SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 18
Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam

      1. Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản
Việt Nam

      1.1. Bối cảnh lịch sử

      Vào giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược
Việt Nam. Sau khi hoàn thành việc xâm lược và bình định bằng vũ lực.
Thực dân Pháp thực hiện chính sách nô dịch nhân dân ta cả về kinh tế -
chính trị- văn hoá. Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa của Pháp.Chính
sách cai trị của Pháp đã làm cho mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam trở nên
gay gắt. Đó là mâu thuẫn giữa các tầng lớp thống trị và nhân dân lãnh đạo
cực khổ. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc và Việt Nam với đế quốc, phong
kiến. Mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt, các phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc diễn ra liên tục và mạnh mẽ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Các
tổ chức Đảng chính trị đã lần lượt ra đời và vươn lên giành ngọn cờ lãnh
đạo phong trào song tất cả các phong trào dưới ảnh hưởng của khuynh
hướng dân chủ tư sản đã lần lượt thất bại, do khủng hoảng đường lối và
giai cấp lãnh đạo.Chỉ đến khi Nguyễn ái Quốc người thanh niên yêu nước
trẻ tuổi đã ra đi và tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc đó. Đi
theo chủ nghĩa Mác - Lênin, theo cách mạng Tháng mười Nga, cách mạng
vô sản và chủ nghĩa xã hội. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đường lối và
vai trò lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. Từ khi tìm ra chân lý đó người đi
chuẩn bị và tiến hành truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, đào
tạo đội ngũ cán bộ Đảng, thúc đẩy quá trình hợp nhất các tổ chức cộng
sản thành một Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

      Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản Nguyễn ái Quốc có
đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở
Đông Dương Người đã chủ động, kịp thời triệu tập và chủ trì hội nghị thống
nhất các tổ chức cộng sản, đã quyết đoán, độc lập và sáng tạo nhanh
chóng thống nhất ra một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam. Hội nghị


Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội   1
Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam

họp vào đầu năm 1930 tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc. Các đại
biểu đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản để lập ra Đảng cộng sản
Việt Nam. Trong lịch sử Đảng ta, Hội nghị hợp nhất mang tầm vóc lịch sử
của Đại hội thành lập Đảng, được xem như là đại hội đầu tiên của Đảng.
Hội nghị đã thông qua các Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt,
chương trình tóm tắt của Đảng... Đó là các văn kiện của Cương lĩnh
cách mạng đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh đã xác
định những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng
Việt Nam.

      Phân tích tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam cương lĩnh chỉ rõ chủ
nghĩa đế quốc đã nắm toàn quyền thống trị, thi hành chính sách độc quyền
về kinh tế ở nước ta, làm cho tư sản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp. Cương
lĩnh vạch rõ " Tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho công
nghệ bản xứ không thêm mà mang được. Còn về nông nghệ bản xứ ngày
một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng hoảng,nông dân thất nghiệp
nhiều... Vậy tư bản bản xứ không có thế lực gì ta không nên nói cho họ đi
về phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa chỉ mới có thế lực và đứng hẳn về
phe đế quốc chủ nghĩa " [9, 12].

      1.2. Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Việt Nam

      Về tính chất xã hội Việt Nam: Là xã hội thuộc địa và nửa phong kiến,
tồn tại 2 mâu thuẫn cơ bản là: Mâu thuẫn dân tộc, giữa dân tộc ta với đế
quốc xâm lược mà lúc này là đế quốc Pháp và mâu thuẫn giai cấp, giữa
nhân dân với địa chủ phong kiến chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ
phong kiến trong đó cương lĩnh xác định mâu thuẫn dân tộc là cơ bản nhất
quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thẩy [ 12,6].

      1.2.1. Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam.

      Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân (trước đây Đảng ta gọi là cách mạng tư sản dân quyền


Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội   2
Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam

theo lối mới). và cách mạng xã hội chủ nghĩa.Hai giai đoạn cách mạng ấy
đều thuộc phạm trù cách mạng vô sản.Giữa hai giai đoạn cách mạng
không có bức tường nào ngăn cách. Cương lĩnh viết. Chủ trương làm tư
sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
[9, 2]. Mục tiêu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam là "
đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến Việt Nam và giai cấp tư sản phản cách
mạng [9, 12], mục tiêu cuối cùng là xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
Đảng cộng sản Việt Nam. Điều đó chứng tỏ, ngay từ đầu Đảng ta đã thấu
suối con đường phát triển tất yếu của cách mạng nước ta, nhận rõ mối
quan hệ chặt chẽ giữa cách mạng dân tộc, dân chủ và cách mạng xã hội
chủ nghĩa và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đường lối đỏ nhất quán suốt cả quá trình cách mạng Việt Nam, đã đưa
cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

      1.2.2. Nhiệm vụ.

      Cương lĩnh vạch ra giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
có hai nhiệm vụ đó phải phối hợp chặt chẽ với nhau vì đế quốc Pháp dùng
bọn phong kiến Việt Nam, bọn đại tư sản phản cách mạng và bọn địa chủ
để áp bức, bóc lột nhân dân Việt Nam. Song để giành thắng lợi từng
bước, trước hết Đảng phải tập trung lực lượng cách mạng đánh đổ kẻ thù
chủ yếu là đế quốc và bọn tay sai của chúng... Đảng chủ trương đoàn kết
tất cả các giai cấp cách mạng, các lực lượng đưa họ vào hàng ngũ cách
mạng. Đối với nhiệm vụ đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến và
nhiệm vụ ruộng đất, cương lĩnh chủ trương chia ra từng bước để tiến hành
cho thích hợp. Bước thứ nhất chỉ mới " tịch thu toàn bộ đồn điền và đất đai
của đế quốc Pháp và địa chủ phản cách mạng Việt Nam có các tầng lớp"
trung tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng, thì
phải sử dụng, ít nhất làm cho họ trung lập [9,4].




Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội    3
Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam

      1.2.3. Lực lượng cách mạng

       Về động lực và lực lượng cách mạng: Cương lĩnh chỉ rõ giai cấp
công nhân và giai cấp nông dân là lực lượng chính, là quân chủ lực của
cách mạng, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo.

      Trong khi khẳng định công nông là gốc cách mạng Đảng còn chủ
trương " phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nồng, để lôi kéo
họ về phe giai cấp vô sản " và tranh thủ các tầng lớp phú nông, trung tiểu
địa chủ và tư sản dân tộc có lòng yêu nước để đưa họ vào mặt trận dân
tộc thống nhất chế độ. Lực lượng cách mạng gồm các giai cấp: công nhân,
nông dân,tiểu tư sản, do giai cấp công nhân lãnh đạo, dựa trên cơ sở liên
minh công nông. Về nguyên tắc liên minh với các lực lượng yêu nước và
các tầng lớp trên, cương lĩnh nêu rõ: Trong khi liên lạc tạm thời với các giai
cấp, phải hết sức thận trọng,không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì
của công nông mà đi vào đường lối thoả hiệp" [9, 14].

      Sự đánh giá đúng đắn yếu tố dân tộc và sớm kết hợp yếu tố dân tộc
với yếu tố giai cấp đã giúp Đảng ta ngay từ khi mới ra đời, đã phát huy
được truyền thống yêu nước, đoàn kết được các lực lượng cách mạng và
nhờ đó giữ được độc quyền lãnh đạo cách mạng.

      1.2.4. Phương pháp cách mạng

       Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam phải tiến bằng bạo lực
quần chúng phải đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn phong kiến rồi
"dựng ra [9,12] chính phủ cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo, chứ
không phải bằng con đường cải lương, thoả hiệp. [9,12].

      1.2.5. Đoàn kết quốc tế

       Cương lĩnh còn xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của
cách mạng vô sản thế giới, đứng về phía " mặt trận cách mạng gồm các
dân tộc thuộc địa bị áp bức và giai cấp công nhân bị bóc lột trên thế giới
[9, 16]. mà trụ cột của mặt trận này là Liên Xô.

Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội         4
Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam

      1.2.6. Lãnh đạo cách mạng Việt Nam

      Cương lĩnh khẳng định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là
nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, Đảng thấy
có trách nhiệm " thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm
cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng [9, tr4], phải thu phục cho
được đại đa số dân cày [9, 14] và " phải liên hệ " với các giai cấp cách
mạng và các tầng lớp yêu nước để đoàn kết họ, tổ chức họ đấu tranh cho
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

      Cương lĩnh khẳng định tính chất Đảng là Đảng của giai cấp công
nhân, là đội tiên phong của giai cấp vô sản. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin
làm nền tảng tư tưởng. Đảng là khối thống nhất ý chí và hành động. Đảng
viên " phải hăng hái đấu tranh, cẩn thận, dám hy sinh và phục tùng mệnh
lệnh Đảng, đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận Đảng [9, 7].

