TÌM HIỂU GOOGLE CODE
VÀ TORTOISESSVN
LỚP : CĐTH10B
Nhóm : THUẬN ĐỂ
Thành Viên : Hoàng Đức Ngọc
Lê Mạnh Tiến
Trần Ngọc Hải Triều
Huỳnh Trọng Ân
Lương Văn Trung
Nguyễn Quang Đạt
-2012-
Mục lục
Chương 1: Tổng quan ..........................................................................................1
1.1. VCS ............................................................................................................1
1.2. SVN ............................................................................................................2
1.2.1 SVN là gì ...................................................................................................2
1.2.2.Các lệnh cơ bản trong SVN .........................................................................2
Chương 2: Google Code .......................................................................................4
2.1. Tìm hiểu Google Code ..................................................................................4
a.Google Code? ..................................................................................................4
b.Các tính năng của Google Code ........................................................................4
2.2. Tạo project trên google code.......................................................................7
2.3. Sử dụng Project Hosting trên Google Code .................................................. 11
Chương 3: TortoiseSVN ...................................................................................... 15
3.1. Giới thiệu, download và cài đặt TortoiseSVN................................................ 15
3.2. Các tính năng chung .................................................................................. 17
Trình đơn ngữ cảnh ............................................................................................ 19
Các Thiết Lập Tổng Quát..................................................................................... 19
Ngôn ngữ ........................................................................................................ 20
Các Thiết Lập Trình đơn Ngữ Cảnh .................................................................... 21
Các Thiết Lập Hộp Thoại TortoiseSVN 1 ............................................................. 22
Thiết Lập Màu TortoiseSVN ............................................................................... 24
Các Màu Sắc Của đồ Thị Sửa đổi ....................................................................... 25
Các Thiết Lập Cho Lớp Phủ Biểu Tượng ................................................................ 26
Lựa Chọn Tập Hợp Biểu Tượng ......................................................................... 27
Các Thiết Lập Mạng .......................................................................................... 28
Các Thiết Lập Cho Chương Trình Bên Ngoài .......................................................... 29
Thiết Lập Cho Dữ Liệu đã Lưu ............................................................................. 30
Lưu đệm Tường Trình......................................................................................... 31
Hộp Thoại Thiết Lập, Trang Tích Hợp Bộ Theo Dõi Vấn đề .................................. 33
Hộp Thoại Thiết Lập, Trang TortoiseBlame ........................................................ 33
Thiết Lập Nâng Cao............................................................................................ 34
3.3. Google Code và tortoiseSVN ....................................................................... 34
Sử dụng phần mềm TortoiseSVN ......................................................................... 36
Import (Upload) file dự án lên Repository của Google Code ................................ 36
Checkout (Download) dự án ............................................................................. 39
Commit (Cập nhật thay đổi lên Server) .............................................................. 41
update (cập nhật thay đổi từ trên server) ........................................................... 43
1
Chương 1: Tổng quan
Đối với những phần mềm đơn giản, không yêu cầu cao về độ phức tạp chỉ cần một
đến hai người để hoàn thành và chỉ cần làm trên một máy duy nhất. Tuy nhiên việc
phát triển những phần mềm mang tính chất công nghiệp, độ phức tạp cao số lượng
người tham gia vào phát triển lớn, đòi hỏi phải thực hiện trên nhiều máy tính khác
nhau, nhưng nhiều người sẽ phải thao tác, làm việc trên một file duy nhất không những
thế còn phải quản lý được các thay đổi của mã nguồn, file tài liệu… vì vậy đòi hỏi cần
phải có một công cụ quản lý. Vì vậy mà khái niệm VCS, SVN ra đời.
1.1. VCS
version control systems(VCS) law một hệ thống lưu giữ can phone bản của mã
nguồn của sản phẩm phần mềm, giúp các lập trình viên có thể dễ dàng lấy lại phiên
bản mong muốn. Hệ thống này có thể được sử dụng bởi một nhóm các lập trình viên,
mỗi thành viên trong nhóm thường không được phép thay đổi mã nguồn của các thành
viên khác, mà chỉ có thể xem. VCS cho phép người quản trị phân chia các tập tin cho
từng thành viên tương ứng. Nó cũng cho phép các thành viên chia sẻ một số tập tin
cho nhau trong khi phát triển. Các thành viên có thể phát hiện lỗi và sửa lỗi thuận tiện
trong VCS. Trưởng nhóm phải có nhiệm vụ cập nhật lại nội dung của các tập tin đó.
VCS giúp cho công việc này được thực hiện một cách tự động.
Khi các thành viên hiệu chỉnh mã của cùng một tập tin tại cùng một thời điểm, để
tránh sửa đổi mâu thuẫn, họ sẽ phải so sánh xem có gì khác biệt giữa các sửa đổi của
các thành viên hay không. VCS giúp cho việc này được thực hiện tự động.
Một VCS thường có :
Backup and Restore
Synchronization: cho phép chia sẻ và cập nhật phiên bản mới nhất
Short-term undo: quay lại phiên bản trước đó
Long-term undo: quay trở lại và kiểm tra lại các phiên bản cách đó rất lâu.
