SlideShare a Scribd company logo
1 of 213
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀM THỊ TẤM
TỔ CHỨC BẢN CỦA NGƢỜI NÙNG PHÀN SLÌNH
Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
Hà Nội, 2022
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀM THỊ TẤM
TỔ CHỨC BẢN CỦA NGƢỜI NÙNG PHÀN SLÌNH
Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Nhân học
Mã số: 9 31 03 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC
THANH PGS.TS. LÂM BÁ NAM
Hà Nội, 2022
LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những tư liệu và số liệu trong luận án là
trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các kết luận chưa được ai công bố.
Tác giả luận án
Đàm Thị Tấm
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tiến sĩ “Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban lãnh đạo trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện về thời gian, lịch công tác để tôi
hoàn thành luận án.
Khoa Dân tộc học/Nhân học thuộc Học viện Khoa học Xã hội đã giúp tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành các thủ tục của khóa đào tạo.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới UBND huyện Đồng Hỷ và UBND các xã
(Hòa Bình, Tân Long, Văn Hán và Văn Lăng), cán bộ và nhân dân các bản thuộc
các xã khảo sát của luận án, đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tận tình cho tôi trong
suốt thời gian điền dã để lấy tư liệu viết luận án từ năm 2013 đến hết 2019.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ, động viên, tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi khi thực hiện luận án.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Ngọc
Thanh và PGS.TS. Lâm Bá Nam, đã tận tình chỉ bảo tôi trong việc định hướng
nghiên cứu, tiếp cận lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, thu thập tư liệu và hiện
thực hóa các ý tưởng khoa học, để tôi hoàn thành luận án này./.
Xin trân trọng cám ơn!
Tác giả luận án
Đàm Thị Tấm
ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DTTS Dân tộc thiểu số
NCS Nghiên cứu sinh
Nxb Nhà xuất bản
PGS Phó giáo sư
PL Pháp luật
PVS Phỏng vấn sâu
QĐ Quyết định
TDĐKXDĐSVH Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
TP Thành phố
Tr Trang
TS Tiến sĩ
TTg Thủ tướng
UBND Uỷ ban nhân dân
UBTVQH Uỷ ban thường vụ Quốc hội
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ TỘC NGƢỜI NGHIÊN CỨU........................................................................ 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................................... 8
1.2. Cơ sở lý thuyết.......................................................................................................................16
1.3. Khái quát về huyện Đồng Hỷ và người Nùng Phàn Slình..................................24
1.4. Khái quát về các điểm nghiên cứu................................................................................39
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÖC BẢN CỦA NGƢỜI NÙNG PHÀN
SLÌNH........................................................................................................................................................44
2.1. Một số tiêu chí phân loại bản ..........................................................................................44
2.2. Tên gọi của bản .....................................................................................................................45
2.3. Nguyên tắc lập bản...............................................................................................................48
2.4. Tổ chức không gian của bản............................................................................................50
2.5. Thành phần dân cư trong bản..........................................................................................58
Chƣơng 3: CÁC THIẾT CHẾ VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BẢN...............73
3.1. Sở hữu và sử dụng đất đai.................................................................................................73
3.2. Hình thức quản lý bản ........................................................................................................84
3.3. Quan hệ cộng đồng trong bản ......................................................................................105
3.4. Mối quan hệ giữa bản người Nùng Phàn Slình với bản của dân tộc
khác................................................................................................................................................... 112
Chƣơng 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI CỦA
BẢN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA.................................................................................. 116
4.1. Những yếu tố tác động đến biến đổi bản................................................................. 116
4.2. Xu hướng biến đổi.............................................................................................................128
4.3. Một số vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay......................................................135
4.4. Một số khuyến nghị và giải pháp................................................................................143
KẾT LUẬN ..........................................................................................................................................148
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ.......................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................152
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng nhà sàn ở các điểm nghiên cứu năm 2018 ........................................ 57
Bảng 2.2. Số hộ, số người và quy mô gia đình ở 11 bản người Nùng Phàn
Slình năm 2018 ........................................................................................................................ 60
Bảng 3.1: Tình hình địa chủ và phú nông các dân tộc thiểu số các huyện Đại
Từ, Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ và Võ Nhai.................................................... 76
Bảng 3.2: Diện tích ruộng đất thuộc quyền sử dụng của một số hộ người Nùng
Phàn Slình ở bản Cầu Mai, xã Văn Hán năm 1993 ................................................. 80
Bảng 3.3: Diện tích ruộng đất thuộc quyền sử dụng của một số hộ người Nùng
Phàn Slình ở bản La Đùm, xã Văn Hán năm 1993 .................................................. 81
Bảng 3.4: Diện tích ruộng đất thuộc quyền sử dụng của một số hộ người Nùng
Phàn Slình ở bản Ba Đình xã Tân Long năm 1993.................................................. 82
Bảng 3.5. Diện tích ruộng đất thuộc quyền sử dụng của một số hộ người Nùng
Phàn Slình ở bản Đồng Mẫu, xã Tân Long năm 1993 ........................................... 82
Bảng 3.6: Diện tích ruộng đất thuộc quyền sử dụng của một số hộ người Nùng
Phàn Slình ở bản Làng Mới, xã Tân Long năm 1993............................................. 83
v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Tân Đô...................................................................... 67
Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Đồng Vung............................................................. 67
Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Ba Đình.................................................................... 68
Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Đồng Mẫu............................................................... 68
Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Đồng Mây............................................................... 69
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ % các dòng họ ở bản Làng Mới ............................................................... 69
Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản La Đùm.................................................................... 70
Biểu đồ 2.8: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Khe Quân................................................................ 70
vi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổ chức bản (làng) đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa - xã
hội của các tộc người thiểu số ở trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Đó là
chiếc nôi mà mỗi con người được sinh ra, lớn lên và hòa nhập cùng cộng đồng; nơi
họ được bao bọc, chở che, nuôi dưỡng và gắn bó qua bao năm tháng cuộc đời. Bản
thể hiện tính cộng đồng và tính tự quản, hàm chứa các giá trị nhân văn sâu sắc, góp
phần gìn giữ những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của tộc người thông qua
việc duy trì phong tục tập quán, hương ước, quy ước và những quy định bất thành
văn. Bản có vai trò gắn kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau thành một
khối thống nhất, bền chặt trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển; là không
gian văn hóa chứa đựng tinh thần cộng cảm, cộng mệnh giữa con người với nhau.
Nhà nối tiếp nhà, bản nối tiếp bản tạo thành một tổng thể không gian hài hòa giữa
thiên nhiên - đất trời - con người.
Trải qua một quá trình lịch sử và văn hóa lâu dài, tổ chức bản của các tộc
người thiểu số nhìn chung đã trải qua nhiều thay đổi, đặc biệt là trong thế kỷ XX -
thời đại của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, và thế kỷ XXI
- thời đại của toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển. Trong bối cảnh giao lưu, giao
thoa, tiếp biến văn hóa được đẩy mạnh, cùng với sự tác động của các chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tổ chức bản đang ngày càng chuyển
dịch theo hướng hiện đại, từ tên gọi, quy mô, cấu trúc cho đến các quan hệ xã hội,
phong tục tập quán xoay quanh nó. Những thay đổi này phần nào đã phù hợp với sự
vận động tất yếu của lịch sử, với yêu cầu của công cuộc Đổi mới; mặt khác cũng
tiềm ẩn nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ về quản trị xã hội và công tác văn hóa.
Tỉnh Thái Nguyên có nhiều nhóm Nùng có nguồn gốc từ các tỉnh lân cận như
Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang... Riêng nhóm Nùng Phàn Slình chủ yếu có
nguồn gốc từ vùng Bình Gia, Văn Quan, Cao Lộc (Lạng Sơn), hiện nay cư trú ở Võ
Nhai, Đồng Hỷ và Đại Từ [105, tr.527 - 528]. Theo Kết quả sơ bộ của cuộc Tổng
điều tra dân số và nhà ở tháng 7/2019, dân số toàn tỉnh Thái Nguyên là 1.286.751
1
người, các dân tộc khác là 384.379 người. Dân số toàn huyện Đồng Hỷ là 90.709
người, trong đó dân tộc Nùng có 17.178 người chiếm 18,93% dân số.
Trước những thuận lợi và khó khăn của thời cuộc, bản của người Nùng Phàn
Slình ở Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cũng có những vấn đề cần phải xem xét trong
xu thế phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội hiện nay của đất nước. Bản truyền thống
không đơn thuần chỉ chứa những yếu tố cũ, lạc hậu, mà còn có những yếu tố văn
hóa tích cực góp phần quan trọng vào việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Làm thế nào để đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào phát triển đi lên mà vẫn giữ
được những nét văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa riêng vốn có của dân tộc mình
là một điều rất cấp thiết trong thời điểm hiện nay. Chính vì vậy, nghiên cứu về bản
của người Nùng, cụ thể là bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Bên cạnh đó, tính cho đến thời điểm này, vấn đề bản của người Nùng Phàn
Slình ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào,
các công trình nghiên cứu về người Nùng trước đó chủ yếu về các lĩnh vực: nhà cửa,
trang phục, ẩm thực, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội… Việc đi sâu tìm hiểu tổ chức bản
của người Nùng Phàn Slình sẽ góp phần bổ sung khoảng trống học thuật đó.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Từ nguồn tài liệu điền dã Dân tộc học - Nhân học, luận án chỉ rõ đặc điểm và
vai trò của bản người Nùng Phàn Slình truyền thống và biến đổi.
- Phân tích vai trò, vị trí của bản trong xây dựng nông thôn mới và phát triển
kinh tế của địa phương.
- Chỉ ra những yếu tố tác động đến sự biến đổi của tổ chức bản truyền
thống của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước và
trong nước về làng/bản; vận dụng một số lý thuyết và các khái niệm liên quan đến
nội dung luận án.
2
- Chỉ rõ nguồn gốc tộc người, lịch sử cư trú của người Nùng Phàn Slình,
những đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội và khái quát địa bàn nghiên cứu.
- Nghiên cứu hình thức cư trú, cấu trúc và các mối quan hệ xã hội của bản
truyền thống và biến đổi.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là tổ chức bản của người Nùng Phàn
Slình, bao gồm các nội dung: đặc điểm cư trú, cấu trúc bản và các mối quan hệ xã
hội truyền thống và biến đổi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: luận án tập trung nghiên cứu sâu tại các xã Hòa Bình,
Tân Long, Văn Hán và Văn Lăng, đây là những địa phương có nhiều người Nùng
Phàn Slình sinh sống trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. Sau khi di cư đến Thái Nguyên,
về cơ bản họ đã định cư ổn định ở những nơi này, không có nhiều sự dịch chuyển
dân cư đáng chú ý.
Phạm vi thời gian: Trước năm 1945 và từ sau năm 1945 đến nay (2019).
NCS chọn mốc thời điểm này để xem xét sự biến đổi của bản người Nùng Phàn
Slình. Bởi vì sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa (sau này là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã xóa bỏ hệ thống
quản lý hành chính của Nhà nước phong kiến Việt Nam và của chính quyền thực
dân Pháp, từng bước thay thế bằng hệ thống quản lý hành chính và dân cư mới,
đồng thời đặt tổ chức bản - theo một cách nửa chính thức - dưới sự quản lý của hệ
thống đó cùng với những tên gọi và phương thức tự quản mới.
Thực ra thì tổ chức bản cũng chứng kiến sự thay đổi khá lớn qua một số mốc
lịch sử của đất nước. Nhìn chung, thời điểm năm 1945 tổ chức bản chịu sự chi phối
rất lớn của các tổ chức chính trị - xã hội như Đảng, chính quyền, mặt trận. Bản trở
nên mờ nhạt trong thời kỳ tổ chức hợp tác xã bậc cao và mở rộng hợp tác xã trên
phạm vi cả nước (1960 - 1986). Từ Đổi mới đến nay, đặc biệt là từ năm 1995, tính
tự quản của bản lại được đề cao với sự nổi lên của vai trò trưởng xóm thay thế cho
chủ nhiệm hợp tác xã.
3
Hơn nữa, trong các tài liệu lịch sử và dân tộc học, bản của người Nùng (và
thiết chế làng bản của các tộc người ở Việt Nam nói chung) thường được mô tả dưới
góc nhìn truyền thống. Điều này ít nhiều tạo sự thuận tiện cho NCS khi liên hệ so
sánh giữa bản truyền thống với bản hiện đại.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án được trình bày và biện giải theo quan điểm duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin trong khảo tả, phân tích về vấn đề cấu
trúc bản, tổ chức xã hội của bản.
Bên cạnh đó, Luận án còn dựa trên những quan điểm của Đảng và Nhà nước
thể hiện qua việc xây dựng thiết chế mới, trên cơ sở kế thừa những giá trị trong thời
kì cách mạng và xây dựng nông thôn mới.
Ngoài ra, luận án còn kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà dân
tộc học trên thế giới và của Việt Nam về nghiên cứu làng, bản của các dân tộc thiểu
số nói chung và người Nùng nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, NCS vận dụng một số
phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như: phương pháp điền dã Dân tộc học,
phương pháp so sánh, phương pháp biểu đồ, phương pháp thu thập, tổng hợp và
khai thác tài liệu thứ cấp. Trong đó, phương pháp điền dã Dân tộc học là chủ yếu
với các hình thức sau:
- Quan sát, quan sát tham dự: NCS đã quan sát trực tiếp nguồn tài nguyên,
nguồn nước, khu vực sản xuất, nơi chăn thả gia súc, nghĩa địa, rừng ma...
Đồng thời tham gia vào các hoạt động của người dân ở địa bàn nghiên cứu như: lễ tết,
hội hè, đám cưới, sinh nhật, tang ma, họp bản, họp phường…
- Phỏng vấn sâu: NCS cũng thực hiện phỏng vấn sâu các đối tượng là cán bộ
cấp xã, thầy cúng, già làng, trưởng bản, nghệ nhân, cán bộ hưu trí và người dân về
các mối quan hệ gia đình, gia tộc và liên bản. Tuỳ từng đối tượng mà NCS phỏng
vấn những chủ đề liên quan đến luận án. Với những người già, cán bộ hưu trí, NCS
phỏng vấn sâu về nguồn gốc và quá trình di cư của các dòng họ khi đến mảnh đất
4
này sinh sống; các quy ước trong bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, an ninh trật
tự; sử dụng nước và bảo vệ rừng đầu nguồn; tên bản, cách đặt tên cho bản, ranh giới
bản, liên bản; Những vấn đề nảy sinh sau khi người Nùng Phàn Slình đến lập
nghiệp. Ngoài ra, nguồn gốc về ruộng đất, sở hữu ruộng đất và một số vấn đề khác
cũng được NCS tham khảo ý kiến của những đối tượng này.
Để tìm hiểu về các Chương trình, Dự án đã và đang được thực hiện tại địa
bàn nghiên cứu, NCS phỏng vấn cán bộ các cấp và người dân địa phương với nhiều
câu hỏi mở. Trong đó, Chương trình xây dựng nông thôn mới được NCS tập trung
hỏi kỹ hơn, vì đây là chính sách có tác động trực tiếp đến đời sống của người dân,
làm cho bản hoàn toàn thay đổi so với truyền thống. Mỗi cuộc phỏng vấn sâu
thường kéo dài khoảng một giờ.
- Thảo luận nhóm: trong quá trình điền dã một số buổi thảo luận nhóm đã
được NCS thực hiện. Để có được thông tin đa chiều, NCS chia đối tượng phỏng vấn
thành 4 nhóm khác nhau: nhóm nam giới; nhóm phụ nữ; nhóm hỗn hợp nam, nữ;
nhóm cán bộ các cấp, mỗi nhóm có từ 6 đến 8 người. Nội dung thảo luận nhóm
hướng vào từng chủ đề cụ thể liên quan đến lịch sử cư trú, hình thức quản lý bản,
quy ước bản, tổ chức hàng phường, sự biến đổi của bản và những vấn đề đặt ra...
Mỗi cuộc thảo luận nhóm thường kéo dài khoảng hai giờ. Qua trao đổi, nhiều ý kiến
của người dân đã gợi mở để NCS đưa ra các đánh giá, đề xuất biện pháp nhằm phát
huy các yếu tố tích cực cũng như hạn chế các yếu tố tiêu cực trong tổ chức bản của
người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp biểu đồ: NCS sử dụng biểu đồ dạng hình cột nhằm biểu thị tỉ
lệ để thấy được sự khác nhau giữa các dòng họ ở các điểm nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập, tổng hợp và khai thác tài liệu thứ cấp: NCS thu
thập số liệu, tài liệu thứ cấp ở UBND các xã, UBND huyện Đồng Hỷ, Trung tâm
lưu trữ, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Tỉnh uỷ, tỉnh Thái Nguyên và Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên… Nhờ
những nguồn tài liệu này, NCS có được sự nhìn nhận và đánh giá về bức tranh đời
sống kinh tế - văn hóa - xã hội qua từng năm, từng thời kì lịch sử.
5
Bên cạnh đó, tác giả cũng có tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong
ngành Nhân học nhằm bổ sung, hoàn thiện các kiến thức còn thiếu trong quá trình
hoàn thiện luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp chủ yếu sau:
- Trên cơ sở nghiên cứu về bản của người Nùng Phàn Slình, luận án trình bày
một cách toàn diện về tổ chức bản truyền thống và hiện đại ở một huyện miền núi
của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới hiện nay.
- Góp phần làm rõ cấu trúc, vai trò và chức năng của tổ chức bản trong cộng
đồng người Nùng Phàn Slình và mối quan hệ của họ với một số dân tộc khác sống
trên cùng một địa bàn cư trú.
- Chỉ ra một số yếu tố tác động và xu hướng biến đổi trong tổ chức bản của
người Nùng Phàn Slình, huyện Đồng Hỷ, góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án đã phân tích tổ chức bản - một loại hình thiết chế xã hội ở vùng
trung du miền núi Việt Nam từ truyền thống đến biến đổi.
- Xác định các Lý thuyết Không gian xã hội, Lý thuyết Biến đổi xã hội để
làm nổi bật những luận điểm nghiên cứu về tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình
ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái nguyên.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của luận án, góp phần bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống tốt
đẹp cho quá trình xây dựng nông thôn mới, đồng thời nâng cao đời sống văn hóa ở
người Nùng Phàn Slình trong bối cảnh công nghiệp hóa, toàn cầu hóa hiện nay.
- Cung cấp các luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định những chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo tồn và phát huy những yếu
tố văn hóa tích cực của bản trong quá trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã
hội ở địa phương.
6
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần nội dung
chính của Luận án được trình bày trong 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và tộc
ngƣời nghiên cứu
Chƣơng 2: Đặc điểm, cấu trúc bản của ngƣời Nùng Phàn Slình
Chƣơng 3: Các thiết chế và quan hệ xã hội trong bản
Chương 4: Những yếu tố tác động, xu hướng biến đổi của bản và một số
vấn đề đặt ra
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỘC NGƢỜI NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu về làng/bản là vấn đề được quan tâm của giới khoa học từ rất
sớm, trong đó có sự tham gia của các nhà khoa học Dân tộc học/Nhân học, Xã hội
học, Chính trị học, Sử học… Từ thế kỷ XVII, XVIII đề tài làng ở Việt Nam đã được
các học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu, trong các kho tư liệu của công ty
Đông Ấn, Anh, Hà Lan, Pháp... còn lưu giữ khá nhiều tư liệu về làng ở Việt Nam do
các thương nhân phương Tây biên soạn như Mô tả vương quốc Đàng ngoài của
S.Baron [85], Lịch sử Đàng ngoài của Richard [41], Vương quốc Đàng ngoài, hành
trình và truyền giáo của A.de Rhodes [1], Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ của
Pierre Gourou [73]. Nhìn chung, các cuốn sách này mới chỉ tập trung ghi chép một
số vấn đề về làng xã Việt Nam.
Với chủ đề làng/bản hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở nước
ngoài như Katherine D. Blair có Four Villages: Architecture in Nepal (Kiến trúc ở
Nepal, nghiên cứu đời sống của 4 làng) với 67 trang, tác giả đã giới thiệu về địa lí,
khí hậu, các hình thức định cư, sự đa dạng dân tộc và các chủ đề liên quan [128].
Tìm hiểu về đời sống của những người dân trong làng có công trình Studies
of Okinawan Village Life (Nghiên cứu về đời sống làng Okinawan) của Clarence J.
Glacken. Trong đó, tác giả đã mô tả, phân tích sâu về làng ở Okinawa với nhiều tư
liệu sinh động giúp cho người đọc có được những thông tin hữu ích về đời sống của
những người dân địa phương. Clarence đã giới thiệu ba loại hình cư trú đại diện cho
làng Okinawan là: cư trú theo cụm, mật tập và cư trú rải rác. Hàng loạt các chủ đề
được tác giả giới thiệu: công nghệ, hệ thống gia đình, các ảnh hưởng thời chiến
tranh, các hoạt động trợ cấp, vòng đời và tôn giáo [131].
Cũng hướng nghiên cứu trên, năm 1973, Lemoine Jacques xuất bản Một làng
Hmông Xanh ở Thượng Lào. Tác phẩm này đã mô tả chi tiết và cụ thể tổ chức xã
8
hội của người Hmông Xanh. Theo đó, các nóc nhà được coi là tế bào kinh tế, việc
trao đổi buôn bán, tích lũy vốn và phân hóa xã hội, cho vay và nợ nần thông qua
đồng Kíp - đồng tiền Lào hiện hành được phân tích rõ ràng, cụ thể. Vai trò xã hội
của các thành viên trong gia đình, dòng họ được nghiên cứu một cách sâu sắc [42].
Về không gian làng/bản, trong Không gian xã hội vùng Đông Nam Á, năm 1997,
Georges Condominas đã mô tả từng chi tiết nhỏ nhất của làng Sar Luk, từ sản xuất cho
đến sinh hoạt tín ngưỡng được mô tả như một chu kì khép kín, tuần tự. Nghiên cứu của
ông mang cả chiều cạnh không gian và thời gian. Tuỳ thuộc vào đặc điểm lịch sử, đặc
điểm kinh tế và xã hội mà nó có những biên độ khác nhau [32].