      Đảng cộng sản Việt Nam ra đời phản ánh sự trưởng thành của giai
cấp công nhân Việt Nam. " Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng
quan trọng ..., nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành,đủ sức
mạnh lãnh đạo cách mạng"[5,152]. Đó là kết quả của sự vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và điều kiện một nước thuộc địa, nửa phong
kiến. Chính Đảng đó có tổ chức chặt chẽ theo nguyên tắc xây dựng Đảng
kiểu mới của Lênin và giữ được quyền lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng ta gắn liền với sự hình thành khối liên minh công nông,
tạo điều kiện cho Đảng mở rộng hàng ngũ cách mạng tới các lực lượng
yêu nước khác trong mặt trận dân tộc thống nhất.

      2. Những điểm sáng tạo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng khi Hồ Chí Minh vận dụng chủ nghĩa Mac – Lenin vào cách mạng
Việt Nam

      Nguồn gốc tư tưởng của Hồ Chí Minh chính là giá trị truyền thống
của dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, chủ nghĩa Mac – Lenin và phẩm


Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội    5
Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam

chất cá nhân của Hồ Chí Minh. Trong đó, chủ nghĩa Mac- Lenin là nguồn
gốc lí luận trực tiếp, quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh. Người
đã từng nói: “Chủ nghĩa Mac- lenin đối với chúng ta, những người cách
mạng và nhân dân Việt Nam không những là cái cẩm nang thần kỳ,
không những là kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng con đường
chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản”. Người đã sớm nắm vững được cái cốt lõi, linh hồn của chủ
nghĩa Mac- Lenin chính là phương tiện biện chứng duy vật để giải quyết
các vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Các tác phẩm, bài viết
của Hồ Chí Minh đều phản ánh bản chất cách mạng của Người theo thế
giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mac- Lenin. Thế nhưng một
trong những điều đặc biệt và cũng làm Hồ Chí Minh trở nên vĩ đại chính
là Người đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac- Lenin vào hoàn cảnh cụ
thể của cách mạng Việt Nam. Mà ở đây chúng ta sẽ thấy được một minh
chứng rõ ràng cho điều đó qua “cương lĩnh chính trị đầu tiên” do Người
soạn thảo và được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam tháng 2/1930.

      Thứ nhất, nếu như Mac, Enghen, Lenin đã nói nhiều đến vấn đề
dân tộc, Mac nói đến hai loại dân tộc đó là dân tộc áp bức và dân tộc bị
áp bức trong đó 70% dân số trên Trái đất thuộc loại dân tộc bị áp bức.
Các ông cũng nói đến hai loại nước: chính quốc và thuộc địa và mối
quan hệ giữa hai loại nước, hai dân tộc. Hồ Chí Minh tiếp nhận quan
điểm trên và cũng đã khẳng định: “Dù màu da có khác nhau thì trên thế
giới này chỉ có hai giống người là giống người bóc lột và giống người bị
bóc lột. Có hai loại nước là chính quốc và thuộc địa, trong hai loại nước
có cả hai giống người và do còn bọn người bóc lột mà không một dân
tộc nào, cả thuộc địa và chính quốc có tự do”. Mac- Lenin cũng đã nói
nhiều đến vấn đề dân tộc nhưng chủ yếu là về dân tộc phương Tây, dân
tộc châu Âu tư bản, vì vậy coi dân tộc như là sản phẩm của chủ nghĩa tư


Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội   6
Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam

bản và phê phán chủ nghĩa dân tộc tư sản. Đó là quan niệm đúng.
Nhưng áp dụng vào thuộc địa thì nó không đúng nữa. Hồ Chí Minh nói
nhiều đến dân tộc phương Đông, dân tộc thuộc địa. Người rút ra những
điểm riêng về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước này khác với
phương Tây tư bản. Đó là một sự sáng tạo. Hơn nữa, Người còn xác
định thế nào là một nước thuộc địa: là một nước bị đế quốc bên ngoài
câu kết với bọn phản động bên trong xâm lược và thống trị, biến thành
nơi đầu tư, khai thác, bóc lột và đó là những nước nghèo, lạc hậu, kinh
tế tự nhiên, phần lớn cư dân là nông dân, vốn trước đó là nước phong
kiến hoặc tiền phong kiến. Nhờ vậy mà Người xác định được tính chất
xã hội, những mâu thuẫn cơ bản tồn tại, đó là hai mâu thuẫn cơ bản:
mâu thuẫn dân tộc giữa đế quốc xâm lược với người dân thuộc địa, mâu
thuẫn giai cấp giữa địa chủ phong kiến với nông dân, mâu thuẫn cơ bản
nhất là mâu thuẫn dân tộc. Bởi vậy, trong Cương lĩnh Hồ Chí Minh đã
xác định tính chất xã hội Việt Nam là: xã hội thuộc địa nửa phong kiến,
tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn dân tộc giữa dân tộc ta và đế
quốc xâm lược mà lúc này là đế quốc Pháp, và mâu thuẫn giai cấp giữa
nông dân và địa chủ phong kiến, trong đó mâu thuẫn dân tộc là mâu
thuẫn cơ bản nhất.

      Thứ hai, nếu xét lí luận kinh điển ta sẽ thấy không có khái niệm
“cách mạng tư sản dân quyền”. Nhưng đến Hồ Chí Minh với sự vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac – Lenin thì khái niệm đó đã ra đời. Khi Hồ
Chí Minh nói tới phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam:
làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cộng sản, ta nhận ra rằng Hồ Chí Minh cố ý nói như vậy. Vì mục đích
của nhà chính trị là vận động quần chúng làm cách mạng – đối tượng đó
lại là nông dân nên không thể không đề cập đến quyền lợi của bộ phận
dân chúng đông đảo này trong xã hội tức là quyền lợi về ruộng đất để
thu hút họ theo cách mạng. Như thế, khi đường lối này vừa ra đời đã
được quần chúng hưởng ứng ngay.


Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội   7
Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam

      Về kẻ thù của cách mạng Việt Nam, do hiểu rõ về tình cảnh và tính
chất của các nước thuộc địa mà cụ thể ở đây là Việt Nam nên Người
xác định hai kẻ thù của chúng ta là đế quốc xâm lược và tay sai phản
động. Trong đó, Người hoàn toàn đúng đắn khi cho rằng kẻ thù chủ yếu
của cách mạng Việt Nam là đế quốc xâm lược Pháp, vua quan phong
kiến và tư sản phản cách mạng.

      Để tập trung được mũi nhọn của cách mạng đấu tranh chống đế
quốc và tay sai của chúng, Đảng chủ trương “Quốc hữu hoá toàn bộ đồn
điền và đất đai của bọn đế quốc và địa chủ phản cách mạng An Nam chia
cho dân cày nghèo”. “Tịch thu tất cả nhà băng và cơ sở sản xuất của bọn
đế quốc trao cho chính phủ công nông binh”. Còn “đối với bọn phú nông,
trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì
phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập”.

      Chủ trương ấy tỏ rõ Đảng ta ngay từ đầu chẳng những thấy được
tầm quan trọng chiến lược của vấn đề ruộng đất mà còn xác định đúng vị
trí của cách mạng ruộng đất trong từng giai đoạn cách mạng. Sự chỉ đạo
chiến lược vô cùng đúng đắn ấy đã mở ra con đường rộng rãi để phát huy
cao độ truyền thống yêu nước của dân tộc, đoàn kết toàn dân trên cơ sở
liên minh công nông và trí thức nhằm đánh đổ kẻ thù chủ yếu và nguy hiểm
trước mắt.

      Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên xã hội xã hội
chủ nghĩa, việc đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, kết hợp chặt chẽ từng
bước với nhiệm vụ dân chủ và chủ nghĩa xã hội là biểu hiện sâu sắc nhất,
triệt để và đúng đắn nhất lập trường cách mạng của giai cấp công nhân.
Sự kết hợp tài tình giữa nhiệm vụ chiến lược và chỉ đạo chiến lược, giải
quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống
phong kiến và đi tới chủ nghĩa xã hội, bảo đảm cho đảng ta kết hợp được
sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại nhằm hoàn thành thắng lợi các
nhiệm vụ cách mạng.

Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội   8
Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam

      Tuy chủ nghĩa Mac- Lenin coi trọng vấn đề giai cấp và giải phóng
giai cấp, giải quyết vấn đề dân tộc giành độc lập dân tộc phải đứng trên
quan điểm của một giai cấp nhất định. Mac – Enghen đã nêu rõ: “giai
cấp vô sản muốn tự giải phóng trước hết phải giải phóng dân tộc, xây
dựng thành một giai cấp dân tộc, phải thành một giai cấp dân tộc, phải
tự mình trở thành dân tộc” vì giai cấp vô sản là một giai cấp cụ thể luôn
gắn với một dân tộc nhất định, chịu trách nhiệm trước hết với dân tộc
mình. Qua đó mà đóng góp vào sự nghiệp chung của nhân loại. Hồ Chí
Minh tiếp thu quan điểm đó của các nhà kinh điển nhưng Người không
học tập một cách máy móc và có sự sáng tạo ở chỗ đặt vấn đề dân tộc
cao hơn vấn đề giai cấp. Bởi vậy, trong nhiệm vụ - mục tiêu của cách
mạng Việt Nam trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Người đã nói rõ:
chống đế quốc, chống phong kiến, song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ
chống đế quốc giành độc lập dân tộc. Quan điểm này của Hồ Chí Minh
đối lập với quan điểm của Quốc tế Cộng sản coi vấn đề giai cấp là trên
hết và của Đảng ta thời kỳ đầu nên gây ra sự bất đồng và hiểu lầm.
Nhưng thực tế đã cho thấy quan điểm này của Người hoàn toàn đúng
đắn bởi Việt Nam lúc này đang là thuộc địa của Pháp, nếu không đánh
đuổi Pháp, giành độc lập thì làm sao có thể giành quyền lợi cho giai cấp.
Do vậy, Hồ Chí Minh đã khẳng định trong Hội nghị Trung ương 8 là “Nếu
không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, nếu không đòi được
độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể dân tộc còn
chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi bộ phận giai cấp đến vạn năm
cũng không đòi lại được”

      Hơn nữa, Quốc tế Cộng sản cho rằng: “Vấn đề cơ bản của thuộc
địa là vấn đề nông dân, vấn đề cơ bản của nông dân là vấn đề ruộng đất”
thì ta thấy rằng “vấn đề cơ bản ở thuộc địa là vấn đề nông dân” là đúng
với với Việt Nam cũng như các nước thuộc địa vì lực lượng cơ bản ở
thuộc địa chính là nông dân. Nhưng “vấn đề cơ bản của nông dân là vấn


Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội   9
Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam

đề ruộng đất” thì không hoàn toàn đúng. Vì khẩu hiệu “người cày có
ruộng” tạm gác từ năm 1930 đến tận năm 1953 mới thực hiện, vậy vì sao
nông dân vẫn theo Đảng làm cách mạng? Vì thực tế, yêu cầu trước hết
và lớn nhất của nông dân ở các nước thuộc địa cũng vẫn là giành độc
lập. Bởi thế, khẩu hiệu “độc lập dân tộc, người cày có ruộng” như trong
Cương lĩnh đã nêu lên là phù hợp với tâm lí của nông dân Việt Nam.

      Chủ nghĩa Mac- Lenin coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
nhưng quần chúng phải được tập hợp lại theo sự chỉ đạo của một tổ
chức, đó chính là Đảng cộng sản. Hồ Chí Minh hoàn toàn tiếp thu quan
điểm đó và thực tế Người đã có vai trò to lớn trong việc thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam. Nhưng điểm khác biệt ở chỗ, Người không chỉ coi
Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân mà đồng thời còn là đội
tiên phong của cả dân tộc. Do vậy lực lượng lãnh đạo của cách mạng
Việt Nam mà Người khẳng định đó chính là Đảng Cộng sản Việt Nam,
Đảng đó phải là Đảng kiểu mới tức theo chủ nghĩa Mac – Lenin và liên
hệ mật thiết với nhân dân.

      Trong việc xác định lực lượng và tổ chức của cách mạng Việt Nam,
Hồ Chí Minh cũng đã thể hiện sự sáng tạo khi Người chủ trương tập hợp
tất cả những giai cấp bị áp bức: công nông là gốc của cách mạng, bên
cạnh đó tập hợp lôi kéo tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trung – tiểu địa chủ
hoặc chí ít trung lập họ. Còn với những bộ phận nào ra mặt phản cách
mạng thì phải đánh đổ. Trên cơ sở liên minh công nông vững chắc thì
thành lập mật trận đoàn kết dân tộc chống kẻ thù chung. Mặt trận là thể
thống nhất mâu thuẫn gồm những giai cấp, nhiều dân tộc liên hiệp lại với
nhau trên cơ sở một hành động chung. Thực hiện được đại đoàn kết dân
tộc, giai cấp trong một quốc gia dân tộc là cơ sở xã hội – chính trị để
thực hiện đoàn kết các quốc gia dân tộc trong một sự nghiệp chung.

      Qua Cương lĩnh đầu tiên, Đảng ta đã giải quyết đúng đắn mối quan
hệ trong mặt trận dân tộc thống nhất, đã phân tích đúng đắn đặc điểm của

Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội   10
Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam

từng thành phần và sắp xếp đúng vị trí của từng giai cấp trong lực lượng
cách mạng. Đảng đã chia giai cấp địa chủ thành 3 loại: loại lớn (địa chủ có
100 mẫu trở lên), loại trung bình và loại nhỏ, và tỏ rõ thái độ chính trị đối
với mỗi loại để tranh thủ, trung lập những người cần trung lập nhằm cô lập
cao độ kẻ thù. Chiến lược ấy của Đảng nhằm triệt để lợi dụng những mâu
thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù để làm suy yếu chúng và đánh đổ chúng. Còn
đối với quần chúng thì chiến lược ấy vừa xây dựng khối đoàn kết dân tộc,
vừa đấu tranh loại bỏ từng bước những nhược điểm do lịch sử để lại làm
cho số quần chúng chưa giác ngộ ngày càng gắn bó với sự nghiệp giải
phóng dân tộc và Đảng tiên phong của giai cấp vô sản.

      Dựa trên cơ sở phân tích khoa học đặc điểm của giai cấp tư sản
nước ta, Đảng vừa khẳng định phải đánh đổ bộ phận tư sản phản cách
mạng, vừa chủ trương tranh thủ bộ phận tư sản “chưa rõ mặt phản cách
mạng”. Trong khi coi tư sản bản xứ là một bộ phận của lực lượng cách
mạng, Đảng nêu rõ lập trường có nguyên tắc của Đảng là, trong khi đoàn
kết với các tầng lớp trên, không được nhân nhượng về nguyên tắc mà “đi
vào đường lối thoả hiệp” giai cấp. Sớm có chủ trương giải quyết hài hoà
từng bước quyền lợi giữa các giai cấp cách mạng dù có mâu thuẫn giai
cấp ở mức độ nhất định, tỏ rõ Đảng cộng sản Việt Nam tuy mới ra đời
nhưng đã trở thành người đại diện cho quyền lợi và nguyện vọng không
chỉ cho giai cấp vô sản mà còn đại diện cho cả dân tộc.

      Nhờ có quan điểm đúng đắn, sáng tạo này mà trong suốt tiến trình
cách mạng Việt Nam, vấn đề xây dựng khối liên minh công nông vững
chắc cũng như vấn đề đại đoàn kết toàn dân luôn luôn được Đảng và Hồ
Chí Minh quan tâm thực hiện. Nếu không có khối đoàn kết toàn dân
trong sự nghiệp đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng thì cách mạng
Việt Nam không thể đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

      Về các giai đoạn của cách mạng Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên xã hội chủ nghĩa liên quan mật

Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội     11
Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam

thiết nội tại với nhau, ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau, cuộc vận động
trước thành công làm tiền đề cho cuộc vận động sau thắng lợi. Đó là cuộc
vận động giải phóng dân tộc về mặt chính trị và cuộc vận động giải phóng
dân tộc về mặt kinh tế. Tiến hành kết hợp chặt chẽ hai cuộc vận động cách
mạng ấy chính là kết hợp giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp,
xã hội, giải phóng con người trong xã hội Việt Nam.

      Vì vậy, giữa hai giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và
cách mạng xã hội chủ nghĩa không có bức tường ngăn cách, không phải
tiến hành một cuộc cách mạng chính trị lần hai để giải quyết vấn đề chính
quyền như cách mạng Nga (Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng
Mười năm 1917) và cách mạng Trung Quốc (1945 và tháng 10/1949). Điều
đó chứng tỏ rằng, ngay khi mới ra đời, Đảng ta và đồng chí Nguyễn ái
Quốc đã nắm vững nguyên lí về cách mạng không ngừng của chủ nghĩa
Mac- Lê nin, kinh nghiệm của cách mạng thế giới, hiểu rõ đặc điểm lịch sử
xã hội Việt Nam và thấu suốt con đường phát triển tất yếu của cách mạng,
nhận rõ mối quan hệ biện chứng giữa các giai đoạn của một cuộc cách
mạng do Đảng ta lãnh đạo.

