SlideShare a Scribd company logo
1 of 59
MỤC LỤC
Chương I .............................................................................................................. 4
Giới thiệu chung .................................................................................................. 4
I.1 - Mô hình dữ liệu........................................................................................ 4
I.1.1 - Khái niệm.......................................................................................... 4
I.1.2 - Cấu trúc dữ liệu................................................................................ 4
I.2 - Tổ chức dữ liệu ........................................................................................ 4
I.2.1 - Khái niệm.......................................................................................... 4
I.2.2 - Tổ chức cơ sở dữ liệu ....................................................................... 5
I.2.3 - Mô hình cơ sở dữ liệu không gian................................................... 5
I.2.4 - Số hóa bản đồ.................................................................................... 6
I.3 - Xây dựng cơ sở dữ liệu........................................................................... 8
I.3.1 - Khái niệm.......................................................................................... 8
I.3.2 - Thu thập dữ liệu ............................................................................... 8
I.3.3 - Nhập & quản lý dữ liệu.................................................................... 9
I.4 - một số phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu........................................... 10
Chương II........................................................................................................... 11
Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian ................................................................. 11
II.1 - Tổ chức thông tin không gian............................................................. 11
II.2 - Thao tác trên lớp dữ liệu và cửa sổ bản đồ ....................................... 12
II.2.1 - Các thủ tục chung để tạo ra bản đồ máy tính:.......................... 12
II.2.2 - Thao tác trên lớp dữ liệu.............................................................. 14
II.2.3 - Thao tác trên cửa sổ bản đồ......................................................... 17
II.3 - Nhập dữ liệu không gian..................................................................... 20
II.3.1 - Tạo đối tượng điểm trên trang bản đồ ....................................... 20
II.3.2 - Vectơ hóa các đối tượng bản đồ .................................................. 21
II.3.3 - Trao đổi dữ liệu với hệ thống khác ............................................. 26
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang 2
II.4 - biên tập các đối tượng bản đồ............................................................. 28
II.4.1 - Vẽ đối tượng mới........................................................................... 28
II.4.2 - Xóa đối tượng đã có...................................................................... 28
II.4.3 - Sao chép và dán các đối tượng .................................................... 28
II.4.4 - Dịch chuyển vị trí đối tượng ........................................................ 29
II.4.5 - Biên tập các đỉnh của đối tượng.................................................. 29
II.5 - Phân tích không gian........................................................................... 29
II.5.1 - Tổng hợp và phân tách dữ liệu (Aggregating and
disaggregating data).................................................................................. 30
II.5.2 - Kết hợp các đối tượng địa lý với đối tượng xử lý ...................... 31
II.5.3 - Phân tách đối tượng...................................................................... 32
II.5.4 - Phân tách đối tượng sử dụng một đường (Polyline) ................. 33
II.5.5 - Xóa một phần của đối tượng ....................................................... 34
II.5.6 - Tạo các điểm nút của các đối tượng giao nhau.......................... 35
II.5.7 - Tạo vùng đệm bao quanh một (hay nhiều) đối tượng............... 35
II.5.8 - Tạo vùng Voronoi (sơ đồ Voronoi) ............................................. 37
II.5.9 - Tổng hợp đối tượng thông qua các trường dữ liệu thuộc tính. 38
Chương III ......................................................................................................... 39
III.1 - Tổ chức, thay đổi cấu trúc dữ liệu.................................................... 39
III.2 - nhập dữ liệu bằng công cụ info tool.................................................. 40
III.3 - Liên kết dữ liệu có sẵn ....................................................................... 40
III.3.1 - Cơ sở dữ liệu .dbf (Dbase III, Dbase IV, Foxbase, Foxpro).... 41
III.3.2 - Cơ sở dữ liệu Microsoft Excel.................................................... 42
III.4 - Cập nhật và bổ sung dữ liệu.............................................................. 43
III.4.1 - Bổ sung số liệu thống kê ............................................................. 43
III.4.2 - Bổ sung số liệu do Mapinfo tính toán được .............................. 44
III.5 - chọn và kết hợp dữ liệu theo điều kiện............................................. 48
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang 3
III.5.1 - Chọn các đối tượng theo điều kiện trong một lớp dữ liệu....... 48
III.5.2 - Kết hợp với một lớp dữ liệu khác .............................................. 51
Chương IV.......................................................................................................... 53
IV.1 - Bản đồ chuyên đề................................................................................ 53
IV.2 - Khái quát về thành lập bản đồ chuyên đề........................................ 53
IV.3 - Các phương pháp tạo bản đồ chuyên đề.......................................... 54
IV.3.1 - Tạo bản đồ chuyên đề theo phương pháp Range..................... 54
IV.3.2 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Bar Chart............. 56
IV.3.3 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Pie Chart .............. 57
IV.3.4 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Graduated............ 57
IV.3.5 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Dot Density........... 57
IV.3.6 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Individual............. 57
IV.4 - Tạo trang Layout để xuất bản đồ ..................................................... 57
IV.4.1 - Tạo lưới bản đồ............................................................................ 57
IV.4.2 - Tạo thước tỷ lệ ............................................................................. 57
IV.4.3 - Thiết kế trang in (layout)............................................................ 58
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang 4
Chương I
Giới thiệu chung
I.1 - Mô hình dữ liệu
I.1.1 - Khái niệm
- Các biến địa lý trong thế giới thực rất phức tạp. Càng quan sát gần, càng nhiều
chi tiết, nói chung là không giới hạn.
- Điều đó sẽ cần một cơ sở dữ liệu (CSDL) xác định để thu thập các đặc điểm
của thế giới thực.
- Số liệu cần phải giảm đến một số lượng nhất định và quản lý được từ việc xử
lý tạo ra hoặc trừu tượng hóa.
- Biến địa lý cần được biểu diễn trong các thuật ngữ các phần tử hữu hạn hoặc
các đối tượng.
- Các quy tắc được dùng để chuyển các biến địa lý sang các đối tượng là mô
hình dữ liệu.
- Mô hình dữ liệu như là một bộ các quy tắc để biểu diễn sự tổ chức logic của
dữ liệu trong CSDL... bao gồm tên các đơn vị logic dữ liệu và các quan hệ giữa chúng.
- Mô hình dữ liệu được chọn để cho một đối tượng đặc biệt hoặc ứng dụng bị
ảnh hưởng bởi:
Phần mềm phù hợp
Đào tạo cán bộ chủ chốt
Tiền lệ có tính lịch sử
I.1.2 - Cấu trúc dữ liệu
Khi nhập dữ liệu vào một hệ thống thông tin, có các cấu trúc dữ liệu như sau:
- Cấu trúc của hiện tượng theo quan niệm người sử dụng
- Cấu trúc của hiện tượng thể hiện trong một hệ GIS
Topology và các đợn vị bản đồ
Topo (topology) là tập hợp các tính chất của một thực thể hình học trong trạng
thái biến dạng và biến vị. Các thuật ngữ dùng trong tọa độ hình học là vùng, miềm kế
cận, không gian bao quanh,...
Các đơn vị bản đồ là: điểm, đường và vùng. Topo là một cấu trúc, trong đó các
điểm , đường và vùng là duy nhất và có liên quan với nhau. Ba đơn vị này được xác
định bằng các vị trí không gian trong một hệ tọa độ thích hợp (thí dụ UTM hay Gauss)
và bằng các thuộc tính của chúng.
I.2 - Tổ chức dữ liệu
I.2.1 - Khái niệm
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang 5
Dữ liệu được nhập vào và lưu trữ trên máy tính trong một không gian được gọi
là tệp dữ liệu hay tệp tin. Tệp tin được ghi với độ dài có số lượng byte nhất định. Các
số ghi này có thể là số thực hay số nguyên và được tổ chức theo một khuôn dạng đặc
biệt. Mỗi một số ghi mô tả một yếu tố duy nhất và chứa các trường nhận biết các thuộc
tính của yếu tố đó. Các dữ liệu được lưu trữ trong các trường này. Các tệp tin được
chia theo 3 kiểu phổ biến:
- Tệp tin đơn giản theo một chiều
- Tệp tin sắp xếp theo dãy
- Tệp tin theo chỉ số
I.2.2 - Tổ chức cơ sở dữ liệu
Các dữ liệu được nhập vào và lưu trữ nhờ các phần mềm quản lý CSDL. Một
CSDL là một tập hợp các cách biểu diễn thực dưới dạng các dữ liệu có liên kết qua lại
ở mức tối đa. Những dữ liệu này được ghi nhớ theo chuỗi tính toán và theo một cấu
trúc hợp lý sao cho có thể khai thác dễ dàng, nhằm thỏa mãn các yêu cầu khi cung cấp
thông tin và các chỉ dẫn cho người sử dụng.
CSDL được tổ chức ở dạng một thư mục, trong đó dữ liệu được ghi nhớ trong
nhiều tệp
Phần mềm quản lý cho phép ghi nhớ các tệp dữ liệu trong tệp theo thứ tự, hoặc
theo chỉ số trực tiếp. Chúng quản lý các tệp độc lập, các tệp có cấu trúc thứ bậc, dạng
mạng, hoặc dạng quan hệ.ý
I.2.3 - Mô hình cơ sở dữ liệu không gian
Bản đồ thực chất là sản phẩm thu được trong việc đơn giản hóa một thực thể.
Nó phản ánh đồng thời những thông tin đặc trưng và các thông tin tổng hợp. Thông tin
tổng hợp thường được thể hiện dưới dạng các ký hiệu, ngược lại, các đối tượng hình
ảnh được biểu diễn theo tọa độ không gian. Dữ liệu không gian thường được hiển thị
theo 02 phương pháp. Phương pháp thứ nhất biểu diễn dưới dạng các đơn vị bản đồ.
Phương pháp thứ hai biểu diễn dưới dạng các ô lưới hay ma trận. Hai phương pháp
này gọi là mô hình vectơ và mô hình rastơ tương ứng.
1. Mô hình dữ liệu Vectơ
Mô hình vectơ thường được biểu diễn dưới dạng điểm, đường và vùng. Phương
pháp thường dùng là biểu diễn dữ liệu dưới dạng vectơ. Bản đồ học dựa trên các
đường, hoặc vectơ để biểu diễn thực thể như đường xá, sông ngòi và để xác định các
đường biên giữa các thực thể không gian khác nhau. Các kỹ thuật đo đạc bản đồ được
hình thành trên cơ sở các nguyên tắc hình học và lượng giác sử dụng các vectơ. Trong
cấu trúc vectơ các đường được xác định bởi độ dày và không thay đổi nếu như vùng
được mở rộng.
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang 6
Trong cấu trúc vectơ, không gian 2D được coi như liên tục và biểu diễn chính
xác vị trí, độ dài, khoảng cách và diện tích. Vị trí được mô tả bằng các cặp tọa độ.
Trong cấu trúc vectơ, các điểm được biểu diễn bằng cặp tọa độ X,Y. Các đối
tượng đường và vùng được tạo thành từ các đoạn thẳng nối hai cặp tọa độ (Xi,Yi),
Xi+1,Yi+1). Các quan hệ không gian quan trọng đối với hệ thống các đường và đa giác
là được tạo bởi các cung - nút (arc - node).
Các giá trị thuộc tính đối với điểm, đường và đa giác được lưu trữ độc lập với
các quan hệ không gian của các thực thể.
Các dữ liệu vectơ được số hóa với một độ chính xác theo yêu cầu. Độ chính xác
vectơ, dù sao cũng chỉ đúng với một số nhóm dữ liệu. Trên thực tế để biểu diễn một
đường cong liên tục chúng ta thường xấp xỉ bằng đường gấp khúc. Trong trường hợp
này độ chính xác biểu diễn đối tượng sẽ phụ thuộc vào mức độ rời rạc hóa các điểm
đường cong.
2. Mô hình dữ liệu Rastơ
Cấu trúc dữ liệu rastơ 2D được xem như một ma trận các ô lưới (cells - pixels -
picture element). Mỗi cell đặc trưng cho một ô vuông của bề mặt đất. Độ phân giải của
dữ liệu rastơ được xác định bởi kích thước của ô lưới, như vậy số liệu rastơ đặc trưng
cho không gian rời rạc trong đó độ chính xác vị trí phụ thuộc vào kích thước của ô
lưới. Ô càng nhỏ thì độ phân giải càng cao và yêu cầu bộ nhớ càng lớn. Ngược lại ô
càng to thì độ phân giải càng thấp và yêu cầu bộ nhớ giảm.
Mỗi ô lưới chỉ có một giá trị duy nhất ứng với một thuộc tính nào đấy. Mỗi giá
trị thuộc tính có thể đặc trưng cho phép đo một điểm (như độ cao) hoặc phép đo vùng
được chia nhỏ. Các thuộc tính cho nhiều đối tượng địa lý được khái niệm như nhiều
lớp ảnh quét.
Trong cấu trúc ảnh quét, các điểm được coi như những ô độc lập, các đường và
các cùng được đặc trưng như các ô liên tục. Độ chính xác tọa độ của số liệu ảnh quét là
do kích thước ô quyết định. Sự cân nhắc rõ ràng các đặc tính không gian (điểm,
đường, vùng) và các đặc điểm địa hình, hình học không gian sẵn có trong số liệu rastơ
, nhưng có thể trích ra từ cấu trúc nếu như cần thiết.
Hiện nay, những phương pháp mới thu nhận thuộc tính trực liếp bằng các bộ
cảm nhận điện từ và máy quét ảnh đã tăng khả năng sử dụng của cấu trúc rastơ - công
tác xử lý ảnh và viễn thám đã tạo ra một khối lượng thông tin rất phong phú, mà
phương pháp vectơ không thể so sánh nổi.
I.2.4 - Số hóa bản đồ
Việc đưa bản đồ theo nghĩa truyền thống về dạng số là tạo ra cơ sở dữ liệu mềm
được tin học hóa và được đảm bảo 3 mục tiêu sau:
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang 7
- Giữ được nội dung đồ họa bao gồm các chức năng và đối tượng thể hiện, cũng
như các quan hệ giữa chúng và các thông tin tổng hợp dưới dạng các ký hiệu.
- Khả năng phân tích không gian
- Khả năng tích hợp các thông tin cơ sở để xác định các thông tin tổng hợp
Khả năng sử dụng cấu trúc vec tơ và ma trận:
Trong vài năm gần đây, những người sử dụng dữ liệu địa lý được chia làm hai
trường phái: trường phái vectơ và trường phái rastơ. Trường phái vectơ cho rằng kiểu
ma trận yêu cầu bộ nhớ lớn và không đảm bảo độ chính xác cần thiết, trường phái ma
trận thì cho rằng hệ vectơ nặng nề về kỹ thuật và rất đắt, hơn nữa khó thực hiện các xử
lý trong nhiều lớp.
Ngày nay, các nhược điểm trên đều có thể khắc phục nhờ những tiến bộ nhanh
chóng của công nghệ tin học. Do đó các vấn đề tồn tại chỉ còn là:
- Việc tối ưu hóa khối lượng bộ nhớ và thời gian tính toán
- Đúng mức với hiện tượng phân tích
Chuyển đổi giữa các kiểu cấu trúc
Để tạo điều kiện thuận lợi khi xử lý các dữ liệu, việc chuyển đổi các kiểu cấu
trúc có tính khả thi dễ dàng.
Chuyển đổi rastơ - vectơ sử dụng nhằm mục đích để vẽ, kiểu vectơ tạo ra những
đường viền chính xác và làm cho tọa độ mềm mại hơn.
Chuyển đổi vectơ - rastơ thường dùng để mô tả phân bố trong không gian một
đối tượng, mà vị trí của nó không đòi hỏi độ chính xác cao.
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang 8
I.3 - Xây dựng cơ sở dữ liệu
I.3.1 - Khái niệm
CSDL là một tập hợp các lớp thông tin (các tệp dữ liệu) ở dạng vectơ, rastơ,
bảng số liệu, văn bản với những cấu trúc chuẩn bảo đảm cho các bài toán chuyên đề đó
có mức độ phức tạp khác nhau.
Mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng cơ sở dữ liệu là thành lập các bản đồ
chuyên ngành, phục vụ cho việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý lãnh thổ, dự
báo thiên tai, theo dõi tình trạng phát triển của các hiện tượng thiên nhiên và xã hội.
Cũng có thể hiểu đơn giản một CSDL là tập hợp hệ thống hóa các tài liệu bản
đồ, số liệu thống kê, các văn bản và chuyển chúng sang ngôn ngữ của máy tính.
Xây dựng CSDL bao gồm các nội dung sau:
- Thu thập, sửa chữa và hiệu chỉnh dữ liệu
- Nhập dữ liệu
- Quản lý dữ liệu
I.3.2 - Thu thập dữ liệu
Bản đồ chứa những thông tin về các đối tượng trên bề mặt vỏ Quả đất. Các
thông tin này được chia làm ba nhóm:
- Vị trí địa lý (hệ toạ độ theo một hệ chiếu nhất định);
- Những đặc trưng của đối tượng, hay các thuộc tính của chúng (tên, giá trị số,
nội dung chuyên đề);
- Mối quan hệ hình học giữa các đối tượng.
Chọn dữ liệu bao gồm chọn các dữ liệu đã có, chọn các dữ liệu mới, tuyển lựa
dữ liệu.
Dữ liệu thông tin địa lý xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều dạng khác
nhau và được lưu dưới nhiều phương pháp khác nhau. Công nghệ tin học cung cấp các
công cụ và phương pháp kết hợp những số liệu này vào một dạng cho phép so sánh
chúng với nhau.
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang 9
Sơ đồ: Nguồn dữ liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu
I.3.3 - Nhập & quản lý dữ liệu
Việc nhập dữ liệu để xây dựng cơ sở dữ liệu được thực hiện theo các bước sau:
- Mã hóa
- Nhập dữ liệu từ nguồn
- Nhập dữ liệu có cấu trúc vectơ
- Nhập dữ liệu phi không gian
Độ chính xác dữ liệu
Đối với các dữ liệu có sẵn, các sai số gồm:
- Ngày tháng của dữ liệu
- Độ chính xác của dữ liệu cùng họ với nhau
- Tỷ lệ của dữ liệu
- Sai số liên quan đến dữ liệu: vị trí, tỷ lệ, độ phân giải,…
- Sai số do phân tích không chính xác các đặc tính topo
- Sai số do chuyển đổi dữ liệu từ dạng vectơ sang rastơ và ngược lại
Kiểm tra dữ liệu
Cỏc phương pháp
thu thập dữ liệu
Chuyển đổi
Quét
Viễn thám
Toàn đạt
điện tử
GPS
Cácphương
pháp thu
thập dữ
liệu
Chuyên đổi
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang10
Kiểm tra dữ liệu thực hiện bằng cách cho hiển thị ra màn hình hoặc in ra giấy
để kiểm tra. Đối với dữ liệu không gian có thể chồng một cách cơ học các kết quả lên
nhau. Đối với dữ liệu phi không gian có thể kiểm tra trên máy tính hoặc theo dõi số
liệu trên giấy so với các dữ liệu lúc chưa xử lý.
Quản lý dữ liệu:
- Phối hợp dữ liệu không gian và dữ liệu mô tả
- Chỉnh lý, bổ sung dữ liệu
- Chuyển đổi và lưu trữ dữ liệu
I.4 - một số phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu
I.4.1 - Phần mềm Mapinfo
I.4.2 - Hệ thống phần mềm MicroStation & Mapping Office
I.4.3 - Phần mềm Arcview
I.4.4 - Hệ thống phần mềm Famis - Caddb
I.4.5 - Phần mềm SB1990
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang11
Chương II
Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian
II.1 - Tổ chức thông tin không gian
Hiện nay trên thế giới đang phổ biến các phần mềm phục vụ cho việc xây
dựng CSDL thông tin địa lý như: ARC/INFO, ARCVIEW, INTERGRAPH,
MAPINFO, IDRISI, ENTEC, …
Việc tổ chức các lớp thông tin không gian trên một CSDL thông thường
được tổ chức theo hai dạng:
- Tổ chức trên một file dữ liệu chứa nhiều lớp thông tin: điển hình là cách
tổ chức dữ liệu trên phần mềm MicroStation, Autocad
- Mỗi file dữ liệu là một lớp thông tin: tổ chức dữ liệu của phần mềm
Mapinfo, ArcView
Phần mềm Mapinfo là một công cụ khá hữu hiệu để tạo ra và quản lý cơ
sở dữ liệu địa lý vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân. Sử dụng công cụ Mapinfo có
thể thực hiện xây dựng một hệ thống thông tin địa lý, phục vụ cho mục đích
nghiên cứu khoa học và sản xuất của các tổ chức kinh tế và xã hội của các ngành
và địa phương. Ngoài ra, Mapinfo là một phần mềm tương đối gọn nhẹ và dễ sử
dụng. Đặc biệt dùng cho mục đích giảng dạy về GIS, tin học chuyên ngành rất
có hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi chỉ giới thiệu kỹ về phần mềm Mapinfo trong
việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý.
Mapinfo là một phần mềm hệ thông tin địa lý (GIS - Geographical
information systems) cho giải pháp máy tính để bàn. Các thông tin trong
Mapinfo được tổ chức theo từng bảng (Table), mỗi một Table là một tập hợp các
file về thông tin đồ họa hoặc phi đồ họa chứa các bảng ghi dữ liệu mà hệ thống
tạo ra. Chỉ có thể truy cập vào các chức năng của phần mềm Mapinfo khi mà ta
đã mở ít nhất một Table. Cơ cấu tổ chức thông tin của các đối tượng địa lý được
tổ chức theo các file sau đây:
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang12
Bảng: Hệ thống các file dữ liệu
File và
phần mở rộng
ý nghĩa của file
*.tab Chứa các thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu
*.dat Chứa các thông tin nguyên thủy, phần mở rộng của
tập tin này có thể là *.wks, dbf, xls nếu chúng ta làm
việc với các thông tin nguyên thủy là các số liệu từ
Lotus 1-2-3, dbase/Foxbase và Excel.
*.map Chứa các thông tin mô tả các đối tượng đồ họa
*.id Chứa các thông tin về sự liên kết giữa các đối tượng
với nhau.
*.ind Chứa các thông tin về chỉ số đối tượng. Tập tin này
chỉ có khi trong cấu trúc của Table đã có ít nhất một
trường dữ liệu đã được chọn làm chỉ số hóa (Index).
Thông qua các thông tin của file này chúng ta có thể
thực hiện tìm kiếm thông tin thông qua một chỉ tiêu
cho trước bằng chức năng Find của Mapifo.
*.wor Tập tin quản lý chung (lưu trữ tổng hợp các Table
hoặc các cửa sổ thông tin khác nhau của Mapinfo)
II.2 - Thao tác trên lớp dữ liệu và cửa sổ bản đồ
II.2.1 - Các thủ tục chung để tạo ra bản đồ máy tính:
- Mở ít nhất một lớp thông tin : Menu File - chọn Open (Ctrl - O hoặc
chọn công cụ trên thanh Standar)
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang13
Hình: Hộp thoại mở một Table
Trong Files of type, chọn MapInfo (*.tab)
Trong Preferred View, mặc định là Automatic, có nghĩa:
- Nếu lớp dữ liệu có chứa dữ liệu không gian (spatial data), tức các
đối tượng địa lý với tọa độ tương ứng được lưu trữ dưới dạng số (digital format),
trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ bản đồ (map window) với các đối tượng của
lớp dữ liệu.
- Nếu lớp dữ liệu không có dữ liệu không gian, chỉ có các dữ liệu
phi không gian (còn gọi là dữ liệu thuộc tính): trên màn hình sẽ xuất hiện một
cửa sổ dữ liệu theo dạng hàng - cột (browser window) của lớp dữ liệu đó.
Ta có thể chọn Browser để xem dữ liệu, Current Mapper: mở trong cùng
cửa số đang mở, New Mapper: cửa số bản đồ mới, hay No View: không hiện gì
trên màn hình (nhưng sẽ được đưa vào trong bộ nhớ của máy tính)
Chúng ta có thể mở nhiều lớp dữ liệu cùng một lúc, và thông thường để
xây dựng một bản đồ chúng ta sử dụng đến nhiều lớp dữ liệu.
- Tạo cửa sổ bản đồ mới: Menu Window - chọn New Map Window
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang14
Hình: Hộp thoại tạo cửa sổ bản đồ mới
Chọn các tên của Table mà chúng ta muốn hiển thị tạo thành bản đồ tổng
hợp trong cửa sổ màn hình, sau đó chọn OK
- Thêm các lớp thông tin đã mở vào bản đồ hiện thời: Menu Map -
chọn Layer Control - chọn Add (chi tiết trình bày trong phần thao tác trên lớp dữ
liệu)
II.2.2 - Thao tác trên lớp dữ liệu
Chúng ta có thể truy cập hộp hội thoại điều khiển lớp thông tin bằng hai
cách:
- Menu Map - chọn Layer Control (hoặc Ctrl + L)
- Biểu tượng công cụ điều khiển lớp ( ) trong hộp công cụ Main
Trong hộp hội thoại này sẽ hiện ra toàn bộ các lớp thông tin trong bản đồ
hiện thời và các tham số điều khiển lớp như sau:
Hình: Hộp thoại điều khiển lớp thông tin
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang15
Để chọn một lớp thông tin chúng ta chỉ việc bấm chuột vào tên của lớp đó
trên hộp hội thoại và khi đó dòng tên lớp đó sẽ bật sáng (highlight). Sau khi
chọn xong tên lớp có thể chọn tham số điều khiển lớp như sau:
- Tham số điều khiển ẩn/hiện (Visible): tham số này giúp chúng ta điều
khiển ẩn/hiện các thông tin của một lớp.
- Tham số điều khiển biên tập (Editable): chúng ta chỉ có thể thay đổi và
biên tập các thông tin trong một lớp khi lớp đó đang ở chế độ biên tập. Tại một
thời điểm chỉ có một lớp ở chế độ biên tập được.
- Tham số điều khiển chọn (Selectable): trong Mapinfo chỉ có thể thực
hiện các thao tác xử lý, phân tích dữ liệu và biên tập đối tượng được trong cửa
sổ bản đồ khi mà chúng ta đã chọn đối tượng đó. Nếu một lớp thông tin đã được
đặt ở chế độ biên tập được thì nó cũng tự động được đặt ở chế độ chọn được. Để
đặt một lớp thông tin ở chế độ chọn được chúng ta chỉ cần chọn tên của lớp đó
và đánh dấu lựa chọn ô biểu tượng Selectable.
- Tham số điều khiển mức độ phóng đại của lớp thông tin (Zoom Layer):
màn hình máy tính chỉ có một kích thước vật lý nhất định do vậy các thông tin
bản đồ tạo ra trên máy tính thường bị thu nhỏ lại trong khuôn khổ của màn hình.
Muốn xem thông tin chi tiết hơn thì chúng ta phải phóng đại một phần của màn
hình tương tự. Khi chọn tham số này nghĩa là chúng ta đã xác định cho hệ thống
chỉ thể hiện chi tiết theo một mức độ phóng đại nhất định.
Hình: Hộp thoại điều khiển thể hiện thông tin và
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang16
mức độ phóng đại của lớp thông tin
Để đặt tham số phóng đại của lớp thông tin chúng ta đánh dấu lựa chọn ở
ô Zoom Layer và nhập giá trị phóng đại cực tiểu và cực đại ở hộp Min Zoom và
Max Zoom.
- Tham số điều khiển thuộc tính thể hiện thông tin lớp (Display): chúng ta
