SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 12
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện                                                    Chương 1

Chương 1

                                TÍNH DẪN ĐIỆN CỦA ĐIỆN MÔI


       1.1    Đặc điểm của điện môi đặt trong điện trường.
       Khi các điện môi nằm trong điện trường thì chịu tác dụng của một cường độ điện
trường E.
       Trong trường đồng nhất:
                               U
                          E=                                                               (1.1)
                               h
        U- điện áp đặt lên hai điện cực.
        h - khoảng cách giữa hai điện cực.
        Tuỳ thuộc vào dạng cường độ điện trường, thời gian đặt điện trường mà trong điện
môi xảy ra nhiều hiện tượng với các đặc điểm khác nhau. Ngoài ra các yếu tố môi trường
(nhiệt độ, độ ẩm, áp suất...) cũng ảnh hưởng đến các đặc điểm của quá trình xảy ra trong
điện môi.
        Bản thân trong điện môi dưới tác dụng của điện trường có thể xảy ra hai hiện
tượng cơ bản: sự dẫn điện của điện môi và sự phân cực điện môi.
        •Điện dẫn của điện môi xác định bởi sự chuyển động có hướng của các điện tích
        tự do tồn tại trong các chất điện môi dưới tác dụng của điện trường ngoài đặt lên
        điện môi.
        Dưới tác dụng của lực điện trường:
                          F = qE
        q- điện tích của các phần tử mang điện.
        Các điện tích dương sẽ chuyển động theo chiều của điện trường và các điện tích
âm sẽ chuyển động ngược chiều của điện trường. Như vậy trong điện môi xuất hiện một
dòng điện.
        •Phân cực là hiện tượng chỉ đặc trưng của các chất điện môi. Đó là quá trình xê
        dịch trong phạm vi nhỏ của các điện tích ràng buộc hoặc sự xoay hướng của các
        phân tử lưỡng cực dưới tác dụng của điện trường ngoài. Sự phân cực có tính đàn
        hồi.
        Do quá trình dẫn điện và phân cực mà một phần năng lượng bị tiêu hao và toả ra
dưới dạng nhiệt năng làm cho điện môi nóng lên: đó là sự tổn hao điện môi. Điện môi
nằm lâu trong điện trường còn chịu sự lão hoá điện tức là quá trình thay đổi các tính chất
điện, cơ, lý, hoá ... Ở điện áp cao sẽ xảy ra quá trình phóng điện trong điện môi và có thể
dẫn đến phá huỷ điện môi.

         1.2      Điện dẫn của điện môi.
         Như ta đã biết dòng điện là sự chuyển dịch có trật tự của các điện tích tự do dưới
tác động của điện trường. Dòng điện xuất hiện trong vật chất bị ảnh hưởng bởi điện áp
đặt, ngoài ra dưới tác động của lực điện trường tạo ra các trạng thái chuyển động một
cách có trật tự các điện tích có trong vật chất. Như vậy, điều kiện cần thiết để có dòng
điện dẫn ở bất kỳ vật chất nào chính là sự tồn tại trong vật chất các điện tích tự do.
         Ta xét một điện môi có dạng hình trụ với tiết diện vuông góc là S và chiều dài
bằng vận tốc chuyển động trung bình của các phần tử v , chiều của điện trường ngoài
                                                                          _


trùng với trục của hình trụ.

                                                                                                     5
Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện                                                           Chương 1



                                      E                                S




                                                       _
                                            l= v
                                               H.1.1
          Giả thiết: mật độ điện tích tự do chứa trong điện môi là n và mỗi phần tử có điện
tích là q. Dưới tác dụng của lực điện trường tất cả các điện tích tự do sẽ chuyển động đến
các điện cực. Tổng điện tích chuyển động qua tiết diện S chính bằng tổng điện tích chứa
trong thể tích V của hình trụ.
                           Q = qnV                                                    (1.2)
          Và như vậy dòng điện qua điện môi:
                                                  _
                           I = Q = qnV = qnS . v                                      (1.3)
          Công thức trên có thể viết lại:
                          I=j
                            S
                                  _                                                        (1.4)
                          j= nq v
         j- mật độ dòng điện [ A/m2 ] tức là tổng điện tích chuyển động qua một đơn vị
         diện tích của tiết diện vuông góc trong một đơn vị thời gian.
         Trong các chất điện môi tồn tại các dạng điện tích tự do khác nhau. Chúng có thể
là các điện tử, các ion.v.v.. và chúng có vận tốc chuyển động trung bình khác nhau với
cùng một trị số của cường độ điện trường. Vận tốc chuyển động trung bình của chúng
được xác định:
                          _
                          v − = k −. E
                          _
                                                                                           (1.5)
                          v + = k + .E
        trong đó:
                  _   _
                  v − , v + : vận tốc chuyển động trung bình của các điện tích âm và dương.

                  _   _
                  k − , k + : độ linh hoạt của điện tích âm và dương.
        Ta có:
                          j= q − n − v − + q + n + v + = ( q − n − k − + q + n + k + ) E
                                                                             (1.6)
        Công thức trên chính là công thức của định luật Ohm dưới dạng vi phân:
                                           j
                          j = γE ⇒ γ =
                                           E


                                                                                                         6
Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện                                              Chương 1
         với:            γ = n − q − k − + n + q + k + = nqk                (1.7)
          γ : điện dẫn suất của điện môi. Nó đặc trưng cho khả năng dẫn điện của vật liệu.
        Giá trị nghịch đảo của điện dẫn suất gọi là điện trở suất.
                                 1
                            ρ=                                                        (1.8)
                                 γ
         1.2.1 Điện dẫn điện tử.
         Hạt mang điện là các điện tử, loại điện dẫn này có trong tất cả các điện môi. Cần
chú ý rằng điện tử không phải là những hạt đại diện cho một nguyên tố hoá học nào, nên
trong điện dẫn điện tử không xảy ra sự chuyển dời vật chất và không làm thay đổi thành
phần của điện môi.
         1.2.2 Điện dẫn ion.
         Các thành phần mang điện là các ion âm và ion dương. Khác với điện tử, các ion
mang đầy đủ tính chất của một nguyên tố hoá học nên trong điện dẫn ion có xảy ra sự
chuyển dời vật chất. Các ion dưới tác dụng của điện trường sẽ chuyển động đến hai điện
cực, bị trung hoà và tích luỹ đầy trên bề mặt điện cực, giống như quá trình điện phân. Vì
vậy điện dẫn ion còn gọi là điện dẫn điện phân.
         1.2.3 Điện dẫn điện di: hay còn gọi là điện dẫn molion có các thành phần mang
điện là các nhóm phần tử tích điện, các tạp chất tồn tại trong các chất điện môi.

       1.3      Sự dẫn điện của điện môi.
       Khi đặt điện môi trong điện trường, trong điện môi xuất hiện dòng điện, mà người
ta thường gọi là dòng điện rò.
       Dòng điện rò là dòng điện đi qua đoạn cách điện ở thời gian ổn định. Đối với điện
môi rắn dòng điện rò bao gồm hai thành phần:
       •Dòng điện khối (IV): là dòng điện chạy xuyên qua điện môi.
       •Dòng điện mặt (IS): là dòng điện chạy trên bề mặt của điện môi rắn.
                                                                      IS
        Như vậy:
              Rcd = U/Icd
              Irò = IV + IS = Icd                    Icd            IV           Icd = IV + IS
              Gcd = GV + GS
                  1       1     1
                      =       +
                 R cd R V R S
                          l
                 R cd = ρ                                                IS
                          S
                            l
                 R V = ρV
                            S                                       H.1.2
                           l
                 R S = ρS
                           S
         Điện trở suất khối của đoạn cách điện có hình dạng khác nhau:
         Xét một tụ điện phẳng, có lớp điện môi bề dày là h (m) được đặt giữa hai điện cực
có diện tích là S (m2).
                        l
                 R =ρ                (1.9)                           h
                        S


                                        H.1.3

                                                                                  S
                                                                                                   7
Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện                                                     Chương 1



         Đối với một tụ hình trụ hay đoạn cách điện giữa hai điện cực đồng trục:



                                                                                                 r2
                                                                                        r1




         Độ dài điện cực l.
         Bán kính trong r1.                                  l
         Bán kính ngoài r2.
                                                             H.1.4

Ta có công thức tính R: xem như điện trở mắc nối tiếp của nhiều lớp điện trở cực mỏng
dx có bán kính là x:
                         dx
                 dR = ρ
                        2πlx
                                  1
                     r2
                         dx           r
                 R = ∫ρ       =ρ    l 2
                                    n
                     r1
                        2πl x    2πl r1
         Trong trường hợp (r2 - r1) rất nhỏ so với r1 và r2 thì công thức tính R có thể được
xác định:
                        1 r2 − r1
                 R =ρ     .
                        πl r2 + r1
       Có thể tính điện trở khối hoặc điện dẫn khối cho bất kỳ một dạng điện cực nào có
điện môi đồng nhất theo điện trở suất khối ρ (hay điện dẫn khối γ) của điện môi như sau:
                              ρ     1
                          R=    =
                              Λ Λγ
                                                                                             (1.10)
                                     Λ
                          G = γ.Λ =
                                     ρ
         Λ - biểu thị đặc tính hình dáng của đoạn cách điện, là tham số hình học có đơn vị
là m.
         Để cho một tụ phẳng trên cơ sở công thức trên:
                                  S
                          Λ=                                                                 (1.11)
                                  h
         Để cho một tụ hình trụ:
                                   2lπ
                          Λ=
                                  l 2
                                  n
                                     r                                                       (1.12)
                                     r1
         Hoặc tính gần đúng:
                                      r2 + r1    d +d1
                          Λ=l
                            n                 =l 2
                                               n                                             (1.13)
                                      r2 − r1    d 2 −d 1



                                                                                                      8
Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện                                                                Chương 1
        Ví dụ: cho một đoạn cách điện có bán kính trong r 1, bán kính ngoài r2. được đặt
dưới điện áp UDC. Hãy tính dòng điện qua đoạn cách điện đó ? biết chiều dài là l.

