SlideShare a Scribd company logo
1 of 184
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
HÀ NỘI – 2015
SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHẠM SƠN TÙNG
MÃ SINH VIÊN : A21522
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
HÀ NỘI – 2015
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Chu Thị Thu Thuỷ
Sinh viên thực hiện : Phạm Sơn Tùng
Mã sinh viên : A21522
Chuyên ngành : Tài chính
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này,
em đã nhận được sự giúp đỡ cũng như động viên từ nhiều phía. Trước tiên, em xin gửi
lời cảm ơn chân thành nhất tới giảng viên hướng dẫn của em – ThS. Chu Thị Thu
Thủy. Cô là người luôn luôn tận tâm, tận lực, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong
suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện Khóa luận này. Ngoài ra, thông qua Khóa luận
này, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy giáo, cô giáo đang giảng dạy
tại trường Đại học Thăng Long, những người đã truyền lửa, truyền đam mê và kiến
thức về kinh tế từ những môn học cơ bản nhất, giúp em có được nền tảng về chuyên
ngành Tài chính như hiên tại, từ đó có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Cuối
cùng, em xin cảm ơn gia đình và những người bạn của em đã luôn bên cạnh động viên
và ủng hộ em trong suốt quãng thời gian thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 6 tháng 7 năm 2015
Sinh viên
Phạm Sơn Tùng
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài khóa luận “Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu
quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam là công trình nghiên cứu do em thực hiẹn, với sự huớng dẫn,
h trợ từ giảng viên ThS. Chu Thị Thu Thủy. Các nội dung và kết quả nghiên cứu
trong luạn van này là trung thực và chua từng đuợc ai công bố trong bất k công trình
nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 6 tháng 7 năm 2015
Sinh viên
Phạm Sơn Tùng
Thang Long University Library
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu..........................................................2
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................3
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................3
1.5. Kết cấu của đề tài .....................................................................................................3
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH...................................5
2.1. Tổng quan về hiệu quả tài chính.............................................................................5
2.1.1. Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả tài chính........................................................5
2.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả.........................................................................................5
2.1.1.2. Khái niệm về hiệu quả tài chính.........................................................................5
2.1.2. Thước đo hiệu quả tài chính..................................................................................6
2.1.2.1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) ..............................................................7
2.1.2.2. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ............................................................7
2.1.2.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) .....................................................8
2.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính.........................................................8
2.2.1. Khả năng thanh toán (Liquidity)...........................................................................8
2.2.1.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn.........................................................................10
2.2.1.2. Khả năng thanh toán dài hạn...........................................................................10
2.2.2. Quy mô công ty (SIZE).........................................................................................11
2.2.3. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp (STATE) ..................................................13
2.2.4. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE)...................................................16
2.2.5. Đòn bẩy tài chính (DFL)......................................................................................17
2.2.6. Cấu trúc tài sản (AS)............................................................................................18
2.2.7. Chu kỳ kinh doanh (BS).......................................................................................19
2.2.8. Các nhân tố vĩ mô.................................................................................................20
2.2.8.1. Tăng trưởng GDP (GROWTH) .......................................................................21
2.2.8.2. Lạm phát (I) ......................................................................................................21
2.3. Khung nghiên cứu ..................................................................................................22
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................24
3.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................................24
3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu .....................................................25
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu..............................................................................25
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................26
3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả............................................................................26
3.2.2.2. Phương pháp kiểm định đa cộng tuyến............................................................26
3.2.2.3. Phương pháp kiểm định tự tương quan...........................................................26
3.2.2.4. Phương pháp phân tích tương quan Pearson..................................................27
3.2.2.5. Phương pháp hồi quy tuyến tính ......................................................................27
3.3. Các biến nghiên cứu và đo lƣờng các biến nghiên cứu.......................................28
3.3.1. Mô hình nghiên cứu.............................................................................................28
3.3.2. Các biến và giả thuyết nghiên cứu ......................................................................29
3.3.2.1. Biến phụ thuộc...................................................................................................29
3.3.2.2. Biến độc lập .......................................................................................................30
CHƢƠNG 4. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM….................................................................................................................34
4.1. Đặc điểm của ngành bất động sản ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính..............34
4.2. Thực trạng hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản
niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ...................................................35
4.2.1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) ................................................................36
4.2.2. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)..............................................................40
4.2.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) .......................................................44
4.3. Thực trạng các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các Công ty cổ
phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.......49
4.3.1. Khả năng thanh toán............................................................................................49
4.3.1.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) ..............................................................49
4.3.1.2. Khả năng thanh toán nhanh (QR) ..................................................................53
4.3.1.3. Khả năng thanh toán tổng quát (H) ................................................................56
4.3.1.4. Khả năng thanh toán dài hạn (LONGR) .........................................................58
4.3.2. Quy mô công ty (SIZE).........................................................................................60
4.3.3. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp (STATE) ..................................................63
4.3.4. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE)...................................................64
4.3.5. Đòn bẩy tài chính (DFL)......................................................................................65
Thang Long University Library
4.3.6. Cấu trúc tài sản (AS)............................................................................................68
4.3.7. Chu kỳ kinh doanh (BS).......................................................................................69
4.3.8. Các nhân tố vĩ mô.................................................................................................72
4.3.8.1. Tăng trưởng GDP (GROWTH) .......................................................................72
4.3.8.2. Lạm phát (I) ......................................................................................................73
CHƢƠNG 5. NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................75
5.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu...........................................................................75
5.2. Kết quả kiểm tra dữ liệu........................................................................................81
5.2.1. Kiểm định đa cộng tuyến......................................................................................81
5.2.2. Kiểm định tự tương quan.....................................................................................82
5.3. Phân tích tƣơng quan Pearson ..............................................................................83
5.4. Phân tích hồi quy tuyến tính..................................................................................88
5.4.1. Đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô hình ...............................................88
5.4.2. Kiểm định các nhân tố tác động ..........................................................................89
5.4.2.1. Mô hình 1: Biến phụ thuộc ROS......................................................................90
5.4.2.2. Mô hình 2: Biến phụ thuộc ROA......................................................................92
5.4.2.3. Mô hình 3: Biến phụ thuộc ROE......................................................................94
5.4.3. Kết quả của mô hình ............................................................................................97
CHƢƠNG 6. Kết luận và một số kiến nghị ............................................................101
6.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu.................................................................................101
6.2. Một số hạn chế của đề tài nghiên cứu.................................................................102
6.3. Một số kiến nghị....................................................................................................103
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BĐS Bất động sản
CTCP Công ty cổ phần
HTK Hàng tồn kho
ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
ROS Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
TTCK Thị trường chứng khoán
VCSH Vốn chủ sở hữu
Thang Long University Library
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Bảng 2.1. Một số nghiên cứu về hiệu quả tài chính ........................................................6
Bảng 2.2. Một số nghiên cứu về khả năng thanh toán ...................................................9
Bảng 2.3. Một số nghiên cứu về quy mô công ty..........................................................11
Bảng 2.4. Một số nghiên cứu về đòn bẩy tài chính .......................................................17
Bảng 2.5. Một số nghiên cứu về cấu trúc tài sản...........................................................18
Bảng 2.6. Nghiên cứu về chu k kinh doanh ................................................................19
Bảng 2.7. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ..................22
Bảng 4.1. Thống kê ROS từ năm 2010 đến năm 2014..................................................36
Bảng 4.2. Thống kê ROA từ năm 2010 đến năm 2014.................................................40
Bảng 4.3. Thống kê ROE từ năm 2010 đến năm 2014..................................................44
Bảng 4.4. Thống kê khả năng thanh toán ngắn hạn từ năm 2010 đến năm 2014 .........49
Bảng 4.5. Thống kê khả năng thanh toán nhanh từ năm 2010 đến năm 2014 ..............52
Bảng 4.6. Thống kê khả năng thanh toán tổng quát từ năm 2010 đến năm 2014 .........56
Bảng 4.7. Thống kê khả năng thanh toán dài hạn từ năm 2010 đến năm 2014 ............58
Bảng 4.8. Thống kê quy mô công ty từ năm 2010 đến năm 2014 ................................60
Bảng 4.9. Thống kê hình thức sở hữu của doanh nghiệp ..............................................63
Bảng 4.10. Thống kê thời gian hoạt động của doanh nghiệp tính đến năm 2014.........64
Bảng 4.11. Thống kê đòn bẩy tài chính từ năm 2010 đến năm 2014............................65
Bảng 4.12. Thống kê cấu trúc tài sản từ năm 2010 đến năm 2014 ...............................68
Bảng 4.13. Thống kê chu k kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2014..........................69
Bảng 4.14. Thống kê tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát của Việt Nam từ năm 2010
đến năm 2014.................................................................................................................72
Bảng 5.1. Kết quả thống kê mô tả .................................................................................75
Bảng 5.2. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến .................................................................81
Bảng 5.3. Kết quả kiểm định tự tương quan .................................................................82
Bảng 5.4. Ma trận hệ số tương quan Pearson (r)...........................................................83
Bảng 5.5. Kết quả đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô hình .............................88
Bảng 5.6. Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc ROS .....................................89
Bảng 5.7. Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc ROS theo mô hình điều chỉnh
.......................................................................................................................................90
Bảng 5.8. Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc ROA.....................................91
Bảng 5.9. Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc ROA theo mô hình điều chỉnh
.......................................................................................................................................92
Bảng 5.10. Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc ROE...................................93
Bảng 5.11. Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc ROE theo mô hình điều
chỉnh ..............................................................................................................................94
Bảng 5.12. Kết quả các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính thông qua phân tích
hồi quy tuyến tính..........................................................................................................96
Biểu đồ 4.1. Thống kê ROS từ năm 2010 đến năm 2014..............................................36
Biểu đồ 4.2. Thống kê ROA từ năm 2010 đến năm 2014.............................................40
Biểu đồ 4.3. Thống kê ROE từ năm 2010 đến năm 2014 .............................................44
Biểu đồ 4.4. Thống kê khả năng thanh toán ngắn hạn từ năm 2010 đến năm 2014 .....49
Biểu đồ 4.5. Thống kê khả năng thanh toán nhanh từ năm 2010 đến năm 2014 ..........53
Biểu đồ 4.6. Thống kê khả năng thanh toán tổng quát từ năm 2010 đến năm 2014.....56
Biểu đồ 4.7. Thống kê khả năng thanh toán dài hạn từ năm 2010 đến năm 2014 ........58
Biểu đồ 4.8. Thống kê quy mô công ty từ năm 2010 đến năm 2014 ............................60
Biểu đồ 4.9. Thống kê đòn bẩy tài chính từ năm 2010 đến năm 2014..........................66
Biểu đồ 4.10. Thống kê cấu trúc tài sản từ năm 2010 đến năm 2014 ...........................68
Biểu đồ 4.11. Thống kê chu k kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2014......................70
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................24
Sơ đồ 3.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các
CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam .......................................................28
Thang Long University Library
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 0.1. Mã chứng khoán và tên công ty niêm yết của ngành BĐS niêm yết trên
TTCK Việt Nam (2010 – 2014)
Phụ lục 0.2. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp (STATE), năm thành lập và thời gian
hoạt động (AGE) tính đến năm 2014 của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK
Việt Nam
Phụ lục 0.3. Tỷ suất sinh lởi trên doanh thu (ROS) và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
(ROA) của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam (2010 – 2014)
Phụ lục 0.4. Tỷ suất sinh lởi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và khả năng thanh toán ngắn
hạn (CR) của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam (2010 – 2014)
Phụ lục 0.5. Khả năng thanh toán nhanh (QR) và khả năng thanh toán tổng quát (H)
của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam (2010 – 2014)
Phụ lục 0.6. Khả năng thanh toán dài hạn (LONGR) và đòn bẩy tài chính (DFL) của
các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam (2010 – 2014)
Phụ lục 0.7. Quy mô công ty (SIZE) được đo bằng tổng doanh thu của các CTCP
ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam (2010 – 2014)
Phụ lục 0.8. Cấu trúc tài sản (AS) và chu k kinh doanh (BS) của các CTCP ngành
BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam (2010 – 2014)
1
CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiẹu quả tài chính là vấn đề co bản trong sản xuất kinh doanh của mọt hình thái
kinh tế xã họi. Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế tiến hành sản xuất kinh doanh
phải đạt mục tiêu hiẹu quả nói chung và hiệu quả tài chính nói riêng lên hàng đầu.
Doanh nghiẹp sản xuất kinh doanh có hiẹu quả là doanh nghiẹp th a mãn tối đa nhu
cầu về hàng hóa – dịch vụ của xã hội trong giới hạn cho ph p của các nguồn lực hiẹn
có và thu đuợc nhiều lợi nhuạn nhất, đem lại hiẹu quả cho xã hội cũng như bản thân
doanh nghiệp là cao nhất. Nhu vạy, có thể nói mục đích chính của sản xuất kinh doanh
là lợi nhuạn. Lợi nhuạn là mục tiêu truớc mắt, hiệu quả tài chính là mục tiêu lâu dài và
thuờng xuyên của hoạt đọng sản xuất kinh doanh.
Ngành bất động sản là ngành có nhiều tiềm năng phát triển, chiếm tỷ trọng và
đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam. Theo Thứ
trưởng Bộ xây dựng ông Nguyễn Trần Nam trích dẫn số liệu từ Viện Tin học và Kinh
tế ứng dụng, tỷ trọng BĐS trong tổng tài sản quốc gia ở các nước khác nhau nhưng
thường chiếm trên 40% tổng giá trị tài sản quốc gia đó. Các hoạt động liên quan đến
BĐS chiếm 30% tổng các hoạt động của nền kinh tế. Thực tế, ta có thể thấy rằng
ngành bất động sản đã đóng góp một khối lượng tài sản lớn, đó là những công trình bất
động sản như nhà cửa, trung tâm thương mại, các cao ốc, các công trình kiến trúc cho
người dân, cho doanh nghiệp và Nhà nước. Bất động sản là một ngành có những đặc
thù riêng như quy mô lớn, thâm dụng vốn, nhạy cảm với chu k kinh tế và xã hội; bởi
vậy vấn đề đặt ra đó là đòi h i nhà quản lý phải giải quyết những vấn đề trên thật tốt
để giúp các doanh nghiệp ngành bất động sản đạt được hiệu quả tài chính sao cho tốt
nhất.
Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng đóng băng,
tính thanh khoản k m khiến cho tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp ngành bất động sản rơi vào tình trạng khó khăn. Khi xem x t hiệu quả
tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2014, tác giả nhận thấy rất nhiều công ty cổ
