SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 119
Downloaden Sie, um offline zu lesen
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM



Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun
Thực hành Theo dõi




Đơn vị soạn thảo
Vụ Kinh tế đối ngoại/ Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Số 2, Hoàng Văn Thụ
HÀ NỘI, VIỆT NAM

6/12/06
42443867
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                           i


                                              Lời nói đầu

Cam kết Hà Nội khẳng định một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam và các
nhà tài trợ là nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam. Để
điều đó trở thành hiện thực công tác quản lý ODA phải có hiệu quả và có tính chuyên nghiệp.
Một hệ thống theo dõi và đánh giá đủ năng lực ở cả ba cấp dự án, chương trình và chính sách là
không thể thiếu đối với quản lý ODA.

Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia - Giai đoạn II”
(VAMESP II) 2004 - 2007 do AusAID tài trợ đã được Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư triển khai thực hiện. Mục đích của VAMESP II là hỗ trợ Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư xây dựng một hệ thống theo dõi và đánh giá quốc gia vận hành có hiệu quả để
thực hiện Nghị định 131/2006/NĐ-CP nhằm phát huy tối đa lợi ích của ODA ở Việt Nam.

Các chuyên gia và cán bộ VAMESP II căn cứ vào yêu cầu thực tiễn của công tác theo dõi và
đánh giá ở Việt Nam, đồng thời tham khảo những thông lệ theo dõi và đánh giá tốt nhất của quốc
tế để biên soạn cuốn “Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá Quốc gia”. Cẩm nang gồm 4 mô-đun:
Hướng dẫn xây dựng và vận hành hệ thống TD&ĐG tại Việt Nam – Tài liệu phục vụ cấp lãnh
đạo, Thực hành theo dõi, Thực hành đánh giá và Tài liệu đào tạo TD&ĐG tại Việt Nam. Cẩm
nang cung cấp không những những nguyên tắc, khái niệm cơ bản, phương pháp và công cụ thực
hiện theo dõi và đánh giá mà còn minh họa bằng những ví dụ cụ thể (nghiên cứu tình huống) do
các chuyên gia và cán bộ VAMESP II thực hiện. Cẩm nang là một tài liệu tham khảo tốt cho cả
cán bộ quản lý và hoạch định chính sách ODA cũng như cán bộ kỹ thuật thực hiện theo dõi và
đánh giá.

Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của VAMESP II trong biên soạn cuốn Cẩm nang có giá trị này và
hân hạnh giới thiệu tài liệu này với tất cả đồng nghiệp và những người quan tâm đến công tác
theo dõi và đánh giá nói riêng và quản lý ODA nói chung. Chúng tôi hy vọng đây là một đóng
góp thiết thực vào quá trình nâng cao hiệu quả sử dụng ODA ở Việt Nam.




 Cao Viết Sinh                                         Laurie Dunn
 Thứ trưỏng                                            Tham tán Hợp tác phát triển
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư                                 Cơ quan Viện trợ Phát triển Ôxtrâylia tại
                                                       Việt Nam (AusAID)
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                                                      ii


                                                    MỤC LỤC
Lời nói đầu                                                                                                                   i
Danh mục các từ viết tắt                                                                                                      v
1 Giới thiệu                                                                                                                  1
    1.1 Giới thiệu .......................................................................................................... 1
     1.2 Mục tiêu ............................................................................................................ 1
     1.3 Hướng dẫn sử dụng Sổ tay thực hành theo dõi ............................................... 1
     1.4 So sánh Theo dõi và Đánh giá.......................................................................... 2
     1.5 Một số tài liệu tham khảo chính ........................................................................ 2
2    Theo dõi dự án ODA                                                                                                   3
     2.1 Chu trình đầu tư................................................................................................ 3
        Xác định.............................................................................................................. 3
        Chuẩn bị ............................................................................................................. 3
        Thẩm định và phê duyệt ..................................................................................... 4
        Thực hiện và theo dõi ......................................................................................... 4
        Đánh giá ............................................................................................................. 5
     2.2 Theo dõi............................................................................................................ 5
     2.3 Một số nhiệm vụ theo dõi cơ bản trong chu trình đầu tư .................................. 6
3    9 bước thực hiện theo dõi dự án ODA                                                                7
     3.1 Bước 1: Xây dựng và điều chỉnh khung lôgíc ................................................... 8
     3.2 Bước 2: Xác định các câu hỏi hoạt động và các chỉ số .................................. 13
        Câu hỏi hoạt động ............................................................................................ 13
        Chỉ số - dấu hiệu của sự thay đổi ..................................................................... 15
        Một số ví dụ về các chỉ số kết quả.................................................................... 18
        Một số cân nhắc khi lựa chọn chỉ số................................................................. 18
     3.3 Bước 3: Xây dựng khung theo dõi và kế hoạch theo dõi ................................ 21
        Khung theo dõi.................................................................................................. 21
        Cấu trúc của một kế hoạch theo dõi ................................................................. 24
     3.4 Bước 4: Chuẩn bị tổ chức để theo dõi có chất lượng ..................................... 26
        Những chuẩn bị về tổ chức .............................................................................. 26
        Duy trì chất lượng các hệ thống theo dõi.......................................................... 27
     3.5 Bước 5: Chuẩn bị các công cụ và hệ thống IT................................................ 30
        Các công cụ CNTT phục vụ công tác thu thập và đối chiếu dữ liệu ................. 31
     3.6 Bước 6: Thu thập và phân tích dữ liệu ........................................................... 33
           Hành trình của dữ liệu ...................................................................................... 33
           Các phương pháp thu thập dữ liệu và theo dõi kết quả.................................... 33
           Các phương pháp theo dõi ............................................................................... 34
           12 câu hỏi cần trả lời khi lựa chọn các phương pháp....................................... 35
           Thu thập dữ liệu để theo dõi ............................................................................. 36
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                                                   iii

        Đảm bảo tính tin cậy của thông tin ................................................................... 36
        Tổng hợp, phân tích và lưu trữ dữ liệu ............................................................. 38
        Vai trò của dữ liệu đầu kỳ ................................................................................. 42
        Xếp hạng tình hình thực hiện dự án ................................................................. 43
        Lưu trữ thông tin ............................................................................................... 46
     3.7 Bước 7: Báo cáo kết quả và thông tin theo dõi............................................... 47
        Truyền thông hỗ trợ các hoạt động và trách nhiệm giải trình ........................... 47
        Đối tượng mục tiêu ........................................................................................... 48
        Một số điểm cần chú khi trình bày thông tin cho phản hồi ................................ 48
        Phương tiện để truyền thông các phát hiện...................................................... 49
     3.8 Bước 8: Hỗ trợ sử dụng thông tin theo dõi và phản hồi thông tin ................... 49
     3.9 Bước 9: Xem xét những điều kiện và năng lực cần thiết ................................ 51
4    Hệ thống theo dõi quốc gia                                                                         54
     4.1 Hệ thống theo dõi cấp cơ quan chủ quản ....................................................... 56
        Công cụ theo dõi danh mục dự án (PMT)......................................................... 57
     4.2 Hệ thống theo dõi cấp Ban QLDA................................................................... 58
           Công cụ theo dõi thống nhất (AMT).................................................................. 59
           Hướng dẫn sử dụng Công cụ theo dõi thống nhất ........................................... 61


                                                         BIỂU

Biểu 1: So sánh Theo dõi và Đánh giá ............................................................................ 2
Biểu 2: Chu trình đầu tư .................................................................................................. 3
Biểu 3: Các nhiệm vụ theo dõi cơ bản trong chu trình đầu tư ......................................... 6
Biểu 4: Mẫu khung lôgíc .................................................................................................. 9
Biểu 5: Khung lôgíc của Dự án Nâng cấp Đô thị Cần Thơ ............................................ 10
Biểu 6: Trình tự xây dựng khung lôgíc .......................................................................... 12
Biểu 7: Mối quan hệ giữa lôgíc chiều dọc và các giả định ............................................. 12
Biểu 8: Khung lôgíc hỗ trợ cho công tác theo dõi .......................................................... 13
Biểu 9: Ví dụ về câu hỏi hoạt động hỗ trợ công tác theo dõi ......................................... 14
Biểu 10: Các câu hỏi hoạt động cơ bản......................................................................... 15
Biểu 11: Các loại thay đổi là kết quả của các đầu vào và hoạt động............................. 15
Biểu 12: Ví dụ về các chỉ số hoạt động và và chỉ số đầu ra .......................................... 16
Biểu 13: Các tiêu chí S M A R T và các câu hỏi xác định tính thực tiễn ........................ 17
Biểu 14: Một số ví dụ về các chỉ số kết quả theo ngành................................................ 19
Biểu 15: Đánh giá chất lượng chỉ số ............................................................................. 20
Biểu 16: Mẫu khung theo dõi ......................................................................................... 22
Biểu 17: Ví dụ về khung theo dõi: Dự án nâng cấp đô thị Cần Thơ .............................. 23
Biểu 18: Các nội dung gợi ý của một kế hoạch theo dõi................................................ 24
Biểu 19: Ví dụ về tổ chức phục vụ theo dõi của Ban quản lý dự án .............................. 27
Biểu 20: Các chức năng của cán bộ theo dõi – Cấp Ban QLDA và Chủ dự án............. 28
Biểu 21: Ví dụ về tổ chức của một cơ quan chủ quản đối với công tác theo dõi ........... 29
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                                                iv

Biểu 22: Chức năng nhiệm vụ của cán bộ theo dõi - cấp cơ quan chủ quản ................ 30
Biểu 23: Các công cụ IT phục vụ công tác thu thập và đối chiếu dữ liệu ...................... 31
Biểu 24: Một ví dụ về công cụ IT đơn giản cho việc thu thập dữ liệu ............................ 32
Biểu 25: AMT - một công cụ IT đơn giản để đối chiếu dữ liệu....................................... 33
Biểu 26: Hành trình của dữ liệu theo dõi ....................................................................... 34
Biểu 27: Thông tin đầu kỳ trong dữ liệu theo dõi theo chuỗi thời gian........................... 41
Biểu 28: Ví dụ về phân tích thay đổi so với kế hoạch.................................................... 41
Biểu 29: Các phương pháp phân tích so sánh .............................................................. 42
Biểu 30: Đề xuất hệ thống xếp hạng để theo dõi danh mục tại Việt Nam...................... 44
Biểu 31: Ví dụ về Hệ thống xếp hạng của ADB ............................................................. 45
Biểu 32: Hệ thống xếp hạng của Ngân hàng thế giới (WB) ........................................... 46
Biểu 33: Đối tượng tiếp nhận thông tin theo dõi ............................................................ 48
Biểu 34: Theo dõi hỗ trợ quá trình quản lý hướng tới các kết quả phát triển ................ 50
Biểu 35: Theo dõi kết quả thực hiện như thế................................................................. 51
Biểu 36: Các kỹ năng chính cán bộ theo dõi cần phải có .............................................. 52
Biểu 37: Mẫu xác định nhu cầu đào tạo dùng cho cán bộ thực hiện theo dõi................ 53
Biểu 38: Báo cáo và phản hồi trong hệ thống theo dõi quốc gia.................................... 54
Biểu 39: Dòng dữ liệu trong hệ thống theo dõi quốc gia................................................ 55
Biểu 40: Ví dụ về giao diện PMT ................................................................................... 57
Biểu 41: Hành trình dữ liệu theo dõi cấp cơ quan chủ quản.......................................... 58
Biểu 42: Hành trình dữ liệu theo dõi cấp Ban QLDA ..................................................... 59
Biểu 43: Lựa chọn mức độ bảo mật để sử dụng AMT................................................... 61
Biểu 44: Kích hoạt macros trong AMT........................................................................... 62
Biểu 45: Ví dụ về trang chủ của AMT ............................................................................ 62
Biểu 46: Ví dụ về nhãn tab của AMT ............................................................................. 63
Biểu 47: Thay đổi hệ thống phân cách số...................................................................... 64
Biểu 48: In báo cáo AMT ............................................................................................... 65


                                                   PHỤ LỤC

Phụ lục 1             Hướng dẫn sử dụng Công cụ theo dõi thống nhất (AMT)
Phụ lục 2             Các phương pháp theo dõi tại Việt Nam
Phụ lục 3             Danh mục thuật ngữ theo dõi


                         CẨM NANG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ

Mođun I               Hướng dẫn xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá ODA tại Việt Nam
                      - Tài liệu phục vụ cấp lãnh đạo
Mođun II              Thực hành theo dõi
Mođun III             Thực hành đánh giá
Mođun IV              Tài liệu đào tạo theo dõi và đánh giá tại Việt Nam
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                     v




                                Danh mục các từ viết tắt

 ADB                 Ngân hàng Phát triển Châu Á
 AMT                 Công cụ theo dõi thống nhất
 AusAID              Cơ quan Phát triển Quốc tế Ôxtrâylia
 CCBP                Tăng cường năng lực toàn diện
 CPRGS               Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo
 FERD                Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
 GMED                Phòng Tổng hợp, Theo dõi & Đánh giá (Vụ Kinh tế đối ngoại)
 GoV                 Chính phủ Việt Nam
 HCMC                Thành phố Hồ Chí Minh
 IT                  Công nghệ thông tin
 LMDG                Nhóm các nhà tài trợ đồng chính kiến
 MARD                Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
 M&E                 Theo dõi và Đánh giá
 MIS                 Hệ thống thông tin theo dõi
 MPI                 Bộ Kế hoạch và Đầu tư
 ODA                 Hỗ trợ Phát triển Chính thức
 OECD                Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển
 PMT                 Công cụ theo dõi danh mục dự án
 PMU                 Ban Quản lý Dự án (đối với một dự án ODA cụ thể)
 QA                  Bảo đảm chất lượng
 SEDP                Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
 SWAP                Phương pháp tiếp cận theo ngành
 UN                  Liên hợp quốc
 VAMESP II           Dự án Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam - Ôxtrâylia
                     - Giai đoạn II
 WB                  Ngân hàng thế giới
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                         1




1 Giới thiệu
1.1 Giới thiệu
Theo dõi là một bộ phận của quá trình quản lý dự án. Theo dõi là việc đo lường tiến độ thực tế
của 3 loại thay đổi sau:
• giải ngân nguồn vốn đầu tư
• tiến trình quản lý đầu tư
• tình hình thực hiện các sản phẩm đầu ra của đầu tư

Tất cả các Cơ quan chủ quản (CQCQ), Chủ dự án và Ban Quản lý dự án (Ban QLDA) thực hiện
các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA hoặc nguồn vốn của Nhà nước đều có chức năng và
nhiệm vụ tổ chức thực hiện theo dõi.


1.2 Mục tiêu
Sổ tay thực hành theo dõi cung cấp một số hướng dẫn thiết thực đối với công tác theo dõi các dự
án đầu tư công của các CQCQ, Chủ dự án và Ban QLDA ở Việt Nam, trong đó tập trung vào các
dự án ODA. Sổ tay sẽ trình bày 9 bước cơ bản của công tác theo dõi, giới thiệu một số phương
pháp và công cụ hỗ trợ theo dõi cũng như một số cơ cấu tổ chức giúp các Ban QLDA, Chủ dự án
và CQCQ có thể thực hiện theo dõi hiệu quả.

Ngoài ra, Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá (TD&ĐG) còn bao gồm một Sổ tay hướng dẫn cách
xây dựng hệ thống TD&ĐG ở Việt Nam để các cán bộ lãnh đạo tham khảo1, một Sổ tay thực
hành đánh giá2 và một Sổ tay tài liệu đào tạo để các Cá nhân xuất sắc (Champion) và cán bộ đào
tạo có thể sử dụng để đào tạo và tăng cường năng lực cho các cán bộ thực hiện theo dõi3.


1.3 Hướng dẫn sử dụng Sổ tay thực hành theo dõi
Cuốn Sổ tay này sẽ giới thiệu cách thực hiện 9 bước theo dõi để thực hiện nhiệm vụ theo dõi một
dự án ODA, bao gồm:
• Bước 1: Xây dựng hoặc điều chỉnh khung lôgíc của dự án được theo dõi
• Bước 2: Xác định các câu hỏi hoạt động, nhu cầu thông tin và các chỉ số
• Bước 3: Xây dựng khung theo dõi và kế hoạch theo dõi
• Bước 4. Xây dựng cơ cấu tổ chức hỗ trợ công tác theo dõi
• Bước 5: Chuẩn bị các công cụ và hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) hỗ trợ hệ thống theo
   dõi
• Bước 6: Thu thập và phân tích dữ liệu
• Bước 7: Báo cáo kết quả và thông tin theo dõi
• Bước 8: Hỗ trợ sử dụng các thông tin theo dõi và phản hồi
• Bước 9: Xem xét các điều kiện và năng lực cần thiết


1
  Mođun 1 - Hướng dẫn xây dựng hệ thống TD&ĐG ODA tại Việt Nam - Tài liệu phục vụ cấp lãnh đạo
2
  Mođun 3 - Thực hành đánh giá
3
  Mođun 4 - Tài liệu đào tạo TD&ĐG tại Việt Nam
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                                      2


1.4 So sánh Theo dõi và Đánh giá
Theo dõi và đánh giá có những chức năng khác nhau và thường phục vụ cho các đối tượng sử
dụng khác nhau. Sử dụng thông tin trong Bảng 1 để kiểm tra xem bạn nên sử dụng Cẩm nang
theo dõi hay Cẩm nang đánh giá4. Nếu bạn phải trả lời câu hỏi về đánh giá, ví dụ như tác động
của dự án đầu tư hay nguyên nhân dẫn đến một hiện tượng, thì bạn hãy tham khảo hiệu Cẩm
nang đánh giá. Nếu bạn phải trả lời được các câu hỏi về theo dõi như báo cáo định kỳ tình hình
thực hiện, tiến độ thực hiện hoặc giải ngân, Cẩm nang theo dõi sẽ hỗ trợ bạn.