      Giả sử ở trong ống trụ là không khí:                                    r2
      Irò = IV + IS                                                                                          r1
      Icd = IV + IS1 + IS2
                 1      1       1 
            =U R + R + R           
                 V        S1     S2 

                 l            l                                                                         IV
       R V = ρV    = ρV
                 S      π( r2 − r12 )
                            2


                 l       l                                                                                   IS1
       R S1 = ρ S = ρ S                                                l         IS2
                 S      2πr1
                 l        l
       R S2 = ρS = ρS
                 S      2πr2

                                                                                          H.1.5

Giả sử ở ống trụ người ta đổ đặc bằng một chất bán dẫn khác có điện trở suất là ρ 2 .
                                                                                   r2
                                                                                                             r1
      Irò = IV + IS
      Icd = IV1 + IV2 + IS
                 1        1  1 
            =U R + R + R      
                 V1       V2  S                                                                 IV2
                    l            l
       R V2 = ρ V2 = ρ V2
                   S       π( r2 − r12 )
                               2
                                                                   l                                         IS
                                                                                            IV1
                   l        l
       R V1 = ρ V1 = ρ V1 2
                   S      πr1
                 l      l
       R S = ρS = ρS
                 S     2πr

                                                                                         H.1.6

Nếu bỏ qua dòng điện mặt: ta dùng công thức gần đúng áp dụng cho một đoạn cách điện
hình trụ (nếu bài toán không cho ρ V ,ρ S ).
                l    1 r2 − r1
         R =ρ     =ρ                                                                                (1.14)
                S    πl r2 + r1

         1.4      Sự dẫn điện của điện môi khí.
         Là sự dẫn điện tương đối phức tạp, tuỳ theo mật độ tạp chất có trong nguồn khí đó.
Trong các chất khí mật độ phân tử rất bé, khoảng cách giữa chúng rất lớn và lực tương
tác của chúng cũng rất nhỏ. Trong chất khí luôn luôn tồn tại một số ít các điện tích tự do:
chúng có thể là các điện tử, các ion dương hoặc âm. Những điện tích tự do này xuất hiện
chủ yếu là do quá trình ion hoá gây nên.
         Giả sử rằng trong 1 thể tích chất khí nào đó có n phân tử khí sẽ có:
         n- : ion âm. n+: ion dương.
         Gọi np: số phân tử được tái hợp.

                                                                                                                   9
Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện                                                        Chương 1
        Khi đưa vào điện trường ta có:
                 n p = αn + .n −
        α : hệ số tái hợp.
        Trong trường hợp điện trường yếu: xác suất tái hợp cao.
                 n+ = n− = n
                                                np         I
                 n p = αn hay n =
                            2

                                                α
        Mặt khác:
                 J= nqv                                                                             c
                                                                   a                        b
                       np
                 J=         q ( k + + k − ) E = γE
                        α                                              Ion hóa tự nhiên       (1.15)
                                                     Ibh                                                 U
                          np
                 γ=q             (k + + k − )
                            α                                                     H.1.7
        •Xét ở điện trường yếu:
         Mật độ dòng điện của chất khí sẽ tỷ lệ với cường độ điện trường E. Vì n p, q, k+, k-,
α là hằng số. Và dòng điện sẽ tuân theo định luật Ohm.
         •Xét khi tăng cường độ điện trường:
         Khi tăng E đến một mức độ nào đó thì định luật Ohm sẽ không còn đúng nữa do
tốc độ chuyển động của các ion sẽ tăng lên k+, k-, α sẽ không còn là hằng số và do số
lượng của ion không còn phụ thuộc vào điện trường và điện áp nên khi tiếp tục tăng điện
trường ngoài thì dòng điện sẽ đạt ở mức bảo hoà.
         •Xét ở điện trường mạnh:
         Tiếp tục tăng E thì vận tốc các ion chạy về 2 cực sẽ tăng và gây ion hoá va chạm
với các phân tử khí khác tạo nên điều kiện phát sinh các điện tử và dòng điện đạt đến
mức đánh thủng điện môi giữa hai điện cực. Tại điểm C xảy ra quá trình phóng điện trong
chất khí tức là sự nối liền hai điện cực bằng một cầu có điện dẫn cao. Lúc này chất khí trở
thành vật liệu dẫn điện. Để duy trì dòng điện lúc này không cần điện áp lớn hơn điện áp
phóng điện nữa.

        1.5    Sự dẫn điện của điện môi lỏng.
        Trong cách điện môi lỏng tồn tại hai loại điện dẫn khác nhau: điện dẫn ion và điện
dẫn điện di.

        1.5.1 Điện dẫn ion của các điện môi lỏng.
        Khác với trong các điện môi khí, trong các điện môi lỏng các điện tích tự do xuất
hiện không chỉ do sự ion hoá gây bởi các yếu tố gây ion hoá tự nhiên, mà còn do quá
trình phân ly các phân tử của chính chất lỏng, cũng như của các phân tử tạp chất.
        Điện dẫn của điện môi lỏng gồm điện dẫn của điện môi chính và điện dẫn của các
tạp chất. Điện dẫn của các điện môi lỏng phụ thuộc vào độ sạch của nó.
        Đồ thị biểu diễn quan hệ phụ thuộc dòng điện chạy qua điện môi và điện áp đặt:
                                  I
                                                               a


                                                                   b




                                                       Uth                   U                           10

                                                       H.1.8
Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện                                                  Chương 1



         Trên đồ thị này không quan sát thất dòng bảo hòa: dòng điện tăng tuyến tính với
điện áp giống như định luật Ohm đến giá trị Uth. Sau đó xuất hiện qúa trình ion hóa va
chạm và dòng điện bắt đầu tăng vọt lên.
         Tuy nhiên đối với các điện môi lỏng thật sạch, được điều chế trong phòng thí
nghiện thì trên quan hệ trên thấy xuất hiện một đoạn nhỏ giống như đoạn bảo hòa trong
các điện môi khí (b). Những chất lỏng như vậy gọi là chất lỏng sạch giới hạn.
          Nước là một dạng tạp chất phổ biến nhất trong các điện môi điện môi lỏng. Trong
các điện môi lỏng nước chủ yếu tồn tại ở 3 dạng sau: nước tan, nước huyền phù và nước
dư. Nước dư có thể lắng xuống dưới đáy hoặc nổi trên mặt điện môi tuỳ thuộc vào tỷ lệ
giữa tỷ trọng của nước và tỷ trọng của điện môi lỏng. Nếu điện môi có tỷ trọng lớn hơn
1000 kg/m3 thì nước dư sẽ nổi trên bề mặt của điện môi, ngược lại thì nước dư sẽ lắng ở
dưới đáy của điện môi.
          Khả năng phân ly của các phân tử càng lớn thì điện môi lỏng có điện dẫn càng
cao. Dễ phân ly nhất là các phân tử có liên kết ion. Những phân tử của các chất lỏng có
hằng số điện môi lớn hơn cũng dễ phân ly hơn. Do vậy các điện môi lỏng có cực tính do
hằng số điện môi của nó lớn hơn so với hằng số điện môi của chất lỏng trung tính nên có
điện dẫn lớn hơn.
          Chúng ta sẽ nghiên cứu sự chuyển động của các phân tử dựa vào sơ đồ năng lượng
"hàng rào thế năng". Trong sơ đồ này phân tử nằm ở đáy hố thế năng có năng lượng cực
tiểu. Các phân tử luôn luôn ở trạng thái chuyển động nhiệt và dao động xung quanh vị trí
cân bằng với tần số 10-12 - 10-13 Hz. Tuy nhiên chúng có thể chuyển động từ vị trí cân
bằng này sang một vị trí cân bằng khác khi chúng nhận được một năng lượng đủ lớn để
vượt qua được sự liên kết với các phân tử bên cạnh. Năng lượng mà phân tử cần có để
thoát ra khỏi hố thế năng gọi là hàng rào thế năng. Những phân tử nằm ở đáy hố thế năng
gọi là những phân tử liên kết, những phân tử vượt ra khỏi hố thế năng gọi là các phân tử
hoạt tính.


        Dùng phân bố Boltzman có thể viết:
                           U1
                                                                        u
                       −
        n lk = n 0 e       KT
                                                                                   2
                        U
                                                               (1.16)   u2
                       − 2
        n ht = n 0 e    KT

        n0- mật độ phân tử.
        K- hằng số Boltzman.
        K= 1,38.10-16 erg/0K = 1,38.10-13J/0K.                           u1
        T- nhiệt độ tuyệt đối (0K).                                       1            3
        Suy ra:
                               U 2 −U 1                   U0
                           −                          −
        n ht = n lk .e           KT       = n lk .e       KT   (1.17)                            x
                                                                                    δ
                                                                                  H.1.9



       U0= U2 - U1: gọi là năng lượng hoạt tính. Đó chính là năng lượng cần cung cấp cho
phân tử để đảm bảo cho phân tử vượt qua hàng rào thế năng sang vị trí bên cạnh.


                                                                                                11
Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện                                                     Chương 1
         Khi không có điện trường, dưới tác dụng của chuyển động nhiệt số lượng các phân
tử hoạt tính ở mọi phương có xác suất bằng nhau. Dưới tác dụng của điện trường sơ đồ
năng lượng bị biến dạng như hình sau:
                                                                   u                     E
          Hàng rào thế năng dọc theo hướng của cường
độ điện trường giảm do đó số phân tử hoạt tính theo                         2
hướng của điện trường sẽ nhiều hơn ở các hướng                       u12               u32
khác.                                                                 (2)
          Các thành phần mang điện là các ion. Nếu biết                     U0
số lần một ion vượt qua hàng rào thế năng chuyển               (1)
sang vị trí bên cạnh trong một đơn vị thời gian là z thì          1                      3         ∆u
ta dễ dàng tính được vận tốc chuyển động của ion:
 v = z .δ                                                                                                  x
                                                                                         δ
         Trong đó δ là khoảng cách giữa hai hố thế năng.
                                                                                    H.1.10
         Sự phụ thuộc vào nhiệt độ của điện dẫn suất chất lỏng được tính:
                                        a
                             γ = A .e   T                                                    (1.18)
         A, a- hằng số đặc tính của chất lỏng.
         Hoặc dùng công thức Boltzman:
                             γ = γ 0 .e αt                                                   (1.19)
                         0
        t- nhiệt độ ( C).
         γ 0 - điện dẫn suất chất lỏng ở t = 0oC.
        α- hệ số nhiệt.
        Sự phụ thuộc của điện dẫn suất vào nhiệt độ do hai nguyên nhân sau: do sự thay
đổi mật độ điện tích tự do n và do nhiệt độ làm thay đổi độ nhớt của chất lỏng.

