SlideShare a Scribd company logo
1 of 116
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT BÚN
ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI
TRƯỜNG TẠI HUYỆN HÓC MÔN, TP.HỒ CHÍ MINH
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Thái Văn Nam
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thảo Linh
MSSV: 1411090371 Lớp: 14DMT03
TP. Hồ Chí Minh, 2018
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
i
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
 Viện Khoa Hoc Ứng Dụng HUTECH – Đại Học Công Nghệ
Tp.HCM
 Hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp
Em tên là Nguyễn Thị Thảo Linh, sinh viên lớp 14DMT03 – Chuyên Ngành
Kỹ Thuật Môi Trường – Đại Học Công Nghệ Tp.HCM.
Em xin cam đoan thực hiện khóa luận dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Thái
Văn Nam một cách khoa học, chính xác và trung thực.
Các kết quả nghiên cứu trong đồ án hoàn toàn có được từ quá trình điều tra,
nghiên cứu chưa từng được công bố trong bắt kì tài liệu khoa học nào.
Em xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
TP.HCM, ngày ... tháng ... năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Thị Thảo Linh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ii
LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện sau 4 năm học tại trường Đại học
Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, với mong muốn áp dụng những kiến thức đã
tích lũy được khi học tập tại trường vào quá trình nghiên cứu thực tiễn. Được sự
nhất trí của trường và Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech chuyên ngành Kỹ thuật
môi trường, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài đồ án tốt nghiệp “Đánh giá ảnh
hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện
môi trường tại huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh”. Để thực hiện đồ án tốt nghiệp
này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân, đơn vị.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Viện Khoa Học Ứng
Dụng Hutech cùng các quý thầy cô trong trường Đại học Công Nghệ Tp.Hồ Chí
Minh, những người đã trang bị cho em rất nhiều kiến thức trong 4 năm học tại
trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy PGS.TS Thái Văn
Nam, người đã chỉ bảo tận tình, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
đồ án này.
Bên cạnh đó, em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng Tài Nguyên Môi Trường
huyện Hóc Môn đã tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập ở đây. Cảm
ơn những người dân địa phương, các cơ sở sản xuất bún tại huyện Hóc Môn đã
nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin rất giá trị cho em trong quá trình
thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã ủng
hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập của mình. Do hạn chế về
thời gian cũng như kinh nghiệm của bản thân nên đồ án không tránh khỏi có những
thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài đồ án
tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
iii
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................... viii
TÓM TẮT................................................................................................................ ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
3. Yêu cầu của đề tài................................................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................4
1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.................................................................4
1.1.1 Các khái niệm liên quan..............................................................................4
1.2 Tổng quan về làng nghề chế biến nông sản ở Việt Nam...................................7
1.2.1 Giới thiệu chung về làng nghề chế biến nông sản ở Việt Nam...................7
1.2.2 Hiện trạng phát sinh chất thải sản xuất của làng nghề chế biến nông sản
thực phẩm và vấn đề môi trường..........................................................................9
1.2.3 Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất chế biến nông sản thực phẩm đến sức
khỏe của người dân.............................................................................................15
1.3 Một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường làng nghề ....................17
1.3.1 Giải pháp công nghệ..................................................................................17
1.3.2 Giải pháp quản lý ......................................................................................18
1.4 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế _ xã hội huyện Hóc Môn ..............19
1.4.1 Điều kiện tự nhiên .....................................................................................19
1.4.2 Tài nguyên nước........................................................................................21
1.4.3 Điều kiện kinh tế _ xã hội .........................................................................22
1.4.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông.........................................24
1.4.5 Vấn đề môi trường trên địa bàn huyện......................................................25
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................27
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................27
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
iv
2.2 Nội dung nghiên cứu........................................................................................27
2.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................28
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .......................................................28
2.3.2 Phương pháp phỏng vấn............................................................................28
2.3.3 Phương pháp khảo sát thực địa .................................................................28
2.3.4 Phương pháp lấy mẫu................................................................................28
2.3.5 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.....................................................29
2.3.6 Phương pháp phân tích SWOT..................................................................30
2.3.7 Phương pháp tính toán cân bằng vật chất..................................................30
2.3.8 Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp...............................................31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................32
3.1 Hiện trạng sản xuất bún tại huyện hóc môn ....................................................32
3.1.1 Quy mô sản xuất........................................................................................32
3.1.2 Quy trình sản xuất .....................................................................................34
3.1.3 Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho các cơ sở sản xuất bún ......................37
3.1.4 Thông tin chung về các hộ dân được điều tra ...........................................39
3.2 Đánh giá môi trường của các cơ sở sản xuất bún tại huyện Hóc Môn...........41
3.2.1 Hiện trạng môi trường nước......................................................................41
3.2.2 Hiện trạng môi trường không khí..............................................................45
3.2.3 Hiện trạng môi trường chất thải rắn ..........................................................48
3.2.4 Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất bún đến sức khỏe của người
dân ......................................................................................................................50
3.2.5 Ý thức bảo vệ môi trường của người dân..................................................52
3.2.6 Tình hình thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm của chính quyền địa
phương đối với các cơ sở sản xuất bún ..............................................................55
3.3 Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường dựa trên phân tích SWOT ...............55
3.4 Giải pháp về bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất bún ..........................57
3.4.1 Biện pháp khắc phục .................................................................................57
3.4.2 Công tác quản lý........................................................................................58
3.4.3 Giải pháp quy hoạch..................................................................................58
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
v
3.4.4 Giáo dục môi trường nâng cao nhận thức cộng đồng ...............................59
3.4.5 Giải pháp về công nghệ.............................................................................59
3.4.6 Các giải pháp kỹ thuật...............................................................................61
3.4.7 Áp dụng chế tài kinh tế: Người gây ô nhiễm phải trả tiền........................63
3.5 Đề xuất cụm mô hình làng nghề trong tương lai.............................................63
3.5.1 Các yêu cầu đối với mô hình đề xuất ........................................................63
3.5.2 Phân tích đầu vào đầu ra và quá trình chuyển hóa, quá trình chế biến của
làng nghề ............................................................................................................64
3.5.3 Phân tích đầu vào, đầu ra và quá trính chuyển hóa của mô hình xử lý chất
thải mô hình cụm................................................................................................64
3.5.4 Biểu đồ hệ thống năng lượng và vật chất của mô hình.............................65
3.5.5 Đề xuất mô hình xử lý chất thải theo cụm ................................................68
3.5.6 Thông số kỹ thuật các thành phần đơn vị trong mô hình..........................68
3.6 Thảo luận .........................................................................................................92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................93
1.Kết luận...............................................................................................................93
2.Kiến nghị.............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................96
PHỤ LỤC...................................................................................................................1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Anh Tiếng Việt
BOD Biological Oxygen Demand Nhu cầu oxy sinh hóa – thời gian xác
định trong 5 ngày
BVMT Bảo vệ môi trường
CBNSTP Chế biến nông sản thực phẩm
COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa học
CSSX Cơ sở sản xuất
CTR Chất thải rắn
MT Môi trường
QCCP Quy chuẩn cho phép
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QLMT Quản lý môi trường
SS Suspended Solids Hàm lượng chất rắn lơ lửng
TKNL Tiết kiệm năng lượng
TN&MT Tài Nguyên và Môi Trường
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc trưng ô nhiễm tại một số làng nghề CBNSTP trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam và Bình Thuận ..................................................................................................10
Bảng 1.2: Thải lượng các chất ô nhiễm môi trường nước của ngành CBNSTP đến
năm 2010, 2015 và 2020 ...........................................................................................11
Bảng 1.3: Đặc trưng nước thải các làng nghề CBNSTP...........................................12
Bảng 3.1: Sản lượng bún thành phẩm của các CSSX bún........................................38
Bảng 3.2: Định mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu trong 1 ngày của các CSSX bún...38
Bảng 3.3: Định mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu trong 1 năm của các CSSX bún....39
Bảng 3.4: Thông tin chung về hộ sản xuất bún.........................................................40
Bảng 3.5: Thông tin chung về hộ dân sống xung quanh...........................................40
Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước thải của các CSSX bún.....................42
Bảng 3.7: Kết quả phân tích khí thải lò hơi ..............................................................48
Bảng 3.8: Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại các CSSX bún ...............................49
Bảng 3.9: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về MT và công tác QLMT tại
các CSSX bún huyện Hóc Môn ................................................................................56
Bảng 3.10: Các thông số đầu vào của quá trình chuyển hóa ....................................65
Bảng 3.11 Hệ số phát sinh chất thải..........................................................................69
Bảng 3.12: Bảng tổng hợp các thông số đầu vào mô hình........................................69
Bảng 3.13: Bảng tổng hợp các thống số kĩ thuật của hầm ủ.....................................70
Bảng 3.14: Nguyên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất phân compost...................71
Bảng 3.15: Lượng phân bón cho cây trong 1 năm....................................................72
Bảng 3.16: Hiệu xuất xử lý bể anoxic.......................................................................72
Bảng 3.17: Các thông số thiết kế bể Anoxic.............................................................75
Bảng 3.18: Hiệu xuất xử lý của bể Aerotank và lắng sinh học.................................75
Bảng 3.19: các thông số thiết kế bể Aerotank...........................................................83
Bảng 3.20: Các thông số thiết kế bể lắng sinh học ...................................................87
Bảng 3.21: Tổng hợp chi phí đầu tư và nguồn thu của mô hình trong 1 năm ..........88
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.2: Vị trí địa lý huyện Hóc Môn.....................................................................20
Hình 2.1: Vị trí 14 cơ sở sản xuất bún ......................................................................27
Hình 3.1: Nước thải từ quá trình sản xuất bún tồn động (Nguồn: Tác giả chụp) .....33
Hình 3.2: Quy trình sản xuất bún..............................................................................34
Hình 3.3: Quy trình sản xuất bún. (Nguồn: Tác giả chụp)........................................37
Hình 3.4: Ý kiến của các CSSX về chất lượng nước giếng......................................44
Hình 3.5: Hệ thống xử lý nước thải tại các CSSX bún .............................................44
Hình 3.6: Ý kiến của người dân về việc ngửi thấy mùi khó chịu .............................46
Hình 3.7: Mùi hôi nước thải sản xuất bún.................................................................47
Hình 3.8: Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đối với sức khỏe người dân..............51
Hình 3.9: Ý kiến của người dân về vấn đề xả chất thải làm bún ra công cộng ........53
Hình 3.10: Ý kiến của người dân về mâu thuẫn .......................................................54
Hình 3.11: Mô hình xử lý chất thải theo cụm làng nghề sản xuất bún kết hợp với
chăn nuôi heo ............................................................................................................91
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ix
TÓM TẮT
Hóc Môn là một huyện ngoại thành thuộc Tp.HCM. Trên địa bàn huyện có
rất nhiều ngành nghề đang tồn tại và phát triển. Trong đó, có ngành nghề sản xuất
bún đã tồn tại từ rất lâu, có thể coi la một làng nghề nhưng chỉ tồn tại dưới hình
thức cơ sở vừa và nhỏ nằm phân tán trên địa bàn huyện. Hiện nay, có 14 cơ sở tham
gia vào hoạt động sản xuất bún. Sự phát triển của các cơ sở sản xuất bún đã mang
lại thu nhập ổn định cho người dân. Tuy nhiên vấn đề nước thải và chất thải rắn từ
hoạt động sản xuất bún hầu như không được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để mà xả
trực tiếp ra ao, hồ, sông gây ô nhiễm môi trường phá hủy cảnh quan khu vực ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Bằng các phương pháp điều tra, khảo sát, lấy mẫu
phân tích để nghiên cứu hiện trạng môi trường, nguồn phát sinh chất thải và vấn đề
quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất bún tại huyện. Kết quả phân tích mẫu
cho thấy môi trường nước thải tại các cơ sở sản xuất có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng
các chất hữu cơ, các chỉ tiêu BOD vượt 8,5-9,5 lần, COD vượt 4,9-6,3 lần so với
quy chuẩn cho phép. Không khí bị ô nhiễm chủ yếu là do mùi hôi của nước thải, rác
thải phân hủy, vấn đề quản lý chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất vẫn còn bất cập,
chủ yếu là xỉ than. Từ đó đề tài đã đề xuất ra 7 biện pháp quản lý và xử lý chất thải
nhầm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất bún, góp phần
giúp cải thiện các vấn đề về môi trường tại huyện Hóc Môn.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong suốt tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn, hướng đến phát triển ngành nghề quy mô nhỏ và vừa với công nghệ thích hợp
cổ truyền với hiện đại là hướng chiến lược phát triển quan trọng. Ngành nghề nông
thôn phát triển sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị, tạo thêm nhiều việc
làm, tăng thu nhập cho người dân giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Mỗi nghề thực sự là một địa chỉ văn hóa, phản ánh nét văn hóa độc đáo của
từng địa phương, từng vùng. Nghề truyền thống từ lâu đã trở thành một bộ phận
hữu cơ không thể thiếu của văn hóa dân gian. Những giá trị văn hóa chứa đựng
trong các nghề truyền thống ở Thành Phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) đã tạo nên
những nét riêng độc đáo đa dạng nhưng cũng mang bản sắc chung của văn hóa dân
tộc Việt Nam.
Việt Nam là một trong những nước trồng và cung cấp lương thực lớn trên
thế giới. Sản lượng lương thực năm 2005 là 40 triệu tấn. Cùng với sự phát triển
chung của nền kinh tế quốc dân, nhiều khu công nghiệp được xây dựng, nhiều vùng
kinh tế mới được hình thành, và tất nhiên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chế biến của
lương thực cũng tăng lên. Bên cạnh việc xây dựng những nhà máy chế biến lương
thực hiện đại thì tồn tại song song là các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp
truyền thống hoặc kết hợp cả hai phương pháp này.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn tồn tại những bất cập,
đặc biệt là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (MT), ảnh hưởng đến sức khỏe người
dân từ hoạt động sản xuất của các làng nghề. Mức độ ô nhiễm MT trong các làng
nghề truyền thống và các cơ sở ngành nghề nông thôn ngày nay đang ngày càng gia
tăng. Bởi ý thức bảo vệ môi trường (BVMT) còn thấp của con người trong quá trình
sản xuất, các cơ sở sản xuất (CSSX) xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra MT
dẫn đến tình trạng ô nhiễm MT đã và đang xảy ra rất nghiêm trọng ở các ngành
nghề truyền thống ở Việt Nam.
Hóc Môn là một huyện ngoại thành thuộc Tp.HCM. Trên địa bàn huyện có
nhiều ngành nghề nông thôn đang tồn tại và phát triển, trong đó có ngành nghề sản
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
2
xuất bún, bánh phở, hủ tiếu là những ngành nghề đã tồn tại từ rất lâu có thể coi là
làng nghề, tuy nhiên chỉ tồn tại dưới hình thức cơ sở vừa và nhỏ, nằm phân tán trên
địa bàn huyện. Hầu hết các cơ sở chỉ chú trọng vào hoạt động sản xuất mà không
quan tâm hoặc rất ít quan tâm đến việc xử lý chất thải. Hiện tượng xả chất thải trực
tiếp không qua xử lý đã gây ô nhiễm MT nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt,
nước ngầm tại khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất
nông nghiệp của huyện này. Do đó, có rất nhiều ý kiến phản ánh của người dân về
việc gây ô nhiễm MT đối với hoạt động sản xuất của các cơ sở này.
Vì vậy, bên cạnh phát triển kinh tế, việc giải quyết các vấn đề MT các
ngành nghề nông thôn là một trong những tiêu chí để xây dựng làng nghề truyền
thống trong tương lai. Vấn đề đặt ra ở đây là cần tìm hiểu ảnh hưởng của hoạt động
sản xuất bún đến MT, sức khỏe của người dân hiện nay thực sự là cần thiết. Xuất
phát từ vấn đề này, đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến
môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện Hóc Môn Tp.Hồ
Chí Minh”, được thực hiện nhằm nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp đối với
công tác quản lý môi trường (QLMT) và giảm thiểu ô nhiễm MT của các CSSX bún
tại huyện Hóc Môn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng MT và công tác QLMT của các CSSX bún tại huyện
Hóc Môn, Tp.HCM.
- Đề xuất một số giải pháp đối với công tác QLMT và giảm thiểu ô nhiễm
MT của các CSSX bún tại huyện Hóc Môn.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng MT của các CSSX và xác định các nhân tố ảnh hưởng
tới MT.
- Đánh giá hiện trạng công tác QLMT và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp
đối với các CSSX bún tại huyện Hóc Môn.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng MT và đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải thiện
MT của các CSSX bún tại huyện.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
❖ Ý nghĩa khoa học
Đề tài sẽ đánh giá hiện trạng MT sản xuất bún tại huyện Hóc Môn,
Tp.HCM. Đề tài nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần
năng cao hiểu biết về công tác quản lý và xử lý ô nhiễm MT cho CSSX bún. Đồng
thời kết quả nghiên cứu còn phục vụ cho việc học tập và công tác nghiên cứu sau
này.
❖ Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm MT do hoạt động sản xuất bún gây ra,
và đề xuất những giải pháp để cải thiện MT cho các CSSX bún và năng cao chất
lượng MT sống cho cộng đồng dân cư tại huyện Hóc Môn.
Cung cấp thông tin cần thiết cho người dân về hiện trạng MT hiện nay tại
huyện từ đấy giúp cho người dân nhận biết về vấn đề ô nhiễm MT đang xảy ra để
người dân ý thức được vấn đề BVMT.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1.1 Khái niệm môi trường
Theo khoản 1, điều 3 Luật BVMT Việt Nam năm 2005 nêu rõ: “MT bao gồm
các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Thuật ngữ MT có thể được dùng trong nhiều trường hợp khác nhau như MT tự
nhiên, MT kinh tế, MT xã hội…, nhưng trong giới hạn bài khóa luận, đề tài tập
trung vào khái niệm liên quan đến MT tự nhiên. Như vậy, MT là tập hợp các điều
kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện nào đó.
Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại và diễn biến trong MT của nó. Hay
nói rõ ràng hơn thì MT là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con
người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người
như: không khí, nước, đất, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Trong
nguyên lý sinh thái học ứng dụng, các hiện tượng địa chất như khí quyển, thủy
quyển, thạch quyển tồn tại trước sự sống. Trải qua các giai đoạn tiến hóa, các loại
thực vật, động vật và con người đã xuất hiện. Khi đó có sự tương tác giữa cơ thể
sống với các nhân tố đó thì chúng mới trở thành MT. Có nghĩa là khi có các cơ thể
sống mới có MT.
MT sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, xã
hội bao quanh con người và có ảnh hưởng đến sự sống, sự phát triển của từng cá
nhân và toàn bộ cộng đồng người. Nó bao gồm MT tự nhiên, MT xã hội và MT
nhân tạo. MT sống của con người được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Theo
nghĩa rộng thì MT bao gồm tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự
sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh
sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội… Theo nghĩa hẹp thì MT sống của con người chỉ
bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng
cuộc sống của con người [12].
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
5
1.1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường
Theo tổ chức Y tế thế giới: “Ô nhiễm MT được hiểu là việc chuyển các chất
thải hoặc năng lượng vào MT đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con
người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng MT”.
Theo khoản 6, điều 3 Luật BVMT Việt Nam năm 2005: “Ô nhiễm MT là sự
biến đổi của các thành phần MT không phù hợp với tiêu chuẩn MT, gây ảnh hưởng
xấu đến con người và sinh vật.
Trên thế giới, ô nhiễm MT được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng
lượng vào MT đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát
triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng MT. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các
chất thải dạng khí như khí thải, dạng lỏng như nước thải, dạng rắn như chất thải rắn
chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ,
bức xạ.
Nguyên nhân gây ô nhiễm MT có thể là do các hoạt động của quá trình tự
nhiên như thiên tai, bão lũ, núi lửa… Hoặc do hoạt động của con người thực hiện
trong công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất làng nghề, giao thông, chiến tranh, trong
sinh hoạt, mức độ gia tăng dân số... Trong khi con người chưa có biện pháp xử lý
hữu hiệu, nồng độ chất thải ngày càng vượt quá mức tự đồng hóa của MT. Ngày
nay, ô nhiễm MT trở thành hiểm họa đối với đời sống của sinh giới và cả con người
ở bất kỳ phạm vi nào, từ quốc gia, khu vực đến toàn cầu. Đây chính là sản phẩm của
quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra trên thế giới. Ô nhiễm hiện nay đã
lan tràn nhiều nơi, từ đất, nước đến khí quyển, từ bề mặt đất đến lòng đất hay đại
dương.
Ô nhiễm MT là các yếu tố có thể định lượng được, thông qua các cách nhận
biết:
- Bằng trực quan: căn cứ vào màu sắc bất thường của MT nước, bụi..
- Bằng cảm quan: khó chịu.
- Bằng các sinh vật chỉ thị: sự biến mất của các loài sinh vật nhạy cảm với
MT, hoặc sự thay đổi bất thường về tập tính của chúng.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
6
Tuy nhiên, để có cơ sở pháp lý để kết luận MT bị ô nhiễm bởi một yếu tố nào
đó phải dựa vào quy chuẩn môi trường (QCMT) mà Nhà nước ban hành. MT bị ô
nhiễm là sau khi đo đạc, phân tích bằng các phương pháp tiêu chuẩn nằm trong giới
hạn tối đa cho phép của tiêu chuẩn quy định.
Tùy theo phạm vi lãnh thổ mà có ô nhiễm MT toàn cầu, khu vực hay địa
phương mà có tác động lớn đến nền kinh tế - xã hội – sinh thái của con người. Đây
là vấn nạn toàn cầu không chỉ riêng quốc gia nào mà là của toàn nhân loại. Hiện
nay, chúng ta đang phải nỗ lực không ngừng nghỉ ngăn chặn ô nhiễm MT bằng cách
khắc phục và ngăn chặn hậu quả của nó từ nâng cao ý thức, năng lực quản lý hay áp
dụng công nghệ tiên tiến làm sạch chất thải trong quá trình sản xuất trước khi đưa ra
MT.
1.1.1.3 Các dạng ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm nước: là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho
hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay
nhiều chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật, tác động tiêu cực đến sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp và các hoạt động thương mại, nghỉ
ngơi, giải trí…, tùy vào những tiêu chí khác nhau mà ô nhiễm nước được phân loại
khác nhau.
Theo nguồn gốc có ô nhiễm tự nhiên: mưa, bão, gió, lũ lụt…, với tính chất
không xác định nguồn gốc và ô nhiễm nhân tạo, chủ yếu do xả thải từ các vùng dân
cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong nông
nghiệp.
Theo bản chất tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra: ô nhiễm hữu cơ, vô cơ,
hóa chất, sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
Theo vị trí: Ô nhiễm sông, hồ, biển, mặt nước, nước ngầm.
- Ô nhiễm không khí: là sự có mặt của các chất lạ độc hại trong khí quyển,
làm biến đổi thành phần và chất lượng của không khí theo chiểu hướng xấu đối với
sự sống. Ô nhiễm không khí cũng có 2 nguồn: nguồn gốc tự nhiên (do núi lửa, cháy
rừng, gió bụi, quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên…) và nguồn gốc
nhân tạo do các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người gây nên như hoạt
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
7
động công nghiệp tại các nhà mày, làng nghề hay đốt cháy nhiên liệu hóa thạch,
hoạt động giao thông.
- Ô nhiễm đất: là sự biến đổi thành phần chất lượng của lớp đất ngoài cùng
của thạch quyển, dưới tác động tổng hợp nước, không khí đã bị ô nhiễm, rác thải
độc hại…, theo chiều hướng tiêu cực đối với sự sống của sinh vật và con người. Do
các tác nhân sinh học như phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý, ký sinh
trùng…, tác nhân hóa học như chất thải công nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật…, tác
nhân vật lý như nhiệt, phóng xạ. Sa mạc hóa là hiện tượng nguy hiểm nhất của suy
thoái và ô nhiễm đất.
1.2 Tổng quan về làng nghề chế biến nông sản ở Việt Nam
1.2.1 Giới thiệu chung về làng nghề chế biến nông sản ở Việt Nam
Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm (CBNSTP) là một trong những
loại hình làng nghề cổ xưa nhất, các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như
nấu rượu, làm bánh đa nem, đậu phụ, miến dong, bún, bánh gai…, với nguyên liệu
chính là gạo, ngô, khoai, sắn, đậu, và thường gắn với hoạt động chăn nuôi ở quy mô
gia đình, phân tán phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư trong vùng.
Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có 197 làng nghề CBNSTP, chiếm 13,58%
trong tổng số 1450 làng nghề trong cả nước. Các làng nghề này chủ yếu tập trung ở
miền Bắc (134 làng), 42 làng ở miền Trung và miền Nam có 21 làng (Bộ TN&MT,
2011). Trong các làng nghề CBNSTP tuy có thể khác nhau về quy trình sản xuất,
quy trình công nghệ, loại sản phẩm nhưng đều có một số đặc điểm chung sau:
Quy mô sản xuất làng nghề nhỏ (gia đình, thôn, xóm), hình thức sản xuất thủ
công và gần như ít thay đổi về quy trình sản xuất so với thời điểm khi hình thành
làng nghề, thiết bị còn chắp vá và lạc hậu, CSSX xen lẫn trong khu dân cư.
Lực lượng lao động phần nhiều sử dụng lao động lúc nông nhàn, không yêu
cầu trình độ cao, không phân biệt tuổi tác và giới tính, phần lớn có quan hệ họ hàng
dòng họ, họ được đào tạo theo kiểu kinh nghiệm “ cha truyền, con nối”.
Phát triển không theo quy hoạch, không ổn định, có tính thời vụ, thăng trầm
phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
8
Tình hình phát triển của loại hình làng nghề này tại một số tỉnh và thành
phố những năm gần đây như sau:
Ở Bắc Ninh: CBNSTP là loại nghề tiểu thủ công nghiệp phổ biến ở nông
thôn Bắc Ninh và chiếm tỉ trọng cao trong tổng số làng nghề của tỉnh (15 làng,
chiếm 25,4%). Các làng nghề này tập chung chủ yếu ở huyện Yên Phong. Làng
nghề bánh bún thôn Đoài (Tam Giang) và làng rượu Đa Lâm là 2 điển hình tiêu
biểu của loại hính sản xuất này. Các sản phẩm chính của các làng nghề này là bánh
bún khô, mỳ khô, rượu... (Đặng Kim Chi, 2012).
Ở Hưng Yên: Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có rất nhiều làng nghề CBNSTP
theo báo cáo của ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về kế hoạch 5 năm về thực hiện
Nghị định 66/2006/NĐ-CP, ngày 07/7/2006 của chính phủ về phát triển nghề nông
thôn thì trên toàn tỉnh có tổng số 17 làng nghề CBNSTP tập chung chủ yếu ở huyện
Tiên Lữ, huyện Yên Mỹ, Kim Động, Mỹ Hòa,Văn Lâm và thành phố Hưng Yên.
Bao gồm các làng nghề như say sát, làm bánh đa, bánh bún, miến dong, nấu rượu,
chế biến hoa quả vải, táo, nhãn, sản xuất tương bần, đường mật. Nghề say sát, làm
bánh đa, bánh bún, miến dong thu hút khoảng 3000 lao động tham gia nằm rải rác
tại các huyện của tỉnh. Phương pháp sản xuất chỉ là thủ công truyền thống. Các làng
nghề điển hình gồm: làng nghề sản xuất tương bần Yên Nhân, làng nghề nấu rượu
thôn Trương Xá xã Toàn Thắng, làng nghề chế biến táo khô thôn Triết Trụ xã Bình
Minh…
Ở Nam Định: loại hình sản xuất này tại tỉnh có số lượng làng nghề không
nhiều nhưng khá phổ biến. Các sản phẩm chính là bún, bánh cuốn, bánh gai, miến..
Các làng nghề sản xuất bún bánh chủ yếu tập chung trong thành phố Nam Định.
Điển hình cho các làng nghề này là các làng nghề: Phong Lộc - Nam Phong - Thành
phố Nam Định, Làng Kênh - Lộc Vượng - Thành phố Nam Định, làng nghề thôn
Rỏi - Nam Dương - Nam Trực. Các làng nghề này thu hút được một số lượng lao
động đông đảo và đạt số lượng sản phẩm hàng năm cao, khoảng gần 1000 tấn/năm
(Đặng Kim Chi, 2012).
Ở thành phố Hà Nội: ngành nghề CBNSTP có từ lâu đời như nghề làm
miến dong ở Cát Quế, Dương Liễu (Hoài Đức), Hữu Hòa (Thanh Trì); tinh bột sắn
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
9
ở Minh Khai (Hoài Đức), Cộng Hòa, Tân Hòa (Quốc Oai); bún ở thôn Bạt (Ứng
Hòa), Phú Đô (Từ Liêm), Tứ Kì (Hoàng Mai); bánh chưng, bánh giầy thôn Thanh
Khúc (Duyên Hà - Thanh Trì); sản phẩm cốm ở Mễ Trì (Từ Liêm), bánh giầy Quán
Gánh (Thường Tín); nem Phùng (Đan Phượng), bánh cuốn (Thanh Trì)…. Toàn
thành phố có 159 làng có nghề CBNSTP chiếm 11,78% các làng có nghề của Thành
phố. Năm 2009 Thành phố đã công nhận 43 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề. Gía trị
sản xuất đạt 1.480,5 tỷ đồng, thu hút 26.594 hộ với 143.433 lao động. Thu nhập
bình quân 10,3 triệu đồng/người/năm [6].
1.2.2 Hiện trạng phát sinh chất thải sản xuất của làng nghề CBNSTP và vấn đề
môi trường
Hoạt động của các làng nghề đã và đang gây áp lực to lớn đến chất lượng
MT tại các khu vực làng nghề. Bởi phần lớn các làng nghề có quy mô sản xuất nhỏ,
mặt bằng chật hẹp xen kẽ với khu dân cư; quy trình sản xuất thô sơ, lạc hậu, chủ
yếu tận dụng sức lao động, ít áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
gây lãng phí tài nguyên và phát sinh nhiều chất gây ô nhiễm MT, tác động trực tiếp
đến MT sống, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của người dân.
Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng nông thôn như đường xá, cống, rãnh thoát nước
thải không đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất, chất thải không được thu gom
và xử lý, dẫn đến nhiều làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, cảnh quan thiên nhiên
bị phá vỡ để nhường chỗ cho mặt bằng sản xuất và các khu tập kết chất thải. Do đó,
chất lượng môi trường tại hầu hết các khu vực sản xuất trong các làng nghề đã và
đang bị ô nhiễm nặng.
1.2.2.1 Hiện trạng phát sinh chất thải sản xuất của làng nghề CBNSTP
Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ
yếu vào công nghệ và nguyên liệu dùng trong sản xuất. CBNSTP là ngành sản xuất
có nhu cầu nước rất lớn và cũng xả thải ra khối lượng lớn nước thải với mức ô
nhiễm hữu cơ cao.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
10
Bảng 1.1: Đặc trưng ô nhiễm tại một số làng nghề CBNSTP trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam và Bình Thuận
Địa Phương Tên làng nghề Đặc trưng nước thải
Quảng Nam
Làng nghề sản
xuất bún khô
Hòa Thuận
Giá trị BOD5 , COD cao hơn giới hạn QCCP.
Hàm lượng BOD5 gấp 14,2 lần, hàm lượng
COD gấp 8,4 lần QCCP
Làng nghề
sản xuất bún
bánh Cẩm
Thịnh
Các thông số của mẫu nước thải vượt QCCP
là: COD vượt 24,76 lần, BOD5 vượt tới 42,3
lần, SS vượt 5,48 lần so với quy chuẩn, ngoài
ra còn N tổng số, tổng P đều vượt so với quy
chuẩn và Coliform vượt tới 520 lần so với quy
định
Bình Thuận
Làng nghề bánh
tráng Phú Thịnh
Giá trị BOD5, COD, SS cao hơn giới hạn
QCCP. Hàm lượng BOD5 là 730 mg/l, cao
gấp 14,6 lần QCCP. Hàm lượng COD là 1237
mg/l, cao gấp 8,2 lần QCCP.
Làng nghề chế
biến cá cơm
Mũi Né
Giá trị BOD5 cao gấp 59 lần QCCP, COD cao
gấp 34 lần QCCP. Các thông số tổng N và
tổng P trong mẫu nước thải cũng rất cao, hàm
lượng tổng N cao hơn gấp 23 lần so với
QCCP.
“Nguồn: Bộ tài nguyên môi trường (2014)”
Trong quá trình phát triển của cả nước, các làng nghề CBNSTP cũng nâng
cao quy mô sản xuất để đáp ứng được yêu cầu của thị trường do đó thải ra lượng
nước thải ngày càng lớn. Như tỉnh Bắc Ninh, ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm của tỉnh hiện nay đã và đang được đầu tư rất đáng kể, nhằm tận dụng và khai
thác mọi tiềm năng của ngành nông nghiệp, trong đó có các ngành sản xuất chính
như: nước giải khát, bia, mì ăn liền, thực phẩm đông lạnh và đồ hộp xuất khẩu,…
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
11
Các nhà máy xí nghiệp của ngành chế biến thực phẩm ở Bắc Ninh được đầu tư công
nghệ hiện đại nên ảnh hưởng đến MT không lớn. Theo kết quả tính toán, thải lượng
các chất ô nhiễm MT nước trong nước thải của ngành đến năm 2010, 2015 và 2020
được thể hiện trong bảng 1.2 sau đây:
Bảng 1.2: Thải lượng các chất ô nhiễm môi trường nước của ngành CBNSTP đến
năm 2010, 2015 và 2020
Năm
Nước thải
(m3/ngđ)
SS
(T/ngđ)
BOD5
(T/ngđ)
COD (T/ngđ)
2010 5.735 2,0 0,67 7,7
2015 12.559 4,4 1,47 16,8
2020 26.402 9,2 3,1 35,4
“Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2011)”
1.2.2.2 Các vấn đề môi trường tại làng nghề CBNSTP
❖ Đặc điểm ô nhiễm môi trường làng nghề
Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm, tác động
làm suy thoái MT nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Ô
nhiễm MT làng nghề có một số đặc diểm sau.
- Ô nhiễm môi trường làng nghề là dạng phân tán trong phạm vi một khu
vực (xóm, thôn, xã…). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu vực sinh
hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát.
- Ô nhiễm làng nghề mang đặc trưng của các hoạt động sản xuất theo ngành
nghề và loại hình sản phẩm: do mỗi loại hình sản xuất, mỗi đặc trưng sản phẩm của
các làng nghề sẽ tạo ra các loại chất ô nhiễm khác nhau và tác động đến các thành phần
MT cũng khác nhau. Vì vậy ô nhiễm MT ở các làng nghề là không đồng nhất, chúng
có những nét khác biệt cụ thể phân theo từng nhóm các làng nghề chính (Viện Khoa
học và Công nghệ MT, 2005).
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
12
Bảng 1.3: Đặc trưng nước thải các làng nghề CBNSTP
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Phú
Đô –
Hà
Nội
Vũ
Hội –
Thái
Bình
Quang
Minh
– Kiến
Xương
Thôn
Đoài –
Hà
Nam
Tân
Độ -
Hà
Tây
Quang
Bình –
Kiến
Xương
TCVN
5945 –
2005
(cột B)
Nhiệt độ o
C 27,7 26,3 27,5 26,5 - 27,5 40
pH - 6,1 7,09 5,3 3,7 - 5,1 5,5 - 9
SS mg/l 414 198 1434 2671 266 1764 200
COD mg/l 2967 1880 1421 2993 3858 1271 400
BOD5 mg/l 1850 1040 1008 2003 1700 1080 50
∑ N mg/l 20,9 27,5 27 121 1002 67 60
∑ P mg/l 2,79 0,78 14 39 44,2 23 6
Coliform
MPN
/100
ml
- - 26×104
37×104
- 21×104
104
“Viện Khoa Học & CNMT khảo sát năm, (2008)”
- Ô nhiễm làng nghề thường khá cao tại khu vực sản xuất và ảnh hưởng trực
tiếp đến người lao động và người dân làng nghề: do mặt bằng sản xuất chật hẹp,
máy móc thiết bị thô sơ, lạc hậu, trình độ quản lý thấp, điều kiện sản xuất không
bảo đảm nên mức độ ô nhiễm tại các CSSX làng nghề khá cao. Người lao động do
không được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động, lại thường xuyên tiếp xúc
với các loại chất thải nên chịu tác động trực tiếp của quá trình ô nhiễm. Mặt khác do
khu sản xuất đan xen với khu dân cư nên việc lan truyền các chất ô nhiễm từ nơi sản
xuất tới nơi sinh hoạt là rất dễ dàng điều này gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức
khỏe của người dân trong khu vực làng nghề.
❖ Ô nhiễm môi trường làng nghề
Vấn đề MT mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn ở trong
phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận. Theo Báo
cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề “Môi trường làng nghề Việt Nam”.
Hiện nay “hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm MT (trừ các làng nghề
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
13
không sản xuất hoặc dùng các nguyên liêu không gây ô nhiễm như thêu, may...).
Chất lượng MT tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao
động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi;
85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất. Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy, 46%
làng nghề có MT bị ô nhiễm nặng ở cả 3 dạng; 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm
nhẹ” [1].
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề xảy ra ở mấy loại phổ biến
sau đây:
- Ô nhiễm nước: Qua khảo sát chất lượng nước thải của các làng nghề các năm
gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm hầu như không giảm, thậm chí còn tăng cao hơn trước
khối lượng và đă ̣c trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào
công nghê ̣ và nguyên liê ̣u dùng trong sản xuất. CBNSTP, chăn nuôi, giết mổ gia
súc, gia cầm, ươm tơ, dê ̣t nhuộm…, là những ngành sản xuất có nhu cầu nước rất
lớn và cũng xả thải ra khối lượng lớn nước thải với mứ c ô nhiễm hữu cơ cao đến rất
cao. Ngược la ̣i, một số ngành như tái chế, chế tác kim loa ̣i, đúc đồng, nhôm…, nhu
cầu nước không lớn nhưng nước thải bị ô nhiễm các chất rất độc ha ̣i như các hóa
chất và các kim loa ̣i nă ̣ng như Fe, Cr, Zn, Ni, dầu mỡ công nghiê ̣p…
Ngành CBNSTP là ngành có nhu cầu nước rất lớn và thải ra một lượng
không nhỏ giàu chất hữu cơ gây ô nhiễm MT. Tùy theo quy trình chế biến, nước
thải CBNSTP có BOD5 lên tới 2500-5000mg/l, COD 13300-20000mg/l (nước tách
bột đen trong sản xuất tinh bột sắn). Nước thải cống chung của các làng nghề này
đều vượt quy chuẩn cho phép (QCCP) từ 5-32 lần.
- Ô nhiễm không khí: Các làng nghề tại Việt Nam rất đa dạng, trong đó
một số loại hình sản xuất có đặc thù phát thải nhiều loại khí độc hại như làng
nghề tái sản xuất vật liệu xây dựng, thực phẩm, chế tác đa. Các khí thải điển
hình như bụi, khí SO2, NO2, hơi axit và kiềm sản sinh từ các quá trình như
xử lý bề mặt, nung, sấy, tẩy trắng, đục tạo hình các sản phẩm...(Bộ TN&MT,
2011).
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
14
Hình 1.1: Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải làng nghề khu vực
đồng bằng sông Hồng (Bộ TN&MT, 2011)
Ghi chú: Tính toán dựa trên tổng số dân
Tại các làng nghề CBNSTP, nguồn gây ô nhiễm MT không khí đặc trưng là
mùi hôi do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ dạng rắn và chất hữu cơ tồn động
trong nước thải sinh ra. Các khí gây ô nhiễm gồm: H2S, CH4, NH3, đặc biệt là làng
nghề sản xuất nước mắm do phơi cá ngoài trời nên mùi hôi tanh bốc lên rất khó chịu
làm giảm chất lượng MT không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân làng
nghề, giảm hiệu suất lao động. Mặt khác tại các làng nghề CBNSTP sử dụng than
và củi làm chất đốt đã thải vào không khí bụi và các chất khí CO2, SO2, NO, NO2
tuy nhiên, do được phát tán nên các chỉ tiêu về bụi và các chất khí này trong khu
vực sản xuất đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép.
- Ô nhiễm chất thải rắn (CTR): Thống kê năm 2008 cho thấy các làng
nghề tại miền Bắc phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhất, đặc biệt là các làng
nghề tái chế kim loại, đúc đồng với nguồn chất thải rắn phát sinh bao gồm bavia,
bụi kim loại, phôi, rỉ sắt với lượng phát sinh khoảng 1 - 7 tấn/ngày. Các làng
nghề tái chế nguyên liệu các loại rác thải thông thường là nhựa, túi nilon, giấy,
hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải khác thường được đổ ra bất kỳ dòng
nước hoặc khu đất trống nào. Làm cho nước ngầm và đất bị ô nhiễm các chất hóa
học độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người [1].
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
15
Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triê ̣t để,
nhiều làng nghề xả thải bừ a bãi gây tác động xấu tới cảnh quan MT, gây ô nhiễm
MT không khí, nước và đất. Khối lượng chất thải rắn của 225 làng nghề thuộc thành
phố Hà Nội (sau mở rộng) đã lên tới 207,3 tấn/ngày (tương đương với khoảng 90
tấn/ngày) chưa tính chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm (Sở Công thương TP. Hà
Nội, 2008).
Hiện trạng MT đất và CTR tại các làng nghề CBNSTP có sự khác nhau giữa
các làng nghề. Làng nghề chế biến tinh bột sắn, dong thải ra lượng chất thải rắn như
vỏ, sơ. Hiện nay bãi thải sắn được tận thu làm thức ăn cho cá và chăn nuôi. Bã dong
chứa hàm lượng xơ cao, một phần được đem phơi khô làm nguyên liệu, phần lớn
được đổ xuống cống rãnh gây tắc nghẽn, khi bị phân hủy gây mùi xú uế. Nguồn thải
này góp phần chính làm ô nhiễm MT đất và trực tiếp gây ô nhiễm MT không khí
cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, nước ngầm ở làng nghề.
Các làng nghề nấu rượu, làm tương, đậu phụ và nước mắm có nguồn chất
thải rắn chủ yếu là bỗng rượu, bã đậu, bã cá là những thức ăn giàu dinh dưỡng cho
gia súc, gia cầm. Vì vậy, tại các làng nghề này thường phát triển chăn nuôi để tận dụng
nguồn bã thải đó và chất thải chăn nuôi cũng góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm làng
nghề. Còn lại là các làng nghề sản xuất bún, bánh lượng chất thải rắn không đáng kể,
chủ yếu chỉ có xỉ than [1].
1.2.3 Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất CBNSTP đến sức khỏe của người dân
Các làng nghề CBNSTP có đặc trưng là nước thải có hàm lượng chất hữu
cơ rất cao. Tuy nhiên tại các làng nghề chưa có kinh phí để xây dựng các công trình
xử lý nước thải, nước thải được đổ trực tiếp ra MT, bị ứ động tại các cỗng rãnh làm
nơi trú ngụ cho ruồi muỗi và các vi sinh vật gây bệnh, quá trình phân hủy yếm khí
các hợp chất hữu cơ sinh ra các khí mùi khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe của người
dân.
Thống kê tình hình bệnh tật tại các làng nghề CBNSTP trên tổng số người
đến khám chữa bệnh địa phương (Tổng cục môi trường tổng hợp, 2008):
- Làng nghề chế biến lương thực xã Dương Liễu, Hà Tây trước đây: Bệnh
hay gặp nhất là loét chân tay, chiếm 19,7%. Ngoài ra có các vấn đề về tiêu hóa
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
16
1,62% (chủ yếu rối loạn tiêu hóa, đau bụng), hô hấp (9,43%), mắt (0,86%). Bệnh
mãn tính thường gặp bệnh tiêu hóa chiếm tỉ lệ cao nhất 4,28% (chủ yếu là loét dạ
dày tá tràng, sau đó đến bệnh đại tràng).
- Làng nghề chế biến thực phẩm Tân Hòa, Hà Tây trước đây: Tỉ lệ người mắc
bệnh ngoài da chiếm 30%.
- Làng nghề chế biến rượu Vân Hà, Bắc Giang: Một số bệnh thường gặp gồm
có bệnh ngoài da 68,5%, bệnh đường ruột 58,8%, bệnh đường hô hấp 44,4%.
- Làng bún Phú Đô, Hà Nội: Khoảng 50% mắc chứng bệnh do nghề nghiệp
và chủ yếu là bỏng nước. Bên cạnh đó còn có các bệnh về mắt (12%), hô hấp
(15%), tai mũi họng (45%), phụ khoa (20%), thần kinh (5%), tiêu hóa (8%).
- Làng bún Tiền Ngoài, Bắc Ninh: Tỷ lệ người dân mắc bệnh về tai mũi họng
34.7%, mắt 13,3%, ngoài da 37,3%, cơ xương khớp 5,3%.
- Làng nước mắm Hải Thanh, Thanh Hóa: Tỷ lệ người dân mắc bệnh là 15%,
bao gồm các loại bệnh như: tiêu hóa, bệnh phụ khoa ở phụ nữ, bệnh về đường hô
hấp, cao huyết áp.
- Láng bánh đa nem Vân Hà, Bắc Giang: thường sau mùa lụt, thường xuất
hiện dịch sốt xuất huyết, và một số dịch sốt không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, người
dân còn nhiễm một số bệnh như: đau mắt hột, đau mắt đỏ. Bệnh viêm đường hô hấp
ở trẻ xảy ra thường xuyên. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da là 68,5% và các bệnh về đường
ruột là 58,8%.
- Làng nghề giết mổ Phúc Lâm, Bắc Giang: Vào khoảng tháng 2-3 hàng năm
sau mùa lụt, thường xuất hiện những đợt sốt xuất huyết cùng các bệnh như đau mắt
hột, mắt đỏ, viêm đường ruột, phụ khoa. Đặc biệt viêm đường hô hâp của trẻ xảy ra
thường xuyên. Từ năm 2003 đến 2005 cả thôn có 19 ca tử vong, trong đó có tới 13
trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo chủ yếu là ung thư phổi, bệnh về máu.
- Làng nghề miến, bánh đa Yên Ninh, Ninh Bình: Tỉ lệ mắc bệnh liên quan
đến nghề nghiệp là 15%; các bệnh thường gặp là bệnh phụ khoa (chiếm 15% tổng
số phụ nữ đi khám), các bệnh về đường hô hấp (chiếm 18% tổng số người đi khám),
bệnh đau mắt (chiếm 21%) và các bệnh khác chiếm 10%.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
17
- Làng nghề bún Vũ Hội, Thái Bình: Tỉ lệ tai nạn trong quá trình sản xuất là
70%, tai nạn chủ yếu là do bỏng. Bệnh tiêu hóa 28%, bệnh phụ khoa 35%, đường
hô hấp 22%, bệnh mắt 9% [1].
Tóm lại: Tại các làng nghề CBNSTP, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, mặt bằng
sản xuất chật chội và tổ chức sản xuất thiếu khoa học. Điều kiện và MT lao động rất
đáng lo ngại, người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với bụi, nhiệt, hóa chất;
nguy cơ tai nạn lao động cao và thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân. MT sống đang có
nguy cơ bị ô nhiễm do chất thải sản xuất không được xử lí mà thải trực tiếp vào MT
xung quanh, gây ô nhiễm không khí, nước và đất. Sức khỏe người lao động và dân
cư đang bị đe dọa do ô nhiễm MT. Bệnh tật phổ biến tại các làng nghề là viêm phế
quản - phổi, dị ứng ngoài da, đau mắt, đau lưng, đau cột sống, đau bụng hội chứng
dạ dày, phụ khoa...
1.3 Một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường làng nghề
1.3.1 Giải pháp công nghệ
Theo GS.TS Đặng Kim Chi, chủ nhiệm đề tài KC 08-09 các làng nghề vẫn
thường sử dụng công nghệ thủ công, lạc hậu gây ô nhiễm MT. Vì vậy đổi mới công
nghệ là một trong những giải pháp tối ưu nhằm hướng tới sự phát triển bền vững
của làng nghề. Hiện nay, các nhà khoa học rất chú trọng vào việc áp dụng công
nghệ sản xuất sạch hơn vào sản xuất làng nghề.
❖ Áp dụng các mô hình sản xuất làng nghề gắn với sản xuất sạch hơn
Mô hình này chú trọng vào các giảp pháp công nghệ nhằm giảm thiểu lượng
phát thải bằng các biện pháp cải tiến công nghệ, nhằm sử dụng tiết kiệm và hợp lý
các nguồn nguyên nhiên liệu, tài nguyên; áp dụng các biện pháp quản lý và xử lý
chất thải phù hợp (chú trọng tới biện pháp tái chế, tái sử dụng) nhằm BVMT hiệu
quả.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
18
❖ Một số biện pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề
Để giảm thiểu ô nhiễm MT làng nghề, cần phải áp dụng tổng hợp các biện
pháp kỹ thuật. Một số biện pháp kỹ thuật cơ bản áp dụng cho mỗi loại hình làng
nghề như sau:
Làng nghề CBNSTP: cải tiến máy rửa guồng quay, tuần hoàn, tái sử dụng
lại nước lắng tinh bột cho công đoạn rửa củ, tận thu lại bã thải (trồng nấm, làm phân
bón, thức ăn cho gia súc, thu năng lượng bằng hầm Bioga), (đối với công nghệ sản
xuất tinh bột). Đối với CSSX bún: cải tiến thiết bị vắt bún, thay thế lò đốt kín, có
bảo ôn nhiệt, có ống thải khí. Nơi sản xuất đậu phụ: trang bị má li tâm tách bã, thay
thế gói khuôn thủ công bằng máy, thay thế lò đốt kín, có bảo ôn nhiệt, có ống thải
khí [5].
1.3.2 Giải pháp quản lý
1.3.2.1 Giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn với BVMT
Kết hợp phát triển làng nghề với hoạt động du lịch. Đây là mô hình được
nghiên cứu và nhân rộng trong chương trình phát triển ngành du lịch ở Việt Nam.
Du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hoá chất lượng cao. Hiện nay, khách du
lịch có xu hướng thiên về loại hình này ngày càng tăng. Theo thống kê của ngành
du lịch, lượng khách du lịch chọn du lịch văn hoá hiện chiếm 60% trong tổng lượng
khách du lịch 800 triệu người trên toàn thế giới. Nếu được đầu tư đúng mức, khai
thác hợp lý, đây sẽ là phương tiện giao lưu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
mạnh mẽ và sâu rộng nhất [5].
1.3.2.2 Xây dựng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn
"Cụm công nghiệp làng nghề" được hiểu là địa điểm phân bố sản xuất của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ kinh tế gia đình, kinh doanh công nghiệp và
dịch vụ, nhằm khắc phục ô nhiễm MT, tạo cơ sở hạ tầng tốt hơn và tạo điều kiện tốt
hơn cho sản xuất kinh doanh. Mô hình này sẽ thích hợp với các làng nghề tiểu thủ
công nghiệp mới. Mô hình sản xuất tập trung ở khu vực gần làng xã, thuận tiện cho
việc quy hoạch tổng thể mà vẫn giữ được những lợi thế đặc trưng của sản xuất tại
các làng nghề.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
19
1.3.2.3 Giải pháp quan trắc môi trường làng nghề
Quan trắc MT nhằm theo dõi, đo đạc thường xuyên đối với một số chỉ tiêu,
chỉ thị thành phần MT có tính hệ thống, để cung cấp các thông tin cần thiết về chất
lượng của MT giúp cho công tác quản lý, QLMT. Tuy nhiên để thực hiện công tác
quan trắc thuận lợi cần đầu tư vào trang thiết bị quan trắc hiện đại. Đây là yêu cầu
khó khăn đối với cơ quan quản lý cấp xã, do đó cần huy động sự đầu tư của Nhà
nước và các tổ chức trong và ngoài nước [5].
1.3.2.4 Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng
Để có thể thực hiện các biện pháp trên tốt và mang lại lợi ích cho làng
nghề, góp phần BVMT làng nghề cần nâng cao dân trí cho dân làng nghề để họ
hiểu được những tác hại của việc suy giảm chất lượng MT sống do hoạt động
sản xuất làng nghề. Trước tiên phải nói đến những thiệt hại do việc suy giảm
chất lượng MT gây ra mà chính người dân tại làng nghề phải gánh chịu, và sau
đó là thiệt hại đối với toàn xã hội, qua đó họ sẽ nhận thức được và từ đó có ý
thức BVMT làng nghề. Cần định hướng sự tham gia của người dân làng nghề
và của toàn thể cộng đồng vào công tác BVMT.
1.4 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hóc Môn
1.4.1 Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1 Vị trí địa lý
Hóc Môn là một huyện ngoại thành, nằm về cửa ngõ phía Tây Bắc của
Tp.HCM, phía Bắc giáp huyện Củ Chi, phía Nam giáp Quận 12 và huyện Bình
Chánh, phía Tây giáp tỉnh Long An, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương. Huyện có
diện tích tự nhiên khoảng 10.943,4 ha, bao gồm 1 thị trấn và 11 xã. Huyện có 87 ấp-
khu phố với 1.430 tổ dân phố. Toàn huyện có 89.018 hộ dân với 396.634 nhân khẩu
[3]. Huyện có tốc độ đô thị hóa rất nhanh và số lượng dân nhập cư đông. Với những
nổ lực của toàn thể nhân dân và chính quyền trong việc xây dựng đề án Nông thôn
mới, ngày 25 tháng 9 năm 2015, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số
