SlideShare a Scribd company logo
1 of 38
Download to read offline
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH
ĐĂNG KÝ VÀ HẠCH TOÁN
SẢN XUẤT KINH DOANH
CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP
MĐ 06
NGHỀ SẢN XUẤT KINH DOANH
CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP
Trình độ: Sơ cấp nghề
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Giáo trình được biên soạn phục vụ mục đích đào tạo nghề cho nông dân nên
các thông tin trong giáo trình có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng
cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi đục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 06
2
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất cây giống lâm nghiệp đã giúp
cho nhiều bà con nông dân miền núi xóa được đói, giảm được nghèo. Tuy nhiên
việc sản xuất cây giống của bà con còn nhỏ, sử dụng giống không rõ xuất xứ,
không đăng ký sản xuất kinh doanh, thiết kế vườn ươm chưa đáp ứng được yêu cầu
sản xuất, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, các kỹ thuật nhân giống tiến tiến
chưa được áp dụng dẫn đến chất lượng, năng xuất cây giống thấp. Từ nhu cầu thực
tiễn trên, việc biên soạn Giáo trình hướng dẫn bà con sản xuất kinh doanh cây
giống lâm nghiệp là hết sức cần thiết.
Được sự hỗ trợ của Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ đã tiến hành
biên soạn Giáo trình “Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp” phục vụ cho
các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các
khoá đào tạo phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020.
Giáo trình mô đun “Đăng ký và hạch toán sản xuất kinh doanh cây giống lâm
nghiệp” là giáo trình mô đun thứ sáu trong sáu giáo trình mô đun của nghề Sản
xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp. Giáo trình có 03 bài, mỗi bài học được chia
làm 04 phần, cụ thể là: mục tiêu bài học, nội dung bài học, câu hỏi và bài tập thực
hành, ghi nhớ. Các bài dạy được biên soạn một cách ngắn gọn, kết cấu hợp lý giữa
lý thuyết và thực hành nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng về Đăng ký và
hạch toán sản xuất cây giống lâm nghiệp cho người học.
Giáo trình được biên soạn bởi một nhóm các giáo viên có kiến thức, kinh
nghiệm về lĩnh vực đăng ký, hạch toán sản xuất cây giống lâm nghiệp và nhận
được rất nhiều ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn đến từ ba miền của đất
nước. Trong quá trình biên soạn nhóm tác giả tiến hành biên soạn nội dung các bài
học theo trình tự các bước thực hiện công việc của nghề và lồng ghép các kiến thức
cần thiết theo logíc hành nghề.
Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
các cán bộ khuyến nông của các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái,
Phú Thọ.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do những nguyên nhân chủ quan và khách
quan nên việc biên soạn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các đồng nghiệp, bạn đọc để Giáo trình được hoàn thiện hơn
Tham gia biên soạn
1. Thạc sỹ: Dương Danh Công ( chủ biên )
2. Kỹ sư: Lê Thị Tình
3. Kỹ sư: Phạm Hữu Hân
3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU.............................................................................................................................. 2
MỤC LỤC......................................................................................................................................... 3
GIỚI THIỆU MÔ ĐUN..................................................................................................................... 4
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY
GIỐNG LÂM NGHIỆP..................................................................................................................... 4
Mục tiêu:.................................................................................................................4
A. Nội dung:...........................................................................................................4
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ...........................................................................10
C. Ghi nhớ ............................................................................................................10
BÀI 2: ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP CHÍNH............ 11
Mục tiêu:...............................................................................................................11
A. Nội dung:.........................................................................................................11
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ...........................................................................23
C. Ghi nhớ ............................................................................................................23
BÀI 3: HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP .................... 24
Mục tiêu:...............................................................................................................24
A. Nội dung..........................................................................................................24
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ...........................................................................31
C. Ghi nhớ ............................................................................................................31
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................................................ 33
I. Vị trí, tính chất của mô đun ..............................................................................33
II. Mục tiêu của mô đun .......................................................................................33
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành..................................................33
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập...............................................................35
VI. Tài liệu tham khảo..........................................................................................36
4
MÔ ĐUN: ĐĂNG KÝ VÀ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP
Mã mô đun: MĐ 06
GIỚI THIỆU MÔ ĐUN
Mô đun này trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng về đăng ký và
hạch toán sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp
Quá trình giảng dạy mô đun này chủ yếu sử dụng các tình huống giả định để
học viên giải quyết vấn đề.
Việc đánh giá kết quả học tập của học viên thông qua quá trình chuẩn bị các
loại hồ sơ đăng ký, hạch toán các hoạt động sản xuất kinh doanh giả định và đánh
giá sản phẩm thực hành
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH
DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP
Mã bài: M6-01
Mục tiêu:
- Liệt kê được các loại giấy phép cần có khi sản xuất kinh doanh giống cây trồng
lâm nghiệp chính
- Kể tên được các loài cây trồng lâm nghiệp chính
- Trình bày được khái niệm, nguyên tắc và tác dụng của hạch toán
A. Nội dung:
1. Đăng kí kinh doanh sản xuất cây giống lâm nghiệp chính
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong việc đăng ký sản xuất kinh doanh giống cây
trồng lâm nghiệp
a. Cây giống lâm nghiệp là gì ?
Cây giống lâm nghiệp là cây con được sử dụng cho công tác trồng rừng
b. Cây giống lâm nghiệp chính là gì?
- Cây trồng lâm lâm nghiệp chính là cây trồng lâm nghiệp được trồng phổ biến, có
số lượng lớn, giá trị kinh tế cao, giữ vai trò quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp
nên cần được quản lý chặt chẽ theo thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống. Cây
trồng lâm nghiệp chính được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố
trong danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính.
- Cây giống lâm nghiệp chính là những cây giống của cây trồng lâm nghiệp chính
c. Vật liệu nhân giống là gì ?
5
Vật liệu nhân giống ( vật liệu giống) là cây hoàn chỉnh hoặc bộ phận của chúng
như: hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào... được
sử dụng để sản xuất ra cây trồng mới.
1.2. Đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính là gì?
Để tiến hành sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính ngoài việc
phải có giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực giống cây trồng thì chủ chủ cơ sở sản
xuất phải có giấy phép đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp
chính, giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống, lô cây con
Quá trình các cơ sở sản xuất đăng ký các loại giấy chứng nhận đủ điều kiện
sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính, chứng nhận nguồn gốc lô
giống, lô cây con gọi là đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính.
1.3. Những cơ sở sản xuất như thế nào thì phải đăng ký sản xuất kinh doanh giống
cây trồng lâm nghiệp chính?
Tất cả các cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp chính đều phải đăng ký sản
xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính tham gia
vào thị trường có 3 hình thức:
- Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính
- Cơ sở kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính
- Cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp chính
Các cơ sở sản xuất không mang tính chất kinh doanh thì không cần phải
đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính
1.4. Tại sao phải đăng ký sản xuất kinh doanh giống cây trồng lầm nghiệp chính
Việc đăng ký sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, cung ứng cây giống chất lượng tốt (cơ sở
để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng) cho người sử dụng giống.
1.5. Danh mục cây trồng lâm nghiệp chính
- Theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15 tháng 3 năm 2005, Danh mục
giống cây trồng lâm nghiệp chính ở nước ta gồm có như sau:
+ Vùng Tây Bắc (TB): Gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình
1) Tếch ( Tectona grandis)
2) Xoan ta ( Melia azedarach )
3) Lát hoa ( Chukrasia tabularia A.Juss )
4) Gạo ( Bombax malabarica DC )
5) Trám trắng ( Canarium album (Lour.) Raeusch)
6) Keo lai ( Acacia mangium x Acacia. auriculiformis )
7) Keo tai tượng ( Acacia mangium Wild )
6
8) Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis )
9) Bạch đàn Urophylla ( Eucalyptus. urophylla S.T.Blake )
10) Bạch đàn lai (các giống lai khác loài bạch đàn uro, camal, tere)
11) Dó trầm (Aquilarria crassna Pierre ex Lecomte )
12) Luồng ( Dendrocalamus membranceus Munro )
13) Trẩu ( Vernicia montana )
+ Vùng Trung tâm (TT) gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang,
Phú Thọ, Vĩnh Phúc.
1) Xoan ta ( Melia azedarach )
2) Sa mộc ( Cinnamomum casia (L.) J.Presl )
3) Mỡ (Mangletia conifera Dandy )
4) Keo tai tượng ( Acacia mangium Wild )
5) Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis )
6) Trám trắng ( Canarium album (Lour.) Raeusch )
7) Bồ đề ( Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hardw )
8) Bạch đàn urophylla ( Eucalyptus urophylla S.T.Blake )
9) Bạch đàn (các giống lai khác loài bạch đàn uro, camal, tere )
10) Keo lai ( Acacia mangium x Acacia. auriculiformis )
11) Luồng ( Dendrocalamus membranceus Munro )
12) Tre điềm trúc ( Dendracalamus ohlami Kengf)
13) Quế (Cinnamomum casia (L.) J.Presl )
+ Vùng Đông Bắc (ĐB) gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên,
Quảng Ninh, Bắc Giang.
1) Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis )
2) Keo tai tượng ( Acacia mangium Wild )
3) Mỡ ( Mangletia conifera Dandy )
4) Sa mộc ( Cinnamomum casia (L.) J.Presl )
5) Tông dù ( Toona sinensis (A.Juss) M.Roem )
6) Trám trắng (Canarium album (Lour.) Raeusch)
7) Thông mã vĩ ( Pinus masoniana Lamb )
8) Thông nhựa ( Pinus merkusii Jungh.et.de Vries )
9) Bạch đàn urophylla ( Eucalyptus urophylla S.T.Blake )
10) Bạch đàn lai ( các giống lai khác loài bạch đàn uro, camal, tere )
11) Keo lai (Acacia mangium x A. auriculiformis )
12) Trúc sào (Phyllostachys pubescens Majiel ex.H.de lehaie )
13) Sồi phảng (dẻ bốp, cồng) (Lipthocarpus fissus Champ. ex benth.)
14) Chè đắng (Ilex kaushue S.Y.Hu
15) Hồi (Illicium verum Hook.f.)
+ Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) gồm 10 tỉnh: Hải phòng, Hải Dương, Bắc
Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Hà nam, Ninh Bình.
7
1) Xoan ta (Melia azedarach L)
2) Gạo ( Bombax malabarica DC )
3) Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss)
4) Xà cừ ( Khasya senegalensis (Desr) A.Fuss)
5) Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis A.Cunn.ex Benth )
6) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)
7) Bạch đàn tere ( Eucalyptus tereicornis Sam )
8) Bạch đàn urophylla ( Eucalyptus. urophylla S.T.Blake )
9) Bạch đàn lai (các giống lai khác loài bạch đàn uro, camal, tere )
10) Phi lao (Casuarina equesetifolia Forst et Forst f.)
11) Mây ( Calamus tetradacthylus Hance)
12) Tre điềm trúc ( Dendrocalamus ohlami Kengf)
13) Hoè (Sophora Japonica L.)
14) Lát Mexico (Cedrela odorata)
+ Vùng Bắc Trung bộ (BTB) gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
1) Huỷnh (Tarrietia javanica Blume )
2) Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss)
3) Keo lưỡi liềm (Acasia crassicarpa A.Cunn. ex Benth)
4) Keo lá tràm ( Acaria auriculiformis A.Cunn.ex.Benth )
5) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)
6) Thông caribê ( Pinus caribaea Morelet )
7) Bạch đàn tere (Eucalyptus tereticornis Sam )
8) Bạch đàn urophylla (Eucalyptus urophylla S.T.Blake)
9) Bạch đàn lai ( các giống lai khác loài bạch đàn uro, camal, tere)
10) Keo lai (Acacia mangium x A.auriculiformis)
11) Phi lao (Casuarina equisetifolia Forst et Forst f.)
12) Luồng (Dendrocalamus membranceus Munro)
13) Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh.et.de Vries
14) Dó trầm (Aquilarria crassna Pierre ex lecomte )
15) Quế (Cinamomum casia (L) J.Presl.)
16) Sồi phảng (dẻ bốp, cồng) ( Lithocarpus fissus Champ. ex benth.)
+ Vùng Nam Trung bộ (NTB) gồm 7 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
1) Xoan ta (Melia azedarach L)
2) Bông gòn (Ceiba pentandra (L.) Gaertn )
3) Dầu rái ( Dipterocapus alatus Roxb.Ex.G.Don)
4) Sao đen ( Hopera odorata Roxb)
5) Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn. ex Benth)
6) Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis A.Cunn.ex.Benth)
7) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)
8
8) Thông Caribê (Pinus caribaea Morelet)
9) Bạch đàn Camall (Eucalyptus camaldulensis Dehanh )
10) Bạch đàn têre (Eucalyptus tereticornis Sam )
11) Keo lai (Acacia mangium x A.auriculiformis)
12) Phi lao (Casuarina equisetifolia Forst et Forst f. )
13) Quế (Cinamomum casia ( L.) J.Pretl )
14) Dó trầm (Aquilarria crassna Pierre ex Lecomte)
+ Vùng Tây Nguyên (TN) gồm 5 tỉnh: Lâm Đồng, Đắknông, Đắclắc,Gia Lai, Kon Tum.
1) Dầu rái ( Dipterocapus alatus Roxb.Ex.G.Don )
2) Sao đen (Hopera odorata Roxb)
3) Tếch (Tectona grandis L )
4) Xà cừ ( Khaya senegalensis (Desr) A.Fuss)
5) Xoan ta (Melia azedarach L )
6) Giổi xanh (Michelia meriocris Dandy )
7) Thông 3 lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon )
8) Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn.ex.Benth )
9) Keo tai tượng ( Acacia mangium Wild )
10) Keo lai (Acacia mangium x A.auriculiformis )
11) Thông caribê (Pinus caribaea Morelet )
12) Bạch đàn urophylla (Eucalyptus urophylla S.T.Blake)
13) Dó trầm (Aquilarria crassna Pierre ex Lecomte )
14) Bơì lời đỏ ( Litsea glutinosa (Lowr.) C.B.Rob
+ Vùng Đông Nam bộ gồm 6 tỉnh: Bà Rịa – Vũng tàu, Đồng nai, Bình Dương,
Bình Phước, Tây Ninh, T/P Hồ Chí Minh.
1) Dầu rái ( Dipterocapus alatus Roxb.Ex.G.Don )
2) Sao đen (Hopera odorata Roxb )
3) Gáo (Neolamarkia cadamba (Roxb) Bosser
4) Bông gòn (Ceiba pentandra (L.) Gaertn)
5) Xoan ta (Melia azedarach L )
6) Tếch (Tectona grandis L)
7) Xà cừ ( Khaya senegalensis (Desr) A.Fuss)
8) Thông caribê (Pinus caribaea Morelet)
9) Keo lưỡi liềm ( Acacia crassicarpa A.Cunn.ex Benth)
10) Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn.ex.Benth )
11) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)
12) Bạch đàn camall ( Eucalyptus camaldulensis Dehanh )
13) Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis )
14) Dó trầm (Aquqlarria crassna Pierre ex Lecomte )
15) Lát Mexico ( Cedrela odorata)
16)Xoan mộc ( Toona suremi Blume Merr )
9
+ Vùng Tây Nam bộ (TNB) gồm 12 tỉnh: Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc
Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiển Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An
Giang, Trà Vinh.
1) Đước (Rhizophora apiculata Blume)
2) Tràm cừ ( Melaleuca cajuputi Powell)
3) Tràm Lơca (Melaleuca leucadendra L.)
4) Gáo (Neolamarckia cadamba (Roxb) Bosser)
5) Bạch đàn camall (Eucalyptus camaldulensis Dehanh)
6) Bạch đàn tere (Eucalyptus tereticornis Sam)
7) Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn.ex Benth)
8) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)
9) Bát độ (điềm trúc) (Dendrocalamus ohlami Kengf.)
10) Dó trầm (Aquilarria crassna Piierre ex Lecomte)./.
2. Hạch toán sản xuất kinh doanh
2.1. Khái niệm về hạch toán
Hạch toán sản xuất kinh doanh là toàn bộ việc ghi chép, phản ánh đầy đủ các
khoản chi phí, thu nhập trong kỳ kinh doanh để tổng hợp, tính toán và so sánh kết
quả kinh doanh.
2.2. Nguyên tắc hạch toán
Để đảm bảo việc hạch toán có hiệu quả, khi hạch toán kinh doanh cần thực
hiện tốt một số nguyên tắc chủ yếu sau:
- Hạch toán kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc tự bù đắp, tự trang trải chi phí
sản xuất để kinh doanh có lãi và mở rộng sản xuất.
Muốn vậy, chúng ta phải tính toán chặt chẽ và cân nhắc thật kỹ lưỡng các
khoản đầu tư và chi phí cho từng cây, cho từng sản phẩm bảo đảm tăng trưởng và
sinh lời.
- Hạch toán kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc bảo toàn và phát triển được vốn.
Vốn là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng nhất của nhà sản xuất. Vốn
bao gồm cả bằng tiền và tài sản, vật tư, thiết bị, đất đai, vườn rừng , vườn cây.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, hạch toán phải bảo toàn được vốn và
làm cho đồng vốn không ngừng tăng lên. Có như vậy thì hoạt động sản xuất kinh
doanh mới có thể tiếp tục và mở rộng.
- Hạch toán kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và có hiệu quả.
Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao phải quán triệt
nguyên tắc tiết kiệm về vật tư, tiền của, thời gian và sức người. Trong sản xuất kinh
doanh, nếu tiết kiệm được một đồng chi phí thì cũng có nghĩa là đã tăng thêm được
một đồng lợi nhuận. Lợi nhuận là điều kiện tồn tại và phát triển của các cơ sở sản
xuất
10
2.3. Ý nghĩa của hạch toán
ý nghĩa chung nhất và tổng hợp nhất của hạch toán kinh doanh là tiết kiệm
và giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Cụ thể:
- Xác định được các yếu tố đưa vào sản xuất hợp lý, tính đúng, tính đủ các
khoản thu chi để tránh hiện tượng "lỗ thật, lãi giả" không ngừng tăng thêm năng
xuất và sản lượng, đặc biệt là sản lượng hàng hoá, tiết kiệm được chi phí sản xuất,
kinh doanh có lãi.
- Giúp các cơ sở sản xuất có những quyết định đúng đắn, kịp thời trong quá
trình điều hành sản xuất kinh doanh, phát huy tính năng động sáng tạo, đặc hiệt
trong quá trình sử dụng vốn, tăng tích luỹ.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi số 1: Anh ( chị) hãy kể tên một số loài cây lâm nghiệp chính ở địa phương
mình
Câu hỏi số 2: Anh (chị) hãy cho biết hộ A sản xuất cây trồng lâm nghiệp chính với
mục đích trồng rừng tại vườn của hộ chứ không phải để bán có phải đăng ký sản
xuất kinh doanh không
Câu hỏi số 3: Anh (chị) hãy cho biết những hoạt động sau đây hoạt động nào là
hoạt động hạch toán sản xuất kinh doanh
1/ Trả tiền mua cây giống
2/ Ghi chép các khoản chi mua phân bón
3/ Trồng cây
4/ Ghi chép các khoản thu bán cây giống
5/ Tính tổng các khoản chi
6/ Đào hố trồng cây
C. Ghi nhớ
- Giống cây trồng lâm nghiệp chính là một số giống có trong danh mục giống cây
trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, nhưng do được trồng phổ biến,
có số lượng lớn, giá trị kinh tế cao nên cần được quản lý chặt chẽ theo thủ tục giám
sát chuỗi hành trình giống.
