Diese Präsentation wurde erfolgreich gemeldet.
Die SlideShare-Präsentation wird heruntergeladen. ×

Thực-hành-sinh-lý.pdf

Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Wird geladen in …3
×

Hier ansehen

1 von 12 Anzeige

Weitere Verwandte Inhalte

Aktuellste (20)

Anzeige

Thực-hành-sinh-lý.pdf

  1. 1. Bài 9: ĐO ĐIỆN TÂM ĐỒ Nguyên lý điện tâm đồ Khi tim hoạt động sẽ sinh ra một dòng điện hoạt động trong các sợi cơ tim, dòng điện này lan truyền khắp cơ thể và được các điện cực dẫn vào máy điện tim, sau khi được khuếch đại, dòng điện này sẽ làm chuyển động các bút ghi để ghi lại đồ thị hoạt động của dòng điện tim. Máy đo điện tim Có nhiều loại: - Máy 1 bút ghi: chỉ ghi được từng chuyển đạo một - Máy 3 bút ghi: ghi được 3 chuyển đạo cùng 1 lúc - Máy 6 hoặc 12 bút ghi Các điện cực: - Điện cực mắc vào chân và tay - Điện cực mắc vào thành ngực Kem dẫn điện: Dùng để giảm điện trở tại nơi tiếp xúc, thu nhận dòng điện tốt hơn. Ở người già cần gel bôi vì da sần sùi, còn người trẻ có thể thay thế bằng nước muối sinh lý/ cồn. Các chuyển đạo: - Chuyển đạo mẫu (Chuyển đạo song cực các chi) Derivation. Cả 2 điện cực đều là điện cực thăm giò: + DI: điện cực thăm dò đặt ở tay phải và tay trái + DII: điện cực thăm dò đặt ở tay phải và chân trái + DIII: điện cực thăm dò đặt ở tay trái và chân trái - Chuyển đạo đơn cực các chi tăng cường (Chuyển đạo đơn cực ngoại biên tăng cường): điện cực thăm dò mắc vào chi tương ứng với vùng cần thăm dò ( tay phải, tay trái, chân trái), điện cực trung tính (V=0) là tâm của mạng điện nối 2 chi còn lại augmented voltage: + aVR: điện cực thăm dò đặt ở tay phải + aVL: điện cực thăm dò đặt ở tay trái + aVF: điện cực thăm dò đặt ở chân trái (để kiểm tra xem tim bơm máu có tốt không) - Chuyển đạo trước tim: chuyển đạo đơn cực: + V1: đặt khoảng gian sườn số 4 bên phải, sát bờ xương ức + V2: đặt khoảng gian sườn số 4 bên trái, sát bờ xương ức + V3: trung điểm đường thẳng nói V2 và V4 + V4: giao điểm của gian sườn 5 với đường trung đòn trái + V5: giao điểm của đường nách trước trái với khoảng gian sườn 5 + V6: giao điểm của đường nách giữ trái với khoảng gian sườn 5 Cách chuẩn bị bệnh nhân để đo điện tim - Bệnh nhân nghỉ ngơi 5-10p trước khi đo - Bệnh nhân không nên hút thuốc, uống trà, cà phê hoặc rượu trước khi đo
  2. 2. - Động viên bệnh nhân không lo lắng - Mặc áo quần rộng rãi, tháo tư trang vật dụng bằng kim loại - Làm sạch da ở vùng gắn điện cực - Trong khi đo bệnh nhân nằm yên, nhắn mắt, thoải mái, thư giãn các cơ - Nếu bệnh nhân là trẻ em, hoặc người bị kích động thì cho sử dụng thuốc an thần - Phòng có máy điều hòa để nhiệt độ bệnh nhân ổn định (Nóng quá thì chảy mồ hôi, ảnh hưởng kết quả đo) Test điện thế Còn gọi là định chuẩn điện thế, là cơ sở để người đọc điện tim xác định được điện thế của sóng. Test điện thế thường được sử dụng là N (10mm=1mV), ứng với 10 ô nhỏ (1 ô nhỏ= 1mm) và 1mm trên giấy ECG tương ứng với 0,1mV Điều chỉnh test điện thế: - Khi song quá thấp sử dụng test 2N: để giúp người đọc nhận biết rõ các song, đo nhân đôi điện thế 1mV, đường biểu diễn cao 4 ô lớn (2mm). 