      Trong cương lĩnh, Đảng đã giải quyết đúng đắn phương pháp cách
mạng bạo lực “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”, “làm
cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập”, “dựng ra chính phủ công
nông binh”…đó là những hành động cụ thể của phương pháp cách mạng
bạo lực chứ không phải phương pháp hoà bình hay cải lương. Đồng thời
với quan điểm này, Người đã giáo dục Đảng viên và quần chúng nâng cao
lòng yêu nước, tinh thần cách mạng triệt để, ý thức tự lực tự cường chống
chủ nghĩa đế quốc và tay sai, đồng thời chống chủ nghĩa cải lương và
phương pháp ám sát cá nhân “hoặc xúi dân bạo động mà không bày cách
tổ chức, hoặc làm cho dân quen tính ỷ lại mà quên tính tự cường”. Người
chỉ cho Đảng viên và cán bộ của Đảng hiểu rõ sức mạnh của bạo lực cách
mạng là sức mạnh của quần chúng được giác ngộ chính trị, được tổ chức

Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội   12
Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam

chặt chẽ. Và trên cơ sở lực lượng chính trị của quần chúng mà xây dựng
lực lượng vũ trang cách mạng.

      Về đoàn kết quốc tế, Cương lĩnh chính trị đầu tiên khẳng định cách
mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Nhưng vấn đề
không chỉ là đơn thuần như vậy. Ở đây, Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh
cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa phải đoàn kết với cách mạng vô
sản ở chính quốc, sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam không thể
tách rời sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản thế giới. Nhưng cách
mạng thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà
phải có tính độc lập, tự chủ và có khả năng thắng lợi trước. Quan điểm này
cũng đối lập với quan điểm của Quốc tế Cộng sản khi coi cách mạng thuộc
địa chỉ thắng lợi sau khi cách mạng chính quốc thắng lợi. Hồ Chí Minh cho
rằng đế quốc là kẻ thù của thuộc địa đồng thời là kẻ thù của chính quốc
nên yêu cầu cấp bách đặt ra là cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản
ở chính quốc phải đoàn kết lại chống kẻ thù chung.Quan điểm sáng tạo
này của Người đã được chứng minh qua thực tiễn cách mạng Việt Nam.




Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội   13
Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam

                                KẾT LUẬN



      Cương lĩnh của Đảng đã thể hiện một đường lối cách mạng triệt để.
Tính cách mạng triệt để được thể hiện trong toàn bộ những vấn đề cơ bản
của cách mạng: xác định đúng tính chất, mục đích cách mạng, đối tượng,
nhiệm vụ cách mạng; xác định mối quan hệ giữa hai giai đoạn của cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên xã hội chủ nghĩa; xác định vai trò
lãnh đạo của Đảng và giai cấp công nhân đối với cách mạng; đánh giá
đúng lực lượng to lớn của giai cấp nông dân, vị trí của khối liên minh công
nông, trí thức và mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng; giữ vững
nguyên tắc trong khi mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, xác định
phương pháp cách mạng bạo lực; xác định cách mạng Việt Nam là bộ
phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới…

      Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã trả lời đúng những vấn đề cấp
bách mà cách mạng Việt Nam đặt ra. Nó là vũ khí sắc bén chống lại những
tư tưởng và hành động trái với chủ nghĩa Mac- Lênin.

      Cương lĩnh đã phản ánh đúng quy luật vận động khách quan của xã
hội Việt Nam. Nó không giống đường lối cách mạng dân chủ tư sản ở một
nước độc lập hay một nước nửa thuộc địa.

      Cương lĩnh đã trở thành cơ sở tư tưởng, chính trị để tập hợp và
thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất, là
ngọn cờ tập hợp các lực lượng cách mạng tiến lên trong cuộc đấu tranh vì
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

      Tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh đầu tiên đã cho thấy thiên
tài trí tuệ cũng như sức sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng chủ
nghĩa Mac – Lenin vào hoàn cảnh cụ thể nước ta. Sự lãnh đạo đúng đắn
về mặt chỉ đạo chiến lược của Người đã là nhân tố quan trọng đưa đến
thắng lợi của cách mạng Việt Nam giai đoạn sau.

Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội   14
Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam

                          TÀI LIỆU THAM KHẢO



1.   Lê Mậu Hãn: Các cương lĩnh cách mạng của Đảng cộng sản
     Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội 2003

2.   Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương - Lịch sử Đảng cộng sản
     Việt Nam (sơ thảo), tập I (1920 – 1945), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981

3.   C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
     1993, tập 13

4.   Hồ Chí Minh toàn tập - tập 3, Nxb Chính trị Quốc Gia

5.   Hồ Chí Minh toàn tập - tập 2, Nxb Sự Thật - Hà Nội - 1980.

6.   Đảng Cộng sản Việt Nam – Văn kiện Đảng, tập 6 - Nxb Chính trị
     quốc gia, Hà Nội, 1998

7.   Đảng Cộng sản Việt Nam – Văn kiện Đảng, tập 7 - Nxb Chính trị
     quốc gia, Hà Nội, 1998

8.   Văn kiện Đảng toàn tập - tập 2. Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội - 1998.

9.   Văn kiện Đảng toàn tập - tập 9. Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội -
     1998.

10. Hồng Quảng - Luận cương chính trị 1930 ngọn cờ độc lập dân
     tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1982

11. Nguyễn Thành, Nguyễn Hàm – Mặt trận Việt Minh – Nxb Sự
     Thật, Hà Nội, 1971

12. Tạp chí lịch sử Đảng

13. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb chính trị Quốc gia Hà
     Nội, 2005

14. Tạp chí Cộng sản số 5 tháng 5 - 1980. Nxb Sự thật


Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội     15
Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam

15. Tạp chí Cộng sản số 6 tháng 6 - 1980. Nxb Sự thật

16. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 1960. Nxb Sự thật

17. Tạp chí Xây dựng Đảng số đặc biệt T2-3 năm 1970. Nxb Sự thật

18. Trần Bá Đệ (chủ biên) – Lịch sử Việt Nam (1930 – 1945), Nxb Đại
    học Quốc gia, Hà Nội, 1995

19. Lê Duẩn – Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam, Nxb Sự
    thật, Hà Nội, 1959

20. Nguyễn Minh Đức – Hồ Chí Minh với cuộc kháng chiến chống
    Pháp (1945 - 1954), Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, 2004

21. Câu hỏi và đáp án lịch sử Đảng 1920 – 1945, Nxb Tuyên huấn, 1988.




Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội   16
Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam




Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội   17
Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam

                                  Môc lôc

                                                                        Trang




Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội      18

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namvoxeoto68
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcHarry Cliff
 
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10thapxu
 
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Lê Xuân
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhMyLan2014
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘIBee Bee
 
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtC2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtSusutryoh
 
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt namhanghpu
 
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRcương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRJoseph Hung
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngBui Loi
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Võ Thùy Linh
 
Bài thuyết trình
Bài thuyết trìnhBài thuyết trình
Bài thuyết trìnhlien12345
 
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnBài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnkuki29292
 
2 mục tiêu, quan điểm và chủ trương
2 mục tiêu, quan điểm và chủ trương2 mục tiêu, quan điểm và chủ trương
2 mục tiêu, quan điểm và chủ trươngnguyenngan116411
 

Was ist angesagt? (20)

đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
Bài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộcBài tiểu luận vế dân tộc
Bài tiểu luận vế dân tộc
 
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10
so sánh cương lĩnh chính trị tháng 2 với luận cương chính trị tháng 10
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mớiTiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
 
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
Slide thuyết trình môn học tư tưởng hồ chí minh
Slide thuyết trình   môn học  tư tưởng hồ chí minhSlide thuyết trình   môn học  tư tưởng hồ chí minh
Slide thuyết trình môn học tư tưởng hồ chí minh
 
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtC2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
 
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
 
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRcương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử Đảng
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
 
Bài thuyết trình
Bài thuyết trìnhBài thuyết trình
Bài thuyết trình
 
Chuong nhap mon.ppt
Chuong nhap mon.pptChuong nhap mon.ppt
Chuong nhap mon.ppt
 
tt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppttt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppt
 
