cả, chỉ số giá tiêu dùng thị trường ổn định so với cùng kỳ.
  • 25. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 25 Dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất, kinh doanh, tăng khá so với cùng kỳ cả về doanh thu, khối lượng luân chuyển và vận chuyển. Dịch vụ bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển, nhất là các dịch vụ bưu chính mới. Dịch vụ tín dụng ngân hàng tiếp tục đáp ứng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Về đầu tư phát triển: Công tác quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn được huyện quan tâm, khối lượng hoàn thành và giải ngân vốn đạt kết quả tích cực, thực hiện vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng cao so cùng kỳ ở tất cả các nguồn vốn, ước tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 914,01 tỷ đồng, tăng 33,55% cùng kỳ và đạt 60,72% kế hoạch, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước giảm 55,45%; Vốn do các doanh nghiệp đầu tư tăng 238,13% và vốn trong dân cư tăng 59,96% so với cùng kỳ. Thu ngân sách đạt kết quả khá tốt, chi ngân sách đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ của huyện: Ước 9 tháng năm 2015, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 59.580 triệu đồng, tăng 26,63% dự toán, tăng 7,68% so với cùng kỳ. Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, vì vậy trong 9 tháng năm 2015 số doanh nghiệp đăng ký mới tuy tăng số lượng song số vốn đăng ký giảm so cùng kỳ, tính đến 31/8 tháng năm 2015 nâng tổng số doanh nghiệp toàn huyện lên 104 doanh nghiệp. Công tác quy hoạch được tích cực thực hiện, công tác quản lý nhà nước về các hoạt động Khoa học - công nghệ tiếp tục được quan tâm. Công tác quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên tiếp tục được đẩy mạnh. Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp với 13 xã, trong đó; có 1 xã đạt chuẩn năm 2014, có 4 xã đăng ký đạt chuẩn năm 2015, tăng 4 xã so với năm 2014. Ngay từ đầu năm, huyện đã ưu tiên bố trí vốn theo cơ chế đã được HĐND huyện thông qua cho xã xây dựng Nông thôn mới do huyện chỉ đạo với tổng số vốn đã phân bổ. Các xã do huyện chỉ đạo cũng đã được tích cực hướng dẫn hoàn thiện thủ tục và huy động các nguồn vốn để triển khai. Tính đến nay đã có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
  • 26. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 26 Giáo dục - đào tạo có bước phát triển theo hướng đổi mới, chất lượng giáo dục cả đại trà và mũi nhọn tiếp tục được giữ vững và ổn định ở mức cao; Công tác phân luồng học sinh sau THCS được quan tâm và duy trì. Hoạt động Văn hoá - thông tin, thể thao, phát thanh và truyền hình được củng cố và phát triển; Các hoạt văn hóa, vui chơi giải trí, tổ chức lễ hội truyền thống diễn ra sôi nổi. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm hàng đầu trước những diễn biến phức tạp và nguy hiểm của một số bệnh, UBND huyện đã chỉ đạo ngành Y tế, các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện theo dõi sát sao, chủ động để có kế hoạch ứng phó kịp thời. Về an sinh xã hội được quan tâm và bảo đảm: Trong 9 tháng năm 2015, huyện đã quan tâm thực hiện chính sách xã hội, an sinh xã hội bảo đảm đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, chế độ theo quy định. Công tác quốc phòng, an ninh, đảm bảo duy trì trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện, không phát sinh phức tạp về an ninh, trật tự trong các dịp lễ, tết, trước, trong và sau Đại hội Đảng các cấp. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiểm soát an toàn giao thông được đẩy mạnh. II. Quy mô sản xuất của dự án. II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, 80% dân số thế giới nằm ở khu vực các nước đang phát triển sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên như một lựa chọn hàng đầu trong việc phòng và chữa bệnh. Với số dân lớn nên nhu cầu sử dụng thuốc hiệu quả cao ngày càng tăng. Nhu cầu về sử dụng thuốc trên thế giới rất lớn, cả về số lượng và chất lượng. Đây đang là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển nói riêng và nhân loại nói chung. Cho đến nay, thực vật vẫn là nguồn nguyên liệu chính trong phát triển các loại thuốc mới trên thế giới. Các dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên chiếm tới 50% tổng số dược phẩm đang được sử dụng trong lâm sàng, trong đó khoảng 25% tổng số
