SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 41
Downloaden Sie, um offline zu lesen
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Cơ sở thực tập:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KHKT
VÀ SX GỐM SỨ KIM TRÚC
SVTT: Bùi Trường Xuân
MSSV: K37.106.130
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể các bác, các cô chú, anh
chị trong Công Ty TNHH Dịch Vụ KHKT Và SX Gốm Sứ Kim Trúc đã đón nhận nhóm
sinh viên chúng em vào thực tập tại nhà máy và tạo mọi điều kiện tốt nhất để
chúng em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập này. Cảm ơn mọi người đã nhiệt tình
giúp đỡ, hướng dẫn, cũng như truyền đạt cho em và các bạn.
Lời tiếp theo chúng em xin được gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu cũng như các
thầy cô ở Khoa Hóa trường ĐH Sư Phạm Tp.HCM đã động viên, khuyến khích, chỉ
dẫn chúng em rất nhiều trong giai đoạn đi tìm nhà máy thực tập, cũng như tạo mọi
điều kiện có thể để chúng em đi thực tập được thuận lợi hơn. Đây là kì cuối cùng
của chúng em trên giảng đường đại học, đối với một sinh viên sắp ra trường, được
học tập và làm việc trong môi trường thực tế thật sự rất quan trọng và cần thiết,
một lần nữa chúng em xin được cảm ơn tất cả thầy cô, những người đã truyền đạt
kiến thức cũng như kinh nghiệm cho chúng em trong suốt 4 năm học vừa qua.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các công thức seger…………………………………………………………………….19
Bảng 1.2. Hệ số chảy ước lượng nhiệt dộ chảy của men……………………………………...20
Bảng 1.3. Hàm lượng maximum độc tố cho phép hàng ngày (mg/ngày)
…………………....22
Bảng 1.4. Màu của các chất màu ion…………………………………………………………....26
Bảng 2.1. Quan hệ số lỗ sàng/cm2
, kích thước lỗ, số sàng…………………………………...35
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.: Logo công ty Kim Trúc………………………………………………………………10
Hình 1.2. ARCH OF EUROPE for Quality and Technology in Platinum
Category……..11
Hình 1.3. Frankfurt 2010………………………………………………………………………...11
Hình 1.4. INTERNATIONAL GOLD STAR for Quality……………………………………...12
Hình 1.5. World Quality Commitment – Paris 2009……………………………………….…12
Hình 1.6. GOLDEN CUP for 50 Top Viet Products…………………………………….…...13
Hình 1.7. Vietnam Intellectual Property Institute – 2007……………………………….…..13
Hình 1.8. Các sản phẩm gốm mỹ nghệ………………………………………………….……..16
Hình 1.9. Các sản phẩm gốm kỹ thuật…………………………………………………………16
Hình 2.1. Tạo hình bằng phương pháp hồ đổ rót……………………………………….…...37
Hình 2.2. Lò nung gốm sứ……………………………………………………………………….42
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện nay, vật liệu gốm sứ đang là một trong những ngành được
nhiều nhà khoa học nghiên cứu sâu nhằm khai thác tối đa các ưu điểm và tính
năng để đưa ứng dụng của chúng vào thực tiễn từ những vật dụng thông thường
như gốm sứ mỹ nghệ cho đến những vật liệu dùng cho các ngành công nghệ cao
như gốm sứ kỹ thuật.
Công ty Kim Trúc hiện là nhà sản xuất hàng đầu cho các sản phẩm gốm quy
mô nhỏ tại Việt Nam. Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong việc phát triển và sản
xuất cùng với ba bằng sáng chế quốc tế về công nghệ và thiết bị. Công ty Kim Trúc
đã đã khẳng định mình là một chuyên gia trong lĩnh vực này.
Được sự cho phép của nhà trường và công ty, em đã hoàn thành khóa thực
tập tốt nghiệp tại công ty cùng với rất nhiều kiến thức bổ ích. Trong đó, chúng em
đã tìm hiểu được quy trình sản xuất gốm sứ trong chuyên ngành vật liệu vô cơ.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1.1. Giới thiệu về Kim Truc Ceramics:
- Tên công ty: công ty TNHH Dịch Vụ KHKT Và SX Gốm Sứ Kim Trúc.
- Tên tiếng anh: Kim Truc Scientific – Technological Service &
Manufacturning Co., Ltd.
- Tên giao dịch: Kim Truc Ceramics.
- Giấy phép thành lập số 307/GP/TLDN do UBND TP.Hồ Chí Minh cấp
ngày 03 tháng 02 năm 1999.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 07086 cấp ngày 06 tháng 02 năm
1999.
- Vốn điều lệ: 10 tỷ VNĐ.
- Giám đốc: Bà Nguyễn Kim Trúc.
- Trụ sở: lô 4 -15, đường số 3, KCN Tân Bình, Phường Tây Thạnh, Quận Tân
Phú, TP.Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 08 381 52218, Fax: 08 381 52220
- E-mail: kimtruc@hcm.vnn.vn.
- URL: www.kimtrucceramics.com.vn
- Thời gian hoạt động: 25 năm.
- Lĩnh vực hoạt động:
• Dịch vụ KHKT chuyên ngành gốm sứ.
• Sản xuất gốm sứ mỹ nghệ.
• Sản xuất gốm kỹ thuật phục vụ các ngành dệt, hóa học, kỹ
thuật.
- Tổng cán bộ, công nhân viên:
• Cán bộ khoa học: 35 người.
• Công nhân: 1000 người.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển:
Công Ty TNHH Dịch Vụ KHKT Và SX Gốm Sứ Kim Trúc thành lập vào ngày 3
tháng 2 năm 1999.
Công ty được thiết lập trên sáng kiến của bà Nguyễn Thị Kim Trúc là người
sáng lập và kiêm Giám đốc công ty.
Công ty Kim Trúc hiện là nhà sản xuất hàng đầu cho các sản phẩm gốm quy
mô nhỏ tại Việt Nam. Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong việc phát triển và sản
xuất cùng với ba bằng sáng chế quốc tế về công nghệ và thiết bị, Kim Trúc đã
khẳng định mình là một chuyên gia trong lĩnh vực này.
Thông qua ba địa điểm sản xuất trên diện tích 10.600 m² đến 70.000 m²,
Kim Trúc đã trở thành một trong những nhà sản xuất lớn nhất tại Việt Nam với
năng lực sản xuất hàng ngày lên đến 170.000 sản phẩm (xấp xỉ 30 triệu sản phẩm
mỗi năm). Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, Kim Trúc có một biên chế của
1.700 nhân viên là các nhà khoa học và giảng viên đại học chuyên về các lĩnh vực
gốm sứ, hóa học, vật lý, cơ học và nghệ thuật. Đội ngũ nhân viên đối phó với khách
hàng có thể nói được tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
Kim Trúc quyết tâm mạnh mẽ với kỳ vọng vào sự hài lòng của khách hàng.
Bằng cách vẽ tất cả các sản phẩm bằng tay với kỹ thuật đặc biệt, Kim Trúc đảm bảo
không chỉ chất lượng tốt nhất mà còn giá trị nghệ thuật cho khách hàng. 90% sản
phẩm được xuất khẩu sang thị trường khó tính ở các nước châu Âu như Pháp, Anh,
Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan, Vương quốc Bỉ, Ý và Tây Ban Nha. Phần còn lại 10% được
cung cấp cho ngành công nghiệp luyện kim và hóa chất ở Mỹ, Nhật Bản, Hồng
Kông, Đài Loan v.v… và thị trường trong nước.
Thông qua mạng lưới phân phối rộng khắp toàn cầu, Kim Trúc hiện đang là
đối tác của các tập đoàn nổi tiếng như:
ALCARA (France)
ARGUYDAL (France)
IKEA (Sweden)
JOKER AG/SA (Switzerland)
PRIME (France)
The WALT DISNEY Company (U.S.)
WADE CERAMICS (UK)
WARNER BROS. Entertainment, Inc (U.S.)
1.3. Logo và thành tựu của công ty:
1.3.1. Logo của công ty:
Hình 1.1.: Logo công ty Kim Trúc
1.3.2. Thành tựu của công ty:
Hình 1.2. ARCH OF EUROPE for Quality and Technology in Platinum Category
Hình 1.3. Frankfurt 2010
Hình 1.4. INTERNATIONAL GOLD STAR for Quality
Hình 1.5. World Quality Commitment – Paris 2009
Hình 1.6. GOLDEN CUP for 50 Top Viet Products
Hình 1.7. Vietnam Intellectual Property Institute – 2007
1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
GIÁM ĐỐC
(3)(2)(1)
Vật tư Xuất nhập khẩu Hành chính
quản trị
Các bộ phận, phân
xưởng SX
Xưởng khuônXưởng nguyên
liệu
Bộ phận thành phẩm –
đóng gói
Xưởng lòXưởng rót nguội Xưởng vẽ
Phòng vật tư,
XNK
Phòng tiền
lương
Bảo vệ
Bộ phận nghiên cứuBộ phận phục vụ sản
xuất
Phòng y tếPhòng kỹ
thuật
Phòng kế toán
Phó giám đốc kỹ
thuật
Phó giám đốc điều
hành SX
Phó giám đốc tổ chức
hành chính
Ghi chú
- Quản lý trực tuyến
- Quản lý theo chức năng
1.5. Chức năng và nhiệm vụ:
1.5.1. Giám đốc:
- Chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn
công ty.
- Định hướng chiến lược phát triển kinh doanh và tài chính trong công ty.
- Điều động nhân sự từ Quản đốc, Cán bộ kỹ thuật, Phó phòng và Trưởng
phòng.
- Trực tiếp các phòng: 1, 2, 3.
1.5.2. Chức năng công ty:
Công ty có hai dòng sản phẩm chính
- Sản phẩm mỹ nghệ của công ty chủ yếu là những con hang nhỏ dùng
để trang trí trên bánh kem trong những sản phẩm truyền thống của Pháp. Do sản
phẩm được trang trí chủ yếu trên thực phẩm nên yêu cầu về vệ sinh thực phẩm rất
cao. Chính vì thế màu không có chứa chì.
- Vòng gốm kỹ thuật: đây là sản phẩm xuất khẩu sang Nhật. Sản phẩm
gốm kỹ thuật có độ chịu lửa rất cao nên được ứng dụng vào các ngành công nghiệp
luyện kim. Các vòng gốm nối kết với nhau thành những đường dẫn để rót thép
nóng chảy vào khuôn.
Ngoài ra còn một sản phẩm mỹ nghệ sẽ sản xuất trong tương lai là bị thủy
tinh có sứ bên trong.
1.6. Sản phẩm của công ty:
1.6.1. Sản phẩm mỹ nghệ:
Hình 1.8. Các sản phẩm gốm mỹ nghệ
1.6.2. Sản phẩm gốm kỹ thuật:
Hình 1.9. Các sản phẩm gốm kỹ thuật
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT
2.1. Men:
2.1.1. Khái niệm:
Men là một lớp thủy tinh chiều dày khoảng 0,15 ÷ 0,4 mm phủ lên bề mặt
xương gốm sứ. Lớp thủy tinh này được hình thành trong quá trình nung và có tác
dụng làm bề mặt sản phẩm trở nên sít đặc, nhẵn bóng. Khi có sự phù hợp tốt giữa
xương và men thì nó sẽ cải thiện tất cả các tính chất của sản phẩm như độ bền cơ,
nhiệt, điện và bền hóa.
Về mặt thẩm mỹ, tráng men là một phương pháp trang trí sản phẩm làm
cho sản phẩm phong phú, đa dạng về màu sắc, chủng loại. Chẳng hạn: men màu,
men rạn, men kết tinh, men khử,… Nhờ vậy, men không chỉ làm tang độ bền cơ,
hóa, nhiệt và điện,… mà còn làm tang giá trị thẩm mỹ của sản phẩm.
Yêu cầu cơ bản của men là có nhiệt độ nóng chảy thích hợp, có hệ số giản
nở nhiệt phù hợp với xương.
2.1.2. Phân loại men:
 Dựa vào thành phần hóa học của men, người ta chia men thành 2 loại chủ
yếu:
• Men có chứa chì: PbO có tác dụng làm giảm nhiệt độ nóng chảy của
men. Nhiệt độ nóng chảy của men phụ thuộc vào hàm lượng của
PbO. Tuy nhiên, loại men này độc hại không chỉ đối với người sản
xuất mà gây nguy hiểm cho cả người sử dụng
• Men không chứa chì: loại men này thường có nhiệt độ nóng chảy
cao, thường được sử dụng trong sản xuất sứ cứng.
 Dựa vào phương pháp sản xuất, người ta phân chia men thành các loại sau:
• Men sống: các nguyên liệu dung để sản xuất men được nghiền mịn
với nhau và tráng lên bề mặt sản phẩm. Loại men này thường được
nung chảy cùng lúc với thiên kết xương sản phẩm nên thường được
gọi là men nung 1 lần.
• Men Frit: các nguyên liệu dùng để sản xuất men được phối liệu và
nung chảy trước (gọi là frit hóa), sau đó mới nghiền mịn và tráng lên
bề mặt sản phẩm và tiến hành nung chảy cùng lúc với nung thiên kết
xương sản phẩm.
• Men được tạo thành do các bay hơi bám trên bề mặt sản phẩm tạo
nên (men muối).
 Dựa vào nhiệt độ nóng chảy của men người ta phân chia men thành 2 loại:
• Men khó chảy
• Men dễ chảy
2.1.3. Công thức men:
Các oxit có trong men được chia thành 3 nhóm: oxit axit, oxit lưỡng tính và
oxit bazo. Tập hợp các oxit này được viết theo trật tự sau và được gọi là công thức
men:
1,0 R2On x Al2O3 y SiO2 z B2O3
Trong đó:
• R2On là các oxit bazo, thong thường R là các kim loại: Pb, Na, Ca,
Mg, Ba, Li, Zn. Đối với men màu R có thể là: Cu, Co, Ni, Mn, Fe.
Tổng phần mol của các oxit này luôn luôn bằng 1.
• Oxit lưỡng tính nẳm giữa oxit axit và oxit bazo, nhóm này chủ yếu là
Al2O3.
• Oxit axit chủ là SiO2 ngoài ra còn có thể là B2O3. Tổng các phần mol
của oxit lưỡng tính và oxit axit được tính quy đổi theo tổng oxit bazo
làm chuẩn.
Trong một số bài men đơn giản, công thức men chỉ gồm RO.SiO2, thường thì
RO là PbO. Nhiệt độ nóng chảy của men phụ thuộc vào hàm lượng của PbO và SiO2.
Bằng thực nghiệm người ta thấy rằng: cứ tăng thêm 0,1 mol SiO2 trong công thức
men thì nhiệt độ nóng chảy của men sẽ tăng thêm 200
C. Chẳng hạn, bài men có
công thức PbO.2,5SiO2 có nhiệt độ nóng chảy khoảng 12000
C. Khi công thức men
thay đổi trong phạm vi PbO.SiO2 ÷ PbO.1,5SiO2 người ta thu được men trong suốt.
Khi SiO2 trên 1,6 thì có hiện tượng kết tinh SiO2 trong giai đoạn làm nguội. Các tinh
thể tách ra thường là cristobalit, càng kéo dài thời gian nung ở nhiệt độ cao thì sự
kết tinh càng mạnh. Để chống lại sự tách các tinh thể, người ta thêm Al2O3 vào
men, làm cho men trở nên bóng láng và trong suốt.
Al2O3 có thể đưa vào dưới dạng felspat hoặc kaolin. Tùy theo nguyên liệu
đưa vào mà nhiệt độ nung có thể tăng từ 40 ÷ 600
C ứng với mỗi lượng 0,1 mol
Al2O3.
Đối với men sành và sứ có nhiệt độ nung từ 1200 ÷ 13000
C, có thể chọn các
công thức seger sau để làm bài men gốc:
Bảng 1.1. Các công thức seger
SK 7
(12300
C)
0,3 K2O
0,3 Al2O3 3,0SiO2
0,7 CaO
SK 8
(12500
C)
0,3 K2O
0,33 Al2O3 3,5SiO2
0,7 CaO
SK 9
(12800
C)
0,3 K2O
0,4 Al2O3 4,0SiO2
0,7 CaO
Sk 10
(13000
C)
0,3 K2O
0,5 Al2O3 5,0SiO2
0,7 CaO
2.1.4. Một số tính chất của men:
Về bản chất, men có cấu trúc thủy tinh, vì vậy các tính chất của mencungx
tương tự nhu các tính chất của thủy tinh. Tuy nhiên, do nhiệt độ nung chảy thấp,
men chỉ phủ một lớp mỏng trên bề mặt xương gốm nên sự thể hiện các tính chất
của trạng thái thủy tinh có những đặc trưng riêng.
 Nhiệt độ chảy của men
Do có cấu trúc thủy tinh nên nhiệt độ chảy của men không cố định. Nhiệt độ
chảy là điểm nhiệt độ men chảy đáp ứng được nhu cầu sử dụng (đủ độ láng, bám
dính, đủ độ sần, mát, độ rạn, đục,…) Với nhiều sản phẩm tráng men, nhiệt độ nung
được lựa chọn theo nhiệt độ chảy của men.
Có nhiều cách xác định nhiệt độ chảy của men: quan sát trực tiếp quá trình
chảy từ kính hiển vi nhiệt, xác định Tf trên đường phân tích hệ số giãn nở theo
nhiệt độ. Nhưng các phương pháp đều cho kết quả ước lượng. Nhiệt độ chảy của
men còn phụ thuộc vào sản phẩm được tráng men, kỹ thuật tạo huyền phù men, lò
nung,… Với men nguyên liệu có thể chia thành hai nhóm nguyên liệu khó chảy (K)
và dễ chảy (D) rồi ước lượng độ chảy của men theo thành phần nguyên liệu trong
bảng
Bảng 1.2. Hệ số chảy ước lượng nhiệt dộ chảy của men
Nguyên liệu dễ chảy (D) Nguyên liệu khó chảy (K) Tỷ lệ K/D và nhiệt độ chảy
Công thức Hệ số
chảy
Công thức Hệ số chảy K/D Nhiệt độ chảy
(ᵒC)
KNO3
CaCO3
Na2CO3
K2CO3
H3BO3
Na2B4O7.10H2O
BaCO3
Pb3O4
CaF
Na2B4O7
0,47
0,56
0,59
0,68
0,70
0,75
0,87
0,98
1,00
1,44
MgCO3
K2O.Al2O3.6SiO2
Al2O3.2SiO2
Ca3(PO4)2
Co2O3
SiO2
MgO
0,47
0,67
0,70
0,70
0,80
1,00
1,00
2,0
1,5
1,0
0,8
0,5
0,3
0,2
0,1
750 – 755
760 – 765
780 – 785
830 – 850
1025 – 1050
1200 – 1220
1300 – 1320
1400 – 1450
Với thiết bị thử nhiệt độ chảy của men hiện đại như kính hiển vi nhiệt, có thể
trực tiếp theo dõi nhiệt độ chảy của men. Những tính toán và thiết bị đo chỉ là ước
lượng, nhiệt độ chảy của men phải căn cứ trên mãu thử trong điều kiện thực tế.
 Độ nhớt
Men không có nhiệt độ nóng chảy cố định mà chuyển dần từ trạng thái rắn
sang trạng thái lỏng trong miền nhiệt độ khá rộng, gọi là khoảng biến mềm. Về
thực chất, sự biến đổi là quá trình biến đổi độ nhớt của men.
Độ nhớt phụ thuộc vào thành phần hóa của men. Các oxit làm tăng độ nhớt của
men trong thực tế là: SiO2, Al2O3, ZrO2. Các oxit kiềm thổ như CaO, MgO tùy
thành phần mà có thể làm tăng hoặc giảm độ nhớt của men. B2O3 là thành phần
cũng làm độ nhớt của men biến đổi không đơn điệu, dưới 12% làm tăng, trên 12%
làm giảm độ nhớt. Bên cạnh đó, chúng còn phụ thuộc vào thành phần men thủy
tinh cơ sở có thể phụ thuộc vào khả năng tạo thủy tinh của các oxit kể trên.
 Độ cứng của men
Độ cứng là khả năng chịu tác dụng lực cơ hocjmaif xiết hoặc ấn lún lên bề mặt
của men. Với những đặc tính tác dụng của lực cơ học lên những vật liệu khác nhau,
vật liệu sẽ thể hiện khả năng chống tác động lại khác nhau., nên không có phương
pháp chung để đánh giá độ cứng. Có thể xác định độ cứng bằng những phương
pháp sau:
• Khả năng chống tác dụng vạch xước
• Khả năng chống ấn lún (độ cứng tế vi)
• Khả năng chống bào mòn
Do lớp phủ men không đồng nhất và mục đích sử dụng khác nhau, nên không
thể dùng một phương pháp thử duy nhất đánh giá độ cứng của men.
 Sức căng bề mặt
Sức căng bề mặt được định nghĩa là năng lượng cần thiết để tạo nên một đơn
vị diện tích bề mặt. Sức căng bề mặt quá nhorkhoong đủ tạo bề mặt bóng láng cần
thiết, dễ làm men bị hút vào trong xương mộc, làm men bị sần, không bóng.
Sức căng bề mặt của men chủ yếu phụ thuộc vào thành phần và nhiệt độ. Trong
thực tế, khi dùng các chất tạo màu lẫn với men. Các chất tạo màu có thể tan lẫn
hoặc không tan lẫn có ảnh hướng tới sức căng bề mặt cơ sở.
 Độ bền hóa của men và vấn đề an toàn thực phẩm khi dùng sản phẩm tráng
men
Khả năng chống tác nhân ăn mòn của men, trước hết để đảm bảo độ bóng, giữ
nguyên giá trị thẩm mỹ trong toàn bộ quá trình sử dụng và bảo quản.
Hiện nay, bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng mà các ngành sản xuất phải
quan tâm. Trong men sử dụng một số độc tố ảnh hướng đến sức khỏe con người
như chì (Pb), Cadmi (Cd), Antimoan (Sb), Bismut (Bi), Bari (Ba), Arsenic (As),… Cần
chú ý vẫn đề môi trường an toàn ngay từ quá trình chuẩn bị phối liệu, nấy frit,…
nơi các chất độc có thể bay hơi hoặc tiếp xúc với da của người lao động.
Trong sản xuất cần sử dụng những chất trên. Kỹ thuật frit hóa men thường
dùng để chuyển các độc tố thành dạng hợp chất khó tan hoặc phân hủy trong vật
liệu gốm . Hơn nữa, khi đi vào cơ thể qua thực phẩm hoặc nước uống một phần
các chất độc sẽ bị cơ quan bài tiết đào thải ra ngoài, chỉ có những chất có khả năng
tích tụ trong cơ thể vượt quá giới hạn cho phép mới gây hại cho sức khỏe.
Người ta không trang trí men trên bề mặt, nơi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn,
thức uống, nhất là các men, màu chưa Pb, Cd. Giới hạn tối đa độc tố đi vào cơ thể
người trong một ngày như sau:
Bảng 1.3. Hàm lượng maximum độc tố cho phép hàng ngày (mg/ngày)
Tên nguyên tố Maximum
(mg/ ngày)
Tên nguyên tố Maximum
(mg/ ngày)
Chì Pb 0,01 Arsenic As 0,01
Cadmi Cd 0,002 Thiếc Sn 0,10
Kẽm Zn 0,05 Bari Ba 0,05
Antimoan Sb 0,20 Crom Cr 0,05
Bismut Bi 0,05 Coban Co 0,05
 Phương pháp thử nhanh:
Mẫu thử được rửa sạch bằng nước cất, sấy khô
Đổ dung dịch axit acetic 4% và lưu ở 20-25ᵒC trong 24h
Dung dịch thử đưa vào bình định mức 250/ 1000ml đem chuẩn độ theo các
phương pháp phân tích thông thường (Ví dụ lượng chì phải bé hơn 6mg/l, cadmi
không qua 0,5mg/l)
2.1.5. Phương pháp sản xuất men:
Phối liệu men được nghiền ướt bằng máy nghiền bi, qua sang 10.000
lổ/cm2
. Cấp hạt của men đóng vai trò quan trọng đến chất lượng của men. Nếu
men nghiền quá mịn có thể gây nên hiện tượng cuốn men hoặc bong men khi
nung. Ngược lại nếu men nghiền quá thô, đăc biệt đối với men đục sẽ làm bề mặt
men bị nhám, khó chảy khi nung. Sau khi nghiền bi ướt, men được chảy cho qua hệ
thống từ trường mạnh để khử sắt, công đoạn này đặc biệt quan trọng đối với men
trắng và men trong.
Thông thường, men rất dễ bị sa lắng (đặc biệt đối với men frit) làm cho sự
phân bố các cấu tử trong men không đồng dều, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
sản phẩm. Sau đây là một số biện pháp để tránh lắng cho men:
• Giảm bớt độ ẩm của men, làm cho men đặc hơn. Tuy nhiên, nếu độ
ẩm quá bé thì độ nhớt của men sẽ tăng, gây khó khăn cho việc kéo,
tráng, phun men. Nên việc điều chỉnh độ ẩm thích hợp đóng vai trò
quan trọng trong sản xuất men.