Track changes and Track Ownership: lưu trữ và theo dõi sự thay đổi
Branching and mergin: phân nhánh phục vụ các much đích khác nhau sau đó
trộn lại với nhau
CVS sử dụng kiến truc client server , trong đó phía server lưu trữ các phiên bản hiện
tại của dự án và lịch sử của nó. Trong khi đó, phía client (tạm hiểu là các nhà phát
triển) kết nối tới server để lấy về một phiên bản copy đầy đủ dự án, làm việc trên
phiên bản đó và sau đó lưu lại nhưng thay đổi của họ. Thông thường, client và server
kết nối thông qua mạng Lan hoặc Internet Client và server có thể cùng chạy trên một
máy nếu CVS có nhiệm vụ theo vết lịch sử của dự án do các nhà phát triển phần mềm
2
phát triển trong nội bộ. Phần mềm server thường chạy trên Unix, trong khi CVS client có
thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau.
Nhiều nhà phát triển phần mềm có thể làm việc đồng thời trên cùng một dự án. Trong
đó, mỗi nhà phát triển thay đổi nội dung các tập tin bên trong phiên bản copy của dự án
của chính họ và sau đó gởi những thay đổi của họ về máy server. Để tránh việc người này
ghi đè lên những thay đổi của người khác, server chỉ chấp nhận những thay đổi đối với
phiên bản gần đây nhất của một file. Điều này cũng giúp cho các nhà phát triển dự án
luôn làm việc trên các bản copy mới nhất bằng cách kết hợp với những thay đổi của
người khác dựa trên những nguyên tắc cơ bản. Điều này được thực hiện một cách tự động
bởi CVS client.
1.2. SVN
1.2.1. SVN là gì
Subversion (viết tắc là SVN) là một hệ thống quản lí các version (version control
system (VCS)) được giới thiệu vào năm 2000 bởi công ty CollabNet. Đây là hệ thống hỗ
trợ làm việc theo nhóm rất hiệu quả. Khi một nhóm làm việc cùng trên một project, việc
nhiều người cùng chỉnh sửa nội dung của một file là điều không trách khỏi.
SVN dùng để quản lý và kiểm tra các phiên bản mã nguồn khác nhau trong quá trình
phát triển phần mềm. SVN là lệnh dùng để thực hiện các chức năng Subversion trong môi
trường thi hành lệnh trên các máy vi tính. Về mặt khái quát, SVN giống như một hệ
thống file server mà các client có thể download và upload file một cách bình thường.
Điểm đặc biệt của SVN là nó lưu lại tất cả những thay đổi trên hệ thống file: file nào
đã bị thay đổi lúc nào, thay đổi như thế nào, và ai đã thay đổi nó. SVN cũng cho phép
recover lại những version cũ một cách chính xác. Các chức năng này giúp cho việc làm
việc nhóm trở nên trơn tru và an toàn hơn rất nhiều.
SVN rất phổ biến trong giới mã nguồn mỡ và được dùng để quản lý mã nguồn cho
nhiều ứng dụng tự do như: Apache Software Foundation, KDE, GNOME, Free Pascal…
SourceForge.net và Tigris.org là nơi chứa miễn phí chuyên nghiệp dành cho các ứng
dụng tự do, đều hỗ trợ Subversion cho các ứng dụng được lưu trữ trong máy chủ. Ngoài
ra Google Code và BountySource chỉ sử dụng Subversion để quản lý các phiên bản mã
nguồn.
1.2.2. Các lệnh cơ bản trong SVN
a. Lệnh tạo thư mục mkdir
- Ý nghĩa: Lệnh này sử dụng để tạo thư mục trong repository. (giống lệnh MD trong
Doc command)
- Cấu trúc lệnh:
svn mkdir <đường dẫn thư mục mới tạo> –m <Mô tả về dự án> ––username
<username> ––password <password>
3
Trong trường hợp ko gõ tham số –m, chương trình sẽ hiển thị màn hình để các bạn
nhập comment vào
- Ví dụ:
Tạo dự án mới:
svn mkdir svn://localhost/dm –m “Demo SVN” ––username admin ––password
nimda
+ Tạo thư mục con của dự án mới tạo:
Tạo thư mục chứa Source của dự án
svn mkdir svn://localhost/dm/Src –m “Source code store here” ––username admin –
–password nimda
Tạo thư mục chứa tài liệu
svn mkdir svn://localhost/dm/Docs –m “Documents of project store here” ––
username admin ––password nimda
Tạo các thư mục con của thư mục chứa tài liệu
svn mkdir svn://localhost/dm/Docs/TechDocs –m “Documents for Technical” ––
username admin ––password nimda
svn mkdir svn://localhost/dm/Docs/UserDocs –m “Documents for End-User” ––
username admin ––password nimda
b. Xóa thư mục delete (del, remove, rm)
- Ý nghĩa: Xóa thư mục (giống RD trong dos command)
- Cấu trúc lệnh:
svn delete <đường dẫn tới thư mục cần xóa> ––username <username> ––password
<password>
Có thể thay thế lệnh delete bằng del hoặc remove hoặc rm
- Ví dụ:
Xóa thư mục Docs
svn delete svn://localhost/dm/docs ––username admin ––password nimda
3. Lệnh List (ls)
- Ý nghĩa: Dùng để liệt kê danh sách các thư mục và file bên trong thư mục đang
được list (giống DIR trong Dos command)
- Cấu trúc lệnh:
svn list <đường dẫn đến thư mục cần xem danh sách thư mục và file> ––username
<username> ––password <password>
- Ví dụ:
Show tất cả các dự án đc lưu trữ trong ARDRespository
svn ls svn://localhost
4. Lệnh checkout (co)
4
- Ý nghĩa: Lệnh này sử dụng để lấy phiên bản mã nguồn mới nhất từ thư mục dự án
trên repository về thư mục trên máy trạm.