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩnBài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
Bài tiểu luận môn tư tưởng hồ chí minh chuẩn
 
2 mục tiêu, quan điểm và chủ trương
2 mục tiêu, quan điểm và chủ trương2 mục tiêu, quan điểm và chủ trương
2 mục tiêu, quan điểm và chủ trương
 

Andere mochten auch

Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namTiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namThanh Hoa
 
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10nuna_l0v3_rain
 
So sánh cương lĩnh HCM và luận cương TP
So sánh cương lĩnh HCM và luận cương TPSo sánh cương lĩnh HCM và luận cương TP
So sánh cương lĩnh HCM và luận cương TPĐào Trần
 
đường lối cách mạng của Đảng chương 2
đường lối cách mạng của Đảng chương 2đường lối cách mạng của Đảng chương 2
đường lối cách mạng của Đảng chương 2thientamthien
 
Tư tưởng hcm
Tư tưởng hcmTư tưởng hcm
Tư tưởng hcmNga Hoàng
 
Quan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Quan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt NamQuan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Quan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nambann11f
 
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1Trong Quang
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếthapxu
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namHeli Sama
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh Thùy Linh
 
Tu Tuong Ho Chi Minh
Tu Tuong Ho Chi MinhTu Tuong Ho Chi Minh
Tu Tuong Ho Chi Minhguest3c41775
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookboomingbookbooming
 

Andere mochten auch (15)

Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namTiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
 
Chuong i
Chuong iChuong i
Chuong i
 
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10
 
So sánh cương lĩnh HCM và luận cương TP
So sánh cương lĩnh HCM và luận cương TPSo sánh cương lĩnh HCM và luận cương TP
So sánh cương lĩnh HCM và luận cương TP
 
đường lối cách mạng của Đảng chương 2
đường lối cách mạng của Đảng chương 2đường lối cách mạng của Đảng chương 2
đường lối cách mạng của Đảng chương 2
 
Tt hcm c4 moi
Tt hcm c4 moiTt hcm c4 moi
Tt hcm c4 moi
 
Tư tưởng hcm
Tư tưởng hcmTư tưởng hcm
Tư tưởng hcm
 
Đề cương đường lối
Đề cương đường lối Đề cương đường lối
Đề cương đường lối
 
Quan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Quan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt NamQuan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Quan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nam
 
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1
 
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tếtư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 
Tu Tuong Ho Chi Minh
Tu Tuong Ho Chi MinhTu Tuong Ho Chi Minh
Tu Tuong Ho Chi Minh
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
 

Ähnlich wie Cuong linh-chinh-tri-dau-tien

NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp0220cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02Đôn Vũ
 
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp0220cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02Đôn Vũ
 
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_namYkazu
 
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)Ku Meo
 
20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.a20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.aPhi Phi
 
12 cau tu luan d.a
12 cau tu luan d.a12 cau tu luan d.a
12 cau tu luan d.ahuyna2101
 
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namBản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namHọc viện Chính Trị Quân Sự
 
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi...
 Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi... Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi...
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi...Huy Nguyễn Tiến
 
Slide , word Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930
Slide , word  Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930Slide , word  Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930
Slide , word Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930wormblack
 
Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
 Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩnThích Hô Hấp
 
Cuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptx
Cuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptxCuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptx
Cuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptxlduc89683
 
ôn tập lịch sử đảng.pdf
ôn tập lịch sử đảng.pdfôn tập lịch sử đảng.pdf
ôn tập lịch sử đảng.pdfPHNGTRNTHTHY
 
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của Đ
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của ĐCâu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của Đ
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của ĐLee Ein
 
đê On thi duong loi
đê On thi duong loiđê On thi duong loi
đê On thi duong loianhquanb7
 

Ähnlich wie Cuong linh-chinh-tri-dau-tien (20)

NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp0220cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
 
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp0220cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
 
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
 
20 cau
20 cau20 cau
20 cau
 
DCSVN
DCSVNDCSVN
DCSVN
 
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
 
Bài 1
Bài 1Bài 1
Bài 1
 
20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.a20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.a
 
12 cau tu luan d.a
12 cau tu luan d.a12 cau tu luan d.a
12 cau tu luan d.a
 
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namBản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
 
Duong loi dang csvn
Duong loi dang csvnDuong loi dang csvn
Duong loi dang csvn
 
Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!
Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!
Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!
 
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi...
 Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi... Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi...
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi...
 
Slide , word Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930
Slide , word  Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930Slide , word  Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930
Slide , word Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930
 
Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
 Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
 
Cuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptx
Cuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptxCuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptx
Cuộc-đời-và-sự-nghiệp-cách-mạng-vẻ-vang-của-Chủ-tịch-Hồ-Chí-Minh.pptx
 
ôn tập lịch sử đảng.pdf
ôn tập lịch sử đảng.pdfôn tập lịch sử đảng.pdf
ôn tập lịch sử đảng.pdf
 
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của Đ
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của ĐCâu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của Đ
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của Đ
 
đê On thi duong loi
đê On thi duong loiđê On thi duong loi
đê On thi duong loi
 

Mehr von kysucongtrinh

Mehr von kysucongtrinh (7)

Tu tuong hcm
Tu tuong hcmTu tuong hcm
Tu tuong hcm
 
Hh sld
Hh sldHh sld
Hh sld
 
Hh sld
Hh sldHh sld
Hh sld
 
Nh077 6947
Nh077 6947Nh077 6947
Nh077 6947
 
Nh013 998
Nh013 998Nh013 998
Nh013 998
 
Chuyen de su lieu hoc
Chuyen de su lieu hocChuyen de su lieu hoc
Chuyen de su lieu hoc
 
Chuyen de su lieu hoc
Chuyen de su lieu hocChuyen de su lieu hoc
Chuyen de su lieu hoc
 

