SlideShare a Scribd company logo
1 of 280
Download to read offline
ZEZRO
2
ZEZRO
Quan điểm mới về Vũ trụ - Tôn giáo – Con người
“Xã hội loài người sinh ra bởi tư tưởng,
vận hành bởi tư tưởng và thay đổi bởi tư tưởng”
www.doquangsang.com
Version 3 (2012 → 2022)
3
MỤC LỤC
Nội dung Trang
LỜI NÓI ĐẦU 5
DẪN NHẬP 7
ZEZRO LÀ GÌ 11
Zezro & Matter 13
Tính tuyệt đối, Tương đối và Tiệm cận 15
Bàn về sự tồn tại 15
Bàn về tự tính 17
Một số khái niệm cơ bản được hiểu trong thuyết Zezro 19
Hệ quy chiếu không khối lượng 21
Vật chất và Ý thức cái nào quyết định cái nào? 22
KHOA HỌC, TRIẾT HỌC VÀ TÔN GIÁO 24
VŨ TRỤ SINH RA TỪ ĐÂU? 27
BẢN CHẤT CỦA VŨ TRỤ 29
VẬN TỐC ÁNH SÁNG 36
KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN 37
TÔN GIÁO 41
BẢN CHẤT VỀ CON NGƯỜI 45
Triết lý nửa ổ bánh mì 53
Tôi là ai? Tôi đến từ đâu? Và sẽ đi về đâu? 55
Linh hồn là gì? 57
Luân hồi? 60
Thiên đàng và Địa ngục 61
Con người trong vũ trụ 62
Vạn vật trong vũ trụ 64
CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC 65
GÓC SUY NGẪM 72
VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC 107
THẢO LUẬN VỚI BẠN ĐỌC 122
Thảo luận hơn 10 năm trước 171
Ý NGHĨA CỦA BIỂU TƯỢNG ZEZRO 240
4
TỔNG HỢP BÀI VIẾT KHÁC 242
Quy luật của Vũ Trụ 242
Tính không khác trống rỗng 243
God và Quy luật của Vũ Trụ 245
Bàn về số 0 và Vô Cùng 246
Vật chất và Ý thức, cái nào quyết định cái nào? 247
Hệ quy chiếu không khối lượng 249
Triết học là bản năng 251
Cái tôi và tính dị biệt 252
Thành công là gì? 253
Quan điểm mới về sự sống 253
Tình yêu và hướng thiện trong đa quan điểm 254
Sáng tạo hay tối nhậu 256
Vạn vật trong vũ trụ chỉ là ảo ảnh 257
Căn cơ và tham sân si 258
Nguồn gốc của sự sợ hãi 259
Cách giảm bớt sự sợ hãi 260
Sắc tức thị không 262
Sống và Chết vì niềm tin 263
Bàn về giáo dục 266
Ý nghĩa sống 267
Yêu và Ghét 269
Cái đói trong tâm hồn chúng ta 270
Tốc độ ánh sáng là chậm nhất…? 271
Triết học, Thần học và Bánh mì 273
Số phận 276
Sự khác nhau cơ bản của thuyết Zezro và Ete (Aether) 278
5
LỜI NÓI ĐẦU
Cuộc sống như những mảnh ghép và mọi thứ cần có cái duyên để đưa ta đến
những mảnh ghép thích hợp.
Đã 16 năm trôi qua, kể từ ngày trong tôi vô tình lóe lên một tia sáng xa lạ, mờ ảo.
Nó mở ra cho cho tôi một thế giới quan thật kỳ diệu, khác biệt và đó cũng chính là
cơ duyên đầu tiên làm thay đổi cuộc sống của tôi.
Ban đầu mọi thứ còn rất mông lung nhưng tia sáng đó làm cho tôi bị ám ảnh,
không thể dứt bỏ ra được. Mỗi khi suy nghĩ về nó thì trong đầu tôi lại nảy ra liên
tiếp các câu hỏi vì sao? vì sao khác nhau…cho đến hàng ngàn, hàng vạn câu hỏi
cần có lời giải đáp. Tôi như đắm chìm vào một thế giới hoàn toàn khác, nó rất xa
lạ và cuốn hút, vĩ đại và mênh mông.
Cơ duyên thứ hai đã dẫn tôi đến làm việc cho người đã khuất, kề cận các hài cốt
hàng ngày, phục vụ họ và làm đẹp cho họ. Tim tôi cảm thấy ấm áp, tinh thần tôi
trở nên mạnh mẽ vì tôi cảm giác dường như luôn có những người bạn quanh mình,
ủng hộ và tiếp thêm sức mạnh mỗi khi mình yếu đuối. Rồi cuộc sống và đam mệ
đó lại đưa tôi đến cơ hội tiếp xúc nhiều với các tôn giáo...trường phái triết học…
làm tôi thay đổi mọi lý tưởng, cách suy nghĩ và cách sống trước đây.
Cứ mỗi ngày, tôi lại bước vào thế giới riêng này để chiêm nghiệm và tìm kiếm
từng câu trả lời một cho đến khi mọi thứ rõ ràng hơn…dần dần…đến đầy đủ hơn
và cho đến lúc tôi có thể hình dung được tổng thể về một bức tranh tuyệt đẹp như
hiện nay.
Qua đây, tôi cũng khẳng định: Những gì tôi biết được bây giờ và sau này, đều như
có “ai đó” trao lại cho tôi, mà không phải là của tôi. Vì đa phần các hạt giống ý
tưởng trong cuốn sách này đều vô tình được lóe sáng một cách bất chợt. Tôi chỉ là
6
người có duyên và cảm thấy mình phải cố gắng hết sức để xứng đáng với trọng
trách của “những người bạn vô hình” giao phó.
Do đó, tất cả mục tiêu lớn và dự án của cuộc đời tôi đều dành cho cộng đồng. Nếu
bất kỳ ai có tâm huyết về cộng đồng, vì hạnh phúc chung thì chúng ta hoàn toàn có
thể cùng nhau để làm nhiều điều có ý nghĩa. Nhưng việc này phải thực sự nghiêm
túc, nếu ai đó có dụng ý bất chính thì cái giá phải trả cũng không nhỏ.
Như Albert Einstein đã từng nói: "Học thuyết là thứ mà không ai tin vào, trừ
người tạo ra nó. Thí nghiệm là thứ mà ai cũng tin vào, trừ người tạo ra nó."
Những gì quá mới mẻ và xa lạ thường khó được mọi người chấp nhận ngay, nhất
là các lý thuyết thuộc về triết học với tính trừu tượng vốn có. Nhưng tôi vẫn xây
dựng ngôi nhà của mình bằng niềm đam mê bất tận và hi vọng truyền được phần
nào niềm đam mê đó đến mọi người.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Vũ trụ đã cho tôi trí tuệ của một con người và ba mẹ đã
cho tôi thể xác, hi sinh mọi thứ để nuôi dưỡng để thể xác và trí tuệ tôi có được sự
phù hợp. Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn đến vợ, đến anh chị trong gia đình, đến
những người bạn thân như anh em ruột thịt đã cùng đồng hành, khích lệ và giúp
đỡ tôi.
Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè trên các diễn đàn, nhất là bạn bè trên diễn đàn Tinh
Tế và Group Triết học, Thần học & Giải đáp đã quan tâm thảo luận, phản biện và
góp ý. Từ đó giúp tôi nảy sinh thêm các ý tưởng, thấy được những thiếu sót trong
nội dung để tôi có thể hoàn thiện tác phẩm này. Cuối cùng, tôi xin gửi đến những
người đã khuất lời nhắn nhủ: “Sang vẫn luôn giữ nguyên vẹn lời hứa trong dự án
tro cốt, Sang sẽ quay về phục vụ các bạn”.
Do đây là tác phẩm đầu tay và tôi nhận thấy còn thiếu một người thầy dẫn dắt thật
sự nên việc trình bày không tránh những sai sót, nhất là về phần nội dung. Qua đây,
tôi cũng mong nhận được những phản hồi, góp ý từ mọi người để tôi có thể hoàn
thiện tốt hơn tác phẩm trong phiên bản sau.
Xin chân thành cảm ơn!
7
DẪN NHẬP
Hai vấn đề lớn nhất, bao trùm tất cả mà con người thường xuyên nghĩ đến nhưng
chưa có câu trả lời thống nhất là:
1. Bản chất của vũ trụ?
Nếu giải mã được vấn đề này thì con người sẽ trả lời được hàng loạt câu hỏi lớn
khác:
Vũ trụ sinh ra từ đâu? Vũ trụ hữu hạn hay vô hạn?
Có mối liên hệ thống nhất nào giữa khoa học, tôn giáo?
Có sự thống nhất nào ngay trong chính nội tại của khoa học giữa khoa học vi mô
(khoa học thực nghiệm) và khoa học vĩ mô (triết học)?
Có sự thống nhất nào ngay trong nội tại của các tôn giáo? Từ đó, các tôn giáo hiện
tại có thể thống nhất về một hệ tư tưởng gốc?
Việc kết nối tất cả mấu chốt quan trọng nhất của vũ trụ tạo thành một hệ thống tư
tưởng xuyên suốt như một “bổ đề” ở cấp độ vĩ mô và cao nhất.
2. Bản chất của con người?
Nếu trả lời được câu hỏi này, ta cũng sẽ giải thích được hàng loạt vấn đề về con
người (tâm lý, hành vi, hạnh phúc và khổ đau, linh hồn – thể xác)? sự hình thành
xã hội loài người? vai trò và vị trí của con người trong thế giới, trong vũ trụ?
Zezro sẽ giải quyết tuần tự toàn bộ những vấn đề tôi đã đặt ra ở trên.
Zezro là tư tưởng triết học bao gồm các nền tảng chính sau:
 Đưa ra khái niệm mới về Zezro ↔ Vật chất với biểu hiện và được con người
lượng hóa thông qua Zezro (năng lượng) và Vật chất (khối lượng), đưa 2 đối
tượng trong 1 này là cơ sở cấu thành nên toàn bộ vũ trụ.
 Bác bỏ sự tồn tại của "Trống rỗng" và đưa Zezro thay thế vào vị trí đó.
8
 Zezro và vũ trụ là một bản thể duy nhất - vô hạn.
 Lý giải về không - thời gian trong mô hình.
 Zezro sinh ra toàn bộ các trạng thái trong vũ trụ và cột mốc quan trọng nhất chính
là 1 phần Zezro chuyển hóa sang Vật chất hay nói cách khác Năng lượng chuyển
hóa thành Khối lượng.
 Vận động quyết định đến sự hình thành các trạng thái của Zezro - Vật chất trong
vũ trụ.
 Khẳng định thuyết về Big Bang, cùng các thuyết khác lý giải sự hình thành và phát
triển của vật chất chỉ giải mã được một phần về sự hình thành và phát triển của Vũ
trụ. Thông qua đó, cho thấy con người đang nghiên cứu và đưa ra những học
thuyết chỉ phù hợp với phạm vi vũ trụ nhỏ (hình thành sau Big Bang và nghiên về
trạng thái vật chất). Nhưng vũ trụ vô hạn chứa vô số vũ trụ nhỏ như vậy.
 Liên kết các vấn đề lớn tưởng chừng như đối lập: Triết học (khoa học vĩ mô) với
Khoa học thực nghiệm (khoa học vi mô), Tôn giáo với với Khoa học, Tôn giáo với
Tôn giáo, Tâm linh với Khoa học.
 Bản chất con người và linh hồn.
Mọi người hãy nhìn bức tranh Zezro một cách tổng thể nhất sẽ thấy được nét đẹp
của nó và ý nghĩa thực sự. Nếu ai đó chỉ nhìn ở một khía cạnh (có thể chính là
những hiện tượng, vấn đề được đưa vào kiểm chứng) thì sẽ không thấy được
những cái mới lạ và càng khó hình dung.
Nhưng điều cơ bản mà mọi người dễ nhận thấy nhất chính là khi ta đưa những vấn
đề tưởng chừng như đã cũ vào mô hình Zezro, nó vẫn không mất đi giá trị đúng
đắn của từng vấn đề riêng lẻ, và điểm đặc biệt nhất chính là những vấn đề tưởng
chừng như đối lập khi đứng riêng này nó lại phù hợp → có mối tương quan kỳ lạ
trong mô hình Zezro mà các lý thuyết khác không có được.
Zezro là một giả thuyết nhằm xây dựng mô hình mang tính định hướng với các
nền tảng cơ bản hoàn toàn mới → hàng loạt hệ quả và quy luật phát triển theo
nhằm giải thích gần như toàn bộ các quy luật cơ bản trong vũ trụ. Nhưng dựa vào
những quy luật cơ bản đó, chúng ta có thể đưa ra những mô hình dự báo và ứng
9
dụng vào những hệ qui chiếu đơn lẻ để giải thích gốc rễ các hiện tượng, vấn đề,
hoặc mở ra một hướng nghiên cứu mới với những nền tảng tư duy mới về các vấn
đề trong vũ trụ.
Hiện nay, chúng ta có rất nhiều giả thuyết nhằm giải thích về nguồn gốc của vũ trụ
và vạn vật. Nhưng trước tiên, chúng ta nhận thấy rất rõ kết quả từ các thuyết đó:
Chỉ đúng trong một phạm vi nhất định và không thể giải quyết được tổng quát các
vấn đề lớn trong vũ trụ và dẫn đến bế tắc.
Những thuyết này đều có một giá trị nhất định tùy phạm vi và cấp độ mà chúng lý
giải phù hợp với loại quy luật của vũ trụ.
Niềm tin của con người có hai hướng:
1. Khoa học: Tin vào những gì đã biết.
2. Tôn giáo: Tin vào những gì chưa biết.
Nhưng rồi một ngày nào đó, khoa học lại cho con người biết được nhiều hơn, sự
giới hạn về hiểu biết được mở rộng... và rồi con người nhận thấy sự tương đồng kỳ
lạ ở những triết lý ẩn chứa về vũ trụ của các tôn giáo. Dẫn đến, có một sợi dây liên
kết nào đó trong vũ trụ giữa tất cả vấn đề tưởng chừng như rời rạc và mâu thuẫn.
Vậy phải mất bao lâu để Khoa học biết nhiều đến thế nếu Tôn giáo vẫn đứng
nguyên kiêu ngạo và tự cho mình là bí ẩn, bất khả tri?
Để thúc đẩy tiến trình thống nhất đó, Tôn giáo phải quy nạp về các gốc rễ cuối
cùng, phải đưa gần mọi thứ hơn đến sự hợp lý. Tôn giáo và Khoa học phải tự tiến
về cùng một hướng nhìn là Vũ trụ, giải quyết các vấn đề của Vũ trụ. Khi đó niềm
tin sẽ khác đi hoàn toàn, tin vào những gì đã biết (đã được chứng minh) và tin vào
những gì chưa biết nhưng có cơ sở thực sự chứ không phải bằng niềm tin mù
quáng, mặc định không được xét và chạm đến.
Nếu có những cách hiểu Khoa học từ Tôn giáo hoặc ngược lại thì sẽ thống nhất
được các tư tưởng chung và nhiều bí ẩn mà con người chưa lý giải được sẽ được
làm sáng tỏ.
Mâu thuẫn giữa Khoa học và Tôn giáo hoặc giữa các Tôn giáo có thực sự tốt cho
thế giới này?
10
Vũ trụ này đa diện và đủ chỗ để mỗi người nhìn ngắm nó theo cách của mình.
Cách thức nhìn ngắm của tôi là tạo sợi dây liên kết các vấn đề lớn đang hoàn toàn
tách biệt hoặc mâu thuẫn để đi đến một sự thống nhất chung. Và kết quả không
đưa con người theo hướng xấu đi trong tư duy và hành động - có thể nói là tốt hơn.
“Tôi luôn phá bỏ những cách tiếp cận và giải thích hiện tại để tìm ra con đường
hoàn toàn mới cho riêng mình. Khi tôi đi trên con đường này, tất cả những nền
tảng hiện tại như hiện ra trước mắt, có xa có gần, có rõ ràng, có mờ ảo, tuy không
chi tiết nhưng trọn vẹn. Rồi sẽ có những thứ mà tôi bắt gặp rất rõ ràng, như đập
vào mắt tôi, không phải vì tôi dùng ý chí chủ quan của mình để quan sát chúng
thật kỹ mà vì chúng đang ở ngay trên con đường tôi đi.”
11
ZEZRO LÀ GÌ?
1. Zezro có nghĩa trực tiếp là một phân nhóm bao gồm các thực thể không có khối
lượng (chỉ mang năng lượng). Phân loại này bao gồm: zezro vi tế, photon, gluon,
tâm hố đen, ý thức, linh hồn...
Phân nhóm còn lại là Vật chất (matter), theo định nghĩa trong vật lý vật chất bao
gồm các thực thể có khối lượng (mass). Bạn có thể kiểm tra qua định nghĩa Vật
chất qua Google hoặc Wikipedia.
Như vậy, một thực thể có khối lượng chắc chắn có năng lượng nhưng một thực thể
có năng lượng không nhất thiết có khối lượng.
Phân chia này nhìn nhận sự chuyển đổi qua lại giữa khối lượng và năng lượng là
cột mốc quan trọng nhất tạo nên toàn bộ vũ trụ như ngày nay và cho thấy được vũ
trụ vận hành như thế nào.
2. Vô hạn không cố định (tức tiến về vô hạn) do đó, một số thực chia với vô hạn sẽ
tiến về 0 (mà không bằng 0 tuyệt đối). Tương tự trong vũ trụ không có 0 tuyệt đối
(emptiness) mà chỉ có tính không tạm thời, tức chưa và sẽ có, hoặc bên trong tính
không là tính có. Do đó, tôi bác bỏ số 0 tuyệt đối (Zero) để thay thế bằng tính
không tương đối (Zezro). Tương tự như bác bỏ sự trống rỗng thay thế bằng Chân
không.
3. Tương tự nếu so sánh giữa một thay đổi quá ngắn so với một thay đổi khác cực
đại thì cũng chỉ tiến tiệm cận về 0 (Zezro) mà không phải là Zero tuyệt đối. Tương
đồng với khoảng cách giữa máy ảnh/mắt với vật thể và khoảng cách giữa trái đất
đến Hố đen trong tâm thiên hà Messier, hoặc tương đồng với khoảng cách giữa
100m mà Achilles chấp chú rùa trong nghịch lý Zeno so với khoảng cách giữa hai
bên ngày càng giảm dần đến 0 là tiến về vô tận.
Tuy Zezro (tiệm cận 0) và Zero (0) trong tính toán rất gần nhau nhưng nếu xét về
nguồn gốc hình thành Vũ trụ thì rất khác nhau. Vì trống rỗng (emptiness) rất khác
với có tồn tại một cái gì đó.
12
Tương tự như trong ngôn ngữ nhị phân của máy tính, 1 hoàn toàn khác 0.
4. Trả lời cho câu hỏi: Tại sao? ... Why? ... đến tận cùng để tìm hiểu khởi nguyên
của vạn vật. Cuối cùng bất kỳ ai cũng phải đặt một cái gì đó làm cột mốc khởi
điểm. Mỗi hệ tư tưởng sẽ có các cột mốc khác nhau. Nếu Higg là hạt của Chúa thì
Zezro vi tế là cấu trúc cơ bản tạo nên Chúa theo thuyết Zezro. Particle tượng trưng
cho 1 dot (chấm .), zezro vi tế có thể nói là 1 dot được phân ra nhỏ vô cùng đến
tiệm cận zero mà không phải zero. Rất khác nhau giữa cái có dù là tiệm cận 0 và
cái trống rỗng hoàn toàn (emptiness - 0 tuyệt đối). Tính tiệm cận 0 này tôi gọi là
Zezro ≠ Zero.
5. Một hạt có khối lượng chỉ có thể di chuyển với vận tốc nhỏ hơn vận tốc ánh
sáng, và ở vận tốc tiệm cận vận tốc ánh sáng, khối lượng của hạt đó sẽ tiệm cận 0
(Zezro).
Không có vận tốc giới hạn, chỉ có giới hạn của một thực thể làm giới hạn vận tốc
của chính nó.
Một thực thể có khối lượng sẽ luôn di chuyển với vận tốc nhỏ hơn vận tốc ánh
sáng.
Một thực thể không khối lượng sẽ luôn di chuyển tối thiểu bằng vận tốc ánh sáng.
6. Mọi thực thể trong vũ trụ không có trạng thái đứng yên tuyệt đối (tức không vận
động) mà chỉ có trạng thái tiệm cận sự đứng yên tuyệt đối khi nhiệt độ đạt tiệm
cận nhiệt độ 0 tuyệt đối (khoảng -273.15 độ C hoặc -459.67độ F). Tức không tồn
tại nhiệt độ 0 tuyệt đối.
7. Theo thuyết Zezro, tiệm cận 0 (Zezro) là quy luật ẩn chứa nhiều sự kỳ diệu để
lý giải các sự vật hiện tượng trong vũ trụ vô hạn. Sự tồn tại bất kỳ của sự vật hiện
tượng nào trong vũ trụ (bao gồm cả vũ trụ vô hạn) đều tồn tại trong phạm vi (range)
từ tiệm cận 0 (Zezro) đến vô hạn. Mà không phải từ 0 đến vô hạn. Tức đối xứng
của cực vô hạn chính là cực Zezro (trong sự tồn tại).
8. Trong thuyết Zezro, sự sống là khởi nguồn của mọi sinh vật. Sự sống → tham
sống.
Do đó, "THAM" sinh ra các thuộc tính khác của con người, bao gồm SÂN và SI.
13
Tham → mong muốn → không đạt được sân hận, thù hận, ghét bỏ... (SÂN)
Tham → dục vọng che mờ → mê muội, u mê (SI).
Do đó, khi con người còn thể xác (sự sống) thì dù tu đắc đạo cũng chỉ đạt cảnh
giới "gần thành tiên mà chưa thể thành tiên" tức việc vứt bỏ "Tham sân si" chỉ đạt
ở mức tiệm cận 0 (Zezro) mà chưa phải là tuyệt đối 0 (Zero).
Vì còn thân xác con người tối thiểu bị chi phối bởi quy luật sinh học tạo ra cảm
giác như: cần hít thở, đói, khát, cần đi vệ sinh...
Khác với Phật giáo cho rằng "SI" - Vô minh là khởi nguồn đầu tiên tạo ra THAM
và SÂN. Nhưng ta thử đặt câu hỏi, SI - vô minh - u mê, mu muội có trước hay sự
sống có trước? VÔ MINH khác VÔ TRI, vô minh gắn liền với sự sống còn vô tri
thì không. Theo quan điểm của tôi, 12 nhân duyên với vô minh là gốc được xét với
điều kiện sau khi đã có sự sống, có thân xác. Tôi cho rằng, thời đó Đức Phật chỉ
tập trung vào con người, Ngài không muốn nói những thứ con người thời đó
không thể thấu hiểu, nên Ngài giới hạn nói về vũ trụ. Dưới sự thiếu hụt đó, các
Phật tử sau này cố gắng dùng tất cả những gì có từ các bài giảng của Đức Phật để
mở rộng từ các ý giải thích cho con người mở rộng ra giải thích cho vũ trụ.
ZEZRO & MATTER
Matter (Vật chất) là phân loại bao gồm tất cả
thực thể có khối lượng.
Zezro là phân loại bao gồm tất cả thực thể không
có khối lượng.
Ví dụ Matter Category bao gồm từ hạt higg,
nguyên tử, phân tử đến sinh vật, vật thể, hành
tinh...
Ví dụ Zezro Category bao gồm từ hạt photon, gluon đến các trường năng lượng
trong vũ trụ, trong tâm hố đen, linh hồn, ý thức và các trạng thái tâm linh, thần
linh.
14
Khối lượng, năng lượng, thông tin (hình dáng, màu sắc...) là các thuộc tính cơ bản
của Matter (Vật chất).
Năng lượng, thông tin (hình dáng, màu sắc...) là các thuộc tính cơ bản của Zezro.
Zezro và Matter chỉ khác nhau bởi sự xuất hiện của khối lượng. Nhưng thực ra
năng lượng và khối lượng cũng là một và chúng chuyển đổi qua lại qua cơ chế:
E = mc2
.
Nên Zezro và Matter cũng là một.
Mọi thực thể trong vũ trụ chỉ khác nhau bởi trạng thái vận động (tốc độ, hướng và
lực tương tác).
Ví dụ: Nước H2O ở nhiệt độ khác nhau sẽ biến thành các trạng thái khác nhau. Vì
nhiệt độ làm thay đổi sự vận động của các nguyên tử và phân tử nước → thay đổi
cấu trúc của nó → thay đổi các tính chất và biểu hiện bên ngoài của chúng.
TÍNH TUYỆT ĐỐI, TƯƠNG ĐỐI VÀ TIỆM CẬN
Absolute, Relative & Asymptotic
Tiệm cận là sự tiếp cận gần đến tuyệt đối nhưng không thể nào chạm đến tuyệt đối.
Tiệm cận là một hướng đi sâu hơn và rõ ràng hơn của sự tương đối.
Thuyết Zezro đang đi giải mã các bí ẩn của tính tiệm cận. Như tên gọi của nó
Zezro nghĩa là tiến dần sát về 0 tuyệt đối (Zero).
15
BÀN VỀ SỰ TỒN TẠI
Sự tồn tại phải khác trống rỗng tuyệt đối (emptiness). Vì trống rỗng tuyệt đối đồng
nghĩa với không tồn tại.
Vũ trụ và mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ là tồn tại. Tất cả đều là các cấu trúc
mang năng lượng.
Chân không khác trống rỗng. Chân không luôn mang năng lượng.
Do đó trong vũ trụ vô hạn, năng lượng sẽ phủ đầy khắp mọi nơi.
Lưu ý: Khái niệm này khác với hệ quy chiếu của toán học. Vì ngôn ngữ giới hạn
nên hình vẽ bên dưới tôi mượn một vài ký hiệu thông thường nên rất dễ gây nhầm
lẫn.
Âm dương chỉ đơn thuần thể hiện một cặp đối lập của các sự vật hiện tượng tồn tại.
Ví dụ: điện tích âm và dương, hạt và phản hạt, vật chất và phản vật chất...
Số 0 đại diện cho sự trống rỗng tuyệt đối (emptiness).
Sự vô hạn là bất định (không xác định), nên đối lập với nó sẽ là một sự bất định
khác chính là tiệm cận 0 (zezro). Chúng chính là 2 cực của sự tồn tại. Do đó, 1 số
thực chia cho vô hạn = zezro, 1 số thực chia cho zezro = vô hạn.
Theo nhiều giả thuyết, âm dương chính là 2 cực của sự tồn tại. Nhưng theo thuyết
Zezro, âm dương chỉ là 2 cực của 1 đối tượng tồn tại. Zezro và vô hạn mới chính
là 2 cực chứa đựng mọi sự tồn tại.
Vậy làm thế nào để xác định được một thực thể có tồn tại?
Tồn tại của một thực thể chính là trạng thái mà thực thể đó có tác động hay ảnh
hưởng đến một hay nhiều thực thế khác ngoài chính nó.
Ví dụ mọi cấu trúc tồn tại trong vũ trụ bao gồm các trường năng lượng đều có ảnh
hưởng, tác động lên nhau thông qua lực hấp dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp → chuỗi
nhân quả.
Do đó, trống rỗng tuyệt đối cũng đồng nghĩa với không tồn tại. Vì nó lấy gì ảnh
hưởng đến xung quanh và thông qua cơ chế nào để ảnh hưởng? Bởi vì có sự tác
động → đồng nghĩa với "có tồn tại".
16
17
BÀN VỀ TỰ TÍNH
Sự tĩnh lặng, tính không và Zezro đều là tự tính tồn tại của mọi sự vật hiện tượng
trong vũ trụ. Tự tính là sự hoàn hảo và cân bằng nhất.
Tĩnh lặng là ngôn ngữ của tâm hồn. (Trang 147)
Tính không khác trống rỗng. (Trang 245)
Tự tính là thuộc tính tự có, không sinh ra và cũng không mất đi, không sinh không
diệt.
Giả định 1: Có một vũ trụ vô hạn chứa vô số vũ trụ hữu hạn mà 1 trong số đó là vũ
trụ chứa thiên hà Milky Way mà chúng ta đang sống.
Giả định 2: God và Vũ trụ vô hạn ở trên là một.
Vậy tự tính của God cũng chính là tự tính của vũ trụ vô hạn → tự có, không sinh
không diệt, không có khởi đầu và không có kết thúc.
Mọi tự tính của sự vật hiện tượng chứa trong vũ trụ vô hạn đều xuất phát từ một
gốc và chỉ một tự tính.
Sự tĩnh lặng nói về tự tính của tâm con người. Nếu tâm con người được trả về với
tự tính của nó tức nó được hòa mình vào tự tính chung của vũ trụ. Khi đó tâm trí
con người đạt được sự bình an và an lạc tuyệt đối. Bởi vì không có ai tâm tĩnh mà
loạn tâm cả. Tâm chúng ta xao động bởi vì chúng ta đặt bất kỳ tạp niệm (dù nhỏ)
vào nó.
Tính không là một khái niệm rộng lớn hơn bao gồm cả vạn vật trong vũ trụ (trong
đó có con người). Do đó sự tĩnh lặng là một phạm trù nhỏ hơn của tính không.
Zezro và Tính không là một. Zezro chỉ là một sự phân tích, phân loại chi tiết của
tính không theo góc nhìn gần hơn với khoa học. Tương tự khi ta nói về God thì rất
trừu tượng và gần như mặc định tin, không thể đụng đến. Nhưng khi nói về Vũ trụ
vô hạn thì ta dễ đối diện trực tiếp hơn và mọi giải thích đều đến gần với khoa học
hơn. Đây chỉ là tên gọi theo cách tiếp cận.
Tự tính luôn hoàn hảo và cân bằng tuyệt đối. Vì vậy tự tính của vũ trụ vô hạn và
vạn vật tồn tại trong nó luôn hoàn hảo và cân bằng tuyệt đối.
18
Ta không cần đặt hay thêm bớt vào để tự tính đó hoàn hảo hơn. Mọi mong muốn
đặt hay thêm vào của con người dù là nhỏ nhất đã đánh mất sự hoàn hảo đó.
Ví dụ: Tự tính của nước là hoàn hảo và tinh khiết. Nếu ta thêm vào nước bất cứ
tạp chất gì khác thì nước đó đã không còn tinh khiết và hoàn hảo.
Tự tính bầu trời, hoa cỏ, chim chóc, sông núi...đều tự nó cân bằng và hoàn hảo. Tự
tính của mỗi con người cũng vậy.
Dục vọng, kỳ vọng (tham) trong chính mỗi con người đã làm đánh mất sự cân
bằng đó, dù là nhỏ nhất.
Nhân chi sơ tính bản thiện hay nhân chi sơ tính bản ác đều đã đặt quan điểm và sự
kỳ vọng của con người vào. Do đó khi mỗi người có quan điểm khác đi thì gây ra
tranh cãi.
Tự tính của con người ban đầu hay của vạn vật đều là chính nó và không có phân
biệt thiện hay ác.
Vậy dục vọng và tham có phải là tự tính của con người → thiện hoặc ác?
Mọi sự vật hiện tượng, năng lượng - khối lượng, đến thiên tai, bệnh dịch...đều là
hệ quả tất yếu của sự vận động, thay đổi, phát triển, lụi tàn, sinh diệt do có sự sai
khác với tự tính ban đầu.
Do đó, dục vọng và tham cũng vậy → do sự thay đổi sai khác với tự tính ban đầu.
Tìm về tự tính ban đầu của mỗi người chính là sự kết nối, hòa vào tự tính chung
của vũ trụ → tìm được sự hoàn hảo và cân bằng tuyệt đối.
Muốn có nước tinh khiết nhất thì ta phải lọc bỏ tạp chất. Muốn tìm về tự tính của
mỗi con người thì bước đầu tiên ta phải biết lọc bỏ, buông bỏ dần các dục vọng
(tham chấp). Đó chính là lớp cặn dày nhất.
19
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ĐƯỢC HIỂU TRONG THUYẾT ZEZRO
 Thực thể là trạng thái đã và đang tồn tại.
 Vũ trụ là thực thể đang tồn tại được cấu thành bởi Zezro và Vật Chất.
 Vật chất là phân loại bao gồm các thực thể đang tồn tại có khối lượng.
 Khối lượng là đại lượng mà con người dùng để lượng hóa Vật chất và là sự
biểu hiện của Vật chất đối với con người.
 Zezro là phân loại bao gồm các thực thể đang tồn tại không khối lượng.
 Năng lượng là đại lượng mà con người dùng để lượng hóa Zezro và là sự
biểu hiện của Zezro đối với con người.
 Thể cơ bản là thực thể không thể phân chia, tách rời.
 Hệ thống nhỏ là thực thể bao gồm các thể cơ bản và có sự thống nhất trong
một tương tác tổng thể ứng với một hệ quy chiếu xác định.
 Hệ thống lớn là thực thể bao gồm các hệ thống nhỏ và có sự thống nhất
trong một tương tác tổng thể ứng với một hệ quy chiếu xác định.
 Đối tượng là thực thể bất kỳ bao gồm: Thể cơ bản, Hệ thống nhỏ và Hệ
thống lớn.
 Vận động của một đối tượng là trạng thái di chuyển của đối tượng đó bao
gồm các thuộc tính về tốc độ, hướng và các lực tương tác lên đối tượng đó.
 Thay đổi của một hệ thống là sự lựa chọn thay thế (của con người/tự nhiên)
một/nhiều đối tượng trong một hệ thống và tác động (của con người/tự nhiên) làm
sai khác trạng thái vận động của một/nhiều đối tượng trong một hệ thống → sinh
ra trạng thái vận động mới của hệ thống đó hoặc có thể dẫn đến hình thành hệ
thống mới hoàn toàn.
 Cái gì không tồn tại thì bị bác bỏ và không cần phải đề cập đến. Trong đó,
"Trống rỗng" hiển nhiên không tồn tại.
 Đối tượng không có năng lượng thì không tồn tại.
 Đối tượng không vận động thì không tồn tại.
 Vũ trụ vô hạn là cái đã CÓ (tồn tại) - với bản thể ban đầu gọi là thể Zezro
cơ bản – Chân không lượng tử. Mọi trạng thái tồn tại đều sinh ra trong lòng Vũ trụ
20
vô hạn thông qua cơ chế phát triển và chuyển đổi tuần hoàn. Dẫn đến có vô số vũ
trụ giới hạn được hình thành trong lòng Vũ trụ vô hạn.
 KHÔNG trong vũ trụ chỉ mang tính không tạm thời. Không vĩnh viễn đồng