1658/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Hóc Môn đạt chuẩn nông thôn mới giai
đoạn 2011 - 2015.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
20
Hình 1.2: Vị trí địa lý huyện Hóc Môn
1.4.1.2 Địa hình
Địa hình huyện Hóc Môn vẫn ổn định so với quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu, địa
hình huyện gồm 3 vùng chính, với các đặc điểm sau:
- Vùng gò cao có cao trình từ 8 – 10m: có diện tích 277ha, chiếm 1,53% diện
tích tự nhiên, là vùng có nền móng vững chắc, thoát nước tốt, thuận lợi bố trí các cơ
sở công nghiệp, các trung tâm hạ tầng kỹ thuật.
- Vùng triền có cao trình từ 2 – 8m: có diện tích 5.719ha, chiếm 53,38% diện
tích tự nhiên, có nền móng tương đối vững chắc, khả năng thoát nước trung bình,
hiện đang là vùng chuyên trồng cây hàng năm, thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở
công nghiệp sạch vừa và nhỏ xen cài các khu dân cư.
- Vùng bưng trũng có cao trình dưới 2m: có diện tích là 4.923ha, chiếm
45,09% diện tích tự nhiên. Đây là khu vực thoát nước kém và hiện nay phần lớn là
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
21
đất trồng lúa, màu, trồng cây hàng năm. Vùng ven sông rạch đã và đang hình thành
vùng cây ăn trái nhà vườn cần kết hợp loại hình sinh thái du lịch.
1.4.1.3. Khí hậu
- Huyện Hóc Môn mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
trong năm chia 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô; nhiệt độ cao và ổn định.
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa phân bố không đều. Mưa tập
trung nhất vào tháng 8 và tháng 9, và thường bị ngập úng cục bộ do hệ thống tiêu
thoát nước không tốt.
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô mực nước ngầm
xuống thấp nên dễ gây hiện tượng thiếu nước, nhất là sản xuất nông nghiệp phải
khai thác nước tưới bằng giếng.
- Về gió: có 2 hướng gió chính:
+ Gió hướng Tây hoặc Tây Nam: có vận tốc trung bình 1,5-3m/s thịnh hành
từ tháng 6 đến tháng 9.
+ Gió hướng Đông hoặc Đông Nam: có vận tốc trung bình 1,5-2,5m/s thịnh
hành từ tháng 2 đến tháng 5.
- Ngoài ra có gió Bắc và Đông Bắc thổi về từ tháng 10 đến tháng 2. Cuối
mùa mưa đầu mùa khô gió thổi từ hướng Tây - Tây Bắc có thể có gió lốc.
- Nhiệt độ bình quân là 27o
C, độ ẩm không khí 75% - 95% vào mùa mưa và
65% - 85% vào mùa khô, lượng bốc hơi trung bình năm 1.100mm - 1.300mm.
Nhìn chung khí hậu trên địa bàn huyện tương đối ôn hòa, ít bị ảnh hưởng của
gió bão, không có gió Tây khô nóng, mùa Đông không lạnh và không có sương
muối, ánh sáng dồi dào trong năm, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
1.4.2 Tài nguyên nước
Nước mặt: Huyện Hóc Môn với hệ thống sông ngòi dày đặc, nguồn nước
dồi dào nhưng thường xuyên bị nhiễm phèn, do đó việc sử dụng cho sinh hoạt và
trồng trọt rất hạn chế. Một số khu vực thuộc xã Nhị Bình, Đông Thạnh có địa hình
trũng thấp, thường xuyên bị ngập khi triều cường cần có các biện pháp cải tạo.
Huyện Hóc Môn có những ưu thế nhất định như sử dụng nguồn nước để nuôi trồng
thủy sản, hay phát triển các loại hình sinh thái du lịch dọc theo các nhánh sông.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
22
Nước ngầm: Nguồn nước ngầm phân bố khá rộng, chủ yếu ở các tầng chứa
nước Pleitoxen ở độ sâu 100 - 300 m, trong đó có nơi 20 - 50 m, trữ lượng khai thác
ước tính 300 - 400 m3
/ngày. Qua tài liệu khảo sát địa chất thủy văn của huyện cho
thấy huyện có 5 tầng nước ngầm:
- Tầng 1: nằm ở độ sâu 15-20m, đây là tầng nước thủy cấp, dễ bị ô nhiễm do
thấm ở tầng mặt xuống, nhất là khu vực gần bãi rác Đông Thạnh.
- Tầng 2: nằm ở độ sâu hơn 20-50m.
- Tầng 3: nằm ở độ sâu 50-90m.
- Tầng 4: nằm ở độ sâu 100-120m.
- Tầng 5: nằm ở độ sâu hơn 120m.
Tầng 2 và tầng 3 trữ lượng nhiều và chất lượng tốt. Hiện nay người dân đang
khai thác và sử dụng nhiều ở tầng 2 phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Tầng 4 và
tầng 5 công ty cấp nước Thành phố đang khai thác phục vụ cho khu vực nội thành.
Khu vực Nhị Xuân nước ngầm bị nhiễm phèn nên không sử dụng được. Khu vực
xung quanh bãi rác Đông Thạnh nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nặng cần nghiên cứu
đánh giá mức độ ô nhiễm.
1.4.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 đạt 21,05%/năm, cơ cấu kinh tế của
huyện Hóc Môn là “Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, Thương mại – Dịch vụ,
Nông nghiệp”. Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ được ưu tiên, khuyến khích
phát triển làm tiền đề cho việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng
“Thương Mại - Dịch vụ, Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, Nông nghiệp”. Khu
vực kinh tế nông nghiệp định hướng phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm nông
nghiệp với các định hướng chính là: nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao
và nông nghiệp hữu cơ.
1.4.3.1 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Tăng trưởng bình quân đạt 20,90%/năm, chiếm tỷ trọng 56,67% trong cơ cấu
kinh tế (tăng 2,61% so với năm 2010). Trong đó, nhóm ngành công nghiệp, chế
biến lương thực, thực phẩm, chế tạo cơ khí…, tăng trưởng cao, đóng góp vào phát
triển chung của ngành và góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Triển
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
23
khai thực hiện cụm công nghiệp Xuân Thới Sơn A và cụm công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp Nhị Xuân.
Giá trị sản xuất năm 2015 theo giá thực tế đạt 9.290 tỷ đồng, tăng 23,08% so
với năm 2014. Trong đó, doangh nghiệp nhà nước là 8.960 tỷ đồng, chiếm 96,45%;
cơ sở sản xuất cá thể là 330 tỷ đồng, chiếm 3,55%. Phân theo ngành kinh tế: ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn (98,56%) với giá trị là 9.156 tỷ
đồng, còn lại là các ngành khác.
1.4.3.2 Thương mại, dịch vụ
Ngành thương mại dịch vụ tăng trưởng bình quân đạt 21,20%/năm, chiếm tỷ
trọng 38,18% trong cơ cấu kinh tế (tăng 3,49% so với năm 2010). Trên địa bàn
Huyện có 13 chợ, 2 siêu thị, nhiều cửa hàng tiện ích, nhiều loại hình kinh doanh đã
giúp lưu thông hàng hóa thuận lợi, tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ ngày càng
tăng trong cơ cấu các ngành kinh tế.
- Về nội thương: doanh số bán ra ước đạt 61.920 tỷ đồng, tăng 28,03% so với
năm 2014.
- Về ngoại thương: Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 17.771.993 USD, tăng
9,72% so với năm 2014.
1.4.3.3 Nông nghiệp
Ngành nông nghiệp tăng trưởng bình quân đạt 3,1%/năm, chiếm tỷ trọng
5,15% trong cơ cấu kinh tế (giảm 6,10% so với năm 2010). Giá trị sản xuất nông
nghiệp bình quân 272 triệu đồng/ha đất sản xuất/năm (tính theo giá năm 2014).
Thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong chương trình chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp đã giúp nông dân phát triển sản xuất, chuyển đổi dần diện tích
trồng lúa và cây trồng không hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao
hơn, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, phát triển nông nghiệp đô thị.
1.4.3.4 Kết quả xây dựng nông thôn mới
Thực hiện Chương trình Chung sức xây dựng nông thôn mới của Thành ủy;
các sở, ngành Thành phố, Uỷ ban nhân dân các quận (Quận 5, 6, 12 và Tân Phú) và
các đơn vị khác đã hỗ trợ Huyện hoàn thành xong việc xóa nhà tạm, nhà dột nát xây
dựng mới và sửa chữa 161 căn nhà cho diện chính sách và dân nghèo. Hiện nay,
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
24
huyện Hóc Môn đã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết
định số 1658/QĐ-TTg ngày 25/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
1.4.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
❖ Đường bộ
Huyện Hóc Môn là một trong 5 huyện ngoại thành Tp.HCM đang trong quá
trình đô thị hóa nhanh, nằm ở vị trí quan trọng là cửa ngõ phía Tây Bắc Thành phố,
có lợi thế về giao thông với đường xuyên Á từ Campuchia qua tỉnh Tây Ninh vào
Tp.HCM và nối với Quốc lộ 1A; đường Quốc lộ 1A từ đồng bằng sông Cửu Long
đến các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, miền Đông Nam Bộ; đường
liên tỉnh lộ 09 nối Tp.HCM với Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) qua biên giới
Campuchia, đường liên tỉnh lộ 15 nối Tp.HCM với tỉnh Tây Ninh, tỉnh Bình Phước,
đường Vành đai 3, đường cao tốc Tp.HCM – Tây Ninh, đường vòng cung Tây Bắc
TP…, đường sắt.
Hiện nay, hệ thống đường bộ có chiều dài khoảng 450km đường các loại (tính từ
đường có bề rộng từ 3m trở lên), trong đó đường giao thông nông thôn khoảng 280km,
chiếm tỷ lệ 62,2%. Mật độ trung bình đường giao thông là 4 km/1km2
.
❖ Hệ thống điện
- Huyện Hóc Môn được cung cấp điện từ hệ thống điện miền Nam, nhận điện
từ các trung tâm cung cấp điện:
+ Trạm Hóc Môn: 220/110KV-125-250 MVA và 110/15KV-1x40MVA.
+ Trạm nhà máy nước Tân Hiệp: 110/15KV-2x16MVA (trạm chuyên dùng).
- Về lưới điện:
+ Lưới cao thế qua địa bàn huyện Hóc Môn hiện có Đường dây 500KV,
đường dây 220KV thuộc mạch đơn, và đường dây 110KV thuộc mạch kép.
+ Lưới trung thế: tổng chiều dài 115km trong đó đường dây 3 pha dài 90km,
đường dây 1 pha dài 25 km.
+ Lưới hạ thế: tổng số lưới hạ thế trên địa bàn huyện là 160 km trong đó
đường dây 3 pha 220/380v dài 54 km, đường dây 1 pha 220Vdài 106 km.
Nhìn chung, hệ thống điện trên địa bàn huyện Hóc Môn đảm bảo đáp ứng
đầy đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
25
❖ Hệ thống cấp nước
Trên địa bàn Huyện hiện nay có công ty Cấp nước Trung An đang cung cấp
nước sạch cho xã Xuân Thới Thượng (thí điểm). Đồng thời, tại thị trấn Hóc Môn
cũng đang thi công các đường ống dẫn nước thủy cục cung cấp cho các hộ dân sử
dụng. Ngoài ra, chương trình giếng UNICEF và giếng tự khoan với tổng số giếng là
6.144 giếng, còn lại là giếng đào, đảm bảo toàn huyện có 95 % hộ sử dụng nước
giếng. Nhìn chung, nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn hiện nay có trên 70%
hộ gia đình trong Huyện sử dụng nguồn nước từ giếng khoan. Chỉ có 30 % dân số
sử dụng nước sinh hoạt từ các trạm cấp nước. Còn một phần nhỏ các hộ dân ở vùng
sâu sử dụng nước sông, nước mưa trong sinh hoạt gia đình.
❖ Hệ thống thoát nước
Các hệ thống tiêu thoát nước chính:
- Hệ thống tiêu thoát nước rạch Hóc Môn phục vụ tiêu thoát cho các xã Tân
Hiệp, Thới Tam Thôn, Tân Thới Nhì và thị trấn Hóc Môn.
- Hệ thống thoát nước thuộc tuyến kênh Bà Điểm: phục vụ tiêu thoát cho xã
Bà Điểm.
- Hệ thống kênh tiêu Xuân Thới Sơn. Ngoài ra, còn các tuyến kênh tiêu khác
như kênh T1, T2, T3 khu vực Tân hiệp, Tân Thới Nhì.
Nhìn chung, hệ thống tiêu thoát nước của huyện Hóc Môn chủ yếu còn dựa
vào tự nhiên và trong những năm gần đây vào mùa lũ huyện Hóc Môn thường xảy ra
ngập úng ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
1.4.5 Vấn đề môi trường trên địa bàn huyện
Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục thực hiện
chỉ thị số 36- CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ đạo của
Thành phố về “tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”. Huyện đã lồng ghép công tác BVMT vào các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội huyện năm 2012 và
những năm sắp tới; xây dựng kế hoạch bảo vệ TN&MT năm 2012 (tập trung quản
lý nguồn tài nguyên nước, đất đai); di dời các CSSX - xây dựng gây ô nhiễm MT;
giải quyết vấn đề ô nhiễm và xử lý các loại rác thải, chất thải độc hại; duy trì các
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
26
buổi ra quân tổng vệ sinh MT hàng tuần tại các khu dân cư, tổ chức các hoạt động
BVMT (như: “Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2010”;
“chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”; xây dựng “thị trấn không rác”; thực hiện
Giờ Trái đất; hưởng ứng ngày MT thế giới; ngày Chủ nhật Xanh; trồng được 5.000
cây xanh phân tán…); tiếp tục thực hiện thu phí vệ sinh và phí BVMT đối với chất
thải rắn thông thường; tăng cường tuyên truyền thực hiện Luật MT trong cán bộ
công chức và nhân dân, tăng cường trách nhiệm xử phạt ô nhiễm MT tại cấp huyện
và cấp xã – thị trấn; tổ chức kiểm tra về MT 125 đơn vị, trong đó xử phạt vi phạm
hành chính 30 đơn vị, tổng số tiền phạt là 351.3 triệu đồng.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
27
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là MT (nước, không khí, chất thải rắn) tại 14 CSSX
bún trên địa bàn huyện Hóc Môn, Tp.HCM.
- Phạm vi nghiên cứu: 14 CSSX bún tại huyện Hóc Môn,Tp.HCM.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5/2018 đến tháng 7/2018.
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Tình hình sản xuất của các CSSX bún tại huyện Hóc Môn.
- Đánh giá hiện trạng MT và xác định những vấn đề MT của các CSSX bún
trên địa bàn huyện Hóc môn.
- Đánh giá hiện trạng công tác QLMT của các CSSX bún tại huyện.
- Đề xuất các giải pháp BVMT cho các CSSX bún tại huyện Hóc môn.
Hình 2.1: Vị trí 14 cơ sở sản xuất bún
Chú thích:
Cơ sở sản xuất bún
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
28
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình
sản xuất, chế biến của các CSSX bún tại huyện Hóc Môn, Tp.HCM.
- Thu thập các tư liệu về thực trạng MT do hoạt động sản xuất và công tác
QLMT của các CSSX bún tại huyện liên quan tới MT rác thải, MT không khí,
nước..., thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải...
2.3.2 Phương pháp phỏng vấn
- Lập phiếu phỏng vấn các hộ gia đình nhằm thu thập các thông tin liên quan tới
tình hình sản xuất, đặc điểm và các hình thức quản lý, xử lý chất thải của các hộ dân tại
huyện Hóc Môn.
- Xây dựng 2 mẫu phiếu phỏng vấn và tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp tại
44 hộ dân (bao gồm cả những hộ tham gia sản xuất và không tham gia sản xuất
nhưng sống gần CSSX).
❖ Nội dung phỏng vấn (phụ lục 1):
- Đối với CSSX: Phỏng vấn trực tiếp 14 hộ tham gia sản xuất bún về các thông
tin như: số nhân công trực tiếp lao động, số lượng nước sử dụng trong 1 ngày, lượng
bún thành phẩm được tạo ra trong 1 ngày, nhiên liệu sử dụng trong 1 ngày (than, củi
...). Phương pháp xử lý đối với từng loại CTR đang áp dụng, đối với các CSSX có chăn
nuôi kết hợp, lượng chất thải tận dụng cho chăn nuôi, tình hình bệnh tật....
- Đối với người dân không sản xuất: Điều tra 30 hộ dân không tham gia sản xuất
bún sinh sống gần các CSSX về các thông tin như: Nhu cầu sử dụng nước, ý thức
BVMT, tình hình ô nhiễm MT do quá trình sản xuất sinh ra, tình hình bệnh tật....
2.3.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Được tiến hành khi điều tra thu thập số liệu và kết hợp đi xác định kiểm
chứng trực tiếp ngoài thực địa về các yếu tố và hệ thống liên quan đến MT và đánh
giá ngoài thực trạng.
2.3.4 Phương pháp lấy mẫu
Số liệu thu được qua việc xử lý kết quả phân tích các chỉ tiêu mẫu: Tại
Phòng Thí nghiệm quản lý MT của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) đo đạt và
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
29
phân tích MT Phương Nam. Đây là các phòng thí nghiệm có đầy đủ trang thiết bị,
hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu phân tích các chỉ tiêu chất lượng MT và đã được cơ
quan chức năng công nhận.
Số lượng mẫu lấy: do hạn chế về kinh phí, số lượng mẫu lấy không nhiều;
nhưng vẫn đảm bảo đại diện để đánh giá hiện trạng MT hiện nay tại các CSSX bún
trên địa bàn huyện Hóc Môn.
Công tác lấy mẫu luôn tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Toạ độ lấy mẫu hiện trường được thực hiện dựa trên hệ thống thông tin định
vị toàn cầu GPS (Global Positionging System).
- Các điểm quan trắc phải đại diện cho vùng có tính đặc trưng, chú trọng
những nơi, vùng, các hoạt động sản xuất kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm MT
cao.
- Phản ánh đúng hiện trạng chất lượng các thành phần MT đảm bảo tính
khách quan, thường xuyên, lôgic.
- Đảm bảo tính khoa học, chính xác cho dự báo, diễn biến MT, đề xuất các
giải pháp phòng chống, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm MT.
- Việc lấy mẫu hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm được tuân
thủ theo các quy chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn Việt Nam (QCVN) hiện hành, theo các
yêu cầu của đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc MT.
❖ Các quy chuẩn hiện hành của Việt Nam được sử dụng trong đề tài gồm:
- QCVN 40: 2011/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp, (cột B).
- QCVN 19: 2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh, (cột B).
2.3.5 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Trên cơ sở các số liệu điều tra, khảo sát thu thập được về hiện trạng MT tại
các CSSX bún và công tác quản lý, xử lý trên địa bàn nghiên cứu, tiến hành tổng
hợp và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và phần mềm thống kê mô tả.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
30
2.3.6 Phương pháp phân tích SWOT
SWOT là từ viết tắt của các chữ S - Strengths (Điểm mạnh), W - Weakness
(Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Đe dọa). Đây là phép phân
tích các hoàn cảnh MT bên trong, bên ngoài của các CSSX bún.
- Điểm mạnh: Tiến hành xác định các ưu điểm, thế mạnh hiện tại mà các
CSSX cần duy trì, tận dụng và phát triển.
- Điểm yếu: Phân tích các điểm yếu tại khu vực nghiên cứu ảnh hưởng đến
sự phát triển của các CSSX.
- Cơ hội: Xác định các cơ hội đang đến để các CSSX nắm bắt và phát triển
kinh tế.
- Đe doạ: Tiến hành phân tích các đe doạ làm ảnh hưởng và ngăn cảng sự
phát triển.
❖ Chiến lượt quản lý môi trường
- Chiến lược S-O: là chiến lược tận dụng cơ hội để phát triển thế mạnh.
- Chiến lược W-O: là chiến lược nắm bắt cơ hội để khắc phục điểm yếu.
- Chiến lược S-T: là chiến lược sử dụng điểm mạnh hạn chế nguy cơ. Hạn
chế nguy cơ là công việc giúp tránh được các rủi ro hay làm thiệt hại.
- Chiến lược W-T: là chiến lược khắc phục điểm yếu hạn chế nguy cơ.
2.3.7 Phương pháp tính toán cân bằng vật chất
- Mục đích của cân bằng vật chất và năng lượng là giúp hiểu rõ về các quá
trình và đặc biệt là lượng tiêu thụ nguyên nhiên liệu và sự hình thành các sản phẩm
cũng như chất thải. Thông qua việc tính toán cân bằng vật chất, có thể xác định và
định lượng tổn thất nguyên nhiên liệu. Đồng thời thể hiện số liệu nền cho tình hình
sản xuất hiện tại của các CSSX bún.
- Tiến hành cân bằng vật chất và năng lượng cần phải xây dựng được sơ đồ
công nghệ của quá trình sản xuất. Liệt kê được các thông số đầu vào và đầu ra của
từng công đoạn, trên cơ sở đó để đo đạc nhầm lượng hóa các yếu tố liên quan đến
quá trình.
- Việc thực hiện phân tích dòng vật chất theo các nội dung như xác định các
vấn đề và mục tiêu thực hiện; lựa chọn những nguyên liệu, giới hạn hệ thống, quá
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
31
trình sản xuất và sản phẩm hình thành; đánh giá việc tích tụ trong hàng hóa và nồng
độ nguyên liệu vào; tính toán dòng vật chất biến đổi và dự trữ.
- Một công cụ rất quan trọng cho tính toán định lượng các chất ô nhiễm di
chuyển từ nơi này đến nơi khác, chuyển đổi các chất ô nhiễm từ trạng thái này sang
trạng thái khác là định luật bảo toàn vật chất.
∑ 𝑣ậ𝑡 𝑐ℎấ𝑡 𝑣à𝑜 = ∑ 𝑣ậ𝑡 𝑐ℎấ𝑡 𝑟𝑎 + ∑ 𝑡ổ𝑛 𝑡ℎấ𝑡
- Cân bằng vật chất dựa trên số liệu có được bằng phương pháp tính toán lý
thuyết hay các số liệu có được bằng phương pháp đo đạc thực tế sản xuất hoặc kết
hợp cả hai phương pháp.
- Lập kế hoạch đo đạc số liệu đầu vào và đầu ra cho một ngày sản xuất, ghi
lại lượng tiêu thụ các dòng thải cho một thời gian.
- Lập bảng thông số đầu vào và đầu ra đối với vật chất điển hình đại diện
được đo đạc.
2.3.8 Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp
Trên cơ sở các kết quả điều tra, thu thập tài liệu liên quan từ các nguồn khác
nhau, xử lý số liệu tiến hành phân tích đánh giá tổng hợp các thông tin để đưa ra các
giải pháp và kết luận.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hiện trạng sản xuất bún tại huyện hóc môn
3.1.1 Quy mô sản xuất
Nghề sản xuất bún tại huyện Hóc Môn đã xuất hiện từ lâu. Hiện nay, huyện có
14 cơ sở nằm xen lẫn trong các khu dân cư, phân bố rải rác tại một số xã như Thới
Tam Thôn, Bà Điểm, Tân Hiệp... Hoạt động sản xuất bún đã giải quyết được việc
làm thường xuyên cho khoảng 89 lao động, ngoài ra còn tạo việc làm thêm cho từ
28 đến 36 lao động với các công việc như chuyên chở, giao hàng. Thu nhập trung
bình của mỗi lao động từ 3-4 triệu đồng/tháng trở lên tùy theo công đoạn mà người
lao động đảm nhận.
Địa điểm tiêu thụ bún là tại các chợ truyền thống của địa phương và một số
quận huyện lân cận như Củ Chi, Quận 12, Bình Chánh. Sản phẩm bún trên địa bàn
huyện chưa vào được các siêu thị như Coop Mart, BigC... Do quy mô còn nhỏ lẻ,
khó kiểm soát về chất lượng sản phẩm…. Khó khăn lớn đối với nghề làm bún là
thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ và thiết bị, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ
sản phẩm không ổn định, diện tích khu vực sản xuất nhỏ và không có diện tích để
bố trí công trình xử lý chất thải… Hiện nay, nhiều CSSX vẫn chưa được cơ quan
chức năng cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do không đáp ứng đủ các
điều kiện cần thiết như: Diện tích, bố trí quy trình sản xuất, xử lý chất thải... Tuy
nhiên, nhiều cơ sở đã áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chuyển sang sử dụng
các máy móc thiết bị hiện đại hơn để tăng sản lượng, đảm bảo hơn về vệ sinh trong
sản xuất.
Ngành sản xuất bún tiêu thụ và phát thải rất nhiều nước. Do mạng lưới cấp
nước sạch trên địa bàn huyện chưa được phủ kín nên các CSSX đều sử dụng nguồn
nước ngầm được khai thác từ các giếng khoan để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên,
nguồn nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm, do đó đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động
sản xuất, ảnh hưởng đến hoạt động của lò hơi, chất lượng bún…
Quy mô sản xuất bún chủ yếu là kinh tế hộ, xưởng sản xuất đồng thời cũng là
nơi sinh hoạt của hộ dân cư, hầu hết mỗi nhà đều có một xưởng để sản xuất. Để tiết
kiệm diện tích, những nguyên vật liệu để ngổn ngang dưới sân. Diện tích hẹp, nên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
33
người dân trong huyện phải tận dụng diện tích đất ở của mình để dành cho sản xuất,
thường chiếm tới 2/3 diện tích đất ở. Hầu hết, hệ thống nước thải được sử dụng chung
cho cả nước sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy, những cống rãnh nước thải của người dân
nơi đây luôn có màu đen, đặc sệt.
Quy mô sản xuất nhỏ, mặt bằng sản xuất chất hẹp là một trở ngại lớn cho
việc sản xuất với quy trình khép kín, hiện đại nhằm giảm thiểu tối đa sự tác động
tiêu cực đến MT. Mặt khác, khi nhà ở cũng là nơi sản xuất sẽ khiến cho những
người lao động đồng thời cũng là người trong gia đình sản xuất trực tiếp phải chịu
những hậu quả tiềm ẩn từ sự ô nhiễm MT trong quá trình sản xuất gây ra.
Hiện nay, các CSSX bún đều hoạt động với quy mô nhỏ nên việc xử lý nước
thải gặp rất nhiều khó khăn do hạn chế về kinh phí và diện tích. Mặt khác, hệ thống
tiêu thoát nước trên địa bàn huyện chưa được đầu tư đồng bộ và hoàn thiện nên
nước thải phát sinh không thể tiêu thoát một cách thông thoáng. Nước thải phát sinh
không qua xử lý được thải thẳng ra các khu đất trống, hệ thống thoát nước chung.
Nước thải tồn động gây mùi hôi ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh. Song với
thực trạng sản xuất còn mang tính tự phát, phân tán, thiếu cơ sở vật chất, thiếu vốn,
khoa học kỹ thuật, chưa chú trọng đúng mức tới các yếu tố MT và sức khỏe cộng
đồng dân cư, nghề làm bún tại huyện Hóc Môn hiện nay đang đứng trước tình trạng
ô nhiễm MT nghiêm trọng. Nếu không giải quyết kịp thời, sự phát triển của các
CSSX bún sẽ gặp rất nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức
khỏe của cộng đồng dân cư khu vực.
Hình 3.1: Nước thải từ quá trình sản xuất bún tồn động (Nguồn: Tác giả chụp)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
34
3.1.2 Quy trình sản xuất
Quá trình sản xuất bún thường tốn nhiều thời gian tùy theo phương pháp sản
xuất của từng cơ sở. Tỷ lệ bún thành phẩm cũng phụ thuộc vào phương thức sản
xuất và chất lượng gạo mang vào sản xuất. Trung bình lượng bún được tạo thành từ
1kg gạo có thể dao động từ 1,8 kg đến 2,3 kg. Mặc dù sản xuất theo phương pháp
thủ công hay công nghiệp thì quy trình sản xuất bún vẫn phải tuân thủ qua những
công đoạn tương tự nhau. Quy trình sản xuất bún như sau:
Hình 3.2: Quy trình sản xuất bún
Gạo
Nghiền gạo
Làm ráo
Hồ hóa sơ bộ
Nhào
Luộc
Ép đùn
Làm nguội
Bún tươi
Nước
Nước thải
Nước
Nước Nước thải
Nước thải
Ngâm
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
35
❖ Thuyết minh quy trình công nghệ
- Bảo quản và lưu trữ gạo: Nguyên liệu dùng để sản xuất bún là gạo tẻ phải
đảm bảo các yêu cầu sau: Gạo ngon, không bị mốc, không có sâu, mọt… Gạo được
bảo quản và lưu trữ trong kho khô ráo, tránh ẩm ướt, tránh bị ẩm mốc trong quá
trình lưu trữ. Thông thường các cơ sở thường mua hai hay nhiều loại gạo khác nhau
để trộn chung nhằm giảm giá thành của nguồn nguyên liệu gạo đầu vào.
- Vo gạo: Gạo được vo và đãi kỹ bằng nước sạch nhằm loại bỏ bụi bẩn bên
ngoài hạt gạo. Hiện nay, công đoạn vo gạo thường được thực hiện bằng máy do đó
tiết kiệm được thời gian, sức lao động và giảm được lượng gạo thất thoát trong quá
trình thực hiện.
- Ngâm gạo và xóc rửa gạo: Gạo sau khi được vo sạch sẽ được cho vào chậu
ngâm, thời gian ngâm gạo dao động khoảng từ 8 - 16 giờ, tại nhiều cơ sở việc ngâm
gạo được thực hiện trong khoảng 24 giờ. Việc ngâm gạo sẽ giúp cho việc xay bột
được diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm điện, bột sau khi xay sẽ đạt được độ mịn cao.
Mục đích của quá trình ngâm còn là giai đoạn để vi khuẩn lactic lên men. Acid
lactic tạo vị chua đặc trưng cho bún. Gạo sau khi ngâm sẽ được xóc rửa cho đến khi
gạo sạch, hết nhớt, thường được thực hiện khoảng 3 lần hoặc nhiều hơn để đảm bảo
độ sạch của hạt gạo sau khi ngâm.
- Nghiền gạo: Gạo sau khi được xóc rửa sẽ được xay thành bột. Trong quá
trình xay sẽ bổ sung thêm vào một lượng muối nhất định nhằm giúp cho bún dai, có
vị và ngon hơn. Ngoài ra, khi xay gạo cần bổ sung một lượng nước vừa đủ vì bột
càng đặc sẽ càng thuận lợi cho quá trình ủ bột và tách nước.
- Tách nước: Bột nhão sau khi xay sẽ được bồng để tách bớt một phần nước.
Sau đó bột sẽ được cho vào các bao chứa. Các bao bột sẽ tiếp tục được nén ép để
tách nước. Việc tách nước có thể được thực hiện bằng cách xếp chồng các bao bột
lên nhau và sử dụng thiết bị nén ép để tạo áp lực.
- Nhào trộn bột: Bột sau khi được nén ép ráo nước sẽ được cho vào máy
trộn. Trong quá trình nhào trộn có bổ sung thêm nước nhằm đánh tơi bột, bún cái
hoặc bột đã được hồ hóa. Đối với một số CSSX thì lượng bột bằng 50% tổng lượng
bột đem vào ép bún sẽ được hồ hóa trước khi trộn với 50% bột còn lại để đưa vào
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh

More Related Content

What's hot

Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu khả năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tạ...
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu khả năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tạ...Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu khả năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tạ...
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu khả năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tạ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
TỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤMTỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤMTruongThanh Vu
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứaNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứaTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt NamTìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt NamLinh Nguyễn
 
đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...
đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...
đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...jackjohn45
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhNghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhMan_Ebook
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
 
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầuLuận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
 
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu khả năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tạ...
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu khả năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tạ...Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu khả năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tạ...
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu khả năng áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn tạ...
 
Báo cáo thực tập: Quy trình công nghệ chế biến TÔM, RẤY HAY
Báo cáo thực tập: Quy trình công nghệ chế biến TÔM, RẤY HAYBáo cáo thực tập: Quy trình công nghệ chế biến TÔM, RẤY HAY
Báo cáo thực tập: Quy trình công nghệ chế biến TÔM, RẤY HAY
 
Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!
Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!
Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOTĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
 
Hệ ThốNg Cip Trong Nhà MáY SữA
Hệ ThốNg Cip Trong Nhà MáY SữAHệ ThốNg Cip Trong Nhà MáY SữA
Hệ ThốNg Cip Trong Nhà MáY SữA
 
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việcĐề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
 
TỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤMTỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤM
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm mít sấy thăng hoa
Đề tài: Xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm mít sấy thăng hoaĐề tài: Xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm mít sấy thăng hoa
Đề tài: Xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm mít sấy thăng hoa
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứaNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
 
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt NamTìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
 
đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...
đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...
đáNh giá hiện trạng nước thải làng nghề sản xuất miến dong làng so xã tân hòa...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống đóng chai từ thảo mộc thiên nhiên quy...
 
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
 
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhNghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 

Similar to đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh

Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chômNghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chômTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấcNghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấchttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thử nghiệm cố định saccharomyces cerevisiae và pichia anomala trên chất mang ...
Thử nghiệm cố định saccharomyces cerevisiae và pichia anomala trên chất mang ...Thử nghiệm cố định saccharomyces cerevisiae và pichia anomala trên chất mang ...
Thử nghiệm cố định saccharomyces cerevisiae và pichia anomala trên chất mang ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...
Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...
Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứtThử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứtTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...
Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...
Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh (20)

Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chômNghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
 
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
 
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
 
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
 
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
 
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấcNghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
 
Thử nghiệm cố định saccharomyces cerevisiae và pichia anomala trên chất mang ...
Thử nghiệm cố định saccharomyces cerevisiae và pichia anomala trên chất mang ...Thử nghiệm cố định saccharomyces cerevisiae và pichia anomala trên chất mang ...
Thử nghiệm cố định saccharomyces cerevisiae và pichia anomala trên chất mang ...
 
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
 
Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...
Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...
Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...
 
Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứtThử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
 
Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...
Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...
Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...
 
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...
 