- Cấu trúc lệnh:
svn checkout <đường dẫn thư mục trên máy chủ> <đường dẫn thư mục trên máy
trạm> ––username <username> ––password <password>
Có thể thay thế lệnh checkout ở trên bằng lệnh co.
- Ví dụ:
Trong ví dụ này, chúng ta sẽ lấy mã nguồn mới nhất từ thư mục Src của dự án DM đã
tạo ở trên về thư mục D:/dev/dm/src/ trên máy trạm.
svn checkout svn://localhost/dm/src d:/dev/dm/src ––username admin ––password
nimda
Nếu thành công, chương trình sẽ có thông báo:
Checked out revision n. //(n là số phiên bản hiện tại mới nhất)
Trong trường hợp thư mục d:/dev/as/src chưa có, SVN sẽ tự tạo.
Chương 2: Google Code
2.1. Tìm hiểu Google Code
a. Google Code?
Google Code là một trang web của Google trong đó tập trung các nhà phát triển các
dự án phần mềm mã nguồn mở được hỗ trợ bởi Google. Trang có rất nhiều mã nguồn
phần mềm và danh sách các dịch vụ có hỗ trợ các API công cộng để phục vụ cho việc
phát triển các phần mềm hỗ trợ khác.
Chúng ta sử dụng Google Code như 1 free web host để lưu giữ thông tin,source code
cũng như những thư mục khác phục vụ cho project của nhóm.
Trang chủ Google Code tại VN : http://code.google.com/intl/vi-VN/
b. Các tính năng của Google Code
Tab Project Home
Project Name 5
Project Name: Tên của Dự Án
Project Summary: Tóm tắt Dự Án
Project Description: Các miêu tả của Dự Án
Tab people:
Thông tin tài khoản của các thành viên
Thông tin phân quyền của từng thành viên
Tab Dowloads
Đây là nơi phục vụ cho việc release sản phẩm cuối cùng nhằm mục đích cho người
khác download về dùng. Nó cũng là nơi mà bạn có thể public source code,
documents,… tất cả những gì thuộc về project mà bạn muốn phát hành
Cách tính năng trong Tab Download.
Hình:
6
Cách tính năng trong Tab Download:
All downloads:Toàn bộ file trong tab Downloads
Featured downloads :Toàn bộ những file có gán label là Featured.
Current downloads : Những file download gần đây.
Deprecated downloads: Những file được gán label là Deprecated
Tab Wiki
Tab này cho phép tạo và quản lý các mẫu cấu hình
Tab issues
Trong thuật ngữ tin học thì issue được dùng để chỉ khái quát của những mẫu bug. Nó
có thể là bug, một đặc trưng được yêu cầu, sự thất lạc tài liệu,… Tab này của google
project hosting giúp đưa ra và quản lý các issue trong quá trình xây dựng và sử dụng
phần mềm.
7
Tab Source
Tab này giúp chúng ta quản lý source code một cách dễ dàng
2.2. Tạo project trên google code.
Bước 1: truy cập vào trang chủ google code :http://code.google.com.Đăng nhập
vào google code bằng tài khoản Gmail.
8
Click để tạo Google
Code Project
Bước 2 : Chọn mục tạo Project hosting trên Google Code :
Click vào mục
Project hosting
Bước 3 : Tạo mới 1 project :
10
Chọn phần mềm để thao tác
với project là Subversion
GPL (General Public
License) dùng theo cơ
chế open source của
google code,cho phép
người khác có thể view
source của project.
Click chọn tạo 1 project
mới
Project được tạo ra
11
2.3. Sử dụng Project Hosting trên Google Code
Hiện nay Google cung cấp cho ta dịch vụ khá hay có tên gọi là project hosting giúp
người dùng có thể chia sẽ các tài liệu của dự án một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.
Dịch vụ này có một số ưu điểm sau:
Việc khởi tạo không có gì khó khăn.
Hosting ở hai dạng Subversion hoặc Mercurial với dung lượng tối đa lên đến
2GB.
Tích hợp công cụ source code browsing và code review giúp cho chúng ta có
thể quản lý 1 cách trực quan và hiệu quả hơn.
Hỗ trợ issue tracker và project wiki.
Việc cập nhật các tài liệu của project nhanh chóng.
a. Thực hiện
Để tạo project hosting, trước tiên chúng ta phải có gmail account (hoàn toàn miễn phí). Đầu
tiên ta vào trang http://code.google.com/hosting/, sau đó click vào đường link “Create a new
project”. Sau đó chúng ta chỉ việc điền vào một số thông tin ví dụ như:
Project name.
Project summary.
Project description.