- Hạch toán sản xuất kinh doanh là toàn bộ việc ghi chép, phản ánh đầy đủ các
khoản chi phí, thu nhập trong kỳ kinh doanh để tổng hợp, tính toán và so sánh kết
quả kinh doanh
11
BÀI 2: ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT KINH DOANH
CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP CHÍNH
Mã bài: M6- 02
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc đăng ký sản xuất kinh
doanh cây giống lâm nghiệp chính, chứng nhận nguồn gốc lô giống, cây con.
- Trình bày được trình trự các bước đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm
nghiệp chính, chứng nhận nguồn gốc lô giống, cây con
- Chuẩn bị được hồ sơ đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính,
chứng nhận nguồn gốc lô giống, cây con
A. Nội dung:
1. Đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp
chính
1.1. Khái niệm đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống
lâm nghiệp chính
Để tiến hành được hoạt động sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp
chính, cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống phải xin được giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính.
Quá trình chủ cơ sở sản xuất cây giống xin chứng nhận đủ điều kiện sản xuất
kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính gọi là đăng ký đủ điều kiện sản xuất kinh
doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính.
1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh
doanh
Mục đích của việc đăng chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây
giống lâm nghiệp chính là chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp
chính xin được giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm
nghiệp chính
Ý nghĩa của việc đăng đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm
nghiệp chính là sau khi đăng ký, chủ cơ sở được phép sản xuất kinh doanh cây
giống lâm nghiệp mà không vi phạm pháp luật.
1.3. Những cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp như thế nào thì đủ điều kiện sản
xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính
Theo điều 36 pháp lệnh giống cây trồng (Ðiều kiện sản xuất, kinh doanh
giống cây trồng chính)
1/. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng chính với mục đích thương mại phải
có đủ các điều kiện sau đây:
12
a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng;
b) Có địa điểm sản xuất giống cây trồng phù hợp với quy hoạch của ngành Nông
nghiệp, ngành Thủy sản và phù hợp với yêu cầu sản xuất của từng loại giống, từng
cấp giống; bảo đảm tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và pháp luật về thủy sản;
c) Có cơ sở vật chất và trang, thiết bị kỹ thuật phù hợp với quy trình kỹ thuật sản
xuất từng loại giống, từng cấp giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Bộ Thủy sản ban hành;
d) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật trồng trọt, nuôi
trồng thủy sản, bảo vệ thực vật.
2/ Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng chính phải có đủ các điều kiện sau
đây:
a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có mặt hàng về giống cây
trồng;
b) Có địa điểm kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với việc kinh doanh
từng loại giống, từng cấp giống;
c) Có nhân viên kỹ thuật đủ năng lực nhận biết loại giống kinh doanh và nắm vững
kỹ thuật bảo quản giống cây trồng;
d) Có hoặc thuê nhân viên kiểm nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm chất lượng các loại
giống kinh doanh.
1.4. Trình tự thủ tục đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây
giống lâm nghiệp chính
a. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống
lâm nghiệp chính
+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề (theo mẫu 01).
- Giấy tờ sở hữu hoặc thuê mướn mặt bằng sản xuất, kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng; ( giấy này cơ
sở sản xuất có thể xin ở sở kế hoạch đầu tư nếu là doanh nghiệp, công ty; ở huyện
nếu là hộ kinh doanh cá thể)
- Bản mô tả doanh nghiệp (Bao gồm cả thành phần nhân sự);
- Danh mục trang thiết bị để sản xuất/ kinh doanh giống cây trồng của đơn vị;
- Danh mục các giống cây trồng chính đăng ký sản xuất/ kinh doanh.
+ Số lượng hồ sơ: 03 bộ (01 bộ chính, 02 bộ sao).
b. Nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm
nghiệp chính
Sau khi đã hoàn thành hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh
doanh, chủ cơ sở sản xuất cây giống có thể đem nộp cho Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hoặc Chi cục phát triển lâm nghiệp để xin cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính
13
c. Nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp
chính.
Nếu hồ sơ làm đúng và đầy đủ các loại giấy tờ thì sau 30 ngày kể từ ngày
nộp hồ sơ chủ cơ sở sản xuất cây giống sẽ nhận được giấy chứng nhận đủ điều kiện
sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính ( theo mẫu 02)
2. Đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống
2.1. Khái niệm về đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, cơ sở sản xuất cây giống cần phải sử
dụng đến vật liệu giống. Vật liệu giống có thể lấy từ hai nguồn sau:
1/ Mua từ cơ sở sản xuất vật liệu giống khác, đối với trường hợp chúng ta cần có
giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của cơ sở cung cấp vật liệu giống.
2/ Cơ sở tự sản xuất, với trường hợp này chủ cơ sở phải đăng ký nguồn gốc lô
giống với cơ quan có thẩm quyền.
Đăng ký nguồn gốc lô giống là quá trình chủ cơ sở sản xuất cây giống lầm
nghiệp chính xin cấp giấy chứng nhận nguồn gốc của lô giống sử dụng trong quá
trình sản xuất.
2.2. Mục đích, ý nghĩa của việc đăng ký nguồn gốc lô giống
Mục đích của việc đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống là chủ cơ sở nhận
được giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống đưa vào sản xuất
Ý nghĩa của việc đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống đó là chủ cơ sở
xuất cây giống lâm nghiệp chính có cơ sở để xin chứng nhận nguồn gốc lô cây con
sau khi nó được sản xuất.
2.3. Trình tự các bước đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống
a. Thông báo thu hái vật liệu giống.
Chủ nguồn giống trước khi thu hái ít nhất 10 ngày, làm thủ tục thông báo gủi tới
Chi cục Lâm nghiệp (theo mẫu 03, chỉ ghi phần 1 của thông báo)
b. Thu hái vật liệu giống
Sau Chi Cục lâm nghiệp tiến hành xác minh thực tế, chủ nguồn giống tiến
hành thu hái vật liệu giống trong phạm vi nguồn giống được Chi cục Lâm nghiệp
cho phép. Trong quá trình thu hái cán bộ của Chi cục lâm nghiệp có quyền kiểm tra
mà không cần báo trước
Trong quá trình thu hái hạt giống hoặc vật liệu sinh dưỡng, chủ nguồn giống
phải lập sổ ghi chép cập nhật các số liệu sau:
- Đối với hạt giống
+ Khối lượng hạt thu hoạch được theo từng đợt tại hiện trường nguồn giống
14
+ Khối lượng hạt nhập kho sau khi sấy và tinh chế
- Đối với vật liệu sinh dưỡng: Số hom hoặc số bình cây mô của từng dòng đưa vào
nhân giống
Sau vụ thu hoạch, khi toàn bộ lô hạt đã được tinh chế, đóng gói và nhập kho
hoặc đã kết thúc quá trình lấy hom, chồi, cành, chủ nguồn giống điền kết quá thu
hoạch hạt giống hoặc vật liệu giống sinh dưỡng vào phần 2 của thông báo thu
hoạch vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp
c. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Thông báo thu hoạch vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp (theo mẫu 03)
- Sổ ghi chép cập nhật các số liệu trong quá trình thu hái hạt giống hoặc giống vô
tính như sau:
* Đối với hạt giống
+ Khối lượng hạt thu hoạch được theo từng đợt tại hiện trường nguồn giống.
+ Khối lượng hạt nhập khô sau khi đã phơi sấy, tinh chế
* Đối với giống vô tính
+ Số hom hoặc số bình cấy (mô) của từng dòng đưa vào nhân giống
+ Số cây giống vô tính đã nhân thành công của từng dòng đang được nuôi dưỡng
Số lượng hồ sơ: 03 bộ (01 bộ chính, 02 bộ sao).
d. Nộp hồ sơ đăng ký nguồn gốc lô giống
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống
chủ cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp chính có thể nộp hồ sơ cho Sở nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Chi cục Phát triển lâm nghiệp để xin chứng
nhận nguồn gốc lô giống
e. Nhận giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống
Nếu hồ sơ đúng đầy đủ các loại giấy tờ thì sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ,
chủ cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp chính sẽ nhận được giấy chứng nhận
nguồn gốc lô giống (theo mẫu 04)
3. Đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây con
3.1. Khái niệm về đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây con.
Sau khi sản xuất ra cây giống lâm nghiệp chính, muốn cây giống được lưu
thông và mua bán trên thị trường, chủ cơ sở sản xuất cây giống phải tiến hành xin
cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con.
Quá trình chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính xin cấp
giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con gọi là đăng ký nguồn gốc lô cây con.
3.2. Mục đích, ý nghĩa của đăng ký nguồn gốc lô cây con
15
- Mục đích của việc đăng ký nguồn gốc lô cây con là chủ cơ sở sản xuất kinh doanh
cây giống lâm nghiệp chính xin được giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con.
- Ý nghĩa của việc đăng ký nguồn gốc lô cây con. Nó giúp cho cây con của chủ cơ
sở sản xuất cây giống lâm nghiệp chính có thể lưu thông, mua bán trên thị trường
3.3. Trình tự các bước đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây con.
a. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nguồn gốc lô cây con.
Để xin được giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con, chủ cơ sở sản xuất cây
giống lâm nghiệp chính cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây
con.
Hồ sơ gồm:
- Thông báo kết quả sản xuất cây con ở vườn ươm cây lâm nghiệp (theo mẫu 05)
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận nguồn gốc lô hạt giống;
- Hoá đơn, phiếu xuất kho của nơi bán, trong đó ghi rõ số lượng kèm theo mã số
của từng lô giống.
- Số lượng hồ sơ: 03 bộ (01 bộ chính, 02 bộ sao).
b. Nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây con
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn
gốc lô cây con, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính có thể
nộp hồ sơ cho Sở nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc Chi cục phát triển lâm
nghiệp để xin giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con.
c. Nhận giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con
Nếu hồ sơ đúng và đầy đủ các loài giấy tờ thì sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ
sơ, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính sẽ nhận được giấy
chứng nhận nguồn gốc lô cây con (theo mẫu 06)
16
Mẫu 01:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH
GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh ………………..
Căn cứ vào quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; căn cứ năng lực
hoạt động và cơ sở vật chất, kỹ thuật của đơn vị, chúng tôi làm đơn này đề nghị Sở
Nông nghiệp và PTNT thẩm định và chứng nhận cho đơn vị chúng tôi có đủ điều
kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính hoạt động tại tỉnh ……
1. Phần kê khai của người làm đơn:
Tên đơn vị:
Địa chỉ:
Số điện thoại: Số Fax:
Đề nghị được chứng nhận đủ điều kiện là (sử dụng loại hình đơn vị thích hợp sau đây):
Đơn vị sản xuất và kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính
Đơn vị kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính
Đơn vị sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp chính.
Với tư cách pháp nhân là người trưởng đơn vị, tôi xin cam đoan:
1. Chấp hành đầy đủ Pháp lệnh về Giống cây trồng, Quy chế Quản lý giống cây trồng lâm
nghiệp.
2. Chỉ sản xuất/kinh doanh giống cây trong Danh mục Giống cây trồng lâm nghiệp được
phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành.
Chúng tôi xin đính kèm theo đây các văn bản liên quan:
- Bản mô tả doanh nghiệp (bao gồm cả thành phần nhân sự)
- Danh mục các trang, thiết bị kỹ thuật để sản xuất/kinh doanh giống cây trồng của đơn vị.
- Danh mục các giống cây trồng lâm nghiệp chính đăng ký sản xuất/kinh doanh.
Năng lực sản xuất dự kiến của đơn vị:
− Khối lượng hạt giống từng loại: ………………….. kg/năm
− Số lượng cây con từng loại: ………………………. cây/năm
Ngày … tháng … năm 200…
Trưởng đơn vị
(Chữ ký và con dấu nếu có)
2. Phần dành cho Sở Nông nghiệp và PTNT :
Ngày nhận đơn:
Ngày họp tổ thẩm định:
Ngày kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh:
Ngày … tháng … năm 200…
Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh …
(Ký tên)
17
Mẫu 02
UBND TỈNH . . . . . . . . . . . . . .
SỞ NỄNG NGHIỆP VÀ PTNT
S Ố: ……./200…/SNN
CỘNG HỀA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHỲC
-----------O0O-----------
. . . . . . ., NGàY … THỎNG … NĂM 200…
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐƠN VỊ
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP CHÍNH
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh …....................... chứng nhận đơn vị có tên
dưới đây đủ điều kiện tham gia sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp
chính tại tỉnh…………..
1 Tên đơn vị
2 Họ, tên trưởng đơn vị
3 Địa chỉ: Số ĐT/Fax/E-mail:
4 Lĩnh vực hoạt động được công
nhận:
Sản xuất, kinh doanh giống LN chính
Kinh doanh giống LN chính
Sản xuất giống LN chính
5 Giấy chứng nhận có giá trị đến: Ngày … tháng … năm 200…
GĐ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh …
(Ký tên, đóng dấu)
18
Mẫu 03
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------O0O-----------
th«ng b¸o
thu ho¹ch vËt liÖu gièng c©y trång l©m nghiÖp
Kính gửi: - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh …….
- Chi cục lâm nghiệp tỉnh
Thực hiện quy định trong thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống cây trồng
lâm nghiệp chính; căn cứ vào sản lượng hiện thời của nguồn giống của đơn vị
(hoặc của chủ nguồn giống có hợp đồng kinh tế với đơn vị), chúng tôi xin thông
báo kế hoạch tiến hành thu hoạch vật liệu giống theo thời gian và khối/số lượng dự
kiến như sau:
Phần 1: Thông báo thu hoạch vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp
Tên chủ nguồn giống
Địa chỉ kèm theo
Tel/Fax/Email của chủ nguồn giống
Đơn vị thu hái vật liệu giống Chủ nguồn giống tự tổ chức thu hái
Đơn vị SXKDGLN tổ chức thu hái theo
hợp đồng với chủ nguồn giống.
Tên và địa chỉ đơn vị SXKDGLN
hợp đồng thu hái vật liệu giống với
chủ nguồn giống
Loài cây được thu hoạch giống
Mã số nguồn giống
Địa điểm nguồn giống được thu hái
Loại hình nguồn giống
(theo chứng chỉ công nhận nguồn
giống)
Lâm phần tuyển chọn
Rừng giống chuyển hoá
Rừng giống
Vườn giống
Bình cấy mô
Cây mẹ (Cây trội)
Vườn cung
cấp hom
Thời gian dự kiến thu hoạch giống − Ngày bắt đầu:
− Ngày kết thúc:
19
Ngày ... tháng ... năm 200... Chữ ký và con dấu (nếu có) của chủ nguồn giống
Ngày ... tháng ... năm 200... Chữ ký và con dấu (nếu có) của đơn vị thu hoạch
Phần 2: Kết quả thu hoạch giống và xin cấp chứng nhận lô giống thu hoạch được
Thời gian thu hoạch thực tế − Ngày bắt đầu:
− Ngày kết thúc:
Lượng thu hoạch thực tế sau khi
tinh chế/xử lý
− Kg (đối với hạt giống)
− Số hom (đối với vật liệu sinh dưỡng)
− Số bình cấy (đối với vật liệu nuôi cấy mô)
Ngày ... tháng ... năm 200... Chữ ký và con dấu (nếu có) của chủ nguồn giống
Ngày ... tháng ... năm 200... Chữ ký và con dấu (nếu có) của đơn vị thu hoạch
giống
Ghi chú: Thông báo này được làm thành 3 liên. Liên đầu (bản gốc) được chủ nguồn
giống lưu giữ và điền các thông tin thích hợp theo tiến độ thực hiện việc thu hoạch giống.
Liên 2 được chủ nguồn giống gửi tới Chi cục Lâm nghiệp tỉnh sau khi đã điền vào phần 1,
chậm nhất là 10 ngày trước khi tiến hành công việc thu hoạch giống. Liên 3 được gửi tới
Chi cục Lâm nghiệp tỉnh sau khi đã điền phần 2 và kết quả thu hoạch giống cuối cùng
thay báo cáo để xin cấp giấy chứng nhận lô giống đã thu hoạch.
20
Mẫu 04:
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH…
CHI CỤC LÂM NGHIỆP
S Ố: ……./200…/NGLG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
-----------O0O-----------
. . . . . . ., ngày … tháng … năm 200…
GIÊY Chøng NHËN
nguån gèc L« gièng c©y trång l©m nghiÖp
Chi côc L©m nghiÖp tỉnh ................................. sau khi ®· kiÓm tra qu¸ tr×nh thùc hiÖn vμ kÕt qu¶
thu ho¹ch cuèi cïng, cÊp giÊy chøng nhËn nguån gèc cho l« gièng d−íi ®©y:
Tªn chñ nguån gièng
§Þa chØ chñ nguån gièng
Loμi c©y
Lo¹i nguån gièng
M· sè nguån gièng
§Þa ®iÓm nguån gièng
Th«ng b¸o thu ho¹ch (liªn 3)
cña chñ nguån gièng
Ngμy ... th¸ng ... n¨m 200...
Khèi/sè l−îng ®−îc chứng nhËn
(®iÒn vμo hμng thÝch hîp)
Khèi l−îng (kg) h¹t gièng ®· tinh chÕ:
Sè l−îng hom ®· xö lý:
Sè l−îng b×nh cÊy m«:
Ngμy ... th¸ng ... n¨m 200... Chi côc tr−ëng Chi côc L©m nghiÖp tØnh . . .
(ký tªn, ®ãng dÊu)
Ghi chó: Chñ nguån gièng khi b¸n vËt liÖu gièng cho kh¸ch hμng ph¶i cã ho¸ ®¬n tμi chÝnh ghi
râ sè l−îng vËt liÖu gièng ®−îc b¸n víi m· sè cô thÓ và kÌm b¶n sao giÊy chøng nhËn nμy.
21
Mẫu 05
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------O0O-----------
th«ng b¸o
kÕt qu¶ s¶n xuÊt c©y con ë v−ên −¬m c©y l©m nghiÖp
Kính gửi: - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh …
- Chi cục lâm nghiệp tỉnh
Thùc hiÖn quy ®Þnh trong thñ tôc gi¸m s¸t chuçi hμnh tr×nh gièng c©y trång
l©m nghiÖp chÝnh, chóng t«i xin th«ng b¸o kÕt qu¶ s¶n xuÊt c©y con cña vô/
n¨m.................vμ ®Ò nghÞ quý c¬ quan thÈm ®Þnh ®Ó cÊp giÊy chøng nhËn nguån
gèc gièng cho l« c©y con sau ®©y:
Tên đơn vị SXKDGLN
Địa chỉ của đơn vị SXKDGLN
Loại cây con được sản xuất Cây ươm từ hạt
Cây giâm hom
Cây nuôi cấy mô
Mã số nguồn giống gốc được công
nhận dùng để nhân giống
Số lượng (kèm bản sao chứng nhận
nguồn gốc lô giống và bản sao hoá
đơn tài chính, phiếu xuất kho nếu
mua vật liệu giống từ đơn vị khác)
Khối lượng (kg) hạt được đưa vào gieo ươm
Số lượng hom/bình cấy
Số lượng cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn
Ngày ... tháng ... năm 200... Trưởng đơn vị SXKDGLN
(ký tên, đóng dấu)
Ghi chú: Thông báo này phải được gửi tới Chi cục lâm nghiệp sở tại chậm nhất là 10
ngày trước khi đơn vị bán/giao cây con cho khách hàng.
22
Mẫu 06
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH…
CHI CỤC LÂM NGHIỆP
S Ố: ……./200…/NGLG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
-----------O0O-----------
. . . . . . ., ngày … tháng … năm 200…
GiÊy Chøng NHËN nguån gèc gièng cña L« c©y con
Chi côc L©m nghiÖp tØnh . . . . . . .sau khi thÈm ®Þnh kÕt qu¶ s¶n xuÊt c©y con theo th«ng b¸o cña
……………., cÊp giÊy chøng nhận nguån gèc gièng cña l« c©y con xuÊt v−ên sau ®©y:
Tªn ®¬n vÞ SXKDGLN
§Þa chØ cña ®¬n vÞ SXKDGLN
Loμi c©y: Lo¹i h×nh c©y con trång rõng:
C©y −¬m tõ h¹t
C©y gi©m hom
C©y nu«i cÊy m«
M· sè nguån gièng vμ sè l−îng
c©y con ®¹t tiªu chuÈn xuÊt v−ên
M· sè ... Sè l−îng ...
M· sè ... Sè l−îng ...
M· sè ... Sè l−îng ...
Ngμy ... th¸ng ... n¨m 200... Chi côc tr−ëng Chi côc L©m nghiÖp tØnh . . .
(ký tªn, ®ãng dÊu)
Ghi chó: Khi cã yªu cÇu cña kh¸ch hμng, ®¬n vÞ SXKDGLN ph¶i xuÊt ho¸ ®¬n tμi chÝnh kÌm
phiÕu xuÊt kho ghi râ sè l−îng kÌm m· sè nguån gièng cña tõng l« c©y con trång rõng vμ b¶n sao
chøng chØ nμy.
23
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài thực hành số 1: Đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính
- Chuẩn bị hồ sơ chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm
nghiệp chính
- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống
- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây con
C. Ghi nhớ
1. Trình tự đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm
nghiệp chính
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký
Bước 3. Nhận giấy chứng nhận
2. Trình tự Đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống
Bước 1. Thông báo thu hái vật liệu giống.
Bước 2. Thu hái vật liệu giống
Bước 3. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống
Bước 4. Nộp hồ sơ đăng ký nguồn gốc lô giống
Bước 5. Nhận giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống
3. Trình tự Đăng ký nguồn gốc lô cây con
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây con
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con
4. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh, nguồn gốc lô