         Điện dẫn của điện môi lỏng có dạng tổng quát như sau:
                       nq νδ − U 0  ∆U     −
                                              ∆U
                                                      
         γ = nqk =          .e KT  e KT − e KT
                                                     
                                                                                            (1.20)
                        6E                           
        Ta xét sự phụ thuộc của điện dẫn của điện môi lỏng vào cường độ điện trường trên
cơ sở của biểu thức trên trong hai trường hợp sau:
        •Trường hợp 1: Điện dẫn của điện môi lỏng trong điện trường yếu. Năng lượng
        của điện trường gây nên nhỏ hơn rất nhiều so với năng lượng của chuyển động
                                             ∆U
         nhiệt ∆U << KT do đó                 << 1. Điều đó cho phép ta khi phân tích biểu thức mũ
                                             KT
         dạng chuỗi.
                              x x2 x3 x4
                  e ± = 1±      +  ±   +    ± ⋅⋅⋅
                              1! 2! 3!   4!
                                                       ∆U
         Chỉ giới hạn hai số hạng đầu tiên vì x =    << 1
                                                       KT
                   ∆U      ∆U
                   KT − e KT =  1 +
                         −            ∆U        ∆U       ∆U
         Ta có: e                       − 1 −     = 2.
                                     KT        KT       KT
                                       δ
         Mặt khác ta có: ∆U = qE
                                       2
                           ∆U      ∆U
                                 −          ∆U
         Suy ra:         e KT − e KT = qE
                                            KT


                                                                                                      12
Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện                                                 Chương 1
                              nq νδ − U 0 qE δ nq 2 δ 2 ν − U 0
         Vậy:            γ=         .e KT .    =        .e KT                          (1.21)
                               2E            KT   6KT
       Từ biểu thức trên chúng ta nhận thấy điện dẫn của điện môi lỏng trong điện trường
yếu phụ thuộc vào mật độ điện tích tự do, vào cấu trúc của chất lỏng, vào nhiệt độ. Từ
đây cũng nhận thấy điện dẫn suất không phụ thuộc vào cường độ điện trường.
       Công thức này có thể đơn giản hoá bởi biểu thức thực dụng:
                                 a
                        γ = A .e T                                                      (1.22)
        •Trường hợp 2: Điện dẫn của điện môi lỏng trong điện trường mạnh. Lúc này
        năng lượng của điện trường đáng kể so với năng lượng của chuyển động nhiệt. Do
        đó, khi phân tích hàm mũ e ± x ta cần giới hạn thêm nhiều số hạng, cụ thể trong
        trường hợp này ta giới hạn 4 số hạng đầu.
        Tương tự quá trình phân tích như trên ta có công thức sau:
                           nq 2 δ 2 ν − U 0 
                                        KT  1 +
                                                 q 2δ 2 E 2 
                        γ=                                 
                                                 24K 2 T 2 
                                     .e
                            6KT                            
        Từ biểu thức này ta thấy điện dẫn suất của điện môi lỏng trong khu vực điện
        trường mạnh không chỉ phụ thuộc vào mật độ điện tích tự do, vào cấu trúc của
        chất lỏng, vào nhiệt độ, mà còn phụ thuộc vào cường độ điện trường E.

         1.5.2 Điện dẫn điện di.
         Điện dẫn điện di hay còn gọi là điện dẫn molion đó là sự chuyển động có hướng
của các phân tử tích điện dưới tác dụng của điện trường bên ngoài. Trong các chất điện
môi lỏng tồn tại các hạt dạng keo có tích điện. Chuyển động của chúng trong điện trường
giống như chuyển động của các phân tử tích điện tự do. Người ta đã xác định được rằng
tuỳ thuộc vào quan hệ giữa hằng số điện môi của chất lỏng và hằng số điện môi của các
tạp chất dạng keo này mà chúng có thể tích điện âm hoặc dương. Nếu các tạp chất keo có
hằng số điện môi εtc nhỏ hơn hằng số điện môi của chất lỏng ε thì hạt keo sẽ tích điện âm
và ngược lại chúng sẽ tích điện dương.
         Trong điện trường các hạt keo sẽ tập trung ở các điện cực, đặc biệt là ở những
vùng có cường độ điện trường lớn. Do đó, mật độ tạp chất ở những vùng này tăng lên rõ
rệt và mật độ tạp chất trong điện môi sẽ giảm tức là đã xảy ra quá trình làm sạch điện
môi. Do hiệu ứng làm sạch điện nên điện dẫn của điện môi lỏng sau khi đóng vào nguồn
một chiều sẽ giảm. Ở điện áp xoay chiều hiệu ứng này không xuất hiện bởi vì có sự thay
đổi hướng chuyển động liên tục của các điện tích điện dạng keo này.

        Bảng điện dẫn của một số điện môi lòng.

Loại                            Điện môi                 Điện trở suất       Hằng số điện môi
                                                                 ρ[ Ω.cm   ]
Loại trung tính                 Benzol                        1013 - 1014                2,2
                                Dầu biến áp                  1012 - 1015                2,2
Loại có cực tính               Sovol                        1010 - 1012                4,5
                                 Thầu dầu                     1010 - 1012                4,6
Cực tính mạnh                  Azeton                         106 - 107                 22
                                Rượu etilic                     106 - 107                 33
                                 Nước cất                      105 - 106                 82



                                                                                                 13
Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện                                                     Chương 1
         1.6 Điện dẫn của điện môi rắn.
         Các điện môi rắn rất nhiều và đa dạng về thành phần hoá học, về cấu trúc, về
nguồn gốc và về độ sạch tạp chất. Trong các điện môi rắn có thể hình dung là các phân tử
bị buộc chặt vào các điểm nút và chúng chỉ có thể dao động quanh vị trí cân bằng này.
Quá trình dịch chuyển của các phân tử từ vị trí này sang vị trí khác là rất khó khăn.
         Điện dẫn của các điện môi rắn khác nhau không những được xác định bởi loại
điện môi, mà còn bởi thành phần tạp chất và điều kiện làm việc của chúng. Trong các
điện môi rắn thành phần mang điện là các điện tích tự do tồn tại trong điện môi. Chúng
có thể là điện tử, ion hoặc ion của các tạp chất. Điện dẫn của các điện môi rắn có thể là
điện dẫn điện tử, điện dẫn ion hoặc tổng hợp của cả hai loại. Các điện tích tự do còn tồn
tại ngay cả trong các lớp ẩm, bụi bám trên bề mặt điện môi. Do đó, mà tồn tại không chỉ
dòng điện chạy qua bề dày điện môi (dòng điện khối IV) mà còn tồn tại dòng điện mặt của
nó (dòng điện mặt IS).
         1.6.1 Điện dẫn của điện môi có cấu trúc tinh thể ion.
         Ví dụ: Xét tinh thể muối NaCl.
         NaCl → Na+ + Cl-
         Các ion Na+, Cl- nằm xen kẽ nhau tại các nút của mạng tinh thể ở trạng thái cân
bằng nhờ lực hút giữa các ion trái dấu.
         Các ion có thể chuyển động từ nút này sang nút khác và sự chuyển động này được
hình dung như là sự đổi chỗ giữa các ion âm và dương. Để xảy ra quá trình này cần cung
cấp một năng tương đương với 15eV. Điều này không thể xảy ra được trong chuyển động
nhiệt. Để có được một năng lượng lớn như vậy trong chuyển động nhiệt phải nâng nhiệt
độ đến 5000oK.




                                           H.1.11
          Lúc này điện dẫn không còn ý nghĩa vật lý như cũ nữa vì bản thân điện môi đã
chuyển sang một trạng thái khác - trạng thái của chất lỏng.
          Kết quả thí nghiệm đã chứng minh rằng các ion vẫn ở trong trạng thái chuyển
động liên tục ở điều kiện bình thường. Hiện tượng này được giải thích dựa trên cơ sở của
giả thiết rằng trong cấu trúc NaCl luôn luôn tồn tại các lỗ trống - các khuyết tật và do vậy
ở vị trí của chúng lại xuất hiện một chỗ bỏ ngỏ - một khuyết tật mới. Do vậy trong cấu
trúc có các ion nằm ở các nút, các ion nằm ở giữa các nút và các lỗ trống.
          Độ linh hoạt của ion được tính tương tự như đối với chất lỏng.
                                   U +U
                         qνδ 2 − KT
                                  0   1

                   Ki =        .e                                                           (1.23)
                        6 KT
        U1- đó là năng để tạo thành khuyết tật.
                                         U +U
                            nq 2 δ 2ν − KT 0   1

                γ = nqk i =           .e                                                    (1.24)
                               6 KT
        Tần số dao động nhiệt tỷ lệ với nhiệt độ và nếu ta coi là sự phụ thuộc này là tuyến
tính: ν = aT

                                                                                                     14
Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện                                                         Chương 1
        a_ hằng số.
        Do đó công thức trên có thể viết lại.
                              B
                          −
               γ = Ae         T          (1.25)
                nq 2δ 2 a
             A=
                  6K
        với                             (1.26)
                U + U1
             B= 0
                   K

                          ln γ                       II
                                                                            I
                                                                                 n1


                                                                                n2
                                   U1
                                                                                n3
                                                                         n4=0

                                                          n4<n3<n2<n1                1/T


                                                                H.1.12
        Từ công thức trên suy ra điện dẫn của điện môi rắn có cấu trúc tinh thể ion sẽ có
                                                1
dạng tuyến tính trong hệ tọa độ ( ln γ ,    ).
                                                T
Trên quan hệ này ta thấy nó có dạng gãy khúc gồm hai đoạn. Đoạn I ứng với vùng nhiệt độ
thấp điện dẫn của tinh thể ion xác định chủ yếu bởi điện dẫn của tạp chất. Điện môi chứa càng
nhiều tạp chất có điện dẫn càng lớn.
         Đoạn II ứng với vùng nhiệt độ cao, điện dẫn của tinh thể ion xác định bởi điện dẫn
riêng của điện môi không phụ thuộc vào tạp chất. Khi nhiệt độ tăng, biên độ dao động của các
ion tăng, do đó chúng dễ dàng chuyển động hơn.
        Điện dẫn của điện môi có nhiều loại ion khác nhau được tính theo công thức sau:
                                   n            Bi
                                            −
                          γ = ∑ Ai e            T
                                                                                                (1.27)
                                  i =1

        1.6.2   Điện dẫn của thuỷ tinh vô cơ.
        Thuỷ tinh silicat là điện môi rắn có cấu trúc vô định hình. Các ion phân bố không
theo một trật tự nào, tạo thành một lưới không gian. Có thể coi thuỷ tinh như một chất
lỏng “ôquálạnh” và nó có độ linh hoạt nhỏ hơn nhiều so với chất lỏng.
        Độ linh hoạt của các ion thuỷ tinh được xác định tương tự như đối với chất lỏng.
                                                            U
                                       qνδ 2 − KT   0

                                         Ki =  .e                                                        (1.28)
                                        6 KT
                                                   U0
                                      nq 2 δ 2ν − KT
                          γ = nqk i =           .e                                              (1.29)
                                       6 KT




                                                                                                          15
Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện                                             Chương 1
                                                                                                   1
        Thực nghiệm chứng minh rằng quan hệ giữa γ và nhiệt độ trong hệ toạ độ (lnγ,     )
                                                                                                   T
có dạng gãy khúc giống như điện dẫn của tinh thể ion.

                              ln γ
                                             II



                                                             I




                                                                       1/T
                                                    H.1.13
Điện dẫn của thuỷ tinh phụ thuộc rất nhiều vào thành phần và hàm lượng các oxýt kim
loại như K2O và BaO. Ion Na+ có độ linh hoạt lớn nhất nên ảnh hưởng mạnh nhất đến
điện dẫn của thuỷ tinh.
        Điện dẫn của thuỷ tinh tỷ lệ nghịch với nhiệt độ.