• Bổ sung thêm nguyên liệu dẻo (đất sét hoạc cao lanh chưa nung) vào
men. Việc điều chỉnh hàm lượng nguyên liệu dẻo trong men phải dựa
vào công thức Seger của bài men. Thông thường, hàm lượng cao lanh
hoặc đất sét trong men không quá 20%.
• Thêm vào men một ít tinh bột, dextrin (C5H10O5)n, keo xenlulozo, keo
glutin với hàm lượng tối đa là 2 ÷ 3%.
• Thêm vào men một ít axit yếu, bazo yếu (NH3) hoặc muối amino
oxaliat (NH4)2C2O4. Những chất này làm cho men dễ chảy hơn, đồng
thời có tác dụng chống lắng rất tốt.
• Thêm vào men một ít khoáng bentonit. Đây là loại khoáng có độ dẻo
rất cao, dễ thấm ướt, có tác dụng làm cho men sánh hơn, chống lắng
rất tốt.
Để cho men dễ chảy, lớp men đồng đều, bóng láng, đảm bảo chất lượng lớp
men ổn định, không gây độc hại cho người sản xuất (được đặc biệt với men chì)…,
trong thực tế sản xuất người ta sử dụng men đã frit. Khi frit hóa, cần lưu ý một số
vấn đề sau:
• Khi tính toán phối liệu men để frit, cần phải tính toán cả lượng nước
kết tinh trong nguyên liệu. Chẳng hạn, kaolinit (Al2O3.SiO2.2H2O),
soda (Na2CO3.10H2O), borat (B2O3.3H2O)… Lượng nước này sẽ mất
khi frit hóa nên thành phần sẽ bị thay đổi.
• Trong tất cả các loại men frit luôn luôn có mặt của SiO2, tỷ lệ mol
giữa oxit bazo và SiO2 dao động trong khoảng tử 1:1 đến 1:3.
• Đối với men frit kiềm, tỷ lệ mol giữa oxit kiềm (K2O, Na2O…) và
SiO2 ít nhất phải bằng 1:2,5. Nếu nhỏ hơn, lượng kiềm sẽ dư sẽ tan rất
mạnh vào nước. Trong thực tế, để sản xuất men frit, lượng oxit kiềm
đưa vào không vượt quá ½ lượng oxit bazo. Chẳng hạn công thức
seger của một loại men frit kiềm như sau:
0,5PbO
1,5SiO2
0,5Na2O
Thông thường, trong men frit kiềm, ngoài oxit kiềm (K2O, Na2O…) người
ta thường đưa thêm CaO, PbO… nhằm mục đích sau khi frit hóa sẽ tạo
thành các họp chất không tan trong nước.
• Trong phối liệu men frit, cần đưa thêm lượng B2O3. Tỷ lệ SiO2:B2O3
trong phối liệu khoảng 2:1. Cần lưu ý khi frit, B2O3 dễ bay hơi theo
nước.
• Trong một số trường hợp, khi tạo men frit kiềm, để cho quá trình frit
hóa xảy ra thuận lợi người ta thường thêm vào phối liệu một lượng
rất nhỏ Al2O3 sao cho nó không ảnh hưởng đến màu sắc của men.
2.1.6. Tráng men:
Để tráng men lên sản phẩm, người ta thường sử dụng những phương pháp
sau:
• Dội men phía trong và phía ngoài sản phẩm.
• Nhúng men.
• Phun men.
• Đối với sản phẩm nung sơ bộ xương trước, người ta cho sản
phẩm đi qua lớp màng men mỏng theo nguyên tắc chảy tràn.
Ngoài ra, tùy theo trường hợp mà người ta có thể kết hợp các phương pháp
trên với nhau. Thông thường men dùng để dội có nồng độ khoảng 30 – 50 độ
Baume, hoặc dùng tỷ trọng kế để xác định thì tỷ trọng khoảng 1,30 – 1,55 g/ml. Đối
với phương pháp phun men thì yêu cầu sản phẩm phải phẳng, men phải được
nghiền đến độ mịn thích hợp, đặc biệt men phải được chống lắng tốt. Với loại sản
phẩm đã nung sơ bộ xương thì xương phải có độ xốp nhất định ( đối với đồ gốm
15%). Nếu xương có độ xốp thấp cần phải thêm một ít keo dính.
Khi tráng men cần chừa những chổ trống, người ta thường phủ trước một
lớp parafin. Sau khi tráng men xong người ta dùng vật liệu mềm để lau sạch lớp
men.
2.1.7. Trang trí men bằng màu:
 Phân loại
có nhiều phương pháp trang trí bề mặt sản phẩm gốm như tạo men thủy tinh màu,
dùng chất màu, tạo hình nổi trên bề mặt men. Trong phần này, chúng ta chỉ quan
tâm tới tang trí men bằng màu (hay màu cho men gốm sứ).
Để trang trí màu cho men, trước hết cần chế tạo các chất màu và sau đó là
kỹ thuật đưa màu lên men. Màu sắc có được phụ thuộc vào thành phần và cấu trúc
chất tạo màu và chất chảy, thành phần pha thủy tinh men nền và cách thức trang
trí.
Tùy theo vị trí lớp màu trang trí so với lớp men nền, có thể phân thành:
• Màu trên men
• Màu dưới men
• Khả năng tạo men thủy tinh màu
Ta biết, men thường có cấu trúc thủy tinh. Cấu trúc của men nền ảnh hưởng
quyết định tới các dạng màu dùng để trang trí men. Vì vậy nên xem xét trên cơ sở
quá trình tạo màu thủy tinh.
Trong o mạng thủy tinh silicat, cấu tử tạo màu có thể là:
• Các ion tạo mạng lưới thủy tinh:
B3+
, Si4+
, Ge4+
, As3+
, P5+
• Các ion biến tính:
Na+
,K+
, Li+
, Rb+
, Cs+
, Mg2+
, Ca2+
, Ba2+
• Các ion trung gian có thể tạo thủy tinh hay không tùy thuộc vào thành
phần thủy tinh cơ sở:
Ti4+
, Zn2+
, Pb2+
, Al3+
, Be2+
, Zr4+
Thủy tinh có màu khi trong thành phần có các cấu tử gây màu. Tùy bản chất
hóa học trong thủy tinh, các cấu tử gây màu được phân ra thành những nhóm:
• Nhóm tạo màu ion:
Fe2+
, Fe3+
, Co2+
, Ni2+
, Mn2+
, Cu2+
, Cr3+
• Nhóm tạo màu keo, phân tử:
Ag, Au, Cu, Se; Se-CdS, Ti-ce
2.1.7.1. Nhóm tạo màu ion:
Đây là nhóm màu phổ biến nhất. Các chất tạo màu loại này có màu sắc phụ
thuộc hóa trị của ion, vì vậy, môi trường nung có ảnh hưởng lớn tới màu sắc nhóm
màu này do phản ứng oxi hóa - khử làm biến đổi hóa trị của các ion
Trong một số cách phân loại khác, nhóm màu này có thể thuộc về nhóm
màu đơn oxit. khi dùng với mục đích trang trí cho men, các đơn oxit dễ dàng hòa
tan trong men ở dạng ion tạo nên màu trong thủy tinh làm màu trang trí không rõ
nét. Hơn nữa, những màu loại này cũng có thể bị biến đổi số oxi hóa do môi
trường hoặc dễ phản ứng với những oxit màu khác, làm màu định trang trí bị biến
đổi.
Trong thực tế, do điều kiện công nghệ, người ta trộn các oxit thuộc nhóm
tạo màu ion vào men nguyên liệu hoặc frít, tráng men rồi nung men chảy. Các oxit
màu không đủ điều kiện hòa tan, không bao giờ tan hoàn toàn. Ví dụ: trộn CuO vào
men nguyên liệu, sau khi nung ta có men xanh đồng. Trên ảnh kính hiển vi quang
học, ta vẫn thấy đồng chưa tan hết vào men. Men là hệ không đồng nhất, nhưng
khi phân tích X-ray có thể không phát hiện pha tinh thể.
Bảng 1.4. Màu của các chất màu ion
Ion gây màu Màu Ghi chú
Co2+
Tím xanh Màu đặc trưng của cobal
Ni2+
Tím Trong thủy tinh canxi
Xanh nâu Trong thủy tinh kiềm
Nd3+
Tím
Ce4+
Vàng Ce3+
không tạo màu
(CrO4)2-
Vàng
Mn3+
Tím Mn2+
có màu vàng nhạt
Cu2+
Xanh đồng Cu+
không tạo màu
Fe3+
Nâu vàng Màu rất sậm khi có TiO2
Fe2+
+Fe3+
Xanh ve chai Không khử hoàn toàn thành Fe2+
(UO4)2-
Vàng xanh
Cr3+
Xanh lá cây Luôn cùng tồn tại
2.1.7.2. Chất tạo màu dạng keo:
Trong trường hợp này, men được nhuộm màu nhờ các tinh thể kim loại có
kích thước hạt keo ( đường kính hạt có kích thước xấp xỉ kích thước của bước sóng
ánh sáng tới). Chất tạo màu chính là Au, Ag, Cu. Ngoài ra, các phân tử Se-CdS hoặc
Se (trong môi trường khử, không có S) ở kích thước hạt keo.
Màu sắc của chất tạo màu dạng này phụ thuộc kích thước hạt keo. Thường
phải có chế độ nhiệt rất nghiêm ngặt để đảm bảo kích thước hạt theo đúng yêu
cầu. Khi đường kính hạt bé hơn 5nm, thủy tinh chưa có màu. Phải nâng nhiệt độ
tới xấp xỉ Tg lueu một thời gian thích hợp, hạt từ 10nm trở lên, thủy tinh bắt đầu có
màu.
Kích thước hạt lớn quá 100nm, tác dụng màu chuyển sang cơ chế tán xạ. Ví
dụ: với hàm lượng 0,2% Au (đưa vào phối liệu ở dạng AuCl3), các hạt vàng có kích
thước 5÷60nm cho màu đỏ ngọc vàng. Thủy tinh cơ cở thường phải chứa 1% SnO
đóng vai trò chất ổn định màu. Với các chất gây màu dạng keo, màu sắc sẽ biết đổi
theo chế độ nhiệt do biến đổi số lượng và kích thước hạt (các chất màu ion không
có hiện tượng này).
Men đục: khi hạt có kích thước khoảng 200nm, men (hoặc hệ thủy tinh) có
hiện tượng đục do tán xạ ánh sáng. Để tạo mn đục, pha phân tán có thể là pha tinh
thể hoặc pha thủy tinh.
Men có màu đục trắng sữa, hơi trong khi các hạt có kích thước 1÷3µm và tỷ
lệ ~103
hạt/mm3
. Chất tạo đục có thể là những florit NaAlF3, CaF2, Na2SiF6. Sau khi
các muối này hòa tan, bay hơi trong thủy tinh, pha tinh thể còn lại là NaF và CaF2.
Các chất tạo đục loại này có tác dụng chủ yếu với men cơ sở là men trong. Các hơp
chất chứa phốt-pho có tác dụng làm đục yếu hơn (P2O5 3 ÷5%), khi kết hợp với các
florit, hiệu quả đục sẽ tăng mạnh.
Chất tạo đục có thể là những tinh thể được nghiền mịn trộn lẫn vào men
frít, khi hấp lại có khả năng tạo đục như TiO2, ZnO, ZrO2, ZrO2.SiO2... Khi kích
thuwocs hạt tới ~10µm, ánh sáng không thấu qua được nữa, hoàn toàn đục. Kích
thước hạt lớn hơn, độ bền cơ giảm mạnh. Các loại men dùng cho gạch ốp lát còn
dùng ZrO2.SiO2 nấu lẫn tan với frít. Sau đó, với chế độ nhiệt độ tinh thể nhỏ có tác
dụng gây đục.
2.1.8. Phân loại theo vị trí trang trí giữa men và màu:
Xét theo vị trí tương đối giữa men và lớp màu trang trí, có thể phân thành:
• Màu trên men ( lớp trang trí trên bề mặt men, trong nhiều trường hợp àu
hơi chìm vào trong men).
• Màu dưới men ( lớp trang trí nằm giữa xương và men).
• Men thủy tinh màu ( men có bản chất là thủy tinh màu).
 Chế tạo màu dưới men:
Bột màu dưới men gồm 3 phần:
Chất chảy + Chất màu cơ bản + Phụ gia ( hoặc chất độn)
Chất lượng của bột màu phụ thuộc trước hết vào chất màu cơ bản:
 Chất màu cơ bản ( màu gốc)
Chất màu ( pigment) được chế tạo bằng cách trộn các phối liệu theo tỉ lệ thích
hợp, nghiền trộn cho đủ độ mịn và đổng nhất. Để tăng độ đồng nhất, cố gắng dùng
các nguyên liệu có độ phân tán cao, hoặc dung dịch muối của các kim loại gây màu
trộn với những chất tạo khoáng được nghiền mịn. Trong quá trình nung, các muối
này sẽ phân hủy thành oxit.
Phối liệu được nung ở nhiệt độ thích hợp để tạo khoáng có mang màu cần thiết,
nhờ đó chất màu bền. Sau khi nung, do có sự kết khối, kích thước hạt chất màu
khá lớn, phải nghiền lại thật mịn, lúc này màu nghiền càng mịn càng tốt.
 Chất chảy và phụ gia ( chất độn)
Nhằm tiết kiệm và tăng hiệu quả màu, tăng độ bền liên kết giữa bột màu và
xương mộc cũng như với men cơ sở, phải dùng chất chảy và chất độn nghiền
chung với chất màu.
Chất chảy là chất tạo liên kết bền giữa chất màu và men nền. Có thể dùng luôn
men cơ sở, tức là men của sản phẩm gốm hoặc sứ mà ta định trang trí, làm chất
chảy, cũng có thể dùng chất chảy là các loại frit.
Trong kỹ thuật chế tạo màu rất hay dùng các chất độn, bản thân chúng không
có tác dụng gây màu, nhưng chúng có khả năng tôn màu sắc đẹp lên, hoặc tạo nên
màu cùng tông với màu cơ bản nhưng cường độ màu khác.
 Men nền cơ sở:
Yêu cầu quan trọng nhất với men cơ sở là không hòa tan bột màu và phù hợp
với màu trang trí. Trong nhiều trường hợp, men nền cơ sở được dùng làm chất
chảy.
 Nhiệt độ và môi trường nung:
Nhiệt độ và môi trường nung ở đây là chỉ nhiệt độ và môi trường nung sản
phẩm gốm sứ, không phải nhiệt độ nung chất màu. Phải giữ sao cho chất màu
không bị phản ứng tạo màu phụ không mong muốn. Môi trường nung là kỹ thuật
quan trọng nhất khống chế màu sắc mong muốn.
 Màu trên men
Màu trên men, về cơ bản cũng giống như màu dưới men, nghĩa là cũng gồm ba
phần chính là:
Chất màu + Chất chảy + Phụ gia ( chất độn)
Khác biệt hính giữa hai loại này là chất chảy. Trong trường hợp này, chất
chảy sẽ là thủy tình hoặc frit chảy ở nhiệt độ thấp. Do yêu cầu kĩ thuật khác đi
( tráng trên bề mặt men nền), nhiệt độ hấp men thấp hơn so với nhiệt độ màu
dưới men nên màu trên men phong phú hơn rất nhiều.
Trong kỹ thuật thường có 2 loại màu trên men:
• Màu nung ở 600 ÷ 850°C
• Màu nung ở nhiệt độ trên 850°C
Màu hấp ở nhiệt độ thấp, khoảng 600 ÷ 850°C được dùng nhiều hơn. Màu ở
vùng nhiệt độ thấp phong phú, đẹp hơn nhưng độ bền hóa, bền cơ kém hơn. Chất
chảy phải đảm bảo láng chảy đều, đẹp và có khả năng bám dính tốt với men nền ở
nhiệt độ biến mềm của men nền hấp ở nhiệt độ cao trên 850°C
Màu trên men có thể chuẩn bị bằng nhiều phương pháp khác nhau:
• Nghiền chất màu lẫn với chất chảy
• Frit hóa chất màu cùng với chất chảy
• Nấu lẫn chất màu cùng với chất chảy.
2.1.9. Một số màu dùng phổ biến:
 Đỏ sắt: là màu dùng phổ biến nhất, do tương đối đơn giản về mặt công nghệ.
Các tông màu khác nhau được thể hiện nhờ các chất độn khác nhau.
Fe2O3 17 ÷
20%
Chất chảy số 1 83 ÷
80%
Phụ gia độn: MgO, CaO, ZnO…
 Đỏ crôm: PbCrO4.PbO 22%
Chất chảy số 2 78%
 Đỏ selen: Chất màu: nung CdO với Se, hoặc CdCO3 và Se ở nhiệt độ 450 ÷
650°C trong môi trường oxi hóa. Trong đó hàm lượng Se ảnh hưởng tới các
màu sắc như sau:
12 ÷ 15% Se da cam tươi
16 ÷18% Se đỏ lửa
18 ÷ 20% Se đỏ đậm
 Xanh cobal: Chất màu cơ bản dùng CoO, ngoài ra là các oxit như CaO, BaO,
MgO, ZnO. Màu trên men dùng cobal không nên cho Al2O3 trong thành
phần. Màu cobal nói chung rất bền nhiệt và bền hóa.
Xanh cơ bản: CoO.SiO2 20%
Chất chảy số 3 80%
Xanh đậm: CoO.Al2O3 5 ÷ 30%
Chất chảy số 3 85 ÷
70%
Xanh 0,5CoO.0,5CuO.Al2O3 15 ÷
30%
Thổ Nhĩ Kì: chất chảy số 12 85 ÷
70%
Xanh: 0,5CoO. 0,5ZnO. Cr2O3 20%
Chất chảy số 12 80%
 Màu đen: thường có trong thành phần tổ hợp những oxit Fe, Co, Mn và Cr
với nhiệt độ 1200 ÷ 1300°C
CoO. Mn2O3. Cr2O3 22%
Chất chảy số 1 78%
 Màu nâu: phổ biến là chất màu của oxit sắt với oxit kẽm. Oxit kẽm càng
nhiều, màu càng chuyển sang tông sáng. Tông màu nâu tối khi có thêm các
oxit Fe2O3 và Cr2O3. Các màu nâu khác cũng có thể tạo được với các oxit
Mn, Ni, Co và các chất độn như Al2O3, BaO, CaO. Nhiệt độ nung hỗn hợp là
900°C
Nâu nhạt: 0,25Fe2O3.ZnO 15 ÷
20%
Chất chảy số 13 85 ÷
80%
Nâu: Fe2O3. Cr2O3 20%
Chất chảy số 13 80%
 Xanh crôm: trước kia thương dùng màu xanh đồng, màu crôm bền cơ, bền
hóa hơn rất nhiều. Thường dùng chất động như CoO, Al2O3, ZnO, Fe2O3,
NiO, CaO và mảnh sứ nghiền mịn. Chất chảy giàu PbO, nhưng các oxit kiềm
có thể làm biến màu sang phía tông màu vàng. Nhiệt độ nung mày thường
trong khoảng 1220 - 1300°C.
Xanh cơ bản: Cr2O3 20%
Chất chảy số 10 80%
Các thành phần khác có thể như sau:
 Màu vàng: phần lớn các màu vàng chứa oxit antimoan và chì. Màu thường
không bền, dễ hỏng trong môi trường khử. Do oxit chì đóng luôn vai trò chất
chảy, chất màu được nấu chung với chất chảy, nghiền mịn và dùng làm bột
màu. Chất độn thường dùng là ZnO, Fe2O3, Al2O3, SiO2, ngoài ra có thể có
các oxit vanađi, uran, titan và sắt.
Vàng napples: 0,65 PbO 0,15 Al2O3
0,35 CaO 0,3Sb2O3 0,35SnO2
Vàng nâu: Fe2O3. Al2O3 18%
Chất chảy số 7 82%
 Màu trắng: màu thường dùng hỗn hợp oxit SnO2 và ZrO2. Sau khi nung, tạo
liên kết tốt với mảnh, tuy nhiên bề mặt sần, không bóng (mat). Màu mat còn
được chế bằng cách trộn chất chảy với ZnO.
Có nhiều cách trang trí màu. Có thể vẽ, in, phun, dán từ bằng những hình ảnh
có sẵn (decan), chụp ảnh trên bề mặt nhờ những lớp cảm quang… tạo hình dáng
trang trí rất phong phú.
2.1.10. Hòa màu:
Cũng như những nguyên lý trong hội họa , để tạo nên những màu sắc phong
phú khác, ta trộn những màu cơ bản với những tỷ lệ thích hợp rồi nung cùng với
nhau.
Sự hòa trộn tạo màu kiểu này không đơn giản chỉ là tác dụng lý học mà còn phải
quan tâm tới những tác dụng hóa học, vì khi nung các chất màu có thể tương tác
với nhau tạo hợp chất mới làm sai lệch màu mà ta mong muốn. Trong những
trường hợp màu trang trí ở nhiệt độ thường khác hẳn màu sau khi nung vì vậy
khoa học thực nghiệm và kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng. Người ta thử
nghiệm và lập sẳn những bảng pha màu chuẩn cho những hỗn hợp màu, chất chảy,
chất độn để nhanh chóng có thể ứng dụng khi ó yêu cầu thực tế.
2.1.11. Thử độ bền màu:
Trong quá trình sử dụng, màu bị tác dụng của môi trường, dễ bị phai, không
giữ được màu sắc ban đầu.
 Để xác định độ bền của màu khi sử dụng, ta có thể tiền hành phép thử:
Ngâm mẫu trong dung dịch axit acetic 5% ở 20ᵒC trong 16h, màu phải không đổi.
Hoặc thay bằng dung dịch nước xà phòng 0,5% trong 32h ở 60ᵒC. Nếu men chứa
chì, thử độ bền bằng dung dịch axit acetic 4% trong 24 ở 20ᵒC, lượng chì thoát ra
phải nhỏ hơn 3mg Pb/cm2
.
2.1.12. Trang trí men bằng lớp kim loại mỏng:
Men cũng có thể được trang trí bằng một lớp rất mỏng kim loại hoặc oxit
kim loại. Hiệu ứng màu dựa vào độ phản quang của lớp kim loại này, có sự óng ánh
như xà cừ (men ngũ sắc) khi nhìn dưới những góc độ khác nhau.
Các muối kim loại được hòa tan, trộn với chất keo hữu cơ tráng đều lên bề
mặt kim loại; khi hấp lại (580 ÷ 600°C), các chất hữu cơ cáy và bay hơi, để lại trên
lớp bề mặt men một lớp rất mỏng kim loại hoặc oxit kim loại phản xạ ánh sáng cho
màu óng ánh xà cừ. Hiệu ứng màu còn có thể do hiệu ứng màu keo, nghĩa là màu
phụ thuộc kích thước hạt kim loại khuếch tán vào trong lớp thủy tinh của men nền.
Liên kết giữa man nền và lớp trang trí trong trường hợp này là do sự khuếch
tán các ion kim loại vào trong mạng lưới lớp thủy tinh nền (men), hoặc tạo lớp
màng kim loại hoặc oxit kim loại rất mỏng trên bề mặt men, khi men ở trạng thái
biến mềm.
Lớp trang trí kim loại quý:
Từ rất lâu, người ta đã biết trang trí vàng, bạc và sau này là platin lên bề
mặt men... ngày nay, do người dân có mức sống cao, nhu cầu thẩm mỹ ngày càng
tăng, trên bề mặt men gốm sứ việc trang trí các kim loại quý rất phổ biến. Để đưa
lên bề mặt sản phẩm gốm, các kim loại quý được hòa tan ở dạng muối. Ví dụ: vàng
được chế ở dạng muối AuCl3 hòa tan trong dầu etyl và terpentyn, nitrobenzen và
clorofort. hàm lượng kim loại 10 ÷ 12%, khi tạo lớp "mat" (mặt sần) 25 ÷ 40%.
Người ta cũng trang trí bột vàng (Au) hoặc platin (Pt) gồm kim loại nguyên chất
nghiền mịn. Bạc ít được dùng, do dễ bị sạm đen bởi lớp Ag2S trên bề mặt.
Thành phần dung dịch trang trí còn có thể có những kim loại hiếm khác như
Th, U, khi đó màu có thể là vàng chanh, vàng cam và vàng xanh.
2.2. Quy trình sản xuất và cơ sở kỹ thuật gốm sứ:
SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
SẢN XUẤT TƯỢNG SỨ CÔNG TY GỐM SỨ KIM TRÚC
KIỂM HÀNG
NUNG CHÍN
PHỦ MEN
KIỂM PHÔI
NUNG SƠ BỘ
TẠO HÌNH
PHỐI LIỆU
ĐẤT SÉT, CAO LANH, TRÀNG
THẠCH, CÁT
ĐỊNH LƯỢNG NGHIỀN ƯỚT
KHUÔN THẠCH
CAO
BÁN THÀNH PHẨM
CHẾ PHẨM
NGUYÊN LIỆU MEN
PHỐI LIỆU MEN
SỬA, ĐẠT
KHÔNG ĐẠT
ĐÓNG GÓI - XUẤT HÀNG
THÀNH PHẨM
KHÔNG ĐẠT
ĐẠT
ĐỊNH LƯỢNG
NGHIỀN ƯỚT
ĐIỀU CHỈNH
TỶ TRỌNG NGHIỀN
MÀU VẼ
MEN,
MÀU GỐC
TRANG TRÍ
2.2.1. Nguyên liệu:
2.2.1.1. Phân loại nguyên liệu theo đặc tính tạo hình:
Trong công nghệ gốm sứ, ngoài các tính chất phụ thuộc vào bản chât hóa
học và cấu trúc, các nguyên liệu còn được phân loại theo vai trò của chúng trong
quá trình tạo thành.
Theo đặc trưng quá trình tạo hình, ta phân các nguyên liệu trong công nghệ
gốm sứ thành 3 nhóm chính như sau:
• Nhóm nguyên liệu dẻo (hoặc chất liên kết) với nguyên liệu điển hình là
nhóm đất sét, mà tính dẻo có được nhờ những khoáng có khả năng tạo
dẻo (chủ yếu là montmorilonhit, halloisit). Với các vật liệu mà thành
phần không chứa AL2O3 hoặc SiO2, không thể dùng đất sét làm chất tạo
dẻo, người ta dùng các hợp chất hữu cơ (hồ tinh bột, parafin, CMC, PVA,
arcrylic,.. ) làm chất tạo dẻo hoặc dùng các phương pháp tạo hình khác.
• Nhóm nguyên liệu không dẻo (hoặc gầy): nhóm nguyên liệu này không
có tính dẻo, được đưa vào nhằm tăng độ bền cơ của mộc thô, giảm độ co
khi sấy và nung. Nguyên liệu gầy điển hình là các quắc, corund, đất sét
nung kết khối, mảnh gốm cùng loại,…
• Chất chảy thuộc về nhóm nguyên liệu gầy, tuy nhiên vai trò chính của
nhóm vật liệu này là tạo pha lỏng khi nung, giúp tăng nhanh quá trình
phản ứng và kết khối. Điển hình cho nhóm này là các loại tràng thạch,