  • 27. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 27 thuốc có nguồn gốc từ thực vật bậc cao. Trong số 20 thuốc bán chạy nhất trên thế giới, có 9 sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với doanh thu hàng năm lên đến hàng chục tỷ đô la. Theo ước tính, doanh số thuốc từ cây thuốc và các sản phẩm của nó đạt trên 100 tỷ đô la/năm. Các công ty dược phẩm lớn trên thế giới cũng đã trở lại quan tâm đến việc nghiên cứu tìm kiếm các hoạt chất sinh học từ thảo dược và sau đó là phát triển nó thành thuốc chữa bệnh. Sự kết hợp với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã đem lại hiệu quả cao hơn cho việc chữa bệnh bằng y học cổ truyền, cho quá trình tìm và phát triển thuốc mới. Việt Nam cũng có một lịch sử lâu đời trong sử dụng cây cỏ tự nhiên và một nền y học cổ truyền có bản sắc riêng để phòng và chữa bệnh cho con người. Nằm trong khu vực nhiệt đới Đông Nam Á có đa dạng sinh học rất cao. Theo ước tính Việt Nam có khoảng trên 12.000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng 4-5% tống số loài thực vật bậc cao đã biết trên thế giới và khoảng 25% số loài thực vật bậc cao đã biết ở châu Á. Trong số này, có khoảng 4.000 loài thực vật và 400 loài động vật được dùng làm thuốc. a) Thị trường thế giới Như đã phân tích phí trên cho thấy thị trường thuốc của thế giới là rất lớn. Xu hướng sử dụng thuốc phòng và chữa bệnh có nguồn gốc từ dược liệu đang trở thành nhu cầu ngày càng cao trên thế giới. Với những lí do: thuốc tân dược thường có hiệu ứng nhanh nhưng hay có tác dựng phụ không mong muốn; thuốc thảo dược có hiệu quả chữa bệnh cao, ít độc hại và tác dụng phụ. Ước tính nhu cầu dược liệu trên Thế giới: 15 tỷ USD/năm, riêng Mỹ là 4 tỷ USD/năm, châu Âu là 2, 4 tỷ USD/năm, Nhật bản là 2,7 tỷ USD/năm, các nước Châu Á khác khoảng 3 tỷ/USD năm . Một số dược liệu được ưa chuộng trên thị trường Mỹ như: Sâm Mỹ, Sâm Triều Tiên, Đương quy, Lô hội, ma hoàng, Valeriana, Bạch quả, tỏi, gừng,.... Các thị trường lớn tiêu thụ dược liệu : Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Thuỵ Sỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Sin gapo, ấn độ, Nhật Bản.
  • 28. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 28 Một trong những nước xuất khẩu nhiều dược liệu gồm Trung Quốc : 2tỷ USD/năm, Thái Lan : 47 triệu USD/năm. b) Thị trường trong nước Việt Nam cũng có một lịch sử lâu đời trong sử dụng cây cỏ tự nhiên và một nền y học cổ truyền có bản sắc riêng để phòng và chữa bệnh cho con người. Nằm trong khu vực nhiệt đới Đông Nam Á có đa dạng sinh học rất cao. Theo ước tính Việt Nam có khoảng trên 12000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng 4-5% tống số loài thực vật bậc cao đã biết trên thế giới và khoảng 25% số loài thực vật bậc cao đã biết ở châu Á. Trong số này, có khoảng 4000 loài thực vật và 400 loài động vật được dùng làm thuốc. Thế nhưng, các thuốc này mới chủ yếu được sử dụng trong y học cổ truyền và y học dân gian Việt Nam. Hiện nay, các công ty dược phẩm của Việt Nam đã và đang phát triển sản xuất thuốc từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, tức là Dược liệu. Đã có nhiều công ty phát triển rất tốt. Sự phát triển này đã góp phần giúp chúng ta tự cung cấp được trên 40% nhu cầu sử dụng thuốc của đất nước, giúp giảm giá thành các loại thuốc sử dụng cho việc phòng và điều trị bệnh tật, đồng thời cũng tạo ra nhiều công ăn cho nhân dân. Theo số liệu điều tra cơ bản nguồn dược liệu toàn quốc của Viện Dược Liệu- Bộ Y Tế (2003) Việt Nam có 3.830 loài thực vật làm thuốc chiếm khoảng 36% số thực vật có mặt ở Việt Nam. Trong dự án “ Quy hoạch tổng thể đầu tư phát triển ngành dược Việt Nam đến năm 2020 “ với nội dung quy hoạch,sản xuất dược liệu và xây dựng các vùng dược liệu chuyên canh nhằm đạt các mục tiêu chính sau: - Đáp ứng nhu cầu 20.000 - 30.000 tấn dược liệu/năm từ cây thuốc cho Y học cổ truyền và 10.000 đến 15.000 tấn dược liệu cho công nghiệp chế biến thuốc đông dược.