giống, lô cây con là Sở Nông nghiệp và PTNT hoặc Chi cục phát triển lâm nghiệp
5. Thời hạn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm
nghiệp chính là 30 ngày
6. Thời hạn cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống, lô cây con là 15 ngày
24
BÀI 3: HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP
Mã bài: M6- 03
Mục tiêu:
Học xong bài học này học viên khả năng
- Trình bày được khái niệm, công thức tính chi phí, doanh thu, lợi nhuận
- Hạch toán được chi phí, doanh thu, lợi nhuận cho hoạt động sản xuất kinh doanh
cây giống
A. Nội dung
1. Hạch toán chi phí
1.1. Khái niệm chi phí sản xuất
Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, nhà sản xuất phải chi ra những khoản tiền
nhất định. Những khoản tiền này được gọi là chi phí. Vậy chi phí là gì?
Chi phí là những khoản tiền mà nhà sản xuất phải chi ra để phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp có rất nhiều các
khoản chi khác nhau nhưng thông thường có các khoản chi sau:
- Chi máy móc thiết bị, nhà xưởng, gồm::
+ Chi phí vườn ươm
+ Chi mua máy bơm
+ Chi phí vườn cây mẹ
+ Xe ô tô, xe máy
+ Chi phí khác
- Chi phí công cụ, dụng cụ, gồm:
+ Quang, rành
+ Quốc, xẻng
+ Dao, kéo
+ Xô, chậu
+ Lưới sàng đất
+ Các chi phí khác
- Chí phí nguyên, nhiên liệu
+ Hom giống
+ Hạt giống
+ Đất đóng bầu
+ Túi bầu
+ Phân chuồng
+ Các loại phân hóa học: NPK, Kali, Đạm, Lân
+ Thuốc diệt nấm: Benlate, Vôi bột...
+ Thuốc trừ sâu
25
+ Thuốc kích thích sinh trưởng:
+ Điện, nước, xăng, dầu
+ Các chi phí khác
- Chi phí quảng cáo xúc tiến bán hàng
+ Chi giảm giá
+ Làm biển quảng cáo
+ Chi tiền mua quà tặng khách hàng (nếu có)..
+ Chi tiền khảo sát thị trường.
+ Chi tiền hoa hồng cho người giới thiệu bán hành
+ Chi tiền cho các hoạt động quảng cáo
+ Chi khác
- Chi phí nhân công:
- Chi thuê vận chuyển
- Chi lãi vay ngân hàng và các cá nhân, tổ chức khác
- Chi thuê địa điểm bán hàng
- Chi tiền thông tin liên lạc (điện thoại)
Để xác định số tiền cho các khoản chi người ta có thể sử dụng công thức:
C = GMSP x SSPM
Trong đo:
C: Số tiền tương ướng với khoản chi
GMSP: Giá mua của một sản phẩm
SSPM: Số lượng sản phẩm cần mua.
Ví dụ 1: Để sản xuất cây keo hom, chủ vườn phải mua 5000 hom với giá
500đ/hom. Vậy số tiền phải chi cho việc mua hom keo là:
C = GMSP x SSPM = 500 x 5000 = 2500000 đ
Để thuận lợi cho việc thống kê hạch toán sau này, các khoản chi được ghi
chép theo bảng 1 dưới đây.
Bảng 1: Các khoản chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh:………………….
STT Các khoản
chi
Đơn vị Tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
26
Ví dụ 2: Để sản xuất 500.000 cây bạch đàn hom, năm 2010. Chủ vườn đã xác định
được các khoản chi theo bảng kê dưới đây:
Bảng chi phí sản xuất kinh doanh cây giống bạch đàn hom
STT
Các khoản chi Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Xây dựng vườn ươm chiếc 1 30.000.000 30.000.000,00
2 Máy bơm chiếc 1 10.000.000 10.000.000,00
3 Quang gánh Bộ 20 20.000 400.000,00
4 Quốc chiếc 20 30.000 600.000,00
5 Xẻng chiếc 20 20.000 400.000,00
6 Lưới sàng đất chiếc 2 40.000 80.000,00
7 Hom Giống hom 500.000 30 15.000.000,00
8 Túi bầu chiếc 500.000 20 10.000.000,00
9 Thuốc kích thích lọ 50 5.000 250.000,00
10 Nhân công công 300 20.000 6.000.000,00
11 Nước M3
2.000 2.000 4.000.000,00
Tổng 76.730.000,00
1.2. Phân loại chi phí.
Các loại chi phí mà nhà sản xuất đưa vào sản xuất kinh doanh là rất khác
nhau. Để việc hạch toán được thuận lợi, dễ dàng thì nhiệm vụ đầu tiên của hạch
toán là phải phân loại được chi phí.
Có nhiều tiêu chí được dùng để phân loại chi phí, nhưng cách phân loại theo
mối quan hệ với các yếu tố cấu thành doanh thu thì thông thường các khoản chi phí
sản xuất kinh doanh phát sinh theo hai hình thức, đó là: các khoản chi phí biến đổi
và các khoản chi phí cố định.
a. Chi phí biến đổi:
Là những khoản chi phí tỷ lệ thuận với sản lượng của sản phẩm sản xuất ra,
nó sẽ bị thay đổi khi có sự thay đổi về số lượng sản phẩm sản xuất.
Đặc điểm của các khoản chi phí biến đổi là có liên quan trực tiếp đến sản
lượng đầu ra, nghĩa là khi tiến hành sản xuất kinh doanh một sản lượng nhiều hơn
thì khoản chi phí này cũng tăng theo. Các khoản chi phí biến đổi chỉ tham gia một
lần vào quá trình sản xuất
Đối với sản xuất kinh doanh cây giống thì chi phí biến đổi thường là:
+ Hom giống
+ Hạt giống
+ Đất đóng bầu
+ Túi bầu
+ Phân chuồng
+ Các loại phân hóa học: NPK, Kali, Đạm, Lân
+ Thuốc diệt nấm: Benlate, Vôi bột...
27
+ Thuốc trừ sâu
+ Thuốc kích thích sinh trưởng:
+ Điện, nước, xăng, dầu
+ Chi phí nhân công:
+ Chi thuê vận chuyển
+ Chi lãi vay ngân hàng và các cá nhân, tổ chức khác
+ Chi tiền thông tin liên lạc (điện thoại)
b. Chi phí cố định:
Là những khoản chi phí rất ít hoặc không thay đổi khi số lượng sản phẩm
sản xuất thay đổi.
Đặc điểm cở bản của loại chi phí cố định là các khoản chi phí được đầu tư
một lần nhưng thời gian sử dụng thường dài, qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Đối với sản xuất kinh doanh cây giống thì chi phí cố định thường là:
+ Chi phí vườn ươm
+ Chi mua máy bơm
+ Chi phí vườn cây mẹ
+ Xe ô tô, xe máy
+ Quang, rành
+ Quốc, xẻng
+ Dao, kéo
+ Xô, chậu
+ Lưới sàng đất
Ví dụ 3: Phân loại chi phí ở ví dụ 2
Theo định nghĩa, chúng ta có thể phân loại chi phí ở ví dụ 2 như sau
STT Các khoản chi Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
I Chi phí cố định
1 Xây dựng vườn ươm chiếc 1 30.000.000 30.000.000,0
2 Máy bơm chiếc 1 10.000.000 10.000.000,0
3 Quang gánh Bộ 20 20.000 400.000,0
4 Quốc chiếc 20 30.000 600.000,0
5 Xẻng chiếc 20 20.000 400.000,0
6 Lưới sàng đất chiếc 2 40.000 80.000,0
II Chi phí biến đổi
7 Hom Giống hom 500.000 30 15.000.000,0
8 Túi bầu chiếc 500.000 20 10.000.000,0
9 Thuốc kích thích lọ 50 5.000 250.000,0
10 Nhân công công 300 20.000 6.000.000,0
11 Nước M3
2.000 2.000 4.000.000,0
Tổng 76.730.000,00
28
1.3. Hạch toán chi phí khấu hao
Chi phí khấu hao là phần giá trị đã hao mòn của chi phí cố định trong quá
trình sản xuất kinh doanh.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, những khoản chi phí cố định có giá
trị từ 10.000.000 đồng trở lên, thời gian sử dụng trên 1 năm mới phải tính khấu hao
còn giá trị nhỏ hơn 10.000.000 đồng, thời hạn sử dụng nhỏ hơn 1 năm thì không
phải tính khấu hao, coi đó là chi phí biến đổi. Để hiểu rõ hơn về quy định này
chúng ta có thể tìm hiểu ví dụ cụ thể sau: Khi ta mua một chiếc máy bơm có giá
500.000 đồng, có nghĩa là nhà sản xuất phải chi một số tiền là 500.000 đồng để
mua máy bơm. Theo quy định thì đây là chi phí cố định nhưng không cần phải tính
khấu hao. Khi ta mua 20 chiếc máy bơm, mỗi chiếc có giá là 500.000đ, có nghĩa là
nhà sản xuất phải bỏ ra một khoản tiền 10.000.000 đồng để mua máy bơm. Theo
quy định thì đây là chi phí cố định và phải tính khấu hao.
Chi phí khấu hao thông thường phụ thuộc vào thời gian. Thời gian sử dụng
càng dài thì chi phí khấu hao trên năm càng nhỏ
Công thức tính khấu hao:
CKH = GBĐ/ T
Trong đó:
CKH: Chi phí khấu hao (đồng/năm)
GBĐ: Giá trị ban đầu của tài sản, tương đương với giá mua của tài sản(đồng)
T: Tổng số năm sử dụng của tài sản ( năm)
Ví dụ 4: Hãy tính khấu hao cho hoạt động sản xuất cây bạch đàn hom ở ví dụ 2.
Biết: Thời gian sử dụng của máy bơm và vườn ươm là 10 năm:
- Xác định các chi phí cố định cần tính khấu hao: Theo quy định của pháp luật hiện
hành thì chỉ có chi phí vườn ươm và máy bơm là chi phí cố định phải tính khấu
hao, còn quang, rành, quốc, xẻng, lưới sàng đất được coi như chi phí biến đổi
- Chi phí khấu hao sản xuất cây bạch đàn hom là
CKH = CKHVƯ + CKHMB = GBĐVƯ/ TVƯ + GBĐMB/ TMB = 30.000.000 /10 +
10.000.000,0/10 = 3.000.000 + 1.000.000 = 4.000.000 đ/năm
1.4. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản
chi có liên quan tới việc tạo ra sản phẩm, quản lý sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm
Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, nhà sản xuất bỏ ra rất nhiều các khoản
chi khác nhau nhưng chỉ có chi phí biến đổi, chi phí khấu hao mới trực tiếp tham
gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, quản lý và tiêu thụ sản phẩm. Phần giá trị còn lại
của các chi phí cố định không đi vào sản xuất, quản lý và tiêu thụ sản phẩm.
Công thức tính
CSXKD = CKH + CBĐ
Trong đó:
CSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanh
29
CKH: Chi phí khấu hao
CBĐ: Chi phí biến đổi
Ví dụ 5: Hãy tính chi phí sản xuất kinh doanh theo số liệu đã cho ở ví dụ 2;
- Xác định chi phí biến đổi:
+ Chi phí biến đổi, gồm: Hom Giống, Túi bầu, Thuốc kích thích, Nhân công, Nước
+ Chi phí cố định coi là chi phí biến đổi: Quang gánh, Quốc, Xẻng, Lưới sàng đất
+ Vậy chi phí biến đổi là:
CBĐ = CHG + CTB + CTKT + CNC + CN + CQG + CQ + CX + CLSĐ
= 15.000.000,0 +10.000.000,0 + 250.000,0 + 6.000.000,0 + 4.000.000,0
+
+ 400.000,0 + 600.000,0 + 400.000,0 + 80.000,0
= 36.730.000,0 đồng
- Xác định chi phí khấu hao: Theo ví dụ 4 thì CKH = 4.000.000,0 đồng
- Xác định chi phí sản xuất kinh doanh;
CSXKD = CKH + CBĐ = 4.000.000,0 + 36.730.000,0 = 40.730.000,0 đồng
1.5. Hạch toán giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là tập hợp tất cả các chi phí sản xuất biểu hiện dưới
hình thái tiền tệ theo giá thị trường đối với từng đơn vị sản phẩm.
Như vậy giá thành đơn vị sản phẩm được hình thành bởi chi phí sản xuất và
việc hạch toán giá thành sản phẩm là việc tính toán các khoản chi phí tham gia vào
quá trình sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là cơ sở để nhà sản xuất đưa ra giá bán sản phẩm của
mình. Giá bán sản phẩm xoay quanh giá thình sản phẩm. Nếu giá bán lớn hơn gía
thành thì sản xuất có lãi, bằng giá thành thì hòa vốn, nhỏ hơn giá thành thì lỗ vốn
Công thức tính:
GTSP = CSXKD/SSPSX
Trong đó:
GTSP: Giá thành 1 đơn vị sản phẩm
CSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanh
SSPSX: Số sản phẩm được sản xuất
Ví dụ 6: Hãy tính giá thành cho 1 cây bạch đàn hom theo số liệu ở ví dụ 2:
- Theo ví dụ 2 thì SSP = 500.000,0 cây
- Theo ví dụ 5 thì CSXKD = 40.730.000,0 đồng
- Vậy giá thành sản phẩm 1 cây bạch đàn hom là:
GTSP = CSXKD/SSP = 40.730.000,0/ 50.000,0 = 81,46 đ/cây
30
2. Hạch toán doanh thu
2.1. Khái niệm
Doanh thu là toàn bộ các khoản thu từ việc bán các sản phẩm của hoạt động
sản xuất kinh doanh trên thị trường,
Như vậy doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào giá bán và khối lượng sản phẩm
hàng hoá bán ra trên thị trường.
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cây giống thì doanh thu thường là các
khoản thu từ việc bán cây giống, hạt giống, hom giống.
2.2. Công thức tính
DT = GBSP x SSP
Trong đó:
DT: Doanh thu
GBSP: Giá bán một sản phẩm
SSP: Số lượng sản phẩm bán ra
Trong quá trình sản xuất, cùng một lô giống, chất lượng như nhau nhưng tùy
từng thời điểm khác nhau, khách hàng khác nhau... mà giá bán khác nhau. Do đó để
tiện theo dõi doanh thu người ta ghi chép doanh thu theo bảng dưới đây.
Bảng 2: Doanh thu bán hàng hoạt động sản xuất .................................
STT Các khoản thu Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
31
Ví dụ 7: Hãy tính doanh cho chủ sản xuất cây bạch đàn hom năm 2010 ở ví dụ 2.
Biết: Đợt 1: Số cây bán là 200.000,cây với giá 200 đồng/cây
Đợt 2: Số cây bán là 300.000,cây với giá 300 đồng/cây
Từ dữ liệu trên ta có
DT = DTĐ1 + DTĐ2 = GBSP1 x SSP1 + GBSP2 x SSP2
= 200.000,0 x 200 + 300.000,0 x 300
= 40.000.000,0 + 90.000.000,0 = 130.000.000,0 đồng
3. Hạch toán lợi nhuận
3.1. Khái niệm
Lợi nhuận (lãi) là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất kinh
doanh
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu
chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động kinh doanh
3.2. Công thức tính
Có thể tính lợi nhuận theo công thức sau
LN = DT – CSXKD
Trong đó:
LN: Lợi nhuận
DT: Doanh thu
CSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanh
Ví dụ 8: Hãy tính lợi nhuận cho hoạt động sản xuất cây bạch đàn hom cho chủ
vườn ươm, năm 2010. Biết: Doanh thu năm 2010 là: 130.000.000,0 đồng
Chi phí sản xuất kinh doanh là: 40.730.000,0 đồng
Vậy lợi nhuận của hoạt động sản xuất cây bạch đàn hom, năm 2010 là:
LN = DT – CSXKD = 130.000.000,0 – 40.730.000,0 = .89.270.000,0 đồng
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài thực hành số 2: Hạch toán sản xuất kinh doanh
- Hạch toán chi phí
- Hạch toán doanh thu và lợi nhuận
C. Ghi nhớ
1/ Chi phí là những khoản tiền mà nhà sản xuất phải chi ra để phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh
2/ Chi phí biến đổi: Là những khoản chi phí tỷ lệ thuận với sản lượng của sản phẩm
sản xuất ra, nó sẽ bị thay đổi khi có sự thay đổi về số lượng sản phẩm sản xuất
32
3/ Chi phí cố định: Là những khoản chi phí rất ít hoặc không thay đổi khi số lượng
sản phẩm sản xuất thay đổi
4/ Chi phí khấu hao là phần giá trị đã hao mòn của chi phí cố định trong quá trình
sản xuất kinh doanh
5/ Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi
liên quan tới việc tạo ra sản phẩm, quản lý sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm
6/ Giá thành sản phẩm là tập hợp tất cả các chi phí sản xuất biểu hiện dưới hình
thái tiền tệ theo giá thị trường đối với từng đơn vị sản phẩm
7/ Doanh thu là toàn bộ các khoản thu từ việc bán các sản phẩm của hoạt động sản
xuất kinh doanh trên thị trường,
8/ Lợi nhuận (lãi) là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất kinh
doanh
9. Trình tự các bước hạch toán chi phí
Bước 1. Phân loại chi phí
Bước 2. Hạch toán khấu hao
Bước 3. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh
Bước 4. Hạch toán giá thành sản phẩm
10. Trình tự các bước hạch toán doanh thu và lợi nhuận
Bước 1. Hạch toán doanh thu
Bước 2. Hạch toán lợi nhuận
33
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun
Mô đun này được giảng dạy sau khi các học viên đã học xong mô đun Thiết
kế vườn ươm; Sản xuất cây giống bằng giâm hom; Sản xuất cây giống bằng hạt;
Sản xuất cây giống bằng chiết, ghép
Mô đun này cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng về hạch toán,
đăng ký các loại giấy phép trong sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính
II. Mục tiêu của mô đun
- Hạch toán được các hoạt động sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp cho cơ
sở sản xuất giống.
- Đăng ký được các loại giấy phép sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính
cho cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống.
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài Tên bài Loại
bài
dạy
Địa
điểm
Thời lượng
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ 06-01 Khái quát về đăng ký và
hạch toán kinh doanh
cây giống lâm nghiệp
Lý
thuyết
Lớp học 1 1
MĐ 06-02 Đăng ký sản xuất kinh
doanh giống cây trồng
lâm nghiệp chính
Tích
hợp
Lớp học,
Cơ sở
sản xuất
16 2 10 4
MĐ 06-03 Hạch toán sản xuất kinh
doanh cây giống
Tích
hợp
Lớp học,
Cơ sở
sản xuất
19 5 14
Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4
Cộng 40 8 24 8
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
Bài thực hành số 1: Đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính
- Giả định:
+ Các học viên đã được học về đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp
chính
- Nguồn lực để thực hiện bài tập:
34
+ Bộ hồ sơ có đây đủ các mẫu đơn: Đăng ký đủ điều kiện sản xuất kinh doanh 5 bộ,
đăng ký giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống: 5 bộ, đăng ký chứng nhận nguồn gốc
lô cây con: 5 bộ
+ Cơ sở sản xuất cây giống: 5 cơ sở
+ Giấy A0: 30 tờ
+ Bút dạ: 20 chiếc
+ Giấy gam A4: 1 gam
+ Phiếu giao bài tập
- Cách thức tổ chức thực hiện
+ Chia lớp thành các nhóm 5-7 người
+ Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập tiến hành hoàn thành hồ sơ đăng ký đủ
điều kiện sản xuất kinh doanh, chứng nhận nguồn gốc lô giống, lô cây con cho các
cơ sở sản xuất cây giống
+ Các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị hồ sơ lên giấy A0 trước lớp, các nhóm khác
bổ sung ý kiến
- Thời gian thực hiện bài học: 10 giờ
- Sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn: Mỗi nhóm hoàn thành 3 bộ hồ sơ đăng ky đủ
điều kiện sản xuất kinh doanh, chứng nhận nguồn gốc lô giống, cây con cho sơ sở
sản xuất.
Bài thực hành số 2: Hạch toán sản xuất kinh doanh
- Giả định:
+ Các học viên đã được học về hạch toán sản xuất kinh doanh cây giống lâm
nghiệp chính
- Nguồn lực để thực hiện bài tập:
+ Cơ sở sản xuất cây giống: 5 cơ sở
+ Giấy A0: 30 tờ
+ Bút dạ: 20 chiếc
+ Giấy gam A4: 1 gam
+ Phiếu giao bài tập
- Cách thức tổ chức thực hiện
+ Chia lớp thành các nhóm 5-7 người
+ Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập tiến hành hoàn hạch toán sản xuất kinh
doanh cho các cơ sở sản xuất
+ Các nhóm trình bày kết quả hạch toán trước lớp trên khổ A0, các nhóm khác bổ
sung ý kiến
- Thời gian thực hiện bài học: 14 giờ
- Sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn: Mỗi nhóm hoàn thành việc hạch toán 1 hoạt
động sản xuất kinh doanh cây giống cho cơ sở sản xuất.
35
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
Bài 2: Đăng ký sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính
Tiêu chi đánh gía Cách thức đánh giá
1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký đủ điều kiện sản xuất
kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành
nghề (theo mẫu 01).
Kiểm tra đơn và thực tế
- Giấy tờ sở hữu hoặc thuê mướn mặt bằng sản
xuất, kinh doanh;
Kiểm tra giấy tờ và thực tế
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực
giống cây trồng;
Kiểm tra chứng nhận và thực
tế
- Bản mô tả doanh nghiệp Kiểm tra
- Danh mục trang thiết bị để sản xuất/ kinh doanh
giống cây trồng của đơn vị;
Kiểm tra giấy tờ và thực tế
- Danh mục các giống cây trồng chính đăng ký sản
xuất/ kinh doanh.
Kiểm tra giấy tờ và đăng ký
- Số lượng hồ sơ: 01 chính, 02 sao Kiểm tra
2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nguồn gốc lô giống
- Thông báo thu hoạch vật liệu giống cây trồng lâm
nghiệp (theo mẫu 03)
Kiểm tra đơn và thực tế
- Sổ ghi chép cập nhật các số liệu trong quá trình
thu hái hạt giống hoặc giống vô tính như sau:
Kiểm tra sổ sách và thực tế
Số lượng hồ sơ: 01 chính, 02 sao Kiểm tra
3. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nguồn gốc lô cây con
- Thông báo kết quả sản xuất cây con ở vườn ươm
cây lâm nghiệp
Kiểm tra thông báo và thực tế
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất kinh doanh
Kiểm tra bản sao công chứng
và thực tế
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận nguồn gốc
lô hạt giống;
Kiểm tra bản sao công chứng
và thực tế
- Hoá đơn, phiếu xuất kho của nơi bán Kiểm tra
Số lượng hồ sơ: 01 bộ chính, 02 bộ sao Kiểm tra
Bài 3: Hạch toán sản xuất kinh doanh cây giống
Tiêu chi đánh gía Cách thức đánh giá
1. Hạch toán chi phí
Phân loại chi phí biến đổi, chi phí cố định Kiểm tra kết quả phân loại
Tính chi phí khấu hao Kiểm tra
36
Tính chi phí sản xuất kinh doanh Kiểm tra
Tính giá thành sản phẩm Kiểm tra
2. Hạch toán doanh thu, lợi nhuận
Tính doanh thu của hoạt động sản xuất Kiểm tra
Tính lợi nhuận của hoạt động sản xuất Kiểm tra
VI. Tài liệu tham khảo
- PGS, TS Nguyễn Thế Nhã, PTS Hoàng Việt, 1995. Kinh tế hộ nông lâm nghiệp.
Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.
- Pháp lệnh giống cây trồng lâm nghiệp
- Quy chế quản lý về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp.
37
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề
Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ
3. Thư ký: Ông Nguyễn Xuân Lới - Trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề Công
nghệ và Nông Lâm Phú Thọ
4. Các ủy viên:
- Ông Phạm Quang Tuấn, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và
Nông Lâm Phú Thọ
- Ông Nguyễn Văn Toàn, Nghiên cứu viên Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm
nghiệp miền núi phía Bắc
- Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Cảnh Chính - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề
Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc
2. Thư ký: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Ông Trần Đình Mạnh - Phó trưởng khoa Giáo viên Trường Cao đẳng nghề
Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc
- Ông Phan Thanh Minh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và
Nông Lâm Nam Bộ
- Ông Nguyễn Kế Tiếp - Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.