nghĩa với không tồn tại.
 Vạn vật trong vũ trụ đều là các trạng thái biểu hiện tạm thời, đều được hình
thành bởi cùng một gốc.
 Vận động quyết định sự biểu hiện của các trạng thái tồn tại trong vũ trụ.
 Không gian là hệ quả của vận động.
 Không có vận tốc giới hạn mà chỉ có sự giới hạn của đối tượng đó đối với
vận tốc.
21
HỆ QUY CHIẾU KHÔNG KHỐI LƯỢNG
Mỗi hệ quy chiếu khác nhau sẽ chịu sự tác động của các quy luật vật lý khác nhau
ví dụ như các định luật vật lý trong cơ học lượng tử khác với trong cơ học cổ điển.
Nhưng tựu chung chúng đều dựa trên hệ quy chiếu thực thể có khối lượng.
Định luật 2 Nhiệt động lực học trong Vật lý chỉ áp dụng cho các thực thể có khối
lượng trong vũ trụ (∆S). Vậy nếu đối với hệ quy chiếu các thực thể không có khối
lượng thì sẽ như thế nào? Ví dụ công thức tính năng lượng dù trong cơ học lượng
tử hay cổ điển đều phải gắn liền với khối lượng (m) trực tiếp hay gián tiếp. Nếu
một thực thể không có khối lượng thì ta dùng công thức nào để tính năng lượng?
Trong thuyết tương đối của Einstein, công thức rút gọn tính theo khối lượng tĩnh
E = mc2
hay công thức tính theo khối lượng động E2
= (pc2
)2
+ (mc2
)2
trong đó
p = mv = ym0V (lần nữa lại liên quan đến khối lượng). Một hạt có khối lượng cần
cung cấp một năng lượng gần như vô hạn (toàn bộ vũ trụ cũng không đủ) để gia
tốc nó đạt tới tốc độ ánh sáng. Vậy ai gia tốc để hạt Photon đạt tốc độ ánh sáng?
Vũ trụ vẫn còn đó và ánh sáng vẫn khắp mọi nơi. Như vậy cách tính năng lượng
trong hệ quy chiếu các cấu trúc không khối lượng phải khác với cả trong hệ quy
chiếu cơ học lượng tử và cổ điển.
Trong hệ quy chiếu mới này, cấu trúc không khối lượng sẽ di chuyển với vận tốc
tối thiểu bằng với vận tốc ánh sáng.
Trong hệ quy chiếu cũ, cấu trúc có khối lượng chỉ di chuyển với vận tốc gần (tiệm
cận) với vận tốc ánh sáng.
(Bạn đọc thêm nội dung VẬN TỐC ÁNH SÁNG tại trang 36)
22
VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC. CÁI NÀO QUYẾT ĐỊNH CÁI NÀO?
Để trả lời câu hỏi này, trước tiên ta phải làm rõ khái niệm của hai đối tượng chính
trong mệnh đề trên: Vật chất là gì? Ý thức là gì?
VẬT CHẤT hiện nay được hiểu theo 2 hướng hoàn toàn khác nhau:
(1) Vật chất bao gồm tất cả những gì tồn tại trong vũ trụ; bao gồm các thực thể có
khối lượng hay không có khối lượng (photon ánh sáng, gluon, tâm hố đen, trường
năng lượng của cơ thể con người bao gồm ý thức...).
Nếu hiểu vật chất theo nghĩa này thì ý thức cũng là một loại vật chất. Linh hồn,
thần linh (nếu có) cũng là vật chất. Lúc này hai đối tượng so sánh trên thu lại chỉ
còn một, chính là Vật chất; nên ta cũng không còn gì để so sánh.
Phân loại này rất bất cập ở chỗ nếu ta gom hết tất cả vào 1 thì còn gì để phân loại?
Và nó giải quyết được gì tiếp theo?
(2) Vật chất theo khái niệm trong khoa học hiện nay bao gồm những thực thể có
mass (khối lượng).
Bạn có thể google: Vật chất là gì? What is matter? Trên wikipedia và các trang
khác đều có định nghĩa tương tự.
Vậy tất cả những thực thể không có khối lượng thì được xếp vào phân loại nào?
Tôi tạm gọi phân loại này là Zezro.
Zezro bao gồm: Photon, Gluon, Tâm hố đen, Linh hồn, Ý thức, Thần linh (nếu
có)...
Linh hồn ta cứ xem như một trong những tên gọi của toàn bộ trường năng lượng
của cơ thể người. Khoa học ngày nay đã đo được trường năng lượng này.
Hệ Ý thức là một phần của linh hồn. Tức ý thức là cấu trúc năng lượng phát triển
cao hơn so với các phần năng lượng khác trong cơ thể người. Ý thức và Linh hồn
tương đồng với Não bộ và Thân xác.
Theo khái niệm này thì khi ta so sánh Vật chất và Ý thức ví von như ta so sánh
giữa 1 chiếc xe Audi với 1 bánh xe của Lexus. So sánh quá khập khiễng và mất
cân xứng bởi vì Ý thức chỉ là 1 phần nhỏ của phân nhóm Zezro.
23
Do đó, ta phải thay đổi lại 2 đối tượng so sánh là Vật chất (phân nhóm có khối
lượng) và Zezro (phân nhóm không khối lượng). Cái nào quyết định cái nào?
Để trả lời câu hỏi trên mời bạn đọc thêm các nội dung này:
Bản Chất Của Vũ Trụ (Trang 29)
Không Gian Và Thời Gian (Trang 37)
Vật chất và Zezro là sự chuyển đổi qua lại và cân bằng tạo nên vũ trụ, thông qua
sự cân bằng và chuyển đổi qua lại giữa năng lượng và khối lượng.
Vật chất và Zezro phân nhóm nào có trước?
Phân nhóm Zezro là có trước với sự xuất hiện ban đầu của các Zezro vi tế phủ
khắp để hình thành nên Vũ trụ vô hạn. Bạn đọc thêm chi tiết tại THẢO LUẬN 5
(Trang 134)
Trong lòng vũ trụ vô hạn này từ năng lượng ban đầu → tích tụ → các vụ nổ lớn
(Big Bangs) để hình thành nên các hạt có khối lượng đầu tiên → hình thành nên
các Vũ trụ giới hạn. Vũ trụ giới hạn mà chúng ta đang sinh sống, quan sát giản nỡ
là một trong số đó. Chu trình chuyển hóa năng lượng sang khối lượng, phát triển
các cấu trúc có khối lượng nhỏ → khối lượng cực lớn → sự sụp đổ các cấu trúc
siêu khối lượng (sao, thiên hà...) → tạo nên các hố đen → chuyển đổi khối lượng
sang năng lượng. Chu trình khép kín này giúp Vũ trụ (nghĩa rộng) luôn cân bằng
và tự làm mới mình.
24
KHOA HỌC, TRIẾT HỌC VÀ TÔN GIÁO
Tôn giáo, Triết học và Khoa học có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của
nhân loại?
Nhận thức con người về bản thể và bên ngoài bản thể đều thuộc về vũ trụ (theo
nghĩa rộng). Vũ trụ theo nghĩa rộng tức là vũ trụ vượt qua ranh giới của sự giới
hạn mà con người tạm thời quan sát được hiện nay. Tức bao gồm tất cả những gì
tồn tại cho dù con người có nhận biết được hay không.
Trong vũ trụ mở rộng này, những gì con người có thể quan sát, tính toán, kiểm
chứng được trực tiếp hay gián tiếp sự tồn tại của nó qua các quy luật vật lý được
gọi là khoa học. Khoa học đi theo hướng chi tiết, cụ thể, rõ ràng và chứng minh
được bởi hệ tư duy/giác quan của con người.
Nhưng con người luôn có sự giới hạn về các giác quan, cũng như hệ quy chiếu tư
duy nhỏ hẹp đặt vào để chứng minh sự tồn tại các hiện tượng trong vũ trụ gần như
vô hạn. Ví như một hạt cát nhận thức về sa mạc và bên ngoài sa mạc là gì? Hệ quy
chiếu sa mạc, biển, núi, rừng...cũng khác nhau...và mở rộng ra nữa.
Tương tự như vũ trụ giới hạn chứa thiên hà Milky Way của chúng ta; vũ trụ mà
con người quan sát và đo đạc hiện nay đã rộng gấp nhiều lần so với vài chục năm
về trước, và nhiều hơn nữa so với trước đó. Điều này đồng nghĩa là vài chục, vài
trăm năm sau nữa, con người sẽ đo đạc được vũ trụ rộng lớn hơn nhiều lần hiện
nay. Vậy điều gì dẫn đến sự khác biệt này đối với cùng một vũ trụ mà con người
quan sát? Đó chính là sự chuyển dịch giới hạn của con người.
Triết học là sự bao quát nhất tất cả nhận thức của con người về bản thể và ngoài
bản thể. Tức là bao gồm cả điều đã chứng minh được và những gì vẫn được xem là
giả thuyết hợp lý đối với những hiện tượng, vấn đề nằm ngoài sự giới hạn hiện nay
của con người.
Triết học thời xưa thì bao gồm cả khoa học như giải thích trên. Nhưng triết học
hiện nay tập trung vào ba điểm chính sau đây:
25
- Tính hồi quy về gốc: Tức ngược với khoa học. Khoa học phát triển chi tiết như
một cái cây phân nhánh, lá, hoa quả ...hoàn chỉnh. Còn triết học là một chu trình
tua ngược lại. Do đó triết học mang tính trừu tượng cao. Đôi khi một từ ngữ như
một hạt giống. Ta có thể phát triển ý từ một từ ngữ trừu tượng, diễn giải nó ra
thành nhiều trang giấy. Tính trừu tượng trong triết học có ưu điểm là để ta dàng cô
đọng ý rộng lớn trong vài từ ngắn gọn, nhằm đưa vào văn thơ và lưu truyền bằng
miệng dễ dàng hơn.
- Tính giả thuyết: Các tư tưởng lớn trong triết học xuất phát ban đầu đều là các giả
thuyết chưa thể kiểm chứng ngay. Qua thời gian, những gì kiểm chứng được bằng
thực tiễn là đúng thì các thuyết từ triết học sẽ được chuyển sang thành khoa học.
Do đó sự kết nối, liên kết giữa khoa học và triết học là vô cùng mật thiết.
- Tính bao quát: Triết học mang tính bao quát và rộng hơn về mọi hướng (macro)
nhưng không đi sâu vào chi tiết (micro) như khoa học. Triết học bao gồm cả
những vấn đề, sự vật hiện tượng mà khoa học chưa thể lý giải được.
Triết học chỉ thay đổi bằng cách thâm nhập vào tất cả các môn học mà ta gọi là
khoa học (tự nhiên & xã hội). Triết học không còn đứng riêng rẽ như thời kỳ trước.
Mỗi nhà khoa học đều có tư duy triết học khi họ muốn đề ra các học thuyết, giả
thuyết (không thể chứng minh vào thời điểm đó) mà phụ thuộc vào trực giác, sự
tưởng tượng, sáng tạo bằng kinh nghiệm. Ví dụ như triết học về ngôn ngữ máy của
Alan Turing làm nền tảng cho sự phát triển của nền công nghiệp máy tính và robot
hiện tại.
Tôn giáo là niềm tin của con người được thay thế bởi sự bất khả tri. Sự bất khả tri
đến từ sự giới hạn mà tôi đã trình bày ở trên. Nhưng trong vũ trụ mở rộng này, gần
như phần lớn là sự bí ẩn và thuộc về sự bất khả tri của con người. Do đó, tôn giáo
có một vị trí cực kỳ quan trọng để lấp đầy khoảng trống đó.
Như tôi đã từng trình bày trong bài viết "Nguồn gốc của sự sợ hãi" (Trang 259),
Sự sợ hãi của con người chủ yếu đến từ việc hoàn toàn không biết về cái mà mình
sợ. Sự bí ẩn là một nỗi sợ hãi. Niềm tin tôn giáo giúp con người có chỗ dựa để
26
chống lại nỗi sợ này. Tức con người dùng sự bí ẩn mà mình tin để chống lại sự bí
ẩn mà mình sợ. Đó là một sự phát triển tâm lý bình thường.
Nếu ai đó tự cho mình là đã hiểu hết vũ trụ và trong vũ trụ hoàn toàn không có sự
bí ẩn nào cả thì họ có thể bỏ đi niềm tin tôn giáo. Nhưng điều này là ảo tưởng và
phi lý tột cùng. Không ai trong chúng ta mà không có sự giới hạn của sự hiểu biết
(vô minh), không ai trong chúng ta mà không tồn tại sự sợ hãi trong một thời điểm
nào đó của cuộc đời. Ai đó không theo một tôn giáo nào hiện có, có lẽ bởi vì niềm
tin của họ đặt vào một tôn giáo khác chưa có tên, chưa hiện diện; hoặc lý tưởng,
niềm tin của riêng họ chính là tôn giáo của cá nhân họ.
27
VŨ TRỤ SINH RA TỪ ĐÂU?
Triết học truyền thống đã lựa chọn hai đối tượng độc lập và không tương xứng là
Vật chất - Ý thức để bao trùm toàn bộ vũ trụ này.
Khi đặt câu hỏi về khởi nguồn của Vũ trụ, Triết học chia ra hai hướng: đồng ý sự
Trống rỗng là khởi nguồn và Không đồng ý sự Trống rỗng là khởi nguồn.
(Giả thuyết 1) Đồng ý sự Trống rỗng làm khởi nguồn.
1. Trống rỗng sinh ra từ đâu?
Trống rỗng được mặc định là cái đã có, là khởi điểm.
2. Trống rỗng vô hạn hay hữu hạn.
Trống rỗng là vô hạn.
3. Trống rỗng sinh ra năng lượng và vật chất theo cơ chế nào?
Không có cơ chế.
(Giả thuyết 2) Theo quan điểm của tôi:
1. Không tồn tại sự Trống rỗng (Khoa học chưa chứng minh được có sự tồn tại của
Trống rỗng trong vũ trụ).
2. Trống rỗng + Zezro cơ bản (Năng lượng) = Chân không
Khoa học đã chứng minh trong Chân không luôn tồn tại các lực và trường mang
năng lượng.
3. Bác bỏ Trống rỗng và thay thế bởi Chân không.
Do đó, Chân không được mặc định từ ban đầu và vô hạn.
4. Kết luận, Vũ trụ ban đầu là Chân không chứa đầy năng lượng và vô hạn.
5. Năng lượng sinh ra vật chất thông qua công thức: E = mc2
. Đó là cách mà Vũ
trụ hình thành.
Hiện con người chỉ mới chứng minh thực nghiệm một chiều cơ chế E = mc2
từ
một phần vật chất có khối lượng chuyển hóa thành năng lượng.
Chiều ngược lại từ năng lượng chuyển hóa sang khối lượng thì chỉ trên lý thuyết
(Higgs boson và cơ chế). Khoa học cần thêm thời gian.
28
Trống rỗng là trạng thái không có cả. Do không có gì nên cũng không cần có phải
có gì sinh ra nó, và nó là vô hạn (1). Nhưng không có cơ chế nào từ trống rỗng
sinh ra năng lượng và khối lượng.
Chân không là trạng thái không có sự tồn tại của thực thể có khối lượng nhưng có
các trạng thái năng lượng tồn tại. Chân không chứa năng lượng nên cơ chế từ năng
lượng sinh ra khối lượng và ngược lại là có.
Vì trong vũ trụ không tồn tại chân không tuyệt đối = trống rỗng. Do đó, trống rỗng
bị bác bỏ và được thay thế bởi chân không. Và chân không thay thế vị trí ban đầu
của trống rỗng nên nó thừa hưởng tính chất (1) khởi điểm và vô hạn.
Chân không hay chân không lượng tử là một trạng thái cơ bản của Zezro.
“Tính không tuyệt đối” – “trống rỗng" như một sự bí ẩn, hay tương tự như một tôn
giáo theo chiều hướng duy tâm nào đó. Sự di dời cột mốc Đấng Sáng Tạo đến
cùng vị trí với Vũ trụ vô hạn (Đấng Sáng Tạo chính là Vũ trụ vô hạn) giúp Tôn
giáo và Khoa học tiến lại gần nhau một cách kỳ lạ. Con người sống với nhu tất cả
bởi những quy ước, nhưng quy ước nào hợp lý nhất, bao quát nhất và giải quyết
được nhiều vấn đề nhất sẽ có giá trị tồn tại.
Với quy ước mới theo lý thuyết Zezro, con người phải nhìn nhận lại một lần nữa
bản chất của "số 0" trong toán học, có thể đa phần con người hiểu sai về bản chất
của nó. Và "số 0" gắn với con người - cũng nằm trong một quy luật hẹp của tự
nhiên, nó chỉ đúng trong một hệ quy chiếu nào đó - nơi đó, con người sẽ tự đóng
khung mình lại.
29
BẢN CHẤT CỦA VŨ TRỤ
bao gồm:
Zezro
Vũ trụ (U)
là thực thể đang tồn tại không khối
lượng
Vật chất
là thực thể đang tồn tại có khối
lượng
Zezro + Vật chất = Vũ Trụ
Zezro sinh ra Vật chất và có sự chuyển đổi qua lại
Thời điểm chưa xuất hiện Vật chất thì Zezro = Vũ trụ
Nhiều tư tưởng triết học đã bế tắc vì đưa hai đối tượng không tương xứng nhân
quả Vật chất và Ý thức làm nguồn gốc của Vũ trụ. Rồi tự gài bí mình bằng câu hỏi:
Cái nào có trước, cái nào quyết định cái nào? Vậy Vật chất phải đi với cái gì mới
tương xứng nhân quả?
Để trả lời câu hỏi này, ta phải lượng hóa được vật chất. Để làm được điều đó, ta
phải quay về lại công thức 𝑬 = 𝒎𝒄𝟐
của Einstein.
Trong đó: m là khối lượng đại diện để lượng hóa Vật chất. Vật chất được biểu
hiện thông qua khối lượng. c là hằng số ánh sáng (299,792,458 m/s). Vậy tương
quan nhân quả của khối lượng là năng lượng. Chúng chuyển đổi qua lại thông qua
cơ chế vận động.
Khối lượng là đại diện để lượng hóa Vật chất. Vậy năng lượng là đại diện để
lượng hóa cái gì? Tôi tạm gọi nó là ZEZRO. Zezro sẽ bao gồm những thực thể
không có khối lượng (chỉ mang năng lượng). Zezro Category bao gồm từ hạt
30
photon, gluon đến các trường năng lượng trong vũ trụ, trong tâm hố đen, linh hồn,
ý thức và các trạng thái tâm linh, thần linh.
Theo biểu đồ bên dưới, Zezro là thể sơ khai của vũ trụ trước Big Bang. Vũ trụ vô
hạn và đầy ắp năng lượng. Cho đến khi sự tiến hóa của những trạng thái của Zezro
bằng những thay đổi trong vận động dẫn đến nhiều vụ nổ Big Bang, dẫn đến sự
chuyển hóa một phần Zezro (Năng lượng) sang Vật chất (Khối lượng) diễn ra.
(Hình 1) do (hình 2) trải thẳng ra.
(Hình 2) Chu trình chuyển đổi Năng lượng - Khối lượng trong Vũ trụ tuần hoàn.
Hình 1
Hình 2
31
Năng lượng là một đại lượng mà con người dùng để đo lường Zezro, tương đồng
giống như ta lấy khối lượng để đo lường vật chất. Và những đại lượng này là
tương đối. Hay nói cách khác, Zezro được biểu hiện thông qua Năng lượng và đó
là cơ sở để con người nhận diện được Zezro thông qua Năng lượng. Tương đồng,
Vật chất được biểu hiện thông qua Khối lượng và đó là cơ sở để con người nhận
diện được Vật chất thông qua Khối lượng.
Zezro – Vật chất là hai nhóm trạng thái trong một đối tượng duy nhất và không thể
tách rời.
m
E
Vật chất
Zezro
E0
U0
Hai trạng thái trong một đối tượng và không thể tách rời
Năng lượng Khối lượng
Năng (lượng) là thuộc tính cơ bản của Zezro
Khối (lượng) là thuộc tính cơ bản của Vật chất
Để vấn đề trở nên dễ hiểu hơn, tôi có một số liên tưởng sau:
LT1: Ánh sáng mang hai trạng thái sóng và hạt tùy theo phương pháp tiếp cận và
nghiên cứu.
LT2: Nước - H2O là một đối tượng. Nhưng có lúc nó biểu hiện ở thể lỏng, có lúc
nó biểu hiện ở thể rắn, có lúc nó biểu hiện ở thể khí. Tức nó có ba trạng thái khác
nhau trong một đối tượng.
Nhìn rộng ra vũ trụ cũng vậy, giữa Zezro (không khối lượng) và Vật chất (có khối
lượng). Tất cả sự khác biệt là do vận động tạo thành (nhiệt độ cũng là một tác
nhân gây ra sự thay đổi sự vận động của các nhân tố cấu thành đối tượng đó, dẫn
32
đến làm thay đổi trạng thái của đối tượng đó). Còn rất nhiều vấn đề khác trong vũ
trụ do Zezro là bản chất và Con người cũng vậy.
Chân không lượng tử là khởi điểm thay thế vị trí của Trống rỗng, do đó Vũ trụ
cũng thừa hưởng các tính chất khởi điểm của Trống rỗng và vô hạn.
Nhưng còn có một phương pháp khác để chứng minh tính vô hạn của Vũ trụ.
Vũ trụ hữu hạn hay vô hạn?
(1) Giả thuyết 1: Vũ trụ là hữu hạn. Hợp lý nhất là có nhiều vũ trụ hữu hạn cùng
tồn tại lồng vào nhau hoặc song hành. Nếu chỉ có một vũ trụ duy nhất và hữu hạn
thì bên ngoài ranh giới đó là gì? Bên ngoài ranh giới đó không thể là sự trống rỗng
vô hạn. Vì nếu là trống rỗng vô hạn thì vũ trụ giới hạn đó làm sao có thể duy trì lơ
lửng như một quả cầu trong sự trống rỗng? Và vũ trụ hữu hạn đó được sinh ra từ
đâu? Không có một cơ chế nào để trống rỗng có thể sinh ra năng lượng và khối
lượng.
TH1: Vũ trụ lồng vũ trụ và chứa trong một vũ trụ vô hạn (U∞)
TH2: Các vũ trụ con song hành và chứa trong một vũ trụ vô hạn (U∞)
TH3: Cả hai trường hợp trên và đều chứa trong một vũ trụ vô hạn (U∞).
Để lý giải vấn đề tận gốc tôi chọn Vũ trụ vô hạn là đối tượng diễn giải.
(2) Giả thuyết 2: Vũ trụ là vô hạn. Tức có 1 vũ trụ duy nhất và vô hạn (U∞)
(3) Giả thuyết 3: Nếu chỉ có 1 vũ trụ duy nhất hữu hạn tồn tại thì nguyên nhân nào
làm cho vũ trụ hữu hạn này giãn nở, ngày càng mở rộng ra? Lực nào tác động
ngược chiều và mạnh hơn lực hấp dẫn giữa các thiên hà, hành tinh… để kéo chúng
ra xa nhau hơn? Ngoài ra, sự mở rộng là giới hạn hay vô tận? Mở rộng ra đâu?
Phải tồn tại không gian, năng lượng ở nơi mà vũ trụ giới hạn trong tương lai có
chỗ để mở rộng, vậy phần không gian và năng lượng bên ngoài này thuộc về 1 cái
gì rộng lớn hơn → một sự vô hạn khác.
Từ (1), (2) và (3) suy ra, vũ trụ bao quát nhất là vũ trụ vô hạn (U∞).
33
E = mc2
Trong thuyết tương đối hẹp của Einstein:
E
m
m ?
E
Năng lượng
Khối lượng
c(v):Vận động
c(v)?
Sự hình thành của vũ trụ là sự phát triển từ dạng Zezro cơ bản nhất dẫn đến hình
thành nhiều dạng Zezro ở nhiều cấp độ khác nhau. Bước ngoặt lớn nhất để hình
thành nên toàn bộ vũ trụ như ngày này chính là sự chuyển đổi từ năng lượng sang
khối lượng.
Trong công thức nổi tiếng trong thuyết tương đối hẹp mà Einstein đưa ra:
E = mc2
Trong đó, c: vận tốc ánh sáng
m: khối lượng
E: năng lượng
Ta có thể hiểu là khi một đối tượng di chuyển với tốc độ ánh sáng thì một phần
hoặc toàn bộ khối lượng sẽ chuyển hóa thành năng lượng.
Tốc độ ánh sáng có phải là tốc độ giới hạn trên (nhanh nhất) của bất kỳ đối tượng
nào trong vũ trụ? Với tôi, mọi thứ trong vũ trụ đều tương đối và ngay cả học
thuyết của Einstein cũng là Thuyết Tương Đối. Do đó, vấn đề đặt ra trường hợp
tuyệt đối cho tốc độ ánh sáng là không phù hợp. Nó chỉ có thể đúng trong giới hạn
mà con người quan sát được. Tức sẽ có tốc độ nhanh hơn 299.792,458 Km/s
nhưng đến một giới hạn nào đó thì đối tượng đó không còn là chính nó vậy thì
34
không còn tồn tại tốc độ đi kèm với đối tượng đó nữa → Sinh ra đối tượng mới
với tốc độ mới.
Thực thể tồn tại bất kỳ gắn liền với thuộc tính vận động. Nếu nó không vận động
thì nó không tồn tại.
Theo lý thuyết thì mọi thứ hoàn toàn có cơ sở và chắc chắn một ngày nào đó ta sẽ
chứng minh được bằng thực nghiệm là với những điều kiện a, b, c…thì năng
lượng ở trạng thái e1, e2, e3…sẽ sinh ra khối lượng ở dạng x, y, z…
Nếu ta chứng minh được điều đó bằng thực nghiệm thì ta đã giải quyết được nút
thắt lớn nhất của các vấn đề về vũ trụ.
“Sự chuyển đổi giữa các trạng thái Zezro và Zezro, giữa Zezro và Vật chất đều
tuân theo định luật về bảo toàn năng lượng trong vũ trụ”
Lúc này vũ trụ tồn tại với hai trạng thái trong một cấu thành: Zezro và Vật chất.
Sự tiến hóa của vật chất từ những hạt cơ bản nhất phát triển nên sự phong phú, đa
dạng về các dạng vật chất tồn tại trong vũ trụ như hiện nay.
Tương đồng và đi trước là sự phát triển từ trạng thái Zezro cơ bản dẫn đến hình
thành nhiều trạng thái Zezro ở nhiều cấp độ khác nhau. Chính là sự tiến hóa của
Zezro.
Trong sự tương tác, phù hợp trong một phần tỉ tỉ lần đó sẽ sinh ra những điều kiện
để xuất hiện khối lượng và hình thành những trạng thái vật chất ban đầu.
Đó chính là sự khởi nguồn nên vũ trụ này.
Khoa học thực nghiệm sẽ đóng vai trò quyết định trong việc chứng minh cho sự
chuyển đổi từ năng lượng sang khối lượng.
Việc tìm ra Higgs và lý giải được cơ chế hình thành Higgs mang khối lượng cho
vật chất từ Năng lượng bằng thực nghiệm là tín hiệu cho thấy con người thực sự
đã sẵn sàng, bắt đầu mở ra một con đường mới dẫn đến phần chìm của tảng băng
trôi vũ trụ, mà từ trước giờ con người chưa thể tiếp cận được, hoặc còn nghi ngờ
về sự tồn tại của nó. Đồng thời, nó giúp củng cố cho sự đúng đắn và phù hợp đối
với một số nền tảng lớn trong Zezro.
Nếu chứng minh được điều đó, thì cũng đồng nghĩa với việc:
35
Về mặt lý thuyết, phép màu hô biến từ không ra có, từ có ra không theo ý muốn
của các thần linh là có thể thực hiện được.
36
VẬN TỐC ÁNH SÁNG
Không có vận tốc giới hạn, chỉ có sự giới hạn của một thực thể làm giới hạn vận
tốc của chính nó
Giả định một chiếc xe được trang bị động cơ có thể làm cho chiếc xe di chuyển
với vận tốc ánh sáng.
Nhưng khi chiếc xe (x) tăng tốc đến một vận tốc - Vx (nhỏ hơn vận tốc ánh sáng)
thì chiếc xe đã không còn là chính nó khi đặt trong các môi trường và điều kiện
khác nhau. Như vậy vận tốc Vx là vận tốc cực đại gắn liền với thực thể chiếc xe.
Tương tự vận tốc ánh sáng (Vc) là vận tốc cực đại gắn liền với photon ánh sáng.
Khi 1 hạt photon đạt đến vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng thì nó không còn là hạt
photon nữa. Nó sẽ bị chuyển hoá thành một thực thể khác có mức giới hạn vận tốc
cao hơn. Do đó, còn rất nhiều thực thể tồn tại (dạng hạt hoặc trường mang năng
lượng) mà con người chưa quan sát được có thể di chuyển với vận tốc lớn hơn vận
tốc ánh sáng.
Ví dụ về chiếc xe có vô số mô hình áp dụng tùy theo vật liệu xe, thiết kế, kích
thước, khối lượng...và môi trường mà xe được đặt vào. Sẽ cho ra vô số kết quả về
tốc độ giới hạn thuộc về chiếc xe đó trước khi nó bị biến dạng không còn là chính
nó. Do đó mô hình cơ học cổ điển và cơ học lượng tử đều áp dụng được tùy điều
kiện giả định. Nhưng kết quả cuối cùng là có một vận tốc cực đại Vx gắn liền với
chiếc xe trước thời điểm chiếc xe bị biến dạng. Vx luôn nhỏ hơn vận tốc ánh sáng
vì chiếc xe là một vật thể có khối lượng.
Đối với một chiếc xe trong điều kiện không khí bình thường, ta chỉ cần dùng cơ
học cổ điển để quan sát là thấy nó biến dạng ở một vận tốc nhỏ hơn rất nhiều so
với vận tốc ánh sáng do ma sát gây ra. Nếu dùng cơ học cổ điển để quan sát trong
điều kiện thường thì cấu tạo của chiếc xe và môi trường xung quanh tại thời điểm
quan sát quyết định nó bị biến dạng như thế nào? tại vận tốc cực đại nào?
Tại sao ta áp đặt hệ qui chiếu vật chất có khối lượng di chuyển vào hệ qui chiếu
hạt hoặc trường năng lượng không có khối lượng như photon ánh sáng di chuyển?
37
KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN
Không gian sinh ra từ vận động. Vận động bao gồm tốc độ, hướng và các lực
tương tác lên thực thể đó trong hệ thống.
Vận động tạo thành cấu trúc của một thể cơ bản và không gian gắn liền với nó.
Các thể cơ bản liên kết thành một hệ thống nhỏ và không gian gắn liền với nó, các
hệ thống nhỏ liên kết thành một hệ thống lớn hơn và không gian gắn liền với nó.
Do có vô hạn các thể cơ bản của Zezro vận động sẽ tạo ra không gian vô tận của
Vũ trụ từ ban đầu.
Sự phát triển của các trạng thái Zezro tạo nên các cấu trúc phức tạp hơn. Các cấu
trúc bậc cao của Zezro sẽ tạo nên Ý thức, bậc cao hơn Ý thức là những trạng thái
tâm linh, thần linh. Theo chiều hướng này các trạng thái ý thức, tâm linh phát triển
càng lên cao thì càng bền vững, và có vô hạn các cấp độ như vậy. Do đó, sự phát
triển lên cao của các trạng thái Ý thức được ví như vũ trụ vô hạn vậy.
Các trạng thái Zezro bậc cao sẽ có những đặc điểm sau: Bậc càng cao mang năng
lượng càng lớn, Bậc càng cao càng bền, Bậc càng cao thông tin chứa đựng càng
lớn.
38
Sự phát triển sai khác (đột biến) trong một cấu trúc Zezro bậc cao mang năng
lượng khổng lồ sẽ tạo ra những "Vụ Nổ" sinh ra Hố trắng, đó là cột mốc một phần
Năng lượng (input) chuyển hóa thành Khối lượng (output), sau đó giải phóng ra
những hạt vật chất cơ bản vào vũ trụ.
Sự phát triển của các thể Vật chất tạo nên sự đa dạng các trạng thái Vật chất như
ngày nay. Trong cùng một cấu trúc, Vật chất càng nặng và càng lớn sẽ càng kém
bền. Như những cấu trúc lớn dần trong vũ trụ, đến một giới hạn về khối lượng và
kích thước, chúng sẽ bị sụp đổ tạo thành các hố đen, sau đó nó hút tất cả vật chất
(input) gần nó vào bên trong. Và cơ chế đầu còn lại là xả ra những dạng Zezro cơ
bản (output) vào lại vũ trụ. Cơ chế này cứ tiếp diễn gọi là Chu trình chuyển hóa
Năng lượng - Khối lượng trong Vũ trụ tuần hoàn.
Có con người, ta có khái niệm LƯỢNG hóa, đo lường, đối chiếu. Thời gian (để
gọi đúng bản chất nhất mà con người đang sử dụng chính là THỜI LƯỢNG) và
NĂNG LƯỢNG, KHỐI LƯỢNG. Nếu không có sự tồn tại của ý thức thì ta có
những thuộc tính tồn tại khách quan với ý thức là: THỜI, NĂNG, KHỐI. Còn
LƯỢNG là do ý thức con người đặt vào nhằm phục vụ cho mục đích lượng hóa
các thuộc tính khách quan trên.
Trong đó, THỜI là thuộc tính cơ bản của Không gian, NĂNG thuộc tính cơ bản
của Zezro và KHỐI là thuộc tính cơ bản của Vật chất.
Con người lấy sự chủ quan để đo lường đối tượng khách quan:
Lấy thời gian để đo lường không gian.
Lấy khối lượng để đo lường Vật chất.
Lấy năng lượng để đo lường Zezro.
Không gian là hệ quả đầu tiên Zezro - Vật chất thông qua vận động. Biểu hiện