Biểu 1: So sánh Theo dõi và Đánh giá
                       Theo dõi                                                     Đánh giá
    Liên tục hoặc định kỳ                                    Theo giai đoạn hoặc đột xuất
    Tình hình thực hiện các mục tiêu của Chương              Đánh giá các mục tiêu của Chương trình trong
    trình đã đặt ra                                          mối quan hệ với các mục đích cao hơn hoặc với
                                                             các vấn đề phát triển cần được giải quyết
    Các chỉ số tiến độ đã xác định trước được mặc            Đặt câu hỏi về tính đúng đắn và hợp lý của các
    nhiên là đúng                                            chỉ số định trước
    Theo dõi tiến độ dựa vào một số ít các chỉ số đã         Giải quyết các vấn đề thuộc nhiều phạm vi khác
    được xác định trước                                      nhau
    Tập trung vào các kết quả dự kiến                        Xác định các kết quả dự kiến và ngoài dự kiến
    Sử dụng phương pháp định lượng                           Sử dụng phương pháp định lượng và phương
                                                             pháp định tính
    Thu thập dữ liệu thường xuyên                            Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau
    Không trả lời các câu hỏi nhân quả                       Trả lời các câu hỏi nhân quả
    Thường là một chức năng của quản lý nội bộ               Thường do các chuyên gia đánh giá độc lập thực
                                                             hiện và các cơ quan bên ngoài đề xướng
Nguồn: SIDA (2004) Looking back, moving forward. SIDA Evaluation Manual (trang 11). SIDAA3753en




1.5 Tài liệu tham khảo chính
Hiện có nhiều cẩm nang hoặc sổ tay theo dõi - xem chi tiết trên Website Theo dõi và Đánh giá
quốc gia (www.mpi.gov.vn/tddg). Một số cuốn sách cung cấp những thông tin đặc biệt hữu ích
và sâu sát với các điều kiện của Việt Nam. Các tài liệu tham khảo này cũng đã giúp chúng tôi rất
nhiều trong việc biên soạn cuốn Sổ tay này dành cho các cán bộ thực hiện theo dõi tại Việt Nam.
Đặc biệt, chúng tôi ghi nhận sự đóng góp của:
•     FASID (2000) Theo dõi và đánh giá dựa trên phương pháp quản lý chu trình dự án. Hiệp hội
      Nghiên cứu Phát triển Quốc tế. Tokyo, Nhật Bản (xem www.fasid.or.jp)
•     IFAD (2002) Hướng dẫn theo dõi và đánh giá dự án – quản lý tác động trong phát triển nông
      thôn. Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế. Roma, Italia (xem www.ifad.org/ evaluation/)




4
    Mođun 3 - Thực hành đánh giá
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                        3




2 Theo dõi dự án ODA
2.1 Chu trình đầu tư
Theo dõi là một bộ phận của chu trình các hoạt động thực hiện đầu tư. Chu trình đầu tư dưới đây
mô tả các bước thực hiện một dự án ODA (xem Biểu 2).


Biểu 2: Chu trình đầu tư

                                                 Xác định


                           Đánh giá

                                                              Chuẩn bị




                            Thực hiện &
                             Theo dõi                        Thẩm định
                                                            & Phê duyệt




Xác định
Chính phủ Việt Nam (CPVN) đã đề ra các mục tiêu đầu tư chiến lược trong Chiến lược Phát
triển Kinh tế - Xã hội 10 năm (2001 – 2010) và Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm
(2006 - 2010). Chiến lược đầu tư bằng nguồn vốn ODA được xác định trong Đề án Định hướng
Thu hút và Sử dụng ODA (2006 - 2010). Theo Cam kết Hà Nội, các nhà tài trợ ở Việt Nam sẽ
dựa vào các chiến lược và kế hoạch này của Chính phủ để xác định dự án, hỗ trợ chương trình
ngành và các hoạt động đầu tư khác.

Giai đoạn xác định trong chu trình đầu tư liên quan đến việc xác định, xem xét và lựa chọn dự
án. Chính phủ và các nhà tài trợ cùng làm việc với các bên liên quan khác để lựa chọn các dự án
đầu tư phù hợp về tài chính, kinh tế, xã hội và môi trường. Các dự án được xác định phải hỗ trợ
thực hiện các mục tiêu chiến lược quốc gia. Việc xem xét tỷ mỷ và đánh giá ban đầu là hết sức
quan trọng trong quá trình lựa chọn dự án.


Chuẩn bị
Giai đoạn chuẩn bị trong chu trình đầu tư bao gồm nghiên cứu tính khả thi của các đề xuất đầu tư
và chuẩn bị thiết kế chi tiết để CPVN và các nhà tài trợ thẩm định. Trong giai đoạn này, người ta
thường sử dụng phương pháp phân tích khung lôgíc. Khung lôgíc cũng sẽ được sử dụng cho theo
dõi và đánh giá khi dự án đi vào thực hiện sau này. Các tài liệu chuẩn bị đưa ra đề xuất về chiến
lược TD&ĐG, các mối quan hệ trong quá trình hoạt động, ma trận khung loic, dự thảo kế hoạch
hoạt động và dự trù ngân sách. Các tài liệu như Báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ là cơ sở cho hệ
thống theo dõi tổng thể sau này.
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                         4


Thẩm định và phê duyệt
Giai đoạn thẩm định trong chu kỳ đầu tư được thực hiện nhằm xem xét một cách độc lập Báo
cáo nghiên cứu khả thi và các tài liệu chuẩn bị khác. Một số nhà tài trợ gọi việc thẩm định này là
đánh giá đầu kỳ.

Thẩm định bao gồm đánh giá các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật, thể chế, tài chính, môi trường và xã
hội của dự án đầu tư. Đối với các dự án lớn (thường là các dự án vốn vay), người ta thường tổ
chức các đoàn thẩm định đi thực địa tại các địa điểm dự kiến đầu tư và các CQCQ. Đối với các
dự án nhỏ (thường là viện trợ không hoàn lại), công tác thẩm định được tiến hành ngay tại văn
phòng của nhà tài trợ mà không cần đi thực tế.

Đối với các dự án vốn vay, giai đoạn thẩm định cũng bao gồm việc thảo luận và soạn thảo các
Hiệp định vay. Sau thẩm định là quá trình đàm phán và phê duyệt của Chính phủ và tổ chức cho
vay. Các khoản vay có hiệu lực sau khi được phê duyệt và sau khi các thủ tục pháp lý về hiệp
định vay được hoàn tất.

Đối với các dự án viện trợ không hoàn lại, việc thẩm định, tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu
tư vấn sẽ được thực hiện sau khi phê duyệt thiết kế.


Thực hiện và theo dõi
Các dự án đầu tư do các CQCQ thực hiện, thường với sự hỗ trợ của Ban QLDA và Nhóm hỗ trợ
kỹ thuật. Quá trình thực hiện được lập kế hoạch và tiến hành theo lịch trình và thủ tục đã được
thống nhất trong các văn kiện thiết kế dự án. Ví dụ, đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu
tiên là chuẩn bị thiết kế kỹ thuật chi tiết và các tài liệu đấu thầu, tiếp đó sẽ tiến hành mua sắm
máy móc và trang thiết bị, xây dựng và vận hành công trình.

Theo dõi là một công việc thường xuyên trong quá trình thực hiện dự án. Theo dõi giúp các cơ
quan đưa ra quyết định quản lý dựa trên việc thường xuyên so sánh tình hình thực hiện giữa thực
tế và kế hoạch của 3 yếu tố: giải ngân vốn đầu tư, các quá trình quản lý đầu tư và thực hiện các
kết quả đầu ra. Các dữ liệu và kết quả thực hiện này sẽ cung cấp thông tin để liên tục hoàn thiện
quá trình thực hiện. Các nhà lãnh đạo sử dụng kết quả theo dõi trong quá trình ra quyết định
quản lý có thể đem lại nhiều kết quả đầu tư có hiệu quả và hiệu suất cao hơn.

Giám sát cũng là một hình thức của theo dõi nhưng thường có sự tham gia của các cơ quan cấp
trên (ví dụ, Vụ Thẩm định và Giám sát Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Kiểm toán
Nhà nước) nhằm kiểm tra các hoạt động của các cơ quan cấp dưới (ví dụ, các CQCQ, Chủ dự án
hoặc Ban QLDA).

Một hệ thống và quá trình theo dõi hiệu quả sẽ cung cấp thông tin cho quá trình quản lý thông
qua việc phản ánh và kiểm điểm thường xuyên với các bên liên quan và đánh giá độc lập. Đội
ngũ quản lý khi theo dõi quá trình thực hiện có thể theo sát được tiến độ thực hiện nhằm đạt
được các kết quả và mục tiêu đề ra cũng như cung cấp được dữ liệu sử dụng cho đánh giá giữa
kỳ và đánh giá sau dự án.
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                           5


Đánh giá
Đánh giá là việc xem xét định kỳ tính phù hợp, hiệu suất, hiệu quả, và tác động của một dự án
đầu tư. Đánh giá cung cấp cho các bên liên quan thông tin về kết quả và tác động của dự án đầu
tư và bằng chứng cho thấy các kết quả này có khả năng bền vững hay không. Các thông tin cũng
được sử dụng để rút ra các bài học kinh nghiệm khi hoạch định chiến lược, lập kế hoạch và
chuẩn bị cho các dự án đầu tư mới trong tương lai.

Đánh giá được thực hiện tại 4 giai đoạn trong chu trình đầu tư:
• Đánh giá sơ bộ hay đánh giá đầu kỳ (một số nhà tài trợ còn gọi là thẩm định) – là đánh giá
   ban đầu được thực hiện ngay khi bắt đầu một dự án ODA, tập trung vào tính phù hợp của dự
   án.
• Đánh giá giữa kỳ – do nhóm chuyên gia đánh giá độc lập phối hợp với cán bộ quản lý tiến
   hành, tập trung đánh giá tính phù hợp, hiệu quả và hiệu suất.
• Đánh giá kết thúc hay đánh giá cuối kỳ – được thực hiện ngay sau khi dự án kết thúc, có
   thể do các chuyên gia đánh giá độc lập hoặc Ban QLDA hoặc cả hai phối hợp tiến hành.
   Trọng tâm của đánh giá là tính hiệu quả và bền vững.
• Đánh giá tác động hay đánh giá sau dự án – do các chuyên gia đánh giá độc lập tiến hành,
   thường vào khoảng 2 đến 5 năm sau khi hoàn tất đầu tư với trọng tâm là tác động và tính bền
   vững của dự án.

Thông tin chi tiết về chu trình đầu tư được đăng tải trên trang web TD&ĐG quốc gia
(www.mpi.gov.vn/tddg). Cơ cấu tổ chức và yêu cầu pháp lý của hệ thống theo dõi quốc gia được
trình bày trong Sổ tay tham khảo dành cho cấp lãnh đạo5.

2.2 Theo dõi
Theo dõi một chương trình, dự án ODA là một hoạt động liên tục và thường xuyên nhằm cập
nhật thông tin về tiến độ thực hiện chương trình, dự án đó. Khái niệm này cũng thống nhất với
khái niệm của OECD-DAC6, trong đó theo dõi được định nghĩa là một chức năng quản lý sử
dụng các thông tin được thu thập theo những phương pháp nhất định về một số chỉ số cụ thể
nhằm cung cấp cho các nhà quản lý và các bên liên quan đầy đủ thông tin để có thể ra quyết định
về các vấn đề như:
• các nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất có đầy đủ không?
• các cán bộ quản lý có đủ năng lực kỹ thuật và phẩm chất cá nhân cần thiết không?
• các hoạt động có được tiến hành phù hợp với kế hoạch không?
• kế hoạch đang thực hiện có đảm bảo đạt được các mục tiêu ban đầu và kết quả dự kiến đã
    được thông qua không?

Theo dõi là việc thường xuyên và liên tục thu thập và phân tích các dữ liệu thực hiện nhằm xem
xét tiến độ của một dự án đầu tư. Mục tiêu của theo dõi là nhằm so sánh tiến độ thực tế với kế
hoạch để có thể đưa ra các điều chỉnh hợp lý trong quá trình đầu tư, đảm bảo thành công của dự
án. Theo dõi trước hết là một hoạt động nội bộ - một phần quan trọng để quản lý tốt, và vì vậy là
một phần không thể thiếu trong công việc quản lý hàng ngày. Theo dõi là trách nhiệm của cán bộ
quản lý quá trình thực hiện dự án, thường là các cán bộ của Ban QLDA, Chủ dự án hoặc CQCQ,
đôi khi có sự hỗ trợ của nhà thầu hoặc tư vấn.

5
    Mođun 1 - Hướng dẫn xây dựng hệ thống TD&ĐG ODA tại Việt Nam - Tài liệu phục vụ cấp lãnh đạo
6
    Ủy ban Hỗ trợ Phát triển của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                                        6


2.3 Một số nhiệm vụ theo dõi chủ yếu trong chu trình đầu tư
Các hoạt động và chức năng thực hiện dự án trong chu trình đầu tư bao gồm các nhiệm vụ theo
dõi chủ yếu được nêu trong Biểu 3 dưới đây:


Biểu 3: Các nhiệm vụ theo dõi chủ yếu trong chu trình đầu tư
                                                Xác định phạm vi và mục tiêu của hệ thống theo dõi
                                                Đưa ra các câu hỏi hoạt động và các chỉ số cơ bản cùng với
                                                cơ chế theo dõi
 Xác định, chuẩn                                Xác định các cơ cấu tổ chức cho công tác theo dõi
 bị, và thẩm định
                                                Xây dựng điều khoản giao việc cho các cán bộ theo dõi
 (đánh giá đầu
 kỳ)                                            Đưa ra tiến trình thiết lập hệ thống theo dõi ngay từ khi bắt
                                                đầu chương trình, dự án
                                                Dự trù ngân sách dành cho theo dõi
                                                Phản ánh các vấn đề nêu trên trong khung theo dõi


                                                Rà soát lại các câu hỏi, chỉ số hoạt động và cơ chế theo dõi
                                                sau khi đã nghiên cứu các chiến lược đầu tư
                                                Tổ chức đào tạo cho các cán bộ và các đối tác sẽ tham gia
                                                vào công tác theo dõi
                                                Tiến hành nghiên cứu cơ sở nếu phù hợp
 Giai đoạn                                      Xây dựng sổ tay thực hiện với các các bộ chủ chốt
 khởi động                                      Cùng với các bên liên quan nghiên cứu thiết kế đầu tư liên
                                                quan đến công tác theo dõi
                                                Xây dựng kế hoạch theo dõi chi tiết, có tính đến các cơ chế
                                                phối hợp hiện có với các đối tác
                                                Đưa ra các điều kiện và các năng lực cần thiết cho công tác
                                                theo dõi


                                                Đảm bảo đáp ứng các nhu cầu thông tin phục vụ cho quản lý
                                                Điều phối việc thu thập và quản lý thông tin
                                                Hỗ trợ thu thập và trao đổi thông tin không chính thức
                                                Hỗ trợ tổ chức các cuộc họp kiểm điểm và giao ban định kỳ
 Thực hiện                                      giữa tất cả các bên thực hiện
                                                Chuẩn bị cho các đoàn công tác giám sát
                                                Thông báo kết quả tới các bên liên quan
                                                Chuẩn bị báo cáo quý và báo cáo năm theo yêu cầu
Nguồn: Trích IFAD (2002) Hướng dẫn theo dõi và đánh giá dự án (xem www.ifad.org )
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                        7




3      9 bước thực hiện theo dõi dự án ODA
Một hệ thống theo dõi hiệu quả có thể được xây dựng và thực hiện theo 9 bước sau:
•   Bước 1: Xây dựng và điều chỉnh khung logic của dự án được theo dõi – theo các trình tự,
    mẫu và ví dụ trong Phần 3.1, bạn có thể xây dựng khung lôgíc cho dự án hoặc điều chỉnh
    khung lôgíc sẵn có trong Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Văn kiện thiết kế dự án.
•   Bước 2: Xác định các câu hỏi hoạt động, nhu cầu thông tin và các chỉ số - bạn nên đặt
    câu hỏi như: “Cần phải có những câu hỏi hoạt động và chỉ số theo dõi nào để giúp cấp lãnh
    đạo có đầy đủ thông tin cần thiết khi đưa các quyết định quản lý?”
•   Bước 3: Xây dựng khung theo dõi và kế hoạch theo dõi – theo các trình tự, mẫu và ví dụ
    nêu trong Phần 3.3, bạn có thể xây dựng khung theo dõi cho dự án. Dựa trên khung theo dõi
    này, bạn xây dựng kế hoạch theo dõi. Khi xây dựng kế hoạch theo dõi, bạn nên đặt câu hỏi
    “Ai sẽ là người sử dụng thông tin theo dõi?” và “Họ sẽ sử dụng các thông tin này như thế
    nào?” và “Hệ thống thông tin phải được hoàn thiện đến mức độ nào?”
•   Bước 4: Xây dựng cơ cấu tổ chức hỗ trợ công tác theo dõi – câu hỏi được đặt ra là “Ai sẽ
    là người thu thập, phân tích và báo cáo các dữ liệu theo dõi?”, “Nhóm theo dõi sẽ được tổ
    chức như thế nào và họ sẽ báo cáo kết quả theo dõi cho ai?”, “Các dữ liệu theo dõi sẽ được
    thu thập và phân tích ra sao?”
•   Bước 5: Chuẩn bị các công cụ và hệ thống CNTT hỗ trợ hệ thống theo dõi – thiết lập hệ
    thống máy tính, sử dụng các công cụ CNTT sẵn có như Công cụ theo dõi thống nhất [AMT]
    (đối với Ban QLDA và Chủ dự án) và Công cụ theo dõi danh mục dự án [PMT] (đối với Chủ
    dự án lớn và CQCQ) như trình bày tại Phần 3.5, và xây dựng các công cụ CNTT khác cần
    thiết cho các hệ thống theo dõi phức tạp hơn. Cần tránh nhầm lẫn giữa hệ thống kế toán và hệ
    thống quản lý tài chính trong hệ thống theo dõi - đây là hai chức năng hoàn toàn khác biệt.
•   Bước 6: Thu thập và phân tích dữ liệu – sử dụng các phương pháp, công cụ và ví dụ trong
    Phần 3.6 để thu thập dữ liệu theo dõi, kiểm tra lỗi, tổng hợp theo các chỉ số và phân tích để
    cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo. Câu hỏi cần đặt ra là “Chúng ta sẽ phân tích dữ liệu
    như thế nào để đưa ra kết quả và thông tin theo dõi?”
•   Bước 7: Báo cáo kết quả và thông tin theo dõi – sử dụng mẫu báo cáo theo dõi thống nhất
    (AMF) và các công cụ CNTT phù hợp theo từng cấp thực hiện, cũng như các mẫu báo cáo
    khác tại cấp CQCQ để báo cáo thông tin và kết quả theo dõi lên cấp lãnh đạo và các cấp có
    thẩm quyền cao hơn theo quy định của Chính phủ.
•   Bước 8: Hỗ trợ sử dụng thông tin theo dõi và phản hồi – các câu hỏi đặt ra là “Tôi sẽ trợ
    giúp lãnh đạo sử dụng thông tin theo dõi để đưa ra các quyết định quản lý như thế nào?”,
    “Cần phải rút ra những bài học gì từ các thông tin theo dõi?” và “Ai là người nên được biết
    về các bài học đó nhằm hỗ trợ quản lý hướng tới các kết quả phát triển?”
•   Bước 9: Xem xét các điều kiện và năng lực cần thiết – câu hỏi sẽ là “Các cán bộ đầu mối
    và điều phối về theo dõi trong nhóm cần có các kỹ năng và năng lực nào?”, “Cần phải có các
    nguồn lực về tài chính, trang thiết bị và nhân sự như thế nào để triển khai hệ thống theo dõi
    hiệu quả?”
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                       8



3.1 Bước 1: Xây dựng và điều chỉnh khung lôgíc
Bước đầu tiên là xây dựng hoặc điều chỉnh khung lôgíc làm cơ sở cho việc thiết lập và sử dụng
hệ thống theo dõi dự án.