Ở mục Version control system chọn “Subversion”, tùy chọn cho mục Source code lisence,
điền thêm 1 số thông tin và các mục của Project labels… Cuối cùng ta ấn nút “Create
project” bên dưới để hoàn tất việc tạo mới project hosting.
b. Quản lý Project Hosting
Sau khi tạo mới, chúng ta sẽ có được trang quản lý bao gồm các mục: Project
Home, Downloads, Wiki, Issue, Source, Administer… Đầu tiên ta vào Administer điều
chỉnh một số tham số theo ý muốn ví dụ như Links, Blogs, Custom project logo… Sau
đó ấn nút “Save changes” để cập nhật thông tin.
c. Cập nhật tài liệu trên Project Hosting
Việc cập nhật tài liệu lên project hosting được thực hiện thông qua SVN. Đối với
các máy Linux người ta thường sử dụng dưới dạng commad line, tuy nhiên ở Windows
cũng có hỗ trợ một số tool SNV Client với giao diện GUI trực quan giúp người sử
dụng thao tác dễ dàng hơn tool này sẽ được giới thiệu ở phần sau, tuy nhiên trong phần
này nhóm vẫn sẽ trình bày qua để có sự so sánh giữa hai cách dùng dòng lệnh và tool.
12
Đối với dòng lệnh:
Khi vào tab “Source” ta sẽ bắt gặp câu thông báo sau:
Command-line access
If you plan to make changes, use this command to check out the code as yourself using
HTTPS:
# Project members authenticate over HTTPS to allow committing
changes.
svn checkout https://p_name.googlecode.com/svn/trunk/ p_name --
username nguyenvana
When prompted, enter your generated googlecode.com password.
Use this command to anonymously check out the latest project source code:
# Non-members may check out a read-only working copy anonymously
over HTTP.
svn checkout http://p_name.googlecode.com/svn/trunk/ p_name-read-
only
Trong đó “p_name” là tên project, “nguyenvana” là account mà ta đã tạo ở các bước
trên. Mục googlecode.com password được sử dụng khi ta muốn commit các tập tin sau
khi đã cập nhật lên project hosting. Đối với người không có đặt quyền, họ có thể xem các
tập tin thông qua browser tool, IDM hoặc có thể download toàn bộ project về máy tính cá
nhân thông qua SVN client.
Sử dụng SVN tool
Phần này hướng dẫn cách sử dụng SVN client trên Windows cho việc cập nhật (hoặc
tải về) đối với tập tin của một project. Có nhiều tool SVN client chạy trên Windows.
Chúng ta thử làm quen với tool TortoiseSVN. Trước tiên, download và cài đặt tool này
thông qua link sau:
http://tortoisesvn.net/downloads
Ví dụ sau minh họa cách cập nhật tập tin có tên Readme.txt lên project hosting. Trước
tiên ta checkout project (hiện tại đang rỗng) thông qua các bước sau:
- Tạo thư mục có tên km233 (ví dụ).
- Click chuột phải lên thư mục km233 và chọn SVN checkout (xem hình)
13
- Đánh vào URL of reposity (lấy từ mục Source ở phần trên), kế đến là đường
dẫn thư mục km233 (xem hình).
- Sau khi nhấn nút OK, chương trình sẽ tự động cập nhật thông tin từ project
hosting về thư mục km233 (hiện tại là rỗng). Ta tiến hành them vào tập tin Readme.txt
và thực hiện update lên project hosting như sau:
14
- Vào thư mục km233 tạo mới file Readme.txt với nội dung: “This is an project
hosting from googlecode.com”. Sauk hi hoàn tất, click chuột phải lênh tên file và chọn
mục add:
- Sau đó ta có thể cập nhật thông tin mới lênh project hosting bằng cách click chuột
phải vào thư mục km233 và chọn mục SVN commit:
- Trong quá trình commit, SVN yêu cầu đăng nhập với user name là địa chỉ gmail và
passworld được lấy từ mục generared googlecode.com passworld ở phần mục Source ở
trên.
15
Sau khi hoàn tất, có thể kiểm tra kết quả thông qua browser tool của project hosting:
Chương 3: TortoiseSVN
3.1. Giới thiệu, download và cài đặt TortoiseSVN.
TortoiseSVN là một phần mềm kiểm soát mã nguồn cho Microsoft Windows(SCM
– Source Control software for Microsoft Windows) dễ sử dụng. Vì TortoiseSVN và có
thể tốt nhất cho Apache Subversion. Nó được tích hợp vào Windows Explorer như một
phần mở rộng cho menu chuột phải. TortoiseSVN không tích hợp cho một IDE cụ thể
mà có thể sử dụng với bất kỳ công cụ phát triển nào bạn thích.
TortoiseSVN được cung cấp miễn phí tại trang http://tortoisesvn.net. Có thể
download tại: http://tortoisesvn.net/downloads.html
16
- Sau khi download TortoiseSVN xong, tiến hành cài đặt bình thường như các phần
mềm khác.
17
Khi cài đặt hoàn tất sẽ có một thông báo yêu cầu khởi động lại máy. Chọn yes để
khởi động lại máy.
3.2. Các tính năng chung
Một trong các tính năng dễ thấy nhất của TortoiseSVN là các lớp phủ biểu tượng xuất
hiện trên các tập tin trong bản sao làm việc của bạn. Tùy thuộc vào tình trạng
Subversion của tập tin mà biểu tượng lớp phủ sẽ là khác nhau.
Một bản sao làm việc mới kiểm xuất có một dấu kiểm màu xanh lá làm lớp phủ.
Điều này có nghĩa là tình trạng Subversion là bình thường .
Ngay sau khi bạn bắt đầu chỉnh sửa một tập tin, trạng thái đổi sang sửa đổi và lớp
phủ biểu tượng sau này thay đổi thành một dấu chấm than màu đỏ. Bằng cách này bạn
có thể dễ dàng nhìn thấy các tập tin đã được thay đổi kể từ lần cuối bạn cập nhật bản
sao làm việc của bạn và cần phải được cam kết.