More Related Content

Similar to Goc gt mo dun 06 dang ky va hach toan san xuat

Similar to Goc gt mo dun 06 dang ky va hach toan san xuat (20)

Giao an cong nghe 6
Giao an cong nghe 6Giao an cong nghe 6
Giao an cong nghe 6
 
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019
 
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG_10533412092019
 
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CÀ PHÊ BỀN VỮNG
 
Báo cáo kế toán công ty giống công trồng miền nam
Báo cáo kế toán công ty giống công trồng miền namBáo cáo kế toán công ty giống công trồng miền nam
Báo cáo kế toán công ty giống công trồng miền nam
 
Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ sản phẩmBáo cáo thực tập kế toán tiêu thụ sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ sản phẩm
 
QT151.DOC
QT151.DOCQT151.DOC
QT151.DOC
 
tomtat_cheday.pdf
tomtat_cheday.pdftomtat_cheday.pdf
tomtat_cheday.pdf
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM >> TẢI FREE ZALO 09...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM >> TẢI FREE ZALO 09...PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM >> TẢI FREE ZALO 09...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM >> TẢI FREE ZALO 09...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
 
Giáo Trình Mô Đun Thu Hoạch Và Bảo Quản Điều
Giáo Trình Mô Đun Thu Hoạch Và Bảo Quản Điều Giáo Trình Mô Đun Thu Hoạch Và Bảo Quản Điều
Giáo Trình Mô Đun Thu Hoạch Và Bảo Quản Điều
 
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂMKhóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂUGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM - TẢI FREE ZALO: 09...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM - TẢI FREE ZALO: 09...PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM - TẢI FREE ZALO: 09...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM - TẢI FREE ZALO: 09...
 