Nghiên cứu về xu hướng phát triển của làng có Developing village India: Studies in
village problems (Làng đang phát triển ở Ấn Độ: Nghiên cứu các vấn đề về làng xã) của
Mohinder Singh Randhawa. Theo tác giả, hai lĩnh vực kinh tế và văn hóa có sự tác động hỗ
trợ nhau trong quá trình phát triển của làng. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu khá rộng,
mang tính khái quát, không đi sâu cụ thể từng làng riêng biệt [133].
Ngoài ra, còn có The Village Concept in the Transformation of Rural
Southeast Asia (Khái niệm làng trong quá trình chuyển đổi ở vùng nông thôn Đông
Nam Á) do Christer Gunnarsson và Mason C. Hoadley đồng tác giả trình bày sự
phát triển nhanh chóng của làng tại các nước Indonesia, Malaysia và Thái Lan, gồm
4 phần: Phần một, tác giả cho rằng, làng là một sự sáng tạo của nhà nước thuộc địa.
Phần hai, chỉ ra nguyên nhân làm suy yếu các ngôi làng và giải pháp khắc phục.
Phần ba, tập trung nghiên cứu các ngôi làng ở Thái Lan và phần cuối đề cập các
chính sách của nhà nước tác động tới đời sống của những người dân sống trong
những ngôi làng ấy [129].
Nhìn chung, các công trình kể trên đều nghiên cứu về làng với cách tiếp cận Sử
học, Dân tộc học/Nhân học. Nét nổi bật là sự đa dạng về hình thức tổ chức, không gian
xã hội và sự phát triển của mỗi làng phụ thuộc vào điều kiện địa lý, hoàn cảnh lịch sử,
văn hóa, xã hội của mỗi đất nước. Qua đó, cũng thấy được những đặc trưng văn hóa
riêng của mỗi dân tộc ở mỗi quốc gia. Điều này góp phần định hướng cho NCS tìm
hiểu về tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
9
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.2.1. Các công trình nghiên cứu về làng người Việt và làng/ bản ở các dân
tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Nghiên cứu về làng Việt xuất hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đó là các
công trình của Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục [14]; Ngô Tất Tố với Việc
làng [106]; các bài báo của Hoàng Đạo đăng trong tập Bùn lầy nước đọng trên tạp
chí Phong hóa [25]. Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, hàng loạt các tác phẩm
của các học giả Việt Nam nghiên cứu tổng quan về làng xã đã được công bố, tiêu
biểu là các cuốn sách: Xã thôn Việt Nam của Nguyễn Hồng Phon[74], các bộ Nông
thôn Việt Nam trong lịch sử (1977, 1978) [121], Nông dân và nông thôn Việt Nam
thời cận đại do Viện Sử học biên soạn (1990, 1991) [122], Cơ cấu tổ chức của làng
Việt cổ truyền ở Bắc Bộ của Trần Từ [110], cùng rất nhiều sách, bài, tạp chí theo
các chuyên đề, như Hương ước và quản lý làng xã của Bùi Xuân Đính [28], Làng
Việt Nam, một số vấn đề kinh tế, xã hội và văn hoá của Phan Đại Doãn (1992, 2000)
[20], Một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVII – XIX của Nguyễn Quang
Ngọc, [64], Hành trình về làng Việt cổ [29], Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai -
truyền thống và biến đổi của Bùi Xuân Đính [30]; Phan Đại Doãn, Làng Việt Nam
đa nguyên và chặt [21]; Diệp Đình Hoa, Nguyễn Văn Bàng, Nguyễn Quang Nghị,
Nguyễn Cao Sơn, Làng Nguyễn: Tìm hiểu làng Việt [35]; Nguyễn Quang Ngọc, Một
số vấn đề làng xã Việt Nam [65].
Nghiên cứu về bản của các dân tộc thiểu số, có thể đề cập tới một số công
trình sau đây:
Năm 1993, Cầm Trọng và Nguyễn Ngọc Thanh giới thiệu Làng bản của các
dân tộc thiểu số miền núi miền Bắc Việt Nam trên Tạp chí Dân tộc học số 2. Các tác
giả cho rằng, làng bản là một khái niệm mới biểu thị nhận thức của người Việt Nam
về đất nước và con người. Đồng thời đưa ra cách phân loại làng bản theo vùng địa lí
cư dân và loại hình kinh tế - xã hội truyền thống [94].
Bàn về sự hình thành và điều kiện thành lập bản có Báo cáo điền dã dân tộc
học Bản Tày của Phương Bằng. Trong nghiên cứu này, tác giả đưa ra điều kiện cần
10
và đủ để đi đến kết định thành lập bản, đất ruộng và nước tưới là điều kiện tiên
quyết. Chính điều kiện cư trú và canh tác là nguyên nhân tạo ra những bản Tày có
cá tính riêng, như: nền kinh tế nhỏ mang nặng tính tự cấp tự túc và quan hệ giữa các
bản và hệ thống chợ tạo nên sự trao đổi mua bán giữa các cư dân trong vùng [9].
Nghiên cứu về bản và các thiết chế xã hội của các dân tộc thiểu số ở miền núi
phía Bắc, tác giả Nguyễn Ngọc Thanh đã có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí
chuyên ngành như: Làng bản và nghi lễ của người Dao Đỏ ở một xã miền núi [80];
Làng của người Hmông ở Việt Nam [96]; Làng bản của người Dao Quần Chẹt ở
Phú Thọ [97]; Một số đặc điểm về thiết chế làng bản của người Hà Nhì ở miền núi
phía Bắc Việt Nam [98]; Một số đặc điểm làng bản của người Cao Lan ở Vĩnh Phúc
[99]; Thiết chế bản của người Dao [101]. Nhìn chung, các bài viết này đã chỉ ra một
số đặc điểm cơ bản của tổ chức bản truyền thống trên các khía cạnh: ý nghĩa của tên
bản, không gian sinh tồn, bộ máy tự quản, quy ước… Tuy nhiên, những yếu tố tác
động và nguyên nhân biến đổi còn chưa được tác giả quan tâm đúng mức.
Nghiên cứu về đặc điểm làng bản, Hoàng Bé và Hoàng Minh Lợi có bài
Làng bản của người Tày đăng trên Tạp chí Dân tộc học số 4 đề cập tới nhà cửa, việc
thờ cúng thần Cốc bản và Thổ công, tổ chức gia đình, tổ chức xã hội, sinh hoạt lễ
nghi, và các quan hệ đạo đức xã hội, đồng thời nêu ra những vấn đề cấp bách cần
được giải quyết trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng nông thôn mới đối
với các làng bản người Tày ở Bắc Kạn [12].
Cũng theo hướng nghiên cứu trên, trong cuốn Hôn nhân và gia đình các dân
tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam, Đỗ Thúy Bình cho rằng bản người Tày, Nùng,
Thái đều nằm dưới các chân núi, sườn đồi. Số lượng nhà cửa trong một bản khá lớn,
đôi khi đạt và vượt quá trăm nóc. Người Tày, Thái sống ở nhà sàn, còn người Nùng
tùy từng nơi vừa sống ở nhà sàn, vừa sống ở nhà nền đất. Tuy nhiên, tác giả chưa đi
sâu phân tích chi tiết đặc điểm bản của tộc người nghiên cứu [13].
Nghiên cứu về không gian cư trú làng bản có thể đề cập đến hai luận văn
thạc sĩ lịch sử của Trần Văn Quyền Làng bản cổ truyền của dân tộc Tày ở huyện Võ
Nhai Thái Nguyên [97] và Triệu Quỳnh Châu Làng bản của người Tày ở huyện
11
Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng [16]. Ở cả hai công trình đã tập trung giới thiệu không
gian sinh tồn, cơ cấu tổ chức, những đặc trưng và vai trò của bản trong lịch sử,
những thay đổi của làng/bản người Tày từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Bàn về sự biến đổi của làng/bản cũng có một số bài viết như Làng Dao ở Ba
Bể Cao Bằng [87]; Thôn làng người Dao ở nước ta hiện nay: những biến đổi và vấn
đề đặt ra [88] của Lý Hành Sơn. Hai bài viết này bước đầu chỉ rõ đặc trưng văn hóa
của thôn làng người Dao, đại diện cho hình thức cư trú vùng rẻo cao.
Nhìn chung, nghiên cứu về tổ chức bản của các dân tộc thiểu số ở miền núi
phía Bắc từ sau Đổi mới 1986 đến nay đã có một số công trình được công bố, nhưng
tập trung chủ yếu ở các dân tộc Tày, Thái, Mường, Dao, Hà Nhì... Bên cạnh những
ưu điểm, các công trình nêu trên bộc lộ một số hạn chế sau:
- Chủ yếu trình bày truyền thống, ít chú ý đến quá trình biến đổi bản và sự
thay đổi của mô hình quản lý bản qua từng giai đoạn lịch sử, nhất là từ sau Đổi mới
(1986) đến nay.
- Chưa chú ý đến vai trò, vị trí của bản trong công cuộc xây dựng nông thôn
mới ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số.
1.2.2.2. Các công trình nghiên cứu về người Nùng và người Nùng Phàn Slình
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình về người Nùng: Lã Văn Lô, Đặng
Nghiêm Vạn, Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam
[48]; Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc) [120];
Lã Văn Lô, Hà Văn Thư, Văn hóa Tày, Nùng [49]; Hoàng Hoa Toàn, Nguồn gốc
lịch sử các tộc người Tày, Nùng ở Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học số 2 [93].
Từ năm 1986 đến nay, đất nước có nhiều biến đổi về lĩnh vực kinh tế - xã
hội, đã làm cho nhiều yếu tố văn hóa truyền thống dần mất đi thay vào đó xuất hiện
nhiều yếu tố văn hóa mới tác động đến cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số trên
khắp cả nước. Năm 1992, Viện Dân tộc học xuất bản công trình Các dân tộc Tày,
Nùng ở Việt Nam, trong đó các lĩnh vực kinh tế, văn hóa vật chất, tổ chức xã hội, tín
ngưỡng - tôn giáo, ngôn ngữ và văn học dân gian của hai dân tộc Tày, Nùng được
trình bày tỉ mỉ, cụ thể [117].
12
Cùng thời gian trên, sách Dân tộc Nùng ở Việt Nam của Hoàng Nam được
xuất bản. Đây là chuyên khảo đầu tiên mô tả về hoạt động kinh tế, vật chất, sinh
hoạt tinh thần và tập quán của người Nùng. Bàn về bản, tác giả nhấn mạnh bản là
một đơn vị xã hội cơ sở. Bao trùm các mối quan hệ của bản là quan hệ địa vực,
quan hệ dân tộc, quan hệ kinh tế, quan hệ văn hoá [59].
Tìm hiểu về đặc trưng của làng bản, Đàm Thị Uyên có bài Văn hóa dân tộc
Nùng ở Cao Bằng. Tác giả cho rằng: “Làng bản thường được lập trên những nơi đất
chạy quanh chân đồi, chân núi, ven sông suối, trên những gò đất hay mô đất thấp...
ở những nơi quang đãng dựa vào lưng núi vào đồi, đằng trước là bồn địa đất đai
màu mỡ từ lâu và được khai khẩn thành ruộng đồng” [111, tr.94]. Với nhận xét này,
NCS cũng có thêm được nguồn tư liệu để so sánh trong quá trình thực hiện đề tài.
Nghiên cứu về nhà ở, Hoàng Minh Lợi với Nhà cửa và trang phục của người
Tày và Nùng ở Cao Bằng, Lạng Sơn [46], Một số phong tục - tập quán liên quan
đến nhà cửa của người Tày, Nùng trên Tạp chí Dân tộc học số 3, giới thiệu về nét
văn hóa đặc trưng nhưng chủ yếu viết về người Tày, những đặc điểm văn hóa của
Nùng không được thể hiện rõ nét trong bài nghiên cứu này [47]. Cũng vẫn chủ đề
trên, Phan Đình Thuận có luận văn Nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh
Thái Nguyên từ 1945 đến nay. Đề tài giới thiệu hình ảnh ngôi nhà, kỹ thuật làm nhà
của người Nùng ở ba xã Hòa Bình, Quang Sơn và Tân Long, huyện Đồng Hỷ [104].
Về chủ đề trang phục, Lê Văn Bé với Trang phục cổ truyền của người Nùng
ở Đông Bắc Việt Nam, luận án tiến sĩ Lịch sử chuyên ngành Dân tộc học, giới thiệu
về các loại hình y phục và trang sức của các nhóm Nùng; nêu lên những đặc trưng
trang phục và xu hướng phát triển của trang phục Nùng trước đây và hiện nay. Công
trình này góp phần khẳng định bản sắc văn hóa của tộc người Nùng ở vùng Đông
Bắc Việt Nam [11].
Phong tục tập quán cũng là một đề tài có rất nhiều các công trình nổi bật. Hai
tác giả Vương Xuân Tình và Nguyễn Ngọc Thanh có Tập quán bảo vệ rừng và
nguồn tài nguyên của các dân tộc Tày, Nùng, Kinh ở 2 tỉnh Lạng Sơn và Hà Bắc
(nay là Bắc Ninh, Bắc Giang) [91]. Năm 2000, Vương Xuân Tình tiếp tục công bố:
13
Luật tục của các dân tộc Tày, Nùng với vấn đề quản lý xã hội và nguồn tài nguyên,
in trong sách “Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam”. Đây là
những nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và tương đối đầy đủ về luật tục của dân
tộc Tày, Nùng ở các địa phương được nghiên cứu [92].
Năm 1999, công trình Các dân tộc Tày, Nùng với tiến bộ kỹ thuật trong nông
nghiệp của Trần Văn Hà là một nghiên cứu thuộc lĩnh vực xã hội học - tộc người đi
sâu tìm hiểu về quá trình phổ biến và tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật cũng như biểu hiện
của sắc thái văn hóa sản xuất của hai dân tộc Tày, Nùng trong giai đoạn đổi mới kể
từ sau Khoán 10 (1989 - 1995). Theo quan điểm bản là cộng đồng hạt nhân nhỏ nhất
ở nông thôn vùng Tày, Nùng. Nó ít bị thay đổi nhất qua từng thời kì lịch sử. Tuy
nhiên, vai trò của bản cũng chịu không ít biến động. Đến nay vị trí đó đã được xác
định đúng đắn hơn. Không chỉ ở vùng Tày, Nùng mà ở các bản chức danh trưởng
bản có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ xã hội của cộng đồng.
Trong công trình này tác giả chỉ đưa ra một số đặc điểm cơ bản của cộng đồng thôn,
bản chung của hai dân tộc Tày, Nùng [33].
Nghiên cứu về dân tộc Tày, Nùng, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Yên đã công bố
một số bài: Văn hóa làng nghề người Nùng [124]; Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng
[125], Sự biến đổi của người thầy cúng ở người Tày và người Nùng ở Việt Nam trên
Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 2 [126]. Trong các công trình này, tác giả chủ yếu
trình bày sự hình thành và biến đổi của tín ngưỡng và vai trò của nó trong đời sống
của hai tộc người Tày, Nùng nói chung.
Trong những năm trở lại đây, các nhóm Nùng cư trú ở vùng Đông Bắc được
quan tâm nghiên cứu nhiều như Phong tục tập quán của người Nùng Dín ở Tùng
Lâu [18]; Phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người Nùng huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên [116]; Nghi lễ vòng đời của người Nùng An ở Cao Bằng [53]; Nghi lễ
cưới xin của người Nùng Giang ở tỉnh Cao Bằng truyền thống và biến đổi [57];
Người Nùng Vẻn ở bản Cja Tjeng, xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng, Cao Bằng - Nét
tương đồng và sự khác biệt với người Tày và các nhóm Nùng khác [123]; Lễ cầu tự
của người Nùng Phàn Slình ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên [4]; Văn hóa truyền
14
thống của người Nùng Khen Lài ở Cao Bằng [56], Tang lễ của người Nùng Giang ở
Cao Bằng [57]; Người Nùng An ở Cao Bằng [69]. Nhìn chung, các công trình kể
trên đã làm nổi bật văn hóa phi vật thể mang sắc thái văn hóa địa phương rõ nét
Tiếp cận theo hướng Nhân học, Nguyễn Anh Tuấn có bài “Sổ nợ đời” - Vốn
xã hội: Định đề giới hạn và trao đổi xã hội hay những mối liên hệ liên chủ thể
[109]. Thông qua nghi lễ tang ma tác giả đã cho thấy các mối quan hệ xã hội của
người Nùng Phàn Slình ở xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Đây
cũng là một nguồn tài liệu để NCS tham khảo trong quá trình thực hiện luận án.
Cũng tiếp cận theo hướng trên, luận án tiến sĩ Tang ma của người Nùng
Phàn Slình ở tỉnh Thái Nguyên của Nguyễn Thị Ngân đã nêu các vấn đề bất cập và
các giải pháp khắc phục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người. Trong luận
án có giới thiệu về tổ chức hàng phường là một tổ chức phi quan phương nằm trong
bản của người Nùng Phàn Slình, thể hiện tính tương trợ cộng đồng gắn kết, bền
chặt. Nghiên cứu này là một phần tham khảo cho NCS trong việc tìm hiểu về cách
thức tổ chức hoạt động của bản truyền thống [63].
Luận án Quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình (nghiên cứu ở huyện
Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) của tác giả Lê Minh Anh cũng đã đưa ra nhận xét đặc điểm
chung nhất của người Nùng Phàn Slình là cư trú riêng biệt, ít có sự đan xen với các
tộc người khác. Mỗi bản thường có vài dòng họ cùng tụ cư, trong đó, thường có một
dòng họ có dân số lớn và đến đầu tiên. Sự tương trợ cộng đồng được tác giả đề cập
chi tiết trong đám cưới và tang ma. Cùng với đó mạng lưới quan hệ các cá nhân
dòng tộc của người Nùng Phàn Slình chủ yếu vẫn chưa vượt ra ngoài ranh giới của
cộng đồng bản [3].
Nhìn chung lại, những công trình nghiên cứu về người Nùng và người Nùng
Phàn Slình tập trung chủ yếu ở một số chủ đề như nguồn gốc lịch sử, văn hóa vật
chất, nghi lễ trong chu kỳ đời người, thiết chế xã hội (dòng họ). Địa bàn nghiên cứu
chủ yếu tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, ít công trình nghiên cứu
về người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên. Đến nay, chưa có nghiên cứu nào về tổ
chức bản của người Nùng Phàn Slình ở một địa phương cụ thể. Do vậy, NCS lựa
15
chọn chủ đề tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
làm đề tài luận án của mình.
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Một số khái niệm
Bản: là một thuật ngữ gần gũi đối với các tộc người thiểu số ở vùng trung du
và miền núi phía Bắc. Khác với làng là từ thuần Việt, song ý nghĩa cũng tương tự
nhau, bản là một cách gọi mang tính phổ thông mà các tộc người thiểu số dùng để
gọi chính quê hương mình. Cụ thể, người Việt có từ làng, người Mường gọi là quêl,
người Thái, người Tày, người Nùng gọi là bản, các dân tộc thiểu số Trường Sơn -
Tây Nguyên gọi là bon, buôn hay theo tiếng gọi Chăm là plây, plê, palây, blê, hlây
tùy theo cách phát âm của từng địa phương [115, tr.543 - 544].
Tổ chức xã hội (Social organization) Nhìn chung, nghiên cứu về tổ chức xã
hội là nghiên cứu các khế ước kết nối các cá thể lại với nhau thành nhóm xã hội.
Trong các xã hội đơn giản, các kết nối này bao gồm hậu duệ, tình dục, tuổi tác, tôn
giáo, trao đổi kinh tế và liên kết hôn nhân; trong các xã hội phân tầng, các mối liên
kết này liên quan đến nghề nghiệp, nhóm tộc người, chủng tộc và giai cấp. Dù tất cả
các yếu tố này ngụ ý trong một nghiên cứu về tổ chức xã hội, trong thực tế các nhà
nhân học đã tập trung vào nhiều vai trò của thuật ngữ thân tộc, dòng họ và cấu trúc
bộ lạc, cư trú sau hôn nhân và hôn nhân giữa anh em với nhau trong cấu trúc các
mối quan hệ xã hội [7, tr.780].
Tổ chức hội (association) bao gồm sự nhận diện, tương tác và sự thừa nhận
những cái chung giữa con người, những sự vật và những tư tưởng; hoặc một tổ chức
dựa trên các nguyên tắc như vậy. Con người kết giao với con người và đồng thời
với những bản thể phi con người và phi thực tế như các thánh, các thần và các biểu
tượng tô tem. Những mối liên kết giữa con người chồng chéo lên nhau theo những
cách rất phức tạp và hầu hết con người đều đồng thời thuộc về các loại khác nhau.
Những quan niệm về các hội biến thể nhiều theo các văn hoá, nhưng cách sử
dụng nhân học thường chú trọng tới ba loại hình:
1. Nhóm: một nhóm người có giới hạn, thường có tên gọi mà các thành viên
16
của nó đều ý thức cùng thuộc về nhóm và có thể thừa nhận một người lãnh đạo hay
một người tổ chức thống nhất. Ví dụ như các hộ gia đình, các dòng họ, các nhà thờ,
các hội đồng, các công ty, các liên đoàn, các câu lạc bộ và các nhà nước - dân tộc.
2. Mạng lưới: Một loạt hay một mạng các mối liên hệ giữa các cá nhân
không thống nhất thiết bị giới hạn hay phải có tên mà mỗi thành viên có thể liên hệ
trực tiếp chỉ với một hoặc hai thành viên khác ngoài ra không biết hoặc không liên
hệ tiếp xúc với các thành viên khác hoặc chia sẻ bất cứ tình cảm nào về mối quan hệ
thành viên chung. Ví dụ như các mạng lưới bạn bè, người quen kết hợp với các loại
mối liên hệ khác nhau như vậy.