1mm trên giấy (1 ô) tương ứng với dòng điện 0,05mV - Khi song quá cao sử dụng test N/2: lúc này đỉnh song sẽ bị cắt do không thể vượt quá khổ giấy, cần đo giảm điện thế, ứng với dòng điện 1mV đường biểu diễn cao 1 ô lớn (5mm). 1mm trên giấy (1 ô) tương ứng với dòng điện 2mV Vận tốc giấy Là cơ sở để người đọc điện tim xác định thời gian của song hay một đoạn song và từ đó có thể xác định tần số tim Vấn tốc giấy chuẩn thường là 25m/s, 1 ô vuông nhỏ ứng với 0,04a Điều chỉnh vận đốc giấy: - Khi nhịp quá nhanh, muốn song rộng ra để dễ phân tích: Cho giấy chạy với tốc độ 50mm/s. 1 ô nhỏ 0,02s - Khi nhịp quá chậm, có thể cho giấy chạy với tốc độ chậm hơn là 12,5 mm/s. Khi đó thời gian của 1 ô là 0,08s
  3. 3. Bài 10: GHI ĐỒ THỊ HOẠT ĐỘNG TIM ẾCH KÍCH THÍCH DÂY TK X – GÂY NGOẠI TÂM THU Các bước phá tủy ếch - Bắc ếch dùng khăn lau sạch cơ thể ếch - Tay không thuận cầm ếch: Đặt ngón út giữa 2 chân ếch, ba ngón dài giữ mình ếch, ngón trỏ gập đầu ếch xuống, tạo với thân 1 góc vuông - Xác định vị trí chọc dùi: khớp giữa hộp sọ và đốt sống thứ nhất, 1 điểm nằm trên lưng ếch với 2 mắt tạo thành 1 tam giác đều. - Tay thuận cầm dùi, ngón trỏ áp sát mũi dùi, đâm qua vùng da chỗ đã xác định rồi ngã dùi về phía sau lưng, chọc vòng tủy sống cho đến khi ếch duỗi thẳng 2 chân. Ghi đồ thị tim ếch : - Để thấy được một chu kì có 3 giai đoạn: Nhĩ thu, thất thu, tâm trương toàn bộ - Để tim hoạt động lâu hơn, thỉnh thoảng nhỏ vài giọt Ringer lên tim Kích thích dây X: Khi dùng dòng điện kích thích vào dây X thì nhịp tim sẽ đập chậm hơn, vì dây X là dây phó giao cảm nên khi bị kích thích đã tiết ra acetylcolin làm thời gian đạt đến ngưỡng chậm hơn, làm giảm nhịp tim Khi kích thích dây X mà tim vẫn đập? ( Dây X tác dụng tới cơ nhĩ, không tác động tới cơ thất kích thích lâu làm dây thất tự phát xung lại; ở cúc tận cùng cạn synap hết acetylcolin bởi vì khi vỡ ra nó cần thời gian để tổng hợp lại, mà kích thích liên tục thì không có thời gian tổng hợp lại) Gây ngoại tâm thu: Dùng dòng điện kích thích vào tâm thất của ếch vào các giai đoạn để chứng minh rằng tim trơ có tính chu kì: - Trong giai đoạn tâm thu tim không đáp ứng kích thích: vì khi tim thu tức là các sợi cơ tim đã được khử cực rồi nên không đáp ứng với kích thích nào, đó là thời kì trơ tuyệt đối - Trong giai đoạn tâm trương, tim sẽ đáp ứng với kích thích: đồ thị tim ếch sẽ có thêm một nhát bóp phụ và 1 khoảng nghỉ bù vì ở giai đoạn tâm thu,các sợi cơ tim bắt đầu tái cực và đáp ứng với các kích thích gọi là thời kì trơ tuơng đối. sở dĩ có giai đoạn nghỉ bù là do xung điện định kì phát ra từ nút xoang nhĩ lan đến tâm thất rơi đúng vào giai đoạn trơ tuyệt đối nên không gây ra co cơ tim, phải đợi cho đến đợt xung điện tiếp theo từ nút xoang nhĩ thì tim mới co lại binh thường.