phần niêm yết hoạt động kinh doanh thua l dẫn tới hiệu quả tài chính âm như CTCP
địa ốc dầu khí (PVL), CTCP đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà
(SJS), CTCP nhà Việt Nam (NVN), CTCP BĐS du lịch Ninh Vân Bay (NVT),…
nhưng ngược lại, một số công ty đạt được hiệu quả tài chính với các hệ số khả năng
sinh lời cao như Tập đoàn Vingroup – CTCP (VIC), CTCP Hoàng Anh Gia Lai
(HAG), CTCP phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc (IDV),… Từ đó, tác giả đặt ra câu h i
2
“Những nhân tố nào đã tác động đến hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS
niêm yết trên TTCK Việt Nam? Mức độ tác động như thế nào?
Sự thay đổi to lớn về môi truờng kinh doanh có thể đồng thời tạo ra những co họi
và thách thức cho các CTCP ngành BĐS, sau khi trả lời được hai câu h i trên, hàng
loạt câu h i khác mà tác giả tự đặt ra như “Các doanh nghiệp cần làm gì để giảm bớt
những tác động xấu đến hiệu quả tài chính? Làm thế nào để sử dụng hiệu quả vốn và
các nguồn lực khác của doanh nghiệp? Trong điều kiẹn cạnh tranh gay gắt nhu vạy,
làm thế nào để duy trì, cải thiện và nâng cao hiẹu quả tài chính, tạo ra lợi nhuạn cho
doanh nghiẹp? . Đây là mọt câu h i lớn và không dễ trả lời đối với các doanh nghiệp
nói chung và các nhà quản trị của các CTCP ngành BĐS nói riêng.
Xuất phát từ tầm quan trọng cũng nhu tính cấp bách của vấn đề hiẹu quả tài
chính và sự cần thiết phải tìm hiểu các nhân tố tác đọng đến hiẹu quả tài chính nhằm
nâng cao nang lực cạnh tranh của các doanh nghiẹp trong ngành BĐS nên trong quá
trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Thăng Long, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần
ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ được thực hiện nhằm trả lời cho các câu h i sau:
- Hiệu quả tài chính là gì?
- Thước đo hiệu quả tài chính là gì?
- Các nhân tố cơ bản nào tác động đến hiệu quả tài chính của các CTCP ngành
BĐS?
- Thực trạng hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính
của các CTCP ngành BĐS như thế nào?
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổng hợp và đưa ra những cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính, các thước đo hiệu
quả tài chính và hình thành mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của
các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Dựa trên các số liệu thực tế thu thập được để xem x t thực trạng, đồng thời phân
tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam, kiểm định sự phù hợp của mô hình và đưa kết
luận về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của các công ty.
Thang Long University Library
3
Đưa ra một số kiến nghị cho các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính để đạt
được hiệu quả tài chính tốt nhất thông qua kết quả phân tích và kiểm định thu được.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến
hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2014.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính: Qua việc thu thập thông tin, dùng phương pháp thống kê
mô tả, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả tài chính của các CTCP
ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Phương pháp định lượng: Sử dụng phần mềm SPSS 20 để xác định hệ số hồi
quy, trên cơ sở đó xây dựng phương trình các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính.
Từ đó, kiểm định sự tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các công ty
trên. Khi quá trình kiểm định hoàn tất, tiến hành phân tích kết quả và đưa ra một số
kiến nghị phù hợp với hiện trạng của ngành Bất động sản.
Tài liệu sử dụng trong khóa luận gồm nguồn tài liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo
tài chính trong giai đoạn 2010 – 2014 đã được kiểm toán của 54 CTCP ngành BĐS
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nguồn tài liệu sơ cấp được thu thập
qua các giáo trình và các nghiên cứu đã được công bố.
1.5. Kết cấu của đề tài
Chương 1. Mở đầu: Đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về ngành BĐS và vai trò
quan trọng của nó trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, từ đó liên hệ tới vấn đề
hiệu quả tài chính và đưa ra tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, đồng thời khái quát
về cách thức để nghiên cứu đề tài.
Chương 2. Tổng quan lý thuyết về hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động
đến hiệu quả tài chính: Đưa ra các cơ sở lý luận, các lý thuyết về hiệu quả tài chính
và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở các lý thuyết nêu trên,
trình bày quy trình cụ thể sẽ được tiến hành để nghiên cứu về đề tài trong thực tiễn.
4
Chương 4. Thực trạng hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu
quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam: Nêu lên đặc điểm của ngành BĐS, thực trạng hiệu quả tài chính thông qua các
chỉ tiêu ROS, ROA, ROE và thực trạng các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính
của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 5. Nội dung kết quả nghiên cứu: Dựa trên các số liệu thống kê thực
tế thu thập được đưa ra các phân tích, đánh giá, kiểm định sự đúng đắn của mô hình
các nhân tố ảnh hưởng được xây dựng. Từ đó đưa ra kết quả nghiên cứu và giải thích
mô hình các nhân tố tác động.
Chương 6. Kết luận và một số kiến nghị: Từ những nội dung kết quả nghiên
cứu thu được đưa ra một số giải pháp, kiến nghị về việc hoạt động, quản lý công ty để
đạt được hiệu quả tài chính tốt đối với các CTCP ngành BĐS tại Việt Nam hiện nay.
Thang Long University Library
5
CHƢƠNG 2.
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
2.1. Tổng quan về hiệu quả tài chính
2.1.1. Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả tài chính
2.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và
hướng tới; nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất,
hiệu quả là nghĩa là hiệu suất, năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi
nhuận. Trong lao động nói chung hiệu quả là năng suất lao động, được đánh giá bằng
số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng
sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
(Nguồn: http://daitudien.net/kinh-te-hoc/kinh-te-hoc-ve-hieu-qua.html)
2.1.1.2. Khái niệm về hiệu quả tài chính
Trước hết, bản chất của hiệu quả tài chính chính là hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Hiệu quả kinh doanh còn
thể hiện sự vận dụng kh o l o của các nhà quản trị doanh nghiệp giữa lý luận và thực
tế nhằm khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất như máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu, nhân công để nâng cao lợi nhuận. Vậy hiệu quả kinh doanh là một chỉ
tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực; tài chính của
doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất. ( Nguồn: PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc –
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính – NXB Đại học Kinh tế quốc dân ( 2013) –
Trang 199)
Thực chất của hiệu quả tài chính là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các
yếu tố đầu vào của doanh nghiệp trong một k nhất định, tùy theo yêu cầu của các nhà
quản trị kinh doanh. Nếu gọi H là hiệu quả tài chính ( hiệu quả kinh doanh) thì H được
thể hiện theo công thức toán học như sau:
H =
ết quả đ u ra
Yếu tố đ u vào
Công thức trên phản ánh cứ 1 đồng chi phí đầu vào ( vốn, nhân công, nguyên vật
liệu, máy móc thiết bị… ) thì tạo ra được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra như doanh
thu, lợi nhuận… trong một k kinh doanh, chỉ tiêu này càng cao chứng t hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp càng tốt.
6
Trong đề tài khóa luận này, tác giả sẽ đưa ra những nghiên cứu trước đây về
thước đo để đo lường hiệu quả tài chính từ đó nêu lên những thước đo sẽ được sử dụng
trong quá trình nghiên cứu, phân tích. Dưới đây là một số nghiên cứu về thước đo hiệu
quả tài chính của doanh nghiệp.
2.1.2. Thước đo hiệu quả tài chính
Bảng 2.1. Một số nghiên cứu về hiệu quả tài chính
Thƣớc đo Nghiên cứu
Lợi suất cổ tức (DY) - Ming, TC & Gee, CS 2008
- Ongore, VO 2011
Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Hu, Y & Izumida, S 2008
Tỉ suất sinh lời trên VCSH (ROE) Hu, Y & Izumida, S 2008
Tỉ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) - Le, TV & Buck, T 2011
- Jenkins, M, Ambrosini, V & Collier, N 2011
Tỉ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROI) - Shah, SZA, Butt, SA & Saeed, MM 2011
- Jenkins, M, Ambrosini, V & Collier, N 2011
Hệ số giá trị thị trường (Marris và
Tobin’s Q)
Tian, L & Estrin, S 2008
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các nghiên cứu trước)
Trước hết, việc sử dụng thước đo nào để đánh giá về hiệu quả tài chính doanh
nghiệp có vai trò rất quan trọng. Có rất nhiều các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính
doanh nghiệp, nhưng các chỉ tiêu thường được sử dụng nhất trong các nghiên cứu có
thể chia thành hai loại chính là các hệ số giá trị kế toán hay còn gọi là các hệ số về lợi
nhuận và các hệ số giá trị thị trường hay còn gọi là các hệ số về tăng trưởng tài sản.
Theo như nghiên cứu của Hu, Y & Izumida, S năm 2008 cho biết các chỉ tiêu lợi
nhuận được dùng nhiều nhất bao gồm tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỉ
suất lợi nhuận trên VCSH (ROE). Bên cạnh đó, hai nghiên cứu của Ming & Gee 2008
và Ongore 2011 còn sử dụng chỉ số lợi suất cổ tức (DY), nghiên cứu của Le & Buck
2011 sử dụng chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), hay trong nghiên cứu
năm 2011 của Shah, Butt & Saeed lại sử dụng chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư
(ROI) để đo lường hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong nghiên
cứu của Shah, Butt & Saeed thì cách sử dụng ROI lại chính là ROA.
Đối với nhóm hệ số giá trị thị trường, theo nghiên cứu của Tian, L & Estrin, S năm
2008, hai hệ số Marris và Tobin’s Q cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả tài chính
doanh nghiệp. Trong đó hệ số Marris được tính là tổng giá trị thị trường của vốn chủ
sở hữu so với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu, và hệ số Tobin’s Q được tính là giá
trị thị trường của vốn chủ sở hữu cộng với giá trị sổ sách các khoản nợ phải trả so với
Thang Long University Library
7
giá trị sổ sách của tổng tài sản. Tuy nhiên, các hệ số này chỉ đánh giá được hiệu quả
của phần vốn sở hữu Nhà nước, bởi lẽ nó chỉ phản ánh được trực tiếp mức độ tăng
trưởng giá trị VCSH trong cơ cấu vốn doanh nghiệp.
Nhìn chung ROS, ROA, ROE là ba thước đo được sử dụng phổ biến nhất trong
việc đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Trong khóa luận này, tác giả sẽ sử
dụng ba chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bởi các chỉ tiêu này có thể phản ánh được
cách nhìn quá khứ, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế
nào, khả năng tạo ra lợi nhuận mà các công ty đã đạt được trong các k kế toán vừa
qua ra sao, không những thế các chỉ tiêu này còn giúp cho chúng ta có một cách nhìn
dễ dàng trong việc so sánh các doanh nghiệp cùng ngành với nhau. Bên cạnh đó, sự
kết hợp của ba nhóm hệ số này có thể đưa ra cho nhà quản lý, lãnh đạo các công ty, cổ
đông và thị trường những đánh giá bao quát về hiệu quả tài chính trong quá khứ cũng
như tiềm năng lợi nhuận và tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp.
2.1.2.1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp là những chiến lược dài hạn, quyết
định tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả tài chính.
Song mục tiêu cuối cùng của nhà quản trị không phải doanh thu mà là lợi nhuận sau
thuế. Do vậy để tăng lợi nhuận sau thuế cần phải duy trì tốc độ tăng của doanh thu
nhanh hơn tốc đốc tăng của chi phí, khi đó mới có sự tăng trưởng bền vững. Mặt khác
chỉ tiêu này cũng thể hiện trình độ kiểm soát chi phí của các nhà quản trị nhằm tăng sự
cạnh tranh trên thị trường, chỉ tiêu này được xác định như sau:
T suất sinh l i trên doanh thu (ROS)=
ợi nhuận sau thuế
oanh thu thu n
Chỉ tiêu này cho biết trong một kì phân tích, doanh nghiệp nhận được 1 đồng
doanh thu thuần thì sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng t hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt, hiệu quả tài
chính đạt được càng cao. Đó là nhân tố giúp nhà quản trị mở rộng thị trường, tăng
doanh thu. Chỉ tiêu này thấp thì hiệu quả tài chính đạt được càng thấp, bởi vậy nhà
quản trị cần tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận.
2.1.2.2. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Trong quá trình tiến hành những hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mong
muốn mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ nhằm tăng trưởng mạnh, nâng cao
hiệu quả tài chính. Do vậy nhà quản trị thị trường thường đánh giá hiệu quả sử dụng
các tài sản đã đầu tư, được xác định bằng công thức:
8
T suất sinh l i trên tổng tài sản (RO ) =
ợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong một kì phân tích, doanh nghiệp b ra 1 đồng tổng tài
sản để đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao
chứng t hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, hiệu quả tài chính đạt được càng cao và
ngược lại. Đó là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tư theo chiều rộng như xây dựng nhà
xưởng, mua thêm máy móc thiết bị, mở rộng thị phần tiêu thụ… điều đó càng đặc biệt
quan trọng đối với các công ty hoạt động trong ngành BĐS. Bởi để có những khối
BĐS lớn, có giá trị cao như nhà đất, chung cư cao cấp, các cao ốc,… thì các doanh
nghiệp phải b ra một khối lượng tài sản lớn để tu sửa, xây dựng, mở rộng quy mô sản
xuất. Vì vậy chỉ số ROA sẽ có tác dụng lớn trong việc đánh giá xem các doanh nghiệp
ngành BĐS đã sử dụng hiệu quả tốt tài sản hay chưa.
2.1.2.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt
động kinh doanh là mục tiêu của mọi nhà quản trị, chỉ tiêu này được xác định như sau:
T suất sinh l i trên SH (RO )=
ợi nhuận sau thuế
ốn chủ s h u bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong một kì phân tích, doanh nghiệp đầu tư 1 đồng vốn chủ
sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu
này càng cao chứng t hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và hiệu quả tài chính của
doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp và
ngược lại. Đó cũng là nhân tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt
động kinh doanh, đầu tư tài chính.
2.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính
2.2.1. Khả năng thanh toán (Liquidity)
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính gi a
các khoản có khả năng thanh toán trong kì với các khoản phải thanh toán trong kì.
( Nguồn: PGS.TS. ưu Thị Hương, PGS.TS. ũ uy Hào – Tài chính doanh
nghiệp – NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2010 – Trang 77).
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giá chất
lượng tài chính và hiệu quả tài chính. Đây cũng là những thông tin hữu ích mà các tổ
chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán thường hay quan tâm để đạt được các
mục tiêu của mình trên thương trường kinh doanh. Khi đánh giá khả năng thanh toán
của doanh nghiệp có nhiều cách tiếp cận tùy theo những mục tiêu khác nhau. Đánh giá
khả năng thanh toán thông qua số liệu trên Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh Báo
Thang Long University Library
9
cáo tài chính được thể hiện qua các chỉ tiêu như hệ số khả năng thanh toán ngay, hệ số
khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng
thanh toán tổng quát…
Bảng 2.2. Một số nghiên cứu về khả năng thanh toán
Thƣớc đo Nghiên cứu
Khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn (CR)
- Mr. Mou Xu
- Nguyễn Thị Nguyên, 2014
Khả năng thanh toán
nhanh (QR)
- Khalifa Mohamed Khalifa,
 Zurina Shafii, 2013
- Nguyễn Thị Nguyên, 2014
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các nghiên cứu trước)
Nghiên cứu của Mr. Mou Xu về hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên
sàn chứng khoán Thượng Hải 50 (SS50) chỉ ra rằng khả năng thanh toán ngắn hạn
(CR) có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp. Cụ thể
CR tác động cùng chiều lên ROS và ROE và không có tác động đến ROA, tuy nhiên
mức độ ảnh hưởng không lớn. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh của các CTCP ngành xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam của
Nguyên (2014) cũng sử dụng chỉ tiêu CR để đo lường mức độ ảnh hưởng của khả năng
thanh toán đến hiệu quả tài chính, kết quả cho thấy hệ số hồi quy trong mô hình có
ROE là biến phụ thuộc là -6,433, tức là CR có tác động ngược chiều đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh của các công ty xây dựng ở Việt Nam, tuy nhiên mức độ tác động
cũng tương đối yếu.
Ngược lại với nghiên cứu của Mr. Mou Xu là nghiên cứu của Khalifa & Zurina
về hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty
sản xuất dầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Libya (LSM). Trong nghiên cứu
này hai ông đã sử dụng khả năng thanh toán nhanh (QR) để xem x t tác động của khả
năng thanh toán đến hiệu quả tài chính. Kết quả cho thấy QR có tác động cùng chiều
lên ROA là chỉ số đại diện cho hiệu quả tài chính. Nghiên cứu của Nguyên cũng cho
thấy QR tác động mạnh đến ROE mà không tác động đến ROS, ROA; kết quả cho
thấy QR có tác động tương đối mạnh và cùng chiều với hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Nhìn chung, qua các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra hai tác động của khả năng
thanh toán đến hiệu quả tài chính đó là cùng chiều và ngược chiều. Trong để tài, tác
giả sẽ xem x t khả năng thanh toán có tác động như thế nào đến hiệu quả tài chính của
các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam. Dưới đây là một số lý thuyết về
khả năng thanh toán.
10
2.2.1.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn
Nợ ngắn hạn đó là các khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán trong
thời hạn dưới một năm kể từ ngày phát sinh. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả
người bán, cán bộ công nhân viên, thuế nộp ngân sách, vay ngắn hạn, vay dài hạn đến
hạn phải trả… Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp,
k o dài thường xuất hiện rủi ro tài chính, làm giảm hiệu quả tài chính, nguy cơ phá sản
có thể xảy ra kể cả trong điều kiện chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát cao.
Khả năng thanh toán ngắn hạn được đo lường bằng một số chỉ tiêu sau:
 Hệ số khả năng thanh toán nhanh (QR):
hả năng thanh toán nhanh =
Tài sản ng n hạn Hàng tồn kho
Nợ ng n hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của các tài sản dễ chuyển đổi
thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn. Cũng giống như các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu
này cao quá hay thấp quá cũng gây nên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp giảm.
 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (CR):
hả năng thanh toán ng n hạn =
Tài sản ng n hạn
Nợ ng n hạn
Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị của tài sản ngắn hạn hiện có của doanh
nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Chỉ tiêu
này càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng tốt và ngược lại. Chỉ tiêu này
cao chứng t một bộ phận của tài sản ngắn hạn được đầu tư từ nguồn vốn ổn định, đây
là nhân tố làm tăng tính tự chủ trong hoạt động tài chính. Chỉ tiêu thấp, k o dài có thể
dẫn đến doanh nghiệp phụ thuộc tài chính, ảnh hưởng không tốt hiệu quả tài chính.
2.2.1.2. Khả năng thanh toán dài hạn
Nợ dài hạn là các khoản nợ mà công ty có nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn trên
một năm kể từ ngày phát sinh.. Nợ dài hạn là doanh nghiệp là một bộ phận của nguồn
vốn ổn định dùng để đầu tư các tài sản dài hạn như tài sản cố định, bất động sản đầu
tư, chứng khoán dài hạn… Chính vì vậy khả năng thanh toán nợ dài hạn là vô cùng
quan trọng bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính của công ty.
Khả năng thanh toán dài hạn thường sử dụng những chỉ tiêu sau:
 Khả năng thanh toán tổng quát (H) của công ty là một chỉ tiêu tài chính cơ
bản, nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn
phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Các quyết định cho doanh nghiệp vay bao nhiêu
tiền, thời hạn bao nhiêu, có nên bán chịu cho khách hàng hay không… tất cả các
Thang Long University Library
11
quyết định đó đều dựa vào thông tin về khả năng thanh toán tổng quát. Khả năng
thanh toán tổng quát càng cao, càng tốt đó là nhân tố quan trọng hấp dẫn các tổ chức
tín dụng cho vay tiền. Ngược lại nếu khả năng thanh toán tổng quát thấp, k o dài có