không gian của một thực thể đối với con người là hình thái, sắc thái, thông tin, và
môi trường tồn tại của nó.
39
"THỜI" là một điểm bất kỳ trong KHÔNG GIAN. Nên THỜI là thuộc tính của
KHÔNG GIAN. Nếu ta chọn thêm một điểm khác bất kỳ trong KHÔNG GIAN.
Đó là sự bắt đầu cho khái niệm THỜI GIAN, do có sự đối chiếu.
Thông tin, hình thái, sắc thái chính là sự sắp xếp cấu trúc không gian của một thực
thể sinh ra bởi vận động.
Sự khác nhau về cấu trúc của các đối tượng (thể cơ bản, hệ thống nhỏ, hệ thống
lớn) dẫn đến sự khác nhau về hình thái, sắc thái, và thông tin giữa chúng.
Ví dụ 1: Về việc tìm ra một trong 200 tờ giấy trắng của bạn Lương Tuấn Phi trong
chương trình Siêu trí tuệ Việt Nam 2019.
Sự sắp xếp về cấu trúc của một vật thể chứa đựng thông tin. Con người có giác
quan khác nhau sẽ nhìn được cấu trúc đó sâu cạn khác nhau.
Trên cấu trúc một tờ giấy trắng, Tuấn Phi đã nhìn như một cấu trúc 3D chi tiết và
có các điểm kết nối thông tin khác nhau. Tại các điểm đó, cậu ta sẽ liên kết lại
thành một hình ảnh mô phỏng (con mèo). Kiểu nhìn lên bầu trời để nối những vì
sao thành một chòm sao.
Con người khác nhau về độ phân giải của vi sử lý bộ não thì sẽ có sự nhận diện chi
tiết khác nhau. Giống như có người nghe được những sóng âm mà người thường
không nghe được. Các con vật cũng có thị giác, khứu giác, thính giác, xúc giác, vị
giác rất khác nhau.
Đây không phải là hai thế giới. Mà là tầm xử lý vĩ mô, hay vi mô tới đâu của bộ
não trong cùng một thế giới.
Ví dụ 2: CẤU TRÚC (KHÔNG GIAN) TẠO RA MÀU SẮC
Bản chất của màu sắc là gì? Vì sao lá có màu xanh? Màu xanh của lá cây là do
diệp lục tố (chlorophyll). Vậy tại sao Diệp lục tố có màu xanh?
Dưới đây là hình ảnh cấu trúc phân tử của Diệp lục tố (Source: MIME by Urtica)
Màu sắc cùng với hình dạng, thông tin là sự biểu hiện bên ngoài của một cấu trúc.
Sự sắp xếp /cấu trúc chính là không gian của một thực thể. Nó được tạo nên từ sự
liên kết của những cấu trúc nhỏ hơn, dẫn đến nhỏ nhất không thể bị tách rời gọi là
thể cơ bản.
40
Sự sai khác dù chỉ rất nhỏ của từng cấu trúc, dẫn đến sự khác nhau trong việc vận
hành → biểu hiện bên ngoài khác nhau (hình dáng, màu sắc, thông tin) của chúng,
dẫn đến sự đa dạng các trạng thái tồn tại khác nhau trong vũ trụ.
Ví dụ: Trong lập trình để xây dựng và vận hành một hệ thống phức tạp. Chỉ cần
sai khác một ký tự, một dấu thì kết quả sẽ hoàn toàn khác.
Trong cấu trúc ADN phức tạp, chỉ cần sự đột biến sai khác rất nhỏ thì đã tạo ra
một cơ thể khác với những biểu hiện khác.
Sự sắp xếp cấu trúc của một thực thể tạo ra màu sắc, hình dáng, thông tin của thực
thể đó.
41
TÔN GIÁO
Kitô giáo
Nền tảng của Kitô giáo là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, tuy ba ngôi,
ba trạng thái nhưng chỉ là một Thiên Chúa duy nhất.
Theo thuyết Zezro, Đức Chúa Trời (Chúa Cha) tượng trưng cho Vũ trụ vô hạn.
Đức Chúa Con (Chúa Jesus) là được sinh ra từ Đức Chúa Cha và mang bản thể
con người, với thân xác con người, ta cũng có thể hình dung Chúa Giesu giống
như đại diện cho toàn bộ Vật chất tồn tại trong vũ trụ này. Thì việc Chúa Cha
truyền phép ban (sinh ra) Chúa Con giống như Vũ trụ vô hạn sinh ra toàn bộ Vật
chất hiện hữu.
Chúa Thánh Thần (Holy Spirit) tượng trưng cho Zezro mang năng lượng mà
không mang khối lượng.
42
Đức Chúa Trời – Chúa Con – Chúa Thánh thần mang ý nghĩa sâu xa của Vũ trụ vô
hạn - Zezro – Vật Chất. Tuy ba nhưng thực chất một và chỉ một duy nhất.
Phật giáo
Phật giáo nguyên thủy không thờ thần linh, Phật (Buddha) với ý nghĩa là “Người
giác ngộ - người thức tỉnh”. Ngay cả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng là con
người và giác ngộ được chân lý của vũ trụ. Ngay như chính lời Đức Phật dạy: “Ta
là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” trong Phật Thuyết Phạm Võng Kinh
Bồ Tát Tâm Địa Phẩm. Tức, gốc rễ hướng tới của Phật giáo là giác ngộ được chân
lý của vũ trụ và mỗi con người đều có thể đạt được bằng sự tu hành đúng đắn.
(Tu Hành được hiểu gồm Tu thân tránh những cám dỗ, dục vọng làm hủy hoại tâm
thức, tối thiểu những ảnh hưởng xấu đến vạn vật xung quanh và tuyệt đối với con
người. Rèn luyện và nuôi dưỡng TÂM sáng giúp nâng cao trí lực để thoát ra và có
một tư duy rộng khắp. Tu là bước khởi đầu, sau đó mới đến Hành (làm) – tức sử
dụng những gì đã Tu được giúp đỡ chúng sinh, hướng dẫn, truyền dạy giúp cho
nhiều người nâng cao về Tu và mục tiêu cuối cùng là mình đạt được thì sẽ giúp
cho nhiều người đạt được. Quan trọng nhất là Hành với sự thanh thản, tâm bình
theo lẽ tự nhiên, không nên nóng vội và tham chấp sẽ dẫn đến đau khổ cho cả ta và
người. Do đó, Tu Hành không quan trọng hình thức, không gian, thời gian…mà
quan trọng nhất là chứng quả, thành tựu đạt được. Quá ham mê hình thức sẽ là sai
hoàn toàn nguyên tắc. Chưa Tu thân được ít thành tựu thì không nên Hành, sẽ dẫn
đến truyền quả xấu cho nhiều người hoặc lời nói không có giá trị, dẫn đến tội
nghiệp.
Trong tư tưởng Phật giáo, khái niệm cốt lõi và là trung tâm chính là “Không tính”,
quan trọng nhất và cũng là trừu tượng nhất.
Theo thuyết Zezro, Tính Không và Tính Có trong Phật học, "sắc tức thị không,
không tức thị sắc" Không là Có, và Có cũng là Không
Tương đồng Năng lượng cũng là Khối lượng và ngược lại.
43
Các Tôn giáo khác:
Ấn Độ Giáo (Hindu) vị thần Brahmā chính là vị thần sáng tạo của đạo Hindu
(Hindu God). Trong thuyết Zezro, Brahma cũng chính là Thượng Đế - God và
chính là Vũ trụ vô hạn.
Các tôn giáo độc thần tôn thờ Thượng Đế, Thiên Chúa (Do Thái giáo), Thánh
Allah (Hồi giáo) .... Trong thuyết Zezro, Thượng đế, Thiên Chúa, Thánh Allah
chính là Vũ trụ vô hạn.
Trong Kinh dịch, Vô Cực sinh ra Thái Cực và Thái Cực quay về với Vô Cực. Tuy
hai mà là một, tương đồng Zezro và Vật chất trong thuyết Zezro.
Thuyết Zezro chỉ đưa ví dụ về một số Tôn giáo lớn, xét về tổng thể thì các Tôn
giáo còn lại đi theo 2 hướng:
1. Thờ các vị thần – có thể nói cao nhất vẫn là Thượng đế thì sự tương đồng với
Vũ Trụ.
2. Thờ một đối tượng vật chất cụ thể nào đó và nâng lên làm thần thì đối tượng
trực tiếp được tôn thờ chính là Vật chất, thông qua đó tất cả đều hướng về hướng
về Vũ trụ vô hạn.
Thượng Đế gần như là gốc rễ cuối cùng của đa phần các tôn giáo trên thế giới.
Con người yếu đuối, sợ hãi tìm đến Thượng đế, con người không biết, không hiểu
tìm đến Thượng đế. Thực ra, con người không biết, không hiểu dẫn đến yếu đuối,
sợ hãi. Vậy con người không biết, không hiểu cái gì? Sợ hãi cái gì? Đó chính là
những thiên tai tự nhiên, đó chính là những bí ẩn của Vũ trụ vô hạn.
Ở một khía cạnh khác, Thượng đế cũng chính là chiếc gương phản chiếu tất cả
nguyện vọng, mong muốn của con người đặt vào, tín thác vào. Nên Thượng đế là
hình mẫu lý tưởng nhất, toàn diện nhất trong tất cả những gì mà con người có thể
nghĩ đến. Và hình ảnh của Thượng đế hiện diện trong mắt con người chính là hình
ảnh một con người hoàn hảo đúng nghĩa và toàn năng.
44
QUAN ĐIỂM MỚI VỀ ĐẠO
1. Tôn thờ Vũ trụ vô hạn.
2. Kinh sách là quy luật của vũ trụ.
3. Lý tưởng sống là thuận theo quy luật tự nhiên.
4. Giá trị đạo đức: Đề cao tình yêu thương.
5. Giá trị con người: Đề cao sự ảnh hưởng tích cực đến người khác hơn là tiền bạc
và danh vọng.
6. Công trình "tôn giáo" là nơi thiên về học thuật và nghiên cứu về thế giới - vũ trụ
với những thư viện lớn, phòng đọc sách, nơi thảo luận, "Ted-talk", và xuất bản.
7. Bản thể và Thiền định sẽ được giảng dạy như 1 môn khoa học.
8. Mô hình là phi tập trung (decentralized). Tức mỗi "tín đồ" truyền đạt lại kiến
thức mà mình có cho người khác đều là Sư thầy, Linh mục, Mục sư, Tu sĩ...Không
phân cấp bậc, mọi "tín đồ" là ngang hàng. Hệ thống sẽ vận hành tự động.
Đạo trong Tâm không phải trong Tên.
Đạo trong Đức không phải trong Ngôn
Giữ vững thiện lương, Đạo nào cũng tốt.
45
BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI
Sự sống
THAM
Thiện Ác
Đau khổ
Hạnh phúc
Đạt
Thiện là lấy hạnh
phúc chính đáng
của người khác làm
hạnh phúc của bản
thân.
Ác là bất chấp
người khác để
bản thân có được
hạnh phúc.
“ Tất cả những gì con người đang làm đều nhằm thỏa mãn
nhu cầu ích kỷ của chính con người”
Sự sống là đặc tính cơ bản của mọi sinh vật. Nhưng con người có sự phát triển
vượt bậc của hệ Ý thức so với các sinh vật khác gọi là Tri thức. Tri thức giúp con
người càng chủ động hơn trong việc bảo về sự sống của mình gọi là đặc quyền chủ
động. Đặc quyền chủ động là cơ sở hình thành nên xã hội loài người, hình thành
nên mọi hoạt động, tâm sinh lý của con người.
Con người làm tất cả để bảo vệ sự sống, để được sống tốt hơn, và được thỏa mãn
các nhu cầu từ thấp đến cao (tham khảo tháp nhu cầu Maslow). Mở rộng hơn, con
người bất chấp các sinh vật khác để thỏa mãn và phục vụ cho sự sống của mình.
Đó là nguồn gốc tất yếu của THAM. Mà tối thiểu nhất là tham sống.
THAM không chỉ đặt riêng cho Con Người nhưng THAM gắn với Con Người có
khác biệt rất lớn so với THAM gắn với các sinh vật khác thông qua đặc quyền chủ
động và sự phát triển cao của thể Zezro (Tri thức).
Con người có hai trạng thái mong muốn để đạt đến:
46
(1) Mong muốn có thêm những gì đã có (thêm thời gian sống, thêm áo quần, tiền
bạc...).
(2) Mong muốn có những gì chưa có (có thể gọi là ước muốn). Hai trạng thái này
bản thân nó đều có động cơ tốt và xấu. Nếu thay thế THAM bằng ƯỚC MUỐN
thì chỉ thỏa (2). Đa phần con người hiểu THAM ở 1 góc độ thuộc (1) và theo
hướng tiêu cực. Nhưng THAM VỌNG lại thuộc (2).
Con người sinh ra bản chất ban đầu thiện hay ác?
Con người sinh ra đã có lòng thiện và ác trong một chữ “THAM”.
Tất cả những hành động xâm phạm, đe dọa, ảnh hưởng đến cuộc sống, sự sống của
con người đều bị ngăn chặn bằng mọi giá, với mọi hình thức. Điều này hoàn toàn
có thể khởi tâm Ác.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cuộc sống, sự sống:
Trực tiếp: lương thực, nước uống, không khí…
Gián tiếp: quần áo, nhà ở, tiền bạc…
Do có quá nhiều cái cần được bảo vệ, phòng ngừa... Chưa kể tới việc con người
tích lũy thêm để phòng thân, để thỏa mãn các nhu cầu như trong tháp nhu cầu
Maslow, dẫn đến con người không biết đâu là giới hạn, dẫn đến lòng tham vô hạn.
Từ đó sự nảy sinh cái ác theo lẽ tự nhiên cũng được hình thành theo cấp số nhân.
Con người phát sinh lòng thiện một cách tự nhiên nhất, trong một điều kiện dễ
dàng nhất, không có mối đe dọa hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống, sự sống của mình.
Dễ dàng như việc mình có thực hiện hay không thì cũng giống nhau. Ví dụ: hét lên
khi thấy 1 đứa bé cầm cái kéo nhọn, hoặc đứng gần miệng giếng. Bởi vì não bộ lập
tức phản ứng trong tích tắc do có sự đồng cảm và hiểu được mối đe dọa là giống
nhau cho bản thân và người khác.
Phân tích chữ “THAM” dù động cơ tốt hay xấu thì cũng sinh ra mong muốn, và
nếu kết quả đạt được thì sinh ra vui, hạnh phúc; còn nếu kết quả không như mong
muốn thì sinh ra buồn hoặc tệ hại hơn là đau khổ.
Do đó, hạnh phúc hay đau khổ, vui hay buồn đều xuất phát từ một chữ “THAM”.
47
Trong rất nhiều cái mong muốn của con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu từ cơ
bản đến nâng cao thì không phải cái nào cũng đạt kết quả như kỳ vọng.
Đau khổ phát sinh là điều tất yếu trong cuộc sống, càng hi vọng nhiều thì càng thất
vọng nhiều và đau khổ nhiều. Địa ngục không đâu khác, chính là khởi nguồn từ
một chữ “THAM”.
Đức Phật đã dạy điều cốt lõi này trong ba chữ THAM, SÂN, SI từ hàng ngàn năm
trước.
Tối ưu hóa hạnh phúc là mục tiêu quan trọng nhất của con người ở thế gian này.
Do đó tối ưu thời gian sống không phải là mục tiêu quan trọng nhất vì sống lâu
chưa chắc đã có nhiều hạnh phúc.
Vậy, con người làm thế nào để tối ưu hạnh phúc?
Từ gốc "THAM", con người có 2 động cơ tốt - xấu để dẫn đến "Thiện" và "Ác"
Thiện tức lấy hạnh phúc chính đáng của người khác làm hạnh phúc của bản thân.
Tức trong xã hội những người Thiện thì hạnh phúc chính đáng của người này sẽ là
hạnh phúc của người khác. Như vậy, hạnh phúc sẽ nhân lên rất nhiều lần. Còn khi
có người nào đau khổ thì sự quan tâm và chia sẻ lẫn nhau giúp cho sự đau khổ
giảm đi nhiều lần.
Ác là bất chấp người khác để bản thân có được hạnh phúc.
Tức trong xã hội những người Ác thì hạnh phúc của một người chỉ duy nhất chính
bản thân người đó được hưởng, và có thể hạnh phúc của người này được đánh đổi
bởi sự đau khổ của người khác. Tương đồng với đau khổ của một người họ sẽ lãnh
trọn vẹn do không có sự chia sẻ. Về tổng thể, trong thế giới những người Ác gần
như hạnh phúc đạt được là rất ít, họ dẫm đạp lên nhau để giành lấy hạnh phúc về
mình và chỉ có một số ít giành được như vậy phần còn lại đa phần sẽ đón nhận sự
đau khổ. Và nó nảy sinh mối nguy hiểm lớn trong xã hội này là lòng hận thù. Lòng
hận thù làm cho mọi con người trong xã hội này đều có lúc bị kéo xuống và đón
nhận sự đau khổ nhiều khi là tột cùng. Còn hạnh phúc họ đón nhận được chỉ là tức
thời, thoáng qua.
48
Nếu một xã hội tạo điều kiện cho cái Ác phát triển và hoành hành thì nó sẽ dần
đồng hóa hết cái Thiện, nó ăn mòn và phát triển dần, dẫn đến trước sau xã hội
cũng trở thành xã hội với cái Ác chiếm ưu thế. Người Thiện bị đồng hóa vì những
lý do sau:
1)Thay đổi từ gốc do tư tưởng bị áp đặt từ nhỏ.
2)Ảnh hưởng và thay đổi do môi trường sống. Nếu người Thiện muốn không bị
ảnh hưởng và bảo vệ bản thân mình trước người Ác thì chỉ có cách hoặc là phải
Ác hoặc là chấp nhận buôn xuôi theo số phận và trông chờ vào may mắn hoặc là
xa lánh tất cả, xa rời xã hội loài người. Chỉ còn một số ít người sử dụng trí tuệ
vượt trội của mình có được để giành quyền chủ động và áp đặt mọi thứ theo cách
sống của mình. Nhưng đó chỉ là một bộ phận rất rất nhỏ trong xã hội loài người.
THAM chính là nền tảng cơ bản của con người, THAM sinh ra mọi tâm lý, mọi
hành vi của con người.
THAM sinh ra Thiện và Ác.
THAM sinh ra Hạnh phúc và Đau khổ.
THAM hình thành nên xã hội loài người.
49
BÀN CHI TIẾT VỀ NGUỒN GỐC “TÍNH THAM”
Phần trên ta đã nói sơ qua Sự sống là khởi nguồn của “Tính tham”. Nhưng đối với
con người thì đặc tính tâm lý cơ bản cho một cá thể sống là gì? Cái gì quyết định
đến một hành động bất kỳ của con người?
Có hai thứ luôn thôi thúc bạn làm một cái gì đó, chính là tình yêu và sự sợ hãi.
Do đó, "Tính tham" của con người cũng xuất phát từ tình yêu hoặc sự sợ hãi →
hành động.
"Tính tham" mở rộng bao gồm mong muốn, mong cầu, tham cầu, tham vọng →
làm, hành động vì một mục đích nào đó.
- Mong muốn xuất phát từ tình yêu.
Khi ta muốn kiếm tiền từ các nhu cầu chính đáng: lo cho cuộc sống bản thân, gia
đình hoặc tặng quà cho người mình yêu thương, giúp đỡ người khác...đều xuất
phát từ tình yêu dành cho bản thân hoặc cho người khác.
Ngay cả những tình cảm cao đẹp nhất dành cho đồng loại, như sự đồng cảm, lòng
trắc ẩn, thiện nguyện...đều xuất phát từ tình yêu.
Tình yêu bao gồm cái vỏ bên ngoài và cái lõi bên trong. Cái vỏ bên ngoài là yêu
thương chính ta và cái lõi bên trong là lòng trắc ẩn biết yêu thương và nghĩ đến
người khác.
Mong muốn luôn có hai mặt, đặt kỳ vọng → có thể thất vọng. Lòng trắc ẩn, lòng
xót thương tự nó đã tồn tại một nỗi buồn đồng cảm → có thể rơi nước mắt vì nỗi
đau của người khác. Đây chỉ là cơ chế tâm sinh lý bình thường.
Theo quan điểm của tôi, con người không thể đạt đến trạng thái "vô ưu", "dục thần
túc" tuyệt đối, nếu có nó chỉ mang tính tạm thời. Sự tu tập chỉ đưa ta đến sự tiệm
cận của những điều trên mà không thể dứt bỏ hoàn toàn bởi sự tác động về cơ chế
tâm sinh học từ thân xác.
Sự mong muốn từ tình yêu là nguồn gốc của Thiện.
50
- Tham muốn xuất phát từ sự sợ hãi.
Nỗi sợ hãi thường có nguyên nhân từ tầm nhìn hạn hẹp, sự thiếu hiểu một phần
hay toàn bộ vấn đề nào đó (vô minh).
Tham muốn từ sự sợ hãi là nguyên nhân của hành động Ác.
Tức cái Ác luôn đến từ sự sợ hãi trong sâu thẳm.
Sợ đánh mất cái mình đang có, sợ sẽ không có cái mình mong muốn: sợ nghèo, sợ
đói, sợ bệnh tật, sợ mất quyền lực, sợ mất tài sản tích trữ được...
Bảo vệ sự sống → sợ bị áp bức về tâm lý hoặc thể xác, tham sống sợ chết...
Mọi khởi đầu của nỗi sợ chính là sự tưởng tượng. Ta tưởng tượng, hình dung nó
trước → dẫn đến Sợ hãi.
Do đó, sự tưởng tượng chi phối toàn bộ hành động và ra quyết định. Tưởng tượng
luôn bay cao bay ra hơn thực tế → làm ta chùng bước.
Ví dụ như lái xe đạp qua một thanh ván nhỏ bắt qua ao cá và lái xe đạp trên cùng
một thanh ván được đặt trên mặt đất.
Trong khởi nghiệp trong kinh doanh, sự tưởng tượng thiếu hiểu biết đầy đủ là
nguồn gốc của mọi thất bại.
Sự tưởng tượng thiếu hiểu biết có thể dẫn đến hai hướng:
1. Sự tưởng tượng vượt quá thực tại → tự tin thái quá hoặc tô hồng tương lai.
2. Sự tưởng tượng dưới thực tại → sợ hãi, lo lắng, chùng bước → không dám đi
tiếp, hoặc lưỡng lự, thiếu quyết đoán.
Sự tưởng tượng làm một số người lãnh đạo, người nắm quyền lực, vận mệnh đất
nước chùng bước khi muốn thay đổi tư duy hoặc hướng đi cho một quốc gia.
Ngay cả họ đã nhìn thấy được xu hướng tất yếu, con đường đúng đắn và sự thật.
Trừ những trường hợp tham lam quyền lực, tiền bạc...Có nhiều vị lãnh đạo, vua
quan một nước không sợ mất quyền lực hay tiền bạc vì cuộc đời họ đã trải đủ,
nhưng họ sợ. Nỗi sợ này đến từ việc họ tưởng tượng những gì diễn ra sau khi thực
hiện thay đổi: sự thanh trừng, trả thù...
51
Do đó, nếu ta đứng dưới góc nhìn thấu hiểu, đặt ta vào vị trí của người khác để
hiểu cái Ác của họ chung quy cũng đến từ sự sợ hãi, thiếu hiểu biết, vô minh → có
cái nhìn nhân văn → xoa dịu, giảm thiểu được sự phản khán càng mạnh của nỗi sợ
và cái Ác → giảm sự thiệt hại xảy ra đến tối đa trong tương lai.
Vậy ta có được Yêu và Sợ nữa không? Tham có nên không? Tham ở đây có là
điều tồi không hay phải nhìn nhận ở nhiều góc độ?
"Tính tham" trong nội dung này là thuộc tính cơ bản của con người có thể xác, bị
chi phối bởi các quy luật sinh học.
Tương tự như "Lạm phát" trong nền kinh tế hiện nay, tối thiểu phải có lạm phát tự
nhiên. Góc nhìn này thoáng hơn Phật pháp cho rằng "Tham - Sân - Si" là nguồn
gốc của mọi khổ đau và phải diệt nó, loại bỏ nó. Góc nhìn này chỉ ra đối với con
người thì "Tính tham" không thể loại bỏ hoàn toàn, mà chỉ tiết chế, tức giảm thiểu
nó. Tương tự như Lạm phát tự nhiên trong nền kinh tế. Ta không thể loại bỏ hoàn
toàn lạm phát, mà chỉ giữ nó ở mức chấp nhận được → giúp một nền kinh tế được
xem là khỏe mạnh.
Như vậy, từ góc nhìn này, Yêu và Sợ hãi, chính nó không là tội lỗi. Chúng chỉ là
những cảm xúc tự nhiên. Tội lỗi chỉ gây ra khi có tác động xấu đến người khác do
động cơ và sự kém hiểu biết (vô minh) của mình từ tình yêu hoặc sự sợ hãi.
Ví dụ: Yêu chính ta, gia đình, người thân bất chấp gây thiệt hại cho người khác.
Yêu thương chiều chuộng con cái không đúng cách → con cái hư hỏng.
Sự sợ hãi dẫn đến hành động tổn thương, tổn hại người khác.
Theo tôi, bạn yêu hoặc sợ hãi chỉ gây thiệt hại, tổn thương cho chính bạn sẽ không
là tội lỗi. Nhưng điều này là bất khả thi vì chí ít bạn có ba mẹ, người thân
quen...Khi bạn làm tổn thương chính mình → gây ra đau khổ cho họ. Do đó, cái
chết trong tự tử không phải là hết và được giải thoát như nhiều người nghĩ.
1. Khổ đau vẫn còn đó cho người ở lại.
2. Nó chính là sự bế tắc về tinh thần, sự trốn tránh thực tại → chúng ta cũng không
biết sau cái chết diễn ra như thế nào nhưng nếu thông tin về tiềm thức của ta vẫn
52
được bảo lưu, thì đó chỉ là hành động bê nguyên cái nhà tù tâm thức này đến một
hệ quy chiếu mới mà thôi.
Các ví dụ cho việc áp dụng thực tế thành công vì thấu hiểu nỗi sợ hãi là nguyên
nhân của cái Ác:
Nelson Mandela đã đàm phán trực tiếp với những kẻ thù của mình, của nhân dân
Nam Phi là các lãnh đạo của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid để đưa đất
nước Nam Phi thay đổi.
Sự thấu hiểu về cái Ác và sự sợ hãi, lòng vị tha với những người đã từng cầm tù
(27 năm), tra tấn ông, cùng hàng triệu người dân Nam Phi khác, cộng với tầm nhìn
rộng lớn về một tương lai của dân tộc → Ông đã xoa dịu được nỗi sợ của các lãnh
đạo cầm quyền về vấn đề trả thù, thanh trừng..., đảm bảo được sự an toàn lâu dài
cho con cháu họ → giúp họ yên tâm buông bỏ quyền lực, cùng chung tay hòa giải
dân tộc và xây dựng đất nước, đưa đất nước thoát ra khỏi vũng lầy của lịch sử.
Hành động này cũng được Mahatma Gandhi thực hiện tương tự để giải phóng Ấn
Độ. Cũng như bà Aung San Suu Kyi áp dụng để đàm phán với thủ lĩnh phe quân
đội để giúp chuyển biến nền dân chủ cho Myanmar.
53
TRIẾT LÝ NỬA Ổ BÁNH MÌ
Nếu ta sẵn lòng chia sẻ nửa ổ bánh mì mà ta ăn cho người đang đói tức là ta có
tổng vị ngon của 4 ổ bánh mì.
Nếu một mình ta tự ăn hết 1 ổ bánh → tổng vị ngon nhận được là 1.
Nếu ta cho người đang đói 1/2 ổ, tức vị ngon tổng cũng không vì thế mà giảm đi.
Số lượng bánh mì tăng không có nghĩa là vị ngon tăng thêm. Theo lý thuyết về
hữu dụng biên (marginal utility – MU), vị ngon khi ăn còn giảm dần theo số lượng
sau khi đạt đỉnh. Với người thông thường, không thật sự quá đói thì 1/2 ổ bánh mì
đầu tiên sẽ cảm thấy ngon nhất và sự ngon miệng sẽ giảm dần sau đó, đến 1 lúc
nào đó (ổ bánh mì thứ 2, thứ 3...) thì vị ngon sẽ chuyển thành âm, tức cảm giác
ngán và ngán kinh khủng sẽ xuất hiện nếu cứ tiếp tục.
Do đó, ta ăn 1/2 ổ bánh mì, người đang đói ăn 1/2 ổ bánh mì thì vị ngon đạt được
là cao nhất, ước tính vị ngon của cả 2 sẽ gấp đôi khi ta 1 mình ăn hết 1 ổ bánh mì,
bởi vì với nửa ổ ta có vị ngon gần 1, với nửa ổ người đang đói có vị ngon hơn 1
(vị ngon sẽ lấy ta làm chuẩn vì ban đầu nếu không cho ai cũng có 1 mình ta ăn) →
ta có tổng vị ngon tương đương là 2 (*)
Ngoài ra, khi phát tâm cho người đang đói 1 nửa ổ bánh mì, ta cũng cảm thấy
niềm vui và sự ngon miệng mà người kia ăn. Nhất là nếu 2 người cùng ngồi ăn để
cùng cảm nhận vị ngon và niềm vui.
Ở chiều ngược lại, niềm vui và sự cảm kích mà người đang đói nhận được từ bạn
cũng là 1 vị ngon, 1 niềm hạnh phúc. Bởi vì ăn cũng là để thỏa mãn và có được
hạnh phúc. Do đó, mỗi hạnh phúc có được của mỗi người ta quy đổi tương đương
thành vị ngon 1 ổ bánh mì → ta có tổng vị ngon tương đương là 2 (**)
Từ (*) và (**) ta có tổng vị ngon của cả 2 người là 4.
Một món ăn không thể là ngon nếu người ăn không thấy hạnh phúc trong lúc ăn.
Cảm giác ngon miệng không chỉ đến từ thức ăn mà nó còn đến từ hoàn cảnh, tâm
trạng tác động đến cảm xúc của người ăn. Ví dụ các tử tù trước bị hành quyết
thường được cho ăn 1 bữa ăn cuối, thường các món ăn đều rất ngon nhưng với tâm
trạng lúc đó họ còn cảm thấy món ăn là ngon nữa không?
54
Câu nói trên tập trung vào sự quy đổi qua lại giữa vị ngon và hạnh phúc của cả 2
người cho và nhận mà không phải chính xác tuyệt đối theo toán học là 4. Nhưng
qua sự quy đổi tương đương ta có 4 trường hợp cảm thấy hạnh phúc (mang lại cảm
xúc) là 2 trường hợp ăn trực tiếp bánh mì của 2 người; và 2 trường hợp thấy hạnh
phúc của người cho và người nhận qua sự cảm nhận niềm vui, hạnh phúc của
người kia (phát tâm thiện và cảm kích tâm thiện). Những hành động này dù nhỏ
nhưng luôn đọng lại trong tâm trí của cả 2 và dần làm thay đổi con người của cả 2
theo hướng tích cực. Bánh mì có thể ăn hết và tiêu tan nhưng giá trị, cảm xúc nhận
được là còn ở lại.
55
TÔI LÀ AI? TÔI ĐẾN TỪ ĐÂU VÀ SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
“Tôi là ai?” của quá khứ, hiện tại hay tương lai?
Nếu “tôi” thuộc về quá khứ thì còn là chính tôi hay là một thực thể hay cấu trúc
nào khác? Như vậy cụm câu hỏi: “Tôi đã là ai?”, “Tôi đến từ đâu?” nói về quá khứ.
Một câu hỏi trong quá khứ gần và tiến xa dần đến một mốc thời gian nào đó khi ta
là một đứa trẻ thì ký ức về “ta” đã phai nhạt dần → mất hoàn toàn. Nếu nói về các
mốc thời gian xa hơn trước khi ta sinh ra, hay nếu tồn tại vô số “kiếp trước”, thì đó
còn là ta hay chỉ là những cấu trúc mang khối lượng, năng lượng khác. Khi đó, ta
của hiện tại chỉ thừa hưởng một phần nào đó của cấu trúc thuộc về “tiền kiếp” đó.
Do đó, câu hỏi “ta là ai?” thuộc về quá khứ là phi logic.
“Tôi”- Ta đang hiện diện ở đây, ngay lúc này là thuộc về hiện tại. Vậy ngay lúc
này “ta” hoàn toàn không biết gì về chính mình? “Tôi” lúc này chỉ là sự định danh
(tên gọi, tiểu sử, lai lịch, quê quán, chức vụ, học vấn…), định tính (tính cách, thói
quen, cá tính, sở thích, năng khiếu…), định lượng (chiều cao, cân nặng, chỉ số sinh
học, y khoa…), và định tư duy (Vũ trụ quan, Lý tưởng, Chí hướng, Tri thức…).
Vậy bạn đã xác định được “tôi” của hiện tại chưa? → Hoàn toàn có thể.
Nếu “tôi” thuộc về tương lai thì “tôi” đã biến đổi và cũng không còn là chính tôi ở
hiện tại.
Do đó, cụm câu hỏi: “Tôi sẽ là ai?”, “Tôi sẽ đi về đâu?” thuộc về tương lai.
Để xác định “Tôi sẽ là ai?”, “Tôi phải là ai?” trong tương lai, ta cần sự chủ động
tuyệt đối mà không phải là bị động trong sự chờ đợi, như chiếc lá trôi trên dòng
nước luôn tự hỏi: “Ta sẽ trôi dạt vê đâu?”.
Phương án chủ động là thay suy nghĩ bằng "hành động" để định hình được "tôi sẽ
là ai?" sau 10 năm, 20 năm nữa hay ở giai đoạn cuối cuộc đời. Đó là một quá trình
lập "kế hoạch cuộc đời", kiên trì hoàn thiện bản thân để vươn tới một hình mẫu mà
ta đã xác lập. Như chính Abraham Lincoln đã nói: "Cách tốt nhất để dự đoán
tương lai của bạn là tạo ra nó".
56
Tìm kiếm chính mình do sự nhầm lẫn về các mốc thời gian quá khứ, hiện tại và
tương lai là một sự sai lầm nghiêm trọng → bế tắc → hầu hết con người mãi tìm
kiếm chính mình trong vô vọng.
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf
ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf

More Related Content

Similar to ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf

thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdfthuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdfNoprroT
 
Cân Bằng Thân Tâm (Osho)
Cân Bằng Thân Tâm (Osho)Cân Bằng Thân Tâm (Osho)
Cân Bằng Thân Tâm (Osho)Phật Ngôn
 
triết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họctriết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họcKhnhChiinh1
 
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận nataliej4
 
nhasachmienphi-tu-duy-nhu-mot-he-thong.pdf
nhasachmienphi-tu-duy-nhu-mot-he-thong.pdfnhasachmienphi-tu-duy-nhu-mot-he-thong.pdf
nhasachmienphi-tu-duy-nhu-mot-he-thong.pdfstyle tshirt
 
Cu soc tuong lai
Cu soc tuong laiCu soc tuong lai
Cu soc tuong laitdlbk
 
12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...
12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...
12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...thanhvuduc3
 
BẢN NGÃ VÔ BIÊN - Stuart Wilde.pdf
BẢN NGÃ VÔ BIÊN - Stuart Wilde.pdfBẢN NGÃ VÔ BIÊN - Stuart Wilde.pdf
BẢN NGÃ VÔ BIÊN - Stuart Wilde.pdfTran Ha Vi
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daico_doc_nhan
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiLong Do Hoang
 
Hợp nhất linh hồn - Sal Rachel
Hợp nhất linh hồn - Sal RachelHợp nhất linh hồn - Sal Rachel
Hợp nhất linh hồn - Sal RachelBoy Xda
 
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegieNhững bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegieOanh Huỳnh Thúy
 
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdfFred Hub
 
Elizabeth clare-prophet ngon-lua-tim-violet-flame_huongclass dich
Elizabeth clare-prophet ngon-lua-tim-violet-flame_huongclass dichElizabeth clare-prophet ngon-lua-tim-violet-flame_huongclass dich
Elizabeth clare-prophet ngon-lua-tim-violet-flame_huongclass dichcongdongthien
 

Similar to ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf (20)

Vong luan hoi
Vong luan hoiVong luan hoi
Vong luan hoi
 
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdfthuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
 
Cân Bằng Thân Tâm (Osho)
Cân Bằng Thân Tâm (Osho)Cân Bằng Thân Tâm (Osho)
Cân Bằng Thân Tâm (Osho)
 
triết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết họctriết học và vai trò của triết học
triết học và vai trò của triết học
 
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
Tâm Lý Học Nhân Cách Một Số Vấn Đề Lý Luận
 
Bên kia cửa tử charles leadbeater
Bên kia cửa tử   charles leadbeaterBên kia cửa tử   charles leadbeater
Bên kia cửa tử charles leadbeater
 
nhasachmienphi-tu-duy-nhu-mot-he-thong.pdf
nhasachmienphi-tu-duy-nhu-mot-he-thong.pdfnhasachmienphi-tu-duy-nhu-mot-he-thong.pdf
nhasachmienphi-tu-duy-nhu-mot-he-thong.pdf
 
Tien hoa hay tao hoa
Tien hoa hay tao hoaTien hoa hay tao hoa
Tien hoa hay tao hoa
 
Cu soc tuong lai
Cu soc tuong laiCu soc tuong lai
Cu soc tuong lai
 
12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...
12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...
12 Quy Luật Cuộc Đời_ Thần Dược Cho Cuộc Sống Hiện Đại - Jo...
 