  4. 4. Bài 11: PHÂN TÍCH CÁC NÚT XOANG TỰ ĐỘNG CỦA TIM Hệ thống dẫn truyền: Hệ thống tim người và tim ếch có sự tương ứng Tim người Tim ếch Nút xoang nhĩ Nút Remark Nút Nhĩ – Thất Nút Bidder Bó his – mạng Purkinje Lưới Gaskell Có thêm nút Ludwig nằm trên nút Bidder có tác dụng ức chế hoạt động của nút Bidder Tại sao phải phân tích các nút tự động của tim ? ( Chứng minh nút xoang nhĩ là nút chủ nhịp; chứng minh các bộ phận của hệ thống dẫn truyền đều có khả năng tự động phát xung động và tần số xung động giảm dần từ trên xuống) Buộc nút thứ nhất • Cách buộc: - Dùng kẹp để luồn một sợi chỉ dưới hai quai động mạch chủ gốc - Lật ngược mỏm tim lên phía đầu, ta thấy xoang tĩnh mạch là xoang có máu màu sẫm - Thắt chỉ ở giữa vị trí xoang tĩnh mạch và tâm nhĩ • Kết quả: Xoang tĩnh mạch đập bình thường nhưng tâm nhĩ và tâm thất ngừng đập • Giải thích: - Xoang tĩnh mạch vẫn đập bình thường do ở tim ếch nút Remak tương tự nút xoang ở người nên đóng vai trò chủ nhịp:cộng với đó nút remak nằm trên xoang tĩnh mạch nên xoang tm vẫn đập bình thường - Nhĩ và thất ngừng đập do ta buộc sợi chỉ là ngăn cản sự truyền xung động từ nút xoang xuống nhĩ và thất nên nhĩ và thất ngừng đập Buộc nút thứ hai: • Cách buộc: tại vị trí tim đang lật lên, đặt sợi chỉ ở giữa, rồi lật tim về lại vị trí cũ và buộc chỉ. • Kết quả: Nút xoang nhĩ đập bình thường, tâm nhĩ tiếp tục ngưng đập, tâm thất đập trở lại những đập chậm hơn so với xoang tĩnh mạch. • Giải thích: - Xoang tĩnh mạch vẫn đập bình thường do ở tim ếch nút remak tương tự nút xoang ở người nên đóng vai trò chủ nhịp:cộng với đó nút remak nằm trên xoang tĩnh mạch nên xoang tm vẫn đập bình thường - Nút Ludwig bình thường ức chế sự hoạt động của nút Bidder,khi ta buộc nút thứ hai thì sự ức chế này bị cắt đi,nút Ludwig không tự phát xoang đc nên tim nhĩ không đập ,còn nút Bidder nằm ở tâm thất lúc này có khả năng tự phát xung độc lập nên tim thất sẽ đập chậm
  5. 5. Bài 1: ĐẾM SỐ LƯỢNG HỒNG CẦU Đếm số lượng hồng cầu bằng kính hiển vi quang học Nguyên tắc: Pha loãng máu theo một tỉ lệ xác định, cho máu đã pha loãng vào phòng đếm đã biết rõ kích thước và đếm dưới kính hiển vi, từ đó tính ra số hồng cầu có trong 1mm3 máu hay theo đơn vị quốc tế là T/l Chỉ định đếm số lượng hồng cầu: - Xét nghiệm thường quy - Chuẩn đoán bệnh lý rối loạn số lượng hồng cầu - Đánh giá kết quả điều trị Phương tiện dụng cụ: - Dung dịch Marcano: dung dịch đẳng trương, chứa các chất chống kết dính hồng cầu, dung để pha loãng máu và giữ hình dạng các tế bào máu - Ống trộn hồng cầu: dụng cụ để hút máu và pha loãng máu theo tỉ lệ xác định, Gồm 2 phần: Phần bầu và phần mao quản, trong phần bầu có chứa hạt trộn màu đỏ. Trên bề mặt có các vạch chia theo thể tích: + 0,5: vạch hút máu đến + 1: thể tích từ vạch 1 đi xuống là không chứa máu nên thể tích pha loãng là 200 lần + 101: hút dung dịch marcano lên đến - Phòng đếm: Là dụng cụ cho máu đã pha loãng vào để đếm. Bờ giữa có cấu tạo thấp hơn hai bờ bên một khoảng là 1/10 mm Có hai loại ô được sử dụng để đếm hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu: + Ô vuông lớn: vùng để đếm bạch cầu, gồm có 4 nhóm ô nằm ở 