thể dẫn tới doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản. Do vậy khả năng thanh toán tổng
quát là một chỉ tiêu quan trọng nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý đưa ra
các quyết định đúng đắn trong các hoạt động kinh doanh, góp phần đảm bảo an toàn,
phát triển vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả tài chính. Khả năng thanh
toán tổng quát được xác định như sau:
hả năng thanh toán tổng quát =
Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả
Khi H 1: chứng t doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán, khi đó tình
hình của doanh nghiệp khả quan, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh, đem lại
hiệu quả tài chính tốt.
Khi H < 1: chứng t doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, chỉ tiêu này
càng nh dẫn tới doanh nghiệp sắp bị giải thể hoặc phá sản trong tương lai.
 Khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định
như sau:
hả năng thanh toán dài hạn =
Tài sản dài hạn
Nợ dài hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nợ dài hạn đối với toàn bộ giá trị thuần
của tài sản cố định và đầu tư dài hạn…, chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thanh toán
dài hạn càng tốt, sẽ góp phần nâng cao hiệu quản tài chính, ổn định tình hình tài chính
của doanh nghiệp trong tương lai.
2.2.2. Quy mô công ty (SIZE)
Bảng 2.3. Một số nghiên cứu về quy mô công ty
Thƣớc đo Nghiên cứu
Tổng số lao động Trương Đông Lộc & Trần Quốc Tuấn, 2009
12
Tổng doanh thu Đoàn Ngọc Phi Anh, 2010
Tổng tài sản - Đ Dương Thanh Ngọc, 2011
- Simerly & Li (2000)
- Athanasoglou và các cộng sự (2005)
- Papadognas (2007)
- Amato và Burson (2007)
- Falope và Ajilore (2009)
- Flamini và các cộng sự (2009)
- Amarjit và các cộng sự (2010)
- Dr. Amal và các cộng sự (2012)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các nghiên cứu trước)
Quy mô được xem là dấu hiệu đầu tiên để các nhà đầu tư biết đến công ty. Một
công ty có quy mô lớn sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường. Do đó hầu hết các
công ty đều hướng tới việc mở rộng quy mô để tận dụng lợi thế quy mô lớn. Ở Việt
Nam, các doanh nghiệp niêm yết có quy mô lớn thường là những doanh nghiệp do nhà
nước nắm cổ phần chi phối, vì vậy những doanh nghiệp này có nhiều cơ hội huy động
các nguồn vốn từ bên ngoài hơn, nhất là các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu Nhà nước.
Quy mô của công ty có thể được đo lường bằng số lượng nhân viên, tổng doanh
thu hay tổng tài sản. Trong phạm vi khóa luận, tác giả sẽ sử dụng thước đo tổng doanh
thu để đánh giá quy mô của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
Có rất nhiều những nghiên cứu trước đây tìm hiểu về mối quan hệ giữa quy mô
với hiệu quả tài chính của công ty. Qua các nghiên cứu này, tác giả đã rút ra được hai
lý thuyết ngược chiều nhau về mối quan hệ giữa quy mô với hiệu quả tài chính của
công ty.
Thứ nhất, quy mô và hiệu quả tài chính của công ty có mối quan hệ cùng chiều
với nhau. Theo kết luận của Simerly & Li (2000) cho rằng các nghiên cứu về tài chính
trước đây đã chỉ ra rằng quy mô công ty có thể dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai,
chính vì vậy mà việc quản lý hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn và có những biện
pháp phòng ngừa, giảm thiểu mức rủi ro cho công ty, từ đó có thể đạt được hiệu quả
tài chính tốt hơn. Theo Flamini và các cộng sự (2009) cho rằng các công ty có quy mô
lớn hơn có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các công ty có quy mô nh hơn trong
hoạt động kinh doanh trên thị trường và đạt được mức lợi nhuận cao hơn. Một nghiên
Thang Long University Library
13
cứu khác của Athanasoglou và các cộng sự (2005) đã chỉ ra việc mở rộng quy mô giúp
nâng cao được hiệu quả tài chính của các ngân hàng. Năm 2007 Papadognas đã tiến
hành phân tích hiệu quả tài chính trên một mẫu gồm 3035 doanh nghiệp ở Hy Lạp đã
chỉ ra lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi quy mô của công ty. Amato và Burson (2007) đã
kiểm tra mối quan hệ giữa quy mô và lợi nhuận cho các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực dịch vụ tài chính. Với các đặc điểm kỹ thuật phân tích tuyến tính trong mô
doanh nghiệp, các tác giả cho thấy quy mô nh đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi
nhuận của công ty. Ở Việt Nam, nghiên cứu về hiẹu quả tài chính của các co sở chế
biến to xo dừa ở tỉnh Trà Vinh của Trương Đông Lộc và Trần Quốc Tuấn đã cho thấy
ROE có tương quan tỷ lệ thuận với quy mô, cụ thể là ROE sẽ tăng lên 0,007% khi cơ
sở sử dụng thêm một lao động. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh
(2010) sử dụng thước đo tổng doanh thu để đo lường quy mô của 428 doanh nghiệp
niêm yết trên TTCK Việt Nam, kết quả cho thấy quy mô có tác động cùng chiều lên
cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp này.
Thứ hai, quy mô và hiệu quả tài chính của công ty không có mối liên hệ với nhau
như nghiên cứu của Amarjit và các cộng sự (2010) cho thấy không có mối liên quan
giữa quy mô doanh nghiệp và tỷ suất lợi nhuận. Nghiên cứu của Falope và Ajilore
(2009) sử dụng một mẫu gồm 50 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tại Nigeria
cũng cho thấy không có sự thay đổi đáng kể về hiệu quả tài chính trong việc quản lý
vốn hay mở rộng quy mô giữa các doanh nghiệp lớn và nh . Năm 2011, nghiên cứu
của Đ Dương Thanh Ngọc về “Các yếu tố tài chính tác đọng đến hiẹu quả hoạt đọng
kinh doanh của các doanh nghiẹp ngành xây dựng niêm yết trên thị truờng chứng
khoán Viẹt Nam đã đưa ra kết luận quy mô của doanh nghiệp không có ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh doanh, nguyên nhân là do các doanh nghiệp có quy mô lớn thì lợi
nhuạn sẽ tang nhung mức tang của lợi nhuạn không đủ lớn dẫn tới tỷ suất lợi nhuạn
trên tổng tài sản không tang hoạc tang không đáng kể. Nhu vạy cá doanh nghiệp có
quy mô lớn chua chắc là kinh doanh hiẹu quả hon các doanh có quy mô nh hon.
2.2.3. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp (STATE)
Sở hữu nhà nước trong các công ty là một đặc điểm riêng của các công ty đang
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ta sẽ xem x t hai trường hợp là
doanh nghiệp có sở hữu nhà nước và doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước.
Theo Điều 3, khoản 5, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (2003) có viết “Doanh nghiệp
có cổ ph n, vốn góp chi phối của Nhà nước là doanh nghiệp mà cổ ph n hoặc vốn
góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước gi quyền chi phối đối với
doanh nghiệp đó”. Có nhiều quan điểm về mối quan hệ giữa hình thức sở hữu của
doanh nghiệp với hiệu quả tài chính, dưới đây là một số nghiên cứu đáng chú ý về vấn
đề này.
14
Thứ nhất, hầu hết các công trình nghiên cứu về sở hữu Nhà nước đều cố gắng
chứng minh rằng sở hữu Nhà nước có tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính của
doanh nghiệp. Với 2610 quan sát là các doanh nghiệp lớn nhất ở 12 nước Châu Âu, dữ
liệu được thu thập trong thời gian 6 năm (1990 – 1995), bằng phương pháp hồi quy sử
dụng sở hữu Nhà nước là một trong nhiều biến độc lập, bao gồm sở hữu của ngân
hàng, các công ty phi tài chính, gia đình, nhà đầu tư nước ngoài, chính phủ, nhà đầu tư
có tổ chức, Thomsen & Pedersen (2000) đã thu được kết quả nghiên cứu cho thị
trường châu Âu. Các tác giả đã chỉ ra rằng nếu cổ đông lớn nhất trong doanh nghiệp là
một gia đình, một công ty khác, hoặc chính phủ, thì tất cả các phần vốn này đều có tác
động ngược chiều đối với hiệu quả tài chính doanh nghiệp (ví dụ, vốn chính phủ tăng
một đơn vị tương đương với hiệu quả tài chính giảm một số đơn vị nhất định). Đối với
các nước đang phát triển, những kết quả nghiên cứu tương tự cũng được công bố: sở
hữu của Nhà nước làm giảm hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Ongore (2011) sử dụng
cách tiếp cận kết hợp cả yếu tố cấu trúc sở hữu và tỷ lệ tập trung sở hữu trong nghiên
cứu của mình đối với 42 công ty niêm yết (CTNY) ở Kenya và đã xác nhận rằng sở
hữu của chính phủ trong các doanh nghiệp niêm yết nước này có quan hệ ngược chiều
với hiệu quả tài chính doanh nghiệp.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân cụ thể của mối quan hệ ngược chiều
giữa hình thức sở hữu với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, như nghiên cứu của
Janet (2009), Ongore (2011) cho rằng sở hữu Nhà nước có tính quan liêu và tiêu tốn
một lượng vốn lớn. Hay nghiên cứu của Bhatti & Sarwet (2012) nêu rõ những nguyên
nhân chính dẫn đến kết quả kinh doanh tồi tệ của một trong những DNNN lớn nhất
Pakistan là Tổng công ty đường sắt Pakistan (Pakistan Railways), đó là cơ chế quản lý
tài chính k m, hệ thống thông tin quản lý thiếu hụt, thiếu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
tài chính chủ chốt được thống nhất, và có tình trạng tham nhũng trong doanh nghiệp.
Thứ hai, một số nghiên cứu cho thấy tác động cùng chiều của phần vốn Nhà
nước đối với hiệu quả tài chính doanh nghiệp, nhưng trong một số nhóm doanh nghiệp
nhất định. Những kết quả này chủ yếu tìm thấy đối với các CTNY trên thị trường
Trung Quốc. Cho đến tháng 6/2011, cổ đông lớn nhất trong 150 công ty lớn nhất
Trung Quốc vẫn là Chính phủ và các doanh nghiệp do Nhà nước chi phối chiếm tới
80% tổng vốn hóa thị trường cổ phiếu nước này, so với ở Nga và Brazil lần lượt là
62% và 38% (The Economist, 21/1/2012). Trên thị trường này, Tian & Estrin (2008)
đã tiến hành một nghiên cứu với cơ sở dữ liệu là hơn 9.000 quan sát trong 10 năm
(1994 - 2000) trên TTCK Trung Quốc. Các tác giả rút ra được kết quả là sở hữu của
Nhà nước không làm giảm hiệu quả công ty mà có tác động cùng chiều nếu tỷ lệ sở
hữu Nhà nước đạt từ 25% trở lên trong doanh nghiệp. Cụ thể, mối quan hệ giữa hiệu
quả tài chính doanh nghiệp và sở hữu Nhà nước có dạng chữ U: giá trị công ty giảm
Thang Long University Library
15
khi tỷ lệ sở hữu Nhà nước tăng lên, nhưng sẽ bắt đầu tăng từ ngưỡng nói trên. Kết quả
tìm được của Tian & Estrin (2008) gợi ý rằng trong điều kiện một nước chuyển đổi
như Trung Quốc, phần vốn Nhà nước nếu đạt một mức độ đủ lớn nhất định hoàn toàn
có thể đóng góp vào việc tăng giá trị công ty.
Một đóng góp quan trọng khác trong khía cạnh này và cũng trên thị trường Trung
Quốc là nghiên cứu của LI, Sun & Zou (2009). Đáng chú ý là các tác giả đề tài cho
rằng do cổ phần Nhà nước nắm giữ bị hạn chế giao dịch, nên chỉ tiêu hiệu quả tài
chính là Tobin’s Q được điều chỉnh giảm theo các tỷ lệ 70% và 80% để phản ánh
chính xác hơn giá thị trường của cổ phiếu các doanh nghiệp có vốn góp Nhà nước.
Nghiên cứu này phát hiện ra rằng sự biến động của kết quả kinh doanh theo phần vốn
Nhà nước phụ thuộc vào mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp; cụ thể, các tác giả phát
hiện ra tác động ngược chiều tương đối lớn giữa phần vốn Nhà nước với hiệu quả tài
chính nhưng chỉ đối với các doanh nghiệp có lợi nhuận cao. Nói cách khác, đối với các
doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh bình thường trở xuống, không có ảnh hưởng xấu
nào đáng kể của phần vốn Nhà nước theo nghiên cứu của LI, Sun và Zou (2009).
Thứ ba, có nghiên cứu tìm ra mối liên hệ tương h giữa sở hữu Nhà nước và hiệu
quả tài chính doanh nghiệp. Le & Buck (2011) sử dụng các nhân tố trung gian trong
mô hình phân tích và chỉ ra rằng sở hữu Nhà nước không có mối liên quan trực tiếp
với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thay vào đó, có một mắt xích liên kết
thường bị b qua giữa hai nhóm biến số trên là chi phí đại diện (agency cost) - được
tính bằng chi phí hoạt động chia cho doanh thu. Các tác giả đề tài tiến hành thu thập
dữ liệu chu i thời gian 3 năm đối với hơn 1.000 CTNY trên TTCK Trung Quốc và kết
quả nghiên cứu cuối cùng cho thấy sở hữu Nhà nước có mối quan hệ ngược chiều một
cách rõ rệt đối với chi phí đại diện và vì thế có quan hệ cùng chiều với hiệu quả tài
chính doanh nghiệp bởi chi phí đại diện thấp (khi sở hữu Nhà nước cao), có nghĩa là
hiệu quả tài chính cao. Nhìn chung, Le & Buck (2011) nhìn nhận phần vốn Nhà nước
như là một loại tài sản chiến lược thay vì một gánh nặng trong cơ cấu sở hữu công ty.
Cuối cùng, có nghiên cứu cho thấy phần vốn Nhà nước không có tác động rõ rệt
đối với hiệu quả doanh nghiệp cả theo chiều hướng cùng chiều và ngược chiều. Kole
& Mulherin (1997) đã thực hiện một nghiên cứu đối với 17 công ty Mỹ, trong đó
Chính phủ Mỹ nắm giữ từ 35 - 100% cổ phần trong vòng từ 1 - 23 năm trong và sau
chiến tranh thế giới thứ II. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt lớn giữa các công
ty có vốn sở hữu của chính phủ và các công ty tư nhân. Cụ thể, các chỉ tiêu lợi nhuận
như ROE, ROA, ROS... đều không có thay đổi đột biến gì trong nhóm 17 công ty trên
trong cả ba giai đoạn: trước khi chính phủ nắm giữ, sau khi nắm giữ và sau khi bán lại
phần vốn chính phủ. Xu hướng biến động lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng của các
công ty này tương đồng với các công ty tư nhân cùng ngành. Các tác giả thừa nhận
16
rằng kết luận này hoàn toàn trái ngược với phần lớn những nghiên cứu đối với các
nước phát triển cho rằng sở hữu chính phủ là không hiệu quả; tuy nhiên nguyên nhân
chính được chỉ ra là do Chính phủ Mỹ đã ít can thiệp vào các quyết định đầu tư của
nhóm các doanh nghiệp này, có sự đánh giá, định giá khách quan, có các công cụ giám
sát ban giám đốc doanh nghiệp và có một môi trường kinh doanh cạnh tranh bình
đẳng. Một kết luận đáng chú ý khác là Kole & Mulherin (1997) cho rằng việc đơn
thuần chuyển đổi từ phần vốn Nhà nước sang tư nhân (bán cổ phần Nhà nước ra công
chúng) sẽ là không đủ để nâng cao hiệu quả tài chính nếu thiếu các điều kiện đi kèm
nói trên.
Tóm lại, việc xem x t, đánh giá hiệu quả của phần vốn Nhà nước tại doanh
nghiệp là một vấn đề quan trọng, đặc biệt tại các nước chuyển đổi khi Nhà nước nắm
giữ sở hữu tuyệt đối hoặc chi phối nhiều ngành nghề. Nhìn chung, kết luận phổ biến
của các nghiên cứu thực tiễn trên thế giới là phần vốn Nhà nước không đem lại hiệu
quả tài chính cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những kết quả trái ngược nhau trong một
số nghiên cứu nêu trên chứng t rằng sở hữu Nhà nước hoàn toàn có thể đóng góp tích
cực vào việc nâng cao lợi nhuận và tăng trưởng cho doanh nghiệp và điều đó phụ
thuộc vào những điều kiện cụ thể nhất định.
2.2.4. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE)
Thời gian hoạt động cũng có thể coi là một trong những yếu tố có thể gây ảnh
hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, trong khóa luận này thời gian hoạt
được tính từ khi doanh nghiệp thành lập cho đến hiện tại. X t mối quan hệ giữa thời
gian hoạt động và hiệu quả tài chính dường như có liên quan về cả lý thuyết và thực tế,
có 2 quan điểm trái ngược nhau xoay quanh vấn đề này.
Quan điểm thứ nhất, nếu hiệu quả tài chính giảm khi doanh nghiệp hoạt động
càng lâu thì đó là mối quan hệ ngược chiều giữa thời gian hoạt động và hiệu quả tài
chính (Loderer, Neusser, và Waelchli, 2009). Thời gian hoạt động thực sự có thể giúp
các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp hoạt động
đã quá lâu cũng có thể dễ đi theo lối mòn, khó thích nghi với sự thay đổi của môi
trường kinh doanh, khả năng và kỹ năng nắm bắt xu hướng k m nhạy b n, khiến cho
hoạt động kinh doanh giảm sút, chậm phát triển, từ đó hiệu quả tài chính cũng chịu
ảnh hưởng tiêu cực (Agarwal và Gort, 2002). Nghiên cứu của Sorensen & Stuart
(2000) cũng cho rằng khi các công ty hoạt động đã lâu thì quán tính tổ chức hoạt động
trong công ty có xu hướng làm cho bộ máy hoạt động k m linh hoạt và không thể đánh
giá một cách chính xác khi môi trường kinh tế có nhiều biến động.
Ngược lại với quan điểm trên, quan điểm thứ hai cho rằng thời gian hoạt động và
hiệu quả tài chính của doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều. Nghiên cứu của
Thang Long University Library
17
Liargovas và Skandalis (2008) cho rằng các công ty lớn hơn sẽ có tay nghề cao bởi họ
đã có kinh nghiệm lâu năm và thường những công ty này sẽ có ít những khoản nợ phải
trả hơn, do đó hiệu quả tài chính đạt được sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp còn non
trẻ. Trong nghiên cứu của Malik (2011) về các công ty ở Pakistan, ông nhận thấy rằng
mối quan hệ giữa quy mô và thời gian hoạt động của các công ty với hiệu quả tài chính
tỷ lệ thuận với nhau.
Nhìn chung, qua các nghiên cứu trong quá khứ tác giả đưa ra giả thuyết rằng thời
gian hoạt động và hiệu quả tài chính của các công ty có mối quan hệ không rõ ràng, nó
có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều với nhau.
2.2.5. Đòn bẩy tài chính (DFL)
Bảng 2.4. Một số nghiên cứu về đòn bẩy tài chính
Thƣớc đo Nghiên cứu
Hệ số nợ Dr. Amal et Al, 2012
Tỉ lệ đòn bẩy tài chính (LEV) H.gökçehan demirhan, Waseem Anwar, 2014
Đòn bẩy tài chính (DFL) Trương Huyền Trang, 2008
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các nghiên cứu trước)
Trong các nghiên cứu trước đây, hệ số nợ, tỉ lệ đòn bẩy tài chính hoặc độ bẩy tài
chính là những thước đo mà các nhà nghiên cứu dùng để đo lường đòn bẩy tài chính
của doanh nghiệp, tuy nhiên thước đo phổ biến nhất là đòn bẩy tài chính. Một số nhà
nghiên cứu về mức độ sử dụng nợ của các công ty và đề xuất các yếu tố quyết định của
đòn bẩy tài chính bằng cách sử dụng hệ số nợ của doanh nghiệp dựa trên lý thuyết
đánh đổi (Trade-off theory) đó là mối quan hệ giữa lá chắn thuế và các chi phí tài
chính (Upneja & Dalbor, 2001). Theo lý thuyết đánh đổi về cơ cấu vốn, mức nợ được
coi là tối ưu khi mà nó cân bằng lợi ích giữa các khoản nợ và chi phí nợ (Gu, 1993); do
đó khi sử dụng các khoản nợ đến một ngưỡng nhất định trong tỷ lệ nợ trên vốn cổ
phần sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên khi các công ty càng sử dụng nợ nhiều
thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp sẽ ít hơn nhưng kèm theo đó là rủi ro tài
chính của công ty gặp phải sẽ cao hơn.
Trong khóa luận này tác giả sẽ sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính để đo lường đòn
bẩy tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Đòn bẩy tài chính ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế và lãi vay, hay lợi nhuận
ròng sẵn có để chia cho các chủ sở hữu. Độ lớn của đòn bẩy tài chính (DFL) được định
nghĩa là tỷ lệ % thay đổi của lợi nhuận sau thuế (EAT) hoặc lợi nhuận trên cổ phiếu
(EPS) khi có một tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) và nó được
tính như sau
18
=
T
BIT
=
PS
BIT
=
BIT
BIT I
( Nguồn: PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc – Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính
– NXB Đại học Kinh tế quốc dân ( 2013) – Trang 284)
Đòn bẩy tài chính là sự đánh giá chính sách vay nợ được sử dụng trong việc điều
hành doanh nghiệp. Khi đòn bẩy tài chính cao thì chỉ cần một sự thay đổi nh về lợi
nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) cũng có thể làm thay đổi với một tỷ lệ cao hơn về
lợi nhuận sau thuế so với VCSH, nghĩa là ROE rất nhạy cảm khi EBIT biến đổi.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính với hiệu quả tài chính của công ty,
một số nhà nghiên cứu trước đây đã đưa ra hai quan điểm sau:
Thứ nhất, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả tài chính.
Nghiên cứu của Pandey ( 2007) cho rằng đòn bẩy tài chính là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở
hữu trong cơ cấu vốn của một công ty. Các quyết định tài trợ thông qua đòn bẩy tài
chính là một quyết định quản lý quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chi phí vốn, lợi nhuận
của cổ đông và giá trị thị trường của công ty. Ghosh, Nag và Sirmans (2000), Berger
và Bonaccorsi di Patti (2006) cho thấy một mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa đòn bẩy chính
và hoạt động tài chính, tức là khi nợ vay được sử dụng càng nhiều thì hiệu quả tài
chính đạt được càng cao.
Thứ 2, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả tài chính của
công ty. Gupta và các cộng sự (2010) trích dẫn một số nghiên cứu cho thấy những kết
quả trái ngược nhau về mối quan hệ giữa sự gia tăng sử dụng nợ trong cơ cấu vốn và
hiệu quả tài chính. Tương tự với quan điểm của Gupta, Gleason và các cộng sự (2000),
Simerly và Li (2000) cũng cho thấy mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa hiệu quả tài chính và
mức độ đòn bẩy, tức là khi đòn bẩy tài chính được sử dụng càng nhiều thì hiệu quả tài
chính đạt được có xu hướng suy giảm.
2.2.6. Cấu trúc tài sản (AS)
Bảng 2.5. Một số nghiên cứu về cấu trúc tài sản
Thƣớc đo Nghiên cứu
Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản - Zeitun, R.and Tian, G.G, 2007
- Onaolapo & Kajola, 2010 