3. Loại: Mọi nhóm người (giới hạn hay không giới hạn) với một hoặc nhiều
hơn những đặc điểm chung, mối quan tâm chung hoặc những mục đích chung; ví dụ
gồm giới phụ nữ, những người lĩnh canh, giới những người sưu tập tem, những
người di cư và những trẻ em nam theo đạo Bà la môn.
Các nhóm, các mạng lưới và các loại có thể nổi lên và chồng chéo và các
thuật ngữ đầu và thứ ba đôi khi có thể chuyển hoán [8, tr.70 - 71].
Truyền thống: là những thói quen hay có tính chất quen thuộc đã được hình
thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác [108, tr. 135].
Biến đổi: là thay đổi thành khác trước. Đây là một khái niệm rất rộng, trong
luận án chỉ bàn về vấn đề biến đổi văn hóa tộc người cụ thể ở đây là biến đổi của tổ
chức bản [60, tr.61].
Biến đổi xã hội (social change): nhiều nhà nhân học có thể cho rằng các tình
huống của đời sống xã hội và chính trị thường xuyên thay đổi và ý nghĩa văn hoá
mới tiếp tục được tạo ra. Marx Gluckham, một nhà nhân học chức năng - cấu trúc
luận đã bị ảnh hưởng nhiều bởi các tiếp cận Marxist và tiếp cận lịch sử khác nhau
cho rằng biến đổi là một thói quen và không khó hiểu hơn khả năng các hệ thống
văn hoá và xã hội để duy trì các sắp xếp thể chế trong các giai đoạn lịch sử tương
đối dài. Gluckham phân biệt các biến đổi lặp lại hay các biến đổi trong một hệ thống
với các biến đổi cách mạng hoặc biến đổi của một hệ thống. Trong tình huống
17
đầu, các động năng của hệ thống có xu hướng tái sản xuất sắp xếp thể chế giống
nhau; trong phần sau, biến đổi được đánh dấu bởi một sự tái tạo toàn bộ của trật tự
văn hoá và xã hội [7, tr.771 - 772].
Sở hữu tập thể: làng là chủ sở hữu tập thể đối với toàn bộ lãnh thổ của mình.
Về nguyên tắc, địa vực ấy và tất cả mọi sản vật trên đó, dù tự nhiên sẵn có hay do
con người tạo lập ra, đều thuộc dân làng sở tại: đất đai nói chung, rừng rú, đồi gò,
sông suối, nhà cửa, kho lẫm, chuồng trại, muông thú cỏ cây... Việc xác lập quyền sở
hữu mang giá trị pháp lý ổn định... Trong làng, tất cả những gì không thuộc riêng cá
nhân hay nhóm thành viên, đều của chung dân làng [30, tr.90].
Theo Điều 208, Luật Dân sự năm 2005 cho rằng, sở hữu tập thể là sở hữu
của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế ổn định khác do các nhân hộ gia đình
cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích
chung quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng
quản lý và cùng hưởng lợi [62, 208].
Sở hữu cá nhân: được hiểu là là hình thức sở hữu của từng cá nhân về tư liệu
sinh hoạt, tiêu dùng và tư liệu sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần
của công dân [62, Điều 211].
Sở hữu đất đai: từ trước đến nay luôn là một khái niệm phức tạp trong bất kỳ
một hệ thống pháp lý nào. Tuy nhiên, hiểu một cách nôm na, có thể coi quyền sở
hữu đất đai gồm 3 bộ phận: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt
đất đai.
Luật Đất đai của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ thừa nhận một
quyền sở hữu đất đai duy nhất là chế độ sở hữu toàn dân: “Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử
dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật” [64, Điều 4].
Sự chiếm hữu đất đai (Land tenure) chỉ mối quan hệ giữa con người và đất đai,
hoặc các quyền và nghĩa vụ của con người đối với nhau liên quan đến đất đai. Bản thân
thuật ngữ này có nhiều nghĩa: vật chất trên mặt đất, không gian được đánh dấu trên bản
đồ, một cơ sở quyền lực, một nguồn lực để khai thác, một khía cạnh thần
18
thánh, hay một cơ sở bản sắc xã hội. Các khái niệm đất đai và sự chiếm hữu đất đai
ít khi ít khi được dịch thuật một cách đầy đủ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
Sự chiếm hữu đất đai luôn phức tạp hơn những sự phân biệt đơn giản giữa tài sản
công hoặc tư hàm ý, vì ở mọi nơi đều thấy có những sự kết hợp kiểm soát đất đai
của cá nhận và của nhóm. Các quyền đối với đất đai có thể chia làm ba loại:
1. Quyền sử dụng: quyền vào ở, đi qua, săn bắn, hái lượm, chăn thả súc vật,
làm nông nghiệp, thu gom khoáng vật, hoặc xây dựng: việc bỏ quyền sử dụng đất
đai có thể cũng quan trọng.
2. Quyền chuyển nhượng: chuyển quyền sở hữu hay chiếm hữu thông qua
thừa kế, quà tặng, cho mượn, trao đổi, thế chấp, cầm cố, mua bán hoặc các chuyển
nhượng khác.
3. Quyền quản trị: quyền lực hay chức trách cấp đất hoặc thu hồi đất sử dụng,
trọng tài phân xử tranh chấp, điều chỉnh các chuyển nhượng, quản lý đất để sử dụng
vào mục đích công, đánh thuế đất hoặc thu thập đồ cống nạp, tiếp quản đất đai do
đối phương vắng mặt hoặc thu hồi đất đai [7, tr.524].
Sở hữu chung của cộng đồng: là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành
theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp,
được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm
mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng [63, Điều 211].
Hương ước, quy ước: là các quy phạm xã hội phản ánh quy chuẩn phong tục
tập quán, ý chí nguyện vọng của tập thể cộng đồng dân cư trong việc quản lý điều
hành các mặt đời sống xã hội, bảo vệ trật tự trị an, các quan hệ mang tính nội bộ.
Các nội dung của hương ước, quy ước phải tạo ra sự cưỡng chế cộng đồng, kiểm
soát định hướng hành vi của các thành viên ở nhiều mức độ khác nhau trên cơ sở
quy chuẩn phong tục tập quán, ý chí chung của cộng đồng [95, tr. 213].
Thiết chế tự quản: Theo nghĩa chung nhất là “tự mình trông coi, quản lý công
việc, không cần có ai điều khiển”, hoặc “là một phương thức quản lý mở rộng dân chủ
trên những mức độ khác nhau. Ở một cộng đồng lãnh thổ, chế độ tự quản thể hiện ở
19
chỗ chính quyền địa phương tự quyết định công việc của địa phương’’ [13, tr. 229].
Gia đình: có rất nhiều khái niệm khác nhau về gia đình, nhưng có thể hiểu
đơn giản đó là một thiết chế xã hội, dựa trên cơ sở sự kết hợp những thành viên
khác giới, thông qua hôn nhân, để thực hiện các chức năng sinh học, kinh tế, văn
hóa, tín ngưỡng. Ðây là một nhóm xã hội hình thành từ sự kết hợp của một đôi nam
nữ không cùng huyết thống và sau đó có những quan hệ huyết thống nảy sinh từ
quan hệ hôn nhân của họ, có thể bao gồm một số người không có quan hệ huyết
thống nhưng có quan hệ dưỡng dục [88, tr. 9].
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu
1.2.2.1. Lý thuyết không gian xã hội
Không gian hay không gian xã hội là một khái niệm quan trọng trong khoa
học xã hội nói chung, Dân tộc học/Nhân học nói riêng. Nó đã được bàn đến bởi
nhiều tên tuổi lớn như Emile Durkheim, Claudi Levis - Strauss, E. E. Prichard,
Marcel Mauss... và được một số nhà khoa học khác phát triển thành một lý thuyết
thực thụ. Vào nửa sau thế kỷ XX, trên cơ sở chủ nghĩa duy vật Mác xít, học giả
người Pháp Lefebvre đã trình bày một số ý tưởng về lý thuyết không gian xã hội.
Theo Lefebvre, không gian bao gồm hai loại: không gian tự nhiên do thiên nhiên
sản sinh; không gian xã hội do con người sản xuất, sáng tạo bằng các lực lượng sản
xuất, bằng các phương tiện sản xuất và thông qua các phương thức sản xuất. Hay
nói cách khác, không gian xã hội “là một sản phẩm xã hội” [113, tr. 1]. Tuy có khả
năng tái sản xuất, có tính lặp lại, nhưng không gian xã hội không phải là giống nhau
đối với mọi nơi trên thế giới. Mỗi xã hội, mỗi khu vực, mỗi địa phương có một
không gian riêng biệt. Chúng khác nhau là bởi vì được cấu thành bởi những yếu tố
quan trọng khác nhau như các quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất, các quan hệ sản
xuất, các lực lượng sản xuất [113, tr.86].
Đi sâu vào không gian xã hội, Lefebvre sử dụng ba khái niệm cơ bản: (i) hoạt
động không gian - bao gồm cả quá trình sản xuất và sinh sản, và những vị trí cùng
tính chất đặc biệt của mỗi tập hợp xã hội; (ii) các thể hiện của không gian - liên
quan tới các mối quan hệ sản xuất và trật tự mà các quan hệ này quy định; và
20
(iii) các không gian thể hiện với hệ thống biểu tượng phức tạp.
Năm 1977, nhà khoa học người Pháp Georges Condominas - một tên tuổi lớn
trong các nhà Dân tộc học phương Tây nghiên cứu về châu Á - đã công bố công
trình “Không gian xã hội”, trong đó đã kế thừa và phát triển khái niệm không gian
xã hội lên một tầm vóc mới. Condominas định nghĩa không gian xã hội (L’espace
social) “là không gian được xác định bởi tập hợp các hệ thống quan hệ đặc trưng
cho một nhóm người nào đó” [24, tr.16].
Giống như Lefebvre, Georges Condominas cũng cho rằng không có cái gọi là
một không gian xã hội thuần nhất, giống nhau ở mọi trường hợp. Ngoài chiều cạnh
cơ sở vốn có là không gian và thời gian, không gian xã hội còn mang tính lịch sử và
tính tộc người. Cụ thể hơn, biên độ của nó thay đổi tùy thuộc vào điều kiện lịch sử,
đặc điểm kinh tế, xã hội của một cộng đồng. Các mạng lưới quan hệ đa tầng là thứ
được ẩn chứa trong mỗi không gian này. Vì lẽ đó, khi đề cập đến thế giới quan của
người Mnông Gar, ông cho rằng quan niệm của họ về không gian xã hội là không hề
giống với quan niệm của người Ê-đê, người Kinh, và cũng có nhiều điểm bất nhất
với cách phân loại của các nhà khoa học.
Georges Condominas xác định một số khía cạnh đặc trưng của không gian xã
hội bao gồm: (i) những mối liên hệ với không gian và thời gian; (ii) những mối quan
hệ với môi trường; (iii) những mối quan hệ trao đổi của cải; (iv) những mối quan hệ
giao tiếp; (v) những mối quan hệ họ hàng và xóm giềng. Trong đó, quan hệ giữa con
người với hệ sinh thái là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của không
gian xã hội. Không gian sinh thái cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống
và bản thân sự tồn tại của nhóm người, thời gian sinh thái thì thúc đẩy đời sống theo
nhịp điệu các mùa [24, tr. 22 - 54]. Bởi vì những khía cạnh này thiên về yếu tố văn
hóa, cho nên thực chất không gian xã hội theo cách diễn giải của ông chính là không
gian văn hóa - xã hội. Trong giới nghiên cứu văn hóa, quan điểm này đưa đến/ củng
cố một phương pháp gọi là Khu vực học, tức là lấy không gian xã hội - văn hóa, bao
gồm các lĩnh vực hoạt động của con người và quan hệ tương tác giữa con người và
điều kiện tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu.
21
Vận dụng lý thuyết trên, NCS sẽ tiếp cận nghiên cứu tổ chức bản của người
Nùng Phàn Slình như một không gian xã hội có ý nghĩa sinh tồn, nơi cộng đồng
thông qua nó để thiết lập và duy trì các mối quan hệ với môi trường, các mối quan
hệ kinh tế, và các quan hệ xã hội như láng giềng, dòng họ, hôn nhân - gia đình, giao
lưu văn hóa và ngôn ngữ. Hệ thống này luôn mở rộng, lan truyền, tiến bộ không
ngừng chứ không đứng im làm biến đổi không gian xã hội là bản. Không gian xã
hội luôn chứa đựng các quan hệ xã hội, các vấn đề và những thực hành của các xã
hội tộc người rộng lớn hơn cả không gian địa lý cư trú đơn thuần, cho nên nghiên
cứu về tổ chức bản không chỉ giới hạn ở những thành tố nội tại bên trong nó, mà
phải có mối liên hệ với các quan hệ rộng lớn hơn bao trùm lên nó.
1.2.2.2. Lý thuyết biến đổi xã hội
Biến đổi xã hội là một vấn đề đã được các nhà khoa học xã hội, trong đó có
Dân tộc học/Nhân học quan tâm và nghiên cứu. Từ thế kỷ XIX, hai tên tuổi lớn của
ngành là L.H. Morgan (Mỹ) và E.B. Taylor (Anh) đã đặt nền tảng cho lý thuyết biến
đổi xã hội khi cho rằng biến đổi xã hội và văn hóa theo quá trình tiến hóa, tức là sắp
xếp các nền văn hóa trên thế giới theo một trật tự từ thấp đến cao trên cột thước đo
từ xã hội nguyên thủy đến xã hội văn minh và mọi sự khác biệt về văn hóa chỉ là sự
chênh lệch trên bậc thang tiến hóa đó. Thuyết này coi xã hội phương Tây là đỉnh
cao của mọi nền văn hóa, các xã hội nằm ngoài phương Tây bị xem là sơ khai. Dưới
quan điểm hiện đại, chủ nghĩa tiến hóa văn hóa kiểu này là đối tượng của nhiều sự
chỉ trích cả về học thuật và chính trị.
Bên cạnh thuyết tiến hóa, có nhiều lý thuyết khác cũng có thể xếp vào nhóm
lý thuyết về biến đổi xã hội, ví dụ như lý thuyết xung đột, và những quan điểm hiện
đại về biến đổi xã hội - thứ sẽ không đề cao một khuôn mẫu chung duy nhất mà
nhấn mạnh vào sự tương tác phức tạp của nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài
tạo nên sự biến đổi. Các lý thuyết hiện đại hóa, lý thuyết hệ thống thế giới, lý thuyết
phụ thuộc là những tiếp cận mới trong quan điểm hiện đại về biến đổi xã hội. Ở đó,
các nhà khoa học đã đưa ra những cách lý giải đa diện hơn trong bối cảnh hiện đại
hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
22
Trong Từ điển nhân học của Thomas Barfield, biến đổi xã hội được định
nghĩa là “các tình huống của đời sống xã hội và chính trị đang thay đổi liên tục và
những ý nghĩa văn hóa mới được sáng tạo theo’’ [7, tr.428]. cũng có thể hiểu biến
đổi xã hội là “một quá trình qua đó các khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan
hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo
thời gian” [68, tr. 24]. Theo nghĩa này, biến đổi văn hóa là một phần của biến đổi xã
hội, bởi vì văn hóa cũng là một bộ phận của đời sống xã hội, cũng tự không ngừng
biến đổi.
Ngay từ ban đầu, ý tưởng về sự biến đổi xã hội có một sự tương đồng khá
lớn với nguyên lý phát triển của chủ nghĩa Mác xít khi cho rằng mọi sự vật, hiện
tượng đều nằm trong quá trình vận động và phát triển, cho nên mọi sự biến đổi đều
là tất yếu. Cũng như giới tự nhiên, mọi xã hội, mọi nền văn hóa đều không ngừng
biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định tương đối, còn thực tế, nó không
ngừng thay đổi từ bên trong bản thân nó. Thực tế là trong các khoa học xã hội về
phát triển, phát triển thường được xem là một hình thức của biến đổi xã hội.
Tuy là hiện tượng phổ biến, biến đổi xã hội có thể diễn ra với những con
đường rất khác nhau về phạm vi, thời gian và hệ quả. Biến đổi xã hội có thể hiểu
theo hai nghĩa: biến đổi vĩ mô là những thay đổi diễn ra và xuất hiện trên phạm vi
rộng lớn và trong khoảng thời gian dài. Biến đổi vi mô là những biến đổi nhỏ, diễn
ra trong thời gian ngắn, được tạo ra từ một lĩnh vực nào đó của đời sống.
Khuynh hướng tiếp cận chủ yếu của Dân tộc học/Nhân học trong các lý
thuyết về biến đổi xã hội là xem một phần hoặc toàn bộ sự biến đổi văn hóa, biến
đổi kinh tế, biến đổi môi trường... là hệ quả của biến đổi xã hội dưới tác động của
thời gian và các nhân tố tác động lẫn nhau. Biến đổi xã hội là một quá trình thay đổi
qua thời gian, với các điểm thời gian xác định nơi chứng kiến sự chuyển dịch của
các sự kiện, mô thức hành vi, hệ thống xã hội truyền thống.
Các học giả như Peter Dwyer và Monica Minnegal tiếp cận biến đổi xã hội
như một quá trình thích nghi và chuyển đổi. Biến đổi được xem là “thích nghi” khi
bản chất của hiện tượng không thay thế hoàn toàn bởi hiện tượng khác trong bối
23
cảnh mới; còn biến đổi được xem là “chuyển đổi” khi hiện tượng được thay thế
bằng cái khác mới hơn. Biến đổi xã hội có thể nhận diện qua cả những biến đổi bề
mặt và biến đổi theo chiều sâu. Biến đổi xã hội không phải lúc nào cũng mang tính
chất nội tại, tự phát, đặc biệt là nếu nó chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn.
Nhìn chung, trong bối cảnh hiện đại, nhân tố ảnh hưởng đến sự biến đổi xã hội
thường bắt nguồn từ việc can thiệp từ bên ngoài có chủ đích vào bối cảnh của các
mối quan hệ trong hệ thống hiện tại [111].
Với luận án này, NCS tập trung xem xét sự biến đổi xã hội ở người Nùng
Phàn Slình dưới góc độ biến đổi tổ chức bản, do những tác động của đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách
đổi mới, chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện trong những năm
gần đây. Trong quá trình vận dụng các chính sách này ở cấp cơ sở, tổ chức bản của
người Nùng Phàn Slình đã có nhiều biến đổi về không gian, hình thức cư trú cho tới
đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội cho phù hợp với công cuộc xây dựng và phát
triển chung của đất nước trong giai đoạn xây dựng đời sống văn hóa mới.
1.3. Khái quát về huyện Đồng Hỷ và ngƣời Nùng Phàn Slình
1.3.1. Khái quát về huyện Đồng Hỷ
Trải qua các thời điểm lịch sử, phạm vi địa giới huyện Đồng Hỷ đã có nhiều
thay đổi. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, vào thời Hồng Đức (nhà Lê sơ), huyện
Đồng Hỷ nằm trong phủ Phú Bình, xứ Thái Nguyên, do phiên thần họ Ma nối đời
cai trị. Đời Nguyễn Gia Long vẫn giữ nguyên, lỵ sở đặt tại xã Nhẫm Quang. Đến
năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), triều Nguyễn định ra chế độ lưu quan, lỵ sở chuyển
về xã Huống Thượng. Vào thời điểm ấy, huyện Đồng Hỷ gồm 9 tổng, 33 xã. Phía
đông đến tận địa giới huyện Tư Nông, phía tây đến địa giới huyện Phú Lương, phía
nam đến địa giới huyện Phổ Yên, phía bắc đến địa giới huyện Võ Nhai.
Cho đến trước năm 1962, Đồng Hỷ bao gồm 29 xã (trong đó có xã Hợp Tiến
của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang). Từ năm 1985, huyện Đồng Hỷ bao gồm 17
xã, 3 thị trấn (Chùa Hang, Trại Cau và Sông Cầu).
Địa phận huyện Đồng Hỷ ngày nay trải dài trên tọa độ địa lý từ 210
32’ đến
24
210
51’ vĩ độ Bắc, từ 1050
46’ đến 1060
04’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp huyện Võ
Nhai và tỉnh Bắc Kạn, phía nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên,
phía đông giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái
Nguyên. Địa giới tự nhiên phân cách Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên là dòng
sông Cầu uốn lợn quanh co từ xã Cao Ngạn theo hướng bắc - nam xuống đến đập
Thác Huống (xem Phụ lục bản đồ hành chính 9, huyện Đồng Hỷ).
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 520.59km2
. Trong đó, đất lâm nghiệp
chiếm 50,8%, đất nông nghiệp 16,4%, đất thổ cư 3,96%, đất cho các công trình
công cộng 3,2% và đất chưa sử dụng chiếm 25,7%. Nền địa hình có độ cao trung
bình dưới 200m cách mực nước biển, dốc thoai thoải từ đông bắc xuống tây nam.
Phía bắc và đông bắc thuộc dãy núi đá vôi Bắc Sơn hùng vĩ. Các xã phía bắc và
đông bắc thuộc vùng núi cao, độ cao trung bình là 120m so với mực nước biển,
nhiều khe suối đi lại khó khăn nhưng có thế mạnh phát triển thủy điện, lâm nghiệp,
chăn nuôi đại gia súc. Các dãy núi đá lớn là vùng núi thấp nhiều đồi hình bát úp, độ
cao từ 50 - 60m, có khả năng phát triển cây công nghiệp (chè, mía, lạc...). Các xã
nằm phía hạ lưu sông Cầu độ cao trung bình 20m so với mực nước biển, có những
cánh đồng bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển lúa nước và cây thực phẩm...
Đồng Hỷ nằm ở vùng bắc chí tuyến, trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu,
nên khí hậu ở đây mang tính chất nhiệt đới nóng, ẩm, gió mùa. Mùa nóng từ tháng 4
tháng 10; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ít mưa. Nhiệt độ trung bình là
220
C, nhiệt độ cao nhất trung bình nhiều năm là 27,20
C, nhiệt độ thấp nhất trung
bình trong năm là 20,20
C. Tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất, tháng 1
là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất. Số giờ nắng trong năm là 1.628 giờ.