4 góc của lưới đếm, mỗi nhóm có 16 ô vuông lớn, mỗi cạnh của ô vuông lớn dài 1/4mm + Ô vuông ca – rô: Vùng đếm hồng cầu và tiểu cầu, 25 ô vuông caro nằm ở giữa lưới đếm, mỗi ô vuông caro chia làm 16 ô con, mỗi ô vuông con có cạnh là 1/20 mm ➔ Một ô vuông con có thể tích: V= 1/20 x 1/20 x 1/10 = 1/4000 mm3 Tại sao chọn 5 ô theo vị trí trái trên, trái dưới, phải trên, phải dưới, chính giữa? (Để đại diện vùng đếm hồng cầu) Kỹ thuật đếm hồng cầu: - Sau khi nhỏ máu vào phòng đếm, đợi vài phút để hồng cầu lắng xuống, bắt đầu đếm. - Đếm hồng cầu trong 5 ô vuông caro (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa), tức là trong 80 ô vuông con - Trong từ ô vuông caro ta đếm hồng cầu trong từng ô vuông con theo thứ tự từ trái sang phải từ trên xuống dưới theo đường zích zắc - Trong từng ô vuông con, đếm hồng cầu trong long ô, hồng cầu nằm ở cạnh trên, cạnh phải và góc bên phải Chú ý những ô vuông có cạnh là 3 đường: + Hồng cầu tiếp xúc với cạnh thì được xem nằm ở cạnh + Những cạnh có 3 đường thì cạnh là đường nằm ở giữa • Công thức tính số lượng hồng cầu N= A x 4000 x 200/ 80 = 10000A
  6. 6. Sai số khi đếm thủ công: - Bóp nặng ngón tay quá nhiều (Dịch kẽ tiết ra hòa lẫn với máu làm pha loãng máu) - Sai tỉ lệ hòa loãng - Lắc ống trộn không đều - Nhỏ máu sai kích thước - Sai số khi đếm (Thường sai số sẽ làm giảm số lượng hồng cầu) Phương pháp sử dụng máy đếm tế bào tự động Nguyên lý: Sử dụng kỹ thuật đếm tế bào theo dòng bằng cách cho tế bào máu đã được pha loãng chảy theo một dòng dịch qua một chùm tia. Chùm tia có thể là tia laser hoặc dòng điện hướng tới dòng thế bào đang di chuyển và đếm bằng một bộ phận phát hiện. Dựa vào thể tích để xác định các loại tế bào máu. Đọc kết quả: RBC: số lượng hồng cầu trong một thể tích máu HCT: Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần MCV: Thể tích trung bình của một hồng cầu WBC: Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu MCH: Lượng huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu HGB: Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu PLT: Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu PCT: Thể tích khối tiểu cầu Sai số đến máy: - Sai số do người làm: + Lắc ống máu không đều + Vỡ hồng cầu + Ngưng kết tiểu cầu - Sai số do máy đo: đếm nhầm bạch cầu (Lympho bé) ít ảnh hưởng trừ bệnh bạch cầu cấp Bài 4: ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO Nguyên tắc định nhóm máu ABO bằng phương pháp huyết thanh mẫu: Trộn máu người thử với những giọt huyết thanh máu biết trước kháng thể, Quan sát hiện tượng ngưng kết hay không ngưng kết xảy ra ở hồng cầu người thử, Từ đó suy ra kháng nguyên trên màng hồng cầu và biết được nhóm máu. Huyết thanh mẫu: 3 loai kháng A (anti A), Kháng B (Anti B), Kháng AB (anti AB) - Huyết thanh anti A có chứa kháng thể Alpha ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên A - Huyết thanh anti B có chứa kháng thể Beta ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên B