- Đ Dương Thanh Ngọc, 2011
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các nghiên cứu trước)
Trong mọt thế giới có nhiều nguồn thông tin không chắc chắn thì cấu trúc tài sản
sẽ có tác đọng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Cấu trúc tài sản là co cấu các
loại tài sản ở doanh nghiẹp. Có nhiều cách phân loại cấu trúc tài sản. X t theo tính chất
Thang Long University Library
19
luân chuyển. Khi tỷ lẹ TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn, doanh nghiẹp có co họi thế chấp các
tài sản này để tiếp cạn các nguồn vốn bên ngoài dễ dàng hon. Qua các nghiên cứu
trong quá khứ ta có thể thấy mọt doanh nghiẹp có tỷ lẹ TSCĐ trên tổng tài sản lớn hon
thường sử dụng nhiều nợ hon hay cấu trúc tài sản tỉ lệ thuận với hệ số nợ. Tuy nhiên,
đối với những doanh nghiẹp thuọc những ngành đòi h i đầu tư lớn về TSCĐ sẽ hàm
chứa mọt nguy co rủi ro lớn do tác đọng của đòn cân định phí cùng với tính chất thanh
khoản rất thấp của TSCĐ nên sẽ gây khó khan cho doanh nghiẹp khi chuyển hướng
hoạt đọng.
Phân tích của một số nhà nghiên cứu nước ngoài như Zeitun & Tian
 (2007),
Onaolapo & Kajola (2010) đã chỉ ra rằng tỷ trọng tài sản cố định có tác động ngược
chiều đến hiệu quả kinh doanh, điều này được biểu hiện qua chỉ số ROA. Những công
ty có tỷ trọng tài sản cố định cao thì hiệu quả kinh doanh thấp do các công ty này đầu
tư quá nhiều vào tài sản cố định mà không cải tiến được hiệu quả kinh doanh.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Đ Dương Thanh Ngọc
(2011) lại chỉ ra rằng tỷ lệ tài
sản cố định trên tổng tài sản không có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Kết quả
này không phù hợp với lý thuyết và kết quả nghiên cứu của Zian & Tian, Onaolapo &
Kajola. Đ Dương Thanh Ngọc đã giải thích rằng việc đầu tư vào tài sản cố định chưa
hiệu quả, doanh nghiệp phải lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị để đầu tư sao cho 1
đồng đầu tư vào tài sản cố định phải tạo ra nhiều hơn 1 đồng lợi nhuận, từ đó hiệu quả
kinh doanh (ROA) mới tăng. Nguyên nhân tiếp theo là các doanh nghiệp chưa sử dụng
hiệu quả tài sản cố định, cụ thể tài sản cố định chưa được sử dụng hết công suất cũng
như chưa khai thác được lợi thế trong việc sử dụng tài sản cố định thế chấp để vay nợ
ngân hàng.
2.2.7. Chu kỳ kinh doanh (BS)
Bảng 2.6. Nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh
Thƣớc đo Nghiên cứu
Chu k kinh doanh (BS) Chu Thị Thu Thủy và các cộng sự (2015)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các nghiên cứu trước)
Chu k kinh doanh là khoảng thời gian từ khi khách hàng mua hàng cho đến khi
doanh nghiệp thu được tiền bán hàng.
Chu kỳ kinh doanh = Thời gian luân chuyển hàng lưu kho + Thời gian thu nợ
trung bình
Trong đó:
20
Th i gian luân chuyển hàng lưu kho(I P) =
365
Giá vốn hàng bán giá trị lưu kho
Hệ số này cho ta biết trong một năm, hàng tồn kho (HTK) quay được bao nhiêu
vòng. Vì vậy, thời gian luân chuyển hàng lưu kho là yếu tố tác động đến hiệu quả tài
chính vì nó cho ta biết được việc quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp có đạt hiệu
quả tốt hay không. Hệ số này cao chứng t doanh nghiệp quả lý HTK có hiệu quả,
tránh được ứ đọng hàng hóa và ngược lại. Tuy nhiên hệ số này còn phải được so sánh
với hệ số trung bình ngành.
Th i gian thu nợ trung bình( P) =
Phải thu khách hàng
oanh thu 365
Hệ số này cho biết tốc độ các khoản phải thu chuyển đổi thành tiền. Khi phân
tích chỉ số này ngoài việc so sánh giữa các năm, ta cần so sánh với các doanh nghiệp
cùng ngành và so sánh với tỷ số trung bình ngành, doanh nghiệp câng xem x t từng
khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ đã quá hạn và có biện pháp xử lý. Hệ số
này thấp cho thấy khả năng thanh toán của khách hàng cho doanh nghiệp tốt hay tốc
độ thu nợ của doanh nghiệp nhanh chóng. Ngược lại, hệ số này cao này cao chứng t
tốc độ thu nợ chậm, doanh nghiệp sẽ bị chiếm dụng vốn từ khách hàng.
Qua phân tích trên ta thấy, chu k kinh doanh của doanh nghiệp thấp là tốt. Bởi
khi chu k kinh doanh thấp chứng t lượng HTK thấp, không bị ứ đọng nhiều trong
kho, lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tốt. Bên cạnh đó, khi chu kì kinh doanh
ngắn cũng cho thấy khả năng thu nợ của doanh nghiệp tốt, ít bị chiếm dụng vốn từ
khách hàng, số tiền doanh nghiệp thu được từ khách hàng để thực hiện các dự án khác,
từ đó giảm thiểu chi phí cơ hội từ việc cho nợ quá lâu.
Nghiên cứu của nhóm giảng viên trường Đại học Thăng Long (Chu Thị Thu
Thủy và các cộng sự, năm 2015) về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của
các CTCP phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam cho rằng chu k kinh doanh có tác động âm đến hiệu quả tài chính và
có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Tác giả cho rằng một công ty quản lý hai loại tài sản
lưu động là hàng tồn kho và phải thu khách hàng tốt khiến cho hàng tồn kho và phải
thu khách hàng quay vòng nhanh hơn sẽ giúp công ty rút ngắn chu k sản xuất kinh
doanh. Từ đó công ty sẽ tiết kiệm được các chi phí đầu tư hàng tồn kho và chi phí phải
thu khách hàng, lợi nhuận sẽ gia tăng khiến cho hiệu quả tài chính đạt được là tốt.
2.2.8. Các nhân tố vĩ mô
2.2.8.1. Tăng trưởng GDP (GROWTH)
Khi nền kinh tế có xu hướng tăng nhanh, tốc độ GDP qua các năm tăng ổn định
sẽ tác động đến nhu cầu của gia đình, doanh nghiệp và Nhà nước. GDP tăng lên sẽ k o
Thang Long University Library
21
theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về
chủng loại, chất lượng, thị hiếu… dẫn đến tăng lên quy mô thị trường, doanh nghiệp
có thể dễ dàng hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Điều này đến lượt nó lại đòi h i các
doanh nghiệp phải đáp ứng trong từng thời k , nghĩa là nó tác động đến tất cả các mặt
hoạt động quản trị như hoạch định, lãnh đạo, tổ chức, kiểm soát và ra các quyết định
không chỉ về chiến lược và chính sách kinh doanh, mà cả về các hoạt động cụ thể như
cần phải sản xuất hàng hóa, dịch vụ gì, cho ai, bao nhiêu và vào lúc nào. Nếu doanh
nghiệp thực hiện tốt các công việc trên sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh phát triển,
đem lại hiệu quả tài chính tốt.
2.2.8.2. Lạm phát (I)
Lạm phát là một trong những yếu tố có tác động tích cực lẫn tiêu cực với tốc độ
tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau với mức độ ảnh hưởng tổng thể
khác nhau, phụ thuộc đáng kể vào cơ cấu thể chế (cả nhà nước và tư nhân) của nền
kinh tế, phụ thuộc vào khả năng thích nghi với mức lạm phát hiện hành và khả năng
dự báo lạm phát. Do đó, lạm phát vừa phải được xem là giúp tăng trưởng kinh tế thông
qua khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, huy động vốn và tăng tính linh hoạt tỷ giá.
Tỷ lệ lạm phát thấp có thể giúp bôi trơn thị trường hàng hóa, lao động và tăng tính linh
hoạt tương đối đối với giá cả. Nếu giá cả giảm xuống với tính linh hoạt thấp và nếu
các ngành khác nhau có mức cầu và năng suất tăng không đồng đều thì giá cả sẽ tăng
nhẹ có thể tạo ra một mức độ linh hoạt giá cả cả tương đối lớn cần thiết cho sự phân bổ
hiệu quả các nguồn lực.
Khi lạm phát tăng quá cao thường đồng nghĩa với việc chi phí đầu vào cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tăng lên. Ví dụ, lạm phát tăng khiến
chi phí lãi vay của doanh nghiệp đắt đ hơn bởi vì các tổ chức cho vay như ngân hàng
thương mại đã phải nâng lãi suất huy động lên để đảm bảo lãi suất thực dương cho
người gửi tiền. Khi chi phí sản xuất tăng cao, giá thành các sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp sẽ phải tăng theo để đảm bảo sản xuất – kinh doanh hoặc có lợi nhuận.
Mặt khác, khi có yếu tố lạm phát tăng cao thì thu nhập thực tế của người dân giảm
đáng kể. Bởi vậy sức tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ sụt giảm do giá
bán cao, đặc biệt trong ngắn hạn và khi người tiêu dùng tìm tới các sản phẩm thay thế.
Nói các khác khi có yếu tố lạm phát tăng cao thì khó bán được hàng hóa dẫn tới thiếu
hụt tài chính cho sản xuất kinh doanh, việc tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh
khó thực hiện được. Từ đó lợi nhuận mục tiêu của doanh nghiệp khó được đảm bảo và
thậm chí sụt giảm, dẫn tới lợi nhuận k vọng của doanh nghiệp trong tương lai bị định
giá thấp. Kết quả là hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng theo hướng
suy giảm với các mức độ khác nhau.
22
Trong đề tài nghiên cứu của Nguyên (2014), nghiên cứu về các nhân tố tác động
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các CTCP ngành xây dựng ở Việt Nam cho thấy
tỷ lệ lạm phát là nhân tố có tác động âm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh tuy nhiên
tương đối yếu ( với hệ số hồi quy là -0,1666). Cụ thể lạm phát tác động duy nhất lên
ROE, không có tác động lên ROS và ROA.
2.3. Khung nghiên cứu
Dựa trên các cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu
quả tài chính đã phân tích ở trên, dưới đây là bảng tổng hợp các biến và giả thiết để
tiến hành nghiên cứu mối tương quan với hiệu quả tài của các CTCP ngành BĐS
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bảng 2.7. ác nhân tố ảnh hư ng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Nhân tố ảnh hƣởng Biến đo lƣờng Giả thiết
Khả năng thanh toán CR, QR, H, LONGR (+) / (-)
Quy mô của công ty Tổng doanh thu (+) / (-)
Hình thức sở hữu của doanh
nghiệp
Tỷ lệ sở hữu nhà nước (+) / (-)
Thời gian hoạt động của doanh
nghiệp Số năm hoạt động (+) / (-)
Đòn bẩy tài chính Tổng tài sản / VCSH
(+) / (-)
Cấu trúc tài sản Tỷ lệ TSCĐ / Tổng tài sản (+) / (-)
Thang Long University Library
23
Chu k kinh doanh
Thời gian luân chuyển hàng lưu
kho + thời gian thu nợ trung bình
(+) / (-)
Tăng trưởng GDP (+) / (-)
Lạm phát (+) / (-)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Trong đó: (+) tác động cùng chiều , (-) tác động ngược chiều
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Qua chương 2: Tổng quan lý thuyết về hiệu quả tài chính và các nhân tố tác
động đến hiệu quả tài chính, nghiên cứu đã đưa ra được những cơ sở lý luận nền tảng
cho vấn đề hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bao gồm khái niệm, các chỉ tiêu
phản ánh hiệu quả tài chính. Trong chương này, nghiên cứu cũng đưa ra một số yếu
tố được đánh giá sẽ tác động tới hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhân tố được xem x t bao gồm cả
các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp (yếu tố vĩ mô).
Qua chương này, tác giả đã rút ra được khung nghiên cứu cho đề tài với các
biến nhân tố được xem x t sẽ tác động tới hiệu quả tài chính của các CTCP ngành
BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là: khả năng thanh toán, quy mô
công ty, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, hình thức sở hữu của doanh nghiệp,
cấu trúc tài sản, đòn bẩy tài chính, tăng trưởng GDG và lạm phát. Đây sẽ là cơ sở
nghiên cứu, đánh giá cho các bước nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
24
CHƢƠNG 3.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Qua sơ đồ nghiên cứu trên, để phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp ta cần thực hiện những bước sau:
Bước 1: Xác định các chỉ tiêu cần phân tích
Dựa vào lý thuyết về các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp đã nêu ở chương 2, đề tài nghiên cứu sẽ sử dụng ba chỉ tiêu là ti suất sinh lời
trên doanh thu (ROS), tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỉ suất sinh lời trên
VCSH (ROE) làm thước đo lường hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm
yết trên TTCK Việt Nam.
Ngoài ra, đề tài cũng chỉ ra 12 nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các
doanh nghiệp, đó là: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả
năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán nợ dài hạn, quy mô công ty, hình thức
sở hữu của doanh nghiệp, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính,
cấu trúc tài sản, chu k kinh doanh, tăng trưởng GDP và lạm phát.
Bước 2: Thu thập và xử lý dữ liệu
Dựa trên các chỉ tiêu đo lường, các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính đã
được xác định ở bước 1, ta sẽ tiến hành thu thạp các số liẹu liên quan của các CTCP
ngành BĐS niêm yết trên TTCK Viẹt Nam trong thời gian 5 nam (2010 – 2014) thông
qua các báo cáo tài chính đã được kiểm toán đầy đủ.
Đối với các chỉ tiêu không có sẵn số liẹu cụ thể, ta sẽ tiến hành tính toán thông
qua các công thức đã được nêu ở chương 2. Số liẹu thu thạp sẽ được sắp xếp mọt cách
khoa học và hợp lý để thuạn tiẹn cho viẹc chạy phần mềm.
Xác
định các
chỉ tiêu
cần
phân
tích
Thu
thập và
xử lý dữ
liệu
Phân
tích
thống kê
mô tả
Kiểm
tra dữ
liệu
Phân
tích hệ
số tương
quan
Pearson
(r)
Kiểm
định sự
phù hợp
của mô
hình
Thang Long University Library
25
Bước 3: Phân tích thống kê mô tả
Sau khi thu thập và xử lý dữ liệu, ta sẽ tiến hành phân tích thống kê mô tả, tức là
mô tả những dữ liệu đã được xử lý bằng các ph p tính, các chỉ số thống kê. Qua bước
thống kê mô tả này ta có thể nắm bắt khái quát được hiệu quả tài chính và các nhân tố
tác động đến hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt
Nam.
Bước 4: Kiểm tra dữ liệu
Trước khi phân tích hồi quy tuyến tính và xây dựng mô hình hồi quy, ta cần phải
kiểm tra dữ liệu. Bởi kiểm tra dữ liệu là một bước quan trọng để ta xác định tính chính
xác, chuẩn mực của dữ liệu thu thập, từ đó sẽ giúp cho các kết quả phân tích có sự
chính xác cao hơn. Để kiểm tra dữ liệu ta sẽ dùng kiểm định đa cộng tuyến và kiểm
định tự tương quan.
Bước 5: Phân tích hệ số tương quan Pearson (r)
Hệ số tương quan Person (r) để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến. Từ
việc xác định được hệ số tương quan r ta có thể lựa chọn biến độc lập, biến phụ thuộc
cho mô hình hồi quy. Qua đó, ta có thể đánh giá xem biến độc lập và biến phụ thuộc
có mối quan hệ cùng chiều, ngược chiều hay không có mối liên hệ với nhau, bên cạnh
đó ta cũng có thể xác định được mức độ tương quan của mạnh hay yếu của chúng.
Bước 6: Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Trong nghiên cứu này, ta sẽ sử dụng hệ số xác định R2
( R square) và giá trị p-
value (Sig.) để kiểm định sự phù hợp của mô hình. Dựa vào R2
ta sẽ đánh giá được mô
hình tốt hay không tốt, p-value giúp đánh giá được mức độ phù hợp, ý nghĩa thống kê
của mô hình.
Cuối cùng ta sẽ xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội để phản ánh mối quan
hệ giữa các nhân tố tác động với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, giải thích mô
hình và đưa ra mô hình cuối cùng phù hợp nhất.
3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Trong khóa luận này, nguồn dữ liệu mà tác giả thu thập được chủ yếu là nguồn
dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ các Báo cáo tài chính ( Bảng cân đối kế toán, Báo
cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh báo
cáo tài chính) hàng năm đã được kiểm toán đầy đủ của 54 CTCP ngành BĐS niêm yết
trên TTCK Việt Nam, cụ thể là Sở giao dịch giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và
Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSX) trong khoảng thời gian 5
năm từ năm 2010 đến năm 2014. Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo từ một số bài báo
nghiên cứu, phân tích trên các tạp chí, trang web điện tử về kinh tế. Bên cạnh đó,
26
nghiên cứu cũng sử dụng các Báo cáo thường niên để thu thập được các số liệu về tỷ lệ
sở hữu cổ phần trong các công ty. Một số trang web điện tử mà tác giải sử dụng để thu
thập số liệu như: cophieu68.vn, hnx.vn, hsx.vn, finance.vietstock.vn…
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập, dữ liệu sẽ được lưu trữ trong file excel một cách khoa học để
thuận tiện cho việc kiểm soát, nhập dữ liệu và chạy phần mềm. Tiếp đó, tác giả sẽ sử
dụng phần mềm SPSS 20 để tiến hành phân tích số liệu. Công việc phân tích sẽ được
tiến hành theo thứ tự 5 bước và bằng 5 phương pháp sau đây:
3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của
dữ liệu đã thu thập được. Từ thống kê mô tả, ta sẽ biết được các thuộc tính cơ bản như
giá trị nh nhất (Minimum), giá trị lớn nhất ( Maximum), giá trị trung bình (Mean), độ
lệch chuẩn (Standard Deviation).
3.2.2.2. Phương pháp kiểm định đa cộng tuyến
GS.TS. Nguyễn Quang Dong, TS. Nguyễn Thị Minh (Giáo trình inh tế lượng –
NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2012 – trang 235) cho rằng khi giữa các biến độc
lập không có quan hệ đa cộng tuyến hoàn hảo nhưng có mối liên hệ tuyến tính khá
chặt chẽ, ta nói rằng mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến.
Khi trong mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến cao sẽ làm cho hệ số xác định R2
lớn, gây ra một số hậu quả cho các ước lượng OLS như: khoảng tin cậy trở nên rộng,
nghĩa là ước lượng k m chính xác, không cung cấp được thông tin hữu ích, hệ số ước
lượng dễ mất đi ý nghĩa thống kê (sai số chuẩn quá lớn làm cho các tỷ số t trở nên quá
b )… Chính vì vậy, ta cần kiểm định đa cộng tuyến để kiểm tra tính chính xác của mô
hình, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục tốt nhất.
Để xem x t mô hình hồi quy có hiện tượng đa cộng tuyến hay không, t sẽ sử
dụng kiểm định Collinearity dialogistic và đánh giá thông qua độ chấp nhận
(Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (VIF – variance inflation factor). Một quy
ước chung là nếu VIF > 10, Tolerance < 0,1 thì đấy là dấu hiệu đa cộng tuyến cao.
3.2.2.3. Phương pháp kiểm định tự tương quan
Khi mô hình có hiện tượng tự tương quan, nghĩa là sai số ngẫu nhiên u tại các
thời điểm khác nhau là có tương quan với nhau (Nguồn: GS.TS. Nguyễn Quang Dong,
TS. Nguyễn Thị Minh – Giáo trình inh tế lượng – NXB Đại học Kinh tế quốc dân
năm 2012 – trang 295).
Khi mô hình có hiện tượng tự tương quan sẽ gây ra một số hậu quả như phương
sai của các hệ số ước lượng thu được bằng phương pháp OLS bị chệch (thường thấp
hơn giá trị thực), khoảng tin cậy tìm được thường b hơn khoảng tin cậy đúng, từ đó
Thang Long University Library
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưngXác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018
Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018
Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quangPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quanghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưngXác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tảiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
 
Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018
Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018
Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
Phân tích khả năng thanh toán và một số giải pháp nâng cao khả năng thanh toá...
 
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
 
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quangPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
 
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAYĐề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
 
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAYĐề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
 
Vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu
 Vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu Vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu
Vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu
 
Đề tài khả năng thanh toán công ty chế biến thực phẩm
Đề tài khả năng thanh toán công ty chế biến thực phẩmĐề tài khả năng thanh toán công ty chế biến thực phẩm
Đề tài khả năng thanh toán công ty chế biến thực phẩm
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAY
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAYĐề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAY
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho ngân hàng, HAY
 

Similar to Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...NOT
 
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đại siêu thị mê li...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đại siêu thị mê li...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đại siêu thị mê li...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đại siêu thị mê li...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...NOT
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàngPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoànghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...
Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...
Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đôPhân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đôhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (20)

Đề tài nhân tố tác động đến giá cổ phiếu công ty dầu khí
Đề tài nhân tố tác động đến giá cổ phiếu công ty dầu khíĐề tài nhân tố tác động đến giá cổ phiếu công ty dầu khí
Đề tài nhân tố tác động đến giá cổ phiếu công ty dầu khí
 
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
 
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
 
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
Mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lởi nghiên cứu điển hìn...
 
Đề tài khả năng sinh lời công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài  khả năng sinh lời công ty bất động sản, ĐIỂM CAOĐề tài  khả năng sinh lời công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
Đề tài khả năng sinh lời công ty bất động sản, ĐIỂM CAO
 
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừaNăng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đại siêu thị mê li...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đại siêu thị mê li...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đại siêu thị mê li...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đại siêu thị mê li...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần Việt Trung, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàngPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần việt trung thịnh hoàng
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...
Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...
Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...
 
Đề tài tình hình tài chính công ty kiểm toán và tư vấn, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty kiểm toán và tư vấn, HAY, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty kiểm toán và tư vấn, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty kiểm toán và tư vấn, HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đôPhân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại cát thàn...
 
Đề tài tình hình tài chính công ty dịch vụ thương mại, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty dịch vụ thương mại, HAY, ĐIỂM 8Đề tài tình hình tài chính công ty dịch vụ thương mại, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty dịch vụ thương mại, HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 