Lượng mưa trung bình từ 1.800 - 2.000mm/năm, tập trung từ tháng 2 đến tháng 10,
chiếm 90,6% tổng lượng mưa cả năm. Tháng 7 có lượng mưa lớn nhất, trung bình
từ 401 - 420mm; trái lại, tháng 12 và tháng 1 có lượng mưa thấp nhất, khoảng 24 -
25mm. Mỗi năm có khoảng 21 - 22 đợt gió mùa đông bắc tràn qua trong khoảng
thời gian từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau.
Mật độ sông, suối bình quân 0,2km/km2
, tất cả đều bắt nguồn từ khu vực núi
25
cao phía bắc, đông bắc và đều chảy vào sông Cầu. Sông Cầu chảy theo hướng Bắc -
Nam là biên giới phía tây của huyện với độ dài 47km, là nguồn cấp nước chính, có
tiềm năng khai thác vận tải thủy và cát phục vụ nhu cầu xây dựng của người dân
trong tỉnh. Đồng Hỷ cũng nổi tiếng là vùng đất giàu khoáng sản, trong đó có cả
những khoáng sản quý được đánh giá là có tầm quan trọng đối với nền kinh tế quốc
dân như mỏ quặng sắt lộ thiên ở Trại Cau, mỏ kẽm chì làng Hích ở xã Tân Long.
Huyện Đồng Hỷ trước đây có thế mạnh về tài nguyên rừng. Tuy nhiên, rừng
trên địa bàn huyện ngày nay chỉ còn một ít gỗ quý, trừ phía bắc huyện (Văn Lăng,
Tân Long) còn một số rừng nguyên sinh trên núi đá vôi, trong đó có nhiều gỗ trai,
nghiến, lát... [5, tr.10 - 12].
Chính điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái đã ảnh hưởng đến việc bố trí
bản và tập quán cư trú của người Nùng Phàn Slình truyền thống và hiện tại.
1.3.2. Khái quát về người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ
1.3.2.1. Tên gọi
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Việt Nam có 968.800 người
Nùng với nhiều nhóm khác nhau, cư trú chủ yếu ở: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn,
Hà Giang, Quảng Ninh, Thái Nguyên...
Trong Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn có ghi: “Giống người Nùng đều là
người 12 thổ châu ở Tiểu Trấn Yên, Quy Thuận, Long Châu, Điền Châu, Phủ Châu,
Thái Bình, Lôi Tử Thành và Hướng Vũ thuộc Trung Quốc làm nghề cày cấy, trồng
trọt, cùng chịu thuế khóa lao dịch, mặc áo vằn vải xanh, cắt tóc, trắng răng, có
người trú ngự đã đến vài ba đời, đổi theo tập tục người Nam, quan bản thổ thường
cấp cho họ một số ruộng làm người phần, bắt họ chịu binh xuất. Các xứ Lạng Sơn,
Cao Bằng và Thái Nguyên đều có giống người này” [23, tr.334]. Lê Quý Đôn còn
nói đến người Tạo ở các phủ Quảng Nam, Khai Hóa, Châu Phú: người Ngô Ngàn ở
Điền Châu, Quảng Tây chắc chắn chỉ là người Nùng.
Căn cứ vào gia phả một số nhóm Nùng, có thể thấy rằng tộc người này đều
có nguồn gốc từ Trung Quốc; do nhiều nguyên nhân khác nhau đã di cư đến Việt
Nam, cụ thể như sau:
26
- Nùng Xuồng hay Nùng Tùng Xìn từ Sùng Thiện;
- Nùng Phàn Slình từ châu Vạn Thừa;
- Nùng Inh từ Long Anh;
- Nùng Cháo từ Long Châu;
- Nùng Lòi từ Hạ Lôi;
- Nùng An từ An Kết;
- Nùng Quý Rịn từ Quy Thuận;
- Nùng Sẻng từ Dưỡng Lợi;
- Nùng Hảm Sính từ Châu La Hồi;
- Nùng Khen Lài từ Châu An Bình;
- Nùng Gửi từ Châu Trấn An;
- Nùng Giang từ Tả Giang;
- Nùng Skit từ Châu Tứ Kết;
- Nùng Dín ở Mường Khương, Bắc Hà (Lào Cai) và Hoàng Su Phì, Đồng
Văn (Hà Giang) từ Vân Nam [31, tr.32].
Những nhóm Nùng hiện nay vẫn mang tộc danh Nùng mới chỉ bắt đầu di cư
sang Việt Nam trong những thế kỷ gần đây. Những gia phả, sách cúng, sách hát đồng
bào còn giữ lại được đã cho thấy rõ, họ mới tới Việt Nam được từ 10 - 15 đời, tức
khoảng 200 - 300 năm nay. Người Nùng ở trong các thung lũng nhỏ hẹp, không đủ điều
kiện làm ruộng nước, thường phải khai thác một phần thành nương rẫy, định canh.
Đại bộ phận người Nùng ở Việt Nam là những người di cư từ Quảng Tây
(Trung Quốc). Họ di cư theo từng nhóm nhỏ. Có thể kể ra khá nhiều nguyên nhân
của những cuộc thiên di, nhưng chủ yếu là do bị áp bức bóc lột nặng nề, bị chèn ép,
nhất là bị đàn áp, tàn sát đẫm máu sau các cuộc khởi nghĩa không thành công. Loạn
lạc, cướp bóc cùng với nạn thiếu ruộng đất cũng thúc đẩy họ đi tìm nơi sinh sống dễ
chịu hơn. Những tên gọi của các nhóm địa phương của người Nùng có thể gộp
thành hai nhóm chính như sau:
Thứ nhất, những tên gọi theo đặc điểm trang phục. Những tên gọi này
thường không phải tên tự gọi của mỗi nhóm, mà là do dân tộc lân cận hoặc các
27
nhóm khác của người Nùng đặt ra, ví dụ: Nùng Khen Lài (ống tay áo đáp vải khác
màu), Nùng Hu Lài (đội khăn chàm có những đốm trắng), Nùng Slử Tỉn (mặc áo
ngắn chỉ chấm ngang mông)...
Thứ hai, những tên gọi theo địa danh, nơi mà từ đó người Nùng di cư tới Việt
Nam, ví dụ: Nùng An (châu An Kết), Nùng Inh (châu Long Anh), Nùng Phàn Slình
(châu Vạn Thành), Nùng Cháo (Long Châu), Nùng Quý Rịn (châu Quy Thuận)…
Ngoài ra, còn có các nhóm mà xuất xứ tên gọi ta chưa thể xác định được, như Nùng
Dín, Nùng Xuồng, Nùng Tùng Xìn, Nùng Viển, Nùng Chủ… [103, tr.279 - 280].
1.3.2.2. Lịch sử cư trú
Thái Nguyên là vùng đất có khá đông người Nùng cư trú với 63.816 người
chiếm 5,7% dân số toàn tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 5 nhóm địa phương của
dân tộc Nùng: Nùng Phàn Slình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng An và Nùng Giang.
Nhóm Nùng Cháo cư trú lâu đời nhất, tiếng nói của họ gần giống như người Tày, cư
trú ở huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ. Nhóm Nùng Phàn Slình, có nguồn gốc di
cư từ Bình Gia, Văn Quan, Cao Lộc (Lạng Sơn) cư trú ở Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại
Từ. Nhóm Nùng An, Nùng Inh, Nùng Giang có nguồn gốc từ Cao Bằng hiện cư trú
ở huyện Phú Lương, Võ Nhai, Phú Bình [90, tr.527 - 528].
Qua các cứ liệu trên có thể khẳng định, người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên có nguồn gốc di cư từ Lạng Sơn xuống và xa hơn về lịch sử là họ di cư từ
Trung Quốc sang cách đây trên 300 năm. Tên gọi Nùng Phàn Slình là do gắn với địa
phương Vạn Thành Châu (Trung Quốc) - đây là quê hương cũ của người Nùng trước
đây. Từ Phàn Slình là do chuyển âm từ Vạn Thành châu sang tiếng Việt mà thành.
Nguyên nhân chuyển cư chính là do thiếu ruộng nước canh tác, đói kém xảy ra cùng
với sự gia tăng dân số nên họ đã phải di chuyển xuống phía nam để tìm mảnh đất sinh
cơ lập nghiệp. Những cuộc di cư đó vào những năm đầu của thế kỷ XX, dồn dập vào
khoảng 1920 - 1930 và kéo dài, rải rác cho tới tận những năm 1970. Ngoài ra còn một
số lý do chủ quan khác, như: mâu thuẫn nội tộc, anh em không thể ở với nhau nên một
số người đã quyết định rời quê hương mang theo vợ con đi tìm mảnh đất khác để sinh
sống (họ Triệu xã Vân Mộng huyện Văn Quan di cư xuống bản Tân
28
Đô, xã Hòa Bình) [PVS: ông Hoàng Văn Ph, bản Tân Đô, xã Hòa Bình].
Mặt khác, do các thành viên trong cộng đồng không nhất trí với cách giải
quyết của chính quyền thời bấy giờ về vấn đề ruộng đất cho người dân (họ Hoàng ở
huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn di cư xuống bản La Đùm, xã Văn Hán); có dòng
họ bị cho là có “ma gà” nên không được cộng đồng chấp nhận lại phải quay lại
Lạng Sơn hoặc buộc phải chuyển đi vùng đất khác sinh sống [PVS: ông Hoàng Văn
T, bản La Đùm xã Văn Hán].
Theo ghi chép trong gia phả họ Lăng ở bản Đồng Mẫu, xã Tân Long: vào
giữa năm 1750, có hai người họ Lăng ở Quảng Tây (Trung Quốc) vì đói kém phải
di cư vào Việt Nam (ở Trung Quốc đời nhà Thanh, ở Việt Nam triều đại vua Lê
Hiển Tông). Một người có tên là Mình Tan chuyển vào tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam)
sinh cơ lập nghiệp, còn một người (không rõ tên) xuống phía nam tính cho đến nay
không rõ tông tích. Ông Mình Tan ban đầu sống ở bản Khuổi Nghèng, xã Quang
Trung, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn hiện nay. Ông sinh được 4 người con trai là:
Tăng Dèn, Tăng Hồng, Tăng Hào, Tăng Sen. Hiện nay, mộ của ông Mình Tan vẫn
còn. Đây được coi là mộ tổ của dòng họ Lăng ở Đồng Mẫu, xã Tân Long.
Trong gia phả dòng họ chỉ ghi con cháu của hai người: Tăng Dèn và Tăng
Hào. Tăng Dèn sinh ra con cháu ở Tình Cam, chi cũ của Lăng Văn Mai, Lăng Văn
Khát và Lăng Văn Giáp ở Đồng Mẫu xã Tân Long. Tăng Hào sinh ra con cháu hiện
nay ở Bản Duộc, Ba Biển, một số đông di cư về Đồng Mẫu, Bắc Thái (nay là tỉnh
Thái Nguyên). Đến năm 1924 có mấy người di cư đến địa danh Đồng Mẫu (xã Tân
Long) khai hoang làm ăn: Tình Slen (Pét), Quý (Kim Sài), Hoàng, Phủ (Kim Nè),
Cầm (Kim Hồng). Từ đó, họ lập gia đình và sinh con đẻ cái đến nay đã được 5 đời.
Theo gia phả dòng họ Lâm (slình Lằm) ở bản Ba Đình, bản Làng Mới (xã
Tân Long) và bản Tân Đô (xã Hòa Bình) có ghi chép lại: bà Tổ dòng họ là Lý Xì
Phùng (vợ ông Xì Phùng) di cư từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Việt Nam năm
1743 ngụ tại bản Tình Cam, xã Quang Trung, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Sau
đó sinh con đẻ cái rồi các thế hệ tiếp theo cũng di cư xuống huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên sinh cơ lập nghiệp.
29
Mảnh đất Văn Hán xưa kia vốn là vùng đất rậm rạp, hoang sơ không có người
sinh sống. Năm 1947, dòng họ Hoàng từ xã Hòa Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
xuống do mâu thuẫn về vấn đề hợp tác xã với chính quyền thời đó. Người đầu tiên là
Hoàng Văn H đã ôm theo ống hương của tổ tiên xuôi về phía nam. Khi đến, ông thấy
đây là mảnh đất hội tụ các điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi có thể định cư làm ăn
lâu dài. Sau đó cũng có nhiều dòng họ khác ở các huyện như Bình Gia, Cao Lộc, Văn
Quan... xuống theo [PVS: Ông Hoàng Văn H. bản La Đùm, xã Văn Hán].
Qua thực tế điều tra cho thấy, hầu hết người Nùng Phàn Slình ở các xã Hòa
Bình, Tân Long và Văn Lăng của huyện Đồng Hỷ đều từ các huyện Bình Gia, Văn
Quan và Cao Lộc (Lạng Sơn), trong đó huyện Bình Gia là đông nhất. Một bộ phận
người Nùng Phàn Slình ở xã Văn Hán từ huyện Hữu Lũng cũng sang Thái Nguyên
do gần về khoảng cách địa lí. Đặc biệt có một số ít dòng họ có nguồn gốc trực tiếp
từ Trung Quốc sang (họ Vương ở bản Ba Đình, xã Tân Long).
Ngoài ra còn một nguyên nhân cần phải đề cập đến là sau khởi nghĩa Bắc Sơn
1940, để tránh sự tàn sát của các phần tử phản cách mạng săn đuổi nên một số người
Nùng Phàn Slình cũng đã phải bỏ trốn khỏi mảnh đất Bình Gia (Lạng Sơn) xuống Đồng
Hỷ (Thái Nguyên). Đã có khoảng gần chục người đã phải rời quê hương xuống huyện
Đồng Hỷ lánh nạn để định cư làm ăn lâu dài. Tuy nhiên vì những lý do như trên nên tất
cả con cháu họ đều giấu thân phận của thế hệ cha ông mình.
Tính cho đến nay, sự hiện diện của người Nùng Phàn Slình trên mảnh đất
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên đã trên trăm năm. Trải qua những thăng trầm của lịch
sử, tộc người này luôn phát huy truyền thống cố kết cộng đồng và bảo lưu những
nét văn hóa đặc sắc.
1.3.2.3. Hoạt động kinh tế
Trong xã hội truyền thống, kinh tế của người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ
chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, mang nặng tính chất tự cung tự cấp.
Công cụ sản xuất thô sơ, gồm: cày, bừa (răng sắt và răng gỗ), trục lăn đất,
cuốc bàn, cuốc bướm, mai, xẻng, cào... để làm đất sản xuất. Ngày nay, do cơ giới
hóa trong nông nghiệp, các loại máy móc hiện đại như: máy cày, máy bừa, máy thu
30
hoạch lúa, máy phụt... đã xuất hiện rất nhiều. Nhờ vậy sức lao động của con người
đã được thay thế, năng suất cao, thời gian tham gia hoạt động sản xuất ít hơn xưa.
Chính vì thế, người Nùng Phàn Slình còn có thể tham gia vào nhiều hoạt động kinh
tế khác như: chăn nuôi và kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ để tăng nguồn thu nhập.
Chăn nuôi của người Nùng Phàn Slình là một hoạt động kinh tế mang tính hỗ
trợ cho trồng trọt. Vật nuôi chủ yếu nuôi trâu và dê, còn bò và ngựa rất ít. Đặc biệt,
lợn, gà, vịt được nuôi nhiều hơn cả. Ngày nay, ở người Nùng Phàn Slình đã xuất
hiện khá nhiều trang trại nuôi lợn, gà và đặc biệt là nuôi dê cũng là một xu thế khá
phát triển trong cộng đồng.
Nghề thủ công gia đình của người Nùng Phàn Slình so với một vài chục năm
trước đã có những thay đổi. Một số nghề có cơ hội nên phát triển như nghề mộc,
làm ngói, gạch, làm chè... song cũng có nhiều nghề đã mai một do nhiều nguyên
nhân như trồng bông dệt vải, làm đường phên, đan lát... Nhìn chung, đến nay nghề
thủ công truyền thống của người Nùng Phàn Slình vẫn chỉ mang tính hỗ trợ, tự
cung, tự cấp cho sinh hoạt gia đình và hoàn toàn mang tính mùa vụ.
1.3.2.4. Đặc trưng văn hóa - xã hội
Người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên hầu hết đều ở nhà sàn
bốn mái, lợp ngói.
Các gia đình sống quây quần với nhau thành từng bản nhỏ dựa vào lưng
chừng đồi, ở giữa là cánh đồng, tạo thành từng không gian khép kín riêng (xem Phụ
lục hình ảnh 10.1). Ranh giới giữa các bản có thể là con đường, cánh đồng, quả đồi,
núi, con suối… được quy định bằng hình thức truyền miệng từ các thế hệ trước.
Nhà sàn có vách bằng ván xẻ, lợp lá cọ, hoặc ngói máng và chỉ có một cầu
thang lên xuống. Sàn nhà phổ biến dát bằng cây mai đập dập, song những gia đình
khá giả lát sàn nhà bằng gỗ xẻ. Sàn nhà thường cách mặt đất khoảng 1,5 - 1,6m.
Người Nùng Phàn Slình bố trí mặt bằng sinh hoạt trong ngôi nhà sàn theo
kiểu trên - dưới, trong - ngoài. Phần trên (nả nưa) và bên ngoài dành cho khách và
nam giới, phần dưới (nả tẩư) và phía trong dành cho phụ nữ. Ở gian giữa là bàn thờ
tổ tiên, phía ngoài cửa buồng của đôi vợ chồng đặt bàn thờ Bà Mụ (Mẻ Joọc), trước
31
cửa chính có bàn thờ ma cửa (phí pạc tu), ngoài sàn có thờ ma sàn (phí tháng sàn
hoặc phi an phủ). Nhà sàn bố trí 2 bếp: bếp trong dùng để nấu ăn, bếp ngoài dùng
để đun nước và cho khách sưởi đến chơi nhà vào mùa đông và một bếp ở dưới gầm
sàn để nấu cám cho lợn gà.
Hiện nay, số lượng nhà sàn của người Nùng Phàn Slình được còn khá nhiều
và chủ yếu tập trung ở bản Làng Mới, Đồng Mây, Đồng Luông và Ba Đình của xã
Tân Long, bản Tân Đô của xã Hòa Bình, ở xã Văn Hán có bản Cầu Mai và La Đùm,
xã Văn Lăng có bản Khe Moong, Khe Quân. Những ngôi nhà cũ lâu năm đã được
sửa sang lại hoặc dựng lại đẹp và khang trang hơn so với truyền thống. Hệ thống
chuồng trại đã được di chuyển ra phía xa nhà cho vệ sinh được khô thoáng.
Xung quanh nhà người Nùng Phàn Slình thường trồng các loại cây để lấy bóng
mát và cho quả như: chanh, chuối hột, mít, mác mật, nhãn, ổi, vải... Bên cạnh nhà
thường là vườn trồng các loại rau theo mùa, như: rau cải, rau muống, rau xà lách, bắp
cải, hành, tỏi... Ao cá cũng là một trong những nguồn cung cấp thức ăn thường ngày
cho gia đình và nơi dự trữ nước khi hạn hán (xem Phụ lục hình ảnh 10.2).
Hàng ngày, người Nùng Phàn Slình ăn cơm tẻ là chính. Gạo nếp được sử
dụng vào các dịp lễ tết, hội hè như: xôi ba màu (khảu nua đăm đeng) vào dịp tết
Thanh minh (xem Phụ lục hình ảnh 10.3), làm bánh dậm (xì tải) vào tết Đoan ngọ,
Rằm tháng bảy (slíp slí) và gói bánh chưng (pẻng tỏm) vào Tết Nguyên đán. Tết
Nguyên tiêu (đắp nọi) họ gói bánh chưng lại một lần nữa. Bánh tro (pẻng đằng)
cũng được làm trong dịp này. Trong các dịp lễ tết đồng bào còn làm thêm bún
(phẳn) chan canh thịt gà, thịt vịt.
Về trang phục, phụ nữ Nùng Phàn Slình thường vấn tóc (cuổn thú), trùm khăn
vuông ra bên ngoài, đội nón lá (nghê mảo), mặc áo năm thân (ăn slửa) dài quá mông,
mặc quần chân què (khòa), thắt lưng (slai lăng), đệm vai (tạp bá), đi giày vải (củ hài)
hoặc guốc bằng gỗ, tre (kíp); đeo các đồ trang sức như: hoa tai (cù viền), dây chuyền
(slai tải), vòng cổ (kiềm hồ), vòng tay (kiềm mừ), nhẫn (chóp mừ) bằng bạc. Chiếc xà
tích bằng bạc được họ đeo vào ngày cưới, lễ tết. Trước đây, phụ nữ Nùng Phàn Slình
nào cũng thích bịt một chiếc răng vàng làm bằng đồng thau ở hàm trên bên trái để
32
làm duyên và đi đâu bên hông cũng đeo chiếc túi vải đen (ăn tảy) đựng gương, lược
và một số đồ lặt vặt cá nhân.
Trang phục của nam giới khá đơn giản, trước đây nam giới chủ yếu mặc áo
cánh 4 thân với hàng cúc vải 7 chiếc trước ngực kiểu khuy ngang, may 4 túi ngoài;
kiểu quần chân què, lá tọa đũng rất rộng, có thể cử động thoải mái trong mọi tư thế
lao động, leo núi, trèo cây, chân đi giày vải màu xanh tự khâu. Còn đối với các thầy
cúng thường đặt may hoặc mua đồ ở trên Lạng Sơn. Trẻ em mới sinh thường phải
tận dụng quần áo cũ của bố mẹ và anh chị. Nam giới đầu cắt tóc ngắn, đầu đội mũ
nồi đen, đi chân trần.
Gia đình người Nùng Phàn Slình truyền thống ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo
phong kiến. Trong gia đình người đàn ông là chủ nhà (chẩu rườn) có quyền quyết
định tất cả các công việc từ kinh tế đến tinh thần. Nếu người đàn ông nào để vợ con
mình đói khổ sẽ bị dân bản chê cười, khinh thường là không biết làm ăn. Chủ gia
đình (chẩu rườn) là người cân đối, điều hòa các mối quan hệ trong gia đình, gìn giữ,
bảo lưu và phát huy truyền thống văn hóa tộc người thông qua việc truyền dạy ngôn
ngữ và phong tục tập quán cho thế hệ con cháu.