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...
 
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.docPhát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.doc
 
Sản xuất cao An xoa An hòa của HTX An Hòa Dong Nai- Hoang Thi Kim Anh.pdf
Sản xuất cao An xoa An hòa của HTX An Hòa Dong Nai- Hoang Thi Kim Anh.pdfSản xuất cao An xoa An hòa của HTX An Hòa Dong Nai- Hoang Thi Kim Anh.pdf
Sản xuất cao An xoa An hòa của HTX An Hòa Dong Nai- Hoang Thi Kim Anh.pdf
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH CỦA CÔNG TY TNHH - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH CỦA CÔNG TY TNHH  - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH CỦA CÔNG TY TNHH  - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH CỦA CÔNG TY TNHH - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Bài giảng môn kinh doanh nông nghiệp
Bài giảng môn kinh doanh nông nghiệpBài giảng môn kinh doanh nông nghiệp
Bài giảng môn kinh doanh nông nghiệp
 
Luận văn: Phát triển bền vững cây bơ huyện Krông Ana, Đắk Lắk
Luận văn: Phát triển bền vững cây bơ huyện Krông Ana, Đắk LắkLuận văn: Phát triển bền vững cây bơ huyện Krông Ana, Đắk Lắk
Luận văn: Phát triển bền vững cây bơ huyện Krông Ana, Đắk Lắk
 

More from Ky le Van

Sinh thai hoc con trung
Sinh thai hoc con trungSinh thai hoc con trung
Sinh thai hoc con trung
Ky le Van
 
Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)
Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)
Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)
Ky le Van
 
Tiet 8 bai 11san xuat va bao quan giong cay trong
Tiet 8 bai 11san xuat va bao quan giong cay trongTiet 8 bai 11san xuat va bao quan giong cay trong
Tiet 8 bai 11san xuat va bao quan giong cay trong
Ky le Van
 
1369109538 dapan32
1369109538 dapan321369109538 dapan32
1369109538 dapan32
Ky le Van
 

More from Ky le Van (7)

Nhakinh
NhakinhNhakinh
Nhakinh
 
Bài 39
Bài 39Bài 39
Bài 39
 
Sinh thai hoc con trung
Sinh thai hoc con trungSinh thai hoc con trung
Sinh thai hoc con trung
 
Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)
Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)
Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)
 
Tiet 8 bai 11san xuat va bao quan giong cay trong
Tiet 8 bai 11san xuat va bao quan giong cay trongTiet 8 bai 11san xuat va bao quan giong cay trong
Tiet 8 bai 11san xuat va bao quan giong cay trong
 