Khung lôgíc là một công cụ phân tích, trình bày và quản lý giúp các cán bộ thực hiện theo dõi,
các nhà hoạch định và nhà quản lý thực hiện các nhiệm vụ sau:
•   phân tích thực trạng trong quá trình chuẩn bị
•   xây dựng lịch trình lôgíc cho các hoạt động để đạt được kết quả đầu tư
•   xác định các rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng tới việc đạt được các kết quả bền vững
•   thiết lập cơ chế theo dõi và đánh giá các sản phẩm đầu ra và kết quả đầu tư
•   theo dõi dự án trong quá trình thực hiện

Nhiều Chính phủ và nhà tài trợ đã và đang sử dụng phương pháp phân tích khung lôgíc. Trong
một số trường hợp, khung lôgíc được gọi theo tên khác là Ma trận thiết kế dự án, LFA hay
ZOPP. Tuy nhiên, các cấu phần cơ bản của các khung lôgíc thường giống nhau (xem Biểu 4).

Phân tích khung lôgíc tốt nhất nên bắt đầu ngay từ giai đoạn đầu tiên của chu trình đầu tư. Tuy
nhiên, vẫn có thể sử dụng khung lôgíc để xem xét và cơ cấu lại các dự án đang thực hiện mà
trước đây không được thiết kế theo phương pháp khung lôgíc. Vì vậy, khung lôgíc là “một công
cụ hỗ trợ tư duy”, được sử dụng rộng rãi và linh hoạt trong công tác theo dõi.

Khung lôgíc tóm tắt kế hoạch hoạt động của dự án, cách thức theo dõi các sản phẩm đầu ra và
kết quả cũng như đưa ra các giả định cơ bản để có thể thực hiện được dự án. Biểu 4 giới thiệu
cấu trúc của một khung lôgíc và Biểu 5 trình bày ví dụ về khung lôgíc của Dự án Nâng cấp Đô
thị Cần Thơ vốn vay WB và AfD.

Dưới đây là ý nghĩa của các thuật ngữ sử dụng trong các khung lôgíc tại Biểu 4 và Biểu 5:
Mục đích – Mô tả lý do tại sao dự án ODA có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội, mang lại các
lợi ích lâu dài cho đối tượng thụ hưởng cuối cùng cũng như lợi ích rộng hơn tới các nhóm đối
tượng khác.
Mục tiêu – Mục tiêu trọng tâm của dự án. Phần mục tiêu cần nêu rõ các vấn đề cốt yếu và xác
định được các lợi ích bền vững cho nhóm (các nhóm) đối tượng hưởng lợi.
Kết quả – Các tác động ngắn hạn và trung hạn có thể có từ các sản phẩm đầu ra của một hoạt
động.
Đầu ra – Các đầu ra là các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ có được từ một hoạt động phát triển.
Các đầu ra có thể bao gồm cả những thay đổi từ các hoạt động hướng tới kết quả.
Hoạt động – Các nhiệm vụ cụ thể được thực hiện để đạt được các sản phẩm đầu ra của một dự
án. Các hành động hoặc công việc trong đó huy động và sử dụng các đầu vào để đạt được một số
đầu ra cụ thể.
Đầu vào – Các nguồn lực về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất cần thiết để có thể tiến hành một
số các hoạt động theo kế hoạch nhằm có được các đầu ra dự kiến.
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                                                              9



Biểu 4: Mẫu khung lôgíc
                                 Mô tả tóm tắt                 Các chỉ số có thể đo lường       Các phương tiện       Các giả định chủ yếu
                                                                                                  kiểm chứng
Goal                 •                                     •                                •                     •
Mục tiêu             •                                     •                                •                     •

Purpose              •                                     •                                •                     •
Mục đích             •                                     •                                •                     •

Outcomes             •                                     •                                •                     •
Kết quả              •                                     •                                •                     •
                     •                                     •                                •                     •
                     •                                     •                                •                     •
Outputs              •                                     •                                •                     •
Đầu ra               •                                     •                                •                     •
                     •                                     •                                •                     •
                     •                                     •                                •                     •
Activities           •                                     •                                •                     •
Hoạt động            •                                     •                                •                     •
                     •                                     •                                •                     •
                     •                                     •                                •                     •
                     •                                     •                                •                     •
                     •                                     •                                •                     •
Inputs               •                                     •                                •                     •
Đầu vào              •                                     •                                •                     •
                     •                                     •                                •                     •
                     •                                     •                                •                     •
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                                                                                                                                         10


Biểu 5: Khung lôgíc của Dự án Nâng cấp Đô thị Cần Thơ
                                  Mô tả tóm tắt                              Các chỉ số có thể đo lường                    Các phương tiện kiểm chứng                        Các giả định cơ bản
Mục đích         Xây dựng một mô hình phát triển bình đẳng, có tính    • Thay đổi về số hộ nghèo thành thị ở Cần Thơ     • Dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình      Đầu tư đúng hướng với nhịp độ phát triển
                 tới các yếu tố xã hội và bền vững tại Cần Thơ         • Quan niệm về mức sống ở Cần Thơ                 của TCTK                                     kinh tế- xã hội của Việt Nam
                                                                                                                         • Các kết quả theo dõi
Mục tiêu         Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở các vùng đô thị thông     • Thu nhập hộ trung bình ở Cần Thơ (theo quận)    • Dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình      Tất cả công dân, bao gồm cả người nhập
                 qua việc nâng cao điều kiện sống và môi trường của    • Tăng phạm vi cung cấp các dịch vụ nâng cao      của TCTK                                     cư chưa có hộ khảu, đều được tham gia
                 người nghèo tại thành thị, sử dụng phương pháp lập    tới tất cả người dân                              • Điều tra về môi trường đầu tư của Tổng     vào dự án.
                 kế hoạch có sự tham gia người dân, và tác động tới                                                      cục thống kê
                 các quá trình lập kế hoạch để của và vì người nghèo
                                                                                                                         • Các báo cáo ngành kết cấu hạ tầng
Kết quả          • Các điều kiện sống và môi trường ở những quận       • % số hộ- có nước máy                            • Dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình      • Vận hành và bảo dưỡng các công trình
                 nghèo của Cần Thơ được cải thiện                      • % số hộ- có điện                                của TCTK                                     cơ sở hạ tầng và các cơ sở vật chất được
                 • Các hộ trong vùng nghèo được hòa nhập tốt hơn       • Tần xuất lũ ở các quận mục tiêu                 • Các báo cáo theo dõi & đánh giá (so sánh   tiến hành một cách hiệu quả
                 với nền kinh tế địa phương                            • Số bệnh dịch được lựa chọn                      với khảo sát cơ sở)                          • Các gia đình tái định cư không bán nhà
                 • Các hệ thống quản lý về nhà đất có thể hỗ trợ cho                                                     • Báo cáo kết thúc hoạt động                 mình và quay trở lại khu ổ chuột.
                                                                       • % nguời dân có Giấy chứng nhận quyền sử
                 hoạt động kinh tế địa phương                          dụng đất                                          • Các báo cáo ngành kết cấu hạ tầng
                                                                       • Xu hướng giá trị nghèo bình quân
Đầu ra           • Các kế hoạch nâng cấp cộng đồng do chính các        • Số hộ mới lắp nước máy                          • Các báo cáo giám sát kỹ thuật hàng tháng   • Vận hành và bảo dưỡng các công trình
                 cộng đồng xây dựng và thực hiện                       • Số hộ mới có điện                               • Các báo cáo tiến độ Dự án                  cơ sở hạ tầng và các cơ sở vật chất được
                 • Các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản ở khu vực dân      • Số khu vực có đầy đủ các dịch vụ công           • Các báo cáo của nhóm theo dõi cộng         tiến hành một cách hiệu quả
                 cư thu nhập thấp trong thành thị được nâng cao và     • Số căn hộ/nhà mới xây                           đồng                                         • Tiếp tục được cấp vốn và giải ngân
                 mở rộng phạm vi cung cấp                                                                                • Kiểm toán kỹ thuật                         nhanh
                                                                       • Số km đường mới xây & cải tạo
                 • Nhà chính sách được xây dựng trong các khu tái                                                        • Dữ liệu Ban quản lý dự án                  • Các hộ thu nhập thấp có thể mua được
                                                                       • Tỷ lệ % trả được các khoản vay để cải tạo nhà
                 định cư                                                                                                                                              đất/ nhà tái định cư
                                                                       cửa.                                              • Các báo cáo Công cụ theo dõi thống nhất.
                 • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được phân                                                                                                        • Các gia đình tái định cư không bán nhà
                                                                       • Số nhà được cải tạo bằng nguồn vốn vay
                 phát cho tất cả các hộ trong các khu vực được nâng                                                                                                   mình và quay trở lại khu ổ chuột.
                 cấp
                 • Các quy trình xử lý Giấy chứng nhận quyền sử
                 dụng đất được cải thiện
                 • Cho các hộ nghèo vay vốn để nâng cấp nhà cửa
Hoạt động        • Thiết kế và lắp đặt các hệ thống cấp nước           • % hệ thống cấp nước được hoàn thiện (thực tế    • Các báo cáo giám sát kỹ thuật hàng tháng   • Chính quyền tiếp tục ủng hộ sự tham
                 • Thiết kế và lắp đặt các hệ thống cấp điện           so với kế hoạch)                                  • Các báo cáo tiến độ Dự án                  gia của cộng đồng
                 • Thiết kế và lắp đặt các hệ thống thoát nước         • % hệ thống cấp điện được hoàn thiện (thực tế    • Các báo cáo của nhóm theo dõi cộng         • Các thủ tục khuyến khích người dân
                 • Xây mới và nâng cấp nhà ở                           so với kế hoạch)                                  đồng                                         đăng ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng
                                                                       • % đất quy hoạch được phân bổ và đo đạc (thực    • Kiểm toán kỹ thuật                         đất được cải thiện
                 • Tăng cường năng lực cho các cán bộ quản lý về
                 nhà ở và môi trường đô thị của UBND Tp.Cần Thơ        tế so với kế hoạch)                               • Dữ liệu Ban quản lý dự án                  • Các hộ thu nhập thấp có thể mua được
                                                                       • % đường và cống được hoàn thành (thực tế so                                                  đất/ nhà tái định cư
                                                                                                                         • Các báo cáo Công cụ theo dõi thống nhất.
                                                                       với kế hoạch)                                                                                  • Các Ban QLDA có năng lực quản lý các
                                                                       • % nhà được hoàn thành (thực tế so với KH)                                                    hợp đồng
                                                                       • % đường được cải thiệnh (thực tế so với KH)                                                  • Các cơ quan có đủ nhân lực để thực
                                                                       • Số khoản vay đã được phê duyệt và giải ngân                                                  hiện các hoạt động.
Đầu vào          • 39,10 triệu USD                                     • Tỷ lệ giải ngân                                 • Dữ liệu của Ban QLDA                       • Vốn đối ứng được bố trí kịp thời
                 • Đóng góp của tư vấn                                 • Đóng góp của tư vấn (Thực tế so với dự toán)    • Các báo cáo sử dụng AMT                    • Các nguồn vốn tiếp tục được cung cấp
                                                                                                                                                                      kịp thời
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                     11


Mô tả tóm tắt – Mô tả tóm tắt các đầu vào, đầu ra, kết quả, mục tiêu và mục đích.
Các chỉ số có thể đo lường – Các yếu tố định lượng hoặc định tính hoặc các biến số - một
phương tiện đơn giản và đáng tin cậy giúp đo lường mức độ thành công, phản ánh một số thay
đổi diễn ra do có các hoạt động đầu tư, hoặc giúp đánh giá tình hình thực hiện của một nhân tố
phát triển.
Các phương tiện kiểm chứng – Các nguồn dữ liệu, các công cụ và kỹ năng thu thập dữ liệu
được sử dụng để đo lường các chỉ số được lựa chọn nhằm TD&ĐG một dự án ODA. Các chỉ số
này có thể được kiểm chứng một cách khách quan.
Các giả định cơ bản – Các yếu tố bên ngoài như các sự kiện, điều kiện hoặc các quyết định có
thể ảnh hưởng tới tiến độ hoặc sự thành công của một dự án ODA.

Khung lôgíc tóm tắt thiết kế của dự án đầu tư và không nên dài quá 4 trang giấy. Khung lôgíc
được coi như một công cụ lập kế hoạch, thực hiện và theo dõi các hoạt động. Khung lôgíc có 4
cột và 6 dòng. Lôgíc theo chiều dọc xác định những gì dự án định làm (mô tả tóm tắt), các mối
quan hệ nhân quả, và những giả định quan trọng cũng như các rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát
của nhà quản lý đầu tư.


Lôgíc theo chiều ngang xác định phương pháp đo lường các mục tiêu cụ thể của dự án ODA đã
được mô tả tóm tắt (các chỉ số có thể kiểm chứng được) và các phương tiện kiểm chứng. Đây
chính là khung để theo dõi.

Để xây dựng một khung lôgíc, bạn cần nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Văn kiện
thiết kế dự án. Đây là những tài liệu trình Chính phủ và các nhà tài trợ phê duyệt và ra quyết
định đầu tư. Trình tự xây dựng khung lôgíc được trình bày tại Biểu 6. Nếu dự án đã có sẵn khung
lôgíc hoặc khung kết quả, bạn hãy sử dụng các khung sẵn có đó, rồi điều chỉnh để phản ánh thực
trạng khi dự án bắt đầu thực hiện. Để xây dựng một khung lôgíc, bạn cần điền vào các mục sau:
•   Mô tả tóm tắt – đi từ mục tiêu xuống đầu vào, điền các thông tin có trong Báo cáo nghiên
    cứu khả thi hay Tài liệu thiết kế dự án.
•   Các giả định – đi từ đầu vào đến mục tiêu, giải thích các rủi ro cần phải kiểm soát và các
    điều kiện cần thiết đảm bảo cho dự án đầu tư được thực hiện. Mối quan hệ giữa lôgíc chiều
    dọc và các giả định được trình bày tại Biểu 7. Ví dụ, NẾU có các hoạt động VÀ các giả định
    THÌ sẽ đạt được các sản phẩm đầu ra.
•   Các chỉ số – đi từ mục tiêu xuống đầu vào, giải thích nên sử dụng dấu hiệu thay đổi nào để
    đo lường tiến độ và tình hình thực hiện. Sử dụng các phương pháp và công cụ xây dựng chỉ
    số (xem Phần 3.2).
•   Các phương tiện kiểm chứng – đi từ đầu vào đến mục đích, tóm tắt nguồn và cách thức thu
    thập dữ liệu. Trả lời các câu hỏi như “Đo lường cái gì?” và “Đo lường như thế nào?” (xem
    Phần 3.3).


•   Lôgíc theo chiều dọc được nối với nhau bởi các giả định, thứ tự như sau (xem Biểu 7):
              Nếu có các hoạt động và các giả định liên quan thì sẽ có các đầu ra
                Nếu có các đầu ra và các giả định liên quan thì sẽ có các kết quả
            Nếu có các kết quả và các giả định liên quan thì sẽ đạt được các mục tiêu
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                             12



Biểu 6: Trình tự xây dựng khung lôgíc
                             Narrative            Measurable        Means of             Key
                             Summary              Indicators       Verification      Assumptions
                           Mô tả tóm tắt         Các chỉ số có     Các phương         Các giả định
                                                 thể đo lường    tiện kiểm chứng        chủ yếu
   Goal                         Start
                               Bắt đầu                                Finish
   Mục đích                                                          Kết thúc
   Purpose
   Mục tiêu
   Outcomes
   Kết quả
   Outputs
   Đầu ra
   Activities
   Hoạt động
   Inputs
   Đầu vào




Biểu 7: Mối quan hệ giữa lôgíc chiều dọc và các giả định

              Mục đích
                                                   THÌ
                                                                                   VÀ Các giả định
                                                  NẾU
              Mục tiêu
                                                           THÌ
                                                                                   VÀ Các giả định
                Kết quả                                    NẾU
                                                   THÌ
                                                                                   VÀ Các giả định
                Đầu ra                            NẾU
                                                           THÌ
                                                                                   VÀ Các giả định
             Hoạt động                                     NẾU
                                                   THÌ

              Đầu vào                                                              VÀ Các giả định
                                                  NẾU


Sau khi hoàn thành một phần của khung lôgíc, bạn hãy nhìn lại những gì mình đã làm để kiểm
tra xem đã lôgíc chưa. Quá trình này thường đòi hỏi bạn phải thay đổi những gì đã mô tả trước
đó. Khung lôgíc còn hỗ trợ công tác theo dõi và báo cáo như minh họa tại Biểu 8.
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                                 13



Biểu 8: Khung lôgíc hỗ trợ cho công tác theo dõi
                                                                     Báo cáo theo dõi
                                                               Tên dự án:

                                                               Địa điểm                 Quyết định
                                                               thực hiện:               đầu tư số:
                                                               Thời gian thực hiện      Nhà tài trợ:
                                                               dự án:
                                                               Tên và địa chỉ cơ quan thực hiện:

                                                               Tên và địa chỉ của chủ dự án:

                                                               Tổng quan về dự án và các mục tiêu của
                                                               dự án:
                                                                     Các kết quả dự kiến
                                                                  Các đầu ra dự kiến
                                                                   Các hoạt động
                                                                    Các đầu vào
                                                                 Tổ chức thể chế
             Khung lôgíc dự án
   Mô tả      Các chỉ số có   Các phương     Các giả định      Mục tiêu và kế hoạch theo dõi
  tóm tắt     thể đo lường     tiện kiểm       chủ yếu           Giải ngân
                                 chứng
                                                                 Theo dõi tiến độ
Mục đích                                                           Theo dõi tình hình thực hiện
                                                                  Giám sát
Mục tiêu                                                       Phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu
                                                               theo dõi:
Kết quả                                                           Các chỉ số
                                                                   Các phương pháp đo lường
Đầu ra                                                            Mẫu
                                                                   Các công cụ
Hoạt động                                                      Kết quả theo dõi:
                                                                 Tuân thủ
Đầu vào                                                           Hiệu quả
                                                                   Hiệu suất
                                                                  Thay đổi so với kế hoạch
                                                                    Tính bền vững
                                                                   Bài học kinh nghiệm
                                                               Các rủi ro bên ngoài (các giả định quan
                                                               trọng)




3.2 Bước 2: Xác định các câu hỏi hoạt động và các chỉ số
Câu hỏi hoạt động
Câu hỏi hoạt động giúp chúng ta tập trung theo dõi những hoạt động cần thiết để tìm hiểu liệu dự
án có thực hiện theo đúng kế hoạch không và tại sao. Lựa chọn các câu hỏi hoạt động cũng giúp
chúng ta dễ dàng xác định được hệ thống theo dõi cần đo lường những gì. Phương pháp này còn
giúp giảm thiểu chi phí theo dõi.