                                                                                             16

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Bài tập điện trường
Bài tập điện trườngBài tập điện trường
Bài tập điện trườngHajunior9x
 
Hệ thống kiến thức điện xoay chiều
Hệ thống kiến thức điện xoay chiềuHệ thống kiến thức điện xoay chiều
Hệ thống kiến thức điện xoay chiềutuituhoc
 
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiều
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiềuCông thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiều
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiềuMan_Ebook
 
Công thức Vật lý đại cương II
Công thức Vật lý đại cương IICông thức Vật lý đại cương II
Công thức Vật lý đại cương IIVũ Lâm
 
Physics ii ch10
Physics ii ch10Physics ii ch10
Physics ii ch10Heo Con
 
Hướng dẫn giải bài tập Cơ Kỹ Thuật 2 - Phần Động Lực Học - TNUT
Hướng dẫn giải bài tập Cơ Kỹ Thuật 2 - Phần Động Lực Học - TNUTHướng dẫn giải bài tập Cơ Kỹ Thuật 2 - Phần Động Lực Học - TNUT
Hướng dẫn giải bài tập Cơ Kỹ Thuật 2 - Phần Động Lực Học - TNUTMinh Đức Nguyễn
 
Kĩ thuật đo lường
Kĩ thuật đo lường Kĩ thuật đo lường
Kĩ thuật đo lường Vũ Quang
 
Sợi thủy tinh
Sợi thủy tinhSợi thủy tinh
Sợi thủy tinhHien Nguyen
 
Viết biểu thức U-I trong mạch xoay chiều
Viết biểu thức U-I trong mạch xoay chiềuViết biểu thức U-I trong mạch xoay chiều
Viết biểu thức U-I trong mạch xoay chiềutuituhoc
 
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba pha
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba phaĐồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba pha
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba phanataliej4
 
Bài giảng Khí cụ điện - Cầu chì hạ áp.pptx
Bài giảng Khí cụ điện - Cầu chì hạ áp.pptxBài giảng Khí cụ điện - Cầu chì hạ áp.pptx
Bài giảng Khí cụ điện - Cầu chì hạ áp.pptxMan_Ebook
 
Giao trinh may dien
Giao trinh may dienGiao trinh may dien
Giao trinh may dienSangLethanh4
 
HƯỚNG DẪN CÁCH TRẢI DÂY CUỐN ĐỒNG KHUÔN
HƯỚNG DẪN CÁCH TRẢI DÂY CUỐN ĐỒNG KHUÔNHƯỚNG DẪN CÁCH TRẢI DÂY CUỐN ĐỒNG KHUÔN
HƯỚNG DẪN CÁCH TRẢI DÂY CUỐN ĐỒNG KHUÔNPMC WEB
 
Công thức Vật lý đại cương III
Công thức Vật lý đại cương IIICông thức Vật lý đại cương III
Công thức Vật lý đại cương IIIVũ Lâm
 

Was ist angesagt? (20)

Bài tập điện trường
Bài tập điện trườngBài tập điện trường
Bài tập điện trường
 
Hệ thống kiến thức điện xoay chiều
Hệ thống kiến thức điện xoay chiềuHệ thống kiến thức điện xoay chiều
Hệ thống kiến thức điện xoay chiều
 
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiều
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiềuCông thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiều
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiều
 
Công thức Vật lý đại cương II
Công thức Vật lý đại cương IICông thức Vật lý đại cương II
Công thức Vật lý đại cương II
 
Physics ii ch10
Physics ii ch10Physics ii ch10
Physics ii ch10
 
Pin
PinPin
Pin
 
Hướng dẫn giải bài tập Cơ Kỹ Thuật 2 - Phần Động Lực Học - TNUT
Hướng dẫn giải bài tập Cơ Kỹ Thuật 2 - Phần Động Lực Học - TNUTHướng dẫn giải bài tập Cơ Kỹ Thuật 2 - Phần Động Lực Học - TNUT
Hướng dẫn giải bài tập Cơ Kỹ Thuật 2 - Phần Động Lực Học - TNUT
 
Kĩ thuật đo lường
Kĩ thuật đo lường Kĩ thuật đo lường
Kĩ thuật đo lường
 
Luận văn: Xây dựng bộ biến đổi DC/AC có điện áp ra 220V, HAY
Luận văn: Xây dựng bộ biến đổi DC/AC có điện áp ra 220V, HAYLuận văn: Xây dựng bộ biến đổi DC/AC có điện áp ra 220V, HAY
Luận văn: Xây dựng bộ biến đổi DC/AC có điện áp ra 220V, HAY
 
Sợi thủy tinh
Sợi thủy tinhSợi thủy tinh
Sợi thủy tinh
 
Viết biểu thức U-I trong mạch xoay chiều
Viết biểu thức U-I trong mạch xoay chiềuViết biểu thức U-I trong mạch xoay chiều
Viết biểu thức U-I trong mạch xoay chiều
 
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba pha
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba phaĐồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba pha
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba pha
 
Bài giảng Khí cụ điện - Cầu chì hạ áp.pptx
Bài giảng Khí cụ điện - Cầu chì hạ áp.pptxBài giảng Khí cụ điện - Cầu chì hạ áp.pptx
Bài giảng Khí cụ điện - Cầu chì hạ áp.pptx
 
Tài liệu contactor tiếng việt
Tài liệu contactor tiếng việtTài liệu contactor tiếng việt
Tài liệu contactor tiếng việt
 
Giao trinh may dien
Giao trinh may dienGiao trinh may dien
Giao trinh may dien
 
HƯỚNG DẪN CÁCH TRẢI DÂY CUỐN ĐỒNG KHUÔN
HƯỚNG DẪN CÁCH TRẢI DÂY CUỐN ĐỒNG KHUÔNHƯỚNG DẪN CÁCH TRẢI DÂY CUỐN ĐỒNG KHUÔN
HƯỚNG DẪN CÁCH TRẢI DÂY CUỐN ĐỒNG KHUÔN
 
Đề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộ
Đề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộĐề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộ
Đề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộ
 
Vật lý lượng tử
Vật lý lượng tử Vật lý lượng tử
Vật lý lượng tử
 
Công thức Vật lý đại cương III
Công thức Vật lý đại cương IIICông thức Vật lý đại cương III
Công thức Vật lý đại cương III
 
Cầu chì hạ áp
Cầu chì hạ ápCầu chì hạ áp
Cầu chì hạ áp
 

Andere mochten auch

Bai tap vat lieu dien
Bai tap vat lieu dienBai tap vat lieu dien
Bai tap vat lieu dienHạ Đâu
 
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 3 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 3 - Megabook.vn Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 3 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 3 - Megabook.vn Megabook
 
Cac chuyen de vat li 11
Cac chuyen de vat li 11Cac chuyen de vat li 11
Cac chuyen de vat li 11Duc Le Gia
 
Thuat ngu det_may
Thuat ngu det_mayThuat ngu det_may
Thuat ngu det_mayTrần Loan
 
Unit 3 common elements vn
Unit 3 common elements vnUnit 3 common elements vn
Unit 3 common elements vnHG Rồng Con
 
Chương 4 vật lý 11
Chương 4 vật lý 11Chương 4 vật lý 11
Chương 4 vật lý 11Duc Le Gia
 
Economics mini dictationary
Economics mini dictationaryEconomics mini dictationary
Economics mini dictationaryCam Lan Nguyen
 
Bệnh còi xương dinh dưỡng
Bệnh còi xương dinh dưỡngBệnh còi xương dinh dưỡng
Bệnh còi xương dinh dưỡngMartin Dr
 
Một số cấu trúc nhấn mạnh ý trong câu tiếng anh
Một số cấu trúc nhấn mạnh ý trong câu tiếng anhMột số cấu trúc nhấn mạnh ý trong câu tiếng anh
Một số cấu trúc nhấn mạnh ý trong câu tiếng anhAn Trần
 
Daiso11 chuong-2a (3)
Daiso11 chuong-2a (3)Daiso11 chuong-2a (3)
Daiso11 chuong-2a (3)truongducvu
 
Dt olympic hoa_10_5971
Dt olympic hoa_10_5971Dt olympic hoa_10_5971
Dt olympic hoa_10_5971Trang Huỳnh
 
Nghiên cứu chuẩn ISO/IEC 9126 trong đánh giá chất lượng phần mềm
Nghiên cứu chuẩn ISO/IEC 9126 trong đánh giá chất lượng phần mềmNghiên cứu chuẩn ISO/IEC 9126 trong đánh giá chất lượng phần mềm
Nghiên cứu chuẩn ISO/IEC 9126 trong đánh giá chất lượng phần mềmNguyễn Anh
 
Gay than xg dui o tre em
Gay than xg dui o tre emGay than xg dui o tre em
Gay than xg dui o tre emNgoc Quang
 
39 de thi thu dai hoc 2013 co dap an
39 de thi thu dai hoc 2013 co dap an39 de thi thu dai hoc 2013 co dap an
39 de thi thu dai hoc 2013 co dap annhhaih06
 

Andere mochten auch (20)

Chuong 6 vat lieu dien moi
Chuong 6  vat lieu dien moiChuong 6  vat lieu dien moi
Chuong 6 vat lieu dien moi
 
Chuong 5 dac tinh ly hoa va co cua dien moi
Chuong 5  dac tinh ly hoa va co cua dien moiChuong 5  dac tinh ly hoa va co cua dien moi
Chuong 5 dac tinh ly hoa va co cua dien moi
 
Bai tap vat lieu dien
Bai tap vat lieu dienBai tap vat lieu dien
Bai tap vat lieu dien
 
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 3 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 3 - Megabook.vn Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 3 - Megabook.vn
Đề thi thử và đáp án chi tiết môn Hóa học số 3 - Megabook.vn
 
Untitled Presentation
Untitled PresentationUntitled Presentation
Untitled Presentation
 
Cac chuyen de vat li 11
Cac chuyen de vat li 11Cac chuyen de vat li 11
Cac chuyen de vat li 11
 
Chuong7
Chuong7Chuong7
Chuong7
 
Thuat ngu det_may
Thuat ngu det_mayThuat ngu det_may
Thuat ngu det_may
 
Unit 3 common elements vn
Unit 3 common elements vnUnit 3 common elements vn
Unit 3 common elements vn
 
Chương 4 vật lý 11
Chương 4 vật lý 11Chương 4 vật lý 11
Chương 4 vật lý 11
 
Economics mini dictationary
Economics mini dictationaryEconomics mini dictationary
Economics mini dictationary
 
Bệnh còi xương dinh dưỡng
Bệnh còi xương dinh dưỡngBệnh còi xương dinh dưỡng
Bệnh còi xương dinh dưỡng
 
Bảng Giá Đất Cần Thơ 2014
Bảng Giá Đất Cần Thơ 2014Bảng Giá Đất Cần Thơ 2014
Bảng Giá Đất Cần Thơ 2014
 
Một số cấu trúc nhấn mạnh ý trong câu tiếng anh
Một số cấu trúc nhấn mạnh ý trong câu tiếng anhMột số cấu trúc nhấn mạnh ý trong câu tiếng anh
Một số cấu trúc nhấn mạnh ý trong câu tiếng anh
 
đáP án ktvm
đáP án ktvmđáP án ktvm
đáP án ktvm
 
Daiso11 chuong-2a (3)
Daiso11 chuong-2a (3)Daiso11 chuong-2a (3)
Daiso11 chuong-2a (3)
 
Dt olympic hoa_10_5971
Dt olympic hoa_10_5971Dt olympic hoa_10_5971
Dt olympic hoa_10_5971
 
Nghiên cứu chuẩn ISO/IEC 9126 trong đánh giá chất lượng phần mềm
Nghiên cứu chuẩn ISO/IEC 9126 trong đánh giá chất lượng phần mềmNghiên cứu chuẩn ISO/IEC 9126 trong đánh giá chất lượng phần mềm
Nghiên cứu chuẩn ISO/IEC 9126 trong đánh giá chất lượng phần mềm
 