1369109538 dapan32
1369109538 dapan321369109538 dapan32
1369109538 dapan32
 
Chuong 4
Chuong 4Chuong 4
Chuong 4
 

Goc gt mo dun 06 dang ky va hach toan san xuat

  • 1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH ĐĂNG KÝ VÀ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP MĐ 06 NGHỀ SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP Trình độ: Sơ cấp nghề
  • 2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình được biên soạn phục vụ mục đích đào tạo nghề cho nông dân nên các thông tin trong giáo trình có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi đục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 06
  • 3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất cây giống lâm nghiệp đã giúp cho nhiều bà con nông dân miền núi xóa được đói, giảm được nghèo. Tuy nhiên việc sản xuất cây giống của bà con còn nhỏ, sử dụng giống không rõ xuất xứ, không đăng ký sản xuất kinh doanh, thiết kế vườn ươm chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, các kỹ thuật nhân giống tiến tiến chưa được áp dụng dẫn đến chất lượng, năng xuất cây giống thấp. Từ nhu cầu thực tiễn trên, việc biên soạn Giáo trình hướng dẫn bà con sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp là hết sức cần thiết. Được sự hỗ trợ của Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ đã tiến hành biên soạn Giáo trình “Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp” phục vụ cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Giáo trình mô đun “Đăng ký và hạch toán sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp” là giáo trình mô đun thứ sáu trong sáu giáo trình mô đun của nghề Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp. Giáo trình có 03 bài, mỗi bài học được chia làm 04 phần, cụ thể là: mục tiêu bài học, nội dung bài học, câu hỏi và bài tập thực hành, ghi nhớ. Các bài dạy được biên soạn một cách ngắn gọn, kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng về Đăng ký và hạch toán sản xuất cây giống lâm nghiệp cho người học. Giáo trình được biên soạn bởi một nhóm các giáo viên có kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực đăng ký, hạch toán sản xuất cây giống lâm nghiệp và nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn đến từ ba miền của đất nước. Trong quá trình biên soạn nhóm tác giả tiến hành biên soạn nội dung các bài học theo trình tự các bước thực hiện công việc của nghề và lồng ghép các kiến thức cần thiết theo logíc hành nghề. Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cán bộ khuyến nông của các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan nên việc biên soạn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, bạn đọc để Giáo trình được hoàn thiện hơn Tham gia biên soạn 1. Thạc sỹ: Dương Danh Công ( chủ biên ) 2. Kỹ sư: Lê Thị Tình 3. Kỹ sư: Phạm Hữu Hân
  • 4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU.............................................................................................................................. 2 MỤC LỤC......................................................................................................................................... 3 GIỚI THIỆU MÔ ĐUN..................................................................................................................... 4 BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP..................................................................................................................... 4 Mục tiêu:.................................................................................................................4 A. Nội dung:...........................................................................................................4 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ...........................................................................10 C. Ghi nhớ ............................................................................................................10 BÀI 2: ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP CHÍNH............ 11 Mục tiêu:...............................................................................................................11 A. Nội dung:.........................................................................................................11 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ...........................................................................23 C. Ghi nhớ ............................................................................................................23 BÀI 3: HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP .................... 24 Mục tiêu:...............................................................................................................24 A. Nội dung..........................................................................................................24 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ...........................................................................31 C. Ghi nhớ ............................................................................................................31 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................................................ 33 I. Vị trí, tính chất của mô đun ..............................................................................33 II. Mục tiêu của mô đun .......................................................................................33 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành..................................................33 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập...............................................................35 VI. Tài liệu tham khảo..........................................................................................36
  • 5. 4 MÔ ĐUN: ĐĂNG KÝ VÀ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP Mã mô đun: MĐ 06 GIỚI THIỆU MÔ ĐUN Mô đun này trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng về đăng ký và hạch toán sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp Quá trình giảng dạy mô đun này chủ yếu sử dụng các tình huống giả định để học viên giải quyết vấn đề. Việc đánh giá kết quả học tập của học viên thông qua quá trình chuẩn bị các loại hồ sơ đăng ký, hạch toán các hoạt động sản xuất kinh doanh giả định và đánh giá sản phẩm thực hành BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP Mã bài: M6-01 Mục tiêu: - Liệt kê được các loại giấy phép cần có khi sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính - Kể tên được các loài cây trồng lâm nghiệp chính - Trình bày được khái niệm, nguyên tắc và tác dụng của hạch toán A. Nội dung: 1. Đăng kí kinh doanh sản xuất cây giống lâm nghiệp chính 1.1. Một số khái niệm sử dụng trong việc đăng ký sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp a. Cây giống lâm nghiệp là gì ? Cây giống lâm nghiệp là cây con được sử dụng cho công tác trồng rừng b. Cây giống lâm nghiệp chính là gì? - Cây trồng lâm lâm nghiệp chính là cây trồng lâm nghiệp được trồng phổ biến, có số lượng lớn, giá trị kinh tế cao, giữ vai trò quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp nên cần được quản lý chặt chẽ theo thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống. Cây trồng lâm nghiệp chính được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố trong danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính. - Cây giống lâm nghiệp chính là những cây giống của cây trồng lâm nghiệp chính c. Vật liệu nhân giống là gì ?
  • 6. 5 Vật liệu nhân giống ( vật liệu giống) là cây hoàn chỉnh hoặc bộ phận của chúng như: hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào... được sử dụng để sản xuất ra cây trồng mới. 1.2. Đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính là gì? Để tiến hành sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính ngoài việc phải có giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực giống cây trồng thì chủ chủ cơ sở sản xuất phải có giấy phép đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính, giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống, lô cây con Quá trình các cơ sở sản xuất đăng ký các loại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính, chứng nhận nguồn gốc lô giống, lô cây con gọi là đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính. 1.3. Những cơ sở sản xuất như thế nào thì phải đăng ký sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính? Tất cả các cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp chính đều phải đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính. Các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính tham gia vào thị trường có 3 hình thức: - Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính - Cơ sở kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính - Cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp chính Các cơ sở sản xuất không mang tính chất kinh doanh thì không cần phải đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính 1.4. Tại sao phải đăng ký sản xuất kinh doanh giống cây trồng lầm nghiệp chính Việc đăng ký sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, cung ứng cây giống chất lượng tốt (cơ sở để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng) cho người sử dụng giống. 1.5. Danh mục cây trồng lâm nghiệp chính - Theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15 tháng 3 năm 2005, Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính ở nước ta gồm có như sau: + Vùng Tây Bắc (TB): Gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình 1) Tếch ( Tectona grandis) 2) Xoan ta ( Melia azedarach ) 3) Lát hoa ( Chukrasia tabularia A.Juss ) 4) Gạo ( Bombax malabarica DC ) 5) Trám trắng ( Canarium album (Lour.) Raeusch) 6) Keo lai ( Acacia mangium x Acacia. auriculiformis ) 7) Keo tai tượng ( Acacia mangium Wild )
  • 7. 6 8) Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis ) 9) Bạch đàn Urophylla ( Eucalyptus. urophylla S.T.Blake ) 10) Bạch đàn lai (các giống lai khác loài bạch đàn uro, camal, tere) 11) Dó trầm (Aquilarria crassna Pierre ex Lecomte ) 12) Luồng ( Dendrocalamus membranceus Munro ) 13) Trẩu ( Vernicia montana ) + Vùng Trung tâm (TT) gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. 1) Xoan ta ( Melia azedarach ) 2) Sa mộc ( Cinnamomum casia (L.) J.Presl ) 3) Mỡ (Mangletia conifera Dandy ) 4) Keo tai tượng ( Acacia mangium Wild ) 5) Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis ) 6) Trám trắng ( Canarium album (Lour.) Raeusch ) 7) Bồ đề ( Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hardw ) 8) Bạch đàn urophylla ( Eucalyptus urophylla S.T.Blake ) 9) Bạch đàn (các giống lai khác loài bạch đàn uro, camal, tere ) 10) Keo lai ( Acacia mangium x Acacia. auriculiformis ) 11) Luồng ( Dendrocalamus membranceus Munro ) 12) Tre điềm trúc ( Dendracalamus ohlami Kengf) 13) Quế (Cinnamomum casia (L.) J.Presl ) + Vùng Đông Bắc (ĐB) gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang. 1) Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis ) 2) Keo tai tượng ( Acacia mangium Wild ) 3) Mỡ ( Mangletia conifera Dandy ) 4) Sa mộc ( Cinnamomum casia (L.) J.Presl ) 5) Tông dù ( Toona sinensis (A.Juss) M.Roem ) 6) Trám trắng (Canarium album (Lour.) Raeusch) 7) Thông mã vĩ ( Pinus masoniana Lamb ) 8) Thông nhựa ( Pinus merkusii Jungh.et.de Vries ) 9) Bạch đàn urophylla ( Eucalyptus urophylla S.T.Blake ) 10) Bạch đàn lai ( các giống lai khác loài bạch đàn uro, camal, tere ) 11) Keo lai (Acacia mangium x A. auriculiformis ) 12) Trúc sào (Phyllostachys pubescens Majiel ex.H.de lehaie ) 13) Sồi phảng (dẻ bốp, cồng) (Lipthocarpus fissus Champ. ex benth.) 14) Chè đắng (Ilex kaushue S.Y.Hu 15) Hồi (Illicium verum Hook.f.) + Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) gồm 10 tỉnh: Hải phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Hà nam, Ninh Bình.
  • 8. 7 1) Xoan ta (Melia azedarach L) 2) Gạo ( Bombax malabarica DC ) 3) Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss) 4) Xà cừ ( Khasya senegalensis (Desr) A.Fuss) 5) Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis A.Cunn.ex Benth ) 6) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) 7) Bạch đàn tere ( Eucalyptus tereicornis Sam ) 8) Bạch đàn urophylla ( Eucalyptus. urophylla S.T.Blake ) 9) Bạch đàn lai (các giống lai khác loài bạch đàn uro, camal, tere ) 10) Phi lao (Casuarina equesetifolia Forst et Forst f.) 11) Mây ( Calamus tetradacthylus Hance) 12) Tre điềm trúc ( Dendrocalamus ohlami Kengf) 13) Hoè (Sophora Japonica L.) 14) Lát Mexico (Cedrela odorata) + Vùng Bắc Trung bộ (BTB) gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. 1) Huỷnh (Tarrietia javanica Blume ) 2) Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss) 3) Keo lưỡi liềm (Acasia crassicarpa A.Cunn. ex Benth) 4) Keo lá tràm ( Acaria auriculiformis A.Cunn.ex.Benth ) 5) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) 6) Thông caribê ( Pinus caribaea Morelet ) 7) Bạch đàn tere (Eucalyptus tereticornis Sam ) 8) Bạch đàn urophylla (Eucalyptus urophylla S.T.Blake) 9) Bạch đàn lai ( các giống lai khác loài bạch đàn uro, camal, tere) 10) Keo lai (Acacia mangium x A.auriculiformis) 11) Phi lao (Casuarina equisetifolia Forst et Forst f.) 12) Luồng (Dendrocalamus membranceus Munro) 13) Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh.et.de Vries 14) Dó trầm (Aquilarria crassna Pierre ex lecomte ) 15) Quế (Cinamomum casia (L) J.Presl.) 16) Sồi phảng (dẻ bốp, cồng) ( Lithocarpus fissus Champ. ex benth.) + Vùng Nam Trung bộ (NTB) gồm 7 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. 1) Xoan ta (Melia azedarach L) 2) Bông gòn (Ceiba pentandra (L.) Gaertn ) 3) Dầu rái ( Dipterocapus alatus Roxb.Ex.G.Don) 4) Sao đen ( Hopera odorata Roxb) 5) Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn. ex Benth) 6) Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis A.Cunn.ex.Benth) 7) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild)
  • 9. 8 8) Thông Caribê (Pinus caribaea Morelet) 9) Bạch đàn Camall (Eucalyptus camaldulensis Dehanh ) 10) Bạch đàn têre (Eucalyptus tereticornis Sam ) 11) Keo lai (Acacia mangium x A.auriculiformis) 12) Phi lao (Casuarina equisetifolia Forst et Forst f. ) 13) Quế (Cinamomum casia ( L.) J.Pretl ) 14) Dó trầm (Aquilarria crassna Pierre ex Lecomte) + Vùng Tây Nguyên (TN) gồm 5 tỉnh: Lâm Đồng, Đắknông, Đắclắc,Gia Lai, Kon Tum. 1) Dầu rái ( Dipterocapus alatus Roxb.Ex.G.Don ) 2) Sao đen (Hopera odorata Roxb) 3) Tếch (Tectona grandis L ) 4) Xà cừ ( Khaya senegalensis (Desr) A.Fuss) 5) Xoan ta (Melia azedarach L ) 6) Giổi xanh (Michelia meriocris Dandy ) 7) Thông 3 lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon ) 8) Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn.ex.Benth ) 9) Keo tai tượng ( Acacia mangium Wild ) 10) Keo lai (Acacia mangium x A.auriculiformis ) 11) Thông caribê (Pinus caribaea Morelet ) 12) Bạch đàn urophylla (Eucalyptus urophylla S.T.Blake) 13) Dó trầm (Aquilarria crassna Pierre ex Lecomte ) 14) Bơì lời đỏ ( Litsea glutinosa (Lowr.) C.B.Rob + Vùng Đông Nam bộ gồm 6 tỉnh: Bà Rịa – Vũng tàu, Đồng nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, T/P Hồ Chí Minh. 1) Dầu rái ( Dipterocapus alatus Roxb.Ex.G.Don ) 2) Sao đen (Hopera odorata Roxb ) 3) Gáo (Neolamarkia cadamba (Roxb) Bosser 4) Bông gòn (Ceiba pentandra (L.) Gaertn) 5) Xoan ta (Melia azedarach L ) 6) Tếch (Tectona grandis L) 7) Xà cừ ( Khaya senegalensis (Desr) A.Fuss) 8) Thông caribê (Pinus caribaea Morelet) 9) Keo lưỡi liềm ( Acacia crassicarpa A.Cunn.ex Benth) 10) Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn.ex.Benth ) 11) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) 12) Bạch đàn camall ( Eucalyptus camaldulensis Dehanh ) 13) Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis ) 14) Dó trầm (Aquqlarria crassna Pierre ex Lecomte ) 15) Lát Mexico ( Cedrela odorata) 16)Xoan mộc ( Toona suremi Blume Merr )
  • 10. 9 + Vùng Tây Nam bộ (TNB) gồm 12 tỉnh: Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiển Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh. 1) Đước (Rhizophora apiculata Blume) 2) Tràm cừ ( Melaleuca cajuputi Powell) 3) Tràm Lơca (Melaleuca leucadendra L.) 4) Gáo (Neolamarckia cadamba (Roxb) Bosser) 5) Bạch đàn camall (Eucalyptus camaldulensis Dehanh) 6) Bạch đàn tere (Eucalyptus tereticornis Sam) 7) Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn.ex Benth) 8) Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) 9) Bát độ (điềm trúc) (Dendrocalamus ohlami Kengf.) 10) Dó trầm (Aquilarria crassna Piierre ex Lecomte)./. 2. Hạch toán sản xuất kinh doanh 2.1. Khái niệm về hạch toán Hạch toán sản xuất kinh doanh là toàn bộ việc ghi chép, phản ánh đầy đủ các khoản chi phí, thu nhập trong kỳ kinh doanh để tổng hợp, tính toán và so sánh kết quả kinh doanh. 2.2. Nguyên tắc hạch toán Để đảm bảo việc hạch toán có hiệu quả, khi hạch toán kinh doanh cần thực hiện tốt một số nguyên tắc chủ yếu sau: - Hạch toán kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc tự bù đắp, tự trang trải chi phí sản xuất để kinh doanh có lãi và mở rộng sản xuất. Muốn vậy, chúng ta phải tính toán chặt chẽ và cân nhắc thật kỹ lưỡng các khoản đầu tư và chi phí cho từng cây, cho từng sản phẩm bảo đảm tăng trưởng và sinh lời. - Hạch toán kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc bảo toàn và phát triển được vốn. Vốn là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng nhất của nhà sản xuất. Vốn bao gồm cả bằng tiền và tài sản, vật tư, thiết bị, đất đai, vườn rừng , vườn cây. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, hạch toán phải bảo toàn được vốn và làm cho đồng vốn không ngừng tăng lên. Có như vậy thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới có thể tiếp tục và mở rộng. - Hạch toán kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và có hiệu quả. Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm về vật tư, tiền của, thời gian và sức người. Trong sản xuất kinh doanh, nếu tiết kiệm được một đồng chi phí thì cũng có nghĩa là đã tăng thêm được một đồng lợi nhuận. Lợi nhuận là điều kiện tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất
  • 11. 10 2.3. Ý nghĩa của hạch toán ý nghĩa chung nhất và tổng hợp nhất của hạch toán kinh doanh là tiết kiệm và giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Cụ thể: - Xác định được các yếu tố đưa vào sản xuất hợp lý, tính đúng, tính đủ các khoản thu chi để tránh hiện tượng "lỗ thật, lãi giả" không ngừng tăng thêm năng xuất và sản lượng, đặc biệt là sản lượng hàng hoá, tiết kiệm được chi phí sản xuất, kinh doanh có lãi. - Giúp các cơ sở sản xuất có những quyết định đúng đắn, kịp thời trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh, phát huy tính năng động sáng tạo, đặc hiệt trong quá trình sử dụng vốn, tăng tích luỹ. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi số 1: Anh ( chị) hãy kể tên một số loài cây lâm nghiệp chính ở địa phương mình Câu hỏi số 2: Anh (chị) hãy cho biết hộ A sản xuất cây trồng lâm nghiệp chính với mục đích trồng rừng tại vườn của hộ chứ không phải để bán có phải đăng ký sản xuất kinh doanh không Câu hỏi số 3: Anh (chị) hãy cho biết những hoạt động sau đây hoạt động nào là hoạt động hạch toán sản xuất kinh doanh 1/ Trả tiền mua cây giống 2/ Ghi chép các khoản chi mua phân bón 3/ Trồng cây 4/ Ghi chép các khoản thu bán cây giống 5/ Tính tổng các khoản chi 6/ Đào hố trồng cây C. Ghi nhớ - Giống cây trồng lâm nghiệp chính là một số giống có trong danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, nhưng do được trồng phổ biến, có số lượng lớn, giá trị kinh tế cao nên cần được quản lý chặt chẽ theo thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống. - Hạch toán sản xuất kinh doanh là toàn bộ việc ghi chép, phản ánh đầy đủ các khoản chi phí, thu nhập trong kỳ kinh doanh để tổng hợp, tính toán và so sánh kết quả kinh doanh