  • 29. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 29 - Sản xuất trong nước cung ứng cho nhu cầu phòng và chữa bệnh cho cộng đồng chủ yếu từ dược liệu - phải đạt 70% giá trị thuốc sử dụng( hiện mới đạt 20 - 30%) - Tăng nhanh khối lượng sản phẩm xuất khẩu từ dược liệu trong nước, mục tiêu xuất khẩu 30.000tấn/năm, đạt giá trị khoảng 100triệu USD/năm. Từ những phân tích trên, đồng thời mức sống người dân ngày một nâng cao thì nhu cầu về nâng cao sức khỏe trong việc sử dụng thực phẩm chức năng hứa hẹn một tương lai tốt cho ngành dược. Chính vì vậy để tiếp cận thị trường một cách chủ động, Công ty chúng tôi ngoài việc kế thừa kinh nghiệm và thành quả hoạt động của mình. Khi dự án đi vào hoạt động, chúng tôi sẽ có kế hoạch nhân sự cụ thẩ để phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, cung cấp cho thị trường. II.2. Quy mô đầu tư của dự án.  Vườn ươm sản xuất dược liệu với diện tích: 20.032 m².  Khu trồng dược liệu: 75.000 m². +Khu nhà máy bào chế thuốc và mỹ phẩm: 43.864 m². III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. III.1. Địa điểm xây dựng. Khu vực xây dựng Khu công nghệ cao tại Xuân Đường, Cẩm Mỹ, Đồng Nai . III.2. Hình thức đầu tư. Dự án Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai đầu tư theo hình thức xây dựng mới. IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
  • 30. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 30 Bảng cơ cấu sử dụng đất TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%) I.1 Hợp phần vườn ươm sản xuất dược liệu 20.032 13,35 1 Phòng làm việc chung 100 0,07 2 Phòng vô trùng nuôi cây 2.500 1,67 3 Phòng vô trùng cấy cây 2.500 1,67 4 Phòng chuẩn bị môi trường 2.500 1,67 5 Phòng chuẩn bị dụng cụ 80 0,05 6 Phòng đặt thiếtbị 80 0,05 7 Phòng kho 500 0,33 8 Nhà vệ sinh 48 0,03 9 Nhà lưới chống côn trùng 3.000 2,00 10 Vườn ươm cách ly 7.000 4,67 11 Phòng bảo vệ 24 0,02 12 Giao thông nội bộ 1.700 1,13 I.2 Hợp phần khu trồng dược liệu 75.000 50,00 1 Khu trồng dược liệu 67.500 45,00 2 Giao thông, đồng ruộng 7.500 5,00 I.3 Hợp phần nhà máy chiết xuất và bào chế dược liệu 43.864 29,24 1 Văn phòng điều hành ( các quản lý, trung tâm nghiên cứu…) 1.600 1,07 2 Xưởng sản xuất thuốc 15.000 10,00 3 Xưởng chiết xuất công nghệ cao 1.500 1,00 4 Nhà sinh hoạt cộng đồng, hội trường, nhà chuyên gia 1.000 0,67 5 Hòn non bộ và cảnh quan 100 0,07 6 Bãi đậu xe tải 5.030 3,35 8 Đường giao thông nội bộ 2.972 1,98 9 Sân Bêtông 5.500 3,67
  • 31. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 31 TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%) 10 Cây xanh và mái Taluy 2.162 1,44 I.4 Giao thông tổng thể 9.104 6,07 Tổng cộng 150.000 100,00 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. 1. Các loại dược liệu tự nhiên và trồng vườn: Với nguồn dược liệu đa dạng, nhà máy chọn lọc và đưa vào sản xuất các loại dược liệu có lợi như: Mật nhân, sâm nam, sâm cau, sâm dây, sâm ngọc linh, cỏ sướt, cỏ màng châu, nhản long, hà thủ ô, atiso, hổ phục, nấm linh chi, muồng hòe, đậu xăng, mật nhân, đinh lăng, dừa nước, dừa cạn, dứa dại, cam thảo, hồng ngọc, chó đẻ, nhân trần, nhãn lồng, cỏ mực, gấm đỏ, ba kích, măng cụt, cau, xuyên tâm liên, gấm trắng, tơ hồng, vỏ dừng, rễ tranh, trinh nữ, cỏ xước, hòan đắng, ngải cứu, sake, lá vối, lá ổi, lá vú sữa, lá cộng sản, lá bông, mần trầu… 2. Thực trạng dược liệu hiện nay: 2.1 Ưu điểm: Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một tiềm năng lớn về tài nguyên cây dược liệu nói riêng và tài nguyên dược liệu (thực vật, động vật, khoáng vật) nói chung. Điều này thể hiện ở sự đa dạng về chủng loại cây dược liệu, vùng phân bố rộng khắp cả nước, có nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới. Theo kết quả điều tra, đánh giá tại một số vùng, nuôi trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế to lớn hơn bất kỳ cây lương thực, thực phẩm nào (có thể thu nhập trên 100 triệu đồng/ha). Việt Nam có một nền y học dân tốc lâu đời với các tri thức sử dụng các loại dược liêu, nền y học cổ truyền độc đáo bảo vệ cho dân tộc ta suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới với xu hướng “Trở về với thiên nhiên” thì việc sử dụng các loại sản phẩm từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng, ít có những tác động có hại và phù hợp với quy luật sinh lý cơ thể con người hơn.