sau đó là nhóm nguyên liệu cung cấp oxit PbO, B2O3,… Các oxit kiềm
R2O và kiềm thổ Cao, MgO.
Nguyên liệu đóng vai trò hàng đầu trong công nghệ gốm sứ. Thành phần
khoáng, thành phần hóa, phân bố kích cỡ hạt và trạng thái hoạt hóa bề mặt của
nguyên liệu là những yếu tố quan trọng tác động tới quá trình công nghệ và tính
chất sản phẩm. Nguyên liệu phải có phân bố hạt, thành phần khoáng, hóa ổn định,
phù hợp với quá trình tạo hình, sấy và nung tiếp theo, tạo nên sản phẩm có thành
phần pha và chất lượng cần thiết, phù hợp nhu cầu sử dụng.
2.2.2. Quy trình gia công và chuẩn bị phối liệu:
 Yêu cầu cơ bản của việc chuẩn bị phối liệu
Đạt độ chính xác cao nhất về thành phần hóa học.
Tỷ lệ các loại cỡ hạt phải hợp lý.
Đạt được độ đồng nhất cao về thành phần hóa học, thành phần hạt, lượng nước
tạo hình, chất điện giải và các loại phụ gia,…
 Tính thành phần phối liệu
Mỗi một loại sản phẩm cụ thể đều có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nó và
được tiêu chuẩn hóa. Căn cứ vào các tiêu chuẩn đó kết hợp với các tính chất của
các loại nguyên liệu, đồng thời dựa vào cơ sở vật chất để chọn thành phần phối
liệu hợp lý.
 Quy trình chuẩn bị phối liệu gốm mịn
Hàm lượng K2O x 5,9801 = orthoclas (K2O.Al2O3.6SiO2)
Hàm lượng K2O x 1.0823 = Al2O3 trong orthoclas
Hàm lượng K2O x 3,823 = SiO2 trong orthoclas
Hàm lượng Na2O x 8,4573 = albit (Na2O.Al2O3.6SiO2)
Hàm lượng Na2O x 5,8128 = SiO2 trong albit
Hàm lượng Na2O x 1,644 = Al2O3 trong albit
Hàm lượng CaO x 1,784 = CaCO3
Hàm lượng MgO x 1,0915 = MgCO3
Hàm lượng Al2O3* x 2,5318= T(Al2O3.2SiO2.2H2O)
Hàm lượng Al2O3* x 1,1783= SiO2 trong T
Hàm lượng Al2O3* x 0,353 = H2O trong T
Hàm lượng mất khi nung x 7,18 = T dùng để kiểm tra
Từ đó, ta tính được lượng thạch anh cần bổ sung: Q = 100- (T + F)
Với F = albit + orthoclas
Al2O3* = Al2O3 tổng – Al2O3 trong albit và orthoclas
Nếu khi kiểm tra T bằng cách lấy lượng mất khi nung x 7,18 mà sai khác
nhiều so với khi tính T = Al2O3* x 2,5318 thì trong nguyên liệu có chứa tạp chất hữu
cơ.
Lưu ý: khi quy về T – Q – F, cần kể đến tổng hàm lượng các oxit tạp chất như
Fe2O3, CaO, MgO, TiO2, … Tổng hàm lượng các oxit tạp chất = 100 – ( T + Q + F).
Trong khi tính toán phối liệu theo phương pháp này bao giờ cũng mắc sai
số. Chẳng hạn K2O và Na2O không chỉ nằm trong trường thạch mà còn có mặt trong
khoáng sét… Do đó phương pháp này được dùng để tính toán thành phần phối liệu
gốc dựa trên các nguyên liệu cơ bản, dùng để dự đoán tính chất của phối liệu như
nhiệt độ nung, hệ số giãn nở nhiệt…
 Nghiền phối liệu
Sau khi tính toán tỷ lệ phối liệu, các loại nguyên liệu được phối trộn với
nhau, người ta bắt đầu gia công phối liệu.
Trừ đất sét có độ mịn tự nhiên đảm bảo yêu cầu ( quá trình nghiền có tác
dụng trộn, tránh sự kết tụ lại), các nguyên liệu tự nhiên khác, nhất thiết phải
nghiền mịn tới cỡ hạt cần thiết. Quá trình nghiền còn tăng mức hoạt hóa bề mặt
hạt vật liệu và làm đồng nhất phối liệu do kết hợp trộn nghiền đồng thời trong máy
nghiền. Tràng thạch nói chung có thể có cỡ hạt thô hơn cát do vai trò là chất chảy.
Phải tiền hành nghiền theo nhiều giai đoạn: nghiền thô, nghiền nhỏ, nghiền mịn.
Các máy nghiền mịn trong công nghệ gốm sứ thường có luôn chức năng trộn đều
phối liệu.
Phổ biến nhất trong công nghệ là nghiền ướt trong máy nghiền bi. Thay ho
những máy nghiền bi gián đoạn, người ta đã bắt đầu nghiền trong các máy nghiền
bi nhiều ngăn liên tục. Khi nghiền, sức căng bề mặt nuocwssex giúp tăng cường
quá trình nghiền. Trong công nghệ hiện tại, tùy trường hợp cụ thể, có thể dùng
phụ gia hỗ trợ nghiền.
Độ mịn cần thiết cho nguyên liệu sau khi nghiền thường được xác định bằng
chỉ số sót sàng (%). Lượng sót sàng 10000 lỗ/cm2
với mộc thường là 3 – 5% với men
0 – 2%. Quan hệ lỗ sàng/cm2
, kích thước một lỗ, số sàng:
Bảng 2.1. Quan hệ số lỗ sàng/cm2
, kích thước lỗ, số sàng
Số lỗ/ cm2
Kích thước lỗ
(cm)
Số sàng Số lỗ/ cm2
Kích thước lỗ
(cm)
Số sàng
1300 0,09 100 5330 0,05 200
2600 0,07 140 6560 0,045 220
4100 0,055 180 10000 0,030 270
Các nguyên liệu có thể nghiền riêng biệt tới cỡ hạt cần thiết rồi mới nghiền
trộn với nhau. Nghiền riêng biệt có thể tiết kiệm thời gian nghiền đất sét, cao lanh.
Độ mịn của nguyên liệu hỉ tăng trong thời gian nghiền tới hạn nào đó, sau
đó độ mịn sẽ không tăng nữa, dù thời gian nghiền tăng. Thời gian nghiền luôn
được xác định bằng thực nghiệm. Thời gian nghiền thường từ 5 – 20h, lâu có thể
tới 100 – 150h (lâu nhất là nghiền ZrSiO4 tới cỡ hạt 0,5 – 1 μm làm chất tạo đục cho
men). Nếu cần độ mịn cao hơn nữa thì ta phải dùng phương pháp nghiền khác.
Trong quá trình nghiền vật liệu làm bi và vật liệu lót trong máy nghiền bi sẽ
bị mài mòn, lẫn vào phối liệu, có thể gây tác dụng phụ, ảnh hướng xấu đến chất
lượng sản phẩm. Với một số quá trình đặc biệt, người ta có thể làm máy nghiền và
bi bằng chính vật liệu cần nghiền, hoặc dùng cao su lót trong máy. Máy nghiền bi
trong công nghệ thường dùng bi bằng sứ, bằng đá cuội. Tỷ lệ nguyên liệu nghiền :
bi : nước = 1:2:1 hoặc 1:1:0,5
QUY TRÌNH GIA CÔNG PHỐI LIỆU
ĐIỀU CHỈNHPHỐI LIỆU TẠO HÌNHKIỂM TRAỦKHỬ TỪSÀN RUNG CHẤT ĐIỆN GIẢINƯỚC NGHIỀN BI ƯỚTĐỊNH LƯỢNGNGUYÊN LIỆU NGUYÊN LIỆU GẦY
2.2.3. Tạo hình
2.2.3.1. Các phương pháp tạo hình
Tùy theo mục đích sử dụng cũng như phương pháp sản xuất mà các loại
gốm sứ được tạo hình theo các phương pháp:
 Tạo hình dẻo
Trong sản xuất gạch ngói, người ta thường luyện đất sét đến độ dẻo thích
hợp sau đó tạo hình sản phẩm bằng phương pháp đùn, ép dẻo... Trong sản phẩm
gốm sứ mỹ nghệ: bình, chậu, liễn, đôn, chum, vại... người ta chủ yếu tạo hình bằng
cách vuốt đất sét đã luyện đến độ dẻo thích hợp trên bệ quay. Đây là phương pháp
tạo hình mang tính thủ công, hình dáng của sản phẩm tùy thuộc vào bàn tay tài
hoa của người thợ.
 Tạo hình bằng phương pháp hồ đổ rót
KIỂM TRA
Để tạo hình các sản phẩm ó hình dáng phức tạp, người ta phải sử dụng
phương pháp hồ đổ rót. Nguyên tắc của phương pháp này như sau: phối liệu được
cho vào nước, khuấy đều tạo thành dạng hồ lỏng. Khi rót hồ vào khuôn thạch cao,
do thạch cao có khả năng hút nước nên hồ chuyển động theo hướn thành khuôn,
bám vào khuôn thành một lớp mỏng đặc sít, theo thời gian, chiều dày của lớp mộc
tăng dần. Lượng hồ lỏng còn lại được đổ ra khỏi khuôn. Sau khi đem phơi khô,
tháo khuôn ta được sản phẩm có hình dáng phụ thuộc vào khuôn thạch cao.
Hình 2.1. Tạo hình bằng phương pháp hồ đổ rót
 Tạo hình bằng phương pháp ép bán khô
Hiện nay một trong những sản phẩm gốm sứ quan trọng nhất là gạch ốp lát.
Phương pháp tạo hình chủ yếu của loại sản phẩm này là nén phối liệu dưới dạng
bột có độ ẩm khoảng 8 – 9% trong khuôn bằng thép bằng máy ép thủy lực với lực
nén khoảng 250kG/ cm2
.
Phương pháp này có ưu điểm là mật độ, độ bền cơ học của mộc rất cao sản
phẩm dễ thêu kết hơn, độ co ngót của sản phẩm thấp và đồng đều.
Như vậy, chiều dày lớp mộc sẽ tỉ lệ với căn bậc hai của thời gian, A được
xem là hằng số máy, có thể xác định được bằng thực nghiêm.
Trong thực tế, để có được chiều dày mộc theo ý muốn, ta phải thí nghiệm
để xác định tốc độ bám lỏi, qua đó xác định thời gian cần thiết lưu hồ trong khuôn.
Một số yêu cầu cơ bản của hồ đổ rót:
• Lượng nước ít nhất để giảm thời gian rót và sấy.
• Độ linh động của hồ phải tốt (độ nhớt bé) để đảm bảo hồ di
chuyển trong đường ống thuận lợi và dễ rót vào khuôn.
• Hồ phải khá bền thao thời gian, không có hiện tượng lắng, keo
tụ, không đóng sánh, độ nhớt ổn định.
• Tốc độ bám khuôn lớn
• Lượng chất điện giải bé
Phương pháp hồ đúc rót có ưu điểm là có thể tạo hình được các sản phẩm
có hình dáng phức tạp, mật độ đều, song đòi hỏi diện tích sản xuất lớn.
2.2.3.2. Các tính chất của huyền phù đổ rót
Một số sản phẩm gốm sứ thường được tạo hình bằng phương pháp đổ rót.
Hỗn hợp phối liệu dạng huyền phù ( hệ pha rắn phân tán trong pha lỏng) được đổ
rót vào khuôn thạch cao, hoặc các khuôn chất dẻo. Pha rắn có đất sét hoặc không
có đất sét. Tính chất của huyền phù phụ thuộc vào lượng nước, kích thước và hình
dạng hạt, trạng thái của các chất hấp phụ lên bề mặt hạt. Các hạt dạng đối xứng dễ
chảy hơn, các hạt mịn dễ bị kết tụ tạo lỗ xốp làm giảm tính chảy. Mức kết tụ do
tính chất bề mặt và kích thước hạt quyết định.
Huyền phù đổ rót cần có độ linh động cao (độ nhớt nhỏ) để dễ tạo hình
trong khuôn , nhất là khi khuôn có hình dạng phức tạp.
Sự sánh là tính chất đặc biệt của huyền phù hệ đất sét - nước: khi lưu giữ ở
trạng thái tĩnh, huyền phù bị sánh sệt lại, độ linh động giảm. Khi khuấy, huyền phù
lại có độ linh động bình thường.
Tác dụng chống kết tụ còn nhờ sự trao đổi ion trên bề mặt hạt. Các tinh thể
của khoáng đất sét có các ion như Ca2+
và Mg2+
mang điện tích trên bề mặt, bị
trung hào bởi các điện tích trái dấu. Các ion này còn có khả năng trao đổi với kim
loại kiềm, ví dụ Ca2+
 2Na+
. Sự trao đổi ion Ca2+
bởi các ion hóa trị nhỏ hơn làm
tăng chiều dày lớp bề mặt có tác dụng ngăn cản khả năng xích lại gần nhau của các
hạt đất sét. Người ta dùng chất điều chỉnh là muối của các cation hóa trị I như
NH4OH, Na2CO3, NaAlO2, Na2SiO3, NaPO3… Các ion tác dụng với Ca2+
và Mg2+
tạo sản
phẩm không tan có ưu thế hơn ( ví dụ: Ca2+
+ Na2CO3 = 2Na+
+ CaCO3).
Tác dụng làm bền huyền phù của các chất tùy thuộc vào khả năng hạt đất
sét hấp phụ các anion, cũng như sự tạo lớp màng nước bền vững trên bề mặt, để
ngăn cản sự kết tụ. Các chất với tác dụng như vậy thường là tác dụng với anion tạo
chất cao phân tử, gọi là chất bảo vệ keo. Các chất bảo vệ keo thương mại thường
là các hợp chất polyme hữu cơ, cũng có thể dùng các hợp chất tự nhiên như
tananh, albumil (từ lòng trắng trứng)…
2.2.4. Nung sơ bộ (sấy sản phẩm):
2.2.4.1. Các dạng nước liên kết trong sản phẩm mộc:
Trong quá trình tạo hình, chúng ta đã đưa một lượng nước vào trong phối
liệu, tùy theo phương pháp tạo hình mà lượng nước nhiều hay ít. Để việc sửa mộc,
vận chuyển, tráng men và nung dễ dàng đòi hỏi mộc phải có độ bền cơ tương đối
cao. vì thế, chúng ta bắt buộc phải sấy sản phẩm.
Mục đích của quá trình sấy là loại bỏ nước liên kết hóa lý. nước liên kết hóa
lý trong mộc gồm nước hấp phụ, nước hydrat hóa và ở các loại sét có cấu trúc 3
lớp silicat là nước trương nở.
• Nước hấp phụ là do trên bề mặt các hạt sét luôn tồn tại năng lượng dư nên
các sét hấp phụ hơi ẩm có trong môi trường. Các hạt sét bên trên bề mặt sản
phẩm hấp phụ trước, các hạt sét bên trong sản phẩm hấp phụ nước khó hơn
dẫn đến sự chênh lệch về độ ẩm nên nước ở mặt ngoài tiếp xúc xâm nhập
vào phía trong cho đến khi đạt cân bằng.
• -Nước hydrat hóa chính là lượng nước chúng ta thêm vào, là lớp nước bao
phủ quanh hạt sét làm cho hạt sét có khả năng đàn hồi tốt (đất sét có độ dẻo
cực đại khi đủ lượng nước để thực hiện quá trình hydrat hóa hoàn toàn). Lực
liên kết giữa các hạt sét và nước hydrat hóa yếu hơn nhiều so với nước hấp
phụ - gọi là nước liên kết không bền, chỉ có đối với tao hình dẻo hay đổ rót.
Nước này dễ tách lúc sấy.
• Nước cấu trúc chỉ có ở các khoáng sét 3 lớp như montmorilonit, illit. Loại sét
này khi hút nước thì có sự trương nở thể tích rất lớn, khi sấy, sản phẩm sẽ co
nhiều.
• Nước vật lý: nằm ở các lỗ trống trong các hạt vật liệu nên còn gọi là nước tự
do. Nước này dễ tách nhất.
Khi sấy, lượng nước trong mộc sẽ bốc hơi và thoát ra ngoài. Nếu chúng ta
sấy nhanh, lượng nhiệt cung cấp lớn thì nước sẽ bốc hơi nhanh, phần hơi nước ở
trên bề mặt hay sát bề mặt sản phẩm sẽ thoát ra dễ dàng, nhưng hơi nước bên
trong lòng sản phẩm sẽ thoát ra rất khó. Vì thế, áp suất riêng phần của hơi nước ở
những vị trí hơi nước tập trung sẽ tăng đột ngột. Nếu áp suất đó vượt quá lực liên
kết của các hạt sét sẽ gây ra hiện tượng nổ khi sấy (hay lúc nung).
Sản phẩm gốm sứ nói chung khá dày, khi sấy nước ở bề mặt dễ bốc hơi gây
nên chênh lệch độ ẩm trên bề mặt và trong sản phẩm, do đó nước luôn khuếch tán
từ trong ra ngoài và tiếp tục bốc hơi. Như vậy, tốc độ sấy không những phụ thuộc
vào khả năng bốc hơi trên bề mặt sản phẩm mà còn phụ thuộc vào tốc độ khuếch
tán nước từ trong ra ngoài.
2.2.4.2. Những điểm cần lưu ý trong quá trình sấy sản phẩm:
Cần lưu ý một số vấn đề khi sấy sản phẩm
• Tốc độ bay hơi nước ở giai đoạn đầu không phải như tốc độ bay hơi nước ở
từ bề mặt tự do, các lỗ xốp bề mặt tạo lực mao dẫn làm giảm tốc độ bay hơi
nhiều.
• Sự co xảy ra ở giai đoạn đầu không phải luôn luôn có điểm tới hạn rõ ràng
như lý thuyết và tốc độ thoát ẩm trong giai đoạn này không phải là không
đổi.
• Quá trình dẫn ẩm trong các mao quản phức tạp hơn mô hình ví dụ như quá
trình bay hơi ngưng tụ.
• Sự dẫn ẩm không đồng đều do phân bố nhiệt trong mộc không đồng đều và
tốc độ dẫn ẩm biến đổi theo nhiệt độ, do độ nhớt trong mao quản biến đổi
theo nhiệt độ.
2.2.5. Nung sản phẩm:
2.2.5.1. Sơ lược:
Nung là khâu quan trọng nhất trong sản xuất gốm sứ. Nó ảnh hướng quyết
định đến chất lượng và giá thành của sản phẩm. Sản phẩm gốm sứ chỉ nung đến
kết khối, quá trình nung là bất thuận nghịch và hầu như không đạt cân bằng pha.
Khi nung sản phẩm đến một nhiệt độ xác định thì xảy ra quá trình kết khối là
quá trình giảm diện tích bề mặt tiếp xúc của các phân tử vật chất do xuất hiện mối
liên kết giữa các hạt, do sự biến mất của lỗ xốp trong vật liệu để hình thành một
khối vật thể khác với thể tích bé nhất. Quá trình giảm diện tích bề mặt diễn ra
đồng thời với sự xuất hiện hay tăng cường các mối liên kết giữa các hạt dưới tác
dụng của áp suất hoặc nhiệt độ.
Các dấu hiệu đặc trưng của sự kết khối:
• Giảm thể tích thể hiện ở độ co ngót của sản phẩm, tỷ khối của sản phẩm
tăng.
• Sản phẩm rắn chắc lại: độ bền cơ học tăng cao, độ hút nước giảm xuống
2.2.5.2.. Các yếu tố ảnh hướng đến quá trình nung:
• Thành phần hóa học:
Trong quá trình nung, trong sản phẩm sẽ xảy ra các phản ứng hóa học phức tạp
giữa các oxit axit và các oxit bazo. Thành phần hóa học của phối liệu là yếu tố quan
trọng quyết định nhiệt độ nung và khoảng kết khối.
• Kích thước và thành phần hạt:
Kích thước và thành phần của hạt chẳng những có tác dụng đến việc sắp xếp các
hạt vật chất trong sản phẩm lúc mới tạo hình mà còn là nhân tố khá quan trọng
ảnh hướng đến quá trình kết khối. Nói chung kích thước hạt càng bé , phối liệu kết
khối càng bé, nếu kích thước hạt đạt cỡ mong muốn thì có thể hạ nhiệt độ xuống
30 - 35ᵒC. Khi kết khối có mặt của pha lỏng, kích thước hạt phối liệu ảnh hưởng
đáng kể đến độ hòa tan của hạt rắn trong pha lỏng dẫn đến thay đổi mạnh tính
chất của pha đó. Kết quả là làm thay đổi mọi tính chất của sản phẩm.
• Mật độ của bán thành phẩm:
Độ đặc sít của các hạt nói riêng và của sản phẩm nói chung có ảnh hưởng đến quá
trình kết khối, mật độ càng cao quá trình kết khối càng thuận lợi, điều này chỉ đạt
được khi ép sản phẩm bán khô với lực ép lớn.
• Nhiệt độ nung và thời gian lưu:
Nhiệt độ nung cực đại và thời gian lưu là những yếu tố cơ bản, ảnh hưởng quyết
định đến chất lượng sản phẩm và chính do thành phần hóa học của phối liệu quyết
định. Tùy thành phần hóa học mà hiện tượng kết khối nói chung hay các phẩn ứng
hóa học giữa các cấu tử riêng lẽ nói riêng xảy ra ở trạng thái rắn ở giai đoạn đầu và
trong pha lỏng ở giai đoạn sau. Lượng pha lỏng tạo ra và đặc biệt là tính chất của
pha lỏng quyết định điều kiện nung. Nếu lượng pha lỏng tăng chậm và ti nhs chất
của nó thay đổi theo nhiệt độ từ từ thì pha lỏng là loại thủy tinh dài, phối liệu đó
có khoảng kết khối rộng nên nung dễ dàng, chất lượng tiêu huẩn sản phẩm dễ đạt
theo mong muoonsngay cả khi chênh lệch nhiệt độ trong lò nung khá lớn. Ngược
lại nếu phối liệu lúc nung pha thủy tinh tăng nhanh các tính chất của nó thay đổi
mạnh khi tăng hay giảm nhiệt độ - pha lỏng là loại thủy tinh ngắn thì rất khó nung,
sản phẩm nung khó đạt chỉ tiêu mong muốn.
Nhiệt độ nung hợp lý có thể tính toán được khi biết thành phần hóa học nhưng tốt
nhất là xác định bằng thực nghiệm khi nghiên cứu mẫu nhỏ.
Chất lượng sản phẩm còn tùy thuộc vào thời gian lưu, thời gian lưu quá ngắn hay
quá dài, đều làm thay đổi tính chất của sản phẩm. Thực nghiệm cho thấy rằng: với
phối liệu có khoảng kết khối hẹp nên nung ở nhiệt độ nung thấp hơn nhiệt độ
nung lý thuyết khoảng 20 - 30ᵒC và kéo dài thời gian lưu ở nhiệt độ đó lâu hơn và
ngược lại.
• Tốc độ thay đổi nhiệt độ:
Tốc độ nâng nhiệt lúc nung sản phẩm gốm phụ thuộc vào quá trình biến đổi các
cấu tử trong phối liệu theo nhiệt độ và đặc tính của từng sản phẩm, tùy thành
phần khoáng vật, của phối liệu mà ứng với các khoảng nhiệt độ thích hợp sẽ xẩy ra
các quá trình: biến đổi thù hình, thu nhiệt, tỏa nhiệt, kết khối, xuất hiện pha lỏng,…
Ứng với các quá trình trên trong sản phẩm có các trạng thái khác nhau: cấu trúc
thay đổi, lực liên kết giữa chúng sẽ khác nhau. Nếu nâng tốc độ không hợp lý sản
phẩm sẽ bị khuyết tật.
• Môi trường khí:
Trong quá trình nung sản phẩm, mối trường khí giữ vai trò quan trọng vì có thể
thay đổi thành phần hóa dần đến thay đổi tính chất của sản phẩm
• Vai trò của chất khoáng hóa
Vai trò khoáng hóa đặc biết phát huy tốt tác dụng đối với gốm đặc biệt. Trong công
nghiệp gốm sứ, chất khoáng hóa có vai trò thúc đẩy quá trình kết khối, cải thiện
tính chất sản phẩm theo ý muốn.
Cơ chế của phản ứng giữa các chất khoáng hóa và phối liệu chưa được chứng minh
một cách rõ ràng nhưng tác dụng của nó thì rát thỏa đáng trong nhiều trường hợp
đạt kết quả tốt. Tổng quát lên có các tác dụng sau:
• Thúc đẩy quá trình biến đổi thù hình, phân hủy các khoáng của nguyên liệu
làm tăng khả năng khuếch tán vật thể trong phối liệu ở trạng thái rắn.
• Cải thiện khả năng kết tinh của pha tinh thể mới được tạo thành sau nung,
làm tăng hàm lượng hay kích thước của nó.
• Cải thiện tính chất của sản phẩm: tăng độ bền cơ, nhiệt, điện,… đồng thời hạ
thấp nhiệt độ nung.
Hình 2.2. Lò nung gốm sứ
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
3.1. Kết quả:
Sau quá trình thực tập, chúng em đã thu được kết quả như sau:
• Có những hiểu biết nhất định về gốm sứ.
• Nắm được quy trình sản xuất gốm sứ.
• Vận dụng kiến thức đã học, kết hợp thực tế sản xuất, học tập thêm kiến thức
và năng lực thực hành từ cán bộ hướng dẫn để hiểu rõ và thực hiện tương đối
thành thạo các thao tác vận hành quy trình sản xuất thành phẩm gốm sứ.
3.2. Kết luận và đề xuất:
Qua tìm hiểu và thực nghiệm tại công ty TNHH Dịch Vụ KHKT Và SX Gốm
Sứ Kim Trúc, chúng em nhận thấy rằng gốm sứ mỹ nghệ và kỹ thuật của công ty
Kim Trúc có chất lượng rất tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn lao động và tăng
sản lượng, chất lượng gốm sứ, chúng em có một số đề xuất sau:
Quản lý và chấp hành nghiêm ngặt các quy trình về bảo hộ lao động và an
toàn lao động hơn nữa.
Cải tiến các thiết bị, tự động hóa dây chuyền sản xuất.
Tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên liệu có chất lượng tốt nhưng giá thành
rẻ hơn để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://bit.ly/KhoTaiLieuAZ