Cuong linh-chinh-tri-dau-tien

  • 1. Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam 1. Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam 1.1. Bối cảnh lịch sử Vào giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Sau khi hoàn thành việc xâm lược và bình định bằng vũ lực. Thực dân Pháp thực hiện chính sách nô dịch nhân dân ta cả về kinh tế - chính trị- văn hoá. Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa của Pháp.Chính sách cai trị của Pháp đã làm cho mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam trở nên gay gắt. Đó là mâu thuẫn giữa các tầng lớp thống trị và nhân dân lãnh đạo cực khổ. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc và Việt Nam với đế quốc, phong kiến. Mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt, các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục và mạnh mẽ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Các tổ chức Đảng chính trị đã lần lượt ra đời và vươn lên giành ngọn cờ lãnh đạo phong trào song tất cả các phong trào dưới ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản đã lần lượt thất bại, do khủng hoảng đường lối và giai cấp lãnh đạo.Chỉ đến khi Nguyễn ái Quốc người thanh niên yêu nước trẻ tuổi đã ra đi và tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc đó. Đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin, theo cách mạng Tháng mười Nga, cách mạng vô sản và chủ nghĩa xã hội. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đường lối và vai trò lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. Từ khi tìm ra chân lý đó người đi chuẩn bị và tiến hành truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, đào tạo đội ngũ cán bộ Đảng, thúc đẩy quá trình hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản Nguyễn ái Quốc có đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương Người đã chủ động, kịp thời triệu tập và chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản, đã quyết đoán, độc lập và sáng tạo nhanh chóng thống nhất ra một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam. Hội nghị Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội 1
  • 2. Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam họp vào đầu năm 1930 tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc. Các đại biểu đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản để lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Trong lịch sử Đảng ta, Hội nghị hợp nhất mang tầm vóc lịch sử của Đại hội thành lập Đảng, được xem như là đại hội đầu tiên của Đảng. Hội nghị đã thông qua các Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt của Đảng... Đó là các văn kiện của Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh đã xác định những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam. Phân tích tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam cương lĩnh chỉ rõ chủ nghĩa đế quốc đã nắm toàn quyền thống trị, thi hành chính sách độc quyền về kinh tế ở nước ta, làm cho tư sản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp. Cương lĩnh vạch rõ " Tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thêm mà mang được. Còn về nông nghệ bản xứ ngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng hoảng,nông dân thất nghiệp nhiều... Vậy tư bản bản xứ không có thế lực gì ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa chỉ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa " [9, 12]. 1.2. Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Việt Nam Về tính chất xã hội Việt Nam: Là xã hội thuộc địa và nửa phong kiến, tồn tại 2 mâu thuẫn cơ bản là: Mâu thuẫn dân tộc, giữa dân tộc ta với đế quốc xâm lược mà lúc này là đế quốc Pháp và mâu thuẫn giai cấp, giữa nhân dân với địa chủ phong kiến chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến trong đó cương lĩnh xác định mâu thuẫn dân tộc là cơ bản nhất quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thẩy [ 12,6]. 1.2.1. Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (trước đây Đảng ta gọi là cách mạng tư sản dân quyền Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • 3. Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam theo lối mới). và cách mạng xã hội chủ nghĩa.Hai giai đoạn cách mạng ấy đều thuộc phạm trù cách mạng vô sản.Giữa hai giai đoạn cách mạng không có bức tường nào ngăn cách. Cương lĩnh viết. Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản [9, 2]. Mục tiêu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam là " đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến Việt Nam và giai cấp tư sản phản cách mạng [9, 12], mục tiêu cuối cùng là xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Đảng cộng sản Việt Nam. Điều đó chứng tỏ, ngay từ đầu Đảng ta đã thấu suối con đường phát triển tất yếu của cách mạng nước ta, nhận rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa cách mạng dân tộc, dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đường lối đỏ nhất quán suốt cả quá trình cách mạng Việt Nam, đã đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. 1.2.2. Nhiệm vụ. Cương lĩnh vạch ra giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có hai nhiệm vụ đó phải phối hợp chặt chẽ với nhau vì đế quốc Pháp dùng bọn phong kiến Việt Nam, bọn đại tư sản phản cách mạng và bọn địa chủ để áp bức, bóc lột nhân dân Việt Nam. Song để giành thắng lợi từng bước, trước hết Đảng phải tập trung lực lượng cách mạng đánh đổ kẻ thù chủ yếu là đế quốc và bọn tay sai của chúng... Đảng chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp cách mạng, các lực lượng đưa họ vào hàng ngũ cách mạng. Đối với nhiệm vụ đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến và nhiệm vụ ruộng đất, cương lĩnh chủ trương chia ra từng bước để tiến hành cho thích hợp. Bước thứ nhất chỉ mới " tịch thu toàn bộ đồn điền và đất đai của đế quốc Pháp và địa chủ phản cách mạng Việt Nam có các tầng lớp" trung tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng, thì phải sử dụng, ít nhất làm cho họ trung lập [9,4]. Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội 3
  • 4. Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam 1.2.3. Lực lượng cách mạng Về động lực và lực lượng cách mạng: Cương lĩnh chỉ rõ giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là lực lượng chính, là quân chủ lực của cách mạng, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo. Trong khi khẳng định công nông là gốc cách mạng Đảng còn chủ trương " phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nồng, để lôi kéo họ về phe giai cấp vô sản " và tranh thủ các tầng lớp phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc có lòng yêu nước để đưa họ vào mặt trận dân tộc thống nhất chế độ. Lực lượng cách mạng gồm các giai cấp: công nhân, nông dân,tiểu tư sản, do giai cấp công nhân lãnh đạo, dựa trên cơ sở liên minh công nông. Về nguyên tắc liên minh với các lực lượng yêu nước và các tầng lớp trên, cương lĩnh nêu rõ: Trong khi liên lạc tạm thời với các giai cấp, phải hết sức thận trọng,không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường lối thoả hiệp" [9, 14]. Sự đánh giá đúng đắn yếu tố dân tộc và sớm kết hợp yếu tố dân tộc với yếu tố giai cấp đã giúp Đảng ta ngay từ khi mới ra đời, đã phát huy được truyền thống yêu nước, đoàn kết được các lực lượng cách mạng và nhờ đó giữ được độc quyền lãnh đạo cách mạng. 1.2.4. Phương pháp cách mạng Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam phải tiến bằng bạo lực quần chúng phải đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn phong kiến rồi "dựng ra [9,12] chính phủ cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo, chứ không phải bằng con đường cải lương, thoả hiệp. [9,12]. 1.2.5. Đoàn kết quốc tế Cương lĩnh còn xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đứng về phía " mặt trận cách mạng gồm các dân tộc thuộc địa bị áp bức và giai cấp công nhân bị bóc lột trên thế giới [9, 16]. mà trụ cột của mặt trận này là Liên Xô. Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội 4
  • 5. Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam 1.2.6. Lãnh đạo cách mạng Việt Nam Cương lĩnh khẳng định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, Đảng thấy có trách nhiệm " thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng [9, tr4], phải thu phục cho được đại đa số dân cày [9, 14] và " phải liên hệ " với các giai cấp cách mạng và các tầng lớp yêu nước để đoàn kết họ, tổ chức họ đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh khẳng định tính chất Đảng là Đảng của giai cấp công nhân, là đội tiên phong của giai cấp vô sản. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng. Đảng là khối thống nhất ý chí và hành động. Đảng viên " phải hăng hái đấu tranh, cẩn thận, dám hy sinh và phục tùng mệnh lệnh Đảng, đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận Đảng [9, 7]. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời phản ánh sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam. " Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng ..., nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành,đủ sức mạnh lãnh đạo cách mạng"[5,152]. Đó là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và điều kiện một nước thuộc địa, nửa phong kiến. Chính Đảng đó có tổ chức chặt chẽ theo nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của Lênin và giữ được quyền lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam. Sự ra đời của Đảng ta gắn liền với sự hình thành khối liên minh công nông, tạo điều kiện cho Đảng mở rộng hàng ngũ cách mạng tới các lực lượng yêu nước khác trong mặt trận dân tộc thống nhất. 2. Những điểm sáng tạo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng khi Hồ Chí Minh vận dụng chủ nghĩa Mac – Lenin vào cách mạng Việt Nam Nguồn gốc tư tưởng của Hồ Chí Minh chính là giá trị truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, chủ nghĩa Mac – Lenin và phẩm Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội 5