Nếu trong quá trình cập nhật một xung đột xảy ra thì biểu tượng thay đổi thành một
dấu chấm than màu vàng.
18
Nếu bạn đã thiết lập thuộc tính svn:needs-lock vào một tập tin, Subversion làm cho tập tin
này chỉ đọc cho đến khi bạn nhận được một khóa trên tập tin này. Các tập tin như vậy có
lớp phủ để cho biết rằng bạn phải cóđược khóa trước khi bạn có thể chỉnh sửa tập tin này.
Nếu bạn giữ một khóa trên một tập tin, và tình trạng Subversion là bình thường , lớp
phủ biểu tượng này nhắc nhở bạn rằng bạn nên phát hành các khóa nếu bạn không sử
dụng nóđể cho phép người khác thực hiện các thay đổi của họ lên tập tin.
Biểu tượng này cho thấy rằng một số tập tin hoặc thư mục bên trong thư mục hiện
hành đã được dự kiến sẽ được xóa từ kiểm soát phiên bản hoặc một tập tin dưới sự kiểm
soát phiên bản đã mất trong một thư mục.
Dấu cộng cho bạn biết rằng một tập tin hoặc thư mục đã được dự kiến sẽ được thêm
vào kiểm soát phiên bản.
Dấu hiệu này nói với bạn rằng một tập tin hoặc thư mục bị bỏ qua cho mục kiểm soát
phiên bản. Lớp phủ này là tùy chọn.
Biểu tượng này cho thấy các tập tin và thư mục không phải nằm dưới sự kiểm soát
phiên bản, nhưng đã không được bỏ qua. Lớp phủ này là tùy chọn.
Trong thực tế, bạn có thể thấy rằng không phải tất cả các biểu tượng này được sử dụng
trên hệ thống của bạn. Điều này là bởi vì số lượng của lớp phủ cho phép Windows là rất
hạn chế và nếu bạn cũng sử dụng một phiên bản cũ của TortoiseCVS
19
Trình đơn ngữ cảnh
Tất cả các lệnh TortoiseSVN được gọi từ trình đơn ngữ cảnh của cửa sổ thám
hiểm. Phần lớn trực tiếp nhìn thấy được, khi bạn bấm chuột phải vào một tập tin hoặc
thư mục. Các lệnh mà có sẵn phụ thuộc vào việc các tập tin hoặc thư mục hoặc thư
mục cha của nó là dưới sự kiểm soát phiên bản hoặc không. Bạn cũng có thể thấy trình
đơn TortoiseSVN như là một phần của trình đơn khám phá tập tin.
Các Thiết Lập Tổng Quát
20
Hộp thoại này cho phép bạn chỉ định ngôn ngữ ưa thích của bạn, và các thiết lập cụ thể
cho Subversion.
Ngôn ngữ
Chọn ngôn ngữ giao diện người dùng của bạn.
Kiểm tra bản cập nhật
TortoiseSVN sẽ liên lạc với trang web tải về của nó theo định kỳ để xem nếu có một
phiên bản mới hơn của chương trình. Nếu có, nó sẽ hiển thị một liên kết thông báo trong
hộp thoại cam kết. Sử dụng Kiểm tra ngay nếu bạn muốn một câu trả lời ngay lập tức.
Phiên bản mới sẽ không được tải về; bạn chỉ đơn giản nhận được một hộp thoại thông tin
cho biết rằng phiên bản mới có sẵn.
Âm thanh hệ thống
TortoiseSVN có ba tùy chỉnh âm thanh đã được cài đặt theo mặc định.
Lỗi
Lưu
Cảnh báo
Sử dụng Hộp thoại Aero
Trên Windows Vista và các hệ thống mới hơn việc này điều khiển liệu các hộp thoại
có sử dụng phong cách Aero.
Tạo Thư Viện
Trên Windows 7, bạn có thể tạo ra một thư viện, trong đó nhóm các bản sao làm việc
nằm rải rác ở những nơi khác nhau trên hệ thống của bạn.
21
Các Thiết Lập Trình đơn Ngữ Cảnh
Trang này cho phép bạn xác định các mục menu trong trình đơn ngữ cảnh của
TortoiseSVN sẽ hiển thị trong trình đơn ngữ cảnh chính, và sẽ xuất hiện trong trình
đơn phụ TortoiseSVN. Theo mặc định, hầu hết các mục không được kiểm soát và xuất
hiện trong trình đơn con.
22
.Các Thiết Lập Hộp Thoại TortoiseSVN 1
Hộp thoại này cho phép bạn cấu hình một số hộp thoại TortoiseSVN theo cách bạn thích.
Số mặc định của các thông điệp tường trình
Giới hạn số thông điệp tường trình TortoiseSVN nạp khi bạn lần đầu tiên chọn
TortoiseSVN
Phông chữ cho thông điệp tường trình
Lựa chọn các mặt chữ và kích thước được sử dụng để hiển thị các thông điệp tường
trình trong phần bảng giữa của hộp thoại Tường Trình Sửa đổi, và khi soạn thông điệp
tường trình vào hộp thoại Cam Kết.
Định dạng ngày / thời gian ngắn trong các thông điệp tường trình
Nếu các thông điệp dài tiêu chuẩn sử dụng quá nhiều không gian trên màn hình của
bạn hãy sử dụng định dạng ngắn.