  7. 7. - Huyết thanh anti A B có chứa cả 2 kháng thể alpha và beta Vì sao cần có kháng thể Alpha và Beta: - Khẳng định lại kết quả. - Kiểm định quy trình kỹ thuật có chính xác - Kiểm tra chất lượng huyết thanh mẫu Các bước tiến Hành định nhóm máu ABO - Sử dụng gạt lau sạch miếng sứ và đũa - Đánh dấu miếng sứ một đầu 3 vạch, một đầu hai vạch chia thành ba ô - Nhỏ 3 giọt huyết thanh mẫu với đường kính 5 mm lên ba ô theo đúng quy định + Đầu 2 vạch: Anti A (Màu xanh) + Đầu 3 vạch: Anti AB (Màu trắng) + Ở giữa: Anti B (Màu vàng) Sát trùng chích máu (không cần bỏ giọt máu đầu) Lưu ý: Tránh để đầu của đũa chạm vào vết chích. Đường kính giọt máu bằng 1/3 đường kính huyết thanh mẫu. Khi trộn dùng đầu đũa thủy tinh khác nhau cho các giọt huyết thanh. Vì sao phải đợi 2 phút rồi đọc kết quả: (Bởi vì kháng nguyên A có hai loại A1 mạnh hơn A2 nên khả năng ngưng kết mới kháng thể chấm hơn) Cách đọc kết quả: Người máu A Huyết thanh Anti A: Có hiện tượng ngưng kết, trên màng hồng cầu có kháng nguyên A Huyết thanh Anti B: Không có hiện tượng ngưng kết, trên màng hồng cầu không Có kháng nguyên B Huyết thanh Anti AB: Có hiện tượng ngưng kết, trên màng hồng cầu có kháng nguyên A Nếu hiện tượng ngưng kết không rõ thì cho thêm một giọt nước muối sinh lý đẳng Trương 0,9% khuấy điều Phương pháp thủ công định nhóm máu: - Huyết thanh mẫu: Dùng huyết thanh đã biết trước kháng thể cho phản ứng với hồng cầu của bệnh nhân Để xác định kháng nguyên trên màng hồng cầu từ đó xác định nhóm máu của bệnh nhân - Hồng cầu mẫu: Dùng hồng cầu Đã Biết trước kháng nguyên cho phản ứng với huyết thanh của bệnh nhân để xác định kháng thể trong huyết thanh từ đó xác định nhóm máu của bệnh nhân Ít sử dụng phương pháp hồng cầu mẫu vì - Quy trình phức tạp cần phải sử dụng máy quay ly tâm. - Bảo quản khó khăn vì hồng cầu hạn sử dụng ngắn. - Không sử dụng cho trẻ dưới 2 tháng tuổi vì chưa có kháng thể. Bài 5: ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ Rh Nguyên tắc: Trộn máu người thử với giọt huyết thanh mẫu chứa kháng thể kháng Rh, Quan sát hiện tượng ngưng kết hay không ngưng kết xảy ra ở hồng cầu người thử, Từ đó suy ra kháng nguyên D trên màng hồng cầu hay không và biết được nhóm máu Các bước tiến hành: - Lau sạch phiến kính hoặc phiến sứ và đũa thủy tinh - Nhỏ giọt huyết thanh mẫu khoảng 5 mm lên phiến kính hoặc phiến sứ - Sát Trùng chích máu không cần bỏ giọt máu đầu - Dùng đầu đũa thủy tinh gạt máu ở đầu ngón tay và đặt cạnh giọt huyết thanh mẫu, đường kính giọt máu bằng khoảng 1/3 đường kính giọt Huyết Thanh mẫu - Trộn đều máu với huyết thanh mẫu theo hình tròn đồng tâm - Đợi 2 phút và đọc kết quả
  8. 8. Đọc kết quả nhóm máu - Nếu có hiện tượng ngưng kết (+): thì trên màng hồng cầu có kháng nguyên D, máu Rh(+) - Nếu không có hiện tượng ngưng kết (-): thì trên mạng hồng cầu không Có kháng nguyên D, máu Rh(-) Bài 5: ĐỊNH CÔNG THỨC BẠCH CẦU Nguyên tắc: Dàn mỏng máu trên phiến kính rồi nhuộm Giemsa và so với kính hiển vi. Dựa vào hình dạng và kích thước bạch cầu, hình dạng của nhân, cách bắt màu phẩm nhuộm của nhân và bào tương để nhận dạng các loại bạch cầu Các bước tiến hành kỹ thuật làm tiêu bản phết kính - Chọn hai phiến kính khô và sạch cạnh trơn láng, không dính dầu mỡ (Cạnh trơn láng để tiêu bản được dàn đều, không gợn sóng, thuận lợi cho việc đếm hồng