LĂNG KÍNH CỦA LYRA
LĂNG KÍNH CỦA LYRALĂNG KÍNH CỦA LYRA
LĂNG KÍNH CỦA LYRA
 
BẢN NGÃ VÔ BIÊN - Stuart Wilde.pdf
BẢN NGÃ VÔ BIÊN - Stuart Wilde.pdfBẢN NGÃ VÔ BIÊN - Stuart Wilde.pdf
BẢN NGÃ VÔ BIÊN - Stuart Wilde.pdf
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
 
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can daiDao duc co doc giao voi cac van de can dai
Dao duc co doc giao voi cac van de can dai
 
Nghiên Cứu Lịch Sử Phát Triển Của Phép Biện Chứng Mác Lenin.doc
Nghiên Cứu Lịch Sử Phát Triển Của Phép Biện Chứng Mác Lenin.docNghiên Cứu Lịch Sử Phát Triển Của Phép Biện Chứng Mác Lenin.doc
Nghiên Cứu Lịch Sử Phát Triển Của Phép Biện Chứng Mác Lenin.doc
 
Hợp nhất linh hồn
Hợp nhất linh hồnHợp nhất linh hồn
Hợp nhất linh hồn
 
Hợp nhất linh hồn - Sal Rachel
Hợp nhất linh hồn - Sal RachelHợp nhất linh hồn - Sal Rachel
Hợp nhất linh hồn - Sal Rachel
 
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegieNhững bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
 
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
 
Elizabeth clare-prophet ngon-lua-tim-violet-flame_huongclass dich
Elizabeth clare-prophet ngon-lua-tim-violet-flame_huongclass dichElizabeth clare-prophet ngon-lua-tim-violet-flame_huongclass dich
Elizabeth clare-prophet ngon-lua-tim-violet-flame_huongclass dich
 