  • 32. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 32 Dược liệu từ thiên nhiên tồn tại cùng với hệ sinh thái rừng, nông nghiệp và nông thôn, có mối tương quan chặt chẽ giữa đa dạng sinh học cây thuốc và đa dạng văn hóa, y học cổ truyền, gắn với tri thức y dược học của 54 dân tộc, là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. 2.2 Hạn chế: Tiềm năng to lớn là vậy, song công cuộc bảo tồn và phát triển dược liệu ở nước ta cũng đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quy hoạch phát triển dược liệu, công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu, việc tiêu chuẩn hóa dược liệu, cũng như việc hiện đại hóa sản xuất thuốc từ dược liệu. Có thể kể đến một số ví dụ điển hình như tình trạng nuôi trồng và khai thác dược liệu ở nước ta hiện nay còn tự phát, quy mô nhỏ dẫn đến sản lượng dược liệu không ổn định, giá cả biến động. Việc khai thác dược liệu quá mức mà không đi đôi với việc tái tạo, bảo tồn dược liệu đã dẫn đến số lượng loài cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít (trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu có giá trị có thể khai thác tự nhiên), nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt; Dược liệu không được sản xuất theo quy trình, quy hoạch cụ thể; Việc áp dụng thành tựu của khoa học, công nghệ vào việc hiện đại hoá sản xuất thuốc từ dược liệu chưa được quan tâm đúng mức... Với khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều làm cho hàm lượng nước trong không khí cao, cộng với dược liệu phần lớn có nguồn gốc từ thực vật (lá, thân, rễm hoa, quả, hạt…) và một số từ khoáng vật rất dễ hút ẩm và là thành phầm dinh dưỡng thích hợp cho vi khuẩn, nấm mốc, côn trùng phát triển. 3.Biện pháp cải thiện nguồn dược liệu: Việt Nam cần quy hoạch nhiều vùng trồng dược liệu quy mô lớn trên cơ sở khai thác các vùng có lợi thế về điều kiện tự nhiên, thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây dược liệu; Phù hợp với nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu kỹ thuật mới ứng dụng vào sản xuất dược liệu; Dựa vào lợi thế các vùng truyền thống của các cộng đồng miền núi của Việt Nam và các nghiên cứu của các nhà khoa học.
  • 33. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 33 Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu. Để đảm bảo nguồn dược liệu chất lượng cao, cần đẩy mạnh triển khai thực hiện GACP thực hành tốt trồng cây dược liệu (GAP) và thực hành tốt thu hái cây dược liệu hoang dã (GCP). Ngoài ra, cần xây dựng nhiều các Hồ sơ về dược liệu. Hiện Bộ Y tế đang triển khai xây dựng Danh mục 40 dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường để làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ, đầu tư, khuyến khích phát triển dược liệu trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Với việc thực hiện tốt, đồng bộ các vấn đề nêu trên, chắc chắn chúng ta sẽ có nguồn dược liệu chất lượng tốt, góp phần tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho người bệnh, hướng tới đưa dược liệu trở thành thế mạnh của ngành dược Việt Nam. Điều này cũng được thể hiện rất rõ trong Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (được ban hành theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ): phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất thuốc từ dược liệu, trong đó mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%. Để bảo tồn nguồn cũng như phát triển nguồn dược liệu làm nguyên liệu cho ngành dược, song song với các sản phẩm sản xuất Công ty chúng tôi xây dựng dự án quy hoạch trong khảo nghiệm các giống cây dược liệu với diện tích hơn 7,5ha. 4. Vật liệu, dây chuyền thiết bị và nhân công phục vụ xây dựng dự án. Các vật tư đầu vào như: nguyên vật liệu và xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời. Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động tại địa phương. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án.