Câu hỏi hoạt động hỗ trợ hệ thống theo dõi dễ dàng phân tích các loại thông tin khác nhau cùng
một lúc thông qua cơ cấu tổng hợp thông tin. Điều này đặc biệt quan trọng ở các cấp mục đích,
mục tiêu, và kết quả của khung lôgíc. Biểu 9 trình bày ví dụ minh họa về câu hỏi hoạt động hỗ
trợ ra quyết định nên theo dõi gì đối với kết quả của một hợp phần trong Dự án Nâng cấp Đô thị
Cần Thơ.
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                     14


Biểu 9: Ví dụ về câu hỏi hoạt động hỗ trợ công tác theo dõi


Kết quả định lượng:
Mức sống và điều kiện môi trường ở các quận nghèo tại Cần Thơ được cải thiện
Câu hỏi hoạt động:
“Tỷ lệ các hộ trong các quận nghèo được cung cấp nước sạch và điện ở Cần Thơ là
bao nhiêu” ?

Để trả lời câu hỏi này người ta sẽ phải tính được số hộ trong các quận nghèo được
cung cấp các dịch vụ trên và so sánh với tổng số hộ trong các quận đó. Dữ liệu được
thu thập từ các công ty cấp nước và cấp điện tại Cần Thơ.

Kết quả định tính:
Các hộ ở các quận nghèo được kết nối tốt hơn với nền kinh tế địa phương.
Câu hỏi hoạt động:
“Liệu người dân ở các quận nghèo có cho rằng họ được kết nối tốt hơn với nền kinh tế
địa phương hay không”?

Để trả lời câu hỏi này, cần phải tiến hành các đợt điều tra thường xuyên về quan điểm
của một nhóm người dân tại các quận nghèo ở Cần Thơ.


Làm việc với câu hỏi hoạt động
Khi tìm kiếm một câu hỏi hoạt động phù hợp cho mỗi cấp độ trong khung lôgíc, bạn hãy nhớ đến
câu nói sau đây:

“Cần trả lời những câu hỏi nào để biết được mức độ đạt được các mục tiêu của dự án đầu tư và
                     giải thích vì sao dự án thành công hoặc thất bại?”

Các câu hỏi hoạt động không nên quá phức tạp.
•   Đối với các hoạt động – chỉ cần đặt câu hỏi hoạt động được thực hiện tốt và đúng thời hạn
    hay chưa?
•   Đối với các đầu ra – đầu ra có được thực hiện theo đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng

Biểu 10 liệt kê một số câu hỏi hoạt động cho mỗi cấp độ trong khung lôgíc. Các câu hỏi không
cần phải quá phức tạp hay quá nhiều. Sau khi thống nhất các câu hỏi hoạt động, Ban QLDA và
Chủ dự án sẽ quyết định cần những thông tin nào để trả lời các câu hỏi đó, trong đó có cả các
thông tin về chỉ số.
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                                           15



Biểu 10: Các câu hỏi hoạt động cơ bản
    Khung lôgíc                                          Các câu hỏi hoạt động cơ bản
Kết quả                Kết quả từ các sản phẩm đầu ra? (ví dụ, số người được đào tạo sử dụng hiệu quả các kỹ năng
                       mới)
Đầu ra                 Kết quả các hoạt động của dự án ODA? (ví dụ, số người được đào tạo)
Hoạt động              Dự án ODA thực tế đã làm những gì?
Đầu vào                Dự án ODA đã mua sắm và sử dụng những nguồn lực nào?
Bài học                Từ quá trình thực hiện dự án ODA có thể rút ra những bài học nào góp phần cải thiện tình hình
                       thực hiện và tăng cường hiểu biết trong các lĩnh vực có liên quan?
Nguồn: Trích IFAD (2002) Hướng dẫn theo dõi và đánh giá dự án (xem www.ifad.org )



Chỉ số - dấu hiệu của sự thay đổi
Chỉ số chính là dấu hiệu của sự thay đổi. Để lựa chọn các chỉ số, bạn phải xác định cần những
thông tin nào để trả lời các câu hỏi hoạt động. Như đã mô tả ở trên, đối với cấp đầu vào, hoạt
động và đầu ra, câu hỏi có thể được trả lời bằng một chỉ số đơn giản.


Các loại thay đổi và thông tin
Phải xác định rõ các cấp lãnh đạo cần những kết quả theo dõi nào để quản lý hiệu quả một dự án
ODA. Biểu 11 đề xuất một số loại thay đổi có thể thích hợp với công tác theo dõi ở Việt Nam.
Nếu các thay đổi không giống như dự tính, hãy đặt câu hỏi : “Tại sao thay đổi lại nhiều hoặc ít
hơn so với kế hoạch?”, từ đó có thể quản lý tốt hơn các hoạt động của dự án theo đúng kế hoạch.


Biểu 11: Các loại thay đổi là kết quả của các đầu vào và hoạt động
            Loại hình thay đổi                                                   Ví dụ thay đổi
Xuất hiện một cái gì đó                             Số lượng các trung tâm y tế quận, huyện được phục hồi
Hình thức tiếp cận với những cải tiến               Số lượng học sinh lứa tuổi tiểu học đến các trường tiểu học
hay dịch vụ mới                                     trong xã
Mức độ sử dụng                                      Tần suất đi lại trên con đường mới xây trong xã
Mức độ hoạt động hoặc phạm vi                       Tỷ lệ bà mẹ trong 20% số hộ nghèo nhất được tiếp cận với
                                                    các cán bộ y tế thôn bản
Mức độ phù hợp của cải tiến mới                     Ngân hàng giống có giải quyết được hạn chế trong sản suất
                                                    hay không
Chất lượng của cải tiến                             Chất lượng dịch vụ của các trung tâm y tế quận, hiện sau khi
                                                    được phục hồi
Nỗ lực cần thiết để đạt được sự thay                Lao động cần thiết để sử dụng kỹ thuật quản lý đất mới
đổi
Nguồn: Trích IFAD (2002) A guide for project monitoring and evaluation (xem www.ifad.org )



Các nguồn dữ liệu sử dụng để trả lời các câu hỏi hoạt động bao gồm:
•    Chỉ số: chỉ số định lượng đơn giản, chỉ số phức tạp hoặc hỗn hợp, chỉ số so sánh, chỉ số định
     tính
•    Thông tin định tính tập trung
•    Thông tin định tính mở
•    Thông tin cơ sở
•    Quan sát chung về mối liên hệ với các đối tượng tham gia
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                                          16


Các loại chỉ số
Các chỉ số có thể rất đơn giản và trực tiếp, hoặc cũng có thể rất phức tạp. Các chỉ số đơn giản
thường đo lường tiến độ huy động các đầu vào và thực hiện các hoạt động – ví dụ, các chỉ số “số
đầu đấu nối nước mới” hoặc “số km đường hẻm được xây mới hoặc nâng cấp” (xem Biểu 5). Chỉ
số phức tạp hơn có thể là “chỉ số phát triển con người” do UNDP sử dụng để xếp loại tất cả các
quốc gia bằng cách so sánh mức sống của ngưòi dân trên cơ sở tính toán kết hợp một số trọng số.
Biểu 12 đưa ra ví dụ về các loại chỉ số khác nhau dùng cho công tác theo dõi.

Biểu 12: Ví dụ về các chỉ số hoạt động và và chỉ số đầu ra
   Loại chỉ số                             Ví dụ                                          Giải thích
 Chỉ số định lượng       - % vỉa hè được hoàn thành                    Các chỉ số này đòi hỏi phải đo lường bằng
 đơn giản                - % kế hoạch được thực hiện                   một đơn vị định lượng duy nhất
                         - Số ngày đào tạo/người theo chủ
                         đề X
                         - Năng suất bình quân của giống
                         cây X ở vùng Y
 Chỉ số định lượng       - Số tháng các hộ nghèo không đủ              Có các thông tin khác nhau. Số tháng, số
 phức tạp                lương thực để ăn                              hộ gia đình và kiểu thiếu lương thực. Chỉ
                                                                       số này sẽ không có tác dụng nếu không
                                                                       xác định được kiểu hộ nào đang thiếu loại
                                                                       lương thực nào và ở mức độ đến đâu.
 Chỉ số hỗn hợp          - Số hiệp hội sử dụng nước hoạt               Chỉ số này hàm chứa các tiêu chuẩn cần
                         động hiệu quả trong vùng dự án                phải được định nghĩa và đánh giá. Thế nào
                         - Số các kế hoạch phát triển thôn             là “hoạt động hiệu quả” cần phải được định
                         bản được xây dựng phù hợp các                 nghĩa và chất lượng của từng hiệp hội cần
                         tiêu chí tài trợ                              phải đánh giá.
                                                                       Tương tự như vậy, các kế hoạch thôn bản
                                                                       cũng cần phải được đánh giá theo các tiêu
                                                                       chí hỗ trợ vốn, sau đó mới tính số lượng kế
                                                                       hoạch được thực hiện.
 Chỉ số so sánh          - Chỉ số so sánh hoạt động của                Các chỉ số so sánh tổng hợp nhiều chỉ số
                         các hệ thống thủy lợi                         khác nhau để phục vụ cho công tác so
                                                                       sánh. Chỉ số phát triển con người là một ví
                                                                       dụ tiêu biểu. Các chỉ số này thường rất
                                                                       phức tạp nên ít được sử dụng trong theo
                                                                       dõi
 Chỉ số tham khảo        - Phần trăm số hộ có xe máy                   Đây là một chỉ số không chính xác, do vậy,
 tương đối                                                             thường được dùng với tính chất xấp xỉ
                                                                       tương đối. Ví dụ như mức sinh hoạt của
                                                                       người dân trong khu vực vì các hộ phải có
                                                                       một mức độ thu nhập nhất định mới mua
                                                                       được xe máy
 Chỉ số định tính -      - Cảm nhận của các bên liên quan              Thông tin định tính mở giúp bạn tìm hiểu
 mở                      về tình hình thực hiện dự án ODA              xem người dân coi cái gì là quan trọng đối
                         nói chung                                     với họ. Các câu hỏi mở giúp bạn thu thập
                                                                       thông tin về một số vấn đề mà trước đó bạn
                                                                       chưa nghĩ đến để hỏi
 Chỉ số định tính -      - Cảm nhận của các bên liên quan              Thông tin định tính tập trung rất quan trọng
 tập trung               về một vấn đề thực hiện cụ thể                khi bạn muốn tìm hiểu một vấn đề cụ thể
Nguồn: Trích IFAD (2002) Managing for Impact in Rural Development – A Guide for project M&E (xem www.ifad.org )



Lựa chọn các chỉ số “SMART”
Một thách thức trong công tác theo dõi là cần phải quyết định lựa chọn những chỉ số nào để có
thể đo lường các thay đổi một cách có nghĩa nhất. Đồng thời cũng cần phải cân nhắc chỉ số nào
phù hợp với mục tiêu đầu tư cũng như chỉ số nào trong thực tế có thể thu thập và quản lý dữ liệu
được.
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                               17


Lựa chọn các chỉ số cần được thực hiện theo một quá trình gồm nhiều bước dựa trên sự tham vấn
giữa các nhà lãnh đạo, các bên liên quan và các bên đối tác. Các bước trong quá trình lựa chọn
chỉ số bao gồm trình bày các ý tưởng, đánh giá từng ý tưởng, thu hẹp danh sách các ý tưởng và
cuối cùng, xây dựng kế hoạch đo lường chỉ số.

Trong quá trình lựa chọn các chỉ số, cần theo sát các tiêu chí lựa chọn và đặt các câu hỏi nhằm
đảm bảo các chỉ số được phù hợp. Cán bộ theo dõi có thể sử dụng các tiêu chí khác nhau nhưng
tựu trung trong một số tiêu chí mà từ viết tắt được đọc là S M A R T. S M A R T có nghĩa là
“Chỉ số có đơn giản (simple), đo lường được (measurable), có tính đại diện (attributable), có phù
hợp (relevant) và kịp thời (timely) không?”

Biểu 13 mô tả các tiêu chí và câu hỏi thường được sử dụng khi lựa chọn các chỉ số SMART.
Điều quan trọng là luôn phải vận động óc phán đoán và rất thực tế khi áp dụng các tiêu chí đó.
Không một chỉ số nào có thể đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chí. Do vậy, quyết định lựa chọn chỉ
số cần dựa trên các đánh giá về tính hợp lý và khả năng áp dụng trong thực tế của chỉ số đó.


Biểu 13: Các tiêu chí S M A R T và các câu hỏi xác định tính thực tiễn
  Các tiêu chí                                             Câu hỏi xác nhận
 Đơn giản            •   Chỉ số có được thể hiện theo cách đơn giản nhất có thể hay không?
                     •   Chỉ số có mô tả được chính xác cần phải đo lường cái gì hay không?
                     •   Yêu cầu đo lường cái gì có được nêu rõ ràng hay không?
                     •   Bản thân chỉ số có rõ ràng hay không?
                     •   Chỉ số có nêu rõ mức độ cần đo lường hay không?
                     •   Chỉ số có phản ánh được sự khác nhau giữa các khu vực nhóm người hay không?
                     •   Chỉ số có cụ thể để có thể đo lường tiến độ đạt được các kết quả mong muốn hay
                         không?
 Đo lường            •   Các thay đổi có thể được kiểm chứng khách quan hay không?
 được                •   Chỉ số có chỉ ra được những thay đổi mong đợi hay không?
                     •   Chỉ số có đo được kết quả dự án một cách đáng tin cậy và rõ ràng hay không?
                     •   Chỉ số có dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong chính sách và chương trình
                         hay không?
                     •   Các bên liên quan đã thống nhất được chính xác cần đo lường cái gì hay chưa?
 Tính đại diện       •   Chỉ số có liên quan đến rõ ràng và trực tiếp đầu ra hoặc kết quả được đo lường
                         hay không?
                     •   Dự tính kết quả của hoạt động phát triển sẽ đem lại những thay đổi gì?
                     •   Các kết quả có thực tế hay không? Đối với vấn đề này, cần phải có mối liên hệ
                         chặt chẽ giữa đầu ra, đóng góp của các đối tác và kết quả.
 Phù hợp             •   Chỉ số đó có phản ánh được bản chất của kết quả mong đợi hay không?
                     •   Chỉ số đó có phù hợp với các đầu ra và kết quả dự kiến hay không?
                     •   Chỉ số đó có thể được đo lường một cách nhất quán và minh bạch hay không?
                     •   Chỉ số đó có thực sự liên quan tới hoạt động đầu tư hay không?
 Kịp thời            •   Chỉ số có được đo đúng lúc và thường xuyên hay không?
                     •   Dữ liệu thu thập có được xử lý và báo cáo kịp thời và hiệu quả tới các bên liên
                         quan hay không?
                     •   Dữ liệu thu thập được về chỉ số có phù hợp với mức chi phí và công sức bỏ ra hay
                         không?
                     •   Bạn có biết được nguồn gốc dữ liệu hay không? Có cần thiết phải xây dựng các
                         nguyên tắc, cơ chế và trách nhiệm thu thập dữ liệu hay không?
                     •   Đã có kế hoạch theo dõi chỉ số hay chưa?
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi                                         18


Đối với các chỉ số khó, nhất là các chỉ số định tính, có thể đặt các câu hỏi mục tiêu để tìm ra câu
trả lời. Ví dụ:
•   Làm sao bạn biết được việc thực hiện có khả năng bị thất bại?
•   Bạn đo lường cái gì để biết được kết quả hoạt động đem lại những thay đổi hàng ngày như
    thế nào?
•   Câu nói “dinh dưỡng được cải thiện” có nghĩa gì ? (đề cập tới mục tiêu hay kết quả)
•   Làm thế nào để biết được đã có tác động hay chưa?
•   Hãy nêu một ví dụ bạn đã quan sát tác động như thế nào?


Một số ví dụ về các chỉ số kết quả
Các chỉ số hoạt động và chỉ số đầu ra thường khác nhau giữa các dự án ODA và cần phải được
xây dựng dựa trên khung lôgíc với các bước lựa chọn chỉ số được trình bày tại mục 3.1. Biểu 14
giới thiệu một số chỉ số kết quả. Các chỉ số này được chọn lựa từ bộ chỉ số do Bộ Kế hoạch và
Đầu tư và Tổng cục Thống kê xây dựng dùng để theo dõi tình hình thực hiện Kế hoạch Phát triển
Kinh tế - Xã hội 5 năm (2006 – 2010). Một số chỉ số đã được đưa vào công cụ theo dõi danh
mục dự án (PMT) để các CQCQ sử dụng.

CQCQ có thể sử dụng các chỉ số trong Biểu 14 để theo dõi danh mục dự án và Ban QLDA sử
dụng để theo dõi tình hình thực hiện dự án. Như đã nói ở trên, các chỉ số này là một bộ phận
trong bộ chỉ số do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê xây dựng dùng để theo dõi tình
hình thực hiện Kế hoạch 5 năm 2006 – 2010. Ngoài ra, trong đó cũng bao gồm một số chỉ số
dùng để theo dõi tình hình thực hiện Tuyên bố Hà Nội. Đây là các chỉ số theo dõi báo hiệu có thể
hỗ trợ cho công tác quản lý hướng tới các kết quả phát triển. Các chỉ số kết quả hay chỉ số hoạt
động thường được sử dụng rộng rãi trong các dự án ODA và cũng là một dấu hiệu hướng dẫn
hữu hiệu cho các cán bộ theo dõi.