Recently uploaded (20)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 

Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HÀ NỘI – 2015 SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHẠM SƠN TÙNG MÃ SINH VIÊN : A21522 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HÀ NỘI – 2015 Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Chu Thị Thu Thuỷ Sinh viên thực hiện : Phạm Sơn Tùng Mã sinh viên : A21522 Chuyên ngành : Tài chính Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ cũng như động viên từ nhiều phía. Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới giảng viên hướng dẫn của em – ThS. Chu Thị Thu Thủy. Cô là người luôn luôn tận tâm, tận lực, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện Khóa luận này. Ngoài ra, thông qua Khóa luận này, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy giáo, cô giáo đang giảng dạy tại trường Đại học Thăng Long, những người đã truyền lửa, truyền đam mê và kiến thức về kinh tế từ những môn học cơ bản nhất, giúp em có được nền tảng về chuyên ngành Tài chính như hiên tại, từ đó có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và những người bạn của em đã luôn bên cạnh động viên và ủng hộ em trong suốt quãng thời gian thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 6 tháng 7 năm 2015 Sinh viên Phạm Sơn Tùng
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài khóa luận “Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là công trình nghiên cứu do em thực hiẹn, với sự huớng dẫn, h trợ từ giảng viên ThS. Chu Thị Thu Thủy. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luạn van này là trung thực và chua từng đuợc ai công bố trong bất k công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 6 tháng 7 năm 2015 Sinh viên Phạm Sơn Tùng Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu..........................................................2 1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................3 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................3 1.5. Kết cấu của đề tài .....................................................................................................3 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH...................................5 2.1. Tổng quan về hiệu quả tài chính.............................................................................5 2.1.1. Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả tài chính........................................................5 2.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả.........................................................................................5 2.1.1.2. Khái niệm về hiệu quả tài chính.........................................................................5 2.1.2. Thước đo hiệu quả tài chính..................................................................................6 2.1.2.1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) ..............................................................7 2.1.2.2. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ............................................................7 2.1.2.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) .....................................................8 2.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính.........................................................8 2.2.1. Khả năng thanh toán (Liquidity)...........................................................................8 2.2.1.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn.........................................................................10 2.2.1.2. Khả năng thanh toán dài hạn...........................................................................10 2.2.2. Quy mô công ty (SIZE).........................................................................................11 2.2.3. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp (STATE) ..................................................13 2.2.4. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE)...................................................16 2.2.5. Đòn bẩy tài chính (DFL)......................................................................................17 2.2.6. Cấu trúc tài sản (AS)............................................................................................18 2.2.7. Chu kỳ kinh doanh (BS).......................................................................................19 2.2.8. Các nhân tố vĩ mô.................................................................................................20 2.2.8.1. Tăng trưởng GDP (GROWTH) .......................................................................21 2.2.8.2. Lạm phát (I) ......................................................................................................21
  • 6. 2.3. Khung nghiên cứu ..................................................................................................22 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................24 3.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................................24 3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu .....................................................25 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu..............................................................................25 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................26 3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả............................................................................26 3.2.2.2. Phương pháp kiểm định đa cộng tuyến............................................................26 3.2.2.3. Phương pháp kiểm định tự tương quan...........................................................26 3.2.2.4. Phương pháp phân tích tương quan Pearson..................................................27 3.2.2.5. Phương pháp hồi quy tuyến tính ......................................................................27 3.3. Các biến nghiên cứu và đo lƣờng các biến nghiên cứu.......................................28 3.3.1. Mô hình nghiên cứu.............................................................................................28 3.3.2. Các biến và giả thuyết nghiên cứu ......................................................................29 3.3.2.1. Biến phụ thuộc...................................................................................................29 3.3.2.2. Biến độc lập .......................................................................................................30 CHƢƠNG 4. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM….................................................................................................................34 4.1. Đặc điểm của ngành bất động sản ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính..............34 4.2. Thực trạng hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ...................................................35 4.2.1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) ................................................................36 4.2.2. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)..............................................................40 4.2.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) .......................................................44 4.3. Thực trạng các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các Công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.......49 4.3.1. Khả năng thanh toán............................................................................................49 4.3.1.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) ..............................................................49 4.3.1.2. Khả năng thanh toán nhanh (QR) ..................................................................53 4.3.1.3. Khả năng thanh toán tổng quát (H) ................................................................56 4.3.1.4. Khả năng thanh toán dài hạn (LONGR) .........................................................58 4.3.2. Quy mô công ty (SIZE).........................................................................................60 4.3.3. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp (STATE) ..................................................63 4.3.4. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE)...................................................64 4.3.5. Đòn bẩy tài chính (DFL)......................................................................................65 Thang Long University Library
  • 7. 4.3.6. Cấu trúc tài sản (AS)............................................................................................68 4.3.7. Chu kỳ kinh doanh (BS).......................................................................................69 4.3.8. Các nhân tố vĩ mô.................................................................................................72 4.3.8.1. Tăng trưởng GDP (GROWTH) .......................................................................72 4.3.8.2. Lạm phát (I) ......................................................................................................73 CHƢƠNG 5. NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................75 5.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu...........................................................................75 5.2. Kết quả kiểm tra dữ liệu........................................................................................81 5.2.1. Kiểm định đa cộng tuyến......................................................................................81 5.2.2. Kiểm định tự tương quan.....................................................................................82 5.3. Phân tích tƣơng quan Pearson ..............................................................................83 5.4. Phân tích hồi quy tuyến tính..................................................................................88 5.4.1. Đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô hình ...............................................88 5.4.2. Kiểm định các nhân tố tác động ..........................................................................89 5.4.2.1. Mô hình 1: Biến phụ thuộc ROS......................................................................90 5.4.2.2. Mô hình 2: Biến phụ thuộc ROA......................................................................92 5.4.2.3. Mô hình 3: Biến phụ thuộc ROE......................................................................94 5.4.3. Kết quả của mô hình ............................................................................................97 CHƢƠNG 6. Kết luận và một số kiến nghị ............................................................101 6.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu.................................................................................101 6.2. Một số hạn chế của đề tài nghiên cứu.................................................................102 6.3. Một số kiến nghị....................................................................................................103 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ BĐS Bất động sản CTCP Công ty cổ phần HTK Hàng tồn kho ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROS Tỷ suất sinh lời trên doanh thu TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn TTCK Thị trường chứng khoán VCSH Vốn chủ sở hữu Thang Long University Library
  • 9. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Bảng 2.1. Một số nghiên cứu về hiệu quả tài chính ........................................................6 Bảng 2.2. Một số nghiên cứu về khả năng thanh toán ...................................................9 Bảng 2.3. Một số nghiên cứu về quy mô công ty..........................................................11 Bảng 2.4. Một số nghiên cứu về đòn bẩy tài chính .......................................................17 Bảng 2.5. Một số nghiên cứu về cấu trúc tài sản...........................................................18 Bảng 2.6. Nghiên cứu về chu k kinh doanh ................................................................19 Bảng 2.7. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ..................22 Bảng 4.1. Thống kê ROS từ năm 2010 đến năm 2014..................................................36 Bảng 4.2. Thống kê ROA từ năm 2010 đến năm 2014.................................................40 Bảng 4.3. Thống kê ROE từ năm 2010 đến năm 2014..................................................44 Bảng 4.4. Thống kê khả năng thanh toán ngắn hạn từ năm 2010 đến năm 2014 .........49 Bảng 4.5. Thống kê khả năng thanh toán nhanh từ năm 2010 đến năm 2014 ..............52 Bảng 4.6. Thống kê khả năng thanh toán tổng quát từ năm 2010 đến năm 2014 .........56 Bảng 4.7. Thống kê khả năng thanh toán dài hạn từ năm 2010 đến năm 2014 ............58 Bảng 4.8. Thống kê quy mô công ty từ năm 2010 đến năm 2014 ................................60 Bảng 4.9. Thống kê hình thức sở hữu của doanh nghiệp ..............................................63 Bảng 4.10. Thống kê thời gian hoạt động của doanh nghiệp tính đến năm 2014.........64 Bảng 4.11. Thống kê đòn bẩy tài chính từ năm 2010 đến năm 2014............................65 Bảng 4.12. Thống kê cấu trúc tài sản từ năm 2010 đến năm 2014 ...............................68 Bảng 4.13. Thống kê chu k kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2014..........................69 Bảng 4.14. Thống kê tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát của Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2014.................................................................................................................72 Bảng 5.1. Kết quả thống kê mô tả .................................................................................75 Bảng 5.2. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến .................................................................81 Bảng 5.3. Kết quả kiểm định tự tương quan .................................................................82 Bảng 5.4. Ma trận hệ số tương quan Pearson (r)...........................................................83 Bảng 5.5. Kết quả đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô hình .............................88 Bảng 5.6. Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc ROS .....................................89 Bảng 5.7. Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc ROS theo mô hình điều chỉnh .......................................................................................................................................90 Bảng 5.8. Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc ROA.....................................91
  • 10. Bảng 5.9. Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc ROA theo mô hình điều chỉnh .......................................................................................................................................92 Bảng 5.10. Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc ROE...................................93 Bảng 5.11. Kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc ROE theo mô hình điều chỉnh ..............................................................................................................................94 Bảng 5.12. Kết quả các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính thông qua phân tích hồi quy tuyến tính..........................................................................................................96 Biểu đồ 4.1. Thống kê ROS từ năm 2010 đến năm 2014..............................................36 Biểu đồ 4.2. Thống kê ROA từ năm 2010 đến năm 2014.............................................40 Biểu đồ 4.3. Thống kê ROE từ năm 2010 đến năm 2014 .............................................44 Biểu đồ 4.4. Thống kê khả năng thanh toán ngắn hạn từ năm 2010 đến năm 2014 .....49 Biểu đồ 4.5. Thống kê khả năng thanh toán nhanh từ năm 2010 đến năm 2014 ..........53 Biểu đồ 4.6. Thống kê khả năng thanh toán tổng quát từ năm 2010 đến năm 2014.....56 Biểu đồ 4.7. Thống kê khả năng thanh toán dài hạn từ năm 2010 đến năm 2014 ........58 Biểu đồ 4.8. Thống kê quy mô công ty từ năm 2010 đến năm 2014 ............................60 Biểu đồ 4.9. Thống kê đòn bẩy tài chính từ năm 2010 đến năm 2014..........................66 Biểu đồ 4.10. Thống kê cấu trúc tài sản từ năm 2010 đến năm 2014 ...........................68 Biểu đồ 4.11. Thống kê chu k kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2014......................70 Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................24 Sơ đồ 3.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam .......................................................28 Thang Long University Library
  • 11. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 0.1. Mã chứng khoán và tên công ty niêm yết của ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam (2010 – 2014) Phụ lục 0.2. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp (STATE), năm thành lập và thời gian hoạt động (AGE) tính đến năm 2014 của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam Phụ lục 0.3. Tỷ suất sinh lởi trên doanh thu (ROS) và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam (2010 – 2014) Phụ lục 0.4. Tỷ suất sinh lởi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam (2010 – 2014) Phụ lục 0.5. Khả năng thanh toán nhanh (QR) và khả năng thanh toán tổng quát (H) của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam (2010 – 2014) Phụ lục 0.6. Khả năng thanh toán dài hạn (LONGR) và đòn bẩy tài chính (DFL) của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam (2010 – 2014) Phụ lục 0.7. Quy mô công ty (SIZE) được đo bằng tổng doanh thu của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam (2010 – 2014) Phụ lục 0.8. Cấu trúc tài sản (AS) và chu k kinh doanh (BS) của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam (2010 – 2014)
  • 12. 1 CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hiẹu quả tài chính là vấn đề co bản trong sản xuất kinh doanh của mọt hình thái kinh tế xã họi. Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế tiến hành sản xuất kinh doanh phải đạt mục tiêu hiẹu quả nói chung và hiệu quả tài chính nói riêng lên hàng đầu. Doanh nghiẹp sản xuất kinh doanh có hiẹu quả là doanh nghiẹp th a mãn tối đa nhu cầu về hàng hóa – dịch vụ của xã hội trong giới hạn cho ph p của các nguồn lực hiẹn có và thu đuợc nhiều lợi nhuạn nhất, đem lại hiẹu quả cho xã hội cũng như bản thân doanh nghiệp là cao nhất. Nhu vạy, có thể nói mục đích chính của sản xuất kinh doanh là lợi nhuạn. Lợi nhuạn là mục tiêu truớc mắt, hiệu quả tài chính là mục tiêu lâu dài và thuờng xuyên của hoạt đọng sản xuất kinh doanh. Ngành bất động sản là ngành có nhiều tiềm năng phát triển, chiếm tỷ trọng và đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam. Theo Thứ trưởng Bộ xây dựng ông Nguyễn Trần Nam trích dẫn số liệu từ Viện Tin học và Kinh tế ứng dụng, tỷ trọng BĐS trong tổng tài sản quốc gia ở các nước khác nhau nhưng thường chiếm trên 40% tổng giá trị tài sản quốc gia đó. Các hoạt động liên quan đến BĐS chiếm 30% tổng các hoạt động của nền kinh tế. Thực tế, ta có thể thấy rằng ngành bất động sản đã đóng góp một khối lượng tài sản lớn, đó là những công trình bất động sản như nhà cửa, trung tâm thương mại, các cao ốc, các công trình kiến trúc cho người dân, cho doanh nghiệp và Nhà nước. Bất động sản là một ngành có những đặc thù riêng như quy mô lớn, thâm dụng vốn, nhạy cảm với chu k kinh tế và xã hội; bởi vậy vấn đề đặt ra đó là đòi h i nhà quản lý phải giải quyết những vấn đề trên thật tốt để giúp các doanh nghiệp ngành bất động sản đạt được hiệu quả tài chính sao cho tốt nhất. Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng đóng băng, tính thanh khoản k m khiến cho tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành bất động sản rơi vào tình trạng khó khăn. Khi xem x t hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2014, tác giả nhận thấy rất nhiều công ty cổ phần niêm yết hoạt động kinh doanh thua l dẫn tới hiệu quả tài chính âm như CTCP địa ốc dầu khí (PVL), CTCP đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (SJS), CTCP nhà Việt Nam (NVN), CTCP BĐS du lịch Ninh Vân Bay (NVT),… nhưng ngược lại, một số công ty đạt được hiệu quả tài chính với các hệ số khả năng sinh lời cao như Tập đoàn Vingroup – CTCP (VIC), CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG), CTCP phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc (IDV),… Từ đó, tác giả đặt ra câu h i
  • 13. 2 “Những nhân tố nào đã tác động đến hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam? Mức độ tác động như thế nào? Sự thay đổi to lớn về môi truờng kinh doanh có thể đồng thời tạo ra những co họi và thách thức cho các CTCP ngành BĐS, sau khi trả lời được hai câu h i trên, hàng loạt câu h i khác mà tác giả tự đặt ra như “Các doanh nghiệp cần làm gì để giảm bớt những tác động xấu đến hiệu quả tài chính? Làm thế nào để sử dụng hiệu quả vốn và các nguồn lực khác của doanh nghiệp? Trong điều kiẹn cạnh tranh gay gắt nhu vạy, làm thế nào để duy trì, cải thiện và nâng cao hiẹu quả tài chính, tạo ra lợi nhuạn cho doanh nghiẹp? . Đây là mọt câu h i lớn và không dễ trả lời đối với các doanh nghiệp nói chung và các nhà quản trị của các CTCP ngành BĐS nói riêng. Xuất phát từ tầm quan trọng cũng nhu tính cấp bách của vấn đề hiẹu quả tài chính và sự cần thiết phải tìm hiểu các nhân tố tác đọng đến hiẹu quả tài chính nhằm nâng cao nang lực cạnh tranh của các doanh nghiẹp trong ngành BĐS nên trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Thăng Long, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu Bài nghiên cứu sẽ được thực hiện nhằm trả lời cho các câu h i sau: - Hiệu quả tài chính là gì? - Thước đo hiệu quả tài chính là gì? - Các nhân tố cơ bản nào tác động đến hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS? - Thực trạng hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS như thế nào? 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu Tổng hợp và đưa ra những cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính, các thước đo hiệu quả tài chính và hình thành mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dựa trên các số liệu thực tế thu thập được để xem x t thực trạng, đồng thời phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, kiểm định sự phù hợp của mô hình và đưa kết luận về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của các công ty. Thang Long University Library
  • 14. 3 Đưa ra một số kiến nghị cho các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính để đạt được hiệu quả tài chính tốt nhất thông qua kết quả phân tích và kiểm định thu được. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2014. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp định tính: Qua việc thu thập thông tin, dùng phương pháp thống kê mô tả, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Phương pháp định lượng: Sử dụng phần mềm SPSS 20 để xác định hệ số hồi quy, trên cơ sở đó xây dựng phương trình các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính. Từ đó, kiểm định sự tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các công ty trên. Khi quá trình kiểm định hoàn tất, tiến hành phân tích kết quả và đưa ra một số kiến nghị phù hợp với hiện trạng của ngành Bất động sản. Tài liệu sử dụng trong khóa luận gồm nguồn tài liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính trong giai đoạn 2010 – 2014 đã được kiểm toán của 54 CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nguồn tài liệu sơ cấp được thu thập qua các giáo trình và các nghiên cứu đã được công bố. 1.5. Kết cấu của đề tài Chương 1. Mở đầu: Đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về ngành BĐS và vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, từ đó liên hệ tới vấn đề hiệu quả tài chính và đưa ra tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, đồng thời khái quát về cách thức để nghiên cứu đề tài. Chương 2. Tổng quan lý thuyết về hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính: Đưa ra các cơ sở lý luận, các lý thuyết về hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở các lý thuyết nêu trên, trình bày quy trình cụ thể sẽ được tiến hành để nghiên cứu về đề tài trong thực tiễn.
  • 15. 4 Chương 4. Thực trạng hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Nêu lên đặc điểm của ngành BĐS, thực trạng hiệu quả tài chính thông qua các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE và thực trạng các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 5. Nội dung kết quả nghiên cứu: Dựa trên các số liệu thống kê thực tế thu thập được đưa ra các phân tích, đánh giá, kiểm định sự đúng đắn của mô hình các nhân tố ảnh hưởng được xây dựng. Từ đó đưa ra kết quả nghiên cứu và giải thích mô hình các nhân tố tác động. Chương 6. Kết luận và một số kiến nghị: Từ những nội dung kết quả nghiên cứu thu được đưa ra một số giải pháp, kiến nghị về việc hoạt động, quản lý công ty để đạt được hiệu quả tài chính tốt đối với các CTCP ngành BĐS tại Việt Nam hiện nay. Thang Long University Library