  • 34. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 34 Chương III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình của dự án ST T Nội dung ĐVT Quy mô I Xây dựng I.1 Hợp phần vườn ươm sản xuất dược liệu 20.032 1 Phòng làm việc chung m² 100 2 Phòng vô trùng nuôi cây m² 2.500 3 Phòng vô trùng cấy cây m² 2.500 4 Phòng chuẩn bị môi trường m² 2.500 5 Phòng chuẩn bị dụng cụ m² 80 6 Phòng đặt thiết bị m² 80 7 Phòng kho m² 500 8 Nhà vệ sinh m² 48 9 Nhà lưới chống côn trùng m² 3.000 10 Vườn ươm cách ly m² 7.000 11 Phòng bảo vệ m² 24 12 Giao thông nội bộ m² 1.700 I.2 Hợp phần khu trồng dược liệu 75.000 1 Khu trồng dược liệu m² 67.500 2 Giao thông, đồng ruộng m² 7.500 I.3 Hợp phần nhà máy chiết xuất và bào chế dược liệu 43.864 1 Văn phòng điều hành ( các quản lý, trung tâm nghiên cứu…) m² 1.600
  • 35. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 35 ST T Nội dung ĐVT Quy mô 2 Xưởng sản xuất thuốc m² 15.000 3 Xưởng chiết xuất công nghệ cao m² 1500 4 Nhà sinh hoạt cộng đồng, hội trường, nhà chuyên gia m² 1.000 5 Hòn non bộ và cảnh quan m² 100 6 Bãi đậu xe tải m² 5.030 7 Kho thành phẩm m² 6.000 Kho chứa nguyên liệu m² 3000 8 Đường giao thông nội bộ m² 2.972 9 Sân Bêtông m² 5.500 10 Cây xanh và mái Taluy m² 2.162 I.4 Hệ thống tổng thể 1 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1 2 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1 3 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1 4 Hệ thống thông tin liên lạc HT 1 5 Giao thông tổng thể m² 9.104 6 Hàng rào tổng thể md 1.549 7 Khu xử lý chất thải rắn m² 2.000 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. II.1 Hợp phần nuôi cấy mô và vườn ươm: Hợp phần của dự án được triển khai với 4 nhóm công nghệ chính bám sát mục tiêu, gồm có: A- Công nghệ gen (CN34) để bảo tồn các nguồn gen quý và giám định, chọn tạo giống gốc; công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật (CN37) để sản xuất giống cây thuốc chất lượng cao, quy mô lớn phục vụ phát triển vùng nguyên liệu.
  • 36. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 36 Công nghệ sinh học là một ngành khoa học mũi nhọn, đang phát triển trên cơ sở các kĩ thuật mới mẻ: kĩ thuật di truyền, kĩ thuật dung hợp tế bào; kĩ thuật nuôi cấy mô; kĩ thuật nuôi cấy tế bào; kĩ thuật cấy chuyển phôi….Những thành tựu này đang chuẩn bị cho một cuộc cách mạng sinh học trong các ngành kinh tế-kĩ thuật. Phương pháp nuôi cấy mô đã được áp dụng từ lâu bởi các nhà trồng hoa và các nhà chọn giống muốn nhân nhanh những giống đặc cấp, cải thiện hiệu quả của từng thời kì chọn lọc. Nuôi cấy mô và tế bào thực vật đã được tiến hành ở Việt Nam từ giữa những năm 70. Hiện nay, trong cả nước đã có vài chục phòng thí nghiệm nuôi cấy mô và tế bào, tuy nhiên gần như chưa có phòng thí nghiệm nào nghiên cứu chuyên sâu về cây thuốc. Phần lớn các phòng thí nghiệm đang tiến hành những nghiên cứu ứng dụng: chủ yếu là vi nhân giống trong ống nghiệm. Nuôi cấy mô và tế bào thực vật còn có những khả năng đóng góp cho nnhững nghiên cứu và ứng dụng xa hơn thế nữa, đặc biệt là trong cải biến di truyền (chọn dòng tế bào, đột biến tế bào, nuôi cấy bao/hạt phấn, lai tế bào, chuyển gen) và trong công nghệ thu nhận các chất có hoạt tính sinh học. Nguồn cây thuốc của Việt Nam đang bị cạn kiệt, mất dần vì tình trạng khai thác bừa bãi và công tác bảo tồn nguồn gien yếu kém. Nhiều vùng phân bố tự nhiên của các loại thuốc đã bị phá hủy, như vùng núi Hàm Rồng (Sa Pa - Lào Cai); cao nguyên An Khê (thuộc tỉnh Gia Lai và Bình Định)...; nhiều cây thuốc nam truyền thống mất dần các giống như: hương nhu tía, ý dĩ, tam thất gừng... Trước đây, Việt Nam có khả năng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu hàng ngàn tấn sản phẩm mỗi năm như: hồi, quế, hương nhu, cúc hoa, ích mẫu, artiso, địa hoàng, bạch chỉ, bạch truật..., nhưng hiện nay hơn 80% nguồn dược liệu sử dụng trong nước phải nhập khẩu. Việc sản xuất giống và cung cấp được lương lớn cây giống cho sản xuất hàng hóa đòi hỏi phải sản xuất giống theo quy mô công nghiệp: số lượng lớn, đồng nhất, chất lượng cao..., chỉ có thể thành công khi sử dụng công nghệ tế bào (nhân giống băng invitro)