Một số cân nhắc khi lựa chọn chỉ số
Đo lường những thay đổi định tính
Bên cạnh việc sử dụng các dữ liệu định lượng như số liệu đo đạc tại hiện trường hay số liệu
thống kê của chính phủ, các cán bộ theo dõi ngày càng chú trọng hơn vào các chỉ số định tính
bởi các chỉ số này có thể cung cấp rất nhiều thông tin. Cũng như các chỉ số định lượng, các chỉ
số định tính cần phải rất cụ thể để có thể xuyên suốt được các câu hỏi quan trọng. Có thể cụ thể
hóa chỉ số định tính bằng cách nêu rõ:
•   Chủ đề quan tâm (dựa trên câu hỏi hoạt động)
•   Loại hình thay đổi mà bạn đang tìm hiểu, bao gồm cả đơn vị phân tích (ví dụ như các thay
    đổi trong hộ gia đình, một thôn bản hay một vùng)
•   Khoảng thời gian tiến hành theo dõi (ví dụ, theo dõi một số thay đổi sau 12 tháng)
•   Nơi áp dụng chỉ số (ví dụ, nhận thức về những thay đổi tại một xã/huyện cụ thể)


Chất lượng của các chỉ số
Xem lại các chỉ số để đảm bảo các chỉ số đó thực sự SMART. Biểu 15 hướng dẫn cách đánh giá
một chỉ số có chất lượng.
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an
Cam nang theo doi danh gia du an

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongforeman
 
rừng ngập mặn
rừng ngập mặnrừng ngập mặn
rừng ngập mặnNinhHuong
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công tyGiải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công tyluanvantrust
 
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)trongduong83
 
Các hình thức và tác động của kỷ luật và khen thưởng trong tổ chức
Các hình thức và tác động của kỷ luật và khen thưởng trong tổ chứcCác hình thức và tác động của kỷ luật và khen thưởng trong tổ chức
Các hình thức và tác động của kỷ luật và khen thưởng trong tổ chứcGiám Đốc Cổ
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kếTài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kếLap Dinh
 
Bau khong khi tam ly trong to chuc
Bau khong khi tam ly trong to chucBau khong khi tam ly trong to chuc
Bau khong khi tam ly trong to chucĐHKHXH&NV HN
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 nataliej4
 
nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử
nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thửnhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử
nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thửthunguyen2509
 
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dungBất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dungBinh Boong
 
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtlimsea33
 

Was ist angesagt? (20)

Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuong
 
rừng ngập mặn
rừng ngập mặnrừng ngập mặn
rừng ngập mặn
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công tyGiải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty
 
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
 
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên FPT, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên FPT, HAYLuận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên FPT, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên FPT, HAY
 
Các hình thức và tác động của kỷ luật và khen thưởng trong tổ chức
Các hình thức và tác động của kỷ luật và khen thưởng trong tổ chứcCác hình thức và tác động của kỷ luật và khen thưởng trong tổ chức
Các hình thức và tác động của kỷ luật và khen thưởng trong tổ chức
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kếTài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
Tài liệu hướng dẫn thực hành sinh kế
 
Bau khong khi tam ly trong to chuc
Bau khong khi tam ly trong to chucBau khong khi tam ly trong to chuc
Bau khong khi tam ly trong to chuc
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Quảng BìnhLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCOLuận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
 
nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử
nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thửnhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử
nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử
 
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dungBất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
 
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
 

Ähnlich wie Cam nang theo doi danh gia du an

Cam nang Phuong Phap Theo doi va Danh gia
Cam nang Phuong Phap Theo doi va Danh giaCam nang Phuong Phap Theo doi va Danh gia
Cam nang Phuong Phap Theo doi va Danh giaforeman
 
Van de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamVan de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamforeman
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...foreman
 
Giam Sat Va Danh Gia Du An
Giam Sat Va Danh Gia Du AnGiam Sat Va Danh Gia Du An
Giam Sat Va Danh Gia Du Anforeman
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Su...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Su...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Su...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Su...nataliej4
 
nghien cuu han nom
nghien cuu han nom nghien cuu han nom
nghien cuu han nom Hoang Dai
 
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt namThực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt namnataliej4
 
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó ChinhDự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinhskype
 
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...nataliej4
 
Cam nang huong dan va thu tuc ve nang cao nang luc (nong thon)
Cam nang huong dan va thu tuc ve nang cao nang luc (nong thon)Cam nang huong dan va thu tuc ve nang cao nang luc (nong thon)
Cam nang huong dan va thu tuc ve nang cao nang luc (nong thon)foreman
 
Dân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VNDân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VNforeman
 
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN nataliej4
 
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuongHuong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuongforeman
 
tiểu luận pháp luật về chính quyền địa phương
tiểu luận pháp luật về chính quyền địa phươngtiểu luận pháp luật về chính quyền địa phương
tiểu luận pháp luật về chính quyền địa phươngnataliej4
 
Www[1]
Www[1]Www[1]
Www[1]drio
 
Luat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNLuat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNforeman
 
Cd Dproceedingvie
Cd DproceedingvieCd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvieforeman
 
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh TeChuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Teenglishonecfl
 

Ähnlich wie Cam nang theo doi danh gia du an (20)

Cam nang Phuong Phap Theo doi va Danh gia
Cam nang Phuong Phap Theo doi va Danh giaCam nang Phuong Phap Theo doi va Danh gia
Cam nang Phuong Phap Theo doi va Danh gia
 
Van de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamVan de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lam
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
 
Giam Sat Va Danh Gia Du An
Giam Sat Va Danh Gia Du AnGiam Sat Va Danh Gia Du An
Giam Sat Va Danh Gia Du An
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Su...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Su...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Su...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Su...
 
nghien cuu han nom
nghien cuu han nom nghien cuu han nom
nghien cuu han nom
 
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt namThực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
 
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó ChinhDự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
 
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
 
Cam nang huong dan va thu tuc ve nang cao nang luc (nong thon)
Cam nang huong dan va thu tuc ve nang cao nang luc (nong thon)Cam nang huong dan va thu tuc ve nang cao nang luc (nong thon)
Cam nang huong dan va thu tuc ve nang cao nang luc (nong thon)
 
Dân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VNDân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VN
 
Vie ebi 2020 v2.5 final
Vie   ebi 2020 v2.5 finalVie   ebi 2020 v2.5 final
Vie ebi 2020 v2.5 final
 
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.netLập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
Lập dự án bệnh viện đa khoa quốc tế Việt Anh - Lapduan.net
 
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN
 
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuongHuong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
 
tiểu luận pháp luật về chính quyền địa phương
tiểu luận pháp luật về chính quyền địa phươngtiểu luận pháp luật về chính quyền địa phương
tiểu luận pháp luật về chính quyền địa phương
 
Www[1]
Www[1]Www[1]
Www[1]
 
Luat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNLuat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VN
 
Cd Dproceedingvie
Cd DproceedingvieCd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
 
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh TeChuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
 

Mehr von foreman

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoiforeman
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004foreman
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004foreman
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachforeman
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songforeman
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongforeman
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unescoforeman
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stressforeman
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to liveforeman
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityforeman
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebookforeman
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Designforeman
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communitiesforeman
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap monforeman
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dongforeman
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinhforeman
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gianforeman
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luongforeman
 
Ky Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham GiaKy Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham Giaforeman
 

Mehr von foreman (20)

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoi
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
 
Suy Gam
Suy GamSuy Gam
Suy Gam
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc song
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unesco
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to live
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in community
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebook
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Design
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communities
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap mon
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinh
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luong
 
Ky Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham GiaKy Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham Gia
 