  • 16. 5 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 2.1. Tổng quan về hiệu quả tài chính 2.1.1. Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả tài chính 2.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới; nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả là nghĩa là hiệu suất, năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung hiệu quả là năng suất lao động, được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. (Nguồn: http://daitudien.net/kinh-te-hoc/kinh-te-hoc-ve-hieu-qua.html) 2.1.1.2. Khái niệm về hiệu quả tài chính Trước hết, bản chất của hiệu quả tài chính chính là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Hiệu quả kinh doanh còn thể hiện sự vận dụng kh o l o của các nhà quản trị doanh nghiệp giữa lý luận và thực tế nhằm khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, nhân công để nâng cao lợi nhuận. Vậy hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực; tài chính của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất. ( Nguồn: PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc – Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính – NXB Đại học Kinh tế quốc dân ( 2013) – Trang 199) Thực chất của hiệu quả tài chính là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp trong một k nhất định, tùy theo yêu cầu của các nhà quản trị kinh doanh. Nếu gọi H là hiệu quả tài chính ( hiệu quả kinh doanh) thì H được thể hiện theo công thức toán học như sau: H = ết quả đ u ra Yếu tố đ u vào Công thức trên phản ánh cứ 1 đồng chi phí đầu vào ( vốn, nhân công, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị… ) thì tạo ra được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra như doanh thu, lợi nhuận… trong một k kinh doanh, chỉ tiêu này càng cao chứng t hiệu quả tài chính của doanh nghiệp càng tốt.
  • 17. 6 Trong đề tài khóa luận này, tác giả sẽ đưa ra những nghiên cứu trước đây về thước đo để đo lường hiệu quả tài chính từ đó nêu lên những thước đo sẽ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, phân tích. Dưới đây là một số nghiên cứu về thước đo hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. 2.1.2. Thước đo hiệu quả tài chính Bảng 2.1. Một số nghiên cứu về hiệu quả tài chính Thƣớc đo Nghiên cứu Lợi suất cổ tức (DY) - Ming, TC & Gee, CS 2008 - Ongore, VO 2011 Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Hu, Y & Izumida, S 2008 Tỉ suất sinh lời trên VCSH (ROE) Hu, Y & Izumida, S 2008 Tỉ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) - Le, TV & Buck, T 2011 - Jenkins, M, Ambrosini, V & Collier, N 2011 Tỉ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROI) - Shah, SZA, Butt, SA & Saeed, MM 2011 - Jenkins, M, Ambrosini, V & Collier, N 2011 Hệ số giá trị thị trường (Marris và Tobin’s Q) Tian, L & Estrin, S 2008 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các nghiên cứu trước) Trước hết, việc sử dụng thước đo nào để đánh giá về hiệu quả tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng. Có rất nhiều các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính doanh nghiệp, nhưng các chỉ tiêu thường được sử dụng nhất trong các nghiên cứu có thể chia thành hai loại chính là các hệ số giá trị kế toán hay còn gọi là các hệ số về lợi nhuận và các hệ số giá trị thị trường hay còn gọi là các hệ số về tăng trưởng tài sản. Theo như nghiên cứu của Hu, Y & Izumida, S năm 2008 cho biết các chỉ tiêu lợi nhuận được dùng nhiều nhất bao gồm tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỉ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE). Bên cạnh đó, hai nghiên cứu của Ming & Gee 2008 và Ongore 2011 còn sử dụng chỉ số lợi suất cổ tức (DY), nghiên cứu của Le & Buck 2011 sử dụng chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), hay trong nghiên cứu năm 2011 của Shah, Butt & Saeed lại sử dụng chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) để đo lường hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Shah, Butt & Saeed thì cách sử dụng ROI lại chính là ROA. Đối với nhóm hệ số giá trị thị trường, theo nghiên cứu của Tian, L & Estrin, S năm 2008, hai hệ số Marris và Tobin’s Q cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Trong đó hệ số Marris được tính là tổng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu so với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu, và hệ số Tobin’s Q được tính là giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu cộng với giá trị sổ sách các khoản nợ phải trả so với Thang Long University Library
  • 18. 7 giá trị sổ sách của tổng tài sản. Tuy nhiên, các hệ số này chỉ đánh giá được hiệu quả của phần vốn sở hữu Nhà nước, bởi lẽ nó chỉ phản ánh được trực tiếp mức độ tăng trưởng giá trị VCSH trong cơ cấu vốn doanh nghiệp. Nhìn chung ROS, ROA, ROE là ba thước đo được sử dụng phổ biến nhất trong việc đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Trong khóa luận này, tác giả sẽ sử dụng ba chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bởi các chỉ tiêu này có thể phản ánh được cách nhìn quá khứ, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, khả năng tạo ra lợi nhuận mà các công ty đã đạt được trong các k kế toán vừa qua ra sao, không những thế các chỉ tiêu này còn giúp cho chúng ta có một cách nhìn dễ dàng trong việc so sánh các doanh nghiệp cùng ngành với nhau. Bên cạnh đó, sự kết hợp của ba nhóm hệ số này có thể đưa ra cho nhà quản lý, lãnh đạo các công ty, cổ đông và thị trường những đánh giá bao quát về hiệu quả tài chính trong quá khứ cũng như tiềm năng lợi nhuận và tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp. 2.1.2.1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) Khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp là những chiến lược dài hạn, quyết định tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả tài chính. Song mục tiêu cuối cùng của nhà quản trị không phải doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế. Do vậy để tăng lợi nhuận sau thuế cần phải duy trì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc đốc tăng của chi phí, khi đó mới có sự tăng trưởng bền vững. Mặt khác chỉ tiêu này cũng thể hiện trình độ kiểm soát chi phí của các nhà quản trị nhằm tăng sự cạnh tranh trên thị trường, chỉ tiêu này được xác định như sau: T suất sinh l i trên doanh thu (ROS)= ợi nhuận sau thuế oanh thu thu n Chỉ tiêu này cho biết trong một kì phân tích, doanh nghiệp nhận được 1 đồng doanh thu thuần thì sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng t hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt, hiệu quả tài chính đạt được càng cao. Đó là nhân tố giúp nhà quản trị mở rộng thị trường, tăng doanh thu. Chỉ tiêu này thấp thì hiệu quả tài chính đạt được càng thấp, bởi vậy nhà quản trị cần tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận. 2.1.2.2. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Trong quá trình tiến hành những hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mong muốn mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ nhằm tăng trưởng mạnh, nâng cao hiệu quả tài chính. Do vậy nhà quản trị thị trường thường đánh giá hiệu quả sử dụng các tài sản đã đầu tư, được xác định bằng công thức:
  • 19. 8 T suất sinh l i trên tổng tài sản (RO ) = ợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong một kì phân tích, doanh nghiệp b ra 1 đồng tổng tài sản để đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng t hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, hiệu quả tài chính đạt được càng cao và ngược lại. Đó là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tư theo chiều rộng như xây dựng nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị, mở rộng thị phần tiêu thụ… điều đó càng đặc biệt quan trọng đối với các công ty hoạt động trong ngành BĐS. Bởi để có những khối BĐS lớn, có giá trị cao như nhà đất, chung cư cao cấp, các cao ốc,… thì các doanh nghiệp phải b ra một khối lượng tài sản lớn để tu sửa, xây dựng, mở rộng quy mô sản xuất. Vì vậy chỉ số ROA sẽ có tác dụng lớn trong việc đánh giá xem các doanh nghiệp ngành BĐS đã sử dụng hiệu quả tốt tài sản hay chưa. 2.1.2.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh là mục tiêu của mọi nhà quản trị, chỉ tiêu này được xác định như sau: T suất sinh l i trên SH (RO )= ợi nhuận sau thuế ốn chủ s h u bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong một kì phân tích, doanh nghiệp đầu tư 1 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng t hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp và ngược lại. Đó cũng là nhân tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính. 2.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính 2.2.1. Khả năng thanh toán (Liquidity) Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính gi a các khoản có khả năng thanh toán trong kì với các khoản phải thanh toán trong kì. ( Nguồn: PGS.TS. ưu Thị Hương, PGS.TS. ũ uy Hào – Tài chính doanh nghiệp – NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2010 – Trang 77). Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giá chất lượng tài chính và hiệu quả tài chính. Đây cũng là những thông tin hữu ích mà các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán thường hay quan tâm để đạt được các mục tiêu của mình trên thương trường kinh doanh. Khi đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp có nhiều cách tiếp cận tùy theo những mục tiêu khác nhau. Đánh giá khả năng thanh toán thông qua số liệu trên Bảng cân đối kế toán và Thuyết minh Báo Thang Long University Library
  • 20. 9 cáo tài chính được thể hiện qua các chỉ tiêu như hệ số khả năng thanh toán ngay, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán tổng quát… Bảng 2.2. Một số nghiên cứu về khả năng thanh toán Thƣớc đo Nghiên cứu Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (CR) - Mr. Mou Xu - Nguyễn Thị Nguyên, 2014 Khả năng thanh toán nhanh (QR) - Khalifa Mohamed Khalifa,
 Zurina Shafii, 2013 - Nguyễn Thị Nguyên, 2014 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các nghiên cứu trước) Nghiên cứu của Mr. Mou Xu về hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải 50 (SS50) chỉ ra rằng khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp. Cụ thể CR tác động cùng chiều lên ROS và ROE và không có tác động đến ROA, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không lớn. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các CTCP ngành xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam của Nguyên (2014) cũng sử dụng chỉ tiêu CR để đo lường mức độ ảnh hưởng của khả năng thanh toán đến hiệu quả tài chính, kết quả cho thấy hệ số hồi quy trong mô hình có ROE là biến phụ thuộc là -6,433, tức là CR có tác động ngược chiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty xây dựng ở Việt Nam, tuy nhiên mức độ tác động cũng tương đối yếu. Ngược lại với nghiên cứu của Mr. Mou Xu là nghiên cứu của Khalifa & Zurina về hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất dầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Libya (LSM). Trong nghiên cứu này hai ông đã sử dụng khả năng thanh toán nhanh (QR) để xem x t tác động của khả năng thanh toán đến hiệu quả tài chính. Kết quả cho thấy QR có tác động cùng chiều lên ROA là chỉ số đại diện cho hiệu quả tài chính. Nghiên cứu của Nguyên cũng cho thấy QR tác động mạnh đến ROE mà không tác động đến ROS, ROA; kết quả cho thấy QR có tác động tương đối mạnh và cùng chiều với hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam. Nhìn chung, qua các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra hai tác động của khả năng thanh toán đến hiệu quả tài chính đó là cùng chiều và ngược chiều. Trong để tài, tác giả sẽ xem x t khả năng thanh toán có tác động như thế nào đến hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam. Dưới đây là một số lý thuyết về khả năng thanh toán.
  • 21. 10 2.2.1.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn Nợ ngắn hạn đó là các khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn dưới một năm kể từ ngày phát sinh. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả người bán, cán bộ công nhân viên, thuế nộp ngân sách, vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn phải trả… Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp, k o dài thường xuất hiện rủi ro tài chính, làm giảm hiệu quả tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy ra kể cả trong điều kiện chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát cao. Khả năng thanh toán ngắn hạn được đo lường bằng một số chỉ tiêu sau:  Hệ số khả năng thanh toán nhanh (QR): hả năng thanh toán nhanh = Tài sản ng n hạn Hàng tồn kho Nợ ng n hạn Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn. Cũng giống như các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này cao quá hay thấp quá cũng gây nên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp giảm.  Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (CR): hả năng thanh toán ng n hạn = Tài sản ng n hạn Nợ ng n hạn Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị của tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng tốt và ngược lại. Chỉ tiêu này cao chứng t một bộ phận của tài sản ngắn hạn được đầu tư từ nguồn vốn ổn định, đây là nhân tố làm tăng tính tự chủ trong hoạt động tài chính. Chỉ tiêu thấp, k o dài có thể dẫn đến doanh nghiệp phụ thuộc tài chính, ảnh hưởng không tốt hiệu quả tài chính. 2.2.1.2. Khả năng thanh toán dài hạn Nợ dài hạn là các khoản nợ mà công ty có nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn trên một năm kể từ ngày phát sinh.. Nợ dài hạn là doanh nghiệp là một bộ phận của nguồn vốn ổn định dùng để đầu tư các tài sản dài hạn như tài sản cố định, bất động sản đầu tư, chứng khoán dài hạn… Chính vì vậy khả năng thanh toán nợ dài hạn là vô cùng quan trọng bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính của công ty. Khả năng thanh toán dài hạn thường sử dụng những chỉ tiêu sau:  Khả năng thanh toán tổng quát (H) của công ty là một chỉ tiêu tài chính cơ bản, nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Các quyết định cho doanh nghiệp vay bao nhiêu tiền, thời hạn bao nhiêu, có nên bán chịu cho khách hàng hay không… tất cả các Thang Long University Library
  • 22. 11 quyết định đó đều dựa vào thông tin về khả năng thanh toán tổng quát. Khả năng thanh toán tổng quát càng cao, càng tốt đó là nhân tố quan trọng hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho vay tiền. Ngược lại nếu khả năng thanh toán tổng quát thấp, k o dài có thể dẫn tới doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản. Do vậy khả năng thanh toán tổng quát là một chỉ tiêu quan trọng nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn trong các hoạt động kinh doanh, góp phần đảm bảo an toàn, phát triển vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả tài chính. Khả năng thanh toán tổng quát được xác định như sau: hả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản Tổng nợ phải trả Khi H 1: chứng t doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán, khi đó tình hình của doanh nghiệp khả quan, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh, đem lại hiệu quả tài chính tốt. Khi H < 1: chứng t doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, chỉ tiêu này càng nh dẫn tới doanh nghiệp sắp bị giải thể hoặc phá sản trong tương lai.  Khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định như sau: hả năng thanh toán dài hạn = Tài sản dài hạn Nợ dài hạn Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nợ dài hạn đối với toàn bộ giá trị thuần của tài sản cố định và đầu tư dài hạn…, chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thanh toán dài hạn càng tốt, sẽ góp phần nâng cao hiệu quản tài chính, ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. 2.2.2. Quy mô công ty (SIZE) Bảng 2.3. Một số nghiên cứu về quy mô công ty Thƣớc đo Nghiên cứu Tổng số lao động Trương Đông Lộc & Trần Quốc Tuấn, 2009
  • 23. 12 Tổng doanh thu Đoàn Ngọc Phi Anh, 2010 Tổng tài sản - Đ Dương Thanh Ngọc, 2011 - Simerly & Li (2000) - Athanasoglou và các cộng sự (2005) - Papadognas (2007) - Amato và Burson (2007) - Falope và Ajilore (2009) - Flamini và các cộng sự (2009) - Amarjit và các cộng sự (2010) - Dr. Amal và các cộng sự (2012) (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các nghiên cứu trước) Quy mô được xem là dấu hiệu đầu tiên để các nhà đầu tư biết đến công ty. Một công ty có quy mô lớn sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường. Do đó hầu hết các công ty đều hướng tới việc mở rộng quy mô để tận dụng lợi thế quy mô lớn. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp niêm yết có quy mô lớn thường là những doanh nghiệp do nhà nước nắm cổ phần chi phối, vì vậy những doanh nghiệp này có nhiều cơ hội huy động các nguồn vốn từ bên ngoài hơn, nhất là các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu Nhà nước. Quy mô của công ty có thể được đo lường bằng số lượng nhân viên, tổng doanh thu hay tổng tài sản. Trong phạm vi khóa luận, tác giả sẽ sử dụng thước đo tổng doanh thu để đánh giá quy mô của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Có rất nhiều những nghiên cứu trước đây tìm hiểu về mối quan hệ giữa quy mô với hiệu quả tài chính của công ty. Qua các nghiên cứu này, tác giả đã rút ra được hai lý thuyết ngược chiều nhau về mối quan hệ giữa quy mô với hiệu quả tài chính của công ty. Thứ nhất, quy mô và hiệu quả tài chính của công ty có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Theo kết luận của Simerly & Li (2000) cho rằng các nghiên cứu về tài chính trước đây đã chỉ ra rằng quy mô công ty có thể dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai, chính vì vậy mà việc quản lý hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn và có những biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu mức rủi ro cho công ty, từ đó có thể đạt được hiệu quả tài chính tốt hơn. Theo Flamini và các cộng sự (2009) cho rằng các công ty có quy mô lớn hơn có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các công ty có quy mô nh hơn trong hoạt động kinh doanh trên thị trường và đạt được mức lợi nhuận cao hơn. Một nghiên Thang Long University Library
  • 24. 13 cứu khác của Athanasoglou và các cộng sự (2005) đã chỉ ra việc mở rộng quy mô giúp nâng cao được hiệu quả tài chính của các ngân hàng. Năm 2007 Papadognas đã tiến hành phân tích hiệu quả tài chính trên một mẫu gồm 3035 doanh nghiệp ở Hy Lạp đã chỉ ra lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi quy mô của công ty. Amato và Burson (2007) đã kiểm tra mối quan hệ giữa quy mô và lợi nhuận cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Với các đặc điểm kỹ thuật phân tích tuyến tính trong mô doanh nghiệp, các tác giả cho thấy quy mô nh đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của công ty. Ở Việt Nam, nghiên cứu về hiẹu quả tài chính của các co sở chế biến to xo dừa ở tỉnh Trà Vinh của Trương Đông Lộc và Trần Quốc Tuấn đã cho thấy ROE có tương quan tỷ lệ thuận với quy mô, cụ thể là ROE sẽ tăng lên 0,007% khi cơ sở sử dụng thêm một lao động. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) sử dụng thước đo tổng doanh thu để đo lường quy mô của 428 doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam, kết quả cho thấy quy mô có tác động cùng chiều lên cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp này. Thứ hai, quy mô và hiệu quả tài chính của công ty không có mối liên hệ với nhau như nghiên cứu của Amarjit và các cộng sự (2010) cho thấy không có mối liên quan giữa quy mô doanh nghiệp và tỷ suất lợi nhuận. Nghiên cứu của Falope và Ajilore (2009) sử dụng một mẫu gồm 50 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tại Nigeria cũng cho thấy không có sự thay đổi đáng kể về hiệu quả tài chính trong việc quản lý vốn hay mở rộng quy mô giữa các doanh nghiệp lớn và nh . Năm 2011, nghiên cứu của Đ Dương Thanh Ngọc về “Các yếu tố tài chính tác đọng đến hiẹu quả hoạt đọng kinh doanh của các doanh nghiẹp ngành xây dựng niêm yết trên thị truờng chứng khoán Viẹt Nam đã đưa ra kết luận quy mô của doanh nghiệp không có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, nguyên nhân là do các doanh nghiệp có quy mô lớn thì lợi nhuạn sẽ tang nhung mức tang của lợi nhuạn không đủ lớn dẫn tới tỷ suất lợi nhuạn trên tổng tài sản không tang hoạc tang không đáng kể. Nhu vạy cá doanh nghiệp có quy mô lớn chua chắc là kinh doanh hiẹu quả hon các doanh có quy mô nh hon. 2.2.3. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp (STATE) Sở hữu nhà nước trong các công ty là một đặc điểm riêng của các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ta sẽ xem x t hai trường hợp là doanh nghiệp có sở hữu nhà nước và doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước. Theo Điều 3, khoản 5, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (2003) có viết “Doanh nghiệp có cổ ph n, vốn góp chi phối của Nhà nước là doanh nghiệp mà cổ ph n hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước gi quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó”. Có nhiều quan điểm về mối quan hệ giữa hình thức sở hữu của doanh nghiệp với hiệu quả tài chính, dưới đây là một số nghiên cứu đáng chú ý về vấn đề này.
  • 25. 14 Thứ nhất, hầu hết các công trình nghiên cứu về sở hữu Nhà nước đều cố gắng chứng minh rằng sở hữu Nhà nước có tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Với 2610 quan sát là các doanh nghiệp lớn nhất ở 12 nước Châu Âu, dữ liệu được thu thập trong thời gian 6 năm (1990 – 1995), bằng phương pháp hồi quy sử dụng sở hữu Nhà nước là một trong nhiều biến độc lập, bao gồm sở hữu của ngân hàng, các công ty phi tài chính, gia đình, nhà đầu tư nước ngoài, chính phủ, nhà đầu tư có tổ chức, Thomsen & Pedersen (2000) đã thu được kết quả nghiên cứu cho thị trường châu Âu. Các tác giả đã chỉ ra rằng nếu cổ đông lớn nhất trong doanh nghiệp là một gia đình, một công ty khác, hoặc chính phủ, thì tất cả các phần vốn này đều có tác động ngược chiều đối với hiệu quả tài chính doanh nghiệp (ví dụ, vốn chính phủ tăng một đơn vị tương đương với hiệu quả tài chính giảm một số đơn vị nhất định). Đối với các nước đang phát triển, những kết quả nghiên cứu tương tự cũng được công bố: sở hữu của Nhà nước làm giảm hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Ongore (2011) sử dụng cách tiếp cận kết hợp cả yếu tố cấu trúc sở hữu và tỷ lệ tập trung sở hữu trong nghiên cứu của mình đối với 42 công ty niêm yết (CTNY) ở Kenya và đã xác nhận rằng sở hữu của chính phủ trong các doanh nghiệp niêm yết nước này có quan hệ ngược chiều với hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân cụ thể của mối quan hệ ngược chiều giữa hình thức sở hữu với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, như nghiên cứu của Janet (2009), Ongore (2011) cho rằng sở hữu Nhà nước có tính quan liêu và tiêu tốn một lượng vốn lớn. Hay nghiên cứu của Bhatti & Sarwet (2012) nêu rõ những nguyên nhân chính dẫn đến kết quả kinh doanh tồi tệ của một trong những DNNN lớn nhất Pakistan là Tổng công ty đường sắt Pakistan (Pakistan Railways), đó là cơ chế quản lý tài chính k m, hệ thống thông tin quản lý thiếu hụt, thiếu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính chủ chốt được thống nhất, và có tình trạng tham nhũng trong doanh nghiệp. Thứ hai, một số nghiên cứu cho thấy tác động cùng chiều của phần vốn Nhà nước đối với hiệu quả tài chính doanh nghiệp, nhưng trong một số nhóm doanh nghiệp nhất định. Những kết quả này chủ yếu tìm thấy đối với các CTNY trên thị trường Trung Quốc. Cho đến tháng 6/2011, cổ đông lớn nhất trong 150 công ty lớn nhất Trung Quốc vẫn là Chính phủ và các doanh nghiệp do Nhà nước chi phối chiếm tới 80% tổng vốn hóa thị trường cổ phiếu nước này, so với ở Nga và Brazil lần lượt là 62% và 38% (The Economist, 21/1/2012). Trên thị trường này, Tian & Estrin (2008) đã tiến hành một nghiên cứu với cơ sở dữ liệu là hơn 9.000 quan sát trong 10 năm (1994 - 2000) trên TTCK Trung Quốc. Các tác giả rút ra được kết quả là sở hữu của Nhà nước không làm giảm hiệu quả công ty mà có tác động cùng chiều nếu tỷ lệ sở hữu Nhà nước đạt từ 25% trở lên trong doanh nghiệp. Cụ thể, mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính doanh nghiệp và sở hữu Nhà nước có dạng chữ U: giá trị công ty giảm Thang Long University Library
  • 26. 15 khi tỷ lệ sở hữu Nhà nước tăng lên, nhưng sẽ bắt đầu tăng từ ngưỡng nói trên. Kết quả tìm được của Tian & Estrin (2008) gợi ý rằng trong điều kiện một nước chuyển đổi như Trung Quốc, phần vốn Nhà nước nếu đạt một mức độ đủ lớn nhất định hoàn toàn có thể đóng góp vào việc tăng giá trị công ty. Một đóng góp quan trọng khác trong khía cạnh này và cũng trên thị trường Trung Quốc là nghiên cứu của LI, Sun & Zou (2009). Đáng chú ý là các tác giả đề tài cho rằng do cổ phần Nhà nước nắm giữ bị hạn chế giao dịch, nên chỉ tiêu hiệu quả tài chính là Tobin’s Q được điều chỉnh giảm theo các tỷ lệ 70% và 80% để phản ánh chính xác hơn giá thị trường của cổ phiếu các doanh nghiệp có vốn góp Nhà nước. Nghiên cứu này phát hiện ra rằng sự biến động của kết quả kinh doanh theo phần vốn Nhà nước phụ thuộc vào mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp; cụ thể, các tác giả phát hiện ra tác động ngược chiều tương đối lớn giữa phần vốn Nhà nước với hiệu quả tài chính nhưng chỉ đối với các doanh nghiệp có lợi nhuận cao. Nói cách khác, đối với các doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh bình thường trở xuống, không có ảnh hưởng xấu nào đáng kể của phần vốn Nhà nước theo nghiên cứu của LI, Sun và Zou (2009). Thứ ba, có nghiên cứu tìm ra mối liên hệ tương h giữa sở hữu Nhà nước và hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Le & Buck (2011) sử dụng các nhân tố trung gian trong mô hình phân tích và chỉ ra rằng sở hữu Nhà nước không có mối liên quan trực tiếp với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thay vào đó, có một mắt xích liên kết thường bị b qua giữa hai nhóm biến số trên là chi phí đại diện (agency cost) - được tính bằng chi phí hoạt động chia cho doanh thu. Các tác giả đề tài tiến hành thu thập dữ liệu chu i thời gian 3 năm đối với hơn 1.000 CTNY trên TTCK Trung Quốc và kết quả nghiên cứu cuối cùng cho thấy sở hữu Nhà nước có mối quan hệ ngược chiều một cách rõ rệt đối với chi phí đại diện và vì thế có quan hệ cùng chiều với hiệu quả tài chính doanh nghiệp bởi chi phí đại diện thấp (khi sở hữu Nhà nước cao), có nghĩa là hiệu quả tài chính cao. Nhìn chung, Le & Buck (2011) nhìn nhận phần vốn Nhà nước như là một loại tài sản chiến lược thay vì một gánh nặng trong cơ cấu sở hữu công ty. Cuối cùng, có nghiên cứu cho thấy phần vốn Nhà nước không có tác động rõ rệt đối với hiệu quả doanh nghiệp cả theo chiều hướng cùng chiều và ngược chiều. Kole & Mulherin (1997) đã thực hiện một nghiên cứu đối với 17 công ty Mỹ, trong đó Chính phủ Mỹ nắm giữ từ 35 - 100% cổ phần trong vòng từ 1 - 23 năm trong và sau chiến tranh thế giới thứ II. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt lớn giữa các công ty có vốn sở hữu của chính phủ và các công ty tư nhân. Cụ thể, các chỉ tiêu lợi nhuận như ROE, ROA, ROS... đều không có thay đổi đột biến gì trong nhóm 17 công ty trên trong cả ba giai đoạn: trước khi chính phủ nắm giữ, sau khi nắm giữ và sau khi bán lại phần vốn chính phủ. Xu hướng biến động lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng của các công ty này tương đồng với các công ty tư nhân cùng ngành. Các tác giả thừa nhận