  • 37. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 37 1. Ưu điểm của vi nhân giống bằng công nghệ tế bào thực vật (nhân giống bằng invitro) - Đưa ra sản phẩm nhanh hơn: Từ một cây ưu việt bất kỳ đều có thể tạo ra một quần thể có độ đồng đều cao với số lượng không hạn chế, phục vụ sản xuất thương mại, dù cây đó là dị hợp về mặt di truyền. - Nhân nhanh với hệ số nhân giống cao: Trong hầu hết các trường hợp, công nghệ vi nhân giống đáp ứng tốc độ nhân nhanh cao, từ 1 cây trong vòng 1-2 năm có thể tạo thành hàng triệu cây. - Sản phẩm cây giống đồng nhất: Vi nhân giống về cơ bản là công nghệ nhân dòng. Nó tạo ra quần thể có độ đều cao dù xuất phát từ cây mẹ có kiểu gen dị hợp hay đồng hợp. - Tiết kiệm không gian: Vì hệ thống sản xuất hoàn toàn trong phòng thí nghiệm, không phụ thuộc vào thời tiết và các vật liệu khởi đầu có kích thước nhỏ. Mật độ cây tạo ra trên một đơn vị diện tích lớn hơn rất nhiều so với sản xuất trên đồng ruộng và trong nhà kính theo phương pháp truyền thống. - Nâng cao chất lượng cây giống: Nuôi cấy mô là một phương pháp hữu hiệu để loại trừ virus, nấm khuẩn khỏi các cây giống đã nhiễm bệnh. Cây giống sạch bệnh tạo ra bằng cấy mô thường tăng năng suất 15 - 30% so với giống gốc. - Khả năng tiếp thị sản phẩm tốt hơn và nhanh hơn: Các dạng sản phẩm khác nhau có thể tạo ra từ hệ thống vi nhân giống như cây con invitro (trong ống nghiệm) hoặc trong bầu đất. Các cây giống có thể được bán ở dạng cây, củ bi hay là thân củ. - Lợi thế về vận chuyển: Các cây con kích thước nhỏ có thể vận chuyển đi xa dễ dàng và thuận lợi, đồng thời cây con tạo ra trong điều kiện vô trùng được xác nhận là sạch bệnh. Do vậy, bảo đảm an toàn, đáp ứng các qui định về vệ sinh thực vật quốc tế. - Sản xuất quanh năm: Quá trình sản xuất có thể tiến hành vào bất kỳ thời gian nào, không phụ thuộc mùa vụ.
  • 38. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 38 2. Hạn chế của nhân giống invitro - Hạn chế về chủng loại sản phẩm: Trong điều kiện kỹ thuật hiện nay, không phải tất cả cây trồng đều được nhân giống thương phẩm bằng nhân giống invitro. Nhiều cây trồng có giá trị kinh tế hoặc quý hiếm vẫn chưa thể nhân nhanh để đáp ứng nhu cầu thương mại hoặc bảo quản nguồn gen. Nhiều vấn đề lý thuyết liên quan đến nuôi cấy và tái sinh tế bào thực vật invitro vẫn chưa được giải đáp. - Chi phí sản xuất cao: Vi nhân giống đòi hỏi nhiều lao động kỹ thuật thành thạo. Do đó, giá thành sản phẩm còn khá cao so với các phương pháp truyền thống như chiết, ghép và nhân giống bằng hạt. - Hiện tượng sản phẩm bị biến đổi kiểu hình: Cây con nuôi cấy mô có thể sai khác với cây mẹ ban đầu do hiện tượng biến dị tế bào soma. Kết quả là cây con không giữ được các đặc tính quý của cây mẹ. Tỷ lệ biến dị thường thấp ở giai đoạn đầu nhân giống, nhưng sau đó có chiều hướng tăng lên khi nuôi cấy kéo dài và tăng hàm lượng các chất kích thích sinh trưởng. Hiện tượng biến dị này cần được lưu ý khắc phục nhằm đảm bảo sản xuất hàng triệu cây giống đồng nhất về mặt di truyền. 3. Các phương pháp nhân giống invitro Dự án được triển khai với 3 công nghệ chính tạo cây con trong nhân giống invitro: - Cấy mô trực tiếp tạo chồi và cây hoàn chỉnh.
  • 39. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 39 - Cấy mô phát sinh callus (mô sẹo) và callus tạo chồi. Trong nhân giống in vitro nếu tái sinh được cây hoàn chỉnh trực tiếp từ mẫu vật nuôi cấy ban đầu thì không những nhanh chóng thu được cây mà các cây cũng khá đồng nhất về mặt di truyền. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mô nuôi cấy không tái sinh cây ngay mà phát triển thành khối callus. Tế bào callus khi cấy chuyển nhiều lần sẽ không ổn định về mặt di truyền. Để tránh tình trạng đó nhất thiết phải sử dụng loại callus vừa phát sinh, tức là callus sơ cấp để tái sinh cây thì hy vọng sẽ thu được cây tái sinh đồng nhất. Thông qua giai đoạn callus còn có thể thu được những cá thể sạch virus như trường hợp của Kehr và Sehaffer (1976) thu được ở tỏi. A. Mô sẹo cây tỏi sau 2 tuần nuôi cấy B. Mô sẹo sau 4 tuần nuôi cấy C. Tạo chồi từ mô sẹo D. Cây tái sinh từ mô sẹo E. Củ tỏi thu được từ cây con nuôi cấy mô thông qua tạo mô sẹo Các bước cơ bản triển khai công nghệ như sau:
  • 40. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 40 - Cấy mô phát sinh callus, callus phát triển phôi (hoặc nuôi cấy dịch huyền phù tế bào phát sinh phôi) và từ phôi thu được cây hoàn chỉnh. 4. Các giai đoạn cơ bản trong quy trình nhân giống vô tính invitro 4.1. Quá trình sản xuất cây cấy mô Quá trình vi nhân giống thông thường gồm năm giai đoạn chính, mỗi một giai đoạn có những yêu cầu riêng.