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập Phân tích hoạt động marketing Công ty Thép Trường Ý
Báo cáo thực tập Phân tích hoạt động marketing Công ty Thép Trường ÝBáo cáo thực tập Phân tích hoạt động marketing Công ty Thép Trường Ý
Báo cáo thực tập Phân tích hoạt động marketing Công ty Thép Trường ÝDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
slide chuỗi cung ứng samsung nhóm 3
slide chuỗi cung ứng samsung nhóm 3slide chuỗi cung ứng samsung nhóm 3
slide chuỗi cung ứng samsung nhóm 3Luyến Hoàng
 
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffee
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream CoffeeLập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffee
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffeeavocadoicream
 
Yakult group3
Yakult group3Yakult group3
Yakult group3thaomapu
 
Báo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳBáo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳHiền Heoo
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiKetoantaichinh.net
 
Chương 5 : Chiến lược trong hoạt động kinh doanh
Chương 5 : Chiến lược trong hoạt động kinh doanh Chương 5 : Chiến lược trong hoạt động kinh doanh
Chương 5 : Chiến lược trong hoạt động kinh doanh HCMUT
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 

Was ist angesagt? (20)

Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh, Lập Dự Án Kinh Doanh (Đề tài báo cáo)
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh, Lập Dự Án Kinh Doanh (Đề tài báo cáo)Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh, Lập Dự Án Kinh Doanh (Đề tài báo cáo)
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh, Lập Dự Án Kinh Doanh (Đề tài báo cáo)
 
Báo cáo thực tập Phân tích hoạt động marketing Công ty Thép Trường Ý
Báo cáo thực tập Phân tích hoạt động marketing Công ty Thép Trường ÝBáo cáo thực tập Phân tích hoạt động marketing Công ty Thép Trường Ý
Báo cáo thực tập Phân tích hoạt động marketing Công ty Thép Trường Ý
 
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnhĐề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
 
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
 
slide chuỗi cung ứng samsung nhóm 3
slide chuỗi cung ứng samsung nhóm 3slide chuỗi cung ứng samsung nhóm 3
slide chuỗi cung ứng samsung nhóm 3
 
Đề tài: Nhà máy Yakult bình dương, Bibica và Saigon Food
Đề tài: Nhà máy Yakult bình dương, Bibica và Saigon FoodĐề tài: Nhà máy Yakult bình dương, Bibica và Saigon Food
Đề tài: Nhà máy Yakult bình dương, Bibica và Saigon Food
 
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffee
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream CoffeeLập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffee
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffee
 
Yakult group3
Yakult group3Yakult group3
Yakult group3
 
Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản, 9 điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản, 9 điểm.docx
 
Đề tài: Phân tích môi trường kinh doanh của Tập đoàn viễn thông Quân Đội Viettel
Đề tài: Phân tích môi trường kinh doanh của Tập đoàn viễn thông Quân Đội ViettelĐề tài: Phân tích môi trường kinh doanh của Tập đoàn viễn thông Quân Đội Viettel
Đề tài: Phân tích môi trường kinh doanh của Tập đoàn viễn thông Quân Đội Viettel
 
Báo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳBáo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳ
 
Luận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
Luận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công tyLuận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
Luận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
 
Đề tài quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Bán Hàng Tại Siêu Thị Coopmart.docx
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Bán Hàng Tại Siêu Thị Coopmart.docxBáo Cáo Thực Tập Công Tác Bán Hàng Tại Siêu Thị Coopmart.docx
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Bán Hàng Tại Siêu Thị Coopmart.docx
 
Kinh đô
Kinh đôKinh đô
Kinh đô
 
Chương 5 : Chiến lược trong hoạt động kinh doanh
Chương 5 : Chiến lược trong hoạt động kinh doanh Chương 5 : Chiến lược trong hoạt động kinh doanh
Chương 5 : Chiến lược trong hoạt động kinh doanh
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
 
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
Tiểu luận phân tích chiến lược kinh doanh của công ty vinamilk_Nhận làm luận ...
 