Kürzlich hochgeladen

Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 

Cam nang theo doi danh gia du an

  • 1. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi Đơn vị soạn thảo Vụ Kinh tế đối ngoại/ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Số 2, Hoàng Văn Thụ HÀ NỘI, VIỆT NAM 6/12/06 42443867
  • 2. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi i Lời nói đầu Cam kết Hà Nội khẳng định một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ là nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam. Để điều đó trở thành hiện thực công tác quản lý ODA phải có hiệu quả và có tính chuyên nghiệp. Một hệ thống theo dõi và đánh giá đủ năng lực ở cả ba cấp dự án, chương trình và chính sách là không thể thiếu đối với quản lý ODA. Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia - Giai đoạn II” (VAMESP II) 2004 - 2007 do AusAID tài trợ đã được Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện. Mục đích của VAMESP II là hỗ trợ Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng một hệ thống theo dõi và đánh giá quốc gia vận hành có hiệu quả để thực hiện Nghị định 131/2006/NĐ-CP nhằm phát huy tối đa lợi ích của ODA ở Việt Nam. Các chuyên gia và cán bộ VAMESP II căn cứ vào yêu cầu thực tiễn của công tác theo dõi và đánh giá ở Việt Nam, đồng thời tham khảo những thông lệ theo dõi và đánh giá tốt nhất của quốc tế để biên soạn cuốn “Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá Quốc gia”. Cẩm nang gồm 4 mô-đun: Hướng dẫn xây dựng và vận hành hệ thống TD&ĐG tại Việt Nam – Tài liệu phục vụ cấp lãnh đạo, Thực hành theo dõi, Thực hành đánh giá và Tài liệu đào tạo TD&ĐG tại Việt Nam. Cẩm nang cung cấp không những những nguyên tắc, khái niệm cơ bản, phương pháp và công cụ thực hiện theo dõi và đánh giá mà còn minh họa bằng những ví dụ cụ thể (nghiên cứu tình huống) do các chuyên gia và cán bộ VAMESP II thực hiện. Cẩm nang là một tài liệu tham khảo tốt cho cả cán bộ quản lý và hoạch định chính sách ODA cũng như cán bộ kỹ thuật thực hiện theo dõi và đánh giá. Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của VAMESP II trong biên soạn cuốn Cẩm nang có giá trị này và hân hạnh giới thiệu tài liệu này với tất cả đồng nghiệp và những người quan tâm đến công tác theo dõi và đánh giá nói riêng và quản lý ODA nói chung. Chúng tôi hy vọng đây là một đóng góp thiết thực vào quá trình nâng cao hiệu quả sử dụng ODA ở Việt Nam. Cao Viết Sinh Laurie Dunn Thứ trưỏng Tham tán Hợp tác phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cơ quan Viện trợ Phát triển Ôxtrâylia tại Việt Nam (AusAID)
  • 3. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi ii MỤC LỤC Lời nói đầu i Danh mục các từ viết tắt v 1 Giới thiệu 1 1.1 Giới thiệu .......................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu ............................................................................................................ 1 1.3 Hướng dẫn sử dụng Sổ tay thực hành theo dõi ............................................... 1 1.4 So sánh Theo dõi và Đánh giá.......................................................................... 2 1.5 Một số tài liệu tham khảo chính ........................................................................ 2 2 Theo dõi dự án ODA 3 2.1 Chu trình đầu tư................................................................................................ 3 Xác định.............................................................................................................. 3 Chuẩn bị ............................................................................................................. 3 Thẩm định và phê duyệt ..................................................................................... 4 Thực hiện và theo dõi ......................................................................................... 4 Đánh giá ............................................................................................................. 5 2.2 Theo dõi............................................................................................................ 5 2.3 Một số nhiệm vụ theo dõi cơ bản trong chu trình đầu tư .................................. 6 3 9 bước thực hiện theo dõi dự án ODA 7 3.1 Bước 1: Xây dựng và điều chỉnh khung lôgíc ................................................... 8 3.2 Bước 2: Xác định các câu hỏi hoạt động và các chỉ số .................................. 13 Câu hỏi hoạt động ............................................................................................ 13 Chỉ số - dấu hiệu của sự thay đổi ..................................................................... 15 Một số ví dụ về các chỉ số kết quả.................................................................... 18 Một số cân nhắc khi lựa chọn chỉ số................................................................. 18 3.3 Bước 3: Xây dựng khung theo dõi và kế hoạch theo dõi ................................ 21 Khung theo dõi.................................................................................................. 21 Cấu trúc của một kế hoạch theo dõi ................................................................. 24 3.4 Bước 4: Chuẩn bị tổ chức để theo dõi có chất lượng ..................................... 26 Những chuẩn bị về tổ chức .............................................................................. 26 Duy trì chất lượng các hệ thống theo dõi.......................................................... 27 3.5 Bước 5: Chuẩn bị các công cụ và hệ thống IT................................................ 30 Các công cụ CNTT phục vụ công tác thu thập và đối chiếu dữ liệu ................. 31 3.6 Bước 6: Thu thập và phân tích dữ liệu ........................................................... 33 Hành trình của dữ liệu ...................................................................................... 33 Các phương pháp thu thập dữ liệu và theo dõi kết quả.................................... 33 Các phương pháp theo dõi ............................................................................... 34 12 câu hỏi cần trả lời khi lựa chọn các phương pháp....................................... 35 Thu thập dữ liệu để theo dõi ............................................................................. 36
  • 4. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi iii Đảm bảo tính tin cậy của thông tin ................................................................... 36 Tổng hợp, phân tích và lưu trữ dữ liệu ............................................................. 38 Vai trò của dữ liệu đầu kỳ ................................................................................. 42 Xếp hạng tình hình thực hiện dự án ................................................................. 43 Lưu trữ thông tin ............................................................................................... 46 3.7 Bước 7: Báo cáo kết quả và thông tin theo dõi............................................... 47 Truyền thông hỗ trợ các hoạt động và trách nhiệm giải trình ........................... 47 Đối tượng mục tiêu ........................................................................................... 48 Một số điểm cần chú khi trình bày thông tin cho phản hồi ................................ 48 Phương tiện để truyền thông các phát hiện...................................................... 49 3.8 Bước 8: Hỗ trợ sử dụng thông tin theo dõi và phản hồi thông tin ................... 49 3.9 Bước 9: Xem xét những điều kiện và năng lực cần thiết ................................ 51 4 Hệ thống theo dõi quốc gia 54 4.1 Hệ thống theo dõi cấp cơ quan chủ quản ....................................................... 56 Công cụ theo dõi danh mục dự án (PMT)......................................................... 57 4.2 Hệ thống theo dõi cấp Ban QLDA................................................................... 58 Công cụ theo dõi thống nhất (AMT).................................................................. 59 Hướng dẫn sử dụng Công cụ theo dõi thống nhất ........................................... 61 BIỂU Biểu 1: So sánh Theo dõi và Đánh giá ............................................................................ 2 Biểu 2: Chu trình đầu tư .................................................................................................. 3 Biểu 3: Các nhiệm vụ theo dõi cơ bản trong chu trình đầu tư ......................................... 6 Biểu 4: Mẫu khung lôgíc .................................................................................................. 9 Biểu 5: Khung lôgíc của Dự án Nâng cấp Đô thị Cần Thơ ............................................ 10 Biểu 6: Trình tự xây dựng khung lôgíc .......................................................................... 12 Biểu 7: Mối quan hệ giữa lôgíc chiều dọc và các giả định ............................................. 12 Biểu 8: Khung lôgíc hỗ trợ cho công tác theo dõi .......................................................... 13 Biểu 9: Ví dụ về câu hỏi hoạt động hỗ trợ công tác theo dõi ......................................... 14 Biểu 10: Các câu hỏi hoạt động cơ bản......................................................................... 15 Biểu 11: Các loại thay đổi là kết quả của các đầu vào và hoạt động............................. 15 Biểu 12: Ví dụ về các chỉ số hoạt động và và chỉ số đầu ra .......................................... 16 Biểu 13: Các tiêu chí S M A R T và các câu hỏi xác định tính thực tiễn ........................ 17 Biểu 14: Một số ví dụ về các chỉ số kết quả theo ngành................................................ 19 Biểu 15: Đánh giá chất lượng chỉ số ............................................................................. 20 Biểu 16: Mẫu khung theo dõi ......................................................................................... 22 Biểu 17: Ví dụ về khung theo dõi: Dự án nâng cấp đô thị Cần Thơ .............................. 23 Biểu 18: Các nội dung gợi ý của một kế hoạch theo dõi................................................ 24 Biểu 19: Ví dụ về tổ chức phục vụ theo dõi của Ban quản lý dự án .............................. 27 Biểu 20: Các chức năng của cán bộ theo dõi – Cấp Ban QLDA và Chủ dự án............. 28 Biểu 21: Ví dụ về tổ chức của một cơ quan chủ quản đối với công tác theo dõi ........... 29
  • 5. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi iv Biểu 22: Chức năng nhiệm vụ của cán bộ theo dõi - cấp cơ quan chủ quản ................ 30 Biểu 23: Các công cụ IT phục vụ công tác thu thập và đối chiếu dữ liệu ...................... 31 Biểu 24: Một ví dụ về công cụ IT đơn giản cho việc thu thập dữ liệu ............................ 32 Biểu 25: AMT - một công cụ IT đơn giản để đối chiếu dữ liệu....................................... 33 Biểu 26: Hành trình của dữ liệu theo dõi ....................................................................... 34 Biểu 27: Thông tin đầu kỳ trong dữ liệu theo dõi theo chuỗi thời gian........................... 41 Biểu 28: Ví dụ về phân tích thay đổi so với kế hoạch.................................................... 41 Biểu 29: Các phương pháp phân tích so sánh .............................................................. 42 Biểu 30: Đề xuất hệ thống xếp hạng để theo dõi danh mục tại Việt Nam...................... 44 Biểu 31: Ví dụ về Hệ thống xếp hạng của ADB ............................................................. 45 Biểu 32: Hệ thống xếp hạng của Ngân hàng thế giới (WB) ........................................... 46 Biểu 33: Đối tượng tiếp nhận thông tin theo dõi ............................................................ 48 Biểu 34: Theo dõi hỗ trợ quá trình quản lý hướng tới các kết quả phát triển ................ 50 Biểu 35: Theo dõi kết quả thực hiện như thế................................................................. 51 Biểu 36: Các kỹ năng chính cán bộ theo dõi cần phải có .............................................. 52 Biểu 37: Mẫu xác định nhu cầu đào tạo dùng cho cán bộ thực hiện theo dõi................ 53 Biểu 38: Báo cáo và phản hồi trong hệ thống theo dõi quốc gia.................................... 54 Biểu 39: Dòng dữ liệu trong hệ thống theo dõi quốc gia................................................ 55 Biểu 40: Ví dụ về giao diện PMT ................................................................................... 57 Biểu 41: Hành trình dữ liệu theo dõi cấp cơ quan chủ quản.......................................... 58 Biểu 42: Hành trình dữ liệu theo dõi cấp Ban QLDA ..................................................... 59 Biểu 43: Lựa chọn mức độ bảo mật để sử dụng AMT................................................... 61 Biểu 44: Kích hoạt macros trong AMT........................................................................... 62 Biểu 45: Ví dụ về trang chủ của AMT ............................................................................ 62 Biểu 46: Ví dụ về nhãn tab của AMT ............................................................................. 63 Biểu 47: Thay đổi hệ thống phân cách số...................................................................... 64 Biểu 48: In báo cáo AMT ............................................................................................... 65 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Hướng dẫn sử dụng Công cụ theo dõi thống nhất (AMT) Phụ lục 2 Các phương pháp theo dõi tại Việt Nam Phụ lục 3 Danh mục thuật ngữ theo dõi CẨM NANG THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ Mođun I Hướng dẫn xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá ODA tại Việt Nam - Tài liệu phục vụ cấp lãnh đạo Mođun II Thực hành theo dõi Mođun III Thực hành đánh giá Mođun IV Tài liệu đào tạo theo dõi và đánh giá tại Việt Nam
  • 6. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi v Danh mục các từ viết tắt ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á AMT Công cụ theo dõi thống nhất AusAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Ôxtrâylia CCBP Tăng cường năng lực toàn diện CPRGS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo FERD Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) GMED Phòng Tổng hợp, Theo dõi & Đánh giá (Vụ Kinh tế đối ngoại) GoV Chính phủ Việt Nam HCMC Thành phố Hồ Chí Minh IT Công nghệ thông tin LMDG Nhóm các nhà tài trợ đồng chính kiến MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn M&E Theo dõi và Đánh giá MIS Hệ thống thông tin theo dõi MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư ODA Hỗ trợ Phát triển Chính thức OECD Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển PMT Công cụ theo dõi danh mục dự án PMU Ban Quản lý Dự án (đối với một dự án ODA cụ thể) QA Bảo đảm chất lượng SEDP Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội SWAP Phương pháp tiếp cận theo ngành UN Liên hợp quốc VAMESP II Dự án Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam - Ôxtrâylia - Giai đoạn II WB Ngân hàng thế giới
  • 7. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 1 1 Giới thiệu 1.1 Giới thiệu Theo dõi là một bộ phận của quá trình quản lý dự án. Theo dõi là việc đo lường tiến độ thực tế của 3 loại thay đổi sau: • giải ngân nguồn vốn đầu tư • tiến trình quản lý đầu tư • tình hình thực hiện các sản phẩm đầu ra của đầu tư Tất cả các Cơ quan chủ quản (CQCQ), Chủ dự án và Ban Quản lý dự án (Ban QLDA) thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA hoặc nguồn vốn của Nhà nước đều có chức năng và nhiệm vụ tổ chức thực hiện theo dõi. 1.2 Mục tiêu Sổ tay thực hành theo dõi cung cấp một số hướng dẫn thiết thực đối với công tác theo dõi các dự án đầu tư công của các CQCQ, Chủ dự án và Ban QLDA ở Việt Nam, trong đó tập trung vào các dự án ODA. Sổ tay sẽ trình bày 9 bước cơ bản của công tác theo dõi, giới thiệu một số phương pháp và công cụ hỗ trợ theo dõi cũng như một số cơ cấu tổ chức giúp các Ban QLDA, Chủ dự án và CQCQ có thể thực hiện theo dõi hiệu quả. Ngoài ra, Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá (TD&ĐG) còn bao gồm một Sổ tay hướng dẫn cách xây dựng hệ thống TD&ĐG ở Việt Nam để các cán bộ lãnh đạo tham khảo1, một Sổ tay thực hành đánh giá2 và một Sổ tay tài liệu đào tạo để các Cá nhân xuất sắc (Champion) và cán bộ đào tạo có thể sử dụng để đào tạo và tăng cường năng lực cho các cán bộ thực hiện theo dõi3. 1.3 Hướng dẫn sử dụng Sổ tay thực hành theo dõi Cuốn Sổ tay này sẽ giới thiệu cách thực hiện 9 bước theo dõi để thực hiện nhiệm vụ theo dõi một dự án ODA, bao gồm: • Bước 1: Xây dựng hoặc điều chỉnh khung lôgíc của dự án được theo dõi • Bước 2: Xác định các câu hỏi hoạt động, nhu cầu thông tin và các chỉ số • Bước 3: Xây dựng khung theo dõi và kế hoạch theo dõi • Bước 4. Xây dựng cơ cấu tổ chức hỗ trợ công tác theo dõi • Bước 5: Chuẩn bị các công cụ và hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) hỗ trợ hệ thống theo dõi • Bước 6: Thu thập và phân tích dữ liệu • Bước 7: Báo cáo kết quả và thông tin theo dõi • Bước 8: Hỗ trợ sử dụng các thông tin theo dõi và phản hồi • Bước 9: Xem xét các điều kiện và năng lực cần thiết 1 Mođun 1 - Hướng dẫn xây dựng hệ thống TD&ĐG ODA tại Việt Nam - Tài liệu phục vụ cấp lãnh đạo 2 Mođun 3 - Thực hành đánh giá 3 Mođun 4 - Tài liệu đào tạo TD&ĐG tại Việt Nam
  • 8. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 2 1.4 So sánh Theo dõi và Đánh giá Theo dõi và đánh giá có những chức năng khác nhau và thường phục vụ cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Sử dụng thông tin trong Bảng 1 để kiểm tra xem bạn nên sử dụng Cẩm nang theo dõi hay Cẩm nang đánh giá4. Nếu bạn phải trả lời câu hỏi về đánh giá, ví dụ như tác động của dự án đầu tư hay nguyên nhân dẫn đến một hiện tượng, thì bạn hãy tham khảo hiệu Cẩm nang đánh giá. Nếu bạn phải trả lời được các câu hỏi về theo dõi như báo cáo định kỳ tình hình thực hiện, tiến độ thực hiện hoặc giải ngân, Cẩm nang theo dõi sẽ hỗ trợ bạn. Biểu 1: So sánh Theo dõi và Đánh giá Theo dõi Đánh giá Liên tục hoặc định kỳ Theo giai đoạn hoặc đột xuất Tình hình thực hiện các mục tiêu của Chương Đánh giá các mục tiêu của Chương trình trong trình đã đặt ra mối quan hệ với các mục đích cao hơn hoặc với các vấn đề phát triển cần được giải quyết Các chỉ số tiến độ đã xác định trước được mặc Đặt câu hỏi về tính đúng đắn và hợp lý của các nhiên là đúng chỉ số định trước Theo dõi tiến độ dựa vào một số ít các chỉ số đã Giải quyết các vấn đề thuộc nhiều phạm vi khác được xác định trước nhau Tập trung vào các kết quả dự kiến Xác định các kết quả dự kiến và ngoài dự kiến Sử dụng phương pháp định lượng Sử dụng phương pháp định lượng và phương pháp định tính Thu thập dữ liệu thường xuyên Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau Không trả lời các câu hỏi nhân quả Trả lời các câu hỏi nhân quả Thường là một chức năng của quản lý nội bộ Thường do các chuyên gia đánh giá độc lập thực hiện và các cơ quan bên ngoài đề xướng Nguồn: SIDA (2004) Looking back, moving forward. SIDA Evaluation Manual (trang 11). SIDAA3753en 1.5 Tài liệu tham khảo chính Hiện có nhiều cẩm nang hoặc sổ tay theo dõi - xem chi tiết trên Website Theo dõi và Đánh giá quốc gia (www.mpi.gov.vn/tddg). Một số cuốn sách cung cấp những thông tin đặc biệt hữu ích và sâu sát với các điều kiện của Việt Nam. Các tài liệu tham khảo này cũng đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc biên soạn cuốn Sổ tay này dành cho các cán bộ thực hiện theo dõi tại Việt Nam. Đặc biệt, chúng tôi ghi nhận sự đóng góp của: • FASID (2000) Theo dõi và đánh giá dựa trên phương pháp quản lý chu trình dự án. Hiệp hội Nghiên cứu Phát triển Quốc tế. Tokyo, Nhật Bản (xem www.fasid.or.jp) • IFAD (2002) Hướng dẫn theo dõi và đánh giá dự án – quản lý tác động trong phát triển nông thôn. Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế. Roma, Italia (xem www.ifad.org/ evaluation/) 4 Mođun 3 - Thực hành đánh giá