  • 6. Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam chất cá nhân của Hồ Chí Minh. Trong đó, chủ nghĩa Mac- Lenin là nguồn gốc lí luận trực tiếp, quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh. Người đã từng nói: “Chủ nghĩa Mac- lenin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam không những là cái cẩm nang thần kỳ, không những là kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Người đã sớm nắm vững được cái cốt lõi, linh hồn của chủ nghĩa Mac- Lenin chính là phương tiện biện chứng duy vật để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Các tác phẩm, bài viết của Hồ Chí Minh đều phản ánh bản chất cách mạng của Người theo thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mac- Lenin. Thế nhưng một trong những điều đặc biệt và cũng làm Hồ Chí Minh trở nên vĩ đại chính là Người đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac- Lenin vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam. Mà ở đây chúng ta sẽ thấy được một minh chứng rõ ràng cho điều đó qua “cương lĩnh chính trị đầu tiên” do Người soạn thảo và được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2/1930. Thứ nhất, nếu như Mac, Enghen, Lenin đã nói nhiều đến vấn đề dân tộc, Mac nói đến hai loại dân tộc đó là dân tộc áp bức và dân tộc bị áp bức trong đó 70% dân số trên Trái đất thuộc loại dân tộc bị áp bức. Các ông cũng nói đến hai loại nước: chính quốc và thuộc địa và mối quan hệ giữa hai loại nước, hai dân tộc. Hồ Chí Minh tiếp nhận quan điểm trên và cũng đã khẳng định: “Dù màu da có khác nhau thì trên thế giới này chỉ có hai giống người là giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Có hai loại nước là chính quốc và thuộc địa, trong hai loại nước có cả hai giống người và do còn bọn người bóc lột mà không một dân tộc nào, cả thuộc địa và chính quốc có tự do”. Mac- Lenin cũng đã nói nhiều đến vấn đề dân tộc nhưng chủ yếu là về dân tộc phương Tây, dân tộc châu Âu tư bản, vì vậy coi dân tộc như là sản phẩm của chủ nghĩa tư Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội 6
  • 7. Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam bản và phê phán chủ nghĩa dân tộc tư sản. Đó là quan niệm đúng. Nhưng áp dụng vào thuộc địa thì nó không đúng nữa. Hồ Chí Minh nói nhiều đến dân tộc phương Đông, dân tộc thuộc địa. Người rút ra những điểm riêng về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước này khác với phương Tây tư bản. Đó là một sự sáng tạo. Hơn nữa, Người còn xác định thế nào là một nước thuộc địa: là một nước bị đế quốc bên ngoài câu kết với bọn phản động bên trong xâm lược và thống trị, biến thành nơi đầu tư, khai thác, bóc lột và đó là những nước nghèo, lạc hậu, kinh tế tự nhiên, phần lớn cư dân là nông dân, vốn trước đó là nước phong kiến hoặc tiền phong kiến. Nhờ vậy mà Người xác định được tính chất xã hội, những mâu thuẫn cơ bản tồn tại, đó là hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn dân tộc giữa đế quốc xâm lược với người dân thuộc địa, mâu thuẫn giai cấp giữa địa chủ phong kiến với nông dân, mâu thuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫn dân tộc. Bởi vậy, trong Cương lĩnh Hồ Chí Minh đã xác định tính chất xã hội Việt Nam là: xã hội thuộc địa nửa phong kiến, tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn dân tộc giữa dân tộc ta và đế quốc xâm lược mà lúc này là đế quốc Pháp, và mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ phong kiến, trong đó mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn cơ bản nhất. Thứ hai, nếu xét lí luận kinh điển ta sẽ thấy không có khái niệm “cách mạng tư sản dân quyền”. Nhưng đến Hồ Chí Minh với sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac – Lenin thì khái niệm đó đã ra đời. Khi Hồ Chí Minh nói tới phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản, ta nhận ra rằng Hồ Chí Minh cố ý nói như vậy. Vì mục đích của nhà chính trị là vận động quần chúng làm cách mạng – đối tượng đó lại là nông dân nên không thể không đề cập đến quyền lợi của bộ phận dân chúng đông đảo này trong xã hội tức là quyền lợi về ruộng đất để thu hút họ theo cách mạng. Như thế, khi đường lối này vừa ra đời đã được quần chúng hưởng ứng ngay. Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội 7
  • 8. Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam Về kẻ thù của cách mạng Việt Nam, do hiểu rõ về tình cảnh và tính chất của các nước thuộc địa mà cụ thể ở đây là Việt Nam nên Người xác định hai kẻ thù của chúng ta là đế quốc xâm lược và tay sai phản động. Trong đó, Người hoàn toàn đúng đắn khi cho rằng kẻ thù chủ yếu của cách mạng Việt Nam là đế quốc xâm lược Pháp, vua quan phong kiến và tư sản phản cách mạng. Để tập trung được mũi nhọn của cách mạng đấu tranh chống đế quốc và tay sai của chúng, Đảng chủ trương “Quốc hữu hoá toàn bộ đồn điền và đất đai của bọn đế quốc và địa chủ phản cách mạng An Nam chia cho dân cày nghèo”. “Tịch thu tất cả nhà băng và cơ sở sản xuất của bọn đế quốc trao cho chính phủ công nông binh”. Còn “đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập”. Chủ trương ấy tỏ rõ Đảng ta ngay từ đầu chẳng những thấy được tầm quan trọng chiến lược của vấn đề ruộng đất mà còn xác định đúng vị trí của cách mạng ruộng đất trong từng giai đoạn cách mạng. Sự chỉ đạo chiến lược vô cùng đúng đắn ấy đã mở ra con đường rộng rãi để phát huy cao độ truyền thống yêu nước của dân tộc, đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nông và trí thức nhằm đánh đổ kẻ thù chủ yếu và nguy hiểm trước mắt. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa, việc đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, kết hợp chặt chẽ từng bước với nhiệm vụ dân chủ và chủ nghĩa xã hội là biểu hiện sâu sắc nhất, triệt để và đúng đắn nhất lập trường cách mạng của giai cấp công nhân. Sự kết hợp tài tình giữa nhiệm vụ chiến lược và chỉ đạo chiến lược, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến và đi tới chủ nghĩa xã hội, bảo đảm cho đảng ta kết hợp được sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại nhằm hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng. Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội 8
  • 9. Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam Tuy chủ nghĩa Mac- Lenin coi trọng vấn đề giai cấp và giải phóng giai cấp, giải quyết vấn đề dân tộc giành độc lập dân tộc phải đứng trên quan điểm của một giai cấp nhất định. Mac – Enghen đã nêu rõ: “giai cấp vô sản muốn tự giải phóng trước hết phải giải phóng dân tộc, xây dựng thành một giai cấp dân tộc, phải thành một giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc” vì giai cấp vô sản là một giai cấp cụ thể luôn gắn với một dân tộc nhất định, chịu trách nhiệm trước hết với dân tộc mình. Qua đó mà đóng góp vào sự nghiệp chung của nhân loại. Hồ Chí Minh tiếp thu quan điểm đó của các nhà kinh điển nhưng Người không học tập một cách máy móc và có sự sáng tạo ở chỗ đặt vấn đề dân tộc cao hơn vấn đề giai cấp. Bởi vậy, trong nhiệm vụ - mục tiêu của cách mạng Việt Nam trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Người đã nói rõ: chống đế quốc, chống phong kiến, song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc. Quan điểm này của Hồ Chí Minh đối lập với quan điểm của Quốc tế Cộng sản coi vấn đề giai cấp là trên hết và của Đảng ta thời kỳ đầu nên gây ra sự bất đồng và hiểu lầm. Nhưng thực tế đã cho thấy quan điểm này của Người hoàn toàn đúng đắn bởi Việt Nam lúc này đang là thuộc địa của Pháp, nếu không đánh đuổi Pháp, giành độc lập thì làm sao có thể giành quyền lợi cho giai cấp. Do vậy, Hồ Chí Minh đã khẳng định trong Hội nghị Trung ương 8 là “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, nếu không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được” Hơn nữa, Quốc tế Cộng sản cho rằng: “Vấn đề cơ bản của thuộc địa là vấn đề nông dân, vấn đề cơ bản của nông dân là vấn đề ruộng đất” thì ta thấy rằng “vấn đề cơ bản ở thuộc địa là vấn đề nông dân” là đúng với với Việt Nam cũng như các nước thuộc địa vì lực lượng cơ bản ở thuộc địa chính là nông dân. Nhưng “vấn đề cơ bản của nông dân là vấn Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội 9
  • 10. Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam đề ruộng đất” thì không hoàn toàn đúng. Vì khẩu hiệu “người cày có ruộng” tạm gác từ năm 1930 đến tận năm 1953 mới thực hiện, vậy vì sao nông dân vẫn theo Đảng làm cách mạng? Vì thực tế, yêu cầu trước hết và lớn nhất của nông dân ở các nước thuộc địa cũng vẫn là giành độc lập. Bởi thế, khẩu hiệu “độc lập dân tộc, người cày có ruộng” như trong Cương lĩnh đã nêu lên là phù hợp với tâm lí của nông dân Việt Nam. Chủ nghĩa Mac- Lenin coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhưng quần chúng phải được tập hợp lại theo sự chỉ đạo của một tổ chức, đó chính là Đảng cộng sản. Hồ Chí Minh hoàn toàn tiếp thu quan điểm đó và thực tế Người đã có vai trò to lớn trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng điểm khác biệt ở chỗ, Người không chỉ coi Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân mà đồng thời còn là đội tiên phong của cả dân tộc. Do vậy lực lượng lãnh đạo của cách mạng Việt Nam mà Người khẳng định đó chính là Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng đó phải là Đảng kiểu mới tức theo chủ nghĩa Mac – Lenin và liên hệ mật thiết với nhân dân. Trong việc xác định lực lượng và tổ chức của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng đã thể hiện sự sáng tạo khi Người chủ trương tập hợp tất cả những giai cấp bị áp bức: công nông là gốc của cách mạng, bên cạnh đó tập hợp lôi kéo tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trung – tiểu địa chủ hoặc chí ít trung lập họ. Còn với những bộ phận nào ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. Trên cơ sở liên minh công nông vững chắc thì thành lập mật trận đoàn kết dân tộc chống kẻ thù chung. Mặt trận là thể thống nhất mâu thuẫn gồm những giai cấp, nhiều dân tộc liên hiệp lại với nhau trên cơ sở một hành động chung. Thực hiện được đại đoàn kết dân tộc, giai cấp trong một quốc gia dân tộc là cơ sở xã hội – chính trị để thực hiện đoàn kết các quốc gia dân tộc trong một sự nghiệp chung. Qua Cương lĩnh đầu tiên, Đảng ta đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ trong mặt trận dân tộc thống nhất, đã phân tích đúng đắn đặc điểm của Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội 10