Khi còn khỏe, cha mẹ thường ở cùng con trai út nhưng khi về già mất đi sẽ tổ
chức tang ma ở nhà con trai cả. Người Nùng Phàn Slình quan niệm, con trai cả sẽ
đứng ra lo toan chu đáo, cẩn thận. Việc thờ cúng đầy đủ vẫn tập trung chủ yếu ở
ngôi nhà gốc (hờn cốc)- là nhà của cha mẹ.
Ngày nay, tính gia trưởng của người đàn ông vẫn còn thể hiện rõ nét trong
gia đình người người Nùng Phàn Slình. Họ cho rằng, chồng là trời, vợ là đất (Pổ lả
phạ, mể lả tom), chồng nói thì vợ phải tuân thủ theo nên người chồng có quyền
quyết định tất cả các việc lớn, kể cả việc lấy thêm vợ hai để sinh con trai nối dõi
tông đường. Cũng bởi sợ sau không có con trai lo hương hỏa, khi mất đi sẽ trở thành
hồn ma lang thang, đói khát. Trường hợp không có con trai thì sau khi cha mẹ mất
đi, toàn bộ ban thờ sẽ bị dỡ bỏ. Theo tục lệ từ xưa, con rể không được phép thờ ma
bên họ nhà vợ mà chỉ được thờ ma bên họ nhà mình. Chính vì thế, tâm lí phải có
con trai để thờ cúng về sau luôn tồn tại trong suy nghĩ không chỉ của những người
33
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên

More Related Content

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên

Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayXây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...NuioKila
 
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình PhướcĐề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình PhướcDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...sividocz
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...luanvantrust
 

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên (20)

Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt Nam
Luận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt NamLuận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt Nam
Luận án: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn ở Việt Nam
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
 
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayXây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN CẦU ...
 
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiLuận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng SơnLuận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải DươngĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng BìnhChính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đLuận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
 
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và MôngXã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
 
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình PhướcĐề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số trên địa...
 
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
 
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAYĐề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOTĐề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀM THỊ TẤM TỔ CHỨC BẢN CỦA NGƢỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Hà Nội, 2022
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀM THỊ TẤM TỔ CHỨC BẢN CỦA NGƢỜI NÙNG PHÀN SLÌNH Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Nhân học Mã số: 9 31 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC THANH PGS.TS. LÂM BÁ NAM Hà Nội, 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những tư liệu và số liệu trong luận án là trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các kết luận chưa được ai công bố. Tác giả luận án Đàm Thị Tấm i
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án tiến sĩ “Tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban lãnh đạo trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện về thời gian, lịch công tác để tôi hoàn thành luận án. Khoa Dân tộc học/Nhân học thuộc Học viện Khoa học Xã hội đã giúp tôi trong quá trình học tập và hoàn thành các thủ tục của khóa đào tạo. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới UBND huyện Đồng Hỷ và UBND các xã (Hòa Bình, Tân Long, Văn Hán và Văn Lăng), cán bộ và nhân dân các bản thuộc các xã khảo sát của luận án, đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt thời gian điền dã để lấy tư liệu viết luận án từ năm 2013 đến hết 2019. Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi khi thực hiện luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh và PGS.TS. Lâm Bá Nam, đã tận tình chỉ bảo tôi trong việc định hướng nghiên cứu, tiếp cận lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, thu thập tư liệu và hiện thực hóa các ý tưởng khoa học, để tôi hoàn thành luận án này./. Xin trân trọng cám ơn! Tác giả luận án Đàm Thị Tấm ii
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DTTS Dân tộc thiểu số NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư PL Pháp luật PVS Phỏng vấn sâu QĐ Quyết định TDĐKXDĐSVH Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa TP Thành phố Tr Trang TS Tiến sĩ TTg Thủ tướng UBND Uỷ ban nhân dân UBTVQH Uỷ ban thường vụ Quốc hội iii
  • 6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỘC NGƢỜI NGHIÊN CỨU........................................................................ 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................................... 8 1.2. Cơ sở lý thuyết.......................................................................................................................16 1.3. Khái quát về huyện Đồng Hỷ và người Nùng Phàn Slình..................................24 1.4. Khái quát về các điểm nghiên cứu................................................................................39 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÖC BẢN CỦA NGƢỜI NÙNG PHÀN SLÌNH........................................................................................................................................................44 2.1. Một số tiêu chí phân loại bản ..........................................................................................44 2.2. Tên gọi của bản .....................................................................................................................45 2.3. Nguyên tắc lập bản...............................................................................................................48 2.4. Tổ chức không gian của bản............................................................................................50 2.5. Thành phần dân cư trong bản..........................................................................................58 Chƣơng 3: CÁC THIẾT CHẾ VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG BẢN...............73 3.1. Sở hữu và sử dụng đất đai.................................................................................................73 3.2. Hình thức quản lý bản ........................................................................................................84 3.3. Quan hệ cộng đồng trong bản ......................................................................................105 3.4. Mối quan hệ giữa bản người Nùng Phàn Slình với bản của dân tộc khác................................................................................................................................................... 112 Chƣơng 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI CỦA BẢN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA.................................................................................. 116 4.1. Những yếu tố tác động đến biến đổi bản................................................................. 116 4.2. Xu hướng biến đổi.............................................................................................................128 4.3. Một số vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay......................................................135 4.4. Một số khuyến nghị và giải pháp................................................................................143 KẾT LUẬN ..........................................................................................................................................148 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ.......................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................152 iv
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng nhà sàn ở các điểm nghiên cứu năm 2018 ........................................ 57 Bảng 2.2. Số hộ, số người và quy mô gia đình ở 11 bản người Nùng Phàn Slình năm 2018 ........................................................................................................................ 60 Bảng 3.1: Tình hình địa chủ và phú nông các dân tộc thiểu số các huyện Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ và Võ Nhai.................................................... 76 Bảng 3.2: Diện tích ruộng đất thuộc quyền sử dụng của một số hộ người Nùng Phàn Slình ở bản Cầu Mai, xã Văn Hán năm 1993 ................................................. 80 Bảng 3.3: Diện tích ruộng đất thuộc quyền sử dụng của một số hộ người Nùng Phàn Slình ở bản La Đùm, xã Văn Hán năm 1993 .................................................. 81 Bảng 3.4: Diện tích ruộng đất thuộc quyền sử dụng của một số hộ người Nùng Phàn Slình ở bản Ba Đình xã Tân Long năm 1993.................................................. 82 Bảng 3.5. Diện tích ruộng đất thuộc quyền sử dụng của một số hộ người Nùng Phàn Slình ở bản Đồng Mẫu, xã Tân Long năm 1993 ........................................... 82 Bảng 3.6: Diện tích ruộng đất thuộc quyền sử dụng của một số hộ người Nùng Phàn Slình ở bản Làng Mới, xã Tân Long năm 1993............................................. 83 v
  • 8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Tân Đô...................................................................... 67 Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Đồng Vung............................................................. 67 Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Ba Đình.................................................................... 68 Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Đồng Mẫu............................................................... 68 Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Đồng Mây............................................................... 69 Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ % các dòng họ ở bản Làng Mới ............................................................... 69 Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản La Đùm.................................................................... 70 Biểu đồ 2.8: Tỉ lệ % các dòng họ ở bản Khe Quân................................................................ 70 vi
  • 9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tổ chức bản (làng) đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa - xã hội của các tộc người thiểu số ở trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Đó là chiếc nôi mà mỗi con người được sinh ra, lớn lên và hòa nhập cùng cộng đồng; nơi họ được bao bọc, chở che, nuôi dưỡng và gắn bó qua bao năm tháng cuộc đời. Bản thể hiện tính cộng đồng và tính tự quản, hàm chứa các giá trị nhân văn sâu sắc, góp phần gìn giữ những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của tộc người thông qua việc duy trì phong tục tập quán, hương ước, quy ước và những quy định bất thành văn. Bản có vai trò gắn kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau thành một khối thống nhất, bền chặt trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển; là không gian văn hóa chứa đựng tinh thần cộng cảm, cộng mệnh giữa con người với nhau. Nhà nối tiếp nhà, bản nối tiếp bản tạo thành một tổng thể không gian hài hòa giữa thiên nhiên - đất trời - con người. Trải qua một quá trình lịch sử và văn hóa lâu dài, tổ chức bản của các tộc người thiểu số nhìn chung đã trải qua nhiều thay đổi, đặc biệt là trong thế kỷ XX - thời đại của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, và thế kỷ XXI - thời đại của toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển. Trong bối cảnh giao lưu, giao thoa, tiếp biến văn hóa được đẩy mạnh, cùng với sự tác động của các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tổ chức bản đang ngày càng chuyển dịch theo hướng hiện đại, từ tên gọi, quy mô, cấu trúc cho đến các quan hệ xã hội, phong tục tập quán xoay quanh nó. Những thay đổi này phần nào đã phù hợp với sự vận động tất yếu của lịch sử, với yêu cầu của công cuộc Đổi mới; mặt khác cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ về quản trị xã hội và công tác văn hóa. Tỉnh Thái Nguyên có nhiều nhóm Nùng có nguồn gốc từ các tỉnh lân cận như Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang... Riêng nhóm Nùng Phàn Slình chủ yếu có nguồn gốc từ vùng Bình Gia, Văn Quan, Cao Lộc (Lạng Sơn), hiện nay cư trú ở Võ Nhai, Đồng Hỷ và Đại Từ [105, tr.527 - 528]. Theo Kết quả sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở tháng 7/2019, dân số toàn tỉnh Thái Nguyên là 1.286.751 1
  • 10. người, các dân tộc khác là 384.379 người. Dân số toàn huyện Đồng Hỷ là 90.709 người, trong đó dân tộc Nùng có 17.178 người chiếm 18,93% dân số. Trước những thuận lợi và khó khăn của thời cuộc, bản của người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cũng có những vấn đề cần phải xem xét trong xu thế phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội hiện nay của đất nước. Bản truyền thống không đơn thuần chỉ chứa những yếu tố cũ, lạc hậu, mà còn có những yếu tố văn hóa tích cực góp phần quan trọng vào việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Làm thế nào để đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào phát triển đi lên mà vẫn giữ được những nét văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa riêng vốn có của dân tộc mình là một điều rất cấp thiết trong thời điểm hiện nay. Chính vì vậy, nghiên cứu về bản của người Nùng, cụ thể là bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Bên cạnh đó, tính cho đến thời điểm này, vấn đề bản của người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào, các công trình nghiên cứu về người Nùng trước đó chủ yếu về các lĩnh vực: nhà cửa, trang phục, ẩm thực, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội… Việc đi sâu tìm hiểu tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình sẽ góp phần bổ sung khoảng trống học thuật đó. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Từ nguồn tài liệu điền dã Dân tộc học - Nhân học, luận án chỉ rõ đặc điểm và vai trò của bản người Nùng Phàn Slình truyền thống và biến đổi. - Phân tích vai trò, vị trí của bản trong xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế của địa phương. - Chỉ ra những yếu tố tác động đến sự biến đổi của tổ chức bản truyền thống của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước và trong nước về làng/bản; vận dụng một số lý thuyết và các khái niệm liên quan đến nội dung luận án. 2
  • 11. - Chỉ rõ nguồn gốc tộc người, lịch sử cư trú của người Nùng Phàn Slình, những đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội và khái quát địa bàn nghiên cứu. - Nghiên cứu hình thức cư trú, cấu trúc và các mối quan hệ xã hội của bản truyền thống và biến đổi. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình, bao gồm các nội dung: đặc điểm cư trú, cấu trúc bản và các mối quan hệ xã hội truyền thống và biến đổi. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: luận án tập trung nghiên cứu sâu tại các xã Hòa Bình, Tân Long, Văn Hán và Văn Lăng, đây là những địa phương có nhiều người Nùng Phàn Slình sinh sống trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. Sau khi di cư đến Thái Nguyên, về cơ bản họ đã định cư ổn định ở những nơi này, không có nhiều sự dịch chuyển dân cư đáng chú ý. Phạm vi thời gian: Trước năm 1945 và từ sau năm 1945 đến nay (2019). NCS chọn mốc thời điểm này để xem xét sự biến đổi của bản người Nùng Phàn Slình. Bởi vì sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau này là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã xóa bỏ hệ thống quản lý hành chính của Nhà nước phong kiến Việt Nam và của chính quyền thực dân Pháp, từng bước thay thế bằng hệ thống quản lý hành chính và dân cư mới, đồng thời đặt tổ chức bản - theo một cách nửa chính thức - dưới sự quản lý của hệ thống đó cùng với những tên gọi và phương thức tự quản mới. Thực ra thì tổ chức bản cũng chứng kiến sự thay đổi khá lớn qua một số mốc lịch sử của đất nước. Nhìn chung, thời điểm năm 1945 tổ chức bản chịu sự chi phối rất lớn của các tổ chức chính trị - xã hội như Đảng, chính quyền, mặt trận. Bản trở nên mờ nhạt trong thời kỳ tổ chức hợp tác xã bậc cao và mở rộng hợp tác xã trên phạm vi cả nước (1960 - 1986). Từ Đổi mới đến nay, đặc biệt là từ năm 1995, tính tự quản của bản lại được đề cao với sự nổi lên của vai trò trưởng xóm thay thế cho chủ nhiệm hợp tác xã. 3
  • 12. Hơn nữa, trong các tài liệu lịch sử và dân tộc học, bản của người Nùng (và thiết chế làng bản của các tộc người ở Việt Nam nói chung) thường được mô tả dưới góc nhìn truyền thống. Điều này ít nhiều tạo sự thuận tiện cho NCS khi liên hệ so sánh giữa bản truyền thống với bản hiện đại. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được trình bày và biện giải theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin trong khảo tả, phân tích về vấn đề cấu trúc bản, tổ chức xã hội của bản. Bên cạnh đó, Luận án còn dựa trên những quan điểm của Đảng và Nhà nước thể hiện qua việc xây dựng thiết chế mới, trên cơ sở kế thừa những giá trị trong thời kì cách mạng và xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, luận án còn kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà dân tộc học trên thế giới và của Việt Nam về nghiên cứu làng, bản của các dân tộc thiểu số nói chung và người Nùng nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, NCS vận dụng một số phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như: phương pháp điền dã Dân tộc học, phương pháp so sánh, phương pháp biểu đồ, phương pháp thu thập, tổng hợp và khai thác tài liệu thứ cấp. Trong đó, phương pháp điền dã Dân tộc học là chủ yếu với các hình thức sau: - Quan sát, quan sát tham dự: NCS đã quan sát trực tiếp nguồn tài nguyên, nguồn nước, khu vực sản xuất, nơi chăn thả gia súc, nghĩa địa, rừng ma... Đồng thời tham gia vào các hoạt động của người dân ở địa bàn nghiên cứu như: lễ tết, hội hè, đám cưới, sinh nhật, tang ma, họp bản, họp phường… - Phỏng vấn sâu: NCS cũng thực hiện phỏng vấn sâu các đối tượng là cán bộ cấp xã, thầy cúng, già làng, trưởng bản, nghệ nhân, cán bộ hưu trí và người dân về các mối quan hệ gia đình, gia tộc và liên bản. Tuỳ từng đối tượng mà NCS phỏng vấn những chủ đề liên quan đến luận án. Với những người già, cán bộ hưu trí, NCS phỏng vấn sâu về nguồn gốc và quá trình di cư của các dòng họ khi đến mảnh đất 4
  • 13. này sinh sống; các quy ước trong bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, an ninh trật tự; sử dụng nước và bảo vệ rừng đầu nguồn; tên bản, cách đặt tên cho bản, ranh giới bản, liên bản; Những vấn đề nảy sinh sau khi người Nùng Phàn Slình đến lập nghiệp. Ngoài ra, nguồn gốc về ruộng đất, sở hữu ruộng đất và một số vấn đề khác cũng được NCS tham khảo ý kiến của những đối tượng này. Để tìm hiểu về các Chương trình, Dự án đã và đang được thực hiện tại địa bàn nghiên cứu, NCS phỏng vấn cán bộ các cấp và người dân địa phương với nhiều câu hỏi mở. Trong đó, Chương trình xây dựng nông thôn mới được NCS tập trung hỏi kỹ hơn, vì đây là chính sách có tác động trực tiếp đến đời sống của người dân, làm cho bản hoàn toàn thay đổi so với truyền thống. Mỗi cuộc phỏng vấn sâu thường kéo dài khoảng một giờ. - Thảo luận nhóm: trong quá trình điền dã một số buổi thảo luận nhóm đã được NCS thực hiện. Để có được thông tin đa chiều, NCS chia đối tượng phỏng vấn thành 4 nhóm khác nhau: nhóm nam giới; nhóm phụ nữ; nhóm hỗn hợp nam, nữ; nhóm cán bộ các cấp, mỗi nhóm có từ 6 đến 8 người. Nội dung thảo luận nhóm hướng vào từng chủ đề cụ thể liên quan đến lịch sử cư trú, hình thức quản lý bản, quy ước bản, tổ chức hàng phường, sự biến đổi của bản và những vấn đề đặt ra... Mỗi cuộc thảo luận nhóm thường kéo dài khoảng hai giờ. Qua trao đổi, nhiều ý kiến của người dân đã gợi mở để NCS đưa ra các đánh giá, đề xuất biện pháp nhằm phát huy các yếu tố tích cực cũng như hạn chế các yếu tố tiêu cực trong tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Phương pháp biểu đồ: NCS sử dụng biểu đồ dạng hình cột nhằm biểu thị tỉ lệ để thấy được sự khác nhau giữa các dòng họ ở các điểm nghiên cứu. - Phương pháp thu thập, tổng hợp và khai thác tài liệu thứ cấp: NCS thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp ở UBND các xã, UBND huyện Đồng Hỷ, Trung tâm lưu trữ, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tỉnh uỷ, tỉnh Thái Nguyên và Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên… Nhờ những nguồn tài liệu này, NCS có được sự nhìn nhận và đánh giá về bức tranh đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội qua từng năm, từng thời kì lịch sử. 5