Ähnlich wie Báo Cáo Thực Tập Công Ty TNHH Dịch Vụ KHKT Và SX Gốm Sứ Kim Trúc_08340012092019

Báo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên Phát
Báo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên PhátBáo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên Phát
Báo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên PhátHuân Đinh
 
Mở rộng thị trường tiêu thụ xi măng của Công ty xi măng Hoàng Thạch
Mở rộng thị trường tiêu thụ xi măng  của Công ty xi măng Hoàng ThạchMở rộng thị trường tiêu thụ xi măng  của Công ty xi măng Hoàng Thạch
Mở rộng thị trường tiêu thụ xi măng của Công ty xi măng Hoàng Thạchluanvantrust
 
Mở rộng thị trường tiêu thụ xi măng của Công ty xi măng Hoàng Thạch
Mở rộng thị trường tiêu thụ xi măng  của Công ty xi măng Hoàng ThạchMở rộng thị trường tiêu thụ xi măng  của Công ty xi măng Hoàng Thạch
Mở rộng thị trường tiêu thụ xi măng của Công ty xi măng Hoàng Thạchluanvantrust
 
Báo cáo thực tập công ty sứ vệ sinh Viglacera Bình Dương
Báo cáo thực tập công ty sứ vệ sinh Viglacera Bình DươngBáo cáo thực tập công ty sứ vệ sinh Viglacera Bình Dương
Báo cáo thực tập công ty sứ vệ sinh Viglacera Bình Dươngnataliej4
 
Thiết kế máy cán hình mặt lốp xe đạp hai màu.pdf
Thiết kế máy cán hình mặt lốp xe đạp hai màu.pdfThiết kế máy cán hình mặt lốp xe đạp hai màu.pdf
Thiết kế máy cán hình mặt lốp xe đạp hai màu.pdfMan_Ebook
 
Nghiên cứu hệ thống điều khiển dây chuyển sản xuất Xi măng Công ty Xi măng Bỉ...
Nghiên cứu hệ thống điều khiển dây chuyển sản xuất Xi măng Công ty Xi măng Bỉ...Nghiên cứu hệ thống điều khiển dây chuyển sản xuất Xi măng Công ty Xi măng Bỉ...
Nghiên cứu hệ thống điều khiển dây chuyển sản xuất Xi măng Công ty Xi măng Bỉ...Man_Ebook
 
Thiết Kế Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Mạ Dây Hàn Điện Tại Công Ty Cổ Phần Que H...
Thiết Kế Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Mạ Dây Hàn Điện Tại Công Ty Cổ Phần Que H...Thiết Kế Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Mạ Dây Hàn Điện Tại Công Ty Cổ Phần Que H...
Thiết Kế Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Mạ Dây Hàn Điện Tại Công Ty Cổ Phần Que H...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đồ án - Phân tích trang bị điện điện tử thiết lập quy trình bảo dưỡng sửa chữ...
Đồ án - Phân tích trang bị điện điện tử thiết lập quy trình bảo dưỡng sửa chữ...Đồ án - Phân tích trang bị điện điện tử thiết lập quy trình bảo dưỡng sửa chữ...
Đồ án - Phân tích trang bị điện điện tử thiết lập quy trình bảo dưỡng sửa chữ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thuc trang-va-mot-so-bien-phap-nang-cao
Thuc trang-va-mot-so-bien-phap-nang-caoThuc trang-va-mot-so-bien-phap-nang-cao
Thuc trang-va-mot-so-bien-phap-nang-caontc03
 
Nghiên cứu hệ thống điều khiển nhà máy xi măng Bút Sơn – Hệ thống cân cấp liệ...
Nghiên cứu hệ thống điều khiển nhà máy xi măng Bút Sơn – Hệ thống cân cấp liệ...Nghiên cứu hệ thống điều khiển nhà máy xi măng Bút Sơn – Hệ thống cân cấp liệ...
Nghiên cứu hệ thống điều khiển nhà máy xi măng Bút Sơn – Hệ thống cân cấp liệ...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Chương Trình Điều Khiển Giám Sát Công Đoạn Đóng Bao Và Xu...
Nghiên Cứu Xây Dựng Chương Trình Điều Khiển Giám Sát Công Đoạn Đóng Bao Và Xu...Nghiên Cứu Xây Dựng Chương Trình Điều Khiển Giám Sát Công Đoạn Đóng Bao Và Xu...
Nghiên Cứu Xây Dựng Chương Trình Điều Khiển Giám Sát Công Đoạn Đóng Bao Và Xu...nataliej4
 
Chuyên Đề Thực Tập Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Xuất Tại...
Chuyên Đề Thực Tập Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Xuất Tại...Chuyên Đề Thực Tập Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Xuất Tại...
Chuyên Đề Thực Tập Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Xuất Tại...Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 

Ähnlich wie Báo Cáo Thực Tập Công Ty TNHH Dịch Vụ KHKT Và SX Gốm Sứ Kim Trúc_08340012092019 (20)

Báo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên Phát
Báo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên PhátBáo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên Phát
Báo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên Phát
 
Mở rộng thị trường tiêu thụ xi măng của Công ty xi măng Hoàng Thạch
Mở rộng thị trường tiêu thụ xi măng  của Công ty xi măng Hoàng ThạchMở rộng thị trường tiêu thụ xi măng  của Công ty xi măng Hoàng Thạch
Mở rộng thị trường tiêu thụ xi măng của Công ty xi măng Hoàng Thạch
 
Mở rộng thị trường tiêu thụ xi măng của Công ty xi măng Hoàng Thạch
Mở rộng thị trường tiêu thụ xi măng  của Công ty xi măng Hoàng ThạchMở rộng thị trường tiêu thụ xi măng  của Công ty xi măng Hoàng Thạch
Mở rộng thị trường tiêu thụ xi măng của Công ty xi măng Hoàng Thạch
 
Báo cáo thực tập công ty sứ vệ sinh Viglacera Bình Dương
Báo cáo thực tập công ty sứ vệ sinh Viglacera Bình DươngBáo cáo thực tập công ty sứ vệ sinh Viglacera Bình Dương
Báo cáo thực tập công ty sứ vệ sinh Viglacera Bình Dương
 
Đề tài: Sửa chữa dây chuyền công nghệ máy ép phun nhà máy nhựa
Đề tài: Sửa chữa dây chuyền công nghệ máy ép phun nhà máy nhựaĐề tài: Sửa chữa dây chuyền công nghệ máy ép phun nhà máy nhựa
Đề tài: Sửa chữa dây chuyền công nghệ máy ép phun nhà máy nhựa
 
Thiết kế máy cán hình mặt lốp xe đạp hai màu.pdf
Thiết kế máy cán hình mặt lốp xe đạp hai màu.pdfThiết kế máy cán hình mặt lốp xe đạp hai màu.pdf
Thiết kế máy cán hình mặt lốp xe đạp hai màu.pdf
 
Luận văn: Hệ thống điều khiển dùng PLC cho máy xấn tôn, HAY
Luận văn: Hệ thống điều khiển dùng PLC cho máy xấn tôn, HAYLuận văn: Hệ thống điều khiển dùng PLC cho máy xấn tôn, HAY
Luận văn: Hệ thống điều khiển dùng PLC cho máy xấn tôn, HAY
 
Hệ thống điều khiển dùng PLC cho máy xấn tôn tại nhà máy thép
Hệ thống điều khiển dùng PLC cho máy xấn tôn tại nhà máy thépHệ thống điều khiển dùng PLC cho máy xấn tôn tại nhà máy thép
Hệ thống điều khiển dùng PLC cho máy xấn tôn tại nhà máy thép
 
Nghiên cứu hệ thống điều khiển dây chuyển sản xuất Xi măng Công ty Xi măng Bỉ...
Nghiên cứu hệ thống điều khiển dây chuyển sản xuất Xi măng Công ty Xi măng Bỉ...Nghiên cứu hệ thống điều khiển dây chuyển sản xuất Xi măng Công ty Xi măng Bỉ...
Nghiên cứu hệ thống điều khiển dây chuyển sản xuất Xi măng Công ty Xi măng Bỉ...
 
QT085.Doc
QT085.DocQT085.Doc
QT085.Doc
 
Thiết Kế Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Mạ Dây Hàn Điện Tại Công Ty Cổ Phần Que H...
Thiết Kế Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Mạ Dây Hàn Điện Tại Công Ty Cổ Phần Que H...Thiết Kế Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Mạ Dây Hàn Điện Tại Công Ty Cổ Phần Que H...
Thiết Kế Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Mạ Dây Hàn Điện Tại Công Ty Cổ Phần Que H...
 
Qt022
Qt022Qt022
Qt022
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình - Gửi miễn ...
 
Đồ án - Phân tích trang bị điện điện tử thiết lập quy trình bảo dưỡng sửa chữ...
Đồ án - Phân tích trang bị điện điện tử thiết lập quy trình bảo dưỡng sửa chữ...Đồ án - Phân tích trang bị điện điện tử thiết lập quy trình bảo dưỡng sửa chữ...
Đồ án - Phân tích trang bị điện điện tử thiết lập quy trình bảo dưỡng sửa chữ...
 
Thuc trang-va-mot-so-bien-phap-nang-cao
Thuc trang-va-mot-so-bien-phap-nang-caoThuc trang-va-mot-so-bien-phap-nang-cao
Thuc trang-va-mot-so-bien-phap-nang-cao
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoa Cơ khí Cty TNHH Cơ Khí TM Lê Duyên Anh
Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoa Cơ khí Cty TNHH Cơ Khí TM Lê Duyên AnhBáo cáo thực tập tốt nghiệp khoa Cơ khí Cty TNHH Cơ Khí TM Lê Duyên Anh
Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoa Cơ khí Cty TNHH Cơ Khí TM Lê Duyên Anh
 
Nghiên cứu hệ thống điều khiển nhà máy xi măng Bút Sơn – Hệ thống cân cấp liệ...
Nghiên cứu hệ thống điều khiển nhà máy xi măng Bút Sơn – Hệ thống cân cấp liệ...Nghiên cứu hệ thống điều khiển nhà máy xi măng Bút Sơn – Hệ thống cân cấp liệ...
Nghiên cứu hệ thống điều khiển nhà máy xi măng Bút Sơn – Hệ thống cân cấp liệ...
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Chương Trình Điều Khiển Giám Sát Công Đoạn Đóng Bao Và Xu...
Nghiên Cứu Xây Dựng Chương Trình Điều Khiển Giám Sát Công Đoạn Đóng Bao Và Xu...Nghiên Cứu Xây Dựng Chương Trình Điều Khiển Giám Sát Công Đoạn Đóng Bao Và Xu...
Nghiên Cứu Xây Dựng Chương Trình Điều Khiển Giám Sát Công Đoạn Đóng Bao Và Xu...
 
Chuyên Đề Thực Tập Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Xuất Tại...
Chuyên Đề Thực Tập Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Xuất Tại...Chuyên Đề Thực Tập Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Xuất Tại...
Chuyên Đề Thực Tập Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Xuất Tại...
 
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Nhà máy sản xuất gia cong phân bón và thuốc BVT...
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Nhà máy sản xuất gia cong phân bón và thuốc BVT...DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Nhà máy sản xuất gia cong phân bón và thuốc BVT...
DTM Cấp sở | (PPT) DTM Dự án "Nhà máy sản xuất gia cong phân bón và thuốc BVT...
 

Mehr von PinkHandmade

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019PinkHandmade
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...PinkHandmade
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...PinkHandmade
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...PinkHandmade
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...PinkHandmade
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019PinkHandmade
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...PinkHandmade
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...PinkHandmade
 

Mehr von PinkHandmade (20)

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
 

Kürzlich hochgeladen

50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 

Kürzlich hochgeladen (20)