  • 12. 11 BÀI 2: ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP CHÍNH Mã bài: M6- 02 Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính, chứng nhận nguồn gốc lô giống, cây con. - Trình bày được trình trự các bước đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính, chứng nhận nguồn gốc lô giống, cây con - Chuẩn bị được hồ sơ đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính, chứng nhận nguồn gốc lô giống, cây con A. Nội dung: 1. Đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính 1.1. Khái niệm đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính Để tiến hành được hoạt động sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính, cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống phải xin được giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính. Quá trình chủ cơ sở sản xuất cây giống xin chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính gọi là đăng ký đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính. 1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh Mục đích của việc đăng chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính là chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính xin được giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính Ý nghĩa của việc đăng đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính là sau khi đăng ký, chủ cơ sở được phép sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp mà không vi phạm pháp luật. 1.3. Những cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp như thế nào thì đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính Theo điều 36 pháp lệnh giống cây trồng (Ðiều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính) 1/. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng chính với mục đích thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:
  • 13. 12 a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng; b) Có địa điểm sản xuất giống cây trồng phù hợp với quy hoạch của ngành Nông nghiệp, ngành Thủy sản và phù hợp với yêu cầu sản xuất của từng loại giống, từng cấp giống; bảo đảm tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và pháp luật về thủy sản; c) Có cơ sở vật chất và trang, thiết bị kỹ thuật phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất từng loại giống, từng cấp giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản ban hành; d) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, bảo vệ thực vật. 2/ Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng chính phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có mặt hàng về giống cây trồng; b) Có địa điểm kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với việc kinh doanh từng loại giống, từng cấp giống; c) Có nhân viên kỹ thuật đủ năng lực nhận biết loại giống kinh doanh và nắm vững kỹ thuật bảo quản giống cây trồng; d) Có hoặc thuê nhân viên kiểm nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm chất lượng các loại giống kinh doanh. 1.4. Trình tự thủ tục đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính a. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính + Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề (theo mẫu 01). - Giấy tờ sở hữu hoặc thuê mướn mặt bằng sản xuất, kinh doanh; - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng; ( giấy này cơ sở sản xuất có thể xin ở sở kế hoạch đầu tư nếu là doanh nghiệp, công ty; ở huyện nếu là hộ kinh doanh cá thể) - Bản mô tả doanh nghiệp (Bao gồm cả thành phần nhân sự); - Danh mục trang thiết bị để sản xuất/ kinh doanh giống cây trồng của đơn vị; - Danh mục các giống cây trồng chính đăng ký sản xuất/ kinh doanh. + Số lượng hồ sơ: 03 bộ (01 bộ chính, 02 bộ sao). b. Nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính Sau khi đã hoàn thành hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh, chủ cơ sở sản xuất cây giống có thể đem nộp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Chi cục phát triển lâm nghiệp để xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính
  • 14. 13 c. Nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính. Nếu hồ sơ làm đúng và đầy đủ các loại giấy tờ thì sau 30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ chủ cơ sở sản xuất cây giống sẽ nhận được giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính ( theo mẫu 02) 2. Đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống 2.1. Khái niệm về đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống Trong quá trình sản xuất kinh doanh, cơ sở sản xuất cây giống cần phải sử dụng đến vật liệu giống. Vật liệu giống có thể lấy từ hai nguồn sau: 1/ Mua từ cơ sở sản xuất vật liệu giống khác, đối với trường hợp chúng ta cần có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của cơ sở cung cấp vật liệu giống. 2/ Cơ sở tự sản xuất, với trường hợp này chủ cơ sở phải đăng ký nguồn gốc lô giống với cơ quan có thẩm quyền. Đăng ký nguồn gốc lô giống là quá trình chủ cơ sở sản xuất cây giống lầm nghiệp chính xin cấp giấy chứng nhận nguồn gốc của lô giống sử dụng trong quá trình sản xuất. 2.2. Mục đích, ý nghĩa của việc đăng ký nguồn gốc lô giống Mục đích của việc đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống là chủ cơ sở nhận được giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống đưa vào sản xuất Ý nghĩa của việc đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống đó là chủ cơ sở xuất cây giống lâm nghiệp chính có cơ sở để xin chứng nhận nguồn gốc lô cây con sau khi nó được sản xuất. 2.3. Trình tự các bước đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống a. Thông báo thu hái vật liệu giống. Chủ nguồn giống trước khi thu hái ít nhất 10 ngày, làm thủ tục thông báo gủi tới Chi cục Lâm nghiệp (theo mẫu 03, chỉ ghi phần 1 của thông báo) b. Thu hái vật liệu giống Sau Chi Cục lâm nghiệp tiến hành xác minh thực tế, chủ nguồn giống tiến hành thu hái vật liệu giống trong phạm vi nguồn giống được Chi cục Lâm nghiệp cho phép. Trong quá trình thu hái cán bộ của Chi cục lâm nghiệp có quyền kiểm tra mà không cần báo trước Trong quá trình thu hái hạt giống hoặc vật liệu sinh dưỡng, chủ nguồn giống phải lập sổ ghi chép cập nhật các số liệu sau: - Đối với hạt giống + Khối lượng hạt thu hoạch được theo từng đợt tại hiện trường nguồn giống
  • 15. 14 + Khối lượng hạt nhập kho sau khi sấy và tinh chế - Đối với vật liệu sinh dưỡng: Số hom hoặc số bình cây mô của từng dòng đưa vào nhân giống Sau vụ thu hoạch, khi toàn bộ lô hạt đã được tinh chế, đóng gói và nhập kho hoặc đã kết thúc quá trình lấy hom, chồi, cành, chủ nguồn giống điền kết quá thu hoạch hạt giống hoặc vật liệu giống sinh dưỡng vào phần 2 của thông báo thu hoạch vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp c. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Thông báo thu hoạch vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp (theo mẫu 03) - Sổ ghi chép cập nhật các số liệu trong quá trình thu hái hạt giống hoặc giống vô tính như sau: * Đối với hạt giống + Khối lượng hạt thu hoạch được theo từng đợt tại hiện trường nguồn giống. + Khối lượng hạt nhập khô sau khi đã phơi sấy, tinh chế * Đối với giống vô tính + Số hom hoặc số bình cấy (mô) của từng dòng đưa vào nhân giống + Số cây giống vô tính đã nhân thành công của từng dòng đang được nuôi dưỡng Số lượng hồ sơ: 03 bộ (01 bộ chính, 02 bộ sao). d. Nộp hồ sơ đăng ký nguồn gốc lô giống Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống chủ cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp chính có thể nộp hồ sơ cho Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Chi cục Phát triển lâm nghiệp để xin chứng nhận nguồn gốc lô giống e. Nhận giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống Nếu hồ sơ đúng đầy đủ các loại giấy tờ thì sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, chủ cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp chính sẽ nhận được giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống (theo mẫu 04) 3. Đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây con 3.1. Khái niệm về đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây con. Sau khi sản xuất ra cây giống lâm nghiệp chính, muốn cây giống được lưu thông và mua bán trên thị trường, chủ cơ sở sản xuất cây giống phải tiến hành xin cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con. Quá trình chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính xin cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con gọi là đăng ký nguồn gốc lô cây con. 3.2. Mục đích, ý nghĩa của đăng ký nguồn gốc lô cây con
  • 16. 15 - Mục đích của việc đăng ký nguồn gốc lô cây con là chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính xin được giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con. - Ý nghĩa của việc đăng ký nguồn gốc lô cây con. Nó giúp cho cây con của chủ cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp chính có thể lưu thông, mua bán trên thị trường 3.3. Trình tự các bước đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây con. a. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nguồn gốc lô cây con. Để xin được giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con, chủ cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp chính cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây con. Hồ sơ gồm: - Thông báo kết quả sản xuất cây con ở vườn ươm cây lâm nghiệp (theo mẫu 05) - Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh - Bản sao công chứng giấy chứng nhận nguồn gốc lô hạt giống; - Hoá đơn, phiếu xuất kho của nơi bán, trong đó ghi rõ số lượng kèm theo mã số của từng lô giống. - Số lượng hồ sơ: 03 bộ (01 bộ chính, 02 bộ sao). b. Nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây con Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây con, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính có thể nộp hồ sơ cho Sở nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc Chi cục phát triển lâm nghiệp để xin giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con. c. Nhận giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con Nếu hồ sơ đúng và đầy đủ các loài giấy tờ thì sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính sẽ nhận được giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con (theo mẫu 06)
  • 17. 16 Mẫu 01: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh ……………….. Căn cứ vào quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; căn cứ năng lực hoạt động và cơ sở vật chất, kỹ thuật của đơn vị, chúng tôi làm đơn này đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định và chứng nhận cho đơn vị chúng tôi có đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính hoạt động tại tỉnh …… 1. Phần kê khai của người làm đơn: Tên đơn vị: Địa chỉ: Số điện thoại: Số Fax: Đề nghị được chứng nhận đủ điều kiện là (sử dụng loại hình đơn vị thích hợp sau đây): Đơn vị sản xuất và kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính Đơn vị kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính Đơn vị sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp chính. Với tư cách pháp nhân là người trưởng đơn vị, tôi xin cam đoan: 1. Chấp hành đầy đủ Pháp lệnh về Giống cây trồng, Quy chế Quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. 2. Chỉ sản xuất/kinh doanh giống cây trong Danh mục Giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành. Chúng tôi xin đính kèm theo đây các văn bản liên quan: - Bản mô tả doanh nghiệp (bao gồm cả thành phần nhân sự) - Danh mục các trang, thiết bị kỹ thuật để sản xuất/kinh doanh giống cây trồng của đơn vị. - Danh mục các giống cây trồng lâm nghiệp chính đăng ký sản xuất/kinh doanh. Năng lực sản xuất dự kiến của đơn vị: − Khối lượng hạt giống từng loại: ………………….. kg/năm − Số lượng cây con từng loại: ………………………. cây/năm Ngày … tháng … năm 200… Trưởng đơn vị (Chữ ký và con dấu nếu có) 2. Phần dành cho Sở Nông nghiệp và PTNT : Ngày nhận đơn: Ngày họp tổ thẩm định: Ngày kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh: Ngày … tháng … năm 200… Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh … (Ký tên)
  • 18. 17 Mẫu 02 UBND TỈNH . . . . . . . . . . . . . . SỞ NỄNG NGHIỆP VÀ PTNT S Ố: ……./200…/SNN CỘNG HỀA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHỲC -----------O0O----------- . . . . . . ., NGàY … THỎNG … NĂM 200… GIẤY CHỨNG NHẬN ĐƠN VỊ ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP CHÍNH Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh …....................... chứng nhận đơn vị có tên dưới đây đủ điều kiện tham gia sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính tại tỉnh………….. 1 Tên đơn vị 2 Họ, tên trưởng đơn vị 3 Địa chỉ: Số ĐT/Fax/E-mail: 4 Lĩnh vực hoạt động được công nhận: Sản xuất, kinh doanh giống LN chính Kinh doanh giống LN chính Sản xuất giống LN chính 5 Giấy chứng nhận có giá trị đến: Ngày … tháng … năm 200… GĐ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh … (Ký tên, đóng dấu)
  • 19. 18 Mẫu 03 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----------O0O----------- th«ng b¸o thu ho¹ch vËt liÖu gièng c©y trång l©m nghiÖp Kính gửi: - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh ……. - Chi cục lâm nghiệp tỉnh Thực hiện quy định trong thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp chính; căn cứ vào sản lượng hiện thời của nguồn giống của đơn vị (hoặc của chủ nguồn giống có hợp đồng kinh tế với đơn vị), chúng tôi xin thông báo kế hoạch tiến hành thu hoạch vật liệu giống theo thời gian và khối/số lượng dự kiến như sau: Phần 1: Thông báo thu hoạch vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp Tên chủ nguồn giống Địa chỉ kèm theo Tel/Fax/Email của chủ nguồn giống Đơn vị thu hái vật liệu giống Chủ nguồn giống tự tổ chức thu hái Đơn vị SXKDGLN tổ chức thu hái theo hợp đồng với chủ nguồn giống. Tên và địa chỉ đơn vị SXKDGLN hợp đồng thu hái vật liệu giống với chủ nguồn giống Loài cây được thu hoạch giống Mã số nguồn giống Địa điểm nguồn giống được thu hái Loại hình nguồn giống (theo chứng chỉ công nhận nguồn giống) Lâm phần tuyển chọn Rừng giống chuyển hoá Rừng giống Vườn giống Bình cấy mô Cây mẹ (Cây trội) Vườn cung cấp hom Thời gian dự kiến thu hoạch giống − Ngày bắt đầu: − Ngày kết thúc:
  • 20. 19 Ngày ... tháng ... năm 200... Chữ ký và con dấu (nếu có) của chủ nguồn giống Ngày ... tháng ... năm 200... Chữ ký và con dấu (nếu có) của đơn vị thu hoạch Phần 2: Kết quả thu hoạch giống và xin cấp chứng nhận lô giống thu hoạch được Thời gian thu hoạch thực tế − Ngày bắt đầu: − Ngày kết thúc: Lượng thu hoạch thực tế sau khi tinh chế/xử lý − Kg (đối với hạt giống) − Số hom (đối với vật liệu sinh dưỡng) − Số bình cấy (đối với vật liệu nuôi cấy mô) Ngày ... tháng ... năm 200... Chữ ký và con dấu (nếu có) của chủ nguồn giống Ngày ... tháng ... năm 200... Chữ ký và con dấu (nếu có) của đơn vị thu hoạch giống Ghi chú: Thông báo này được làm thành 3 liên. Liên đầu (bản gốc) được chủ nguồn giống lưu giữ và điền các thông tin thích hợp theo tiến độ thực hiện việc thu hoạch giống. Liên 2 được chủ nguồn giống gửi tới Chi cục Lâm nghiệp tỉnh sau khi đã điền vào phần 1, chậm nhất là 10 ngày trước khi tiến hành công việc thu hoạch giống. Liên 3 được gửi tới Chi cục Lâm nghiệp tỉnh sau khi đã điền phần 2 và kết quả thu hoạch giống cuối cùng thay báo cáo để xin cấp giấy chứng nhận lô giống đã thu hoạch.
  • 21. 20 Mẫu 04: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH… CHI CỤC LÂM NGHIỆP S Ố: ……./200…/NGLG CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC -----------O0O----------- . . . . . . ., ngày … tháng … năm 200… GIÊY Chøng NHËN nguån gèc L« gièng c©y trång l©m nghiÖp Chi côc L©m nghiÖp tỉnh ................................. sau khi ®· kiÓm tra qu¸ tr×nh thùc hiÖn vμ kÕt qu¶ thu ho¹ch cuèi cïng, cÊp giÊy chøng nhËn nguån gèc cho l« gièng d−íi ®©y: Tªn chñ nguån gièng §Þa chØ chñ nguån gièng Loμi c©y Lo¹i nguån gièng M· sè nguån gièng §Þa ®iÓm nguån gièng Th«ng b¸o thu ho¹ch (liªn 3) cña chñ nguån gièng Ngμy ... th¸ng ... n¨m 200... Khèi/sè l−îng ®−îc chứng nhËn (®iÒn vμo hμng thÝch hîp) Khèi l−îng (kg) h¹t gièng ®· tinh chÕ: Sè l−îng hom ®· xö lý: Sè l−îng b×nh cÊy m«: Ngμy ... th¸ng ... n¨m 200... Chi côc tr−ëng Chi côc L©m nghiÖp tØnh . . . (ký tªn, ®ãng dÊu) Ghi chó: Chñ nguån gièng khi b¸n vËt liÖu gièng cho kh¸ch hμng ph¶i cã ho¸ ®¬n tμi chÝnh ghi râ sè l−îng vËt liÖu gièng ®−îc b¸n víi m· sè cô thÓ và kÌm b¶n sao giÊy chøng nhËn nμy.
  • 22. 21 Mẫu 05 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----------O0O----------- th«ng b¸o kÕt qu¶ s¶n xuÊt c©y con ë v−ên −¬m c©y l©m nghiÖp Kính gửi: - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh … - Chi cục lâm nghiệp tỉnh Thùc hiÖn quy ®Þnh trong thñ tôc gi¸m s¸t chuçi hμnh tr×nh gièng c©y trång l©m nghiÖp chÝnh, chóng t«i xin th«ng b¸o kÕt qu¶ s¶n xuÊt c©y con cña vô/ n¨m.................vμ ®Ò nghÞ quý c¬ quan thÈm ®Þnh ®Ó cÊp giÊy chøng nhËn nguån gèc gièng cho l« c©y con sau ®©y: Tên đơn vị SXKDGLN Địa chỉ của đơn vị SXKDGLN Loại cây con được sản xuất Cây ươm từ hạt Cây giâm hom Cây nuôi cấy mô Mã số nguồn giống gốc được công nhận dùng để nhân giống Số lượng (kèm bản sao chứng nhận nguồn gốc lô giống và bản sao hoá đơn tài chính, phiếu xuất kho nếu mua vật liệu giống từ đơn vị khác) Khối lượng (kg) hạt được đưa vào gieo ươm Số lượng hom/bình cấy Số lượng cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn Ngày ... tháng ... năm 200... Trưởng đơn vị SXKDGLN (ký tên, đóng dấu) Ghi chú: Thông báo này phải được gửi tới Chi cục lâm nghiệp sở tại chậm nhất là 10 ngày trước khi đơn vị bán/giao cây con cho khách hàng.
  • 23. 22 Mẫu 06 SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH… CHI CỤC LÂM NGHIỆP S Ố: ……./200…/NGLG CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC -----------O0O----------- . . . . . . ., ngày … tháng … năm 200… GiÊy Chøng NHËN nguån gèc gièng cña L« c©y con Chi côc L©m nghiÖp tØnh . . . . . . .sau khi thÈm ®Þnh kÕt qu¶ s¶n xuÊt c©y con theo th«ng b¸o cña ……………., cÊp giÊy chøng nhận nguån gèc gièng cña l« c©y con xuÊt v−ên sau ®©y: Tªn ®¬n vÞ SXKDGLN §Þa chØ cña ®¬n vÞ SXKDGLN Loμi c©y: Lo¹i h×nh c©y con trång rõng: C©y −¬m tõ h¹t C©y gi©m hom C©y nu«i cÊy m« M· sè nguån gièng vμ sè l−îng c©y con ®¹t tiªu chuÈn xuÊt v−ên M· sè ... Sè l−îng ... M· sè ... Sè l−îng ... M· sè ... Sè l−îng ... Ngμy ... th¸ng ... n¨m 200... Chi côc tr−ëng Chi côc L©m nghiÖp tØnh . . . (ký tªn, ®ãng dÊu) Ghi chó: Khi cã yªu cÇu cña kh¸ch hμng, ®¬n vÞ SXKDGLN ph¶i xuÊt ho¸ ®¬n tμi chÝnh kÌm phiÕu xuÊt kho ghi râ sè l−îng kÌm m· sè nguån gièng cña tõng l« c©y con trång rõng vμ b¶n sao chøng chØ nμy.
  • 24. 23 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành số 1: Đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính - Chuẩn bị hồ sơ chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính - Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống - Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây con C. Ghi nhớ 1. Trình tự đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký Bước 3. Nhận giấy chứng nhận 2. Trình tự Đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống Bước 1. Thông báo thu hái vật liệu giống. Bước 2. Thu hái vật liệu giống Bước 3. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô giống Bước 4. Nộp hồ sơ đăng ký nguồn gốc lô giống Bước 5. Nhận giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống 3. Trình tự Đăng ký nguồn gốc lô cây con Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây con Bước 3: Nhận giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con 4. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh, nguồn gốc lô giống, lô cây con là Sở Nông nghiệp và PTNT hoặc Chi cục phát triển lâm nghiệp 5. Thời hạn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính là 30 ngày 6. Thời hạn cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống, lô cây con là 15 ngày