  • 14. Bên cạnh đó, tác giả cũng có tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành Nhân học nhằm bổ sung, hoàn thiện các kiến thức còn thiếu trong quá trình hoàn thiện luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có những đóng góp chủ yếu sau: - Trên cơ sở nghiên cứu về bản của người Nùng Phàn Slình, luận án trình bày một cách toàn diện về tổ chức bản truyền thống và hiện đại ở một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới hiện nay. - Góp phần làm rõ cấu trúc, vai trò và chức năng của tổ chức bản trong cộng đồng người Nùng Phàn Slình và mối quan hệ của họ với một số dân tộc khác sống trên cùng một địa bàn cư trú. - Chỉ ra một số yếu tố tác động và xu hướng biến đổi trong tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình, huyện Đồng Hỷ, góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Luận án đã phân tích tổ chức bản - một loại hình thiết chế xã hội ở vùng trung du miền núi Việt Nam từ truyền thống đến biến đổi. - Xác định các Lý thuyết Không gian xã hội, Lý thuyết Biến đổi xã hội để làm nổi bật những luận điểm nghiên cứu về tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái nguyên. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả của luận án, góp phần bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cho quá trình xây dựng nông thôn mới, đồng thời nâng cao đời sống văn hóa ở người Nùng Phàn Slình trong bối cảnh công nghiệp hóa, toàn cầu hóa hiện nay. - Cung cấp các luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo tồn và phát huy những yếu tố văn hóa tích cực của bản trong quá trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương. 6
  • 15. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần nội dung chính của Luận án được trình bày trong 4 chương: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và tộc ngƣời nghiên cứu Chƣơng 2: Đặc điểm, cấu trúc bản của ngƣời Nùng Phàn Slình Chƣơng 3: Các thiết chế và quan hệ xã hội trong bản Chương 4: Những yếu tố tác động, xu hướng biến đổi của bản và một số vấn đề đặt ra 7
  • 16. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỘC NGƢỜI NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước Nghiên cứu về làng/bản là vấn đề được quan tâm của giới khoa học từ rất sớm, trong đó có sự tham gia của các nhà khoa học Dân tộc học/Nhân học, Xã hội học, Chính trị học, Sử học… Từ thế kỷ XVII, XVIII đề tài làng ở Việt Nam đã được các học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu, trong các kho tư liệu của công ty Đông Ấn, Anh, Hà Lan, Pháp... còn lưu giữ khá nhiều tư liệu về làng ở Việt Nam do các thương nhân phương Tây biên soạn như Mô tả vương quốc Đàng ngoài của S.Baron [85], Lịch sử Đàng ngoài của Richard [41], Vương quốc Đàng ngoài, hành trình và truyền giáo của A.de Rhodes [1], Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ của Pierre Gourou [73]. Nhìn chung, các cuốn sách này mới chỉ tập trung ghi chép một số vấn đề về làng xã Việt Nam. Với chủ đề làng/bản hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài như Katherine D. Blair có Four Villages: Architecture in Nepal (Kiến trúc ở Nepal, nghiên cứu đời sống của 4 làng) với 67 trang, tác giả đã giới thiệu về địa lí, khí hậu, các hình thức định cư, sự đa dạng dân tộc và các chủ đề liên quan [128]. Tìm hiểu về đời sống của những người dân trong làng có công trình Studies of Okinawan Village Life (Nghiên cứu về đời sống làng Okinawan) của Clarence J. Glacken. Trong đó, tác giả đã mô tả, phân tích sâu về làng ở Okinawa với nhiều tư liệu sinh động giúp cho người đọc có được những thông tin hữu ích về đời sống của những người dân địa phương. Clarence đã giới thiệu ba loại hình cư trú đại diện cho làng Okinawan là: cư trú theo cụm, mật tập và cư trú rải rác. Hàng loạt các chủ đề được tác giả giới thiệu: công nghệ, hệ thống gia đình, các ảnh hưởng thời chiến tranh, các hoạt động trợ cấp, vòng đời và tôn giáo [131]. Cũng hướng nghiên cứu trên, năm 1973, Lemoine Jacques xuất bản Một làng Hmông Xanh ở Thượng Lào. Tác phẩm này đã mô tả chi tiết và cụ thể tổ chức xã 8
  • 17. hội của người Hmông Xanh. Theo đó, các nóc nhà được coi là tế bào kinh tế, việc trao đổi buôn bán, tích lũy vốn và phân hóa xã hội, cho vay và nợ nần thông qua đồng Kíp - đồng tiền Lào hiện hành được phân tích rõ ràng, cụ thể. Vai trò xã hội của các thành viên trong gia đình, dòng họ được nghiên cứu một cách sâu sắc [42]. Về không gian làng/bản, trong Không gian xã hội vùng Đông Nam Á, năm 1997, Georges Condominas đã mô tả từng chi tiết nhỏ nhất của làng Sar Luk, từ sản xuất cho đến sinh hoạt tín ngưỡng được mô tả như một chu kì khép kín, tuần tự. Nghiên cứu của ông mang cả chiều cạnh không gian và thời gian. Tuỳ thuộc vào đặc điểm lịch sử, đặc điểm kinh tế và xã hội mà nó có những biên độ khác nhau [32]. Nghiên cứu về xu hướng phát triển của làng có Developing village India: Studies in village problems (Làng đang phát triển ở Ấn Độ: Nghiên cứu các vấn đề về làng xã) của Mohinder Singh Randhawa. Theo tác giả, hai lĩnh vực kinh tế và văn hóa có sự tác động hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển của làng. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu khá rộng, mang tính khái quát, không đi sâu cụ thể từng làng riêng biệt [133]. Ngoài ra, còn có The Village Concept in the Transformation of Rural Southeast Asia (Khái niệm làng trong quá trình chuyển đổi ở vùng nông thôn Đông Nam Á) do Christer Gunnarsson và Mason C. Hoadley đồng tác giả trình bày sự phát triển nhanh chóng của làng tại các nước Indonesia, Malaysia và Thái Lan, gồm 4 phần: Phần một, tác giả cho rằng, làng là một sự sáng tạo của nhà nước thuộc địa. Phần hai, chỉ ra nguyên nhân làm suy yếu các ngôi làng và giải pháp khắc phục. Phần ba, tập trung nghiên cứu các ngôi làng ở Thái Lan và phần cuối đề cập các chính sách của nhà nước tác động tới đời sống của những người dân sống trong những ngôi làng ấy [129]. Nhìn chung, các công trình kể trên đều nghiên cứu về làng với cách tiếp cận Sử học, Dân tộc học/Nhân học. Nét nổi bật là sự đa dạng về hình thức tổ chức, không gian xã hội và sự phát triển của mỗi làng phụ thuộc vào điều kiện địa lý, hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội của mỗi đất nước. Qua đó, cũng thấy được những đặc trưng văn hóa riêng của mỗi dân tộc ở mỗi quốc gia. Điều này góp phần định hướng cho NCS tìm hiểu về tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 9
  • 18. 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước 1.2.2.1. Các công trình nghiên cứu về làng người Việt và làng/ bản ở các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Nghiên cứu về làng Việt xuất hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đó là các công trình của Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục [14]; Ngô Tất Tố với Việc làng [106]; các bài báo của Hoàng Đạo đăng trong tập Bùn lầy nước đọng trên tạp chí Phong hóa [25]. Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, hàng loạt các tác phẩm của các học giả Việt Nam nghiên cứu tổng quan về làng xã đã được công bố, tiêu biểu là các cuốn sách: Xã thôn Việt Nam của Nguyễn Hồng Phon[74], các bộ Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (1977, 1978) [121], Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại do Viện Sử học biên soạn (1990, 1991) [122], Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ của Trần Từ [110], cùng rất nhiều sách, bài, tạp chí theo các chuyên đề, như Hương ước và quản lý làng xã của Bùi Xuân Đính [28], Làng Việt Nam, một số vấn đề kinh tế, xã hội và văn hoá của Phan Đại Doãn (1992, 2000) [20], Một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVII – XIX của Nguyễn Quang Ngọc, [64], Hành trình về làng Việt cổ [29], Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai - truyền thống và biến đổi của Bùi Xuân Đính [30]; Phan Đại Doãn, Làng Việt Nam đa nguyên và chặt [21]; Diệp Đình Hoa, Nguyễn Văn Bàng, Nguyễn Quang Nghị, Nguyễn Cao Sơn, Làng Nguyễn: Tìm hiểu làng Việt [35]; Nguyễn Quang Ngọc, Một số vấn đề làng xã Việt Nam [65]. Nghiên cứu về bản của các dân tộc thiểu số, có thể đề cập tới một số công trình sau đây: Năm 1993, Cầm Trọng và Nguyễn Ngọc Thanh giới thiệu Làng bản của các dân tộc thiểu số miền núi miền Bắc Việt Nam trên Tạp chí Dân tộc học số 2. Các tác giả cho rằng, làng bản là một khái niệm mới biểu thị nhận thức của người Việt Nam về đất nước và con người. Đồng thời đưa ra cách phân loại làng bản theo vùng địa lí cư dân và loại hình kinh tế - xã hội truyền thống [94]. Bàn về sự hình thành và điều kiện thành lập bản có Báo cáo điền dã dân tộc học Bản Tày của Phương Bằng. Trong nghiên cứu này, tác giả đưa ra điều kiện cần 10
  • 19. và đủ để đi đến kết định thành lập bản, đất ruộng và nước tưới là điều kiện tiên quyết. Chính điều kiện cư trú và canh tác là nguyên nhân tạo ra những bản Tày có cá tính riêng, như: nền kinh tế nhỏ mang nặng tính tự cấp tự túc và quan hệ giữa các bản và hệ thống chợ tạo nên sự trao đổi mua bán giữa các cư dân trong vùng [9]. Nghiên cứu về bản và các thiết chế xã hội của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, tác giả Nguyễn Ngọc Thanh đã có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Làng bản và nghi lễ của người Dao Đỏ ở một xã miền núi [80]; Làng của người Hmông ở Việt Nam [96]; Làng bản của người Dao Quần Chẹt ở Phú Thọ [97]; Một số đặc điểm về thiết chế làng bản của người Hà Nhì ở miền núi phía Bắc Việt Nam [98]; Một số đặc điểm làng bản của người Cao Lan ở Vĩnh Phúc [99]; Thiết chế bản của người Dao [101]. Nhìn chung, các bài viết này đã chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của tổ chức bản truyền thống trên các khía cạnh: ý nghĩa của tên bản, không gian sinh tồn, bộ máy tự quản, quy ước… Tuy nhiên, những yếu tố tác động và nguyên nhân biến đổi còn chưa được tác giả quan tâm đúng mức. Nghiên cứu về đặc điểm làng bản, Hoàng Bé và Hoàng Minh Lợi có bài Làng bản của người Tày đăng trên Tạp chí Dân tộc học số 4 đề cập tới nhà cửa, việc thờ cúng thần Cốc bản và Thổ công, tổ chức gia đình, tổ chức xã hội, sinh hoạt lễ nghi, và các quan hệ đạo đức xã hội, đồng thời nêu ra những vấn đề cấp bách cần được giải quyết trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng nông thôn mới đối với các làng bản người Tày ở Bắc Kạn [12]. Cũng theo hướng nghiên cứu trên, trong cuốn Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam, Đỗ Thúy Bình cho rằng bản người Tày, Nùng, Thái đều nằm dưới các chân núi, sườn đồi. Số lượng nhà cửa trong một bản khá lớn, đôi khi đạt và vượt quá trăm nóc. Người Tày, Thái sống ở nhà sàn, còn người Nùng tùy từng nơi vừa sống ở nhà sàn, vừa sống ở nhà nền đất. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu phân tích chi tiết đặc điểm bản của tộc người nghiên cứu [13]. Nghiên cứu về không gian cư trú làng bản có thể đề cập đến hai luận văn thạc sĩ lịch sử của Trần Văn Quyền Làng bản cổ truyền của dân tộc Tày ở huyện Võ Nhai Thái Nguyên [97] và Triệu Quỳnh Châu Làng bản của người Tày ở huyện 11
  • 20. Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng [16]. Ở cả hai công trình đã tập trung giới thiệu không gian sinh tồn, cơ cấu tổ chức, những đặc trưng và vai trò của bản trong lịch sử, những thay đổi của làng/bản người Tày từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bàn về sự biến đổi của làng/bản cũng có một số bài viết như Làng Dao ở Ba Bể Cao Bằng [87]; Thôn làng người Dao ở nước ta hiện nay: những biến đổi và vấn đề đặt ra [88] của Lý Hành Sơn. Hai bài viết này bước đầu chỉ rõ đặc trưng văn hóa của thôn làng người Dao, đại diện cho hình thức cư trú vùng rẻo cao. Nhìn chung, nghiên cứu về tổ chức bản của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc từ sau Đổi mới 1986 đến nay đã có một số công trình được công bố, nhưng tập trung chủ yếu ở các dân tộc Tày, Thái, Mường, Dao, Hà Nhì... Bên cạnh những ưu điểm, các công trình nêu trên bộc lộ một số hạn chế sau: - Chủ yếu trình bày truyền thống, ít chú ý đến quá trình biến đổi bản và sự thay đổi của mô hình quản lý bản qua từng giai đoạn lịch sử, nhất là từ sau Đổi mới (1986) đến nay. - Chưa chú ý đến vai trò, vị trí của bản trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số. 1.2.2.2. Các công trình nghiên cứu về người Nùng và người Nùng Phàn Slình Cho đến nay đã có rất nhiều công trình về người Nùng: Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn, Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam [48]; Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc) [120]; Lã Văn Lô, Hà Văn Thư, Văn hóa Tày, Nùng [49]; Hoàng Hoa Toàn, Nguồn gốc lịch sử các tộc người Tày, Nùng ở Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học số 2 [93]. Từ năm 1986 đến nay, đất nước có nhiều biến đổi về lĩnh vực kinh tế - xã hội, đã làm cho nhiều yếu tố văn hóa truyền thống dần mất đi thay vào đó xuất hiện nhiều yếu tố văn hóa mới tác động đến cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số trên khắp cả nước. Năm 1992, Viện Dân tộc học xuất bản công trình Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam, trong đó các lĩnh vực kinh tế, văn hóa vật chất, tổ chức xã hội, tín ngưỡng - tôn giáo, ngôn ngữ và văn học dân gian của hai dân tộc Tày, Nùng được trình bày tỉ mỉ, cụ thể [117]. 12
  • 21. Cùng thời gian trên, sách Dân tộc Nùng ở Việt Nam của Hoàng Nam được xuất bản. Đây là chuyên khảo đầu tiên mô tả về hoạt động kinh tế, vật chất, sinh hoạt tinh thần và tập quán của người Nùng. Bàn về bản, tác giả nhấn mạnh bản là một đơn vị xã hội cơ sở. Bao trùm các mối quan hệ của bản là quan hệ địa vực, quan hệ dân tộc, quan hệ kinh tế, quan hệ văn hoá [59]. Tìm hiểu về đặc trưng của làng bản, Đàm Thị Uyên có bài Văn hóa dân tộc Nùng ở Cao Bằng. Tác giả cho rằng: “Làng bản thường được lập trên những nơi đất chạy quanh chân đồi, chân núi, ven sông suối, trên những gò đất hay mô đất thấp... ở những nơi quang đãng dựa vào lưng núi vào đồi, đằng trước là bồn địa đất đai màu mỡ từ lâu và được khai khẩn thành ruộng đồng” [111, tr.94]. Với nhận xét này, NCS cũng có thêm được nguồn tư liệu để so sánh trong quá trình thực hiện đề tài. Nghiên cứu về nhà ở, Hoàng Minh Lợi với Nhà cửa và trang phục của người Tày và Nùng ở Cao Bằng, Lạng Sơn [46], Một số phong tục - tập quán liên quan đến nhà cửa của người Tày, Nùng trên Tạp chí Dân tộc học số 3, giới thiệu về nét văn hóa đặc trưng nhưng chủ yếu viết về người Tày, những đặc điểm văn hóa của Nùng không được thể hiện rõ nét trong bài nghiên cứu này [47]. Cũng vẫn chủ đề trên, Phan Đình Thuận có luận văn Nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên từ 1945 đến nay. Đề tài giới thiệu hình ảnh ngôi nhà, kỹ thuật làm nhà của người Nùng ở ba xã Hòa Bình, Quang Sơn và Tân Long, huyện Đồng Hỷ [104]. Về chủ đề trang phục, Lê Văn Bé với Trang phục cổ truyền của người Nùng ở Đông Bắc Việt Nam, luận án tiến sĩ Lịch sử chuyên ngành Dân tộc học, giới thiệu về các loại hình y phục và trang sức của các nhóm Nùng; nêu lên những đặc trưng trang phục và xu hướng phát triển của trang phục Nùng trước đây và hiện nay. Công trình này góp phần khẳng định bản sắc văn hóa của tộc người Nùng ở vùng Đông Bắc Việt Nam [11]. Phong tục tập quán cũng là một đề tài có rất nhiều các công trình nổi bật. Hai tác giả Vương Xuân Tình và Nguyễn Ngọc Thanh có Tập quán bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên của các dân tộc Tày, Nùng, Kinh ở 2 tỉnh Lạng Sơn và Hà Bắc (nay là Bắc Ninh, Bắc Giang) [91]. Năm 2000, Vương Xuân Tình tiếp tục công bố: 13
  • 22. Luật tục của các dân tộc Tày, Nùng với vấn đề quản lý xã hội và nguồn tài nguyên, in trong sách “Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam”. Đây là những nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và tương đối đầy đủ về luật tục của dân tộc Tày, Nùng ở các địa phương được nghiên cứu [92]. Năm 1999, công trình Các dân tộc Tày, Nùng với tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp của Trần Văn Hà là một nghiên cứu thuộc lĩnh vực xã hội học - tộc người đi sâu tìm hiểu về quá trình phổ biến và tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật cũng như biểu hiện của sắc thái văn hóa sản xuất của hai dân tộc Tày, Nùng trong giai đoạn đổi mới kể từ sau Khoán 10 (1989 - 1995). Theo quan điểm bản là cộng đồng hạt nhân nhỏ nhất ở nông thôn vùng Tày, Nùng. Nó ít bị thay đổi nhất qua từng thời kì lịch sử. Tuy nhiên, vai trò của bản cũng chịu không ít biến động. Đến nay vị trí đó đã được xác định đúng đắn hơn. Không chỉ ở vùng Tày, Nùng mà ở các bản chức danh trưởng bản có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ xã hội của cộng đồng. Trong công trình này tác giả chỉ đưa ra một số đặc điểm cơ bản của cộng đồng thôn, bản chung của hai dân tộc Tày, Nùng [33]. Nghiên cứu về dân tộc Tày, Nùng, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Yên đã công bố một số bài: Văn hóa làng nghề người Nùng [124]; Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng [125], Sự biến đổi của người thầy cúng ở người Tày và người Nùng ở Việt Nam trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 2 [126]. Trong các công trình này, tác giả chủ yếu trình bày sự hình thành và biến đổi của tín ngưỡng và vai trò của nó trong đời sống của hai tộc người Tày, Nùng nói chung. Trong những năm trở lại đây, các nhóm Nùng cư trú ở vùng Đông Bắc được quan tâm nghiên cứu nhiều như Phong tục tập quán của người Nùng Dín ở Tùng Lâu [18]; Phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người Nùng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên [116]; Nghi lễ vòng đời của người Nùng An ở Cao Bằng [53]; Nghi lễ cưới xin của người Nùng Giang ở tỉnh Cao Bằng truyền thống và biến đổi [57]; Người Nùng Vẻn ở bản Cja Tjeng, xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng, Cao Bằng - Nét tương đồng và sự khác biệt với người Tày và các nhóm Nùng khác [123]; Lễ cầu tự của người Nùng Phàn Slình ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên [4]; Văn hóa truyền 14