  • 41. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 41 Giai đoạn 1: Chuẩn bị cây làm vật liệu gốc - Chọn cây mẹ để lấy mẫu, thường là cây ưu việt, khỏe, có giá trị kinh tế cao. - Chọn cơ quan để lấy mẫu thường là chồi non, đoạn thân có chồi ngủ, hoa non, lá non v.v… - Mô chọn để nuôi cấy thường là các mô có khả năng tái sinh cao, sạch bệnh, giữ được các đặc tính sinh học quý của cây mẹ và ổn định. Tùy điều kiện, giai đoạn này có thể kéo dài 3 - 6 tháng. Giai đoạn 2: Thiết lập hệ thống nuôi cấy vô trùng - Khử trùng bề mặt mẫu vật và chuẩn bị môi trường nuôi cấy. - Cấy mẫu vô trùng vào môi trường nhân tạo trong ống nghiệm hoặc bình nuôi. Giai đoạn nuôi cấy này gọi là cấy mẫu invitro. - Các mẫu nuôi cấy nếu không bị nhiễm khuẩn, nấm hoặc virus sẽ được lưu giữ trong phòng với điều kiện nhiệt độ, ánh sáng phù hợp. Sau một thời gian nhất định, từ mẫu nuôi cấy bắt đầu xuất hiện các cụm tế bào hoặc cơ quan (chồi, cụm chồi, rễ) hoặc phôi vô tính có đặc tính gần như phôi hữu tính. Giai đoạn 2 thường yêu cầu 2 - 12 tháng hoặc ít nhất 4 lần cấy chuyển. Đưa mẫu vật từ bên ngoài vào nuôi cấy vô trùng phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Tỷ lệ nhiễm thấp. - Tỷ lệ sống cao. - Tốc độ sinh trưởng nhanh. Kết quả bước cấy gây này phụ thuộc rất nhiều vào cách lấy mẫu. Quan trọng nhất vẫn là đỉnh sinh truởng, chồi nách, sau đó là đoạn hoa tự, hoa, đoạn thân, mảnh lá, rễ… Chọn đúng phương pháp khử trùng sẽ đưa lại tỷ lệ sống cao và môi trường dinh dưỡng thích hợp sẽ đạt được tốc độ sinh trưởng nhanh. Giai đoạn 3: Nhân nhanh chồi
  • 42. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 42 - Thành phần và điều kiện môi trường phải được tối ưu hóa nhằm đạt mục đích nhân nhanh. - Quy trình cấy chuyển để nhân nhanh chồi khoảng 1- 2 tháng tùy loại cây. Hệ số nhân nhanh là 2 - 8 lần/ 1 lần cấy chuyển. Nhìn chung giai đoạn 3 thường yêu cầu 10- 36 tháng và cũng không nên kéo dài quá lâu. Ví dụ từ đỉnh sinh trưởng của 1 cây chuối chọn lọc ban đầu, người ta chỉ nên nhân khoảng 2000 - 3000 chồi sau 7 - 8 lần cấy chuyển để tránh biến dị soma. Đối với các cây khác như mía, hoa cúc, phong lan sau 1 năm có thể nhân được trên 1 triệu chồi từ 1 cây mẹ ban đầu. Những khả năng tạo cây là: - Phát triển chồi nách. - Tạo phôi vô tính. - Tạo đỉnh sinh trưởng mới. Trong giai đoạn này cần nghiên cứu các tác nhân kích thích phân hóa cơ quan, đặc biệt là chồi như: - Bổ sung tổ hợp phytohormone mới (tăng cytokinin giảm auxin). Tăng tỷ lệ auxin/cytokinin sẽ kích thích mô nuôi cấy tạo rễ và ngược lại sẽ kích thích phát sinh chồi. - Tăng cường thời gian chiếu sáng 16 giờ/ngày, tối thiểu 1.000 lux. Trong thực tế nghiên cứu, người ta nhận thấy khó tách biệt ảnh hưởng của chu kỳ chiếu sáng khỏi ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng. Ánh sáng tím là thành phần quan trọng kích thích phân hóa mạnh. Ánh sáng đỏ có ảnh hưởng giống cytokinin (cytokinin-like effect), nó tạo nên sự tích lũy cytokinin trong mô của một số loài, chính lượng cytokinin này đã góp phần kích thích quá trình phát sinh cơ quan và tạo chồi từ những mô nuôi cấy invitro. - Bảo đảm chế độ nhiệt độ trong khoảng 20-30o C. Trường hợp những loài có nguồn gốc nhiệt đới, nhiệt độ nuôi cấy thích hợp vào khoảng từ 32-35o C. Ngược lại, đối với những loài hoa ở vùng ôn đới nhiệt độ thích hợp cho quá trình tạo cụm chồi phải  30o C.