50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 

Báo Cáo Thực Tập Công Ty TNHH Dịch Vụ KHKT Và SX Gốm Sứ Kim Trúc_08340012092019

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Cơ sở thực tập: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KHKT VÀ SX GỐM SỨ KIM TRÚC SVTT: Bùi Trường Xuân MSSV: K37.106.130 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
  • 2. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể các bác, các cô chú, anh chị trong Công Ty TNHH Dịch Vụ KHKT Và SX Gốm Sứ Kim Trúc đã đón nhận nhóm sinh viên chúng em vào thực tập tại nhà máy và tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập này. Cảm ơn mọi người đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, cũng như truyền đạt cho em và các bạn. Lời tiếp theo chúng em xin được gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu cũng như các thầy cô ở Khoa Hóa trường ĐH Sư Phạm Tp.HCM đã động viên, khuyến khích, chỉ dẫn chúng em rất nhiều trong giai đoạn đi tìm nhà máy thực tập, cũng như tạo mọi điều kiện có thể để chúng em đi thực tập được thuận lợi hơn. Đây là kì cuối cùng của chúng em trên giảng đường đại học, đối với một sinh viên sắp ra trường, được học tập và làm việc trong môi trường thực tế thật sự rất quan trọng và cần thiết, một lần nữa chúng em xin được cảm ơn tất cả thầy cô, những người đã truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm cho chúng em trong suốt 4 năm học vừa qua.
  • 4. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các công thức seger…………………………………………………………………….19 Bảng 1.2. Hệ số chảy ước lượng nhiệt dộ chảy của men……………………………………...20 Bảng 1.3. Hàm lượng maximum độc tố cho phép hàng ngày (mg/ngày) …………………....22 Bảng 1.4. Màu của các chất màu ion…………………………………………………………....26 Bảng 2.1. Quan hệ số lỗ sàng/cm2 , kích thước lỗ, số sàng…………………………………...35 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1.: Logo công ty Kim Trúc………………………………………………………………10 Hình 1.2. ARCH OF EUROPE for Quality and Technology in Platinum Category……..11 Hình 1.3. Frankfurt 2010………………………………………………………………………...11 Hình 1.4. INTERNATIONAL GOLD STAR for Quality……………………………………...12 Hình 1.5. World Quality Commitment – Paris 2009……………………………………….…12 Hình 1.6. GOLDEN CUP for 50 Top Viet Products…………………………………….…...13 Hình 1.7. Vietnam Intellectual Property Institute – 2007……………………………….…..13 Hình 1.8. Các sản phẩm gốm mỹ nghệ………………………………………………….……..16 Hình 1.9. Các sản phẩm gốm kỹ thuật…………………………………………………………16 Hình 2.1. Tạo hình bằng phương pháp hồ đổ rót……………………………………….…...37 Hình 2.2. Lò nung gốm sứ……………………………………………………………………….42
  • 5. LỜI MỞ ĐẦU Trong xã hội hiện nay, vật liệu gốm sứ đang là một trong những ngành được nhiều nhà khoa học nghiên cứu sâu nhằm khai thác tối đa các ưu điểm và tính năng để đưa ứng dụng của chúng vào thực tiễn từ những vật dụng thông thường như gốm sứ mỹ nghệ cho đến những vật liệu dùng cho các ngành công nghệ cao như gốm sứ kỹ thuật. Công ty Kim Trúc hiện là nhà sản xuất hàng đầu cho các sản phẩm gốm quy mô nhỏ tại Việt Nam. Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong việc phát triển và sản xuất cùng với ba bằng sáng chế quốc tế về công nghệ và thiết bị. Công ty Kim Trúc đã đã khẳng định mình là một chuyên gia trong lĩnh vực này. Được sự cho phép của nhà trường và công ty, em đã hoàn thành khóa thực tập tốt nghiệp tại công ty cùng với rất nhiều kiến thức bổ ích. Trong đó, chúng em đã tìm hiểu được quy trình sản xuất gốm sứ trong chuyên ngành vật liệu vô cơ.
  • 6. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 1.1. Giới thiệu về Kim Truc Ceramics: - Tên công ty: công ty TNHH Dịch Vụ KHKT Và SX Gốm Sứ Kim Trúc. - Tên tiếng anh: Kim Truc Scientific – Technological Service & Manufacturning Co., Ltd. - Tên giao dịch: Kim Truc Ceramics. - Giấy phép thành lập số 307/GP/TLDN do UBND TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 03 tháng 02 năm 1999. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 07086 cấp ngày 06 tháng 02 năm 1999. - Vốn điều lệ: 10 tỷ VNĐ. - Giám đốc: Bà Nguyễn Kim Trúc. - Trụ sở: lô 4 -15, đường số 3, KCN Tân Bình, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh. - Điện thoại: 08 381 52218, Fax: 08 381 52220 - E-mail: kimtruc@hcm.vnn.vn. - URL: www.kimtrucceramics.com.vn - Thời gian hoạt động: 25 năm. - Lĩnh vực hoạt động: • Dịch vụ KHKT chuyên ngành gốm sứ. • Sản xuất gốm sứ mỹ nghệ. • Sản xuất gốm kỹ thuật phục vụ các ngành dệt, hóa học, kỹ thuật. - Tổng cán bộ, công nhân viên: • Cán bộ khoa học: 35 người. • Công nhân: 1000 người. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển: Công Ty TNHH Dịch Vụ KHKT Và SX Gốm Sứ Kim Trúc thành lập vào ngày 3 tháng 2 năm 1999. Công ty được thiết lập trên sáng kiến của bà Nguyễn Thị Kim Trúc là người sáng lập và kiêm Giám đốc công ty. Công ty Kim Trúc hiện là nhà sản xuất hàng đầu cho các sản phẩm gốm quy mô nhỏ tại Việt Nam. Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong việc phát triển và sản xuất cùng với ba bằng sáng chế quốc tế về công nghệ và thiết bị, Kim Trúc đã khẳng định mình là một chuyên gia trong lĩnh vực này. Thông qua ba địa điểm sản xuất trên diện tích 10.600 m² đến 70.000 m², Kim Trúc đã trở thành một trong những nhà sản xuất lớn nhất tại Việt Nam với năng lực sản xuất hàng ngày lên đến 170.000 sản phẩm (xấp xỉ 30 triệu sản phẩm mỗi năm). Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, Kim Trúc có một biên chế của 1.700 nhân viên là các nhà khoa học và giảng viên đại học chuyên về các lĩnh vực gốm sứ, hóa học, vật lý, cơ học và nghệ thuật. Đội ngũ nhân viên đối phó với khách hàng có thể nói được tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
  • 7. Kim Trúc quyết tâm mạnh mẽ với kỳ vọng vào sự hài lòng của khách hàng. Bằng cách vẽ tất cả các sản phẩm bằng tay với kỹ thuật đặc biệt, Kim Trúc đảm bảo không chỉ chất lượng tốt nhất mà còn giá trị nghệ thuật cho khách hàng. 90% sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường khó tính ở các nước châu Âu như Pháp, Anh, Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan, Vương quốc Bỉ, Ý và Tây Ban Nha. Phần còn lại 10% được cung cấp cho ngành công nghiệp luyện kim và hóa chất ở Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan v.v… và thị trường trong nước. Thông qua mạng lưới phân phối rộng khắp toàn cầu, Kim Trúc hiện đang là đối tác của các tập đoàn nổi tiếng như: ALCARA (France) ARGUYDAL (France) IKEA (Sweden) JOKER AG/SA (Switzerland) PRIME (France) The WALT DISNEY Company (U.S.) WADE CERAMICS (UK) WARNER BROS. Entertainment, Inc (U.S.) 1.3. Logo và thành tựu của công ty: 1.3.1. Logo của công ty: Hình 1.1.: Logo công ty Kim Trúc 1.3.2. Thành tựu của công ty:
  • 8. Hình 1.2. ARCH OF EUROPE for Quality and Technology in Platinum Category Hình 1.3. Frankfurt 2010
  • 9. Hình 1.4. INTERNATIONAL GOLD STAR for Quality Hình 1.5. World Quality Commitment – Paris 2009
  • 10. Hình 1.6. GOLDEN CUP for 50 Top Viet Products Hình 1.7. Vietnam Intellectual Property Institute – 2007
  • 11. 1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: GIÁM ĐỐC (3)(2)(1) Vật tư Xuất nhập khẩu Hành chính quản trị Các bộ phận, phân xưởng SX Xưởng khuônXưởng nguyên liệu Bộ phận thành phẩm – đóng gói Xưởng lòXưởng rót nguội Xưởng vẽ Phòng vật tư, XNK Phòng tiền lương Bảo vệ Bộ phận nghiên cứuBộ phận phục vụ sản xuất Phòng y tếPhòng kỹ thuật Phòng kế toán Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc điều hành SX Phó giám đốc tổ chức hành chính
  • 12. Ghi chú - Quản lý trực tuyến - Quản lý theo chức năng 1.5. Chức năng và nhiệm vụ: 1.5.1. Giám đốc: - Chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty. - Định hướng chiến lược phát triển kinh doanh và tài chính trong công ty. - Điều động nhân sự từ Quản đốc, Cán bộ kỹ thuật, Phó phòng và Trưởng phòng. - Trực tiếp các phòng: 1, 2, 3. 1.5.2. Chức năng công ty: Công ty có hai dòng sản phẩm chính - Sản phẩm mỹ nghệ của công ty chủ yếu là những con hang nhỏ dùng để trang trí trên bánh kem trong những sản phẩm truyền thống của Pháp. Do sản phẩm được trang trí chủ yếu trên thực phẩm nên yêu cầu về vệ sinh thực phẩm rất cao. Chính vì thế màu không có chứa chì. - Vòng gốm kỹ thuật: đây là sản phẩm xuất khẩu sang Nhật. Sản phẩm gốm kỹ thuật có độ chịu lửa rất cao nên được ứng dụng vào các ngành công nghiệp luyện kim. Các vòng gốm nối kết với nhau thành những đường dẫn để rót thép nóng chảy vào khuôn. Ngoài ra còn một sản phẩm mỹ nghệ sẽ sản xuất trong tương lai là bị thủy tinh có sứ bên trong. 1.6. Sản phẩm của công ty: 1.6.1. Sản phẩm mỹ nghệ:
  • 13. Hình 1.8. Các sản phẩm gốm mỹ nghệ
  • 14. 1.6.2. Sản phẩm gốm kỹ thuật: Hình 1.9. Các sản phẩm gốm kỹ thuật CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT 2.1. Men: 2.1.1. Khái niệm: Men là một lớp thủy tinh chiều dày khoảng 0,15 ÷ 0,4 mm phủ lên bề mặt xương gốm sứ. Lớp thủy tinh này được hình thành trong quá trình nung và có tác dụng làm bề mặt sản phẩm trở nên sít đặc, nhẵn bóng. Khi có sự phù hợp tốt giữa xương và men thì nó sẽ cải thiện tất cả các tính chất của sản phẩm như độ bền cơ, nhiệt, điện và bền hóa. Về mặt thẩm mỹ, tráng men là một phương pháp trang trí sản phẩm làm cho sản phẩm phong phú, đa dạng về màu sắc, chủng loại. Chẳng hạn: men màu, men rạn, men kết tinh, men khử,… Nhờ vậy, men không chỉ làm tang độ bền cơ, hóa, nhiệt và điện,… mà còn làm tang giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. Yêu cầu cơ bản của men là có nhiệt độ nóng chảy thích hợp, có hệ số giản nở nhiệt phù hợp với xương.
  • 15. 2.1.2. Phân loại men:  Dựa vào thành phần hóa học của men, người ta chia men thành 2 loại chủ yếu: • Men có chứa chì: PbO có tác dụng làm giảm nhiệt độ nóng chảy của men. Nhiệt độ nóng chảy của men phụ thuộc vào hàm lượng của PbO. Tuy nhiên, loại men này độc hại không chỉ đối với người sản xuất mà gây nguy hiểm cho cả người sử dụng • Men không chứa chì: loại men này thường có nhiệt độ nóng chảy cao, thường được sử dụng trong sản xuất sứ cứng.  Dựa vào phương pháp sản xuất, người ta phân chia men thành các loại sau: • Men sống: các nguyên liệu dung để sản xuất men được nghiền mịn với nhau và tráng lên bề mặt sản phẩm. Loại men này thường được nung chảy cùng lúc với thiên kết xương sản phẩm nên thường được gọi là men nung 1 lần. • Men Frit: các nguyên liệu dùng để sản xuất men được phối liệu và nung chảy trước (gọi là frit hóa), sau đó mới nghiền mịn và tráng lên bề mặt sản phẩm và tiến hành nung chảy cùng lúc với nung thiên kết xương sản phẩm. • Men được tạo thành do các bay hơi bám trên bề mặt sản phẩm tạo nên (men muối).  Dựa vào nhiệt độ nóng chảy của men người ta phân chia men thành 2 loại: • Men khó chảy • Men dễ chảy 2.1.3. Công thức men: Các oxit có trong men được chia thành 3 nhóm: oxit axit, oxit lưỡng tính và oxit bazo. Tập hợp các oxit này được viết theo trật tự sau và được gọi là công thức men: 1,0 R2On x Al2O3 y SiO2 z B2O3 Trong đó: • R2On là các oxit bazo, thong thường R là các kim loại: Pb, Na, Ca, Mg, Ba, Li, Zn. Đối với men màu R có thể là: Cu, Co, Ni, Mn, Fe. Tổng phần mol của các oxit này luôn luôn bằng 1. • Oxit lưỡng tính nẳm giữa oxit axit và oxit bazo, nhóm này chủ yếu là Al2O3. • Oxit axit chủ là SiO2 ngoài ra còn có thể là B2O3. Tổng các phần mol của oxit lưỡng tính và oxit axit được tính quy đổi theo tổng oxit bazo làm chuẩn. Trong một số bài men đơn giản, công thức men chỉ gồm RO.SiO2, thường thì RO là PbO. Nhiệt độ nóng chảy của men phụ thuộc vào hàm lượng của PbO và SiO2. Bằng thực nghiệm người ta thấy rằng: cứ tăng thêm 0,1 mol SiO2 trong công thức men thì nhiệt độ nóng chảy của men sẽ tăng thêm 200 C. Chẳng hạn, bài men có công thức PbO.2,5SiO2 có nhiệt độ nóng chảy khoảng 12000 C. Khi công thức men
  • 16. thay đổi trong phạm vi PbO.SiO2 ÷ PbO.1,5SiO2 người ta thu được men trong suốt. Khi SiO2 trên 1,6 thì có hiện tượng kết tinh SiO2 trong giai đoạn làm nguội. Các tinh thể tách ra thường là cristobalit, càng kéo dài thời gian nung ở nhiệt độ cao thì sự kết tinh càng mạnh. Để chống lại sự tách các tinh thể, người ta thêm Al2O3 vào men, làm cho men trở nên bóng láng và trong suốt. Al2O3 có thể đưa vào dưới dạng felspat hoặc kaolin. Tùy theo nguyên liệu đưa vào mà nhiệt độ nung có thể tăng từ 40 ÷ 600 C ứng với mỗi lượng 0,1 mol Al2O3. Đối với men sành và sứ có nhiệt độ nung từ 1200 ÷ 13000 C, có thể chọn các công thức seger sau để làm bài men gốc: Bảng 1.1. Các công thức seger SK 7 (12300 C) 0,3 K2O 0,3 Al2O3 3,0SiO2 0,7 CaO SK 8 (12500 C) 0,3 K2O 0,33 Al2O3 3,5SiO2 0,7 CaO SK 9 (12800 C) 0,3 K2O 0,4 Al2O3 4,0SiO2 0,7 CaO Sk 10 (13000 C) 0,3 K2O 0,5 Al2O3 5,0SiO2 0,7 CaO 2.1.4. Một số tính chất của men: Về bản chất, men có cấu trúc thủy tinh, vì vậy các tính chất của mencungx tương tự nhu các tính chất của thủy tinh. Tuy nhiên, do nhiệt độ nung chảy thấp, men chỉ phủ một lớp mỏng trên bề mặt xương gốm nên sự thể hiện các tính chất của trạng thái thủy tinh có những đặc trưng riêng.  Nhiệt độ chảy của men
  • 17. Do có cấu trúc thủy tinh nên nhiệt độ chảy của men không cố định. Nhiệt độ chảy là điểm nhiệt độ men chảy đáp ứng được nhu cầu sử dụng (đủ độ láng, bám dính, đủ độ sần, mát, độ rạn, đục,…) Với nhiều sản phẩm tráng men, nhiệt độ nung được lựa chọn theo nhiệt độ chảy của men. Có nhiều cách xác định nhiệt độ chảy của men: quan sát trực tiếp quá trình chảy từ kính hiển vi nhiệt, xác định Tf trên đường phân tích hệ số giãn nở theo nhiệt độ. Nhưng các phương pháp đều cho kết quả ước lượng. Nhiệt độ chảy của men còn phụ thuộc vào sản phẩm được tráng men, kỹ thuật tạo huyền phù men, lò nung,… Với men nguyên liệu có thể chia thành hai nhóm nguyên liệu khó chảy (K) và dễ chảy (D) rồi ước lượng độ chảy của men theo thành phần nguyên liệu trong bảng Bảng 1.2. Hệ số chảy ước lượng nhiệt dộ chảy của men Nguyên liệu dễ chảy (D) Nguyên liệu khó chảy (K) Tỷ lệ K/D và nhiệt độ chảy Công thức Hệ số chảy Công thức Hệ số chảy K/D Nhiệt độ chảy (ᵒC) KNO3 CaCO3 Na2CO3 K2CO3 H3BO3 Na2B4O7.10H2O BaCO3 Pb3O4 CaF Na2B4O7 0,47 0,56 0,59 0,68 0,70 0,75 0,87 0,98 1,00 1,44 MgCO3 K2O.Al2O3.6SiO2 Al2O3.2SiO2 Ca3(PO4)2 Co2O3 SiO2 MgO 0,47 0,67 0,70 0,70 0,80 1,00 1,00 2,0 1,5 1,0 0,8 0,5 0,3 0,2 0,1 750 – 755 760 – 765 780 – 785 830 – 850 1025 – 1050 1200 – 1220 1300 – 1320 1400 – 1450 Với thiết bị thử nhiệt độ chảy của men hiện đại như kính hiển vi nhiệt, có thể trực tiếp theo dõi nhiệt độ chảy của men. Những tính toán và thiết bị đo chỉ là ước lượng, nhiệt độ chảy của men phải căn cứ trên mãu thử trong điều kiện thực tế.  Độ nhớt Men không có nhiệt độ nóng chảy cố định mà chuyển dần từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng trong miền nhiệt độ khá rộng, gọi là khoảng biến mềm. Về thực chất, sự biến đổi là quá trình biến đổi độ nhớt của men.
  • 18. Độ nhớt phụ thuộc vào thành phần hóa của men. Các oxit làm tăng độ nhớt của men trong thực tế là: SiO2, Al2O3, ZrO2. Các oxit kiềm thổ như CaO, MgO tùy thành phần mà có thể làm tăng hoặc giảm độ nhớt của men. B2O3 là thành phần cũng làm độ nhớt của men biến đổi không đơn điệu, dưới 12% làm tăng, trên 12% làm giảm độ nhớt. Bên cạnh đó, chúng còn phụ thuộc vào thành phần men thủy tinh cơ sở có thể phụ thuộc vào khả năng tạo thủy tinh của các oxit kể trên.  Độ cứng của men Độ cứng là khả năng chịu tác dụng lực cơ hocjmaif xiết hoặc ấn lún lên bề mặt của men. Với những đặc tính tác dụng của lực cơ học lên những vật liệu khác nhau, vật liệu sẽ thể hiện khả năng chống tác động lại khác nhau., nên không có phương pháp chung để đánh giá độ cứng. Có thể xác định độ cứng bằng những phương pháp sau: • Khả năng chống tác dụng vạch xước • Khả năng chống ấn lún (độ cứng tế vi) • Khả năng chống bào mòn Do lớp phủ men không đồng nhất và mục đích sử dụng khác nhau, nên không thể dùng một phương pháp thử duy nhất đánh giá độ cứng của men.  Sức căng bề mặt Sức căng bề mặt được định nghĩa là năng lượng cần thiết để tạo nên một đơn vị diện tích bề mặt. Sức căng bề mặt quá nhorkhoong đủ tạo bề mặt bóng láng cần thiết, dễ làm men bị hút vào trong xương mộc, làm men bị sần, không bóng. Sức căng bề mặt của men chủ yếu phụ thuộc vào thành phần và nhiệt độ. Trong thực tế, khi dùng các chất tạo màu lẫn với men. Các chất tạo màu có thể tan lẫn hoặc không tan lẫn có ảnh hướng tới sức căng bề mặt cơ sở.  Độ bền hóa của men và vấn đề an toàn thực phẩm khi dùng sản phẩm tráng men Khả năng chống tác nhân ăn mòn của men, trước hết để đảm bảo độ bóng, giữ nguyên giá trị thẩm mỹ trong toàn bộ quá trình sử dụng và bảo quản. Hiện nay, bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng mà các ngành sản xuất phải quan tâm. Trong men sử dụng một số độc tố ảnh hướng đến sức khỏe con người như chì (Pb), Cadmi (Cd), Antimoan (Sb), Bismut (Bi), Bari (Ba), Arsenic (As),… Cần chú ý vẫn đề môi trường an toàn ngay từ quá trình chuẩn bị phối liệu, nấy frit,… nơi các chất độc có thể bay hơi hoặc tiếp xúc với da của người lao động. Trong sản xuất cần sử dụng những chất trên. Kỹ thuật frit hóa men thường dùng để chuyển các độc tố thành dạng hợp chất khó tan hoặc phân hủy trong vật liệu gốm . Hơn nữa, khi đi vào cơ thể qua thực phẩm hoặc nước uống một phần
  • 19. các chất độc sẽ bị cơ quan bài tiết đào thải ra ngoài, chỉ có những chất có khả năng tích tụ trong cơ thể vượt quá giới hạn cho phép mới gây hại cho sức khỏe. Người ta không trang trí men trên bề mặt, nơi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, thức uống, nhất là các men, màu chưa Pb, Cd. Giới hạn tối đa độc tố đi vào cơ thể người trong một ngày như sau: Bảng 1.3. Hàm lượng maximum độc tố cho phép hàng ngày (mg/ngày) Tên nguyên tố Maximum (mg/ ngày) Tên nguyên tố Maximum (mg/ ngày) Chì Pb 0,01 Arsenic As 0,01 Cadmi Cd 0,002 Thiếc Sn 0,10 Kẽm Zn 0,05 Bari Ba 0,05 Antimoan Sb 0,20 Crom Cr 0,05 Bismut Bi 0,05 Coban Co 0,05  Phương pháp thử nhanh: Mẫu thử được rửa sạch bằng nước cất, sấy khô Đổ dung dịch axit acetic 4% và lưu ở 20-25ᵒC trong 24h Dung dịch thử đưa vào bình định mức 250/ 1000ml đem chuẩn độ theo các phương pháp phân tích thông thường (Ví dụ lượng chì phải bé hơn 6mg/l, cadmi không qua 0,5mg/l) 2.1.5. Phương pháp sản xuất men: Phối liệu men được nghiền ướt bằng máy nghiền bi, qua sang 10.000 lổ/cm2 . Cấp hạt của men đóng vai trò quan trọng đến chất lượng của men. Nếu men nghiền quá mịn có thể gây nên hiện tượng cuốn men hoặc bong men khi nung. Ngược lại nếu men nghiền quá thô, đăc biệt đối với men đục sẽ làm bề mặt men bị nhám, khó chảy khi nung. Sau khi nghiền bi ướt, men được chảy cho qua hệ thống từ trường mạnh để khử sắt, công đoạn này đặc biệt quan trọng đối với men trắng và men trong. Thông thường, men rất dễ bị sa lắng (đặc biệt đối với men frit) làm cho sự phân bố các cấu tử trong men không đồng dều, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Sau đây là một số biện pháp để tránh lắng cho men:
