Diese Präsentation wurde erfolgreich gemeldet.
Die SlideShare-Präsentation wird heruntergeladen. ×

Chuong 1 Tong quan ve ke toan.ppt

Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Anzeige
Nächste SlideShare
Nguyên lý kế toán
Nguyên lý kế toán
Wird geladen in …3
×

Hier ansehen

1 von 38 Anzeige

Weitere Verwandte Inhalte

Ähnlich wie Chuong 1 Tong quan ve ke toan.ppt (20)

Aktuellste (20)

Anzeige

Chuong 1 Tong quan ve ke toan.ppt

  1. 1. Tài liệu tham khảo - Giáo trình Nguyên lý kế toán của Bộ môn Kế toán. - Sách Nguyên lý kế toán của một số trường khác. - Luật kế toán 2015. - Chuẩn mực kế toán Việt Nam. - Các tài liệu khác liên quan.
  2. 2. Nội dung môn học CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG 4: TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP CHƯƠNG 5: CHỨNG TỪ VÀ KIỂM KÊ CHƯƠNG 6: KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU TRONG DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 7: SỔ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO
  3. 3. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN 1.1 SỰ RA ĐỜI CỦA KẾ TOÁN 1.2 ĐỊNH NGHĨA, CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN 1.3 CHU TRÌNH KẾ TOÁN 1.4 CÁC KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN 1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN 1.6 HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM
  4. 4. 1.1 SỰ RA ĐỜI CỦA KẾ TOÁN Một trong những người sáng chế đầu tiên ra các phương pháp kế toán kép đó là: • Nhà toán học, nhà nghiên cứu và triết gia nổi tiếng tên là Luca Pacioli (1445). • Ông sinh ra và lớn lên tại một thị trấn nhỏ có tên Borgo sen-Sepolcro thuộc miền bắc nước Ý. • Cuốn sách của ông đánh dấu một bước ngoặc lớn trong lịch sử hình thành và phát triển của ngành kế toán. • Ông dành 36 chương nói về phần kế toán kép như: phiếu ghi tạm, sổ nhật ký, sổ cái, một số lớn các TK như tài sản, nguồn vốn, kho hàng…
  5. 5. 1.2 ĐỊNH NGHĨA, NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN 1.2.1 Định nghĩa 1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán 1.2.3 Yêu cầu của kế toán 1.2.4 Vai trò của kế toán
  6. 6. 1.2.1 Định nghĩa kế toán Theo Luật kế toán Việt Nam năm 2015: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.” Trên cơ sở phạm vi cung cấp thông tin, kế toán được phân chia thành hai loại: - Kế toán tài chính (KTTC) - Kế toán quản trị (KTQT)
  7. 7. 1.2.1 Định nghĩa kế toán • KTTC là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán • KTQT là việc thu thập, xử lý, kiểm tra phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. Điểm khác biệt giữa KTTC và KTQT là gì?
  8. 8. 1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán. - Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; - Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. - Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
  9. 9. 1.2.3 Yêu cầu của kế toán • Đầy đủ • Kịp thời • Rõ ràng, dễ hiểu • Trung thực, khách quan • Liên tục • Có thể so sánh
  10. 10. 1.2.4 Vai trò của kế toán: • Giúp doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp • Cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp để làm cơ sở hoạch định chương trình hành động cho từng giai đoạn, thời kỳ. • Giúp cho việc quản lý lành mạnh, tránh hiện tượng tham ô, lãng phí tài sản, thực hiện việc kiểm soát nội bộ có hiệu quả. • Kế toán là cơ sở để giải quyết mọi tranh chấp, khiếu tố, là cơ sở pháp lý chứng minh về hành vi thương mại.
  11. 11. 1.3 CHU TRÌNH KẾ TOÁN Thu thập Các nghiệp vụ kinh tế Đo lường Xác định giá trị đối tượng KT Ghi nhận Ghi chép, Phân loại, Tổng hợp Thông tin BCKT, Phân tích Xử lý •Ghi nhận •Sao chụp •Phản
  12. 12. 1.3 CHU TRÌNH KẾ TOÁN Các bước trong chu trình kế toán (1) Phân tích các Nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh từ nguồn dữ liệu ban đầu đồng thời tiến hành tính toán, đo lường giá trị của các đối tượng kế toán. (2) Lập/thu nhận chứng từ kế toán nhằm minh chứng các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh (3) Ghi sổ kế toán (Ghi sổ nhật ký) (4) Chuyển sổ (Chuyển số liệu vào các tài khoản kế toán) (5) Điều chỉnh các ước tính kế toán (6) Khóa sổ kế toán (7) Lập các Báo cáo
  13. 13. 1.4 CÁC KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN 1.4.1 Một số khái niệm 1.4.2 Các nguyên tắc kế toán cơ bản