  • 9. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 3 2 Theo dõi dự án ODA 2.1 Chu trình đầu tư Theo dõi là một bộ phận của chu trình các hoạt động thực hiện đầu tư. Chu trình đầu tư dưới đây mô tả các bước thực hiện một dự án ODA (xem Biểu 2). Biểu 2: Chu trình đầu tư Xác định Đánh giá Chuẩn bị Thực hiện & Theo dõi Thẩm định & Phê duyệt Xác định Chính phủ Việt Nam (CPVN) đã đề ra các mục tiêu đầu tư chiến lược trong Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội 10 năm (2001 – 2010) và Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm (2006 - 2010). Chiến lược đầu tư bằng nguồn vốn ODA được xác định trong Đề án Định hướng Thu hút và Sử dụng ODA (2006 - 2010). Theo Cam kết Hà Nội, các nhà tài trợ ở Việt Nam sẽ dựa vào các chiến lược và kế hoạch này của Chính phủ để xác định dự án, hỗ trợ chương trình ngành và các hoạt động đầu tư khác. Giai đoạn xác định trong chu trình đầu tư liên quan đến việc xác định, xem xét và lựa chọn dự án. Chính phủ và các nhà tài trợ cùng làm việc với các bên liên quan khác để lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp về tài chính, kinh tế, xã hội và môi trường. Các dự án được xác định phải hỗ trợ thực hiện các mục tiêu chiến lược quốc gia. Việc xem xét tỷ mỷ và đánh giá ban đầu là hết sức quan trọng trong quá trình lựa chọn dự án. Chuẩn bị Giai đoạn chuẩn bị trong chu trình đầu tư bao gồm nghiên cứu tính khả thi của các đề xuất đầu tư và chuẩn bị thiết kế chi tiết để CPVN và các nhà tài trợ thẩm định. Trong giai đoạn này, người ta thường sử dụng phương pháp phân tích khung lôgíc. Khung lôgíc cũng sẽ được sử dụng cho theo dõi và đánh giá khi dự án đi vào thực hiện sau này. Các tài liệu chuẩn bị đưa ra đề xuất về chiến lược TD&ĐG, các mối quan hệ trong quá trình hoạt động, ma trận khung loic, dự thảo kế hoạch hoạt động và dự trù ngân sách. Các tài liệu như Báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ là cơ sở cho hệ thống theo dõi tổng thể sau này.
  • 10. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 4 Thẩm định và phê duyệt Giai đoạn thẩm định trong chu kỳ đầu tư được thực hiện nhằm xem xét một cách độc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và các tài liệu chuẩn bị khác. Một số nhà tài trợ gọi việc thẩm định này là đánh giá đầu kỳ. Thẩm định bao gồm đánh giá các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật, thể chế, tài chính, môi trường và xã hội của dự án đầu tư. Đối với các dự án lớn (thường là các dự án vốn vay), người ta thường tổ chức các đoàn thẩm định đi thực địa tại các địa điểm dự kiến đầu tư và các CQCQ. Đối với các dự án nhỏ (thường là viện trợ không hoàn lại), công tác thẩm định được tiến hành ngay tại văn phòng của nhà tài trợ mà không cần đi thực tế. Đối với các dự án vốn vay, giai đoạn thẩm định cũng bao gồm việc thảo luận và soạn thảo các Hiệp định vay. Sau thẩm định là quá trình đàm phán và phê duyệt của Chính phủ và tổ chức cho vay. Các khoản vay có hiệu lực sau khi được phê duyệt và sau khi các thủ tục pháp lý về hiệp định vay được hoàn tất. Đối với các dự án viện trợ không hoàn lại, việc thẩm định, tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu tư vấn sẽ được thực hiện sau khi phê duyệt thiết kế. Thực hiện và theo dõi Các dự án đầu tư do các CQCQ thực hiện, thường với sự hỗ trợ của Ban QLDA và Nhóm hỗ trợ kỹ thuật. Quá trình thực hiện được lập kế hoạch và tiến hành theo lịch trình và thủ tục đã được thống nhất trong các văn kiện thiết kế dự án. Ví dụ, đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tiên là chuẩn bị thiết kế kỹ thuật chi tiết và các tài liệu đấu thầu, tiếp đó sẽ tiến hành mua sắm máy móc và trang thiết bị, xây dựng và vận hành công trình. Theo dõi là một công việc thường xuyên trong quá trình thực hiện dự án. Theo dõi giúp các cơ quan đưa ra quyết định quản lý dựa trên việc thường xuyên so sánh tình hình thực hiện giữa thực tế và kế hoạch của 3 yếu tố: giải ngân vốn đầu tư, các quá trình quản lý đầu tư và thực hiện các kết quả đầu ra. Các dữ liệu và kết quả thực hiện này sẽ cung cấp thông tin để liên tục hoàn thiện quá trình thực hiện. Các nhà lãnh đạo sử dụng kết quả theo dõi trong quá trình ra quyết định quản lý có thể đem lại nhiều kết quả đầu tư có hiệu quả và hiệu suất cao hơn. Giám sát cũng là một hình thức của theo dõi nhưng thường có sự tham gia của các cơ quan cấp trên (ví dụ, Vụ Thẩm định và Giám sát Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Kiểm toán Nhà nước) nhằm kiểm tra các hoạt động của các cơ quan cấp dưới (ví dụ, các CQCQ, Chủ dự án hoặc Ban QLDA). Một hệ thống và quá trình theo dõi hiệu quả sẽ cung cấp thông tin cho quá trình quản lý thông qua việc phản ánh và kiểm điểm thường xuyên với các bên liên quan và đánh giá độc lập. Đội ngũ quản lý khi theo dõi quá trình thực hiện có thể theo sát được tiến độ thực hiện nhằm đạt được các kết quả và mục tiêu đề ra cũng như cung cấp được dữ liệu sử dụng cho đánh giá giữa kỳ và đánh giá sau dự án.
  • 11. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 5 Đánh giá Đánh giá là việc xem xét định kỳ tính phù hợp, hiệu suất, hiệu quả, và tác động của một dự án đầu tư. Đánh giá cung cấp cho các bên liên quan thông tin về kết quả và tác động của dự án đầu tư và bằng chứng cho thấy các kết quả này có khả năng bền vững hay không. Các thông tin cũng được sử dụng để rút ra các bài học kinh nghiệm khi hoạch định chiến lược, lập kế hoạch và chuẩn bị cho các dự án đầu tư mới trong tương lai. Đánh giá được thực hiện tại 4 giai đoạn trong chu trình đầu tư: • Đánh giá sơ bộ hay đánh giá đầu kỳ (một số nhà tài trợ còn gọi là thẩm định) – là đánh giá ban đầu được thực hiện ngay khi bắt đầu một dự án ODA, tập trung vào tính phù hợp của dự án. • Đánh giá giữa kỳ – do nhóm chuyên gia đánh giá độc lập phối hợp với cán bộ quản lý tiến hành, tập trung đánh giá tính phù hợp, hiệu quả và hiệu suất. • Đánh giá kết thúc hay đánh giá cuối kỳ – được thực hiện ngay sau khi dự án kết thúc, có thể do các chuyên gia đánh giá độc lập hoặc Ban QLDA hoặc cả hai phối hợp tiến hành. Trọng tâm của đánh giá là tính hiệu quả và bền vững. • Đánh giá tác động hay đánh giá sau dự án – do các chuyên gia đánh giá độc lập tiến hành, thường vào khoảng 2 đến 5 năm sau khi hoàn tất đầu tư với trọng tâm là tác động và tính bền vững của dự án. Thông tin chi tiết về chu trình đầu tư được đăng tải trên trang web TD&ĐG quốc gia (www.mpi.gov.vn/tddg). Cơ cấu tổ chức và yêu cầu pháp lý của hệ thống theo dõi quốc gia được trình bày trong Sổ tay tham khảo dành cho cấp lãnh đạo5. 2.2 Theo dõi Theo dõi một chương trình, dự án ODA là một hoạt động liên tục và thường xuyên nhằm cập nhật thông tin về tiến độ thực hiện chương trình, dự án đó. Khái niệm này cũng thống nhất với khái niệm của OECD-DAC6, trong đó theo dõi được định nghĩa là một chức năng quản lý sử dụng các thông tin được thu thập theo những phương pháp nhất định về một số chỉ số cụ thể nhằm cung cấp cho các nhà quản lý và các bên liên quan đầy đủ thông tin để có thể ra quyết định về các vấn đề như: • các nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất có đầy đủ không? • các cán bộ quản lý có đủ năng lực kỹ thuật và phẩm chất cá nhân cần thiết không? • các hoạt động có được tiến hành phù hợp với kế hoạch không? • kế hoạch đang thực hiện có đảm bảo đạt được các mục tiêu ban đầu và kết quả dự kiến đã được thông qua không? Theo dõi là việc thường xuyên và liên tục thu thập và phân tích các dữ liệu thực hiện nhằm xem xét tiến độ của một dự án đầu tư. Mục tiêu của theo dõi là nhằm so sánh tiến độ thực tế với kế hoạch để có thể đưa ra các điều chỉnh hợp lý trong quá trình đầu tư, đảm bảo thành công của dự án. Theo dõi trước hết là một hoạt động nội bộ - một phần quan trọng để quản lý tốt, và vì vậy là một phần không thể thiếu trong công việc quản lý hàng ngày. Theo dõi là trách nhiệm của cán bộ quản lý quá trình thực hiện dự án, thường là các cán bộ của Ban QLDA, Chủ dự án hoặc CQCQ, đôi khi có sự hỗ trợ của nhà thầu hoặc tư vấn. 5 Mođun 1 - Hướng dẫn xây dựng hệ thống TD&ĐG ODA tại Việt Nam - Tài liệu phục vụ cấp lãnh đạo 6 Ủy ban Hỗ trợ Phát triển của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển
  • 12. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 6 2.3 Một số nhiệm vụ theo dõi chủ yếu trong chu trình đầu tư Các hoạt động và chức năng thực hiện dự án trong chu trình đầu tư bao gồm các nhiệm vụ theo dõi chủ yếu được nêu trong Biểu 3 dưới đây: Biểu 3: Các nhiệm vụ theo dõi chủ yếu trong chu trình đầu tư Xác định phạm vi và mục tiêu của hệ thống theo dõi Đưa ra các câu hỏi hoạt động và các chỉ số cơ bản cùng với cơ chế theo dõi Xác định, chuẩn Xác định các cơ cấu tổ chức cho công tác theo dõi bị, và thẩm định Xây dựng điều khoản giao việc cho các cán bộ theo dõi (đánh giá đầu kỳ) Đưa ra tiến trình thiết lập hệ thống theo dõi ngay từ khi bắt đầu chương trình, dự án Dự trù ngân sách dành cho theo dõi Phản ánh các vấn đề nêu trên trong khung theo dõi Rà soát lại các câu hỏi, chỉ số hoạt động và cơ chế theo dõi sau khi đã nghiên cứu các chiến lược đầu tư Tổ chức đào tạo cho các cán bộ và các đối tác sẽ tham gia vào công tác theo dõi Tiến hành nghiên cứu cơ sở nếu phù hợp Giai đoạn Xây dựng sổ tay thực hiện với các các bộ chủ chốt khởi động Cùng với các bên liên quan nghiên cứu thiết kế đầu tư liên quan đến công tác theo dõi Xây dựng kế hoạch theo dõi chi tiết, có tính đến các cơ chế phối hợp hiện có với các đối tác Đưa ra các điều kiện và các năng lực cần thiết cho công tác theo dõi Đảm bảo đáp ứng các nhu cầu thông tin phục vụ cho quản lý Điều phối việc thu thập và quản lý thông tin Hỗ trợ thu thập và trao đổi thông tin không chính thức Hỗ trợ tổ chức các cuộc họp kiểm điểm và giao ban định kỳ Thực hiện giữa tất cả các bên thực hiện Chuẩn bị cho các đoàn công tác giám sát Thông báo kết quả tới các bên liên quan Chuẩn bị báo cáo quý và báo cáo năm theo yêu cầu Nguồn: Trích IFAD (2002) Hướng dẫn theo dõi và đánh giá dự án (xem www.ifad.org )
  • 13. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 7 3 9 bước thực hiện theo dõi dự án ODA Một hệ thống theo dõi hiệu quả có thể được xây dựng và thực hiện theo 9 bước sau: • Bước 1: Xây dựng và điều chỉnh khung logic của dự án được theo dõi – theo các trình tự, mẫu và ví dụ trong Phần 3.1, bạn có thể xây dựng khung lôgíc cho dự án hoặc điều chỉnh khung lôgíc sẵn có trong Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Văn kiện thiết kế dự án. • Bước 2: Xác định các câu hỏi hoạt động, nhu cầu thông tin và các chỉ số - bạn nên đặt câu hỏi như: “Cần phải có những câu hỏi hoạt động và chỉ số theo dõi nào để giúp cấp lãnh đạo có đầy đủ thông tin cần thiết khi đưa các quyết định quản lý?” • Bước 3: Xây dựng khung theo dõi và kế hoạch theo dõi – theo các trình tự, mẫu và ví dụ nêu trong Phần 3.3, bạn có thể xây dựng khung theo dõi cho dự án. Dựa trên khung theo dõi này, bạn xây dựng kế hoạch theo dõi. Khi xây dựng kế hoạch theo dõi, bạn nên đặt câu hỏi “Ai sẽ là người sử dụng thông tin theo dõi?” và “Họ sẽ sử dụng các thông tin này như thế nào?” và “Hệ thống thông tin phải được hoàn thiện đến mức độ nào?” • Bước 4: Xây dựng cơ cấu tổ chức hỗ trợ công tác theo dõi – câu hỏi được đặt ra là “Ai sẽ là người thu thập, phân tích và báo cáo các dữ liệu theo dõi?”, “Nhóm theo dõi sẽ được tổ chức như thế nào và họ sẽ báo cáo kết quả theo dõi cho ai?”, “Các dữ liệu theo dõi sẽ được thu thập và phân tích ra sao?” • Bước 5: Chuẩn bị các công cụ và hệ thống CNTT hỗ trợ hệ thống theo dõi – thiết lập hệ thống máy tính, sử dụng các công cụ CNTT sẵn có như Công cụ theo dõi thống nhất [AMT] (đối với Ban QLDA và Chủ dự án) và Công cụ theo dõi danh mục dự án [PMT] (đối với Chủ dự án lớn và CQCQ) như trình bày tại Phần 3.5, và xây dựng các công cụ CNTT khác cần thiết cho các hệ thống theo dõi phức tạp hơn. Cần tránh nhầm lẫn giữa hệ thống kế toán và hệ thống quản lý tài chính trong hệ thống theo dõi - đây là hai chức năng hoàn toàn khác biệt. • Bước 6: Thu thập và phân tích dữ liệu – sử dụng các phương pháp, công cụ và ví dụ trong Phần 3.6 để thu thập dữ liệu theo dõi, kiểm tra lỗi, tổng hợp theo các chỉ số và phân tích để cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo. Câu hỏi cần đặt ra là “Chúng ta sẽ phân tích dữ liệu như thế nào để đưa ra kết quả và thông tin theo dõi?” • Bước 7: Báo cáo kết quả và thông tin theo dõi – sử dụng mẫu báo cáo theo dõi thống nhất (AMF) và các công cụ CNTT phù hợp theo từng cấp thực hiện, cũng như các mẫu báo cáo khác tại cấp CQCQ để báo cáo thông tin và kết quả theo dõi lên cấp lãnh đạo và các cấp có thẩm quyền cao hơn theo quy định của Chính phủ. • Bước 8: Hỗ trợ sử dụng thông tin theo dõi và phản hồi – các câu hỏi đặt ra là “Tôi sẽ trợ giúp lãnh đạo sử dụng thông tin theo dõi để đưa ra các quyết định quản lý như thế nào?”, “Cần phải rút ra những bài học gì từ các thông tin theo dõi?” và “Ai là người nên được biết về các bài học đó nhằm hỗ trợ quản lý hướng tới các kết quả phát triển?” • Bước 9: Xem xét các điều kiện và năng lực cần thiết – câu hỏi sẽ là “Các cán bộ đầu mối và điều phối về theo dõi trong nhóm cần có các kỹ năng và năng lực nào?”, “Cần phải có các nguồn lực về tài chính, trang thiết bị và nhân sự như thế nào để triển khai hệ thống theo dõi hiệu quả?”
  • 14. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 8 3.1 Bước 1: Xây dựng và điều chỉnh khung lôgíc Bước đầu tiên là xây dựng hoặc điều chỉnh khung lôgíc làm cơ sở cho việc thiết lập và sử dụng hệ thống theo dõi dự án. Khung lôgíc là một công cụ phân tích, trình bày và quản lý giúp các cán bộ thực hiện theo dõi, các nhà hoạch định và nhà quản lý thực hiện các nhiệm vụ sau: • phân tích thực trạng trong quá trình chuẩn bị • xây dựng lịch trình lôgíc cho các hoạt động để đạt được kết quả đầu tư • xác định các rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng tới việc đạt được các kết quả bền vững • thiết lập cơ chế theo dõi và đánh giá các sản phẩm đầu ra và kết quả đầu tư • theo dõi dự án trong quá trình thực hiện Nhiều Chính phủ và nhà tài trợ đã và đang sử dụng phương pháp phân tích khung lôgíc. Trong một số trường hợp, khung lôgíc được gọi theo tên khác là Ma trận thiết kế dự án, LFA hay ZOPP. Tuy nhiên, các cấu phần cơ bản của các khung lôgíc thường giống nhau (xem Biểu 4). Phân tích khung lôgíc tốt nhất nên bắt đầu ngay từ giai đoạn đầu tiên của chu trình đầu tư. Tuy nhiên, vẫn có thể sử dụng khung lôgíc để xem xét và cơ cấu lại các dự án đang thực hiện mà trước đây không được thiết kế theo phương pháp khung lôgíc. Vì vậy, khung lôgíc là “một công cụ hỗ trợ tư duy”, được sử dụng rộng rãi và linh hoạt trong công tác theo dõi. Khung lôgíc tóm tắt kế hoạch hoạt động của dự án, cách thức theo dõi các sản phẩm đầu ra và kết quả cũng như đưa ra các giả định cơ bản để có thể thực hiện được dự án. Biểu 4 giới thiệu cấu trúc của một khung lôgíc và Biểu 5 trình bày ví dụ về khung lôgíc của Dự án Nâng cấp Đô thị Cần Thơ vốn vay WB và AfD. Dưới đây là ý nghĩa của các thuật ngữ sử dụng trong các khung lôgíc tại Biểu 4 và Biểu 5: Mục đích – Mô tả lý do tại sao dự án ODA có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội, mang lại các lợi ích lâu dài cho đối tượng thụ hưởng cuối cùng cũng như lợi ích rộng hơn tới các nhóm đối tượng khác. Mục tiêu – Mục tiêu trọng tâm của dự án. Phần mục tiêu cần nêu rõ các vấn đề cốt yếu và xác định được các lợi ích bền vững cho nhóm (các nhóm) đối tượng hưởng lợi. Kết quả – Các tác động ngắn hạn và trung hạn có thể có từ các sản phẩm đầu ra của một hoạt động. Đầu ra – Các đầu ra là các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ có được từ một hoạt động phát triển. Các đầu ra có thể bao gồm cả những thay đổi từ các hoạt động hướng tới kết quả. Hoạt động – Các nhiệm vụ cụ thể được thực hiện để đạt được các sản phẩm đầu ra của một dự án. Các hành động hoặc công việc trong đó huy động và sử dụng các đầu vào để đạt được một số đầu ra cụ thể. Đầu vào – Các nguồn lực về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất cần thiết để có thể tiến hành một số các hoạt động theo kế hoạch nhằm có được các đầu ra dự kiến.
  • 15. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 9 Biểu 4: Mẫu khung lôgíc Mô tả tóm tắt Các chỉ số có thể đo lường Các phương tiện Các giả định chủ yếu kiểm chứng Goal • • • • Mục tiêu • • • • Purpose • • • • Mục đích • • • • Outcomes • • • • Kết quả • • • • • • • • • • • • Outputs • • • • Đầu ra • • • • • • • • • • • • Activities • • • • Hoạt động • • • • • • • • • • • • • • • • • • • • Inputs • • • • Đầu vào • • • • • • • • • • • •
  • 16. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 10 Biểu 5: Khung lôgíc của Dự án Nâng cấp Đô thị Cần Thơ Mô tả tóm tắt Các chỉ số có thể đo lường Các phương tiện kiểm chứng Các giả định cơ bản Mục đích Xây dựng một mô hình phát triển bình đẳng, có tính • Thay đổi về số hộ nghèo thành thị ở Cần Thơ • Dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình Đầu tư đúng hướng với nhịp độ phát triển tới các yếu tố xã hội và bền vững tại Cần Thơ • Quan niệm về mức sống ở Cần Thơ của TCTK kinh tế- xã hội của Việt Nam • Các kết quả theo dõi Mục tiêu Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở các vùng đô thị thông • Thu nhập hộ trung bình ở Cần Thơ (theo quận) • Dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình Tất cả công dân, bao gồm cả người nhập qua việc nâng cao điều kiện sống và môi trường của • Tăng phạm vi cung cấp các dịch vụ nâng cao của TCTK cư chưa có hộ khảu, đều được tham gia người nghèo tại thành thị, sử dụng phương pháp lập tới tất cả người dân • Điều tra về môi trường đầu tư của Tổng vào dự án. kế hoạch có sự tham gia người dân, và tác động tới cục thống kê các quá trình lập kế hoạch để của và vì người nghèo • Các báo cáo ngành kết cấu hạ tầng Kết quả • Các điều kiện sống và môi trường ở những quận • % số hộ- có nước máy • Dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình • Vận hành và bảo dưỡng các công trình nghèo của Cần Thơ được cải thiện • % số hộ- có điện của TCTK cơ sở hạ tầng và các cơ sở vật chất được • Các hộ trong vùng nghèo được hòa nhập tốt hơn • Tần xuất lũ ở các quận mục tiêu • Các báo cáo theo dõi & đánh giá (so sánh tiến hành một cách hiệu quả với nền kinh tế địa phương • Số bệnh dịch được lựa chọn với khảo sát cơ sở) • Các gia đình tái định cư không bán nhà • Các hệ thống quản lý về nhà đất có thể hỗ trợ cho • Báo cáo kết thúc hoạt động mình và quay trở lại khu ổ chuột. • % nguời dân có Giấy chứng nhận quyền sử hoạt động kinh tế địa phương dụng đất • Các báo cáo ngành kết cấu hạ tầng • Xu hướng giá trị nghèo bình quân Đầu ra • Các kế hoạch nâng cấp cộng đồng do chính các • Số hộ mới lắp nước máy • Các báo cáo giám sát kỹ thuật hàng tháng • Vận hành và bảo dưỡng các công trình cộng đồng xây dựng và thực hiện • Số hộ mới có điện • Các báo cáo tiến độ Dự án cơ sở hạ tầng và các cơ sở vật chất được • Các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản ở khu vực dân • Số khu vực có đầy đủ các dịch vụ công • Các báo cáo của nhóm theo dõi cộng tiến hành một cách hiệu quả cư thu nhập thấp trong thành thị được nâng cao và • Số căn hộ/nhà mới xây đồng • Tiếp tục được cấp vốn và giải ngân mở rộng phạm vi cung cấp • Kiểm toán kỹ thuật nhanh • Số km đường mới xây & cải tạo • Nhà chính sách được xây dựng trong các khu tái • Dữ liệu Ban quản lý dự án • Các hộ thu nhập thấp có thể mua được • Tỷ lệ % trả được các khoản vay để cải tạo nhà định cư đất/ nhà tái định cư cửa. • Các báo cáo Công cụ theo dõi thống nhất. • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được phân • Các gia đình tái định cư không bán nhà • Số nhà được cải tạo bằng nguồn vốn vay phát cho tất cả các hộ trong các khu vực được nâng mình và quay trở lại khu ổ chuột. cấp • Các quy trình xử lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cải thiện • Cho các hộ nghèo vay vốn để nâng cấp nhà cửa Hoạt động • Thiết kế và lắp đặt các hệ thống cấp nước • % hệ thống cấp nước được hoàn thiện (thực tế • Các báo cáo giám sát kỹ thuật hàng tháng • Chính quyền tiếp tục ủng hộ sự tham • Thiết kế và lắp đặt các hệ thống cấp điện so với kế hoạch) • Các báo cáo tiến độ Dự án gia của cộng đồng • Thiết kế và lắp đặt các hệ thống thoát nước • % hệ thống cấp điện được hoàn thiện (thực tế • Các báo cáo của nhóm theo dõi cộng • Các thủ tục khuyến khích người dân • Xây mới và nâng cấp nhà ở so với kế hoạch) đồng đăng ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng • % đất quy hoạch được phân bổ và đo đạc (thực • Kiểm toán kỹ thuật đất được cải thiện • Tăng cường năng lực cho các cán bộ quản lý về nhà ở và môi trường đô thị của UBND Tp.Cần Thơ tế so với kế hoạch) • Dữ liệu Ban quản lý dự án • Các hộ thu nhập thấp có thể mua được • % đường và cống được hoàn thành (thực tế so đất/ nhà tái định cư • Các báo cáo Công cụ theo dõi thống nhất. với kế hoạch) • Các Ban QLDA có năng lực quản lý các • % nhà được hoàn thành (thực tế so với KH) hợp đồng • % đường được cải thiệnh (thực tế so với KH) • Các cơ quan có đủ nhân lực để thực • Số khoản vay đã được phê duyệt và giải ngân hiện các hoạt động. Đầu vào • 39,10 triệu USD • Tỷ lệ giải ngân • Dữ liệu của Ban QLDA • Vốn đối ứng được bố trí kịp thời • Đóng góp của tư vấn • Đóng góp của tư vấn (Thực tế so với dự toán) • Các báo cáo sử dụng AMT • Các nguồn vốn tiếp tục được cung cấp kịp thời