  • 25. 24 BÀI 3: HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP Mã bài: M6- 03 Mục tiêu: Học xong bài học này học viên khả năng - Trình bày được khái niệm, công thức tính chi phí, doanh thu, lợi nhuận - Hạch toán được chi phí, doanh thu, lợi nhuận cho hoạt động sản xuất kinh doanh cây giống A. Nội dung 1. Hạch toán chi phí 1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, nhà sản xuất phải chi ra những khoản tiền nhất định. Những khoản tiền này được gọi là chi phí. Vậy chi phí là gì? Chi phí là những khoản tiền mà nhà sản xuất phải chi ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong quá trình sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp có rất nhiều các khoản chi khác nhau nhưng thông thường có các khoản chi sau: - Chi máy móc thiết bị, nhà xưởng, gồm:: + Chi phí vườn ươm + Chi mua máy bơm + Chi phí vườn cây mẹ + Xe ô tô, xe máy + Chi phí khác - Chi phí công cụ, dụng cụ, gồm: + Quang, rành + Quốc, xẻng + Dao, kéo + Xô, chậu + Lưới sàng đất + Các chi phí khác - Chí phí nguyên, nhiên liệu + Hom giống + Hạt giống + Đất đóng bầu + Túi bầu + Phân chuồng + Các loại phân hóa học: NPK, Kali, Đạm, Lân + Thuốc diệt nấm: Benlate, Vôi bột... + Thuốc trừ sâu
  • 26. 25 + Thuốc kích thích sinh trưởng: + Điện, nước, xăng, dầu + Các chi phí khác - Chi phí quảng cáo xúc tiến bán hàng + Chi giảm giá + Làm biển quảng cáo + Chi tiền mua quà tặng khách hàng (nếu có).. + Chi tiền khảo sát thị trường. + Chi tiền hoa hồng cho người giới thiệu bán hành + Chi tiền cho các hoạt động quảng cáo + Chi khác - Chi phí nhân công: - Chi thuê vận chuyển - Chi lãi vay ngân hàng và các cá nhân, tổ chức khác - Chi thuê địa điểm bán hàng - Chi tiền thông tin liên lạc (điện thoại) Để xác định số tiền cho các khoản chi người ta có thể sử dụng công thức: C = GMSP x SSPM Trong đo: C: Số tiền tương ướng với khoản chi GMSP: Giá mua của một sản phẩm SSPM: Số lượng sản phẩm cần mua. Ví dụ 1: Để sản xuất cây keo hom, chủ vườn phải mua 5000 hom với giá 500đ/hom. Vậy số tiền phải chi cho việc mua hom keo là: C = GMSP x SSPM = 500 x 5000 = 2500000 đ Để thuận lợi cho việc thống kê hạch toán sau này, các khoản chi được ghi chép theo bảng 1 dưới đây. Bảng 1: Các khoản chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh:…………………. STT Các khoản chi Đơn vị Tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
  • 27. 26 Ví dụ 2: Để sản xuất 500.000 cây bạch đàn hom, năm 2010. Chủ vườn đã xác định được các khoản chi theo bảng kê dưới đây: Bảng chi phí sản xuất kinh doanh cây giống bạch đàn hom STT Các khoản chi Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Xây dựng vườn ươm chiếc 1 30.000.000 30.000.000,00 2 Máy bơm chiếc 1 10.000.000 10.000.000,00 3 Quang gánh Bộ 20 20.000 400.000,00 4 Quốc chiếc 20 30.000 600.000,00 5 Xẻng chiếc 20 20.000 400.000,00 6 Lưới sàng đất chiếc 2 40.000 80.000,00 7 Hom Giống hom 500.000 30 15.000.000,00 8 Túi bầu chiếc 500.000 20 10.000.000,00 9 Thuốc kích thích lọ 50 5.000 250.000,00 10 Nhân công công 300 20.000 6.000.000,00 11 Nước M3 2.000 2.000 4.000.000,00 Tổng 76.730.000,00 1.2. Phân loại chi phí. Các loại chi phí mà nhà sản xuất đưa vào sản xuất kinh doanh là rất khác nhau. Để việc hạch toán được thuận lợi, dễ dàng thì nhiệm vụ đầu tiên của hạch toán là phải phân loại được chi phí. Có nhiều tiêu chí được dùng để phân loại chi phí, nhưng cách phân loại theo mối quan hệ với các yếu tố cấu thành doanh thu thì thông thường các khoản chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh theo hai hình thức, đó là: các khoản chi phí biến đổi và các khoản chi phí cố định. a. Chi phí biến đổi: Là những khoản chi phí tỷ lệ thuận với sản lượng của sản phẩm sản xuất ra, nó sẽ bị thay đổi khi có sự thay đổi về số lượng sản phẩm sản xuất. Đặc điểm của các khoản chi phí biến đổi là có liên quan trực tiếp đến sản lượng đầu ra, nghĩa là khi tiến hành sản xuất kinh doanh một sản lượng nhiều hơn thì khoản chi phí này cũng tăng theo. Các khoản chi phí biến đổi chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất Đối với sản xuất kinh doanh cây giống thì chi phí biến đổi thường là: + Hom giống + Hạt giống + Đất đóng bầu + Túi bầu + Phân chuồng + Các loại phân hóa học: NPK, Kali, Đạm, Lân + Thuốc diệt nấm: Benlate, Vôi bột...
  • 28. 27 + Thuốc trừ sâu + Thuốc kích thích sinh trưởng: + Điện, nước, xăng, dầu + Chi phí nhân công: + Chi thuê vận chuyển + Chi lãi vay ngân hàng và các cá nhân, tổ chức khác + Chi tiền thông tin liên lạc (điện thoại) b. Chi phí cố định: Là những khoản chi phí rất ít hoặc không thay đổi khi số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi. Đặc điểm cở bản của loại chi phí cố định là các khoản chi phí được đầu tư một lần nhưng thời gian sử dụng thường dài, qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Đối với sản xuất kinh doanh cây giống thì chi phí cố định thường là: + Chi phí vườn ươm + Chi mua máy bơm + Chi phí vườn cây mẹ + Xe ô tô, xe máy + Quang, rành + Quốc, xẻng + Dao, kéo + Xô, chậu + Lưới sàng đất Ví dụ 3: Phân loại chi phí ở ví dụ 2 Theo định nghĩa, chúng ta có thể phân loại chi phí ở ví dụ 2 như sau STT Các khoản chi Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền I Chi phí cố định 1 Xây dựng vườn ươm chiếc 1 30.000.000 30.000.000,0 2 Máy bơm chiếc 1 10.000.000 10.000.000,0 3 Quang gánh Bộ 20 20.000 400.000,0 4 Quốc chiếc 20 30.000 600.000,0 5 Xẻng chiếc 20 20.000 400.000,0 6 Lưới sàng đất chiếc 2 40.000 80.000,0 II Chi phí biến đổi 7 Hom Giống hom 500.000 30 15.000.000,0 8 Túi bầu chiếc 500.000 20 10.000.000,0 9 Thuốc kích thích lọ 50 5.000 250.000,0 10 Nhân công công 300 20.000 6.000.000,0 11 Nước M3 2.000 2.000 4.000.000,0 Tổng 76.730.000,00
  • 29. 28 1.3. Hạch toán chi phí khấu hao Chi phí khấu hao là phần giá trị đã hao mòn của chi phí cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo quy định của pháp luật hiện hành, những khoản chi phí cố định có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên, thời gian sử dụng trên 1 năm mới phải tính khấu hao còn giá trị nhỏ hơn 10.000.000 đồng, thời hạn sử dụng nhỏ hơn 1 năm thì không phải tính khấu hao, coi đó là chi phí biến đổi. Để hiểu rõ hơn về quy định này chúng ta có thể tìm hiểu ví dụ cụ thể sau: Khi ta mua một chiếc máy bơm có giá 500.000 đồng, có nghĩa là nhà sản xuất phải chi một số tiền là 500.000 đồng để mua máy bơm. Theo quy định thì đây là chi phí cố định nhưng không cần phải tính khấu hao. Khi ta mua 20 chiếc máy bơm, mỗi chiếc có giá là 500.000đ, có nghĩa là nhà sản xuất phải bỏ ra một khoản tiền 10.000.000 đồng để mua máy bơm. Theo quy định thì đây là chi phí cố định và phải tính khấu hao. Chi phí khấu hao thông thường phụ thuộc vào thời gian. Thời gian sử dụng càng dài thì chi phí khấu hao trên năm càng nhỏ Công thức tính khấu hao: CKH = GBĐ/ T Trong đó: CKH: Chi phí khấu hao (đồng/năm) GBĐ: Giá trị ban đầu của tài sản, tương đương với giá mua của tài sản(đồng) T: Tổng số năm sử dụng của tài sản ( năm) Ví dụ 4: Hãy tính khấu hao cho hoạt động sản xuất cây bạch đàn hom ở ví dụ 2. Biết: Thời gian sử dụng của máy bơm và vườn ươm là 10 năm: - Xác định các chi phí cố định cần tính khấu hao: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chỉ có chi phí vườn ươm và máy bơm là chi phí cố định phải tính khấu hao, còn quang, rành, quốc, xẻng, lưới sàng đất được coi như chi phí biến đổi - Chi phí khấu hao sản xuất cây bạch đàn hom là CKH = CKHVƯ + CKHMB = GBĐVƯ/ TVƯ + GBĐMB/ TMB = 30.000.000 /10 + 10.000.000,0/10 = 3.000.000 + 1.000.000 = 4.000.000 đ/năm 1.4. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi có liên quan tới việc tạo ra sản phẩm, quản lý sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, nhà sản xuất bỏ ra rất nhiều các khoản chi khác nhau nhưng chỉ có chi phí biến đổi, chi phí khấu hao mới trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, quản lý và tiêu thụ sản phẩm. Phần giá trị còn lại của các chi phí cố định không đi vào sản xuất, quản lý và tiêu thụ sản phẩm. Công thức tính CSXKD = CKH + CBĐ Trong đó: CSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanh
  • 30. 29 CKH: Chi phí khấu hao CBĐ: Chi phí biến đổi Ví dụ 5: Hãy tính chi phí sản xuất kinh doanh theo số liệu đã cho ở ví dụ 2; - Xác định chi phí biến đổi: + Chi phí biến đổi, gồm: Hom Giống, Túi bầu, Thuốc kích thích, Nhân công, Nước + Chi phí cố định coi là chi phí biến đổi: Quang gánh, Quốc, Xẻng, Lưới sàng đất + Vậy chi phí biến đổi là: CBĐ = CHG + CTB + CTKT + CNC + CN + CQG + CQ + CX + CLSĐ = 15.000.000,0 +10.000.000,0 + 250.000,0 + 6.000.000,0 + 4.000.000,0 + + 400.000,0 + 600.000,0 + 400.000,0 + 80.000,0 = 36.730.000,0 đồng - Xác định chi phí khấu hao: Theo ví dụ 4 thì CKH = 4.000.000,0 đồng - Xác định chi phí sản xuất kinh doanh; CSXKD = CKH + CBĐ = 4.000.000,0 + 36.730.000,0 = 40.730.000,0 đồng 1.5. Hạch toán giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là tập hợp tất cả các chi phí sản xuất biểu hiện dưới hình thái tiền tệ theo giá thị trường đối với từng đơn vị sản phẩm. Như vậy giá thành đơn vị sản phẩm được hình thành bởi chi phí sản xuất và việc hạch toán giá thành sản phẩm là việc tính toán các khoản chi phí tham gia vào quá trình sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm. Giá thành sản phẩm là cơ sở để nhà sản xuất đưa ra giá bán sản phẩm của mình. Giá bán sản phẩm xoay quanh giá thình sản phẩm. Nếu giá bán lớn hơn gía thành thì sản xuất có lãi, bằng giá thành thì hòa vốn, nhỏ hơn giá thành thì lỗ vốn Công thức tính: GTSP = CSXKD/SSPSX Trong đó: GTSP: Giá thành 1 đơn vị sản phẩm CSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanh SSPSX: Số sản phẩm được sản xuất Ví dụ 6: Hãy tính giá thành cho 1 cây bạch đàn hom theo số liệu ở ví dụ 2: - Theo ví dụ 2 thì SSP = 500.000,0 cây - Theo ví dụ 5 thì CSXKD = 40.730.000,0 đồng - Vậy giá thành sản phẩm 1 cây bạch đàn hom là: GTSP = CSXKD/SSP = 40.730.000,0/ 50.000,0 = 81,46 đ/cây
  • 31. 30 2. Hạch toán doanh thu 2.1. Khái niệm Doanh thu là toàn bộ các khoản thu từ việc bán các sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường, Như vậy doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào giá bán và khối lượng sản phẩm hàng hoá bán ra trên thị trường. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cây giống thì doanh thu thường là các khoản thu từ việc bán cây giống, hạt giống, hom giống. 2.2. Công thức tính DT = GBSP x SSP Trong đó: DT: Doanh thu GBSP: Giá bán một sản phẩm SSP: Số lượng sản phẩm bán ra Trong quá trình sản xuất, cùng một lô giống, chất lượng như nhau nhưng tùy từng thời điểm khác nhau, khách hàng khác nhau... mà giá bán khác nhau. Do đó để tiện theo dõi doanh thu người ta ghi chép doanh thu theo bảng dưới đây. Bảng 2: Doanh thu bán hàng hoạt động sản xuất ................................. STT Các khoản thu Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
  • 32. 31 Ví dụ 7: Hãy tính doanh cho chủ sản xuất cây bạch đàn hom năm 2010 ở ví dụ 2. Biết: Đợt 1: Số cây bán là 200.000,cây với giá 200 đồng/cây Đợt 2: Số cây bán là 300.000,cây với giá 300 đồng/cây Từ dữ liệu trên ta có DT = DTĐ1 + DTĐ2 = GBSP1 x SSP1 + GBSP2 x SSP2 = 200.000,0 x 200 + 300.000,0 x 300 = 40.000.000,0 + 90.000.000,0 = 130.000.000,0 đồng 3. Hạch toán lợi nhuận 3.1. Khái niệm Lợi nhuận (lãi) là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất kinh doanh Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động kinh doanh 3.2. Công thức tính Có thể tính lợi nhuận theo công thức sau LN = DT – CSXKD Trong đó: LN: Lợi nhuận DT: Doanh thu CSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanh Ví dụ 8: Hãy tính lợi nhuận cho hoạt động sản xuất cây bạch đàn hom cho chủ vườn ươm, năm 2010. Biết: Doanh thu năm 2010 là: 130.000.000,0 đồng Chi phí sản xuất kinh doanh là: 40.730.000,0 đồng Vậy lợi nhuận của hoạt động sản xuất cây bạch đàn hom, năm 2010 là: LN = DT – CSXKD = 130.000.000,0 – 40.730.000,0 = .89.270.000,0 đồng B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành số 2: Hạch toán sản xuất kinh doanh - Hạch toán chi phí - Hạch toán doanh thu và lợi nhuận C. Ghi nhớ 1/ Chi phí là những khoản tiền mà nhà sản xuất phải chi ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh 2/ Chi phí biến đổi: Là những khoản chi phí tỷ lệ thuận với sản lượng của sản phẩm sản xuất ra, nó sẽ bị thay đổi khi có sự thay đổi về số lượng sản phẩm sản xuất
  • 33. 32 3/ Chi phí cố định: Là những khoản chi phí rất ít hoặc không thay đổi khi số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi 4/ Chi phí khấu hao là phần giá trị đã hao mòn của chi phí cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh 5/ Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi liên quan tới việc tạo ra sản phẩm, quản lý sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm 6/ Giá thành sản phẩm là tập hợp tất cả các chi phí sản xuất biểu hiện dưới hình thái tiền tệ theo giá thị trường đối với từng đơn vị sản phẩm 7/ Doanh thu là toàn bộ các khoản thu từ việc bán các sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường, 8/ Lợi nhuận (lãi) là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất kinh doanh 9. Trình tự các bước hạch toán chi phí Bước 1. Phân loại chi phí Bước 2. Hạch toán khấu hao Bước 3. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh Bước 4. Hạch toán giá thành sản phẩm 10. Trình tự các bước hạch toán doanh thu và lợi nhuận Bước 1. Hạch toán doanh thu Bước 2. Hạch toán lợi nhuận
  • 34. 33 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun Mô đun này được giảng dạy sau khi các học viên đã học xong mô đun Thiết kế vườn ươm; Sản xuất cây giống bằng giâm hom; Sản xuất cây giống bằng hạt; Sản xuất cây giống bằng chiết, ghép Mô đun này cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng về hạch toán, đăng ký các loại giấy phép trong sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính II. Mục tiêu của mô đun - Hạch toán được các hoạt động sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp cho cơ sở sản xuất giống. - Đăng ký được các loại giấy phép sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính cho cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống. III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời lượng Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 06-01 Khái quát về đăng ký và hạch toán kinh doanh cây giống lâm nghiệp Lý thuyết Lớp học 1 1 MĐ 06-02 Đăng ký sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính Tích hợp Lớp học, Cơ sở sản xuất 16 2 10 4 MĐ 06-03 Hạch toán sản xuất kinh doanh cây giống Tích hợp Lớp học, Cơ sở sản xuất 19 5 14 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 40 8 24 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành Bài thực hành số 1: Đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính - Giả định: + Các học viên đã được học về đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính - Nguồn lực để thực hiện bài tập:
  • 35. 34 + Bộ hồ sơ có đây đủ các mẫu đơn: Đăng ký đủ điều kiện sản xuất kinh doanh 5 bộ, đăng ký giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống: 5 bộ, đăng ký chứng nhận nguồn gốc lô cây con: 5 bộ + Cơ sở sản xuất cây giống: 5 cơ sở + Giấy A0: 30 tờ + Bút dạ: 20 chiếc + Giấy gam A4: 1 gam + Phiếu giao bài tập - Cách thức tổ chức thực hiện + Chia lớp thành các nhóm 5-7 người + Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập tiến hành hoàn thành hồ sơ đăng ký đủ điều kiện sản xuất kinh doanh, chứng nhận nguồn gốc lô giống, lô cây con cho các cơ sở sản xuất cây giống + Các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị hồ sơ lên giấy A0 trước lớp, các nhóm khác bổ sung ý kiến - Thời gian thực hiện bài học: 10 giờ - Sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn: Mỗi nhóm hoàn thành 3 bộ hồ sơ đăng ky đủ điều kiện sản xuất kinh doanh, chứng nhận nguồn gốc lô giống, cây con cho sơ sở sản xuất. Bài thực hành số 2: Hạch toán sản xuất kinh doanh - Giả định: + Các học viên đã được học về hạch toán sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính - Nguồn lực để thực hiện bài tập: + Cơ sở sản xuất cây giống: 5 cơ sở + Giấy A0: 30 tờ + Bút dạ: 20 chiếc + Giấy gam A4: 1 gam + Phiếu giao bài tập - Cách thức tổ chức thực hiện + Chia lớp thành các nhóm 5-7 người + Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập tiến hành hoàn hạch toán sản xuất kinh doanh cho các cơ sở sản xuất + Các nhóm trình bày kết quả hạch toán trước lớp trên khổ A0, các nhóm khác bổ sung ý kiến - Thời gian thực hiện bài học: 14 giờ - Sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn: Mỗi nhóm hoàn thành việc hạch toán 1 hoạt động sản xuất kinh doanh cây giống cho cơ sở sản xuất.
  • 36. 35 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Bài 2: Đăng ký sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính Tiêu chi đánh gía Cách thức đánh giá 1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký đủ điều kiện sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính - Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề (theo mẫu 01). Kiểm tra đơn và thực tế - Giấy tờ sở hữu hoặc thuê mướn mặt bằng sản xuất, kinh doanh; Kiểm tra giấy tờ và thực tế - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng; Kiểm tra chứng nhận và thực tế - Bản mô tả doanh nghiệp Kiểm tra - Danh mục trang thiết bị để sản xuất/ kinh doanh giống cây trồng của đơn vị; Kiểm tra giấy tờ và thực tế - Danh mục các giống cây trồng chính đăng ký sản xuất/ kinh doanh. Kiểm tra giấy tờ và đăng ký - Số lượng hồ sơ: 01 chính, 02 sao Kiểm tra 2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nguồn gốc lô giống - Thông báo thu hoạch vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp (theo mẫu 03) Kiểm tra đơn và thực tế - Sổ ghi chép cập nhật các số liệu trong quá trình thu hái hạt giống hoặc giống vô tính như sau: Kiểm tra sổ sách và thực tế Số lượng hồ sơ: 01 chính, 02 sao Kiểm tra 3. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nguồn gốc lô cây con - Thông báo kết quả sản xuất cây con ở vườn ươm cây lâm nghiệp Kiểm tra thông báo và thực tế - Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh Kiểm tra bản sao công chứng và thực tế - Bản sao công chứng giấy chứng nhận nguồn gốc lô hạt giống; Kiểm tra bản sao công chứng và thực tế - Hoá đơn, phiếu xuất kho của nơi bán Kiểm tra Số lượng hồ sơ: 01 bộ chính, 02 bộ sao Kiểm tra Bài 3: Hạch toán sản xuất kinh doanh cây giống Tiêu chi đánh gía Cách thức đánh giá 1. Hạch toán chi phí Phân loại chi phí biến đổi, chi phí cố định Kiểm tra kết quả phân loại Tính chi phí khấu hao Kiểm tra
  • 37. 36 Tính chi phí sản xuất kinh doanh Kiểm tra Tính giá thành sản phẩm Kiểm tra 2. Hạch toán doanh thu, lợi nhuận Tính doanh thu của hoạt động sản xuất Kiểm tra Tính lợi nhuận của hoạt động sản xuất Kiểm tra VI. Tài liệu tham khảo - PGS, TS Nguyễn Thế Nhã, PTS Hoàng Việt, 1995. Kinh tế hộ nông lâm nghiệp. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. - Pháp lệnh giống cây trồng lâm nghiệp - Quy chế quản lý về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp.
  • 38. 37 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 3. Thư ký: Ông Nguyễn Xuân Lới - Trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 4. Các ủy viên: - Ông Phạm Quang Tuấn, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ - Ông Nguyễn Văn Toàn, Nghiên cứu viên Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc - Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Cảnh Chính - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 2. Thư ký: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Trần Đình Mạnh - Phó trưởng khoa Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Ông Phan Thanh Minh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ - Ông Nguyễn Kế Tiếp - Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.