  14. 14. 1.4.1 Một số khái niệm - Đơn vị kế toán - Kỳ kế toán - Đơn vị đo lường trong kế toán - Nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh + Là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng , giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như các quá trình của đơn vị kế toán. + Một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ít nhất liên quan đến hai đối tượng kế toán và xác định được giá trị của nó
  15. 15. 1.4.1 Một số khái niệm - Tài sản: + Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát được và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra. + Tài sản của đơn vị có thể tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể hoặc không biểu hiện dưới hình thái vật chất cụ thể
  16. 16. 1.4.1 Một số khái niệm - Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. - Vốn chủ sở hữu: Là giá trị của doanh nghiệp được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản và nợ phải trả.
  17. 17. 1.4.1 Một số khái niệm - Doanh thu và thu nhập khác: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu - Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích trong kì kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
  18. 18. 1.4.1 Một số khái niệm - Các giả định cơ bản: (1) Giả định thứ nhất: Kế toán trên cơ sở dồn tích (2) Giả định thứ hai: Giả định hoạt động liên tục
  19. 19. Kế toán trên cơ sở dồn tích - Giả định này đòi hỏi mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền.
  20. 20. Kế toán trên cơ sở dồn tích • Ví dụ 1: Ngày 10/2/2017, Doanh nghiệp X mua 1 chiếc ô tô trị giá 600.000.000 đồng, chưa trả tiền người bán. Đến ngày 20/2/2017, doanh nghiệp chuyển khoản thanh toán toàn bộ khoản nợ này cho người bán. • Ví dụ 2: Ngày 05/03/N, doanh nghiệp may mặc X bán một lô áo sơ mi cho khách hàng với giá bán 10.000.000 đồng, chưa thu tiền khách hàng. Ngày 10/03/N, khách hàng trả nợ đủ bằng tiền mặt.
  21. 21. Giả định hoạt động liên tục • Theo giả định này, báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần (thường là 12 tháng), nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình. Do đơn vị tiếp tục hoạt động bình thường ít nhất là 12 tháng nên nó không quan tâm đến giá trị thị trường của tài sản, vốn, công nợ mà đơn vị đang nắm giữ.
  22. 22. Giả định hoạt động liên tục • Ví dụ 3: Ngày 10/03/N doanh nghiệp mua căn nhà trị giá là 800.000.000đ dùng làm văn phòng làm việc. Cuối năm tài chính giá trị căn nhà là 900.000.000đ nhưng thông tin trên báo cáo vẫn phản ánh theo giá ban đầu là 800.000.000đ. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.
  23. 23. 1.4.2 Các nguyên tắc kế toán cơ bản • Nguyên tắc kế toán là những quy ước, chỉ dẫn, hướng dẫn xuyên suốt trong quá trình thực hiện các công việc kế toán được nhiều người công nhận ở một thời điểm • Các nguyên tắc kế toán này không phải là bất biến mà ngược lại nó có thể thay đổi hoàn thiện hơn khi môi trường thay đổi, bởi nó là do các nhà kế toán và các đơn vị kinh doanh đưa ra để đáp ứng nhu cầu của những người làm quyết định • Có 5 nguyên tắc kế toán chủ yếu sau:
  24. 24. (1) Nguyên tắc giá gốc • Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản đó được ghi nhận. • Nguyên tắc này đòi hỏi các loại tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác, chi phí phải được ghi nhận theo giá gốc. Đơn vị kế toán không được tự điều chỉnh lại giá gốc, trừ trường hợp pháp luật hoặc chuẩn mực kế toán cụ thể có qui định khác.
  25. 25. (1) Nguyên tắc giá gốc • Ví dụ 4: Ngày 01/02/201X, Doanh nghiệp A mua 1 lô đất trị giá 400.000.000 đồng, các khoản chi phí khác phát sinh liên quan đến quá trình mua (như chi phí giấy tờ, thủ tục…) là 10.000.000 đồng. Đến ngày 31/12/201X, trước khi lập Báo cáo tài chính, lô đất này được định giá tại thời điểm này là 500.000.000 đồng (tăng 100.000.000 đồng so với thời điểm đầu năm). Kế toán lập Báo cáo tài chính vẫn ghi theo số tiền trước đây đã ghi nhận giá trị lô đất là 410.000.000 đồng
  26. 26. (2) Nguyên tắc phù hợp • Việc ghi nhận doanh thu, chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. • Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