  • 17. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 11 Mô tả tóm tắt – Mô tả tóm tắt các đầu vào, đầu ra, kết quả, mục tiêu và mục đích. Các chỉ số có thể đo lường – Các yếu tố định lượng hoặc định tính hoặc các biến số - một phương tiện đơn giản và đáng tin cậy giúp đo lường mức độ thành công, phản ánh một số thay đổi diễn ra do có các hoạt động đầu tư, hoặc giúp đánh giá tình hình thực hiện của một nhân tố phát triển. Các phương tiện kiểm chứng – Các nguồn dữ liệu, các công cụ và kỹ năng thu thập dữ liệu được sử dụng để đo lường các chỉ số được lựa chọn nhằm TD&ĐG một dự án ODA. Các chỉ số này có thể được kiểm chứng một cách khách quan. Các giả định cơ bản – Các yếu tố bên ngoài như các sự kiện, điều kiện hoặc các quyết định có thể ảnh hưởng tới tiến độ hoặc sự thành công của một dự án ODA. Khung lôgíc tóm tắt thiết kế của dự án đầu tư và không nên dài quá 4 trang giấy. Khung lôgíc được coi như một công cụ lập kế hoạch, thực hiện và theo dõi các hoạt động. Khung lôgíc có 4 cột và 6 dòng. Lôgíc theo chiều dọc xác định những gì dự án định làm (mô tả tóm tắt), các mối quan hệ nhân quả, và những giả định quan trọng cũng như các rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà quản lý đầu tư. Lôgíc theo chiều ngang xác định phương pháp đo lường các mục tiêu cụ thể của dự án ODA đã được mô tả tóm tắt (các chỉ số có thể kiểm chứng được) và các phương tiện kiểm chứng. Đây chính là khung để theo dõi. Để xây dựng một khung lôgíc, bạn cần nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Văn kiện thiết kế dự án. Đây là những tài liệu trình Chính phủ và các nhà tài trợ phê duyệt và ra quyết định đầu tư. Trình tự xây dựng khung lôgíc được trình bày tại Biểu 6. Nếu dự án đã có sẵn khung lôgíc hoặc khung kết quả, bạn hãy sử dụng các khung sẵn có đó, rồi điều chỉnh để phản ánh thực trạng khi dự án bắt đầu thực hiện. Để xây dựng một khung lôgíc, bạn cần điền vào các mục sau: • Mô tả tóm tắt – đi từ mục tiêu xuống đầu vào, điền các thông tin có trong Báo cáo nghiên cứu khả thi hay Tài liệu thiết kế dự án. • Các giả định – đi từ đầu vào đến mục tiêu, giải thích các rủi ro cần phải kiểm soát và các điều kiện cần thiết đảm bảo cho dự án đầu tư được thực hiện. Mối quan hệ giữa lôgíc chiều dọc và các giả định được trình bày tại Biểu 7. Ví dụ, NẾU có các hoạt động VÀ các giả định THÌ sẽ đạt được các sản phẩm đầu ra. • Các chỉ số – đi từ mục tiêu xuống đầu vào, giải thích nên sử dụng dấu hiệu thay đổi nào để đo lường tiến độ và tình hình thực hiện. Sử dụng các phương pháp và công cụ xây dựng chỉ số (xem Phần 3.2). • Các phương tiện kiểm chứng – đi từ đầu vào đến mục đích, tóm tắt nguồn và cách thức thu thập dữ liệu. Trả lời các câu hỏi như “Đo lường cái gì?” và “Đo lường như thế nào?” (xem Phần 3.3). • Lôgíc theo chiều dọc được nối với nhau bởi các giả định, thứ tự như sau (xem Biểu 7): Nếu có các hoạt động và các giả định liên quan thì sẽ có các đầu ra Nếu có các đầu ra và các giả định liên quan thì sẽ có các kết quả Nếu có các kết quả và các giả định liên quan thì sẽ đạt được các mục tiêu
  • 18. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 12 Biểu 6: Trình tự xây dựng khung lôgíc Narrative Measurable Means of Key Summary Indicators Verification Assumptions Mô tả tóm tắt Các chỉ số có Các phương Các giả định thể đo lường tiện kiểm chứng chủ yếu Goal Start Bắt đầu Finish Mục đích Kết thúc Purpose Mục tiêu Outcomes Kết quả Outputs Đầu ra Activities Hoạt động Inputs Đầu vào Biểu 7: Mối quan hệ giữa lôgíc chiều dọc và các giả định Mục đích THÌ VÀ Các giả định NẾU Mục tiêu THÌ VÀ Các giả định Kết quả NẾU THÌ VÀ Các giả định Đầu ra NẾU THÌ VÀ Các giả định Hoạt động NẾU THÌ Đầu vào VÀ Các giả định NẾU Sau khi hoàn thành một phần của khung lôgíc, bạn hãy nhìn lại những gì mình đã làm để kiểm tra xem đã lôgíc chưa. Quá trình này thường đòi hỏi bạn phải thay đổi những gì đã mô tả trước đó. Khung lôgíc còn hỗ trợ công tác theo dõi và báo cáo như minh họa tại Biểu 8.
  • 19. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 13 Biểu 8: Khung lôgíc hỗ trợ cho công tác theo dõi Báo cáo theo dõi Tên dự án: Địa điểm Quyết định thực hiện: đầu tư số: Thời gian thực hiện Nhà tài trợ: dự án: Tên và địa chỉ cơ quan thực hiện: Tên và địa chỉ của chủ dự án: Tổng quan về dự án và các mục tiêu của dự án: Các kết quả dự kiến  Các đầu ra dự kiến  Các hoạt động  Các đầu vào Tổ chức thể chế Khung lôgíc dự án Mô tả Các chỉ số có Các phương Các giả định Mục tiêu và kế hoạch theo dõi tóm tắt thể đo lường tiện kiểm chủ yếu Giải ngân chứng Theo dõi tiến độ Mục đích Theo dõi tình hình thực hiện  Giám sát Mục tiêu Phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu theo dõi: Kết quả  Các chỉ số  Các phương pháp đo lường Đầu ra  Mẫu Các công cụ Hoạt động Kết quả theo dõi: Tuân thủ Đầu vào  Hiệu quả Hiệu suất  Thay đổi so với kế hoạch Tính bền vững  Bài học kinh nghiệm Các rủi ro bên ngoài (các giả định quan trọng) 3.2 Bước 2: Xác định các câu hỏi hoạt động và các chỉ số Câu hỏi hoạt động Câu hỏi hoạt động giúp chúng ta tập trung theo dõi những hoạt động cần thiết để tìm hiểu liệu dự án có thực hiện theo đúng kế hoạch không và tại sao. Lựa chọn các câu hỏi hoạt động cũng giúp chúng ta dễ dàng xác định được hệ thống theo dõi cần đo lường những gì. Phương pháp này còn giúp giảm thiểu chi phí theo dõi. Câu hỏi hoạt động hỗ trợ hệ thống theo dõi dễ dàng phân tích các loại thông tin khác nhau cùng một lúc thông qua cơ cấu tổng hợp thông tin. Điều này đặc biệt quan trọng ở các cấp mục đích, mục tiêu, và kết quả của khung lôgíc. Biểu 9 trình bày ví dụ minh họa về câu hỏi hoạt động hỗ trợ ra quyết định nên theo dõi gì đối với kết quả của một hợp phần trong Dự án Nâng cấp Đô thị Cần Thơ.
  • 20. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 14 Biểu 9: Ví dụ về câu hỏi hoạt động hỗ trợ công tác theo dõi Kết quả định lượng: Mức sống và điều kiện môi trường ở các quận nghèo tại Cần Thơ được cải thiện Câu hỏi hoạt động: “Tỷ lệ các hộ trong các quận nghèo được cung cấp nước sạch và điện ở Cần Thơ là bao nhiêu” ? Để trả lời câu hỏi này người ta sẽ phải tính được số hộ trong các quận nghèo được cung cấp các dịch vụ trên và so sánh với tổng số hộ trong các quận đó. Dữ liệu được thu thập từ các công ty cấp nước và cấp điện tại Cần Thơ. Kết quả định tính: Các hộ ở các quận nghèo được kết nối tốt hơn với nền kinh tế địa phương. Câu hỏi hoạt động: “Liệu người dân ở các quận nghèo có cho rằng họ được kết nối tốt hơn với nền kinh tế địa phương hay không”? Để trả lời câu hỏi này, cần phải tiến hành các đợt điều tra thường xuyên về quan điểm của một nhóm người dân tại các quận nghèo ở Cần Thơ. Làm việc với câu hỏi hoạt động Khi tìm kiếm một câu hỏi hoạt động phù hợp cho mỗi cấp độ trong khung lôgíc, bạn hãy nhớ đến câu nói sau đây: “Cần trả lời những câu hỏi nào để biết được mức độ đạt được các mục tiêu của dự án đầu tư và giải thích vì sao dự án thành công hoặc thất bại?” Các câu hỏi hoạt động không nên quá phức tạp. • Đối với các hoạt động – chỉ cần đặt câu hỏi hoạt động được thực hiện tốt và đúng thời hạn hay chưa? • Đối với các đầu ra – đầu ra có được thực hiện theo đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng Biểu 10 liệt kê một số câu hỏi hoạt động cho mỗi cấp độ trong khung lôgíc. Các câu hỏi không cần phải quá phức tạp hay quá nhiều. Sau khi thống nhất các câu hỏi hoạt động, Ban QLDA và Chủ dự án sẽ quyết định cần những thông tin nào để trả lời các câu hỏi đó, trong đó có cả các thông tin về chỉ số.
  • 21. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 15 Biểu 10: Các câu hỏi hoạt động cơ bản Khung lôgíc Các câu hỏi hoạt động cơ bản Kết quả Kết quả từ các sản phẩm đầu ra? (ví dụ, số người được đào tạo sử dụng hiệu quả các kỹ năng mới) Đầu ra Kết quả các hoạt động của dự án ODA? (ví dụ, số người được đào tạo) Hoạt động Dự án ODA thực tế đã làm những gì? Đầu vào Dự án ODA đã mua sắm và sử dụng những nguồn lực nào? Bài học Từ quá trình thực hiện dự án ODA có thể rút ra những bài học nào góp phần cải thiện tình hình thực hiện và tăng cường hiểu biết trong các lĩnh vực có liên quan? Nguồn: Trích IFAD (2002) Hướng dẫn theo dõi và đánh giá dự án (xem www.ifad.org ) Chỉ số - dấu hiệu của sự thay đổi Chỉ số chính là dấu hiệu của sự thay đổi. Để lựa chọn các chỉ số, bạn phải xác định cần những thông tin nào để trả lời các câu hỏi hoạt động. Như đã mô tả ở trên, đối với cấp đầu vào, hoạt động và đầu ra, câu hỏi có thể được trả lời bằng một chỉ số đơn giản. Các loại thay đổi và thông tin Phải xác định rõ các cấp lãnh đạo cần những kết quả theo dõi nào để quản lý hiệu quả một dự án ODA. Biểu 11 đề xuất một số loại thay đổi có thể thích hợp với công tác theo dõi ở Việt Nam. Nếu các thay đổi không giống như dự tính, hãy đặt câu hỏi : “Tại sao thay đổi lại nhiều hoặc ít hơn so với kế hoạch?”, từ đó có thể quản lý tốt hơn các hoạt động của dự án theo đúng kế hoạch. Biểu 11: Các loại thay đổi là kết quả của các đầu vào và hoạt động Loại hình thay đổi Ví dụ thay đổi Xuất hiện một cái gì đó Số lượng các trung tâm y tế quận, huyện được phục hồi Hình thức tiếp cận với những cải tiến Số lượng học sinh lứa tuổi tiểu học đến các trường tiểu học hay dịch vụ mới trong xã Mức độ sử dụng Tần suất đi lại trên con đường mới xây trong xã Mức độ hoạt động hoặc phạm vi Tỷ lệ bà mẹ trong 20% số hộ nghèo nhất được tiếp cận với các cán bộ y tế thôn bản Mức độ phù hợp của cải tiến mới Ngân hàng giống có giải quyết được hạn chế trong sản suất hay không Chất lượng của cải tiến Chất lượng dịch vụ của các trung tâm y tế quận, hiện sau khi được phục hồi Nỗ lực cần thiết để đạt được sự thay Lao động cần thiết để sử dụng kỹ thuật quản lý đất mới đổi Nguồn: Trích IFAD (2002) A guide for project monitoring and evaluation (xem www.ifad.org ) Các nguồn dữ liệu sử dụng để trả lời các câu hỏi hoạt động bao gồm: • Chỉ số: chỉ số định lượng đơn giản, chỉ số phức tạp hoặc hỗn hợp, chỉ số so sánh, chỉ số định tính • Thông tin định tính tập trung • Thông tin định tính mở • Thông tin cơ sở • Quan sát chung về mối liên hệ với các đối tượng tham gia
  • 22. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 16 Các loại chỉ số Các chỉ số có thể rất đơn giản và trực tiếp, hoặc cũng có thể rất phức tạp. Các chỉ số đơn giản thường đo lường tiến độ huy động các đầu vào và thực hiện các hoạt động – ví dụ, các chỉ số “số đầu đấu nối nước mới” hoặc “số km đường hẻm được xây mới hoặc nâng cấp” (xem Biểu 5). Chỉ số phức tạp hơn có thể là “chỉ số phát triển con người” do UNDP sử dụng để xếp loại tất cả các quốc gia bằng cách so sánh mức sống của ngưòi dân trên cơ sở tính toán kết hợp một số trọng số. Biểu 12 đưa ra ví dụ về các loại chỉ số khác nhau dùng cho công tác theo dõi. Biểu 12: Ví dụ về các chỉ số hoạt động và và chỉ số đầu ra Loại chỉ số Ví dụ Giải thích Chỉ số định lượng - % vỉa hè được hoàn thành Các chỉ số này đòi hỏi phải đo lường bằng đơn giản - % kế hoạch được thực hiện một đơn vị định lượng duy nhất - Số ngày đào tạo/người theo chủ đề X - Năng suất bình quân của giống cây X ở vùng Y Chỉ số định lượng - Số tháng các hộ nghèo không đủ Có các thông tin khác nhau. Số tháng, số phức tạp lương thực để ăn hộ gia đình và kiểu thiếu lương thực. Chỉ số này sẽ không có tác dụng nếu không xác định được kiểu hộ nào đang thiếu loại lương thực nào và ở mức độ đến đâu. Chỉ số hỗn hợp - Số hiệp hội sử dụng nước hoạt Chỉ số này hàm chứa các tiêu chuẩn cần động hiệu quả trong vùng dự án phải được định nghĩa và đánh giá. Thế nào - Số các kế hoạch phát triển thôn là “hoạt động hiệu quả” cần phải được định bản được xây dựng phù hợp các nghĩa và chất lượng của từng hiệp hội cần tiêu chí tài trợ phải đánh giá. Tương tự như vậy, các kế hoạch thôn bản cũng cần phải được đánh giá theo các tiêu chí hỗ trợ vốn, sau đó mới tính số lượng kế hoạch được thực hiện. Chỉ số so sánh - Chỉ số so sánh hoạt động của Các chỉ số so sánh tổng hợp nhiều chỉ số các hệ thống thủy lợi khác nhau để phục vụ cho công tác so sánh. Chỉ số phát triển con người là một ví dụ tiêu biểu. Các chỉ số này thường rất phức tạp nên ít được sử dụng trong theo dõi Chỉ số tham khảo - Phần trăm số hộ có xe máy Đây là một chỉ số không chính xác, do vậy, tương đối thường được dùng với tính chất xấp xỉ tương đối. Ví dụ như mức sinh hoạt của người dân trong khu vực vì các hộ phải có một mức độ thu nhập nhất định mới mua được xe máy Chỉ số định tính - - Cảm nhận của các bên liên quan Thông tin định tính mở giúp bạn tìm hiểu mở về tình hình thực hiện dự án ODA xem người dân coi cái gì là quan trọng đối nói chung với họ. Các câu hỏi mở giúp bạn thu thập thông tin về một số vấn đề mà trước đó bạn chưa nghĩ đến để hỏi Chỉ số định tính - - Cảm nhận của các bên liên quan Thông tin định tính tập trung rất quan trọng tập trung về một vấn đề thực hiện cụ thể khi bạn muốn tìm hiểu một vấn đề cụ thể Nguồn: Trích IFAD (2002) Managing for Impact in Rural Development – A Guide for project M&E (xem www.ifad.org ) Lựa chọn các chỉ số “SMART” Một thách thức trong công tác theo dõi là cần phải quyết định lựa chọn những chỉ số nào để có thể đo lường các thay đổi một cách có nghĩa nhất. Đồng thời cũng cần phải cân nhắc chỉ số nào phù hợp với mục tiêu đầu tư cũng như chỉ số nào trong thực tế có thể thu thập và quản lý dữ liệu được.
  • 23. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 17 Lựa chọn các chỉ số cần được thực hiện theo một quá trình gồm nhiều bước dựa trên sự tham vấn giữa các nhà lãnh đạo, các bên liên quan và các bên đối tác. Các bước trong quá trình lựa chọn chỉ số bao gồm trình bày các ý tưởng, đánh giá từng ý tưởng, thu hẹp danh sách các ý tưởng và cuối cùng, xây dựng kế hoạch đo lường chỉ số. Trong quá trình lựa chọn các chỉ số, cần theo sát các tiêu chí lựa chọn và đặt các câu hỏi nhằm đảm bảo các chỉ số được phù hợp. Cán bộ theo dõi có thể sử dụng các tiêu chí khác nhau nhưng tựu trung trong một số tiêu chí mà từ viết tắt được đọc là S M A R T. S M A R T có nghĩa là “Chỉ số có đơn giản (simple), đo lường được (measurable), có tính đại diện (attributable), có phù hợp (relevant) và kịp thời (timely) không?” Biểu 13 mô tả các tiêu chí và câu hỏi thường được sử dụng khi lựa chọn các chỉ số SMART. Điều quan trọng là luôn phải vận động óc phán đoán và rất thực tế khi áp dụng các tiêu chí đó. Không một chỉ số nào có thể đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chí. Do vậy, quyết định lựa chọn chỉ số cần dựa trên các đánh giá về tính hợp lý và khả năng áp dụng trong thực tế của chỉ số đó. Biểu 13: Các tiêu chí S M A R T và các câu hỏi xác định tính thực tiễn Các tiêu chí Câu hỏi xác nhận Đơn giản • Chỉ số có được thể hiện theo cách đơn giản nhất có thể hay không? • Chỉ số có mô tả được chính xác cần phải đo lường cái gì hay không? • Yêu cầu đo lường cái gì có được nêu rõ ràng hay không? • Bản thân chỉ số có rõ ràng hay không? • Chỉ số có nêu rõ mức độ cần đo lường hay không? • Chỉ số có phản ánh được sự khác nhau giữa các khu vực nhóm người hay không? • Chỉ số có cụ thể để có thể đo lường tiến độ đạt được các kết quả mong muốn hay không? Đo lường • Các thay đổi có thể được kiểm chứng khách quan hay không? được • Chỉ số có chỉ ra được những thay đổi mong đợi hay không? • Chỉ số có đo được kết quả dự án một cách đáng tin cậy và rõ ràng hay không? • Chỉ số có dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong chính sách và chương trình hay không? • Các bên liên quan đã thống nhất được chính xác cần đo lường cái gì hay chưa? Tính đại diện • Chỉ số có liên quan đến rõ ràng và trực tiếp đầu ra hoặc kết quả được đo lường hay không? • Dự tính kết quả của hoạt động phát triển sẽ đem lại những thay đổi gì? • Các kết quả có thực tế hay không? Đối với vấn đề này, cần phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa đầu ra, đóng góp của các đối tác và kết quả. Phù hợp • Chỉ số đó có phản ánh được bản chất của kết quả mong đợi hay không? • Chỉ số đó có phù hợp với các đầu ra và kết quả dự kiến hay không? • Chỉ số đó có thể được đo lường một cách nhất quán và minh bạch hay không? • Chỉ số đó có thực sự liên quan tới hoạt động đầu tư hay không? Kịp thời • Chỉ số có được đo đúng lúc và thường xuyên hay không? • Dữ liệu thu thập có được xử lý và báo cáo kịp thời và hiệu quả tới các bên liên quan hay không? • Dữ liệu thu thập được về chỉ số có phù hợp với mức chi phí và công sức bỏ ra hay không? • Bạn có biết được nguồn gốc dữ liệu hay không? Có cần thiết phải xây dựng các nguyên tắc, cơ chế và trách nhiệm thu thập dữ liệu hay không? • Đã có kế hoạch theo dõi chỉ số hay chưa?
  • 24. CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá - Mođun Thực hành Theo dõi 18 Đối với các chỉ số khó, nhất là các chỉ số định tính, có thể đặt các câu hỏi mục tiêu để tìm ra câu trả lời. Ví dụ: • Làm sao bạn biết được việc thực hiện có khả năng bị thất bại? • Bạn đo lường cái gì để biết được kết quả hoạt động đem lại những thay đổi hàng ngày như thế nào? • Câu nói “dinh dưỡng được cải thiện” có nghĩa gì ? (đề cập tới mục tiêu hay kết quả) • Làm thế nào để biết được đã có tác động hay chưa? • Hãy nêu một ví dụ bạn đã quan sát tác động như thế nào? Một số ví dụ về các chỉ số kết quả Các chỉ số hoạt động và chỉ số đầu ra thường khác nhau giữa các dự án ODA và cần phải được xây dựng dựa trên khung lôgíc với các bước lựa chọn chỉ số được trình bày tại mục 3.1. Biểu 14 giới thiệu một số chỉ số kết quả. Các chỉ số này được chọn lựa từ bộ chỉ số do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê xây dựng dùng để theo dõi tình hình thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm (2006 – 2010). Một số chỉ số đã được đưa vào công cụ theo dõi danh mục dự án (PMT) để các CQCQ sử dụng. CQCQ có thể sử dụng các chỉ số trong Biểu 14 để theo dõi danh mục dự án và Ban QLDA sử dụng để theo dõi tình hình thực hiện dự án. Như đã nói ở trên, các chỉ số này là một bộ phận trong bộ chỉ số do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê xây dựng dùng để theo dõi tình hình thực hiện Kế hoạch 5 năm 2006 – 2010. Ngoài ra, trong đó cũng bao gồm một số chỉ số dùng để theo dõi tình hình thực hiện Tuyên bố Hà Nội. Đây là các chỉ số theo dõi báo hiệu có thể hỗ trợ cho công tác quản lý hướng tới các kết quả phát triển. Các chỉ số kết quả hay chỉ số hoạt động thường được sử dụng rộng rãi trong các dự án ODA và cũng là một dấu hiệu hướng dẫn hữu hiệu cho các cán bộ theo dõi. Một số cân nhắc khi lựa chọn chỉ số Đo lường những thay đổi định tính Bên cạnh việc sử dụng các dữ liệu định lượng như số liệu đo đạc tại hiện trường hay số liệu thống kê của chính phủ, các cán bộ theo dõi ngày càng chú trọng hơn vào các chỉ số định tính bởi các chỉ số này có thể cung cấp rất nhiều thông tin. Cũng như các chỉ số định lượng, các chỉ số định tính cần phải rất cụ thể để có thể xuyên suốt được các câu hỏi quan trọng. Có thể cụ thể hóa chỉ số định tính bằng cách nêu rõ: • Chủ đề quan tâm (dựa trên câu hỏi hoạt động) • Loại hình thay đổi mà bạn đang tìm hiểu, bao gồm cả đơn vị phân tích (ví dụ như các thay đổi trong hộ gia đình, một thôn bản hay một vùng) • Khoảng thời gian tiến hành theo dõi (ví dụ, theo dõi một số thay đổi sau 12 tháng) • Nơi áp dụng chỉ số (ví dụ, nhận thức về những thay đổi tại một xã/huyện cụ thể) Chất lượng của các chỉ số Xem lại các chỉ số để đảm bảo các chỉ số đó thực sự SMART. Biểu 15 hướng dẫn cách đánh giá một chỉ số có chất lượng.