Gay than xg dui o tre em
Gay than xg dui o tre emGay than xg dui o tre em
Gay than xg dui o tre em
 
39 de thi thu dai hoc 2013 co dap an
39 de thi thu dai hoc 2013 co dap an39 de thi thu dai hoc 2013 co dap an
39 de thi thu dai hoc 2013 co dap an
 

Ähnlich wie Chuong 1 tinh dan dien cua dien moi

TONG HOP LI THUYET VA BAI TAP VAT LY 11 HOC KY 1
TONG HOP LI THUYET VA BAI TAP VAT LY 11 HOC KY 1TONG HOP LI THUYET VA BAI TAP VAT LY 11 HOC KY 1
TONG HOP LI THUYET VA BAI TAP VAT LY 11 HOC KY 1Hoàng Thái Việt
 
Baigiang_ĐIỆN VÀ TỪ_Chương 2_Bài giải BT_KN_2022.pdf
Baigiang_ĐIỆN VÀ TỪ_Chương 2_Bài giải BT_KN_2022.pdfBaigiang_ĐIỆN VÀ TỪ_Chương 2_Bài giải BT_KN_2022.pdf
Baigiang_ĐIỆN VÀ TỪ_Chương 2_Bài giải BT_KN_2022.pdfKiuMyNguynTh5
 
Báo cáo điện hoàn chỉnh chương dòng điện trong kim loại và chất bán dẫn
Báo cáo điện hoàn chỉnh chương dòng điện trong kim loại và chất bán dẫnBáo cáo điện hoàn chỉnh chương dòng điện trong kim loại và chất bán dẫn
Báo cáo điện hoàn chỉnh chương dòng điện trong kim loại và chất bán dẫnKai Wender
 
2008914165312484
20089141653124842008914165312484
2008914165312484Nam Pham
 
Bài Giảng Kĩ Thuật Điện
Bài Giảng Kĩ Thuật ĐiệnBài Giảng Kĩ Thuật Điện
Bài Giảng Kĩ Thuật ĐiệnVũ Xuân Quỳnh
 
8708 72201284531vatlydaicuongtap2
8708 72201284531vatlydaicuongtap28708 72201284531vatlydaicuongtap2
8708 72201284531vatlydaicuongtap2baolanchi
 
Vật lý laser chương I
Vật lý laser chương IVật lý laser chương I
Vật lý laser chương INeo Đoàn
 
Vật lý Laser 2013 - Chương I: Photon và Nguyên tử
Vật lý Laser 2013 - Chương I: Photon và Nguyên tửVật lý Laser 2013 - Chương I: Photon và Nguyên tử
Vật lý Laser 2013 - Chương I: Photon và Nguyên tửChien Dang
 
Nguyên lý hoạt động của nguồn sáng laser
Nguyên lý hoạt động của nguồn sáng laserNguyên lý hoạt động của nguồn sáng laser
Nguyên lý hoạt động của nguồn sáng laserjackjohn45
 

Ähnlich wie Chuong 1 tinh dan dien cua dien moi (20)

Chuong 0 mo dau
Chuong 0  mo dau Chuong 0  mo dau
Chuong 0 mo dau
 
TONG HOP LI THUYET VA BAI TAP VAT LY 11 HOC KY 1
TONG HOP LI THUYET VA BAI TAP VAT LY 11 HOC KY 1TONG HOP LI THUYET VA BAI TAP VAT LY 11 HOC KY 1
TONG HOP LI THUYET VA BAI TAP VAT LY 11 HOC KY 1
 
Baigiang_ĐIỆN VÀ TỪ_Chương 2_Bài giải BT_KN_2022.pdf
Baigiang_ĐIỆN VÀ TỪ_Chương 2_Bài giải BT_KN_2022.pdfBaigiang_ĐIỆN VÀ TỪ_Chương 2_Bài giải BT_KN_2022.pdf
Baigiang_ĐIỆN VÀ TỪ_Chương 2_Bài giải BT_KN_2022.pdf
 
Chuong 1
Chuong 1Chuong 1
Chuong 1
 
Báo cáo điện hoàn chỉnh chương dòng điện trong kim loại và chất bán dẫn
Báo cáo điện hoàn chỉnh chương dòng điện trong kim loại và chất bán dẫnBáo cáo điện hoàn chỉnh chương dòng điện trong kim loại và chất bán dẫn
Báo cáo điện hoàn chỉnh chương dòng điện trong kim loại và chất bán dẫn
 
2008914165312484
20089141653124842008914165312484
2008914165312484
 
Giáo án 9
Giáo án 9Giáo án 9
Giáo án 9
 
Bài Giảng Kĩ Thuật Điện
Bài Giảng Kĩ Thuật ĐiệnBài Giảng Kĩ Thuật Điện
Bài Giảng Kĩ Thuật Điện
 
Lt chuong 1 11cb
Lt chuong 1   11cbLt chuong 1   11cb
Lt chuong 1 11cb
 
8708 72201284531vatlydaicuongtap2
8708 72201284531vatlydaicuongtap28708 72201284531vatlydaicuongtap2
8708 72201284531vatlydaicuongtap2
 
Vật lý laser chương I
Vật lý laser chương IVật lý laser chương I
Vật lý laser chương I
 
Vật lý Laser 2013 - Chương I: Photon và Nguyên tử
Vật lý Laser 2013 - Chương I: Photon và Nguyên tửVật lý Laser 2013 - Chương I: Photon và Nguyên tử
Vật lý Laser 2013 - Chương I: Photon và Nguyên tử
 
Slides bai giang hoa dai cuong full
Slides bai giang hoa dai cuong fullSlides bai giang hoa dai cuong full
Slides bai giang hoa dai cuong full
 
Nguyên lý hoạt động của nguồn sáng laser
Nguyên lý hoạt động của nguồn sáng laserNguyên lý hoạt động của nguồn sáng laser
Nguyên lý hoạt động của nguồn sáng laser
 
Chuong 1 2
Chuong 1 2Chuong 1 2
Chuong 1 2
 
Chuong 1 2 DTCB
Chuong 1 2 DTCBChuong 1 2 DTCB
Chuong 1 2 DTCB
 
Chuong I & II
Chuong I & IIChuong I & II
Chuong I & II
 
Ontap lythuyet lý2
Ontap lythuyet lý2Ontap lythuyet lý2
Ontap lythuyet lý2
 
cbq
cbqcbq
cbq
 
San pham nhom 1
San pham nhom 1San pham nhom 1
San pham nhom 1
 

Mehr von Đinh Công Thiện Taydo University

Do an tot nghiep_Phuong phap thiet ke mang truyen hinh cap huu tuyen CATV (HFC)
Do an tot nghiep_Phuong phap thiet ke mang truyen hinh cap huu tuyen CATV (HFC)Do an tot nghiep_Phuong phap thiet ke mang truyen hinh cap huu tuyen CATV (HFC)
Do an tot nghiep_Phuong phap thiet ke mang truyen hinh cap huu tuyen CATV (HFC)Đinh Công Thiện Taydo University
 
CHƯƠNG 8 PHẦN 2 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ
CHƯƠNG 8 PHẦN 2 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘCHƯƠNG 8 PHẦN 2 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ
CHƯƠNG 8 PHẦN 2 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘĐinh Công Thiện Taydo University
 
CHƯƠNG 8 PHẦN 1 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ
CHƯƠNG 8 PHẦN 1 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘCHƯƠNG 8 PHẦN 1 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ
CHƯƠNG 8 PHẦN 1 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘĐinh Công Thiện Taydo University
 
CHƯƠNG 5 CÁC THUẬT TOÁN DÙNG CHO VIỆC THÀNH LẬP NHỮNG MA TRẬN MẠNG
CHƯƠNG 5 CÁC THUẬT TOÁN DÙNG CHO VIỆC THÀNH LẬP NHỮNG MA TRẬN MẠNG CHƯƠNG 5 CÁC THUẬT TOÁN DÙNG CHO VIỆC THÀNH LẬP NHỮNG MA TRẬN MẠNG
CHƯƠNG 5 CÁC THUẬT TOÁN DÙNG CHO VIỆC THÀNH LẬP NHỮNG MA TRẬN MẠNG Đinh Công Thiện Taydo University
 
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH HÓA CÁC PHẦN TỬ TRONGHỆ THỐNGĐIỆN
CHƯƠNG 3  MÔ HÌNH HÓA CÁC PHẦN TỬ TRONGHỆ THỐNGĐIỆNCHƯƠNG 3  MÔ HÌNH HÓA CÁC PHẦN TỬ TRONGHỆ THỐNGĐIỆN
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH HÓA CÁC PHẦN TỬ TRONGHỆ THỐNGĐIỆNĐinh Công Thiện Taydo University
 
CHƯƠNG 4 PHẦN 2 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG
CHƯƠNG 4 PHẦN 2 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG  DỤNGCHƯƠNG 4 PHẦN 2 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG  DỤNG
CHƯƠNG 4 PHẦN 2 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNGĐinh Công Thiện Taydo University
 
CHƯƠNG 2 GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ
CHƯƠNG 2  GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐCHƯƠNG 2  GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ
CHƯƠNG 2 GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐĐinh Công Thiện Taydo University
 
CHƯƠNG 4 PHẦN 1 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG
CHƯƠNG 4 PHẦN 1 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG  DỤNGCHƯƠNG 4 PHẦN 1 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG  DỤNG
CHƯƠNG 4 PHẦN 1 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNGĐinh Công Thiện Taydo University
 

Mehr von Đinh Công Thiện Taydo University (20)

Cam bien trong robot(sensor robot)
Cam bien trong robot(sensor robot)Cam bien trong robot(sensor robot)
Cam bien trong robot(sensor robot)
 
Cam bien tiem can
Cam bien tiem canCam bien tiem can
Cam bien tiem can
 
Cam bien va ung dung
Cam bien va ung dungCam bien va ung dung
Cam bien va ung dung
 
Ly thuyet dieu khien tu dong full
Ly thuyet dieu khien tu dong fullLy thuyet dieu khien tu dong full
Ly thuyet dieu khien tu dong full
 
3.5 g va quy hoach
3.5 g va quy hoach3.5 g va quy hoach
3.5 g va quy hoach
 
Do an. He thong dien tinh Tra Vinh
Do an. He thong dien tinh Tra VinhDo an. He thong dien tinh Tra Vinh
Do an. He thong dien tinh Tra Vinh
 
Bao cao. Cam bien vi tri va cam bien dich chuyen
Bao cao. Cam bien vi tri va cam bien dich chuyenBao cao. Cam bien vi tri va cam bien dich chuyen
Bao cao. Cam bien vi tri va cam bien dich chuyen
 
Do an tot nghiep_Phuong phap thiet ke mang truyen hinh cap huu tuyen CATV (HFC)
Do an tot nghiep_Phuong phap thiet ke mang truyen hinh cap huu tuyen CATV (HFC)Do an tot nghiep_Phuong phap thiet ke mang truyen hinh cap huu tuyen CATV (HFC)
Do an tot nghiep_Phuong phap thiet ke mang truyen hinh cap huu tuyen CATV (HFC)
 