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
 
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
 
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Python Notes for mca i year students osmania university.docx
Python Notes for mca i year students osmania university.docxPython Notes for mca i year students osmania university.docx
Python Notes for mca i year students osmania university.docxRamakrishna Reddy Bijjam
 
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdfKey note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdfAdmir Softic
 
Unit-V; Pricing (Pharma Marketing Management).pptx
Unit-V; Pricing (Pharma Marketing Management).pptxUnit-V; Pricing (Pharma Marketing Management).pptx
Unit-V; Pricing (Pharma Marketing Management).pptxVishalSingh1417
 
Making and Justifying Mathematical Decisions.pdf
Making and Justifying Mathematical Decisions.pdfMaking and Justifying Mathematical Decisions.pdf
Making and Justifying Mathematical Decisions.pdfChris Hunter
 
psychiatric nursing HISTORY COLLECTION .docx
psychiatric  nursing HISTORY  COLLECTION  .docxpsychiatric  nursing HISTORY  COLLECTION  .docx
psychiatric nursing HISTORY COLLECTION .docxPoojaSen20
 
Measures of Dispersion and Variability: Range, QD, AD and SD
Measures of Dispersion and Variability: Range, QD, AD and SDMeasures of Dispersion and Variability: Range, QD, AD and SD
Measures of Dispersion and Variability: Range, QD, AD and SDThiyagu K
 
2024-NATIONAL-LEARNING-CAMP-AND-OTHER.pptx
2024-NATIONAL-LEARNING-CAMP-AND-OTHER.pptx2024-NATIONAL-LEARNING-CAMP-AND-OTHER.pptx
2024-NATIONAL-LEARNING-CAMP-AND-OTHER.pptxMaritesTamaniVerdade
 
Holdier Curriculum Vitae (April 2024).pdf
Holdier Curriculum Vitae (April 2024).pdfHoldier Curriculum Vitae (April 2024).pdf
Holdier Curriculum Vitae (April 2024).pdfagholdier
 
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global ImpactBeyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global ImpactPECB
 
The basics of sentences session 3pptx.pptx
The basics of sentences session 3pptx.pptxThe basics of sentences session 3pptx.pptx
The basics of sentences session 3pptx.pptxheathfieldcps1
 
Measures of Central Tendency: Mean, Median and Mode
Measures of Central Tendency: Mean, Median and ModeMeasures of Central Tendency: Mean, Median and Mode
Measures of Central Tendency: Mean, Median and ModeThiyagu K
 
1029 - Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf
1029 -  Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf1029 -  Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf
1029 - Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdfQucHHunhnh
 
Unit-IV; Professional Sales Representative (PSR).pptx
Unit-IV; Professional Sales Representative (PSR).pptxUnit-IV; Professional Sales Representative (PSR).pptx
Unit-IV; Professional Sales Representative (PSR).pptxVishalSingh1417
 
Food Chain and Food Web (Ecosystem) EVS, B. Pharmacy 1st Year, Sem-II
Food Chain and Food Web (Ecosystem) EVS, B. Pharmacy 1st Year, Sem-IIFood Chain and Food Web (Ecosystem) EVS, B. Pharmacy 1st Year, Sem-II
Food Chain and Food Web (Ecosystem) EVS, B. Pharmacy 1st Year, Sem-IIShubhangi Sonawane
 
Sociology 101 Demonstration of Learning Exhibit
Sociology 101 Demonstration of Learning ExhibitSociology 101 Demonstration of Learning Exhibit
Sociology 101 Demonstration of Learning Exhibitjbellavia9
 
Grant Readiness 101 TechSoup and Remy Consulting
Grant Readiness 101 TechSoup and Remy ConsultingGrant Readiness 101 TechSoup and Remy Consulting
Grant Readiness 101 TechSoup and Remy ConsultingTechSoup
 
Unit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptx
Unit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptxUnit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptx
Unit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptxVishalSingh1417
 
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104misteraugie
 

Recently uploaded (20)

Python Notes for mca i year students osmania university.docx
Python Notes for mca i year students osmania university.docxPython Notes for mca i year students osmania university.docx
Python Notes for mca i year students osmania university.docx
 
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdfKey note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
 
Unit-V; Pricing (Pharma Marketing Management).pptx
Unit-V; Pricing (Pharma Marketing Management).pptxUnit-V; Pricing (Pharma Marketing Management).pptx
Unit-V; Pricing (Pharma Marketing Management).pptx
 
Making and Justifying Mathematical Decisions.pdf
Making and Justifying Mathematical Decisions.pdfMaking and Justifying Mathematical Decisions.pdf
Making and Justifying Mathematical Decisions.pdf
 
INDIA QUIZ 2024 RLAC DELHI UNIVERSITY.pptx
INDIA QUIZ 2024 RLAC DELHI UNIVERSITY.pptxINDIA QUIZ 2024 RLAC DELHI UNIVERSITY.pptx
INDIA QUIZ 2024 RLAC DELHI UNIVERSITY.pptx
 
psychiatric nursing HISTORY COLLECTION .docx
psychiatric  nursing HISTORY  COLLECTION  .docxpsychiatric  nursing HISTORY  COLLECTION  .docx
psychiatric nursing HISTORY COLLECTION .docx
 
Measures of Dispersion and Variability: Range, QD, AD and SD
Measures of Dispersion and Variability: Range, QD, AD and SDMeasures of Dispersion and Variability: Range, QD, AD and SD
Measures of Dispersion and Variability: Range, QD, AD and SD
 
2024-NATIONAL-LEARNING-CAMP-AND-OTHER.pptx
2024-NATIONAL-LEARNING-CAMP-AND-OTHER.pptx2024-NATIONAL-LEARNING-CAMP-AND-OTHER.pptx
2024-NATIONAL-LEARNING-CAMP-AND-OTHER.pptx
 
Asian American Pacific Islander Month DDSD 2024.pptx
Asian American Pacific Islander Month DDSD 2024.pptxAsian American Pacific Islander Month DDSD 2024.pptx
Asian American Pacific Islander Month DDSD 2024.pptx
 
Holdier Curriculum Vitae (April 2024).pdf
Holdier Curriculum Vitae (April 2024).pdfHoldier Curriculum Vitae (April 2024).pdf
Holdier Curriculum Vitae (April 2024).pdf
 
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global ImpactBeyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
 
The basics of sentences session 3pptx.pptx
The basics of sentences session 3pptx.pptxThe basics of sentences session 3pptx.pptx
The basics of sentences session 3pptx.pptx
 
Measures of Central Tendency: Mean, Median and Mode
Measures of Central Tendency: Mean, Median and ModeMeasures of Central Tendency: Mean, Median and Mode
Measures of Central Tendency: Mean, Median and Mode
 
1029 - Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf
1029 -  Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf1029 -  Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf
1029 - Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf
 
Unit-IV; Professional Sales Representative (PSR).pptx
Unit-IV; Professional Sales Representative (PSR).pptxUnit-IV; Professional Sales Representative (PSR).pptx
Unit-IV; Professional Sales Representative (PSR).pptx
 
Food Chain and Food Web (Ecosystem) EVS, B. Pharmacy 1st Year, Sem-II
Food Chain and Food Web (Ecosystem) EVS, B. Pharmacy 1st Year, Sem-IIFood Chain and Food Web (Ecosystem) EVS, B. Pharmacy 1st Year, Sem-II
Food Chain and Food Web (Ecosystem) EVS, B. Pharmacy 1st Year, Sem-II
 
Sociology 101 Demonstration of Learning Exhibit
Sociology 101 Demonstration of Learning ExhibitSociology 101 Demonstration of Learning Exhibit
Sociology 101 Demonstration of Learning Exhibit
 
Grant Readiness 101 TechSoup and Remy Consulting
Grant Readiness 101 TechSoup and Remy ConsultingGrant Readiness 101 TechSoup and Remy Consulting
Grant Readiness 101 TechSoup and Remy Consulting
 
Unit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptx
Unit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptxUnit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptx
Unit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptx
 