Có thể nhấn kếp chuột trong danh sách tường trình để so sánh với bản sửa đổi trước
23
Nếu bạn thường xuyên thấy mình so sánh các bản sửa đổi trong cửa sổ trên cùng của hộp
thoại tường trình, bạn có thể sử dụng tùy chọn này để cho phép hành động để khi nhấp
đúp chuột.
Tự động-đóng
TortoiseSVN có thể tự động đóng tất cả các hộp thoại tiến độ khi hành động được hoàn
thành mà không có lỗi.
Luôn đóng hộp thoại cho các tác vụ cục bộ
Các tác vụ cục bộ như thêm các tập tin hoặc hoàn nguyên lại thay đổi không cần liên hệ
với các kho lưu trữ và hoàn thành một cách nhanh chóng. Chọn tùy chọn này nếu bạn
muốn hộp thoại tiến triển tự động đóng lại sau các hoạt động này, trừ khi có lỗi.
Sử dụng thùng rác khi quay hoàn nguyên
Khi bạn hoàn nguyên các thay đổi cục bộ, những thay đổi của bạn sẽ bị loại bỏ.
TortoiseSVN cung cấp cho bạn một mạng lưới an toàn hơn bằng cách gửi các tập tin
được sửa lổi vào thùng rác trước khi đưa trở lại bản sao nguyên sơ. Nếu bạn muốn bỏ qua
thùng rác, bỏ chọn tùy chọn này.
Sử dụng URL của WC như mặc định URL
Trong hộp thoại hợp nhất, hành vi mặc định là cho URL Từ: được ghi nhớ giữa các sáp
nhập. Tuy nhiên, một số người muốn thực hiện kết hợp từ nhiều điểm khác nhau trong hệ
thống phân cấp của chúng, và thấy dễ dàng hơn để bắt đầu với URL của bản sao làm việc
hiện tại.
Đường dẫn kiểm xuất mặc định
Bạn có thể chỉ định đường dẫn mặc định cho các kiểm xuất. Nếu bạn giữ tất cả các kiểm
xuất của bạn ở một nơi, nó rất hữu ích để có ổ đĩa và thư mục được điền sẵn, do đó bạn
chỉ cần thêm tên thư mục mới vào phần cuối.
24
Thiết Lập Màu TortoiseSVN
Hộp thoại này cho phép bạn cấu hình các màu sắc văn bản được sử dụng trong hộp thoại
TortoiseSVN theo cách của bạn.
Sự xung đột có thể có hoặc có thực / tắc nghẽn
Các tập tin được thêm
Thiếu / bị xóa / bị thay thế
Được hợp nhất
Được sửa đổi / sao chép
Nút đã bị xóa
Nút được thêm vào
Nút được đổi tên
Nút được thay thế
Bộ lọc phù hợp
25
Các Màu Sắc Của đồ Thị Sửa đổi
Trang này cho phép bạn cấu hình các màu sắc được sử dụng. Lưu ý rằng các màu
sắc quy định ở đây là màu trơn. Hầu hết các nút được tô màu bằng cách sử dụng một
sự pha trộn của màu sắc kiểu nút, màu nền và tùy chọn màu sắc phân loại.
Nút đã Bị Xóa
Nút được Thêm Vào
Nút được đổi Tên
Nút được Sửa đổi
Nút Không Thay đổi
Nút CHỉNH
Nút WC
Đường Biên Nút WC
26
Các Thiết Lập Cho Lớp Phủ Biểu Tượng
Trang này cho phép bạn chọn các mục mà TortoiseSVN sẽ hiển thị các lớp phủ biểu
tượng.
Bởi vì phải mất nhiều thời gian để lấy trạng thái của một bản sao làm việc,
TortoiseSVN sử dụng một bộ nhớ cache để lưu trữ các trạng thôi để explorer không bị
ngốn qua nhiều khi hiển thị các lớp phủ. Bạn có thể chọn loại bộ nhớ cache mà
TortoiseSVN nên sử dụng tùy theo hệ thống của bạn và kích thước bản sao làm việc ở
đây:
Mặc định: Lưu trữ tất cả các thông tin trạng thái trong một tiến trình riêng biệt ( TSVNCache.exe
). Quá trình này theo dõi tất cả các ổ đĩa cho thay đổi và lấy trạng thái một lần nữa nếu các tập
tin bên trong một bản sao làm việc được sửa đổi
27
Shell: Bộ nhớ đệm được thực hiện trực tiếp bên trong các dll mở rộng của shell, nhưng chỉ dành
cho các thư mục sang nhìn thấy.
None: Với thiết lập này, các TortoiseSVN không lấy trạng thái chút nào trong Explorer
Lựa Chọn Tập Hợp Biểu Tượng
Bạn có thể thay đổi tập hợp biểu tượng lớp phủ cho cái bạn thích nhất. Lưu ý rằng nếu
bạn thay đổi tập hợp lớp phủ, bạn có thể phải khởi động lại máy tính của bạn để
những thay đổi có hiệu lực.
28
Các Thiết Lập Mạng
Ở đây bạn có thể cấu hình máy chủ proxy của bạn, nếu bạn cần cài một ứng dụng để đi
thông qua tường lửa của công ty bạn.
Nếu bạn cần phải thiết lập các thiết lập proxy cho mỗi-kho lưu trữ, bạn sẽ cần phải sử
dụng tập tin các máy chủ Subversion để cấu hình. Sử dụng Biên Tập để đến nó trực tiếp.