có thể dùng tham số này để lựa chọn các thuộc tính thể hiện khác nhau cho từng
lớp thông tin khác nhau trên trang bản đồ.
- Tham số xác định nhãn (Label): khi muốn hệ thống sẽ hiển thị nhãn các
đối tượng trong một lớp thông tin theo giá trị của một trường trong CSDL thuộc
tính ta chọn tên lớp và chọn các thông số trong Label Options
- Thêm vào hoặc loại bỏ một lớp thông tin trong trang bản đồ: để thêm
một layer vào cửa sổ bản đồ hiện thời chọn nút Add trong khung cửa sổ Layer
Control; sau đó chọn tên của lớp cần thêm vào trang bản đồ hiện thời. Nếu muốn
loại bỏ một lớp thông tin ra khỏi trang bản đồ hiện thời thì chúng ta chọn tên lớp
cần loại bỏ rồi sau đó bấm chọn nút Remove.
- Sắp xếp lại thứ tự các lớp: các lớp thông tin trong trang bản đồ sẽ hiển
thị trên màn hình theo đúng thứ tự của danh sách các lớp trong hộp hội thoại
điều khiển lớp. Để sắp xếp lại thứ tự các lớp chúng ta chọn tên lớp và sau đó
bấm vào nút Up để di chuyển lớp đó lên trên và bấm nút Down nếu muốn di
chuyển lớp đó xuống dưới. Riêng đối với lớp Cosmetic chúng ta không thể thay
đổi vị trí của nó trong danh sách được.
Sửa đổi các thuộc tính của đối tượng
- Để xem thông tin của một đối tượng, chúng ta chọn đối tượng đó rồi vào
Menu Edit - chọn Get Info (hoặc F7), hoặc double click lên đối tượng. Chúng
ta có thể thay đổi thuộc tính của đối tượng bằng cách click vào Style trong cửa
sổ của đối tượng.
- Để thay đổi vị trí địa lý chúng ta có thể dịch chuyển đối tượng bằng cách
dùng chuột chọn đối tượng bấm và giữ chuột cho đến khi cursor có hình mũi tên
bốn chiều sau đó dịch chuyển đối tượng đến một vị trí khác.
- Thay đổi hình dạng của đối tượng kiểu vùng hay kiểu đường chúng ta sử
dụng chức năng Edit - Reshape. Các điểm trung gian (node) của đối tượng sẽ
hiện lên, chúng ta có thể di chuyển vị trí hay xóa các điểm này; cũng có thể
thêm các điểm này với biểu tương Add Node ( ) trong hộp công cụ
Drawing.
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang17
Chúng ta cũng có thể sử dụng các chức năng Cut, Copy và Paste trong
Menu Edit để cắt, sao và dán các đối tượng trong một lớp dữ liệu hay giữa các
lớp dữ liệu.
Lớp dữ liệu tạm thời trong cửa sổ bản đồ (Cosmetic Layer)
Khi mở một hay nhiều lớp dữ liệu, mỗi lớp dữ liệu này trong cửa sổ bản
đồ là một "layer". Trong cửa số bản đồ, ngoài các lớp bản đồ được mở, luôn có
một lớp bản đồ tạm thời gọi là Cosmetic Layer. Về bản chất có thể coi lớp thông
tin này như là một trang giấy trắng chưa có thông tin nào trên đó và luôn nằm ở
vị trí trên cùng trong trang bản đồ. Chúng ta có thể sử dụng lớp thông tin này để
làm trang giấy nháp trong quá trình làm việc. Để lưu lại những thông tin trên lớp
thông tin này chúng ta chọn Menu Map - Save Cosmetic Objects và nhập tên
một lớp dữ liệu mới; để xóa các thông tin trên Cosmetic Layer với Menu Map -
Clear Cosmetic Layer. Lớp Cosmetic có các đặc điểm sau:
- Lớp Cosmetic luôn là lớp thông tin ở vị trí trên cùng trong danh sách lớp
của cửa sổ bản đồ
- Các thông tin của lớp Cosmetic không tự động ghi lại vào đĩa khi đóng
cửa sổ bản đồ.
- Chỉ được phép đặt lớp Cosmetic vào chế độ biên tập được và chọn được.
- Lớp Cosmetic tự động lưu các nhãn đối tượng khi dùng chức năng vẽ
nhãn hoặc hiển thị nhãn tự động.
- Nội dung thông tin của lớp Cosmetic luôn kết nối tương ứng tỷ lệ với
mức độ phóng đại của trang bản đồ hiện thời
II.2.3 - Thao tác trên cửa sổ bản đồ
1. Thay đổi độ phóng đại và vùng nhìn thấy
 Tham số Zoom trên thanh trạng thái cho biết giá trị ngoài thực tế của
chiều rộng cửa sổ bản đồ đang hoạt động
(Tắt mở thanh trạng thái bằng Show/Hide Status Bar trong mục Options
của menu chính)
 Để thay đổi độ lớn của bản đồ trong cửa sổ bản đồ, chúng ta có thể sử
dụng:
+ Biểu tượng phóng lớn hay thu nhỏ
+ Menu Map - chọn Change View hay click vào biểu tượng của chức
năng này , cửa sổ Change View xuất hiện với các tham số:
Zoom (Window widths): giá trị chiều rộng của cửa sổ bản đồ
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang18
Map Scale: tỷ lệ bản đồ
Center of Windows: toạ độ trung tâm của cửa sổ bản đồ
Chúng ta có thể thay đổi một trong hai tham số Zoom và Map
Scale; khi thay đổi một trong hai tham số thì tham số kia cũng thay đổi tương
ứng
Hình: Hộp thoại thay đổi tỷ lệ bản đồ
 Sau khi mở một lớp dữ liệu, có thể trong cửa sổ bản đồ không chứa hết
tất cả các đối tượng. Để thấy được tất cả các đối tượng trong cửa sổ bản đồ
chúng ta thực hiện : Menu Map - chọn View Entire Layer rồi chọn lớp dữ liệu
(hoặc tất cả các lớp - All Layers) muốn xem trong cửa sổ View Entire Layer.
 Chúng ta có thể trở lại tình trạng cửa sổ bản đồ trước khi vừa được
thay đổi với Map - Previous View.
 Để có thêm một cửa sổ bản đồ giống như cửa sổ đang làm việc, chúng
ta vào hoặc Map - Clone View hoặc Edit - Copy Map Windows (Ctrl + C) rồi
Edit - Paste Map Window (Ctrl + V).
 Ngoài ra chúng ta còn có thể di chuyển các đối tượng trong cửa sổ bản
đồ bằng biểu tượng trong hộp công cụ Main (click vào ô có biểu tượng này,
sau đó di chuyển mouse vào trong cửa sổ bản đồ rồi bấm và kéo mouse theo
hướng chúng ta muốn)
2. Xác định các tham số cho cửa sổ bản đồ hiện thời
Các tham số này chỉ có tác dụng trong cửa sổ bản đồ hiện thời. Chọn
Menu Map - Option xuất hiện cửa sổ:
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang19
Hình: Xác định tham số cho cửa sổ bản đồ
Tại hộp thoại này có thể chọn các tham số:
- Coordinate Units: đơn vị tọa độ
- Distance Units: đơn vị khoảng cách
- Area Units: đơn vị diện tích
- Projection: chọn hệ quy chiếu
- Hiện/tắt thanh cuốn (Scroll Bars)
- Hiển thị thông tin trên thanh trạng thái: giá trị độ rộng của cửa sổ bản
đồ; tỷ lệ bản đồ hiện thời; tọa độ vị trí hiện thời của con trỏ.
- Điều khiển sự hiển thị của bản đồ trong cửa sổ hiện thời luôn luôn tính
theo kích thước cửa sổ nếu chọn ô Fit Map to New Windows và giữ nguyên tỷ lệ
hiển thị nếu chúng ta chọn ô Preserve Current Scale
3. Cách chọn đối tượng địa lý trong cửa sổ bản đồ
 Chúng ta có thể chọn trực tiếp đối tượng hiện diện trong khung nhìn
của cửa sổ bản đồ bằng cách click vào biểu tượng trong hộp công cụ Main,
sau đó di chuyển cursor vào trong cửa sổ bản đồ, đến vị trí của đối tượng muốn
chọn và click, đối tượng được chọn sẽ hiện rõ lên. Để chọn nhiều đối tượng,
chúng ta bấm giữ Shift trong khi click các đối tượng kế tiếp.
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang20
 Sử dụng công cụ Marquee Select hay Radius Select để chọn
tất cả các đối tượng trong hình chữ nhật hay hình tròn do chúng ta sẽ vẽ ra.
 Sử dụng công cụ Boundary Select để chọn tất cả các đối tượng bên
trong ranh giới của một đối tượng kiểu vùng đã xác định trước.
 Chúng ta còn có thể chọn một (hay nhiều) đối tượng từ danh sách các
đối tượng trong cửa sổ dữ liệu. Một lớp dữ liệu có đối tượng địa lý luôn đi kèm
danh sách các đối tượng này và để xem chúng chúng ta vào Window - New
Browser Window (hoặc F2), chọn tên lớp dữ liệu trong cửa sổ Browse Table
và click OK
II.3 - Nhập dữ liệu không gian
Dữ liệu được nhập vào hệ thống thông qua 03 phương pháp như sau:
- Tạo đối tượng điểm
- Vectơ hóa (thực hiện phát sinh đối tượng bằng công cụ vẽ)
- Trao đổi dữ liệu với hệ thống khác
II.3.1 - Tạo đối tượng điểm trên trang bản đồ
Từ số liệu về toạ độ địa lý (kinh độ và vĩ độ) của các điểm, Mapinfo có
thể thể hiện các điểm này trên bản đồ với vị trí tương ứng. Sau khi mở lớp dữ
liệu có số liệu về tọa độ địa lý, vào Menu Table - chọn Create Points, cửa sổ
Create Points xuất hiện và được khai báo như sau:
Hình: Hộp thoại tạo điểm từ số liệu về tọa độ địa lý
- Vào Projection để khai báo phép chiếu phù hợp với số liệu về tọa độ
trong cửa sổ Choose Projection.
- Click vào khung using Symbol để chọn kiểu của đối tượng điểm sẽ được
tạo ra.
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang21
- Khai báo trường dữ liệu chứa dữ liệu về kinh độ và vĩ độ của các điểm
cần tạo.
- Chọn OK để thực hiện
II.3.2 - Vectơ hóa các đối tượng bản đồ
1. Tạo dữ liệu mới trong Mapinfo
Để xây dựng một dữ liệu mới theo dạng của Mapinfo (Table), chọn Menu
File - chọn New Table (Ctrl + N), cửa sổ New Table xuất hiện:
Hình: Hộp thoại tạo một lớp dữ liệu mới
- Chọn Open New Mapper hay Add to Current Mapper khi muốn tạo các
đối tượng đồ họa. Nếu chỉ muốn tạo một cơ sở dữ liệu thì chọn Open New
Browser.
- Cấu trúc của cơ sở dữ liệu: trong Table Structure, chọn Create New nếu
muốn tạo cấu trúc dữ liệu mới, chọn Using Table nếu muốn tạo cấu trúc dữ liệu
theo một Table có sẵn.
- Click Create, cửa sổ New Table Structure xuất hiện, cách khai báo
trong cửa sổ này như sau:
Mục Projection:
 Nếu tạo dữ liệu ở một vùng địa lý mới, trước hết phải khai báo mục
Projection. Projection (hệ quy chiếu) là phương pháp làm giảm sự biến dạng xảy
ra khi chuyển các đối tượng địa lý trên mặt đất lên mặt phẳng của bản đồ giấy.
Click Projection, cửa sổ Choose Projection xuất hiện:
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang22
Hình: Hộp thoại chọn hệ quy chiếu
- Nếu muốn khai báo theo tọa độ địa lý (kinh độ, vĩ độ) thì chọn
Longtitude/Latitude trong mục Category. Trong phần Category Members,
tùy theo hệ quy chiếu của bản đồ mà chúng ta có thể khai báo:
+ Longtitude/Latitude, chung cho các hệ quy chiếu
+ hay Longtitude/Latitude (WGS 84), nếu hệ quy chiếu là UTM
+ hay Longtitude/Latitude (Pulkovo 1942), nếu hệ quy chiếu là
Gauss
- Nếu muốn khai báo theo hệ quy chiếu, trường hợp hệ quy chiếu là UTM
(Universal Transverse Mercator) ta chọn Universal Transverse Mercator (WGS
84) trong mục Category. Tiếp theo tuỳ theo vị trí của vùng khảo sát mà chọn
UTM Zone 48, Northern Hemisphere (WGS 84) hay UTM Zone 49, Northern
Hemisphere (WGS 84) trong phần Category Members. Trường hợp hệ quy
chiếu là Gauss, trong mục Category chúng ta chọn Gauss-Kruger (Pulkovo
1942) và trong phần Category Members chọn GK Zone 18 (Pulkovo 1942).
Trong Mapinfo chưa có hệ quy chiếu Gauss đúng như ngành địa chính sử dụng,
khai báo vừa rồi chỉ là tương đối.
 Trường hợp vùng dữ liệu đã có các bản đồ dạng số, chúng ta nên mở
một trong các bản đồ đã có và tạo mới một dữ liệu trong cửa sổ bản đồ đang
hoạt động, các tham số liên quan đến Projection là giống như của cửa sổ bản đồ
hoạt động.
Dữ liệu được tạo trong Mapinfo có dạng là một bảng gồm các hàng và cột
hay vùng (column, field). Mỗi vùng (cột) là một thuộc tính tương ứng của các
hàng là các đối tượng.
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang23
Click Add field để thêm vùng mới. Nhập tên của vùng này vào cửa sổ
Name ví dụ: STT, sau đó chọn kiểu dữ liệu của vùng trong cửa sổ Type.
Click Create để đặt tên cho lớp dữ liệu mới cùng với thư mục thích hợp
2. Số hóa bản đồ
a. Định nghĩa
Số hóa bản đồ là quá trình vẽ lại một bản đồ giấy trên máy tính nhằm tạo
một bản vẽ dạng số của bản đồ đó.
Số hóa là một cách nhập dữ liệu không gian, nó ghi nhận tọa độ địa lý của
các đối tượng trên mặt đất, lưu trữ dưới dạng số để có thể xử lý trên máy tính.
Có hai phương pháp số hóa bản đồ: số hóa với bàn số hóa (digitizer) và
vectơ hóa từ ảnh quét (scanner) của bản đồ giấy.
b. Tiến trình vectơ hóa dữ liệu rastơ
 Khai báo đăng nhập tọa độ ảnh quét
Bản đồ được quét qua máy quét (scanner) tạo nên các tập tin ảnh với phần
mở rộng là *.tif, *.jpg, *.bmp, ... Tùy theo kích thước bản đồ mà quét thành
những tập tin ảnh khổ A4 (với máy quét thông dụng), hay khổ A3, …
Để sử dụng các tập tin ảnh này như là bản đồ giấy, ta phải khai báo đăng
nhập tọa độ của nó và có thể sử dụng bản đồ nền trong quá trình vectơ hóa.
Vào File - Open, chọn Raster Image trong mục Files of Type, kế đến chọn
thư mục và tập tin dạng ảnh đã được quét. Click OK, chọn Register trong cửa sổ
xuất hiện để đăng nhập tọa độ địa lý tương ứng. Cửa sổ Image Registrtion xuất
hiện với các mục khai báo như sau:
- Projection: khai báo thông số của hệ quy chiếu
- Units: khai báo đơn vị của bản đồ là độ (degrees) hay mét (meters) tùy
theo hệ quy chiếu tương ứng và điều kiện của bản đồ tham khảo.
- Khai báo các điểm xác định vị trí địa lý của khu vực bản đồ được quét.
Tối thiểu phải khai báo 4 điểm và click vào khung New để khai báo một điểm
mới
Sử dụng button có dấu + hay - (phóng to hay thu nhỏ bản đồ ảnh) và các
thanh trượt để đưa một khu vực của bản đồ vào vùng nhìn trên máy tính.
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang24
Hình: Hộp thoại đăng ký tọa độ ảnh
Mỗi khi muốn khai báo một điểm mới, phải xác định rõ tọa độ của điểm
đó trên bản đồ và dịch chuyển ảnh quét sao cho vị trí của điểm đó nằm ở trong
khung nhìn. Click vào khung New, biểu thị vị trí của mouse thay đổi từ hình
tượng mũi tên thành dấu chữ thập. Di chuyển mouse đến đúng vị trí tương ứng
của điểm muốn định vị và click, sẽ xuất hiện cửa sổ Edit Control Point.
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang25
Hình: Hộp thoại sửa tọa độ điểm cần định vị
Nhập kinh độ của điểm đã chọn vào khung Map X và vĩ độ vào khung
Map Y theo tọa độ hệ mét hay hệ độ đã khai báo trong mục Units (Có thể đặt
tên lại cho điểm này trong khung label) - chọn OK
Khi đã khai báo tối thiểu 4 điểm, nên chú ý đến thông tin trong cột Error.
Trị số trong cột này sẽ được tính toán tự động theo tọa độ của các điểm đã được
khai báo. Dĩ nhiên các trị số này càng nhỏ thì bản đồ đăng nhập càng tương hợp
với vị trí địa lý thực.
Di chuyển thanh sáng đến hàng ghi thông tin của một điểm, ta có thể thay
đổi khai báo của điểm đó bằng cách click Edit, khai báo lại tọa độ trong mục
Map X và Map Y trong cửa sổ Edit Control Point, hay xóa nó với Remove hay
để điểm này xuất hiện trong khung nhìn với Goto.
Khi các thông tin trong cột Error là chấp nhận được, click OK để kết thúc
việc đăng nhập tọa độ của vùng ảnh quét. Mapinfo sẽ tạo một tập tin có tên
giống như tên của tập tin ảnh và phần mở rộng là .TAB và hiện trên màn hình
trong cửa sổ bản đồ của bản đồ ảnh vừa đăng nhập.
Ta có thể điều chỉnh độ sáng và độ tương phản của ảnh trong Menu
Table - Raster - Adjust Image Style
Sau khi đăng nhập muốn thay đổi khai báo tọa độ vị trí các điểm, vào
Menu Table - Raster - Modify Image Registration, sẽ xuất hiện cửa sổ Image
Registration để chúng ta thêm, xóa, sửa vị trí các điểm.
 Vectơ hóa
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang26
Dữ liệu số hóa được ghi vào một lớp dữ liệu mới. Vào Menu File - New
Table, mở chồng lên cửa sổ của tập tin ảnh đã được đăng nhập một table mới.
Kiểm tra lớp này để biết rõ là đã ở chế độ được chọn (selectable) và sửa đổi
được (editable) trong Menu Map - Layer Control hay click biểu tượng của
chức này
Tùy theo đối tượng muốn số hóa là điểm, đường hay vùng mà ta chọn các
biểu tượng đồ họa tương ứng trong hộp công cụ Drawing. Tính chất của các đối
tượng này (kích cở, màu sắc, kiểu dạng,…) được xác định với các biểu tượng
trong cửa sổ này hay trong Option - Line Style / Region Style / Symbol Style.
Ta cũng có thể nhập văn bản với kiểu chữ, kích cở, màu sắc và độ nghiêng tùy
chọn tại một vị trí bất kỳ.
Để số hóa các đối tượng vùng tiếp giáp nhau cùng chung một ranh giới,
nên sử dụng khả năng bắt điểm (snap to node) - bấm phím S để tắt mở chức
năng này - các chức năng xóa, cắt chia, xóa phần ngoài,… cũng thường được sử
dụng trong quá trình số hóa.
Đế lưu dữ liệu, bấm Ctrl + S hay vào File - Save Table
II.3.3 - Trao đổi dữ liệu với hệ thống khác
1. Trao đổi với dữ liệu của Autocad
Để trao đổi dữ liệu với một file dữ liệu của Autocad chúng ta vào: Menu
Table - Import, cửa sổ Import File :
Hình: Hộp thoại nhập dữ liệu dạng *.dxf
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang27
- Trong Files of Type: chọn AutoCad DXF (*.dxf)
- Chọn file Autocad cần nhập
- Chọn Open, cửa sổ DXF Import Information xuất hiện như sau:
- Chọn Projection để chọn hệ quy chiếu
- Trong khung DXF Layers to Import: chọn lớp thông tin cần nhập
- Chọn OK để nhập dữ liệu
- Đặt tên file dữ liệu
2. Trao đổi dữ liệu bằng chức năng Universal Tranlator
Chọn Menu Tool - Universal Tranlator để tiến hành trao đổi dữ liệu:
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang28
- Trong khung Source chọn định dạng file dữ liệu và file dữ liệu nguồn
cần trao đổi dữ liệu
- Trong khung Destination chọn định dạng file dữ liệu và thư mục lưu dữ
liệu.
II.4 - biên tập các đối tượng bản đồ
Việc biên tập các đối tượng bản đồ là một công việc rất công phu và đòi
hỏi tính kiên nhẫn. Các đối tượng bản đồ muốn biên tập được phải nằm trên lớp
thông tin được thiết lập ở chế độ biên tập được. Các thao tác biên tập chính có
thể thực hiện như sau:
II.4.1 - Vẽ đối tượng mới
Chọn các công cụ vẽ đối tượng mà chúng ta cần tạo ra trên thanh công cụ
Drawing như: line, polyline, polygon, symbol, arc sau đó di chuyển chuột đến
vị trí cần tạo ra đối tượng mới và xác định vị trí cho các đỉnh của đối tượng tạo
ra.
II.4.2 - Xóa đối tượng đã có
Chọn đối tượng cần xóa rồi sau đó ấn phím Delete. Nếu muốn xóa nhiều
đối tượng cùng lúc thì bấm chọn các đối tượng đồng thời với ấn phím Shift rồi
sau đó ấn phím Delete.
II.4.3 - Sao chép và dán các đối tượng
Chọn các đối tượng cần sao chép sau đó bấm vào biểu tượng copy hoặc
vào Edit - Copy hay sử dụng tổ hợp phím Ctrl + C sau đó chọn Edit - Paste hay
sử dụng tổ hợp phím Ctrl + V
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang29
Các đối tượng trong Mapinfo được sao chép theo địa lý cho nên các đối
tượng sao chép sẽ có vị trí địa lý trùng với các đối tượng gốc.
II.4.4 - Dịch chuyển vị trí đối tượng
Chọn đối tượng cần dịch chuyển vị trí bằng chuột sau đó giữ chuột và di
chuyển đến vị trí mới; bấm chuột để khẳng định vị trí mới
II.4.5 - Biên tập các đỉnh của đối tượng
Chọn đối tượng cần biên tập đỉnh sau đó bấm đối tượng bật điểm đỉnh
trong hộp Main hoặc Edit - Reshape, khi đó các đỉnh của đối tượng sẽ bật lên và
chúng ta có thể thực hiện:
- Xóa điểm đỉnh: chọn điểm đỉnh cần xóa sau đó bấm phím Delete
- Dịch chuyển vị trí điểm đỉnh: chọn điểm đỉnh cần di chuyển sau đó giữ
chuột và di chuyển đến vị trí mới; bấm chuột để khẳng định vị trí mới
- Thêm điểm đỉnh: chọn công cụ thêm đỉnh xác định vị trí của điểm
đỉnh cần thêm mới và bấm chuột.
- Sao chép một đoạn đối tượng: chọn đối tượng sau dó bật điểm đỉnh và
dùng chuột để chọn đỉnh đầu của đoạn - giữ phím Shift hoặc Ctrl - bấm chọn
đỉnh cuối cùng của đoạn, khi đó các đỉnh của đoạn sẽ được đánh dấu chọn; sau
đó bấm Ctrl+C và Ctrl + V. Chức năm này rất hữu ích khi chúng ta muốn nhân
bản các đường chung nhau của các đối tượng khi đóng các polygon trong hệ
thống tạo đối tượng quản lý
II.5 - Phân tích không gian
Phần mềm Mapinfo cung cấp một số chức năng phân tích không gian như
kết hợp, chia cắt, xóa một phần đối tượng bản đồ, tạo vùng đệm của một đối
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang30
tượng hay tạo điểm chung của hai đối tượng. Các chức năng này được thực hiện
cho các đối tượng trong cùng một lớp dữ liệu hay trên hai lớp dữ liệu khác nhau.
Các đối tượng này thường phải xử lý được.
Để cho phép đối tượng xử lý được, trước hết lớp dữ liệu của đối tượng này
phải có thuộc tính sửa đổi được (editable), sau đó chúng ta chọn đối tượng
(select), vào Objects - Set Target (hay Ctrl + T), đối tượng sẽ được đánh dấu là
xử lý được.
Xử lý dữ liệu không gian trong phần mềm Mapinfo được thực hiện theo 3
bước:
- Thiết lập đối tượng muốn xử lý trở thành xử lý được
- Chọn đối tượng chuẩn
- Chọn chức năng phân tích không gian như: kết hợp (combine), chia cắt
(split), xóa một phần (erase)
Sau đây là bảng mô tả đối tượng cắt/đối tượng xử lý thích hợp cho từng
chức năng phân tích không gian:
Kiểu
đối tượng
Tạo điểm giao Cắt, xóa, xóa ngoài Kết hợp
Đối
tượng
cắt
Đối
tượng xử
lý
Đối
tượng
cắt
Đối
tượng xử
lý
Đối
tượng xử
lý
Đ.tượng
không
xlý khác
Vùng x x x x x x
Đường x x x x x
Chữ
Điểm x x x
Nhiều
điểm
x x x
Nhiều kiểu x x x
II.5.1 - Tổng hợp và phân tách dữ liệu (Aggregating and disaggregating
data)
Các dữ liệu thuộc tính đã được liên kết với các thông tin không gian do đó
khi thực hiện các chức năng phân tích không gian hệ thống có thể tự động tổng
hợp hoặc phân tách các dữ liệu đã có và gán chúng cho các đối tượng mới tạo ra
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang31
 Khi thực hiện tổng hợp các đối tượng, chúng ta có thể chọn một
số phương pháp tổng hợp dữ liệu, bao gồm:
- Sum: cộng các giá trị số của các trường dữ liệu và gán tổng số đó cho
trường dữ liệu của đối tượng mới.
- Average: tính giá trị trung bình của các dữ liệu trong các đối tượng gốc
và gán nó cho trường dữ liệu của đối tượng mới
- Weighted Average: tính giá trị trung bình có trọng số của các dữ liệu
trong các đối tượng gốc và gán nó cho trường dữ liệu của đối tượng mới
- Value: lưu và gán giá trị nhất định của các đối tượng gốc cho đối tượng
mới
- No change: bảo lưu các giá trị của đối tượng mục tiêu cho đối tượng mới
tạo ra
 Khi thực hiện phân tách đối tượng, chúng ta có thể chọn một số
phương pháp xử lý dữ liệu, bao gồm:
- Blank: loại bỏ giá trị gốc của đối tượng xử lý
- Value: lưu và gán giá trị nhất định của các đối tượng gốc cho đối tượng
mới
- Area proportion: tạo ra các giá trị mới trên cơ sở các số liệu gốc theo giá
trị hoặc kích thước của các đối tượng mới tạo ra so với đối tượng gốc
II.5.2 - Kết hợp các đối tượng địa lý với đối tượng xử lý
Các bước thực hiện chức năng tổng hợp các đối tượng địa lý có thể tóm
tắt như sau:
- Chọn đối tượng bản đồ xử lý (đối tượng cần xử lý phải thuộc lớp đang ở
chế độ biên tập được)
- Menu Object - Set Target
Đối tượng xử
lý
Đối tượng
chuẩn
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang32
- Chọn một hoặc nhiều đối tượng địa lý cần tổng hợp với đối tượng cần
xử lý
- Chọn Menu Objects - Combine, cửa sổ Data Aggregation:
Hình: Hộp thoại tổng hợp dữ liệu
- Xác định các tham số tổng hợp dữ liệu cho từng trường dữ liệu, sau đó
chọn OK. Nếu chọn No data sẽ thu được các bảng ghi có giá trị trắng.
II.5.3 - Phân tách đối tượng
Chức năng phân tách đối tượng cho phép chúng ta chia đối tượng xử lý
thành những đối tượng nhỏ hơn, trong đó có sử dụng các đối tượng khác để làm
đối tượng cắt.
Để phân tách đối tượng, thực hiện theo các bước sau:
- Chọn đối tượng bản đồ cần phân tách
- Menu Object - Set Target
Đối tượng xử
lý
Đối tượng
chuẩn
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang33
- Chọn hoặc phát sinh một hoặc nhiều đối tượng khác làm đối tượng cắt
(đối tượng này phải là đối tượng vùng)
- Chọn Menu Objects - Split, cửa sổ Data Disaggregation:
Hình: Hộp thoại phân tách dữ liệu
- Xác định các tham số để phân tách dữ liệu từng trường dữ liệu, sau đó
chọn OK.
II.5.4 - Phân tách đối tượng sử dụng một đường (Polyline)
Chức năng sử dụng đường (polyline) để phân tách đối tượng chỉ áp dụng
để tách các đối tượng kiểu đường, vùng, kiểu tập hợp nhiều điểm (multipoints),
kiểu tập hợp nhiều kiểu đối tượng (collections), thực hiện theo các bước sau:
- Chọn đối tượng bản đồ cần phân tách
- Menu Objects - Set Target
Đối tượng xử
lý
Đối tượng
chuẩn
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang34
- Chọn đối tượng đường là đối tượng phát sinh hoặc ở bất kỳ lớp thông tin
nào làm đối tượng cắt (đối tượng cắt trong trường hợp này là đường liên tục
không phải là đường phân nhánh)
- Chọn Menu Objects - Polyline Split
- Trường hợp đối tượng phân tách là kiểu vùng, một bảng thông báo hiện
lên, "Split narked target using selected region cutter ?", chọn Next để tiếp tục,
Cancel để hủy bỏ.
- Trường hợp chọn Next cửa sổ Data Disaggregation xuất hiện:
Hình: Hộp thoại phân tách dữ liệu
- Xác định các tham số để phân tách dữ liệu cho từng trường dữ liệu, sau
đó chọn OK.
II.5.5 - Xóa một phần của đối tượng
- Chọn đối tượng bản đồ cần xử lý
- Menu Object - Set Target
- Chọn Menu Objects - Erase (hoặc Erase Outside), hộp thoại phân tách
dữ liệu hiện ra tương tự như chức năng phân tách đối tượng.
- Xác định các tham số để phân tách dữ liệu cho từng trường dữ liệu, sau
đó chọn OK.
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang35
Xóa một phần đối tượng bên trong đối tượng chuẩn (Erase)
Xóa một phần đối tượng bên ngoài đối tượng chuẩn (Erase Outside)
II.5.6 - Tạo các điểm nút của các đối tượng giao nhau
Chức năng này tạo thêm những node mới cho đối tượng xử lý tại điểm
giao nhau giữa đối tượng xử lý và đối tượng cắt, được thực hiện theo các bước
sau:
- Chọn đối tượng cần xử lý (đối tượng này có thể là kiểu đường hoặc
vùng)
- Chọn Menu Object - Set Target
- Chọn hoặc phát sinh một hoặc nhiều đối tượng khác làm đối tượng cắt
(đối tượng này phải là kiểu đường hoặc kiểu vùng)
- Chọn Menu Objects - Overlay Nodes.
II.5.7 - Tạo vùng đệm bao quanh một (hay nhiều) đối tượng
Vùng đệm là một vùng bao quanh một đối tượng đường, vùng, điểm trong
cửa sổ bản đồ. Để tạo vùng đệm thực hiện theo các bước sau:
- Đặt chế độ biên tập cho lớp thông tin chứa vùng đệm sẽ được tạo ra
- Chọn đối tượng cần tạo ra vùng đệm