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
 

đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, tp.hồ chí minh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT BÚN ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN HÓC MÔN, TP.HỒ CHÍ MINH Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Thái Văn Nam Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thảo Linh MSSV: 1411090371 Lớp: 14DMT03 TP. Hồ Chí Minh, 2018
  • 2. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP i LỜI CAM ĐOAN Kính gửi:  Viện Khoa Hoc Ứng Dụng HUTECH – Đại Học Công Nghệ Tp.HCM  Hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp Em tên là Nguyễn Thị Thảo Linh, sinh viên lớp 14DMT03 – Chuyên Ngành Kỹ Thuật Môi Trường – Đại Học Công Nghệ Tp.HCM. Em xin cam đoan thực hiện khóa luận dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Thái Văn Nam một cách khoa học, chính xác và trung thực. Các kết quả nghiên cứu trong đồ án hoàn toàn có được từ quá trình điều tra, nghiên cứu chưa từng được công bố trong bắt kì tài liệu khoa học nào. Em xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. TP.HCM, ngày ... tháng ... năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thảo Linh
  • 3. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ii LỜI CẢM ƠN Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện sau 4 năm học tại trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, với mong muốn áp dụng những kiến thức đã tích lũy được khi học tập tại trường vào quá trình nghiên cứu thực tiễn. Được sự nhất trí của trường và Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech chuyên ngành Kỹ thuật môi trường, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài đồ án tốt nghiệp “Đánh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh”. Để thực hiện đồ án tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân, đơn vị. Trước hết, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech cùng các quý thầy cô trong trường Đại học Công Nghệ Tp.Hồ Chí Minh, những người đã trang bị cho em rất nhiều kiến thức trong 4 năm học tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy PGS.TS Thái Văn Nam, người đã chỉ bảo tận tình, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài đồ án này. Bên cạnh đó, em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Hóc Môn đã tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập ở đây. Cảm ơn những người dân địa phương, các cơ sở sản xuất bún tại huyện Hóc Môn đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin rất giá trị cho em trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập của mình. Do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm của bản thân nên đồ án không tránh khỏi có những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài đồ án tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 4. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP iii MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi DANH MỤC BẢNG............................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH............................................................................................... viii TÓM TẮT................................................................................................................ ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề............................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2 3. Yêu cầu của đề tài................................................................................................2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................4 1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.................................................................4 1.1.1 Các khái niệm liên quan..............................................................................4 1.2 Tổng quan về làng nghề chế biến nông sản ở Việt Nam...................................7 1.2.1 Giới thiệu chung về làng nghề chế biến nông sản ở Việt Nam...................7 1.2.2 Hiện trạng phát sinh chất thải sản xuất của làng nghề chế biến nông sản thực phẩm và vấn đề môi trường..........................................................................9 1.2.3 Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất chế biến nông sản thực phẩm đến sức khỏe của người dân.............................................................................................15 1.3 Một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường làng nghề ....................17 1.3.1 Giải pháp công nghệ..................................................................................17 1.3.2 Giải pháp quản lý ......................................................................................18 1.4 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế _ xã hội huyện Hóc Môn ..............19 1.4.1 Điều kiện tự nhiên .....................................................................................19 1.4.2 Tài nguyên nước........................................................................................21 1.4.3 Điều kiện kinh tế _ xã hội .........................................................................22 1.4.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông.........................................24 1.4.5 Vấn đề môi trường trên địa bàn huyện......................................................25 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................27 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................27
  • 5. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP iv 2.2 Nội dung nghiên cứu........................................................................................27 2.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................28 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .......................................................28 2.3.2 Phương pháp phỏng vấn............................................................................28 2.3.3 Phương pháp khảo sát thực địa .................................................................28 2.3.4 Phương pháp lấy mẫu................................................................................28 2.3.5 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.....................................................29 2.3.6 Phương pháp phân tích SWOT..................................................................30 2.3.7 Phương pháp tính toán cân bằng vật chất..................................................30 2.3.8 Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp...............................................31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................32 3.1 Hiện trạng sản xuất bún tại huyện hóc môn ....................................................32 3.1.1 Quy mô sản xuất........................................................................................32 3.1.2 Quy trình sản xuất .....................................................................................34 3.1.3 Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho các cơ sở sản xuất bún ......................37 3.1.4 Thông tin chung về các hộ dân được điều tra ...........................................39 3.2 Đánh giá môi trường của các cơ sở sản xuất bún tại huyện Hóc Môn...........41 3.2.1 Hiện trạng môi trường nước......................................................................41 3.2.2 Hiện trạng môi trường không khí..............................................................45 3.2.3 Hiện trạng môi trường chất thải rắn ..........................................................48 3.2.4 Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất bún đến sức khỏe của người dân ......................................................................................................................50 3.2.5 Ý thức bảo vệ môi trường của người dân..................................................52 3.2.6 Tình hình thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm của chính quyền địa phương đối với các cơ sở sản xuất bún ..............................................................55 3.3 Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường dựa trên phân tích SWOT ...............55 3.4 Giải pháp về bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất bún ..........................57 3.4.1 Biện pháp khắc phục .................................................................................57 3.4.2 Công tác quản lý........................................................................................58 3.4.3 Giải pháp quy hoạch..................................................................................58
  • 6. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP v 3.4.4 Giáo dục môi trường nâng cao nhận thức cộng đồng ...............................59 3.4.5 Giải pháp về công nghệ.............................................................................59 3.4.6 Các giải pháp kỹ thuật...............................................................................61 3.4.7 Áp dụng chế tài kinh tế: Người gây ô nhiễm phải trả tiền........................63 3.5 Đề xuất cụm mô hình làng nghề trong tương lai.............................................63 3.5.1 Các yêu cầu đối với mô hình đề xuất ........................................................63 3.5.2 Phân tích đầu vào đầu ra và quá trình chuyển hóa, quá trình chế biến của làng nghề ............................................................................................................64 3.5.3 Phân tích đầu vào, đầu ra và quá trính chuyển hóa của mô hình xử lý chất thải mô hình cụm................................................................................................64 3.5.4 Biểu đồ hệ thống năng lượng và vật chất của mô hình.............................65 3.5.5 Đề xuất mô hình xử lý chất thải theo cụm ................................................68 3.5.6 Thông số kỹ thuật các thành phần đơn vị trong mô hình..........................68 3.6 Thảo luận .........................................................................................................92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................93 1.Kết luận...............................................................................................................93 2.Kiến nghị.............................................................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................96 PHỤ LỤC...................................................................................................................1
  • 7. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Anh Tiếng Việt BOD Biological Oxygen Demand Nhu cầu oxy sinh hóa – thời gian xác định trong 5 ngày BVMT Bảo vệ môi trường CBNSTP Chế biến nông sản thực phẩm COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa học CSSX Cơ sở sản xuất CTR Chất thải rắn MT Môi trường QCCP Quy chuẩn cho phép QCVN Quy chuẩn Việt Nam QLMT Quản lý môi trường SS Suspended Solids Hàm lượng chất rắn lơ lửng TKNL Tiết kiệm năng lượng TN&MT Tài Nguyên và Môi Trường TNHH Trách nhiệm hữu hạn Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
  • 8. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Đặc trưng ô nhiễm tại một số làng nghề CBNSTP trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Bình Thuận ..................................................................................................10 Bảng 1.2: Thải lượng các chất ô nhiễm môi trường nước của ngành CBNSTP đến năm 2010, 2015 và 2020 ...........................................................................................11 Bảng 1.3: Đặc trưng nước thải các làng nghề CBNSTP...........................................12 Bảng 3.1: Sản lượng bún thành phẩm của các CSSX bún........................................38 Bảng 3.2: Định mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu trong 1 ngày của các CSSX bún...38 Bảng 3.3: Định mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu trong 1 năm của các CSSX bún....39 Bảng 3.4: Thông tin chung về hộ sản xuất bún.........................................................40 Bảng 3.5: Thông tin chung về hộ dân sống xung quanh...........................................40 Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước thải của các CSSX bún.....................42 Bảng 3.7: Kết quả phân tích khí thải lò hơi ..............................................................48 Bảng 3.8: Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại các CSSX bún ...............................49 Bảng 3.9: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về MT và công tác QLMT tại các CSSX bún huyện Hóc Môn ................................................................................56 Bảng 3.10: Các thông số đầu vào của quá trình chuyển hóa ....................................65 Bảng 3.11 Hệ số phát sinh chất thải..........................................................................69 Bảng 3.12: Bảng tổng hợp các thông số đầu vào mô hình........................................69 Bảng 3.13: Bảng tổng hợp các thống số kĩ thuật của hầm ủ.....................................70 Bảng 3.14: Nguyên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất phân compost...................71 Bảng 3.15: Lượng phân bón cho cây trong 1 năm....................................................72 Bảng 3.16: Hiệu xuất xử lý bể anoxic.......................................................................72 Bảng 3.17: Các thông số thiết kế bể Anoxic.............................................................75 Bảng 3.18: Hiệu xuất xử lý của bể Aerotank và lắng sinh học.................................75 Bảng 3.19: các thông số thiết kế bể Aerotank...........................................................83 Bảng 3.20: Các thông số thiết kế bể lắng sinh học ...................................................87 Bảng 3.21: Tổng hợp chi phí đầu tư và nguồn thu của mô hình trong 1 năm ..........88
  • 9. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.2: Vị trí địa lý huyện Hóc Môn.....................................................................20 Hình 2.1: Vị trí 14 cơ sở sản xuất bún ......................................................................27 Hình 3.1: Nước thải từ quá trình sản xuất bún tồn động (Nguồn: Tác giả chụp) .....33 Hình 3.2: Quy trình sản xuất bún..............................................................................34 Hình 3.3: Quy trình sản xuất bún. (Nguồn: Tác giả chụp)........................................37 Hình 3.4: Ý kiến của các CSSX về chất lượng nước giếng......................................44 Hình 3.5: Hệ thống xử lý nước thải tại các CSSX bún .............................................44 Hình 3.6: Ý kiến của người dân về việc ngửi thấy mùi khó chịu .............................46 Hình 3.7: Mùi hôi nước thải sản xuất bún.................................................................47 Hình 3.8: Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đối với sức khỏe người dân..............51 Hình 3.9: Ý kiến của người dân về vấn đề xả chất thải làm bún ra công cộng ........53 Hình 3.10: Ý kiến của người dân về mâu thuẫn .......................................................54 Hình 3.11: Mô hình xử lý chất thải theo cụm làng nghề sản xuất bún kết hợp với chăn nuôi heo ............................................................................................................91
  • 10. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ix TÓM TẮT Hóc Môn là một huyện ngoại thành thuộc Tp.HCM. Trên địa bàn huyện có rất nhiều ngành nghề đang tồn tại và phát triển. Trong đó, có ngành nghề sản xuất bún đã tồn tại từ rất lâu, có thể coi la một làng nghề nhưng chỉ tồn tại dưới hình thức cơ sở vừa và nhỏ nằm phân tán trên địa bàn huyện. Hiện nay, có 14 cơ sở tham gia vào hoạt động sản xuất bún. Sự phát triển của các cơ sở sản xuất bún đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Tuy nhiên vấn đề nước thải và chất thải rắn từ hoạt động sản xuất bún hầu như không được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để mà xả trực tiếp ra ao, hồ, sông gây ô nhiễm môi trường phá hủy cảnh quan khu vực ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Bằng các phương pháp điều tra, khảo sát, lấy mẫu phân tích để nghiên cứu hiện trạng môi trường, nguồn phát sinh chất thải và vấn đề quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất bún tại huyện. Kết quả phân tích mẫu cho thấy môi trường nước thải tại các cơ sở sản xuất có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng các chất hữu cơ, các chỉ tiêu BOD vượt 8,5-9,5 lần, COD vượt 4,9-6,3 lần so với quy chuẩn cho phép. Không khí bị ô nhiễm chủ yếu là do mùi hôi của nước thải, rác thải phân hủy, vấn đề quản lý chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất vẫn còn bất cập, chủ yếu là xỉ than. Từ đó đề tài đã đề xuất ra 7 biện pháp quản lý và xử lý chất thải nhầm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất bún, góp phần giúp cải thiện các vấn đề về môi trường tại huyện Hóc Môn.
  • 11. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong suốt tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, hướng đến phát triển ngành nghề quy mô nhỏ và vừa với công nghệ thích hợp cổ truyền với hiện đại là hướng chiến lược phát triển quan trọng. Ngành nghề nông thôn phát triển sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Mỗi nghề thực sự là một địa chỉ văn hóa, phản ánh nét văn hóa độc đáo của từng địa phương, từng vùng. Nghề truyền thống từ lâu đã trở thành một bộ phận hữu cơ không thể thiếu của văn hóa dân gian. Những giá trị văn hóa chứa đựng trong các nghề truyền thống ở Thành Phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) đã tạo nên những nét riêng độc đáo đa dạng nhưng cũng mang bản sắc chung của văn hóa dân tộc Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước trồng và cung cấp lương thực lớn trên thế giới. Sản lượng lương thực năm 2005 là 40 triệu tấn. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, nhiều khu công nghiệp được xây dựng, nhiều vùng kinh tế mới được hình thành, và tất nhiên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chế biến của lương thực cũng tăng lên. Bên cạnh việc xây dựng những nhà máy chế biến lương thực hiện đại thì tồn tại song song là các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp truyền thống hoặc kết hợp cả hai phương pháp này. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn tồn tại những bất cập, đặc biệt là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (MT), ảnh hưởng đến sức khỏe người dân từ hoạt động sản xuất của các làng nghề. Mức độ ô nhiễm MT trong các làng nghề truyền thống và các cơ sở ngành nghề nông thôn ngày nay đang ngày càng gia tăng. Bởi ý thức bảo vệ môi trường (BVMT) còn thấp của con người trong quá trình sản xuất, các cơ sở sản xuất (CSSX) xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra MT dẫn đến tình trạng ô nhiễm MT đã và đang xảy ra rất nghiêm trọng ở các ngành nghề truyền thống ở Việt Nam. Hóc Môn là một huyện ngoại thành thuộc Tp.HCM. Trên địa bàn huyện có nhiều ngành nghề nông thôn đang tồn tại và phát triển, trong đó có ngành nghề sản
  • 12. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 2 xuất bún, bánh phở, hủ tiếu là những ngành nghề đã tồn tại từ rất lâu có thể coi là làng nghề, tuy nhiên chỉ tồn tại dưới hình thức cơ sở vừa và nhỏ, nằm phân tán trên địa bàn huyện. Hầu hết các cơ sở chỉ chú trọng vào hoạt động sản xuất mà không quan tâm hoặc rất ít quan tâm đến việc xử lý chất thải. Hiện tượng xả chất thải trực tiếp không qua xử lý đã gây ô nhiễm MT nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt, nước ngầm tại khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của huyện này. Do đó, có rất nhiều ý kiến phản ánh của người dân về việc gây ô nhiễm MT đối với hoạt động sản xuất của các cơ sở này. Vì vậy, bên cạnh phát triển kinh tế, việc giải quyết các vấn đề MT các ngành nghề nông thôn là một trong những tiêu chí để xây dựng làng nghề truyền thống trong tương lai. Vấn đề đặt ra ở đây là cần tìm hiểu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất bún đến MT, sức khỏe của người dân hiện nay thực sự là cần thiết. Xuất phát từ vấn đề này, đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện Hóc Môn Tp.Hồ Chí Minh”, được thực hiện nhằm nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp đối với công tác quản lý môi trường (QLMT) và giảm thiểu ô nhiễm MT của các CSSX bún tại huyện Hóc Môn. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng MT và công tác QLMT của các CSSX bún tại huyện Hóc Môn, Tp.HCM. - Đề xuất một số giải pháp đối với công tác QLMT và giảm thiểu ô nhiễm MT của các CSSX bún tại huyện Hóc Môn. 3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá hiện trạng MT của các CSSX và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới MT. - Đánh giá hiện trạng công tác QLMT và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp đối với các CSSX bún tại huyện Hóc Môn. - Phân tích, đánh giá hiện trạng MT và đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải thiện MT của các CSSX bún tại huyện.
  • 13. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ❖ Ý nghĩa khoa học Đề tài sẽ đánh giá hiện trạng MT sản xuất bún tại huyện Hóc Môn, Tp.HCM. Đề tài nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần năng cao hiểu biết về công tác quản lý và xử lý ô nhiễm MT cho CSSX bún. Đồng thời kết quả nghiên cứu còn phục vụ cho việc học tập và công tác nghiên cứu sau này. ❖ Ý nghĩa thực tiễn Góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm MT do hoạt động sản xuất bún gây ra, và đề xuất những giải pháp để cải thiện MT cho các CSSX bún và năng cao chất lượng MT sống cho cộng đồng dân cư tại huyện Hóc Môn. Cung cấp thông tin cần thiết cho người dân về hiện trạng MT hiện nay tại huyện từ đấy giúp cho người dân nhận biết về vấn đề ô nhiễm MT đang xảy ra để người dân ý thức được vấn đề BVMT.
  • 14. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Các khái niệm liên quan 1.1.1.1 Khái niệm môi trường Theo khoản 1, điều 3 Luật BVMT Việt Nam năm 2005 nêu rõ: “MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. Thuật ngữ MT có thể được dùng trong nhiều trường hợp khác nhau như MT tự nhiên, MT kinh tế, MT xã hội…, nhưng trong giới hạn bài khóa luận, đề tài tập trung vào khái niệm liên quan đến MT tự nhiên. Như vậy, MT là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện nào đó. Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại và diễn biến trong MT của nó. Hay nói rõ ràng hơn thì MT là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, đất, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Trong nguyên lý sinh thái học ứng dụng, các hiện tượng địa chất như khí quyển, thủy quyển, thạch quyển tồn tại trước sự sống. Trải qua các giai đoạn tiến hóa, các loại thực vật, động vật và con người đã xuất hiện. Khi đó có sự tương tác giữa cơ thể sống với các nhân tố đó thì chúng mới trở thành MT. Có nghĩa là khi có các cơ thể sống mới có MT. MT sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng đến sự sống, sự phát triển của từng cá nhân và toàn bộ cộng đồng người. Nó bao gồm MT tự nhiên, MT xã hội và MT nhân tạo. MT sống của con người được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì MT bao gồm tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội… Theo nghĩa hẹp thì MT sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người [12].
  • 15. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 5 1.1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường Theo tổ chức Y tế thế giới: “Ô nhiễm MT được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào MT đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng MT”. Theo khoản 6, điều 3 Luật BVMT Việt Nam năm 2005: “Ô nhiễm MT là sự biến đổi của các thành phần MT không phù hợp với tiêu chuẩn MT, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Trên thế giới, ô nhiễm MT được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào MT đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng MT. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải dạng khí như khí thải, dạng lỏng như nước thải, dạng rắn như chất thải rắn chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Nguyên nhân gây ô nhiễm MT có thể là do các hoạt động của quá trình tự nhiên như thiên tai, bão lũ, núi lửa… Hoặc do hoạt động của con người thực hiện trong công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất làng nghề, giao thông, chiến tranh, trong sinh hoạt, mức độ gia tăng dân số... Trong khi con người chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu, nồng độ chất thải ngày càng vượt quá mức tự đồng hóa của MT. Ngày nay, ô nhiễm MT trở thành hiểm họa đối với đời sống của sinh giới và cả con người ở bất kỳ phạm vi nào, từ quốc gia, khu vực đến toàn cầu. Đây chính là sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra trên thế giới. Ô nhiễm hiện nay đã lan tràn nhiều nơi, từ đất, nước đến khí quyển, từ bề mặt đất đến lòng đất hay đại dương. Ô nhiễm MT là các yếu tố có thể định lượng được, thông qua các cách nhận biết: - Bằng trực quan: căn cứ vào màu sắc bất thường của MT nước, bụi.. - Bằng cảm quan: khó chịu. - Bằng các sinh vật chỉ thị: sự biến mất của các loài sinh vật nhạy cảm với MT, hoặc sự thay đổi bất thường về tập tính của chúng.