  • 20. • Giảm bớt độ ẩm của men, làm cho men đặc hơn. Tuy nhiên, nếu độ ẩm quá bé thì độ nhớt của men sẽ tăng, gây khó khăn cho việc kéo, tráng, phun men. Nên việc điều chỉnh độ ẩm thích hợp đóng vai trò quan trọng trong sản xuất men. • Bổ sung thêm nguyên liệu dẻo (đất sét hoạc cao lanh chưa nung) vào men. Việc điều chỉnh hàm lượng nguyên liệu dẻo trong men phải dựa vào công thức Seger của bài men. Thông thường, hàm lượng cao lanh hoặc đất sét trong men không quá 20%. • Thêm vào men một ít tinh bột, dextrin (C5H10O5)n, keo xenlulozo, keo glutin với hàm lượng tối đa là 2 ÷ 3%. • Thêm vào men một ít axit yếu, bazo yếu (NH3) hoặc muối amino oxaliat (NH4)2C2O4. Những chất này làm cho men dễ chảy hơn, đồng thời có tác dụng chống lắng rất tốt. • Thêm vào men một ít khoáng bentonit. Đây là loại khoáng có độ dẻo rất cao, dễ thấm ướt, có tác dụng làm cho men sánh hơn, chống lắng rất tốt. Để cho men dễ chảy, lớp men đồng đều, bóng láng, đảm bảo chất lượng lớp men ổn định, không gây độc hại cho người sản xuất (được đặc biệt với men chì)…, trong thực tế sản xuất người ta sử dụng men đã frit. Khi frit hóa, cần lưu ý một số vấn đề sau: • Khi tính toán phối liệu men để frit, cần phải tính toán cả lượng nước kết tinh trong nguyên liệu. Chẳng hạn, kaolinit (Al2O3.SiO2.2H2O), soda (Na2CO3.10H2O), borat (B2O3.3H2O)… Lượng nước này sẽ mất khi frit hóa nên thành phần sẽ bị thay đổi. • Trong tất cả các loại men frit luôn luôn có mặt của SiO2, tỷ lệ mol giữa oxit bazo và SiO2 dao động trong khoảng tử 1:1 đến 1:3. • Đối với men frit kiềm, tỷ lệ mol giữa oxit kiềm (K2O, Na2O…) và SiO2 ít nhất phải bằng 1:2,5. Nếu nhỏ hơn, lượng kiềm sẽ dư sẽ tan rất mạnh vào nước. Trong thực tế, để sản xuất men frit, lượng oxit kiềm đưa vào không vượt quá ½ lượng oxit bazo. Chẳng hạn công thức seger của một loại men frit kiềm như sau: 0,5PbO 1,5SiO2 0,5Na2O Thông thường, trong men frit kiềm, ngoài oxit kiềm (K2O, Na2O…) người ta thường đưa thêm CaO, PbO… nhằm mục đích sau khi frit hóa sẽ tạo thành các họp chất không tan trong nước. • Trong phối liệu men frit, cần đưa thêm lượng B2O3. Tỷ lệ SiO2:B2O3 trong phối liệu khoảng 2:1. Cần lưu ý khi frit, B2O3 dễ bay hơi theo nước.
  • 21. • Trong một số trường hợp, khi tạo men frit kiềm, để cho quá trình frit hóa xảy ra thuận lợi người ta thường thêm vào phối liệu một lượng rất nhỏ Al2O3 sao cho nó không ảnh hưởng đến màu sắc của men. 2.1.6. Tráng men: Để tráng men lên sản phẩm, người ta thường sử dụng những phương pháp sau: • Dội men phía trong và phía ngoài sản phẩm. • Nhúng men. • Phun men. • Đối với sản phẩm nung sơ bộ xương trước, người ta cho sản phẩm đi qua lớp màng men mỏng theo nguyên tắc chảy tràn. Ngoài ra, tùy theo trường hợp mà người ta có thể kết hợp các phương pháp trên với nhau. Thông thường men dùng để dội có nồng độ khoảng 30 – 50 độ Baume, hoặc dùng tỷ trọng kế để xác định thì tỷ trọng khoảng 1,30 – 1,55 g/ml. Đối với phương pháp phun men thì yêu cầu sản phẩm phải phẳng, men phải được nghiền đến độ mịn thích hợp, đặc biệt men phải được chống lắng tốt. Với loại sản phẩm đã nung sơ bộ xương thì xương phải có độ xốp nhất định ( đối với đồ gốm 15%). Nếu xương có độ xốp thấp cần phải thêm một ít keo dính. Khi tráng men cần chừa những chổ trống, người ta thường phủ trước một lớp parafin. Sau khi tráng men xong người ta dùng vật liệu mềm để lau sạch lớp men. 2.1.7. Trang trí men bằng màu:  Phân loại có nhiều phương pháp trang trí bề mặt sản phẩm gốm như tạo men thủy tinh màu, dùng chất màu, tạo hình nổi trên bề mặt men. Trong phần này, chúng ta chỉ quan tâm tới tang trí men bằng màu (hay màu cho men gốm sứ). Để trang trí màu cho men, trước hết cần chế tạo các chất màu và sau đó là kỹ thuật đưa màu lên men. Màu sắc có được phụ thuộc vào thành phần và cấu trúc chất tạo màu và chất chảy, thành phần pha thủy tinh men nền và cách thức trang trí. Tùy theo vị trí lớp màu trang trí so với lớp men nền, có thể phân thành: • Màu trên men • Màu dưới men • Khả năng tạo men thủy tinh màu Ta biết, men thường có cấu trúc thủy tinh. Cấu trúc của men nền ảnh hưởng quyết định tới các dạng màu dùng để trang trí men. Vì vậy nên xem xét trên cơ sở quá trình tạo màu thủy tinh.
  • 22. Trong o mạng thủy tinh silicat, cấu tử tạo màu có thể là: • Các ion tạo mạng lưới thủy tinh: B3+ , Si4+ , Ge4+ , As3+ , P5+ • Các ion biến tính: Na+ ,K+ , Li+ , Rb+ , Cs+ , Mg2+ , Ca2+ , Ba2+ • Các ion trung gian có thể tạo thủy tinh hay không tùy thuộc vào thành phần thủy tinh cơ sở: Ti4+ , Zn2+ , Pb2+ , Al3+ , Be2+ , Zr4+ Thủy tinh có màu khi trong thành phần có các cấu tử gây màu. Tùy bản chất hóa học trong thủy tinh, các cấu tử gây màu được phân ra thành những nhóm: • Nhóm tạo màu ion: Fe2+ , Fe3+ , Co2+ , Ni2+ , Mn2+ , Cu2+ , Cr3+ • Nhóm tạo màu keo, phân tử: Ag, Au, Cu, Se; Se-CdS, Ti-ce 2.1.7.1. Nhóm tạo màu ion: Đây là nhóm màu phổ biến nhất. Các chất tạo màu loại này có màu sắc phụ thuộc hóa trị của ion, vì vậy, môi trường nung có ảnh hưởng lớn tới màu sắc nhóm màu này do phản ứng oxi hóa - khử làm biến đổi hóa trị của các ion Trong một số cách phân loại khác, nhóm màu này có thể thuộc về nhóm màu đơn oxit. khi dùng với mục đích trang trí cho men, các đơn oxit dễ dàng hòa tan trong men ở dạng ion tạo nên màu trong thủy tinh làm màu trang trí không rõ nét. Hơn nữa, những màu loại này cũng có thể bị biến đổi số oxi hóa do môi trường hoặc dễ phản ứng với những oxit màu khác, làm màu định trang trí bị biến đổi. Trong thực tế, do điều kiện công nghệ, người ta trộn các oxit thuộc nhóm tạo màu ion vào men nguyên liệu hoặc frít, tráng men rồi nung men chảy. Các oxit màu không đủ điều kiện hòa tan, không bao giờ tan hoàn toàn. Ví dụ: trộn CuO vào men nguyên liệu, sau khi nung ta có men xanh đồng. Trên ảnh kính hiển vi quang học, ta vẫn thấy đồng chưa tan hết vào men. Men là hệ không đồng nhất, nhưng khi phân tích X-ray có thể không phát hiện pha tinh thể.
  • 23. Bảng 1.4. Màu của các chất màu ion Ion gây màu Màu Ghi chú Co2+ Tím xanh Màu đặc trưng của cobal Ni2+ Tím Trong thủy tinh canxi Xanh nâu Trong thủy tinh kiềm Nd3+ Tím Ce4+ Vàng Ce3+ không tạo màu (CrO4)2- Vàng Mn3+ Tím Mn2+ có màu vàng nhạt Cu2+ Xanh đồng Cu+ không tạo màu Fe3+ Nâu vàng Màu rất sậm khi có TiO2 Fe2+ +Fe3+ Xanh ve chai Không khử hoàn toàn thành Fe2+ (UO4)2- Vàng xanh Cr3+ Xanh lá cây Luôn cùng tồn tại 2.1.7.2. Chất tạo màu dạng keo: Trong trường hợp này, men được nhuộm màu nhờ các tinh thể kim loại có kích thước hạt keo ( đường kính hạt có kích thước xấp xỉ kích thước của bước sóng ánh sáng tới). Chất tạo màu chính là Au, Ag, Cu. Ngoài ra, các phân tử Se-CdS hoặc Se (trong môi trường khử, không có S) ở kích thước hạt keo. Màu sắc của chất tạo màu dạng này phụ thuộc kích thước hạt keo. Thường phải có chế độ nhiệt rất nghiêm ngặt để đảm bảo kích thước hạt theo đúng yêu cầu. Khi đường kính hạt bé hơn 5nm, thủy tinh chưa có màu. Phải nâng nhiệt độ tới xấp xỉ Tg lueu một thời gian thích hợp, hạt từ 10nm trở lên, thủy tinh bắt đầu có màu. Kích thước hạt lớn quá 100nm, tác dụng màu chuyển sang cơ chế tán xạ. Ví dụ: với hàm lượng 0,2% Au (đưa vào phối liệu ở dạng AuCl3), các hạt vàng có kích thước 5÷60nm cho màu đỏ ngọc vàng. Thủy tinh cơ cở thường phải chứa 1% SnO đóng vai trò chất ổn định màu. Với các chất gây màu dạng keo, màu sắc sẽ biết đổi theo chế độ nhiệt do biến đổi số lượng và kích thước hạt (các chất màu ion không có hiện tượng này). Men đục: khi hạt có kích thước khoảng 200nm, men (hoặc hệ thủy tinh) có hiện tượng đục do tán xạ ánh sáng. Để tạo mn đục, pha phân tán có thể là pha tinh thể hoặc pha thủy tinh.
  • 24. Men có màu đục trắng sữa, hơi trong khi các hạt có kích thước 1÷3µm và tỷ lệ ~103 hạt/mm3 . Chất tạo đục có thể là những florit NaAlF3, CaF2, Na2SiF6. Sau khi các muối này hòa tan, bay hơi trong thủy tinh, pha tinh thể còn lại là NaF và CaF2. Các chất tạo đục loại này có tác dụng chủ yếu với men cơ sở là men trong. Các hơp chất chứa phốt-pho có tác dụng làm đục yếu hơn (P2O5 3 ÷5%), khi kết hợp với các florit, hiệu quả đục sẽ tăng mạnh. Chất tạo đục có thể là những tinh thể được nghiền mịn trộn lẫn vào men frít, khi hấp lại có khả năng tạo đục như TiO2, ZnO, ZrO2, ZrO2.SiO2... Khi kích thuwocs hạt tới ~10µm, ánh sáng không thấu qua được nữa, hoàn toàn đục. Kích thước hạt lớn hơn, độ bền cơ giảm mạnh. Các loại men dùng cho gạch ốp lát còn dùng ZrO2.SiO2 nấu lẫn tan với frít. Sau đó, với chế độ nhiệt độ tinh thể nhỏ có tác dụng gây đục. 2.1.8. Phân loại theo vị trí trang trí giữa men và màu: Xét theo vị trí tương đối giữa men và lớp màu trang trí, có thể phân thành: • Màu trên men ( lớp trang trí trên bề mặt men, trong nhiều trường hợp àu hơi chìm vào trong men). • Màu dưới men ( lớp trang trí nằm giữa xương và men). • Men thủy tinh màu ( men có bản chất là thủy tinh màu).  Chế tạo màu dưới men: Bột màu dưới men gồm 3 phần: Chất chảy + Chất màu cơ bản + Phụ gia ( hoặc chất độn) Chất lượng của bột màu phụ thuộc trước hết vào chất màu cơ bản:  Chất màu cơ bản ( màu gốc) Chất màu ( pigment) được chế tạo bằng cách trộn các phối liệu theo tỉ lệ thích hợp, nghiền trộn cho đủ độ mịn và đổng nhất. Để tăng độ đồng nhất, cố gắng dùng các nguyên liệu có độ phân tán cao, hoặc dung dịch muối của các kim loại gây màu trộn với những chất tạo khoáng được nghiền mịn. Trong quá trình nung, các muối này sẽ phân hủy thành oxit. Phối liệu được nung ở nhiệt độ thích hợp để tạo khoáng có mang màu cần thiết, nhờ đó chất màu bền. Sau khi nung, do có sự kết khối, kích thước hạt chất màu khá lớn, phải nghiền lại thật mịn, lúc này màu nghiền càng mịn càng tốt.  Chất chảy và phụ gia ( chất độn) Nhằm tiết kiệm và tăng hiệu quả màu, tăng độ bền liên kết giữa bột màu và xương mộc cũng như với men cơ sở, phải dùng chất chảy và chất độn nghiền chung với chất màu. Chất chảy là chất tạo liên kết bền giữa chất màu và men nền. Có thể dùng luôn men cơ sở, tức là men của sản phẩm gốm hoặc sứ mà ta định trang trí, làm chất chảy, cũng có thể dùng chất chảy là các loại frit. Trong kỹ thuật chế tạo màu rất hay dùng các chất độn, bản thân chúng không có tác dụng gây màu, nhưng chúng có khả năng tôn màu sắc đẹp lên, hoặc tạo nên màu cùng tông với màu cơ bản nhưng cường độ màu khác.
  • 25.  Men nền cơ sở: Yêu cầu quan trọng nhất với men cơ sở là không hòa tan bột màu và phù hợp với màu trang trí. Trong nhiều trường hợp, men nền cơ sở được dùng làm chất chảy.  Nhiệt độ và môi trường nung: Nhiệt độ và môi trường nung ở đây là chỉ nhiệt độ và môi trường nung sản phẩm gốm sứ, không phải nhiệt độ nung chất màu. Phải giữ sao cho chất màu không bị phản ứng tạo màu phụ không mong muốn. Môi trường nung là kỹ thuật quan trọng nhất khống chế màu sắc mong muốn.  Màu trên men Màu trên men, về cơ bản cũng giống như màu dưới men, nghĩa là cũng gồm ba phần chính là: Chất màu + Chất chảy + Phụ gia ( chất độn) Khác biệt hính giữa hai loại này là chất chảy. Trong trường hợp này, chất chảy sẽ là thủy tình hoặc frit chảy ở nhiệt độ thấp. Do yêu cầu kĩ thuật khác đi ( tráng trên bề mặt men nền), nhiệt độ hấp men thấp hơn so với nhiệt độ màu dưới men nên màu trên men phong phú hơn rất nhiều. Trong kỹ thuật thường có 2 loại màu trên men: • Màu nung ở 600 ÷ 850°C • Màu nung ở nhiệt độ trên 850°C Màu hấp ở nhiệt độ thấp, khoảng 600 ÷ 850°C được dùng nhiều hơn. Màu ở vùng nhiệt độ thấp phong phú, đẹp hơn nhưng độ bền hóa, bền cơ kém hơn. Chất chảy phải đảm bảo láng chảy đều, đẹp và có khả năng bám dính tốt với men nền ở nhiệt độ biến mềm của men nền hấp ở nhiệt độ cao trên 850°C Màu trên men có thể chuẩn bị bằng nhiều phương pháp khác nhau: • Nghiền chất màu lẫn với chất chảy • Frit hóa chất màu cùng với chất chảy • Nấu lẫn chất màu cùng với chất chảy. 2.1.9. Một số màu dùng phổ biến:  Đỏ sắt: là màu dùng phổ biến nhất, do tương đối đơn giản về mặt công nghệ. Các tông màu khác nhau được thể hiện nhờ các chất độn khác nhau. Fe2O3 17 ÷ 20% Chất chảy số 1 83 ÷ 80% Phụ gia độn: MgO, CaO, ZnO…  Đỏ crôm: PbCrO4.PbO 22% Chất chảy số 2 78%  Đỏ selen: Chất màu: nung CdO với Se, hoặc CdCO3 và Se ở nhiệt độ 450 ÷ 650°C trong môi trường oxi hóa. Trong đó hàm lượng Se ảnh hưởng tới các màu sắc như sau: 12 ÷ 15% Se da cam tươi
  • 26. 16 ÷18% Se đỏ lửa 18 ÷ 20% Se đỏ đậm  Xanh cobal: Chất màu cơ bản dùng CoO, ngoài ra là các oxit như CaO, BaO, MgO, ZnO. Màu trên men dùng cobal không nên cho Al2O3 trong thành phần. Màu cobal nói chung rất bền nhiệt và bền hóa. Xanh cơ bản: CoO.SiO2 20% Chất chảy số 3 80% Xanh đậm: CoO.Al2O3 5 ÷ 30% Chất chảy số 3 85 ÷ 70% Xanh 0,5CoO.0,5CuO.Al2O3 15 ÷ 30% Thổ Nhĩ Kì: chất chảy số 12 85 ÷ 70% Xanh: 0,5CoO. 0,5ZnO. Cr2O3 20% Chất chảy số 12 80%  Màu đen: thường có trong thành phần tổ hợp những oxit Fe, Co, Mn và Cr với nhiệt độ 1200 ÷ 1300°C CoO. Mn2O3. Cr2O3 22% Chất chảy số 1 78%  Màu nâu: phổ biến là chất màu của oxit sắt với oxit kẽm. Oxit kẽm càng nhiều, màu càng chuyển sang tông sáng. Tông màu nâu tối khi có thêm các oxit Fe2O3 và Cr2O3. Các màu nâu khác cũng có thể tạo được với các oxit Mn, Ni, Co và các chất độn như Al2O3, BaO, CaO. Nhiệt độ nung hỗn hợp là 900°C Nâu nhạt: 0,25Fe2O3.ZnO 15 ÷ 20% Chất chảy số 13 85 ÷ 80% Nâu: Fe2O3. Cr2O3 20% Chất chảy số 13 80%  Xanh crôm: trước kia thương dùng màu xanh đồng, màu crôm bền cơ, bền hóa hơn rất nhiều. Thường dùng chất động như CoO, Al2O3, ZnO, Fe2O3, NiO, CaO và mảnh sứ nghiền mịn. Chất chảy giàu PbO, nhưng các oxit kiềm có thể làm biến màu sang phía tông màu vàng. Nhiệt độ nung mày thường trong khoảng 1220 - 1300°C. Xanh cơ bản: Cr2O3 20% Chất chảy số 10 80% Các thành phần khác có thể như sau:  Màu vàng: phần lớn các màu vàng chứa oxit antimoan và chì. Màu thường không bền, dễ hỏng trong môi trường khử. Do oxit chì đóng luôn vai trò chất chảy, chất màu được nấu chung với chất chảy, nghiền mịn và dùng làm bột
  • 27. màu. Chất độn thường dùng là ZnO, Fe2O3, Al2O3, SiO2, ngoài ra có thể có các oxit vanađi, uran, titan và sắt. Vàng napples: 0,65 PbO 0,15 Al2O3 0,35 CaO 0,3Sb2O3 0,35SnO2 Vàng nâu: Fe2O3. Al2O3 18% Chất chảy số 7 82%  Màu trắng: màu thường dùng hỗn hợp oxit SnO2 và ZrO2. Sau khi nung, tạo liên kết tốt với mảnh, tuy nhiên bề mặt sần, không bóng (mat). Màu mat còn được chế bằng cách trộn chất chảy với ZnO. Có nhiều cách trang trí màu. Có thể vẽ, in, phun, dán từ bằng những hình ảnh có sẵn (decan), chụp ảnh trên bề mặt nhờ những lớp cảm quang… tạo hình dáng trang trí rất phong phú. 2.1.10. Hòa màu: Cũng như những nguyên lý trong hội họa , để tạo nên những màu sắc phong phú khác, ta trộn những màu cơ bản với những tỷ lệ thích hợp rồi nung cùng với nhau. Sự hòa trộn tạo màu kiểu này không đơn giản chỉ là tác dụng lý học mà còn phải quan tâm tới những tác dụng hóa học, vì khi nung các chất màu có thể tương tác với nhau tạo hợp chất mới làm sai lệch màu mà ta mong muốn. Trong những trường hợp màu trang trí ở nhiệt độ thường khác hẳn màu sau khi nung vì vậy khoa học thực nghiệm và kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng. Người ta thử nghiệm và lập sẳn những bảng pha màu chuẩn cho những hỗn hợp màu, chất chảy, chất độn để nhanh chóng có thể ứng dụng khi ó yêu cầu thực tế. 2.1.11. Thử độ bền màu: Trong quá trình sử dụng, màu bị tác dụng của môi trường, dễ bị phai, không giữ được màu sắc ban đầu.  Để xác định độ bền của màu khi sử dụng, ta có thể tiền hành phép thử: Ngâm mẫu trong dung dịch axit acetic 5% ở 20ᵒC trong 16h, màu phải không đổi. Hoặc thay bằng dung dịch nước xà phòng 0,5% trong 32h ở 60ᵒC. Nếu men chứa chì, thử độ bền bằng dung dịch axit acetic 4% trong 24 ở 20ᵒC, lượng chì thoát ra phải nhỏ hơn 3mg Pb/cm2 . 2.1.12. Trang trí men bằng lớp kim loại mỏng: Men cũng có thể được trang trí bằng một lớp rất mỏng kim loại hoặc oxit kim loại. Hiệu ứng màu dựa vào độ phản quang của lớp kim loại này, có sự óng ánh như xà cừ (men ngũ sắc) khi nhìn dưới những góc độ khác nhau. Các muối kim loại được hòa tan, trộn với chất keo hữu cơ tráng đều lên bề mặt kim loại; khi hấp lại (580 ÷ 600°C), các chất hữu cơ cáy và bay hơi, để lại trên lớp bề mặt men một lớp rất mỏng kim loại hoặc oxit kim loại phản xạ ánh sáng cho màu óng ánh xà cừ. Hiệu ứng màu còn có thể do hiệu ứng màu keo, nghĩa là màu phụ thuộc kích thước hạt kim loại khuếch tán vào trong lớp thủy tinh của men nền.
  • 28. Liên kết giữa man nền và lớp trang trí trong trường hợp này là do sự khuếch tán các ion kim loại vào trong mạng lưới lớp thủy tinh nền (men), hoặc tạo lớp màng kim loại hoặc oxit kim loại rất mỏng trên bề mặt men, khi men ở trạng thái biến mềm. Lớp trang trí kim loại quý: Từ rất lâu, người ta đã biết trang trí vàng, bạc và sau này là platin lên bề mặt men... ngày nay, do người dân có mức sống cao, nhu cầu thẩm mỹ ngày càng tăng, trên bề mặt men gốm sứ việc trang trí các kim loại quý rất phổ biến. Để đưa lên bề mặt sản phẩm gốm, các kim loại quý được hòa tan ở dạng muối. Ví dụ: vàng được chế ở dạng muối AuCl3 hòa tan trong dầu etyl và terpentyn, nitrobenzen và clorofort. hàm lượng kim loại 10 ÷ 12%, khi tạo lớp "mat" (mặt sần) 25 ÷ 40%. Người ta cũng trang trí bột vàng (Au) hoặc platin (Pt) gồm kim loại nguyên chất nghiền mịn. Bạc ít được dùng, do dễ bị sạm đen bởi lớp Ag2S trên bề mặt. Thành phần dung dịch trang trí còn có thể có những kim loại hiếm khác như Th, U, khi đó màu có thể là vàng chanh, vàng cam và vàng xanh. 2.2. Quy trình sản xuất và cơ sở kỹ thuật gốm sứ:
  • 29. SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TƯỢNG SỨ CÔNG TY GỐM SỨ KIM TRÚC KIỂM HÀNG NUNG CHÍN PHỦ MEN KIỂM PHÔI NUNG SƠ BỘ TẠO HÌNH PHỐI LIỆU ĐẤT SÉT, CAO LANH, TRÀNG THẠCH, CÁT ĐỊNH LƯỢNG NGHIỀN ƯỚT KHUÔN THẠCH CAO BÁN THÀNH PHẨM CHẾ PHẨM NGUYÊN LIỆU MEN PHỐI LIỆU MEN SỬA, ĐẠT KHÔNG ĐẠT ĐÓNG GÓI - XUẤT HÀNG THÀNH PHẨM KHÔNG ĐẠT ĐẠT ĐỊNH LƯỢNG NGHIỀN ƯỚT ĐIỀU CHỈNH TỶ TRỌNG NGHIỀN MÀU VẼ MEN, MÀU GỐC TRANG TRÍ
  • 30. 2.2.1. Nguyên liệu: 2.2.1.1. Phân loại nguyên liệu theo đặc tính tạo hình: Trong công nghệ gốm sứ, ngoài các tính chất phụ thuộc vào bản chât hóa học và cấu trúc, các nguyên liệu còn được phân loại theo vai trò của chúng trong quá trình tạo thành. Theo đặc trưng quá trình tạo hình, ta phân các nguyên liệu trong công nghệ gốm sứ thành 3 nhóm chính như sau: • Nhóm nguyên liệu dẻo (hoặc chất liên kết) với nguyên liệu điển hình là nhóm đất sét, mà tính dẻo có được nhờ những khoáng có khả năng tạo dẻo (chủ yếu là montmorilonhit, halloisit). Với các vật liệu mà thành phần không chứa AL2O3 hoặc SiO2, không thể dùng đất sét làm chất tạo dẻo, người ta dùng các hợp chất hữu cơ (hồ tinh bột, parafin, CMC, PVA, arcrylic,.. ) làm chất tạo dẻo hoặc dùng các phương pháp tạo hình khác. • Nhóm nguyên liệu không dẻo (hoặc gầy): nhóm nguyên liệu này không có tính dẻo, được đưa vào nhằm tăng độ bền cơ của mộc thô, giảm độ co khi sấy và nung. Nguyên liệu gầy điển hình là các quắc, corund, đất sét nung kết khối, mảnh gốm cùng loại,… • Chất chảy thuộc về nhóm nguyên liệu gầy, tuy nhiên vai trò chính của nhóm vật liệu này là tạo pha lỏng khi nung, giúp tăng nhanh quá trình phản ứng và kết khối. Điển hình cho nhóm này là các loại tràng thạch, sau đó là nhóm nguyên liệu cung cấp oxit PbO, B2O3,… Các oxit kiềm R2O và kiềm thổ Cao, MgO. Nguyên liệu đóng vai trò hàng đầu trong công nghệ gốm sứ. Thành phần khoáng, thành phần hóa, phân bố kích cỡ hạt và trạng thái hoạt hóa bề mặt của nguyên liệu là những yếu tố quan trọng tác động tới quá trình công nghệ và tính chất sản phẩm. Nguyên liệu phải có phân bố hạt, thành phần khoáng, hóa ổn định, phù hợp với quá trình tạo hình, sấy và nung tiếp theo, tạo nên sản phẩm có thành phần pha và chất lượng cần thiết, phù hợp nhu cầu sử dụng. 2.2.2. Quy trình gia công và chuẩn bị phối liệu:  Yêu cầu cơ bản của việc chuẩn bị phối liệu Đạt độ chính xác cao nhất về thành phần hóa học. Tỷ lệ các loại cỡ hạt phải hợp lý. Đạt được độ đồng nhất cao về thành phần hóa học, thành phần hạt, lượng nước tạo hình, chất điện giải và các loại phụ gia,…  Tính thành phần phối liệu Mỗi một loại sản phẩm cụ thể đều có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nó và được tiêu chuẩn hóa. Căn cứ vào các tiêu chuẩn đó kết hợp với các tính chất của