ZEZRO_ver3_2012_2022 (1).pdf

  • 2. 2 ZEZRO Quan điểm mới về Vũ trụ - Tôn giáo – Con người “Xã hội loài người sinh ra bởi tư tưởng, vận hành bởi tư tưởng và thay đổi bởi tư tưởng” www.doquangsang.com Version 3 (2012 → 2022)
  • 3. 3 MỤC LỤC Nội dung Trang LỜI NÓI ĐẦU 5 DẪN NHẬP 7 ZEZRO LÀ GÌ 11 Zezro & Matter 13 Tính tuyệt đối, Tương đối và Tiệm cận 15 Bàn về sự tồn tại 15 Bàn về tự tính 17 Một số khái niệm cơ bản được hiểu trong thuyết Zezro 19 Hệ quy chiếu không khối lượng 21 Vật chất và Ý thức cái nào quyết định cái nào? 22 KHOA HỌC, TRIẾT HỌC VÀ TÔN GIÁO 24 VŨ TRỤ SINH RA TỪ ĐÂU? 27 BẢN CHẤT CỦA VŨ TRỤ 29 VẬN TỐC ÁNH SÁNG 36 KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN 37 TÔN GIÁO 41 BẢN CHẤT VỀ CON NGƯỜI 45 Triết lý nửa ổ bánh mì 53 Tôi là ai? Tôi đến từ đâu? Và sẽ đi về đâu? 55 Linh hồn là gì? 57 Luân hồi? 60 Thiên đàng và Địa ngục 61 Con người trong vũ trụ 62 Vạn vật trong vũ trụ 64 CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC 65 GÓC SUY NGẪM 72 VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC 107 THẢO LUẬN VỚI BẠN ĐỌC 122 Thảo luận hơn 10 năm trước 171 Ý NGHĨA CỦA BIỂU TƯỢNG ZEZRO 240
  • 4. 4 TỔNG HỢP BÀI VIẾT KHÁC 242 Quy luật của Vũ Trụ 242 Tính không khác trống rỗng 243 God và Quy luật của Vũ Trụ 245 Bàn về số 0 và Vô Cùng 246 Vật chất và Ý thức, cái nào quyết định cái nào? 247 Hệ quy chiếu không khối lượng 249 Triết học là bản năng 251 Cái tôi và tính dị biệt 252 Thành công là gì? 253 Quan điểm mới về sự sống 253 Tình yêu và hướng thiện trong đa quan điểm 254 Sáng tạo hay tối nhậu 256 Vạn vật trong vũ trụ chỉ là ảo ảnh 257 Căn cơ và tham sân si 258 Nguồn gốc của sự sợ hãi 259 Cách giảm bớt sự sợ hãi 260 Sắc tức thị không 262 Sống và Chết vì niềm tin 263 Bàn về giáo dục 266 Ý nghĩa sống 267 Yêu và Ghét 269 Cái đói trong tâm hồn chúng ta 270 Tốc độ ánh sáng là chậm nhất…? 271 Triết học, Thần học và Bánh mì 273 Số phận 276 Sự khác nhau cơ bản của thuyết Zezro và Ete (Aether) 278
  • 5. 5 LỜI NÓI ĐẦU Cuộc sống như những mảnh ghép và mọi thứ cần có cái duyên để đưa ta đến những mảnh ghép thích hợp. Đã 16 năm trôi qua, kể từ ngày trong tôi vô tình lóe lên một tia sáng xa lạ, mờ ảo. Nó mở ra cho cho tôi một thế giới quan thật kỳ diệu, khác biệt và đó cũng chính là cơ duyên đầu tiên làm thay đổi cuộc sống của tôi. Ban đầu mọi thứ còn rất mông lung nhưng tia sáng đó làm cho tôi bị ám ảnh, không thể dứt bỏ ra được. Mỗi khi suy nghĩ về nó thì trong đầu tôi lại nảy ra liên tiếp các câu hỏi vì sao? vì sao khác nhau…cho đến hàng ngàn, hàng vạn câu hỏi cần có lời giải đáp. Tôi như đắm chìm vào một thế giới hoàn toàn khác, nó rất xa lạ và cuốn hút, vĩ đại và mênh mông. Cơ duyên thứ hai đã dẫn tôi đến làm việc cho người đã khuất, kề cận các hài cốt hàng ngày, phục vụ họ và làm đẹp cho họ. Tim tôi cảm thấy ấm áp, tinh thần tôi trở nên mạnh mẽ vì tôi cảm giác dường như luôn có những người bạn quanh mình, ủng hộ và tiếp thêm sức mạnh mỗi khi mình yếu đuối. Rồi cuộc sống và đam mệ đó lại đưa tôi đến cơ hội tiếp xúc nhiều với các tôn giáo...trường phái triết học… làm tôi thay đổi mọi lý tưởng, cách suy nghĩ và cách sống trước đây. Cứ mỗi ngày, tôi lại bước vào thế giới riêng này để chiêm nghiệm và tìm kiếm từng câu trả lời một cho đến khi mọi thứ rõ ràng hơn…dần dần…đến đầy đủ hơn và cho đến lúc tôi có thể hình dung được tổng thể về một bức tranh tuyệt đẹp như hiện nay. Qua đây, tôi cũng khẳng định: Những gì tôi biết được bây giờ và sau này, đều như có “ai đó” trao lại cho tôi, mà không phải là của tôi. Vì đa phần các hạt giống ý tưởng trong cuốn sách này đều vô tình được lóe sáng một cách bất chợt. Tôi chỉ là
  • 6. 6 người có duyên và cảm thấy mình phải cố gắng hết sức để xứng đáng với trọng trách của “những người bạn vô hình” giao phó. Do đó, tất cả mục tiêu lớn và dự án của cuộc đời tôi đều dành cho cộng đồng. Nếu bất kỳ ai có tâm huyết về cộng đồng, vì hạnh phúc chung thì chúng ta hoàn toàn có thể cùng nhau để làm nhiều điều có ý nghĩa. Nhưng việc này phải thực sự nghiêm túc, nếu ai đó có dụng ý bất chính thì cái giá phải trả cũng không nhỏ. Như Albert Einstein đã từng nói: "Học thuyết là thứ mà không ai tin vào, trừ người tạo ra nó. Thí nghiệm là thứ mà ai cũng tin vào, trừ người tạo ra nó." Những gì quá mới mẻ và xa lạ thường khó được mọi người chấp nhận ngay, nhất là các lý thuyết thuộc về triết học với tính trừu tượng vốn có. Nhưng tôi vẫn xây dựng ngôi nhà của mình bằng niềm đam mê bất tận và hi vọng truyền được phần nào niềm đam mê đó đến mọi người. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Vũ trụ đã cho tôi trí tuệ của một con người và ba mẹ đã cho tôi thể xác, hi sinh mọi thứ để nuôi dưỡng để thể xác và trí tuệ tôi có được sự phù hợp. Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn đến vợ, đến anh chị trong gia đình, đến những người bạn thân như anh em ruột thịt đã cùng đồng hành, khích lệ và giúp đỡ tôi. Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè trên các diễn đàn, nhất là bạn bè trên diễn đàn Tinh Tế và Group Triết học, Thần học & Giải đáp đã quan tâm thảo luận, phản biện và góp ý. Từ đó giúp tôi nảy sinh thêm các ý tưởng, thấy được những thiếu sót trong nội dung để tôi có thể hoàn thiện tác phẩm này. Cuối cùng, tôi xin gửi đến những người đã khuất lời nhắn nhủ: “Sang vẫn luôn giữ nguyên vẹn lời hứa trong dự án tro cốt, Sang sẽ quay về phục vụ các bạn”. Do đây là tác phẩm đầu tay và tôi nhận thấy còn thiếu một người thầy dẫn dắt thật sự nên việc trình bày không tránh những sai sót, nhất là về phần nội dung. Qua đây, tôi cũng mong nhận được những phản hồi, góp ý từ mọi người để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn tác phẩm trong phiên bản sau. Xin chân thành cảm ơn!
  • 7. 7 DẪN NHẬP Hai vấn đề lớn nhất, bao trùm tất cả mà con người thường xuyên nghĩ đến nhưng chưa có câu trả lời thống nhất là: 1. Bản chất của vũ trụ? Nếu giải mã được vấn đề này thì con người sẽ trả lời được hàng loạt câu hỏi lớn khác: Vũ trụ sinh ra từ đâu? Vũ trụ hữu hạn hay vô hạn? Có mối liên hệ thống nhất nào giữa khoa học, tôn giáo? Có sự thống nhất nào ngay trong chính nội tại của khoa học giữa khoa học vi mô (khoa học thực nghiệm) và khoa học vĩ mô (triết học)? Có sự thống nhất nào ngay trong nội tại của các tôn giáo? Từ đó, các tôn giáo hiện tại có thể thống nhất về một hệ tư tưởng gốc? Việc kết nối tất cả mấu chốt quan trọng nhất của vũ trụ tạo thành một hệ thống tư tưởng xuyên suốt như một “bổ đề” ở cấp độ vĩ mô và cao nhất. 2. Bản chất của con người? Nếu trả lời được câu hỏi này, ta cũng sẽ giải thích được hàng loạt vấn đề về con người (tâm lý, hành vi, hạnh phúc và khổ đau, linh hồn – thể xác)? sự hình thành xã hội loài người? vai trò và vị trí của con người trong thế giới, trong vũ trụ? Zezro sẽ giải quyết tuần tự toàn bộ những vấn đề tôi đã đặt ra ở trên. Zezro là tư tưởng triết học bao gồm các nền tảng chính sau:  Đưa ra khái niệm mới về Zezro ↔ Vật chất với biểu hiện và được con người lượng hóa thông qua Zezro (năng lượng) và Vật chất (khối lượng), đưa 2 đối tượng trong 1 này là cơ sở cấu thành nên toàn bộ vũ trụ.  Bác bỏ sự tồn tại của "Trống rỗng" và đưa Zezro thay thế vào vị trí đó.
  • 8. 8  Zezro và vũ trụ là một bản thể duy nhất - vô hạn.  Lý giải về không - thời gian trong mô hình.  Zezro sinh ra toàn bộ các trạng thái trong vũ trụ và cột mốc quan trọng nhất chính là 1 phần Zezro chuyển hóa sang Vật chất hay nói cách khác Năng lượng chuyển hóa thành Khối lượng.  Vận động quyết định đến sự hình thành các trạng thái của Zezro - Vật chất trong vũ trụ.  Khẳng định thuyết về Big Bang, cùng các thuyết khác lý giải sự hình thành và phát triển của vật chất chỉ giải mã được một phần về sự hình thành và phát triển của Vũ trụ. Thông qua đó, cho thấy con người đang nghiên cứu và đưa ra những học thuyết chỉ phù hợp với phạm vi vũ trụ nhỏ (hình thành sau Big Bang và nghiên về trạng thái vật chất). Nhưng vũ trụ vô hạn chứa vô số vũ trụ nhỏ như vậy.  Liên kết các vấn đề lớn tưởng chừng như đối lập: Triết học (khoa học vĩ mô) với Khoa học thực nghiệm (khoa học vi mô), Tôn giáo với với Khoa học, Tôn giáo với Tôn giáo, Tâm linh với Khoa học.  Bản chất con người và linh hồn. Mọi người hãy nhìn bức tranh Zezro một cách tổng thể nhất sẽ thấy được nét đẹp của nó và ý nghĩa thực sự. Nếu ai đó chỉ nhìn ở một khía cạnh (có thể chính là những hiện tượng, vấn đề được đưa vào kiểm chứng) thì sẽ không thấy được những cái mới lạ và càng khó hình dung. Nhưng điều cơ bản mà mọi người dễ nhận thấy nhất chính là khi ta đưa những vấn đề tưởng chừng như đã cũ vào mô hình Zezro, nó vẫn không mất đi giá trị đúng đắn của từng vấn đề riêng lẻ, và điểm đặc biệt nhất chính là những vấn đề tưởng chừng như đối lập khi đứng riêng này nó lại phù hợp → có mối tương quan kỳ lạ trong mô hình Zezro mà các lý thuyết khác không có được. Zezro là một giả thuyết nhằm xây dựng mô hình mang tính định hướng với các nền tảng cơ bản hoàn toàn mới → hàng loạt hệ quả và quy luật phát triển theo nhằm giải thích gần như toàn bộ các quy luật cơ bản trong vũ trụ. Nhưng dựa vào những quy luật cơ bản đó, chúng ta có thể đưa ra những mô hình dự báo và ứng
  • 9. 9 dụng vào những hệ qui chiếu đơn lẻ để giải thích gốc rễ các hiện tượng, vấn đề, hoặc mở ra một hướng nghiên cứu mới với những nền tảng tư duy mới về các vấn đề trong vũ trụ. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều giả thuyết nhằm giải thích về nguồn gốc của vũ trụ và vạn vật. Nhưng trước tiên, chúng ta nhận thấy rất rõ kết quả từ các thuyết đó: Chỉ đúng trong một phạm vi nhất định và không thể giải quyết được tổng quát các vấn đề lớn trong vũ trụ và dẫn đến bế tắc. Những thuyết này đều có một giá trị nhất định tùy phạm vi và cấp độ mà chúng lý giải phù hợp với loại quy luật của vũ trụ. Niềm tin của con người có hai hướng: 1. Khoa học: Tin vào những gì đã biết. 2. Tôn giáo: Tin vào những gì chưa biết. Nhưng rồi một ngày nào đó, khoa học lại cho con người biết được nhiều hơn, sự giới hạn về hiểu biết được mở rộng... và rồi con người nhận thấy sự tương đồng kỳ lạ ở những triết lý ẩn chứa về vũ trụ của các tôn giáo. Dẫn đến, có một sợi dây liên kết nào đó trong vũ trụ giữa tất cả vấn đề tưởng chừng như rời rạc và mâu thuẫn. Vậy phải mất bao lâu để Khoa học biết nhiều đến thế nếu Tôn giáo vẫn đứng nguyên kiêu ngạo và tự cho mình là bí ẩn, bất khả tri? Để thúc đẩy tiến trình thống nhất đó, Tôn giáo phải quy nạp về các gốc rễ cuối cùng, phải đưa gần mọi thứ hơn đến sự hợp lý. Tôn giáo và Khoa học phải tự tiến về cùng một hướng nhìn là Vũ trụ, giải quyết các vấn đề của Vũ trụ. Khi đó niềm tin sẽ khác đi hoàn toàn, tin vào những gì đã biết (đã được chứng minh) và tin vào những gì chưa biết nhưng có cơ sở thực sự chứ không phải bằng niềm tin mù quáng, mặc định không được xét và chạm đến. Nếu có những cách hiểu Khoa học từ Tôn giáo hoặc ngược lại thì sẽ thống nhất được các tư tưởng chung và nhiều bí ẩn mà con người chưa lý giải được sẽ được làm sáng tỏ. Mâu thuẫn giữa Khoa học và Tôn giáo hoặc giữa các Tôn giáo có thực sự tốt cho thế giới này?
  • 10. 10 Vũ trụ này đa diện và đủ chỗ để mỗi người nhìn ngắm nó theo cách của mình. Cách thức nhìn ngắm của tôi là tạo sợi dây liên kết các vấn đề lớn đang hoàn toàn tách biệt hoặc mâu thuẫn để đi đến một sự thống nhất chung. Và kết quả không đưa con người theo hướng xấu đi trong tư duy và hành động - có thể nói là tốt hơn. “Tôi luôn phá bỏ những cách tiếp cận và giải thích hiện tại để tìm ra con đường hoàn toàn mới cho riêng mình. Khi tôi đi trên con đường này, tất cả những nền tảng hiện tại như hiện ra trước mắt, có xa có gần, có rõ ràng, có mờ ảo, tuy không chi tiết nhưng trọn vẹn. Rồi sẽ có những thứ mà tôi bắt gặp rất rõ ràng, như đập vào mắt tôi, không phải vì tôi dùng ý chí chủ quan của mình để quan sát chúng thật kỹ mà vì chúng đang ở ngay trên con đường tôi đi.”
  • 11. 11 ZEZRO LÀ GÌ? 1. Zezro có nghĩa trực tiếp là một phân nhóm bao gồm các thực thể không có khối lượng (chỉ mang năng lượng). Phân loại này bao gồm: zezro vi tế, photon, gluon, tâm hố đen, ý thức, linh hồn... Phân nhóm còn lại là Vật chất (matter), theo định nghĩa trong vật lý vật chất bao gồm các thực thể có khối lượng (mass). Bạn có thể kiểm tra qua định nghĩa Vật chất qua Google hoặc Wikipedia. Như vậy, một thực thể có khối lượng chắc chắn có năng lượng nhưng một thực thể có năng lượng không nhất thiết có khối lượng. Phân chia này nhìn nhận sự chuyển đổi qua lại giữa khối lượng và năng lượng là cột mốc quan trọng nhất tạo nên toàn bộ vũ trụ như ngày nay và cho thấy được vũ trụ vận hành như thế nào. 2. Vô hạn không cố định (tức tiến về vô hạn) do đó, một số thực chia với vô hạn sẽ tiến về 0 (mà không bằng 0 tuyệt đối). Tương tự trong vũ trụ không có 0 tuyệt đối (emptiness) mà chỉ có tính không tạm thời, tức chưa và sẽ có, hoặc bên trong tính không là tính có. Do đó, tôi bác bỏ số 0 tuyệt đối (Zero) để thay thế bằng tính không tương đối (Zezro). Tương tự như bác bỏ sự trống rỗng thay thế bằng Chân không. 3. Tương tự nếu so sánh giữa một thay đổi quá ngắn so với một thay đổi khác cực đại thì cũng chỉ tiến tiệm cận về 0 (Zezro) mà không phải là Zero tuyệt đối. Tương đồng với khoảng cách giữa máy ảnh/mắt với vật thể và khoảng cách giữa trái đất đến Hố đen trong tâm thiên hà Messier, hoặc tương đồng với khoảng cách giữa 100m mà Achilles chấp chú rùa trong nghịch lý Zeno so với khoảng cách giữa hai bên ngày càng giảm dần đến 0 là tiến về vô tận. Tuy Zezro (tiệm cận 0) và Zero (0) trong tính toán rất gần nhau nhưng nếu xét về nguồn gốc hình thành Vũ trụ thì rất khác nhau. Vì trống rỗng (emptiness) rất khác với có tồn tại một cái gì đó.
  • 12. 12 Tương tự như trong ngôn ngữ nhị phân của máy tính, 1 hoàn toàn khác 0. 4. Trả lời cho câu hỏi: Tại sao? ... Why? ... đến tận cùng để tìm hiểu khởi nguyên của vạn vật. Cuối cùng bất kỳ ai cũng phải đặt một cái gì đó làm cột mốc khởi điểm. Mỗi hệ tư tưởng sẽ có các cột mốc khác nhau. Nếu Higg là hạt của Chúa thì Zezro vi tế là cấu trúc cơ bản tạo nên Chúa theo thuyết Zezro. Particle tượng trưng cho 1 dot (chấm .), zezro vi tế có thể nói là 1 dot được phân ra nhỏ vô cùng đến tiệm cận zero mà không phải zero. Rất khác nhau giữa cái có dù là tiệm cận 0 và cái trống rỗng hoàn toàn (emptiness - 0 tuyệt đối). Tính tiệm cận 0 này tôi gọi là Zezro ≠ Zero. 5. Một hạt có khối lượng chỉ có thể di chuyển với vận tốc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng, và ở vận tốc tiệm cận vận tốc ánh sáng, khối lượng của hạt đó sẽ tiệm cận 0 (Zezro). Không có vận tốc giới hạn, chỉ có giới hạn của một thực thể làm giới hạn vận tốc của chính nó. Một thực thể có khối lượng sẽ luôn di chuyển với vận tốc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng. Một thực thể không khối lượng sẽ luôn di chuyển tối thiểu bằng vận tốc ánh sáng. 6. Mọi thực thể trong vũ trụ không có trạng thái đứng yên tuyệt đối (tức không vận động) mà chỉ có trạng thái tiệm cận sự đứng yên tuyệt đối khi nhiệt độ đạt tiệm cận nhiệt độ 0 tuyệt đối (khoảng -273.15 độ C hoặc -459.67độ F). Tức không tồn tại nhiệt độ 0 tuyệt đối. 7. Theo thuyết Zezro, tiệm cận 0 (Zezro) là quy luật ẩn chứa nhiều sự kỳ diệu để lý giải các sự vật hiện tượng trong vũ trụ vô hạn. Sự tồn tại bất kỳ của sự vật hiện tượng nào trong vũ trụ (bao gồm cả vũ trụ vô hạn) đều tồn tại trong phạm vi (range) từ tiệm cận 0 (Zezro) đến vô hạn. Mà không phải từ 0 đến vô hạn. Tức đối xứng của cực vô hạn chính là cực Zezro (trong sự tồn tại). 8. Trong thuyết Zezro, sự sống là khởi nguồn của mọi sinh vật. Sự sống → tham sống. Do đó, "THAM" sinh ra các thuộc tính khác của con người, bao gồm SÂN và SI.
  • 13. 13 Tham → mong muốn → không đạt được sân hận, thù hận, ghét bỏ... (SÂN) Tham → dục vọng che mờ → mê muội, u mê (SI). Do đó, khi con người còn thể xác (sự sống) thì dù tu đắc đạo cũng chỉ đạt cảnh giới "gần thành tiên mà chưa thể thành tiên" tức việc vứt bỏ "Tham sân si" chỉ đạt ở mức tiệm cận 0 (Zezro) mà chưa phải là tuyệt đối 0 (Zero). Vì còn thân xác con người tối thiểu bị chi phối bởi quy luật sinh học tạo ra cảm giác như: cần hít thở, đói, khát, cần đi vệ sinh... Khác với Phật giáo cho rằng "SI" - Vô minh là khởi nguồn đầu tiên tạo ra THAM và SÂN. Nhưng ta thử đặt câu hỏi, SI - vô minh - u mê, mu muội có trước hay sự sống có trước? VÔ MINH khác VÔ TRI, vô minh gắn liền với sự sống còn vô tri thì không. Theo quan điểm của tôi, 12 nhân duyên với vô minh là gốc được xét với điều kiện sau khi đã có sự sống, có thân xác. Tôi cho rằng, thời đó Đức Phật chỉ tập trung vào con người, Ngài không muốn nói những thứ con người thời đó không thể thấu hiểu, nên Ngài giới hạn nói về vũ trụ. Dưới sự thiếu hụt đó, các Phật tử sau này cố gắng dùng tất cả những gì có từ các bài giảng của Đức Phật để mở rộng từ các ý giải thích cho con người mở rộng ra giải thích cho vũ trụ. ZEZRO & MATTER Matter (Vật chất) là phân loại bao gồm tất cả thực thể có khối lượng. Zezro là phân loại bao gồm tất cả thực thể không có khối lượng. Ví dụ Matter Category bao gồm từ hạt higg, nguyên tử, phân tử đến sinh vật, vật thể, hành tinh... Ví dụ Zezro Category bao gồm từ hạt photon, gluon đến các trường năng lượng trong vũ trụ, trong tâm hố đen, linh hồn, ý thức và các trạng thái tâm linh, thần linh.
  • 14. 14 Khối lượng, năng lượng, thông tin (hình dáng, màu sắc...) là các thuộc tính cơ bản của Matter (Vật chất). Năng lượng, thông tin (hình dáng, màu sắc...) là các thuộc tính cơ bản của Zezro. Zezro và Matter chỉ khác nhau bởi sự xuất hiện của khối lượng. Nhưng thực ra năng lượng và khối lượng cũng là một và chúng chuyển đổi qua lại qua cơ chế: E = mc2 . Nên Zezro và Matter cũng là một. Mọi thực thể trong vũ trụ chỉ khác nhau bởi trạng thái vận động (tốc độ, hướng và lực tương tác). Ví dụ: Nước H2O ở nhiệt độ khác nhau sẽ biến thành các trạng thái khác nhau. Vì nhiệt độ làm thay đổi sự vận động của các nguyên tử và phân tử nước → thay đổi cấu trúc của nó → thay đổi các tính chất và biểu hiện bên ngoài của chúng. TÍNH TUYỆT ĐỐI, TƯƠNG ĐỐI VÀ TIỆM CẬN Absolute, Relative & Asymptotic Tiệm cận là sự tiếp cận gần đến tuyệt đối nhưng không thể nào chạm đến tuyệt đối. Tiệm cận là một hướng đi sâu hơn và rõ ràng hơn của sự tương đối. Thuyết Zezro đang đi giải mã các bí ẩn của tính tiệm cận. Như tên gọi của nó Zezro nghĩa là tiến dần sát về 0 tuyệt đối (Zero).
  • 15. 15 BÀN VỀ SỰ TỒN TẠI Sự tồn tại phải khác trống rỗng tuyệt đối (emptiness). Vì trống rỗng tuyệt đối đồng nghĩa với không tồn tại. Vũ trụ và mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ là tồn tại. Tất cả đều là các cấu trúc mang năng lượng. Chân không khác trống rỗng. Chân không luôn mang năng lượng. Do đó trong vũ trụ vô hạn, năng lượng sẽ phủ đầy khắp mọi nơi. Lưu ý: Khái niệm này khác với hệ quy chiếu của toán học. Vì ngôn ngữ giới hạn nên hình vẽ bên dưới tôi mượn một vài ký hiệu thông thường nên rất dễ gây nhầm lẫn. Âm dương chỉ đơn thuần thể hiện một cặp đối lập của các sự vật hiện tượng tồn tại. Ví dụ: điện tích âm và dương, hạt và phản hạt, vật chất và phản vật chất... Số 0 đại diện cho sự trống rỗng tuyệt đối (emptiness). Sự vô hạn là bất định (không xác định), nên đối lập với nó sẽ là một sự bất định khác chính là tiệm cận 0 (zezro). Chúng chính là 2 cực của sự tồn tại. Do đó, 1 số thực chia cho vô hạn = zezro, 1 số thực chia cho zezro = vô hạn. Theo nhiều giả thuyết, âm dương chính là 2 cực của sự tồn tại. Nhưng theo thuyết Zezro, âm dương chỉ là 2 cực của 1 đối tượng tồn tại. Zezro và vô hạn mới chính là 2 cực chứa đựng mọi sự tồn tại. Vậy làm thế nào để xác định được một thực thể có tồn tại? Tồn tại của một thực thể chính là trạng thái mà thực thể đó có tác động hay ảnh hưởng đến một hay nhiều thực thế khác ngoài chính nó. Ví dụ mọi cấu trúc tồn tại trong vũ trụ bao gồm các trường năng lượng đều có ảnh hưởng, tác động lên nhau thông qua lực hấp dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp → chuỗi nhân quả. Do đó, trống rỗng tuyệt đối cũng đồng nghĩa với không tồn tại. Vì nó lấy gì ảnh hưởng đến xung quanh và thông qua cơ chế nào để ảnh hưởng? Bởi vì có sự tác động → đồng nghĩa với "có tồn tại".
  • 16. 16
  • 17. 17 BÀN VỀ TỰ TÍNH Sự tĩnh lặng, tính không và Zezro đều là tự tính tồn tại của mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ. Tự tính là sự hoàn hảo và cân bằng nhất. Tĩnh lặng là ngôn ngữ của tâm hồn. (Trang 147) Tính không khác trống rỗng. (Trang 245) Tự tính là thuộc tính tự có, không sinh ra và cũng không mất đi, không sinh không diệt. Giả định 1: Có một vũ trụ vô hạn chứa vô số vũ trụ hữu hạn mà 1 trong số đó là vũ trụ chứa thiên hà Milky Way mà chúng ta đang sống. Giả định 2: God và Vũ trụ vô hạn ở trên là một. Vậy tự tính của God cũng chính là tự tính của vũ trụ vô hạn → tự có, không sinh không diệt, không có khởi đầu và không có kết thúc. Mọi tự tính của sự vật hiện tượng chứa trong vũ trụ vô hạn đều xuất phát từ một gốc và chỉ một tự tính. Sự tĩnh lặng nói về tự tính của tâm con người. Nếu tâm con người được trả về với tự tính của nó tức nó được hòa mình vào tự tính chung của vũ trụ. Khi đó tâm trí con người đạt được sự bình an và an lạc tuyệt đối. Bởi vì không có ai tâm tĩnh mà loạn tâm cả. Tâm chúng ta xao động bởi vì chúng ta đặt bất kỳ tạp niệm (dù nhỏ) vào nó. Tính không là một khái niệm rộng lớn hơn bao gồm cả vạn vật trong vũ trụ (trong đó có con người). Do đó sự tĩnh lặng là một phạm trù nhỏ hơn của tính không. Zezro và Tính không là một. Zezro chỉ là một sự phân tích, phân loại chi tiết của tính không theo góc nhìn gần hơn với khoa học. Tương tự khi ta nói về God thì rất trừu tượng và gần như mặc định tin, không thể đụng đến. Nhưng khi nói về Vũ trụ vô hạn thì ta dễ đối diện trực tiếp hơn và mọi giải thích đều đến gần với khoa học hơn. Đây chỉ là tên gọi theo cách tiếp cận. Tự tính luôn hoàn hảo và cân bằng tuyệt đối. Vì vậy tự tính của vũ trụ vô hạn và vạn vật tồn tại trong nó luôn hoàn hảo và cân bằng tuyệt đối.
  • 18. 18 Ta không cần đặt hay thêm bớt vào để tự tính đó hoàn hảo hơn. Mọi mong muốn đặt hay thêm vào của con người dù là nhỏ nhất đã đánh mất sự hoàn hảo đó. Ví dụ: Tự tính của nước là hoàn hảo và tinh khiết. Nếu ta thêm vào nước bất cứ tạp chất gì khác thì nước đó đã không còn tinh khiết và hoàn hảo. Tự tính bầu trời, hoa cỏ, chim chóc, sông núi...đều tự nó cân bằng và hoàn hảo. Tự tính của mỗi con người cũng vậy. Dục vọng, kỳ vọng (tham) trong chính mỗi con người đã làm đánh mất sự cân bằng đó, dù là nhỏ nhất. Nhân chi sơ tính bản thiện hay nhân chi sơ tính bản ác đều đã đặt quan điểm và sự kỳ vọng của con người vào. Do đó khi mỗi người có quan điểm khác đi thì gây ra tranh cãi. Tự tính của con người ban đầu hay của vạn vật đều là chính nó và không có phân biệt thiện hay ác. Vậy dục vọng và tham có phải là tự tính của con người → thiện hoặc ác? Mọi sự vật hiện tượng, năng lượng - khối lượng, đến thiên tai, bệnh dịch...đều là hệ quả tất yếu của sự vận động, thay đổi, phát triển, lụi tàn, sinh diệt do có sự sai khác với tự tính ban đầu. Do đó, dục vọng và tham cũng vậy → do sự thay đổi sai khác với tự tính ban đầu. Tìm về tự tính ban đầu của mỗi người chính là sự kết nối, hòa vào tự tính chung của vũ trụ → tìm được sự hoàn hảo và cân bằng tuyệt đối. Muốn có nước tinh khiết nhất thì ta phải lọc bỏ tạp chất. Muốn tìm về tự tính của mỗi con người thì bước đầu tiên ta phải biết lọc bỏ, buông bỏ dần các dục vọng (tham chấp). Đó chính là lớp cặn dày nhất.
  • 19. 19 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ĐƯỢC HIỂU TRONG THUYẾT ZEZRO  Thực thể là trạng thái đã và đang tồn tại.  Vũ trụ là thực thể đang tồn tại được cấu thành bởi Zezro và Vật Chất.  Vật chất là phân loại bao gồm các thực thể đang tồn tại có khối lượng.  Khối lượng là đại lượng mà con người dùng để lượng hóa Vật chất và là sự biểu hiện của Vật chất đối với con người.  Zezro là phân loại bao gồm các thực thể đang tồn tại không khối lượng.  Năng lượng là đại lượng mà con người dùng để lượng hóa Zezro và là sự biểu hiện của Zezro đối với con người.  Thể cơ bản là thực thể không thể phân chia, tách rời.  Hệ thống nhỏ là thực thể bao gồm các thể cơ bản và có sự thống nhất trong một tương tác tổng thể ứng với một hệ quy chiếu xác định.  Hệ thống lớn là thực thể bao gồm các hệ thống nhỏ và có sự thống nhất trong một tương tác tổng thể ứng với một hệ quy chiếu xác định.  Đối tượng là thực thể bất kỳ bao gồm: Thể cơ bản, Hệ thống nhỏ và Hệ thống lớn.  Vận động của một đối tượng là trạng thái di chuyển của đối tượng đó bao gồm các thuộc tính về tốc độ, hướng và các lực tương tác lên đối tượng đó.  Thay đổi của một hệ thống là sự lựa chọn thay thế (của con người/tự nhiên) một/nhiều đối tượng trong một hệ thống và tác động (của con người/tự nhiên) làm sai khác trạng thái vận động của một/nhiều đối tượng trong một hệ thống → sinh ra trạng thái vận động mới của hệ thống đó hoặc có thể dẫn đến hình thành hệ thống mới hoàn toàn.  Cái gì không tồn tại thì bị bác bỏ và không cần phải đề cập đến. Trong đó, "Trống rỗng" hiển nhiên không tồn tại.  Đối tượng không có năng lượng thì không tồn tại.  Đối tượng không vận động thì không tồn tại.  Vũ trụ vô hạn là cái đã CÓ (tồn tại) - với bản thể ban đầu gọi là thể Zezro cơ bản – Chân không lượng tử. Mọi trạng thái tồn tại đều sinh ra trong lòng Vũ trụ