Nhiet Dien Tro
Nhiet Dien TroNhiet Dien Tro
Nhiet Dien Tro
 
Hoa Ke
Hoa KeHoa Ke
Hoa Ke
 
CHƯƠNG 8 PHẦN 2 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ
CHƯƠNG 8 PHẦN 2 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘCHƯƠNG 8 PHẦN 2 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ
CHƯƠNG 8 PHẦN 2 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ
 
CHƯƠNG 8 PHẦN 1 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ
CHƯƠNG 8 PHẦN 1 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘCHƯƠNG 8 PHẦN 1 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ
CHƯƠNG 8 PHẦN 1 NGHIÊN CỨU TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ
 
CHƯƠNG 7 PHẦN 1 TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH
CHƯƠNG 7 PHẦN 1 TÍNH TOÁN NGẮN MẠCHCHƯƠNG 7 PHẦN 1 TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH
CHƯƠNG 7 PHẦN 1 TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH
 
CHƯƠNG 7 PHẦN 2 TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH
CHƯƠNG 7 PHẦN 2 TÍNH TOÁN NGẮN MẠCHCHƯƠNG 7 PHẦN 2 TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH
CHƯƠNG 7 PHẦN 2 TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH
 
CHƯƠNG 5 CÁC THUẬT TOÁN DÙNG CHO VIỆC THÀNH LẬP NHỮNG MA TRẬN MẠNG
CHƯƠNG 5 CÁC THUẬT TOÁN DÙNG CHO VIỆC THÀNH LẬP NHỮNG MA TRẬN MẠNG CHƯƠNG 5 CÁC THUẬT TOÁN DÙNG CHO VIỆC THÀNH LẬP NHỮNG MA TRẬN MẠNG
CHƯƠNG 5 CÁC THUẬT TOÁN DÙNG CHO VIỆC THÀNH LẬP NHỮNG MA TRẬN MẠNG
 
CHƯƠNG 6 TRÀO LƯU CÔNG SUẤT
CHƯƠNG 6 TRÀO LƯU CÔNG SUẤTCHƯƠNG 6 TRÀO LƯU CÔNG SUẤT
CHƯƠNG 6 TRÀO LƯU CÔNG SUẤT
 
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH HÓA CÁC PHẦN TỬ TRONGHỆ THỐNGĐIỆN
CHƯƠNG 3  MÔ HÌNH HÓA CÁC PHẦN TỬ TRONGHỆ THỐNGĐIỆNCHƯƠNG 3  MÔ HÌNH HÓA CÁC PHẦN TỬ TRONGHỆ THỐNGĐIỆN
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH HÓA CÁC PHẦN TỬ TRONGHỆ THỐNGĐIỆN
 
CHƯƠNG 4 PHẦN 2 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG
CHƯƠNG 4 PHẦN 2 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG  DỤNGCHƯƠNG 4 PHẦN 2 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG  DỤNG
CHƯƠNG 4 PHẦN 2 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG
 
CHƯƠNG 2 GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ
CHƯƠNG 2  GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐCHƯƠNG 2  GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ
CHƯƠNG 2 GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ
 
CHƯƠNG 4 PHẦN 1 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG
CHƯƠNG 4 PHẦN 1 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG  DỤNGCHƯƠNG 4 PHẦN 1 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG  DỤNG
CHƯƠNG 4 PHẦN 1 CÁC MA TRẬN MẠNG VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG
 

Kürzlich hochgeladen

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfSuperJudy1
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 551...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 551...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 551...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 551...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINH
Chương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINHChương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINH
Chương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINHlaikaa88
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM - FRIENDS PLUS - BẢN ĐẸP - CÓ FILE NGH...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM - FRIENDS PLUS - BẢN ĐẸP - CÓ FILE NGH...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM - FRIENDS PLUS - BẢN ĐẸP - CÓ FILE NGH...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM - FRIENDS PLUS - BẢN ĐẸP - CÓ FILE NGH...Nguyen Thanh Tu Collection
 
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minhtrò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minhNguynHuTh6
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 1 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 551...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 551...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 551...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 551...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
Đề ôn thi VIOEDU lớp 2 cấp Tỉnh năm 2023 - 2024 (cấp Thành phố)
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Chương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINH
Chương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINHChương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINH
Chương 1- TTHCM.pptx. SLide giới thiệu về tư tưởng HỒ CHÍ MINH
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM - FRIENDS PLUS - BẢN ĐẸP - CÓ FILE NGH...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM - FRIENDS PLUS - BẢN ĐẸP - CÓ FILE NGH...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM - FRIENDS PLUS - BẢN ĐẸP - CÓ FILE NGH...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM - FRIENDS PLUS - BẢN ĐẸP - CÓ FILE NGH...
 
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minhtrò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 