  • 23. thống của người Nùng Khen Lài ở Cao Bằng [56], Tang lễ của người Nùng Giang ở Cao Bằng [57]; Người Nùng An ở Cao Bằng [69]. Nhìn chung, các công trình kể trên đã làm nổi bật văn hóa phi vật thể mang sắc thái văn hóa địa phương rõ nét Tiếp cận theo hướng Nhân học, Nguyễn Anh Tuấn có bài “Sổ nợ đời” - Vốn xã hội: Định đề giới hạn và trao đổi xã hội hay những mối liên hệ liên chủ thể [109]. Thông qua nghi lễ tang ma tác giả đã cho thấy các mối quan hệ xã hội của người Nùng Phàn Slình ở xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Đây cũng là một nguồn tài liệu để NCS tham khảo trong quá trình thực hiện luận án. Cũng tiếp cận theo hướng trên, luận án tiến sĩ Tang ma của người Nùng Phàn Slình ở tỉnh Thái Nguyên của Nguyễn Thị Ngân đã nêu các vấn đề bất cập và các giải pháp khắc phục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người. Trong luận án có giới thiệu về tổ chức hàng phường là một tổ chức phi quan phương nằm trong bản của người Nùng Phàn Slình, thể hiện tính tương trợ cộng đồng gắn kết, bền chặt. Nghiên cứu này là một phần tham khảo cho NCS trong việc tìm hiểu về cách thức tổ chức hoạt động của bản truyền thống [63]. Luận án Quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình (nghiên cứu ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) của tác giả Lê Minh Anh cũng đã đưa ra nhận xét đặc điểm chung nhất của người Nùng Phàn Slình là cư trú riêng biệt, ít có sự đan xen với các tộc người khác. Mỗi bản thường có vài dòng họ cùng tụ cư, trong đó, thường có một dòng họ có dân số lớn và đến đầu tiên. Sự tương trợ cộng đồng được tác giả đề cập chi tiết trong đám cưới và tang ma. Cùng với đó mạng lưới quan hệ các cá nhân dòng tộc của người Nùng Phàn Slình chủ yếu vẫn chưa vượt ra ngoài ranh giới của cộng đồng bản [3]. Nhìn chung lại, những công trình nghiên cứu về người Nùng và người Nùng Phàn Slình tập trung chủ yếu ở một số chủ đề như nguồn gốc lịch sử, văn hóa vật chất, nghi lễ trong chu kỳ đời người, thiết chế xã hội (dòng họ). Địa bàn nghiên cứu chủ yếu tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, ít công trình nghiên cứu về người Nùng Phàn Slình ở Thái Nguyên. Đến nay, chưa có nghiên cứu nào về tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở một địa phương cụ thể. Do vậy, NCS lựa 15
  • 24. chọn chủ đề tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên làm đề tài luận án của mình. 1.2. Cơ sở lý thuyết 1.2.1. Một số khái niệm Bản: là một thuật ngữ gần gũi đối với các tộc người thiểu số ở vùng trung du và miền núi phía Bắc. Khác với làng là từ thuần Việt, song ý nghĩa cũng tương tự nhau, bản là một cách gọi mang tính phổ thông mà các tộc người thiểu số dùng để gọi chính quê hương mình. Cụ thể, người Việt có từ làng, người Mường gọi là quêl, người Thái, người Tày, người Nùng gọi là bản, các dân tộc thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên gọi là bon, buôn hay theo tiếng gọi Chăm là plây, plê, palây, blê, hlây tùy theo cách phát âm của từng địa phương [115, tr.543 - 544]. Tổ chức xã hội (Social organization) Nhìn chung, nghiên cứu về tổ chức xã hội là nghiên cứu các khế ước kết nối các cá thể lại với nhau thành nhóm xã hội. Trong các xã hội đơn giản, các kết nối này bao gồm hậu duệ, tình dục, tuổi tác, tôn giáo, trao đổi kinh tế và liên kết hôn nhân; trong các xã hội phân tầng, các mối liên kết này liên quan đến nghề nghiệp, nhóm tộc người, chủng tộc và giai cấp. Dù tất cả các yếu tố này ngụ ý trong một nghiên cứu về tổ chức xã hội, trong thực tế các nhà nhân học đã tập trung vào nhiều vai trò của thuật ngữ thân tộc, dòng họ và cấu trúc bộ lạc, cư trú sau hôn nhân và hôn nhân giữa anh em với nhau trong cấu trúc các mối quan hệ xã hội [7, tr.780]. Tổ chức hội (association) bao gồm sự nhận diện, tương tác và sự thừa nhận những cái chung giữa con người, những sự vật và những tư tưởng; hoặc một tổ chức dựa trên các nguyên tắc như vậy. Con người kết giao với con người và đồng thời với những bản thể phi con người và phi thực tế như các thánh, các thần và các biểu tượng tô tem. Những mối liên kết giữa con người chồng chéo lên nhau theo những cách rất phức tạp và hầu hết con người đều đồng thời thuộc về các loại khác nhau. Những quan niệm về các hội biến thể nhiều theo các văn hoá, nhưng cách sử dụng nhân học thường chú trọng tới ba loại hình: 1. Nhóm: một nhóm người có giới hạn, thường có tên gọi mà các thành viên 16
  • 25. của nó đều ý thức cùng thuộc về nhóm và có thể thừa nhận một người lãnh đạo hay một người tổ chức thống nhất. Ví dụ như các hộ gia đình, các dòng họ, các nhà thờ, các hội đồng, các công ty, các liên đoàn, các câu lạc bộ và các nhà nước - dân tộc. 2. Mạng lưới: Một loạt hay một mạng các mối liên hệ giữa các cá nhân không thống nhất thiết bị giới hạn hay phải có tên mà mỗi thành viên có thể liên hệ trực tiếp chỉ với một hoặc hai thành viên khác ngoài ra không biết hoặc không liên hệ tiếp xúc với các thành viên khác hoặc chia sẻ bất cứ tình cảm nào về mối quan hệ thành viên chung. Ví dụ như các mạng lưới bạn bè, người quen kết hợp với các loại mối liên hệ khác nhau như vậy. 3. Loại: Mọi nhóm người (giới hạn hay không giới hạn) với một hoặc nhiều hơn những đặc điểm chung, mối quan tâm chung hoặc những mục đích chung; ví dụ gồm giới phụ nữ, những người lĩnh canh, giới những người sưu tập tem, những người di cư và những trẻ em nam theo đạo Bà la môn. Các nhóm, các mạng lưới và các loại có thể nổi lên và chồng chéo và các thuật ngữ đầu và thứ ba đôi khi có thể chuyển hoán [8, tr.70 - 71]. Truyền thống: là những thói quen hay có tính chất quen thuộc đã được hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [108, tr. 135]. Biến đổi: là thay đổi thành khác trước. Đây là một khái niệm rất rộng, trong luận án chỉ bàn về vấn đề biến đổi văn hóa tộc người cụ thể ở đây là biến đổi của tổ chức bản [60, tr.61]. Biến đổi xã hội (social change): nhiều nhà nhân học có thể cho rằng các tình huống của đời sống xã hội và chính trị thường xuyên thay đổi và ý nghĩa văn hoá mới tiếp tục được tạo ra. Marx Gluckham, một nhà nhân học chức năng - cấu trúc luận đã bị ảnh hưởng nhiều bởi các tiếp cận Marxist và tiếp cận lịch sử khác nhau cho rằng biến đổi là một thói quen và không khó hiểu hơn khả năng các hệ thống văn hoá và xã hội để duy trì các sắp xếp thể chế trong các giai đoạn lịch sử tương đối dài. Gluckham phân biệt các biến đổi lặp lại hay các biến đổi trong một hệ thống với các biến đổi cách mạng hoặc biến đổi của một hệ thống. Trong tình huống 17
  • 26. đầu, các động năng của hệ thống có xu hướng tái sản xuất sắp xếp thể chế giống nhau; trong phần sau, biến đổi được đánh dấu bởi một sự tái tạo toàn bộ của trật tự văn hoá và xã hội [7, tr.771 - 772]. Sở hữu tập thể: làng là chủ sở hữu tập thể đối với toàn bộ lãnh thổ của mình. Về nguyên tắc, địa vực ấy và tất cả mọi sản vật trên đó, dù tự nhiên sẵn có hay do con người tạo lập ra, đều thuộc dân làng sở tại: đất đai nói chung, rừng rú, đồi gò, sông suối, nhà cửa, kho lẫm, chuồng trại, muông thú cỏ cây... Việc xác lập quyền sở hữu mang giá trị pháp lý ổn định... Trong làng, tất cả những gì không thuộc riêng cá nhân hay nhóm thành viên, đều của chung dân làng [30, tr.90]. Theo Điều 208, Luật Dân sự năm 2005 cho rằng, sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế ổn định khác do các nhân hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi [62, 208]. Sở hữu cá nhân: được hiểu là là hình thức sở hữu của từng cá nhân về tư liệu sinh hoạt, tiêu dùng và tư liệu sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của công dân [62, Điều 211]. Sở hữu đất đai: từ trước đến nay luôn là một khái niệm phức tạp trong bất kỳ một hệ thống pháp lý nào. Tuy nhiên, hiểu một cách nôm na, có thể coi quyền sở hữu đất đai gồm 3 bộ phận: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đất đai. Luật Đất đai của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ thừa nhận một quyền sở hữu đất đai duy nhất là chế độ sở hữu toàn dân: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật” [64, Điều 4]. Sự chiếm hữu đất đai (Land tenure) chỉ mối quan hệ giữa con người và đất đai, hoặc các quyền và nghĩa vụ của con người đối với nhau liên quan đến đất đai. Bản thân thuật ngữ này có nhiều nghĩa: vật chất trên mặt đất, không gian được đánh dấu trên bản đồ, một cơ sở quyền lực, một nguồn lực để khai thác, một khía cạnh thần 18
  • 27. thánh, hay một cơ sở bản sắc xã hội. Các khái niệm đất đai và sự chiếm hữu đất đai ít khi ít khi được dịch thuật một cách đầy đủ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Sự chiếm hữu đất đai luôn phức tạp hơn những sự phân biệt đơn giản giữa tài sản công hoặc tư hàm ý, vì ở mọi nơi đều thấy có những sự kết hợp kiểm soát đất đai của cá nhận và của nhóm. Các quyền đối với đất đai có thể chia làm ba loại: 1. Quyền sử dụng: quyền vào ở, đi qua, săn bắn, hái lượm, chăn thả súc vật, làm nông nghiệp, thu gom khoáng vật, hoặc xây dựng: việc bỏ quyền sử dụng đất đai có thể cũng quan trọng. 2. Quyền chuyển nhượng: chuyển quyền sở hữu hay chiếm hữu thông qua thừa kế, quà tặng, cho mượn, trao đổi, thế chấp, cầm cố, mua bán hoặc các chuyển nhượng khác. 3. Quyền quản trị: quyền lực hay chức trách cấp đất hoặc thu hồi đất sử dụng, trọng tài phân xử tranh chấp, điều chỉnh các chuyển nhượng, quản lý đất để sử dụng vào mục đích công, đánh thuế đất hoặc thu thập đồ cống nạp, tiếp quản đất đai do đối phương vắng mặt hoặc thu hồi đất đai [7, tr.524]. Sở hữu chung của cộng đồng: là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng [63, Điều 211]. Hương ước, quy ước: là các quy phạm xã hội phản ánh quy chuẩn phong tục tập quán, ý chí nguyện vọng của tập thể cộng đồng dân cư trong việc quản lý điều hành các mặt đời sống xã hội, bảo vệ trật tự trị an, các quan hệ mang tính nội bộ. Các nội dung của hương ước, quy ước phải tạo ra sự cưỡng chế cộng đồng, kiểm soát định hướng hành vi của các thành viên ở nhiều mức độ khác nhau trên cơ sở quy chuẩn phong tục tập quán, ý chí chung của cộng đồng [95, tr. 213]. Thiết chế tự quản: Theo nghĩa chung nhất là “tự mình trông coi, quản lý công việc, không cần có ai điều khiển”, hoặc “là một phương thức quản lý mở rộng dân chủ trên những mức độ khác nhau. Ở một cộng đồng lãnh thổ, chế độ tự quản thể hiện ở 19
  • 28. chỗ chính quyền địa phương tự quyết định công việc của địa phương’’ [13, tr. 229]. Gia đình: có rất nhiều khái niệm khác nhau về gia đình, nhưng có thể hiểu đơn giản đó là một thiết chế xã hội, dựa trên cơ sở sự kết hợp những thành viên khác giới, thông qua hôn nhân, để thực hiện các chức năng sinh học, kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng. Ðây là một nhóm xã hội hình thành từ sự kết hợp của một đôi nam nữ không cùng huyết thống và sau đó có những quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân của họ, có thể bao gồm một số người không có quan hệ huyết thống nhưng có quan hệ dưỡng dục [88, tr. 9]. 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu 1.2.2.1. Lý thuyết không gian xã hội Không gian hay không gian xã hội là một khái niệm quan trọng trong khoa học xã hội nói chung, Dân tộc học/Nhân học nói riêng. Nó đã được bàn đến bởi nhiều tên tuổi lớn như Emile Durkheim, Claudi Levis - Strauss, E. E. Prichard, Marcel Mauss... và được một số nhà khoa học khác phát triển thành một lý thuyết thực thụ. Vào nửa sau thế kỷ XX, trên cơ sở chủ nghĩa duy vật Mác xít, học giả người Pháp Lefebvre đã trình bày một số ý tưởng về lý thuyết không gian xã hội. Theo Lefebvre, không gian bao gồm hai loại: không gian tự nhiên do thiên nhiên sản sinh; không gian xã hội do con người sản xuất, sáng tạo bằng các lực lượng sản xuất, bằng các phương tiện sản xuất và thông qua các phương thức sản xuất. Hay nói cách khác, không gian xã hội “là một sản phẩm xã hội” [113, tr. 1]. Tuy có khả năng tái sản xuất, có tính lặp lại, nhưng không gian xã hội không phải là giống nhau đối với mọi nơi trên thế giới. Mỗi xã hội, mỗi khu vực, mỗi địa phương có một không gian riêng biệt. Chúng khác nhau là bởi vì được cấu thành bởi những yếu tố quan trọng khác nhau như các quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất, các quan hệ sản xuất, các lực lượng sản xuất [113, tr.86]. Đi sâu vào không gian xã hội, Lefebvre sử dụng ba khái niệm cơ bản: (i) hoạt động không gian - bao gồm cả quá trình sản xuất và sinh sản, và những vị trí cùng tính chất đặc biệt của mỗi tập hợp xã hội; (ii) các thể hiện của không gian - liên quan tới các mối quan hệ sản xuất và trật tự mà các quan hệ này quy định; và 20
  • 29. (iii) các không gian thể hiện với hệ thống biểu tượng phức tạp. Năm 1977, nhà khoa học người Pháp Georges Condominas - một tên tuổi lớn trong các nhà Dân tộc học phương Tây nghiên cứu về châu Á - đã công bố công trình “Không gian xã hội”, trong đó đã kế thừa và phát triển khái niệm không gian xã hội lên một tầm vóc mới. Condominas định nghĩa không gian xã hội (L’espace social) “là không gian được xác định bởi tập hợp các hệ thống quan hệ đặc trưng cho một nhóm người nào đó” [24, tr.16]. Giống như Lefebvre, Georges Condominas cũng cho rằng không có cái gọi là một không gian xã hội thuần nhất, giống nhau ở mọi trường hợp. Ngoài chiều cạnh cơ sở vốn có là không gian và thời gian, không gian xã hội còn mang tính lịch sử và tính tộc người. Cụ thể hơn, biên độ của nó thay đổi tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, đặc điểm kinh tế, xã hội của một cộng đồng. Các mạng lưới quan hệ đa tầng là thứ được ẩn chứa trong mỗi không gian này. Vì lẽ đó, khi đề cập đến thế giới quan của người Mnông Gar, ông cho rằng quan niệm của họ về không gian xã hội là không hề giống với quan niệm của người Ê-đê, người Kinh, và cũng có nhiều điểm bất nhất với cách phân loại của các nhà khoa học. Georges Condominas xác định một số khía cạnh đặc trưng của không gian xã hội bao gồm: (i) những mối liên hệ với không gian và thời gian; (ii) những mối quan hệ với môi trường; (iii) những mối quan hệ trao đổi của cải; (iv) những mối quan hệ giao tiếp; (v) những mối quan hệ họ hàng và xóm giềng. Trong đó, quan hệ giữa con người với hệ sinh thái là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của không gian xã hội. Không gian sinh thái cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và bản thân sự tồn tại của nhóm người, thời gian sinh thái thì thúc đẩy đời sống theo nhịp điệu các mùa [24, tr. 22 - 54]. Bởi vì những khía cạnh này thiên về yếu tố văn hóa, cho nên thực chất không gian xã hội theo cách diễn giải của ông chính là không gian văn hóa - xã hội. Trong giới nghiên cứu văn hóa, quan điểm này đưa đến/ củng cố một phương pháp gọi là Khu vực học, tức là lấy không gian xã hội - văn hóa, bao gồm các lĩnh vực hoạt động của con người và quan hệ tương tác giữa con người và điều kiện tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu. 21
  • 30. Vận dụng lý thuyết trên, NCS sẽ tiếp cận nghiên cứu tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình như một không gian xã hội có ý nghĩa sinh tồn, nơi cộng đồng thông qua nó để thiết lập và duy trì các mối quan hệ với môi trường, các mối quan hệ kinh tế, và các quan hệ xã hội như láng giềng, dòng họ, hôn nhân - gia đình, giao lưu văn hóa và ngôn ngữ. Hệ thống này luôn mở rộng, lan truyền, tiến bộ không ngừng chứ không đứng im làm biến đổi không gian xã hội là bản. Không gian xã hội luôn chứa đựng các quan hệ xã hội, các vấn đề và những thực hành của các xã hội tộc người rộng lớn hơn cả không gian địa lý cư trú đơn thuần, cho nên nghiên cứu về tổ chức bản không chỉ giới hạn ở những thành tố nội tại bên trong nó, mà phải có mối liên hệ với các quan hệ rộng lớn hơn bao trùm lên nó. 1.2.2.2. Lý thuyết biến đổi xã hội Biến đổi xã hội là một vấn đề đã được các nhà khoa học xã hội, trong đó có Dân tộc học/Nhân học quan tâm và nghiên cứu. Từ thế kỷ XIX, hai tên tuổi lớn của ngành là L.H. Morgan (Mỹ) và E.B. Taylor (Anh) đã đặt nền tảng cho lý thuyết biến đổi xã hội khi cho rằng biến đổi xã hội và văn hóa theo quá trình tiến hóa, tức là sắp xếp các nền văn hóa trên thế giới theo một trật tự từ thấp đến cao trên cột thước đo từ xã hội nguyên thủy đến xã hội văn minh và mọi sự khác biệt về văn hóa chỉ là sự chênh lệch trên bậc thang tiến hóa đó. Thuyết này coi xã hội phương Tây là đỉnh cao của mọi nền văn hóa, các xã hội nằm ngoài phương Tây bị xem là sơ khai. Dưới quan điểm hiện đại, chủ nghĩa tiến hóa văn hóa kiểu này là đối tượng của nhiều sự chỉ trích cả về học thuật và chính trị. Bên cạnh thuyết tiến hóa, có nhiều lý thuyết khác cũng có thể xếp vào nhóm lý thuyết về biến đổi xã hội, ví dụ như lý thuyết xung đột, và những quan điểm hiện đại về biến đổi xã hội - thứ sẽ không đề cao một khuôn mẫu chung duy nhất mà nhấn mạnh vào sự tương tác phức tạp của nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài tạo nên sự biến đổi. Các lý thuyết hiện đại hóa, lý thuyết hệ thống thế giới, lý thuyết phụ thuộc là những tiếp cận mới trong quan điểm hiện đại về biến đổi xã hội. Ở đó, các nhà khoa học đã đưa ra những cách lý giải đa diện hơn trong bối cảnh hiện đại hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. 22
  • 31. Trong Từ điển nhân học của Thomas Barfield, biến đổi xã hội được định nghĩa là “các tình huống của đời sống xã hội và chính trị đang thay đổi liên tục và những ý nghĩa văn hóa mới được sáng tạo theo’’ [7, tr.428]. cũng có thể hiểu biến đổi xã hội là “một quá trình qua đó các khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian” [68, tr. 24]. Theo nghĩa này, biến đổi văn hóa là một phần của biến đổi xã hội, bởi vì văn hóa cũng là một bộ phận của đời sống xã hội, cũng tự không ngừng biến đổi. Ngay từ ban đầu, ý tưởng về sự biến đổi xã hội có một sự tương đồng khá lớn với nguyên lý phát triển của chủ nghĩa Mác xít khi cho rằng mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong quá trình vận động và phát triển, cho nên mọi sự biến đổi đều là tất yếu. Cũng như giới tự nhiên, mọi xã hội, mọi nền văn hóa đều không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định tương đối, còn thực tế, nó không ngừng thay đổi từ bên trong bản thân nó. Thực tế là trong các khoa học xã hội về phát triển, phát triển thường được xem là một hình thức của biến đổi xã hội. Tuy là hiện tượng phổ biến, biến đổi xã hội có thể diễn ra với những con đường rất khác nhau về phạm vi, thời gian và hệ quả. Biến đổi xã hội có thể hiểu theo hai nghĩa: biến đổi vĩ mô là những thay đổi diễn ra và xuất hiện trên phạm vi rộng lớn và trong khoảng thời gian dài. Biến đổi vi mô là những biến đổi nhỏ, diễn ra trong thời gian ngắn, được tạo ra từ một lĩnh vực nào đó của đời sống. Khuynh hướng tiếp cận chủ yếu của Dân tộc học/Nhân học trong các lý thuyết về biến đổi xã hội là xem một phần hoặc toàn bộ sự biến đổi văn hóa, biến đổi kinh tế, biến đổi môi trường... là hệ quả của biến đổi xã hội dưới tác động của thời gian và các nhân tố tác động lẫn nhau. Biến đổi xã hội là một quá trình thay đổi qua thời gian, với các điểm thời gian xác định nơi chứng kiến sự chuyển dịch của các sự kiện, mô thức hành vi, hệ thống xã hội truyền thống. Các học giả như Peter Dwyer và Monica Minnegal tiếp cận biến đổi xã hội như một quá trình thích nghi và chuyển đổi. Biến đổi được xem là “thích nghi” khi bản chất của hiện tượng không thay thế hoàn toàn bởi hiện tượng khác trong bối 23
  • 32. cảnh mới; còn biến đổi được xem là “chuyển đổi” khi hiện tượng được thay thế bằng cái khác mới hơn. Biến đổi xã hội có thể nhận diện qua cả những biến đổi bề mặt và biến đổi theo chiều sâu. Biến đổi xã hội không phải lúc nào cũng mang tính chất nội tại, tự phát, đặc biệt là nếu nó chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Nhìn chung, trong bối cảnh hiện đại, nhân tố ảnh hưởng đến sự biến đổi xã hội thường bắt nguồn từ việc can thiệp từ bên ngoài có chủ đích vào bối cảnh của các mối quan hệ trong hệ thống hiện tại [111]. Với luận án này, NCS tập trung xem xét sự biến đổi xã hội ở người Nùng Phàn Slình dưới góc độ biến đổi tổ chức bản, do những tác động của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách đổi mới, chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện trong những năm gần đây. Trong quá trình vận dụng các chính sách này ở cấp cơ sở, tổ chức bản của người Nùng Phàn Slình đã có nhiều biến đổi về không gian, hình thức cư trú cho tới đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội cho phù hợp với công cuộc xây dựng và phát triển chung của đất nước trong giai đoạn xây dựng đời sống văn hóa mới. 1.3. Khái quát về huyện Đồng Hỷ và ngƣời Nùng Phàn Slình 1.3.1. Khái quát về huyện Đồng Hỷ Trải qua các thời điểm lịch sử, phạm vi địa giới huyện Đồng Hỷ đã có nhiều thay đổi. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, vào thời Hồng Đức (nhà Lê sơ), huyện Đồng Hỷ nằm trong phủ Phú Bình, xứ Thái Nguyên, do phiên thần họ Ma nối đời cai trị. Đời Nguyễn Gia Long vẫn giữ nguyên, lỵ sở đặt tại xã Nhẫm Quang. Đến năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), triều Nguyễn định ra chế độ lưu quan, lỵ sở chuyển về xã Huống Thượng. Vào thời điểm ấy, huyện Đồng Hỷ gồm 9 tổng, 33 xã. Phía đông đến tận địa giới huyện Tư Nông, phía tây đến địa giới huyện Phú Lương, phía nam đến địa giới huyện Phổ Yên, phía bắc đến địa giới huyện Võ Nhai. Cho đến trước năm 1962, Đồng Hỷ bao gồm 29 xã (trong đó có xã Hợp Tiến của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang). Từ năm 1985, huyện Đồng Hỷ bao gồm 17 xã, 3 thị trấn (Chùa Hang, Trại Cau và Sông Cầu). Địa phận huyện Đồng Hỷ ngày nay trải dài trên tọa độ địa lý từ 210 32’ đến 24