  • 20. 20 vô hạn thông qua cơ chế phát triển và chuyển đổi tuần hoàn. Dẫn đến có vô số vũ trụ giới hạn được hình thành trong lòng Vũ trụ vô hạn.  KHÔNG trong vũ trụ chỉ mang tính không tạm thời. Không vĩnh viễn đồng nghĩa với không tồn tại.  Vạn vật trong vũ trụ đều là các trạng thái biểu hiện tạm thời, đều được hình thành bởi cùng một gốc.  Vận động quyết định sự biểu hiện của các trạng thái tồn tại trong vũ trụ.  Không gian là hệ quả của vận động.  Không có vận tốc giới hạn mà chỉ có sự giới hạn của đối tượng đó đối với vận tốc.
  • 21. 21 HỆ QUY CHIẾU KHÔNG KHỐI LƯỢNG Mỗi hệ quy chiếu khác nhau sẽ chịu sự tác động của các quy luật vật lý khác nhau ví dụ như các định luật vật lý trong cơ học lượng tử khác với trong cơ học cổ điển. Nhưng tựu chung chúng đều dựa trên hệ quy chiếu thực thể có khối lượng. Định luật 2 Nhiệt động lực học trong Vật lý chỉ áp dụng cho các thực thể có khối lượng trong vũ trụ (∆S). Vậy nếu đối với hệ quy chiếu các thực thể không có khối lượng thì sẽ như thế nào? Ví dụ công thức tính năng lượng dù trong cơ học lượng tử hay cổ điển đều phải gắn liền với khối lượng (m) trực tiếp hay gián tiếp. Nếu một thực thể không có khối lượng thì ta dùng công thức nào để tính năng lượng? Trong thuyết tương đối của Einstein, công thức rút gọn tính theo khối lượng tĩnh E = mc2 hay công thức tính theo khối lượng động E2 = (pc2 )2 + (mc2 )2 trong đó p = mv = ym0V (lần nữa lại liên quan đến khối lượng). Một hạt có khối lượng cần cung cấp một năng lượng gần như vô hạn (toàn bộ vũ trụ cũng không đủ) để gia tốc nó đạt tới tốc độ ánh sáng. Vậy ai gia tốc để hạt Photon đạt tốc độ ánh sáng? Vũ trụ vẫn còn đó và ánh sáng vẫn khắp mọi nơi. Như vậy cách tính năng lượng trong hệ quy chiếu các cấu trúc không khối lượng phải khác với cả trong hệ quy chiếu cơ học lượng tử và cổ điển. Trong hệ quy chiếu mới này, cấu trúc không khối lượng sẽ di chuyển với vận tốc tối thiểu bằng với vận tốc ánh sáng. Trong hệ quy chiếu cũ, cấu trúc có khối lượng chỉ di chuyển với vận tốc gần (tiệm cận) với vận tốc ánh sáng. (Bạn đọc thêm nội dung VẬN TỐC ÁNH SÁNG tại trang 36)
  • 22. 22 VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC. CÁI NÀO QUYẾT ĐỊNH CÁI NÀO? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên ta phải làm rõ khái niệm của hai đối tượng chính trong mệnh đề trên: Vật chất là gì? Ý thức là gì? VẬT CHẤT hiện nay được hiểu theo 2 hướng hoàn toàn khác nhau: (1) Vật chất bao gồm tất cả những gì tồn tại trong vũ trụ; bao gồm các thực thể có khối lượng hay không có khối lượng (photon ánh sáng, gluon, tâm hố đen, trường năng lượng của cơ thể con người bao gồm ý thức...). Nếu hiểu vật chất theo nghĩa này thì ý thức cũng là một loại vật chất. Linh hồn, thần linh (nếu có) cũng là vật chất. Lúc này hai đối tượng so sánh trên thu lại chỉ còn một, chính là Vật chất; nên ta cũng không còn gì để so sánh. Phân loại này rất bất cập ở chỗ nếu ta gom hết tất cả vào 1 thì còn gì để phân loại? Và nó giải quyết được gì tiếp theo? (2) Vật chất theo khái niệm trong khoa học hiện nay bao gồm những thực thể có mass (khối lượng). Bạn có thể google: Vật chất là gì? What is matter? Trên wikipedia và các trang khác đều có định nghĩa tương tự. Vậy tất cả những thực thể không có khối lượng thì được xếp vào phân loại nào? Tôi tạm gọi phân loại này là Zezro. Zezro bao gồm: Photon, Gluon, Tâm hố đen, Linh hồn, Ý thức, Thần linh (nếu có)... Linh hồn ta cứ xem như một trong những tên gọi của toàn bộ trường năng lượng của cơ thể người. Khoa học ngày nay đã đo được trường năng lượng này. Hệ Ý thức là một phần của linh hồn. Tức ý thức là cấu trúc năng lượng phát triển cao hơn so với các phần năng lượng khác trong cơ thể người. Ý thức và Linh hồn tương đồng với Não bộ và Thân xác. Theo khái niệm này thì khi ta so sánh Vật chất và Ý thức ví von như ta so sánh giữa 1 chiếc xe Audi với 1 bánh xe của Lexus. So sánh quá khập khiễng và mất cân xứng bởi vì Ý thức chỉ là 1 phần nhỏ của phân nhóm Zezro.
  • 23. 23 Do đó, ta phải thay đổi lại 2 đối tượng so sánh là Vật chất (phân nhóm có khối lượng) và Zezro (phân nhóm không khối lượng). Cái nào quyết định cái nào? Để trả lời câu hỏi trên mời bạn đọc thêm các nội dung này: Bản Chất Của Vũ Trụ (Trang 29) Không Gian Và Thời Gian (Trang 37) Vật chất và Zezro là sự chuyển đổi qua lại và cân bằng tạo nên vũ trụ, thông qua sự cân bằng và chuyển đổi qua lại giữa năng lượng và khối lượng. Vật chất và Zezro phân nhóm nào có trước? Phân nhóm Zezro là có trước với sự xuất hiện ban đầu của các Zezro vi tế phủ khắp để hình thành nên Vũ trụ vô hạn. Bạn đọc thêm chi tiết tại THẢO LUẬN 5 (Trang 134) Trong lòng vũ trụ vô hạn này từ năng lượng ban đầu → tích tụ → các vụ nổ lớn (Big Bangs) để hình thành nên các hạt có khối lượng đầu tiên → hình thành nên các Vũ trụ giới hạn. Vũ trụ giới hạn mà chúng ta đang sinh sống, quan sát giản nỡ là một trong số đó. Chu trình chuyển hóa năng lượng sang khối lượng, phát triển các cấu trúc có khối lượng nhỏ → khối lượng cực lớn → sự sụp đổ các cấu trúc siêu khối lượng (sao, thiên hà...) → tạo nên các hố đen → chuyển đổi khối lượng sang năng lượng. Chu trình khép kín này giúp Vũ trụ (nghĩa rộng) luôn cân bằng và tự làm mới mình.
  • 24. 24 KHOA HỌC, TRIẾT HỌC VÀ TÔN GIÁO Tôn giáo, Triết học và Khoa học có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của nhân loại? Nhận thức con người về bản thể và bên ngoài bản thể đều thuộc về vũ trụ (theo nghĩa rộng). Vũ trụ theo nghĩa rộng tức là vũ trụ vượt qua ranh giới của sự giới hạn mà con người tạm thời quan sát được hiện nay. Tức bao gồm tất cả những gì tồn tại cho dù con người có nhận biết được hay không. Trong vũ trụ mở rộng này, những gì con người có thể quan sát, tính toán, kiểm chứng được trực tiếp hay gián tiếp sự tồn tại của nó qua các quy luật vật lý được gọi là khoa học. Khoa học đi theo hướng chi tiết, cụ thể, rõ ràng và chứng minh được bởi hệ tư duy/giác quan của con người. Nhưng con người luôn có sự giới hạn về các giác quan, cũng như hệ quy chiếu tư duy nhỏ hẹp đặt vào để chứng minh sự tồn tại các hiện tượng trong vũ trụ gần như vô hạn. Ví như một hạt cát nhận thức về sa mạc và bên ngoài sa mạc là gì? Hệ quy chiếu sa mạc, biển, núi, rừng...cũng khác nhau...và mở rộng ra nữa. Tương tự như vũ trụ giới hạn chứa thiên hà Milky Way của chúng ta; vũ trụ mà con người quan sát và đo đạc hiện nay đã rộng gấp nhiều lần so với vài chục năm về trước, và nhiều hơn nữa so với trước đó. Điều này đồng nghĩa là vài chục, vài trăm năm sau nữa, con người sẽ đo đạc được vũ trụ rộng lớn hơn nhiều lần hiện nay. Vậy điều gì dẫn đến sự khác biệt này đối với cùng một vũ trụ mà con người quan sát? Đó chính là sự chuyển dịch giới hạn của con người. Triết học là sự bao quát nhất tất cả nhận thức của con người về bản thể và ngoài bản thể. Tức là bao gồm cả điều đã chứng minh được và những gì vẫn được xem là giả thuyết hợp lý đối với những hiện tượng, vấn đề nằm ngoài sự giới hạn hiện nay của con người. Triết học thời xưa thì bao gồm cả khoa học như giải thích trên. Nhưng triết học hiện nay tập trung vào ba điểm chính sau đây:
  • 25. 25 - Tính hồi quy về gốc: Tức ngược với khoa học. Khoa học phát triển chi tiết như một cái cây phân nhánh, lá, hoa quả ...hoàn chỉnh. Còn triết học là một chu trình tua ngược lại. Do đó triết học mang tính trừu tượng cao. Đôi khi một từ ngữ như một hạt giống. Ta có thể phát triển ý từ một từ ngữ trừu tượng, diễn giải nó ra thành nhiều trang giấy. Tính trừu tượng trong triết học có ưu điểm là để ta dàng cô đọng ý rộng lớn trong vài từ ngắn gọn, nhằm đưa vào văn thơ và lưu truyền bằng miệng dễ dàng hơn. - Tính giả thuyết: Các tư tưởng lớn trong triết học xuất phát ban đầu đều là các giả thuyết chưa thể kiểm chứng ngay. Qua thời gian, những gì kiểm chứng được bằng thực tiễn là đúng thì các thuyết từ triết học sẽ được chuyển sang thành khoa học. Do đó sự kết nối, liên kết giữa khoa học và triết học là vô cùng mật thiết. - Tính bao quát: Triết học mang tính bao quát và rộng hơn về mọi hướng (macro) nhưng không đi sâu vào chi tiết (micro) như khoa học. Triết học bao gồm cả những vấn đề, sự vật hiện tượng mà khoa học chưa thể lý giải được. Triết học chỉ thay đổi bằng cách thâm nhập vào tất cả các môn học mà ta gọi là khoa học (tự nhiên & xã hội). Triết học không còn đứng riêng rẽ như thời kỳ trước. Mỗi nhà khoa học đều có tư duy triết học khi họ muốn đề ra các học thuyết, giả thuyết (không thể chứng minh vào thời điểm đó) mà phụ thuộc vào trực giác, sự tưởng tượng, sáng tạo bằng kinh nghiệm. Ví dụ như triết học về ngôn ngữ máy của Alan Turing làm nền tảng cho sự phát triển của nền công nghiệp máy tính và robot hiện tại. Tôn giáo là niềm tin của con người được thay thế bởi sự bất khả tri. Sự bất khả tri đến từ sự giới hạn mà tôi đã trình bày ở trên. Nhưng trong vũ trụ mở rộng này, gần như phần lớn là sự bí ẩn và thuộc về sự bất khả tri của con người. Do đó, tôn giáo có một vị trí cực kỳ quan trọng để lấp đầy khoảng trống đó. Như tôi đã từng trình bày trong bài viết "Nguồn gốc của sự sợ hãi" (Trang 259), Sự sợ hãi của con người chủ yếu đến từ việc hoàn toàn không biết về cái mà mình sợ. Sự bí ẩn là một nỗi sợ hãi. Niềm tin tôn giáo giúp con người có chỗ dựa để
  • 26. 26 chống lại nỗi sợ này. Tức con người dùng sự bí ẩn mà mình tin để chống lại sự bí ẩn mà mình sợ. Đó là một sự phát triển tâm lý bình thường. Nếu ai đó tự cho mình là đã hiểu hết vũ trụ và trong vũ trụ hoàn toàn không có sự bí ẩn nào cả thì họ có thể bỏ đi niềm tin tôn giáo. Nhưng điều này là ảo tưởng và phi lý tột cùng. Không ai trong chúng ta mà không có sự giới hạn của sự hiểu biết (vô minh), không ai trong chúng ta mà không tồn tại sự sợ hãi trong một thời điểm nào đó của cuộc đời. Ai đó không theo một tôn giáo nào hiện có, có lẽ bởi vì niềm tin của họ đặt vào một tôn giáo khác chưa có tên, chưa hiện diện; hoặc lý tưởng, niềm tin của riêng họ chính là tôn giáo của cá nhân họ.
  • 27. 27 VŨ TRỤ SINH RA TỪ ĐÂU? Triết học truyền thống đã lựa chọn hai đối tượng độc lập và không tương xứng là Vật chất - Ý thức để bao trùm toàn bộ vũ trụ này. Khi đặt câu hỏi về khởi nguồn của Vũ trụ, Triết học chia ra hai hướng: đồng ý sự Trống rỗng là khởi nguồn và Không đồng ý sự Trống rỗng là khởi nguồn. (Giả thuyết 1) Đồng ý sự Trống rỗng làm khởi nguồn. 1. Trống rỗng sinh ra từ đâu? Trống rỗng được mặc định là cái đã có, là khởi điểm. 2. Trống rỗng vô hạn hay hữu hạn. Trống rỗng là vô hạn. 3. Trống rỗng sinh ra năng lượng và vật chất theo cơ chế nào? Không có cơ chế. (Giả thuyết 2) Theo quan điểm của tôi: 1. Không tồn tại sự Trống rỗng (Khoa học chưa chứng minh được có sự tồn tại của Trống rỗng trong vũ trụ). 2. Trống rỗng + Zezro cơ bản (Năng lượng) = Chân không Khoa học đã chứng minh trong Chân không luôn tồn tại các lực và trường mang năng lượng. 3. Bác bỏ Trống rỗng và thay thế bởi Chân không. Do đó, Chân không được mặc định từ ban đầu và vô hạn. 4. Kết luận, Vũ trụ ban đầu là Chân không chứa đầy năng lượng và vô hạn. 5. Năng lượng sinh ra vật chất thông qua công thức: E = mc2 . Đó là cách mà Vũ trụ hình thành. Hiện con người chỉ mới chứng minh thực nghiệm một chiều cơ chế E = mc2 từ một phần vật chất có khối lượng chuyển hóa thành năng lượng. Chiều ngược lại từ năng lượng chuyển hóa sang khối lượng thì chỉ trên lý thuyết (Higgs boson và cơ chế). Khoa học cần thêm thời gian.
  • 28. 28 Trống rỗng là trạng thái không có cả. Do không có gì nên cũng không cần có phải có gì sinh ra nó, và nó là vô hạn (1). Nhưng không có cơ chế nào từ trống rỗng sinh ra năng lượng và khối lượng. Chân không là trạng thái không có sự tồn tại của thực thể có khối lượng nhưng có các trạng thái năng lượng tồn tại. Chân không chứa năng lượng nên cơ chế từ năng lượng sinh ra khối lượng và ngược lại là có. Vì trong vũ trụ không tồn tại chân không tuyệt đối = trống rỗng. Do đó, trống rỗng bị bác bỏ và được thay thế bởi chân không. Và chân không thay thế vị trí ban đầu của trống rỗng nên nó thừa hưởng tính chất (1) khởi điểm và vô hạn. Chân không hay chân không lượng tử là một trạng thái cơ bản của Zezro. “Tính không tuyệt đối” – “trống rỗng" như một sự bí ẩn, hay tương tự như một tôn giáo theo chiều hướng duy tâm nào đó. Sự di dời cột mốc Đấng Sáng Tạo đến cùng vị trí với Vũ trụ vô hạn (Đấng Sáng Tạo chính là Vũ trụ vô hạn) giúp Tôn giáo và Khoa học tiến lại gần nhau một cách kỳ lạ. Con người sống với nhu tất cả bởi những quy ước, nhưng quy ước nào hợp lý nhất, bao quát nhất và giải quyết được nhiều vấn đề nhất sẽ có giá trị tồn tại. Với quy ước mới theo lý thuyết Zezro, con người phải nhìn nhận lại một lần nữa bản chất của "số 0" trong toán học, có thể đa phần con người hiểu sai về bản chất của nó. Và "số 0" gắn với con người - cũng nằm trong một quy luật hẹp của tự nhiên, nó chỉ đúng trong một hệ quy chiếu nào đó - nơi đó, con người sẽ tự đóng khung mình lại.
  • 29. 29 BẢN CHẤT CỦA VŨ TRỤ bao gồm: Zezro Vũ trụ (U) là thực thể đang tồn tại không khối lượng Vật chất là thực thể đang tồn tại có khối lượng Zezro + Vật chất = Vũ Trụ Zezro sinh ra Vật chất và có sự chuyển đổi qua lại Thời điểm chưa xuất hiện Vật chất thì Zezro = Vũ trụ Nhiều tư tưởng triết học đã bế tắc vì đưa hai đối tượng không tương xứng nhân quả Vật chất và Ý thức làm nguồn gốc của Vũ trụ. Rồi tự gài bí mình bằng câu hỏi: Cái nào có trước, cái nào quyết định cái nào? Vậy Vật chất phải đi với cái gì mới tương xứng nhân quả? Để trả lời câu hỏi này, ta phải lượng hóa được vật chất. Để làm được điều đó, ta phải quay về lại công thức 𝑬 = 𝒎𝒄𝟐 của Einstein. Trong đó: m là khối lượng đại diện để lượng hóa Vật chất. Vật chất được biểu hiện thông qua khối lượng. c là hằng số ánh sáng (299,792,458 m/s). Vậy tương quan nhân quả của khối lượng là năng lượng. Chúng chuyển đổi qua lại thông qua cơ chế vận động. Khối lượng là đại diện để lượng hóa Vật chất. Vậy năng lượng là đại diện để lượng hóa cái gì? Tôi tạm gọi nó là ZEZRO. Zezro sẽ bao gồm những thực thể không có khối lượng (chỉ mang năng lượng). Zezro Category bao gồm từ hạt
  • 30. 30 photon, gluon đến các trường năng lượng trong vũ trụ, trong tâm hố đen, linh hồn, ý thức và các trạng thái tâm linh, thần linh. Theo biểu đồ bên dưới, Zezro là thể sơ khai của vũ trụ trước Big Bang. Vũ trụ vô hạn và đầy ắp năng lượng. Cho đến khi sự tiến hóa của những trạng thái của Zezro bằng những thay đổi trong vận động dẫn đến nhiều vụ nổ Big Bang, dẫn đến sự chuyển hóa một phần Zezro (Năng lượng) sang Vật chất (Khối lượng) diễn ra. (Hình 1) do (hình 2) trải thẳng ra. (Hình 2) Chu trình chuyển đổi Năng lượng - Khối lượng trong Vũ trụ tuần hoàn. Hình 1 Hình 2
  • 31. 31 Năng lượng là một đại lượng mà con người dùng để đo lường Zezro, tương đồng giống như ta lấy khối lượng để đo lường vật chất. Và những đại lượng này là tương đối. Hay nói cách khác, Zezro được biểu hiện thông qua Năng lượng và đó là cơ sở để con người nhận diện được Zezro thông qua Năng lượng. Tương đồng, Vật chất được biểu hiện thông qua Khối lượng và đó là cơ sở để con người nhận diện được Vật chất thông qua Khối lượng. Zezro – Vật chất là hai nhóm trạng thái trong một đối tượng duy nhất và không thể tách rời. m E Vật chất Zezro E0 U0 Hai trạng thái trong một đối tượng và không thể tách rời Năng lượng Khối lượng Năng (lượng) là thuộc tính cơ bản của Zezro Khối (lượng) là thuộc tính cơ bản của Vật chất Để vấn đề trở nên dễ hiểu hơn, tôi có một số liên tưởng sau: LT1: Ánh sáng mang hai trạng thái sóng và hạt tùy theo phương pháp tiếp cận và nghiên cứu. LT2: Nước - H2O là một đối tượng. Nhưng có lúc nó biểu hiện ở thể lỏng, có lúc nó biểu hiện ở thể rắn, có lúc nó biểu hiện ở thể khí. Tức nó có ba trạng thái khác nhau trong một đối tượng. Nhìn rộng ra vũ trụ cũng vậy, giữa Zezro (không khối lượng) và Vật chất (có khối lượng). Tất cả sự khác biệt là do vận động tạo thành (nhiệt độ cũng là một tác nhân gây ra sự thay đổi sự vận động của các nhân tố cấu thành đối tượng đó, dẫn
  • 32. 32 đến làm thay đổi trạng thái của đối tượng đó). Còn rất nhiều vấn đề khác trong vũ trụ do Zezro là bản chất và Con người cũng vậy. Chân không lượng tử là khởi điểm thay thế vị trí của Trống rỗng, do đó Vũ trụ cũng thừa hưởng các tính chất khởi điểm của Trống rỗng và vô hạn. Nhưng còn có một phương pháp khác để chứng minh tính vô hạn của Vũ trụ. Vũ trụ hữu hạn hay vô hạn? (1) Giả thuyết 1: Vũ trụ là hữu hạn. Hợp lý nhất là có nhiều vũ trụ hữu hạn cùng tồn tại lồng vào nhau hoặc song hành. Nếu chỉ có một vũ trụ duy nhất và hữu hạn thì bên ngoài ranh giới đó là gì? Bên ngoài ranh giới đó không thể là sự trống rỗng vô hạn. Vì nếu là trống rỗng vô hạn thì vũ trụ giới hạn đó làm sao có thể duy trì lơ lửng như một quả cầu trong sự trống rỗng? Và vũ trụ hữu hạn đó được sinh ra từ đâu? Không có một cơ chế nào để trống rỗng có thể sinh ra năng lượng và khối lượng. TH1: Vũ trụ lồng vũ trụ và chứa trong một vũ trụ vô hạn (U∞) TH2: Các vũ trụ con song hành và chứa trong một vũ trụ vô hạn (U∞) TH3: Cả hai trường hợp trên và đều chứa trong một vũ trụ vô hạn (U∞). Để lý giải vấn đề tận gốc tôi chọn Vũ trụ vô hạn là đối tượng diễn giải. (2) Giả thuyết 2: Vũ trụ là vô hạn. Tức có 1 vũ trụ duy nhất và vô hạn (U∞) (3) Giả thuyết 3: Nếu chỉ có 1 vũ trụ duy nhất hữu hạn tồn tại thì nguyên nhân nào làm cho vũ trụ hữu hạn này giãn nở, ngày càng mở rộng ra? Lực nào tác động ngược chiều và mạnh hơn lực hấp dẫn giữa các thiên hà, hành tinh… để kéo chúng ra xa nhau hơn? Ngoài ra, sự mở rộng là giới hạn hay vô tận? Mở rộng ra đâu? Phải tồn tại không gian, năng lượng ở nơi mà vũ trụ giới hạn trong tương lai có chỗ để mở rộng, vậy phần không gian và năng lượng bên ngoài này thuộc về 1 cái gì rộng lớn hơn → một sự vô hạn khác. Từ (1), (2) và (3) suy ra, vũ trụ bao quát nhất là vũ trụ vô hạn (U∞).
  • 33. 33 E = mc2 Trong thuyết tương đối hẹp của Einstein: E m m ? E Năng lượng Khối lượng c(v):Vận động c(v)? Sự hình thành của vũ trụ là sự phát triển từ dạng Zezro cơ bản nhất dẫn đến hình thành nhiều dạng Zezro ở nhiều cấp độ khác nhau. Bước ngoặt lớn nhất để hình thành nên toàn bộ vũ trụ như ngày này chính là sự chuyển đổi từ năng lượng sang khối lượng. Trong công thức nổi tiếng trong thuyết tương đối hẹp mà Einstein đưa ra: E = mc2 Trong đó, c: vận tốc ánh sáng m: khối lượng E: năng lượng Ta có thể hiểu là khi một đối tượng di chuyển với tốc độ ánh sáng thì một phần hoặc toàn bộ khối lượng sẽ chuyển hóa thành năng lượng. Tốc độ ánh sáng có phải là tốc độ giới hạn trên (nhanh nhất) của bất kỳ đối tượng nào trong vũ trụ? Với tôi, mọi thứ trong vũ trụ đều tương đối và ngay cả học thuyết của Einstein cũng là Thuyết Tương Đối. Do đó, vấn đề đặt ra trường hợp tuyệt đối cho tốc độ ánh sáng là không phù hợp. Nó chỉ có thể đúng trong giới hạn mà con người quan sát được. Tức sẽ có tốc độ nhanh hơn 299.792,458 Km/s nhưng đến một giới hạn nào đó thì đối tượng đó không còn là chính nó vậy thì
  • 34. 34 không còn tồn tại tốc độ đi kèm với đối tượng đó nữa → Sinh ra đối tượng mới với tốc độ mới. Thực thể tồn tại bất kỳ gắn liền với thuộc tính vận động. Nếu nó không vận động thì nó không tồn tại. Theo lý thuyết thì mọi thứ hoàn toàn có cơ sở và chắc chắn một ngày nào đó ta sẽ chứng minh được bằng thực nghiệm là với những điều kiện a, b, c…thì năng lượng ở trạng thái e1, e2, e3…sẽ sinh ra khối lượng ở dạng x, y, z… Nếu ta chứng minh được điều đó bằng thực nghiệm thì ta đã giải quyết được nút thắt lớn nhất của các vấn đề về vũ trụ. “Sự chuyển đổi giữa các trạng thái Zezro và Zezro, giữa Zezro và Vật chất đều tuân theo định luật về bảo toàn năng lượng trong vũ trụ” Lúc này vũ trụ tồn tại với hai trạng thái trong một cấu thành: Zezro và Vật chất. Sự tiến hóa của vật chất từ những hạt cơ bản nhất phát triển nên sự phong phú, đa dạng về các dạng vật chất tồn tại trong vũ trụ như hiện nay. Tương đồng và đi trước là sự phát triển từ trạng thái Zezro cơ bản dẫn đến hình thành nhiều trạng thái Zezro ở nhiều cấp độ khác nhau. Chính là sự tiến hóa của Zezro. Trong sự tương tác, phù hợp trong một phần tỉ tỉ lần đó sẽ sinh ra những điều kiện để xuất hiện khối lượng và hình thành những trạng thái vật chất ban đầu. Đó chính là sự khởi nguồn nên vũ trụ này. Khoa học thực nghiệm sẽ đóng vai trò quyết định trong việc chứng minh cho sự chuyển đổi từ năng lượng sang khối lượng. Việc tìm ra Higgs và lý giải được cơ chế hình thành Higgs mang khối lượng cho vật chất từ Năng lượng bằng thực nghiệm là tín hiệu cho thấy con người thực sự đã sẵn sàng, bắt đầu mở ra một con đường mới dẫn đến phần chìm của tảng băng trôi vũ trụ, mà từ trước giờ con người chưa thể tiếp cận được, hoặc còn nghi ngờ về sự tồn tại của nó. Đồng thời, nó giúp củng cố cho sự đúng đắn và phù hợp đối với một số nền tảng lớn trong Zezro. Nếu chứng minh được điều đó, thì cũng đồng nghĩa với việc:
  • 35. 35 Về mặt lý thuyết, phép màu hô biến từ không ra có, từ có ra không theo ý muốn của các thần linh là có thể thực hiện được.
  • 36. 36 VẬN TỐC ÁNH SÁNG Không có vận tốc giới hạn, chỉ có sự giới hạn của một thực thể làm giới hạn vận tốc của chính nó Giả định một chiếc xe được trang bị động cơ có thể làm cho chiếc xe di chuyển với vận tốc ánh sáng. Nhưng khi chiếc xe (x) tăng tốc đến một vận tốc - Vx (nhỏ hơn vận tốc ánh sáng) thì chiếc xe đã không còn là chính nó khi đặt trong các môi trường và điều kiện khác nhau. Như vậy vận tốc Vx là vận tốc cực đại gắn liền với thực thể chiếc xe. Tương tự vận tốc ánh sáng (Vc) là vận tốc cực đại gắn liền với photon ánh sáng. Khi 1 hạt photon đạt đến vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng thì nó không còn là hạt photon nữa. Nó sẽ bị chuyển hoá thành một thực thể khác có mức giới hạn vận tốc cao hơn. Do đó, còn rất nhiều thực thể tồn tại (dạng hạt hoặc trường mang năng lượng) mà con người chưa quan sát được có thể di chuyển với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng. Ví dụ về chiếc xe có vô số mô hình áp dụng tùy theo vật liệu xe, thiết kế, kích thước, khối lượng...và môi trường mà xe được đặt vào. Sẽ cho ra vô số kết quả về tốc độ giới hạn thuộc về chiếc xe đó trước khi nó bị biến dạng không còn là chính nó. Do đó mô hình cơ học cổ điển và cơ học lượng tử đều áp dụng được tùy điều kiện giả định. Nhưng kết quả cuối cùng là có một vận tốc cực đại Vx gắn liền với chiếc xe trước thời điểm chiếc xe bị biến dạng. Vx luôn nhỏ hơn vận tốc ánh sáng vì chiếc xe là một vật thể có khối lượng. Đối với một chiếc xe trong điều kiện không khí bình thường, ta chỉ cần dùng cơ học cổ điển để quan sát là thấy nó biến dạng ở một vận tốc nhỏ hơn rất nhiều so với vận tốc ánh sáng do ma sát gây ra. Nếu dùng cơ học cổ điển để quan sát trong điều kiện thường thì cấu tạo của chiếc xe và môi trường xung quanh tại thời điểm quan sát quyết định nó bị biến dạng như thế nào? tại vận tốc cực đại nào? Tại sao ta áp đặt hệ qui chiếu vật chất có khối lượng di chuyển vào hệ qui chiếu hạt hoặc trường năng lượng không có khối lượng như photon ánh sáng di chuyển?
  • 37. 37 KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN Không gian sinh ra từ vận động. Vận động bao gồm tốc độ, hướng và các lực tương tác lên thực thể đó trong hệ thống. Vận động tạo thành cấu trúc của một thể cơ bản và không gian gắn liền với nó. Các thể cơ bản liên kết thành một hệ thống nhỏ và không gian gắn liền với nó, các hệ thống nhỏ liên kết thành một hệ thống lớn hơn và không gian gắn liền với nó. Do có vô hạn các thể cơ bản của Zezro vận động sẽ tạo ra không gian vô tận của Vũ trụ từ ban đầu. Sự phát triển của các trạng thái Zezro tạo nên các cấu trúc phức tạp hơn. Các cấu trúc bậc cao của Zezro sẽ tạo nên Ý thức, bậc cao hơn Ý thức là những trạng thái tâm linh, thần linh. Theo chiều hướng này các trạng thái ý thức, tâm linh phát triển càng lên cao thì càng bền vững, và có vô hạn các cấp độ như vậy. Do đó, sự phát triển lên cao của các trạng thái Ý thức được ví như vũ trụ vô hạn vậy. Các trạng thái Zezro bậc cao sẽ có những đặc điểm sau: Bậc càng cao mang năng lượng càng lớn, Bậc càng cao càng bền, Bậc càng cao thông tin chứa đựng càng lớn.
  • 38. 38 Sự phát triển sai khác (đột biến) trong một cấu trúc Zezro bậc cao mang năng lượng khổng lồ sẽ tạo ra những "Vụ Nổ" sinh ra Hố trắng, đó là cột mốc một phần Năng lượng (input) chuyển hóa thành Khối lượng (output), sau đó giải phóng ra những hạt vật chất cơ bản vào vũ trụ. Sự phát triển của các thể Vật chất tạo nên sự đa dạng các trạng thái Vật chất như ngày nay. Trong cùng một cấu trúc, Vật chất càng nặng và càng lớn sẽ càng kém bền. Như những cấu trúc lớn dần trong vũ trụ, đến một giới hạn về khối lượng và kích thước, chúng sẽ bị sụp đổ tạo thành các hố đen, sau đó nó hút tất cả vật chất (input) gần nó vào bên trong. Và cơ chế đầu còn lại là xả ra những dạng Zezro cơ bản (output) vào lại vũ trụ. Cơ chế này cứ tiếp diễn gọi là Chu trình chuyển hóa Năng lượng - Khối lượng trong Vũ trụ tuần hoàn. Có con người, ta có khái niệm LƯỢNG hóa, đo lường, đối chiếu. Thời gian (để gọi đúng bản chất nhất mà con người đang sử dụng chính là THỜI LƯỢNG) và NĂNG LƯỢNG, KHỐI LƯỢNG. Nếu không có sự tồn tại của ý thức thì ta có những thuộc tính tồn tại khách quan với ý thức là: THỜI, NĂNG, KHỐI. Còn LƯỢNG là do ý thức con người đặt vào nhằm phục vụ cho mục đích lượng hóa các thuộc tính khách quan trên. Trong đó, THỜI là thuộc tính cơ bản của Không gian, NĂNG thuộc tính cơ bản của Zezro và KHỐI là thuộc tính cơ bản của Vật chất. Con người lấy sự chủ quan để đo lường đối tượng khách quan: Lấy thời gian để đo lường không gian. Lấy khối lượng để đo lường Vật chất. Lấy năng lượng để đo lường Zezro. Không gian là hệ quả đầu tiên Zezro - Vật chất thông qua vận động. Biểu hiện không gian của một thực thể đối với con người là hình thái, sắc thái, thông tin, và môi trường tồn tại của nó.