Chuong 1 tinh dan dien cua dien moi

  • 1. Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện Chương 1 Chương 1 TÍNH DẪN ĐIỆN CỦA ĐIỆN MÔI 1.1 Đặc điểm của điện môi đặt trong điện trường. Khi các điện môi nằm trong điện trường thì chịu tác dụng của một cường độ điện trường E. Trong trường đồng nhất: U E= (1.1) h U- điện áp đặt lên hai điện cực. h - khoảng cách giữa hai điện cực. Tuỳ thuộc vào dạng cường độ điện trường, thời gian đặt điện trường mà trong điện môi xảy ra nhiều hiện tượng với các đặc điểm khác nhau. Ngoài ra các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất...) cũng ảnh hưởng đến các đặc điểm của quá trình xảy ra trong điện môi. Bản thân trong điện môi dưới tác dụng của điện trường có thể xảy ra hai hiện tượng cơ bản: sự dẫn điện của điện môi và sự phân cực điện môi. •Điện dẫn của điện môi xác định bởi sự chuyển động có hướng của các điện tích tự do tồn tại trong các chất điện môi dưới tác dụng của điện trường ngoài đặt lên điện môi. Dưới tác dụng của lực điện trường: F = qE q- điện tích của các phần tử mang điện. Các điện tích dương sẽ chuyển động theo chiều của điện trường và các điện tích âm sẽ chuyển động ngược chiều của điện trường. Như vậy trong điện môi xuất hiện một dòng điện. •Phân cực là hiện tượng chỉ đặc trưng của các chất điện môi. Đó là quá trình xê dịch trong phạm vi nhỏ của các điện tích ràng buộc hoặc sự xoay hướng của các phân tử lưỡng cực dưới tác dụng của điện trường ngoài. Sự phân cực có tính đàn hồi. Do quá trình dẫn điện và phân cực mà một phần năng lượng bị tiêu hao và toả ra dưới dạng nhiệt năng làm cho điện môi nóng lên: đó là sự tổn hao điện môi. Điện môi nằm lâu trong điện trường còn chịu sự lão hoá điện tức là quá trình thay đổi các tính chất điện, cơ, lý, hoá ... Ở điện áp cao sẽ xảy ra quá trình phóng điện trong điện môi và có thể dẫn đến phá huỷ điện môi. 1.2 Điện dẫn của điện môi. Như ta đã biết dòng điện là sự chuyển dịch có trật tự của các điện tích tự do dưới tác động của điện trường. Dòng điện xuất hiện trong vật chất bị ảnh hưởng bởi điện áp đặt, ngoài ra dưới tác động của lực điện trường tạo ra các trạng thái chuyển động một cách có trật tự các điện tích có trong vật chất. Như vậy, điều kiện cần thiết để có dòng điện dẫn ở bất kỳ vật chất nào chính là sự tồn tại trong vật chất các điện tích tự do. Ta xét một điện môi có dạng hình trụ với tiết diện vuông góc là S và chiều dài bằng vận tốc chuyển động trung bình của các phần tử v , chiều của điện trường ngoài _ trùng với trục của hình trụ. 5
  • 2. Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện Chương 1 E S _ l= v H.1.1 Giả thiết: mật độ điện tích tự do chứa trong điện môi là n và mỗi phần tử có điện tích là q. Dưới tác dụng của lực điện trường tất cả các điện tích tự do sẽ chuyển động đến các điện cực. Tổng điện tích chuyển động qua tiết diện S chính bằng tổng điện tích chứa trong thể tích V của hình trụ. Q = qnV (1.2) Và như vậy dòng điện qua điện môi: _ I = Q = qnV = qnS . v (1.3) Công thức trên có thể viết lại: I=j S _ (1.4) j= nq v j- mật độ dòng điện [ A/m2 ] tức là tổng điện tích chuyển động qua một đơn vị diện tích của tiết diện vuông góc trong một đơn vị thời gian. Trong các chất điện môi tồn tại các dạng điện tích tự do khác nhau. Chúng có thể là các điện tử, các ion.v.v.. và chúng có vận tốc chuyển động trung bình khác nhau với cùng một trị số của cường độ điện trường. Vận tốc chuyển động trung bình của chúng được xác định: _ v − = k −. E _ (1.5) v + = k + .E trong đó: _ _ v − , v + : vận tốc chuyển động trung bình của các điện tích âm và dương. _ _ k − , k + : độ linh hoạt của điện tích âm và dương. Ta có: j= q − n − v − + q + n + v + = ( q − n − k − + q + n + k + ) E (1.6) Công thức trên chính là công thức của định luật Ohm dưới dạng vi phân: j j = γE ⇒ γ = E 6
  • 3. Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện Chương 1 với: γ = n − q − k − + n + q + k + = nqk (1.7) γ : điện dẫn suất của điện môi. Nó đặc trưng cho khả năng dẫn điện của vật liệu. Giá trị nghịch đảo của điện dẫn suất gọi là điện trở suất. 1 ρ= (1.8) γ 1.2.1 Điện dẫn điện tử. Hạt mang điện là các điện tử, loại điện dẫn này có trong tất cả các điện môi. Cần chú ý rằng điện tử không phải là những hạt đại diện cho một nguyên tố hoá học nào, nên trong điện dẫn điện tử không xảy ra sự chuyển dời vật chất và không làm thay đổi thành phần của điện môi. 1.2.2 Điện dẫn ion. Các thành phần mang điện là các ion âm và ion dương. Khác với điện tử, các ion mang đầy đủ tính chất của một nguyên tố hoá học nên trong điện dẫn ion có xảy ra sự chuyển dời vật chất. Các ion dưới tác dụng của điện trường sẽ chuyển động đến hai điện cực, bị trung hoà và tích luỹ đầy trên bề mặt điện cực, giống như quá trình điện phân. Vì vậy điện dẫn ion còn gọi là điện dẫn điện phân. 1.2.3 Điện dẫn điện di: hay còn gọi là điện dẫn molion có các thành phần mang điện là các nhóm phần tử tích điện, các tạp chất tồn tại trong các chất điện môi. 1.3 Sự dẫn điện của điện môi. Khi đặt điện môi trong điện trường, trong điện môi xuất hiện dòng điện, mà người ta thường gọi là dòng điện rò. Dòng điện rò là dòng điện đi qua đoạn cách điện ở thời gian ổn định. Đối với điện môi rắn dòng điện rò bao gồm hai thành phần: •Dòng điện khối (IV): là dòng điện chạy xuyên qua điện môi. •Dòng điện mặt (IS): là dòng điện chạy trên bề mặt của điện môi rắn. IS Như vậy: Rcd = U/Icd Irò = IV + IS = Icd Icd IV Icd = IV + IS Gcd = GV + GS 1 1 1 = + R cd R V R S l R cd = ρ IS S l R V = ρV S H.1.2 l R S = ρS S Điện trở suất khối của đoạn cách điện có hình dạng khác nhau: Xét một tụ điện phẳng, có lớp điện môi bề dày là h (m) được đặt giữa hai điện cực có diện tích là S (m2). l R =ρ (1.9) h S H.1.3 S 7
  • 4. Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện Chương 1 Đối với một tụ hình trụ hay đoạn cách điện giữa hai điện cực đồng trục: r2 r1 Độ dài điện cực l. Bán kính trong r1. l Bán kính ngoài r2. H.1.4 Ta có công thức tính R: xem như điện trở mắc nối tiếp của nhiều lớp điện trở cực mỏng dx có bán kính là x: dx dR = ρ 2πlx 1 r2 dx r R = ∫ρ =ρ l 2 n r1 2πl x 2πl r1 Trong trường hợp (r2 - r1) rất nhỏ so với r1 và r2 thì công thức tính R có thể được xác định: 1 r2 − r1 R =ρ . πl r2 + r1 Có thể tính điện trở khối hoặc điện dẫn khối cho bất kỳ một dạng điện cực nào có điện môi đồng nhất theo điện trở suất khối ρ (hay điện dẫn khối γ) của điện môi như sau: ρ 1 R= = Λ Λγ (1.10) Λ G = γ.Λ = ρ Λ - biểu thị đặc tính hình dáng của đoạn cách điện, là tham số hình học có đơn vị là m. Để cho một tụ phẳng trên cơ sở công thức trên: S Λ= (1.11) h Để cho một tụ hình trụ: 2lπ Λ= l 2 n r (1.12) r1 Hoặc tính gần đúng: r2 + r1 d +d1 Λ=l n =l 2 n (1.13) r2 − r1 d 2 −d 1 8
  • 5. Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện Chương 1 Ví dụ: cho một đoạn cách điện có bán kính trong r 1, bán kính ngoài r2. được đặt dưới điện áp UDC. Hãy tính dòng điện qua đoạn cách điện đó ? biết chiều dài là l. Giả sử ở trong ống trụ là không khí: r2 Irò = IV + IS r1 Icd = IV + IS1 + IS2  1 1 1  =U R + R + R    V S1 S2  l l IV R V = ρV = ρV S π( r2 − r12 ) 2 l l IS1 R S1 = ρ S = ρ S l IS2 S 2πr1 l l R S2 = ρS = ρS S 2πr2 H.1.5 Giả sử ở ống trụ người ta đổ đặc bằng một chất bán dẫn khác có điện trở suất là ρ 2 . r2 r1 Irò = IV + IS Icd = IV1 + IV2 + IS  1 1 1  =U R + R + R    V1 V2 S  IV2 l l R V2 = ρ V2 = ρ V2 S π( r2 − r12 ) 2 l IS IV1 l l R V1 = ρ V1 = ρ V1 2 S πr1 l l R S = ρS = ρS S 2πr H.1.6 Nếu bỏ qua dòng điện mặt: ta dùng công thức gần đúng áp dụng cho một đoạn cách điện hình trụ (nếu bài toán không cho ρ V ,ρ S ). l 1 r2 − r1 R =ρ =ρ (1.14) S πl r2 + r1 1.4 Sự dẫn điện của điện môi khí. Là sự dẫn điện tương đối phức tạp, tuỳ theo mật độ tạp chất có trong nguồn khí đó. Trong các chất khí mật độ phân tử rất bé, khoảng cách giữa chúng rất lớn và lực tương tác của chúng cũng rất nhỏ. Trong chất khí luôn luôn tồn tại một số ít các điện tích tự do: chúng có thể là các điện tử, các ion dương hoặc âm. Những điện tích tự do này xuất hiện chủ yếu là do quá trình ion hoá gây nên. Giả sử rằng trong 1 thể tích chất khí nào đó có n phân tử khí sẽ có: n- : ion âm. n+: ion dương. Gọi np: số phân tử được tái hợp. 9
  • 6. Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện Chương 1 Khi đưa vào điện trường ta có: n p = αn + .n − α : hệ số tái hợp. Trong trường hợp điện trường yếu: xác suất tái hợp cao. n+ = n− = n np I n p = αn hay n = 2 α Mặt khác: J= nqv c a b np J= q ( k + + k − ) E = γE α Ion hóa tự nhiên (1.15) Ibh U np γ=q (k + + k − ) α H.1.7 •Xét ở điện trường yếu: Mật độ dòng điện của chất khí sẽ tỷ lệ với cường độ điện trường E. Vì n p, q, k+, k-, α là hằng số. Và dòng điện sẽ tuân theo định luật Ohm. •Xét khi tăng cường độ điện trường: Khi tăng E đến một mức độ nào đó thì định luật Ohm sẽ không còn đúng nữa do tốc độ chuyển động của các ion sẽ tăng lên k+, k-, α sẽ không còn là hằng số và do số lượng của ion không còn phụ thuộc vào điện trường và điện áp nên khi tiếp tục tăng điện trường ngoài thì dòng điện sẽ đạt ở mức bảo hoà. •Xét ở điện trường mạnh: Tiếp tục tăng E thì vận tốc các ion chạy về 2 cực sẽ tăng và gây ion hoá va chạm với các phân tử khí khác tạo nên điều kiện phát sinh các điện tử và dòng điện đạt đến mức đánh thủng điện môi giữa hai điện cực. Tại điểm C xảy ra quá trình phóng điện trong chất khí tức là sự nối liền hai điện cực bằng một cầu có điện dẫn cao. Lúc này chất khí trở thành vật liệu dẫn điện. Để duy trì dòng điện lúc này không cần điện áp lớn hơn điện áp phóng điện nữa. 1.5 Sự dẫn điện của điện môi lỏng. Trong cách điện môi lỏng tồn tại hai loại điện dẫn khác nhau: điện dẫn ion và điện dẫn điện di. 1.5.1 Điện dẫn ion của các điện môi lỏng. Khác với trong các điện môi khí, trong các điện môi lỏng các điện tích tự do xuất hiện không chỉ do sự ion hoá gây bởi các yếu tố gây ion hoá tự nhiên, mà còn do quá trình phân ly các phân tử của chính chất lỏng, cũng như của các phân tử tạp chất. Điện dẫn của điện môi lỏng gồm điện dẫn của điện môi chính và điện dẫn của các tạp chất. Điện dẫn của các điện môi lỏng phụ thuộc vào độ sạch của nó. Đồ thị biểu diễn quan hệ phụ thuộc dòng điện chạy qua điện môi và điện áp đặt: I a b Uth U 10 H.1.8