Đối tượng xử
lý
Đối tượng
chuẩn
Đối tượng xử
lý
Đối tượng
chuẩn
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang36
- Chọn Objects - Buffer, cửa sổ Buffer Objects xuất hiện như sau:
Hình: Hộp thoại tạo vùng đệm cho đối tượng
- Value: giá trị bán kính của vùng đệm, phụ thuộc vào Units (đơn vị) ở
dưới
- From Column: có thể khai báo giá trị bán kính của vùng đệm là giá trị
của một trường dữ liệu, hay giá trị được tính thông qua các biểu thức
(Expression)
- Units: đợn vị đo, có thể là km, m, cm, mm,…
- Smoothness: số đoạn tạo nên một vòng tròn, giá trị mặc định là 12,
nhưng có thể khai báo giá trị bất kỳ.
- Phương pháp tạo vùng đệm (Buffer method)
+ One buffer for all objects: tạo ra một vùng đệm chung
+ One buffer for each objects: tạo ra vùng đệm cho mỗi đối tượng
- Chọn OK để thực hiện việc tạo vùng đệm
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang37
Hình: Tạo vùng đệm cho đối tượng
II.5.8 - Tạo vùng Voronoi (sơ đồ Voronoi)
Bản đồ phân bổ các cột điện thoại của một thành phố như hình. Mỗi máy
điện thoại sẽ được nối với cột gần nhất, do vậy ta phải chia thành phố thành các
vùng, mỗi vùng có duy nhất một cột và khoảng cách từ mỗi vị trí trong vùng đến
cột trong vùng đó là nhỏ nhất. Kết quả của phân hoạch này là sơ đồ Voronoi.
Hình: Thí dụ sơ đồ Voronoi
Để tạo sơ đồ Voronoi thực hiện theo các bước sau:
- Chọn ít nhất 03 điểm
- Chọn Objects - Voronoi, cửa sổ Voronoi Field Values xuất hiện cửa sổ
Data Aggregation
- Chọn các tham số trên cửa sổ Voronoi Field Values
- Chọn Ok
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang38
II.5.9 - Tổng hợp đối tượng thông qua các trường dữ liệu thuộc tính
Với chức năng này hệ thống không đòi hỏi phải chọn các đối tượng bản
đồ trên màn hình, nhưng đòi hỏi phải có một cơ sở dữ liệu thuộc tính. Thực hiện
chức năng này hệ thống sẽ tự động tạo ra các đối tượng mới dựa trên cơ sở các
dữ liệu trong CSDL thuộc tính có cùng giá trị.
Để thực hiện chức năng này, thực hiện theo các bước sau:
- Chọn Table - Combine Objects Using Column, của sổ Combine Objects
Using Column như sau:
Hình: Tổng hợp đối tượng sử dụng giá trị của một cột
- Combine objects from table: chọn tên lớp chứa các đối tượng cần tổng
hợp
- Group Objects by column: chọn tên trường mà theo đó các đối tượng sẽ
được nhóm lại nếu cùng một giá trị thuộc tính.
- Store result in table: chọn Table lưu trữ kết quả (có thể tạo Table mới
hoặc chọn Table có sẵn)
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang39
Chương III
Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính
Sau khi xây dựng xong các lớp dữ liệu (Table) từ số hóa bản đồ, thể hiện
các đối tượng trong vùng khảo sát, Mapinfo có khả năng bổ sung dữ liệu phi
không gian (dữ liệu thuộc tính - yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội) bằng nhiều
phương pháp khác nhau.
Trong chương này chúng tôi sẽ trình bày các phương pháp cập nhật bổ
sung dữ liệu của phần mềm Mapinfo
III.1 - Tổ chức, thay đổi cấu trúc dữ liệu
Để tổ chức hay thay đổi cấu trúc dữ liệu của Table chúng ta thực hiện như
sau: Menu Table - Maintenance - Table Structure; cửa sổ Modify Table
Structure xuất hiện như sau:
Hình: Tổ chức, thay đổi cấu trúc của Table
- Add field: thêm một trường dữ liệu (field hay column) với tên được khai
báo trong hộp Name và kiểu dữ liệu trong hộp Type
Tùy theo tính chất của dữ liệu mà kiểu dữ liệu có thể là:
+ Kiểu số nguyên (Integer): lưu các số nguyên từ - 2.100.000.000 đến +
2.100.000.000
+ Kiểu số nguyên ngắn (Small Integer): lưu các số nguyên từ - 32.768 đến
+ 32.767
+ Kiểu ký tự (Character): lưu trữ tối đa 254 ký tự
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang40
+ Kiểu số thập phân (Decimal) lưu trữ các số thập phân dạng dấu chấm cố
định; tối đa dài 19 chữ số
+ Kiểu số thập phân động (Float): lưu các số thập phân dạng dấu chấm tự
do
+ Kiểu ngày, tháng (Date): lư trữ dữ liệu dạng ngày tháng
+ Kiểu luận lý (Logical): chỉ có hai giá trị là True và False
- Remove field: loại bỏ một trường dữ liệu
- Up - Down: di chuyển thứ tự của các trường dữ liệu trong bảng
III.2 - nhập dữ liệu bằng công cụ info tool
Theo phương pháp này, chúng ta sử dụng công cụ Info Tool để nhập dữ
liệu thuộc tính cho từng đối tượng.
Hình: Nhập dữ liệu thuộc tính bằng công cụ Info Tool
III.3 - Liên kết dữ liệu có sẵn
Phần mềm Mapinfo cho phép sử dụng cơ sở dữ liệu có sẵn được xây dựng
trên các phần mềm Excel (*.xls), Foxpro, dbase (*.dbf), Lotus (*.wks), Access
Công cụ nhập
dữ liệu thuộc
tính
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang41
(*.mdb). Mapinfo sử dụng được các cơ sở dữ liệu này như là những lớp dữ liệu
sau khi hoàn tất thủ tục khai báo.
Vào Menu File - Open, chọn tập tin cơ sở dữ liệu theo các dạng trên
(chọn kiểu tương thích trong Files of Type) trong cửa sổ Open
III.3.1 - Cơ sở dữ liệu .dbf (Dbase III, Dbase IV, Foxbase, Foxpro)
Hình: Hộp thoại mở dữ liệu dạng dbf
Chọn dBASE DBF (*.dbf) trong Files of type. Chọn tập tin dạng dbf,
trong Prefferred View có thể chọn Automatic, Browser,…Chọn OK, xuất hiện
cửa sổ dBASE DBF Infimation: giữ mặc định trong hộp File Character Set:
Window US &.W Europe (“ANSI”)
Chọn OK, sẽ xuất hiện cửa sổ dữ liệu (browser) của tập tin dbf tương ứng,
Mapinfo tự động tạo tập tin dạng .tab tương ứng trong cùng thư mục của tập tin
dbf được chọn
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang42
III.3.2 - Cơ sở dữ liệu Microsoft Excel
Hình: Hộp thoại mở dữ liệu dạng xls
Thông thường dữ liệu trong Excel lấy hàng trên cùng làm tên cột, do đó
trong cửa sổ Excel Information phải khai báo như sau:
Trong Name Range chọn Other sẽ xuất hiện khung ghi giới hạn của bảng
dữ liệu. Mapinfo sẽ cho thấy toàn vùng dữ liệu, dữ liệu từ hàng cột nào đến hàng
cột nào. Chúng ta sẽ thay đổi là tăng thêm một hàng đối với vị trí đầu tiên của
vùng dữ liệu, Ví dụ thay vì A1:E80 thì đổi lại A2:E80
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang43
Đánh dấu vào mục Use Row Above Selected Range for Column Titles:
xác định hàng đầu tiên là tên cột. Mapinfo tự động tạo tập tin dạng .tab tương
ứng trong cùng thư mục của tập tin .xls được chọn
Lưu ý: Trong các dạng dữ liệu trên, tốt nhất là chuyển thành dạng .dbf trước khi
nhập vào Mapinfo vì Mapinfo chỉ thay đổi cấu trúc của dạng cơ sở dữ liệu này.
III.4 - Cập nhật và bổ sung dữ liệu
III.4.1 - Bổ sung số liệu thống kê
Mỗi tính chất của các đối tượng được bổ sung vào một vùng mới và tùy
theo kiểu số liệu để khai báo thích hợp trong kiểu vùng.
Có thể nhập dữ liệu trong Mapinfo. Vào Window - New Browser
Window, chọn lớp dữ liệu muốn bổ sung thêm, sẽ xuất hiện một cửa sổ dữ liệu
(Browser) liệt kê dữ liệu theo hàng và cột, nhập dữ liệu vào các ô thích hợp.
Hình: Bảng dữ liệu thuộc tính
Để có thể sử dụng các phần mềm khác như Excel hay Foxpro để nhập dữ
liệu, ta phải lưu lớp dữ liệu dưới dạng dBASE DBF với một tên khác: Vào
Menu File - Save Copy As, chọn lớp dữ liệu cần lưu; trong cửa sổ Save Copy of
Table As chọn Save as type là dbase DBF, ta sẽ có một tập tin của lớp dữ liệu
tương ứng có phần mở rộng là .dbf. Vào Excel hay Foxpro và mở tập tin này để
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang44
cập nhật, lưu ý không được thay đổi vị trí của các hàng, vì Mapinfo đã lưu thông
tin về các đối tượng địa lý đồ họa theo thứ tự của các hàng.
III.4.2 - Bổ sung số liệu do Mapinfo tính toán được
Trong Mapinfo có sử dụng các hàm và các phép toán nên chúng ta có thể
xác lập các biểu thức tính toán tự động trên từng đối tượng (các hàng trong
bảng).
Biểu thức trong Mapinfo bao gồm tên vùng của lớp dữ liệu được mở -
trong đó obj là tên vùng đặc biệt chỉ đến đối tượng địa lý của các hàng trong
bảng dữ liệu - các toán tử và các hàm.
1. Toán tử trong Mapinfo
Các toán tử trong Mapinfo bao gồm theo mức độ ưu tiên sau:
(); ^: dấu âm (-); * và /; + và -;
Contains, contain entire, within, entirely within, intersects (các toán tử
dùng cho đối tượng địa lý);
=, <>, <, >, <=, >= (các toán tử so sánh);
not, and, or (các toán tử luận lý).
2. Hàm trong Mapinfo
Các hàm trong Mapinfo có dạng tên hàm(tham số), bao gồm:
Các hàm toán học
Abs(số): Trả về trị tuyệt đối của số
Cos(số - đơn vị: radian): trả về cosin của số
Sin(số - đơn vị: radian): trả về sin của số
Tan(số - đơn vị: radian): trả về Tang của số
Int(số): trả về phần nguyên của số
Maximum (số 1, số 2): trả về số có giá trị lớn hơn
Minimum (số 1, số 2): trả về số có giá trị bé hơn
Các hàm chuỗi ký tự
Str$(biểu thức): trả về chuỗi ký tự tương ứng của biểu thức
Chr$(số): trả về ký tự tương ứng theo bảng mã ASCII
InStr(số, chuỗi 1, chuỗi 2): tìm trong chuỗi 1 bắt đầu tại vị trí số, nếu có
chuỗi 2 thì trả về vị trí của chuỗi 2, nếu không có thì trả về số 0
Ltrim$(chuỗi): trả về chuỗi sau khi cắt bỏ khoảng trắng phía trước
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang45
Lease$(chuỗi): trả về chuỗi với chữ thường
Left(chuỗi, số): trả về chuỗi với số ký tự bên trái
Mid$(chuỗi, số 1, số 2): trả về chuỗi bắt đầu từ vị trí số 1 và dài số 2 ký tự
Proper$(chuỗi): Trả về chuỗi với ký tự đầu là chữ hoa
Right$(chuỗi số): trả về chuỗi gồm số thứ tự từ bên phải
Rtrim$(chuỗi): trả về chuỗi sau khi cắt bỏ khoảng trắng bên phải
Ucase(chuỗi): trả về chuỗi hoa
Len(chuỗi): trả về số ký tự của chuỗi
Val(chuỗi): trả về giá trị bằng số của chuỗi
Các hàm ngày tháng
Curdate(): trả về ngày tháng năm của ngày hôm nay
Day(ngày/tháng/năm): trả về ngày của ngày/tháng/năm
Month(ngày/tháng/năm): trả về tháng của ngày/tháng/năm
Year(ngày/tháng/năm): trả về năm của ngày/tháng/năm
Weekday(ngày/tháng/năm): trả về thứ tự của ngày trong tuần của
ngày/tháng/năm. Chủ nhật có số thứ tự là 1
Các hàm liên quan đến đối tượng địa lý
Area(obj, “đơn vị”): trả về diện tích của đối tượng theo đơn vị
CentroidX(obj): trả về trị số kinh độ điểm trọng tâm của đối tượng
CentroidY(obj): trả về trị số vĩ độ điểm trọng tâm của đối tượng
3. Cập nhật bổ sung dữ liệu theo từng cột
Để cập nhật dữ liệu theo từng cột vào Menu Table - Update Column xuất
hiện cửa sổ với các mục sau:
- Table to Update: chọn lớp dữ liệu muốn cập nhật trong số các lớp dữ
liệu đang mở
- Get value from table: lấy giá trị từ lớp dữ liệu nào, có 02 trường hợp:
Từ lớp dữ liệu muốn cập nhật
- Column to update: chọn vùng muốn cập nhật
- Value: nhập một biểu thức hợp lệ. Thường sử dụng trong khung Assist
để xây dựng biểu thức
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang46
Ví dụ:
Tính diện tích các đối tượng địa lý (xã, phường) của thị xã Cao Lãnh
Vào Update khai báo như sau:
Column to Update:D_tich
Value:Area(obj, “hectare”)
Hình: Tính diện tích của các đối tượng địa lý
Từ một lớp dữ liệu khác
Chọn khung Join…để xác định vùng tham chiếu liên kết giữa hai lớp dữ liệu
- Column to Update: chọn vùng có sẵn
- Calculate: cách tính toán (có thể là: value hay các biểu thức tổng hợp
như: Average, Count, Minimum, Maximum, sum, Weighted Average (trung
bình gia trọng), Proportion Sum (tổng số theo tỷ lệ), Proportion Average (trung
bình theo tỷ lệ), Proportion Weighted Average (trung bình gia trọng theo tỷ lệ)
Ghi chú: các biểu thức Average, Count, Minimum, Sum, Weighted
Average có tham số là các giá trị của dữ liệu; các biểu thức tỷ lệ (Proportion)
thì xử lý các đối tượng địa lý
- of: thường là một cột hay biểu thức hợp lệ
- Chọn OK để tiến hành cập nhật dữ liệu
Ví dụ:
1 - Calculate: Value:
Cập nhật dữ liệu cho cột DS_2000 của Table CL_RGHC.TAB dựa vào
Table DANSO.TAB; thực hiện theo các bước sau:
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang47
- Menu Table - Update Column, xuất hiện cửa sổ Update Column như
sau:
Hình: Cập nhật dữ liệu giữa hai Table
Trong trường hợp này hai lớp dữ liệu có số hàng như nhau, chúng ta chọn
trường dữ liệu khoá của hai Table bằng cách vào Join…
Hình: Chọn trường dữ liệu liên kết
2. Calculate: Sum
Tính tổng dân số năm 2000 của từng vùng thuộc thị xã Cao Lãnh; thực
hiện theo các bước sau:
- Menu Table - Update Column, xuất hiện cửa sổ Update Column, khai
báo như sau:
Table to Update: CL_VUNG
Column to Update: DS_2000
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang48
Get Value from Table: DANSO
Calculate: Sum
Of: DS_2000
Hình: Cập nhật dữ liệu giữa hai Table
Trong trường hợp này chúng ta chọn tên cột liên kết giữa hai lớp dữ liệu trong
cửa sổ Join… là Vung
Hình: Chọn trường dữ liệu liên kết
III.5 - chọn và kết hợp dữ liệu theo điều kiện
III.5.1 - Chọn các đối tượng theo điều kiện trong một lớp dữ liệu
Trong quá trình làm việc với cơ sở dữ liệu, hệ thống Mapinfo phát sinh
lớp thông tin Selection. Các Selection có các đặc tính sau đây: chúng là những
lớp thông tin trung gian (Temporary table) với tên mở rộng là Query, Query 1,
Query 2,…
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang49
Để chọn các đối tượng theo điều kiện thực hiện ta vào: Menu Query -
Select, khai báo các mục trong cửa sổ Select như sau:
Hình: Chọn dữ liệu theo điều kiện
- Mục Select Records from Table: Chọn lớp dữ liệu cần chọn theo điều
kiện
- Mục that Satisfy: nhập một biểu thức luận lý hợp lệ
- Store Results in Table: lưu kết quả vào Table nào đó, có thể giữ mặc
định là Selection. Muốn lưu dữ liệu này phải vào File - Save As
- Sort Results by Column: chọn tên cột muốn sắp xếp thứ tự
Với Select chúng ta xây dựng được một lớp dữ liệu mới thỏa điều kiện đặt
ra. Lớp dữ liệu này thường có ít đối tượng (số hàng) nhưng giữ nguyên cấu trúc
của dữ liệu (số cột). Dĩ nhiên chúng ta có thể thay đổi cấu trúc theo ý đồ của
chúng ta, Mapinfo có một chức năng để thực hiện trực tiếp điều này đó là SQL
Select. Ngoài ra, SQL Select còn thực hiện một số chức năng khác.
Để thực hiện chức năng chọn bằng SQL Select vào Menu Query - SQL
Select, cửa sổ SQL Select như sau:
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang50
- from Table: nhập tên lớp dữ liệu, chúng ta có thể nhập trực tiếp từ bàn
phím tên của lớp dữ liệu, nhưng nên click khung Table để chọn
- Select Column: nếu chọn tất cả các cột thì giữ dấu * (mặc định), nếu chỉ
chọn một số cột thì xóa dấu * rồi click khung Column để chọn. Ngoài ra ta còn
có thể xây dựng các biểu thức tính toán và hình thành thêm các cột mới. Điều
này có nghĩa lớp dữ liệu mới sẽ có một số cột cũ hay ít hơn cũng có thể nhiều
hơn.
Để đặt tên cho cột mới của một biểu thức tính toán, chúng ta ghi tên cột
trong dấu ngoặc kép ngay sau biểu thức.
Ví dụ: DS_2000/area(obj, “sq km”) “Mat do”
- Where condition: có thể để trống hay nhập biểu thức luận lý hợp lệ.
Trường hợp là một biểu thức luận lý thì chỉ những hàng phù hợp với điều kiện
biểu thức này mới xuất hiện trong lớp dữ liệu tạm thời (selection)
- Group by column: chọn cột muốn tính gộp cho các giá trị giống nhau
(subtotal) trong cột đó.
- Order by column: chọn cột muốn sắp xếp thứ tự, mặc định là sắp xếp
theo thứ tự tăng dần; muốn sắp xếp theo thứ tự giảm dần, chúng ta thêm desc
đằng sau tên cột đã chọn.
Để xây dựng các biểu thức toán trong SQL Select, ngoài các thành phần
thông thường là tên cột, hàm và toán tử; Mapinfo còn có thêm các hàm thống kê
như: Avg (trung bình cộng), Sum (tổng), Min (giá trị tối thiểu), Max (giá trị tối
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang51
đa), WtAvg (trung bình gia trọng) và Count (đếm số lượng), các hàm thống kê
này được liệt kê trong Aggregates
Các lớp dữ liệu mới phát sinh từ các hàm thống kê là lớp dữ liệu tổng hợp
của một cột nào đó, chúng được lưu tạm trong các Query hay selection
Ví dụ 1:
Sử dụng lớp dữ liệu DANSO.TAB
Select Column: Count(*) “So xa”, sum(DS_2000) “Danso 2000”
Kết quả là:
So xa Danso 2000
13 142.037
Trường hợp có xét Group by Column số hàng sẽ là số giá trị khác nhau
của cột này.
Ví dụ 2:
Select Column: Vung, Count(*) “So xa”, sum(DS_2000) “Danso 2000”
Group by Column: Vung
Order by Column: Vung
Kết quả là:
III.5.2 - Kết hợp với một lớp dữ liệu khác
Để kết hợp hai lớp dữ liệu với các thông tin khác nhau, chúng ta mở hai
lớp dữ liệu này, sau đó vào Query - SQL Select. Trong cửa số SQL Select khai
báo như sau:
- from table: chọn các lớp dữ liệu để liên kết
Sau khi chọn các lớp dữ liệu, trong vùng Where Condition tên cột dữ liệu
để liên kết hai lớp dữ liệu với nhau
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang52
- Select Column: dấu * là chọn tất cả các cột của hai lớp dữ liệu. Chúng ta
có thể chọn các cột tuỳ ý và có thể tạo các biểu thức tính toán để phát sinh các
cột mới
- Group by column: chọn cột muốn tính gộp cho các giá trị giống nhau
(subtotal) trong cột đó.
- Order by column: chọn cột muốn sắp xếp thứ tự, mặc định là sắp xếp
theo thứ tự tăng dần; muốn sắp xếp theo thứ tự giảm dần, chúng ta thêm desc
đằng sau tên cột đã chọn.
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang53
Chương IV
Xây dựng & kết xuất bản đồ
IV.1 - Bản đồ chuyên đề
Thành lập bản đồ chuyên đề là một công cụ hiệu quả nhất để thể hiện sự
phân tích và hiển thị các dữ liệu. Thành lập bản đồ chuyên đề là một quá trình
thể hiện thông qua tô vẽ các đối tượng bản đồ theo cột chuyên đề cụ thể. Ví dụ
bản đồ thể hiện bằng phương pháp tô màu mật độ dân số theo đơn vị hành chính
cấp huyện là một bản đồ chuyên đề
Trong phần mềm Mapinfo có 6 loại thể hiện bản đồ chuyên đề khác nhau:
- Ranges: thể hiện theo khoảng dữ liệu
- Bar Charts: thể hiện theo biểu đồ hình chữ nhật
- Pie Charts: thể hiện theo biểu đồ hình tròn
- Graduated: thể hiện theo ký hiệu có trọng số
- Dot Density: thể hiện theo mật độ điểm
- Individua: thể hiện theo giá trị độc lập
Mỗi một loại bản đồ chuyên đề trên có thể sử dụng cho một mục đích cụ
thể và chúng có các tính chất khác nhau. Các dữ liệu sử dụng để thành lập bản
đồ chuyên đề có thể là giá trị số hoặc không nhất thiết phải là giá trị số.
Thông qua bản đồ chuyên đề chúng ta có thể tạo ra một Xêri bản đồ dựa
trên cùng một nền các đối tượng bản đồ chung, hiển thị các vấn đề khác nhau
liên quan đến các chủ đề quan tâm.
IV.2 - Khái quát về thành lập bản đồ chuyên đề
- Tham số thành lập bản đồ chuyên đề:
Trước khi chúng ta thành lập các bản đồ chuyên đề phải hiểu rõ về các
thành phần tạo nên bản đồ chuyên đề và sự quan hệ giữa chúng khi thành lập
bản đồ. Các dữ liệu hiển thị trên bản đồ chuyên đề được gọi là các tham số
chuyên đề. Tùy theo kết quả phân tích chuyên đề mà chúng ta thực hiện và có
thể xác định một hay nhiều tham số chuyên đề. Tham số chuyên đề có thể là giá
trị của một trường dữ liệu hay là một biểu thức toán học của các trường dữ liệu
- Thông qua thành lập bản đồ chuyên, các thông tin phục vụ để thành lập
bản đồ chuyên đề có thể được truy cập từ một lớp thông tin hay nhiều lớp thông
tin
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang54
- Lớp thông tin chuyên đề (thematic layer), khi chúng ta tạo ra bản đồ
chuyên đề thì hệ thống tự động tạo ra một lớp thông tin chuyên đề độc lập để
quản lý và lưu trữ các thông tin đó. Trong hộp điều khiển của hệ thống nó cũng
được tự động thêm vào. Nếu không muốn hiển thị lớp thông tin chuyên đề này
trên bản đồ thì chúng ta tắt chế độ hiển thị của lớp thông tin chuyên đề đó.
Để thực hiện tạo ra bản đồ chuyên đề vào Map - Create Thematic Map,
xuất hiện cửa số sau:
Hình: Xây dựng bản đồ chuyên đề
IV.3 - Các phương pháp tạo bản đồ chuyên đề
IV.3.1 - Tạo bản đồ chuyên đề theo phương pháp Range
Chọn biểu tượng Range trong cửa sổ Create Thematic Map và bấm nút
Next khi đó màn hình hiện ra cửa sổ sau:
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang55
Tại cửa sổ này chúng ta cần xác định:
- Table: tên Table cần xây dựng bản đồ chuyên đề
- Field: chọn trường dữ liệu tạo chuyên đề
- Ignore Zeroes or Blank: bỏ qua các bảng ghi trắng
Chọn Next để sang bước tiếp theo:
Tại cửa sổ này chúng ta được cung cấp một tầm nhìn tổng quan về các
nhóm chuyên đề sẽ tạo ra trong khung Preview. Các đối tượng trong lớp chuyên
đề sẽ được nhóm theo giá trị ngầm định của hệ thống trên cơ sở các thông tin
thuộc tính đã gắn với chúng
Chúng ta có thể chọn phong cách thể hiện của các dữ liệu trong bảng ghi
chú bằng cách chọn ô Ascending cho sự hiển thị giá trị từ nhỏ đến lớn hoặc
Descending cho sự hiển thị từ lớn đến nhỏ
Trước khi sang bước kế tiếp chúng ta có thể thay đổi các tham số của bản
đồ chuyên đề tạo ra như định nghĩa lại các khoảng giá trị, thay đổi thuộc tính thể
hiện và bảng ghi chú chuyên đề theo các nút trên cửa sổ như sau:
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang56
1. Nếu chọn nút Range màn hình hiện ra cửa sổ như sau:
Tại cửa sổ này chúng ta xác định:
- Phương pháp tạo bản đồ chuyên đề tại hộp Method, trong danh sách các
phương pháp có thể chọn một trong các phương pháp như sau:
+ Equal count: tạo ra nhóm các đối tượng có số bảng ghi như nhau
+ Equal range: tạo ra nhóm các đối tượng có khoảng dữ liệu như nhau
+ Nature Break: sự phân tách các khoảng dữ liệu chuyên đề dựa trên cơ sở
tối thiểu hóa (Minimum) các hiệu số của các dữ liệu với giá trị trung bình của
chúng
+ Standar Deviation: khoảng giữa được phân tách tại giá trị trung bình của
các dữ liệu, khoảng trên và khoảng dưới nó được xác định bằng khoảng giữa
cộng trừ đi một giá trị sai lệch chuẩn.
+ Quantile: xác định sự phân bố của một biến dữ liệu dọc theo khoảng dữ
liệu. Khi chọn phương pháp này màn hình hiện ra hộp Quantile và chúng ta chọn
biểu thức để thực hiện thao tác xác định phân bố.
+ Custom: chọn phương pháp này chúng ta phải tự xác định các khoảng
dữ liệu chuyên đề. Khi chọn Custom, màn hình hiện ra cửa sổ Custom range và
chúng ta nhập khoảng dữ lệu vào đó thông qua giá trị Min và Max
2. Chọn nút Style để tiến hành chọn màu thể hiện bản đồ chuyên đề
3. Chọn nút Legend để biên tập chú dẫn cho bản đồ chuyên đề
IV.3.2 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Bar Chart
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang57
IV.3.3 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Pie Chart
IV.3.4 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Graduated
IV.3.5 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Dot Density
IV.3.6 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Individual
Sau khi đã hình thành bản đồ chuyên đề chúng ta có thể sửa đổi các tham
số đã chọn bằng cách vào Map - Modify Thematic Map
IV.4 - Tạo trang Layout để xuất bản đồ
IV.4.1 - Tạo lưới bản đồ
Để tạo lưới cho bản đồ chúng thực hiện theo các bước sau:
- Chạy chương trình Mapbasic tạo lưới: Menu Tool - Run Mapbasic
Program - chọn MapinfoProfessionalToolsGridmark
- Chọn công cụ tạo lưới, kéo tạo khung lưới trên cửa sổ bản đồ, xuất hiện
cửa sổ sau:
Hình: Tạo lưới bản đồ
Trong cửa sổ trên chọn các tham số như sau:
- Object Types: nên chọn kiểu Straight Polylines
- Spacing between lines: khoảng cách giữa các đường
- Projection: chọn hệ quy chiếu
- New table: đặt tên cho lưới sắp tạo
IV.4.2 - Tạo thước tỷ lệ
- Chạy chương trình Mapbasic thước tỷ lệ: Menu Tool - Run Mapbasic
Program - chọn MapinfoProfessionalToolsScalebar
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang58
- Xác định vị trí đặt thước tỷ lệ, xuất hiện cửa sổ:
Hình: Tạo thước tỷ lệ
- Width of scalebar: khai báo chiều dài của thước tỷ lệ
- Chọn màu, font chữ cho thước tỷ lệ
IV.4.3 - Thiết kế trang in (layout)
1. Tạo ra trang trình bày bản đồ mới
Trang trình bày là một công cụ của Mapinfo cho phép tổng hợp các cửa sổ
thông tin như cửa sổ bản đồ, cửa sổ xét duyệt, cửa sổ biểu đồ, cửa sổ ghi chú,…
trên một trang bản đồ và có thể in ấn ra thiết bị đầu ra. Chúng ta có thể thêm bớt
bất kỳ một cửa sổ thông tin hiện thời đang mở nào vào trang trình bày hoặc thêm
các tiêu đề, ghi chú vào trang trình bày.
Chúng ta vào Menu Window - New Layout Window, cửa sổ New Layout
Window như sau:
Trong cửa sổ này có thể chọn một trong ba lựa chọn:
Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo
Trang59
- One Frame for Window: tự động tạo ra một khung tại trung tâm của
trang trình bày và chúng ta có thể chọn tên của cửa sổ thông tin hiện thời đang
mở. Chúng ta có thể biên tập, thay đổi kích thước, vị trí cũng như các thuộc tính
thể hiện của khung giống như là một đối tượng vùng
- Frames for All Currently Open Windows: tự động tạo một khung và gán
toàn bộ các cửa sổ thông tin đang mở vào trang trình bày.
- No Frame: chức năng này tương tự như khi tạo ra cửa sổ Layout mới
nếu chúng ta chưa có một cửa sổ thông tin nào được mở
Frame trong Layout có các tính chất sau:
- Frame là một đối tượng đồ thị và chúng ta có thể chọn, biên tập
- Chúng ta có thể sao chép, xóa và dán đối tượng vào cửa sổ Layout khác
2. Tạo ra các Frame trên Layout
Khi mở ít nhất một trang Layout biểu tượng công cụ Frame (trên thanh
Drawing) sẽ bật sáng, chúng ta có thể dụng công cụ này để xác định các Frame
trên trang Layout. Khi tạo xong Frame cửa sổ Frame Object như sau:
Hình: Tạo các Frame cho Layout
- Chọn cửa sổ bản đồ cần trình bày trên trang Layout trong hộp Window
- Đặt tỷ lệ cho bản đồ cần in ra trong hộp Map Scale Option

More Related Content

Similar to bai giang mapinfo.DOC

Giao trinh giai thuat
Giao trinh giai thuatGiao trinh giai thuat
Giao trinh giai thuat
veaglet
 
6 tai lieu tap huan qgis - vn
6  tai lieu tap huan qgis - vn6  tai lieu tap huan qgis - vn
6 tai lieu tap huan qgis - vn
Duong Huyen
 
Dhhh ctdlgt bai giang cau truc du lieu
Dhhh ctdlgt bai giang cau truc du lieuDhhh ctdlgt bai giang cau truc du lieu
Dhhh ctdlgt bai giang cau truc du lieu
saobien44
 
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàngQuản lý quan hệ khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
An Nguyen
 
0112045 0112295 12919775845
0112045 0112295 129197758450112045 0112295 12919775845
0112045 0112295 12919775845
tandat_2011
 
Lap trinh pocket_pc_1711
Lap trinh pocket_pc_1711Lap trinh pocket_pc_1711
Lap trinh pocket_pc_1711
hongocvinh
 

Similar to bai giang mapinfo.DOC (20)

Giao trinh giai thuat
Giao trinh giai thuatGiao trinh giai thuat
Giao trinh giai thuat
 
17406 bai giang csdl nang cao
17406   bai giang csdl nang cao17406   bai giang csdl nang cao
17406 bai giang csdl nang cao
 
Xây dựng website tin tức cho trường THPT
Xây dựng website tin tức cho trường THPTXây dựng website tin tức cho trường THPT
Xây dựng website tin tức cho trường THPT
 
6 tai lieu tap huan qgis - vn
6  tai lieu tap huan qgis - vn6  tai lieu tap huan qgis - vn
6 tai lieu tap huan qgis - vn
 
20121224164710718
2012122416471071820121224164710718
20121224164710718
 
Đồ-Án-1.docx
Đồ-Án-1.docxĐồ-Án-1.docx
Đồ-Án-1.docx
 
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP QUAY LUI VÀ ỨNG DỤNG GIẢI BÀI TOÁN SUDOKU
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP QUAY LUI VÀ ỨNG DỤNG GIẢI BÀI TOÁN SUDOKU NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP QUAY LUI VÀ ỨNG DỤNG GIẢI BÀI TOÁN SUDOKU
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP QUAY LUI VÀ ỨNG DỤNG GIẢI BÀI TOÁN SUDOKU
 
Ứng dụng mô hình CSDL phân tán giải quyết bài toán quản lý bán hàng
Ứng dụng mô hình CSDL phân tán giải quyết bài toán quản lý bán hàngỨng dụng mô hình CSDL phân tán giải quyết bài toán quản lý bán hàng
Ứng dụng mô hình CSDL phân tán giải quyết bài toán quản lý bán hàng
 
Dhhh ctdlgt bai giang cau truc du lieu
Dhhh ctdlgt bai giang cau truc du lieuDhhh ctdlgt bai giang cau truc du lieu
Dhhh ctdlgt bai giang cau truc du lieu
 
VHU-Tap Bai Giang Co So Du Lieu CNTT.pdf
VHU-Tap Bai Giang Co So Du Lieu CNTT.pdfVHU-Tap Bai Giang Co So Du Lieu CNTT.pdf
VHU-Tap Bai Giang Co So Du Lieu CNTT.pdf
 
bai-giang-gis-d hgiaothong
 bai-giang-gis-d hgiaothong bai-giang-gis-d hgiaothong
bai-giang-gis-d hgiaothong
 
Luận Văn Nghiên Cứu Xử Lý Các Đoạn Video Để Trợ Giúp Phát Triển Tư Duy Học Si...
Luận Văn Nghiên Cứu Xử Lý Các Đoạn Video Để Trợ Giúp Phát Triển Tư Duy Học Si...Luận Văn Nghiên Cứu Xử Lý Các Đoạn Video Để Trợ Giúp Phát Triển Tư Duy Học Si...
Luận Văn Nghiên Cứu Xử Lý Các Đoạn Video Để Trợ Giúp Phát Triển Tư Duy Học Si...
 
Huong dan sd_spss
Huong dan sd_spssHuong dan sd_spss
Huong dan sd_spss
 
Bai giang_Co so du lieu.pdf
Bai giang_Co so du lieu.pdfBai giang_Co so du lieu.pdf
Bai giang_Co so du lieu.pdf
 
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàngQuản lý quan hệ khách hàng
Quản lý quan hệ khách hàng
 
Đề tài: Quản lí tiền điện
Đề tài: Quản lí tiền điệnĐề tài: Quản lí tiền điện
Đề tài: Quản lí tiền điện
 
0112045 0112295 12919775845
0112045 0112295 129197758450112045 0112295 12919775845
0112045 0112295 12919775845
 
Luận văn: Nhận dạng và phân loại hoa quả trong ảnh màu, HAY
Luận văn: Nhận dạng và phân loại hoa quả trong ảnh màu, HAYLuận văn: Nhận dạng và phân loại hoa quả trong ảnh màu, HAY
Luận văn: Nhận dạng và phân loại hoa quả trong ảnh màu, HAY
 
k07406tochucdulieuvathongtin
k07406tochucdulieuvathongtink07406tochucdulieuvathongtin
k07406tochucdulieuvathongtin
 
Lap trinh pocket_pc_1711
Lap trinh pocket_pc_1711Lap trinh pocket_pc_1711
Lap trinh pocket_pc_1711
 

bai giang mapinfo.DOC

  • 1. MỤC LỤC Chương I .............................................................................................................. 4 Giới thiệu chung .................................................................................................. 4 I.1 - Mô hình dữ liệu........................................................................................ 4 I.1.1 - Khái niệm.......................................................................................... 4 I.1.2 - Cấu trúc dữ liệu................................................................................ 4 I.2 - Tổ chức dữ liệu ........................................................................................ 4 I.2.1 - Khái niệm.......................................................................................... 4 I.2.2 - Tổ chức cơ sở dữ liệu ....................................................................... 5 I.2.3 - Mô hình cơ sở dữ liệu không gian................................................... 5 I.2.4 - Số hóa bản đồ.................................................................................... 6 I.3 - Xây dựng cơ sở dữ liệu........................................................................... 8 I.3.1 - Khái niệm.......................................................................................... 8 I.3.2 - Thu thập dữ liệu ............................................................................... 8 I.3.3 - Nhập & quản lý dữ liệu.................................................................... 9 I.4 - một số phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu........................................... 10 Chương II........................................................................................................... 11 Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian ................................................................. 11 II.1 - Tổ chức thông tin không gian............................................................. 11 II.2 - Thao tác trên lớp dữ liệu và cửa sổ bản đồ ....................................... 12 II.2.1 - Các thủ tục chung để tạo ra bản đồ máy tính:.......................... 12 II.2.2 - Thao tác trên lớp dữ liệu.............................................................. 14 II.2.3 - Thao tác trên cửa sổ bản đồ......................................................... 17 II.3 - Nhập dữ liệu không gian..................................................................... 20 II.3.1 - Tạo đối tượng điểm trên trang bản đồ ....................................... 20 II.3.2 - Vectơ hóa các đối tượng bản đồ .................................................. 21 II.3.3 - Trao đổi dữ liệu với hệ thống khác ............................................. 26
  • 2. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang 2 II.4 - biên tập các đối tượng bản đồ............................................................. 28 II.4.1 - Vẽ đối tượng mới........................................................................... 28 II.4.2 - Xóa đối tượng đã có...................................................................... 28 II.4.3 - Sao chép và dán các đối tượng .................................................... 28 II.4.4 - Dịch chuyển vị trí đối tượng ........................................................ 29 II.4.5 - Biên tập các đỉnh của đối tượng.................................................. 29 II.5 - Phân tích không gian........................................................................... 29 II.5.1 - Tổng hợp và phân tách dữ liệu (Aggregating and disaggregating data).................................................................................. 30 II.5.2 - Kết hợp các đối tượng địa lý với đối tượng xử lý ...................... 31 II.5.3 - Phân tách đối tượng...................................................................... 32 II.5.4 - Phân tách đối tượng sử dụng một đường (Polyline) ................. 33 II.5.5 - Xóa một phần của đối tượng ....................................................... 34 II.5.6 - Tạo các điểm nút của các đối tượng giao nhau.......................... 35 II.5.7 - Tạo vùng đệm bao quanh một (hay nhiều) đối tượng............... 35 II.5.8 - Tạo vùng Voronoi (sơ đồ Voronoi) ............................................. 37 II.5.9 - Tổng hợp đối tượng thông qua các trường dữ liệu thuộc tính. 38 Chương III ......................................................................................................... 39 III.1 - Tổ chức, thay đổi cấu trúc dữ liệu.................................................... 39 III.2 - nhập dữ liệu bằng công cụ info tool.................................................. 40 III.3 - Liên kết dữ liệu có sẵn ....................................................................... 40 III.3.1 - Cơ sở dữ liệu .dbf (Dbase III, Dbase IV, Foxbase, Foxpro).... 41 III.3.2 - Cơ sở dữ liệu Microsoft Excel.................................................... 42 III.4 - Cập nhật và bổ sung dữ liệu.............................................................. 43 III.4.1 - Bổ sung số liệu thống kê ............................................................. 43 III.4.2 - Bổ sung số liệu do Mapinfo tính toán được .............................. 44 III.5 - chọn và kết hợp dữ liệu theo điều kiện............................................. 48
  • 3. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang 3 III.5.1 - Chọn các đối tượng theo điều kiện trong một lớp dữ liệu....... 48 III.5.2 - Kết hợp với một lớp dữ liệu khác .............................................. 51 Chương IV.......................................................................................................... 53 IV.1 - Bản đồ chuyên đề................................................................................ 53 IV.2 - Khái quát về thành lập bản đồ chuyên đề........................................ 53 IV.3 - Các phương pháp tạo bản đồ chuyên đề.......................................... 54 IV.3.1 - Tạo bản đồ chuyên đề theo phương pháp Range..................... 54 IV.3.2 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Bar Chart............. 56 IV.3.3 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Pie Chart .............. 57 IV.3.4 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Graduated............ 57 IV.3.5 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Dot Density........... 57 IV.3.6 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Individual............. 57 IV.4 - Tạo trang Layout để xuất bản đồ ..................................................... 57 IV.4.1 - Tạo lưới bản đồ............................................................................ 57 IV.4.2 - Tạo thước tỷ lệ ............................................................................. 57 IV.4.3 - Thiết kế trang in (layout)............................................................ 58
  • 4. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang 4 Chương I Giới thiệu chung I.1 - Mô hình dữ liệu I.1.1 - Khái niệm - Các biến địa lý trong thế giới thực rất phức tạp. Càng quan sát gần, càng nhiều chi tiết, nói chung là không giới hạn. - Điều đó sẽ cần một cơ sở dữ liệu (CSDL) xác định để thu thập các đặc điểm của thế giới thực. - Số liệu cần phải giảm đến một số lượng nhất định và quản lý được từ việc xử lý tạo ra hoặc trừu tượng hóa. - Biến địa lý cần được biểu diễn trong các thuật ngữ các phần tử hữu hạn hoặc các đối tượng. - Các quy tắc được dùng để chuyển các biến địa lý sang các đối tượng là mô hình dữ liệu. - Mô hình dữ liệu như là một bộ các quy tắc để biểu diễn sự tổ chức logic của dữ liệu trong CSDL... bao gồm tên các đơn vị logic dữ liệu và các quan hệ giữa chúng. - Mô hình dữ liệu được chọn để cho một đối tượng đặc biệt hoặc ứng dụng bị ảnh hưởng bởi: Phần mềm phù hợp Đào tạo cán bộ chủ chốt Tiền lệ có tính lịch sử I.1.2 - Cấu trúc dữ liệu Khi nhập dữ liệu vào một hệ thống thông tin, có các cấu trúc dữ liệu như sau: - Cấu trúc của hiện tượng theo quan niệm người sử dụng - Cấu trúc của hiện tượng thể hiện trong một hệ GIS Topology và các đợn vị bản đồ Topo (topology) là tập hợp các tính chất của một thực thể hình học trong trạng thái biến dạng và biến vị. Các thuật ngữ dùng trong tọa độ hình học là vùng, miềm kế cận, không gian bao quanh,... Các đơn vị bản đồ là: điểm, đường và vùng. Topo là một cấu trúc, trong đó các điểm , đường và vùng là duy nhất và có liên quan với nhau. Ba đơn vị này được xác định bằng các vị trí không gian trong một hệ tọa độ thích hợp (thí dụ UTM hay Gauss) và bằng các thuộc tính của chúng. I.2 - Tổ chức dữ liệu I.2.1 - Khái niệm
  • 5. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang 5 Dữ liệu được nhập vào và lưu trữ trên máy tính trong một không gian được gọi là tệp dữ liệu hay tệp tin. Tệp tin được ghi với độ dài có số lượng byte nhất định. Các số ghi này có thể là số thực hay số nguyên và được tổ chức theo một khuôn dạng đặc biệt. Mỗi một số ghi mô tả một yếu tố duy nhất và chứa các trường nhận biết các thuộc tính của yếu tố đó. Các dữ liệu được lưu trữ trong các trường này. Các tệp tin được chia theo 3 kiểu phổ biến: - Tệp tin đơn giản theo một chiều - Tệp tin sắp xếp theo dãy - Tệp tin theo chỉ số I.2.2 - Tổ chức cơ sở dữ liệu Các dữ liệu được nhập vào và lưu trữ nhờ các phần mềm quản lý CSDL. Một CSDL là một tập hợp các cách biểu diễn thực dưới dạng các dữ liệu có liên kết qua lại ở mức tối đa. Những dữ liệu này được ghi nhớ theo chuỗi tính toán và theo một cấu trúc hợp lý sao cho có thể khai thác dễ dàng, nhằm thỏa mãn các yêu cầu khi cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cho người sử dụng. CSDL được tổ chức ở dạng một thư mục, trong đó dữ liệu được ghi nhớ trong nhiều tệp Phần mềm quản lý cho phép ghi nhớ các tệp dữ liệu trong tệp theo thứ tự, hoặc theo chỉ số trực tiếp. Chúng quản lý các tệp độc lập, các tệp có cấu trúc thứ bậc, dạng mạng, hoặc dạng quan hệ.ý I.2.3 - Mô hình cơ sở dữ liệu không gian Bản đồ thực chất là sản phẩm thu được trong việc đơn giản hóa một thực thể. Nó phản ánh đồng thời những thông tin đặc trưng và các thông tin tổng hợp. Thông tin tổng hợp thường được thể hiện dưới dạng các ký hiệu, ngược lại, các đối tượng hình ảnh được biểu diễn theo tọa độ không gian. Dữ liệu không gian thường được hiển thị theo 02 phương pháp. Phương pháp thứ nhất biểu diễn dưới dạng các đơn vị bản đồ. Phương pháp thứ hai biểu diễn dưới dạng các ô lưới hay ma trận. Hai phương pháp này gọi là mô hình vectơ và mô hình rastơ tương ứng. 1. Mô hình dữ liệu Vectơ Mô hình vectơ thường được biểu diễn dưới dạng điểm, đường và vùng. Phương pháp thường dùng là biểu diễn dữ liệu dưới dạng vectơ. Bản đồ học dựa trên các đường, hoặc vectơ để biểu diễn thực thể như đường xá, sông ngòi và để xác định các đường biên giữa các thực thể không gian khác nhau. Các kỹ thuật đo đạc bản đồ được hình thành trên cơ sở các nguyên tắc hình học và lượng giác sử dụng các vectơ. Trong cấu trúc vectơ các đường được xác định bởi độ dày và không thay đổi nếu như vùng được mở rộng.
  • 6. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang 6 Trong cấu trúc vectơ, không gian 2D được coi như liên tục và biểu diễn chính xác vị trí, độ dài, khoảng cách và diện tích. Vị trí được mô tả bằng các cặp tọa độ. Trong cấu trúc vectơ, các điểm được biểu diễn bằng cặp tọa độ X,Y. Các đối tượng đường và vùng được tạo thành từ các đoạn thẳng nối hai cặp tọa độ (Xi,Yi), Xi+1,Yi+1). Các quan hệ không gian quan trọng đối với hệ thống các đường và đa giác là được tạo bởi các cung - nút (arc - node). Các giá trị thuộc tính đối với điểm, đường và đa giác được lưu trữ độc lập với các quan hệ không gian của các thực thể. Các dữ liệu vectơ được số hóa với một độ chính xác theo yêu cầu. Độ chính xác vectơ, dù sao cũng chỉ đúng với một số nhóm dữ liệu. Trên thực tế để biểu diễn một đường cong liên tục chúng ta thường xấp xỉ bằng đường gấp khúc. Trong trường hợp này độ chính xác biểu diễn đối tượng sẽ phụ thuộc vào mức độ rời rạc hóa các điểm đường cong. 2. Mô hình dữ liệu Rastơ Cấu trúc dữ liệu rastơ 2D được xem như một ma trận các ô lưới (cells - pixels - picture element). Mỗi cell đặc trưng cho một ô vuông của bề mặt đất. Độ phân giải của dữ liệu rastơ được xác định bởi kích thước của ô lưới, như vậy số liệu rastơ đặc trưng cho không gian rời rạc trong đó độ chính xác vị trí phụ thuộc vào kích thước của ô lưới. Ô càng nhỏ thì độ phân giải càng cao và yêu cầu bộ nhớ càng lớn. Ngược lại ô càng to thì độ phân giải càng thấp và yêu cầu bộ nhớ giảm. Mỗi ô lưới chỉ có một giá trị duy nhất ứng với một thuộc tính nào đấy. Mỗi giá trị thuộc tính có thể đặc trưng cho phép đo một điểm (như độ cao) hoặc phép đo vùng được chia nhỏ. Các thuộc tính cho nhiều đối tượng địa lý được khái niệm như nhiều lớp ảnh quét. Trong cấu trúc ảnh quét, các điểm được coi như những ô độc lập, các đường và các cùng được đặc trưng như các ô liên tục. Độ chính xác tọa độ của số liệu ảnh quét là do kích thước ô quyết định. Sự cân nhắc rõ ràng các đặc tính không gian (điểm, đường, vùng) và các đặc điểm địa hình, hình học không gian sẵn có trong số liệu rastơ , nhưng có thể trích ra từ cấu trúc nếu như cần thiết. Hiện nay, những phương pháp mới thu nhận thuộc tính trực liếp bằng các bộ cảm nhận điện từ và máy quét ảnh đã tăng khả năng sử dụng của cấu trúc rastơ - công tác xử lý ảnh và viễn thám đã tạo ra một khối lượng thông tin rất phong phú, mà phương pháp vectơ không thể so sánh nổi. I.2.4 - Số hóa bản đồ Việc đưa bản đồ theo nghĩa truyền thống về dạng số là tạo ra cơ sở dữ liệu mềm được tin học hóa và được đảm bảo 3 mục tiêu sau:
  • 7. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang 7 - Giữ được nội dung đồ họa bao gồm các chức năng và đối tượng thể hiện, cũng như các quan hệ giữa chúng và các thông tin tổng hợp dưới dạng các ký hiệu. - Khả năng phân tích không gian - Khả năng tích hợp các thông tin cơ sở để xác định các thông tin tổng hợp Khả năng sử dụng cấu trúc vec tơ và ma trận: Trong vài năm gần đây, những người sử dụng dữ liệu địa lý được chia làm hai trường phái: trường phái vectơ và trường phái rastơ. Trường phái vectơ cho rằng kiểu ma trận yêu cầu bộ nhớ lớn và không đảm bảo độ chính xác cần thiết, trường phái ma trận thì cho rằng hệ vectơ nặng nề về kỹ thuật và rất đắt, hơn nữa khó thực hiện các xử lý trong nhiều lớp. Ngày nay, các nhược điểm trên đều có thể khắc phục nhờ những tiến bộ nhanh chóng của công nghệ tin học. Do đó các vấn đề tồn tại chỉ còn là: - Việc tối ưu hóa khối lượng bộ nhớ và thời gian tính toán - Đúng mức với hiện tượng phân tích Chuyển đổi giữa các kiểu cấu trúc Để tạo điều kiện thuận lợi khi xử lý các dữ liệu, việc chuyển đổi các kiểu cấu trúc có tính khả thi dễ dàng. Chuyển đổi rastơ - vectơ sử dụng nhằm mục đích để vẽ, kiểu vectơ tạo ra những đường viền chính xác và làm cho tọa độ mềm mại hơn. Chuyển đổi vectơ - rastơ thường dùng để mô tả phân bố trong không gian một đối tượng, mà vị trí của nó không đòi hỏi độ chính xác cao.
  • 8. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang 8 I.3 - Xây dựng cơ sở dữ liệu I.3.1 - Khái niệm CSDL là một tập hợp các lớp thông tin (các tệp dữ liệu) ở dạng vectơ, rastơ, bảng số liệu, văn bản với những cấu trúc chuẩn bảo đảm cho các bài toán chuyên đề đó có mức độ phức tạp khác nhau. Mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng cơ sở dữ liệu là thành lập các bản đồ chuyên ngành, phục vụ cho việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý lãnh thổ, dự báo thiên tai, theo dõi tình trạng phát triển của các hiện tượng thiên nhiên và xã hội. Cũng có thể hiểu đơn giản một CSDL là tập hợp hệ thống hóa các tài liệu bản đồ, số liệu thống kê, các văn bản và chuyển chúng sang ngôn ngữ của máy tính. Xây dựng CSDL bao gồm các nội dung sau: - Thu thập, sửa chữa và hiệu chỉnh dữ liệu - Nhập dữ liệu - Quản lý dữ liệu I.3.2 - Thu thập dữ liệu Bản đồ chứa những thông tin về các đối tượng trên bề mặt vỏ Quả đất. Các thông tin này được chia làm ba nhóm: - Vị trí địa lý (hệ toạ độ theo một hệ chiếu nhất định); - Những đặc trưng của đối tượng, hay các thuộc tính của chúng (tên, giá trị số, nội dung chuyên đề); - Mối quan hệ hình học giữa các đối tượng. Chọn dữ liệu bao gồm chọn các dữ liệu đã có, chọn các dữ liệu mới, tuyển lựa dữ liệu. Dữ liệu thông tin địa lý xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều dạng khác nhau và được lưu dưới nhiều phương pháp khác nhau. Công nghệ tin học cung cấp các công cụ và phương pháp kết hợp những số liệu này vào một dạng cho phép so sánh chúng với nhau.
  • 9. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang 9 Sơ đồ: Nguồn dữ liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu I.3.3 - Nhập & quản lý dữ liệu Việc nhập dữ liệu để xây dựng cơ sở dữ liệu được thực hiện theo các bước sau: - Mã hóa - Nhập dữ liệu từ nguồn - Nhập dữ liệu có cấu trúc vectơ - Nhập dữ liệu phi không gian Độ chính xác dữ liệu Đối với các dữ liệu có sẵn, các sai số gồm: - Ngày tháng của dữ liệu - Độ chính xác của dữ liệu cùng họ với nhau - Tỷ lệ của dữ liệu - Sai số liên quan đến dữ liệu: vị trí, tỷ lệ, độ phân giải,… - Sai số do phân tích không chính xác các đặc tính topo - Sai số do chuyển đổi dữ liệu từ dạng vectơ sang rastơ và ngược lại Kiểm tra dữ liệu Cỏc phương pháp thu thập dữ liệu Chuyển đổi Quét Viễn thám Toàn đạt điện tử GPS Cácphương pháp thu thập dữ liệu Chuyên đổi
  • 10. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang10 Kiểm tra dữ liệu thực hiện bằng cách cho hiển thị ra màn hình hoặc in ra giấy để kiểm tra. Đối với dữ liệu không gian có thể chồng một cách cơ học các kết quả lên nhau. Đối với dữ liệu phi không gian có thể kiểm tra trên máy tính hoặc theo dõi số liệu trên giấy so với các dữ liệu lúc chưa xử lý. Quản lý dữ liệu: - Phối hợp dữ liệu không gian và dữ liệu mô tả - Chỉnh lý, bổ sung dữ liệu - Chuyển đổi và lưu trữ dữ liệu I.4 - một số phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu I.4.1 - Phần mềm Mapinfo I.4.2 - Hệ thống phần mềm MicroStation & Mapping Office I.4.3 - Phần mềm Arcview I.4.4 - Hệ thống phần mềm Famis - Caddb I.4.5 - Phần mềm SB1990
  • 11. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang11 Chương II Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian II.1 - Tổ chức thông tin không gian Hiện nay trên thế giới đang phổ biến các phần mềm phục vụ cho việc xây dựng CSDL thông tin địa lý như: ARC/INFO, ARCVIEW, INTERGRAPH, MAPINFO, IDRISI, ENTEC, … Việc tổ chức các lớp thông tin không gian trên một CSDL thông thường được tổ chức theo hai dạng: - Tổ chức trên một file dữ liệu chứa nhiều lớp thông tin: điển hình là cách tổ chức dữ liệu trên phần mềm MicroStation, Autocad - Mỗi file dữ liệu là một lớp thông tin: tổ chức dữ liệu của phần mềm Mapinfo, ArcView Phần mềm Mapinfo là một công cụ khá hữu hiệu để tạo ra và quản lý cơ sở dữ liệu địa lý vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân. Sử dụng công cụ Mapinfo có thể thực hiện xây dựng một hệ thống thông tin địa lý, phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và sản xuất của các tổ chức kinh tế và xã hội của các ngành và địa phương. Ngoài ra, Mapinfo là một phần mềm tương đối gọn nhẹ và dễ sử dụng. Đặc biệt dùng cho mục đích giảng dạy về GIS, tin học chuyên ngành rất có hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi chỉ giới thiệu kỹ về phần mềm Mapinfo trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý. Mapinfo là một phần mềm hệ thông tin địa lý (GIS - Geographical information systems) cho giải pháp máy tính để bàn. Các thông tin trong Mapinfo được tổ chức theo từng bảng (Table), mỗi một Table là một tập hợp các file về thông tin đồ họa hoặc phi đồ họa chứa các bảng ghi dữ liệu mà hệ thống tạo ra. Chỉ có thể truy cập vào các chức năng của phần mềm Mapinfo khi mà ta đã mở ít nhất một Table. Cơ cấu tổ chức thông tin của các đối tượng địa lý được tổ chức theo các file sau đây:
  • 12. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang12 Bảng: Hệ thống các file dữ liệu File và phần mở rộng ý nghĩa của file *.tab Chứa các thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu *.dat Chứa các thông tin nguyên thủy, phần mở rộng của tập tin này có thể là *.wks, dbf, xls nếu chúng ta làm việc với các thông tin nguyên thủy là các số liệu từ Lotus 1-2-3, dbase/Foxbase và Excel. *.map Chứa các thông tin mô tả các đối tượng đồ họa *.id Chứa các thông tin về sự liên kết giữa các đối tượng với nhau. *.ind Chứa các thông tin về chỉ số đối tượng. Tập tin này chỉ có khi trong cấu trúc của Table đã có ít nhất một trường dữ liệu đã được chọn làm chỉ số hóa (Index). Thông qua các thông tin của file này chúng ta có thể thực hiện tìm kiếm thông tin thông qua một chỉ tiêu cho trước bằng chức năng Find của Mapifo. *.wor Tập tin quản lý chung (lưu trữ tổng hợp các Table hoặc các cửa sổ thông tin khác nhau của Mapinfo) II.2 - Thao tác trên lớp dữ liệu và cửa sổ bản đồ II.2.1 - Các thủ tục chung để tạo ra bản đồ máy tính: - Mở ít nhất một lớp thông tin : Menu File - chọn Open (Ctrl - O hoặc chọn công cụ trên thanh Standar)
  • 13. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang13 Hình: Hộp thoại mở một Table Trong Files of type, chọn MapInfo (*.tab) Trong Preferred View, mặc định là Automatic, có nghĩa: - Nếu lớp dữ liệu có chứa dữ liệu không gian (spatial data), tức các đối tượng địa lý với tọa độ tương ứng được lưu trữ dưới dạng số (digital format), trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ bản đồ (map window) với các đối tượng của lớp dữ liệu. - Nếu lớp dữ liệu không có dữ liệu không gian, chỉ có các dữ liệu phi không gian (còn gọi là dữ liệu thuộc tính): trên màn hình sẽ xuất hiện một cửa sổ dữ liệu theo dạng hàng - cột (browser window) của lớp dữ liệu đó. Ta có thể chọn Browser để xem dữ liệu, Current Mapper: mở trong cùng cửa số đang mở, New Mapper: cửa số bản đồ mới, hay No View: không hiện gì trên màn hình (nhưng sẽ được đưa vào trong bộ nhớ của máy tính) Chúng ta có thể mở nhiều lớp dữ liệu cùng một lúc, và thông thường để xây dựng một bản đồ chúng ta sử dụng đến nhiều lớp dữ liệu. - Tạo cửa sổ bản đồ mới: Menu Window - chọn New Map Window
  • 14. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang14 Hình: Hộp thoại tạo cửa sổ bản đồ mới Chọn các tên của Table mà chúng ta muốn hiển thị tạo thành bản đồ tổng hợp trong cửa sổ màn hình, sau đó chọn OK - Thêm các lớp thông tin đã mở vào bản đồ hiện thời: Menu Map - chọn Layer Control - chọn Add (chi tiết trình bày trong phần thao tác trên lớp dữ liệu) II.2.2 - Thao tác trên lớp dữ liệu Chúng ta có thể truy cập hộp hội thoại điều khiển lớp thông tin bằng hai cách: - Menu Map - chọn Layer Control (hoặc Ctrl + L) - Biểu tượng công cụ điều khiển lớp ( ) trong hộp công cụ Main Trong hộp hội thoại này sẽ hiện ra toàn bộ các lớp thông tin trong bản đồ hiện thời và các tham số điều khiển lớp như sau: Hình: Hộp thoại điều khiển lớp thông tin
  • 15. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang15 Để chọn một lớp thông tin chúng ta chỉ việc bấm chuột vào tên của lớp đó trên hộp hội thoại và khi đó dòng tên lớp đó sẽ bật sáng (highlight). Sau khi chọn xong tên lớp có thể chọn tham số điều khiển lớp như sau: - Tham số điều khiển ẩn/hiện (Visible): tham số này giúp chúng ta điều khiển ẩn/hiện các thông tin của một lớp. - Tham số điều khiển biên tập (Editable): chúng ta chỉ có thể thay đổi và biên tập các thông tin trong một lớp khi lớp đó đang ở chế độ biên tập. Tại một thời điểm chỉ có một lớp ở chế độ biên tập được. - Tham số điều khiển chọn (Selectable): trong Mapinfo chỉ có thể thực hiện các thao tác xử lý, phân tích dữ liệu và biên tập đối tượng được trong cửa sổ bản đồ khi mà chúng ta đã chọn đối tượng đó. Nếu một lớp thông tin đã được đặt ở chế độ biên tập được thì nó cũng tự động được đặt ở chế độ chọn được. Để đặt một lớp thông tin ở chế độ chọn được chúng ta chỉ cần chọn tên của lớp đó và đánh dấu lựa chọn ô biểu tượng Selectable. - Tham số điều khiển mức độ phóng đại của lớp thông tin (Zoom Layer): màn hình máy tính chỉ có một kích thước vật lý nhất định do vậy các thông tin bản đồ tạo ra trên máy tính thường bị thu nhỏ lại trong khuôn khổ của màn hình. Muốn xem thông tin chi tiết hơn thì chúng ta phải phóng đại một phần của màn hình tương tự. Khi chọn tham số này nghĩa là chúng ta đã xác định cho hệ thống chỉ thể hiện chi tiết theo một mức độ phóng đại nhất định. Hình: Hộp thoại điều khiển thể hiện thông tin và
  • 16. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang16 mức độ phóng đại của lớp thông tin Để đặt tham số phóng đại của lớp thông tin chúng ta đánh dấu lựa chọn ở ô Zoom Layer và nhập giá trị phóng đại cực tiểu và cực đại ở hộp Min Zoom và Max Zoom. - Tham số điều khiển thuộc tính thể hiện thông tin lớp (Display): chúng ta có thể dùng tham số này để lựa chọn các thuộc tính thể hiện khác nhau cho từng lớp thông tin khác nhau trên trang bản đồ. - Tham số xác định nhãn (Label): khi muốn hệ thống sẽ hiển thị nhãn các đối tượng trong một lớp thông tin theo giá trị của một trường trong CSDL thuộc tính ta chọn tên lớp và chọn các thông số trong Label Options - Thêm vào hoặc loại bỏ một lớp thông tin trong trang bản đồ: để thêm một layer vào cửa sổ bản đồ hiện thời chọn nút Add trong khung cửa sổ Layer Control; sau đó chọn tên của lớp cần thêm vào trang bản đồ hiện thời. Nếu muốn loại bỏ một lớp thông tin ra khỏi trang bản đồ hiện thời thì chúng ta chọn tên lớp cần loại bỏ rồi sau đó bấm chọn nút Remove. - Sắp xếp lại thứ tự các lớp: các lớp thông tin trong trang bản đồ sẽ hiển thị trên màn hình theo đúng thứ tự của danh sách các lớp trong hộp hội thoại điều khiển lớp. Để sắp xếp lại thứ tự các lớp chúng ta chọn tên lớp và sau đó bấm vào nút Up để di chuyển lớp đó lên trên và bấm nút Down nếu muốn di chuyển lớp đó xuống dưới. Riêng đối với lớp Cosmetic chúng ta không thể thay đổi vị trí của nó trong danh sách được. Sửa đổi các thuộc tính của đối tượng - Để xem thông tin của một đối tượng, chúng ta chọn đối tượng đó rồi vào Menu Edit - chọn Get Info (hoặc F7), hoặc double click lên đối tượng. Chúng ta có thể thay đổi thuộc tính của đối tượng bằng cách click vào Style trong cửa sổ của đối tượng. - Để thay đổi vị trí địa lý chúng ta có thể dịch chuyển đối tượng bằng cách dùng chuột chọn đối tượng bấm và giữ chuột cho đến khi cursor có hình mũi tên bốn chiều sau đó dịch chuyển đối tượng đến một vị trí khác. - Thay đổi hình dạng của đối tượng kiểu vùng hay kiểu đường chúng ta sử dụng chức năng Edit - Reshape. Các điểm trung gian (node) của đối tượng sẽ hiện lên, chúng ta có thể di chuyển vị trí hay xóa các điểm này; cũng có thể thêm các điểm này với biểu tương Add Node ( ) trong hộp công cụ Drawing.
  • 17. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang17 Chúng ta cũng có thể sử dụng các chức năng Cut, Copy và Paste trong Menu Edit để cắt, sao và dán các đối tượng trong một lớp dữ liệu hay giữa các lớp dữ liệu. Lớp dữ liệu tạm thời trong cửa sổ bản đồ (Cosmetic Layer) Khi mở một hay nhiều lớp dữ liệu, mỗi lớp dữ liệu này trong cửa sổ bản đồ là một "layer". Trong cửa số bản đồ, ngoài các lớp bản đồ được mở, luôn có một lớp bản đồ tạm thời gọi là Cosmetic Layer. Về bản chất có thể coi lớp thông tin này như là một trang giấy trắng chưa có thông tin nào trên đó và luôn nằm ở vị trí trên cùng trong trang bản đồ. Chúng ta có thể sử dụng lớp thông tin này để làm trang giấy nháp trong quá trình làm việc. Để lưu lại những thông tin trên lớp thông tin này chúng ta chọn Menu Map - Save Cosmetic Objects và nhập tên một lớp dữ liệu mới; để xóa các thông tin trên Cosmetic Layer với Menu Map - Clear Cosmetic Layer. Lớp Cosmetic có các đặc điểm sau: - Lớp Cosmetic luôn là lớp thông tin ở vị trí trên cùng trong danh sách lớp của cửa sổ bản đồ - Các thông tin của lớp Cosmetic không tự động ghi lại vào đĩa khi đóng cửa sổ bản đồ. - Chỉ được phép đặt lớp Cosmetic vào chế độ biên tập được và chọn được. - Lớp Cosmetic tự động lưu các nhãn đối tượng khi dùng chức năng vẽ nhãn hoặc hiển thị nhãn tự động. - Nội dung thông tin của lớp Cosmetic luôn kết nối tương ứng tỷ lệ với mức độ phóng đại của trang bản đồ hiện thời II.2.3 - Thao tác trên cửa sổ bản đồ 1. Thay đổi độ phóng đại và vùng nhìn thấy  Tham số Zoom trên thanh trạng thái cho biết giá trị ngoài thực tế của chiều rộng cửa sổ bản đồ đang hoạt động (Tắt mở thanh trạng thái bằng Show/Hide Status Bar trong mục Options của menu chính)  Để thay đổi độ lớn của bản đồ trong cửa sổ bản đồ, chúng ta có thể sử dụng: + Biểu tượng phóng lớn hay thu nhỏ + Menu Map - chọn Change View hay click vào biểu tượng của chức năng này , cửa sổ Change View xuất hiện với các tham số: Zoom (Window widths): giá trị chiều rộng của cửa sổ bản đồ
  • 18. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang18 Map Scale: tỷ lệ bản đồ Center of Windows: toạ độ trung tâm của cửa sổ bản đồ Chúng ta có thể thay đổi một trong hai tham số Zoom và Map Scale; khi thay đổi một trong hai tham số thì tham số kia cũng thay đổi tương ứng Hình: Hộp thoại thay đổi tỷ lệ bản đồ  Sau khi mở một lớp dữ liệu, có thể trong cửa sổ bản đồ không chứa hết tất cả các đối tượng. Để thấy được tất cả các đối tượng trong cửa sổ bản đồ chúng ta thực hiện : Menu Map - chọn View Entire Layer rồi chọn lớp dữ liệu (hoặc tất cả các lớp - All Layers) muốn xem trong cửa sổ View Entire Layer.  Chúng ta có thể trở lại tình trạng cửa sổ bản đồ trước khi vừa được thay đổi với Map - Previous View.  Để có thêm một cửa sổ bản đồ giống như cửa sổ đang làm việc, chúng ta vào hoặc Map - Clone View hoặc Edit - Copy Map Windows (Ctrl + C) rồi Edit - Paste Map Window (Ctrl + V).  Ngoài ra chúng ta còn có thể di chuyển các đối tượng trong cửa sổ bản đồ bằng biểu tượng trong hộp công cụ Main (click vào ô có biểu tượng này, sau đó di chuyển mouse vào trong cửa sổ bản đồ rồi bấm và kéo mouse theo hướng chúng ta muốn) 2. Xác định các tham số cho cửa sổ bản đồ hiện thời Các tham số này chỉ có tác dụng trong cửa sổ bản đồ hiện thời. Chọn Menu Map - Option xuất hiện cửa sổ:
  • 19. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang19 Hình: Xác định tham số cho cửa sổ bản đồ Tại hộp thoại này có thể chọn các tham số: - Coordinate Units: đơn vị tọa độ - Distance Units: đơn vị khoảng cách - Area Units: đơn vị diện tích - Projection: chọn hệ quy chiếu - Hiện/tắt thanh cuốn (Scroll Bars) - Hiển thị thông tin trên thanh trạng thái: giá trị độ rộng của cửa sổ bản đồ; tỷ lệ bản đồ hiện thời; tọa độ vị trí hiện thời của con trỏ. - Điều khiển sự hiển thị của bản đồ trong cửa sổ hiện thời luôn luôn tính theo kích thước cửa sổ nếu chọn ô Fit Map to New Windows và giữ nguyên tỷ lệ hiển thị nếu chúng ta chọn ô Preserve Current Scale 3. Cách chọn đối tượng địa lý trong cửa sổ bản đồ  Chúng ta có thể chọn trực tiếp đối tượng hiện diện trong khung nhìn của cửa sổ bản đồ bằng cách click vào biểu tượng trong hộp công cụ Main, sau đó di chuyển cursor vào trong cửa sổ bản đồ, đến vị trí của đối tượng muốn chọn và click, đối tượng được chọn sẽ hiện rõ lên. Để chọn nhiều đối tượng, chúng ta bấm giữ Shift trong khi click các đối tượng kế tiếp.
  • 20. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang20  Sử dụng công cụ Marquee Select hay Radius Select để chọn tất cả các đối tượng trong hình chữ nhật hay hình tròn do chúng ta sẽ vẽ ra.  Sử dụng công cụ Boundary Select để chọn tất cả các đối tượng bên trong ranh giới của một đối tượng kiểu vùng đã xác định trước.  Chúng ta còn có thể chọn một (hay nhiều) đối tượng từ danh sách các đối tượng trong cửa sổ dữ liệu. Một lớp dữ liệu có đối tượng địa lý luôn đi kèm danh sách các đối tượng này và để xem chúng chúng ta vào Window - New Browser Window (hoặc F2), chọn tên lớp dữ liệu trong cửa sổ Browse Table và click OK II.3 - Nhập dữ liệu không gian Dữ liệu được nhập vào hệ thống thông qua 03 phương pháp như sau: - Tạo đối tượng điểm - Vectơ hóa (thực hiện phát sinh đối tượng bằng công cụ vẽ) - Trao đổi dữ liệu với hệ thống khác II.3.1 - Tạo đối tượng điểm trên trang bản đồ Từ số liệu về toạ độ địa lý (kinh độ và vĩ độ) của các điểm, Mapinfo có thể thể hiện các điểm này trên bản đồ với vị trí tương ứng. Sau khi mở lớp dữ liệu có số liệu về tọa độ địa lý, vào Menu Table - chọn Create Points, cửa sổ Create Points xuất hiện và được khai báo như sau: Hình: Hộp thoại tạo điểm từ số liệu về tọa độ địa lý - Vào Projection để khai báo phép chiếu phù hợp với số liệu về tọa độ trong cửa sổ Choose Projection. - Click vào khung using Symbol để chọn kiểu của đối tượng điểm sẽ được tạo ra.
  • 21. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang21 - Khai báo trường dữ liệu chứa dữ liệu về kinh độ và vĩ độ của các điểm cần tạo. - Chọn OK để thực hiện II.3.2 - Vectơ hóa các đối tượng bản đồ 1. Tạo dữ liệu mới trong Mapinfo Để xây dựng một dữ liệu mới theo dạng của Mapinfo (Table), chọn Menu File - chọn New Table (Ctrl + N), cửa sổ New Table xuất hiện: Hình: Hộp thoại tạo một lớp dữ liệu mới - Chọn Open New Mapper hay Add to Current Mapper khi muốn tạo các đối tượng đồ họa. Nếu chỉ muốn tạo một cơ sở dữ liệu thì chọn Open New Browser. - Cấu trúc của cơ sở dữ liệu: trong Table Structure, chọn Create New nếu muốn tạo cấu trúc dữ liệu mới, chọn Using Table nếu muốn tạo cấu trúc dữ liệu theo một Table có sẵn. - Click Create, cửa sổ New Table Structure xuất hiện, cách khai báo trong cửa sổ này như sau: Mục Projection:  Nếu tạo dữ liệu ở một vùng địa lý mới, trước hết phải khai báo mục Projection. Projection (hệ quy chiếu) là phương pháp làm giảm sự biến dạng xảy ra khi chuyển các đối tượng địa lý trên mặt đất lên mặt phẳng của bản đồ giấy. Click Projection, cửa sổ Choose Projection xuất hiện:
  • 22. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang22 Hình: Hộp thoại chọn hệ quy chiếu - Nếu muốn khai báo theo tọa độ địa lý (kinh độ, vĩ độ) thì chọn Longtitude/Latitude trong mục Category. Trong phần Category Members, tùy theo hệ quy chiếu của bản đồ mà chúng ta có thể khai báo: + Longtitude/Latitude, chung cho các hệ quy chiếu + hay Longtitude/Latitude (WGS 84), nếu hệ quy chiếu là UTM + hay Longtitude/Latitude (Pulkovo 1942), nếu hệ quy chiếu là Gauss - Nếu muốn khai báo theo hệ quy chiếu, trường hợp hệ quy chiếu là UTM (Universal Transverse Mercator) ta chọn Universal Transverse Mercator (WGS 84) trong mục Category. Tiếp theo tuỳ theo vị trí của vùng khảo sát mà chọn UTM Zone 48, Northern Hemisphere (WGS 84) hay UTM Zone 49, Northern Hemisphere (WGS 84) trong phần Category Members. Trường hợp hệ quy chiếu là Gauss, trong mục Category chúng ta chọn Gauss-Kruger (Pulkovo 1942) và trong phần Category Members chọn GK Zone 18 (Pulkovo 1942). Trong Mapinfo chưa có hệ quy chiếu Gauss đúng như ngành địa chính sử dụng, khai báo vừa rồi chỉ là tương đối.  Trường hợp vùng dữ liệu đã có các bản đồ dạng số, chúng ta nên mở một trong các bản đồ đã có và tạo mới một dữ liệu trong cửa sổ bản đồ đang hoạt động, các tham số liên quan đến Projection là giống như của cửa sổ bản đồ hoạt động. Dữ liệu được tạo trong Mapinfo có dạng là một bảng gồm các hàng và cột hay vùng (column, field). Mỗi vùng (cột) là một thuộc tính tương ứng của các hàng là các đối tượng.
  • 23. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang23 Click Add field để thêm vùng mới. Nhập tên của vùng này vào cửa sổ Name ví dụ: STT, sau đó chọn kiểu dữ liệu của vùng trong cửa sổ Type. Click Create để đặt tên cho lớp dữ liệu mới cùng với thư mục thích hợp 2. Số hóa bản đồ a. Định nghĩa Số hóa bản đồ là quá trình vẽ lại một bản đồ giấy trên máy tính nhằm tạo một bản vẽ dạng số của bản đồ đó. Số hóa là một cách nhập dữ liệu không gian, nó ghi nhận tọa độ địa lý của các đối tượng trên mặt đất, lưu trữ dưới dạng số để có thể xử lý trên máy tính. Có hai phương pháp số hóa bản đồ: số hóa với bàn số hóa (digitizer) và vectơ hóa từ ảnh quét (scanner) của bản đồ giấy. b. Tiến trình vectơ hóa dữ liệu rastơ  Khai báo đăng nhập tọa độ ảnh quét Bản đồ được quét qua máy quét (scanner) tạo nên các tập tin ảnh với phần mở rộng là *.tif, *.jpg, *.bmp, ... Tùy theo kích thước bản đồ mà quét thành những tập tin ảnh khổ A4 (với máy quét thông dụng), hay khổ A3, … Để sử dụng các tập tin ảnh này như là bản đồ giấy, ta phải khai báo đăng nhập tọa độ của nó và có thể sử dụng bản đồ nền trong quá trình vectơ hóa. Vào File - Open, chọn Raster Image trong mục Files of Type, kế đến chọn thư mục và tập tin dạng ảnh đã được quét. Click OK, chọn Register trong cửa sổ xuất hiện để đăng nhập tọa độ địa lý tương ứng. Cửa sổ Image Registrtion xuất hiện với các mục khai báo như sau: - Projection: khai báo thông số của hệ quy chiếu - Units: khai báo đơn vị của bản đồ là độ (degrees) hay mét (meters) tùy theo hệ quy chiếu tương ứng và điều kiện của bản đồ tham khảo. - Khai báo các điểm xác định vị trí địa lý của khu vực bản đồ được quét. Tối thiểu phải khai báo 4 điểm và click vào khung New để khai báo một điểm mới Sử dụng button có dấu + hay - (phóng to hay thu nhỏ bản đồ ảnh) và các thanh trượt để đưa một khu vực của bản đồ vào vùng nhìn trên máy tính.
  • 24. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang24 Hình: Hộp thoại đăng ký tọa độ ảnh Mỗi khi muốn khai báo một điểm mới, phải xác định rõ tọa độ của điểm đó trên bản đồ và dịch chuyển ảnh quét sao cho vị trí của điểm đó nằm ở trong khung nhìn. Click vào khung New, biểu thị vị trí của mouse thay đổi từ hình tượng mũi tên thành dấu chữ thập. Di chuyển mouse đến đúng vị trí tương ứng của điểm muốn định vị và click, sẽ xuất hiện cửa sổ Edit Control Point.
  • 25. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang25 Hình: Hộp thoại sửa tọa độ điểm cần định vị Nhập kinh độ của điểm đã chọn vào khung Map X và vĩ độ vào khung Map Y theo tọa độ hệ mét hay hệ độ đã khai báo trong mục Units (Có thể đặt tên lại cho điểm này trong khung label) - chọn OK Khi đã khai báo tối thiểu 4 điểm, nên chú ý đến thông tin trong cột Error. Trị số trong cột này sẽ được tính toán tự động theo tọa độ của các điểm đã được khai báo. Dĩ nhiên các trị số này càng nhỏ thì bản đồ đăng nhập càng tương hợp với vị trí địa lý thực. Di chuyển thanh sáng đến hàng ghi thông tin của một điểm, ta có thể thay đổi khai báo của điểm đó bằng cách click Edit, khai báo lại tọa độ trong mục Map X và Map Y trong cửa sổ Edit Control Point, hay xóa nó với Remove hay để điểm này xuất hiện trong khung nhìn với Goto. Khi các thông tin trong cột Error là chấp nhận được, click OK để kết thúc việc đăng nhập tọa độ của vùng ảnh quét. Mapinfo sẽ tạo một tập tin có tên giống như tên của tập tin ảnh và phần mở rộng là .TAB và hiện trên màn hình trong cửa sổ bản đồ của bản đồ ảnh vừa đăng nhập. Ta có thể điều chỉnh độ sáng và độ tương phản của ảnh trong Menu Table - Raster - Adjust Image Style Sau khi đăng nhập muốn thay đổi khai báo tọa độ vị trí các điểm, vào Menu Table - Raster - Modify Image Registration, sẽ xuất hiện cửa sổ Image Registration để chúng ta thêm, xóa, sửa vị trí các điểm.  Vectơ hóa
  • 26. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang26 Dữ liệu số hóa được ghi vào một lớp dữ liệu mới. Vào Menu File - New Table, mở chồng lên cửa sổ của tập tin ảnh đã được đăng nhập một table mới. Kiểm tra lớp này để biết rõ là đã ở chế độ được chọn (selectable) và sửa đổi được (editable) trong Menu Map - Layer Control hay click biểu tượng của chức này Tùy theo đối tượng muốn số hóa là điểm, đường hay vùng mà ta chọn các biểu tượng đồ họa tương ứng trong hộp công cụ Drawing. Tính chất của các đối tượng này (kích cở, màu sắc, kiểu dạng,…) được xác định với các biểu tượng trong cửa sổ này hay trong Option - Line Style / Region Style / Symbol Style. Ta cũng có thể nhập văn bản với kiểu chữ, kích cở, màu sắc và độ nghiêng tùy chọn tại một vị trí bất kỳ. Để số hóa các đối tượng vùng tiếp giáp nhau cùng chung một ranh giới, nên sử dụng khả năng bắt điểm (snap to node) - bấm phím S để tắt mở chức năng này - các chức năng xóa, cắt chia, xóa phần ngoài,… cũng thường được sử dụng trong quá trình số hóa. Đế lưu dữ liệu, bấm Ctrl + S hay vào File - Save Table II.3.3 - Trao đổi dữ liệu với hệ thống khác 1. Trao đổi với dữ liệu của Autocad Để trao đổi dữ liệu với một file dữ liệu của Autocad chúng ta vào: Menu Table - Import, cửa sổ Import File : Hình: Hộp thoại nhập dữ liệu dạng *.dxf
  • 27. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang27 - Trong Files of Type: chọn AutoCad DXF (*.dxf) - Chọn file Autocad cần nhập - Chọn Open, cửa sổ DXF Import Information xuất hiện như sau: - Chọn Projection để chọn hệ quy chiếu - Trong khung DXF Layers to Import: chọn lớp thông tin cần nhập - Chọn OK để nhập dữ liệu - Đặt tên file dữ liệu 2. Trao đổi dữ liệu bằng chức năng Universal Tranlator Chọn Menu Tool - Universal Tranlator để tiến hành trao đổi dữ liệu:
  • 28. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang28 - Trong khung Source chọn định dạng file dữ liệu và file dữ liệu nguồn cần trao đổi dữ liệu - Trong khung Destination chọn định dạng file dữ liệu và thư mục lưu dữ liệu. II.4 - biên tập các đối tượng bản đồ Việc biên tập các đối tượng bản đồ là một công việc rất công phu và đòi hỏi tính kiên nhẫn. Các đối tượng bản đồ muốn biên tập được phải nằm trên lớp thông tin được thiết lập ở chế độ biên tập được. Các thao tác biên tập chính có thể thực hiện như sau: II.4.1 - Vẽ đối tượng mới Chọn các công cụ vẽ đối tượng mà chúng ta cần tạo ra trên thanh công cụ Drawing như: line, polyline, polygon, symbol, arc sau đó di chuyển chuột đến vị trí cần tạo ra đối tượng mới và xác định vị trí cho các đỉnh của đối tượng tạo ra. II.4.2 - Xóa đối tượng đã có Chọn đối tượng cần xóa rồi sau đó ấn phím Delete. Nếu muốn xóa nhiều đối tượng cùng lúc thì bấm chọn các đối tượng đồng thời với ấn phím Shift rồi sau đó ấn phím Delete. II.4.3 - Sao chép và dán các đối tượng Chọn các đối tượng cần sao chép sau đó bấm vào biểu tượng copy hoặc vào Edit - Copy hay sử dụng tổ hợp phím Ctrl + C sau đó chọn Edit - Paste hay sử dụng tổ hợp phím Ctrl + V
  • 29. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang29 Các đối tượng trong Mapinfo được sao chép theo địa lý cho nên các đối tượng sao chép sẽ có vị trí địa lý trùng với các đối tượng gốc. II.4.4 - Dịch chuyển vị trí đối tượng Chọn đối tượng cần dịch chuyển vị trí bằng chuột sau đó giữ chuột và di chuyển đến vị trí mới; bấm chuột để khẳng định vị trí mới II.4.5 - Biên tập các đỉnh của đối tượng Chọn đối tượng cần biên tập đỉnh sau đó bấm đối tượng bật điểm đỉnh trong hộp Main hoặc Edit - Reshape, khi đó các đỉnh của đối tượng sẽ bật lên và chúng ta có thể thực hiện: - Xóa điểm đỉnh: chọn điểm đỉnh cần xóa sau đó bấm phím Delete - Dịch chuyển vị trí điểm đỉnh: chọn điểm đỉnh cần di chuyển sau đó giữ chuột và di chuyển đến vị trí mới; bấm chuột để khẳng định vị trí mới - Thêm điểm đỉnh: chọn công cụ thêm đỉnh xác định vị trí của điểm đỉnh cần thêm mới và bấm chuột. - Sao chép một đoạn đối tượng: chọn đối tượng sau dó bật điểm đỉnh và dùng chuột để chọn đỉnh đầu của đoạn - giữ phím Shift hoặc Ctrl - bấm chọn đỉnh cuối cùng của đoạn, khi đó các đỉnh của đoạn sẽ được đánh dấu chọn; sau đó bấm Ctrl+C và Ctrl + V. Chức năm này rất hữu ích khi chúng ta muốn nhân bản các đường chung nhau của các đối tượng khi đóng các polygon trong hệ thống tạo đối tượng quản lý II.5 - Phân tích không gian Phần mềm Mapinfo cung cấp một số chức năng phân tích không gian như kết hợp, chia cắt, xóa một phần đối tượng bản đồ, tạo vùng đệm của một đối
  • 30. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang30 tượng hay tạo điểm chung của hai đối tượng. Các chức năng này được thực hiện cho các đối tượng trong cùng một lớp dữ liệu hay trên hai lớp dữ liệu khác nhau. Các đối tượng này thường phải xử lý được. Để cho phép đối tượng xử lý được, trước hết lớp dữ liệu của đối tượng này phải có thuộc tính sửa đổi được (editable), sau đó chúng ta chọn đối tượng (select), vào Objects - Set Target (hay Ctrl + T), đối tượng sẽ được đánh dấu là xử lý được. Xử lý dữ liệu không gian trong phần mềm Mapinfo được thực hiện theo 3 bước: - Thiết lập đối tượng muốn xử lý trở thành xử lý được - Chọn đối tượng chuẩn - Chọn chức năng phân tích không gian như: kết hợp (combine), chia cắt (split), xóa một phần (erase) Sau đây là bảng mô tả đối tượng cắt/đối tượng xử lý thích hợp cho từng chức năng phân tích không gian: Kiểu đối tượng Tạo điểm giao Cắt, xóa, xóa ngoài Kết hợp Đối tượng cắt Đối tượng xử lý Đối tượng cắt Đối tượng xử lý Đối tượng xử lý Đ.tượng không xlý khác Vùng x x x x x x Đường x x x x x Chữ Điểm x x x Nhiều điểm x x x Nhiều kiểu x x x II.5.1 - Tổng hợp và phân tách dữ liệu (Aggregating and disaggregating data) Các dữ liệu thuộc tính đã được liên kết với các thông tin không gian do đó khi thực hiện các chức năng phân tích không gian hệ thống có thể tự động tổng hợp hoặc phân tách các dữ liệu đã có và gán chúng cho các đối tượng mới tạo ra
  • 31. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang31  Khi thực hiện tổng hợp các đối tượng, chúng ta có thể chọn một số phương pháp tổng hợp dữ liệu, bao gồm: - Sum: cộng các giá trị số của các trường dữ liệu và gán tổng số đó cho trường dữ liệu của đối tượng mới. - Average: tính giá trị trung bình của các dữ liệu trong các đối tượng gốc và gán nó cho trường dữ liệu của đối tượng mới - Weighted Average: tính giá trị trung bình có trọng số của các dữ liệu trong các đối tượng gốc và gán nó cho trường dữ liệu của đối tượng mới - Value: lưu và gán giá trị nhất định của các đối tượng gốc cho đối tượng mới - No change: bảo lưu các giá trị của đối tượng mục tiêu cho đối tượng mới tạo ra  Khi thực hiện phân tách đối tượng, chúng ta có thể chọn một số phương pháp xử lý dữ liệu, bao gồm: - Blank: loại bỏ giá trị gốc của đối tượng xử lý - Value: lưu và gán giá trị nhất định của các đối tượng gốc cho đối tượng mới - Area proportion: tạo ra các giá trị mới trên cơ sở các số liệu gốc theo giá trị hoặc kích thước của các đối tượng mới tạo ra so với đối tượng gốc II.5.2 - Kết hợp các đối tượng địa lý với đối tượng xử lý Các bước thực hiện chức năng tổng hợp các đối tượng địa lý có thể tóm tắt như sau: - Chọn đối tượng bản đồ xử lý (đối tượng cần xử lý phải thuộc lớp đang ở chế độ biên tập được) - Menu Object - Set Target Đối tượng xử lý Đối tượng chuẩn
  • 32. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang32 - Chọn một hoặc nhiều đối tượng địa lý cần tổng hợp với đối tượng cần xử lý - Chọn Menu Objects - Combine, cửa sổ Data Aggregation: Hình: Hộp thoại tổng hợp dữ liệu - Xác định các tham số tổng hợp dữ liệu cho từng trường dữ liệu, sau đó chọn OK. Nếu chọn No data sẽ thu được các bảng ghi có giá trị trắng. II.5.3 - Phân tách đối tượng Chức năng phân tách đối tượng cho phép chúng ta chia đối tượng xử lý thành những đối tượng nhỏ hơn, trong đó có sử dụng các đối tượng khác để làm đối tượng cắt. Để phân tách đối tượng, thực hiện theo các bước sau: - Chọn đối tượng bản đồ cần phân tách - Menu Object - Set Target Đối tượng xử lý Đối tượng chuẩn
  • 33. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang33 - Chọn hoặc phát sinh một hoặc nhiều đối tượng khác làm đối tượng cắt (đối tượng này phải là đối tượng vùng) - Chọn Menu Objects - Split, cửa sổ Data Disaggregation: Hình: Hộp thoại phân tách dữ liệu - Xác định các tham số để phân tách dữ liệu từng trường dữ liệu, sau đó chọn OK. II.5.4 - Phân tách đối tượng sử dụng một đường (Polyline) Chức năng sử dụng đường (polyline) để phân tách đối tượng chỉ áp dụng để tách các đối tượng kiểu đường, vùng, kiểu tập hợp nhiều điểm (multipoints), kiểu tập hợp nhiều kiểu đối tượng (collections), thực hiện theo các bước sau: - Chọn đối tượng bản đồ cần phân tách - Menu Objects - Set Target Đối tượng xử lý Đối tượng chuẩn
  • 34. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang34 - Chọn đối tượng đường là đối tượng phát sinh hoặc ở bất kỳ lớp thông tin nào làm đối tượng cắt (đối tượng cắt trong trường hợp này là đường liên tục không phải là đường phân nhánh) - Chọn Menu Objects - Polyline Split - Trường hợp đối tượng phân tách là kiểu vùng, một bảng thông báo hiện lên, "Split narked target using selected region cutter ?", chọn Next để tiếp tục, Cancel để hủy bỏ. - Trường hợp chọn Next cửa sổ Data Disaggregation xuất hiện: Hình: Hộp thoại phân tách dữ liệu - Xác định các tham số để phân tách dữ liệu cho từng trường dữ liệu, sau đó chọn OK. II.5.5 - Xóa một phần của đối tượng - Chọn đối tượng bản đồ cần xử lý - Menu Object - Set Target - Chọn Menu Objects - Erase (hoặc Erase Outside), hộp thoại phân tách dữ liệu hiện ra tương tự như chức năng phân tách đối tượng. - Xác định các tham số để phân tách dữ liệu cho từng trường dữ liệu, sau đó chọn OK.
  • 35. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang35 Xóa một phần đối tượng bên trong đối tượng chuẩn (Erase) Xóa một phần đối tượng bên ngoài đối tượng chuẩn (Erase Outside) II.5.6 - Tạo các điểm nút của các đối tượng giao nhau Chức năng này tạo thêm những node mới cho đối tượng xử lý tại điểm giao nhau giữa đối tượng xử lý và đối tượng cắt, được thực hiện theo các bước sau: - Chọn đối tượng cần xử lý (đối tượng này có thể là kiểu đường hoặc vùng) - Chọn Menu Object - Set Target - Chọn hoặc phát sinh một hoặc nhiều đối tượng khác làm đối tượng cắt (đối tượng này phải là kiểu đường hoặc kiểu vùng) - Chọn Menu Objects - Overlay Nodes. II.5.7 - Tạo vùng đệm bao quanh một (hay nhiều) đối tượng Vùng đệm là một vùng bao quanh một đối tượng đường, vùng, điểm trong cửa sổ bản đồ. Để tạo vùng đệm thực hiện theo các bước sau: - Đặt chế độ biên tập cho lớp thông tin chứa vùng đệm sẽ được tạo ra - Chọn đối tượng cần tạo ra vùng đệm Đối tượng xử lý Đối tượng chuẩn Đối tượng xử lý Đối tượng chuẩn
  • 36. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang36 - Chọn Objects - Buffer, cửa sổ Buffer Objects xuất hiện như sau: Hình: Hộp thoại tạo vùng đệm cho đối tượng - Value: giá trị bán kính của vùng đệm, phụ thuộc vào Units (đơn vị) ở dưới - From Column: có thể khai báo giá trị bán kính của vùng đệm là giá trị của một trường dữ liệu, hay giá trị được tính thông qua các biểu thức (Expression) - Units: đợn vị đo, có thể là km, m, cm, mm,… - Smoothness: số đoạn tạo nên một vòng tròn, giá trị mặc định là 12, nhưng có thể khai báo giá trị bất kỳ. - Phương pháp tạo vùng đệm (Buffer method) + One buffer for all objects: tạo ra một vùng đệm chung + One buffer for each objects: tạo ra vùng đệm cho mỗi đối tượng - Chọn OK để thực hiện việc tạo vùng đệm
  • 37. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang37 Hình: Tạo vùng đệm cho đối tượng II.5.8 - Tạo vùng Voronoi (sơ đồ Voronoi) Bản đồ phân bổ các cột điện thoại của một thành phố như hình. Mỗi máy điện thoại sẽ được nối với cột gần nhất, do vậy ta phải chia thành phố thành các vùng, mỗi vùng có duy nhất một cột và khoảng cách từ mỗi vị trí trong vùng đến cột trong vùng đó là nhỏ nhất. Kết quả của phân hoạch này là sơ đồ Voronoi. Hình: Thí dụ sơ đồ Voronoi Để tạo sơ đồ Voronoi thực hiện theo các bước sau: - Chọn ít nhất 03 điểm - Chọn Objects - Voronoi, cửa sổ Voronoi Field Values xuất hiện cửa sổ Data Aggregation - Chọn các tham số trên cửa sổ Voronoi Field Values - Chọn Ok
  • 38. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang38 II.5.9 - Tổng hợp đối tượng thông qua các trường dữ liệu thuộc tính Với chức năng này hệ thống không đòi hỏi phải chọn các đối tượng bản đồ trên màn hình, nhưng đòi hỏi phải có một cơ sở dữ liệu thuộc tính. Thực hiện chức năng này hệ thống sẽ tự động tạo ra các đối tượng mới dựa trên cơ sở các dữ liệu trong CSDL thuộc tính có cùng giá trị. Để thực hiện chức năng này, thực hiện theo các bước sau: - Chọn Table - Combine Objects Using Column, của sổ Combine Objects Using Column như sau: Hình: Tổng hợp đối tượng sử dụng giá trị của một cột - Combine objects from table: chọn tên lớp chứa các đối tượng cần tổng hợp - Group Objects by column: chọn tên trường mà theo đó các đối tượng sẽ được nhóm lại nếu cùng một giá trị thuộc tính. - Store result in table: chọn Table lưu trữ kết quả (có thể tạo Table mới hoặc chọn Table có sẵn)
  • 39. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang39 Chương III Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính Sau khi xây dựng xong các lớp dữ liệu (Table) từ số hóa bản đồ, thể hiện các đối tượng trong vùng khảo sát, Mapinfo có khả năng bổ sung dữ liệu phi không gian (dữ liệu thuộc tính - yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội) bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong chương này chúng tôi sẽ trình bày các phương pháp cập nhật bổ sung dữ liệu của phần mềm Mapinfo III.1 - Tổ chức, thay đổi cấu trúc dữ liệu Để tổ chức hay thay đổi cấu trúc dữ liệu của Table chúng ta thực hiện như sau: Menu Table - Maintenance - Table Structure; cửa sổ Modify Table Structure xuất hiện như sau: Hình: Tổ chức, thay đổi cấu trúc của Table - Add field: thêm một trường dữ liệu (field hay column) với tên được khai báo trong hộp Name và kiểu dữ liệu trong hộp Type Tùy theo tính chất của dữ liệu mà kiểu dữ liệu có thể là: + Kiểu số nguyên (Integer): lưu các số nguyên từ - 2.100.000.000 đến + 2.100.000.000 + Kiểu số nguyên ngắn (Small Integer): lưu các số nguyên từ - 32.768 đến + 32.767 + Kiểu ký tự (Character): lưu trữ tối đa 254 ký tự
  • 40. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang40 + Kiểu số thập phân (Decimal) lưu trữ các số thập phân dạng dấu chấm cố định; tối đa dài 19 chữ số + Kiểu số thập phân động (Float): lưu các số thập phân dạng dấu chấm tự do + Kiểu ngày, tháng (Date): lư trữ dữ liệu dạng ngày tháng + Kiểu luận lý (Logical): chỉ có hai giá trị là True và False - Remove field: loại bỏ một trường dữ liệu - Up - Down: di chuyển thứ tự của các trường dữ liệu trong bảng III.2 - nhập dữ liệu bằng công cụ info tool Theo phương pháp này, chúng ta sử dụng công cụ Info Tool để nhập dữ liệu thuộc tính cho từng đối tượng. Hình: Nhập dữ liệu thuộc tính bằng công cụ Info Tool III.3 - Liên kết dữ liệu có sẵn Phần mềm Mapinfo cho phép sử dụng cơ sở dữ liệu có sẵn được xây dựng trên các phần mềm Excel (*.xls), Foxpro, dbase (*.dbf), Lotus (*.wks), Access Công cụ nhập dữ liệu thuộc tính
  • 41. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang41 (*.mdb). Mapinfo sử dụng được các cơ sở dữ liệu này như là những lớp dữ liệu sau khi hoàn tất thủ tục khai báo. Vào Menu File - Open, chọn tập tin cơ sở dữ liệu theo các dạng trên (chọn kiểu tương thích trong Files of Type) trong cửa sổ Open III.3.1 - Cơ sở dữ liệu .dbf (Dbase III, Dbase IV, Foxbase, Foxpro) Hình: Hộp thoại mở dữ liệu dạng dbf Chọn dBASE DBF (*.dbf) trong Files of type. Chọn tập tin dạng dbf, trong Prefferred View có thể chọn Automatic, Browser,…Chọn OK, xuất hiện cửa sổ dBASE DBF Infimation: giữ mặc định trong hộp File Character Set: Window US &.W Europe (“ANSI”) Chọn OK, sẽ xuất hiện cửa sổ dữ liệu (browser) của tập tin dbf tương ứng, Mapinfo tự động tạo tập tin dạng .tab tương ứng trong cùng thư mục của tập tin dbf được chọn
  • 42. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang42 III.3.2 - Cơ sở dữ liệu Microsoft Excel Hình: Hộp thoại mở dữ liệu dạng xls Thông thường dữ liệu trong Excel lấy hàng trên cùng làm tên cột, do đó trong cửa sổ Excel Information phải khai báo như sau: Trong Name Range chọn Other sẽ xuất hiện khung ghi giới hạn của bảng dữ liệu. Mapinfo sẽ cho thấy toàn vùng dữ liệu, dữ liệu từ hàng cột nào đến hàng cột nào. Chúng ta sẽ thay đổi là tăng thêm một hàng đối với vị trí đầu tiên của vùng dữ liệu, Ví dụ thay vì A1:E80 thì đổi lại A2:E80
  • 43. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang43 Đánh dấu vào mục Use Row Above Selected Range for Column Titles: xác định hàng đầu tiên là tên cột. Mapinfo tự động tạo tập tin dạng .tab tương ứng trong cùng thư mục của tập tin .xls được chọn Lưu ý: Trong các dạng dữ liệu trên, tốt nhất là chuyển thành dạng .dbf trước khi nhập vào Mapinfo vì Mapinfo chỉ thay đổi cấu trúc của dạng cơ sở dữ liệu này. III.4 - Cập nhật và bổ sung dữ liệu III.4.1 - Bổ sung số liệu thống kê Mỗi tính chất của các đối tượng được bổ sung vào một vùng mới và tùy theo kiểu số liệu để khai báo thích hợp trong kiểu vùng. Có thể nhập dữ liệu trong Mapinfo. Vào Window - New Browser Window, chọn lớp dữ liệu muốn bổ sung thêm, sẽ xuất hiện một cửa sổ dữ liệu (Browser) liệt kê dữ liệu theo hàng và cột, nhập dữ liệu vào các ô thích hợp. Hình: Bảng dữ liệu thuộc tính Để có thể sử dụng các phần mềm khác như Excel hay Foxpro để nhập dữ liệu, ta phải lưu lớp dữ liệu dưới dạng dBASE DBF với một tên khác: Vào Menu File - Save Copy As, chọn lớp dữ liệu cần lưu; trong cửa sổ Save Copy of Table As chọn Save as type là dbase DBF, ta sẽ có một tập tin của lớp dữ liệu tương ứng có phần mở rộng là .dbf. Vào Excel hay Foxpro và mở tập tin này để
  • 44. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang44 cập nhật, lưu ý không được thay đổi vị trí của các hàng, vì Mapinfo đã lưu thông tin về các đối tượng địa lý đồ họa theo thứ tự của các hàng. III.4.2 - Bổ sung số liệu do Mapinfo tính toán được Trong Mapinfo có sử dụng các hàm và các phép toán nên chúng ta có thể xác lập các biểu thức tính toán tự động trên từng đối tượng (các hàng trong bảng). Biểu thức trong Mapinfo bao gồm tên vùng của lớp dữ liệu được mở - trong đó obj là tên vùng đặc biệt chỉ đến đối tượng địa lý của các hàng trong bảng dữ liệu - các toán tử và các hàm. 1. Toán tử trong Mapinfo Các toán tử trong Mapinfo bao gồm theo mức độ ưu tiên sau: (); ^: dấu âm (-); * và /; + và -; Contains, contain entire, within, entirely within, intersects (các toán tử dùng cho đối tượng địa lý); =, <>, <, >, <=, >= (các toán tử so sánh); not, and, or (các toán tử luận lý). 2. Hàm trong Mapinfo Các hàm trong Mapinfo có dạng tên hàm(tham số), bao gồm: Các hàm toán học Abs(số): Trả về trị tuyệt đối của số Cos(số - đơn vị: radian): trả về cosin của số Sin(số - đơn vị: radian): trả về sin của số Tan(số - đơn vị: radian): trả về Tang của số Int(số): trả về phần nguyên của số Maximum (số 1, số 2): trả về số có giá trị lớn hơn Minimum (số 1, số 2): trả về số có giá trị bé hơn Các hàm chuỗi ký tự Str$(biểu thức): trả về chuỗi ký tự tương ứng của biểu thức Chr$(số): trả về ký tự tương ứng theo bảng mã ASCII InStr(số, chuỗi 1, chuỗi 2): tìm trong chuỗi 1 bắt đầu tại vị trí số, nếu có chuỗi 2 thì trả về vị trí của chuỗi 2, nếu không có thì trả về số 0 Ltrim$(chuỗi): trả về chuỗi sau khi cắt bỏ khoảng trắng phía trước
  • 45. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang45 Lease$(chuỗi): trả về chuỗi với chữ thường Left(chuỗi, số): trả về chuỗi với số ký tự bên trái Mid$(chuỗi, số 1, số 2): trả về chuỗi bắt đầu từ vị trí số 1 và dài số 2 ký tự Proper$(chuỗi): Trả về chuỗi với ký tự đầu là chữ hoa Right$(chuỗi số): trả về chuỗi gồm số thứ tự từ bên phải Rtrim$(chuỗi): trả về chuỗi sau khi cắt bỏ khoảng trắng bên phải Ucase(chuỗi): trả về chuỗi hoa Len(chuỗi): trả về số ký tự của chuỗi Val(chuỗi): trả về giá trị bằng số của chuỗi Các hàm ngày tháng Curdate(): trả về ngày tháng năm của ngày hôm nay Day(ngày/tháng/năm): trả về ngày của ngày/tháng/năm Month(ngày/tháng/năm): trả về tháng của ngày/tháng/năm Year(ngày/tháng/năm): trả về năm của ngày/tháng/năm Weekday(ngày/tháng/năm): trả về thứ tự của ngày trong tuần của ngày/tháng/năm. Chủ nhật có số thứ tự là 1 Các hàm liên quan đến đối tượng địa lý Area(obj, “đơn vị”): trả về diện tích của đối tượng theo đơn vị CentroidX(obj): trả về trị số kinh độ điểm trọng tâm của đối tượng CentroidY(obj): trả về trị số vĩ độ điểm trọng tâm của đối tượng 3. Cập nhật bổ sung dữ liệu theo từng cột Để cập nhật dữ liệu theo từng cột vào Menu Table - Update Column xuất hiện cửa sổ với các mục sau: - Table to Update: chọn lớp dữ liệu muốn cập nhật trong số các lớp dữ liệu đang mở - Get value from table: lấy giá trị từ lớp dữ liệu nào, có 02 trường hợp: Từ lớp dữ liệu muốn cập nhật - Column to update: chọn vùng muốn cập nhật - Value: nhập một biểu thức hợp lệ. Thường sử dụng trong khung Assist để xây dựng biểu thức
  • 46. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang46 Ví dụ: Tính diện tích các đối tượng địa lý (xã, phường) của thị xã Cao Lãnh Vào Update khai báo như sau: Column to Update:D_tich Value:Area(obj, “hectare”) Hình: Tính diện tích của các đối tượng địa lý Từ một lớp dữ liệu khác Chọn khung Join…để xác định vùng tham chiếu liên kết giữa hai lớp dữ liệu - Column to Update: chọn vùng có sẵn - Calculate: cách tính toán (có thể là: value hay các biểu thức tổng hợp như: Average, Count, Minimum, Maximum, sum, Weighted Average (trung bình gia trọng), Proportion Sum (tổng số theo tỷ lệ), Proportion Average (trung bình theo tỷ lệ), Proportion Weighted Average (trung bình gia trọng theo tỷ lệ) Ghi chú: các biểu thức Average, Count, Minimum, Sum, Weighted Average có tham số là các giá trị của dữ liệu; các biểu thức tỷ lệ (Proportion) thì xử lý các đối tượng địa lý - of: thường là một cột hay biểu thức hợp lệ - Chọn OK để tiến hành cập nhật dữ liệu Ví dụ: 1 - Calculate: Value: Cập nhật dữ liệu cho cột DS_2000 của Table CL_RGHC.TAB dựa vào Table DANSO.TAB; thực hiện theo các bước sau:
  • 47. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang47 - Menu Table - Update Column, xuất hiện cửa sổ Update Column như sau: Hình: Cập nhật dữ liệu giữa hai Table Trong trường hợp này hai lớp dữ liệu có số hàng như nhau, chúng ta chọn trường dữ liệu khoá của hai Table bằng cách vào Join… Hình: Chọn trường dữ liệu liên kết 2. Calculate: Sum Tính tổng dân số năm 2000 của từng vùng thuộc thị xã Cao Lãnh; thực hiện theo các bước sau: - Menu Table - Update Column, xuất hiện cửa sổ Update Column, khai báo như sau: Table to Update: CL_VUNG Column to Update: DS_2000
  • 48. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang48 Get Value from Table: DANSO Calculate: Sum Of: DS_2000 Hình: Cập nhật dữ liệu giữa hai Table Trong trường hợp này chúng ta chọn tên cột liên kết giữa hai lớp dữ liệu trong cửa sổ Join… là Vung Hình: Chọn trường dữ liệu liên kết III.5 - chọn và kết hợp dữ liệu theo điều kiện III.5.1 - Chọn các đối tượng theo điều kiện trong một lớp dữ liệu Trong quá trình làm việc với cơ sở dữ liệu, hệ thống Mapinfo phát sinh lớp thông tin Selection. Các Selection có các đặc tính sau đây: chúng là những lớp thông tin trung gian (Temporary table) với tên mở rộng là Query, Query 1, Query 2,…
  • 49. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang49 Để chọn các đối tượng theo điều kiện thực hiện ta vào: Menu Query - Select, khai báo các mục trong cửa sổ Select như sau: Hình: Chọn dữ liệu theo điều kiện - Mục Select Records from Table: Chọn lớp dữ liệu cần chọn theo điều kiện - Mục that Satisfy: nhập một biểu thức luận lý hợp lệ - Store Results in Table: lưu kết quả vào Table nào đó, có thể giữ mặc định là Selection. Muốn lưu dữ liệu này phải vào File - Save As - Sort Results by Column: chọn tên cột muốn sắp xếp thứ tự Với Select chúng ta xây dựng được một lớp dữ liệu mới thỏa điều kiện đặt ra. Lớp dữ liệu này thường có ít đối tượng (số hàng) nhưng giữ nguyên cấu trúc của dữ liệu (số cột). Dĩ nhiên chúng ta có thể thay đổi cấu trúc theo ý đồ của chúng ta, Mapinfo có một chức năng để thực hiện trực tiếp điều này đó là SQL Select. Ngoài ra, SQL Select còn thực hiện một số chức năng khác. Để thực hiện chức năng chọn bằng SQL Select vào Menu Query - SQL Select, cửa sổ SQL Select như sau:
  • 50. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang50 - from Table: nhập tên lớp dữ liệu, chúng ta có thể nhập trực tiếp từ bàn phím tên của lớp dữ liệu, nhưng nên click khung Table để chọn - Select Column: nếu chọn tất cả các cột thì giữ dấu * (mặc định), nếu chỉ chọn một số cột thì xóa dấu * rồi click khung Column để chọn. Ngoài ra ta còn có thể xây dựng các biểu thức tính toán và hình thành thêm các cột mới. Điều này có nghĩa lớp dữ liệu mới sẽ có một số cột cũ hay ít hơn cũng có thể nhiều hơn. Để đặt tên cho cột mới của một biểu thức tính toán, chúng ta ghi tên cột trong dấu ngoặc kép ngay sau biểu thức. Ví dụ: DS_2000/area(obj, “sq km”) “Mat do” - Where condition: có thể để trống hay nhập biểu thức luận lý hợp lệ. Trường hợp là một biểu thức luận lý thì chỉ những hàng phù hợp với điều kiện biểu thức này mới xuất hiện trong lớp dữ liệu tạm thời (selection) - Group by column: chọn cột muốn tính gộp cho các giá trị giống nhau (subtotal) trong cột đó. - Order by column: chọn cột muốn sắp xếp thứ tự, mặc định là sắp xếp theo thứ tự tăng dần; muốn sắp xếp theo thứ tự giảm dần, chúng ta thêm desc đằng sau tên cột đã chọn. Để xây dựng các biểu thức toán trong SQL Select, ngoài các thành phần thông thường là tên cột, hàm và toán tử; Mapinfo còn có thêm các hàm thống kê như: Avg (trung bình cộng), Sum (tổng), Min (giá trị tối thiểu), Max (giá trị tối
  • 51. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang51 đa), WtAvg (trung bình gia trọng) và Count (đếm số lượng), các hàm thống kê này được liệt kê trong Aggregates Các lớp dữ liệu mới phát sinh từ các hàm thống kê là lớp dữ liệu tổng hợp của một cột nào đó, chúng được lưu tạm trong các Query hay selection Ví dụ 1: Sử dụng lớp dữ liệu DANSO.TAB Select Column: Count(*) “So xa”, sum(DS_2000) “Danso 2000” Kết quả là: So xa Danso 2000 13 142.037 Trường hợp có xét Group by Column số hàng sẽ là số giá trị khác nhau của cột này. Ví dụ 2: Select Column: Vung, Count(*) “So xa”, sum(DS_2000) “Danso 2000” Group by Column: Vung Order by Column: Vung Kết quả là: III.5.2 - Kết hợp với một lớp dữ liệu khác Để kết hợp hai lớp dữ liệu với các thông tin khác nhau, chúng ta mở hai lớp dữ liệu này, sau đó vào Query - SQL Select. Trong cửa số SQL Select khai báo như sau: - from table: chọn các lớp dữ liệu để liên kết Sau khi chọn các lớp dữ liệu, trong vùng Where Condition tên cột dữ liệu để liên kết hai lớp dữ liệu với nhau
  • 52. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang52 - Select Column: dấu * là chọn tất cả các cột của hai lớp dữ liệu. Chúng ta có thể chọn các cột tuỳ ý và có thể tạo các biểu thức tính toán để phát sinh các cột mới - Group by column: chọn cột muốn tính gộp cho các giá trị giống nhau (subtotal) trong cột đó. - Order by column: chọn cột muốn sắp xếp thứ tự, mặc định là sắp xếp theo thứ tự tăng dần; muốn sắp xếp theo thứ tự giảm dần, chúng ta thêm desc đằng sau tên cột đã chọn.
  • 53. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang53 Chương IV Xây dựng & kết xuất bản đồ IV.1 - Bản đồ chuyên đề Thành lập bản đồ chuyên đề là một công cụ hiệu quả nhất để thể hiện sự phân tích và hiển thị các dữ liệu. Thành lập bản đồ chuyên đề là một quá trình thể hiện thông qua tô vẽ các đối tượng bản đồ theo cột chuyên đề cụ thể. Ví dụ bản đồ thể hiện bằng phương pháp tô màu mật độ dân số theo đơn vị hành chính cấp huyện là một bản đồ chuyên đề Trong phần mềm Mapinfo có 6 loại thể hiện bản đồ chuyên đề khác nhau: - Ranges: thể hiện theo khoảng dữ liệu - Bar Charts: thể hiện theo biểu đồ hình chữ nhật - Pie Charts: thể hiện theo biểu đồ hình tròn - Graduated: thể hiện theo ký hiệu có trọng số - Dot Density: thể hiện theo mật độ điểm - Individua: thể hiện theo giá trị độc lập Mỗi một loại bản đồ chuyên đề trên có thể sử dụng cho một mục đích cụ thể và chúng có các tính chất khác nhau. Các dữ liệu sử dụng để thành lập bản đồ chuyên đề có thể là giá trị số hoặc không nhất thiết phải là giá trị số. Thông qua bản đồ chuyên đề chúng ta có thể tạo ra một Xêri bản đồ dựa trên cùng một nền các đối tượng bản đồ chung, hiển thị các vấn đề khác nhau liên quan đến các chủ đề quan tâm. IV.2 - Khái quát về thành lập bản đồ chuyên đề - Tham số thành lập bản đồ chuyên đề: Trước khi chúng ta thành lập các bản đồ chuyên đề phải hiểu rõ về các thành phần tạo nên bản đồ chuyên đề và sự quan hệ giữa chúng khi thành lập bản đồ. Các dữ liệu hiển thị trên bản đồ chuyên đề được gọi là các tham số chuyên đề. Tùy theo kết quả phân tích chuyên đề mà chúng ta thực hiện và có thể xác định một hay nhiều tham số chuyên đề. Tham số chuyên đề có thể là giá trị của một trường dữ liệu hay là một biểu thức toán học của các trường dữ liệu - Thông qua thành lập bản đồ chuyên, các thông tin phục vụ để thành lập bản đồ chuyên đề có thể được truy cập từ một lớp thông tin hay nhiều lớp thông tin
  • 54. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang54 - Lớp thông tin chuyên đề (thematic layer), khi chúng ta tạo ra bản đồ chuyên đề thì hệ thống tự động tạo ra một lớp thông tin chuyên đề độc lập để quản lý và lưu trữ các thông tin đó. Trong hộp điều khiển của hệ thống nó cũng được tự động thêm vào. Nếu không muốn hiển thị lớp thông tin chuyên đề này trên bản đồ thì chúng ta tắt chế độ hiển thị của lớp thông tin chuyên đề đó. Để thực hiện tạo ra bản đồ chuyên đề vào Map - Create Thematic Map, xuất hiện cửa số sau: Hình: Xây dựng bản đồ chuyên đề IV.3 - Các phương pháp tạo bản đồ chuyên đề IV.3.1 - Tạo bản đồ chuyên đề theo phương pháp Range Chọn biểu tượng Range trong cửa sổ Create Thematic Map và bấm nút Next khi đó màn hình hiện ra cửa sổ sau:
  • 55. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang55 Tại cửa sổ này chúng ta cần xác định: - Table: tên Table cần xây dựng bản đồ chuyên đề - Field: chọn trường dữ liệu tạo chuyên đề - Ignore Zeroes or Blank: bỏ qua các bảng ghi trắng Chọn Next để sang bước tiếp theo: Tại cửa sổ này chúng ta được cung cấp một tầm nhìn tổng quan về các nhóm chuyên đề sẽ tạo ra trong khung Preview. Các đối tượng trong lớp chuyên đề sẽ được nhóm theo giá trị ngầm định của hệ thống trên cơ sở các thông tin thuộc tính đã gắn với chúng Chúng ta có thể chọn phong cách thể hiện của các dữ liệu trong bảng ghi chú bằng cách chọn ô Ascending cho sự hiển thị giá trị từ nhỏ đến lớn hoặc Descending cho sự hiển thị từ lớn đến nhỏ Trước khi sang bước kế tiếp chúng ta có thể thay đổi các tham số của bản đồ chuyên đề tạo ra như định nghĩa lại các khoảng giá trị, thay đổi thuộc tính thể hiện và bảng ghi chú chuyên đề theo các nút trên cửa sổ như sau:
  • 56. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang56 1. Nếu chọn nút Range màn hình hiện ra cửa sổ như sau: Tại cửa sổ này chúng ta xác định: - Phương pháp tạo bản đồ chuyên đề tại hộp Method, trong danh sách các phương pháp có thể chọn một trong các phương pháp như sau: + Equal count: tạo ra nhóm các đối tượng có số bảng ghi như nhau + Equal range: tạo ra nhóm các đối tượng có khoảng dữ liệu như nhau + Nature Break: sự phân tách các khoảng dữ liệu chuyên đề dựa trên cơ sở tối thiểu hóa (Minimum) các hiệu số của các dữ liệu với giá trị trung bình của chúng + Standar Deviation: khoảng giữa được phân tách tại giá trị trung bình của các dữ liệu, khoảng trên và khoảng dưới nó được xác định bằng khoảng giữa cộng trừ đi một giá trị sai lệch chuẩn. + Quantile: xác định sự phân bố của một biến dữ liệu dọc theo khoảng dữ liệu. Khi chọn phương pháp này màn hình hiện ra hộp Quantile và chúng ta chọn biểu thức để thực hiện thao tác xác định phân bố. + Custom: chọn phương pháp này chúng ta phải tự xác định các khoảng dữ liệu chuyên đề. Khi chọn Custom, màn hình hiện ra cửa sổ Custom range và chúng ta nhập khoảng dữ lệu vào đó thông qua giá trị Min và Max 2. Chọn nút Style để tiến hành chọn màu thể hiện bản đồ chuyên đề 3. Chọn nút Legend để biên tập chú dẫn cho bản đồ chuyên đề IV.3.2 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Bar Chart
  • 57. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang57 IV.3.3 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Pie Chart IV.3.4 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Graduated IV.3.5 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Dot Density IV.3.6 - Tạo bản đồ chuyên đề bằng phương pháp Individual Sau khi đã hình thành bản đồ chuyên đề chúng ta có thể sửa đổi các tham số đã chọn bằng cách vào Map - Modify Thematic Map IV.4 - Tạo trang Layout để xuất bản đồ IV.4.1 - Tạo lưới bản đồ Để tạo lưới cho bản đồ chúng thực hiện theo các bước sau: - Chạy chương trình Mapbasic tạo lưới: Menu Tool - Run Mapbasic Program - chọn MapinfoProfessionalToolsGridmark - Chọn công cụ tạo lưới, kéo tạo khung lưới trên cửa sổ bản đồ, xuất hiện cửa sổ sau: Hình: Tạo lưới bản đồ Trong cửa sổ trên chọn các tham số như sau: - Object Types: nên chọn kiểu Straight Polylines - Spacing between lines: khoảng cách giữa các đường - Projection: chọn hệ quy chiếu - New table: đặt tên cho lưới sắp tạo IV.4.2 - Tạo thước tỷ lệ - Chạy chương trình Mapbasic thước tỷ lệ: Menu Tool - Run Mapbasic Program - chọn MapinfoProfessionalToolsScalebar
  • 58. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang58 - Xác định vị trí đặt thước tỷ lệ, xuất hiện cửa sổ: Hình: Tạo thước tỷ lệ - Width of scalebar: khai báo chiều dài của thước tỷ lệ - Chọn màu, font chữ cho thước tỷ lệ IV.4.3 - Thiết kế trang in (layout) 1. Tạo ra trang trình bày bản đồ mới Trang trình bày là một công cụ của Mapinfo cho phép tổng hợp các cửa sổ thông tin như cửa sổ bản đồ, cửa sổ xét duyệt, cửa sổ biểu đồ, cửa sổ ghi chú,… trên một trang bản đồ và có thể in ấn ra thiết bị đầu ra. Chúng ta có thể thêm bớt bất kỳ một cửa sổ thông tin hiện thời đang mở nào vào trang trình bày hoặc thêm các tiêu đề, ghi chú vào trang trình bày. Chúng ta vào Menu Window - New Layout Window, cửa sổ New Layout Window như sau: Trong cửa sổ này có thể chọn một trong ba lựa chọn:
  • 59. Trung tâm NC&ƯD CN Địa chính Bài giảng Mapinfo Trang59 - One Frame for Window: tự động tạo ra một khung tại trung tâm của trang trình bày và chúng ta có thể chọn tên của cửa sổ thông tin hiện thời đang mở. Chúng ta có thể biên tập, thay đổi kích thước, vị trí cũng như các thuộc tính thể hiện của khung giống như là một đối tượng vùng - Frames for All Currently Open Windows: tự động tạo một khung và gán toàn bộ các cửa sổ thông tin đang mở vào trang trình bày. - No Frame: chức năng này tương tự như khi tạo ra cửa sổ Layout mới nếu chúng ta chưa có một cửa sổ thông tin nào được mở Frame trong Layout có các tính chất sau: - Frame là một đối tượng đồ thị và chúng ta có thể chọn, biên tập - Chúng ta có thể sao chép, xóa và dán đối tượng vào cửa sổ Layout khác 2. Tạo ra các Frame trên Layout Khi mở ít nhất một trang Layout biểu tượng công cụ Frame (trên thanh Drawing) sẽ bật sáng, chúng ta có thể dụng công cụ này để xác định các Frame trên trang Layout. Khi tạo xong Frame cửa sổ Frame Object như sau: Hình: Tạo các Frame cho Layout - Chọn cửa sổ bản đồ cần trình bày trên trang Layout trong hộp Window - Đặt tỷ lệ cho bản đồ cần in ra trong hộp Map Scale Option