  • 43. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 43 Mục tiêu quan trọng nhất của giai đoạn này là xác định được phương thức nhân nhanh nhất bằng môi trường dinh dưỡng và điều kiện khí hậu tối thích. Giai đoạn 4: Tạo rễ - Các chồi hình thành trong quá trình nuôi cấy có thể phát sinh rễ tự nhiên, nhưng thông thường các chồi này cần phải cấy chuyển sang một môi trường khác để kích thích tạo rễ. ở một số loài khác, các chồi sẽ tạo rễ khi được chuyển trực tiếp ra đất. Giai đoạn 4 thông thường cần 2 - 8 tuần. Giai đoạn 5: Chuyển cây ra đất trồng - Đây là giai đoạn đầu tiên, trong đó cây được chuyển từ điều kiện vô trùng của phòng thí nghiệm ra ngoài tự nhiên. Đối với một số loài có thể chuyển chồi chưa có rễ ra đất, nhưng đa số chỉ sau khi chồi đã ra rễ và tạo cây hoàn chỉnh mới được chuyển ra vườn ươm. Quá trình thích nghi với điều kiện bên ngoài của cây cần sự chăm sóc đặc biệt. Vì cây chuyển từ môi trường bão hòa hơi nước sang vườn ươm với những điều kiện khó khăn hơn, nên vườn ươm cần phải đáp ứng các yêu cầu: + Cây được che phủ bằng nilon, tưới phun sương đảm bảo cung cấp độ ẩm và làm mát + Giá thể trồng cây có thể là đất mùn hoặc các hỗn hợp nhân tạo không chứa đất, mùn cưa và bọt biển. Giai đoạn 5 thường đòi hỏi 4 - 16 tuần Thời gian tối thiểu cho sự thích nghi là 2-3 tuần, trong thời gian này cây phải được chăm sóc và bảo bệ trước những yếu tố bất lợi sau: - Mất nước nhanh làm cho cây bị héo khô. - Nhiễm vi khuẩn và nấm gây nên hiện tượng thối nhũn. - Cháy lá do nắng 4.2. Các bước vi nhân giống Nhân giống vô tính các cây trồng thường trải qua các bước sau:  Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng  Tạo thể nhân giống invitro
  • 44. Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai. Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt 44  Nhân giống invitro  Tái sinh thành cây hoàn chỉnh invitro  Chuyển cây ra vườn ươm để thuần hóa  Nhân giống invitro  Tạo cây con bầu đất.  Đưa các cây ra đồng ruộng  Chọn lọc cây đầu dòng. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng Mẫu được nuôi cấy thường còn ở giai đoạn non, quá trình phân chia và phân hóa mạnh. Đỉnh sinh trưởng và chồi bên được sử dụng ở hầu hết các loại cây trồng. Ngoài ra, chồi đỉnh và chồi non của hạt mới nảy mầm cũng được sử dụng. Đỉnh sinh trưởng nhỏ được tách bằng kính lúp. Môi trường được sử dụng rộng rãi trong nhân giống hiện nay là môi trường MS. Đối với mẫu dễ bị hóa nâu môi trường thường được bổ sung than hoạt tính hay ngâm mẫu với hỗn hợp ascorbic acid và citric acid (25-150 mg/l) Tạo thể nhân giống invitro Mẫu nuôi cấy được cấy trên môi trường chọn lọc đặc biệt nhằm mục đích tạo thể nhân giống invitro. Có hai thể nhân giống invitro: thể chồi (multiple shoot) và thể cắt (cutting) đốt ngoài ra còn có thể giò (protocorm). Tạo thể nhân giống invitro dựa vào đặc điểm nhân giống ngoài tự nhiên của cây trồng. Tuy nhiên có những cây trồng không có khả năng nhân giống người ta thường nhân giống bằng cách tạo cụm chồi bằng mô sẹo. Để tạo thể nhân giống trong môi trường thường bổ sung Cytokinin, Auxin, GA3 và các chất hữu cơ khác. Nhân giống invitro Là giai đoạn quan trọng trong việc nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật nhằm mục đích tăng sinh khối thể nhân giống.vật liệu nuôi cấy là những thể chồi, đôi khi nồng độ chất sinh trưởng giảm thấp cho phù hợp với quá trình nuôi cấy kéo dài. Điều kiện nuôi cấy thích hợp giúp cho quá