  • 33. 210 51’ vĩ độ Bắc, từ 1050 46’ đến 1060 04’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn, phía nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên, phía đông giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên. Địa giới tự nhiên phân cách Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên là dòng sông Cầu uốn lợn quanh co từ xã Cao Ngạn theo hướng bắc - nam xuống đến đập Thác Huống (xem Phụ lục bản đồ hành chính 9, huyện Đồng Hỷ). Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 520.59km2 . Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 50,8%, đất nông nghiệp 16,4%, đất thổ cư 3,96%, đất cho các công trình công cộng 3,2% và đất chưa sử dụng chiếm 25,7%. Nền địa hình có độ cao trung bình dưới 200m cách mực nước biển, dốc thoai thoải từ đông bắc xuống tây nam. Phía bắc và đông bắc thuộc dãy núi đá vôi Bắc Sơn hùng vĩ. Các xã phía bắc và đông bắc thuộc vùng núi cao, độ cao trung bình là 120m so với mực nước biển, nhiều khe suối đi lại khó khăn nhưng có thế mạnh phát triển thủy điện, lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc. Các dãy núi đá lớn là vùng núi thấp nhiều đồi hình bát úp, độ cao từ 50 - 60m, có khả năng phát triển cây công nghiệp (chè, mía, lạc...). Các xã nằm phía hạ lưu sông Cầu độ cao trung bình 20m so với mực nước biển, có những cánh đồng bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển lúa nước và cây thực phẩm... Đồng Hỷ nằm ở vùng bắc chí tuyến, trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, nên khí hậu ở đây mang tính chất nhiệt đới nóng, ẩm, gió mùa. Mùa nóng từ tháng 4 tháng 10; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ít mưa. Nhiệt độ trung bình là 220 C, nhiệt độ cao nhất trung bình nhiều năm là 27,20 C, nhiệt độ thấp nhất trung bình trong năm là 20,20 C. Tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất, tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất. Số giờ nắng trong năm là 1.628 giờ. Lượng mưa trung bình từ 1.800 - 2.000mm/năm, tập trung từ tháng 2 đến tháng 10, chiếm 90,6% tổng lượng mưa cả năm. Tháng 7 có lượng mưa lớn nhất, trung bình từ 401 - 420mm; trái lại, tháng 12 và tháng 1 có lượng mưa thấp nhất, khoảng 24 - 25mm. Mỗi năm có khoảng 21 - 22 đợt gió mùa đông bắc tràn qua trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau. Mật độ sông, suối bình quân 0,2km/km2 , tất cả đều bắt nguồn từ khu vực núi 25
  • 34. cao phía bắc, đông bắc và đều chảy vào sông Cầu. Sông Cầu chảy theo hướng Bắc - Nam là biên giới phía tây của huyện với độ dài 47km, là nguồn cấp nước chính, có tiềm năng khai thác vận tải thủy và cát phục vụ nhu cầu xây dựng của người dân trong tỉnh. Đồng Hỷ cũng nổi tiếng là vùng đất giàu khoáng sản, trong đó có cả những khoáng sản quý được đánh giá là có tầm quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân như mỏ quặng sắt lộ thiên ở Trại Cau, mỏ kẽm chì làng Hích ở xã Tân Long. Huyện Đồng Hỷ trước đây có thế mạnh về tài nguyên rừng. Tuy nhiên, rừng trên địa bàn huyện ngày nay chỉ còn một ít gỗ quý, trừ phía bắc huyện (Văn Lăng, Tân Long) còn một số rừng nguyên sinh trên núi đá vôi, trong đó có nhiều gỗ trai, nghiến, lát... [5, tr.10 - 12]. Chính điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái đã ảnh hưởng đến việc bố trí bản và tập quán cư trú của người Nùng Phàn Slình truyền thống và hiện tại. 1.3.2. Khái quát về người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ 1.3.2.1. Tên gọi Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Việt Nam có 968.800 người Nùng với nhiều nhóm khác nhau, cư trú chủ yếu ở: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Quảng Ninh, Thái Nguyên... Trong Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn có ghi: “Giống người Nùng đều là người 12 thổ châu ở Tiểu Trấn Yên, Quy Thuận, Long Châu, Điền Châu, Phủ Châu, Thái Bình, Lôi Tử Thành và Hướng Vũ thuộc Trung Quốc làm nghề cày cấy, trồng trọt, cùng chịu thuế khóa lao dịch, mặc áo vằn vải xanh, cắt tóc, trắng răng, có người trú ngự đã đến vài ba đời, đổi theo tập tục người Nam, quan bản thổ thường cấp cho họ một số ruộng làm người phần, bắt họ chịu binh xuất. Các xứ Lạng Sơn, Cao Bằng và Thái Nguyên đều có giống người này” [23, tr.334]. Lê Quý Đôn còn nói đến người Tạo ở các phủ Quảng Nam, Khai Hóa, Châu Phú: người Ngô Ngàn ở Điền Châu, Quảng Tây chắc chắn chỉ là người Nùng. Căn cứ vào gia phả một số nhóm Nùng, có thể thấy rằng tộc người này đều có nguồn gốc từ Trung Quốc; do nhiều nguyên nhân khác nhau đã di cư đến Việt Nam, cụ thể như sau: 26
  • 35. - Nùng Xuồng hay Nùng Tùng Xìn từ Sùng Thiện; - Nùng Phàn Slình từ châu Vạn Thừa; - Nùng Inh từ Long Anh; - Nùng Cháo từ Long Châu; - Nùng Lòi từ Hạ Lôi; - Nùng An từ An Kết; - Nùng Quý Rịn từ Quy Thuận; - Nùng Sẻng từ Dưỡng Lợi; - Nùng Hảm Sính từ Châu La Hồi; - Nùng Khen Lài từ Châu An Bình; - Nùng Gửi từ Châu Trấn An; - Nùng Giang từ Tả Giang; - Nùng Skit từ Châu Tứ Kết; - Nùng Dín ở Mường Khương, Bắc Hà (Lào Cai) và Hoàng Su Phì, Đồng Văn (Hà Giang) từ Vân Nam [31, tr.32]. Những nhóm Nùng hiện nay vẫn mang tộc danh Nùng mới chỉ bắt đầu di cư sang Việt Nam trong những thế kỷ gần đây. Những gia phả, sách cúng, sách hát đồng bào còn giữ lại được đã cho thấy rõ, họ mới tới Việt Nam được từ 10 - 15 đời, tức khoảng 200 - 300 năm nay. Người Nùng ở trong các thung lũng nhỏ hẹp, không đủ điều kiện làm ruộng nước, thường phải khai thác một phần thành nương rẫy, định canh. Đại bộ phận người Nùng ở Việt Nam là những người di cư từ Quảng Tây (Trung Quốc). Họ di cư theo từng nhóm nhỏ. Có thể kể ra khá nhiều nguyên nhân của những cuộc thiên di, nhưng chủ yếu là do bị áp bức bóc lột nặng nề, bị chèn ép, nhất là bị đàn áp, tàn sát đẫm máu sau các cuộc khởi nghĩa không thành công. Loạn lạc, cướp bóc cùng với nạn thiếu ruộng đất cũng thúc đẩy họ đi tìm nơi sinh sống dễ chịu hơn. Những tên gọi của các nhóm địa phương của người Nùng có thể gộp thành hai nhóm chính như sau: Thứ nhất, những tên gọi theo đặc điểm trang phục. Những tên gọi này thường không phải tên tự gọi của mỗi nhóm, mà là do dân tộc lân cận hoặc các 27
  • 36. nhóm khác của người Nùng đặt ra, ví dụ: Nùng Khen Lài (ống tay áo đáp vải khác màu), Nùng Hu Lài (đội khăn chàm có những đốm trắng), Nùng Slử Tỉn (mặc áo ngắn chỉ chấm ngang mông)... Thứ hai, những tên gọi theo địa danh, nơi mà từ đó người Nùng di cư tới Việt Nam, ví dụ: Nùng An (châu An Kết), Nùng Inh (châu Long Anh), Nùng Phàn Slình (châu Vạn Thành), Nùng Cháo (Long Châu), Nùng Quý Rịn (châu Quy Thuận)… Ngoài ra, còn có các nhóm mà xuất xứ tên gọi ta chưa thể xác định được, như Nùng Dín, Nùng Xuồng, Nùng Tùng Xìn, Nùng Viển, Nùng Chủ… [103, tr.279 - 280]. 1.3.2.2. Lịch sử cư trú Thái Nguyên là vùng đất có khá đông người Nùng cư trú với 63.816 người chiếm 5,7% dân số toàn tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 5 nhóm địa phương của dân tộc Nùng: Nùng Phàn Slình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng An và Nùng Giang. Nhóm Nùng Cháo cư trú lâu đời nhất, tiếng nói của họ gần giống như người Tày, cư trú ở huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ. Nhóm Nùng Phàn Slình, có nguồn gốc di cư từ Bình Gia, Văn Quan, Cao Lộc (Lạng Sơn) cư trú ở Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ. Nhóm Nùng An, Nùng Inh, Nùng Giang có nguồn gốc từ Cao Bằng hiện cư trú ở huyện Phú Lương, Võ Nhai, Phú Bình [90, tr.527 - 528]. Qua các cứ liệu trên có thể khẳng định, người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên có nguồn gốc di cư từ Lạng Sơn xuống và xa hơn về lịch sử là họ di cư từ Trung Quốc sang cách đây trên 300 năm. Tên gọi Nùng Phàn Slình là do gắn với địa phương Vạn Thành Châu (Trung Quốc) - đây là quê hương cũ của người Nùng trước đây. Từ Phàn Slình là do chuyển âm từ Vạn Thành châu sang tiếng Việt mà thành. Nguyên nhân chuyển cư chính là do thiếu ruộng nước canh tác, đói kém xảy ra cùng với sự gia tăng dân số nên họ đã phải di chuyển xuống phía nam để tìm mảnh đất sinh cơ lập nghiệp. Những cuộc di cư đó vào những năm đầu của thế kỷ XX, dồn dập vào khoảng 1920 - 1930 và kéo dài, rải rác cho tới tận những năm 1970. Ngoài ra còn một số lý do chủ quan khác, như: mâu thuẫn nội tộc, anh em không thể ở với nhau nên một số người đã quyết định rời quê hương mang theo vợ con đi tìm mảnh đất khác để sinh sống (họ Triệu xã Vân Mộng huyện Văn Quan di cư xuống bản Tân 28
  • 37. Đô, xã Hòa Bình) [PVS: ông Hoàng Văn Ph, bản Tân Đô, xã Hòa Bình]. Mặt khác, do các thành viên trong cộng đồng không nhất trí với cách giải quyết của chính quyền thời bấy giờ về vấn đề ruộng đất cho người dân (họ Hoàng ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn di cư xuống bản La Đùm, xã Văn Hán); có dòng họ bị cho là có “ma gà” nên không được cộng đồng chấp nhận lại phải quay lại Lạng Sơn hoặc buộc phải chuyển đi vùng đất khác sinh sống [PVS: ông Hoàng Văn T, bản La Đùm xã Văn Hán]. Theo ghi chép trong gia phả họ Lăng ở bản Đồng Mẫu, xã Tân Long: vào giữa năm 1750, có hai người họ Lăng ở Quảng Tây (Trung Quốc) vì đói kém phải di cư vào Việt Nam (ở Trung Quốc đời nhà Thanh, ở Việt Nam triều đại vua Lê Hiển Tông). Một người có tên là Mình Tan chuyển vào tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) sinh cơ lập nghiệp, còn một người (không rõ tên) xuống phía nam tính cho đến nay không rõ tông tích. Ông Mình Tan ban đầu sống ở bản Khuổi Nghèng, xã Quang Trung, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn hiện nay. Ông sinh được 4 người con trai là: Tăng Dèn, Tăng Hồng, Tăng Hào, Tăng Sen. Hiện nay, mộ của ông Mình Tan vẫn còn. Đây được coi là mộ tổ của dòng họ Lăng ở Đồng Mẫu, xã Tân Long. Trong gia phả dòng họ chỉ ghi con cháu của hai người: Tăng Dèn và Tăng Hào. Tăng Dèn sinh ra con cháu ở Tình Cam, chi cũ của Lăng Văn Mai, Lăng Văn Khát và Lăng Văn Giáp ở Đồng Mẫu xã Tân Long. Tăng Hào sinh ra con cháu hiện nay ở Bản Duộc, Ba Biển, một số đông di cư về Đồng Mẫu, Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên). Đến năm 1924 có mấy người di cư đến địa danh Đồng Mẫu (xã Tân Long) khai hoang làm ăn: Tình Slen (Pét), Quý (Kim Sài), Hoàng, Phủ (Kim Nè), Cầm (Kim Hồng). Từ đó, họ lập gia đình và sinh con đẻ cái đến nay đã được 5 đời. Theo gia phả dòng họ Lâm (slình Lằm) ở bản Ba Đình, bản Làng Mới (xã Tân Long) và bản Tân Đô (xã Hòa Bình) có ghi chép lại: bà Tổ dòng họ là Lý Xì Phùng (vợ ông Xì Phùng) di cư từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Việt Nam năm 1743 ngụ tại bản Tình Cam, xã Quang Trung, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Sau đó sinh con đẻ cái rồi các thế hệ tiếp theo cũng di cư xuống huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên sinh cơ lập nghiệp. 29
  • 38. Mảnh đất Văn Hán xưa kia vốn là vùng đất rậm rạp, hoang sơ không có người sinh sống. Năm 1947, dòng họ Hoàng từ xã Hòa Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn xuống do mâu thuẫn về vấn đề hợp tác xã với chính quyền thời đó. Người đầu tiên là Hoàng Văn H đã ôm theo ống hương của tổ tiên xuôi về phía nam. Khi đến, ông thấy đây là mảnh đất hội tụ các điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi có thể định cư làm ăn lâu dài. Sau đó cũng có nhiều dòng họ khác ở các huyện như Bình Gia, Cao Lộc, Văn Quan... xuống theo [PVS: Ông Hoàng Văn H. bản La Đùm, xã Văn Hán]. Qua thực tế điều tra cho thấy, hầu hết người Nùng Phàn Slình ở các xã Hòa Bình, Tân Long và Văn Lăng của huyện Đồng Hỷ đều từ các huyện Bình Gia, Văn Quan và Cao Lộc (Lạng Sơn), trong đó huyện Bình Gia là đông nhất. Một bộ phận người Nùng Phàn Slình ở xã Văn Hán từ huyện Hữu Lũng cũng sang Thái Nguyên do gần về khoảng cách địa lí. Đặc biệt có một số ít dòng họ có nguồn gốc trực tiếp từ Trung Quốc sang (họ Vương ở bản Ba Đình, xã Tân Long). Ngoài ra còn một nguyên nhân cần phải đề cập đến là sau khởi nghĩa Bắc Sơn 1940, để tránh sự tàn sát của các phần tử phản cách mạng săn đuổi nên một số người Nùng Phàn Slình cũng đã phải bỏ trốn khỏi mảnh đất Bình Gia (Lạng Sơn) xuống Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Đã có khoảng gần chục người đã phải rời quê hương xuống huyện Đồng Hỷ lánh nạn để định cư làm ăn lâu dài. Tuy nhiên vì những lý do như trên nên tất cả con cháu họ đều giấu thân phận của thế hệ cha ông mình. Tính cho đến nay, sự hiện diện của người Nùng Phàn Slình trên mảnh đất Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên đã trên trăm năm. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, tộc người này luôn phát huy truyền thống cố kết cộng đồng và bảo lưu những nét văn hóa đặc sắc. 1.3.2.3. Hoạt động kinh tế Trong xã hội truyền thống, kinh tế của người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, mang nặng tính chất tự cung tự cấp. Công cụ sản xuất thô sơ, gồm: cày, bừa (răng sắt và răng gỗ), trục lăn đất, cuốc bàn, cuốc bướm, mai, xẻng, cào... để làm đất sản xuất. Ngày nay, do cơ giới hóa trong nông nghiệp, các loại máy móc hiện đại như: máy cày, máy bừa, máy thu 30
  • 39. hoạch lúa, máy phụt... đã xuất hiện rất nhiều. Nhờ vậy sức lao động của con người đã được thay thế, năng suất cao, thời gian tham gia hoạt động sản xuất ít hơn xưa. Chính vì thế, người Nùng Phàn Slình còn có thể tham gia vào nhiều hoạt động kinh tế khác như: chăn nuôi và kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ để tăng nguồn thu nhập. Chăn nuôi của người Nùng Phàn Slình là một hoạt động kinh tế mang tính hỗ trợ cho trồng trọt. Vật nuôi chủ yếu nuôi trâu và dê, còn bò và ngựa rất ít. Đặc biệt, lợn, gà, vịt được nuôi nhiều hơn cả. Ngày nay, ở người Nùng Phàn Slình đã xuất hiện khá nhiều trang trại nuôi lợn, gà và đặc biệt là nuôi dê cũng là một xu thế khá phát triển trong cộng đồng. Nghề thủ công gia đình của người Nùng Phàn Slình so với một vài chục năm trước đã có những thay đổi. Một số nghề có cơ hội nên phát triển như nghề mộc, làm ngói, gạch, làm chè... song cũng có nhiều nghề đã mai một do nhiều nguyên nhân như trồng bông dệt vải, làm đường phên, đan lát... Nhìn chung, đến nay nghề thủ công truyền thống của người Nùng Phàn Slình vẫn chỉ mang tính hỗ trợ, tự cung, tự cấp cho sinh hoạt gia đình và hoàn toàn mang tính mùa vụ. 1.3.2.4. Đặc trưng văn hóa - xã hội Người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên hầu hết đều ở nhà sàn bốn mái, lợp ngói. Các gia đình sống quây quần với nhau thành từng bản nhỏ dựa vào lưng chừng đồi, ở giữa là cánh đồng, tạo thành từng không gian khép kín riêng (xem Phụ lục hình ảnh 10.1). Ranh giới giữa các bản có thể là con đường, cánh đồng, quả đồi, núi, con suối… được quy định bằng hình thức truyền miệng từ các thế hệ trước. Nhà sàn có vách bằng ván xẻ, lợp lá cọ, hoặc ngói máng và chỉ có một cầu thang lên xuống. Sàn nhà phổ biến dát bằng cây mai đập dập, song những gia đình khá giả lát sàn nhà bằng gỗ xẻ. Sàn nhà thường cách mặt đất khoảng 1,5 - 1,6m. Người Nùng Phàn Slình bố trí mặt bằng sinh hoạt trong ngôi nhà sàn theo kiểu trên - dưới, trong - ngoài. Phần trên (nả nưa) và bên ngoài dành cho khách và nam giới, phần dưới (nả tẩư) và phía trong dành cho phụ nữ. Ở gian giữa là bàn thờ tổ tiên, phía ngoài cửa buồng của đôi vợ chồng đặt bàn thờ Bà Mụ (Mẻ Joọc), trước 31
  • 40. cửa chính có bàn thờ ma cửa (phí pạc tu), ngoài sàn có thờ ma sàn (phí tháng sàn hoặc phi an phủ). Nhà sàn bố trí 2 bếp: bếp trong dùng để nấu ăn, bếp ngoài dùng để đun nước và cho khách sưởi đến chơi nhà vào mùa đông và một bếp ở dưới gầm sàn để nấu cám cho lợn gà. Hiện nay, số lượng nhà sàn của người Nùng Phàn Slình được còn khá nhiều và chủ yếu tập trung ở bản Làng Mới, Đồng Mây, Đồng Luông và Ba Đình của xã Tân Long, bản Tân Đô của xã Hòa Bình, ở xã Văn Hán có bản Cầu Mai và La Đùm, xã Văn Lăng có bản Khe Moong, Khe Quân. Những ngôi nhà cũ lâu năm đã được sửa sang lại hoặc dựng lại đẹp và khang trang hơn so với truyền thống. Hệ thống chuồng trại đã được di chuyển ra phía xa nhà cho vệ sinh được khô thoáng. Xung quanh nhà người Nùng Phàn Slình thường trồng các loại cây để lấy bóng mát và cho quả như: chanh, chuối hột, mít, mác mật, nhãn, ổi, vải... Bên cạnh nhà thường là vườn trồng các loại rau theo mùa, như: rau cải, rau muống, rau xà lách, bắp cải, hành, tỏi... Ao cá cũng là một trong những nguồn cung cấp thức ăn thường ngày cho gia đình và nơi dự trữ nước khi hạn hán (xem Phụ lục hình ảnh 10.2). Hàng ngày, người Nùng Phàn Slình ăn cơm tẻ là chính. Gạo nếp được sử dụng vào các dịp lễ tết, hội hè như: xôi ba màu (khảu nua đăm đeng) vào dịp tết Thanh minh (xem Phụ lục hình ảnh 10.3), làm bánh dậm (xì tải) vào tết Đoan ngọ, Rằm tháng bảy (slíp slí) và gói bánh chưng (pẻng tỏm) vào Tết Nguyên đán. Tết Nguyên tiêu (đắp nọi) họ gói bánh chưng lại một lần nữa. Bánh tro (pẻng đằng) cũng được làm trong dịp này. Trong các dịp lễ tết đồng bào còn làm thêm bún (phẳn) chan canh thịt gà, thịt vịt. Về trang phục, phụ nữ Nùng Phàn Slình thường vấn tóc (cuổn thú), trùm khăn vuông ra bên ngoài, đội nón lá (nghê mảo), mặc áo năm thân (ăn slửa) dài quá mông, mặc quần chân què (khòa), thắt lưng (slai lăng), đệm vai (tạp bá), đi giày vải (củ hài) hoặc guốc bằng gỗ, tre (kíp); đeo các đồ trang sức như: hoa tai (cù viền), dây chuyền (slai tải), vòng cổ (kiềm hồ), vòng tay (kiềm mừ), nhẫn (chóp mừ) bằng bạc. Chiếc xà tích bằng bạc được họ đeo vào ngày cưới, lễ tết. Trước đây, phụ nữ Nùng Phàn Slình nào cũng thích bịt một chiếc răng vàng làm bằng đồng thau ở hàm trên bên trái để 32
  • 41. làm duyên và đi đâu bên hông cũng đeo chiếc túi vải đen (ăn tảy) đựng gương, lược và một số đồ lặt vặt cá nhân. Trang phục của nam giới khá đơn giản, trước đây nam giới chủ yếu mặc áo cánh 4 thân với hàng cúc vải 7 chiếc trước ngực kiểu khuy ngang, may 4 túi ngoài; kiểu quần chân què, lá tọa đũng rất rộng, có thể cử động thoải mái trong mọi tư thế lao động, leo núi, trèo cây, chân đi giày vải màu xanh tự khâu. Còn đối với các thầy cúng thường đặt may hoặc mua đồ ở trên Lạng Sơn. Trẻ em mới sinh thường phải tận dụng quần áo cũ của bố mẹ và anh chị. Nam giới đầu cắt tóc ngắn, đầu đội mũ nồi đen, đi chân trần. Gia đình người Nùng Phàn Slình truyền thống ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo phong kiến. Trong gia đình người đàn ông là chủ nhà (chẩu rườn) có quyền quyết định tất cả các công việc từ kinh tế đến tinh thần. Nếu người đàn ông nào để vợ con mình đói khổ sẽ bị dân bản chê cười, khinh thường là không biết làm ăn. Chủ gia đình (chẩu rườn) là người cân đối, điều hòa các mối quan hệ trong gia đình, gìn giữ, bảo lưu và phát huy truyền thống văn hóa tộc người thông qua việc truyền dạy ngôn ngữ và phong tục tập quán cho thế hệ con cháu. Khi còn khỏe, cha mẹ thường ở cùng con trai út nhưng khi về già mất đi sẽ tổ chức tang ma ở nhà con trai cả. Người Nùng Phàn Slình quan niệm, con trai cả sẽ đứng ra lo toan chu đáo, cẩn thận. Việc thờ cúng đầy đủ vẫn tập trung chủ yếu ở ngôi nhà gốc (hờn cốc)- là nhà của cha mẹ. Ngày nay, tính gia trưởng của người đàn ông vẫn còn thể hiện rõ nét trong gia đình người người Nùng Phàn Slình. Họ cho rằng, chồng là trời, vợ là đất (Pổ lả phạ, mể lả tom), chồng nói thì vợ phải tuân thủ theo nên người chồng có quyền quyết định tất cả các việc lớn, kể cả việc lấy thêm vợ hai để sinh con trai nối dõi tông đường. Cũng bởi sợ sau không có con trai lo hương hỏa, khi mất đi sẽ trở thành hồn ma lang thang, đói khát. Trường hợp không có con trai thì sau khi cha mẹ mất đi, toàn bộ ban thờ sẽ bị dỡ bỏ. Theo tục lệ từ xưa, con rể không được phép thờ ma bên họ nhà vợ mà chỉ được thờ ma bên họ nhà mình. Chính vì thế, tâm lí phải có con trai để thờ cúng về sau luôn tồn tại trong suy nghĩ không chỉ của những người 33