  • 16. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 6 Tuy nhiên, để có cơ sở pháp lý để kết luận MT bị ô nhiễm bởi một yếu tố nào đó phải dựa vào quy chuẩn môi trường (QCMT) mà Nhà nước ban hành. MT bị ô nhiễm là sau khi đo đạc, phân tích bằng các phương pháp tiêu chuẩn nằm trong giới hạn tối đa cho phép của tiêu chuẩn quy định. Tùy theo phạm vi lãnh thổ mà có ô nhiễm MT toàn cầu, khu vực hay địa phương mà có tác động lớn đến nền kinh tế - xã hội – sinh thái của con người. Đây là vấn nạn toàn cầu không chỉ riêng quốc gia nào mà là của toàn nhân loại. Hiện nay, chúng ta đang phải nỗ lực không ngừng nghỉ ngăn chặn ô nhiễm MT bằng cách khắc phục và ngăn chặn hậu quả của nó từ nâng cao ý thức, năng lực quản lý hay áp dụng công nghệ tiên tiến làm sạch chất thải trong quá trình sản xuất trước khi đưa ra MT. 1.1.1.3 Các dạng ô nhiễm môi trường - Ô nhiễm nước: là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật, tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp và các hoạt động thương mại, nghỉ ngơi, giải trí…, tùy vào những tiêu chí khác nhau mà ô nhiễm nước được phân loại khác nhau. Theo nguồn gốc có ô nhiễm tự nhiên: mưa, bão, gió, lũ lụt…, với tính chất không xác định nguồn gốc và ô nhiễm nhân tạo, chủ yếu do xả thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong nông nghiệp. Theo bản chất tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra: ô nhiễm hữu cơ, vô cơ, hóa chất, sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. Theo vị trí: Ô nhiễm sông, hồ, biển, mặt nước, nước ngầm. - Ô nhiễm không khí: là sự có mặt của các chất lạ độc hại trong khí quyển, làm biến đổi thành phần và chất lượng của không khí theo chiểu hướng xấu đối với sự sống. Ô nhiễm không khí cũng có 2 nguồn: nguồn gốc tự nhiên (do núi lửa, cháy rừng, gió bụi, quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên…) và nguồn gốc nhân tạo do các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người gây nên như hoạt
  • 17. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 7 động công nghiệp tại các nhà mày, làng nghề hay đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, hoạt động giao thông. - Ô nhiễm đất: là sự biến đổi thành phần chất lượng của lớp đất ngoài cùng của thạch quyển, dưới tác động tổng hợp nước, không khí đã bị ô nhiễm, rác thải độc hại…, theo chiều hướng tiêu cực đối với sự sống của sinh vật và con người. Do các tác nhân sinh học như phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý, ký sinh trùng…, tác nhân hóa học như chất thải công nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật…, tác nhân vật lý như nhiệt, phóng xạ. Sa mạc hóa là hiện tượng nguy hiểm nhất của suy thoái và ô nhiễm đất. 1.2 Tổng quan về làng nghề chế biến nông sản ở Việt Nam 1.2.1 Giới thiệu chung về làng nghề chế biến nông sản ở Việt Nam Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm (CBNSTP) là một trong những loại hình làng nghề cổ xưa nhất, các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như nấu rượu, làm bánh đa nem, đậu phụ, miến dong, bún, bánh gai…, với nguyên liệu chính là gạo, ngô, khoai, sắn, đậu, và thường gắn với hoạt động chăn nuôi ở quy mô gia đình, phân tán phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư trong vùng. Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có 197 làng nghề CBNSTP, chiếm 13,58% trong tổng số 1450 làng nghề trong cả nước. Các làng nghề này chủ yếu tập trung ở miền Bắc (134 làng), 42 làng ở miền Trung và miền Nam có 21 làng (Bộ TN&MT, 2011). Trong các làng nghề CBNSTP tuy có thể khác nhau về quy trình sản xuất, quy trình công nghệ, loại sản phẩm nhưng đều có một số đặc điểm chung sau: Quy mô sản xuất làng nghề nhỏ (gia đình, thôn, xóm), hình thức sản xuất thủ công và gần như ít thay đổi về quy trình sản xuất so với thời điểm khi hình thành làng nghề, thiết bị còn chắp vá và lạc hậu, CSSX xen lẫn trong khu dân cư. Lực lượng lao động phần nhiều sử dụng lao động lúc nông nhàn, không yêu cầu trình độ cao, không phân biệt tuổi tác và giới tính, phần lớn có quan hệ họ hàng dòng họ, họ được đào tạo theo kiểu kinh nghiệm “ cha truyền, con nối”. Phát triển không theo quy hoạch, không ổn định, có tính thời vụ, thăng trầm phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
  • 18. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 8 Tình hình phát triển của loại hình làng nghề này tại một số tỉnh và thành phố những năm gần đây như sau: Ở Bắc Ninh: CBNSTP là loại nghề tiểu thủ công nghiệp phổ biến ở nông thôn Bắc Ninh và chiếm tỉ trọng cao trong tổng số làng nghề của tỉnh (15 làng, chiếm 25,4%). Các làng nghề này tập chung chủ yếu ở huyện Yên Phong. Làng nghề bánh bún thôn Đoài (Tam Giang) và làng rượu Đa Lâm là 2 điển hình tiêu biểu của loại hính sản xuất này. Các sản phẩm chính của các làng nghề này là bánh bún khô, mỳ khô, rượu... (Đặng Kim Chi, 2012). Ở Hưng Yên: Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có rất nhiều làng nghề CBNSTP theo báo cáo của ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về kế hoạch 5 năm về thực hiện Nghị định 66/2006/NĐ-CP, ngày 07/7/2006 của chính phủ về phát triển nghề nông thôn thì trên toàn tỉnh có tổng số 17 làng nghề CBNSTP tập chung chủ yếu ở huyện Tiên Lữ, huyện Yên Mỹ, Kim Động, Mỹ Hòa,Văn Lâm và thành phố Hưng Yên. Bao gồm các làng nghề như say sát, làm bánh đa, bánh bún, miến dong, nấu rượu, chế biến hoa quả vải, táo, nhãn, sản xuất tương bần, đường mật. Nghề say sát, làm bánh đa, bánh bún, miến dong thu hút khoảng 3000 lao động tham gia nằm rải rác tại các huyện của tỉnh. Phương pháp sản xuất chỉ là thủ công truyền thống. Các làng nghề điển hình gồm: làng nghề sản xuất tương bần Yên Nhân, làng nghề nấu rượu thôn Trương Xá xã Toàn Thắng, làng nghề chế biến táo khô thôn Triết Trụ xã Bình Minh… Ở Nam Định: loại hình sản xuất này tại tỉnh có số lượng làng nghề không nhiều nhưng khá phổ biến. Các sản phẩm chính là bún, bánh cuốn, bánh gai, miến.. Các làng nghề sản xuất bún bánh chủ yếu tập chung trong thành phố Nam Định. Điển hình cho các làng nghề này là các làng nghề: Phong Lộc - Nam Phong - Thành phố Nam Định, Làng Kênh - Lộc Vượng - Thành phố Nam Định, làng nghề thôn Rỏi - Nam Dương - Nam Trực. Các làng nghề này thu hút được một số lượng lao động đông đảo và đạt số lượng sản phẩm hàng năm cao, khoảng gần 1000 tấn/năm (Đặng Kim Chi, 2012). Ở thành phố Hà Nội: ngành nghề CBNSTP có từ lâu đời như nghề làm miến dong ở Cát Quế, Dương Liễu (Hoài Đức), Hữu Hòa (Thanh Trì); tinh bột sắn
  • 19. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 9 ở Minh Khai (Hoài Đức), Cộng Hòa, Tân Hòa (Quốc Oai); bún ở thôn Bạt (Ứng Hòa), Phú Đô (Từ Liêm), Tứ Kì (Hoàng Mai); bánh chưng, bánh giầy thôn Thanh Khúc (Duyên Hà - Thanh Trì); sản phẩm cốm ở Mễ Trì (Từ Liêm), bánh giầy Quán Gánh (Thường Tín); nem Phùng (Đan Phượng), bánh cuốn (Thanh Trì)…. Toàn thành phố có 159 làng có nghề CBNSTP chiếm 11,78% các làng có nghề của Thành phố. Năm 2009 Thành phố đã công nhận 43 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề. Gía trị sản xuất đạt 1.480,5 tỷ đồng, thu hút 26.594 hộ với 143.433 lao động. Thu nhập bình quân 10,3 triệu đồng/người/năm [6]. 1.2.2 Hiện trạng phát sinh chất thải sản xuất của làng nghề CBNSTP và vấn đề môi trường Hoạt động của các làng nghề đã và đang gây áp lực to lớn đến chất lượng MT tại các khu vực làng nghề. Bởi phần lớn các làng nghề có quy mô sản xuất nhỏ, mặt bằng chật hẹp xen kẽ với khu dân cư; quy trình sản xuất thô sơ, lạc hậu, chủ yếu tận dụng sức lao động, ít áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gây lãng phí tài nguyên và phát sinh nhiều chất gây ô nhiễm MT, tác động trực tiếp đến MT sống, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng nông thôn như đường xá, cống, rãnh thoát nước thải không đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất, chất thải không được thu gom và xử lý, dẫn đến nhiều làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ để nhường chỗ cho mặt bằng sản xuất và các khu tập kết chất thải. Do đó, chất lượng môi trường tại hầu hết các khu vực sản xuất trong các làng nghề đã và đang bị ô nhiễm nặng. 1.2.2.1 Hiện trạng phát sinh chất thải sản xuất của làng nghề CBNSTP Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ và nguyên liệu dùng trong sản xuất. CBNSTP là ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và cũng xả thải ra khối lượng lớn nước thải với mức ô nhiễm hữu cơ cao.
  • 20. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 10 Bảng 1.1: Đặc trưng ô nhiễm tại một số làng nghề CBNSTP trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Bình Thuận Địa Phương Tên làng nghề Đặc trưng nước thải Quảng Nam Làng nghề sản xuất bún khô Hòa Thuận Giá trị BOD5 , COD cao hơn giới hạn QCCP. Hàm lượng BOD5 gấp 14,2 lần, hàm lượng COD gấp 8,4 lần QCCP Làng nghề sản xuất bún bánh Cẩm Thịnh Các thông số của mẫu nước thải vượt QCCP là: COD vượt 24,76 lần, BOD5 vượt tới 42,3 lần, SS vượt 5,48 lần so với quy chuẩn, ngoài ra còn N tổng số, tổng P đều vượt so với quy chuẩn và Coliform vượt tới 520 lần so với quy định Bình Thuận Làng nghề bánh tráng Phú Thịnh Giá trị BOD5, COD, SS cao hơn giới hạn QCCP. Hàm lượng BOD5 là 730 mg/l, cao gấp 14,6 lần QCCP. Hàm lượng COD là 1237 mg/l, cao gấp 8,2 lần QCCP. Làng nghề chế biến cá cơm Mũi Né Giá trị BOD5 cao gấp 59 lần QCCP, COD cao gấp 34 lần QCCP. Các thông số tổng N và tổng P trong mẫu nước thải cũng rất cao, hàm lượng tổng N cao hơn gấp 23 lần so với QCCP. “Nguồn: Bộ tài nguyên môi trường (2014)” Trong quá trình phát triển của cả nước, các làng nghề CBNSTP cũng nâng cao quy mô sản xuất để đáp ứng được yêu cầu của thị trường do đó thải ra lượng nước thải ngày càng lớn. Như tỉnh Bắc Ninh, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của tỉnh hiện nay đã và đang được đầu tư rất đáng kể, nhằm tận dụng và khai thác mọi tiềm năng của ngành nông nghiệp, trong đó có các ngành sản xuất chính như: nước giải khát, bia, mì ăn liền, thực phẩm đông lạnh và đồ hộp xuất khẩu,…
  • 21. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 11 Các nhà máy xí nghiệp của ngành chế biến thực phẩm ở Bắc Ninh được đầu tư công nghệ hiện đại nên ảnh hưởng đến MT không lớn. Theo kết quả tính toán, thải lượng các chất ô nhiễm MT nước trong nước thải của ngành đến năm 2010, 2015 và 2020 được thể hiện trong bảng 1.2 sau đây: Bảng 1.2: Thải lượng các chất ô nhiễm môi trường nước của ngành CBNSTP đến năm 2010, 2015 và 2020 Năm Nước thải (m3/ngđ) SS (T/ngđ) BOD5 (T/ngđ) COD (T/ngđ) 2010 5.735 2,0 0,67 7,7 2015 12.559 4,4 1,47 16,8 2020 26.402 9,2 3,1 35,4 “Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2011)” 1.2.2.2 Các vấn đề môi trường tại làng nghề CBNSTP ❖ Đặc điểm ô nhiễm môi trường làng nghề Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm, tác động làm suy thoái MT nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Ô nhiễm MT làng nghề có một số đặc diểm sau. - Ô nhiễm môi trường làng nghề là dạng phân tán trong phạm vi một khu vực (xóm, thôn, xã…). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu vực sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát. - Ô nhiễm làng nghề mang đặc trưng của các hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm: do mỗi loại hình sản xuất, mỗi đặc trưng sản phẩm của các làng nghề sẽ tạo ra các loại chất ô nhiễm khác nhau và tác động đến các thành phần MT cũng khác nhau. Vì vậy ô nhiễm MT ở các làng nghề là không đồng nhất, chúng có những nét khác biệt cụ thể phân theo từng nhóm các làng nghề chính (Viện Khoa học và Công nghệ MT, 2005).
  • 22. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 12 Bảng 1.3: Đặc trưng nước thải các làng nghề CBNSTP Chỉ tiêu Đơn vị Phú Đô – Hà Nội Vũ Hội – Thái Bình Quang Minh – Kiến Xương Thôn Đoài – Hà Nam Tân Độ - Hà Tây Quang Bình – Kiến Xương TCVN 5945 – 2005 (cột B) Nhiệt độ o C 27,7 26,3 27,5 26,5 - 27,5 40 pH - 6,1 7,09 5,3 3,7 - 5,1 5,5 - 9 SS mg/l 414 198 1434 2671 266 1764 200 COD mg/l 2967 1880 1421 2993 3858 1271 400 BOD5 mg/l 1850 1040 1008 2003 1700 1080 50 ∑ N mg/l 20,9 27,5 27 121 1002 67 60 ∑ P mg/l 2,79 0,78 14 39 44,2 23 6 Coliform MPN /100 ml - - 26×104 37×104 - 21×104 104 “Viện Khoa Học & CNMT khảo sát năm, (2008)” - Ô nhiễm làng nghề thường khá cao tại khu vực sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và người dân làng nghề: do mặt bằng sản xuất chật hẹp, máy móc thiết bị thô sơ, lạc hậu, trình độ quản lý thấp, điều kiện sản xuất không bảo đảm nên mức độ ô nhiễm tại các CSSX làng nghề khá cao. Người lao động do không được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động, lại thường xuyên tiếp xúc với các loại chất thải nên chịu tác động trực tiếp của quá trình ô nhiễm. Mặt khác do khu sản xuất đan xen với khu dân cư nên việc lan truyền các chất ô nhiễm từ nơi sản xuất tới nơi sinh hoạt là rất dễ dàng điều này gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của người dân trong khu vực làng nghề. ❖ Ô nhiễm môi trường làng nghề Vấn đề MT mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận. Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề “Môi trường làng nghề Việt Nam”. Hiện nay “hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm MT (trừ các làng nghề
  • 23. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 13 không sản xuất hoặc dùng các nguyên liêu không gây ô nhiễm như thêu, may...). Chất lượng MT tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất. Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy, 46% làng nghề có MT bị ô nhiễm nặng ở cả 3 dạng; 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ” [1]. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề xảy ra ở mấy loại phổ biến sau đây: - Ô nhiễm nước: Qua khảo sát chất lượng nước thải của các làng nghề các năm gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm hầu như không giảm, thậm chí còn tăng cao hơn trước khối lượng và đă ̣c trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào công nghê ̣ và nguyên liê ̣u dùng trong sản xuất. CBNSTP, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, ươm tơ, dê ̣t nhuộm…, là những ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và cũng xả thải ra khối lượng lớn nước thải với mứ c ô nhiễm hữu cơ cao đến rất cao. Ngược la ̣i, một số ngành như tái chế, chế tác kim loa ̣i, đúc đồng, nhôm…, nhu cầu nước không lớn nhưng nước thải bị ô nhiễm các chất rất độc ha ̣i như các hóa chất và các kim loa ̣i nă ̣ng như Fe, Cr, Zn, Ni, dầu mỡ công nghiê ̣p… Ngành CBNSTP là ngành có nhu cầu nước rất lớn và thải ra một lượng không nhỏ giàu chất hữu cơ gây ô nhiễm MT. Tùy theo quy trình chế biến, nước thải CBNSTP có BOD5 lên tới 2500-5000mg/l, COD 13300-20000mg/l (nước tách bột đen trong sản xuất tinh bột sắn). Nước thải cống chung của các làng nghề này đều vượt quy chuẩn cho phép (QCCP) từ 5-32 lần. - Ô nhiễm không khí: Các làng nghề tại Việt Nam rất đa dạng, trong đó một số loại hình sản xuất có đặc thù phát thải nhiều loại khí độc hại như làng nghề tái sản xuất vật liệu xây dựng, thực phẩm, chế tác đa. Các khí thải điển hình như bụi, khí SO2, NO2, hơi axit và kiềm sản sinh từ các quá trình như xử lý bề mặt, nung, sấy, tẩy trắng, đục tạo hình các sản phẩm...(Bộ TN&MT, 2011).
  • 24. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 14 Hình 1.1: Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải làng nghề khu vực đồng bằng sông Hồng (Bộ TN&MT, 2011) Ghi chú: Tính toán dựa trên tổng số dân Tại các làng nghề CBNSTP, nguồn gây ô nhiễm MT không khí đặc trưng là mùi hôi do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ dạng rắn và chất hữu cơ tồn động trong nước thải sinh ra. Các khí gây ô nhiễm gồm: H2S, CH4, NH3, đặc biệt là làng nghề sản xuất nước mắm do phơi cá ngoài trời nên mùi hôi tanh bốc lên rất khó chịu làm giảm chất lượng MT không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân làng nghề, giảm hiệu suất lao động. Mặt khác tại các làng nghề CBNSTP sử dụng than và củi làm chất đốt đã thải vào không khí bụi và các chất khí CO2, SO2, NO, NO2 tuy nhiên, do được phát tán nên các chỉ tiêu về bụi và các chất khí này trong khu vực sản xuất đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. - Ô nhiễm chất thải rắn (CTR): Thống kê năm 2008 cho thấy các làng nghề tại miền Bắc phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhất, đặc biệt là các làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng với nguồn chất thải rắn phát sinh bao gồm bavia, bụi kim loại, phôi, rỉ sắt với lượng phát sinh khoảng 1 - 7 tấn/ngày. Các làng nghề tái chế nguyên liệu các loại rác thải thông thường là nhựa, túi nilon, giấy, hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải khác thường được đổ ra bất kỳ dòng nước hoặc khu đất trống nào. Làm cho nước ngầm và đất bị ô nhiễm các chất hóa học độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người [1].
  • 25. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 15 Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triê ̣t để, nhiều làng nghề xả thải bừ a bãi gây tác động xấu tới cảnh quan MT, gây ô nhiễm MT không khí, nước và đất. Khối lượng chất thải rắn của 225 làng nghề thuộc thành phố Hà Nội (sau mở rộng) đã lên tới 207,3 tấn/ngày (tương đương với khoảng 90 tấn/ngày) chưa tính chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm (Sở Công thương TP. Hà Nội, 2008). Hiện trạng MT đất và CTR tại các làng nghề CBNSTP có sự khác nhau giữa các làng nghề. Làng nghề chế biến tinh bột sắn, dong thải ra lượng chất thải rắn như vỏ, sơ. Hiện nay bãi thải sắn được tận thu làm thức ăn cho cá và chăn nuôi. Bã dong chứa hàm lượng xơ cao, một phần được đem phơi khô làm nguyên liệu, phần lớn được đổ xuống cống rãnh gây tắc nghẽn, khi bị phân hủy gây mùi xú uế. Nguồn thải này góp phần chính làm ô nhiễm MT đất và trực tiếp gây ô nhiễm MT không khí cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, nước ngầm ở làng nghề. Các làng nghề nấu rượu, làm tương, đậu phụ và nước mắm có nguồn chất thải rắn chủ yếu là bỗng rượu, bã đậu, bã cá là những thức ăn giàu dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Vì vậy, tại các làng nghề này thường phát triển chăn nuôi để tận dụng nguồn bã thải đó và chất thải chăn nuôi cũng góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm làng nghề. Còn lại là các làng nghề sản xuất bún, bánh lượng chất thải rắn không đáng kể, chủ yếu chỉ có xỉ than [1]. 1.2.3 Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất CBNSTP đến sức khỏe của người dân Các làng nghề CBNSTP có đặc trưng là nước thải có hàm lượng chất hữu cơ rất cao. Tuy nhiên tại các làng nghề chưa có kinh phí để xây dựng các công trình xử lý nước thải, nước thải được đổ trực tiếp ra MT, bị ứ động tại các cỗng rãnh làm nơi trú ngụ cho ruồi muỗi và các vi sinh vật gây bệnh, quá trình phân hủy yếm khí các hợp chất hữu cơ sinh ra các khí mùi khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Thống kê tình hình bệnh tật tại các làng nghề CBNSTP trên tổng số người đến khám chữa bệnh địa phương (Tổng cục môi trường tổng hợp, 2008): - Làng nghề chế biến lương thực xã Dương Liễu, Hà Tây trước đây: Bệnh hay gặp nhất là loét chân tay, chiếm 19,7%. Ngoài ra có các vấn đề về tiêu hóa
  • 26. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 16 1,62% (chủ yếu rối loạn tiêu hóa, đau bụng), hô hấp (9,43%), mắt (0,86%). Bệnh mãn tính thường gặp bệnh tiêu hóa chiếm tỉ lệ cao nhất 4,28% (chủ yếu là loét dạ dày tá tràng, sau đó đến bệnh đại tràng). - Làng nghề chế biến thực phẩm Tân Hòa, Hà Tây trước đây: Tỉ lệ người mắc bệnh ngoài da chiếm 30%. - Làng nghề chế biến rượu Vân Hà, Bắc Giang: Một số bệnh thường gặp gồm có bệnh ngoài da 68,5%, bệnh đường ruột 58,8%, bệnh đường hô hấp 44,4%. - Làng bún Phú Đô, Hà Nội: Khoảng 50% mắc chứng bệnh do nghề nghiệp và chủ yếu là bỏng nước. Bên cạnh đó còn có các bệnh về mắt (12%), hô hấp (15%), tai mũi họng (45%), phụ khoa (20%), thần kinh (5%), tiêu hóa (8%). - Làng bún Tiền Ngoài, Bắc Ninh: Tỷ lệ người dân mắc bệnh về tai mũi họng 34.7%, mắt 13,3%, ngoài da 37,3%, cơ xương khớp 5,3%. - Làng nước mắm Hải Thanh, Thanh Hóa: Tỷ lệ người dân mắc bệnh là 15%, bao gồm các loại bệnh như: tiêu hóa, bệnh phụ khoa ở phụ nữ, bệnh về đường hô hấp, cao huyết áp. - Láng bánh đa nem Vân Hà, Bắc Giang: thường sau mùa lụt, thường xuất hiện dịch sốt xuất huyết, và một số dịch sốt không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, người dân còn nhiễm một số bệnh như: đau mắt hột, đau mắt đỏ. Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ xảy ra thường xuyên. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da là 68,5% và các bệnh về đường ruột là 58,8%. - Làng nghề giết mổ Phúc Lâm, Bắc Giang: Vào khoảng tháng 2-3 hàng năm sau mùa lụt, thường xuất hiện những đợt sốt xuất huyết cùng các bệnh như đau mắt hột, mắt đỏ, viêm đường ruột, phụ khoa. Đặc biệt viêm đường hô hâp của trẻ xảy ra thường xuyên. Từ năm 2003 đến 2005 cả thôn có 19 ca tử vong, trong đó có tới 13 trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo chủ yếu là ung thư phổi, bệnh về máu. - Làng nghề miến, bánh đa Yên Ninh, Ninh Bình: Tỉ lệ mắc bệnh liên quan đến nghề nghiệp là 15%; các bệnh thường gặp là bệnh phụ khoa (chiếm 15% tổng số phụ nữ đi khám), các bệnh về đường hô hấp (chiếm 18% tổng số người đi khám), bệnh đau mắt (chiếm 21%) và các bệnh khác chiếm 10%.
  • 27. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 17 - Làng nghề bún Vũ Hội, Thái Bình: Tỉ lệ tai nạn trong quá trình sản xuất là 70%, tai nạn chủ yếu là do bỏng. Bệnh tiêu hóa 28%, bệnh phụ khoa 35%, đường hô hấp 22%, bệnh mắt 9% [1]. Tóm lại: Tại các làng nghề CBNSTP, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, mặt bằng sản xuất chật chội và tổ chức sản xuất thiếu khoa học. Điều kiện và MT lao động rất đáng lo ngại, người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với bụi, nhiệt, hóa chất; nguy cơ tai nạn lao động cao và thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân. MT sống đang có nguy cơ bị ô nhiễm do chất thải sản xuất không được xử lí mà thải trực tiếp vào MT xung quanh, gây ô nhiễm không khí, nước và đất. Sức khỏe người lao động và dân cư đang bị đe dọa do ô nhiễm MT. Bệnh tật phổ biến tại các làng nghề là viêm phế quản - phổi, dị ứng ngoài da, đau mắt, đau lưng, đau cột sống, đau bụng hội chứng dạ dày, phụ khoa... 1.3 Một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường làng nghề 1.3.1 Giải pháp công nghệ Theo GS.TS Đặng Kim Chi, chủ nhiệm đề tài KC 08-09 các làng nghề vẫn thường sử dụng công nghệ thủ công, lạc hậu gây ô nhiễm MT. Vì vậy đổi mới công nghệ là một trong những giải pháp tối ưu nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của làng nghề. Hiện nay, các nhà khoa học rất chú trọng vào việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn vào sản xuất làng nghề. ❖ Áp dụng các mô hình sản xuất làng nghề gắn với sản xuất sạch hơn Mô hình này chú trọng vào các giảp pháp công nghệ nhằm giảm thiểu lượng phát thải bằng các biện pháp cải tiến công nghệ, nhằm sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn nguyên nhiên liệu, tài nguyên; áp dụng các biện pháp quản lý và xử lý chất thải phù hợp (chú trọng tới biện pháp tái chế, tái sử dụng) nhằm BVMT hiệu quả.
  • 28. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 18 ❖ Một số biện pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề Để giảm thiểu ô nhiễm MT làng nghề, cần phải áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật. Một số biện pháp kỹ thuật cơ bản áp dụng cho mỗi loại hình làng nghề như sau: Làng nghề CBNSTP: cải tiến máy rửa guồng quay, tuần hoàn, tái sử dụng lại nước lắng tinh bột cho công đoạn rửa củ, tận thu lại bã thải (trồng nấm, làm phân bón, thức ăn cho gia súc, thu năng lượng bằng hầm Bioga), (đối với công nghệ sản xuất tinh bột). Đối với CSSX bún: cải tiến thiết bị vắt bún, thay thế lò đốt kín, có bảo ôn nhiệt, có ống thải khí. Nơi sản xuất đậu phụ: trang bị má li tâm tách bã, thay thế gói khuôn thủ công bằng máy, thay thế lò đốt kín, có bảo ôn nhiệt, có ống thải khí [5]. 1.3.2 Giải pháp quản lý 1.3.2.1 Giải pháp quy hoạch không gian làng nghề gắn với BVMT Kết hợp phát triển làng nghề với hoạt động du lịch. Đây là mô hình được nghiên cứu và nhân rộng trong chương trình phát triển ngành du lịch ở Việt Nam. Du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hoá chất lượng cao. Hiện nay, khách du lịch có xu hướng thiên về loại hình này ngày càng tăng. Theo thống kê của ngành du lịch, lượng khách du lịch chọn du lịch văn hoá hiện chiếm 60% trong tổng lượng khách du lịch 800 triệu người trên toàn thế giới. Nếu được đầu tư đúng mức, khai thác hợp lý, đây sẽ là phương tiện giao lưu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam mạnh mẽ và sâu rộng nhất [5]. 1.3.2.2 Xây dựng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn "Cụm công nghiệp làng nghề" được hiểu là địa điểm phân bố sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ kinh tế gia đình, kinh doanh công nghiệp và dịch vụ, nhằm khắc phục ô nhiễm MT, tạo cơ sở hạ tầng tốt hơn và tạo điều kiện tốt hơn cho sản xuất kinh doanh. Mô hình này sẽ thích hợp với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp mới. Mô hình sản xuất tập trung ở khu vực gần làng xã, thuận tiện cho việc quy hoạch tổng thể mà vẫn giữ được những lợi thế đặc trưng của sản xuất tại các làng nghề.
  • 29. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 19 1.3.2.3 Giải pháp quan trắc môi trường làng nghề Quan trắc MT nhằm theo dõi, đo đạc thường xuyên đối với một số chỉ tiêu, chỉ thị thành phần MT có tính hệ thống, để cung cấp các thông tin cần thiết về chất lượng của MT giúp cho công tác quản lý, QLMT. Tuy nhiên để thực hiện công tác quan trắc thuận lợi cần đầu tư vào trang thiết bị quan trắc hiện đại. Đây là yêu cầu khó khăn đối với cơ quan quản lý cấp xã, do đó cần huy động sự đầu tư của Nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước [5]. 1.3.2.4 Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng Để có thể thực hiện các biện pháp trên tốt và mang lại lợi ích cho làng nghề, góp phần BVMT làng nghề cần nâng cao dân trí cho dân làng nghề để họ hiểu được những tác hại của việc suy giảm chất lượng MT sống do hoạt động sản xuất làng nghề. Trước tiên phải nói đến những thiệt hại do việc suy giảm chất lượng MT gây ra mà chính người dân tại làng nghề phải gánh chịu, và sau đó là thiệt hại đối với toàn xã hội, qua đó họ sẽ nhận thức được và từ đó có ý thức BVMT làng nghề. Cần định hướng sự tham gia của người dân làng nghề và của toàn thể cộng đồng vào công tác BVMT. 1.4 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hóc Môn 1.4.1 Điều kiện tự nhiên 1.4.1.1 Vị trí địa lý Hóc Môn là một huyện ngoại thành, nằm về cửa ngõ phía Tây Bắc của Tp.HCM, phía Bắc giáp huyện Củ Chi, phía Nam giáp Quận 12 và huyện Bình Chánh, phía Tây giáp tỉnh Long An, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương. Huyện có diện tích tự nhiên khoảng 10.943,4 ha, bao gồm 1 thị trấn và 11 xã. Huyện có 87 ấp- khu phố với 1.430 tổ dân phố. Toàn huyện có 89.018 hộ dân với 396.634 nhân khẩu [3]. Huyện có tốc độ đô thị hóa rất nhanh và số lượng dân nhập cư đông. Với những nổ lực của toàn thể nhân dân và chính quyền trong việc xây dựng đề án Nông thôn mới, ngày 25 tháng 9 năm 2015, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Hóc Môn đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015.