  • 31. các loại nguyên liệu, đồng thời dựa vào cơ sở vật chất để chọn thành phần phối liệu hợp lý.  Quy trình chuẩn bị phối liệu gốm mịn Hàm lượng K2O x 5,9801 = orthoclas (K2O.Al2O3.6SiO2) Hàm lượng K2O x 1.0823 = Al2O3 trong orthoclas Hàm lượng K2O x 3,823 = SiO2 trong orthoclas Hàm lượng Na2O x 8,4573 = albit (Na2O.Al2O3.6SiO2) Hàm lượng Na2O x 5,8128 = SiO2 trong albit Hàm lượng Na2O x 1,644 = Al2O3 trong albit Hàm lượng CaO x 1,784 = CaCO3 Hàm lượng MgO x 1,0915 = MgCO3 Hàm lượng Al2O3* x 2,5318= T(Al2O3.2SiO2.2H2O) Hàm lượng Al2O3* x 1,1783= SiO2 trong T Hàm lượng Al2O3* x 0,353 = H2O trong T Hàm lượng mất khi nung x 7,18 = T dùng để kiểm tra Từ đó, ta tính được lượng thạch anh cần bổ sung: Q = 100- (T + F) Với F = albit + orthoclas Al2O3* = Al2O3 tổng – Al2O3 trong albit và orthoclas Nếu khi kiểm tra T bằng cách lấy lượng mất khi nung x 7,18 mà sai khác nhiều so với khi tính T = Al2O3* x 2,5318 thì trong nguyên liệu có chứa tạp chất hữu cơ. Lưu ý: khi quy về T – Q – F, cần kể đến tổng hàm lượng các oxit tạp chất như Fe2O3, CaO, MgO, TiO2, … Tổng hàm lượng các oxit tạp chất = 100 – ( T + Q + F). Trong khi tính toán phối liệu theo phương pháp này bao giờ cũng mắc sai số. Chẳng hạn K2O và Na2O không chỉ nằm trong trường thạch mà còn có mặt trong khoáng sét… Do đó phương pháp này được dùng để tính toán thành phần phối liệu gốc dựa trên các nguyên liệu cơ bản, dùng để dự đoán tính chất của phối liệu như nhiệt độ nung, hệ số giãn nở nhiệt…  Nghiền phối liệu
  • 32. Sau khi tính toán tỷ lệ phối liệu, các loại nguyên liệu được phối trộn với nhau, người ta bắt đầu gia công phối liệu. Trừ đất sét có độ mịn tự nhiên đảm bảo yêu cầu ( quá trình nghiền có tác dụng trộn, tránh sự kết tụ lại), các nguyên liệu tự nhiên khác, nhất thiết phải nghiền mịn tới cỡ hạt cần thiết. Quá trình nghiền còn tăng mức hoạt hóa bề mặt hạt vật liệu và làm đồng nhất phối liệu do kết hợp trộn nghiền đồng thời trong máy nghiền. Tràng thạch nói chung có thể có cỡ hạt thô hơn cát do vai trò là chất chảy. Phải tiền hành nghiền theo nhiều giai đoạn: nghiền thô, nghiền nhỏ, nghiền mịn. Các máy nghiền mịn trong công nghệ gốm sứ thường có luôn chức năng trộn đều phối liệu. Phổ biến nhất trong công nghệ là nghiền ướt trong máy nghiền bi. Thay ho những máy nghiền bi gián đoạn, người ta đã bắt đầu nghiền trong các máy nghiền bi nhiều ngăn liên tục. Khi nghiền, sức căng bề mặt nuocwssex giúp tăng cường quá trình nghiền. Trong công nghệ hiện tại, tùy trường hợp cụ thể, có thể dùng phụ gia hỗ trợ nghiền. Độ mịn cần thiết cho nguyên liệu sau khi nghiền thường được xác định bằng chỉ số sót sàng (%). Lượng sót sàng 10000 lỗ/cm2 với mộc thường là 3 – 5% với men 0 – 2%. Quan hệ lỗ sàng/cm2 , kích thước một lỗ, số sàng: Bảng 2.1. Quan hệ số lỗ sàng/cm2 , kích thước lỗ, số sàng Số lỗ/ cm2 Kích thước lỗ (cm) Số sàng Số lỗ/ cm2 Kích thước lỗ (cm) Số sàng 1300 0,09 100 5330 0,05 200 2600 0,07 140 6560 0,045 220 4100 0,055 180 10000 0,030 270 Các nguyên liệu có thể nghiền riêng biệt tới cỡ hạt cần thiết rồi mới nghiền trộn với nhau. Nghiền riêng biệt có thể tiết kiệm thời gian nghiền đất sét, cao lanh. Độ mịn của nguyên liệu hỉ tăng trong thời gian nghiền tới hạn nào đó, sau đó độ mịn sẽ không tăng nữa, dù thời gian nghiền tăng. Thời gian nghiền luôn được xác định bằng thực nghiệm. Thời gian nghiền thường từ 5 – 20h, lâu có thể tới 100 – 150h (lâu nhất là nghiền ZrSiO4 tới cỡ hạt 0,5 – 1 μm làm chất tạo đục cho men). Nếu cần độ mịn cao hơn nữa thì ta phải dùng phương pháp nghiền khác. Trong quá trình nghiền vật liệu làm bi và vật liệu lót trong máy nghiền bi sẽ bị mài mòn, lẫn vào phối liệu, có thể gây tác dụng phụ, ảnh hướng xấu đến chất lượng sản phẩm. Với một số quá trình đặc biệt, người ta có thể làm máy nghiền và bi bằng chính vật liệu cần nghiền, hoặc dùng cao su lót trong máy. Máy nghiền bi trong công nghệ thường dùng bi bằng sứ, bằng đá cuội. Tỷ lệ nguyên liệu nghiền : bi : nước = 1:2:1 hoặc 1:1:0,5 QUY TRÌNH GIA CÔNG PHỐI LIỆU ĐIỀU CHỈNHPHỐI LIỆU TẠO HÌNHKIỂM TRAỦKHỬ TỪSÀN RUNG CHẤT ĐIỆN GIẢINƯỚC NGHIỀN BI ƯỚTĐỊNH LƯỢNGNGUYÊN LIỆU NGUYÊN LIỆU GẦY
  • 33. 2.2.3. Tạo hình 2.2.3.1. Các phương pháp tạo hình Tùy theo mục đích sử dụng cũng như phương pháp sản xuất mà các loại gốm sứ được tạo hình theo các phương pháp:  Tạo hình dẻo Trong sản xuất gạch ngói, người ta thường luyện đất sét đến độ dẻo thích hợp sau đó tạo hình sản phẩm bằng phương pháp đùn, ép dẻo... Trong sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ: bình, chậu, liễn, đôn, chum, vại... người ta chủ yếu tạo hình bằng cách vuốt đất sét đã luyện đến độ dẻo thích hợp trên bệ quay. Đây là phương pháp tạo hình mang tính thủ công, hình dáng của sản phẩm tùy thuộc vào bàn tay tài hoa của người thợ.  Tạo hình bằng phương pháp hồ đổ rót KIỂM TRA
  • 34. Để tạo hình các sản phẩm ó hình dáng phức tạp, người ta phải sử dụng phương pháp hồ đổ rót. Nguyên tắc của phương pháp này như sau: phối liệu được cho vào nước, khuấy đều tạo thành dạng hồ lỏng. Khi rót hồ vào khuôn thạch cao, do thạch cao có khả năng hút nước nên hồ chuyển động theo hướn thành khuôn, bám vào khuôn thành một lớp mỏng đặc sít, theo thời gian, chiều dày của lớp mộc tăng dần. Lượng hồ lỏng còn lại được đổ ra khỏi khuôn. Sau khi đem phơi khô, tháo khuôn ta được sản phẩm có hình dáng phụ thuộc vào khuôn thạch cao. Hình 2.1. Tạo hình bằng phương pháp hồ đổ rót  Tạo hình bằng phương pháp ép bán khô Hiện nay một trong những sản phẩm gốm sứ quan trọng nhất là gạch ốp lát. Phương pháp tạo hình chủ yếu của loại sản phẩm này là nén phối liệu dưới dạng bột có độ ẩm khoảng 8 – 9% trong khuôn bằng thép bằng máy ép thủy lực với lực nén khoảng 250kG/ cm2 . Phương pháp này có ưu điểm là mật độ, độ bền cơ học của mộc rất cao sản phẩm dễ thêu kết hơn, độ co ngót của sản phẩm thấp và đồng đều. Như vậy, chiều dày lớp mộc sẽ tỉ lệ với căn bậc hai của thời gian, A được xem là hằng số máy, có thể xác định được bằng thực nghiêm. Trong thực tế, để có được chiều dày mộc theo ý muốn, ta phải thí nghiệm để xác định tốc độ bám lỏi, qua đó xác định thời gian cần thiết lưu hồ trong khuôn. Một số yêu cầu cơ bản của hồ đổ rót: • Lượng nước ít nhất để giảm thời gian rót và sấy. • Độ linh động của hồ phải tốt (độ nhớt bé) để đảm bảo hồ di chuyển trong đường ống thuận lợi và dễ rót vào khuôn.
  • 35. • Hồ phải khá bền thao thời gian, không có hiện tượng lắng, keo tụ, không đóng sánh, độ nhớt ổn định. • Tốc độ bám khuôn lớn • Lượng chất điện giải bé Phương pháp hồ đúc rót có ưu điểm là có thể tạo hình được các sản phẩm có hình dáng phức tạp, mật độ đều, song đòi hỏi diện tích sản xuất lớn. 2.2.3.2. Các tính chất của huyền phù đổ rót Một số sản phẩm gốm sứ thường được tạo hình bằng phương pháp đổ rót. Hỗn hợp phối liệu dạng huyền phù ( hệ pha rắn phân tán trong pha lỏng) được đổ rót vào khuôn thạch cao, hoặc các khuôn chất dẻo. Pha rắn có đất sét hoặc không có đất sét. Tính chất của huyền phù phụ thuộc vào lượng nước, kích thước và hình dạng hạt, trạng thái của các chất hấp phụ lên bề mặt hạt. Các hạt dạng đối xứng dễ chảy hơn, các hạt mịn dễ bị kết tụ tạo lỗ xốp làm giảm tính chảy. Mức kết tụ do tính chất bề mặt và kích thước hạt quyết định. Huyền phù đổ rót cần có độ linh động cao (độ nhớt nhỏ) để dễ tạo hình trong khuôn , nhất là khi khuôn có hình dạng phức tạp. Sự sánh là tính chất đặc biệt của huyền phù hệ đất sét - nước: khi lưu giữ ở trạng thái tĩnh, huyền phù bị sánh sệt lại, độ linh động giảm. Khi khuấy, huyền phù lại có độ linh động bình thường. Tác dụng chống kết tụ còn nhờ sự trao đổi ion trên bề mặt hạt. Các tinh thể của khoáng đất sét có các ion như Ca2+ và Mg2+ mang điện tích trên bề mặt, bị trung hào bởi các điện tích trái dấu. Các ion này còn có khả năng trao đổi với kim loại kiềm, ví dụ Ca2+  2Na+ . Sự trao đổi ion Ca2+ bởi các ion hóa trị nhỏ hơn làm tăng chiều dày lớp bề mặt có tác dụng ngăn cản khả năng xích lại gần nhau của các hạt đất sét. Người ta dùng chất điều chỉnh là muối của các cation hóa trị I như NH4OH, Na2CO3, NaAlO2, Na2SiO3, NaPO3… Các ion tác dụng với Ca2+ và Mg2+ tạo sản phẩm không tan có ưu thế hơn ( ví dụ: Ca2+ + Na2CO3 = 2Na+ + CaCO3). Tác dụng làm bền huyền phù của các chất tùy thuộc vào khả năng hạt đất sét hấp phụ các anion, cũng như sự tạo lớp màng nước bền vững trên bề mặt, để ngăn cản sự kết tụ. Các chất với tác dụng như vậy thường là tác dụng với anion tạo chất cao phân tử, gọi là chất bảo vệ keo. Các chất bảo vệ keo thương mại thường là các hợp chất polyme hữu cơ, cũng có thể dùng các hợp chất tự nhiên như tananh, albumil (từ lòng trắng trứng)… 2.2.4. Nung sơ bộ (sấy sản phẩm): 2.2.4.1. Các dạng nước liên kết trong sản phẩm mộc: Trong quá trình tạo hình, chúng ta đã đưa một lượng nước vào trong phối liệu, tùy theo phương pháp tạo hình mà lượng nước nhiều hay ít. Để việc sửa mộc, vận chuyển, tráng men và nung dễ dàng đòi hỏi mộc phải có độ bền cơ tương đối cao. vì thế, chúng ta bắt buộc phải sấy sản phẩm.
  • 36. Mục đích của quá trình sấy là loại bỏ nước liên kết hóa lý. nước liên kết hóa lý trong mộc gồm nước hấp phụ, nước hydrat hóa và ở các loại sét có cấu trúc 3 lớp silicat là nước trương nở. • Nước hấp phụ là do trên bề mặt các hạt sét luôn tồn tại năng lượng dư nên các sét hấp phụ hơi ẩm có trong môi trường. Các hạt sét bên trên bề mặt sản phẩm hấp phụ trước, các hạt sét bên trong sản phẩm hấp phụ nước khó hơn dẫn đến sự chênh lệch về độ ẩm nên nước ở mặt ngoài tiếp xúc xâm nhập vào phía trong cho đến khi đạt cân bằng. • -Nước hydrat hóa chính là lượng nước chúng ta thêm vào, là lớp nước bao phủ quanh hạt sét làm cho hạt sét có khả năng đàn hồi tốt (đất sét có độ dẻo cực đại khi đủ lượng nước để thực hiện quá trình hydrat hóa hoàn toàn). Lực liên kết giữa các hạt sét và nước hydrat hóa yếu hơn nhiều so với nước hấp phụ - gọi là nước liên kết không bền, chỉ có đối với tao hình dẻo hay đổ rót. Nước này dễ tách lúc sấy. • Nước cấu trúc chỉ có ở các khoáng sét 3 lớp như montmorilonit, illit. Loại sét này khi hút nước thì có sự trương nở thể tích rất lớn, khi sấy, sản phẩm sẽ co nhiều. • Nước vật lý: nằm ở các lỗ trống trong các hạt vật liệu nên còn gọi là nước tự do. Nước này dễ tách nhất. Khi sấy, lượng nước trong mộc sẽ bốc hơi và thoát ra ngoài. Nếu chúng ta sấy nhanh, lượng nhiệt cung cấp lớn thì nước sẽ bốc hơi nhanh, phần hơi nước ở trên bề mặt hay sát bề mặt sản phẩm sẽ thoát ra dễ dàng, nhưng hơi nước bên trong lòng sản phẩm sẽ thoát ra rất khó. Vì thế, áp suất riêng phần của hơi nước ở những vị trí hơi nước tập trung sẽ tăng đột ngột. Nếu áp suất đó vượt quá lực liên kết của các hạt sét sẽ gây ra hiện tượng nổ khi sấy (hay lúc nung). Sản phẩm gốm sứ nói chung khá dày, khi sấy nước ở bề mặt dễ bốc hơi gây nên chênh lệch độ ẩm trên bề mặt và trong sản phẩm, do đó nước luôn khuếch tán từ trong ra ngoài và tiếp tục bốc hơi. Như vậy, tốc độ sấy không những phụ thuộc vào khả năng bốc hơi trên bề mặt sản phẩm mà còn phụ thuộc vào tốc độ khuếch tán nước từ trong ra ngoài. 2.2.4.2. Những điểm cần lưu ý trong quá trình sấy sản phẩm: Cần lưu ý một số vấn đề khi sấy sản phẩm • Tốc độ bay hơi nước ở giai đoạn đầu không phải như tốc độ bay hơi nước ở từ bề mặt tự do, các lỗ xốp bề mặt tạo lực mao dẫn làm giảm tốc độ bay hơi nhiều. • Sự co xảy ra ở giai đoạn đầu không phải luôn luôn có điểm tới hạn rõ ràng như lý thuyết và tốc độ thoát ẩm trong giai đoạn này không phải là không đổi. • Quá trình dẫn ẩm trong các mao quản phức tạp hơn mô hình ví dụ như quá trình bay hơi ngưng tụ.
  • 37. • Sự dẫn ẩm không đồng đều do phân bố nhiệt trong mộc không đồng đều và tốc độ dẫn ẩm biến đổi theo nhiệt độ, do độ nhớt trong mao quản biến đổi theo nhiệt độ. 2.2.5. Nung sản phẩm: 2.2.5.1. Sơ lược: Nung là khâu quan trọng nhất trong sản xuất gốm sứ. Nó ảnh hướng quyết định đến chất lượng và giá thành của sản phẩm. Sản phẩm gốm sứ chỉ nung đến kết khối, quá trình nung là bất thuận nghịch và hầu như không đạt cân bằng pha. Khi nung sản phẩm đến một nhiệt độ xác định thì xảy ra quá trình kết khối là quá trình giảm diện tích bề mặt tiếp xúc của các phân tử vật chất do xuất hiện mối liên kết giữa các hạt, do sự biến mất của lỗ xốp trong vật liệu để hình thành một khối vật thể khác với thể tích bé nhất. Quá trình giảm diện tích bề mặt diễn ra đồng thời với sự xuất hiện hay tăng cường các mối liên kết giữa các hạt dưới tác dụng của áp suất hoặc nhiệt độ. Các dấu hiệu đặc trưng của sự kết khối: • Giảm thể tích thể hiện ở độ co ngót của sản phẩm, tỷ khối của sản phẩm tăng. • Sản phẩm rắn chắc lại: độ bền cơ học tăng cao, độ hút nước giảm xuống 2.2.5.2.. Các yếu tố ảnh hướng đến quá trình nung: • Thành phần hóa học: Trong quá trình nung, trong sản phẩm sẽ xảy ra các phản ứng hóa học phức tạp giữa các oxit axit và các oxit bazo. Thành phần hóa học của phối liệu là yếu tố quan trọng quyết định nhiệt độ nung và khoảng kết khối. • Kích thước và thành phần hạt: Kích thước và thành phần của hạt chẳng những có tác dụng đến việc sắp xếp các hạt vật chất trong sản phẩm lúc mới tạo hình mà còn là nhân tố khá quan trọng ảnh hướng đến quá trình kết khối. Nói chung kích thước hạt càng bé , phối liệu kết khối càng bé, nếu kích thước hạt đạt cỡ mong muốn thì có thể hạ nhiệt độ xuống 30 - 35ᵒC. Khi kết khối có mặt của pha lỏng, kích thước hạt phối liệu ảnh hưởng đáng kể đến độ hòa tan của hạt rắn trong pha lỏng dẫn đến thay đổi mạnh tính chất của pha đó. Kết quả là làm thay đổi mọi tính chất của sản phẩm. • Mật độ của bán thành phẩm: Độ đặc sít của các hạt nói riêng và của sản phẩm nói chung có ảnh hưởng đến quá trình kết khối, mật độ càng cao quá trình kết khối càng thuận lợi, điều này chỉ đạt được khi ép sản phẩm bán khô với lực ép lớn. • Nhiệt độ nung và thời gian lưu:
  • 38. Nhiệt độ nung cực đại và thời gian lưu là những yếu tố cơ bản, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm và chính do thành phần hóa học của phối liệu quyết định. Tùy thành phần hóa học mà hiện tượng kết khối nói chung hay các phẩn ứng hóa học giữa các cấu tử riêng lẽ nói riêng xảy ra ở trạng thái rắn ở giai đoạn đầu và trong pha lỏng ở giai đoạn sau. Lượng pha lỏng tạo ra và đặc biệt là tính chất của pha lỏng quyết định điều kiện nung. Nếu lượng pha lỏng tăng chậm và ti nhs chất của nó thay đổi theo nhiệt độ từ từ thì pha lỏng là loại thủy tinh dài, phối liệu đó có khoảng kết khối rộng nên nung dễ dàng, chất lượng tiêu huẩn sản phẩm dễ đạt theo mong muoonsngay cả khi chênh lệch nhiệt độ trong lò nung khá lớn. Ngược lại nếu phối liệu lúc nung pha thủy tinh tăng nhanh các tính chất của nó thay đổi mạnh khi tăng hay giảm nhiệt độ - pha lỏng là loại thủy tinh ngắn thì rất khó nung, sản phẩm nung khó đạt chỉ tiêu mong muốn. Nhiệt độ nung hợp lý có thể tính toán được khi biết thành phần hóa học nhưng tốt nhất là xác định bằng thực nghiệm khi nghiên cứu mẫu nhỏ. Chất lượng sản phẩm còn tùy thuộc vào thời gian lưu, thời gian lưu quá ngắn hay quá dài, đều làm thay đổi tính chất của sản phẩm. Thực nghiệm cho thấy rằng: với phối liệu có khoảng kết khối hẹp nên nung ở nhiệt độ nung thấp hơn nhiệt độ nung lý thuyết khoảng 20 - 30ᵒC và kéo dài thời gian lưu ở nhiệt độ đó lâu hơn và ngược lại. • Tốc độ thay đổi nhiệt độ: Tốc độ nâng nhiệt lúc nung sản phẩm gốm phụ thuộc vào quá trình biến đổi các cấu tử trong phối liệu theo nhiệt độ và đặc tính của từng sản phẩm, tùy thành phần khoáng vật, của phối liệu mà ứng với các khoảng nhiệt độ thích hợp sẽ xẩy ra các quá trình: biến đổi thù hình, thu nhiệt, tỏa nhiệt, kết khối, xuất hiện pha lỏng,… Ứng với các quá trình trên trong sản phẩm có các trạng thái khác nhau: cấu trúc thay đổi, lực liên kết giữa chúng sẽ khác nhau. Nếu nâng tốc độ không hợp lý sản phẩm sẽ bị khuyết tật. • Môi trường khí: Trong quá trình nung sản phẩm, mối trường khí giữ vai trò quan trọng vì có thể thay đổi thành phần hóa dần đến thay đổi tính chất của sản phẩm • Vai trò của chất khoáng hóa Vai trò khoáng hóa đặc biết phát huy tốt tác dụng đối với gốm đặc biệt. Trong công nghiệp gốm sứ, chất khoáng hóa có vai trò thúc đẩy quá trình kết khối, cải thiện tính chất sản phẩm theo ý muốn.
  • 39. Cơ chế của phản ứng giữa các chất khoáng hóa và phối liệu chưa được chứng minh một cách rõ ràng nhưng tác dụng của nó thì rát thỏa đáng trong nhiều trường hợp đạt kết quả tốt. Tổng quát lên có các tác dụng sau: • Thúc đẩy quá trình biến đổi thù hình, phân hủy các khoáng của nguyên liệu làm tăng khả năng khuếch tán vật thể trong phối liệu ở trạng thái rắn. • Cải thiện khả năng kết tinh của pha tinh thể mới được tạo thành sau nung, làm tăng hàm lượng hay kích thước của nó. • Cải thiện tính chất của sản phẩm: tăng độ bền cơ, nhiệt, điện,… đồng thời hạ thấp nhiệt độ nung. Hình 2.2. Lò nung gốm sứ CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 3.1. Kết quả: Sau quá trình thực tập, chúng em đã thu được kết quả như sau: • Có những hiểu biết nhất định về gốm sứ. • Nắm được quy trình sản xuất gốm sứ. • Vận dụng kiến thức đã học, kết hợp thực tế sản xuất, học tập thêm kiến thức và năng lực thực hành từ cán bộ hướng dẫn để hiểu rõ và thực hiện tương đối thành thạo các thao tác vận hành quy trình sản xuất thành phẩm gốm sứ. 3.2. Kết luận và đề xuất: Qua tìm hiểu và thực nghiệm tại công ty TNHH Dịch Vụ KHKT Và SX Gốm Sứ Kim Trúc, chúng em nhận thấy rằng gốm sứ mỹ nghệ và kỹ thuật của công ty Kim Trúc có chất lượng rất tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn lao động và tăng sản lượng, chất lượng gốm sứ, chúng em có một số đề xuất sau:
  • 40. Quản lý và chấp hành nghiêm ngặt các quy trình về bảo hộ lao động và an toàn lao động hơn nữa. Cải tiến các thiết bị, tự động hóa dây chuyền sản xuất. Tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên liệu có chất lượng tốt nhưng giá thành rẻ hơn để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO