SlideShare a Scribd company logo
1 of 23
BÀI TẬP KINH TẾ LƯỢNG

MÔ HÌNH HỒI QUI BỘI


Câu 1:
Dữ liệu về nền kinh tế Maxico từ năm 1955-1972 trong Table 8-8 trong bộ dữ liệu của
Gujarati với các định nghĩa biến như sau:
   GDP
   Employment = số lao động
   CAPITAL         = Vốn


   Với mức ý nghĩa 5%, các anh/chị hãy:
   a) Viết phương trình hồi qui tổng thể và phân tích mối quan hệ giữa kỳ vọng của GDP
      với các biến khác trong dữ liệu.
   b) Ước lượng mô hình hồi qui đa biến bằng Eview.
   c) Với mô hình ước lượng ở câu b, các anh/chị hãy thực hiện kiểm định từng tham số và
         cho biết những biến nào không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc GDP.
   d) Anh/chị hãy thực hiện lại bằng phép kiểm định Wald và cho biết các biến độc lập ở
      câu c có đồng thời không ảnh hưởng biến phụ thuộc không?
   e) Xây dựng mô hình theo phương pháp từ phức tạp đến đơn giản và cho biết mô hình
      nào là mô hình tối ưu. Vì sao? (có các kiểm định cần thiết)
   f) Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu.


Câu 2:
Xem xét dữ liệu về tiêu dùng thịt gà ở Mỹ giai đọan 1960 đến 1982 được trình bày trong file
Table 7.9 thuộc bộ dữ liệu của Gujarati. Trong đó:
         Y         = lượng thịt gà tiêu thụ bình quân đầu người (pound)
         X2        = thu nhập khả dụng bình quân đầu người (USD)
         X3        = Giá bán lẻ của thịt gà (cent/pound)
         X4        = Giá bán lẻ của thịt bò (cent/pound)
         X5        = Giá bán lẻ của thịt heo (cent/pound)
         X6        = Giá bán lẻ bình quân có trọng số của thịt bò và thịt heo (cent/pound)



   Với mức ý nghĩa 10%, các anh/chị hãy:
a) Viết phương trình hồi qui tổng thể và phân tích mối quan hệ giữa kỳ vọng của lượng
         thịt gà tiêu thụ bình quân đầu người với các biến khác trong dữ liệu.
   b) Ước lượng mô hình hồi qui đa biến bằng Eview.
   c) Với mô hình ước lượng ở câu b, các anh/chị hãy thực hiện kiểm định từng tham số và
         cho biết những biến nào không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc lượng thịt gà tiêu thụ
         bình quân đầu người.
   d) Anh/chị hãy thực hiện lại bằng phép kiểm định Wald và cho biết các biến độc lập ở
      câu c có đồng thời không ảnh hưởng biến phụ thuộc không?
   e) Xây dựng mô hình theo phương pháp từ phức tạp đến đơn giản và cho biết mô hình
      nào là mô hình tối ưu. Vì sao? (có các kiểm định cần thiết)
   f) Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu.


Câu 3:
Dữ liệu trong Data 4-9 trong bộ dữ liệu của Ramanathan với các định nghĩa biến như sau:

    DEP                 Độ sâu (m)

    HLTH                Chiều cao (m)

    MPUBAS              Vận tốc nước vào (m3/giây)

    MSSEC               Vận tốc nước ra (m3/giây)

    RACE                Giá thành đơn vị (đ/m3)

    RETRD               Chiều rộng (m)

    UNEMP               Kích thước vòi nước (mm)

   Với mức ý nghĩa 5%, các anh/chị hãy:
   a) Viết phương trình hồi qui tổng thể và phân tích mối quan hệ giữa kỳ vọng của Vận
      tốc nước ra với các biến khác trong dữ liệu.
   b) Ước lượng mô hình hồi qui đa biến bằng Eview.
   c) Với mô hình ước lượng ở câu b, các anh/chị hãy thực hiện kiểm định từng tham số và
         cho biết những biến nào không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc MSSEC.
   d) Anh/chị hãy thực hiện lại bằng phép kiểm định Wald và cho biết các biến độc lập ở
      câu c có đồng thời không ảnh hưởng biến phụ thuộc không?
   e) Xây dựng mô hình theo phương pháp từ phức tạp đến đơn giản và cho biết mô hình
      nào là mô hình tối ưu. Vì sao? (có các kiểm định cần thiết)
   f) Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu.


Câu 4:
Dữ liệu trong Data 4-8 trong bộ dữ liệu của Ramanathan với các định nghĩa biến như sau:
   sub         = số đăng ký thuê bao được yêu cầu lắp đặt cho mỗi hệ thống cáp truyền hình
               (1000 khách hàng
   home = số hộ gia đình mà mỗi hệ thống cáp truyền hình đi ngang qua (ngàn hộ)
   inst        = phí lắp đặt (đô la/ lần)
   svc         = phí dịch vụ cho mỗi hệ thống (đô la/tháng)
   tv          = số kênh truyền hình mà mỗi hệ thống cáp cung cấp (kênh/hệ thống cáp)
   age         = thời gian hệ thống đã hoạt động (năm)
   air         = số kênh truyền hình mà hộ gia đình nhận được từ hệ thống cáp
   y           = thu nhập bình quân đầu người (đô la/người)


   Với mức ý nghĩa 10%, các anh/chị hãy:
   a) Viết phương trình hồi qui tổng thể và phân tích mối quan hệ giữa kỳ vọng của số
      đăng ký thuê bao (sub) với các biến khác trong dữ liệu.
   b) Ước lượng mô hình hồi qui đa biến bằng Eview.
   c) Với mô hình ước lượng ở câu b, các anh/chị hãy thực hiện kiểm định từng tham số và
          cho biết những biến nào không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc sub.
   d) Anh/chị hãy thực hiện lại bằng phép kiểm định Wald và cho biết các biến độc lập ở
      câu c có đồng thời không ảnh hưởng biến phụ thuộc không?
   e) Xây dựng mô hình theo phương pháp từ phức tạp đến đơn giản và cho biết mô hình
      nào là mô hình tối ưu. Vì sao? (có các kiểm định cần thiết)
   f) Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu.


Câu 5:
Xem xét dữ liệu về tiêu dùng thịt gà ở Mỹ giai đọan 1960 đến 1982 được trình bày trong file
Table 7.9 thuộc bộ dữ liệu của Gujarati. Trong đó:
          Y            = lượng thịt gà tiêu thụ bình quân đầu người (pound)
          X2           = thu nhập khả dụng bình quân đầu người (USD)
          X3           = Giá bán lẻ của thịt gà (cent/pound)
          X4           = Giá bán lẻ của thịt bò (cent/pound)
          X5           = Giá bán lẻ của thịt heo (cent/pound)
          X6           = Giá bán lẻ bình quân có trọng số của thịt bò và thịt heo (cent/pound)

   Các anh/chị hãy:
a) Xây dựng mô hình theo phương pháp từ phức tạp đến đơn giản và cho biết mô hình
         nào là mô hình tối ưu. Giải thích quá trình thực hiện và các kiểm định cần thiết.
         (α=5%)
   b) Giải thích ý nghĩa các tham số của mô hình phù hợp nhất
Câu 6:
Xem xét dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đền giá nhà trong file Data7-3 thuộc bộ dữ liệu
Ramanathan. Trong đó:
         Price      = giá nhà
         Baths      = số phòng tắm
         Bedrms     = số phòng ngủ
      Famroom = nhận giá trị 1 nếu nhà có phòng gia đình và giá trị 0 cho trường hợp
   ngược lại
      Firepl     = nhận giá trị 1 nếu nhà có phòng thiết bị báo cháy và giá trị 0 cho trường
   hợp ngược lại
         Pool       = nhận giá trị 1 nếu nhà có hồ bơi và giá trị 0 cho trường hợp ngược lại
         Sqft       = diện tích nhà


   Các anh/chị hãy:
   a) Xây dựng các mô hình sau theo phương pháp từ phức tạp đến đơn giản và cho biết
         mô hình nào là mô hình tối ưu (xem xét các mô hình tổng quát dưới đây). Giải thích
         quá trình thực hiện và các kiểm định cần thiết. (α=5%)
            1. Price = β1 + β2 Baths + β3Bedrms + β4Famroom + β5 Firepl + β6Pool + β7Sqft
            2. Price = β1 + β2 Baths + β3Bedrms + β4Famroom + β5 Firepl + β6Pool + β7Sqft
                 + β8 Firepl* Sqft
            3. Price = β1 + β2 Baths + β3Bedrms + β4Famroom + β5 Firepl + β6Pool + β7Sqft
                 + β8Famroom* Bedrms
            4. Price = β1 + β2 Baths + β3Bedrms + β4Famroom + β5 Firepl + β6Pool + β7Sqft
                 + β8Pool*Sqft
            5. Price = β1 + β2 Baths + β3Bedrms + β4Famroom + β5 Firepl + β6Pool + β7Sqft
                 + β8Famroom* Bedrms + β9              Firepl*   Sqft   +   β10Pool*Sqft       +
                 β11Firepl*Bedrms+ β10Pool*Baths
   b) Giải thích ý nghĩa các tham số của mô hình phù hợp nhất


BIẾN GIẢ VÀ ĐA CỘNG TUYẾN


Câu 7:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tiền lương (theo dữ liệu trong file Data7-2 thuộc bộ dữ
liệu Ramanathan).
   Trong đó:
       WAGE      = Thu nhập hằng tháng (triệu đồng/ tháng)
       EXPER     = Số năm kinh nghiệm
       EDUC      = Số năm đi học
       AGE       = tuổi (năm)
       GENDER = Giới tính (mang giá trị 1 nếu là nam)
      CLERICAL = Làm việc trong văn phòng (mang giá trị 1 nếu làm việc trong văn
   phòng)


   a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của các biến EXPER, EDUC
       và AGE, GENDER, CLERICAL với biến WAGE. Lý giải sự lựa chọn của mình
   b) Hãy xây dựng mô hình tuyến tính và ước lượng các hệ số trong mô hình.
     − Thực hiện tiếp các hồi qui sau:
                       EXPER       = A1 + A2AGE + ui
                       EDUC        = B1 + B2AGE + ui
         Dựa trên các kết quả hồi quy có được, anh/ chị nhận xét gì về mức độ đa cộng
          tuyến trong bộ dữ liệu? Giải thích sự nhận xét của mình
         Giải sử trong mô hình ban đầu có hiện tượng đa cộng tuyến nhưng các tham số
          đều có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% và thống kê F cũng có ý
          nghĩa. Trong trường hợp này, chúng ta có nên lo lắng về hiện tượng đa cộng
          tuyến không?
     − Thực hiện tiếp việc xây dựng mô hình từ tổng quát đến đơn giản. Giải thích ý nghĩa
       của mô hình tối ưu.
   c) Một sinh viên cho rằng nên bổ sung thêm biến chéo vào. Dạng mô hình đề nghị như
      sau :
       WAGE = β1 + β2EXPER+ β3EDUC + β4AGE + β5GENDER +β6CLERICAL +
         β7GENDER*EXPER         +β8GENDER*EDUC        +β12GENDER*AGE
         +β9CLERICAL*EDUC + β10CLERICAL*EXPER + β11CLERICAL*AGE + ui
     − Chưa chạy mô hình, theo anh chị các biến chéo như vậy có phù hợp không? Tại
       sao? (giải thích ý nghĩa từng mô hình)
     − Hãy tìm các tham số của mô hình theo phương pháp xây dựng mô hình từ phức tạp
       đến đơn giản
   d) Trong tất cả các mô hình tối ưu đã tính được ở trên, theo anh/chị mô hình nào phù
      hợp nhất để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến WAGE
e) Nếu anh, chị là người phải quyết định làm sao để tăng thu nhập bình quân hằng tháng
      của người dân. Dựa vào mô hình Anh/Chị sẽ giải quyết vấn đề trên như thế nào (xếp
      thứ tự ưu tiên từng phương án và giải thích lý do)


Câu 8:
Một sinh viên nghiên cứu mối quan hệ giữa số lượng tủ lạnh tiêu thụ (FRIG) theo giá bán
trung bình hằng năm (DUR) và mùa (theo dữ liệu trong file table9.4.txt thuộc bộ dữ liệu của
Gujarati).
   Trong đó:
         FRIG        = số lượng tủ lạnh tiêu thụ
         DUR         = giá bán bình quân (USD)
         D2          = Nhận giá trị 1 đối mùa hè và 0 cho các mùa còn lại
         D3          = Nhận giá trị 1 đối mùa thu và 0 cho các mùa còn lại
         D4          = Nhận giá trị 1 đối mùa đông và 0 cho các mùa còn lại


         Mô hình tổng quát có dạng như sau:
   FRIG = β1 + β2DUR + β3D2 + β4D3 + β5D4+ ui


   a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo dấu kỳ vọng của β2, β3, β4, β5. Lý giải sự
         lựa chọn của mình
   b) Hãy ước lượng các hệ số trong mô hình theo mô hình từ tổng quát đến đơn giản. Giải
      thích ý nghĩa của mô hình tối ưu.
   c) Một sinh viên khác cho rằng mô hình phải như sau:
   FRIG = β1 + β2DUR + β3D2 + β4D3 + β5D4 + β6D2*DUR + β7D3*DUR + β8D4*DUR + ui
              Anh chị ước lượng các tham số trong mô hình này và cho nhận xét.
   d) Có ý kiến cho rằng mô hình tại câu c bị đa cộng tuyến. Anh/chị hãy kiểm tra mô hình
      trên có bị đa cộng tuyến không? Giải thích và đưa các minh chứng cần thiết. Nếu mô
      hình bị đa cộng tuyến, anh/ chị hãy đưa ra cách giải quyết hợp lý.
   e) Theo các anh chị trong 2 mô hình trên mô hình nào phù hợp hơn.


Câu 9:
Một sinh viên nghiên cứu mối quan hệ giữa tiền tiết kiệm trung bình hằng năm của Mỹ và
thu nhập cũng như đảng cầm quyền (theo dữ liệu trong file table9.2.txt thuộc bộ dữ liệu của
Gujarati).
   Trong đó:
         SAVINGS = Tiền tiết kiệm hằng năm của Mỹ (ngàn USD)
         INCOME = Thu nhập hằng năm của Mỹ (ngàn USD)
DUM         = Nhận giá trị 1 đối với đảng cầm quyền là Đảng Dân chủ và 0 cho Đảng
   Cộng hòa
       Mô hình tổng quát có dạng như sau:
   SAVINGS = β1 + β2INCOME + β3DUM + ui


   a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo dấu kỳ vọng của β2, β3. Lý giải sự lựa
       chọn của mình
   b) Hãy ước lượng các hệ số trong mô hình theo mô hình từ tổng quát đến đơn giản. Giải
      thích ý nghĩa của mô hình tối ưu.
   c) Một sinh viên khác cho rằng mô hình tiền tiết kiệm phải như sau:
   SAVINGS = β1 + β2INCOME + β3DUM + β4DUM*IBCOME +ui
          Anh chị ước lượng các tham số trong mô hình này và cho nhận xét.
   d) Theo các anh chị trong 2 mô hình trên mô hình nào phù hợp hơn


Câu 10:
Xem xét dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đền giá nhà trong fike Data7-3 thuộc bộ dữ liệu
Ramanathan. Trong đó:
       Price      = giá nhà
       Baths      = số phòng tắm
       Bedrms     = số phòng ngủ
      Famroom = nhận giá trị 1 nếu nhà có phòng gia đình và giá trị 0 cho trường hợp
   ngược lại
      Firepl     = nhận giá trị 1 nếu nhà có phòng thiết bị báo cháy và giá trị 0 cho trường
   hợp ngược lại
       Pool       = nhận giá trị 1 nếu nhà có hồ bơi và giá trị 0 cho trường hợp ngược lại
       Sqft       = diện tích nhà


   Các anh/chị hãy:
   a) Phân tích mối quan hệ giữa kỳ vọng của giá nhà với các biến khác trong các mô hình
       sau:
          1. Price = β1 + β2 Baths + β3Bedrms + β4Famroom + β5 Firepl + β6Pool + β7Sqft
          2. Price = β1 + β2 Baths + β3Bedrms + β4Famroom + β5 Firepl + β6Pool + β7Sqft
               + β8Pool*Sqft
          3. Price = β1 + β2 Baths + β3Bedrms + β4Famroom + β5 Firepl + β6Pool + β7Sqft
               + β8Famroom*Bedrms + β9Firepl*Sqft + β10Pool*Sqft + β11Firepl*Bedrms+
               β12Pool*Baths
b) Ước lượng mô hình hồi qui đa biến bằng Eview. Anh/ chị hãy phân tích những dấu
       hiệu nào cho thấy mô hình tổng quát bị đa cộng tuyến/ đa cộng tuyến hoàn hảo
   c) Một bạn sinh viên cho rằng mô hình trên bị đa cộng tuyến là do các quan hệ sau:
          4. Sqft = α1 + α2Baths + α3Bedrms + α2Pool
          5. Baths = α1 + α2Bedrms + α2Pool
   Theo anh/ chị suy nghĩ trên của bạn sinh viên đó có đúng không? Tại sao? Nếu đúng
   anh/chị hãy chạy các mô hình hồi quy liên quan và cho biết kết luận.
   d) Xây dựng mô hình theo phương pháp từ phức tạp đến đơn giản và cho biết mô hình
      nào là mô hình tối ưu. Vì sao? (có các kiểm định cần thiết)
   e) Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu. Với mô hình đó theo các anh chị, còn hiện
      tượng đa cộng tuyến hay không?


Câu 11:
Một sinh viên nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tiền lương (theo dữ liệu trong file Data7-3
thuộc bộ dữ liệu Ramanathan).
   Trong đó:
       WAGE      = TIền lương hằng tháng (triệu đồng/ tháng)
      RACE        = dân tộc: mang giá trị bằng 1 nếu dân tộc kinh và bằng 0 với những
   người là các dân tộc còn lại
       MAINT     = Dịch vụ cộng thêm (mang giá trị 1 nếu có được ăn trưa, trợ cấp tiền
                 xe… và giá trị 0 cho trường hợp còn lại).
       GENDER = Giới tính (mang giá trị 1 nếu là nam)
       EXPER     = Số năm kinh nghiệm
       EDUC      = Số năm đi học
       CRAFTS = Nghề thủ công (mang giá trị 1 nếu công việc liên quan đến nghề thủ
              công và 0 cho các nghề còn lại)
      CLERICAL            = Văn phòng (mang giá trị 1 nếu làm việc trong văn phòng và
   bằng 0 cho các giá trị còn lại).
       AGE       = tuổi (năm)


Mô hình tổng quát có dạng như sau:
WAGE = β1 + β2EXPER+ β3EDUC + β4AGE + β5RACE + β6MAINT + β7GENDER
+β8CRAFTS +β9CLERICAL + ui

   a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo dấu kỳ vọng của các tham số. Lý giải sự
      lựa chọn của mình
   b) Hãy ước lượng các hệ số trong mô hình theo mô hình từ tổng quát đến đơn giản. Giải
      thích ý nghĩa của mô hình tối ưu.
Sinh viên Hoa cho rằng mô hình tiền lương phải như sau:
WAGE = β1 + β2EXPER+ β3EDUC + β4AGE + β5GENDER +β6CRAFTS + β7CLERICAL
       + β8GENDER*EXPER +β9GENDER*EDUC +β10CLERICAL*EDUC +
       β11CLERICAL*EXPER + β12CLERICAL*AGE + β13CRAFTS*EDUC +
       β14CRAFTS*EXPER + β15 CRAFTS*AGE + ui

   c) Nhưng sinh viên Thu lại cho rằng mô hình của Hoa đưa ra chắc chắn bị đa cộng
      tuyến. Nếu là Thu, Anh/chị hãy chứng minh câu phát biểu trên.
   d) Hoa phản đối cho rằng mô hình ban đầu của đề bài cho (ở câu 1) cũng bị đa cộng
      tuyến. Anh chị hãy cho biết trong 2 người Thu và Hoa ai đúng, ai sai? Tại sao? (đưa
      các chứng minh cần thiết).
   e) Anh chị hãy xây dựng mô hình hồi quy do Hoa đề nghị theo phương pháp từ phức
      tạp đến đơn giản. Và giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu.
   f) Nhằm giải hòa, Tuấn đưa ra phương án cho rằng cứ lập ma trận tương quan gồm tất
      cả các biến trong mô hình ban đầu và các biến chéo do Hoa đề nghị sau đó thực hiện
      chạy hồi quy với tất cả các biến trên, rồi sẽ tìm cách giải quyết đa cộng tuyến. Theo
      anh/ chị suy nghĩ trên của Tuấn có đúng không? Tại sao? Anh/ chị hãy dùng Eview
      để chạy mô hình Tuấn đề nghị để xem kết quả như thế nào? Giải thích ý nghĩa mô
      hình tìm được
   g) Trong các mô hình tối ưu tìm được ở các câu trên. Theo anh/chị mô hình nào phù
      hợp nhất. Tại sao?


Câu 12:
Một sinh viên nghiên cứu mối quan hệ giữa thu nhập trung bình của các giáo viên ở Mỹ và
chi phí bỏ ra cho việc đi học cũng như bằng cấp của họ đạt được (theo dữ liệu trong file
table9.1.txt thuộc bộ dữ liệu của Gujarati).
   Trong đó:
          SALARY = Thu nhập trung bình của các giáo viên (USD/tháng)
          SPENDING            = Chi phí học tập nâng cao kiến thức (USD/năm)
          D1= Nhận giá trị 1 đối với những người đã tốt nghiệp đại học và 0 cho giá trị ngược
   lại
          D2= Nhận giá trị 1 đối với những người đã tốt nghiệp cao học và 0 cho giá trị ngược
   lại.
   Mô hình tổng quát có dạng như sau:
   SALARY = β1 + β2SPENDING + β3D1 + β4D2 + ui


   a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo dấu kỳ vọng của β2, β3 và β4. Lý giải sự
          lựa chọn của mình
b) Hãy ước lượng các hệ số trong mô hình theo mô hình từ tổng quát đến đơn giản. Giải
      thích ý nghĩa của mô hình tối ưu.
   c) Một sinh viên cho rằng sự khác biệt về lương của các đối tượng có các bằng tốt
      nghiệp đại học và cao học có thể do chi phí học tập nâng cao kiến thức tác động lên.
      Anh chị hãy đề nghị mô hình tổng quát chạy hồi qui ước lượng các tham số trong mô
      hình này và cho nhận xét.



Câu 13:
Xem xét dữ liệu về tiêu dùng thịt gà ở Mỹ giai đọan 1960 đến 1982 được trình bày trong file
Table 7.9 thuộc bộ dữ liệu của Gujarati (hoặc file chicken demand). Trong đó:
       Y           = lượng thịt gà tiêu thụ bình quân đầu người (pound)
       X2          = thu nhập khả dụng bình quân đầu người (USD)
       X3          = Giá bán lẻ của thịt gà (cent/pound)
       X4          = Giá bán lẻ của thịt bò (cent/pound)
       X5          = Giá bán lẻ của thịt heo (cent/pound)
       X6          = Giá bán lẻ bình quân có trọng số của thịt bò và thịt heo (cent/pound)



   Với mức ý nghĩa 5%, các anh/chị hãy:
   a) Viết phương trình hồi qui tổng thể và phân tích mối quan hệ giữa kỳ vọng của lượng
      thịt gà tiêu thụ bình quân đầu người với các biến khác trong dữ liệu.
   b) Ước lượng mô hình hồi qui đa biến bằng Eview. Anh/ chị hãy phân tích những dấu
       hiệu nào cho thấy mô hình tổng quát bị đa cộng tuyến
   c) Một bạn sinh viên cho rằng mô hình trên bị đa cộng tuyến là do các quan hệ sau:
            − Giá bán lẻ của thịt bò và giá bán lẻ của thịt heo sẽ ảnh hưởng đến Giá bán lẻ
              bình quân có trọng số của thịt bò và thịt heo.
            − Thu nhập khả dụng bình quân đầu người ảnh hưởng đến giá bán lẻ từng loại
              thịt (gà, bò, heo)
   Theo anh/ chị suy nghĩ trên của bạn sinh viên đó có đúng không? Tại sao? Nếu đúng
   anh/chị hãy chạy các mô hình hồi quy liên quan và cho biết kết luận.
   d) Xây dựng mô hình theo phương pháp từ phức tạp đến đơn giản và cho biết mô hình
      nào là mô hình tối ưu. Vì sao? (có các kiểm định cần thiết)
   e) Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu. Với mô hình đó theo các anh chị, còn hiện
      tượng đa cộng tuyến hay không?



ĐA CỘNG TUYẾN VÀ DẠNG HÀM
Câu 14:
Cho mô hình nhập khẩu của Hoa Kỳ giai đoạn 1970-1998 như sau:
   Ln Importst = β 1 + β 2 ln GDPt + β 3 ln CPIt + ut
   (theo dữ liệu trong file T10-12.txt thuộc bộ dữ liệu của Gujarati).
   Trong đó:
       Inmpost    = Giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ
       GDP        = Tổng sản phẩm quốc nội của Hoa Kỳ
       CPI        = Chỉ số giá tiêu dùng tại Hoa Kỳ
   a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo dấu kỳ vọng của β2 và β3. Lý giải sự lựa
       chọn của mình.
   b) Hãy ước lượng các hệ số trong mô hình.
   c) Từ kết quả trên anh/chị có nghi ngờ có sự đa cộng tuyến trong mô hình không? Tại
       sao?.
   d) Thực hiện tiếp các hồi qui sau:
       Ln Importst        = A1 + A2 ln GDPt
           Ln Importst    = B1 + B2 ln CPIt
       Ln GDPt = C1 + C2 ln CPIt
   Dựa trên các kết quả hồi quy có được, anh/ chị nhận xét gì về mức độ đa cộng tuyến
   trong bộ dữ liệu? Giải thích sự nhận xét của mình
   e) Giải sử trong mô hình ban đầu (mô hình Ln Importst = β1 + β2 ln GDPt + β3 ln CPIt +
       ut có hiện tượng đa cộng tuyến nhưng β2 và β3 đều có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức
       ý nghĩa 5% và thống kê F cũng có ý nghĩa. Trong trường hợp này, chúng ta có nên lo
       lắng về hiện tượng đa cộng tuyến không?


Câu 15:
Xem xét dữ liệu trong file Table7.3 thuộc bộ dữ liệu Gujarati. Trong đó:
       Y = GDP thực hằng năm của khu vực nông nghiệp Đài Loan (triệu USD)
      X2 = Số ngày lao động hằng năm của khu vực nông nghiệp Đài Loan (triệu ngày
   công lao động)
       X3 = Vốn thực hằng năm của khu vực nông nghiệp Đài Loan (triệu USD)


   Các anh/chị hãy:
   a) Ước lượng hàm Cobb-Douglas có dạng Y=AX2β2X3β3eui.
   b) Hãy giải thích các hệ số ước lượng β1, β2, β3 theo ý nghĩa kinh tế
c) Khu vực nông nghiệp Đài Loan có phát triển hiệu quả không? Giải thích vì sao
      anh/chị lại có nhận định như vậy. Ngoài những lý do phát triển do vốn và lao động
      các anh chị còn có giả thiết nào về các nguyên nhân khác tác động đến sự phát triển
      của khu vực nông nghiệp không ?


Câu 16:
Cho dữ liệu sản xuất của nền kinh tế Mexico từ năm 1955 đến năm 1974 (theo dữ liệu trong
file T14.3.txt thuộc bộ dữ liệu của Gujarati).
   Trong đó:
       GDP         = Tổng sản phẩm quốc nội (nghìn USD)
       LABOR       = Số lao động (nghìn người)
       CAPITAL = Tổng nguồn vốn đầu tư (nghìn USD)
   a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của các biến LABOR và
      CAPITAL với biến GDP. Lý giải sự lựa chọn của mình
   b) Hãy xây dựng mô hình tuyến tính và ước lượng các hệ số trong mô hình.
     − Từ kết quả trên anh/chị có nghi ngờ có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình
       không? Tại sao?
     − Thực hiện tiếp các hồi qui sau:
                     1. GDPi = A1 + A2 LABORi + ui
                     2. GDPi = B1 + B2 CAPITALi + ui
                     3. CAPITALi = C1 + C2 LABORi + ui
          Dựa trên các kết quả hồi quy có được, anh/ chị nhận xét gì về mức độ đa cộng
          tuyến trong bộ dữ liệu? Giải thích sự nhận xét của mình
     − Giải sử trong mô hình tuyến tính ban đầu có hiện tượng đa cộng tuyến nhưng các
          tham số thống kê đều có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% và thống kê F
          cũng có ý nghĩa. Trong trường hợp này, chúng ta có nên lo lắng về hiện tượng đa
          cộng tuyến không?
     − Giải thích ý nghĩa của các mô hình tối ưu.
   c) Xây dựng lại bằng mô hình đa thức sau :
   GDPi = β1 + β2 LABORi + β3 CAPITALi + β4(LABORi)2 + β4 (CAPITALi)2 + ui
            Giải thích ý nghĩa của các mô hình tối ưu.
   d) Có một bạn sinh viên cho rằng đây là mô hình Cobb-Douglas
     − Anh/chị hãy viết phương trình tổng thể của hàm Cobb-Douglas
     − Anh/ chị hãy ước lượng các tham số của mô hình trên.
     − Giải thích ý nghĩa của các mô hình tối ưu.
   e) Một sinh viên cho rằng nên bổ sung thêm biến thời gian vào. Dạng mô hình đề nghị
      là một trong các mô hình sau :
− GDPi = β1 + β2 LABORi + β3 CAPITALi + β4t + ut
     − GDPi = β1 + β2 LABORi + β3 CAPITALi + β4t + β5t2 + ut
     − Ln(GDPi) = β1 + β2 ln(LABORi) + β3 ln(CAPITALi) + β4t + ut
     − Ln(GDPi) = β1 + β2 ln(LABORi) + β3 ln(CAPITALi)+β4ln(t) + ut
          Anh/ chị hãy cho biết mô hình nào có ý nghĩa về mặt kinh tế? Tại sao?
   f) Trong tất cả các mô hình tối ưu đã tính được ở trên. Anh/ chị hãy cho biết mô hình
      nào phù hợp nhất.


Câu 17:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tiền lương (theo dữ liệu trong file Data7-2 thuộc bộ dữ
liệu Ramanathan).
   Trong đó:
       WAGE        = Tiền lương hằng tháng (triệu đồng/ tháng)
       EXPER       = Số năm kinh nghiệm
       EDUC        = Số năm đi học
       AGE         = tuổi (năm)
       GENDER = Giới tính (mang giá trị 1 nếu là nam)


   a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của các biến EXPER, EDUC
       và AGE, GENDER với biến WAGE. Lý giải sự lựa chọn của mình
   b) Hãy xây dựng mô hình tuyến tính và ước lượng các hệ số trong mô hình. Giải thích ý
      nghĩa của mô hình tối ưu.
   c) Xây dựng lại bằng mô hình đa thức sau :
   WAGEi = β1 + β2EXPER + β3(EXPER)2 + β4EDUC + β5AGE + β6(AGE)2 + ui
       Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu.
     − Anh/ chị hãy ước lượng các tham số của mô hình trên. Từ kết quả trên anh/chị có
       nghi ngờ có sự đa cộng tuyến trong mô hình không? Tại sao?
     − Thực hiện tiếp các hồi qui sau:
                        EXPER        = A1 + A2AGE + ui
                        EDUC         = B1 + B2AGE + ui
          Dựa trên các kết quả hồi quy có được, anh/ chị nhận xét gì về mức độ đa cộng
          tuyến trong bộ dữ liệu? Giải thích sự nhận xét của mình
     − Giải sử trong mô hình ban đầu có hiện tượng đa cộng tuyến nhưng các tham số đều
       có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% và thống kê F cũng có ý nghĩa. Trong
       trường hợp này, chúng ta có nên lo lắng về hiện tượng đa cộng tuyến không?
   d) Anh/ chị hãy chạy hồi quy lại với mô hình log kép:
Ln WAGEi = β1 + β2 ln EXPER + β3 ln EDUC + β4 ln AGE + ut
       Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu.
   e) Một sinh viên cho rằng nên bổ sung thêm biến giới tính (GENDER) vào. Dạng mô
      hình đề nghị là một trong các mô hình sau :
     − WAGEi = β1 + β2EXPER + β3EDUC + β4AGE + β5GENDER + ui
     − WAGEi = β1 + β2EXPER + β3EDUC + β4AGE + β5GENDER + β5(GENDER)2 +ui
     − Ln(WAGE) = β1 + β2 ln(EXPER) + β3 ln(EDUC) + β4 ln(AGE)+β5GENDER + ut
     − Ln(WAGE) = β1 + β2 ln(EXPER) + β3 ln(EDUC) + β4 ln(AGE)+β5 ln(GENDER) +
          ut
     Anh/ chị hãy cho biết mô hình nào có ý nghĩa về mặt kinh tế? Tại sao?
   f) Trong tất cả các mô hình tối ưu đã tính được ở trên, theo anh/chị mô hình nào phù
      hợp nhất để giải thích mối quan hệ của biến WAGE


Câu 18:
Cho mô hình đầu tư của 4 tập đoàn của Mỹ từ năm 1935 -1954 (theo dữ liệu trong file table
16.1.txt thuộc bộ dữ liệu của Gujarati).
   Trong đó:
       Y          = Đầu tư ròng (tỷ USD)
       X2         = Giá trị của doanh nghiệp (tỷ USD)
       X3         = Vốn của doanh nghiệp(tỷ USD)


   a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của các biến X2 và X3 với
      biến Y. Lý giải sự lựa chọn của mình
   b) Hãy xây dựng mô hình tuyến tính và ước lượng các hệ số trong mô hình. Giải thích ý
      nghĩa của các mô hình tối ưu.
   c) Xây dựng lại bằng mô hình đa thức sau :
   Yi = β1 + β2X2 + β3X3+ β4(X2)2 +β5(X3)2 + ui
   d) Anh/ chị hãy chạy hồi quy lại với mô hình log kép:
   Ln Yi = β1 + β2 ln X2 + β3 ln X3 + ut
     − Anh/ chị hãy ước lượng các tham số của mô hình trên. Từ kết quả trên anh/chị có
       nghi ngờ có sự đa cộng tuyến trong mô hình không? Tại sao?
     − Thực hiện tiếp các hồi qui sau:
                        Ln Yi = A1 + A2 ln X2 + ut
                        Ln Yi = B1 + B3 ln X3 + ut
                        Ln X2 = C1 + C3 ln X3 + ut
Dựa trên các kết quả hồi quy có được, anh/ chị nhận xét gì về mức độ đa cộng
          tuyến trong bộ dữ liệu? Giải thích sự nhận xét của mình
     − Giải sử trong mô hình ban đầu (mô hình Ln Yi = β1 + β2 ln X2 + β3 ln X3 + ut có
          hiện tượng đa cộng tuyến nhưng β2 và β3 đều có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý
          nghĩa 5% và thống kê F cũng có ý nghĩa. Trong trường hợp này, chúng ta có nên lo
          lắng về hiện tượng đa cộng tuyến không?
   e) Một sinh viên cho rằng nên bổ sung thêm biến thời gian vào. Dạng mô hình đề nghị
      là một trong các mô hình sau :
     − Yi = β1 + β2 X2 + β3 X3 +β4t + ut
     − Yi = β1 + β2 X2 + β3 X3 +β4t + β4t2 + ut
     − Ln(Yi) = β1 + β2 ln(X2) + β3 ln(X3)+β4t + ut
     − Ln(Yi) = β1 + β2 ln(X2) + β3 ln(X3)+β4ln(t) + ut
          Anh/ chị hãy cho biết mô hình nào có ý nghĩa về mặt kinh tế? Tại sao?
   f) Nếu có ý kiến cho rằng thương hiệu của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến đầu tư ròng.
       Anh/ chị hãy gợi ý các mô hình cho ý kiến trên. Và thực hiện việc ước lượng và kiểm
       định cần thiết cho mô hình đề nghị.
   g) Trong tất cả các mô hình tối ưu đã tính được ở trên. Anh/ chị hãy cho biết mô hình
      nào phù hợp nhất.


Câu 19:
Cho mô hình nhập khẩu của Hoa Kỳ giai đoạn 1970-1998 (theo dữ liệu trong file T10-12.txt
thuộc bộ dữ liệu của Gujarati).
   Trong đó:
       Inmpost     = Giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ
       GDP         = Tổng sản phẩm quốc nội của Hoa Kỳ
       CPI         = Chỉ số giá tiêu dùng tại Hoa Kỳ


   a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của các biến GDP và CPI với
      biến Impost. Lý giải sự lựa chọn của mình
   b) Hãy xây dựng mô hình tuyến tính và ước lượng các hệ số trong mô hình. Giải thích ý
      nghĩa của các mô hình tối ưu.
   c) Xây dựng lại bằng mô hình đa thức sau :
   Importst = β 1 + β 2 GDPt + β 3 CPIt +β 4(CPIt)2 + ut
   d) Anh/ chị hãy chạy hồi quy lại với mô hình log kep sẽ phù hơp hơn :
   Ln Importst = β 1 + β 2 ln GDPt + β 3 ln CPIt + ut
     − Anh/ chị hãy ước lượng các tham số của mô hình trên. Từ kết quả trên anh/chị có
       nghi ngờ có sự đa cộng tuyến trong mô hình không? Tại sao?
− Thực hiện tiếp các hồi qui sau:
                           Ln Importst = A1 + A2 ln GDPt
                           Ln Importst = B1 + B2 ln CPIt
                           Ln GDPt = C1 + C2 ln CPIt
           Dựa trên các kết quả hồi quy có được, anh/ chị nhận xét gì về mức độ đa cộng
           tuyến trong bộ dữ liệu? Giải thích sự nhận xét của mình
        − Giải sử trong mô hình ban đầu (mô hình Ln Importst = β1 + β2 ln GDPt + β3 ln CPIt
          + ut có hiện tượng đa cộng tuyến nhưng β2 và β3 đều có ý nghĩa về mặt thống kê ở
          mức ý nghĩa 5% và thống kê F cũng có ý nghĩa. Trong trường hợp này, chúng ta có
          nên lo lắng về hiện tượng đa cộng tuyến không?
     e) Một sinh viên cho rằng nên bổ sung thêm biến thời gian vào. Dạng mô hình đề nghị
        là một trong các mô hình sau :
        − Importst = β1 + β2 GDPt + β3 CPIt +β4t + ut
        − Importst = β1 + β2 GDPt + β3 CPIt +β4t + β4t2 + ut
        − Ln(Importst) = β1 + β2 ln(GDPt) + β3 ln(CPIt)+β4t + ut
        − Ln(Importst) = β1 + β2 ln(GDPt) + β3 ln(CPIt)+β4ln(t) + ut
           Anh/ chị hãy cho biết mô hình nào có ý nghĩa về mặt kinh tế? Tại sao?
     f) Trong tất cả các mô hình tối ưu đã tính được ở trên. Anh/ chị hãy cho biết mô hình
        nào phù hợp nhất.


DẠNG HÀM VÀ PHƯƠNG SAI THAY ĐỔI


Câu 20:
Dữ liệu trong Data 4-8 trong bộ dữ liệu của Ramanathan với các định nghĩa biến như sau:
 sub     = số đăng ký thuê bao được yêu cầu lắp đặt cho mỗi hệ thống cáp truyền hình
 (1000 khách hàng
 home        = số hộ gia đình mà mỗi hệ thống cáp truyền hình đi ngang qua (ngàn hộ)
 inst        = phí lắp đặt (đô la/ lần)
 svc         = phí dịch vụ cho mỗi hệ thống (đô la/tháng)
 tv          = số kênh truyền hình mà mỗi hệ thống cáp cung cấp (kênh/hệ thống cáp)
 age         = thời gian hệ thống đã hoạt động (năm)
 air         = số kênh truyền hình mà hộ gia đình nhận được từ hệ thống cáp
 y           = thu nhập bình quân đầu người (đô la/người)
     Với mức ý nghĩa 10%, các anh/chị hãy:
a) Hãy phân tích mối quan hệ giữa kỳ vọng của số đăng ký thuê bao (sub) với các biến
       khác trong dữ liệu.
   b) Ước lượng mô hình kinh tế lượng theo mô hình tuyến tính. Nhận xét mô hình
   c) Trong mô hình trên có hiện tượng phương sai thay đổi không? Tại sao? (chỉ dùng
      kiểm định White). Nếu có hãy khắc phục bằng phương pháp bình phương có trọng số
   d) Có ý kiến cho rằng mô hình ở câu a nên bổ sung thêm các biến độc lập là bình
       phương các biến độc lập trong mô hình ở câu b. Anh/ chị hãy ước lượng thử xem mô
       hình này có tốt hơn mô hình ở câu b không? Giải thích các tác động biên của mô
       hình này.
   e) Nếu thay các mô hình trên bằng mô hình Log kép thì mô hình có bị hiện tượng đa
       cộng tuyến hoặc hiện tượng phương sai thay đổi không? Giải thích ý nghĩa của mô
       hình mới.
   f) Làm lại câu e với mô hình bán log
   g) Trong các mô hình trên mô hình nào là mô hình phù hợp nhất với dữ liệu trên? Hãy
      giải thích tại sao?


Câu 21:
Cho mô hình mối quan hệ giữa thuế phụ thuộc như thế nào đối với thu nhập (theo dữ liệu
trong file DATA3-4 thuộc bộ dữ liệu của Ramanathan).
   Trong đó:
       Tax        = Số thuế mà công ty phải nộp
       Income     = thu nhập của doanh nghiệp


   a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của thuế và thu nhập. Lý giải
      sự lựa chọn của mình.
   b) Ước lượng các hệ số trong mô hình tuyến tính.
   c) Hãy vẽ các đồ thị cần thiết và kiểm tra xem mô hình có bị HET không ?
   d) Thực hiện kiểm định white để kiểm tra lại kết luận ở câu c.
   e) Nếu mô hình trên bị HET theo các anh/chị làm cách nào để khắc phục. Đưa ra
       phương pháp mà anh chị cho là phù hợp và giải thích kết quả của mô hình.


Câu 22:
Xem xét dữ liệu về diện tích ảnh hưởng như thế nào đến giá nhà được trình bày trong file
DATA3-1 thuộc bộ dữ liệu của Ramanathan. Trong đó:
       PRICE      = Giá nhà (lượng vàng)
       SQRT       = Diện tích nhà (m2)
Với mức ý nghĩa 5%, anh/chị hãy:
   a) Hãy ước lượng các tham số trong mô hình tuyến tính. Anh/ chị hãy dùng các đồ thị
      cho biết mô hình trên có bị bệnh HET không ?
   b) Thực hiện kiểm định white để kiểm tra lại kết luận ở câu b.
   c) Nếu mô hình trên bị HET theo các anh/chị làm cách nào để khắc phục. Đưa ra
      phương pháp mà anh chị cho là phù hợp và giải thích kết quả của mô hình.




Câu 23:
Cho mô hình các yếu tố tác động đến lương (theo dữ liệu trong file DATA6-4 thuộc bộ dữ
liệu của Ramanathan).
   Trong đó:
      Wage        = Lương (triệu đồng/tháng)
      Exper       = Thâm niên (năm)
      Educ        = Thời gian đi học (năm)
      Age         = tuổi


   a) Hãy thực hiện thống kê mô tả cho bộ dữ liệu trên
   b) Hãy ước lượng các tham số trong mô hình tuyến tính. Anh/ chị hãy dùng các đồ thị
      cho biết mô hình trên có bị bệnh HET không ?
   c) Thực hiện kiểm định white để kiểm tra lại kết luận ở câu b.
   d) Nếu mô hình trên bị HET theo các anh/chị làm cách nào để khắc phục. Đưa ra
      phương pháp mà anh chị cho là phù hợp và giải thích kết quả của mô hình.


Câu 24:
Cho mô hình mối quan hệ giữa lương theo thâm niên (theo dữ liệu trong file DATA8-1
thuộc bộ dữ liệu của Ramanathan).
   Trong đó:
      Salary      = Lương hiện tại
      Year        = Số năm làm việc
   Giả sử mô hình hồi quy tổng thể có dạng
   (PRF) : Salary = β 1 + β 2 Year + ut


   a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của các hệ số β 2, β 3 . Lý giải
      sự lựa chọn của mình.
b) Ước lượng các hệ số trong mô hình.
   c) Hãy vẽ các đồ thị cần thiết và kiểm tra xem mô hình có bị HET không ?
   d) Thực hiện kiểm định white để kiểm tra lại kết luận ở câu c.
   e) Nếu mô hình trên bị HET theo các anh/chị làm cách nào để khắc phục. Đưa ra
        phương pháp mà anh chị cho là phù hợp và giải thích kết quả của mô hình.




TƯƠNG QUAN CHUỖI


Câu 25:
Dùng dữ liệu trong Data 9-12 trong bộ dữ liệu của Ramanathan với các định nghĩa biến như
sau:
 PCECARS = Chỉ tiêu tiêu dùng cá nhân vào mua xe mới (tỷ USD)
 PCDPY         = Thu nhập cá nhân bình quân (ngàn USD)
 POP           = Dân số Mỹ (triệu người)
 CPINEW        = Chỉ số giá tiêu dùng cho xe hơi mới
 Để ước lượng mô hình sau:
 PRF:          PCECARSt = β1 + β2PCDPYt + β3POPt + β4CPINEWt +ut


   Với mức ý nghĩa 5%, các anh/chị hãy:
   a) Viết phương trình hồi qui mẫu cho mô hình này.
   b) Vẽ đồ thị phần dư của mô hình hồi qui ở câu a theo thời gian. Dựa vào đồ thị nói trên
      Anh/Chị có ý kiến gì về vấn đề tương quan chuỗi.
   c) Cẩn thận hơn anh chị hãy kiểm định nhân tử Lagrange để kiểm định phần dư có
      tương quan chuỗi bậc 1 không?
   d) Hãy khắc phục hiện tượng tương quan chuỗi trong phép hồi qui trên (nếu có). Đề
      nghị trình bày chi tiết cách thực hiện.



TỔNG HỢP


Câu 26:
Cho mô hình mối quan hệ giữa số phát minh sáng kiến theo chi phí dành cho việc phát minh
(theo dữ liệu trong file DATA3-3 thuộc bộ dữ liệu của Ramanathan).
Trong đó:
         Patents       = Số phát minh sáng kiến
         r_d           = Chi phí dành cho việc nghiên cứu và phát triển


     a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của các hệ số giữa các biến
        độc lập ảnh hưởng như thế nào đến biến phụ thuộc. Lý giải sự lựa chọn của mình.
     b) Thực hiện vẽ đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
         Anh/chị có nhận xét gì về kết quả trên thu được?
     c) Anh/chị hãy ước lượng các tham số với mô hình tuyến tính. Theo anh/chị
        − Mô hình trên có bị đa cộng tuyến không ?
        − Mô hình trên có bị HET không?
        − Mô hình trên có bị AR không ?
        Nếu có anh/chị hãy thực hiện các kiểm định cần thiết và khắc phục những hiện tượng
        này cho mô hình
     e) Bạn An nói rằng nên thay mô hình trên bằng mô hình khác như log kép; Bạn Thủy
         nói rằng mô hình độ trễ sẽ phù hợp hơn vì số phát minh sáng kiến năm nay có khi
         phụ thuộc vào số tiền dành cho nghiên cứu phát triển của khoảng 3 năm về trước; bạn
         Nam đồng ý với bạn Thủy về việc sử dụng mô hình độ trễ nhưng đề nghị mô hình
         nên thêm biến số phát minh sáng kiến của năm ngoái vì nếu số phát minh sáng kiến
         năm ngoái cũng có ảnh hưởng đến số phát minh sáng kiến năm nay. Nếu phải lựa
         chọn anh/chị sẽ chọn mô hình của bạn nào? Tại sao?
     f) Trong các mô hình trên theo anh/chị mô hình nào là mô hình phù hợp nhất ? tại sao?
     g) Theo anh/chị làm cách nào để tăng số phát minh sáng kiến.


Câu 27:
Bảng dữ liệu 4-8 trong bộ dữ liệu của Ramanathan cho dữ liệu về số đăng ký thuê bao được
yêu cầu lắp đặt cho mỗi hệ thống cáp truyền hình (sub) ở bang California. Biến phụ thuộc là
sub số đăng ký thuê bao được yêu cầu lắp đặt cho mỗi hệ thống cáp truyền hình (1000 khách
hàng). Các biến độc lập bao gồm:
 home          = số hộ gia đình mà mỗi hệ thống cáp truyền hình đi ngang qua (ngàn hộ)
 inst          = phí lắp đặt (đô la/ lần)
 svc           = phí dịch vụ cho mỗi hệ thống (đô la/tháng)
 tv            = số kênh truyền hình mà mỗi hệ thống cáp cung cấp (kênh/hệ thống cáp)
 age           = thời gian hệ thống đã hoạt động (năm)
 air           = số kênh truyền hình mà hộ gia đình nhận được từ hệ thống cáp
 y             = thu nhập bình quân đầu người (đô la/người)
a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của các hệ số giữa các biến
      độc lập ảnh hưởng như thế nào đến biến phụ thuộc, và giữa các biến độc lập có mối
      quan hệ nào với nhau không. Lý giải sự lựa chọn của mình.
   b) Lập ma trận tương quan giữa các biến. Anh/chị có nhận xét gì về kết quả thu được?
   c) Anh/chị hãy ước lượng các tham số với mô hình tuyến tính. Theo anh/chị
     − Mô hình trên có bị đa cộng tuyến không ?
     − Mô hình trên có bị HET không?
     − Mô hình trên có bị AR không ?
     Nếu có anh/chị hãy thực hiện việc khắc phục những hiện tượng trên.
   d) Một bạn khác nói rằng nên thay mô hình trên bằng mô hình khác như đa thức, log
      kep, bán log, hoặc kết hợp cả 3 mô hình trên. Nếu phải lựa chọn anh/chị sẽ chọn mô
      hình nào? Tại sao?
   e) Trong các mô hình trên theo anh/chị mô hình nào là mô hình phù hợp nhất ? tại sao?
   f) Theo anh/chị có biện pháp nào để tăng lượng đăng ký thuê bao được yêu cầu lắp đặt
      cho mỗi hệ thống cáp truyền hình.


Câu 28:
Bảng dữ liệu 4-6 trong bộ dữ liệu của Ramanathan cho dữ liệu về các tỷ lệ nghèo khó và các
yếu tố tác động đến những tỷ lệ này ở 58 địa hạt của California. Biến phụ thuộc là
POVRATE được xác định bằng phần trăm các gia đình có thu nhập dưới mức nghèo khó.
Các biến độc lập bao gồm:
         UNEMP        = Tỷ lệ phần trăm thất nghiệp
         URB          = Phần trăm của tổng dân số thành thị
         MEDINC       = Giá trị trung vị của thu nhập gia đình tính theo đơn vị ngàn USD
         HIGHSCHL = Phần trăm dân số từ 25 tuổi trở lên có trình độ học vấn bậc trung
   học
         FAMSIZE      = Số người trong một hộ gia đình
      COLLEGE         = Phần trăm dân số từ 25 tuổi trở lên đã hoàn tất chương trình cao
   đẳng


   a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của các hệ số giữa các biến
      độc lập ảnh hưởng như thế nào đến biến phụ thuộc, và giữa các biến độc lập có mối
      quan hệ nào với nhau không. Lý giải sự lựa chọn của mình.
   b) Lập ma trận tương quan giữa các biến. Anh/chị có nhận xét gì về kết quả thu được?
   c) Anh/chị hãy ước lượng các tham số với mô hình tuyến tính. Theo anh/chị
     − Mô hình trên có bị đa cộng tuyến không ?
     − Mô hình trên có bị HET không?
− Mô hình trên có bị AR không ?
     Nếu có anh/chị hãy thực hiện việc khắc phục những hiện tượng trên.
   d) Một bạn khác nói rằng nên thay mô hình trên bằng mô hình khác như đa thức, log
      kep, bán log, hoặc kết hợp cả 3 mô hình trên. Nếu phải lựa chọn anh/chị sẽ chọn mô
      hình nào ? Tại sao ?
   e) Trong các mô hình trên theo anh/chị mô hình nào là mô hình phù hợp nhất ? tại sao?
   f) Thống đốc bang California muốn giảm tỷ lệ nghèo khó ở bang mình. Nếu anh chị là
      trợ lý của thống đốc anh chị sẽ khuyên thống đốc nên chú trọng vào những công việc
      gì để giảm tỷ lệ nghèo xuống.


Câu 29:
Để xác định các yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến chỉ tiêu tiêu dùng cá nhân vào mua xe
mới (PCECARS), dùng dữ liệu trong Data 9-12 trong bộ dữ liệu của Ramanathan với các
định nghĩa biến như sau:
 PCECARS = Chỉ tiêu tiêu dùng cá nhân vào mua xe mới (tỷ USD)
 PCDPY        = Thu nhập cá nhân bình quân (ngàn USD)
 POP          = Dân số Mỹ (triệu người)
 CPINEW       = Chỉ số giá tiêu dùng cho xe hơi mới
   a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của các hệ số giữa các biến
      độc lập ảnh hưởng như thế nào đến biến phụ thuộc, và giữa các biến độc lập có mối
      quan hệ nào với nhau không. Lý giải sự lựa chọn của mình.
   b) Lập ma trận tương quan giữa các biến. Anh/chị có nhận xét gì về kết quả thu được?
   c) Anh/chị hãy ước lượng các tham số với mô hình tuyến tính. Theo anh/chị
     − Mô hình trên có bị đa cộng tuyến không ?
     − Mô hình trên có bị HET không?
     − Mô hình trên có bị AR không ?
     Nếu có anh/chị hãy thực hiện các kiểm định và biện pháp khắc phục cần thiết
   d) Một bạn khác nói rằng nên thay mô hình trên bằng mô hình khác như đa thức, log
      kep, bán log, hoặc kết hợp cả 3 mô hình trên. Nếu phải lựa chọn anh/chị sẽ chọn mô
      hình nào ? Tại sao ?
   e) Trong các mô hình trên theo anh/chị mô hình nào là mô hình phù hợp nhất ? tại sao?
   f) Trong các yếu tố trên theo anh chỉ yếu tố nào vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến việc
      mua xe mới của người dân. Nếu anh chị cần phải ra quyết định tăng số lượng xe mới
      bán ra trong thời gian tới anh/chị sẽ làm gì?


Câu 30:
Dùng dữ liệu trong Data 7-2 trong bộ dữ liệu của Ramanathan với các định nghĩa biến như
sau:
CLERICAL        = Nếu nghề nghiệp là nhân viên văn phòng bằng 1
      CRAFTS          = Nếu nghề nghiệp là thợ thủ công bằng 1
      MAINT           = Nếu nghề nghiệp nhân viên bảo trì bằng 1
      GENDER          = giới tính bằng 1 nếu là nam và bằng 0 nếu là nữ
      RACE            = màu da (da trắng là 1 và da màu là 0)
      AGE             = Độ tuổi của nhân viên
      EDUC            = Số năm đi học trên lớp 9 tại thời điểm mà người đó được thuê
      EXPER           = Số năm kinh nghiệm tại cơ quan đó
      WAGE            = Tiền lương của nhân viên


Với mức ý nghĩa 5%, Các anh chị hãy
   a) Hãy phân tích mối quan hệ giữa kỳ vọng của tiền lương của nhân viên (wage) với các
      biến khác trong dữ liệu
   b) Ước lượng mô hình kinh tế lượng trên theo mô hình tuyến tính. Trong mô hình trên
      có đa cộng tuyến hoặc hiện tượng phương sai thay đổi không? Tại sao? Nếu có các
      anh chị hãy đưa ra biện pháp khắc phục và giải thích ý nghĩa các hệ số của mô hình
      tốt nhất.
   c) Anh A cho rằng mô hình tuyến tính không phù hợp mà mô hình tốt nhất phải là mô
      hình bán log. Theo các anh/chị tại sao anh A lại nói vậy? Các anh chị hãy ước lượng
      mô hình bán log của anh A và giải thích ý nghĩa các hệ số trong mô hình này.
   d) Theo các anh chị hai mô hình câu b và c mô hình nào tốt nhất? Tại sao?

More Related Content

What's hot

Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phan
Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phanDinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phan
Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phanHà Bến
 
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977tranthaong
 
Baitap ke-toan-quan-tri
Baitap ke-toan-quan-triBaitap ke-toan-quan-tri
Baitap ke-toan-quan-triAnh Đào Hoa
 
tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chínhtiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chínhLyLy Tran
 
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾBÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾHọc Huỳnh Bá
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầupehau93
 
Kinh te lương chương 2
Kinh te lương chương  2Kinh te lương chương  2
Kinh te lương chương 2hung bonglau
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
kinh tế lượng
kinh tế lượngkinh tế lượng
kinh tế lượngvanhuyqt
 
Bài tập Xác suất thống kê
Bài tập Xác suất thống kêBài tập Xác suất thống kê
Bài tập Xác suất thống kêHọc Huỳnh Bá
 
Bài tập thanh toán quốc tế
Bài tập thanh toán quốc tếBài tập thanh toán quốc tế
Bài tập thanh toán quốc tếcaoxuanthang
 
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)Học Huỳnh Bá
 
BÀI TẬP TIÊN TỆ THANH TOÁN QUÔC TẾ
BÀI TẬP TIÊN TỆ THANH TOÁN QUÔC TẾBÀI TẬP TIÊN TỆ THANH TOÁN QUÔC TẾ
BÀI TẬP TIÊN TỆ THANH TOÁN QUÔC TẾHọc Huỳnh Bá
 
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdfGiáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdfMan_Ebook
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnNam Cengroup
 
On tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banOn tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banCam Lan Nguyen
 
Dap An Co Giai Thich De Thi Ngan Hang Kinh Te Vi Mo
Dap An Co Giai Thich De Thi Ngan Hang Kinh Te Vi MoDap An Co Giai Thich De Thi Ngan Hang Kinh Te Vi Mo
Dap An Co Giai Thich De Thi Ngan Hang Kinh Te Vi Modinhnguyenvn
 
Bài tập kinh tế lượng
Bài tập kinh tế lượngBài tập kinh tế lượng
Bài tập kinh tế lượngJuz0311
 
Số tương đối động thái
Số tương đối động tháiSố tương đối động thái
Số tương đối động tháiHọc Huỳnh Bá
 

What's hot (20)

Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phan
Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phanDinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phan
Dinh gia quyen chon bang mo hinh nhi phan
 
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_9977
 
Baitap ke-toan-quan-tri
Baitap ke-toan-quan-triBaitap ke-toan-quan-tri
Baitap ke-toan-quan-tri
 
tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chínhtiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
 
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾBÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
 
Kinh te lương chương 2
Kinh te lương chương  2Kinh te lương chương  2
Kinh te lương chương 2
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
kinh tế lượng
kinh tế lượngkinh tế lượng
kinh tế lượng
 
Bài tập Xác suất thống kê
Bài tập Xác suất thống kêBài tập Xác suất thống kê
Bài tập Xác suất thống kê
 
Bài tập thanh toán quốc tế
Bài tập thanh toán quốc tếBài tập thanh toán quốc tế
Bài tập thanh toán quốc tế
 
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)
 
BÀI TẬP TIÊN TỆ THANH TOÁN QUÔC TẾ
BÀI TẬP TIÊN TỆ THANH TOÁN QUÔC TẾBÀI TẬP TIÊN TỆ THANH TOÁN QUÔC TẾ
BÀI TẬP TIÊN TỆ THANH TOÁN QUÔC TẾ
 
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdfGiáo trình thanh toán quốc tế.pdf
Giáo trình thanh toán quốc tế.pdf
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
 
Bài giảng kinh te luong
Bài giảng kinh te luongBài giảng kinh te luong
Bài giảng kinh te luong
 
On tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banOn tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co ban
 
Dap An Co Giai Thich De Thi Ngan Hang Kinh Te Vi Mo
Dap An Co Giai Thich De Thi Ngan Hang Kinh Te Vi MoDap An Co Giai Thich De Thi Ngan Hang Kinh Te Vi Mo
Dap An Co Giai Thich De Thi Ngan Hang Kinh Te Vi Mo
 
Bài tập kinh tế lượng
Bài tập kinh tế lượngBài tập kinh tế lượng
Bài tập kinh tế lượng
 
Số tương đối động thái
Số tương đối động tháiSố tương đối động thái
Số tương đối động thái
 

Similar to B A I T A P T O N G H O P

Bai tap ktl lop chinh quy - 2013
Bai tap ktl   lop chinh quy - 2013Bai tap ktl   lop chinh quy - 2013
Bai tap ktl lop chinh quy - 2013Bé Bảo Bảo
 
09 tvu sta301_bai7_v1.00131012140
09 tvu sta301_bai7_v1.0013101214009 tvu sta301_bai7_v1.00131012140
09 tvu sta301_bai7_v1.00131012140Yen Dang
 
Bài tập kinh tế lượng dùng eviews
Bài tập kinh tế lượng dùng eviewsBài tập kinh tế lượng dùng eviews
Bài tập kinh tế lượng dùng eviewsQuynh Anh Nguyen
 
Phân tích dữ liệu kinh doanh
Phân tích dữ liệu kinh doanhPhân tích dữ liệu kinh doanh
Phân tích dữ liệu kinh doanhTuấn Trần Quốc
 
Kinh te lương chương 5
Kinh te lương chương 5Kinh te lương chương 5
Kinh te lương chương 5hung bonglau
 
Hệ thống bài tập THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ
Hệ thống bài tập THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ Hệ thống bài tập THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ
Hệ thống bài tập THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ nataliej4
 
07 acc201 bai 5_v1.0011103225
07 acc201 bai 5_v1.001110322507 acc201 bai 5_v1.0011103225
07 acc201 bai 5_v1.0011103225Yen Dang
 
Luận án tiến sĩ toán học các phụ thuộc logic trong mô hình dữ liệu dạng khối
Luận án tiến sĩ toán học các phụ thuộc logic trong mô hình dữ liệu dạng khốiLuận án tiến sĩ toán học các phụ thuộc logic trong mô hình dữ liệu dạng khối
Luận án tiến sĩ toán học các phụ thuộc logic trong mô hình dữ liệu dạng khốihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Mpp7 511-p02 v-bai tap 2--dang van thanh
Mpp7 511-p02 v-bai tap 2--dang van thanhMpp7 511-p02 v-bai tap 2--dang van thanh
Mpp7 511-p02 v-bai tap 2--dang van thanhGiang Thanh Thuỷ
 
Mpp04 521-r1501 v
Mpp04 521-r1501 vMpp04 521-r1501 v
Mpp04 521-r1501 vTrí Công
 
Ung dung excel trong phan tich hoi quy va tuong quan
Ung dung excel trong phan tich hoi quy va tuong quanUng dung excel trong phan tich hoi quy va tuong quan
Ung dung excel trong phan tich hoi quy va tuong quandungln_dhbkhn
 
10 đề tổng hợp
10 đề tổng hợp10 đề tổng hợp
10 đề tổng hợpHỹ Thành
 
Ung dung excel trong phan tich hoi quy va tuong quan
Ung dung excel trong phan tich hoi quy va tuong quanUng dung excel trong phan tich hoi quy va tuong quan
Ung dung excel trong phan tich hoi quy va tuong quanNghịch Ngợm Rồng Con
 
chuong-0_tong-quan.ppt
chuong-0_tong-quan.pptchuong-0_tong-quan.ppt
chuong-0_tong-quan.pptPrawNaparee
 

Similar to B A I T A P T O N G H O P (20)

Bai tap ktl lop chinh quy - 2013
Bai tap ktl   lop chinh quy - 2013Bai tap ktl   lop chinh quy - 2013
Bai tap ktl lop chinh quy - 2013
 
Bai tapxstk tonghop
Bai tapxstk tonghopBai tapxstk tonghop
Bai tapxstk tonghop
 
09 tvu sta301_bai7_v1.00131012140
09 tvu sta301_bai7_v1.0013101214009 tvu sta301_bai7_v1.00131012140
09 tvu sta301_bai7_v1.00131012140
 
Bài tập kinh tế lượng dùng eviews
Bài tập kinh tế lượng dùng eviewsBài tập kinh tế lượng dùng eviews
Bài tập kinh tế lượng dùng eviews
 
Phân tích dữ liệu kinh doanh
Phân tích dữ liệu kinh doanhPhân tích dữ liệu kinh doanh
Phân tích dữ liệu kinh doanh
 
Kinh te lương chương 5
Kinh te lương chương 5Kinh te lương chương 5
Kinh te lương chương 5
 
Hệ thống bài tập THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ
Hệ thống bài tập THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ Hệ thống bài tập THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ
Hệ thống bài tập THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ
 
De thi-ktl
De thi-ktlDe thi-ktl
De thi-ktl
 
07 acc201 bai 5_v1.0011103225
07 acc201 bai 5_v1.001110322507 acc201 bai 5_v1.0011103225
07 acc201 bai 5_v1.0011103225
 
Chuong2 (tt).pdf
Chuong2 (tt).pdfChuong2 (tt).pdf
Chuong2 (tt).pdf
 
Nguyen ly thong ke
Nguyen ly thong keNguyen ly thong ke
Nguyen ly thong ke
 
Luận án tiến sĩ toán học các phụ thuộc logic trong mô hình dữ liệu dạng khối
Luận án tiến sĩ toán học các phụ thuộc logic trong mô hình dữ liệu dạng khốiLuận án tiến sĩ toán học các phụ thuộc logic trong mô hình dữ liệu dạng khối
Luận án tiến sĩ toán học các phụ thuộc logic trong mô hình dữ liệu dạng khối
 
Mpp7 511-p02 v-bai tap 2--dang van thanh
Mpp7 511-p02 v-bai tap 2--dang van thanhMpp7 511-p02 v-bai tap 2--dang van thanh
Mpp7 511-p02 v-bai tap 2--dang van thanh
 
Phương trình hồi quy
Phương trình hồi quyPhương trình hồi quy
Phương trình hồi quy
 
Mpp04 521-r1501 v
Mpp04 521-r1501 vMpp04 521-r1501 v
Mpp04 521-r1501 v
 
Ung dung excel trong phan tich hoi quy va tuong quan
Ung dung excel trong phan tich hoi quy va tuong quanUng dung excel trong phan tich hoi quy va tuong quan
Ung dung excel trong phan tich hoi quy va tuong quan
 
10 đề tổng hợp
10 đề tổng hợp10 đề tổng hợp
10 đề tổng hợp
 
Giaotrinh fem v1
Giaotrinh fem v1Giaotrinh fem v1
Giaotrinh fem v1
 
Ung dung excel trong phan tich hoi quy va tuong quan
Ung dung excel trong phan tich hoi quy va tuong quanUng dung excel trong phan tich hoi quy va tuong quan
Ung dung excel trong phan tich hoi quy va tuong quan
 
chuong-0_tong-quan.ppt
chuong-0_tong-quan.pptchuong-0_tong-quan.ppt
chuong-0_tong-quan.ppt
 

B A I T A P T O N G H O P

  • 1. BÀI TẬP KINH TẾ LƯỢNG MÔ HÌNH HỒI QUI BỘI Câu 1: Dữ liệu về nền kinh tế Maxico từ năm 1955-1972 trong Table 8-8 trong bộ dữ liệu của Gujarati với các định nghĩa biến như sau: GDP Employment = số lao động CAPITAL = Vốn Với mức ý nghĩa 5%, các anh/chị hãy: a) Viết phương trình hồi qui tổng thể và phân tích mối quan hệ giữa kỳ vọng của GDP với các biến khác trong dữ liệu. b) Ước lượng mô hình hồi qui đa biến bằng Eview. c) Với mô hình ước lượng ở câu b, các anh/chị hãy thực hiện kiểm định từng tham số và cho biết những biến nào không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc GDP. d) Anh/chị hãy thực hiện lại bằng phép kiểm định Wald và cho biết các biến độc lập ở câu c có đồng thời không ảnh hưởng biến phụ thuộc không? e) Xây dựng mô hình theo phương pháp từ phức tạp đến đơn giản và cho biết mô hình nào là mô hình tối ưu. Vì sao? (có các kiểm định cần thiết) f) Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu. Câu 2: Xem xét dữ liệu về tiêu dùng thịt gà ở Mỹ giai đọan 1960 đến 1982 được trình bày trong file Table 7.9 thuộc bộ dữ liệu của Gujarati. Trong đó: Y = lượng thịt gà tiêu thụ bình quân đầu người (pound) X2 = thu nhập khả dụng bình quân đầu người (USD) X3 = Giá bán lẻ của thịt gà (cent/pound) X4 = Giá bán lẻ của thịt bò (cent/pound) X5 = Giá bán lẻ của thịt heo (cent/pound) X6 = Giá bán lẻ bình quân có trọng số của thịt bò và thịt heo (cent/pound) Với mức ý nghĩa 10%, các anh/chị hãy:
  • 2. a) Viết phương trình hồi qui tổng thể và phân tích mối quan hệ giữa kỳ vọng của lượng thịt gà tiêu thụ bình quân đầu người với các biến khác trong dữ liệu. b) Ước lượng mô hình hồi qui đa biến bằng Eview. c) Với mô hình ước lượng ở câu b, các anh/chị hãy thực hiện kiểm định từng tham số và cho biết những biến nào không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc lượng thịt gà tiêu thụ bình quân đầu người. d) Anh/chị hãy thực hiện lại bằng phép kiểm định Wald và cho biết các biến độc lập ở câu c có đồng thời không ảnh hưởng biến phụ thuộc không? e) Xây dựng mô hình theo phương pháp từ phức tạp đến đơn giản và cho biết mô hình nào là mô hình tối ưu. Vì sao? (có các kiểm định cần thiết) f) Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu. Câu 3: Dữ liệu trong Data 4-9 trong bộ dữ liệu của Ramanathan với các định nghĩa biến như sau: DEP Độ sâu (m) HLTH Chiều cao (m) MPUBAS Vận tốc nước vào (m3/giây) MSSEC Vận tốc nước ra (m3/giây) RACE Giá thành đơn vị (đ/m3) RETRD Chiều rộng (m) UNEMP Kích thước vòi nước (mm) Với mức ý nghĩa 5%, các anh/chị hãy: a) Viết phương trình hồi qui tổng thể và phân tích mối quan hệ giữa kỳ vọng của Vận tốc nước ra với các biến khác trong dữ liệu. b) Ước lượng mô hình hồi qui đa biến bằng Eview. c) Với mô hình ước lượng ở câu b, các anh/chị hãy thực hiện kiểm định từng tham số và cho biết những biến nào không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc MSSEC. d) Anh/chị hãy thực hiện lại bằng phép kiểm định Wald và cho biết các biến độc lập ở câu c có đồng thời không ảnh hưởng biến phụ thuộc không? e) Xây dựng mô hình theo phương pháp từ phức tạp đến đơn giản và cho biết mô hình nào là mô hình tối ưu. Vì sao? (có các kiểm định cần thiết) f) Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu. Câu 4:
  • 3. Dữ liệu trong Data 4-8 trong bộ dữ liệu của Ramanathan với các định nghĩa biến như sau: sub = số đăng ký thuê bao được yêu cầu lắp đặt cho mỗi hệ thống cáp truyền hình (1000 khách hàng home = số hộ gia đình mà mỗi hệ thống cáp truyền hình đi ngang qua (ngàn hộ) inst = phí lắp đặt (đô la/ lần) svc = phí dịch vụ cho mỗi hệ thống (đô la/tháng) tv = số kênh truyền hình mà mỗi hệ thống cáp cung cấp (kênh/hệ thống cáp) age = thời gian hệ thống đã hoạt động (năm) air = số kênh truyền hình mà hộ gia đình nhận được từ hệ thống cáp y = thu nhập bình quân đầu người (đô la/người) Với mức ý nghĩa 10%, các anh/chị hãy: a) Viết phương trình hồi qui tổng thể và phân tích mối quan hệ giữa kỳ vọng của số đăng ký thuê bao (sub) với các biến khác trong dữ liệu. b) Ước lượng mô hình hồi qui đa biến bằng Eview. c) Với mô hình ước lượng ở câu b, các anh/chị hãy thực hiện kiểm định từng tham số và cho biết những biến nào không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc sub. d) Anh/chị hãy thực hiện lại bằng phép kiểm định Wald và cho biết các biến độc lập ở câu c có đồng thời không ảnh hưởng biến phụ thuộc không? e) Xây dựng mô hình theo phương pháp từ phức tạp đến đơn giản và cho biết mô hình nào là mô hình tối ưu. Vì sao? (có các kiểm định cần thiết) f) Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu. Câu 5: Xem xét dữ liệu về tiêu dùng thịt gà ở Mỹ giai đọan 1960 đến 1982 được trình bày trong file Table 7.9 thuộc bộ dữ liệu của Gujarati. Trong đó: Y = lượng thịt gà tiêu thụ bình quân đầu người (pound) X2 = thu nhập khả dụng bình quân đầu người (USD) X3 = Giá bán lẻ của thịt gà (cent/pound) X4 = Giá bán lẻ của thịt bò (cent/pound) X5 = Giá bán lẻ của thịt heo (cent/pound) X6 = Giá bán lẻ bình quân có trọng số của thịt bò và thịt heo (cent/pound) Các anh/chị hãy:
  • 4. a) Xây dựng mô hình theo phương pháp từ phức tạp đến đơn giản và cho biết mô hình nào là mô hình tối ưu. Giải thích quá trình thực hiện và các kiểm định cần thiết. (α=5%) b) Giải thích ý nghĩa các tham số của mô hình phù hợp nhất Câu 6: Xem xét dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đền giá nhà trong file Data7-3 thuộc bộ dữ liệu Ramanathan. Trong đó: Price = giá nhà Baths = số phòng tắm Bedrms = số phòng ngủ Famroom = nhận giá trị 1 nếu nhà có phòng gia đình và giá trị 0 cho trường hợp ngược lại Firepl = nhận giá trị 1 nếu nhà có phòng thiết bị báo cháy và giá trị 0 cho trường hợp ngược lại Pool = nhận giá trị 1 nếu nhà có hồ bơi và giá trị 0 cho trường hợp ngược lại Sqft = diện tích nhà Các anh/chị hãy: a) Xây dựng các mô hình sau theo phương pháp từ phức tạp đến đơn giản và cho biết mô hình nào là mô hình tối ưu (xem xét các mô hình tổng quát dưới đây). Giải thích quá trình thực hiện và các kiểm định cần thiết. (α=5%) 1. Price = β1 + β2 Baths + β3Bedrms + β4Famroom + β5 Firepl + β6Pool + β7Sqft 2. Price = β1 + β2 Baths + β3Bedrms + β4Famroom + β5 Firepl + β6Pool + β7Sqft + β8 Firepl* Sqft 3. Price = β1 + β2 Baths + β3Bedrms + β4Famroom + β5 Firepl + β6Pool + β7Sqft + β8Famroom* Bedrms 4. Price = β1 + β2 Baths + β3Bedrms + β4Famroom + β5 Firepl + β6Pool + β7Sqft + β8Pool*Sqft 5. Price = β1 + β2 Baths + β3Bedrms + β4Famroom + β5 Firepl + β6Pool + β7Sqft + β8Famroom* Bedrms + β9 Firepl* Sqft + β10Pool*Sqft + β11Firepl*Bedrms+ β10Pool*Baths b) Giải thích ý nghĩa các tham số của mô hình phù hợp nhất BIẾN GIẢ VÀ ĐA CỘNG TUYẾN Câu 7:
  • 5. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tiền lương (theo dữ liệu trong file Data7-2 thuộc bộ dữ liệu Ramanathan). Trong đó: WAGE = Thu nhập hằng tháng (triệu đồng/ tháng) EXPER = Số năm kinh nghiệm EDUC = Số năm đi học AGE = tuổi (năm) GENDER = Giới tính (mang giá trị 1 nếu là nam) CLERICAL = Làm việc trong văn phòng (mang giá trị 1 nếu làm việc trong văn phòng) a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của các biến EXPER, EDUC và AGE, GENDER, CLERICAL với biến WAGE. Lý giải sự lựa chọn của mình b) Hãy xây dựng mô hình tuyến tính và ước lượng các hệ số trong mô hình. − Thực hiện tiếp các hồi qui sau: EXPER = A1 + A2AGE + ui EDUC = B1 + B2AGE + ui  Dựa trên các kết quả hồi quy có được, anh/ chị nhận xét gì về mức độ đa cộng tuyến trong bộ dữ liệu? Giải thích sự nhận xét của mình  Giải sử trong mô hình ban đầu có hiện tượng đa cộng tuyến nhưng các tham số đều có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% và thống kê F cũng có ý nghĩa. Trong trường hợp này, chúng ta có nên lo lắng về hiện tượng đa cộng tuyến không? − Thực hiện tiếp việc xây dựng mô hình từ tổng quát đến đơn giản. Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu. c) Một sinh viên cho rằng nên bổ sung thêm biến chéo vào. Dạng mô hình đề nghị như sau : WAGE = β1 + β2EXPER+ β3EDUC + β4AGE + β5GENDER +β6CLERICAL + β7GENDER*EXPER +β8GENDER*EDUC +β12GENDER*AGE +β9CLERICAL*EDUC + β10CLERICAL*EXPER + β11CLERICAL*AGE + ui − Chưa chạy mô hình, theo anh chị các biến chéo như vậy có phù hợp không? Tại sao? (giải thích ý nghĩa từng mô hình) − Hãy tìm các tham số của mô hình theo phương pháp xây dựng mô hình từ phức tạp đến đơn giản d) Trong tất cả các mô hình tối ưu đã tính được ở trên, theo anh/chị mô hình nào phù hợp nhất để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến WAGE
  • 6. e) Nếu anh, chị là người phải quyết định làm sao để tăng thu nhập bình quân hằng tháng của người dân. Dựa vào mô hình Anh/Chị sẽ giải quyết vấn đề trên như thế nào (xếp thứ tự ưu tiên từng phương án và giải thích lý do) Câu 8: Một sinh viên nghiên cứu mối quan hệ giữa số lượng tủ lạnh tiêu thụ (FRIG) theo giá bán trung bình hằng năm (DUR) và mùa (theo dữ liệu trong file table9.4.txt thuộc bộ dữ liệu của Gujarati). Trong đó: FRIG = số lượng tủ lạnh tiêu thụ DUR = giá bán bình quân (USD) D2 = Nhận giá trị 1 đối mùa hè và 0 cho các mùa còn lại D3 = Nhận giá trị 1 đối mùa thu và 0 cho các mùa còn lại D4 = Nhận giá trị 1 đối mùa đông và 0 cho các mùa còn lại Mô hình tổng quát có dạng như sau: FRIG = β1 + β2DUR + β3D2 + β4D3 + β5D4+ ui a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo dấu kỳ vọng của β2, β3, β4, β5. Lý giải sự lựa chọn của mình b) Hãy ước lượng các hệ số trong mô hình theo mô hình từ tổng quát đến đơn giản. Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu. c) Một sinh viên khác cho rằng mô hình phải như sau: FRIG = β1 + β2DUR + β3D2 + β4D3 + β5D4 + β6D2*DUR + β7D3*DUR + β8D4*DUR + ui Anh chị ước lượng các tham số trong mô hình này và cho nhận xét. d) Có ý kiến cho rằng mô hình tại câu c bị đa cộng tuyến. Anh/chị hãy kiểm tra mô hình trên có bị đa cộng tuyến không? Giải thích và đưa các minh chứng cần thiết. Nếu mô hình bị đa cộng tuyến, anh/ chị hãy đưa ra cách giải quyết hợp lý. e) Theo các anh chị trong 2 mô hình trên mô hình nào phù hợp hơn. Câu 9: Một sinh viên nghiên cứu mối quan hệ giữa tiền tiết kiệm trung bình hằng năm của Mỹ và thu nhập cũng như đảng cầm quyền (theo dữ liệu trong file table9.2.txt thuộc bộ dữ liệu của Gujarati). Trong đó: SAVINGS = Tiền tiết kiệm hằng năm của Mỹ (ngàn USD) INCOME = Thu nhập hằng năm của Mỹ (ngàn USD)
  • 7. DUM = Nhận giá trị 1 đối với đảng cầm quyền là Đảng Dân chủ và 0 cho Đảng Cộng hòa Mô hình tổng quát có dạng như sau: SAVINGS = β1 + β2INCOME + β3DUM + ui a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo dấu kỳ vọng của β2, β3. Lý giải sự lựa chọn của mình b) Hãy ước lượng các hệ số trong mô hình theo mô hình từ tổng quát đến đơn giản. Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu. c) Một sinh viên khác cho rằng mô hình tiền tiết kiệm phải như sau: SAVINGS = β1 + β2INCOME + β3DUM + β4DUM*IBCOME +ui Anh chị ước lượng các tham số trong mô hình này và cho nhận xét. d) Theo các anh chị trong 2 mô hình trên mô hình nào phù hợp hơn Câu 10: Xem xét dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đền giá nhà trong fike Data7-3 thuộc bộ dữ liệu Ramanathan. Trong đó: Price = giá nhà Baths = số phòng tắm Bedrms = số phòng ngủ Famroom = nhận giá trị 1 nếu nhà có phòng gia đình và giá trị 0 cho trường hợp ngược lại Firepl = nhận giá trị 1 nếu nhà có phòng thiết bị báo cháy và giá trị 0 cho trường hợp ngược lại Pool = nhận giá trị 1 nếu nhà có hồ bơi và giá trị 0 cho trường hợp ngược lại Sqft = diện tích nhà Các anh/chị hãy: a) Phân tích mối quan hệ giữa kỳ vọng của giá nhà với các biến khác trong các mô hình sau: 1. Price = β1 + β2 Baths + β3Bedrms + β4Famroom + β5 Firepl + β6Pool + β7Sqft 2. Price = β1 + β2 Baths + β3Bedrms + β4Famroom + β5 Firepl + β6Pool + β7Sqft + β8Pool*Sqft 3. Price = β1 + β2 Baths + β3Bedrms + β4Famroom + β5 Firepl + β6Pool + β7Sqft + β8Famroom*Bedrms + β9Firepl*Sqft + β10Pool*Sqft + β11Firepl*Bedrms+ β12Pool*Baths
  • 8. b) Ước lượng mô hình hồi qui đa biến bằng Eview. Anh/ chị hãy phân tích những dấu hiệu nào cho thấy mô hình tổng quát bị đa cộng tuyến/ đa cộng tuyến hoàn hảo c) Một bạn sinh viên cho rằng mô hình trên bị đa cộng tuyến là do các quan hệ sau: 4. Sqft = α1 + α2Baths + α3Bedrms + α2Pool 5. Baths = α1 + α2Bedrms + α2Pool Theo anh/ chị suy nghĩ trên của bạn sinh viên đó có đúng không? Tại sao? Nếu đúng anh/chị hãy chạy các mô hình hồi quy liên quan và cho biết kết luận. d) Xây dựng mô hình theo phương pháp từ phức tạp đến đơn giản và cho biết mô hình nào là mô hình tối ưu. Vì sao? (có các kiểm định cần thiết) e) Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu. Với mô hình đó theo các anh chị, còn hiện tượng đa cộng tuyến hay không? Câu 11: Một sinh viên nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tiền lương (theo dữ liệu trong file Data7-3 thuộc bộ dữ liệu Ramanathan). Trong đó: WAGE = TIền lương hằng tháng (triệu đồng/ tháng) RACE = dân tộc: mang giá trị bằng 1 nếu dân tộc kinh và bằng 0 với những người là các dân tộc còn lại MAINT = Dịch vụ cộng thêm (mang giá trị 1 nếu có được ăn trưa, trợ cấp tiền xe… và giá trị 0 cho trường hợp còn lại). GENDER = Giới tính (mang giá trị 1 nếu là nam) EXPER = Số năm kinh nghiệm EDUC = Số năm đi học CRAFTS = Nghề thủ công (mang giá trị 1 nếu công việc liên quan đến nghề thủ công và 0 cho các nghề còn lại) CLERICAL = Văn phòng (mang giá trị 1 nếu làm việc trong văn phòng và bằng 0 cho các giá trị còn lại). AGE = tuổi (năm) Mô hình tổng quát có dạng như sau: WAGE = β1 + β2EXPER+ β3EDUC + β4AGE + β5RACE + β6MAINT + β7GENDER +β8CRAFTS +β9CLERICAL + ui a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo dấu kỳ vọng của các tham số. Lý giải sự lựa chọn của mình b) Hãy ước lượng các hệ số trong mô hình theo mô hình từ tổng quát đến đơn giản. Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu.
  • 9. Sinh viên Hoa cho rằng mô hình tiền lương phải như sau: WAGE = β1 + β2EXPER+ β3EDUC + β4AGE + β5GENDER +β6CRAFTS + β7CLERICAL + β8GENDER*EXPER +β9GENDER*EDUC +β10CLERICAL*EDUC + β11CLERICAL*EXPER + β12CLERICAL*AGE + β13CRAFTS*EDUC + β14CRAFTS*EXPER + β15 CRAFTS*AGE + ui c) Nhưng sinh viên Thu lại cho rằng mô hình của Hoa đưa ra chắc chắn bị đa cộng tuyến. Nếu là Thu, Anh/chị hãy chứng minh câu phát biểu trên. d) Hoa phản đối cho rằng mô hình ban đầu của đề bài cho (ở câu 1) cũng bị đa cộng tuyến. Anh chị hãy cho biết trong 2 người Thu và Hoa ai đúng, ai sai? Tại sao? (đưa các chứng minh cần thiết). e) Anh chị hãy xây dựng mô hình hồi quy do Hoa đề nghị theo phương pháp từ phức tạp đến đơn giản. Và giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu. f) Nhằm giải hòa, Tuấn đưa ra phương án cho rằng cứ lập ma trận tương quan gồm tất cả các biến trong mô hình ban đầu và các biến chéo do Hoa đề nghị sau đó thực hiện chạy hồi quy với tất cả các biến trên, rồi sẽ tìm cách giải quyết đa cộng tuyến. Theo anh/ chị suy nghĩ trên của Tuấn có đúng không? Tại sao? Anh/ chị hãy dùng Eview để chạy mô hình Tuấn đề nghị để xem kết quả như thế nào? Giải thích ý nghĩa mô hình tìm được g) Trong các mô hình tối ưu tìm được ở các câu trên. Theo anh/chị mô hình nào phù hợp nhất. Tại sao? Câu 12: Một sinh viên nghiên cứu mối quan hệ giữa thu nhập trung bình của các giáo viên ở Mỹ và chi phí bỏ ra cho việc đi học cũng như bằng cấp của họ đạt được (theo dữ liệu trong file table9.1.txt thuộc bộ dữ liệu của Gujarati). Trong đó: SALARY = Thu nhập trung bình của các giáo viên (USD/tháng) SPENDING = Chi phí học tập nâng cao kiến thức (USD/năm) D1= Nhận giá trị 1 đối với những người đã tốt nghiệp đại học và 0 cho giá trị ngược lại D2= Nhận giá trị 1 đối với những người đã tốt nghiệp cao học và 0 cho giá trị ngược lại. Mô hình tổng quát có dạng như sau: SALARY = β1 + β2SPENDING + β3D1 + β4D2 + ui a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo dấu kỳ vọng của β2, β3 và β4. Lý giải sự lựa chọn của mình
  • 10. b) Hãy ước lượng các hệ số trong mô hình theo mô hình từ tổng quát đến đơn giản. Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu. c) Một sinh viên cho rằng sự khác biệt về lương của các đối tượng có các bằng tốt nghiệp đại học và cao học có thể do chi phí học tập nâng cao kiến thức tác động lên. Anh chị hãy đề nghị mô hình tổng quát chạy hồi qui ước lượng các tham số trong mô hình này và cho nhận xét. Câu 13: Xem xét dữ liệu về tiêu dùng thịt gà ở Mỹ giai đọan 1960 đến 1982 được trình bày trong file Table 7.9 thuộc bộ dữ liệu của Gujarati (hoặc file chicken demand). Trong đó: Y = lượng thịt gà tiêu thụ bình quân đầu người (pound) X2 = thu nhập khả dụng bình quân đầu người (USD) X3 = Giá bán lẻ của thịt gà (cent/pound) X4 = Giá bán lẻ của thịt bò (cent/pound) X5 = Giá bán lẻ của thịt heo (cent/pound) X6 = Giá bán lẻ bình quân có trọng số của thịt bò và thịt heo (cent/pound) Với mức ý nghĩa 5%, các anh/chị hãy: a) Viết phương trình hồi qui tổng thể và phân tích mối quan hệ giữa kỳ vọng của lượng thịt gà tiêu thụ bình quân đầu người với các biến khác trong dữ liệu. b) Ước lượng mô hình hồi qui đa biến bằng Eview. Anh/ chị hãy phân tích những dấu hiệu nào cho thấy mô hình tổng quát bị đa cộng tuyến c) Một bạn sinh viên cho rằng mô hình trên bị đa cộng tuyến là do các quan hệ sau: − Giá bán lẻ của thịt bò và giá bán lẻ của thịt heo sẽ ảnh hưởng đến Giá bán lẻ bình quân có trọng số của thịt bò và thịt heo. − Thu nhập khả dụng bình quân đầu người ảnh hưởng đến giá bán lẻ từng loại thịt (gà, bò, heo) Theo anh/ chị suy nghĩ trên của bạn sinh viên đó có đúng không? Tại sao? Nếu đúng anh/chị hãy chạy các mô hình hồi quy liên quan và cho biết kết luận. d) Xây dựng mô hình theo phương pháp từ phức tạp đến đơn giản và cho biết mô hình nào là mô hình tối ưu. Vì sao? (có các kiểm định cần thiết) e) Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu. Với mô hình đó theo các anh chị, còn hiện tượng đa cộng tuyến hay không? ĐA CỘNG TUYẾN VÀ DẠNG HÀM
  • 11. Câu 14: Cho mô hình nhập khẩu của Hoa Kỳ giai đoạn 1970-1998 như sau: Ln Importst = β 1 + β 2 ln GDPt + β 3 ln CPIt + ut (theo dữ liệu trong file T10-12.txt thuộc bộ dữ liệu của Gujarati). Trong đó: Inmpost = Giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ GDP = Tổng sản phẩm quốc nội của Hoa Kỳ CPI = Chỉ số giá tiêu dùng tại Hoa Kỳ a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo dấu kỳ vọng của β2 và β3. Lý giải sự lựa chọn của mình. b) Hãy ước lượng các hệ số trong mô hình. c) Từ kết quả trên anh/chị có nghi ngờ có sự đa cộng tuyến trong mô hình không? Tại sao?. d) Thực hiện tiếp các hồi qui sau: Ln Importst = A1 + A2 ln GDPt Ln Importst = B1 + B2 ln CPIt Ln GDPt = C1 + C2 ln CPIt Dựa trên các kết quả hồi quy có được, anh/ chị nhận xét gì về mức độ đa cộng tuyến trong bộ dữ liệu? Giải thích sự nhận xét của mình e) Giải sử trong mô hình ban đầu (mô hình Ln Importst = β1 + β2 ln GDPt + β3 ln CPIt + ut có hiện tượng đa cộng tuyến nhưng β2 và β3 đều có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% và thống kê F cũng có ý nghĩa. Trong trường hợp này, chúng ta có nên lo lắng về hiện tượng đa cộng tuyến không? Câu 15: Xem xét dữ liệu trong file Table7.3 thuộc bộ dữ liệu Gujarati. Trong đó: Y = GDP thực hằng năm của khu vực nông nghiệp Đài Loan (triệu USD) X2 = Số ngày lao động hằng năm của khu vực nông nghiệp Đài Loan (triệu ngày công lao động) X3 = Vốn thực hằng năm của khu vực nông nghiệp Đài Loan (triệu USD) Các anh/chị hãy: a) Ước lượng hàm Cobb-Douglas có dạng Y=AX2β2X3β3eui. b) Hãy giải thích các hệ số ước lượng β1, β2, β3 theo ý nghĩa kinh tế
  • 12. c) Khu vực nông nghiệp Đài Loan có phát triển hiệu quả không? Giải thích vì sao anh/chị lại có nhận định như vậy. Ngoài những lý do phát triển do vốn và lao động các anh chị còn có giả thiết nào về các nguyên nhân khác tác động đến sự phát triển của khu vực nông nghiệp không ? Câu 16: Cho dữ liệu sản xuất của nền kinh tế Mexico từ năm 1955 đến năm 1974 (theo dữ liệu trong file T14.3.txt thuộc bộ dữ liệu của Gujarati). Trong đó: GDP = Tổng sản phẩm quốc nội (nghìn USD) LABOR = Số lao động (nghìn người) CAPITAL = Tổng nguồn vốn đầu tư (nghìn USD) a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của các biến LABOR và CAPITAL với biến GDP. Lý giải sự lựa chọn của mình b) Hãy xây dựng mô hình tuyến tính và ước lượng các hệ số trong mô hình. − Từ kết quả trên anh/chị có nghi ngờ có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình không? Tại sao? − Thực hiện tiếp các hồi qui sau: 1. GDPi = A1 + A2 LABORi + ui 2. GDPi = B1 + B2 CAPITALi + ui 3. CAPITALi = C1 + C2 LABORi + ui Dựa trên các kết quả hồi quy có được, anh/ chị nhận xét gì về mức độ đa cộng tuyến trong bộ dữ liệu? Giải thích sự nhận xét của mình − Giải sử trong mô hình tuyến tính ban đầu có hiện tượng đa cộng tuyến nhưng các tham số thống kê đều có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% và thống kê F cũng có ý nghĩa. Trong trường hợp này, chúng ta có nên lo lắng về hiện tượng đa cộng tuyến không? − Giải thích ý nghĩa của các mô hình tối ưu. c) Xây dựng lại bằng mô hình đa thức sau : GDPi = β1 + β2 LABORi + β3 CAPITALi + β4(LABORi)2 + β4 (CAPITALi)2 + ui Giải thích ý nghĩa của các mô hình tối ưu. d) Có một bạn sinh viên cho rằng đây là mô hình Cobb-Douglas − Anh/chị hãy viết phương trình tổng thể của hàm Cobb-Douglas − Anh/ chị hãy ước lượng các tham số của mô hình trên. − Giải thích ý nghĩa của các mô hình tối ưu. e) Một sinh viên cho rằng nên bổ sung thêm biến thời gian vào. Dạng mô hình đề nghị là một trong các mô hình sau :
  • 13. − GDPi = β1 + β2 LABORi + β3 CAPITALi + β4t + ut − GDPi = β1 + β2 LABORi + β3 CAPITALi + β4t + β5t2 + ut − Ln(GDPi) = β1 + β2 ln(LABORi) + β3 ln(CAPITALi) + β4t + ut − Ln(GDPi) = β1 + β2 ln(LABORi) + β3 ln(CAPITALi)+β4ln(t) + ut Anh/ chị hãy cho biết mô hình nào có ý nghĩa về mặt kinh tế? Tại sao? f) Trong tất cả các mô hình tối ưu đã tính được ở trên. Anh/ chị hãy cho biết mô hình nào phù hợp nhất. Câu 17: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tiền lương (theo dữ liệu trong file Data7-2 thuộc bộ dữ liệu Ramanathan). Trong đó: WAGE = Tiền lương hằng tháng (triệu đồng/ tháng) EXPER = Số năm kinh nghiệm EDUC = Số năm đi học AGE = tuổi (năm) GENDER = Giới tính (mang giá trị 1 nếu là nam) a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của các biến EXPER, EDUC và AGE, GENDER với biến WAGE. Lý giải sự lựa chọn của mình b) Hãy xây dựng mô hình tuyến tính và ước lượng các hệ số trong mô hình. Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu. c) Xây dựng lại bằng mô hình đa thức sau : WAGEi = β1 + β2EXPER + β3(EXPER)2 + β4EDUC + β5AGE + β6(AGE)2 + ui Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu. − Anh/ chị hãy ước lượng các tham số của mô hình trên. Từ kết quả trên anh/chị có nghi ngờ có sự đa cộng tuyến trong mô hình không? Tại sao? − Thực hiện tiếp các hồi qui sau: EXPER = A1 + A2AGE + ui EDUC = B1 + B2AGE + ui Dựa trên các kết quả hồi quy có được, anh/ chị nhận xét gì về mức độ đa cộng tuyến trong bộ dữ liệu? Giải thích sự nhận xét của mình − Giải sử trong mô hình ban đầu có hiện tượng đa cộng tuyến nhưng các tham số đều có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% và thống kê F cũng có ý nghĩa. Trong trường hợp này, chúng ta có nên lo lắng về hiện tượng đa cộng tuyến không? d) Anh/ chị hãy chạy hồi quy lại với mô hình log kép:
  • 14. Ln WAGEi = β1 + β2 ln EXPER + β3 ln EDUC + β4 ln AGE + ut Giải thích ý nghĩa của mô hình tối ưu. e) Một sinh viên cho rằng nên bổ sung thêm biến giới tính (GENDER) vào. Dạng mô hình đề nghị là một trong các mô hình sau : − WAGEi = β1 + β2EXPER + β3EDUC + β4AGE + β5GENDER + ui − WAGEi = β1 + β2EXPER + β3EDUC + β4AGE + β5GENDER + β5(GENDER)2 +ui − Ln(WAGE) = β1 + β2 ln(EXPER) + β3 ln(EDUC) + β4 ln(AGE)+β5GENDER + ut − Ln(WAGE) = β1 + β2 ln(EXPER) + β3 ln(EDUC) + β4 ln(AGE)+β5 ln(GENDER) + ut Anh/ chị hãy cho biết mô hình nào có ý nghĩa về mặt kinh tế? Tại sao? f) Trong tất cả các mô hình tối ưu đã tính được ở trên, theo anh/chị mô hình nào phù hợp nhất để giải thích mối quan hệ của biến WAGE Câu 18: Cho mô hình đầu tư của 4 tập đoàn của Mỹ từ năm 1935 -1954 (theo dữ liệu trong file table 16.1.txt thuộc bộ dữ liệu của Gujarati). Trong đó: Y = Đầu tư ròng (tỷ USD) X2 = Giá trị của doanh nghiệp (tỷ USD) X3 = Vốn của doanh nghiệp(tỷ USD) a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của các biến X2 và X3 với biến Y. Lý giải sự lựa chọn của mình b) Hãy xây dựng mô hình tuyến tính và ước lượng các hệ số trong mô hình. Giải thích ý nghĩa của các mô hình tối ưu. c) Xây dựng lại bằng mô hình đa thức sau : Yi = β1 + β2X2 + β3X3+ β4(X2)2 +β5(X3)2 + ui d) Anh/ chị hãy chạy hồi quy lại với mô hình log kép: Ln Yi = β1 + β2 ln X2 + β3 ln X3 + ut − Anh/ chị hãy ước lượng các tham số của mô hình trên. Từ kết quả trên anh/chị có nghi ngờ có sự đa cộng tuyến trong mô hình không? Tại sao? − Thực hiện tiếp các hồi qui sau: Ln Yi = A1 + A2 ln X2 + ut Ln Yi = B1 + B3 ln X3 + ut Ln X2 = C1 + C3 ln X3 + ut
  • 15. Dựa trên các kết quả hồi quy có được, anh/ chị nhận xét gì về mức độ đa cộng tuyến trong bộ dữ liệu? Giải thích sự nhận xét của mình − Giải sử trong mô hình ban đầu (mô hình Ln Yi = β1 + β2 ln X2 + β3 ln X3 + ut có hiện tượng đa cộng tuyến nhưng β2 và β3 đều có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% và thống kê F cũng có ý nghĩa. Trong trường hợp này, chúng ta có nên lo lắng về hiện tượng đa cộng tuyến không? e) Một sinh viên cho rằng nên bổ sung thêm biến thời gian vào. Dạng mô hình đề nghị là một trong các mô hình sau : − Yi = β1 + β2 X2 + β3 X3 +β4t + ut − Yi = β1 + β2 X2 + β3 X3 +β4t + β4t2 + ut − Ln(Yi) = β1 + β2 ln(X2) + β3 ln(X3)+β4t + ut − Ln(Yi) = β1 + β2 ln(X2) + β3 ln(X3)+β4ln(t) + ut Anh/ chị hãy cho biết mô hình nào có ý nghĩa về mặt kinh tế? Tại sao? f) Nếu có ý kiến cho rằng thương hiệu của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến đầu tư ròng. Anh/ chị hãy gợi ý các mô hình cho ý kiến trên. Và thực hiện việc ước lượng và kiểm định cần thiết cho mô hình đề nghị. g) Trong tất cả các mô hình tối ưu đã tính được ở trên. Anh/ chị hãy cho biết mô hình nào phù hợp nhất. Câu 19: Cho mô hình nhập khẩu của Hoa Kỳ giai đoạn 1970-1998 (theo dữ liệu trong file T10-12.txt thuộc bộ dữ liệu của Gujarati). Trong đó: Inmpost = Giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ GDP = Tổng sản phẩm quốc nội của Hoa Kỳ CPI = Chỉ số giá tiêu dùng tại Hoa Kỳ a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của các biến GDP và CPI với biến Impost. Lý giải sự lựa chọn của mình b) Hãy xây dựng mô hình tuyến tính và ước lượng các hệ số trong mô hình. Giải thích ý nghĩa của các mô hình tối ưu. c) Xây dựng lại bằng mô hình đa thức sau : Importst = β 1 + β 2 GDPt + β 3 CPIt +β 4(CPIt)2 + ut d) Anh/ chị hãy chạy hồi quy lại với mô hình log kep sẽ phù hơp hơn : Ln Importst = β 1 + β 2 ln GDPt + β 3 ln CPIt + ut − Anh/ chị hãy ước lượng các tham số của mô hình trên. Từ kết quả trên anh/chị có nghi ngờ có sự đa cộng tuyến trong mô hình không? Tại sao?