cầu) - Sát Trùng và chích máu đầu ngón tay, bỏ giọt máu đầu (Loại bỏ da và các vết bẩn ở tay) rồi nặn ra 1 giọt máu đường kính khoảng 3 mm đặt giọt máu vào khoảng một phần tư phiến kính thứ nhất - Dùng phiến kính thứ hai cạnh trơn, không sứt mẻ, đặt tiếp xúc với giọt máu của phiến kính thứ nhất một góc nghiêng 30 độ sao cho máu dàn đều trên cạnh của phiến kính thứ hai - Sau đó đẩy phiến kính thứ hai về phía ¾ còn lại của phiến kính thứ nhất sao cho máu được dàn mỏng, đều, không gợn sóng và có đuôi Tiêu chuẩn 1 tiêu bản kính phết: + Máu được dàn mỏng, đều + Không gợn sóng + Có đuôi - Để tiêu bản khô tự nhiên sau đó phủ cồn tuyệt đối cố định tiêu bản trong một phút - Để khô tự nhiên - Nhuộm giemsa: Dùng dung dịch Giemsa để nhuộm theo tỷ lệ pha loãng: Giemsa mẹ/ nước cất trung tính = 1/6 hoặc 1/7 - Nhỏ dung dịch Giemsa đã pha loãng lên tiêu bản đã cố định để 15 20 phút. Rửa sạch tiêu bảng dưới dòng nước chảy nhẹ để khô tự nhiên Nguyên tắc đếm bạch cầu: (nguyên tắc 2) - Đếm ở đuôi tiêu bản theo đường dích dắc đến đủ 100 bạch cầu (tránh lặp, tránh sai sót) - Có thể sử dụng máy đếm bạch cầu hoặc hình vẽ 100 ô vuông để tính công thức bạch cầu Nhận dạng các loại bạch cầu - Bạch cầu trung tính: nhân chia múi hoặc chưa chia múi, bào tương có nhiều hạt nhỏ mịn, bắt màu hồng tím - Bạch cầu hạt ưa acid: nhân thường chia làm 2 múi Như hình gọng kính, bào tương có những hạt bắt màu da cam - Bạch cầu hạt ưa base: Nhân chia làm nhiều múi, bào tương có những hạt to nằm đè lên nhân bắt màu xanh đen - Bạch cầu lympho: Nhân to tròn chiếm gần hết bào tương, không có hạt . có 2 loại lympho: lympho lớn và lympho bé - Bạch cầu mono: Có kích thước rất lớn, gấp 3 lần hồng cầu. Nhân thường có hình hạt đậu hoặc hình móng ngựa. Công thức bạch cầu
  9. 9. - Bạch cầu trung tính: 60-70% - Bạch cầu lympho: 20-25% - Bạch cầu mono: 3-8% - Bạch cầu hạt ưa acid: 2-4% - Bạch cầu hạt ưa base: 0,5 -1% Bài 8: GHI HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH TRỰC TIẾP THỬ TÁC DỤNG CỦA DÂY X VÀ ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ HÓA CHẤT LÊN HUYẾT ÁP Huyết áp động mạch Là áp suất máu trong động mạch. Ý nghĩa: - Thể hiện sức co của tim, sức cản thành mạch - Huyết áp tâm thu: Huyết áp tối đa, thể hiện lực co bóp của tim, 90 – 140mmHg - Huyết áp tâm trương: Huyết áp tối thiểu, thể hiện lực cảng của thành mạch, 50 - 90mmHg - Huyết áp hiệu số (áp lực mạch): Khoảng chênh giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương 50mmHg - Huyết áp trung bình: Thể hiện sức làm việc của bản than. HA trung bình = HA tâm trương + 1/3 HA hiệu số Nguyên tắc - Nối động mạch cảnh của chó với 1 ngành của huyết áp kế Ludwwig, ngành kia có đặt phao gắn bút ghi. - Trong một chu chuyển tim, huyết áp dao động từ mức tối thiểu đến mức tối đa, làm cột thủy ngân dao động và bút ghi sẽ vẽ lên bang giấy một đường ghi, đó là đồ thị huyết áp. Hóa chất - Morphin, thiopental thuốc gây mê - (Heparin), citrat natri 5% thuốc chống đông máu (cần thuốc chống đông máu vì khi đưa máu ra ngoài thì máu tiếp xúc với về mặt là không phải là thành mạch, làm kích thích các yếu tố đông máu, gây đông máu khi đưa trở lại vào động mạch gây tắc động mạch sẽ không thực hiện tiếp thí nghiệm được) - Atropin chiếm hết các receptor gắn với Acetylcholin ngăn tác dụng của hệ phó giao cảm - Adrenalin kích thích hệ thần kinh giao cảm - Acetyl choline kích thích hệ thần kinh phó giao cảm Các bước đo huyết áp trực tiếp của chó: - Chuyển bị máy ghi và huyết áp kế - Gây mê chó - Bộc lộ động mạch cảnh và dây X - Ghi đồ thị huyết áp