  • 7. Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện Chương 1 Trên đồ thị này không quan sát thất dòng bảo hòa: dòng điện tăng tuyến tính với điện áp giống như định luật Ohm đến giá trị Uth. Sau đó xuất hiện qúa trình ion hóa va chạm và dòng điện bắt đầu tăng vọt lên. Tuy nhiên đối với các điện môi lỏng thật sạch, được điều chế trong phòng thí nghiện thì trên quan hệ trên thấy xuất hiện một đoạn nhỏ giống như đoạn bảo hòa trong các điện môi khí (b). Những chất lỏng như vậy gọi là chất lỏng sạch giới hạn. Nước là một dạng tạp chất phổ biến nhất trong các điện môi điện môi lỏng. Trong các điện môi lỏng nước chủ yếu tồn tại ở 3 dạng sau: nước tan, nước huyền phù và nước dư. Nước dư có thể lắng xuống dưới đáy hoặc nổi trên mặt điện môi tuỳ thuộc vào tỷ lệ giữa tỷ trọng của nước và tỷ trọng của điện môi lỏng. Nếu điện môi có tỷ trọng lớn hơn 1000 kg/m3 thì nước dư sẽ nổi trên bề mặt của điện môi, ngược lại thì nước dư sẽ lắng ở dưới đáy của điện môi. Khả năng phân ly của các phân tử càng lớn thì điện môi lỏng có điện dẫn càng cao. Dễ phân ly nhất là các phân tử có liên kết ion. Những phân tử của các chất lỏng có hằng số điện môi lớn hơn cũng dễ phân ly hơn. Do vậy các điện môi lỏng có cực tính do hằng số điện môi của nó lớn hơn so với hằng số điện môi của chất lỏng trung tính nên có điện dẫn lớn hơn. Chúng ta sẽ nghiên cứu sự chuyển động của các phân tử dựa vào sơ đồ năng lượng "hàng rào thế năng". Trong sơ đồ này phân tử nằm ở đáy hố thế năng có năng lượng cực tiểu. Các phân tử luôn luôn ở trạng thái chuyển động nhiệt và dao động xung quanh vị trí cân bằng với tần số 10-12 - 10-13 Hz. Tuy nhiên chúng có thể chuyển động từ vị trí cân bằng này sang một vị trí cân bằng khác khi chúng nhận được một năng lượng đủ lớn để vượt qua được sự liên kết với các phân tử bên cạnh. Năng lượng mà phân tử cần có để thoát ra khỏi hố thế năng gọi là hàng rào thế năng. Những phân tử nằm ở đáy hố thế năng gọi là những phân tử liên kết, những phân tử vượt ra khỏi hố thế năng gọi là các phân tử hoạt tính. Dùng phân bố Boltzman có thể viết: U1 u − n lk = n 0 e KT 2 U (1.16) u2 − 2 n ht = n 0 e KT n0- mật độ phân tử. K- hằng số Boltzman. K= 1,38.10-16 erg/0K = 1,38.10-13J/0K. u1 T- nhiệt độ tuyệt đối (0K). 1 3 Suy ra: U 2 −U 1 U0 − − n ht = n lk .e KT = n lk .e KT (1.17) x δ H.1.9 U0= U2 - U1: gọi là năng lượng hoạt tính. Đó chính là năng lượng cần cung cấp cho phân tử để đảm bảo cho phân tử vượt qua hàng rào thế năng sang vị trí bên cạnh. 11
  • 8. Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện Chương 1 Khi không có điện trường, dưới tác dụng của chuyển động nhiệt số lượng các phân tử hoạt tính ở mọi phương có xác suất bằng nhau. Dưới tác dụng của điện trường sơ đồ năng lượng bị biến dạng như hình sau: u E Hàng rào thế năng dọc theo hướng của cường độ điện trường giảm do đó số phân tử hoạt tính theo 2 hướng của điện trường sẽ nhiều hơn ở các hướng u12 u32 khác. (2) Các thành phần mang điện là các ion. Nếu biết U0 số lần một ion vượt qua hàng rào thế năng chuyển (1) sang vị trí bên cạnh trong một đơn vị thời gian là z thì 1 3 ∆u ta dễ dàng tính được vận tốc chuyển động của ion: v = z .δ x δ Trong đó δ là khoảng cách giữa hai hố thế năng. H.1.10 Sự phụ thuộc vào nhiệt độ của điện dẫn suất chất lỏng được tính: a γ = A .e T (1.18) A, a- hằng số đặc tính của chất lỏng. Hoặc dùng công thức Boltzman: γ = γ 0 .e αt (1.19) 0 t- nhiệt độ ( C). γ 0 - điện dẫn suất chất lỏng ở t = 0oC. α- hệ số nhiệt. Sự phụ thuộc của điện dẫn suất vào nhiệt độ do hai nguyên nhân sau: do sự thay đổi mật độ điện tích tự do n và do nhiệt độ làm thay đổi độ nhớt của chất lỏng. Điện dẫn của điện môi lỏng có dạng tổng quát như sau: nq νδ − U 0  ∆U − ∆U  γ = nqk = .e KT  e KT − e KT    (1.20) 6E   Ta xét sự phụ thuộc của điện dẫn của điện môi lỏng vào cường độ điện trường trên cơ sở của biểu thức trên trong hai trường hợp sau: •Trường hợp 1: Điện dẫn của điện môi lỏng trong điện trường yếu. Năng lượng của điện trường gây nên nhỏ hơn rất nhiều so với năng lượng của chuyển động ∆U nhiệt ∆U << KT do đó << 1. Điều đó cho phép ta khi phân tích biểu thức mũ KT dạng chuỗi. x x2 x3 x4 e ± = 1± + ± + ± ⋅⋅⋅ 1! 2! 3! 4! ∆U Chỉ giới hạn hai số hạng đầu tiên vì x = << 1 KT ∆U ∆U KT − e KT =  1 + − ∆U   ∆U  ∆U Ta có: e   − 1 −  = 2.  KT   KT  KT δ Mặt khác ta có: ∆U = qE 2 ∆U ∆U − ∆U Suy ra: e KT − e KT = qE KT 12
  • 9. Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện Chương 1 nq νδ − U 0 qE δ nq 2 δ 2 ν − U 0 Vậy: γ= .e KT . = .e KT (1.21) 2E KT 6KT Từ biểu thức trên chúng ta nhận thấy điện dẫn của điện môi lỏng trong điện trường yếu phụ thuộc vào mật độ điện tích tự do, vào cấu trúc của chất lỏng, vào nhiệt độ. Từ đây cũng nhận thấy điện dẫn suất không phụ thuộc vào cường độ điện trường. Công thức này có thể đơn giản hoá bởi biểu thức thực dụng: a γ = A .e T (1.22) •Trường hợp 2: Điện dẫn của điện môi lỏng trong điện trường mạnh. Lúc này năng lượng của điện trường đáng kể so với năng lượng của chuyển động nhiệt. Do đó, khi phân tích hàm mũ e ± x ta cần giới hạn thêm nhiều số hạng, cụ thể trong trường hợp này ta giới hạn 4 số hạng đầu. Tương tự quá trình phân tích như trên ta có công thức sau: nq 2 δ 2 ν − U 0  KT  1 + q 2δ 2 E 2  γ=   24K 2 T 2  .e 6KT   Từ biểu thức này ta thấy điện dẫn suất của điện môi lỏng trong khu vực điện trường mạnh không chỉ phụ thuộc vào mật độ điện tích tự do, vào cấu trúc của chất lỏng, vào nhiệt độ, mà còn phụ thuộc vào cường độ điện trường E. 1.5.2 Điện dẫn điện di. Điện dẫn điện di hay còn gọi là điện dẫn molion đó là sự chuyển động có hướng của các phân tử tích điện dưới tác dụng của điện trường bên ngoài. Trong các chất điện môi lỏng tồn tại các hạt dạng keo có tích điện. Chuyển động của chúng trong điện trường giống như chuyển động của các phân tử tích điện tự do. Người ta đã xác định được rằng tuỳ thuộc vào quan hệ giữa hằng số điện môi của chất lỏng và hằng số điện môi của các tạp chất dạng keo này mà chúng có thể tích điện âm hoặc dương. Nếu các tạp chất keo có hằng số điện môi εtc nhỏ hơn hằng số điện môi của chất lỏng ε thì hạt keo sẽ tích điện âm và ngược lại chúng sẽ tích điện dương. Trong điện trường các hạt keo sẽ tập trung ở các điện cực, đặc biệt là ở những vùng có cường độ điện trường lớn. Do đó, mật độ tạp chất ở những vùng này tăng lên rõ rệt và mật độ tạp chất trong điện môi sẽ giảm tức là đã xảy ra quá trình làm sạch điện môi. Do hiệu ứng làm sạch điện nên điện dẫn của điện môi lỏng sau khi đóng vào nguồn một chiều sẽ giảm. Ở điện áp xoay chiều hiệu ứng này không xuất hiện bởi vì có sự thay đổi hướng chuyển động liên tục của các điện tích điện dạng keo này. Bảng điện dẫn của một số điện môi lòng. Loại Điện môi Điện trở suất Hằng số điện môi ρ[ Ω.cm ] Loại trung tính Benzol 1013 - 1014 2,2 Dầu biến áp 1012 - 1015 2,2 Loại có cực tính Sovol 1010 - 1012 4,5 Thầu dầu 1010 - 1012 4,6 Cực tính mạnh Azeton 106 - 107 22 Rượu etilic 106 - 107 33 Nước cất 105 - 106 82 13
  • 10. Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện Chương 1 1.6 Điện dẫn của điện môi rắn. Các điện môi rắn rất nhiều và đa dạng về thành phần hoá học, về cấu trúc, về nguồn gốc và về độ sạch tạp chất. Trong các điện môi rắn có thể hình dung là các phân tử bị buộc chặt vào các điểm nút và chúng chỉ có thể dao động quanh vị trí cân bằng này. Quá trình dịch chuyển của các phân tử từ vị trí này sang vị trí khác là rất khó khăn. Điện dẫn của các điện môi rắn khác nhau không những được xác định bởi loại điện môi, mà còn bởi thành phần tạp chất và điều kiện làm việc của chúng. Trong các điện môi rắn thành phần mang điện là các điện tích tự do tồn tại trong điện môi. Chúng có thể là điện tử, ion hoặc ion của các tạp chất. Điện dẫn của các điện môi rắn có thể là điện dẫn điện tử, điện dẫn ion hoặc tổng hợp của cả hai loại. Các điện tích tự do còn tồn tại ngay cả trong các lớp ẩm, bụi bám trên bề mặt điện môi. Do đó, mà tồn tại không chỉ dòng điện chạy qua bề dày điện môi (dòng điện khối IV) mà còn tồn tại dòng điện mặt của nó (dòng điện mặt IS). 1.6.1 Điện dẫn của điện môi có cấu trúc tinh thể ion. Ví dụ: Xét tinh thể muối NaCl. NaCl → Na+ + Cl- Các ion Na+, Cl- nằm xen kẽ nhau tại các nút của mạng tinh thể ở trạng thái cân bằng nhờ lực hút giữa các ion trái dấu. Các ion có thể chuyển động từ nút này sang nút khác và sự chuyển động này được hình dung như là sự đổi chỗ giữa các ion âm và dương. Để xảy ra quá trình này cần cung cấp một năng tương đương với 15eV. Điều này không thể xảy ra được trong chuyển động nhiệt. Để có được một năng lượng lớn như vậy trong chuyển động nhiệt phải nâng nhiệt độ đến 5000oK. H.1.11 Lúc này điện dẫn không còn ý nghĩa vật lý như cũ nữa vì bản thân điện môi đã chuyển sang một trạng thái khác - trạng thái của chất lỏng. Kết quả thí nghiệm đã chứng minh rằng các ion vẫn ở trong trạng thái chuyển động liên tục ở điều kiện bình thường. Hiện tượng này được giải thích dựa trên cơ sở của giả thiết rằng trong cấu trúc NaCl luôn luôn tồn tại các lỗ trống - các khuyết tật và do vậy ở vị trí của chúng lại xuất hiện một chỗ bỏ ngỏ - một khuyết tật mới. Do vậy trong cấu trúc có các ion nằm ở các nút, các ion nằm ở giữa các nút và các lỗ trống. Độ linh hoạt của ion được tính tương tự như đối với chất lỏng. U +U qνδ 2 − KT 0 1 Ki = .e (1.23) 6 KT U1- đó là năng để tạo thành khuyết tật. U +U nq 2 δ 2ν − KT 0 1 γ = nqk i = .e (1.24) 6 KT Tần số dao động nhiệt tỷ lệ với nhiệt độ và nếu ta coi là sự phụ thuộc này là tuyến tính: ν = aT 14
  • 11. Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện Chương 1 a_ hằng số. Do đó công thức trên có thể viết lại. B − γ = Ae T (1.25) nq 2δ 2 a A= 6K với (1.26) U + U1 B= 0 K ln γ II I n1 n2 U1 n3 n4=0 n4<n3<n2<n1 1/T H.1.12 Từ công thức trên suy ra điện dẫn của điện môi rắn có cấu trúc tinh thể ion sẽ có 1 dạng tuyến tính trong hệ tọa độ ( ln γ , ). T Trên quan hệ này ta thấy nó có dạng gãy khúc gồm hai đoạn. Đoạn I ứng với vùng nhiệt độ thấp điện dẫn của tinh thể ion xác định chủ yếu bởi điện dẫn của tạp chất. Điện môi chứa càng nhiều tạp chất có điện dẫn càng lớn. Đoạn II ứng với vùng nhiệt độ cao, điện dẫn của tinh thể ion xác định bởi điện dẫn riêng của điện môi không phụ thuộc vào tạp chất. Khi nhiệt độ tăng, biên độ dao động của các ion tăng, do đó chúng dễ dàng chuyển động hơn. Điện dẫn của điện môi có nhiều loại ion khác nhau được tính theo công thức sau: n Bi − γ = ∑ Ai e T (1.27) i =1 1.6.2 Điện dẫn của thuỷ tinh vô cơ. Thuỷ tinh silicat là điện môi rắn có cấu trúc vô định hình. Các ion phân bố không theo một trật tự nào, tạo thành một lưới không gian. Có thể coi thuỷ tinh như một chất lỏng “ôquálạnh” và nó có độ linh hoạt nhỏ hơn nhiều so với chất lỏng. Độ linh hoạt của các ion thuỷ tinh được xác định tương tự như đối với chất lỏng. U qνδ 2 − KT 0 Ki = .e (1.28) 6 KT U0 nq 2 δ 2ν − KT γ = nqk i = .e (1.29) 6 KT 15
  • 12. Bài giảng: Vật Liệu Kỹ Thuật Điện Chương 1 1 Thực nghiệm chứng minh rằng quan hệ giữa γ và nhiệt độ trong hệ toạ độ (lnγ, ) T có dạng gãy khúc giống như điện dẫn của tinh thể ion. ln γ II I 1/T H.1.13 Điện dẫn của thuỷ tinh phụ thuộc rất nhiều vào thành phần và hàm lượng các oxýt kim loại như K2O và BaO. Ion Na+ có độ linh hoạt lớn nhất nên ảnh hưởng mạnh nhất đến điện dẫn của thuỷ tinh. Điện dẫn của thuỷ tinh tỷ lệ nghịch với nhiệt độ. 16