  • 30. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 20 Hình 1.2: Vị trí địa lý huyện Hóc Môn 1.4.1.2 Địa hình Địa hình huyện Hóc Môn vẫn ổn định so với quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu, địa hình huyện gồm 3 vùng chính, với các đặc điểm sau: - Vùng gò cao có cao trình từ 8 – 10m: có diện tích 277ha, chiếm 1,53% diện tích tự nhiên, là vùng có nền móng vững chắc, thoát nước tốt, thuận lợi bố trí các cơ sở công nghiệp, các trung tâm hạ tầng kỹ thuật. - Vùng triền có cao trình từ 2 – 8m: có diện tích 5.719ha, chiếm 53,38% diện tích tự nhiên, có nền móng tương đối vững chắc, khả năng thoát nước trung bình, hiện đang là vùng chuyên trồng cây hàng năm, thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công nghiệp sạch vừa và nhỏ xen cài các khu dân cư. - Vùng bưng trũng có cao trình dưới 2m: có diện tích là 4.923ha, chiếm 45,09% diện tích tự nhiên. Đây là khu vực thoát nước kém và hiện nay phần lớn là
  • 31. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 21 đất trồng lúa, màu, trồng cây hàng năm. Vùng ven sông rạch đã và đang hình thành vùng cây ăn trái nhà vườn cần kết hợp loại hình sinh thái du lịch. 1.4.1.3. Khí hậu - Huyện Hóc Môn mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, trong năm chia 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô; nhiệt độ cao và ổn định. + Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa phân bố không đều. Mưa tập trung nhất vào tháng 8 và tháng 9, và thường bị ngập úng cục bộ do hệ thống tiêu thoát nước không tốt. + Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô mực nước ngầm xuống thấp nên dễ gây hiện tượng thiếu nước, nhất là sản xuất nông nghiệp phải khai thác nước tưới bằng giếng. - Về gió: có 2 hướng gió chính: + Gió hướng Tây hoặc Tây Nam: có vận tốc trung bình 1,5-3m/s thịnh hành từ tháng 6 đến tháng 9. + Gió hướng Đông hoặc Đông Nam: có vận tốc trung bình 1,5-2,5m/s thịnh hành từ tháng 2 đến tháng 5. - Ngoài ra có gió Bắc và Đông Bắc thổi về từ tháng 10 đến tháng 2. Cuối mùa mưa đầu mùa khô gió thổi từ hướng Tây - Tây Bắc có thể có gió lốc. - Nhiệt độ bình quân là 27o C, độ ẩm không khí 75% - 95% vào mùa mưa và 65% - 85% vào mùa khô, lượng bốc hơi trung bình năm 1.100mm - 1.300mm. Nhìn chung khí hậu trên địa bàn huyện tương đối ôn hòa, ít bị ảnh hưởng của gió bão, không có gió Tây khô nóng, mùa Đông không lạnh và không có sương muối, ánh sáng dồi dào trong năm, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. 1.4.2 Tài nguyên nước Nước mặt: Huyện Hóc Môn với hệ thống sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào nhưng thường xuyên bị nhiễm phèn, do đó việc sử dụng cho sinh hoạt và trồng trọt rất hạn chế. Một số khu vực thuộc xã Nhị Bình, Đông Thạnh có địa hình trũng thấp, thường xuyên bị ngập khi triều cường cần có các biện pháp cải tạo. Huyện Hóc Môn có những ưu thế nhất định như sử dụng nguồn nước để nuôi trồng thủy sản, hay phát triển các loại hình sinh thái du lịch dọc theo các nhánh sông.
  • 32. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 22 Nước ngầm: Nguồn nước ngầm phân bố khá rộng, chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleitoxen ở độ sâu 100 - 300 m, trong đó có nơi 20 - 50 m, trữ lượng khai thác ước tính 300 - 400 m3 /ngày. Qua tài liệu khảo sát địa chất thủy văn của huyện cho thấy huyện có 5 tầng nước ngầm: - Tầng 1: nằm ở độ sâu 15-20m, đây là tầng nước thủy cấp, dễ bị ô nhiễm do thấm ở tầng mặt xuống, nhất là khu vực gần bãi rác Đông Thạnh. - Tầng 2: nằm ở độ sâu hơn 20-50m. - Tầng 3: nằm ở độ sâu 50-90m. - Tầng 4: nằm ở độ sâu 100-120m. - Tầng 5: nằm ở độ sâu hơn 120m. Tầng 2 và tầng 3 trữ lượng nhiều và chất lượng tốt. Hiện nay người dân đang khai thác và sử dụng nhiều ở tầng 2 phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Tầng 4 và tầng 5 công ty cấp nước Thành phố đang khai thác phục vụ cho khu vực nội thành. Khu vực Nhị Xuân nước ngầm bị nhiễm phèn nên không sử dụng được. Khu vực xung quanh bãi rác Đông Thạnh nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nặng cần nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm. 1.4.3 Điều kiện kinh tế - xã hội Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 đạt 21,05%/năm, cơ cấu kinh tế của huyện Hóc Môn là “Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, Thương mại – Dịch vụ, Nông nghiệp”. Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ được ưu tiên, khuyến khích phát triển làm tiền đề cho việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng “Thương Mại - Dịch vụ, Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, Nông nghiệp”. Khu vực kinh tế nông nghiệp định hướng phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp với các định hướng chính là: nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ. 1.4.3.1 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Tăng trưởng bình quân đạt 20,90%/năm, chiếm tỷ trọng 56,67% trong cơ cấu kinh tế (tăng 2,61% so với năm 2010). Trong đó, nhóm ngành công nghiệp, chế biến lương thực, thực phẩm, chế tạo cơ khí…, tăng trưởng cao, đóng góp vào phát triển chung của ngành và góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Triển
  • 33. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 23 khai thực hiện cụm công nghiệp Xuân Thới Sơn A và cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Nhị Xuân. Giá trị sản xuất năm 2015 theo giá thực tế đạt 9.290 tỷ đồng, tăng 23,08% so với năm 2014. Trong đó, doangh nghiệp nhà nước là 8.960 tỷ đồng, chiếm 96,45%; cơ sở sản xuất cá thể là 330 tỷ đồng, chiếm 3,55%. Phân theo ngành kinh tế: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn (98,56%) với giá trị là 9.156 tỷ đồng, còn lại là các ngành khác. 1.4.3.2 Thương mại, dịch vụ Ngành thương mại dịch vụ tăng trưởng bình quân đạt 21,20%/năm, chiếm tỷ trọng 38,18% trong cơ cấu kinh tế (tăng 3,49% so với năm 2010). Trên địa bàn Huyện có 13 chợ, 2 siêu thị, nhiều cửa hàng tiện ích, nhiều loại hình kinh doanh đã giúp lưu thông hàng hóa thuận lợi, tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ ngày càng tăng trong cơ cấu các ngành kinh tế. - Về nội thương: doanh số bán ra ước đạt 61.920 tỷ đồng, tăng 28,03% so với năm 2014. - Về ngoại thương: Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 17.771.993 USD, tăng 9,72% so với năm 2014. 1.4.3.3 Nông nghiệp Ngành nông nghiệp tăng trưởng bình quân đạt 3,1%/năm, chiếm tỷ trọng 5,15% trong cơ cấu kinh tế (giảm 6,10% so với năm 2010). Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 272 triệu đồng/ha đất sản xuất/năm (tính theo giá năm 2014). Thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đã giúp nông dân phát triển sản xuất, chuyển đổi dần diện tích trồng lúa và cây trồng không hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, phát triển nông nghiệp đô thị. 1.4.3.4 Kết quả xây dựng nông thôn mới Thực hiện Chương trình Chung sức xây dựng nông thôn mới của Thành ủy; các sở, ngành Thành phố, Uỷ ban nhân dân các quận (Quận 5, 6, 12 và Tân Phú) và các đơn vị khác đã hỗ trợ Huyện hoàn thành xong việc xóa nhà tạm, nhà dột nát xây dựng mới và sửa chữa 161 căn nhà cho diện chính sách và dân nghèo. Hiện nay,
  • 34. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 24 huyện Hóc Môn đã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 25/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ. 1.4.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ❖ Đường bộ Huyện Hóc Môn là một trong 5 huyện ngoại thành Tp.HCM đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, nằm ở vị trí quan trọng là cửa ngõ phía Tây Bắc Thành phố, có lợi thế về giao thông với đường xuyên Á từ Campuchia qua tỉnh Tây Ninh vào Tp.HCM và nối với Quốc lộ 1A; đường Quốc lộ 1A từ đồng bằng sông Cửu Long đến các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, miền Đông Nam Bộ; đường liên tỉnh lộ 09 nối Tp.HCM với Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) qua biên giới Campuchia, đường liên tỉnh lộ 15 nối Tp.HCM với tỉnh Tây Ninh, tỉnh Bình Phước, đường Vành đai 3, đường cao tốc Tp.HCM – Tây Ninh, đường vòng cung Tây Bắc TP…, đường sắt. Hiện nay, hệ thống đường bộ có chiều dài khoảng 450km đường các loại (tính từ đường có bề rộng từ 3m trở lên), trong đó đường giao thông nông thôn khoảng 280km, chiếm tỷ lệ 62,2%. Mật độ trung bình đường giao thông là 4 km/1km2 . ❖ Hệ thống điện - Huyện Hóc Môn được cung cấp điện từ hệ thống điện miền Nam, nhận điện từ các trung tâm cung cấp điện: + Trạm Hóc Môn: 220/110KV-125-250 MVA và 110/15KV-1x40MVA. + Trạm nhà máy nước Tân Hiệp: 110/15KV-2x16MVA (trạm chuyên dùng). - Về lưới điện: + Lưới cao thế qua địa bàn huyện Hóc Môn hiện có Đường dây 500KV, đường dây 220KV thuộc mạch đơn, và đường dây 110KV thuộc mạch kép. + Lưới trung thế: tổng chiều dài 115km trong đó đường dây 3 pha dài 90km, đường dây 1 pha dài 25 km. + Lưới hạ thế: tổng số lưới hạ thế trên địa bàn huyện là 160 km trong đó đường dây 3 pha 220/380v dài 54 km, đường dây 1 pha 220Vdài 106 km. Nhìn chung, hệ thống điện trên địa bàn huyện Hóc Môn đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.
  • 35. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 25 ❖ Hệ thống cấp nước Trên địa bàn Huyện hiện nay có công ty Cấp nước Trung An đang cung cấp nước sạch cho xã Xuân Thới Thượng (thí điểm). Đồng thời, tại thị trấn Hóc Môn cũng đang thi công các đường ống dẫn nước thủy cục cung cấp cho các hộ dân sử dụng. Ngoài ra, chương trình giếng UNICEF và giếng tự khoan với tổng số giếng là 6.144 giếng, còn lại là giếng đào, đảm bảo toàn huyện có 95 % hộ sử dụng nước giếng. Nhìn chung, nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn hiện nay có trên 70% hộ gia đình trong Huyện sử dụng nguồn nước từ giếng khoan. Chỉ có 30 % dân số sử dụng nước sinh hoạt từ các trạm cấp nước. Còn một phần nhỏ các hộ dân ở vùng sâu sử dụng nước sông, nước mưa trong sinh hoạt gia đình. ❖ Hệ thống thoát nước Các hệ thống tiêu thoát nước chính: - Hệ thống tiêu thoát nước rạch Hóc Môn phục vụ tiêu thoát cho các xã Tân Hiệp, Thới Tam Thôn, Tân Thới Nhì và thị trấn Hóc Môn. - Hệ thống thoát nước thuộc tuyến kênh Bà Điểm: phục vụ tiêu thoát cho xã Bà Điểm. - Hệ thống kênh tiêu Xuân Thới Sơn. Ngoài ra, còn các tuyến kênh tiêu khác như kênh T1, T2, T3 khu vực Tân hiệp, Tân Thới Nhì. Nhìn chung, hệ thống tiêu thoát nước của huyện Hóc Môn chủ yếu còn dựa vào tự nhiên và trong những năm gần đây vào mùa lũ huyện Hóc Môn thường xảy ra ngập úng ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. 1.4.5 Vấn đề môi trường trên địa bàn huyện Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục thực hiện chỉ thị số 36- CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ đạo của Thành phố về “tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Huyện đã lồng ghép công tác BVMT vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội huyện năm 2012 và những năm sắp tới; xây dựng kế hoạch bảo vệ TN&MT năm 2012 (tập trung quản lý nguồn tài nguyên nước, đất đai); di dời các CSSX - xây dựng gây ô nhiễm MT; giải quyết vấn đề ô nhiễm và xử lý các loại rác thải, chất thải độc hại; duy trì các
  • 36. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 26 buổi ra quân tổng vệ sinh MT hàng tuần tại các khu dân cư, tổ chức các hoạt động BVMT (như: “Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2010”; “chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”; xây dựng “thị trấn không rác”; thực hiện Giờ Trái đất; hưởng ứng ngày MT thế giới; ngày Chủ nhật Xanh; trồng được 5.000 cây xanh phân tán…); tiếp tục thực hiện thu phí vệ sinh và phí BVMT đối với chất thải rắn thông thường; tăng cường tuyên truyền thực hiện Luật MT trong cán bộ công chức và nhân dân, tăng cường trách nhiệm xử phạt ô nhiễm MT tại cấp huyện và cấp xã – thị trấn; tổ chức kiểm tra về MT 125 đơn vị, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 30 đơn vị, tổng số tiền phạt là 351.3 triệu đồng.
  • 37. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 27 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là MT (nước, không khí, chất thải rắn) tại 14 CSSX bún trên địa bàn huyện Hóc Môn, Tp.HCM. - Phạm vi nghiên cứu: 14 CSSX bún tại huyện Hóc Môn,Tp.HCM. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5/2018 đến tháng 7/2018. 2.2 Nội dung nghiên cứu - Tình hình sản xuất của các CSSX bún tại huyện Hóc Môn. - Đánh giá hiện trạng MT và xác định những vấn đề MT của các CSSX bún trên địa bàn huyện Hóc môn. - Đánh giá hiện trạng công tác QLMT của các CSSX bún tại huyện. - Đề xuất các giải pháp BVMT cho các CSSX bún tại huyện Hóc môn. Hình 2.1: Vị trí 14 cơ sở sản xuất bún Chú thích: Cơ sở sản xuất bún
  • 38. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 28 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập các tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất, chế biến của các CSSX bún tại huyện Hóc Môn, Tp.HCM. - Thu thập các tư liệu về thực trạng MT do hoạt động sản xuất và công tác QLMT của các CSSX bún tại huyện liên quan tới MT rác thải, MT không khí, nước..., thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải... 2.3.2 Phương pháp phỏng vấn - Lập phiếu phỏng vấn các hộ gia đình nhằm thu thập các thông tin liên quan tới tình hình sản xuất, đặc điểm và các hình thức quản lý, xử lý chất thải của các hộ dân tại huyện Hóc Môn. - Xây dựng 2 mẫu phiếu phỏng vấn và tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp tại 44 hộ dân (bao gồm cả những hộ tham gia sản xuất và không tham gia sản xuất nhưng sống gần CSSX). ❖ Nội dung phỏng vấn (phụ lục 1): - Đối với CSSX: Phỏng vấn trực tiếp 14 hộ tham gia sản xuất bún về các thông tin như: số nhân công trực tiếp lao động, số lượng nước sử dụng trong 1 ngày, lượng bún thành phẩm được tạo ra trong 1 ngày, nhiên liệu sử dụng trong 1 ngày (than, củi ...). Phương pháp xử lý đối với từng loại CTR đang áp dụng, đối với các CSSX có chăn nuôi kết hợp, lượng chất thải tận dụng cho chăn nuôi, tình hình bệnh tật.... - Đối với người dân không sản xuất: Điều tra 30 hộ dân không tham gia sản xuất bún sinh sống gần các CSSX về các thông tin như: Nhu cầu sử dụng nước, ý thức BVMT, tình hình ô nhiễm MT do quá trình sản xuất sinh ra, tình hình bệnh tật.... 2.3.3 Phương pháp khảo sát thực địa Được tiến hành khi điều tra thu thập số liệu và kết hợp đi xác định kiểm chứng trực tiếp ngoài thực địa về các yếu tố và hệ thống liên quan đến MT và đánh giá ngoài thực trạng. 2.3.4 Phương pháp lấy mẫu Số liệu thu được qua việc xử lý kết quả phân tích các chỉ tiêu mẫu: Tại Phòng Thí nghiệm quản lý MT của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) đo đạt và
  • 39. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 29 phân tích MT Phương Nam. Đây là các phòng thí nghiệm có đầy đủ trang thiết bị, hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu phân tích các chỉ tiêu chất lượng MT và đã được cơ quan chức năng công nhận. Số lượng mẫu lấy: do hạn chế về kinh phí, số lượng mẫu lấy không nhiều; nhưng vẫn đảm bảo đại diện để đánh giá hiện trạng MT hiện nay tại các CSSX bún trên địa bàn huyện Hóc Môn. Công tác lấy mẫu luôn tuân thủ theo các nguyên tắc sau: - Toạ độ lấy mẫu hiện trường được thực hiện dựa trên hệ thống thông tin định vị toàn cầu GPS (Global Positionging System). - Các điểm quan trắc phải đại diện cho vùng có tính đặc trưng, chú trọng những nơi, vùng, các hoạt động sản xuất kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm MT cao. - Phản ánh đúng hiện trạng chất lượng các thành phần MT đảm bảo tính khách quan, thường xuyên, lôgic. - Đảm bảo tính khoa học, chính xác cho dự báo, diễn biến MT, đề xuất các giải pháp phòng chống, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm MT. - Việc lấy mẫu hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm được tuân thủ theo các quy chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn Việt Nam (QCVN) hiện hành, theo các yêu cầu của đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc MT. ❖ Các quy chuẩn hiện hành của Việt Nam được sử dụng trong đề tài gồm: - QCVN 40: 2011/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, (cột B). - QCVN 19: 2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, (cột B). 2.3.5 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Trên cơ sở các số liệu điều tra, khảo sát thu thập được về hiện trạng MT tại các CSSX bún và công tác quản lý, xử lý trên địa bàn nghiên cứu, tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và phần mềm thống kê mô tả.
  • 40. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 30 2.3.6 Phương pháp phân tích SWOT SWOT là từ viết tắt của các chữ S - Strengths (Điểm mạnh), W - Weakness (Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Đe dọa). Đây là phép phân tích các hoàn cảnh MT bên trong, bên ngoài của các CSSX bún. - Điểm mạnh: Tiến hành xác định các ưu điểm, thế mạnh hiện tại mà các CSSX cần duy trì, tận dụng và phát triển. - Điểm yếu: Phân tích các điểm yếu tại khu vực nghiên cứu ảnh hưởng đến sự phát triển của các CSSX. - Cơ hội: Xác định các cơ hội đang đến để các CSSX nắm bắt và phát triển kinh tế. - Đe doạ: Tiến hành phân tích các đe doạ làm ảnh hưởng và ngăn cảng sự phát triển. ❖ Chiến lượt quản lý môi trường - Chiến lược S-O: là chiến lược tận dụng cơ hội để phát triển thế mạnh. - Chiến lược W-O: là chiến lược nắm bắt cơ hội để khắc phục điểm yếu. - Chiến lược S-T: là chiến lược sử dụng điểm mạnh hạn chế nguy cơ. Hạn chế nguy cơ là công việc giúp tránh được các rủi ro hay làm thiệt hại. - Chiến lược W-T: là chiến lược khắc phục điểm yếu hạn chế nguy cơ. 2.3.7 Phương pháp tính toán cân bằng vật chất - Mục đích của cân bằng vật chất và năng lượng là giúp hiểu rõ về các quá trình và đặc biệt là lượng tiêu thụ nguyên nhiên liệu và sự hình thành các sản phẩm cũng như chất thải. Thông qua việc tính toán cân bằng vật chất, có thể xác định và định lượng tổn thất nguyên nhiên liệu. Đồng thời thể hiện số liệu nền cho tình hình sản xuất hiện tại của các CSSX bún. - Tiến hành cân bằng vật chất và năng lượng cần phải xây dựng được sơ đồ công nghệ của quá trình sản xuất. Liệt kê được các thông số đầu vào và đầu ra của từng công đoạn, trên cơ sở đó để đo đạc nhầm lượng hóa các yếu tố liên quan đến quá trình. - Việc thực hiện phân tích dòng vật chất theo các nội dung như xác định các vấn đề và mục tiêu thực hiện; lựa chọn những nguyên liệu, giới hạn hệ thống, quá
  • 41. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 31 trình sản xuất và sản phẩm hình thành; đánh giá việc tích tụ trong hàng hóa và nồng độ nguyên liệu vào; tính toán dòng vật chất biến đổi và dự trữ. - Một công cụ rất quan trọng cho tính toán định lượng các chất ô nhiễm di chuyển từ nơi này đến nơi khác, chuyển đổi các chất ô nhiễm từ trạng thái này sang trạng thái khác là định luật bảo toàn vật chất. ∑ 𝑣ậ𝑡 𝑐ℎấ𝑡 𝑣à𝑜 = ∑ 𝑣ậ𝑡 𝑐ℎấ𝑡 𝑟𝑎 + ∑ 𝑡ổ𝑛 𝑡ℎấ𝑡 - Cân bằng vật chất dựa trên số liệu có được bằng phương pháp tính toán lý thuyết hay các số liệu có được bằng phương pháp đo đạc thực tế sản xuất hoặc kết hợp cả hai phương pháp. - Lập kế hoạch đo đạc số liệu đầu vào và đầu ra cho một ngày sản xuất, ghi lại lượng tiêu thụ các dòng thải cho một thời gian. - Lập bảng thông số đầu vào và đầu ra đối với vật chất điển hình đại diện được đo đạc. 2.3.8 Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp Trên cơ sở các kết quả điều tra, thu thập tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau, xử lý số liệu tiến hành phân tích đánh giá tổng hợp các thông tin để đưa ra các giải pháp và kết luận.
  • 42. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 32 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hiện trạng sản xuất bún tại huyện hóc môn 3.1.1 Quy mô sản xuất Nghề sản xuất bún tại huyện Hóc Môn đã xuất hiện từ lâu. Hiện nay, huyện có 14 cơ sở nằm xen lẫn trong các khu dân cư, phân bố rải rác tại một số xã như Thới Tam Thôn, Bà Điểm, Tân Hiệp... Hoạt động sản xuất bún đã giải quyết được việc làm thường xuyên cho khoảng 89 lao động, ngoài ra còn tạo việc làm thêm cho từ 28 đến 36 lao động với các công việc như chuyên chở, giao hàng. Thu nhập trung bình của mỗi lao động từ 3-4 triệu đồng/tháng trở lên tùy theo công đoạn mà người lao động đảm nhận. Địa điểm tiêu thụ bún là tại các chợ truyền thống của địa phương và một số quận huyện lân cận như Củ Chi, Quận 12, Bình Chánh. Sản phẩm bún trên địa bàn huyện chưa vào được các siêu thị như Coop Mart, BigC... Do quy mô còn nhỏ lẻ, khó kiểm soát về chất lượng sản phẩm…. Khó khăn lớn đối với nghề làm bún là thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ và thiết bị, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, diện tích khu vực sản xuất nhỏ và không có diện tích để bố trí công trình xử lý chất thải… Hiện nay, nhiều CSSX vẫn chưa được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do không đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết như: Diện tích, bố trí quy trình sản xuất, xử lý chất thải... Tuy nhiên, nhiều cơ sở đã áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chuyển sang sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại hơn để tăng sản lượng, đảm bảo hơn về vệ sinh trong sản xuất. Ngành sản xuất bún tiêu thụ và phát thải rất nhiều nước. Do mạng lưới cấp nước sạch trên địa bàn huyện chưa được phủ kín nên các CSSX đều sử dụng nguồn nước ngầm được khai thác từ các giếng khoan để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm, do đó đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, ảnh hưởng đến hoạt động của lò hơi, chất lượng bún… Quy mô sản xuất bún chủ yếu là kinh tế hộ, xưởng sản xuất đồng thời cũng là nơi sinh hoạt của hộ dân cư, hầu hết mỗi nhà đều có một xưởng để sản xuất. Để tiết kiệm diện tích, những nguyên vật liệu để ngổn ngang dưới sân. Diện tích hẹp, nên
  • 43. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 33 người dân trong huyện phải tận dụng diện tích đất ở của mình để dành cho sản xuất, thường chiếm tới 2/3 diện tích đất ở. Hầu hết, hệ thống nước thải được sử dụng chung cho cả nước sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy, những cống rãnh nước thải của người dân nơi đây luôn có màu đen, đặc sệt. Quy mô sản xuất nhỏ, mặt bằng sản xuất chất hẹp là một trở ngại lớn cho việc sản xuất với quy trình khép kín, hiện đại nhằm giảm thiểu tối đa sự tác động tiêu cực đến MT. Mặt khác, khi nhà ở cũng là nơi sản xuất sẽ khiến cho những người lao động đồng thời cũng là người trong gia đình sản xuất trực tiếp phải chịu những hậu quả tiềm ẩn từ sự ô nhiễm MT trong quá trình sản xuất gây ra. Hiện nay, các CSSX bún đều hoạt động với quy mô nhỏ nên việc xử lý nước thải gặp rất nhiều khó khăn do hạn chế về kinh phí và diện tích. Mặt khác, hệ thống tiêu thoát nước trên địa bàn huyện chưa được đầu tư đồng bộ và hoàn thiện nên nước thải phát sinh không thể tiêu thoát một cách thông thoáng. Nước thải phát sinh không qua xử lý được thải thẳng ra các khu đất trống, hệ thống thoát nước chung. Nước thải tồn động gây mùi hôi ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh. Song với thực trạng sản xuất còn mang tính tự phát, phân tán, thiếu cơ sở vật chất, thiếu vốn, khoa học kỹ thuật, chưa chú trọng đúng mức tới các yếu tố MT và sức khỏe cộng đồng dân cư, nghề làm bún tại huyện Hóc Môn hiện nay đang đứng trước tình trạng ô nhiễm MT nghiêm trọng. Nếu không giải quyết kịp thời, sự phát triển của các CSSX bún sẽ gặp rất nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng dân cư khu vực. Hình 3.1: Nước thải từ quá trình sản xuất bún tồn động (Nguồn: Tác giả chụp)
  • 44. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 34 3.1.2 Quy trình sản xuất Quá trình sản xuất bún thường tốn nhiều thời gian tùy theo phương pháp sản xuất của từng cơ sở. Tỷ lệ bún thành phẩm cũng phụ thuộc vào phương thức sản xuất và chất lượng gạo mang vào sản xuất. Trung bình lượng bún được tạo thành từ 1kg gạo có thể dao động từ 1,8 kg đến 2,3 kg. Mặc dù sản xuất theo phương pháp thủ công hay công nghiệp thì quy trình sản xuất bún vẫn phải tuân thủ qua những công đoạn tương tự nhau. Quy trình sản xuất bún như sau: Hình 3.2: Quy trình sản xuất bún Gạo Nghiền gạo Làm ráo Hồ hóa sơ bộ Nhào Luộc Ép đùn Làm nguội Bún tươi Nước Nước thải Nước Nước Nước thải Nước thải Ngâm
  • 45. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ` 35 ❖ Thuyết minh quy trình công nghệ - Bảo quản và lưu trữ gạo: Nguyên liệu dùng để sản xuất bún là gạo tẻ phải đảm bảo các yêu cầu sau: Gạo ngon, không bị mốc, không có sâu, mọt… Gạo được bảo quản và lưu trữ trong kho khô ráo, tránh ẩm ướt, tránh bị ẩm mốc trong quá trình lưu trữ. Thông thường các cơ sở thường mua hai hay nhiều loại gạo khác nhau để trộn chung nhằm giảm giá thành của nguồn nguyên liệu gạo đầu vào. - Vo gạo: Gạo được vo và đãi kỹ bằng nước sạch nhằm loại bỏ bụi bẩn bên ngoài hạt gạo. Hiện nay, công đoạn vo gạo thường được thực hiện bằng máy do đó tiết kiệm được thời gian, sức lao động và giảm được lượng gạo thất thoát trong quá trình thực hiện. - Ngâm gạo và xóc rửa gạo: Gạo sau khi được vo sạch sẽ được cho vào chậu ngâm, thời gian ngâm gạo dao động khoảng từ 8 - 16 giờ, tại nhiều cơ sở việc ngâm gạo được thực hiện trong khoảng 24 giờ. Việc ngâm gạo sẽ giúp cho việc xay bột được diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm điện, bột sau khi xay sẽ đạt được độ mịn cao. Mục đích của quá trình ngâm còn là giai đoạn để vi khuẩn lactic lên men. Acid lactic tạo vị chua đặc trưng cho bún. Gạo sau khi ngâm sẽ được xóc rửa cho đến khi gạo sạch, hết nhớt, thường được thực hiện khoảng 3 lần hoặc nhiều hơn để đảm bảo độ sạch của hạt gạo sau khi ngâm. - Nghiền gạo: Gạo sau khi được xóc rửa sẽ được xay thành bột. Trong quá trình xay sẽ bổ sung thêm vào một lượng muối nhất định nhằm giúp cho bún dai, có vị và ngon hơn. Ngoài ra, khi xay gạo cần bổ sung một lượng nước vừa đủ vì bột càng đặc sẽ càng thuận lợi cho quá trình ủ bột và tách nước. - Tách nước: Bột nhão sau khi xay sẽ được bồng để tách bớt một phần nước. Sau đó bột sẽ được cho vào các bao chứa. Các bao bột sẽ tiếp tục được nén ép để tách nước. Việc tách nước có thể được thực hiện bằng cách xếp chồng các bao bột lên nhau và sử dụng thiết bị nén ép để tạo áp lực. - Nhào trộn bột: Bột sau khi được nén ép ráo nước sẽ được cho vào máy trộn. Trong quá trình nhào trộn có bổ sung thêm nước nhằm đánh tơi bột, bún cái hoặc bột đã được hồ hóa. Đối với một số CSSX thì lượng bột bằng 50% tổng lượng bột đem vào ép bún sẽ được hồ hóa trước khi trộn với 50% bột còn lại để đưa vào