  • 11. Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam từng thành phần và sắp xếp đúng vị trí của từng giai cấp trong lực lượng cách mạng. Đảng đã chia giai cấp địa chủ thành 3 loại: loại lớn (địa chủ có 100 mẫu trở lên), loại trung bình và loại nhỏ, và tỏ rõ thái độ chính trị đối với mỗi loại để tranh thủ, trung lập những người cần trung lập nhằm cô lập cao độ kẻ thù. Chiến lược ấy của Đảng nhằm triệt để lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù để làm suy yếu chúng và đánh đổ chúng. Còn đối với quần chúng thì chiến lược ấy vừa xây dựng khối đoàn kết dân tộc, vừa đấu tranh loại bỏ từng bước những nhược điểm do lịch sử để lại làm cho số quần chúng chưa giác ngộ ngày càng gắn bó với sự nghiệp giải phóng dân tộc và Đảng tiên phong của giai cấp vô sản. Dựa trên cơ sở phân tích khoa học đặc điểm của giai cấp tư sản nước ta, Đảng vừa khẳng định phải đánh đổ bộ phận tư sản phản cách mạng, vừa chủ trương tranh thủ bộ phận tư sản “chưa rõ mặt phản cách mạng”. Trong khi coi tư sản bản xứ là một bộ phận của lực lượng cách mạng, Đảng nêu rõ lập trường có nguyên tắc của Đảng là, trong khi đoàn kết với các tầng lớp trên, không được nhân nhượng về nguyên tắc mà “đi vào đường lối thoả hiệp” giai cấp. Sớm có chủ trương giải quyết hài hoà từng bước quyền lợi giữa các giai cấp cách mạng dù có mâu thuẫn giai cấp ở mức độ nhất định, tỏ rõ Đảng cộng sản Việt Nam tuy mới ra đời nhưng đã trở thành người đại diện cho quyền lợi và nguyện vọng không chỉ cho giai cấp vô sản mà còn đại diện cho cả dân tộc. Nhờ có quan điểm đúng đắn, sáng tạo này mà trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, vấn đề xây dựng khối liên minh công nông vững chắc cũng như vấn đề đại đoàn kết toàn dân luôn luôn được Đảng và Hồ Chí Minh quan tâm thực hiện. Nếu không có khối đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng thì cách mạng Việt Nam không thể đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Về các giai đoạn của cách mạng Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên xã hội chủ nghĩa liên quan mật Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội 11
  • 12. Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam thiết nội tại với nhau, ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau, cuộc vận động trước thành công làm tiền đề cho cuộc vận động sau thắng lợi. Đó là cuộc vận động giải phóng dân tộc về mặt chính trị và cuộc vận động giải phóng dân tộc về mặt kinh tế. Tiến hành kết hợp chặt chẽ hai cuộc vận động cách mạng ấy chính là kết hợp giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, xã hội, giải phóng con người trong xã hội Việt Nam. Vì vậy, giữa hai giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa không có bức tường ngăn cách, không phải tiến hành một cuộc cách mạng chính trị lần hai để giải quyết vấn đề chính quyền như cách mạng Nga (Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười năm 1917) và cách mạng Trung Quốc (1945 và tháng 10/1949). Điều đó chứng tỏ rằng, ngay khi mới ra đời, Đảng ta và đồng chí Nguyễn ái Quốc đã nắm vững nguyên lí về cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mac- Lê nin, kinh nghiệm của cách mạng thế giới, hiểu rõ đặc điểm lịch sử xã hội Việt Nam và thấu suốt con đường phát triển tất yếu của cách mạng, nhận rõ mối quan hệ biện chứng giữa các giai đoạn của một cuộc cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. Trong cương lĩnh, Đảng đã giải quyết đúng đắn phương pháp cách mạng bạo lực “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”, “làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập”, “dựng ra chính phủ công nông binh”…đó là những hành động cụ thể của phương pháp cách mạng bạo lực chứ không phải phương pháp hoà bình hay cải lương. Đồng thời với quan điểm này, Người đã giáo dục Đảng viên và quần chúng nâng cao lòng yêu nước, tinh thần cách mạng triệt để, ý thức tự lực tự cường chống chủ nghĩa đế quốc và tay sai, đồng thời chống chủ nghĩa cải lương và phương pháp ám sát cá nhân “hoặc xúi dân bạo động mà không bày cách tổ chức, hoặc làm cho dân quen tính ỷ lại mà quên tính tự cường”. Người chỉ cho Đảng viên và cán bộ của Đảng hiểu rõ sức mạnh của bạo lực cách mạng là sức mạnh của quần chúng được giác ngộ chính trị, được tổ chức Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội 12
  • 13. Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam chặt chẽ. Và trên cơ sở lực lượng chính trị của quần chúng mà xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Về đoàn kết quốc tế, Cương lĩnh chính trị đầu tiên khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Nhưng vấn đề không chỉ là đơn thuần như vậy. Ở đây, Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa phải đoàn kết với cách mạng vô sản ở chính quốc, sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam không thể tách rời sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản thế giới. Nhưng cách mạng thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà phải có tính độc lập, tự chủ và có khả năng thắng lợi trước. Quan điểm này cũng đối lập với quan điểm của Quốc tế Cộng sản khi coi cách mạng thuộc địa chỉ thắng lợi sau khi cách mạng chính quốc thắng lợi. Hồ Chí Minh cho rằng đế quốc là kẻ thù của thuộc địa đồng thời là kẻ thù của chính quốc nên yêu cầu cấp bách đặt ra là cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc phải đoàn kết lại chống kẻ thù chung.Quan điểm sáng tạo này của Người đã được chứng minh qua thực tiễn cách mạng Việt Nam. Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội 13
  • 14. Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam KẾT LUẬN Cương lĩnh của Đảng đã thể hiện một đường lối cách mạng triệt để. Tính cách mạng triệt để được thể hiện trong toàn bộ những vấn đề cơ bản của cách mạng: xác định đúng tính chất, mục đích cách mạng, đối tượng, nhiệm vụ cách mạng; xác định mối quan hệ giữa hai giai đoạn của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên xã hội chủ nghĩa; xác định vai trò lãnh đạo của Đảng và giai cấp công nhân đối với cách mạng; đánh giá đúng lực lượng to lớn của giai cấp nông dân, vị trí của khối liên minh công nông, trí thức và mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng; giữ vững nguyên tắc trong khi mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, xác định phương pháp cách mạng bạo lực; xác định cách mạng Việt Nam là bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới… Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã trả lời đúng những vấn đề cấp bách mà cách mạng Việt Nam đặt ra. Nó là vũ khí sắc bén chống lại những tư tưởng và hành động trái với chủ nghĩa Mac- Lênin. Cương lĩnh đã phản ánh đúng quy luật vận động khách quan của xã hội Việt Nam. Nó không giống đường lối cách mạng dân chủ tư sản ở một nước độc lập hay một nước nửa thuộc địa. Cương lĩnh đã trở thành cơ sở tư tưởng, chính trị để tập hợp và thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất, là ngọn cờ tập hợp các lực lượng cách mạng tiến lên trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh đầu tiên đã cho thấy thiên tài trí tuệ cũng như sức sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng chủ nghĩa Mac – Lenin vào hoàn cảnh cụ thể nước ta. Sự lãnh đạo đúng đắn về mặt chỉ đạo chiến lược của Người đã là nhân tố quan trọng đưa đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam giai đoạn sau. Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội 14
  • 15. Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Mậu Hãn: Các cương lĩnh cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội 2003 2. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương - Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (sơ thảo), tập I (1920 – 1945), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981 3. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tập 13 4. Hồ Chí Minh toàn tập - tập 3, Nxb Chính trị Quốc Gia 5. Hồ Chí Minh toàn tập - tập 2, Nxb Sự Thật - Hà Nội - 1980. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam – Văn kiện Đảng, tập 6 - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 7. Đảng Cộng sản Việt Nam – Văn kiện Đảng, tập 7 - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 8. Văn kiện Đảng toàn tập - tập 2. Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội - 1998. 9. Văn kiện Đảng toàn tập - tập 9. Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội - 1998. 10. Hồng Quảng - Luận cương chính trị 1930 ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1982 11. Nguyễn Thành, Nguyễn Hàm – Mặt trận Việt Minh – Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1971 12. Tạp chí lịch sử Đảng 13. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội, 2005 14. Tạp chí Cộng sản số 5 tháng 5 - 1980. Nxb Sự thật Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội 15
  • 16. Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam 15. Tạp chí Cộng sản số 6 tháng 6 - 1980. Nxb Sự thật 16. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 1960. Nxb Sự thật 17. Tạp chí Xây dựng Đảng số đặc biệt T2-3 năm 1970. Nxb Sự thật 18. Trần Bá Đệ (chủ biên) – Lịch sử Việt Nam (1930 – 1945), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1995 19. Lê Duẩn – Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1959 20. Nguyễn Minh Đức – Hồ Chí Minh với cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, 2004 21. Câu hỏi và đáp án lịch sử Đảng 1920 – 1945, Nxb Tuyên huấn, 1988. Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội 16
  • 17. Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội 17
  • 18. Bài điều kiện chuyên đề Lịch sử Việt Nam Môc lôc Trang Hoàng Thị Nga – Lớp CLC – K54 – Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội 18