  10. 10. Các loại sóng trên đồ thị huyết áp - Sóng α (sóng nhỏ): thể hiện sự co bóp của tim - Sóng β (sóng to, tập hợp các đỉnh sóng α): thể hiện ảnh hưởng của hô hấp lên huyết áp - Sóng γ ( sóng to nhất, tập hợp các đỉnh sóng β): Thể hiện ảnh hưởng của trung tâm vận mạch ở hành não lên huyết áp Tên đồ thị tương ứng với kích thích - Đồ thị tăng: · Tăng không cao lắm: + Kẹp động mạch cảnh gốc. + Kích thích dây X đầu trung ương + Cắt dây X · Tăng cao: + Tiêm Adrenalin lần 1 và lần 2. - Đồ thị bình thường: · Tiêm Atropin liều cao. · Khích thích dây X đầu ngoại vi lần 2. · Tiêm Acetylcholin lần 2. - Đồ thị giảm: · Có đoạn ngang: + Kích thích dây X + Kích thích dây X đầu ngoại vi lần 1 · Không có đoạn ngang + Tiêm Acetylcholin lần 1 Nêu hiện tượng khi kẹp động mạch cảnh: Đường đi của đồ thị huyết áp đi lên sau đó giảm xuống bình thường. Giải thích: - Kẹp động mạch cảnh gốc giảm áp lực máu bên xoang cảnh bị kẹp - Tác động lên thụ thể áp suất ở đây gây ra phản xạ tăng áp theo dây giao cảm làm tim đập nhanh, lực co bóp của tim và gây co mạch. - Huyết áp trở lại bình thường: Khi HA tăng cao thì tác động lên các thụ thể áp suất có ở nơi khác ( quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh bên kia) ,Kích thích theo dây X,IX về hành não,gây ra phản xạ giảm áp theo dây thần kinh X, ngoại ra ức chế vùng co mạch làm giảm xung ra ngoại biên gây giãn mạch. ➔ Chứng tỏ phản xạ thụ thể áp suất có tính 2 chiều Tiêm Adrenalin lần 1: Đồ thị tăng lên nhanh, rất cao, sóng alpha tăng cả biên độ lẫn tần số, sau đó giảm dần. Giải thích: - Adrenalin là chất cường giao cảm, làm tăng tần số lẫn lực co bóp của cơ tim -Sau đó huyết áp về bình thường là do phản xạ giảm áp, Bên cạnh đó một phần huyết áp trở lại bình thường là do Adrenalin có thời gian bán hủy nhanh Tiêm Acetylcholin lần 1: Đồ thị huyết áp giảm xuống ( không có đường ngang)
  11. 11. Giải thích: - Acetylcholin là chất trung gian hóa học của hệ phó giao cảm, gắn lên receptor muscarinic tại nút xoang, ức chế nút xoang làm giảm tần số tim nên giảm huyết áp, Acetylcholin còn gây giãn. -Huyết áp trở lại bình thường là do phản xạ tăng áp : khi huyết áp giảm tác động lên thụ thể áp suất ở quai động mạch chủ, xoang cảnh, truyền theo dây 9,10 về hành não gây ra phản xạ tăng áp theo dây giao cảm làm tăng tần sô, tăng lực co bóp, gây co mạch. Thời gian bán hủy của acetylcholine ngắn. Khi kích thích dây X liên tục: Đồ thị huyết áp giảm xuống rất thấp, có 1 đoạn nằm ngang ( tim ngừng đập ) sau đó tăng trở lại bình thường. Giải thích: - Khi kích thích dây X, tiết ra acetylcholine, gắn với M receptor, ức chế nút xoang làm giảm tần số tim nên giảm huyết áp. - Khi kích thích liên tục thì huyết áp giảm xuống rất thấp, có thể