29
Các Thiết Lập Cho Chương Trình Bên Ngoài
Ở đây bạn có thể định nghĩa chương trình khác Thiết lập mặc định là sử dụng
TortoiseMerge được cài đặt cùng với TortoiseSVN.
30
Thiết Lập Cho Dữ Liệu đã Lưu
Để tiện cho bạn, TortoiseSVN lưu rất nhiều các thiết lập mà bạn sử dụng, và nhớ nơi
bạn đã tới trong thời gian gần đây. Nếu bạn muốn dọn dẹp bộ nhớ cache dữ liệu, bạn có
thể làm nó ở đây.
Lịch sử của URL
Thông điệp tường trình (Hộp thoại nhập liệu)
Các thông điệp tường trình (Hiển thị hộp thoại tường trình)
Kích thước và vị trí hộp thoại
Dữ liệu xác thực
Tường trình hành động
31
Lưu đệm Tường Trình
Hộp thoại này cho phép bạn cấu hình các tính năng bộ nhớ đệm tường trình của
TortoiseSVN, giữ lại một bản sao địa phương của các thông điệp tường trình và thay
đổi đường dẫn để tránh tốn thời gian tải từ máy chủ.
Kích hoạt tính năng bộ nhớ đệm tường trình
Cho phép các URL không rõ ràng
Cho phép các UUID mơ hồ
Nếu các kho lưu trữ không thể liên lạc được
Hết thời gian chờ trước khi cập nhật bản sửa đổi CHíNH
Số ngày không hoạt động cho đến khi các bộ đệm nhỏ có được loại bỏ
Kích thước tối đa của các bộ lưu trữ đệm không hoạt động bị loại bỏ
Số lượng tối đa cac thất bại của công cụ trước khi loại bỏ bộ nhớ đệm
32
Kịch Bản Hook Scripts Máy Khách
Hộp thoại này cho phép bạn thiết lập các kịch bản mà sẽ được thực hiện tự động khi một
số hành động Subversion nhất định được thực
33
Hộp Thoại Thiết Lập, Trang Tích Hợp Bộ Theo Dõi Vấn đề
Hộp Thoại Thiết Lập, Trang TortoiseBlame
34
Các thiết lập được sử dụng bởi TortoiseBlame được điều khiển từ trình đơn ngữ cảnh chính,
chứ không phải trực tiếp với bản thân TortoiseBlame.
Màu sắc
Phông Chữ
Các tab
Thiết Lập Nâng Cao
Một vài thiết lập không thường xuyên được sử dụng chỉ có sẵn trong trang nâng cao
của hộp thoại thiết lập. Các thiết lập này thay đổi registry trực tiếp và bạn cần phải biết
những gì các thiết lập này được sử dụng cho và những gì nó làm. Không sửa đổi các
thiết lập này, trừ khi bạn chắc chắn bạn cần phải thay đổi chúng.
3.3. Google Code và tortoiseSVN
Để phát huy tác dùng thì mộ project của bạn cần phải cho phép nhiều người tham gia
phát triển , trong phần này mặc định là chúng ta đã có một project bây giờ công việc của
chúng ta là cần tạo tài khoản cho các thành viên đội dự án
Chú ý: Chỉ người có quyền sở hữu (owner) dự án mới có thể tạo các t ài khoản cho
thành viên trong đội dự án.
Trong cửa sổ dự án, chọn tab Administer ->Project Members. Ở đây có 3
nhóm người dùng, chúng ta tạm thời chỉ cần quan tâm tới 2 nhóm người dùng
Project owners: người sở hữu dự án (mặc định là người tạo ra dự án)
Project Commiters: thành viên của dự án (có quyền check out
(download dự án), commit (cập nhật thay đổi lên dự án), update (cập
nhật các thay đổi do các thành viên khác của dự án đã commit) và một
số quyền khác.
35
Để thêm một người dùng mới, chỉ cần thêm địa chỉ email (gmail) của người dùng
đó vào trong
nhóm người dùng tương ứng. Ví dụ như, chúng ta thêm người dùng có
địa chỉ codoclangtuvuo@gmail.com vào nhóm Project Commiters. Nhấn nút Save
changes để lưu thay đổi.
Chú ý:
Mỗi thành viên (kể cả người tạo dự án) đều có một mật khẩu để có thể l àm việc với
dự án. Mật khẩu này không trùng với mật khẩu mà các thành viên sử dụng để đăng
nhập các dịch vụ của Google như gmail hay Google code. Đ ể xem mật khẩu này, bạn
cần chọn vào mục Profile, sau đó vào phần Settings
Chọn Settings, bạn có thể nhìn thấy mât khẩu của mình. Bạn cũng có thể nhấn vào
nút Regenerate để hệ thống sinh ra một mật khẩu mới.
36
Thiết lập cho phép google code tự động gửi các thông tin cập nhật về
email của các thành viên trong dự án
Gửi các thông tin về các lỗi phát sinh trong quá tr ình phát triển dự án
1) Chọn tab Administer -> Issue Tracking
2) Tìm đến mục thiết lập địa chỉ email để gửi thông báo, tốt nhất n ên tạo
ra một mail group cho tất cả các thành viên trong nhóm
Gửi các thông tin về các thay đổi trong dự án (th êm, bớt, sửa, xóa các file trong dự án)
1) Chọn tab Administer -> Source
2) Tìm đến mục thiết lập địa chỉ email để gửi thông báo, tốt nhất
nên tạo ra một mail group cho tất cả các thành viên trong nhóm
Sử dụng phần mềm TortoiseSVN
Import (Upload) file dự án lên Repository của Google Code
Kịch bản sử dụng: Khi mới khởi tạo dự án và nhóm dự án có một số tài nguyên ban
đầu muốn đưa lên lưu trữ và chia sẻ trong toàn nhóm.