  27. 27. (2) Nguyên tắc phù hợp • Ví dụ 6: Ngày 02/03/N doanh nghiệp X mua lô hàng A số lượng 100 cái với giá mua 20.000.000 đồng/cái. Ngày 04/03, doanh nghiệp xuất kho 80 cái ra bán với giá bán là 30.000.000 triệu đồng/cái. Kế toán ghi nhận một khoản doanh thu thu được là 240.000.000 đồng (80 cái x 30.000.000 đồng/cái). Đồng thời phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng với khoản doanh thu này, chính là số tiền đã chi ra để có được lô hàng này là 160.000.000 đồng (80 cái x 20.000.000 đồng/cái) được gọi là giá vốn hàng bán.
  28. 28. (3) Nguyên tắc nhất quán • Nguyên tắc này đòi hỏi các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong kì kế toán năm. • Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong thuyết minh báo cáo tài chính.
  29. 29. (3) Nguyên tắc nhất quán • Ví dụ 7: Trong kỳ doanh nghiệp đã chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp kiểm kê định kỳ thì phương pháp này phải được áp dụng trong suốt cả kỳ kế toán năm. Nếu năm sau doanh nghiệp muốn đổi sang phương pháp kế toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên thì doanh nghiệp phải giải thích trong phần thuyết minh báo cáo tài chính rõ lý do tại sao thay đổi và việc thay đổi này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến giá trị hàng tồn kho cũng như giá trị hàng tồn kho đã xuất dùng hoặc xuất bán.
  30. 30. (4) Nguyên tắc thận trọng Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi: - Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn. - Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập. - Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí. - Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
  31. 31. (4) Nguyên tắc thận trọng • Ví dụ 9: Ngày 10/04/N Doanh nghiệp A bán 1 lô hàng cho doanh nghiệp B số tiền là 100.000.000 đồng, thời hạn thanh toán là 12 tháng. Kế toán ghi nhận khoản phải thu khách hàng B là 100.000.000 đồng trong suốt 12 tháng kể từ ngày 10/04/N đến ngày 09/04/N+1. Sau thời gian đó nếu khách hàng B chưa thanh toán thì doanh nghiệp A có thể lập dự phòng khoản có thể mất so với số ban đầu.
  32. 32. (5) Nguyên tắc trọng yếu - Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. - Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.
  33. 33. (5) Nguyên tắc trọng yếu Ví dụ 11: Tổng số tiền các khách hàng nợ doanh nghiệp là 1.000.000.000 đồng trong đó khách hàng A nợ 950.000.000 đồng (chiếm tới 95% số nợ), khách hàng B nợ 10.000.000 đồng. Khoản nợ dưới 10% tổng nợ của doanh nghiệp có thể được coi là một khoản không trọng yếu. Nếu chúng ta không có thông tin khách hàng A có tồn tại hay không, hoạt động kinh doanh như thế nào chúng ta không thể xác định được khoản nợ này có khả năng thu hồi hay không. Do vậy thông tin về doanh nghiệp A được coi là trọng yếu cần phải có, còn khách hàng B có thể được xem là không trọng yếu.
  34. 34. 1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN Bao gồm các phương pháp chính sau: - Chứng từ và kiểm kê. - Tính giá - Tài khoản và ghi sổ kép. - Tổng hợp và cân đối kế toán
  35. 35. 1.5.1 Phương pháp chứng từ và kiểm kê • Phương pháp chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán là những giấy tờ phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã hoàn thành. • Phương pháp kiểm kê: Là việc kiểm tra các loại tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm để đối chiếu giữa thực tế với sổ sách kế toán, từ đó phát hiện các khoản chênh lệch để có những điều chỉnh kịp thời.
  36. 36. 1.5.2 Phương pháp tài khoản và ghi sổ kép • Phương pháp tài khoản: Là phương pháp phân loại các đối tượng kế toán theo nội dung kinh tế nhằm phản ánh và giám đốc một cách liên tục và có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể. • Phương pháp ghi sổ kép: Là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản kế toán theo đúng nội dung kinh tế và các mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán.
  37. 37. 1.5.3 Phương pháp tính giá • Là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị của tài sản trong đơn vị theo những nguyên tắc nhất định. • Ví dụ: tính trị giá NVL nhập kho, xuất kho, nguyên giá TSCĐ…
  38. 38. 1.5.4 Phương pháp tổng hợp cân đối • Là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của kế toán nhằm cung cấp thông tin cho những người ra quyết định và phục vụ công tác quản lý trong doanh nghiệp ??? Nêu mối quan hệ giữa các phương pháp kế toán trên?

×