  • 27. 16 rằng kết luận này hoàn toàn trái ngược với phần lớn những nghiên cứu đối với các nước phát triển cho rằng sở hữu chính phủ là không hiệu quả; tuy nhiên nguyên nhân chính được chỉ ra là do Chính phủ Mỹ đã ít can thiệp vào các quyết định đầu tư của nhóm các doanh nghiệp này, có sự đánh giá, định giá khách quan, có các công cụ giám sát ban giám đốc doanh nghiệp và có một môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng. Một kết luận đáng chú ý khác là Kole & Mulherin (1997) cho rằng việc đơn thuần chuyển đổi từ phần vốn Nhà nước sang tư nhân (bán cổ phần Nhà nước ra công chúng) sẽ là không đủ để nâng cao hiệu quả tài chính nếu thiếu các điều kiện đi kèm nói trên. Tóm lại, việc xem x t, đánh giá hiệu quả của phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng, đặc biệt tại các nước chuyển đổi khi Nhà nước nắm giữ sở hữu tuyệt đối hoặc chi phối nhiều ngành nghề. Nhìn chung, kết luận phổ biến của các nghiên cứu thực tiễn trên thế giới là phần vốn Nhà nước không đem lại hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những kết quả trái ngược nhau trong một số nghiên cứu nêu trên chứng t rằng sở hữu Nhà nước hoàn toàn có thể đóng góp tích cực vào việc nâng cao lợi nhuận và tăng trưởng cho doanh nghiệp và điều đó phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể nhất định. 2.2.4. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE) Thời gian hoạt động cũng có thể coi là một trong những yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, trong khóa luận này thời gian hoạt được tính từ khi doanh nghiệp thành lập cho đến hiện tại. X t mối quan hệ giữa thời gian hoạt động và hiệu quả tài chính dường như có liên quan về cả lý thuyết và thực tế, có 2 quan điểm trái ngược nhau xoay quanh vấn đề này. Quan điểm thứ nhất, nếu hiệu quả tài chính giảm khi doanh nghiệp hoạt động càng lâu thì đó là mối quan hệ ngược chiều giữa thời gian hoạt động và hiệu quả tài chính (Loderer, Neusser, và Waelchli, 2009). Thời gian hoạt động thực sự có thể giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp hoạt động đã quá lâu cũng có thể dễ đi theo lối mòn, khó thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, khả năng và kỹ năng nắm bắt xu hướng k m nhạy b n, khiến cho hoạt động kinh doanh giảm sút, chậm phát triển, từ đó hiệu quả tài chính cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực (Agarwal và Gort, 2002). Nghiên cứu của Sorensen & Stuart (2000) cũng cho rằng khi các công ty hoạt động đã lâu thì quán tính tổ chức hoạt động trong công ty có xu hướng làm cho bộ máy hoạt động k m linh hoạt và không thể đánh giá một cách chính xác khi môi trường kinh tế có nhiều biến động. Ngược lại với quan điểm trên, quan điểm thứ hai cho rằng thời gian hoạt động và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều. Nghiên cứu của Thang Long University Library
  • 28. 17 Liargovas và Skandalis (2008) cho rằng các công ty lớn hơn sẽ có tay nghề cao bởi họ đã có kinh nghiệm lâu năm và thường những công ty này sẽ có ít những khoản nợ phải trả hơn, do đó hiệu quả tài chính đạt được sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp còn non trẻ. Trong nghiên cứu của Malik (2011) về các công ty ở Pakistan, ông nhận thấy rằng mối quan hệ giữa quy mô và thời gian hoạt động của các công ty với hiệu quả tài chính tỷ lệ thuận với nhau. Nhìn chung, qua các nghiên cứu trong quá khứ tác giả đưa ra giả thuyết rằng thời gian hoạt động và hiệu quả tài chính của các công ty có mối quan hệ không rõ ràng, nó có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều với nhau. 2.2.5. Đòn bẩy tài chính (DFL) Bảng 2.4. Một số nghiên cứu về đòn bẩy tài chính Thƣớc đo Nghiên cứu Hệ số nợ Dr. Amal et Al, 2012 Tỉ lệ đòn bẩy tài chính (LEV) H.gökçehan demirhan, Waseem Anwar, 2014 Đòn bẩy tài chính (DFL) Trương Huyền Trang, 2008 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các nghiên cứu trước) Trong các nghiên cứu trước đây, hệ số nợ, tỉ lệ đòn bẩy tài chính hoặc độ bẩy tài chính là những thước đo mà các nhà nghiên cứu dùng để đo lường đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên thước đo phổ biến nhất là đòn bẩy tài chính. Một số nhà nghiên cứu về mức độ sử dụng nợ của các công ty và đề xuất các yếu tố quyết định của đòn bẩy tài chính bằng cách sử dụng hệ số nợ của doanh nghiệp dựa trên lý thuyết đánh đổi (Trade-off theory) đó là mối quan hệ giữa lá chắn thuế và các chi phí tài chính (Upneja & Dalbor, 2001). Theo lý thuyết đánh đổi về cơ cấu vốn, mức nợ được coi là tối ưu khi mà nó cân bằng lợi ích giữa các khoản nợ và chi phí nợ (Gu, 1993); do đó khi sử dụng các khoản nợ đến một ngưỡng nhất định trong tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên khi các công ty càng sử dụng nợ nhiều thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp sẽ ít hơn nhưng kèm theo đó là rủi ro tài chính của công ty gặp phải sẽ cao hơn. Trong khóa luận này tác giả sẽ sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính để đo lường đòn bẩy tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam. Đòn bẩy tài chính ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế và lãi vay, hay lợi nhuận ròng sẵn có để chia cho các chủ sở hữu. Độ lớn của đòn bẩy tài chính (DFL) được định nghĩa là tỷ lệ % thay đổi của lợi nhuận sau thuế (EAT) hoặc lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) khi có một tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) và nó được tính như sau
  • 29. 18 = T BIT = PS BIT = BIT BIT I ( Nguồn: PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc – Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính – NXB Đại học Kinh tế quốc dân ( 2013) – Trang 284) Đòn bẩy tài chính là sự đánh giá chính sách vay nợ được sử dụng trong việc điều hành doanh nghiệp. Khi đòn bẩy tài chính cao thì chỉ cần một sự thay đổi nh về lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) cũng có thể làm thay đổi với một tỷ lệ cao hơn về lợi nhuận sau thuế so với VCSH, nghĩa là ROE rất nhạy cảm khi EBIT biến đổi. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính với hiệu quả tài chính của công ty, một số nhà nghiên cứu trước đây đã đưa ra hai quan điểm sau: Thứ nhất, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả tài chính. Nghiên cứu của Pandey ( 2007) cho rằng đòn bẩy tài chính là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn của một công ty. Các quyết định tài trợ thông qua đòn bẩy tài chính là một quyết định quản lý quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chi phí vốn, lợi nhuận của cổ đông và giá trị thị trường của công ty. Ghosh, Nag và Sirmans (2000), Berger và Bonaccorsi di Patti (2006) cho thấy một mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa đòn bẩy chính và hoạt động tài chính, tức là khi nợ vay được sử dụng càng nhiều thì hiệu quả tài chính đạt được càng cao. Thứ 2, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả tài chính của công ty. Gupta và các cộng sự (2010) trích dẫn một số nghiên cứu cho thấy những kết quả trái ngược nhau về mối quan hệ giữa sự gia tăng sử dụng nợ trong cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính. Tương tự với quan điểm của Gupta, Gleason và các cộng sự (2000), Simerly và Li (2000) cũng cho thấy mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa hiệu quả tài chính và mức độ đòn bẩy, tức là khi đòn bẩy tài chính được sử dụng càng nhiều thì hiệu quả tài chính đạt được có xu hướng suy giảm. 2.2.6. Cấu trúc tài sản (AS) Bảng 2.5. Một số nghiên cứu về cấu trúc tài sản Thƣớc đo Nghiên cứu Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản - Zeitun, R.and Tian, G.G, 2007 - Onaolapo & Kajola, 2010 
 - Đ Dương Thanh Ngọc, 2011 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các nghiên cứu trước) Trong mọt thế giới có nhiều nguồn thông tin không chắc chắn thì cấu trúc tài sản sẽ có tác đọng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Cấu trúc tài sản là co cấu các loại tài sản ở doanh nghiẹp. Có nhiều cách phân loại cấu trúc tài sản. X t theo tính chất Thang Long University Library
  • 30. 19 luân chuyển. Khi tỷ lẹ TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn, doanh nghiẹp có co họi thế chấp các tài sản này để tiếp cạn các nguồn vốn bên ngoài dễ dàng hon. Qua các nghiên cứu trong quá khứ ta có thể thấy mọt doanh nghiẹp có tỷ lẹ TSCĐ trên tổng tài sản lớn hon thường sử dụng nhiều nợ hon hay cấu trúc tài sản tỉ lệ thuận với hệ số nợ. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiẹp thuọc những ngành đòi h i đầu tư lớn về TSCĐ sẽ hàm chứa mọt nguy co rủi ro lớn do tác đọng của đòn cân định phí cùng với tính chất thanh khoản rất thấp của TSCĐ nên sẽ gây khó khan cho doanh nghiẹp khi chuyển hướng hoạt đọng. Phân tích của một số nhà nghiên cứu nước ngoài như Zeitun & Tian
 (2007), Onaolapo & Kajola (2010) đã chỉ ra rằng tỷ trọng tài sản cố định có tác động ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh, điều này được biểu hiện qua chỉ số ROA. Những công ty có tỷ trọng tài sản cố định cao thì hiệu quả kinh doanh thấp do các công ty này đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định mà không cải tiến được hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đ Dương Thanh Ngọc
(2011) lại chỉ ra rằng tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản không có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Kết quả này không phù hợp với lý thuyết và kết quả nghiên cứu của Zian & Tian, Onaolapo & Kajola. Đ Dương Thanh Ngọc đã giải thích rằng việc đầu tư vào tài sản cố định chưa hiệu quả, doanh nghiệp phải lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị để đầu tư sao cho 1 đồng đầu tư vào tài sản cố định phải tạo ra nhiều hơn 1 đồng lợi nhuận, từ đó hiệu quả kinh doanh (ROA) mới tăng. Nguyên nhân tiếp theo là các doanh nghiệp chưa sử dụng hiệu quả tài sản cố định, cụ thể tài sản cố định chưa được sử dụng hết công suất cũng như chưa khai thác được lợi thế trong việc sử dụng tài sản cố định thế chấp để vay nợ ngân hàng. 2.2.7. Chu kỳ kinh doanh (BS) Bảng 2.6. Nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh Thƣớc đo Nghiên cứu Chu k kinh doanh (BS) Chu Thị Thu Thủy và các cộng sự (2015) (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các nghiên cứu trước) Chu k kinh doanh là khoảng thời gian từ khi khách hàng mua hàng cho đến khi doanh nghiệp thu được tiền bán hàng. Chu kỳ kinh doanh = Thời gian luân chuyển hàng lưu kho + Thời gian thu nợ trung bình Trong đó:
  • 31. 20 Th i gian luân chuyển hàng lưu kho(I P) = 365 Giá vốn hàng bán giá trị lưu kho Hệ số này cho ta biết trong một năm, hàng tồn kho (HTK) quay được bao nhiêu vòng. Vì vậy, thời gian luân chuyển hàng lưu kho là yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính vì nó cho ta biết được việc quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp có đạt hiệu quả tốt hay không. Hệ số này cao chứng t doanh nghiệp quả lý HTK có hiệu quả, tránh được ứ đọng hàng hóa và ngược lại. Tuy nhiên hệ số này còn phải được so sánh với hệ số trung bình ngành. Th i gian thu nợ trung bình( P) = Phải thu khách hàng oanh thu 365 Hệ số này cho biết tốc độ các khoản phải thu chuyển đổi thành tiền. Khi phân tích chỉ số này ngoài việc so sánh giữa các năm, ta cần so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành và so sánh với tỷ số trung bình ngành, doanh nghiệp câng xem x t từng khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ đã quá hạn và có biện pháp xử lý. Hệ số này thấp cho thấy khả năng thanh toán của khách hàng cho doanh nghiệp tốt hay tốc độ thu nợ của doanh nghiệp nhanh chóng. Ngược lại, hệ số này cao này cao chứng t tốc độ thu nợ chậm, doanh nghiệp sẽ bị chiếm dụng vốn từ khách hàng. Qua phân tích trên ta thấy, chu k kinh doanh của doanh nghiệp thấp là tốt. Bởi khi chu k kinh doanh thấp chứng t lượng HTK thấp, không bị ứ đọng nhiều trong kho, lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tốt. Bên cạnh đó, khi chu kì kinh doanh ngắn cũng cho thấy khả năng thu nợ của doanh nghiệp tốt, ít bị chiếm dụng vốn từ khách hàng, số tiền doanh nghiệp thu được từ khách hàng để thực hiện các dự án khác, từ đó giảm thiểu chi phí cơ hội từ việc cho nợ quá lâu. Nghiên cứu của nhóm giảng viên trường Đại học Thăng Long (Chu Thị Thu Thủy và các cộng sự, năm 2015) về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các CTCP phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam cho rằng chu k kinh doanh có tác động âm đến hiệu quả tài chính và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Tác giả cho rằng một công ty quản lý hai loại tài sản lưu động là hàng tồn kho và phải thu khách hàng tốt khiến cho hàng tồn kho và phải thu khách hàng quay vòng nhanh hơn sẽ giúp công ty rút ngắn chu k sản xuất kinh doanh. Từ đó công ty sẽ tiết kiệm được các chi phí đầu tư hàng tồn kho và chi phí phải thu khách hàng, lợi nhuận sẽ gia tăng khiến cho hiệu quả tài chính đạt được là tốt. 2.2.8. Các nhân tố vĩ mô 2.2.8.1. Tăng trưởng GDP (GROWTH) Khi nền kinh tế có xu hướng tăng nhanh, tốc độ GDP qua các năm tăng ổn định sẽ tác động đến nhu cầu của gia đình, doanh nghiệp và Nhà nước. GDP tăng lên sẽ k o Thang Long University Library
  • 32. 21 theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu… dẫn đến tăng lên quy mô thị trường, doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Điều này đến lượt nó lại đòi h i các doanh nghiệp phải đáp ứng trong từng thời k , nghĩa là nó tác động đến tất cả các mặt hoạt động quản trị như hoạch định, lãnh đạo, tổ chức, kiểm soát và ra các quyết định không chỉ về chiến lược và chính sách kinh doanh, mà cả về các hoạt động cụ thể như cần phải sản xuất hàng hóa, dịch vụ gì, cho ai, bao nhiêu và vào lúc nào. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt các công việc trên sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh phát triển, đem lại hiệu quả tài chính tốt. 2.2.8.2. Lạm phát (I) Lạm phát là một trong những yếu tố có tác động tích cực lẫn tiêu cực với tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau với mức độ ảnh hưởng tổng thể khác nhau, phụ thuộc đáng kể vào cơ cấu thể chế (cả nhà nước và tư nhân) của nền kinh tế, phụ thuộc vào khả năng thích nghi với mức lạm phát hiện hành và khả năng dự báo lạm phát. Do đó, lạm phát vừa phải được xem là giúp tăng trưởng kinh tế thông qua khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, huy động vốn và tăng tính linh hoạt tỷ giá. Tỷ lệ lạm phát thấp có thể giúp bôi trơn thị trường hàng hóa, lao động và tăng tính linh hoạt tương đối đối với giá cả. Nếu giá cả giảm xuống với tính linh hoạt thấp và nếu các ngành khác nhau có mức cầu và năng suất tăng không đồng đều thì giá cả sẽ tăng nhẹ có thể tạo ra một mức độ linh hoạt giá cả cả tương đối lớn cần thiết cho sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực. Khi lạm phát tăng quá cao thường đồng nghĩa với việc chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tăng lên. Ví dụ, lạm phát tăng khiến chi phí lãi vay của doanh nghiệp đắt đ hơn bởi vì các tổ chức cho vay như ngân hàng thương mại đã phải nâng lãi suất huy động lên để đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền. Khi chi phí sản xuất tăng cao, giá thành các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ phải tăng theo để đảm bảo sản xuất – kinh doanh hoặc có lợi nhuận. Mặt khác, khi có yếu tố lạm phát tăng cao thì thu nhập thực tế của người dân giảm đáng kể. Bởi vậy sức tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ sụt giảm do giá bán cao, đặc biệt trong ngắn hạn và khi người tiêu dùng tìm tới các sản phẩm thay thế. Nói các khác khi có yếu tố lạm phát tăng cao thì khó bán được hàng hóa dẫn tới thiếu hụt tài chính cho sản xuất kinh doanh, việc tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh khó thực hiện được. Từ đó lợi nhuận mục tiêu của doanh nghiệp khó được đảm bảo và thậm chí sụt giảm, dẫn tới lợi nhuận k vọng của doanh nghiệp trong tương lai bị định giá thấp. Kết quả là hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng theo hướng suy giảm với các mức độ khác nhau.
  • 33. 22 Trong đề tài nghiên cứu của Nguyên (2014), nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các CTCP ngành xây dựng ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ lạm phát là nhân tố có tác động âm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh tuy nhiên tương đối yếu ( với hệ số hồi quy là -0,1666). Cụ thể lạm phát tác động duy nhất lên ROE, không có tác động lên ROS và ROA. 2.3. Khung nghiên cứu Dựa trên các cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính đã phân tích ở trên, dưới đây là bảng tổng hợp các biến và giả thiết để tiến hành nghiên cứu mối tương quan với hiệu quả tài của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bảng 2.7. ác nhân tố ảnh hư ng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Nhân tố ảnh hƣởng Biến đo lƣờng Giả thiết Khả năng thanh toán CR, QR, H, LONGR (+) / (-) Quy mô của công ty Tổng doanh thu (+) / (-) Hình thức sở hữu của doanh nghiệp Tỷ lệ sở hữu nhà nước (+) / (-) Thời gian hoạt động của doanh nghiệp Số năm hoạt động (+) / (-) Đòn bẩy tài chính Tổng tài sản / VCSH (+) / (-) Cấu trúc tài sản Tỷ lệ TSCĐ / Tổng tài sản (+) / (-) Thang Long University Library
  • 34. 23 Chu k kinh doanh Thời gian luân chuyển hàng lưu kho + thời gian thu nợ trung bình (+) / (-) Tăng trưởng GDP (+) / (-) Lạm phát (+) / (-) (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Trong đó: (+) tác động cùng chiều , (-) tác động ngược chiều KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Qua chương 2: Tổng quan lý thuyết về hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính, nghiên cứu đã đưa ra được những cơ sở lý luận nền tảng cho vấn đề hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bao gồm khái niệm, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính. Trong chương này, nghiên cứu cũng đưa ra một số yếu tố được đánh giá sẽ tác động tới hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhân tố được xem x t bao gồm cả các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp (yếu tố vĩ mô). Qua chương này, tác giả đã rút ra được khung nghiên cứu cho đề tài với các biến nhân tố được xem x t sẽ tác động tới hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là: khả năng thanh toán, quy mô công ty, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, hình thức sở hữu của doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, đòn bẩy tài chính, tăng trưởng GDG và lạm phát. Đây sẽ là cơ sở nghiên cứu, đánh giá cho các bước nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
  • 35. 24 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Qua sơ đồ nghiên cứu trên, để phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ta cần thực hiện những bước sau: Bước 1: Xác định các chỉ tiêu cần phân tích Dựa vào lý thuyết về các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp đã nêu ở chương 2, đề tài nghiên cứu sẽ sử dụng ba chỉ tiêu là ti suất sinh lời trên doanh thu (ROS), tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỉ suất sinh lời trên VCSH (ROE) làm thước đo lường hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam. Ngoài ra, đề tài cũng chỉ ra 12 nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp, đó là: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán nợ dài hạn, quy mô công ty, hình thức sở hữu của doanh nghiệp, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, cấu trúc tài sản, chu k kinh doanh, tăng trưởng GDP và lạm phát. Bước 2: Thu thập và xử lý dữ liệu Dựa trên các chỉ tiêu đo lường, các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính đã được xác định ở bước 1, ta sẽ tiến hành thu thạp các số liẹu liên quan của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Viẹt Nam trong thời gian 5 nam (2010 – 2014) thông qua các báo cáo tài chính đã được kiểm toán đầy đủ. Đối với các chỉ tiêu không có sẵn số liẹu cụ thể, ta sẽ tiến hành tính toán thông qua các công thức đã được nêu ở chương 2. Số liẹu thu thạp sẽ được sắp xếp mọt cách khoa học và hợp lý để thuạn tiẹn cho viẹc chạy phần mềm. Xác định các chỉ tiêu cần phân tích Thu thập và xử lý dữ liệu Phân tích thống kê mô tả Kiểm tra dữ liệu Phân tích hệ số tương quan Pearson (r) Kiểm định sự phù hợp của mô hình Thang Long University Library
  • 36. 25 Bước 3: Phân tích thống kê mô tả Sau khi thu thập và xử lý dữ liệu, ta sẽ tiến hành phân tích thống kê mô tả, tức là mô tả những dữ liệu đã được xử lý bằng các ph p tính, các chỉ số thống kê. Qua bước thống kê mô tả này ta có thể nắm bắt khái quát được hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam. Bước 4: Kiểm tra dữ liệu Trước khi phân tích hồi quy tuyến tính và xây dựng mô hình hồi quy, ta cần phải kiểm tra dữ liệu. Bởi kiểm tra dữ liệu là một bước quan trọng để ta xác định tính chính xác, chuẩn mực của dữ liệu thu thập, từ đó sẽ giúp cho các kết quả phân tích có sự chính xác cao hơn. Để kiểm tra dữ liệu ta sẽ dùng kiểm định đa cộng tuyến và kiểm định tự tương quan. Bước 5: Phân tích hệ số tương quan Pearson (r) Hệ số tương quan Person (r) để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến. Từ việc xác định được hệ số tương quan r ta có thể lựa chọn biến độc lập, biến phụ thuộc cho mô hình hồi quy. Qua đó, ta có thể đánh giá xem biến độc lập và biến phụ thuộc có mối quan hệ cùng chiều, ngược chiều hay không có mối liên hệ với nhau, bên cạnh đó ta cũng có thể xác định được mức độ tương quan của mạnh hay yếu của chúng. Bước 6: Kiểm định sự phù hợp của mô hình Trong nghiên cứu này, ta sẽ sử dụng hệ số xác định R2 ( R square) và giá trị p- value (Sig.) để kiểm định sự phù hợp của mô hình. Dựa vào R2 ta sẽ đánh giá được mô hình tốt hay không tốt, p-value giúp đánh giá được mức độ phù hợp, ý nghĩa thống kê của mô hình. Cuối cùng ta sẽ xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội để phản ánh mối quan hệ giữa các nhân tố tác động với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, giải thích mô hình và đưa ra mô hình cuối cùng phù hợp nhất. 3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Trong khóa luận này, nguồn dữ liệu mà tác giả thu thập được chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ các Báo cáo tài chính ( Bảng cân đối kế toán, Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính) hàng năm đã được kiểm toán đầy đủ của 54 CTCP ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam, cụ thể là Sở giao dịch giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSX) trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014. Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo từ một số bài báo nghiên cứu, phân tích trên các tạp chí, trang web điện tử về kinh tế. Bên cạnh đó,
  • 37. 26 nghiên cứu cũng sử dụng các Báo cáo thường niên để thu thập được các số liệu về tỷ lệ sở hữu cổ phần trong các công ty. Một số trang web điện tử mà tác giải sử dụng để thu thập số liệu như: cophieu68.vn, hnx.vn, hsx.vn, finance.vietstock.vn… 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Sau khi thu thập, dữ liệu sẽ được lưu trữ trong file excel một cách khoa học để thuận tiện cho việc kiểm soát, nhập dữ liệu và chạy phần mềm. Tiếp đó, tác giả sẽ sử dụng phần mềm SPSS 20 để tiến hành phân tích số liệu. Công việc phân tích sẽ được tiến hành theo thứ tự 5 bước và bằng 5 phương pháp sau đây: 3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu đã thu thập được. Từ thống kê mô tả, ta sẽ biết được các thuộc tính cơ bản như giá trị nh nhất (Minimum), giá trị lớn nhất ( Maximum), giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Standard Deviation). 3.2.2.2. Phương pháp kiểm định đa cộng tuyến GS.TS. Nguyễn Quang Dong, TS. Nguyễn Thị Minh (Giáo trình inh tế lượng – NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2012 – trang 235) cho rằng khi giữa các biến độc lập không có quan hệ đa cộng tuyến hoàn hảo nhưng có mối liên hệ tuyến tính khá chặt chẽ, ta nói rằng mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến. Khi trong mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến cao sẽ làm cho hệ số xác định R2 lớn, gây ra một số hậu quả cho các ước lượng OLS như: khoảng tin cậy trở nên rộng, nghĩa là ước lượng k m chính xác, không cung cấp được thông tin hữu ích, hệ số ước lượng dễ mất đi ý nghĩa thống kê (sai số chuẩn quá lớn làm cho các tỷ số t trở nên quá b )… Chính vì vậy, ta cần kiểm định đa cộng tuyến để kiểm tra tính chính xác của mô hình, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục tốt nhất. Để xem x t mô hình hồi quy có hiện tượng đa cộng tuyến hay không, t sẽ sử dụng kiểm định Collinearity dialogistic và đánh giá thông qua độ chấp nhận (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (VIF – variance inflation factor). Một quy ước chung là nếu VIF > 10, Tolerance < 0,1 thì đấy là dấu hiệu đa cộng tuyến cao. 3.2.2.3. Phương pháp kiểm định tự tương quan Khi mô hình có hiện tượng tự tương quan, nghĩa là sai số ngẫu nhiên u tại các thời điểm khác nhau là có tương quan với nhau (Nguồn: GS.TS. Nguyễn Quang Dong, TS. Nguyễn Thị Minh – Giáo trình inh tế lượng – NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2012 – trang 295). Khi mô hình có hiện tượng tự tương quan sẽ gây ra một số hậu quả như phương sai của các hệ số ước lượng thu được bằng phương pháp OLS bị chệch (thường thấp hơn giá trị thực), khoảng tin cậy tìm được thường b hơn khoảng tin cậy đúng, từ đó Thang Long University Library