Click chuột phải vào thư mục chứa mã nguồn ban đầu của dự án và chọn TortoiseSVN
-> Import.
37
Cửa sổ thao tác sẽ hiện ra, bạn cần điền thông tin
- URL of repository: đường dẫn tới Repository của dự án, có câu trúc như sau
https://Tên_Dự_Án.googlecode.com/svn/trunk/
- Import message: thông tin ghi chú lý do thực hiện thao tác import, rất cần
thiết để các thành viên trong dự án có thể dò vết thay đổi của dự án.
38
Sau khi bạn bấm nút OK, một giao diện sẽ hiện ra y êu cầu bạn nhập thông tin tài
khoản. Bạn nhập tên truy cập và mật khẩu (Chú ý: sử dụng mật khẩu của Google Code)
- Các file của dự án sẽ được upload lên Repository của dự án
- Bạn có thể kiểm tra các file mã nguồn của dự án trên Repository của Google
code bằng cách chọn tab Source -> Browse - > trunk
39
Checkout (Download) dự án
Kịch bản sử dụng: khi thành viên dự án hoặc người dùng lần đầu tiên muốn lấy
các tài nguyên dự án đưa về máy cá nhân để sử dụng, phát triển.
Bước 1: Tạo một thư mục định chứa dự án
Bước 2: Click chuột phải vào thư mục vừa tạo (chú ý thư mục nên rỗng), chọn chức
năng SVN Checkout.
40
Một cửa sổ sẽ hiện ra yêu cầu người dùng nhập các thông tin cần thiết như đường dẫn
tới Repository, thư mục đích chứa file sẽ download về. Cần chú ý mục Revision, mục
này cho phép người dùng chọn phiên bản cần lấy về (Vì một dự án qua quá trình phát
triển của nó bao gồm nhiều phiên bản, người dùng cần lựa chọn phiên bản phù hợp với
yêu cầu của mình).
Thông thường, tùy chọn mặc định cho mục này là HEAD tức là lấy về phiên bản mới
nhất (Hình 8). Sau đó, cửa sổ xác thực hiện ra yêu cầu bạn nhập thông tin tài khoản. Khi
quá trình check out thành công, các file được download về thư mục chỉ định
Kết Quả:
41
Để chọn các phiên bản khác (không phải phiên bản mới nhất), trong cửa sổ
checkout bạn nhấn vào nút Revision rồi chọn Show Log để nhìn danh sách tất cả các
phiên bản, từ đó chọn số phiên bản cho phù hợp.
Sau khi Checkout (hoặc update), mã nguồn sẽ ở dạng chưa chỉnh sửa và được ký
hiệu như dưới đây
Nếu có bất cứ sự thay đổi nào trong mã nguồn, nó sẽ được ký hiệu
Commit (Cập nhật thay đổi lên Server)
Kịch bản sử dụng: sau khi bạn chỉnh sửa một số đoạn mã trong dự án và bạn đã
kiểm thử các đoạn mã đó cho kết quả tốt, bạn muốn cập nhật lên Server để các thành
viên trong dự án có thể cùng sử dụng.
Chú ý: bạn có thể commit cả thư mục dự án hay commit từng file riêng lẻ
Bước 1: Click phải chuột vào file hay thư mục muốn commit, ở đây tôi chọn th ư
mục làm ví dụ
42
Bước 2: Cửa sổ Commit sẽ hiện ra
Trong cửa sổ này, bạn cần quan tâm tới những thông tin
43
Message: chú thích sự thay đổi. Thông tin này rất quan trọng cho quá trình dò vết,
kiểm tra sự thay đổi của dự án cũng như cho các thao tác Checkout, Update nên b ạn
cần mô tả thật ngắn gọn nhưng xúc tích lý do commit mã nguồn lên Server.
Changes made: liệt kê tất cả các file có sự thay đổi so với lần Update hay Checkout
gần nhất, bạn tích vào những file có sự thay đổi mà bạn muốn cập nhật lên server.
Tiếp đến, nhấn nút OK để commit lên server. Cửa sổ xác thực hiện ra, bạn tiến h
ành nhập thông tin tài khoản của mình. Sau quá trình commit thành công, một cửa sổ
sẽ hiện ra cho biết thông tin quá trình commit. Bạn đặc biệt chú ý tớ thông tin “At
revision: 3”. Sau mỗi lần thành viên của dự án commit những thay đổi, số phi ên bản
(revision) này sẽ tự động tăng thêm 1.
update (cập nhật thay đổi từ trên server)
Kịch bản: khi thành viên của dự án biết rằng đã có những thay đổi trên server và
anh ta muốn cập nhật, lấy về những thay đổi mới nhất này.
Bước 1: Chọn thư mục chứa dự án trên máy cục bộ và nhấn chuột phải, chọn SVN
update
44
Cửa sổ xác thực sẽ hiện ra, bạn tiến h ành nhập thông tin tài khoản. Sau khi quá trình
update hoàn thành, một cửa sổ thông báo sẽ hiện ra