bằng 0, tim ngừng đập, đồ thị là một đường ngang nhưng đến một lúc thì huyết áp tăng lên trở lại (Hiện tượng thoát ức chế) do: + hiện tượng mỏi synap : số lượng chất trung gian hóa học có trong cúc tận cùng là có hạn, kích thích liên tục, chất trung gian giải phóng hết, không tổng hợp lại kịp không đáp ứng nữa. + khi nút xoang bị ức chế, bó His tự phát xung. + phản xạ tăng áp thông qua dây giao cảm. Khi cắt Dây X 2 bên: Đồ thị huyết áp đi lên, sau đó trở lại bình thường Giải thích: - Cắt dây X là hủy hệ phó giao cảm là hệ giảm áp, mất cân bằng hệ thần kinh tự động, chỉ còn hệ giao cảm ưu thế nên tim tăng cả tần số lẫn, sức co bóp của tim huyết áp tăng. - Huyết áp trở lại bình thường: Khi HA tăng cao thì tác động lên các thụ thể áp suất có ở nơi khác ( quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh bên kia) ,Kích thích theo dây X,IX về hành não, gây ra phản xạ giảm áp thông qua giảm hoạt giao cảm. Kích thích dây X đầu trung ương: Đồ thị đi lên sau đó giảm dần về lại bình thường. Giải thích: - Khi kích thích đầu TW đã tác động lên vỏ não tương tự như tạo ra 1 stress đau đớn: Stress làm tăng hô hấp, cường giao cảm. Xung động thần kinh truyền về vùng hạ đồi, xuống tủy sống, kích thích tủy thượng thận giải phóng adrenalin và norandrenalin làm tăng tần số và lực cho bóp của cơ tim tăng huyết áp. -Huyết áp trở lại bình thường: Khi HA tăng cao thì tác động lên các thụ thể áp suất có ở nơi khác ( quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh bên kia) ,Kích thích theo dây X,IX về hành não, gây ra phản xạ giảm áp thông qua giảm hoạt giao cảm. Kích thích dây X ngoại vi lần 1: Hiện tượng như kích thích dây X liên tục. Khi tiêm Adrenalin lần 2: Huyết áp tăng cao ( cao hơn lần 1), sóng anpha tăng cả biên độ lẫn tần số, sau đó trở lại bình thường chậm hơn lần 1. Giải thích: - Adrenalin là chất cường giao cảm, gắng lên các receptor B1, làm tăng tần số lẫn lực co bóp
  12. 12. của tim - Do mất phản xạ giảm áp thông qua phó giao cảm nên 1 lượng nhỏ = 1/3 lượng ban đầu cũng gây HA tăng rất cao. Sau đó trở lại bình thường do: - Phản xạ giảm áp thông qua giảm hoạt giao cảm. Huyết áp tăng, thụ thể áp suất ở xoang cảnh tiếp nhận thay đổi theo dây IX về hành não, ức chế vùng co mạch làm giảm xung ra ngoại biên gây giãn mạch. Adrenalin bị phân hủy nhanh Tiêm Atropin đợi 5-10ph: Để Atropin có thời gian để chiếm hết các receptor của Acetylcholin Khi kích thích đầu ngoại vi lần 2 và tiêm Acetylcholin lần 2: Đồ thị huyết áp không thay đổi. Giải thích: - Do Atropin đã chiếm hết các receptor của acetylcholine, nên dù là kích thích đầu ngoại vi tiết acetylcholine hay tiêm acetylcholine vào thì nó không còn gắn lên được receptor để gây tác dụng. ➔ Chứng minh Atropin là chất ức chế phó giao cảm Mối liên hệ giữa huyết áp và nhịp thở: - Ảnh hưởng của hô hấp lên huyết áp thể hiện ở sóng beta. Khi hít vào, lồng ngực tăng cả 3 chiều, làm lá thành tách ra khỏi lá tạng, huyết áp tăng do áp suất khoang màng phổi âm hơn, máu trở về tim nhiều hơn, thể tích tâm thu tăng nên huyết áp tăng. Tuy nhiên, huyết áp thay đổi trong chu kì hô hấp chỉ dao động trong một giới hạn rất bé.

×