  • 16. − Thực hiện tiếp các hồi qui sau: Ln Importst = A1 + A2 ln GDPt Ln Importst = B1 + B2 ln CPIt Ln GDPt = C1 + C2 ln CPIt Dựa trên các kết quả hồi quy có được, anh/ chị nhận xét gì về mức độ đa cộng tuyến trong bộ dữ liệu? Giải thích sự nhận xét của mình − Giải sử trong mô hình ban đầu (mô hình Ln Importst = β1 + β2 ln GDPt + β3 ln CPIt + ut có hiện tượng đa cộng tuyến nhưng β2 và β3 đều có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% và thống kê F cũng có ý nghĩa. Trong trường hợp này, chúng ta có nên lo lắng về hiện tượng đa cộng tuyến không? e) Một sinh viên cho rằng nên bổ sung thêm biến thời gian vào. Dạng mô hình đề nghị là một trong các mô hình sau : − Importst = β1 + β2 GDPt + β3 CPIt +β4t + ut − Importst = β1 + β2 GDPt + β3 CPIt +β4t + β4t2 + ut − Ln(Importst) = β1 + β2 ln(GDPt) + β3 ln(CPIt)+β4t + ut − Ln(Importst) = β1 + β2 ln(GDPt) + β3 ln(CPIt)+β4ln(t) + ut Anh/ chị hãy cho biết mô hình nào có ý nghĩa về mặt kinh tế? Tại sao? f) Trong tất cả các mô hình tối ưu đã tính được ở trên. Anh/ chị hãy cho biết mô hình nào phù hợp nhất. DẠNG HÀM VÀ PHƯƠNG SAI THAY ĐỔI Câu 20: Dữ liệu trong Data 4-8 trong bộ dữ liệu của Ramanathan với các định nghĩa biến như sau: sub = số đăng ký thuê bao được yêu cầu lắp đặt cho mỗi hệ thống cáp truyền hình (1000 khách hàng home = số hộ gia đình mà mỗi hệ thống cáp truyền hình đi ngang qua (ngàn hộ) inst = phí lắp đặt (đô la/ lần) svc = phí dịch vụ cho mỗi hệ thống (đô la/tháng) tv = số kênh truyền hình mà mỗi hệ thống cáp cung cấp (kênh/hệ thống cáp) age = thời gian hệ thống đã hoạt động (năm) air = số kênh truyền hình mà hộ gia đình nhận được từ hệ thống cáp y = thu nhập bình quân đầu người (đô la/người) Với mức ý nghĩa 10%, các anh/chị hãy:
  • 17. a) Hãy phân tích mối quan hệ giữa kỳ vọng của số đăng ký thuê bao (sub) với các biến khác trong dữ liệu. b) Ước lượng mô hình kinh tế lượng theo mô hình tuyến tính. Nhận xét mô hình c) Trong mô hình trên có hiện tượng phương sai thay đổi không? Tại sao? (chỉ dùng kiểm định White). Nếu có hãy khắc phục bằng phương pháp bình phương có trọng số d) Có ý kiến cho rằng mô hình ở câu a nên bổ sung thêm các biến độc lập là bình phương các biến độc lập trong mô hình ở câu b. Anh/ chị hãy ước lượng thử xem mô hình này có tốt hơn mô hình ở câu b không? Giải thích các tác động biên của mô hình này. e) Nếu thay các mô hình trên bằng mô hình Log kép thì mô hình có bị hiện tượng đa cộng tuyến hoặc hiện tượng phương sai thay đổi không? Giải thích ý nghĩa của mô hình mới. f) Làm lại câu e với mô hình bán log g) Trong các mô hình trên mô hình nào là mô hình phù hợp nhất với dữ liệu trên? Hãy giải thích tại sao? Câu 21: Cho mô hình mối quan hệ giữa thuế phụ thuộc như thế nào đối với thu nhập (theo dữ liệu trong file DATA3-4 thuộc bộ dữ liệu của Ramanathan). Trong đó: Tax = Số thuế mà công ty phải nộp Income = thu nhập của doanh nghiệp a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của thuế và thu nhập. Lý giải sự lựa chọn của mình. b) Ước lượng các hệ số trong mô hình tuyến tính. c) Hãy vẽ các đồ thị cần thiết và kiểm tra xem mô hình có bị HET không ? d) Thực hiện kiểm định white để kiểm tra lại kết luận ở câu c. e) Nếu mô hình trên bị HET theo các anh/chị làm cách nào để khắc phục. Đưa ra phương pháp mà anh chị cho là phù hợp và giải thích kết quả của mô hình. Câu 22: Xem xét dữ liệu về diện tích ảnh hưởng như thế nào đến giá nhà được trình bày trong file DATA3-1 thuộc bộ dữ liệu của Ramanathan. Trong đó: PRICE = Giá nhà (lượng vàng) SQRT = Diện tích nhà (m2)
  • 18. Với mức ý nghĩa 5%, anh/chị hãy: a) Hãy ước lượng các tham số trong mô hình tuyến tính. Anh/ chị hãy dùng các đồ thị cho biết mô hình trên có bị bệnh HET không ? b) Thực hiện kiểm định white để kiểm tra lại kết luận ở câu b. c) Nếu mô hình trên bị HET theo các anh/chị làm cách nào để khắc phục. Đưa ra phương pháp mà anh chị cho là phù hợp và giải thích kết quả của mô hình. Câu 23: Cho mô hình các yếu tố tác động đến lương (theo dữ liệu trong file DATA6-4 thuộc bộ dữ liệu của Ramanathan). Trong đó: Wage = Lương (triệu đồng/tháng) Exper = Thâm niên (năm) Educ = Thời gian đi học (năm) Age = tuổi a) Hãy thực hiện thống kê mô tả cho bộ dữ liệu trên b) Hãy ước lượng các tham số trong mô hình tuyến tính. Anh/ chị hãy dùng các đồ thị cho biết mô hình trên có bị bệnh HET không ? c) Thực hiện kiểm định white để kiểm tra lại kết luận ở câu b. d) Nếu mô hình trên bị HET theo các anh/chị làm cách nào để khắc phục. Đưa ra phương pháp mà anh chị cho là phù hợp và giải thích kết quả của mô hình. Câu 24: Cho mô hình mối quan hệ giữa lương theo thâm niên (theo dữ liệu trong file DATA8-1 thuộc bộ dữ liệu của Ramanathan). Trong đó: Salary = Lương hiện tại Year = Số năm làm việc Giả sử mô hình hồi quy tổng thể có dạng (PRF) : Salary = β 1 + β 2 Year + ut a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của các hệ số β 2, β 3 . Lý giải sự lựa chọn của mình.
  • 19. b) Ước lượng các hệ số trong mô hình. c) Hãy vẽ các đồ thị cần thiết và kiểm tra xem mô hình có bị HET không ? d) Thực hiện kiểm định white để kiểm tra lại kết luận ở câu c. e) Nếu mô hình trên bị HET theo các anh/chị làm cách nào để khắc phục. Đưa ra phương pháp mà anh chị cho là phù hợp và giải thích kết quả của mô hình. TƯƠNG QUAN CHUỖI Câu 25: Dùng dữ liệu trong Data 9-12 trong bộ dữ liệu của Ramanathan với các định nghĩa biến như sau: PCECARS = Chỉ tiêu tiêu dùng cá nhân vào mua xe mới (tỷ USD) PCDPY = Thu nhập cá nhân bình quân (ngàn USD) POP = Dân số Mỹ (triệu người) CPINEW = Chỉ số giá tiêu dùng cho xe hơi mới Để ước lượng mô hình sau: PRF: PCECARSt = β1 + β2PCDPYt + β3POPt + β4CPINEWt +ut Với mức ý nghĩa 5%, các anh/chị hãy: a) Viết phương trình hồi qui mẫu cho mô hình này. b) Vẽ đồ thị phần dư của mô hình hồi qui ở câu a theo thời gian. Dựa vào đồ thị nói trên Anh/Chị có ý kiến gì về vấn đề tương quan chuỗi. c) Cẩn thận hơn anh chị hãy kiểm định nhân tử Lagrange để kiểm định phần dư có tương quan chuỗi bậc 1 không? d) Hãy khắc phục hiện tượng tương quan chuỗi trong phép hồi qui trên (nếu có). Đề nghị trình bày chi tiết cách thực hiện. TỔNG HỢP Câu 26: Cho mô hình mối quan hệ giữa số phát minh sáng kiến theo chi phí dành cho việc phát minh (theo dữ liệu trong file DATA3-3 thuộc bộ dữ liệu của Ramanathan).
  • 20. Trong đó: Patents = Số phát minh sáng kiến r_d = Chi phí dành cho việc nghiên cứu và phát triển a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của các hệ số giữa các biến độc lập ảnh hưởng như thế nào đến biến phụ thuộc. Lý giải sự lựa chọn của mình. b) Thực hiện vẽ đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Anh/chị có nhận xét gì về kết quả trên thu được? c) Anh/chị hãy ước lượng các tham số với mô hình tuyến tính. Theo anh/chị − Mô hình trên có bị đa cộng tuyến không ? − Mô hình trên có bị HET không? − Mô hình trên có bị AR không ? Nếu có anh/chị hãy thực hiện các kiểm định cần thiết và khắc phục những hiện tượng này cho mô hình e) Bạn An nói rằng nên thay mô hình trên bằng mô hình khác như log kép; Bạn Thủy nói rằng mô hình độ trễ sẽ phù hợp hơn vì số phát minh sáng kiến năm nay có khi phụ thuộc vào số tiền dành cho nghiên cứu phát triển của khoảng 3 năm về trước; bạn Nam đồng ý với bạn Thủy về việc sử dụng mô hình độ trễ nhưng đề nghị mô hình nên thêm biến số phát minh sáng kiến của năm ngoái vì nếu số phát minh sáng kiến năm ngoái cũng có ảnh hưởng đến số phát minh sáng kiến năm nay. Nếu phải lựa chọn anh/chị sẽ chọn mô hình của bạn nào? Tại sao? f) Trong các mô hình trên theo anh/chị mô hình nào là mô hình phù hợp nhất ? tại sao? g) Theo anh/chị làm cách nào để tăng số phát minh sáng kiến. Câu 27: Bảng dữ liệu 4-8 trong bộ dữ liệu của Ramanathan cho dữ liệu về số đăng ký thuê bao được yêu cầu lắp đặt cho mỗi hệ thống cáp truyền hình (sub) ở bang California. Biến phụ thuộc là sub số đăng ký thuê bao được yêu cầu lắp đặt cho mỗi hệ thống cáp truyền hình (1000 khách hàng). Các biến độc lập bao gồm: home = số hộ gia đình mà mỗi hệ thống cáp truyền hình đi ngang qua (ngàn hộ) inst = phí lắp đặt (đô la/ lần) svc = phí dịch vụ cho mỗi hệ thống (đô la/tháng) tv = số kênh truyền hình mà mỗi hệ thống cáp cung cấp (kênh/hệ thống cáp) age = thời gian hệ thống đã hoạt động (năm) air = số kênh truyền hình mà hộ gia đình nhận được từ hệ thống cáp y = thu nhập bình quân đầu người (đô la/người)
  • 21. a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của các hệ số giữa các biến độc lập ảnh hưởng như thế nào đến biến phụ thuộc, và giữa các biến độc lập có mối quan hệ nào với nhau không. Lý giải sự lựa chọn của mình. b) Lập ma trận tương quan giữa các biến. Anh/chị có nhận xét gì về kết quả thu được? c) Anh/chị hãy ước lượng các tham số với mô hình tuyến tính. Theo anh/chị − Mô hình trên có bị đa cộng tuyến không ? − Mô hình trên có bị HET không? − Mô hình trên có bị AR không ? Nếu có anh/chị hãy thực hiện việc khắc phục những hiện tượng trên. d) Một bạn khác nói rằng nên thay mô hình trên bằng mô hình khác như đa thức, log kep, bán log, hoặc kết hợp cả 3 mô hình trên. Nếu phải lựa chọn anh/chị sẽ chọn mô hình nào? Tại sao? e) Trong các mô hình trên theo anh/chị mô hình nào là mô hình phù hợp nhất ? tại sao? f) Theo anh/chị có biện pháp nào để tăng lượng đăng ký thuê bao được yêu cầu lắp đặt cho mỗi hệ thống cáp truyền hình. Câu 28: Bảng dữ liệu 4-6 trong bộ dữ liệu của Ramanathan cho dữ liệu về các tỷ lệ nghèo khó và các yếu tố tác động đến những tỷ lệ này ở 58 địa hạt của California. Biến phụ thuộc là POVRATE được xác định bằng phần trăm các gia đình có thu nhập dưới mức nghèo khó. Các biến độc lập bao gồm: UNEMP = Tỷ lệ phần trăm thất nghiệp URB = Phần trăm của tổng dân số thành thị MEDINC = Giá trị trung vị của thu nhập gia đình tính theo đơn vị ngàn USD HIGHSCHL = Phần trăm dân số từ 25 tuổi trở lên có trình độ học vấn bậc trung học FAMSIZE = Số người trong một hộ gia đình COLLEGE = Phần trăm dân số từ 25 tuổi trở lên đã hoàn tất chương trình cao đẳng a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của các hệ số giữa các biến độc lập ảnh hưởng như thế nào đến biến phụ thuộc, và giữa các biến độc lập có mối quan hệ nào với nhau không. Lý giải sự lựa chọn của mình. b) Lập ma trận tương quan giữa các biến. Anh/chị có nhận xét gì về kết quả thu được? c) Anh/chị hãy ước lượng các tham số với mô hình tuyến tính. Theo anh/chị − Mô hình trên có bị đa cộng tuyến không ? − Mô hình trên có bị HET không?
  • 22. − Mô hình trên có bị AR không ? Nếu có anh/chị hãy thực hiện việc khắc phục những hiện tượng trên. d) Một bạn khác nói rằng nên thay mô hình trên bằng mô hình khác như đa thức, log kep, bán log, hoặc kết hợp cả 3 mô hình trên. Nếu phải lựa chọn anh/chị sẽ chọn mô hình nào ? Tại sao ? e) Trong các mô hình trên theo anh/chị mô hình nào là mô hình phù hợp nhất ? tại sao? f) Thống đốc bang California muốn giảm tỷ lệ nghèo khó ở bang mình. Nếu anh chị là trợ lý của thống đốc anh chị sẽ khuyên thống đốc nên chú trọng vào những công việc gì để giảm tỷ lệ nghèo xuống. Câu 29: Để xác định các yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến chỉ tiêu tiêu dùng cá nhân vào mua xe mới (PCECARS), dùng dữ liệu trong Data 9-12 trong bộ dữ liệu của Ramanathan với các định nghĩa biến như sau: PCECARS = Chỉ tiêu tiêu dùng cá nhân vào mua xe mới (tỷ USD) PCDPY = Thu nhập cá nhân bình quân (ngàn USD) POP = Dân số Mỹ (triệu người) CPINEW = Chỉ số giá tiêu dùng cho xe hơi mới a) Trước khi chạy hồi qui anh/chị hãy dự báo mối quan hệ của các hệ số giữa các biến độc lập ảnh hưởng như thế nào đến biến phụ thuộc, và giữa các biến độc lập có mối quan hệ nào với nhau không. Lý giải sự lựa chọn của mình. b) Lập ma trận tương quan giữa các biến. Anh/chị có nhận xét gì về kết quả thu được? c) Anh/chị hãy ước lượng các tham số với mô hình tuyến tính. Theo anh/chị − Mô hình trên có bị đa cộng tuyến không ? − Mô hình trên có bị HET không? − Mô hình trên có bị AR không ? Nếu có anh/chị hãy thực hiện các kiểm định và biện pháp khắc phục cần thiết d) Một bạn khác nói rằng nên thay mô hình trên bằng mô hình khác như đa thức, log kep, bán log, hoặc kết hợp cả 3 mô hình trên. Nếu phải lựa chọn anh/chị sẽ chọn mô hình nào ? Tại sao ? e) Trong các mô hình trên theo anh/chị mô hình nào là mô hình phù hợp nhất ? tại sao? f) Trong các yếu tố trên theo anh chỉ yếu tố nào vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến việc mua xe mới của người dân. Nếu anh chị cần phải ra quyết định tăng số lượng xe mới bán ra trong thời gian tới anh/chị sẽ làm gì? Câu 30: Dùng dữ liệu trong Data 7-2 trong bộ dữ liệu của Ramanathan với các định nghĩa biến như sau:
  • 23. CLERICAL = Nếu nghề nghiệp là nhân viên văn phòng bằng 1 CRAFTS = Nếu nghề nghiệp là thợ thủ công bằng 1 MAINT = Nếu nghề nghiệp nhân viên bảo trì bằng 1 GENDER = giới tính bằng 1 nếu là nam và bằng 0 nếu là nữ RACE = màu da (da trắng là 1 và da màu là 0) AGE = Độ tuổi của nhân viên EDUC = Số năm đi học trên lớp 9 tại thời điểm mà người đó được thuê EXPER = Số năm kinh nghiệm tại cơ quan đó WAGE = Tiền lương của nhân viên Với mức ý nghĩa 5%, Các anh chị hãy a) Hãy phân tích mối quan hệ giữa kỳ vọng của tiền lương của nhân viên (wage) với các biến khác trong dữ liệu b) Ước lượng mô hình kinh tế lượng trên theo mô hình tuyến tính. Trong mô hình trên có đa cộng tuyến hoặc hiện tượng phương sai thay đổi không? Tại sao? Nếu có các anh chị hãy đưa ra biện pháp khắc phục và giải thích ý nghĩa các hệ số của mô hình tốt nhất. c) Anh A cho rằng mô hình tuyến tính không phù hợp mà mô hình tốt nhất phải là mô hình bán log. Theo các anh/chị tại sao anh A lại nói vậy? Các anh chị hãy ước lượng mô hình bán log của anh A và giải thích ý nghĩa các hệ số trong mô hình này. d) Theo các anh chị hai mô hình câu b và c mô hình nào tốt nhất? Tại sao?