  • 39. 39 "THỜI" là một điểm bất kỳ trong KHÔNG GIAN. Nên THỜI là thuộc tính của KHÔNG GIAN. Nếu ta chọn thêm một điểm khác bất kỳ trong KHÔNG GIAN. Đó là sự bắt đầu cho khái niệm THỜI GIAN, do có sự đối chiếu. Thông tin, hình thái, sắc thái chính là sự sắp xếp cấu trúc không gian của một thực thể sinh ra bởi vận động. Sự khác nhau về cấu trúc của các đối tượng (thể cơ bản, hệ thống nhỏ, hệ thống lớn) dẫn đến sự khác nhau về hình thái, sắc thái, và thông tin giữa chúng. Ví dụ 1: Về việc tìm ra một trong 200 tờ giấy trắng của bạn Lương Tuấn Phi trong chương trình Siêu trí tuệ Việt Nam 2019. Sự sắp xếp về cấu trúc của một vật thể chứa đựng thông tin. Con người có giác quan khác nhau sẽ nhìn được cấu trúc đó sâu cạn khác nhau. Trên cấu trúc một tờ giấy trắng, Tuấn Phi đã nhìn như một cấu trúc 3D chi tiết và có các điểm kết nối thông tin khác nhau. Tại các điểm đó, cậu ta sẽ liên kết lại thành một hình ảnh mô phỏng (con mèo). Kiểu nhìn lên bầu trời để nối những vì sao thành một chòm sao. Con người khác nhau về độ phân giải của vi sử lý bộ não thì sẽ có sự nhận diện chi tiết khác nhau. Giống như có người nghe được những sóng âm mà người thường không nghe được. Các con vật cũng có thị giác, khứu giác, thính giác, xúc giác, vị giác rất khác nhau. Đây không phải là hai thế giới. Mà là tầm xử lý vĩ mô, hay vi mô tới đâu của bộ não trong cùng một thế giới. Ví dụ 2: CẤU TRÚC (KHÔNG GIAN) TẠO RA MÀU SẮC Bản chất của màu sắc là gì? Vì sao lá có màu xanh? Màu xanh của lá cây là do diệp lục tố (chlorophyll). Vậy tại sao Diệp lục tố có màu xanh? Dưới đây là hình ảnh cấu trúc phân tử của Diệp lục tố (Source: MIME by Urtica) Màu sắc cùng với hình dạng, thông tin là sự biểu hiện bên ngoài của một cấu trúc. Sự sắp xếp /cấu trúc chính là không gian của một thực thể. Nó được tạo nên từ sự liên kết của những cấu trúc nhỏ hơn, dẫn đến nhỏ nhất không thể bị tách rời gọi là thể cơ bản.
  • 40. 40 Sự sai khác dù chỉ rất nhỏ của từng cấu trúc, dẫn đến sự khác nhau trong việc vận hành → biểu hiện bên ngoài khác nhau (hình dáng, màu sắc, thông tin) của chúng, dẫn đến sự đa dạng các trạng thái tồn tại khác nhau trong vũ trụ. Ví dụ: Trong lập trình để xây dựng và vận hành một hệ thống phức tạp. Chỉ cần sai khác một ký tự, một dấu thì kết quả sẽ hoàn toàn khác. Trong cấu trúc ADN phức tạp, chỉ cần sự đột biến sai khác rất nhỏ thì đã tạo ra một cơ thể khác với những biểu hiện khác. Sự sắp xếp cấu trúc của một thực thể tạo ra màu sắc, hình dáng, thông tin của thực thể đó.
  • 41. 41 TÔN GIÁO Kitô giáo Nền tảng của Kitô giáo là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, tuy ba ngôi, ba trạng thái nhưng chỉ là một Thiên Chúa duy nhất. Theo thuyết Zezro, Đức Chúa Trời (Chúa Cha) tượng trưng cho Vũ trụ vô hạn. Đức Chúa Con (Chúa Jesus) là được sinh ra từ Đức Chúa Cha và mang bản thể con người, với thân xác con người, ta cũng có thể hình dung Chúa Giesu giống như đại diện cho toàn bộ Vật chất tồn tại trong vũ trụ này. Thì việc Chúa Cha truyền phép ban (sinh ra) Chúa Con giống như Vũ trụ vô hạn sinh ra toàn bộ Vật chất hiện hữu. Chúa Thánh Thần (Holy Spirit) tượng trưng cho Zezro mang năng lượng mà không mang khối lượng.
  • 42. 42 Đức Chúa Trời – Chúa Con – Chúa Thánh thần mang ý nghĩa sâu xa của Vũ trụ vô hạn - Zezro – Vật Chất. Tuy ba nhưng thực chất một và chỉ một duy nhất. Phật giáo Phật giáo nguyên thủy không thờ thần linh, Phật (Buddha) với ý nghĩa là “Người giác ngộ - người thức tỉnh”. Ngay cả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng là con người và giác ngộ được chân lý của vũ trụ. Ngay như chính lời Đức Phật dạy: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” trong Phật Thuyết Phạm Võng Kinh Bồ Tát Tâm Địa Phẩm. Tức, gốc rễ hướng tới của Phật giáo là giác ngộ được chân lý của vũ trụ và mỗi con người đều có thể đạt được bằng sự tu hành đúng đắn. (Tu Hành được hiểu gồm Tu thân tránh những cám dỗ, dục vọng làm hủy hoại tâm thức, tối thiểu những ảnh hưởng xấu đến vạn vật xung quanh và tuyệt đối với con người. Rèn luyện và nuôi dưỡng TÂM sáng giúp nâng cao trí lực để thoát ra và có một tư duy rộng khắp. Tu là bước khởi đầu, sau đó mới đến Hành (làm) – tức sử dụng những gì đã Tu được giúp đỡ chúng sinh, hướng dẫn, truyền dạy giúp cho nhiều người nâng cao về Tu và mục tiêu cuối cùng là mình đạt được thì sẽ giúp cho nhiều người đạt được. Quan trọng nhất là Hành với sự thanh thản, tâm bình theo lẽ tự nhiên, không nên nóng vội và tham chấp sẽ dẫn đến đau khổ cho cả ta và người. Do đó, Tu Hành không quan trọng hình thức, không gian, thời gian…mà quan trọng nhất là chứng quả, thành tựu đạt được. Quá ham mê hình thức sẽ là sai hoàn toàn nguyên tắc. Chưa Tu thân được ít thành tựu thì không nên Hành, sẽ dẫn đến truyền quả xấu cho nhiều người hoặc lời nói không có giá trị, dẫn đến tội nghiệp. Trong tư tưởng Phật giáo, khái niệm cốt lõi và là trung tâm chính là “Không tính”, quan trọng nhất và cũng là trừu tượng nhất. Theo thuyết Zezro, Tính Không và Tính Có trong Phật học, "sắc tức thị không, không tức thị sắc" Không là Có, và Có cũng là Không Tương đồng Năng lượng cũng là Khối lượng và ngược lại.
  • 43. 43 Các Tôn giáo khác: Ấn Độ Giáo (Hindu) vị thần Brahmā chính là vị thần sáng tạo của đạo Hindu (Hindu God). Trong thuyết Zezro, Brahma cũng chính là Thượng Đế - God và chính là Vũ trụ vô hạn. Các tôn giáo độc thần tôn thờ Thượng Đế, Thiên Chúa (Do Thái giáo), Thánh Allah (Hồi giáo) .... Trong thuyết Zezro, Thượng đế, Thiên Chúa, Thánh Allah chính là Vũ trụ vô hạn. Trong Kinh dịch, Vô Cực sinh ra Thái Cực và Thái Cực quay về với Vô Cực. Tuy hai mà là một, tương đồng Zezro và Vật chất trong thuyết Zezro. Thuyết Zezro chỉ đưa ví dụ về một số Tôn giáo lớn, xét về tổng thể thì các Tôn giáo còn lại đi theo 2 hướng: 1. Thờ các vị thần – có thể nói cao nhất vẫn là Thượng đế thì sự tương đồng với Vũ Trụ. 2. Thờ một đối tượng vật chất cụ thể nào đó và nâng lên làm thần thì đối tượng trực tiếp được tôn thờ chính là Vật chất, thông qua đó tất cả đều hướng về hướng về Vũ trụ vô hạn. Thượng Đế gần như là gốc rễ cuối cùng của đa phần các tôn giáo trên thế giới. Con người yếu đuối, sợ hãi tìm đến Thượng đế, con người không biết, không hiểu tìm đến Thượng đế. Thực ra, con người không biết, không hiểu dẫn đến yếu đuối, sợ hãi. Vậy con người không biết, không hiểu cái gì? Sợ hãi cái gì? Đó chính là những thiên tai tự nhiên, đó chính là những bí ẩn của Vũ trụ vô hạn. Ở một khía cạnh khác, Thượng đế cũng chính là chiếc gương phản chiếu tất cả nguyện vọng, mong muốn của con người đặt vào, tín thác vào. Nên Thượng đế là hình mẫu lý tưởng nhất, toàn diện nhất trong tất cả những gì mà con người có thể nghĩ đến. Và hình ảnh của Thượng đế hiện diện trong mắt con người chính là hình ảnh một con người hoàn hảo đúng nghĩa và toàn năng.
  • 44. 44 QUAN ĐIỂM MỚI VỀ ĐẠO 1. Tôn thờ Vũ trụ vô hạn. 2. Kinh sách là quy luật của vũ trụ. 3. Lý tưởng sống là thuận theo quy luật tự nhiên. 4. Giá trị đạo đức: Đề cao tình yêu thương. 5. Giá trị con người: Đề cao sự ảnh hưởng tích cực đến người khác hơn là tiền bạc và danh vọng. 6. Công trình "tôn giáo" là nơi thiên về học thuật và nghiên cứu về thế giới - vũ trụ với những thư viện lớn, phòng đọc sách, nơi thảo luận, "Ted-talk", và xuất bản. 7. Bản thể và Thiền định sẽ được giảng dạy như 1 môn khoa học. 8. Mô hình là phi tập trung (decentralized). Tức mỗi "tín đồ" truyền đạt lại kiến thức mà mình có cho người khác đều là Sư thầy, Linh mục, Mục sư, Tu sĩ...Không phân cấp bậc, mọi "tín đồ" là ngang hàng. Hệ thống sẽ vận hành tự động. Đạo trong Tâm không phải trong Tên. Đạo trong Đức không phải trong Ngôn Giữ vững thiện lương, Đạo nào cũng tốt.
  • 45. 45 BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI Sự sống THAM Thiện Ác Đau khổ Hạnh phúc Đạt Thiện là lấy hạnh phúc chính đáng của người khác làm hạnh phúc của bản thân. Ác là bất chấp người khác để bản thân có được hạnh phúc. “ Tất cả những gì con người đang làm đều nhằm thỏa mãn nhu cầu ích kỷ của chính con người” Sự sống là đặc tính cơ bản của mọi sinh vật. Nhưng con người có sự phát triển vượt bậc của hệ Ý thức so với các sinh vật khác gọi là Tri thức. Tri thức giúp con người càng chủ động hơn trong việc bảo về sự sống của mình gọi là đặc quyền chủ động. Đặc quyền chủ động là cơ sở hình thành nên xã hội loài người, hình thành nên mọi hoạt động, tâm sinh lý của con người. Con người làm tất cả để bảo vệ sự sống, để được sống tốt hơn, và được thỏa mãn các nhu cầu từ thấp đến cao (tham khảo tháp nhu cầu Maslow). Mở rộng hơn, con người bất chấp các sinh vật khác để thỏa mãn và phục vụ cho sự sống của mình. Đó là nguồn gốc tất yếu của THAM. Mà tối thiểu nhất là tham sống. THAM không chỉ đặt riêng cho Con Người nhưng THAM gắn với Con Người có khác biệt rất lớn so với THAM gắn với các sinh vật khác thông qua đặc quyền chủ động và sự phát triển cao của thể Zezro (Tri thức). Con người có hai trạng thái mong muốn để đạt đến:
  • 46. 46 (1) Mong muốn có thêm những gì đã có (thêm thời gian sống, thêm áo quần, tiền bạc...). (2) Mong muốn có những gì chưa có (có thể gọi là ước muốn). Hai trạng thái này bản thân nó đều có động cơ tốt và xấu. Nếu thay thế THAM bằng ƯỚC MUỐN thì chỉ thỏa (2). Đa phần con người hiểu THAM ở 1 góc độ thuộc (1) và theo hướng tiêu cực. Nhưng THAM VỌNG lại thuộc (2). Con người sinh ra bản chất ban đầu thiện hay ác? Con người sinh ra đã có lòng thiện và ác trong một chữ “THAM”. Tất cả những hành động xâm phạm, đe dọa, ảnh hưởng đến cuộc sống, sự sống của con người đều bị ngăn chặn bằng mọi giá, với mọi hình thức. Điều này hoàn toàn có thể khởi tâm Ác. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cuộc sống, sự sống: Trực tiếp: lương thực, nước uống, không khí… Gián tiếp: quần áo, nhà ở, tiền bạc… Do có quá nhiều cái cần được bảo vệ, phòng ngừa... Chưa kể tới việc con người tích lũy thêm để phòng thân, để thỏa mãn các nhu cầu như trong tháp nhu cầu Maslow, dẫn đến con người không biết đâu là giới hạn, dẫn đến lòng tham vô hạn. Từ đó sự nảy sinh cái ác theo lẽ tự nhiên cũng được hình thành theo cấp số nhân. Con người phát sinh lòng thiện một cách tự nhiên nhất, trong một điều kiện dễ dàng nhất, không có mối đe dọa hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống, sự sống của mình. Dễ dàng như việc mình có thực hiện hay không thì cũng giống nhau. Ví dụ: hét lên khi thấy 1 đứa bé cầm cái kéo nhọn, hoặc đứng gần miệng giếng. Bởi vì não bộ lập tức phản ứng trong tích tắc do có sự đồng cảm và hiểu được mối đe dọa là giống nhau cho bản thân và người khác. Phân tích chữ “THAM” dù động cơ tốt hay xấu thì cũng sinh ra mong muốn, và nếu kết quả đạt được thì sinh ra vui, hạnh phúc; còn nếu kết quả không như mong muốn thì sinh ra buồn hoặc tệ hại hơn là đau khổ. Do đó, hạnh phúc hay đau khổ, vui hay buồn đều xuất phát từ một chữ “THAM”.
  • 47. 47 Trong rất nhiều cái mong muốn của con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao thì không phải cái nào cũng đạt kết quả như kỳ vọng. Đau khổ phát sinh là điều tất yếu trong cuộc sống, càng hi vọng nhiều thì càng thất vọng nhiều và đau khổ nhiều. Địa ngục không đâu khác, chính là khởi nguồn từ một chữ “THAM”. Đức Phật đã dạy điều cốt lõi này trong ba chữ THAM, SÂN, SI từ hàng ngàn năm trước. Tối ưu hóa hạnh phúc là mục tiêu quan trọng nhất của con người ở thế gian này. Do đó tối ưu thời gian sống không phải là mục tiêu quan trọng nhất vì sống lâu chưa chắc đã có nhiều hạnh phúc. Vậy, con người làm thế nào để tối ưu hạnh phúc? Từ gốc "THAM", con người có 2 động cơ tốt - xấu để dẫn đến "Thiện" và "Ác" Thiện tức lấy hạnh phúc chính đáng của người khác làm hạnh phúc của bản thân. Tức trong xã hội những người Thiện thì hạnh phúc chính đáng của người này sẽ là hạnh phúc của người khác. Như vậy, hạnh phúc sẽ nhân lên rất nhiều lần. Còn khi có người nào đau khổ thì sự quan tâm và chia sẻ lẫn nhau giúp cho sự đau khổ giảm đi nhiều lần. Ác là bất chấp người khác để bản thân có được hạnh phúc. Tức trong xã hội những người Ác thì hạnh phúc của một người chỉ duy nhất chính bản thân người đó được hưởng, và có thể hạnh phúc của người này được đánh đổi bởi sự đau khổ của người khác. Tương đồng với đau khổ của một người họ sẽ lãnh trọn vẹn do không có sự chia sẻ. Về tổng thể, trong thế giới những người Ác gần như hạnh phúc đạt được là rất ít, họ dẫm đạp lên nhau để giành lấy hạnh phúc về mình và chỉ có một số ít giành được như vậy phần còn lại đa phần sẽ đón nhận sự đau khổ. Và nó nảy sinh mối nguy hiểm lớn trong xã hội này là lòng hận thù. Lòng hận thù làm cho mọi con người trong xã hội này đều có lúc bị kéo xuống và đón nhận sự đau khổ nhiều khi là tột cùng. Còn hạnh phúc họ đón nhận được chỉ là tức thời, thoáng qua.
  • 48. 48 Nếu một xã hội tạo điều kiện cho cái Ác phát triển và hoành hành thì nó sẽ dần đồng hóa hết cái Thiện, nó ăn mòn và phát triển dần, dẫn đến trước sau xã hội cũng trở thành xã hội với cái Ác chiếm ưu thế. Người Thiện bị đồng hóa vì những lý do sau: 1)Thay đổi từ gốc do tư tưởng bị áp đặt từ nhỏ. 2)Ảnh hưởng và thay đổi do môi trường sống. Nếu người Thiện muốn không bị ảnh hưởng và bảo vệ bản thân mình trước người Ác thì chỉ có cách hoặc là phải Ác hoặc là chấp nhận buôn xuôi theo số phận và trông chờ vào may mắn hoặc là xa lánh tất cả, xa rời xã hội loài người. Chỉ còn một số ít người sử dụng trí tuệ vượt trội của mình có được để giành quyền chủ động và áp đặt mọi thứ theo cách sống của mình. Nhưng đó chỉ là một bộ phận rất rất nhỏ trong xã hội loài người. THAM chính là nền tảng cơ bản của con người, THAM sinh ra mọi tâm lý, mọi hành vi của con người. THAM sinh ra Thiện và Ác. THAM sinh ra Hạnh phúc và Đau khổ. THAM hình thành nên xã hội loài người.
  • 49. 49 BÀN CHI TIẾT VỀ NGUỒN GỐC “TÍNH THAM” Phần trên ta đã nói sơ qua Sự sống là khởi nguồn của “Tính tham”. Nhưng đối với con người thì đặc tính tâm lý cơ bản cho một cá thể sống là gì? Cái gì quyết định đến một hành động bất kỳ của con người? Có hai thứ luôn thôi thúc bạn làm một cái gì đó, chính là tình yêu và sự sợ hãi. Do đó, "Tính tham" của con người cũng xuất phát từ tình yêu hoặc sự sợ hãi → hành động. "Tính tham" mở rộng bao gồm mong muốn, mong cầu, tham cầu, tham vọng → làm, hành động vì một mục đích nào đó. - Mong muốn xuất phát từ tình yêu. Khi ta muốn kiếm tiền từ các nhu cầu chính đáng: lo cho cuộc sống bản thân, gia đình hoặc tặng quà cho người mình yêu thương, giúp đỡ người khác...đều xuất phát từ tình yêu dành cho bản thân hoặc cho người khác. Ngay cả những tình cảm cao đẹp nhất dành cho đồng loại, như sự đồng cảm, lòng trắc ẩn, thiện nguyện...đều xuất phát từ tình yêu. Tình yêu bao gồm cái vỏ bên ngoài và cái lõi bên trong. Cái vỏ bên ngoài là yêu thương chính ta và cái lõi bên trong là lòng trắc ẩn biết yêu thương và nghĩ đến người khác. Mong muốn luôn có hai mặt, đặt kỳ vọng → có thể thất vọng. Lòng trắc ẩn, lòng xót thương tự nó đã tồn tại một nỗi buồn đồng cảm → có thể rơi nước mắt vì nỗi đau của người khác. Đây chỉ là cơ chế tâm sinh lý bình thường. Theo quan điểm của tôi, con người không thể đạt đến trạng thái "vô ưu", "dục thần túc" tuyệt đối, nếu có nó chỉ mang tính tạm thời. Sự tu tập chỉ đưa ta đến sự tiệm cận của những điều trên mà không thể dứt bỏ hoàn toàn bởi sự tác động về cơ chế tâm sinh học từ thân xác. Sự mong muốn từ tình yêu là nguồn gốc của Thiện.
  • 50. 50 - Tham muốn xuất phát từ sự sợ hãi. Nỗi sợ hãi thường có nguyên nhân từ tầm nhìn hạn hẹp, sự thiếu hiểu một phần hay toàn bộ vấn đề nào đó (vô minh). Tham muốn từ sự sợ hãi là nguyên nhân của hành động Ác. Tức cái Ác luôn đến từ sự sợ hãi trong sâu thẳm. Sợ đánh mất cái mình đang có, sợ sẽ không có cái mình mong muốn: sợ nghèo, sợ đói, sợ bệnh tật, sợ mất quyền lực, sợ mất tài sản tích trữ được... Bảo vệ sự sống → sợ bị áp bức về tâm lý hoặc thể xác, tham sống sợ chết... Mọi khởi đầu của nỗi sợ chính là sự tưởng tượng. Ta tưởng tượng, hình dung nó trước → dẫn đến Sợ hãi. Do đó, sự tưởng tượng chi phối toàn bộ hành động và ra quyết định. Tưởng tượng luôn bay cao bay ra hơn thực tế → làm ta chùng bước. Ví dụ như lái xe đạp qua một thanh ván nhỏ bắt qua ao cá và lái xe đạp trên cùng một thanh ván được đặt trên mặt đất. Trong khởi nghiệp trong kinh doanh, sự tưởng tượng thiếu hiểu biết đầy đủ là nguồn gốc của mọi thất bại. Sự tưởng tượng thiếu hiểu biết có thể dẫn đến hai hướng: 1. Sự tưởng tượng vượt quá thực tại → tự tin thái quá hoặc tô hồng tương lai. 2. Sự tưởng tượng dưới thực tại → sợ hãi, lo lắng, chùng bước → không dám đi tiếp, hoặc lưỡng lự, thiếu quyết đoán. Sự tưởng tượng làm một số người lãnh đạo, người nắm quyền lực, vận mệnh đất nước chùng bước khi muốn thay đổi tư duy hoặc hướng đi cho một quốc gia. Ngay cả họ đã nhìn thấy được xu hướng tất yếu, con đường đúng đắn và sự thật. Trừ những trường hợp tham lam quyền lực, tiền bạc...Có nhiều vị lãnh đạo, vua quan một nước không sợ mất quyền lực hay tiền bạc vì cuộc đời họ đã trải đủ, nhưng họ sợ. Nỗi sợ này đến từ việc họ tưởng tượng những gì diễn ra sau khi thực hiện thay đổi: sự thanh trừng, trả thù...
  • 51. 51 Do đó, nếu ta đứng dưới góc nhìn thấu hiểu, đặt ta vào vị trí của người khác để hiểu cái Ác của họ chung quy cũng đến từ sự sợ hãi, thiếu hiểu biết, vô minh → có cái nhìn nhân văn → xoa dịu, giảm thiểu được sự phản khán càng mạnh của nỗi sợ và cái Ác → giảm sự thiệt hại xảy ra đến tối đa trong tương lai. Vậy ta có được Yêu và Sợ nữa không? Tham có nên không? Tham ở đây có là điều tồi không hay phải nhìn nhận ở nhiều góc độ? "Tính tham" trong nội dung này là thuộc tính cơ bản của con người có thể xác, bị chi phối bởi các quy luật sinh học. Tương tự như "Lạm phát" trong nền kinh tế hiện nay, tối thiểu phải có lạm phát tự nhiên. Góc nhìn này thoáng hơn Phật pháp cho rằng "Tham - Sân - Si" là nguồn gốc của mọi khổ đau và phải diệt nó, loại bỏ nó. Góc nhìn này chỉ ra đối với con người thì "Tính tham" không thể loại bỏ hoàn toàn, mà chỉ tiết chế, tức giảm thiểu nó. Tương tự như Lạm phát tự nhiên trong nền kinh tế. Ta không thể loại bỏ hoàn toàn lạm phát, mà chỉ giữ nó ở mức chấp nhận được → giúp một nền kinh tế được xem là khỏe mạnh. Như vậy, từ góc nhìn này, Yêu và Sợ hãi, chính nó không là tội lỗi. Chúng chỉ là những cảm xúc tự nhiên. Tội lỗi chỉ gây ra khi có tác động xấu đến người khác do động cơ và sự kém hiểu biết (vô minh) của mình từ tình yêu hoặc sự sợ hãi. Ví dụ: Yêu chính ta, gia đình, người thân bất chấp gây thiệt hại cho người khác. Yêu thương chiều chuộng con cái không đúng cách → con cái hư hỏng. Sự sợ hãi dẫn đến hành động tổn thương, tổn hại người khác. Theo tôi, bạn yêu hoặc sợ hãi chỉ gây thiệt hại, tổn thương cho chính bạn sẽ không là tội lỗi. Nhưng điều này là bất khả thi vì chí ít bạn có ba mẹ, người thân quen...Khi bạn làm tổn thương chính mình → gây ra đau khổ cho họ. Do đó, cái chết trong tự tử không phải là hết và được giải thoát như nhiều người nghĩ. 1. Khổ đau vẫn còn đó cho người ở lại. 2. Nó chính là sự bế tắc về tinh thần, sự trốn tránh thực tại → chúng ta cũng không biết sau cái chết diễn ra như thế nào nhưng nếu thông tin về tiềm thức của ta vẫn
  • 52. 52 được bảo lưu, thì đó chỉ là hành động bê nguyên cái nhà tù tâm thức này đến một hệ quy chiếu mới mà thôi. Các ví dụ cho việc áp dụng thực tế thành công vì thấu hiểu nỗi sợ hãi là nguyên nhân của cái Ác: Nelson Mandela đã đàm phán trực tiếp với những kẻ thù của mình, của nhân dân Nam Phi là các lãnh đạo của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid để đưa đất nước Nam Phi thay đổi. Sự thấu hiểu về cái Ác và sự sợ hãi, lòng vị tha với những người đã từng cầm tù (27 năm), tra tấn ông, cùng hàng triệu người dân Nam Phi khác, cộng với tầm nhìn rộng lớn về một tương lai của dân tộc → Ông đã xoa dịu được nỗi sợ của các lãnh đạo cầm quyền về vấn đề trả thù, thanh trừng..., đảm bảo được sự an toàn lâu dài cho con cháu họ → giúp họ yên tâm buông bỏ quyền lực, cùng chung tay hòa giải dân tộc và xây dựng đất nước, đưa đất nước thoát ra khỏi vũng lầy của lịch sử. Hành động này cũng được Mahatma Gandhi thực hiện tương tự để giải phóng Ấn Độ. Cũng như bà Aung San Suu Kyi áp dụng để đàm phán với thủ lĩnh phe quân đội để giúp chuyển biến nền dân chủ cho Myanmar.
  • 53. 53 TRIẾT LÝ NỬA Ổ BÁNH MÌ Nếu ta sẵn lòng chia sẻ nửa ổ bánh mì mà ta ăn cho người đang đói tức là ta có tổng vị ngon của 4 ổ bánh mì. Nếu một mình ta tự ăn hết 1 ổ bánh → tổng vị ngon nhận được là 1. Nếu ta cho người đang đói 1/2 ổ, tức vị ngon tổng cũng không vì thế mà giảm đi. Số lượng bánh mì tăng không có nghĩa là vị ngon tăng thêm. Theo lý thuyết về hữu dụng biên (marginal utility – MU), vị ngon khi ăn còn giảm dần theo số lượng sau khi đạt đỉnh. Với người thông thường, không thật sự quá đói thì 1/2 ổ bánh mì đầu tiên sẽ cảm thấy ngon nhất và sự ngon miệng sẽ giảm dần sau đó, đến 1 lúc nào đó (ổ bánh mì thứ 2, thứ 3...) thì vị ngon sẽ chuyển thành âm, tức cảm giác ngán và ngán kinh khủng sẽ xuất hiện nếu cứ tiếp tục. Do đó, ta ăn 1/2 ổ bánh mì, người đang đói ăn 1/2 ổ bánh mì thì vị ngon đạt được là cao nhất, ước tính vị ngon của cả 2 sẽ gấp đôi khi ta 1 mình ăn hết 1 ổ bánh mì, bởi vì với nửa ổ ta có vị ngon gần 1, với nửa ổ người đang đói có vị ngon hơn 1 (vị ngon sẽ lấy ta làm chuẩn vì ban đầu nếu không cho ai cũng có 1 mình ta ăn) → ta có tổng vị ngon tương đương là 2 (*) Ngoài ra, khi phát tâm cho người đang đói 1 nửa ổ bánh mì, ta cũng cảm thấy niềm vui và sự ngon miệng mà người kia ăn. Nhất là nếu 2 người cùng ngồi ăn để cùng cảm nhận vị ngon và niềm vui. Ở chiều ngược lại, niềm vui và sự cảm kích mà người đang đói nhận được từ bạn cũng là 1 vị ngon, 1 niềm hạnh phúc. Bởi vì ăn cũng là để thỏa mãn và có được hạnh phúc. Do đó, mỗi hạnh phúc có được của mỗi người ta quy đổi tương đương thành vị ngon 1 ổ bánh mì → ta có tổng vị ngon tương đương là 2 (**) Từ (*) và (**) ta có tổng vị ngon của cả 2 người là 4. Một món ăn không thể là ngon nếu người ăn không thấy hạnh phúc trong lúc ăn. Cảm giác ngon miệng không chỉ đến từ thức ăn mà nó còn đến từ hoàn cảnh, tâm trạng tác động đến cảm xúc của người ăn. Ví dụ các tử tù trước bị hành quyết thường được cho ăn 1 bữa ăn cuối, thường các món ăn đều rất ngon nhưng với tâm trạng lúc đó họ còn cảm thấy món ăn là ngon nữa không?
  • 54. 54 Câu nói trên tập trung vào sự quy đổi qua lại giữa vị ngon và hạnh phúc của cả 2 người cho và nhận mà không phải chính xác tuyệt đối theo toán học là 4. Nhưng qua sự quy đổi tương đương ta có 4 trường hợp cảm thấy hạnh phúc (mang lại cảm xúc) là 2 trường hợp ăn trực tiếp bánh mì của 2 người; và 2 trường hợp thấy hạnh phúc của người cho và người nhận qua sự cảm nhận niềm vui, hạnh phúc của người kia (phát tâm thiện và cảm kích tâm thiện). Những hành động này dù nhỏ nhưng luôn đọng lại trong tâm trí của cả 2 và dần làm thay đổi con người của cả 2 theo hướng tích cực. Bánh mì có thể ăn hết và tiêu tan nhưng giá trị, cảm xúc nhận được là còn ở lại.
  • 55. 55 TÔI LÀ AI? TÔI ĐẾN TỪ ĐÂU VÀ SẼ ĐI VỀ ĐÂU? “Tôi là ai?” của quá khứ, hiện tại hay tương lai? Nếu “tôi” thuộc về quá khứ thì còn là chính tôi hay là một thực thể hay cấu trúc nào khác? Như vậy cụm câu hỏi: “Tôi đã là ai?”, “Tôi đến từ đâu?” nói về quá khứ. Một câu hỏi trong quá khứ gần và tiến xa dần đến một mốc thời gian nào đó khi ta là một đứa trẻ thì ký ức về “ta” đã phai nhạt dần → mất hoàn toàn. Nếu nói về các mốc thời gian xa hơn trước khi ta sinh ra, hay nếu tồn tại vô số “kiếp trước”, thì đó còn là ta hay chỉ là những cấu trúc mang khối lượng, năng lượng khác. Khi đó, ta của hiện tại chỉ thừa hưởng một phần nào đó của cấu trúc thuộc về “tiền kiếp” đó. Do đó, câu hỏi “ta là ai?” thuộc về quá khứ là phi logic. “Tôi”- Ta đang hiện diện ở đây, ngay lúc này là thuộc về hiện tại. Vậy ngay lúc này “ta” hoàn toàn không biết gì về chính mình? “Tôi” lúc này chỉ là sự định danh (tên gọi, tiểu sử, lai lịch, quê quán, chức vụ, học vấn…), định tính (tính cách, thói quen, cá tính, sở thích, năng khiếu…), định lượng (chiều cao, cân nặng, chỉ số sinh học, y khoa…), và định tư duy (Vũ trụ quan, Lý tưởng, Chí hướng, Tri thức…). Vậy bạn đã xác định được “tôi” của hiện tại chưa? → Hoàn toàn có thể. Nếu “tôi” thuộc về tương lai thì “tôi” đã biến đổi và cũng không còn là chính tôi ở hiện tại. Do đó, cụm câu hỏi: “Tôi sẽ là ai?”, “Tôi sẽ đi về đâu?” thuộc về tương lai. Để xác định “Tôi sẽ là ai?”, “Tôi phải là ai?” trong tương lai, ta cần sự chủ động tuyệt đối mà không phải là bị động trong sự chờ đợi, như chiếc lá trôi trên dòng nước luôn tự hỏi: “Ta sẽ trôi dạt vê đâu?”. Phương án chủ động là thay suy nghĩ bằng "hành động" để định hình được "tôi sẽ là ai?" sau 10 năm, 20 năm nữa hay ở giai đoạn cuối cuộc đời. Đó là một quá trình lập "kế hoạch cuộc đời", kiên trì hoàn thiện bản thân để vươn tới một hình mẫu mà ta đã xác lập. Như chính Abraham Lincoln đã nói: "Cách tốt nhất để dự đoán tương lai của bạn là tạo ra nó".
  • 56. 56 Tìm kiếm chính mình do sự nhầm lẫn về các mốc thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai là một sự sai lầm nghiêm trọng → bế tắc → hầu hết con người mãi tìm kiếm chính mình trong vô vọng.